Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 7

ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC

PHƯƠNG PHÁP TÍNH


MÃ SỐ: MAT 1099
(Ban hành kèm theo Quyết định số 784 /QĐ-ĐT ngày 22 tháng 03 năm 2011
của Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội)

Dành cho sinh viên các ngành:


Nhóm 3 Nhóm 5a Nhóm 7a
Hóa học Khí tượng học Công nghệ thông tin
Công nghệ Hóa học Thủy văn học Công nghệ thông tin CLC
Hóa học tài năng Hải dương học Khoa học máy tính
Sư phạm hóa học Nhóm 5c Hệ thống thông tin
Hóa dược Công nghệ biển Nhóm 7b
Công nghệ Điện tử-Viễn thông
Công nghệ Điện tử-Viễn thông CLC
Công nghệ Cơ điện tử
1. Thông tin về giảng viên
Chức danh,
TT Họ và tên Địa chỉ liên hệ Điện thoại
học vị
Khoa Toán – Cơ – Tin 38581135,
1 Phạm Kỳ Anh GS.TSKH
học, trường ĐHKHTN 0913205267
Khoa Toán – Cơ – Tin 38581135,
2 Vũ Hoàng Linh PGS. TS
học, trường ĐHKHTN 0913062989
Khoa Toán – Cơ – Tin 38581135,
3 Nguyễn Hữu Điển PGS.TS
học, trường ĐHKHTN 0989061951
Khoa Toán – Cơ – Tin
4 Lê Công Lợi TS 0904183257
học, trường ĐHKHTN
Khoa Toán – Cơ – Tin 38581135
5 Nguyễn Trung Hiếu TS
học, trường ĐHKHTN
Khoa Toán – Cơ – Tin 38581135,
6 Trần Văn Trản PGS.TS
học, trường ĐHKHTN 0907407555
Khoa CNTT, Đại học 37547862,
7 Hoàng Xuân Huấn PGS.TS
Công nghệ 38543428
2. Thông tin về môn học
- Tên môn học: Phương pháp tính
- Mã môn học: MAT 1099
- Số tín chỉ: 02
- Giờ tín chỉ đối với các hoạt động học tập:
+ Nghe giảng lý thuyết trên lớp: 21
+ Làm bài tập trên lớp: 07
+ Thực hành trong phòng thí nghiệm: 02
- Đơn vị phụ trách môn học: Bộ môn Toán học tính toán và Toán ứng dụng, Khoa Toán –
Cơ – Tin học, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên.

1
- Môn học tiên quyết: Đại số tuyến tính (MAT1093 hoặc MAT1096), Giải tích 2
(MAT1095 hoặc MAT1098), Tin học cơ sở (INT1003).
3. Mục tiêu của môn học
3.1. Mục tiêu chung
3.1.1. Mục tiêu về kiến thức
Hiểu được mối liên hệ giữa việc giải các bài toán thực tế và tính toán khoa học
(trong khoa học – công nghệ, kinh tế và xã hội) với tin học, toán học tính toán và toán
học lý thuyết; nắm được các khái niệm về sai số; các dạng bài toán giải tích số cơ bản:
cơ sở, nội dung chính và một số tính chất quan trọng nhất của những phương pháp
thông dụng giải gần đúng các bài toán đó; nắm được thuật toán và biết một số ưu,
nhược điểm chính của các phương pháp đã học (độ tin cậy, hiệu quả, khả năng thực
hiện được trong thực tế). Đối với sinh viên ở các lớp tài năng, tiên tiến, chất lượng cao,
giới thiệu một số kiến thức chuyên sâu cũng như gợi mở một số hướng nghiên cứu tính
toán khoa học hiện đại.
3.1.2. Mục tiêu về kĩ năng
Biết áp dụng các phương pháp tính gần đúng đã học (xây dựng công thức tính
toán cụ thể, công thức đánh giá sai số (nếu có)) vào các bài toán ví dụ đơn giản và bài
toán ứng dụng; có khả năng thực hiện bài tập lớn (theo nhóm). Kĩ năng nâng cao: biết
lập trình một số thuật toán và sử dụng một số chương trình phần mềm toán học như
Matlab và Maple vào các bài toán tính toán khoa học.
3.1.3. Mục tiêu về thái độ
Người học thấy được ý nghĩa, sự cần thiết và giá trị khoa học của môn học, qua
đó có thái độ học tập nghiêm túc, tìm tòi, vận dụng các kiến thức môn học vào các bài
toán tính toán khoa học trong các môn học chuyên ngành.
3.2. Mục tiêu chi tiết
Mục tiêu Bậc 1 Bậc 2 Bậc 3
Nội dung (Nhớ) (Hiểu) (Phân tích, đánh giá)
Chương 1. Giới Các khái niệm cơ bản về Sự khác biệt giữa toán Sự tích lũy của sai số
thiệu và một số sai số. học tính toán và toán tính toán.
khái niệm cơ bản lý thuyết;
Sai số của máy.
Chương 2. Nội Công thức nội suy Khái niệm nội suy Tính toán gần đúng
suy hàm số bằng Lagrange, Newton; bằng đa thức và nội hàm số cho dưới dạng
đa thức Công thức đánh giá sai suy bằng đa thức trên bảng;
số. từng đoạn, ý nghĩa Thiết lập công thức
hình học. đánh giá sai số.
Chương 3. Xấp Phương sai; Ý nghĩa của xấp xỉ Tính toán xấp xỉ dưới
xỉ hàm số bằng Cách thiết lập hệ phương bình phương tối thiểu. dạng bảng.
phương pháp trình chính tắc.
bình phương tối
thiểu
Chương 4. Tính Các công thức sai phân; Sai số và cấp chính Tính toán gần đúng
gần đúng đạo Công thức Newton- xác; đạo hàm và tích phân
hàm và tích phân Cotes: Hình thang, Ý nghĩa của các công của hàm cho dưới
Simpson. thức xấp xỉ. dạng bảng hoặc công
thức;
Đánh giá sai số.
2
Mục tiêu Bậc 1 Bậc 2 Bậc 3
Nội dung (Nhớ) (Hiểu) (Phân tích, đánh giá)
Chương 5. Giải Phương pháp chia đôi; Ý nghĩa và điều kiện Áp dụng giải gần đúng
gần đúng phương Công thức lặp, dây cung, áp dụng; phương trình;
trình Newton; Ưu và nhược điểm của Đánh giá sai số, điều
Điều kiện hội tụ. các phương pháp khác kiện dừng.
nhau.
Chương 6. Các bước chính của Ý nghĩa và ưu điểm Áp dụng giải hệ, tính
Phương pháp số phương pháp Gauss; của phương pháp phần nghịch đảo ma trận và
giải hệ phương Phương pháp phần tử tử trội; định thức;
trình đại số tuyến trội; Ưu điểm của các Đánh giá sai số và
tính Phương pháp lặp và điều phương pháp lặp. điều kiện dừng của
kiện hội tụ. phép lặp.
Chương 7. Giải Công thức Euler; Ý nghĩa hình học của Tính toán giải bài toán
gần đúng phương Công thức Runge-Kutta; các công thức; giá trị ban đầu;
trình vi phân Rời rạc hóa bằng sai Cấp chính xác, ổn Khảo sát cấp chính
phân. định, hội tụ. xác.
4. Tóm tắt nội dung môn học
Giới thiệu một số dạng bài toán như nội suy và xấp xỉ hàm số, tính gần đúng
đạo hàm và tích phân, giải phương trình, hệ phương trình, phương trình vi phân,… và
các phương pháp tính cơ bản để giải các bài toán đó. Tập trung vào ý tưởng và thuật
toán của các phương pháp.
5. Nội dung chi tiết môn học
Chương 1. Giới thiệu và một số khái niệm cơ bản (giờ tín chỉ lý thuyết: 2, thực
hành: 2)
1.1. Một số ví dụ về tính toán khoa học và phương pháp số
1.2. Số gần đúng, sai số tuyệt đối và tương đối
1.3. Sai số qui tròn, quan hệ giữa sai số và số chữ số đáng tin. Biểu diễn số với dấu
phẩy động*. Chuẩn IEEE*.
1.4. Phân loại sai số của một lời giải gần đúng. Sự tích lũy của sai số tính toán
1.5. Giới thiệu về MATLAB
Chương 2. Nội suy hàm số bằng đa thức (giờ tín chỉ lý thuyết: 5, bài tập: 1)
2.1. Bài toán nội suy và nội suy bằng đa thức
2.2. Công thức nội suy Lagrange
2.3. Sai số nội suy
2.4. Công thức nội suy Newton
2.5. Công thức nội suy Newton trên lưới đều
2.6. Nội suy bằng đa thức trên từng đoạn: nội suy Hermite và nội suy Spline*
Chương 3. Xấp xỉ hàm số bằng phương pháp bình phương tối thiểu (giờ tín chỉ lý
thuyết: 2, bài tập: 1)
3.1. Xấp xỉ bình phương tối thiểu. Phương sai
3.2. Xấp xỉ bằng đa thức. Hệ phương trình chính tắc
3.3. Xấp xỉ bằng một số dạng hàm số khác
3.4. Xấp xỉ bình phương tối thiểu trong không gian các hàm bình phương khả tích*
Chương 4. Tính gần đúng đạo hàm và tích phân (giờ tín chỉ lý thuyết: 2, bài tập:
1)
4.1. Tính xấp xỉ đạo hàm bằng sai phân. Ngoại suy Richardson*
4.2. Công thức Newton-Cotes. Công thức hình thang
3
4.3. Công thức Simpson. Ước lượng sai số bằng phương pháp Runge*
4.4. Công thức Gauss*
4.5. Giới thiệu phương pháp Monte-Carlo*
Chương 5. Giải gần đúng phương trình (giờ tín chỉ lý thuyết: 3, bài tập: 1)
5.1. Phân loại phương pháp. Xác định khoảng chứa nghiệm
5.2. Phương pháp chia đôi
5.3. Phương pháp lặp đơn
5.4. Phương pháp dây cung
5.5. Phương pháp lặp Newton. Một số biến dạng thông dụng trong thực tế *
Chương 6. Phương pháp số giải hệ phương trình đại số tuyến tính (giờ tín chỉ lý
thuyết: 4, bài tập: 2)
6.1.. Phân loại bài toán và phương pháp giải
6.2. Phương pháp khử Gauss và phương pháp phần tử trội
6.3. Phương pháp phân tích LU*
6.4. Phương pháp lặp đơn và lặp Jacobi
6.5. Phương pháp lặp Seidel và lặp Gauss-Seidel
6.6. Phương pháp lặp tính gần đúng giá trị riêng*
Chương 7. Giải gần đúng phương trình vi phân (giờ tín chỉ lý thuyết: 3, bài tập:
1)
7.1. Bài toán Cauchy. Phân loại phương pháp số
7.2. Phương pháp Euler
7.3. Phương pháp Runge-Kutta
7.4. Phương pháp sai phân giải bài toán biên
7.5. Giới thiệu về phương pháp sai phân giải gần đúng phương trình đạo hàm riêng*
7.6. Giải gần đúng phương trình tích phân*
Ghi chú: Các nội dung có dấu * là kiến thức nâng cao (nếu thời gian cho phép). Giảng
viên cũng nên lựa chọn các ví dụ minh họa cũng như một số chủ đề nâng cao phù hợp
với đối tượng sinh viên của từng chuyên ngành đào tạo.
6. Học liệu
6.1 Học liệu bắt buộc
1. Phương pháp tính, Tạ Văn Đĩnh, NXB Giáo dục, 2000.
2. Giải tích số, Phạm Kỳ Anh, NXB ĐHQGHN, 2000.
3. Các phương pháp số, Hoàng Xuân Huấn, NXB ĐHQGHN, 2004.
4. Introduction to Numerical Analysis, J. Stoer and R. Bulirsch, Springer, 1992.
6.2 Học liệu tham khảo
5. Phương pháp tính và các thuật toán, Phan Văn Hạp và Lê Đình Thịnh, NXB Giáo
dục, 2000.
6. Phương pháp số thực hành, Trần Văn Trản, NXB ĐHQGHN 2007.
7. Numerical Methods: Design, Analysis, and Computer Implementation of
Algorithms, Anne Greenbaum and Timothy P. Chartier, University of Washington,
Seattle, 2010.
8. Numerical Computing with MATLAB, C. Moler,
http://www.mathworks.com/moler/chapters.html

4
7. Hình thức tổ chức dạy học
7.1 Lịch trình chung
Hình thức tổ chức dạy học môn học

Nội dung Lên lớp Thực hành, Tự học, tự Tổng


Thảo thí nghiệm, nghiên
Lý thuyết Bài tập cứu
luận điền dã
Chương 1 2 2 4
Chương 2 5 1 5
Chương 3 2 1 3
Chương 4 2 1 3
Chương 5 3 1 4
Chương 6 4 2 6
Chương 7 3 1 5
Tổng 21 7 2 30

7.2 Lịch trình tổ chức dạy học cụ thể


Hình thức tổ Thời gian,
Nội dung chính Yêu cầu SV chuẩn bị
chức dạy học địa điểm
Lý thuyết Tuần 1 Mục 1.1-1.4 Đọc [1], Chương 1
2 giờ tín chỉ Giảng đường
Thực hành
Tuần 2 Đọc [7], Chương 2 hoặc
2 giờ tín chỉ Mục 1.5
Phòng máy [8], Chương 1
(4 tiết thực học)
Lý thuyết Tuần 3 Đọc [1], Chương 4, mục
Mục 2.1-2.2
2 giờ tín chỉ Giảng đường 4.1
- Lý thuyết
1 giờ tín chỉ
Tuần 4 Đọc [1], Chương 4, mục
- Bài tập Mục 2.3-2.4
Giảng đường 4.1
1 giờ tín chỉ
(2 tiết thực học)
Lý thuyết Tuần 5 Đọc [1], Chương 4, mục
Mục 2.5-2.6
2 giờ tín chỉ Giảng đường 4.1
- Lý thuyết
1 giờ tín chỉ
Tuần 6 Đọc [1], Chương 4, mục
- Bài tập Mục 3.1-3.3
Giảng đường 4.2
1 giờ tín chỉ
(2 tiết thực học)
Lý thuyết Tuần 7 Đọc [1], Chương 5, mục
Mục 3.4 và Mục 4.1-4.2
2 giờ tín chỉ Giảng đường 5.1

5
Hình thức tổ Thời gian,
Nội dung chính Yêu cầu SV chuẩn bị
chức dạy học địa điểm
- Lý thuyết
1 giờ tín chỉ
Tuần 8 Đọc [1], Chương 5, mục
- Bài tập Mục 4.3-4.5
Giảng đường 5.2
1 giờ tín chỉ
(2 tiết thực học)
Lý thuyết Tuần 9 Mục 5.1-5.3 Đọc [1], Chương 2, mục
2 giờ tín chỉ Giảng đường Thi giữa kì 2.1-2.3
- Lý thuyết
1 giờ tín chỉ
Tuần 10 Đọc [1], Chương 2, mục
- Bài tập Mục 5.4-5.5
Giảng đường 2.4-2.5
1 giờ tín chỉ
(2 tiết thực học)
Lý thuyết Tuần 11 Đọc [1], Chương 3, mục
Mục 6.1-6.2
2 giờ tín chỉ Giảng đường 3.1
- Lý thuyết
1 giờ tín chỉ
Tuần 12 Đọc [1], Chương 3, mục
- Bài tập Mục 6.3-6.4
Giảng đường 3.1
1 giờ tín chỉ
(2 tiết thực học)
- Lý thuyết
1 giờ tín chỉ
Tuần 13 Đọc [1], Chương 3, mục
- Bài tập Mục 6.5-6.6
Giảng đường 3.2
1 giờ tín chỉ
(2 tiết thực học)
- Lý thuyết
1 giờ tín chỉ
Tuần 14 Đọc [1], Chương 6, mục
- Bài tập Mục 7.1-7.2
Giảng đường 6.1-6.3
1 giờ tín chỉ
(2 tiết thực học)
Lý thuyết Tuần 15 Đọc [1], Chương 6, mục
Mục 7.3-7.6
2 giờ tín chỉ Giảng đường 6.5

8. Chính sách đối với môn học và yêu cầu khác của giảng viên
- Yêu cầu của giảng viên về điều kiện để tổ chức giảng dạy môn học: giảng
đường, có thể sử dụng máy chiếu, phòng máy cho giờ thực hành.
- Yêu cầu của giảng viên đối với sinh viên: có ý thức học tập nghiêm túc, tham
gia học tập trên lớp và hoàn thành bài tập đầy đủ, đúng thời hạn.
- Sinh viên được dự thi kết thúc môn học khi có đủ các điều kiện sau:
+ Có mặt trên lớp không dưới 80% số giờ lí thuyết của môn học;
+ Có đủ điểm thành phần của môn học.
6
9. Phương pháp và hình thức kiểm tra, đánh giá kết quả học tập môn học
9.1. Các loại điểm kiểm tra và trọng số
- Điểm chuyên cần (bài tập): 0.2
- Điểm thi giữa kỳ: 0.2
- Thi hết môn: 0.6.
9.2. Tiêu chí đánh giá các loại bài tập và kiểm tra đánh giá: Nộp đúng hạn, đầy đủ,
thực hiện tốt.
Tiêu chí đánh giá các loại bài tập gồm:
1) Nắm được nội dung của mỗi chương, giải được các bài tập tương đối đơn
giản của từng chương;
2) Liên hệ nội dung của các chương, vận dụng lí thuyết để giải thích các hiện
tượng và giải được các bài tập đơn giản có liên quan tới nội dung của một vài chương;
3) Sử dụng tài liệu để tìm hiểu, mở rộng kiến thức, giải được các bài tập tương
đối khó của cả 2 phần.

Điểm Tiêu chí


8.5 - 10 Đạt cả 3 tiêu chí trên
7.0 - 8.0 Đạt tiêu chí 1 và 2
5.5 - 6.5 Đạt tiêu chí 1, tiêu chí 2 chưa giải quyết trọn vẹn
4.0 - 5.0 Đạt tiêu chí 1
Dưới 4 Không đạt được 1 tiêu chí nào trong 3 tiêu chí

9.3. Lịch thi và kiểm tra: Thi giữa kỳ vào tuần thứ 8-10, thi hết môn theo lịch của Nhà
trường (sau khi kết thúc môn học 1-3 tuần).

You might also like