Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 2

The Spirit Catches You and You Fall Down - Anne Fadiman

Tóm tắt chung


Đây là một câu chuyện có thật liên quan đến cuộc đời của Lia
Lee, một người H-mông sống tị nạn ở vùng Merced, Califonia.
Khi sinh ra đã được chuẩn đoán là bị động kinh, việc điều trị
cho Lia gặp rất nhiều khó khăn bởi rào cản ngôn ngữ, văn
hoá… và cuối cùng sau một cơn động kinh lớn khiến Lia phải
sống thực vật. Cuộc đấu tranh để kéo dài sự sông cho Lia giữa
các bác sĩ và cha mẹ cô bé như một cách để thảo luận về y
học phương Tây và phương Đông qua góc nhìn của Anne
Fadiman.
Chương 4 - Các bác sĩ có ăn não không?
Sự ngờ vực của người H-mông về y học phương Tây . Do các
thông tin sai lệch từ các trại tị nạn, và đặc biệt người H-mông
tin rằng nhiều phương pháp y tế phương Tây có nguy cơ làm
hại cơ thể, xúc phạm đến văn hoá của họ (ví dụ: Họ tin rằng cơ
thể chỉ có một lượng máu hữu hạn, vì vậy nhiều lần lấy máu
được xem là có hại hoặc thậm chí gây tử vong; Họ tin rằng linh
hồn của mọi người đang lang thang khi họ bất tỉnh, vì vậy gây
mê có thể dẫn đến bệnh tật hoặc tử vong. Phẫu thuật là điều
cấm kỵ trong văn hóa H-mông vì khi cắt cơ thể dẫn đến mất
cân bằng vĩnh viễn…). Họ thích được chữa trị bởi các Tvix
need, những người theo họ có thể dành cả ngày với 1 người
bệnh và không mất quá nhiều thời gian để đưa ra được bệnh.
Tuy nhiên có một bác sĩ tên Dwight Conquergood bằng cách
kết hợp văn hoá H-mông, truyền đạt một số thông tin y tế hữu
ích đã có một số thành công nhất định xoá tan những quan
niệm không chính xác về y học phương Tây. Và cha mẹ Lia đã
đưa cô bé đến MCMC với niềm tin rằng y học phương Tây có
thể điều trị bệnh cho con gái họ.
Chương 5 - Thực hiện theo hướng dẫn
Chương này ghi lại các vấn đề liên tục tồn tại giữa cha mẹ Lia
và nhân viên y tế tại MCMC qua chế độ dùng thuốc của cô. Lia
rất hay bị co giật, các chuyến đi của cô bé đến MCMC thường
xuyên hơn, và cha mẹ cô đã học cách để nhận biết được các
dấu hiệu đó. Theo thời gian các cơn co giật của Lia ngày càng
nhiều và nguy hiểm hơn, cô bé bước vào trạng thái gọi là “
động kinh”, cần phải dùng 1 lượng lớn thuốc chóng co giật và
ảnh hưởng không tốt đến não.
Hầu hết thời gian, Lia được chăm sóc bởi cặp vợ chồng Neil
Ernst và Peggy Philip, những bác sĩ rất nhiệt tình, có năng lực
và rất có tiếng trong cộng đồng. Song cha mẹ Lia hoài nghi về
cách họ chữa trị cho con gái mình, đặc biệt là khi họ thấy Lia bị
ngã khỏi giường bệnh.
Peggy và Neil kê đơn thuốc cho Lia. Nhưng cha mẹ cô không
thể hiểu nó. Neil và Peggy không biết liệu Lia có tiếp tục bị co
giật vì cô ấy không uống đủ thuốc hay bố mẹ Lia có cho cô bé
uống với liều lượng thích hợp (vì họ không hiểu hướng dẫn
hoặc vì họ không muốn). Và đã có các chuyên viên đến nhà
giúp họ hiểu hơn về bệnh cũng như cách dùng thuốc, song
không thành công. Cha của Lia tin rằng các loại thuốc như
phenobarbital, Dilantin, hoặc Tegretol chính là nguyên nhân
gây ra cơn co giật và sốt cho con gái mình.
Sau nhiều lần từ chối từ chối tuân thủ cách dùng thuốc, Peggy
và Neil nhân thấy các dấu hiệu xấu (ngừng thở, hoạt động tâm
thần bị chậm lại,..). Cuối cùng Neil đã gửi một lưu ý đến Dịch
vụ Bảo vệ Trẻ em, đề xuất cho Lia vào nhà nuôi dưỡng để có
các dịch vụ tốt nhất. Toà án Califonia sau đó đã ra lệnh từ bỏ
quyền nuôi con của cha mẹ Lia.
Chương 6 - High-Velocity Transcortical Lead Therapy (
không bít dịch )
Chương này không chỉ thể hiện sự thất vọng của người Hmông
với y học phương Tây, mà còn là sự căng thẳng tột cùng mà
nó tạo ra với các nhân viên y tế.
Theo Fadiman, người Hmông cho rằng sức khỏe không chỉ liên
quan đến cơ thể mà còn liên quan đến nhiều thứ khác trong
cuộc sống của họ ( tôn giáo, xã hội…). Các bác sĩ tại đây,
không kinh nghiệm về văn hoá người H-mông, nên họ không
tin tưởng các bác sĩ ở đây ( họ cho rằng bị phân biệt đối xử;
muốn nghiên cứu hơn là muốn chữa trị; các bác sĩ giết người
nghèo…), và các bác sĩ tại MCMC rất thất vọng vì điều đó.
Fadiman còn nêu chi tiết những khó khăn mà các bác sĩ phải
đối mặt với bệnh nhân Hmông, từ thể trạng yếu đến các phong
tục kì lạ.( không muốn chắm sóc tiền sảng, ngồi xổm khi sinh...)

You might also like