Download as doc, pdf, or txt
Download as doc, pdf, or txt
You are on page 1of 20

Cơ sở photocopy Hoàng Yên ĐC: số 57 đường Bạch Liêu

BÀI THU HOẠCH


LỚP ĐỐI TƯỢNG KẾT NẠP ĐẢNG
THÁNG 03/2018
I. CÂU HỎI:
Câu 1. Từ khi ra đời tới nay, Đảng Cộng sản Việt Nam đã lãnh đạo nhân dân
giành được những thắng lợi vĩ đại. Phân tích những thắng lợi vĩ đại của Đảng ta trong
hơn 88 năm qua?
Câu 2. Trình bày định hướng về hệ thống chính trị và vai trò lãnh đạo của Đảng
Cộng sản Việt Nam?
Câu 3. Điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam quy định tiêu chuẩn, nhiệm vụ và
quyền hạn của đảng viên như thế nào? Ngoài những tiêu chuẩn chung, tại Đảng bộ
Trường Đại học Vinh còn quy định thêm những tiêu chuẩn nào về kết nạp Đảng để
nâng cao chất lượng đảng viên?
Câu 4. Phân tích nội dung học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ
Chí Minh trong giai đoạn hiện nay. Anh/chị cần làm gì và phấn đấu như thế nào để trở
thành đảng viên?
Câu 5. Anh/chị hãy viết một bài luận (khoảng 2.000 từ) về một trong các chủ đề
sau đây:
- Chủ đề 1: Khởi nghiệp
- Chủ đề 2: Hội nhập
Mỗi học viên chọn một trong 2 chủ đề, trình bày theo bố cục gợi ý:
+ Bối cảnh; tầm quan trọng của khởi nghiệp/hội nhập
+ Nhận thức của bản thân;
+ Nhiệm vụ, giải pháp phấn đấu;
+ Đề xuất, kiến nghị (nếu có).

ĐT: 0987 711 684 – 01293 819 995 Email:photo57bachlieu@gmail.com 1


Cơ sở photocopy Hoàng Yên ĐC: số 57 đường Bạch Liêu
BÀI LÀM

Câu 1. Từ khi ra đời tới nay, Đảng Cộng sản Việt Nam đã lãnh đạo nhân dân
giành được những thắng lợi vĩ đại. Phân tích những thắng lợi vĩ đại của Đảng ta
trong hơn 88 năm qua?
Lịch sử 88 năm qua của Đảng Cộng sản Việt Nam là lịch sử của quá trình lãnh đạo
nhân dân Việt Nam đấu tranh cho mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội. Lịch sử của
Đảng gắn liền với lịch sử cách mạng Việt Nam, đã trải qua nhiều chặng đường đấu tranh gian
khổ, hào hùng và hết sức oanh liệt, vẻ vang. Từ khi ra đời đến nay, Đảng Cộng sản Việt Nam
đã lãnh đạo nhân dân dành được những thắng lợi vĩ đại, những thắng lợi đó được thể hiện qua
chặng đường lịch sử của Đảng như sau:
1. Chặng thứ nhất và thắng lợi của cuộc cách mạng tháng Tám (1930 - 1945)
Ngày 3/2/1930, Đảng Cộng sản Việt Nam được thành lập. "Thấm nhuần chủ nghĩa
Mác - Lênin, Đảng đã đề ra đường lối cách mạng đúng đắn. Trong bản Cương lĩnh cách mạng
tư sản dân quyền năm 1930, Đảng đã nêu rõ nhiệm vụ chống đế quốc và chống phong kiến,
thực hiện dân tộc độc lập, người cày có ruộng. Cương lĩnh ấy rất phù hợp với nguyện vọng
thiết tha của đại đa số nhân dân ta là nông dân. Vì vậy, Đảng đã đoàn kết được những lực
lượng cách mạng to lớn chung quanh giai cấp mình".
Theo Cương lĩnh đó, Đảng đã phát cao trào cách mạng 1930 - 1931 mà đỉnh cao là Xô
viết Nghệ Tĩnh, qua đó đã khẳng định trong thực tiễn vai trò lãnh đạo cách mạng của Đảng và
sức mạnh của khối liên minh công nông. Sau cuộc đấu tranh đầy gian khổ để bảo vệ Đảng,
duy trì tổ chức quần chúng, khôi phục phong trào cách mạng những năm 1932 - 1933, Đảng
đã biết chuyển ngay sang đấu tranh đòi dân sinh dân chủ thời kì 1936 - 1939 khi tình hình
trong nước và thế giới có sự biến chuyển mới. Phong trào đấu tranh những năm 1936 - 1939
đã làm cho ảnh hưởng của Đảng ăn sâu, lan rộng trong quảng đại quần chúng, sự giác ngộ
chính trị của quần chúng được nâng cao.
Khi Chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ, Đảng ta đã chuyển hướng chiến lược cách
mạng, nêu cao nhiệm vụ giải phóng dân tộc, tập trung vào mục tiêu giành độc lập, giành chính
quyền về tay nhân dân, tích cực chuẩn bị khởi nghĩa vũ trang nhằm đảnh đuổi mọi kẻ thù
ngoại xâm bất luận da trắng hay da vàng. Chính từ sự chuẩn bị chu đáo, tỉ mỉ trong cuộc đấu
tranh giải phóng dân tộc những năm 1939 - 1945 và nắm bắt thời cơ lịch sử một cách chuẩn
xác và kịp thời khi Nhật đã đầu hàng quân Đồng Minh, Đảng đã phát động cuộc tổng khởi
nghĩa Tháng Tám năm 1945.

ĐT: 0987 711 684 – 01293 819 995 Email:photo57bachlieu@gmail.com 2


Cơ sở photocopy Hoàng Yên ĐC: số 57 đường Bạch Liêu
Bằng cuộc Cách mạng Tháng Tám năm 1945, nhân dân Việt Nam đã đập tan xiềng
xích nô lệ của thực dân gần 90 năm và chế độ quân chủ chuyên chế để lập nên nước Việt Nam
Dân chủ Cộng hoà - nhà nước dân chủ nhân dân đầu tiên ở Đông Nam châu Á. Thắng lợi của
Cách mạng Tháng Tám đã mở ra một kỉ nguyên mới của dân tộc Việt Nam - kỉ nguyên độc
lập tự do, dân chủ nhân dân, đi lên chủ nghĩa xã hội.
2. Chặng đường thứ hai và thắng lợi của chiến dịch Điện Biên Phủ (1945 - 1954)
Sau cách mạng Tháng Tám, khó khăn của nước Việt nam Dân chủ Cộng hoà là hết sức
to lớn. Ba thứ giặc: "giặc đói, giặc dốt và giặc ngoại xâm", đều là những hiểm hoạ đặt vận
mệnh dân tộc như "ngàn cân treo sợi tóc". Trước tình hình đó, ngày 25/11/1945, Ban Chấp
hành Trung ương đã ra Chỉ thị Kháng chiến kiến quốc, vạch con đường đi lên cho cách mạng
Việt Nam. Với những cố gắng phi thường, đến cuối năm 1946, nhân dân ta đã làm thất bại âm
mưu, thủ đoạn xâm lược của các thế lực đế quốc, bảo vệ được độc lập của đất nước, giữ vững
chính quyền cách mạng, thành quả lớn nhất của cuộc cách mạng Tháng Tám.
Từ ngày 19/12/1946, khi thực dân Pháp bội ước, gây chiến tranh xâm lược ra cả nước,
với ý chí "Chúng ta thà hi sinh tất cả, chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không
chịu làm nô lệ", Đảng đã phát động toàn dân tiến hành cuộc kháng chiến toàn quốc chống
thực dân Pháp theo đường lối chiến tranh nhân dân, kháng chiến toàn dân, toàn diện, lâu dài,
dựa vào sức mình là chính. Trải qua những khó khăn ban đầu, đến cuối năm 1950, sau chiến
dịch Biên Giới thắng lợi, cuộc kháng chiến của dân tộc ta đã giành được những thắng lợi quan
trọng. Từ năm 1951, theo đường lối của Đại hội Đảng lần thứ hai, cuộc kháng chiến của quân
dân Việt Nam chuyển sang một giai đoạn mới. Đặc biệt, với cuộc tiến công chiến lược Đông
Xuân 1953 - 1954, đỉnh cao là Chiến dịch Điện Biên Phủ, quân dân ta đã buộc thực dân Pháp
phải đi tới đàm phán và kí kết Hiệp định Giơnevơ, chấm dứt cuộc chiến tranh xâm lược Việt
Nam.
Thắng lợi của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược và can thiệp Mĩ có ý
nghĩ lịch sử vĩ đại. Đó là đã đánh bại cuộc chiến tranh xâm lược của đế quốc Pháp được đế
quốc Mĩ giúp sức ở mức độ cao, bảo vệ được chính quyền cách mạng, buộc thực dân Pháp
phải công nhận độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của các nước Đông Dương. Đã giải
phóng hoàn toàn miền Bắc và tăng cường sức mạnh vật chất tinh thần cho cách mạng Việt
Nam. Thắng lợi đoa còn có ý nghĩa cổ vũ mạnh mẽ phong trào giải phóng dân tộc trên thế
giới, mở ra sự sụp đổ của chủ nghĩa thực dân cũ trên thế giới, trước hết là hệ thống thuộc địa
của thực dân Pháp...
3. Chặng đường thứ ba và thắng lợi của chiến dịch Hồ Chí Minh (1954 - 1975)

ĐT: 0987 711 684 – 01293 819 995 Email:photo57bachlieu@gmail.com 3


Cơ sở photocopy Hoàng Yên ĐC: số 57 đường Bạch Liêu
Với dã tâm làm bá chủ thế giới, từ tháng 7/1954, đế quốc Mĩ đã từ can thiệp chuyển
sang trực tiếp thay chân Pháp xâm lược Việt Nam. Cuộc đấu tranh của nhân dân ta vì độc lập,
thống nhất trở nên hết sức gay go, phức tạp. Trải qua nhiều hội nghị của Ban Chấp hành
Trung ương và Bộ Chính trị, chủ trương chiến lược cách mạng Việt Nam trong giai đoạn mới
của Đảng từng bước hình thành. Đó là đường lối tiến hành đồng thời và kết hợp chặt chẽ hai
chiến lược cách mạng khác nhau ở hai miền: cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc và cách
mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở miền Nam, nhằm thực hiện mục tiêu chung trước mắt của
cả nước là giải phóng miền Nam, hoà bình thống nhất Tổ quốc.
Theo đường lối sáng suốt của Đảng, nhân dân miền Bắc đã hăng hái phấn đấu xây
dựng hậu phương xã hội chủ nghĩa và giành được những thành tựu hết sức quan trọng. Đến
năm 1965, miền Bắc trở thành căn cứ địa vững chắc của cách mạng cả nước, hậu phương có
tiềm lực kinh tế quốc phòng ngày to lớn cho miền Nam. Được sự chi viện của miền Bắc, với
truyền thống "Thành đồng Tổ quốc", quân dân ta ở miền Nam đã anh dũng đấu tranh vượt qua
những năm tháng khó khăn của giai đoạn đấu tranh chính trị là chính, tiến tới cuộc nổi dậy và
"Đồng Khởi" (1959 - 1960) theo Nghị quyết lần thứ 15 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng,
giành quyền làm chủ ở các vùng nông thôn, rừng núi, đưa cách mạng chuyển từ thế giữ gìn
lực lượng sang thế tiến công. Tiếp đó đã đánh bại chiến lược "chiến tranh đặc biệt" của đế
quốc Mĩ (1961 - 1965), đưa cuộc chiến đấu tiến lên mạnh mẽ, làm lung lay tận gốc rễ chế độ
nguỵ quân, nguỵ quyền tay sai.
Từ năm 1965, do đế quốc Mĩ gây chiến tranh cục bộ ở miền Nam, đánh phá ra miền
Bắc, Đảng và Hồ Chí Minh đã phát động cuộc kháng chiến chống Mĩ, cứu nước trên phạm vi
toàn quốc và đề ra đường lối cho cuộc kháng chiến trong giai đoạn mới, giai đoạn cả nước có
chiến tranh. Với tinh thần "Không có gì quý hơn độc lập, tự do", quân dân miền Bắc đã tiến
hành cuộc chiến tranh nhân dân chống chiến tranh phá hoại của không quân, hải quân Mĩ, bào
vệ vững chắc hậu phương, đồng thời ra sức sản xuất, công tác tạo nên tiềm lực to lớn chi viện
miền Nam với tất cả khả năng của mình. Quân dân miền Nam đã tỏ rõ ý chí kiên cường giành
được thắng lợi trong các mùa khô 1965 - 1966, 1966 - 1967 và nhất là cuộc Tổng tiến công và
nổi dậy Tết Mậu Thân (1968) làm cho cuộc chiến tranh cục bộ của Mĩ bị thất bại, buộc chúng
phải ngồi vào bàn đàm phán với ta ở hội nghị Paris. Trong những năm 1969 - 1975, quân dân
miền Nam đã liến tiếp đánh bại các thủ đoạn của chiến tranh "Việt Nam hoá" của đế quốc Mĩ,
đã "đánh cho Mĩ cút" và tiến tới "đánh cho nguỵ nhào" với đỉnh cao là Chiến dịch Hồ Chí
Minh mùa xuân 1975.
Thắng lợi của dân tộc ta trong cuộc kháng chiến chống Mĩ, cứu nước với đỉnh cao là
chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử có ý nghĩa vô cùng to lớn đối với nước ta và với thế giới.
Đánh giá thắng lợi lịch sử của sự nghiệp chống Mĩ, cứu nước, Báo cáo chính trị tại Đại hội

ĐT: 0987 711 684 – 01293 819 995 Email:photo57bachlieu@gmail.com 4


Cơ sở photocopy Hoàng Yên ĐC: số 57 đường Bạch Liêu
đại biểu toàn quốc lần thứ IV của Đảng đã ghi rõ: "Năm tháng sẽ trôi qua, nhưng thắng lợi của
nhân dân ta trong sự nghiệp chông Mĩ, cứu nước mãi mãi được ghi vào lịch sử dân tộc như
một trong những trang chói lọi nhất, một biểu tượng sáng người về sự toàn thắng của chủ
nghĩa anh hùng cách mạng và trí tuệ con người, và đi vào lịch sử thế giới như một chiến công
vĩ đại của thế kỉ 20, một sự kiện có tầm quan trọng quốc tế to lớn và tính thời đại sâu sắc".
4. Chặng đường thứ tư và thắng lợi của công cuộc Đổi mới (1975 - 2012)
Thắng lợi của nhân dân ta sau hơn 30 năm đã đưa đất nước bước sang một thời kì mới,
thời kì cả nước quá độ lên chủ nghĩa xã hội. Trong bối cảnh phải khắc phục rất nhiều khó
khăn do hậu quả nhiều mặt của chiến tranh để lại, Đảng và nhân dân ta lại phải đương đầu với
cuộc chiến tranh ở hai đầu biên giới phía Nam, phía Bắc, trong những năm 1975 - 1986, Đảng
đã lãnh đạo nhân dân cả nước đi lên theo định hướng xã hội chủ nghĩa với những thành quả to
lớn trong bảo về Tổ quốc và những thành tựu đáng kể về kinh tế. Đồng thời, trong thời gian
đó, với bản lĩnh chính trị vững vàng, Đảng đã kiên trì tìm tòi đề ra đường lối đổi mới. Được
nhân dân đón nhận và thực hiện, trong những năm 1986 - 1996, công cuộc đổi mới đã giành
được nhiều thành quả to lớn, đưa đất nước ra khỏi khủng hoảng kinh tế xã hội.
Theo Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội và thực
hiện đường lối của Đại hội Đảng lần thứ VIII (1996), lần thứ IX (2001), lần thứ X (2006),
công cuộc đổi mới, công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước càng được đẩy mạnh một cách
toàn diện và sâu sắc. Nhìn chung, đến cuối năm 2009 đầu năm 2010, tiềm lực kinh tế của đất
nước tăng lên, nước ta đã ra khỏi tình trạng kém phát triển; thể chế kinh tế thị trường định
hướng xã hội chủ nghĩa từng bước được hình thành; văn hoá, xã hội đạt được những kết quả
nhất định, đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân được nâng lên, một số mặt đạt trình độ
của các nước phát triển trung bình; công tác chăm sóc sức khoẻ nhân dân được chú trọng và
đạt được nhiều kết quả; giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ có một số mặt chuyển
biến tích cực; môi trường sống được quan tâm và có mặt được cải thiện; hiệu lực, hiệu quả
quản lí nhà nước được nâng lên; phòng, chống tham nhũng, lãng phí có kết quả bước đầu;
quốc phòng, an ninh được tăng cường; quan hệ đối ngoại được mở rộng, vị thế của nước ta
trên trường quốc tế được nâng cao, tạo môi trường thuận lợi để phát triển đất nước...
Tháng 1/2011, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng đã hoàn thành các nội
dung theo đúng quy trình, quy chế và đạt kết quả tốt đẹp, thành công rực rỡ. Đó là một kỳ Đại
hội thành công rực rỡ bởi nhiều lý do, bởi đây là một kỳ Đại hội diễn ra trong thời điểm đất
nước có nhiều biến chuyển quan trọng, Đảng Cộng sản Việt Nam quyết tâm đổi mới mạnh mẽ
về mọi mặt để đáp ứng yêu cầu của tình hình mới: Đất nước không chỉ hội nhập kinh tế quốc
tế mà từ đây đẩy mạnh hội nhập quốc tế một cách toàn diện và trong bối cảnh nhiều khó khăn
thách thức, vẫn quyết tâm đạt tăng trưởng cao và bền vững, đảm bảo an sinh xã hội...
ĐT: 0987 711 684 – 01293 819 995 Email:photo57bachlieu@gmail.com 5
Cơ sở photocopy Hoàng Yên ĐC: số 57 đường Bạch Liêu
Nhìn lại những chặng đường lãnh đạo và đấu tranh cách mạng của Đảng, khái quát
những thắng lợi của Đảng là việc có ý nghĩa nhiều mặt. Nó không chỉ giúp chúng ta nhận thức
đầy đủ, sâu sắc hơn lịch sử đấu tranh cách mạng lâu dài với nhiều thắng lợi to lớn, vẻ vang
của Đảng mà còn góp phần củng cố niềm tin vào sự lãnh đạo của Đảng, ra sức phấn đấu thực
hiện thắng lợi đường lối, chủ trương của Đảng trong giai đoạn xây dựng và bảo vệ Tổ quốc
hiện tại.

Câu 2. Trình bày định hướng về hệ thống chính trị và vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng
sản Việt Nam?
1. Hệ thống chính trị của Việt Nam:
Trong mọi xã hội có giai cấp, quyền lực của chủ thể cầm quyền được thực hiện bằng
một hệ thống thiết chế và tổ chức chính trị nhất định. Đó là hệ thống chính trị.
Hệ thống chính trị là một chỉnh thể các tổ chức chính trị trong xã hội bao gồm các
đảng chính trị, Nhà nước và các tổ chức chính trị - xã hội hợp pháp được liên kết với nhau
trong một hệ thống tổ chức nhằm tác động vào các quá trình của đời sống xã hội, để củng cố,
duy trì và phát triển chế độ đương thời phù hợp với lợi ích của chủ thể giai cấp cầm quyền.
Hệ thống chính trị xuất hiện cùng với sự thống trị của giai cấp, Nhà nước và thực hiện
đường lối chính trị của giai cấp cầm quyền, do đó hệ thống chính trị mang bản chất giai cấp
của giai cấp cầm quyền.
Trong chủ nghĩa xã hội, giai cấp công nhân và nhân dân lao động là chủ thể thực sự
của quyền lực, tự mình tổ chức và quản lý xã hội, quyết định nội dung hoạt động của hệ thống
chính trị xã hội chủ nghĩa.
Ở nước ta, giai cấp công nhân và nhân dân lao động là chủ thể chân chính của quyền
lực. Bởi vậy, hệ thống chính trị ở nước ta là cơ chế, là công cụ thực hiện quyền làm chủ của
nhân dân lao động dưới sự lãnh đạo của Đảng. Hệ thống chính trị ở nước ta hiện nay bao
gồm: Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Mặt trận Tổ
quốc Việt Nam, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam,
Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, Hội Nông dân Việt Nam, Hội Cựu chiến binh Việt Nam
và các tổ chức chính trị - xã hội hợp pháp khác của nhân dân được thành lập, hoạt động trên
cơ sở liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức làm nền
tảng, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, thực hiện và đảm bảo đầy đủ quyền làm
chủ của nhân dân.
2. Bản chất và đặc điểm của hệ thống chính trị ở Việt Nam
2.1. Bản chất:

ĐT: 0987 711 684 – 01293 819 995 Email:photo57bachlieu@gmail.com 6


Cơ sở photocopy Hoàng Yên ĐC: số 57 đường Bạch Liêu
Dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, đội tiên phong của giai cấp công nhân
Việt Nam, nhân dân ta đã đứng lên làm cách mạng, giành lấy quyền lực và tổ chức ra hệ thống
chính trị của mình. Vì vậy, hệ thống chính trị ở nước ta có những bản chất sau:
Một là, hệ thống chính trị ở nước ta mang bản chất của giai cấp công nhân, nghĩa là
các tổ chức trong hệ thống chính trị đều đứng vững trên lập trường quan điểm của giai cấp
công nhân. Từ đó đã quy định chức năng, nhiệm vụ, phương hướng hoạt động của toàn bộ hệ
thống chính trị, đảm bảo quyền làm chủ của giai cấp công nhân và nhân dân lao động.
Hai là, bản chất dân chủ của hệ thống chính trị ở nước ta thể hiện trước hết ở chỗ:
Quyền lực thuộc về nhân dân với việc Nhà nước của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân,
dưới sự lãnh đạo của Đảng - đội tiên phong của giai cấp công nhân, đại biểu trung thành lợi
ích của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và của cả dân tộc, thiết lập sự thống trị của đa
số nhân dân với thiểu số bóc lột.
Ba là, bản chất thống nhất không đối kháng của hệ thống chính trị ở nước ta. Bản chất
đó dựa trên cơ sở chế độ công hữu về tư liệu sản xuất chủ yếu, về sự thống nhất giữa những
lợi ích căn bản của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và toàn thể dân tộc.
2.2. Đặc điểm của hệ thống chính trị ở nước ta hiện nay:
Hệ thống chính trị ở nước ta hiện nay có những đặc điểm cơ bản sau:
Một là, các tổ chức trong hệ thống chính trị ở nước ta đều lấy chủ nghĩa Mác - Lênin,
tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng và kim chỉ nam cho hành động. Các quan điểm
và nguyên tắc của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh đều được tổ chức trong hệ
thống chính trị ở nước ta vận dụng, ghi rõ trong hoạt động của từng tổ chức.
Hai là, hệ thống chính trị ở nước ta đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt
Nam. Đảng là một tổ chức trong hệ thống chính trị nhưng có vai trò lãnh đạo các tổ chức
trong hệ thống chính trị. Trong điều kiện cụ thể ở nước ta, do những phẩm chất của mình -
Đảng là đại biểu cho ý chí và lợi ích thống nhất của các dân tộc; do truyền thống lịch sử mang
lại và do những thành tựu rất to lớn đạt được trong hoạt động thực tiễn cách mạng Việt Nam
dưới sự lãnh đạo của Đảng... làm cho Đảng ta trở thành Đảng chính trị duy nhất có khả năng
tập hợp quần chúng lao động đông đảo để thực hiện lý tưởng của Đảng, nhân dân tự nguyện
đi theo Đảng, thừa nhận vai trò lãnh đạo của Đảng trong thực tế. Đây là đặc trưng cơ bản của
hệ thống chính trị ở nước ta.
Ba là, hệ thống chính trị ở nước ta được tổ chức và hoạt động theo nguyên tắc tập
trung dân chủ. Nguyên tắc này được tất cả các tổ chức trong hệ thống chính trị ở nước ta thực
hiện. Việc quán triệt và thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ là nhân tố cơ bản đảm bảo cho

ĐT: 0987 711 684 – 01293 819 995 Email:photo57bachlieu@gmail.com 7


Cơ sở photocopy Hoàng Yên ĐC: số 57 đường Bạch Liêu
hệ thống chính trị có được sự thống nhất về tổ chức và hành động nhằm phát huy sức mạnh
đồng bộ của toàn hệ thống cũng như của mỗi tổ chức trong hệ thống chính trị.
Bốn là, hệ thống chính trị bảo đảm sự thống nhất giữa bản chất giai cấp công nhân và
tính nhân dân, tính dân tộc rộng rãi. Đây là đặc điểm khác biệt căn bản của hệ thống chính trị
ở nước ta với hệ thống chính trị của các nước tư bản chủ nghĩa, thể hiện tính ưu việt của chế
độ xã hội chủ nghĩa, sự thống nhất lợi ích giữa giai cấp công nhân, nhân dân lao động cũng
như cả dân tộc, vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.
3. Vị trí, vai trò, nhiệm vụ của Đảng trong hệ thống chính trị ở nước ta:
Ở nước ta hiện nay, giai cấp công nhân và nhân dân lao động đang là chủ thể chân
chính của quyền lực. Vì vậy, hệ thống chính trị dưới sự lãnh đạo của Đảng là công cụ thực
hiện quyền làm chủ của nhân dân lao động. Hệ thống chính trị của nước ta gồm nhiều tổ chức,
mỗi tổ chức có vị trí, vai trò khác nhau do chức năng, nhiệm vụ của từng tổ chức, nhưng cùng
tác động vào các quá trình phát triển kinh tế - xã hội nhằm đảm bảo quyền lực của nhân dân.
Đảng Cộng sản Việt Nam - đội tiên phong của giai cấp công nhân, đại biểu trung
thành lợi ích giai cấp công nhân, nhân dân lao động và của cả dân tộc. Đảng là một bộ phận
của hệ thống chính trị nhưng lại là hạt nhân lãnh đạo của toàn bộ hệ thống chính trị. Vai trò
lãnh đạo của Đảng thể hiện trên những nội dung chủ yếu sau:
Đảng đề ra Cương lĩnh chính trị, đường lối, chiến lược, những quan điểm, chủ trương
phát triển kinh tế - xã hội; đồng thời Đảng là người lãnh đạo và tổ chức thực hiện Cương lĩnh,
đường lối của Đảng.
Đảng lãnh đạo xã hội chủ yếu thông qua Nhà nước và các đoàn thể quần chúng.
Đường lối, chủ trương, quan điểm của Đảng được Nhà nước tiếp nhận, thể chế hoá cụ thể
bằng pháp luật và những chủ trương, chính sách, kế hoạch, chương trình cụ thể. Vì vậy, Đảng
luôn quan tâm đến việc xây dựng Nhà nước và bộ máy của Nhà nước, đồng thời kiểm tra việc
Nhà nước thực hiện các Nghị quyết của Đảng.
Đảng lãnh đạo xã hội thông qua hệ thống tổ chức Đảng các cấp và đội ngũ cán bộ,
đảng viên của Đảng. Đảng lãnh đạo công tác cán bộ bằng việc xác định đường lối, chính sách
cán bộ, lựa chọn, bố trí, giới thiệu cán bộ có đủ tiêu chuẩn vào các cơ quan lãnh đạo của Nhà
nước và các đoàn thể quần chúng và các tổ chức chính trị - xã hội.
Ngoài ra, Đảng lãnh đạo bằng phương pháp giáo dục, thuyết phục và nêu gương, làm
công tác vận động quần chúng, lãnh đạo thực hiện tốt quy chế dân chủ...
Thực tiễn 87 năm qua, bằng cả hệ thống chính trị, Đảng ta lãnh đạo nhân dân ta không
quản hy sinh, không nề gian khổ, trải qua biết bao gian nan thử thách đã đưa cách mạng nước
ta đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác, viết tiếp những trang sử vàng chói lọi của dân tộc.

ĐT: 0987 711 684 – 01293 819 995 Email:photo57bachlieu@gmail.com 8


Cơ sở photocopy Hoàng Yên ĐC: số 57 đường Bạch Liêu
Trong mỗi thời kỳ cách mạng, nhất là trước các bước ngoặt lịch sử, Đảng ta luôn luôn thể
hiện bản lĩnh chính trị vững vàng, trung thành và sáng tạo, nêu cao tính độc lập tự chủ, trước
hết ở việc xác định và tổ chức thực hiện Cương lĩnh, đường lối cách mạng đúng đắn và có
hiệu quả.

Câu 3. Điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam quy định tiêu chuẩn, nhiệm vụ và quyền hạn
của đảng viên như thế nào? Ngoài những tiêu chuẩn chung, tại Đảng bộ Trường Đại học
Vinh còn quy định thêm những tiêu chuẩn nào về kết nạp Đảng để nâng cao chất lượng
đảng viên?

I. Điều lệ Đảng quy định tiêu chuẩn nhiệm vụ và quyền hạn của người Đảng viên như
sau:

a. Tiêu chuẩn:

Tiêu chuẩn của đảng viên được quy định rõ ràng ở Điều 1 trong Điều lệ Đảng, gồm 2điểm, đó
là:“1. Đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam là chiến sĩ cách mạng trong đội tiên phongcủa giai
cấp công nhân Việt Nam, suốt đời phấn đấu cho mục đích, lý tưởng của Đảng,đặt lợi ích của
Tổ quốc, của giai cấp công nhân và nhân dân lao động lên trên lợi ích cá

nhân; chấp hành nghiêm chỉnh Cương lĩnh chính trị, Điều lệ Đảng, cá nghị quyết củaĐảng và
pháp luật của Nhà nước; có lao động, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao; có đạođức và lối
sống lành mạnh; gắn bó mật thiết với nhân dân; phục tùng tổ chức, kỷ luật của Đảng, giữ gìn
đoàn kết thống nhất trong Đảng.2. Công dân Việt Nam từ mười tám tuổi trở lên; thừa nhận và
tự nguyện: thực hiệnCương lĩnh chính trị, Điều lệ Đảng, tiêu chuẩn và nhiệm vụ đảng viên,
hoạt động trongmột tổ chức cơ sở đảng; qua thực tiễn chứng tỏ là người ưu tú, được nhân dân
tín nhiệm,đều có thể được xét để kết nạp vào Đảng.”

b. Về nhiệm vụ của Đảng viên:

Nhiệm vụ Đảng viên được quy định trong điều 2, điều lệ Đảng, gồm 4 điểm sau:

1.Tuyệt đối trung thành với mục đích lý tưởng cách mạng của Đảng, chấp hànhnghiêm chỉnh
Cương lĩnh chính trị, Điều lệ Đảng, nghị quyết, chỉ thị của Đảng, pháp luật của nhà nước;
hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao; phục tùng tuyệtđối sự phân công và điều động của
Đảng.

ĐT: 0987 711 684 – 01293 819 995 Email:photo57bachlieu@gmail.com 9


Cơ sở photocopy Hoàng Yên ĐC: số 57 đường Bạch Liêu
2.Không ngừng học tập, rèn luyện, nâng cao trình độ kiến thức, năng lực công tác, phẩm chất
chính trị, đạo đức cách mạng, có lối sống lành mạnh; đấu tranh chốngchủ nghĩa cá nhân, cơ
hội, cục bộ quan liêu, tham nhũng, lãng phí và các biểu hiện tiêu cực khác.

3.Liên hệ chặt chẽ với nhân dân, tôn trọng và phát huy quyền làm chủ của nhân dân;chăm lo
đời sống vật chất, tinh thần và bảo vệ quyền lợi chính đáng của nhân dân;tích cực tham gia
công tác quần chúng, công tác xã hội nơi làm việc và nơi ở;tuyên truyền vận động gia đình và
nhân dân thực hiện đường lối, chính sách củaĐảng , pháp luật của nhà nước.

4.Tham gia xây dựng, bảo vệ đường lối, chính sách và tổ chức của Đảng; phục tùngkỷ luật,
giữ gìn đoàn kết thống nhất trong Đảng; thường xuyên tự phê bình và phê bình, trung thực
với Đảng; làm công tác phát triển Đảng viên; sinh hoạt Đảng vàđóng Đảng phí đúng quy
định.Thực hiện các nhiệm vụ trên, mỗi Đảng viên cần nắm vững nội dung cơ bản sau:Một là,
kiên định với những vấn đề về quan điểm có tính nguyên tắc của Đảng:- Độc lập dân tộc gắn
liền với Chủ nghĩa Xã hội là mục tiêu, lý tưởng của Đảng ta, dân tộc ta.- Chủ nghĩa Mác – Lê
nin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng cho kim chỉnam cho mọi hành động của
Đảng.- Đảng cộng sản Việt Nam là lực lượng lãnh đạo cách mạng Việt Nam; không chấp
nhậnđa nguyên, đa đảng.- Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nhà nước của
dân, do dân và vìdân, thể hiện khối đại đoàn kết toàn dân trên nền tảng liên minh giai cấp
công nhân vớigiai cấp nông dân và đội ngũ trí thức, dưới sự lãnh đạo của Đảng.- Tập trung
dân chủ là nguyên tắc cơ bản trong tổ chức, sinh hoạt và hoạt động của Đảng.- Kết hợp chủ
nghĩa yêu nước chân chính với chủ nghĩa quốc tế trong sáng của giai cấpcông nhân.Hai là,
mỗi Đảng viên phải hiểu rõ cơ hội lớn để đất nước phát triển nhanh, sớm đưanước ta ra khỏi
tình trạng kém phát triển, phấn đấu đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp
theo hướng hiện đại để vận dụng vào nhiệm vụ của mình. Đồngthời, phải nhận thức sâu sắc
thách thức lớn, các nguy cơ đang đe doạ sự nghiệp cáchmạng của nhân dân ta để tự giác góp
phần đẩy lùi, từng bước khắc phục.Mỗi Đảng viên phải ra sức rèn luyện phẩm chất đạo đức
cách mạng, nêu gương cần,kiệm, liêm, chính, trí công, vô tư; đồng thời kiên quyết đấu tranh
chống tham nhũng, lãng phí, quan liêu trong cơ quan của Đảng, nhà nước và các tiêu cực, tệ
nạn trong xã hội;cảnh giác và kiên quyết chống mọi âm mưu và thủ đoạn “diễn biến hoà
bình”, gây bạoloạn lật đổ của các thế lực thù địch, trước hết là trong phạm vi chức trách,
nhiệm vụ cụthể của mỗi người.Ba là, đất nước ta đã chuyển sang thời kì phát triển mới với
nhiệm vụ trung tâm là xâydựng phát triển kinh tế, đòi hỏi Đảng viên phải nâng cao trình độ
kiến thức và năng lựccông tác, phẩm chất chính trị, đạo đức cách mạng, thực hiện vai trò tiên
phong, gươngmẫu.Vì vậy, nhiệm vụ học tập càng trở nên đặc biệt quan trọng. Học tập là
nghĩa vụ bắt buộcđối với mọi Đảng viên. Có nhiều hình thức và phương pháp học tập để nâng

ĐT: 0987 711 684 – 01293 819 995 Email:photo57bachlieu@gmail.com 10


Cơ sở photocopy Hoàng Yên ĐC: số 57 đường Bạch Liêu
cao trình độlý luận chính trị, kiến thức và năng lực hoạt động thực tiễn. Tuỳ theo điều kiện và
hoàncảnh cụ thể mà tổ chức Đảng và mỗi Đảng viên phải có kế hoạch, chế độ học tập phù
hợp. Bốn là, có mối quan hệ mật thiết với quần chúng. Cách mạng là sự nghiệp của
quầnchúng nhân dân. Nhân dân lao động cần có Đảng với tư cách là người lãnh đạo, lãnh
tụchính trị bảo đảm cho cuộc đấu tranh của nhân dân dành thắng lợi. và ngược lại, Đảngcần
được nhân dân ủng hộ, tích cực thực hiện đường lối, chính sách của Đảng.Trong điều kiện
Đảng cầm quyền, Đảng dễ quan liêu, xa rời nhân dân. Đây là một nguycơ lớn đối với sự tồn
vong của chế độ xã hội chủ nghĩa. Mọi Đảng viên phải thườngxuyên liên hệ mật thiết với
quần chúng, tôn trọng và phát huy quyền làm chủ của nhândân, lắng nghe tâm tư, nguyện
vọng của nhân dân phản ánh với Đảng, đồng thời tích cựctham gia tuyên truyền vận động
nhân dân và gia đình mình thực hiện đường lối của Đảng, pháp luật của nhà nước. Năm là,
tích cực tham gia xây dựng và bảo vệ Đảng, bảo vệ đường lối, chủ trương, chínhsách, nghị
quyết của Đảng và nhà nước, chống lại sự phá hoại của kẻ thù. Thực hiệnnghiêm túc tự phê
bình và phê bình trong sinh hoạt Đảng, bảo đảm sự đoàn kết thống nhất trong nội bộ, làm cho
Đảng luôn trong sạch, vững mạnh. Tích cực làm công tác pháttriển Đảng viên mới.

c. Về quyền của Đảng viên:

Điều 3, Điều lệ Đảng quy định Đảng viên có những quyền sau:

- Được thông tin và thảo luận các vấn đề về Cương lĩnh chính trị, Điều lệ Đảng, đườnglối, chủ
trương, chính sách của Đảng; biểu quyết công việc của Đảng.- Ứng cử, đề cử và bầu cử cơ
quan lãnh đạo các cấp của Đảng theo quy định của ban chấphành trung ương.- Trình bày ý
kiến khi tổ chức Đảng nhận xét, quyết định công tác hoặc thi hành kỷ luậtđôi với mình.- Đảng
viên dự bị có các quyền trên đây, trừ quyền biểu quyết, ứng cử và bầu cử cơ quanlãnh đạo của
Đảng.Các quyền của Đảng viên nêu trong điều lệ Đảng nhằm bảo đảm cho Đảng viên thực
hiệnđầy đủ quyền làm chủ về mặt chính trị tổ chức và sinh hoạt Đảng. Chủ tịch Hồ Chí
Minhkhẳng định “khi mọi người đã phát biểu ý kiến, đã tìm thấy chân lý, lúc đó quyền tự do
tưtưởng hoá ra quyền tự do phục tùng chân lý”. Những quy định về quyền của Đảng viêntạo
điều kiện cho Đảng viên và tổ chức Đảng thực hiện đầy đủ nguyên tắc tập trung dân chủ.

II. Ngoài những tiêu chuẩn chung, tại Đảng bộ Trường Đại học Vinh còn quy định
thêm những tiêu chuẩn nào để nâng cao chất lượng đảng viên?
+ Quan tâm đóng góp ý kiến với chi bộ, đảng bộ trong việc lãnh đạo cơ quan, đơn vị
chấp hành tốt đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước; phát triển nâng cao

ĐT: 0987 711 684 – 01293 819 995 Email:photo57bachlieu@gmail.com 11


Cơ sở photocopy Hoàng Yên ĐC: số 57 đường Bạch Liêu
hiệu quả sản xuất, kinh doanh, cải thiện đời sống nhân dân và làm tròn nghĩa vụ đối với Nhà
nước.
+ Tích cực hưởng ứng các phong trào, các hoạt động triển khai thực hiện những chủ
trương, nhiệm vụ của đảng bộ, chi bộ đề ra, với tinh thần chủ động, sáng tạo, nỗ lực phấn đấu
cao nhất. Góp phần tích cực đưa những chủ trương, nhiệm vụ đó vào cuộc sống, tạo ra bước
phát triển mới của cơ sở, đơn vị.
+ Chủ động nắm bắt tình hình thực tế, nắm bắt tình hình tư tưởng của quần chúng nhân
dân, kết quả thực hiện chủ trương, chính sách, nghị quyết của Đảng, kịp thời phản ánh, đề
xuất với tổ chức đảng.
+ Tích cực và mạnh dạn tham gia góp ý kiến đối với sự lãnh đạo của tổ chức đảng và
đội ngũ đảng viên, góp phần nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của tổ chức đảng,
nâng cao chất lượng đội ngũ đảng viên.
+ Tham gia việc phát hiện, giới thiệu những đảng viên ưu tú, đủ tiêu chuẩn để tổ chức
đảng xem xét, bầu vào cấp uỷ; giới thiệu những quần chúng ưu tú có đủ điều kiện để tổ chức
đảng xét kết nạp.
+ Thường xuyên tham gia góp ý kiến đối với hoạt động của chính quyền và đoàn thể,
góp phần xây dựng cơ sở chính trị trong sạch, vững mạnh.
+ Tích cực và kiên quyết đấu tranh để bảo vệ Đảng, giữ vững ổn định chính trị - xã hội
ở cơ sở, đơn vị. Góp phần làm thất bại mọi âm mưu và thủ đoạn phá hoại của các phần tử xấu,
như lợi dụng dân chủ để xuyên tạc chủ trương, chính sách của Đảng, vu cáo, bôi nhọ những
cán bộ, đảng viên, tích cực, trung thực, kích động, chia rẽ đoàn kết, gây rối nội bộ.

ĐT: 0987 711 684 – 01293 819 995 Email:photo57bachlieu@gmail.com 12


Cơ sở photocopy Hoàng Yên ĐC: số 57 đường Bạch Liêu
Câu 4. Phân tích nội dung học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ
Chí Minh trong giai đoạn hiện nay. Anh/chị cần làm gì và phấn đấu như thế nào
để trở thành đảng viên?
Đạo đức là một hình thái của ý thức xã hội, bao gồm những nguyên tắc, chuẩn mực và
thang bậc giá trị được xã hội thừa nhận. Đạo đức có tác dụng chi phối, điều chỉnh hành vi của
con người, phù hợp với lợi ích của toàn xã hội. Đối với mỗi cá nhân, ý thức và hành vi đạo
đức mang tính "bổn phận", diễn ra một cách tự giác, chủ yếu xuất phát từ nhu cầu tinh thần
bên trong.
Một là, phải luôn luôn nâng cao chí khí cách mạng “trung với nước, hiếu với dân, nhiệm
vụ nào cũng hoàn thành, khó khăn nào cũng vượt qua, kẻ thù nào cũng đánh thắng”; không sợ
gian khổ, hi sinh, hăng hái thi đua tăng gia sản xuất và anh dũng chiến đấu, xung phong đi đầu
trong sự nghiệp cách mạng.
Hai là, tin tưởng sâu sắc ở lực lượng và trí tuệ của tập thể, của nhân dân; tăng cường
đoàn kết và giúp đỡ lẫn nhau; nâng cao ý thức tổ chức và kỉ luật; kiên quyết chống chủ nghĩa
cá nhân và chủ nghĩa tự do.
Ba là, luôn luôn trau dồi đạo đức cách mạng, khiêm tốn và giản dị; chống kiêu căng, tự
mãn; chống lãng phí, xa hoa; thực hành tự phê bình và phê bình nghiêm chỉnh để giúp nhau
cùng tiến bộ mãi.
Bốn là, ra sức nâng cao trình độ chính trị, văn hoá, khoa học, kĩ thuật và quân sự để
cống hiến ngày càng nhiều hơn cho Tổ quốc, cho nhân dân.
Năm là, luôn luôn chú ý dìu dắt và giáo dục thiếu niên và nhi đồng, làm gương tốt về
mọi mặt cho đàn em noi theo.
Nếu thực hiện được những lời căn dặn trên đây của Bác, là chúng ta đang giáo dục bản
thân mình một cách toàn diện, sống tốt hơn và cống hiến nhiều hơn cho đất nước và xã hội.
Đặc biệt, thanh niên, sinh viên cần đẩy mạnh việc trau dồi những phẩm chất đạo đức mà
Hồ Chí Minh đòi hỏi ở những con người Việt Nam trong thời đại mới: Trung với nước, hiếu
với dân; Cần, Kiệm, Liêm, Chính, Chí công vô tư; Lòng yêu thương con người; Tinh thần
quốc tế trong sáng v.v.
Rất nhiều bạn sinh viên đang có hoàn cảnh khó khăn, chúng ta có thể tìm hiểu và giúp
đỡ nhau qua các hành động cụ thể: quyên góp ủng hộ bạn, giới thiệu việc làm thêm v.v. Rất
nhiều cảnh đời xung quanh chúng ta cần được cảm thông và chia sẻ: những em bé mồ côi,
người khuyết tật, người già neo đơn… Sự giúp đỡ của chúng ta đối với họ không chỉ có ý
nghĩa về mặt vật chất mà quan trọng hơn là động viên họ về mặt tinh thần, để họ có thêm nghị
lực và tình yêu vào cuộc sống. Chiến dịch Mùa hè xanh, Sinh viên tình nguyện,… chúng ta

ĐT: 0987 711 684 – 01293 819 995 Email:photo57bachlieu@gmail.com 13


Cơ sở photocopy Hoàng Yên ĐC: số 57 đường Bạch Liêu
đã, đang và sẽ làm tốt hơn nữa. Hay, học tập tốt cũng chính là nhiệm vụ của thanh niên sinh
viên như lời dạy của Bác Hồ.
Học tập đạo đức của Bác Hồ, chúng ta còn có thể học tập qua chính những tấm gương
thầy cô, bè bạn xung quanh. Và hãy để việc học tập đó đi vào chính cuộc sống hàng ngày của
thanh niên, sinh viên, chứ không phải là những hoạt động có tính chất phong trào. Bởi học
tập, làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh là để giúp chúng ta sống tốt hơn, đẹp hơn.
Để tiếp tục đẩy mạnh việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh theo tinh
thần Nghị quyết Đại hội XI của Đảng, Bộ Chính trị đã ban hành Chỉ thị số 03-CT/TW ngày
14 tháng 5 năm 2011 về tiếp tục đẩy mạnh việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ
Chí Minh.
Sự nghiệp đổi mới đất nước đã và đang đặt ra những yêu cầu ngày càng cao đối với sự
hình thành và phát triển những phẩm chất đạo đức tốt đẹp của con người Việt Nam, đồng thời
tạo ra những thuận lợi và những thử thách mới đối với mỗi chúng ta trong lĩnh vực đạo đức.
Hơn lúc nào hết, hiện nay toàn Đảng, toàn dân ta phải quan tâm đầy đủ đến vấn đề đạo đức,
tiếp tục đẩy mạnh việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh trong Đảng và
trong nhân dân.
Kế thừa truyền thống đạo đức tốt đẹp của ông cha, học tập và làm theo tấm gương đạo
đức Hồ Chí Minh là một trong những biện pháp quan trọng để khắc phục sự suy thoái về đạo
đức, lối sống trong cán bộ, Đảng viên và nhân dân, làm lành mạnh nền đạo đức xã hội, góp
phần giữ vững sự ổn định chính trị, xã hội, tạo động lực cho sự phát triển nhanh, hiệu quả,
bền vững. Vấn đề cơ bản nhất khi thực hiện cuộc vận động là mỗi người chúng ta phải nhận
thức đầy đủ vị trí của vấn đề đạo đức, thường xuyên tự giác, nỗ lực học tập, rèn luyện, tu
dưỡng theo gương Bác Hồ vĩ đại.

ĐT: 0987 711 684 – 01293 819 995 Email:photo57bachlieu@gmail.com 14


Cơ sở photocopy Hoàng Yên ĐC: số 57 đường Bạch Liêu
Câu 5. Anh/chị hãy viết một bài luận (khoảng 2.000 từ) về một trong các chủ đề sau
đây:
- Chủ đề 1: Khởi nghiệp
- Chủ đề 2: Hội nhập
Mỗi học viên chọn một trong 2 chủ đề, trình bày theo bố cục gợi ý:
+ Bối cảnh; tầm quan trọng của khởi nghiệp/hội nhập
+ Nhận thức của bản thân;
+ Nhiệm vụ, giải pháp phấn đấu;
+ Đề xuất, kiến nghị (nếu có).
Trả lời
- Chủ đề 1: Khởi nghiệp
Khởi nghiệp hay còn gọi là Start-up có thể hiểu nôm na là bạn có ý định tự mình
có một công việc kinh doanh riêng, bạn muốn tự mình làm và quản lý tự kiếm thu
nhập cho mình. Bạn cung cấp và phát triển một sản phẩm hay dịch vụ nào đó, mua bán
lại một sản phẩm hay cửa hàng đang hoạt động hoặc hoạt động sinh lợi nào đó.
Khởi nghiệp cũng có nghĩa là bạn tạo ra giá trị có lợi cho người cho xã hội hoặc
nhóm khởi nghiệp, cho các cổ đông của công ty, cho người lao động, cho cộng đồng
và nhà nước. Khởi nghiệp bằng việc thành lập doanh nghiệp sẽ tạo tăng trưởng kinh tế
và dưới một góc độ nào đó sẽ tham gia vào việc phát triển kinh tế và xã hội.
Khởi nghiệp có thể là bạn tự mở cho mình một cửa hàng như bún bò, phở, xôi
sáng, quán cafe, tiệm Internet, cửa hàng mỹ phẩm, cửa hàng tiêu dùng hay mở trang
trại trồng cây, chăn nuôi, xưởng sản xuất một mặt hàng nào đó hay đơn giản bạn chỉ
thương mại tức mà mua đi bán lại …
Khời nghiệp là bạn vừa là nhân viên vừa là ông chủ hoặc cao hơn bạn tự thành
lập doanh nghiệp riêng cho mình rồi tuyển nhân viên vào cùng làm. Vì vậy khởi
nghiệp cũng chính là bạn bắt đầu làm chủ. Và khởi nghiệp cũng chính là một công việc
kinh doanh của bạn vì nó liên quan đến việc tạo ra sản phẩm và bán ra thị trường để
bạn có thu nhập. Chính vì vậy người ta thường gọi là khởi nghiệp kinh doanh.
Khởi nghiệp không phải là việc thành lập ra một công ty, doanh nghiệp hay phải
đầu tư vào lĩnh vực gì mà khởi nghiệp ở đây chính là sự thay đổi trong suy nghĩ và
thay đổi hoàn cảnh hiện tại của bản thân. Do đó, để khởi nghiệp thành công các bạn trẻ
cần phải có khát vọng vươn lên; không ngừng học tập, trau dồi kinh nghiệm đồng thời

ĐT: 0987 711 684 – 01293 819 995 Email:photo57bachlieu@gmail.com 15


Cơ sở photocopy Hoàng Yên ĐC: số 57 đường Bạch Liêu
phải có khả năng làm việc với những người bên cạnh. Trong quá trình đó chính quyền
địa phương, các ngành và tổ chức chính trị xã hội có vai trò động viên, khích lệ, hướng
dẫn kỹ năng, tạo ra những cơ chế thông thoáng để thanh niên khởi nghiệp. Với thông
điệp hãy thay đổi, thay đổi và thay đổi: Mỗi thanh niên cần có khát vọng và luôn tiến
về phía trước để thực hiện khát vọng đó.
- Chủ đề 2: Hội nhập
Hội nhập kinh tế quốc tế là một trong những nội dung quan trọng hàng đầu trong
quá trình hội nhập quốc tế của nước ta. Nước ta thực sự đẩy mạnh việc tham gia hội
nhập kinh tế với khu vực và quốc tế từ khi tham gia ASEAN (1995) và các định chế
kinh tế, tài chính thương mại của ASEAN như: Khu vực mậu dịch tự do ASEAN
(AFTA), Khu vực đầu tư ASEAN (AIA); ký Hiệp định khung với EU (1995); tham gia
Diễn đàn Hợp tác Á - Âu (ASEM) năm 1996, Diễn đàn APEC năm 1998; ký Hiệp định
Thương mại với Hoa Kỳ (2000) dựa trên những nguyên tắc cơ bản của WTO và năm
2007 đã chính thức trở thành thành viên thứ 150 của WTO.
Những thành tựu to lớn mà nước ta đạt được trong hội nhập quốc tế thời kỳ đổi
mới, trước hết trên lĩnh vực kinh tế, là kết quả của cả một quá trình thực hiện nhất
quán đường lối, chính sách đối ngoại rộng mở, đa dạng hóa, đa phương hóa với chủ
trương chủ động và tích cực hội nhập kinh tế ngày càng sâu rộng với khu vực và thế
giới. Những thành tựu đó đã tạo thêm niềm tin để nước ta càng vững bước trên đường
hội nhập, tận dụng tốt nhất những cơ hội mới đang mở ra.
Chủ động và tích cực hội nhập kinh tế quốc tế trong bối cảnh toàn cầu hoá mở ra
khả năng cho nước ta, nhất là khi đã là thành viên chính thức WTO, tham gia nhanh và
hiệu quả vào hệ thống phân công lao động quốc tế, tận dụng mọi nguồn lực phục vụ
mục tiêu phát triển. Do vậy, chúng ta có cơ hội thuận lợi đẩy nhanh quá trình điều
chỉnh cơ cấu kinh tế, chuyển dịch cơ cấu lao động và rút ngắn thời gian vật chất của
công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá.
Trong nền kinh tế toàn cầu hoá, các yếu tố như nguồn vốn, công nghệ sản xuất
tiên tiến và khoa học quản lý hiện đại có sự lưu chuyển tự do nhanh chóng, cho nên
các nước đều có khả năng tiếp cận, sử dụng với mức độ khác nhau. Cùng với dòng
chảy khổng lồ về vốn, hàng loạt các hoạt động chuyển giao công nghệ sản xuất và
khoa học quản lý tiên tiến được thực hiện, góp phần hữu hiệu vào sự lan toả rộng rãi
của các làn sóng tăng trưởng hiện đại. Việc Việt Nam gia nhập các định chế, tổ chức
kinh tế, tài chính khu vực cũng như toàn cầu, nhất là WTO tạo cơ hội tiếp cận thị
trường hàng hoá và dịch vụ ở tất cả các nước thành viên với mức thuế nhập khẩu đã
được cắt giảm và các ngành dịch vụ mà các nước mở cửa theo quy định. Nước ta có
điều kiện mở rộng thị trường xuất khẩu, từng bước mở rộng kinh doanh dịch vụ ra
ngoài biên giới quốc gia. Với một nền kinh tế có độ mở lớn, kim ngạch xuất khẩu luôn
chiếm trên 60% GDP thì điều này càng có ý nghĩa quan trọng, là yếu tố bảo đảm tăng
trưởng của nước ta.
Trên lĩnh vực kinh tế, tiến trình hội nhập của nước ta ngày càng sâu rộng thì
càng đòi hỏi phải hoàn thiện hệ thống pháp luật kinh theo thông lệ quốc tế, thực hiện
công khai, minh bạch các thiết chế quản lý làm cho môi trường kinh doanh của nước ta
ngày càng được cải thiện. Đây là tiền đề rất quan trọng để phát huy tiềm năng của mọi
thành phần kinh tế trong nước, là cơ hội để tăng cường thu hút đầu tư nước ngoài, bảo
đảm tốc độ tăng trưởng bền vững hơn và rút ngắn khoảng cách phát triển. Mặt khác,
gia nhập WTO đánh dấu bước phát triển về chất của tiến trình hội nhập, giúp nước ta
ĐT: 0987 711 684 – 01293 819 995 Email:photo57bachlieu@gmail.com 16
Cơ sở photocopy Hoàng Yên ĐC: số 57 đường Bạch Liêu
có được vị thế bình đẳng như các thành viên khác trong việc hoạch định chính sách
thương mại toàn cầu, tiếng nói được tôn trọng hơn, có quyền thương lượng và khiếu
nại công bằng hơn đối với các tranh chấp thương mại trong khuôn khổ WTO, có điều
kiện để bảo vệ lợi ích của đất nước, của doanh nghiệp. Đồng thời, hội nhập vào nền
kinh tế thế giới cũng thúc đẩy tiến trình cải cách trong nước, bảo đảm cho tiến trình cải
cách của nước ta đồng bộ hơn, có hiệu quả hơn tạo ra động lực lớn thúc đẩy phát triển
kinh tế - xã hội, góp phần xây dựng nhà nước pháp quyền ngày càng vững mạnh.
Về khách quan, xu thế toàn cầu hoá tạo điều kiện cho tất cả các nước tham gia
vào đời sống quốc tế, bày tỏ chính kiến, bảo vệ lợi ích, tập hợp lực lượng... nhằm thực
hiện mục tiêu chiến lược của mình. Quá trình hội nhập quốc tế làm cho các nước ngày
càng phụ thuộc lẫn nhau. Đây là cơ hội tích cực để có thể loại bỏ các biểu hiện của ý
đồ thiết lập mối quan hệ một chiều chứa đựng sự áp đặt, chi phối của các cường quốc
đối với đông đảo các quốc gia dân tộc khác trên thế giới, thúc đẩy sự hình thành một
trật tự thế giới mới với cơ chế sinh hoạt quốc tế dân chủ, công bằng, bình đẳng hơn.
Hội nhập quốc tế, trong đó có hội nhập kinh tế quốc tế, cũng thúc đẩy mạnh mẽ
các hoạt động giao lưu văn hoá và tri thức quốc tế, tăng cường sự hiểu biết, tin cậy lẫn
nhau và tình hữu nghị giữa các dân tộc. Dưới ảnh hưởng đó, tri thức loài người, kết
tinh cô đọng ở các phát minh, sáng chế khoa học, kỹ thuật, công nghệ... được phổ biến
rộng rãi toàn thế giới, tạo động lực cho sự bùng nổ trí tuệ nhân loại. Cũng như nhiều
nước khác, tiến trình hội nhập quốc tế của nước ta tạo ra cơ hội thuận lợi để chúng ta
chia sẻ lợi ích do toàn cầu hoá đưa lại, đồng thời đóng góp thiết thực vào tiến trình
phát triển hợp tác quốc tế trên nhiều lĩnh vực, dân chủ hoá các sinh hoạt quốc tế, tham
gia đấu tranh thiết lập trật tự kinh tế quốc tế công bằng hơn, hợp lý hơn.

Tiến trình hội nhập quốc tế của nước ta hiện nay cũng như những năm tới không
chỉ có thời cơ và thuận lợi, mà còn phải đối diện với nhiều thách thức lớn. Do đó,
chúng ta cũng cần luôn nhận thức rõ những thách thức mà nước ta phải đối mặt để từ
đó tìm ra biện pháp khắc phục hữu hiệu.
Trước hết, thách thức lớn nhất và dễ nhận thấy nhất xuất phát từ chỗ nước ta là
một nước đang phát triển có trình độ kinh tế thấp, quản lý nhà nước còn nhiều yếu kém
và bất cập, doanh nghiệp và đội ngũ doanh nhân còn nhỏ bé, sức cạnh tranh của hàng
hóa, dịch vụ nói riêng và của toàn bộ nền kinh tế nói chung còn nhiều hạn chế, hệ
thống chính sách kinh tế, thương mại chưa hoàn chỉnh... Cho nên, nước ta sẽ gặp khó
khăn lớn trong cạnh tranh cả ở trong nước cả trên trường quốc tế, cạnh tranh sẽ diễn ra
gay gắt hơn, với nhiều đối thủ hơn, trên bình diện sâu hơn, rộng hơn. Do thực hiện
những cam kết của một thành viên WTO, nhất là việc phải cắt giảm mạnh thuế nhập
khẩu, mở cửa sâu rộng về kinh tế, trong đó có việc phải mở cửa các lĩnh vực thương
mại hàng hoá và dịch vụ nhạy cảm cao như: ngân hàng, bảo hiểm, viễn thông, năng
lượng, vận tải, chuyển phát nhanh, nông nghiệp... bởi vậy nguy cơ rủi ro kinh tế, tình
trạng phá sản doanh nghiệp luôn hiện hữu và trở nên rất tiềm tàng. Ngoài ra, trong hội
nhập kinh tế quốc tế, nhiệm vụ phát triển khu vực kinh tế tư nhân cũng đòi hỏi phải
giải quyết nhiều vấn đề về nhận thức, cơ chế, chính sách,... Về cơ chế bảo vệ quyền sở
hữu trí tuệ, nước ta còn nhiều khó khăn về nhãn hiệu thương mại, bản quyền tác giả,
bảo vệ thiết kế công nghiệp và người dân chưa có thói quen tuân thủ quyền sở hữu trí
tuệ.
Thứ hai, trong quá trình hội nhập quốc tế, cũng như các nước đang phát triển
khác, nước ta phải chịu sự ràng buộc của các quy tắc kinh tế, thương mại, tài chính -
tiền tệ, đầu tư... chủ yếu do các nước phát triển áp đặt; phải chịu sức ép cạnh tranh bất

ĐT: 0987 711 684 – 01293 819 995 Email:photo57bachlieu@gmail.com 17


Cơ sở photocopy Hoàng Yên ĐC: số 57 đường Bạch Liêu
bình đẳng và sự điều tiết vĩ mô bất hợp lý của các nước phát triển hàng đầu. Dựa vào
sức mạnh kinh tế và mức đóng góp vốn khống chế ở các thiết chế tài chính, tiền tệ và
thương mại quốc tế, các nước này đặt ra các “luật chơi” cho phần còn lại của thế giới
khi tham gia IMF, WB, WTO... Tự do hoá thương mại và tự do hoá kinh tế, đáng lẽ
phải là cái đích cần vươn tới, thì bị họ xác định như xuất phát điểm, như điều kiện tiên
quyết đối với các nước đang phát triển trong tiến trình hội nhập quốc tế. Trên thực tế,
đây là hoạt động lũng đoạn của tư bản độc quyền quốc tế. Trong hoàn cảnh này, sự
cạnh tranh kinh tế quốc tế và sự điều tiết vĩ mô nền kinh tế thế giới vẫn tiếp tục trở nên
bất bình đẳng và bất hợp lý mà dĩ nhiên phần bất lợi lớn thuộc về tuyệt đại đa số các
nước đang phát triển trong đó có nước ta.
Thứ ba, trên lĩnh vực xã hội, quá trình hội nhập quốc tế trong xu thế toàn cầu hoá
đặt ra một thách thức nan giải đối với nước ta trong việc thực hiện chủ trương tăng
trưởng kinh tế đi đôi với xoá đói, giảm nghèo, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội.
Sở dĩ vậy là vì lợi ích của toàn cầu hoá được phân phối một cách không đồng đều,
những nước có nền kinh tế phát triển thấp được hưởng lợi ít hơn. Trong phạm vi mỗi
quốc gia cũng vậy, một bộ phận dân cư được hưởng lợi ích ít hơn, thậm chí còn bị tác
động tiêu cực của toàn cầu hoá; nguy cơ thất nghiệp và sự phân hoá giàu nghèo sẽ tăng
lên mạnh mẽ. Sức ép toàn diện khi nước ta thực hiện các cam kết với WTO sẽ đè nặng
lên khu vực nông nghiệp là nơi có tới gần 70% dân số và lực lượng lao động xã hội,
đồng thời chúng ta còn sự hạn chế lớn về sức cạnh tranh của hàng hóa, về sự chưa phù
hợp của nhiều chính sách... Trong tình hình như đã nêu, cơ cấu xã hội có thể biến động
phức tạp và khó lường, làm cho sự phân tầng, phân hoá xã hội cũng trở thành yếu tố
tiêu cực đối với bản thân sự phát triển của đất nước.
Thứ tư, quá trình hội nhập quốc tế đặt ra những vấn đề mới về bảo vệ an ninh
quốc gia, giữ gìn bản sắc văn hoá và truyền thống tốt đẹp của dân tộc. Trên lĩnh vực an
ninh quốc gia, các nguy cơ đe doạ an ninh ngày càng phức tạp hơn, bên cạnh các hiểm
hoạ mang tính truyền thống, đã xuất hiện các nguy cơ phi truyền thống (an ninh môi
trường, dịch bệnh, khủng bố...); cục diện an ninh luôn thay đổi; công cụ, biện pháp,
hình thức, cơ chế bảo đảm an ninh cũng cần phải đổi mới thường xuyên. Vấn đề gắn
an ninh, quốc phòng với kinh tế và an ninh, quốc phòng với đối ngoại trở thành nhiệm
vụ vừa cơ bản vừa cấp bách hiện nay của nước ta. Hội nhập quốc tế trong một thế giới
toàn cầu hoá, tính tuỳ thuộc giữa các nước sẽ tăng lên. Sự biến động trên thị trường,
cũng như tình hình chính chính trị khu vực và thế giới sẽ tác động mạnh đến thị trường
và đời sống chính trị trong nước. Điều đó đòi hỏi chúng ta phải có chính sách kinh tế
vĩ mô đúng đắn, có năng lực dự báo và phân tích tình hình quốc tế, đồng thời cơ chế
quản lý phải tạo cơ sở để nền kinh tế có khả năng phản ứng tích cực, hạn chế được ảnh
hưởng tiêu cực trước những biến động trên thị trường thế giới, giữ vững an ninh kinh
tế và ổn định chính trị- xã hội.

Trên lĩnh vực văn hoá, quá trình hội nhập quốc tế đặt nước ta trước nguy cơ bị
các giá trị ngoại lai (trong đó có lối sống thực dụng, chạy theo đồng tiền), nhất là các
giá trị văn hoá phương Tây xâm nhập ồ ạt, làm tổn hại bản sắc văn hoá dân tộc. Chưa
bao giờ văn hoá nhân loại lại đứng trước một nghịch lý phức tạp như trong kỷ nguyên
toàn cầu hoá hiện nay: vừa có khả năng giao lưu rộng mở, vừa có nguy cơ bị nghèo
văn hoá rất nghiêm trọng.
Thứ năm, trên lĩnh vực chính trị, tiến trình hội nhập quốc tế ở nước ta cũng đang
đối diện trước thách thức của một số nguy cơ đe doạ độc lập dân tộc, chủ quyền quốc
gia, toàn vẹn lãnh thổ, sự lựa chọn định hướng chính trị, vai trò của nhà nước... Đã

ĐT: 0987 711 684 – 01293 819 995 Email:photo57bachlieu@gmail.com 18


Cơ sở photocopy Hoàng Yên ĐC: số 57 đường Bạch Liêu
xuất hiện những mưu đồ lấy sự phụ thuộc lẫn nhau giữa các nước để hạ thấp chủ
quyền quốc gia; lấy một thị trường không biên giới để phủ nhận tính bất khả xâm
phạm của toàn vẹn lãnh thổ quốc gia; lấy các thiết chế quốc tế làm mô hình siêu nhà
nước đứng trên các nhà nước quốc gia, áp đặt các giá trị dân chủ và nhân quyền
phương Tây trong quan hệ quốc tế, đưa ra thuyết "nhân quyền cao hơn chủ quyền"...
Hội nhập quốc tế đối với nước ta rõ ràng không thể tách rời cuộc đấu tranh
chống "diễn biến hoà bình" của các thế lực chống đối trên nhiều lĩnh vực.
Có thể nói, hội nhập quốc tế ở nước ta là một quá trình với cơ hội và thách thức
đan xen tồn tại dưới dạng tiềm năng và có thể chuyển hoá lẫn nhau. Cơ hội và thách
thức chỉ trở thành hiện thực trong những điều kiện cụ thể, mà ở đó vai trò của nhân tố
chủ quan có tính quyết định rất lớn, trước hết đó là hiệu quả hoạt động lãnh đạo của
Đảng, sự điều hành quản lý của Nhà nước và tinh thần tự lực tự cường, đoàn kết của
toàn dân tộc. Thực tế đã chứng tỏ việc kiên định nhất quán đường lối đối ngoại độc lập
tự chủ, hoà bình, hợp tác và phát triển; chính sách đối ngoại rộng mở, đa phương hoá,
đa dạng hoá các quan hệ quốc tế với chủ trương chủ động và tích cực hội nhập kinh tế
quốc tế là sự lựa chọn đúng đắn, tất yếu đối với nước ta trong bối cảnh toàn cầu hoá
sôi động hiện nay. Những thành tựu quan trọng giành được trong quá trình hội nhập
quốc tế, trước hết là hội nhập kinh tế quốc tế là cơ sở để đất nước ta vững bước trên
đường hội nhập và phát triển, sớm ra khỏi tình trạng kém phát triển, công nghiệp hoá,
hiện đại hoá thành công, hướng tới mục tiêu chiến lược dân giàu, nước mạnh, dân
chủ, công bằng, văn minh.
Tình hình thế giới đang chuyển biến hết sức nhanh chóng, phức tạp, quá trình
toàn cầu hoá và hội nhập quốc tế tạo ra cả những cơ hội và thách thức mới đối với
nước ta. Các thế lực chống đối ra sức thông qua hoạt động đối ngoại để can thiệp vào
công việc nội bộ của ta. Trước tình hình và nhiệm vụ đối ngoại của giai đoạn mới, cần
tiếp tục đổi mới, nâng cao nhận thức và ý thức trách nhiệm, chất lượng và hiệu quả
công tác đối ngoại của mỗi cơ quan, tổ chức và mỗi người dân trong công tác này. Cụ
thể cần chú trọng:
- Chủ động mở rộng quan hệ hữu nghị hợp tác với nhân dân các nước, coi trọng
phát triển quan hệ có chiều sâu với nhân dân các nước láng giềng và các nước có vị trí
quan trọng trong chính sách đối ngoại của ta; củng cố quan hệ với bạn bè truyền thống,
tăng cường quan hệ với các lực lượng yêu chuộng hoà bình và tiến bộ trên thế giới;
đồng thời, mở rộng quan hệ với các tổ chức, cá nhân và nhân sĩ nước ngoài, tranh thủ
tình cảm và sự ủng hộ của họ đối với Việt Nam, phát huy mặt tích cực và hạn chế mặt
tiêu cực của từng đối tác.
- Huy động sự tham gia của các tổ chức và các tầng lớp nhân dân vào các hoạt
động đấu tranh chống lợi dụng các vấn đề dân chủ, nhân quyền, dân tộc, tôn giáo,
chống “diễn biến hoà bình” của các thế lực chống đối, đấu tranh bảo vệ độc lập, chủ
quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ đất nước.
- Mở rộng quan hệ hợp tác về kinh tế, văn hoá, giáo dục, khoa học - công nghệ,
bảo vệ môi trường… Chủ động làm tốt công tác vận động các nguồn lực và nâng cao
hiệu quả hợp tác với các tổ chức quốc tế, các TCPCPNN, phù hợp với quy định của
pháp luật Việt Nam và thông lệ quốc tế, bảo đảm kết hợp hài hoà giữa lợi ích của tổ
chức và lợi ích quốc gia, dân tộc.
- Chủ động và nâng cao chất lượng công tác thông tin, tuyên truyền đối ngoại,
làm cho bạn bè quốc tế và nhân dân thế giới ngày càng hiểu đúng và đầy đủ hơn về đất
nước và con người Việt Nam, về đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước và công
cuộc đổi mới của nước ta. Đồng thời góp phần nâng cao hiểu biết và nhận thức của các

ĐT: 0987 711 684 – 01293 819 995 Email:photo57bachlieu@gmail.com 19


Cơ sở photocopy Hoàng Yên ĐC: số 57 đường Bạch Liêu
tầng lớp nhân dân ta về chính sách đối ngoại của Việt Nam, về tình hình thế giới và
các vấn đề toàn cầu.
- Phát huy vai trò của Việt Nam tại các diễn đàn quốc tế, các phong trào nhân
dân thế giới, nhằm góp phần tích cực vào việc giải quyết các vấn đề toàn cầu vào cuộc
đấu tranh chung vì hoà bình, độc lập dân tộc, dân chủ, tiến bộ xã hội, phù hợp với khả
năng, điều kiện và lợi ích của nước ta.
- Tăng cường công tác nghiên cứu, tổng kết, dự báo, tham mưu kịp thời cho lãnh
đạo Đảng, Nhà nước về công tác đối ngoại, góp phần đề xuất xây dựng chủ trương,
chính sách đối ngoại của Đảng và Nhà nước trong lĩnh vực này.
- Làm tốt công tác vận động cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài hướng về
Tổ quốc, tích cực tham gia đóng góp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, phát triển quan hệ
hữu nghị, hợp tác giữa nước ta với các nước.
- Kiện toàn củng cố và phát triển bộ máy, đội ngũ cán bộ, lực lượng làm công tác
đối ngoại ở các tổ chức, cơ quan đảng, nhà nước, các đoàn thể nhân dân các cấp; rà
soát, bố trí, đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ chuyên trách có bản lĩnh chính trị vững
vàng, nắm vững nghiệp vụ đối ngoại, giỏi ngoại ngữ đáp ứng yêu cầu của công tác đối
ngoại trong giai đoạn mới; tạo điều kiện về kinh phí, cơ sở vật chất và cơ chế đảm bảo
cho các hoạt động đối ngoại. Các tỉnh uỷ, thành uỷ, Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể và
tổ chức nhân dân phân công một đồng chí lãnh đạo phụ trách công tác đối ngoại.
- Đổi mới công tác chỉ đạo hoạt động đối ngoại; thực hiện phân cấp phân công
quản lý; hoàn thiện cơ chế phối hợp giữa các cơ quan đảng, Nhà nước với Mặt trận Tổ
quốc, các đoàn thể, các tổ chức nhân dân, cá nhân tham gia các hoạt động đối ngoại
nhân dân; tăng cường sự phối hợp chặt chẽ giữa Đảng, Nhà nước và các đoàn thể nhân
dân về hoạt động đối ngoại; đẩy mạnh việc hướng dẫn, kiểm tra hoạt động đối ngoại.

ĐT: 0987 711 684 – 01293 819 995 Email:photo57bachlieu@gmail.com 20

You might also like