Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 6

Tiền đề kế toán – Vũ Quốc Thông

Chủ đề: Khái niệm về kế toán và kinh doanh

Kế toán là gì? Kế toán đặt trong ngữ cảnh doanh nghiệp ra sao? Tưởng tượng, bạn đã
đặt chân một phần vào thế giới của doanh nghiệp. Doanh nghiệp ở khắp mọi nơi….
Boeing, Microsoft ở Mỹ, Honda ở Nhật, hay Vietcombank, Saigontourist ở Việt
Nam…, trong mọi ngành nghề: từ sản xuất máy bay, phần mềm, xe máy cho đến ngân
hàng, du lịch, nước uống. Các doanh nghiệp hoạt động như thế nào? Chắc chắn rằng
hiểu biết về chúng là một điều cần thiết cho người làm kế toán.
Đọc xong chủ đề này, người học có thể:
• Trình bày được vai trò quan trọng của doanh nghiệp trong nền kinh tế.
• Giải thích các đặc điểm chung của các doanh nghiệp. Qua đó, giúp chúng ta hiểu
doanh nghiệp vận hành như thế nào.
• Trình bày các loại hình doanh nghiệp và nêu sự khác biệt giữa các loại hình doanh
nghiệp

Có người nói rằng DN là tế bào của nền kinh tế. Thật vậy, nền kinh tế là nơi diễn ra các
hoạt động sản xuất, phân phối, mua bán hàng hóa, dịch vụ và doanh nghiệp chính là
thực thể chủ yếu tham gia quá trình này. Doanh nghiệp là tổ chức kinh doanh thực hiện
việc sản xuất và cung cấp hàng hóa, dịch vụ nhằm thu được lợi nhuận.

Trước hết chúng ta tìm hiểu vai trò của doanh nghiệp như một tổ chức. Câu hỏi đặt ra
là liệu DN có mang lại điều gì hữu ích hơn cho nền kinh tế so với từng cá nhân hoạt
động sản xuất, kinh doanh? DN phải hiểu rõ điều này để tồn tại và phát triển. Chúng ta
cũng cần hiểu rõ điều này để sang những phần sau, có thể giải thích được cấu trúc doanh
nghiệp hay các khía cạnh khác của tổ chức doanh nghiệp như luật pháp về doanh nghiệp
hay văn hóa của doanh nghiệp.

1
Tiền đề kế toán – Vũ Quốc Thông

 Vai trò đầu tiên của doanh nghiệp trong nền kinh tế là thực hiện sự kết hợp giữa
các cá nhân. Sự kết hợp này giúp doanh nghiệp thực hiện được các công việc mà
một cá nhân không thể làm nổi. Hơn thế nữa, kết hợp còn mang lại sức mạnh do
chính sự liên kết, kết quả của doanh nghiệp có thể vượt khỏi tổng kết quả mà
từng cá nhân thực hiện một cách riêng rẽ.
Hãng Boeing nghiên cứu, thiết kế, sản xuất mỗi năm gần cả ngàn chiếc máy bay;
điều không thể thực hiện được nếu không kết hợp hàng trăm ngàn con người
trong một hệ thống.
Để hoàn thành vai trò này, DN phải được tổ chức một cách hiệu quả, để mọi
thành viên có thể kết hợp với nhau một cách tốt nhất.
 Quá trình kết hợp đó không phải là phép cộng giản đơn mà dựa trên sự chuyên
môn hóa, tạo ra sức mạnh từ sự hiểu biết và đầu tư chuyên sâu vào những lĩnh
vực cụ thể. Nói cách khác, doanh nghiệp thực hiện việc phân công lao động sao
cho từng con người có điều kiện làm công việc mà mình giỏi nhất.
Trong hãng Boeing mà chúng ta vừa nhắc tới, bên cạnh các kỹ sư thiết kế còn có
các công nhân vận hành máy móc, các chuyên viên tiếp thị để bán hàng và dĩ
nhiên, không thể thiếu các chuyên viên kế toán.
Đó chính là lý do mà doanh nghiệp thường được tổ chức theo các chức năng như
sản xuất, bán hàng, kế toán…
 Một vai trò khác của doanh nghiệp là đẩy nhanh tiến độ các hoạt động. Doanh
nghiệp tiết kiệm thời gian xử lý công việc khi bố trí các cá nhân làm việc cùng
nhau hoặc chia nhỏ và phân công việc cho từng cá nhân cùng lúc thực hiện nhằm
thúc đẩy tiến độ hoàn thành sớm công việc được giao.
Vì vậy, trong doanh nghiệp việc tổ chức công việc và lập kế hoạch có ý nghĩa
quan trọng trong sự thành công và phát triển.
 Tích lũy và chia sẻ kiến thức cũng là một vai trò quan trọng của doanh nghiệp.
Để chiến thắng trong cạnh tranh, doanh nghiệp luôn phấn đấu trở thành người
giỏi nhất trong lĩnh vực của mình. Các kinh nghiệm trong kỹ thuật và quản lý
của doanh nghiệp được tích lũy và phát triển mang lại thành công cho doanh
nghiệp và cống hiến những kiến thức mới cho nhân loại.

Mục tiêu của doanh nghiệp là lợi nhuận. Để có được lợi nhuận, doanh nghiệp phải thiết
kế, sản xuất và cung cấp các sản phẩm hoặc dịch vụ đáp ứng nhu cầu của xã hội. Thông
qua quá trình trên, doanh nghiệp có những đóng góp quan trọng cho nền kinh tế như:

2
Tiền đề kế toán – Vũ Quốc Thông

 Đáp ứng nhu cầu hàng hóa và dịch vụ của xã hội và nền kinh tế một cách hiệu
quả.
 Giải quyết việc làm cho người lao động
 Đóng góp thông qua thuế, nguồn thu quan trọng của ngân sách nhà nước
Để hiểu được doanh nghiệp, chúng ta hãy cùng khảo sát những đặc điểm chung nhất
của doanh nghiệp.
 Trước hết, bất kỳ doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực nào cũng cần thiết lập
cho mình những mục tiêu trong ngắn và dài hạn nhằm xây dựng các kế hoạch
cũng như thực hiện các hành động cụ thể để hoàn thành các mục tiêu đã đề ra.
Mục tiêu cần phải thật cụ thể, có thể đo đếm được, đạt được, có hạn mức thời
gian cũng như sát với năng lực và phù hợp với thực tế, ví dụ như Vinamilk đã đề
ra mục tiêu trong giai đoạn 2012 – 2017, doanh số phải đạt mức 3 tỷ USD để trở
thành một trong 50 công ty sữa lớn nhất thế giới.
 Thứ hai, doanh nghiệp là một hệ thống với các yếu tố đầu vào, quá trình và đầu
ra. Một cách liên tục, doanh nghiệp tiếp nhận các yếu tố sản xuất đầu vào như
vốn, nguyên vật liệu,… thực hiện quá trình biến đổi các yếu tố này qua sự kết
hợp hiệu quả các nguồn lực lao động để tạo thành yếu tố đầu ra là các hàng hóa,
dịch vụ đáp ứng nhu cầu xã hội. Ví dụ, Hàng ngày Vinamilk thu mua sữa và các
nguyên liệu khác, vận hành quy trình chế biến để tạo ra các loại sản phẩm sữa
bán ra thị trường.
 Thứ ba, trong quá trình vận hành, doanh nghiệp phát sinh nhiều hoạt động liên
hệ mật thiết với nhau. Để các hoạt động này được phối hợp nhịp nhàng doanh
nghiệp xây dựng cho mình hệ thống quản lý cùng quy trình làm việc một cách
cụ thể. Các hệ thống và quy trình này thường được thể hiện dưới dạng văn bản
ban hành để toàn doanh nghiệp tuân theo nhằm đạt được các mục tiêu của doanh
nghiệp. Ví dụ như để đạt mục tiêu nâng tầm chất lượng quốc tế các sản phẩm
sữa, Vinamilk đã và đang vận dụng thành công việc xây dựng hệ thống quản lý
chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001:2008.
 Thứ tư, con người luôn giữ vai trò then chốt trong sự thành công của doanh
nghiệp. Tùy theo năng lực chuyên môn và tính chất công việc mà doanh nghiệp
sẽ bố trí nguồn nhân lực phù hợp để làm việc theo cá nhân hay tập thể nhằm tăng
năng suất lao động, giảm tiêu hao nguyên vật liệu, đảm bảo nội dung lao động
phong phú, giảm sự mệt nhọc cũng như tạo điều kiện cho con người phát triển
bản thân toàn diện trong quá trình lao động.

3
Tiền đề kế toán – Vũ Quốc Thông

 Cuối cùng, bất kỳ doanh nghiệp nào cũng hướng đến hiệu quả, nền tảng của lợi
nhuận. Trong quá trình tổ chức xây dựng và thực hiện các hoạt động quản trị ở
trên, các doanh nghiệp thường xuyên kiểm tra, đánh giá và phân tích việc sử
dụng các nguồn lực trong phạm vi toàn doanh nghiệp cũng như ở từng bộ phận
cấu thành của doanh nghiệp. Từ đó, đưa ra những biện pháp cải tiến phù hợp làm
tăng hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp hoàn thành các
mục tiêu đã đề ra.

Sự đa dạng của các hoạt động kinh tế đòi hỏi sự đa dạng của doanh nghiệp. Tùy theo
những tiêu chí khác nhau, ta có thể đưa ra các cách phân loại doanh nghiệp khác nhau.
 Đầu tiên, căn cứ vào chủ sở hữu phần vốn thành lập nên doanh nghiệp, ta có thể
phân doanh nghiệp thành hai khu vực bao gồm khu vực công và khu vực tư.
Trong đó, khu vực công gồm các doanh nghiệp do nhà nước sở hữu và khu vực
tư do các cá nhân hoặc cổ đông, nhà đầu tư cùng góp vốn và sở hữu doanh nghiệp.
 Thứ hai, căn cứ vào trách nhiệm pháp lý của các chủ thể kinh doanh, ta có thể
phân loại doanh nghiệp thành doanh nghiệp trách nhiệm hữu hạn, trong đó chủ
sở hữu đầu tư vốn chỉ chịu trách nhiệm pháp lý trong phạm vi số vốn đã đầu tư
thành lập doanh nghiệp và doanh nghiệp trách nhiệm vô hạn, trong đó chủ sở
hữu đầu tư vốn phải chịu trách nhiệm pháp lý bằng toàn bộ tài sản của mình.
 Thứ ba, căn cứ vào đối tượng kiểm soát doanh nghiệp, ta có doanh nghiệp chịu
sự kiểm soát của chính chủ sở hữu, doanh nghiệp chịu sự kiểm soát của các nhà
quản lý được chủ sở hữu doanh nghiệp giao quyền và trách nhiệm đại diện họ
điều hành công ty và những doanh nghiệp chịu sự kiểm soát trực tiếp từ nhà
nước.
 Thứ tư, căn cứ vào quy mô thì doanh nghiệp được phân thành doanh nghiệp nhỏ,
vừa và lớn. Quy mô ảnh hưởng đến cách thức tổ chức và hoạt động của doanh
nghiệp.
 Kế tiếp, với tốc độ phát triển mạnh mẽ của khoa học - kỹ thuật như hiện nay thì
mức độ ứng dụng công nghệ vào hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp cũng
được xem như một tiêu thức phân loại doanh nghiệp. Theo đó, mỗi doanh nghiệp
khác nhau sẽ có mức độ ứng dụng công nghệ khác nhau, ví dụ như các doanh
nghiệp chuyên sản xuất, gia công phần mềm máy tính thường có hàm lượng công
nghệ sử dụng cao hơn những doanh nghiệp gia công các sản phẩm như may mặc,
giày da…

4
Tiền đề kế toán – Vũ Quốc Thông

 Cuối cùng, mỗi doanh nghiệp khi hoạt động sẽ lựa chọn cho mình những lĩnh
vực khác nhau tùy theo thế mạnh và nhận định xu hướng phát triển thị trường.

Sau đây chúng ta sẽ cùng điểm qua một số lĩnh vực hoạt động chủ yếu của doanh nghiệp
như:
 Lĩnh vực nông nghiệp bao gồm các doanh nghiệp nuôi trồng hoặc chế biến nông
sản, súc sản, thủy hải sản.
 Lĩnh vực sản xuất, bao gồm các doanh nghiệp chế biến nguyên vật liệu thành sản
phẩm phục vụ tiêu dùng hay sản xuất như xe ô tô, máy tính, dụng cụ, máy móc
thiết bị, hóa chất…
 Lĩnh vực khai khoáng, bao gồm các doanh nghiệp chuyên khai thác và chế biến
khoáng sản như than đá, quặng sắt, nhôm, dầu khí…
 Lĩnh vực năng lượng bao gồm các doanh nghiệp thực hiện việc chuyển đổi các
nguồn tự nhiên thành năng lượng, ví dụ thủy điện, nhiệt điện hay năng lượng hạt
nhân.
 Lĩnh vực thương mại bao gồm các doanh nghiệp phân phối hàng hóa qua mạng
lưới bán lẻ, bán buôn trong nước hoặc xuất nhập khẩu.
 Lĩnh vực dịch vụ bao gồm các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ như: ngân hàng,
tài chính, bảo hiểm, bưu chính viễn thông, vận tải, du lịch, khách sạn, y tế…
Một số doanh nghiệp kinh doanh đa ngành, tham gia nhiều lĩnh vực kinh doanh khác
nhau.

Phần cuối cùng trong chủ đề đầu tiên chúng ta cần tìm hiểu ngày hôm nay sẽ liên quan
đến các loại hình doanh nghiệp theo quy định hiện hành của Luật doanh nghiệp Việt
Nam.
Theo Luật doanh nghiệp Việt Nam, doanh nghiệp gồm bốn loại hình chủ yếu là doanh
nghiệp tư nhân, công ty hợp danh, công ty trách nhiệm hữu hạn và công ty cổ phần.
Trong đó, doanh nghiệp tư nhân và công ty hợp danh thuộc nhóm doanh nghiệp chịu
trách nhiệm vô hạn còn công ty trách nhiệm hữu hạn và công ty cổ phần thuộc nhóm
chịu trách nhiệm hữu hạn với doanh nghiệp.
 Doanh nghiệp tư nhân là doanh nghiệp một chủ là cá nhân, chịu trách nhiệm
bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp. Ưu điểm của
loại hình này là chủ doanh nghiệp toàn quyền quyết định và kiểm soát hoạt động

5
Tiền đề kế toán – Vũ Quốc Thông

kinh doanh của doanh nghiệp; không phải phân chia lợi nhuận hay bí quyết kinh
doanh cho đối tượng khác nếu không muốn. Nhược điểm của loại hình này là
hạn chế về khả năng phát triển do giới hạn năng lực tài chính của cá nhân chủ sở
hữu.
 Công ty hợp danh, thường gặp trong các lĩnh vực nghề nghiệp như luật, kế toán…
bao gồm một số chủ sở hữu, chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình trừ
các thành viên góp vốn. Ưu điểm của loại hình này là kết hợp được uy tín cá
nhân của nhiều người nên dễ dàng tạo sự tin tưởng cho các đối tác và thuận tiện
trong việc điều hành doanh nghiệp do số lượng thành viên tham gia ít và đã tạo
dựng mối quan hệ thân thiết từ trước. Nhược điểm của loại hình này là các thành
viên hợp danh chịu trách nhiệm pháp lý vô hạn.
 Công ty trách nhiệm hữu hạn, các thành viên như tên gọi chịu trách nhiệm hữu
hạn trong phạm vi số vốn mình đã góp vào doanh nghiệp. Thành viên có thể là
tổ chức, cá nhân nhưng số lượng không quá 50. Ưu điểm của loại hình này là các
thành viên công ty chỉ trách nhiệm trong phạm vi số vốn góp vào công ty tuy
nhiên nhược điểm là hạn chế việc huy động vốn do không có quyền phát hành
cổ phiếu.
 Công ty cổ phần là công ty đối vốn, các cổ đông cùng nhau góp vốn dưới hình
thức cổ phần để cùng nhau kinh doanh; cổ đông chịu trách nhiệm trong phạm vi
số vốn đã góp hoặc phạm vi cổ phần mình nắm giữ. Cổ đông có thể là tổ chức
hoặc cá nhân, số lượng cổ đông tối thiếu là 3 và không hạn chế số lượng tối đa.
Ưu điểm của công ty cổ phần là cổ đông chỉ trách nhiệm trong phạm vi số vốn
góp vào công ty; có khả năng huy động vốn cao do được phép phát hành cổ phiếu
và việc chuyển nhượng vốn giữa các cổ đông tương đối dễ dàng. Nhược điểm
của công ty cổ phần là hoạt động quản lý phức tạp do số lượng cổ đông nhiều,
có thể phát sinh xung đột lợi ích giữa các nhóm cổ đông.

Chúng ta vừa điểm qua những khái niệm cơ bản về doanh nghiệp. Doanh nghiệp là
các tổ chức vì lợi nhuận, giữ vai trò quan trọng trong nền kinh tế thông qua việc cung
cấp hàng hóa, dịch vụ cũng như sử dụng lao động và đóng góp cho ngân sách. Để đạt
được hiệu quả cao, doanh nghiệp cần xác định mục tiêu, tổ chức hệ thống và quy trình
để quản lý đầu vào, quá trình và đầu ra cũng như sử dụng tốt nhất nguồn lực con
người. Các doanh nghiệp rất đa dạng về sở hữu, trách nhiệm pháp lý, đối tượng kiểm
soát, quy mô, mức độ ứng dụng công nghệ cũng như lĩnh vực hoạt động.

You might also like