Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 2

Nguyễn Trãi (1380 – 1442) là một nhà thơ kiệt xuất, một vị anh hùng dân tộc, đã để lại

cho đời sau nhiều


tác phẩm có giá trị lớn, ấn sâu vào trong lòng người đọc. Trong những ngày từ quan về ở ẩn tại Côn Sơn,
Nguyễn Trãi đã viết nhiều bài thơ đặc sắc, trong số đó có bài số 43 trong chùm thơ Bảo kính cảnh giới
mang tên là “Cảnh ngày hè”.
Bài thơ là bức tranh phong cảnh mùa hè độc đáo nơi miền quê nhưng thấp thoáng là niềm tâm sự, nỗi
lòng chưa giải bày của tác giả.
Rồi hóng mát thuở ngày trường
Hòe lục đùn đùn tán rợp giương
Thạch lựu hiên còn phun thức đỏ
Hồng liên trì đã tiễn mùi hương
Lao xao chợ cá làng ngư phủ
Dắng dỏi cầm ve lầu tịch dương
Dẽ có Ngu cầm đàn một tiếng
Dân giàu đủ khắp đòi phương
Ông đã mở đầu bài thơ một cách nhẹ nhàng, êm đềm, thể hiện hình ảnh nhà thơ đang ung dung thanh
thản ngồi hóng mát.
Rồi hóng mát thuở ngày trường
Hai từ “rồi” và “ngày trường” được dùng ở trên giúp thể hiện những giây phút yên bình, nhàn rỗi, thể hiện
một cuộc sống thành nhàn, không bị ràng buộc bởi danh lợi, tiền tài. Ngày ngày ông tận hưởng niềm vui
hóng mát dưới bóng cây, gần gũi với thiên nhiên. Mặc dù được sống thanh thản như vậy, trong lòng tác
giả vẫn ẫn chứa tâm sự thầm kín. Nhịp thơ 1/2/3 tao nên tiết tấu bất thường, nói lên sự dồn nén tâm
trạng, là niềm trăn trở, day dứt trong lòng trước cảnh sống nhàn rỗi “bất đắc dĩ”. Nhưng vì Nguyễn Trãi là
nhà thơ của thiên nhiên, ông luôn phải mở rộng tâm hồn đón nhận thiên nhiên trong mọi hoàn cảnh, sự
nhàn rỗi này đã gợi nên cảm hứng cho nhà thơ vẽ lên một bức tranh mùa hè tuyệt đẹp
Hòe lục đùn đùn tán rợp giương

Thạch lựu hiên còn phun thức đỏ

Hồng liên trì đã tiễn mùi hương.


Các hình ảnh đặc trưng của mùa hè được đưa vào nhưng câu thơ trên: cây hòe xanh, cây lựu đỏ mọng
và ao sen hồng tươi ngát. Sắc xanh của lá hòe chen lẫn hài hòa với sắc đỏ của thạch lựu và sắc hồng của
ao sen, gam màu dịu được đặt ngay cạnh gam màu nóng tạo nên một bức tranh thiên nhiên đầy màu
sắc và rực rỡ nhưng không hề chói chang. Nhiều động từ độc đáo được sử dụng để miêu tả hoạt động
của cảnh vật. “Đùn đùn tán hợp giương” giúp ta hình dung tán cây hòe tỏa rộng che rợp mặt đất, tỏa
bóng làm khung cảnh trở nên dịu mất giữa ngày hè. “Phun thức đỏ” thể hiện hình ảnh cây lựu khoe sắc,
hoa lựu dường như dồn nén sức sống trong búp hoa nõn rồi căng trào, bật ra. Ngoài ao, sen hồng đang
tỏa mùi hương thơm ngát, mùi hương của mùa hè nhẹ nhàng, dễ chịu. Ông đã vẽ ra được một bức
tranh thiên nhiên sống động với đầy đủ màu sắc, sức sống, cảm thấy không chỉ bên ngoài mà còn ở bên
trong.
Lao xao chợ cá làng ngư phủ

Dắng dỏi cầm ve lầu tịch dương


Hai đảo ngử và tư láy “lao xao” của làng chải và “dắng dỏi” của đàn ve vừa gợi không gian yên ả, thanh
bình của cuộc sống, vừa lam rộn lên không khí nhộn nhịp của chiều hè và át đi cái buồn thường có khi ve
kêu, hè về. Những âm thanh báo hiệu ngày hè sắp qua nhưng sự sống không dừng lại và vẫn tiếp tục tiếp
diễn được cảm nhận bằng mọi giác quan và bằng cả chính tâm hồn mình. Bài thơ có sự chuyển đổi vận
động từ cảnh thiên nhiên đến cuộc sống con người. Dù rất yêu quý thiên nhiên nhưng Nguyễn Trãi vẫn
hướng ngòi bút về cuộc sống dân dã bình dị và ấm no của con người nơi chợ cá.
Dẽ có Ngu cầm đàn một tiếng,
Dân giàu đủ khắp đòi phương
Niềm tha thiết lơn nhất của ông là dân chúng khắp nơi đều được giàu có, ăn no đủ, ước rằng mình có
cân đàn của vua Nghiêu Thuấn để điều đó có thể thành sự thật. Hai câu kết của bài thơ thể hiện sự dồn
nén cảm xúc của cả bài thơ khi chí nguyện chưa thành mà lại phải sống trong cảnh nhàn hạ. Sự quan
tâm, nỗi niềm lớn nhất của Nguyễn Trãi không phải là ở cảnh vật thiên nhiên, mà là ở những con người.
Ông có tấm lòng nhân đạo cao cả, luôn nghĩ đến cuộc sống của nhân dân, chăm lo đến cuộc sống của họ.
Nhà thơ Nguyễn Trãi đã bày tỏ một tình yêu thiên nhiên sâu sắc. Tuy nhiên, tinh thần chủ đạo của bài
thơ không chỉ là niềm vui say đắm rạo rực trước thiên nhiên tuyệt đẹp, mà còn là niềm ao ước muốn
được cho dân chúng hạnh phúc, ấm no, muốn được cống hiến mình vì dân vì nước, một thông điệp ý
nghĩa của bài thơ đi sâu vào tâm hồn của người đọc

You might also like