Download as doc, pdf, or txt
Download as doc, pdf, or txt
You are on page 1of 9

XÁC ĐỊNH TẠP CHẤT. CÁCH PHA CÁC DUNG DỊCH MẪU.

KIỂM NGHIỆM NATRI CLORID DƯỢC DỤNG


1. Chuẩn bị
1.1. Dụng cụ, hóa chất
Bảng 1. Các hóa chất sử dụng trong bài thực hành
TT Hóa chất TT Hóa chất
01 NaCl bột 08 Dung dịch BaCl2 5%
02 Dung dịch mẫu SO4-2 09 Dung dịch H2SO4 10%
03 Dung dịch mẫu NH4+ 10 Thuốc thử Nessler
04 HCl 0,02N, 10% 11 Nước cất
05 Dung dịch HNO3 10% 12 Chỉ thị Xanh bromothymol
06 Dung dịch NH3 10% 13 Dung dịch K2CrO4 5%
07 Dung dịch AgNO3 5% 14 Dung dịch AgNO3 0,1N
chuẩn

Bảng 2. Các dụng cụ sử dụng trong bài thực hành


STT Dụng cụ STT Dụng cụ
01 Ống nghiệm 15ml 07 Pipet vạch 5ml
02 Buret 25ml 08 Ống hút
03 Bình nón nút mài 125ml 09 Giấy lọc
04 Ống đong 10ml 10 Phễu
05 Bình định mức 100 ml 11 Kẹp gỗ
06 Pipet chính xác 10 ml 12 Đèn cồn

1.2. Nguyên tắc thí nghiệm


1.2.1. Xác định các tạp chất và cách pha dung dịch mẫu
1.2.1.1. Nguồn gốc tạp chất:
Nói chung, các nguyên liệu bào chế đều chứa tạp chất. Tạp chất có trong thuốc sẽ
ảnh hưởng tới tác dụng dược lý của thuốc, làm giảm hàm lượng của hoạt chất trong thuốc
hoặc có độc tính ... Vì vậy, một trong những vấn đề quan trọng trong kiểm nghiệm thuốc
là xác định mức độ tinh khiết của thuốc; nghĩa là xác định mức độ tạp chất trong thuốc.
Tạp chất có lẫn trong thuốc do nguyên liệu điều chế, do quá trình điều chế hay do
quá trình bảo quản.
- Tạp chất do nguyên liệu điều chế:
Ví dụ: ''Natri clorid''. Chế phẩm này thường có lẫn muối calci và magie vì thông
thường, người ta điều chế natri clorid bằng cách tinh chế muối ăn. Trong muối ăn luôn
luôn có calci sulfat và magie clorid. Vì vậy trong điều chế natri clorid, khó có thể loại bỏ
hai muối này.
- Tạp chất do quá trình điều chế:
Nguồn gây ra tạp chất chính là các hoá chất đưa vào trong quá trình điều chế. Ví dụ:
''Calci carbonat'' thường lẫn vết kiềm vì nó được điều chế từ carbonat kim loại kiềm hoặc
''nước oxy già đậm đặc'' thường chứa muối bari vì khi điều chế, người ta cho thêm muối
bari hoà tan để loại ion sulfat.
Tuy nhiên, một nguồn tạp chất khác hay sinh ra trong quá trình điều chế là do dung
môi mang lại, ví dụ: dung môi hay dùng là nước thì trong nước thường chứa ion clorid,
sulfat, carbonat, calci, magnesi ...
Các tạp chất sinh ra trong quá trình điều chế còn lẫn các sản phẩm trung gian trong
tổng hợp thuốc. Ví dụ: ''Phenobarbital'' thường lẫn acid phenylbarbituric ...
- Tạp chất sinh ra do quá trình bảo quản thuốc.
Việc bảo quản thuốc không đúng qui cách là nguyên nhân gây phân huỷ thuốc, gây
biến đổi thuốc và tạo ra các tạp chất; đặc biệt là những thuốc nhạy cảm với ánh sáng,
nhiệt độ, độ ẩm và oxy của không khí. Chất thường tham gia xúc tác các quá trình phân
hủy thuốc là sắt, đồng chúng có thể có trong thuốc.
Ví dụ: ''Aspirin'' thường lẫn acid salixylic; acid này có trong aspirin có thể do
nguyên liệu điều chế, song chủ yếu là do aspirin đã bị thuỷ phân giải phóng ra hoặc acid
ascorbic là những tinh thể không màu hay bột kết tinh trắng song nó dễ dàng bị oxy hoá
tạo sản phẩm màu vàng.
1.2.1.2. Giới hạn cho phép và cách xác định giới hạn tạp chất.
Giới hạn tạp chất trong thuốc:
Các chế phẩm thuốc khác nhau, Dược điển qui định mức độ tinh khiết, giới hạn tạp
chất và loại tạp chất cho phép có khác nhau. Trong thuốc này thì Dược điển qui định phải
xác định giới hạn cho phép của tạp chất này, trong thuốc khác thì Dược điển lại không đề
cập tới tạp chất đó hoặc có đề cập tới, song cho phép ở mức độ cao hơn ...
Trong cùng 1 chế phẩm thuốc, các Dược điển khác nhau lại qui định độ tinh khiết
khác nhau. Dược điển nước này thì yêu cầu xác định giới hạn cho phép của các tạp chất
này, Dược điển nước khác thì lại không yêu cầu thử giới hạn cho phép của tất cả các tạp
chất đó, song lại yêu cầu giới hạn một số tạp chất khác.
Ngay cùng một tạp chất trong cùng một chế phẩm thuốc, các Dược điển khác nhau
cũng cho phép có tạp đó ở những giới hạn khác nhau.
Ví dụ: Trong chuyên luận ''Natri hydrocarbonat'' thì Dược điển Tiệp III không yêu
cầu thử giới hạn sắt, arsenic mà lại yêu cầu thử giới hạn kali, sulfocyanid; trong khi đó,
Dược điển Việt Nam I, Dược điển Liên Xô X lại yêu cầu thử kali, sulfocyanid.
Cũng chế phẩm này, cả 3 Dược điển trên đều yêu cầu thử sulfat nhưng cho phép ở
những giới hạn khác nhau. Dược điển Việt nam cho phép không được quá 0,06% trong
chế phẩm; Dược điển Tiệp III cho phép không được quá 0,04%; còn Dược điển Liên Xô
X cho phép không được quá 0,02%.
Như vậy, trong kiểm nghiệm thuốc, khi báo cáo kết quả kiểm nghiệm, chúng ta phải
ghi rõ là kiểm nghiệm theo tiêu chuẩn nào? theo Dược điển nước nào, xuất bản lần thứ
mấy? ...
Tóm lại, tuỳ theo tính chất của chế phẩm cần thử và độ độc của tạp chất mà Dược
điển yêu cầu không được có một tạp chất nào đó (nói một cách chính xác hơn là với một
lượng chế phẩm nhất định không được cho phản ứng của một tạp chất nào đó) hoặc Dược điển
cho phép có tạp chất, song ở một giới hạn nhất định; ở giới hạn này nó không ảnh hưởng tới
chất lượng và tác dụng của chế phẩm.
* Ví dụ 1: Trong chuyên luận ''Glucose'', Dược điển Việt Nam I có ghi: ''... dung dịch
A: hoà tan 5 gam chế phẩm vào 25 ml nước. Dung dịch thu được phải trong và không
màu. Thêm nước vào dung dịch trên cho đủ 150 ml.
- Calci: 10 ml dung dịch A không được cho phản ứng của calci.
- Clorid: 2 ml dung dịch A pha loãng với nước thành 10 ml. Dung dịch thu được
không được chứa clorid nhiều hơn 10 ml dung dịch mẫu; nghĩa là không quá 0,02% trong
chế phẩm.
- Sulfat: 10 ml dung dịch A không được chứa sulfat nhiều hơn 10 ml dung dịch mẫu;
nghĩa là không quá 0,02% trong chế phẩm’’.
* Ví dụ 2: Trong chuyên luận ''Natri clorid'', Dược điển Việt Nam I có ghi:
Dung dịch A: Hoà tan 2,50 gam chế phẩm trong 50 ml nước.
- Sulfat: Lấy 10 ml dung dịch A, pha loãng với nước thành 30 ml. 10 ml dung dịch
này không được chứa sulfat nhiều hơn 10 ml dung dịch mẫu; nghĩa là không quá 0,06%
trong chế phẩm.
1.2.2. Cách xác định giới hạn tạp chất trong thuốc.
Trong cả 2 trường hợp trên, nghĩa là để xác định có tạp chất hay không (ví dụ 1 về
calci) hoặc xác định giới hạn cho phép của tạp chất (các mục sulfat clorid của cả ví dụ 1
và 2) thì các Dược điển đều sử dụng các phản ứng tạo mầu hay tạo tủa với tạp chất đó.
Phản ứng dùng phải đơn giản, nhanh, nhạy và có độ lặp lại cao.
- Trong trường hợp ví dụ 1 về calci (tổng quát là trong trường hợp Dược điển ghi, ở
một nồng độ nào đó của dung dịch chế phẩm không cho phản ứng của một tạp chất nào
đó) thì ta làm như sau:
Cho vào dung dịch chế phẩm cần thử mọi thuốc thử, trừ thuốc thử chính để phát hiện
tạp chất. Chia dung dịch đó làm 2 phần bằng nhau. Cho thuốc thử chính vào 1 trong 2
phần đó rồi so sánh mầu (hay độ đục) của 2 phần với nhau. Hai dung dịch không được
khác nhau rõ rệt.
- Trong trường hợp ví dụ 2 (tạp sulfat) và ví dụ 1 (tạp clorid, sulfat) thì Dược điển
qui định là chúng được phép có trong các chế phẩm, song ở một lượng không được vượt
quá các mức cho phép (0,06%; 0,02%; 0,02%).
Để xác định xem, tạp chất có vượt quá mức cho phép không, người ta dùng phản
ứng tạo mầu hay tạo tủa (đục) với tạp chất rồi so sánh mầu (hay độ đục) của dung dịch
thử với màu (hay độ đục) của dung dịch mẫu - dung dịch này chứa một lượng tạp chất đó
ở giới hạn cho phép. Cụ thể tiến hành như sau:
Chọn 2 ống nghiệm không màu, cùng đường kính. Cho vào ống thứ nhất dung dịch
thử - dung dịch này pha theo sự hướng dẫn trong từng chuyên luận của Dược điển và ống
thứ hai 10 ml dung dịch mẫu. Cho vào mỗi ống nghiệm mọi thuốc thử, trừ thuốc thử
chính tạo tủa (hay mầu) với tạp chất. Cuối cùng cho thuốc thử vào cả 2 ống. So sánh màu
(hay độ đục) của 2 ống.
Mầu (hay độ đục) không được đậm hơn mầu (hay độ đục) của ống mẫu.
- Để tiến hành việc xác định trên cho chính xác, ta phải chú ý các điều kiện sau:
+ Nước và thuốc thử sử dụng không được chứa tạp chất cần tìm.
+ Cân hoá chất để pha dung dịch mẫu phải cân bằng cân phân tích.
+ Các ống nghiệm đựng dung dịch thử và dung dịch mẫu để so sánh phải không mầu
và cùng đường kính.
+ Khi quan sát độ đục thì phải nhìn từ trên ống nghiệm xuống đáy và đặt một tờ giấy
đen ở đáy ống nghiệm. Khi so sánh mầu thì nhìn ngang trên nền trắng (trừ trường hợp thử
kim loại nặng).
+ Phải cho các thuốc thử vào dung dịch thử và dung dịch mẫu cùng một lúc và với
số lượng như nhau.
Cùng một tạp chất, song ở các chế phẩm khác nhau thì Dược điển lại cho phép có ở
những giới hạn khác nhau (ví dụ: Tạp sulfat ở ví dụ 1 và 2). Như vậy, mỗi lần thử một tạp
chất nào đó (sulfat chẳng hạn), ta lại phải pha một dung dịch mẫu để so sánh.
Để thuận tiện cho công tác kiểm nghiệm thuốc, đối với mỗi tạp chất, Dược điển chỉ
dùng một dung dịch mẫu và thường dùng một số lượng nhất định khi so sánh (thường là
10 ml). Do đó, tuỳ mức độ cho phép của tạp chất mà mỗi chế phẩm đem thử phải pha ở
những nồng độ khác nhau.
Sau đây chúng tôi đưa ra một biểu thức nêu lên sự liên quan giữa nồng độ dung dịch
mẫu; giới hạn cho phép của tạp chất và nồng độ dung dịch thử (hay số lượng chế phẩm
đem thử):
A.B D.C
D =  A =
C B
Ở đây: D: Nồng độ dung dịch mẫu (tính bằng phần trăm).
A: Số lượng chế phẩm đem thử (tính bằng gam).
B: Giới hạn cho phép của tạp chất trong chế phẩm (tính bằng %)
C: Là số ml dung dịch mẫu đem so sánh.
Do B luôn luôn thay đổi tuỳ theo chế phẩm, trong cùng một Dược điển thì D và C
thường không thay đổi nên A phải thay đổi cho phù hợp với B.
Ví dụ: Tạp sulfat trong ví dụ 1 là 0,02%, trong ví dụ 2 cho phép 0,06%, song dung
dịch mẫu sulfat trong cả 2 trường hợp cũng chỉ là 1 (cùng nồng độ).
0,5 x 0,02 0,5 0,06
D1 = = 0,001% ; D2 = . = 0,001%
10 3 10

0,001 x 10 0,001 . 10 1
A1 = = 0,5 g ; A2 = = g
0,02 0,06 6
Đối với các Dược điển khác nhau thì thông thường là D khác nhau (nồng độ dung
dịch mẫu). Để khỏi phải pha dung dịch mẫu theo Dược điển nước đó mà dùng ngay dung
dịch mẫu sẵn có theo Dược điển của mình, song vẫn đảm bảo B không thay đổi thì ta
thay đổi A theo công thức trên.
Sau đây là cách xác định giới hạn các tạp chất và cách pha dung dịch mẫu theo
Dược điển Việt Nam I:
* Clorid và acid hydrocloric.
Những dung dịch có ion clorid cho với dung dịch bạc nitrat tủa trắng lổn nhổn hay
một dung dịch đục trắng hay đục lờ tuỳ theo nồng độ. Tủa này không tan trong acid
nitric, dễ tan trong dung dịch amoniac.
Độ nhạy của phản ứng là 0,0005 mg ion clorid trong 1 ml dung dịch. 0,002 mg ion
clorid trong 1 ml dung dịch (dung dịch 0,0002%) cho với thuốc thử trên một dung dịch
đục lờ rõ rệt.
- Cách thử: 10 ml dung dịch cần thử đã pha đúng nồng độ qui định trong chuyên
luận, được trung hoà nếu cần với acid nitric loãng hay dung dịch amoniac; đồng thời
chuẩn bị 10 ml dung dịch mẫu chứa 0,0002% ion clorid. Cho vào mỗi dung dịch trên 0,5
ml acid nitric loãng (TT); 0,5 ml dung dịch AgNO3 (TT). Lắc đều. Sau 5 phút, so sánh 2
dung dịch. Dung dịch cần thử không được đục hơn dung dịch mẫu.
Cách thử trên không áp dụng cho trường hợp tìm clorid trong các muối của acid
hydrohalogenio, acid xyanhydric và acid sulfoxyanhydric.
- Dung dịch ion clorid mẫu: Hoà tan 0,659 gam natri clorid đã nung nhẹ ở 200 -
0
300 C trước với nước trong một bình cầu định mức 1 lít và thêm nước tới vạch (dung
dịch A).
Lấy 5 ml dung dịch A, pha loãng với nước vừa đủ 1 lít được dung dịch B. Dung dịch
B chứa 0,002 mg ion clorid trong 1 ml (0,0002%). Dung dịch B chỉ pha khi dùng.
* Sulfat và acid sulfuric.
Những dung dịch chứa ion sulfat, tuỳ nồng độ, cho với dung dịch muối bari tủa bari
sulfat mầu trắng hay đục trắng, không tan trong acid hydrocloric.
Độ nhạy của phản ứng là 0,003 mg ion sulfat trong 1 ml dung dịch. 0,01 mg ion
sulfat trong 1 ml dung dịch (0,001%) cho với thuốc thử trên đục rõ rệt, sau 5 - 10 phút.
- Cách thử: 10 ml dung dịch cần thử đã pha đúng nồng độ qui định trong chuyên
luận, được trung hoà nếu cần với acid hydrocloric loãng (TT) hay dung dịch amoniac
(TT); đồng thời chuẩn bị 10 ml dung dịch mẫu chứa 0,001% ion sulfat, cho vào mỗi dung
dịch 0,5 ml acid hydrocloric loãng (TT) và 1 ml dung dịch bari clorid (TT). Lắc đều. Sau
10 phút so sánh 2 dung dịch. Dung dịch cần thử không được đục hơn dung dịch mẫu.
- Dung dịch ion sulfat mẫu: Hoà tan 1,814 gam kali sulfat (TT) đã sấy khô ở 100 -
1050 tới khối lượng không đổi, với nước trong 1 bình định mức 1 lít và thêm nước tới
vạch (dung dịch A). Lấy 10 ml dung dịch A, pha loãng với nước đủ 1 lít, được dung dịch
B. Dung dịch B chứa 0,01 mg ion sulfat trong 1 ml (0,001%). Dung dịch B chỉ pha khi
dùng.
* Amoni và amoniac.
Những dung dịch chứa ion amoni cho với thuốc thử Nesler. Một tủa vàng hay một
dung dịch mầu vàng tuỳ theo nồng độ. Độ nhạy của phản ứng là 0,0003 mg amoniac
trong 1 ml dung dịch 0,002 mg amoniac trong 1 ml dung dịch (0,0002%) cho với thuốc
thử trên một màu vàng rõ rệt.
- Cách thử: 10 ml dung dịch cần thử đã pha đúng nồng độ qui định, được trung hoà
nếu cần với dung dịch NaOH loãng (TT). Đồng thời chuẩn bị 10 ml dung dịch amoniac
mẫu chứa 0,0002% amoniac. Cho vào mỗi dung dịch 0,15 ml (khoảng 3 giọt) thuốc thử
Nesler và lắc đều. Sau 5 phút, so sánh 2 dung dịch. Dung dịch cần thử không được có
mầu vàng hơn mầu dung dịch mẫu.
Đối với các chế phẩm có chứa kim loại nặng và kim loại kiềm thổ, cách thử như sau:
Hoà tan chế phẩm trong ít nước nóng. Sau khi nguội, cho 2 ml dung dịch natri hydroxyd
(TT) và 2 ml dung dịch natri carbonat (TT) pha loãng dung dịch với nước tới nồng độ cần thiết,
khuấy đều và lọc. Lấy 10 ml dịch lọc và thử như trên.
Đối với các chế phẩm có chứa trên 0,03% tạp chất sắt cách thử như sau: Lấy 10 ml
dung dịch cần thử, cho 2 giọt dung dịch natri hydroxyd (TT) và 3 ml dung dịch natri kali
tactrat 20% (TT) lắc kỹ. Cho 0,15 ml thuốc thử Nesler và tiếp tục làm như trên.
- Dung dịch amoniac mẫu:
Hoà tan 0,628 gam amoni clorid (TT), đã sấy khô đến khối lượng không đổi trong
bình hút ẩm có acid sulfuric, với nước trong bình định mức 1 lít. Thêm nước vừa đủ tới
vạch (dung dịch A). Lấy 10 ml dung dịch A, pha loãng với nước vừa đủ 1 lít, được dung
dịch B. Dung dịch B chứa 0,002 mg amoniac trong 1 ml (0,0002%). Dung dịch B chỉ pha
khi dùng.
* Kim loại nặng:
Những dung dịch chứa ion chì cho với dung dịch natri sulfid một tủa đen hay một
mầu nâu, tuỳ theo nồng độ.
Độ nhạy của phản ứng là 0,0005 mg ion chì trong 1 ml dung dịch (0,00005%) cho
với thuốc thử trên một mầu nâu rõ, khi nhìn qua một lớp dung dịch (từ trên xuống dưới)
dầy khoảng 6 - 8 cm.
- Cách thử kim loại nặng trong các dung dịch chế phẩm: 10 ml dung dịch cần thử đã
pha đúng nồng độ trong chuyên luận, được trung hoà hay acid hoá nhẹ nếu cần, với dung
dịch acid acetic 30% (TT) hay dung dịch NaOH (TT). Đồng thời chuẩn bị 10 ml dung
dịch mẫu chứa 0,00005% ion chì.
Cho vào mỗi dung dịch 1 ml dung dịch acid acetic 30% (TT), 1 - 2 giọt dung dịch
natri sulfid (TT). Lắc đều. Sau 1 phút, so sánh 2 dung dịch. Dung dịch cần thử không
được có mầu đậm hơn mầu của dung dịch mẫu. Khi soi mầu, phải nhìn từ trên xuống
dưới và lót một tờ giấy trắng ở dưới. Các ống nghiệm cần có đường kính khoảng 1,5 cm.
Trong 2 dung dịch chỉ được phép hiện lên một đục lờ nhẹ do lưu huỳnh thoát ra từ natri
sulfid.
Ghi chú: Đối với các chế phẩm chứa sắt với tỷ lệ 0,05% trở lên, phải loại sắt trước
khi tìm kim loại nặng (có chỉ dẫn cụ thể ở chuyên luận cần tiến hành).
- Cách thử kim loại nặng trong cắn tro các hợp chất hữu cơ: Sau khi nung chất hữu
cơ với acid sulfuric, đun nóng cắn còn lại với 1 ml dung dịch bão hoà amoni acetat (TT),
đã được trung hoà bằng dung dịch NaOH loãng (TT) (xem ghi chú 1). Thêm 4 ml nước
và lọc vào một ống nghiệm qua một giấy lọc không tro nhỏ, đã được rửa trước bằng acid
acetic 1% (TT) và sau đó bằng nước nóng. Rửa chén nung và giấy lọc với 5 ml nước và
hứng nước rửa vào cùng một ống nghiệm. Tìm kim loại nặng trong dịch lọc theo chỉ dẫn
ở trên.
Muốn pha dung dịch mẫu trong trường hợp này, cho vào một chén nung một lượng acid
sulfuric (TT) như đã lấy để nung chất hữu cơ, rồi tiến hành như trên, chỉ khác ở chỗ không có
chế phẩm cần thử và khi rửa chén nung và giấy lọc chỉ dùng 4 ml nước, sau đó cho thêm vào
dịch lọc 1 ml dung dịch ion chì mẫu B.
Ghi chú:
. Cách trung hoà dung dịch bão hoà amoni acetat: Cho dung dịch NaOH 30% vào tới
khi dung dịch có mầu hồng với phenolphtalein (CT), sau đó trung hoà NaOH thừa bằng
dung dịch bão hoà amoni acetat (TT), đến khi có mầu hồng nhạt.
. Nếu chế phẩm cần thử có lẫn sắt, việc tìm kim loại nặng vẫn tiến hành được không
bị cản trở.
- Dung dịch ion chì mẫu:
Hoà tan 0,915 gam chì acetat (TT), vừa mới kết tinh lại trong nước, trong bình định
mức 1 lít. Thêm 1ml dung dịch acid acetic 30% (TT), rồi thêm nước tới vạch (dung dịch
A).
Lấy 1 ml dung dịch A, pha loãng với nước vừa đủ 100 ml, được dung dịch B. Lấy 1
ml dung dịch B, pha loãng với nước đủ 10 ml, được dung dịch C. Dung dịch C chứa
0,0005 mg ion chì trong 1 ml (0,00005%).
Các dung dịch B, C chỉ pha khi dùng.

II. KIỂM NGHIỆM NATRI CLORID DƯỢC DỤNG:


NaCl P.t.l. 58,4
2.1. Lý tính:
Tinh thể hình lập phương không màu hay bột kết tinh trắng, không mùi, vị mặn. Dễ
tan trong nước, glycerin; hơi tan trong cồn.
2.2. Hoá tính:
Khi hoà tan vào nước, natri clorid phân ly hoàn toàn ra ion clorid và ion natri:
H2O
NaCl Na + + Cl -
Vì vậy, hoá tính của natri clorid là hoá tính của ion clorid và ion natri.
- Trộn 0,1 ml dung dịch natri clorid 5% với 0,2 ml dung dịch kẽm uranylacetat (TT):
xuất hiện tủa kết tinh màu vàng:
Na+ + Zn [(UO2 )3(CH3COO-)8] + CH3COO- + 9H2O =
NaZn[(UO2)3 (CH3 COO-)9] . 9 H2O
- Đốt ít chế phẩm trên ngọn lửa không màu, ngọn lửa sẽ nhuộm màu vàng.
- Hoà tan 0,05 gam chế phẩm trong 5 ml nước. Acid hoá bằng vài giọt acid nitric
loãng (TT). Thêm 0,5 ml dung dịch bạc nitrat (TT): Xuất hiện tủa trắng lổn nhổn. Tủa
không tan trong các acid mà tan trong dung dịch amoniac.

Cl - + AgNO 3 = AgCl + NO 3-
AgCl + NH3 = [Ag(NH3)2] Cl-
+

2.3. Thử tinh khiết:


- Giới hạn acid kiềm: Hoà tan 5 gam chế phẩm trong 50 ml nước mới đun sôi để
nguội. Thêm 2 giọt dung dịch bromothymol xanh. Nếu dung dịch có màu vàng, thêm 0,1
ml dung dịch natri hydroxydd 0,02N. Dung dịch phải chuyển sang màu xanh. Nếu dung
dịch có màu xanh, thêm 0,2 ml acid hydrocloric 0,02N. Dung dịch phải chuyển sang màu
vàng.
- Bromid, iodid: Hoà tan 2,5 gam chế phẩm trong 10 ml nước. Thêm 0,5 ml
cloroform, vài giọt nước clo (hoặc dung dịch cloramin). Lắc. Lớp cloroform không được
có màu vàng (bromid) hoặc màu tím (iodid).
+ Dung dịch A: Hoà tan 2,5 gam chế phẩm trong 50 ml nước.
- Sulfat: Không quá 0,06%
Lấy 10 ml dung dịch A pha loãng với nước thành 30 ml, 10 ml dung dịch này không
được chứa sulfat nhiều hơn 10 ml dung dịch mẫu.
- Muối amoni: Không quá 0,004%.
10 ml dung dịch A không được chứa muối amoni nhiều hơn 10 ml dung dịch mẫu.
- Calci, magnesi: Hoà tan 0,2 gam chế phẩm trong 20 ml nước. Thêm 2 ml dung dịch
amoniac loãng (TT), 2 ml dung dịch amoni oxalat (TT) và 2 ml dung dịch natri photphat
10%. Trong vòng 5 phút, dung dịch không được có tủa.
+ Dung dịch B: Hoà tan 5 gam chế phẩm trong 50 ml nước.
- Bari: 10 ml dung dịch B không được vẩn đục khi thêm acid sulfuric loãng (TT).
- Kim loại nặng: Không quá 0,005%.
10 ml dung dịch B không được chứa kim loại nặng nhiều hơn 10 ml dung dịch mẫu.
- Sắt: Không quá 0,001%
Hoà tan 3 gam chế phẩm trong 10 ml nước. Dung dịch này không được chứa sắt
nhiều hơn10 ml dung dịch mẫu.
- Arsenic: Không quá 0,0001%.
1 gam chế phẩm không được chứa arsenic nhiều hơn 1ml dung dịch mẫu.
- Giảm khối lượng do sấy: Không quá 1%
Cân chính xác khoảng 1 gam chế phẩm đem sấy ở 110 -130 0C tới khối lượng không
đổi.

2.4. Định lượng:


2.4.1. Tiến hành:
Cân chính xác khoảng 1 gam chế phẩm hoà tan bằng nước trong bình định mức 30 ml và
thêm nước tới vạch. Trộn đều. Lấy 5 ml dung dịch trên pha loãng với nước thành 40 ml.
Chuẩn độ bằng dung dịch bạc nitrat 0,1N cho đến khi dung dịch có mầu vàng cam (chỉ
thị: dung dịch kali cromat (CT)).
1ml dung dịch AgNO3 0,1N tương ứng với 0,005844 gam NaCl. Chế phẩm phải
chứa ít nhất 99% NaCl tính theo chế phẩm khô.
Cl- + AgNO3 = AgCl + NO3-
AgNO3 (thừa) + K2CrO4 = (Ag)2CrO4 + 2KNO3

2.4.2. Định lượng dung dịch tiêm truyền natri clorid.


* Dung dịch tiêm truyền natri clorid đẳng trương: Là dung dịch vô trùng của natri
clorid trong nước có nồng độ 0,9%.
Công thức: Natri clorid 9 gam
Nước cất pha tiêm vừa đủ 1000 ml
- Tính chất: Dung dịch trong, không màu, vị mặn, pH = 4,5 - 7,0.
- Định lượng: Lấy chính xác 5 ml dung dịch chế phẩm cho vào bình nón 250 ml.
Thêm 10 ml dung dịch bạc nitrat 0,1N; 1 ml acid nitric loãng (TT). 1 ml dung dịch
phèn sắt amoni 10%. Lắc mạnh. Chuẩn độ bạc thừa bằng dung dịch amoni sulfocyanid
0,1N cho đến khi dung dịch có mầu vàng hồng.
1 ml dung dịch AgNO3 0,1N tương ứng với 0,005844 gam NaCl. Dung dịch phải
chứa từ 0,00855 - 0,00945 gam NaCl trong 1 ml.
* Dung dịch natri clorit ưu trương (dung dịch 10%).
Công thức: Natri clorid 100 gam
Nước cất pha tiêm vừa đủ 1000 ml
- Tính chất: Dung dịch trong, không màu, vị mặn, pH = 4,5 - 7,0.
- Định lượng: Lấy chính xác 5 ml dung dịch chế phẩm cho vào bình định mức 100
ml và thêm nước tới vạch. Trộn đều. Lấy 10 ml dung dịch này cho vào bình nón 250 ml.
Thêm 10 ml dung dịch bạc nitrat 0,1N; 1 ml acid nitric loãng (TT); 1 ml dung dịch phèn sắt
amoni 10%. Lắc mạnh. Chuẩn độ bạc thừa bằng dung dịch amoni sulfocyanid 0,1N tới khi
dung dịch chuyển sang màu vàng hồng.
Chế phẩm phải chứa từ 0,095 đến 0,105 gam NaCl trong 1 ml.
Cl - + AgN03 = AgCl + N03-
AgNO3 dư + SCN- = AgSCN + NO3-
- 3+
SCN thừa một giọt + Fe = Fe(SCN)3 mầu vàng
Chú ý:
- Nếu sự chuyển mầu khó phát hiện thì cho thêm vào bình nón 5 ml cloroform.
- Cũng có thể định lượng dung dịch tiêm truyền natri clorid theo phương pháp Morh
(phương pháp định lượng natri clorid ở trên như Dược điển Liên Xô X hay Tiệp 3). Chỉ thị
điểm tương đương có thể dùng kali cromat hay chỉ thị đo thế (điện cực chỉ thị là điện cực
bạc; điện cực so sánh là điện cực calomel bão hoà).
Hướng dẫn đánh giá kết quả thí nghiệm
3. Thực hành
3.1. Tổ chức thực hành
Tốp chia làm 3 nhóm, mỗi nhóm 3-4 học viên:
- Nhóm 1 thực hành định tính aspirin
- Nhóm 2 thực hành thử tinh khiết aspirin
- Nhóm 3 thực hành định lượng aspirin.
Sau khi thực hiện xong, các nhóm thực hành tiếp các chỉ tiêu tiếp theo, ghi kết quả.
3.2. Đánh giá kết quả thực hành
Các nhóm sinh viên báo cáo lại kết qủa thực hành vào cuối buổi học, giảng viên sẽ
đánh giá và cho điểm.
Sinh viên ghi kết quả thực hành theo mẫu sau:

You might also like