Download as doc, pdf, or txt
Download as doc, pdf, or txt
You are on page 1of 5

KẾ HOẠCH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG GIẢNG DẠY

NHÓM 1: TP – TPh – NQ – TNH

CHỦ ĐỀ: AXIT CACBOXYLIC (tiết 1)


A. Hoạt động trải nghiệm, kết nối
a. Mục tiêu hoạt động:
Huy động các kiến thức đã được học của HS và tạo nhu cầu tiếp tục tìm hiểu kiến thức mới
của học sinh.
Nội dung HĐ: Cấu tạo, tính chất của axit cacboxylic
b. Phương thức tổ chức HĐ:
- GV tổ chức cho HSHĐ nhóm thảo luận tình huống thực tiễn:
1. Tại sao khi rửa rau quả có thể dùng giấm loãng?
2. Tại sao khi bị ong đốt lại bôi vôi?
3. Tại sao ăn chanh, cam thấy vị chua?
- Sau đó GV cho HSHĐ chung cả lớp bằng cách mời một số nhóm báo cáo, các nhóm khác
góp ý, bổ sung.
- Dự kiến khó khăn, vướng mắc của HS và giải pháp hỗ trợ.
c. Sản phẩm, đánh giá kết quả hoạt động:
- Sản phẩm: HS giải thích được một phần cho tình huống đặt ra.
- Đánh giá kết quả hoạt động:
+ Thông qua quan sát: Trong quá trình HSHĐ nhóm, GV cần quan sát kĩ tất cả các nhóm, kịp
thời phát hiện những khó khăn, vướng mắc của HS và có giải pháp hỗ trợ hợp lí
+ Thông qua báo cáo các nhóm và sự góp ý, bổ sung của các nhóm khác, GV biết được HS đã
có được những kiến thức nào, những kiến thức nào cần phải điều chỉnh, bổ sung các HĐ tiếp
theo.
B. Hoạt động hình thành kiến thức
Hoạt động 1 (10 phút): Tìm hiểu định nghĩa, phân loại axit
a) Mục tiêu hoạt động:
- Nêu được định nghĩa, cách phân loại của axit
- Rèn năng lực tự học, năng lực hợp tác
b) Phương thức tổ chức HĐ
- GV cho HS HĐ cá nhân: Nghiên cứu SGK để tiếp tục hoàn thành câu hỏi trong phiếu học
tập số 1.
- HĐ nhóm: GV cho học sinh hoạt động nhóm để chia sẻ bổ sung cho nhau trong kết quả hoạt
động cá nhân.
- Hoạt động chung cả lớp: GV mời một số nhóm trình bày kết quả, các nhóm khác góp ý, bổ
sung (lưu ý mời các nhóm có kết quả khác nhau trình bày để khi thảo luận chung cả lớp được
phong phú, đa dạng và HS sẽ được rút kinh nghiệm thông qua sai lầm của mình).
- Dự kiến một số khó khăn, vướng mắc của HS và giải pháp hỗ trợ:
+ HS có thể gặp khó khăn khi trả lời câu hỏi về định nghĩa chính xác về axit.
+ HS cũng có thể gặp khó khăn khi phân loại axit.
c) Sản phẩm, đánh giá kết quả hoạt động:
- Sản phẩm: HS ghi câu trả lời vào vở để hoàn thành câu hỏi trong phiếu học tập số 1:
1. Định nghĩa: SGK
2. Phân loại:
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1
Hoàn thành các câu hỏi sau:
1. Viết công thức cấu tạo của axit axetic có trong giấm ăn. Nhóm nguyên tử nào trong phân tử
axit axetic làm cho phân tử có tính axit?
Hãy rút ra khái niệm axit cacboxylic.
2. Cho công thức cấu tạo một số chất sau:
HCOOH; CH3-COOH; C6H5-COOH; CH2=CH-COOH; HOOC-COOH; …
So sánh đặc điểm cấu tạo của các chất rút ra cách phân loại axit.
3. Thế nào là axit no, đơn chức, mạch hở? Viết công thức tổng quát.

Hoạt động 2 (10 phút): Tìm hiểu đồng phân, danh pháp axit
a) Mục tiêu hoạt động:
- Biết cách viết các đồng phân axit no đơn chức.
- Biết cách gọi tên axit theo tên thông thường và tên thay thế.
- Rèn luyện năng lực tự học, năng lực hợp tác, năng lực sử dụng ngôn ngữ hóa học.
b) Phương thức tổ chức HĐ:
- HĐ cá nhân: GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi :
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2
1. Viết các CTCT của axit có CTPT C4H8O2.
2. Nghiên cứu SGK hãy gọi tên các đồng phân đó.
3. Nêu cách gọi tên axit.

- Hoạt động chung cả lớp: GV mời một số nhóm trình bày kết quả, các nhóm khác góp ý, bổ
sung (lưu ý mời các nhóm có kết quả khác nhau trình bày để khi thảo luận chung cả lớp được
phong phú, đa dạng và HS sẽ được rút kinh nghiệm thông qua sai lầm của mình).
- Dự kiến khó khăn và giải pháp hỗ trợ cho HS:
+ HS có thể gặp khó khăn khi gọi tên thông thường của một số axit.
+ HS cũng có thể gặp khó khăn về cách viết đồng phân một cách đầy đủ và khoa học. Khi đó
GV lưu ý: cách viết đồng phân.
c) Sản phẩm và đánh giá kết quả hoạt động:
Sản phẩm: HS ghi câu trả lời vào vở để hoàn thành câu hỏi trong phiếu học tập số 2:
1. Đồng phân:
2. Danh pháp:
- Danh pháp thông thường.
- Danh pháp thay thế.
GV lưu ý HS cách chọn mạch chính và cách đánh số nguyên tử C ở mạch chính.
- Đánh giá kết quả hoạt động:
+ Thông qua quan sát
+ Thông qua báo cáo của các nhóm

Hoạt động 3 (5 phút): Tìm hiểu tính chất vật lý của axit cacboxylic
a) Mục tiêu hoạt động:
- Nêu được TCVL chung của axit cacboxylic.
- So sánh khả năng tan, nhiệt độ sôi của axit cacboxylic với một số chất hữu cơ tương ứng.
b) Phương thức tổ chức HĐ:
- HĐ cá nhân: GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi :
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 3
1. Quan sát trạng thái, màu sắc mẫu axit axetic, axit benzoic.
2. Lấy mỗi mẫu chất trên một lượng nhỏ, hòa tan vào ống nghiệm chứa 3ml nước. Nhận xét
khả năng tan của các axit cacboxylic trên. Giải thích?
3. So sánh nhiệt độ sôi của các chất sau: CH3COOH, C2H5COOH, C2H5OH, C2H6. Giải thích?

- Hoạt động chung cả lớp: GV mời một số nhóm trình bày kết quả, các nhóm khác góp ý, bổ
sung (lưu ý mời các nhóm có kết quả khác nhau trình bày để khi thảo luận chung cả lớp được
phong phú, đa dạng và HS sẽ được rút kinh nghiệm thông qua sai lầm của mình).
- Dự kiến khó khăn và giải pháp hỗ trợ cho HS:
+ HS có thể gặp khó khăn khi gọi tên thông thường của một số axit.
+ HS cũng có thể gặp khó khăn về cách viết đồng phân một cách đầy đủ và khoa học. Khi đó
GV lưu ý: cách viết đồng phân.
c) Sản phẩm và đánh giá kết quả hoạt động:
Sản phẩm: HS ghi câu trả lời vào vở để hoàn thành câu hỏi trong phiếu học tập số 2:
1. Đồng phân:
2. Danh pháp:

C. Hoạt động luyện tập


a) Mục tiêu hoạt động:
Củng cố, khắc sâu các kiến thức đã học trong bài về khái niệm, danh pháp, tính chất vật lí,
tính chất hóa học, điều chế axit cacboxylic.
Tiếp tục phát triển các năng lực: tự học, sử dụng ngôn ngữ hóa học, phát hiện và giải quyết
vấn đề thông qua môn học.
Nội dung HĐ: Hoàn thành các câu hỏi/bài tập trong phiếu học tập số 4
b) Phương thức tổ chức HĐ:
Ở HĐ này GV cho HS HĐ cá nhân là chủ yếu, bên cạnh đó có thể cho HS HĐ cặp đôi hoặc
trao đổi nhóm nhỏ để chia sẻ kết quả giải quyết các câu hỏi/bài tập trong phiếu học tập số 2.
HĐ chung cả lớp: GV mời một số HS lên trình bày kết quả/lời giải, các HS khác góp ý, bổ
sung. GV giúp HS nhận ra những chỗ sai sót cần chỉnh sửa và chuẩn hóa kiến thức/phương
pháp giải bài tập.
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 4
Hoàn thành các câu hỏi/bài tập sau:
Nhiệm vụ 1: HS HĐ cá nhân
Câu 1: Công thức phân tử chung của axit no, đơn chức, mạch hở là
A. Cn H2n+2O2 (n  1). B. Cn H2n+2O (n  1).
C. Cn H2nO2 (n  1). D. Cn H2nO (n  1).
Câu 2: Hợp chất nào sau đây có nhiệt độ sôi cao nhất?
A. C2H6. B. CH3COOH. C. C2H5OH. D. CH3OCH3.
Câu 3: Công thức chất với tên gọi tương ứng không chính xác là
A. HCOOH: axit fomic/ axit metanoic.
B. CH3COOH: axit axetic/ axit etanoic.
C. (COOH)2: axit oxalic/ axit etanđioic.
D. CH2=CH-COOH: axit valeric/ axit propenoic.
Nhiệm vụ 2: HS HĐ theo nhóm đôi
Câu 4: Có 3 lọ không nhãn đựng các chất lỏng không màu sau: ancol etylic, axit axetic, dầu
ăn tan trong ancol etylic. Hãy trình bày phương pháp để phân biệt các chất lỏng trên.
Câu 5: Viết CTCT các chất hữu cơ mạch hở có công thức phân tử là C 2H4O2. So sánh nhiệt độ
sôi của các chất đó
Câu 6: Cho một quả trứng gà, một chai nước lavi, dung dịch giấm ăn. Hãy lên kế hoạch biểu
diễn màn ảo thuật “Bỏ trứng vào chai”. Giải thích?
Câu 7: Khi thực hiện phản ứng tách nước đối với ancol X, chỉ thu được một anken duy nhất
(không kể đồng phân hình học). Oxi hóa hoàn toàn một lượng chất X thu được 5,6 lít CO2
(đktc) và 5,4 gam H2O. Hãy viết các công thức cấu tạo phù hợp với X và gọi tên các công thức
đó.
Nhiệm vụ 3: HS HĐ cá nhân (không bắt buộc, tuy nhiên nên động viên, khuyến khích HS
tham gia)
Câu 8: Axit axetic tác dụng với những chất nào sau đây: ZnO, Na 2SO4, KOH, Na2CO3, Cu,
Fe. Viết các phương trình hóa học (nếu có)
Câu 9: Cho dung dịch axit axetic nồng độ a% tác dụng vừa đủ với dung dịch NaOH 10% thu
được dung dịch muối có nồng độ 10,25%. Tính giá trị của a.

D. Hoạt động vận dụng và tìm tòi mở rộng


 Mục tiêu hoạt động:
HĐ vận dụng và tìm tòi mở rộng thiết kế cho HS về nhà làm, nhằm mục đích giúp HS
vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học trong bài để giải quyết các câu hỏi, bài tập gắn với
thực tiễn và mở rộng kiến thức của HS, không bắt buộc tất cả các HS đều phải làm, tuy
nhiên GV nên động viên khuyến khích HS tham gia, nhất là các HS say mê học tập,
nghiên cứu, HS khá, giỏi và chia sẻ kết quả với lớp.
 Nội dung HĐ: HS giải quyết các câu hỏi/bài tập sau:
 Axit axetic
① Em hãy tìm hiểu qua tài liệu, internet… hoặc trực tiếp tại địa phương em:
nguyên nhân rượu nấu hay bị chua và đề xuất giải pháp khắc phục.
② So sánh pH của các dung dịch cùng nồng độ mol/lit: CH 3COOH, HCl,
CH3COONa.
 Axit cacboxylic và ứng dụng
Qua tài liệu, internet… em hãy tìm hiểu các ứng dụng của một số axit cacboxylic
(axit axetic, axit benzoic, axit oxalic, axit citric, …).
Phương thức tổ chức HĐ:
GV hướng dẫn HS về nhà làm và hướng dẫn HS tìm nguồn tài liệu tham khảo (internet,
thư viện, góc học tập của lớp, trực tiếp tại địa phương..)
Gợi ý: Ở những nơi khó khăn, không có internet hoặc tài liệu tham khảo, GV có thể
sưu tầm sẵn tài liệu và để ở thư viện nhà trường/ góc học tập của lớp và hướng dẫn HS
đọc. Như vậy, vừa giúp HS có tài liệu tham khảo, vừa góp phần tạo văn hóa đọc trong
nhà trường.
 Sản phẩm HĐ: Bài viết/báo cáo hoặc bài trình bày powerpoint (thời gian trình bày
không quá 10 phút) của HS.
 Kiểm tra, đánh giá kết quả HĐ:
GV có thể cho HS báo cáo kết quả HĐ vận dụng và tìm tòi mở rộng vào đầu giờ của
buổi học kế tiếp, GV cần kịp thời động viên, khích lệ HS.

You might also like