Giáo Trình-Tong Quan Ve Giao Dien Revit

You might also like

Download as doc, pdf, or txt
Download as doc, pdf, or txt
You are on page 1of 19

GIÁO TRÌNH TỔNG QUAN

1.1 BIM và Autodesk Revit


https://forum.autodeskatc.vn/threads/tong-quan-1-1-bim-va-autodesk-revit.24/

Quy trình BIM (Building Information Modeling) và phần mềm Autodesk® Revit® giúp
bạn tạo ra những mô hình 3D thông minh, rất hữu ích ở mọi giai đoạn trong quá
trình thiết kế xây dựng. Việc hiểu được giao diện sử dụng và các thuật ngữ trong
phần mềm sẽ giúp bạn tăng cao khả năng tạo ra các mô hình chất lượng và chứa
nhiều thông tin hữu ích.

Nội dung đề cập trong phần này

 Mô tả các khái niệm và quy trình làm việc của quy trình BIM, sự hỗ trợ của
Autodesk® Revit® trong quy trình này.
 Điều hướng giao diện người dùng, bao gồm thanh Ribbon (nơi chứa hầu hết
các công cụ) và bảng Properties (nơi bạn có thể tùy chỉnh các thông tin của
phần tử) và Project Browser (nơi bạn có thể mở các view - khung nhìn khác
nhau của mô hình).
 Cách mở các dự án cũ hoặc bắt đầu một dự án mới bằng cách sử dụng các
mẫu sẵn (templates).
 Sử dụng các lệnh View để di chuyện giữa các chế độ xem 2D và 3D.

Ghi chú: View có thể được dịch là khung nhìn hay chế độ xem.

BIM và Autodesk Revit

BIM (Building Infomation Modeling) là một quy trình làm việc hỗ trợ xuyên suốt vòng
đời dự án của một công trình, bao gồm thiết kế, xây dựng và quản lý cơ sở vật chất.
Quy trình BIM thể hiện ưu thế mạnh mẽ nhất ở khả năng phối hợp làm việc, cập nhật
và chia sẻ dữ liệu thiết kế với các thành viên trong nhiều phòng ban khác nhau tham
gia dự án.
Autodesk Revit là một trong những phần mềm hỗ trợ quy trình BIM mạnh mẽ nhất
hiện nay. Nó cho phép bạn tạo ra các mô hình xây dựng 3D hoàn chỉnh (hình 1) và
cung cấp một lượng thông tin dồi dào được lưu trữ trực tiếp trong mô hình, đây là
yếu tố cốt lõi trong quy trình BIM. Bạn cũng có thể sử dụng mô hình này trong các
phần mềm chuyên dụng khác để phân tích sâu hơn ở những trường hợp cụ thể (phân
tích va chạm, mô phỏng kết cấu, mô phỏng năng lượng...).
Hình 1

Phần mềm Autodesk® Revit® hỗ trợ các công cụ dùng cho thiết kế kiến trúc, kết
cấu, MEP (cơ, điện).
Phần mềm Revit là phần mềm xây dựng trên mô hình dựa trên tham số, các khái
niệm chính trong phần mềm:

 Parametric: là yếu tố liên kết giữa các phần tử trong công trình, khi có một
phần từ nào thay đổi, các phần tử liên quan cũng sẽ thay đổi theo. Ví dụ: nếu
thêm một phần tử trong chế độ xem mặt bằng (plan view), phần tử đó cũng sẽ
tự động được thêm và hiển thị trong tất cả các chế độ xem khác.
 Building: phần mềm Revit được thiết kế chuyên biệt để làm việc với các tòa nhà
và cảnh quan xung quanh.
 Modeler: Một dự án được xây dựng dựa trên một mô hình 3D, như ở hình hình
1. Tất cả các khung nhìn khác, chẳng hạn khung nhìn dạng mặt bằng (hình bên
phải hình 1), cao độ, mặt cắt, chi tiết, tài liệu công trình, thống kê... đều có thể
được xuất ra từ mô hình 3D đó.

Một lưu ý quan trọng là tất cả mọi người cùng làm việc trong một dự án cần sử
dụng cùng một phiên bản phần mềm. Các tập tin nếu đã được mở ở phiên bản mới,
sẽ không mở được ở phiên bản cũ hơn và cũng không có cách nào chuyển đổi về
phiên bản cũ hơn.

QUY TRÌNH LÀM VIỆC (WORKFLOW) VÀ BIM

BIM đã thay đổi quá trình một tòa nhà được thiết kế, lập ngân sách, xây dựng và vận
hành, bảo trì.
Trong quy trình thiết kế truyền thống, các tài liệu xây dựng được tạo ra một cách độc
lập bao gồm các bản vẽ, mặt cắt, cao độ, chi tiết và các ghi chú. Đôi khi, cũng có một
số công ty cũng tạo ra một mô hình 3D độc lập nhằm tăng tính trực quan và được
đính kèm theo bộ tài liệu chung. Mỗi thay đổi ở một thành phần bất kỳ trong bộ tài
liệu này này, ví dụ thêm một cái cột ở bản vẽ mặt bằng thì tất cả những thứ liên quan
khác đều phải được tìm và cập nhật đầy đủ theo cách thủ công (hình 2), điều này đòi
hỏi rất nhiều thời gian, nhân lực và hệ thống quản lý tài liệu chặt chẽ.

Hình 2

Với quy trình BIM, quá trình thiết kế sẽ xoay quanh một mô hình 3D chính (hình 3).
Tất cả các bản vẽ mặt bằng, cao độ hay mặt cắt đều đơn giản chỉ là các phiên bản 2D
xuất ra từ mô hình 3D này, trong khi những bảng thống kê cũng sẽ được xuất tự
động bằng cách trích xuất thông tin được lưu trữ trong mô hình 3D. Một thay đổi
trong bất kỳ khung nhìn (view) nào đều sẽ được cập nhật một cách tự động trên toàn
bộ các khung nhìn khác, kể cả các bảng thống kê. Ngay cả các tài liệu xây dựng cũng
được cập nhật một cách chính xác với các chú thích, số trang... đây gọi là sự đồng bộ
2 chiều.

Hình 3
Bằng cách tạo ra các mô hình hoàn chỉnh và các khung nhìn liên quan được tích hợp
trong mô hình, phần mềm Revit sẽ khiến việc thiết kế một công trình trở nên phức
tạp hơn nhưng cũng thú vị hơn rất nhiều, bạn sẽ chỉ phải tập trung vào những vấn đề
chuyên môn nhất.

MỘT SỐ QUY ƯỚC TRONG REVIT

Khi làm việc trong phần mềm Revit, một trong những điều quan trọng là bạn cần
nắm được các thuật ngữ điển hình, các khung nhìn (views) và báo cáo về các phần tử
trong dự án. Có 3 loại phần tử: model (mô hình), datum (mặt chuẩn) và View-specific
(khung nhìn hiển thị duy nhất) như mô tả ở hình 4:

Hình 4

KHUNG NHÌN (VIEWS): cho phép bạn hiển thị và thao tác trên mô hình theo nhiều
cách khác nhau. Ví dụ bạn có thể xem và làm việc trong các bản vẽ mặt bằng, bản vẽ
trần, cao độ, mặt cắt và thống kê hay chế độ 3D (tất cả những chế độ này gọi chung
là khung nhìn hoặc chế độ xem - view). Bạn có thể thay đổi thiết kế trong bất kỳ
khung nhìn nào. Tất cả khung nhìn được lưu trữ trong project.
REPORTS (BÁO CÁO): bao gồm bảng thống kê, thu thập thông tin từ các phần tử
trong mô hình, có thể được sắp xếp và trình bày trong các tài liệu xây dựng hoặc sử
dụng cho công tác phân tích.
MODEL ELEMENTS (MÔ HÌNH): bao gồm tất cả các thành phần trong một tòa nhà
như tường, sàn, trần, mái, cửa, cauwr sổ, hệ thống ống nước, hệ thống chiếu sáng,
đường ống cơ, cột, dầm, đồ nội thất, cây cối và nhiều thứ khác nữa..
DATUM ELEMENTS (MẶT CHUẨN) giúp xác định được bối cảnh của dự án như độ
cao sàn, khoảng cách thẳng đứng, lưới cột, mặt phẳng tham chiếu...
VIEW-SPECIFIC ELEMENTS (KHUNG NHÌN HIỂN THỊ DUY NHẤT) chỉ hiển thị trong
chế độ xem đã được xác định trước. Không phụ thuộc vào tỷ lệ khổ giấy. Bao gồm
các phần tử chú thích như kích thước, văn bản, thẻ và ký hiệu cũng như các dòng mô
tả chi tiết, các vùng hoặc các phần phần chi tiết 2D.

 Các phần tử trong Autodesk Revit rất "thông minh", phần mềm có thể xác định
chúng là tường, cột, ống dẫn hay ánh sáng, mỗi phần tử đều có một mã số
định danh riêng (ID). Điều này có nghĩa là thông tin được lưu trữ trong các
thuộc tính của chúng sẽ tự động cập nhật trong bảng thống kê, đảm bảo tất
cả các khung nhìn (view) và báo cáo sẽ được trích xuất một cách chính xác từ
một mô hình tổng duy nhất.

REVIT VÀ TÀI LIỆU XÂY DỰNG

Với cách làm việc truyền thống, hầu hết thời gian sẽ bị tiêu tốn trong việc soạn thảo
ra các tài liệu hỗ trợ xây dựng (construction documents). Với BIM, các khung nhìn hay
cũng có thể gọi là chế độ xem cơ bản (ví dụ mặt bằng, cao độ, mặt cắt hay bảng
thống kê) được tạo tự động và cập nhật khi mô hình được cập nhật, tiết kiệm được
rất nhiều thời gian. Các khung nhìn đó sẽ được sắp xếp và in ấn theo form mẫu của
doanh nghiệp và tạo thành các bộ tài liệu xây dựng.
Ví dụ, khi có một tầng được nhân đôi. Sau đó, thêm một chế độ xem mới với tất cả
các phần tử (trừ các phần tử thuộc mục ẩn đi hoặc chỉnh thành chế độ hafttone) và
chú thích được thêm vào, sau đó đặt vào bản vẽ như ở hình 5.

Hình 5
Công việc hiệu chỉnh mô hình vẫn tiếp tục trên một chế độ xem khác và bản vẽ này
sẽ được cập nhật một cách tự động nếu mô hình có thay đổi.
 Các chú thích trong giai đoạn thiết kế sơ bộ thường không bắt buộc. Bạn có
thể thêm vào ở những giai đoạn sau của dự án.
1.2 Làm quen giao diện Revit
https://forum.autodeskatc.vn/threads/tong-quan-1-2-lam-quen-giao-dien-revit.25/

Giao diện phần mềm Autodesk® Revit® được thiết kế để có thể tương tác đến các
lệnh (command) và khung nhìn (view) một cách trực quan và hiệu quả nhất có thể.
Bao gồm các vùng làm việc chính: thanh Ribbon, Quick Access Toolbar, Navigation
Bar và Status Bar, đây cũng là những thành phần phổ biến ở hầu hết các phần mềm
của hãng Autodesk®. Ngoài ra, cũng có thêm một số công cụ đặt trưng cho Revit
như bảng Properties Palette, Project Browser, và View Control Bar.

Hình 6
1. Quick Access Toolbar
2. Status Bar
3. File Tab
4. Ribbon
5. Options Bar
6. Properties Palette
7. Project Browser
8. View Window
9. Navigation Bar
10. View Control Bar
1. Quick Access Toolbar (Thanh truy cập nhanh)

Thanh Quick Access Toolbar (Hình 7) chứa các lệnh thường được sử dụng,
như Open, Save, Undo, Redo, và Print. Nó còn bao gồm các công cụ chú thích
thường xuyên được sử dụng như Measuring tools, Aligned Dimension, Tag by
Category, và Text. Các công cụ quản lý chế độ xem, khung nhìn, bao gồm các chế độ
xem 3D và Sections, tất cả có thể truy cập dễ dàng ở thanh này.

Hình 7
Mẹo: Bạn có thể tùy biến Quick Access Toolbar
Ấn chuột phải vào Quick Access Toolbar để thay đổi vị trí được đính trên thanh này hoặc để
thêm, di chuyển, xóa các công cụ trên đó. Bạn cũng có thể ấn chuột phải vào các công cụ trên
thanh Ribbon để thêm vào Quick Access Toolbar như ở hình 8.

Hình 8
Nhấn để mở rộng...
Thanh công cụ trên cùng chứa InfoCenter (hình 9) bao gồm mục tìm kiếm để tìm các
mục hỗ trợ sử dụng phần mềm, đăng nhập Autodesk A360, Autodesk App Store và
một số tùy chọn hỗ trợ khác..

Hình 9

2. Status Bar (Thanh tình trạng)


Status Bar cung cấp các thông tin về tình trạng hoạt động của các thao tác, xem ví dụ
ở hình 10.

Hình 10
 Các tùy chọn khác trong thanh Status Bar có liên quan đến Worksets và Design
Option (công cụ nâng cao) để lựa chọn thông qua các bộ lọc.

Mẹo: Shortcut Menus (menu tắt)


Thanh menu tắt (Shortcut menus) giúp bạn làm việc một cách mượt mà và hiệu quả hơn bằng
cách cho phép bạn truy cập nhanh chóng vào các lệnh thường dùng. Menu này cung cấp các nút
thao tác lệnh cơ bản, lệnh vừa được sử dụng, và các Browers đang hoạt động (hình 11). Đồng
thời tùy theo lệnh mà bạn đang sử dụng thì menu này có thể hiển thị thêm các tùy chọn khác..

Hình 11
Nhấn để mở rộng...

3. File Tab (Logo R)

Tab File trên thanh Ribbon cung cấp những truy cập đến các lệnh cài đặt, quản lý mở
và lưu tài liệu như ở hình 12. Bạn có thể di con trỏ đến từng lệnh để xem các lệnh con
cũng như mô tả cho lệnh đó.
Hình 12

Nếu bạn bấm vào các icon chính bên trái thay vì nhấn vào mũi tên qua trái thì nó sẽ khởi động
thao tác mặc định của lệnh này.
 Để hiển thị danh sách các tập tin được sử dụng gần đây ta ấn vào

(Recent Documents). Danh sách các tập tin có thể thay đổi thứ tự như hình 13.
Hình 13

Nhấn

(Pin) ngay kế tập tin để giữ nó ghim ở trang này.


 Để hiển thị danh sách các tài liệu và khung nhìn (view) đang mở, nhấn

(Open Documents). Hình 14.

Hình 14

Bạn có thể sử dụng Open Documents để chuyển đổi giữa các khung nhìn (views)..

 Nhấn

(Close) để đóng dự án đang mở.

 Ở dưới cùng của menu, nhấn Options để mở hộp thoại tùy chỉnh phần mềm,
nhấn Exit Revit để đóng phần mềm Revit.

4. Ribbon

Thanh Ribbon chứa các công cụ được phân loại theo các tab và nhóm như hình 15.
Lựa chọn giữa các tab ta sẽ có các công cụ được nhóm lại theo từng nhóm chức năng
cụ thể.
Hình 15

Khi bạn bắt đầu một lệnh, sẽ có một nhóm công cụ mới hỗ trợ cho lệnh đó hiển thị
ra. Ví dụ khi bạn mở lệnh Tạo mới 1 phần tử hoặc chọn tùy chỉnh một phần tử, thanh
ribbon sẽ hiển thị thêm 1 tab Modify chứa các lệnh con hỗ trợ cho lệnh chính mà bạn
vừa chọn - đây gọi là Contextual Tab, xem ở hình 16.

Hình 16

 Khi bạn rê chuột đến các nút công cụ trên thanh ribbon sẽ xuất hiện một cửa
sổ mô tả cho nút chức năng đó, kèm theo hình ảnh minh họa và một số thông
tin khác như ở hình 17.

Hình 17
 Rất nhiều lệnh hỗ trợ sử dụng phím tắt, ví dụ ấn AL để dùng
lệnh Align, MV để Move. Các phím tắt này được liệt kê ngay kế bên tên của
nút lệnh khi bạn rê chuột xem phần mô tả. Không cần ấn <Enter> sau khi ấn tổ
hợp phím tắt.
 Để sắp xếp thứ tự các ta trên thanh Ribbon, chọn tab và ấn giữ <Ctrl>, sau đó
di chuyển nó tới vị trí mới. Vị trí mới này sẽ được lưu lại ở những lần khởi động
phần mềm sau.
 Bất kỳ bảng điều khiển nào cũng có thể kéo ra thành một bảng điều khiển độc
lập (floating panel). Nhấn Return Panels to Ribbons (hình 18) để đưa bảng
điều khiển này vào lại thanh Ribbon.

Hình 18

Mẹo: Về cơ bản bạn sẽ luôn luôn trong trạng thái đang thực hiện một lệnh nào đó trong
phần mềm Autodesk Revit
Sau khi bạn hoàn tất việc sử dụng 1 công cụ, mặc định bạn sẽ quay lại mục Modify. Để kết thúc
lệnh, sử dụng 1 trong các cách sau:

 Tại bất kỳ tab nào trên thanh ribbon, ấn

(Modify).

 Ấn <Esc> 1 hoặc 2 lần để quay lại mục Modify.


 Nhấn chuột phải và chọn Cancel... 1 hoặc 2 lần.
 Bắt đầu 1 lệnh khác.

Nhấn để mở rộng...

5. Options Bar (Thanh tùy chọn)

Options Bar sẽ hiển thị những thông số tùy chỉnh liên quan đến lệnh mà bạn đang
thực thi hoặc liên quan đến phần tử đang chọn. Ví dụ, khi lệnh Rotate (xoay) đang
được chọn, ở thanh Options Bar sẽ hiển thị các một số tùy chỉnh cho thao tác xoay
như ở hình trên của hình 19. Khi chọn lệnh Place Dimensions, các tùy chọn liên quan
đến việc tùy chỉnh kích thước như ở hình dưới của hình 19..

Hình 19

6. Properties Palette (Bảng thuộc tính)

Bảng thuộc tính (Properties) bao gồm việc chọn loại phần tử, các thông số về kích
thước, và những thông tin khác tùy theo loại phần tử. Bảng này cũng là nơi bạn sẽ
thực hiện việc thay đổi thông tin (thông qua tham số Parameters) của phần tử đang
chọn, xem hình 20. Có 2 loại thuộc tính:

 Instance Properties được thiết đặt riêng cho từng phần tử riêng biệt bạn tạo
hoặc sửa đổi.
 Type Properties là các thuộc tính chung cho tất cả các phần tử thuộc cùng 1
loại. Nếu bạn chỉnh sửa những thông số này, tất cả các phần tử thuộc cùng 1
loại cũng sẽ bị thay đổi theo.
Hình 20

Bảng thuộc tính thường được mở trong lúc bạn làm việc để có thể sửa đổi các thông số ngay khi
cần. Nếu bảng Properties này không hiển thj, bạn vào tab Modify > ấn Propertes Panel

(Properties) hoặc ấn phím tắt PP.


Một vài tham số chỉ khả dụng khi bạn thực hiện thao tác chỉnh sửa. Nếu không khả dụng, nó sẽ
được hiển thị ở màu xám mờ.
 Nếu một lệnh hoặc phần tử được chọn, các tùy chọn cho các yếu tố liên quan
đến hiển thị..
 Bạn có thể lưu lại các chỉnh sửa bằng cách di chuyển con trỏ khỏi bảng
Properties hoặc ấn <Enter> hoặc ấn Apply.
 Khi bạn bắt đầu một lệnh hoặc chọn một phần tử, bạn có thể thiết lập loại
phần tử trong mục Type Selector, như minh hoạ trong hình 21.
Hình 21

Bạn có thể hạn chế những gì cho thấy trong danh sách thả xuống bằng cách gõ từ khóa vào hộp
tìm kiếm.
 Khi có nhiều phần tử được lựa chọn, bạn có thể lọc lại các phần tử theo loại
bằng cách sử dụng thanh xổ xuống như hình 22.

Hình 22

 Bảng Properties palette có thể đặt ở màn hình phụ thứ 2, hiển thị ở dạng cửa
số nổi, điều chỉnh kích thước, gắn vào các vị trí trong giao diện sử dụng hoặc
đưa vào các tab như ở hình 23.

Hình 23
7. Project Browser (Duyệt các thành phần trong dự án)

Project Browser sẽ liệt kê các khung nhìn (views) có thể mở được trong dự án như ở
hình 24. Nó bao gồm tất cả các khung nhìn của mô hình khi bạn làm việc và cả
những khung nhìn bạn thêm vào như mặt bằng sàn, mặt bằng trần, xem 3D, mặt
đứng, mặt cắt... nó bao gồm cả các thành phần như bảng thống kê, ghi chú, chú
thích, nhóm... và cả Revit Links.

Hình 24

Project Browser sẽ hiển thị tên của dự án đang làm việc.


 Ấn đúp vào 1 mục được liệt kê để mở khung nhìn tương ứng.
 Để hiển thị các mục con ta ấn vào

(Expand) kế bên mục chính. Để ẩn, ta ấn

(Contract),

 Ấn chuột phải vào khung nhìn và chọn Rename hoặc ấn <F2> để đổi tên của
khung nhìn trong Project Browser.
 Nếu bạn không còn sử dụng một khung nhìn nào, bạn có thể xóa nó đi. Ấn
chuột phải vào tên giá trị đó và ấn Delete.
 Project Browser có thể để ở dạng cửa sổ nổi, thay đổi kích thước, gắn cứng vào
1 vị trí nào đó trên cửa sổ phần mềm... Nếu ô Properties và Project Browser
được đính cùng 1 vị trí, bạn có thể thiết lập chúng thành dạng tab.
Hướng dẫn: Tìm kiếm trong Project Browser
1. Trong Project Browser, ấn chuột phải vào mục Views (all) ở trên cùng và chọn Search như
hình 25.

Hình 25

2. Trong cửa sổ Search của Project Browser, ấn từ khóa để tìm kiếm như hình 26, sau đó ấn Next.
3. Trong Project Browser, kết quả tìm kiếm sẽ hiển thị như ở hình 27.

Hình 26

Hình 27

4. Tiếp tục ấn Next và Previous để di chuyển giữa các giá trị đang tìm kiếm.
5. Ấn Close sau khi hoàn tất.
Nhấn để mở rộng...

8. View Window (cửa sổ khung nhìn)

Mỗi khung nhìn (view) trong dự án sẽ được mở ở các cửa sổ độc lập. Mỗi khung nhìn
sẽ có 1 thanh điều hướng Navigation Bar (để truy cập vào các công cụ hỗ trợ hiển thị)
và View Control Bar như ở hình 28.

Hình 28

Trong phần xem 3D, bạn có thể sử dụng ViewCube để xoay mô hình.
.

 Để chuyển đổi giữa các cửa sổ khung nhìn, bạn có thể sử dụng cách sau:
o Ấn <Ctrl>+<Tab>
o Chọn khung nhìn (view) trong Project Browser
o Trong thanh Quick Access Toolbar hoặc tab View > Windows panel, mở

(Switch Windows) và chọn view trong danh sách.

 Bạn có thể đặt ở dạng Tile (xếp theo cột) hoặc Cascade (xếp chồng). Trong
tab View >Windows panel, ấnk

(Cascade Windows) hoặc

(Tile Windows). Bạn cũng có thể ấn phím tắt WC để hiển thị ở dạng cascade
hoặc WT để hiển thị ở dạng Tile.
9. Navigation Bar (Thanh điều hướng)

Thanh điều hướng Navigation Bar cho phép bạn truy cập vào hầu hết các lệnh kiểm
soát hiển thị như ở hình 29.

Hình 29

10. View Control Bar (Kiểm soát hiển thị)

View Control Bar (hình 30), hiển thị ở dưới cùng của mỗi cửa sổ khung nhìn (view). Nó
sẽ điều khiển một số loại hiển thị, độ chi tiết, ánh sáng... Đồng thời cũng quản lý luôn
cả việc ẩn hoặc hiện toàn bộ mô hình.

Hình 30

Số lượng công cụ trong View Control Bar có thể thay đổi trong cửa sổ mô hình 3D.

You might also like