Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 46

Page 1

Chương 1 – NHẬP MÔN KỸ THUẬT HÀN


Ngô Lê Thông

Chương này giới thiệu những khái niệm và định nghĩa căn bản nhất dùng NỘI DUNG
trong kỹ thuật hàn, có liên quan trực tiếp đến các hoạt động chế tạo sản
phẩm hàn. 1.1 Một số khái niệm cơ bản
Khi có thể, các khái niệm và định nghĩa nêu trong tài liệu này sẽ tham 1.2 Các loại quá trình hàn
chiếu tới các tiêu chuẩn hoặc những tài liệu chuyên ngành có liên quan 1.3 Các loại quá trình cắt nhiệt
do các tổ chức, hiệp hội nghề nghiệp hàn của Việt Nam và các nước công
nghiệp ấn hành. 1.4 Liên kết hàn và mối hàn

Thông tin nêu trong chương này chỉ mang tính dẫn nhập. Người đọc nên 1.5 Vị trí hàn
tham khảo lần phát hành mới nhất của các tài liệu gốc đã trích dẫn để bảo 1.6 Ký hiệu hàn trên bản vẽ
đảm áp dụng đúng trong hoạt động chuyên môn của mình.

Xin xem mục: Tài liệu tham khảo [101] đến [111] tại trang cuối Chương 1.

1.1 Một số khái niệm cơ bản


Hàn:
 Hàn kim loại là nguyên công liên kết kim loại bằng cách nung nóng
hoặc ép hoặc kết hợp giữa nung, nóng và ép để bảo đảm tính liên tục “Hàn là quá trình công
của kim loại các chi tiết được nối ghép với nhau. Có thể sử dụng hoặc nghệ để nối các chi tiết với
không sử dụng kim loại bổ sung có nhiệt độ nóng chảy nằm trong cùng nhau thành liên kết vĩnh
khoảng nhiệt độ nóng chảy của kim loại cơ bản [101], [102]. cửu, mang tính liên tục ở
 Hàn là quá trình tạo liên kết bảo đảm tính liên tục của vật liệu bằng phạm vi nguyên tử hoặc
cách nung chúng tới nhiệt độ hàn, có dùng hoặc không dùng áp lực phân tử, bằng cách đưa
hoặc chỉ sử dụng áp lực mà thôi, và có sử dụng hoặc không sử dụng chỗ nối tới trạng thái hàn,
kim loại bổ sung [103]. thông qua việc sử dụng
Chú thích: thuât ngữ “nguyên công” (tiếng Anh: operation) nêu trên được nhiệt, hoặc áp lực, hoặc
hiểu theo nghĩa quá trình công nghệ (tiếng Anh: process). Các tài liệu kết hợp cả hai yếu tố đó.”
chuyên môn tiếng Việt trước kia thường dùng chữ “phương pháp hàn” để
chỉ “quá trình hàn”. Định nghĩa hàn nói trên khác với định nghĩa hàn vảy.

Hinh 1.1 Ba phương án năng lượng cho việc tạo thành mối hàn
Nhận xét:
1. Các chi tiết cần nối (vật liệu cơ bản) có thể là kim loại, gốm, hoặc vật
liệu có cấu trúc phân tử như nhựa nhiệt dẻo.
2. Khi hàn phải sử dụng 1 trong 3 phương án tạo năng lượng cho quá
trình hàn: Nhiệt; Áp lực; hoặc Nhiệt, kết hợp với Áp lực (Hình 1.1).

KY THUẠ T HAN NONG CHAY VA ƯNG DỤ NG 1


Page 2
Thuật ngữ Anh - Việt: 3. Liên kết vĩnh cửu không thể tháo rời mà không Newsletter Title
bị phá hủy (khác với
liên kết cơ học bằng ren có thể tháo ra, lắp vào).
 Welding: Hàn 4. Sự liên kết mang tính liên tục “ở phạm vi nguyên tử” thường liên quan
 Pressure welding: Hàn áp lực: tới hàn vật liệu kim loại hoặc gốm, “ở phạm vi phân tử” – vật liệu
 Resistance welding: Hàn điện trở nhựa nhiệt dẻo (có cấu trúc phân tử).
 Fusion welding: Hàn nóng chảy 5. Tính liên tục này hình thành khi chỗ nối đạt tới trạng thái hàn (ví dụ:
 Arc welding: Hàn hồ quang trạng thái nóng chảy của kim loại hoặc nhựa nhiệt dẻo / trạng thái
 Gas welding: Hàn khí khuyếch tán nguyên tử khi hàn khuyếch tán vật liệu gốm…).
 Surfacing (by welding): Hàn đắp: 6. Vật liệu bổ sung (nếu được dùng khi hàn) có thể là kim loại (khi hàn
 Brazing/soldering: Hàn vảy kim loại) hoặc vật liệu khác (ví dụ: nhựa nhiệt dẻo khi hàn vật liệu
cùng chủng loại nhựa đó).
 Soldering: Hàn vảy mềm
 Brazing: Hàn vảy cứng Hàn áp lực:
 Là quá trình hàn, thường không có kim loại bổ sung, trong đó ngoại
lực được tác dụng tới mức có thể gây ra sự biến dạng dẻo nhiều hoặc
ít của cả hai bề mặt được hàn với nhau [101], [102].
Hàn điện trở:
 Là hàn bằng áp lực, trong đó nhiệt cần thiết cho hàn được tạo ra bởi
điện trở đối với dòng điện chạy qua vùng hàn [101], [102].
Hàn nóng chảy:
 Là hàn được thực hiện không có tác dụng của ngoại lực, bằng cách
làm nóng chảy các bề mặt được hàn với nhau và thường có bổ sung
nhưng cũng có thể không cần thiết phải bổ sung kim loại [101], [102].
Hàn hồ quang:
 Là các quá trình hàn nóng chảy sử dụng hồ quang điện [101], [102].
Hàn khí:
 Là hàn nóng chảy trong đó nhiệt hàn được tạo ra do đốt khí cháy
hoặc hỗn hợp khí cháy với oxy [101], [102].
Hàn đắp:
 Là tạo ra một lớp kim loại trên bề mặt chi tiết gia công bằng phương
pháp hàn để đạt được tính chất hoặc kích thước yêu cầu [101], [102].
Hàn nối:
 Là việc tạo ra mối nối vĩnh cửu giữa hai hoặc nhiều chi tiết bằng
phương pháp hàn [101], [102].
Chú thích: thuât ngữ này dùng để phân biệt hàn với hàn đắp.
Hàn vảy (mềm/ cứng):
 Là các quá trình liên kết (nối) trong đó vảy hàn nóng chảy được dùng
có nhiệt độ đường lỏng thấp hơn nhiệt độ đường rắn của vật liệu cơ
bản; vảy hàn này thấm ướt vào các bề mặt của vật liệu cơ bản được
nung nóng; trong quá trình hoặc sau khi đốt nóng, nó được hút vào
(hoặc, nếu được đặt vào trước thì được giữ lại) trong khe hở hẹp giữa
các chi tiết được liên kết với nhau. [105], [106].
Hàn vảy mềm:
 Là quá trình liên kết sử dụng kim loại điền đầy có nhiệt độ đường
chảy 450 0C hoặc nhỏ hơn [105], [106].

KY THUẠ T HAN NONG CHAY VA ƯNG DỤ NG 2


Hàn vảy cứng:
Page 3
 Là quá trình liên kết sử dụng kim loại điền đầy có nhiệt độ đường chảy
trên 450 0C [105], [106].

1.2 Các loại quá trình hàn


Các loại quá trình hàn gồm chủ yếu 3 nhóm chính là hàn áp lực, hàn nóng
chảy và hàn vảy. Trên Hình 1.2 là phân loại hàn nóng chảy theo môi
trường tải năng lượng [101].

Hình 1.2 Phân loại các quá trình hàn nóng chảy theo môi trường tải năng lượng

KY THUẠ T HAN NONG CHAY VA ƯNG DỤ NG 3


Page
Thuật ngữ Anh -4
Việt: Dưới đây giới thiệu nguyên lý các quá trình hàn nóngNewsletter
chảy phổ biến Title
nhất.
Hàn khí là hàn nóng chảy, trong đó nhiệt hàn được tạo ra do đốt khí chày
1. Work piece: Chi tiết hàn hoặc hỗn hợp khí cháy với oxy [101]. Trên Hình 1.3, ngọn lửa khí cháy (4)
2. Weld: Mối hàn được hình thành từ phản ứng cháy của oxy với khí cháy (5) được cấp
3. Filler metal: Kim loại bổ sung vào mỏ hàn khí (6), tạo ra lượng nhiệt đủ nung chảy mép liên kết và kim
4. Gas flame: Ngọn lửa khí cháy loại bổ sung (3), tạo thành mối hàn (2).
5. Fuel gas and oxygen: Khí cháy
và oxy
6. Welding blowpipe, welding
torch: Mỏ hàn khí

Hinh 1.3 Sơ đồ nguyên lý hàn khí [101]


Hàn hồ quang tay: là hàn hồ quang điện cực kim loại được thao tác
Thuật ngữ Anh - Việt: bằng tay khi sử dụng que hàn có thuốc bọc [101]. Trên Hình 1.4, nguồn
điện (7) cung cấp dòng điện và điện áp cần thiết cho chi tiết hàn (1) và
1. Work piece: Chi tiết hàn que hàn có thuốc bọc (5) thông qua kìm hàn (6) để tạo thành hồ quang
2. Weld: Mối hàn (4). Hồ quang nung chảy mép liên kết và kim loại lõi que hàn, tạo thành
3. Slag: Xỉ hàn kim loại mối hàn. Thuốc bọc que hàn cũng được hồ quang nung chảy tạo
4. Arc: Hồ quang thành xỉ hàn (3) nổi lên trên bề mặt mối hàn.
5. Covered electrode: Que hàn có
thuốc bọc
6. Electrode holder: Kìm hàn
7. Power source: nguồn điện

Hinh 1.4 Sơ đồ nguyên lý hàn hồ quang tay [101]


Hàn hồ quang dưới lớp thuốc: (còn được gọi là hàn hồ quang chìm) là
Thuật ngữ Anh - Việt: hàn hồ quang điện cực kim loại khi sử dụng một hoặc nhiều dây điện cực
hoặc điện cực có lõi thuốc hàn hoặc thanh điện cực, hồ quang được bao
1. Weld pool: Vũng hàn bọc hoàn toàn bởi xỉ nóng chảy do thuốc hàn dạng hạt phủ lên mối hàn
2. Slag: Xỉ hàn chảy ra [101]. Trên Hình 1.5, dòng điện và điện áp phù hợp giữa đầu của
3. Flux: Thuốc hàn điện cực hàn dạng dây (dây hàn 7) và chi tiết hàn, tạo thành hồ quang (8)
4. Powder guide tube: Ống dẫn làm nung chảy thuốc hàn (3), dây hàn và mép liên kết. Phần kim loại
thuốc hàn được nung chảy tạo thành mối hàn (9). Phần thuốc hàn được nung chảy
tạo thành xỉ hàn (2) bảo vệ kim loại mối hàn ở trạng thái nóng chảy. Khi
5. Contact tip: Bép hàn
hàn, dây hàn và thuốc hàn được cấp liên tục vào vùng hồ quang thông
6. Wire feed rolls: Con lăn cấp dây qua các con lăn cấp dây hàn (6) và ống dẫn thuốc hàn (4). Dòng điện
hàn được đưa vào dây hàn tại bép hàn (ống tiếp xúc 5).
7. Wire electrode: Dây hàn
8. Arc: Hồ quang
9. Weld: Mối hàn
10: Power source: Nguồn điện

Hinh 1.5 Sơ đồ nguyên lý hàn hồ quang dưới lớp thuốc [101]

KY THUẠ T HAN NONG CHAY VA ƯNG DỤ NG 4


Hàn hồ quang bằng điện cực nóng chảy trong môi trường khí bảo vệ:
là hàn hồ quang điện cực kim loại dưới dạng một dây hàn, trong đó hồ Page
Thuật ngữ Anh - Việt: 5
quang và vũng hàn được bảo vệ đối với môi trường bên ngoài bởi dòng
khí được cung cấp từ nguồn bên ngoài [101]. Trên Hình 1.6, nguồn điện 1. Work piece: Chi tiết hàn
(9) cung cấp dòng điện hàn cho dây hàn (7) thông qua bép hàn (ống tiếp 2. Arc: Hồ quang
xúc 6) và cho chi tiết hàn (1). Điện áp thích hợp giữa đầu dây hàn và chi 3. Weld: Mối hàn
tiết tạo thành hồ quang (2), làm nung chảy mép chi tiết và dây hàn, tạo 4. Nozzle: Chụp khí
thành mối hàn (3). Dây hàn được cấp liên tục thông qua các con lăn cấp
5. Shielding gas: Khí bảo vệ
dây (8). Khí bảo vệ (5) được cấp liên tục vào vùng hồ quang thông qua
chụp khí (4). Khí bảo vệ thông dụng nhất là khí trơ hoặc khí hoạt tính (ví 6. Contact tip: Bép hàn
dụ: CO2 hoặc hỗn hợp của nó với khí khác). 7. Wire electrode: Dây hàn
8. Wire feed rolls: Các con lăn cấp
dây
9. Power source: Nguồn điện

Hinh 1.6 Sơ đồ nguyên lý hàn hồ quang bằng điện


cực nóng chảy trong môi trường khí bảo vệ [101]
Hàn hồ quang bằng điện cực lõi bột trong môi trường bảo vệ bằng
khí hoạt tính hoặc khí trơ: là hàn hồ quang bằng điện cực nóng chảy
trong môi trường khí bảo vệ là khí hoạt tính hoặc khí trơ, điện cực là dây
hàn lõi bột [101]. Trong trường hợp này, cũng có thể sử dụng sơ đồ
nguyên lý trên Hình 1.6. Sự khác biệt nằm ở cấu tạo của hệ thống cấp dây
hàn (các con lăn cấp dây…) và cấu tạo của dây hàn (là dây điện cực dạng
ống kim loại được điền đầy bằng thuốc hàn thay vì dây hàn đặc).
Hàn hồ quang bằng điện cực lõi bột tự bảo vệ: là hàn hồ quang điện
cực kim loại khi sử dụng điện cực hàn chứa thuốc hàn trong lõi, không có
khí bảo vệ bên ngoài mối hàn [101]. Trong trường hợp này, cũng có thể
sử dụng sơ đồ nguyên lý trên Hình 1.6, nhưng không có chụp khí và bép
hàn có cấu tạo khác so với khi hàn có khí bảo vệ.
Hàn hồ quang bằng điện cực không nóng chảy trong môi trường khí
bảo vệ: là hàn hồ quang trong môi trường khí bảo vệ, khi điện cực nóng Thuật ngữ Anh - Việt:
chảy là vonfram tinh khiết hoặc có hoạt tính, trong đó hồ quang và vũng
hàn được bảo vệ bằng một dòng khí trơ [101]. Trên Hình 1.7, dòng hàn từ 1. Work piece: Chi tiết hàn:
nguốn điện (9) được đưa vào điện cực vonfram thông qua ống kẹp điện 2. Arc: Hồ quang
cực (7). Giữa điện cực (8) và chi tiết hàn (1) hình thành hồ quang (2) làm 3. Weld: Mối hàn
nung chảy kim loại bổ sung (que bù 4) và mép liên kết, hình thành mối 4. Filler metal: Que bù
hàn. Dòng khí bảo vệ (6) được cấp tới hồ quang và vũng hàn thông qua 5. Nozzle: Chụp khí
chụp khí (5). 6. Shielding gas: Khí bảo vệ
7. Electrical contact: Ống kẹp
điện cực
8. Tungsten electrode: Điện cực
vonfram
9. Power source: Nguồn điện

Hinh 1.7 Sơ đồ nguyên lý hàn hồ quang bằng điện cực


không nóng chảy trong môi trường khí bảo vệ [101]

KY THUẠ T HAN NONG CHAY VA ƯNG DỤ NG 5


Page
Thuật ngữ Anh - 6
Việt: Hàn điện khí: là hàn hồ quang bằng điện cực nóng Newsletter
chảy trongTitle
môi
trường khí bảo vệ có sử dụng một dây hàn để đưa kim loại đắp vào vũng
1. Weld: Mối hàn: hàn; kim loại này được giữ trong liên kết bằng các tấm trượt làm mát di
2. Work piece: Chi tiết hàn chuyển dần lên phía trên trong quá trình thực hiện mối hàn [101]. Trên
3. Power source: Nguồn điện Hình 1.8, các chi tiết hàn (2, 8) được gá lắp giáp mép có khe hở theo
4. Wire electrode: Dây hàn chiều thẳng đứng. Mối hàn (1) kết tinh từ dưới lên trên. Để bảo đảm điều
5. Wire feed rolls: Các con lăn này, 2 tấm trượt (9) được làm mát bằng nước (4, 14) di chuyển dần từ
cấp dây dưới lên cùng với tốc độ kết tinh của vũng hàn (12). Khí bảo vệ (11) được
6. Electrode guide: Ống dẫn cấp thẳng vào vùng hồ quang (10) và vũng hàn (12). Dây hàn (5) được
hướng điện cực: các con lăn dẫn dây (6) cấp vào vùng hồ quang thông qua ống dẫn hướng
7. Weld metal: kim loại mối hàn (7). Dòng điện được đấu từ nguồn điện (3) vào ống dẫn hướng và chi tiết
8. Work piece: Chi tiết hàn hàn (2).
9. Sliding shoes: Các tấm trượt
10. Arc: Hồ quang
11. Shielding gas: Khí bảo vệ
12. Weld pool: Vũng hàn
13. Weld metal: Kim loại mối hà
14. Water cooling: Làm mát bằng
nước

Hinh 1.8 Sơ đồ nguyên lý hàn điện khí [101]


Hàn điện xỉ: là hàn nóng chảy sử dụng tác dụng kết hợp của dòng điện
và điện trở trong một hoặc nhiều điện cực nóng chảy (dây hàn) và một bể
Thuật ngữ Anh - Việt: xỉ nóng chảy dẫn điện có điện cực đi qua để vào trong bể hàn, cả bể xỉ lẫn
bể hàn được giữ tại liên kết hàn bởi các tấm trượt làm mát di chuyển dần
1. Work piece: Chi tiết hàn từ dưới lên trên [101]. Về mặt nguyên lý hoạt động, hàn điện xỉ tương tự
2. Power source: Nguồn điện nhu hàn điện khí (cách thức cấp dây điện cực hàn, việc sử dụng các tấm
3. Water cooling: Làm mát bằng trượt làm mát bằng nước). Khác biệt ở đây là, thay vì sử dụng hồ quang
nước cấp nhiệt để tạo thành mối hàn, hàn điện xỉ sử dụng nhiệt độ cao hơn của
4. Electrode: Điện cực bể xỉ (9) để nung chảy mép liên kết và điện cực (4). Mạch điện hàn nối liền
5. Feed rools: Con lăn cấp điện nguồn điện (2), chi tiết hàn (1), kim loại mối hàn (11), bể hàn (10), bể xỉ
cực (9), dây hàn (4) và ống dẫn hướng điện cực (6).
6. Electrode holder: Ống dẫn
hướng điện cực
7. Work piece: Chi tiết hàn
8. Sliding shoes: Các tấm trượt
9. Slag bath: Bể xỉ:
10. Weld pool: Bể hàn
11. Weld metal: Kim loại mối hàn
12. Water cooling: Làm mát bằng
nước
13. Weld: Mối hàn

Hinh 1.9 Sơ đồ nguyên lý hàn điện xỉ [101]


Hàn hồ quang plasma: là hàn hồ quang, sử dụng plasma của cột hồ
quang nén [101]. Khi hàn có thể bảo vệ phụ thêm bằng một loại khí phụ.
Có thể bổ sung thêm hoặc không bổ sung thêm kim loại vào vũng hàn.

KY THUẠ T HAN NONG CHAY VA ƯNG DỤ NG 6


Hàn hồ quang plasma chuyển tiếp: là hàn hồ quang plasma, trong đó Page 7
Thuật ngữ Anh - Việt:
nguồn điện cung cấp được nối giữa điện cực và chi tiết hàn [101]. Trên
Hình 1.10, khi cơ cấu gây hồ quang (10) được kích hoạt, hồ quang mồi 1 Transferred arc:
được hình thành giữa catod là điện cực vonfram (9) và anod, là miệng vòi Hồ quang chuyển tiếp
phun khí tạo plasma (4). Dòng khí tạo plasma (5) được cấp liên tục vào 2. Weld: Mối hàn
vùng hồ quang. Hồ quang thứ hai cấp nhiệt tạo thành mối hàn, được gọi là 3. Filler metal: Kim loại
hồ quang chuyển tiếp (1), được hình thành giữa chi tiết hàn (12) và điện bổ sung:
cực vonfram. Để bảo vệ hồ quang này, dòng khí bảo vệ (7) được cấp liên 4. Plasma gas nozzle:
tục qua chụp khí (6). Nhiệt của hồ quang chuyển tiếp làm nung chảy mép Vòi phun khí tạo
liên kết và kim loại bổ sung (3), tạo thành vũng hàn. Vũng hàn kết tinh tạo plasma
thành mối hàn (2). Điện cực vonfam được cố định bằng ống kẹp điện cực 5. Plasma gas: Khí tạo
(8), cũng là bộ phận dẫn điện vào điện cực. plasma
6. Shielding gas nozzle:
Chụp khí bảo vệ
7. Shielding gas: Khí bảo
vệ
8. Electrical contact: Ống
kẹp điện cực
9. Tungsten electrode:
Điện cực vonfram
10. Ignition device: Cơ cấu
gây hồ quang
11. Power source: Nguồn
điện
12. Work piece: Chi tiết
hàn
Hinh 1.10 Sơ đồ nguyên lý hàn hồ quang plasma chuyển tiếp [101]
Hàn laser: là hàn nóng chảy dùng một chùm tia sáng tập trung đơn sắc
[101]. Trên Hình 1.11, nguồn điện (3) cung cấp năng lượng cần thiết cho
nguồn tia (2), ví dụ một đèn phát sáng. Các tia sáng (6) kích thích các điện
Thuật ngữ Anh - Việt:
tử trong thanh tạo laser (5) để tạo thành các bức xạ photon. Bên trong
thanh tạo laser (còn được gọi là buồng cộng hưởng), mật độ photon lớn
hình thành, tạo nên chùm tia laser khuếch đại (8). Chùm tia này được hội tụ 1. Work piece: Chi tiết hàn
tại vị trí mối hàn (10) trên chi tiết hàn (1) thông qua thấu kính (8). Các bộ 2. Light source: Nguồn tia
thiết bị tạo laser công suất dùng cho hàn, cắt còn được trang bị thêm các 3. Power source: Nguồn
bộ phận chức năng khác như gương elip (4), bộ dẫn hướng khí bảo vệ (9). điện
4. Elliptical mirror: Gương
elip
5. Laser rod or gas filled
tube: Thanh tạo laser
hoặc ống chứa khí tạo
laser
6. Light beam: Chùm tia
sáng
7. Laser beam: Chùm tia
laser
8. Lense: Thấu kính
9. Shielding gas: Khí bảo
vệ
10. Weld: Mối hàn
Hinh 1.10 Sơ đồ nguyên lý hàn laser [101]
Trong thực tế sản xuất, các loại quá trình hàn thường được quy định trong
các tài liệu kỹ thuật (bản vẽ, quy trình hàn, v.v.) bằng các ký hiệu quy ước.
Hàn điện khí: là hàn hồ quang bằng điện cực nóng chảy trong môi trường
khí bảo vệ có sử dụng một dây hàn để đưa kim loại đắp vào vũng hàn; kim
loại này được giữ trong liên kết bằng các tấm trượt làm mát di chuyển dần

KY THUẠ T HAN NONG CHAY VA ƯNG DỤ NG 7


Page 8 Newsletter Title
lên phía trên trong quá trình thực hiện mối hàn [101]. Trên Hình 1.8, các
chi tiết hàn (2, 8) được gá lắp giáp mép có khe hở theo chiều thẳng đứng.
Mối hàn (1) kết tinh từ dưới lên trên. Để bảo đảm điều này, 2 tấm trượt (9)
được làm mát bằng nước (4, 14) di chuyển dần từ dưới lên cùng với tốc
độ kết tinh của vũng hàn (12). Khí bảo vệ (11) được cấp thẳng vào vùng
hồ quang (10) và vũng hàn (12). Dây hàn (5) được các con lăn dẫn dây
(6) cấp vào vùng hồ quang thông qua ống dẫn hướng (7). Dòng điện được
đấu từ nguồn điện (3) vào ống dẫn hướng và chi tiết hàn (2).

Hinh 1.8 Sơ đồ nguyên lý hàn điện khí [101]


Hàn điện xỉ: là hàn nóng chảy sử dụng tác dụng kết hợp của dòng điện
và điện trở trong một hoặc nhiều điện cực nóng chảy (dây hàn) và một bể
xỉ nóng chảy dẫn điện có điện cực đi qua để vào trong bể hàn, cả bể xỉ lẫn
bể hàn được giữ tại liên kết hàn bởi các tấm trượt làm mát di chuyển dần
từ dưới lên trên [101]. Về mặt nguyên lý hoạt động, hàn điện xỉ tương tự
nhu hàn điện khí (cách thức cấp dây điện cực hàn, việc sử dụng các tấm
trượt làm mát bằng nước). Khác biệt ở đây là, thay vì sử dụng hồ quang
cấp nhiệt để tạo thành mối hàn, hàn điện xỉ sử dụng nhiệt độ cao hơn của
bể xỉ (9) để nung chảy mép liên kết và điện cực (4). Mạch điện hàn nối liền
nguồn điện (2), chi tiết hàn (1), kim loại mối hàn (11), bể hàn (10), bể xỉ
(9), dây hàn (4) và ống dẫn hướng điện cực (6).

Hinh 1.9 Sơ đồ nguyên lý hàn điện xỉ [101]


Hàn hồ quang plasma: là hàn hồ quang, sử dụng plasma của cột hồ
quang nén [101]. Khi hàn có thể bảo vệ phụ thêm bằng một loại khí phụ.
Có thể bổ sung thêm hoặc không bổ sung thêm kim loại vào vũng hàn.
Bảng 1.1 giới thiệu ký hiệu quy ước của một số loại quá trình hàn nóng
chảy phổ biến theo các tiêu chuẩn ISO 4063 [107] và ASW
A 3.0 [103].

KY THUẠ T HAN NONG CHAY VA ƯNG DỤ NG 8


Bảng 1.1 Ký hiệu quy ước các loại quá trình hàn nóng chảy
Page 9
Ký hiệu quy ước
Loại quá trình hàn Thuật ngữ tiếng Anh
ISO 4063 AWS A3.0
Hàn khí 31 OFW Gas welding; Oxyfuel gas welding
Hàn khí oxy-axetylen 311 OAW Oxyacetylene welding
Hàn khí oxy-propan 312 Oxypropane welding
Hàn khí oxy-hydro 313 OHW Oxyhydrogen welding
Hàn hồ quang điện cực kim loại không Metal arc welding without gas protection;
11 BMAW
có khí bảo vệ Bare metal arc welding
Manual metal arc welding; Shielded metal
Hàn hồ quang tay 111 SMAW
arc welding
Hàn hồ quang bằng điện cực lõi bột tự Self-shielded tubular-cored arc welding;
114 FCAW-S
bảo vệ Self-shielded flux core arc welding
Hàn hồ quang dưới lớp thuốc 12 SAW Submerged arc welding
Hàn hồ quang dưới lớp thuốc dùng 1 Submerged arc welding with one wire
121 SAW
dây hàn electrode
Hàn hồ quang dưới lớp thuốc dùng Submerged arc welding with strip
122 SAW
băng hàn electrode
Hàn hồ quang dưới lớp thuốc có bổ Submerged arc welding with metallic
124 SAW
sung bột kim loại powder addition
Hàn hồ quang dưới lớp thuốc dùng dây Submerged arc welding with tubular-
125 SAW
hàn lõi bột cored electrode
Hàn hồ quang dưới lớp thuốc dùng Submerged arc welding with cored strip
126 SAW
băng hàn lõi bột electrode
Hàn hồ quang bằng điện cục nóng chảy Gas shielded metal arc welding; Gas
13 GMAW
trong môi trường khí bảo vệ metal arc welding
Metal inert gas (MIG) welding with solid
Hàn hồ quang bằng điện cực nóng chảy
131 GMAW wire electrode; GMAW using inert gas
trong môi trường khí trơ (MIG)
and solid wire electrode
Hàn hồ quang bằng điện cực nóng chảy Metal active gas (MAG) welding using
135 GMAW
trong môi trường hoạt tính (MAG) active gas and solid wire electrode
Hàn hồ quang bằng điện cực lõi bột MIG welding with flux cored electrode;
132 FCAW-G
trong môi trường khí trơ Flux cored arc welding
MIG welding with metal cored electrode;
Hàn hồ quang bằng điện cực lõi kim
133 GMAW GMAW using inert gas and metal cored
loại trong môi trường khí trơ
wire
Hàn hồ quang bằng điện cực lõi bột MAG welding with flux cored electrode;
136 FCAW-G
trong môi trường khí hoạt tính Flux cored arc welding
MAG welding with metal cored electrode;
Hàn hồ quang bằng điện cực lõi kim
138 GMAW GMAW welding using active gas and
loại trong môi trường khí hoạt tính
metal cored electrode
Hàn hồ quang bằng điện cực không Gas-shielded arc welding with non-
nóng chảy trong môi trường khí trơ 14 GTAW consumable tungsten electrode;
(TIG) Gas tungsten arc welding
TIG welding with solid filler material
Hàn hồ quang bằng điện cực không
(wire/rod); Gas tungsten arc welding
nóng chảy trong môi trường khí trơ 141 GTAW
using inert gas and solid filler material
dùng dây bù (= dây kim loại phụ)
(wire/rod)
Hàn hồ quang bằng điện cực không 142 GTAW Autogenous TIG welding; Autogenous
nóng chảy trong môi trường khí trơ gas tungsten arc welding using inert gas
không dùng dây bù

KY THUẠ T HAN NONG CHAY VA ƯNG DỤ NG 9


Ký hiệu quy ước Newsletter Title
Page 10
Loại quá trình hàn Thuật ngữ tiếng Anh
ISO 4063 AWS A3.0
Hàn hồ quang bằng điện cực không 143 GTAW TIG welding with tubular cored filler
nóng chảy trong môi trường khí trơ material (wire/rod); Gas tungsten arc
dùng dây bù lõi bột welding using inert gas and tubular cored
material (wire/rod)
Hàn hồ quang bằng điện cực không 146 GTAW TIG welding using reducing gas and
nóng chảy trong môi trường khí trơ và tubular cored filler material (wire/rod); Gas
khí hoàn nguyên dùng dây bù lõi bột tungsten arc welding using inert gas plus
reducing gas additions and tubular cored
filer material (wire/rod)
Hàn hồ quang bằng điện cực không 147 GTAW Gas-shielded arc welding with non-
nóng chảy trong môi trường khí trơ và consumable tungsten electrode using
khí hoạt tính (TAG) active gas (TAG welding); Gas tungsten
arc welding using active gas
Hàn hồ quang plasma 15 PAW Plasma arc welding
Hàn hồ quang plasma MIG 151 PAW Plasma MIG welding
Hàn hồ quang plasma bột 152 PAW Powder plasma arc welding
Hàn hồ quang plasma chuyển tiếp 153 PAW Plasma arc welding with transferred arc
Hàn hồ quang plasma không chuyển 154 PAW Plasma arc welding with non-transferred
tiếp arc
Hàn hồ quang plasma bán chuyển tiếp 155 PAW Plasma arc welding with semi-transferred
arc
Hàn chùm tia điện tử 51 EBW Electron beam welding
Hàn chùm tia điện tử trong chân không 511 EBW Electron beam welding in vacuum
Hàn chùm tia điện tử trong không khí 512 EBW-NV Electron beam welding in atmosphere
Hàn chùm tia điện tử có khí bảo vệ 513 EBW-NV Electron beam welding with addition of
shielding gases
Hàn laser 52 LBW Laser welding; Laser beam welding
Hàn laser bán dẫn 521 LBW Solid state laser welding
Hàn laser khí 522 LBW Gas laser welding
Hàn laser đi ốt 523 LBW Diode laser welding; Semi-conductor
laser welding
Hàn nhiệt nhôm 71 TW Aluminothermic welding; Thermite
welding
Hàn điện xỉ 72 ESW Electroslag welding
Hàn điện xỉ dùng băng hàn 721 ESW Electroslag welding with strip electrode
Hàn điện xỉ dùng dây hàn 722 ESW Electroslag welding with wire electrode
Hàn điện khí 73 EGW Electrogas welding

1.3 Các loại quá trình cắt nhiệt


Các loại quá trình cắt kim loại bằng nhiệt (cắt nhiệt) được sử dụng để
chuẩn bị các phần tử (sẽ hàn trong liên kết) từ các vật tư ban đầu dạng
Thuật ngữ Anh - Việt: tấm, ống, vật liệu định hình (ví dụ: thanh thép có tiết diện chữ L).
Cắt nhiệt:
 Thermal cutting: Cắt nhiệt
 Là một nhóm các quá trình cắt nhằm loại bỏ kim loại của chi tiết
thông qua nung chảy, đốt cháy hoặc cho bốc hơi kim loại của chi tiết
đó [103].

KY THUẠ T HAN NONG CHAY VA ƯNG DỤ NG 10


Trên Hình 1.12 là sơ đồ nguyên lý của quá trình cắt nhiệt tiêu biểu. Page 11
Thuật ngữ Anh - Việt:
Nguồn nhiệt dùng để cắt do mỏ cắt (1) cung cấp thông qua vói cắt (2).
Nguồn nhiệt này có thể là: ngọn lửa cắt có mật độ nhiệt cao (trường  Thermal cutting: Cắt nhiệt
hợp quá trình cắt oxy) hoặc hồ quang (trường hợp cắt bằng hồ quang 1 Torch: Mỏ cắt
khí nén, cắt plasma) hoặc tia cắt (trường hợp cắt laser). Khe cắt (4) là 2 Nozzle: Vòi cắt (bép cắt)
kết quả của quá trình nung chảy, đốt cháy hoặc bốc hơi kim loại tại vị 3 Beam/ flame / arc: Tia cắt /
trí vết cắt. Trong đa số trường hợp cắt nhiệt, động năng giúp loại bỏ ngọn lửa cắt / hồ quang cắt
kim loại khỏi khe cắt được tạo ra bằng áp lực của dòng khí nén (dòng 4 Kerf:Khe cắt
khí oxy khi cắt oxy, dòng không khí nén khi cắt hồ quang hoặc dòng 5 Start of of cut: Điểm đầu
khí cắt khi cắt laser). vất cắt
6 End of cut: Điểm cuối vết
cắt
a Work piece thickness:
Chiều dày chi tiết
b Nozzle distance: Khoảng
cách vòi cắt
c Advance direction: Chiều
cắt
d Top kerf width: Chiều rộng
đỉnh khe cắt
e Cut thickness: Chiều dày
vết cắt
f Length of cut: Chiều dài
vết cắt
g Bottom kerf width: Chiều
Hình 1.12 Sơ đồ nguyên lý cắt nhiệt [114] rộng đáy khe cắt
Sau đây là một số định nghĩa liên quan đến các quá trình cắt nhiệt: h Cutting direction: Hướng
Dũi: cắt
 Gouging: Dũi
 Là việc tẩy bỏ hoặc các tạo rãnh có chiều rộng, chiều sâu và hình
dạng không đều, thường là theo hướng của chiều dày vết cắt (khi
bề mặt của nó bị gián đoạn hoặc không đều) [114].
 Là một biến thể của quá trình cắt nhiệt nhằm tạo rãnh thông qua
nung chảy hoăc đốt cháy [111].
Bảng 1.2 giới thiệu ký hiệu các quá trình cắt nhiệt tiêu biểu theo các
tiêu chuẩn ISO 4063 [107] và ASW A 3.0 [103].
Bảng 1.2 Ký hiệu quy ước các loại quá trình cắt nhiệt
Ký hiệu quy ước
Loại quá trình cắt nhiệt ISO AWS Thuật ngữ tiếng Anh
4063 A3.0
Cắt oxy; Cắt oxy khí Oxygen cutting; Flame
81 OFC
cháy cutting; Oxyfuel cuting
Cắt bằng điện cực Air arc cutting; Air carbon arc
821 CAC-A
cacbon - khí nén cutting
Plasma cuting; Plasma arc
Cắt plasma 83 PAC
cutting
Cắt plasma - không khí
833 PAC Air plasma cutting
nén
Cắt laser 84 LBC Laser (beam) cutting
Dũi oxy 86 OG Flame / Oxygen gouging
Dũi bằng điện cực
871 CAG Air (carbon) arc gouging
cacbon - khí nén
Dũi plasma 88 PAG Plasma gouging

KY THUẠ T HAN NONG CHAY VA ƯNG DỤ NG 11


Page 12 1.4 Liên kết hàn và mối hàn Newsletter Title

Thuật ngữ Anh - Việt: Một số định nghĩa liên quan đến liên kết hàn trình bày dưới đây được
trích từ tiêu chuẩn ISO 17659:2004.
 Joint: Liên kết Liên kết:
 Faying surface: Bề mặt tiếp
giáp  Là nơi các chi tiết hoặc mép của chúng giao nhau, cần được nối với
 Butt joint: Liên kết giáp mép, nhau hoặc đã được nối với nhau [104].
Liên kết giáp mối Bề mặt tiếp giáp:
 Parallel joint, Edge joint (AWS):  Là bề mặt của một chi tiết dự kiến được tiếp xúc với chi tiết khác để
Liên kết song song
tạo thành một liên kết [104].
 Lap joint: Liên kết chồng
 T- joint: Liên kết chữ T
Liên kết giáp mép:
 (liên kết giáp mối) Là loại liên kết mà các chi tiết cùng nằm gần như
trên một mặt phẳng (tạo thành góc từ 135o đến 180o) và giáp mép
với nhau, xem Hình 1.13.

Hình 1.13 Liên kết giáp mép [104]


Liên kết song song:
 Là loại liên kết mà các chi tiết nằm song song với nhau, ví dụ khi
hàn dập nổ, xem Hình 1.14.

Hình 1.14 Liên kết song song [104]


Liên kết chồng:
 Là loại liên kết mà các chi tiết nằm song song với nhau (tạo thành
góc từ 0o đến 5o) và chồng lên nhau, xem Hình 1.15.

Hình 1.15 Liên kết chồng [104]


Liên kết chữ T:
 Là loại liên kết mà các chi tiết gặp nhau tại góc gần như vuông (tạo
thành dạng chữ T), xem Hình 1.16.

Hình 1.16 Liên kết chữ T [104]

KY THUẠ T HAN NONG CHAY VA ƯNG DỤ NG 12


Liên kết góc: Page 13
Thuật ngữ Anh - Việt:
 Là loại liên kết mà 2 chi tiết gặp nhau tại mép của chúng ở góc lớn hơn
30o và nhỏ hơn 135o, xem Hình 1.17.  Corner joint: Liên kết góc
 Edge joint: Liên kết mép
 Cruciform joint, Double T
joint: Liên kết chữ thập
 Angle joint, Skewed T joint:
Liên kết góc nhọn
 Cross joint: Liên kết bắt
Hình 1.17 Liên kết góc [104] chéo
Liên kết mép:  Multiple joint, Multiple
member joint: Đa liên kết
 Là loại liên kết mà 2 chi tiết gặp nhau tại mép của chúng ở góc từ 0o đến
30o, xem Hình 1.18.

Hình 1.18 Liên kết mép [104]


Liên kết chữ thập:
 Là loại liên kết mà 2 chi tiết cùng nằm trên một mặt phẳng gặp nhau, ở
góc vuông nơi chi tiết thứ 3 nằm giữa chúng (tạo thành dạng chữ T kép),
xem Hình 1.19.

Hình 1.19 Liên kết chữ thập [104]


Liên kết góc xiên:
 Là loại liên kết mà 2 chi tiết gặp nhau hình thành một góc từ 45o đến 90o
hoặc từ trên 5o đến dưới 45o, xem Hình 1.20.

Hình 1.20 Liên kết góc xiên [104]


Liên kết bắt chéo:
 Là loại liên kết mà 2 chi tiết bắt chéo nằm chồng lên nhau (ví dụ 2 dây
thép), xem Hình 1.21.

Hình 1.21 Liên kết bắt chéo [104]


Đa liên kết:
 Là loại liên kết mà 3 hoặc nhiều chi tiết gặp nhau ở góc bất kỳ giữa
chúng với nhau, xem Hình 1.22.

KY THUẠ T HAN NONG CHAY VA ƯNG DỤ NG 13


Page 14 Newsletter Title

Hình 1.22 Đa liên kết [104]


Tiêu chuẩn Hoa kỳ AWS A 3.0:2010 áp dụng cách phân loại tương đối
đơn giản hơn, theo đó cũng có 5 loại liên kết hàn cơ bản [103] như đề
cập tới ở trên:
 Liên kết giáp mép
 Liên kết chữ T
 Liên kết chồng
 Liên kết góc
 Liên kết mép.
Sự khác biệt giữa cách gọi tên các loại liên kết hàn cơ bản giữa tiêu chuẩn
ISO 17659:2004 và AWS A 3.0:2010 bao gồm [104]:
ISO 17659:2004 AWS A 3.0:2010 Chú thích
Liên kết song song Liên kết mép Hình 1.13
Liên kết chữ thập Liên kết chữ T kép Hình 1.18
Liên kết góc nhọn Liên kết chữ T xiên Hình 1.19
Đa liên kết Liên kết đa phần tử Hình 1.21
Ngoài ra, tiêu chuẩn AWS A 3.0:2010 cũng định nghĩa một số loại liên kết ít
phổ biến hơn như các loại liên kết loe, liên kết ốp.
Mỗi liên kết hàn có thể chứa 1 hoặc nhiều mối hàn. Sau đây là định nghĩa
mối hàn theo tiêu chuẩn AWS A 3.0:2010.
Mối hàn:
 Là sự hòa trộn cục bộ các kim loại (hoặc vật liệu phi kim loại) bằng một
Thuật ngữ Anh - Việt: trong các cách: nung vật liệu tới nhiệt độ hàn, có hoặc không dùng kèm
áp lực hoặc chỉ sử dụng áp lực, có dùng hoặc không dùng vật liệu bổ
 Weld: Mối hàn sung [103].
 Weld metal: Kim loại mối  Là kết quả của hàn [111].
hàn Kim loại mối hàn:
 Parent material, Base
material: Vật liệu cơ bản  Là toàn bộ kim loại được nung chảy khi hàn và còn lại trong mối hàn
 Parent metal, Base metal: [111].
Kim loại cơ bản Vật liệu cơ bản:
 Butt weld, Groove weld: mối  Là vật liệu được hàn, được hàn vảy hoặc được cắt (bằng nhiệt).
hàn giáp mép
Vật liệu cơ bản là kim loại hoặc hợp kim được gọi là kim loại cơ bản.
 Fillet weld: Mối hàn góc
Mối hàn giáp mép (Hình 1.23a), và mối hàn góc (Hình 1.23b) là hai loại mối
hàn tiêu biểu nhất.

a b

Hình 1.23 Mối hàn giáp mép và mối hàn góc [103]

KY THUẠ T HAN NONG CHAY VA ƯNG DỤ NG 14


Mối hàn góc:
Page 15
 Là mối hàn có tiết diện tam giác nối 2 bề mặt vuông góc với nhau
trong liên kết chữ T, liên kết góc, hoặc liên kết chồng [111].
Mối hàn giáp mép:
 Là mối hàn không phải là mối hàn góc, được thực hiện trong
rãnh hàn không hoặc có vát mép của liên kết [111].
Các mối hàn giáp mép được sử dụng trong các các liên kết giáp
mép, liên kết góc hoặc liên kết chữ T.
Trong thực tiễn sản xuất, do chi phí chuẩn bị và gá lắp thấp, mối hàn
góc được sử dụng rất phổ biến trong các kết cấu xây dựng, máy
móc thiết bị cỡ lớn. Nhược điểm của mối hàn góc là khả năng chịu
tải kém hiệu quả hơn so với mối hàn giáp mép. Khi có yêu cầu cao
về khả năng chịu tải, mối hàn giáp mép được ưu tiên sử dụng (ví
dụ: trong các loại bồn áp lực và máy móc thiết bị).
Mối hàn nút và mối hàn khe cũng là những loại mối hàn nóng chảy
khá phổ biến.
Mối hàn nút:
 Là mối hàn được tạo thành bằng cách điền kim loại đắp vào một
lỗ tròn hoặc lỗ dài trong một phần tử để nối nó với bề mặt của
một chi tiết gá chồng lên nó thông qua lỗ hở đó [111]. Xem Hình Thuật ngữ Anh - Việt:
1.24a và 1.24b.
 Là một mối hàn được tạo thành trong một lỗ tròn của một phần tử  Plug weld: Mối hàn nút
của liên kết, nung chảy nó với một phần tử khác. Xem Hình  Slot weld: Mối hàn khe
1.24a. Mối hàn góc được thực hiện trong lỗ (Hình 1.24c) không
phải là mối hàn nút theo định nghĩa này [103].
Mối hàn khe:
 Là mối hàn giữa hai phần tử chồng lên nhau, được tạo thành
bằng cách hàn một mối hàn góc vòng quanh chu vi của một lỗ
trong một phần tử để nối nó với bề mặt của phần tử kia thông
qua lỗ hở đó [111]. Xem Hình 1.24c.
 Là mối hàn được thực hiện trong một lỗ dài (khe) của một phần
tử liên kết, nung chảy nó với một phần tử khác. Lỗ này có thể hở
tại một đầu. Xem Hình 1.24b. Mối hàn góc được thực hiện trong
khe (Hình 1.24c) không phải là mối hàn khe theo định nghĩa này
[103].

a b c

Hình 1.24 Mối hàn nút và mối hàn khe [103]


Nhận xét:
1. Các tiêu chuẩn quốc tế ISO coi mối hàn nút được thực hiện bằng
cách điền đầy kim loại đắp vào các lỗ tròn hoặc lỗ dài (khe); nếu
thực hiện liên kết bằng mối hàn góc vòng quanh chu vi lỗ (hoặc
khe) thì được gọi là mối hàn khe.
2. Tiêu chuẩn của Hoa Kỳ coi mối hàn nút được thực hiện trong lỗ
tròn, mối hàn khe được thực hiện trong lỗ dài (khe), nhưng
không phải bằng mối hàn góc vòng quanh chu vi lỗ hoặc khe.

KY THUẠ T HAN NONG CHAY VA ƯNG DỤ NG 15


Page 16 Trên các Hình 1.25a và và 1.25b là một số khái niệm cơ Newsletter
bản liên quanTitle
đến
Thuật ngữ Anh - Việt:
các vùng theo tiết diện ngang của 2 loại mối hàn phổ biến nhất là mối hàn
1. Parent metal: Kim loại cơ bản giáp mép và mối hàn góc.
2. Weld metal: Kim loại mối hàn Vùng ảnh hưởng nhiệt:
3. Heat affected zone (HAZ):  Là phần của kim loại cơ bản có tính chất cơ học hoặc tổ chức tế vi bị
Vùng ảnh hưởng nhiệt biến đổi do tác động của nhiệt hàn (hoặc nhiệt cắt). [103].
4. Weld zone: Vùng hàn Bao quanh mối hàn, vùng ảnh hưởng nhiệt thường là vùng “yếu nhất”
5. Fusion penetration, Depth of trong liên kết hàn. Nhằm bảo đảm khả năng chịu tải của liên kết theo yêu
fusion: Chiều sâu ngấu cầu thiết kế, tính chất của mối hàn và vùng ảnh hưởng nhiệt được kiểm
6. Fusion line: Đường chảy soát thông qua các biện pháp công nghệ.
7. Root of weld: Đáy mối hàn
8. Weld width: Chiều rộng mối
hàn
9. Excess weld metal, Face
reinforcement: Độ lồi mối hàn
10. Leg length: Cạnh mối hàn
góc
11. Penetration bead thickness,
Root reinforcement: Độ lồi
đáy
25. Root penetration: Độ ngấu
đáy a. b.
26. Fusion zone: Vùng chảy Hình 1.25 Các vùng của mối hàn giáp mép và mối hàn góc
Vùng hàn:
 Là vùng bao gồm kim loại mối hàn và vùng ảnh hưởng nhiệt [111].
Đường chảy:
 Trên mặt cắt ngang mối hàn, là chỗ phân giới giữa kim loại mối hàn và
phần kim loại cơ bản không bị nung chảy [111].
Mặt chảy:
 Là phần bề mặt kim loại cơ bản sẽ được nung chảy khi hàn [111].
Chiều sâu ngấu (chiều sâu chảy):
 Là độ sâu mà mặt chảy được nung chảy tới [111],; Là khoảng cách
nung chảy vào tận bên trong kim loại cơ bản hoặc đường hàn trước đó
tính từ mặt chảy [103].
Chiều rộng mối hàn:
 Là khoảng cách ngắn nhất giữa các chân ngoái cùng của bề mặt mối
hàn [111].
Cạnh mối hàn góc:
 Là cạnh của tam giác cần lớn nhất được vẽ nội tiếp vào mặt cắt ngang
của mối hàn góc [104].
Độ lồi mối hàn:
 Là phần tăng cường của mối hàn từ phía đã hàn của liên kết [103].
Độ lồi đáy:
 Là phần tăng cường của mối hàn từ phía ngược với phía đã hàn của
Thuật ngữ Anh - Việt: liên kết [103].
Chân mối hàn:
 Weld toe: Chân mối hàn  Là ranh giới giữa bề mặt mối hàn và bề mặt kim loại cơ bản [111].
 Weld interface: Mặt phân
giới Mặt phân giới:
 Là bề mặt phân chia kim loại cơ bản với kim loại mối hàn [103].

KY THUẠ T HAN NONG CHAY VA ƯNG DỤ NG 16


Theo khả năng chịu tải dự kiến của mối hàn, nhà thiết kế thường quy định Page 17
thông số cụ thể của một số đặc trưng hinh học chính cho từng mối hàn
trên bản vẽ, ví dụ: chiều dài và chiều dày thiết kế của mối hàn.
Trên Hình 1.26 là những đặc trưng hình học tiêu biểu của mối hàn nóng
chảy giáp mép.
Thuật ngữ Anh - Việt:

8. Weld width: Chiều rộng mối


hàn
9. Excess weld metal, Face
reinforcement: Độ lồi mối hàn
11. Penetration bead thickness,
Root reinforcement: Độ lồi
đáy
12. Maximum throat thickness:
Hình 1.26 Các đặc trưng hình học của mối hàn giáp mép Chiều dày tối đa của mối hàn
Chiều dày kim loại cơ bản: 13. Design throat thickness:
Chiều dày thiết kế mối hàn
 Là chiều dày tấm kim loại cần hàn, xem mục 13, Hình 1.26. 14. Actual throat thickness:
Góc chân mối hàn: Chiều dày thực của mối hàn
 Là góc tạo giữa bề mặt kim loại cơ bản và bề mặt mối hàn, có đỉnh tại 15. Effective throat thickness:
chân mối hàn (mục 16, Hình 1.26). Chiều dày hiệu dụng của mối
hàn
Góc chân mối hàn nên là một góc tù để tránh gây tập trung ứng suất tại
16. Weld toe angle: Góc chân
chỗ tiếp giáp giữa bề mặt kim loại cơ bản và bề mặt mối hàn. mối hàn
Bề mặt mối hàn: 17. Weld length: Chiều dài mối
 Là bề mặt hở của mối hàn từ phía đã hàn của liên kết [103]. hàn
Do bản chất kết tinh tuần tự của các giọt kim loại nóng chảy trong quá trình 18. Weld surface (with bead
tạo mối hàn, bề mặt mối hàn nóng chảy bao giờ cũng có dạng gợn sóng ripples); Weld face: Bề mặt
(dạng vảy cá), xem mục 18, Hình 1.26. mối hàn (gợn sóng)
27. Root width: Chiều rộng đáy
Bề mặt đáy mối hàn:
mối hàn
 Là bề mặt hở của mối hàn từ phía ngược với phía đã hàn của liên kết  Weld root: Đáy mối hàn
[103].
 Root surface: Bề mặt đáy
Đáy mối hàn: mối hàn
 Là chỗ tiếp giáp giữa bề mặt đáy mối hàn và kim loại cơ bản [103].  Partial penetration:
Chiều sâu thấu liên kết: Thấu một phần
 Incomplete penetration:
 Là khoảng cách mà kim loại mối hàn ăn sâu vào liên kết, tính từ bề mặt Thấu không hết
mối hàn, nhưng không gồm độ lồi của mối hàn [103].
 Joint penetration:
Chiều sâu thấu đáy: Chiều sâu thấu liên kết
Là khoảng cách mà kim loại mối hàn ăn sâu vào đáy liên kết [103]  Root penetration: Chiều sâu
Thấu một phần: thấu đáy
 Là mức độ hàn thấu không hết toàn bộ chiều dày liên kết nhưng theo
dự kiến có trước [104].
Thấu không hết:
 Là mức độ hàn thấu nhỏ hơn so với yêu cầu hoặc quy định [104].
Chiều sâu thấu đáy:
 Là khoảng cách mà kim loại mối hàn ăn sâu vào đáy liên kết [103].
Chiều dày thực của mối hàn:
 Là khoảng cách ngắn nhất từ bề mặt chi tiết tới đáy của chiều sâu thấu
liên kết (mối hàn giáp mép); là giá trị chiều cao của tam giác cân lớn
nhất được vẽ nội tiếp trong mặt cắt ngang mối hàn hoàn chỉnh (mối
hàn góc) [104].
KY THUẠ T HAN NONG CHAY VA ƯNG DỤ NG 17
Page 18 Chiều dày thiết kế của mối hàn: Newsletter Title
 Là chiều dày của mối hàn, được quy định bởi thiết kế [104].
Chiều dày hiệu dụng của mối hàn:
 Là chiều dày chịu tải thực của mối hàn, tùy theo hình dạng và mức
độ hàn thấu [104].
Chiều dày tối đa của mối hàn:
 Là kích thước đo từ điểm hàn thấu sâu nhất trong mối hàn góc hoặc
điểm tận cùng của đường hàn đáy mối hàn giáp mép tới điểm trên
cùng của độ lồi mối hàn [104].

Thuật ngữ Anh - Việt:

12. Maximum throat thickness:


Chiều dày tối đa của mối hàn
13. Design throat thickness:
Chiều dày thiết kế mối hàn
a) b)
14. Actual throat thickness:
Chiều dày thực của mối hàn Hình 1.27 Mối hàn giáp mép thấu toàn bộ và thấu không hết chiều dày [104]
15. Effective throat thickness: Hình 1.27a minh họa trường hợp mối hàn giáp mép được dự kiến thấu
Chiều dày hiệu dụng của mối toàn bộ chiều dày tấm, và được chế tạo đúng như vậy. Chiều dày hiệu
hàn dụng của mối hàn này cũng là chiều dày thực và chiều dày thiết kế của
 Deep penetration fillet weld: nó.
Mối hàn góc thấu sâu Khi hàn thấu không hết chiều dày, xem Hình 1.27b, chiều dày thực và
chiều dày hiệu dụng bằng nhau và nhỏ hơn chiều dày tối đa của mối
hàn (và chiều dày thiết kế mối hàn).
Hình dạng mối hàn góc có thể có khác biệt so với thiết kế ban đầu.
Chiều dày thực của mối hàn góc có thể lớn hơn hoặc nhỏ hơn chiều
dày thiết kế của nó. Bề mặt mối hàn góc có thể phẩng, lồi hoặc lõm.
Bề mặt lõm giúp tránh được sự tập trung ứng suất tại chân mối hàn
góc, miễn là chiều dày thực của mối hàn không nhỏ hơn chiều dày thiết
kế. Hình 1.28 thể hiện một mối hàn góc (có 2 cạnh bằng nhau) có chiều
sâu thấu vượt quá đáy mối hàn. Chiều dày hiệu dụng (15) của mối hàn
này lớn hơn chiều dày thiết kế (13).

Hình 1.28 Mối hàn góc thấu sâu [104]


Theo D. K. Miller [112], điều này tạo ra cơ hội cho nhà thiết kế giảm bớt
độ lớn của cạnh mối hàn (cũng như chiều dày thiết kế) để đạt được
cùng khả năng chịu tải, giúp tiết kiệm lượng kim loại đắp đưa vào mối
hàn, dẫn đến giảm chi phí sản xuất. Sử dụng quá trình hàn hồ quang
dưới lớp thuốc có thể đạt được điều này. Tuy nhiên, việc áp dụng khả
năng này còn tùy thuộc vào quy phạm (tiêu chuẩn) chế tạo phải áp
dụng, và khả năng của nhà chế tạo trong việc hàn thấu sâu một cách
nhất quán trong thực tế.

KY THUẠ T HAN NONG CHAY VA ƯNG DỤ NG 18


Để tạo ra các mối hàn cần thiết, các mặt chảy của liên kết cần được gia Page 19
công, gá lắp theo đúng các thông số hình học của liên kết trước khi hàn.
Hình 1.29 giới thiệu các thông số hình học của liên kết hàn (trước khi
hàn) tiêu biểu đối với mối hàn góc và mối hàn giáp mép.

Thuật ngữ Anh - Việt:

 Included angle, Groove angle:


Góc rãnh hàn
 Bevel angle: Góc vát mép
c Root face: Mặt đáy, Mép cùn
a) b)
b Roor gap, Root opening:
Hình 1.29 Thông số hình học tiêu biểu của liên kết trước khi hàn Khe đáy, Khe hở hàn
Vát mép:  Bevel: Vát mép
 Là dạng của mép được vát một góc [103].  Bevel edge shape: Dạng vát
mép
Dạng mép vát:
 Bevel face: Mặt vát
 Là loại hình dạng của mép, tại đó (các) bề mặt được gia công không  Depth of joint preparation,
vuông góc với bề mặt chi tiết [103]. Depth of bevel (US): Chiều sâu
Góc vát mép: vát mép
 Là góc giữa mép được vát của một phần tử trong liên kết và mặt
phẳng vuông góc với bề mặt của phần tử đó [103].
Mặt vát:
 Là bề mặt đã gia công của dạng vát mép [103].
Chiều sâu vát mép:
 Là khoảng cách theo đường vuông góc tính từ bề mặt kim loại cơ
bàn tới mép đáy hoặc tới nơi bắt đầu mặt đáy [103].
Trên Hình 1.29, chiều sâu vát mép là chiều dày tấm được vát mép, trừ
đi độ lớn của mặt đáy (c ).
Khe đáy:
 Là khoảng hở giữa các chi tiết tại đáy liên kết [103].
Mặt đáy:
 Là phần của bề mặt rãnh hàn tại đáy liên kết[103].
Đáy liên kết:
 Là phần của liên kết mà tại đó các chi tiết sẽ hàn gần nhau nhất. Tại
mặt cắt ngang, đáy liên kết có thể là điểm, đường hoặc mặt [103].
Nhận xét:
1. Khi không vát mép, chỉ có thể hàn một lượt thấu tới chiều dày nhất
định. Góc vát mép bảo đảm cho hồ quang tiếp cận tới chiều sâu cần
hàn và hàn thấu toàn bộ chiều dày các tấm lớn hơn bằng nhiều
đường hàn.
2. Góc rãnh hàn thường từ 60± 5o đến 20± 5o. Kiểu và độ lớn góc rãnh
hàn quyết định năng suất hàn.
3. Mặt đáy thường có giá trị 2 mm. Nó có chức năng bảo đảm tạo dáng
đúng và ngăn ngừa cháy thủng đáy liên kết hàn.
4. Khe đáy thường có giá trị 1,5÷2 mm vì với các góc rãnh hàn cho
trước, nó bảo đảm nung thấu đáy liên kết, tuy trong một số trường
hợp nó có thể bằng 0 hoặc lên đến trên 10 mm (ví dụ: khi kết hợp
dùng tấm lót đáy bằng gốm).
5. Khi hàn, bảo đảm nung chảy toàn bộ mép chảy, đạt được hình dạng
phù hợp của bề mặt mối hàn và bề mặt đáy mối hàn.

KY THUẠ T HAN NONG CHAY VA ƯNG DỤ NG 19


Page 20 Newsletter Title
Sau đây là một số khái niệm cơ bản liên quan đến hàn nhiều đường
(xem các Hình 1.30a, 1.1.30b).

Thuật ngữ Anh - Việt:

11. Penetration bead thickness :


Độ lồi đáy
19. Toe: Chân đường hàn
20. Root run: Đường hàn đáy
21. Layers of filling runs: Các lớp
hàn điền
22. Layer of capping run: Lớp
hàn phủ
23. Sealing run: Đường hàn kín
• Weld sequence: Trình tự hàn a) b)
• Run, bead, pass: Đường hàn, Hình 1.30 Mối hàn giáp mép (a) và mối hàn góc (b) nhiều đường [104]
lượt hàn Trình tự hàn:
• Multi-run welding: Hàn nhiều
 Là trình tự thực hiện các mối hàn trên vật [111].
đường
• Weld run sequence: Trình tự
Đường hàn:
các đường hàn  Là nguyên công hàn đơn lẻ và là một phần của việc tạo ra một mối
• Layer: Lớp hàn hàn hoàn chỉnh [111].
• Filling run, Fill run: Đường Đường hàn còn được gọi là lượt hàn, đặc biệt khi hàn bằng các chùm tia
hàn điền (laser, điện tử).
• Capping run, Cap run: Đường Hàn nhiều đường:
hàn phủ
 Là hàn mà tại đó mối hàn được thực hiện bằng nhiều hơn 1 đường
hàn [111].
Hàn nhiều đường cũng được gọi là hàn nhiều lớp.
Trình tự các đường hàn:
 Là trình tự thực hiện các đường hàn của một mối hàn [111].
Lớp hàn:
 Là lớp của kim loại mối hàn bao gồm 1 hoặc nhiều đường hàn [103]
Chân đường hàn:
 Là nơi giao nhau giữa bề mặt của 2 đường hàn liiền kề.
Chân mối hàn và chân đường hàn còn được gọi tắt là chân đường hàn.
Đường hàn đáy:
 Là (các) đường hàn của lớp hàn đầu tiên tại đáy mối hàn nhiều lượt
[111].
Đường hàn điền:
 Là các đường hàn thực hiện sau (các) đường hàn đáy và trước (các)
đường hàn phủ của mối hàn nhiều lượt [111].
Đường hàn phủ:
 Là các đường hàn trông thấy được trên bề mặt mối hàn nhiều lượt
hoàn chỉnh [111].
Đường hàn kín:
 Là đường hàn cuối cùng, được thực hiện ở phía đáy mối hàn nóng
chảy [111]..

KY THUẠ T HAN NONG CHAY VA ƯNG DỤ NG 20


Page 21
Nhận xét:
1. Khi hàn xong các đường hàn từ một phía, đường hàn đáy có thể phải
được dũi (hoặc mài) bỏ để bảo đảm loại bỏ hết khuyết tật hàn, sau
đó phải thực hiện đường hàn kín hoặc thực hiện tiếp các đường hàn
phủ ở phía ngược lại của liên kết.
2. Khi không thể dũi (mài) bỏ đường hàn đáy (ví dụ: khi hàn nhiều lượt
ống có đường kính nhỏ) thì phải sử dụng loại quá trình hàn bảo đảm
hàn thấu toàn bộ đáy mối hàn (ví dụ: hàn TIG).

1.5 Vị trí hàn


Sản phẩm hàn có thể có hình dạng từ đơn giản đến phức tạp, chứa một
hoặc nhiều mối hàn. Không phải bao giờ cũng có thể đưa vật hàn về vị trí
thuận lợi nhất để người thợ hàn thực hiện mối hàn. Ví dụ: các kết cấu
lớn như phân đoạn tàu biển, bồn chứa, v.v. thường được đặt ở vị trí cố
định trong quá trình chế tạo, với các mối hàn được phân bố tại nhiều vị
trí không gian khác nhau.
Việc phân loại các vị trí hàn (còn được hiểu là vị trí mối hàn trong không
gian) nhằm giúp xác định mức độ khó hoặc dễ trong thực hiện mối hàn.
Những thợ lành nghề, trình độ cao thường được bố trí thực hiện những
mối hàn ở các vị trí khó thực hiện.
Lưu ý: đôi khi trong tài liệu kỹ thuật tiếng Việt, thuật ngữ tư thế hàn cũng
được dùng để chỉ vị trí hàn.
Vị trí hàn:
 Là vị trí của mối hàn trong không gian, được định nghĩa theo góc
nghiêng của trục và góc quay của mặt mối hàn so với mặt phẳng nằm
ngang [110].
 Là mối quan hệ giữa vũng hàn, liên kết, các phần tử của liên kết và
nguồn nhiệt hàn khi hàn [103].
Vị trí hàn chính:
 Là các vị trí hàn, ký hiệu bằng các chữ PA, PB, PC. PD, PE, PF hoặc
PG [110].
 Trên Hình 1.31 là sơ đồ các vị trí hàn chính PA, PB, PC, PD và PE Thuật ngữ Anh - Việt:
đối với các mối hàn giáp mép , mối hàn góc (hàn tấm) và mối hàn
trên ống, trong đó, mũi tên chỉ vào vị trí mặt mối hàn.  Welding position: Vị trí hàn
 Main welding position:
Vị trí hàn chính
1. Flat: Bằng, Sấp
2. Horizontal vertical:
Ngang đứng
3. Horizontal: Ngang
4. Horizontal overhead: Ngang
trần
5. Overhead: Trần
6. Horizontal overhead: Ngang
trần
7. Horizontal: Ngang
1: bằng (sấp); 4, 6: ngang trần 8. Horizontal vertical:
2, 8: ngang đứng; 5: trần
Ngang đứng
3 và 7: ngang
Hình 1.31 Các vị trí hàn chính PA, PB, PC, PD, và PE [110]

KY THUẠ T HAN NONG CHAY VA ƯNG DỤ NG 21


Page 22 Newsletter
Hình 1.32 là một số thí dụ minh họa ý nghĩa của hệ thống Title
ký hiệu các vị
trí hàn chính đa giới thiệu tại Hình 1.31.

Thuật ngữ Anh - Việt: Hình 1.32 Thí dụ các vị trí hàn chính PA, PB, PC, PD, và PE [110]

S: Slope: Góc nghiêng Góc nghiêng, S:


R: Rotation: Góc quay  Là góc của trục mối hàn so với vị trí hàn chính [110].
L: Inclined angle: Góc nghiêng Góc quay, R:
ống  Là góc của mặt mối hàn so với vị trí hàn chính [110].
Góc nghiêng ống, L:
 Là góc của trục ống (so với mặt phẳng nằm ngang) [110].
Hình 1.33 là thí dụ minh họa ý nghĩa của hệ thống ký hiệu các vị trí hàn
chính khác (PF, PG, PH, PJ và PK), trong đó, mũi tên (a) chỉ hướng hàn.
Các vị trí PH, PJ và PK cũng được coi là những vị trí hàn chính khi được
dùng cho các mục đích đặc biệt, ví dụ để hàn kiểm tra phê chuẩn tay
nghề thợ hàn.

KY THUẠ T HAN NONG CHAY VA ƯNG DỤ NG 22


Page 23
Thuật ngữ Anh - Việt:

 Vertical up: Leo (đứng từ dưới


lên)
 Vertical down: Tụt (đứng từ
trên xuống)
 Welding upwards: Hàn leo (PH
đối với ống)
 Welding downwards: Hàn tụt
(PJ đối với ống)
 Orbital welding: Hàn hành tinh

Hình 1.33 Thí dụ các vị trí hàn chính PF, PG, PH, PJ và PK [110]
Các vị trí hàn chính PA, PB, PC, PD, PE, PF, PG, PH, PJ và PK là
những vị trí hàn tiêu biểu. Chúng có thể được một số tiêu chuẩn kỹ thuật
liên quan quy định trong trường hợp cần thiết phải thiết lập các quy trình
hàn hoặc thực hiện các mẫu hàn phê chuẩn thợ hàn.
Trong sản xuất, vị trí hàn thực tế đa dạng hơn nhiều và được quy định
theo dải trị số của góc nghiêng và góc quay của chúng so với vị trí hàn
chính nhất định (xem Bảng 1.3).
Vị trí hàn kiểm tra:
 Là vị trí hàn dùng khi hàn mẫu kiểm tra, nằm trong dải góc nghiêng
tối đa ± 5o và dải góc quay tối đa ± 10o so với vị trí hàn chính. [110]
Vị trí hàn kiểm tra được dùng khi hàn mẫu để phê chuẩn quy trình hàn
hoặc phê chuẩn thợ hàn (theo ISO 9606, ISO 15614, v.v.)

KY THUẠ T HAN NONG CHAY VA ƯNG DỤ NG 23


Bảng 1.3 Vị trí hàn sản xuất dựa trên vị trí hàn chính, dải góc nghiêng và dải góc quay [110]
Page 24 Newsletter Title
Tên gọi vị trí hàn sản xuất Vị trí hàn chính Góc nghiêng, S Góc quay, R Minh họa
Đối với mối hàn giáp mép:
Bằng (sấp) PA ± 15o ± 30o Hình: 1.34, 1.35,
1.38, 1.39
o
o + 60 Hình: 1.42, 1.43,
Ngang PC ± 15 o 1.44, 1.45
– 10
o
Trần PE ± 80 ± 80o Hình: 1.46, 1.47,
1.48
o
+ 75 ± 100o Hình: 1.50, 1.51,
Đứng PF, PG o 1.52, 1.53
– 10 ± 180o
Đối với mối hàn góc:
Bằng (sấp) PA ± 15o ± 30o Hình: 1.36, 1.37,
1.40, 1.41
o
o + 15
Ngang đứng PB ± 15
– 10o
+ 35o
Ngang PC ± 15o o
– 10
+ 35o
Ngang trần PD ± 80o o
– 10
Trần PE ± 80o ± 35o Hình: 1.48, 1.49
o o
+ 75 ± 100
Đứng PF, PG o
– 10 ± 180o
Chú ý: với các dải góc nghiêng và dải góc quay không đối xứng, dấu + có nghĩa là quay mặt mối
hàn về phía vị trí hàn chính PA và dấu – có nghĩa là quay mặt mối hàn về phía vị trí hàn chính PE.

Vị trí hàn sản xuất:


Thuật ngữ Anh - Việt:  Là vị trí hàn trên thực tế, theo định nghĩa trên Bảng 1.3 [110].
 Các Hình 1.34 đến 1.53 minh họa một số vị trí hàn sản xuất theo các
 Test welding position: Vị trí
vị trí hàn chính (xem Bảng 1.3).
hàn kiểm tra
 Production welding position:
Vị trí hàn sản xuất

Hình 1.34 Vị trí hàn chính PA Hình 1.35 Giới hạn góc
mối hàn giáp mép nghiêng của vị trí hàn bằng (PA)

KY THUẠ T HAN NONG CHAY VA ƯNG DỤ NG 24


Page 25

Hình 1.36 Vị trí hàn chính PA Hình 1.37 Giới hạn góc
mối hàn góc nghiêng của vị trí hàn bằng (PA)

Hình 1.38 Giới hạn góc quay của Hình 1.39 Giới hạn góc nghiêng và
vị trí hàn bằng (PA) giới hạn góc quay của vị trí hàn bằng
mối hàn giáp mép (PA)

Hình 1.40 Giới hạn góc quay Hình 1.41 Giới hạn góc nghiêng và
của vị trí hàn bằng (PA) giới hạn góc quay của vị trí hàn bằng
(PA)

KY THUẠ T HAN NONG CHAY VA ƯNG DỤ NG 25


Page 26 Newsletter Title

Hình 1.42 Vị trí hàn chính PC Hình 1.43 Giới hạn góc nghiêng của
vị trí hàn ngang (PC)

Hình 1.44 Giới hạn góc quay (+60o) Hình 1.45 Giới hạn góc quay (– 10o)
của vị trí hàn ngang (PC) của vị trí hàn ngang (PC

Hình 1.46 Vị trí hàn chính PE Hình 1.47 Giới hạn góc nghiêng của
vị trí hàn trần (PE)

KY THUẠ T HAN NONG CHAY VA ƯNG DỤ NG 26


Page 27

Hình 1.48 Giới hạn góc quay của vị Hình 1.49 Vị trí hàn chính (PE)
trí hàn trần (PE)

Hình 1.50 Vị trí hàn chính PF, PG Hình 1.51 Giới hạn góc nghiêng và
giới hạn góc quay của vị trí hàn
đứng (PF, PG)

Hình 1.52 Giới hạn góc nghiêng Hình 1.53 Giới hạn góc nghiêng
o o
(– 10 ) của vị trí hàn đứng (PF, PG) (+ 75 ) của vị trí hàn đứng (PF, PG)
Ký hiệu vị trí hàn theo tiêu chuẩn ISO 6947:2011:
Trong các tài liệu kỹ thuật hàn, các vị trí hàn chính được ký hiệu theo
nhóm các chữ cái như định nghĩa trên các Hình 1.31 đến 1.33 (tức là
PA, PB, PC, PD, PE, PF, PG, PH, PJ, PK).

KY THUẠ T HAN NONG CHAY VA ƯNG DỤ NG 27


Page 28 Newsletter Title
Ngoài ra, còn có thể bổ sung thêm vào các ký hiệu tư thế hàn chính các
nhóm 3 chữ số thể hiện giá trị góc nghiêng và góc quay, ví dụ:
 PB 005-010: thể hiện vị trí hàn chính PB (ngang đứng cho mối hàn góc),
có góc nghiêng 5o và góc quay 10o.
Đối với các mối hàn theo chu vi ống có góc nghiêng ống (L), phần ký hiệu
đối với góc nghiêng và góc quay được giản lược, xem các thí dụ sau:
 H-L030: thể hiện vị trí hàn ống có góc nghiêng ống L = 30o và hướng
hàn từ dưới lên (H).
 J-L060: thể hiện vị trí hàn ống có góc nghiêng ống L = 60o và hướng hàn
từ trên xuống (H).
Vị trí hàn sản xuất theo tiêu chuẩn AWS A 3.0-2010:
Tiêu chuẩn AWS A 3.0 và các quy phạm hàn kết cấu (ví dụ: AWS D1.1)
hoặc quy phạm về thiết bị áp lực (ví dụ: ASME Section IX), v.v. của Hoa kỳ
cũng sử dụng các khái niệm góc nghiêng và góc quay để quy định vị tri hàn
đối với mối hàn giáp mép và mối hàn góc.
Vị trí hàn sản xuất đối với mối hàn giáp mép cho trường hợp hàn tấm được
định nghĩa theo Bảng 1.4 và Hình 1.54.
Bảng 1.4 Vị trí hàn sản xuất cho mối hàn giáp mép đối với hàn tấm [103]
Vị trí hàn Xem Hình 1.53 Góc nghiêng Góc quay
o o
Bằng (Sấp) A 0 đến 15 150o đến 210o
80o đến 150o
Ngang B 0o đến 15o
210o đến 280o
0o đến 80o
Trần C 0o đến 80o
280o đến 360o
D 15o đến 80o 80o đến 280o
Đứng
E 80o đến 90o 0o đến 360o

Hình 1.54 Biểu đồ vị trí hàn cho mối hàn giáp mép đối với hàn tấm [103]

KY THUẠ T HAN NONG CHAY VA ƯNG DỤ NG 28


Chú thích Hình 1.54: Page 29
1. Mặt phẳng ngang tham chiếu luôn nằm thấp hơn mối hàn.
2. Góc nghiêng được đo từ mặt phẳng ngang tham chiếu tới mặt phẳng đứng
tham chiếu.
3. Góc quay được tính từ đường vuông góc với mặt mối hàn đi qua trục đáy
mối hàn. Vị trí tham chiếu (0°) cho góc quay luôn chỉ về hướng ngược với
hướng tăng của góc nghiêng.
Khi nhìn vào điểm P, góc quay được đo từ vị trí tham chiếu (0°) theo chiều
kim đồng hồ.
Vị trí hàn sản xuất đối với mối hàn góc cho trường hợp hàn tấm được
định nghĩa theo Bảng 1.5 và Hình 1.55.
Bảng 1.5 Vị trí hàn sản xuất cho mối hàn góc đối với hàn tấm [103]
Vị trí hàn Xem Hình 1.53 Góc nghiêng Góc quay
o o
Bằng (Sấp) A 0 đến 15 150o đến 210o
125o đến 150o
Ngang B 0o đến 15o
210o đến 235o
0o đến 125o
Trần C 0o đến 80o
235o đến 360o
D 15o đến 80o 125o đến 235o
Đứng
E 80o đến 90o 0o đến 360o

Nhận xét:
1. Đối với trường hợp hàn tấm, tên gọi các vị trí hàn theo các tiêu
chuẩn, quy phạm của Hoa Kỳ không có vị trí ngang đứng và ngang
trần cho mối hàn góc như theo tiêu chuẩn ISO 6947.
2. Các vị trí hàn sản xuất trong thực tế được đối chiếu với dải biến số
đã phê chuẩn để áp dụng (ghi trong bản quy trình hàn hoặc chứng
chỉ thợ hàn theo tiêu chuẩn tương ứng).

Hình 1.55 Biểu đồ vị trí hàn cho mối hàn góc đối với hàn tấm [103]

KY THUẠ T HAN NONG CHAY VA ƯNG DỤ NG 29


Page 30 Newsletter Title
Chú thích Hình 1.55:
1. Mặt phẳng ngang tham chiếu luôn nằm thấp hơn mối hàn.
2. Góc nghiêng được đo từ mặt phẳng ngang tham chiếu tới mặt phẳng đứng
tham chiếu.
3. Góc quay được tính từ đường vuông góc với mặt mối hàn đi qua trục đáy
mối hàn. Vị trí tham chiếu (0°) cho góc quay luôn chỉ về hướng ngược với
hướng tăng của góc nghiêng.
Khi nhìn vào điểm P, góc quay được đo từ vị trí tham chiếu (0°) theo chiều
kim đồng hồ.
Tại Hoa Kỳ, vị trí hàn sản xuất đối với trường hợp hàn giáp mép theo
chu vi ống được quy định theo biểu đồ trên Hình 1.56.

Hình 1.56 Biểu đồ vị trí hàn cho mối hàn giáp mép theo chu vi ống [103]
Nhận xét:
1. Trong sản xuất, khi thực hiện mối hàn giáp mép theo chu vi ống,
nếu ống cố định và không quay quanh trục ống, vị trí hàn thay đối
liên tục giữa hàn bằng, hàn ngang, hàn đứng và hàn trần đối với
góc nghiêng ống nằm trong khoảng 0o đến 75o.
2. Nếu góc nghiêng ống từ 80o đến 90o, chỉ có vị trí hàn ngang.
Ký hiệu vị trí hàn kiểm tra theo tiêu chuẩn Hoa Kỳ
Các tiêu chuẩn AWS A 3.0 và ASME Section IX sử dụng hệ thống ký
hiệu vị trí hàn kiểm tra bắt đầu bằng 1 chữ số (1 đến 6), theo sau là 1
chữ cái (G cho mối hàn giáp mép và F cho mối hàn góc). Ngoài ra, có
thể có thêm 1 số ký tự bổ sung để chỉ hướng hàn leo hoặc tụt. Bảng
1.5 thể hiện cách thức ký hiệu các vị trí hàn kiểm tra tương đương giữa
ISO 6947:2011 và AWS A 3.0-2010.
Nhận xét:
1. Vị trí hàn kiểm tra là căn cứ để thiết lập các điều kiện áp dụng cho
vị trí hàn sản xuất theo quy trình hàn và chứng chỉ thợ hàn đã được
phê duyệt.
2. Các vị trí hàn sản xuất là: bằng (sấp), ngang, đứng, trần (và các vị
trí ngang đứng, ngang trần nếu áp dụng tiêu chuẩn ISO 6947).
3. Các vị trí hàn kiểm tra được ký hiệu quy ước bằng các ký tự (chữ
cái hoặc chữ số kết hợp với chữ cái).

KY THUẠ T HAN NONG CHAY VA ƯNG DỤ NG 30


Bảng 1.6 Vị trí hàn kiểm tra tương đương giữa tiêu chuẩn ISO và Hoa Kỳ [110]
Page 31
Minh họa AWS A 3.0; ASME IX ISO 6947

1G PA

2G PC

3G uphill PF

3G downhill PG

4G PE

5G uphill PH

5G downhill PJ

6G uphill H-L045

6G downhill J-L045

KY THUẠ T HAN NONG CHAY VA ƯNG DỤ NG 31


Page 32 Newsletter Title
Minh họa AWS A 3.0; ASME IX ISO 6947

1F PA

1FR PA

2F PB

2FR PB

3F uphill PF

3F downhill PG

4F PD

5F uphill PH

5F downhill PJ

Nhận xét:
1. Vị trí hàn kiểm tra là căn cứ để thiết lập các điều kiện áp dụng cho
vị trí hàn sản xuất theo quy trình hàn và chứng chỉ thợ hàn đã được
phê duyệt.

KY THUẠ T HAN NONG CHAY VA ƯNG DỤ NG 32


Page 33
2. Các vị trí hàn sản xuất là: bằng (sấp), ngang, đứng, trần (và các vị
trí ngang đứng, ngang trần nếu áp dụng tiêu chuẩn ISO 6947).
3. Các vị trí hàn kiểm tra được ký hiệu quy ước bằng các ký tự (chữ
cái hoặc chữ số kết hợp với chữ cái).

1.6 Ký hiệu hàn trên bản vẽ

Tùy theo điều kiện vận hành, các mối hàn trong sản xuất có thể đơn
giản hoặc phức tạp về mặt hình dạng, kích thước và cách thức thực
hiện. Để thợ hàn triển khai đúng ý đồ của nhà thiết kế và những yêu
cầu khác của khách hàng, việc dùng các ký hiệu quy ước trực tiếp trên
bản vẽ kỹ thuật có một số lợi ích sau:
 giúp tránh được nhầm lẫn trong việc hiểu và diễn giải,
 đơn giản hóa cách thức thể hiện các yêu cầu có liên quan,
 dễ nhớ,
 tiết kiệm diện tích thể hiện.
Trên thế giới hiện phổ biến nhất 2 hệ thống ký hiệu hàn: ISO 2553:2013
[108] và hệ thống theo tiêu chuẩn của các nước như Hoa Kỳ, Úc, Nhật,
ví dụ: hệ thống ký hiệu theo tiêu chuẩn AWS A 2.4:2007 [109].
Ký hiệu hàn: Thuật ngữ Anh - Việt:
 bao gồm một đường thẳng mũi tên, một đường tham chiếu, và có
 Welding symbol: Ký hiệu hàn
thể có thêm các ký hiệu cơ sở và các ký hiệu bổ sung và / hoặc
đuôi, được dùng trên các bản vẽ kỹ thuật để thể hiện loại liên kết  Arrow line: đường mũi tên
hàn, vị trí đặt và dạng chuẩn bị liên kết [108].  Reference line: Đường tham
chiếu
Đường mũi tên:
 Supplementary symbol: Ký
 bao gồm một đường dẫn chỉ tới liên kết cần được hàn, thường được hiệu bổ sung
vẽ ở góc 135° so với đường tham chiếu.  Basic welding symbol: Ký hiệu
Đường tham chiếu: hàn cơ bản
 là phần của ký hiệu hàn mà trên đó đặt ký hiệu cơ sở, thường được  Tail: Đuôi
vẽ song song với cạnh đáy của bản vẽ.
Đường tham chiếu có thể là một đường liền (đường tham chiếu đơn)
hoặc một đường liền đi kèm với một đường đứt nét chạy song song với
nó và có cùng chiều dài (đường tham chiếu kép). Tiêu chuẩn ISO
2553:2013 cho phép có cả 2 khả năng này. Tiêu chuẩn AWS A
2.4:2007 chỉ quy định đường tham chiếu đơn. Đường tham chiếu nên
được đặt song song với cạnh đáy của bản vẽ, nhưng cũng có thể được
xoay đi một góc 90o khi không đủ chỗ bố trí nó song song với cạnh đáy.
Ký hiệu hàn cơ bản:
 là ký hiệu bao gồm một đường mũi tên, đường tham chiếu và đuôi,
được dùng khi không quy định đối với liên kết mà chỉ nhằm cho biết
rằng sẽ phải có một liên kết hàn.
Hình 1.57 thể hiện cấu tạo của ký hiệu hàn cơ bản.

Chú thích:
1 – đường mũi tên
2 – đường tham chiếu
3 – đuôi

Hình 1.57 Cấu tạo của ký hiệu hàn cơ bản [108]

KY THUẠ T HAN NONG CHAY VA ƯNG DỤ NG 33


Page 34 Ký hiệu hàn cơ bản thường được dùng để chỉ nơiNewsletter Title
đặt các mối hàn
đính.
Thuật ngữ Anh - Việt: Mối hàn đính:
 Tack weld: Mối hàn đính  Là mối hàn được dùng để cố định các chi tiết hoặc cụm chi tiết cần
hàn với nhau theo đúng vị trí của chúng trước khi hàn [111].
 Arrow side: Phía mũi tên
 Other side: Phía bên kia (của
Đuôi:
liên kết)  Là phần tử có dạng chữ V, được đưa thêm vào cuối đường tham
 Elementary symbol; Weld chiếu liền về phí ngược lại với phía đường mũi tên.
symbol (US): Ký hiệu cơ sở; Khái niệm đường tham chiếu gắn liền với các khái niệm phía mũi tên và
Ký hiệu mối hàn phía bên kia.
Phía mũi tên:
 Là phía của liên kết, ở chỗ mũi tên chỉ vào.
Phía bên kia:
 Là phía của liên kết, ở chỗ ngược với chỗ mũi tên chỉ vào.
Trên các Hình 1.58 và 1.59 là hai thí dụ về việc áp dụng phía mũi tên
và phía bên kia trên bản vẽ để chỉ thị cho thợ hàn phía cần thực hiện
mối hàn.

 Nếu dùng đường tham


chiếu kép, ký hiệu cơ sở
đặt trên đường liền cho
biết phía cần hàn là phía
mũi tên. Nếu ký hiệu cơ
sở đặt trên đường đứt
nét, phía cần hàn là phía
bên kia của liên kết.
Hình 1.58 Đặt ký hiệu cơ sở trên đường tham chiếu kép [113]
 Nếu dùng đường tham
chiếu đơn, phía mũi tên
bao giờ cũng nằm ở phía
dưới, phía bên kia bao
giờ cũng nằm ở phía trên
đường tham chiếu.
 Khi xác định phía mũi tên
và phía bên kia, hãy bắt
đầu xem xét từ khe hở
giữa các phần tử của liên
kết (trước khi hàn).

Hình 1.59 Đặt ký hiệu cơ sở trên đường tham chiếu đơn [113]
Ký hiệu cơ sở:
 Là phần tạo ký hiệu của một ký hiệu hàn và được vẽ trên đường
tham chiếu để chỉ ra loại mối hàn và dạng chuẩn bị mép liên kết.
Trên bản vẽ, ký hiệu cơ sở (ký hiệu mối hàn) được đặt ở phần giữa
đường tham chiếu. Một số loại ký hiệu cơ sở được nêu tại Bảng 1.7.

KY THUẠ T HAN NONG CHAY VA ƯNG DỤ NG 34


Bảng 1.7 Một số loại ký hiệu cơ sở tiêu biểu cho ký hiệu hàn nóng chảy [108]
Page 35
Minh họa Tên gọi mối hàn Ký hiệu Thuật ngữ Anh - Việt:

Giáp mép không vát  Square butt: (Mối hàn) giáp


mép không vát
 Single-V butt: Giáp mép vát
Giáp mép vát chữ V chữ V
 Single-V butt with broad root
Giáp mép vát chữ Y face:Giáp mép vát chữ Y
 Single-bevel butt: Giáp mép
Giáp mép vát nửa vát nửa chữ V
chữ V  Single-bevel butt with broad
root face: Giáp mép vát nửa
Giáp mép vát nửa
chữ Y
chữ Y
 Single-U butt: Giáp mép vát
Giáp mép vát chữ U chữ U
 Single-J butt: Giáp mép vát
chữ J
Giáp mép vát chữ J
 Steep-flanked single-V butt:
Giáp mép vát chữ V với góc
Góc rãnh hàn nhỏ
 Steep-flanked single-bevel
butt: Giáp mép vát nửa chữ V
Giáp mép vát chữ V với góc rãnh hàn nhỏ
với góc rãnh hàn nhỏ
 Flare V: Giáp mép vát chữ V
Giáp mép vát nửa loe
chữ V với góc rãnh  Flare bevel: Giáp mép vát nửa
hàn nhỏ chữ V loe
 Flange butt / corner weld:Giáp
Giáp mép vát chữ V mép có gấp mép / Mối hàn
loe giáp mép tại góc
 Overlay: (Mối hàn) đắp
Giáp mép vát nửa  Fusion spot weld: Mối hàn
chữ V loe điểm nóng chảy

Giáp mép có gấp mép

Mối hàn đắp

Mối hàn lỗ (trong lỗ


tròn hoặc trong khe)

Mối hàn điểm (mối


hàn đường) nóng
chảy

Các ký hiệu cơ sở trong Bảng 1.7 được đặt tại đường tham chiếu (kép
hoặc đơn) của lý hiệu hàn trên bản vẽ để thể hiện thông tin về loại mối
hàn được quy định. Trên cùng một ký hiệu hàn, các ký hiệu cơ sở có
thể được phối hợp với nhau để thể hiện các mối hàn thực hiện từ cả 2
phía của liên kết. Nếu các mối hàn đối xứng được thực hiện từ 2 phía,
đường tham chiếu đơn sẽ được sử dụng (không cần dùng đường đứt
nét). Bảng 1.8 giới thiệu việc phối hợp các ký hiệu cơ sở trên ký hiệu
hàn trong việc thể hiện các mối hàn đó.

KY THUẠ T HAN NONG CHAY VA ƯNG DỤ NG 35


Page 36 Newsletter
Bảng 1.8 Phối hợp các ký hiệu cơ sở trong ký hiệu hàn từ hai phía [108] Title
Thuật ngữ Anh - Việt: Minh họa Tên gọi mối hàn Ký hiệu

 Double-V butt: Giáp mép vát Giáp mép vát chữ X


chữ X
 Double-bevel butt: Giáp mép
vát chữ K Giáp mép vát chữ K
 Double-U butt: Giáp mép vát
chữ U kép
Giáp mép vát chữ U
 Double-bevel butt (with broad kép
root face) and fillet welds: Giáp
mép vát nửa chữ Y, phối hợp
với các mối hàn góc Giáp mép vát nửa
 Supplementary symbol: Ký chữ Y, phối hợp với
hiệu phụ các mối hàn góc
 Complementary information:
Thông tin bổ sung Ngoài các ký hiệu cơ sở, trên ký hiệu hàn còn có thể bố trí thêm:
 Flat-finished flush: Bề mặt
1. Các ký hiệu phụ
hoàn thiện phẳng
 Convex: Bề mặt lối 2. Các kích thước (kích thước gá lắp của liên kết và kích thước mối
hàn).
 Concave: Bề mặt lõm
 Toes blended smoothly: Sửa 3. Thông tin bổ sung.
mịn chân mối hàn Ký hiệu phụ:
 Back run: Đường hàn phía đáy  là ký hiệu được dùng chung với ký hiệu cơ sở để cung cấp thêm thông
 Backing weld: Mối hàn lót đáy tin về liên kết.
 Specified root reinforcement: Thông tin bổ sung:
Độ lồi đáy quy định  là thông tin không phải là ký hiệu, có liên quan tới mối hàn và có thể
được đưa vào đuôi của ký hiệu hàn.
Ký hiệu phụ thường cung cấp thông tin về hình dạng của mối hàn và cách
thức thực hiện liên kết hàn. Bảng 1.9 giới thiệu thí dụ sử dụng các loại ký
hiệu phụ phổ biến nhất trong sản xuất hàn nóng chảy.
Bảng 1.9 Ký hiệu phụ dùng trong ký hiệu hàn [108]
Thí dụ áp Ký hiệu
Minh họa Tên gọi
dụng phụ

Bề mặt hoàn thiện phẳng

Bề mặt lồi

Bề mặt lõm

Không có minh họa Sửa mịn chân mối hàn

Đường hàn phía đáy


(thực hiện sau mối hàn
giáp mép vát chữ V)
Mối hàn lót đáy (thực
hiện trước mối hàn giáp
mép vát chữ V)

Độ lồi đáy quy định (mối


hàn giáp mép)

KY THUẠ T HAN NONG CHAY VA ƯNG DỤ NG 36


Bảng 1.9 Ký hiệu phụ dùng trong ký hiệu hàn [108] (tiếp theo)
Page 37
Thí dụ Thuật ngữ Anh - Việt:
Minh họa Ký hiệu phụ Tên gọi
áp dụng
Lót đáy (không quy  Backing (unspecified): Lót đáy
định cụ thể) (không quy định cụ thể)
 Permanent backing: Lót đáy
Lót đáy vĩnh viễn vĩnh viễn
Lót đáy tạm / Lót đáy  Removable / temporary
phải gỡ bỏ sau khi hàn backing: Lót đáy tạm / Lót đáy
phải gỡ bỏ sau khi hàn
 Spacer: Tấm cách
Tấm cách
 Consumable insert: Vòng lót
đáy tiêu hao
 Weld all-around: Hàn vòng
quanh
 Weld between two points: Hàn
Vòng lót đáy trước khi hàn giữa 2 điểm
Vòng lót đáy tiêu hao
 Field weld: Mối hàn tại hiện
trường
 Staggered intermittent welds:
Sau khi hàn vòng lót đáy
Hàn so le gián đoạn

Hàn vòng quanh

Hàn giữa 2 điểm

Mối hàn tại hiện


trường

Hàn so le gián đoạn

Ký hiệu hàn vòng quanh không được sử dụng nếu:


1. Mối hàn đó không liên tục (không bắt đầu và kết thúc tại cùng một
điểm).
2. Có thay đổi về loại mối hàn (ví dụ từ hàn giáp mép sang hàn góc).
3. Có thay đổi về kích thước mối hàn (ví dụ có thay đổi chiều dày mối
hàn góc).
Ký hiệu độ lồi đáy quy định (của mối hàn giáp mép) chỉ được dùng
trong trường hợp mối hàn giáp mép thấu toàn bộ chiều dày liên kết
được thực hiện từ một phía và có quy định cụ thể về kích thước tối
thiểu của độ lồi đáy.
Ký hiệu độ lồi đáy quy định luôn được đặt ngược với phía đặt ký hiệu
cơ sở trên đường tham chiếu, Hình 1.60.

KY THUẠ T HAN NONG CHAY VA ƯNG DỤ NG 37


Page 38 Newsletter Title
Thuật ngữ Anh - Việt:

 Broken arrow line: Đường mũi


tên gẫy
 Multiple arow line: Nhiều đường
mũi tên (tại cùng một ký hiệu Mối hàn thực tế Với đường tham chiếu kép Với đường tham chiếu đơn
hàn) Hình 1.60 Cách thức ký hiệu độ lồi đáy mối hàn giáp mép [108]
 Open tail: Đuôi hở Các yêu cầu đối với việc sử dụng đường mũi tên trên ký hiệu hàn bao
 Closed tail: Đuôi kín gồm:
 Dimensioning of welds: Ghi 1. Đường mũi tên phải chỉ vào liên kết cần hàn.
kích thước trên ký hiệu hàn 2. Đường mũi tên phải chỉ tới và tiếp xúc với một nét liền (không phải
nét khuất) chứa phần của liên kết trên bản vẽ.
 Cross-sectional dimensions: 3. Đường mũi tên phải được vẽ nối liền với một đường tham chiếu và
Kích thước ngang mối hàn
tạo với nó một góc (thường là 135o), đồng thời kết thúc bằng một
 Length dimensions: Kích thước mũi tên tô kín.
dọc mối hàn Đường mũi tên có thể được nối liền với bất kỳ đầu nào của đường
tham chiếu.
Một đường mũi tên gẫy (Hình 1.61) hoặc nhiều đường mũi tên (Hình
1.62) có thể được áp dụng để thể hiện một liên kết hàn cụ thể.

Mối hàn thực tế Với đường tham chiếu kép Với đường tham chiếu đơn
Hình 1.61 Cách thức thể hiện đường mũi tên gẫy trên ký hiệu hàn [108]
Mũi tên gẫy bao giờ cũng chỉ vào phần tử (tấm, ống…) được vát mép
của liên kết. Tuy nhiên, khi không quy định rõ ràng phần tử nào của liên
kết cần được vát mép thì không cần thể hiện mũi tên gẫy trên ký hiệu
hàn.
Thông tin bổ sung thể hiện tại đuôi (nếu có) của ký hiệu hàn có thể là:
1. Mức chất lượng quy định cho mối hàn (ví dụ theo tiêu chuẩn ISO
5817).
2. Loại quá trình hàn (theo tiêu chuẩn ISO 4063 hoặc ký hiệu viết tắt).
3. Vật liệu hàn (theo tiêu chuẩn ISO 14171, v.v.).
4. Vị trí hàn (theo tiêu chuẩn ISO 6947…)
5. Thông tin cần xem xét khi thực hiện liên kết.
Các thông tin này có thể được thể hiện liên tiếp, cách nhau bằng ký tự /
(gạch chéo). Đây là trường hợp sử dụng đuôi hớ. Tuy nhiên, nên tránh
lặp lại thông tin bổ sung trên bản vẽ. Thay vào đó, có thể sử dụng ghi
chú riêng trên bản vẽ (Hình 1.62), trường hợp đuôi kín.

Đuôi hở Đuôi kín (xem tiếp ghi chú A1)


Hình 1.62 Cách thức thể hiện thông tin bổ sung tại đuôi ký hiệu hàn [108]
Ngoài ký hiệu cơ sở và thông tin bổ sung, ký hiệu hàn còn có thể chứa
thông tin về các kích thước theo tiết diện ngang (kích thước ngang mối
hàn) và theo chiều dài mối hàn (kích thước dọc mối hàn).

KY THUẠ T HAN NONG CHAY VA ƯNG DỤ NG 38


Page 39
Quy định chung về việc ghi kích thước mối hàn đòi hỏi:
1. Kích thước mối hàn được ghi trên đường tham chiếu tại cùng phía Thuật ngữ Anh - Việt:
đặt ký hiệu cơ sở có liên quan.
2. Bản vẽ phải chỉ rõ đơn vị đo (cần tránh sử dụng các đơn vị đo kép).  Penetration depth: Chiều sâu
Nếu cần, trên bản vẽ phải có bảng chuyển đổi giữa các đơn vị đo hàn thấu
kích thước.  Full penetration: (Hàn) thấu
Các kích thước ngang của mối hàn (ví dụ: chiều dày mối hàn) phải toàn bộ chiều dày liên kết
được đặt tại phía trái ký hiệu cơ sở. Trên Hình 1.63 là thí dụ mối hàn  Alternative butt weld symbol:
giáp mép (hàn không thấu toàn bộ chiều dày liên kết) có chiều sâu hàn Ký hiệu thay thế của mối hàn
thấu 6 mm. giáp mép

Mối hàn thực Ký hiệu hàn


Hình 1.63 Ký hiệu kích thước ngang của mối hàn giáp mép [113]
Các chữ cái (ví dụ: a cho chiều dày và z cho cạnh mối hàn góc) chỉ
được dùng kết hợp với kích thước ngang của mối hàn góc.
Quy định đối với việc ghi kích thước dọc mối hàn bao gồm:
1. Các kích thước cho chiều dài danh định của mối hàn phải được đặt
tại phía phải của ký hiệu cơ sở.
2. Nếu không ghi kích thước dọc, mối hàn được hiểu là liên tục trên
toàn bộ chiều dài của liên kết, trừ trường hợp có ghi hàn giữa 2
điểm cụ thể (xem Bảng 1.9). Các điểm đầu và điểm cuối của những
mối hàn không liên tục dọc chiều dài của liên kết không được tạo
thành một phần của ký hiệu hàn nhưng phải được chỉ rõ trên bản
vẽ.
Quy định cụ thể đối với việc ghi kích thước mối hàn giáp mép:
1. Chiều sâu hàn thấu cần thiết (chiều dày mối hàn) phải được ghi tại
phía trái của ký hiệu cơ sở (xem Hình 1.63).
2. Nếu không ghi kích thước ngang, mối hàn giáp mép phải được hiểu
là hàn thấu toàn bộ chiều dày liên kết.
3. Nếu không có quy định về các thông số hình học của liên kết trước
khi hàn hoặc khi không có quy định về việc chuẩn bị mép hàn, có
thể sử dụng một ký hiệu thay thế để thể hiện các mối hàn giáp mép
trên bản vẽ bằng cách quy định mức chất lượng cần thiết của mối
hàn, xem thí dụ trên Hình 1.64.

Mối hàn thực Ký hiệu hàn


Hình 1.64 Ký hiệu thay thế của mối hàn giáp mép [108]

4. Nếu có quy định độ lồi đáy, kích thước tối thiểu của độ lồi đáy phải
được ghi tại phía trái của ký hiệu độ lồi đáy, xem thí dụ trên Hình
1.60.

KY THUẠ T HAN NONG CHAY VA ƯNG DỤ NG 39


Page 40 Newsletter Title
Thuật ngữ Anh - Việt: 5. Các mối hàn giáp mép hàn từ hai phía của liên kết phải được ghi
kích thước riêng biệt. Tuy nhiên đối với các mối hàn giáp mép đối
 Weld size: Cỡ mối hàn xứng, hàn từ hai phía của liên kết hàn thấu toàn bộ chiều dày thì
không cần ghi kích thước.
6. Các mối hàn giáp mép có gấp mép bao giờ cũng là các mối hàn
thấu toàn bộ chiều dày liên kết (các mép gấp được nung chảy toàn
bộ) và không cần phải ghi kích thước.
7. Các mối hàn giáp mép vát nửa chữ V loe và vát chữ V loe bao giờ
cũng phải được ghi kích thước, xem thí dụ trên Hình 1.65.
s = chiều sâu thấu liên kết
Trên ký hiệu hàn, chữ cái s
được thay bằng kích thước
cần thiết.

Minh họa Ký hiệu Chú thích


Hình 1.65 Cách ghi kích thước mối hàn giáp mép vát chữ V loe [108]
Quy định cụ thể đối với việc ghi kích thước mối hàn góc:
1. Cỡ mối hàn của mối hàn góc (kích thước ngang như chiều dày mối
hàn góc, a; cạnh mối hàn góc, z) phải được đặt trước về phía bên
trái ký hiệu cơ sở. Nếu các cạnh mối hàn góc không bằng nhau,
phải ghi ký hiệu từng cạnh mối hàn, thí dụ, z14 z28, nếu không thể
hiện được rõ ràng bằng ký hiệu hàn, phải vẽ phác các cạnh mối
hàn góc trên bản vẽ hoặc tài liệu kỹ thuật khác.
2. Kích thước của cả hai mối hàn góc hàn từ hai phía của liên kết đều
phải được ghi trên ký hiệu hàn ngay cả khi chúng đối xứng (giống
hệt nhau).
3. Khi ghi kích thước cho mối hàn góc thấu sâu (Hình 1.27), chữ cái s
phải được đặt trước chiều dày quy định của mối hàn (trước chữ a),
xem thí dụ trên Hình 1.66.

s = chiều dày mối hàn góc


thấu sâu
Trên ký hiệu hàn,các chữ
cái s và a được giữ nguyên
trên ký hiệu hàn; theo sau
chúng là các kích thước
tương ứng, ví dụ s8 a4.

Minh họa Ký hiệu Chú thích


Hình 1.66 Cách ghi kích thước mối hàn góc thấu sâu [108]
Quy định về ghi kích thước mối hàn đắp: chiều dày hàn đắp cần thiết
phải được ghi về phía bên trái ký hiệu cơ sở (ký hiệu mối hàn đắp),
xem thí dụ trên Hình 1.67.

s= chiều dày mối hàn đắp

Minh họa Ký hiệu Chú thích


Hình 1.67 Cách ghi kích thước mối hàn đắp [108]

KY THUẠ T HAN NONG CHAY VA ƯNG DỤ NG 40


Thuật ngữ Anh -Page 41
Quy định về việc ghi kích thước các mối hàn gián đoạn:
Việt:
1. Các kích thước dọc như: số đoạn hàn, n, chiều dài mỗi đoạn hàn, l,
khoảng cách giữa các đoạn hàn, (e) của mối hàn gián đoạn phải được  Intermittent weld: Mối hàn gián
đặt về phía bên phải ký hiệu cơ sở, xem thí dụ trên Hình 1.68. đoạn
n x l = số đoạn hàn x  Weld element: Đoạn hàn
chiều dài danh định của  Spacing: Đoạn cách (giữa các
đoạn hàn đoạn hàn)
(e) = khoảng cách giữa
các đoạn hàn
 Staggered intermittent welds:
Mối hàn gián đoạn so le
n, l và e được thay bằng
các giá trị số cụ thể  Offset: Độ so le
NOTE không ghi kích  Chain intermittent welds: Mối
thước ngang có nghĩa là hàn gián đoạn theo chuỗi
phải hàn thấu toàn bộ
chiều dày liên kết
Minh họa Ký hiệu Chú thich
Hình 1.68 Cách thức ghi kích thước mối hàn gián đoạn [108]
2. Nếu không quy định số đoạn hàn, phải thực hiện hàn gián đoạn trên
tòa bộ chiều dài liên kết.
3. Các mối hàn gián đoạn theo chuỗi tại cả hai phía của liên kết phải bao
gồm mọi thông tin về mối hàn tại hai phía của liên kết, xem thí dụ trên
Hình 1.69.
n x l = số đoạn hàn x
chiều dài danh định của
đoạn hàn
(e) = khoảng cách giữa
các đoạn hàn
hoặc
n, l và e được thay bằng
các giá trị số cụ thể
theo sau a hoặc z là các
giá trị số cụ thể

Minh họa Ký hiệu Chú thich


Hình 1.69 Cách thức ghi kích thước mối hàn gián đoạn theo chuỗi [108]
4. Các mối hàn gián đoạn so le tại cả hai phía của liên kết được ký hiệu
thêm bằng chữ Z cắt ngang đường tham chiếu, xem thí dụ trên Hình
1.70.
n x l = số đoạn hàn x
chiều dài danh định của
đoạn hàn
(e) = khoảng cách giữa
hoặc các đoạn hàn
n, l và e được thay bằng
các giá trị số cụ thể
theo sau a hoặc z là các
giá trị số cụ thể

Minh họa Ký hiệu Chú thich


Hình 1.70 Cách thức ghi kích thước mối hàn gián đoạn [108]
5. Độ so le phải được quy định tại đuôi của ký hiệu hàn (hoặc tại chỗ
khác). Nếu thiếu thông tin về độ so le, tâm của các đoạn hàn ở một
phía của liên kết phải tương ứng với tâm của các đoạn cách ở phía kia
của liên kết.
6. Tại hai đầu của liên kết, các đoạn hàn bổ sung phải được quy đinh
bằng các ký hiệu hàn riêng biệt. Các đấu liên kết, nếu không có các
đoạn hàn của mối hàn gián đoạn thì phải được thể hiện trên bản vẽ.

KY THUẠ T HAN NONG CHAY VA ƯNG DỤ NG 41


Page 42 Quy định về việc ghi kích thước các mối hàn gián Newsletter
đoạn: theo tiêu Title
chuẩn
Hoa Kỳ AWS A 2.4:
Thuật ngữ Anh - Việt: 1. Các kích thước dọc như: chiều dài mỗi đoạn hàn, theo sau là một
gạch ngang và bước hàn của mối hàn gián đoạn phải được đặt về
 Pitch: Bước hàn phía bên phải ký hiệu mối hàn (ký hiệu cơ sở), xem thí dụ trên
Hình 1.71.

(Kích thước tính bằng đơn vị


đo inch)
Minh họa Ký hiệu
Hình 1.71 Cách thức ghi kích thước mối hàn gián đoạn theo AWS A 2.4 [109]
Bước hàn:
 Là khoảng cách giữa hai tâm của hai đoạn hàn kế tiếp nhau trên
cùng một phía của liên kết [109]
2. Các mối hàn gián đoạn theo chuỗi tại cả hai phía của liên kết phải bao
gồm mọi thông tin về mối hàn tại hai phía của liên kết, xem thí dụ trên
Hình 1.72.

(Kích thước tính bằng đơn vị


đo inch)
Minh họa Ký hiệu
Hình 1.72 Cách thức ghi kích thước mối hàn gián đoạn theo chuỗi [109]
3. Các mối hàn gián đoạn so le tại cả hai phía của liên kết được ký hiệu
bằng cách đặt lệch vị trí các ký hiệu mối hàn (ký hiệu cơ sở) ở hai phía
liên kết trên đường tham chiếu. Thông tin về độ so le được ghi trực
tiếp lên bản vẽ, xem thí dụ trên Hình 1.73.

(Kích thước tính bằng đơn vị


đo inch)
Minh họa Ký hiệu
Hình 1.73 Cách thức ghi kích thước mối hàn gán đoạn so le [109]

KY THUẠ T HAN NONG CHAY VA ƯNG DỤ NG 42


Ngoài kích thước ngang và kích thước dọc trên ký hiệu hàn do nhà thiết Page 43
kế quy định, những thông tin bổ sung về kích thước của liên kết trước khi
hàn cũng được các bên có liên quan (ví dụ: nhà chế tạo) đưa vào bản vẽ
Thuật ngữ Anh - Việt:
hoặc bản quy trình hàn. Thông tin về kích thước chuẩn bị mép hàn (kích
thước gá lắp của liên kết trước khi hàn), mặc dù có thể được đưa vào ký
 Dimensioning od joint
hiệu hàn, nhưng nên ưu tiên quy định các kích thước này bằng cách tham
preparation: Ghi kích thước
chiếu tới những thông tin có liên quan, ví dụ, bản quy trình hàn hoặc tiêu chuẩn bị liên kết (kích thước
chuẩn ISO 9692 về các kích thước khuyến cáo đối với gá lắp liên kết hàn gá lắp)
thép. Trong trường hợp cần đưa thông tin về kích thước chuẩn bị mép
hàn vào ký hiệu hàn, thông tin đó không nên choán quá nhiều chỗ trên
bản vẽ. Việc thể hiện các kích thước chuẩn bị mép hàn tiêu biểu trên ký
hiệu hàn bao gồm:
1. Khe đáy
Khe đáy, b, được quy định ghi bên trong ký hiệu cơ sở và chỉ được
ghi về một phía của đường tham chiếu, xem Bảng 1.10.
Bảng 1.10 Cách thể hiện khe đáy trên ký hiệu hàn [108]
Minh họa Ký hiệu Loại mối hàn

Giáp mép không vát

Giáp mép vát chữ V

Giáp mép vát chữ K

2. Góc rãnh hàn


Góc rãnh hàn, α, của liên kết giáp mép được quy định ghi bên ngoài ký
hiệu cơ sở; và nếu là liên kết hàn từ hai phía (kể cả đối xứng), phải ghi
các góc rãnh hàn tại cả hai phía của ký hiệu hàn xem Bảng 1.11.
Bảng 1.11 Cách thể hiện góc rãnh hàn trên ký hiệu hàn [108]
Minh họa Ký hiệu Loại mối hàn

Giáp mép vát chữ V

Giáp mép vát chữ J

Giáp mép vát chữ K


(đối xứng)

Giáp mép vát chữ X


(không đối xứng)

KY THUẠ T HAN NONG CHAY VA ƯNG DỤ NG 43


Page 44 Newsletter Title
3. Bán kính và mặt đáy
Các kích thước bán kính và mặt đáy của liên kết giáp mép vát chữ U
và chữ J không được thể hiện trực tiếp trên ký hiệu hàn mà phải
được ghi riêng biệt tại các tiết diện ngang, chi tiết hoặc số liệu khác,
ví dụ: phần có liên quan của tiêu chuẩn ISO 9692 tại đuôi của ký hiệu
hàn.
4. Chiều sâu vát mép
Đối với các mối hàn giáp mép vát chữ V, vát nửa chữ V, vát chữ U,
vát chữ J, vát nửa chữ V loe và vát chữ V loe, có thể ghi giá trị của
chiều sâu vát mép về phía bên trái của ký hiệu cơ sở, nhưng phải để
trong ngoặc đơn, theo sau giá trị chiều sâu thấu liên kết, xem Bảng
1.12.
Bảng 1.12 Cách thể hiện chiều sâu vát mép trên ký hiệu hàn [108]
Minh họa Ký hiệu Loại mối hàn

Giáp mép vát chữ


V

Giáp mép vát chữ


X

Giáp mép vát chữ


V loe

Giáp mép vát nửa


chữ V loe

KY THUẠ T HAN NONG CHAY VA ƯNG DỤ NG 44


Page 45
Cách ghi kích thước mối hàn nút trong lỗ và trong khe theo tiêu chuẩn
ISO 2553 được quy định như sau [108]:
1. Mối hàn nút điền đầy lỗ, xem Hinh 1.74. Thuật ngữ Anh - Việt:
c = chiều rộng của khe
tại bề mặt tiếp giáp  Complete fill plug weld: Mối
(theo sau chữ c là giá trị hàn nút điền đầy lỗ
chiều rộng tính bằng số)
 Partial fill plug weld: Mối hàn
nút điền không đầy lỗ
Minh họa Ký hiệu Chú thich  Intermittent plug weld: Mối hàn
nút gián đoạn
Hình 1.74 Cách thức ghi kích thước mối hàn nút điền đầy lỗ [108]
 Slot width: Chiều rộng khe (lỗ)
2. Mối hàn nút điền không đầy lỗ, xem Hinh 1.75.  Depth of filling: Chiều sâu điền
c =xem Hình 1.73 lỗ
s = chiều sâu điền lỗ  Countersink plug weld: Mối
(theo sau chữ c là giá trị hàn nút có lỗ (khe) khoét loe
chiều rộng tính bằng số;
thay chữ s bằng số)
Minh họa Ký hiệu Chú thich
Hình 1.75 Cách thức ghi kích thước mối hàn nút điền không đầy lỗ [108]
3. Mối hàn nút gián đoạn, xem Hình 1.76.
c =xem Hình 1.73
n = số đoạn hàn
l = chiều dài danh định
của đoạn hàn
e = khoảng cách giữa
các đoạn hàn
(theo sau chữ c là giá trị
chiều rộng tính bằng số;
thay chữ n, l, e bằng số)
Minh họa Ký hiệu Chú thich
Hình 1.76 Cách thức ghi kích thước mối hàn nút gián đoạn [108]
4. Mối hàn nút có lỗ (khe) khoét loe, xem Hình 1.77.
c, d = chiều rộng của lỗ
hoặc khe, đo tại bề mặt
tiếp giáp
(theo sau chữ c hoặc d
là giá trị chiều rộng tính
bằng số)

Minh họa Ký hiệu Chú thich


Hình 1.77 Cách thức ghi kích thước mối hàn nút khoét loe[108]

Kết luận:
Hiểu và áp dụng đúng những khái niệm cơ bản của kỹ thuật hàn giúp
những người tham gia vào các quá trình thiết kế và phát triển, chế tạo và
sản xuất, cũng như sử dụng các sản phẩm hàn giao tiếp với nhau một
cách có hiệu quả. Những thông tin về hàn như loại quá trình hàn, liên kết
hàn, vị trí hàn và ký hiệu hàn trên bản vẽ, khi được thể hiện một cách rõ
ràng và nhất quán trong mọi tài liệu của dự án sẽ giúp tránh được những
hiểu nhầm và sai sót không đáng có trong quá trình triển khai.

KY THUẠ T HAN NONG CHAY VA ƯNG DỤ NG 45


Page 46 Newsletter Title
TÀI LIỆU THAM KHẢO CHƯƠNG 1
[101] TCVN 5017-1:2009 Hàn và các quá trình liên quan - Từ vựng -
Phần 1: Các quá trình hàn kim loại.
[102] ISO 857-1:1998 Welding and allied processes -- Vocabulary --
Part 1: Metal welding processes.
[103] AWS A3.0M/A3.0:2010 Standard Welding Terms and Definitions.
[104] BS EN ISO 17659:2004 Multilingual Terms for Welding with
Illustrations.
[105] TCVN 5017-2:2009 Hàn và các quá trình liên quan - Từ vựng -
Phần 2: Các quá trình hàn vảy mềm, hàn vảy cứng và các thuật
ngữ liên quan.
[106] ISO 857-2:2005 Welding and allied processes -- Vocabulary --
Part 2: Soldering and brazing processes and related terms..
[107] ISO 4063:2011 Welding and allied processes - Nomenclature of
processes and reference numbers.
[108] ISO 2553:2013 Welding and Allied Processes - Symbolic
Representation on drawings - Welded Joints.
[109] AWS A2.4:2007 Standard Symbols for Welding,Brazing, and
Nondestructive Examination.
[110] ISO 6947: 2011 Welding and Allied Processes - Welding Positions.
[111] ISO TR 25901:2007 Welding and Related Processes – Vocabulary.
[112] D. K. Miller, Consider penetration when determining fillet weld size.
Welding Innovation, Vol. XV, No. 1, 1998.
[113] E. N. Gregory and A. A. Armstrong. Welding symbols on drawings.
CRC Press, 2005.
[114] ISO 9013:2002 Thermal Cutting - Classification of Thermal Cuts -
Geometrical Product Specification and Quality Tolerances.

KY THUẠ T HAN NONG CHAY VA ƯNG DỤ NG 46

You might also like