Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 6

Chuyên đề : CACBON - SILIC Chúc một ngày tốt lành!

Chuyên đề : CACBON - SILIC


Dạng1 : PHƯƠNG TRÌNH PHẢN ỨNG
Câu 1. Viết phương trình theo chuyển hóa sau:

a. CO2  C  CO  CO2  CaCO3  Ca(HCO3)2  CO2

b. CO2  CaCO3  Ca(HCO3)2  CO2  C  CO  CO2

c. C  CO  CO2  CaCO3  Ca(HCO3)2  Na2CO3  NaHCO3  NaCl

Câu 2. Viết các phương trình phản ứng xảy ra khi cho C tác dụng với: Ca, Al, Al2O3, CaO, CuO, H2O, HNO3,
H2SO4 đặc, KClO3.

Câu 3. Viết các phương trình phản ứng xảy ra khi cho CO tác dụng với: O2, Cl2, CuO, CaO, Fe3O4.

Câu 4. Viết các phương trình phản ứng xảy ra khi cho CO2 dư tác dụng với: Mg, CaO, Ba(OH)2, CaCO3, H2O.

Câu 5. Viết phương trình phản ứng của dung dịch NaHCO3 với từng dung dịch H2SO4 loãng, KOH, Ba(OH)2
dư.

Câu 6. Viết phương trình hóa học dưới dạng phân tử và ion thu gọn biểu diễn các quá trình sau.

a) Cho dung dịch NaOH tác dụng với dung dịch NaHCO3.

b) Cho khí CO2 đi từ từ qua dung dịch Ba(OH)2 đến khi khí CO2 dư hoà tan hết kết tủa BaCO3, cuối cùng đun
nóng dung dịch để kết tủa BaCO3 lại được tái tạo.

c) Cho lượng dư dung dịch Ca(OH)2 tác dụng với dung dịch Ba(HCO3)2.

d) Cho từ từ lượng nhỏ dung dịch HCl loãng vào dung dịch hỗn hợp Na2CO3 và NaHCO3 đồng thời khuấy đều
hỗn hợp trong quá trình đó.

e) Thêm dung dịch FeCl3 vào dung dịch Na2CO3 tạo kết tủa Fe(OH)3 và giải phóng khí CO2.

f) Thêm dung dịch AlCl3 vào dung dịch NaHCO3 tạo thành kết tủa Al(OH)3 và giải phóng khí CO2

Dạng2 : NHẬN BIẾT


Bằng phương pháp hóa học hãy phân biệt:

a) Các khí SO2, CO2, NH3 và N2


b) Các khí CO2, SO2, N2, O2 và H2
c) Các khí CO, CO2, SO2 và SO3 (khí)
d) Các khí Cl2, NH3, CO, CO2
e) Chất rắn BaSO4, BaCO3, NaCl, Na2CO3 (Chỉ dùng thêm HCl loãng)
f) Chất rắn NaCl, Na2SO4, BaCO3,Na2CO3 (chỉ dùng thêm CO2 và nước)
g) Các dung dịch NaOH, NH4Cl, Na2SO4, , Na2CO3.
h) Bốn chất lỏng: H2O, HCl, Na2CO3, NaCl (không dùng thêm hóa chất nào khác)
i) Phân biệt muối Na2CO3 và Na2SO3?
j) Phân biệt SiO2, Al2O3 và Fe2O3

1 Kì tích là tên gọi khác của sự nỗ lực!


Chuyên đề : CACBON - SILIC Chúc một ngày tốt lành!

Dạng 3: BÀI TẬP VỀ MUỐI CACBONAT


Câu 1: Nung đến khối lượng một lượng muối hiđrocacbonat của kim loại hoá trị II, thu được 17,92 lít (đktc)
khí và hơi và 40,8 gam bã rắn. Xác định tên và khối lượng muối hiđrocacbonat trên.
Câu 2: Nhiệt phân hoàn toàn hỗn hợp CaCO3 và MgCO3 thu được 1,12 lít CO2 (đktc) và 2,2 gam chất rắn. Tính
thành phần % theo khối lượng của các chất ban đầu.
Câu 3: Khi nung 35,2 gam hỗn hợp gồm CaCO3 và MgCO3 thì khối lượng chất rắn thu được sau phản ứng chỉ
bằng một nửa khối lượng ban đầu. Tính thành phần % theo khối lượng các chất ban đầu.
Câu 4: Cho hỗn hợp 3 muối amoni hidrocacbonat, natri hidrocacbonat và canxi hidrocacbonat. Khi nung 48,8
gam hỗn hợp đó đến khối lượng không đổi thu được 16,2 gam bã rắn. Cho bã rắn tác dụng với dung dịch HCl
thu được 2,24 lít khí (đktc) khí. Xác định thành phần % của hỗn hợp muối.
Câu 5: Cho 24,4 gam hỗn hợp Na2CO3, K2CO3 tác dụng vừa đủ với dung dịch BaCl2. Sau phản ứng thu được
39,4 gam kết tủa. Lọc tách kết tủa. Cô cạn dung dịch thu được m gam muối clorua. Tính m?
Câu 6: Hoà tan 14 gam hỗn hợp hai muối MCO3 và Na2CO3 bằng dung dịch HCl dư, thu được dung dịch A và
0,672 lít khí (đktc). Cô canh dung dịch A thì thu được m gam muối. Tính m?
Câu 7: Thêm từ từ dung dịch chứa 0,3 mol HCl vào 500 ml dung dịch Na2CO3 0,4M. Tính thể tích khí thu
được (đktc)?
Câu 8: Nhỏ từ từ từng giọt đến hết 30 ml dung dịch HCl 1M vào 100 m l dung dịch chứa Na2CO3 0,2 M và
NaHCO3 0,2 M. Tính thể tích CO2 thu được sau phản ứng.
Câu 9: Cho từ từ dung dịch chứa a mol HCl vài dung dịch chứa b mol Na2CO3 đồng thời khuấy đều, thu được
V lít khí ( đktc) và dung dịch X. Khi cho dư nước vôi trong vào dung dịch X thấy có xuất hiện kết tủa. Thiết lập
biểu thức liên hệ giữa V với a và b.

Dạng 4: BÀI TẬP VỀ TÍNH KHỬ CỦA CO VÀ C


Câu 1: Khử 16 gam hỗn hợp gồm FeO, Fe2O3, Fe3O4, CuO, PbO bằng khí CO ở nhiệt độ cao thu được 11,2
gam chất rắn. Tính thể tích CO đã tham gia phản ứng (đktc).
Câu 2: Dẫn khí CO qua ống sứ chứa 15,2 gam hỗn hợp CuO và FeO nung nóng thu được 13,6 gam chất rắn A
và hỗn hợp khí B. Sục khí B vào dung dịch nước vôi trong dư thu được a gam kết tủa C. Tính a?

Câu 3: Cho luồng khí CO qua ống sứ đựng 0,04 mol hỗn hợp gồm FeO và Fe2O3 nung nóng. Kết thúc thí
nghiệm thu được chất rắn B có khối lượng 4,784 gam. Khí ra khỏi ống sứ hấp thụ hết vào dung dịch Ba(OH)2
lấy dư được 9,062 gam kết tủa. Tính % khối lượng các chất trong hỗn hợp ban đầu.
Câu 4: Dẫn khí CO qua ống sứ chứa một oxit sắt ( FexOy) ở nhiệt độ cao. Sau khi phản ứng kết thúc thu được
0,84 gam sắt và dẫn khí và dẫn khí sinh ra vào nước vôi trong dư thu được 2 gam kết tủa. Các định công thức
FexOy.
Câu 5: Cho luồng khí CO đi qua ống sứ đựng m gam Fe2O3 nung nóng, sau một thời gian thu được 13,92 gam
chất rắn X gồm Fe, FeO, Fe2O3, Fe3O4. Cho X tác dụng với dung dịch HNO3 đặc nóng dư thu được 5,824 lít
NO2 (đktc).
a) Tính thể tích khí CO đã dùng (đktc).
b) Tính m?

2 Kì tích là tên gọi khác của sự nỗ lực!


Chuyên đề : CACBON - SILIC Chúc một ngày tốt lành!

Dạng 5: PHẢN ỨNG CỦA CO2 VÀ DUNG DỊCH KIỀM


Câu 1: Cho 11,2 lít khí CO2 (đktc) vào 350 ml dung dịch KOH 2M. Tính khối lượng muối thu được.
Câu 2: Hoà tan hoàn toàn 15 gam CaCO3 bằng dung dịch HCl dư, cho khí thoát ra hấp thụ vào 500 ml dung
dịch NaOH 0,4M thu được dung dịch X. Cho lượng dư dung dịch BaCl2 vào dung dịch X, tính khối lượng kết
tủa tạo thành.
Câu 3: Cho 4,48 lít khí CO2 (đktc) tác dụng vừa đủ với 100 ml dung dịch NaOH a mol/l cho tiếp dung dịch
CaCl2 vào thì thu được 5 gam kết tủa. Tính a?
Câu 4: Hấp thụ hoàn toàn 6,72 lít CO2 (đktc) vào nước vôi trong chứa 0,25 mol Ca(OH)2. Tính khối lượng kết
tủa thu được.
Câu 5: Cho từ từ V lít CO2 (đktc) vào 2 lít dung dịch Ca(OH)2 0,01 M được 1,5 gam kết tủa. Tính giá trị của
V?
Câu 6: Sục V lít CO2 (đktc) vào 3 lít dung dịch Ca(OH)2 0,01 M thu được 2,5 gam kết tủa. Tính giá trị lớn nhất
của V?
Câu 7: Sục V lít khí CO2 (đktc) vào 2 lít dung dịch Ca(OH)2 thu được 1,5 gam kết tủa và dung dịch A. Đun
nóng dung dịch A thu thêm 0,5 gam kết tủa nữa. Tính V và nồng độ mol/l của dung dịch Ca(OH)2?
Câu 8: Cho 2,688 lít CO2 (đktc) vào 2,5 lít dung dịch Ca(OH)2 thu được 8 gam kết tủa. Tính nồng độ mol/l của
dung dịch Ca(OH)2.
Câu 9: Sục V lít khí CO2 (đktc) vào 100 ml dung dịch Ba(OH)2 có pH=14 tạo thành 3,94 gam kết tủa. Tính V?
Câu 10: Sục 4,48 lít khí CO2 (đktc) vào 100 ml dung dịch gồm Ba(OH)2 0,5M và KOH 2M thì thu được m gam
kết tủa. Tính m?

Dạng 6: SILIC VÀ HỢP CHẤT CỦA SILI


Câu 1: Hoàn thành sơ đồ phản ứng sau:
Silic  Silic đioxit  Natri silicat  Axit silisic  Silic đioxit  Silic.
Câu 2: Viết phương trình phản ứng ăn mòn thuỷ tinh của HF. Biết thành phần chính của thuỷ tinh là Na2SiO3 (
Na2O.SiO2) và CaSiO3 (CaO.SiO2).
Câu 3: Cho các axit H2CO3 (1), H2SiO3 (2) và HCl (3). Sắp xếp các axit theo chiều tăng dần tính axit và viết
PTHH minh hoạ.
Câu 4: Cho a gam hỗn hợp X gồm Si và Al tác dụng với dung dịch NaOH dư thu được 1,792 lít khí H2 (đktc).
Cũng lượng hỗn hợp X như trên tác dụng với dung dịch HCl dư thu được 0,672 lít khí H2 (đktc). Tính A.
Cho phản ứng: 2Al + 2H2O + 2NaOH  2NaAlO2 + 3H2.
Câu 5: Khi cho 14,9 gam hỗn hợp Si, Zn, Fe tác dụng với dung dịch NaOH dư thu được 6,72 lít khí (đktc).
Cũng lượng hỗn hợp đó khi tác dụng với lượng dư dung dịch HCl sinh ra 4,48 lít khí (đktc). Các định thành
phần % các chất trong hỗn hợp trên.
Cho phản ứng: Zn + 2NaOH  Na2ZnO2 + H2.
Câu 6: Một loại thuỷ tinh chịu lực có thành phần theo khối lượng của các oxit như sau: 13% Na2O, 11,7% CaO
và 75,3% SiO2. Thành phần của loại thuỷ tinh này được biểu diễn dưới dạng công thức nào?
Câu 7: Thành phần chính xác của một loại cao lanh (đất sét) chứa Al2O3, SiO2 và H2O với tỉ lệ khối lượng
0,3953:0,4651:0,1395. Xác định công thức hoá học đúng của loại cao lanh này.

3 Kì tích là tên gọi khác của sự nỗ lực!


Chuyên đề : CACBON - SILIC Chúc một ngày tốt lành!
Câu 8: Để sản xuất 100kg loại thuỷ tinh có công thức Na2O.CaO.6SiO2 cần phải dùng bao nhiêu kg natri
cacbonat với hiệu suất là 100%.

4 Kì tích là tên gọi khác của sự nỗ lực!


Chuyên đề : CACBON - SILIC Chúc một ngày tốt lành!

TRẮC NGHIỆM – ĐỀ 01
Câu 1: Chọn phương trình hóa học viết đúng trong các phương trình dưới đây:
A. CO + Na2O → 2Na + CO2 B. CO + MgO → Mg + CO2
C. 3CO + Fe2O3 → 2Fe + 3CO2 D. 3CO + Al2O3 → 2Al + 3CO2
Câu 2: “Nước đá khô” không nóng chảy mà thăng hoa nên được dùng để tạo môi trường lạnh và khô rất tiện cho việc
bảo quản thực phẩm. Nước đá khô là:
A. CO rắn B. SO2 rắn C. H2O rắn D. CO2 rắn
Câu 3: CO2 không cháy và không duy trì sự cháy của nhiều chất nên được dùng để dập tắt các đám cháy. Tuy nhiên, CO2
không dùng để dập tắt đám cháy nào dưới đây ?
A. Đám cháy do xăng, dầu B. Đám cháy nhà cửa, quần áo
C. Đám cháy do magie hoặc nhôm D. Đám cháy do khí ga
Câu 4: Để có thể khắc chữ và hình trên thủy tinh người ta dùng dung dịch nào dưới đây ?
A. Dung dịch HCl B. Dung dịch HBr C. Dung dịch HI D. Dung dịch HF
Câu 5: Kim cương và than chì là các dạng thù hình của nguyên tố cacbon, nhưng lại có nhiều tính chất khác nhau như độ
cứng, khả năng dẫn điện, chúng có tính chất khác nhau là do :
A. Chúng có thành phần nguyên tố cấu tạo khác nhau C. Kim cương là kim loại còn than chì là phi kim
B. Chúng có kiến trúc cấu tạo khác nhau D. Kim cương cứng còn than chì thì mềm
Câu 6: Hiệu ứng nhà kính là hiện tượng trái đất đang ấm dần lên, do các bức xạ có bước sóng dài trong vùng hồng ngoại
bị giữ lại, mà không bức xạ ra ngoài vũ trụ. Khí nào dưới đây là nguyên nhân chính gây ra hiệu ứng nhà kính ?
A. H2 B. N2 C. CO2 D. O2
Câu 7: Để phân biệt khí CO2 và khí SO2 có thể dùng:
A. Dung dịch Ca(OH)2 B. Dung dịch Br2 C. Dung dịch NaOH D. Dung dịch KNO3
Câu 8: Sục 1,12 lít CO2 (đktc) vào 200 ml dung dịch Ba(OH)2 0,2M. Khối lượng kết tủa thu được là:
A. 78,8 gam B. 98,5 gam C. 5,91 gam D. 19,7 gam
Câu 9: Kim cương và than chì là 2 dạng thù hình của cácbon, vì
A. Có cấu tạo mạng tinh thể giống nhau.
B. Đều là các dạng đơn chất của nguyên tố cacbon và có tính chất vật lý khác nhau.
C. Có tính chất vật lý tương nhau.
D. Có tính chất hóa học không giống nhau.
Câu 10: Cacbon phản ứng với tất cả các chất trong dãy nào sau đây ?
A. Fe2O3, CO2, H2, HNO3 (đặc) B. CO, Al2O3, HNO3 (đặc), H2SO4.
C. Fe2O3, Al2O3, CO2, HNO3. D. CO, Al2O3, K2O, Ca.
Câu 11: Để đề phòng bị nhiễm độc CO, người ta sử dụng mặt nạ phòng độc có chứa những hóa chất là
A. CuO và MnO2 B. CuO và MgO C. CuO và than hoạt tính D. than hoạt tính.
Câu 12: Một trong những quá trình nào sau đây không sinh ra khí cacbonic
A. Đốt cháy khí đốt tự nhiên. B. Sản xuất vôi sống.
C. Sản xuất vôi tôi. D. Quang hợp của cây xanh.
Câu 13: Trong trường hợp nào sau đây , con người có thể bị tử vong do ngộ độc CO.
A. Dùng bình gaz để nấu nướng ở ngoài trời. B. Đốt bếp lò trong nhà không được thông gió tốt.
C. Nổ(chạy ) máy ôtô trong nhà xe đóng kín. D. Câu B và C đều đúng.
Câu 14: Khi cho axit HCl tác dụng vừa đủ với 3,8g hỗn hợp hai muối Na2CO3 và NaHCO3, thu được 0,896 lít khí (đktc).
Thành phần phần trăm theo khối lượng của hỗn hợp hai muối ban đầu là:
A. 70% và 30% B. 55,79% và 44,21% C. 20% và 80% D. Kết quả khác.
Câu 15: Cho hơi nước qua than nóng đỏ, người ta thu được hỗn hợp nào sau đây:
A. CO và H2 B. CO2 và H2 C. N2 và H2 D. CO và N2
Câu 16: Những điều nào sau đây là đúng:
A. Khí CO kết hợp với các hemoglobin trong máu ngăn không cho máu nhận oxi và cung cấp oxi cho các tế bào và do
đó gây tử vong cho con người.
B. Khí CO2 nặng hơn không khí và không tác dụng với oxi nên nó có tác dụng ngăn không cho vật cháy tiếp xúc với
không khí nên CO2 được dùng để dập tắt các đám cháy.

5 Kì tích là tên gọi khác của sự nỗ lực!


Chuyên đề : CACBON - SILIC Chúc một ngày tốt lành!
C. HF được dùng để khắc chữ hoặc các hoạ tiết trên thuỷ tinh.
D. Câu A, B, C đều đúng.
Câu 17: Silic và nhôm đều phản ứng được với dung dịch các chất trong dãy nào sau đây:
A. HCl, HF , CO2 B. NaCl, K2SO4, NaOH C. NaOH, KOH, O2 D. CaCl2, HF, O2
Câu 18: Khí CO và CO2 bị coi là chất ô nhiễm môi trường vì:
A. Nồng độ (%V) CO cho phép trong không khí là 10-20 phần triệu, nếu đến 50 phần triệu sẽ có hại cho não.
B. CO2 tuy không độc nhưng gây hiệu ứng nhà kính làm Trái Đất nóng lên.
C. CO2 cần cho cây xanh quang hợp nên không gây ô nhiễm.
D. Câu A, B đều đúng. Chọn câu trả lời đúng.
Câu 19: Ở điều kiện thích hợp, dãy chuyển hóa nào sau đây đúng với tính chất của X và các hợp chất của X (X là
nguyên tố C hoặc Si) ?
A. X → XO2 → Na2XO3 → H2XO3 → XO2 → X. C. XO2 → Na2XO3 → H2XO3 → XO → NaHXO3.
B. X → Na2XO3 → H2XO3 → XO2 → X. D. X → XH4 → XO2 → NaHCO3 → Na2XO3 → XO2.
Câu 20: Để phân biệt 2 chất rắn Na2CO3 và Na2SiO3 có thể dùng thuốc thử nào sao đây?
A. Dung dịch NaOH. B. Dung dịch HCl C. Dung dịch NaCl D. Dung dịch KNO3.
Câu 21: Nung 62 gam một cacbonat MCO3 cho đến khi phản ứng hoàn toàn thu được chất rắn A và khí CO2. Cho toàn
thể khí CO2 đi qua dung dịch Ca(OH)2 thu được 30 gam kết tủa. Đun dung dịch còn lại thì thu thêm 10 gam kết tủa nữa.
Xác định khối lượng chất rắn A và kim loại M.
A. 40 gam, Ca B. 40 gam, Cu C. 50 gam, Zn D. 32 gam, Ca
Câu 22: Nung 200 gam CaCO3. Cho khí CO2 thu được trong phản ứng đi qua C nung nóng, ta thu được một hỗn hợp
CO, CO2 có V = 56 lít (đktc) và tỉ khối đối với O2 bằng 0,975. Tính thể tích CO2 và CO trong hỗn hợp và hiệu suất phản
ứng nhiệt phân CaCO3.
A. 11,2 lít CO2; 44,8 lít CO, 80% B. 11,2 lít CO2; 44,8 lít CO, 75%
C. 22,4 lít CO2; 33,6 lít CO, 65% D. 5,6 lít CO2; 50,4 lít CO, 80%
Câu 23: Nhiệt phân hoàn toàn hỗn hợp MgCO3, CaCO3 rồi cho toàn bộ khí thoát ra (khí A) hấp thụ bằng dung dịch
Ca(OH)2 thu được kết tủa B và dung dịch C. Đun nóng dung dịch C thu được kết tủa B. Hỏi A, B, C lần lượt là những
chất gì ?
A. CO, CaCO3, Ca(HCO3)2 B. CO2, Ca(HCO3)2, CaCO3
C. CO, Ca(HCO3)2, CaCO3 D. CO2, CaCO3, Ca(HCO3)2
Câu 24: Cho 24,4 gam hỗn hợp Na2CO3, K2CO3 tác dụng vừa đủ với dung dịch BaCl2. Sau phản ứng thu được 39,4 gam
kết tủa. Lọc kết tủa, cô cạn dung dịch thì thu được bao nhiêu gam muối clorua khan ?
A. 2,66 gam B. 22,6 gam C. 26,6 gam D. 6,26 gam
Câu 25: Hỗn hợp A gồm sắt và oxit sắt có khối lượng 5,92 gam. Cho khí CO dư đi qua hỗn hợp A đun nóng, khí đi ra
sau phản ứng cho tác dụng với dung dịch Ca(OH)2 dư được 9 gam kết tủa. Khối lượng sắt trong hỗn hợp là :
A. 4,84 gam B. 4,48 gam C. 4,45 gam D. 4,54 gam
Câu 26: Cho V lít khí CO2 (đo ở 54,6oC và 2,4 atm) hấp thụ hoàn toàn vào 200 ml dung dịch hỗn hợp KOH 1M và
Ba(OH)2 0,75M thu được 23,64 gam kết tủa. V có giá trị là :
A. 1,343 lít B. 4,25 lít C. 1,343 lít và 4,25 lít D. 1,12 lít và 3,36 lít
Câu 27: Sục 2,24 l (đktc) CO2 và dung dịch chứa 0,2 mol NaOH, cho và giọt phenolphtalein vào dung dịch sau phản
ứng, màu của dung dịch thu được là:
A. Màu đỏ. B. Màu xanh. C. Màu tím. D. Không màu.
Câu 28: Cho 7g hổn hợp 2 muối cacbonat của kim loại hoá trị II tác dụng với dd HCl thấy thoát ra V lít khí (đkc).Dung
dịch cô cạn thu được 9,2g muối khan.Giá trị của V là
A. 4,48 lít. B. 3,48 lít. C. 4,84 lít. D. Kết quả khác.
Câu 29: Cho khí CO khử hoàn toàn hỗn hợp Fe2O3 và CuO thu được hỗn hợp kim loại và khí CO2. Nếu số mol CO2 tạo
ra từ Fe2O3 và từ CuO có tỉ lệ là 3:2 thì % khối lượng của Fe2O3 và CuO trong hỗn hợp lần lượt là:
A. 60% và 40% B. 50% và 50% C. 40% và 60% D. 30% và 70%
Câu 30: Khử hoàn toàn 4g hỗn hợp CuO và PbO bằng khí CO ở nhiệt độ cao.Khí sinh ra sau phản ứng được dẫn vào bình
đựng dung dịch Ca(OH)2 dư thu được 10g kết tủa. Khối lượng hổn hợp Cu và Pb thu được là
A. 2,3g B. 2,4g C. 3,2g D. 2,5g

6 Kì tích là tên gọi khác của sự nỗ lực!

You might also like