Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 2

"(THAY CHO LỜI HƯỚNG DẪN TRÌNH BÀY TỐT NGHIÊP)

Kinh nghiệm trình bày Đồ án tốt nghiệp:


A/ Khâu chuẩn bị:
1/ Toàn bộ sinh viên thuộc hội đồng nên tập hợp trước bài trình bày trên một máy tính cấu hình
mạnh, tránh thay đổi máy tính để hạn chế thời gian chết.
2/ Phân công bố trí 2 bạn phụ giúp người trình bày như điều chỉnh máy chiếu, phát Hand-out.
3/ Không tặng hoa trên bục trình bày, tặng hoa bên ngoài hội trường và chụp kỷ niệm trong hội
trường sau khi đã kết thúc Chấm tốt nghiệp.
4/ Không cung cấp cho Hội đồng các loại hoa quả phải nhè hột, trông mất mỹ quan.
B/ Khâu trình bày:
1/ Sinh viên đặt mình vào địa vị của Người nghe và hình dung nhu cầu của người nghe để cung cấp
thông tin thích hợp.
2/ Sinh viên tự hỏi và trả lời trước các câu hỏi sau: WHAT? WHY? HOW? WHO? WHERE?
WHAT? Đầu tiên là giới thiệu Bài toán/ Vấn đề (tiếng anh là Problem). Bối cảnh, khó khăn hiện tại
của Khách hàng (Đương nhiên là Khách hàng mà không có khó khăn/ vấn đề gì thì em đứng ba hoa
15 phút về Tin học hóa để làm cái gì?)
WHY? Tại sao khách hàng phải chọn em/ giải pháp của em mà không phải của người khác. Giới
thiệu qua Công nghệ mới mà em sử dụng có tính khả thi giải quyết được bài toán/ vấn đề đau đầu
của khách. Khách hàng đau răng, em hãy khoe mình là bác sỹ Nha khoa, không phải Hộ lý đỡ đẻ.
Một số sinh viên trình thấp trình bày đúng công nghệ mình lựa chọn, Một số sinh viên trình cao thì
giới thiệu qua một danh sách các công nghệ tương đương trên thế giới, sau đó so sánh và cung cấp
số liệu thống kê chứng minh lựa chọn của mình là Number One.
HOW? Cái này có 2 phần. Một phần HOW (đúng hơn là chi tiết của WHAT) mô tả Quy trình nghiệp
vụ của Khách hàng (hoặc luật chơi của Game, hoặc công thức của bài toán) để người nghe hiểu rõ
hơn WHAT? Hình dung ra bài toán của Khách hàng một cách đầy đủ. Phần này chính Là "Phân
tích”
Tiếp theo phần HOW mà sinh viên nắm vững là “Thiết kế chương trình”
WHO? Sinh viên cần trình bày công việc của mình là gì, quan hệ với toàn bộ nhóm phát triển. Rất
nhiều trường hợp nhiều sinh viên, hoặc sinh viên và nhiều Lập trình viên cùng làm một System tại
nơi thực tập. Khi trình bày sinh viên tranh công hết của các bạn khác, kết quả luôn là phản tác dụng
vì Hội đồng chấm tốt nghiệp luôn tinh mắt, sau vài câu hỏi mẹo là sẽ biết hết.
WHERE? Bài toán được Tin học hóa cho khách hàng nào, phạm vi bài toàn là toàn quốc, hay tại
một đơn vị nào đó, hay là Game trên thiết bị di động v…v
C/ Một số lỗi thường gặp:
1/ Bất cứ khái niệm khoa học nào khi trình bày đều phải có giới thiêu/ cắt nghĩa nó là cái gì/ tại sao
là trình bày. Nhiều sinh viên nói ngay một cái tên lạ, coi như khán thính giả ai cũng biết nó rồi, tiếp
sau là ba hoa về một thứ không ai quan tâm vì không biết nó là gì. Đối tượng mang bạn gái đến tiệc
Sinh nhật, không giới thiệu gì mà cắm cúi ăn, trong khi bạn bè lại thấy người mới già dặn quá thi
nhau chào là bác vì tưởng là mẹ của đối tượng.
2/ Không quan tâm đến người nghe, trong khi lại đòi người nghe quan tâm tới mình. Hội đồng cho
15 phút, thì mình hãy trình bày rõ ràng mạch lạc, chính xác vấn đề trong vòng 12-14 phút tặng cho
Hội đồng 2-3 phút yên tĩnh không phá quấy, đó là quan tâm đến sức khỏe của hội đồng, Hội đồng
sẽ có lòng nhân hậu tặng thêm điểm thưởng cho người biết luật vàng “Khách hàng là thượng đế”.
3/ Tỏ ra nguy hiểm. Mình làm được như thế nào, làm được đến đâu cứ trình bày bình tĩnh, cái gì
mình không làm được cũng nêu ra. Chủ yếu Hội đồng chấm công sức nỗ lực của sinh viên căn cứ
trên thời gian, độ khó của bài toán và lượng kiến thức 4-5 năm học. Không ai bắt buộc sinh viên
phải siêu sát thủ trong lĩnh vực đó, nếu vậy thì sinh viên đã ngồi trên ghế Chủ tịch hội đồng.
D/ Ăn mặc và tác phong:
1/ Ăn mặc đẹp, trang trọng, đầu tóc gọn gàng. Thống kê cho biết tỷ lệ người xinh đẹp được CSGT
tha lỗi vi phạm giao thông là áp đảo so với người kém xinh.
2/ Đi lên bục phát biểu đường hoàng, trình bày tránh nói nhanh như súng liên thanh, nói lý nhí như
phạm lỗi, nói khoa trương như với đàn em, nói nhát gừng/ đanh thép như Bầu Kiên."

You might also like