Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 9

CHƯƠNG III - PHƯƠNG THỨC QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG ĐỐI

VỚI SẢN PHẨM GIA DỤNG TIẾP XÚC THỰC PHẨM TRÊN
THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM
Đối với các quốc gia trên thế giới, việc kiểm soát chất lượng đối với các sản phẩm có
liên quan đến sức khỏe con người đều được quản lý rất chặt chẽ thông qua các hệ thống
văn bản pháp luật nói chung (Luật, Chỉ thị, Hướng dẫn bổ sung,…) và hình thức quản lý
khác nhau của từng quốc gia, các cách thức quản lý cũng như các chỉ tiêu luôn được cập
nhật sửa đổi và kiểm soát các yếu tố mà có khả năng ảnh hưởng đến người sử dụng theo
từng giai đoạn cụ thể tùy thuộc vào tình hình sử dụng và mức độ đánh giá nguy hiểm của
chúng, đặc biệt là đối với các nhóm sản phẩm có liên quan đến thực phẩm vì chúng thường
được sử dụng thường xuyên và có nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe người sử dụng cao
nhất.
Trong chương này tập trung trình bày về các phương thức quản lý về mặt chất lượng
đối với các hàng hóa (thiết bị, dụng cụ, vật liệu, bao bì,…) tiếp xúc thực phẩm nhằm đảm
bảo an toàn cho người sử dụng theo các quy định đang được áp dụng trên thế giới (cụ thể
là Châu Âu) nói chung và tại Việt Nam nói riêng, để từ đó có cái nhìn tổng quan hơn về
thực trạng cách thức quản lý chất lượng đối với nhóm sản phẩm này .
1. Hình thức quản lý chất lượng sản phẩm tiếp xúc thực phẩm trên thế giới
Hiện nay, một vài quốc gia trên thế giới, đặc biệt là các nước phát triển như Châu Âu,
Mỹ,… đang quản lý và kiểm soát chất lượng sản phẩm của nhóm ngành này theo hình thức
quản lý hệ thống chất lượng chuỗi cung ứng và đối với từng phân khúc, từng bên tham gia
đều được quản lý đều theo các quy định về chất lượng (an toàn sức khỏe, bảo vệ môi trường
và chống gian lận thương mại) và kiểm soát theo các văn bản pháp luật có liên quan.
Trong chương này việc tham khảo chủ yếu dựa trên hệ thống quản lý chất lượng đối
với nhóm sản phẩm này tại các nước trong Liên minh Châu Âu.
Một chuỗi cung ứng sản phẩm bao gồm nhiều thành phần tham gia như: nhà sản xuất,
nhà cung ứng, người tiêu dùng. Tất cả các bên tham gia trong chuỗi cung ứng trên đều có
các yêu cầu cụ thể và được quản lý, kiểm soát nhằm đảm bảo chất lượng sản phẩm về mặt
sản xuất, mua bán trên thị trường và tiêu thụ của cả hệ thống, cụ thể như sau:
Hình 3-1: Tổng quan về các bên tham gia trong chuỗi cung ứng sản phẩm và mũi tên
chỉ sự liên quan giữa các bên tham gia
- Nhà sản xuất
Nhà sản xuất là bên liên quan đầu tiên phải kể đến trong chuỗi cung ứng sản phẩm
và việc quản lý chất lượng cũng thường tập trung kiểm soát chặt chẽ nhất đối với
nhóm này ở các quốc gia. Nhà sản xuất ở đây được phân chia thành 3 nhóm đối tượng
có tác động đến quá trình hình thành và chất lượng của sản phẩm. Đối với việc quản
lý chất lượng an toàn sức khỏe của người sử dụng đối với các sản phẩm tiếp xúc thực
phẩm được quản lý như sau:
+ Nhà sản xuất và nhà cung ứng (Nguyên liệu thô)
Nhà sản xuất nguyên liêu thô trong lĩnh vực sản phẩm tiếp xúc thực phẩm là
các nhà sản xuất, nhà cung cấp các nguyên liệu đầu vào cho quá trình sản xuất
sản phẩm: vật liệu thô, các hóa chất sử dụng, các chất phụ gia trong quá trình sản
xuất,… Việc sử dụng hay mua bán các nguyên liệu đầu vào cho quá trình sản
xuất các sản phẩm liên quan đến thực phẩm phải có các hồ sơ, tài liệu, văn bản
chứng minh rằng phù hợp với các quy định cho phép về hóa chất, nguyên liệu sử
dụng và an toàn yêu cầu trong thực phẩm tại các hệ thống văn bản pháp luật và
các quy định, quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật riêng khác có liên quan, không đòi
hỏi về việc chứng minh thực hành tốt sản xuất GMP đối với nhà sản xuất hóa
chất.
Các quy định này được áp dụng đối với tất cả các nhà sản xuất nguyên liệu
thô cho quá trình sản xuất các sản phẩm tiếp xúc thực phẩm trong Liên minh
Châu Âu và kể cả các nhà nhập khẩu các nguyên liệu này từ các quốc gia khác
cũng phải tuân thủ các quy định như sau:
 Phù hợp với các quy định tại văn bản pháp luật hiện hành liên quan (Bộ luật
EU 1935/2004 và các chỉ thị liên quan theo từng nhóm sản phẩm);
 Kết quả thử nghiệm;
 Thực hành tốt sản xuất GMP;
 Tên địa chỉ nhà sản xuất;
 Truy xuất nguồn gốc;
 Hướng dẫn sử dụng (kèm theo các cảnh báo cho người sử dụng);
 Các chứng nhận phù hợp,…
+ Nhà sản xuất giai đoạn trung gian
Nhà sản xuất trung gian là các nhà sản xuất phụ trách các bước trung gian
trong quá trình sản xuất sản phẩm chẳng hạn như mực in hoặc sơn phủ… ,
phải có trách nhiệm sử dụng các hóa chất phù hợp được phép sử dụng theo
quy định của các văn bản pháp luật hiện hành (Bộ luật EU 1935/2004 và các
chỉ thị liên quan) và nếu có những nguy cơ có thể xảy ra trong quá trình sử
dụng hoặc sản xuất thì phải thông báo cho người sử dụng bằng hướng dẫn sử
dụng và cảnh báo cụ thể.
+ Nhà sản xuất thành phẩm
Đây là giai đoạn cuối cùng và cũng là giai đoạn quan trọng nhất trong
khâu sản xuất để quyết định nên chất lượng sản phẩm. Các sản phẩm ở các
giai đoạn như nguyên liệu thô và ở giai đoạn trung gian sẽ được tổng hợp và
cấu thành nên sản phẩm cuối cùng. Vì vậy việc đánh giá chất lượng cũng như
các chỉ tiêu liên quan đến vấn đề an toàn thường được kiểm soát chặt chẽ ở
khâu cuối cùng này.
Vật liệu có thể tiếp xúc với đa dạng các loại thực phẩm trong nhiều điều
kiện sử dụng khác nhau, nhưng cũng có một số vật liệu khác lại có một giới
hạn điều kiện sử dụng. Khi phát triển hoặc sử dụng các sản phẩm vật liệu mới
không được quy định trong các văn bản pháp luật hiện hành, nhà sản xuất
phải có trách nhiệm kiểm tra chất lượng, đánh giá nguy cơ ảnh hưởng đến
sức khỏe người tiêu dùng. Nhưng nhìn chung các sản phẩm tiếp xúc thực
phẩm phải phù với các quy định của pháp luật về an toàn cho người sử dụng,
chẳng hạn như không được phép gây ra những độc tố làm biến đổi tính chất
thực phẩm. Tất cả các yếu tố kiểm soát ấy đều được quy định trong văn bản
pháp luật và áp dụng đối với tất cả các nhà sản xuất và các nhà nhập khẩu sản
phẩm tiếp xúc thực phẩm. Trong đó bao gồm các quy định chung như là: tên
địa chỉ nhà sản xuất, truy xuất nguồn gốc, định danh vật liệu, và một số các
quy định kỹ thuật tùy thuộc theo từng nhóm sản phẩm. Các sản phẩm trước
khi được phân phối ra thị trường phải được kiểm tra chất lượng, chứng nhận
phù hợp với các quy định trên và dán nhãn CE bởi cơ quan tổ chức có trách
nhiệm theo quy định.
- Nhà phân phối
Nhà phân phối trong chuỗi cung ứng này bao gồm rất nhiều thành phần: từ
các hệ thống phân phối có tổ chức như là các siêu thị, cửa hàng tiện dụng cho đến
các đơn vị bán lẻ như các chợ truyền thống, các cửa hàng tạp hóa,… Nhưng các
nhà phân phối cũng phải có trách nhiệm quan tâm đến chất lượng sản phẩm mà
mình cung cấp đến khách hàng. Nhằm kiểm soát đến chất lượng của sản phẩm,
đặc biệt là nhóm sản phẩm tiếp xúc thực phẩm, các nhà phân phối phải chú trọng
đến các yếu tố sau:
+ Nguồn gốc xuất xứ, truy xuất nguồn gốc, nhãn hàng hóa và phải có các hồ sơ
chứng minh phù hợp của các sản phẩm theo quy định quản lý của các văn bản
pháp luật, quy chuẩn kỹ thuật hiện hành.
+ Chú trọng các hướng dẫn sử dụng trên bao bì sản phẩm, các cảnh báo và có nhiệm
vụ thông báo đến người sử dụng các lưu ý đấy.
+ Nhà phân phối phải có trách nhiệm đảm bảo và cam kết mua bán, phân phối các
sản phẩm của các nhà sản xuất đã được chứng nhận chất lượng phù hợp theo quy
định của pháp luật (có hồ sơ chứng nhận hoặc giấy tờ đảm bảo chất lượng của
nhà sản xuất khi được yêu cầu kiểm tra).
- Người tiêu dùng
Người tiêu dùng là đối tượng chịu ảnh hưởng trực tiếp đối từ vấn đề chất
lượng của sản phẩm, vì vậy các sản phẩm khi được sản xuất phải chú trọng đến
yếu tố an toàn sức khỏe cho người sử dụng. Đối với một số các vật liệu và sản
phẩm mới hoặc có khả năng gây mất an toàn cho người sử dụng, ở các quốc gia
trên thế giới, đều được một cơ quan tổ chức phụ trách nghiên cứu và đánh giá rất
kỹ trước khi đưa ra thị trường về yếu tố an toàn sức khỏe và kiểm soát các khâu
hình thành sản phẩm (hóa chất, vật liệu ban đầu,…) đều phải kiểm tra chất lượng
và đánh giá.
Khi có những vấn đề phát sinh hoặc những chất mới khi sử dụng trong quá
trình sản xuất nhưng không được quy định trong các văn bản hiện hành thì tổ
chức hay cơ quan phụ trách có nhiệm vụ nghiên cứu về mức độ ảnh hưởng của
chúng đối với người sử dụng thông qua các nghiên cứu khoa học nhằm đánh giá
và cập nhật vào văn bản pháp luật hiện hành.
Người tiêu dùng luôn được cảnh báo về các mối nguy hại mới thông qua tất
cả các phương tiện truyền thông cũng như hướng dẫn, phổ biến cách sử dụng an
toàn đối với một vài sản phẩm trong điều kiện sử dụng đặc thù để không ảnh
hưởng đến sức khỏe.
2. Hình thức quản lý chất lượng sản phẩm tiếp xúc thực phẩm ở Việt Nam
Hiện nay, đối với việc quản lý chất lượng sản phẩm tiếp xúc thực phẩm ở Việt nam
được thực hiện theo việc quản lý tập trung vào nhà sản xuất và các chỉ tiêu chất lượng của
nhóm sản phẩm đấy theo các văn bản pháp luật và quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật hiện
hành, nhưng chưa quản lý chặt chẽ việc kinh doanh phân phối. Các sản phẩm này được lưu
thông trên thị trường thông qua hai kênh phân phối chính là thị trường siêu thị, cửa hàng
tiện dụng và thị trường truyền thống như chợ truyền thống, tiệm tạp hóa,…
Đối với các siêu thị, thì đa số các sản phẩm được bày bán trong thị trường này đều
đáp ứng đầy đủ các quy định về an toàn theo các văn bản pháp luật hiện hành, chẳng hạn
như quy định về nhãn hàng hóa, truy xuất nguồn gốc,… Theo khảo sát thực tế, cũng như
việc thu thập thông tin thị trường thì khả năng nguy cơ mất an toàn chất lượng, đa số từ
việc mua bán và sử dụng các sản phẩm không rõ nguồn gốc, đa phần đều chiếm số lượng
lớn ở thị trường truyền thống vì rất dễ dàng mua được với số lượng lớn và giá cả lại vô
cùng rẻ vì các sản phẩm này không có quy định cụ thể về việc kinh doanh, cũng như là
chứng nhận và nhãn hàng hóa, do đó giá thành của các sản phẩm này rất thấp.
Ngoài ra, thị trường sản phẩm tiếp xúc thực phẩm ở Việt Nam đang có xu hướng sử
dụng các sản phẩm nhập khẩu từ các quốc gia khác như Thái Lan, Trung Quốc,… Những
sản phẩm này với những mẫu mã hình thức đa dạng, chưa được kiểm soát về chất lượng
và nhập khẩu vào nước ta với những hình thức khác nhau cũng như được bày bán ở các
cửa hàng chợ truyền thống. Nơi mà việc kiểm soát các sản phẩm này không đòi hỏi quá
nhiều về yêu cầu chất lượng (nhãn hàng hóa, xuất xứ, chứng nhận hợp quy, hướng dẫn sử
dụng,…).
Do đó, việc kiểm soát chất lượng đối với nhóm sản phẩm này ở nước ta vẫn chưa
được chú trọng tập trung kiểm soát ở đối tượng nhà phân phối như một số quốc gia khác
đã trình bày ở phần trên. Dẫn đến khả năng các sản phẩm kém chất lượng, mất an toàn có
thể đến tay người tiêu dùng mà không được kiểm soát về mặt chất lượng. Vì vậy cần phải
có những biện pháp hoặc ban hành các quy định mới nhằm kiểm soát việc kinh doanh mua
bán, khả năng truy xuất nguồn gốc, nhãn hàng hóa và các chứng nhận an toàn cũng như
đảm bảo chất lượng không chỉ ở các đơn vị có tổ chức như siêu thị mà còn ở các cá nhân
kinh doanh tại chợ truyền thống.
Người tiêu dùng Việt Nam hiện nay vẫn chưa ý thức đầy đủ mức độ nguy hại của
việc sử dụng các sản phẩm theo những cách sử dụng khác nhau, có thể dẫn đến nguy cơ
ảnh hưởng đến sức khỏe từ việc sử dụng. Xuất phát từ việc các hướng dẫn, cảnh báo vẫn
chưa chú trọng đến việc đưa các thông tin hoặc chưa có tính bắt buộc. Do đó việc quản lý
ở đây là góp phần vào việc tuyên truyền đến người sử dụng về các nguy cơ đối với người
sử dụng liên tục và thường xuyên cũng như các quốc gia khác từ phía nhà trường, gia đình,
và xã hội để tạo một sự hưởng ứng mạnh mẽ về tác hại và cũng như cách sử dụng an toàn
nhất.
3. Kết luận
Việc quản lý chất lượng sản phẩm hàng hóa gia dụng, nhóm tiếp xúc thực phẩm đã
được các cơ quan quản lý quan tâm nhưng chưa đầy đủ nên vẫn còn tồn tại trên thị trường
một số sản phẩm chưa đáp ứng các yêu cầu về chất lượng và dễ tạo tổn thương cho các đơn
vị sản xuất, kinh doanh khi có thông tin mất an toàn đối với sản phẩm nào đó.
Ngoài ra, Việt Nam mới chủ yếu quản lý chất lượng đối với sản phẩm cuối trước khi
lưu thông trên thị trường, trong khi các quốc gia khác lý chặt chẽ các giai đoạn hình thành
nên sản phẩm và thể hiện trách nhiệm của nhà sản xuất đối với xã hội và tồn tại các tổ chức
phi chính phủ có trách nhiệm khảo sát, nghiên cứu và đưa ra các cảnh báo đến nhà sản xuất
và người tiêu dùng./.
Kiểm soát và quản lý vật liệu tiếp xúc thực phẩm tại Châu Âu
Quy tắc cơ bản trong Luật thực phẩm của Cộng đồng Châu Âu quy định rằng chỉ có
những thực phẩm an toàn mới được phép đưa ra thị trường (Điều 14 Luật Thực phẩm
Chung). Do đó, vật liệu tiếp xúc với thực phẩm không được thôi nhiễm các thành phần hóa
chất của chúng vào thực phẩm ở một nồng độ mà nó có thể gây nguy hiểm cho sức khỏe
con người (Điều 3 Quy định chung). Những tổ chức, cá nhân có liên quan tham gia chính
vào các hoạt động để việc đảm bảo sự an toàn đối với vật liệu tiếp xúc với thực phẩm là
ngành công nghiệp bao bì, công nghiệp thực phẩm, cơ quan có thẩm quyền ở các nước
thành viên và Ủy ban châu Âu.
Vai trò của người điều hành kinh doanh (Business Operators) trong Ngành Công
nghiệp thực phẩm và bao bì tiếp xúc thực phẩm
Cả ngành công nghiệp thực phẩm và ngành công nghiệp vật liệu tiếp xúc thực phẩm
đều có chung trách nhiệm đối với vật liệu tiếp xúc với thực phẩm và kết quả là, đối với
thực phẩm nói chung. Trong trường hợp đóng gói thực phẩm, người đóng gói thực phẩm
phải đảm bảo rằng chỉ bao bì phù hợp với thực phẩm mới được sử dụng và phải phù hợp
với Luật Cộng đồng Châu Âu và / hoặc Luật quốc gia về vật liệu tiếp xúc với thực phẩm.
Ngành công nghiệp bao bì phải cung cấp bao bì thích hợp đối với việc tiếp xúc với thực
phẩm. Điều này có nghĩa là họ phải đảm bảo rằng các chất họ sử dụng trong vật liệu tiếp
xúc thực phẩm được cho phép (nếu dương tính trong danh sách) và/hoặc không được thôi
nhiễm vào thức ăn có nồng độ gây nguy hiểm cho sức khỏe con người. Họ phải xác nhận
điều này bằng văn bản hoặc một tuyên bố tuân thủ các quy định trên. Do đó, một thỏa thuận
giữa hai bên (nhà cung cấp thực phẩm và nhà kinh doanh bao bì) là cần thiết để đảm bảo
rằng việc tuân thủ pháp luật cần đạt được.
Nhà điều hành kinh doanh thực phẩm có nghĩa vụ thu hồi toàn bộ thực phẩm không
an toàn khỏi thị trường và hợp tác với các cơ quan kiểm soát quốc gia để thực hiện điều đó
(Quy định (EC) số 178/2002 - Luật Thực phẩm chung). Ủy ban châu Âu đã công bố các
hướng dẫn để giúp các nhà khai thác kinh doanh tuân thủ nghĩa vụ này.
Vai trò của các quốc gia thành viên
Các nước thành viên có trách nhiệm thực thi Quy định chung của Cộng đồng Châu
Âu và luật pháp quốc gia của mình và phải đảm bảo rằng các nhà khai thác kinh doanh
phải thực hiện đầy đủ các yêu cầu về pháp lý trên (Luật Thực phẩm chung). Các biện pháp
kiểm tra và kiểm soát đối với nguyên liệu tiếp xúc với thực phẩm phải được thực hiện theo
Quy định (EC) số 882/2004 về việc kiểm soát thực phẩm và thức ăn chăn nuôi (official
feed and food control- OFFC). Trong OFFC, quy định kiểm soát về việc áp dụng các quy
tắc đối với vật liệu và các sản phẩm tiếp xúc với thực phẩm nằm trong phạm vi của quản
lý của nó. Các nước thành viên được yêu cầu phải thực hiện các biện pháp kiểm soát một
cách chính thức, thường xuyên và với tần suất thích hợp cần dựa trên mức độ rủi ro được
đánh giá. Các biện pháp kiểm soát sẽ bao gồm vật liệu và các chất thành phần có liên quan
đến vật liệu tiếp xúc thực phẩm. Các nước thành viên phải đối xử bình đẳng đối với các
sản phẩm của các nước EU và thị trường địa phương, cũng như nhập khẩu và xuất khẩu.
Kiểm soát chính thức có thể bao gồm các hành động sau đây:
 Theo dõi
 Giám sát
 Đánh giá
 Giám định
 Kiểm tra
 Lấy mẫu và phân tích.
Việc kiểm tra phải được đề cập một cách rõ ràng dựa trên các tài liệu và các bài báo
liên quan đến vật liệu tiếp xúc với thực phẩm. Các quốc gia thành viên phải đặt ra một danh
mục các biện pháp trừng phạt và các biện pháp đấy bao gồm các hình phạt đối với sự không
phù hợp với luật thực phẩm. Các biện pháp được thực hiện bởi các Quốc gia thành viên có
thể bao gồm việc cấm sản phẩm lưu thông trên thị trường, cấm đặt hàng và giám sát việc
rút khỏi thị trường và thu hồi và hủy bỏ. Hơn nữa, họ có quyền giữ các lô hàng từ các nước
thứ ba.
Khi các quốc gia thành viên thực hiện các biện pháp ảnh hưởng đến các quốc gia
thành viên khác, như buộc rút khỏi thị trường bắt nguồn từ việc phân phối cho một Nước
thành viên khác, họ phải thông báo cho Ủy ban và các quốc gia thành viên khác thông qua
Hệ thống cảnh báo nhanh điện tử về Thực phẩm và Thức ăn chăn nuôi (Rapid Alert
System for Feed and Food- RASFF). Các nước thành viên khác bị ảnh hưởng bởi hành
động của họ sau đó cũng có thể có những hành động thích hợp. Các nước thành viên phải
đặt quy định về các hoạt động kiểm soát của họ trong các kế hoạch kiểm soát trong nhiều
năm, bắt đầu từ năm 2007.
Vai trò của Ủy ban châu Âu
Văn phòng thực phẩm và thú y của Ủy ban Cộng đồng châu Âu thông qua Ủy ban
kiểm soát ở các nước thành viên và ở các nước thứ ba để kiểm tra các hệ thống kiểm soát
quốc gia của họ. Đối với vật liệu tiếp xúc với thực phẩm, các nghiên cứu về hệ thống đã
được thực hiện ở tất cả các nước thành viên. Việc đánh giá hệ thống kiểm soát quốc gia về
vật liệu tiếp xúc thực phẩm đã được thực hiện ở một số nước thành viên và ở Trung Quốc.
Trong Cộng đồng Châu Âu, các hoạt động về vật liệu tiếp xúc với thực phẩm được
giao cho Tổng cục Châu Âu về chất lượng thuốc và chăm sóc sức khỏe.
Phương pháp lấy mẫu và phân tích trong việc kiểm soát chính thức
Quy định của OFFC thiết lập một hệ thống phân cấp các phương pháp được sử dụng
để lấy mẫu và phân tích trong việc áp dụng đối việc kiểm soát chính thức. Ưu tiên hàng
đầu là sự dụng các phương pháp được quy định trong Bộ luật chung của Cộng đồng Châu
Âu. Nếu không có những phương pháp này, thì tiếp đến sẽ sử dụng các phương pháp khác
được thiết lập dựa trên các phương pháp quốc tế như các quy định của CEN (Tổ chức Tiêu
chuẩn hóa của Cộng đồng Châu Âu) hoặc các quy định của pháp luật quốc gia sẽ được áp
dụng. Trong trường hợp không có các phương pháp này, các phương pháp khác dựa trên
các nghiên cứu khoa học và phù hợp sẽ được sử dụng.
Trong lĩnh vực vật liệu tiếp xúc thực phẩm, các phương pháp phân tích được quy định
áp dụng trong Luật cộng đồng bao gồm các phương pháp xác định độ thôi nhiễm của hàm
lượng vinyl clorua trong PVC và thực phẩm, chì và cadmium lọc từ gốm sứ, nitrosamine
và các chất nitrosatable trong cao su và thực phẩm. Phần lớn các phương pháp trong lĩnh
vực này là các phương pháp CEN tiêu chuẩn bao gồm các quy trình thử nghiệm độ thôi
nhiễm (Bộ tiêu chuẩn EN 1186) và các phương pháp phân tích các chất thôi nhiễm cụ thể
(Bộ tiêu chuẩn EN 13130).
Để đạt được tính thống nhất trong việc áp dụng và thực hiện của các phòng thí nghiệm
của các nước thành viên trong việc kiểm soát chất lượng, một hệ thống Phòng thử nghiệm
tham chiếu Cộng Đồng Châu Âu (CRL) và Phòng thử nghiệm tham chiếu quốc gia (NRL)
được thành lập, trong đó CRL sẽ cung cấp các phòng thí nghiệm kiểm soát quốc gia cho
các nước thành viên với các phương pháp phân tích phù hợp và điều phối Mạng lưới các
Phòng thử nghiệm tham chiếu quốc gia NRL để ưu tiên trao đổi thông tin, xây dựng năng
lực và đào tạo phục vụ cho việc thử nghiệm nhằm kiểm soát chất lượng trong lĩnh vực vật
liệu tiếp xúc thực phẩm nói riêng và thực phẩm nói chung.

You might also like