BT (Student) Chapter 19 & 14-ThermoDyn&Kinetics

You might also like

Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 9

Bài tập Hóa Đại Cương 2

Chương 2. NHIỆT ĐỘNG HỌC: ENTROPY – NĂNG LƯỢNG TỰ DO


1. (EX 19-1A&B) Dự đoán entropy tăng, giảm hay không thể dự đoán (kèm giải thích) cho các phản
ứng sau:
a/ 2 H2S(k) + SO2 (k) → 3 S(r) + 2 H2O(k)
b/ 2 HgO(r) → 2 Hg(l) + O2(k)
c/ Zn(r) + Ag2O(r) → ZnO(r) + 2 Ag(r)
d/ 2 Cl-(dd) + 2 H2O(l) → 2 OH-(dd) + Cl 2(k) + H2(k)
2. (EX19-2A) Hãy tính entropy mol chuẩn ∆Sovap cho quá trình bay hơi của CCl2F2 , cho biết nhiệt độ
sôi của CCl2F2 là −29,79 oC và nhiệt hóa hơi ∆Ho vap = 20,2 kJmol −1.
3. (EX19-2B) Sự thay đổi entropy mol chuẩn cho quá trình chuyển trạng thái thù hình từ rhombic
sulfur rắn sang monoclinic sulfur rắn ở 95,5 oC là ∆Sotr = 1,09 Jmol −1 K−1. Hãy tính enthalpy mol chuẩn
∆Hotr cho quá trình chuyển trạng thái trên.
4. (EX19-3A) Sử dụng các số liệu entropy mol chuẩn của các chất (tra cứu trong Handbook) để tính
biến thiên entropy mol chuẩn cho phản ứng tổng hợp ammonia ở 25 oC:
N2(k) + 3 H2(k) → 2 NH3 (k) ∆So298K = ?
5. (EX19-3B) N2 O3 là một oxid không bền, dễ bị phân hủy theo phương trình phản ứng sau:
N2O3(k) → NO(k) + NO2(k) có ∆So298K = 138,5 JK−1
Hãy tính entropy mol tiêu chuẩn của N2O 3(k) ở 25 C o

6. (EX19-4A) Dự đoán các phản ứng sau có xảy ra tự nhiên ở nhiệt độ thường hay không?
a/ N2(k) + 3 H2(k) → 2 NH3(k) ∆Ho298K = −92,22 kJ
b/ 2 C(graphite) + 2 H 2(k) → C2H 4(k) ∆Ho298K = 52,26 kJ
7. (EX19-4B) Ở điều kiện nhiệt độ nào để các phản ứng sau xảy ra tự nhiên?
a/ CaCO3(r) → CaO(r) +CO2(k)
b/ ZnS(r) + 3/2 O2(k) → ZnO(r) + SO2 (k) ∆Ho298K = −439,1 kJ
8. (EX19-5A) Tính ∆G ở 298 K cho phản ứng sau:
o

4 Fe(r) + 3 O2(k) → 2 Fe2O3(r) ∆Go298K = ?


−1
Cho biết ∆H 298K = −1648 kJ và ∆S 298K = −549,3 JK
o o

9. (EX19-5B) Tính ∆Go ở 298 K cho phản ứng sau bằng cách sử dụng năng lượng tự do mol chuẩn
của các chất (tra trong Handbook)
2 NO(k) + O2(k) → 2 NO2(k) ∆Go298K = ?
10. (EX19-7A&B) a/ Sử dụng các số liệu nhiệt động cần thiết của các chất (tra cứu trong Handbook),
cho biết phản ứng sau có xảy ra tự nhiên ở nhiệt độ 298K không?
N2O4(k) → 2 NO2(k)
b/ Nếu ban đầu trong bình có hỗn hợp hai khí N2O4 và NO2 với áp suất mỗi khí là 0,5 bar thì phản ứng
trên sẽ xảy ra tự nhiên theo chiều nào? Giải thích.
11. (EX19-8A) Sử dụng các số liệu nhiệt động cần thiết của các chất (tra cứu trong Handbook) tính
hằng số cân bằng cho quá trình sau ở 298K:
AgI(r) Ag+(dd) + I−(dd)
So sánh với trị số Ksp của AgI tra trong bảng.
12. (EX19-9A) Tại 25 oC phản ứng:
2 NO(k) + O2(k) 2 NO2(k) có ∆Ho = −114,1 kJmol −1 và ∆So = −146,5 Jmol−1 K−1 .
Hãy xác định nhiệt độ mà tại đó cân bằng trên có Kp = 1,5x102
13. (EX19-9B) Xét cân bằng sau ở 25 oC:
2 NO(k) + Cl2(k) 2 NOCl(k) có ∆Ho = −77,1 kJmol−1 và ∆So = −121,3 Jmol −1 K−1.
Tính hằng số cân bằng KP cho phản ứng trên ở 25 oC và ở 75 oC.
14. (EX19-10A) a/ Cho phản ứng: 2 SO2(k) + O2(k) 2 SO3(k) có ∆Ho = −1,8x102 kJmol−1
Tại 900K phản ứng trên có Kp = 42. Hãy xác định nhiệt độ mà tại đó phản ứng có Kp = 5,8x10−2 ?
b/ Tính Kp cho phản ứng trên ở nhiệt độ 235 oC?

1
Bài tập Hóa Đại Cương 2

15. (BT2) Sắp xếp sự biến đổi entropy (∆S) của các quá trình (tại 25 oC) sau đây theo thứ tự tăng dần:
a) H2O (l, 1 atm) → H2O (g, 1 atm)
b) CO2 (s, 1 atm) → CO2 (g, 10 mmHg)
c) H2O (l, 1 atm) → H2O (g, 10 mmHg)
16. (BT10) Pentane là một trong những hydrocarbon dễ bay hơi trong xăng. Tại 298.15 K, các enthalpy
tạo thành của pentane có giá trị sau: ∆𝐻𝑓𝑜 C5H12 (l) = -173,5 kJ mol -1; ∆𝐻𝑓𝑜 C5H12 (g) = -146,9 kJ mol-1 .
a) Ước lượng nhiệt độ sôi của pentane.
b) Ước lượng giá trị ∆𝐺 𝑜 cho quá trình hóa hơi của pentane tại 298 K.
c) Rút ra nhận xét từ giá trị ∆𝐺 𝑜 tại 298 K thu được.
17. (BT31) Cho phản ứng: N2H4(g) + 2 OF2(g) → N2F4(g) + 2 H2O(g) . Xác định các giá trị sau và
nhận xét chiều phản ứng tại 25 oC.
a) ∆So ( biết So298 N 2F4(g) = 301,2 J K-1).
b) ∆Ho (sử dụng số liệu trong bảng 10.3 và năng lượng liên kết của F-O và N-F tương ứng là 222 và
301 kJ mol-1.
c) ∆Go.
18. (BT33) Cho các phản ứng sau:
a) 2 SO2(g) + O2(g) ⇌ 2 SO3 (g)
1 1
b) HI(g) ⇌ H2(g) + I2(g)
2 2
c) NH4HCO3(s) ⇌ NH3(g) + CO 2(g) + H2O(l)
- Xác định phản ứng trong đó có Kc Kp = K.
- Tìm mối liên hệ giữa Kc, Kp , và K cho 2 phản ứng còn lại.
19. (BT42) Sử dụng các dữ liệu nhiệt động tại 298 K xác định chiều xảy ra tự nhiên của phản ứng
H2(g) + Cl2(g) ⇌ 2 HCl(g) khi áp suất riêng phần của H2, Cl2 và HCl đều bằng 0,5 atm.
20. (BT68) Cho giá trị ∆𝐺𝑓𝑜 của các oxit kim loại tại 1000 K là: NiO, -115kJ; MnO2 , -280 kJ; TiO2, -
630 kJ. Năng lượng tự do Gibb tạo thành của CO là -250 kJ/mol. Xác định oxit kim loại nào sẽ bị
khử bởi C tại 1000 K. (Các chất đều ở trạng thái chuẩn).
21. (BT72) Xem xét quá trình hóa hơi nước: H2O(l) → H2O(g) tại 100 oC, với H 2 O(l) trong trạng thái
chuẩn, H2O(g) có áp suất riêng phần là 2,0 atm. Phát biểu nào sau đây về quá trình trên là đúng? (a)
∆Go = 0; (b) ∆G = 0; (c) ∆G o > 0; (d) ∆G > 0. Giải thích.
22. (BT6) So sánh giá trị entropy trong mỗi cặp chất sau:
a) Tại 75 oC và 1 atm: 1 mol H2O(l) và 1 mol H2O(g)
b) Tại 5 oC và 1 atm: 50,0 g Fe(s) và 0.80 mol Fe(s)
c) 1 mol Br2 (l, 1 atm, 8 oC) và 1 mol Br2 (s, 1 atm, - 8 oC)
d) 0,312 mol SO2 (g, 0,110 atm, 32,5 oC) or 0,284 mol O2 (g, 15,0 atm, 22,3 oC).
23. (BT8) Dự đoán chất nào trong các chất sau có entropy tạo thành lớn nhất: CH4(g), CH3 CH2OH (l),
hay CS2(l). Sau đó kiểm tra bằng các số liệu tra trong phụ lục D.
24. (BT13) Tại nhiệt độ nào cân bằng sau được thiết lập. Giải thích.
H2O (l, 0,50 atm) ⇌ H2O (g, 0,50 atm).
25. (BT36) Tính hằng số cân bằng và năng lượng tự do Gibb của phản ứng sau CO(g) + 2 H2 (g) →
CH3OH(g) tại 483 K. (Tra các số liệu trong phụ lục D).
26. (BT41) Dùng các số liệu nhiệt động tại 298 K xác định chiều tự diễn ra của phản ứng sau: 2 SO 2(g)
+ O2(g) ⇌ 2 SO3(g) tại áp suất riêng phần của SO2, O 2 và SO3 lần lượt là 1,0 x 10-4; 0,20 và 0,10
atm.
27. (BT45) Cho phản ứng 2 NO(g) + O2(g) → 2 NO2(g). Chọn phương trình đúng và giải thích
(a) K = Kp;

2
Bài tập Hóa Đại Cương 2

(b)∆So = (∆Go - ∆Ho )/T


−∆𝐺𝑜
(c) KP = 𝑒 𝑅𝑇

(d)∆G = ∆Go + RTlnQ


28. (BT55) Cho phản ứng: 2 NaHCO3(s) → Na2CO3(s) + H2O(l) + CO2(g). Tính các giá trị ∆So, ∆Ho,
∆Go và K. (Sử dụng số liệu trong phụ lục D).
29. (BT83) Cho biết nhiệt độ sôi của cyclohexane, C6H 12 là 80.7 oC. Ước lượng nhiệt độ mà tại đó áp
suất hơi của cyclohexane là 1000,0 mmHg.
30. (BT86) Sự phân hủy của khí độc phosgene được minh họa qua phương trình: COCl2(g) ⇌ CO(g)
+ Cl2(g). Giá trị KP của phương trình là 6,7 x 10 -9 tại 99,8 oC và 4,44 x 10-2 tại 395 oC. Khi áp suất
tổng được duy trì là 1 atm, xác định nhiệt độ tại đó 15% COCl2 bị phân hủy.
31. (BT109) Cho các số liệu ∆𝐻𝑓𝑜 C5H10 (l) = -105,9 kJ mol-1; ∆𝐻𝑓𝑜 C5H10 (g) = -77,2 kJ mol-1
a) Ước lượng nhiệt độ sôi của cyclopentane.
b) Ước lượng ∆Go cho quá trình hóa hơi của cyclopentane tại 298 K.
c) Nhận xét về dấu của ∆Go tại 298 K.
32. (BT110) Xét phản ứng NH4NO3(s) ⇌ N2O(g) + 2 H2O(l) tại 298 K.
a) Phản ứng thuận thu nhiệt hay tỏa nhiệt?
b) Tính giá trị ∆Go tại 298 K.
c) Tính K tại 298 K.
33. (BT111) Đồ thị nào trong các đồ thị sau minh họa hằng số cân bằng có giá trị gần 1?

34. (BT112) Tại nhiệt độ phòng và áp suất thường, entropy của vũ trụ âm, dương hay bằng không cho
sự chuyển pha của CO2 rắn thành lỏng?

3
Bài tập Hóa Đại Cương 2

Chương 3. ĐỘNG HÓA HỌC


Biểu thức tốc độ của phản ứng
1. (EX-14-1A) Xét phản ứng 2 A + B  C + D ở tại thời điểm [A] = 0,3629 M. Sau 8,25 phút [A] =
0,3187 M. Tính tốc độ trung bình của phản ứng (theo đơn vị M/s) trong khoản thời gian trên.
2. (EX-14-1B) Trong phản ứng 2A  3B, [A] giảm từ 0,5684 M đến 0,5522 M trong 2,50 phút. Tính
tốc độ trung bình của sự hình thành B (theo đơn vị M/s) trong khoản thời gian trên.
Phương pháp tốc độ đầu
3. (EX-14-2A) Xét phản ứng: H2O2(aq) → H2O(l) + ½ O2 (g) và số liệu trong bảng bên dưới. Xác
định:
(a) Tốc độ tức thời của phản ứng ở 2400 s
(b) Nồng độ [H 2O2] ở 2450 s
(Giả sử tốc độ tức thời của phản ứng ở 2400 s giữ không đổi trong vòng 50 s kế tiếp).
Time, s [H2O2], M
0 2,32
200 2,01
400 1,72
600 1,49
1200 0,98
1800 0,62
3000 0,25
4. (EX-14-2B) Xét phản ứng phân hủy H2O2 . Sử dụng bảng dữ liệu sau xác định [H2O2 ] ở t = 100 s.
Thời gian (s) t (s) [H2O2] (M) [H2O2] (M) [H2O2]/t (M s1)
0 400 2,32 0,60 15,0.104
400 400 1,72 0,42 10,5.104
800 400 1,30 0,32 8,0.104
1200 400 0,98 0,25 6,3.104
1600 400 0,73 0,19 4,8.104
2000 400 0,54 0,15 3,8.104
2400 400 0,39
0,11 2,8.104
2800 400 0,28

Xác định bậc phản ứng


5. (EX-14-3A) Xét phản ứng phân hủy N2O5 theo phương trình sau: 2N2O5  4NO2 + O2
-5 -1
Khi nồng độ đầu của [N2O5]0 = 3,15 M tốc độ đầu của phản ứng = 5,45.10 Ms và khi [N2O5]0 =
-5 -1
0,78 M tốc độ đầu của phản ứng = 1,35.10 Ms . Xác định bậc của phản ứng phân hủy này.
6. (EX-14-3B) Cho bảng số liệu

2- -
Dự đoán tốc độ đầu của phản ứng: 2 HgCl2 + C 2O4  2Cl + 2CO2 + Hg2Cl2
2-
Biết nồng độ đầu của [HgCl2]0 = 0,025 M và [C2O4 ]0 = 0,045.
2
7. (EX-14-4A) Một phản ứng có phương trình động học v = k [A] [B]

4
Bài tập Hóa Đại Cương 2

-2 -1
Khi nồng độ [A] = 1,12 M và [B] = 0,87 M, tốc độ của phàn ứng = 4,78.10 Ms .
Xác định hằng số tốc độ k của phản ứng.
2- -
8. (EX-14-4B) Phản ứng 2HgCl2 + C2O4  2Cl + 2CO2 + Hg2Cl2
2- 2
Có phương trình động học là: v = k [HgCl2]2 [C2O4 ]
2-
Xác định tốc độ của phản ứng khi [HgCl2] = 0,050 M và [C2O4 ]0 = 0,025 M.
Phương trình động học dạng tích phân
9. (EX-14-5A) Phản ứng A  2B + C là phản ứng bậc 1. Nếu nồng độ đầu của [A] = 2,80 M và k =
-3 -1
3,02.10 s . Xác định [A] sau 325 s.
10. (EX-14-5B) Chứng tỏ phản ứng phân hủy H2O2 là phản ứng bậc 1, H2O2 (aq)  H2O (l) + 1/2O2
(k). Sử dụng đồ thị và bảng dữ liệu động học sau.

Tỉ lệ (phần %) độ chuyển hóa trong phản ứng bậc 1


-3 -1
11. (EX-14-6A) Xét phản ứng bậc 1: A  P với k = 2,95.10 s . Sau 150 s, % còn lại của A bao nhiêu?
12. (EX-14-6B) Mất bao lâu để lượng mẫu [H2O2] bị phân hủy 2/3 so với thời điểm bắt đầu phản ứng.
Biết phản ứng phân hủy H2O 2 tuân theo động học bậc 1. H2O2 (aq)  H2O (l) + 1/2O2 (k)
Áp dụng động học bậc 1 cho phản ứng liên quan đến khí
13. (EX-14-7A) Di-t-butyl peroxide (DTBP) được dùng như một chất xúc tác trong sản xuất polymer.
Ở trạng thái khí, DTBP phân hủy thành acetone và ethane theo phản phản ứng bậc 1.
C8H18O2(k)  2CH3COCH3(k) + CH3CH3(k)
0
Nếu bắt đâu DTBP với áp suất 800,0 mmHg ở 147 C thì áp suất của DTBP ở t = 125 phút là bao
-1
nhiêu? Nếu biết t1/2 = 8,0.10 phút .
14. (EX-14-7B) Sử dụng bản dữ liệu động học sau, Xác định
(a) Áp suất riêng phần của ethylene oxide
o
(b) Áp suất khí tổng cộng sau 30,0 giờ trong bình phản ứng ở 415 C, biết áp suất riêng
phần ban đầu của ethylene oxide là 782 mmHg.

5
Bài tập Hóa Đại Cương 2

15. (EX-14-8A) Xét phản ứng phân hủy B  Sản phẩm với dữ liệu động học theo sau.
Xác định bậc và hằng số tốc độ phản ứng k?
t (s) 0 25 50 75 100 150 200 250
[B] (M) 0,88 0,74 0,62 0,52 0,44 0,31 0,22 0,16
16. (EX-14-8B) Xác định bậc và hằng số k của phản ứng A  P, với dự liệu động học sau:
t (phút) 0 4,22 6,6 10,61 14,48 18,00
[A] (M) 0,250 0,210 0,188 0,150 0,114 0,083
Phương trình Arrhenius
17. (EX-14-9A) Phản ứng phân hủy N2O5 trong CCl4 tuân theo động học bậc 1. Có Ea =1,06.105 J/mol,
o
k = 3,46.10-5 s-1 ở 298 K. Tìm thời gian bán hủy của phản ứng phân hủy N2O 5 ở 75,0 C.
N2O5 (trong CCl4) → N 2O4 (trong CCl4) + ½ O2 (g)
18. (EX-14-9B) Phản ứng phân hủy N2O5 trong CCl4 tuân theo động học bậc 1. Có Ea =1,06.105 J/mol,
k = 3,46.10-5 s-1 ở 298 K. Xác định nhiệt độ phản ứng để 2/3 lượng mẫu N2O5 trong CCl4 phân hủy
trong 1,5 h?
Cơ chế phản ứng
19. (EX-14-10A) Cơ chế của phản ứng CO(k) + NO 2(k)  CO2(k) + NO(k) được đề xuất gồm 2 giai
đoạn. Giai đoạn nhanh là NO2(k) + CO(k)  CO2(k) + NO2(k). Theo bạn, phản ứng giai đoạn
chậm xảy ra như thế nào? Phương trình động học của phản ứng này là gì?
20. (EX-14-10B) Chứng tỏ cơ chế đề nghị của phản ứng 2NO2(k) + F2(k)  2NO2F (k) phù hợp với
phương trình động học v = k[NO2][F2] .
NO2 (k) + F2(k)  NO2F2 (k) : nhanh
NO2F2(k)  NO2F(k) + F(k) : chậm
F(k) + NO2(k)  NO2F(k) : nhanh
Bài tập bổ sung
21. (BT5) Cho phản ứng A  sản phẩm, nồng độ của A là 0.588M tại thời điểm 4,40 phút sau khi
phản ứng bắt đầu. Vận tốc phản ứng tại thời điểm đó là 2,2x10-2Mph-1. Biết rằng tốc độ phản ứng
không đổi trong khoảng thời gian ngắn.
(a) Xác định nồng độ A sau khi phản ứng được 5 phút.
(b) Phản ứng xảy ra được được bao lâu khi nồng độ A 0.565M?
22. (BT10) Tại nhiệt độ 65 oC, thời gian bán hủy của phản ứng phân hủy bậc 1 của N2O5(g) là 2,38
phút.
N2O5(g)  2NO2(g) + 1/2 O2 (g)

6
Bài tập Hóa Đại Cương 2

Nếu 1,00g N2O5 được cho vào bình kín có dung tích 15L (không trao đổi chất với môi trường ngoài)
tại nhiệt độ 65oC
(a) Tính áp suất riêng phần của N2O5 tại thời điểm ban đầu (t=0)?
(b) Tính áp suất riêng phần của N2O5 tại thời điểm sau khi phản ứng được 2,38 phút?
(c) Tính áp suất tổng trong bình kín tại thời điểm sau khi phản ứng được 2,38 phút? Tất cả đơn vị
áp suất được tính bằng mm Hg.
23. (BT20) Cho phản ứng bậc một A  sản phẩm, nồng độ ban đầu của A là 0,816M và giảm còn
0.632 sau 16,0 phút.
(a) Tính hằng số tốc độ k của phản ứng?
(b)Tìm thời gian bán hủy của phản ứng bậc 1?
(c) Tìm thời gian phản ứng tại đó nồng độ A là 0,235M?
(d) Tính nồng độ A tại thời điểm phản ứng được 2,5 giờ?
24. (BT22) Thời gian bán hủy của đồng phân phóng xạ 32P (phốt pho) là 14,3 ngày. Tính khoảng thời
gian cần thiết để lượng phốt pho phân hủy hết 99%?
25. (BT23) Axít acetoacetic, CH3 COCH2COOH, tiền chất được sử dụng nhiều trong tổng hợp hữu cơ.
Chúng phân hủy trong môi trường axít để hình thành acetone và CO 2(g).
CH3COCH2COOH(aq)  CH3 COCH3(aq) + CO2(g)
Thời gian bán hủy của phản ứng phân hủy bậc 1 này là 144 phút tại nhiệt độ 24,5 oC.
(a) Tìm thời gian để axít acetoacetic phân hủy 65%?
(b) Tính thể tích khí CO2 sinh ra sau khi phản ứng xảy ra được 575 phút khi lượng axít acetoacetic
ban đầu là 10,0 g (đo thể tích tại điều kiện 24,5 oC và 748 Torr). Bỏ qua sai xót do lượng CO2
tan trong nước.
26. (BT26)Sự phân hủy dimethyl ether xảy ra tại nhiệt độ 504 oC như sau
(CH3)2O(g)  CH4(g) + H2(g) + CO(g)
Áp suất riêng phần của dimethyl ether (DME) là hàm theo thời gian đo được như trong bảng sau
t(giây) P(mmHg)
0 312
390 264
777 224
1195 187
3155 78,5

(a) Chứng minh rằng phản ứng phân hủy này có bậc phản ứng là một.
(b) Tính giá trị của hằng số tốc độ phản ứng k?
(c) Tính áp suất tổng của phản ứng tại thời điểm phản ứng xảy ra được 390 giây?
(d) Tính áp suất tổng khi phản ứng phân hủy xảy ra hoàn toàn?
(e) Tính áp suất tổng của phản ứng tại thời điểm phản ứng xảy ra được 1000 giây?
Biết phản ứng xảy ra trong hệ kín với thể tích và nhiệt độ không đổi.
27. (BT36) Phản ứng phân hủy p-toluenesulfinic acid,
3ArSO 2H  ArSO2 Ar + ArSO3H + H2O
(Với Ar = p-CH3C 6H4 -), ghi nhận được nồng độ của  ArSO2H  theo thời gian như sau
t(phút)  ArSO2H  (M)
0 0,100
15 0,0863
30 0,0752
45 0,0640

7
Bài tập Hóa Đại Cương 2

60 0,0568
120 0,0387
180 0,0297
300 0,0196
(a) Chứng tỏ phản ứng có bậc là 2.
(b) Tìm hằng số tốc độ của phản ứng k?
(c) Tìm thời gian phản ứng khi nồng độ của ArSO 2H là 0,0500M?
(d) Tìm thời gian phản ứng khi nồng độ của ArSO 2H là 0,0250M?
(e) Tìm thời gian phản ứng khi nồng độ của ArSO 2H là 0,0350M?
28. (BT38) Nghiên cứu phản ứng dime hóa 1,3-butadiene , 2C4H6(g)  C8 H12(g), tại nhiệt độ 600K
thu được kết quả sau
t(phút)  C4H6  (M)
0 0,0169
12,18 0,0144
24,55 0,0124
42,50 0,0103
68,05 0,00845

(a) Xác định bậc phản ứng tổng quát.


(b) Tìm hằng số tốc độ của phản ứng k?
(c) Tìm thời gian phản ứng khi nồng độ của C4H 6 là 0,0423M?
(d) Tìm thời gian phản ứng khi nồng độ của C4H 6 là 0,0050M?
29. (BT41) Trong 3 thí nghiệm khác nhau, kết quả thu được của phản ứng A  sản phẩm cho trong
bảng sau
 A0 (M) t1/2(min)
1,00 50
2,00 25
0,50 100
Với  A0 là nồng độ đầu của A tại các thí nghiệm khác nhau, t 1/2 thời gian bán hủy.
Xác định phương trình tốc độ của phản ứng, và tính giá trị k của phản ứng.
30. (BT43) Thời gian bán hủy của phản ứng bậc 0 và bậc 2 phụ thuộc vào nồng độ ban đầu của tác
chất với hằng số tốc độ tương ứng. Trong một trường hợp , thời gian bán hủy tăng khi tăng nồng
độ ban đầu, trường hợp còn lại thì ngược lại khi tăng nồng độ thời gian bán hủy giảm. Tại sao hai
phản ứng bậc 0 và 2 lại không giống nhau?
31. (BT45) Giải thích tại sao
(a) Tốc độ phản ứng không thể được tính chỉ với tần số va chạm.
(b) Tốc độ phản ứng có thể tăng nhanh khi tăng nhiệt độ, trong khi đó tần số va chạm tăng rất ít.
(c) Khi xúc tác được thêm vào hỗn hợp của phản ứng nó làm tăng vận tốc phản ứng tương ứng,
khi giữu nguyên nhiệt độ ?
32. (BT54) Phản ứng C2H5I + OH-  C2H5OH + I - xảy ra trong môi trường ethanol , hằng số tốc độ
phụ thuộc vào nhiệt độ như trong bảng sau
toC k (M-1s-1) *105
15,83 5,03

8
Bài tập Hóa Đại Cương 2

32,02 36,8
59,75 671
90,61 11900

(a) Tính năng lượng hoạt hóa của phản ứng Ea bởi phương pháp đồ thị.
(b) Tính năng lượng hoạt hóa của phản ứng Ea bởi công thức 14.22
(c) Tính giá trị hằng số tốc độ phản ứng k tại nhiệt độ 100,0 oC ?
33. (BT55) Cho phản ứng bậc một A  sản phẩm có thời gian bán hủy t1/2 là 46,2 phút tại 25 oC và
2,6 phút tại 102oC.
(a) Tính năng lượng hoạt hóa của phản ứng Ea .
(b) Phản ứng phải xảy ra ở nhiệt độ bao nhiêu để thời gian bán hủy là 10,0 phút.
34. (BT56) Phản ứng bậc 1 N 2O5(g)  2NO2(g) + 1/2 O 2(g) có thời gian bán hủy t1/2 là 22,5 giờ tại
20oC và 1,5 giờ tại 40oC.
(a) Tính năng lượng hoạt hóa của phản ứng Ea .
(b) Cho hằng số Arrhenius A=2,05*10 13 s-1 , xác định giá trị của hằng số tốc độ của phản ứng tại
30oC.
35. (BT61) Cho biết sự giống nhau và khác nhau giữa hoạt tính xúc tác của kim loại platium và
enzyme?
36. (BT62) Một phản ứng pha khí xảy ra trên xúc tác dị theercos bậc phản ứng là một tại áp suất khí
thấp và có bậc phản ứng là 0 tại áp suất cao. Bạn có thể đưa ra giải thích hợp lý cho trường hợp
này?

You might also like