RS232 LabView

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 6

RS232 LabVIEW: Giao tiếp máy tính chuẩn RS232 sử dụng

LabVIEW
Viết bởi nguyenbahai   
Thứ ba, 02 Tháng 3 2010 14:45
Tài liệu LabVIEW này trình bày phương pháp và cung cấp ví dụ về giao tiếp  cổng
COM máy tính theo  chuẩn RS232 bằng LabVIEW. Giao tiếp máy tính là việc thực thi
quá trình truyền và nhận tín hiệu từ một hay nhiều thiết bị nào đó với máy tính hoặc
giữa nhiều máy tính với nhau. Giao tiếp máy tính có nhiều ứng dụng trong khoa học kỹ
thuật  bao gồm đo lường, giám sát, điều khiển tự động, lưu chuyển dữ liệu trong các
nhà máy, xí nghiệp cho tới việc thực hiện các thí nghiệm ở các phòng nghiên cứu. Tài
liệu do Hocdelam Group biên sọan và phổ biến miễn phí.

NỘI DUNG
 Chuẩn giao tiếp RS232
 Cách giao tiếp với RS232 với LabVIEW
 Sự khác nhau cơ bản và tương đối giữa LabVIEW và các ngôn ngữ khác trong việc thực thi
giao tiếp chuẩn RS232
Tại sao lại phải quy định chuẩn? Để các thiết bị (máy in, máy tính, vi điều khiển, robot) gọi chung là thiết
bị thu/phát có thể làm việc có hiệu quả và không gặp rắc rối khi làm việc phối hợp, từ lâu người ta đã đặt
ra các tiêu chuẩn (ví dụ như tiêu chuẩn tốc độ truyền, cách kiểm soát lỗi trong quá trình truyền, mức
điện áp khi truyền) cho các cổng vào/ra tín hiệu của các thiết bị. RS-232 là một trong các chuẩn đó.
Chuẩn này ra đời năm 1962. (Bởi EIA)
Hình 1 Vị trí, hình dạng cổng COM trên máy tính
 
Đọc thêm:
 Tra cứu nhanh về LabVIEW
 Ý kiến học viên
 Hệ thống chỉ dẫn thông tin điều khiển bằng máy tính
 Điều khiển động cơ DC theo thuật tóan bền vững
 Mẫu CV tiếng Anh
 Giao tiếp máy tính với vi điều khiển AVR.
 
ĐẶC ĐIỂM CHUẨN RS232
Chuẩn RS232 được nối ra một giắc cắm (gọi là cổng COM).Khi sử dụng có thể sử dụng 2 hay tòan bộ
chân (pin) của cổng này (có nhiều loại cổng COM phục vụ các chức năng khác nhau gồm loại 4, 9, 15,
37 chân). Nếu mục đích chỉ truyền hoặc nhận tín hiệu giữa hai thiết bị thì ta chỉ cần sử dụng 2 dây (một
dây truyền hoặc nhận) và một dây nối đất (GND – ground, hay mass).
RS 232 sử dụng phương thức truyền thông không đối xứng, tức là sử dụng tín hiệu điện áp chênh lệch
giữa một dây dẫn và đất. Các cổng của RS – 232 có ngưỡng điện áp qui ước là -15V (volt) tới -3V , và
3V tới 15V (hoặc -5V, +5V, sự khác biệt giữa hai giá trị 3, và 5V này được gọi là noise magin - biên độ
dao động của nhiễu).
 Tín hiệu có áp lớn +3V được coi có logic 0 hoặc có giá trị cao (H)
 Tín hiệu có áp nhỏ hơn –3V được coi có logic 1 hoặc giá trị thấp (L).
 Điện áp từ -3V tới +3V không có ý nghĩa.
Chính vì từ – 3V tới 3V là phạm vi không được định nghĩa, trong trường hợp thay đổi giá trị logic từ thấp
lên cao hoặc từ cao xuống thấp, một tín hiệu phải vượt qua quãng quá độ trong một thơì gian ngắn hợp
lý. Điều này dẫn đến việc phải hạn chế về điện dung của các thiết bị tham gia và của cả đường truyền.
Tốc độ truyền dẫn tối đa phụ thuộc vào chiều dài của dây dẫn. Đa số các hệ thống hiện nay chỉ hỗ trợ
với tốc độ 19,2 kBd (chiều dài cho phép 30 – 50 m).
CÁCH GIAO TIẾP RS232 SỬ DỤNG LABVIEW
 Phần mềm: Phiên bản LabVIEW phiên bản8.5
 Sơ đồ ghép nối
Nếu bạn đã có kinh nghiệm sử dụng các vi điều khiển ví dụ AVR, PIC, 89c51,…thì bạn có thể kết nối
theo sơ đồ sau.

Hình 3. Cách kết nối máy tính qua linh kiện điện tử MAX tới vi điều khiển
Trường hợp bạn bạn không nắm rõ về vi điều khiển, chúng tôi khuyến cáo bạn tự mua một mạch test vi
điều khiển điều này giúp bạn vẫn học tốt được điều khiển tự động và giao tiếp máy tính. Và quan trọng
hơn là bạn có thể tập trung tòan bộ thời gian, sức lực cho việc thiết kế bộ điều khiển hơn là tốn quá
nhiều thời gian để thực thi những mạch điện một cách không chuyên.
 Ví dụ về giao tiếp RS232
Đây là ví dụ do của của hocdelam.org xem chi tiết trên hình 4,5. Ví dụ này tối ưu và đơn giản hơn cả các
ví dụ mà NI cung cấp. Do vậy người sử dụng có thể dễ dàng nắm bắt và hiểu được chương trình. Vì lý
do giữ nguyên SubVI khi đưa lên cộng đồng, nên hai SubVI này chỉ được cung cấp để các bạn làm thư
viện và sử dụng để giao tiếp cổng COM thành công, tuy nhiên bạn không được quyền chỉnh sửa, vì vậy
bạn không có password của hai SubVI này.
 Download ví dụ giao tiếp chuẩn rs232 cho LabVIEW 8.2 (nhấn chuột phải> Save target as trong
IE hoặc save link as trong Firefox)

 Download ví dụ giao tiếp chuẩn rs232 cho LabVIEW 8.5 (nhấn chuột phải> save target as trong
IE hoặc save link as  trong Firefox)
Hình  4 Giao diện chính của chương trình
Hình 5  Không gian viết lệnh
 
Trong chương trình này, khối VISA serial dùng set các thông số của chuẩn giao tiếp, khối SPKT COM
Read và SPKT COM Write đã được Hocdelam tối ưu và tạo ra nhằm đơn giản người sử dụng có thể dễ
dàng thực hiện việc giao tiếp máy tính. Bạn cũng có thể test thử chương trình này bằng cách nối tắt
chân truyền và nhận (số 3 và 4) của cổng COM với nhau.
SỰ KHÁC NHAU CƠ BẢN VÀ TƯƠNG ĐỐI (giữa LabVIEW và các ngôn ngữ khác trong việc thực
thi giao tiếp chuẩn RS232)
 Ta thấy, trên hình 5, để thực hiện việc giao tiếp theo chuẩn RS232 thì việc cơ bản và quan trọng
nhất là “thiết lập (set) các giá trị cho chuẩn đã đặt ra” như là một công thức cho trước được quy định
theo tiêu chuẩn RS232. Khi set đúng thì chương trình mới có thể chạy được.
 LabVIEW là một ngôn ngữ đặc biệt, khi sử dụng LabVIEW, học viên không cần phải nhớ cấu
trúc C hoặc VB dài dòng, trừu tượng nữa.
 LabVIEW mạnh mẽ và linh động hơn so với Matlab bởi tính đa dạng trong hỗ trợ của LabVIEW
với của sản phẩm phần cứng đặc biệt là các thư viện có sẵn tạo điều kiện thuận lợi trong thí nghiệm
và nghiên cứu ví dụ: bộ lọc, bộ điều khiển PID, các tiêu chuẩn đánh giá độ ổn định hệ thống trong
điều khiển tự động, vv.
 
HỖ TRỢ
 Khóa đào tạo lập trình LabVIEW căn bản
 Đào tạo lập trình Vi điều khiển PIC
 Đào tạo lập trình Vi điều khiển AVR
 Hướng dẫn giao tiếp máy tính với LabVIEW qua cổng COM (chương trình mẫu kèm phần cứng)
 Điều khiển nhiệt độ bằng máy tính thông qua chuẩn RS232 (cổng COM)
 Điều khiển động cơ DC qua chuẩn RS232
 Mọi thông tin hỗ trợ xin liên hệ supports@hocdelam.org
 
THAM KHẢO THÊM
 Interface Between Data Terminal Equipment and Data Circuit-Termination Equipment Employing Serial
Binary Data Interchange
 Chế độ làm việc của hệ thống RS – 232 là hai chiều toàn phần (full-duplex), tức là hai thiết bị tham gia có
thể thu và phát cùng một lúc. Như vậy việc thực hiện truyền thông cần tối thiểu 3 dây dẫn – tring đó hai dây tín
hiệu nối chéo với các đầu thu phát của hai trạm và một dây đất. Với cấu hình tối thiểu này, việc đảm bảo độ an
toàn truyền dẫn thuộc về trách nhiệm của phần mềm. RS –232 có một ưu điểm là có thể sử dụng công suấtphát
tương đối thấp, nhờ trở kháng đầu vào hạn chế trong phạm vi từ 3-7Kom. Trong các Rơle số thường dùng loại
giắc cắm 9 chân và loại 25 chân. Chuẩn RS-232 qui định mức áp, tốc độ truyền và chức năng các chân của giắc
cắm. (http://dut.ud.edu.vn)
 Sơ đồ kết nối máy tính qua linh kiện điện tử MAX tới vi điều khiển
 Tham khảo thêm các tài liệu LabVIEW, phương pháp lập trình LabVIEW tại các bài trong mục Hỗ trợ> Tài
liệu.

You might also like