You are on page 1of 470

Linh mục Edward McNamara

Dòng Đạo Binh Chúa Kitô,


Giáo sư phụng vụ
Đại học Regina Apostolorum
(Nữ Vương các Thánh Tông Đồ), Rôma

GIẢI ĐÁP THẮC MẮC


PHỤNG VỤ
Người dịch: Nguyễn Trọng Đa

Nhà xuất bản PHƯƠNG ĐÔNG

1
LỜI CÁM ƠN
Các bài giải đáp thắc mắc phụng vụ trong sách này, tôi đã dịch từ
bản tiếng Anh và đăng trên trang Vietcatholic năm 2011 và 2012..
Để có bản dịch hoàn chỉnh, tôi đã trích dẫn các bản dịch Việt ngữ
về Kinh Thánh, Sách Giáo lý Giáo hội Công giáo, Công đồng Vatican
II, Giáo luật, các văn kiện Tòa Thánh...trong bài của mình.
Do đó, tôi có lời cám ơn sâu sắc và chân thành đến Hội đồng Giám
mục Việt Nam; Nhóm Các giờ kinh phụng vụ; Giáo hoàng Học viện
Thánh Piô X Đà Lạt; Nhóm các linh mục Nguyễn Văn Phương, Phan
Tấn Thành, Vũ Văn Thiện, Mai Ðức Vinh; Linh mục Nguyễn Chí Cần
(Giáo phận Nha Trang)...là dịch giả của các văn kiện trên.
Đặc biệt tôi cám ơn Linh mục Trần Công Nghị, anh Nguyễn Long
Thao, anh Đặng Minh An, và Ban Biên tập của trang Vietcatholic, đã
nâng đỡ và tạo mọi điều kiện trong việc tôi cộng tác với Ban phổ biến
các bài dịch trên.
Tôi cũng xin cám ơn Tỉnh Dòng Phanxicô Việt Nam, Học viện Liên
Dòng Nam, bạn bè thân hữu, anh em Cựu Phan Sinh, và gia đình thân
thương của tôi, đã khuyến khích tôi rất nhiều trong công việc hữu ích
này.
Nguyện xin Chúa trả công vô cùng cho Quý vị.
Trân trọng,
Giuse Nguyễn Trọng Đa

2
TỔNG QUÁT
Tại sao câu “"Lạy Chúa Trời, xin tới giúp con” là
ở số ít?
Đáp: Về câu dẫn nhập vào giờ Kinh, văn kiện nói:
"34. Tất cả các giờ kinh thường được mở đầu bằng câu: “Lạy Chúa
Trời, xin mở miệng con – cho con cất tiếng ngợi khen Ngài”. Tiếp theo
là thánh vịnh 94. Thánh vịnh này đọc mỗi ngày để kêu mời các tín hữu
ca tụng Chúa và nghe tiếng Người, đồng thời chờ đợi được vào nơi an
nghỉ với Chúa”.
"41. Kinh Sáng và Kinh Chiều được khởi sự bằng câu giáo đầu: “Lạy
Chúa Trời, xin tới giúp con – Muôn lạy Chúa, xin mau phù trợ”. Sau đó
là Vinh tụng ca (Kinh Sáng Danh) và Hallêluia (mùa Chay bỏ Hallêlu-
ia). Nhưng nếu khởi sự giờ kinh Sáng bằng thánh vịnh giáo đầu, thì
thôi không đọc những câu này".
Như thế, không có hình thức số nhiều của các biểu thức này. Thật
vậy, không bao giờ có hình thức số nhiều, khi ngay cả trong luật đan
tu, người ta biết rằng Các Giờ Kinh Phụng vụ được đọc tập thể hay hát
tập thể.
Một lý do là bởi vì các câu này lấy từ chính Kinh Thánh. Câu giáo
đầu: “Lạy Chúa Trời, xin tới giúp con!" là câu đầu của Thánh Vịnh 70.
Nó đã được sử dụng phổ biến từ thời Giáo hội sơ khai. Thánh tu sĩ
John Cassian (360-430) đánh giá cao nó, và cho biết nó được sử dụng
phổ biến nơi các Giáo phụ Sa mạc Ai Cập, như một phương tiện cổ vũ
tinh thần cầu nguyện. Thánh Biển Đức (480-547) đã chọn nó làm câu
mở đầu cho hầu hết Kinh Nhật Tụng, từ đó phát sinh lối sử dụng như
chúng ta dùng ngày nay.
Tuy nhiên, trong Giờ Kinh Sáng, thánh Biển Đức đã chọn câu: "Lạy
Chúa Trời, xin mở miệng con – cho con cất tiếng ngợi khen Ngài” của
Thánh Vịnh 51,15. Vì Kinh Sáng khai mở ngày mới, câu này tạo ra cặp

3
song song với một câu của Thánh vịnh 141 (140),3-4 để kết thúc giờ
Kinh Tối: “Xin canh giữ miệng con, lạy Chúa – và trông chừng lưỡi
con”. Với câu này, tu sĩ đi vào thinh lặng hoàn toàn ban đêm, cho đến
khi vào sáng mai tu sĩ một lần nữa xin Chúa mở miệng mình để ngợi
khen Thiên Chúa.
Tôi tin rằng phác thảo lịch sử ngắn gọn này sẽ giúp chúng ta hiểu
rằng ngay cả chi tiết nhỏ có thể có ý nghĩa lớn, và tại sao các thay đổi
của phụng vụ chưa được phép thường dẫn đến sự mất mát các ý nghĩa
sâu sắc hơn. (Zenit.org 3-11-2011)

Thánh giá đảo ngược là gì?


Hỏi: Mới đây một chú giúp lễ nói với tôi rằng chú đã nhìn thấy là cây
thánh giá trên ghế ngồi của Đức Thánh Cha bị đảo ngược. Đó đúng vậy
không? Nếu có, tại sao? Phần tôi, tôi chưa hề nhìn thấy thánh giá nào
như vậy. - D. K., Accra, Ghana
Đáp: Nếu tôi không lầm, chắc là chú giúp lễ ấy đã nhìn thấy một
thánh giá Phêrô, chứ không phải thánh giá mà chúng ta thường thấy.
Việc sử dụng biểu tượng của cây thánh giá Latinh đảo ngược bắt
nguồn từ một truyền thống cổ xưa, cho rằng Thánh Phêrô đã yêu cầu
được đóng đinh ngược trên cây thánh giá, vì Ngài cảm thấy không
xứng đáng chết theo cách giống như Chúa của mình. Có bằng chứng
viết tay về truyền thống này từ trước năm 200.
Một truyền thống tương tự là anh trai của Thánh Phêrô, Thánh
Anrê, cũng yêu cầu được đóng đinh một cách đặc biệt khác. Từ cái chết
của Ngài, phát sinh thánh giá hình chéo (X) của thánh Anrê. Thánh giá
này được vẽ lên cờ nước Jamaica và nước Scotland, và các thánh giá
Thánh George và Thánh Patrick trên lá cờ của Vương quốc Anh.
Bởi vì Đức Giáo hoàng là người kế vị của thánh Phêrô, thánh giá
đảo ngược là một biểu tượng tương đối thường xuyên của Dinh tòa
Phêrô, cùng với biểu tượng khác như chùm chìa khóa và mũ ba tầng.
Ví dụ, một thánh giá như thế được tìm thấy trong Đền thờ thánh Phêrô
4
trên bức tường gạch, vốn đóng Cửa Thánh cho đến Năm Thánh kế tiếp.
Ngoài ra, khi ĐTC Gioan Phaolô II đến thăm Israel, Ngài đã sử dụng
một ghế ngồi với hình một cây thánh giá Phêrô ở phía sau. Do đó có
thể là các ghế khác của Đức Giáo hoàng lặp lại kiểu thức này.
Theo như tôi biết, khi thánh giá này được sử dụng như một biểu
tượng, nó không bao giờ có ảnh chịu đóng đinh của thánh Phêrô.
Đúng là Vatican có nhiều ảnh vẽ cảnh thánh Phêrô, chẳng hạn ảnh
được tìm thấy trên cánh cửa trung tâm bằng đồng của Vương Cung
Thánh Đường Thánh Phêrô, được Filarete đúc năm 1445. Tuy nhiên,
đây là các hình vẽ lịch sử hơn là biểu tượng tôn giáo.
Việc sử dụng một cây thánh giá đảo ngược với hình ảnh của Chúa
Kitô lại là chuyện hoàn toàn khác. Ít nhất, đó là sự thiếu tôn trọng và
thường được coi như một biểu tượng ma quỷ hoặc biểu tượng chống
Kitô giáo. Chắc chắn là một số người của giới nghệ thuật đã sử dụng
hình ảnh này trong các bộ phim, video âm nhạc, vỏ bao đĩa nhạc và
trang phục sân khấu để trình bày Satan hoặc Phản Kitô.
Trong một số nhóm người ngoại giáo, một hình thức đặc biệt của
thập giá đảo ngược có thể trình bày biểu tượng của người Iceland và
Bắc Âu về cái búa của thần Thor. (ZENIT.org 13-9-2011)

Buộc đọc các lời nguyện dựa theo Thánh vịnh


không?
Hỏi: Trong bản dịch tiếng Anh của Phụng Vụ Các Giờ Kinh được
sử dụng tại Mỹ, thường có một lời nguyện dựa theo Thánh vịnh trước
khi lặp lại điệp ca. Tôi muốn hỏi là liệu lời nguyện dựa theo Thánh
vịnh này có là bắt buộc không. Tôi đã đi du lịch một số nước khác và
không tìm thấy các lời nguyện dựa vào Thánh vịnh trong các bản dịch
ở các nước ấy. Câu hỏi thứ hai của tôi liên quan đến câu giáo đầu: "Lạy
Chúa Trời, xin tới giúp con”. Trong một số cộng đồng tại Mỹ, người ta
đọc:“Lạy Chúa Trời, xin tới giúp chúng con”. Việc sửa chữ như thế có

5
thể biện minh được không? Liệu hình thức số ít của “giúp con” chỉ phù
hợp khi một mình đọc các giờ Kinh Phụng vụ chăng?
Đáp: Vấn đề lời nguyện dựa theo Thánh vịnh được đề cập trong
văn kiện qui định Các Giờ Kinh Phụng vụ dưới tiêu đề "Các điệp ca và
những yếu tố giúp hiểu Thánh vịnh để dễ cầu nguyện hơn”.
Xin nêu ra:
"112. Các lời nguyện dựa theo Thánh vịnh có thể giúp người
đọc hiểu rõ ý nghĩa, nhất là ý nghĩa Kitô giáo, đều ghi trong phần
phụ lục Sách Các Giờ Kinh Phụng Vụ; Thánh vịnh nào có lời
nguyện ấy, và có thể tự do sử dụng theo truyền thống cổ kính, ng-
hĩa là sau khi đọc Thánh vịnh và ngừng lại trong giây lát, thì
đọc lời nguyện tổng hợp tâm tình của mọi người để kết thúc”.
Sự diễn tả chính ở đây là “trong phần phụ lục”. Như thế, các lời nguyện
dựa theo Thánh vịnh là các yếu tố tuỳ chọn, có thể được sử dụng trong
cầu nguyện bằng Thánh vịnh. Theo như tôi biết, bản dịch Các Các Giờ
Kinh phụng Vụ của Mỹ là bản dịch duy nhất, trong tất cả các bản dịch
ngôn ngữ khác, in lời nguyện ấy sau mỗi Thánh vịnh, chứ không phải
trong phần phụ lục. Trong khi đó, bản dịch tiếng Anh quan trọng khác
không đưa các lời nguyện dựa vào Thánh vịnh vào phần phụ lục trong
cuốn sách.
Cách nào trong hai cách trên (đọc hay không đọc lời nguyện dựa
vào Thánh vịnh) là tốt hơn là vấn đề đang tranh cãi. Việc lời nguyện
được in sau mỗi Thánh vịnh làm cho người ta tin rằng lời nguyện là bắt
buộc. Mặt khác, việc bỏ hoàn toàn các lời nguyện dựa vào Thánh vịnh
làm cho cộng đoàn không hưởng được lợi ích do việc sử dụng các lời
nguyện ấy mang lại. (Zenit.org 3-11-2011)

"Liệu có hoặc sẽ có một “Qui Chế Tổng Quát về


Sách Lễ Roma” mới, để đi kèm với bản dịch tiếng
Anh mới không?

6
Có thể hát bài tương tự thay cho Kinh Vinh Danh, Kinh Tin
Kinh… không?
Hỏi: Bản dịch mới có cho phép sự tự do để thay đổi các từ hoặc cụm
từ cụ thể không (như thường xảy ra với bản dịch hiện tại)? Các bài
được hát (như Kinh Vinh Danh, Kinh Tin Kính, Thánh Thánh Thánh,
Lạy Chiên Thiên Chúa) có thể được thay thế bằng các bài hát tương tự
không?". Một người Ireland.
Đáp: Văn bản “Qui Chế Tổng Quát về Sách Lễ Rôma” được công bố
cùng lúc với Sách Lễ Rôma.
Trong khi vẫn còn một số thời điểm trong phụng vụ, trong đó Chữ
đỏ nói rằng chủ tế có thể sử dụng "các từ ngữ này hoặc từ ngữ tương
tự", các dịp như thế đã giảm ít đi. Ví dụ, chủ tế không còn tìm thấy việc
dẫn nhập nghi thức sám hối. Tuy nhiên, các Hội đồng Giám mục quốc
gia có thể đề xuất các giới thiệu mới để sử dụng trong quốc gia của các
vị.
Các bài được hát (như Kinh Vinh Danh, Kinh Tin Kinh, Thánh
Thánh Thánh, Lạy Chiên Thiên Chúa) không có thể được thay thế
bằng các bài khác. Nếu cứ hát thay thế, thì đó là một sự lạm dụng, và
là điều đã không được cho phép bởi phiên bản lần trước của sách Lễ
Rôma. (Zenit.org 30-11-2011)

Khi nào hát Thánh thi Te Deum?


"(TE DEUM) Lạy Thiên Chúa, chúng con xin ca ngợi hát mừng,
tuyên xưng Ngài là Ðức Chúa”
Hỏi: Tôi đã đọc và rất quan tâm bài viết của cha về Thánh thi Adoro
Te Devote. Tôi tự hỏi liệu cha có thể giúp giải thích kiểu như thế về
Thánh thi Te Deum không. Tôi xem Thánh thi này là một thánh ca đẹp
và muốn biết thêm về lịch sử và việc sử dụng Thánh thi này. Xin cha
giúp, cám ơn cha. - B. D., Columbia, Indiana (Mỹ)

7
Đáp: So với lịch sử rối rắm của Thánh thi Te Deum, lịch sử của
Thánh thi Adoro Te Devote (Con tôn thờ Chúa hết lòng) khá đơn giản
hơn nhiều.
Thánh thi Te Deum, một bài thánh thi Latinh cổ xưa bằng văn xuôi
có nhịp điệu, có lẽ là một sự kết hợp từ ba nguồn. Thực vậy, có các nhịp
điệu ba khổ, và ba giai điệu khác biệt trong một bài. Trong nhiều cách,
Thánh thi này giống một bài thánh ca văn xuôi phụng vụ cổ khác, là
bài Gloria in Excelsis Deo (Kinh Vinh Danh: Vinh danh Thiên Chúa
trên các tầng trời).
Các giai điệu Thánh thi là thuộc phong cách tiền Gregorian và
phong cách Gregorian. Các phiên bản đa âm được sáng tác bởi nhiều
nhạc sĩ, trong số đó có: G. Palestrina, GF Handel, Henry Purcell, Ralph
Vaughan Williams, ML Cherubini, Benjamin Britten, H. Berlioz, A.
Bruckner và A. Dvorak. Nhiều bản dịch tiếng Anh đã được thực hiện,
trong đó có bài của nhà thơ John Dryden (1631-1700). Thánh thi nổi
tiếng “Lạy Thiên Chúa, chúng con xin ca ngợi Danh Ngài”, mà nguồn
gốc là một thánh thi năm 1775 của Hội thánh Lutherô bằng tiếng Đức,
cũng dựa vào bài Te Deum.
Chúng tôi trình bày bản Latinh, bản dịch tiếng Anh được xuất bản
trong Phụng Vụ Các Giờ Kinh năm 1975 (kèm theo bản dịch tiếng
Việt). Vì lợi ích sự rõ ràng của Thánh thi, chúng tôi đã phân chia nó
thành ba phần như đã nói ở trên.
"Te deum laudamus te dominum confitemur / Te aeternum patrem
omnis terra veneratur / Tibi omnes angeli Tibi caeli et universae potes-
tates / Tibi cherubim et seraphim incessabili voce proclamant / Sanctus
sanctus sanctus dominus deus sabaoth / Pleni sunt celi et terra maies-
tatis gloriae tuae / Te gloriosus apostolorum chorus / Te prophetarum
laudabilis numerus / Te martyrum candidatus laudat exercitus / Te per
orbem terrarum sancta confitetur ecclesia / Patrem inmense maiestatis
/ Venerandum tuum verum unicum filium / Sanctum quoque paracly-
tum spiritum.

8
"Tu rex gloriae christe / Tu patris sempiternus es filius / Tu ad lib-
erandum suscepisti hominem non horruisti virginis uterum / Tu de-
victo mortis aculeo aperuisti credentibus regna caelorum / Tu ad dex-
teram dei sedes in gloria patris / Iudex crederis esse venturus / Te ergo
quaesumus tuis famulis subveni quos pretioso sanguine redemisti /
Aeterna fac cum sanctis tuis gloria numerari.
"Salvum fac populum tuum domine et benedic hereditati tuae / Et
rege eos et extolle illos usque in aeternum / Per singulos dies benedici-
mus te / Et laudamus nomen tuum in saeculum et in saeculum saeculi
/ Dignare domine die isto, sine peccato nos custodire / Miserere nostri
domine miserere nostri / Fiat misericordia tua domine super nos que-
madmodum speravimus in te / In te domine speravi non confundar in
aeternum"
Bản tiếng Anh: "You are God: we praise you; You are the Lord:
we acclaim you; / You are the eternal Father: All creation worships
you./ To you all angels, all the powers of heaven, / Cherubim and Sera-
phim, sing in endless praise: / Holy, holy, holy, Lord, God of power and
might,/ heaven and earth are full of your glory./ The glorious company
of apostles praise you./ The noble fellowship of prophets praise you. /
The white-robed army of martyrs praises you. / Throughout the world
the holy Church acclaims you:/ Father, of majesty unbounded, / your
true and only Son, worthy of all worship, / and the Holy Spirit, advo-
cate and guide.
“You, Christ, are the king of glory,/ the eternal Son of the Father./
When you became man to set us free / you did not spurn the Virgin's
womb. / You overcame the sting of death, and opened the kingdom of
heaven to all believers. / You are seated at God's right hand in glory./
We believe that you will come, and be our judge./ Come then, Lord,
and help your people, bought with the price of your own blood, / and
bring us with your saints to glory everlasting.

9
“Save your people, Lord, and bless your inheritance./ Govern and
uphold them now and always./ Day by day we bless you./ We praise
your name for ever. / Keep us today, Lord, from all sin. / Have mercy
on us, Lord, have mercy. / Lord, show us your love and mercy; / for we
put our trust in you. / In you, Lord, is our hope: / And we shall never
hope in vain."
Bản dịch tiếng Việt: “Lạy Thiên Chúa, / Chúng con xin ca ngợi hát
mừng, / Tuyên xưng Ngài là Ðức Chúa. / Chúa là Cha, Ðấng trường
tồn vạn đại, / Hoàn vũ này kính cẩn suy tôn.
Trước nhan Chúa, các tổng thần phủ phục, / Mọi thiên thần và đạo
binh thiên quốc, / Ðều cảm tạ và cung chúc tôn thờ, / Chẳng khi ngừng
vang dậy tiếng tung hô: / Thánh! Thánh! Chí Thánh! / Chúa tể càn
khôn là Ðấng Thánh! / Trời đất rạng ngời vinh quang Chúa uy linh. /
Bậc Tông Ðồ đồng thanh ca ngợi Chúa, / Bao vị ngôn sứ tán tụng Ngài.
/ Ðoàn tử đạo quang huy hùng dũng, / Máu đào đổ ra minh chứng về
Ngài, / Và trải rộng khắp nơi trần thế,
/ Hội Thánh Ngài hoan hỷ tuyên xưng: / Chúa là Cha lẫm liệt uy
hùng, / Và Con Một Ngài chí tôn chí ái, / Cùng Thánh Thần, Ðấng an
ủi yêu thương.
“Lạy Ðức Kitô, Con Chúa Trời hằng sống, / Ngài là Chúa hiển vinh
/ Ðã chẳng nề mặc lấy xác phàm / Nơi cung lòng Trinh Nữ / Hầu giải
phóng nhân loại lầm than. / Ngài đã ra tay chiến thắng tử thần, / Mở
cửa trời cho những ai tin tưởng. / Ngài hiển trị bên hữu Chúa Cha, /
Ngày cuối cùng sẽ giáng lâm thẩm phán.
/ Cúi lạy Chúa, xin phù hộ bề tôi / Ngài cứu chuộc bằng bửu
huyết tuôn tràn. / Xin được hợp đoàn cùng muôn thần thánh, /
Phúc miên trường vui hưởng ánh vinh quang.” (Nhóm CGKPV)

Như chúng tôi đã nói ở trên, chúng tôi có thể xử lý ba phần Thánh thi
khác biệt thành một bài. Phần đầu tiên hướng về Chúa Cha và kết thúc
với một vinh tụng ca Ba Ngôi. Nó có thể là một bài sống sót hiếm hoi
10
của các Thánh thi được phổ biến trước Công đồng chung Nicea năm
325. Có nhiều qui chiếu đến bài này trong các tác phẩm của Thánh
Cyprianô thành Carthage, và trong cuộc Khổ nạn của Thánh Perpetua,
như thế nó chắc là được sáng tác trước năm 250.
Phần thứ hai, hoàn toàn hướng về Chúa Kitô, là rõ ràng muộn hơn
và phản ánh các cuộc tranh luận xung quanh lạc giáo Arius trong thế
kỷ thứ tư. Nó cũng là phần hoàn hảo hơn trong việc tôn trọng các quy
tắc hùng biện văn chương Latinh.
Phần thứ ba được hình thành từ một loạt các câu Thánh Vịnh. Có
thể rằng các câu này được đưa thêm vào như là một kinh cầu vào cuối
bài Thánh thi. Một điều gì tương tự xảy ra ngày hôm nay khi người ta
thêm câu "Ngài đã cho họ bánh bởi trời ..." sau thánh ca Tantum Ergo.
Kinh cầu cũng đã trở thành một phần của bài Thánh thi. Thật vậy,
trong nghi lễ Ambrosian ở Milan, Thánh thi Te Deum kết thúc với câu
"Aeterna fac cum sanctis tuis gloria [Munerari]” (Xin được hợp đoàn
cùng muôn thần thánh, phúc miên trường vui hưởng ánh vinh quang).
Chữ đỏ hiện nay cũng cho phép này xoá bỏ phần này trong nghi lễ
Rôma.
Có nhiều thuyết về tác giả của thánh thi, đặc biệt là đối với người
sáng tác phần thứ hai và thêm nó vào phần đầu tiên. Các ứng viên
sáng giá là Nicetas (khoảng 335-414), Giám mục giáo phận Remesiana,
tức là giáo phận Bela Palanka ở Serbia ngày nay. Tài năng thơ ca của
vị giám mục truyền giáo nhiệt thành này đã được công nhận bởi các
người đương thời, như thánh Jerome và thánh Paulinus thành Nola,
cũng như Gennadius khoảng 75 năm sau đó. Tác giả Nicetas được
chứng thực bởi khoảng 10 bản thảo, bản sớm nhất vào thế kỷ thứ 10 và
hầu hết có nguồn gốc Ireland. Dường như sự cô lập của Ireland có thể
duy trì một sự gán tên tác giá cổ xưa, trong khi ở lục địa châu Âu, bài
Thánh thi đã được gán cho các người nổi tiếng hơn, chẳng hạn Thánh
Hilary và Thánh Ambrôsiô. Một cuộc thảo luận chi tiết hơn về vấn đề

11
quyền tác giả và bản dịch của văn bản có thể được tìm thấy trong Bách
khoa từ điển Công giáo trực tuyến.
Bằng chứng sớm nhất cho việc sử dụng bài Thánh thi này trong Thần
Vụ được tìm thấy ở Thánh Caesarius thành Arles năm 502. Thánh Biển
Đức (qua đời năm 526) cũng quy định như thế cho các tu sĩ của mình.
Chữ đỏ tổng quát của sách Thần Vụ ngày nay chỉ định việc đọc Thánh
thi Te Deum trước lời nguyện kết thúc của Kinh Sách trong mọi Chủ
nhật ngoài mùa Chay, trong tuần bát nhật lễ Phục sinh và lễ Giáng
sinh, trong các lễ trọng và lễ buộc.
Người ta cũng thường hát Thánh thi Te Deum như một bài thánh ca
tạ ơn Thiên Chúa vào những dịp đặc biệt tôn giáo và dân sự. Các dịp lễ
tôn giáo là chẳng hạn như cuộc bầu cử Giáo hoàng, lễ tấn phong Giám
mục, lễ phong thánh, lễ khấn Dòng, và các dịp quan trọng khác.
Tại nhiều quốc gia Công Giáo theo truyền thống, thường chính
quyền dân sự tham dự một nghi thức tạ ơn đặc biệt với việc hát Thánh
thi Te Deum, chẳng hạn dịp lễ đăng quang Nhà Vua, lễ nhậm chức
tổng thống, lễ ký hiệp ước hòa bình và các ngày kỷ niệm lịch sử quan
trọng. Truyền thống này đôi khi được qui định bởi nghi thức nghiêm
ngặt. Ví dụ, khi Tướng Charles de Gaulle hân hoan chiến thắng bước
vào thủ đô Paris được giải phóng, trong chiến tranh thế giới thứ hai,
các Kinh sĩ Nhà thờ chính tòa Đức Bà tranh luận liệu nhà lãnh đạo
Pháp được công nhận cũng là quốc trưởng hợp pháp không. Thánh
thi Te Deum chỉ có thể được hát cho vị quốc trưởng hợp pháp của nhà
nước, do đó tình hình pháp lý đã bối rối. Vì vậy, khi tướng De Gaulle
bước vào nhà thờ, các Kinh sĩ đón tiếp ông một cách ngoại giao bằng
cách hát bài Magnificat (Linh hồn tôi ngợi khen Đức Chúa).
Cuối cùng, theo truyền thống, Thánh thi Te Deum được hát ngày
31-12 để tạ ơn Chúa vì một năm cũ sắp qua đi. Giáo Hội ban ơn toàn
xá cho những người tham gia việc hát hay đọc công khai Thánh thi Te
Deum trong ngày này. (Zenit.org 1-1-2012)

“Giáo hội Công giáo Cổ” và “Giáo hội Công giáo


12
Quốc gia Ba Lan” là gì?
The Old Catholic And Polish National Churches
Hỏi: Tôi hiểu rằng trong các hoàn cảnh bất thường, chẳng hạn trong
một cuộc khủng hoảng, hoặc bị cô lập nên không lãnh các bí tích Công
giáo được, thì có thể chấp thuận, theo quan điểm Công giáo, cho việc
lãnh các bí tích từ một linh mục Chính thống giáo, việc truyền chức
của ngài là hợp lệ vì các Giám mục của Giáo hội này vẫn là kế tục Tông
đồ. Với các điều kiện khẩn cấp hoặc một sự cô lập như trên, một người
Công giáo có thể nhận lãnh các bí tích hữu hiệu từ Giáo hội Công giáo
Cổ hoặc Giáo hội Công giáo quốc gia Ba Lan không, vì một người bạn
của tôi nói rằng hai Giáo hội này vẫn còn là kế tục Tông đồ? Anh ấy
dường như cũng nghĩ là sẽ có vấn đề truyền chức linh mục cho phụ nữ
ở hai Giáo hội này nữa. Liệu Giáo Hội Công giáo vẫn còn công nhận
hai Giáo hội này là kế tục Tông đồ không? - L. Q., Watertown, Wiscon-
sin (Mỹ)
Đáp: Tình hình là không như nhau đối với "Giáo hội Công giáo
Cổ” với trung tâm lịch sử là thành phố Utrecht (Hà Lan), và “Giáo hội
Công giáo Quốc gia Ba Lan" có trụ sở tại Bắc Mỹ. Cả hai nhóm đều ở
trong sự hiệp thông cho đến tương đối gần đây.
Vì nhiều lý do, Giáo phận Utrecht tách ra khỏi Giáo hội Công giáo
sau năm 1703. Giáo hội này sau đó đã tấn phong Giám mục độc lập
cho các giáo phận khác của Hà Lan. Sau ngày công bố tín điều bất khả
ngộ của Đức giáo hoàng vào năm 1870, nhiều nhóm chủ yếu là người
Công giáo nói tiếng Đức tách ra khỏi Giáo hội. Họ được hỗ trợ bởi
Giám mục độc lập của giáo phận Utrecht, người đã tấn phong một số
linh mục làm Giám mục.
Cho đến bây giờ, họ đã duy trì sự kế tục Tông đồ cách hợp pháp và
các bí tích hữu hiệu. Tuy nhiên, họ có một số khác biệt tín lý mạnh mẽ
với Giáo hội Công giáo, và sau năm 1996 họ đã bắt đầu truyền chức
linh mục cho phụ nữ.

13
Trừ phi các Giáo hội này chấp nhận các nữ Giám mục, họ sẽ duy
trì sự kế tục tông đồ. Tuy nhiên, Giáo hội Công giáo không công nhận
tính hợp lệ của chức linh mục được truyền cho phụ nữ, và như một hệ
quả, một người Công giáo không bao giờ có thể yêu cầu các bí tích từ
nữ linh mục.
Vì các lý do này, mặc dù trong một trường hợp khẩn cấp ng-
hiêm trọng, một người Công giáo có thể nhận các bí tích từ một
linh mục hợp lệ của Giáo hội Công giáo Cổ, các khác biệt về tín
lý giúp khuyên người Công giáo không Rước lễ hoặc lãnh các bí
tích khác, trong một buổi lễ của Giáo hội Công giáo Cổ trong
các trường hợp dự kiến ở điều 844 của Giáo luật (xem dưới).
”Giáo hội Công giáo quốc gia Ba Lan” được thành lập tại Mỹ vào năm
1887, như là một kết quả của một loạt các sự hiểu lầm mục vụ và tranh
chấp tài sản. Một trong các nhà lãnh đạo của Giáo hội này, Cha Fran-
ciszek Hodur, được tấn phong Giám mục bởi ba Giám mục của Giáo
hội Công giáo Cổ tại Utrecht năm 1907, và sau đó ngài đã tấn phong
các Giám mục khác để bảo đảm sự kế tục Tông đồ. Giáo hội này thiết
lập sự hiệp thông với Giáo hội Tin lành Tân giáo (Episcopal) và Giáo
hội Công giáo Cổ.
Năm 1978, Giáo hội này chấm dứt sự liên thông hiệp với Giáo hội
Tin lành Tân giáo, và chấm dứt sự hiệp thông với Giáo hội Công giáo
Cổ sau năm 1996. Trong cả hai trường hợp, lý do là quyết định của các
nhà thờ này thừa nhận người phụ nữ làm linh mục - một lập trường
hoàn toàn bị bác bỏ bởi Giáo hội Công giáo quốc gia Ba Lan.
Quan hệ giữa Giáo hội Công giáo quốc gia Ba Lan và Giáo hội Công
giáo đã được cải thiện phần nào từ thập niên 1970. Năm 1996, Hội
đồng Giám mục Mỹ đã đạt được một thỏa thuận, được Tòa Thánh chấp
thuận, vốn đặt Giáo hội này vào một vị trí tương tự như vị trí của các
Giáo hội Chính thống Đông phương.

14
Vì vậy, các quy định của Điều 844 của Giáo luật có thể được áp dụng
cho các thừa tác viên của Giáo hội Công giáo quốc gia Ba Lan. Mời
đọc:
"Ðiều 844: (Bản dịch việt ngữ của Bộ giáo luật do các Linh mục sau
đây thực hiện: Nguyễn Văn Phương, Phan Tấn Thành, Vũ Văn Thiện,
Mai Ðức Vinh).
§ 1 Các thừa tác viên Công giáo chỉ ban các Bí tích cách hợp pháp
cho những người Công giáo. Cũng vậy, người tín hữu Công giáo chỉ
lãnh nhận các Bí tích cách hợp pháp nơi các thừa tác viên Công giáo,
đừng kể những trường hợp nói ở các triệt 2, 3 và 4 của điều luật này và
ở triệt 2 của điều 861.
§ 2 Mỗi khi nhu cầu đòi hỏi, hay thực sự một ích lợi thiêng liêng
thúc đẩy, và miễn là tránh được nguy cơ sai lầm và lãnh đạm, những
tín hữu Công giáo nào không thể đến với một thừa tác viên Công giáo,
do tình trạng bất khả kham về thể lý hay luân lý, được phép lãnh nhận
các Bí tích Thống hối, Mình Thánh và Xức dầu Bệnh nhân với những
thừa tác viên không Công giáo, nếu trong Giáo hội của họ có các Bí
tích ấy hữu hiệu.
§ 3 Các thừa tác viên Công giáo cũng ban các Bí tích Thống hối,
Mình Thánh và Xức dầu Bệnh nhân một cách hợp pháp cho các phần
tử thuộc các Giáo hội Ðông Phương không hiệp thông hoàn toàn với
Giáo hội Công giáo, nếu họ tự ý xin và chuẩn bị sẵn sàng lãnh nhận
Bí tích. Ðiều này cũng có giá trị đối với các phần tử của các Giáo hội
khác, ở trong cùng điều kiện như các Giáo hội Ðông Phương nói trên
về phương diện các Bí tích, dựa theo sự phán đoán của Tòa Thánh.
§ 4 Trong khi nguy tử hay, theo sự nhận định của Giám mục giáo
phận hoặc của Hội đồng Giám mục, có nhu cầu quan trọng khác đòi
hỏi, thì các thừa tác viên Công giáo được phép ban các Bí tích ấy cách
hợp pháp cho những người Kitô hữu không hiệp thông hoàn toàn với
Giáo hội Công giáo, khi những người này không thể đến với thừa tác
viên thuộc cộng đoàn của họ và tự ý xin lãnh Bí tích, với điều kiện là
15
họ tuyên xưng Ðức Tin Công giáo về các Bí tích ấy và họ đã chuẩn bị
hợp lệ.
§ 5 Về những trường hợp nói đến trong triệt 2, 3 và 4, Giám mục
giáo phận hay Hội đồng Giám mục không được đưa ra những quy luật
tổng quát khi chưa tham khảo ý kiến với người có thẩm quyền, ít ra là
cấp địa phương, của Giáo Hội hay cộng đoàn không công giáo liên hệ”.
(Zenit.org 14-2-2012)

Kiêng thịt ngày thứ Sáu và các lễ trọng địa phương


Hỏi: Tại Anh và xứ Wales, Hội đồng Giám mục đã quyết định tái lập
việc kiêng thịt ngày thứ Sáu theo điều 1251 của Bộ Giáo luật. Theo điều
luật này, việc kiêng thịt được áp dụng cho mọi ngày thứ Sáu, trừ ra các
thứ Sáu có lễ trọng. Như thế, khi lễ bổn mạng của một giáo xứ rơi vào
ngày thứ Sáu, và được tổ chức trọng thể tại riêng giáo xứ ấy, liệu mọi
tín hữu giáo xứ ấy được ăn thịt vào ngày thứ Sáu ấy không, dù họ đi dự
lễ ở nhà thờ khác? Liệu một người không thuộc giáo xứ ấy, nghĩ rằng
đó là một lễ trọng tại địa phương, đi đến một tiệm ăn trong khu vực
giáo xứ ấy để ăn thịt được không? - S. P., Tổng Giáo Phận Birmingham,
Anh
Đáp: Sau đây là các điều luật liên quan về "Các Ngày Thống Hối":
(Bản dịch Việt ngữ của Bộ Giáo luật do các Linh Mục sau đây thực
hiện: Nguyễn Văn Phương, Phan Tấn Thành, Vũ Văn Thiện, Mai Ðức
Vinh.)
Ðiều 1249: Luật Chúa buộc mọi tín hữu làm việc thống hối theo
cách thức riêng của mỗi người. Nhưng để các tín hữu liên kết với nhau
trong một vài nghĩa vụ thống hối chung, luật quy định những ngày
thống hối, để trong những ngày ấy, các tín hữu chú trọng đặc biệt đến
sự cầu nguyện, thi hành việc đạo đức và việc bác ái, từ bỏ bản thân,
bằng cách trung thành chu toàn các bổn phận riêng và nhất là bằng
cách giữ chay và kiêng thịt, dựa theo các điều luật sau đây.

16
Ðiều 1250: Những ngày và mùa thống hối chung cho toàn thể Giáo
hội là các ngày thứ sáu trong năm và mùa chay.
Ðiều 1251: Vào các ngày thứ sáu, nếu không trùng với ngày lễ trọng,
thì phải giữ việc kiêng thịt hay kiêng một thức ăn khác theo Hội đồng
Giám mục đã quy định. Vào ngày thứ tư Lễ Tro và ngày thứ sáu Tuần
Thánh kính nhớ sự Thương Khó và Tử Nạn của Chúa Giêsu Kitô, phải
giữ việc kiêng thịt và ăn chay.
Ðiều 1252: Luật kiêng thịt buộc những người đã 14 tuổi trọn. Luật
ăn chay buộc hết mọi người đã đến tuổi trưởng thành cho tới lúc bắt
đầu 60 tuổi. Tuy nhiên, các Chủ Chăn và các phụ huynh phải lo dạy
cho các em chưa đến tuổi buộc ăn chay và kiêng thịt để chúng hiểu biết
ý nghĩa đích thực của việc thống hối.
Ðiều 1253: Hội đồng Giám mục có thể xác định rõ rệt hơn việc giữ
chay và kiêng thịt, cũng như thay thế chúng cách toàn phần, hay từng
phần bằng những hình thức thống hối khác, nhất là bằng những việc
từ thiện và việc đạo đức.
Những gì các Giám mục Anh và xứ Wales đã thực hiện là
khôi phục việc tuân giữ đầy đủ các điều luật 1250-1251. Trước
đây, việc kiêng thịt chỉ áp dụng cho các thứ Sáu Mùa Chay.
Tôi có thể nói rằng do tính chất lãnh thổ của lễ trọng được mừng, luật
miễn ăn thịt chỉ áp dụng cho những người ở trong lãnh thổ giáo xứ.
Còn giáo dân ngoài giáo xứ ấy phải tuân giữ luật phổ quát.
Ít là về lý thuyết, một người Công giáo, nhận thức rằng một giáo xứ
đang mừng lễ trọng vào ngày thứ Sáu, có thể đến đó để ăn thịt. Nên
nhớ điều này có nghĩa rằng người đó là một người Công giáo tốt, do
đó người ta hy vọng rằng người ấy cũng sẽ chia sẻ niềm vui của giáo
xứ bằng cách tham dự Thánh Lễ trọng, trước khi đi đến nhà hàng gần
nhất.
Trong mùa thường niên, nhiều giáo xứ chuyển lễ trọng
bổn mạng giáo xứ vào chủ nhật gần nhất. Trong trường hợp

17
này, việc miễn kiêng thịt ngày thứ Sáu sẽ không còn áp dụng.
Việc miễn như thế cũng áp dụng cho các lễ trọng của giáo phận. Hầu
hết các giáo phận có một lễ trọng bổn mạng hoặc thánh đại diện của
mình. Tuy nhiên, việc áp dụng khả năng này không phải là thống nhất.
Ví dụ, cả Subiaco và Montecassino đều chọn thánh Biển Đức là thánh
bổn mạng chính. Tuy nhiên, trong khi toàn bộ thị trấn Subiaco mừng
trọng thể lễ này, tại Montecassino chỉ đan viện chính mừng lễ trọng
này thôi. Trong cả hai trường hợp, phần còn lại của giáo phận cử hành
ngày lễ.
Mặc dù mỗi ngày thứ Sáu là một ngày thống hối, các ngày thứ Sáu
mùa Chay là đặc biệt quan trọng. Vì vậy, nhiều nơi có thói quen kiêng
thịt vào ngày lễ trọng trùng với một ngày thứ sáu trong mùa Chay này.
(Zenit.org 6-3-2012)

Nên xức tro cho trẻ nhỏ và người ngoài Công giáo
không?
Câu hỏi 1: Trong ngày thứ Tư Lễ Tro, có thích hợp cho trẻ em được
xức tro không? Công thức "Hãy sám hối và tin vào Tin mừng" ngụ ý
rằng người nhận tro có khả năng phạm tội. Chúng ta thường xem tuổi
khôn là khoảng 7 tuổi. Cha mẹ thường đem theo trẻ nhỏ, từ bé nhỏ ẵm
trên tay, đến trẻ mới biết đi, đến trẻ 4-5 tuổi, và muốn cho con cái được
xức tro nữa. Việc xức tro như thế có thích hợp không, trong khi trẻ
nhỏ chưa hiểu điều chúng tham gia? - E. K., Toronto, Canada
Câu hỏi 2: Một câu hỏi về ngày thứ Tư Lễ Tro: Có các hạn chế cho
việc xức tro không, nghĩa là ai là thích hợp để được xức tro? Người
không Công giáo và trẻ nhỏ đã rửa tội có thể được xức tro không? Có
các qui định về việc xức tro không, và các qui định này được tìm thấy
ở đâu? Giả định rằng bất cứ ai cũng có thể được xức tro, bất kể tuổi tác
hay tôn giáo. Điều này có đúng không? - S. M., Indianapolis, Indiana,
Mỹ.

18
Đáp: Các quy định liên quan đến việc xức tro là ít ỏi, và dường như
không đặt bất kỳ hạn chế cụ thể nào về việc xức tro cho ai.
Chữ đỏ của Sách Lễ chỉ nói đơn giản rằng "linh mục đặt tro trên đầu
của những người có mặt tại chỗ và đến với ngài..."
Thánh Bộ Phụng tự đã xuất bản một thư luân lưu về việc cử hành
xức tro vào năm 1988. Về thứ Tư Lễ Tro, thư luân lưu nói:
"21. 'Ngày thứ tư trước Chủ Nhật 1 Mùa Chay, các tín hữu được xức
tro, đi vào một thời kỳ qui định cho việc thanh luyện linh hồn họ. Dấu
hiệu thống hối này, một sự thống hối theo truyền thống Kinh Thánh,
đã được duy trì trong số các tập tục của Giáo Hội cho đến ngày nay.
Nó biểu thị thân phận của con người là người có tội, người tìm cách
bày tỏ cảm thức tội lỗi của mình trước mặt Chúa một cách bên ngoài,
và bằng cách đó diễn tả sự hoán cải nội tâm của mình, được dẫn dắt
bởi niềm hy vọng rằng Chúa sẽ thương xót mình. Dấu hiệu này đánh
dấu sự khởi đầu của con đường hoán cải, vốn được triển khai thông
qua việc cử hành bí tích sám hối trong những ngày trước lễ Phục Sinh.’
"Việc làm phép tro và xức tro có thể diễn ra trong Thánh Lễ hoặc
ngoài Thánh Lễ. Trong trường hợp thứ hai (ngoài Thánh lễ), nó là một
phần của phụng vụ Lời Chúa và kết thúc với lời nguyện tín hữu".
Mặc dầu rõ ràng rằng trẻ nhỏ không cần phải ăn năn thống hối
hoặc làm việc đền tội, tôi thấy không có lý do gì để từ chối xức tro cho
trẻ nhỏ, nếu cha mẹ các em đưa các em đến. Hành động này có thể
dùng như một phương tiện để giáo dục các em trong truyền thống
Công giáo, cũng như việc cha mẹ sẽ dạy các em làm dấu Thánh giá, và
thường xuyên đưa các em đi lễ nhiều năm, trước khi các em rước lễ vỡ
lòng.
Trong ngày Thứ Tư Lễ Tro, nhiều người, bao gồm nhiều người Công
giáo không thường xuyên sống đạo, xin được xức tro. Không có lý do
chính đáng nào để từ chối bất cứ ai, và thực sự cử chỉ này có thể thắp
lên một tia sáng của sự ăn năn thống hối.

19
Tôi tin rằng hầu hết các tín đữu Tin Lành, nhất là tín hữu Hội thánh
Tin lành Phúc âm (Evangelical), sẽ không bao giờ mơ ước sử dụng một
á bí tích Công giáo. Tuy nhiên các tín hữu Tân giáo (Episcopalian) và
một số người khác, những người có thể không ở gần một nhà thờ riêng
của họ, có thể quyết định nhận tro tại một buổi lễ Công giáo.
Bởi vì việc xức tro là một dấu hiệu của sự ăn năn, và không nhất
thiết phải bao hàm sự hiệp thông đức tin, tôi nghĩ rằng việc xức tro có
thể được thực hiện, ngay cả khi linh mục biết rằng họ không phải là
người Công giáo.
Nói tóm lại, tôi nghĩ rằng việc thực hành tốt nhất là tin vào thiện ý
của những người xin xức tro, và không lo lắng về động lực hay xuất xứ
của họ.
Không giống như trường hợp Rước
Lễ, dường như không có nguy hại
nào đến từ việc được xức tro, và đôi
khi Thiên Chúa có thể sử dụng những
giây phút này để tạo sự lành cho nhiều
người. (Zenit.org 13-3-2012)

Được tự ý thay đổi nghi thức


trong Tuần Thánh không?
Câu hỏi 1: Trong hai năm qua, tại giáo xứ của chúng tôi, phụng vụ
Thứ Sáu Tuần Thánh đã được thay đổi theo cách sau đây: Linh mục và
các người đọc sách bắt đầu phụng vụ bằng cách đọc một phần của bài
Thương Khó. Sau đó, họ dừng lại sau khi đọc khoảng 1/5 bài Thương
khó, và các người đọc lần lượt đọc bài đọc 1 và bài đọc 2. Sau đó, linh
mục và các người đọc tiếp tục công việc, đọc thêm 1/5 bài Thương khó
nữa, sau đó họ đọc lời nguyện chung. Tiếp đến, 1/5 bài Thương khó
được đọc, sau đó là tôn kính Thánh Giá. Kế đến, 1/5 bài Thương khó
tiếp theo được đọc, và sau đó là phần Rước lễ. Sau phần Rước lễ, 1/5 bài
Thương khó còn lại được đọc, và buổi phụng vụ kết thúc. Rõ ràng, trật
tự của phụng vụ này không tuân theo luật
20
chữ đỏ. Bởi vì phụng vụ Thứ Sáu Tuần Thánh không phải là một Thánh
Lễ, nên câu sau đây trong Hiến chế Sacrosanctum Concilium vẫn phải
áp dụng, vì dẫu sao phụng vụ Thứ Sáu Tuần Thánh là một phụng vụ
thánh: "Việc điều hành Phụng Vụ Thánh tùy thuộc thẩm quyền duy
nhất của Giáo Hội: Nghĩa là thuộc quyền Tông Tòa và chiếu theo qui
tắc luật pháp, cũng thuộc quyền Giám mục...Vì vậy, tuyệt đối không ai
khác, dầu là linh mục, được lấy quyền riêng tư thêm bớt hay thay đổi
một điều gì trong Phụng Vụ” (22, 1, 2).
Câu hỏi 2: Mùa Chay năm ngoái, trong các Chủ nhật trước Chủ
Nhật Lễ Lá, linh mục của chúng tôi và các phụ tá của ngài sử dụng
các thay đổi khi đọc Tin Mừng: Linh mục và giáo dân đọc Tin Mừng
theo cách giống như bài Thương khó được đọc bởi nhiều người trong
Chủ nhật lễ Lá hoặc Thứ Sáu Tuần Thánh, nghĩa là linh mục đọc lời
của Chúa Giêsu, và các người đọc khác đọc các phần của người đàn
ông mù, bà Martha, bà Maria, người phụ nữ Samaria, vv... Ngoài ra, ca
trưởng mời cộng đoàn hát một câu đáp nhiều lần trong thời gian đọc
Tin mừng. Vì vậy, tại nhiều điểm khác nhau trong Tin Mừng, hoặc là
linh mục hay giáo dân sẽ ngưng đọc, và toàn cộng đoàn sẽ hát một câu
đáp, nhiều lần theo cách hát Thánh vịnh. Tôi lo ngại về điều này diễn
ra, bởi vì theo Huấn thị Redemptionis Sacramentum: "Vì vậy, một giáo
dân, kể cả một tu sĩ, không được phép công bố Tin Mừng trong cử
hành Thánh Lễ, kể cả trong các trường hợp khác, mà quy tắc không có
rõ ràng cho phép" (63). Trong khi người đọc không đọc toàn bộ đoạn
Tin Mừng, liệu giáo dân có được phép đọc một phần trong đoạn Tin
mừng ấy không? Theo tôi, sự tự do thực hiện cách thay đổi như thế
dường như là một lạm dụng phụng vụ. - E. R., San Clemente, bang
California (Mỹ)
Câu hỏi 3: Tôi không dám chắc rằng đất nước tôi là duy nhất trong
việc cố gắng "thiết lập lại" phụng vụ của tam nhật Tuần Thánh, nhưng
tôi đã nhìn thấy và nghe đủ để tưởng tượng rằng có lẽ hàng giáo sĩ của
chúng tôi không quá quen thuộc với các luật chữ đỏ, hoặc ý nghĩa của
tam nhật Vượt Qua. Câu hỏi của tôi, về cơ bản, là làm sao một linh
mục có thể bỏ qua các qui định để cử hành
21
những gì, vốn xem ra là không còn Tam nhật Vượt Qua nữa, nói về
pháp lý? Một số ví dụ từ các nghi thức phụng vụ được truyền hình:
Vào một Thứ Sáu Tuần Thánh, Phụng Vụ Thương khó được cử hành
tại Quận Kerry. Bài Kinh Thánh duy nhất được đọc là trích từ Tin
mừng theo thánh Matthêu (dường như là một bản dịch mới) và được
diễn theo lối kịch câm. Tôi nghĩ rằng phần còn lại của buổi phụng vụ
là nhiều hoặc ít kém phụng vụ hơn. Sau đó, Đêm Vọng Phục Sinh của
cùng một giáo xứ ấy đã được cấu trúc như sau: đốt lửa (bên ngoài nhà
thờ), các giáo sĩ đi vào nhà thờ và bắt đầu các bài đọc Cựu Ước. Sau bài
đọc Cựu ước cuối cùng, cây nến Phục Sinh được thắp theo nghi thức
bình thường, mọi người thắp nến của mình, thánh thi Exsultet (‘Mừng
vui lên’) được hát, tiếp đến hát bài Vinh danh. Phần còn lại của buổi
phụng vụ diễn ra như thường lệ. - F. R., Dublin, Ireland
Đáp: Đây chỉ là một số lựa chọn từ nhiều thắc mắc về việc tái sắp
xếp trắng trợn của phụng vụ nói chung và lễ Phục Sinh nói riêng. Tại
sao các điều này xảy ra, và tại sao một số linh mục đang bị lừa để suy
nghĩ rằng đó là một phương pháp tiếp cận "mục vụ" hơn là tuân theo
luật chữ đỏ đã qui định, vẫn còn là một bí ẩn.
Tôi vẫn xác tín rằng chính sách mục vụ tốt nhất và hiệu quả nhất là
cung cấp cho tín hữu của Chúa Kitô các nghi thức, mà Giáo Hội của
Người đã đưa ra. Đó là những gì đã chịu sự thử thách của thời gian và
sử dụng rộng rãi. Sự chắp vá của cá nhân chúng ta chỉ làm nghèo nàn
và làm suy yếu tính hiệu quả của chúng.
Từ quan điểm pháp lý, tất cả các sáng kiến này vi phạm nguyên tắc
cơ bản số 22 của luật phụng vụ trong Hiến chế Sacrosanctum Concil-
ium, được trích dẫn bởi người nêu câu hỏi số 1. Qui định này không
chỉ giới hạn cho Thánh lễ, mà còn cho toàn bộ phụng vụ, kể cả mọi cử
hành các bí tích và các á bí tích. Trong trường hợp của các á bí tích và
Phụng Vụ Các Giờ Kinh, các sách chính thức thỉnh thoảng cho phép
một sự tự do hơn trong việc lựa chọn bài đọc và phương thức cử hành,
miễn rằng các tiêu chuẩn cốt lõi phải được tuân thủ.

22
Như người nêu câu hỏi số 1 đã nhận xét, họ cũng vi phạm minh
nhiên nhiều qui định phụng vụ khác. Đây là trường hợp trong câu hỏi
số 2, nói rằng các trường hợp duy nhất mà giáo dân được phép đọc Tin
Mừng cách hiệu quả cùng với linh mục là trong Chủ Nhật Lễ Lá và Thứ
Sáu Tuần Thánh. Ngoại lệ khác, dự kiến có trong số 47 của Cuốn Chỉ
nam cho Thánh lễ dành cho Thiếu nhi, không áp dụng cho các Thánh
Lễ được cử hành cho toàn bộ cộng đồng giáo xứ.
Đối với Thứ Sáu Tuần Thánh, tôi sẽ nói rằng mặc dù buổi phụng vụ
này không phải là một Thánh Lễ, nó là một trong các buổi lễ cổ xưa
nhất và quan trọng nhất của một năm, và nó đáng hưởng mức độ tối đa
trong tuân thủ luật chữ đỏ. Thư luân lưu của Thánh bộ Phụng tự (ngày
20-2-1988) về cử hành các ngày này là rất rõ ràng:
"64. Thứ tự cho việc cử hành cuộc Thương khó của Chúa (phụng
vụ Lời Chúa, tôn thờ thánh giá, và rước Mình Thánh Chúa), vốn bắt
nguồn từ một truyền thống cổ xưa của Giáo hội nên được tuân thủ
cách trung thành và đạo đức, và không ai có thể sửa đổi chúng theo
sáng kiến riêng của mình.
66. Các bài đọc phải được đọc đầy đủ. Bài Thánh vịnh xướng đáp và
thánh ca trước Tin Mừng phải được hát theo cách thông thường. Trình
thuật cuộc Thương khó của Chúa theo thánh Gioan được hát hay đọc,
theo cách quy định cho Chủ nhật trước (xem số 33.). Sau bài Thương
khó, cần có bài giảng, và sau đó các tín hữu có thể được mời suy niệm
chốc lát".
Về Đêm Vọng Phục Sinh, các chỉ dẫn cũng là tương tự:
"2. Cấu trúc của Đêm Vọng Phục Sinh và ý nghĩa của các yếu tố và
các phần khác nhau
"81. Thứ tự Đêm Vọng Phục Sinh được bố trí sao cho sau nghi thức
đốt lửa và thắp nến, và công bố Tin mừng phục sinh (vốn là phần đầu
của Vọng Phục sinh), Thánh Giáo Hội suy niệm về các công trình tuyệt
vời mà Chúa là Thiên Chúa đã làm cho dân Chúa từ thuở ban đầu

23
(phần thứ hai hoặc phụng vụ Lời Chúa) đến thời điểm khi cùng với
những thành viên mới được tái sinh trong phép rửa tội (phần thứ ba),
Giáo hội được mời gọi đến bàn thánh do Chúa chuẩn bị cho Giáo hội,
tưởng niệm cái chết và sự phục sinh của Chúa, cho đến khi Chúa đến
(phần thứ tư)”.
"Thứ tự phụng vụ này không được thay đổi bởi bất cứ ai theo sáng
kiến riêng của mình."
Vì vậy, các nghi thức trên kia có một luận lý thiêng liêng nội tại, vốn
bị phá vỡ, khi nghi thức không được tôn trọng.
Một số các thao tác, được độc giả của chúng tôi mô tả, là quá ng-
hiêm trọng đến nỗi người ta có thể nói rằng nghi thức ấy không còn là
của Giáo hội Công giáo nữa. (Zenit.org 20-3-2012)

Ai hát bài Exsultet ( Mừng Vui Lên)?


Hỏi: Có một lý do nào cho phép một linh mục hát bài Exsultet
(Mừng vui lên) không, khi có một một phó tế ở đó và phó tế này có thể
hát được bài này, chỉ bởi vì linh mục ấy thích tự làm mà thôi? - L. E.,
Oxon Hill, Maryland (Mỹ)
Đáp: Chữ đỏ trong sách lễ nói rõ ràng điều này:
"Việc công bố Tin mừng Phục Sinh có thể được thực hiện, trong
trường hợp không có Phó tế, bởi chính linh mục hoặc bởi một linh
mục đồng tế khác. Tuy nhiên, nếu vì nhu cầu, một ca viên giáo dân có
thể hát bài công bố này; trong trường hợp này, các chữ từ “Hợp nhau
đây, tôi xin anh chị em rất thân yêu...” đến cuối lời mời gọi được bỏ
không hát, cũng như không hát lời chào “Chúa ở cùng anh chị em”.
Chữ đỏ này bao hàm nhiều việc. Một là ai là người ưu tiên để hát
bài Exsultet. Và lý do khi cần thiết, một ca viên giáo dân có thể thay thế
một linh mục và phó tế, nếu các vị không thể hát bài này.
Hai là, sau khi xem xét mọi điều, thừa tác viên thích hợp và ưu tiên
nhất để hát bài Ex- sultet là thầy phó tế.
24
Vì vậy, một linh mục không nên thay thế một phó tế đủ trình độ, và
chắc chắn không phải chỉ vì linh mục thích được hát bài này.
Tuy nhiên, luôn có thể rằng một phó tế đặc biệt (hay linh mục) đánh
giá cao khả năng ca hát của mình, trong khi một linh mục biết âm nhạc
nghĩ rằng một bài ca tương đối khó như bài Exsultet vượt ngoài khả
năng của người ấy. Vì thế, linh mục có thể quyết định tự mình hát bài
Exsultet nhằm tôn trọng buổi cử hành long trọng nhất của năm phụng
vụ, và cũng để cứu thầy phó tế một khoảnh khắc bối rối trước toàn bộ
cộng đoàn giáo xứ.
Xin mừng lễ Phục Sinh cho tất cả! (Zenit.org 3-4-2012)

Được ngồi khi nghe đọc bài Thương Khó không?


Hỏi: Một độc giả hỏi về việc một linh mục bảo giáo dân ngồi khi
nghe đọc bài Thương khó là đúng không?
Đáp: Việc này không được đề cập trong sách lễ chính thức. Đôi khi
tôi đã nhìn thấy nó chèn vào như là một chữ đỏ trong các sách lễ được
xuất bản riêng, nhưng không ghi thẩm quyền nào cho phép.
Trong khi một người già, hay bất cứ ai gặp khó khăn về thể lý, có thể
lựa chọn việc ngồi, nếu việc đứng hoặc quỳ là đặc biệt gánh nặng cho
họ, tôi không nghĩ rằng thật là thích hợp – về tinh thần, pháp lý hoặc
mục vụ - để mời toàn bộ cộng đoàn ngồi để nghe bài Thương Khó.
Nhiều người trong mọi lứa tuổi dường như có thể đứng hàng giờ,
thậm chí cả ngày, để mua vé xem văn nghệ, có mặt tại một sự kiện thể
thao, hoặc là những người đầu tiên có được phiên bản cuối cùng của
một tiện ích mà họ có thể không thực sự cần.
Do đó, có quá lắm không khi yêu cầu người Công giáo đứng trong
25 phút, hoặc đứng dưới chân Thánh Giá, hiệp cùng Đức Mẹ, và đoàn
kết với Chúa Kitô đã chết để cứu chuộc chúng ta? Liệu việc ngồi có là
một cử chỉ thích hợp vào thời điểm đọc bài Thương Khó không?
(Zenit.org 3-4- 2012)
25
Trưởng Ban Nghi Lễ Phụng Vụ của Đức Thánh Cha
làm công việc gì?
Đức ông Guido Marini, Trưởng Ban Nghi Lễ Phụng Vụ của ĐTC,
cầm sách đứng bên trái ĐTC.Hỏi: Trong các buổi cử hành phụng vụ
của ĐTC Biển Đức XVI, tôi chú ý đến vị Trưởng Ban Nghi lễ và tự hỏi
liệu việc các người khác “giúp” cho
ngài, và tất nhiên giúp ĐTC, được gọi
là gì? Tôi biết vị Thư ký riêng của Ngài
đứng bên Ngài, nhưng không chia sẻ
vai trò của vị Trưởng Ban Nghi lễ.
Các người khác làm ư? Có người nói
với tôi rằng chỉ có một vị Trưởng Ban
Nghi Lễ Phụng Vụ của ĐTC mà thôi,
đó là Đức Ông Guido Marini. Tôi biết rằng ĐTC thường có một người
Mỹ đi kèm theo Ngài, nhưng tôi không biết tên, nhưng đoán là một
Tổng Giám mục. Câu hỏi của tôi là: Vai trò của vị này là gì? Có một
phẩm trật giữa các vị hay không? Khi còn là một chủng sinh, tôi đã
phục vụ tại các Thánh lễ đại triều với các Giám mục, Tổng Giám mục
và Hồng y, và tôi biết thường có các Trưởng Ban Nghi Lễ thi hành các
vai trò khác nhau trong phụng vụ, nhưng luôn có một Trưởng Ban
Nghi Lễ chính thức trong buổi lễ. - D. M., Toronto, Canada.
Đáp: Đức Ông Guido Marini (không có quan hệ bà con với người
tiền nhiệm, Đức Tổng Giám Mục Piero Marini) hiện là Trưởng Ban
Nghi Lễ Phụng Vụ của ĐTC, và là Trưởng Văn phòng Nghi Lễ Phụng
Vụ của ĐTC.
Vai trò của Trưởng Ban Nghi Lễ Phụng Vụ của ĐTC phát sinh ít là
từ thế kỷ 15. Quyền và nghĩa vụ của Trưởng Ban Nghi Lễ đã được điều
chỉnh trong nhiều thế kỷ, và các quy định mới nhất xuất phát từ Tông
Hiến Pastor Bonus (Mục tử nhân hậu) năm 1988.
26
Tông Hiến này tăng cường vai trò của Văn phòng Nghi lễ Phụng vụ,
làm cho nó trở thành một tổ chức mới của Giáo triều Rôma với các luật
lệ riêng và thẩm quyền riêng.
Theo hồ sơ của văn phòng trên trang web của Vatican, nhiệm vụ
của văn phòng "là chuẩn bị mọi
sự cần thiết cho Nghi lễ phụng
vụ, hoặc mọi nghi thức thánh do
ĐTC chủ tọa, hoặc Ngài tham dự
hay hiện diện tại đó, hoặc nghi lễ
do một Hồng y hay Đặc sứ chủ
tọa thay cho ĐTC.
Các sự chuẩn bị này bao gồm
mọi sự cần thiết nhằm bảo đảm
sự cử hành xứng hợp và sự tham gia tích cực của các tín hữu. Phạm vi
công việc của văn phòng còn là: cử hành Mật nghị Hồng y, và hướng
dẫn cử hành phụng vụ của Hồng y đoàn khi trống ngôi Giáo hoàng.
Một nhiệm vụ quan trọng nhất của văn phòng là lên kế hoạch, in ấn và
phân phối một tập tài liệu kinh nguyện đặc biệt cho mỗi buổi phụng
vụ, nhằm bảo đảm sự tham gia xứng đáng và tích cực của những người
hiện diện."
Tông hiến nói thêm rằng nhiệm vụ của vị Trưởng Ban Nghi Lễ
Phụng Vụ là “duyệt lại và thích ứng các nghi lễ phụng vụ của Giáo
hoàng, theo nhu cầu và theo yêu cầu, trong sự hòa hợp với tinh thần
của Công Đồng chung Vatican II, và phù hợp với nét đặc trưng của
nghi lễ phụng vụ của ĐTC. Một nhiệm vụ quan trọng nhất là lên kế
hoạch và hướng dẫn tất cả các nghi thức phụng vụ của Giáo hoàng,
trong các chuyến thăm của ĐTC đến các giáo xứ hoặc các tổ chức
trong giáo phận Rôma, cũng như các nghi thức phụng vụ của Giáo
hoàng trong các chuyến tông du của Ngài trên toàn thế giới."
Từ năm 1991, vị Trưởng Ban Nghi Lễ Phụng Vụ cũng chịu trách
nhiệm về Phòng Thánh của ĐTC, các nhà nguyện bên trong cho Dinh

27
Tông Tòa, bao gồm nhà nguyện Sistine, Nhà nguyện Thánh Phaolô và
nhà nguyện Redemptoris Mater (Mẹ Chúa Cứu Thế).
Trong nhiệm vụ này, vị Trưởng Ban Nghi Lễ Phụng Vụ được sự trợ
giúp của khoảng 12 vị phụ tá Trưởng Ban Nghi Lễ Phụng Vụ. Ít nhất
một trong các vị này là chức sắc của Văn phòng Nghi lễ Phụng vụ,
trong khi các vị khác làm việc trong các cơ quan khác của Giáo triều
Rôma. Ngoại trừ những vị nào là chức sắc, các vị khác thường chỉ giúp
đỡ trong các buổi phụng vụ ở Rôma, và không cùng đi với ĐTC trong
các chuyến tông du. Vào các dịp lễ này, vị Trưởng Ban Nghi Lễ Phụng
Vụ của ĐTC được hỗ trợ bởi những người chịu trách nhiệm về phụng
vụ ở cấp giáo phận địa phương.
Trong khi trực tiếp hỗ trợ ĐTC, vị Trưởng Ban Nghi Lễ Phụng Vụ
cũng giúp hướng dẫn các thừa tác viên khác trong buổi phụng vụ, như
các phó tế, thầy giúp lễ và các vị đồng tế. Ít nhất bốn Chưởng nghi
phụng vụ có mặt trong một lễ đại triều có ĐTC. Các trợ lý Trưởng ban
Nghi lễ cũng giúp các Hồng y trong các dịp đặc biệt, chẳng hạn Mật
nghị Hồng y, lễ nắm quyền ở các nhà thờ hiệu tòa, và các buổi lễ quan
trọng khác được tổ chức tại Rôma, chẳng hạn lễ tấn phong Giám mục.
Trong thời kỳ trống tòa Giáo hoàng (Vacante Sede): Trưởng Ban
Nghi Lễ Phụng Vụ làm nhiệm vụ trong các cuộc họp của các Hồng y,
và tham gia Mật nghị Hồng y với các công tác đặc biệt. Với thẩm quyền
của Văn phòng, Trưởng ban Nghi lễ phụng vụ là công chứng viên. Do
đó, Trưởng ban phải soạn thảo văn bản chính thức của chức năng mà
vị này tham dự, như là phần việc của Văn phòng của mình, bao gồm
các hồ sơ của Mật Nghị Hồng y, và hồ sơ bầu chọn Tân Giáo hoàng.
Về khía cạnh thực tiễn của mọi công tác này, Văn phòng Nghi Lễ
Phụng Vụ có bảy chức sắc (ba linh mục, hai nữ tu và hai giáo dân) bên
cạnh vị Trưởng Ban nghi lễ. Họ chịu trách nhiệm, trong nhiều công tác
như soạn thảo các tập cẩm nang, sách lễ, và các tài liệu khác vốn được
cung cấp cho các tín hữu ở mỗi buổi lễ. Văn phòng tọa lạc trong Vati-
can, và ở tầng hầm phía dưới của bức tranh khảm Mater Ecclesiae (Mẹ

28
Giáo Hội) ở Quảng trường Thánh Phêrô. Ngoài ra, còn có sáu cố vấn
được bổ nhiệm cho Văn phòng, để tư vấn chuyên môn về khía cạnh
lịch sử và kỹ thuật của phụng vụ.
Ngoài các vị trực tiếp tham gia trong phụng vụ, ĐTC thường được
đi kèm trong cuộc rước bởi các thư ký riêng của Ngài, và Trưởng Văn
phòng đặc trách các vấn đề Nội chính của ĐTC (The Prefect of the
Papal Household).
Theo hồ sơ của mình, "nhiệm vụ của Văn phòng đặc trách các vấn
đề Nội chính của ĐTC là phối hợp các công việc của Phòng chờ ngoài,
và tổ chức các cuộc hội kiến của ĐTC với các vị Quốc trưởng, các Vị
Đứng đầu Chính phủ, các Bộ trưởng và các quan chức cấp cao khác,
cũng như các Đại sứ bên cạnh Vatican đến trình Ủy nhiệm thư. Văn
phòng lo chuẩn bị mọi cuộc tiếp kiến – riêng tư, đặc biệt và khoáng đại
- và các chuyến thăm của những vị được chính ĐTC tiếp. Văn phòng
cũng chịu trách nhiệm sắp xếp các nghi lễ của ĐTC - trừ các buổi cử
hành phụng vụ - cũng như cuộc Tĩnh tâm của ĐTC, Hội nghị Hồng y
đoàn và Giáo triều Rôma. Ngoài ra, Văn phòng giám sát việc sắp xếp
phù hợp theo yêu cầu mỗi khi ĐTC rời Dinh Tông Tòa để đi thăm
thành phố Rôma, hoặc thăm trong phạm vi nước Ý".
Đối với chúng ta là những người không phải là đại sứ hay Quốc
trưởng, việc tiếp xúc với Văn phòng đặc trách các vấn đề Nội chính của
ĐTC thường bị hạn chế, do phải xin giấy để tham dự các thánh lễ của
ĐTC và các cuộc gặp gỡ với Ngài.
Vị trưởng Văn phòng này hiện nay là Đức Tổng Giám mục James
Michael Harvey, người Mỹ ở thành phố Milwaukee, bang Oregon, và
do đó là người mà độc giả trên đây tò mò muốn biết. Trong thực tế,
Ngài thường hộ tống ĐTC trong mỗi cuộc lễ và cuộc tiếp kiến ở Vat-
ican và các nơi khác, và thường được nhìn thấy đi kín đáo ngay sau
ĐTC. (Zenit.org 24-4-2012)

Giáo xứ áp dụng niên lịch riêng của các Dòng tu


29
được không?
Hỏi: Tôi là thành viên của một giáo xứ Công giáo do các cho Dòng
Phanxicô coi sóc. Liệu các giáo xứ do cha Dòng coi sóc có chọn lựa
tuân theo niên lịch phụng vụ cho giáo phận mình (cùng với sách các
nghi lễ thánh v.v.), hoặc họ có thể xin phép tuân theo niên lịch và sử
dụng sách các nghi lễ thánh riêng (trong trường hợp của chúng tôi, là
niên lịch dòng Phanxicô) của một Dòng tu không? - M. P., Indianapo-
lis, Indiana (Mỹ).
Đáp: Câu trả lời cho câu hỏi này phụ thuộc vào nhiều trường hợp.
Có trường hợp liên quan đến các tu sĩ Dòng, có trường hợp liên quan
đến nhà thờ.
Giáo hội đã đưa ra luật nhiều lần liên quan đến việc sử dụng các
niên lịch riêng, nhất là với “các Qui luật Tổng quát của Năm Phụng vụ
và Niên Lịch” vào năm 1969, và "Particularia Calendaria" (Lịch riêng)
vào năm 1970. Nói chung, các luật này đưa ra ưu tiên cho niên lịch
chung, nhưng cũng có các khoản về việc sử dụng niên lịch giáo phận,
giáo miền, quốc gia và Dòng tu.
Theo các Qui luật Tổng quát:
"Số 52. Một niên lịch riêng được chuẩn bị bằng cách chèn vào Niên
lịch chung các đại lễ, lễ trọng, và lễ kính riêng cho niên lịch ấy.
"a) Trong niên lịch của giáo phận, ngoài lễ thánh bổn mạng của
Giáo phận và lễ cung hiến nhà thờ chính tòa, còn có các thánh và các
chân phước có liên quan đặc biệt với giáo phận, chẳng hạn, nơi sinh,
nơi ở trong thời gian dài hoặc nơi qua đời của vị thánh ấy.
"b) Trong niên lịch Dòng tu, ngoài lễ mừng tước hiệu của Dòng,
Đấng sáng lập hoặc thánh bổn mạng của Dòng, còn có các vị thánh
và chân phước thành viên của Dòng hoặc có mối quan hệ đặc biệt với
Dòng".

30
Sau sự cải tổ của niên lịch chung, hầu hết các Dòng tu đã sửa lại niên
lịch riêng của mình để hòa hợp truyền thống của mình càng nhiều
càng tốt với niên lịch chung. Nguyên tắc bao quát trong việc chuẩn
bị sự cải tổ này là tránh một số lượng quá nhiều của lễ mừng kỷ niệm
riêng.
Một thông báo năm 1997 về Lịch riêng, do Thánh Bộ Phụng tự công
bố, đã nêu:
"Số 25. Cần phải nhớ rằng việc đưa một số lượng quá nhiều các lễ
kỷ niệm vào các niên lịch khác nhau có thể tạo ra bất trắc (các Qui
luật Tổng quát, số 53; Calendaria particularia, số 17). Nó sẽ làm quá
tải cho niên lịch của một giáo phận hoặc một Dòng tu, cũng như của
một quốc gia, của một giáo miền, hoặc của một Tình Dòng, v.v. Biện
pháp khắc phục có thể là góp nhóm các thánh và chân phước vào một
lễ kỷ niệm chung duy nhất (các Qui luật Tổng quát, số 53a; Calendaria
particularia, số 17a); việc áp dụng nguyên tắc phụ đới của các lễ kỷ
niệm, đưa vào cấp địa phương, nhấn mạnh đến việc dành cho các địa
phương nhỏ mừng kính các thánh và chân phước, khi các vị này không
có sự sùng kính phổ biến rộng rãi (các Qui luật Tổng quát, số 53b, 53c;
particularia Calendaria, số 17b)”.
Liên quan đến các Dòng tu, các Qui luật Tổng quát nói:
”Số 55. Các lễ mừng kỷ niệm đưa vào trong một niên lịch riêng phải
được tuân giữ bởi những ai buộc phải theo niên lịch ấy. Chỉ với sự chấp
thuận của Tòa Thánh, các lễ kỷ niệm ấy có thể được loại bỏ khỏi niên
lịch hoặc được thay đổi trong bậc hạng".
Mức độ mà một tu sĩ bị ràng buộc để tuân theo một niên lịch riêng
sẽ phụ thuộc vào luật nội bộ của cộng đoàn, đã được phê duyệt bởi Tòa
Thánh. Vì vậy, nếu đã bị ràng buộc bởi luật đã được phê duyệt, tu sĩ
thường không cần xin phép để sử dụng niên lịch của Dòng.
Nếu các tu sĩ Phanxicô trong một giáo xứ bị ràng buộc bởi niên lịch
của họ, thì họ cứ tuân giữ niên lịch của mình. Nếu một Giám mục

31
muốn giao một giáo xứ cho một Dòng tu với các phong tục và truyền
thống xa xưa như nhiều đặc ân Giáo Hoàng khác, thì Dòng thường
nên đi đến thỏa thuận với Giáo phận, trước khi chấp nhận phục vụ
giáo xứ ấy.
Một thỏa thuận như thế sẽ làm cân bằng các đòi hỏi của truyền
thống Dòng tu với các nhu cầu mục vụ của tín hữu. Đối với niên lịch,
thỏa thuận nên cho phép cử hành các lễ riêng của Dòng tu, trừ ra khi
niên lịch chung hoặc của Giáo phận có quyền ưu tiên. Như các Qui
luật nói:
"Thành viên của các cộng đồng Dòng tu nên tham gia với cộng đồng
của Giáo Hội địa phương, trong việc cử hành ngày kỷ niệm cung hiến
nhà thờ chính tòa, và các thánh bổn mạng chính của địa phương và
của khu vực rộng lớn, nơi họ sinh sống”.
Các niên lịch riêng của các Dòng tu tương đối mới thường có ít lễ
đặc biệt, và thường theo niên lịch chung trong phần lớn thời gian.
Một nhà thờ thuộc một cộng đồng Dòng nam hay Dòng nữ, vốn
thường mở cửa cho công chúng, luôn có thể tuân theo niên lịch riêng
của Dòng ấy. Nếu các tín hữu muốn tham gia vào các lễ kỷ niệm của
một vị thánh trong niên lịch này, họ có thể đi đến nhà thờ ấy theo gợi
ý của Thông báo năm 1997, vì Thông báo viết:
"Số 35. Hơn nữa, nên lưu ý rằng mỗi Dòng tu mừng kính các Thánh
và chân phước của mình theo niên lịch đã được phê duyệt bởi Bề trên
cả của Dòng và được Tòa thánh chuẩn y. Do đó, các tín hữu nào muốn
làm như vậy, họ thường được tự do tham dự các lễ kỷ niệm ấy trong
các nhà thờ của các Dòng tu. Hơn nữa, các tín hữu cũng có thể liên
kết cách thiêng liêng với các Dòng tu, bằng cách tham gia việc cử hành
phụng vụ, vốn diễn ra với các bài đọc riêng và trong bối cảnh của một
cuộc hành hương chẳng hạn. Vì mục đích này, xét thấy không cần thiết
để đưa thêm các lễ mừng này, đặc biệt cho các tu sĩ, vào niên lịch của
giáo phận".

32
Ngay cả khi một Dòng tu không có một niên lịch riêng cho
mình, họ vẫn có thể cử hành lễ các thánh riêng của họ thánh, với
sự long trọng đặc biệt. Như các Qui luật Tổng quát hướng dẫn:
”Số 54. Các lễ mừng riêng có thể đưa vào niên lịch như là lễ kính bắt
buộc hoặc tùy chọn, trừ phi các quy định khác được thực hiện cho họ
trong Bảng các ngày Phụng vụ, hoặc có các lý do lịch sử hay mục vụ
đặc biệt. Nhưng không có lý do tại sao một số lễ kỷ niệm có thể không
được tuân giữ với sự long trọng lớn hơn ở một số địa phương, so với
phần còn lại của cộng đồng giáo phận hay Dòng tu".
Điều này có nghĩa là, ví dụ, một lễ kính tùy chọn của một vị thánh
thân yêu của Dòng tu có thể được cử hành một cách long trọng, mà
không cần thay đổi thể loại của lễ này trong Bảng các ngày Phụng vụ.
Việc này có thể được thực hiện thông qua việc sử dụng hương trầm,
thánh ca, và các yếu tố khác tăng thêm sự long trọng của buổi lễ.
Cuối cùng, Thông báo nhắc lại khả năng chung là có thể cử hành lễ
của bất kỳ vị thánh nào được tìm thấy trong Danh bộ các thánh tử đạo
Rôma, khi ngày phụng vụ được tự do cho các lễ mừng khác.
“Số 33. Ngoài ra nên nhớ rằng các khả năng, được cung cấp bởi
“Qui chế Tổng Quát của Sách Lễ Rôma”, cho linh mục cử hành vào các
ngày trong tuần của mùa Thường Niên, hoặc các ngày của Mùa Vọng
trước ngày 17-12, hoặc của mùa Giáng sinh từ ngày 2-1 trở về sau,
hoặc các ngày của mùa Phục Sinh. Trong các thời gian ấy, ngay cả khi
có một Lễ nhớ tùy chọn, linh mục có thể cử hành hoặc Thánh Lễ của
ngày trong tuần, hoặc của bất kỳ vị thánh nào của ngày ấy có tên trong
Danh bộ các thánh tử đạo Rôma. Tương tự như thế cho việc linh mục
cử hành Các Giờ Kinh Phụng Vụ (x. Qui chế Tổng quát của các Giờ
Kinh Phụng Vụ, số 244). Như vậy, thật là hoàn toàn hợp pháp trong
các hoàn cảnh ấy để mừng kính một vị Thánh không có tên trong niên
lịch chung và niên lịch riêng. Rõ ràng, các trường hợp như thế kêu gọi
sự thực thi cảm thức mục vụ tốt về phía vị chủ tế".

Có thể gọi Chân phước là Thánh nhân không, trước


33
khi được chính thức phong thánh?
Liên quan đến câu hỏi về lịch phụng vụ (xem ngày 5-6), có người từ
Philippines hỏi về việc phong thánh sắp tới:
Hỏi: "Tại Philippines, chúng tôi rất phấn khởi cho việc phong
thánh sắp tới của Chân Phước Pedro Calungsod, người có phép lạ đã
được công nhận ngày 19-12-2011. Hiện nay nhiều người đã mua Lịch
các Thánh và nhận thấy tác giả / nhà sản xuất lịch năm 2012 đã đưa
“Thánh Pedro Calungsod” vào lịch này. Việc này đúng không? Chúng
ta có thể gọi Chân phước Pedro là một Thánh nhân không, ngay cả khi
chưa chính thức phong thánh? Trong Lịch các Thánh có tên các Chân
phước, Tôi Tớ của Chúa không?. Chúng tôi cũng nhận thấy rằng lịch
này không có imprimatur (được phép
in) và nihil obstat (không gì trở ngại)".
Đáp: Bởi vì lễ phong thánh cho
Chân Phước Pedro được dự kiến vào
ngày 21-10-2012, ngày Chủ Nhật
Truyền Giáo, và trong bối cảnh của
Thượng Hội đồng Giám mục về Tân
Phúc Âm Hóa, lịch phụng vụ đã phạm
một lỗi trong việc đi trước lễ phong
thánh.
Không ai có thể chính thức được
gọi tên hoặc tôn kính như một vị
thánh cho đến khi ĐTC long trọng
tuyên bố vị ấy là Thánh. Việc ấn định
ngày phong thánh không thể làm điều
gì khác với qui định này. Một trường
hợp tương tự là một người nam không trở thành linh mục hoặc một
đôi lứa không trở thành vợ chồng, chỉ vì ngày đã được ấn định cho việc
truyền chức hoặc lễ cưới.

34
Hơn nữa, vì ngày lễ kính Chân Phước Pedro rơi vào ngày 2-4, nên
Ngài không được mừng lễ như một vị thánh cho đến năm 2013.
Các Giám mục Philippines cũng có thể xin phép, trong bối cảnh của
lễ phong thánh, thay đổi ngày mừng lễ. Cũng như trong trường hợp
của Chân Phước Gioan Phaolô II, người đã đi vào vinh quang ngày
2-4, nhưng ngày này là bất tiện cho việc mừng kính vị thánh, vì thường
nó rơi vào khoảng Tuần Thánh.
Những vị đã được phong Chân phước có thể được đưa vào trong
lịch phụng vụ địa phương hoặc quốc gia. Các vị này không được đưa
vào trong lịch phụng vụ phổ quát, nhưng được đưa vào Danh bộ các
thánh tử đạo Rôma. (Zenit.org 19-6-2012)

“Chúa xuống ngục tổ tông” nghĩa là gì?


Hỏi: Tôi đã rất hài lòng
với bản dịch mới của Kinh
Tin Kính các Tông đồ, vốn đã
trở thành cách nào đó chính
thức dưới thời của ĐTC Gio-
an Phaolô II. Tại sao nó bị gỡ
bỏ trong bản dịch tiếng Anh
mới của Sách Lễ Rôma (ấn
bản châu Phi)? Đây là những
gì tôi nhớ lại bản dịch mới,
mà tôi thích rất nhiều vì sự
đơn giản của nó: “Tôi tin kính
Đức Chúa Trời là Cha phép tắc vô cùng dựng nên trời đất. Tôi tin
kính Đức Giêsu Kitô là Con Một Đức Chúa Cha, cùng là Chúa chúng
tôi. Người xuống thai bởi quyền năng của Chúa Thánh Thần, sinh bởi
Bà Maria đồng trinh. Chịu nạn đời quan Phongxiô Philatô, chịu đóng
đinh trên cây Thánh Giá, chết và táng xác. Xuống ở nơi kẻ chết. Ngày
thứ ba bởi trong kẻ chết mà sống lại. Lên trời, ngự bên hữu Đức Chúa
Cha phép tắc vô cùng. Ngày sau bởi trời lại xuống phán xét kẻ sống và

35
kẻ chết. Tôi tin kính Đức Chúa Thánh Thần. Tôi tin có Hội Thánh hằng
có ở khắp thế này, các Thánh thông công. Tôi tin phép tha tội. Tôi tin
xác loài người ngày sau sống lại. Tôi tin hằng sống vậy. Amen”. Tôi nhớ
một số giải thích về các thay đổi so với phiên bản cũ hơn: 'Xuống thai
bởi quyền năng của Chúa Thánh Thần', 'xuống ở nơi kẻ chết’, vv.. Xin
vui lòng sửa cho tôi nếu tôi sai. Tôi thích bản dịch mới hơn bản cũ. Tại
sao chúng ta lại quay trở lại để nói đến "ngục tổ tông", nếu nhiều người
cần nhiều giải thích của "ngục tổ tông" có nghĩa là trong bối cảnh này?
– A. D., Nairobi, Kenya
Đáp: Bản văn của Kinh Tin Kính các Tông Đồ được tìm thấy trong
bản dịch mới của Sách lễ như sau:
“Tôi tin kính Đức Chúa Trời là Cha phép tắc vô cùng dựng nên trời
đất. Tôi tin kính Đức Giêsu Kitô là Con Một Đức Chúa Cha, cùng là
Chúa chúng tôi. Bởi phép Đức Chúa Thánh Thần mà Người xuống thai,
sinh bởi Bà Maria đồng trinh. Chịu nạn đời quan Phongxiô Philatô,
chịu đóng đinh trên cây Thánh Giá, chết và táng xác. Xuống ngục tổ
tông. Ngày thứ ba bởi trong kẻ chết mà sống lại. Lên trời, ngự bên hữu
Đức Chúa Cha phép tắc vô cùng.
Ngày sau bởi trời lại xuống phán xét kẻ sống và kẻ chết. Tôi tin kính
Đức Chúa Thánh Thần. Tôi tin có Hội Thánh hằng có ở khắp thế này,
các Thánh thông công. Tôi tin phép tha tội. Tôi tin xác loài người ngày
sau sống lại. Tôi tin hằng sống vậy. Amen”.
Trước khi giải quyết vấn đề bản dịch, tôi nghĩ thật nên bình luận về
sự thay đổi trong các chữ đỏ, vốn liên quan đến việc sử dụng của Kinh
Tin Kính các Tông đồ trong phụng vụ của Thánh Lễ.
Trước khi xuất bản Sách lễ mới Latinh
vào năm 2001, Kinh Tin kính các Tông Đồ
ít được sử dụng cho Thánh Lễ. Chữ đỏ cho
phép sử dụng Kinh này trong Thánh Lễ dành
cho trẻ em. Trong một số nước, các Hội đồng
Giám mục đã xin phép và được phép sử dụng
36
Kinh này trong các dịp khác. Thật vậy, như một hệ quả, trong một số
trường hợp, việc sử dụng Kinh Tin kính Nicea-Constantinopoli gần
như biến mất.
Ấn bản thứ ba của Sách Lễ Rôma đã cho phép sử dụng Kinh Tin
Kính các Tông Đồ trong một số trường hợp. Chữ đỏ hiện nay nói:
"Thay vì Kinh Tin kính Nicea-Constantinopoli, đặc biệt là trong Mùa
Chay và Mùa Phục Sinh, Kinh Tuyên xưng Đức tin của Giáo hội Rôma,
được gọi là Kinh Tin Kính các Tông đồ, có thể được sử dụng”.
Việc sử dụng mở rộng này có lẽ là một lý do tại sao cần một bản dịch
mới hơn và chính xác hơn.
Độc giả của chúng tôi nói rằng ông thích phiên bản cũ và đặc biệt
xem sự trở lại của cụm từ "xuống ngục tổ tông" là thích hợp hơn so với
cụm từ “xuống ở nơi kẻ chết", do sự cần có sự giải thích của từ ngữ.
Tôi cho rằng có lẽ sự cần thiết cho một lời giải thích là lý do
tại sao bản dịch cần phải chính xác và thực sự cung cấp một cơ
hội, để minh họa cho sự phong phú của giáo huấn Công giáo.
Điều này có thể được nhìn thấy trong bản dịch tiếng Anh của Sách
Giáo lý Giáo hội Công giáo. Trong đoạn 197, Sách Giáo lý cung cấp
bản dịch được độc giả của chúng tôi ưa thích và đã được sử dụng trong
phụng vụ của Thánh Lễ dành cho trẻ em tại thời điểm xuất bản.
Tuy nhiên, khi trong các đoạn 631-636, Sách Giáo lý Giáo hội Công
giáo giải thích đoạn trên, Sách bỏ qua bản dịch phụng vụ và dịch Kinh
Tin kính theo nghĩa đen: “Chúa xuống ngục tổ tông"; mời đọc (Bản
dịch tiếng Việt của nhóm dịch thuật Sài Gòn năm 1993):
631 "Ðức Giê-su đã xuống tận các vùng sâu thẳm dưới đất. Ðấng đã
xuống, cũng chính là Ðấng đã lên" (Ep 4, 9-10). Kinh Tin Kính các tông đồ
tuyên xưng, trong cùng một tín điều, việc Ðức Kitô xuống ngục tổ tông và
việc ngày thứ ba Người bởi trong kẻ chết mà sống lại. Vì trong cuộc Vượt
qua của Người, chính từ trong lòng cái chết mà Người làm vọt lên sự sống:
Ðức Kitô, Con yêu quí của Cha, Ðấng đã từ cõi chết sống lại, đem ánh

37
sáng thanh bình chiếu soi muôn dân. Người là Ðấng hằng sống hiển trị
muôn đời. Amen (MR. Sách lễ: bài công bố Tin Mừng Phục Sinh-đêm
vọng P. S.).
632 Nhiều đoạn Tân Ước khẳng định Ðức Giêsu "chỗi dậy từ cõi
chết" (Cv 3, 15; Rm 8, 11; 1Cr 15, 20), tức là, trước khi sống lại, Người
đã ở nơi kẻ chết (x. Dt 13, 20). Khi rao giảng việc Ðức Giêsu xuống
ngục tổ tông, các tông đồ muốn nói là: Ðức Giêsu đã chết như mọi
người, và linh hồn Người xuống cõi âm, nhưng xuống với tư cách là
Ðấng Cứu Ðộ, để loan báo Tin Mừng cho các vong linh bị giam cầm
nơi đó (x. 1Pr 3, 18-19).
633 (1033) Kinh Thánh gọi nơi trú ngụ của các vong linh là âm
phủ (Shéo1) hoặc âm ty (Hadés) (x. Pl 2, 10: Cv 2, 24; Kh 1, 18; Ep 4,
9). Trước khi Ðấng cứu chuộc đến, mọi người đã chết, dù lành hay dữ
(x. Tv 89, 49; Is 28, 19; Ed 32, 17-32), đều phải vào chốn này. Ở đó, họ
không được nhìn thấy Thiên Chúa (x. Tv 6, 6; 88, 11-13) và đang chờ
đợi Ðấng Cứu Chuộc. Số phận của họ không giống hệt nhau, như Ðức
Giê-su cho thấy qua dụ ngôn Ladarô nghèo khổ được rước vào "lòng
Ápraham" (x. Lc. 16, 22-26). "Khi xuống ngục tổ tông, Ðức Giêsu giải
thoát chính những tâm hồn lành thánh "trong lòng Ápraham" ấy đang
chờ đợi Ðấng giải thoát" (x . Giáo lý Rôma l. 6, 9). Ðức Giêsu xuống
ngục tổ tông không phải để giải thoát những kẻ bị án phạt đời đời hoặc
để phá hủy địa ngục đọa đày (x. DS 1011;1077), nhưng để giải thoát
những người công chính đã chết trước khi Người đến (x. Cđ Tôlêđô IV
năm 625: DS 485; Mt 27, 52-53).
634 (605) "Tin Mừng cũng được loan báo cho cả kẻ chết... " (1Pr 4,
6). Việc Ðức Giêsu xuống ngục tổ tông hoàn tất cách sung mãn việc rao
giảng Tin Mừng cứu độ. Ðây là chặng cuối cùng trong sứ mạng Mêsia
của Ðức Giêsu, tuy diễn ra trong một thời gian ngắn ngủi, nhưng có
ý nghĩa vô cùng lớn lao là công cuộc cứu độ được mở rộng cho mọi
người thuộc mọi thời và mọi nơi. Như vậy, tất cả những kẻ được cứu
độ đều do Ðức Kitô.

38
635 Như thế Ðức Kitô đã xuống âm phủ (x. Mt 12, 40; Rm 10, 7; Ep
4, 9) để "kẻ chết nghe tiếng Con Thiên Chúa và ai nghe thì được sống"
(Ga 5, 25). Ðức Giêsu, "Ðấng khơi nguồn sự sống" (Cv 3, 15), đã "nhờ
cái chết của Người, tiêu diệt tên lãnh chúa gây ra sự chết, tức là ma quỷ,
và đã giải thoát những ai vì sợ chết mà suốt đời sống trong tình trạng
nô lệ" (Dt 2, 14, 15). Từ nay, Ðức Kitô Phục Sinh "nắm giữ chìa khóa
của sự chết và âm phủ" (Kh 1, 18) và "khi vừa nghe Danh Thánh Giêsu,
cả trên trời dưới đất và trong nơi âm phủ, muôn vật phải bái quỳ" (Pl
2, 10):
Hôm nay mặt đất hoàn toàn thinh lặng, hoàn toàn thinh lặng và
hoàn toàn cô quạnh. Hoàn toàn thinh lặng vì Ðức Vua an giấc. Trái
đất run rẩy rồi yên tĩnh lại, vì Thiên Chúa đang ngủ trong xác phàm
và Người đi đánh thức những kẻ đang ngủ từ bao đời ... Người đi tìm
nguyên tổ Ađam như tìm con chiên lạc. Người muốn thăm viếng tất cả
những ai đang ngồi trong tối tăm và trong bóng sự chết. Vừa là Thiên
Chúa, vừa là con cháu của nguyên tổ, Người đi giải thoát Ađam và Evà
đang đau khổ trong gông cùm xiềng xích ... "Ta là Chúa của ngươi,
nhưng vì ngươi, Ta đã trở thành con của ngươi. Hỡi người ngủ mê, hãy
chổi dậy! vì Ta dựng nên ngươi không phải để cho ngươi ở lại đây trong
gông cùm âm phủ. Hãy chỗi dậy từ cõi chết, vì Ta là sự sống của những
kẻ đã chết (Bài giảng cổ vào thứ bảy tuần thánh)”.
Như vậy, trong khi khái niệm của “Người xuống ở nơi kẻ chết” là dễ
dàng hơn, nó lại mất sự tương phản giữa “xuống ngục tổ tông” và “lên
trời”, cũng như các nền tảng Kinh thánh của Kinh Tin Kính các Tông
đồ.
Phụng vụ sẽ luôn luôn đòi hỏi một số trung gian và giải thích, để
các tín hữu có thể nắm bắt đầy đủ sự phong phú của nó. (Zenit.org
26-6-2012)

Có chức danh “quản trị viên mục vụ” không?


Hỏi: Trong giáo phận của tôi, Đức Giám mục đã chỉ định một số
giáo dân (thường là nữ tu) để điều hành các giáo xứ. Lý do được đưa
39
ra cho các sự chỉ định này là do chúng ta đang trải qua một tình trạng
thiếu linh mục. Điều xảy ra trong các tình huống này là người giáo dân
này được phụ trách một hoặc nhiều giáo xứ, và được được gọi là “quản
trị viên mục vụ”. Một hoặc nhiều linh mục được chỉ định để phục vụ
trong các cộng đồng này, và mỗi vị được gọi là "thừa tác viên bí tích".
Các quản trị viên mục vụ này mang áo alba, thường lên tiếng trong
thánh lễ, tham gia vào việc giảng, và có tiếng nói cuối cùng trong các
quyết định của giáo xứ (vài ví dụ, như liệu có xông hương trong Thánh
lễ không, giờ giấc cử hành Thánh lễ, cộng đoàn dâng lễ bằng tiếng Lat-
inh hay không, vv). Tôi có một số câu hỏi liên quan đến các quản trị
viên mục vụ, họ là ai và họ được phép làm gì theo luật của Giáo hội?
Trước tiên, liệu tên gọi quản trị viên mục vụ là hợp pháp không? Thứ
hai, liệu các quản trị viên mục vụ được Giáo hội cho phép một cách
hợp pháp không?
Giám mục địa phương của chúng tôi trích dẫn Điều 517, 2 (Bản dịch
Việt ngữ của Bộ Giáo luật do các Linh mục Nguyễn Văn Phương, Phan
Tấn Thành, Vũ Văn Thiện, Mai Ðức Vinh thực hiện) để biện minh cho
việc chỉ định các giáo dân phụ trách việc chăm sóc mục vụ cho các
giáo xứ, nhưng Điều 517, 2 nói: "Nếu vì thiếu các linh mục, Giám mục
giáo phận xét thấy cần phải ủy thác sự tham gia thi hành công tác mục
vụ cho một phó tế hoặc cho một người nào khác không có chức linh
mục, hoặc cho một cộng đoàn, thì ngài cần phải đặt một linh mục có
quyền hành và năng ân dành cho một Cha sở để lo điều hành việc săn
sóc mục vụ". Nhiều quản trị viên mục vụ địa phương đã tham gia vào
giảng thuyết trong một số nhà thờ ở khu vực. Điều xảy ra là trong khi
linh mục chỉ giảng một vài phút, thì một giáo dân (có thể là quản trị
viên mục vụ hay không) nói khoảng 6-8 phút nữa. Đức Giám mục địa
phương biện minh cho hành vi này trong một bức thư có đoạn: "Tuy
nhiên một số vị chủ tịch trong địa phận, đồng ý với một điều khoản
khác của các qui định giáo phận, cho thấy là hữu ích khi sử dụng “đối
thoại” trong bài giảng, chẳng hạn, bằng cách chia sẻ bài giảng với một
thừa tác viên khác của Giáo hội...”

40
Trong trường hợp trên, nhà giảng thuyết có chức thánh bắt đầu bài
giảng, rồi mời một hay vài nhà giảng thuyết được cho phép phát triển
một phần của bài... Hơn nữa, sự thực hành này phù hợp với “Huấn thị
Liên bộ về một số vấn đề liên quan sự cộng tác của các tín hữu không
chức thánh trong thừa tác vụ thánh của các linh mục”, được ban hành
bởi Tòa Thánh vào ngày 15-8-1997 (Điều 3, § 3)". - J. N., bang New
York, Mỹ.
Đáp: Đây là một câu hỏi rất phức tạp, pha trộn các chủ đề vốn trực
tiếp liên quan đến giáo luật và các chủ đề liên quan đến luật phụng vụ.
Tất nhiên, luật phụng vụ là luật không kém hơn giáo luật. Tuy nhiên,
luật phụng vụ không phải lúc nào cũng được viết với độ chính xác
pháp lý của giáo luật, và đôi khi là mô tả hơn là qui định.
Với sự tôn trọng các khía cạnh giáo
luật, tôi sẽ cần được hướng dẫn bởi
các nhà bình giải có thẩm quyền, vì
đây không phải là chuyên môn của
tôi. Nhiều người trong số các nhà
bình giải này nói rằng Huấn thị Liên
bộ Ecclesiae de Mysterio cung cấp
một sự giải thích xác thực của Điều
517, 2, và xác định các giới hạn của
Điều ấy.
Hiểu như thế, tôi sẽ cố gắng giải quyết các câu hỏi như sau.
Trước tiên là: Chức danh "quản trị viên mục vụ" là hợp pháp không?
Huấn thị Ecclesiae de Mysterio, số 1.3, cho biết: "Thật là trái pháp luật
khi các tín hữu không chức thánh chu toàn các chức danh như “mục
tử”, “tuyên úy”, “điều phối viên” “người điều hành”, hoặc các chức danh
khác tương tự, vốn có thể gây lẫn lộn vai trò của họ và vai trò của vị
Mục tử, người luôn phải là Giám mục hay Linh mục". Chú thích đi
kèm với đoạn văn này (số 58) là: "Các ví dụ này phải bao gồm tất cả các
diễn đạt ngôn ngữ, vốn trong các ngôn ngữ của các nước khác nhau,

41
là tương tự hoặc tương đương, và nói lên một vai trò chỉ đạo của lãnh
đạo, hay sự hoạt động thay thế như vậy".
Tôi muốn nói rằng bởi vì chức danh quản trị viên nói lên một
vai trò lãnh đạo trong tiếng Anh phổ thông, và được sử dụng
tương tự trong giáo luật để chỉ một linh mục hay Giám mục trong
một vai trò chỉ đạo (ví dụ, giám quản giáo phận hoặc giám quản
tông tòa), chắc chắn nó có thể dẫn đến sự nhầm lẫn, và sẽ là trái
pháp luật trong ánh sáng của Huấn thị Ecclesiae de Mysterio.
Mặc dù các tài liệu chính thức không đề xuất một chức danh thích
hợp, một chuyên viên giáo luật nổi tiếng gợi ý rằng "người cộng tác đời
sống giáo xứ" có thể phục vụ mục đích ấy, bởi vì điều này diễn tả tốt
hơn rằng một người hoặc một nhóm người có sự chia sẻ, hoặc tham gia
vào công tác vụ mục vụ, nhưng không trực tiếp hướng dẫn nó.
Thứ hai là: Hình ảnh được mô tả trong Điều 517,2 về một người
hoặc vài người được phép chia sẻ trong việc chăm sóc mục vụ là hợp
pháp, khi tất cả các điều kiện cần thiết được đáp ứng. Theo các chuyên
viên giáo luật, các điều kiện này là:
- Sự sắp xếp được thiết lập bởi vị Giám mục, vì Ngài có quyết định
thận trọng về sự cần thiết của vấn đề.
- Sự sắp xếp này là đặc biệt và đòi hỏi một sự thiếu hụt thực sự các
linh mục để điền vào mọi vị trí trong giáo phận. Nếu tình hình thiếu
hụt này xảy ra, thì khả năng thực hiện Điều luật này được tính đến.
Huấn thị Ecclesiae de Mysterio, số 75, gợi ý rằng trước khi sử dụng
Điều 517, 2 “các khả năng khác có thể được sử dụng, chẳng hạn dùng
các linh mục về hưu vẫn có khả năng làm mục vụ, hoặc ủy thác nhiều
giáo xứ cho một linh mục, hay cho một coetus sacerdotum [một nhóm
hoặc toán linh mục]”.
- Sự sắp xếp đòi hỏi việc bổ nhiệm một linh mục giám đốc với quyền
hạn và năng ân của một mục tử. Linh mục giám đốc không phải là mục
tử của giáo xứ (việc này là theo Điều 526, 1), nhưng là lãnh đạo cộng
đồng. Giáo xứ như vậy là trống ngôi về mặt kỹ thuật. Việc linh mục
42
giám đốc có quyền hạn và năng ân của mục tử có nghĩa là ngài sẽ có
tiếng nói cuối cùng về các quyết định hành chính và mục vụ.
- Sự sắp xếp liên quan đến việc uỷ thác một sự chia sẻ về chăm sóc mục
vụ cho các phó tế hoặc giáo dân. Họ tham gia vào việc chăm sóc mục vụ,
nhưng không thực thi việc chăm sóc đầy đủ các linh hồn, bởi vì công tác
này chỉ có thể ủy thác cho một linh mục mà thôi. Trong việc chỉ định công
tác ấy, Giám mục nên ưu tiên cho các phó tế trước khi chỉ định người khác.
Có một ít dấu hiệu chính thức cho các chức năng thực tế của những
người đã được giao phó nhiệm vụ này. Chắc chắn nó có nghĩa là cung
cấp ít nhất sự chăm sóc mục vụ tối thiểu, loại trừ những gì là dành
riêng cho một linh mục có chức thánh, để cho giáo xứ không phải bị
đóng cửa. Nếu một giáo dân được giao các chức năng này, thì người
này (nam hay nữ) cũng có thể đòi hỏi thêm việc ủy quyến của các năng
ân xem ra cần thiết.
Trong số các nhiệm vụ mà giáo dân có thể thực hiện, trong sự cộng
tác với vị linh mục giám đốc, là việc
quản trị thông thường, tổ chức và
chỉ đạo các chương trình giáo lý,
chuẩn bị cho việc lãnh nhận các bí
tích, và giúp đỡ các bệnh nhân và
người túng thiếu.
Tùy thuộc vào mức độ thiếu linh
mục, họ cũng có thể được giao phó
một số chức năng phụng vụ, ví dụ,
hướng dẫn việc cử hành Phụng vụ Lời Chúa với việc cho Rước lễ khi
vắng mặt linh mục và mang Mình Thánh cho người bệnh. Nếu tình
trạng linh mục là rất khan hiếm, thì giáo dân có thể được giao cho việc
rửa tội, chứng hôn và làm nghi thức tang lễ. Trong những dịp như vậy,
vì vắng mặt linh mục, họ cũng có thể được mời gọi rao giảng Lời Thiên
Chúa.

43
Huấn thị Ecclesiae de Mysterio, các số 2-4, cho biết: "Điều 766 của
Bộ Giáo luật (Codex Canonici Iuris) thiết lập các điều kiện, theo đó cơ
quan thẩm quyền có thể cho phép các tín hữu không chức thánh rao
giảng trong nhà thờ hay trong nhà nguyện (in ecclesa vel oratorio).
Sự sử dụng từ ngữ admitti possunt (có thể cho phép) cho thấy rõ ràng
rằng đây không phải là một quyền lợi, vì đây là quyền riêng và đặc biệt
của Giám mục, hoặc một năng quyền mà các linh mục và phó tế được
hưởng...
"§ 4. Trong một số khu vực, các hoàn cảnh có thể phát sinh, trong đó
có sự thiếu hụt của các thừa tác viên có chức thánh, và các tình hình
thường xuyên, có thể kiểm chứng cách khách quan, của nhu cầu hay
lợi ích xuất hiện, có thể đề nghị sự chấp thuận các tín hữu không có
chức thánh được phép giảng.
"Việc giảng thuyết trong nhà thờ hoặc nhà nguyện của các tín hữu
không có chức thánh chỉ có thể được phép như là sự hỗ trợ cho các
thừa tác viên có chức thánh, và cho các lý do đặc biệt đã được dự
kiến bởi luật phổ quát của Giáo hội, hoặc bởi Hội đồng Giám mục địa
phương. Tuy nhiên, nó không thể được xem như là sự thường xảy ra,
hoặc không là một sự thăng tiến đích thực của hàng giáo dân".
Thứ ba là: Liệu các người này có thể giảng trong Thánh Lễ
không, và liệu việc một linh mục bắt đầu bài giảng và một người
khác tiếp tục bài giảng là một trường hợp "đối thoại" hay không?
Huấn thị Ecclesiae de Mysterio, số 3.3, cho biết: "Khi một sự hỗ trợ
trình bày và cung cấp sự hỗ trợ này không ủy thác nhiệm vụ rao giảng
cho người khác, thừa tác viên chủ lễ nên thận trọng sử dụng sự “đối
thoại” trong bài giảng, phù hợp với các qui tắc phụng vụ".
Chú thích liên quan nhắc đến số 48 của Chỉ dẫn cho Thánh Lễ trẻ
em, viết: "Bài giảng giải thích Lời Chúa phải được làm nổi bật trong
tất cả các Thánh Lễ trẻ em. Đôi khi bài giảng dành cho trẻ em nên trở
thành một cuộc đối thoại với các em, trừ khi tốt hơn các em nên lắng
nghe trong thinh lặng".

44
Trong ánh sáng của điều này, tôi không thể thấy làm thế nào cách
thực hiện được mô tả bởi độc giả của chúng tôi có thể được xếp hạng
là "đối thoại". Thuật ngữ này đòi hỏi việc sử dụng một định dạng hỏi
đáp trong bài giảng như một công cụ sư phạm. Không ai có thể mong
chờ linh mục khởi đầu một bài giảng, và cho phép một thiếu niên tiếp
tục nói tiếp phần ngài bỏ dở.
Thay vì cuộc đối thoại, sự thực hành này được xem là vì mọi mục
đích thực tiễn "ủy thác nhiệm vụ rao giảng cho người khác", và do đó
trái với các qui tắc của huấn thị.
Vì vậy, tôi sẽ kết luận rằng việc giải thích về Huấn thị Ecclesiae de
Mysterio, số 3.3, là không chính xác, và do đó việc thực hành được mô
tả bởi độc giả của chúng tôi là trái với các qui tắc phụng vụ hiện nay.
(Zenit.org 10-7-2012)

Chúa sống lại hơn một lần sao?


Lời giải đáp của tôi ngày 26-6 về Kinh Tin kính các Tông đồ đã làm
cho một số độc giả gửi thêm câu hỏi. Ví dụ, một người hỏi: "Cả hai
Kinh tin kính các Tông đồ và Kinh Tin kính Nicene bằng tiếng Anh
đều nói rằng “on the third day, he rose again' (vào ngày thứ ba, Người
sống lại nữa). Chữ again (nữa, lại) này dường như ngụ ý rằng Chúa
Giêsu đã sống lại (trỗi dậy) nhiều hơn một lần từ cõi chết. Trong bản
tiếng Latinh, tiếng Pháp và các các ngôn ngữ khác viết rằng “ngày thứ
ba, Người đã sống lại (trỗi dậy) từ trong kẻ chết”. Xin cha giải thích rõ
điều này”.
Đáp: Đây chỉ đơn giản là một nhược điểm của ngữ pháp tiếng Anh
mà không có trong tất cả các ngôn ngữ. Nó không nhất thiết có nghĩa
rằng hành động đã được thực hiện trước đó rồi. Ví dụ, nếu chúng ta
nói: "Phêrô đang đi bộ trong rừng, anh vấp vào một gốc và ngã úp mặt
xuống đất, Với tiếng rên, và chà tay vào mũi mình, anh lại đứng dậy
(he got up again)”. Cụm từ “anh lại đứng dậy” hoặc “anh đứng dậy nữa”
không ngụ ý rằng anh đã ngã xuống hơn một lần.

45
Cấu trúc trong tiếng Anh như thế cũng được dùng trong bản dịch
King James và các bản dịch khác của Tân Ước, khi nhắc đến sự sống
lại của Chúa Kitô.
Ví dụ, Mt 20, 18-19: “Này chúng ta lên Giêrusalem, và Con Người sẽ
bị nộp cho các thượng tế và kinh sư. Họ sẽ kết án xử tử Người, sẽ nộp
Người cho dân ngoại nhạo báng, đánh
đòn và đóng đinh vào thập giá và, ngày
thứ ba, Người sẽ trỗi dậy (he shall rise
again)” (điều này được lặp lại trong Mc
10, 33-34, Lc 18, 31-33).
Ngoài ra, 1 Cr 15, 3-4: "Trước hết,
tôi đã truyền lại cho anh em điều mà
chính tôi đã lãnh nhận, đó là: Đức Kitô
Cây thông Noel trên quảng đã chết vì tội lỗi chúng ta, đúng như
trường thánh Phêrô năm 2009 lời Kinh Thánh, rồi Người đã được mai
táng, và ngày thứ ba đã trỗi dậy (he rose
again), đúng như lời Kinh Thánh”. (Zenit.org 10-7-2012)

Chủ nhật Thăng Thiên được tính là Chủ nhật Mùa


Thường niên không?
Hỏi: "Chủ nhật Thăng Thiên" có được tính vào số Chủ nhật của Mùa
Thường niên không? Tôi cho rằng Chủ Nhật Hiện Xuống nên được
đồng thời xem là ngày nối lại Mùa Thường niên. Lý do của tôi là để cho
mùa Phục Sinh có đủ 50 ngày. - A. A., tỉnh Isabela, Philippines
Đáp: Trên thực tế, Chủ nhật Thăng Thiên (hoặc thứ năm Thăng
Thiên) không hề là một yếu tố để tính vào số các chủ nhật Mùa Thường
niên. Trong các quốc gia chuyển lễ Thăng Thiên từ ngày thứ năm truyền
thống vào Chủ nhật kế tiếp, lễ bị mất là Chúa Nhật thứ 7 mùa Phục
Sinh, chứ không phải một Chủ nhật Mùa Thường niên. Số lượng ngày
cho mùa Phục Sinh vẫn giữ nguyên: nó luôn luôn có 50 ngày, kể từ Chủ
Nhật Phục Sinh đến Chủ Nhật Hiện Xuống.

46
Lý do tại sao Mùa Thường niên đôi khi có 33 tuần và đôi khi có 34
tuần là dựa vào các yếu tố khác.
Trong Giáo hội Công giáo, Mùa Thường niên bắt đầu vào ngày tiếp
sau lễ Chúa chịu phép rửa.
Giáo hội thường cử hành lễ này vào ngày Chủ Nhật sau lễ trọng
Hiển Linh (ngày 6-1). Tuy nhiên, một số quốc gia luôn cử hành Lễ
Hiển Linh vào ngày Chủ Nhật sau Lễ trọng Mẹ Thiên Chúa (ngày 1-1).
Trong trường hợp thứ hai này, nếu lễ Hiển Linh rơi vào ngày Chủ nhật,
ngày 7 hoặc 8-1, các quốc gia này chuyển lễ Chúa chịu phép rửa vào
ngày thứ Hai kế tiếp, ngày 8 hay 9-1, và tuần 1 cùa Mùa Thường niên
bắt đầu từ ngày thứ ba ngay sau đó, ngày 9 hay 10-1.
Có tuần 1 Mùa Thường niên nhưng không có Chủ nhật thứ nhất
Mùa Thường niên. Chủ nhật sau lễ Chúa chịu phép rửa luôn luôn là
Chúa Nhật thứ 2 Mùa Thường niên.
Mùa Thường niên tiếp tục cho đến ngày trước Thứ tư Lễ Tro, vốn
rơi vào khoảng giữa ngày 4-2 đến ngày 10-3, và đánh dấu sự khởi đầu
của mùa Chay. Do đó, Mùa Thường niên giữa mùa Giáng sinh và mùa
Chay có thể kết thúc giữa tuần thứ 4, tuần thứ 5, tuần thứ 6, tuần thứ
7, tuần thứ 8 hoặc tuần thứ 9 của Mùa Thường niên.
Mùa Thường niên sẽ trở lại vào ngày thứ hai sau Chủ Nhật Hiện
Xuống, vốn có thể rơi vào giữa ngày 10-5 và 13-6, và kết thúc vào chiều
thứ Bảy trước Chủ Nhật thứ nhất Mùa Vọng (khoảng giữa ngày 28-11
và 3-12). Như vậy, Mùa Thường niên luôn bao trùm các tháng Bảy,
Tám, Chín và Mười, và phần lớn hoặc toàn bộ tháng Sáu và tháng
Mười Một. Trong một số năm, Mùa Thường niên bao gồm một phần
tháng Năm, một ngày hay hai ngày đầu tháng Mười Hai, hoặc cả hai. Lễ
Chúa Kitô Vua được cử hành vào Chủ nhật cuối cùng của Mùa Thường
niên.
Chiều dài của mùa Vọng thay đổi giữa ba đến bốn tuần lễ, tùy thuộc
vào ngày lễ Chúa Giáng sinh. Tuy nhiên, Giáo hội muốn đảm bảo rằng

47
các bài đọc trong tuần 34 của Mùa Thường niên luôn được đọc. Để đạt
được điều này, Giáo Hội thường bỏ qua tuần lễ vốn thường đi trước sự
trở lại của Mùa Thường niên sau Chủ Nhật Hiện Xuống.
Vì lý do này, số lượng thực tế của các tuần lễ đầy đủ hoặc không
đầy đủ của Mùa Thường niên trong bất cứ năm nào là đa số 33 tuần,
và thỉnh thoảng 34 tuần. Ví dụ, trong năm 2012, Chủ Nhật trước thứ
Tư Lễ Tro là Chủ nhật thứ 7 Mùa Thường niên, và ngày sau ngày Chủ
nhật Hiện Xuống bắt đầu tuần thứ 8 trong Mùa Thường niên, và do đó
chúng ta sẽ có 34 tuần của Mùa Thường niên.
Tuy nhiên, trong năm 2013, tuần lễ trước Thứ Tư Lễ Tro sẽ là tuần
lễ thứ 5, trong khi tuần lễ thứ 7 sẽ bắt đầu sau lễ Hiện Xuống, bỏ qua
tuần lễ thứ 6. (Zenit.org 17-7-2012)

Có kinh nhật tụng “ngoại lịch” trong sách Các Giờ


Kinh Phụng Vụ không?
Hỏi: Con là một chủng sinh và chỉ mới bắt đầu đọc Các Giờ Kinh
Phụng Vụ. Câu hỏi của con là: Liệu có kinh nhật tụng “ngoại lịch” giống
như Thánh Lễ “ngoại lịch” không? Chẳng hạn được phép cử hành kinh
nhật tụng kính Thánh Tâm vào các ngày thứ Sáu đầu tháng không?
Con không nhớ bất cứ điều gì trong hướng dẫn, và cuốn sách dường
như chỉ có phần nhật tụng kính Đức Mẹ cho ngày thứ bảy, giống như
phần kinh nhật tụng “ngoại lịch”. Con đã hỏi ba linh mục tại chủng
viện, và có ba câu trả lời khác nhau. - M. S., Rôma
Đáp: Chủ đề này được giải quyết trong Văn kiện trình bày và quy
định các Giờ Kinh Phụng Vụ, đặc biệt là trong các số 245-252. Văn
kiện này nói:
"245. Ngoài các lễ trọng, chủ nhật Mùa Vọng, Mùa Chay, Mùa Phục
Sinh, Thứ Tư Lễ Tro, Tuần Thánh, các ngày trong tuần bát nhật Phục
Sinh, và ngày 2-11, thì vì lợi ích chung hay lòng sùng kính riêng, có thể
cử hành toàn bộ hay một phần kinh nhật tụng theo ý mình chọn, như

48
khi hành hương, mừng lễ địa phương, hay kính một vị thánh cách long
trọng bề ngoài.
”246 Trong vài trường hợp đặc biệt, khi đọc kinh nhật tụng, có thể
chọn một số công thức khác với những công thức quen dùng, miễn là
không phương hại gì tới cách sắp đặt chung của mỗi giờ kinh và phải
giữ những luật sau đây.
”247 Trong ngày chủ nhật, lễ trọng, và lễ kính Chúa có ghi trong lịch
chung, các ngày Mùa Chay và Tuần Thánh, các ngày trong tuần Bát
nhật Lễ Phục Sinh và Giáng sinh, cũng như các ngày từ 17 đến 24-12
không bao giờ được phép thay đổi các công thức dành riêng hay thích
hợp cho những ngày đó, chẳng hạn như các điệp ca, Thánh thi, bài đọc,
xướng đáp, lời nguyện, và thường khi cả các Thánh vịnh nữa.
"Có thể tùy nghi thay các Thánh vịnh ngày Chúa nhật bằng các
Thánh vịnh ngày Chúa nhật của một tuần khác. Nếu có giáo dân tham
dự, có thể chọn những Thánh vịnh khác nữa, để dần dần giúp họ hiểu
thêm các Thánh vịnh.
"248 Giờ Kinh Sách bao giờ cũng phải đọc bài Kinh Thánh theo tuần
lễ chỉ định. Khi đọc Kinh nhật tụng cũng phải nhớ lời của Giáo hội là
“trong khoảng thời gian mấy năm nhất định phải đọc cho giáo dân
phần Kinh Thánh quan trọng hơn cả”.
"Vì thế, Mùa Vọng, Mùa Giáng Sinh, Mùa Chay và Mùa Phục Sinh,
không được bỏ đứt quãng các bài Kinh Thánh dành cho giờ Kinh Sách.
Mùa Thường Niên, khi có lý do chính đáng như tĩnh tâm, hội học về
mục vụ, cầu nguyện cho Giáo Hội được hiệp nhất và những trường
hợp tương tự, thì một ngày nào đó, hay nhiều ngày liên tiếp, có thể
chọn những bài Kinh Thánh trong số những bài khác hay dành cho
các ngày khác.
”249. Nếu gặp lễ trọng, lễ kính hay lễ nào đặc biệt, mà phải gián
đoạn đọc các bài đọc liên tiếp, thì trong tuần lễ đó được phép đọc thêm
các phần đã bỏ, hay tùy ý lựa chọn.

49
"250 Giờ Kinh Sách, thay vì đọc bài thứ hai ngày hôm đó, thì khi có
lý do chính đáng, có thể chọn một bài khác thuộc cùng một mùa. Có
thể tìm bài đọc trong sách các Giờ Kinh Phụng Vụ hay trong Sách các
bài đọc được tùy ý lựa chọn (số 161). Ngoài ra, trong các ngày Mùa
Thường Niên, và ngay cả Mùa Vọng, Mùa Giáng Sinh, Mùa Chay và
Mùa Phục Sinh, có thể tùy nghi đọc gần như liên tục tác phẩm của một
giáo phụ nào hợp với tinh thần Kinh Thánh và Phụng vụ.
"251. Lời Chúa, lời nguyện, các câu hát (thánh thi, điệp ca), và các
lời chuyển cầu những ngày thường trong một mùa đặc biệt, thì có thể
đọc vào những ngày khác cùng một mùa.
"252. Ta nên lưu ý đọc Thánh vịnh theo chu kỳ từng tuần một, nhưng
nếu vì lý do thiêng liêng hay mục vụ, thì thay vì đọc Thánh vịnh theo
ngày, thì có thể đọc các Thánh vịnh cùng một giờ nhưng thuộc ngày
khác. Lại cũng có những trường hợp đặc biệt được phép chọn những
thánh vịnh thích hợp, hay những phần kinh khác giống như khi được
quyền chọn kinh nhật tụng ngoại lịch" (Bản dịch Việt ngữ của Nhóm
CGKPV).
Vì vậy, trong khi các quy định cho phép một sự áp dụng rộng rãi
trong việc thích nghi với các hoàn cảnh đặc biệt, sự áp dụng đòi hỏi
một sự hiểu biết nhất định với các phức tạp của cuốn sách và một mức
độ nhất định về trình độ thần học và phụng vụ.
Hơn nữa, có ít chọn lựa cho kinh nhật tụng “ngoại lịch” trong sách
Các Giờ Kinh Phụng Vụ hơn so với các Thánh Lễ “ngoại lịch” trong
Sách Lễ Rôma.
Một lý do cho việc này là ưu tiên chung cho việc duy trì chu kỳ bốn
tuần đầy đủ cho các thánh vịnh càng nhiều càng tốt. Do đó, các quy
định trên chỉ gợi ý rằng kinh nhật tụng “ngoại lịch” được sử dụng trên
tất cả vì lý do mục vụ, chứ không vì lòng sùng mộ cá nhân, chẳng hạn
như ngày thứ Sáu đầu tháng.

50
Một lý do khả dĩ khác là sự phát triển lịch sử của Kinh nhật tụng là
khác hơn so với sự phát triển lịch sử của Thánh Lễ. Việc tham dự đọc
các Giờ Kinh Phụng Vụ nhanh chóng trở thành gần như độc quyền
của hàng giáo sĩ và tu sĩ. Còn Thánh Lễ, bởi bản tính của nó, được dành
cho tất cả người Công giáo.
Do đó hoàn toàn tự nhiên rằng, theo dòng thời gian, người ta đòi hỏi
một Thánh Lễ “ngoại lịch” theo lòng sùng kính của họ, hơn là đòi hỏi
một kinh nhật tụng “ngoại lịch”. Thật vậy, khái niệm của một Thánh Lễ
“ngoại lịch” là nó không buộc tương ứng với kinh nhật tụng của ngày
hôm ấy, nhưng Thánh lễ này được dành cho một "votum", hay ý chỉ
đặc biệt. Các Thánh lễ nghi thức (truyền chức chẳng hạn) và Thánh lễ
an táng cũng sẽ được xem là các thánh lễ “ngoại lịch” theo nghĩa rộng.
Đã có một số dấu vết của các Thánh Lễ được cử hành theo các ý
chỉ đặc biệt như vậy trong các tác phẩm của Thánh Augustinô, mặc
dù thuật ngữ Thánh Lễ “ngoại lịch” xuất hiện lần đầu trong các sách
phụng vụ vào khoảng giữa thế kỷ thứ V.
Kinh nhật tụng “ngoại lịch” xuất hiện lần đầu vài thế kỷ sau đó,
thông thường tương ứng với sự sùng kính của các Dòng tu. Các kinh
nhật tụng bổ sung ngắn này được đọc ngoài các Giờ Kinh quy định để
vinh danh Thiên Chúa Ba Ngôi, Đức Mẹ, các thánh, Thánh Giá, các
đẳng linh hồn...
Chính các kinh nhật tụng bổ sung này, hơn là Thần Vụ, đã trở thành
phổ biến với giáo dân có học thức trong thời Trung cổ. Vì vậy, đã hình
thành các sách chép tay có hình vẽ minh họa, được gọi là Sách Các Giờ
Kinh bằng tiếng Latinh, và prymers (Sách Kinh) bằng tiếng Anh.
Là một hình thức đặc biệt của kinh nhật tụng, "kinh nhật tụng kính
Đức Trinh Nữ Maria" được đặc biệt phổ biến và là phần thêm bắt buộc
vào Thần Vụ của một số Dòng tu. Các cuốn sách kinh nguyện này là
thuộc loại sách nổi tiếng của thời Trung cổ, và nhiều bản kinh vẫn còn
tồn tại ngày nay.

51
Trong quá trình chỉnh sửa của sách Nhật tụng Rôma, một số ít kinh
nhật tụng, nhất là các kinh dành tôn kính Đức Maria, các thánh và
các đẳng linh hồn, đã đi vào bản văn chính thức. Tuy nhiên, một cách
hợp lý, các kinh nhật tụng “ngoại lịch” này là ít hơn so với các thánh lễ
“ngoại lịch”.
Sách lễ hiện nay phân biệt giữa "Thánh Lễ tùy nhu cầu" và "Thánh
lễ ngoại lịch." Thánh lễ tùy nhu cầu đề cập đến các công thức khẩn cầu
ân sủng cho một loạt các hoàn cảnh Giáo Hội hoặc dân sự, trong khi
Thánh Lễ “ngoại lịch” được tổ chức để tôn vinh Ba Ngôi Thiên Chúa,
Đức Maria và các thánh.
Dường như chỉ Thánh lễ “ngoại lịch” có thể tùy thuộc vào một kinh
nhật tụng “ngoại lịch” cùng với Kinh nhật tụng cho các đẳng linh hồn.
Không có kinh nhật tụng đặc biệt trong Sách giờ kinh, vốn tương ứng
với Thánh Lễ tùy nhu cầu trong Sách lễ. (Zenit.org 18-9-2012)

Tài liệu nào hướng dẫn cách phát âm tiếng Latinh?


Hỏi: Sau khi tôi (Cha Edward McNamara) trả lời ngày 11-9 về việc
sử dụng một ngôn ngữ không quen thuộc trong thánh lễ đồng tế, một
bạn đọc ở Michigan, Mỹ, hỏi: "Cha nói lên tầm quan trọng của việc
dùng tiếng Latinh và nhiều linh mục trẻ sử dụng tiếng Latinh nhiều
hơn. Tôi là một chủng sinh và tôi chia sẻ mong muốn có thể sẽ dâng
Thánh lễ và đọc Các Giờ Kinh Phụng Vụ bằng tiếng Latinh. Tuy nhiên,
tôi có một rào cản nghiêm trọng là tôi không biết cách phát âm chính
xác các từ ngữ Latinh Giáo hội. Xin cha đưa ra một số hướng dẫn về
những gì Giáo hội xem là cách phát âm đúng đắn tiếng Latinh Giáo
hội?".
Đáp: Cách nhanh nhất là bạn hãy học tiếng Ý, bởi vì tiếng Latinh
Giáo hội là chủ yếu tiếng Latinh phát âm giống như một người Ý nói
tiếng Latinh.

52
Một lời giải thích ngắn gọn nhưng rất rõ ràng về cách phát âm của
Latinh Giáo hội có thể được tìm thấy tại trang web: http://www.prec-
es-latinae.org/thesaurus/Introductio/Pronunciatio.html và trang web:
http://www.ewtn.com/expert/answers/ecclesiastical_latin.htm.
Lẽ tất nhiên tiếng Latinh là một ngôn ngữ được sử dụng rộng rãi, và có
mức độ khác nhau về cách sử dụng và cách phát âm. Quãng thời gian
từ nhà văn Horace đến thánh Augustinô là tương đương với quãng
thời gian từ Shakespeare đến chúng ta - và không có máy in và truyền
hình để thống nhất các cách sử dụng khác nhau.
Mặc dù không ai biết chính xác Hoàng đế Julius Caesar đã nói như
thế nào, các học giả của tiếng Latinh cổ điển đã ít nhiều đồng ý về quy
tắc phát âm chung cho Ciceron, Livy và Ovid. Các quy tắc này khác với
tiếng Latinh Giáo hội về nhiều điểm.
Bởi vì sự phát âm của tiếng Latinh Giáo hội là điểm quy chiếu cho
việc hát đúng nhạc bình ca và các bài sáng tác trong đa âm thánh
thiêng, hầu hết các trưởng ca đoàn và dàn hợp xướng tuân theo qui tắc
của Giáo hội.
Tuy nhiên, một số người Bắc Âu chọn lối phát âm và hát các bản
kinh Latinh trong một cách gần gũi hơn với các quy tắc cổ điển, hay
thậm chí theo giọng tiếng mẹ đẻ của họ. Các kết quả này có thể thật
sự là ‘choáng’ cho những người đã quen với tiếng Latinh truyền thống
của Giáo hội.
Một số độc giả hỏi liệu các quy tắc liên quan đến một ngôn ngữ
chung cho Kinh Nguyện Thánh Thể cũng được áp dụng cho các phần
chung được đọc bởi cả cộng đoàn không.
Tôi sẽ nói rằng, như một quy tắc của ngón tay cái, là được, nhưng
không phải là chặt chẽ như đối với Kinh Nguyện Thánh Thể.
Ít nhất là trong một số trường hợp đặc biệt, có thể để cho ca đoàn
hát một số phần, chẳng hạn như Sanctus (Thánh Thánh Thánh) và Ag-
nus Dei (Lạy Chiên Thiên Chúa). Các phần này luôn có thể được hát
53
bằng tiếng Latinh, cả khi Thánh Lễ đang dùng ngôn ngữ khác và đôi
khi, như trong Thánh Lễ đa chủng tộc, chúng có thể được hát hay đọc
trong các ngôn ngữ khác nhau.
Tuy nhiên, tôi cho rằng Kinh Lạy Cha là một thể loại khác biệt,
trong đó thật là tốt hơn khi cả cộng đoàn cùng hát hay đọc chung một
Kinh Lạy Cha, hoặc bằng tiếng địa phương chính hoặc bằng tiếng Lat-
inh. (Zenit.org 26-9-2012)

Có qui định về Thánh ca với Danh Chúa ở ngôi thứ


nhất số ít không?
Hỏi: Tôi có một câu hỏi về việc sử dụng âm nhạc trong phụng vụ.
Một linh mục đã nói rằng chúng ta không nên hát những bài hát mà
chúng ta hát như thể là Chúa đang nói: "Ta, Chúa của đại dương và
bầu trời, Ta đã nghe tiếng dân ta kêu khóc..." hoặc "Ta là bánh sự sống
..." Có qui định gì về điều này không? Tôi đã làm một nghiên cứu nhỏ,
nhưng không thể tìm ra câu trả lời. - D. E., San Jose, California (Mỹ)
Đáp: Mặc dù có một ý kiến rộng rãi cho rằng các bài hát này không
nên được sử dụng, nhưng trong thực tế không có qui định nào rõ ràng
cấm chúng cả.
Một số người lập luận rằng lời của các bài thánh ca như vậy không
tạo ra một phần của truyền thống phụng vụ Công giáo. Trong đó, có
một lý luận hợp lệ, vì các bài hát của loại này là khá mới lạ trong danh
mục bài hát. Tuy nhiên, đó không phải là một lý luận rất mạnh mẽ, bởi
vì việc đưa các bài hát vào Thánh Lễ là một sự mới lạ hậu Công đồng
trong Giáo hội, vì vậy không có truyền thống cho việc này.
Đúng là trong một số nền văn hóa, các tín hữu đã hát thánh ca trong
khi Thánh lễ đang diễn ra. Nhưng các bài thánh ca này, trong một cách
nào đó, là tiếp sát với thánh lễ, chứ không hội nhập vào chính Thánh
lễ. Tôi nghĩ đúng là phải nói rằng ngoài Các Giờ Kinh Phụng Vụ, người
Công giáo trước Công Đồng chung Vatican II đã hát các Thánh thi,

54
chủ yếu như là một phần của đạo đức bình dân, chứ không phải trong
Thánh Lễ.
Cũng là điều quan trọng là phải nhớ rằng ngay cả ngày nay, các
bài thánh ca ấy được xem như là thay thế cho việc hát các bản văn
chính thức, chẳng hạn ca nhập lễ và điệp ca hiệp lễ. Kiểu thức bốn bài
hát, vốn trở thành điển hình trong Thánh Lễ trong hình thức thông
thường, đã phát triển, bởi vì các phiên bản âm nhạc bản xứ của các bản
văn chính thức hầu như không tồn tại, và khả năng hợp pháp của việc
sử dụng các bài bình ca hiện tại vẫn không được dùng đến.
Trong những năm gần đây, một vài nhạc sĩ đã bắt đầu soạn nhạc cho
các bản văn của chính Thánh lễ bằng ngôn ngữ địa phương. Người ta
hy vọng rằng phong trào này sẽ tiếp tục phát triển và cuối cùng thay
thế cho kiểu thức bốn bài hát.
Chúng ta hãy quay trở lại câu hỏi về bản văn đặt Thiên Chúa trong
ngôi thứ nhất. Để đạt được một phán đoán, tôi nghĩ rằng lúc này chúng
ta có thể bỏ qua cuộc thảo luận về chất lượng âm nhạc của các bài
thánh ca này, vốn đi từ tao nhã đến vô vị.
Tôi cũng nghĩ thật là công bằng để nói rằng không ai thực sự nghĩ
rằng họ đang nói như là Chúa nói, khi họ hát các bài hát ấy. Thay vào
đó, họ nhận thức rằng đây là Kinh Thánh và sứ điệp được nói với họ và
với nhiều người khác nữa. Chắc chắn rằng các bản văn dựa vào Kinh
Thánh là một phần của truyền thống Công giáo và các khuyến nghị
của Giáo hội về bài thánh ca.
Tôi xin nói rằng câu hỏi, về tính hợp pháp và sự tiện lợi của các bản
văn này, chủ yếu tóm lại là liệu chúng ta có thể tìm thấy bất kỳ nền tảng
cho chúng, trong các nguồn truyền thống và nguồn phụng vụ chính
thức không.
Thỉnh thoảng chúng ta tìm thấy một vài bài thánh ca, trong đó ca
đoàn hoặc cộng đoàn hát hoặc đọc bản văn, mà ở đó Chúa là ở ngôi
thứ nhất số ít. Ví dụ rõ ràng nhất là các lời trách móc trong Thứ Sáu

55
Tuần Thánh: "Dân Ta ơi, Ta đã làm gì cho ngươi, hay Ta đã làm phiền
chi ngươi. Hãy trả lời Ta đi... Phải chăng vì Ta dẫn ngươi qua sa mạc
bốn mươi năm trường, cho ngươi ăn manna, và đưa ngươi vào đất hứa,
mà người dọn thập tự cho Đấng đã cứu ngươi...”
Đôi khi các điệp ca hiệp lễ sử dụng bản văn ở ngôi thứ nhất số ít,
mặc dầu thường chèn một cụm từ, chẳng hạn “Chúa nói”, vốn loại bỏ
mọi ngờ vực về ai đang nói. Do đó, thứ Hai tuần đầu tiên của Mùa
Chay: "Amen, Thầy bảo thật cho anh em: sự gì anh em làm cho người
bé mọn nhất của Ta, là làm cho Ta, Chúa nói. Hãy đến, hỡi người được
Cha ta chúc phúc, hãy tiếp nhận Nước Trời dọn sẵn cho anh em từ
thuở tạo dựng trời đất...”.
Tuy nhiên, có những lần các chữ thêm này bị bỏ qua. Ví dụ, điệp
ca hiệp lễ của Chủ Nhật thứ hai Mùa Chay: "Đây là Con yêu dấu của
Ta, đẹp lòng ta mọi đàng”. Và điệp ca hiệp lễ của Chủ Nhật Lễ Lá: "Lạy
Cha, nếu có thể được thì xin cho Con khỏi uống chén này, đừng theo
như ý Con, một xin vâng ý Cha đã định trước muôn đời”. Cũng thế,
Thứ Năm sau Chủ Nhật thứ hai Phục Sinh: "Này, Thầy ở lại với anh em
luôn mãi, cho tới ngày tận thế, alleluia".
Danh mục các bài bình ca cũng có một vài ví dụ về bài hát có Chúa
ở ngôi thứ nhất số ít. Ví dụ, Alleluia của ngày lễ Thánh Tâm, "Tollite
iugum meum ... [Hãy mang lấy ách của Ta]" được lấy từ Mt 11, 29. Một
điệp ca dâng lễ được sử dụng vào ngày lễ này, "Improperium expectavit
cor meum ... [Lời thóa mạ làm tim Ta tan vỡ]", là một câu của Tv 69,
20 nhưng mà Phụng vụ đặt lời này vào miệng của Thánh Tâm Chúa.
Để kết luận, bất kỳ bài hát nào thực sự đồng hóa ca sĩ với Thiên
Chúa sẽ sa vào sai lầm tín lý, và không bao giờ được sử dụng.
Tuy nhiên, nếu một bài hát lấy lời từ bản văn Kinh Thánh, hoặc liên
quan chặt chẽ với bản văn Kinh Thánh, do đó không có nguy hiểm về
sai lầm tín lý, tôi sẽ nói rằng việc sử dụng chúng không thể bị loại trừ
như là một vấn đề nguyên tắc. Thật là cần thiết để xem xét riêng từng

56
bài hát, và đánh giá nó trên giá trị giáo lý, văn chương và âm nhạc của
nó. (Zenit.org 9-10-2012)

Thần học phụng vụ nghi thức Latinh và nghi thức


Đông phương có khác nhau không?
Hỏi: Có sự khác biệt nào giữa Thánh Lễ nghi thức Latinh và Thánh
Lễ nghi thức Đông phương, chẳng hạn nghi thức Ukraina hoặc Sy-
ro-Malabar không? Có sự khác biệt nào trong thần học đằng sau các
nghi thức này không? - M. M., Ottawa, Canada
Đáp: Câu trả lời cho câu hỏi thứ nhất là liệu có sự khác biệt trong
Thánh Lễ giữa phụng vụ nghi thức Rôma và nghi thức Đông phương
không, là khá dễ: Không có sự khác biệt. Thánh Lễ là như nhau ở bất
cứ nơi nào trên thế giới.
Câu trả lời cho câu hỏi thứ hai liên quan đến thần học của Thánh Lễ
thì có phần phức tạp hơn và có thể được mô tả như là “không” và “có”
cùng một lúc.
Câu trả lời là “không”, nếu sự khác biệt trong thần học mà chúng ta
hiểu là một sự khác biệt liên quan đến một sự thiết yếu. Mọi gia đình
phụng vụ của Giáo hội đều cho rằng việc cử hành Thánh Thể là hiện tại
hóa hy lễ của Chúa Kitô qua sự can thiệp của Chúa Thánh Thần.
Tất cả đều tin rằng rước lễ là rước Mình và Máu thánh của Chúa
Kitô. Nói cách khác, các khía cạnh thiết yếu của thần học Thánh Thể
là chung cho tất cả.
Tuy nhiên, câu trả lời có thể là “có”, nếu qua sự khác biệt chúng ta
hiểu rằng nhiều nghi thức, thông qua việc cử hành, có xu hướng nhấn
mạnh vài khía cạnh của một mầu nhiệm hơn là các khía cạnh khác.
Trong ý nghĩa này, thần học của Nghi thức Rôma, và đặc biệt là Kinh
nguyện Thánh Thể thứ nhất, liên tục nhấn mạnh chủ đề của việc Chúa
Cha thương nhận của lễ hy sinh. Do đó, Kinh nguyện nầy bắt đầu:

57
"Lạy Cha rất nhân từ, nhờ Đức Giêsu Kitô, Con Cha, Chúa chúng
con, chúng con khẩn khoản nài xin Cha thương nhận, và ban phúc cho
những của lễ hiến dâng, của lễ thượng tiến, của lễ hy sinh tinh tuyền
và thánh thiện này”.
Các lời cầu nguyện chuyển cầu tiếp theo thể hiện của lễ hy sinh
được dâng để cầu cho ai: Cầu cho Giáo hội, Đức giáo hoàng, các Giám
mục, và mọi người hiện diện, là những người cũng dâng của lễ hy sinh
cho chính họ và những người thân yêu của họ. Lý do họ dâng của lễ
hy sinh là:
"Hầu linh hồn họ được cứu chuộc, thân xác được an lành mạnh
khỏe như lòng mong ước: Như vậy, họ được tôn vinh Chúa là Thiên
Chúa thật, hằng hữu và hằng sống”.
Chủ đề của việc thương nhận của lễ hy sinh cũng được đưa vào các
phần khác của Kinh nguyện. Ví dụ:
"Vì vậy, lạy Chúa, xin vui lòng chấp nhận lễ vật của chúng con là tôi
tớ Chúa, và của toàn thể gia đình Chúa. Xin an bài cho đời chúng con
được sống trong bình an của Chúa, cứu chúng con thoát khỏi án phạt
đời đời, và nhận chúng con vào đoàn những người Chúa chọn”.
"Lạy Chúa, xin thương ban phúc, chấp nhận, chuẩn y, làm cho những
lễ vật này được hoàn hảo và đẹp lòng Chúa...”
"Xin Chúa ghé mắt nhân từ và khoan hậu nhìn đến những lễ vật này,
và thương nhận như đã nhận lễ vật của Abel tôi trung của Chúa, hy lễ
của Abraham tổ phụ chúng con, hy lễ thánh thiện và lễ vật tinh tuyền
của Melkisêđê, thượng tế của Chúa”.
"Lạy Chúa toàn năng, chúng con nài xin Chúa sai Sứ thần dâng lễ
vật này lên bàn thờ cao sang trước tôn nhan uy linh Chúa...”
Chúng tôi đã sử dụng Lễ Quy Rôma như minh họa tốt nhất cho
truyền thống thần học của Nghi thức này. Các Kinh nguyện Thánh Thể
khác, hoặc đi theo truyền thống này, hoặc như trường hợp của Kinh

58
Nguyện Thánh Thể thứ tư, được lấy cảm hứng từ các mô hình Đông
phương.
Mỗi một Giáo hội Đông phương có một sự nhấn mạnh khác nhau
về mầu nhiệm. Ví dụ, hầu hết các Giáo hội theo truyền thống Byzan-
tine nhấn mạnh nhiều vào hành động của Chúa Thánh Thần trong bí
tích Thánh Thể. Chủ đề này là hầu như ít được đề cập đến trong phụng
vụ Rôma, mặc dù nó đã là minh nhiên hơn trong các Kinh nguyện
Thánh Thể mới.
Một ví dụ là Kinh Khẩn cầu Thánh Linh, được đọc sau khi truyền
phép trong Giáo hội Công giáo Ukraina:
"Linh mục (thinh lặng một chút): Một lần nữa chúng con dâng lên
Chúa của lễ linh thiêng và không đổ máu này, và chúng con khẩn cầu,
cầu nguyện, và khấn xin Chúa gửi Chúa Thánh Thần xuống trên chúng
con và trên các của lễ dâng ở đây. (làm phép bánh) Và làm cho bánh
này nên Mình châu báu của Đức Kitô, (làm phép chén thánh) và làm
cho rượu trong chén thánh này trở nên Máu châu báu của Đức Kitô.
(làm phép cả hai) Sau khi đã được biến đổi bởi Chúa Thánh Thần:
"Linh mục (thinh lặng một chút): Vì vậy, xin cho những ai chia sẻ
Mình và Máu thánh Chúa được thanh luyện linh hồn, được tha thứ tội
lỗi, hiệp thông trong Chúa Thánh thần, hưởng sự viên mãn của Nước
Trời, tin cậy vào Chúa, không bị phán xét hoặc án phạt.
"Linh mục (thinh lặng một chút): Hơn nữa, chúng con cũng dâng
lên Chúa của lễ hy sinh thiêng liêng để cầu cho những linh hồn ra đi
trước chúng con trong đức tin: tổ tiên, ông bà cha mẹ, tổ phụ, ngôn sứ,
tông đồ, nhà rao giảng, nhà truyền giáo, các thánh tử đạo, các thánh
hiển tu, các vị khổ tu và mọi người công chính đã qua đời trong đức
tin”.
Các ví dụ về sự khác biệt trong sự nhấn mạnh thần học có thể là vô
số.

59
Điều quan trọng cần nhớ là, thay vì là một nguồn chia rẻ, các khác
biệt ấy giúp cho thấy chiều sâu khôn dò của mầu nhiệm Thánh Thể.
Chính đây là một món quà khôn tả đến nỗi không cá nhân hoặc cộng
đồng nào có thể diễn tả mầu nhiệm này thật đầy đủ được.
Đây là một lý do cho thấy tại sao Giáo hội tìm cách duy trì và cỗ vũ
mọi truyền thống phụng vụ đa dạng của mình. Toàn thể Giáo hội sẽ
bị nghèo đi nếu một trong các truyền thống ấy không còn nữa. (Zenit.
org 13-11-2012)

Được đặt cây Giáng sinh trong cung thánh không?


Hỏi: Trong nhà thờ của chúng tôi, đã trở thành thói quen trong mấy
năm qua là người ta đặt một cây Giáng sinh lớn và được thắp sáng, ở
cung thánh trong mùa Vọng và mùa Giáng sinh. Nó được nhìn thấy
khá dễ dàng trong nhà thờ. Bởi vì cây Noel này lớn và đèn nhấp nháy
theo chu kỳ, nó khá gây mất sự tập trung cho mọi người trong Thánh
Lễ. Có người đã xin cha xứ tắt đèn nhưng không thành công, vì xét
nó trái với tinh thần của mùa. Thưa cha, có điều gì ủng hộ ý kiến trên
trong chữ đỏ không? - M. T., Wellington, New Zealand
Đáp: Không hiểu vì sao, với quá nhiều công việc phải làm, Tòa
Thánh đã không ban hành bất kỳ qui định phổ quát nào liên quan đến
cây Noel đặt trong cung thánh hoặc nơi khác.
Liên quan đến các nguyên tắc bao quát, Quy Chế Tổng Quát Sách Lễ
Rôma, số 305, cho biết:
"Nên giữ chừng mực khi trang hoàng bàn thờ. Trong Mùa Vọng, bàn
thờ được chưng hoa cách vừa phải, thích hợp với đặc tính của mùa, để
không cho thấy quá sớm niềm vui trọn vẹn của ngày Sinh Nhật Chúa.
Mùa Chay không được chưng hoa trên bàn thờ, trừ Chúa Nhật Laetare
(IV Mùa Chay), các lễ trọng và lễ kính.
“Việc chưng hoa phải luôn luôn điều độ, và nên đặt hoa chung
quanh bàn thờ hơn là trên bàn thờ”.

60
Nguyên tắc chung của sự chừng mực đối với sự chưng hoa mở rộng
cho toàn bộ khu vực bàn thờ.
Tài liệu "Xây dựng các viên đá sống động", do các Giám mục Mỹ
phổ biến, có một số nhận xét thú vị, mặc dầu chúng không có trọng
lượng pháp quy bên ngoài đất nước Mỹ:
"123. Truyền thống trang hoàng hoặc không trang hoàng nhà thờ
cho các mùa phụng vụ và lễ trọng đề cao sự nhận thức về bản chất lễ
trọng, lễ kính hoặc sám hối của các mùa này. Trí óc và tâm hồn con
người được kích thích bởi âm thanh, cảnh quan, và hương thơm của
mùa phụng vụ, vốn kết hợp để tạo ra ấn tượng mạnh mẽ và kéo dài của
các ân sủng dồi dào và phong phú, riêng biệt cho mỗi mùa.
"124. Kế hoạch trang trí theo mùa nên bao gồm các khu vực khác,
ngoài cung thánh. Việc trang trí là nhằm thu hút người ta đến với bản
tính đích thực của mầu nhiệm được cử hành hơn là việc trang trí tự nó
là cùng đích. Hoa tự nhiên, thảo mộc, vòng hoa và dải vải, và các vật
trang trí khác theo mùa có thể được sắp xếp để tăng cường các điểm
tập chú chính của phụng vụ. Bàn thờ cần được sáng rõ và đứng một
mình, không có tường trang trí hoa lớn hoặc hang đá Giáng sinh, và
lối đi trong khu vực cửa chính vào nhà thờ, lòng nhà thờ và cung thánh
cần được sáng rõ, không trang hoàng.
"125. Các trang trí theo mùa được duy trì trong suốt mùa phụng vụ.
Bởi vì mùa Giáng sinh bắt đầu với Lễ Vọng Giáng sinh và kết thúc với
lễ Chúa Giêsu chịu phép rửa, việc lắp đặt và tháo gỡ vật trang trí Giáng
sinh phải trùng khớp với các ngày này. Do mùa Phục Sinh kéo dài 50
ngày, kế hoạch trang trí sẽ bao gồm các cách thức để duy trì các trang
trí cho đến ngày thứ năm mươi lễ Hiện Xuống.
"126. Trong năm phụng vụ, các ngày lễ trọng và lễ nhớ của Đức Mẹ
và các thánh với ý nghĩa đặc biệt cho giáo xứ cung cấp cơ hội để thể
hiện lòng sùng kính, bằng cách trang trí tranh tượng với sự sắp xếp hoa
trang nhã hay thảo mộc.

61
“127. Vải nghệ thuật trong hình thức của các biểu ngữ và trướng
rước kiệu có thể là một cách hiệu quả để truyền đạt tinh thần của mùa
phụng vụ, đặc biệt là thông qua việc sử dụng màu sắc, hình dạng, kết
cấu và hình thức biểu tượng. Việc sử dụng hình ảnh hơn là chữ viết là
phù hợp với phương tiện truyền đạt này.
"128. Các vật như vòng hoa mùa Vọng, hang đá Giáng sinh, và các
thiết bị theo mùa truyền thống tương xứng với kích thước của không
gian và các đồ trang trí khác, có thể củng cố việc cầu nguyện và sự hiểu
biết của cộng đoàn giáo xứ".
Thêm một lần nữa, các nguyên tắc chung liên quan là rằng các trang
trí theo mùa củng cố việc cầu nguyện và sự hiểu biết của cộng đoàn
giáo xứ.
Tôi có thể nói rằng một cây Giáng sinh được trang trí trong cung
thánh khó có thể được xem như là một sự trang trí vừa phải, ngay cả
khi các đèn nhấp nháy được tắt đi. Như vậy, thay vì "củng cố việc cầu
nguyện và hiểu biết”, các tín hữu dường như chia sẻ nhiều hơn với kinh
nghiệm của độc giả trên là họ bị chia trí trong Thánh lễ.
Giống như các văn kiện phổ quát, tài liệu "Xây dựng các viên
đá sống động” không đề cập đến cây Giáng sinh. Điều này là bởi
vì ít khi tìm thấy cây Giáng sinh trong cung thánh Công giáo.
Vì vậy, tôi xin nhắc lại những gì tôi đã nói trong một lần giải đáp cách
đây vài năm (ngày 29-11 và ngày 13-12-2005):
"Cây thông Noel được dựng cách thích hợp hơn bên ngoài cung
thánh và nhà thờ, và tốt nhất nên đặt ở tiền sảnh hoặc sân nhà thờ. Đây
đã là một tập tục trên Quảng trường Thánh Phêrô từ thời ĐTC Gioan
Phaolô II .... Trong nhà thờ, ngoài hang đá, mùa Giáng sinh có thể
được gợi lên bằng cách sử dụng, ví dụ, cây trạng nguyên truyền thống,
cây nhựa ruồi và các vật liệu truyền thống khác tùy theo nền văn hóa".
Và: "Tôi không thấy sự khó khăn với cây Giáng sinh, nhưng ... Tôi
nghĩ rằng việc đặt nó trong cung thánh không phải là một sự thực

62
hành phổ biến trong Giáo hội. Do đó việc đặt như thế là không nên
bởi vì, như một biểu tượng phổ biến, nó không còn có một ý nghĩa độc
quyền tôn giáo, và có thể dễ dàng gợi lên khía cạnh vật chất và thương
mại của mùa lễ thánh". (Zenit.org 11-12-2012)

63
THÁNH LỄ
Đấng Bản quyền nào được nhắc đến tên trong
Thánh lễ?
Hỏi: Khi một linh mục cử hành phụng vụ của một nghi lễ trong một
nhà thờ hoặc cơ sở của một nghi lễ khác, Đấng Bản quyền nào được ưu
tiên nhớ tới trong thánh lễ: Giám mục của nghi lễ đang cử hành, hay
Giám mục, mà nhà thờ hoặc cơ sở đang cử hành ấy thuộc giáo phận
của Ngài? Tương tự như vậy, tôi thuộc về một cộng đoàn tu sĩ nghi lễ
Đông phương. Tuy nhiên, do các sứ vụ phúc âm của chúng tôi - ví dụ,
sinh hoạt ‘Gặp gỡ giới trẻ’ và Cursillo - trong trung tâm thiêng liêng
của cộng đoàn của chúng tôi, chúng tôi có khả năng thực hiện hai nghi
thức trong nghi lễ Rôma. Đa số người tham dự của chúng tôi thuộc về
nghi lễ Rôma.
Vì vậy, câu hỏi là: Khi chúng tôi cử hành Thánh Lễ trong nghi thức
Rôma, mà Đấng Bản quyền phải được ưu tiên nhớ đến, thì phải nhớ
Đấng Bản quyền của cơ sở chúng tôi hay nhớ Đấng Bản quyền nghi lễ
Rôma địa phương? Cuối cùng, tôi đã thực thi sứ vụ tại một cơ sở địa
phương hỗ trợ sự sống.
Vị linh mục cũ đã dâng lễ nhiều năm theo nghi lễ Libăng, và vị giám
đốc xã hội xin tôi tiếp tục theo nghi lễ này. Kể từ khi cha đã cử hành
phụng vụ Maronite (bằng tiếng Anh, lẽ tất nhiên) cho tín hữu, tôi cũng
làm như vậy. Tuy nhiên, đa số người của cộng đoàn nhỏ bé này theo
nghi lễ Rôma. Một lần nữa, có câu hỏi: Đấng Bản quyền nào có ưu tiên
trong việc được nhớ đến, Đấng Bản quyền Maronite hay Đấng Bản
quyền của giáo phận địa phương? (Cơ sở ấy không là cơ sở Công giáo.)
– J. T, Methuen, Massachusetts, Mỹ.
Đáp: Đây không phải là một câu hỏi dễ, và có thể không có câu trả
lời rõ ràng dứt khoát, vì hoàn cảnh thay đổi rất khác nhau.
Mục đích của việc nhắc tên của Đức Giáo hoàng, Đấng Bản quyền
địa phương, và trong một số trường hợp, Đức Thượng phụ hoặc vị
64
Tổng Giám mục chính trong Kinh Nguyện Thánh Thể, không phải là
một vấn đề danh dự, hoặc tôn trọng, nhưng là vấn đề hiệp thông. Khi
Lễ quy Rôma nói, chúng ta cầu nguyện "una cum", "cùng với", tức là
Đức Giáo hoàng và Giám mục địa phương. Theo một cách nào đó, việc
nhắc nhớ này biến một cộng đồng địa phương thành một sự diễn tả
thật sự của Giáo hội phổ quát.
Trong nghi lễ Latinh, tiêu chí nhắc nhớ đến Giám mục địa phương
là dựa trên thẩm quyền lãnh thổ. Chỉ có một Giám mục, người có thẩm
quyền hiện nay trên lãnh thổ, hoặc nơi cử hành Thánh Lễ, được nhắc
đến tên.
Linh mục có thể tùy chọn nhắc đến tên của Giám mục phụ tá; hoặc
nhắc nhớ tập thể nếu có nhiều hơn một Giám mục phụ tá. Không nhắc
đến tên của các Giám mục hưu trí, hoặc các Giám mục chủ tế thánh lễ
ngoài lãnh thổ của các vị.
Có một số trường hợp đặc biệt, trong đó thẩm quyền lãnh thổ không
trùng hợp với ranh giới của giáo phận. Ví dụ, một Đấng Bản quyền
quân sự thường thực thi thẩm quyền lãnh thổ của mình trên các căn cứ
quân sự trong cả đất nước, và danh tánh của Ngài được nhắc đến, khi
Thánh Lễ được cử hành trong các căn cứ hoặc tên tàu hải quân. Đấng
Bản quyền Công giáo gốc Anh giáo mới được bổ nhiệm sẽ thực thi
thẩm quyền của Ngài đối với các nhà thờ và các tổ chức thuộc về Hạt
Đại diện, và danh tánh của Ngài được nhắc đến khi Thánh Lễ được cử
hành trong các nhà thờ này.
Khi linh mục đi du lịch, các vị chỉ nhắc đến tên của Giám mục sở tại
của nơi mà các vị đang dâng Thánh lễ, chứ không nhắc đến tên Đấng
Bản quyền của mình, ngay cả khi các vị đang cử hành Thánh lễ cho các
đoàn thể thuộc giáo phận gốc của các vị.
Đây là trường hợp của nghi lễ Latinh. Đối với các Giáo hội Công
giáo Đông phương, kiến thức của tôi không mở rộng đến các luật và
tập tục đặc biệt của mỗi một Giáo hội này. Tôi tin rằng các Giáo hội ấy

65
tuân theo cùng một luật cơ bản của thẩm quyền lãnh thổ, nhưng một
số Giáo hội có thể có hình thức đặc biệt khác về thẩm quyền.
Chẳng hạn, thẩm quyền trong Giáo hội Syro-Malabar ở Ấn Độ là
cơ bản lãnh thổ, mặc dù thẩm quyền của Tổng giáo phận Kottayam là
hợp tác rộng rãi với thẩm quyền lãnh thổ của Giáo hội Syro-Malabar.
Giáo phận Đông phương này chỉ phục vụ các thành viên của cộng
đồng Knanaya, vốn có dấu vết nguồn gốc từ một nhóm của 72 gia đình
Kitô gốc Do thái giáo đã đến Ấn Độ từ Lưỡng Hà vào năm 345. Nếu
một thành viên của giáo phận này kết hôn với người ngoài cộng đồng,
người đó không còn thuộc về Tổng giáo phận, và sát nhập vào giáo
phận nơi mình cư trú.
Vì vậy, sự đa dạng của các Giáo hội Đông Phương đáng kính ngăn
cản một câu trả lời dứt khoát cho tất cả các trường hợp. Đồng thời,
tôi tin rằng thật là an toàn để nói rằng khi cử hành Thánh lễ theo một
phụng vụ Đông phương, câu hỏi về Giám mục nào được nêu tên trong
Kinh nguyện Thánh thể, nên được giải quyết theo luật và phong tục
của Giáo hội Đông phương, chứ không theo luật và phong tục của nghi
lễ Latinh.
Với ý nghĩ như thế, tôi sẽ nói điều sau đây đối với các câu hỏi cụ thể.
Nếu Thánh Lễ được cử hành trong một nhà thờ hay tu viện, vốn
thuộc về thẩm quyền lãnh thổ của một Giám mục Đông phương, thì
Giám mục này được nhắc tên, cả trong các trường hợp khi Thánh lễ
theo nghi lễ Latinh. Giám mục địa phương nghi lễ Latinh vẫn có thẩm
quyền về việc cử hành Thánh Lễ nghi lễ Latinh tại nhà thờ, và mọi qui
định Ngài ban ra, liên quan đến tập tục phụng vụ cho giáo phận Ngài,
cần được tuân giữ.
Như đã đề cập ở trên, khi một linh mục Đông phương dâng thánh
lễ theo nghi thức riêng của mình bên ngoài một nơi thuộc thẩm quyền
lãnh thổ của Giám mục riêng của mình, việc nhắc đến tên của Giám
mục sẽ được dựa trên luật và phong tục của chính nghi lễ. Nếu các luật
này cho phép nhắc tên của Đấng Bản quyền địa phương Latinh, thì là
66
điều tốt; nếu không, linh mục tuân theo truyền thống riêng của mình.
Thực tế là hầu hết các người nghi lễ Latinh, khi tham dự một thánh lễ
Đông phương, không xác định được vị Giám mục nào được nhắc đến
tên trong Kinh nguyện Thánh Thể. (ZENIT.org 27-9-2011)
Các chọn lựa cho nghi thức Rửa chân
Hỏi: Trong một giáo xứ chỉ có một linh mục, linh mục này sẽ làm gì
cho nghi thức Rửa chân ngày thứ Năm Tuần Thánh, khi ngài không thể
quỳ xuống để rửa chân? Có các chọn lựa khác không? - J. K., Opelika,
Alabama (Mỹ)
Đáp: Đây có lẽ sẽ là một khó khăn ngày càng gia tăng đối với nhiều
linh mục trong những năm sắp tới.
Sự chọn lựa đầu tiên và đơn giản nhất là bỏ qua nghi thức Rửa chân.
Mặc dù nhiều người không nhận thức được sự việc, việc Rửa Chân là
một nghi thức có thể chọn lựa. Phần chữ đỏ của Thánh Lễ Tiệc Ly của
Chúa nói: "Tùy vào hoàn cảnh mục vụ, việc rửa chân có thể thực hiện
sau bài giảng".
Chắc chắn, đôi khi trong phụng vụ không có gì bắt buộc hơn là một
chọn lựa. Nhưng trong trường hợp này, nếu linh mục không còn đủ
sức khỏe để thực hiện Nghi thức Rửa chân, ngài có thể bỏ qua.
Nhưng nếu linh mục cứ muốn rửa chân, do giá trị mục vụ của nghi
thức diễn ra một lần một năm, người ta có thể sắp xếp thế nào để các
người được rửa chân ngồi trên một đài cao, nhằm cho linh mục có thể
đứng rửa chân cho họ được. Đây là cách thức mà ĐTC Gioan Phaolô
II đã chọn trong những năm cuối triều đại Ngài, khi bệnh Parkinson
(liệt run) cản trở Ngài quỳ và cúi xuống.
Nếu việc thiết lập đài cao cho 12 người ngồi là quá phức tạp, thì có
thể giảm số người cho đủ chỗ. 12 người cũng có thể luân phiên cứ hai
hay ba người được rửa chân một đợt, miễn là quá trình rửa chân có thể
được thực hiện với sự tạm dừng và đàng hoàng nghiêm túc.

67
Như một luật định, số người được rửa chân cần được hỏi ý kiến
trước; điều này đặc biệt là cần thiết khi chủ tế gặp một số khó khăn
về sức khỏe. Một buổi thực tập trước Thánh Lễ có thể là rất hữu ích,
trong việc bảo đảm nghi thức diễn ra êm xuôi, đúng phẩm cách và
trang trọng, theo yêu cầu của thời điểm và tầm quan trọng của buổi lễ.
(Zenit.org 12-4-2011)

Cử chỉ bằng tay phải trong nghi lễ Phụng vụ?


Hỏi: Việc quỳ gối được thực hiện bằng cách uốn đầu gối bên phải
(Qui chế Tổng Quát Sách Lễ Rôma [GIRM], số 274), và Dấu thánh giá
được thực hiện bằng bàn tay phải. Các quy tắc này có tuyệt đối không?
Một người thuận tay trái có thể làm Dấu thánh giá bằng tay trái hoặc
quỳ gối với đầu gối trái không? - P. T., New Orleans, Louisiana, Mỹ
Đáp: Là một người thuận tay trái, tôi hoàn toàn thông cảm với tình
trạng khó khăn của độc giả này. Rất may, sự kỳ thị gắn liền với việc
thuận tay trái trong thời gian trước đây dường như đã biến mất. Nó
chắc chắn không không gây trở ngại cho ba trong bốn vị Tổng thống
Mỹ gần đây nhất thuận tay trái.
Từ quan điểm phụng vụ, các chỉ dẫn trong Qui chế Tổng Quát Sách
Lễ Rôma (GIRM) chỉ đơn thuần mô tả những gì mà đa số người làm
một cách tự nhiên, và chỉ nói về một tập tục được thiết lập. Vì thường
không có nhiều khó khăn cho người thuận tay trái để thực hiện các cử
chỉ này, việc làm này là tốt hơn và phù hợp với quy luật chung về tay
phải. Ngay cả trong xã hội dân sự, đại đa số người thuận tay trái sẽ chìa
tay phải để bắt tay người khác. Nó nhanh chóng trở nên quá tự nhiên
và tự phát để sử dụng tay phải cho việc quỳ gối và chúc lành, mà người
ta sẽ phải thực hiện một nỗ lực có ý thức để hành động cách khác.
Cá nhân tôi, tôi hiếm khi thấy việc thuận tay trái là một trở ngại cho
việc thực hiện các cử chỉ và cử động phụng vụ, ngoại trừ có thể là khi
múc hương từ bình hương qua lư hương.

68
Tuy nhiên, không có lý do sâu xa thần học để thích bàn tay này hay
bàn tay khác. Đó là một vấn đề của tập tục thực tế
và lâu đời, tương tự như các cách khác nhau để làm
Dấu thánh giá, chẳng hạn di chuyển bàn tay từ phải
sang trái trong hầu hết các người Công giáo Đông
phương, trong khi nghi thức Latin truyền thống
thích di chuyển tay từ trái sang phải.
Đúng là có nhiều đoạn Thánh Kinh nói về sức
mạnh của tay phải Thiên Chúa, và Chúa chúng ta
ngồi "bên hữu Chúa Cha". Các hình ảnh văn chương trong những bản
văn này là đáng kể trong nhiều ngữ cảnh thần học, và chắc chắn liên
quan đến việc phụng vụ thích sử dụng bàn tay phải. Nhưng tôi nghĩ
rằng phụng vụ có thể buộc vấn đề sử dụng bàn tay phải để loại trừ
khả năng khác, hoặc biến việc sử dụng bàn tay phải thành một luật
tuyệt đối. Các văn bản này chỉ đơn giản phản ánh việc sử dụng các
biểu tượng phổ quát của việc thuận tay phải, dựa vào thực tế rằng 90%
người thuận tay phải.
Nếu trong hoàn cảnh bắt buộc, thì sẽ có thể chọn một sự thay thế. Ví
dụ, nếu ĐTC Gioan Phaolô II gãy tay phải, Ngài sẽ không hề cảm thấy
e ngại trong việc sử dụng tay trái của mình để ban phép lành cho các
tín hữu. Tương tự như vậy, một người không đứng vững trên đôi chân
của mình, có thể quỳ gối theo bất cứ chân nào giữ thăng bằng hơn.

Dùng Sách Lễ cầm tay trong Thánh lễ


Hỏi: Cộng đoàn theo dõi phụng vụ, kể cả các bài đọc, bằng cách
sử dụng Sách lễ nhỏ cầm tay được không? Một số Giám mục và linh
mục nói rằng Lời Chúa là cần được lắng nghe, chứ không đọc. Sách lễ
nhỏ chỉ dành cho các phần khác của Thánh Lễ, đúng không? - M. R.,
Greenville, bang Rhode Island (Mỹ).
Đáp: Mặc dù đây là một điểm mở cho cuộc tranh luận, đúng là nói
chung người ta khuyên không đọc Sách Lễ nhỏ như một sự trợ giúp để
tham gia Thánh lễ.
69
Năm 1998, Ủy ban phụng vụ của Hội đồng giám mục Mỹ đã ban
hành một tập sách thật hay về "Hướng dẫn cho việc công bố các công
cụ giúp tham gia phụng vụ”. Về Phụng Vụ Lời Chúa, sách này cho biết:
"Qua việc Lời Chúa được công bố trong Thánh Lễ, Chúa Thánh
Thần làm ‘cho những gì chúng ta nghe bên ngoài có ảnh hưởng bên
trong chúng ta’ (GILFM [Giới thiệu chung Sách Bài Đọc Thánh Lễ]
8). Tuy nhiên, việc này chỉ có thể diễn ra khi các bài đọc được công bố
trong ‘một phong cách nói về phía người đọc sách, nghĩa là dễ nghe, rõ
ràng, và thông minh’ (GILFM 14), và khi có sự khuếch đại âm thanh
đầy đủ (GILFM 34).
"Rõ ràng, tốt hơn là Lời Chúa được nghe rõ ràng bởi tất cả những
người tham gia trong phụng vụ, vì ‘Trong khi nghe Lời Chúa, Giáo hội
được xây dựng và lớn lên’ (GILFM 7). Vì lý do này, việc in các bài đọc
và lời nguyện của chủ tế trong sách trợ giúp tham gia phụng vụ không
được khuyến khích, trừ khi các hoàn cảnh khác không thể làm cho Lời
Chúa được công bố có hiệu quả. Tuy nhiên, ngay cả trong trường hợp
này, tốt hơn là có các bước để bảo đảm việc công bố Lời Chúa, thay vì
cung cấp bản đọc kèm theo cho các thành viên của cộng đoàn".
Vì vậy, điều lý tưởng là tham gia, bằng sự lắng nghe bên ngoài và
bên trong cách chăm chú, việc công bố Lời Chúa và các lời nguyện của
chủ tế trong Thánh Lễ, thay vì chỉ đơn giản là đọc theo.
Việc sử dụng của Sách Lễ cầm tay trở nên phổ biến trong những năm
đầu thế kỷ 20, để theo dõi Thánh lễ trong những gì bây giờ gọi là hình thức
ngoại thường (tiếng Latinh). Bằng cách này, việc sử dụng Sách Lễ nhỏ
đánh dấu một bước tiến trong Phong trào Phụng vụ, vì nó đặt các bản văn
phụng vụ Latinh, cùng với bản dịch tiếng địa phương, vào tay các tín hữu.
Sự việc rằng hình thức thông thường của
Thánh lễ hiện nay thường được thực hiện
bằng tiếng địa phương, không có nghĩa là
Sách Lễ cầm tay bị gạt sang một bên. Nó là
một công cụ tuyệt vời để chuẩn bị tham gia

70
tích cực, bằng cách người ta dùng nó để suy niệm các bài đọc và lời
nguyện trước khi dự lễ. Nó cũng có thể được sử dụng để nắm bắt được
logic bên trong của nghi thức và lời nguyện dài, nhờ đó giúp duy trì sự
tập trung.
Ngoài ra còn có một yếu tố chủ quan nữa. Không ít người cảm thấy
khó khăn trong việc đạt lý tưởng của việc lắng nghe chăm chỉ bên
ngoài và bên trong, vì nhiều lý do chính đáng. Tôi sẽ nói rằng nếu một
người Công giáo tìm thấy lợi ích tinh thần trong việc sử dụng Sách Lễ
cầm tay trong Thánh Lễ, người đó có tự do để làm như vậy.
Sự việc, rằng Ủy ban phụng vụ của Hội đồng Giám mục Mỹ cảm
thấy sự cần thiết công bố các hướng dẫn trên, là bằng chứng rằng các
Ngài không mong muốn chỉ đơn thuần là xóa bỏ việc sử dụng Sách Lễ
cầm tay và các hỗ trợ khác cho việc tham gia phụng vụ. (Zenit.org 25-
10-2011)

“Cho nhiều người” khác với “cho mọi người”


không?
Hỏi: Là người của thế giới nói tiếng Anh, tôi sẽ cử hành Thánh lễ
với bản dịch mới từ Chủ nhật thứ nhất Mùa Vọng năm 2011. Mặc dù
tôi đã lớn khôn để đánh giá cao bản dịch mà tôi đã sử dụng kể từ khi
được truyền chức Linh mục, tôi sẵn sàng chấp nhận bản dịch mới. Thật
ra, đối với những người than phiền, tôi đề nghị chúng ta nên có một
bản dịch "mới" cho mọi thế hệ mới, để chúng ta không bao giờ trở nên
quá quen thuộc với những từ ngữ đến nỗi chúng ta rơi vào cái bẫy của
việc đọc máy móc.
Tuy nhiên, có một từ mà tôi không thể chấp nhận sử dụng theo thời
gian. Đó là từ "nhiều" thay cho từ "mọi" trong lời nguyện truyền phép.
Tôi đã đọc tất cả các giải thích thần học, nhưng trong khi tôi nghe Đức
Giáo hoàng đọc "per tutti" (cho mọi người) trong tiếng Ý, tại sao tôi
lại đọc "per molti" (cho nhiều người)? Tôi có phạm tội không vâng lời
chăng, nếu tôi tiếp tục sử dụng từ ngữ "cho mọi người", cho đến khi
tôi nhận thấy rằng tất cả các ngôn ngữ khác
71
- và đặc biệt là ĐTC – sử dụng từ ngữ “cho nhiều người"? – Linh mục
F. D., Nam Phi
Đáp: Thưa cha, với sự tôn trọng phải phép, tôi nghĩ rằng chắc cha sẽ
không nêu câu hỏi nếu cha đã không nghi ngờ câu trả lời.
Nếu cha đi trước với ý tưởng này, thì cha sẽ phạm tội không vâng
lời, và có lẽ cũng là một nguồn gốc của vụ vấp phạm, và sự nhầm lẫn về
giáo lý cho các tín hữu. Điều quan trọng cho các linh mục chúng ta, là
phải nhớ rằng các tín hữu có quyền thiêng liêng là đón nhận từ chúng
ta phụng vụ, mà Giáo hội đề xuất, chứ không phải là ý kiến cá nhân và
xu hướng của chúng ta.
Cha cũng nhận thức được rằng sự áp dụng bản dịch phụng vụ là tuỳ
theo lãnh thổ. Việc các Giám mục Ý chưa hoàn thành bản dịch mới của
họ, hoặc sự thay đổi đã được áp dụng trong tiếng Tây Ban Nha ở nhiều
nước châu Mỹ Latinh, nhưng chưa ở Tây Ban Nha, là một vấn đề kỹ
thuật. Mỗi ngôn ngữ và mỗi quốc gia sẽ đi theo tốc độ riêng của mình,
và chúng ta không thể tự ý quyết định đi ngược lại với Tòa Thánh và
Hội đồng Giám mục địa phương, do một sự ùn tắc quan liêu ở một số
nước khác.
Tiếng Anh là ở hàng đầu vì nhiều lý do
tốt, nhưng ít nhất bản dịch mới bằng tiếng
Anh sẽ không là một mô hình trên thực
tế cho nhiều quốc gia khác, vốn thiếu các
chuyên viên trong phụng vụ Latinh.
Như cha đã đọc các lý luận tín lý ủng hộ
sự thay đổi này, chắc chắn cha nhận thức
được rằng, sự điều chỉnh ngôn ngữ ủng hộ một bản dịch chính xác hơn
từ tiếng Latinh không thay đổi gì trong giáo lý Công giáo liên quan việc
Chúa Kitô chết cho tất cả mọi người. Do đó, Đức Giáo hoàng và bất cứ
linh mục nào có thể nói "cho nhiều người" khi cử hành Thánh lễ bằng
tiếng Latinh, tiếng Pháp, tiếng Ba Lan, tiếng Tây Ban Nha và tiếng Anh

72
sắp tới, trong khi vẫn nói "cho mọi người" trong các ngôn ngữ khác mà
bản dịch đang được tiến hành.
Vì vậy, tôi đề nghị, thay vì tạo ra sự nhầm lẫn cách bất hợp lý nơi các tín
hữu, và sự xung khắc có thể với các linh mục khác, tốt hơn nên đặt quan
điểm cá nhân của cha ra ngoài, và sử dụng sự thay đổi như một cơ hội, để
giải thích cho các tín hữu ý nghĩa đằng sau các thay đổi ấy, đặc biệt là các ý
tưởng được đề cập trong lá thư của Tòa Thánh ra lệnh sự thay đổi. Đó là:
D. “Cho nhiều người” là chữ dịch trung thành của từ ngữ pro multis,
trong khi “cho mọi người" là một lời giải thích của loại hình thuộc về
giáo lý.
E. Từ ngữ “cho nhiều người”, trong khi vẫn mở cửa cho sự bao gồm
mọi người, phản ảnh sự việc rằng ơn cứu độ không được mang lại một
cách máy móc, không có sự sẵn lòng hoặc tham dự của người ta; thay
vào đó người tín hữu được mời gọi chấp nhận trong đức tin món quà
đang được dâng lên, và tiếp nhận sự sống siêu nhiên, vốn được trao
cho các người tham gia trong mầu nhiệm này, sống mầu nhiệm trong
cuộc sống của họ, cũng như được kể vào nhóm “nhiều người” mà bản
văn nhắc tới. (Zenit.org 8-11-2011)

Đấm ngực mấy lần khi đọc kinh Cáo mình?


Hỏi: Trong bản dịch mới của Thánh Lễ theo Sách Lễ Rôma bằng
tiếng Anh, tôi ngạc nhiên về thiếu qui định số lần đấm ngực trong
Kinh Cáo mình. Sách lễ cho thấy rằng những ai đọc kinh Cáo mình
đều đấm ngực, khi đọc tới câu "lỗi tại tôi, lỗi tại tôi, lỗi tại tôi mọi đàng”.
Tôi là người trung niên nên còn nhớ rằng phải đấm ngục ba lần thời
tiền Công đồng chung Vatican II khi đọc kinh Cáo mình, nhưng tôi tự
hỏi liệu sự thực hành này còn được duy trì ở các nơi khác trong Giáo
hội, bởi các nhóm sử dụng ngôn ngữ khác cho Sách Lễ Rôma không.
Có sự áp dụng chung cho mọi nơi không? Hoặc sự thiếu qui định trong
Sách Lễ mới là một dấu hiệu cho thấy một lần đấm ngực cũng đủ rồi
chăng? – A. L., Gallitzin, Pennsylvania (Mỹ)

73
Đáp: Việc thiếu qui định là trong Chữ đỏ tiếng Latinh, khi chỉ viết
"[P] ercutientes sibi pectus" (đấm ngực mình), trong khi các hình thức
ngoại thường qui định rằng phải đấm ngực ba lần khi đọc kinh Cáo
mình.
Tuy nhiên, có một thay đổi nhỏ nhưng đáng chú ý khi dịch thuật
Chữ đỏ này. Bản dịch trước đây, với một lần thú tội mà thôi, nói rằng
các tín hữu cần “đấm ngực”, như thế qui định đấm ngực một lần. Còn
bản dịch hiện nay cho thấy "và đấm ngực, khi đọc ba lần thú tội”.
Câu này cho thấy đó là một hành động tiếp diễn, và tôi có thể nói
rằng mặc dầu số lần đấm ngực không được qui định trong Chữ đỏ,
việc sử dụng lối diễn tả năng động trên hàm ý rằng số lần đấm ngực
tương ứng với số lần thú tội cá nhân trong Kinh Cáo mình. Tôi nghĩ
rằng điều này cũng là điều đa số người nghĩ một cách tự nhiên, trong
bất kỳ trường hợp nào.
Điều này cũng được xác nhận bởi sự áp dụng trong các quốc gia nói
tiếng Tây Ban Nha và tiếng Ý, vốn luôn duy trì ba lần đấm ngực khi đọc
kinh Cáo mình. Sách Lễ tiếng Tây Ban Nha dịch Chữ đỏ ấy là "golpeán-
dose el pecho, dicen:", có nghĩa là đấm ngực một lần hoặc nhiều lần.
Ở những nước này, các linh mục và tín hữu có thói quen đấm ngực ba
lần khi đọc kinh Cáo mình.
Mặc dầu Công Đồng chung Vatican II đã yêu cầu loại bỏ các "việc
lặp đi lặp lại vô dụng", cần phải nói rằng không phải mọi lần lặp đi lặp
lại là vô ích cả đâu. Một số hình thức truyền thông nhất thiết phải sử
dụng những gì kỹ thuật gọi là dư thừa, nghĩa là tăng cường tín hiệu
mang một sứ điệp nhiều hơn cần thiết thực sự, để vượt ra ngoài sự giao
thoa và nhấn mạnh tầm quan trọng của nó.
Việc lặp đi lặp lại ba lần các lời và cử chỉ trong kinh Cáo mình có thể
được xem như trường hợp trên đây. Với bản dịch trước đây, người ta
khá dễ dàng bỏ qua cử chỉ đấm ngực hoặc rất ít quan tâm đến ý nghĩa
của nó. Việc đấm ngực ba lần nhấn mạnh sự quan trọng của nó, và

74
giúp chúng ta tập trung vào ý nghĩa bên trong của những gì chúng ta
nói và làm.
Tuy nhiên, cần phải nhìn nhận rằng lập luận trên đây là không chặt
chẽ, và một lần đấm ngực cũng có thể là một sự giải thích hợp lệ cho
Chữ đỏ. (Zenit.org 13-12-2011)

Có được từ chối cho Rước Lễ không?


Hỏi: Một linh mục (hoặc một phó tế hoặc thừa tác viên ngoại
thường cho Rước lễ) phải làm gì trong trường hợp một người đi lên để
Rước lễ, trong khi người ấy không ở trong ân nghĩa Chúa theo nhiều
người biết? Một người sống mối quan hệ đồng tính luyến ái tích cực có
thể Rước lễ không? Nếu một người đồng tính luyến ái đang sống một
cuộc sống khiết tịnh và độc thân, người đó có được xét là sống trong
ân nghĩa Chúa không, bao lâu mà người ấy đi nhà thờ và đã xưng tội?
Liệu một người đang trong một mối quan hệ đồng tính luyến ái tích
cực có thể làm thừa tác viên ngoại thường không, hoặc làm người phục
vụ bàn thánh được không? - D. B., Pittsburgh, bang Pennsylvania (Mỹ)
Đáp: Độc giả trên đây chắc là lấy cảm hứng từ một cuộc tranh cãi
gần đây liên quan việc từ chối cho Rước lễ tại Tổng Giáo Phận Wash-
ington, Mỹ. Mặc dù vụ này đã được bình luận rộng
rãi, tôi không tự xem mình là được thông tin đầy
đủ về các sự việc, để đưa thêm các nhận định khác
hơn là bày tỏ hy vọng rằng vụ việc sẽ cuối cùng
được giải quyết, và mọi sự hiểu lầm được làm sáng
rõ.
Sau khi nói như thế, tôi sẽ cố gắng giải quyết
vấn đề trong tầm tay mình.
Trước hết, bổn phận của mỗi tín hữu là đánh giá liệu mình có sống
trong ân nghĩa Chúa hay không để Rước lễ. Để biết điều này với sự chắc
chắn luân lý hợp lý, người ta không biết phạm tội nào mà đã không
xưng, hoặc không phải ở trong một tình trạng, vốn thông thường sẽ

75
loại trừ việc có thể lãnh nhận bí tích, ví dụ, một cuộc hôn nhân bất
thường không được Giáo hội công nhận là hợp lệ.
Trong khi thi hành sứ vụ, linh mục và thậm chí các thừa tác viên
khác thường chiều theo lòng tin tốt của những người đến với bí tích.
Chỉ có Thiên Chúa biết chắc chắn tuyệt đối tình trạng sống trong
ân nghĩa Chúa của một người. Cá nhân mỗi người có thể đạt được sự
chắc chắn luân lý hợp lý về tình trạng hiện tại của linh hồn mình. Linh
mục thường không biết về tình trạng sống trong ân nghĩa Chúa của
một người khác. Thậm chí nếu một linh mục biết rằng một người nào
đó là người phạm tội thường xuyên, linh mục cũng không thể biết liệu
trước khi lên Rước lễ, người ấy đã sám hối chưa, xưng tội chưa và cố
gắng chừa tội chưa.
Thậm chí nếu một linh mục trong thực tế biết rằng một người không
nên Rước lễ, và sẽ phạm sự thánh nếu Rước lễ, linh mục không công
khai từ chối cho Rước lễ. Không ai, ngay cả người phạm tội trọng, bị
công khai phơi bày về các lỗi che giấu của họ. Mọi người đều có quyền
bảo vệ thanh danh của mình, trừ khi thanh danh bị mất do các hành vi
công khai của người phạm tội, hoặc vì một hình phạt công khai.
Đây là một tình huống rất khó khăn cho một linh mục gặp phải,
nhưng bằng cách này ngài cũng chia sẻ cùng một thái độ mà Chúa đã
chọn, khi làm cho mình sẵn sàng trong Bí Tích Thánh Thể. Hiếm khi
một linh mục bị đặt trong một tình huống khó khăn như vậy; Chúa
Thánh Thể phải đối mặt với nó mỗi ngày.
Điều 915 của Giáo Luật cho biết các trường hợp chủ yếu, trong đó
việc Rước lễ có thể bị từ chối cách công khai. Điều này nói, "Không
được nhận rước lễ: những người bị vạ tuyệt thông và cấm chế sau khi
hình phạt đã tuyên kết hay tuyên bố; những người khác cố chấp trong
một tội nặng công khai”.

76
Trường hợp đầu tiên nhắc đến những người mà một hình phạt giáo
luật về vạ tuyệt thông hay cấm chế đã được công khai áp đặt vì một tội
nặng theo Giáo luật.
Nó không nhắc đến những người có thể đã rơi vào một hình phạt
tự động (chẳng hạn tham gia việc phá thai) mà không biết. Tất nhiên,
những người trong tình huống này không nên Rước lễ, cho đến khi
bị vạ tuyệt thông được cất bỏ, nhưng linh mục không nên từ chối cho
Rước lễ ngay cả khi ngài biết rằng hình phạt vẫn còn.
Trường hợp thứ hai, những người cố chấp kiên trì trong tội nặng tỏ
tường, là khó hơn để xác định và thường đòi hỏi một nghiên cứu cho
mỗi trường hợp. Ngay cả những chuyên gia giáo luật không đồng ý về
các áp dụng thực tế. Nhưng hầu như tất cả đều đồng ý rằng luật nên
được giải thích cách hạn hẹp và rằng mọi yếu tố - sự cố chấp kiên trì
và tội nặng hiển nhiên - phải được đồng thời hiện diện, trước khi việc
Rước lễ có thể được công khai từ chối.
Thật khó xác định liệu một tội nặng là hiển nhiên. Để được như vậy,
tội này phải được biết bởi một phần lớn của cộng đồng, và điều này
cũng có thể tùy thuộc vào bản chất của bản thân cộng đồng. Ví dụ, nó
là một điều thuộc về một ngôi làng thôn quê yên tĩnh, nơi ai nấy đều
biết mặt nhau, hoặc nó là một điều thuộc về một giáo xứ thành phố
lớn, nơi sự việc chỉ có thể được biết khi nó xuất hiện trên các phương
tiện truyền thông.
Sự cố chấp kiên trì cũng khó để xác định, và thường đòi hỏi rằng
linh mục đã có thể trò chuyện với người phạm tội, và đã cảnh báo là
không cho Rước lễ cho đến khi người ấy không còn
phạm tội nữa.
Vì cả hai yếu tố phải hiện diện, linh mục chỉ có
thể đưa ra lời cảnh báo rằng việc Rước Lễ sẽ bị công
khai từ chối, khi tội lỗi được biết đến rộng rãi, và
ngài đã không biết rõ điều đó qua Bí tích Hòa giải.

77
Có thể có các trường hợp khi mọi yếu tố đều hiện diện, bởi cách
thức mà một người tiến đến gần bàn thờ. Ví dụ, nhiều Giám mục Mỹ
đã từ chối cho Rước lễ đối với người choàng khăn quàng vai cầu vồng.
Trong trường hợp này, người ấy sử dụng một biểu tượng, vốn công
khai bênh vực một lối sống mà Giáo hội cho là phạm tội nặng.
Có thể có một số trường hợp khác, khi một linh mục phải quyết
định do sự thôi thúc của thời điểm, ví dụ, khi một người ở trong một
tình trạng mặc trang phục khác phái quá rõ ràng, và không nhận thức
đầy đủ về việc mình làm. Các trường hợp như vậy liên quan nhiều hơn
đến trật tự công cộng và tôn trọng Mình Thánh Chúa, hơn là phán
đoán đến tình trạng nội tâm của người ấy.
Một trường hợp khác là khi một người là không Công giáo cách rõ
ràng. Tình huống như vậy thường phát sinh tại các đám cưới và đám
tang. Nhiều giáo phận và giáo xứ đã chuẩn bị cách xử lý cho các dịp
như vậy, và khuyên nhủ những người tham dự về các điều kiện để rước
lễ trong Giáo hội Công giáo. Điều này giúp như là một lời nhắc nhở
cả cho người Công giáo, ít thực hành đức tin của họ, cũng như cho tín
hữu thuộc các giáo phái khác và tôn giáo khác.
Cuối cùng, Giáo hội phân biệt giữa một xu hướng đồng tính luyến
ái và hành vi đồng tính luyến ái. Trong khi xu hướng là bị rối loạn, nó
không làm cho người ta thành người có tội – miễn là người đó sống
một cuộc sống khiết tịnh. Thật vậy, không có lý do một người như vậy
không thể đạt được một mức độ cao của sự thánh thiện.
Còn một người hành động trên xu hướng đồng tính luyến ái thì
phạm tội trọng. Với ý thức này, tôi nghĩ rằng rõ ràng những người
đồng tính luyến ái tích cực không được Rước lễ. Tuy nhiên, cánh cửa
bí tích hòa giải luôn luôn là mở cửa cho họ, khi họ có sự hối cải chân
thành và sửa đổi.
Bất cứ ai, vì bất kỳ tội nặng nào, không được Rước lễ và không tham
gia vào tác vụ. Có thể có trường hợp ngoại lệ cho quy tắc này, khi một
người tạm xa rời ân nghĩa Chúa mà không kịp xưng tội trước khi tham
78
dự Thánh lễ. Tuy nhiên, không có trường hợp ngoại lệ trong trường
hợp của những người thường xuyên bị loại trừ khỏi việc Rước lễ. (Ze-
nit.org 27-3-2012)

Nói thêm về việc từ chối cho Rước lễ


Liên quan đến câu hỏi từ chối một người nào đó được Rước Lễ (xem
ngày 27-3) là câu hỏi về hậu quả của người rước lễ bất xứng:
Hỏi: “Một người đàn ông có gia đình bỏ vợ mình và sống với một
phụ nữ khác thì không được Rước lễ. Tuy nhiên, nếu ông cố ý Rước lễ
đang khi mắc tội như thế, ông có bị vạ tuyệt thông không? Nếu có, và
sau đó ông sám hối, ông cần phải làm gì để có được hòa giải?"
Đáp: Bất kỳ ai cố tình và cố ý Rước lễ
trong tình trạng tội trọng thì phạm thêm
tội phạm thánh và không tôn trọng đối
với Chúa Kitô. Tình trạng tinh thần của
họ càng thêm trầm trọng bởi một hành vi
ý thức về việc xem thường Bí tích. Sự gia
tăng của ân sủng, vốn thường sẽ tích luỹ
cho một người Rước Lễ, bị mất mãi mãi và thực sự được chuyển thành
một động lực cho sự kết án người ấy.
Tuy nhiên, người ấy không chính thức bị vạ tuyệt thông. Con đường
của bí tích hòa giải vẫn còn mở.
Khi người ấy xưng thú tội lỗi, người ấy không chỉ xưng các tội đã
làm cho mình mất đời sống ân sủng, nhưng còn xưng việc Rước lễ cách
bất xứng nữa.
Khi đưa ra việc đền tội, linh mục cần chú ý đến tội đặc biệt này, và có
thể quy định một hành động cụ thể về đền tạ Thánh Thể, miễn là việc
ấy có thể được thực hành nhanh chóng và đơn giản.
Ở đây chúng ta đang nói về tội cố ý trong việc Rước Lễ. Chúng ta
không đề cập đến các trường hợp đặc biệt, như khi một người trong

79
giây lát đã phạm tội và đã không kịp xưng tội trước Thánh Lễ, và trong
Thánh lễ này người ấy buộc hoặc ước muốn hợp lý được Rước lễ.
Đây có thể là trường hợp của một linh mục, phó tế hay thừa tác viên
khác, thường phải Rước lễ trước mặt cộng đoàn.
Nếu điều này xảy ra, người ấy có thể ăn năn tội cách trọn, vốn bao
hàm cam kết xưng tội càng sớm càng tốt. Như thế người ấy không
phạm một tội khi Rước lễ, và thực sự phát triển trong ân sủng. (Zenit.
org 17-4-2012)

Được nhìn thừa tác viên khi Rước lễ không?


Một độc giả Nhật hỏi: "Cha suy nghĩ gì về việc tiếp xúc bằng mắt
giữa linh mục (hay phó tế hoặc thừa tác viên cho Rước lễ) và người
rước lễ. Tôi được dạy rằng người ta có thể tiếp xúc bằng mắt. Vì đã
phục vụ một thời gian trong một đan viện kín, tôi không còn biết chắc
như vậy nữa. Có thể không có câu trả lời chính đáng, nhưng tôi quan
tâm nhiều đến suy nghĩ của cha."
Đáp: Thành thật mà nói, tôi nghĩ rằng một chỉ dẫn như thế đặt
nhiều gánh nặng cho thừa tác viên. Chức năng chính của người này
là đảm bảo rằng Mình thánh được trao trong một cách trang nghiêm
xứng đáng, cho dù trên lưỡi hoặc trong tay, và đảm bảo rằng Mình
Thánh được nuốt đi.
Người tín hữu đến gần cung thánh để Rước Chúa, chứ không để
gặp thừa tác viên cho Rước lễ. Một số người nhìn thừa tác viên; một
số người khác nhắm mắt khi rước lễ trên lưỡi. Nếu xảy ra việc tiếp xúc
bằng mắt, thì cũng tốt thôi, nhưng tôi thấy không có lý do đặc biệt nào
để cố gắng hoàn thành nó. (Zenit.org 17-4-2012)

Có mấy kinh khẩn cầu Thánh Linh trong Kinh


nguyện Thánh Thể I?
Hỏi: Khi tôi đã theo dõi ĐTC Biển Đức XVI cử hành Thánh Lễ trên
truyền hình, tôi nhận thấy rằng trong Lễ Quy Rôma, dường như Ngài
80
đã đọc phần kinh Khẩn cầu Thánh Linh hai lần: “Lạy Cha rất nhân
từ, Nhờ Đức Giêsu Kitô, Con Cha, Chúa chúng con, chúng con khẩn
khoản nài xin Cha thương nhận...” và "Lạy Chúa, xin thương ban phúc,
chấp nhận..." Các linh mục mà tôi nhìn thấy đọc Kinh nguyện này chỉ
chúc phúc cho các lễ hiến dâng ở đầu Kinh nguyện Thánh Thể, và sau
đó đọc kinh Khẩn cầu Thánh Linh ở cuối Kinh nguyện. Như vậy phải
chăng có sự khác biệt giữa cử chỉ của ĐTC và các linh mục ở vùng
Trung Tây của Mỹ sao? - M. S., bang Illinois, Mỹ
Đáp: Thật sự tôi nghĩ rằng ĐTC chỉ đơn giản hoàn thành các chữ
đỏ dành cho Lễ Quy Rôma, hoặc Kinh nguyện Thánh Thể I.
Trong phần đầu của Kinh nguyện, bản văn nói: “(Linh mục dang tay
đọc) Lạy Cha rất nhân từ, Nhờ Đức Giêsu Kitô, Con Cha, Chúa chúng
con, (Chắp tay, đọc:) Chúng con khẩn khoản nài xin Cha thương nhận
(Làm một dấu thánh giá trên cả bánh và chén thánh khi đọc:) Và ban
phúc + cho những của lễ hiến dâng, Của lễ thượng tiến, Của lễ hy sinh
tinh tuyền và thánh thiện này.”
Như vậy, cử chỉ này, nói cho đúng, không phải là một kinh Khẩn cầu
Thánh Linh, nhưng là một cử chỉ ban phúc. Sự nhầm lẫn của độc giả
chúng tôi có thể phát sinh từ cách ĐTC sáp hai bàn tay lại trước khi
ban phúc. Nó cũng giống như một số linh mục chuyển trực tiếp từ việc
dang tay đến cử chỉ ban phúc mà quên sáp hai tay lại.
Ở phần sau của Kinh nguyện, chúng ta có một kinh Khẩn cầu Thánh
Linh của sự thánh hiến, trong đó chữ đỏ nói: “(Linh mục sáp hai bàn
tay lại, đặt trên lễ vật và đọc:) Lạy Chúa, xin thương ban phúc, chấp
nhận, chuẩn y, làm cho những lễ vật này được hoàn hảo và đẹp lòng
Chúa, hầu trở nên cho chúng con Mình và + Máu Con chí ái của Chúa,
là Đức Giêsu Kitô, Chúa chúng con.”
Một số nhầm lẫn cũng có thể phát sinh do sự khác biệt giữa Lễ Quy
Rôma và các Kinh nguyện Thánh Thể khác. Trong các Kinh nguyện
Thánh Thể khác, kinh Khẩn cầu Thánh Linh của sự thánh hiến được đi

81
kèm với việc linh mục trước tiên dang tay
ra trên lễ vật và sau đó làm dấu thánh giá.
Khi phụng vụ được cải cách, Lễ Quy
Rôma hầu như không thay đổi, mặc dù
có một số sửa đổi trong văn bản và cử chỉ.
Tất cả các Kinh Nguyện Thánh Thể khác,
mặc dù dựa trên các văn bản cổ, là các bài
soạn mới, và các cử chỉ đã được chủ yếu tiêu chuẩn hóa.
Ở trên tôi nói "kinh Khẩn cầu Thánh Linh của sự thánh hiến”, vì
tất cả các Kinh Nguyện Thánh Thể có hai kinh Khẩn cầu Thánh Linh,
hoặc lời mời gọi Chúa Thánh Thần. Kinh Khẩn cầu Thánh Linh thứ hai
thường được xem là "kinh Khẩn cầu Thánh Linh của sự hiệp thông",
vì nó khẩn cầu Chúa Cha gửi Chúa Thánh Thần đến nối kết các Kitô
hữu trong sự hiệp nhất. Trong Lễ Quy Rôma, lời khẩn cầu này là mặc
nhiên; còn trong các Kinh Nguyện Thánh Thể khác, nó là minh nhiên.
Kinh Khẩn cầu Thánh Linh thứ hai này không đi kèm với một cử chỉ
diễn tả sự khẩn cầu, và do đó ít được chú ý hơn như trong kinh Khẩn
cầu Thánh Linh thứ nhất. (Zenit.org 17-4-2012)

Việc nâng Bánh Rượu phải kéo dài bao lâu?


Hỏi: Việc nâng Bánh Rượu phải kéo dài bao lâu? Linh mục của
chúng tôi nâng Bánh thánh và Chén thánh gần hai phút mỗi khi truyền
phép. Sau đó có hai lần ngài nâng Bánh thánh và Chén thánh. Mỗi lần
như thế, ngài nâng Bánh và Chén cao hết cả cánh tay, càng cao càng
tốt. - H. B., Bethlehem, Pennsylvania, Mỹ
Đáp: Trước tiên độc giả của chúng tôi nên tri ân vì có một linh mục
nhiệt tâm, mặc dầu phải nhìn nhận rằng hai phút là quá lâu cho mỗi
lần nâng Bánh thánh và Chén thánh. Tôi vẫn nghi ngờ về thời gian này
trong thực tế, mặc dầu độc giả này nói chắc là đúng thôi.

82
Chữ đỏ nói có ba lần nâng Bánh thánh và Chén thánh, mặc dầu
nhiều chuyên viên phụng vụ cho rằng thực ra chỉ có một lần nâng cao
xét về kỹ thuật mà thôi.
Lần đầu tiên là ngay lập tức sau khi linh mục thánh hiến bánh rượu.
Chữ đỏ nói rằng linh mục "nâng Bánh thánh cho tín hữu nhìn ngắm,
sau đó đặt Bánh vào Đĩa thánh, và bái gối thờ lạy." Tương tự như vậy
cho Chén thánh, "Linh mục nâng Chén thánh cho các tín hữu nhìn
ngắm, rồi đặt Chén thánh trên khăn thánh, và bái gối thờ lạy."
Không có dấu hiệu chỉ dẫn về thời gian nâng Bánh và Rượu, hoặc
thời gian bái gối. Ở đây người ta phải được hướng dẫn bởi các nguyên
tắc chung của nghi thức Rôma, vốn tránh các cử chỉ phóng đại hoặc có
tính sân khấu. Bởi vì việc nâng là nhằm cho các tín hữu nhìn thấy Bánh
thánh và Chén thánh, và sự quỳ gối là một hành động tôn thờ, các cử
chỉ này không nên được thực hiện cách vội vàng, nhưng với một mức
độ kéo dài vừa phải và đàng hoàng, vốn nhấn mạnh chức năng phụng
vụ của việc này.
Có lẽ độ cao tốt nhất là Linh mục nâng Bánh và Rượu ở ngang đầu
của ngài, để ngài có thể chiêm ngưỡng Bánh Rượu một cách tự nhiên.
Việc nâng cao Bánh thánh và Chén thánh ở mức cao nhất có thể, là
tốt nhất dành cho khi linh mục dâng lễ ad orientem (hướng mặt về bàn
thờ theo kiểu cũ, chứ không hướng về cộng đoàn). Nếu việc nâng cao
được thực hiện trong khi linh mục hướng về cộng đoàn, việc ấy có thể
là vô duyên và là nguyên nhân gây chia trí hơn là xây dựng.
Việc nâng cao cho phép Bánh Rượu được chiêm ngắm, nhưng
không nên kéo dài quá mức, vì đó không phải là lần nâng quan trọng
nhất xét về mặt phụng vụ.
Lần nâng Bánh Rượu quan trọng nhất về mặt phụng vụ là lần nâng
thứ hai trong Vinh tụng ca ở cuối Kinh Nguyện Thánh Thể. Nghi thức
này được thực hiện bởi bản thân linh mục, hoặc cùng với một thầy phó
tế hoặc một linh mục đồng tế. Chữ đỏ nói rằng linh mục cầm Chén

83
thánh, Đĩa thánh có Bánh thánh, nâng cao cả hai, và đọc: "Chính nhờ
Người, ..." Một thầy phó tế hoặc một linh mục đồng tế hiện diện, nâng
Chén thánh.
Về việc nâng này, cần chú ý các điểm sau đây:
- Chỉ Đĩa thánh có Mình Thánh được nâng lên; Mình thánh không
được hiển thị rõ cho cộng đoàn tại thời điểm này.
- Chỉ có một Chén thánh và Đĩa thánh có Mình Thánh được nâng
cao. Nếu có nhiều Bình thánh bên cạnh Bình thánh chính, chúng đều
được để yên trên bàn thờ.
- Cả Chén thánh và Đĩa thánh được nâng cao cho đến khi cộng
đoàn kết thúc chữ "Amen" cuối cùng của Kinh Nguyện Thánh Thể, dù
khi chữ Amen được hát hoặc được lặp đi lặp lại lâu hơn thường.
Bản chất của cử chỉ này, thường đi kèm với việc linh mục hát Vinh
tụng ca, thường có nghĩa là Chén thánh và Đĩa thánh được nâng lên
hơi thấp một chút so với lần thánh biến Bánh Rượu. Một luật là ngón
tay cái của linh mục ở ngang tầm mắt của linh mục, hoặc hơi cao hơn
một chút.
Lần nâng thứ ba cũng là lần cuối diễn ra ngay trước khi linh mục
rước lễ. Chữ đỏ nói rằng, sau kinh “Lạy Chiên Thiên Chúa, Đấng xóa
tội trần gian...”, trong đó linh mục thầm lặng dọn mình rước lễ, và bẻ
chút Bánh cho vào Chén thánh, “linh mục bái gối, rồi cầm bánh, và
nâng Bánh hơi cao trên Đĩa thánh
hay trên Chén thánh, hướng về phía
cộng đoàn, và đọc to: “Đây chiên
Thiên Chúa, đây Đấng xóa tội trần
gian, phúc cho ai được mời đến dự
tiệc Chiên Thiên Chúa”.
Sự chọn nâng Bánh thánh trên
Đĩa thánh hoặc trên Chén thánh là tùy ý của linh mục, mặc dù cử chỉ
này có vẻ thích hợp về mặt thẩm mỹ hơn.
84
Vị linh mục nên giữ cao Bánh thánh cho đến khi ngài và cộng đoàn
đọc xong câu: “Lạy Chúa, con chẳng đáng Chúa ngự vào nhà con..."
Một lần nữa, tốt hơn là không nên nâng Bánh thánh quá cao, nhưng
ở mức như lần nâng thứ hai là vừa.
Sẽ có lỗi phụng vụ khi nâng Bánh mà không có Đĩa thánh hoặc
Chén thánh ở phía dưới, tức là chỉ nâng Bánh trên Khăn thánh. Bởi vì
vào lúc này, Bánh đã được bẻ ra, khả năng vụn bánh có thể rơi ra nhiều
hơn, do đó tốt hơn vụn bánh cần rơi trực tiếp lên Đĩa thánh hoặc vào
Chén thánh.

Nói thêm về việc nâng cao Mình Máu Chúa và Kinh


Nguyện Thánh Thể IV
Sau câu trả lời của chúng tôi ngày 2-5 (xem Vietcatholic) về việc
nâng cao Mình Máu Thánh Chúa trong Thánh lễ, một linh mục ở
Washington, D.C. (Mỹ), góp ý như sau:
Hỏi: "Tôi muốn nêu lên vài ý kiến liên quan đến câu trả lời của cha
về việc nâng cao Mình Máu Thánh trong thánh lễ.
"1. Tôi không thấy rằng việc nâng cao Mình Máu Thánh ‘ở ngang
đầu của linh mục’ sẽ tạo dễ dàng cho việc linh mục nhìn ngắm Mình
Máu Thánh cách tự nhiên hơn. Theo tôi, việc nâng lên ở ngang tầm đôi
mắt là hợp lý hơn. Tuy nhiên, theo tôi nghĩ, kích thước nhà thờ cũng
góp phần xác định việc nâng Mình Máu Thánh lên ở mức nào, để cho
mọi người có thể nhin ngắm được.
"2. Có vẻ như rằng bởi vì việc nâng Mình Máu Thánh lần thứ hai
được gọi chính thức là việc nâng, hoặc đưa cao (chứ không phải là
trưng ra), cho nên chắc chắn lần nâng này là cao nhất trong ba lần nâng
Mình Máu Thánh. Về mặt thần học, điều này là đúng, bởi vì đó là lúc
dâng lễ vật hy sinh lên Chúa Cha, tức là dâng mọi lễ vật của các người
hiện diện, hiệp nhất với hy lễ tối cao của Chúa Kitô, lên Chúa Cha để

85
được chấp nhận. Tôi chưa bao giờ gặp khó khăn khi hát Vinh tụng ca,
bởi vì tôi nâng Mình Máu Thánh cao trên đầu tôi.
"3. Sự hiểu biết của tôi về lý do chọn việc nâng, hoặc Đĩa thánh một
mình hoặc cả Đĩa Thánh và Chén Thánh, khi đọc “Đây Chiên Thiên
Chúa”, không phải là một vấn đề về “thẩm mỹ”, mà là phụ thuộc vào
việc liệu linh mục sẽ cho Rước Lễ với Mình Thánh hay cả Mình và Máu
Thánh, tức dưới một hình hay hai hình. Chính lời đọc mời gọi việc
Rước lễ kia mà".
Đáp: Về điểm 1 và 2, tôi chỉ nói thêm một chút. Bởi vì không có qui
định chính xác, nên không rõ những gì tôi đã nói trong bài viết ngày
2-5 hoặc quan điểm trên đây của cha là nhất thiết đúng hay sai. Còn
có một số mức độ linh hoạt và uyển chuyển, tùy vào thể hình của linh
mục, vì điều xem ra là vô duyên cho người này có thể là thanh lịch cho
người khác.
Khi đề cập đến việc nâng cao Chén thánh chỉ ngang trên đầu, tôi
đã cố gắng chuyển tải ý tưởng rằng cộng đoàn có thể sẽ nhìn thấy
Mình Máu Thánh rõ ràng, trong khi linh mục có thể nhìn rõ với độ cao
ngang đầu của ngài, thay vì phải giựt cổ ra sau.
Tôi đồng ý với cha rằng thường không có khó khăn trong việc nâng
Mình Máu Thánh cao hơn đầu trong lần nâng ở Vinh tụng ca; thực ra,
đây là cách tôi thường làm. Tuy nhiên, câu hỏi đầu tiên là nói về trường
hợp một linh mục nâng Mình Máu Thánh lên quá cao, vốn không phải
là một cử chỉ phổ biến.
Về điểm thứ ba, tôi xin phép có ý kiến khác với cha. Không có gì
trong chữ đỏ nói rằng khả năng nâng Mình thánh trên Chén thánh là
liên quan đến việc rước lễ dưới hai hình.
Đúng hơn tôi nên nói rằng khả năng này được đưa vào trong Sách
lễ như một cách tái lập cho hình thức thông thường một cử chỉ biểu
tượng đẹp, vốn hiện diện trong hình thức ngoại thường, chính xác như

86
lời kết luận của Vinh tụng ca, trong đó linh mục nâng cao cả Mình
Thánh và Chén Thánh.
Cử chỉ của Mình Thánh được nâng trên Chén Thánh, thường được
tìm thấy trong các bức tranh và hình ảnh đạo đức, đã hoàn toàn biến
mất khỏi Thánh Lễ. Tôi tin rằng điều này, chứ không phải là một sự
phân biệt giữa việc rước lễ dưới một hình hay hai hình, là đứng đằng
sau khả năng được cung cấp trong Sách lễ sẽ được xuất bản lần thứ ba.
(Zenit.org 15-5-2012)

Giải thích thêm về Kinh khẩn cầu Thánh Linh trong


Kinh Nguyện Thánh Thể
Hỏi: Câu trả lời của cha ngày 17-4 về Kinh khẩn cầu Thánh Linh
trong Lễ Quy Rôma đã nhắc tôi nhớ lại câu hỏi đến từ Palo Alto, Cal-
ifornia: "Liệu Kinh Nguyện Thánh Thể thứ nhất, được biết đến như là
Lễ Quy Rôma, có là Kinh nguyện Thánh Thể quy phạm cho Thánh lễ
Chủ nhật không?"
Đáp: Trong khi có lẽ là đi hơi xa khi nói rằng Lễ Quy Rôma là Kinh
Nguyện "quy phạm" cho Thánh Lễ Chúa Nhật, tôi nghĩ thật công bằng
để nói rằng Kinh nguyện này, cùng với Kinh Nguyện Thánh Thể III, là
các Kinh nguyện được ưa thích nhất vào ngày Chủ nhật.
Kinh Nguyện Thánh Thể II, tuy không bị cấm sử dụng ngày Chủ
nhật, đặc biệt được khuyến khích sử dụng cho các ngày trong tuần.
Sự ngắn gọn của nó có thể tạo ra một sự thiếu cân đối nhất định giữa
Phụng Vụ Lời Chúa dài ngày chủ nhật với ba bài đọc, Kinh Tin kình,
Lời nguyện Tín hữu bắt buộc và Phụng vụ Thánh Thể.
Kinh Nguyện Thánh Thể IV không thể bị tách rời khỏi Kinh Tiền
tụng của nó, do đó, nếu sử dụng kinh này ngày Chủ nhật, nó chỉ có thể
được sử dụng trong mùa thường niên. Thật là tốt để sử dụng nó trong
dịp đặc biệt, khi sứ điệp các bài đọc có thể được liên kết vào cái nhìn
tổng quan của lịch sử cứu độ. Kinh Nguyện Thánh Thể này ban đầu
được dành riêng cho các nhóm tín hữu có trình độ Kinh thánh tốt.
87
Nói chung, người Công giáo đã khá hiểu biết Kinh thánh hơn trong các
thập niên qua, sau cuộc cải tổ phụng vụ, và kinh nghiệm đã cho thấy
rằng Kinh nguyện IV có thể được sử dụng cho tác dụng mục vụ tốt, khi
nó được sử dụng một cách khôn ngoan.
Kinh Nguyện Thánh Thể xin ơn Hoà giải là tốt nhất khi sử dụng vào
Chủ Nhật mùa Chay, nhưng với kinh Tiền tụng Mùa Chay thích hợp.
Bởi vì các Kinh Nguyện Thánh Thể riêng cho “Các Thánh Lễ vì các
nhu cầu khác nhau” và “cho các thánh lễ thiếu nhi” bị giới hạn cho các
công thức Thánh lễ đặc biệt hoặc cho các nhóm cụ thể, như học sinh
trẻ, các Kinh nguyện này trong thực tế không bao giờ được sử dụng
cho Thánh Lễ chủ nhật ở giáo xứ. (Zenit.org 30-4-2012)

Kinh Nguyện Thánh Thể 4 sử dụng thế nào?


Một độc giả khác, ở Southampton, Vương quốc Anh, gợi ý rằng tôi
đã mắc sai lầm trong bài ngày 2-5 (xem Vietcatholic) về các khả năng
sử dụng Kinh Nguyện Thánh Thể 4:
Hỏi: "Cha nói rằng vì Kinh Nguyện Thánh Thể 4 có kinh Tiền tụng
riêng – đúng là như vậy – nên nó chỉ có thể dùng trong mùa thường
niên. Tôi nghĩ rằng điều này là không đúng. Kinh Nguyện Thánh Thể 4
không có thể được sử dụng vào một ngày có kinh Tiền tụng riêng của
nó. Ví dụ, nó không thể được sử dụng trong lễ Đức Mẹ Lên Trời hay
Đức Mẹ Vô nhiễm. Tuy nhiên, nó có thể được sử dụng vào những ngày
chỉ có kinh Tiền tụng theo mùa (Mùa Vọng, Giáng Sinh, Mùa Chay
trừ các chủ nhật có kinh Tiền tụng riêng, lễ Phục sinh). Trong trường
hợp đó, kinh Tiền tụng của Kinh Nguyện Thánh Thể 4 thay thế kinh
Tiền tụng theo mùa, bởi vì Kinh Nguyện Thánh Thể 4 chỉ có thể được
sử dụng trong toàn bộ của nó. Tôi nhìn nhận sẽ là một quyết định mục
vụ đặc biệt cao khi sử dụng Kinh Nguyện Thánh Thể 4 trong lễ Giáng
Sinh hoặc Chủ nhật Phục sinh, nhưng về mặt lý thuyết không có gì sai
trong đó, vì các lễ này không có kinh Tiền tụng riêng.”

88
Đáp: Độc giả có lý khi nói rằng một kinh Tiền tụng theo mùa có
thể được thay thế bằng Kinh Nguyện Thánh Thể IV. Đó là lý do mà tôi
nói rằng nó được sử dụng trong các Chủ nhật của mùa thường niên, vì
có một số tác giả từ chối việc sử dụng Kinh nguyện Thánh Thể 4 trong
mọi ngày Chủ nhật.
Tuy nhiên, tôi sẽ đặt câu hỏi liệu sự sử dụng các kinh Tiền tụng theo
mùa trong các Chủ nhật của các mùa phụng vụ chính là cùng loại với
nhau không. Các Chủ nhật này có một vị trí cao hơn so với lễ trọng
trong lịch phụng vụ, và các bài đọc của các Chủ nhật này không thể
được thay thế băng các bài đọc khác. Ví dụ, nếu một lễ cưới hoặc lễ
truyền chức linh mục diễn ra vào một Chủ nhật như thế, thì các bài
đọc của ngày Chủ nhật được ưu tiên hơn so với bài đọc lễ cưới hay lễ
truyền chức linh mục.
Nếu lễ cưới hoặc lễ truyền chức linh mục diễn ra vào một Chủ nhật
mùa thường niên hoặc mùa Giáng sinh, thì phụng vụ Chủ nhật có thể
được thay thế toàn bộ, trừ phi nó trùng hợp với Thánh lễ cầu cho giáo
dân.
Do luật ưu tiên như vậy, tôi có thể nói rằng trong các ngày ấy, việc
chỉ định sử dụng kinh Tiền tụng theo mùa trong chữ đỏ ràng buộc
mạnh mẽ hơn, so với vào ngày Chủ nhật mùa thường niên.
Tương tự như vậy, chữ đỏ đôi khi cũng rất là đặc biệt. Ví dụ, vào
Chúa Nhật Phục Sinh và trong tuần bát nhật Phục Sinh, chữ đỏ bảo
đọc kinh Tiền tụng Phục Sinh I, chứ không đọc bất cứ kinh Tiền tụng
Phục sinh nào. Vì vậy trong trường hợp này, kinh Tiền tụng Phục Sinh
I là kinh Tiền tụng của ngày, chứ không phải kinh Tiền tụng theo mùa.
Ngày lễ Giáng sinh cung cấp sự lựa chọn giữa ba kinh Tiền tụng Giáng
sinh, nhưng một trong ba phải được chọn.
Các Chủ nhật mùa Phục sinh và các mùa mạnh khác qui định một
kinh Tiền tụng theo mùa phải được chọn, trong khi đối với các Chủ
nhật mùa thường niên, chữ đỏ không gợi ý chọn kinh Tiền tụng nào.
Tôi tin rằng việc này cho thấy một sự phân biệt rõ ràng giữa hai giai
89
đoạn liên quan sự chọn lựa kinh Tiền tụng, và như một hệ quả, khả
năng sử dụng Kinh Nguyện Thánh Thể 4. (Zenit.org 15-5-2012)

Các Kinh Nguyện Thánh Thể dành cho Thánh lễ


thiếu nhi còn được phép sử dụng không?
Hỏi: Trong Sách Lễ Rôma mới bằng tiếng Anh, không có các Kinh
nguyện Thánh Thể dùng cho Thánh Lễ thiếu nhi. Có lý do đặc biệt nào
cho việc này không? Sự thiếu sót này có nghĩa là chúng không thể được
sử dụng sao? Liệu được phép sử dụng chúng có sẵn trong Sách lễ trước
đó không? - J. S., Naxxar, Malta
Đáp: Các Kinh nguyện Thánh Thể dành cho Thánh lễ thiếu nhi lần
đầu tiên được giới thiệu vào năm 1974. Vào thời đó, ba Kinh nguyện
Thánh Thể đã được giới thiệu trên cơ sở thử nghiệm. Các Hội đồng
Giám mục có thể sử dụng một trong các Kinh Nguyện này, và được cho
phép thực hiện một bản dịch khá tự do các bản văn, trong khi vẫn tôn
trọng cấu trúc cơ bản. Hầu hết các Hội đồng Giám mục yêu cầu cho
phép sử dụng tất cả ba Kinh Nguyện Thánh thể ấy, và việc này thường
được ban cho các Hội đồng Giám mục trong một khoảng thời gian
nhất định. Năm 1980, ĐTC Gioan Phaolô II cho phép tiếp tục sử dụng
các Kinh Nguyện này cho đến khi quyết định khác được ban hành.
Do tình trạng thử nghiệm của chúng, và các hạn chế về việc sử dụng
chúng cho các nhóm thiếu nhi thuộc lứa tuổi Rước lễ vỡ lòng, các Kinh
Nguyện Thánh Thể này thường không được in trong Sách Lễ Rôma,
nhưng trong các sách riêng. Chúng có thể đã được đưa vào trong Sách
lễ ở một số nơi, nhưng không phải là một sự thực hành chung.
Khi ấn bản thứ ba của Sách Lễ Rôma bằng tiếng Latinh được xuất
bản vào năm 2002, nó bao gồm các Kinh nguyện Thánh Thể cho thiếu
nhi trong phần phụ lục. Sự đưa vào này chỉ có thể đơn giản vì lợi ích
của sự đầy đủ, vì không chắc rằng chúng sẽ được sử dụng, do sự khan
hiếm của các chuyên viên về thiếu nhi lứa 8 tuổi.

90
Lần in đầu tiên của Sách lễ Latinh có nhiều lỗi đánh máy. ĐTC
Gioan Phaolô II cũng đã đưa thêm một số bổ sung mới cho niên lịch
phụng vụ phổ quát, sau khi xuất bản Sách lễ. Các bổ sung này bao gồm
lễ Đức Mẹ Guadalupe, và các lễ nhớ thánh Juan Diego và thánh Pio
Pietrelcina.
Vì vậy, khi cần in lại Sách lễ trong năm 2008, Thánh Bộ Phụng Tự đã
không tự giới hạn mình vào việc sửa lỗi đánh máy. Thay vào đó, Thánh
bộ thực hiện một số cải tiến hơn nữa cho bản văn, và các chữ đỏ, trong
đó có việc loại bỏ các bản văn Latinh của Thánh Lễ dành cho thiếu nhi.
Bởi vì điều này bao hàm một sự thay đổi trong bản văn chính thức,
việc bỏ bớt này được trình lên ĐTC để xin chuẩn y cùng với hai thay
đổi khác cho Sách lễ. ĐTC Biển Đức XVI phê chuẩn sự thay đổi này,
vốn được ban hành bởi Sắc lệnh ngày 8-5-2008 (Sắc lệnh số 652-08L,
Notitiae 45 (2008) trang 175-176). Sắc lệnh cũng quy định rằng từ nay
về sau các bản văn Thánh Lễ dành cho thiếu nhi nên được in tách rời
Sách Lễ Rôma, ngay cả trong các bản dịch được duyệt lại trong tương
lai.
Bởi vì lần tái bản thứ hai này là cơ sở cho việc dịch Sách Lễ sang
tiếng Anh, các Kinh Nguyện Thánh Thể cho thánh lễ thiếu nhi không
có trong Sách lễ nữa.
Điều này không có nghĩa rằng chúng không còn có thể được sử
dụng. Chúng vẫn được chấp thuận cho sử dụng, theo cùng các điều
kiện như trước kia.
Nếu cuối cùng Tòa Thánh duyệt lại các bản văn và kỷ luật của các
Kinh Nguyện ấy, Tòa Thánh vẫn cho rằng tốt hơn nên tách rời chúng
khỏi Sách lễ chung. Có lẽ điều này đã được thực hiện, để loại bỏ bất cứ
sự cám dỗ nào nhằm xem chúng như là Kinh nguyện Thánh Thể để sử
dụng chung với mọi cộng đoàn, chứ không phải là một sự giới thiệu sư
phạm cho phụng vụ dành cho thiếu nhi. (Zenit.org 29-5-2012)

91
Dùng iPad để đọc Tin Mừng trong Thánh lễ được
không?
Hỏi: Tôi muốn biết liệu tinh thần của “Qui chế Tổng Quát của Sách
Lễ Rôma” sẽ cho phép linh mục sử dụng iPad để đọc Tin Mừng được
không? Nếu được, sau khi đọc xong, linh mục hôn iPad hay hôn Sách
Tin Mừng? - H. A., Lashibi, Ghana
Đáp: Cho đến nay, Giáo hội hoàn vũ chưa có tuyên bố chính thức
nào về việc sử dụng các máy tính bảng điện tử trong phụng vụ. Ít nhất
một Đức Hồng y, khi cử hành thánh lễ trong nhà thờ chính tòa của
ngài, đã công khai sử dụng một máy tính bảng thay cho sách lễ, nhưng
điều này không tạo ra sự phê chuẩn chính thức. Ngược lại, một tuyên
bố gần đây của Hội đồng Giám mục New Zealand nói rằng máy tính
bảng không được sử dụng cho Thánh Lễ và các nghi lễ công khai khác.
Do đó những gì tôi nói không có chỗ đứng chính thức nào. Tôi tự
giới hạn vào điều tôi xem có liên quan đến các nguyên tắc phụng vụ
mà thôi.
Mặc dù tôi sử dụng một máy tính, tôi thừa nhận rằng tôi không ái
mộ công nghệ và tự quản lý để tồn tại, mà không bị ràng buộc bởi điện
thoại di động hay máy tính bảng.
Liên quan đến việc sử dụng điện thoại hoặc máy tính bảng, tôi
không thấy bất kỳ khó khăn lớn nào cho linh mục hay bất cứ ai khác,
trong việc sử dụng các thiết bị này để đọc Các Giờ Kinh Phụng Vụ,
nhất là khi đi đường xa hoặc du lịch.
Đối với việc sử dụng một máy tính bảng để thay thế cho sách lễ, sách
bài đọc và sách Tin Mừng trong Thánh Lễ, tôi sẽ do dự nhiều hơn.
Một mặt, người ta có thể lập luận rằng các sách phụng vụ, giống như
bất kỳ cuốn sách nào khác, là một phương tiện lưu giữ và truyền tải
thông tin. Trong ý nghĩa này, máy tính bảng thực hiện tốt chức năng
tương tự như các trang sách in, nhưng với một số lợi thế gia tăng khác.
Ví dụ, máy tính bảng có thể chứa tất cả các
92
sách nghi lễ vào một chỗ, và nó cho phép chủ tế có thể chuyển đổi bản
văn từ ngôn ngữ này sang ngôn ngữ khác khi cần thiết, và điều chỉnh
kích cỡ chữ để đọc cách thoải mái nhất.
Mặt khác, có một nguyên tắc, vốn trong khi không cần thiết cho
phụng vụ, là nên cân nhắc cẩn thận trước khi sử dụng các công cụ như
vậy.
Giáo hội có truyền thống dành riêng các vật dụng được sử dụng
trong phụng vụ cho các chức năng thiêng liêng mà thôi. Do đó, các vật
dụng này thường được làm phép, để tách rời chúng ra khỏi tất cả các sự
sử dụng khác. Người ta không được dùng chén thánh cho mục đích gia
dụng; linh mục cũng không được lái xe xung quanh thị trấn trong bộ
áo lễ. Lý do cho điều này là không phải sự phi thực tế của hành động,
nhưng bởi vì các vật dụng thánh thiêng được dành riêng cho một thời
gian, một địa điểm và một chức năng đặc biệt.
Tương tự như vậy, các cuốn sách được sử
dụng trong việc cử hành phụng vụ thường
được làm phép và chỉ dành cho việc sử dụng
linh thiêng. Chúng cũng được in và bị ràng
buộc trong một định dạng, vốn nhấn mạnh
mục đích thánh thiêng của chúng.
Tuy nhiên, máy tính bảng, do bản chất của
nó, có khả năng đa dụng. Có một cái gì đó phi
lý trong việc sử dụng một máy tính bảng như là một sách lễ hoặc sách
bài đọc, và ngay sau đó nó được sử dụng nó để trả lời điện thư, lướt
web, hoặc tải về máy một bộ phim.
Sách Tin Mừng là một trường hợp, mà trong đó tôi tin rằng các qui
tắc hiện hành áp dụng cho vấn đề của chúng ta. “Qui chế Tổng Quát
của Sách Lễ Rôma”, số 120D, xác định rằng chỉ có sách Tin Mừng, chứ
không phải sách bài đọc, có thể được rước đi trong cuộc rước đầu lễ,
đặt trên bàn thờ. Sự phân biệt này chắc chắn có nhắm tới máy tính
bảng đa dụng, do đó tôi nghĩ chúng ta có thể nói rằng các qui tắc ấy đã
93
loại trừ việc rước máy tính bảng, đặt nó trên bàn thờ, và xông hương
cho nó.
Có thể suy đoán rằng sau này ai đó có thể phát triển một máy tính
bảng để sử dụng độc quyền cho phụng vụ, với một thiết kế thích hợp
và không có các chương trình khác được cài đặt kèm theo. Lúc ấy, điều
đó có thể làm thay đổi cuộc tranh luận về vấn đề này.
Cho đến khi thời gian ấy xảy ra, tôi nghĩ rằng tốt nhất chúng ta nên
tránh sử dụng các công cụ này, để duy trì sự nổi biệt thiêng liêng của
phụng vụ khỏi sự buồn tẻ của các hoạt động thông thường.
Tuy nhiên, trong trường hợp đặc biệt, chẳng hạn như khi một linh
mục đi du lịch, tự tìm thấy mình bị bắt buộc và không có sách lễ nào
để sử dụng, tôi tin rằng linh mục ấy có thể sử dụng một máy tính bảng
để cử hành Thánh Lễ. (Zenit.org 12-6-2012)

Sử dụng iPad như thế nào trong phụng vụ?


Nhiều độc giả viết thư góp ý thêm về bài của tôi ngày 12-6 về việc
dùng iPad như một Sách lễ hoặc Sách bài đọc. Thực tế, tất cả đều đồng
ý với lập luận rằng truyền thống gìn giữ các đồ vật thánh cho việc
phụng vụ mà thôi có thể loại trừ các công cụ như là iPad trong cung
thánh. Một độc giả nhận xét: "Tất cả là vì sự thánh thiện, hoặc bây giờ,
là thiếu sự thánh thiện. Vì lý do tốt lành, Giáo hội đã trao cho chúng ta
các công cụ thích hợp (trong trường hợp này, là Sách lễ, Sách bài đọc)
để sử dụng, và thật buồn để nói rằng có những người muốn làm theo
ý riêng họ, bất kể là gì".
Một số độc giả hỏi về việc sử dụng các công cụ này (chẳng hạn iPad)
trong các lĩnh vực khác của phụng vụ. Một ca trưởng ở Mỹ nhận xét:
"Con muốn nói với cha rằng con có cả một thư viện âm nhạc trong
iPad, và con chỉ sử dụng nó độc quyền trong việc cử hành Thánh Lễ,
như là một phần của thừa tác âm nhạc. Ngoài ra con không sử dụng
iPad này vào việc gì khác. Tuy nhiên, nếu ai đó nói với con rằng nó có
thể được linh mục dùng thay sách lễ, con thực sự phải suy nghĩ về điều

94
đó. Nếu nó là một sự lựa chọn duy nhất, Thiên Chúa chắc là muốn Lời
Ngài được tuyên bố như thế".
Tôi thấy không có trở ngại nào trong việc các nhạc sĩ và những người
khác sử dụng các thiết bị này, chẳng hạn iPad, thay vì phải dùng nhiều
sách, tập nhạc và các bản sao.
Mặc dù độc giả trên không nói rõ về điểm này, cần nhắc lại rằng
trong khi chức năng phát lại (playback) của các thiết bị này có thể được
sử dụng để giúp học các bài thánh ca mới trong khi tập hát, từ lâu Giáo
hội đã cấm sử dụng bất kỳ hình thức âm nhạc nào được thu sẵn trong
phụng vụ, và việc cấm này không cho phép sử dụng âm nhạc như thế
trong thánh lễ.
Cuối cùng, một độc giả ở bang California, Mỹ, đưa ra vài nhận xét
thú vị: "Mặc dù iPad và các phương tiện truyền thông điện tử khác
đang ngày càng trở nên đáng tin cậy hơn và thân thiện với người sử
dụng, khả năng xảy ra sự cố hoặc lỗi của người sử dụng thiết bị là có
thực (tôi nghĩ về các vấn đề micro hú tại một số giáo xứ). Mặc dù các
trường hợp này là các vấn đề có thể giải quyết được (pin không được
sạc, nhấn sai phím điều khiển, giảm âm lượng), các vấn đề đòi hỏi sự
chú ý và một sự đáp trả am hiểu và lanh lẹ. Tôi nghĩ rằng việc sử dụng
các phương tiện truyền thông điện tử trong phụng vụ công cộng sẽ
có một sự xao lãng và rối trí, có lẽ là một sự xao lãng không phù hợp.
Các ca trưởng sử dụng công nghệ chủ yếu là không có vấn đề, nhưng
họ không cừ hành Thánh Lễ. Tôi là người mắt kém, nên may mắn sử
dụng một iPad khi đi xa. Việc sử dụng một iPad sẽ giúp việc hát các bài
thánh ca chưa quen thuộc, nhưng tôi cử hành Thánh lễ thuộc lòng. Tôi
đọc trước các bài đọc ở nhà trước Thánh Lễ, trên màn hình máy tính
chữ lớn. Do đó, khi tôi nghe các bài đọc trong Thánh Lễ, tôi có thể hiểu
hoàn toàn. Xin lỗi cha vì tôi viết dài dóng, nhưng tôi muốn cha biết tôi
đánh giá cao công nghệ biết bao trong việc phụng tự của tôi, nhưng tôi
thấy nó có thể gây xao lãng".

95
Tôi cũng nghĩ vậy. Một linh mục mắt kém có thể sử dụng các thiết
bị ấy để cử hành Thánh lễ, mặc dầu giáo luật có các giải pháp khác có
sẵn (chẳng hạn như cho phép linh mục học thuộc lòng nghi thức một
Thánh lễ, và cử hành Thánh lễ mỗi ngày với nghi thức ấy).
Một sự cho phép tổng quát về việc sử dụng thiết bị điện tử (chẳng
hạn iPad) trong mọi trường hợp như vậy phải được cân nhắc cẩn thận.
Như câu ngạn ngữ pháp lý nói "Trường hợp khó làm luật thành xấu",
luật phụng vụ có nhiều sự cho phép trong các trường hợp đặc biệt, vốn
được dần dần mở rộng vào sự áp dụng rộng rãi, hoặc thậm chí sự lạm
dụng nữa. (Zenit.org 26-6-2012)

Màu sắc lễ phục của các linh mục trong thánh lễ


đồng tế
Hỏi: Liệu các linh mục đồng tế một Thánh Lễ buộc phải mang lễ
phục cùng màu với lễ phục của vị chủ tế không? Có ba ví dụ mà tôi
đã nhìn thấy dẫn tôi đến việc đặt ra câu hỏi này. Trong ba ví dụ, các
vị đồng tế mang dây stola mà không mang áo lễ. Ví dụ đầu tiên xảy ra
tại một Thánh Lễ an táng: vị chủ tế mang lễ phục đen, các vị đồng tế
mang dây stola trắng, và tấm đậy chén thánh cũng màu trắng. Ví dụ
thứ hai cũng xảy ra tại một Thánh Lễ an táng: vị chủ tế và hai vị đồng
tế mặc lễ phục màu trắng; vị đồng tế thứ ba mang dây stola màu tím. Ví
dụ thứ ba xảy ra trong thánh lễ chủ nhật Gaudete (Mừng vui lên, Chủ
nhật III Mùa Vọng): vị chủ tế mang lễ phục màu hồng; vị đồng tế mang
dây stola màu tím. Sự gì thích hợp hơn? Sự gì được cho phép? - T. N.,
Arlington, Virginia (Mỹ).
Đáp: Đề tài này được nói trong ‘Quy chế tổng quát Sách lễ Rôma’
(GIRM, bản Việt ngữ do linh mục P.X. Nguyễn Chí Cần, GP Nha Trang,
dịch) và trong Huấn thị Bí tích Cứu độ (Redemptionis Sacramentum,
bản Việt ngữ của Hội đồng Giám mục Việt Nam).
“Quy chế tổng quát Sách lễ Rôma” nói:

96
“Số 209. Các vị đồng tế mặc lễ phục nơi phòng thánh hay một nơi
khác xứng hợp, như thường mặc khi làm lễ một mình. Tuy nhiên khi
có lý do chính đáng, chẳng hạn: đông số đồng tế quá mà thiếu lễ phục,
thì các vị đồng tế, luôn luôn trừ vị chủ tế, có thể bỏ áo lễ, chỉ mang dây
stola trên áo alba”.
Luật này được nói rõ hơn trong Huấn thị Redemptionis Sacramen-
tum:
“Số 124. Ngoại trừ vị chủ tế phải
luôn luôn mặc áo lễ theo màu ấn
định, Sách Lễ Rôma cho quyền các
linh mục đồng tế trong Thánh Lễ
“khỏi mặc áo lễ, mà chỉ mang dây
stola trên áo alba”, trước một lý do
chính đáng, ví dụ như số các vị đồng
tế quá đông và không có đủ lễ phục.
Nhưng mà, nếu người ta có thể tiên liệu một trường hợp như thế,
phải cố gắng hết sức cho có đủ lễ phục. Ngoại trừ vị chủ tế, các vị
đồng tế có thể, khi cần, mặc áo lễ màu trắng nữa. Về phần còn lại,
các ngài phải tuân thủ các quy tắc khác của những sách phụng vụ”.
Điều này nói rõ rằng thật là thích hợp hơn khi mọi vị đồng tế mang áo
lễ, và nên mang áo lễ màu trắng chứ không theo màu của ngày ấy.
Nếu không có đủ áo lễ màu trắng, thì tôi có thể nói rằng sự thích
hợp kế tiếp là các vị đồng tế mang dây stola theo đúng màu của ngày
hôm đó. Nếu dây stola cùng màu cũng không đủ cho các vị, các vị nên
dùng dây stola màu trắng
Mặc dù quy chế chỉ đề cập đến việc vị chủ tế phải mang áo lễ theo
đúng màu của ngày hôm đó, tôi tin rằng một sự kết hợp có trật tự các
màu sắc hợp pháp của các vị đồng tế cũng đúng với luật.
Ví dụ, mới đây tôi tham dự một lễ truyền chức linh mục trong
Vương cung thánh đường Thánh Phêrô, trong đó màu đỏ là màu sắc
của ngày. Vì có hơn 120 vị đồng tế, nên phòng thánh của vương cung
97
thánh đường đáng kính không thể cung cấp áo lễ màu đỏ cho đủ cho
dịp này. Do đó, 80 vị đồng tế mang áo lễ màu đỏ, và số các vị đồng tế
còn lại mang dây stola màu đỏ.
Để duy trì sự trang nghiêm, các linh mục mang đúng lễ phục cần
được xếp đứng gần bàn thờ nhất, trong khi các vị khác được bố trí
đứng ở một nơi khác thích hợp.
Sự sắp xếp cơ bản này cũng có thể được áp dụng trên một quy mô
nhỏ hơn. Ví dụ, nếu một giáo xứ có bốn hoặc năm bộ lễ phục phù hợp,
ngoài áo lễ của vị chủ tế, chúng có thể được sử dụng bởi các linh mục
đứng gần nhất bàn thờ trong phần Kinh Nguyện Thánh Thể.
Việc sử dụng các lễ phục phù hợp cho các vị đồng tế, và không là
lễ phục cùng màu, không phải là một yêu cầu nghiêm ngặt của luật,
nhưng rõ ràng là thích hợp hơn cho trật tự chung và sự trang nghiêm
của thánh lễ.
Nếu các vị đồng tế phải mang dây stola, thì tôi nghĩ tốt nhất nên sử
dụng một màu duy nhất. Ví dụ thứ hai được cung cấp bởi độc giả của
chúng tôi về một thánh lễ an táng, trong đó vị chủ tế mặc áo lễ màu
trắng, còn một vị đồng tế mang dây stola tím, minh họa cho trường
hợp tương phản màu sắc không cần thiết. Sẽ là thích hợp hơn nếu các
vị đều mang màu trắng. Các ví dụ khác của việc vị chủ tế mang áo lễ
đen hoặc hồng, trong khi các vị đồng tế mang dây stola thích hợp, là
phù hợp với qui tắc phụng vụ.
Cuối cùng, sẽ là hữu ích khi nhắc lại các quy tắc bao quát cho việc
sử dụng màu sắc phụng vụ được diễn tả bởi “Quy chế tổng quát Sách
lễ Rôma”:
“Số 345. Các màu sắc khác nhau của phẩm
phục nhằm diễn tả cách hữu hiệu và ra bên ngoài
khi thì đặc tính của các mầu nhiệm đức tin được
cử hành, khi thì ý nghĩa của đời sống Kitô giáo,
theo diễn tiến của năm phụng vụ”.

98
“Số 346. Về màu sắc của phẩm phục thánh, nên giữ thói quen truyền
thống sau đây:
a. Màu trắng được dùng trong Thần vụ và Thánh Lễ mùa Phục Sinh
và mùa Giáng Sinh, trong các lễ kính Chúa, ngoại trừ cuộc Thương
Khó của Người, các lễ kính Ðức Trinh Nữ Maria, các Thiên Thần, các
Thánh không tử đạo, lễ trọng kính Các Thánh (1-11), kính Gioan Tẩy
Giả (24-6), các lễ kính thánh Gioan Thánh sử (27-12), Ngai Toà Phêrô
(22-2), thánh Phaolô trở lại (25-1).
b. Màu đỏ được dùng trong Chủ Nhật Thương Khó và thứ Sáu Tuần
Thánh, Chủ Nhật Hiện Xuống, các cử hành cuộc Thương Khó của
Chúa, lễ các Tông Ðồ và Thánh Sử, và lễ các Thánh Tử Ðạo.
c. Màu xanh dùng trong Thần vụ và Thánh Lễ mùa "Thường Niên".
d. Màu tím dùng trong mùa Vọng và mùa Chay. Có thể dùng trong
các nghi thức phụng vụ và Thánh Lễ cầu cho người qua đời.
e. Màu đen có thể dùng trong lễ cầu cho người qua đời, ở đâu có thói
quen này.
f. Màu hồng có thể dùng trong Chủ Nhật Gaudéte (Chủ nhật III
Mùa Vọng) và Laetare (Chủ nhật IV Mùa Chay), ở đâu có thói quen
này.
g.Vào các ngày lễ trọng hơn, nghĩa là quý báu hơn, áo lễ có thể được
sử dụng theo màu không đúng màu của ngày hôm đó.
h. Áo lễ màu vàng quý hoặc màu bạc có thể được sử dụng vào các
dịp lễ long trọng ở các giáo phận của Mỹ”.
“Số 347. Trong các lễ nghi thức, dùng màu riêng của lễ, hay màu
trắng hay màu lễ hội; còn các lễ tùy nhu cầu thì dùng màu của ngày
hôm đó hay màu của mùa hay màu tím, nếu có tính cách thống hối (x.
các số 31, 33, 38); các lễ tùy ý thì dùng màu thích hợp với lễ cử hành,
hay màu của ngày hôm đó hoặc màu của mùa”.

99
Huấn thị Redemptionis Sacramentum, số 127, cung cấp một giải
thích chính thức cho số 346g trong Quy chế tổng quát Sách lễ Rôma:
“Số 127. Trong các sách phụng vụ, có một năng quyền đặc biệt được
ban để, trong những ngày thật trọng thể, sử dụng các phục phụng vụ
dành cho các ngày lễ và đặc biệt đẹp, dù chúng không đúng màu sắc
của ngày lễ hôm đó. Tuy nhiên, quyền này, liên quan một cách đặc thù
đến các lễ phục phụng vụ rất cổ xưa, nhằm bảo toàn di sản của Giáo
Hội, lại bị nới rộng một cách quá đáng đến những đổi mới; do đó, bỏ
qua cách làm truyền thống, người ta chấp nhận những hình dáng và
màu sắc, căn cứ trên những tiêu chuẩn chủ quan, và như thế là làm
yếu đi ý nghĩa của một quy tắc, hại cho truyền thống. Những ngày lễ,
các phẩm phục thánh màu vàng hay bạc có thể thay thế, tuỳ lúc, các
màu sắc phụng vụ khác nhau, trừ ra màu tím và màu đen”. (Zenit.org
3-7-2012)
Góp ý riêng của VietCatholic về Mầu Vàng áo lễ tại Việt Nam:
Hiện nay tại Việt Nam khi có thánh lễ đồng tế thấy có nhiều linh
mục mặc áo vàng chói, (giống y như mầu vàng của các nhà sư sãi).
Nếu đề ý quan sát thì Mầu vàng này chưa hế thấy linh mục nào thuộc
các quốc gia trên thế giới sử dụng. Tại Rôma cũng như nhiều quốc gia
khác, khi sử dụng mầu vàng cho phẩm phục đồng tế thì thường mầu
vàng có nét thanh tao, hầu như là mầu có chút vàng nhạt trắng chứ
không phài mầu vàng lèo loẹt, trông rất lạ mắt và chóe!
Xin được góp ý và đề nghị Ban Phụng Vụ thuộc Hội Đồng Giám
mục Việt Nam nghiên cứu kỹ và sâu rộng về việc sử dụng mầu vàng
này trong lễ nghi Phụng Vụ.

Màu xanh dương có phải là màu phụng vụ không?


ĐTC Biển Đức XVI chỉ mặc áo lễ xanh dương trong vài dịp lễ trọng
Đức Mẹ mà thôi
Liên quan đến bài trả lời của chúng tôi về màu áo phụng vụ (xin
xem bài ngày 3-7), có một câu hỏi liên quan đến sự thay đổi màu áo lễ.
100
Một độc giả từ Oregon, Mỹ, hỏi: “Liệu một linh mục có thể thêm vào
hoặc thay đổi màu áo lễ, vốn được chỉ định cho mỗi mùa phụng vụ
không. Chẳng hạn, trong Mùa Vọng, thay vì màu tím, cha xứ giáo xứ
tôi sử dụng áo lễ màu xanh dương như là màu sắc của mùa này. Cha
giải thích là cha muốn tránh màu lẫn lộn giữa Mùa Vọng và Mùa Chay,
và cũng để tôn vinh Đức Maria, nên màu xanh dương là màu sắc phù
hợp hơn".
Đáp: Màu xanh dương không phải là một trong các màu sắc phụng
vụ bình thường. Tuy nhiên, áo lễ xanh dương có thể được sử dụng như
một đặc ân của Đức Giáo hoàng. Đặc ân này đã được ban cho một số
đền Đức Mẹ và cho một số quốc gia dành cho các lễ trọng của Đức
Trinh Nữ. Màu xanh dương này không thể được sử dụng để thay thế
cho màu tím.
Nếu một cha xứ nghĩ rằng cần phải phân biệt Mùa Vọng và Mùa
Chay, thì ngài có thể sử dụng các sắc thái khác nhau của màu tím cho
áo lễ. Như vậy cha không cần phải làm trái luật phụng vụ, khi kết hợp
màu sắc không được chấp thuận cho qui định chung của phụng vụ.
Một độc giả khác hỏi: "Tại sao trong ngày lễ Thánh Tâm Chúa Giêsu,
áo lễ lại màu trắng? Điều này gây khó hiểu cho tôi, bởi vì trong lễ Máu
Châu Báu Chúa Kitô, linh mục dùng áo lễ màu đỏ".
Đáp: Lý do cho sự khác biệt bắt nguồn từ trong lịch sử và ý nghĩa
của cả hai lễ này.
Trong Sách Lễ Rôma hiện tại, việc cử hành lễ Máu Châu Báu chỉ đơn
giản là công thức của một Thánh Lễ tùy nhu cầu. Trong lịch của hình
thức ngoại thường, lễ này vẫn là một lễ trọng.
Lễ này dường như bắt nguồn ở Tây Ban Nha hồi thế kỷ 16. Lễ được
đưa đến Rôma bởi Thánh Gaspar del Bufalo (1786-1837), vị sáng lập
Dòng Thừa Sai Máu Châu Báu.

101
Lễ này trước tiên được cấp phép cho Dòng này, và được chỉ định vào
ngày thứ sáu sau Chủ nhật 4 Mùa Chay. Một số giáo phận trên khắp thế
giới, trong đó có vài giáo phận Mỹ, cũng chọn mừng lễ này.
Lễ Máu Châu Báu vẫn là một lễ địa phương cho đến năm 1849.
Trong năm ấy, do tình hình rối loạn chính trị, ĐTC Piô IX đã phải chạy
khỏi Rôma và đến ở tại Gaeta. Trong cuộc lưu vong, Ngài được tháp
tùng bởi Linh mục Giovanni Merlini, bề trên tổng quyền Dòng Thừa
Sai Máu Châu Báu. Vị linh mục thánh thiện này đề nghị với ĐTC nên
có lời hứa mở rộng lễ Máu Châu Báu cho toàn thể Giáo Hội, nếu Ngài
quay trở về lại Rôma. ĐTC xét là chưa thích hợp để đưa ra lời hứa như
thế, nhưng Ngài sẵn sàng mở rộng lễ nầy cho toàn Giáo hội. Ngày hôm
đó là ngày Thứ Bảy 30-6, và trùng hợp với ngày Rôma được giải thoát
khỏi các phần tử nổi dậy. Vì lý do này, ĐTC ban sắc lệnh rằng lễ Máu
Châu Báu sẽ được cử hành vào Chủ nhật đầu tiên của tháng Bảy mỗi
năm.
Vì vậy, ở nhiều nơi, lễ này được cử hành hai lần, một lần trong Mùa
Chay và một lần trong tháng Bảy. Sau này ĐTC Piô X, trong một nỗ
lực để giảm số lượng của các lễ mừng vào ngày Chủ nhật, đã ấn định
lễ Máu Châu Báu được mừng vào ngày 1-7 hàng năm. ĐTC Piô XI đã
nâng hạng phụng vụ của lễ vào năm 1933 nhân dịp mừng 1900 năm
ngày Chúa Giêsu chịu nạn chịu chết, nhưng bậc của lễ được giảm một
lần nữa, trong cuộc cải cách phụng vụ của ĐTC Gioan XXIII.
Năm 1969, lễ này được gỡ khỏi lịch Giáo hội hoàn vũ. Lý do đưa
ra là: "bởi vì Máu Châu Báu của Chúa Kitô Cứu Thế đã được tôn kính
trong các lễ trọng cuộc Khổ nạn, lễ Mình và Máu Thánh Chúa Kitô
(Corpus Christi) và lễ Thánh Tâm Chúa Giêsu, và trong ngày lễ Suy
Tôn Thánh Giá. Nhưng Lễ Máu Châu Báu của Chúa Giêsu Kitô, Chúa
chúng ta, được đặt trong số các Lễ tùy nhu cầu".
Thật là hợp lý khi người ta dùng áo lễ màu đỏ, bởi vì nguồn gốc lễ
này được liên kết chặt chẽ với cuộc Khổ nạn của Chúa Kitô. Cũng thật

102
là hợp lý khi Máu của Người là châu báu, bởi vì Máu này là giá chuộc
mà Người đã trả cho việc cứu chuộc nhân loại.
Trong khi đó lễ Thánh Tâm, với chủ đề Khổ nạn không hề thiếu
vắng, lại tập turng nhiều hơn vào chủ đề của tình yêu mãi mãi mà
Chúa Kitô dành cho chúng ta, và nó liên quan mật thiết đến việc tôn
kính Thánh Thể. Vì lý do này, và bởi vì nó là một lễ trọng phụng vụ, áo
lễ màu trắng là thích hợp hơn.
Sự khác biệt về lối nhấn mạnh ấy có thể được nhìn thấy trong lời
nguyện mở đầu của hai lễ này:
"Lạy Chúa Giêsu, Chúa đã trối lại cho chúng con bí tích Mình Và
Máu Thánh Chúa, để chúng con đời đời tưởng nhớ Chúa đã chịu khổ
hình và sống lại vinh quang. Xin cho chúng con biết một niềm sùng
kính mến yêu bí tích kỳ diệu này để luôn được nghiệm thấy ơn Chúa
cứu chuộc chúng con. Chúa hằng sống và hiển trị cùng Thiên Chúa
Cha, hiệp nhất với Chúa Thánh Thần đến muôn thuở muôn đời”.
"Lạy Chúa, khi chúng con cử hành lễ Thánh Tâm Ðức Kitô, Con
Một Chúa yêu dấu, Chúa ban cho chúng con được vui mừng tưởng
niệm những kỳ công Người đã thực hiện vì thương yêu chúng con. Xin
dạy chúng con biết tìm đến Thánh Tâm Người để hưởng tận nguồn
ơn cứu độ trào dâng. Người là Thiên Chúa hằng sống và hiển trị cùng
Chúa, hiệp nhất với Chúa Thánh Thần đến muôn thuở muôn đời”. (Ze-
nit.org 17-7-2012)

103
Nghi thức bẻ bánh là quan trọng ra sao?
Hỏi: Là một linh mục, tôi gặp khó khăn với sự việc rằng, với Sách
Lễ Rôma hiện tại, linh mục bỏ một chút Bánh Thánh vào trong Chén
thánh, trước nghi thức bẻ bánh, vốn diễn ra trong khi đọc Kinh “Lạy
Chiên Thiên Chúa”. Tại sao có sự thay đổi đặc biệt này? – S. K., Milford,
bang Connecticut (Mỹ).
Đáp: Trên thực tế, sự thay đổi là trong vị trí của chữ đỏ trong Sách
Lễ Rôma hơn là sự thay đổi trong thực hành.
Trong bản dịch trước đây, chữ đỏ vào lúc bẻ bánh nói:"Sau đó, hát
hoặc đọc kinh “Lạy Chiên Thiên Chúa...."
Sau Kinh "Lạy Chiên Thiên Chúa", chữ đỏ nói tiếp: “Kinh này có
thể lặp lại nhiều lần cho đến khi việc bẻ bánh hoàn tất, nhưng lần cuối
cùng vẫn kết “Xin ban bình an cho chúng con”.
"Trong khi đó, linh mục bẻ bánh trên đĩa, lấy một miếng nhỏ bỏ vào
chén và đọc thầm: “Xin cho việc hòa Mình và Máu Ðức Giêsu Kitô,
Chúa chúng con, mà chúng con sắp lãnh nhận đem lại cho chúng con
sự sống muôn đời”.
Còn bản dịch mới, theo sách lễ tiếng Latinh, có một cách tiếp cận
hơi khác. Sau khi “mọi người tỏ cho nhau dấu bình an và bác ái theo
phong tục địa phương. Chủ tế chúc bình an cho phó tế hay cho người
giúp lễ”, chữ đỏ nói: “Rồi linh mục bẻ bánh trên đĩa, lấy một miếng nhỏ
bỏ vào chén và đọc thầm: “Xin cho việc hòa Mình và Máu Ðức Giêsu
Kitô, Chúa chúng con, mà chúng con sắp lãnh nhận đem lại cho chúng
con sự sống muôn đời”.
Sách lễ tiếp tục: "Trong khi đó, hát hoặc đọc kinh “Lạy Chiên Thiên
Chúa”....Nếu việc bẻ bánh kéo dài, có thể lặp lại nhiều lần kinh "Lạy
Chiên Thiên Chúa", nhưng lần cuối cùng vẫn kết "xin ban bình an cho
chúng con".

104
Như thế, mặc dù thứ tự của chữ đỏ đã bị đảo ngược, các hành động
được mô tả là chính xác như nhau: Bánh thánh được bẻ ra, và một chút
bánh được bỏ vào Chén thánh, trong khi cộng đoàn hát hay đọc kinh
“Lạy Chiên Thiên Chúa”. Chìa khóa để hiểu cả hai chữ đỏ này là sự sử
dụng từ ngữ “trong khi”. Trong các bản dịch trước đây, chữ "trong khi"
được đặt ở hành động bẻ Bánh thánh, còn trong bản dịch mới, chữ
"trong khi" được đặt ở lúc hát hay đọc kinh “lạy Chiên Thiên Chúa”.
Từ quan điểm này, chúng ta không thực sự xử lý một sự thay đổi
nhưng với một sự sửa chữa. Trình tự trong bản dịch mới thực sự là
đúng bản gốc, và được tìm thấy trong các ngôn ngữ khác. Chính bản
dịch cũ bằng tiếng Anh là khác với các bản dịch khác.
Mặc dù hành động được mô tả là giống hệt nhau, tôi nghĩ rằng việc
nhắc đến sự bẻ bánh trước là nhằm nhấn mạnh rằng đây là yếu tố
phụng vụ quan trọng nhất tại thời điểm này. Kinh "Lạy Chiên Thiên
Chúa" đi kèm theo hành động bẻ bánh và chuẩn bị sẵn sàng cho việc
rước lễ, như thế là nhằm nhấn mạnh tầm quan trọng của việc bẻ bánh.
Thật vậy, việc bẻ bánh là một trong bốn yếu tố cơ cấu của việc cử
hành Thánh Thể, vốn luôn hiện diện ở trong hình thức này hay hình
thức khác kể từ thời các Tông đồ. Bốn yếu tố là: chuẩn bị bánh và rượu;
lời nguyện chúc phúc và tạ ơn được nói trên các lễ vật bởi vị linh mục
chủ sự, để bánh rượu sẽ trở nên Mình và Máu Chúa Kitô; Bánh Thánh
được bẻ ra; Mình Máu thánh được trao cho các tín hữu Rước lễ. Bằng
cách này, hành động của Chúa Kitô vào ngày Thứ Năm Tuần Thánh –
cầm lấy, dâng lời cảm tạ, bẻ ra và trao cho các môn đệ - được thực hiện
để tưởng nhớ Người muôn đời.
Một điều nguy hiểm có thể có của bản dịch cũ, khi nhắc trước tiên
đến kinh "Lạy Chiên Thiên Chúa", có thể làm cho các tín hữu tin rằng
việc hát kinh này là hành động chính, trong khi nghi thức bẻ bánh lại
mờ nhạt, đến độ gần như có thể nói là linh mục làm cho nhanh việc bẻ
bánh này. (Zenit.org 24-7-2012)

105
Được phép dịch từ bản dịch Sách Lễ tiếng Anh
không?
Hỏi: Ở nhiều nước nói tiếng Anh có bản dịch mới của Sách Lễ
Rôma được sử dụng, nhiều người đã bắt tay vào dịch sách lễ này sang
các ngôn ngữ địa phương khác. Về phụng vụ, liệu được phép cử hành
Thánh Lễ với vài phần được dịch của Nghi thức Thánh Lễ không, trong
khi toàn bộ bản dịch là chưa hoàn thành? - M. L., Kasama, Zambia
Đáp: Tôi chắc rằng độc giả này đang đề cập đến việc sử dụng bản
dịch tiếng Anh như một nền tảng để
dịch qua các ngôn ngữ địa phương
khác, trong một quốc gia dùng tiếng
Anh như một ngôn ngữ thông dụng
chính thức, trong khi tại địa phương,
đa số người dân dùng các ngôn ngữ
riêng khác.
Vì vậy, thực sự có hai câu hỏi.
Trước tiên, liệu các Sách lễ bằng tiếng địa phương có thể được dịch
trực tiếp từ bản dịch tiếng Anh không? Và tiếp đến, liệu các bản dịch
này có thể được sử dụng một phần, trước khi toàn bộ bản dịch Sách lễ
được hoàn thành không?
Câu trả lời là rõ ràng cho câu hỏi thứ nhất, đó là thực sự không được
phép dịch như thế, nhưng dẫu sao bạn có thể làm điều này.
Nói cách khác, tất cả các bản dịch phụng vụ phải được dịch trực tiếp
từ bản gốc Latinh. Huấn thị Liturgiam Authenticam (Phụng vụ đích
thật), tài liệu của Tòa thánh quy định việc dịch, nói rõ như sau:
"24. Hơn nữa, không được phép thực hiện bản dịch từ các bản dịch
khác, vốn đã được thực hiện trong các ngôn ngữ khác; đúng hơn, bản
dịch mới phải được thực hiện trực tiếp từ nguyên bản, cụ thể là tiếng
Latinh, liên quan đến các văn bản được soạn thảo mà Giáo hội công

106
nhận, hoặc tiếng Do Thái cổ, tiếng Aram, hoặc tiếng Hi Lạp, tùy theo
trường hợp, chẳng hạn các văn bản của Kinh Thánh".
Đồng thời, Tòa Thánh cũng biết rằng đối với nhiều Hội đồng Giám
mục nhỏ và nghèo, đặc biệt các Hội đồng Giám mục sử dụng nhiều
ngôn ngữ địa phương, số lượng người có khả năng cho một công việc
dịch thuật nặng nề như vậy là hạn chế.
Đây là một lý do tại sao sự phát triển của bản dịch tiếng Anh đã
được theo dõi một cách cẩn thận. Thánh bộ Phượng Tự cũng nhận
thức rằng, mặc dù có các qui định như trên, một số các bản dịch trong
tương lai có thể dịch theo bản tiếng Anh, trong khi phải rà soát với
bản tiếng Latinh. Điều này cũng sẽ đúng khi các ngôn ngữ chính khác
hoàn thành bản dịch cuối cùng của họ. Đây là một lý do mà Thánh bộ
Phượng tự yêu cầu như sau:
”86. Trong trường hợp của các ngôn ngữ ít được phổ biến rộng rãi,
mọi sự cần được chuẩn bị như đã nói ở trên. Tuy nhiên, công việc dịch
thuật phải được chuẩn bị rất cẩn thận trong một trong các ngôn ngữ
được biết đến rộng rãi [tiếng Anh, tiếng Pháp, tiếng Đức, tiếng Ý, tiếng
Bồ Đào Nha và tiếng Tây Ban Nha], tạo ý nghĩa cho mỗi từ ngữ của
ngôn ngữ địa phương. Chủ tịch và Thư ký của Hội đồng Giám mục,
sau mọi tham vấn cần thiết với các chuyên viên đáng tin cậy, phải làm
chứng cho tính xác thực của bản dịch".
Thánh bộ Phượng tự có nhiệm vụ đảm bảo một bản dịch đầy đủ rất
nghiêm chỉnh, và đây là một lý do tại sao Thánh bộ yêu cầu có nhiều
cấp độ tham vấn.
Điều này dẫn đến cách trả lời cho câu hỏi thứ hai của chúng tôi.
Trước hết, trách nhiệm phê duyệt một bản dịch thuộc về Hội đồng
Giám mục quốc gia, vốn phải chấp thuận với hai phần ba số phiếu mới
hợp lệ.
Huấn thị cũng quy định cụ thể:

107
"71. Ở các quốc gia sử dụng nhiều ngôn ngữ, các bản dịch sang các
ngôn ngữ địa phương phải được chuẩn bị và đệ trình cho việc xem xét
đặc biệt của các Giám mục liên quan. Tuy nhiên, chính Hội đồng Giám
mục giữ quyền và năng quyền của mình để thừa nhận tất cả các việc
làm này, vốn được đề cập trong Huấn thị này liên quan đến Hội đồng
Giám mục; do đó, toàn thể Hội đồng Giám mục Quốc gia cần phải phê
duyệt một văn bản, và trình cho Tòa Thánh để được chuẩn y".
Vì vậy, không cá nhân nào, kể cả một Giám mục, có thể giới thiệu
một bản dịch của mình cho bất kỳ văn bản chính thức của phụng vụ.
Liệu các bản dịch này có thể được sử dụng một phần? Huấn thị
Liturgiam Authenticam nói rõ:
"78. Trong trường hợp các ngôn ngữ càng ít được phổ biến để được
chấp thuận cho sử dụng trong phụng vụ, các sách phụng vụ lớn hoặc
đặc biệt quan trọng hơn có thể được dịch theo nhu cầu mục vụ, và với
sự đồng ý của Thánh Bộ Phượng Tự và Kỷ luật Bí tích. Do đó, các cuốn
sách riêng được chọn phải được dịch trọn vẹn, theo cách mô tả trong
số 66 ở trên. Đối với các sắc lệnh, các institutio generalis (qui chế tổng
quát), các praenotanda (nhập đề tổng quát) và các hướng dẫn, được
phép in chúng trong một ngôn ngữ khác với ngôn ngữ được sử dụng
trong buổi lễ, tuy nhiên ngôn ngữ này phải được linh mục chủ tế hoặc
phó tế trong cùng một lãnh thổ hiểu rõ. Được phép in bản tiếng Latinh
của các sắc lệnh, hoặc in thêm vào bản dịch hoặc thay thế bản dịch".
Vì vậy, mặc dù có thể không phải tất cả các cuốn sách được dịch
xong, nhưng các cuốn được dịch là phải dịch xong cả cuốn. Vì với
một lý do chính đáng, Tòa Thánh có thể cho phép rằng một phần của
phụng vụ (ví dụ, các phần của tín hữu) được giới thiệu ở giai đoạn sớm
hơn so với sách lễ trong toàn bộ của nó, để các tín hữu trở nên quen
thuộc với các văn bản mới.
Cuối cùng, trong trường hợp của phương ngữ hoặc các ngôn ngữ
mà vì lý do thực tế không thể được dịch thành một Sách lễ đầy đủ,
huấn thị gợi ý:
108
"13. Hơn nữa, sự việc rằng một ngôn ngữ không được giới thiệu
vào việc sử dụng phụng vụ đầy đủ không có nghĩa rằng nó bị hoàn
toàn loại trừ khỏi phụng vụ. Nó có thể được sử dụng, ít nhất là thỉnh
thoảng, trong Lời Nguyện Giáo dân, trong các văn bản hát, trong các
lời mời hoặc hướng dẫn cho các tín hữu, hoặc trong các phần của bài
giảng, đặc biệt là nếu ngôn ngữ là riêng của một số tín hữu của Chúa
Kitô đang tham dự. Tuy nhiên, luôn có thể sử dụng hoặc tiếng Latinh
hoặc ngôn ngữ khác được sử dụng rộng rãi tại nước này, ngay cả nếu
nó có thể không là ngôn ngữ của tất cả - hoặc thậm chí của đa số - các
tín hữu đang tham dự lễ nghi, miễn là tránh bất hòa giữa các tín hữu”.
(Zenit.org 31-7-2012).

Thánh giá bàn thờ quay về phía nào?


Hỏi: Khi một thánh giá bàn thờ được sử dụng trong cử hành Thánh
Lễ, liệu hình Chúa chịu nạn được quay về phía linh mục hay phía cộng
đoàn? - D. V., Washington, D.C, Mỹ.
Đáp: Các chỉ dẫn trong Qui chế Tổng Quát Sách Lễ Rôma nói rất ít
về hướng nhìn của hình Chúa chịu nạn trên thánh giá.
"Số 308. Trên bàn thờ hay gần cạnh, phải có thánh giá có hình Chúa
chịu nạn, mà giáo dân tập họp có thể thấy rõ. Thánh giá như thế sẽ gợi
cho trí các giáo dân nhớ sự thương khó cứu độ của Chúa, và được để
thường xuyên gần bàn thờ ngay cả ngoài lúc cử hành phụng vụ. (Bản
dịch tiếng Việt ‘Qui chế Tổng Quát Sách Lễ Rôma’ do Linh mục P.X.
Nguyễn Chí Cần, giáo phận Nha Trang, thực hiện)
Lấy gợi ý từ Sách giáo khoa phụng vụ của Đức Ông Peter Elliott,
chúng tôi nói thêm rằng thánh giá nên được đặt trên bàn thờ, bên cạnh
bàn thờ, ngay sau bàn thờ hoặc treo phía trên bàn thờ. Thánh giá rõ
ràng có liên quan đến bàn thờ khi giáo dân nhìn lên.
Như Đức ông Elliott nhận xét: "Thánh giá phụng vụ không là ưu
tiên cho lòng sùng kính riêng của chủ tế, nhưng là một dấu hiệu ở giữa

109
cộng đoàn Thánh Thể tuyên xưng rằng Thánh Lễ là Hy lễ giống như
đồi Canvê xưa kia".
Vì vậy, nói đúng ra, thánh giá bàn thờ có mối liên quan với bàn
thờ, chứ không chỉ cho linh mục, và vì lý do này "hình Chúa chịu nạn"
thường quay về phía bàn thờ.
Một thánh giá bàn thờ có thể không quay về phía giáo dân, và giáo
dân không nhìn thấy hình Chúa chịu nạn. Đây là một vấn đề tương đối
mới bởi vì, trước khi có cải tổ phụng vụ, toàn cộng đoàn, linh mục và
giáo dân, đều quay mặt về bàn thờ và thánh giá theo cùng một chiều.
Vì lý do này, giải pháp tốt nhất là dùng một thánh giá lớn treo thường
xuyên sau và phia trên bàn thờ.
Nếu điều này là không thể được, thì sự linh hoạt của các qui định
cho phép cho một cây thánh giá rước kiệu, hoặc một cây thánh giá lớn
hơn nhưng di chuyển được trên một trụ đứng, được đặt gần bàn thờ
trong một vị trí, vốn rõ ràng có liên quan đến bàn thờ trong khi giáo
dân vẫn nhìn thấy được thánh giá.

Trong Thánh lễ có được thay đổi vị chủ tế không?


Hỏi: Khi một linh mục được cử làm cha xứ mới, tôi thấy một điều
mà tôi chưa hề thấy trước đó – các cha thay nhau làm chủ tế trong
Thánh lễ. Bối cảnh: Khi vắng mặt Giám mục, Đức Ông A đại diện cho
ngài. Bắt đầu lễ, Đức ông A là chủ tế, mang y phục phụng vụ, trong khi
linh mục V không mang áo lễ. Sau khi Đức ông A giảng xong, chúng
tôi có một nghi lễ nhận chức của cha xứ. Đức ông A yêu cầu chúng
tôi đưa bàn tay ra; sau khi ngài đọc lời nguyện, ngài cởi áo lễ; và từ lúc
ấy, cha V là chủ tế. Nếu có Giám mục ở đó, tôi sẽ rất ngạc nhiên nếu
ngài chuyển giao vai trò chủ tế trong Thánh Lễ. Tôi muốn hỏi thêm
điều khác. Vào chủ nhật kế tiếp, cha rước sách Bài đọc trước khi đọc
sách, ngay sau phần thú tội. Chúng tôi không có sách Tin Mừng, cũng
không có Phó tế trong giáo xứ. Người đọc bài đọc thứ hai rước sách
từ cuối nhà thờ đi lên, dẫn đầu là hai người giúp lễ, cúi đầu trước bàn

110
thờ, rồi đi tới bục đọc sách, nâng cao sách trước cộng đoàn, sau đó đưa
cho người đọc bài thứ nhất đang đứng chờ để đọc. Mới đây, chúng tôi
ngưng việc rước sách, khi cha xứ nói rằng việc rước sách Tin Mừng
phải do một phó tế thực hiện. - J. V., Auckland, New Zealand
Đáp: Trên nguyên tắc, không có trường hợp nào thay đổi vị chủ tế
trong phụng vụ cả. Điều này đã được nhấn mạnh trong một thư riêng
năm 2007 của Thánh bộ Phụng tự giải quyết một trường hợp của việc
thay đổi chủ tế. Thánh bộ đã viết: "Từ quan điểm phụng vụ, không thể
chấp nhận có sự thay đổi vị chủ tế trong cùng một buổi cử hành phụng
vụ”.
Để ngăn chặn các thắc mắc khác có thể có, thư riêng này cũng đề
cập đến các trường hợp ngoại lệ rõ ràng với nguyên tắc trên, chẳng hạn
“khi Đức Giám mục chủ tọa một việc cử hành trong y phục kinh hội,
hoặc khi một Giám mục mới được tấn phong trở thành chủ tế Thánh
lễ kể từ lúc ngài được tấn phong". Ví dụ đầu tiên xảy ra khi một Giám
mục tham dự Thánh Lễ nhưng không cử hành Thánh lễ, chẳng hạn
nhân dịp lễ mừng ngân khánh của một linh mục. Trong các trường
hợp này, Giám mục có thể giảng và ban phép lành cuối lễ.
Thư riêng kết luận rằng đây không phải là các trường hợp ngoại lệ
thật sự, nhưng "phát sinh từ bản chất của tác vụ Giám mục, và không
có quy tắc chung".
Một trường hợp tương tự của một sự thay đổi vị chủ tế có thể xảy ra
khi một tân Giám mục nhận giáo phận của ngài trong một Thánh lễ.
Nếu ngài chủ sự lễ nhận chức, ngài được tiếp đón bởi hàng linh mục
của nhà thờ chính tòa, họ trao thánh giá cho ngài hôn và trao nước
thánh để ngài rảy trên chính mình và trên cộng đoàn. Ngài chầu Mình
Thánh Chúa chốc lát, sau đó đi vào phòng thánh, mặc y phục phụng vụ
và chủ sự Thánh Lễ ngay từ đầu.
Bắt đầu Thánh Lễ, ngài đi tới ngai tòa của mình, ngồi xuống và đội
mũ mitra. Người ta đọc thư bổ nhiệm Giám mục của ngài cho cộng
đoàn nghe. Sau đó, ngài được chào mừng bởi hàng linh mục và một số
111
giáo sĩ. Kế tiếp, ngài bỏ qua nghi thức sám hối (và có thể Kinh Thương
xót), và ngài xướng ngay kinh Vinh danh.
Tuy nhiên, trong một số trường hợp, vị tân Giám mục được giới
thiệu việc nhận giáo phận bởi Đức Tổng Giám mục của giáo khu.
Trong trường hợp này, số 1145 của sách Nghi Thức Giám mục nói: "Tuy
nhiên, nếu Tổng Giám mục dẫn Đức Giám mục vào nhà thờ chính tòa
của vị này, ngài giới thiệu Đức Giám mục tại cửa nhà thờ cho thành
viên cao cấp nhất của kinh sĩ hội, và chủ sự nghi thức rước vào; trong
nhà thờ chính tòa, ngài chào mọi người và yêu cầu thư bổ nhiệm được
trưng ra và được đọc to lên cho mọi người nghe. Sau khi thư đọc xong
và cộng đoàn hoan nghênh, Tổng Giám mục mời tân Giám mục ngồi
vào ngai tòa của Giám mục. Sau đó Giám mục đứng lên và xướng Kinh
Vinh danh theo chữ đỏ”.
Như chúng ta thấy, đây là tất cả các trường hợp ngoại lệ và chỉ dành
cho các Giám mục. Vì vậy, không đúng về phụng vụ khi thay thế vị chủ
tế trong một Thánh lễ, mà ở đó linh mục nhận chức cha xứ mới của
giáo xứ. Các nghi thức khả dĩ khác được mô tả trong sách Nghi thức
Giám mục, các số từ 1185 đến số 1198. Mặc dù khả năng được dự kiến
là cha xứ mới chủ sự thánh lễ, do Giám mục không cử hành Thánh lễ,
nhưng không chỗ nào dự kiến việc thay đổi vị chủ tế cả.
Một trường hợp rất đặc biệt liên quan đến một sự thay đổi vị chủ tế
là khi một linh mục bị đột quỵ, hoặc qua đời trong khi cử hành Thánh
lễ. Trong trường hợp này, một linh mục khác có thể tiếp tục cử hành từ
lúc vị chủ tế trước dừng lại, cho đến hết Thánh lễ.
Về việc rước sách Bài đọc, Qui chế Tổng Quát Sách Lễ Rôma, số 120,
nói rằng trong đoàn rước có thể "có Thầy đọc sách, thầy này cầm sách
Tin Mừng, chứ không phải sách Bài Ðọc, nâng cao lên một chút". Nếu
có một phó tế ở đó, thầy này thường cầm sách Tin Mừng.
Vì vậy, không có việc rước sách Bài đọc được dự kiến trong Thánh
Lễ. (Zenit.org 21-8-2012)

112
Được hôn nhau khi chúc bình an trong Thánh lễ
không?
Hỏi: Vị hôn thê của tôi và tôi đã nhận thấy các cặp vợ chồng, khi
chúc bình an cho nhau trong thánh lễ, thường hôn nhau trên má thay
vì bắt tay nhau. Vị hôn thê của tôi thích ý tưởng này, xem như là một
dấu hiệu đặc biệt giữa các cặp vợ chồng. Thưa cha, việc hôn như thế là
được khuyến khích hay bị cấm? Mối lo ngại duy nhất của tôi là nó có
thể là một lời chào độc quyền (điều mà tôi không muốn chia sẻ với các
người khác), trong khi việc chúc bình an được coi là một cái gì đó mà
bạn chia sẻ với các người khác xung quanh bạn. - N. M., Canberra, Úc.
Đáp: Các quy định là rất cởi mở đối với các phương thức của nghi
thức chúc bình an. Qui chế Tổng Quát Sách Lễ Rôma, số 82, cho biết:
"82. Tiếp theo là nghi thức chúc bình an: Hội Thánh cầu bình an và
hiệp nhất cho chính mình, cho toàn thể gia đình nhân loại, và các tín
hữu tỏ bày sự hiệp thông cộng đoàn và lòng thương mến nhau, trước
khi rước Thánh Thể.
“Các Hội đồng Giám mục sẽ tùy theo tinh
thần và phong tục của mỗi dân tộc mà ấn
định cách thức chúc bình an. Mỗi người chỉ
nên tỏ dấu trao bình an cách chừng mực cho
những người gần mình” (Bản dịch Việt ngữ
của Lm. Phanxicô Xaviê Nguyễn Chí Cần,
Giáo phận Nha Trang).
Hơn nữa Huấn thị Redemptionis Sacramentum đưa thêm các chi
tiết kỹ thuật:
"72. “Mỗi người nên chúc bình an một cách giản dị và chỉ với những
người ở chung quanh mình”. “Linh mục có thể chúc bình an cho các
thừa tác viên, nhưng ở trong cung thánh, để khỏi làm xáo trộn việc cử
hành. Nếu muốn và với lý do chính đáng, ngài sẽ chúc bình an như thế
cho vài tín hữu”. “Về những gì liên quan đến dấu hiệu để chúc bình an,
113
cách thức của nó được Hội đồng Giám mục ấn định, theo tâm tính,
phong tục và tập quán của các dân tộc khác nhau”, và được Tông Toà
xác nhận” (Bản dịch Việt ngữ của Hội đồng Giám mục Việt Nam).
ĐTC Biển Đức XVI, trong Tông Huấn Sacramentum Caritatis, đã đưa
ra các suy tư sau đây trong ánh sáng của Thượng Hội đồng Giám mục
năm 2005 về Thánh Thể:
"Chúc bình an
"49. Thánh Thể tự bản chất là một bí tích bình an. Trong Thánh Lễ,
mầu nhiệm Thánh Thể diễn tả cách đặc biệt chiều kích này trong việc
trao ban bình an. Chắc chắn dấu chỉ này có giá trị to lớn (x. Ga 14,27).
Trong thời đại của chúng ta, đầy sợ hãi và xung đột, cử chỉ này đã trở
nên quan trọng đặc biệt, khi Hội Thánh không ngừng ý thức trách
nhiệm của mình là cầu xin ơn bình an và hợp nhất cho chính mình và
cho toàn thể gia đình nhân loại. Hòa bình là một khát vọng không thể
tan biến trong mỗi trái tim. Hội Thánh trở thành tiếng nói kêu gọi hòa
bình và hòa giải dâng lên từ tâm hồn của mỗi người thiện tâm, hướng
tiếng đó lên Đấng là “bình an của chúng ta” (Ep 2,14) và có thể hoà
giải các dân tộc và con người, ngay cả khi những nỗ lực của con người
thất bại. Từ tất cả những điều này, chúng ta hiểu xúc cảm được nghiệm
thấy khi thực hiện dấu chỉ ban bình an trong buổi cử hành phụng vụ.
Dù vậy, Thượng Hội đồng Giám mục cũng lưu ý cần điều tiết khi thực
hành cử chỉ này, vì rất thường mang những hình thức thái quá và làm
cho bầu khí cộng đoàn loãng đi trước lúc hiệp lễ. Nên nhớ rằng không
có gì mất mát nếu bình an được trao ban bằng một cử chỉ thanh tao cần
thiết để duy trì bầu khí thích hợp cho buổi cử hành, ví dụ, giới hạn việc
trao ban bình an cho những người ở gần nhất" (Bản dịch Việt ngữ của
Ủy Ban Giáo Lý Đức Tin, trực thuộc Hội đồng Giám mục Việt Nam)
Sau Thượng Hội đồng, đã có một số cuộc thảo luận và tham vấn
rộng rãi về khả năng thay đổi thời điểm của nghi thức chúc bình an.
Kết quả tổng thể là không đưa ra kết luận, nhưng với một xu hướng
chung là đề nghị duy trì vị trí truyền thống của nghi thức chúc bình an
trước khi rước lễ.
114
Dựa theo các văn bản trên, chúng tôi có thể nói như sau:
- Nếu Hội đồng Giám mục quốc gia đã đặt ra luật liên quan đến
hình thức thực hiện việc chúc bình an, và luật này đã được Tông Tòa
xác nhận, thì hình thức ấy là bắt buộc.
- Nếu Hội đồng Giám mục đã chưa đặt ra luật, thì hình thức của việc
chúc bình an nên được thực hiện theo phong tục địa phương, với các
người ở gần nhất, và trong một cách giản dị.
-Phong tục địa phương có thể thay đổi khác nhau. Ở một số nước,
một sự cúi đầu và mĩm cười là phổ biến, trong khi ở một số nước là
việc bắt tay nhau, và ở một số nước khác là nắm tay nhau và cúi đầu.
- Người ta có thể lập luận rằng, trong một sồ nền văn hóa, việc hôn
má nhau giữa vợ chồng là một dấu hiệu phù hợp cho việc chúc bình
an, trong khi việc bắt tay là hình thức hơn. Tập tục địa phương có thể
khoan dung một sự khác biệt giữa các cử chỉ cho gia đình thân cận và
cho người khác, mà không ai cho là xúc phạm.
Nói cách khác, không có lý do tại sao cử chỉ chúc bình an phải là phổ
quát, nếu tập tục địa phương sẵn sàng chấp nhận sự khác biệt, với điều
kiện là phải tránh sự di chuyển không cần thiết và các cử chỉ thái quá.
(Zenit.org 28-8-2012)

Được phép chúc bình an cho nhau khi rước lễ


không?
Hỏi: "Tôi thấy nhiều người chúc bình an cho nhau ngay khi rước lễ.
Việc này được chấp nhận không, thưa cha?"
Đáp: Chúng ta cần phải nhớ rằng việc chúc bình an, mặc dầu được
đề cao và khuyến khích, là một nghi thức tùy chọn, và có thể hủy bỏ vì
một lý do tốt lành.
Như chúng ta đã thấy trong bài tôi trả lời ngày 28-8, Đức Thánh
Cha đã thường xuyên gợi ý rằng tầm quan trọng của việc chúc bình
an không nên được phóng đại, và rằng
115
nó chỉ là một cử chỉ đơn giản được thực hiện với các người xung quanh
mình, mà không rời khỏi ghế của mình.
Nếu được thực hiện một cách chính xác, nghi thức chúc bình an chỉ
kéo dài khoảng 30-45 giây, sau đó nó chấm dứt, và tất cả mọi người
tham gia việc hát hoặc đọc kinh "Lạy Chiên Thiên Chúa", để chuẩn bị
phần rước lễ.
Độc giả trên cũng hỏi rằng liệu các từ ngữ khẩn xin khác có thể
được đưa thêm vào kinh "Lạy Chiên Thiên Chúa" không, chẳng hạn
“Lạy Hoàng Tử Hòa Bình", "Lạy Chúa Giêsu", vv..?
Đây là luật chung cần phải tuân giữ. Kinh "Lạy Chiên Thiên Chúa"
có thể được lặp đi lặp lại nhiều lần nếu cần, cho tới khi nghi thức bẻ
bánh được thực hiện xong, nhưng kinh này luôn phải kết thúc bằng
câu “Xin ban bình an cho chúng con”.
Do đó, không có điều khoản nào hoặc sự cho phép nào để có thể đưa
thêm các từ ngữ khẩn xin khác. Các việc đưa thêm bổ sung như vậy đòi
hỏi sự chấp thuận của Hội đồng Giám mục quốc gia địa phương và của
Tòa Thánh. (Zenit.org 11-9-2012)

Tại sao nhiều “Lời nguyện mở đầu” không còn sử


dụng?
Hỏi: "Ở đây, trong Tổng Giáo Phận Manila, chúng tôi đang dần
dần sử dụng Phiên bản thứ ba của Sách Lễ Rôma, vốn sẽ được thực
hiện đầy đủ trong tháng 12-2012. Trong ấn bản mà chúng tôi đang sử
dụng hiện giờ (phiên bản xuất bản ở Mỹ) cho Thánh Lễ Chúa Nhật,
trong Lời nguyện mở đầu có hai kinh (bao gồm cả một kinh tùy chọn).
Kèm theo phần đầu của Lời nguyện mở đầu, một chủ đề kinh đề nghị
được đưa ra (trong ngoặc vuông), và có một khoảng dừng ngắn để cầu
nguyện thinh lặng. Bản văn của Lời nguyện mở đầu là như thế. Tuy
nhiên, ở Phiên bản thứ ba mà chúng tôi sẽ sử dụng từ tháng 12-2012,
không có lời nguyện thay thế được đưa ra, và thuật ngữ "Lời nguyện
nhập lễ” (Collecta) được sử dụng thay cho “Lời nguyện mở đầu”. Tôi
116
phỏng đoán rằng thuật ngữ "Lời nguyện nhập lễ” giả định rằng đã có
các lời cầu nguyện thinh lặng được thu thập. Nhưng không có chủ đề
cầu nguyện gợi ý được nêu ra, và không có gợi ý thinh lặng chốc lát để
cầu nguyện riêng, trước khi "Lời nguyện nhập lễ” được chủ tế đọc. Phải
chăng có sự quên sót của các vị chịu trách nhiệm bản văn lời nguyện
này? Liệu linh mục chủ tế có thể dùng sự thận trọng của mình để cung
cấp điều mà bản văn không nêu ra không? Liệu ngài được tự do đưa
thêm những gì rõ ràng là còn thiếu không?" - Một độc giả, Philippines.
Đáp: Thuật ngữ ""Lời nguyện nhập lễ" là một bản dịch chính xác
của lời cầu nguyện này từ ấn bản gốc Latinh. Nó đã được sử dụng trong
ấn bản Latinh ở thập niên 1970 và được sử dụng như trong hầu hết các
bản dịch. Trong trường hợp này, bản dịch tiếng Anh ở thập niên 1970
chọn chữ “Lời nguyện mở đầu” thay vì "Lời nguyện nhập lễ".
Trong hình thức ngoại thường, lời nguyện này được gọi đơn giản là
oratio. Sách lễ thời ĐTC Phaolô VI đã chọn từ ngữ "Lời nguyện nhập
lễ”, vốn được sử dụng trong thế kỷ thứ 10 ở Rôma. Không rõ liệu từ ngữ
này ban đầu có nghĩa là lời tổng nguyện vốn tập hợp các lời nguyện
riêng của các tín hữu (colligere, thu thập), hoặc là lời nguyện được đọc
trước mặt cộng đồng tụ họp (collecta) trước khi bắt đầu cuộc rước về
phía nhà thờ, nơi Thánh lễ sẽ được cử hành.
Khoảnh khắc thinh lặng vẫn còn duy trì, mặc dầu chữ đỏ không
nhắc lại mỗi lần điều này.
Qui chế Tổng Quát Sách Lễ Rôma, số 54, là khá rõ ràng:
”Lời nguyện nhập lễ
“54. Tiếp đến, vị tư tế mời giáo dân cầu nguyện; và mọi người cùng
vị tư tế thinh lặng trong giây lát, để ý thức mình đang ở trước thánh
nhan Chúa và có thể gợi lên trong tâm hồn các ước nguyện của mình.
Rồi vị tư tế đọc lời nguyện, thường được gọi là lời "tổng nguyện" diễn
tả đặc tính của buổi lễ. Theo truyền thống cổ kính của Hội Thánh, lời

117
nguyện thường hướng về Chúa Cha, nhờ Chúa Kitô trong Chúa Thánh
Thần và câu kết mang nét Ba Ngôi, nghĩa là câu kết dài:
- Nếu lời nguyện hướng về Chúa Cha, thì đọc "Per Dominum Nos-
trum Iesum Christum Filium tuum, qui tecum vivit et regnat in unitate
Spiritus Sancti, Deus, per omnia saecula saeculorum. Nhờ Ðức Giêsu
Kitô, Con Cha và là Chúa chúng con, Người hằng sống và hiển trị cùng
Cha, hiệp nhất với Chúa Thánh Thần đến muôn thuở muôn đời";
- Nếu lời nguyện hướng về Chúa Cha, nhưng câu cuối có nhắc đến
Chúa Con, thì đọc: "Qui tecum vivit et regnat in unitate Spiritus Sancti,
Deus, per omnia saecula saeculorum. Người hằng sống hằng trị cùng
Cha, hiệp nhất với Chúa Thánh Thần đến muôn thuở muôn đời";
- Nếu hướng về Chúa Con, thì đọc: "Qui vivis et regnas cum Deo
Patre in unitate Spiritus Sancti, Deus, per omnia saecula saeculorum.
Người hằng sống hằng trị cùng Chúa Cha, hiệp nhất với Chúa Thánh
Thần đến muôn thuở muôn đời".
Giáo dân chung lòng hợp ý với lời nguyện, tung hô "Amen", để làm
cho lời nguyện đó thành của mình.
Trong Thánh Lễ luôn luôn chỉ đọc một lời nguyện nhập lễ” (bản
dịch Việt ngữ của Lm. Phanxicô Xaviê Nguyễn Chí Cần, Giáo phận
Nha Trang).
Trong "Nghi thức Thánh lễ”, chữ đỏ nói:
“Dứt kinh Vinh Danh, linh mục chấp tay nói:
Lm: Chúng ta dâng lời cầu nguyện.
Mọi người cùng linh mục thinh lặng trong giây lát. Sau đó linh mục
dang tay đọc lời nguyện nhập lễ.
Giáo dân thưa: Amen”.
Chủ đề cầu nguyện và Lời nguyện mở đầu tùy chọn không bao giờ
là một phần của sách lễ Rôma Latinh. Chúng là các bản soạn của các
118
dịch giả Sách lễ ở Mỹ, và sau đó được phê duyệt bởi các Giám mục Mỹ
và Tòa Thánh.
Bởi vì chúng không được dùng trong các nước khác nói tiếng Anh,
và một số lời nguyện là kém hoàn hảo hơn lời nguyện phụng vụ, nên
chúng đã bị loại ra khỏi Sách lễ và có thể không còn được sử dụng nữa.
(Zenit.org 28-8-2012)

Có "Thánh Lễ kèm chầu Mình Thánh Chúa”


không?
Hỏi: Một trong các cha xứ của giáo xứ chúng tôi đã từng nói rằng
trong một Thánh Lễ có chầu Mình Thánh Chúa đi theo, việc ban phép
lành và nghi thức giải tán cuối lễ không được thực hiện, bởi vì phép
lành sẽ được thực hiện với việc giơ cao hào quang, và rằng Thánh Lễ
không hoàn thành cho đến sau khi chầu Mình thánh, khi lời "Ite Missa
est" (Lễ xong, chúc anh chị em đi bình an) được nói. Còn các cha xứ
khác của giáo xứ chúng tôi, kể cả cha xứ hiện nay, chưa bao giờ nghe
nói về điều này trước đó. Xin cha vui lòng làm sáng tỏ điều này. - J. M.,
Sydney, Australia
Đáp: Trước tiên, tôi nghĩ rằng cần phải nói rõ rằng các qui định hiện
nay không hề nói đến một "Thánh Lễ kèm chầu Mình Thánh Chúa”.
Điều này có nghĩa rằng không được phép đặt Mình Thánh Chúa cuối
Thánh lễ với mục đích duy nhất là ban phép lành.
Chỉ được phép đặt Mình Thánh Chúa sau hiệp lễ, tốt hơn với một
Bánh Thánh được truyền phép trong thánh lễ ấy, nếu có thời gian dài
hay ngắn đề chầu Minh Thánh hoặc Rước kiệu Thánh Thề tiếp sau
Thánh lễ ấy.
Trong trường hợp này, vì không có phép lành chung được ban trong
sự hiện diện của Mình Thánh Chúa được đặt trên bàn thờ, việc không
ban phép lành cuối lễ như thế là đúng.
Trong trường hợp có chầu Mình Thánh Chúa liên tục sau Thánh
Lễ, phải giữ nghi thức sau đây:
119
- Mình Thánh Chúa được đặt ngay sau phần rước lễ.
- Linh mục đọc lời nguyện kết thúc. Việc ban phép lành và nghi thức
giải tán được bỏ.
- Linh mục và người giúp lễ xếp hàng ở phía trước bàn thờ, bái gối
và quỳ xuống.
- Hát một bài thánh ca thờ lạy, Mình Thánh Chúa được xông
hương như trong các lần chầu Mình Thánh bình thường, và các
linh mục và người giúp lễ quỳ gối một lát và cầu nguyện riêng.
- Tất cả bái gối và quay trở về phòng thánh trong thinh lặng. Việc Chầu
Thánh Thể vẫn tiếp tục trong một thời gian nữa, sau đó phép lành được
ban qua việc giơ cao hào quang.
Câu "Ite Missa est" (Lễ xong, chúc anh chị em đi bình an) không
được nói, vì Thánh Lễ đã kết thúc trước đó với lời nguyện kết thúc rồi.
Nó được bỏ qua cách đơn giản. (Zenit.org 4-9-2012).

Linh mục được phép đồng tế trong ngôn ngữ mình


không biết chăng?
Hỏi: Trong đời linh mục của tôi, thỉnh thoảng tôi được mời đồng tế
Thánh lễ, bởi các cộng đồng người nước ngoài, nhưng tôi không biết
ngôn ngữ của họ. Trong một văn bản phụng vụ, tôi đọc rằng không
được phép đồng tế nếu chúng ta không thể nói ngôn ngữ của cộng
đoàn ấy. Nhưng tôi thấy các linh mục khác đọc thầm Kinh Nguyện
Thánh Thể trong ngôn ngữ riêng của họ. Được phép làm vậy không,
thưa cha? Có lẽ tốt nhất trong trường hợp này, chỉ nên tham dự Thánh
Lễ chứ không nên đồng tế, đúng không cha? - J. L., Paris (Pháp)
Đáp: Bản văn phụng vụ mà độc giả này đề cập đến là Huấn thị
Redemptionis Sacramentum, do Thánh bộ Phụng tự và Kỷ luật Bí tích
ban hành ngày 25-3-2004. Về ngôn ngữ của việc cử hành Thánh lễ
đồng tế, Huấn thị này nói:

120
"112. Thánh Lễ được cử hành bằng tiếng La tinh hay bằng một ngôn
ngữ khác, với điều kiện phải sử dụng những bản văn phụng vụ đã được
phê chuẩn theo quy tắc luật định. Ngoại trừ các Thánh Lễ phải cử hành
trong ngôn ngữ của dân chúng, theo thời khóa biểu và theo thời gian
do giáo quyền ấn định, các linh mục được phép cử hành Thánh Lễ
bằng tiếng La tinh, ở mọi nơi và mọi lúc.
“113. Khi Thánh Lễ được nhiều linh mục đồng tế, Kinh Nguyện
Thánh Thể phải được đọc trong ngôn ngữ mà tất cả các linh mục và
dân chúng hiện diện trong buổi cử hành đều biết.
Có thể xảy ra trường hợp, trong số các linh mục hiện diện,
có vị không biết ngôn ngữ được dùng khi cử hành và không thể
đọc các phần Kinh Nguyện Thánh Thể, dành riêng cho mình.
Trong trường hợp này, các ngài không đồng tế, nhưng tốt hơn
các ngài chỉ tham dự cử hành và mặc y phục kinh hội, theo quy
định” (Bản dịch Việt ngữ của Hội đồng Giám mục Việt Nam).
Như vậy, qui định là khá rõ ràng rằng nếu một linh mục không có khả
năng đọc các phần mà mọi linh mục phải đọc, thì linh mục ấy không
nên đồng tế.
Không có thể có sự lựa chọn hợp pháp để đọc lời truyền phép trong
ngôn ngữ của mình trong khi các vị đồng tế khác đọc trong ngôn ngữ
khác. Tuy nhiên, mặc dù là bất hợp pháp, hành động này sẽ không làm
mất hiệu lực Thánh Lễ cho vị đồng tế này.
Điều này là bởi vì qui định trên là nhằm thúc đẩy một buổi cử hành
trang trọng và chính xác của các mầu nhiệm thánh, vốn đòi hỏi mức
độ cao nhất của sự tôn trọng và kính cẩn.
Điều đáng lưu ý là sự nhấn mạnh trên là về việc đọc Kinh nguyện,
chứ không về nắm vững ngôn ngữ. Ví dụ, một linh mục, nếu có kiến
thức sơ đẳng về một ngôn ngữ, đủ để có thể đọc các lời nguyện chung,
thì có thể cử hành lễ đồng tế, mặc dù ngài không thể tự mình cử hành
Thánh Lễ trong ngôn ngữ ấy, hoặc thậm chí dám một mình công bố
một phần của Kinh Nguyện Thánh Thể.
121
Tôi cũng nói rằng trong một số trường hợp, sẽ là hợp pháp cho một
Giám mục hay một linh mục đọc từ một bản ghi âm, để ngài có thế đọc
ngôn ngữ không quen cho chính xác. Điều này cho rằng ngài có khả
năng đọc từ bản ghi âm và biết rõ Kinh Nguyện Thánh Thể, mà ngài
đang đọc và biết nơi ngài có mặt tại một thời điểm đặc biệt.
Một giải pháp thực tiễn cho các dịp khi các linh mục quây quần bên
nhau trong một khung cảnh quốc tế, thì nên dùng tiếng Latinh cho
Kinh Nguyện Thánh Thể. Tiếc là một số linh mục ít biết tiếng Latinh;
nhưng đây là một vấn đề cần giải quyết, chứ không phải là một tình
huống để được chấp nhận. Có các dấu hiệu đáng khích lệ rằng nhiều
linh mục trẻ và linh mục tương lai sẽ có thể ít nhất là cử hành Thánh lễ
trong ngôn ngữ của Giáo hội.
Các qui định trên được áp dụng cho nghi lễ Rôma. Các quy tắc
về đồng tế là khác nhau cho mỗi Giáo hội Công giáo Đông phương.
Nguyên tắc chung là một linh mục nghi lễ Latinh có thể được nhìn
nhận là vị đồng tế bởi vị Giám mục địa phương nghi lễ Đông phương
(khoản luật số 701 của Bộ luật Đông phương). Trong trường hợp này,
tốt hơn vị đồng tế nên mang lễ phục theo nghi lễ của mình.
Phần còn lại sẽ phụ thuộc vào những gì được yêu cầu đối với các vị
đồng tế trong nghi lễ đặc biệt. Nếu các linh mục đồng tế được yêu cầu
phải đọc phần kinh Tiến hiến (Kinh Nguyện Thánh Thể) và phụng vụ
được cử hành trong một ngôn ngữ hoàn toàn xa lạ, thì tốt hơn vị linh
mục nghi lễ Latinh nên áp dụng các tiêu chuẩn nêu trên của Huấn thị
Redemptionis Sacramentum và từ chối đồng tế. (Zenit.org 11-9-2012)

Thừa tác viên có bái gối khi lấy bình thánh từ nhà
tạm không?
Hỏi: Tại giáo xứ của tôi, chúng tôi vẫn đến nhà tạm, khi cộng đoàn
đọc kinh "Lạy Chiên Thiên Chúa", để lấy thêm bánh thánh, ngoài các
bánh thánh đã được truyền phép trong Thánh lễ, nhằm đáp ứng đủ
cho số người rước lễ. Đôi khi ba hoặc bốn Bình thánh đầy được đưa từ
nhà tạm ra, và đặt trên bàn thờ. Sau khi thầy
122
phó tế đặt các bình thánh lên bàn thờ, thầy bái gối, nhưng linh mục
không bái gối. Linh mục đợi cho đến khi kinh "Lạy Chiên Thiên Chúa
..." được hát hoặc đọc xong, mới bái gối. Ngoài hướng dẫn từ Quy chế
Tổng quát Sách lễ Rôma là không sử dụng bánh thánh từ nhà tạm, liệu
thầy phó tế bái gối vào lúc này có đúng không? (Tất nhiên thầy cũng
bái gối khi mở hoặc đóng cửa nhà tạm.) – R. V., Chicago, Mỹ.
Đáp: Trước hết, người đọc của chúng tôi là chính xác khi nói rằng
tốt nhất các tín hữu lãnh nhận các bánh thánh được truyền phép trong
cùng một Thánh Lễ. Quy chế Tổng quát Sách lễ Rôma (GIRM), số 85,
nói:
"Như chính vị tư tế buộc phải làm thì ước mong các tín hữu rước
Mình Thánh Chúa với những bánh thánh được truyền phép ngay trong
chính Thánh Lễ, và trong những trường hợp đã được trù liệu, họ cũng
được rước Máu Thánh Chúa (x. số 283), để nhờ cả những dấu chỉ, họ
thấy rõ việc hiệp lễ là tham dự vào hy lễ đang cử hành" (Bản dịch Việt
Ngữ của linh mục PX Nguyễn Chí Cần, giáo phận Nha Trang).
Lẽ tất nhiên, thật là cần thiết để đổi các bánh thánh trong nhà tạm,
và ít nhất trong một số trường hợp, các bánh thánh ấy được sử dụng
để cho rước lễ.
Ngoài ra, có nhiều lần người ta khó đếm được số lượng bánh thánh
cần có, do đó việc có sự lưu giữ bánh thánh trong nhà tạm là một điều
cần thiết mục vụ.
Tuy nhiên, nó sẽ không là một câu trả lời đúng theo ước muốn của
Giáo Hội, khi phần lớn bánh thánh thường được lấy ra từ nhà tạm.
Còn đối với câu hỏi chính xác, tôi có thể nói như sau: tập tục thông
thường là bái gối, trước khi lấy và sau khi cất Mình Thánh Chúa trong
một nơi đặc biệt. Tuy nhiên, việc bái gối có thể được bỏ qua một cách
tự nhiên trong trường hợp trên, bởi vì Chúa Kitô đã thực sự hiện diện
trên bàn thờ và dưới cả hai hình bánh và rượu.

123
Việc linh mục bái gối sau kinh "Lạy Chiên Thiên Chúa" là một hành
động nghi thức của Thánh Lễ, và có liên quan đến việc ngài rước lễ.
Việc bái gối này không hề liên quan gì đến sự hiện diện hoặc không
hiện diện của bình thánh lấy từ nhà tạm ra và đặt trên bàn thờ.
Tôi cũng sẽ nói rằng nếu nhà tạm là trực tiếp ở phía sau bàn thờ và
gần bàn thờ, thì thầy phó tế không nên bái gối trước khi lấy bình thánh
cho rước lễ, vì Chúa Kitô đã hiện diện ngay sau thầy rồi. Nếu nhà tạm
được để một bên hoặc trong một nhà nguyện riêng biệt, thì thầy bái gối
trước khi lấy bình thánh từ nhà tạm.
Thầy sẽ bái gối trước khi đặt bình thánh vào nhà tạm sau phần rước
lễ. Thầy cũng bái gối trước khi đóng cửa nhà tạm.
(Zenit.org 26-9-2012)

Nên kết thúc bài giảng như thế nào?


Hỏi: Tôi đã được dạy rằng bài giảng, bất cứ diễn ra lúc nào, là một
phần của Thánh Lễ, nhiều khi là bắt buộc (các Chủ nhật và lễ trọng), và
luôn luôn được khuyến khích, khi có thể được. Bài giảng lễ nên dẫn các
tín hữu từ bàn tiệc Lời Chúa đến với bàn tiệc Thánh Thể. Trong thực
tế, thật là tốt khi các lời cuối cùng của bài giảng nên có sự qui chiếu rõ
ràng nào đó cho phép Thánh Thể. Đó là lý do tại sao tôi luôn hiểu rằng
các bài giảng không nên kết thúc với câu: “Nhân danh Cha, và Con và
Thánh Thần”. Việc nói như thế này phá vỡ sự thống nhất giữa Phụng
Vụ Lời Chúa và Phụng Vụ Thánh Thể. Phần cuối bài giảng nên là một
sự chuyển đoạn thích hợp cho nghi thức phép Thánh Thể. Các lời ấy
phải được nói ở đầu và ở cuối Thánh Lễ, nhưng không phải ở cuối của
bài giảng. Câu hỏi của tôi là: Điều ấy có đúng không? Liệu nó được
kết hợp với một nơi nào đó trong Chữ đỏ hoặc trong phần Giới thiệu
chung của Sách Lễ Rôma không? Liệu cần dạy nó cho các linh mục
già và trẻ, vì các vị có thể quên chăng? Lời khẩn cầu với Thiên Chúa
Ba Ngôi, thật là quá đẹp, là không thích hợp cho bài giảng, nhưng có
lẽ phù hợp cho các bài diễn thuyết hoặc bài trình bày về giáo lý Kitô

124
giáo, bên ngoài Thánh Lễ, chẳng hạn trong tuần cửu nhật, vv – A. D.,
Nairobi, Kenya
Đáp: Lời tuyên bố gần đây nhất và chính thức đầy đủ về tầm quan
trọng của bài giảng được tìm thấy trong Tông huấn hậu Thượng Hội
đồng Giám mục năm 2010, Verbum Domini (Lời Chúa):
"số 59. Mỗi người "đều có bổn phận và nhiệm vụ liên quan tới Lời
Thiên Chúa: Các tín hữu phải lắng nghe và suy niệm Lời; còn chỉ những
ai đã nhận được nhiệm vụ Giáo huấn do bí tích Truyền chức thánh
hoặc những ai đã được giao phó cho thi hành thừa tác vụ này", tức là
các Giám mục, các linh mục và các phó tế, thì mới trình bày Lời Chúa.
Từ đó, ta hiểu được vì sao Thượng Hội đồng rất chú ý tới bài giảng
lễ. Trong Tông huấn hậu Thượng Hội đồng Giám mục Sacramentum
caritatis, tôi đã nhấn mạnh rằng "liên hệ đến tầm quan trọng của Lời
Thiên Chúa, cần phải cải thiện phẩm chất của bài giảng. Bài giảng lễ
'là một phần của hành động phụng vụ'; bài giảng lễ có chức năng giúp
hiểu biết Lời Thiên Chúa rộng rãi hơn và hữu hiệu hơn trong đời sống
các tín hữu". Quả thế, bài giảng lễ là một việc hiện tại hóa sứ điệp Kinh
Thánh, sao cho các tín hữu được đưa đến chỗ khám phá ra sự hiện
diện và tính hiệu năng của Lời Thiên Chúa trong cuộc sống hằng ngày
của họ. Bài giảng phải giúp hiểu Mầu nhiệm đang được cử hành, mời
người ta dấn thân cho sứ mạng, khi chuẩn bị cho cộng đoàn tuyên
xưng đức tin, cầu nguyện phổ quát và cử hành phụng vụ Thánh Thể. Vì
thế, do thừa tác vụ chuyên biệt, những ai được đề cử lo việc giảng dạy,
phải rất quan tâm đến bổn phận này.
Phải tránh những bài giảng mơ hồ và trừu tượng, che giấu mất tính
đơn giản của Lời Thiên Chúa, cũng như phải tránh những kiểu nói lan
man lạc đề vô bổ rất có thể lôi kéo chú ý đến người giảng hơn là chú
ý đến trọng tâm của sứ điệp Tin Mừng. Các tín hữu phải thấy rõ ràng
rằng điều mà vị giảng thuyết đang bận tâm, đó là cho thấy Chúa Kitô,
trung tâm của mọi bài giảng. Vì thế, các vị giảng thuyết cần phải quen
biết và tiếp xúc chuyên cần với bản văn thánh; họ phải chuẩn bị bài
giảng bằng suy niệm và cầu nguyện, để có thể giảng với xác tín và say
125
mê. Thượng Hội Đồng Giám Mục đã khuyến khích lưu ý đến các câu
hỏi sau đây:
"Các bài đọc được công bố muốn nói gì? Các bài đọc ấy nói gì riêng
với tôi? Tôi phải nói gì với cộng đoàn, trong khi quan tâm tới hoàn cảnh
cụ thể của họ?". Vị giảng thuyết "phải là người đầu tiên được thúc bách
bởi Lời Thiên Chúa mà ngài loan báo", bởi vì như thánh Augustinô đã
nói: "Người giảng dạy Lời Thiên Chúa ở bên ngoài mà không nghe Lời
ấy ở bên trong thì không thể mang lại hoa trái". Cần đặc biệt chăm sóc
bài giảng Chúa nhật và các lễ trọng; nhưng trong các lễ cum populo
trong tuần, nếu có thể, xin cũng đừng bỏ cung cấp những suy tư vắn
tắt hợp thời giúp các tín hữu đón nhận và làm sinh hoa kết quả Lời họ
vừa lắng nghe” (Bản dịch tiếng Việt của Ủy Ban Kinh Thánh trực thuộc
Hội đồng Giám mục Việt Nam)
Văn bản này nói nhiều về tầm quan trọng của bài giảng, nhưng
trong thực tế không có gì liên quan đến các câu hỏi, chẳng hạn làm thế
nào bắt đầu hay kết thúc một bài giảng. Quả thực không có bất kỳ quy
tắc nghiêm ngặt nào về việc này, mặc dù có nhiều ý kiến khác nhau.
Trong văn bản trên, ĐTC Biển Đức XVI khẳng định trên tất cả rằng
Chúa Kitô là trung tâm của bất kỳ bài giảng nào, và tôi tin rằng bài
giảng là đủ để kết nối bàn tiệc Lời Chúa và bàn tiệc Thánh Thể. Việc
đòi hỏi người giảng luôn cố gắng có một tham chiếu rõ ràng đến Thánh
Thể có thể là phản tác dụng, và áp đặt một sự xây dựng vụ công thức
và giả tạo.
Một cái gì đó tương tự có thể được nói về việc sử dụng công thức
Ba Ngôi. Một số nhà giảng thuyết có thể làm như vậy như là một hành
động đạo đức, và như một cách để nhấn mạnh rằng việc rao giảng của
họ được thực hiện nhân danh Thiên Chúa, chứ không vì vinh quang
cá nhân. Tuy nhiên, ngay cả khi động cơ cao quý như vậy tồn tại, tôi
không nghĩ rằng việc luôn kết luận bài giảng như thế là một ý tưởng
tốt. Tôi tin rằng nói chung nên chuẩn bị tốt một lời kết luận phù hợp
với các bài đọc thánh lễ. Trong một số trường hợp, có thể là một cách

126
để tránh tạo ra một kết luận thật thích hợp, đó là cách sử dụng một câu
nắm bắt tất cả.
Tuy nhiên, không có điều cấm rõ ràng về việc làm như thế. Thật vậy,
việc kết thúc bài giảng với một lời chúc tụng Thiên Chúa Ba Ngôi là
khá phổ biến trong thời các Giáo phụ, khi vinh tụng ca phục vụ vai trò
của việc tuyên xưng đức tin của người giảng thuyết, trước khi có việc
đưa kinh Tin Kính vào thánh lễ. Một số nhà thuyết giảng thời trung cổ,
chẳng hạn như Thánh Phêrô Đamianô, cũng thường kết thúc bài giảng
với vinh tụng ca Thiên Chúa Ba Ngôi.
Cả Chân Phước Giáo Hoàng Gioan Phaolô II và ĐTC Biển Đức XVI
của chúng ta có xu hướng kết thúc bài giảng với một lời khuyên, hay
một lời cầu nguyện chuyển cầu. Việc sử dụng công thức Ba Ngôi là rất
hiếm, mặc dù công thức này kết luận ít nhất một bài giảng trong ngày
lễ Chúa Ba Ngôi.
Hầu hết các bài giảng ĐTC Biển Đức XVI kết thúc với chữ
"Amen" sau một lời cầu nguyện. Ví dụ, mới đây Ngài kết thúc
bài giảng nhân lễ trọng Đức Bà Hồn Xác Lên Trời như sau:
"Chúng ta hãy phó thác mình cho lời cầu bầu của Đức Mẹ, mà Đức Mẹ
xin cùng Chúa để Chúa củng cố đức tin của chúng ta trong sự sống đời
đời; xin Đức Mẹ giúp chúng ta sống cách tốt nhất thời gian mà Chúa
ban cho chúng ta với niềm cậy trông. Xin cho đó là đức cậy Kitô giáo,
nó không chỉ là nỗi nhớ quê trời, nhưng là niềm khát vọng sống động
và tích cực về Chúa, Đấng ở đây trong thế giới này, một niềm khát vọng
về Chúa làm cho chúng ta trở thành khách hành hương không biết mệt
mỏi, nuôi dưỡng trong chúng ta lòng can đảm và sức mạnh của đức
tin, đồng thời cũng là lòng can đảm và sức mạnh của tình yêu. Amen".
Nhiều tác giả cho rằng ĐTC Biển Đức XVI sẽ được nhớ đến nhiều
nhờ chất lượng của các bài giảng của Ngài. Tôi tin chắc rằng nhiều
linh mục sẽ được hưởng lợi từ sự tiếp xúc gần gũi với các bài giảng của
Ngài. Các tín hữu có thể sẽ biết ơn nhiều về việc này. (Zenit.org 2-10-
2012)

127
Trong trường hợp nào, linh mục bái gối trước Nhà
tạm khi lấy Bánh Thánh trong Thánh lễ?
Sau bài giải đáp của tôi ngày 25-9-2012 về việc bái gối trong Thánh
lễ, một độc giả nêu ý kiến thắc mắc như sau: "Trong bài của cha, cha
nói là không bái gối nếu Nhà tạm là quá gần Bàn thờ. Nhưng theo con,
con xem Bàn thờ là khác biệt với Nhà tạm. Đây là hai địa điểm khác
nhau, một nơi để dâng hy tế và một nơi để lưu giữ, với hai mục đích
khác nhau. Do đó, con bái gối trước khi rời bàn thờ và đi đến Nhà tạm,
cách đó mấy bước, và bái gối trước Nhà tạm...”
Đáp: Tôi không hoàn toàn đồng ý với thực hành này. Đúng là Bàn
thờ và Nhà tạm là hai nơi riêng biệt. Tuy nhiên, cũng đúng rằng việc
đi đến Nhà tạm để lấy thêm Bánh Thánh trong nghi thức bẻ bánh của
Thánh lễ không phải là một thời điểm nghi thức riêng biệt, nhưng là
một nhu cầu thực tế trong Thánh lễ.
Trong trường hợp này, tôi tin rằng phụng vụ sẽ không khuyến khích
đưa thêm các cử chỉ nghi thức hơn mức cần thiết thực sự. Tại thời
điểm ấy, các Qui chế tập trung vào sự chú ý các Bánh Thánh mới được
truyền phép trên bàn thờ. Phó tế hay linh mục, đi đến Nhà tạm, vẫn
luôn ở trong một việc cử hành Thánh lễ và trong chức năng thừa tác
của mình.
Điều quan trọng là phải nhớ rằng trong khi các cử chỉ nghi thức
được dựa vào giáo lý, chúng không ở trong các tuyên bố tín lý chính
thức, và cũng tuân thủ các nhận định thực tế. Ví dụ, quy tắc chung,
rằng các người mang các vật dụng trong cuộc rước không phải bái gối
(Nghi thức Giám mục, số 70), không có thể được giải thích như nói
rằng việc cầm nến là quan trọng hơn việc bái chào Chúa hiện diện. Nó
là một qui chế thực tế để đảm bảo một sự êm xuôi trôi chảy của các cử
chỉ nghi thức mà thôi.
Hãy quay trở lại trường hợp đang nói. Tôi nói rằng nếu Nhà tạm
nằm trong Cung thánh, thì thầy phó tế hay linh mục không cần bái gối
trước khi rời khỏi Bàn thờ, cũng không bái gối khi mở Nhà tạm, cũng
128
không bái gối khi đặt Bình thánh lên Khăn thánh cùng với các Bánh
Thánh khác trên Bàn thờ. Nếu Nhà tạm ở bên ngoài Cung thánh, ngài
chỉ bái gối khi mở cửa Nhà tạm. Tương tự như vậy, nếu cần thiết lấy
thêm Bánh Thánh trong khi cho rước lễ, ngài cũng bái gối khi mở cửa
Nhà tạm. (Zenit.org 9-10-2012)

Tại sao linh mục mang áo lễ như thường trong vùng


khí hậu nóng bức?
Hỏi: Tại sao các linh mục và tu sĩ vẫn mang áo Dòng, áo chùng đen,
áo lễ, áo chùng trắng... trong thế giới hiện đại của chúng ta? Tôi ở Gha-
na và thời tiết là quá nóng đến nỗi thật tội nghiệp cho các linh mục
trong áo dòng, áo chùng trắng và áo lễ trong Thánh lễ - E. S., Accra,
Ghana (châu Phi)
Đáp: Tôi nghĩ rằng độc giả này đã đụng đến các động cơ sâu xa hơn
so với thực tế hoặc vấn đề thực hiện tốt các luật phụng vụ.
Tôi nghĩ rằng câu hỏi có thể được chia thành hai phần, một là lý
thuyết: Tại sao các linh mục mang lễ phục như thế trong thế giới hiện
đại của chúng ta? Phần thứ hai nói về các thay đổi nào thể được thực
hiện vì lý do khí hậu.
Lý do tại sao các linh mục mặc lễ phục phụng vụ ngày nay là cùng
một lý do tại sao linh mục đã mang lễ phục trong hầu hết lịch sử của
Giáo hội. Đúng là không có lễ phục đặc biệt dành cho việc cử hành
thánh lễ trong vài thế kỷ đầu tiên, nhưng chúng đã phát triển như một
quá trình tự nhiên, trong đó lễ phục tốt nhất đã được dành riêng cho
phụng vụ, và dần dà lễ phục phát triển các hình thức độc quyền để sử
dụng trong thánh lễ.
Áo dòng và lễ phục giúp mọi người liên quan hiểu được vai trò thích
hợp của chúng. Chúng nhắc nhở linh mục và tín hữu rằng linh mục là
trước hết một thừa tác viên có chức thánh.

129
Mặc dù chúng giúp chúng ta nhận biết linh mục, trong thực tế, cá
nhân, với các tật xấu và phẩm chất của người ấy, biến mất dưới biểu
tượng của vai trò thừa tác viên.
Cách đây nhiều năm, tôi nhớ đọc câu chuyện của một tù nhân chiến
tranh Công giáo người Anh trong chiến tranh thế chiến thứ hai. Một
linh mục tuyên úy quân đội Đức đã đến dâng thánh lễ ở nhà tù. Người
lính Anh đã nhận xét rằng, một khi quân phục đối phương được che
phủ bởi áo lễ, người Đức ấy là đơn giản một linh mục đại diện cho
Thiên Chúa, Giáo hội, chứ không ai khác.
Lễ phục phụng vụ, với hình thức rộng lớn, cũng nhắc nhở chúng ta
rằng chúng ta đang ở trong một thời điểm long trọng, khi các hành vi
được thực hiện với tốc độ thong thả và sự tôn kính phải lẽ. Nói cách
khác, chúng làm cho chúng ta trở nên thư thả và nhắc nhở chúng ta
dành cho Chúa thì giờ nói chuyện với chúng ta.
Vẻ đẹp của áo lễ cũng là một cách nhắc nhở chúng ta rằng Thiên
Chúa xứng đáng những gì tốt nhất của chúng ta. Lễ phục cũng là một
phương tiện giáo huấn, thông qua việc sử dụng màu sắc và biểu tượng
phụng vụ.
Đối với phần thứ hai của câu hỏi, trước tiên tôi có thể nói rằng
không cần phải tới Ghana mới biết khí hậu; mùa hè ở Rôma cũng oi
bức lắm rồi.
Tuy nhiên, khi có thể được, công nghệ hiện đại làm cho khí hậu
giảm sự không thoải mái để linh mục mang áo lễ cách dễ chịu hơn so
với thời gian trước đây. Ngay cả ở những nơi chưa có máy điều hòa
nhiệt độ, có các tùy chọn chẳng hạn áo lễ bằng vải mỏng nhẹ làm giảm
bớt sự khó chịu.
Hơn nữa, ở vùng khí hậu rất nóng, một linh mục có thể mang y
phục vải mỏng dưới áo lễ, và có thể không mang áo dòng trong áo lễ
khi cử hành Thánh Lễ.

130
Để kết luận, mặc dù có những lúc và những nơi có khí hậu nóng gây
khó chịu cho linh mục trong bộ áo lễ, đây đúng là sự hy sinh nhỏ cho
linh mục để dâng lên Chúa những gì tốt nhất của chúng ta trong hành
vi thờ phượng.
Đây là lý do tại sao Giáo hội yêu cầu rằng các qui tắc phụng vụ phải
được tôn trọng ở khắp nơi. Nhiều linh mục đã nêu ra các gương mẫu
tuyệt vời, không chỉ là tuân phục lề luật, nhưng trên hết một cảm thức
về tầm quan trọng của thừa tác vụ thánh của các ngài. (Zenit.org 19-
10-2012)

Được phép gián đoạn thánh lễ không?


Hỏi: Giáo xứ của tôi đang hướng dẫn một tuần tĩnh tâm giáo xứ,
vốn bao gồm các chuyến thăm tại nhà và đỉnh điểm là một Thánh Lễ.
Các nhà thừa sai (tất cả là linh mục) và cộng đoàn dừng lại sau bài
giảng để thảo luận, và khoảng 45 phút sau, thánh lễ được tiếp tục.
Vì không phải tất cả những người tham dự Thánh Lễ - có nghĩa là ca
đoàn, nhân viên bảo vệ, các chú giúp lễ, người đọc sách, vv. – là người
tham gia tĩnh tâm, nên trong 45 phút nghỉ ấy, ca đoàn ôn bài hát, người
bảo vệ kiếm người nói chuyện, các chú giúp lễ chơi đùa, người đọc sách
gửi tin nhắn. Tôi đã hỏi ý kiến các linh mục khác nhau và nghe họ nói
rằng, mặc dầu thời gian nghỉ là không đúng theo phụng vụ, nhưng cha
xứ có tiếng nói cuối cùng. Thưa cha, việc này là đúng không? - W. T.,
Singapore
Đáp: Có hai câu hỏi liên quan ở đây. Câu thứ nhất: Việc thực hành
ấy là đúng không? Câu thứ hai: Liệu cha xứ có tiếng nói cuối cùng
trong vấn đề này không?
Với câu hỏi thứ nhất, tôi nghĩ rằng Huấn thị Redemptionis Sacra-
mentum, năm 2004, đưa ra câu trả lời rất rõ ràng:
"60. Trong cử hành Thánh Lễ, phụng vụ Lời Chúa và Phụng Vụ
thánh Thể liên kết chặt chẽ với nhau, và chúng hợp thành cùng một
hành vi phụng tự duy nhất. Vậy, không được phép tách rời chúng ra,

131
cũng không được cử hành chúng vào những giờ và những nơi khác
nhau.
Cũng thế, không được phép cử hành những phần khác nhau
của Thánh Lễ vào những lúc khác nhau, kể cả cùng trong một
ngày” (Bản dịch Việt Ngữ của Hội đồng Giám mục Việt Nam).
Trong trường hợp như độc giả trình bày trên đây, sự hiệp nhất của
Thánh Lễ như là một hành vi phụng tự duy nhất bị gián đoạn, vì dành
giờ cho cuộc thảo luận, và do đó đi ngược lại với các qui tắc.
Việc này không giống trường hợp hợp pháp là tách trẻ em ra riêng
để giảng cho phù hợp với nhu cầu đặc biệt của các em. Sau đó các em
trở lại với thánh lễ như thường.
Liên quan đến câu hỏi liệu cha xứ có thể cho phép các thay đổi ấy
không: Một lần nữa, Huấn thị Redemptoris Sacramentum có thể giúp
chúng ta về điểm này khi nói về quy tắc của phụng vụ thánh:
"14. Việc điều hành Phụng Vụ thánh chỉ tùy thuộc thẩm quyền của
Giáo hội mà thôi : Nghĩa là thuộc quyền Tông Toà và, chiếu theo quy
tắc luật pháp, cũng thuộc quyền Giám mục”.
"21. Quả thực, “Giám mục giáo phận có quyền ban hành các quy
luật về phụng vụ, buộc mọi người phải giữ, trong Giáo hội đã được uỷ
thác cho ngài và trong giới hạn thẩm quyền của ngài”. Nhưng, Giám
mục phải luôn luôn chăm lo đừng làm mất sự tự do, đã được các sách
phụng vụ dự liệu, để thích ứng, một cách sáng suốt, việc cử hành vào
cơ cấu thánh, hay vào nhóm tín hữu, hay là vào các hoàn cảnh mục vụ,
để thế nào toàn bộ nghi lễ thánh được thực sự thích nghi vào tâm thức
của con người”.
"22. Giám mục điều khiển Giáo hội địa phương đã được ủy thác
cho mình, và, thi hành chức vụ thánh mà ngài đã lãnh nhận khi được
truyền chức Giám mục, nên ngài có nhiệm vụ đưa vào nề nếp, điều kh-
iển, động viên và đôi khi quở trách, để xây dựng đoàn chiên trong chân
lý và thánh thiện. Ngài có nhiệm vụ giải thích ý nghĩa thực sự của các

132
nghi lễ và các bản văn phụng vụ, và chính ngài có nhiệm vụ phải nuôi
dưỡng các linh mục, phó tế và giáo dân tinh thần của Phụng Vụ thánh,
để tất cả họ đều được hướng dẫn đến một việc cử hành Phép Thánh
Thể cách tích cực và có hiệu quả. Sau cùng, Giám Mục cũng phải chăm
chú theo dõi để toàn thân của Giáo hội có thể được phát triển toàn bộ,
trong sự hiệp nhất yêu thương về các mặt giáo phận, quốc gia và toàn
cầu”.
"24. Về phần mình, dân Kitô giáo có quyền đòi hỏi Giám mục giáo
phận chăm chú theo dõi các lạm dụng len lỏi vào kỷ luật giáo hội, nhất
là về những gì liên quan đến tác vụ Lời Chúa, đến việc cử hành các bí
tích và á bí tích, đến việc phụng thờ Thiên Chúa và tôn kính các thánh”.
"32. Cha quản xứ cố gắng để Phép Thánh Thể Chí Thánh trở nên
trung tâm của cộng đoàn giáo xứ ; ngài cố gắng làm cho tín hữu được
hướng dẫn và nuôi dưỡng nhờ việc cử hành sốt sắng các bí tích và đặc
biệt họ thường xuyên lãnh nhận Thánh Thể và bí tích thống hối ; ngài
cũng hãy cố gắng hướng dẫn các tín hữu biết cầu nguyện, kể cả việc
cầu nguyện trong gia đình, và biết tham dự cách ý thức và tích cực vào
Phụng Vụ thánh mà, chính ngài với tư cách là quản xứ, dưới quyền của
Giám mục giáo phận, phải lo điều hành trong giáo xứ mình và phải
theo dõi đừng để xảy ra những lạm dụng. Để chuẩn bị một cách thoả
đáng các cử hành phụng vụ, đặc biệt là Thánh Lễ, cha quản xứ nên nhờ
nhiều tín hữu khác giúp mình ; tuy nhiên, không một trường hợp nào
ngài được nhường cho họ những gì thuộc riêng phần sứ vụ của ngài về
mặt phụng vụ”.
Về điều này, chúng tôi có thể nêu thêm một câu từ văn kiện Công
đồng Sacrosanctum Concilium, số 22: "Vì vậy, tuyệt đối không ai khác,
dầu là linh mục, được lấy quyền riêng tư thêm bớt hay thay đổi một
điều gì trong Phụng Vụ” (Bản dịch Việt ngữ của Giáo hoàng Học viện
Piô X Đàlạt).
Vì vậy, tôi nghĩ rằng thật là khá rõ ràng khi Giáo hội không trao các
quyền thay đổi như thế cho các cha xứ. Cha xứ chắc chắn không có

133
tiếng nói cuối cùng về một việc thực hành, vốn đã bị Tòa Thánh bác bỏ
một cách cụ thể và dứt khoát. (Zenit.org 30-10-2012)

Rước lễ qua ống dẫn thức ăn được không?


Hỏi: Trong một chương trình giúp chuẩn bị các phụ huynh của trẻ
em rước lễ vỡ lòng, một người cha hỏi về con của mình bị căn bệnh
nặng từ khi sinh ra. Cô bé không thể ăn uống bình thường, nhưng
nhận được chất dinh dưỡng trực tiếp vào dạ dày bởi một ống dẫn thức
ăn.. Cô bé đi học bình thường, nói năng hơi khó khăn, nhưng thông
minh và sống một cuộc sống bình thường. Làm thế nào cô bé có thể
rước lễ? Liệu cô bé có thể lãnh nhận bí tích mà không có thể ăn uống
bình thường chăng? - A. A., Dundee, Scotland
Đáp: Trong mọi khả năng là có, nhưng với sự cho phép đặc biệt.
Vào cuối thập niên 1950 và đầu thập niên 1960, Bộ Thánh Vụ (nay là
Thánh Bộ Giáo Lý Đức Tin) cấp phép một số người Công giáo để có
thể rước lễ, đặc biệt là Máu Thánh, thông qua một ống dạ dày (Canon
Law Digest 5, trang 434, 6, trang 562-565). Một đề nghị tương tự đối
với việc Rước lễ thông qua một ống mũi đã bị từ chối.
Các phép này được ban trước khi xuất bản Bộ Giáo luật hiện hành,
vốn trao năng quyền rộng hơn cho các Giám mục. Do đó một số
chuyên viên giáo luật lập luận rằng hiện nay Giám mục có quyền cấp
phép như thế, dựa vào sự hiểu biết về việc thực hành đã được thiết lập
của Tòa Thánh.
Đồng thời, thật là tốt nếu Văn phòng Tòa Giám mục trình bày
trường hợp tham khảo này với Thánh Bộ Phụng tự và Kỷ luật Bí tích.
Bằng cách này, các giám chức có thể xác định rõ ràng hơn các khía
cạnh thực tế của việc cho rước lễ theo các điều kiện đặc biệt, để bảo
đảm sự tôn trọng thích hợp cho Mình Máu Thánh.
Việc rước lễ theo cách trên duy trì tất cả các ân sủng và sự hiệp nhất
với Chúa hằng sống, như việc rước lễ bằng miệng. (Zenit.org 6-11-
2012)

134
Có thể thắp nến Vòng hoa mùa Vọng trong nghi
thức Sám hối không?
Hỏi: Tôi do dự trình bày thêm về các nghi thức đầu lễ trong mùa
Vọng; Giáo hội bỏ kinh Vinh Danh (Gloria) trong Mùa Vọng để nhắc
nhở chúng ta về sự đơn giản của mùa Vọng và thậm chí tính chất sám
hối trong mùa này. Tuy nhiên, vòng hoa Mùa Vọng đã trở thành một
biểu tượng quan trọng trong nhiều giáo xứ. Việc thắp sáng các ngọn
nến của Vòng hoa mùa Vọng trong lễ Chủ nhật, mà không thắp vào
các ngày trong tuần ít tạo ý nghĩa cho các tín hữu, vì họ thường chỉ
tham dự thánh lễ chủ nhật. Tôi đã giải quyết việc này bằng cách bảo
người giúp lễ thắp nến trong nghi thức Sám hối. Chúng tôi dùng hình
thức thứ ba, bởi vì trong ba chủ nhật đầu của mùa Vọng, chúng tôi
dùng hình thức thứ nhất: "Chúa đến để qui tụ các dân nước..." Vào
ngày Chủ Nhật cuối của mùa Vọng, và vào dịp lễ Giáng sinh, chúng tôi
dùng hình thức thứ hai: "Lạy Chúa Giêsu, Chúa là Thiên Chúa uy hùng
và Hoàng tử hòa bình ..." Vì vậy, có câu được đọc hay hát đi kèm việc
thắp nến, chứ không phải việc thắp nến là làm cho có lệ. Vào các ngày
thường, nến được thắp sáng trước Thánh Lễ. Cha có ý kiến nào về việc
này không? - T. D., Tây Úc.
Đáp: Các ý kiến đã được thúc đẩy ngay từ đầu bởi một bài giải đáp
của tôi ngày 20-12-2011, trong đó tôi đã viết: "Về quan điểm phụng vụ,
chỉ có việc làm phép Vòng hoa mùa Vọng vào Chủ nhật thứ nhất mùa
Vọng được tiến hành trong Thánh lễ. Nghi thức này đã nhận được sự
chấp thuận của Tòa Thánh đối với các quốc gia đề nghị đưa nghi thức
ấy vào Sách các Phép. Nó không có trong Sách các Phép gốc Latinh”.
"Nhiều nghi thức và nghi lễ khác, vốn đã phát triển xung quanh việc
thắp nến sáng cho Vòng hoa mùa Vọng, nhắm chủ yếu đến sự cử hành
trong gia đình. Chúng có thể được sử dụng hữu ích trong nhà thờ,
nhưng phải ngoài Thánh lễ. Ví dụ, có thể tổ chức một việc cầu nguyện
trước Thánh Lễ tối thứ Bảy”.

135
"Tuy nhiên, nếu không có nghi thức ngoài Thánh Lễ để thắp sáng
các ngọn nến vào các chủ nhật thứ hai, thứ ba và thứ tư mùa Vọng, tôi
nghĩ rằng thật là hợp pháp khi linh mục cho thắp nến ấy vào Thánh
lễ đầu tiên của Chủ nhật tương ứng (hoặc tối thứ Bảy), mà không có
nghi thức hoặc câu đọc kèm theo. Ví dụ, sau khi bái gối trước Nhà tạm
hoặc cúi bái trước Bàn thờ, vị chủ tế đơn giản thắp một dây nến từ một
ngọn nến sáng trước đó, và thắp lửa từ dây nến vào ngọn nến tiếp theo,
mà không nói gì cả. Sau đó, ngài hôn bàn thờ và tiếp tục thánh lễ như
thường lệ. Người phụ trách phòng thánh sẽ thắp sáng các ngọn nến của
Vòng hoa mùa Vọng trước khi diễn ra các thánh lễ sau đó".
Trong khi tôi đồng ý với độc giả trên đây rằng vai trò của vòng hoa
Mùa Vọng đã trở thành quan trọng hơn, nó vẫn chỉ là một biểu tượng
không có tính phụng vụ, và không nên phóng đại tầm quan trọng của
nó. Phụng vụ Mùa Vọng là đủ để cung cấp mọi chất liệu giáo huấn cần
thiết nhằm chuẩn bị cho lễ Giáng sinh.
Đúng như câu trả lời trước đây của tôi, tôi thấy không có khó khăn
lớn nào trong việc thắp sáng ngọn nến vào đầu mỗi Thánh Lễ Chúa
Nhật theo cách đơn giản, mà tôi đã mô tả.
Tuy nhiên, tôi sẽ phản đối việc thắp nến trong nghi thức Sám hối,
theo cách thức mà độc giả trên đã mô tả. Tôi xin nêu ra bốn lý do.
Trước hết, nguyên tắc tổng quát của phụng vụ không cho phép bất
cứ ai, dựa vào quyền của mình, đưa thêm hoặc loại bỏ bất cứ điều gì từ
các nghi thức thánh.
Thứ hai, sự đề nghị này loại bỏ sự tự do cần thiết của vị chủ tế, để sử
dụng bất kỳ hình thức nào khác của nghi thức sám hối, và do đó làm
cho phụng vụ qui phục các nhu cầu của một việc thực hành đạo đức.
Thứ ba, tôi nghi ngờ rằng việc kết hợp thắp sáng nến với nghi thức
Sám hối gửi đi một thông điệp đúng đắn. Việc nhìn nhận tội lỗi của
chúng ta là một phần quan trọng của Thánh lễ, bởi vì chúng ta chuẩn bị
linh hồn mình để sống các mầu nhiệm thánh. Sự kết hợp việc sám hối

136
với thắp nến sáng có thể gây lơ là cho ý nghĩa chủ yếu, mà lại chú ý đến
các thông điệp khác, vốn tốt nhất nên dành cho lúc khác.
Sau cùng, vòng hoa Mùa Vọng có các sắc thái khác nhau về ý nghĩa,
và tự thân không chủ yếu có ý nghĩa sám hối. Vòng tròn của vòng hoa,
không có nơi bắt đầu hay nơi kết thúc, được làm bằng các cành lá cây
thường xanh, tượng trưng cho sự vĩnh cửu và sự sống bất diệt trong
Chúa Kitô. Bốn cây nến (gồm ba nến tím và một nến hồng) tượng
trưng cho bốn tuần của Mùa Vọng, mà sự thắp sáng tăng dần thể hiện
sự mong đợi và hy vọng xung quanh việc Đấng Mêsia đến.
Các sắc thái này có thể bị mất đi, khi kết hợp việc thắp nến sáng với
nghi thức Sám hối.
Tôi tin vào lòng thành và ước muốn của độc gỉa trên đây, để có lợi
ích mục vụ tốt nhất từ hành vi đạo đức ấy. Tuy nhiên, tôi vẫn không tin
rằng đề xuất này là một hành động mục vụ khả thi và phù hợp hoàn
toàn với các qui tắc phụng vụ. (Zenit.org 27-11-2012)

Có qui định về sắc thái của màu tím phụng vụ Mùa


Vọng không?
Màu tía hoàng gia (đậm) Máu tía Rôma (nhạt)
Hỏi: Lịch của nhà xuất bản Paulist Press năm 2011 nói: “Màu sắc
chính thức của Mùa Vọng là màu tím. Để phân biệt giữa mùa Vọng và
mùa Chay sám hối đặc biệt, các sắc thái xanh đậm hơn của màu tím có
thể được sử dụng trong mùa Vọng. Tuy nhiên, lễ phục màu xanh nhạt
hơn không được phép sử dụng tại Mỹ". Còn lịch của nhà xuất bản Pau-
list Press năm 2012 lại nói: “Màu sắc chính thức của Mùa Vọng là màu
tím hoặc màu tía Rôma. Để phân biệt giữa mùa Vọng và mùa Chay
sám hối đặc biệt, các sắc thái nhạt hơn và đỏ hơn của màu tím, nhưng
không phải sắc thái chàm, có thể được sử dụng trong mùa Vọng. Lễ
phục màu xanh dương không được sử dụng tại Mỹ". Liệu các gợi ý màu
sắc này ('có thể được sử dụng') là ý kiến của nhà xuất bản (khác nhau
giữa bản in của hai năm liên tiếp) hoặc là của một văn kiện chính thức
137
nào đó mà nhà xuất bản qui chiếu? Tại giáo xứ chúng tôi, chúng tôi
luôn sử dụng các sắc thái xanh hơn của màu tím (màu tía hoàng gia)
cho Mùa Vọng (các ngày chờ mong, Lễ Đêm) và sắc thái đỏ hơn của
màu tím (màu tía Rôma) cho Mùa Chay (khía cạnh hy sinh, Chúa Nhật
Lễ Lá, Thứ Sáu Tuần Thánh). - F. L., Rochester, New York, Mỹ.
Đáp: Các khuyến nghị khác nhau có thể là một lỗi cắt-và-dán từ
năm trước, một sự thay đổi trong quan điểm của nhà xuất bản, hoặc
một quảng cáo cao siêu để gia tăng mức bán lễ phục phụng vụ.
Đối với mục đích của việc sử dụng màu sắc phụng vụ khác nhau,
huấn thị Redemptionis Sacramentum, số 121, nói: "“Việc dùng các màu
khác nhau cho lễ phục phụng vụ nhằm diễn tả cách hiệu quả và rõ ràng
đặc tính của các mầu nhiệm đức tin được cử hành, và, do đó, ý nghĩa
của đời sống Kitô giáo đang tiến triển qua tiến trình của năm phụng
vụ. Việc sử dụng các màu sắc đa dạng vừa có tính sư phạm vừa có tính
biểu tượng của các lễ phụng vụ và các mùa phụng vụ khác nhau".
Đối với màu sắc được nói trên đây, ‘Qui chế Tổng quát Sách Lễ
Rôma’, số 346.d, nói như sau:
d. Màu tím dùng trong mùa Vọng và mùa Chay. Có thể dùng trong
các nghi thức phụng vụ và Thánh Lễ cầu hồn".
Có thể đưa thêm việc làm sáng tỏ từ huấn thị Redemptionis Sacra-
mentum:
"[127.] Trong các sách phụng vụ, có một năng quyền đặc biệt được
ban để, trong những ngày thật trọng thể, sử dụng các lễ phục phụng vụ
dành cho các ngày lễ và đặc biệt đẹp, dù chúng không đúng màu sắc
của ngày lễ hôm đó. Tuy nhiên, quyền này, liên quan một cách đặc thù
đến các lễ phục phụng vụ rất cổ xưa, nhằm bảo toàn di sản của Giáo
hội, lại bị nới rộng một cách quá đáng đến những đổi mới; do đó, bỏ
qua cách làm truyền thống, người ta chấp nhận những hình dáng và
màu sắc, căn cứ trên những tiêu chuẩn chủ quan, và như thế là làm yếu
đi ý nghĩa của một quy tắc, hại cho truyền thống. Những ngày lễ, các

138
phẩm phục thánh màu vàng hay bạc có thể thay thế, tuỳ lúc, các màu
sắc phụng vụ khác nhau, trừ ra màu tím và màu đen”. (Bản dịch Việt
ngữ của Hội đồng Giám mục Việt Nam).
Các qui chế cho thấy sự sử dụng màu tím hoặc màu tía. Màu tím
(violaceus) là màu tương tự như màu của các hoa màu tím, và được
tự điển Collins định nghĩa là "một nhóm các màu sắc khác nhau trong
sự bão hòa, nhưng có cùng sắc thái tím-xanh dương. Chúng nằm ở
một đầu của quang phổ có thể nhìn thấy, bên cạnh màu xanh dương”
- trong thực tế, bên cạnh màu chàm - "gần đúng bước sóng 445-390
nanomet".
Màu tía là một màu sắc tương tự và bao gồm “các màu sắc khác nhau
với một sắc thái nằm giữa màu đỏ và màu xanh dương, và thường được
bão hòa cao; một màu không quang phổ".
Các qui chế phụng vụ không chọn ưu tiên cho bất kỳ sắc thái của
một trong hai màu trên, và bất cứ một trong hai màu hoặc cả hai màu
ấy đều có thể được sử dụng cho lễ phục phụng vụ.
Trong các qui chế chính thức, không hề có sự phân biệt giữa các sắc
thái của màu sắc được dùng trong Mùa Vọng và Mùa Chay – nhưng
không cho lễ an táng.
Đồng thời, không có gì sẽ cấm hoặc phản đối một sự phân biệt như
thế, ngoại trừ có lẽ là hỏi tại sao một giáo xứ đòi hỏi một cách không
cần thiết cả hai loại lễ phục màu tím.
Tương tự như vậy, người ta có thể hỏi một cách hợp pháp là liệu có
cơ sở văn hóa nào để xác định lý do tại sao một sắc thái của màu tía
hoặc màu tím là có tính sám hối hơn màu kia. Người ta có thể tìm ra
các lý lẽ tốt trong việc bênh và chống với màu tía đậm cho mùa Vọng,
và sắc thái nhạt hơn cho Mùa Chay, hoặc ngược lại. Cuối cùng, lại còn
tùy theo sở thích cá nhân mỗi người nữa.

139
Cuộc tranh luận có thể được kéo dài: Liệu chúng ta có nên dùng
một sắc thái cho lễ phục đỏ cho lễ Chúa Thánh Thần, và một sắc thái
khác cho lễ phục đỏ cho lễ các thánh tử đạo chăng?
Trong kết luận, nếu một giáo xứ muốn sử dụng các sắc thái khác
nhau của màu tím cho Mùa Vọng và Mùa Chay, thì giáo xứ cứ tự do
thực hiện. Tuy nhiên, không có gì trong luật phụng vụ hoặc tập tục để
làm cho sự lựa chọn này trở nên bắt buộc, thậm chí cũng không gợi
ý sự chọn lựa ấy như là một thực hành đáng được khuyến khích hơn.
Nếu sau này, theo dòng thời gian, sự thực hành này phát triển và trở
nên phổ biến, thì nó có thể có sức trở nên tập tục và được ghi nhận
trong luật. Còn hiện nay, sự tự do vẫn ngự trị.
Cuối cùng, có lẽ độc giả của chúng tôi đã có sự sai lỗi nhẹ khi nói:
"Tại giáo xứ chúng tôi, chúng tôi luôn sử dụng các sắc thái xanh hơn
của màu tím (màu tía hoàng gia) cho Mùa Vọng (các ngày chờ mong,
Lễ Đêm) và sắc thái đỏ hơn của màu tím (màu tía Rôma) cho Mùa
Chay (khía cạnh hy sinh, Chúa Nhật Lễ Lá, Thứ Sáu Tuần Thánh)".
Thật ra, màu sắc riêng của lễ phục Lễ Đêm là màu trắng; màu sắc
riêng của lễ phục Chúa Nhật Lễ Lá và Thứ Sáu Tuần Thánh là màu đỏ.
(Zenit.org 4-12-2012)

Dùng nước rửa tay diệt khuẩn trước khi cho rước
lễ được không?
Hỏi: Sau dịch cúm heo năm ngoái, có sự thực hành trong nhiều giáo
xứ của giáo phận chúng tôi là dùng nước rửa tay diệt khuẩn, trước
khi các thừa tác viên ngoại thường cho các tín hữu rước lễ. Trong một
giáo xứ, linh mục chủ tọa thậm chí cũng dùng nước rửa tay diệt khuẩn
trước khi cho rước lễ nữa. Liệu tôi có lo lắng quá mức không hoặc đây
là một sự thực hành kỳ lạ? Nó gây chia trí cho nhiều người. - C. M.,
Springfield, Massachusetts (Mỹ)
Đáp: Tôi không nghĩ rằng nhất thiết phải có một câu trả lời đúng
hoặc sai cho một câu hỏi như vậy. Tình
140
hình y tế và các nguy hiểm khả dĩ cụ thể thay đổi từ năm này sang năm
khác, và sự đáp ứng mục vụ phải thay đổi tùy theo các tình huống.
Tôi đồng ý rằng một tình huống nghiêm trọng trong một năm không
mở đường cho việc đưa ra các sự thực hành khẩn cấp trên cơ sở lâu dài,
vì điều này có thể dẫn đến sự chia trí cho các tín hữu.
Trong thời kỳ nguy hiểm nghiêm trọng của sự lây nhiễm, một Giám
mục thậm chí có thể miễn cho tín hữu khỏi dự lễ buộc chủ nhật và ra
lệnh hủy bỏ các Thánh lễ công khai. Trong những năm gần đây, và vì
các mức độ lây nhiễm khác nhau, các tình huống như vậy đã phát sinh
ở Ireland và Mexico.
Trong các tình huống ít nghiêm trọng hơn, các biện pháp phòng
ngừa thấp hơn có thể được thực hiện, chẳng hạn không bắt tay nhau
trong nghi thức chúc bình an, hoặc sử dụng nước rửa tay diệt khuẩn
cách kín đáo và thận trọng, như trường hợp độc giả trên cho biết.
Nếu việc sử dụng nước rửa tay diệt khuẩn là cần thiết, thì tốt hơn
các thừa tác viên ngoại thường nên rửa tay trong phòng mặc áo trước
khi bắt đầu công tác của họ.
Trong trường hợp của linh mục, trừ khi ngài có một số triệu chứng
cảm cúm, thì việc ngài rửa tay trước khi bắt đầu Thánh Lễ là đủ rồi.
Dường như ngài không thể lây bệnh trong thời gian Thánh lễ, nên cử
chỉ rửa tay sẽ làm cho tín hữu càng thêm lo lắng, chứ không giảm lo
lắng, khi đi lên rước lễ.
Ví dụ, theo kinh nghiệm của tôi, rất nhiều trung tâm chăm sóc dài
hạn cho người cao tuổi yêu cầu khách đến thăm phải làm vệ sinh trước
khi vào cơ sở, mặc dù họ có thể có thời gian tiếp xúc lâu dài với các
người ở trong đó.
Tuy nhiên, mặc dù như thế, các phương cách này cần được sử dụng
ngay trước khi rước lễ, nếu tình hình đảm bảo nó. Nếu Giáo phận
không đưa ra các qui định cụ thể, linh mục chánh xứ có thể hỏi ý kiến
ngành y tế về thực hiện các biện pháp hợp lý.
141
Các tín hữu nên biết rằng việc bị nhiễm lạnh hoặc cảm cúm là một
biện minh đủ để không tham dự Thánh Lễ.
Trong trường hợp nghiêm trọng hơn, việc không tham dự một
thánh lễ đông người có thể được coi là một bổn phận bác ái, nhờ việc
không đặt người khác vào nguy cơ lây nhiễm.
Cuối cùng, chúng ta phải nhớ rằng, trong khi sự thận trọng là cần
thiết, hầu hết những người bị cảm lạnh và cúm không đến tham dự
Thánh Lễ, nhưng vẫn ở nhà, nơi làm việc và trường học, nơi mà họ
sống hầu hết thời gian và tiếp xúc gần gũi với các người khác. (Zenit.
org 18-12-2012)

142
CÁC BÍ TÍCH
Được hát bài Ave Maria tại đám tang không?
Hỏi: Tôi quen một phụ nữ Công giáo, và khi gần chết, bà xin cho bài
Ave Maria của nhạc sĩ
Schubert được hát trong đám tang của mình. Tuy nhiên, khi con gái
bà là bạn của tôi đến giáo xứ để sắp xếp tang lễ của mẹ mình, cô nghe
người giám đốc tang lễ nói rằng bài hát "Ave Maria" đã "lỗi thời", và
hơn nữa, “không thích hợp về phụng vụ” cho một đám tang. Người
giám đốc tang lễ từ chối tôn trọng sự lựa chọn của phụ nữ gần qua đời,
như là một phần của chính sách giáo xứ. Cha nghĩ sao về việc này?
Trước đó, tôi đã nghe hát bài Ave Maria tại một tang lễ Công giáo. Liệu
một sự thực hành phụng vụ không thích hợp như thế không còn trong
phụng vụ Công giáo hiện giờ hay sao? - T. W., Las Vegas, Nevada (Mỹ)
Đáp: Các ý kiến thay đổi rất nhiều liên quan việc dùng bài hát Ave
Maria của Shubert trong phụng vụ Công giáo, đặc biệt là đối với đám
cưới và đám tang. Ở một số nơi bài hát này không được khuyến khích
và thậm chí bị cấm, trong khi ở nhiều nơi khác, nó được coi là hoàn
toàn chấp nhận được.
Trong thực tế không có gì là chính thức về chủ đề này, về một trong
hai cách cả.
Tôi nghĩ rằng cần có một số sự phân biệt. Trước hết, có bản kinh
Kính mừng gốc (Ave Maria) đã được sử dụng trong nhiều thế kỷ, như
là một điệp ca trong Phụng Vụ Các Giờ Kinh. Nó không được sử dụng
như một văn bản chính thức phụng vụ trong Thánh Lễ, nhưng ở nhiều
nơi, nó được sử dụng như một bài thánh ca suy niệm, hoặc trong khi
dâng lễ vật, hoặc sau hiệp lễ.
Một vấn đề khác liên quan đến bản văn được sử dụng, và điều này
đặt ra vấn đề phức tạp của phong cách âm nhạc chấp nhận được. Một
số giai điệu được sáng tác trực tiếp cho kinh Kính Mừng, trong khi các
giai điệu khác, chẳng hạn như bài Ave Ma-
143
ria của Shubert, được sáng tác nguyên thuỷ trong một bối cảnh thế tục,
mặc dù không phải không có tình cảm tôn giáo.
Nói chung, Giáo hội có một nguyên tắc lâu dài để tránh sử dụng âm
nhạc thế tục trong phụng vụ, trong khi đồng thời Giáo hội không đưa
ra các phán đoán dứt khoát về sự nhạy cảm âm nhạc. Do đó, một số
hình thức âm nhạc có thể bị loại trừ tại một thời kỳ này và được thừa
nhận tại một thời kỳ khác, và một số tác phẩm thế tục nguyên thuỷ đã
trở thành không thể tách rời với phiên bản tôn giáo.
Tuy nhiên, phong cách âm nhạc chỉ là một nguyên tắc liên quan.
Còn có phong cách khác, chẳng hạn khả năng của âm nhạc để có lợi
ích cho việc cầu nguyện. Ngay cả khi không đưa ra phán đoán luân lý
liên quan đến một hình thức âm nhạc, Giáo hội vẫn có thể loại bỏ nó
khỏi phụng vụ, nếu nó không có khả năng chu toàn một chức năng
phụng vụ. Ví dụ, Thánh Giáo hoàng Piô X đã cấm các "Bộ lễ", được
sáng tác trực tiếp cho phụng vụ cuối thế kỷ 19, nhưng được lấy cảm
hứng từ phong cách của các nhà hát nhạc kịch, và chúng đòi hỏi một
lối trình tấu nhạc kịch, vốn thu hút người ta chú ý đến ca sĩ và rời xa
mầu nhiệm.
Về bài Ave Maria, một số phiên bản cổ điển, như thường được gán
cho là của Schubert, đã mất gần hết sự liên quan đến bài gốc thế tục, và
trong trường hợp này, một phiên bản Kinh Kính Mừng của Ellen của
được lấy từ bài thơ của "Đức Bà trên hồ” của Sir Walter Scott. Do bối
cảnh tôn giáo này, cá nhân tôi thấy không có khó khăn trong việc sử
dụng nó vào các thời điểm thích hợp tại đám cưới và đám tang.
Thật vậy, bài Ave Maria đã được sử dụng chính xác theo cách này
trong một khuôn khổ rất công khai, nhân dịp tang lễ của Thượng nghị
sĩ Mỹ Edward Kennedy, trước sự hiện diện của một Hồng y và các
Giám mục khác.
Thậm chí người ta còn nói rằng bài Ave Maria, với lời xin tha thiết
“cầu cho chúng con là kẻ có tội”, là đặc biệt thích hợp cho đám tang,
được dùng như là đối trọng cho xu hướng phong thánh người quá cố
144
ngay lập tức. Việc sử dụng bài hát lúc ấy có thể là lời nhắc nhở về thực
tại tội lỗi, giáo lý về luyện ngục, và sự cần thiết để cầu khẩn cho linh
hồn người đã qua đời. (Zenit.org 30-11-2011)

Các ngăn trở cho người muốn chịu chức Linh mục
Hỏi: Xin cha giải thích và thảo luận về các ngăn trở cho người muốn
chịu chức Linh mục. Cám ơn cha. – L. B., Madison, Wisconsin (Mỹ)
Đáp: Đây là một chủ đề rất phức tạp và rơi nhiều vào lĩnh vực Giáo
luật hơn là Phụng vụ. Tuy nhiên, ít nhất chúng ta có thể phác thảo các
khái niệm chủ yếu được tìm thấy trong các Điều Giáo luật từ số 1040
đến số 1049. Các Điều này giải quyết các ngăn trở và điều bất hợp luật
đối với việc chịu chức Linh mục và hành sử chức thánh.
Đây không phải là toàn bộ các điều kiện để chịu chức Linh mục;
còn có các điều kiện khác, như hoàn thành các môn học thần học cần
thiết, được kết nạp vào hàng ứng viên linh mục, đã lãnh nhận tác vụ
đọc sách và giúp lễ, phải tự viết đơn và ký tên vào đơn xin chịu chức
linh mục, và dự tĩnh tâm theo qui định trước khi chịu chức (Xem các
Điều 1033-1039).
Các điều Giáo luật liên quan mang tên:
“Những Ðiều Bất Hợp Luật Và Những Ngăn Trở Khác” (Bản dịch
Việt ngữ của Bộ Giáo luật do các Linh Mục sau đây thực hiện: Nguyễn
Văn Phương, Phan Tấn Thành, Vũ Văn Thiện, Mai Ðức Vinh).
Điều 1040. “Những người vướng mắc một ngăn trở nào đó hoặc
vĩnh viễn, - luật gọi là "điều bất hợp luật" -, hoặc đơn thường, phải bị
loại trừ không được lãnh chức thánh. Tuy nhiên, không ai bị coi là mắc
ngăn trở, ngoài những ngăn trở liệt kê trong các điều luật sau đây”.
Một điều bất hợp luật là một ngăn trở vĩnh viễn, mặc dù đôi khi có
sự miễn chuẩn. Một ngăn trở đơn thường có thể chấm dứt bằng các
cách khác. Ví dụ, một người khi còn trẻ có hành vi ly giáo và sau đó

145
được hòa giải với Giáo hội, sẽ luôn cần sự miễn chuẩn trước khi chịu
chức.
Một người đàn ông đã lập gia đình có một ngăn trở đơn giản, vốn sẽ
biến mất, nếu ông góa vợ hoặc, trong trường hợp hiếm hoi, được miễn
chuẩn.
Việc miễn chuẩn này hầu hết được ban cho các cựu giáo sĩ Tin lành
đã lập gia đình, khi họ được nhận vào chức linh mục. Đôi khi nó được
cấp, khi cả hai vợ chồng trong một cuộc hôn nhân hợp lệ quyết định
theo đuổi một ơn thiên triệu linh mục, nhưng trường hợp như vậy là
hiếm có.
Vì vậy, Những Ðiều Bất Hợp Luật Và Những Ngăn Trở Khác là:
Điều 1041. “Những trường hợp ‘bất hợp luật’ để chịu chức là:
1. Người mắc bệnh điên khùng, hay bị một tâm bệnh khác mà theo
ý kiến các nhà chuyên môn, đương sự không thể chu toàn đúng phép
thừa tác vụ cách thích đáng được;
2. Người phạm tội bội giáo, lạc giáo hay ly giáo;
3. Người đã kết hôn, cho dù chỉ kết hôn dân sự, khi bị ngăn trở hôn
nhân vì đã thành hôn trước đó, hoặc vì có chức thánh, hay có lời khấn
công khai giữ khiết tịnh trọn đời; hoặc vì đương sự kết hôn với một
người nữ đã kết hôn hữu hiệu hay đã bị ràng buộc bởi lời khấn khiết
tịnh như vậy;
4. Người phạm tội cố sát hoặc phá thai có hiệu quả, và tất cả những
người cộng tác tích cực vào các tội đó;
5. Người chủ tâm cưa cắt thân thể của mình hay của người khác
cách nặng nề, hoặc đã mưu toan tự vẫn;
6. Người đã thi hành một hành vi thánh chức dành riêng cho Giám
mục và Linh mục, khi không có chức thánh đó hay đã có thánh chức

146
nhưng đã bị cấm thi hành do một hình phạt giáo luật đã tuyên bố hay
tuyên kết”.
Điều 1042. “Những trường hợp ngăn trở đơn thường không được
chịu chức là:
1. Người nam đang có đôi bạn, trừ khi được tiến cử hợp lệ lên chức
Phó Tế vĩnh viễn;
2. Người đang đảm nhiệm một chức vụ hay một việc quản trị có
kèm theo việc tường trình mà giáo luật điều 285 và 286 cấm giáo sĩ.
Ngăn trở này chấm dứt khi đương sự hết đảm nhiệm những công việc
đó, hay đã hoàn tất việc tường trình;
3. Người tân tòng, trừ khi Bản quyền xét thấy họ đã vững vàng”.
Điều 1043. “ Nếu các tín hữu Kitô giáo biết được ngăn trở đối với
chức thánh, họ có bổn phận tiết lộ chúng cho Đấng bản quyền hoặc
cha xứ, trước lễ truyền chức".
Các Điều Giáo luật phân biệt giữa việc chịu chức Linh mục và hành
sử chức thánh. Nói cách khác, các ngăn trở trên đây không nhất thiết
làm cho việc chịu chức là không hợp lệ. Một người đàn ông có thể được
truyền chức với một ngăn trở, vấn đề là liệu người ấy có thể hành sử
chức thánh mình đã lãnh nhận hay không. Điều này được quy định
trong các điều sau đây.
Các điều này là rất rõ rằng người nào được chịu chức Linh mục, khi
đang có điều bất hợp luật hoặc ngăn trở chưa được miễn chuẩn, thì bị
cản trở hành sử chức thánh. Trường hợp ngoại lệ là có phạm tội trước
về bội giáo, lạc giáo, ly giáo, trừ phi nó được công khai biết đến. Nếu
che giấu, sự ngăn trở cản trở việc chịu chức, nhưng không cản trở việc
hành sử chức thánh đã nhận.
Điều 1044 “(1) Những trường hợp bất hợp luật để hành sử các chức
thánh đã lãnh nhận là:

147
1. Người đã lãnh nhận thánh chức cách bất hợp pháp, bởi vì mắc
một điều bất hợp luật để chịu chức;
2. Người đã phạm tội nói đến trong điều 1041, số 2, nếu tội đã thành
công khai;
3. Người đã phạm tội nói đến trong điều 1041, các số 3, 4, 5, 6.
(2) Những trường hợp ngăn trở không được hành sử chức thánh là:
1. Người đã chịu chức cách bất hợp pháp vì bị ngăn trở không được
chịu chức.
2. Người mắc bệnh điên rồ hay một tâm bệnh nào khác đến nói
trong điều 1041, số 1, cho đến chừng nào Bản Quyền cho phép hành sử
chức thánh, sau khi đã bàn hỏi ý kiến của nhà chuyên môn”.
Điều 1045. “Việc không biết các trường hợp bất hợp luật và các ngăn
trở không giải trừ cho các đương sự.”
Điều 1046. “Các điều bất hợp luật và các ngăn trở tăng thêm lên do
những nguyên nhân khác nhau, chứ không do cùng một nguyên nhân
lặp đi lặp lại, trừ trường hợp bất hợp luật do tội cố sát hay phá thai có
hiệu quả.
Điều 1047 “(1) Tòa Thánh dành quyền miễn chuẩn các điều bất hợp
luật, nếu sự kiện làm nền tảng đã bị đưa ra tòa án.
(2) Tòa Thánh cũng dành quyền miễn chuẩn các điều bất hợp luật
và các ngăn trở cấm chịu chức sau đây:
1. Những bất hợp luật do tội phạm công khai nói ở điều 1041, các
số 2 và 3;
2. Bất hợp luật do tội phạm hoặc công khai hoặc kín đáo nói ở điều
1041, số 4;
3. Ngăn trở nói ở điều 1042, số 1.

148
(3) Tòa Thánh cũng dành quyền miễn chuẩn các điều bất hợp luật
để hành sử chức thánh đã lãnh, nói ở điều 1041, số 3, nhưng chỉ trong
những trường hợp đã trở thành công khai; và nói ở điều 1041, số 4, cả
trong những trường hợp còn kín đáo.
(4) Bản Quyền có thể miễn chuẩn những điều bất hợp luật và ngăn
trở không dành cho Tòa Thánh”.
Điều 1048. “Trong những trường hợp còn kín và rất khẩn cấp, nếu
không thể đến với Bản Quyền được, hoặc không thể đến Tòa Ân Giải
Tòa Thánh khi gặp những bất hợp luật nói ở điều 1041, số 3 và 4, và có
nguy cơ thiệt hại nặng hay nguy cơ mất tiếng tốt, thì ai mắc phải bất
hợp luật để hành sử chức thánh vẫn có thể cứ hành sử, nhưng họ có
bổn phận phải đến sớm hết sức với Bản Quyền hay Tòa Ân Giải Tòa
Thánh để xin miễn chuẩn, qua trung gian cha giải tội và không cần
xưng danh tánh”.
Điều 1049. “(1) Trong đơn xin chuẩn các điều bất hợp luật và các
ngăn trở, phải kê khai tất cả mọi bất hợp luật và ngăn trở. Tuy nhiên,
ơn miễn chuẩn tổng quát có giá trị cho cả những bất hợp luật và ngăn
trở đã vô tình quên kê khai, trừ những bất hợp luật nói ở điều 1041, số
4 và những bất hợp luật khác đã đưa ra tòa án; nhưng không có giá trị
cho bất hợp luật và ngăn trở đã giấu diếm vì gian ý.
(2) Nếu là bất hợp luật cố sát hoặc phá thai, thì để sự miễn chuẩn
được hữu hiệu, cần phải nói rõ số lần phạm tội nữa.
(3) Ơn miễn chuẩn tổng quát về các bất hợp luật và ngăn trở cấm
lãnh thánh chức, có giá trị cho mọi chức thánh”.
Có nhiều vấn đề cần được giải quyết liên quan đến việc áp dụng các
điều bất hợp luật và các ngăn trở, và mỗi trường hợp phải được giải
quyết theo giá trị của nó. Các chuyên viên Giáo luật tranh luận về các
điểm tinh tế của luật, để biết khi nào một số ngăn trở có thể được áp
dụng hay không. Ví dụ, cần phải làm gì khi điều kiện tâm thần không
là thường xuyên? Liệu một người đàn ông gây ra một cái chết do lái xe

149
thiếu thận trọng có là bị sự ngăn trở do giết người không? Liệu một nỗ
lực tự tử hồ nghi có là điều bất hợp luật không?
Đây chỉ là một số trong các vấn đề cần phải được giải quyết.
Cuối cùng, hầu hết các chuyên viên Giáo luật sẽ đồng ý rằng hầu hết
các điều bất hợp luật và các ngăn trở sẽ không áp dụng cho một người
không là Công giáo vào thời gian phạm tội, mặc dù chúng phải được
cân nhắc cẩn thận trong việc đánh giá liệu một người phù hợp với việc
chịu chức Linh mục không. (Zenit.org 7-2-2012)

Dầu nào có thể được sử dụng lúc xức dầu khẩn cấp?
Hỏi: Liệu một linh mục có thể dùng dầu parafin tại bệnh viện để
rửa tội khẩn cấp, làm phép Thêm sức khẩn cấp và Xức dầu khẩn cấp
cho bệnh nhân không? Đây là loại dầu không động vật thường được
tìm thấy trong các bệnh viện một cách dễ dàng. Tôi tin rằng nó được
chưng cất từ dầu mỏ. Liệu ba bí tích trên có thành sự khi được ban
bởi dầu này không, bởi vì dầu đúng cách là không có sẵn trong trường
hợp khẩn cấp? Câu hỏi thứ hai là, nếu việc làm phép dầu là đơn giản
với kinh “nhân danh Cha và Con và Thánh Thần”, vì các công thức làm
phép dầu không có sẵn khi khẩn cấp, thì việc ban bí tích cho người
bệnh nặng có thành sự không? - J. T., Đài Loan
Đáp: Có nhiều vấn đề liên quan ở đây.
Trước tiên, những loại dầu nào cần được nói tới? Dành cho các bí
tích, Giáo hội Công giáo làm phép ba loại dầu riêng biệt trong Thánh
Lễ Truyền Dầu ngày Thứ Năm Tuần Thánh. Dầu dự tòng (OS) được
sử dụng cho nghi thức bổ sung không cần thiết của bí tích rửa tội. Dầu
bệnh nhân (OI) tạo nên chất thể của bí tích xức dầu bệnh nhân. Và
Dầu thánh hiến (SC), vốn là chất thể thiết yếu của bí tích Thêm sức và
cũng được sử dụng trong các nghi thức bổ sung của bí tích rửa tội, Bí
tích Truyền chức và một số nghi thức khác, chẳng hạn cung hiến nhà
thờ hay bàn thờ.

150
Thành phần cơ bản của hai loại dầu đầu tiên là dầu ô liu; chỉ có công
thức làm phép mới phân biệt hai dầu này. Dầu thánh hiến là một hỗn
hợp của dầu ô liu và nhựa.
Trong ba dầu này, chỉ trong trường hợp của dầu bệnh nhân, có thể
sử dụng dầu khác, với việc linh mục làm phép dầu trong trường hợp
khẩn cấp. ĐTC Phaolô VI nói về khả năng này trong Tông hiến Sacram
Unctione Infirmorum năm 1972. Đề cập đến chất thể của bí tích, ĐTC
nói:
"Hơn nữa, bởi vì dầu ôliu, vốn cho đến nay đã được quy định cho
việc ban bí tích thành sự, là không thể kiếm được hoặc khó kiếm được
ở một số nơi trên thế giới, chúng tôi tuyên lệnh, theo yêu cầu của nhiều
Giám mục, rằng trong tương lai, tùy theo trường hợp, dầu của bất cứ
loại nào khác cũng có thể được sử dụng, miễn là nó được chiết từ thực
vật, bởi vì nó gần giống như chất liệu được chỉ định trong Kinh Thánh”.
Ngài cũng cho phép các linh mục làm phép dầu này trong trường
hợp khẩn cấp. Qui định này sau đó được đưa vào Điều 999 của Bộ Giáo
Luật (Bản dịch Việt ngữ của Bộ Giáo luật do các Linh Mục sau đây thực
hiện: Nguyễn Văn Phương, Phan Tấn Thành, Vũ Văn Thiện, Mai Ðức
Vinh), vốn xác định những người có thể làm phép dầu:
“Ngoài Giám mục ra, những người có thể làm phép dầu để dùng vào
việc xức dầu là:
1. Những người được Giáo luật đồng hóa với Giám mục giáo phận;
2. Khi khẩn thiết, thì bất cứ Linh mục nào cũng được, tuy chỉ giới
hạn trong chính lần cử hành bí tích này.
Ðiều 1000: (1) Sự xức dầu phải cử hành nghiêm chỉnh cùng với
những lời đọc, theo thứ tự và cách thức đã quy định trong sách phụng
vụ. Tuy nhiên, khi khẩn thiết, chỉ xức dầu trên trán hay trên một phần
khác của thân thể cũng đủ; nhưng phải đọc trọn vẹn mô thức của Bí
Tích.

151
(2) Thừa tác viên phải xức dầu bằng chính tay của mình, trừ khi có
lý do quan trọng khuyên nên dùng một dụng cụ”.
Trong các trường hợp mà linh mục đã làm phép dầu cho một tình
huống cụ thể, số 22 của Luật Chăm Sóc Mục vụ Bệnh nhân quy định:
"Nếu có bất kỳ lượng dầu còn lại sau khi cử hành bí tích, nó phải được
thấm vào vải bông (bông xơ) và đốt cháy."
Không giống như trường hợp của bí tích xức dầu bệnh nhân, Điều
880 § 2 nói; “Dầu dùng trong Bí Tích Thêm Sức phải được thánh hiến
bởi Giám mục, cả khi Bí Tích được một Linh mục ban".
Có các qui định ít đặc biệt hơn liên quan đến dầu dự tòng, bởi vì
dầu này là không thiết yếu cho bí tích, và trong trường hợp khẩn cấp,
chỉ cần Rửa tội với nước và công thức Chúa Ba Ngôi. Đồng thời, nghi
thức dự liệu khả năng thực hiện tất cả các nghi lễ trong một hình thức
vắn gọn.
Nếu một người lãnh bí tích rửa tội khẩn cấp và sau đó còn sống, các
nghi thức rửa tội bổ sung (xức dầu thánh, mang áo trắng, và cầm nến
rửa tội) thường được thực hiện vào một ngày thuận tiện trong một nhà
thờ hay nhà nguyện.
Vì vậy, xin trả lời các câu hỏi cụ thể của người đọc:
- Dầu parafin là không thích hợp như là chất thể hợp lệ cho bất cứ
bí tích nào. Nếu dầu ô liu là không có sẵn để xức dầu bệnh nhân, dầu
thực vật khác có thể được sử dụng. Dầu thánh hiến và dầu dự tòng phải
được làm phép bởi Giám mục. Vì thế, bổn phận của linh mục chánh
xứ và tuyên úy bệnh viện là luôn sẵn sàng có ba loại dầu phù hợp, để
sử dụng khi cần.
- Chỉ có dầu bệnh nhân có thể được làm phép bởi một linh mục
trong trường hợp khẩn cấp.
Một trong ba công thức để làm phép dầu phải được sử dụng thích
hợp, để đảm bảo tính hiệu lực. Công thức thứ ba, trong trường hợp đặc

152
biệt, là ngắn gọn nhất: "Xin Chúa + chúc phúc cho dầu này và anh/chị
N., để dầu có thề mang lại cho anh/chị sự phù trợ." Sẽ là không đủ để
làm phép dầu một cách chung chung, mà không đề cập đến nội dung
của bí tích xức dầu bệnh nhân. (Zenit.org 22-5-2012)

Linh mục được làm phép dầu Dự tòng trong trường


hợp khẩn cấp không?
Hỏi: Sau khi chúng tôi đưa ra lời bình về việc linh mục làm phép
dầu (ngày 23-5-2012), một độc giả khác mời tôi có ý kiến về việc làm
phép dầu Dự tòng (OS).
Đáp: Về dầu dự tòng, “Nghi thức tổng quát về Làm phép dầu, Nghi
thức cung hiến Dầu thánh”, được tìm thấy trong phần phụ lục của Sách
các nghi lễ thánh bằng tiếng Anh, trong số 7 của phần dẫn nhập, đề cập
đến khả năng của linh mục làm phép Dầu Dự tòng vì 'lý do mục vụ."
Sự cho phép này cũng được tìm thấy trong “Nghi thức Khai tâm Kitô
Giáo dành cho người lớn” (RCIA), số 101 trong phiên bản tiếng Anh
(hoặc số 129 của bản gốc Latinh)".
Bản văn của “Nghi thức Khai tâm Kitô Giáo dành cho người lớn”
nói: "Dầu sử dụng cho nghi lễ này là dầu được làm phép bởi Đức Giám
Mục trong Thánh Lễ Truyền Dầu, nhưng vì lý do mục vụ, một linh
mục cử hành có thể làm phép dầu cho nghi thức, ngay trước khi xức
dầu". (Zenit.org 5-6-2012)

Những khi nào cần cất Mình Thánh Chúa khỏi nhà
thờ?
Hỏi: Trong những điều kiện nào, Mình Thánh Chúa phải được cất
khỏi nhà thờ? Ví dụ, khi một buổi hòa nhạc hoặc sự kiện thế tục được
tổ chức trong nhà thờ, hoặc khi một buổi cầu nguyện đại kết được tổ
chức, Mình Thánh Chúa phải được cất khỏi nhà thờ không? - J. L.,
Pittsfield, New Hampshire (Mỹ)

153
Đáp: Có nhiều dịp Mình Thánh Chúa phải hoặc nên được cất khỏi
nhà thờ.
Tình huống chính khi việc này xảy ra là khi một buổi hòa nhạc được
tổ chức trong nhà thờ. Năm 1987, Thánh bộ Phụng tự phổ biến một
tuyên bố về các buổi hòa nhạc trong nhà thờ (Prot. 1251-1287).
Mặc dù được tập trung vào chủ đề của các buổi hòa nhạc, tài liệu
này nói rõ một số nguyên tắc về tính chất và mục đích của nhà thờ, vốn
có thể áp dụng cho các tình huống khác:
"5. Theo truyền thống được thể hiện trong nghi thức về sự cung hiến
một nhà thờ và bàn thờ, nhà thờ chủ yếu là nơi mà dân Chúa tập họp,
và "trở nên một như Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần là một,
và là Giáo hội, đền thờ của Thiên Chúa được xây dựng bằng các viên đá
sống động, trong đó Chúa Cha được tôn thờ trong tinh thần và chân
lý”. Đúng như vậy, từ thời cổ đại, danh từ "nhà thờ" đã được mở rộng
thành một tòa nhà, trong đó cộng đồng Kitô hữu đoàn kết để nghe lời
Chúa, cùng nhau cầu nguyện, nhận lãnh các bí tích, cử hành Hy tế Tạ
ơn và kéo dài thời gian cử hành Thánh Lễ trong việc chầu Mình Thánh
Chúa (x. Qui định cung hiến một nhà thờ, ch. II, 1).
"Tuy nhiên, các nhà thờ không thể được coi đơn giản như là nơi
công cộng cho bất kỳ loại hội họp nào. Nhà thờ là nơi thánh, nghĩa
là “được tách riêng ra” một cách thường xuyên cho việc thờ phượng
Chúa, qua việc cung hiến và làm phép.
"Là công trình xây dựng hữu hình, các nhà thờ là dấu chỉ của Giáo
hội lữ hành trên trần thế; nhà thờ là hình ảnh công bố Giêrusalem trên
trời, là nơi mà trong đó được hiện thực hóa mầu nhiệm của sự hiệp
thông giữa con người và Thiên Chúa. Ở thành thị cũng như nông thôn,
nhà thờ vẫn là nhà của Thiên Chúa, và là dấu chỉ của việc Người hiện
diện ở giữa loài người. Nhà thờ vẫn là một nơi thánh thiêng, ngay cả
khi không có cử hành phụng vụ.

154
"Trong một xã hội bị xáo trộn bởi tiếng ồn, đặc biệt là ở các thành
phố lớn, nhà thờ cũng là một ốc đảo, nơi người ta qui tụ, trong thinh
lặng và cầu nguyện, để tìm kiếm sự bình an của tâm hồn và ánh sáng
đức tin.
"Điều đó sẽ chỉ có thể có được khi nhà thờ duy trì căn tính đặc biệt
của mình. Khi nhà thờ được sử dụng cho các mục đích khác với các
mục đích mà nó được xây dựng, vai trò của nó như là một dấu chỉ của
mầu nhiệm Kitô giáo sẽ gặp nguy hiểm, với ít hay nhiều tổn hại lớn cho
việc giảng dạy đức tin và sự nhạy cảm của dân Chúa, theo lời Chúa nói:
"Nhà ta là nhà cầu nguyện" (Lc 19, 46)".
Tài liệu cũng nêu ra một số chỉ thị thực tế:
"8 Luật sử dụng nhà thờ được quy định bởi Điều 1210 của Bộ Giáo
luật: “Trong nơi thánh, chỉ được nhận điều gì giúp vào sự thi hành hay
tăng gia việc thờ phượng, đạo đức, và tôn giáo; phải cấm những gì trái
nghịch với sự thánh thiện của nơi thánh. Tuy nhiên, Bản Quyền có thể
cho phép xử dụng vào những sinh hoạt khác, nhưng chỉ từng lần một,
miễn là không trái với sự thánh thiện của nơi thánh”.
"Nguyên tắc rằng việc sử dụng nhà thờ không xúc phạm sự thánh
thiêng của nơi này, xác định các tiêu chuẩn, mà qua đó các cửa nhà thờ
có thể được mở ra cho một buổi biểu diễn thánh ca hay hòa nhạc thánh
ca, nhưng cũng có thể loại trừ đồng thời các loại âm nhạc khác.
Ví dụ, âm nhạc giao hưởng đẹp nhất tự nó không có tính chất thánh
thiêng. Định nghĩa của thánh nhạc hoặc nhạc đạo rõ ràng phụ thuộc
vào việc sử dụng ban đầu của các bản nhạc hoặc bài hát, và tương tự
như vậy vào nội dung của chúng. Như vậy không là hợp pháp khi cho
trình diễn trong nhà thờ âm nhạc, vốn không từ cảm hứng tôn giáo và
được sáng tác nhằm trình diễn trong một bối cảnh thế tục chính xác,
không phân biệt đó là âm nhạc cổ điển hay đương đại, chất lượng cao
hoặc nhạc bình dân. Một mặt, các trình diễn như vậy sẽ không tôn
trọng tính chất thánh thiêng của nhà thờ, và mặt khác, sẽ làm cho âm
nhạc được trình diễn trong một bối cảnh không thích hợp.
155
"Nó liên quan đến giáo quyền được tự do hành sử quyền bính của
mình trong các nơi thánh (x. Giáo luật, Điều 1213), và do đó điều
chỉnh việc sử dụng nhà thờ trong cách thức duy trì tính chất thánh
thiêng của nhà thờ.
"9 Thánh nhạc, tức là âm nhạc được sáng tác dành cho phụng vụ,
nhưng vì nhiều lý do khác nhau không còn có thể được thực hiện trong
một cử hành phụng vụ, và âm nhạc tôn giáo, tức là âm nhạc lấy cảm
hứng từ bản văn Kinh Thánh hoặc Phụng vụ, và nhắc đến Chúa, Đức
Trinh Nữ Maria, các thánh hay Giáo hội, cả hai có một vị trí trong nhà
thờ, nhưng bên ngoài sự cử hành phụng vụ. Việc chơi đàn organ hoặc
các trình tấu âm nhạc khác, dù là thanh nhạc hay khí nhạc, có thể “giúp
thúc đẩy lòng đạo đức hay việc thờ phượng”. Đặc biệt, chúng có thể:
"a.Chuẩn bị cho các ngày lễ phụng vụ lớn, hoặc giúp một tính cách
lễ hội hơn vượt ra ngoài thời điểm của buổi cử hành hiện tại;
"b.Mang lại tính cách đặc biệt của các mùa phụng vụ khác nhau;
"c.Tạo ra trong nhà thờ một khung cảnh thẩm mỹ thuận lợi để suy
niệm, để khơi dậy cho cả những người ở xa nhà thờ một sự cởi mở cho
các giá trị tinh thần;
"d.Tạo ra một bối cảnh, vốn cổ vũ và giúp tiếp cận việc công bố Lời
Chúa, chẳng hạn, việc đọc Tin Mừng theo cung điệu.
“e.Làm sống động các kho báu của âm nhạc Giáo Hội, mà không
phải bị mất đi; các đoạn nhạc và thánh ca sáng tác cho Phụng vụ, nhưng
không thể sát nhập cách thuận lợi vào việc cử hành phụng vụ trong thời
đại mới; âm nhạc thiêng liêng, chẳng hạn các oratorio (thanh xướng
kịch) và cantata (đại hợp xướng) tôn giáo, vốn vẫn có thể phục vụ như
là phương tiện để giao tiếp tâm linh;
"f.Hỗ trợ du khách và khách du lịch để nắm bắt đầy đủ hơn tính chất
thánh thiêng của một nhà thờ, qua buổi trình diễn đàn organ trong
thời gian chuẩn bị trước.

156
”10. Khi có đề nghị sẽ có buổi hòa nhạc trong một nhà thờ, Đấng
Bản Quyền sẽ cấp phép per modum actus (từng lần một). Các buổi hòa
nhạc này là sự kiện không thường xuyên. Điều này loại trừ việc cấp
phép cho cả một loạt buổi hòa nhạc, ví dụ, trong trường hợp của một
lễ hội hoặc một chu kỳ của các buổi hòa nhạc.
"Khi có những lý do khác quan trọng xui khiến không tiện xử dụng
một nhà thờ vào việc phụng tự nữa, thì Giám Mục giáo phận, sau khi
tham khảo ý kiến Hội đồng Linh m.ục và được sự thỏa thuận của
những người có quyền lợi hợp lệ trong nhà thờ, có thể cho xử dụng
vào việc phàm tục không uế tạp, miễn là không vì thế mà làm thiệt hại
đến ích lợi của các linh hồn” (Điều 1222, đoạn 2).
"Để tính cách thánh thiêng của một nhà thờ được bảo tồn trong vấn
đề của buổi hòa nhạc, Đấng Bản Quyền có thể qui định rằng:
"a.Các đơn xin phải được thực hiện bằng văn bản, trong thời gian
thuận tiện, nói rõ ngày giờ của buổi hòa nhạc, chương trình, cho biết
các tác phẩm và tên của nhà soạn nhạc.
"b.Sau khi đã nhận được sự cho phép của Đấng Bản Quyền, các
quản lý và cha xứ của các nhà thờ nên sắp xếp chi tiết với đội hợp
xướng và dàn nhạc, để các qui định được chấp hành tốt.
"c.Việc vào nhà thờ là miễn phí và mở cửa cho mọi người.
"d.các ca viên, diễn viên và cử tọa phải mặc y phục xứng hợp với
tính cách thánh thiêng của địa điểm.
"e.Nhạc công và ca sĩ không có chỗ trong cung thánh. Sự kính trọng
lớn nhất là dành cho bàn thờ, ghế của chủ tế và đài giảng kinh.
"f.Mình Thánh Chúa cần được lưu giữ càng xa càng tốt, trong một
nhà nguyện bên cạnh hoặc ở một nơi an toàn và trang hoàng đẹp đẽ.
(x. Giáo luật, Điều 938, đoạn 4).

157
"g.Buổi hòa nhạc cần được giới thiệu hoặc trình bày, không chỉ với
các chi tiết lịch sử hay kỹ thuật, nhưng còn trong một cách thúc đẩy sự
hiểu biết sâu sắc hơn và sự tham gia nội tâm về phía thính giả.
"h.Người tổ chức buổi hòa nhạc sẽ tuyên bố bằng văn bản rằng
ông chấp nhận trách nhiệm pháp lý cho các chi phí liên quan,
cho việc sắp xếp nhà thờ lại trật tự, và đừng có hư hại xảy ra.
"11. Các chỉ thị thực tế trên sẽ hỗ trợ cho các Giám mục và Linh
mục quản lý nhà thờ trong trách nhiệm mục vụ của mình, để duy trì
tính chất thánh thiêng của nhà thờ, vốn được thiết kế cho các cử hành
thiêng liêng, cầu nguyện và thinh lặng".
Các quy tắc tương tự sẽ áp dụng cho các sự kiện thế tục được tổ
chức trong các nhà thờ, miễn là chúng được cho phép cách hợp pháp
và không trái với sự thánh thiện của nhà thờ.
Liên quan đến các cử hành đại kết, Chỉ Nam Đại kết chỉ nói
ít vào chủ đề này khi giải quyết khả năng chia sẻ quyền sở hữu
của một không gian thờ phượng của nhiều hơn một cộng đồng:
"139. Khi Đức Giám mục giáo phận cho phép sự sỡ hữu hoặc việc sử
dụng nhà thờ, theo các qui định có thể được thiết lập bởi Hội đồng
Giám mục hoặc Tòa Thánh, sự xem xét đúng đắn cần được đưa ra cho
việc lưu giữ Mình Thánh Chúa, để cho vấn đề này được giải quyết trên
cơ sở của một nền thần học bí tích đúng đắn với sự tôn trọng phải lẽ,
trong khi cũng quan tâm đến sự nhạy cảm của những người sẽ sử dụng
tòa nhà, ví dụ, bằng cách xây dựng một phòng riêng hoặc nhà nguyện
riêng”.
Tuy nhiên, khuyến nghị này, tức là vấn đề được giải quyết trên cơ sở
của một nền thần học bí tích đúng đắn, sự tôn trọng phải lẽ và sự nhạy
cảm của những người tham gia, có thể được áp dụng khi chuẩn bị một
cử hành đại kết.
Trước đó, Chỉ Nam nói về vị trí của các khoảnh khắc cầu nguyện
chia sẻ:

158
112 Mặc dù một nhà thờ là nơi mà một cộng đồng thường quen với
việc cử hành phụng vụ riêng của mình, các cử hành chung được nói
ở trên có thể được cử hành trong nhà thờ của cộng đồng này hay của
cộng đồng khác có liên quan, nếu việc này được chấp nhận bởi tất cả
những người tham gia. Dù nhà thờ nào được sử dụng, nó cần được
thỏa thuận của mọi người, có khả năng được chuẩn bị đúng cách và có
lợi cho sự thờ phượng".
Ở đây, không đề cập đến việc lưu giữ Mình Thánh Chúa khi cho
phép một thỏa thuận như vậy.
Thật vậy, sự hiện diện Thánh Thể có thể là một yếu tố quyết định,
để xem liệu các cộng đồng Kitô giáo khác nhau sẽ tìm thấy sự đồng ý
để cầu nguyện trong một nhà thờ Công giáo hay không. Một số cộng
đồng sẽ không gặp khó khăn và sẽ tỏ ra sự tôn trọng đáng có với niềm
tin Công giáo. Trong các trường hợp khác, các nhóm vẫn có thể là xa
nhau, nên tốt hơn là tổ chức nghi thức cầu nguyện ở một địa điểm
khác.
Tôi không tin rằng việc lưu giữ Mình Thánh Chúa nơi khác, để ủng
hộ một số hình thức cầu nguyện chung trong một nhà thờ Công giáo,
là một ý tưởng tốt về mặt đại kết. Dường như là khó tốt cho cuộc đối
thoại hiệu quả, khi một cộng đồng đặt qua một bên khía cạnh trung
tâm của việc sống đạo để tỏ ra cởi mở với cộng đoàn khác.
Tính cách đại kết thật sự thừa nhận sự khác biệt, cũng như nhấn
mạnh đến những điểm chung với nhau. (Zenit.org 19-6-2012)

Giáo dân đặt Mình Thánh Chúa được không?


Qua việc chúng tôi trả lời về việc cất Mình Thánh Chúa trong các
điều kiện nào (xem bài ngày 20-6), một độc giả hỏi: "Khi Mình Thánh
Chúa được đặt cho cộng đồng chầu, liệu một giáo dân có xứng đáng
để đặt Mình Thánh Chúa vào Hào Quang, và, sau khi chầu xong, lấy
Mình Thánh Chúa ra và cất trong nhà tạm không? Tôi thấy việc này đã

159
diễn ra trong nhiều nhà thờ. Đức Giáo hoàng đồng ý với việc làm này
không? Điều giáo luật nào nói về vấn đề này?"
Đáp: Các thừa tác viên có chức thánh là các thừa tác viên thông
thường của việc đặt mình Thánh Chúa khi chầu, và cất Mình Thánh
Chúa vào nhà tạm. Một thầy giúp lễ là một thừa tác viên ngoại thường
theo chức vụ của công việc này, khi hoàn cảnh yêu cầu.
Nhưng chỉ có các thừa tác viên có chức thánh mới có thể cầm Mình
Thánh Chúa để ban phép lành.
Trong trường hợp đặc biệt, Giám mục có thể cho phép các thừa tác
viên giáo dân đặt và cất Mình Thánh Chúa.
Ví dụ, nếu một giáo xứ thực hành việc chầu Mình Thánh nhiều
giờ trong một ngày, nhưng việc chầu Mình Thánh bị gián đoạn trong
đêm hoặc trong một thời gian dài trong ngày, Đức Giám mục có thể
cho phép một thừa tác viên ngoại thường giáo dân, để đặt và cất Mình
Thánh Chúa, nếu không có linh mục hoặc phó tế vào những lúc cần
thiết (xem văn kiện "Eucharistiae Sacramentum" năm 1973 của Thánh
Bộ Phụng Tự, các số 91-92).
Việc đặt và cất Mình Thánh Chúa bởi một thừa tác viên ngoại
thường phải là luôn đơn giản. Mình Thánh Chúa chỉ được đặt vào và
cất khỏi Hào quang, và hộp đựng Mình Thánh được cất vào nhà tạm.
Không xông hương và không cần người giúp lễ, mặc dầu cộng đoàn có
thể hát một bài Thánh Thể thích hợp.
Đức Giáo hoàng có đồng ý không ư? Vâng, Đức Thánh Cha chắc
chắn sẽ mong ước có đủ các thừa tác viên thông thường cho tất cả các
giáo xứ trên thế giới.
Tuy nhiên, vì đây chưa phải là một thực tế, tôi nghĩ rằng Ngài chắc
chắn sẽ ủng hộ việc nhờ đến các thừa tác viên ngoại thường được chấp
thuận, để cổ vũ việc chầu Mình thánh Chúa liên tục ngày này sang
ngày khác. (Zenit.org 3-7-2012)

160
Một trẻ em đã rửa tội thì hiệp thông trọn vẹn với
Giáo hội chưa?
Hỏi: Gần đây, tôi đã được yêu cầu cho một trẻ em 10 tuổi, đã được
rửa tội là người Anh giáo, gia nhập đạo Công giáo. Trong ‘Nghi thức
Khai tâm Kitô giáo dành cho người lớn’ (RCIA), dường như không
khoản nào nói về trẻ em đã được rửa tội, được đưa vào đức tin Công
giáo, do đó, tôi chỉ đơn giản sử dụng phần chung "Tiếp nhận các Kitô
hữu được rửa tội vào sự hiệp thông trọn vẹn của Giáo hội Công giáo".
Phần này dường như chỉ ra rằng việc ban phép Thêm sức có thể diễn
ra, nhưng vì trẻ em là chưa đủ tuổi nhận phép Thêm sức như bình
thường (phải khoảng 12 tuổi), nên tôi đã bỏ qua phần nghi thức này.
Điều này có đúng không, hay là tôi cứ ban phép Thêm sức cho trẻ đó?
Trong việc in giấy chứng nhận cho gia đình của đứa trẻ, tôi nên nói
đến nghi thức như là “Nhận vào sự hiệp thông trọn vẹn của Giáo hội
Công giáo" hay chỉ đơn giản là "Nhận vào Giáo hội Công giáo" – bởi vì
đứa trẻ chưa lãnh phép Thêm sức thì chưa có các bí tích khai tâm đầy
đủ? – J. D., Leeton, Australia
Đáp: Theo giáo luật:
Ðiều 889: §1. Tất cả và chỉ những người đã lãnh Bí Tích Rửa Tội và
chưa lãnh Bí Tích Thêm Sức mới có khả năng lãnh nhận Bí Tích Thêm
Sức.
§2. Ngoài trường hợp nguy tử, muốn lãnh nhận Bí Tích Thêm Sức
cách hợp pháp, nếu đương sự biết xử dụng trí khôn, thì phải học hỏi
đầy đủ, chuẩn bị xứng đáng và có khả năng lặp lại những lời hứa khi
chịu Bí Tích Rửa Tội.
Ðiều 890: Các tín hữu có bổn phận phải lãnh nhận Bí Tích này vào
thời gian thích hợp. Do đó, cha mẹ, các Chủ Chăn, nhất là các Cha Sở,
phải lo liệu để các tín hữu được dạy dỗ kỹ lưỡng để lãnh nhận Bí Tích,
và được lãnh nhận vào thời gian thích hợp.

161
Ðiều 891: Bí Tích Thêm Sức được ban cho tín hữu vào tuổi biết
phán đoán, trừ khi Hội đồng Giám mục hạn định một tuổi khác, hoặc
gặp trường hợp nguy tử, hay, theo sự nhận định của thừa tác viên, một
lý do quan trọng đòi hỏi thể khác. (Bản dịch Việt ngữ của Bộ Giáo luật
do các Linh mục sau đây thực hiện: Nguyễn Văn Phương, Phan Tấn
Thành, Vũ Văn Thiện, Mai Ðức Vinh)
Ngay cả trong trường hợp mà luật bổ sung tồn tại, Giáo luật 843
§1 nói: “Thừa tác viên thánh không được từ chối ban Bí Tích khi có
người xin lãnh nhận một cách thích đáng, đã được chuẩn bị hợp lệ và
không bị giáo luật cấm nhận lãnh Bí Tích”. Trong một bài trả lời ngày
29-8-2006, chúng tôi đã xem xét cách thức mà Thánh Bộ Phụng Tự sử
dụng khoản luật này, trong việc bênh vực một bé gái 11 tuổi, người đã
bị từ chối phép Thêm sức, dựa vào chính sách của giáo phận cho một
độ tuổi lớn hơn.
Nói chung, chúng tôi có thể nói rằng đối với khả năng Rước lễ lần
đầu và lãnh phép Thêm sức, Giáo hội xem tuổi khôn là đủ rồi.
Điều này giải thích phần nào sự thiếu vắng “Nghi thức Khai tâm
Kitô giáo dành cho trẻ em lớn tuổi hơn”. Đối với Giáo hội, các trẻ em
này có thể được xem như là người lớn. Vì vậy, khi trẻ em đã đến tuổi
khôn, được rửa tội hoặc được tiếp nhận vào sự hiệp thông trọn vẹn của
Giáo hội Công giáo, thì chính sách chung là cho chúng lãnh các bí tích
khai tâm đầy đủ, là Rước lễ vỡ lòng và phép Thêm sức.
Một số Hội đồng Giám mục đã minh nhiên nói về việc thực hành
này. Vài năm trước đây, ví dụ, các Giám mục Tây Ban Nha đã công
nhận một vấn đề mục vụ tương đối mới cho quốc gia đó. Noi theo các
xu hướng phổ biến, một số bậc cha mẹ đã hoãn việc Rửa tội cho con cái
của họ. Khi đến tuổi Rước lễ vỡ lòng, các em này, những người thường
xuyên tham gia các lớp giáo lý, bắt đầu diễn tả sự mong muốn chia sẻ
cùng một tiến trình như các người đồng hành của họ.
Sau khi cân nhắc, các Giám mục đã quyết định rằng các trẻ em này
nên tham gia vào một chương trình giáo lý đặc biệt. Chương trình sẽ
162
dẫn các em đến nhận lãnh ba bí tích khai tâm trong cùng một buổi cử
hành, thay vì lãnh phép Rửa tội và Rước lễ vỡ lòng với các người đồng
hành.
Chính sách này là phù hợp với ý của Giáo hội. Nói cách khác, nếu
một đứa trẻ đã đến tuổi khôn, và có ý thức đủ để có thể ước muốn cách
tự do và lãnh nhận phép Rửa tội, thì người ta có thể hợp lý giả định
rằng đứa trẻ ấy cũng đã sẵn sàng lãnh nhận các bí tích khác.
Đối với giấy chứng nhận, tôi sẽ nói rằng độc giả trên đây chắc là
thích sử dụng công thức thứ nhất hơn. Thậm chí nếu đứa trẻ chưa lãnh
phép Thêm sức, nó đã ở trong sự hiệp thông trọn vẹn với Giáo hội rồi.
Nếu không, chúng ta có thể suy ra rằng các người Công giáo đã rửa tội
mà chưa lãnh phép Thêm sức, thì bằng cách nào đó chưa hiệp thông
trọn vẹn với Giáo hội. (Zenit.org 23-10-2012)

Trẻ em Maronite là người Công giáo hợp pháp


không?
Hỏi: Sau khi tôi đã trả lời ngày 23-10 về việc trẻ em gia nhập Giáo
hội Công giáo như thế nào, một độc giả đã viết hỏi:"Cháu trai của tôi
đã được rửa tội bởi một linh mục nghi lễ Maronite - cha của đứa bé
cũng thuộc nghi lễ này – và lãnh phép thêm sức sau khi rửa tội luôn.
Vậy cháu đã là người Công giáo hợp pháp không?”.
Đáp: Việc này là hoàn toàn hợp pháp. Theo Khoản 29.1 của Bộ Giáo
luật của các Giáo hội Đông Phương:
"Một con trai hay con gái, chưa trọn 14 tuổi, nhờ phép Rửa tội được
sáp nhập đương nhiên vào Giáo hội mà người cha Công giáo của nó
được sáp nhập, hoặc nếu chỉ có mẹ là Công giáo, hoặc nếu cả hai cha
mẹ của nó đồng lòng xin cho nó thuộc về Giáo hội của người mẹ của
nó…"
Việc đứa con ấy lãnh phép Thêm sức cũng là việc thực hành thông
thường trong các nghi lễ ấy, và do đó, đứa bé là người Công giáo hoàn
toàn hợp pháp. (Ze- nit.org 6-11-2012)
163
Linh mục Công giáo dùng dầu thánh của Chính
Thống Giáo được không?
Hỏi: Tôi là một linh mục Công giáo Rôma, phục vụ như một tuyên
úy trong một nhà tù của bang. Qui định an ninh không cho phép đưa
vào nhà tù mọi vật dụng phụng vụ, kể cả rượu lễ, sách, bánh lễ, chén
thánh, bình rượu nước... Tôi đã để các vật dụng này ngoài cổng nhà tù,
nếu không, tôi không được vào nhà tù khi không có giấy phép ở cổng
vào. Tuyên úy trưởng là một linh mục Chính thống giáo, và ngài giữ
các dầu thánh trong văn phòng của ngài. Tình hình chỉ phát sinh khi
một người Công giáo trong bệnh xá yêu cầu được lãnh bí tích Xức Dầu
Bệnh Nhân, nhưng người này nhập viện bên ngoài cơ sở, trước khi
tôi có thể đến gặp người ấy. Theo qui định, tôi không mang dầu thánh
vào cơ sở, khi không có nhu cầu chung hoặc không có giấy phép vào
cổng. Hộp dầu bằng kim loại gây báo động an ninh trong mọi trường
hợp. Việc đưa lậu vật dụng vào nhà tù mà không có giấy phép vào cổng
sẽ bị ít là khiển trách hoặc có thể bị nghỉ việc. Như thế liệu tôi có thể
dùng dầu thánh Chính Thống giáo để xức dầu cho một tù nhân Công
giáo không? Cũng cần nói rõ thêm, việc kiếm được dầu thực vật (dầu
ô liu hoặc dầu khác) cũng là khá khó khăn, bởi vì các dầu này chỉ được
dùng tại nhà ăn hoặc nhà bếp trong giờ ăn, và được cất lại vào tủ có
khóa trong các giờ khác. Có lẽ giải pháp tốt nhất là tìm cách thu xếp
để cất dầu thánh Công giáo trong phòng cha tuyên úy Chính Thống
giáo, nhưng hộp dầu bằng kim loại vẫn là chuyện khó giải quyết. - W.
S., bang Pennsylvania, Mỹ.
Đáp: Có nhiều điểm cần giải quyết. Như cha đã nói, giải pháp tốt
nhất là tìm cách thu xếp để cất dầu thánh Công giáo trong phòng cha
tuyên úy Chính Thống giáo. Nếu bình đựng kim loại là một vấn đề
không thể vượt qua được, thì có thể bình đựng bằng thủy tinh, gốm sứ
hoặc chất liệu khác phù hợp, sẽ được cho phép.
Cũng có thể đưa một bình kim loại vào nhà tù sẵn, và sau đó mỗi
năm đưa dầu vào bằng bình khác, và rót dầu vào bình kim loại ấy.

164
Nếu điều này cũng không khả thi, thì cha có thể sử dụng các loại dầu
thánh do linh mục Chính Thống giáo lưu trữ.
Nguyên tắc liên quan là sự công nhận các bí tích của nhau. Giáo hội
Công giáo công nhận tính hợp lệ của tất cả các bí tích được thực hiện
bởi các Giáo hội Chính thống. Như vậy, Giáo hội cũng nhìn nhận dầu
bệnh nhân, do một giám mục Chính thống làm phép hợp lệ, là chất
liệu bí tích hợp lệ.
Điều này cũng được xác nhận bởi Sách Hướng dẫn Đại kết, vốn cho
phép người Công giáo trong trường hợp khẩn cấp nhận lãnh các bí
tích Giao hòa, Bí tích Xức dầu bệnh nhân, và Rước lễ từ một linh mục
Chính thống giáo, một cách hợp lệ và hợp pháp.
Vì vậy, nếu một tù nhân Công giáo cần các bí tích này trong
trường hợp khẩn cấp, và cha tuyên úy Công giáo không thể đến
được, thì cha tuyên úy Chính Thống giáo có thể ban bí tích ấy.
Trên nguyên tắc, sự ngược lại cũng đúng cho một tù nhân Chính Thống
giáo và cha tuyên úy Công giáo. Tuy nhiên, trong trường hợp này, cha
tuyên úy Công giáo nên xác minh việc thực hành trước với cha tuyên
úy Chính Thống giáo, bởi vì luật liên quan đến việc chia sẻ các bí tích
có thể thay đổi giữa các Giáo hội khác nhau. (Zenit.org 20-11-2012)

165
PHỤ LỤC
http://vietcatholic.net/Media/Instruction%20universae%20ecclesi-
ae%20Phap.pdf

Toàn văn Huấn thị "Ecclesiae Universae” (Giáo Hội


Hoàn Vũ)
ROMA, Thứ Sáu 13-5-2011 (ZENIT.org) - Chúng tôi đăng tải dưới
đây toàn văn của Huấn thị Ecclesiae Universae được Phòng báo chí
Tòa Thánh công bố ngày 13-5. Ở đây Tòa thánh nói rõ việc áp dụng Tự
sắc Summorum Pontificum (Các Vị Giáo hoàng), ban hành năm 2007
để cho phép việc cử hành nghi lễ Rôma theo hình thức "ngoại thường”,
theo phụng vụ cũ trước cuộc cải tổ phụng vụ năm 1970.
***

Ủy ban Tòa Thánh “Ecclesia Dei” (Giáo hội của Thiên Chúa)
HUẤN THỊ
về việc áp dụng Tông thư dưới dạng Tự sắc Summorum Pontif-
icum (Các Vị Giáo hoàng) của ĐTC Biển Đức XVI
I. Dẫn nhập
1. Tông thư Summorum Pontificum, được ĐTC Biển Đức XVI ban
hành dưới dạng Tự sắc ngày 7-7-2007 và có hiệu lực từ ngày 14-9-
2007, giúp dễ tiếp cận hơn vào sự phong phú của phụng vụ Rôma cho
Giáo hội phổ quát.
2. Qua Tự sắc này, ĐTC Biển Đức XVI ban hành một đạo luật phổ
quát cho Giáo hội, với ý định đưa ra một khuôn khổ qui định mới cho
việc sử dụng phụng vụ Rôma có hiệu lực từ năm 1962.
3. Sau khi nhắc lại sự quan tâm của các ĐTC về phụng vụ thánh và
việc duyệt lại các sách phụng vụ, ĐTC lấy lại nguyên tắc truyền thống,

166
được biết đến từ thời xa xưa và duy trì cách cần thiết cho tương lai,
theo đó "mỗi Giáo hội địa phương phải thỏa thuận với Giáo hội phổ
quát, không những về giáo lý đức tin và các dấu chỉ bí tích, nhưng còn
về các tập quán được đón nhận cách phổ quát từ thánh truyền tông đồ
không bị gián đoạn. Người ta phải tuân giữ chúng, không chỉ để tránh
các sai lỗi, mà còn để thông truyền sự toàn vẹn của đức tin, bởi vì luật
cầu nguyện của Giáo hội thích hợp với luật đức tin (1)”.
4. ĐTC cũng đề cập đến các ĐTC tiền nhiệm rất quan tâm đến công
tác này, nhất là thánh Giáo hoàng Gregoire Cả và thánh Giáo hoàng
Piô V. ĐTC cũng nhấn mạnh rằng trong số các sách phụng vụ thánh,
sách Lễ Rôma (Missale Romanum) đã giữ một vai trò đặc biệt trong
lịch sử, và đã được cập nhật nhiều lần theo dòng thời gian cho đến thời
Chân phước Giáo hoàng Gioan XXIII. Tiếp đến, sau cuộc cải tổ phụng
vụ tiếp sau Công Đồng chung Vatican II, ĐTC Phaolô VI phê chuẩn
một Sách Lễ mới vào năm 1970 cho Giáo hội theo nghi lễ Latinh, và
sau đó sách được dịch sang nhiều ngôn ngữ khác nhau. ĐTC Gioan
Phaolô II đã ban hành một ấn bản thứ ba vào năm 2000.
5. Nhiều tín hữu, được đào tạo trong tinh thần của các hình thức
phụng vụ tiền Công đồng chung Vatican II, đã bày tỏ một ước muốn
mạnh mẽ về bảo tồn truyền thống. Vì vậy, với thư luân lưu Quattuor
abhinc annos (Bốn năm trước) do Thánh bộ phụng tự công bố năm
1984, ĐTC Gioan Phaolô II đã nhượng bộ với một số điều kiện quyền
tiếp tục sử dụng Sách Lễ Rôma, được ban hành bởi Chân phước Giáo
hoàng Gioan XXIII. Ngoài ra, với Tự sắc Ecclesia Dei năm 1988, ĐTC
Gioan Phaolô II khuyên các Giám mục hãy nhượng quyền này cho
những tín hữu yêu cầu nó. Cũng theo cách thức ấy, ĐTC Biển Đức
XVI ban hành Tự sắc Summorum Pontificum, trong đó có một vài tiêu
chuẩn cần thiết cần nhắc lại ở đây, cho việc sử dụng lại (usus antiquior)
nghi lễ Rôma.
6. Các bản văn của Sách Lễ Rôma của ĐTC Phaolô VI và ấn bản cuối
cùng của sách Lễ ĐTC Gioan XXIII là hai hình thức phụng vụ Rôma,
lần lượt gọi là hình thức bình thường và hình thức ngoại thường: Đây
167
là hai hình thức được đặt bên nhau của nghi lễ Rôma duy nhất. Cả hai
hình thức đều diễn tả luật cầu nguyện (lex orandi) của Giáo hội. Do
việc sử dụng cổ xưa hơn và đáng kính trọng, hình thức ngoại thường
phải được gìn giữ với vinh dự đáng phải có.
7. Tự sắc Summorum Pontificum được đi kèm với một bức thư của
ĐTC gửi hàng Giám mục, được ban hành cùng một ngày (7-7-2007),
và đưa ra các sự sáng tỏ rộng hơn về sự phù hợp và cần thiết của chính
Tự sắc: Thật vậy, Tự sắc lấp đầy một khoảng trống, bằng cách đưa ra
một khuôn khổ qui định mới cho việc sử dụng phụng vụ Rôma có hiệu
lực từ năm 1962.
Khuôn khổ này là cần thiết đặc biệt, do sự việc lúc đưa ra sách lễ
mới, dường như có vẻ không cần thiết ban hành các quy định nhằm
điều chỉnh việc sử dụng phụng vụ có hiệu lực từ năm 1962. Do số
lượng ngày càng tăng của những người tìm cách sử dụng hình thức
ngoại thường, nên cần thiết đưa ra một số qui định cho vấn đề này.
ĐTC Biển Đức XVI khẳng định: “Không có gì mâu thuẫn giữa ấn
bản cũ và ấn bản mới của Sách lễ Rôma (Missale Romanum). Lịch sử
phụng vụ được hình thành bởi sự phát triển và tiến bộ, nhưng không
bao giờ đứt đoạn. Điều gì là linh thánh đối với các thế hệ trước kia thì
vẫn là vĩ đại và linh thánh đối với chúng ta, và không thể bất ngờ bị
cấm hoàn toàn, thậm chí bị xem là tác hại nữa (2)”.
8. Tự sắc Summorum Pontificum là một biểu hiện đáng chú ý của
Huấn Quyền Giáo hoàng Rôma và nhiệm vụ (munus) riêng của Giáo
hoàng - thiết lập và qui định phụng vụ thánh của Giáo hội (3) - và nó
diễn tả mối quan tâm của Đấng Đại Diện Chúa Kitô và Mục tử của
Giao hội Hoàn vũ (4). Tự sắc đề nghị:
a) Cung cấp cho mọi tín hữu phụng vụ Rôma trong cách sử dụng lại
(usus antiquior) nghi lễ Rôma, như một kho báu cần bảo vệ quý giá;
b) Bảo đảm và bảo vệ thực sự việc sử dụng hình thức ngoại thường
cho tất cả những ai mong muốn, trong khi hiểu rằng việc sử dụng

168
phụng vụ Latinh có hiệu lực từ năm 1962 là một quyền được ban vì lợi
ích của các tín hữu, và do đó cần giải thích nó một cách thuận lợi cho
các tín hữu, là những người chính yếu nhận nó;
c) Cổ vũ hòa giải giữa lòng Giáo hội.
II. Nhiệm vụ của Ủy ban Tòa thánh “Giáo hội của Thiên Chúa”
(Ecclesia Dei)
9. ĐTC đã ban cho cho Ủy ban Tòa thánh“Giáo hội của Thiên Chúa”
(Ecclesia Dei) một quyền tài phán bình thường và đại diện trong lĩnh
vực thẩm quyền của Ủy ban, đặc biệt để theo dõi việc tuân thủ và áp
dụng các qui định của Tự sắc Summorum Pontificum (x. Đoạn 12).
10. § 1. Ủy ban Tòa thánh thi hành quyền này, không những nhờ các
quyền đã được ban trước đó bởi ĐTC Gioan Phaolô II và được ĐTC
Biển Đức XVI khẳng định (x. Tự sắc Summorum Pontificum, đoạn 11-
12), mà còn nhờ quyền diễn tả một quyết định, với tư cách là Bề trên
phẩm trật, về việc xét xử các đơn khiếu nại chống lại quyết định của
Đấng Bản Quyền đi ngược với các qui định của Tự Sắc.
§ 2. Các sắc lệnh, mà qua đó Ủy ban Tòa thánh bày tỏ quyết định
của mình về các đơn khiếu nại, có thể bị khiếu nại theo đúng luật (ad
normam iuris) trước Tối cao Pháp viện của Tòa thánh.
11. Sau khi có sự chấp thuận của Thánh bộ Phụng tự và kỷ luật Bí
tích, Ủy ban Tòa thánh Ecclesia Dei cần đảm bảo việc xuất bản cuối
cùng các bản văn phụng vụ liên quan đến hình thức ngoại thường của
nghi lễ Rôma.
III. Các qui định đặc biệt
12. Sau cuộc điều tra được thực hiện bên cạnh các Giám mục thế
giới và để bảo đảm sự giải thích chính xác và sự áp dụng đúng đắn Tự
sắc Summorum Pontificum, Ủy Ban Tòa thánh, theo thẩm quyền đã
được trao và quyền được hưởng, công bố Huấn thị này, phù hợp với
điều 34 của Bộ Giáo luật.

169
Thẩm quyền của các Giám mục giáo phận
13. Theo Bộ giáo luật (5), các Giám mục giáo phận phải tìm cách bảo
đảm lợi ích chung trong phụng vụ, và đảm bảo rằng tất cả mọi thứ diễn
ra cách xứng đáng, một cách hài hòa và trong sáng trong giáo phận của
các vị, luôn luôn phù hợp với tinh thần (mens) của ĐTC được diễn
tả rõ ràng qua Tự sắc Summorum Pontificum (6). Trong trường hợp
tranh chấp hoặc nghi ngờ, dựa vào chủ đề cử hành thánh lễ theo hình
thức ngoại thường, Ủy ban Tòa thánh Ecclesia Dei sẽ phán quyết.
14. Giám mục giáo phận phải có các biện pháp cần thiết để đảm bảo
sự tôn trọng hình thức ngoại thường của nghi lễ Rôma, phù hợp với Tự
sắc Summorum Pontificum.
Nhóm tín hữu (coetus fidelium) (x. Tự sắc Summorum Pontificum,
đoạn 5 § 1)
15. Một nhóm tín hữu (coetus fidelium) có thể nói là ổn định (sta-
biliter exsistens), theo nghĩa người ta hiểu đoạn 5 § 1 của Tự sắc Sum-
morum Pontificum, nếu nhóm gồm các tín hữu của cùng một giáo
xứ, ngay cả sau khi công bố Tự sắc, qui tụ lại vì sự kính trọng phụng
vụ được cử hành theo cách sử dụng lại (usus antiquior) nghi lễ Rôma,
và xin cử hành thánh lễ trong nhà thờ giáo xứ, một nhà nguyện hoặc
nguyện đường; nhóm (coetus) này cũng có thể bao gồm những người
từ nhiều giáo xứ hoặc giáo phận khác nhau, qui tụ với mục đích trên
trong một nhà thờ giáo xứ nào đó, một nhà nguyện hoặc nguyện đường.
16. Đôi khi nếu một linh mục có mặt với vài người trong một nhà
thờ giáo xứ hoặc một nguyện đường, với mong muốn cử hành Thánh
lễ theo hình thức ngoại thường, theo quy định tại các đoạn 2 và 4 của
tự sắc Summorum Pontificum, thì cha xứ, cha phụ trách nguyện đường
hoặc nhà thờ sẽ chấp nhận việc cử hành này, nhưng phải lưu tâm đến
các yêu cầu về giờ giấc cử hành phụng vụ của chính nhà thờ ấy.
17. § 1. Trong mỗi trường hợp, cha xứ, cha phụ trách nguyện đường
hoặc nhà thờ sẽ lấy quyết định cách thận trọng, bằng cách để cho mình

170
được hướng dẫn bởi sự nhiệt tình mục vụ và tinh thần đón tiếp quảng
đại của mình.
§ 2. Trong trường hợp của nhóm ít người hơn, người ta sẽ đề nghị
với Đấng Bản quyền để tìm ra một nhà thờ, nơi các tín hữu có thể đến
tham dự thánh lễ này, theo cách thức tạo sự dễ dàng cho họ tham dự
và cử hành Thánh lễ một cách xứng đáng.
18. Trong các đền thánh và địa điểm hành hương, người ta cũng sẽ
tạo khả năng cử hành thánh lễ theo hình thức ngoại thường cho các
nhóm hành hương có yêu cầu này (x. Tự sắc Summorum Pontificum,
đoạn 5 § 3), nếu có một linh mục phù hợp.
19. Các tín hữu, có yêu cầu cử hành Thánh lễ theo hình thức ngoại
thường, không bao giờ cần sự giúp đỡ hoặc thuộc các nhóm phủ nhận
tính hiệu lực hoặc tính hợp pháp của Thánh Lễ, hoặc các bí tích cử
hành theo hình thức bình thường, hoặc chống đối ĐTC như là vị Mục
tử tối cao của Giáo Hội hoàn vũ.
Linh mục phù hợp (sacerdos idoneus) (x. Tự sắc Summorum
Pontificum, đoạn 5 § 4)
20. Các điều kiện để xem xét một linh mục như là "phù hợp" cho
việc cử hành Thánh lễ theo hình thức ngoại thường là như sau:
a) Linh mục không bị ngăn cản bởi Giáo luật (7), phải được coi là
thích hợp cho việc cử hành Thánh Lễ theo hình thức ngoại thường;
b) Ngài phải có một số kiến ​​thức cơ bản của tiếng Latinh, vốn cho
phép ngài đọc đúng các chữ Latinh và hiểu ý nghĩa;
c) Sự hiểu biết diễn tiến của Thánh lễ là phải có nơi các linh mục,
khi các ngài tự trình diện cách tự phát để dâng lễ theo hình thức ngoại
thường, và đã cử hành thánh lễ này rồi.
21. Người ta đòi hỏi các Đấng Bản quyền cung cấp cho các giáo sĩ
khả năng có được sự chuẩn bị thích hợp để cử hành Thánh lễ theo
hình thức ngoại thường. Điều này cũng áp dụng cho các chủng viện,
171
nơi người ta cần có sự huấn luyện phù hợp cho các linh mục tương lai
bằng cách cho họ học tiếng Latinh (8), và nếu các nhu cầu mục vụ gợi
ý, cung cấp khả năng học hình thức ngoại thường của nghi lễ.
22. Trong các giáo phận không có linh mục phù hợp, các Giám mục
giáo phận có thể yêu cầu sự hợp tác của các linh mục thuộc các Học
viện do Ủy ban Tòa thánh Ecclesia Dei lập ra, hoặc là để dâng Thánh lễ
hoặc để dạy cho linh mục dâng thánh lễ theo hình thức ngoại thường.
23. Khả năng cử hành Thánh Lễ không có người khác dự (sine po-
pulo) (hoặc với sự tham gia của một mình linh mục dâng lễ) theo hình
thức ngoại thường của nghi lễ Rôma được Tự sắc cho phép với bất cứ
linh mục triều hoặc Dòng nào (x. Tự sắc Summorum Pontificum, đoạn
2). Để cử hành Thánh lễ như thế, các linh mục, theo Tự sắc Summo-
rum Pontificum, không cần có phép đặc biệt nào của Đấng Bản Quyền
hoặc Bề trên của các vị.
Kỷ luật phụng vụ và kỷ luật Giáo hội
24. Các sách phụng vụ của hình thức ngoại thường sẽ được sử dụng
là chúng viết sao thì làm vậy. Bất cứ linh mục nào muốn cử hành Thánh
lễ theo hình thức ngoại thường của nghi lễ Rôma phải biết các chữ đỏ
ghi sẵn, và tuân theo chúng cách trung thành trong cả buổi lễ.
25. Các vị thánh mới và một số kinh Tiền tụng mới sẽ có thể và phải
được đưa vào sách Lễ năm 1962 (9), theo các qui định sẽ được nói sau.
26. Như Tự sắc Summorum Pontificum tiên liệu tại đoạn 6, các bài
đọc của Thánh Lễ trong Sách Lễ năm 1962 có thể được công bố, hoặc
chỉ bằng tiếng Latinh, hoặc bằng tiếng Latinh và sau đó bằng ngôn ngữ
địa phương, hoặc chỉ bằng ngôn ngữ địa phương trong trường hợp của
Thánh Lễ đọc.
27. Về những gì liên quan các qui định kỷ luật về việc cử hành Thánh
lễ, người ta sẽ áp dụng kỷ luật Giáo hội được ấn định trong Bộ Giáo
luật năm 1983.

172
28. Hơn nữa, do tính chất của luật đặc biệt, Tự sắc Summorum Pon-
tificum bãi bỏ, trong lĩnh vực riêng của nó, các biện pháp luật lệ về các
nghi thức thánh thiêng có từ năm 1962 và không phù hợp với các chữ
đỏ của các sách phụng vụ có hiệu lực từ năm 1962.
Phép Thêm Sức và Phép Truyền chức thánh
29. Việc cho phép sử dụng công thức cũ cho nghi thức Thêm sức đã
được Tự sắc Summorum Pontificum (x. đoạn 9 § 2) lấy lại. Trong hình
thức ngoại thường, không cần thiết phải sử dụng công thức đổi mới
của Nghi Thức Thêm Sức do ĐTC Phaolô VI ban hành.
30. Đối với nghi thức Cắt tóc, các chức nhỏ và chức Phụ Phó tế, Tự
sắc Summorum Pontificum không giới thiệu bất kỳ sự thay đổi nào
trong kỷ luật của Bộ Giáo Luật năm 1983; do đó, trong các Tu hội đời
sống thánh hiến và các Tu đoàn đời sống tông đồ, vốn tùy thuộc vào
Ủy ban Tòa thánh Ecclesia Dei, một phần tử đã khấn trọn đời trong
một Dòng tu hoặc đã gia nhập vĩnh viễn vào một Tu đoàn tông đồ
giáo sĩ, thì khi lĩnh chức Phó Tế sẽ nhập tịch như một giáo sĩ vào Dòng
tu hay vào Tu đoàn ấy, phù hợp với điều 266 § 2 của Bộ Giáo luật.
31. Chỉ có các Tu hội đời sống thánh hiến và các Tu đoàn đời sống tông
đồ, vốn tùy thuộc vào Ủy ban Tòa thánh Ecclesia Dei, và các Tu đoàn
mà trong đó vẫn duy trì việc sử dụng sách phụng vụ theo hình thức
ngoại thường, mới có thể sử dụng sách Nghi thức phong chức Rôma có
hiệu lực vào năm 1962, để ban các chức nhỏ và chức lớn.
Sách Nhật tụng Rôma
32. Các giáo sĩ có quyền sử dụng sách Nhật tụng Rôma có hiệu lực
năm 1962, theo đoạn 9 § 3 của Tự sắc Summorum Pontificum. Sách
phải được đọc đầy đủ và bằng tiếng Latinh.
Tam Nhật Thánh
33. Nếu có một linh mục phù hợp, nhóm tín hữu (coetus fidelium)
thuộc về truyền thống phụng vụ cũ có thể cử hành Tam Nhật Thánh
theo hình thức ngoại thường. Trong trường hợp không có nhà thờ
173
hoặc nhà nguyện dành riêng cho việc cử hành Tam Nhật Thánh này,
cha xứ hoặc Đấng Bản Quyền cần lấy các biện pháp có lợi nhất cho các
linh hồn, bằng cách thỏa thuận với linh mục, mà không lọai trừ khả
năng cử hành hai hình thức của Tam nhật thánh trong cùng một nhà
thờ.
Các nghi thức của Dòng tu
34. Được phép sử dụng các sách phụng vụ riêng của các Dòng tu có
hiệu lực năm 1962.
Sách Nghi thức phong chức và sách Nghi thức Rôma
35. Theo đoạn 28 của Huấn thị này và không ảnh hưởng đến những
gì được quy định bởi đoạn 31, việc sử dụng Sách Nghi thức phong chức
và sách Nghi thức Rôma, cũng như sách Nghi thức của các Giám mục
có hiệu lực vào năm 1962, được cho phép.

Ngày 8-4-2011, trong buổi tiếp Đức Hồng Y William Levada, Chủ tịch
Ủy ban Tòa thánh Ecclesia Dei, ĐTC Biển Đức XVI đã phê duyệt Huấn
thị này và truyền ban hành.

Làm tại Rôma, ở Văn phòng Ủy ban Tòa thánh Ecclesia Dei, ngày 30-
4-2011, ngày lễ nhớ thánh Piô V.
Đức Hồng Y William Levada, Chủ tịch
Đức ông Guido Pozzo, Thư ký
_______________
1 ĐTC Biển Đức XVI, Tự sắc Summorum Pontificum, đoạn 1: AAS
99 (2007), trang 777; La Documentation Catholique 104 (2007), trang
702-704; x. Tổng quan về Sách Lễ Rôma, in lần 3, năm 2002, số 397
2 ĐTC Biển Đức XVI, Thư gửi các Giám mục đi kèm với Tông Thư
"dưới dạng Tự sắc" Summorum Pontificum về việc sử dụng phụng vụ
174
Rôma trước cuộc cải tổ năm 1970: AAS 99 (2007), trang 798; La Doc-
umentation Catholique 104 (2007), trang 707.
3 Xem Bộ Giáo luật, Điều 838, § 1 và § 2.
4 Xem Bộ Giáo luật, Điều 331.
5 Xem Bộ Giáo luật, Điều 223 § 2, 838 § 1 và § 4.
6 ĐTC Biển Đức XVI, Thư gửi các Giám mục đi kèm với Tông Thư
"dưới dạng Tự sắc" Summorum Pontificum về việc sử dụng phụng vụ
Rôma trước cuộc cải tổ năm 1970: AAS 99 (2007), trang 799; La Doc-
umentation Catholique 104 (2007), trang 707.
7 Xem Bộ Giáo luật, Điều 900 § 2.
8 Xem Bộ Giáo luật, Điều 249; Công đồng chung Vatican II, Hiến
chế Sacrosanctum Concilium, số 36; Sắc lệnh Optatam Totius, 13.
9 Xem ĐTC Biển Đức XVI, Thư gửi các Giám mục đi kèm với Tông
Thư "dưới dạng Tự sắc" Summorum Pontificum về việc sử dụng phụng
vụ Rôma trước cuộc cải tổ năm 1970: AAS 99 (2007), trang 797; La
Documentation Catholique 104 (2007), trang 706.
Dịch từ bản tiếng Pháp, một trong bảy bản văn chính thức bằng
tiếng Latinh, Ý, Pháp, Anh, Đức, Tây Ban Nha, và Bồ Đào Nha

Tài liệu hỏi-đáp do Thánh bộ Phúc âm hóa các Dân


tộc soạn thảo liên quan đến các vụ phong chức Giám
mục bất hợp pháp tại Trung Quốc
"Vì một số lý do nghiêm trọng, linh mục Phaolô Lôi Thế Ngân (Paul
Lei Shiyin) không được bổ nhiệm làm Giám Mục"
Lạc Sơn, Trung Quốc - Đây là một tài liệu hỏi-đáp do Thánh bộ
Phúc âm hóa các Dân tộc soạn thảo, thảo luận tuyên bố ngày 4-7 của
Tòa Thánh về việc tấn phong Giám mục bất hợp pháp diễn ra ngày
29-6 tại Lạc Sơn.

175
Tài liệu này được công bố trên blog CatholicsInChina của hãng tin
Fides.
***
Lưu ý sơ khởi:
- Đây là câu trả lời của Thánh bộ Phúc âm hóa các Dân tộc cho các
câu hỏi được nêu ra bởi các tín hữu tại Trung Quốc, liên quan đến
Tuyên bố của Tòa Thánh (4-7-2011) về lễ tấn phong Giám mục bất hợp
pháp tại Lạc Sơn (29-6-2011).
- Câu trả lời ở đây là về mối quan tâm mục vụ thuần túy.
- Một số chuyên viên Giáo luật đã được tham vấn trong việc soạn
thảo câu trả lời.
--- --- ---
Về Linh mục Phalô Lôi Thế Ngân
Hỏi: Giờ đây, Cha Phaolô Lôi Thế Ngân ở trong tình trạng vạ tuyệt
thông tiền kết (latae sententiae) không?
Đáp: Có. Bằng hành động được tấn phong Giám mục mà không có
sự chuẩn thuận của ĐTC Biển Đức XVI, Cha Phaolô Lôi Thế Ngân đã
mắc vạ tuyệt thông tiền kết (latae sententiae, Xem Giáo luật 1382), vốn
được Tòa Thánh "tuyên bố" công khai sau đó. Vạ tuyệt thông là một
hình thức trừng phạt rất nặng trong Giáo hội, vốn loại trừ người bị vạ
tuyệt thông ra khỏi sự hiệp thông hữu hình của các tín hữu.
Hỏi: Việc tuyên bố công khai hình phạt nặng này có nghĩa là gì?
Đáp: Một tuyên bố công khai về hình phạt vạ tuyệt thông tiền kết
(latae sententiae) trong Giáo hội là nhằm nói rõ ràng với người phạm
tội rằng người ấy đã vi phạm Giáo luật, và làm cho các tín hữu biết
được tình hình phạm luật của người ấy. Trong trường hợp này, nó cũng
có nghĩa là kêu gọi cha Phaolô Lôi Thế Ngân sám hối ngay lập tức bằng
cách tiếp cận với Tòa Thánh (Giáo luật 1382). Đồng thời, tuyên bố
176
công khai kêu gọi Giáo hội tại Trung Quốc (cụ thể là các Giám mục,
Linh mục, Tu sĩ, và Giáo dân) có hành động mạnh mẽ chống lại mọi
hình thức tấn phong Giám mục bất hợp pháp. Tòa thánh phải đưa ra
lời tuyên bố phạt vạ tuyệt thông, nếu hoàn cảnh bắt buộc vào thời gian
nào đó, và trên hết, khi lợi ích của các linh hồn bị đe dọa nghiêm trọng.
Hỏi: Người bị vạ tuyệt thông có bị trục xuất khỏi Giáo hội
không?
Đáp: Không. Giáo hội có cả chiều kích xã hội hữu hình và chiều
kích mầu nhiệm vô hình. Người bị vạ tuyệt thông đến một mức độ nào
đó bị loại trừ khỏi sự tham gia tích cực vào đời sống cộng đồng Công
giáo, trong một nghĩa xã hội hữu hình với mọi hệ quả pháp lý của nó
(Giáo luật 1331). Nhờ bí tích Rửa tội người ấy vẫn còn là một thành
viên của Giáo hội – Nhiệm thể của Chúa Kitô. Đó là lý do tại sao người
ấy vẫn có thể tiếp cận Tòa Thánh, nơi duy nhất người ấy có thể đến để
xin sự hòa giải.
Hỏi: Xin cho biết các hệ quả pháp lý của khoản giáo luật 1331?
Đáp: Người mắc vạ tuyệt thông bị cấm cử hành Thánh Lễ, cấm cử
hành và nhận lãnh các bí tích, hoặc cấm hành sử bất cứ chức vụ nào
trong Giáo hội. Mặc dù được tấn phong Giám mục, người ấy không có
quyền cai quản giáo phận. Vì vậy, các linh mục và tín hữu (ngoại trừ
nguyên nhân nghiêm trọng, chẳng hạn lúc nguy tử) không những phải
tránh nhận các bí tích từ người ấy, nhưng còn không cho người ấy cử
hành mọi hình thức phụng vụ hoặc nghi lễ Giáo hội, và đình chỉ người
ấy cử hành phụng vụ hoặc nghi lễ, trong trường hợp người ấy không
thi hành việc cấm. Tóm lại, hình phạt vạ tuyệt thông làm cho người
ấy mất đi một số lợi ích thiêng liêng, để nhờ hình phạt “điều trị” này,
người ấy có thể sớm ăn năn hối lỗi thật sự.
Hỏi: Cha Phaolô Lôi Thế Ngân có thể được tha thứ không?
Đáp: Có chứ. “Tuyên bố công khai” có nghĩa chính xác là nhằm cho
điều đó. Cha Phaolô Lôi Thế Ngân phải ngay lập tức tiếp cận với Tòa

177
Thánh để xin tha thứ. Kế tiếp, cha phải thực hiện tỉ mỉ các hướng dẫn
do Tòa thánh nói với cha. Sau đó, ĐTC Biển Đức XVI, dựa trên sự ăn
năn thật sự của cha, sẽ loại bỏ vạ tuyệt thông cho cha. Cho đến lúc đó,
cha sẽ vẫn còn mắc vạ tuyệt thông.
Hỏi: Khi vạ tuyệt thông của cha được xóa bỏ, liệu cha Phaolô
Lôi Thế Ngân có được tự động thi hành sứ vụ Giám mục không?
Đáp: Không, cha không thể thi hành sứ vụ được. Việc loại bỏ vạ
tuyệt thông là một chuyện; và việc bổ nhiệm Giám mục lại là chuyện
khác. Hai chuyện này hoàn toàn khác nhau. Tòa Thánh đã nói rõ rằng
do một số lý do nghiêm trọng, cha Phaolô Lôi Thế Ngân không thể
được bổ nhiệm làm Giám mục. Nói cách khác, ngay cả khi bị vạ tuyệt
thông của cha được loại bỏ, cha không được hành xử như một Giám
mục, không đeo phù hiệu của Giám mục, và không phát biểu như một
Giám mục.
--- --- ---
Đối với các Giám Mục chủ phong và phụ phong
Hỏi: Tình trạng hiện nay của bảy Giám mục tấn phong cho cha
Phaolô Lôi Thế Ngân là như thế nào?
Đáp: Các vị đã tự đặt mình vào biện pháp trừng phạt nghiêm trọng
do luật của Giáo hội đưa ra (Tuyên bố ngày 4-7-2011). Điều này có
nghĩa rằng "một khi đã có sự vi phạm bên ngoài, thì sự quy trách được
suy đoán, trừ khi đã rõ cách nào khác” (Giáo luật 1321, § 3). "Sự quy
trách được suy đoán" có nghĩa là có một lý do đầy đủ để xác định rằng
các Giám mục thực sự phạm một lỗi nặng của vô kỷ luật, qua việc tấn
phong Giám mục bất hợp pháp, và do đó, được suy đoán là bị vạ tuyệt
thông, trừ khi được chứng minh ngược lại.
Hỏi: Các vị có thể tiếp tục sứ vụ Giám mục bình thường không?
Đáp: Không, các vị không thể làm như vậy, bao lâu mà "sự quy trách
được suy đoán” của các vị không được loại bỏ.

178
Hỏi: Các vị nên làm gì?
Đáp: Trước hết và trên hết, nhiệm vụ của các vị là tiếp xúc ngay với
Tòa Thánh để xin tha thứ, và để giải thích các lý do mà họ đã tham gia
lễ tấn phong Giám mục bất hợp pháp, và chờ câu trả lời của Tòa Thánh.
Hỏi: Nếu một Giám mục tấn phong, trong lương tâm của ngài,
cho rằng ngài không bị vạ tuyệt thông, thì sao?
Đáp: "Lương tâm" là một nơi thiêng liêng, nơi đó vị Giám mục liên
quan phải thành thực với Chúa. Tuy nhiên, những người khác không
thể nhìn thấy qua lương tâm của ngài. Bao lâu "sự quy trách được suy
đoán” chưa được loại bỏ, vị Giám mục liên quan phải tránh tất cả các
sứ vụ công khai. Trong khi đó, ngài vẫn buộc phải tiếp cận Tòa Thánh.
Hỏi: Các linh mục và tín hữu nên tránh lãnh nhận các bí tích do
các Giám mục này ban không?
Đáp: Có, họ nên tránh, không phải vì các linh mục và tín hữu ở một
vị trí để xét đoán lương tâm của vị Giám mục liên quan, nhưng vì "sự
quy trách được suy đoán" chưa bị loại bỏ.
Hỏi: Các linh mục và tín hữu có thể làm gì khác, khi "sự quy
trách được suy đoán" của một Giám mục liên quan chưa bị loại
bỏ?
Đáp: Trước hết, họ cần phải kiên vững trong đức tin của họ, và tiếp
tục duy trì sự hiệp nhất của cộng đoàn. Đối với vị Giám mục của họ
có "sự quy trách được suy đoán", các linh mục và tín hữu được khuyến
khích nhiều để cầu nguyện cho ngài, và để nhắc nhở ngài, khi cần thiết,
giáo huấn của Giáo hội. Việc tấn phong Giám mục bất hợp pháp này
không chỉ vi phạm nghiêm trọng kỷ luật hoặc xáo trộn giáo lý của Giáo
hội, nhưng trên hết làm tổn thương sự hiệp thông của Giáo hội.
Việc cầu nguyện là quan trọng nhất để cho các mục tử của chúng ta
luôn luôn được vững mạnh, và đi theo Chúa.

179
Trong thực tế, ở Trung Quốc có các Giám mục đáng ngưỡng mộ.
ĐTC Biển Đức XVI nói: "Chúng ta phải tạ ơn Thiên Chúa vì sự hiện
diện cố định này - không phải là không có đau khổ- của các Giám mục
đã nhận phép truyền chức phù hợp với truyền thống Công giáo, nghĩa
là có thông công với Đức Giám mục Rôma, đấng kế vị thánh Phêrô, và
được đặt tay trên đầu bởi Giám mục được tấn phong hợp pháp theo
như nghi thức của Giáo hội Công giáo”. (Số 8, Tông Thư của ĐTC Biển
Đức XVI gửi Giáo hội tại Trung Quốc). (Zenit 19-7-2011)

Danh sách 35 Tiến sĩ Giáo Hội


(theo thứ tự thời gian phong danh hiệu Tiến sĩ)
1.Thánh Ambrôsiô (khoảng 340-397), Giám mục giáo phận Milan,
Ý, đối thủ lớn của lạc thuyết Arian, đã viết bài và giảng thuyết rất nhiều
[phong Tiến sĩ Giáo hội năm 1298].
2.Thánh Âu Tinh thành Hippo (khoảng 354-430), Giám mục Bắc
Phi, tác giả của cuốn “Tự thú” (Confessions), “Thành đô Thiên Chúa”
(City of God), và nhiều luận đề, phản bác các phong trào dị giáo, là một
trong các nhà thần học có ảnh hưởng nhất của Giáo hội phương Tây,
được gọi là "Tiến sĩ Ân sủng" [ 1298].
3.Thánh Hiêrônimô (Jerome, khoảng 343-420), dịch Cựu Ước từ
tiếng Do Thái qua tiếng Latinh, và duyệt lại bản dịch của cuốn Tân ước
để làm thành phiên bản Phổ thông (Vulgate) của Kinh Thánh, được gọi
là "Cha đẻ của Khoa học Kinh Thánh" [1298].
4.Thánh Grêgôriô Cả (khoảng 540-604), Giáo hoàng, củng cố ngôi
Giáo hoàng và làm việc nhiều cho cải cách giáo sĩ và đan tu [1298].
5.Thánh Athanasiô (khoảng 297-373), Giám mục giáo phận Alex-
andria, đối thủ lớn của lạc thuyết Arian, được gọi là "Cha đẻ của tính
Chính Thống" [1298]
6.Thánh Gioan Kim Khẩu (khoảng 347-407), Tổng Giám mục Tổng
Giáo phận Constantinople, nhà giảng thuyết lừng danh, tác giả của

180
nhiều bài bình giải Kinh thánh và các thư Tân ước, bổn mạng các nhà
thuyết giáo [1568].
7.Thánh Basiliô Cả (khoảng 329-379), Giám mục giáo phận Caesar-
ea ở Tiểu Á, phản bác các sai lầm của lạc thuyết Arian, viết nhiều luận
đề, bài giảng và luật sống đan tu, được gọi là "Cha đẻ lối sống đan viện
của phương Đông" [1568].
8.Thánh Grêgôriô ở Nazianzus (khoảng 330-390), Giám mục giáo
phận Constantinople, đối thủ của lạc thuyết Arian, viết các luận đề
thần học quan trọng cũng như nhiều thư và bài thơ, được gọi là "Ông
Demosthenes của Kitô giáo ", và ở phương Đông, được gọi là "Nhà
thần học" [1568]
9.Thánh Tôma Aquinas (1225-1274), Dòng Đaminh người Ý, viết
sách triết học, sách thần học và tín lý Công giáo một cách có hệ thống,
bổn mạng của các trường Công giáo và giáo dục Công giáo, một trong
các nhà thần học có ảnh hưởng nhất ở phương Tây [1568].
10.Thánh Bonaventura (khoảng 1217-1274), dòng Phanxicô, Giám
mục giáo phận Albano, Ý, Đức Hồng y [1588].
11.Thánh Anselmô thành Canterbury (1033-1109), Tổng Giám
mục, được gọi là "Cha đẻ của triết học thần học Kinh viện" [1720].
12.Thánh Isidore thành Seville (khoảng 560-636), Giám mục Tây
Ban Nha, nhà bách khoa, và học giả ưu tú cua thời đại Ngài [1722].
13.Thánh Phêrô Kim Ngôn (Chrysologus, khoảng 400-450), Tổng
Giám mục tổng giáo phận Ravenna, Ý, nhà giảng thuyết và là nhà văn,
phản bác lạc giáo nhất tính thuyết [1729].
14.Thánh Lêô Cả (khoảng 400-461), Đức Giáo hoàng, đã viết tác
phẩm Kitô học và nhiều tác phẩm khác chống lại các lạc giáo của thời
Ngài [1754].
15.Thánh Phêrô Damian (1007-1072), tu sĩ Dòng Biển Đức và Đức
Hồng y người Ý, nhà cải cách Giáo Hội và hàng giáo sĩ [1828].
181
16.Thánh Bênađô ở Clairvaux (khoảng 1090-1153), viện phụ Xitô
người Pháp và là nhà cải tổ đời đan tu, được gọi là "Tiến sĩ mật ngọt”
[1830].
17.Thánh Hilariô Poitiers (khoảng 315-368), một trong các nhà văn
giáo lý Latinh đầu tiên, chống lại lạc thuyết Arian [1851].
18.Thánh Anphongsô thành Liguori (1696-1787), sáng lập Dòng
Chúa Cứu Thế, nhà thần học luân lý xuất sắc và là nhà hộ giáo nổi
tiếng, thánh bổn mạng của các vị giải tội và nhà luân lý [1871].
19.Thánh Phanxicô thành Sales (1567-1622), Giám mục giáo phận
Geneva, nhà văn sách thiêng liêng, thánh bổn mạng của các nhà văn và
báo chí Công giáo [1877].
20.Thánh Cyril thành Alexandria (khoảng 376-444), Giám mục, tác
giả của nhiều luận đề tín lý chống lạc thuyết Cảnh giáo (Nestorian)
[1882].
21.Thánh Cyril thành Giêrusalem (khoảng 315-386), Giám mục,
giáo lý viên, đối thủ mạnh mẽ của lạc thuyết Arian [1882].
22.Thánh Gioan thành Damascus (khoảng 675-749), đan sĩ người
Syria, nhà văn sách tín lý, được gọi là "Diễn giả chảy vàng” [1890].
23.Thánh Bêđa Khả kính (khoảng 673-735), tu sĩ Dòng Biển Đức ở
Anh, được gọi là "Cha đẻ của Lịch sử nước Anh" [1899].
24.Thánh Ephrem người Syria (khoảng 306-373), chống đối Ngộ
Đạo thuyết và lạc thuyết Arian với các bài thơ, bài thánh ca, và các bài
viết khác của Ngài [1920].
25.Thánh Phêrô Canisius (1521-1597), linh mục dòng Tên người Hà
Lan, giáo lý viên, một gương mặt quan trọng trong cuộc Chống-Cải
cách ở Đức [1925].
26.Thánh Gioan Thánh Giá (1542-1591), người sáng lập Dòng Cát
Minh Đi Chân đất, được gọi là "Tiến sĩ Thần Nghiệm" [1926].

182
27.Thánh Rôbertô Bellarminô(1542-1621), linh mục dòng Tên
người Ý, Tổng Giám mục tổng giáo phận Capua, thời Cải Cách, viết
nhiều tác phẩm bênh vực tín lý thời Cải cách, và các tác phẩm về Giáo
hội học và mối quan hệ giữa Giáo hội và Nhà nước [1931].
28.Thánh Anbêtô Cả (khoảng 1200-1280), tu sĩ Đaminh người Đức,
Giám mục giáo phận
Regensburg, thầy dạy của thánh Thomas Aquinas, bổn mạng các
nhà khoa học, được gọi là "Tiến sĩ Phổ quát" và "Tiến sĩ chuyên gia"
[1932].
29.Thánh Antôn thành Pađua (1195-1231), nhà thần học đầu tiên
của dòng Phanxicô, nhà giảng thuyết, được gọi là "Tiến sĩ Phúc Âm"
[1946]
30.Thánh Lôrensô thành Brindisi (1559-1619), linh mục Dòng
Phanxicô Lúp Vuông (Capuchin), nhà giảng thuyết có ảnh hưởng lớn
thời hậu Cải cách [1959].
31.Thánh Têrêsa thành Ávila (1515-1582), Nữ tu Dòng Cát Minh
Tây Ban Nha, khởi xướng phong trào Dòng Cát Minh Đi Chân đất,
nhà văn giỏi về sách thiêng liêng và sách thần nghiệm, vị nữ Tiến sĩ đầu
tiên của Giáo hội [1970].
32.Thánh Catarina thành Siena (khoảng 1347-1380), Dòng Ba
Đaminh người Ý, tác giả sách thần nghiệm, cũng tích cực hỗ trợ các
cuộc Thập Tự Chinh và chính sách của Đức Giáo hoàng [1970].
33.Thánh Têrêsa thành Lisieux (1873-1897), nữ tu Dòng Cát
Minh người Pháp, đã viết cuốn tự truyện thiêng liêng mô tả
"con đường nhỏ" về sự hoàn thiện thiêng liêng của mình [1997].
34.Thánh Gioan thành Avila (1500-1569), linh mục triều người Tây
Ban Nha,là một nhà đại giảng thuyết chống lại cuộc cải cách của Tin
Lành tại Tây Ban Nha, là tác giả của nhiều tác phẩm về Kinh Thánh,
thần học, tu đức và nhân văn, là bổn mạng hàng giáo sĩ triều Tây Ban
Nha, và của các vị tuyên úy quân đội [7-10-2012].
183
35. Thánh nữ Hildegard von Bingen sinh năm 1098 tại Bermesheim,
bên Đức và gia nhập dòng nữ Biển Đức. Năm 1136, chị Hildegard bấy
giờ 37 tuổi được chỉ định cai quản nữ đan viện và sau đó di chuyển
cộng đoàn Đan tu đến Rupertsberg gần Bingen. Tại đây, mặc dù sức
khỏe yếu, nhưng thánh nữ Hildegard hoạt động hăng say trong 30 năm
trời, thực hiện nhiều cuộc du hành đến gặp các vị lãnh đạo cấp cao
của Giáo Hội và các giới chính trị. Thánh nữ làm chứng về Lời Chúa
và thăng tiến đức tin Kitô. Viện mẫu Hildegard rất được các vị Giáo
hoàng, các GM và vua chúa kính trọng, nhưng Mẹ cũng là một người
tham chiếu đối với dân thường và là một trong những người được kính
trọng nhất của Giáo hội hồi thế kỷ 12.
Khi còn nhỏ, thánh nữ Hildegard đã được ơn thị kiến, và với thời
gian các thị kiến này càng gia tăng. Vì không rành tiếng la tinh, nên với
sự trợ giúp của một thư ký, thánh nữ ghi lại các kinh nghiệm thần bí
ấy trong nhiều văn kiện. Các tác phẩm của Viện Mẫu Hildegard được
coi như những tác phẩm đầu tiên về thần bí tại Đức. Các văn kiện của
Người bàn về nhiều vấn đề khác nhau, từ sức khỏe đến các khoa học
thiên nhiên, vụ trụ, các vấn đề đạo đức học, thần học, họp thành một
gia sản quan trọng của nền văn hóa thời trung cổ [7-10-2012]. (Theo
www.uscatholic.org, bổ sung ngày 7-10-2012)

Việc nhập cư và "Nước Hoa Kỳ sắp tới”


(Bài của ĐTGM José Gomez, Los Angeles)
"Cha chúng ta ở trên Trời không dựng nên dân tộc nào hoặc nhóm
sắc tộc nào thấp kém hơn dân tộc khác”
Đây là bài diễn văn của Đức Tổng Giám Mục José Gomez, tổng giáo
phận Los Angeles, ngày 28-7 tại Viện Napa. Nhật báo L'Osservatore
Romano đã công bố phiên bản này ngày 11-8.
Cuộc tranh luận chính trị của chúng ta về việc nhập cư ở Mỹ làm
tôi thất vọng. Tôi thường nghĩ rằng chúng ta đang có nói chuyện xung
quanh các góc cạnh của vấn đề thật sự. Cả hai mặt của lập luận này

184
được lấy cảm hứng một ý tưởng đẹp và yêu nước của lịch sử và các giá
trị Mỹ. Nhưng gần đây tôi đã bắt đầu tự hỏi: Chúng ta đang thật sự nói
về nước Mỹ nào đây?
Mỹ đang thay đổi và đã thay đổi trong một thời gian dài. Các lực
lượng của toàn cầu hóa đang thay đổi nền kinh tế của chúng ta, và buộc
chúng ta phải xem xét lại phạm vi và mục đích của chính phủ chúng ta.
Các mối đe dọa từ kẻ thù bên ngoài đang thay đổi cảm thức chúng ta
về chủ quyền quốc gia. Mỹ đang thay đổi bên trong nữa.
Văn hóa của chúng ta đang thay đổi. Chúng ta có một cơ cấu pháp
lý, vốn cho phép, và thậm chí trả tiền nữa, sự giết trẻ sơ sinh trong bụng
mẹ. Các tòa án và cơ quan lập pháp của chúng ta đang tái định nghĩa
các định chế tự nhiên của hôn nhân và gia đình. Chúng ta có một nền
văn hóa ưu tú - trong chính phủ, các phương tiện truyền thông và các
học viện – vốn là công khai thù địch với đức tin tôn giáo.
Mỹ đang trở thành một nước khác một cách cơ bản. Đây là lúc tất cả
chúng ta nhận ra điều này – cho dù lập trường của chúng ta về vấn đề
chính trị của việc nhập cư là ra sao chăng nữa. Chúng ta cần nhìn nhận
rằng việc nhập cư là một phần của một loạt câu hỏi về căn tính và vận
mạng đất nước chúng ta. Nước Mỹ là gì? Làm người Mỹ có nghĩa là gì?
Chúng ta là ai với tư cách là một dân, và chúng ta đang hướng về đâu
như là một quốc gia? "Nước Mỹ sắp tới" sẽ như thế nào?
Là người Công giáo, là công dân trung thành ở Mỹ, chúng ta phải
trả lời các câu hỏi này trong một khung lớn hơn về qui chiếu. Là người
Công giáo, chúng ta phải luôn nhớ rằng còn có nhiều điều cho đời
sống của bất kỳ quốc gia nào, hơn là các đòi hỏi của thời điểm trong
chính trị, kinh tế và văn hóa.
Chúng ta phải xem xét tất cả các đòi hỏi này và các cuộc tranh luận
về chúng, trong ánh sáng kế hoạch của Thiên Chúa cho các quốc gia.
Đây là một thách thức lớn đối với chúng ta trong nền văn hóa này.
Văn hóa của chúng ta thúc đẩy chúng ta "tư nhân hóa" đức tin của

185
chúng ta, tách rời đức tin ra khỏi đời sống chúng ta trong xã hội. Chúng
ta luôn phải cưỡng lại sự cám dỗ này. Chúng ta được kêu gọi sống đức
tin của chúng ta trong các công ăn việc làm, gia đình và cộng đồng của
chúng ta, và trong sự tham gia của chúng tôi vào đời sống công cộng.
Điều đó có nghĩa là chúng ta phải đem một quan điểm đức tin Công
giáo cho cuộc tranh luận này về việc nhập cư. Chúng ta không thể chỉ
nghĩ về vấn đề này như người đảng Dân chủ hay người đảng Cộng hòa,
hoặc như người cấp tiến hay người bảo thủ.
Tôi nghĩ rằng tất cả chúng ta đều biết các giáo huấn của Giáo hội
chúng ta về việc nhập cư. Điều chúng ta cần hiểu rõ hơn là làm thế
nào để nhìn việc nhập cư trong ánh sáng của lịch sử và mục đích của
nước Mỹ, khi nhìn qua quan điểm của đức tin Công giáo chúng ta. Khi
chúng ta hiểu việc nhập cư từ quan điểm này, chúng ta có thể thấy rằng
việc nhập cư không phải là một vấn đề cho nước Mỹ. Đây là một cơ hội.
Việc nhập cư là chìa khóa cho sự đổi mới nước Mỹ.
Một trong các vấn đề mà chúng ta có ngày hôm nay là rằng chúng ta
đã mất đi cảm thức của "câu chuyện" dân tộc của Mỹ. Nếu người dân
chúng ta biết lịch sử chúng ta đầy đủ, những gì họ biết là không đầy đủ.
Và khi chúng ta không biết toàn bộ câu chuyện, chúng ta kết thúc với
các giả định sai về căn tính và văn hóa của Mỹ.
Câu chuyện của Mỹ, mà hầu hết chúng ta biết, được thiết lập ở New
England. Đó là câu chuyện của các người định cư và con tàu May-
flower, Lễ Tạ Ơn đầu tiên, và bài giảng của John Winthrop về một
"Thành phố trên ngọn đồi". Đó là câu chuyện của những người vĩ đại
như Washington, Jefferson và Madison. Đó là câu chuyện của các văn
bản vĩ đại như Tuyên ngôn Độc lập và Tuyên ngôn Nhân quyền. Đó là
một câu chuyện đẹp. Nó cũng đúng thật nữa.
Mỗi người Mỹ cần biết các nhân vật này, các lý tưởng và nguyên tắc
mà họ đã tranh đấu để có được. Từ câu chuyện này, chúng ta biết rằng
căn tính và văn hóa của Mỹ được bắt nguồn chủ yếu từ các niềm tin
Kitô giáo về phẩm giá con người.

186
Nhưng câu chuyện của các bậc công thần khai quốc và các sự thật,
mà các vị cho là hiển nhiên, là không phải là toàn bộ câu chuyện về
nước Mỹ. Phần còn lại của câu chuyện bắt đầu từ hơn một thế kỷ trước
khi có người định cư. Nó bắt đầu vào thập niên 1520 ở Florida và thập
niên 1540 ở California.
Nó là câu chuyện, không phải về việc giải quyết thuộc địa, và cơ hội
chính trị và kinh tế. Nhưng nó là câu chuyện về khám phá và truyền
giáo. Câu chuyện này không về người Tin Lành gốc Anh, mà là về
người Công giáo gốc Tây Ban Nha. Nó được tập trung, không ở New
England, nhưng ở Nueva España - Tây Ban Nha mới - ở góc đối diện
của lục địa.
Từ câu chuyện này, chúng ta biết rằng trước khi vùng đất này có
tên, cư dân của nó đã được rửa tội nhân danh Chúa Giêsu Kitô. Những
người dân của vùng đất này được gọi là Kitô hữu, trước khi họ được
gọi là người Mỹ. Và họ được gọi tên này bằng tiếng Tây Ban Nha, tiếng
Pháp và tiếng Anh.
Từ lịch sử này, chúng ta biết rằng rất lâu trước khi có Đảng Trà Bos-
ton, các nhà truyền giáo Công giáo đã cử hành Thánh Lễ trên nền đất
của lục địa này. Người Công giáo thành lập khu định cư lâu đời nhất
của Mỹ, tại St.Augustine, Florida, năm 1565. Các nhà truyền giáo nhập
cư đã đặt tên sông ngòi, núi non và vùng đất của lục địa này bằng tên
các vị thánh, các bí tích và các tín điều.
Chúng ta lấy các tên này và cho là sự bình thường không để ý tới ý nghĩa
của nó. Nhưng địa lý nước Mỹ làm chứng rằng quốc gia của chúng ta được
sinh ra từ cuộc gặp gỡ với Chúa Giêsu Kitô. Thành phố Sacramento ("Bí
Tích"). TP Las Cruces ("Thánh giá"). TP Corpus Christi ("Mình Chúa
Kitô"). Ngay cả Núi Sangre de Cristo, được gọi là núi Bửu Huyết Chúa Kitô.
Nhà sử học thế kỷ 19 John Gilmary Shea nói điều này cách thật đẹp.
Trước khi có nhà cửa trong vùng đất này, đã có bàn thờ rồi: "Thánh
lễ đã được cử hành để thánh hóa đất đai, và lôi kéo phúc lành từ trời

187
xuống, trước khi người ta bước đi tới để xây dựng nhà cửa cho con
người. Bàn thờ nhiều tuổi hơn lò sưởi".
Đây là phần còn thiếu của lịch sử nước Mỹ. Và hôm nay hơn bao giờ
hết, chúng ta cần biết di sản của sự thánh thiện và thờ phượng - đặc
biệt là người Công giáo Mỹ. Cùng vớicác nhân vật Washington và Jef-
ferson, chúng ta cần phải biết các câu chuyện của các vị tông đồ vĩ đại
của Mỹ. Chúng ta cần biết các nhà truyền giáo Pháp như Mẹ Giuse và
các linh mục dòng, Thánh Isaac Jogues và Cha Jacques Marquette, là
những người đến từ Canada để mang đức tin cho phần nửa phía bắc
của đất nước chúng ta. Chúng ta cần biết các nhà truyền giáo Tây Ban
Nha như linh mục dòng Phanxicô Magin Català và linh mục Dòng Tên
Eusebio Kino, là những người đến từ Mexico để truyền giáo cho lãnh
thổ Tây Nam và Tây Bắc.
Chúng ta nên biết các câu chuyện của các người khác, như Chân
phước Antonio Margil. Ngài là một linh mục dòng Phanxicô, và là một
trong các gương mặt yêu thích của tôi từ cuộc truyền giáo đầu tiên ở
Mỹ. Chân phước Antonio rời quê hương Tây Ban Nha của ngài và đi
đến Tân Thế giới năm 1683. Ngài nói với mẹ ngài rằng ngài đến đây bởi
vì "hàng triệu linh hồn đi lạc muốn có các linh mục, để xua tan bóng
tối của sự không tín ngưỡng".
Mọi người thường gọi ngài là "ông Cha Bay". Ngài đi 40-50 dặm (64-
80 km) mỗi ngày, đi bộ chân đất mà thôi. Cha Antonio đã có một cảm
thức lục địa thật sự về việc truyền giáo. Cha thành lập các nhà thờ ở
bang Texas và Louisiana, và cũng ở Costa Rica, Nicaragua, Guatemala
và Mexico nữa.
Ngài là một linh mục can đảm và yêu mến. Ngài đã thoát chết nhiều
lần khỏi bàn tay của người dân bản địa, vì ngài đến rao giảng Tin Mừng
cho họ. Có lần ngài đã đứng trước mộtđội xử chết của người Da Đỏ vũ
trang cung tên. Một lần khác, ngài đã gần như bị thiêu sống nguy đến
tính mạng.

188
Tôi đã biết về cha Antonio khi tôi là Đức Tổng Giám Mục tổng giáo
phận San Antonio. Ngài rao giảng ở đây năm 1719-1720, và thành lập
Khu truyền giáo San José ở đó. Ngài thường nói về San Antonio như
là trung tâm của việc truyền giáo ở Mỹ. Ngài nói: “San Antonio ... sẽ là
bộ chỉ huy của mọi việc truyền giáo, mà Chúa chúng ta sẽ thiết lập…
và đến thời điểm tốt lành, tất cả Thế giới Mới này sẽ trở lại đạo Công
giáo hết”.
Đây là lý do thực sự cho nước Mỹ, khi chúng ta xem xét lịch sử của
chúng tôi trong ánh sáng kế hoạch của Thiên Chúa cho các quốc gia.
Nước Mỹ được dự định là một nơi gặp gỡ với Chúa Giêsu Kitô hằng
sống. Điều này là động lực của các nhà truyền giáo đến đây đầu tiên.
Tính cách dân tộc và tinh thần của Mỹ được ghi dấu sâu sắc bởi các
giá trị Tin Mừng họ mang lại cho vùng đất này. Những giá trị này làm
cho các tài liệu sáng lập của chính phủ chúng ta trở thành rất đặc biệt.
Mặc dù được thành lập bởi các Kitô hữu, Mỹ đã trở thành nhà cho một
sự đa dạng tuyệt vời của các nền văn hóa, tôn giáo và lối sống. Sự đa
dạng này khởi sắc một cách chính xác, bởi vì các vị sáng lập quốc gia
của chúng ta đã có một tầm nhìn Kitô giáo về con người, sự tự do, và
sự thật.
Ông G. K. Chesterton nói thật nổi tiếng rằng "Mỹ là quốc gia duy nhất
trong thế giới đượcthành lập trên một tín ngưỡng". Và "tín ngưỡng"
này, như ông công nhận, là Kitô giáo cách cơ bản. Chính niềm tin cơ
bản của Mỹ nói rằng tất cả đàn ông và phụ nữ được tạo ra bình đẳng -
với các quyền được Thiên Chúa trao là sự sống, sự tự do, và mưu cầu
hạnh phúc.
Mỗi quốc gia nào khác trong lịch sử đã được thành lập trên cơ sở
của lãnh thổ chung và dân tộc - quan hệ đất đai và quan hệ họ hàng.
Còn Mỹ là dựa trên lý tưởng Kitô giáo, trên niềm tin vốn phản ảnh tính
phổ quát tuyệt vời của Tin Mừng. Kết quả là, chúng ta đã luôn luôn
là một quốc gia có nhiều dân tộc. E pluribus Unum (Hiệp nhất trong
đa dạng). Một dân tộc hình thành từ nhiều dân tộc, chủng tộc và tín
ngưỡng.
189
Trong suốt lịch sử của chúng ta, các vấn đề đã luôn luôn phát sinh
khi chúng ta được ban niềm tin này cho Mỹ. Hoặc khi chúng ta đã cố
gắng hạn chế nó một cách nào đó. Đó là lý do tại sao thật là cần thiết
ngày nay chúng ta nhắc nhớ lịch sử truyền giáo của Mỹ - và tái cống
hiến chính mình cho tầm nhìn về "tín ngưỡng” thành lập của Mỹ.
Khi chúng ta quên nguồn gốc của nước ta trong việc truyền giáo của
người Công giáo gốc Tây Ban Nha cho thế giới mới, chúng ta kết thúc
với những ý tưởng bị biến dạng về bản sắc dân tộc của chúng ta. Chúng
ta kết thúc với một ý tưởng rằng Mỹ có nguồn gốc từ người châu Âu
da trắng duy nhất, và văn hóa của chúng ta là chỉ dựa trên chủ nghĩa cá
nhân, đạo đức làm việc và pháp quyền, mà chúng ta thừa hưởng từ tổ
tiên Tin Lành gốc Anh của chúng ta.
Khi điều đó đã xảy ra trong quá khứ, nó đã dẫn đến các giai đoạn
trong lịch sử của chúng ta, mà chúng ta ít tự hào nhất – sự ngược đãi
người Mỹ bản xứ; chế độ nô lệ; sự bùng lên của thuyết cho rằng công
dân sinh ra ở địa phương trội hơn người nhập cư và thuyết chống
Công giáo; sự giam giữ người Mỹ gốc Nhật trong Chiến tranh thế giới
lần thứ II; các phiêu lưu của "vận mệnh hiển nhiên".
Lẽ tất nhiên có các nguyên nhân phức tạp hơn nhiều đằng sau các
thời điểm này trong lịch sử của chúng ta. Nhưng tại gốc rễ, tôi nghĩ
rằng chúng ta có thể thấy một yếu tố chung - một khái niệm sai lầm
cho rằng "người Mỹ thật sự" là người có một chủng tộc đặc biệt, giai
cấp, tôn giáo, hoặc nền tảng dân tộc đặc biệt.
Tôi lo lắng rằng trong các cuộc tranh luận chính trị hiện nay về việc
nhập cư, chúng ta đang bước vào một giai đoạn mới của thuyết cho
rằng công dân sinh ra ở địa phương trội hơn người nhập cư. Sự biện
minh trí tuệ cho thuyết mới này được thành lập vài năm trước đây
trong một cuốn sách có ảnh hưởng của giáo sư Samuel Huntington ở
Đai học Harvard, nhan đề là "Chúng ta là ai?" (Who Are We?). Ông
đưa ra rất nhiều lập luận phức tạp tinh vi, nhưng lập luận cơ bản của

190
ông là bản sắc và văn hóa của người Mỹ đang bị đe dọa bởi người nhập
cư Mexico.
Căn tính thật sự của người Mỹ "là sản phẩm của nền văn hóa Tin
lành-Anh quốc nổi bật của các người định cư thành lập của Mỹ trong
thế kỷ 17 và 18", theo ông Huntington. Ngược lại, các giá trị của người
Mexico bắt nguồn trong một nền “văn hóa đạo Công giáo" về cơ bản
không tương thích, mà theo ông Huntington lập luận, không tạo giá
trị cho sáng kiến riêng hoặc đạo đức công việc, thay vào đó lại khuyến
khích sự thụ động và chấp nhận đói nghèo.
Đây là các tuyên bố quen thuộc và cũ xưa của thuyết cho rằng công
dân sinh ra ở địa phương trội hơn người nhập cư, và chúng dễ dàng
làm mất uy tín. Người ta có thể nêu ra di sản vinh quang của văn học
và nghệ thuật Tây Ban Nha, hoặc thành tích của người Mỹ gốc Mexico
và người Mỹ gốc Tây Ban Nha trong kinh doanh, chính phủ, y học và
các lĩnh vực khác.Thật không may, ngày nay chúng ta còn nghe các ý
tưởng như ý tưởng của ông Huntington được lặp đi lặp lại trên truyền
hình cáp và trên đài phát thanh - và thậm chí đôi khi từ miệng một số
nhà lãnh đạo chính trị của chúng ta.
Có các sự khác biệt đáng kể không phủ nhận giữa các giả định văn
hóa của người Công Giáo gốc Tây Ban Nha và người Tin Lành gốc
Anh. Loại suy nghĩ mù quáng này bắt nguồn từ một sự hiểu biết không
đầy đủ về lịch sử Mỹ. Trong lịch sử, cả hai nền văn hóa có một yêu cầu
chính đáng về chỗ đứng trong "câu chuyện" dân tộc của chúng ta - và
trong sự hình thành của một bản sắc đích thực và tính cách dân tộc
của người Mỹ.
Tôi tin rằng người Công giáo Mỹ có một nhiệm vụ đặc biệt hôm nay
là người giám hộ của sự thật về tinh thần Mỹ và bản sắc dân tộc của
chúng ta. Tôi tin rằng chúng ta phải là chứng nhân cho một loại chủ
nghĩa yêu nước của Mỹ.
Chúng ta được mời gọi đưa ra tất cả những gì cao thượng trong tinh
thần của người Mỹ.
191
Chúng ta cũng được kêu gọi thách thức những người có thể làm
giảm hoặc "hạ giá" căn tính thực sự của Mỹ. Kể từ khi tôi đến Cali-
fornia, tôi đã suy nghĩ rất nhiều về Chân Phước Junipero Serra, một
người nhập cư Dòng Phanxicô đến từ Tây Ban Nha, qua ngã Mexico,
để rao giảng Tin Mừng cho bang lớn lao này. Chân Phước Junipero yêu
thương các người bản địa của lục địa này. Ngài đã học ngôn ngữ địa
phương của họ, tập tục và niềm tin của họ. Ngài đã dịch Phúc Âm, các
kinh đọc và giáo lý đức tin, để tất cả mọi người có thể nghe thấy các
công trình vĩ đại của Thiên Chúa trong tiếng mẹ đẻ của mình!
Ngài ghi dấu Thánh giá trên trán người dân và nói với họ, Amar a
Dios! Hãy yên mến Chúa!
Đây là một cách tốt để hiểu nhiệm vụ của chúng ta là người Công
giáo trong nền văn hóa của chúng ta hôm nay. Chúng ta cần tìm một
cách để "dịch" Tin Mừng tình yêu cho người dân của thời đại chúng ta.
Chúng ta cần phải nhắc nhở cho anh chị em của mình các chân lý, đã
được giảng dạy bởi Chân Phước Junipero và các nhà truyền giáo anh
em của ngài. Cần nhắc nhở rằng chúng ta đều là con cái của một Cha
trên trời. Cần nhắc nhở rằng Cha chúng ta ở trên trời không làm cho
một số quốc gia hoặc nhóm chủng tộc "thấp kém" hoặc ít xứng đáng
hơn, với các phước lành của Ngài.
Người Công giáo cần dẫn dắt đất nước chúng ta vào một tinh thần
mới của sự đồng cảm. Chúng ta cần phải giúp đỡ anh chị em của chúng
ta bắt đầu nhìn những người lạ giữa chúng ta như họ thực sự là họ -
chứ không nhìn theo chủng loại chính trị hay ý thức hệ, hoặc các định
nghĩa bắt nguồn từ nỗi sợ hãi của chính chúng ta.
Điều này là rất khó, tôi biết. Tôi biết là một thách thức đặc biệt khi
nhìn những người nhập cư đang ở đây cách bất hợp pháp. Nhưng sự
thật là rất ít người "chọn" phải lìa bỏ quê hương của mình. Di cư là hầu
như luôn luôn một sự bắt buộc cho người ta, do các điều kiện thảm
khốc mà họ phải đối mặt trong cuộc sống của họ.

192
Hầu hết các người đàn ông và phụ nữ, những người đang sống ở Mỹ
mà không có giấy tờ hợplệ, đã phải vượt qua hàng trăm, thậm chí hàng
ngàn dặm nữa. Họ đã để lại tất cả mọi thứ phía sau, liều mạng sống
và sự an toàn của họ. Họ đã làm điều này, không vì sự thoải mái riêng
hoặc lợi ích ích kỷ của họ. Họ đã làm điều này để nuôi sống người thân
yêu của họ. Để được làm cha, làm mẹ tốt. Để làm con trai và con gái
dễ thương.
Những người nhập cư này - dù họ đến đây cách nào - là những con
người có nghị lực và khát vọng. Họ là những người không sợ công việc
khó khăn hoặc sự hy sinh. Họ không hề giống những gì mà giáo sư
Huntington và những người khác mô tả! Những người đàn ông và phụ
nữ này có lòng can đảm và các đức tính khác. Đa số họ tin vào Chúa
Giêsu Kitô và yêu Giáo hội Công giáo của chúng ta. Họ chia sẻ các giá
trị truyền thống của Mỹ về đức tin, gia đình và cộng đồng.
Đó là lý do tại sao tôi tin rằng các anh chị em nhập cư của chúng ta
là chìa khóa cho sự đổi mới của Mỹ. Và tất cả chúng ta đều biết rằng
nước Mỹ cần đổi mới - kinh tế và chính trị, nhưng cũng cần đổi mới
tinh thần, đạo đức và văn hóa nữa. Tôi tin rằng các người này, đến đất
nước chúng ta, sẽ mang lại một tinh thần kinh doanh mới và trẻ trung
về làm việc chăm chỉ cho nền kinh tế của chúng ta. Tôi cũng tin rằng
họ sẽ giúp đổi mới tâm hồn của Mỹ.
Trong cuốn sách cuối cùng của Chân phước Gioan Phaolô II “Hoài
niệm và căn tính” (Memory and Identity), viết vào năm Ngài qua đời,
Ngài nói: "Lịch sử của tất cả các quốc gia được kêu gọi lấy chỗ đứng
trong lịch sử cứu độ". Chúng ta phải nhìn việc nhập cư trong bối cảnh
của nước Mỹ cần đổi mới. Và chúng ta cần nhìn cả việc nhập cư và sự
đổi mới của Mỹ trong ánh sáng kế hoạch của Thiên Chúa cho việc cứu
độ và lịch sử của các quốc gia.
Lời hứa của Mỹ là rằng chúng ta có thể là một quốc gia, trong đó
các người nam và người nữ từ tất cả các nền chủng tộc, tín ngưỡng và
quốc gia, có thể sống với nhau như anh chị em. Mỗi người trong chúng

193
ta là một người con của lời hứa đó. Nếu chúng ta vạch ra gia phả của
hầu hết mọi người ở Mỹ, các dòng dõi tổ tiên sẽ dẫn chúng ta vượt ra
ngoài biên giới của chúng ta đến một số vùng đất lạ, nơi mà mỗi tổ tiên
chúng ta đã sinh sống.
Sự kế thừa này đến với người Công giáo Mỹ như một món quà và
một nhiệm vụ. Chúng ta được mời gọi có các đóng góp riêng của chúng
ta cho quốc gia này - thông qua cách chúng ta sống đức tin của chúng
ta trong Chúa Giêsu Kitô như là công dân tốt. Lịch sử của chúng ta cho
thấy rằng nước Mỹ được sinh ra từ sứ mệnh của Giáo hội cho các quốc
gia. "Nước Mỹ sắp tới" sẽ được xác định bởi các lựa chọn, mà chúng ta
làm với tư cách là môn đệ của Chúa và công dân của Mỹ. Qua các thái
độ và hành động của chúng ta, qua các quyết định mà chúng ta làm,
chúng ta đang viết các chương tiếp theo của câu chuyện Mỹ.
Xin Đức Mẹ Guadalupe, Mẹ của các nước châu Mỹ, ban cho chúng
ta lòng can đảm mà chúng Ta cần, để làm những gì Chúa chúng ta đòi
hỏi.

Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội: Mầu nhiệm tình


yêu Thiên Chúa đối với nhân loại
Cha Stefano Cecchin trả lời về tín điều Vô Nhiễm Nguyên Tội của
Đức Mẹ
ROMA – Ngày 8-12, người Công giáo trên thế giới mừng lễ Đức
Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội. Tại sao người Công giáo tôn kính Mẹ quá
nhiều? Và tại sao việc Vô Nhiễm Nguyên Tội của Đức Mẹ lại quan
trọng như vậy?
Hãng tin Zenit hỏi các câu này và các câu khác với linh mục Stefano
Cecchin, Dòng Anh em Hèn mọn (OFM), thư ký của Viện Hàn lâm
Toà thánh Thánh mẫu Quốc tế.
ZENIT: Tại sao sự trinh tiết của Đức Maria là rất quan trọng?

194
Cha Cecchin: Sự trinh tiết của Đức Maria là một phần thiết yếu của
đức tin Kitô giáo, vì nó đảm bảo rằng Chúa Giêsu là "Con Thiên Chúa"
đã làm người trong cung lòng của một phụ nữ. Thánh Giuse, “chồng
của Đức Maria "(Mt 1,20), không phải là người cha thực sự của Chúa
Giêsu. Bởi vì tin mừng theo thánh Mátthêu nói tiếp rằng Đức Maria
thụ thai Chúa Giêsu mà không hề có quan hệ với chồng mình (Mt
1,25). Những gì đã được tạo ra trong Đức Maria là do "quyền năng của
Chúa Thánh Thần" (Mt 1, 20), vì lý do này Chúa Kitô là con người, vì
Ngài sinh ra từ một người nữ về tính nhân loại của Ngài, nhưng đồng
thời Ngài là Thiên Chúa vì sự ra đời này phát sinh từ hành động của
Chúa Ba Ngôi trong Đức Maria. Đức Maria là một người mẹ thực sự,
vì thế Chúa Giêsu là một con người thực sự; Đức Maria là một trinh
nữ, vì thế Chúa Giêsu là Con Thiên Chúa: đây là một tổng hợp của đức
tin Kitô giáo.
ZENIT: Đức Maria là ai?
Cha Cecchin: Mẹ Maria là “một trinh nữ đã thành hôn” với một
người tên là Giuse, thuộc dòng dõi vua Đavít (Lc 1, 26). Tin mừng
không cho nhiều chi tiết về việc này. Chúng ta chỉ biết rằng Đức Maria
là một người thân của bà Êlidabét, thuộc dòng tộc tư tế Aharon, và do
đó thuộc một gia đình tư tế (Lc 1, 5). Chúng ta nhìn thấy Đức Maria là
một người nữ thông minh, và trước khi nói lời đồng ý với thiên thần,
Đức Maria muốn hiểu những gì Thiên Chúa đã yêu cầu nơi Ngài. Luôn
luôn chú ý đến Lời Chúa, Mẹ hằng giữ lời và suy niệm trong lòng. Là
một người mẹ lo âu, Ngài đảm bảo rằng con trẻ được bọc trong quần
áo và được đặt trong máng cỏ.
Lòng đau khổ, Ngài tìm kiếm Chúa Giêsu trong ba ngày cho đến khi
Ngài đến Đền thánh và nhìn thấy Con Trẻ ở giữa các thầy dạy: Chúng
ta nghe những lời cuối cùng của Đức Maria và lời đầu tiên của Chúa
Giêsu trong Tin Mừng Thánh Luca. Tại Cana, Đức Maria lo lắng rằng
đôi vợ chồng không còn rượu, và không hề sợ hãi, Đức Maria quay sang
Chúa Giêsu, tin tưởng rằng Chúa có thể giải quyết vấn đề. Vì vậy, Đức
Maria nói với các tôi tớ rằng "Người bảo gì thì hãy làm theo". Chúng ta
195
thấy Đức Maria đứng bên cạnh Đấng Chịu Đóng Đinh, và Chúa phó
thác Giáo hội cho Đức Maria, trong đó chúng ta thấy Đức Maria ở với
các môn đệ của Chúa, sau khi Chúa về Trời. Đó là Mẹ Maria mà chúng
ta biết từ các Tin mừng: Người phụ nữ luôn sẵn sàng nghe Lời Chúa,
và đưa Lời Chúa vào thực hành – Ngài là mẫu gương đẹp nhất của một
môn đệ đích thực của Chúa Giêsu.
ZENIT: Tại sao Ngài được gọi là Maria?
Cha Cecchin: Maria là một cái tên rất cổ xưa, được tìm thấy trong
các ngôn ngữ khác nhau của Trung Đông. Có vẻ như tên này xuất phát
từ tiếng Ai Cập Myrhiam, có nghĩa là "công chúa". Các giải thích khác
dịch là "Tôn nương" (chúng ta được viếng thăm bởi một mặt trời phát
sinh từ trên cao, nghĩa là từ Maria), hoặc "Mare amamor" hay “Biển cay
đắng”, vì các đau khổ mà Mẹ sẽ chịu đựng với Cuộc Khổ Nạn của Con
Mẹ. Một số Giáo phụ giải thích tên của Mẹ là "Sao biển”. Kinh Thánh
nhắc đến Myriam, em gái của ông Môsê. Trong mọi trường hợp, sách
Tin mừng không cho chúng ta bất kỳ lời giải thích nào đằng sau tên
của Mẹ.
ZENIT: Tại sao Đức Maria được Thiên Chúa chọn để đem Chúa
Giêsu vào thế giới?
Cha Cecchin: Chính Đức Trinh Nữ đã trả lời câu hỏi này: "Phận nữ
tỳ hèn mọn, Người đoái thương nhìn tới” (Lc 1, 48).
ZENIT: Các nhân đức của Mẹ Maria là gì?
Cha Cecchin: Chân phước Giáo hoàng Gioan Phaolô II nhắc nhở
chúng ta rằng: Đức Maria "tỏa sáng ra cho cộng đồng những người
được chọn như một mẫu gương của các nhân đức" (Thông điệp Re-
demptoris Mater, 6). Điều này là bởi vì Giáo hội xem Đức Mẹ là sinh
vật hoàn hảo nhất, vì "không ai đáp trả với một tình yêu lớn hơn tình
yêu của Mẹ cho tình yêu bao la của Thiên Chúa" (Tông huấn Pastores
Dabo vobis, 36). Các nhân đức của Mẹ là phù hợp cho việc thụ thai
Chúa Giêsu, cho nhiệm vụ của Mẹ nuôi dưỡng Con Trẻ lớn lên trong

196
“sự thánh thiện và ân nghĩa", cho hành trình của đức tin được phát
triển trong việc đi theo Chúa Kitô, cho đến thời điểm cuộc Khổ Nạn
và niềm vui Phục Sinh. Đức Maria là một phụ nữ giàu nhân đức, bởi vì
mẹ là "người nữ trọn vẹn", có nghĩa là, Mẹ là một người đã sống trọn
vẹn cuộc sống của con người.
ZENIT: Tại sao người Công giáo cầu nguyện rất nhiều với Đức Ma-
ria?
Cha Cecchin: Bởi vì họ là môn đệ của Chúa Giêsu, Đấng từ thập giá
đã cho thấy rằng họ cần có Đức Maria làm “Mẹ của họ”.
Zenit: Làm thế nào chúng ta giải thích lễ Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên
Tội cho thế giới ngày nay?
Cha Cecchin: Chắc chắn là sự thật của đức tin không phải là dễ hiểu
đâu! Tuy nhiên, đó là biểu tượng của tình yêu tuyệt vời của Thiên Chúa,
Đấng mong muốn "làm bạn" với loài người. Thật vậy, sau khi con người
phạm tội, Thiên Chúa hứa sẽ đặt mối thù giữa người phụ nữ và sự dữ
[được đại diện bởi con rắn], giữa con cháu của họ. Với việc Chúa Kitô
đến, lời hứa này đã được thực hiện. Mẹ của Đấng Mêsia không bao giờ
là người bạn của con rắn. Và điều này là chính xác, do sứ mệnh của
mình là Mẹ Đấng Cứu Thế, Chúa ban cho Mẹ một ân sủng được biết
trước về toàn bộ công việc của Chúa Kitô, Đấng Cứu Thế và Đấng Cứu
Chuộc, vốn phải được thực hiện, nhờ tiếng Xin Vâng của Mẹ.
Do đó, Mẹ Maria hưởng ơn cứu chuộc như chúng ta, nhưng đối với
Mẹ, nó xảy ra theo một cách rất khác, để chứng tỏ làm thế nào Chúa
Kitô thực sự là Đấng Cứu Chuộc hoàn hảo nhất, và sự cứu chuộc này
hoạt động trước và sau chính sự kiện thánh giá.
Ngày nay có việc bàn luận về phòng chống bệnh. Hãy nhìn xem,
Chúa Giêsu là bác sĩ hoàn hảo nhất, không chỉ có thể chữa lành tội lỗi
của thế giới, nhưng còn ngăn chặn chúng và Ngài thực hiện điều này
cùng với Mẹ mình - do đó lễ mừng tín điều này, như mọi tín điều về
Đức Mẹ, đều tôn vinh Chúa trước tiên. Nó là rất hữu ích để có thể hiểu

197
rõ hơn tính cách thực sự của công việc cứu chuộc chúng ta: tính phổ
quát và quyền lực trung gian của Chúa Kitô. (Zenit.org 6-12-2011)

Trích từ cuốn sách “Em tôi, Giáo hoàng"


”Dĩ nhiên, Ngài là Giuse ngày xưa, và nay vẫn là Giuse”
SAN FRANCISCO - Đây là một trích đoạn độc quyền của Zenit từ
cuốn “Em tôi, Giáo hoàng", do Đức Ông Georg Ratzinger kể với phóng
viên Michael Hesemann. Nhà xuất bản Ignatius Press sẽ phát hành bản
dịch tiếng Anh của cuốn sách vào ngày 1-3.
Chương IX: Đức Giáo Hoàng
Cũng như đại đa số người Công giáo, tôi chăm chú theo dõi những
ngày cuối đời của ĐTC Gioan Phaolô II. Tôi đã nhận thức rằng một
cuộc đời tuyệt vời sắp kết thúc một cách hoàn toàn hữu cơ. Mọi người
đều cảm nhận rằng Ngài sẽ không phục hồi sức khoẻ từ căn bệnh cuối
cùng này, nhưng ai cũng khâm phục cách thức Ngài chịu đựng bệnh
tật một cách kiên nhẫn và bình tĩnh. Thậm chí Ngài còn cổ vũ những
người đã đến Rôma, và bằng cách nào đó, bất chấp sự nản lòng của
Ngài về căn bệnh của mình, Ngài cũng chiếu toả niềm vui và tự tin
rằng sẽ sớm được về với Cha trên trời. Vì đây là sự kết thúc quý giá của
một nhân vật tuyệt vời, mà từ nay tầm hoạt động còn có thể kéo dài cả
sang “thế giới bên kia”.
Điều tôi ngưỡng mộ rất nhiều là đông đảo người trẻ tuổi đột nhiên
đi về Rôma, để tỏ tình đoàn kết một lần nữa với Đức Giáo hoàng vĩ đại
này. Người ta đã nói rằng các bạn trẻ không muốn làm gì với Giáo hội,
nhưng điều này đã bị bác bỏ cách nổi bật vào thời điểm đó. Ngược lại,
có nhiều người trẻ, được thu hút một cách tự nhiên bởi Giáo hội, từng
cảm nghiệm rằng thói quen hàng ngày không thể trả lời các câu hỏi của
họ và không thể cung cấp cho bất kỳ ý nghĩa nào cho cuộc đời của họ,
rằng một điều khác, đó là đức tin, là cần thiết cho đời họ.
Trong hai tuần tiếp theo, tôi đã nhiều lần được nhiều người dân
và cả phóng viên báo chí hỏi liệu em trai tôi sẽ trở thành Giáo hoàng
198
mới hay không. Câu trả lời của tôi là luôn luôn giống nhau: "Không,
em tôi chắc chắn không là Giáo hoàng!" Chắc Cơ mật viện sẽ không
bao giờ bầu chọn một người cở tuổi em tôi – em mới mừng sinh nhật
lần thứ 78. Đây là điều khác với trường hợp của ĐTC Gioan XXIII, vì
Đấng tiền nhiệm của Ngài, ĐTC Piô XII, đã không tổ chức một Công
nghị Hồng y trong năm năm cuối cùng của triều đại Ngài, và đã không
phong chức các Hồng y mới. Do đó, Hồng Y Đoàn là có khá nhiều vị
lớn tuổi, nên các Ngài buộc phải bầu một ứng cử viên lớn tuổi, những
người ở tuổi 76, đa số tuổi 77, chỉ trẻ hơn một tuổi so với em trai tôi
vào thời Cơ mật viện năm 2005. Bây giờ, Hồng Y Đoàn đã mạnh mẽ
như đã từng mạnh mẽ tại Cơ mật viện; chưa bao giờ có nhiều vị Hồng
y đến thế. Có rất nhiều nhân vật tài năng lớn lao thuộc đủ lứa tuổi, do
đó không cần bầu chọn một vị lớn tuổi. Vì vậy, đối với tôi rõ ràng là
một nhân vật trẻ tuổi sẽ lên ngôi Giáo hoàng.
Tôi đã theo dõi nghi thức "Habemus Papam" (Chúng ta có ĐTC)
trực tiếp và sống động. Vào thời điểm đó, tôi được một nhà báo nữ gọi
điện thoại, cô ấy nói cô đã nghe nói rằng khói trắng đã bay lên ở Rôma,
và muốn nghe tôi cho biết có điều gì đó đặc biệt chăng. "Không," tôi
trả lời trung thực, "tôi không biết gì." Sau đó, tôi mở tivi và nghe tường
thuật, cũng như mọi người thôi.
Sau đó, trong thực tế tên Ratzinger đã được xướng lên! Tôi trung
thực nói rằng lúc ấy tôi khựng người lại. Đó là một thách thức lớn,
một nhiệm vụ rất lớn cho em tôi, tôi nghĩ thế, và tôi đã rất lo lắng. Tôi
không thấy sự huy hoàng hoặc vẻ đẹp của việc làm Giáo hoàng, nhưng
chỉ nhìn thấy thách thức của chức vụ này, mà bây giờ đòi hỏi mọi thứ
từ em tôi, và có nghĩa là một gánh nặng cho em tôi. Và tôi cũng buồn
vì từ nay em tôi sẽ không còn thì giờ dành cho tôi nữa. Vì vậy, tối hôm
đó, tôi đã đi ngủ, hơi chán nản. Trong suốt buổi tối hôm đó và buổi
chiều hôm sau, điện thoại reo không nghỉ, nhưng bây giờ nó không hề
quan trọng với tôi nữa. Tôi chỉ đơn giản không trả lời. "Lẩn thẩn thật”,
tôi tự nghĩ!

199
Tôi không gọi điện cho em tôi. Tôi tự nhủ là không liên lạc với em
tôi vào thời gian ấy, vì có quá nhiều người ở chung quanh em, và mọi
người đều muốn điều gì đó từ em. Sáng hôm sau, em tôi tìm cách gọi
cho tôi: em cố gắng gọi, nhưng vì điện thoại trong nhà tôi đổ chuông
liên tục, và tôi bực bội nên không trả lời. "Cứ rung chuông nữa đi, các
bạn có thể gọi mà không có tôi”, tôi nghĩ thế, trong khi có thể là em
trai tôi đang gọi điện cho tôi! Rồi đến lúc, bà Frau Heindl, quản gia của
tôi, trả lời điện thoại, và vì vậy bà nghe tiếng em tôi trước, chứ không
phải tôi.
Bà tự nhiên hơi bị sốc vì người gọi điện thoại liên lỉ ấy không ai khác
hơn là tân Giáo hoàng. Nếu tôi nhớ chính xác, bà đã không thể kết nối
đường dây của tôi với em trai tôi được, vì lý do nào đó. Rồi cuối cùng,
chúng tôi cũng nói chuyện được với nhau. Bây giờ, cảm ơn Chúa, tôi có
một điện thoại thứ hai trong phòng khách ở tầng trên. Một người quen
đã thu xếp việc này cho tôi, khi ông đã biết rằng tôi nhận cuộc gọi của
rất nhiều người, đến nỗi đôi khi tôi không thể trả lời cho em tôi trên
đường dây. Chỉ một mình Ngài biết số của điện thoại thứ hai này. Khi
điện thoại reo, tôi biết rằng em trai của tôi, Đức Giáo Hoàng, đang gọi
tôi. Nhưng tại thời điểm đó, tất nhiên, tôi chưa có điện thoại ấy.
Trên điện thoại, em trai tôi có vẻ khá bình tĩnh. Tuy nhiên, Ngài cho
biết lúc bầu cử, Ngài có cảm giác như bị sét đánh. Chuyện không lường
trước được, nó đến quá đột ngột trong cuộc bỏ phiếu, hoạt động của
Chúa Thánh Thần thật là rõ ràng. Ngài đầu hàng Chúa Thánh Thần
nhanh chóng, vì Ngài cũng nhận ra ý Chúa trong cuộc bầu chọn.
Ít lâu sau, Đức Giám mục Müller (Đức Cha Gerhard Ludwig Müller
của Giáo phận Regensburg, Đức) đã gọi điện cho tôi, và mời tôi cùng đi
với Ngài đến dự lễ nhậm chức của em trai tôi, và lẽ tất nhiên tôi vui vẻ chấp
nhận. Vì vậy, tôi có đặc quyền đi xe với Ngài đến sân bay, và cùng đi với
Ngài đến Rôma, như một thành viên của phái đoàn giáo phận Regensburg.
Tại Rôma, lúc đầu tôi sống trong căn hộ của vị Đức Hồng y lớn tuổi làm
việc với em tôi, bởi vì em tôi vẫn sống với các Hồng y khác trong nhà

200
khách của Vatican, "Domus Sanctae Marthae" (Nhà thánh nữ Martha)
- vì lý do an ninh; dẫu sao, Ngài được bảo vệ nghiêm ngặt.
Căn hộ nằm trực tiếp đối diện với Dinh Tông Tòa, nhưng bên ngoài
thành Vatican, trên đường Piazza Città Leonina. Sáng hôm sau, tôi đã
đến tìm Ngài, và sau đó chúng tôi lái xe đến căn hộ của Ngài. Một đám
đông người dân đã tụ tập trước căn hộ, và họ vỗ tay hoan hô ngay lập
tức; Ngài chào mừng họ cách ngắn ngủi, và sau đó chúng tôi đi vào
nhà.
Dĩ nhiên, Ngài là Giuse ngày xưa, và nay vẫn là Giuse. Hoạt động
của Chúa Thánh Thần được giới hạn cho hoạt động chính thức của
Ngài, nhưng là một con người, Ngài vẫn không thay đổi. Ngài không
đứng trên nghi thức, không cố gắng khoe khoang. Ngài tự giới thiệu
mình như là con người đang là, đang sống, và không muốn rơi vào một
vai trò hoặc mang mặt nạ, như các người khác có thể làm. Ví dụ, khi
Peter Seewald mô tả Ngài như là một "Giáo hoàng có sức lôi cuốn" với
một ảnh hưởng lớn trên thế giới, thì tôi phải nói rằng Ngài chắc chắn
không thực thi ảnh hưởng này một cách có ý thức. Có lẽ trên tất cả,
chính ảnh hưởng của Chúa Thánh Thần trao cho Ngài một sức thu hút
nhất định, khi xuất hiện công khai trước công chúng. Nếu không, bây
giờ cũng như trước đây, Ngài luôn là người tốt bụng, thân thiện, khiêm
tốn, không giả tạo và thân tình.
© 2012 nxb Ignatius Press cho phép (Zenit.org 24-2-2012)

201
MỤC LỤC
TỔNG QUÁT
1.Tại sao câu “"Lạy Chúa Trời, xin tới giúp con” là ở số ít?
2.Thánh giá đảo ngược là gì?
3.Buộc đọc các lời nguyện dựa theo Thánh vịnh không?
4.Có thể hát bài tương tự thay cho Kinh Vinh Danh, Kinh Tin
Kinh… không?
5.Khi nào hát thánh thi Te Deum?
6.“Giáo Hội Công giáo Cổ” và “Giáo hội Công giáo Quốc gia Ba
Lan” là gì?
7.Kiêng thịt ngày thứ Sáu và các lễ trọng địa phương
8.Nên xức tro cho trẻ nhỏ và người ngoài Công giáo không?
9.Được tự ý thay đổi nghi thức trong Tuần Thánh không?
10.Ai hát bài Exsultet ( Mừng Vui Lên)?
11.Được ngồi khi nghe đọc bài Thương Khó không?
12.Trưởng Ban Nghi Lễ Phụng Vụ của Đức Thánh Cha làm công
việc gì?
13.Giáo xứ áp dụng niên lịch riêng của các Dòng tu được không?
14.Có thể gọi Chân phước là Thánh nhân không, trước khi được
chính thức phong thánh?
15.“Chúa xuống ngục tổ tông” nghĩa là gì?
16.Có chức danh “quản trị viên mục vụ” không?
17.Chúa sống lại hơn một lần sao?

202
18.Chủ nhật Thăng Thiên được tính là Chủ nhật Mùa Thường niên
không?
19.Có kinh nhật tụng “ngoại lịch” trong sách Các Giờ Kinh Phụng
Vụ không?
20.Tài liệu nào hướng dẫn cách phát âm tiếng Latinh?
21.Có qui định về Thánh ca với Danh Chúa ở ngôi thứ nhất số ít
không?
22.Thần học phụng vụ nghi thức Latinh và nghi thức Đông phương
có khác nhau không?
23.Được đặt cây Giáng sinh trong cung thánh không?
THÁNH LỄ
24.Đấng Bản quyền nào được nhắc đến tên trong Thánh lễ?
25.Các chọn lựa cho nghi thức Rửa chân
26.Cử chỉ bằng tay phải trong nghi lễ Phụng vụ?
27.Dùng Sách Lễ cầm tay trong Thánh lễ
28.“Cho nhiều người” khác với “cho mọi người” không?
29.Đấm ngực mấy lần khi đọc kinh Cáo mình?
30.Có được từ chối cho Rước Lễ không?
31.Nói thêm về việc từ chối cho Rước lễ
32.Được nhìn thừa tác viên khi Rước lễ không?
33.Có mấy kinh khẩn cầu Thánh Linh trong Kinh nguyện Thánh
Thể I?
34.Việc nâng Bánh Rượu phải kéo dài bao lâu?

203
35.Nói thêm về việc nâng cao Mình Máu Chúa và Kinh Nguyện
Thánh Thể IV
36.Giải thích thêm về Kinh khẩn cầu Thánh Linh trong Kinh Nguyện
Thánh Thể
37.Kinh Nguyện Thánh Thể 4 sử dụng thế nào?
38.Các Kinh Nguyện Thánh Thể dành cho Thánh lễ thiếu nhi còn
được phép sử dụng không?
39.Dùng iPad để đọc Tin Mừng trong Thánh lễ được không?
40.Sử dụng iPad như thế nào trong phụng vụ?
41.Màu sắc lễ phục của các linh mục trong thánh lễ đồng tế
42.Màu xanh dương có phải là màu phụng vụ không?
43.Nghi thức bẻ bánh là quan trọng ra sao?
44.Được phép dịch từ bản dịch Sách Lễ tiếng Anh không?
45.Thánh giá bàn thờ quay về phía nào?
46.Trong Thánh lễ có được thay đổi vị chủ tế không?
47.Được hôn nhau khi chúc bình an trong Thánh lễ không?
48.Được phép chúc bình an cho nhau khi rước lễ không?
49.Tại sao nhiều “Lời nguyện mở đầu” không còn sử dụng?
50.Có "Thánh Lễ kèm chầu Mình Thánh Chúa” không?
51.Linh mục được phép đồng tế trong ngôn ngữ mình không biết
chăng?
52.Thừa tác viên có bái gối khi lấy bình thánh từ nhà tạm không?
53.Nên kết thúc bài giảng như thế nào?

204
54.Trong trường hợp nào, linh mục bái gối trước Nhà tạm khi lấy
Bánh Thánh trong Thánh lễ?
55.Tại sao linh mục mang áo lễ như thường trong vùng khí hậu
nóng bức?
56.Được phép gián đoạn thánh lễ không?
57.Rước lễ qua ống dẫn thức ăn được không?
58.Có thể thắp nến Vòng hoa mùa Vọng trong nghi thức Sám hối
không?
59.Có qui định về sắc thái của màu tím phụng vụ Mùa Vọng không?
60.Dùng nước rửa tay diệt khuẩn trước khi cho rước lễ được không?
CÁC BÍ TÍCH
61.Được hát bài Ave Maria tại đám tang không?
62.Các ngăn trở cho người muốn chịu chức Linh mục
63.Dầu nào có thể được sử dụng lúc xức dầu khẩn cấp?
64.Linh mục được làm phép dầu Dự tòng trong trường hợp khẩn
cấp không?
65.Những khi nào cần cất Mình Thánh Chúa khỏi nhà thờ?
66.Giáo dân đặt Mình Thánh Chúa được không?
67.Một trẻ em đã rửa tội thì hiệp thông trọn vẹn với Giáo Hội chưa?
68.Trẻ em Maronite là người Công giáo hợp pháp không?
69.Linh mục Công giáo dùng dầu thánh của Chính Thống Giáo
được không?

205
PHỤ LỤC
70.Toàn văn Huấn thị "Ecclesiae Universae” (Giáo Hội Hoàn Vũ)
71.Tài liệu hỏi-đáp do Thánh bộ Phúc âm hóa các Dân tộc soạn thảo
liên quan đến các vụ phong chức Giám Mục bất hợp pháp tại Trung
Quốc
72.Danh sách 35 Tiến sĩ Giáo Hội
73.Việc nhập cư và "Nước Hoa Kỳ sắp tới”
74.Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội: mầu nhiệm tình yêu Thiên Chúa
đối với nhân loại
75.Trích chương IX từ cuốn sách “Em tôi, Giáo hoàng"

206
MỤC LỤC
LỜI CÁM ƠN������������������������������������������������������������������������������������� 2
TỔNG QUÁT�������������������������������������������������������������������������������������� 3
Tại sao câu “"Lạy Chúa Trời, xin tới giúp con” là ở số ít?�������������� 3
Thánh giá đảo ngược là gì?���������������������������������������������������������������� 4
Buộc đọc các lời nguyện dựa theo Thánh vịnh không?���������������� 5
"Liệu có hoặc sẽ có một “Qui Chế Tổng Quát về Sách Lễ Roma”
mới, để đi kèm với bản dịch tiếng Anh mới không?��������������������� 6
Khi nào hát Thánh thi Te Deum?���������������������������������������������������� 7
“Giáo hội Công giáo Cổ” và “Giáo hội Công giáo Quốc gia Ba
Lan” là gì?������������������������������������������������������������������������������������������ 12
Kiêng thịt ngày thứ Sáu và các lễ trọng địa phương.................. �� 16
Nên xức tro cho trẻ nhỏ và người ngoài Công giáo không?������� 18
Được tự ý thay đổi nghi thức trong Tuần Thánh không?����������� 20
Ai hát bài Exsultet ( Mừng Vui Lên)?�������������������������������������������� 24
Được ngồi khi nghe đọc bài Thương Khó không?���������������������� 25
Trưởng Ban Nghi Lễ Phụng Vụ của Đức Thánh Cha
làm công việc gì?������������������������������������������������������������������������������� 26
Giáo xứ áp dụng niên lịch riêng của các Dòng tu
được không?�������������������������������������������������������������������������������������� 30
Có thể gọi Chân phước là Thánh nhân không, trước khi
được chính thức phong thánh?������������������������������������������������������ 33
“Chúa xuống ngục tổ tông” nghĩa là gì?���������������������������������������� 35
Có chức danh “quản trị viên mục vụ” không?������������������������������ 39
Chúa sống lại hơn một lần sao?������������������������������������������������������ 45
Chủ nhật Thăng Thiên được tính là Chủ nhật
Mùa Thường niên không?��������������������������������������������������������������� 46
Có kinh nhật tụng “ngoại lịch” trong sách
Các Giờ Kinh Phụng Vụ không? ��������������������������������������������������� 48
Tài liệu nào hướng dẫn cách phát âm tiếng Latinh?................. �� 52
Có qui định về Thánh ca với Danh Chúa ở ngôi thứ nhất

207
số ít không?.......��������������������������������������������������������������������������������� 54
Thần học phụng vụ nghi thức Latinh và nghi thức
Đông phương có khác nhau không?���������������������������������������������� 57
Được đặt cây Giáng sinh trong cung thánh không?�������������������� 60
THÁNH LỄ..... ���������������������������������������������������������������������������������� 64
Đấng Bản quyền nào được nhắc đến tên trong Thánh lễ?���������� 64
Cử chỉ bằng tay phải trong nghi lễ Phụng vụ?������������������������������ 68
Dùng Sách Lễ cầm tay trong Thánh lễ.............. ����������������������������� 69
“Cho nhiều người” khác với “cho mọi người” không?���������������� 71
Đấm ngực mấy lần khi đọc kinh Cáo mình?�������������������������������� 73
Có được từ chối cho Rước Lễ không?.............. ����������������������������� 75
Nói thêm về việc từ chối cho Rước lễ............... ����������������������������� 79
Được nhìn thừa tác viên khi Rước lễ không?.. ����������������������������� 80
Có mấy kinh khẩn cầu Thánh Linh trong
Kinh nguyện Thánh Thể I?�������������������������������������������������������������� 80
Việc nâng Bánh Rượu phải kéo dài bao lâu?�������������������������������� 82
Nói thêm về việc nâng cao Mình Máu Chúa và
Kinh Nguyện Thánh Thể IV����������������������������������������������������������� 85
Giải thích thêm về Kinh khẩn cầu Thánh Linh trong
Kinh Nguyện Thánh Thể..........������������������������������������������������������� 87
Kinh Nguyện Thánh Thể 4 sử dụng thế nào?.. ����������������������������� 88
Các Kinh Nguyện Thánh Thể dành cho Thánh lễ
thiếu nhi còn được phép sử dụng không?������������������������������������� 90
Dùng iPad để đọc Tin Mừng trong Thánh lễ được không?�������� 92
Sử dụng iPad như thế nào trong phụng vụ?��������������������������������� 94
Màu sắc lễ phục của các linh mục trong thánh lễ đồng tế........ �� 96
Màu xanh dương có phải là màu phụng vụ không?.................. 100
Nghi thức bẻ bánh là quan trọng ra sao?������������������������������������104
Được phép dịch từ bản dịch Sách Lễ tiếng Anh không?�����������106
Thánh giá bàn thờ quay về phía nào?������������������������������������������109
Trong Thánh lễ có được thay đổi vị chủ tế không?��������������������110
Được hôn nhau khi chúc bình an trong Thánh lễ không? �������113
208
Được phép chúc bình an cho nhau khi rước lễ không?������������115
Tại sao nhiều “Lời nguyện mở đầu” không còn sử dụng?��������116
Có "Thánh Lễ kèm chầu Mình Thánh Chúa” không?����������������119
Linh mục được phép đồng tế trong ngôn ngữ mình
không biết chăng?���������������������������������������������������������������������������120
Thừa tác viên có bái gối khi lấy bình thánh từ
nhà tạm không?������������������������������������������������������������������������������122
Nên kết thúc bài giảng như thế nào?�������������������������������������������124
Trong trường hợp nào, linh mục bái gối trước
Nhà tạm khi lấy Bánh Thánh trong Thánh lễ?���������������������������128
Tại sao linh mục mang áo lễ như thường trong
vùng khí hậu nóng bức?����������������������������������������������������������������129
Được phép gián đoạn thánh lễ không?............ ���������������������������131
Rước lễ qua ống dẫn thức ăn được không? �������������������������������134
Có thể thắp nến Vòng hoa mùa Vọng trong nghi thức
Sám hối không?������������������������������������������������������������������������������135
Dùng nước rửa tay diệt khuẩn trước khi cho rước lễ
được không?������������������������������������������������������������������������������������140
CÁC BÍ TÍCH���������������������������������������������������������������������������������143
Được hát bài Ave Maria tại đám tang không?. ���������������������������143
Các ngăn trở cho người muốn chịu chức Linh mục������������������145
Dầu nào có thể được sử dụng lúc xức dầu khẩn cấp?���������������150
Linh mục được làm phép dầu Dự tòng trong trường hợp
khẩn cấp không?�����������������������������������������������������������������������������153
Những khi nào cần cất Mình Thánh Chúa khỏi nhà thờ?��������153
Giáo dân đặt Mình Thánh Chúa được không?���������������������������159
Một trẻ em đã rửa tội thì hiệp thông trọn vẹn với
Giáo hội chưa?��������������������������������������������������������������������������������161
Trẻ em Maronite là người Công giáo hợp pháp không?�����������163
Linh mục Công giáo dùng dầu thánh của Chính Thống
Giáo được không?��������������������������������������������������������������������������164
PHỤ LỤC����������������������������������������������������������������������������������������166
209
Toàn văn Huấn thị "Ecclesiae Universae”
(Giáo Hội Hoàn Vũ) ����������������������������������������������������������������������166
Tài liệu hỏi-đáp do Thánh bộ Phúc âm hóa các Dân tộc soạn
thảo liên quan đến các vụ phong chức Giám mục bất hợp pháp
tại Trung Quốc��������������������������������������������������������������������������������175
Danh sách 35 Tiến sĩ Giáo Hội�����������������������������������������������������180
Việc nhập cư và "Nước Hoa Kỳ sắp tới”��������������������������������������185
Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội: Mầu nhiệm tình yêu Thiên
Chúa đối với nhân loại������������������������������������������������������������������194
Trích từ cuốn sách “Em tôi, Giáo hoàng"������������������������������������198

210
1

Linh mục Edward McNamara


Dòng Đạo Binh Chúa Kitô (LC),
Khoa trưởng Thần học và giáo sư phụng vụ
Đại học Regina Apostolorum
(Nữ Vương các Thánh
Tông Đồ), Rôma

GIẢI ĐÁP THẮC MẮC


PHỤNG VỤ
TẬP 2

CÔNG GIÁO VÀ ĐỜI SỐNG

Người dịch: Nguyễn Trọng Đa


2

MỤC LỤC
LỜI GIỚI THIỆU ............................................................... 6
T
4
3 T
4
3

LỜI CÁM ƠN ...................................................................... 7


T
4
3 T
4
3

TỔNG QUÁT ...................................................................... 7


T
4
3 T
4
3

1. Ai phải cử hành Các Giờ Kinh Phụng Vụ và cử hành các giờ nào? ......... 8
T
4
3 T
4
3

2. Khăn che Thánh Giá là màu gì? ....................................................... 11


T
4
3 T
4
3

3. Khi Tòa Thánh trống ngôi, ý chỉ của Đức Thánh Cha cho hội Tông
T
4
3

đồ cầu nguyện có còn hiệu lực nữa không? ...................................... 13


T
4
3

4. Tác vụ Đọc sách có thể được trao sau tác vụ Giúp lễ không? ....... 14
T
4
3 T
4
3

5. Thứ Sáu đầu tháng kính Thánh Tâm Chúa ................................... 17


T
4
3 T
4
3

6. Giờ chầu Thánh Thể được thực hiện như thế nào? ....................... 21
T
4
3 T
4
3

7. Có được sử dụng thánh ca mà không cần phê duyệt không?......... 23


T
4
3 T
4
3

8. Việc dời ngày lễ Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội được qui định thế nào? ....... 27
T
4
3 T
4
3

9. Lần chuỗi trong giờ chầu Thánh Thể có được không? .................. 29
T
4
3 T
4
3

10. Trộn tro của nhiều người chết được không? ............................... 30
T
4
3 T
4
3

THÁNH LỄ ....................................................................... 33
T
4
3 T
4
3

11. Sách Tin Mừng được đặt trang trọng ở đâu? .............................. 33
T
4
3 T
4
3

12. Được phép hát Alleluia tại giảng đài không?.............................. 36


T
4
3 T
4
3

13. Tại sao linh mục rửa tay sau khi dâng lễ vật? ............................. 39
T
4
3 T
4
3

14. Phụ nữ làm Chưởng nghi được không? ...................................... 40


T
4
3 T
4
3

15. Giám mục có thể sửa đổi các phần của Thánh lễ không? ............ 42
T
4
3 T
4
3

16. Khi Tòa Thánh trống tòa, linh mục có phải đọc tên ĐTC Biển Đức
T
4
3

trong Kinh nguyện Thánh Thể không?............................................. 45


T
4
3

17. Có đọc tên Giám mục nghỉ hưu (emeritus) trong Kinh nguyện
T
4
3

Thánh Thể không?........................................................................... 46


T
4
3

18. Thánh Lễ cầu cho việc bầu Giáo Hoàng nên được cử hành thế nào? ... 49
T
4
3 T
4
3

19. Việc lột bàn thờ ngày thứ Năm Tuần Thánh được qui định cho các bàn
T
4
3

thờ nào? ........................................................................................... 51


T
4
3

20. Linh mục lau môi bằng khăn lau chén được không? ................... 53
T
4
3 T
4
3

21. Bài Tin Mừng được hát trong các Thánh lễ nào?........................ 55
T
4
3 T
4
3

22. Khi linh mục đọc ''Anh chị em hãy cầu nguyện để hy lễ của tôi...'',
T
4
3

thì cộng đoàn đứng phải không? ...................................................... 57


T
4
3
3

23. Giám mục có quyền giải thích luật phụng vụ như thế nào?........ 59
T
4
3 T
4
3

24. Có cung điệu dễ hát cho bài ca Tin Mừng không? ...................... 62
T
4
3 T
4
3

25. Xin cho biết các mức độ của việc làm phép ............................... 64
T
4
3 T
4
3

26. Linh mục mới truyền chức có phải là là vị đồng tế trong thánh lễ
T
4
3

truyền chức của họ không? .............................................................. 66


T
4
3

27. Tràng hạt Mân côi được làm phép ra sao? .................................. 68
T
4
3 T
4
3

28. Nước được rót chút ít vào một hay nhiều chén thánh có rượu? ... 69
T
4
3 T
4
3

29. Lời nguyện “Infra Actionem, Trong Lễ Quy, Cùng hiệp thông”
T
4
3

xuất hiện từ khi nào? ....................................................................... 72


T
4
3

30. Khi nào kinh Vinh Danh được bỏ hoặc hát? ............................... 74
T
4
3 T
4
3

31. Phụng Vụ Lời Chúa cho thiếu nhi được thực hiện ra sao? .......... 76
T
4
3 T
4
3

32. Linh mục không đồng tế có thể đọc bài Tin Mừng không? ......... 80
T
4
3 T
4
3

33. Người đi lễ trễ có được rước lễ không? ...................................... 82


T
4
3 T
4
3

34 Khi. một linh mục có tội trọng, ngài cử hành Thánh lễ được không? ..... 84
T
4
3 T
4
3 T
4
3 T
4
3

35. Bài Giảng nên kéo dài bao nhiêu phút? ...................................... 87
T
4
3 T
4
3

36. Các công thức tung hô sau Truyền Phép được sử dụng như thế nào? .. 91
T
4
3 T
4
3

37. Bổng lễ và nghĩa vụ cử hành thánh lễ liên quan với nhau ra sao? ....... 93
T
4
3 T
4
3

38. Đưa vật nuôi vào Nhà Thờ được không? .................................... 97
T
4
3 T
4
3

39. Hát Sursum Corda (Hãy nâng tâm hồn lên) như thế nào? ......... 100
T
4
3 T
4
3

40. Khi bỏ hương vào bình hương, linh mục ngồi hay đứng? ......... 102
T
4
3 T
4
3

41. Tại sao gọi là Thánh Pius thay vì Thánh Pio?........................... 104
T
4
3 T
4
3

42. Linh mục được phép ban phép lành Tòa Thánh cho người nguy tử không? ... 105
T
4
3 T
4
3

43. Còn nghi thức làm phép muối nữa không? ............................... 107
T
4
3 T
4
3

44. Dùng cái gì để rảy Nước thánh? ............................................... 110


T
4
3 T
4
3

45. Tiếp nhận Bánh và Rượu ở vị trí nào?...................................... 111


T
4
3 T
4
3

46. Trong Thánh Lễ đại triều của Giám Mục, tại sao nhà tạm lại để trống? ...... 114
T
4
3 T
4
3

47. Lễ Các Đẳng thuộc bậc lễ nào? ................................................ 117


T
4
3 T
4
3

48. Về màu của áo choàng, khăn vai, và qui định về ban phép lành ....... 120
T
4
3 T
4
3

49. Việc rời nhà thờ ngay sau Rước lễ là sai như thế nào? ............. 121
T
4
3 T
4
3

50. Có thể đưa tên thánh Giuse vào các Kinh nguyện ngoài bốn Kinh
T
4
3

nguyện Thánh Thể chính không? ................................................... 124


T
4
3

51. Lá thư mục vụ nào được đọc thay cho bài giảng lễ? ................. 127
T
4
3 T
4
3

52. Được dùng chuông mõ Phật giáo trong phụng vụ không? ........ 129
T
4
3 T
4
3
4

53. Giáo dân được phép giảng trong buổi cử hành phụng vụ Lời Chúa
T
4
3

ngoài thánh lễ không?.................................................................... 133


T
4
3

54. Cộng đoàn quỳ gối đến hết Vinh tụng ca (doxology) không? ... 136
T
4
3 T
4
3

55. Vị trí nào dành cho Giám mục khi ngài không đồng tế trong Thánh Lễ? ..... 138
T
4
3 T
4
3

56. Có buộc tráng chén với nước và rượu không? .......................... 141
T
4
3 T
4
3

57. Linh mục nói lời thô tục trong bài giảng được không? ............. 143
T
4
3 T
4
3

58. Tại sao thắp bảy ngọn nến trong lễ đại triều Giám mục? .......... 147
T
4
3 T
4
3

59. Làm nghi thức xức tro sớm được không? ................................. 149
T
4
3 T
4
3

60. Đọc “anh em” hay “chị em” trong Kinh Cáo Mình được không? ...... 151
T
4
3 T
4
3

61. Lời nguyện tín hữu có là bắt buộc trong Thánh lễ ngày thường
T
4
3

hoặc Thánh lễ an táng không? Được phép chúc bình an trước phần
dâng lễ vật không? ........................................................................ 153
T
4
3

62. Ai tham dự lễ Chúa Nhật ở nhà thờ Chính thống giáo, có chu toàn
T
4
3

luật buộc dự lễ không? .................................................................. 157


T
4
3

63. Khi Giáo phận trống tòa, ai cử hành Lễ Dầu? .......................... 160
T
4
3 T
4
3

64. Nghi thức thống hối trong lễ Phục Sinh được thực hiện ra sao? 162
T
4
3 T
4
3

65. Tại sao trong lời nguyện, đôi khi “Thánh” (Sanctus) lại gọi là
T
4
3

“Chân Phước” (Beatus)?................................................................ 165


T
4
3

66. Làm gì khi Bánh thánh rơi xuống nền nhà? .............................. 167
T
4
3 T
4
3

67. Người đi lễ trễ sau bài Tin Mừng có được rước lễ không?........ 169
T
4
3 T
4
3

68. Câu kết “nhờ Đức Kitô Chúa chúng con” của lời nguyện có ý
T
4
3

nghĩa gì? ....................................................................................... 170


T
4
3

69. Lễ phục nào cho linh mục không đồng tế? ............................... 174
T
4
3 T
4
3

70. Tại sao có phiên bản ngắn và phiên bản dài cho một số bài Tin
T
4
3

Mừng Chúa Nhật? ......................................................................... 177


T
4
3

71. Có đúng là phó tế phải quỳ lúc truyền phép?............................ 180


T
4
3 T
4
3

72. Linh mục cần biết tiếng Latinh ở mức độ nào để cử hành Thánh lễ
T
4
3

Latinh? .......................................................................................... 182


T
4
3

73. Tượng Chịu nạn được đặt trên mọi bàn thờ không?.................. 185
T
4
3 T
4
3

74. Nói thêm về tượng Thánh giá bàn thờ ...................................... 188
T
4
3 T
4
3

75. Người Hồi giáo chia sẻ quan điểm thay cho bài giảng Thánh lễ
T
4
3

được không?.................................................................................. 190


T
4
3

76. Bài giảng có cần được viết sẵn hay không? .............................. 194
T
4
3 T
4
3

77. Có được vỗ tay trong bài giảng không? .................................... 198


T
4
3 T
4
3
5

78. Rước Lễ Lần Đầu, có cần trọng thể không? ............................. 201
T
4
3 T
4
3

79. Ban phép lành qua điện thoại được không? .............................. 203
T
4
3 T
4
3

80. Linh mục giải tội qua điện thoại được không?.......................... 205
T
4
3 T
4
3

81. Câu “Xin Chúa tặng thêm điều chúng con chẳng dám cầu xin”
T
4
3

được hiểu thế nào? ........................................................................ 208


T
4
3

82. Linh mục rước lễ trước hay sau các tín hữu? ............................ 211
T
4
3 T
4
3

83. Một linh mục đồng tế có thể chụp ảnh trong Thánh lễ không? . 213
T
4
3 T
4
3

84. Phải truyền phép cả bánh và rượu cho Thánh lễ ....................... 215
T
4
3 T
4
3

85. Các tín hữu có buộc làm dấu Thánh giá kép trước bài Tin Mừng không? ... 217
T
4
3 T
4
3

86. Tại sao có nhiều ấn bản Phụng vụ Giờ Kinh bằng tiếng Anh? .. 221
T
4
3 T
4
3

87. Linh mục cử hành lễ an táng cho người Tin lành được không?. 224
T
4
3 T
4
3

88. Khi nào Phó tế phải mặc áo lễ Phó tế? ..................................... 226
T
4
3 T
4
3

CÁC BÍ TÍCH ................................................................. 228


T
4
3 T
4
3

89. Cần bổ túc nghi thức rửa tội cho hài nhi nguy tử không? ......... 228
T
4
3 T
4
3

90. Giáo Hội quy định gì về việc tuyên xưng lại thề hứa hôn phối? 230
T
4
3 T
4
3

91. Trẻ em viết tội ra giấy và đề tên được không? .......................... 232
T
4
3 T
4
3

92. Việc kết hôn dân sự và kết hôn tôn giáo được thực hiện ra sao? 234
T
4
3 T
4
3

93. Khi nào linh mục vi phạm ấn tích giải tội? ............................... 236
T
4
3 T
4
3

94. Ai ký tên vào chứng chỉ Bí tích Rửa tội? ................................. 239
T
4
3 T
4
3

95. Cần xưng gì khi thường xuyên xưng tội? ................................. 241
T
4
3 T
4
3

96. Trong lễ cưới, linh mục được phép nói “Cha tuyên bố hai con là
T
4
3

vợ chồng với nhau” không? ........................................................... 244


T
4
3

97. Người đã ly dị tái hôn được rước lễ theo quyền “tòa trong” không?.. 246
T
4
3 T
4
3

98. Chủng sinh giữ vai trò phó tế được không? .............................. 251
T
4
3 T
4
3

99. Liệu đôi tân hôn phải có sự tháp tùng của cha mẹ trong cuộc rước
T
4
3

không? .......................................................................................... 255


T
4
3
6

LỜI GIỚI THIỆU


Công Đồng Vatican II đã cho thấy phụng vụ là đỉnh cao quy
hướng “cho mọi hoạt động của Giáo hội, đồng thời là nguồn mạch
cho tất cả sức mạnh của Giáo hội. Nói thế, vì những hành vi phụng
vụ đều nhằm vào việc làm cho toàn thể dân thánh, Nhiệm Thể
Chúa Kitô, trở nên gắn bó chặt chẽ với nhau và với Thiên Chúa,
nhờ đó, các Kitô hữu có thể hội họp với nhau hầu ca tụng Chúa
giữa lòng Giáo Hội, tham dự hy lễ và ăn uống với nhau nơi bàn
tiệc của Người.
Như thế phụng vụ của Giáo Hội Công giáo là hoạt động, và
chính hoạt động này làm cho các thành viên trở thành dân thánh
qua lời đọc, âm nhạc, hành động, dấu chỉ,. . .Khi các tin hữu cử
hành bí tích hay á bí tích là họ nổ lục thế hiện sự hiệp nhất với
Thiên Chúa, với các thánh trên trời và những người khác, và như
vậy, đem lại niềm vui và ơn cứu độ.
Vì là hoạt động của Hội thánh, nên các hành vi cần phải được
tổ chức và quy định theo những gì mà Hội thánh mong muốn. Hay
nói khác đi, những cử chỉ và hành vi trong phụng vụ phải nói lên
được tâm tỉnh và tất cả ý nghĩa chiều sâu của nền phụng tự Kitô
giáo, nên phụng tự có tỉnh tâm linh, như Đức Kitô diễn tả, là lối
thờ phượng trong Thần Khí và chân lý, nghĩa là sự thờ phượng của
con người được Thánh Thần tác động. Vì thế, Giáo hội Chúa Kitô
có sứ mạng tổ chức phụng vụ và quy định các dấu chỉ và và hành
vi để diễn tả các thực tại thiêng thánh.
T
0 T
0

Tập sách là những giải đáp cụ thể do một giáo sư có thẩm


quyền biên soạn, và được anh Giuse Nguyễn Trọng Đa chuyển
dịch, sẽ giúp chúngta có được những hành vi, tâm tỉnh đúng đắn
hơn khi cử hành phụng vụ. Ước mong bản dịch này sẽ giúp các anh
chị em tin hữu, nhất là các thửa tác viên, sống phụng vụ cách trọn
hảo trong từng cử chỉ và nghi thức.

Linh mục Giuse NGUYỄN CAO LUẬT OP T


0
7

LỜI CÁM ƠN
Các bài giải đáp thắc mắc phụng vụ trong sách này,
tôi đã dịch từ bản tiếng Anh và đăng trên trang Vietcatholic,
sau khi tôi đã xuất bản cuốn “Giải đáp thắc mắc Phụng vụ I”
trong tháng 11-2013.
Để có bản dịch hoàn chỉnh, tôi đã trích dẫn các bản
dịch Việt ngữ về Kinh Thánh, Sách Giáo lý Giáo Hội Công
giáo, Công đồng Vatican II, Giáo luật, các văn kiện Tòa
Thánh...trong bài của mình.
Do đó, tôi có lời cám ơn sâu sắc và chân thành đến
Hội Đồng Giám Mục Việt Nam; Nhóm Các Giờ Kinh Phụng
Vụ; Giáo Hoàng Học Viện Thánh Piô X Đà Lạt; Nhóm các
linh mục Nguyễn Văn Phương, Phan Tấn Thành, Vũ Văn
Thiện, Mai Ðức Vinh; Linh mục Nguyễn Chí Cần (Giáo phận
Nha Trang), Tý Linh...là dịch giả của các văn kiện trên.
Đặc biệt tôi cám ơn Linh mục Trần Công Nghị, anh
Nguyễn Long Thao, anh Đặng Minh An, và Ban Biên tập của
trang Vietcatholic, đã nâng đỡ và tạo mọi điều kiện trong việc
tôi cộng tác với Ban.
Tôi cũng xin cám ơn Tỉnh Dòng Phanxicô Việt Nam,
Cựu Học viên GHHV Thánh Piô X Đà lạt, anh em Cựu Phan
Sinh, bạn bè thân hữu, và gia đình thân thương của tôi, đã
khuyến khích tôi rất nhiều trong việc làm hữu ích này.

Nguyện xin Chúa trả công vô cùng cho Quý vị.


Trân trọng,
GIUSE NGUYỄN TRỌNG ĐA
17-10-2014

TỔNG QUÁT
8

1. Ai phải cử hành Các Giờ Kinh Phụng Vụ và cử


hành các giờ nào?

Hỏi: Tôi viết thư này để hỏi cha về bổn phận cử hành Các
Giờ Kinh Phụng Vụ, vì lợi ích của những người đăng ký cho
“đường thiêng liêng tối thiểu”. Tất cả những người đọc Thần vụ
đều đặn (và rủi thay có một số người tận hiến cho Chúa một cách
đặc biệt mà không chăm lo cầu nguyện) dường như chấp nhận
rằng giờ Kinh Sáng và giờ Kinh chiều là bắt buộc, có lẽ bởi vì các
giờ kinh này được xác định như là “giờ kinh then chốt” trong
“Văn kiện trình bày và qui định các Giờ Kinh Phụng Vụ”. Họ cảm
thấy các giờ Kinh khác là tùy chọn, kể cả giờ Kinh Sách, mặc dù
họ có thể thừa nhận rằng các giờ kinh ấy “là rất ích lợi về đường
thiêng liêng”, như đã nêu trong “Văn kiện trình bày và qui định
các Giờ Kinh Phụng Vụ”. Tôi xin cha làm sáng tỏ rằng liệu các
giờ kinh này là bắt buộc hoặc tùy chọn? - S. D., Old Goa, Ấn Độ.
Đáp: Trước hết, chúng ta phải phân biệt giữa những người có
bổn phận đọc Kinh Thần vụ.
Tất cả các linh mục và phó tế chuyển tiếp thuộc nghi lễ
Latinh có nghĩa vụ buộc, được hứa vào lúc truyền chức, cử hành
toàn bộ Các Giờ Kinh Phụng Vụ: “Các con có muốn gìn giữ và
gia tăng tinh thần cầu nguyện phù hợp với cách sống của các con,
và trong tinh thần ấy, các con có muốn chu toàn các Giờ Kinh
Phụng Vụ theo điều kiện của các con, làm một với dân Thiên
Chúa, để cầu nguyện cho họ và cho toàn thể thế giới không ?” (X.
Sách Nghi thức Rôma, Nghi thức phong chức phó tế). Điều này
được xác nhận bởi số 29 của “Văn kiện trình bày và qui định các
Giờ Kinh Phụng Vụ”, và Khoản luật 276, § 2, 3, của Bộ Giáo Luật.
Việc cử hành này bao gồm: giờ Kinh Sách, giờ Kinh Sáng,
một trong ba giờ Kinh giữa (Kinh giờ Ba, kinh giờ Sáu và kinh giờ
Chín), giờ Kinh Chiều và giờ Kinh Tối.
Các phó tế vĩnh viễn cử hành một phần các giờ Kinh này,
được quyết định bởi đấng Bản quyền địa phương, thường là Kinh
Sáng, Kinh Chiều và Kinh tối.
9

Các tu sĩ không giáo sĩ và các người thánh hiến khác cử hành


một phần của các Giờ Kinh Phụng Vụ, tùy theo luật cụ thể của họ
và các cam kết cá nhân của họ.
Một số Dòng tu có phiên bản Các Giờ Kinh Phụng Vụ riêng
của họ, vốn thường là dài hơn Các Giờ Kinh Phụng Vụ của Giáo
Hội hoàn vũ.
Có thể có một số thực thể khác trong Giáo Hội. Ví dụ, có thể
rằng các giáo sĩ thuộc các Giáo hạt tòng nhân Anh giáo mới tuân
giữ truyền thống riêng của họ trong cử hành Thần vụ, mặc dù một
số giáo sĩ chọn cử hành Các Giờ Kinh Phụng Vụ.
Tầm quan trọng của nghĩa vụ cho hàng giáo sĩ xuất phát từ
bản chất của sứ vụ như là trung gian cho các linh hồn. Dt 5, 1 diễn
tả điều này thật đẹp: “Thượng tế nào cũng là người được chọn
trong số người phàm, và được đặt lên làm đại diện cho loài người,
trong các mối tương quan với Thiên Chúa, để dâng lễ phẩm cũng
như tế vật đền tội”.
Vì lý do này, ngày 15-11-2000, Tòa Thánh đã ban hành một
“câu trả lời cho một nghi ngờ” (Prot. Số 2330/00/L) liên quan đến
nghĩa vụ cử hành Kinh Thần vụ, và nhắc lại rằng “Việc cử hành
toàn bộ Các Giờ Kinh Phụng Vụ hàng ngày, dành cho các linh mục
và phó tế trên con đường tiến đến chức linh mục, là một phần quan
trọng của thừa tác vụ Giáo Hội của họ”.
Liên quan đến các trường hợp ngoại lệ cho luật tổng quát
này, Thánh bộ Phụng tự cung cấp các giải thích sau đây:
Câu hỏi # 1: Thánh Bộ Phụng tự và Kỷ luật Bí tích nói gì về
việc mở rộng nghĩa vụ cử hành hoặc đọc hàng ngày Các Giờ Kinh
Phụng Vụ?
Đáp: Những người đã được truyền chức là bị ràng buộc về
luân lý, ngay khi họ được truyền chức thánh, để cử hành toàn bộ
Kinh Thần vụ toàn bộ hàng ngày, như qui định trong khoản luật
276, § 2, số 3 của “Bộ Giáo luật được trích dẫn trước đây. Việc cử
hành này không có về phần mình bản chất của một việc đạo đức
riêng tư, hoặc việc thực hành đạo đức do cá nhân giáo sĩ thực hiện,
10

nhưng là một hành động riêng dành cho tác vụ thánh và thừa tác
mục vụ.
Câu hỏi # 2: Liệu nghĩa vụ sub gravi (buộc nặng) mở rộng
cho toàn bộ việc đọc kinh Thần Vụ sao?
“Đáp: Phải nhớ các điều sau đây:
Một lý do nghiêm trọng, có thể là sức khỏe, hoặc công tác
mục vụ, hoặc một hành động bác ái, hoặc quá mệt mỏi, chứ không
là một sự bất tiện đơn giản, có thể miễn đọc một phần hoặc thậm
chí toàn bộ Kinh Thần Vụ, theo nguyên tắc chung nói rằng một
luật Giáo hội thuần túy không ràng buộc, khi một sự bất tiện
nghiêm trọng hiện diện;
“Việc bỏ đọc một phần hoặc toàn bộ Kinh Thần Vụ do sự
lười biếng hoặc do việc thực hiện các hoạt động không cần thiết, là
không hợp pháp, và thậm chí có thể gây nên một sự đánh giá thấp,
theo tính nghiêm trọng của vấn đề, về thừa tác vụ và luật thiết định
của Giáo Hội;
Tuy nhiên, việc bỏ giờ Kinh Sáng hoặc giờ Kinh Chiều đòi
hỏi một lý do lớn hơn, vì hai giờ Kinh này là “bản lề đôi của Kinh
Thần vụ hàng ngày” (SC 89);
“Nếu một linh mục phải cử hành Thánh Lễ nhiều lần trong
cùng một ngày, hoặc giải tội trong nhiều giờ, hoặc giảng nhiều lần
trong cùng một ngày, và việc này khiến cho ngài mệt mỏi, ngài có
thể xem xét, với sự an bình của lương tâm, rằng ngài có một cái cớ
hợp pháp để bỏ một phần tương ứng của Kinh Thần vụ;
“Đấng Bản quyền của linh mục hay phó tế, vì một lý do
chính đáng hay nghiêm trọng, tùy theo trường hợp, có thể miễn cho
họ toàn bộ hoặc một phần Kinh Thần Vụ, hoặc cho thay thế việc
đọc Kinh Thần Vụ bằng một việc đạo đức khác (ví dụ, lần chuỗi
Mân Côi, Đi đàng Thánh Giá, đọc Kinh thánh hay sách thiêng
liêng, một thời gian cầu nguyện hợp lý,...).
“Câu hỏi: Đâu là vai trò của tiêu chí 'veritas temporis’
(đúng giờ chỉ định) liên quan đến vấn đề này?
Đáp: Câu trả lời phải được đưa ra nhiều phần, để làm rõ các
trường hợp đa dạng.
11

“Các Giờ Kinh Phụng Vụ không có thời giấc qui định


nghiêm ngặt, và có thể được cử hành vào bất cứ giờ nào, và giờ
Kinh có thể được bỏ qua, nếu có một trong các lý do như đã nêu
trong câu trả lời số 2 ở trên. Theo tập tục, Kinh Thần Vụ có thể
được đọc bất kỳ thời gian nào, bắt đầu với giờ Kinh Chiều hoặc giờ
Kinh Tối của ngày hôm trước, sau giờ Kinh Chiều (x. GILH, 59).
“Điều này cũng đúng cho các giờ Kinh giữa, vốn không được
qui định cho giờ cử hành. Với các giờ Kinh này, nên đọc trong thời
gian giữa buổi sáng và buổi chiều. Nếu đọc ngoài cộng đoàn, nên
chọn một trong ba giờ giữa là Kinh giờ Ba, kinh giờ Sáu và kinh
giờ Chín, và đọc đúng giờ qui định cho nó, để cho truyền thống
đọc giờ kinh giữa được duy trì, giữa bộn bề công việc hàng ngày
(x. GILH, 77).
“Giờ Kinh Sáng nên được đọc trong các giờ buổi sáng, và giờ
Kinh Chiều nên đọc vào buổi chiều tối, như tên của các phần Thần
Vụ này cho biết. Nếu một người nào đó không có thể đọc giờ Kinh
Sáng vào buổi sáng, người ấy có nghĩa vụ đọc giờ kinh này càng
sớm càng tốt sau đó. Trong cùng một cách như vậy, nếu giờ Kinh
Chiều không có thể được đọc vào buổi chiều tối, nó phải được đọc
càng sớm càng tốt sau đó (SC 89). Nói cách khác, sự trở ngại vốn
cản trở việc giữ việc đọc giờ kinh đúng theo giờ qui định của nó,
không phải là nguyên nhân để miễn cho việc đọc các giờ Kinh
Sáng và giờ Kinh Chiều, bởi vì chúng là các giờ Kinh then chốt
(SC, 89), vốn “xứng hưởng sự quí trọng lớn nhất” (GILH, 40).
“Bất cứ ai muốn đọc Các Giờ Kinh Phụng Vụ, và với sự tận
hiến, cố gắng cử hành việc ca ngợi Đấng Tạo Thành vũ trụ, có thể
ít nhất đọc phần Thánh vịnh của giờ Kinh, vốn đã bị bỏ, mà không
có thánh thi, và kết thúc với bài đọc ngắn và lời nguyện”.
(Zenit.org 15-1-2013).

2. Khăn che Thánh Giá là màu gì?

Hỏi: Trong Sách Lễ Rôma mới, trong mùa Chay, khăn che
Thánh Giá là màu tím, trong khi lễ phục là màu đỏ. Nhưng tôi đã
12

nhận thấy rằng một số nhà thờ dùng khăn màu tím và một số nhà
thờ dùng khăn màu đỏ; ngay cả Tòa thánh dùng khăn màu đỏ, vốn
là màu thích hợp cho việc che Thánh Giá vào ngày thứ Sáu Tuần
thánh. Xin cha nói rõ về màu của khăn che Thánh Giá- M. P., St
Petersburg, Florida, Mỹ.

Đáp: Sách Lễ Rôma nói như sau về việc che ảnh tượng:
Ngày Chủ Nhật thứ 5 Mùa Chay: “Việc che Thánh giá và cách ảnh
tượng trong nhà thờ từ Chủ nhật này nên được tuân giữ, nếu Hội
Đồng Giám Mục quyết định như thế. Thánh giá được che khăn cho
đến phần Kính thờ Thánh giá trong nghi lễ của Thứ Sáu Tuần
thánh, nhưng các ảnh tượng khác vẫn được che cho đến lúc khởi
đầu Lễ Vọng Phục Sinh”.
Màu sắc cụ thể của khăn không được đề cập ở đây, nhưng
màu tím được xem là hợp lý, vì đây là màu truyền thống và nó
cũng tương thích với mùa phụng vụ.
Sách lễ nói rõ hơn về các hình thức thứ nhất của phần Kính
thờ Thánh giá vào ngày thứ Sáu Tuần thánh:
“Thầy phó tế, được các người giúp lễ hoặc một thừa tác viên
phù hợp khác tháp tùng, đi vào phòng thánh. Từ nơi này, với hai
người giúp lễ cầm nền sáng đi kèm, thầy rước Thánh giá, được che
bằng khăn màu tím, đi vào nhà thờ đến giữa cung thánh”.
Trong hình thức ngoại thường, màu tím cũng được quy định
cho cả Thứ Sáu Tuần thánh và cho việc che mọi ảnh tượng và
Thánh giá được trưng cho mọi người thờ kính, trước giờ Kinh
Chiều áp ngày chủ nhật Lễ Lá (Chủ Nhật thứ năm của Mùa Chay).
Tuy nhiên, như độc giả này nêu rõ, khi Đức Thánh Cha cử
hành nghi thức Thứ Sáu Tuần thánh, khăn che màu đỏ đã được sử
dụng để che Thánh giá trong các năm gần đây.
Điều này có thể là một tập tục đặc biệt của phụng vụ dành
cho Đức Thánh Cha, cũng giống như truyền thống lễ phục màu đỏ
được sử dụng cho thánh lễ an táng của một Đức Thánh Cha.
Như tôi đã nói trong một hay hai bài trước đây (xem bài ngày
8-3-2005), nguồn gốc lịch sử của sự thực hành này có thể xuất phát
13

từ một tập tục ở Đức trong thế kỷ thứ chín, đó là treo một tấm màn
lớn trước bàn thờ từ đầu Mùa Chay.
Tấm vải màn này, được gọi là “Hungertuch” (màn chay), che
hoàn toàn bàn thờ, nên tín hữu không nhìn thấy bàn thờ trong Mùa
Chay, và không được gỡ bỏ cho đến khi bài Thương khó ngày thứ
tư Tuần thánh được đọc đến câu “màn trướng trong Đền Thờ bị xé
ngay chính giữa”.
Một số tác giả nói rằng có một lý do thực tiễn cho tập tục
này, bởi vì các tín hữu ít học cần có một cách thức để biết đó là
Mùa Chay.
Tuy nhiên, các tác giả khác cho rằng đó là phần còn sót lại
của một tập tục xưa về việc đền tội công khai, trong đó các người
đền tội bị trục xuất theo nghi thức khỏi nhà thờ từ đầu Mùa Chay.
Sau khi nghi thức sám hối công khai đi vào quên lãng -
nhưng toàn thể cộng đoàn trở thành nhóm người đền tội một cách
tượng trưng bằng việc xức tro ngày thứ Tư Lễ Tro - không còn việc
đuổi họ ra khỏi nhà thờ nữa. Thay vào đó, bàn thờ hoặc nơi Cực
Thánh “đã được che để người ta không nhìn bàn thờ”, cho đến khi
họ được hòa giải với Thiên Chúa vào lễ Phục sinh.
Vì cùng lý do tương tự, sau đó vào thời Trung cổ, các ảnh
tượng và Thánh giá được che khăn từ đầu Mùa Chay.
Quy định việc che Thánh giá này từ Chủ nhật Lễ Lá được
thực hành trễ hơn, và không xuất hiện cho đến khi sách Nghi thức
Giám mục được xuất bản vào thế kỷ XVII.
Sau Công Đồng chung Vatican II, Tòa Thánh bỏ qui định che
mọi ảnh tượng, nhưng việc thực hành vẫn còn, mặc dầu trong một
hình thức giảm nhẹ. (Zenit.org 26-2-2013)

3. Khi Tòa Thánh trống ngôi, ý chỉ của Đức


Thánh Cha cho hội Tông đồ cầu nguyện có còn hiệu
lực nữa không?
14

Hỏi: Căn cứ ý kiến của chúng tôi về cầu nguyện theo ý Đức
Thánh Cha (xem bài ngày 26-2), một độc giả hỏi liệu các ý chỉ của
Đức Thánh Cha cho Hội Tông Đồ Cầu Nguyện có còn hiệu lực
không, khi Tòa Thánh trống ngôi. Các ý chỉ này đã được công bố
cho đến năm 2014.
Đáp: Các ý chỉ này vẫn có hiệu lực, trừ phi vị Giáo hoàng
mới thay đổi chúng một cách minh nhiên. Việc công bố các ý chỉ
cầu nguyện này luôn quan tâm đến sự không chắc chắn không thể
tránh khỏi của bất kỳ sự kiện tương lai nào, kể cả khi Tòa Thánh
trống ngôi. Do đó, các ý chỉ cầu nguyện ấy vẫn là ý của Đức Giáo
hoàng, ngay cả khi Ngài là Đấng đặt ra các ý chỉ ấy không còn
ngồi trên Ngai tòa Thánh Phêrô nữa.
Nếu Đức Thánh Cha mới không có hành động gì, thì người ta
cho rằng Ngài mặc nhiên chấp thuận và thông qua các ý chỉ cầu
nguyện đã được phê duyệt bởi vị Tiền nhiệm. Ngài không bắt buộc
phải làm như vậy, cũng như Ngài không buộc phải thực thi một
chương trình các hoạt động đã được phê duyệt trước đó.
Tuy nhiên, các ý chỉ cầu nguyện này thường được ghi vào
trong lịch phụng vụ và các tài liệu khác, vốn đòi hỏi phải có kế
hoạch dài hạn và in ấn trước; do đó hầu như chắc chắn Giáo hoàng
mới sẽ không thay đổi các ý chỉ cầu nguyện của vị Tiền nhiệm.
Ngài sẽ chỉ bắt đầu đưa ra ý chỉ cầu nguyện riêng của Ngài từ năm
2015 trở đi.
Vì vậy, trừ khi có các dấu hiệu rõ ràng ngược lại, các người
tham gia vào Hội Tông Đồ Cầu Nguyện vẫn tiếp tục cầu nguyện
không ngừng theo các ý chỉ đã được chỉ định trước. (Zenit.org 5-3-
2013)

4. Tác vụ Đọc sách có thể được trao sau tác vụ


Giúp lễ không?

Hỏi: Liệu các Tác vụ Đọc sách và Giúp lễ luôn luôn được
trao theo thứ tự này, ít nhất là đối với những người chuẩn bị cho
15

chức linh mục không? Tôi nhận ra rằng đây là thứ tự bình thường
và, trong một nghĩa nào đó, là thứ tự hợp lý - Phụng Vụ Lời Chúa
được cử hành trước Phụng vụ Thánh Thể. Nhưng trong một trường
hợp cụ thể - nếu chẳng hạn một chủng sinh chuyển qua chủng viện
khác, hoặc sắp đi công tác mục vụ hoặc vì lý do thông cảm, khi các
bạn của người ấy đã nhận Tác vụ Đọc sách – liệu một Giám mục
có thể trao Tác vụ Giúp lễ cho người ấy trước, và sáu tháng sau
trao Tác vụ Đọc sách, với lý do là tiện lợi không? - M. W., Boroko,
Papua New Guinea
Đáp: Năm 1973, Đức Thánh Cha Phaolô VI đã ban hành
tông thư Ministeria Quaedam, thiết lập các Tác vụ Đọc sách và
Giúp lễ, vốn sẽ được trao cho tất cả các ứng viên cho chức thánh.
Để trao các Tác vụ này, các điều kiện sau đây phải được đáp ứng:
“8. Sau đây là các yêu cầu để cho nhận Tác vụ:
“a) trình bày đơn xin đã được tự do viết ra và ký tên bởi ứng
viên và gửi cho Đấng Bản quyền (Giám mục và, trong các Dòng
giáo sĩ, Bề trên thượng cấp), Đấng có quyền chấp nhận đơn xin;
“b) độ tuổi thích hợp và các phẩm chất đặc biệt được xác
định bởi Hội đồng Giám mục;
“c) có ý chí vững chắc để trung thành phục vụ Chúa và dân
Chúa.
“9. Các Tác vụ được trao bởi Đấng Bản quyền (Giám mục
và, trong các Dòng giáo sĩ, Bề trên thượng cấp) thông qua các nghi
thức phụng vụ De institutione lectoris và De institutione acolythi,
đã được Tòa Thánh duyệt xét lại.
“10. Một thời gian cách quãng, được xác định bởi Tòa Thánh
hoặc bởi Hội đồng Giám mục, cần được tuân giữ giữa việc trao Tác
vụ Đọc sách và Giúp lễ, khi hơn một Tác vụ được trao cho cùng
một người.
“11. Trừ khi họ đã làm như vậy, các ứng viên cho chức phó
tế và linh mục cần phải nhận các Tác vụ Đọc sách và Giúp lễ, và
thực thi các Tác vụ này trong một thời gian thích hợp, để chuẩn bị
sẵn sàng cho việc phục vụ tương lai Lời Chúa và Bàn thờ. Việc
16

miễn chước nhận các Tác vụ về phía các ứng viên này là dành cho
Tòa Thánh.
“12. Việc trao các Tác vụ này không cho họ quyền được
Giáo Hội trợ cấp hoặc trả lương.
“13. Nghi thức trao các Tác vụ Đọc sách và Giúp lễ sẽ sớm
được công bố bởi Bộ thẩm quyền của Giáo triều Rôma”.
Các qui định chính yếu của văn kiện này đã được đưa sau đó
vào điều 230 và điều 1035 của Bộ Giáo Luật.
“Ðiều 230: § 1. Các giáo dân thuộc nam giới có đủ tuổi và
điều kiện do nghị định của Hội Ðồng Giám Mục ấn định, có thể
lãnh Tác vụ Đọc sách hoặc Giúp lễ, qua một nghi lễ phụng vụ đã
qui định. Tuy nhiên, việc trao Tác vụ này không cho họ quyền
được Giáo Hội trợ cấp hoặc trả lương” (Bản dịch Việt ngữ của các
Linh Mục Nguyễn Văn Phương, Phan Tấn Thành, Vũ Văn Thiện,
Mai Ðức Vinh).
Như vậy, một người nam có thể được trao Tác vụ Đọc sách
mà không nhất thiết ước muốn nhận Tác vụ Giúp lễ, nhưng dường
như không ai trở thành thầy Giúp lễ mà không đã trải qua Tác vụ
Đọc sách. Tuy nhiên, phải thừa nhận rằng vì nhiều lý do thực tế các
Tác vụ này hầu như chỉ được trao cho các ứng viên cho chức linh
mục và chức phó tế.
Điều 1035, Bộ Giáo luật, nói như sau:
“§1. Trước khi lãnh chức Phó Tế dù là vĩnh viễn hay chuyển
tiếp, ứng viên buộc phải lãnh nhận các Tác vụ Đọc sách và Giúp lễ,
và phải thi hành các Tác vụ ấy trong một thời gian tương xứng.
§ 2. Giữa Tác vụ Giúp lễ và chức Phó Tế phải có một thời
gian cách quãng ít là sáu tháng”.
Điều này chắc chắn bao hàm rằng Tác vụ Giúp lễ phải diễn
ra trước chức phó tế. Không chỗ nào nói đến thời gian thi hành Tác
vụ Đọc sách, và vì vậy người ta có thể suy ra một cách hợp lý là
thời gian gian này phải diễn ra trước. Cũng không chỗ nào nói đến
thời gian cách quãng giữa việc trao Tác vụ Đọc sách và Giúp lễ.
Điều này được nhấn mạnh trong một số tài liệu khác, chẳng
hạn các qui định cơ bản được Thánh bộ Giáo dục Công Giáo ban
17

hành năm 1998, về việc đào tạo các phó tế vĩnh viễn. Số 59 của tài
liệu này nói:
“Thật là thích hợp khi có một thời gian cách quãng giữa việc
các trao Tác vụ Đọc sách và Giúp lễ, để cho ứng viên lãnh Tác vụ
có thời gian thi hành Tác vụ mà mình đã nhận. “ Giữa Tác vụ Giúp
lễ và chức Phó Tế phải có một thời gian cách quãng ít là sáu
tháng”.
Do đó đừng sợ mất thời gian để cho phép trao hợp pháp Tác
vụ Đọc sách sau khi trao Tác vụ Giúp lễ. Nếu điều này xảy ra do
một sơ suất kỹ thuật (và tôi đã có kinh nghiệm về việc xảy ra một
lần rồi), thì nó sẽ không ảnh hưởng đến tính hợp pháp của hai Tác
vụ, và việc truyến chức tiếp theo.
Nếu một Đấng Bản quyền có một tình huống đặc biệt để giải
quyết, chẳng hạn như trong ví dụ do độc giả nêu ra ở trên, ngài có
thẩm quyền cần thiết để hành xử khi còn trong luật và tôn trọng thứ
tự của các Tác vụ. Ngài có thể rút ngắn thời gian cách quãng giữa
việc trao hai Tác vụ Đọc sách và Giúp lễ. Ngài có thể trao một
trong hai Tác vụ này trong một buổi lễ tương đối riêng tư. Trong
trường hợp cần thiết cấp bách, ngài thậm chí còn có thể trao cả hai
Tác vụ cho cùng một người trong một buổi lễ duy nhất, do đó loại
trừ thời gian thi hành Tác vụ Đọc sách và Giúp lễ.
Tuy nhiên ngài không bao giờ được phép trao Tác vụ Giúp lễ
trong cùng buổi lễ truyền chức Phó tế. (Zenit.org 11-6-2013)

5. Thứ Sáu đầu tháng kính Thánh Tâm Chúa

Hỏi: Các giáo hữu của tôi có lòng sùng kính Thánh Tâm
Chúa Giêsu vào ngày thứ Sáu đầu tháng của chín tháng liên tiếp.
Do một công tác mục vụ khác, khi tôi không thể cử hành Thánh lễ
cho họ vào một trong các ngày thứ Sáu đầu tháng ấy, liệu tôi có
thể chuyển qua cử hành thánh lễ Thánh Tâm vào ngày thứ Sáu thứ
nhì trong tháng, thay vì thứ Sáu đầu tháng được không, thưa cha? -
D. M., Nairobi, Kenya.
18

Đáp: Câu hỏi này liên quan đến lời hứa của Thánh Tâm
Chúa với Thánh nữ Margarita Maria Alacoque (1647-1690). Trong
số các lời hứa, có lời Chúa nói:
“Với lòng thương xót quá bội của Thánh Tâm Cha, Cha hứa
rằng: Tình Yêu toàn năng của Cha sẽ ban cho tất cả những ai Rước
Lễ liên tiếp 9 ngày thứ sáu đầu tháng được ơn ăn năn thống hối
trong giờ lâm tử. Họ sẽ không qua đời trong lúc còn mất ơn nghĩa
cùng Cha và chưa kịp lãnh nhận các phép Bí Tích. Thánh Tâm Cha
sẽ là nơi nương náu an toàn trong giây phút cuối cùng của đời họ”.
Trong khi lòng sùng kính Thánh Tâm Chúa được phổ biến
sâu rộng sau khi Chúa hiện ra nhiều lần với Thánh Margarita
Maria, nó không phụ thuộc vào các thị kiến ấy. Trong hình thức
này hay hình thức khác, lòng sùng kính ấy được bắt nguồn từ Kitô
giáo như là một cách đặc biệt để tiếp cận với Chúa Kitô. Như
Thánh Âutinh nói, đó là đến với Chúa Kitô Thiên Chúa qua Chúa
Kitô làm người.
Lòng sùng kính Thánh Tâm đã được ngụ ý nơi nhiều bậc
thầy của đời sống thiêng liêng. Chân Phước Henry Suso, một tu sĩ
Dòng Đa minh lấy cảm hứng từ Thánh Âutinh, đã nói: “Nếu con
mong muốn đạt được sự hiểu biết thiên tính, cần phải bước dần dần
theo con đường nhân tính của Ta và cuộc Khổ Nạn của nhân tính
này là con đường dễ dàng nhất”.
Lòng sùng kính Thánh Tâm đã được khắc sâu trong nhiều thế
kỷ bởi các lần suy niệm về các vết thương của Chúa Kitô, và đặc
biệt là vết thương cạnh nương long Chúa. Các suy tư này được hỗ
trợ bởi các văn bản Kinh thánh như Ga 19, 34 và Is 53,5. Đặc biệt
có ảnh hưởng nhất là Diễm Ca 4, 9: “Này em gái của anh, người
yêu anh sắp cưới, trái tim anh, em đã chiếm mất rồi!”. Nhiều nhà
văn như Origen, Thánh Ambrôxiô và Thánh Gioan Kim Khẩu áp
dụng văn bản này cho cuộc Thương Khó. Truyền thống sau đó đã
được củng cố bởi phiên bản Phổ thông (Vulgate) của Kinh Thánh,
vốn dịch câu văn là “làm bị thương” (vulnerasti) thay vì “chiếm”.
Trong thời Trung Cổ, các suy tư ban đầu đã được đào sâu và
mở rộng với các ý tưởng mới, đặc biệt với các yếu tố cá nhân hơn
19

và dịu dàng hơn. Trong số các nhà văn gây ảnh hưởng cho sự phát
triển này, có Thánh Bede Vị Đáng kính, thánh Haimo thành
Auxerre, và Gioan thành Fécamp, một tu sĩ Biển Đức. Suy niệm
của các ngài về cuộc Thương Khó tạo cảm hứng cho nhiều người
noi theo. Hình ảnh thánh Bernard thành Clairvaux thống trị thời đại
của mình, và suy niệm của ngài về Diễm ca đã tạo xung động mới
cho lòng tôn kính Thánh Tâm. Lòng sùng kính của ngài trực tiếp
ảnh hưởng đến nhiều người khác, như bạn ngài là Aelred thành
Rievaulx và Ekbert thành Schönau, mà phần “Stimulus Dilectionis”
của ngài được Thánh Bonaventura đưa vào trong các số 18-31 của
tác phẩm “Lignum Vitae” của thánh nhân.
Các tác phẩm này cũng ảnh hưởng đến lòng đạo đức bình dân
và các việc sùng kính, cũng như phụng vụ, với nhiều bài thánh thi
và các ngày lễ liên quan đến chủ đề của cuộc Thương Khó, chẳng
hạn lễ Thánh Tâm Chúa Kitô bị đâm thâu. Để làm ví dụ, chúng tôi
cung cấp một bản dịch thô của bài thánh ca thế kỷ 12 “Summi
Regis Cor Aveto”, được sáng tác tại Đan viện Seinfield gần
Cologne, Đức.
“ Summi regis cor, aveto, te saluto corde laeto, te complecti
me delectat, et hoc meum cor affectat, ut ad te loquar, animes. Quo
amore vincebaris, quo dolore torquebaris, cum te totum exhaurires,
ut te nobis impartires, et nos a morte tolleres?” (Hỡi Thánh Tâm
Chúa cao cả của con, hãy để con hát cho Ngài nghe, và gửi đến
Ngài lời chào vui vẻ và thân mật. Trái tim con ước mong ôm hôn
Ngài một cách hân hoan. Nỗi đớn đau nào đã thâm nhập vào Ngài,
đến nỗi Ngài tự hạ hoàn toàn, hỡi người con yêu mến, và chịu đau
khổ vì chúng con, và như thế, Ngài cứu chúng con khỏi chết?)
Trong các thế kỷ sau đó, nhiều vị thánh khác ảnh hưởng đến
sự phổ biến lòng sùng kính Thánh Tâm, chẳng hạn thánh Matilda
và thánh Gertrude Cả, và các nữ tu Dòng Chartreuse của thánh
Barbara thành Cologne. Trong số các đồ đệ của học thuyết được
lan tỏa bởi đan viện là Thánh Phêrô Canisius và thánh Phêrô Fabro,
hai tu sĩ Dòng Tên. Lòng sùng kính Thánh Tâm, được cổ vũ bởi
các tu sĩ Dòng Tên thời đầu, chuẩn bị đất tốt mà nhiều năm sau đã
20

dẫn Thánh Claude de la Colombiere, Dòng Tên, hiểu và chấp nhận


các thị kiến của người xưng tội với ngài là Thánh Margarita Maria
Alacoque. Nó cũng giải thích phần nào sự thúc đẩy mạnh mẽ và sự
hỗ trợ lệnh truyền của Chúa, mà Dòng Tên đã làm cho lòng sùng
kính Thánh Tâm trong nhiều thế kỷ.
Để trả lời cho câu hỏi chính xác trên đây, tôi tin rằng có hai
giải pháp khả dĩ cho khó khăn này, liên quan đến việc không thể
chu toàn các ngày thứ Sáu đầu tháng.
Trước hết, vì lời hứa được kết hợp với việc Rước lễ, và
không nhất thiết phải tham dự Thánh Lễ, một phụng vụ Rước lễ có
thể được sắp xếp vào ngày thứ sáu, khi Thánh Lễ không thể được
cử hành. Việc này xem ra là giải pháp an toàn nhất.
Thứ đến, một vài tác giả cho rằng đối tượng của lòng sùng
kính này là làm cho tâm hồn chúng ta cháy lửa yêu mến nồng nàn
đối với Chúa Giêsu, và đền bù cho các xúc phạm đã làm với Chúa,
nhất là trong Bí Tích Thánh Thể. Bởi vì việc này có thể được thực
hiện mỗi ngày, các tác giả gợi ý rằng các việc đạo đức gắn liền với
thứ Sáu đầu tháng không bị giới hạn vào ngày đặc biệt này. Do đó,
nếu một người nào bị ngăn trở cách hợp pháp để thực hiện việc đạo
đức vào ngày thứ Sáu, người ấy có thể cử hành việc đạo đức ấy
trong cùng một tinh thần vào một ngày khác.
Đây là một ý kiến hợp pháp, nhưng chưa phổ quát, dựa vào
lòng lòng thương xót hải hà và sự hiểu biết vô cùng của Chúa. Hầu
hết các tác giả không nhắc đến các luật ngoại trừ, vì ân sủng được
gắn với một lời hứa đặc biệt được thực hiện trong một mặc khải
riêng tư. Tuy nhiên, thật là rõ ràng rằng người nào thực hiện các
việc đạo đức với mục đích thích hợp, sẽ được trợ giúp cách hợp lệ
bởi ân sủng của Chúa.
Dường như không có luật nào của Giáo Hội về vấn đề này.
Nói chung, ngoại trừ trong việc ban ân xá, Giáo Hội cố tránh đưa
ra luật lệ về các vấn đề liên quan đến mặc khải riêng tư, ngay cả
khi chúng được chính thức phê chuẩn và khuyến khích, chẳng hạn
việc đạo đức sùng kính Thánh tâm. (Zenit.org 17-9-2013)
21

6. Giờ chầu Thánh Thể được thực hiện như thế


nào?

Hỏi : Trong chủng viện của chúng tôi, mỗi lần chúng tôi tổ
chức Giờ chầu Thánh Thể, thì Giờ này thường diễn tiến như sau:
1) Đặt Mình Thánh Chúa, hát bài O Salutaris Hostia, kinh mở đầu,
2) đọc các kinh khác, như Phụng Vụ Các Giờ Kinh, lần chuỗi,
thánh ca, 3) hát Tantum Ergo, Lời nguyện Thánh thể, phép lành
với Mình Thánh Chúa, cất Mình Thánh Chúa vào nhà chầu, hát bài
kết thúc. Một số trong chúng tôi thích có một Giờ chầu đơn giản,
thinh lặng vào buổi sáng, không có thêm các kinh nguyện. Liệu làm
như thế được không, hoặc liệu đưa thêm vào vài việc đạo đức hay
kinh nguyện khác có được không? - S. M. , Canada.
Đáp: Người có công cổ vũ Giờ chầu Thánh Thể hàng ngày là
Tôi Tớ Chúa Đức Tổng Giám mục Fulton Sheen. Ngài thực hiện
việc này, đôi khi với sự hy sinh cá nhân tuyệt vời, suốt trong hơn
60 năm.
Tuy nhiên, cần phải nhớ rằng phần lớn các giờ chầu Thánh
Thể này được thực hiện trước Chúa Kitô ngự trong nhà tạm, chứ
không trước Mình Thánh Chúa được đặt trên bàn thờ. Đúng vậy,
nhà tạm là nơi tự nhiên cho thời gian dài của việc cầu nguyện trong
thinh lặng, trước sự hiện diện của Chúa Kitô.
Đây là một sự thực hành mà nhiều linh mục vẫn tiếp tục làm
ngày nay, và nhiều Giám mục khuyến khích các linh mục của mình
noi theo gương này.
Giờ chầu trước Mình Thánh Chúa được đặt trên bàn thờ cũng
rất được khuyến khích, nhưng các giờ chầu Thánh thể, đặc biệt là
trong thời gian tương đối ngắn, là chủ yếu hành vi công khai, mà
trong đó sự hiện diện của Chúa Kitô được công bố và tôn vinh.
Một trong các tài liệu đầu tiên trong lĩnh vực này là huấn thị
Eucharisticum Mysterium (Mầu nhiệm Thánh thể, ngày 25-5-
1967). Về giờ chầu Thánh Thể ngắn, số 62 của Huấn thị nói:
“Nếu giờ chầu Thánh Thể là ngắn, thì Hào quang hoặc Bình
thánh được đặt trên bàn thờ. Nếu giờ chầu là trong một khoảng thời
22

gian dài, thì nên dùng một bệ cao, đặt trong một vị trí nổi bật; tuy
nhiên, cần lưu ý là không quá cao hoặc quá xa.
“Trong giờ chầu, tất cả cần được sắp xếp để cho tín hữu có
thể tham gia chăm chú vào việc cầu nguyện với Chúa Kitô, Chúa
chúng ta.
“Để cổ vũ việc cầu nguyện cá nhân, có thể đọc các đoạn trích
từ Kinh Thánh, cùng với bài suy niệm hoặc bài diễn giảng Lời
Chúa để giúp tín hữu hiểu hơn nữa về Mầu nhiệm Thánh Thể.
Cũng cần có các phút thinh lặng thánh vào thời điểm thích hợp.
“Cuối giờ chầu, có phép lành với Mình Thánh Chúa.
“Nếu ngôn ngữ địa phương được sử dụng, thay vì hát Tantum
Ergo trước phép lành, có thể hát một thánh ca Thánh Thể, theo qui
định của Hội đồng Giám mục”.
Ngoại trừ một số chi tiết nhỏ, tài liệu này là cơ sở cho nhiều
luật sau đó có liên quan đến giờ chầu Thánh Thể. Chẳng hạn, nghi
thức chầu Thánh Thể ngoài Thánh Lễ nói:
“89. Các giờ chầu ngắn nên được sắp xếp như thế nào, để
phép lành với Mình Thánh Chúa diễn ra sau một thời gian hợp lý
dành cho việc đọc lời Chúa, các bài hát, kinh nguyện, và một
khoảng cầu nguyện thinh lặng. Còn việc đặt Mình Thánh Chúa chỉ
cốt để ban phép lành là bị cấm”.
Do đó, rõ ràng là về việc chầu ngắn, chẳng hạn Giờ chầu với
Mình Thánh Chúa được đặt trên bàn thờ, chủng viện nên đi theo
đúng luật phụng vụ.
Về các hoạt động có thể được thực hiện trong giờ chầu,
quyển “Compendium Eucharisticum” (Tổng lược Bí tích Thánh
Thể), do Thánh Bộ Phượng tự và Kỷ luật Bí tích ấn hành năm
2009, đưa ra nhiều gợi ý cho các bài hát và kinh nguyện, cũng như
khả năng khôi phục lại một số tập quán cũ đã bị loại ra khỏi nghi
thức.
Ví dụ, Thánh Bộ đã phục hồi câu tung hô “Panem de caelo
praestitisti eis. R. Omne delectamentum in se habentem” (Chúa đã
ban bánh bởi trời cho nhân loại. Đáp: Bánh có đủ mọi mùi thơm
ngon) sau thánh ca Tantum Ergo, hoặc bài hát khác khi ban Phép
23

lành và trước kinh nguyện “Deus qui nobis sub sacramento.., Lạy
Chúa Giêsu, Chúa đã trối lại cho chúng con bí tích Mình và Máu
Chúa… “
“Compendium Eucharisticum” cũng cung cấp một số kinh
cầu và lời nguyện để sử dụng trong giờ chầu, chẳng hạn như Kinh
cầu Thánh Tâm, Kinh cầu Máu Châu Báu, Kinh cầu Chúa Giêsu
Kitô Linh Mục và Hy lễ, và Kinh cầu Iesu dulcis Memoria (Thật
dịu dàng biết bao khi tưởng nhớ Chúa Giêsu) dựa trên một bài
thánh ca cổ. Ngoài ra, còn có ba kinh cầu, được soạn thảo để chuẩn
bị cho Đại Năm Thánh 2000: Kinh cầu Chúa Giêsu Kitô; Kinh cầu
Chúa Giêsu Kitô, Thiên Chúa và con người, và Kinh cầu Chúa
Giêsu Đấng Cứu Chuộc chúng ta. Các văn bản này đã được công
bố bởi Ủy ban Trung ương chuẩn bị Đại Năm Thánh. Các văn bản
này có thể được tìm thấy, trong nhiều nguồn khác, trong tờ báo cơ
quan chính thức của Bộ Phượng Tự, Notitiae 32 (1996) (613-618).
Tiếc thay, cho đến nay bộ sưu tập hữu ích này của các bản
văn Thánh Thể vẫn chưa được dịch từ tiếng Latinh ra hầu hết các
ngôn ngữ hiện đại.
Cuối cùng, những gì chúng tôi đã nói không loại trừ khả năng
thời gian dài cầu nguyện thinh lặng trước Mình Thánh Chúa được
đặt trên bàn thờ. Tuy nhiên, các tài liệu chính thức dự đoán khả
năng này trước hết, trong bối cảnh của các giờ chầu kéo dài hoặc
giờ chầu vĩnh viễn, mà trong đó mọi người thay nhau thờ lạy Chúa
Kitô ngự trong Hào quang. (Zenit.org 5-11-2013)

7. Có được sử dụng thánh ca mà không cần phê


duyệt không?

Hỏi : Tôi hơi thắc mắc về việc sử dụng thánh ca được chấp
thuận trong phụng vụ khi cử hành Thánh lễ. Trong giáo xứ của
chúng tôi, ca trưởng thường dùng các bài sáng tác riêng của ông
cho Kinh Vinh Danh, Thánh Thánh Thánh, Tung hô sau truyền
phép và Tung hô Amen trước kinh Lạy Cha. Ông thích sử dụng đàn
piano hơn, do đó, đàn organ ít được dùng trong Thánh lễ. Ông
24

cũng cho chơi đàn trong các thinh lặng thánh trong Thánh Lễ, mà
tôi thấy là làm chia trí cho giây phút cầu nguyện riêng. Khi linh
mục tiến đến bàn thờ ở đầu Thánh Lễ, ca trưởng tiếp tục cho hát
bài ca nhập lễ, đôi khi kéo dài đến hai phiên khúc, ngay cả khi rõ
ràng là vị linh mục phải chờ đợi cho ca đoàn hát xong. Theo tôi
hiểu, mọi thánh ca phụng vụ phải được Giám mục phê duyệt, và đó
là lý do tại sao có một imprimatur (được phép in) trong các sách
thánh ca và sách lễ của chúng ta. Tôi nói có sai không, thưa cha,
và tôi nên học để chấp nhận thánh ca riêng của ca trưởng ấy
không? - P. B., Winter Garden, bang Florida, Mỹ.
Đáp: Câu hỏi này đã được giải quyết ở nhiều cấp độ tại Mỹ
rồi.
Tài liệu có thẩm quyền nhất là bản dịch cuốn Qui chế Tổng
Quát Sách Lễ Rôma được chấp thuận cho nước Mỹ. Số 393 của tài
liệu này nói:
“Phải chú ý đến vai trò cao cả của hát ca trong cử hành, như
là thành phần cần thiết hay trọn vẹn của phụng vụ. Ủy ban Phụng
tự thuộc Hội Ðồng Giám Mục Mỹ có quyền phê chuẩn, trước khi
ấn hành, các giai điệu thích hợp, nhất là cho các bản văn phần
Thường Lễ, cho các lời đáp và tung hô của giáo dân, và cho các
nghi thức đặc biệt xảy ra trong năm phụng vụ”.
Các bản dịch qua các ngôn ngữ khác có các qui định tương tự
cho các Ủy ban phù hợp của mỗi Hội đồng Giám mục. Điều này là
bởi vì sự chấp thuận các qui định ấy là thẩm quyền của Hội đồng
Giám mục Quốc gia, và một số Hội đồng có các chính sách riêng
của mình.
Các Giám mục Mỹ đưa ra qui định trong văn kiện năm 2007
“Sing to the Lord, Hãy hát mừng Chúa”, gồm các hướng dẫn cho
các nhà soạn nhạc, nhạc sĩ, nhạc công, ca viên. Văn kiện này nói:
“107. Hội Đồng Giám Mục Mỹ đã ủy quyền cho Ủy ban
Phụng tự trách nhiệm giám sát việc xuất bản các sách phụng vụ,
vốn trình bày và hướng dẫn các nghi thức cải cách, được triển khai
trong các năm kể từ Công đồng chung Vatican II. Trong ánh sáng
của trách nhiệm này, “Các Hướng dẫn cho việc xuất bản các công
25

cụ giúp tham dự Thánh lễ” đã được triển khai cho các nhà xuất bản
để in các tài liệu cho việc tham gia cộng đoàn.
“108 Các bài thánh thi, thánh ca, và lời tung hô được viết cho
cộng đoàn phụng vụ được phê duyệt để sử dụng trong phụng vụ
bởi vị Giám mục giáo phận, mà trong đó chúng được xuất bản, để
đảm bảo rằng các văn bản này thực sự thể hiện đức tin của Giáo
Hội, với độ chính xác thần học, và thích hợp với bối cảnh phụng
vụ.
“109. Nhà soạn nhạc, là người đặt nhạc cho bản văn phụng
vụ, phải tôn trọng sự toàn vẹn của văn bản đã được phê duyệt. Chỉ
khi có sự chấp thuận của Ban Thư ký Hội Ðồng Giám Mục Mỹ về
Phụng Tự, các sự sửa đổi nhỏ mới được thực hiện cho bản văn
phụng vụ đã được phê duyệt”.
Trong số các “sự sửa đổi nhỏ” này, vốn có thể được cho
phép, văn kiện đã tiên liệu khả năng đưa thêm lời vào (lời đưa
thêm hoặc lời khẩn nguyện không có trong sách lễ) trong bài ca
“Lạy Chiên Thiên Chúa” khi linh mục bẻ bánh. Đề xuất này được
coi là trái với qui tắc phụng vụ phổ quát, và Thánh bộ Phụng Tự đã
yêu cầu sửa lại bản văn để loại trừ khả năng này.
Vì vậy, vào tháng 9-2012, số 188 của văn kiện “Sing to the
Lord” đã được sửa đổi thành như sau:
“188. Bài ca Agnus Dei (Lạy Chiên Thiên Chúa) đi kèm với
các nghi thức Bẻ bánh. ‘Như là một quy định, ca đoàn hay ca viên
hát đối đáp hay đọc lớn tiếng kinh “Lạy Chiên Thiên Chúa”, và
giáo dân đáp lại. Lời khẩn cầu này đi kèm với nghi thức Bẻ bánh,
và vì lý do này, bài ca có thể được lặp đi lặp lại, bao lâu còn cần để
kèm theo việc bẻ bánh. Lần cuối cùng được kết thúc bằng câu:
“dona nobis pacem, Xin ban bình an cho chúng con” (QCTQSLR,
số 83). Bài ca Agnus Dei không nên được kéo dài không cần thiết
(xem QCTQSLR, số 83 ), và cũng không được thêm lời nào vào
bài ca này”.
Một tuyên bố giải thích sự thay đổi đã làm sáng tỏ một điểm
khác, với một tầm nhìn về việc soạn nhạc cho sự thực hiện bản
dịch mới của Sách Lễ Rôma:
26

“Các nhạc sĩ đặt nhạc mới cho các phần của Lễ Quy từ Sách
Lễ Rôm bị cấm đưa thêm bản văn cho bài ca “Lạy Chiên Thiên
Chúa”. Do đó, mọi phần nhạc mới cho Lễ Quy phải tuân theo và
thích hợp với sự thay đổi này”.
Tương tự như vậy, điều này nói rằng sự thay đổi của điều
188 “có hiệu quả ngay tức thì, và ảnh hưởng đến tất cả phần nhạc
hiện nay và tương lai của bài ca “Lạy Chiên Thiên Chúa”.
Do đó, nếu ca trưởng của giáo xứ của bạn đã đệ trình các bài
do ông sáng tác cho giáo quyền xem xét và đã được phê duyệt, các
bài thánh ca ấy được phép sử dụng. Nếu không, ông không được
tiếp tục sử dụng chúng trong phụng vụ, cho đến khi ông có giấy
phép hợp pháp.
Điều này không có nghĩa là không có bài sáng tác nào được
duyệt nữa. Thật vậy, văn kiện “Sing to the Lord” có lời khuyên cho
các nhà soạn nhạc:
“81. Giáo hội cần các nghệ sĩ, và các nghệ sĩ cần Giáo Hội.
Trong mọi thời đại, Giáo Hội đã kêu gọi các nghệ sĩ sáng tạo để
mang lại tiếng nói mới cho việc chúc tụng Chúa và cầu nguyện.
Trong dòng lịch sử, Thiên Chúa vẫn tiếp tục thở hơi Thần Khí sáng
tạo của Ngài, làm cho trở nên cao quý việc làm của trái tim và bàn
tay của các nhạc sĩ. Các hình thức thể hiện thì thật là nhiều và đa
dạng.
“82. Giáo Hội đã bảo vệ và cử hành các lối diễn tả ấy trong
nhiều thế kỷ. Trong thời đại chúng ta, Giáo Hội vẫn tiếp tục mong
muốn đưa thêm cái mới vào cái cũ. Giáo Hội hân hoan kêu gọi các
nhà soạn nhạc và người viết văn hãy sáng tác với tài năng đặc biệt
của mình, để cho Giáo Hội có thể tiếp tục gia tăng kho báu về
thánh nhạc”.
Cuối cùng, liên quan đến các yếu tố khác như việc sử dụng
đàn piano và lựa chọn chơi đàn trong phút thinh lặng suy niệm,
điều này là tốt nhất được giải quyết bởi cha xứ trong một tinh thần
phục vụ việc phụng tự thánh và sự tôn kính phải lẽ. (Zenit.org 12-
11-2013)
27

8. Việc dời ngày lễ Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội


được qui định thế nào?

Hỏi: Năm nay (2013) lễ Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội đã


được cử hành ngày thứ hai, 9-12, tại giáo xứ của tôi. Lễ đã được
dời qua ngày 9, bởi vì ngày 8-12 là một Chúa Nhật Mùa Vọng, nên
không được cử hành lễ khác. Mặc dù lễ cử hành vào ngày Chúa
Nhật 8-12 là một ngày lễ buộc, lễ vào ngày dời không là ngày lễ
buộc, vì luật buộc đã được đáp ứng bằng cách tham dự Thánh Lễ
ngày Chúa Nhật 8-12 rồi. Nếu một người tham dự Thánh lễ vào tối
Thứ bảy 7-12, người ấy đã chu toàn luật buộc dự lễ Chúa Nhật.
Nhưng, thưa cha, liệu người ấy có chu toàn luật buộc dự lễ vào
ngày 8-12, là lễ Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội không, trong
trường hợp lễ này rơi vào ngày Chúa Nhật? - R. C., Calangute, Ấn
Độ.
Đáp: Trước hết, tôi cần phải minh định một trong các tiền đề
của bạn. Không phải là luôn luôn chính xác khi nói rằng luật buộc
chấm dứt khi một ngày lễ được dời ngày. Luật liên quan đến nội
dung của lễ ấy, chứ không liên quan đến ngày mà lễ ấy được cử
hành.
Vì vậy, trong một số quốc gia, nơi mà lễ Đức Mẹ Vô Nhiễm
Nguyên Tội đã được dời qua ngày thứ hai 9-12, luật buộc dự lễ này
vẫn còn đó.
Trong các trường hợp này, phải dự lễ hai lần. Việc này được
thực hiện từ chiều tối thứ bảy 7-12 đến hết ngày 9-12.
Chúng ta phải phân biệt giữa yêu cầu tối thiểu của Giáo luật
về việc chu toàn luật buộc, vốn đòi hỏi tham dự bất cứ Thánh lễ
Công Giáo nào vào chiều vọng lễ, ngay cả khi công thức của
Thánh Lễ không là công thức của Thánh lễ buộc, và lợi ích tinh
thần của việc tôn vinh ngày lễ trọng càng trọn vẹn càng tốt.
Vì vậy, vì lợi ích tinh thần lớn nhất, và như là một biểu hiện
của sự hiệp thông với Giáo Hội hoàn vũ, một người Công Giáo
(nếu luật buộc đòi hỏi) cần tham dự Thánh Lễ Chúa Nhật Mùa
28

Vọng và Thánh Lễ Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội vào ngày thứ


hai.
Tuy nhiên về mặt Giáo luật, một người Công Giáo sẽ thực
hiện cả hai lần buộc, nếu tham dự Thánh lễ chiều thứ bảy và chiều
Chúa Nhật, ngay cả khi hai Thánh Lễ này đều có các lời nguyện và
bài đọc giống nhau. Cũng có thể chu toàn hai lần buộc, nếu người
ấy tham dự hai Thánh Lễ buổi sáng và chiều tối của ngày Chúa
Nhật.
Vì thế, không thể chu toàn hai lần buộc khi chỉ tham dự một
thánh lễ, tức là như người ta nói “bắn một phát trúng hai con
chim”.
Ở một số nước, chẳng hạn ở Mỹ, các Giám mục miễn chước
cho tín hữu luật buộc dự lễ ngày Chúa Nhật, khi ngày lễ buộc rơi
vào hoặc được chuyển qua một ngày thứ bảy hoặc ngày thứ hai.
Việc này có thể được thực hiện thông qua một luật chung, do Hội
đồng Giám mục công bố với sự chấp thuận của Tòa Thánh. Đây là
trường hợp của Mỹ, mặc dù trong quốc gia này, lễ Đức Mẹ Vô
Nhiễm Nguyên Tội vẫn là một lễ buộc khi ngày 8-12 rơi vào ngày
thứ bảy hoặc ngày thứ hai, nhưng không phải khi lễ rơi vào ngày
Chúa Nhật, và trong trường hợp này lễ Đức Mẹ được dời qua ngày
thứ hai, 9-12, như đã xảy ra trong năm nay.
Một sự miễn chước như vậy cũng có thể là kết quả của một
quyết định mục vụ đúng, dựa vào quyết định của các Giám mục địa
phương, liên quan đến khả năng của tín hữu tham dự Thánh lễ hai
ngày liên tiếp, mà một trong hai ngày là một ngày làm việc bình
thường.
Có lẽ sự miễn chước này của Giám mục xảy ra trong giáo
phận của bạn đọc đặt câu hỏi, làm cho bạn tin rằng luật buộc tự
động ngừng khi có sự đổi ngày mừng lễ.
Các trường hợp ngoại lệ cho quy tắc đổi ngày đôi khi được
thực hiện ở các quốc gia, mà ở đó ngày lễ mừng thấm đậm vào văn
hóa dân tộc của các nước ấy. Ví dụ, ở Ý, Tây Ban Nha và một số
nước khác gắn bó về lịch sử với Tây Ban Nha, lễ Đức Mẹ Vô
Nhiễm Nguyên Tội luôn được mừng vào ngày 8-12, ngay cả khi lễ
29

rơi vào ngày Chúa Nhật. Đây một phần là do mối quan hệ lịch sử
sâu sắc mà Tây Ban Nha đã có trong việc phát triển lòng sùng kính
và học thuyết Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội, và một phần là do
tại Ý và Tây Ban Nha ngày lễ Đức Mẹ trùng hợp với một ngày
nghỉ của ngân hàng dân sự quốc gia.
Một trường hợp tương tự là lễ Đức Mẹ Guadalupe ở Mexico.
Mặc dù lễ này không phải là một ngày nghỉ dân sự hoặc không
phải là ngày lễ buộc ở Mexico, Tòa Thánh thường ban phép chuẩn
miễn đặc biệt, cho phép lễ Đức Mẹ được tổ chức vào ngày Chúa
Nhật. Nhưng không như trường hợp của lễ Đức Mẹ Vô Nhiễm
Nguyên Tội ở Tây Ban Nha và Ý, sự chuẩn miễn này này không
phải là vĩnh viễn, cũng không là tự động. Hội Đồng Giám Mục
Mexico phải xin phép chuẩn miễn của Tòa thánh, mỗi lần lễ Đức
Mẹ trên rơi vào một ngày Chúa Nhật. (Zenit.org 17-12-2013).

9. Lần chuỗi trong giờ chầu Thánh Thể có được


không?
Hỏi: Trong một số quốc gia, chúng ta lần chuỗi Mân Côi và
đọc Kinh cầu các thánh trong giờ chầu Thánh thể. Khi chúng ta tin
rằng Chúa Giêsu Kitô, Đấng đã sống lại trọn vẹn, hiện diện trong
Phép Thánh thể, có đúng chăng nếu chúng ta lần chuỗi Mân Côi
hay dọc Kinh cầu kính Đức Mẹ Maria? Khi Chúa Kitô hiện diện
trước mặt chúng ta, tại sao chúng ta lại đi đường vòng để nhờ Mẹ
Maria mà đến với Chúa Giêsu, thay vì cầu nguyện trực tiếp với
Chúa Giêsu? Thưa cha, con sẽ rất biết ơn khi nghe cha chỉ bảo,
bởi vì con quả thật là bối rối khi thấy điều này xảy ra trong nhà
thờ giáo xứ con. Con yêu mến Đức Mẹ và thường cầu nguyện với
Đức Mẹ, nhưng đôi khi con cảm thấy rằng chúng ta đặt nặng tầm
quan trọng cho Mẹ hơn cho Chúa Giêsu. - T. N., Manathavady, Ấn
Độ.
Đáp: Đây là một câu hỏi thường được đặt ra, và chúng tôi đã
trả lời trong nhiều dịp, và lần trả lời nhiều và rõ ràng nhất là vào
ngày 26-10-2010.
30

Để tổng hợp lại, chúng tôi nhắc lại rằng vào ngày 15-1-1997,
Thánh Bộ Phụng tự trong số 2287/96/L, đã trả lời một thắc mắc,
trong đó Thánh bộ nói rõ ràng là được phép công khai lần chuỗi
Mân Côi trong giờ chầu Mình Thánh Chúa. Tài liệu nói trên cũng
nói đến các động cơ đằng sau việc đọc kinh như thế.
Chúng tôi có thể nói thêm rằng không có gì mâu thuẫn trong
việc lần chuỗi Mân Côi trước phép Thánh Thể. Mặc dù chuỗi Mân
Côi bề ngoài là một kinh nguyện kính Đức Mẹ, nó cũng tập trung
một cách sâu sắc vào Chúa Kitô, qua việc chiêm ngắm các mầu
nhiệm. Do đó, thật là có ý nghĩa khi trong “năm sự sáng”, do Chân
Phước Giáo Hoàng Gioan Phaolô II đặt ra, có việc thiết lập Bí Tích
Thánh Thể.
Đôi khi người ta quên rằng việc đọc kinh khi lần hạt, chẳng
hạn việc đọc kinh Kính Mừng nhiều lần, là trên hết giúp linh hồn đi
vào chiêm ngắm mầu nhiệm. Bản thân các mầu nhiệm là các điểm
nổi bật trong đời sống của Chúa Cứu Thế, và một số mầu nhiệm
đụng đến vai trò của Đức Mẹ Maria trong kế hoạch cứu độ của
Thiên Chúa cho loài người.
Vì vậy, thật ra việc lần chuỗi Mân Côi trong bất cứ tình
huống nào cũng luôn đem chúng ta đến gần Chúa Kitô hơn, và
không bao giờ đặt tầm quan trọng cho Đức Mẹ hơn là cho Chúa
Kitô. Nếu chúng ta cho là Mẹ quan trọng hơn Chúa, thì điều này có
nghĩa rằng chúng ta cần học hỏi cách thức cầu nguyện như Giáo
Hội, và chính Đức Mẹ, mong muốn cầu nguyện với Chúa ra sao.
(Zenit.org 4-10-2011)

10. Trộn tro của nhiều người chết được không?


Hỏi: Có hợp pháp để hòa trộn tro của một số người chết
và đặt các tro này trong một chiếc bình cho một lễ tang không?
Giáo Hội có các qui định nào về trường hợp này không? - W. G.,
Denver, Colorado, Mỹ.
31

Đáp: Cho đến khi Bộ Giáo luật năm 1983 được công bố, việc
hỏa táng không là một sự lựa chọn cho người Công Giáo nói
chung.
Việc hỏa táng đã được phổ biến trong thời La Mã cổ đại,
nhưng các Kitô hữu, cũng như hầu hết người Do Thái trước họ, tin
sự sống lại của người chết và ưa thích việc an táng hơn. Việc thực
hành Kitô giáo này cũng được củng cố bởi niềm tin vào sự thánh
hóa thân xác như là đền thờ của Thiên Chúa, qua bí tích rửa tội và
được nuôi dưỡng bởi phép Thánh Thể.
Quan niệm này của sự thánh hóa thân xác và qua thân xác là
dựa vào mầu nhiệm Nhập Thể, vì chính Ngôi Lời đã thánh hóa
thân xác con người bằng cách đã làm người. Giáo lý này cũng là
nền tảng cho việc tôn kính di tích của các thánh.
Do đó, Giáo Hội không chỉ thực hành việc chôn cất người
chết, mà ngay từ ban đầu đã chỉ định các khu vực đặc biệt cho việc
an táng. Các địa điểm này đã được xem là đất thánh, và một nghi
thức đã được soạn thảo để thánh hiến chúng như là nghĩa trang.
Mặc dù việc an táng là một thực hành của Giáo Hội phổ quát
trong nhiều thế kỷ, không có luật chung cấm việc hỏa táng. Việc
này đã thay đổi vào năm 1886, khi Tòa Thánh cấm việc hỏa táng,
vốn được cổ vũ bởi nhiều nhóm Tam Điểm như là một cách thức
bác bỏ niềm tin Kitô giáo vào sự sống lại. Lệnh cấm này được đưa
vào Bộ Giáo luật năm 1917.
Năm 1963, Giáo Hội bắt đầu nới lệnh cấm hỏa táng và cho
phép việc hỏa táng trong trường hợp là tập tục quốc gia, thiếu nơi
chôn cất, tránh lây lan trong trường hợp dịch bệnh, và các sự xem
xét tương tự. Khi làm như vậy, Giáo Hội công nhận rằng trong đa
số các trường hợp hỏa táng, các người thực hiện việc hỏa táng cho
người thân không làm như vậy như là một cách thức để phủ nhận
việc thân xác sẽ sống lại, nhưng chủ yếu là vì mục đích thực tế.
Đó là cơ sở của Bộ Giáo luật sửa đổi được nói trong Điều
1176 :
“§3. Giáo Hội thiết tha khuyên nhủ nên duy trì phong tục đạo
đức chôn cất thi hài người quá cố. Tuy nhiên, Giáo Hội không cấm
32

hỏa táng, trừ khi nào sự hỏa táng được chọn lựa vì những lý do trái
ngược với đạo lý Kitô giáo” (Bản dịch Việt ngữ của các Linh Mục:
Nguyễn Văn Phương, Phan Tấn Thành, Vũ Văn Thiện, Mai Ðức
Vinh).
Sách Giáo Lý của Giáo Hội Công Giáo lặp lại tình trạng này
trong số 2301: “Hội Thánh cho phép hỏa táng nếu việc này không
phương hại tới đức tin vào sự sống lại của thân xác” (Bản dịch Việt
ngữ của Ban giáo lý Tổng giáo phận Sài Gòn).
Lúc đầu, không có bất kỳ nghi thức tang lễ nào trước sự hiện
diện của hài cốt hỏa táng. Nhưng theo thời gian, việc này đã thay
đổi, và nhiều quốc gia đã thực thi các nghi thức và việc cầu nguyện
đặc biệt cho mục đích này.
Tuy nhiên , nguyên tắc lâu đời của sự tôn trọng hài cốt Kitô
hữu vẫn là nguyên vẹn, không thay đổi. Vì lý do này, một số Hội
đồng Giám mục quốc gia và nhiều Giáo phận, nơi mà việc hỏa táng
là phổ biến, đã triển khai các quy định cơ bản cho người Công
Giáo.
Trong số các quy định chung phổ biến nhất, được các Giáo
phận đưa ra, có:
- Người ta nói chung thích việc hỏa táng diễn ra sau thánh lễ
an táng có sự hiện diện của thi hài người chết. Ở một số nước, Tòa
Thánh đã ban phép chuẩn cho Thánh lễ an táng diễn ra có sự hiện
diện của hài cốt hỏa táng.
- Tro cốt hỏa táng nên được đặt ở một nghĩa trang Công Giáo
trong một bình đựng thích hợp. Việc đặt này có thể là dưới đất,
hoặc trong hang, hầm hay nhà hài cốt. Giáo Hội khuyên rằng nơi
chôn cất được tưởng nhớ một cách ổn định.
- Tro cốt không nên được đặt trong bình đựng không phù
hợp, chẳng hạn như đồ trang sức, hộp đĩa hoặc khoang không gian.
Tro cốt cũng không được chế tác thành đồ trang sức, tác phẩm
nghệ thuật hoặc vật trưng bày.
- Các tập tục, như rải tro trên mặt nước hoặc trên không
trung, hoặc giữ tro cốt ở nhà, không được xem là các hình thức tôn
kính hài cốt mà Giáo Hội đòi hỏi.
33

- Các tập tục khác, như hòa trộn tro cốt hoặc phân chia tro cốt
cho nhiều gia đình hoặc bạn bè, là không thể chấp nhận được đối
với người Công Giáo.
Do đó, không thể chấp nhận cho người Công Giáo hòa trộn
tro cốt cho một lễ tang. Tuy nhiên, có thể chấp nhận việc đặt các
thi hài trong quan tài bên cạnh nhau cho lễ an táng, và sau đó các
thi hài được hỏa táng và tro cốt của họ được hòa trộn với nhau.
(Zenit.org 25-3-2014).

THÁNH LỄ

11. Sách Tin Mừng được đặt trang trọng ở đâu?

Hỏi: Thưa cha, con muốn hỏi một câu liên quan đến việc sử
dụng sách Tin mừng. Qui chế Tổng quát Sách Lễ Rôma (GIRM), số
117, nói: “Trên bàn thờ, có thể đặt sẵn một sách Tin Mừng khác
với sách Bài Ðọc, trừ khi sách Tin Mừng này được mang theo khi
rước chủ tế vào hành lễ” (Bản dịch Việt ngữ của linh mục
Phanxicô Xavier Nguyễn Chí Cần, giáo phận Nha Trang). Liệu có
thể trong một số trường hợp, người ta chuẩn bị sách Tin Mừng trên
một giá đọc sách, từ đầu Thánh lễ, tại một số phần khác của nhà
thờ - chẳng hạn một nhà thờ cạnh, cửa chính vào nhà thờ hoặc tại
trung tâm của lòng chính nhà thờ - và rước sách Tin mừng từ nơi
này đến giảng đài vào lúc tung hô câu Alleluia được không? – G.
N., Napoli, Ý.
34

Đáp: Ngoài số 117 đã nêu ra trên đây, Sách Tin mừng được
đề cập trong nhiều số khác của Qui chế Tổng quát Sách Lễ Rôma
nữa. Các số chính yếu là:
“44. Trong các cử chỉ cũng phải kể đến các hành động và đi
rước, như việc vị tư tế cùng với phó tế và các thừa tác viên tiến tới
bàn thờ, việc phó tế cầm sách Tin Mừng đi đến giảng đài trước khi
công bố Tin Mừng…”
“60. Bài Tin Mừng là cao điểm của phụng vụ Lời Chúa.
Chính phụng vụ dạy ta phải hết lòng tôn kính bài đọc Tin Mừng, vì
phụng vụ đặc biệt đề cao bài Tin Mừng hơn các bài đọc khác, phần
thì về phía thừa tác viên được cử ra đọc và dọn mình đọc nhờ phép
lành hay lời cầu nguyện, phần thì, về phía giáo dân, họ tung hô để
nhìn nhận và tuyên xưng Ðức Kitô đang hiện diện và nói với họ, và
họ đứng để nghe Tin Mừng, phần thì do những dấu tỏ lòng trọng
kính đối với sách Tin Mừng”.
“119. [...] Khi có rước lúc nhập lễ, phải chuẩn bị sách Tin
Mừng… “
“120. Khi giáo dân đã tập hợp, vị tư tế và các thừa tác viên
mặc phẩm phục tiến tới bàn thờ theo thứ tự sau đây: […] Thầy đọc
sách, [hoặc phó tế nếu có, GIRM, số 172] thầy này có thể mang
sách Tin Mừng, chứ không phải sách Bài Ðọc, nâng cao lên một
chút “ [Xem thêm GIRM, các số 194-195].
122. [...] Tập tục đáng ca ngợi là sách Tin Mừng được đặt
trên bàn thờ”.
“133. Rồi, vị tư tế cầm lấy sách Tin Mừng, nâng lên một
chút, nếu sách đó đặt trên bàn thờ, tiến đến giảng đài, có những
thừa tác viên đi trước. Những người này có thể mang bình hương
và nến, đứng hướng về giảng đài, tỏ lòng tôn kính đặc biệt đối với
Tin Mừng Chúa Kitô”.
“173. Khi đến bàn thờ, nếu mang sách Tin Mừng, thầy phó tế
không bái kính, bước lên bàn thờ. Thật là đặc biệt thích hợp khi
thầy đặt sách Tin Mừng trên bàn thờ, rồi cùng với vị tư tế hôn kính
bàn thờ. Nếu không mang sách Tin Mừng, thầy cúi mình sâu chào
bàn thờ cùng với vị tư tế, và cùng với ngài hôn kính bàn thờ”.
35

“175. [...] Rồi sau khi đã chào kính bàn thờ, thầy lấy sách Tin
Mừng trên bàn thờ, nếu sách để trên đó, đoạn tay nâng sách lên
một chút tiến tới giảng đài, cùng với các người cầm hương, cầm
nến đi trước, nếu có. […] Khi thầy phó tế giúp Giám Mục, thầy
đưa sách cho ngài hôn hay chính thầy vừa hôn sách vừa đọc thầm:
“Nhờ những lời Tin Mừng vừa đọc”. Trong các buổi cử hành long
trọng, Giám Mục có thể ban phép lành cho dân chúng với sách Tin
Mừng. Sau đó thầy đưa sách Tin Mừng về bàn phụ hay một nơi
thích hợp và xứng đáng khác” (Tất cả các số đều thuộc bản dịch
như trên).
Các số 273 và 277 của Qui chế Tổng quát Sách Lễ Rôma nói
về việc tôn kính đặc biệt sách Tin Mừng bằng cách hôn và xông
hương sách Tin Mừng.
Từ các văn bản đó, thật rõ ràng rằng tình hình mà độc giả của
chúng tôi nhắm tới không được tiên liệu trong các sách phụng vụ.
Đúng là các qui định nói rằng việc đặt cuốn sách Tin Mừng trên
bàn thờ là “đáng ca ngợi” hoặc là “đặc biệt thích hợp”, vốn không
phải là ngôn ngữ của luật nghiêm ngặt. Tuy nhiên, do các qui định
không nêu ra địa điểm tùy chọn nào khác, thì không nơi nào khác
ngoài chính giảng đài, để đặt sách Tin Mừng, và sự chọn lựa thay
thế này bao hàm rằng không còn việc rước sách Tin Mừng nữa.
Thật vậy, đáng chú ý là việc rước duy nhất được nhắm tới là
việc rước sách Tin Mừng từ bàn thờ đi. Không việc rước nào khác
xem ra là thích hợp cả.
Có lẽ thật là đáng suy nghĩ về ý nghĩa của việc đặt sách Tin
Mừng trên bàn thờ.
Trong nghi lễ Latinh, bàn thờ là trung tâm chính và là điểm
tập chú của việc cử hành hy lễ tạ ơn. Thực sự theo quy định trong
Qui chế Tổng quát Sách Lễ Rôma, số 306, bàn thờ cần phải được
chú trọng một cách đặc biệt:
“306. Trên bàn thờ chỉ đặt những gì mà việc cử hành Thánh
Lễ đòi hỏi, nghĩa là, sách Tin Mừng từ đầu cử hành cho đến khi
công bố Tin Mừng, chén thánh với đĩa, bình thánh, nếu cần, khăn
thánh, khăn lau và Sách Lễ từ lúc trình lễ phẩm cho đến khi tráng
36

chén. Phải đặt cách kín đáo những gì cần khuếch âm tiếng của vị tư
tế” (Bản dịch như trên).
Vì vậy, trong bối cảnh Thánh lễ, việc đặt sách Tin Mừng trên
bàn thờ là một dấu hiệu của sự tôn kính cao nhất. Ngay cả khi cuốn
sách đã được đặt nơi khác, trên một giá đọc sách đặc biệt như độc
giả của chúng tôi gợi ý, việc ấy sẽ thực sự làm giảm, hơn là tăng
cường sự tôn kính phải có cho Sách thánh.
Việc rước Sách, từ một địa điểm tùy chọn khác đến giảng
đài, một cách nào đó làm giảm và làm suy yếu tương quan thân mật
giữa Tin Mừng và Hy tế tạ ơn, vốn được biểu tượng bằng cách đặt
sách Tin Mừng trên bàn thờ, và mang sách từ bàn thờ đến giảng
đài.
Vì vậy, tôi không tin rằng sự gợi ý của độc giả, về việc đặt
sách Tin Mừng ở một nơi có thể nhìn thấy trước Thánh lễ, là có thể
chấp nhận được về mặt phụng vụ.
Nói như thế, tôi thấy rằng nó không đi trái với các qui định là
phải có một vị trí “thích hợp và xứng đáng” cho sách Tin Mừng,
sau khi việc công bố Lời Chúa đã xong. Điều này có thể được thực
hiện một cách tôn kính, nhưng không cần thêm sự trang trọng quá
đáng nào.
Cuối cùng, trong một số nhà thờ, người ta thường thiết lập
một nơi thường xuyên để tôn kính Lời Chúa, hoặc sách Tin Mừng
hoặc toàn bộ cuốn Kinh Thánh. Mặc dù tập tục này có nguồn gốc
từ Tin Lành, nó vẫn được chọn trong các nhà thờ Công Giáo, như
là một phương cách cổ vũ việc đọc và suy niệm theo Sách thánh.
Thật vậy, người Công Giáo chọn điều tốt đẹp nhất của hai thế
giới. Chúng ta đọc Sách thánh, rồi đi tới nhà tạm để trò chuyện với
chính Tác giả Sách thách. (Zenit.org 20-8-2014)

12. Được phép hát Alleluia tại giảng đài không?

Hỏi: Xin cha vui lòng giải thích tại sao ca viên không nên
hát Alleluia trước Tin Mừng tại giảng đài? - L. C., Fortaleza,
Brazil
37

Đáp: Chủ đề giảng đài và Alleluia, vốn là một lời tung hô


chúc tụng Thiên Chúa phát xuất từ từ tiếng Do Thái, được giải đáp
trong nhiều tài liệu. Đáng chú ý nhất là Qui chế Tổng quát Sách Lễ
Rôma (GIRM) và Phần dẫn nhập cho sách Bài đọc:
Trong Qui chế Tổng quát Sách Lễ Rôma (GIRM):
“309. Phẩm giá Lời Chúa đòi phải có một nơi thích hợp trong
nhà thờ, để Lời Chúa được loan báo và giáo dân tự nhiên hướng về
đó trong phần phụng vụ Lời Chúa.
Tại giảng đài sẽ đọc các bài đọc, thánh vịnh đáp ca và bài
công bố Tin Mừng Phục Sinh. Cũng tại đó có thể giảng và đọc các
lời nguyện cho mọi người, tức là lời nguyện giáo dân. Phẩm giá
của giảng đài đòi chỉ có thừa tác viên lời đi lên đó.
62. Sau bài đọc đi liền trước bài Tin Mừng thì hát Alleluia,
hay bài hát khác, theo luật chữ đỏ, như mùa phụng vụ đòi hỏi. Lời
tung hô này được thực hiện ở tư thế đứng, vì cộng đoàn tín hữu
chào đón Chúa sẽ nói với mình trong Tin Mừng và biểu lộ đức tin
bằng bài ca. Mọi người đứng cùng hát, được ca đoàn hoặc một ca
viên khởi xướng, hoặc lặp lại câu ca đoàn hay một ca viên đã hát.
a. Alleluia được hát trong các mùa ngoài Mùa Chay. Câu thì
lấy ở sách Bài Ðọc, hay sách Graduale.
b. Trong Mùa Chay, thì thay vì Alleluia, hát câu trước Tin
Mừng ghi trong sách Bài Ðọc. Cũng có thể hát một thánh vịnh
khác cũng gọi là ca liên tục (tractus), như có trong sách hát
Graduale.
63. Khi chỉ có một bài đọc trước Tin Mừng thì:
a. Trong mùa phải hát Alleluia, có thể hát hoặc bài thánh
vịnh có chữ Alleluia, hoặc thánh vịnh và Alleluia với câu tung hô.
b. Trong mùa không phải đọc Alleluia, có thể hát thánh vịnh
với câu trước Tin Mừng, hoặc chỉ thánh vịnh thôi;
c. Alleluia hay câu trước Tin Mừng, nếu không hát thì có thể
bỏ.
64. Ca tiếp liên, ngoài lễ Phục Sinh và lễ Hiện Xuống thì
được tùy ý, và được hát sau Alleluia”. (Bản dịch Việt ngữ của linh
mục P.X. Nguyễn Chí Cần, giáo phận Nha Trang)
38

Và từ “Phần dẫn nhập cho sách Bài đọc”:”56. Ca viên Thánh


vịnh chịu trách nhiệm hát, theo cách hát xướng đáp hoặc cách trực
tiếp, bài hát giữa các bài đọc – đó là Thánh vịnh hoặc một bài ca
Kinh thánh khác, ca tiếp liên và Alleluia, hoặc bài ca khác. Tùy
theo dịp đòi hỏi, ca viên thánh vịnh có thể xướng Alleluia và câu
Kinh thánh”.
Từ các tài liệu này, chúng tôi có thể lấy các yếu tố sau đây để
trả lời câu hỏi của độc giả.
Không có quy định nào nói không có thể hát Alleluia tại
giảng đài. Đúng là việc này không bao gồm trong các tình huống
nêu ra trong GIRM 309, nhưng cũng tốt là Alleluia có thể được hát
tại một nơi khác, trong khi các bài đọc phải được công bố tại giảng
đài.
“Phần dẫn nhập cho sách bài đọc” ngụ ý khả năng này, bằng
cách dự báo rằng ca viên Thánh Vịnh có thể xướng Alleluia và câu
Kinh thánh. Trong Thánh Lễ với một bài đọc, sẽ là vô lý khi ca
viên Thánh Vịnh rời khỏi giảng đài để xướng Alleluia.
Cũng cần nhớ rằng câu hát Alleluia được bao gồm trong sách
bài đọc, và các sách phụng vụ không đoán chừng rằng mọi người
đều có sách lễ trong tay hoặc một bản sao các bài đọc ngày ấy. Một
lần nữa, luận lý phụng vụ cho thấy rằng Alleluia có thể được hát tại
giảng đài.
Vì vậy, chúng tôi có thể nói rằng phụng vụ, chứ không phải
là sự cấm sử dụng giảng đài, tiên liệu nhiều vị trí khác và cách thức
khác để hát Alleluia, như đã thấy trong số 62 trên đây. Ca viên
Thánh Vịnh hay một ca viên khác có thể xướng Alleluia và câu
Kinh thánh từ giảng đài, hoặc tại một vị trí thích hợp.
Cuối cùng, mặc dù việc hát Alleluia được xem như có liên
quan đến toàn cộng đoàn, tôi xin có ý kiến rằng, vào những dịp đặc
biệt, người ta có thể sử dụng một số bài Alleluia theo nhạc Bình ca
(Gregorian) cho các ngày lễ trọng, mặc dù hầu hết các bài này đòi
hỏi ca đoàn phải tập hát kỹ càng trước khi thể hiện đúng và hay,
trong nhà thờ. (Zenit.org 8-1-2013)
39

13. Tại sao linh mục rửa tay sau khi dâng lễ vật?

Hỏi: Theo ý kiến của tôi, việc linh mục rửa tay sau khi dâng
lễ vật phát sinh từ thời kỳ khi linh mục còn mang theo động vật và
thực phẩm tới. Do đó, hiện nay việc rửa tay sau khi dâng bánh và
rượu là đặt nhầm chỗ. Dù sao, việc rửa tay là thích hợp như là một
nghi thức sám hối trước khi dâng lễ vật. (Một độc giả Đức)
Đáp: Độc giả này tán thành một thuyết về nguồn gốc của
nghi thức rửa tay, vốn trở nên quen thuộc cách đây vài năm.
Thuyết này nói rằng nghi thức rửa tay là thực tiễn thuở ban đầu và
phải thực hiện do bụi bột, để làm sạch đôi tay của linh mục. Chỉ
sau đó it lâu, một ý nghĩa thiêng liêng được gán cho nghi thức ấy.
Vì vậy, như một số người lập luận, sự xuất hiện của bánh lễ
được chuẩn bị trước đã làm cho nghi thức rửa tay trở nên lỗi thời.
Lý thuyết này, mặc dầu mạch lạc, có bất lợi là đã sai lầm.
Việc nghiên cứu kỹ càng các nghi thức cũ cho thấy rằng nghi
thức rửa tay (có niên đại từ thế kỷ thứ tư) là cổ xưa hơn việc rước
lễ vật, và thậm chí sau khi tập tục rước lễ vật được thực hiện, chủ
tế thường rửa tay trước, chứ không rửa tay sau, khi nhận lễ vật.
Nghi thức rửa tay luôn có ý nghĩa của sự thanh luyện tâm
hồn, và nó vẫn giữ ý nghĩa này một cách hợp lệ ngày nay. Nó là
một nghi thức quan trọng, và thể hiện nhu cầu thanh luyện của linh
mục trước khi bắt đầu Kinh nguyện Thánh Thể.
Quả đúng là mọi người đã làm hành vi sám hối đầu thánh lễ,
nhưng nghi lễ Rôma trong nhiều thế kỷ đã có các kinh thanh luyện
khác cho linh mục chủ tế trong thánh lễ.
Hầu hết các nghi thức hoặc kinh này đã được loại bỏ hoặc
giảm bớt trong hình thức bình thường, nhưng một số nghi thức,
chẳng hạn việc rửa tay sau khi dâng lễ vật, đã được giữ lại và
không bao giờ có thể được bỏ qua trong bất kỳ Thánh Lễ nào.
(Zenit.org 15-1-2013)
40

14. Phụ nữ làm Chưởng nghi được không?

Ghi chú: Chưởng Nghi: Masters of Ceremonies (MC)


Trưởng ban nghi lễ.
Hỏi: Hình như có một xu hướng trong một số Giáo phận Mỹ
là bổ nhiệm nữ giáo dân làm Chưởng nghi. Việc này có đúng với
Phụng vụ không? Sách Lễ Nghi Giám Mục, trong phần có tiêu đề
“Nhiệm vụ của các thừa tác viên trong phụng vụ của Giám mục”
nói trong các khoản 34, 35 và 36 như chỉ liên quan đến nam giới,
vì nói rằng “ông (chưởng nghi) chịu trách nhiệm hoặc nên làm
điều này điều nọ”. Ngược lại, trong phần tiếp theo, về người phụ
trách phòng thánh, nói là “ông hoặc bà nên làm điều này điều nọ “
- rõ ràng cho phép sử dụng cả hai phái tính. Xin cha vui lòng nhận
xét về việc sử dụng hợp pháp nữ giáo dân trong vai trò Chưởng
nghi. - G. F., New Orleans, Louisiana, Mỹ.
Đáp: Tôi sẽ thảo luận vấn đề này từ quan điểm giải thích luật
phụng vụ mà tôi tin là đang được sử dụng. Tuy nhiên tôi phải công
nhận rằng luật này là chưa hoàn toàn rõ ràng.
Như bạn đọc của chúng tôi nêu ra, Sách Lễ Nghi Giám Mục
đề cập đến một người nam khi nhắc đến chức Chưởng nghi, và rõ
ràng làm một sự phân biệt khi nhắc đến người phụ trách phòng
thánh. Câu hỏi đặt ra là: Điều này phản ánh một ý định của luật
không, hay chỉ đơn giản dự đoán thực tế vào thời điểm xuất bản
sách mà thôi?
Ý kiến cá nhân của tôi là sách Lễ Nghi Giám Mục không có
một ý định đặc biệt để loại trừ nữ giới, nhưng chỉ đơn giản phản
ánh luật hiện hành khi được xuất bàn năm 1984. Luật này ngăn
ngừa các công việc tại bàn thờ được thực hiện bởi nữ giới.
Tương tự như vậy, Sách Lễ Nghi dường như giả định rằng
công việc này nên được thực hiện bởi thư ký của Giám mục hay
một giáo sĩ khác được chỉ định, để đi cùng với Giám mục trong các
chuyến thăm giáo xứ trong giáo phận. Thật vậy, theo sách lễ nghi
trước kia, vị chưởng nghi của Giám mục phải là một linh mục ít
nhất 25 năm tuổi. Luật nói rằng tất cả những người tham gia vào
41

buổi lễ phải chú ý và vâng lời Chưởng nghi mà không thảo luận.
Trong buổi lễ, Chưởng nghi là người chỉ huy, chứ không phải là
người phục vụ.
Các phụ tá Chưởng nghi có thể là phụ phó tế hoặc trẻ tuổi
hơn. Khi vắng Chưởng nghi có chức thánh, một thừa tác viên khác
có thể thay thế. Tuy nhiên, luật nói rằng trong trường hợp này,
Chưởng nghi không có quyền ra lệnh cho các thừa tác viên có chức
thánh.
Sách Lễ Nghi Giám mục hiện nay không nhắc đến việc vâng
lời Chưởng nghi, hoặc không đòi hỏi cách đặc biệt rằng Chưởng
nghi phải là một linh mục. Thật vậy, khoản 35 nói rằng trong buổi
lễ “Chưởng nghi thực hiện sự thận trọng lớn nhất: ông không nói
nhiều hơn là cần thiết, cũng không thay thế các phó tế hay phụ tá
bên cạnh chủ tế. Chưởng nghi nên thực hiện trách nhiệm với sự
kính cẩn, nhẫn nại, và chú ý cẩn thận”.
Việc sử dụng từ ngữ “ông hay bà” khi nhắc đến người phụ
trách phòng thánh cũng phản ánh thực tế, vì phụ nữ thường phục
vụ như là người phụ trách phòng thánh trong các nhà thờ và tu
viện.
Vì vậy, tôi sẽ nói rằng việc sử dụng các đại từ phân biệt trong
Sách Lễ Nghi chỉ đơn giản phản ánh thực tế rằng khả năng của một
nữ Chưởng nghi là không bao giờ được tưởng tượng. Bởi vì điều
này là chưa đủ để trả lời câu hỏi liên quan đến tính hợp pháp hiện
nay của nữ Chưởng nghi, chúng ta phải tìm thêm nơi khác để trả
lời.
Năm 1994, Hội đồng Tòa thánh về giải thích Văn bản pháp
luật công bố một sự giải thích cho khoản luật số 230.2 của Bộ Giáo
Luật. Số này nói: “Các giáo dân có thể được chỉ định tạm thời đảm
nhận việc đọc sách trong các việc phụng vụ. Cũng thế, tất cả các
giáo dân có thể thi hành những công tác của người chú giải, ca
trưởng hoặc những công tác khác theo quy tắc luật định” (Bản dịch
Việt ngữ của các Linh Mục Nguyễn Văn Phương, Phan Tấn Thành,
Vũ Văn Thiện, Mai Ðức Vinh).
42

Hội đồng Tòa thánh này được hỏi liệu các chức năng phụng
vụ, mà theo khoản luật trên có thể giao cho các giáo dân, có thể
được thực hiện bởi người nam và người nữ bình đẳng không, và
liệu việc phục vụ tại bàn thờ có thể được kể vào các công tác ngang
tầm với các công tác khác theo quy tắc luật định không.
Hội đồng Tòa thánh trả lời “có”, theo các hướng dẫn được
Tòa Thánh đưa ra.
Sự giải thích này đặc biệt nói đến vấn đề các em gái giúp lễ,
nhưng các tiêu chuẩn được sử dụng có thể bao gồm một cách hợp
lý trường hợp của nữ Chưởng nghi vào “các công tác khác” theo
quy tắc luật định.
Vì vậy, tôi có thể nói rằng, do thiếu hướng dẫn cụ thể của
Tòa Thánh về hướng ngược lại, một nữ Chưởng nghi có thể được
sử dụng xét theo quan điểm luật phụng vụ.
Chúng ta nên nhớ rằng khoản luật 230.2 có tính cách cho
phép, chứ không có tính cách luật lệ. Không có quyền về phía tín
hữu để mong ước công tác này.
Nói tóm lại, việc cho phép trong vấn đề trên của một số Giám
mục thì không thể được xem là ràng buộc đối với các Giám mục
khác. Trong thực tế, đó là thẩm quyền của mỗi Giám mục để có sự
phán đoán thận trọng về điều phải làm, với một tầm nhìn cho sự
phát triển có trật tự của đời sống phụng vụ trong giáo phận của
ngài. (Zenit.org 29-1-2013)

15. Giám mục có thể sửa đổi các phần của Thánh
lễ không?

Hỏi: Tôi đang giúp trong một giáo phận ở Nam Mỹ, và tôi
thấy ở đó vị Giám mục mời giáo dân cùng đọc kinh mở đầu Thánh
lễ với ngài. Sau đó, ngài mời mọi người cũng làm tương tự cho
kinh vinh tụng ca. Ngoài ra, họ còn hát thánh ca trong phần Kinh
Nguyện Thánh Thể, và giữa các phần, họ hát các bài ca ngắn. Tôi
cũng đã cử hành Thánh Lễ cho quân nhân, và ngay sau khi tôi
43

truyền phép Bánh thánh, và nâng bánh lên cao, ban nhạc chơi bài
quốc ca, và tôi đã đợi cho đến khi họ kết thúc, tôi mới truyền phép
Máu thánh. Và trong trọn phần truyền phép, mọi người đều đứng.
Tôi hỏi các linh mục địa phương về việc thực hành này, và các cha
nói với tôi rằng điều này được Hội đồng Giám mục và Giám mục
đặc trách quân đội qui định, mặc dù các cha không trưng cho tôi
văn kiện nào cả. Do đó tôi xin hỏi: Liệu một Giám mục có thể sửa
đổi các phần của Thánh Lễ không? - J. S., Bolivia.
Đáp: Câu hỏi này cần phải được chia thành các phần, bởi vì
các luật khác nhau được áp dụng cho các trường hợp khác nhau.
Trước hết, một nguyên tắc tổng quát liên quan đến thẩm
quyền của Giám mục trong phụng vụ là rằng ngài không cấm điều
gì được phép, và cũng không cho phép điều gì bị cấm. Có thể có
một số luật trừ cho nguyên tắc này, và Giám Mục giáo phận có thể
miễn chuẩn cho các tín hữu khỏi giữ các luật có tính cách kỷ luật,
dù phổ quát dù địa phương, do quyền bính tối cao của Giáo Hội
ban hành cho lãnh thổ hay cho thuộc dân của mình. (Điều 87, Bộ
Giáo luật).
Tuy nhiên, một Giám mục không có bất kỳ thẩm quyền
chung nào để điều chỉnh các văn bản hoặc chữ đỏ của Thánh Lễ, và
ngài cũng không được làm như vậy. Trong trường hợp đề cập ở
trên đây, vị Giám mục đã sai lầm khi mời mọi người tham gia với
ngài trong các phần Thánh Lễ chỉ dành cho vị chủ tế.
Cần phải có đa số hai phần ba các Giám mục thuộc Hội đồng
Giám mục, cộng thêm sự chuẩn y của Tòa Thánh, mới được phép
thực hiện các sự điều chỉnh ổn định cho phụng vụ phổ quát.
Đối với những gì mà độc giả của chúng tôi gọi là “một số bài
hát” trong Kinh Nguyện Thánh Thể, các phần thêm vào này đã
được chuẩn y cho Brazil. Vì quốc gia được đề cập bởi độc giả của
chúng tôi có biên giới với Brazil, có thể rằng một số sự thực hành
phụng vụ của Brazil đã lan qua biên giới. Tuy nhiên, như tôi được
biết, không quốc gia nào khác có có sự chuẩn y đặc biệt từ Tòa
Thánh cho việc thực hành này.
44

Kể từ khi Brazil đang xem xét lại bản dịch hiện nay, vốn
giống với bản dịch cũ bằng tiếng Anh trong nhiều khía cạnh,
dường như có xu hướng là giảm bớt các sự can thiệp như vậy.
Cuối cùng, tập tục chơi bài quốc ca, trong hoặc sau khi
truyền phép, dường như có nguồn gốc Tây Ban Nha, đặc biệt là
trong giới quân đội. Chính vì thế tập tục này có mặt tại một số quốc
gia Nam Mỹ.
Đây là một tập tục đang biến mất dần, nhất là khi luật phụng
vụ hiện tại nói rõ ràng rằng người ta không được chơi âm nhạc
trong phần Kinh Nguyện Thánh Thể. Vì vậy, huấn thị về âm nhạc
trong phụng vụ Musicam Sacram năm 1967 nói:
“Nên dùng nhạc khí để đệm theo tiếng hát hầu giữ cho giọng
khỏi xuống, và giúp cho cộng đoàn tham dự dễ dàng hơn, cũng như
hợp nhất với nhau mật thiết hơn. Nhưng âm thanh của các nhạc khí
không bao giờ được lấn tiếng hát, và làm cho bản văn trở nên khó
hiểu. Mọi nhạc khí đều phải im tiếng khi linh mục hay thừa tác
viên đọc cao giọng một bản văn được dành riêng cho các vị ấy” (số
64).
“Trong các lễ hát hoặc lễ đọc, có thể dùng đại quản cầm hoặc
một nhạc khí nào khác đã được chính thức thừa nhận để đệm theo
tiếng hát của ca đoàn và giáo dân. Có thể độc tấu nhạc trước khi
linh mục tới bàn thờ, lúc dâng lễ vật, trong khi rước lễ và lúc cuối
lễ. Có thể áp dụng cùng một quy tắc đó, thích nghi cho các buổi cử
hành thiêng thánh khác” (số 65) (Bản dịch Việt ngữ của Ủy ban
phụng tự, HĐGMVN).
Tuy nhiên, trong trường hợp này, người ta có thể lập luận
rằng một ngoại lệ được bảo đảm cho một tập tục xa xưa. Đôi khi
người ta cũng cho rằng việc hát quốc ca là nhằm tôn vinh Bí Tích
Thánh Thể, hoặc như là một dấu hiệu của sự dâng hiến quốc gia
cho Chúa Kitô.
Đó là ý nghĩa, khi vào năm 1899, quốc ca Venezuela được
hát sau khi truyền phép, trong một cử chỉ long trọng mà các Giám
mục Venezuela đã dâng hiến quốc gia này cho Phép Thánh Thể.
45

Như tôi đã nói, lập luận theo tập tục có thể được thực hiện.
Nhưng tốt hơn nên để cho tập tục này trở nên mờ nhạt đi, vì nó
không còn phù hợp với luật phụng vụ hiện nay, và dễ dàng mở ngỏ
cho việc hiểu sai. (Zenit.org 12-2-2013)

16. Khi Tòa Thánh trống tòa, linh mục có phải đọc
tên ĐTC Biển Đức trong Kinh nguyện Thánh Thể
không?

Hỏi: Sau ngày 28-2, và trước khi bầu được Vị Giáo hoàng
mới, chúng ta có tiếp tục đọc tên ĐTC Biển Đức trong Kinh
Nguyện Thánh Thể của Thánh Lễ không? Ý kiến của tôi là chúng ta
làm những gì chúng ta làm khi Đức Giáo Hoàng qua đời mà thôi:
Như thế chúng ta không đọc tên Giáo Hoàng, nhưng vẫn đọc tên
giám mục giáo phận. - E. R., Keimoes, Nam Phi.
Đáp: Ý kiến của độc giả chúng tôi là chính xác. Mặc dù Đức
Thánh Cha Biển Đức XVI vẫn còn sống, Tòa Thánh sẽ trống ngôi
lúc 20g, giờ Rôma, ngày 28-2 (2g chiều giờ New York; 4g sáng
ngày 1-3, giờ Sydney; 2g sáng ngày 1-3, giờ Hà Nội).
Đối với việc đọc tên Đức Thánh Cha trong Kinh nguyện
Thánh Thể, hầu hết các cẩm nang phụng vụ gần đây không đi vào
chi tiết này, nhưng các cẩm nang trước Công đồng Vatican II vẫn
nói đến các khía cạnh phức tạp hơn của phụng vụ.
Trong trường hợp này, tên của Đức Thánh Cha, và toàn bộ
câu đề cập đến Đức Thánh Cha, không được đọc trong Kinh
nguyện Thánh Thể trong giai đoạn trống tòa (Sede vacante). Trong
thánh lễ, các linh mục chỉ đọc tên giám mục địa phương và hàng
giáo sĩ theo hình thức văn chương của mỗi Kinh nguyện Thánh
Thể.
Ví dụ, trong Kinh Nguyện Thánh Thể II, câu đọc sẽ là: “cùng
với đức giám mục...giáo phận chúng con, và toàn thể hàng giáo sĩ”.
Trong Giáo Phận Rôma: “Cùng với .... toàn thể hàng giáo sĩ”.
Mặc dù Hồng y Giám quản giáo phận Rôma và các giám mục phụ
46

tá vẫn giữ các chức vụ của mình, nên chọn việc nêu tên tập thể
trong thánh lễ.
Một thủ tục tương tự được tuân giữ trong mỗi giáo phận sau
cái chết hoặc nghỉ hưu của Đấng bản quyền địa phương. Trong thời
gian trống tòa Giám mục, câu “cùng với đức giám mục...giáo phận
chúng con” cũng không được đọc. Tên của vị Giám quản tông tòa
được đọc, nhưng không đọc tên của Vị Giám quản tông tòa tạm
quyền.
Trong trường hợp cả giáo phận và Tòa Thánh đều bị trống
tòa, các linh mục nên theo cách thực hành tương tự như ở giáo
phận Rôma, nghĩa là chỉ đọc “Cùng với .... toàn thể hàng giáo sĩ”.
Về vấn đề Tòa thánh trống tòa, Thư Hội đồng Giám mục Việt
Nam gửi Cộng đồng Dân Chúa về quyết định từ nhiệm của Đức
Thánh Cha Biển Đức XVI, ngày 16-2-2013, nói rõ:
“6. Trong khoảng thời gian Tòa Rôma, Tòa Thánh Phêrô
trống tòa kể từ 20g00 ngày 28 tháng 2 năm 2013 (giờ Rôma, như
vậy đối với Việt Nam chúng ta là rạng sáng ngày thứ sáu 01 tháng
3 năm 2013), trong các Thánh lễ, chúng ta hiệp ý cầu nguyện cho
việc bầu Vị Giáo Hoàng mới của Giáo Hội toàn cầu. Trong Kinh
nguyện Thánh Thể, các Linh mục chỉ đọc tên của vị giám mục giáo
phận mà thôi. Ví dụ, Kinh nguyện Thánh Thể II: “Xin nhớ đến Hội
Thánh Chúa đang lan rộng khắp hoàn cầu, để kiện toàn Hội Thánh
trong đức mến, cùng với đức giám mục...giáo phận chúng con, và
toàn thể hàng giáo sĩ”. (Zenit.org 19-2-2013).

17. Có đọc tên Giám mục nghỉ hưu (emeritus)


trong Kinh nguyện Thánh Thể không?

Hỏi: Trong bài trả lời về việc không nêu danh tánh của Giáo
hoàng sau khi Ngài nghỉ hưu, cha có nói điều gì đó về việc không
nêu danh tánh của một Giám mục nghỉ hưu. Trong giáo phận nơi
tôi phục vụ, sau khi vị Giám mục nghỉ hưu, chúng tôi tiếp tục nêu
danh tánh ngài trong Kinh nguyện Thánh Thể là “Giám mục nghỉ
47

hưu, bishop emeritus,...của chúng con”, sau tên của vị Giám mục
đương nhiệm. Ngay cả vị Giám mục đương nhiệm cũng đọc như
thế. Thưa cha, có quy tắc nào về điều này không? Chúng tôi có sai
lầm khi đọc “cùng với đức Giám mục...giáo phận chúng con, và
đức Giám mục nghỉ hưu (emeritus)...của chúng con” trong Kinh
Nguyện Thánh Thể không?” – Một độc giả.
Đáp: Trong thực tế, việc đọc như thế là không đúng. Trong
phần trả lời ngày 24-11-2009, chúng tôi đã trích dẫn một bài về đề
tài này rồi. Bài viết đã được đăng bằng tiếng Ý trong tở Notitiae,
cơ quan thông tin chính thức của Thánh Bộ Phụng Tự và Bí Tích:
“Về việc nêu danh tánh Đức Giám Mục trong Kinh Nguyện Thánh
Thể” (Notitiae 45 (2009) 308-320).
Mặc dù đây là một bài nghiên cứu, chứ không phải là một sắc
lệnh chính thức, bài viết đã tập hợp tất cả các tài liệu hướng dẫn
chính thức về đề tài trên.
Bài báo này nói rõ rằng chỉ có Giám mục giáo phận đương
nhiệm mới được nêu tên trong Kinh nguyện Thánh thể. Có thể nêu
thêm danh tánh vị Giám mục phụ tá, nếu chỉ có một vị mà thôi.
Nếu không, các vị được nhắc đến một cách tập thể, chứ không nêu
danh tánh.
Lý do cho sự phân biệt này là rằng việc nêu danh tánh Giám
mục không phải là một vấn đề lịch sự hoặc kính trọng, nhưng là
một vấn đề hiệp thông Giáo Hội. Trong Lễ Quy Rôma, chúng ta
không chỉ cầu nguyện “cho”, nhưng cầu nguyện “cùng với” Đức
Giáo Hoàng và Đức Giám mục. Nói cách khác, việc cầu nguyện
trong sự hiệp thông với Đức Giáo Hoàng và Giám mục địa phương
hiệp nhất cộng đoàn địa phương với Giáo Hội hoàn vũ, và biểu
hiện Giáo Hội trong việc cử hành đặc biệt này.
Một độc giả Ireland hỏi liệu chúng ta có thể dùng danh hiệu,
tước hiệu, hoặc tên riêng trong việc nêu danh tánh Giáo hoàng và
Giám mục không. Độc giả này nhắc đến một bài báo bằng tiếng
Pháp trong tờ Notitiae 1970, vốn lập luận ủng hộ việc có thể dịch
tiếng Latinh thành “cùng với Giám mục Smith của chúng con”.
48

Độc giả này nhìn nhận rằng bài báo là một nghiên cứu không
có lập trường chính thức. Trong thực tế, người ta nhận thấy rằng đề
nghị này đã không bao giờ được thực hiện bởi bất kỳ bản dịch
chính thức nào.
Tôi tin rằng các nguyên tắc dịch thuật, mà bài báo chủ
trương, đã được thay thế bởi các nguyên tắc trong huấn thị
Liturgiam Authenticam của Tòa Thánh, vốn đòi hỏi một bản dịch
theo nguyên văn. Bản dịch mới bằng tiếng Anh mới cũng đòi hỏi
như thế. Ở Ireland, trên nguyên tắc người ta có thể nêu “cùng với
tiến sĩ McCoy, Giám mục của chúng con”, nhưng việc này sẽ là rất
khó khăn ở Mỹ và các nước nói tiếng Anh khác, vì các nơi này
không sử dụng các tước hiệu như vậy.
Do đó, tập tục chung là rằng khi nêu danh tánh Đức Giáo
Hoàng và Giám mục, người ta chỉ nêu tên mà thôi. Chữ số tương
ứng với Giáo hoàng đương kim cũng không được đọc. Chẳng hạn,
phải đọc “Đức giáo hoàng Gioan Phaolô” hoặc “Đức Giáo hoàng
Bênêđíctô”, chứ không đọc “Đức Giáo hoàng Gioan Phaolô II”
hoặc “Đức Giáo hoàng Bênêđíctô XVI”.
Cuối cùng, một độc giả đảo Malta hỏi: “Sau một số kinh
nguyện, như chuỗi Mân Côi, Đàng Thánh Giá..., chúng tôi thường
cầu nguyện theo ý Đức Giáo Hoàng để được một ơn đại xá, theo
văn kiện về ân xá của Tòa Thánh. Thế thì trong thời gian Tòa
Thánh trống ngôi, chúng tôi có thể cầu nguyện theo ý ai để được
ơn đại xá?”
Chắc chắn là không có việc ngưng ơn đại xá trong thời gian
Tòa Thánh trống ngôi. Bởi vì việc cầu nguyện theo ý Đức Giáo
Hoàng là một yêu cầu để có ơn đại xá, người ta có thể cho rằng các
việc cầu nguyện này vẫn được thực hiện, mặc dù người cầu nguyện
biết rằng mình đang cơ bản phó thác lời cầu nguyện cho sự quan
phòng của Chúa, để áp dụng nó như mình mong ước. (Zenit.org
26-2-2013)
49

18. Thánh Lễ cầu cho việc bầu Giáo Hoàng nên


được cử hành thế nào?

Hỏi: Trong thời gian cho đến khi bầu được Đức Giáo Hoàng
mới, có thể cử hành Thánh Lễ “Pro eligendo Papa” (cầu cho việc
bầu Giáo Hoàng) thay vì Thánh Lễ thường ngày được không, dù
rằng chúng ta đang ở trong Mùa Chay? – M. D., Pháp.
Đáp: Ủy ban Phụng tự của Hội đồng giám mục Mỹ đã đưa ra
một loạt các ghi chú phụng vụ về việc từ nhiệm của Đức Giáo
Hoàng. Các ghi chú này bàn đến nhiều vấn đề.
Vì chúng ta đang ở trong Mùa Chay, thật là cần thiết để
nhớ rằng các Thánh Lễ cho các nhu cầu khác nhau được đề cập
dưới đây chỉ có thể được cử hành vào các ngày trong tuần “theo
sự hướng dẫn của Giám Mục giáo phận hoặc với sự cho phép của
Ngài” (Qui chế Tổng Quát Sách Lễ Rôma, số 374).
Các điểm chính của bản ghi chú phụng vụ nói trên là như
sau:
“Một khi việc từ nhiệm của Đức Giáo Hoàng có hiệu lực,
Đức Giám mục giáo phận và các linh mục trong mỗi giáo xứ có thể
xem xét cử hành một Thánh Lễ đặc biệt cầu cho việc bầu Giáo
Hoàng, theo các hướng dẫn của lịch phụng vụ. Thánh Lễ nên được
cử hành bởi Giám mục giáo phận tại Nhà thờ chính tòa, hoặc tại
mỗi Giáo hạt với sự tham dự của càng nhiều tín hữu càng tốt.
Thánh Lễ cầu cho việc bầu Giáo hoàng, hay một Giám Mục (được
tìm thấy trong phần “Thánh Lễ và Lời nguyện tùy nhu cầu và dịp
khác nhau” trong Sách Lễ Rôma) có thể được cử hành.
“Một Thánh Lễ ngoại lịch về Chúa Thánh Thần cũng có thể
được cử hành, và chẳng hạn sử dụng Kinh Tiền tụng II của lễ Chúa
Thánh Thần: “Hành động của Chúa Thánh Thần trong Giáo Hội”.
“Bài giảng có thể cung cấp cơ hội để suy tư về sứ vụ giáo
hoàng và vai trò của sứ vụ này trong Giáo Hội. Đây cũng là cơ hội
để vị giảng thuyết giáo huấn các tín hữu về mối quan hệ giữa Giáo
hội địa phương và Giáo Hội phổ quát.
“Các giờ Kinh Phụng vụ
50

“Giờ Kinh Sáng và Giờ Kinh Chiều cũng có thể được cử


hành, và vào những ngày khi không có lễ nhớ, lễ trọng và lễ buộc,
lời nguyện kết thúc có thể được lấy từ Thánh Lễ cầu cho việc bầu
Giáo Hoàng hay Giám Mục.
“Các tín hữu nên được mời gọi dâng ý nguyện riêng, việc
làm và tiền dâng hiến để cầu cho việc bầu Giáo Hoàng được thành
công. Tập tục đơn giản là họ nên đọc kinh Lạy Cha, kinh Kính
Mừng và Kinh Sáng Danh cho ý chỉ này. Khi lần chuỗi Mân côi,
tín hữu cũng nên có ý chỉ cầu cho việc bầu Giáo Hoàng.
“Lời nguyện tín hữu
“Trong lời nguyện tín hữu, có thể có các lời cầu như sau:
“- Xin Chúa Thánh Thần linh hứng và ban sức mạnh cho các
Hồng y cử tri, trong khi các ngài bầu chọn một Đức Thánh Cha
mới để dẫn dắt chúng con, chúng ta hãy cầu xin Chúa.
“- Xin cho Hồng y đoàn trong tiến trình bầu cử này là một
phương tiện thật sự cho hồng ân Chúa hướng dẫn Giáo Hội, chúng
ta hãy cầu xin Chúa.
“- Xin Chúa Thánh Thần làm việc mạnh mẽ trong tân Đức
Giáo Hoàng được Hồng Y Đoàn chọn lựa, chúng ta hãy cầu xin
Chúa.
“Sau khi bầu Đức Giáo Hoàng mới
“Sau khi bầu Đức Giáo Hoàng mới, Giám Mục Giáo phận và
các linh mục trong mỗi giáo xứ có thể xem xét cử hành một Thánh
Lễ đặc biệt cầu cho Giáo hoàng mới được bầu, theo các hướng dẫn
của lịch phụng vụ. Thánh Lễ nên được cử hành bởi Giám mục giáo
phận tại Nhà thờ chính tòa, hoặc tại mỗi Giáo hạt với sự tham dự
của càng nhiều tín hữu càng tốt.
“Nếu đúng vào ngày bầu được Đức Giáo Hoàng, thì Thánh lễ cầu
cho Đức Giáo Hoàng (đặc biệt là kỷ niệm ngày được bầu chọn) là
thích hợp. Thánh lễ này không có thể được cử hành vào các Chủ
Nhật Mùa Vọng, Mùa Chay và Phục Sinh, lễ trọng, Thứ Tư Lễ
Tro, và các ngày của Tuần Thánh. Bản văn Thánh Lễ được tìm
thấy trong phần “Thánh Lễ và Lời nguyện tùy nhu cầu và dịp khác
nhau” trong Sách Lễ Rôma.
51

“Một lần nữa, các tín hữu được khuyến khích cầu nguyện cho
Đức Thánh Cha vừa được bầu chọn trong kinh nguyện riêng tư của
họ. Họ được khuyến khích đọc Kinh Lạy Cha, kinh Kính Mừng, và
kinh Sáng Danh theo ý cầu cho Đức Giáo Hoàng mới. Khi lần
chuỗi Mân côi, tín hữu cũng nên có ý chỉ cầu cho Đức Giáo Hoàng
mới.
“Theo tập tục, cờ đuôi nheo vàng và trắng có thể được treo ở
lối vào nhà thờ hay nhà nguyện. Hoa có thể được đặt gần lá cờ
Vatican, vốn được trưng ở nơi nào đó nổi bật ở tiền đình nhà thờ
hoặc nơi tụ tập đông người.
“Lời nguyện tín hữu
“Trong lời nguyện tín hữu, có thể có các lời cầu như sau:
- Xin cho Đức tân Giáo hoàng của chúng con, N., được mạnh
sức để Ngài dấn thân vào sứ vụ hiệp nhất, yêu thương và hòa bình,
chúng ta hãy cầu xin Chúa.
“- Xin cho Đức tân Giáo hoàng của chúng con, N., cùng làm
việc chung với các Giám mục của Giáo Hội, để xây dựng Thân Thể
Chúa Kitô trong hòa bình và hoan hỉ, chúng ta hãy cầu xin Chúa.
“- Xin cho Đức tân Giáo hoàng của chúng con, N., trở nên
một nhà vô địch của người nghèo, một nhà hoà giải của các quốc
gia, và một sức mạnh cho hòa bình và hiệp nhất trong thế giới
chúng con, chúng ta hãy cầu xin Chúa”. (Zenit.org 12-3-2013)

19. Việc lột bàn thờ ngày thứ Năm Tuần Thánh
được qui định cho các bàn thờ nào?

Hỏi: Liệu việc lột bàn thờ sau thánh lễ Tiệc Ly ngày thứ Năm
Tuần Thánh chỉ giới hạn cho các bàn thờ, mà Thánh Lễ này được
cử hành không? Liệu các bàn thờ trong các nhà thờ và nhà nguyện
(ví dụ, nhà nguyện trong đan viện, tu viện, bệnh viện, ...), nơi
không có cử hành Thánh lễ Thứ Năm Tuần Thánh, có được lột
không, và Mình Thánh Chúa được cất đi nơi khác không? - G. L.,
Madera, California, Mỹ.
52

Đáp: Lời chỉ dẫn trong thư luân lưu về cử hành các nghi thức
Tuần Thánh và lễ Phục Sinh, Paschalis Sollemnitatis, là khá ngắn
gọn: “Sau thánh lễ, bàn thờ được lột sách. Mọi thánh giá trong nhà
thờ cần được che phủ bằng một tấm màn màu đỏ hoặc tím, trừ khi
các thánh giá này đã được che phủ vào ngày thứ Bảy trước Chủ
nhật thứ Năm Mùa Chay.
Cũng không thắp đèn trước tượng ảnh các thánh” (số 57).
Sách Lễ Rôma nói rõ hơn: “Tại một thời điểm thích hợp, bàn
thờ được lột sạch, và nếu có thể được, các thánh giá được cất khỏi
nhà thờ. Các thánh giá còn lại trong nhà thờ cần được che phủ”.
Lời ngắn gọn này có lẽ là do các qui định giả thiết rằng chỉ
có một bàn thờ trong nhà thờ. Không hề có lời nào nói về nhà
nguyện bên cạnh hoặc nơi Thánh Lễ ngày thứ Năm Tuần Thánh
không được cử hành.
Peter J. Elliott (hiện là Giám mục), dựa vào các tập tục trước
đó, nói chi tiết về tập tục lột bàn thờ trong cuốn cẩm nang tuyệt vời
của ngài “Nghi lễ của năm phụng vụ” (Ceremonies of the
Liturgical Year).
Về “việc lột bàn thờ”, ngài viết: “Bắt đầu với bàn thờ chính,
mọi bàn thờ trong nhà thờ đều được lột sạch, các chân nến và thánh
giá được cất đi. Bất kỳ thánh giá nào có thể được xách tay đều
được cất đi khỏi nhà thờ. Các thánh giá khác cần được che phủ [...],
trừ khi các thánh giá này đã được che phủ vào ngày thứ Bảy trước
Chủ nhật thứ Năm Mùa Chay. Tính biểu tượng nghiêm túc này cần
được mở rộng cho cả nhà thờ. Cho đến kinh Vinh danh (Gloria)
trong Đêm Vọng Phục Sinh, không hề thắp nến hoặc đèn ở các nơi
khác trong nhà thờ, vì vậy đèn hoặc đèn khấn nguyện không được
thắp ở các đền thờ hoặc bàn thờ bên cạnh. Người phụ trách phòng
thánh cất hết nước thánh ở các chậu nước thánh gần cửa nhà thờ”.
Mặc dù không gì nói về việc xử lý ở các nhà nguyện và nhà
thờ nhỏ, dường như chúng cũng đi theo một luận lý cơ bản như thế.
Nhà tạm nên được để trống trước Thứ Năm Tuần Thánh, trừ khi
cần lưu giữ Mình Thánh để cho bệnh nhân rước lễ. Các bàn thờ
53

trong nhà nguyện và nhà thờ nhỏ nên được lột sạch, như đã nêu ở
trên, sau khi Thánh Lễ được hoàn tất tại các địa điểm khác.
Nếu có Mình Thánh Chúa trong nhà tạm, đèn nhà tạm vẫn
được thắp sáng.
Ở một số nơi, người ta thường khóa các nhà nguyện này lại,
để các tín hữu tập trung chầu Thánh Thể trên bàn thờ có Mình
Thánh.
Đây là điều được khuyên nên làm, chứ không phải là sự bắt
buộc. Chữ đỏ của sách lễ về ngày thứ Năm Tuần Thánh nói rằng:
“Nếu việc cử hành cuộc Khổ nạn của Chúa vào ngày thứ Sáu Tuần
thánh không diễn ra trong cùng một nhà thờ, Thánh Lễ được kết
thúc theo cách thông thường, và Mình Thánh Chúa được cất trong
nhà tạm”.
Phải thừa nhận rằng chữ đỏ này nói về một việc khác, nhưng
việc chữ đỏ nói về việc đưa Mình Thánh trở về nhà tạm quen thuộc
trong một nhà thờ, vốn vẫn được mở cửa cách hợp lý, dẫn chúng ta
đi đến kết luận rằng luật không đòi hỏi cách nghiêm ngặt là phải
đóng cửa một nhà nguyện, nơi mà Mình Thánh được lưu giữ trong
các ngày thánh này. (Zenit.org 26-3-2013)

20. Linh mục lau môi bằng khăn lau chén được
không?

Hỏi: Con xin hỏi liệu một linh mục có thể dùng khăn lau
chén (purifier, purificatoire) để làm sạch Máu Thánh dính trên môi
ngài, sau khi ngài rước Máu Thánh từ chén thánh không, biết rằng
khăn lau chén được dùng để lau chén thánh?. - J. T. P., Thành phố
Hồ Chí Minh, Việt Nam.
Đáp: Về nguyên tắc, câu trả lời sẽ là không, vào thời điểm
này.
Trong cuốn cẩm nang “Nghi thức của Nghi Lễ Rôma hiện
đại” (Ceremonies of the Modern Roman Rite) của mình, linh mục
54

– nay là Giám mục - Peter Elliott mô tả thời điểm linh mục rước lễ
như sau:
“Cầm khăn lau chén bằng tay phải, linh mục chuyển khăn
qua tay trái, đọc thầm “Xin Máu Thánh Chúa Kitô gìn giữ con, cho
T
7
4

con được sống muôn đời”, rồi ngài kính cẩn và không vội vàng
rước Máu Thánh, trong khi tay trái giữ khăn lau chén dưới cằm. T
7
4

Nếu ngài rước hết Máu Thánh, ngài không cần dốc ngược chén
thánh lên cao. Ngài đặt chén thánh lên khăn thánh, chuyển khăn lau
chén qua tay phải và cẩn thận lau miệng chén thánh, trong khi tay
trái giữ phần chân của chén thánh. Nếu có tấm vuông đậy chén
thánh, linh mục cần lấy nó xuống, trước khi ngài dùng khăn lau
chén, sau đó ngài đặt tấm vuông đậy chén thánh trống rỗng lại.
“Một cách khác là linh mục có thể cầm chén thánh trong hai
tay, đọc thầm “Xin Máu Thánh Chúa Kitô gìn giữ con, cho con
T
7
4

được sống muôn đời”. Sau đó ngài kính cẩn và không vội vàng
T
7
4 T
7
4

rước Máu Thánh. Ngài đặt chén thánh lên khăn thánh, cầm khăn
T
7
4

lau chén bằng tay phải và cẩn thận lau miệng chén thánh, trong khi
tay trái giữ phần chân của chén thánh. Cách làm này là thuận tiện
hơn nếu chén thánh đầy rượu”.
Tuy nhiên, về việc tráng chén, cha Elliott có một nhận xét
khác:
“Sau khi uống nước tráng chén, linh mục lau môi mình, nếu
xét là cần thiết. Ngài để lại khăn lau chén trên bàn thờ hoặc bàn
bánh rượu, và người giúp lễ đậy chén thánh lại”.
Các sách hướng dẫn về hình thức ngoại thường đưa ra nhiều
chi tiết hơn, nhưng nói chung không tiên liệu việc dùng khăn lau
chén như một khăn ăn hoặc khăn tay, ngay cả trong trường hợp
tráng chén.
Tôi tin rằng lý do cho sự khác biệt này không phải là một vấn
đề vệ sinh, nhưng là sử dụng một vật dụng phụng vụ cách không
thích hợp.
Chức năng chính của khăn lau chén vào thời điểm rước Máu
Thánh từ chén thánh là để ngăn chặn bất kỳ giọt Máu Thánh nào
rơi ra hoặc dính vào mép của chén thánh. Điều này thường không
55

phải là một nguy hiểm khi một linh mục thận trọng rước Máu
Thánh từ chén thánh, và do đó không cần lau môi.
Tuy nhiên, khăn lau chén nên được dùng theo cách này nếu
một số giọt Máu Thánh vô tình tóe ra trên cằm.
Trong việc tráng chén, có thể cần lau môi sau khi uống nước.
Trường hợp này có thể phát sinh, nếu có nhiều vụn Bánh Thánh
trong nước, và một số trong đó có thể dính vào môi linh mục.
(Zenit.org 9-4-2013)

21. Bài Tin Mừng được hát trong các Thánh lễ


nào?

Hỏi: Tôi biết rằng bài Tin Mừng được hát trong dịp lễ Giáng
sinh và lễ Phục Sinh. Bởi vì mỗi lễ này bắt đầu một mùa Phụng vụ,
xin hỏi là phó tế hoặc linh mục có phải hát bài Tin mừng mỗi ngày
Chủ nhật của mùa, hay chỉ hát trong tuần bát nhật của mùa mà
thôi? Vì trong 4-5 năm qua, tôi đã hát bài Tin Mừng trong “mùa
Giáng sinh và mùa Phục Sinh”. Liệu chúng ta phải công bố, tôi
nhấn mạnh là qua việc hát, bài Tin mừng của mùa phụng vụ? Tôi
không thấy một từ ngữ rõ ràng nào trong Quy chế Tổng Quát Sách
Lễ Rôma, hay trong chính sách lễ. - C. D., Pendleton, California,
Mỹ.
Đáp: Trong thực tế, không có quy tắc nào bắt buộc bài Tin
Mừng phải được hát trong bất cứ mùa đặc biệt nào, hoặc không
có bất cứ qui định nào hạn chế việc hát bài Tin Mừng ngoài các
mùa này.
Nói cách khác, về mặt lý thuyết bài Tin Mừng có thể được
hát hoặc được đọc trong mọi ngày trong năm. Sự lựa chọn để đọc
hay hát bài Tin Mừng là dựa vào các hoàn cảnh, chẳng hạn lễ trọng
của ngày phụng vụ hay mùa phụng vụ, và khả năng của thừa tác
viên thực hiện việc hát tốt hay không, và hiệu quả mục vụ tổng thể
của việc áp dụng này.
56

Như thế, các thừa tác viên rất được khuyến khích để hát bài
Tin mừng trong tất cả các lễ trọng và lễ chủ nhật, nhằm nhấn mạnh
tầm quan trọng của nó trong cử hành Thánh lễ.
Các qui chế phụng vụ cũng khuyến khích mạnh mẽ việc hát
thánh vịnh đáp ca.
Điều này không có nghĩa là việc hát các bài đọc khác là bị
loại trừ, nếu người đọc được đào tạo tốt để làm việc này. Truyền
thống nhạc bình ca (hát grê-gô-ri-ô) có nhiều thánh ca thường được
dùng trong Thánh Lễ trọng. Một bài cho bài Cựu Ước, một bài cho
Thư tông đồ, và một bài thứ ba cho bài Tin Mừng. Tầm quan trọng
của bài Tin Mừng được nhấn mạnh, không chỉ bởi qua việc nó
được hát, nhưng còn bởi sự trang trọng của lời giới thiệu, việc
Rước Sách Tin Mừng, việc sử dụng hương, và việc công bố bài Tin
Mừng được dành cho một thừa tác viên có chức thánh.
Trong những năm gần đây, nhiều nhạc sĩ đã sáng tác các
thánh ca tương đối đơn giản, thích hợp với truyền thống âm nhạc
riêng của mỗi ngôn ngữ địa phương.
Về tầm quan trọng của hát trong Thánh Lễ, Quy chế Tổng
Quát Sách Lễ Rôma nói như sau:
“39. Thánh Tông Ðồ khuyên Kitô hữu, lúc hội họp trông đợi
Chúa đến, hãy cùng nhau hát những bài thánh vịnh, thánh thi và
thánh ca do Thánh Thần linh hứng (x. Cl 3, 16). Quả vậy, hát là
dấu chỉ niềm vui trong tâm hồn (x. Cv 2, 46). Bởi đó, thánh Au-
gút-ti-nô nói đúng: “Người nào yêu thì hát”. Và ngay từ ngàn xưa,
câu: “Ai hát hay là cầu nguyện gấp đôi” đã trở thành ngạn ngữ.
“40. Vậy việc sử dụng ca hát trong cử hành Thánh Lễ phải là
điều quan trọng, sau khi đã lưu ý đến cách cảm nghĩ của mỗi dân
tộc và khả năng của mỗi cộng đoàn. Dù không luôn luôn cần phải
hát tất cả các bản văn tự chúng đã được trù liệu để hát, chẳng hạn
trong các Thánh Lễ ngày thường, nhưng trong các cử hành vào
Chúa Nhật và lễ trọng thì lo sao đừng thiếu tiếng hát của các thừa
tác viên và dân chúng.
Nhưng khi chọn lựa những phần để hát thực sự thì hãy dành
ưu tiên cho những phần quan trọng hơn, nhất là những phần do vị
57

tư tế hay phó tế hay người giúp lễ hát, giáo dân thưa, hoặc những
phần mà cả vị tư tế lẫn giáo dân cùng hát.
“41. Chiếm vị trí hàng đầu là hát grê-gô-ri-ô, như là đặc điểm
của phụng vụ Rôma. Mọi loại thánh nhạc khác, nhất là đa giọng,
cũng được phép sử dụng nếu chúng đáp ứng với tinh thần của hành
vi phụng vụ và trợ giúp sự tham dự của mọi tín hữu. Vì giáo dân
thuộc nhiều quốc tịch mỗi ngày một năng hội họp với nhau hơn,
nên ước gì họ có thể cùng nhau hát bằng tiếng Latinh, ít là một vài
kinh trong phần Thường Lễ, nhất là kinh Tin Kính và kinh Lạy
Cha, với những cung điệu dễ hát” (Bản dịch Việt ngữ của linh mục
P.X. Nguyễn Chí Cần, giáo phận Nha Trang). (Zenit.org 16-4-
2013)

22. Khi linh mục đọc ''Anh chị em hãy cầu nguyện
để hy lễ của tôi...'', thì cộng đoàn đứng phải không?

Hỏi: Sau khi linh mục rửa tay sau phần dâng bánh rượu,
ngài đứng hướng về cộng đoàn và đọc lời mời: “Anh chị em hãy
cầu nguyện để hy lễ của tôi cũng là của anh chị em...”. Tôi muốn
hỏi rằng, tại thời điểm này của phụng vụ, cộng đoàn ở trong tư thế
ngồi hay đứng? Trong nhiều cộng đoàn và quốc gia khác nhau,
cộng đoàn giữ việc này trong nhiều tư thế khác nhau. Một số nơi
đứng ngay ở lời mời “Anh chị em hãy cầu nguyện”, một số nơi
đứng tại thời điểm lời nguyện trên lễ vật, và một số nơi đứng tại
thời điểm kinh tiền tụng. Có một số nhầm lẫn vì hương không được
sử dụng trong thánh lễ ngày thường. – G. S., Shkoder, Albania.
Đáp: Quy chế Tổng quát Sách Lễ Rôma nói như sau trong
số 43:
“43. Tín hữu đứng: từ đầu ca nhập lễ, hoặc khi vị tư tế
tiến tới bàn thờ, cho đến hết lời nguyện nhập lễ; khi hát A-lê-lu-
ia trước Tin Mừng; khi công bố Tin Mừng; khi đọc kinh Tin
Kính và lời nguyện cho mọi người; từ lời mời Orate, fratres (Anh
em hãy cầu nguyện) trước lời nguyện tiến lễ cho đến hết lễ, trừ
những gì sẽ nói sau.
58

“Còn ngồi: khi đọc các bài đọc và thánh vịnh đáp ca trước
Tin Mừng, khi nghe diễn giảng và khi sửa soạn lễ phẩm cho phần
dâng lễ; và tùy nghi khi giữ thinh lặng thánh sau hiệp lễ.
“Sẽ quỳ, khi truyền phép Mình Thánh, Máu Thánh, trừ khi
vì lý do sức khoẻ, vì nơi chật hẹp, hoặc vì quá đông người dự lễ,
hay vì những lý do chính đáng khác, không thể quỳ được. Những
người không quì khi truyền phép thì phải cúi mình sâu khi vị tư tế
quì gối sau truyền phép.
“Tuy nhiên, Hội Ðồng Giám Mục được quyền thích nghi
các cử chỉ và điệu bộ ghi trong phần Thường Lễ của Sách Lễ
Rôma, sao cho phù hợp với cách cảm nghĩ của mỗi dân tộc. Nhưng
cũng phải liệu sao cho phù hợp với ý nghĩa và tính chất của từng
phần Thánh Lễ. Ở đâu giáo dân có thói quen quỳ suốt sau câu tung
hô Thánh Thánh Thánh cho đến hết Kinh Nguyện Thánh Thể, thì
đó là điều đáng khen nên duy trì.
“Ðể có sự đồng nhất về cử chỉ và điệu bộ trong cùng một
cử hành, các tín hữu phải tuân theo lời hướng dẫn của phó tế hay
thừa tác viên giáo dân, hay vị tư tế theo như các sách phụng vụ qui
định” (Bản dịch Việt ngữ của linh mục P.X. Nguyễn Chí Cần, giáo
phận Nha Trang).
Tiêu chuẩn chung này được làm rõ thêm trong số 146:
“146. Trở lại giữa bàn thờ, vị tư tế đứng hướng về giáo dân,
dang tay ra, rồi chắp lại, mời gọi họ cầu nguyện, mà rằng: “Anh chị
em hãy cầu nguyện...”. Giáo dân đứng lên và thưa “Xin Chúa nhận
lễ vật...”. Sau đó, vị tư tế dang tay đọc lời nguyện tiến lễ; cuối lời
nguyện, giáo dân tung hô “A-men” (bản dịch của linh mục Cần).
Qui định này nói chưa rõ ràng hoàn toàn, là liệu giáo dân
đứng lên ngay khi linh mục đọc “Anh chị em hãy cầu nguyện”, hay
liệu giáo dân chờ cho đến khi linh mục đọc xong lời mời rồi giáo
dân mới đứng lên và thưa lại “Xin Chúa nhận hi lễ bởi tay cha...”
Tuy nhiên, chữ đỏ của thánh lễ, khi đặt qui định rằng giáo
dân đứng lên và thưa giữa “Anh chị em hãy cầu nguyện” và lời
thưa của giáo dân, hàm ý rằng giáo dân nên đợi cho đến khi linh
59

mục đọc xong thì mới đứng lên, hoặc thưa kinh trong khi đứng lên
ngay khi linh mục đọc gần xong.
Phải nhìn nhận rằng điều này đòi hỏi một cộng đồng khá kỷ
luật, để mọi người đứng lên đồng loạt với nhau khi linh mục kết
thúc lời mời, và rằng các khoảnh khắc thinh lặng hoặc nhầm lẫn là
không khó xảy ra.
Vì vậy, tôi không coi đây là một vấn đề đặc biệt, nếu ở một
số nơi cộng đoàn đứng ngay lên khi linh mục đang đọc “Orate,
fratres, Anh chị em hãy cầu nguyện”. Bởi vì cả lời mời và lời thưa
đều ngắn, chúng hầu như không gây bất kỳ khó khăn nào.
Người ta không tiên liệu rằng cộng đoàn đứng lên sau lời
thưa, mặc dầu Hội đồng Giám mục hợp pháp có thể đề xuất để
chọn sự thay đổi trên so với sách lễ Rôma.
Thật là không phù hợp với truyền thống phụng vụ khi cộng
đoàn vẫn ngồi trong lời nguyện trên lễ vật. Cộng đoàn thường
đứng, hoặc đôi khi quỳ gối, khi linh mục đọc bất kỳ lời nguyện chủ
sự nào trong thánh lễ. (Zenit.org 23-4-2013)

23. Giám mục có quyền giải thích luật phụng vụ


như thế nào?

Hỏi: Sách lễ mới buộc xuất bản một “sách hướng dẫn” của
một giáo sư phụng vụ thuộc giáo phận, kèm theo một thư của Giám
mục giáo phận nói rằng ngài xem sách hướng dẫn này như là “quy
phạm”. Các linh mục đang đặt câu hỏi về nhiều điểm khác nhau,
từ cuốn “hướng dẫn” này, xem đó như là cách diễn giải cá nhân,
chẳng hạn: “3.Vị tư tế mang dây stola xung quanh cổ và rủ xuống
ngực, chứ không mang chéo (Qui chế Tổng quát sách lễ Rôma,
GIRM 340)”. Người ta tranh luận để biết liệu Qui chế Tổng quát
sách lễ Rôma, số 340, có ý định này trong thực hành hay không.
Người ta cũng tranh luận để biết liệu điều này và “các điểm thắc
mắc” khác có là hợp pháp hay không (ví dụ, ban phép lành cho trẻ
nhỏ đi theo hàng người rước lễ; không có lời giới thiệu hoặc lời
chào thế tục, như nói “Chào anh chị em buổi sáng” trước khi làm
60

dấu Thánh Giá, ...). Cha có thể vui lòng thảo luận các điểm gây
tranh cãi này không ạ? - G. S., bang New York, Mỹ.
Đáp: Câu hỏi này liên quan đến một một câu hỏi lớn hơn về
đến các đặc quyền phụng vụ của các Giám mục địa phương, so với
các luật phụng vụ phổ quát.
Thật ra, vị Giám mục có khá rộng thẩm quyền để đặt ra các
qui định bắt buộc đối với giáo phận của ngài, trong một số lĩnh vực
phụng vụ. Trong một số trường hợp, ngài cũng có thể giải thích
luật phụng vụ, nếu không có sẵn lời giải thích của thẩm quyền cao
hơn. Các qui định này là có tính bắt buộc trên mọi người, kể cả các
nam nữ tu sĩ trong hầu hết các trường hợp.
Luật ngón tay cái liên quan đến quyền bính của Giám mục là
ngài không nên cấm những gì mà luật phổ quát cho phép, và cũng
không cho phép những gì mà luật phổ quát cấm. Như thế, chúng ta
có thể đưa thêm một hệ luận rằng ngài không thể đưa ra một cách
hợp pháp các qui định mới của phụng vụ.
Cũng như tất cả các qui chế tổng quát, có thể có trường hợp
ngoại lệ hợp pháp, vốn có thể biện minh ngược lại với các khái
niệm ấy trong các trường hợp đặc biệt.
Do đó, theo một câu trả lời từ Ủy ban phụng vụ của Hội
Đồng Giám Mục Mỹ, Qui chế Tổng quát sách lễ Rôma
(QCTQSLRM) trao cho Giám mục thẩm quyền đặc biệt để điều
chỉnh phụng vụ Thánh Lễ trong các lĩnh vực như sau: “Công bố
các qui định về việc đồng tế thánh lễ (QC, số 202.), việc giúp vị tư
tế nơi bàn thờ (QC, số 107), rước lễ dưới hai hình (QC, số 282-
283), qui tắc về thiết kế thánh đường và sửa chữa thánh đường
(QC, số 291 và 315), thích nghi các cử chỉ và điệu bộ (QC, số 43,
3), âm nhạc phụng vụ (QC, số 48 và 87), và chọn các ngày khẩn
nguyện (QC, số 373)”.
Các tài liệu khác đề cập đến quyền của Giám mục để đặt ra
các qui chế liên quan “Quy định cử hành Thánh Lễ trên đài phát
thanh, truyền hình và qua mạng internet, và trách nhiệm của ngài
về thiết lập một lịch giáo phận”.
61

Vì vậy, nguyên tắc nói rằng Giám mục không nên “cấm
những gì được cho phép” cũng có nghĩa là ngài “đừng làm mất sự
tự do, đã được các sách phụng vụ dự liệu, để thích ứng, một cách sáng
suốt, việc cử hành vào cơ cấu thánh, hay vào nhóm tín hữu, hay là vào
các hoàn cảnh mục vụ, để thế nào toàn bộ nghi lễ thánh được thực sự
thích nghi vào tâm thức của con người” (xem Huấn thị Redemptionis
Sacramentum, số 21, Bản dịch Việt Ngữ của Hội Đồng Giám Mục
Việt Nam)
Chẳng hạn, một Giám mục có thể thường không cấm việc sử
dụng Kinh Nguyện Thánh Thể III, hoặc không quy định rằng Kinh
nguyện này luôn được sử dụng cho các Thánh lễ an táng.
Việc không cho phép những gì bị cấm, có nghĩa là nói chung
một Giám mục không thể đi trái với một qui chế rõ ràng của sách
phụng vụ. Ví dụ, một Giám mục thường không có thẩm quyền cho
phép không quỳ gối ở bất cứ nơi nào trong giáo phận của ngài, bởi
vì việc quỳ là rõ ràng được dự liệu trong các sách phụng vụ.
Tuy nhiên, cũng phải thừa nhận rằng các Giám mục có quyền
hạn rộng về ban miễn chuẩn, và có thể cho phép một số ngoại lệ so
với luật phụng vụ phổ quát, vì một lý do chính đáng. Ví dụ, nếu
một vài nhà thờ trong giáo phận không có bàn quỳ, và việc sắm
bàn quỳ là rất khó khăn về mặt kỹ thuật hay không khả thi về mặt
kinh tế trong thời gian ngắn, một Giám mục có thể cho phép giáo
xứ ấy bỏ việc quỳ gối và giữ tư thế đứng thống nhất trong Thánh
Lễ, ít là cho đến khi có một giải pháp khác.
Việc không đưa ra các điều mới lạ có nghĩa rằng - không
Giám mục nào có quyền đưa ra bất cứ sự thực hành phụng vụ mới
nào. Câu trả lời trên đây của các Giám mục Mỹ nói: “Ngoại trừ các
thay đổi này và các thay đổi khác của luật được giao cách rõ ràng
cho Giám Mục Giáo phận, không thay đổi bổ sung nào cho luật
phụng vụ có thể được đưa ra cho việc thực hành phụng vụ giáo
phận, mà không có sự chấp thuận đặc biệt trước của Tòa Thánh”.
Về một số “điểm gây thắc mắc” được độc giả của chúng tôi
nêu ra, cần phải nhớ rằng vị Giám mục không có thẩm quyền để
62

giải thích luật và đưa ra các qui chế nhất quán với cách giải thích
ấy.
Vì vậy, nếu một Giám mục chấp nhận việc giải thích rằng
Qui chế Tổng quát sách lễ Rôma, số 340, loại trừ việc mang chéo
dây stola trong hình thức thông thường, hoặc lời chào thế tục khi
bắt đầu Thánh lễ cần được bỏ qua, điều này là tốt trong quyền hạn
của ngài trong việc điều hành phụng vụ và là một giải thích hợp lý
của luật. Việc liệu Qui chế Tổng quát sách lễ Rôma, số 340, có ý
tích cực loại trừ sự mang chéo dây stola hay không, sẽ không tạo
sự khác biệt cho khả năng rằng Giám mục có thể xem đây là một
suy luận hợp lý, và đặt ra một qui định để bảo đảm một sự thực
hành chung trong thánh lễ đồng tế.
Vấn đề ban phép lành cho trẻ em trong hàng người rước lễ là khó
hơn, bởi vì ở đây chúng ta đang đối phó với một sự mới lạ. Nhiều
nguồn tin cho biết rằng Tòa Thánh ít ủng hộ việc này. Tuy nhiên,
các Hội đồng Giám mục và cá nhân Giám mục đưa ra tín hiệu lẫn
lộn.
Từ quan điểm pháp lý, tôi sẽ nói rằng, do là một sự mới lạ,
một Giám mục sẽ ngăn cấm việc thực hành này trong thẩm quyền
của ngài. Nếu được thuyết phục, ngài có thể xem nó như là một tùy
chỉnh mục vụ hữu ích, trừ phi cuối cùng Tòa Thánh sẽ quyết định
cách khác. Tuy nhiên, ngài không nên áp đặt về mặt pháp lý sự
thực hành này cho các linh mục của ngài, vì điều này sẽ cố gắng để
đưa ra một sự mới lạ về phụng vụ. (Zenit.org 7-5-2013)

24. Có cung điệu dễ hát cho bài ca Tin Mừng


không?
Hỏi: “Tôi không có khả năng phân biệt chính xác các nốt
nhạc khác nhau, nhưng rất thích hát bài Tin Mừng, ít là cho lễ
Giáng Sinh và lễ Phục Sinh. Liệu có phiên bản âm nhạc rất đơn
giản nào cho các giáo sĩ trong tình hình không may của tôi hay
không? Nếu không, chúng tôi sẽ tạo một sự sám hối nặng nề cho
cộng đoàn vào một thời điểm không phù hợp trong niên lịch phụng
vụ” - Một linh mục
63

Đáp: Trên nguyên tắc, tất cả các bài hát Tin Mừng phải là
khá đơn giản. Trong thực tế Đức Thánh Giáo Hoàng Grêgôriô Cả
đã cấm phó tế hát các giai điệu thánh vịnh phức tạp và khá tự do,
và giới hạn họ vào các cung điệu đơn giản của bài Tin Mừng, như
vậy là không được phô trương trong phụng vụ. Ngài nói rằng ca
viên phục vụ bàn thờ sẽ làm Thiên Chúa tức giận bằng thói quen
của mình, mặc dù người ấy (ca viên) mê hoặc mọi người với các
giai điệu trầm bổng của mình.
Tuy nhiên, nếu một người không có khả năng làm chủ ngay
cả các bài hát đơn giản, tốt hơn nên đề nghị sự giúp đỡ của một
giáo sĩ khác, hoặc kiềm chế không nên gây sự khó chịu và đau khổ.
Thật là đáng tiếc nếu mọi người đều nói rằng vị linh mục đã hết
sức cố gắng trong mọi ý nghĩa của từ ngữ.
Liên quan đến điều này, một độc giả ở Melbourne, Úc, hỏi về
hát Alleluia: “Khi tôi lớn lên, tôi nhớ cả cộng đoàn đều hát hoặc
đọc Alleluia (hoặc thánh ca Mùa Chay), người đọc hoặc ca viên sẽ
đọc hoặc hát câu quy định (hoặc đôi khi cả ca đoàn cùng hát) và
sau đó tất cả mọi người sẽ hát hoặc đọc Alleluia một lần nữa. Việc
thực hành mới, vốn hiện nay dường như là một qui định ít hay
nhiều được chấp nhận ở hầu hết các giáo xứ, là toàn cộng đoàn hát
hay đọc cả câu qui định và Alleluia. Tôi cảm thấy không hoàn toàn
thoải mái với việc thực hành này, và tôi miễn cưỡng tham gia câu
hát, nhưng tôi không chắc chắn liệu sự miễn cưỡng của tôi là đặt
nhầm chỗ không. Tôi hiểu rằng Qui chế Tổng quát Sách lễ Rôma
(GIRM, số 62, “Sau bài đọc đi liền trước bài Tin Mừng thì hát
Alleluia, hay bài hát khác, theo luật chữ đỏ, như mùa phụng vụ đòi
hỏi. Lời tung hô này được thực hiện ở tư thế đứng, vì cộng đoàn tín
hữu chào đón Chúa sẽ nói với mình trong Tin Mừng và biểu lộ đức
tin bằng bài ca. Mọi người đứng cùng hát, được ca đoàn hoặc một
ca viên khởi xướng, hoặc lặp lại câu ca đoàn hay một ca viên đã
hát”) cho biết rằng câu riêng được dành cho một ca viên hay ca
đoàn, và tôi cho rằng, bằng cách nói mở rộng, nó là dành cho người
đọc hoặc người hát Thánh vịnh đọc. Tôi quá thận trọng và bối rối
về điều này chăng? Liệu tôi chỉ hiểu nghĩa đen khi đọc Qui chế
64

Tổng quát Sách lễ Rôma chăng, hoặc là sự lựa chọn được mô tả ở


trên được nói trong một tài liệu nào mà tôi không biết chăng?”
Đáp: Tôi xin nói rằng cả hai hình thức là hoàn toàn chấp
nhận được, phù hợp với khả năng của cộng đoàn để hát. Nếu cộng
đoàn có khả năng hát toàn câu, thì nên làm như vậy.
Nếu cộng đoàn chỉ có khả năng hát câu Alleluia, nhưng một
ca viên có thể hát câu qui định, thì toàn cộng đoàn đọc câu ấy thì
tốt hơn.
Nói cách khác, giải pháp cho phép hát là được ưa thích hơn.
Các câu alleluia của nhạc bình ca dành cho lễ trọng là rất
phức tạp, được sáng tác cho toàn ca đoàn (hay cộng đoàn Dòng tu)
hát, do đó việc hát toàn bộ Alleluia là chắc chắn bắt nguồn từ
truyền thống.
Các alleluia này vẫn có thể dùng được, nhưng đòi hỏi ca
đoàn hoặc cộng đoàn tập dượt kỹ để hát cho tốt. (Zenit.org 7-5-
2013)

25. Xin cho biết các mức độ của việc làm phép

Hỏi: Tôi là một linh mục Công Giáo, tôi tin rằng nhờ việc
truyền chức thánh, sự gì được một linh mục hợp pháp làm phép thì
đã được làm phép chúc phúc. Như thế không có việc làm phép nửa
vời. Sự gì được làm phép là thánh thiêng và có tính bí tích trong
bản chất. Tôi cảm thấy khó chịu khi nhìn thấy một số linh mục làm
phép nước để dùng cho việc truyền phép, trước khi thêm chút nước
vào chén thánh – các ngài cũng dùng phần còn lại của nước này để
rửa tay và tráng chén. Phần còn lại sau đó cũng được duy trì cho
quá trình tương tự trong thánh lễ kế tiếp. Liệu điều này có đúng về
phụng vụ không? - C. I., bang Imo, Nigeria
Đáp: Trước hết tôi có thể nói rằng chữ đỏ không tiên liệu
việc linh mục làm phép nước hoặc làm dấu thánh giá trên nước,
trước khi bỏ chút nước vào chén thánh.
65

Sách Lễ Roma chỉ đơn giản nói: “Phó tế, hoặc linh mục,
rót rượu và một chút nước vào chén thánh ....”
Do đó, nếu một linh mục sử dụng hình thức bình thường
sau nghi thức này, sự nhầm lẫn không xảy ra.
Việc thực hành làm dấu thánh giá trên chai nước dường như
bắt nguồn từ hình thức ngoại thường. Trong hình thức này, linh
mục làm dấu thánh giá trên chai nước, khi người giúp lễ cầm tới và
linh mục bắt đầu lời nguyện: “Deus, qui humanae substantiae”, khi
ngài đọc tới “da nobis per huius acque et vini mysterium”, ngài
cầm chai nước bằng tay phải và rót chút nước vào chén thánh.
Dù nguồn gốc của sự thực hành này là gì chăng nữa, việc làm
dấu thánh giá trên một đồ vật là không tự động tương đương với
việc làm phép cho nó. Ví dụ, hình thức ngoại thường có nhiều lần
làm dấu thánh giá, vốn không là làm phép, nếu nói một cách chặt
chẽ. Thật vậy, bởi vì một số trong các dấu thánh giá này được làm
trên chính Mình Máu Thánh, chúng có thể không bao giờ được
xem là việc làm phép, vì không ai có thể làm phép cho Chúa.
Ngoài ra còn có việc làm phép thuộc các loại khác nhau. Ví
dụ, Giáo Hội có một nghi thức riêng để làm phép nước, và nó đòi
hỏi nhiều điều hơn là một dấu thánh giá đơn giản. Có một lời cầu
nguyện dài diễn tả ý định của Giáo Hội và các mục tiêu trong việc
làm phép nước cho sự sử dụng đạo đức. Lời cầu nguyện này
thường được sử dụng, mặc dù nó có thể được đọc vắn tắt trong
trường hợp khẩn cấp. Chúng được gọi là việc làm phép cấu thành,
vốn làm thay đổi mục đích của vật và dành nó cho sự sử dụng
thánh thiêng hoặc phụng vụ.
Nó không giống như khi một linh mục làm phép bữa ăn trước
khi ăn. Ở đây thực phẩm không trở nên thánh thiêng, và có thể
được tái sử dụng nếu còn dư lại. Chúng thường được gọi là việc
làm phép khẩn cầu, vì chúng chỉ cầu xin Chúa xuống ơn cho người
và đồ vật, mà không làm thay đổi bản tính của họ hoặc làm cho họ
nên thánh.
Do đó không phải là đúng khi nói rằng một khi linh mục đã
làm phép cho vật gì, thì vật ấy được làm phép chúc phúc luôn luôn
66

và thường xuyên. Giáo Hội nhìn nhận nhiều mức độ của việc làm
phép, và nhiều tình huống khác nhau, và do đó tổ chức các nghi
thức của mình một cách phù hợp. (Zenit.org 14-5-2013)

26. Linh mục mới truyền chức có phải là là vị đồng tế


trong thánh lễ truyền chức của họ không?

Hỏi: Liệu linh mục mới được truyền chức đọc các phần
riêng của Kinh nguyện Thánh Thể không? Bối cảnh là như sau:
Trong một Thánh Lễ truyền chức, một trong các linh mục của
chúng tôi không cho phép tân linh mục đọc một phần của Kinh
Nguyện Thánh Thể dành cho vị đồng tế. Ngài lập luận rằng tân
linh mục không phải là vị đồng tế từ đầu Thánh lễ, bời vì vị này
không đi vào lễ đồng tế như là một linh mục, nhưng (tất nhiên) như
là một phó tế. - A. P., Thành phố Tagaytay, Philippines.
Đáp: Linh mục ấy nói sai rồi.
Sách Nghi Thức Giám Mục, số 518, gợi ý tiêu chuẩn hoàn
toàn trái ngược với tiêu chuẩn được linh mục ấy đề nghị. Số 518
nói:
“Tất cả các linh mục đồng tế với vị Giám mục trong Thánh lễ
truyền chức của họ. Thật là phù hợp nhất khi Đức Giám Mục thừa
nhận các linh mục khác đến đồng tế; trong trường hợp này và trong
ngày này, các tân linh mục được dành chỗ nhất, trước các linh mục
khác trong lễ đồng tế”.
Sau đó, số 540 quy định rằng sau khi lễ truyền chức hoàn tất:
“Trong phụng vụ Thánh Thể, nghi thức lễ đồng tế phải được
tuân giữ, nhưng việc chuẩn bị chén thành được bỏ qua [bởi vì nó đã
được chuẩn bị trong phần nghi thức diễn nghĩa cũa lễ truyền chức
rồi].”
Do đó, sự hiện diện của các vị đồng tế khác ngoài các tân
linh mục, trong khi được khuyến khích, không phải là một điều
nhất thiết. Trong trường hợp chỉ có tân linh mục, rõ ràng rằng họ
giữ vai trò là vị đồng tế, và đọc các phần dành cho họ.
67

Tương tự như vậy, lập luận rằng tân linh mục không được
đọc một phần Kinh Nguyện Thánh Thể là có vẻ vô lý, khi họ phải
đọc các phần trung tâm của Kinh nguyện này, đặc biệt là phần
Truyền phép. Dẫu sao, đây là thánh lễ đầu tiên của các vị trong đời
linh mục.
Việc tân linh mục đọc Lễ quy cũng có trong hình thức ngoại
thường, mặc dù hình thức này không tính đến việc đồng tế.
Trong hình thức này, các tân linh mục quỳ, đọc các lời
nguyện của Thánh Lễ cùng với vị Giám mục, bắt từ kinh “Suscipe
sancte Pater” trở về sau. Tuy nhiên, họ không thực hiện các nghi lễ
chỉ dành cho Giám mục. Khi rước lễ, họ rước Mình Thánh ngay
sau khi Giám mục rước Máu Thánh. Trong trường hợp các tân linh
mục, Giám mục cho rước lễ, bỏ qua công thức thông thường.
Một số nhà thần học gợi ý rằng các đặc thù riêng của nghi
thức truyền chức trong hình thức ngoại thường là phần sót lại của
các thực hành cổ xưa của việc đồng tế vẫn còn trong Giáo Hội
Latinh, trước khi sự phục hồi được Công Đồng chung Vatican II
thực hiện.
Sự thực hành việc đồng tế vẫn tiếp tục liên tục trong hầu hết
các Giáo Hội Đông Phương. Trong Giáo Hội Latinh, nó dường như
đã dần dần biến mất. Việc nhắc đến nó lần cuối là vào khoảng năm
1140, nhưng chỉ dành cho Thánh Lễ thứ ba của lễ Giáng sinh ở
Rôma.
Đức Thánh Cha Innocent III (1198-1216) đã biết về việc thực
hành, nhưng có ý kiến rằng nó không còn diễn ra vào thời Ngài.
Dấu vết sớm nhất của việc đọc chung Lễ quy trong lễ đồng tế là
vào dịp lễ tấn phong một Giám mục mới, trong một Sách nghi thức
Giám mục ổ thế kỷ XII, và rằng việc đọc chung của tân linh mục
xuất hiện lần đầu tiên trong sách Nghi thức của Giáo triều Rôma kể
từ thế kỷ XIII.
Do sự gián đoạn của nhiều thế kỷ trong các bằng chứng tài
liệu, thật khó để chứng minh rằng việc việc đọc chung Lễ quy bởi
các tân linh mục là một sự tiếp nối trực tiếp của việc thực hành xưa
của việc đồng tế. Tuy nhiên, việc đưa nó vào trong các bản thảo
68

thời trung cổ của Sách nghi thức Rôma có thể đã chịu ảnh hưởng
bởi các nguồn, vốn không còn hiện hữu nữa. (Zenit.org 4-6-2013)

27. Tràng hạt Mân côi được làm phép ra sao?

Hỏi: Tôi đi lễ, mang theo một tràng hạt Mân côi, để xin cha
xứ làm phép tràng hạt này sau thánh lễ, nhưng cha xứ từ chối.
Ngài nói rằng lời ban phép lành cuối lễ là đủ cho việc làm phép
tràng hạt của tôi rồi, nên không cần làm phép lại nữa, và rằng đức
tin cùa tôi cho phép tôi tin rằng sự làm phép tràng hạt lại là không
cần thiết. Bởi vì tôi vâng lời các cha xứ của tôi, nên tôi tin ngài, và
muốn đức tin của tôi là đơn giản và an toàn như ngài mong ước.
Tôi xin hỏi cha rằng liệu lời ban phép lành cuối lễ là 'đủ tốt' để
làm phép cho các á bí tích chăng, ngay cả đó không phải là ý định
của tôi tại thời điểm lời ban phép lành cuối lễ được thực hiện? –
Một độc giả.
Đáp: Câu trả lời vắn tắt là không được.
Lời ban phép lành cuối lễ là lời chúc lành khẩn cầu trên
những người hiện diện trong thánh lễ ấy, để cho trong một cách
nào đó, họ mang hoa trái của Thánh lễ theo họ và vào cuộc sống
thường ngày của họ. Trong chủ định của Giáo Hội, đây là một lời
ban phép lành cho con người, chứ không cho đồ vật.
Khi Giáo Hội muốn làm phép một đồ vật, Giáo Hội có các
nghi thức riêng để làm như vậy. Các nghi thức ấy có sẵn trong
phần III của cuốn “Sách các Phép”, có tựa đề “Nghi thức làm phép
các đồ dành để tỏ lòng đạo đức và sốt sắng”, có một chương dành
riêng cho việc làm phép tràng hạt Mân côi với hai nghi thức làm
phép, tùy thuộc vào việc có nhiều hay ít tràng hạt để được làm
phép.
Trong trường hợp đặc biệt, một linh mục hay phó tế cũng có
thể làm phép tràng hạt cách đơn giản như sau: “Xin Chúa chúc lành
cho người sốt sắng cầu nguyện với Tràng hạt Mân Côi này, và làm
phép cho tràng hạt, nhân danh Cha và Con và Thánh Thần”.
69

Nói cách khác, có nghi thức làm phép riêng cho mỗi đồ vật.
Cũng cần lưu ý rằng mặc dù nghi thức làm phép tràng hạt tiên liệu
khả năng cử hành làm phép trong cộng đoàn, nó không bao gồm
một nghi thức làm phép tràng hạt trong Thánh Lễ.
Một trường hợp ngoại lệ cho luật chung này việc Đức Thánh
Cha làm phép các đồ vật. Tại các cuộc tiếp kiến chung, người ta
thường thông báo chính thức rằng Đức Thánh Cha sẽ làm phép cho
mọi đồ vật đạo đức do khách hành hương đem tới.
Mặc dù không có thông báo như vậy vào các dịp khác, Đức
Thánh Cha cũng biết rằng nhiều người hành hương chỉ có thể tham
dự một sự kiện có sự hiện diện của Ngài, và rằng họ cũng mang
theo các đồ vật đạo đức để được làm phép trong giờ Kinh Truyền
Tin hàng tuần, và trong các Thánh Lễ giáo hoàng. Do đó, việc làm
phép các đồ vật này được đưa vào trong ý định của Ngài vào thời
điểm Ngài ban phép lành. (Zenit.org 28-5-2013)

28. Nước được rót chút ít vào một hay nhiều chén
thánh có rượu?

Hỏi: Khi Máu Chúa Kitô sẽ được nhiều người rước lấy, linh
mục chuẩn bị ba hoặc bốn chén thánh có sẵn rượu. Trước khi
truyền phép, một số linh mục chỉ rót chút nước vào một chén
thánh, trong khi một số linh mục khác lại rót nước vào tất cả các
chén thánh có sẵn rượu. Xin hỏi quy tắc thông thường là rót nước
như thế nào? Việc thiếu sự thống nhất trong việc này có thể là
không tốt, vì nó có thể tạo ra sự nhầm lẫn trong tâm trí các tín hữu.
- T. K., Mumbai, Ấn Độ.
Đáp: Các chuyên viên phụng vụ đã tranh luận về sự thực
hành đúng cách trong trường hợp này, nhưng không có giải pháp
dứt khoát được tìm thấy như là sự thực hành tốt nhất. Theo tôi biết,
cũng không có lập trường chính thức nào liên quan đến điểm này.
Việc sử dụng nhiều chén thánh được tìm thấy trước tiên trong
các thánh lễ đồng tế, nhưng cũng còn được tìm thấy trong các
thánh lễ mà các người tham dự được rước lễ dưới hai hình.
70

Chữ đỏ chỉ nói ở số ít, nói rằng thầy phó tế hay linh mục “rót
rượu và chút nước vào chén thánh…” (Qui chế Tổng quát Sách lễ
Rôma, số 178).
Đặc điểm kỹ thuật liên quan đến chén thánh chính có nghĩa là
sẽ không đúng phụng vụ khi trộn nước với rượu trong một chai lớn
hoặc hũ lớn lúc dâng lễ, và sau đó đổ rượu vào nhiều chén thánh.
Nói về việc đồng tế trong thánh lễ, Qui chế Tổng quát Sách
lễ Rôma không chỉ định nghi thức đặc biệt nào:
“214. Phần chuẩn bị lễ phẩm (xem ở trên, các số 139-145) do
chủ tế làm, các vị đồng tế khác ngồi tại chỗ” (Bản dịch Việt ngữ
của linh mục Phanxicô Xavier Nguyễn Chí Cần, GP Nha Trang).
Các qui định được công bố bởi Hội đồng Giám mục Mỹ về
việc cho rước lễ dưới hai hình cũng không làm rõ điểm này, vì các
ngài chỉ đề cập đến chén thánh có rượu:
“36. Bàn thờ được thầy phó tế và các người giúp lễ dọn sẵn
với khăn thánh, khăn lau chén, Sách Lễ, và chén thánh (trừ khi
chén được chuẩn bị ở bàn bên cạnh). Lễ phẩm bánh và rượu được
các tín hữu đem lên, và được tiếp nhận bởi linh mục hay thầy phó
tế tại một địa điểm thuận tiện. Nếu một chén thánh là không đủ cho
việc rước lễ dưới hai hình cho các linh mục đồng tế hay tín hữu của
Chúa Kitô, một số chén thánh có rượu được đặt trên một khăn
thánh trên bàn thờ trong một nơi thích hợp. Thật đáng tán dương
khi chén thánh chính là lớn hơn so với chén thánh khác được chuẩn
bị cho việc rước lễ”.
Mặt khác, Bộ Giáo Luật, số 924, nói: “Hy Lễ Thánh Thể phải
được cử hành bằng bánh và rượu có pha chút nước” (Bản dịch Việt
ngữ của các Linh Mục Nguyễn Văn Phương, Phan Tấn Thành, Vũ
Văn Thiện, Mai Ðức Vinh).
Tuy nhiên, thật là chưa rõ ràng nếu câu này có nghĩa là nước
phải được rót một chút vào mỗi chén thánh, hoặc có nghĩa là nước
được rót một chút vào chén thánh chính là đủ rồi.
Một số chuyên viên giải thích điều luật này là yêu cầu nước
được rót một chút vào mỗi chén thánh vì mục đích của tính hợp
thức (nó sẽ không ảnh hưởng đến tính thành sự của việc cử hành).
71

Một số chuyên viên khác lại cho rằng thật là đủ khi rót chút nước
vào chén thánh chính, như là đại diện cho một chén duy nhất và tạo
nên một sự thống nhất đạo đức cho mục đích truyền phép.
Trong trường hợp này, cũng là tương tự cho sự việc rằng linh
mục chỉ dâng một đĩa thánh, ngay cả khi có nhiều bình thánh trên
bàn thờ. Cũng như thế, một chén thánh tượng trưng cho các chén
thánh khác. Lập luận này là khá vững chắc từ quan điểm thần học,
và có nghĩa rằng việc rót chút nước vào chén thánh chính là vừa
hợp thức vừa thành sự.
Như chúng tôi đã nói ngắn gọn về chủ đề trên ngày 9-10-
2007, lập trường thần học này “cũng giải quyết vấn đề nhìn thấy
cách vô duyên một phó tế hay linh mục rót chút nước vào nhiều
chén thánh đã sắp sẵn trên bàn thờ”.
Đối với những người giải thích điều luật 924 một cách chặt
chẽ, có hai khả năng đơn giản: “Nếu chỉ có thêm hai chén thánh,
thì rượu và nước, hay chỉ nước (nếu các chén thánh thêm đã được
chuẩn bị) có thể được rót sẵn trong tất cả các chén thánh trong
phần chuẩn bị lễ vật.
“Nếu có nhiều chén thánh, thì nước và rượu có thể được rót
sẵn trong tất cả các chén thánh ngoại trừ chén thánh chính, khi các
chén thánh được chuẩn bị trước khi Thánh lễ bắt đầu.
“Giải pháp thứ hai này thường được thực hiện bởi các người
phụ trách phòng thánh ở Vatican, cho các thánh lễ đồng tế đông
người tại Quảng trường Thánh Phêrô”.
Do thiếu một tuyên bố chính thức về vấn đề này, tôi có thể
nói rằng cả hai việc thực hành, chỉ rót chút nước trong chén thánh
chính, hoặc rót chút nước trong tất cả các chén thánh, có thể được
thực hiện một cách hợp pháp. (Zenit.org 18-6-2013)
72

29. Lời nguyện “Infra Actionem, Trong Lễ Quy, Cùng


hiệp thông” xuất hiện từ khi nào?

Hỏi: Một chữ đỏ gây nhiều chú ý đã xuất hiện trong Sách Lễ
Rôma. Ngay trước lời đọc “Communicantes, Hiệp thông cùng” (số
86) trong Kinh Nguyện Thánh Thể I, xuất hiện cụm từ “Infra
Actionem, Trong Lễ Quy, Cùng hiệp thông”. Ý nghĩa của cụm từ
này đã khiến tôi thắc mắc. Liệu “Trong Lễ Quy, Cùng hiệp thông”
là chính Kinh nguyện Thánh Thể chăng? Nếu vậy, tại sao
“Communicantes, Hiệp thông cùng” được nói rõ, vì tất cả lời
nguyện khác cũng thuộc về Kinh nguyện Thánh Thể? Hoặc liệu lời
nguyện “Communicantes, Hiệp thông cùng” có một vị thế đặc biệt
trong Kinh nguyện Thánh Thể chăng? - D. J., Buffalo, New York.
Đáp: Lời nguyện “Infra Actionem, Trong Lễ Quy, Cùng
hiệp thông” là dài nhất trong ba lời nguyện, vốn có tiêu đề trong
Sách Lễ Rôma. Số 85, bắt đầu bằng “Lạy Chúa, xin nhớ đến
(những) tôi tớ của Chúa là T...” có tiêu đề “Cầu cho kẻ sống”
(Commemoratio pro vivis). Số 95, sau khi truyền phép và các lời
nguyện khác, có tiêu đề là “cầu cho người đã qua đời”
(Commemoratio pro defunctis). Ý nghĩa của hai lời nguyện này là
hiển nhiên; còn ý nghĩa của lời nguyện “Trong Lễ Quy, Cùng hiệp
thông”, như bạn đọc trên đây ghi nhận, là dường như khó hiểu đối
với rất nhiều người, ngoại trừ các chuyên viên phụng vụ.
Trong khi các học giả phụng vụ đặt tên cho các phần khác
của Kinh nguyện Thánh Thể, ba tên gọi này là các tên duy nhất
được tìm thấy trong chính Sách lễ.
Tiêu đề “Infra Actionem, Trong Lễ Quy, Cùng hiệp thông”
được tìm thấy trong Lễ Quy Rôma ngay trước lời nguyện
“Communicantes, Hiệp thông cùng”: “Hiệp thông cùng Hội Thánh,
chúng con kính nhớ: Trước hết Ðức Ma-ri-a vinh hiển trọn đời
đồng trinh, Mẹ của Ðức Giêsu Kitô, là Thiên Chúa, và là Chúa
chúng con; sau là thánh Giuse, bạn Ðức Trinh Nữ, các thánh...
73

(Communicantes, et memoriam venerantes, in primis gloriosae


semper Virginis Mariae, Genetricis Dei et Domini nostri Iesu
Christi: sed et beati Ioseph, eiusdem Virginis Sponsi, et beatorum
Apostolorum ac Martyrum tuorum…)”. Lời nguyện
“Communicantes, Hiệp thông cùng” nhấn mạnh mối tương giao
của chúng ta với các thánh trong lúc đồng thời, khi nói rằng chúng
ta tưởng nhớ các ngài, chúng ta nhận thức được một khoảng cách
vẫn còn ngăn cách chúng ta với các ngài, và chúng ta cần sự cầu
bầu của các ngài cho chúng ta.
Dường như cụm từ “Infra Actionem, Trong Lễ Quy, Cùng
hiệp thông” qui chiếu trong lịch sử đến một công thức tùy biến
được đưa vào bản văn cố định trong các dịp lễ đặc biệt. Các từ này
có nghĩa rằng lời nguyện đi theo phải được đưa vào trong “Trong
Lễ Quy, Cùng hiệp thông”. Vì vậy, chắc chắn là lời nguyện
“Communicantes, Hiệp thông cùng” không phải là một phần cố
định của Lễ Quy Rôma, nhưng được chèn vào trong các dịp lễ đặc
biệt. Dần dần nó đã trở thành một phần cố định thường xuyên của
Kinh nguyện Thánh Thế với một số công thức tùy biến vào các dịp
lễ đặc biệt.
Các tiêu đề này được tìm thấy trong Sách Bí tích Gelasiô
(Liber Sacramentorum Engolismensis), một bản văn phụng vụ
Rôma, được viết trong thế kỷ thứ VI hoặc thứ VII, từ đó nó du
nhập dần dần vào Sách Lễ Rôma.
Các thủ bản Gelasian cũng giúp chúng ta hiểu được ý nghĩa
của cụm từ ngữ mơ hồ “Infra Actionem, Trong Lễ Quy, Cùng hiệp
thông”. Nó thường thay thế cho cuộc đối thoại ban đầu của Kinh
tiền tụng như là “Incipit canon actionis” (“ở đây bắt đầu lễ quy của
hành động”). Điều này có nghĩa rằng văn bản mở đầu Kinh
Nguyện Thánh Thể được chỉ định là lễ quy (tiêu chuẩn hoặc khung
cố định) của hoạt động thiêng liêng tiếp theo. Hoạt động thiêng
liêng này bao trùm tất cả các khía cạnh của Kinh nguyện Thánh
Thể.
Dần dà từ ngữ Lễ quy này đã được đồng hóa với Kinh
Nguyện Thánh Thể Rôma (tức Kinh Nguyện Thánh Thể I).
74

Trong các văn bản Gelasian, tiêu đề “ Infra Actionem, Cùng


hiệp thông” thường đứng trước các công thức “Communicantes,
Hiệp thông cùng” được chèn vào trong năm phụng vụ. Nó dường
như xuất hiện trước lời nguyện đa dạng “Hanc Igitur, Vì vậy”, lời
cầu nguyện bắt đầu bằng các chữ “Vì vậy, lạy Chúa, xin vui lòng
chấp nhận lễ vật của chúng con là tôi tớ Chúa, và của toàn thể gia
đình Chúa...(Hanc igitur oblationem servitutis nostrae, sed et
cunctae familiae tuae, quaesumus, Domine, ut placatus accipias)”
Nhưng không rõ là từ khi nào tiêu đề “ Infra Actionem, Cùng
hiệp thông” đứng một mình, trước lời nguyện “Communicantes,
Hiệp thông cùng”, được đọc mỗi ngày trong Thánh Lễ nghi thức
Rôma trong hơn một ngàn năm qua.
Sách Lễ Rôma hiện nay có các lời nguyện đặc biệt
“Communicantes, Hiệp thông cùng” trong tuần bát nhật của Lễ
Giáng Sinh và Lễ Phục Sinh, Thứ Năm Tuần Thánh, Lễ Hiển Linh,
Lễ Thăng Thiên và Lễ Chúa Thánh Thần Hiện Xuống.
Lời nguyện “Hanc Igitur, Vì vậy” cũng có các công thức
khác nhau cho Thứ Năm Tuần Thánh, lễ vọng Phục Sinh, và tuần
bát nhật Phục Sinh. Sách nghi lễ cho bí tích và á bí tích cũng cung
cấp các lời nguyện chèn đặc biệt vào thời điểm này cho nghi thức
Rửa tội, nghi thức Thêm Sức, Rước lễ Vỡ Lòng, Truyền chức
Thánh, Hôn Phối, An táng, Khấn trọn trong Dòng tu,… (Zenit.org
25-6-2013)

30. Khi nào kinh Vinh Danh được bỏ hoặc hát?

Hỏi 1: Khi một lễ Truyền chức linh mục diễn ra vào một
ngày không phải là một lễ trọng hoặc lễ kính, kinh Vinh Danh
(Gloria) được hát không? Nghi thức lễ Truyền chức chỉ nói rằng
sau cuộc rước, “phụng vụ lời Chúa diễn ra đúng theo chữ đỏ” (6).
Theo đó, sẽ không hát kinh Vinh Danh, nếu Thánh Lễ diễn ra vào
một ngày lễ nhớ. Tuy nhiên, trong tất cả các lễ Truyền chức mà tôi
đã tham dự, kinh Vinh Danh luôn được hát, như thế liệu người ta
75

có làm theo đúng chữ đỏ hay không. Xin cha làm sáng tỏ điều này.
- H. H., Berkeley, California, Mỹ.
Hỏi 2: Trong thánh lễ Chúa Nhật có nghi thức rửa tội, ngoài
việc bỏ qua nghi thức chào cộng đoàn và nghi thức sám hối, liệu
kinh Vinh Danh có bị bỏ qua luôn không? – A. C, Townsville,
Australia.
Đáp: Vì cả hai câu hỏi có liên quan với nhau, tôi sẽ giải
quyết chung với nhau.
Số 53 của “Qui chế tổng quát sách lễ Rôma” nói:
“Kinh Vinh Danh là một thánh thi rất cổ kính, mà Hội Thánh,
được đoàn tụ trong Chúa Thánh Thần, dùng để tôn vinh Chúa Cha
và cầu khẩn Chiên Con. Không được thay đổi bản văn của kinh này
bằng một bản văn khác. Vị tư tế hay, tùy nghi, một ca viên hay ca
đoàn xướng lên, rồi mọi người cùng hát chung, hay luân phiên giữa
giáo dân và ca đoàn, hay chỉ ca đoàn. Nếu không hát thì phải đọc,
hoặc mọi người đọc chung, hoặc chia hai bè đối đáp.
“Kinh này được hát hay đọc trong các Chúa Nhật ngoài Mùa
Vọng và Mùa Chay, trong các lễ trọng và lễ kính, và trong các dịp
lễ khá long trọng” (bản dịch Việt ngữ của linh mục Phanxicô
Xavier Nguyễn Chí Cần, giáo phận Nha Trang)
Như vậy, bởi vì lễ Truyền chức là chắc chắn “một dịp lễ khá
long trọng”, Kinh Vinh Danh có thể được hát hoặc đọc cho mọi dịp
truyền chức, mà trong đó Thánh lễ Truyền chức được cử hành.
Một lễ nhớ buộc không cản trở việc cử hành Thánh lễ Truyền
chức, do đó Kinh Vinh Danh có thể được hát. Điều này là đúng cả
khi vì một lý do chính đáng, vị Giám mục quyết định cử hành lễ
kính vị thánh của ngày ấy hơn là thánh lễ Truyền chức. Các ngày,
mà Kinh Vinh Danh không được hát hay đọc trong lễ Truyền chức,
chẳng hạn các Chúa Nhật Mùa Vọng và Mùa Chay, và ngày 2-11,
thường không được chọn cho việc cử hành lễ Truyền chức.
Về phép Rửa tội, khi nghi thức Rửa tội được cử hành trong
Thánh lễ, nghi thức chào cộng đoàn và nghi thức sám hối được bỏ
qua, bởi vì nghi thức đón nhận đứa trẻ đã diễn ra ở đầu buổi cử
hành rồi. Chữ đỏ cũng nói rằng kinh Tin Kính được bỏ qua, bởi vì
76

“sự tuyên xưng đức tin của toàn thể cộng đoàn trước khi rửa tội đã
thay thế cho kinh Tin Kính rồi”.
Do nghi thức Rửa tội không nhắc gì đến kinh Vinh Danh,
người ta giả định rằng nó không bị ảnh hưởng bởi việc cử hành bí
tích, và do đó tuân theo các luật thông thường về việc hát kinh
Vinh Danh hay không.
Tương tự như vậy, việc chữ đỏ của các nghi thức bí tích
khác, chẳng hạn nghi thức Truyền chức, đề cập đến việc hát kinh
Vinh Danh được tiên liệu, thì việc này cũng gợi ý rằng nghi thức
Rửa tội không phải là một ngoại lệ cho luật chung ấy. (Zenit.org 2-
7-2013)

31. Phụng Vụ Lời Chúa cho thiếu nhi được thực


hiện ra sao?

Hỏi: Với phiên bản thứ ba của Sách Lễ Rôma, liệu có


còn tiếp tục một “chức năng” của Phụng Vụ Lời Chúa cho thiếu
nhi không? Liệu có các chữ đỏ chính xác cho việc thực hiện trong
Thánh Lễ Chúa Nhật dành cho thiếu nhi không? Nếu có, ai là
người chủ sự? Liệu một linh mục hay thầy phó tế cần đọc bài Tin
Mừng và giảng lễ không? Hoặc liệu đây là một cơ hội cho thiếu
nhi được dùng bút chì và hình ảnh câu chuyện Kinh Thánh để tô
màu trong 15 phút hoặc lâu hơn không? - R. V., Glendale Heights,
Illinois, Mỹ.
Đáp: Phiên bản mới của Sách Lễ Rôma không xóa bỏ bất kỳ
Chỉ thị đặc biệt nào đã được ban hành trong thời gian trước đó. Do
đó các qui định ban hành trong Chỉ thị về Thánh Lễ thiếu nhi vẫn
còn hiệu lực.
Liên quan đến Phụng Vụ Lời Chúa cho thiếu nhi trong khuôn
khổ một giáo xứ, các qui định của Chỉ thị năm 1973 vẫn còn hiệu
lực. Xin đọc:
“16. Ở nhiều nơi, Thánh Lễ giáo xứ được cử hành, đặc biệt là
vào ngày Chúa Nhật và ngày lễ, và rất nhiều thiếu nhi tham dự
77

thánh lễ chung với người lớn. Trong những dịp như vậy, chứng tá
của các tín hữu trưởng thành có thể có một ảnh hưởng lớn trên các
thiếu nhi. Ngược lại, người lớn có thể hưởng lợi ích thiêng liêng từ
cảm nghiệm phần của thiếu nhi đóng góp trong cộng đồng Kitô
hữu. Tinh thần Kitô giáo của gia đình được củng cố nhiều khi thiếu
nhi tham gia vào các thánh lễ này, cùng với cha mẹ và các thành
viên khác trong gia đình ....
“17. Tuy nhiên, trong Thánh Lễ của loại hình này, điều cần
thiết là có sự quan tâm lớn để cho thiếu nhi hiện diện không cảm
thấy bị bỏ rơi, vì các em không có khả năng tham gia hoặc hiểu
những gì đang diễn ra và những gì được công bố trong thánh lễ.
Một vài điều nên thực hiện để quan tâm sự hiện diện của họ: ví dụ,
bằng cách nói trực tiếp với họ trong lời giới thiệu (như khi bắt đầu
và kết thúc Thánh Lễ) và tại một số điểm trong bài giảng.
“Hơn nữa, đôi khi nếu nơi chốn và bản chất của cộng đồng
cho phép, thật là thích hợp để cử hành phụng vụ Lời Chúa, trong
đó có bài giảng, cho thiếu nhi trong một phòng riêng biệt, nhưng
không quá xa. Sau đó, trước khi bắt đầu phụng vụ Thánh Thể, các
em được hướng dẫn trở về lại nơi mà người lớn trong khi đó đã cử
hành phụng vụ Lời Chúa riêng cho họ”.
Khi một phụng vụ Lời Chúa được cử hành riêng biệt như thế,
bài giảng nên luôn được thực hiện bởi một linh mục khác hoặc thầy
phó tế khác. Tuy nhiên, số 24 của Chỉ thị cho phép một số trường
hợp ngoại lệ cho quy tắc chung này: “[...] Với sự đồng ý của cha
xứ hoặc cha quản đốc nhà thờ, một người lớn có thể nói chuyện với
thiếu nhi sau bài Tin Mừng, đặc biệt là nếu linh mục cảm thấy khó
khăn trong sự thích nghi với tâm lý của thiếu nhi [...]”.
Liên quan đến nội dung của phụng vụ Lời Chúa, Chỉ thị giải
thích:
“41. Vì các bài đọc lấy từ Kinh Thánh 'tạo nên phần chính
yếu của phụng vụ Lời Chúa”, ngay cả trong Thánh Lễ cử hành cho
thiếu nhi, phần bài đọc Kinh Thánh không bao giờ được bỏ qua.
“42. Về số lượng các bài đọc vào ngày Chúa Nhật và ngày lễ,
mọi người cần tuân theo các sắc lệnh của Hội đồng Giám mục. Nếu
78

ba hoặc thậm chí hai bài đọc được qui định cho ngày Chúa Nhật
hoặc các ngày trong tuần có thể được thiếu nhi hiểu một cách khó
khăn, thì được phép đọc hai hoặc một bài, nhưng bài Tin Mừng
không bao giờ được phép bỏ qua.
“43. Nếu tất cả các bài đọc được chỉ định là dường như
không phù hợp với khả năng hiểu của thiếu nhi, thì được phép chọn
các bài đọc hoặc một bài đọc, hoặc từ Sách Bài Đọc của Sách Lễ
Rôma, hoặc trực tiếp từ Kinh Thánh, nhưng cần chú ý đến tính
cách của mùa phụng vụ. Hơn nữa, chúng tôi đề nghị rằng Hội đồng
Giám mục địa phương nên soạn sách bài đọc cho Thánh lễ thiếu
nhi.
“Do khả năng hạn chế của thiếu nhi, nếu cần thiết bỏ qua câu
này hoặc câu khác trong bài đọc Kinh Thánh, nên thực hiện một
cách thận trọng để làm sao cho “ý nghĩa của bản văn hoặc ý hướng
bản văn, cũng như văn phong của Kinh Thánh không bị bóp méo”.
“44. Trong sự lựa chọn các bài đọc, tiêu chuẩn phải theo là
nhắm đến chất lượng hơn là số lượng của các bài đọc Kinh Thánh.
Do đó, một bài đọc ngắn không phải là luôn phù hợp cho thiếu nhi
hơn một bài đọc dài. Tất cả đều phụ thuộc vào lợi ích thiêng liêng
mà bài đọc có thể mang lại cho thiếu nhi.
“45. Trong bản văn Kinh Thánh, “Thiên Chúa đang nói với
người dân của Ngài... và Chúa Kitô đang hiện diện với các tín hữu
qua lời của Ngài”. Do đó, cần tránh các quảng diễn Kinh Thánh.
Mặt khác, chúng tôi khuyến khích việc sử dụng các bản dịch Kinh
Thánh đã có sẵn cho việc dạy giáo lý thiếu nhi, và đã được chấp
nhận bởi giáo quyền địa phương.
“46. Các câu Thánh Vịnh, được chọn cẩn thận phù hợp với
sự hiểu biết của thiếu nhi, hoặc bài hát theo hình thức hát thánh
vịnh hoặc Alleluia với một câu đơn giản, nên được hát giữa các bài
đọc. Các em nên luôn có phần trong việc hát này, nhưng đôi khi
một sự thinh lặng suy niệm có thể thay thế cho việc ca hát.
“Nếu chỉ đọc một bài đọc, có thể hát sau bài giảng.
“47. Tất cả các yếu tố, nhằm giúp giải thích các bài đọc, cần
được xem xét kỹ để cho thiếu nhi có thể biến các bài đọc Kinh
79

Thánh thành của riêng mình, và có thể đi đến chỗ yêu thích ngày
càng nhiều hơn giá trị của Lời Chúa.
“Trong số các yếu tố ấy, có lời dẫn giới thiệu đi trước các bài
đọc, và chính sự giải thích bối cảnh hoặc sự giới thiệu văn bản, sẽ
giúp thiếu nhi lắng nghe tốt hơn và có hiệu quả hơn. Việc giải
nghĩa và giải thích các bài đọc từ Thánh Kinh trong Thánh Lễ kính
một vị thánh trong ngày, nên bao gồm tóm tắt hạnh của vị thánh
ấy, không chỉ trong bài giảng, mà còn trước các bài đọc trong hình
thức giới thiệu.
“Khi bản văn của các bài đọc là thích hợp cho điều trên, thật
là ích lợi để cho thiếu nhi đọc bản văn với việc phân vai giữa các
em với nhau, giống như bài đọc cuộc Thương Khó của Chúa trong
Tuần Thánh vậy.
“48. Bài giảng giải thích Lời Chúa cần được làm nổi bật hơn
trong các Thánh Lễ có thiếu nhi. Đôi khi bài giảng dành cho thiếu
nhi nên trở thành một cuộc đối thoại với các em, trừ khi tốt nhất
các em cần im lặng lắng nghe.
“49. Nếu việc tuyên xưng đức tin diễn ra vào cuối phụng vụ
Lời Chúa, Kinh Tin Kính nên được sử dụng với thiếu nhi, đặc biệt
bởi vì nó là một phần của sự giáo dục giáo lý cho các em”.
Trong các số khác, tài liệu này đưa ra các khuyến cáo thiết
thực khác, chẳng hạn như “Có thể là rất hữu ích khi đưa ra vài
công tác cho thiếu nhi. Chẳng hạn, bảo các em mang hoa tới nhà
thờ, hoặc phụ trách hát bài này hay bài nọ trong Thánh lễ (số 18)”.
Tương tự như vậy, trong tình hình mà thiếu nhi không được
tách riêng ra khỏi người lớn: “Nếu số lượng thiếu nhi là đông, thì
đôi khi nên soạn kế hoạch Thánh Lễ để cho nó thích hợp hơn nữa
với nhu cầu của thiếu nhi. Trong trường hợp này, bài giảng được
trực tiếp nói với thiếu nhi, nhưng trong một cách mà người lớn
cũng có thể hưởng lợi từ bài giảng ấy (số 19)”. (Zenit.org 23-7-
2013)
80

32. Linh mục không đồng tế có thể đọc bài Tin


Mừng không?

Hỏi: Tôi biết rằng một linh mục đồng tế có thể đọc bài Tin Mừng
trong Thánh Lễ khi vắng mặt một phó tế. Trong trường hợp này,
ngài không xin phép lành của vị chủ tế trước khi đọc bài Tin Mừng,
trừ phi chủ tế là một Giám mục. Tôi muốn hỏi cha: Liệu một linh
mục có thể đọc bài Tin Mừng trong Thánh Lễ nếu ngài giảng lễ,
mà không đồng tế trong Thánh Lễ ấy không? Tôi hỏi như thế, vì có
một thói quen trong các giáo xứ thuộc giáo phận mà tôi sinh sống,
là một linh mục giảng trong mọi Thánh Lễ của một ngày Chúa
Nhật được qui định, kể cả các Thánh lễ mà ngài không là chủ tế
hoặc không đồng tế. Liệu một linh mục không đồng tế được phép
đọc bài Tin Mừng và giảng lễ không, và liệu ngài có xin phép lành
của vị chủ tế trước khi đọc bài Tin Mừng không? - K. D., Toronto,
Canada.
Đáp: Có rất ít qui định giải quyết câu hỏi chính xác này.
Chúng ta có thể thu thập một số chỉ dẫn thích hợp từ Quy chế Tổng
Quát Sách Lễ Rôma (GIRM). Trước tiên, liên quan đến người đọc
bài Tin Mừng:
“59. Theo truyền thống, việc đọc các bài đọc không phải là
nhiệm vụ của vị chủ toạ, mà là của người giúp. Ðộc viên đọc các
bài đọc. Thầy phó tế, hay nếu không có phó tế, thì một linh mục
khác đọc Tin Mừng. Nhưng nếu không có thầy phó tế hay linh mục
khác, thì linh mục chủ toạ đọc Tin Mừng. Còn nếu không có độc
viên xứng đáng nào, thì linh mục chủ toạ đọc các bài đọc.
Sau mỗi bài, người đọc xướng câu tung hô, và giáo dân tập
họp đáp lại để tôn vinh Lời Chúa được tiếp nhận bằng đức tin và
lòng tri ân” (bản dịch Việt ngữ của linh mục Phanxicô Xavier
Nguyễn Chí Cần, GP Nha Trang).
Lẽ tất nhiên, điều này đề cập đến truyền thống Latinh. Trong
một số Giáo Hội Đông Phương, việc đọc bài Tin Mừng là thực sự
dành cho vị chủ tế, như là người đại diện tiếng nói của Chúa Kitô.
81

Đối với bài giảng, Quy chế Tổng Quát Sách Lễ Rôma
(GIRM) số 66 nói:
“Người diễn giảng thông thường là chính vị chủ tế hay một
trong các vị đồng tế được vị chủ tế nhờ, hay đôi khi, tuỳ nghi, là
phó tế, nhưng không bao giờ là giáo dân. Trong những trường hợp
đặc biệt và có lý do chính đáng, một Giám Mục hay một linh mục
hiện diện trong buổi cử hành mà không đồng tế có thể đảm trách
việc giảng”. (Bản dịch, như trên)
Số 59 không nói rằng “một linh mục khác” đọc bài Tin Mừng
cũng là linh mục đồng tế, nhưng thường người ta nghĩ là như vậy.
Việc đọc bài Tin Mừng là một sứ vụ trong buổi cử hành, và thật là
hợp lý khi người thực hiện sứ vụ này phải là một thành viên không
thể thiếu của cộng đoàn, tham gia vào toàn bộ buổi lễ, và rước lễ
như sự hoàn thành của việc tham gia đầy đủ của mình.
Một linh mục, phải diễn giảng trong nhiều Thánh Lễ, ví dụ
nhân dịp mời gọi việc truyền giáo, thường không thể cử hành hoặc
đồng tế trong tất cả các Thánh lễ ấy. Ngài cũng không thể tham gia
đầy đủ trong mỗi Thánh lễ, như một thành viên của cộng đoàn, bởi
vì qui định không rước lễ quá hai lẫn mỗi ngày cũng áp dụng cho
một linh mục không đồng tế.
Vì lý do này, để tôn trọng sự toàn vẹn của việc tham dự
phụng vụ, tôi có ý kiến rằng linh mục giảng lễ này không nên đọc
bài Tin Mừng.
Tương tự như vậy, khi “trong những trường hợp đặc biệt và
có lý do chính đáng”, một thừa tác viên không là chủ tế sẽ giảng
trong mọi Thánh Lễ, ngài cũng không hiện diện cách trọn vẹn
trong mỗi Thánh lễ. Do đó, ngài không phải là thành viên đầy đủ
của cộng đoàn, và không nên đọc bài Tin Mừng.
Trong các trường hợp trên đây, vị giảng lễ nên đi đến giảng
đài sau khi bài Tin Mừng được công bố xong. Ngài mang áo trắng
dài (alba) và dây các phép (stola), hoặc mang áo các phép (surplis)
bên ngoài áo Dòng và dây các phép.
Vấn đề “thói quen”, như độc giả nêu lên, cần được xem xét
lại. Chắc chắn là được phép giảng như thế trong một số dịp đặc
82

biệt, nhưng việc giảng trên cơ sở thường xuyên như vậy là không
phù hợp với tinh thần của phụng vụ. (Zenit.org 30-7-2013)

33. Người đi lễ trễ có được rước lễ không?

Hỏi: Thời điểm nào trong Thánh lễ được xem là quá trễ, để
một người vào nhà thờ lúc ấy không được rước lễ nữa? Những
ngày qua, tôi thấy nhiều người vào nhà thờ ngay lúc cha cho giáo
hữu Rước lễ, và họ lên Rước lễ luôn. Như vậy là đúng không? - E.
M., Port Harcourt, Nigeria
Hỏi: Cha xứ của con đã qui định rằng ai tới nhà thờ sau bài
Tin Mừng, thì không được phép Rước lễ trong Thánh lễ ấy. Theo
cha xứ, lý do là rằng Chúa Giêsu là “Ngôi Lời đã trở nên người
phàm”. Vì vậy, chúng ta phải nhận biết Chúa Giêsu trong Lời
trước khi chúng ta nhận ra Chúa trong Hiệp Lễ. Một linh mục
khác, là giáo sư phụng vụ, lại có ý kiến khác. Ngài nói rằng các
người đến trễ trong Thánh Lễ với một lý do chính đáng (ví dụ, một
ách tắc giao thông, chăm sóc con ốm, …) sẽ không bị khước từ
Rước Lễ. Xin cha giúp làm sáng tỏ vấn đề này. - B. E., Kuala
Lumpur, Malaysia
Đáp: Giống như hầu hết các linh mục, tôi miễn cưỡng để đưa
ra một câu trả lời thẳng cho các câu hỏi như thế, bởi vì, trong một
cách nào đó, chúng là hoàn cảnh khó xử.
Đúng là trước Công Đồng chung Vatican II, một số sách giáo
khoa thần học luân lý đưa ra thời điểm trước phần dâng lễ vật làm
ranh giới, trong việc quyết định liệu một người chu toàn luật buộc
về tham dự thánh lễ Chúa Nhật hay không. Nhưng sau cuộc cải tổ
phụng vụ, với sự nhấn mạnh vào sự thống nhất chung của Thánh
lễ, các nhà thần học hiện đại né tránh sự chính xác như thế.
Thánh Lễ bắt đầu với việc rước vào nhà thờ và kết thúc sau
phần giải tán sau cùng, và chúng ta tham dự thánh lễ từ đầu tới
cuối. Mỗi phần của Thánh Lễ liên quan và bổ sung cho các phần
khác trong một hành động duy nhất của sự thờ phượng, mặc dù
83

một số phần, chẳng hạn như việc truyền phép, là cốt yếu, trong khi
các phần khác là đơn thuần quan trọng.
Nói rằng có một thời điểm cụ thể, để trước đó hoặc sau đó
chúng ta là hoặc “ở ngoài Thánh lễ” hoặc “an toàn trong Thánh lễ”,
có thể là đưa ra một sứ điệp sai lầm và gợi ý rằng, về lâu dài, một
số phần của Thánh Lễ là thực sự không quan trọng. Nó cũng có thể
cung cấp cho một số giáo hữu ít nhiệt thành một thước đo cho việc
đến tham dự Thánh lễ một cách chậm trễ.
Rất có thể rằng một số tín hữu có thể bắt đầu nhìn thấy việc
đọc bài Tin Mừng là thời điểm ranh giới, nên cảm thấy thoải mái
khi vào nhà thờ cho kịp bài đọc 2, và như thế bảo đảm rằng Thánh
Lễ là “hợp lệ”.
Mặc dù tôi không muốn gây nguy hiểm bằng cách nói ra một
thời điểm ranh giới chính xác, chắc chắn một người nào đến sau
khi Truyền phép là đã không tham dự Thánh lễ ấy, cho nên không
rước lễ, và nếu đó là một ngày Chúa Nhật, thì phải tham dự một
Thánh lễ khác.
Đến đúng giờ không chỉ là một vấn đề về bổn phận, mà còn
là tình yêu và sự tôn trọng đối với Chúa chúng ta, Đấng qui tụ
chúng ta để chia sẻ hồng ân của Ngài, và Đấng có ơn ban đề thông
chuyển cho chúng ta trong mỗi phần Thánh lễ.
Đó cũng là một dấu hiệu tôn trọng đối với cộng đoàn, mà
cùng với họ chúng ta thờ phượng và họ trân trọng sự có mặt của
chúng ta, và sự đóng góp của lời nguyện của chúng ta trong mỗi
thời khắc. Phụng vụ là cốt yếu sự thờ tự của nhiệm thể Chúa Kitô,
là Giáo Hội. Mỗi cộng đoàn được mời gọi đại diện và biểu lộ toàn
nhiệm thể, nhưng điều này khó có thể xảy ra nếu cộng đoàn chỉ tạo
số lượng nhỏ tản mác sau khi Thánh lễ bắt đầu.
Do đó các người đến trễ lễ phải thành thật tự hỏi, tại sao?
Nếu họ đến trễ vì một số lý do chính đáng hoặc sự kiện bất khả
kháng, chẳng hạn như ách tắc giao thông do một tai nạn, họ đã
hành động theo lương tâm tốt và không có nghĩa vụ phải tham dự
một Thánh lễ khác sau đó (mặc dù họ nên tham dự Thánh lễ khác,
do họ đã đến quá trễ, nếu có thể được).
84

Tương tự như vậy đối với nhiều người lớn tuổi, thậm chí việc
đi được đến nhà thờ là một cuộc phiêu lưu, và người ta không được
làm nặng gánh lương tâm của họ bằng cách tính phút tình giây.
Nếu người nào đến trễ do sơ suất đáng khiển trách, và đặc
biệt là nếu họ làm như vậy thường xuyên, họ cần phải nghiêm túc
suy nghĩ về thái độ của họ, sửa đổi cách sống của họ, và nếu cần
thiết nên đến với Bí Tích Hòa Giải.
Tùy vào cách họ đến trễ như thế nào, họ cần tôn trọng ngày
của Chúa bằng cách tham dự một Thánh lễ khác, hoặc, nếu không
thể được, ít nhất họ ở lại trong nhà thờ sau Thánh Lễ, và dành một
ít thời gian để cầu nguyện và suy niệm về các bài đọc của ngày
hôm đó.
Đúng là người ta có thể rước lễ ngoài Thánh Lễ, vì vậy
Thánh Lễ không phải là một điều kiện tiên quyết cho việc Rước
Lễ. Tuy nhiên, điều này sẽ không biện minh cho việc đến đúng giờ
để rước lễ trong Thánh lễ ngày thường, vì tất cả các nghi thức cho
việc Rước Lễ ngoài Thánh Lễ bao gồm phần Phụng Vụ Lời Chúa,
và người ta phải tham dự toàn bộ nghi thức này. (Zenit.org 6-5-
2011)

34. Khi một linh mục có tội trọng, ngài cử hành


Thánh lễ được không?

Hỏi: Cha có thể trả lời cho con các câu hỏi tế nhị này
không? Khi một linh mục phạm tội trọng, và được biết đến công
khai là có tội trọng (say rượu thường xuyên; giao du với phụ
nữ,…) và Giám mục cho phép linh mục ấy cử hành Thánh lễ cách
công khai, có điều khoản Giáo luật nào nói về việc này không?
Hoặc, nếu một linh mục đã làm cho một phụ nữ có thai, sau đó
khuyến khích cô ấy đi phá thai (điều có thực ở đất nước chúng tôi),
liệu có sự trừng phạt nào đối với linh mục ấy, thay vì cứ để cho
linh mục ấy cử hành Thánh lễ cách công khai? - K. G., Sudan
Đáp: Đây quả thật là các câu hỏi tế nhị và người ta cũng thật
buồn để trả lời chúng. Tôi không phải là chuyên viên giáo luật, và
85

do đó không thể trả lời về các sự phức tạp của qui trình giáo luật.
Tuy nhiên, tôi có thể cung cấp một số gợi ý liên quan đến các bí
tích.
Một linh mục phạm tội trọng, giống như bất kỳ tín hữu nào,
phải tìm kiếm sự hòa giải bí tích càng sớm càng tốt. Trong khi đó,
linh mục này nên tránh càng xa càng tốt việc cử hành các bí tích.
Qua chữ “càng xa càng tốt”, tôi muốn nói rằng nếu linh mục
không thể đi xưng tội trước khi chăm lo các nhu cầu của tín hữu,
thì ngài cần ăn năn tội cách trọn và cử hành bí tích. Hành vi ăn năn
tội này bao hàm cả ý định đi xưng tội càng sớm càng tốt, và quyết
tâm không phạm tội nữa. Lẽ tất nhiên nguyên tắc luân lý này được
áp dụng cho sự sa ngã tạm thời (và thường là bí mật).
Điều 916 của Bộ Giáo Luật nói: “ Ai ý thức mình phạm tội
nặng và chưa xưng tội trước, thì không được làm lễ và không được
rước lễ, trừ khi có lý do quan trọng và không có dịp tiện đi xưng
tội. Trong trường hợp này, họ phải tâm niệm về bổn phận thống hối
trọn vẹn, bao gồm lòng dốc quyết đi xưng tội sớm ngần nào có thể
(xem thêm Điều 1335)”. (Bản dịch Việt ngữ của các Linh Mục
Nguyễn Văn Phương, Phan Tấn Thành, Vũ Văn Thiện, Mai Ðức
Vinh).
Lưu ý rằng điều luật trên đòi hỏi “một lý do quan trọng” để
tận dụng ngoại lệ này.
Một lý do quan trọng như vậy là dựa trên nguyên tắc lợi ích
của các linh hồn. Nếu một linh mục phải cử hành Thánh Lễ, hoặc
có người xin xưng tội, xin Bí tích Xức dầu Bệnh Nhân, hoặc bất kỳ
bí tích khác từ linh mục này, vốn phải được thực hiện trước khi
linh mục đi xưng tội, thì ngài có thể, và thường phải, cử hành bí
tích.
Một lý do quan trọng thứ hai bắt nguồn từ nguy cơ của sự ô
nhục bằng cách công khai tiết lộ tình trạng của linh hồn một người.
Điều này có thể xảy ra trong trường hợp của một linh mục trong
hoàn cảnh bị cô lập, khi không có ai khác để cử hành thánh lễ.
Ngài không cần làm điều gì khiến cho mọi người nghi ngờ ngài
đang thiếu tình trạng ân sủng.
86

Trường hợp, được độc giả của chúng tôi đề cập đến, bao hàm
một tình hình nghiêm trọng hơn, trong đó linh mục đang công khai
sống trong một tình trạng vô luân khách quan, với các dấu hiệu
không rõ ràng của sự sẵn sàng thay đổi. Mặc dù chỉ có Chúa mới
biết tâm hồn người ta, một tội lỗi công khai đòi hỏi một hình thức
xa rời công khai khỏi đời sống tội lỗi. Các bí tích được cử hành bởi
một linh mục không ăn năn là hành vi phạm thánh nghiêm trọng.
Chúng có thể là thành sự, nhưng là bất hợp pháp.
Một linh mục xúi một phụ nữ phá thai là tự động bị vạ tuyệt
thông, là “bất hợp luật” và bị ngăn trở không được hành sử chức
thánh của mình (Các Điều 1398, 1041,4, 1043). Linh mục này
không thể cử hành các bí tích và không lãnh bí tích xá giải, cho đến
khi vạ tuyệt thông được chính thức dỡ bỏ. Nếu ngài tiếp tục hành
sử chức thánh của mình, không những việc cử hành của ngài là
phạm thánh, mà Bí Tích Hòa Giải và Bí tích Hôn phối do ngài cử
hành cũng là vô hiệu (xem Điều 1331 § 2.1).
Nếu tình trạng vạ tuyệt thông của ngài đã được nhiểu người
biết cách công khai, thì tín hữu không nên tham dự bất kỳ việc cử
hành nào của ngài, hoặc không xin lợi ích thiêng liêng từ ngài,
ngoại trừ trong trường hợp nguy tử. Ngay cả khi ngài là linh mục
duy nhất hiện diện trong khu vực, các tín hữu không nên tham dự
thánh lễ Chúa Nhật và thánh lễ ngày thường do ngài cử hành.
Trong các tình huống như vậy, một Giám mục không thể
“cho phép” một linh mục tiếp tục như bình thường. Giám mục có
một trách nhiệm nặng nề đối với việc đảm bảo sự thánh thiện của
các bí tích. Một Giám mục không thể trao một sự cho phép tích cực
cho một hành động phạm thánh, mà không có Ngài, nó trở thành
tội phạm thánh. Nếu Ngài quay mặt làm ngơ, Ngài sẽ phải chịu
trách nhiệm về mặt đạo đức do sơ suất đáng khiển trách, và sẽ phải
trả lời một số câu hỏi nghiêm trọng trong ngày Phán xét.
Đồng thời, các tín hữu không nên cho rằng vị Giám mục biết
hết mọi chuyện đang xảy ra. Nếu họ có bằng chứng chắc chắn, chứ
không chỉ là tin đồn, về hành vi vô luân công khai của một linh
mục, họ cần trình bày cho Giám mục biết. Nếu bằng chứng là vững
87

chắc, vị Giám mục phải tuân theo các thủ tục Giáo luật đã qui định,
trước tiên là không cho linh mục ấy hành sử chức thánh, và sau đó
quyết định bước tiếp theo cho linh mục ấy. Nếu Giám mục từ chối
hành động, các tín hữu nên trình bày vấn đề cho Sứ thần Tòa thánh
hoặc trực tiếp cho Tòa Thánh.
Trong trường hợp thứ nhất, miễn là không có sự lạm dụng trẻ
vị thành niên liên quan, Giám mục nên xem xét liệu còn có bất kỳ
hy vọng nào cho sự hoán cải thật sự của linh mục ấy, vốn sẽ cho
phép linh mục ấy bắt đầu lại trong một tình hình khác, ở nơi mà sự
yếu đuối của ngài chưa được biết tới. Tôi biết có nhiều sự hoán cải
như thế, chẳng hạn như một vụ hoán cải, mà trong đó Thiên Chúa
đã sử dụng một chứng bệnh nặng để đem một cha xứ tội lỗi ăn năn
hối cải, và khôi phục lại ý nghĩa của sứ vụ và đời sống của mình.
Ngày nay, nhiều năm sau đó, linh mục này được xem là một thừa
tác viên gương mẫu của Tin Mừng.
Nếu sự thay đổi dường như là không thể được, hoặc nếu ngài
lạm dụng trẻ vị thành niên, ngài cần phải bị loại bỏ khỏi sứ vụ. Nếu
ngài có con cái, trách nhiệm làm bố của ngài phải là ưu tiên hơn là
sống trong chức linh mục.
Trong trường hợp của linh mục bị vạ tuyệt thông tự động
bằng cách xúi phá thai, sự trầm trọng của tội này phải loại trừ ngài
khỏi sự hành sử chức thánh của ngài. Người ta hy vọng rằng ngài
sẽ ăn năn và được dỡ bỏ vạ tuyệt thông, nhưng ngài không thể còn
hoạt động như vị đại diện của Chúa Kitô. Việc loại ngài khỏi sứ vụ
là một hình phạt xứng đáng và tương đối nhỏ, vì ngài đã là công cụ
trong việc giết người vô tội.
Các tình huống buồn và đau lòng như vậy có thể thúc đẩy
chúng ta cầu nguyện cho sự thánh thiện của các linh mục và đền bù
cho tội lỗi của các vị nữa. (Zenit.org 3-8-2011)

35. Bài Giảng nên kéo dài bao nhiêu phút?

Hỏi: Trong nhiều dịp, tôi đã tham dự Thánh lễ Chúa Nhật


tại một giáo xứ ở Mỹ, bên ngoài giáo phận của tôi. Ở mỗi thánh lễ
88

này, linh mục giảng quá ngắn, chỉ khoảng một phút mà thôi. Trong
thực tế, các thông báo của giáo xứ còn dài hơn bài giảng nữa.
Thưa cha, liệu có luật nào qui định rằng bài giảng lễ Chúa Nhật
phải lâu khoảng bao nhiêu phút không? - M.E., Rochester, New
York, Mỹ
Đáp: Tôi cảm nghiệm một sự vui thích hiếm hoi, khi một
giáo dân than phiền về bài giảng là quá ngắn. Đó là một dấu hiệu
của sự đói khát thật sự cho một việc giải thích đáng kể lời Chúa.
Thật không may, có rất ít điều liên quan đến các qui định
chính thức về độ dài của bài giảng. Đây là sự không thể tránh khỏi,
một phần bởi vì các mong đợi thay đổi từ nền văn hóa này đến nền
văn hóa khác, và thậm chí từ môi trường xã hội này đến môi trường
xã hội khác. Có một số nền văn hóa mong muốn các bài giảng dài
trong Thánh Lễ, và có người trong nền văn hóa khác sốt ruột lo
lắng khi bài giảng dài quá 6 phút.
Số 24 của tài liệu “Giới thiệu tổng quát Sách Bài Đọc” (của
Thánh bộ Phụng tự và kỷ luật Bí tích, ngày 21-1-1981) nói như sau
về bài giảng:
“Theo suốt năm phụng vụ, bài giảng đặt ra các mầu nhiệm
đức tin và các tiêu chuẩn của đời sống Kitô hữu trên nền tảng cơ sở
sách thánh. Khởi đầu với Hiến Chế về Phụng vụ của Công đồng
chung Vatican II, bài giảng như một phần của phụng vụ lời Chúa
đã được khuyến khích thực hiện, với nhiều lần Tòa Thánh nhắc
nhở cách mạnh mẽ, và trong một số trường hợp bài giảng là bắt
buộc. Như một quy luật, bài giảng được thực hiện bởi vị chủ tọa
buổi lễ. Mục đích của bài giảng trong Thánh Lễ là rằng lời nói của
Thiên Chúa và phụng vụ của bí tích Thánh Thể có thể cùng nhau
trở thành “một rao truyền các kỳ công của Chúa trong lịch sử cứu
độ, mầu nhiệm Chúa Kitô”. Thông qua các bài đọc và bài giảng,
mầu nhiệm vượt qua của Chúa Kitô được công bố; thông qua hy tế
Thánh Lễ, mầu nhiệm trở nên hiện thực. Hơn nữa, chính Chúa Kitô
cũng luôn luôn hiện diện và hoạt động trong việc rao giảng của
Giáo Hội của Ngài.
89

Cho dù bài giảng giải thích lời Kinh Thánh của Chúa được
công bố trong các bài đọc hoặc bản văn khác của phụng vụ, nó phải
luôn luôn dẫn đưa cộng đồng tín hữu cử hành bí tích Thánh Thể hết
lòng hết sức, “để họ có thể giữ vững trong cuộc sống của họ những
gì họ đã nắm bắt nhờ đức tin của họ”. Từ lời giải thích sống động
này, lời Chúa được công bố trong các bài đọc và việc Giáo Hội cử
hành phụng vụ ngày thánh sẽ có tác động lớn hơn. Nhưng điều này
đòi hỏi rằng bài giảng là thực sự hoa trái của việc suy niệm, được
chuẩn bị kỹ càng, không quá dài hay quá ngắn, và phù hợp với tất
cả các người hiện diện, kể cả trẻ em và người ít học”.
Tông huấn Verbum Domini của Đức Thánh Cha Bênêđictô
XVI có một đoạn văn đẹp về tầm quan trọng của bài giảng:
“59. Mỗi người “đều có bổn phận và nhiệm vụ liên quan tới
Lời Thiên Chúa: các tín hữu phải lắng nghe và suy niệm Lời; còn
chỉ những ai đã nhận được nhiệm vụ Giáo huấn do bí tích Truyền
chức thánh hoặc những ai đã được giao phó cho thi hành thừa tác
vụ này”, tức là các Giám mục, các linh mục và các phó tế, thì mới
trình bày Lời Chúa. Từ đó, ta hiểu được vì sao Thượng Hội Đồng
rất chú ý tới bài giảng lễ. Trong Tông huấn hậu Thượng Hội Đồng
Giám Mục Sacramentum caritatis, tôi đã nhấn mạnh rằng “liên hệ
đến tầm quan trọng của Lời Thiên Chúa, cần phải cải thiện phẩm
chất của bài giảng. Bài giảng lễ ‘là một phần của hành động phụng
vụ’; bài giảng lễ có chức năng giúp hiểu biết Lời Thiên Chúa rộng
rãi hơn và hữu hiệu hơn trong đời sống các tín hữu”. Quả thế, bài
giảng lễ là một việc hiện tại hóa sứ điệp Kinh Thánh, sao cho các
tín hữu được đưa đến chỗ khám phá ra sự hiện diện và tính hiệu
năng của Lời Thiên Chúa trong cuộc sống hằng ngày của họ. Bài
giảng phải giúp hiểu Mầu nhiệm đang được cử hành, mời người ta
dấn thân cho sứ mạng, khi chuẩn bị cho cộng đoàn tuyên xưng đức
tin, cầu nguyện phổ quát và cử hành phụng vụ Thánh Thể. Vì thế,
do thừa tác vụ chuyên biệt, những ai được đề cử lo việc giảng dạy,
phải rất quan tâm đến bổn phận này. Phải tránh những bài giảng
mơ hồ và trừu tượng, che giấu mất tính đơn giản của Lời Thiên
Chúa, cũng như phải tránh những kiểu nói lan man lạc đề vô bổ rất
90

có thể lôi kéo chú ý đến người giảng hơn là chú ý đến trọng tâm
của sứ điệp Tin Mừng. Các tín hữu phải thấy rõ ràng rằng điều mà
vị giảng thuyết đang bận tâm, đó là cho thấy Chúa Kitô, trung tâm
của mọi bài giảng. Vì thế, các vị giảng thuyết cần phải quen biết và
tiếp xúc chuyên cần với bản văn thánh; họ phải chuẩn bị bài giảng
bằng suy niệm và cầu nguyện, để có thể giảng với xác tín và say
mê. Thượng Hội Đồng Giám Mục đã khuyến khích lưu ý đến các
câu hỏi sau đây: “Các bài đọc được công bố muốn nói gì? Các bài
đọc ấy nói gì riêng với tôi? Tôi phải nói gì với cộng đoàn, trong khi
quan tâm tới hoàn cảnh cụ thể của họ?”. Vị giảng thuyết “phải là
người đầu tiên được thúc bách bởi Lời Thiên Chúa mà ngài loan
báo”, bởi vì như thánh Âutinh đã nói: “Người giảng dạy Lời Thiên
Chúa ở bên ngoài mà không nghe Lời ấy ở bên trong thì không thể
mang lại hoa trái”. Cần đặc biệt chăm sóc bài giảng Chúa Nhật và
các lễ trọng; nhưng trong các lễ cum populo trong tuần, nếu có thể,
xin cũng đừng bỏ cung cấp những suy tư vắn tắt hợp thời giúp các
tín hữu đón nhận và làm sinh hoa kết quả Lời họ vừa lắng nghe”.
(Bản dịch Việt ngữ của Ủy Ban Kinh Thánh trực thuộc Hội Đồng
Giám Mục Việt Nam)
Nếu đây là một thách thức mà Giáo Hội đặt ra cho các linh
mục và phó tế về việc giảng lễ của họ, thì hầu như việc này không
thể hoàn tất trong một bài giảng ngắn chỉ dài một phút.
Giáo Hội khuyên làm bài giảng ngắn, trước hết bởi vì bài
giảng cần có tỉ lệ cân đối với toàn bộ buổi lễ. Người ta bớt đi cảm
giác khi nghe bài giảng tới 20 phút hoặc lâu hơn nữa, rồi sau đó vội
vàng qua phần Kinh Nguyện Thánh Thể.
Do Giáo Hội quan tâm đến các yếu tố văn hóa nữa, nên gần
như không thể đưa ra qui định chặt chẽ về thời gian bài giảng.
Người ta có thể nói rằng vào ngày Chúa Nhật, một bài giảng nên
tối thiểu là sáu phút, nhưng tối đa thì thật khó xác định. Tôi tin
rằng tiêu chuẩn về tỉ lệ với phần còn lại của buổi lễ là một hướng
dẫn tốt, cùng với sự mong đợi của các tín hữu trong bối cảnh tình
hình mục vụ cụ thể. (Zenit.org 20-8-2013)
91

36. Các công thức tung hô sau Truyền Phép được


sử dụng như thế nào?

Hỏi: Tôi phụ trách thánh nhạc tại giáo xứ của tôi. Tôi thấy
không có thông tin hướng dẫn, để tôi có sự lựa chọn thích hợp
cho ba câu tung hô A, B, C của phần “Đây là mầu nhiệm đức
tin” trong Thánh Lễ. Thưa cha, liệu có chỉ thị nào cho việc yêu cầu
sử dụng thích hợp một trong ba câu tung hô ấy cho mùa thường
niên, các mùa và lễ trọng không? - R. H., Stockholm, New Jersey,
Mỹ
Đáp: Về vấn đề này, dường như không có bất kỳ ưu tiên đặc
biệt nào trong bất cứ tài liệu nào của Giáo Hội. Qui chế Tổng quát
Sách Lễ Rôma, số 151, chỉ nói: “Sau khi truyền phép, vị tư tế nói:
“Ðây là mầu nhiệm đức tin”, giáo dân tung hô theo một trong các
công thức có sẵn” (Bản dịch Việt ngữ của linh mục P. X. Nguyễn
Chí Cần, GP Nha Trang).
Điều này về cơ bản để lại mọi tùy chọn cho vị chủ tế và các
cộng sự viên của ngài.
Đúng là ở Ý và hầu hết các nước nói tiếng Tây Ban Nha, lời
tung hô đầu tiên (A) đã trở thành sự chọn lựa mặc định cho mọi
mục đích thực tế. Điều này có lẽ là do nó là văn bản đơn giản nhất
để học, từ cả quan điểm văn học lẫn quan điểm âm nhạc.
Không phải là ngạc nhiên khi các lời tung hô khác nhau không có
ưu tiên, theo mùa hoặc theo lý do khác, vì cả ba lời tung hô đều thể
hiện một ý tưởng rất giống nhau.
Một cách nào đó tất cả các lời tung hô đề cập đến việc cử
hành mầu nhiệm vượt qua như một tổng thể. Đây là mầu nhiệm của
Chúa Kitô, Đấng đã chết và sống lại, là một mầu nhiệm chỉ có thể
được cảm nhận trong bối cảnh của đức tin, và làm cho mầu nhiệm
này hiện diện và hiệu quả, thông qua việc Giáo Hội cử hành hy tế
Thánh Thể, vốn được chính Chúa Kitô thiết lập nên.
Mầu nhiệm biến thể bánh và rượu trở nên Mình và Máu Chúa
Kitô được bao hàm trong cả ba lời tung hô, vì sự biến thể này làm
nền móng cho việc tưởng nhớ các mầu nhiệm khác. Tuy nhiên, chỉ
92

có lời tung hô thứ hai (B) thực sự nhắc đến bánh và rượu.
Một sự nhắc đến việc Chúa quang lâm cũng được đưa vào như là
thời điểm tột đỉnh của lịch sử cứu độ.
Lời tung hô đầu tiên (A), “Lạy Chúa, chúng con loan truyền
Chúa chịu chết, và tuyên xưng Chúa sống lại, cho tới khi Chúa
đến”, phát sinh từ 1 Cr 11, 26. Nó đã được tìm thấy trong dạng
thức này trong một số nghi lễ phụng vụ Đông phương cổ, chẳng
hạn như nghi lễ thánh Giacôbê.
Lời tung hô thứ hai (B), “Lạy Chúa, mỗi lần ăn bánh và uống
chén này, chúng con loan truyền Chúa chịu chết, cho tới khi Chúa
đến”, cũng phát sinh từ 1 Cr 11, 26, nhưng bao gồm một sự nhắc
đến bánh và rượu.
Lời tung hô thứ ba (C), “Lạy Chúa Cứu Thế, Chúa đã dùng
thánh giá và sự phục sinh của Chúa để giải thoát chúng con, xin
cứu độ chúng con” (cả ba là theo bản dịch Việt ngữ của Uỷ Ban
Phụng Tự trực thuộc Hội Đồng Giám Mục Việt Nam), là một lời
soạn thảo mới, và dựa vào văn bản của Kh 5, 9 và 1 Pr 1, 18.
Một số tác giả đã phàn nàn rằng các bản văn này phản bội lại
truyền thống phụng vụ cổ, vốn luôn luôn và chỉ thưa với Chúa Cha
trong Kinh nguyện Thánh Thể.
Trả lời cho lời phàn nàn này, người ta cần nhận xét trước tiên
rằng các lời tung hô, nói một cách chặt chẽ, không phải là một
phần của Kinh Nguyện Thánh Thể. Thật vậy, nếu một linh mục cử
hành thánh lễ một mình hoặc đồng tế với các linh mục hiện diện
mà không có giáo dân, thì cả lời “Đây là Mầu nhiệm đức tin” và lời
tung hô đều không được đọc.
Thứ đến, việc chuyển thưa từ Chúa Cha qua Chúa Con là
tương đối phổ biến trong kinh nguyện và thánh thi, vốn phù hợp
với toàn cộng đoàn phụng vụ, chẳng hạn “Xin Chúa thương xót
chúng con” (Kyrie-Christe eleison), Kinh Vinh Danh (Gloria), và
“Lạy Chúa, con chẳng đáng Chúa ngự vào nhà con”. Bên ngoài
thánh lễ, thánh thi “Lạy Thiên Chúa” (Te Deum) cũng có một đoạn
như vậy.
93

Về việc sử dụng các lời tung hô sau Truyền Phép, tôi có thể
nói rằng vị linh mục, cùng với người phụ trách thánh nhạc, có thể
chọn lời tung hô nào xét là phù hợp hơn cho lễ cử hành, do các sắc
thái thần học đặc biệt được ghi nhận như trên đây.
Do đó như một gợi ý, mặc dù không phải là ưu tiên chính
thức, tôi sẽ nói rằng lời tung hô thứ hai (B) xem ra là phù hợp nhất
cho các thánh lễ nhấn mạnh đến phép Thánh Thể, chẳng hạn lễ
Mình Máu Thánh Chúa (Corpus Christi). Lời tung hô thứ nhất (A)
hoặc lời tung hô thứ hai (B), vốn nhắc đến việc Chúa quang lâm,
dường như là tốt nhất cho một lễ trọng như lễ Thăng Thiên. Lời
tung hô thứ ba (C), với sự hấp dẫn của nó đối với sự cứu độ, có thể
là hiệu quả hơn cho các Thánh Lễ nhấn mạnh chủ đề sám hối đền
tội. (Zenit.org 27-8-2013)

37. Bổng lễ và nghĩa vụ cử hành thánh lễ liên


quan với nhau ra sao?

Hỏi: Liệu một linh mục đã được truyền chức chỉ có bổn
phận và trách nhiệm cử hành Thánh lễ vào ngày Chúa Nhật và các
lễ buộc thôi sao? Còn về các ngày trong tuần khi ngài có ý lễ từ
các tín hữu – liệu ngài có bổn phận hay chỉ là tùy ý (Điều 904)?
Liệu ngài phải cử hành Thánh lễ hàng ngày, để giúp Giám mục của
ngài chu toàn các ý lễ, mà Giám mục đã xin và nhận được từ các
quốc gia khác không? Trong giáo phận của tôi, chúng tôi làm việc
trong các nhà thờ truyền giáo, nơi mà chúng tôi có ý chỉ cho hai
hay ba Thánh Lễ mỗi tháng. Còn các ngày khác, chúng tôi chỉ cho
ý lễ của Giám mục, mà Ngài đã nhận được tiền giúp đỡ cho giáo
phận của ngài. Trong bối cảnh này, tôi đưa ra câu hỏi như trên,
xin cha trả lời giúp. - P. D., bang Orissa, Ấn Độ.
Đáp: Có hai câu hỏi riêng biệt liên quan ở đây. Một câu liên
quan đến nghĩa vụ của một linh mục phải cử hành Thánh Lễ, và
một câu liên quan đến các quy tắc cho việc phân phối bổng lễ.
94

Mặc dù nhiều người Công Giáo không biết điều này, nói một
cách chặt chẽ, là một linh mục không có nghĩa vụ phải cử hành
Thánh Lễ gì cả. Liên quan đến Thánh Lễ, linh mục có nghĩa vụ
giống như mọi người Công Giáo khác là tham dự Thánh Lễ vào
ngày Chúa Nhật và các ngày lễ buộc.
Thực tế này không làm cho việc cử hành Thánh Lễ chỉ là một
vấn đề đơn thuần tùy chọn hoặc chọn lựa cá nhân của linh mục.
Điều 904 của giáo luật, được độc giả nhắc tới, thực sự khuyên nhủ
các linh mục cử hành Thánh lễ hàng ngày. Xin mời đọc:
“Ðiều 904: Các tư tế nên luôn tâm niệm rằng công việc cứu
chuộc hằng được tiếp tục thi hành trong mầu nhiệm Hy Lễ Thánh
Thể; do đó, họ nên siêng năng dâng lễ. Hơn nữa, rất đáng mong
ước các tư tế dâng lễ mỗi ngày, cả khi giáo dân không thể hiện
diện, bởi lẽ Thánh Lễ là tác động của Ðức Kitô và của Giáo Hội;
chính khi cử hành Thánh Lễ mà các tư tế chu toàn nhiệm vụ chính
yếu của mình” (Bản dịch Việt ngữ của các Linh Mục Nguyễn Văn
Phương, Phan Tấn Thành, Vũ Văn Thiện, Mai Ðức Vinh).
Do đó, Giáo Hội rất ủng hộ các linh mục cử hành Thánh lễ
hàng ngày, bởi vì Thánh Lễ là đặc ân lớn nhất và điều cao cả nhất
mà linh mục có thể làm. Ngay cả khi không có ai khác hiện diện và
không có ý lễ cụ thể, Thánh Lễ là nhằm tôn thờ Thiên Chúa, cầu
bầu cho người sống và kẻ chết, gia tăng sự thánh thiện của Giáo
Hội, và là nguồn chủ yếu của sự phát triển đường thiêng liêng của
linh mục.
Một số linh mục có một nghĩa vụ chắc chắn để cử hành
Thánh lễ do chức vụ của các vị là cha quản xứ. Một số vị cũng có
một nghĩa vụ phải cử hành hay đã cử hành Thánh Lễ hàng ngày,
theo ý của các linh hồn được ủy thác cho các vị chăm sóc. Thêm
một lần nữa, nghĩa vụ này xuất phát không từ chính chức linh mục,
nhưng từ chức vụ mà các vị đã được bổ nhiệm, và nghĩa vụ, mà các
vị phải chu toàn một cách tự do, khi chấp nhận chức vụ này.
Câu hỏi về tiền bổng lễ có phần phức tạp hơn. Việc này bị
chi phối bởi các điều 945-958 của Bộ Giáo luật.
95

“Ðiều 945 § 1. Theo tập tục đã được Giáo Hội công nhận,
một tư tế cử hành hay đồng tế Thánh Lễ được phép nhận bổng lễ
để áp dụng theo một ý chỉ rõ rệt.
§ 2. Hết sức khuyên nhủ các linh mục hãy dâng lễ theo ý chỉ
của các tín hữu, nhất là những người nghèo, cả khi không có bổng
lễ.
“Ðiều 946: Khi dâng bổng lễ để Thánh Lễ được áp dụng theo
ý chỉ của mình, các tín hữu đóng góp vào thiện ích của Giáo Hội;
bằng việc dâng cúng ấy, họ góp phần nâng đỡ các thừa tác viên và
các hoạt động của Giáo Hội.
“Ðiều 947: Trong vấn đề bổng lễ, phải xa tránh hoàn toàn
mọi hình thức buôn bán hay thương mại” (Bản dịch, như trên).
Để “xa tránh hoàn toàn mọi hình thức buôn bán hay thương
mại”, có các quy tắc chi phối các khía cạnh, chẳng hạn nghĩa vụ cử
hành Thánh lễ, ngay cả khi bổng lễ bị mất và giới hạn số ý lễ mỗi
ngày.
Liên quan đến cách thức xử lý, khi nhiều ý lễ hơn, vốn có thể
được cử hành trong một năm, được tiếp nhận được trong một giáo
xứ hay một đền thánh, các luật sau đây phải được tuân giữ:
“Ðiều 954: Nếu tại những nhà thờ hay nhà nguyện người ta
xin cử hành lễ quá số có thể cử hành ở đó, thì có thể cử hành ở nơi
khác, trừ khi những người xin lễ minh thị bày tỏ ý định ngược lại.
“Ðiều 955 § 1. Ai muốn chuyển ý lễ cho những người khác,
thì phải chuyển sớm ngần nào có thể cho các tư tế muốn lãnh nhận,
miễn là biết chắc họ hoàn toàn đáng tín nhiệm. Lại phải chuyển y
nguyên bổng lễ đã nhận, trừ khi biết chắc rằng số tiền trội hơn giá
bổng lễ trong giáo phận là do thiện cảm cá nhân. Người chuyển ý
lễ còn phải mang nghĩa vụ lo dâng lễ cho đến khi nào chắc chắn có
người nhận nghĩa vụ dâng lễ và bổng lễ…
“Ðiều 957: Bổn phận và quyền lợi trông nom cho mọi ý lễ
được chu toàn đối với các nhà thờ của giáo sĩ triều thì thuộc về
thẩm quyền của Bản Quyền sở tại; còn đối với nhà thờ của dòng tu
hay tu đoàn tông đồ thì thuộc các Bề Trên của họ” (Bản dịch, như
trên).
96

Trong trường hợp được nêu ra bởi độc giả ở Ấn Độ, dường
như số ý lễ dư ở một quốc gia khác được chuyển giao cho các giáo
phận, để được cử hành trong một giáo phận truyền giáo.
Đây là một thực tế khá phổ biến, và các vị chuyển các ý lễ
quá số nhằm giúp đỡ các nỗ lực truyền giáo của Giáo Hội. Các vị
nhận thức rằng sự khác biệt trong tỷ giá hối đoái làm cho bổng lễ
tương đối nhỏ ở các nước châu Âu và Mỹ lại là tương đối lớn trong
các nước khác.
Theo Ðiều 945 § 1, bổng lễ gắn liền với ý lễ hàng ngày của
một linh mục là dành cho việc sử dụng cá nhân của linh mục giáo
phận. Ở một số nơi, mọi bổng lễ được tiếp nhận bởi giáo phận, giáo
xứ hay cộng đoàn tu sĩ, thay cho tiền lương hoặc tiền thù lao tương
đương hoặc cao hơn so với toàn bộ các bổng lễ. Các nhà giáo luật
có thẩm quyền xem việc này như một thực tế hợp pháp, với điều
kiện nó là tự nguyện.
Trong hầu hết các quốc gia phương Tây, bổng lễ được qui
định là không bao giờ cao hơn một phần nhỏ của tiền nuôi sống
một linh mục.
Tuy nhiên, trong trường hợp ở Ấn Độ, ngay cả một bổng lễ
10 USD (tiền một bổng lễ trong nhiều giáo phận Mỹ) có thể cao
hơn nhiều so với thu nhập quân bình ở khu vực nghèo và tạo ra ấn
tượng sai. Tương tự như vậy, các vị chuyển ý lễ thường có ý định
để giúp đỡ công việc truyền giáo nói chung, chứ không là khoản
thu nhập cá nhân của linh mục.
Trong bối cảnh này, có lẽ là hợp pháp khi Giám mục giữ lại
cho các dự án giáo phận một phần của bổng lễ nhận được từ các
nước khác, đặc biệt là nếu ngài đã tích cực tìm kiếm hình thức giúp
đỡ ấy. Tuy nhiên, theo Điều 945 § 1, thật là thích hợp nếu ngài
chuyển giao cho linh mục ít là số tiền tương đương với bổng lễ địa
phương qui định, trừ phi, như đã nói ở trên, có một sự tùy chọn tự
nguyện đã được thiết lập.
Cũng là điều khả thi khi Giám mục chuyển giao toàn bộ bổng
lễ cho giáo xứ, và qui định linh mục được giữ lại bao nhiều phần
97

trăm để chi tiêu cá nhân, và số tiền còn lại được dùng cho các dự
án của giáo xứ.
Lẽ tất nhiên, đây chỉ là sự xem xét kỹ thuật. Trong thực tế,
người ta phải công nhận rằng hầu hết các linh mục làm việc trong
giáo phận truyền giáo ít quan tâm đến tiện nghi cá nhân cho mình,
nhưng rất chú ý đến lợi ích thiêng liêng và lợi ích nhân bản cho
đoàn chiên của mình.
Cuối cùng, về phần thứ nhất của câu hỏi: Một linh mục
không buộc phải cử hành Thánh Lễ, chỉ để thực hiện các ý lễ do
Giám mục yêu cầu. Tuy nhiên, nếu linh mục xin ý lễ, ngài có bổn
phận về công bằng để cử hành Thánh Lễ cho ý lễ ấy.
Khi làm như vậy, không chỉ ngài tôn vinh Thiên Chúa bằng
cách cử hành Thánh Lễ, nhưng còn giúp nỗ lực truyền giáo của
toàn giáo phận, để giáo phận phát triển hơn. (Zenit.org 3-9-2013)

38. Đưa vật nuôi vào Nhà Thờ được không?

Hỏi: Xin cha cho con biết vài điều sáng tỏ về việc liệu đưa
chó vào nhà thờ khi đi tham dự thánh lễ được không? – T. K., bang
Maharashtra, Ấn Độ
Đáp: Tôi đã tìm tài liệu bằng nhiều ngôn ngữ nhưng không
thấy các qui định của Giáo Hội về việc đưa vật nuôi vào nhà thờ,
như bạn nói.
Ngay cả pháp luật dân sự cũng rất khác nhau về việc này.
Chẳng hạn một luật ở Ý cho phép con chó có dây xích được vào
ở hầu hết các nơi công cộng, trừ nơi chế biến thực phẩm. Tuy
nhiên, chó dẫn đường hoặc chó phục vụ cho người mù được phép
vào các nơi chế biến thực phẩm nữa. Ở các nước khác, việc vật
nuôi được vào nơi công cộng là nhiều hay ít bị hạn chế, hoặc quyết
định là tùy vào chủ sở hữu các nơi ấy.
Văn hóa địa phương và các thái độ đối với động vật cũng là
một yếu tố quan trọng. Một số xã hội có một thái độ rất tích cực
đối với sự hiện diện của vật nuôi, trong khi các xã hội khác ít hoan
98

nghênh điều này. Dường như không có bất kỳ tiêu chuẩn phổ quát
nào có thể được thiết lập.
Điều này cũng là đúng, nhiều hơn hoặc ít hơn, cho các nhà
thờ. Từ những gì tôi đã có thể thu thập từ nhiều nguồn khác nhau,
dường như trong hầu hết các trường hợp, quyết định cuối cùng là
tùy ở linh mục, và ngài sẽ quyết định theo các nguyên tắc chung và
tình hình địa phương.
Tuy nhiên, trong hầu hết các trường hợp, câu trả lời của các
linh mục là không khuyến khích các tín hữu mang vật nuôi của họ
đến nhà thờ, ngoại trừ trường hợp của vật nuôi phục vụ.
Thật vậy, cảm tính này được chia sẻ bởi đa số các tín hữu.
Hầu hết mọi người xem là không thích hợp khi đem vật nuôi vào
nhà thờ, và sẽ không thoải mái trong một tình hình có đông người
khác có mặt.
Trong số các lý do cho sự miễn cưỡng đưa vật nuôi vào nhà
thờ, có:
- Hầu hết các tín hữu đến nhà thờ để thờ phượng Thiên Chúa
với sự tập trung tâm trí đầy đủ của mình. Nếu họ muốn được giải
trí, họ nên đến một buổi hòa nhạc hoặc đi xem kịch. Nếu họ thích
có sự có mặt của vật nuôi, họ nên đi đến công viên. Tương tự như
vậy, họ có thể để vật nuôi của họ ở nhà một mình trong rất nhiều
dịp khác, chẳng hạn khi họ đi làm, đi xem hát, hoặc tham dự một
sự kiện xã hội chính thức. Do đó, một lý do khác nữa để không
đem vật nuôi đến nhà thờ, vì đó là nơi mà vật nuôi có thể là nguồn
chia trí cho mình và cho người khác.
- Các vật nuôi không hưởng lợi gì từ buổi lễ, và thực sự môi
trường khép kín có thể là một nguồn căng thẳng cho chính các vật
nuôi.
Lẽ tất nhiên, trường hợp ngoại lệ là nghi thức chúc phúc hàng
năm cho các vật nuôi, vốn được thực hiện vào ngày lễ của một số
vị thánh, chẳng hạn lễ Thánh Phanxicô Átxidi.
Nhưng vào dịp này, toàn bộ buổi lễ hoặc nghi thức chúc phúc
thường được cử hành bên ngoài nhà thờ, chứ không bên trong nhà
thờ.
99

- Ngay cả các vật nuôi được huấn luyện tốt nhất và sạch sẽ
nhất vẫn có thể gây ra phản ứng dị ứng, hoặc chứng sợ hãi cho một
số người trẻ và người cao tuổi. Hầu hết các Kitô hữu muốn mình
không là tác nhân, cho dù là không cố ý, của các sự khó khăn như
thế cho các người đồng đạo của mình.
Trên đây là một số lý do tại sao cả linh mục và các tín hữu
thường không ủng hộ việc đưa chó và các vật nuôi khác vào nhà
thờ. Có thể có một số trường hợp ngoại lệ, và ít hay nhiều khoan
dung ở một số nơi, nhưng tôi tin rằng đây là quan điểm chung.
Thực tế này không có nghĩa rằng Giáo Hội có một cái nhìn
tiêu cực về các động vật, và không đánh giá cao chúng như là một
phần của việc Chúa tạo thành. Bởi vì Sách Giáo Lý Giáo Hội Công
Giáo nói rõ:
“2415 (226, 358 378 373) Ðiều răn thứ bảy dạy phải tôn
trọng sự toàn vẹn của vạn vật. Thiên Chúa đã ban thú vật, thực vật
và những vật vô tri, nhằm phục vụ lợi ích chung của nhân loại
trong quá khứ, hiện nay và tương lai (x. St 1,28-31). Khi sử dụng
các nguồn tài nguyên khoáng chất, thực vật và động vật trong vũ
trụ, con người phải tôn trọng các đòi hỏi của luân lý: Ðấng Sáng
Tạo đã ban cho con người quyền bá chủ trên các vật vô tri và
những sinh vật khác, nhưng không phải quyền tuyệt đối, vì phải để
ý đến ảnh hưởng trên đời sống của tha nhân, kể cả những thế hệ
tương lai; quyền này đòi chúng ta phải trân trọng sự toàn vẹn của
vạn vật (x. CA 37 -38)
“2416 (344) Thú vật là những thụ tạo của Thiên Chúa và
được Người ân cần chăm sóc (Mt 6,2). Chúng hiện hữu để ca tụng
và tôn vinh Người (x. Ðn 3, 57 -58). Do đó, con người phải biết
thương chúng. Các thánh như Phan-xi-cô Át-xi-di hoặc Phi-1ip-phê
Nê-ri đều đối xử dịu hiền với thú vật.
“2417 (2234) Thiên Chúa đã dựng nên con người giống hình
ảnh Người và trao phó quyền quản lý các thú vật (x. St 2,19-20;
9,1-4). Do đó con người được phép ăn thịt thú vật và lấy da làm y
phục, có thể thuần hóa chúng để trợ lực con người trong lao động
và giải trí. Những thí nghiệm y học và khoa học trên thú vật có thể
100

chấp nhận được về phương diện luân lý, miễn là ở trong những giới
hạn hợp lý và góp phần vào việc chữa bệnh hoặc cứu lấy mạng
sống con người.
“2418 (2446) Hành hạ hay giết hại thú vật cách vô ích là điều
trái với phẩm giá con người. Cũng thế, chi phí những số tiền quá
đáng cho thú vật, lẽ ra phải ưu tiên làm giảm bớt sự khốn cùng của
con người, thì cũng là một việc bất xứng. Người ta có thể thương
thú vật, nhưng không được dành cho chúng tình yêu, chỉ xứng với
con người” (Bản dịch Việt ngữ của Ban Giáo Lý Tổng giáo phận
Sài Gòn).
Như vậy, việc không đưa các vật nuôi vào nhà thờ chỉ có
nghĩa rằng, khung cảnh của việc thờ phượng không phải là nơi
thông thường hoặc nơi thích hợp, cho việc tỏ lòng tôn trọng và yêu
thương đối với vật nuôi. (Zenit.org 10-9-2013)

39. Hát Sursum Corda (Hãy nâng tâm hồn lên)


như thế nào?

Hỏi: Tôi nhận thấy rằng kể từ khi Đức Thánh Cha


Phanxicô được bầu chọn, câu “Sursum corda “ (Hãy nâng tâm
hồn lên) không còn được hát nữa, trong khi lời tung hô
“Mysterium fidei” (Đây là mầu nhiệm đức tin) và vinh tụng ca kết
thúc vẫn còn được hát. Nhưng tôi không chỉ nhìn thấy điều này ở
các thánh lễ do Đức Thánh Cha chủ tế, mà còn thấy như thế trong
Thánh Lễ truyền hình từ Vương Cung Thánh Đường của Đền thờ
Quốc gia Đức Mẹ Vô Nhiễm tại Washington, D.C. Tôi nghĩ rằng, ở
đâu đó trong việc tôi đã được huấn luyện âm nhạc phụng vụ, tôi
được biết rằng hoặc chúng được hát tất cả, hoặc không hề được
hát tất cả. Thưa cha, điều này là đúng không? - A. R. , San
Antonio, Texas, Mỹ.
Đáp: Không có quy tắc nói rằng hoặc hát tất cả các câu ấy,
hoặc không hát gì hết, mả chỉ đọc.
Trong thực tế, nếu có một luật như thế, thì nó được tôn vinh
nhiều trong sự vi phạm hơn là trong sự thực hành. Hầu hết các linh
101

mục sẽ vui mừng xướng câu “Đây là mầu nhiệm đức tin”, và nhiều
người sẽ hát bài vinh tụng ca kết thúc. Tuy nhiên, số lượng linh
mục giảm khi nói đến việc hát câu “Hãy nâng tâm hồn lên”, vì nó
bao hàm một cách tự nhiên một nỗ lực để hát toàn bộ kinh tiền
tụng, và có ít linh mục cảm nhận sự thách đố này.
Từ những gì chúng tôi đã đề cập, chúng ta cũng có thể thấy
một sự khác biệt nhỏ trong bối cảnh của ba khoảnh khắc. Lời mở
đầu và kinh tiền tụng là luôn luôn được công bố cách độc quyền
bởi linh mục chủ tế, và điều này đòi hỏi tối thiểu một khả năng âm
nhạc nào đó.
Chỉ một mình chủ tế xướng câu “Đây là mầu nhiệm đức tin”,
nhưng câu đáp của cộng đoàn có thể được hát cho dù chủ tế không
thể hát được câu mở đầu. Trong trường hợp này, người chơi đàn có
thể giúp bắt giai điệu.
Việc hát kinh vinh tụng ca kết thúc cũng là dành cho linh
mục chủ tế, nhưng trong thánh lễ đồng tế, một linh mục khá âm
nhạc bắt cung các lời đầu và sau đó các linh mục khác hát phần còn
lại. Nếu hoàn toàn cần thiết, người chơi đàn có thể giúp bắt cung
điệu, nhưng không nên đệm theo tiếng hát, vì nó vẫn còn là một
phần của Kinh Nguyện Thánh Thể. Người chơi đàn có thể đệm cho
lời tung hô Amen của cộng đoàn.
Đối với Đức Thánh Cha Phanxicô, rõ ràng là từ lần ban phép
lành đầu tiên, Ngài đã không hát. Cho dù điều này là do Ngài chỉ
có một lá phổi hoặc một số lý do khác, nó là ngoài vấn đề. Các sự
việc là rằng Ngài không hát, và điều này không có ảnh hưởng gì
đến hiệu năng của sứ vụ giáo hoàng của Ngài.
Cuối cùng, cùng với bài trả lời này, tôi kỷ niệm 10 năm phụ
trách mục giải đáp phụng vụ. Khi tôi tình nguyện tham gia mục trả
lời này vào năm 2003, tôi nghĩ mình sẽ ít thỏa mãn các độc giả với
hơn nửa triệu chữ viết. Nhưng công việc đã và đang là một kinh
nghiệm tuyệt vời, và với sự giúp đỡ của Thiên Chúa, tôi hy vọng
đã là một công cụ tốt cho tất cả những người đã gửi câu hỏi cho tôi
từ khắp mọi nơi trên thế giới. Trách nhiệm gia tăng của tôi, với tư
cách là khoa trưởng khoa thần học, làm cho công việc có khó khăn
102

hơn đôi chút trong năm nay, và tôi muốn đích thân cảm ơn các biên
tập viên đã cho phép tôi đôi khi trả lời vào tận giờ phút cuối qui
định. Tôi hy vọng sẽ tiếp tục trả lời các câu hỏi trong bao lâu mà
độc giả của trang Zenit còn gửi đến. (Zenit.org 24-9-2013)

40. Khi bỏ hương vào bình hương, linh mục ngồi


hay đứng?

Hỏi: Liệu có thể chấp nhận cho linh mục vẫn còn ngồi, khi
ngài bỏ hương vào bình hương, trong khi cộng đoàn hát Alleluia
không? Mới đây, một chuyên viên phụng vụ thuộc Tổng Giáo Phận
Cape Coast đã lên án sự thực hành này như là một “sự lạm dụng
phụng vụ”, và như là một nỗ lực nhằm đồng hóa phẩm giá của linh
mục với phẩm giá của Giám mục. - V. P., Cape Coast, Ghana.
Đáp: Mặc dù tôi rất ngần ngại sử dụng từ ngữ “lạm dụng
phụng vụ” cho sự thực hành này, tôi tin rằng chuyên viên phụng vụ
ấy là đúng về cơ bản, trong việc giải thích luật phụng vụ. Thay vì
gọi đó là một sự lạm dụng, tôi sẽ xếp loại nó như là một lỗi lầm có
thể hiểu được. Chúng ta hãy xét các luật liên quan đến sự thực
hành này.
Trong Quy Chế Tổng Quát Sách Lễ Rôma, chúng ta đọc:
“131. Tiếp đến mọi người đứng dậy và hát A-lê-lu-ia, hoặc
bài ca nào khác, tùy mùa phụng vụ đòi hỏi (x. các số 62-64).
“132. Trong khi hát A-lê-lu-ia, hoặc bài ca nào khác, vị tư tế
bỏ hương, ban phép lành, nếu có xông hương. Rồi vị tư tế chắp tay,
cúi mình sâu trước bàn thờ, đọc thầm: “Munda cor meum, Lạy
Thiên Chúa toàn năng, xin thanh tẩy tâm hồn” (Bản dịch Việt ngữ
của Linh mục Phanxicô Xavier Nguyễn Chí Cần, giáo phận Nha
Trang).
Trong phần tiếp theo, khi nói về Thánh lễ đồng tế, Quy chế
viết:
“212. Trong phần phụng vụ Lời Chúa, các vị đồng tế ở tại
chỗ, ngồi và đứng như vị chủ tế. Khi lời Alleluia được bắt đầu hát,
mọi người đứng dậy, ngoại trừ một Giám mục, ngài bỏ hương vào
103

bình hương mà không đọc lời nào, và ngài ban phép lành cho thầy
phó tế hoặc, nếu không có phó tế, ban phép lành cho một linh mục,
để vị này công bố bài Tin Mừng. Tuy nhiên, trong một thánh lễ
đồng tế mà chủ tế là một linh mục, một vị đồng tế, khi không có
phó tế, sẽ công bố bài Tin Mừng, và vị này không xin và cũng
không nhận phép lành từ linh mục chủ tế” (Bản dịch, như trên).
Theo quan điểm của tôi, chìa khóa để giải thích văn bản này
nằm ở chỗ thiếu luật trừ được nói đến sau các chữ “mọi người
đứng dậy” trong số 131.
Nếu nhà soạn luật có ý định nói là linh mục vẫn ngồi, thì điều
này nhất thiết được nói, như đã được nói cho Giám mục trong
Thánh lễ đồng tế. Nói cách khác, văn bản nên ghi: “Mọi người
đứng dậy, ngoại trừ linh mục chủ tế, ngài bỏ hương vào bình
hương”.
Tương tự như vậy, không có sự phân biệt được thực hiện
trong Quy chế ở số 175 khi đề cập đến các hành vi của thầy phó tế.
Do đó, giải thích của tôi về văn bản là rằng linh mục chủ tế
cần đứng dậy, khi cộng đoàn hát Alleluia, ngài bỏ hương vào bình
hương, và cũng ban phép lành cho thầy phó tế từ một vị thế đứng.
Cách giải thích này cũng đã được chủ trương bởi một số vị Chưởng
nghi Tòa thánh trước đây.
Sau khi đã nói như thế, tôi nhìn nhận rằng không phải tất cả
các chuyên viên phụng vụ đồng ý với lập trường này. Một số người
lập luận rằng bởi vì sách Nghi Thức Giám Mục không có sự phân
biệt như vậy, và cuốn sách này được thiết kế như một cẩm nang
cho các cuộc lễ có 1inh mục, ở những nơi mà Sách Lễ là không rõ
ràng, do đó các linh mục cần làm theo các chỉ dẫn được đưa ra
trong sách Nghi thức ấy.
Tôi có thể nói rằng một suy luận như thế có thể là đúng,
trước khi Sách Lễ Rôma được xuất bản lần thứ ba. Đó là lý do tại
sao tôi đã nói ở trên rằng việc linh mục chủ tế vẫn ngồi là một sai
lầm có thể hiểu được.
Tuy nhiên, kể từ khi Sách lễ là tài liệu mới hơn, và nó có sự
khác biệt rõ ràng giữa linh mục và Giám mục, tôi nghĩ rằng Sách lễ
104

đã làm sáng tỏ một điểm tranh cãi, và do đó cần được tuân theo
trong các chỉ dẫn. (Zenit.org 1-10-2013)

41. Tại sao gọi là Thánh Pius thay vì Thánh Pio?

Hỏi: Với ý tưởng nào mà ấn bản mới của Sách Lễ Rôma


gọi Thánh Pio thành Pietrelcina là “Pius” thay vì “Pio”? Đúng là
khi tên thánh Theresa Bông Hoa Nhỏ được khôi phục là Thérèse,
chúng ta đang đi theo hướng ngược lại trong trường hợp Thánh
Pio. - N. W., Costa Mesa, California, Mỹ.
Đáp: Trong khi không biết được lý do của nhóm phiên dịch,
tôi có thể giả thiết nhiều lý do tốt cho sự chọn lựa này.
Đúng là Thánh Pio được biết đến nhiều theo hình thức tên
gọi trong tiếng Ý của Ngài, ngay cả bên ngoài nước Ý. Tuy nhiên,
trong tiếng Ý, tên này là hình thức đã được sử dụng bởi 12 Giáo
hoàng, trong đó một số vị cũng là thánh nhân trong lịch phổ quát
của Giáo Hội. Vì vậy, tại Ý, các thánh Pius I, V, X và Đức Chân
Phước Pius IX được gọi là Pio I, V, X và IX.
Đức Francis Forgione lấy tên thánh đời tu là Tu sĩ Pius vào
tháng 1-1903. Có lẽ Ngài làm thế là để tôn vinh một trong các
thánh Giáo Hoàng mang tên ấy, hoặc Đức Thánh Cha mang tên
Pius trước đó, là Đức Thánh Cha Pius IX. Đức Thánh Cha Pius X
tương lai được bầu chọn vào ngày 4-8 cùng năm ấy.
Vì việc chọn tên Pius có liên quan cách cố ý đến tên của Giáo
hoàng, thật là phù hợp để duy trì sự liên kết này bằng cách duy trì
cùng dạng thức tên trong sách lễ.
Mặc dù tên này là phổ biến với một số Giáo hoàng, và người
ta sự mến mộ nhiều với “Thánh Padre Pio”, nhưng thật ra tên này
chưa bao giờ được phổ biến rộng rãi. Trong thống kê chưa chính
xác, có vẻ như tên Pius, có nghĩa là “đạo đức” hoặc “sẵn sàng thực
hiện nhiệm vụ tôn giáo”, chưa bao giờ được xếp hạng trong số
1.000 tên phổ biến nhất trong thế giới nói tiếng Anh. Thậm chí ở
105

Ý, chỉ có khoảng 17.600 người đàn ông mang tên Pio (chưa tới
0,03 % dân số cả nước), xếp hạng thứ 366 về mức phổ biến.
Thật ra, các người mang tên thánh Pius mừng lễ bổn mạng
của họ vào ngày 11-7, ngày lễ Thánh Giáo Hoàng Pius I, một vị tử
vì đạo trong thế kỷ thứ hai.
Trong khi đó, Thérèse là tên riêng của Thánh Thérèse Hài
Đồng Giêsu. Đây thật là một hình thức tiếng Pháp đơn thuần của
tên Teresa trong tiếng Tây Ban Nha, nhưng Bông Hoa Nhỏ được
biết đến như là Thérèse, từ khi cuốn “Truyện một tâm hồn” của
Ngài được xuất bản.
Tương tự như vậy, trong khi Pio là một danh từ mới trong
tiếng Anh, Thérèse tồn tại như một tên gọi khác có thể chấp nhận
được, thay cho tên Teresa và Theresa. Việc sử dụng tên Thérèse
đạt đỉnh điểm vào thập niên 1950, mặc dù không bao giờ có hơn
232 trẻ trong một triệu trẻ sơ sinh mang tên này, trong khi khoảng
6.500 trẻ trong một triệu trẻ sơ sinh mang tên Teresa và Theresa,
trong cùng thời kỳ.
Vì vậy, do thiếu thông tin quyết định cho sự ngược lại, tôi tin
rằng các lý do này giải thích các sự lựa chọn khác nhau đối hai cái
tên trên đây. (Zenit.org 8-10-2013)

42. Linh mục được phép ban phép lành Tòa Thánh
cho người nguy tử không?

Hỏi: Người ta luôn nói rằng một linh mục có thể ban phép
lành Tòa thánh nhân danh Đức Giáo Hoàng cho một người sắp
chết, như thế là ban ơn toàn xá. Điều này có đúng không, thưa
cha? - T. T. , Galway, Ireland.
Đáp: Đúng vậy, ông ạ. Điều này được giải thích trong Sách
nghi thức chăm sóc mục vụ cho bệnh nhân, và trong Cẩm nang Ân
Xá. Trước hết, chúng ta hãy nói một lời về chính các ân xá.
106

Theo Giáo Lý Hội thánh Công Giáo, số 1471: “Giáo lý về ân


xá và việc áp dụng các ân xá trong Hội Thánh liên hệ mật thiết với
các hiệu quả của bí tích Giao Hòa
“Ân xá là tha những hình phạt tạm do tội gây nên, dù tội đã
được tha. Muốn hưởng nhờ ân xá, người Kitô hữu phải hội đủ điều
kiện và thi hành những điều Hội Thánh qui định. Với tư cách là
trung gian phân phát ơn cứu chuộc, Hội Thánh dùng quyền để ban
phát và áp dụng kho tàng công phúc của Ðức Kitô và các thánh”.
“Tùy việc tha vạ một phần hay toàn bộ hình phạt tạm, mà
chúng ta gọi là tiểu xá hay đại xá (ĐTC Phaolô VI, Tông hiến
“Giáo lý về lòng khoan dung”, 1-3). Mọi tín hữu đều có thể hưởng
ân xá, hoặc nhường cho người qua đời” (bản dịch Việt ngữ của Ban
giáo lý Tổng giáo phận Sài Gòn).
Sách nghi thức chăm sóc mục vụ cho bệnh nhân, trong các số
195 và 201, cho biết nghi thức đối với người gần chết.
Số 201 nói về Của ăn đàng ngoài Thánh Lễ, vốn là trường
hợp bình thường cho việc ban phép lành Tòa thánh. Chữ đỏ nói:
“Khi kết thúc bí tích giải tội hoặc nghi thức sám hối, vị linh
mục có thể ban phép lành Tòa Thánh cho người nguy tử, bằng cách
sử dụng một trong các công thức như sau:
“Qua các mầu nhiệm thánh thiện của sự cứu độ chúng ta, xin
Thiên Chúa toàn năng tha cho con mọi hình phạt ở đời này cũng
như đời sau. Xin Chúa mở ra cho con cánh cửa thiên đường, và đón
nhận con vào niềm vui vĩnh cửu”
Hoặc công thức sau:
“Qua thẩm quyền mà Tòa Thánh đã ban cho cha, cha ban cho
con sự tha thứ và sự khoan hồng mọi tội lỗi của con. Nhân danh
Cha, và Con + và Thánh Thần. Amen”.
Nếu không có linh mục ở đó để ban phép lành Tòa Thánh,
Cẩm nang Ân Xá, số 28, cung cấp một cách thức khác.
Xin mời đọc:
“Các linh mục, khi cử hành các bí tích cho các Kitô hữu đang
nguy tử, không nên quên ban cho họ phép lành Tòa Thánh, với ân
xá kèm theo. Nhưng nếu không có một linh mục ở đó, Mẹ Giáo
107

Hội yêu thương ban cho những người hấp hối được chuẩn bị đúng
đắn một ơn toàn xá, vốn được ban in articulo mortis (trong giờ lâm
tử), miễn là họ thường xuyên cầu nguyện một cách nào đó trong
đời sống của họ. Cần sử dụng một tượng chịu nạn hoặc cây thánh
giá khi nhận ơn toàn xá này .
“Trong tình hình như vậy, ba điều kiện thông thường để
hưởng ơn toàn xá được thay thế bằng điều kiện “miễn là họ thường
xuyên cầu nguyện một cách nào đó trong đời sống của họ”.
“Các tín hữu Kitô giáo có thể hưởng ơn toàn xá được đề cập
ở đây khi lâm tử (in articulo mortis), ngay cả khi họ đã hưởng một
ơn toàn xá khác cùng ngày hôm đó”.
Số 28 trên đây được lấy từ Tông hiến “Giáo lý về lòng khoan
dung” (Indulgentiarum Doctrina), qui định 18, do Đức Giáo Hoàng
Phaolô VI ban hành ngày 1-1-1967.
Không giống như bí tích xức dầu bệnh nhân, phép lành Tòa
Thành vào lúc hấp hối, cùng với ơn toàn xá kèm theo, chỉ được ban
một lần trong thời bị một căn bệnh. Nên một người phục hồi từ căn
bệnh ấy có thể hưởng phép lành Tòa Thánh lần nữa khi hấp hối.
Các phép lành Tòa Thánh và ân xá được ban lần đầu tiên cho
các người tham gia Thập tự chinh, hoặc khách hành hương bị chết
trong khi đi hành hương để hưởng ơn toàn xá Năm Thánh. Đức
Giáo Hoàng Clement IV (1265-1268) và Gregory XI (1370-1378)
mở rộng phép lành này cho các nạn nhân của nạn dịch hạch. Việc
ban phép lành Tòa thánh trở nên thường xuyên hơn, nhưng vẫn còn
hạn chế về thời gian hoặc dành cho các Giám mục, do đó tương đối
ít người được hưởng đặc ân này. Do đó, Đức Giáo Hoàng Bênêđitô
XIV (1740-1758) ban hành tông hiến “Pia Mater” năm 1747, trong
đó Ngài ban năng quyền này cho tất cả các Giám mục, cùng với
khả năng tái ủy quyền cho các linh mục. (Zenit.org 15-10-2013)

43. Còn nghi thức làm phép muối nữa không?

Hỏi: Ấn bản thứ ba của Sách Lễ Rôma dường như không có


108

nghi thức làm phép muối. Liệu điều gì đó sẽ được đưa vào khi Sách
Các Phép và Nghi thức được duyệt lại chăng? Cũng thế, liệu có
thích hợp để làm phép muối trước khi bỏ muối vào nước mới làm
phép không? - J. B., Neillsville , Wisconsin, Mỹ
Đáp: Trên thực tế, ấn bản thứ ba này vẫn giữ lại khả năng bỏ
muối vào nước thánh. Nó được tìm thấy ở cuối Sách lễ như là phụ
lục thứ hai. Tuy nhiên, việc thêm muối là không bắt buộc, và tùy
theo phong tục địa phương quyết định.
Nghi thức nói:
“3. Nơi nào tập tục của người dân gợi ý bỏ muối vào nước
làm phép, linh mục có thể làm phép muối, bằng cách đọc:
“Lạy Thiên Chúa toàn năng, chúng con khẩn khoản nài xin
Chúa đoái thương lấy lòng nhân lành ban phúc + lành cho muối
này, vì Chúa đã dùng ngôn sứ Ê-li-sa mà truyền dạy bỏ muối vào
nước, để nước trở nên phong phú. Lạy Chúa, chúng con nài xin
Chúa cho nước này đã được pha muối rảy tới đâu, thì đẩy lui mọi
cuộc tấn công của quân thù, và được Thánh Thần Chúa luôn luôn
hiện diện gìn giữ chúng con. Chúng con nguyện xin, nhờ Đức Ki-
tô, Chúa chúng con. A-men.
“Kế đó, linh mục đổ muối vào trong nước, mà không nói
thêm gì.
“4. Sau đó, dùng cây rảy nước thánh, linh mục rảy nước
thánh cho mình và các thừa tác viên, hàng giáo sĩ và tín hữu, linh
mục đi khắp nhà thờ, nếu thích hợp.
“Trong khi đó, tín hữu hát một bài phù hợp”
Việc nhắc đến ngôn sứ Ê-li-sa (Elisha) là do ngôn sứ này
chữa nước độc với muối trong 2 Vua 2, 19-21.
Việc sử dụng muối làm phép và nước thánh là đặc biệt với
truyền thống Latinh. Lúc đầu, muối làm phép được nếm bởi những
người chuẩn bị cho lễ rửa tội, như Thánh Âutinh và một số vị khác
làm chứng. Ý nghĩa có lẽ là liên quan đến ý nghĩa ẩn dụ của muối
như một biểu tượng của sự khôn ngoan của Thiên Chúa, đối với
các người làm thành “muối trần gian”. Nó cũng được sử dụng trong
nghi thức rửa tội.
109

Một trong các bản văn đầu tiên đề cập đến việc sử dụng nước
thánh hay nước làm phép được tìm thấy trong một lá thư viết năm
538 bởi Đức Giáo Hoàng Vigilius, gửi cho Procuro của Braga ở Bồ
Đào Nha. Bởi vì văn mạch của lá thư này nhắc đến một tập tục đã
có, người ta có thể phỏng đoán rằng nước thánh lần đầu tiên được
sử dụng tại Rôma khoảng một thế kỷ trước đó. Có bằng chứng là
các tín hữu đã đưa nước thánh về nhà họ, và chứa trong chậu nước
thánh từ năm 590, mặc dù việc thực hành rảy nước thánh trên cộng
đoàn trong Thánh lễ chỉ bắt đầu từ thế kỷ IX, và sự hiện diện của
giếng rửa tội trong nhà thờ chỉ bắt đầu từ thế kỷ XI.
Việc trộn muối vào nước thánh có lẽ liên quan đến một tập
tục đã phổ biến rộng rãi ở Rôma ngoại giáo; vì muối được nhận
định là có hiệu quả trong việc xua trừ ma quỷ. Việc này được thực
hành một cách đơn giản trong tập tục Kitô giáo, sau khi sự sử dụng
muối của dân ngoại đã giảm thiểu đến mức không còn có bất kỳ
mối nguy hiểm nào của chủ nghĩa hỗn tạp tôn giáo.
Vì vậy, mặc dù hành động của ngôn sứ Ê-li-sa được nhắc đến
trong lời nguyện làm phép muối, ít có khả năng rằng câu chuyện
của ngôn sứ có ảnh hưởng trực tiếp trong việc hình thành tập tục.
Các lời nguyện đầu tiên của việc làm phép muối và nước
xuất hiện ở Pháp thời triều đại Merovee vào khoảng giữa năm 600
và 751. Hầu hết các lời nguyện hiện này đã được sáng tác vào đầu
thế kỷ IX
Như đã nói ở trên, mặc dù nguồn gốc của các chậu cố định
nước thánh không liên quan về mặt lịch sử đến các giếng rửa tội
trong nhà thờ, sự thực hành phụng vụ và lòng đạo đức riêng tư đã
thiết lập một mối quan hệ trong nhiều thế kỷ.
Do đó, việc sử dụng nước thánh là một sự nhắc nhở phép rửa
tội, đức tin vào Thiên Chúa Ba Ngôi, và sự cứu chuộc qua thập giá.
Khi nước được làm phép và rảy trên tín hữu vào thánh lễ Chúa
Nhật, nó nhắc nhở chúng ta rằng mỗi ngày Chúa Nhật là một lễ
Phục Sinh nhỏ, và bí tích rửa tội được đổi mới trong một cách biểu
tượng.
110

Cuối cùng, hình thức ngoại thường của nghi thức làm phép
muối và nước có thể được sử dụng, nhưng không phải trong một
cách rằng hai hình thức của Nghi thức Rôma được nối kết lại trong
một lễ cử hành duy nhất. Thực ra cũng không cần thiết, bởi vì nghi
thức vẫn còn tìm thấy trong Sách lễ thông thường. (Zenit.org 22-
10-2013)

44. Dùng cái gì để rảy Nước thánh?

Hỏi: Tôi tự hỏi là dụng cụ nào được dùng để làm phép và


rảy nước thánh. Tôi đã thấy người ta sử dụng nhành lá làm cây rảy
nước thánh. Liệu có hướng dẫn chính thức nào về việc này không?
Tôi đã đọc trong Qui chế Tổng quát Sách Lễ Rôma nhưng không
thấy nói gì. - J. H. , Coventry, Anh
Đáp: Hình như không có qui định chính xác về việc chế tạo
và sử dụng cây rảy nước thánh.
Đức Ông (nay là Giám mục) Peter Elliott, trong sách nghi
thức của mình, đã đưa ra lời khuyên tốt sau đây, nhưng không
cung cấp qui chiếu chính thức nào:
“Cây rảy nước thánh có hình dáng một bàn chải hoặc một
quả cầu tròn đục rỗng, có thể chứa trong đó một miếng bọt biển.
Nhưng cây rảy nước thánh có kích thước bỏ túi, vốn được sử dụng
một cách thuận tiện trong các tình huống mục vụ, xem ra là không
thích hợp cho các buổi lễ trong nhà thờ”.
Một số sách hướng dẫn cũ, dành cho hình thức ngoại thường,
cũng nói rằng ngoài nhành lá hoặc quả cầu tròn đục rỗng, “một
nhành lá hương thảo (hyssop) hoặc nhánh cây nhỏ khác cũng có
thể được sử dụng”.
Các nguồn trích dẫn khác hạn chế sự chọn lựa cuối này, cho
các cuộc lễ quan trọng, chẳng hạn việc cung hiến một nhà thờ mới
hoặc làm phép nghĩa trang. Việc sử dụng trên đã được đặc biệt nói
đến trong các nghi thức cung hiến, nhưng không nhất thiết phải hạn
chế việc sử dụng nó trong các dịp khác.
111

Hình thức lâu đời nhất của việc rảy Nước thánh là rõ ràng sử
dụng nhành lá hương thảo hoặc nhành cây nhỏ khác - một sự sử
dụng như thế cũng được tìm thấy trong Kinh Thánh.
Hình dạng bàn chải, nay ít được sử dụng, thường được dùng
trong thời Trung Cổ, và được chứng minh bằng nhiều nguồn khác
nhau, chẳng hạn trên một bức phù điêu thuộc thế kỷ XII trong nhà
thờ chính tòa Modena ở Ý. Hình thức hiện đại với quả cầu tròn đục
rỗng xuất hiện sớm nhất là từ thế kỷ XV.
Các Đức Giáo Hoàng gần đây đều sử dụng cả nhành lá và
quả cầu tròn đục rỗng trong việc rảy Nước thánh. (Zenit.org 29-10-
2013)

45. Tiếp nhận Bánh và Rượu ở vị trí nào?

Hỏi: Đâu là vị trí thích hợp nhất cho việc tiếp nhận bánh và
rượu của đoàn rước dâng lễ vật: trước bàn thờ, bờ ngăn cung
thánh, hoặc một vị trí khác? - A. F., Novara, Ý
Đáp: Việc rước dâng lễ vật được mô tả trong nhiều tài liệu.
Sách Lễ Nghi Giám Mục mô tả nghi thức trong số 145:
“Xong lời cầu chung, Giám Mục ngồi, đội mũ mitra. [...].
Các Phó tế và các tá viên đem khăn thánh, khăn lau chén, chén
thánh và Sách lễ đặt trên bàn thờ.
«Rồi mang của lễ lên. Tín hữu nên biểu thị sự tham gia của
mình, bằng cách mang bánh và rượu để cử hành Thánh Thể, thậm
chí cả những tặng phẩm khác có thể giúp ích cho yêu cầu của Giáo
Hội và cho người nghèo. Của lễ các tín hữu mang, thì các Phó tế
hoặc Giám Mục nhận ở chỗ nào thuận tiện. Bánh và rượu thì Phó tế
mang lên bàn thờ ; còn các tặng phẩm khác thì đặt ở nơi xứng hợp
đã dọn sẵn» (Bản dịch Việt ngữ của Hội Đồng Giám Mục Việt
Nam).
Qui chế Tổng Quát Sách Lễ Rôma (GIRM ) nói :
“139. Sau lời nguyện cho mọi người, mọi người ngồi và bắt
đầu hát ca tiến lễ (x. số 74), nếu có rước lễ phẩm. Thầy giúp lễ hay
112

một thừa tác viên giáo dân khác đem khăn thánh, khăn lau chén,
chén thánh và Sách Lễ đặt trên bàn thờ.
“140. Nên để cho các tín hữu biểu lộ sự tham dự bằng việc
tiến dâng bánh và rượu dùng vào việc tế lễ, hoặc những phẩm vật
dùng để đáp ứng các nhu cầu của thánh đường và cứu trợ người
nghèo. Vị tư tế, với sự trợ giúp của thầy giúp lễ hay một thừa tác
viên khác, nhận lãnh các phẩm vật giáo dân dâng tiến. Bánh và
rượu dùng trong Thánh Lễ, thì đem đặt trên bàn thờ, những phẩm
vật khác thì đem để vào nơi thích hợp (x. số 73)” (Bản dịch Việt
ngữ của Linh mục Phanxicô Xavier Nguyễn Chí Cần, giáo phận
Nha Trang).
Tuy nhiên, nếu có một phó tế, thầy thực hiện các nhiệm vụ
nêu tại số 139. Do đó, “thầy phó tế cùng với thầy giúp lễ đi dọn
bàn thờ, nhưng chính thầy phải sửa soạn các bình thánh” (xem
GIRM, số 178 và 190, bản dịch như trên). Thầy cũng giúp linh mục
tiếp nhận lễ vật do giáo dân dâng tiến.
Năm 2004, Thánh Bộ Phụng Tự và Kỷ luật Bí Tích xuất bản
huấn thị “Redemptionis Sacramentum” (Bí Tích Cứu Độ). Tài liệu
này cung cấp chỉ dẫn chính xác về việc dâng lễ vật:
“70. Những lễ vật mà các tín hữu có thói quen dâng kính
trong Thánh Lễ để cho Phụng Vụ thánh Thể, không nhất thiết chỉ
là bánh và rượu, dùng để cử hành Thánh Thể, mà chúng cũng có
thể là những tặng vật khác, được các tín hữu mang đến, nghĩa là
tiền bạc hay của cải khác dùng để thi hành bác ái đối với người
nghèo. Tuy nhiên, những lễ vật cụ thể phải luôn diễn tả được rõ
ràng quà tặng thật sự mà Chúa trông chờ nơi chúng ta : đó là một
tâm hồn thống hối ăn năn và lòng mến Chúa yêu người, làm cho ta
xứng hợp với hy lễ của Đức Kitô, Đấng đã nộp chính mình vì
chúng ta. Quả nhiên, chính trong Phép Thánh Thể mà mầu nhiệm
đức ái này được sáng ngời ở điểm cao nhất, mầu nhiệm đức ái mà
Đức Giêsu Kitô đã bày tỏ trong Bữa Tiệc Ly, bằng việc rửa chân
cho các môn đệ của Người. Tuy nhiên, để bảo vệ phẩm giá của
Phụng Vụ thánh, các lễ vật cụ thể phải được dâng tiến một cách
xứng hợp. Cho nên tiền bạc, cũng như những tặng vật khác dành
113

cho người nghèo, phải được đặt để vào một nơi thích hợp, ngoài
bàn tiệc Thánh Thể. Để riêng tiền bạc và, nếu có, một phần nhỏ
những tặng vật khác tượng trưng cho số lớn hơn, nên dâng những
tặng vật này ngoài cử hành Thánh Lễ” (Bản dịch Việt ngữ của Hội
Đồng Giám Mục Việt Nam).
Sau Hội nghị năm 2005 của Thượng Hội Đồng Giám mục về
Bí tích Thánh Thể, Đức Thánh Cha Biển Đức XVI tiếp tục phản
ánh điều này trong Tông Huấn “Sacramentum Caritatis” (Bí tích
Tình yêu):
“47. Các Nghị Phụ Thượng Hội Đồng cũng đã đề nghị chú ý
đến việc dâng lễ vật. Đây không đơn giản nói đến một “phần
chuyển tiếp” giữa phụng vụ Lời Chúa và Thánh Thể.
Hơn nữa, làm như thế là làm yếu đi ý nghĩa của một nghi lễ
duy nhất được tạo nên bởi hai phần có liên quan. Cử chỉ khiêm tốn
và đơn giản này thật sự rất có ý nghĩa : trong bánh và rượu chúng
ta dâng lên bàn thờ mọi tạo vật đều được Đức Kitô, Đấng Cứu Độ,
đón nhận để được biến đổi và dâng lên Thiên Chúa Cha. Trong
cách nhìn này chúng ta cũng đưa lên bàn thờ tất cả những đau khổ
và khốn cùng của thế giới, trong niềm xác tín rằng tất cả đều đáng
quí trọng trước mặt Thiên Chúa. Để được sống đúng ý nghĩa của
cử chỉ này không cần nhấn mạnh thêm bằng những hình thức rườm
rà không thích hợp. Cử chỉ này làm cho chúng ta nhận ra Thiên
Chúa mời gọi con người tham dự vào việc hoàn thành công trình
của Ngài, và khi làm việc này, lao công của con người có được một
ý nghĩa tràn đầy, bởi vì qua cử hành Thánh Thể, lao công của con
người được kết hợp với hiến tế cứu độ của Đức Kitô” (Bản dịch
Việt ngữ của Ủy ban Giáo lý Đức tin trực thuộc Hội Đồng Giám
Mục Việt Nam).
Mặc dầu có sự phong phú về tài liệu như thế, không tài liệu
nào cung cấp bất cứ chỉ dẫn chính xác về vị trí tiếp nhận lễ vật.
Hầu hết chỉ nói là “một nơi thích hợp”.
Việc thiếu qui định chính xác này có lẽ là sự lựa chọn tốt
nhất, vì người ta gần như không thể tiên liệu việc tổ chức sắp xếp
của mỗi giáo xứ và mọi giáo xứ.
114

Một nơi thích hợp có nghĩa là một nơi mà các lễ vật có thể
được trao cho linh mục, được chuyển qua phó tế hay thừa tác viên
khác, và đem về bàn thờ trong một cách thức đơn giản và không
gây trở ngại cho mọi người liên quan. Do đó, nơi thích hợp được
xác định bởi cảm thức chung phụng vụ, có tính đến các yếu tố như
số lượng các bậc cấp trong cung thánh, không gian đủ cho các thừa
tác viên, và đường đi dẫn đến bàn thờ.
Trong hầu hết các trường hợp, điều này có nghĩa rằng linh
mục và các thừa tác viên, sau khi bàn thờ đã được chuẩn bị, đi đến
phía giữa của cung thánh và tiếp nhận lễ vật ở bậc cấp đầu tiên.
Điều này có lợi thế: các tín hữu mang lễ vật không lo lắng về các
trở ngại, chẳng hạn bậc cấp khó đi, và nó cho phép các thành viên
của các cộng đoàn phụng vụ thuộc đủ lứa tuổi và tình trạng sức
khỏe khác nhau, kể cả người sử dụng xe lăn, có thể tham gia vào
việc dâng lễ vật.
Trong các trường hợp khác, cần phải thích ứng với điều kiện
sức khỏe của linh mục, đặc biệt nếu ngài là cao niên hoặc có khó
khăn về di chuyển.
Khi một Giám mục cử hành thánh lễ, hoặc trong thánh lễ
trọng, các lễ vật có thể được đem tới vị chủ tế đang ngồi; ngài tiếp
nhận và chuyển cho các phó tế hoặc thừa tác viên khác.
Nếu thực hiện việc này, điều khôn ngoan là nên chọn một
cách cẩn thận các người dâng lễ vật, và nên tập nghi thức trước.
Và trong mọi trường hợp, tốt hơn là chính linh mục không tự
mình cầm lễ vật nào tới bàn thờ. (Zenit.org 19-11-2013)

46. Trong Thánh Lễ đại triều của Giám Mục, tại


sao nhà tạm lại để trống?

Hỏi: Tôi đã đến tham dự lễ Thêm sức ở một giáo xứ. Việc
đầu tiên mà tôi chú ý là đèn nhà tạm không được thắp sáng, và nhà
tạm được để trống. Sau thánh lễ ấy, tôi hỏi vị linh mục tại sao lại
như vậy, và cha trả lời rằng vị Giám Mục, do Ngài có sự viên mãn
của chức linh mục, nên mỗi khi Ngài cử hành phụng vụ, chẳng hạn
115

ban phép Thêm sức, cần rõ ràng là sự viên mãn của bí tích là ở
trong Ngài. Tôi chưa bao giờ gặp thấy tập tục này trước đó. Tôi
xin hỏi cha là tập tục ấy phổ biến như thế nào?. - E. R.
Đáp: Đây là một quy luật phức tạp mà ngay cả nhiều vị
Giám Mục cũng không biết. Nó được quy định trong Sách Nghi
Thức Giám Mục dành cho các nhà thờ chính tòa và trong một số
trường hợp khác.
Sách Nghi Thức Giám Mục nói:
“49. NHÀ TẠM, theo truyền thống ngàn đời vẫn giữ tại các
nhà thờ Chính tòa, thì khuyên đặt ở cung nguyện tách với lòng giữa
nhà thờ.
Nhưng nếu trong trường hợp đặc biệt, nhà tạm đã đặt trên
bàn thờ nơi Giám Mục sắp cử hành phụng vụ, thì phải đưa Mình
Thánh đến nơi xứng đáng khác” (Bản dịch Việt ngữ của Hội Đồng
Giám Mục Việt Nam).
Qui định này không phải là mới. Cẩm nang nghi thức cho
hình thức ngoại thường của các tac giả A. Fortescue , JB O'Connell
và A. Reid cho biết, khi nói về Thánh lễ đại triều với Ngai tòa
Giám mục: “Nếu Mình Thánh được cất giữ trên bàn thờ cao của
nhà thờ, Mình Thánh cần được đưa đến một cung nguyện hoặc bàn
thờ cạnh nếu có thể được, trước khi Giám Mục cử hành Thánh lễ”.
Một số chuyên viên phụng vụ gần đây nói rằng quy định này
không nhất thiết áp dụng cho nhà tạm trong khu vực cung thánh,
nhưng nằm xa bàn thờ.
Tiếp sau việc công bố Sách Nghi Thức Giám Mục, Qui chế
Tổng Quát Sách Lễ Rôma (GIRM), số 274, đã bổ sung nhiều chi
tiết đối với trường hợp có một nhà tạm trong khu vực cung thánh:
“Nếu nhà tạm có Thánh Thể được đặt trong cung thánh, thì vị
tư tế, phó tế và các người giúp khác phải bái gối, khi đi đến bàn thờ
hoặc khi rời bàn thờ, nhưng không bái gối trong lúc cử hành Thánh
Lễ. Ngoài ra, mọi người bái gối khi đi ngang trước Thánh Thể, trừ
phi khi đi kiệu” (Bản dịch Việt ngữ của Linh mục Phanxicô Xavier
Nguyễn Chí Cần, giáo phận Nha Trang)
116

Tuy không nhắc đến các Giám Mục, rất có thể rằng quy định
trên liên quan đến sự bái gối cũng sẽ được áp dụng cho các Ngài
trong trường hợp cụ thể này.
Tuy nhiên, phải thừa nhận rằng các mô tả của nghi thức trong
thánh lễ đại triều của Giám Mục thường suy đoán sự hiện diện của
một cung nguyện Thánh Thể, chứ không phải nhà tạm trong khu
cung thánh.
Vì vậy, khi mô tả đoàn kiệu vào Thánh Lễ của vị Giám Mục,
số 128 của Sách Nghi thức nói: “ Đoàn kiệu có đi qua cung nguyện
để Mình Thánh, cũng không dừng lại và cũng không bái gối” (Bản
dịch Việt ngữ của Hội Đồng Giám Mục Việt Nam).
Vì vậy, trong khi dường như không có một quy luật tuyệt đối,
đã có một truyền thống vốn cho phép cất Mình Thánh khỏi khu vực
cung thánh, khi một lễ đại triều được cử hành bởi một Giám Mục,
đặc biệt là Đấng Bản quyền địa phương.
Lý do thần học đằng sau tập tục này là người ta nhấn mạnh
vai trò của Giám Mục như là vị thượng tế của đoàn chiên của mình.
Huấn thị “Redemptionis Sacramentum” (Bí Tích Cứu Độ) nói:
“19. Giám Mục giáo phận là người phân phát chính yếu các
Mầu Nhiệm của Thiên Chúa trong Giáo Hội địa phương được ủy
thác cho ngài, là người tổ chức, chủ xướng và gìn giữ cả đời sống
phụng vụ. Quả thực, “Giám Mục, được nhận đầy đủ bí tích Truyền
Chức thánh, lãnh trách nhiệm phân phát ân sủng của chức tư tế tối
cao”, đặc biệt là trong Phép Thánh Thể mà chính ngài dâng hoặc
đảm bảo cho việc hiến dâng, và từ đó liên tục phát sinh cho Giáo
Hội sức sống và tăng trưởng”.
“20. Giáo Hội được biểu lộ nhất là mỗi khi Thánh Lễ được
cử hành trọng thể, chủ yếu là tại nhà thờ chánh toà, “cùng với toàn
thể dân thánh Thiên Chúa tham dự trọn vẹn và linh động, […]
trong cùng một kinh nguyện, trước cùng một bàn thờ dưới sự chủ
toạ của Giám Mục”, có linh mục đoàn, các phó tế và những thừa
tác viên khác bao quanh. Hơn nữa, “mọi việc cử hành hợp pháp
Phép Thánh Thể đều do Giám Mục điều khiển, vì ngài là người
lãnh nhận nhiệm vụ dâng lên Tôn Nhan uy nghi Chúa phụng tự
117

Kitô giáo và có phận sự điều hành việc phụng tự đó theo đúng huấn
giới của Chúa và lề luật của Giáo Hội. Ngài dùng phán quyết riêng
để đem lại cho những lề luật đó những quy định mới phù hợp với
giáo phận mình” (Bản dịch Việt ngữ của Hội Đồng Giám Mục Việt
Nam).
Như thế, việc để trống nhà tạm nhấn mạnh vai trò Giám Mục
giáo phận như là “người phân phát chính yếu các Mầu Nhiệm của
Thiên Chúa trong Giáo Hội địa phương” và như là một người điều
khiển “mọi việc cử hành hợp pháp Phép Thánh Thể”. Ngoài ra, đó
là một dấu hiệu cho thấy rằng Chúa Kitô ban phép Thánh Thể qua
thừa tác vụ Giám Mục, như là sự viên mãn của chức linh mục, và
để phản ánh bản chất của Giáo Hội như là sự hiệp thông bí tích.
Đối với Giám Mục, dấu hiệu này là một lời nhắc nhở khiêm
nhường về trách nhiệm cao cả của Ngài trong việc “dâng lên Tôn
Nhan uy nghi Chúa phụng tự Kitô giáo”. Như thế, không thể giải
thích rằng đó là một cách đề cao Giám Mục đối với mầu nhiệm
Chúa Kitô trong Bí tích Thánh Thể.
Các qui định không nói một cách đặc biệt rằng luật thường
không áp dụng khi một Giám Mục, khác với Tổng Giám Mục hoặc
Đấng Bản Quyền địa phương, cử hành Thánh lễ. Tuy nhiên, trường
hợp trên có thể được suy ra bởi thực tế rằng các quy định về việc
cất giữ Mình Thánh ở nơi khác gần như luôn luôn được tìm thấy
trong bối cảnh của Thánh lễ Chặng Viếng (Stational Mass, Thánh
lễ của Giám mục trong nhà thờ chính tòa hay trong các cuộc viếng
thăm chính thức giáo xứ) của vị Giám Mục địa phương. (Zenit.org
26-11-2013)

47. Lễ Các Đẳng thuộc bậc lễ nào?

Hỏi: Lễ Cầu Cho Các Tín Hữu Đã Qua Đời (Lễ Các Đẳng)
diễn ra ngày 2-11 hàng năm, được xếp vào danh sách các bậc lễ.
Nhưng tôi thấy hình như là bất thường, vì tôi thấy lễ này không
được xếp vào bậc lễ, như lễ trọng, lễ kính, lễ nhớ... Vậy, thưa cha,
118

trường hợp này là trường hợp riêng hay sao? Nếu như vậy, nó xuất
hiện như là trường hợp độc nhất trong lịch phụng vụ rồi. - A. L.,
Campbell, California, Mỹ.
Đáp: Mặc dù lễ Các Đẳng của năm nay đã qua, nhưng nó
đáng cho chúng ta nhớ lại bậc lễ của nó.
Đúng là lễ Các Đẳng có một bậc riêng. Lễ này không phải là
lễ trọng, bởi vì nó cầu cho các tín hữu đã qua đời, chứ không mừng
kính họ. Lễ này có ưu tiên phụng vụ hơn lễ Chúa Nhật. Nó giống
với lễ Chúa Nhật, chỉ khác một điều là khi lễ được cử hành vào
Chúa Nhật, Kinh Vinh Danh và Kinh Tin Kính không được đọc
hoặc không được hát.
Lễ Cầu Cho Các Tín Hữu Đã Qua Đời có ba bài đọc, ngay cả
khi nó rơi vào một ngày thường trong tuần. Một số Sách bài đọc
cung cấp một loạt bài đọc, và cho biết thêm rằng các bài đọc của
hai Thánh Lễ khác, mà một linh mục có thể cử hành trong ngày 2-
11, được lấy từ Sách lễ an táng. Một số Sách bài đọc khác, chẳng
hạn sách tại Ý, đưa ra ba nhóm sách bài đọc, và mỗi nhóm có ba
bài.
Không giống như bậc lễ trọng, ưu tiên của Lễ Các Đẳng hơn
lễ Chúa Nhật không mở rộng đến ưu tiên cho Phụng Vụ Các Giờ
Kinh. Phụng Vụ Các Giờ Kinh là Phụng vụ của Chúa Nhật hiện tại,
mặc dù nó có thể được thay thế bằng Phụng vụ Cầu Hồn trong buổi
đọc kinh chung.
Một lần nữa, không giống như lễ trọng rơi vào ngày Chúa
Nhật, khi Lễ Các Đẳng rơi vào ngày Chúa Nhật, không có lễ Vọng
cho Lễ này vào chiều thứ bảy, vì Lễ Các Thánh được cử hành trong
suốt cả ngày thứ bảy ấy.
Ở các quốc gia mà Lễ Các Thánh không phải là một ngày lễ
buộc, ai dự Lễ Các Thánh chiều thứ Bảy là chu toàn luật dự lễ ngày
Chúa Nhật rồi.
Về mặt lịch sử, một ngày dành riêng để cầu cho các tín hữu
qua đời đã diễn ra ở nhiều nơi và nhiều ngày trong năm. Các tu
viện Biển Đức dâng lễ cầu cho các đan sĩ qua đời vào tuần lễ sau
Lễ Hiện Xuống, và có bằng chứng rõ ràng cho tập tục này ở Tây
119

Ban Nha trong thế kỷ VII, gần Lễ Hiện Xuống. Dường như tập tục
dâng lễ cho người đã qua đời có liên quan đến một số lễ trọng như
Lễ Hiện Xuống, Lễ Hiển Linh hoặc một vị thánh khá nổi tiếng
trong Giáo Hội. Ví dụ, thánh Eigil (qua đời năm 822), Viện phụ ở
Fulda, qui định lễ Các Đẳng vào ngày 17-12, ngày ly trần của
thánh Sturmius, vị sáng lập tu viện.
Ở Đức, lễ Các Đẳng được ghi nhận là thiết lập vào ngày 1-
10, khoảng năm 980. Dường như giáo phận đầu tiên tổ chức Lễ
Các Đẳng là giáo phận Liège trước năm 1008. Lễ này được cử
hành lần đầu ở giáo phận Milan giữa năm 1120 và năm 1125, và tổ
chức vào ngày 16-10, ngày sau ngày lễ Cung Hiến Nhà thờ lớn.
Cần nhắc lại rằng ngày này được duy trì cho đến thời Thánh Carôlô
Borromeo (qua đời năm 1584), khi thánh nhân qui định lễ Các
Đẳng vào ngày 2-11.
Tuy nhiên, người có ảnh hưởng nhất trong việc thiết lập và
lan rộng ngày lễ này là Thánh Odo ở Cluny (qua đời năm 1048),
người chọn tập tục này cho Dòng tu có rất nhiều tu viện. Ngài ấn
định ngày 2-11, để cho nó liên quan đến Lễ Các Thánh được mừng
ngày hôm trước.
Từ đó, Lễ lan rộng đến tất cả các tu viện Biển Đức khác, và
việc này giúp mở rộng lễ Các Đẳng cho toàn thể Giáo Hội.
Từ những gì chúng tôi đã nói về sự kết hợp của lễ Các Đẳng
với các lễ lớn, rõ ràng là có rất ít nền tảng cho giả thuyết rằng lễ
Các Đẳng được thiết lập bởi Giáo Hội như một đối trọng, hoặc như
một nỗ lực thánh hóa một lễ hội Celtic ngoại giáo nhằm tôn vinh
người chết. Lễ hội ngoại giáo này có lẽ đã được tổ chức vào đầu
tháng 11, và đã bằng cách nào đó tồn tại vào thời Trung Cổ, nhưng
không có bằng chứng bằng văn bản của sự tồn tại của lễ hội này
trong thời gian đó. (Zenit.org 3-12-2013)
120

48. Về màu của áo choàng, khăn vai, và qui định


về ban phép lành

Hỏi 1: Liệu được phép sử dụng áo choàng tím và khăn vai


tím khi chầu Thánh Thể trong mùa Vọng và Mùa Chay không, hay
là luôn luôn phải dùng áo choàng trắng và khăn vai trắng?

Hỏi 2: Có đúng là linh mục hay Giám mục không ban phép
lành trong sự hiện diện của Mình Thánh Chúa trưng trên bàn thờ
(trừ khi với hào quang ) chăng? Chẳng hạn, nếu đọc Phụng vụ các
Giờ Kinh vào lúc ấy, theo sự hiểu biết của tôi, thì nên kết thúc giờ
Kinh với câu “Xin Thiên Chúa ban phúc lành cho tất cả chúng ta,
xin Người che chở chúng ta khỏi sự dữ và dẫn đưa tới cuộc sống
muôn đời. Amen”, thay vì “Xin Thiên Chúa toàn năng, là + Cha +
và Con + và Thánh Thần, ban phép lành cho anh chị em”. – P. S.,
Montreal, Canada.
Đáp: Về câu hỏi thứ nhất, cần hiểu một sự phân biệt. Khăn
vai, được dùng để nâng hào quang khi chầu Thánh Thề, hoặc mang
hộp đựng Mình Thánh hay bình thánh, là luôn màu trắng trong tất
cả các mùa của năm phụng vụ. Chỉ có một ngoại lệ là trong khi cử
hành cuộc Thương Khó của Chúa vào ngày Thứ Sáu Tuần Thánh,
phụng vụ cho phép sử dụng khăn vai màu đỏ, khi mang Mình
Thánh cho việc rước lễ từ nhà nguyện lưu giữ về bàn thờ.
Còn về áo choàng, qui định là khá khác nhau. Áo choàng
trắng thường được sử dụng cho việc chầu Thánh Thể. Tuy nhiên,
nếu một buổi cử hành long trọng Phụng Vụ các Giờ Kinh ngay
trước khi chầu Thánh thể, thì vị chủ sự có thể mặc áo choàng màu
trắng, hoặc màu khác hợp với màu phụng vụ của ngày hoặc mùa
(đỏ, tím, hồng hoặc xanh lá cây).
Trong các trường hợp này, đôi khi cần thiết thay đổi hướng
chỗ ngồi bình thường của các thừa tác viên, để các vị chủ sự buổi
phụng vụ hướng nhìn về Thánh Thể được trưng ra trên bàn thờ.
121

Việc này cần phải làm, cho dù như thế thì các thừa tác viên không
hướng mặt về phía cộng đoàn.
Đối với câu hỏi thứ hai, đúng là không có việc vị chủ sự ban
phép lành trong sự hiện diện của Thánh Thể được trưng ra trên bàn
thờ. Bạn đọc này của chúng tôi đã diễn tả thủ tục đúng cho việc kết
thúc giờ kinh Sách hoặc giờ kinh Chiều trong thời gian chầu Thánh
Thể.
Tuy nhiên có một ngoại lệ nhỏ cho qui định này. Chữ đỏ hiện
nay về chầu Thánh Thể nói rằng vị chủ sự “làm phép hương mà
không nói câu gì” (Sách Nghi Thức Giám Mục, số 1109). Đây rõ
ràng là một điều mới và trường hợp duy nhất của bất kỳ việc làm
phép nào nào trong sự hiện diện của Thánh Thể được trưng trên
bàn thờ.
Lý do có thể cho sự thay đổi này là để đơn giản hóa và thống
nhất nghi thức bỏ hương vào bình hương, khi loại bỏ sự khác biệt
trong nhiều tình huống nghi thức, chẳng hạn khi hương dùng trong
Thánh Lễ hoặc trong một buổi long trọng Các Giờ Kinh Phụng Vụ.
Tuy nhiên, trong các năm gần đây, một vài chuyên viên
phụng vụ đã đề nghị rằng việc không làm phép như trước đây trong
thời gian chầu Thánh Thể cần được tái lập. (Zenit.org 10-12-2013)

49. Việc rời nhà thờ ngay sau Rước lễ là sai như
thế nào?

Hỏi: Thật không may, một số giáo dân có thói quen xấu là
rời nhà thờ ra về ngay sau khi Rước lễ. Tôi ước tính khoảng 30%,
tương đương khoảng 225 người, ra về sớm. Nhà thờ của chúng tôi
có sức chứa 750 người, vì vậy sự vắng 30% số người dự lễ là rất
dễ nhận biết. Xin cha cho một lập luận thần học về lý do tại sao
việc rời nhà thờ như thế không phải là hành vi thích hợp. - D. S.,
Port Charlotte, bang Florida, Mỹ.
Đáp: Đây là một vấn đề “muôn thuở”, nhưng người ta phải
giải quyết nó bằng sự kiên nhẫn, bằng cách hãy lên tiếng “lúc thuận
122

tiện cũng như lúc không thuận tiện” (opportune et inopportune, 2


Tm 4, 2) như Thánh Phaolô nói, cho đến khi kết quả tốt đạt được.
Câu hỏi này làm tôi nhớ đến câu chuyện của một linh mục
thánh thiện. Linh mục này có cùng vấn đề như thế với một trong
các giáo dân mộ đạo của mình. Họ tham dự thánh lễ hàng ngày
nhưng lại rời nhà thờ ra về ngay lập tức sau khi rước lễ. Cha đã giải
quyết vấn đề bằng cách bảo hai chú giúp lễ cầm đèn nến sáng đi
hai bên ông ấy, khi ông ấy đi ra khỏi nhà thờ và cùng đi với ông
cho đến khi ông lên xe ra về.
Sau ba ngày sự việc cứ diễn ra như thế, ngưởi giáo dân lịch
lãm ấy cảm thấy bối rối và lấy làm lạ, nên xin cha xứ giải thích sự
việc. Cha trả lời rằng bởi vì Chúa Kitô vẫn còn hiện diện trong ông
khi ông rời khỏi nhà thờ, nên sự hiện diện của ông cần được tôn
vinh bằng đèn nến thắp sáng. Không cần phải nói thêm gì nữa, kể
từ đó người ấy không bao giờ ra về sớm nữa.
Giai thoại này có thể được sử dụng như là một điểm khởi đầu
cho vị linh mục, để giải thích với giáo dân về tầm quan trọng của
việc tạ ơn vì hồng ân của Thánh Lễ, của việc được Lời Chúa dưỡng
nuôi, của việc tham dự vào hy tế độc nhất của Chúa Kitô, và của
việc Rước lễ.
Điều này cũng đòi hỏi phải một khoảng thời gian thực sự
thinh lặng sau bài thánh ca hiệp lễ, và linh mục, phó tế và các thừa
tác viên khác cần làm gương cho giáo dân, bằng cách ngồi thinh
lặng chiêm niệm trong 2-3 phút.
Vào lúc này, linh mục có thể giúp giáo dân bằng suy niệm
một lời kinh tạ ơn ngắn gọn. Điều này đặc biệt là có hiệu quả trong
các Thánh lễ dành cho thiếu nhi, vì trong khi lời kinh được hướng
tới cách rõ ràng cho trẻ em, nó cũng có ích cho người lớn nữa.
Một điểm khác cần được nhấn mạnh là tầm quan trọng của việc
tham dự trọn Thánh Lễ.
Có nhiều hình ảnh tạo hình để minh họa cho điều này, nhưng
đa số có thể hiểu một việc đơn giản là nếu ông chủ của họ, hoặc thị
trưởng địa phương chẳng hạn, triệu tập họ đến dự một cuộc họp, họ
sẽ không dám ra về, trước khi người chủ ấy chính thức kết thúc
123

buổi họp. Thậm chí điều này còn là đúng hơn khi người cha người
mẹ, anh chị em ruột hoặc người bạn thân mời chúng ta dành thì giờ
ở bên họ.
Nếu chúng ta ứng xử như vậy trước các người khác và các
mối quan hệ, thì điều này cần phải đúng hơn nhiều khi người chủ
của chúng ta là Chúa Cha tạo dựng nên ta, Chúa Con chết và phục
sinh vì chúng ta, và Chúa Thánh Thần ban sự sống cho chúng ta.
Chúng ta hãy bỏ phép lịch sự qua một bên, và trở về với sự tạ
ơn. Thánh Lễ là một cái mà chúng ta cùng cử hành với nhau với tư
cách là Giáo Hội, và với tư cách là một cộng đoàn thờ phượng
được hiệp nhất với Chúa Kitô qua vị linh mục. Do đó, thánh lễ
không chỉ là một cái mà chúng ta cử hành với tư cách cá nhân Kitô
hữu.
Trong cùng một cách thức như vậy, việc tạ ơn của chúng ta
cho Thánh Lễ không thể được giản lược vào lĩnh vực cá nhân,
nhưng phải được thực hiện với tư cách Giáo Hội. Việc tạ ơn tập thể
này được làm qua vị linh mục trong lời nguyện kết lễ, mà tất cả
đồng thanh thưa “Amen”.
Cuối cùng, Thánh Lễ được kết hiệp mật thiết với đời sống và
sứ mạng của Kitô hữu. Nghi thức kết lễ (phép lành và lời chúc đi
bình an) sai chúng ta ra về để thông chuyển cho anh chị em mình
những gì chúng ta đã nhận được. Do đó, nếu chúng ta rời nhà thờ
ngay sau khi Rước Lễ, thì chúng ta mất đi thành phần quan trọng
của đời sống thiêng liêng của chúng ta.
Về một quan điểm vật chất, người ta cũng có thể thấy liệu có
động lực hữu hình nào làm cho người ta rời nhà thờ sớm chăng. Sợ
bị kẹt xe ở bãi xe chăng? Giờ hai thánh lễ quá gần nhau chăng?
Nếu thực sự có sự bất tiện liên quan như thế, thì một mình thần học
là không hiệu quà trong việc thay đổi thói quen của người ta, cho
đến khi các bất tiện ấy được giải quyết trước đã. (Zenit.org 21-7-
2008)
124

50. Có thể đưa tên thánh Giuse vào các Kinh


nguyện ngoài bốn Kinh nguyện Thánh Thể chính
không?

Hỏi: Bây giờ tên Thánh Giuse đã được thêm vào trong các
kinh nguyện Thánh Thể II, III và IV (trong Kinh nguyện I thì đã có
sẵn rồi). Liệu có đúng chăng khi tên thánh Giuse cũng có thể được
đưa vào các kinh nguyện Thánh Thể khác trong Sách lễ, chẳng hạn
trong Kinh Tạ Ơn Hòa Giải và Kinh nguyện trong Thánh Lễ Cho
Các Nhu Cầu Khác Nhau? Tôi đã hỏi một số linh mục, và chúng
tôi không đồng ý với nhau về điểm này. Xin cha giúp làm sáng tỏ. -
R. H., Mararba, Nigeria.
Đáp: Thật là thích hợp trong Mùa Giáng sinh để có thể
nhắc lại Sắc Lệnh số 215/11/L, ban hành ngày 1-5-2013 bởi
Thánh Bộ Phụng Tự và Kỷ Luật Bí Tích, về việc đọc tên Thánh
Giuse trong các Kinh nguyện Thánh Thể.
Sắc lệnh nêu ra một lý do cho sự thay đổi này là do vai trò
đặc biệt của Thánh Giuse trong lịch sử cứu độ và trong mối quan
hệ với Giáo Hội. Xin mời đọc:
“Được đặt đứng đầu Gia đình của Chúa, thánh Giuse thành
Nazareth đã quảng đại thực hiện sứ mạng được lãnh nhận từ ân
sủng trong nhiệm cục cứu độ khi thay thế cha của Chúa Giêsu. Khi
hoàn toàn gắn bó với mầu nhiệm cứu độ của nhân loại, vốn đang ở
bước khởi đầu của nó, ngài đã trở nên gương mẫu của sự khiêm
nhường quảng đại mà đức tin Kitô giáo ca ngợi ở mức cao cả nhất,
và chứng nhân của những nhân đức thông thường, nhân bản và đơn
sơ, vốn cần thiết để con người trở nên những môn đệ đức hạnh và
đích thực của Chúa Kitô. Chính khi vận dụng chính những nhân
đức này mà người công chính này, – người đã yêu thương săn sóc
Mẹ Thiên Chúa và đã vui tươi tận tâm hiến dâng cho việc giáo dục
Chúa Giêsu Kitô –, đã trở nên người gìn giữ những kho tàng quý
giá nhất của Thiên Chúa Cha, và người nâng đỡ Thân Thể mầu
nhiệm, tức là Giáo Hội.
125

“Trong Giáo Hội Công Giáo, một cách liên tục, các tín hữu
đã luôn biểu lộ một sự sùng kính lớn lao đối với thánh Giuse, kính
nhớ cách trọng thể và liên lỉ vị Hôn Phu rất trong sạch của Mẹ
Thiên Chúa và là Quan Thầy trên trời của toàn thể Giáo Hội.... “
(Bản dịch Việt ngữ của Tý Linh trên xuanbichvietnam.net)
Đây là lý do đã tác động Đức Thánh Cha Gioan XXIII đưa
thêm tên của thánh Giuse vào Lễ Quy Rôma, và trong thực tế đó là
sự thay đổi đầu tiên trong Lễ Quy Rôma trong hơn 1.000 năm. Đức
Thánh Cha Biển Đức XVI đã cho phép đưa tên thánh Giuse vào ba
Kinh nguyện Thánh Thể chính khác trong các trường hợp đặc biệt,
và bây giờ Đức Thánh Cha Phanxicô đã chính thức thông qua việc
đọc tên thánh Giuse một cách trường kỳ trong cả ba Kinh nguyện
Thánh Thể II, III, và IV.
Điều này làm cho bạn đọc của chúng tôi nêu ra vấn đề liên
quan đến các Kinh nguyện Thánh Thể khác nữa.
Trước hết, chúng ta phải thấy rằng nhan đề và nội dung của
Sắc lệnh là rất chính xác: “Về việc đưa tên Thánh Giuse vào các
Kinh nguyện Thánh Thể II, III và IV”.
Thứ đến, Sắc lệnh khẳng định rằng “việc cứu xét chín muồi”
đã được thực hiện cho “tất cả các vấn đề” trước khi đến một quyết
định. Do đó, sắc lệnh chỉ đề cập từ Kinh nguyện Thánh Thể I đến
Kinh nguyện Thánh Thể IV mà thôi.
Như vậy, nếu Sắc lệnh không nhắc gì đến Kinh Tạ Ơn Hòa
Giải và Kinh nguyện trong Thánh Lễ Cho Các Nhu Cầu Khác
Nhau, thì nhất thiết phải hiểu là Sắc lệnh không mở rộng cho các
Kinh nguyện này. Chúng ta khó có thể cho rằng vấn đề này không
được nêu ra khi soạn thảo Sắc lệnh, do đó đây là một sự lựa chọn
tự do.
Tôi không nắm được các lý do tại sao Thánh Bộ Phụng Tự và
Kỷ Luật Bí Tích không chú ý đến các Kinh nguyện Thánh Thể
khác. Có thể đó không là vì lý do phong cách, bởi vì các bản văn
của các Kinh nguyện này sẽ không loại trừ việc đưa tên Thánh
Giuse trong cùng cách thức, như các Kinh nguyện Thánh Thể
chính.
126

Tôi có thể đoán - nhưng chắc chỉ là một sự đoán mà thôi -


rằng Thánh Bộ không muốn bao gồm các Kinh nguyện Thánh Thể
khác, để không tạo ra ý tưởng rằng các Kinh tiến hiến (anaphora)
cũng là cùng cấp độ, và cùng hưởng vị thế bình đẳng với bốn Kinh
nguyện Thánh Thể chính.
Việc sử dụng Kinh Tạ Ơn Hòa Giải và Kinh nguyện trong
Thánh Lễ Cho Các Nhu Cầu Khác Nhau được giới hạn cho các tình
hình cụ thể và công thức Thánh Lễ. Việc kể tên chúng cùng với các
kinh nguyện khác, trong cùng một Sắc lệnh chung, có thể làm cho
một số linh mục tin rằng chúng được sử dụng một cách không phân
biệt đối xử cho tất cả các dịp.
Vì vậy, trong thời điểm này, ít nhất là tên Thánh Giuse không
được đưa vào các Kinh nguyện ấy.
Tuy nhiên, vì dường như không có bất kỳ lý do thần học hay
phong cách đặc biệt nào để loại trừ tên Thánh Giuse ra khỏi các
kinh nguyện ấy, rất có thể cuối cùng thì Thánh Bộ Phụng Tự sẽ cho
phép đưa tên thánh Giuse vào, bằng một tài liệu ít quan trọng hơn
một Sắc lệnh tổng quát, hoặc đơn giản là một sắc lệnh riêng nhằm
nhắc lại việc sử dụng hạn chế các Kinh nguyện.
Nhân đây, người dịch xin nhắc lại: ngày 9-10-2013, Hội
Ðồng Giám Mục Việt Nam ra Thông cáo về việc đọc tên Thánh
Giuse trong các Kinh nguyện Thánh Thể:
“Trong Kinh nguyện Thánh Thể I, phải đọc như sau: “trước
hết Ðức Trinh Nữ Maria vinh hiển trọn đời đồng trinh, Mẹ của Ðức
Giêsu Kitô, là Thiên Chúa và là Chúa chúng con, sau là thánh
Giuse, bạn trăm năm Ðức Trinh nữ...” (in primis gloriosae semper
Virginis Mariae, Genetricis Dei et Domini nostri Iesu Christi: sed
et beati Ioseph, eiusdem Virginis Sponsi); trong Kinh Nguyện
Thánh Thể II: “Cùng với Ðức Trinh Nữ Maria, Mẹ Thiên Chúa,
thánh Giuse, Bạn trăm năm Ðức Trinh Nữ, các thánh Tông đồ...”
(ut cum beáta Dei Genetríce Vírgine María, beáto Ioseph, eius
Sponso, beátis Apóstolis); trong Kinh Nguyện Thánh Thể III: “nhất
là với Ðức Trinh Nữ Maria rất thánh, Mẹ Thiên Chúa, thánh Giuse,
Bạn trăm năm Ðức Trinh Nữ, các thánh Tông đồ...” (cum
127

beatíssima Vírgine, Dei Genetríce, María, cum beáto Ioseph, eius


Sponso, cum beátis Apóstolis); trong Kinh Nguyện Thánh thể IV:
“cùng với Ðức Trinh Nữ Maria, Mẹ Thiên Chúa, thánh Giuse, Bạn
trăm năm Ðức Trinh Nữ, các thánh Tông đồ...” (cum beáta Vírgine,
Dei Genetríce, María, cum beáto Ioseph, eius Sponso, cum
Apóstolis) (bản dịch Việt ngữ của Uỷ ban Phụng tự thuộc Hội
Đồng Giám mục Việt Nam). (Zenit.org 31-12-2013)

51. Lá thư mục vụ nào được đọc thay cho bài


giảng lễ?

Hỏi: Thưa cha, cha có thể nêu ra các văn kiện nào liên
quan đến việc một giáo dân đọc thư của Giám mục hoặc của Hội
đồng Giám mục trong nhà thờ không? Có một thói quen là người
ta đọc các thư như thế thay cho bài giảng lễ. Một thừa tác viên
chức thánh làm việc này ư? Có lý do thần học nào không? Nếu một
giáo dân có thể đọc thư thánh Phaolô gửi từ Tarsus trong nhà thờ,
tại sao người ấy (nam hay nữ) không thể đọc một thư của Hồng Y
Christoph Tổng giáo phận Vienna chẳng hạn trong nhà thờ? - H.
S., Krakow, Ba Lan.
Đáp: Bạn thân mến, có rất ít điều trong các qui định liên
quan đến nơi chốn và thời gian thích hợp cho việc đọc các lá thư
mục vụ. Do đó, chúng tôi nói nhiều trong lĩnh vực ý kiến mà thôi.
Một lá thư mục vụ được định nghĩa là “một lá thư ngỏ của
một Giám mục gửi cho hàng giáo sĩ hay giáo dân, hoặc gửi cho cả
hai, trong giáo phận của ngài, lá thư chứa hoặc là lời khuyên
chung, chỉ dẫn hoặc lời an ủi, hoặc các hướng dẫn cho việc hành
xử trong các hoàn cảnh cụ thể. Trong Giáo Hội Công Giáo, các lá
thư như vậy cũng được gửi đều đặn vào các mùa phụng vụ đặc
biệt, đặc biệt là vào đầu mùa chay”.
Tôi không nghĩ rằng việc đọc một lá thư mục vụ là hoàn toàn
bị loại trừ khỏi thời gian dành cho bài giảng lễ, miễn là nó đáp ứng
mục tiêu thích hợp của thời điểm này, như được ghi trong huấn thị
“Redemptionis Sacramentum”:
128

“[64.] Bài giảng, được ban bố trong cử hành Thánh Lễ và là


thành phần của chính phụng vụ, “thường do chính linh mục chủ tế
hay một linh mục đồng tế mà ngài nhờ đảm trách, hay đôi khi, nếu
là hợp thời, cũng do một phó tế, nhưng không bao giờ do một giáo
dân. Trong những trường hợp đặc biệt và có lý do chính đáng, bài
giảng cũng có thể do một Giám mục hay một linh mục tham dự cử
hành, dù các ngài không thể đồng tế”.
“[67.] Đặc biệt, phải quan tâm theo dõi bài giảng được hoàn
toàn tập trung vào mầu nhiệm cứu độ, bằng cách trình bày, suốt
năm phụng vụ, từ các bài đọc kinh thánh và những bản văn phụng
vụ, các mầu nhiệm đức tin và các quy tắc của đời sống Kitô-hữu,
và bằng cách chú giải các bản văn của phần Chung hay phần Riêng
của Thánh Lễ, hay nữa của nghi lễ khác của Giáo Hội. Tất nhiên là
tất cả những giải thích Thánh Kinh phải hướng về Đức Kitô như là
cột trụ tuyệt đỉnh của kế hoạch cứu độ; tuy nhiên, việc đó phải
được thực hiện cũng có quan tâm đến bối cảnh đặc thù của việc cử
hành phụng vụ. Người giảng phải chăm lo chiếu rọi ánh sáng Đức
Kitô vào các sự kiện của đời sống, mà không phải vì thế tước đi ý
nghĩa chân chính và đích thật của lời Thiên Chúa, ví dụ, bằng cách
chỉ dựa vào các nhận xét chính trị hay những luận chứng ngoại
đạo, hay bằng cách dựa theo các quan niệm vay mượn của những
phong trào tôn-giáo-giả phổ biến trong thời đại của chúng ta” (Bản
dịch Việt ngữ của Hội Đồng Giám Mục Việt Nam).
Nhiều Giám mục viết lá thư mục vụ trong năm phụng vụ, để
cổ vũ các tín hữu thấm nhuần một mùa như Mùa Chay hay mùa
Giáng sinh, với lòng nhiệt thành đặc biệt, hoặc mời họ thực hành
một nhân đức Kitô giáo cụ thể nào đó. Các lá thư này thường được
thiết kế rõ ràng để đọc thay cho bài giảng, và thường gợi lên ý các
bài đọc của ngày ấy.
Trong các trường hợp này, thật là bình thường và tự nhiên
khi chính chủ tế đọc lá thư ấy. Cha xứ cũng có thể đọc nó ở tất cả
các Thánh Lễ trong ngày, để nhấn mạnh sự hiệp thông với Giám
mục.
129

Nhưng sẽ là không thích hợp, khi một người không có chức


thánh đọc một lá thư như thế vào thời điểm ấy. Đó là bởi vì lá thư
này là bài giảng, do mọi hiệu quả thực hành của nó.
Nếu một linh mục phải đọc một bài giảng do người khác soạn
sẵn, mặc dù cố gắng hết sức để làm cho nó thành của riêng mình,
nó vẫn là bài giảng. Trong một cách tương tự, lá thư của Giám mục
là một bài giảng, và nó còn quan trọng hơn so với trường hợp
trước, vì nó là một sứ điệp của vị mục tử giáo phận, và Ngài có
quyền và nghĩa vụ rao giảng và dạy bảo đàn chiên của mình.
Còn các lá thư mục vụ khác nói về các tình hình chính trị và
xã hội hiện nay, hoặc kêu gọi đóng góp tiền bạc, thì tốt nhất chúng
được đọc sau Lời nguyện Hiệp lễ và trước Phép lành cuối lễ. Theo
Qui Chế Tổng Quát Sách Lễ Rôma, số 166, đây là thời điểm thích
hợp để loan báo các điều cần cho giáo dân.
Tuy nhiên, nếu một Giám mục xét một tình hình xã hội hoặc
mục vụ là nghiêm trọng đáng lưu ý, ngài có thể ra lệnh đọc lá thư
ấy trong giờ giảng lễ.
Nếu lá thư được đọc vào cuối Thánh Lễ, một giáo dân có
phẩm cách có thể đọc sứ điệp của Giám mục, mặc dầu nếu cha xứ
đọc thì tốt hơn.
Các lá thư được chuẩn bị để đọc trong Thánh Lễ thường là
ngắn gọn và đi vào vấn đề.
Các lá thư mục vụ, mà trong đó các Giám mục mong muốn
trình bày chi tiết về một chủ đề, thì đôi khi nên được tóm tắt trong
Thánh Lễ, và sau lễ nó sẽ được phân phát đầy đủ cho giáo dân,
bằng cách sử dụng các phương tiện truyền thông thích hợp.
(Zenit.org 7-1-2014)

52. Được dùng chuông mõ Phật giáo trong phụng vụ


không?

Hỏi: Tại giáo xứ của chúng tôi trong mùa Chay, người ta
đánh chuông mõ Phật Giáo ở đầu Thánh lễ thay cho bài ca nhập
130

lễ. Theo một nguồn phổ biến là Wikipedia, chuông mõ Phật giáo
được “sử dụng như là một sự hỗ trợ cho chiêm niệm, đưa vào sự
xuất thần và cầu nguyện”. Trên mạng Internet, nhiều trang web
khẳng định rằng chuông mõ Phật giáo cung cấp “năng lượng tích
cực” và “liệu pháp mang lại lợi ích”, vì “tiếng rung đặc biệt của
chuông này... chạm vào các cơ quan năng lượng của chúng ta”
(Sound Bliss). Tôi biết rằng các nhạc cụ phải đến từ nơi nào đó,
nhưng nền tảng của âm thanh chuông mõ Phật giáo làm như thể nó
giới thiệu một linh đạo khác với đạo Công Giáo. Vì vậy, tôi xin hỏi
ý cha: liệu có thích hợp để dùng một chuông mõ Phật giáo hoặc
nhạc cụ tương tự trong một Thánh Lễ Công Giáo không? – A. C.,
Texas, Mỹ.
Đáp: Chuông mõ Phật giáo, về mặt kỹ thuật, là một loại
chuông, một dụng cụ đúc bằng đồng dùng dùi gỗ đánh khẻ vào
miệng chuông để phát ra âm thanh. Nó được sử dụng nhiều trong
truyền thống Phật giáo.
Về tính hợp pháp của nó trong phụng vụ Kitô giáo, trước tiên
chúng ta phải nhớ rằng việc đưa các nhạc cụ mới vào phụng vụ là
không dành cho ý thích của các nhạc công, hoặc thậm chí cha sở
địa phương. Thẩm quyền chính thức về việc cho phép sử dụng
nhạc cụ mới chính là Hội đồng Giám mục. Số 393 của Qui chế
Tổng Quát Sách Lễ Rôma [GIRM] nói rõ:
“Phải chú ý đến vai trò cao cả của hát ca trong cử hành, như
là thành phần cần thiết hay trọn vẹn của phụng vụ. Các Hội Ðồng
Giám Mục có quyền phê chuẩn những giai điệu thích hợp, nhất là
cho các bản văn phần Thường Lễ, cho các lời đáp và tung hô của
giáo dân, và cho các nghi thức đặc biệt xảy ra trong năm phụng vụ.
Các Hội Ðồng Giám Mục cũng xét xem nên chấp nhận hình
thức âm nhạc, giai điệu, nhạc cụ nào trong việc thờ phượng thánh,
vì chúng thích hợp hay có thể thích hợp với việc sử dụng thánh”
(bản dịch Việt ngữ của Linh mục Phanxicô Xavier Nguyễn Chí
Cần, giáo phận Nha Trang)
Trong trường hợp của nước Mỹ, Hội đồng Giám mục nước
này, trong khi tự hào là nơi sử dụng đại phong cầm, đã cho phép
131

đưa một số nhạc cụ khác vào phụng vụ. Vì vậy, trong tài liệu “Sing
to the Lord” (Hãy hát mừng Chúa), các Giám mục khẳng định:
“89. Tuy nhiên, từ thời Hòm Giáo Ước được rước đi trong
tiếng chũm chọe, đàn hạc, đàn lia, và kèn, dân Thiên Chúa trong
nhiều thời kỳ khác nhau đã sử dụng một loạt các nhạc cụ để hát lên
chúc tụng Thiên Chúa. Mỗi nhạc cụ, phát sinh từ nền văn hóa và
các truyền thống khác nhau của một dân tộc đặc biệt, đã hòa giọng
vào một loạt các hình thức và phong cách khác nhau, mà qua đó tín
hữu của Chúa Kitô hòa giọng của mình vào ca khúc hoàn hảo của
lời ngợi khen chúc tụng của Người trên Thánh giá.
“90. Nhiều nhạc cụ khác cũng làm phong phú cho cuộc cử
hành Phụng Vụ, chẳng hạn các đàn gió, đàn dây và nhạc cụ gõ theo
cách sử dụng lâu đời của địa phương, miễn là chúng thực sự thích
hợp, hoặc có thể thích hợp với việc sử dụng thánh”.
Có lẽ, do sự phong phú lớn của các truyền thống đạo và văn hóa
Công Giáo hiện nay tại Mỹ, các Giám mục đã quyết định không
lập ra một danh sách các nhạc cụ được chấp thuận dùng trong
phụng vụ”.
Tuy nhiên, tiêu chuẩn “cách sử dụng lâu đời của địa phương”
không cung cấp một chuẩn mực tốt cho việc đánh giá sự chấp
thuận sử dụng một nhạc cụ. Dựa trên nguyên tắc này, người ta
khuyên nên tham khảo ý kiến của Văn phòng phụng vụ hữu quan,
trước khi đưa vào sử dụng một nhạc cụ mới, như trường hợp
chuông mõ Phật giáo này.
Nguyên tắc thứ hai - đó là các nhạc cụ “thích hợp, hoặc có
thể thích hợp với việc sử dụng thánh” - cũng mời gọi sự thận trọng
và khôn ngoan trước khi hành động. Một lần nữa, cha xứ cần phải
tham khảo ý kiến của giáo quyền hữu quan, về sự thích hợp hoặc
sự thích đáng của việc này, trước khi đưa vào sử dụng một nhạc cụ
mới.
Trong khi nhạc cụ có thể tự chúng là trung tính, ý nghĩa xã
hội và tôn giáo của chúng cung cấp cho các Giám mục các yếu tố
để đánh giá tính thích hợp để sử dụng chúng trong phụng vụ.
132

Ví dụ, một nhạc cụ được xác định cách mạnh mẽ là gắn với
âm nhạc thế tục hay tình huống đời thường, chẳng hạn khiêu vũ
hay nhà hát, sẽ có thể bị loại trừ, nếu việc sử dụng nó trong phụng
vụ đã gợi lên một cách tự phát các sự nối kết tinh thần kém thánh
thiêng trong cộng đoàn.
Các nhạc cụ liên quan đến các tôn giáo ngoài Kitô giáo cần
được đánh giá cẩn thận, để tránh bất kỳ nguy cơ giải thích việc sử
dụng chúng, trong ý nghĩa của thuyết tương đối tôn giáo hay chủ
nghĩa chiết trung tôn giáo.
Ví dụ, trong trường hợp của chuông mõ Phật giáo, trong bối
cảnh ban đầu của nó, âm nhạc này có một chức năng tôn giáo chính
xác, vốn có thể được đánh giá là xa lạ với bản chất của việc cầu
nguyện Kitô giáo.
Tôi không có đủ kiến thức để tự mình khẳng định rằng đây là
trường hợp ấy. Nhưng quan điểm của tôi là rằng các vấn đề này
cần được nghiên cứu cẩn thận, trước khi đưa ra quyết định.
Tài liệu các Giám mục Mỹ cũng đưa ra một số lời khuyên về
việc sử dụng nhạc cụ cách thích hợp:
“91. Mặc dù các nhạc cụ được sử dụng trong việc thờ phượng
Kitô giáo để chủ yếu dẫn dắt và nâng đỡ việc hát của cộng đồng, ca
đoàn, người hát Thánh vịnh, người lĩnh xướng, chúng có thể hòa
tấu khi thích hợp. Âm nhạc nhạc cụ này có thể giúp cộng đoàn
chuẩn bị việc thờ phượng trong hình thức của khúc dạo đầu. Nó có
thể hòa giọng vào tâm tình của tâm hồn con người qua các bài hát
trong Phụng vụ, và sau Phụng vụ. Các nhạc công cần phải nhớ rằng
Phụng vụ mời gọi vài khoảnh khắc có ý nghĩa cho sự suy tư thinh
lặng. Nhưng sự thinh lặng này không cần phải luôn luôn được giữ
đầy đủ.
“92. Các nhạc công được khuyến khích chơi các bản nhạc
trong kho tàng thánh nhạc của các nhạc sĩ của nhiều thời đại khác
nhau và các nền văn hóa khác nhau. Ngoài ra, các người này được
khuyến khích nâng cao tài năng và sự tập luyện của mình…”
133

Một lần nữa, việc sử dụng một chuông mõ Phật giáo sẽ


không có khả năng được coi là một phần của “kho tàng thánh
nhạc”, để được sử dụng trong việc thờ phượng Kitô giáo.
Cuối cùng, độc giả của chúng tôi cho biết rằng chuông mõ
Phật giáo này được dùng trong Mùa Chay - chính xác là mùa mà
nhạc cụ được chơi mà không có tiếng hát đi kèm là bị loại trừ cách
rõ ràng. Như số 313 của Qui chế Tổng Quát Sách Lễ Rôma
[GIRM] nói rõ: “Trong Mùa Chay, tiếng phong cầm và các nhạc cụ
khác chỉ để giúp hát mà thôi, trừ Chúa Nhật Laetare (IV Mùa
Chay), lễ trọng và lễ kính” (bản dịch Việt ngữ, như trên).
(Zenit.org 14-1-2014)

53. Giáo dân được phép giảng trong buổi cử hành


phụng vụ Lời Chúa ngoài thánh lễ không?

Hỏi : Trong nghi thức của buổi Phụng Vụ Lời Chúa ngoài
thánh lễ (vắng mặt linh mục hay phó tế), liệu một thừa tác viên
giáo dân, nghĩa là một thầy đọc sách hoặc thầy giúp lễ được thiết
định, có được phép giảng một bài ngắn để giải thích các bài đọc
trong nghi thức này không? - S. F., Ý.
Đáp: Giáo dân có thể giảng trong một số trường hợp. Huấn
thị “Redemptionis Sacramentum” của Thánh Bộ Phụng Tự và Kỷ
Luật Bí Tích năm 2004, trong số 161, nói:
“Như đã nói, với bản chất và vì tính quan trọng của nó, bài
giảng được dành cho linh mục hoặc phó tế trong Thánh Lễ. Về
những gì liên quan đến các hình thức giảng thuyết khác, nếu trong
những hoàn cảnh đặc biệt thật sự cần thiết hay vì sự hữu ích đòi hỏi
trong những trường hợp đặc biệt, giáo dân có thể được chấp nhận
giảng trong nhà thờ hay trong nhà nguyện, ngoài Thánh Lễ, theo
các quy tắc của giáo luật. Việc này có thể được chỉ trong những
trường hợp cần thiết bổ khuyết các thừa tác viên có chức thánh quá
ít trong một vài nơi; do đó, một trường hợp như thế, hoàn toàn
ngoại lệ, không được phép trở nên một tục lệ thông thường, và
cũng không được xem nó như là một sự thăng tiến chính thức của
134

hàng giáo dân. Vả lại, mọi người đều phải nhớ rằng quyền ban
phép chỉ thuộc thẩm quyền của các Đấng Bản Quyền sở tại mà
thôi, và luôn luôn là ad actum, chứ không thuộc quyền ai khác, kể
cả các linh mục hay phó tế” (Bản dịch Việt ngữ của Hội Đồng
Giám Mục Việt Nam).
Một số chuyên viên giáo luật cho rằng huấn thị
“Redemptionis Sacramentum”, cùng với huấn thị “Ecclesiae de
Mysterio” năm 1997 liên quan đến sự cộng tác của giáo dân với
thừa tác vụ linh mục, là chặt chẽ hơn về việc giáo dân giảng thuyết
so với Bộ Giáo Luật.
Điều này dường như thực sự là cố ý. Chắc chắn các tài liệu
liên quan này đã được chấp thuận cách hợp lệ bởi Đức Thánh Cha
Gioan Phaolô II, vì chính Ngài cũng đã ban hành Bộ Giáo luật.
Việc cấm giáo dân giảng thuyết là thậm chí còn nghiêm ngặt
hơn, và Tòa Thánh còn đi xa hơn khi nói rằng Giám mục giáo phận
không có thẩm quyền cho phép một giáo dân giảng thuyết.
Lý do tại sao Giám mục không thể cho phép giáo dân giảng
thuyết đã được viện dẫn trong tài liệu năm 1997 nói trên: “Đây
không chỉ là một qui định kỷ luật, nhưng là điều chạm đến các
chức năng kết nối chặt chẽ với nhau của việc giảng dạy và thánh
hóa “ (Điều 3, số 1).
Về trường hợp cụ thể được trình bày bởi bạn đọc của chúng
tôi trên đây, phiên bản tiếng Ý của Nghi thức cho Rước lễ ngoài
Thánh Lễ nói trong chữ đỏ về việc giảng thuyết như sau:
“31. Nếu thuận tiện, linh mục hay phó tế có thể giải thích
ngắn gọn về bài đọc vừa đọc xong”. Bởi vì có các công thức riêng
biệt cho một thừa tác viên có chức thánh và một thừa tác viên
ngoại thường cho Rước lễ trong các phần khác, nên khá rõ ràng
rằng nghi thức không cho phép một giáo dân giảng thuyết.
Phiên bản tiếng Anh của nghi thức này không tiên liệu việc
giảng thuyết. Chữ đỏ nói: “Có thể có một hoặc nhiều bài đọc, sau
bài đầu tiên có hát Thánh vịnh hoặc bài thánh ca và một khoảnh
khắc cầu nguyện thinh lặng. Việc cử hành phụng vụ Lời Chúa kết
thúc với các lời nguyện tín hữu”.
135

Ngoài ra, nghi thức Ý được thiết kế cho các trường hợp đặc
biệt cho các ngày trong tuần lễ, ví dụ, dành cho các bệnh viện, hoặc
nhà ở cho người cao tuổi. Nghi thức không được thiết kế cho một
buổi cử hành Phụng vụ Lời Chúa và cho Rước lễ ngoài thánh lễ
trong ngày Chúa Nhật; việc này đòi hỏi một nghi thức đặc biệt, vốn
vẫn còn khá hiếm ở nước Ý.
Tuy nhiên, bởi vì nghi thức này là cần thiết trong một số
quốc gia, nên trong năm 1988 Tòa Thánh đã ban hành một số
hướng dẫn tổng quát cho việc cử hành Phụng vụ ngày Chủ nhất,
khi vắng linh mục, và việc này có thể được điều chỉnh bởi Hội
đồng Giám mục quốc gia. Về bài giảng, tài liệu này nói:
“43. Để các người tham dự có thể ghi nhớ Lời Chúa, cần có
lời giải thích các bài đọc hoặc một khoảng thời gian thinh lặng để
suy niệm về những gì đã được nghe. Bởi vì chỉ có linh mục hoặc
phó tế mới giảng thuyết được, nên điều ước muốn là rằng linh mục
cần soạn bài giảng và trao cho người chủ tọa cộng đoàn đọc bài
giảng ấy. Nhưng trong vấn đề này, cần tuân theo các quyết định
của Hội đồng Giám mục”.
Một số ít giáo phận ở Ý đã cho phép các cách khác nhau để
cử hành phụng vụ lời Chúa ngày Chúa Nhật. Có giáo phận chỉ cho
phép phó tế vĩnh viễn chủ trì buổi Phụng vụ, trong khi một số giáo
phận khác đã cho phép giáo dân hướng dẫn buổi phụng vụ dưới sự
chỉ đạo của một linh mục. Trong trường hợp này, ưu tiên là sử
dụng bài suy niệm hoặc bài giảng do cha xứ soạn thảo, và bài này
được đọc sau các bài đọc. Trong một số trường hợp, nhóm có thể
tự mình soạn một bài để giải thích các bài đọc trong ngày.
Các hướng dẫn tương tự đã được ban hành ở các nước khác.
Một hướng dẫn tiêu biểu của một giáo phận Mỹ nói về việc giảng
thuyết như sau:
“Các lãnh đạo giáo dân phải được đào tạo trước, để được cho
phép giảng tại một buổi phụng vụ Chúa Nhật khi vắng linh mục.
Họ cũng phải được Đức Giám Mục chuẩn thuận.
Các Phó tế có thể giảng, miễn là họ có năng quyền để làm
như vậy. Cha xứ hoặc cha phó có thể cung cấp bài giảng cho người
136

lãnh đạo giáo dân đọc, hoặc nếu Giám mục đã cho phép lãnh đạo
giáo dân giảng, người này có thể tự soạn bài giảng theo cách riêng
của mình”.
Còn các giáo phận khác chỉ dự trù một khoảng thời gian
thinh lặng để suy niệm, nếu một lãnh đạo giáo dân hướng dẫn một
buổi phụng vụ kiểu này.
Vì vậy, để trả lời cho độc giả của chúng tôi, một giáo dân có
thẩm quyền có thể giảng trong một buổi cử hành Phụng Vụ Lời
Chúa, hoặc trong các trường hợp khác, nếu được Giám mục giáo
phận cho phép cách hợp lệ. Việc này cũng có thể được thực hiện
trong một buổi cử hành phụng vụ Chúa Nhật, khi vắng linh mục,
mặc dù ưu tiên là rằng lãnh đạo giáo dân đọc một bài giảng do linh
mục soạn sẵn. (Zenit.org 21-1-2014)

54. Cộng đoàn quỳ gối đến hết Vinh tụng ca


(doxology) không?

Hỏi: Tôi lấy làm lạ là tại sao ở Mỹ, quy tắc là trong Thánh lễ
cộng đoàn quỳ gối cho đến sau tiếng Amen của Kinh nguyện Thánh
Thể, trong khi ở các nước khác, quy tắc là phải đứng. Ở một số địa
điểm, giáo dân còn đưa hai tay lên, như trong Cựu Ước, trong khi
vinh tụng Thiên Chúa bằng lời thưa Amen. Lời thưa Amen này
được kèm theo một cử chỉ của việc nâng cao Mình Máu thánh, vốn
hàm ý một cử động của toàn thề cộng đoàn hướng về Thiên Chúa.
Theo tôi, tư thế quỳ vào lúc này dường như mâu thuẫn với ý nghĩa
ban đầu của lời thưa quan trọng Amen. Điều quan trọng không
phải là chính quy tắc, nhưng là ý nghĩa của cử chỉ phụng vụ trong
toàn bộ bối cảnh của thánh lễ. Thưa cha, Cha nghĩ sao về việc
này? – J. D., Poteet, Texas, Mỹ.
Đáp: Phiên bản tiếng Mỹ của Qui chế Tổng Quát Sách Lễ
Rôma (GIRM ) cho biết trong số 43: “Trong các giáo phận của Mỹ,
giáo dân quỳ từ sau khi hát hoặc đọc Thánh Thánh Thánh (Sanctus)
cho đến hết lời thưa Amen của Kinh nguyện Thánh Thể [...]”.
137

Trong bản gốc Latinh và các ngôn ngữ khác, qui chế nói rằng
tín hữu quỳ gối trong khi Truyền phép, từ Kinh khẩn cầu Thánh
Linh (epiclesis) đến “Đây là mầu nhiệm Đức tin, Mysterium fidei”.
Tuy nhiên, qui chế nói thêm: “Ở đâu giáo dân có thói quen quỳ
suốt sau câu tung hô Thánh Thánh Thánh cho đến hết Kinh
Nguyện Thánh Thể, thì đó là điều đáng khen nên duy trì” (bản dịch
Việt ngữ của linh mục Phanxicô Xavier Nguyễn Chí Cần, giáo
phận Nha Trang).
Do đó, hai sự tùy chọn này là một vấn đề của truyền thống và
tập tục địa phương. Tòa Thánh đã phê chuẩn sự thích ứng của qui
chế chung do Hội đồng Giám Mục Mỹ đề nghị, bởi vì nó đã là một
thực hành tốt tại Mỹ từ lâu rồi.
Mặc dù bạn đọc trên đây của chúng tôi có một ghi nhận thú
vị liên quan đến cử chỉ nâng cao Mình Máu Thánh Chúa, tôi tin
rằng việc yêu cầu mọi người đứng lên trước khi dứt lời Amen sẽ
thực sự làm gián đoạn dòng chảy tự nhiên của Kinh nguyện Thánh
Thể. Trong khi các cử chỉ là quan trọng, sự tham gia chủ yếu của
tín hữu tại thời điểm này là liên kết trong lời thưa Amen quan
trọng, vốn kết thúc Kinh nguyện Thánh thể. Với lời thưa Amen
này, mọi người một cách nào đó làm cho các lời kinh và lời cầu
được công bố bởi linh mục trở nên chính lời của mình, và qua linh
mục, họ kết hiệp với hy lễ đời đời của Chúa Kitô.
Vì lý do này, linh mục và phó tế nâng cao Đĩa thánh và Chén thánh
cho đến khi lời thưa Amen được hoàn tất trọn vẹn. Việc này được
Qui chế Tổng Quát Sách lễ Rôma (GIRM), số 180 nói: “Ðến vinh
tụng ca kết thúc kinh Tạ Ơn, thầy phó tế đứng cạnh vị tư tế, nâng
Chén thánh lên, đang khi vị tư tế nâng đĩa có Mình Thánh, cho đến
khi giáo dân đã tung hô: “Amen” (bản dịch Việt ngữ, như trên).
Liên quan đến điều này, có một câu trả lời chính thức trong
năm 2009 cho một sự nghi ngờ được đăng trong tờ Notitiae, cơ
quan thông tin của Thánh bộ Phụng Tự và Kỷ luật Bí Tích. Người
ta hỏi rằng liệu có là hợp lệ khi trong thánh lễ đồng tế, các linh
mục nâng cao nhiều chén thánh lúc đọc hay hát Vinh tụng ca
không.
138

Thánh Bộ của Tòa Thánh đã trả lời là không, và đặc biệt bài
xích việc làm này. Thánh Bộ nhấn mạnh rằng chỉ có một Đĩa thánh
và một Chén thánh được nâng cao tại thời điểm ấy.
Thánh Bộ giải thích rằng không cần hơn một cử chỉ để cho
tín hữu nhìn thấy Mình Thánh và Chén Thánh, cho bằng cần diễn
tả một cách nghi thức các lời kinh mà linh mục đã đọc trong Vinh
tụng ca cuối cùng. (Zenit.org 18-5-2010)

55. Vị trí nào dành cho Giám mục khi ngài không
đồng tế trong Thánh Lễ?

Hỏi: Thưa cha, liệu một Giám mục giáo phận có ngồi ở ngai
tòa của ngài không, khi ngài tham dự một thánh lễ mà ngài không
đồng tế? Ngài mang lễ phục nào trong trường hợp này? - W. B.,
Musoma, Tanzania.
Đáp: Câu hỏi này đã được dự kiến trong nhiều tài liệu, nhất
là trong sách Lễ Nghi Giám Mục (CB).
Có nhiều trường hợp Giám mục giáo phận có thể tham dự
thánh lễ mà không đồng tế. Ví dụ, nếu một Giám mục tham dự một
Thánh Lễ mừng Ngân khánh hoặc Kim khánh của một linh mục,
hay lễ an táng của cha hay mẹ của một linh mục, ngài thường
không đồng tế bởi vì khi ngài đồng tế thì ngài có nghĩa vụ chủ sự
Thánh lễ.
Câu hỏi này được đặt ra cách đây vài năm cho Thánh Bộ
Phụng Tự, và được trả lời trong tờ báo chính thức của Thánh Bộ là
tờ Notitiae (số 46 [2009] trang 170). Xin mời đọc:
“Liệu một Giám mục được phép đồng tế trong Thánh lễ
mừng Ngân khánh hoặc Kim khánh của một linh mục, nhưng ngài
chỉ đứng chung với các linh mục, và dành vị thế chủ tế Thánh lễ
cho vị linh mục mừng lễ đặc biệt của mình không?”. Trả lời:
Không.
“Qui chế phụng vụ về việc này, vốn mang theo với nó một nguyên
tắc thần học bắt nguồn từ sự khôn ngoan của các Giáo Phụ, khẳng
139

định cách minh nhiên rằng Giám mục phải chủ sự trong buổi lễ,
cho dù Giám mục cử hành Thánh lễ hay không.
“Sách Lễ Nghi Giám Mục trong số 18 nói: “Trong mỗi cộng
đồng của bàn thờ tụ tập chung quanh vị Giám mục, như là thừa tác
viên thánh, biểu tượng của đức ái và sự hiệp nhất này của Nhiệm
Thể, mà nếu không có Nhiệm thể thì không thể có sự cứu rỗi, được
tỏ hiện rõ ràng. Do đó, điều thích hợp nhất là khi Giám mục có mặt
tại một buổi cử hành phụng vụ đặc biệt, nơi có các tín hữu quy tụ,
thì ngài với tư cách là người mang sự viên mãn của Bí tích Truyền
chức thánh, sẽ chủ sự tại buổi lễ. Điều này là không nhằm tăng
thêm sự long trọng bề ngoài của nghi lễ, nhưng để diễn tả mầu
nhiệm Giáo Hội trong một ánh sáng sống động hơn. Cũng là phù
hợp khi Giám Mục cùng liên kết với các linh mục trong buổi lễ.
Tuy nhiên, nếu Giám mục là chủ sự mà không cử hành Thánh Thể,
ngài vẫn phụ trách phần phụng vụ Lời Chúa và kết thúc Thánh lễ
với phần ban phép lành và nghi thức giải tán”.
“Tuy nhiên, ‘vì một lý do chính đáng, Giám mục có thể có
mặt trong Thánh lễ nhưng ngài không cử hành Thánh lễ, thì tốt hơn
ngài cần chủ sự buổi lễ, trừ phi một Giám mục khác cử hành Thánh
lễ ấy, bằng việc ít nhất ngài cử hành phần phụng vụ lời Chúa và
ban phép lành cuối lễ. Điều này là đặc biệt cần thiết trong các
Thánh lễ, mà trong đó vài nghi thức bí tích hoặc nghi thức truyền
phép hoặc việc ban phép lành sẽ diễn ra' (số 175). Trong trường
hợp này, Đức Giám Mục tham dự thánh lễ ‘với áo khoác ngắn
(mozzetta) và áo ren ngắn (rochet), không đứng và ngồi ở ngai tòa,
nhưng ở một nơi phù hợp hơn được chuẩn bị sẵn cho ngài' (số
186)”.
Tôi phải nói rằng phần thứ hai của câu trả lời này, hợp nhất
các số 175 và 186 của Sách Lễ Nghi Giám Mục, là hơi khó hiểu, và
ít nhất là khi đề cập đến lễ phục của Giám mục, phần thứ hai này
dường như cung cấp thông tin không chính xác.
Sách Lễ Nghi Giám Mục phân biệt hai trường hợp khác
nhau. Trường hợp thứ nhất là khi vị Giám mục chủ sự phần Phụng
Vụ Lời Chúa và bàn phép lành cuối lễ, nhưng không đồng tế. Lễ
140

phục thích hợp cho trường hợp này được mô tả trong số 176 của
Sách Lễ Nghi Giám Mục. Đó là áo chùng trắng (alba), thánh giá
ngực, dây các phép và áo choàng không tay (cope) cùng màu với
màu sắc của phụng vụ ngày lễ ấy, mũ mitra và gậy mục tử. Sách Lễ
Nghi Giám Mục, trong các số 177-185, mô tả các hành động lễ
nghi được thực hiện trong trường hợp này. Và trong trường hợp
này, Giám mục ngồi ở ngai tòa của ngài (Sách Lễ Nghi Giám Mục,
178).
Trường hợp thứ hai, trong đó Giám mục hiện diện nhưng
không làm chủ sự, được mô tả trong Sách Lễ Nghi Giám Mục số
186. Trong trường hợp này, Giám mục mặc lễ phục được gọi là lễ
phục kinh sĩ.
Lễ phục này gồm có áo dòng (cassock) màu tím, cùng với áo
khoác ngắn, mũ sọ cùng màu. Áo khoác ngắn là áo dài cho đến
khuỷu tay và cài nút ở phía trước.
Mũ cạnh vuông (biretta) lá cái mũ cứng hình vuông, không
có vành với ba hoặc bốn sống nhô trên bề mặt và đội lên trên mũ
sọ, hiện không còn là bắt buộc và ít được sử dụng.
Áo ren ngắn được mặc dưới áo khoác ngắn và bên ngoài áo
dòng. Nó là áo vải len trắng, trông giống như áo các phép
(surplice), ngoại trừ nó có tay áo khít nhỏ hơn so với các tay áo các
phép
Bên ngoài áo khoác ngắn, Giám mục mang một thánh giá
ngực, vốn thường được treo trên một sợi dây vàng và màu xanh lá
cây, mặc dù một số Giám mục sử dụng sợi dây bạc hoặc mạ vàng
cho tất cả các trường hợp.
Trong trường hợp này Giám mục không ngồi tại ngai tòa,
nhưng tại một nơi thích hợp khác trong cung thánh.
Trong một số trường hợp, có thể có một sự kết hợp của cả hai
kiểu lễ y phục, ví dụ, nếu Giám mục mặc lễ phục kinh sĩ, nhưng
thực hiện phần cuối tại một lễ an táng. Trong trường hợp này, sau
phần hiệp lễ, ngài cởi áo khoác ngắn và mặc áo choàng không tay,
dây các phép và đội mũ mitra để hướng dẫn việc cầu nguyện.
(Zenit.org 28-1-2014)
141

56. Có buộc tráng chén với nước và rượu không?

Hỏi: Tôi thấy hầu như các linh mục, sau phần cho Rước lễ,
đều tráng chén bằng nước mà thôi. Nhưng Qui chế Tổng Quát
Sách Lễ Rôma [GIRM] cũng nói rằng việc tráng chén có thể sử
dụng cả rượu và nước. Thưa cha, tại sao một phương pháp lại áp
đảo hầu như hoàn toàn phương pháp kia? Nếu có người muốn sử
dụng cả nước và rượu, thì cách thức làm ra sao? - J. F., Adelaide,
Australia.
Đáp: Qui chế Tổng Quát Sách Lễ Rôma [GIRM] nói như sau
trong số 279:
“Các chén thánh được vị tư tế, phó tế hay thầy có chức giúp
lễ tráng lau sau rước lễ hoặc sau Thánh Lễ, nên làm việc này tại
bàn phụ. Tráng chén bằng nước hoặc bằng nước và rượu, và người
tráng uống hết. Ðĩa thánh được chùi bằng khăn lau.
Phải liệu sao Máu Thánh còn lại sau khi cho rước được uống
hết tại bàn thờ” (bản dịch Việt ngữ của linh mục Phanxicô Xavier
Nguyễn Chí Cần, giáo phận Nha Trang).
Việc tráng chén này dựa vào việc tráng chén của hình thức
ngoại thường, mà trong đó việc tráng chén bằng nước và rượu là
một qui định.
Chữ đỏ trong Sách lễ với hình thức ngoại thường qui định
tiến trình như sau:
“Sau khi cho Rước lễ, linh mục cất mọi Bánh thánh còn lại
vào Nhà Tạm, sau đó ngài cầm chén thánh và người giúp lễ rót
rượu vào chén thánh. Linh mục uống rượu và đọc thầm:
“Lạy Chúa, (Quod ore súmpsimus, Dómine, pura mente
capiámus), những gì chúng con đã rước trong miệng chúng con,
xin cho chúng con rước với tâm hồn thanh sạch; và xin cho của lễ
đời tạm này trở nên cho chúng con phương thuốc đời đời.
“Rượu và nước được đổ trên các ngón tay của linh mục vào
chén thánh. Trong khi ngài làm khô các ngón tay, ngài đọc thầm:
“Lạy Chúa (Corpus tuum, Domine, quod sumpsi, et Sanguis,
quem potavi), xin cho Mình Chúa mà con đã ăn và Máu Chúa mà
142

con đã uống, đến tới các bộ phận sâu thẳm nhất của con, và làm
cho không còn vết tội ở lại trong con, là người đã được nuôi dưỡng
với Bí tích tính tuyền và thánh thiện này. Chúa hằng sống và hiển
trị muôn đời. Amen”
“Linh mục uống rượu và nước, lau chén thánh và lấy khăn
đậy lại”.
Phần cổ xưa nhất của nghi lễ này là phần đầu tiên, sự làm
sạch miệng (“ablutio oris”), trong đó linh mục uống một chút rượu
để bảo đảm rằng không còn chút Mình Thánh Máu Thánh nào
trong miệng nữa. Trong một số nghi thức phụng vụ Đông phương,
chủ tế cũng có thể dùng một chút bánh thánh. Có bằng chứng của
sự thực hành này từ ít là thế kỷ thứ tư.
Ở một số nơi, cũng có tập tục là các tín hữu cũng uống chút rượu
hay nước sau khi Rước lễ. Lý do cho việc này là vì Giáo Hội vẫn
còn sử dụng bánh có men cho Thánh lễ, nên khi rước lễ, người ta
phải nhai. Có bằng chứng cho thấy rằng dấu vết của tập tục này
còn tồn tại ở nhiều vùng của châu Âu cho đến đầu thế kỷ 20.
Lúc đầu, sự thanh tẩy các ngón tay và tráng chén được thực
hiện sau thánh lễ, nhưng không có luật hoặc quy định đặc biệt vể
việc này. Các quy tắc đầu tiên xuất hiện vào khoảng thế kỷ thứ
chín, và ban đầu chỉ dùng nước mà thôi. Chúng tôi tìm thấy tài liệu
đầu tiên của việc dùng rượu trong truyền thống đan tu của thế kỷ
11. Trong một số trường hợp, việc này được phát triển thành một
nghi lễ chi tiết, trong đó chén thánh được tráng ba lần.
Lúc đầu, bàn tay hoặc ít nhất là các ngón tay được rửa sạch
trong một cái chậu gần bàn thờ. Bằng chứng sớm nhất của việc rửa
các ngón tay trên chén thánh là từ một nguồn tài liệu dòng Đa
Minh năm 1256. Nguồn tài liệu này nói rằng, do thiếu một cái chậu
phù hợp, thì tốt hơn nên rửa các ngón tay bằng nước trên chén
thánh, và sau đó uống nước này cùng với rượu, mà trước đó đã
được sử dụng để làm sạch các ngón tay. Tài liệu này cũng là một
trong các tài liệu đầu tiên nhắc đến việc sử dụng một miếng vải lau,
mà sau này trở thành khăn lau chén thánh.
143

Các tập tục này dần dần lan rộng nhưng không trở nên phổ
quát, cho đến khi được đưa vào luật bởi Sách lễ Rôma của thánh
Giáo hoàng Piô V vào năm 1570.
Còn hiện nay thì sao? Làm thế nào một linh mục tráng chén
bằng rượu và nước trong hình thức thánh lễ bình thường?
Tôi đề nghị rằng việc tráng chén nên được thực hiện theo
cách thức đơn giản nhất. Khi tráng chén, nên rót rượu và nước vào
chén thánh rồi uống hết. Tỉ lệ của rượu và của nước là tùy vào linh
mục. Vì mục đích thực tiễn, một sự pha trộn khá loãng là được ưa
thích hơn, trước tiên nhằm tránh làm dơ khăn lau chén thánh.
Việc chỉ sử dụng nước để tráng chén thánh đã chiếm ưu thế,
do sự thực hành sau các cải cách phụng vụ. Sự xuất hiện việc đồng
tế thánh lễ và việc cho Rước lễ khá thường xuyên dưới hai hình đòi
hỏi có nhiều hơn một chén thánh được tráng. Ngoài ra cũng có
nhiều bình thánh hơn, trong đó một số cần phải được tráng bằng
nước. Tất cả điều này làm cho việc sử dụng cả rượu và nước để
tráng chén là ít thực tế hơn, và vì vậy không đáng ngạc nhiên khi
sự lựa chọn hợp pháp của việc sử dụng cả rượu và nước để tráng
chén đã bị gác qua một bên. (Zenit.org 4-2-2014)

57. Linh mục nói lời thô tục trong bài giảng được
không?

Hỏi: Tôi mới tham dự một Thánh Lễ. Trong bài giảng (vốn
tập trung vào đức tin của chúng ta là người Công Giáo), vị linh
mục sử dụng tiếng thô tục không chỉ một lần ( “... Đồ chết tiệt!”,
trích dẫn từ Flannery O'Connor) nhưng hai lần (lần này là một lời
có tính riêng tư hơn: “Chúng ta là đồ ngốc khốn kiếp!”). Tôi phải
nói rằng, điều này làm cho tôi rất khó chịu cho suốt buổi lễ, và tôi
vẫn còn thấy bực bội vào cuối ngày trong giờ kinh tối. Tôi cố gắng
hết sức để không nói lời thô tục – việc kiềm chế này đang trở thành
ngày càng khó hơn trong xã hội chúng ta đang sống. Thưa cha, có
trường hợp nào mà lời thô tục là được chấp nhận không? - D. B.,
Pittsburgh, Pennsylvania, Mỹ.
144

Đáp: Bạn ạ, ở đây chúng ta đứng trong lĩnh vực ý kiến cá


nhân hơn là bất kỳ quy tắc chặt chẽ nào.
Trước hết, thật là cần thiết để nhìn nhận rằng khái niệm thô
tục, ít nhất liên quan đến một số từ ngữ, phụ thuộc vào thói quen
của địa phương. Một số từ ngữ bị xem là thô tục trong một bối
cảnh này, nhưng lại có thể được dùng một cách đơn giản trong một
bối cảnh khác.
Do đó, một linh mục nên chú ý tới sự nhạy cảm của địa
phương, và tránh sử dụng ngôn từ, ngay cả trong các trích dẫn, vốn
có thể gây khó chịu nhiều cho một số người nghe. Đồng thời, nếu
một linh mục từ nơi khác đến sử dụng một từ ngữ, vốn làm cho
người nghe nhíu mày hoặc há hốc mồm, thì ngài cần được thông
cảm vì không biết một số điều tinh tế trong ngôn ngữ địa phương.
Điều này là cần hơn nữa khi người ta đi từ nước này đến
nước khác, hoặc thậm chí thay đổi ngôn ngữ nói khác. Đã hơn một
lần tôi có kinh nghiệm khi các giáo sĩ từ nơi khác đến đã vô tình
làm cho thính giả phải cười khúc khích, khi ngài dùng từ ngữ hai
nghĩa, vốn trong khi đó là hoàn toàn ngây thơ trong ngôn ngữ bản
xứ của ngài.
Tuy nhiên, đây là một vấn đề khác cho vị giảng thuyết khi cố
ý nói lời thô tục trong bài giảng. Đây là điều mà tôi tin rằng là cần
phải tránh hết sức. Mặc dù tôi không nghĩ rằng vấn đề này là rất
phổ biến, mà thực sự có thể là hoàn toàn ngược lại, tôi sẽ cố gắng
nêu ra vài lý do có liên quan.
Trước tiên, trong hành động hy tế, vị linh mục đại diện cho
Chúa Kitô trong bài giảng của mình, nên ngài cần tránh các từ ngữ
xem ra là không xứng đáng với Chúa. Đúng là Chúa chúng ta đôi
khi thốt ra vài lời đầy màu sắc và mạnh mẽ, để lay động sự tự mãn
của các kẻ phản đối sứ điệp của Chúa. Nhưng chúng ta không tìm
thấy trong đó bất cứ lời nào thô lỗ hay không xứng hợp.
Thứ đến, mục đích của bài giảng là truyền thông sứ điệp của
Chúa Kitô cho các tín hữu. Do đó, linh mục cần phải cố gắng tạo ra
sự truyền thông tốt nhất, và tránh bất cứ lời nào có thể gây ra sự
145

cản trở cho việc các tín hữu chấp nhận và thẩm thấu sứ điệp ấy vào
đời sống của họ.
Cuối cùng, cộng đồng giáo xứ gồm các tín hữu đủ lứa tuổi,
và linh mục phải là một gương mẫu cho họ. Thật là quá đáng tiếc,
nếu các bậc cha mẹ không cho con cái xem phim ảnh mà không có
họ hướng dẫn, trong khi họ lại nghe các lời thô tục trong bài giảng
lễ.
Trong Tông huấn “Evangelii Gaudium” của mình, Đức
Thánh Cha Phanxicô không giải quyết chủ đề đặc biệt này. Tuy
nhiên, tôi tin rằng các nguyên tắc, mà Ngài nêu ra về bài giảng, cho
thấy rằng tông huấn là một sứ điệp tích cực, và rằng nó sẽ loại trừ
bất kỳ sự sử dụng cố ý nào về những gì có thể làm cho một số tín
hữu xa lánh bài giảng thiêng liêng.
Chẳng hạn, Ngài nói :
“135. Bây giờ chúng ta nhìn vào việc giảng trong phụng vụ
mà các mục tử cần phải xem xét nghiêm túc. Tôi sẽ bàn một cách
đặc biệt, và thậm chí hơi tỉ mỉ, về bài giảng và sự chuẩn bị bài
giảng, vì có quá nhiều mối quan tâm đã được bày tỏ về tác vụ quan
trọng này và chúng ta không thể làm ngơ. Bài giảng là viên đá thử
để đánh giá sự gần gũi và khả năng truyền thông của người mục tử
với dân chúng. Chúng ta biết các tín hữu rất coi trọng bài giảng, và
cả các tín hữu lẫn các thừa tác viên có chức thánh đều khổ sở vì các
bài giảng: giáo dân vì phải nghe các bài giảng, còn các giáo sĩ vì
phải giảng bài! Đây là trường hợp đáng buồn. Bài giảng thực ra có
thể là một trải nghiệm sâu đậm và vui sướng về Thần Khí, một
cuộc gặp gỡ đầy an ủi với lời Thiên Chúa, một nguồn mạch canh
tân và tăng trưởng thường xuyên”.
“137 [...] Bài giảng có tầm quan trọng đặc biệt vì bối cảnh
Thánh Thể của nó: nó vượt quá mọi hình thức huấn giáo vì là thời
điểm tột đỉnh trong cuộc đối thoại giữa Thiên Chúa với dân Người,
và dẫn tới việc hiệp thông bí tích. Bài giảng một lần nữa tiếp nối
cuộc đối thoại mà Chúa đã thiết lập với dân Người. Người giảng
thuyết phải biết lòng cộng đoàn của mình, để biết chỗ nào ước
muốn của nó về Thiên Chúa đang sống động và cháy bỏng, cũng
146

như chỗ nào mà cuộc đối thoại ấy trước kia rất thân thương nay đã
bị thui chột và cằn cỗi”.
“139. Chúng ta đã nói rằng, nhờ Chúa Thánh Thần liên tục
hoạt động trong tâm hồn, dân Chúa không ngừng tự phúc âm hoá
chính mình. Nguyên tắc này có hệ luỵ gì đối với các giảng viên?
Nó nhắc nhớ chúng ta rằng Hội Thánh là một người mẹ, và Hội
Thánh giảng giống như cách một người mẹ nói chuyện với con, bà
biết con tin rằng mẹ dạy gì cũng là vì lợi ích của nó, vì con cái biết
rằng chúng được yêu. Hơn nữa, một người mẹ tốt có thể nhận ra
mọi sự mà Thiên Chúa đang làm nơi con của bà, nên bà lắng nghe
các mối quan tâm của chúng và học hỏi từ chúng. Tình yêu thương
ngự trị trong gia đình hướng dẫn mẹ và con trong câu truyện; khi
trò chuyện, mẹ và con cùng dạy và học, trải nghiệm sự sửa sai và
tăng trưởng trong cách đánh giá điều gì là tốt. Một điều tương tự
cũng xảy ra trong bài giảng. Cùng một Thần Khí gợi hứng cho các
sách Tin Mừng và hành động trong Hội Thánh cũng chính là Thần
Khí soi sáng cho giảng viên để nghe đức tin của dân Chúa và tìm
cách thích hợp để giảng vào mỗi Thánh Lễ. Bài giảng Kitô giáo vì
thế tìm được nơi con tim của dân chúng và nền văn hoá của họ một
nguồn nước sự sống, gúp giảng viên biét phải nói gì và nói thế nào.
Như tất cả chúng ta đều thích được người khác nói với mình bằng
tiếng mẹ đẻ của mình, thì cũng vậy, trong đức tin, chúng ta thích
được người khác nói với mình bằng “văn hoá mẹ” của chúng ta”,
bằng tiếng bản xứ của chúng ta (xem 2 Mcb 7, 21. 27), và quả tim
chúng ta sẵn sàng nghe hơn. Ngôn ngữ này là một thứ âm nhạc
khêu gợi sự khích lệ, sức mạnh và niềm phấn khởi”.
“140. Khung cảnh này, vừa từ mẫu vừa Hội thánh, trong đó
diễn ra cuộc đối thoại giữa Chúa và dân của Người, phải được
khuyến khích bởi sự gần gũi của giảng viên, sự ấm áp của âm
giọng, sự đơn sơ không phô trương trong cách nói, và sự vui vẻ
trong các điệu bộ của giảng viên. Cho dù bài giảng đôi khi có thể
có phần tẻ nhạt, nhưng nếu có tinh thần từ mẫu và hội thánh, nó sẽ
luôn luôn hiệu quả, giống như những lời khuyên bảo nhàm chán
của một người mẹ, khi đến lúc, cũng sinh hoa kết quả trong lòng
147

các con của bà” (Bản dịch Việt ngữ của Ủy Ban Loan Báo Tin
Mừng thuộc Hội Đồng Giám Mục Việt Nam).
Sau đó, Ngài đưa ra một số lời khuyên thiết thực để giúp các
linh mục chuẩn bị bài giảng, trong đó có việc cần dành một lượng
thời gian dài cho việc học hỏi, cầu nguyện, suy tư và óc sáng tạo
mục vụ (số 145), và kính trọng sự thật bằng cách cố gắng hiểu
đúng ý nghĩa sứ điệp trọng tâm của một bản văn (số 146-148).
Cuối cùng Ngài nhắc nhở các linh mục rằng “người giảng
thuyết cũng cần để tai nghe dân và tìm xem các tín hữu cần nghe
những gì. Người giảng thuyết phải nhìn xem thế giới, nhưng cũng
phải nhìn xem người dân” (số 154) (Bản dịch, như trên).
Nếu linh mục chúng ta suy nghĩ nhiều về tông huấn của Đức
Thánh Cha, chắc chắn chúng ta sẽ nâng cao chất lượng bài giảng
của mình, và tỏa lan niềm vui của Tin Mừng cho các tín hữu.
(Zenit.org 18-2-2014)

58. Tại sao thắp bảy ngọn nến trong lễ đại triều
Giám mục?

Hỏi: Thưa cha, liệu có mối liên hệ nào giữa bảy ngọn nến
được sử dụng trong thánh lễ đại triều Giám mục và chân đèn bảy
ngọn (menorah) của Đền Thờ Giêrusalem không? - C. S., Roma, Ý.
Đáp: Bạn ạ, không có mối liên hệ trực tiếp nào và có lẽ cũng
không có mối liên hệ gián tiếp nào.
Một số tập tục của người Do Thái đã trực tiếp đi vào phụng
vụ Công Giáo ngay từ đầu - ví dụ, các chữ Amen, Alleluia và các
cấu trúc cơ bản của một số lời nguyện chúc lành và của các Kinh
nguyện Thánh Thể.
Nhiều tập tục khác đã gián tiếp đi vào sau đó, lấy cảm hứng
từ Kinh Thánh mà chúng ta có chung với Do Thái giáo. Ví dụ,
trong thời Trung cổ, các lời cầu nguyện được sáng tác cho nghi
thức truyền chức đã nhắc tới chiếc áo thánh thiêng của A-ha-ron
(Aaron) và các thầy cả thượng phẩm khác. Sau một vài thế hệ, các
lời cầu nguyện này tạo cảm hứng cho việc ra đời của một số nghi
148

lễ, mà trong đó tân chức được mặc áo lễ theo nghi thức trong lễ
truyền chức. Có nhiều ví dụ tương tự của các ảnh hưởng gián tiếp
ấy.
Về vấn đề chúng ta đang nói, các chứng từ sớm nhất của việc
bảy ngưởi giúp lễ cầm nến sáng đã có trong phụng vụ Tòa thánh
thế kỷ thứ VII. Các ngọn nến này sau đó được đặt trên mặt đất ở
phía trước bàn thờ, chứ không đặt trên bàn thờ.
Việc các người giúp lễ cầm đuốc sáng có lẽ bắt nguồn từ
phong tục của người Rôma khi đi hộ tống một số quan chức cao
cấp của triều đình với đuốc sáng, trong khi một người khác cùng đi
với quan này và mang theo một bản sao trang trí thật đẹp của bộ
luật.
Tuy nhiên, số lượng người cầm đuốc là không xác định. Vì
vậy, ngay cả khi tập tục phái sinh từ tục lệ của người Rôma, sự lựa
chọn bảy người cầm đuốc là dường như không bình thường. Một
số tác giả nói rằng con số này có thể được lấy cảm hứng từ bảy
ngọn đèn trong Sách Khải Huyền, chương 1. Tuy nhiên sự gán
ghép này chỉ là một giả thuyết, với ít bằng chứng ủng hộ nó.
Bảy ngọn đèn khải huyền có thể một cách nào đó là liên quan
đến chân đèn bảy ngọn, nhưng điều này không có ảnh hưởng đến
việc đưa ý này vào phụng vụ.
Tập tục được mô tả trong tài liệu của thế kỷ thứ VII đã không
được sử dụng đều đặn ở Rôma, mặc dù nó được duy trì trong một
số tu viện. Vào khoảng nửa đầu của thế kỷ XI, các ngọn nến xuất
hiện trên bàn thờ. Tuy nhiên, tập tục và số lượng ngọn nến là
không phổ quát.
Mãi cho đến cuối thế kỷ XIII, tập tục sử dụng bảy ngọn nến
trên bàn thờ trong thánh lễ đại triều Giám mục được phục hồi cho
phụng vụ Rôma. Nó đã được thiết định vững chắc trong một sách
Nghi lễ, được viết bởi Đức Hồng Y Giacomo Stefaneschi (1270-
1343), khi ngài viết: “Khi Đức Giáo Hoàng cử hành lễ đại triều,
bảy ngọn nến phải được đặt trên bàn thờ”.
Tập tục này vẫn tiếp tục ngày nay. Đối với hình thức ngoại thường,
các chỉ dẫn của sách Nghi Thức Giám Mục về thánh lễ đại triều
149

Giám mục nói là đặt bảy đèn trụ (candelabras) trên bàn thờ. Thánh
giá được đặt phía trước của cây nến cao nằm ở trung tâm.
Tập tục cho hình thức thông thường là ít chính xác hơn. Điều
này là bởi vì người ta được phép đặt nến gần bàn thờ, chứ không
chỉ trên bàn thờ. Các số 125 và 128 của Nghi Thức Giám Mục tiên
liệu khả năng có từ hai đến bảy người giúp lễ cầm ngọn nến sáng
tham gia đoàn rước vào thánh lễ. Các ngọn nến sau đó có thể được
đặt gần hoặc trên bàn thờ.
Mặc dù sách phụng vụ không quy định rõ ràng, và phù hợp
với tập tục thánh lễ Giáo hoàng, người ta có thể đặt bảy ngọn nến
trên hoặc gần bàn thờ, trước khi Thánh Lễ bắt đầu. Vể việc rước
trước thánh lễ, hai người cầm nến sáng đi hai bên người cầm thánh
giá, và đi sau đó có thể là sáu người cầm đuốc sáng.
Trong trường hợp này, các ngọn nến được sử dụng trong đám
rước được đặt kín đáo sang một bên, khi cuộc rước kết thúc. Hai
ngọn nến được sử dụng trong lúc công bố Tin Mừng và vào cuối
Thánh Lễ. Sáu người cầm sáu ngọn đuốc đi theo người cầm bình
hương ra trước bàn thờ trong phần Kinh Nguyện Thánh Thể.
(Zenit.org 25-2-2014)

59. Làm nghi thức xức tro sớm được không?

Hỏi: Thưa cha, vì lý do mục vụ thực tế, có thể làm phép tro
và xức tro, chẳng hạn trong một nhà hưu dưỡng, nhà nuôi người
cao tuổi hoặc nhà dưỡng lão, trước thứ Tư Lễ Tro (vào ngày thứ
Hai hoặc thứ Ba Béo trước đó) được không? - R. P., Toronto,
Canada
Đáp: Bởi vì gợi ý này, do các mục đích thực tế, nói trước sự
khởi đầu của Mùa Chay, tôi không nghĩ rằng giải pháp này là có
thể được.
Như Thông tư “Paschales Solemnitatis” năm 1988 của Thánh
Bộ Phụng tự và Kỷ luật bí tích về việc chuẩn bị và cử hành Đại lễ
Phục Sinh viết:
150

“21. Vào Thứ Tư trước Chúa Nhật I Mùa Chay, tín hữu được
xức tro để bước vào thời kỳ qui định cho việc thanh luyện tâm hồn.
Dấu hiệu sám hối này là một truyền thống Kinh Thánh, và được
duy trì trong số các tập tục của Giáo Hội cho đến ngày nay. Dấu
hiệu này biểu tỏ con người là tội nhân, tìm cách để biểu lộ cảm
thức tội lỗi của mình trước mặt Thiên Chúa bằng một dấu chỉ khả
giác nhằm diễn tả thái độ hoán cải nội tâm, với niềm xác tín rằng
Thiên Chúa sẽ đoái thương. Dấu hiệu này cũng ghi dấu sự khởi đầu
hành trình hoán cải. Hành trình này được tiến triển nhờ vào các cử
hành của bí tích Hoà Giải trong những ngày trước Lễ Phục Sinh”
(Bản dịch Việt ngữ của Hội đồng Giám mục Việt Nam).
Phụng vụ đôi khi cho phép thay đổi các ngày truyền thống
khi chúng không ảnh hưởng đến lịch phụng vụ chung. Ví dụ, Giám
mục có thể cử hành lễ làm Phép Dầu ngày thứ Năm Tuần Thánh
vào ngày sớm hơn, nhưng tốt hơn là vẫn trong Tuần Thánh, để tạo
thuận lợi cho sự tham gia của càng nhiều linh mục giáo phận càng
tốt. Việc này là khá phổ biến trong các giáo phận rộng lớn, nơi mà
việc di chuyển đến nhà thờ chinh tòa có thể mất nhiều giờ.
Hơn nữa, giải pháp được đề xuất là không cần thiết để giải
quyết các khó khăn mục vụ như vậy, bởi vì phụng vụ đã đưa ra một
sự chọn lựa thay thế thỏa đáng. Sách Các Phép có một nghi thức
làm phép tro và xức tro bên ngoài Thánh Lễ.
Các số 1059-1062 của Sách các Phép chỉ dẫn như sau:
“1059. Mùa Chay bắt đầu với tập tục xưa là xức dầu cho các
tín hữu như một dấu hiệu sám hối công khai và cộng đồng. Việc
làm phép tro và xức tro ngày thứ Tư lễ Tro thường được cử hành
trong thánh lễ. Tuy nhiên, khi hoàn cảnh đòi hỏi, việc làm phép tro
và xức tro có thể diễn ra ngoài Thánh Lễ, trong một buổi cử hành
phụng vụ Lời Chúa.
“1060. Qui định này cũng có thể được sử dụng, khi xức tro
cho các bệnh nhân. Tùy theo trường hợp, nghi thức có thể được
thừa tác viên thực hiện vắn gọn. Tuy nhiên, ít nhất có một bài đọc
Kinh Thánh Thánh trong nghi thức.
151

“1061. Nếu tro đã làm phép được đưa đến để xức lên đầu
người bệnh, thì không làm phép tro nữa, nhưng việc xức tro diễn ra
ngay sau bài giảng. Bài giảng nên kết luận bằng cách mời gọi
người bệnh chuẩn bị tâm hồn để được xức tro.
“1062. Nghi thức này có thể được cử hành bởi một linh mục
hay phó tế, và có thể có thêm thừa tác viên giúp xức tro cho tín
hữu. Tuy nhiên, việc làm phép tro chỉ dành cho một linh mục hay
phó tế”.
Do đó, có nhiều sự chọn lựa để đáp ứng nhu cầu thiêng liêng
của các tín hữu trong các nhà dưỡng lão và các tình huống tương tự
:
- Một linh mục hay phó tế có thể đến thăm địa điểm trong
ngày, để làm phép và xức tro cho tín hữu. Nếu cần thiết, nghi thức
có thể được vắn gọn.
- Linh mục hay phó tế mang tro đã làm phép đến địa điểm và
thực hiện việc xức tro cho tín hữu.
- Một thừa tác viên giáo dân đã được chỉ định mang tro đã
làm phép đến địa điểm, và thực hiện nghi thức xức tro theo phiên
bản dành riêng. Các phiên bản này đã được dự kiến trong Sách Các
Phép.
Do đó, để kết luận, thông thường không được phép làm phép
tro và xức tro cho tín hữu vào ngày thứ Hai hoặc thứ Ba Béo trước
thứ Tư Lễ Tro, và một nghi thức làm trước như thế là không cần
thiết về mặt mục vụ. (Zenit.org 4-3-2014)

60. Đọc “anh em” hay “chị em” trong Kinh Cáo Mình
được không?

Hỏi 1: Trong Thánh lễ, khi Kinh Cáo Mình (Confiteor)


được đọc, tôi nhận thấy là trong các nhà huấn luyện hoặc cộng
đoàn tu sĩ, nếu cộng đoàn chỉ toàn là người nam, họ đọc: “Tôi thú
nhận…và cùng anh em”; và nếu cộng đoàn chỉ toàn là người nữ,
152

họ đọc: “Tôi thú nhận…và cùng chị em”. Thưa cha, cách đọc như
thế là đúng không? - T. P. Shillong, Ấn Độ.
Hỏi 2: Trong Thánh lễ, sau Kinh Cáo Mình, tôi nhận thấy,
khi đọc “Xin Thiên Chúa toàn năng thương xót, tha tội, và dẫn đưa
chúng ta đến sự sống muôn đời”, linh mục giơ tay ra như là ban
phép lành hoặc xá giải. Thưa cha, linh mục làm như thế có thích
hợp không? - A.P., Margate, Florida, Mỹ.
Đáp: Câu hỏi đầu tiên liên quan đến đặc thù của tiếng Anh.
Trong nhiều ngôn ngữ, hình thức giống đực thường có chức năng
đôi và có thể chỉ cho các người nam hoặc một nhóm người có nam
lẫn nữ. Vì vậy, chẳng hạn trong tiếng Latinh, tiếng Tây Ban Nha và
tiếng Ý, chỉ cần dùng từ tương đương với “anh em” là chỉ cho cả
cộng đoàn có nam lẫn nữ.
Trong tiếng Anh, “brethren, anh em” có thể phục vụ mục
đích này, và trong thực tế có thể được sử dụng trong nghi thức sám
hối. Tuy nhiên, có lẽ vì lý do văn phong, nó không được đưa vào
như một phần của kinh “Cáo Mình”. Vì vậy, trong bản dịch tiếng
Anh, chúng ta nói “brothers and sisters, anh chị em”.
Một thích ứng ngữ cảnh được dự kiến trong các chữ đỏ, khi
Thánh Lễ được cử hành chỉ với một người giúp lễ. Trong trường
hợp này, linh mục và người giúp lễ nói “to you my brother, và cùng
anh” ở số ít. Vì vậy, tôi nghĩ rằng về mặt lý thuyết một cộng đồng
nam tu sĩ có thể sử dụng “cùng anh em”, khi không có phụ nữ nào
có mặt ở đó.
Một vấn đề khác là liệu về mặt mục vụ, có nên để cho các
cách diễn tả phụng vụ trở thành tập quán luôn chăng. Nếu không,
trong một số dịp, có người nam hoặc người nữ bên ngoài cộng
đoàn hiện diện trong thánh lễ nữa, thì sự thay đổi có thể dễ dàng
dẫn đến sự nhầm lẫn.
Trường hợp là khác hẳn, cho một cộng đồng nữ, vì trong
Thánh Lễ ít nhất có một người anh em luôn luôn có mặt, đó là vị
linh mục cử hành thánh lễ. Do đó, công thức tiêu chuẩn cần được
sử dụng. Như một quy định chung, linh mục không thay đổi giới
153

tính cho các lời chào phụng vụ, nếu ngài cử hành thánh lễ cho cộng
đoàn nữ.
Liên quan đến câu hỏi thứ hai, Qui chế Tổng Quát Sách Lễ
Rôma, số 51, nhắc nhở chúng ta: “Tiếp theo, vị tư tế mời mọi
người sám hối. Sau một chút thinh lặng, tất cả cộng đoàn đọc công
thức thú tội chung, và vị tư tế đọc lời xá giải để kết thúc. Lời xá
giải này không có hiệu quả của bí tích thống hối...” (bản dịch Việt
ngữ của linh mục Phanxicô Xavier Nguyễn Chí Cần, giáo phận
Nha Trang).
Không cử chỉ nào được quy định trong các chữ đỏ, cho nên
nó được coi như là linh mục sẽ vẫn chắp hai tay. Bất kỳ cử chỉ nào,
có thể ngụ ý rằng đó là lời xá giải có hiệu quả của bí tích thống hối,
thì cần phải tránh, nhằm không tạo sự nhầm lẫn cho các tín hữu.
(Zenit.org 10-1-2012)

61. Lời nguyện tín hữu có là bắt buộc trong Thánh


lễ ngày thường hoặc Thánh lễ an táng không? Được
phép chúc bình an trước phần dâng lễ vật không?

Hỏi: Thưa cha, được phép bỏ qua Lời nguyện tín hữu trong
Thánh Lễ ngày thường hoặc Thánh lễ an táng không? Được phép
chúc bình an trước phần dâng lễ vật không? - J. R., San Antonio,
Texas, Mỹ.
Đáp: Về việc tái lập Lời nguyện tín hữu vào phụng vụ, trong
năm 1963 Công Đồng chung Vatican II tuyên bố như sau trong
Hiến chế về Phụng vụ thánh Sacrosanctum Concilium, số 53:
“Phải tái lập “Lời nguyện chung” hay “Lời nguyện tín hữu”,
sau bài đọc Tin Mừng và bài giảng, nhất là vào các Chúa Nhật và
lễ buộc, để giáo dân cùng hợp chung lời cầu nguyện cho Hội
Thánh, cho các nhà cầm quyền, cho những ai đang gặp khó khăn
trước những nhu cầu cần thiết, cho tất cả mọi người, và cho phần
rỗi của toàn thế giới” (Bản dịch Việt ngữ của Hội Đồng Giám mục
Việt Nam).
154

Hai năm sau, vào năm 1965, Tòa Thánh đã được hỏi: “Liệu
trong các Thánh lễ có giáo dân tham dự, Lời nguyện tín hữu có là
bắt buộc trong các ngày thường không?”
Câu trả lời trong phong cách điển hình vắn tắt của Tòa Thánh
là: “Không buộc đọc Lời nguyện tín hữu vào các ngày thường”.
Sau đó, Tòa thánh xác nhận và đưa câu trả lời này vào các tài liệu
khác, với sự qui chiếu đặc biệt tới Hiến chế Sacrosanctum
Consilium.
Vì vậy, mặc dầu Lời nguyện tín hữu có thể được sử dụng
cách hữu ích trong các ngày thường, nó chỉ là buộc trong Thánh lễ
Chúa Nhật và các ngày lễ buộc mà thôi.
Tuy nhiên, đáng chú ý là các tài liệu gần đây nhất không có
sự phân biệt rõ giữa các ngày lễ trọng và ngày thường, nhưng chỉ
mô tả cấu trúc Lời nguyện tín hữu. Điều này cho phép sử dụng Lời
nguyện trong mọi dịp thích hợp, mà không đưa ra việc buộc.
Do đó, Qui chế Tổng Quát Sách Lễ Rôma (GIRM ) nói:
“69. Trong lời nguyện cho mọi người, cũng gọi là lời nguyện
tín hữu, chính dân Chúa, sau khi tiếp nhận trong đức tin, đáp lại
Lời Chúa và thực thi chức tư tế do phép rửa của mình mà cầu cho
hết mọi người. Lời nguyện này thường nên thực hiện trong các
Thánh Lễ có giáo dân tham dự, để họ cầu cho Hội Thánh, cho các
nhà cầm quyền, cho những người đang gặp đủ thứ khó khăn, cho
hết mọi người và cho toàn thế giới được ơn cứu độ.
“70. Thứ tự những ý nguyện thường là:
a. Cho các nhu cầu của Hội Thánh;
b. Cho các người trong chính quyền và cho toàn thế giới
được an bình;
c. Cho các người đang gặp bất cứ khó khăn nào;
d. Cho cộng đoàn địa phương.
Nhưng trong một buổi lễ cử hành đặc biệt nào đó, như là
Thêm Sức, Hôn Phối, An Táng, thì thứ tự ý nguyện có thể dành ưu
tiên cho trường hợp đặc biệt đó.
“71. Chính vị chủ tế điều khiển việc cầu nguyện từ ghế. Ngài
vắn tắt mời tín hữu cầu nguyện và đọc lời nguyện để kết thúc. Các
155

ý nguyện nêu ra cần phải chừng mực, được soạn thảo với sự tự do
khôn ngoan và ngắn gọn, diễn tả lời nguyện của toàn thể cộng
đoàn.
Thầy phó tế, hoặc một ca viên, hay độc viên hay một giáo
dân khác xướng các ý nguyện từ giảng đài hay một nơi nào khác
xứng hợp.
Còn toàn thể cộng đoàn đứng biểu lộ lời nguyện của mình,
hoặc bằng những lời kêu cầu chung sau mỗi ý nguyện được xướng
lên, hoặc bằng cách cầu nguyện trong thinh lặng” (bản dịch Việt
ngữ của linh mục Phanxicô Xavier Nguyễn Chí Cần, giáo phận
Nha Trang).
Về Thánh Lễ cầu cho người qua đời, Qui chế Tổng quát Sách
Lễ Rôma nói:
“385. Trong việc sắp xếp và chọn lựa các phần của Thánh Lễ
cầu cho người quá cố, nhất là lễ an táng, là những phần có thể thay
đổi (ví dụ: các lời nguyện, bài đọc, lời nguyện tín hữu), phải có
trước mắt các lý do mục vụ liên quan đến người chết, gia đình và
những người hiện diện” (bản dịch, như trên).
Điều này có nghĩa rằng, trong khi Lời nguyện tín hữu có thể
được bỏ qua cách hợp lệ trong thánh lễ an táng, điều quan trọng là
quan tâm đầy đủ đến các nhu cầu mục vụ của tang quyến, trước khi
quyết định làm như vậy.
Liên quan đến câu hỏi thứ hai, Huấn thị Redemptionis
Sacramentum, số 71, nói:
“71. Phải duy trì thông lệ của Nghi Lễ Rôma là chúc bình an
trước khi Rước Lễ một chút, như được dự liệu trong Nghi thức
Thánh Lễ. Quả nhiên, theo truyền thống của Nghi Lễ Rôma, thông
lệ này không bao hàm ý nghĩa hoà giải, cũng không có ý nghĩa xoá
tội, nhưng đúng hơn nó có mục đích biểu lộ sự bình an, sự hiệp
thông và lòng bác ái, trước khi lãnh nhận Thánh Thể. Trái lại, hành
động sám hối ở đầu Thánh Lễ, nhất là khi nó được thực hiện theo
công thức thứ nhất, có đặc tính diễn tả sự hoà giải này giữa các anh
em” (Bản dịch Việt ngữ của Hội Đồng Giám mục Việt Nam).
156

Ngay cả sau tài liệu này, và đặc biệt là trong Thượng Hội
Đồng Giám mục về phép Thánh Thể năm 2005, khả năng dời thời
điểm chúc bình an đã được tranh luận sôi nổi. Cuối cùng, các Giám
mục chỉ đơn giản đề nghị nghiên cứu thêm nữa.
Từ những gì tôi đã có thể thu thập được, một nghiên cứu
chuyên sâu đã được thực hiện, nhưng với các kết quả chưa thuyết
phục. Nói chung, các chuyên gia phụng vụ phản đối việc thay đổi
thời điểm chúc bình an, và các Giám mục trên thế giới chia rẽ nhau
về việc này. Cho đến nay, chưa có quyết định chính thức nào được
đưa ra.
Khó khăn chủ yếu liên quan đến sự thay đổi đề xuất này, ít
nhất là như tôi hiểu, đã được nhấn mạnh trong Huấn thị
Redemptionis Sacramentum. Việc thay đổi chúc bình an vào phần
dâng lễ vật sẽ đòi hỏi một sự thay đổi về ý nghĩa của chính nghi
thức, không còn đúng như ý nghĩa chúc bình an đến với chúng ta từ
Chúa Kitô trên bàn thờ, hướng đến ý nghĩa của hòa giải hoặc tha
tội.
Tuy nhiên, nếu điều này được thực hiện, ý nghĩa nào sẽ có
khi làm một cử chỉ hòa giải ở phần đầu của Thánh Lễ? Liệu chúng
ta không hòa giải với anh chị em của mình, để tham dự vào bàn
tiệc Lời Chúa cũng như bàn tiệc Thánh Thể sao?
Đúng là một số phụng vụ Đông phương không có nghi thức
chúc bình an trong phần dâng lễ vật. Nhưng trong các nghi lễ này,
bánh và rượu đã được chuẩn bị một trọng thể trước Thánh lễ, để
cho ý nghĩa của việc chúc bình an của Chúa Kitô là tương tự như
trong nghi thức Rôma.
Nghi thức Ambrosian đáng kính, được sử dụng trong Tổng
Giáo Phận Milan (Ý), cũng có chúc bình an ở phần dâng lễ vật,
nhưng đây là một sự mới lạ tương đối ngay cả đối với nghi thức
này.
Một số nhóm Công Giáo cũng đã được Toà Thánh cho phép
có sự thay đổi thời điểm chúc bình an, trong bối cảnh của một cuộc
hành trình tâm linh đặc biệt, vốn không nhất thiết phải áp dụng cho
tất cả mọi người.
157

Vì vậy, trong kết luận, ngoại trừ trong các trường hợp được
Tòa Thánh ban phép chuẩn đặc biệt, không được phép thay đổi thời
điểm của việc chúc bình an.
Luôn được phép bỏ qua việc chúc bình an, vì nó là một nghi
thức tùy chọn, chứ không là một nghi thức bắt buộc. (Zenit.org 11-
3-2014)

62. Ai tham dự lễ Chúa Nhật ở nhà thờ Chính


thống giáo, có chu toàn luật buộc dự lễ không?

Hỏi: Điều 1248 của Bộ Giáo luật Công Giáo nói rằng ai
tham dự Thánh Lễ, cử hành theo lễ nghi Công Giáo, thì người ấy
đã chu toàn việc buộc dự lễ. Trên cơ sở đó, thưa cha, liệu việc
tham dự một cử hành phụng vụ Thánh của Chính thống giáo có
chu toàn luật dự lễ Chúa Nhật không? Kim chỉ nam về Đại kết năm
1970-1971 của Tòa Thánh cho phép việc này một cách đặc biệt,
nhưng không có lời nhắc thể này hay thể khác về việc ấy trong Kim
chỉ nam hiện tại (năm 1993). - C. Y., Butler, Pennsylvania, Mỹ.
Đáp: Sau đây là toàn văn của điều 1248:
“ Ðiều 1248: § 1. Ai tham dự Thánh Lễ, cử hành theo lễ nghi
Công Giáo bất cứ ở đâu, hoặc vào chính ngày lễ hay vào chiều
ngày trước lễ, thì người ấy đã chu toàn việc buộc dự lễ.
§ 2. Nếu không có tác viên thánh hay vì lý do quan trọng
khác khiến cho việc tham dự Thánh Lễ không thể thực hiện được,
thì phải hết sức khuyên nhủ giáo dân tham dự phụng vụ Lời Chúa,
nếu được cử hành trong nhà thờ xứ hay tại một nơi thánh khác theo
như chỉ thị của Giám Mục giáo phận; hoặc dành một thời giờ phải
chăng để cầu nguyện, cách riêng tư hay với gia đình, hoặc nếu
thuận tiện, với cả liên gia” (Bản dịch Việt ngữ của các Linh Mục
Nguyễn Văn Phương, Phan Tấn Thành, Vũ Văn Thiện, Mai Ðức
Vinh).
Bởi vì điều 1248 của Bộ Giáo luật hiện nay nói rõ ràng rằng
luật dự lễ phải được chu toàn theo lễ nghi Công Giáo, và không
nêu ra ngoại lệ nào, một số chuyên viên giáo luật khẳng định rằng
158

điều luật này thực sự xóa bỏ đặc quyền được cấp trong Kim chỉ
nam về Đại kết năm 1970, vốn cho phép sự ngoại trừ như trên đây.
Do đó, việc không nhắc đến đặc quyền này, trong “Kim chỉ
nam của sự áp dụng các nguyên tắc và qui định về Đại kết” (năm
1993), có thể được giải thích hoặc như là một bãi bỏ dứt khoát đặc
quyền, hoặc chỉ đơn giản như là sự công nhận tình trạng vụ việc
sau khi Bộ Giáo luật được ban hành.
Bộ Giáo luật của các Giáo Hội Đông Phương có một trình
bày tương tự, mặc dù được tổ chức theo một cách khác, để thích
ứng với tình hình cụ thể của các Giáo Hội Đông Phương. Do đó,
Điều 881.1 viết:
“Các tín hữu Kitô giáo bị ràng buộc bởi nghĩa vụ tham dự
các lễ Chúa Nhật và lễ trọng trong Phụng vụ Thánh, hoặc theo các
qui định của Giáo Hội 'sui iuris' (tự trị) của họ, trong việc cử hành
ngợi ca Thiên Chúa”.
Cần lưu ý rằng ở đây không đề cập đến việc tham dự “theo lễ
nghi Công Giáo bất cứ ở đâu”. Lý do ở đây có lẽ là các Giáo Hội
này bị ràng buộc rất chặt chẽ vào sự tham gia trong truyền thống
phụng vụ riêng của họ.
Tuy nhiên, Điều 883.1 không xem xét khả năng của những
người đang ở xa nhà họ. Xin mời đọc:
“Về các lễ trọng và ngày sám hối, các tín hữu Kitô giáo đang
ở bên ngoài biên giới lãnh thổ của Giáo Hội 'sui iuris' (tự trị) riêng
của họ, có thể tuân theo các đầy đủ các qui định hiện hành của nơi
mà họ đang cư trú”.
Trong thực tế, điều này có nghĩa như sau:
Một người Công Giáo nghi lễ Latinh có thể chu toàn luật
buộc dự lễ, bằng cách tham dự bất kỳ Thánh Lễ Công Giáo nào từ
chiều tối thứ Bảy đến trọn ngày Chúa Nhật.
Nhiều chuyên viên giáo luật, chứ không tất cả chuyên viên
giáo luật, nói rằng chiều tối thứ Bảy có nghĩa là sau 16 giờ chiều
thứ Bảy; một số chuyên viên giáo luật lại nói là sau 12 giờ trưa thứ
Bảy. Trong một số giáo phận, Đức Giám Mục đã xác định giờ này
159

bắng sắc lệnh, và đây là một sự thực thi hợp pháp quyền bính của
ngài trong một khu vực, vốn chưa được xác định bởi Tòa Thánh.
Người Công Giáo Latinh chu toàn luật buộc dự lễ Chúa Nhật,
ngay cả khi phụng vụ được cử hành không phải là của Chúa Nhật
tương ứng, thí dụ, nếu người ấy tham dự một lễ cưới, thánh lễ an
táng, hoặc thậm chí một Thánh Lễ tối thứ Bảy trong một cộng đoàn
tu sĩ, mà theo thói quen là Thánh Lễ ngày thường vào buổi tối.
Người đó cũng có thể tham dự bất kỳ cử hành Phụng vụ
Thánh nào của các Giáo Hội Công Giáo Đông phương, với nỗ lực
tôn trọng các truyền thống của mỗi gia đình phụng vụ, liên quan
đến các điều như tư thế đứng ngồi, ăn chay và rước lễ.
Người Công Giáo Đông phương, trên lãnh thổ của Giáo Hội
mình, nên luôn tham dự nghi lễ riêng của mình là tốt nhất. Bên
ngoài lãnh thổ này, người ấy phải cố gắng hết sức để có thể tham
dự nghi lễ riêng của Giáo Hội mình. Nếu không, người ấy có thể
tham dự bất cứ thánh lễ Công Giáo nào khác.
Ở các nơi mà nhiều quyền tài phán Công Giáo chồng chéo
lên nhau, chẳng hạn tại một số khu vực của Ấn Độ và Trung Đông,
người Công Giáo thỉnh thoảng tham dự thánh lễ của các nghi lễ
khác nhau, như một dấu hiệu của sự hòa hợp và chung đức tin.
Có một hoặc hai gia đình phụng vụ, cổ xưa nhưng nhỏ bé, mà
ở đó có một nhánh Công Giáo và một nhánh Chính thống giáo. Ở
các nơi bên ngoài quê hương truyền thống, nhưng ở đó có một số
lượng đủ các tín hữu, và thiếu hụt trầm trọng các linh mục, Giáo
Hội Công Giáo đã đồng ý chia sẻ các linh mục với Chính thống
giáo, để đảm bảo việc cử hành liên tục của truyền thống phụng vụ
này. Trong trường hợp như thế, cả người Công Giáo và tín hữu
Chính thống làm việc thờ phượng chung với nhau.
Nếu không, một người Công Giáo không chu toàn luật buộc
dự lễ Chúa Nhật khi tham dự một thánh lễ Chính thống.
Khi một người Công Giáo ở trong một tình huống mà không
có Thánh Lễ Công Giáo, luật buộc dự lễ bị ngưng lại, bởi vì không
ai bị buộc thực hiện điều bất khả thi. Như chúng ta đã thấy trong
Điều 1248.2, Giáo Hội hết sức khuyên nhủ tín hữu thực hiện một
160

số hình thức chọn lựa khác của việc thánh hóa ngày lễ, chẳng hạn,
tham dự phụng vụ Lời Chúa.
Tuy nhiên, đây là một đề nghị, chứ không phải là một việc
buộc.
Khi một người Công Giáo thấy mình ở trong một tình huống
mà không có Thánh Lễ Công Giáo, nhưng có một cử hành phụng
vụ Chính thống, thì người ấy có thể tham dự việc cử hành này, như
là một phương cách chọn lựa để thánh hóa ngày lễ, mặc dù không
chu toàn luật buộc dự lễ Chúa Nhật.
Nếu giáo luật của Giáo Hội Chính Thống cho phép, người
Công Giáo cũng có thể rước lễ nữa (Điều 844.2 Bộ Giáo luật
Latinh; Bộ Giáo luật Đông phương, điều 671.2).
Khi ấy, một người Công Giáo nên luôn luôn hỏi trước là liệu
việc rước lễ là được chăng.
Nếu không thể hỏi, do rào cản ngôn ngữ, thì tốt hơn là nên
tránh rước lễ, thay vì có nguy cơ làm trái với truyền thống thiêng
liêng của các Kitô hữu anh em. (Zenit.org 18-3-2014)

63. Khi Giáo phận trống tòa, ai cử hành Lễ Dầu?

Hỏi: Tháng 12 qua, Đức Thánh Cha Phanxicô đã chấp nhận


đơn từ chức của Đức Tổng Giám mục chúng con. Kế đó, Tổng
Giám mục này được bổ nhiệm làm Giám quản Giáo phận cho đến
khi Giám mục mới được bổ nhiệm. Từ khi giáo phận trống tòa
“Sede vacante”, các linh mục trong giáo phận không còn đọc tên
vị Giám mục trong Kinh Nguyện Thánh Thể nữa. Thưa cha, câu
hỏi của con là: Trong thời gian giáo phận trống tòa, liệu Giám
mục nghỉ hưu có thể cử hành Lễ Dầu với các linh mục trong giáo
phận không - với sự hiểu rằng Lễ Dầu là biểu tượng của sự hiệp
nhất giữa Đức Giám mục và các linh mục giáo phận của ngài? - B.
E., Malaysia.
Đáp: Nếu tôi hiểu thật đúng tình hình do độc giả này nêu ra,
việc từ chức của Giám mục đã được chấp nhận bởi Đức Thánh
Cha, và sau đó ngài được Đức Thánh Cha bổ nhiệm làm Giám
161

quản Giáo phận. Trong trường hợp này, nói cho đúng, vị Giám
mục là Giám quản Giáo phận, cho đến khi người kế nhiệm ngài
được bổ nhiệm.
Trong trường hợp này, vị Giám mục vẫn giữ mọi quyền hạn
thích hợp dành cho vị Giám mục giáo phận. Vị Giám quản Tông
tòa, dù ngai tòa bị trống hay không, vẫn được đọc tên trong Kinh
Nguyện Thánh Thể, và ngài cũng chủ tế Lễ Dầu.
Phương thức vị Giám quản Tông tòa tạm thời được sử dụng
khá thường xuyên hiện nay, mặc dù không được đề cập trong Bộ
Giáo Luật hiện hành. Ngài thường là một Giám mục được đặt cử
cai quản một Giáo phận trong một thời gian nhất định. Ngoài
trường hợp của Giám mục nghỉ hưu, khi một Giám mục được
thuyên chuyển qua Giáo phận khác, đôi khi ngài còn được bổ
nhiệm làm Giám Quản Tông Tòa của giáo phận cũ của ngài. Sự bổ
nhiệm này đôi khi kéo dài cho đến khi ngài nhậm chức ở giáo phận
mới, mặc dầu đôi lúc cho đến khi một vị kế nhiệm được chỉ định,
do đó trong một thời gian nhất dịnh, ngài cai quản cả hai giáo phận.
Trong một số trường hợp, Đức Thánh Cha sẽ bổ nhiệm một
Giám mục của một giáo phận lân cận làm Giám quản Tông tòa
giáo phận, để giáo phận ấy được cai quản bởi một vị có mọi năng
quyền Giám mục. Việc này thường được thực hiện khi đang có các
khó khăn đặc biệt.
Nếu Đức Thánh Cha không đưa ra sự dự liệu nào nữa, thì
thời gian trống tòa giáo phận bắt đầu ngay sau khi sự từ chức hoặc
thuyên chuyển của Giám mục được loan báo.
Phù hợp với Bộ Giáo luật, một vị Giám quản Giáo phận được
bầu chọn bởi Hội đồng tư vấn của giáo phận, để quản trị thời kỳ
trống tòa cho đến khi vị Giám mục mới được bổ nhiệm và nắm
quyền hành. Vị Giám quản giáo phận thường là một linh mục,
nhưng cũng có thể là một Giám mục phụ tá, người không phải là
một ứng viên cho việc kế nhiệm giáo phận.
Vị linh mục Giám quản này không được đọc tên trong Kinh
Nguyện Thánh Thể. Nếu ngài là Giám mục phụ tá, ngài có thể
được đọc tên y như cách thức đọc trước thời kỳ trống tòa.
162

Vị Giám quản giáo phận có hầu hết các quyền hạn của Giám
mục, với một số hạn chế. Ngài không thể thay đổi việc xếp đặt
nhân sự, mà vị nguyên Giám mục đã bổ nhiệm bằng văn bản, và
không có quyền đưa ra các sự đổi mới quan trọng. Ngài cũng
không thể làm những gì, vốn đòi hỏi sự tấn phong Giám mục.
Nếu vị Giám quản giáo phận là một Giám mục phụ tá, ngài
sẽ cử hành Lễ Dầu. Nếu ngài là một linh mục, thì hoặc ngài mời
một Giám mục cử hành Lễ Dầu và làm phép dầu; hoặc ngài có thể
chọn không có Lễ Dầu năm ấy, và xin Giáo phận lân cận cung cấp
dầu đã làm phép cho giáo phận mình.
Thí dụ, trong một giáo phận Ireland, không có Lễ Dầu trong
thời trống tòa từ năm 2009 đến năm 2013. Trong năm 2013, Đức
Sứ thần Tòa Thánh chủ trì Lễ Dầu, trong đó các loại dầu được sử
dụng trong việc tấn phong Giám mục mới cũng được làm phép hợp
lệ.
Cả hai giải pháp đều là có thể được. Quả là đúng rằng sự hiệp
nhất của linh mục đoàn chung quanh Đức Giám mục được đặc biệt
nhấn mạnh trong Lễ Dầu. Nhưng Lễ Dầu cũng giúp cho một mục
đích thực tế, vốn vẫn tồn tại, ngay cả khi giáo phận trống tòa.
(Zenit.org 1-4-2014)

64. Nghi thức thống hối trong lễ Phục Sinh được


thực hiện ra sao?

Hỏi: Trong thư luân lưu “Paschalis Solemnitatis”, về sự


chuẩn bị và cử hành lễ Phục Sinh, hướng dẫn mục vụ sau đây được
đưa ra cho nghi thức thống hối trong lễ Phục Sinh (số 97): “Thật
là thích hợp khi nghi thức thống hối ngày này mang hình thức của
việc rảy nước thánh đã được làm phép trong lễ Vọng Phục Sinh,
trong đó điệp ca 'Vidi aquam' (Tôi đã thấy nước) hoặc một bài hát
khác có tính cách thánh tẩy được hát lên”. Vì nước làm phép trong
lễ Vọng không cần phải được làm phép lại, điều này có nghĩa là
vào ngày lễ Phục sinh, cả lời mời gọi của linh mục và việc làm
phép nước bị bỏ qua, khi thực hiện nghi thức rảy nước thánh, và vì
163

vậy cộng đoàn bắt đầu hát ngay điệp ca “Tôi đã thấy nước”, hoặc
một bài hát khác ngay sau khi làm dấu thánh giá và lời chào của
linh mục; thưa cha, như thế là đúng không? - S. V. R., Breda, Hà
Lan.
Đáp: Việc làm phép nước được bỏ qua trong ngày lễ Phục
sinh, cũng như được bỏ qua khi làm phép Rửa tội, trong suốt 50
ngày của Lễ Phục Sinh, mà trong đó nước làm phép trong lễ Vọng
Phục sinh được sử dụng.
Cần lưu ý rằng trong khi hướng dẫn trên là chính xác, khi nói
đến việc rảy nước thánh cho tín hữu với nước đã làm phép trước và
điệp ca được hát, cả hướng dẫn này và Sách Lễ không nói gì về
nghi thức chính xác cần được thực hiện cho việc rảy nước thánh
vào lễ Chúa Nhật Phục sinh.
Đầu thánh lễ, việc bắt đầu ngay rảy nước thánh và hát điệp ca
có thể là vô nghĩa đối với các tín hữu. Vì vậy, tôi nghĩ rằng linh
mục nên giải thích ý nghĩa của nghi thức, để cho các tín hữu hiểu
sự liên kết của việc rảy nước thánh và nghi thức thống hối.
Mặc dù nó không phải là quy định, tôi tin rằng linh mục có
thề sử dụng công thức quen thuộc của việc giới thiệu nghi thức
thống hối, trước khi bắt đầu rảy nước thánh.
Sách Lễ cũng cung cấp một sự chọn lựa thay thế cho thủ tục
này trong Chúa Nhật Phục Sinh. Nghi thức thống hối quen thuộc
được sử dụng, nhưng việc nhắc lại lời hứa rửa tội được thực hiện
sau bài giảng, theo nghi thức được đề nghị cho lễ Vọng Phục Sinh,
và không đọc kinh Tin Kính. Trong trường hợp này, việc rảy nước
thánh được làm phép trong lễ Vọng, và hát điệp ca được thực hiện
như là kết luận cho việc nhắc lại lời hứa rửa tội.
Trong lễ Chúa Nhật Phục Sinh, sự chọn lựa thứ hai này có lẽ
được ưa thích hơn so với việc rảy bước thánh trong nghi thức thống
hối, vì chỉ vào ngày Chúa Nhật Phục sinh khả năng này là dễ thực
thi.
Tuy nhiên, trong các Chúa Nhật khác của mùa Phục sinh,
nghi thức làm phép nước và rảy nước thánh trên các tín hữu là
được khuyến khích hơn.
164

Trong trường hợp này, sự thực hành là khác với việc rửa tội
mùa Phục Sinh, vì nước chưa được làm phép. Phần Phụ lục của
Sách Lễ cung cấp một lời nguyện làm phép nước và các điệp ca
riêng cho mùa này dành cho các Chúa Nhật mùa Phục Sinh. Lời
nguyện làm phép nước là như sau:
“Lạy Thiên Chúa toàn năng hằng hữu, chúng con là dân
Chúa, đang họp nhau cầu nguyện, để tưởng nhớ công ơn Chúa đã
sáng tạo chúng con cách lạ lùng, và cứu chuộc còn lạ lùng hơn nữa.
Xin Chúa thuơng nhận lời chúng con và thánh hoá + nước này do
chính Chúa đã dựng nên, để làm cho ruộng đất phì nhiêu mầu mỡ,
cho thân xác con người được sạch sẽ và thoải mái. Và trải qua lịch
sử cứu chuộc, nước thiên nhiên đã trở nên khí cụ của tình thương
hải hà: Quả vậy, Chúa dùng nước Biển Đỏ cứu dân riêng khỏi vòng
nô lệ, và làm vọt lên giữa sa mạc khô cằn một nguồn nước cho dân
giải khát. Các tiên tri cũng dùng hình ảnh mạch nước tuôn trào để
tiên báo Chúa sẽ lập giao ước mới với loài người chúng con. Và
sau hết, khi Đức Kitô chịu phép rửa tại sông Giođan, Chúa đã
thánh hoá nước trong lành, để thanh tẩy con người tội lỗi chúng
con, và cho chúng con được tái sinh nên con người mới. Vậy giờ
đây, khi chúng con rảy nước thánh trên mình, để nhớ lại Bí Tích
Thánh Tẩy chúng con đã lãnh nhận, xin Chúa cho tất cả chúng con
được chia sẻ niềm vui với anh chị em chịu phép Thánh Tẩy trong
mùa Vượt Qua này. Chúng con cầu xin, nhờ Đức Kitô, Chúa chúng
con. CĐ: Amen” (Bản dịch Việt ngữ của Ủy ban Phụng tự thuộc
Hội Đồng Giám Mục Việt Nam).
Lời nguyện tuyệt đẹp này xuất hiện như một mẫu thức tương
đối mới, mặc dầu nó được cảm hứng từ các mẫu thức cổ trong các
thủ bản thuộc thế kỷ VI và VII.
Năm điệp ca Phục Sinh được trích từ Kinh Thánh. Điệp ca
đầu tiên “Tôi đã thấy nước, Vidi aquam” được lấy cảm hứng từ Ed
47, 1 - 2, 9 . “Tôi đã thấy nước từ bên phải đền thờ chảy ra,
Alleluia! Và nước ấy chảy đến những ai thì tất cả đều được cứu rỗi
và reo lên Alleluia! Alleluia!”
165

Sau khi hoàn tất việc rảy nước thánh trên các tín hữu, linh
mục trở về ngai và đọc lời sau đây để kết thúc nghi thức thống hối:
“Xin Thiên Chúa toàn năng thương xót, tha tội chúng ta, và nhờ
việc cử hành Hy tế tạ ơn này, xin làm cho chúng ta xứng đáng chia
sẻ vào bàn tiệc Nước Trời. CĐ: Amen”. (Zenit.org 8-4-2014)

65. Tại sao trong lời nguyện, đôi khi “Thánh”


(Sanctus) lại gọi là “Chân Phước” (Beatus)?

Hỏi: Tôi đã nhận thấy rằng trong hầu như các lời nguyện
của lễ chung các thánh, từ ngữ “Chân phước” được sử dụng thay
cho từ ngữ “Thánh”. Điều này làm cho tôi hơi bối rối. Thưa cha,
liệu có là thích hợp để thay thế chữ “Thánh” bằng chữ “Chân
phước” khi cử hành lễ một vị thánh không có phần lễ riêng không?
- L. P., Tampa, Florida, Mỹ.
Đáp: Tôi tin rằng các người dịch thuật đã đi theo ở đây một
bản dịch sát chữ của văn bản tiếng Latinh, vốn cũng phân biệt
“Chân phước” và “Thánh”.
Sự phân biệt giữa một “Chân phước, Á thánh” và một
“Thánh” là rất quan trọng trong quá trình phong thánh, và mỗi tình
trạng có hệ quả phụng vụ chính xác, bởi vì việc tôn kính phụng vụ
đối với một “Chân phước” là rất hạn chế. Tuy nhiên , trong bối
cảnh của Sách lễ, các từ ngữ này thường được sử dụng như là đồng
nghĩa cho các vị đã đạt đến vinh quang thiên đàng.
Trong khi sự phân biệt giữa “Chân phước” và “Thánh” có thể
chưa được cao nhất trong tâm trí của các người dịch, người ta
tưởng tượng rằng, một mối quan tâm cho việc làm cho các Lễ
chung phù hợp với việc mừng lễ Chân phước và Thánh đóng một
vai trò nào đó trong việc chọn lựa từ ngữ.
Chẳng hạn việc các người dịch đã thực hiện một sự lựa chọn
khách quan có thể được nhìn thấy trong phần lễ chung của các Tiến
Sĩ Giáo Hội. Bởi vì việc phong thánh là thiết yếu cho việc tôn làm
Tiến sĩ Giáo Hội, do đó không thể có sự ngờ vực rằng có “Chân
166

phước” trong trường hợp này. Lời nguyện nhập lễ của lễ chung này
là:
“Lạy Thiên Chúa toàn năng hằng hữu, Chúa đã ban cho Giáo
Hội thánh (beatum) (Giám mục) Tiến sĩ T., xin Chúa ban ơn .... “
(bản dịch Việt ngữ của Ủy ban Phụng tự thuộc Hội Đồng Giám
mục Việt nam).
Đôi khi cả hai từ ngữ được sử dụng trong cùng một lời
nguyện. Thí dụ, trong phần lễ chung của một thánh, chúng ta có lời
nguyện nhập lễ như sau:
“Lạy Chúa, để dọn đường cứu độ cho phận yếu hèn của
chúng con, Chúa đã ban cho chúng con gương lành và sự trợ giúp
của các thánh (Sanctis tuis), xin Chúa thương cho chúng con đang
kính nhớ ngày sinh nhật trên trời của thánh (beati) T., biết noi
gương người mà tiến đến cùng Chúa. Chúng con cầu xin nhờ Đức
Giêsu Kitô Con Chúa, …” (bản dịch, như trên).
Xem xét các thí dụ trên và nhiều thí dụ khác nữa, chúng tôi
phải kết luận rằng việc dùng từ ngữ “Chân phước” là cố ý. Có thể
là các người dịch cố ý dùng các chữ đồng nghĩa để phù hợp cho
mọi trường hợp. Điều này có thể tạo ra sự nhầm lẫn nhỏ lúc này lúc
khác, nhưng cũng là dịp tốt để đưa ra lời giải thích các từ ngữ.
Cũng cần nhớ rằng đó là văn bản đã được phê duyệt, và do đó sẽ
không là chính xác để thay thế từ ngữ “Chân Phước” bằng từ ngữ
“Thánh” trong khi đọc lời nguyện.
Tuy nhiên, đáng chú ý là trong phần riêng lịch các thánh,
Sách lễ còn có sự tùy chọn khác. Thí dụ, ngày 21-4 chúng ta cử
hành lễ thánh An-xen-mô, nếu không trùng vào Tuần Bát Nhật
Phục sinh.
Lời nguyện nhập lễ của thánh lễ này là như sau: “Lạy Chúa,
Chúa đã ban cho thánh (beato) giám mục An-xen-mô được ơn tìm
hiểu và giảng dạy lẽ khôn ngoan siêu việt của Chúa” (bản dịch, như
trên). Tuy nhiên, trong văn bản Latinh, chúng ta đọc: “Deus, qui
Beato Anselmo episcopo”.
Điều này thực chất là đúng cho mọi vị thánh trong lịch phổ
quát. Chữ “Chân phước” (Blessed, Beatus) luôn được dịch là
167

thánh. Chắc chắn rằng tất cả các vị có tên trong lịch phổ quát là
Thánh, và từ ngữ “Chân phước” là không phổ biến trong bản tiếng
Anh. Vì lý do này, sự lựa chọn tuân theo một luận lý nào đó.
Một sử dụng gần đây của từ ngữ “Chân Phước” là việc đưa
cụm từ “Thánh (Beato) Giuse, bạn trăm năm Đức Trinh Nữ” vào
các Kinh nguyện Thánh Thể II - IV. Trong trường hợp này, bản
dịch được cung cấp bởi chính Tòa Thánh. Sự lựa chọn từ ngữ Chân
phước Giuse thay vì từ ngữ Thánh Giuse trong tiếng Anh chắc
chắn là phù hợp với sự lựa chọn trước đó, để nhắc đến các tông đồ
là “Chân phước” trong Kinh nguyện Thánh Thể. Cùng một từ ngữ
này đã được dịch là “Saint Joseph, Thánh Giuse” trong các bản
dịch chính thức bằng tiếng Tây Ban Nha, Pháp, Ý, Bồ Đào Nha và
Ba Lan. Tiếng Đức, cũng như tiếng Anh, sử dụng cùng một từ ngữ
(seligen) cho Đức Maria và Thánh Giuse.
Cũng hoàn toàn có thể rằng, bất chấp các suy đoán của tôi, sự
khác biệt là không quá hai đoạn được thực hiện bởi các người dịch
khác nhau, và bạn đọc trên đây của chúng tôi là người đầu tiên
nhận thấy sự khác biệt trong sự lựa chọn từ ngữ như vậy.
(Zenit.org 15-4-2014)

66. Làm gì khi Bánh thánh rơi xuống nền nhà?

Hỏi: Thưa cha, đâu là thủ tục đúng khi một Bánh thánh rơi
xuống nền nhà, trong khi linh mục cho rước lễ? Chúng tôi đã được
bảo là cứ để Bánh thánh nằm trên nền nhà cho đến khi việc rước lễ
kết thúc, sau đó linh mục lấy Bánh thánh lên và đặt Bánh thánh
trong một bát nước để cho Bánh thánh tan ra, sau đó đổ tất cả vào
một thiết bị trong nhà thờ hoặc giếng thánh trong phòng thánh.
Liệu Bánh thánh tan ra có còn là Mình Thánh Chúa Kitô nữa
không? Đây có phải là một hướng dẫn mới cần được tuân giữ
không? - M. B., Upper Sackville , Nova Scotia, Canada.
Đáp: Vấn đề này được giải quyết trong Quy Chế Tổng Quát
Sách Lễ Rôma, số 280 :
168

“Nếu Bánh thánh hay phần Bánh thánh bị rơi vải, phải kính
cẩn nhặt lấy, nếu có chút Máu Thánh rớt xuống chỗ nào, thì phải
rửa nơi đó bằng nước, và sau đó đổ nước ấy vào giếng thánh đặt
trong phòng thánh” (Bản dịch Việt ngữ của Linh mục Phanxicô
Xavier Nguyễn Chí Cần, giáo phận Nha Trang).
Không có gì nói về việc cứ để Bánh thánh trên nền nhà, và
trong thực tế Bánh thánh được nhặt lên ngay, và cả hai điều này
đều là do sự tôn trọng đối với Chúa, và vì sợ rằng Bánh thánh có
thể bị giẫm đạp bởi các người rước lễ không thận trọng.
Cũng không có điều gì nói về việc cho Bánh thánh tan ra. Tôi
có thể nói rằng, nếu Bánh thánh vẫn còn sạch sẽ, thì thừa tác viên
hoặc người rước lễ cần rước trực tiếp vào miệng mình Bánh thánh
này ngay.
Tiến trình cho Bánh thánh tan ra trong nước có thể được sử
dụng trong các điều kiện đặc biệ, nếu một Bánh thánh đã bị bẩn
trầm trọng. Sau khi Bánh thánh tan ra trong nước, nước này có thể
được đổ trực tiếp xuống đất hoặc vào giếng thánh (sacrarium) trong
phòng thánh - giếng thánh này trút nước trực tiếp xuống đất, chứ
không vào ống cống vệ sinh.
Nước này không được đổ vào bồn xả thông thường.
Liên quan đến sự hiện diện của Chúa Kitô với, hầu hết các
nhà thần học cho rằng, mặc dù Bánh thánh xem vẫn còn nguyên
vẹn trong nhiều ngày, sự hiện diện thực sự của Chúa sẽ chấm dứt
ngay sau khi Bánh thánh được ngâm hoàn toàn trong nước, vì từ
lúc ấy hình dạng của Bánh thánh không còn là hình dạng của bánh
thật sự nữa.
Tuy nhiên cần phải chờ cho Bánh thánh tan hết đã, để tôn
trọng bánh đã có sự hiện diện của Chúa Kitô, và để tránh bất cứ
nguy hiểm nào hoặc hình dáng của Bánh thánh bị vứt bỏ hoặc bị
làm ô uế. (Zenit.org 24-5-2005)
169

67. Người đi lễ trễ sau bài Tin Mừng có được rước


lễ không?

Hỏi: Thưa cha, cha xứ của con đã ra quy định rằng bất cứ
ai đi lễ trễ sau bài Tin Mừng thì không được rước lễ. Theo ngài, lý
do là Chúa Giêsu là “Ngôi Lời đã làm người”; vì vậy chúng ta
phải nhận ra Chúa Giêsu trong Lời Chúa trước khi nhận ra Chúa
trong khi Rước Lễ. Tuy nhiên, một linh mục, là giáo sư phụng vụ,
có ý kiến khác. Ngài nói rằng các người đến trễ trong Thánh Lễ với
một lý do chính đáng (ví dụ, vì kẹt giao thông, chăm sóc con cái bị
bệnh, vv…) sẽ không bị khước từ Rước lễ. Xin cha vui lòng làm
sáng tỏ hơn về vấn đề này. - B. E., Kuala Lumpur, Malaysia.
Đáp: Trước đây, chúng tôi đã trả lời câu hỏi về việc đi lễ trễ
trong mục Giải đáp này vào các ngày 4 và 18-11-2003.
Lúc ấy cũng như bây giờ, tôi đồng ý với linh mục thứ hai:
một người đến trễ lễ mà không do lỗi của họ thì không nên bị từ
chối Rước lễ.
Tôi cũng cho là thiếu khôn ngoan khi đưa ra một qui định rào
cản; tôi tiếp tục nhấn mạnh rằng các tín hữu cần tham dự trọn cả
thánh lễ.
Có thể rằng một số tín hữu cho rằng bài Tin Mừng là thời
điểm cuối, nên cảm thấy thoải mái khi có thói quen đến nhà thờ
cho kịp bài đọc thứ hai, và như thế bảo đảm rằng Thánh Lễ ấy là
“hợp lệ”.
Đúng là Thánh Lễ là một tổng thể, và chúng ta phải nhận ra
Chúa Giêsu trong Lời Chúa trước khi nhận ra Chúa trong Bí Tích
Thánh Thể. Nhưng điều này bao gồm toàn bộ phần Phụng Vụ Lời
Chúa, chứ không chỉ Tin Mừng mà thôi.
Trong khi có một luận lý nhất định trong việc lựa chọn bài
Tin Mừng như một thời điểm như vậy, các lý do đưa ra không có
căn cứ đầy đủ từ quan điểm thần học, giáo luật và luân lý, để hỗ trợ
một cản trở cho việc Rước lễ.
Cha xứ có bổn phận hướng dẫn và hiểu được lương tâm của
các tín hữu được trao phó cho cha. Trong khi tôi không đồng ý với
170

đề xuất của ngài rằng bài Tin Mừng là một điểm phân giới để cho
phép tín hữu Rước lễ, ít nhất tôi nhìn nhận rằng ngài đã cố gắng hết
sức để thực thi nghĩa vụ thánh thiêng của mình.
Vì vậy, trách nhiệm về quyết định có nên Rước lễ hay không,
trong trường hợp đặc biệt của người đến trễ, là trước tiên thuộc về
cá nhân tín hữu ấy, hơn là thuộc về cha xứ, vì ngài không thể chú ý
tới từng người đến trễ được.
Do đó, thật là đương nhiên cho các người đến muộn xem xét
lương tâm của mình, cũng như lý do đằng sau việc đi lễ trễ của
mình. Nếu lý do là bỏ bê hay lười biếng, thì tốt hơn họ nên tham dự
một Thánh lễ đầy đủ khác nếu có thể được. Ngay cả các người đến
trễ mà không do lỗi của họ, họ nên tham dự một Thánh lễ đầy đủ
khác, mặc dù họ ít bị ràng buộc để làm như vậy trong lương tâm.
Đồng thời, có một số yếu tố khách quan cần được xem xét
bên cạnh lý do đến trễ. Người nào đến sau khi đã hết phần Truyền
phép, thì chắc chắn không tham dự Thánh lễ, bất chấp lý do nào
cho sự chậm trễ của họ. Một người như vậy không nên rước lễ, và
nếu ngày ấy là một ngày Chúa Nhật, người ấy có nghĩa vụ tham dự
một Thánh Lễ khác.
Quả là đúng rằng người ta có thể Rước lễ ngoài Thánh Lễ, vì
Thánh Lễ không phải là một điều kiện tiên quyết cần thiết cho việc
Rước Lễ. Tuy nhiên, điều này sẽ không biện minh cho việc chỉ đến
đúng giờ Rước lễ trong thánh lễ ngày thường. Và trong nghi thức
Rước lễ ngoài Thánh lễ, người ta phải tham dự toàn bộ các phần
trong nghi thức này, trong đó có phần Phụng Vụ Lời Chúa nữa.
(Zenit.org 23-10-2007)

68. Câu kết “nhờ Đức Kitô Chúa chúng con” của
lời nguyện có ý nghĩa gì?

Hỏi: Thưa cha, con có một câu hỏi về lời nguyện đầu lễ và
lời nguyện sau Hiệp lễ, cả trong bản gốc Latinh và bản dịch tiếng
Anh mới của Sách lễ. Trước khi có bản dịch mới, lời nguyện đầu lễ
171

thường kết thúc bằng các lời như “Chúng con cầu xin nhờ Đức
Giêsu Kitô, Con Chúa và là Chúa chúng con. Người hằng sống và
hiển trị cùng Chúa, hiệp nhất với Chúa Thánh Thần đến muôn thuở
muôn đời”. Tương tự như vậy, lời nguyện sau Hiệp lễ thường kết
thúc bằng “Chúng con cầu xin nhờ Đức Kitô Chúa chúng con, We
ask this through Christ our Lord”, hay đại khái là vậy. Việc nhấn
mạnh là dựa vào sự việc rằng lời cầu nguyện của chúng ta được
dâng lên nhờ Chúa Giêsu Kitô. Tuy nhiên, trong bản dịch mới, phù
hợp với bản gốc Latinh, lời nguyện đầu lễ bỏ các chữ “Chúng con
cầu xin, We ask this” và thay vào đó chỉ đơn giản nói: “nhờ Đức
Giêsu Kitô Chúa chúng con..., Through our Lord Jesus Christ”. Và
tương tự như vậy, lời nguyện sau Hiệp lễ chỉ đơn giản kết thúc với
các lời “nhờ Đức Kitô Chúa chúng con”, hoặc một cụm từ tương
tự. Câu cuối cùng của các lời nguyện này có thể có ý nghĩa tương
tự như trong trường hợp của bản dịch trước đây, cụ thể là chúng ta
dâng lên lời nguyện nhờ Đức Kitô, Chúa chúng ta. Nhưng nó cũng
có thể có nghĩa là chúng ta đang xin Thiên Chúa ban cho chúng ta
các ơn nhờ Đức Kitô, Chúa chúng ta. Ví dụ, trong Lễ Chúa Giêsu
chịu Phép Rửa, lời nguyện đầu lễ là “Lạy Thiên Chúa toàn năng
hằng hữu, khi Đức Kitô chịu phép rửa tại sông Gio-đăng và Thánh
Thần ngự xuống trên Người, Chúa đã long trọng tuyên bố Ngươi là
Con chí ái. Xin cho chúng con là đoàn nghĩa tử được tái sinh bởi
nước và Thánh Thần, hằng bền vững thi hành ý Chúa. Nhờ Đức
Giêsu Kitô Con Chúa, ...” (Bản dịch Việt ngữ của Ủy ban Phụng tự
thuộc Hội đồng Giám Mục Việt Nam). Sự nhấn mạnh có thể là dựa
vào sự việc rằng lời cầu nguyện của chúng ta được dâng lên nhờ
Chúa Giêsu Kitô. Nhưng sự nhấn mạnh cũng có thể dựa vào sự
việc rằng chúng ta, nhờ Đức Giêsu Kitô, đang xin Chúa Cha ban
cho chúng ta ơn hằng bền vững thi hành ý Chúa. Đâu là ý nghĩa
chính của câu một hay câu hai của các lời giải thích trên đây,
nghĩa là lời nguyện được dâng lên nhờ Chúa Giêsu, hoặc ơn được
Thiên Chúa ban nhờ Chúa Giêsu ? Hoặc là có sự nhấn mạnh
tương đương trong cả hai ý nghĩa? Con nhận xét rằng khả năng
của sự mơ hồ này là một trong các lý do tại sao, trong cú pháp
172

tiếng Anh, chúng ta thường không có một câu giới từ đứng một
mình như là một câu riêng. - E. H., Falls Church, Virginia, Mỹ.
Đáp: Ngoài việc chỉ là đơn giản trung thành với bản gốc
Latinh, dường như các người dịch quyết định sử dụng cụm từ ít rõ
ràng, một cách chính xác bởi vì câu “Nhờ Đức Kitô” tùy thuộc vào
nhiều sắc thái của ý nghĩa đích thực.
Thật vậy, bản dịch tiếng Anh trước đó “Chúng con cầu xin,
We ask this” dường như hạn chế ý nghĩa của lời nguyện, trong khi
“sự mơ hồ “, hay đúng hơn là nhiều ý nghĩa, của câu “nhờ Đức
Kitô Chúa chúng con, Through our Lord Jesus Christ “ là phong
phú hơn về thần học.
Một số các sắc thái của ý nghĩa đã được nhìn thấy trong Tân
Ước như sau.
Ví dụ, Thư gửi tín hữu Êphêxô (Ep) nói: “Trong mọi hoàn
cảnh và mọi sự, hãy nhân danh Đức Giêsu Kitô, Chúa chúng ta, mà
cảm tạ Thiên Chúa là Cha (5, 20). Hoặc “Anh em có làm gì, nói gì,
thì hãy làm hãy nói nhân danh Chúa Giêsu và nhờ Người mà cảm
tạ Thiên Chúa Cha” (Cl 3, 17).
Câu “Nhờ Đức Giêsu Kitô” đôi khi được đưa vào lời nguyện
thực tế, chẳng hạn trong phần mở đầu và kết thúc của Thư gửi tín
hữu Rôma (Rm): “Trước hết, nhờ Đức Giêsu Kitô, tôi tạ ơn Thiên
Chúa của tôi về tất cả anh em” (1, 8) và “Chỉ mình Thiên Chúa là
Đấng khôn ngoan thượng trí. Kính dâng Người mọi vinh quang đến
muôn thuở muôn đời, nhờ Đức Giêsu Kitô. Amen” (16, 27).
2 Cr 1, 20 cũng khá rõ ràng: “Quả thật, mọi lời hứa của Thiên
Chúa đều là “có” nơi Người. Vì thế, cũng nhờ Người mà chúng ta
hô lên”Amen” để tôn vinh Thiên Chúa”
Theo học giả phụng vụ nổi tiếng J. A. Jungmann , sự giải
thích cho đoạn văn trên của thánh Phaolô là rằng “Các tín hữu
trong sự thờ phượng công khai, qua tiếng thưa Amen của họ, tuyên
bố là đồng ý với lời nguyện được dâng lên nhờ Chúa Kitô, bởi vì
chính Ngài được Thiên Chúa ban cho chúng ta như là Đấng Cứu
Độ và Đấng Trung Gian”.
173

Do đó, cụm từ “nhờ Đức Kitô Chúa chúng con” không chỉ
tuyên bố sự đồng thuận với nội dung của lời nguyện, nhưng cũng
công nhận vai trò của Chúa Kitô như Đấng trung gian giữa Thiên
Chúa và con người, và thực sự Ngài là “Đấng trung gian duy nhất”
(xem 1 Tm 2, 5).
Các Kitô hữu thời ban sơ đã nhận thức được khả năng trung
gian của lời cầu nguyện, nhưng vai trò này thường được gán cho
một thiên thần, và thiên thần này chuyển thông, có thể nói như vậy,
lời cầu nguyện từ tâm hồn của con người lên cho Chúa.
Tuy nhiên, bởi vì các Kitô hữu cũng cầu nguyện với chính
Chúa Kitô, ít nhất là trong riêng tư, nên không chắc rằng họ đang
nghĩ đến sự trung gian theo nghĩa của sự chuyển tiếp lời cầu
nguyện.
Thay vì là “một Đấng trung gian”, họ xem Ngài là Đấng
Trung gian theo một cách mới. Trong một ý nghĩa, Ngài là Đấng
Trung gian, vì Ngài đã giành sự cứu rỗi cho chúng ta qua các sự
kiện của mầu nhiệm vượt qua của Ngài.
Trong ý nghĩa khác, vai trò trung gian của Chúa Kitô là
không giới hạn vào các sự kiện lịch sử của sự cứu rỗi chúng ta,
nhưng vẫn tiếp tục bởi vì Ngài sống mãi mãi với Thiên Chúa, như
là đầu của Giáo Hội, Nhiệm thể của Ngài. Ngài là Đấng Bảo Trợ
của chúng ta trước mặt Chúa Cha (xem 1 Ga 2, 1; Rm 8, 34 ). Ngài
cũng là vị Thượng Tế của chúng ta, như được nhấn mạnh trong
toàn Thư gửi tín hữu Hipri (Hr).
Vì vậy, đối với những người trong chúng ta được kết hợp với
Ngài trong Giáo Hội của Ngài, Chúa Kitô hoạt động như một trung
gian của lời cầu nguyện của chúng ta, vì Ngài hỗ trợ lời cầu
nguyện của chúng ta, và ban cho nó thêm sức mạnh và hiệu quả,
vốn có thể là không có nếu nó không được thông chuyển qua Ngài.
Jungmann đã nói: “Lời cầu nguyện của cá nhân nào thuộc về
Chúa Kitô, thuộc về Giáo Hội của Ngài, sẽ có sự cộng hưởng đầy
đủ trước mặt Chúa. Linh hồn Chúa Giêsu rung động với các lời cầu
nguyện của Giáo Hội của Ngài, nghĩa là, Ngài nhận thức được lời
nguyện của chính Ngài và đồng tình với các lời nguyện của tín
174

hữu, miễn là lời nguyện tốt lành. [...] Tương tự như vậy, các lời cầu
nguyện của Giáo Hội để chúc tụng Thiên Chúa có ý nghĩa và giá
trị, chỉ bởi vì Chúa Kitô là vị Thượng Tế đứng đầu và tham gia vào
lời nguyện”.
Một học giả phụng vụ nổi tiếng khác, Odo Casel, bổ sung
khái niệm Jungmann , mà ông xem là quá nhiều từ một góc độ
hoàn toàn đạo đức. Ông nói thêm rằng câu “nhờ Đức Kitô Chúa
chúng con” cũng nên được hiểu một cách vật lý: “Thiên Chúa làm
Người là cốt yếu Đấng Trung gian của tất cả lời cầu nguyện, vốn
diễn ra trong Chúa Kitô và trong Chúa Thánh Thần, Ngài luôn luôn
hành động như là Đầu của Nhiệm Thể”.
Do đó, có nhiều sắc thái của ý nghĩa được gói gọn trong câu
“nhờ Đức Kitô Chúa chúng con”, và tất cả đều có mặt mỗi khi các
linh mục đọc lời nguyện, và các tín hữu hoàn thành nó với lời thưa
đồng thuận Amen của họ. (Zenit.org 13-5-2014)

69. Lễ phục nào cho linh mục không đồng tế?

Hỏi: Tôi đang thắc mắc về lễ phục thích hợp cho một linh
mục tham dự Thánh Lễ, nhưng không đồng tế. Tôi được biết rằng
một linh mục phải mang dây các phép (stole, stola) để rước lễ. Tuy
nhiên, tôi chưa bao giờ thấy điều này được viết trong các hướng
dẫn phụng vụ, và vì vậy tôi không thể làm sáng tỏ các vấn đề liên
quan, chẳng hạn việc linh mục phải mang áo Dòng và áo các phép
(choir dress, surplice) không. Liệu có đủ chăng khi khi ngài
choàng dây các phép bên ngoài áo Dòng? Liệu dây các phép chỉ
được mang cho việc rước lễ, hoặc cho bất kỳ phần nào khác của
Thánh Lễ? Trong một vấn đề liên quan, lễ phục nào cho một phó tế
tham dự Thánh Lễ, nhưng không phụ giúp chính thức Thánh lễ?
Tôi thường xuyên gặp phải vấn đề này ở Mỹ, nơi hiện nay có nhiều
phó tế vĩnh viễn trong các giáo xứ. Liệu họ phải mang dây các
phép để Rước Lễ không? Ngoài ra, lễ phục nào là thích hợp cho
các linh mục không đồng tế nhưng cho giáo dân rước lễ, và lễ phục
175

nào là thích hợp cho các phó tế không phụ giúp Thánh lễ nhưng
cho giáo dân rước lễ? - B. H., Latrobe, bang Pennsylvania, Mỹ.
Đáp: Có một số quy chế tổng quát về các điểm bạn hỏi. Tuy
nhiên, việc áp dụng chúng còn tùy thuộc vào tình hình cụ thể của
từng cuộc cử hành.
Do đó, liên quan đến lễ phục, Quy chế Tổng Quát Sách Lễ
Rôma nói:
“114. [...] Các linh mục hiện diện trong cử hành Thánh Thể,
nếu không vì lý do chính đáng mà vắng mặt, nên thi hành phận vụ
theo chức thánh mình, và do đó mặc phẩm phục mà tham dự vào
đồng tế. Nếu không, họ mặc áo các phép bên ngoài áo Dòng” (Bản
dịch Việt ngữ của Linh mục Phanxicô Xavier Nguyễn Chí Cần,
Giáo phận Nha Trang).
Liên quan đến vị trí của linh mục và phó tế, Quy chế cho biết
thêm:
“310. [...] Cũng đặt ghế trong cung thánh cho các vị đồng tế
và các linh mục hiện diện trong buổi cử hành mà không đồng tế,
các vị này phải mặc áo các phép” (Bản dịch như trên).
Theo số 283, các linh mục không thể cử hành hay đồng tế
Thánh Lễ cũng được rước lễ dưới hai hình.
Do đó, từ các quy chế cơ bản trên, chúng tôi có thể nói như
sau:
Các linh mục nên đồng tế, nếu các vị tham dự thánh lễ.
Nếu các vị không thể đồng tế vì một lý do chính đáng (chẳng
hạn, sẽ có công tác mục vụ khác, không hiểu ngôn ngữ địa phương
của Thánh lễ sắp cử hành,...), thí các vị nên mang áo các phép.
Áo các phép thích hợp tùy thuộc vào điều kiện cụ thể của
giáo sĩ. Nếu ngài có phẩm chức của Giáo Hội, chẳng hạn như Kinh
sĩ hay Đức Ông, áo các phép của ngài tuân theo một số quy tắc qui
định cho phẩm chức của ngài. Nếu ngài là một tu sĩ, áo các phép
tùy thuộc vào qui định riêng của Dòng. Nếu ngài không có phẩm
chức, hoặc lễ phục thích hợp không có sẵn, ngài mang áo Dòng và
áo các phép như là một sự thay thế.
176

Một áo trắng dài (alba), có hoặc không có dây các phép, sẽ


thường không được xem là áo các phép trong bối cảnh này, và có
thể dễ dàng gây nhầm lẫn với các vị đồng tế.
Các linh mục không đồng tế cần mặc áo các phép và đứng
trong cung thánh. Lẽ tất nhiên điều này tùy thuộc vào khả năng làm
như vậy. Nếu cung thánh là quá nhỏ, nên dành vài băng ghế dài
cho họ. Giải pháp này cũng có thể được chọn, nếu một số linh mục
tham dự Thánh lễ mặc y phục giáo sĩ đơn giản.
Đối với việc sử dụng dây các phép để rước lễ: Không có quy
tắc nào bắt buộc điều này, và cũng không có luật nào cấm việc này
cả.
Ở nhiều nơi, có tập tục là sử dụng dây các phép, đặc biệt là
vào Thứ Sáu Tuần Thánh, khi không có Thánh Lễ nào được cử
hành, và tất cả linh mục rước lễ từ các Bánh thánh được truyền
phép trong Thánh Lễ Tiệc Ly của Chúa vào ngày Thứ Năm Tuần
Thánh.
Điều trên có thể là một tập tục phụng vụ được qui định trong
một số Dòng và Tu hội, cũng như trong một số giáo phận hoặc giáo
miền. Là một tập tục hợp lệ, vốn không chống lại luật nào, điều ấy
có thể được tiếp tục áp dụng một cách hợp pháp.
Không có quy định cụ thể cho các phó tế không phụ giúp
Thánh lễ, và không có qui định nào về lễ phục cho phó tế khi họ
rước lễ. Do đó, cần nghĩ rằng phó tế rước lễ theo cách thức thông
thường như giáo dân.
Tuy nhiên, có một số buổi cử hành đặc biệt, khi hoặc chữ đỏ
hoặc tập tục địa phương mời gọi tất cả các phó tế có mặt tham dự
lễ cử hành trong áo trắng dài và dây các phép. Trong các dịp như
vậy, phó tế có thể rước lễ dưới hai hình riêng, hoặc đến bàn thờ sau
các vị đồng tế và rước lễ từ vị đồng tế cuối cùng.
Phó tế luôn luôn rước lễ từ một thừa tác viên khác, và không
bao giờ tự mình rước lễ theo cách thức của vị đồng tế. Việc phó tế
rước Máu thánh còn sót lại trong chén thánh sau lúc rước lễ là một
trường hợp khác biệt, vì thầy đã rước lễ rồi.
177

Cuối cùng, khi các linh mục không đồng tế hay phó tế không
phụ giúp Thánh lễ, nhưng giúp cho giáo dân rước lễ, các vị có thể
mặc hoặc áo trắng dài và dây các phép, hoặc áo Dòng, áo các phép
và dây các phép. (Zenit.org 20-5-2014)

70. Tại sao có phiên bản ngắn và phiên bản dài


cho một số bài Tin Mừng Chúa Nhật?

Hỏi: Thưa cha, tại sao Giáo Hội có một phiên bản ngắn và
một phiên bản dài cho một số bài Tin Mừng Chúa Nhật? Hình như
không có lý do cho việc này, bởi vì yếu tố thời gian hầu như không
là vấn đề ở đây. Hình như đúng hơn có một động cơ chính trị nào
đó: ví dụ, trong Tin Mừng Chúa Nhật 2-2-2014 (Lc 2, 22-32), phần
về nữ ngôn sứ Anna có lẽ được cắt bỏ nhằm tránh xúc phạm Israel
chăng? Rồi trong Tin Mừng Chúa Nhật 16-2-2014 (Mt 5, 17-37),
các câu nói về việc giữ ít nhất các điều răn, việc gọi anh em là
“ngốc, khùng” (nghĩa bóng), việc móc mắt ra nếu mắt nên dịp tội,
và việc nêu ra sự ly dị đều được chọn bỏ - có lẽ không phải để gia
tăng tội lỗi; gợi ý bạo lực; tránh các câu hỏi lộn xộn về ly dị sao?
Thưa cha, xin cha vui lòng giải thích, vì sự cắt bỏ tùy chọn này của
bài Tin Mừng có thể gây khó chịu cho nhiều người. - S. F.,
Perrysburg, bang Ohio, Mỹ.
Đáp: Tôi nghĩ rằng chúng ta có thể loại trừ các động cơ được
cho là sửa bản văn vì lý do chính trị, và phải xem là đúng những gì
đã được viết bởi các vị soạn thảo tài liệu “Giới thiệu tổng quát
Sách Bài Đọc Thánh Lễ” (GILFM, của Thánh bộ Phụng tự và kỷ
luật Bí tích, ngày 21-1-1981)
Về độ dài của các bài đọc, các vị soạn thảo tài liệu trên giải
thích lý lẽ của họ như sau:
“75. Cần đi theo con đường trung dung, liên quan đến độ dài
bài đọc. Có sự phân biệt rõ ràng giữa các trình thuật, vốn đòi hỏi
việc đọc một đoạn tương đối dài nhưng thường thu hút sự chú ý
của các tín hữu, và các bài văn, vốn thường là không dài do tính
sâu sắc của giáo lý trong đó.
178

Trong trường hợp của một số bài văn khá dài, phiên bản dài
và phiên bản ngắn được cung cấp cho phù hợp với các tình hình
khác nhau. Việc biên tập các phiên bản ngắn đã được thực hiện
một cách thận trọng.
“3) Các bài văn khó
“76. Trong các bài đọc Chúa Nhật và lễ trọng, các bài văn
nào trình bày các khó khăn thật sự thường được tránh sử dụng vì lý
do mục vụ. Các khó khăn ấy có thể là khách quan, trong đó chính
bài văn đưa ra các vấn đề văn chương sâu sắc, phê bình hoặc có
tính chất chú giải; hoặc các khó khăn có thể, ít là ở mức độ nào đó,
nằm trong khả năng của tín hữu để hiểu bài văn. Nhưng không thể
có sự biện minh để che giấu không cho tín hữu biết sự phong phú
thiêng liêng của một số bài văn, trên cơ sở của sự khó khăn, nếu
vấn đề phát sinh từ sự bất cập của việc giáo dục đạo đức mà các tín
hữu phải có, hoặc từ sự bất cập của sự rèn luyện Kinh Thánh mà
mỗi mục tử các linh hồn cần phải có. Một bài đọc khó thường được
làm sáng tỏ bởi sự tương quan của nó với bài đọc khác trong cùng
một Thánh lễ.
“4) Việc bỏ một số câu
“77. Việc bỏ một số câu trong các bài đọc lấy từ Kinh Thánh
đôi lúc là truyền thống của nhiều phụng vụ, kể cả phụng vụ Rôma.
Phải thừa nhận rằng việc bỏ một số câu như thế có thể không được
thực hiện cách nhẹ nhàng, vì sợ làm sai lệch ý nghĩa của bản văn
hoặc ý định và phong cách của Kinh Thánh. Tuy nhiên, trên nền
tảng mục vụ, người ta đã quyết định tiếp tục tập tục truyền thống
trong Thứ tự các bài đọc hiện nay, nhưng đồng thời đảm bảo rằng ý
nghĩa chính yếu của bản văn vẫn là nguyên vẹn. Một lý do cho
quyết định là rằng một số bản văn là quá dài. Cũng là cần thiết để
bỏ hoàn toàn một số bài đọc có giá trị thiêng liêng cao cho các tín
hữu, bởi vì các bài đọc ấy có vài câu, vốn ít hữu ích về mục vụ
hoặc có liên quan đến các vấn đề khó thực sự.
“3. Nguyên tắc cần theo trong việc sử dụng thứ tự các bài đọc
“a) SỰ TỰ DO LỰA CHỌN MỘT SỐ BÀI ĐỌC
“2) Phiên bản dài và phiên bản ngắn của bài văn
179

“80. Một tiêu chuẩn mục vụ cũng phải hướng dẫn sự lựa
chọn giữa phiên bản dài và phiên bản ngắn của bài văn. Việc xem
xét chính yếu phải là năng lực của tín hữu để nghe cách hữu ích
phiên bản dài hay phiên bản ngắn của bài văn; hoặc để lắng nghe
trọn cả bài văn dài, vốn sẽ được giải thích qua bài giảng.
“3) Khi hai bài văn được cung cấp
“81. Khi một sự lựa chọn được cho phép giữa các bài văn tùy
chọn, dù các bài này là qui định hay tùy chọn, việc xem xét đầu
tiên phải là lợi ích tốt nhất cho các người tham dự. Nó có thể là
một vấn đề của việc sử dụng bài văn dễ, hoặc một bài văn phù hợp
hơn cho cộng đoàn, hoặc, như lợi ích mục vụ có thể đề nghị, đọc
lại hay thay thế một bài văn, vốn xét là thích hợp riêng cho một
buổi cử hành, hay là tùy chọn cho buổi cử hành khác.
“Vấn đề có thể phát sinh, khi người ta sợ rằng một số bài văn
sẽ tạo ra khó khăn cho một cộng đoàn đặc biệt, hoặc khi cùng một
bài văn ấy sẽ được lặp lại trong một vài ngày tới, chẳng hạn vào
ngày Chúa Nhật và vào một ngày trong tuần sau đó”.
Vì vậy, tôi tin rằng động cơ là rõ ràng, và liên quan trước tiên
đến một vấn đề là duy trì một độ dài tương tự từ một Chúa Nhật
này đến một Chúa Nhật khác, và giúp duy trì sự chú ý của các tín
hữu. Sự khôn ngoan của các sự lựa chọn cụ thể có thể được thảo
luận và thậm chí phải cải cách, nhưng mục tiêu tổng thể của các bài
đọc cung cấp giáo lý vững chắc.
Tôi nghĩ rằng chúng ta có thể bỏ qua việc xem xét sửa chữa
bản văn vì lý do chính trị. Các bài của Sách bài đọc hiện nay đã
được ấn định vào cuối thập niên 1960, và do đó không thể được
giải thích dưới ánh sáng của các vấn đề nổi lên ở các thời kỳ sau
đó. Như tài liệu “Giới thiệu tổng quát Sách Bài Đọc Thánh Lễ”
nhìn nhận, một số bài văn có vấn đề đã được gác qua một bên,
nhưng là do sự khó khăn giải thích trong văn mạch bài giảng, chứ
không vì để tránh sự xúc phạm.
Nếu đây là trường hợp như thế, thì nhiều bản văn khác sẽ
phải được cắt bỏ ra khỏi Sách bài đọc, vào các ngày không có sự
chọn lựa giữa phiên bản ngắn hay phiên bản dài của bài đọc.
180

Tương tự như vậy, ngay cả khi có phiên bản ngắn nữa, qui
định chung của việc in sách là phải luôn in cả hai phiên bản. Do đó,
không linh mục nào bị giới hạn phải dùng phiên bản ngắn, và có
thể giảng dựa vào phiên bản dài, nếu ngài chọn đọc phiên bản
ngắn. (Zenit.org 27-5-2014)

71. Có đúng là phó tế phải quỳ lúc truyền phép?

Hỏi: Thưa cha, trong thánh lễ, có thích đáng như thế nào
cho một phó tế (một phó tế vĩnh viễn hoặc một phó tế chuyển tiếp)
quỳ xuống trước bàn thờ lúc truyền phép, như các tín hữu trong
cộng đoàn quỳ? - C. B., Nouan-le-Fuzelier, Pháp.
Đáp: Giáo Hội gán một mức độ quan trọng nhất định đối với
vấn đề tư thế trong phụng vụ. Quy chế Tổng Quát Sách Lễ Rôma
(GIRM) nói trong số 42:
“Cử chỉ và điệu bộ thân thể của vị tư tế, phó tế, các thừa tác
viên, cũng như của giáo dân nhằm làm cho toàn bộ cuộc cử hành
toát ra vẻ đẹp, sự thanh cao và đơn sơ, làm cho ý nghĩa thật sự và
đầy đủ của các phần khác nhau được nhận thức và làm cho sự tham
dự của mọi người được khuyến khích. Do đó, phải chú ý đến
những gì được qui định bởi luật phụng vụ và thực hành truyền
thống của Nghi Lễ Rôma, và những gì mang lại lợi ích thiêng liêng
chung cho Dân Chúa hơn là ý thích riêng hay tùy tiện” (Bản dịch
Việt ngữ của linh mục Phanxixô Xavier Nguyễn Chí Cần, giáo
phận Nha Trang).
Các quy chế riêng về thầy phó tế có thể được tìm thấy trong
phần có tiêu đề “Thánh Lễ có thầy phó tế “ trong các số GIRM
171-186.
Tư thế của thầy phó tế trong phần Kinh Nguyện Thánh Thể
được quy định như sau:
“179. Trong phần kinh Tạ Ơn, thầy Phó tế đứng gần vị tư tế,
phía sau một chút, để khi cần, giúp ngài mở chén, mở sách.
181

Từ lúc đọc kinh khẩn xin Chúa Thánh Thần cho đến khi nâng
chén thánh, thường thì thầy phó tế quỳ. Nếu có nhiều phó tế, một
thầy sẽ bỏ hương và xông hương lúc nâng bánh thánh và chén
thánh sau truyền phép.
“180. Ðến vinh tụng ca kết thúc kinh Tạ Ơn, thầy phó tế
đứng cạnh vị tư tế, nâng chén thánh lên, đang khi vị tư tế nâng đĩa
có Mình Thánh, cho đến khi giáo dân đã tung hô: “A-men” (Bản
dịch, như trên).
Như vậy, thầy phó tế phải quỳ xuống khi linh mục truyển
phép.
Tại thời điểm này, chỉ có linh mục hay các linh mục dâng hy
lễ vẫn đứng. Điểm này được đề nghị, mặc dù không phải một cách
rõ ràng, bởi GIRM, số 93:
“Là người trong Hội Thánh có quyền thánh chức để dâng hy
lễ nhân danh Ðức Kitô, bởi đó có quyền chủ toạ cộng đoàn được
quy tụ, linh mục điều khiển kinh nguyện, công bố Tin Mừng cứu
độ, liên kết giáo dân với ngài để dâng hy lễ lên Chúa Cha nhờ
Chúa Kitô và trong Chúa Thánh Thần, trao cho anh em mình bánh
hằng sống và cùng hiệp lễ với họ. Vậy khi cử hành Thánh Lễ, ngài
phải phục vụ Thiên Chúa và giáo dân cách trang nghiêm và khiêm
tốn; trong cách cử hành và đọc Lời Chúa, ngài còn phải cho giáo
dân cảm thấy sự hiện diện sống động của Ðức Kitô” (Bản dịch,
như trên).
Trong thực tế, quy định của việc quỳ khi linh mục truyền
phép cũng áp dụng cho một giám mục hay các linh mục khác, khi
các vị tham dự thánh lễ nhưng không đồng tế.
Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là thầy phó tế luôn chọn
tư thế của các tín hữu. Ví dụ, ở một số quốc gia, việc thực hành
quỳ là khác nhau, như đã đề cập trong GIRM, số 43:
“Tuy nhiên, Hội Ðồng Giám Mục được quyền thích nghi các
cử chỉ và điệu bộ ghi trong phần Thường Lễ của Sách Lễ Rôma,
sao cho phù hợp với cách cảm nghĩ của mỗi dân tộc. Nhưng cũng
phải liệu sao cho phù hợp với ý nghĩa và tính chất của từng phần
Thánh Lễ. Ở đâu giáo dân có thói quen quỳ suốt sau câu tung hô
182

Thánh Thánh Thánh cho đến hết Kinh Nguyện Thánh Thể, và quỳ
trước phần Rước lễ khi linh mục đọc Ecce Agnus Dei, thì đó là
điều đáng khen nên duy trì” (Bản dịch, như trên).
Trong các trường hợp này, thầy phó tế giúp lễ không làm
theo tư thế của các tín hữu, và chỉ quỳ trong thời gian được đề cập
trong GIRM, số 179. Bởi vì nếu thầy làm như vậy, thầy sẽ không
thể thực hiện một số công việc riêng của phó tế, chẳng hạn như
giúp linh mục mở trang sách, và sẵn sàng cầm chén thánh vào thời
điểm của Vinh tụng ca.
Cuối cùng, nếu cần thiết để lấy cất tấm đậy chén thánh, thầy
phó tế làm như vậy ngay trước khi truyền phép, rồi quỳ xuống.
(Zenit.org 3-6-2014)

72. Linh mục cần biết tiếng Latinh ở mức độ nào


để cử hành Thánh lễ Latinh?

Hỏi: Một số linh mục, đã chọn cử hành thánh lễ bằng tiếng


Latinh trong giáo xứ mình, đã hiện diện tại một khóa học ở giáo
hạt. Câu hỏi được đặt ra là: Sau một khóa học để chuẩn bị sử dụng
tiếng Latinh, cần bao lâu để hiểu được những gì mình đang cầu
nguyện? Câu trả lời là: không cần thiết hiểu những gì mình đọc,
nhưng cần phát âm cho chính xác. Thưa cha, liệu một Thánh Lễ có
là hợp lệ không, nếu vị cử hành không hiểu những gì mình đọc? -
W. O., Worcester, Massachusetts, Mỹ.
Đáp: Có lẽ có nhiều cấp độ cho câu hỏi này: vấn đề về sự
hiểu biết một bản văn để chu toàn một hành vi thật sự của việc thờ
phượng, và vấn đề về yêu cầu tối thiểu của sự hợp lệ.
Trong khi chủ đề này đã không được xử lý sâu rộng trong các
tài liệu huấn quyền, có hai tài liệu có thể giúp chúng tôi xây dựng
một câu trả lời.
Tài liệu thứ nhất, trích từ huấn thị “Redemptionis
Sacramentum”, nói đến hình thức thông thường của thánh lễ và sự
183

đồng tế quốc tế. Tuy nhiên, nó cung cấp một nguyên tắc tổng quát
liên quan đến sự hiểu biết một ngôn ngữ:
“113. Khi Thánh Lễ được nhiều linh mục đồng tế, Kinh
Nguyện Thánh Thể phải được đọc trong ngôn ngữ mà tất cả các
linh mục và dân chúng hiện diện trong buổi cử hành đều biết. Có
thể xảy ra trường hợp, trong số các linh mục hiện diện, có vị không
biết ngôn ngữ được dùng khi cử hành và không thể đọc các phần
Kinh Nguyện Thánh Thể, dành riêng cho mình. Trong trường hợp
này, các ngài không đồng tế, nhưng tốt hơn các ngài chỉ tham dự
cử hành và mặc áo dành vào cung thánh, theo quy định” (Bản dịch
Việt Ngữ của Hội Đồng Giám Mục Việt Nam)
Tài liệu thứ hai là từ một huấn thị của Ủy ban Ecclesia Dei,
vốn giám sát hình thức ngoại thường và triển khai một số qui định
trong tông thư “Summorum Pontificum” của Đức Giáo Hoàng Biển
Đức XVI. Về các yêu cầu cho linh mục, tài liệu nói:
“20 Liên quan đến vấn đề các yêu cầu cần thiết cho một linh
mục đủ khả năng (idoneus) để cử hành thánh lễ trong hình thức
ngoại thường (forma extraordinaria), có qui định như sau:
“a. Bất cứ linh mục Công Giáo nào không bị cản trở bởi Giáo
Luật là được xem “đủ khả năng” (idoneus) cho việc cử hành Thánh
Lễ trong hình thức ngoại thường (forma extraordinaria).
“b. Về việc sử dụng tiếng Latinh, một kiến thức cơ bản là cần
thiết, để cho phép linh mục phát âm các từ ngữ một cách chính xác
và hiểu ý nghĩa của chúng.
“c. Về kiến thức thực hiện nghi lễ, được cho là có đủ khả
năng các linh mục nào tự trình diện mình thể để cử hành thánh lễ
trong trong hình thức ngoại thường (forma extraordinaria), và đã
từng cử hành trước đó”.
Từ hai văn bản này, chúng ta có thể thấy rằng khả năng được
cho là cần thiết chính là linh mục đọc được các từ ngữ và hiểu ý
nghĩa của bản văn.
Điều này có nghĩa rằng linh mục có một sự hiểu biết tổng
quát về những gì ngài đọc, nhưng không cần sự hiểu biết chuyên
sâu về mọi sắc thái của ngữ pháp.
184

Đối với hình thức thông thường, một vị đồng tế cần ít nhất
phát âm chính xác các phần mà mọi vị đọc. Ngay cả khi ngài chỉ
hiểu viết chút ít ngôn ngữ của lễ cử hành, ngài đã hiểu các bản văn
tương tự trong tiếng mẹ đẻ của mình, và thường có thể dõi theo.
Như chỉ thị nói, nếu ngài thiếu kiến thức tối thiểu này, ngài không
nên đồng tế.
Bởi vì không có đồng tế trong hình thức ngoại thường, trình
độ hiểu biết tiếng Latin là phải cao hơn. Ví dụ, một linh mục sẽ có
thể nắm bắt ý nghĩa chung của các kinh nguyện, bài đọc và kinh
tiền tụng. Ngài cũng sẽ có thể sử dụng hình thức ngữ pháp chính
xác cho các yếu tố biến đổi, chẳng hạn danh tánh của giáo hoàng,
giám mục và các vị thánh trong ngày.
Nếu ngài có đủ kiến thức để phát âm một cách chính xác,
nhưng ít tự tin hơn đối với các yếu tố khác, thì ngài vẫn cử hành
thánh lễ, bằng cách chuẩn bị trước với sự trợ giúp của một bản dịch
tốt. Nếu không, tốt hơn ngài nên đợi cho đến khi ngài có một mức
độ tối thiểu về tiếng Latinh.
Vì vậy, chúng tôi có thể nói rằng trong ánh sáng của các tài
liệu trên đây, nhưng cũng xét đến các cuộc thảo luận vấn đề giữa
các nhà thần học, chúng tôi có thể nói rằng yêu cầu tối thiểu cho
một Thánh Lễ hợp lệ là sự phát âm chính xác của các lời truyền
phép, cùng với một sự hiểu biết chung về ý nghĩa của chúng.
Người ta giả thiết rằng sự hiểu biết đúng đắn này đã có nơi mỗi
linh mục.
Ngay cả ở đây, cách phát âm chính xác là không tuyệt đối,
miễn là các sai lỗi hoặc sự thiếu sự rõ ràng trong cách đọc chữ
không tạo ra một ý nghĩa mới. Ví dụ, một linh mục đã có một trở
ngại phát âm do bệnh tật, vẫn có thể cử hành thánh lễ hợp lệ nếu
ngài biết những gì ngài đang cố gắng đọc, nhưng ngài không thể
phát âm rõ nó thôi. Trong các năm cuối đời, việc phát âm Đức
Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II thường khó hiểu đối với đa số,
nhưng không ai nghi ngờ tính hợp lệ của thánh lễ Ngài cử hành.
Ngoài yêu cầu tối thiểu cho sự hợp lệ, phẩm giá và chất
lượng của việc cử hành như là một hành vi thờ phượng đòi hỏi một
185

sự hiểu biết đầy đủ về ngôn ngữ của lễ cử hành. Từ quan điểm bề


ngoài và mục vụ, linh mục cần đủ khả năng để công bố bản văn,
không chỉ phát âm một cách chính xác, nhưng có thể nhấn mạnh và
dừng chút xíu ở nơi cần nhấn mạnh và cần dừng, nhằm truyền đạt ý
nghĩa của bản văn như một kinh nguyện.
Việc công bố và hiều biết đúng đắn như thế cũng giúp linh
mục và tín hữu đưa lời cầu nguyện đi vào tâm hồn mình, và cho
phép nó thâm nhập và biến đổi cuộc đời của họ. (Zenit.org 10-6-
2014)

73. Tượng Chịu nạn được đặt trên mọi bàn thờ
không?

Hỏi: Thưa cha, Qui chế Tổng Quát Sách Lễ Rôma (GIRM)
nhắc bốn lần một tượng Chịu nạn (tượng Thánh giá, crucifix) đặt
trên bàn thờ Hy tế. Liệu giờ đây tượng Chịu nạn được dự kiến đặt
trên bất cứ bàn thờ nào chăng? Xin hỏi thêm: tại Mỹ, liệu các linh
mục cử hành thánh lễ được phép sử dụng các bài đọc từ cuốn
Revised Standard Version, phiên bản Công Giáo, thay cho cuốn
New American Bible lectionary, mà nhiều người cho là một bản
dịch ít văn học không? - J. M., Kansas City, Missouri, Mỹ.
Đáp: Tôi cho rằng độc giả của chúng tôi nhắc đến bốn số sau
đây của Qui chế Tổng Quát Sách Lễ Rôma (GIRM):
“117. Phải có ít là một khăn trải màu trắng trên bàn thờ.
Trong mọi cử hành, trên bàn thờ hoặc gần bàn thờ, phải đặt hai,
hoặc bốn, hoặc sáu chân nến, có nến thắp; nếu Giám Mục giáo
phận cử hành Thánh Lễ, thì đặt bảy chân nến. Ðàng khác, trên bàn
thờ hay gần bàn thờ phải đặt thánh giá có hình Chúa chịu nạn. Có
thể mang theo chân nến và thánh giá có hình Chúa chịu nạn khi
rước chủ tế vào hành lễ. Trên bàn thờ, có thể đặt sẵn một sách Tin
Mừng khác với sách Bài Ðọc, trừ khi sách Tin Mừng này được
mang theo khi rước chủ tế vào hành lễ.
186

“122. Khi tới bàn thờ, vị tư tế và các thừa tác viên cúi mình
sâu.
Nếu có mang thánh giá có hình Chúa chịu nạn trong khi đi
rước, thì đặt thánh giá gần bàn thờ để thành thánh giá bàn thờ. Chỉ
để một thánh giá thôi, nên nếu có rồi thì đem thánh giá đi rước cất
đi. Ðèn thì đặt trên bàn thờ hay bên cạnh; sách Tin Mừng, thì đặt
trên bàn thờ.
“188. Khi tiến ra bàn thờ, thầy giúp lễ có thể mang thánh giá
đi giữa hai người giúp cầm nến cháy. Khi tới bàn thờ, thầy đặt
thánh giá gần bàn thờ, để thành thánh giá bàn thờ, nếu không thì
đem cất vào nơi xứng đáng. Rồi thầy về chỗ của mình trong cung
thánh.
“350. Trên hết, phải lưu tâm đến những gì có liên quan trực
tiếp đến bàn thờ và cử hành Thánh Lễ, như thánh giá bàn thờ và
thánh gia cầm khi rước kiệu” (bản dịch Việt ngữ của Linh mục
Phanxicô Xavier Nguyễn Chí Cần, giáo phận Nha Trang).
Cần lưu ý rằng các số trên đây không thực sự sử dụng thuật
ngữ “tượng Chịu nạn”, mặc dù điều này là rõ ràng trong các số 117
và 122.
Tài liệu này cũng cho phép tượng Chịu nạn được đặt trên bàn
thờ hoặc gần bàn thờ. Không có yêu cầu nào nói rằng nó được đặt
trực tiếp trên chính bàn thờ.
Điều này cũng được hiểu như thế trong tài liệu “Built of
Living Stones” của Hội đồng Giám mục Mỹ liên quan đến trang trí
nhà thờ:
“Tượng Chịu nạn § 91. Thánh giá có hình Chúa Kitô chịu
đóng đinh là một lời nhắc nhở của mầu nhiệm vượt qua của Chúa
Kitô. Nó lôi kéo chúng ta đi vào mầu nhiệm đau khổ và làm cho
niềm tin của chúng tôi nên hữu hình rằng sự đau khổ của chúng ta
khi kết hợp với cuộc thương khó và cái chết của Chúa Kitô dẫn
chúng ta đến sự cứu chuộc. Nên có một tượng Chịu nạn 'được đặt
trên bàn thờ hoặc gần bàn thờ, và ... được toàn cộng đoàn phụng vụ
nhìn thấy’. Bởi vì một tượng Chịu nạn được đặt trên bàn thờ và khá
lớn, cho toàn cộng đoàn phụng vụ nhìn thấy, cũng có thể gây cản
187

trở tầm nhìn của các hành động diễn ra trên bàn thờ, các lựa chọn
thay thế khác có thể là thích hợp hơn. Tượng Chịu nạn có thể treo
phía trên bàn thờ hoặc gắn trên tường cung thánh. Một tượng Chịu
nạn dùng trong cuộc rước, có kích thước vừa đủ, được đặt trong
một nơi có thể được mọi người nhìn thấy sau cuộc rước, là một tùy
chọn tốt. Nếu tượng Chịu nạn dùng trong cuộc rước được sử dụng
cho mục đích này, kích thước và trọng lượng của tượng Chịu nạn
không nên gây khó khăn cho người mang thánh giá trong cuộc
rước. Nếu đã có một tượng Chịu nạn trong cung thánh, tượng Chịu
nạn dùng trong cuộc rước được đặt ngoài tầm nhìn của cộng đoàn
sau cuộc rước”.
Do đó, có nhiều sự tùy chọn hợp lệ được cung cấp liên quan
đến vị trí của tượng Chịu nạn trên bàn thờ, và luật hiện nay không
ưu tiên một giải pháp nào hơn một giải pháp khác.
Người ta cũng được biết rằng trước khi trở thành Giáo hoàng,
Đức Thánh Cha Biển Đức XVI ủng hộ việc sử dụng một tượng
Chịu nạn khá lớn trên bàn thờ, như là một phương tiện để thiết lập
điều mà Ngài gọi là một phía Đông phụng vụ, hoặc một phương
tiện hướng linh mục và tín hữu về mầu nhiệm trung tâm của sự cứu
chuộc, vốn được hiện diện và biểu tượng bởi tượng Chịu nạn.
Trong triều đại giáo hoàng của Ngài, sự hiện diện của một
tượng Chịu nạn lớn trên bàn thờ đã trở thành quen thuộc trong các
Thánh lễ giáo hoàng, và cho đến nay đã được tiếp tục bởi Giáo
Hoàng Phanxicô.
Bằng cách này, các Giáo hoàng giảng dạy thông qua gương
mẫu và tập tục phụng vụ tốt. Tuy nhiên, không có sắc lệnh hoặc
văn bản pháp lý nào khác được ban hành để thiết lập một sự thay
đổi trong luật lệ. Vì vậy, hiện nay các Qui chế tổng quát của Sách
Lễ Rôma (GIRM) vẫn duy trì tính hợp lệ và hiệu lực pháp luật.
Không luật lệ nào có thể là một sự lựa chọn có chủ ý về phía
các Giáo hoàng, cũng như không có sự chấm dứt một cuộc tranh
luận mở, liên quan đến tập tục tốt nhất trong lĩnh vực này, và dành
chỗ cho sự uyển chuyển trong các tình hình mục vụ khác nhau.
188

Về câu hỏi thứ hai: Các linh mục nên tuân theo các bản văn
phụng vụ đã được phê duyệt bởi Hội đồng Giám mục của mỗi quốc
gia. Họ không nên sử dụng các bản văn khác đã được phê duyệt
bởi Hội đồng Giám mục quốc gia khác. Một ngoại lệ là một Thánh
Lễ bằng tiếng Anh ở các nước có ngôn ngữ khác. Trong trường
hợp này, bất kỳ bản văn tiếng Anh nào đã được phê duyệt có thể
được sử dụng. (Zenit.org 17-6-2014)

74. Nói thêm về tượng Thánh giá bàn thờ

Hỏi: Sau khi chúng tôi trả lời về tượng Thánh giá bàn thờ
ngày 17-6, một độc giả người Bỉ hỏi thêm: “Nếu một nhà thờ may
mắn sở hữu một chút thánh tích của Thánh Giá Thật, thánh tích
này có được phép sử dụng như Thánh giá dùng cho cuộc rước
không, và như là thánh giá, nó được đặt trên hay gần bàn thờ
trong Thánh Lễ không? “
Đáp: Tôi có thể nói rằng đây không phải là sự thực hành tốt
nhất. Các thánh tích của Thánh Giá Thật nhận một mức độ đặc biệt
tôn kính, vốn có thể tạo ra sự phức tạp khi sử dụng chúng làm
Thánh giá dùng cho cuộc rước và như Thánh giá bàn thờ bình
thường.
Thí dụ, người ta có tập tục tôn kính thánh tích của Thánh Giá
Thật với việc bái gối. Yêu cầu này sẽ làm phức tạp cho các di
chuyển trong Thánh Lễ.
Tuy nhiên, sách Nghi Thức Giám Mục, số 866 và 921, cấm
việc đặt các thánh tích trên bàn thờ trong cử hành Thánh Lễ, và
không có ngoại lệ nào được nói đến cho thánh tích của Thánh Giá
Thật.
Tôi có thể nói rằng tốt hơn nên phân biệt cuộc rước thánh
tích Thánh Giá Thật với một đền thờ chứa hòm thánh tích.
Đồng thời, do lịch sử lâu dài về việc tôn kính thánh tích của
Thánh Giá Thật, có thể rằng trong một số trường hợp các hòm
189

thánh tích hình Thánh giá có thể được dùng như là Thánh giá bàn
thờ. Việc này thường diễn ra ở nơi mà Thánh giá ở trên một bàn
thờ cao.
Một bạn đọc ở Ba Lan hỏi hình Chúa chịu nạn ở thánh giá
bàn thờ nhìn về hướng nào.
Như chúng tôi đã viết ngày 16-5-2006, rằng hình Chúa chịu
nạn nhìn về bàn thờ:
“[Một độc giả hỏi]: Dựa vào Qui chế Tổng quát Sách Lễ
Rôma (GIRM), số 308: “Trên bàn thờ hay gần cạnh, phải có thánh
giá có hình Chúa chịu nạn, mà giáo dân tập họp có thể thấy rõ”
(Bản dịch Việt ngữ của linh mục Phanxicô Xavier Nguyễn Chí
Cần, giáo phận Nha Trang). Bởi vì sự quan tâm ở đây là làm sao
cho “giáo dân tập họp có thể thấy rõ”, cũng nên rằng một cây
Thánh giá trên bàn thờ quay mặt về phía giáo dân.
“Tôi không bị thuyết phục về cách giải thích này. Việc nhắc
đến hình Chúa Kitô chịu nạn trong cuốn Qui chế Tổng quát Sách
Lễ Rôma mới được đưa vào, nhằm loại bỏ mọi thánh giá trần mà
không có hình Chúa chịu nạn. Tôi tin rằng yêu cầu thánh giá được
nhìn thấy là trên hết muốn nhắc đến chính thánh giá.
“Các chữ đỏ của sách Nghi Thức Giám Mục, được sử dụng
trước các cải cách của Công đồng, đã tiên liệu khả năng của bàn
thờ “hướng về giáo dân” (versus populum). Cuốn sách này, trong
khi qui định rằng thánh giá phải được mọi người nhìn thấy, cũng
quy định rằng hình Chúa chịu nạn hướng về phía bàn thờ ('cum
imagine sanctissimi Crucifixi versa ad interiorem altaris faciem').
“Một linh mục khác gợi ý rằng nên tạc thánh giá bàn thờ có
hình Chúa chịu nạn ở cả hai mặt.
“Mặc dù dường như không có qui định hiện nay cấm sự thực
hành này, nó đã không được cho phép trong thời kỳ ban sơ.
“Một số sách đề nghị sử dụng các hình ảnh khác về phía
thánh giá hướng vế giáo dân, chẳng hạn biểu tượng một con cá,
hoặc hình ảnh khác của Chúa Cứu Thế, thí dụ ảnh Mục Tử Nhân
Lành hay Vua các Vua.
190

“Về khả năng Thánh giá được nhìn thấy rõ, nhiều công nghị
địa phương qui định một kích thước tối thiểu là 40 cm (16 inch)
cho cho chiều đứng, và 22 cm (8,8 inch) cho chiều ngang, mặc dù
trong thực tế Thánh giá bàn thờ thường lớn hơn.
“Một sắc lệnh của Đức Thánh Cha Biển Đức XIV (1740-
1758) cũng qui định rằng một thánh giá khác là không cần thiết,
nếu một cây Thánh giá lớn được vẽ hoặc điêu khắc như là một
phần của bàn thờ”. (Zenit.org 1-7-2014)

75. Người Hồi giáo chia sẻ quan điểm thay cho bài
giảng Thánh lễ được không?

Hỏi: Trong phụng vụ thánh của Chúa Nhật Hiện Xuống


vừa qua, thay vì linh mục giảng lễ, hai giáo sĩ của nhà thờ Hồi
giáo địa phương được mời đến “tham gia với chúng tôi trong lời
cầu nguyện trong ánh sáng của gương Đức Thánh Cha nêu ra”.
Giáo sĩ thứ nhất chia sẻ quan điểm của mình về Thiên Chúa, làm
thế nào chúng ta tìm kiếm hòa bình và làm thế nào hòa bình chỉ có
thể được tìm thấy trong Thiên Chúa. Ông giải thích rằng người
Hồi giáo tin cùng một Thiên Chúa như các Kitô hữu, và rằng họ
cũng tin “Chúa Giêsu là một ngôn sứ, như đức Mohammed cao
cả”. Tiếp đến, giáo sĩ thứ hai đọc một số đoạn trích từ sách Kinh
thánh Quran bằng tiếng Anh, và hát các đoạn văn ấy bằng tiếng Ả
Rập. Ông cũng đọc một số đoạn nói về Đức Maria nữa. Cuối cuộc
“cầu nguyện cho hòa bình,” người phụ nữ giới thiệu hai vị đã giải
thích cho cộng đoàn, tôi xin trích dẫn nguyên văn, rằng “giờ đây
các anh em Hồi giáo của chúng ta ra về, không tham gia hết phần
Phụng Vụ Lời Chúa khi chúng ta chuẩn bị đọc Kinh Tin Kính, vốn
cô lập chúng ta với họ thêm nữa”. Thưa cha, tôi không thắc mắc về
việc người Hồi giáo được mời và có mặt tại Thánh Lễ của chúng ta
như là người quan sát. Tôi chỉ muốn hỏi: liệu có là sự xúc phạm
nặng không, khi đề họ chia sẻ thay cho bài giảng, họ đọc các đoạn
trong Kinh thánh Hồi giáo, và nói nhiều lần rằng họ cũng “tin
191

rằng Chúa Giêsu là một ngôn sứ vĩ đại”? Cá nhân tôi, tôi cảm thấy
mình như là một tù nhân trong chính ngôi nhà của tôi, và cảm thấy
xấu hổ vì tôi đã không có sự can đảm của các vị tử đạo tiên khởi để
đứng lên và nói: “Chúa Giêsu không chỉ là một ngôn sứ nhưng là
Con Thiên Chúa”. Tôi kinh hoàng khi nghe Kinh Tin Kính được
nhắc đến trong nhà chúng ta như là một điểm “cô lập” chúng ta.
Tôi cảm nhận rằng Kinh Tin Kính không phải là một điểm cô lập,
nhưng là chân lý mà chúng ta không cần phải xin lỗi, chỉ vì chúng
ta đang có các vị khách thuộc tôn giáo khác hiện diện giữa chúng
ta. Tôi đã phản ứng thái quá không, thưa cha? - H. C., Orlando,
Florida, Mỹ.
Đáp: Trong khi Đức Thánh Cha của chúng ta đã có nhiều
bước tiến lớn, để thúc đẩy sự hiểu biết lẫn nhau và chấp nhận nhau
giữa các người khác niềm tin tôn giáo, Ngài cũng như các vị tiền
nhiệm đã cố gắng hết sức, để tránh bất cứ chủ nghĩa hỗn tạp tôn
giáo nào, và tôi chưa hề thấy một sự kiện nào, mà trong đó lời cầu
nguyện của người ngoài Kitô giáo được đưa vào trong hành vi
phụng vụ của việc thờ phượng Kitô giáo cả, huống hồ là đưa vào
một Thánh Lễ
Vì vậy, trước hết tôi nghĩ rằng việc nại đến mẫu gương của
Đức Thánh Cha Phanxicô cho hành động ấy là đơn thuần không
đúng.
Thứ đến, tôi không tin rằng các giáo sĩ Hồi giáo tham gia vào
sự việc trên, sẽ có lần mời một thừa tác viên Kitô giáo đến chia sẻ
trong một buổi cầu nguyện ngày thứ Sáu của họ, rằng Chúa Giêsu
là Con Thiên Chúa và là mặc khải dứt khoát của Thiên Chúa cho
con người. Khi nói như thế, tôi không chỉ trích các người Hồi giáo
thiếu việc có đi có lại, nhưng chỉ đơn giản nói rằng đây là điều
thống nhất tbeo quan điểm Hồi giáo xem, bởi vì việc cho phép Kitô
hữu phát biểu như thế sẽ là tương đương với việc phủ nhận nội
dung thiết yếu của Hồi giáo.
Tôi tin rằng cũng là thật rõ ràng cho một thừa tác viên Công
Giáo là không thể có chỗ cho việc trình bày một tôn giáo ngoài
Kitô giáo, trong bối cảnh của một nghi thức phụng vụ Kitô giáo.
192

Chắc chắn rằng có những lần và địa điểm, mà ở đó việc giải


thích một tôn giáo ngoài Kitô giáo có thể được thực hiện với lợi ích
chung, nhưng không bao giờ trong một bối cảnh phụng vụ Kitô
giáo. Mọi phụng vụ Kitô giáo là một lời tuyên xưng đức tin, và
việc trình bày một tôn giáo khác là phủ nhận lý do cho việc có mặt
của Kitô hữu tại một hành vi thờ phượng. Trong nghĩa này, chúng
ta không chỉ “bị cô lập” khỏi người Hồi giáo bởi Kinh Tin Kình
của mình, mà còn khỏi thời điểm mà chúng ta làm dấu thánh giá và
tuyên xưng Thiên Chúa Ba Ngôi ở đầu Thánh Lễ nữa.
Để cho rõ ràng hơn: Mặc dù có thể và cần phải có sự tôn
trọng lẫn nhau và hòa bình với nhau, xét theo quan điểm của niềm
tin tôn giáo, Hồi giáo và Kitô giáo là các tôn giáo không tương
thích với nhau. Tuy nhiên, có một số giá trị được chia sẻ và điểm
chung của việc thực hành sống đạo, nhưng cả hai tôn giáo có các
nội dung chân lý tuyệt đối riêng, vốn là loại trừ lẫn nhau. Chúng ta
có thể đồng ý hay không đồng ý một cách thân thiện, nhưng phải
chấp nhận rằng không có nền tảng chung trong vấn đề niềm tin
trung tâm của tôn giáo. Chỉ như thế việc đối thoại hiệu quả có thể
diễn ra.
Trong nghĩa này, giờ đây chúng ta có thể giải quyết các
khẳng định do người Hồi giáo đưa ra trong Thánh Lễ ấy. Cả hai tôn
giáo tin rằng chỉ có một Thiên Chúa, và chắc chắn rằng cả hai tôn
giáo tôn thờ cùng một Thiên Chúa. Tuy nhiên, từ một quan điểm
suy lý hơn, một số học giả cho rằng các khái niệm cơ bản về bản
thể và các thuộc tính của Thiên Chúa không phải là luôn luôn
tương thích trong cả hai tôn giáo.
Tương tự như vậy, sự khẳng định của người Hồi giáo rằng
Chúa Giêsu được xem như là một ngôn sứ vĩ đại như Mohammed
là thực tế vô nghĩa cho các Kitô hữu.
Xin dùng một thí dụ khác: Một Kitô hữu có thể nói với người
Do Thái giáo rằng Kitô hữu xem I-sa-ia (Isaiah) là một ngôn sứ vĩ
đại. Đây là là một tuyên bố đúng thật. Tuy nhiên, điều này không
có nghĩa rằng một người Do Thái giáo có thể chấp nhận niềm tin
Kitô giáo, mà các văn bản của ngôn sứ I-sa-ia đã báo trước về cuộc
193

đời và cái chết của Chúa Giêsu. Làm như vậy là chối bỏ đức tin Do
Thái giáo.
Đối với Kitô hữu, Đức Kitô là Con Thiên Chúa và là mặc
khải dứt khoát của Thiên Chúa cho con người. Một Kitô hữu không
thể chấp nhận rằng Mohammed là một ngôn sứ theo nghĩa Kitô
giáo, vì tất cả sứ ngôn đã chấm dứt trước khi Chúa Kitô đến, và
nhất thiết phải hướng tới Ngài. Kitô giáo cũng không hề xem Kinh
Thánh Hồi giáo như là Mặc khải của Thiên Chúa, bởi vì không thể
có Mặc khải công khai sau thời các thánh Tông đồ nữa. Khẳng
định khác đi có thể là phủ nhận một niềm tin trung tâm của đức tin
chúng ta.
Cuối cùng, mặc dù có thể xem là đúng luật, bài giảng không
thể được bỏ qua trong lễ trọng. Bài giảng không được thực hiện bởi
ai khác ngoài một thừa tác viên có chức thánh và phải phản ánh
đức tin.
Về việc này, huấn thị Redemptionis Sacramentum nói rõ như
sau:
“64. Bài giảng, được ban bố trong cử hành Thánh Lễ và là
thành phần của chính phụng vụ, “thường do chính linh mục chủ tế
hay một linh mục đồng tế mà ngài nhờ đảm trách, hay đôi khi, nếu
là hợp thời, cũng do một phó tế, nhưng không bao giờ do một giáo
dân. Trong những trường hợp đặc biệt và có lý do chính đáng, bài
giảng cũng có thể do một Giám mục hay một linh mục tham dự cử
hành, dù các ngài không thể đồng tế”.
“65. Xin nhắc lại điều 767 §1 của Bộ Giáo luật đã bãi bỏ mọi
quy tắc trước đây cho phép các tín hữu không có chức thánh giảng
trong cử hành Thánh Thể. Quả nhiên, một việc cho phép như thế
phải bị dứt khoát bác bỏ, và không tục lệ nào có thể chứng minh
việc cho phép như vậy.
“66. Việc cấm giáo dân giảng trong lúc cử hành Thánh Lễ
cũng liên quan đến các chủng sinh, các sinh viên thần học, đến tất
cả những ai thi hành chức vụ “phụ tá mục vụ”, và đến bất cứ nhóm,
phong trào, cộng đoàn hay hiệp hội giáo dân nào.
194

“67. Đặc biệt, phải quan tâm theo dõi bài giảng được hoàn
toàn tập trung vào mầu nhiệm cứu độ, bằng cách trình bày, suốt
năm phụng vụ, từ các bài đọc kinh thánh và những bản văn phụng
vụ, các mầu nhiệm đức tin và các quy tắc của đời sống kitô-hữu, và
bằng cách chú giải các bản văn của phần Chung hay phần Riêng
của Thánh Lễ, hay nữa của nghi lễ khác của Giáo Hội. Tất nhiên là
tất cả những giải thích Thánh Kinh phải hướng về Đức Kitô như là
cột trụ tuyệt đỉnh của kế hoạch cứu độ ; tuy nhiên, việc đó phải
được thực hiện cũng có quan tâm đến bối cảnh đặc thù của việc cử
hành phụng vụ. Người giảng phải chăm lo chiếu rọi ánh sáng Đức
Kitô vào các sự kiện của đời sống, mà không phải vì thế tước đi ý
nghĩa chân chính và đích thật của lời Thiên Chúa, ví dụ, bằng cách
chỉ dựa vào các nhận xét chính trị hay những luận chứng ngoại
đạo, hay bằng cách dựa theo các quan niệm vay mượn của những
phong trào tôn-giáo-giả phổ biến trong thời đại của chúng ta” (Bản
dịch Việt Ngữ của Hội Đồng Giám Mục Việt Nam). (Zenit.org 24-
6-2014)

76. Bài giảng có cần được viết sẵn hay không?

Hỏi: Trong nhiều năm trong chủng viện, và bây giờ sắp kết
thúc khóa đào tạo chủng sinh và chuẩn bị cho hoạt động tông đồ,
con đã nhận thấy rằng một số linh mục, ngay cả các Giám mục,
hoặc ở trong các chủng viện hay trong giáo xứ, đã viết bài giảng
sẵn vào giấy, và trong Thánh lễ, họ đọc bài giảng viết sẵn. Trái lại,
các vị khác không dùng bài giảng viết sẵn, nhưng giảng từ tâm hồn
của mình. Con xin hỏi cha: Đâu là lập trường chính thức của Giáo
Hội về việc giảng lễ? Liệu bài giảng có cần được viết sẵn hay
không? Có điều khoản giáo luật nào về việc này không? – A. M.,
Enugu, Nigeria.
Đáp: Bạn thân mến, có rất ít qui định chính thức về bài
giảng. Một điều chắc là Đức Thánh Cha Phanxicô, trong Tông
huấn của Ngài “Evangelii Gaudium” (Niềm vui của Tin Mừng), đã
195

bàn rộng rãi chủ đề này, và đã đề cập đến nó thường xuyên, nhất là
trong các cuộc gặp gỡ với các giáo sĩ. Một số Giám mục đã nói với
tôi rằng Ngài cũng đề cập đến việc giảng lễ trong các cuộc gặp
riêng tư, khi các ngài có chuyến thăm chính thức Tòa Thánh “Ad
Limina”, cứ năm năm một lần. Như thế, rõ ràng bài giảng là điều gì
đó thân thiết với tâm hồn của Đức Thánh Cha.
Trong số các lời khuyên về chuẩn bị bài giảng, Đức Thánh
Cha nói như sau trong Tông huấn của Ngài:
“156. Một số người nghĩ mình có thể là người giảng giỏi vì
họ biết phải nói cái gì, nhưng họ không chú ý tới việc phải nói thế
nào, nghĩa là cụ thể phải cấu tạo một bài giảng như thế nào. Họ
phàn nàn khi người ta không nghe hay trân trọng họ, nhưng có lẽ
họ không bao giờ chịu khó tìm cách thích hợp để trình bày sứ điệp.
Chúng ta nên nhớ rằng “nội dung loan báo Tin Mừng có tầm quan
trọng hiển nhiên nhưng không được làm che mờ tầm quan trọng
của cách thức và phương tiện loan báo Tin Mừng”. Cũng vậy, quan
tâm tới cách chúng ta giảng là một sự quan tâm thiêng liêng sâu xa.
Nó bao gồm việc đáp lại tình yêu của Thiên Chúa bằng cách đặt tất
cả các năng khiếu và óc sáng tạo của mình vào việc phục vụ sứ
mạng Ngài đã trao cho chúng ta; đồng thời, nó chứng tỏ một tình
yêu tinh tế và tích cực bằng cách từ chối không cống hiến một sản
phẩm có chất lượng tồi. Trong Kinh Thánh, chẳng hạn, chúng ta có
thể tìm thấy những lời khuyên về cách chuẩn bị một bài giảng thế
nào để có thể đến được với dân một cách hiệu quả nhất: “Hãy nói
cho gọn, ít lời, nhiều ý” (Hc 32:8).
“157. Chỉ dùng một vài ví dụ, chúng ta hãy nhớ lại một số
nguồn trợ giúp thực hành có thể làm bài giảng của chúng ta phong
phú và hấp dẫn hơn. Một trong những điều quan trọng nhất là học
cách sử dụng hình ảnh khi giảng, cách khêu gợi hình ảnh. Đôi khi
các ví dụ được dùng để làm sáng tỏ một điểm nào đó, nhưng các ví
dụ này thường chỉ khêu gợi trí khôn; trái lại, các hình ảnh giúp
người nghe nhiều hơn trong việc quí chuộng và chấp nhận sứ điệp
chúng ta muốn truyền đạt. Một hình ảnh hấp dẫn có thể làm cho
người nghe cảm nếm được sứ điệp, đánh thức ước muốn và đánh
196

động ý chí hướng tới Tin Mừng. Một thầy giáo cũ từng nói với tôi,
một bài giảng tốt phải có “một ý tưởng, một tình cảm, một hình
ảnh”.
158. Đức Phaolô VI nói rằng “các tín hữu... mong đợi nhiều
từ bài giảng, và sẽ được rất nhiều lợi ích từ bài giảng, miễn là nó
đơn sơ, rõ ràng, trực tiếp và thích hợp”. Đơn sơ là về ngôn ngữ
chúng ta sử dụng. Phải là ngôn ngữ người dân có thể hiểu được,
bằng không chúng ta như nói vào chỗ không người. Những người
giảng thuyết thường sử dụng các từ ngữ họ đã học trong thời kỳ
học tập và trong các môi trường chuyên môn không nằm trong
ngôn ngữ thông thường của người nghe. Các từ ngữ này thích hợp
trong thần học và huấn giáo, nhưng ý nghĩa của nó thì đa số các
Kitô hữu không hiểu được. Nguy cơ lớn nhất đối với một người
giảng thuyết là họ quá quen với ngôn ngữ riêng của mình khiến họ
nghĩ mọi người khác tất nhiên cũng hiểu và sử dụng được nó. Nếu
chúng ta muốn thích nghi với ngôn ngữ của dân chúng và đem lời
Chúa đến được với họ, chúng ta cần chia sẻ đời sống của họ và có
sự quan tâm trìu mến đối với họ. Đơn sơ và rõ ràng là hai chuyện
khác nhau. Có thể chúng ta dùng ngôn ngữ đơn sơ nhưng cách
giảng của chúng ta không rõ. Rốt cuộc là bài giảng khó hiểu vì nó
vô tổ chức, thiếu trình tự lôgích hay cố nói đến quá nhiều điều một
lúc. Vì vậy chúng ta cần bảo đảm bài giảng của chúng ta có một
chủ đề thống nhất, có trật tự rõ ràng và có sự mạch lạc giữa các
câu, để dân có thể dễ dàng theo một cách dễ dàng và nắm được
triền lý luận của bài giảng.
“159. Tích cực là một đặc trưng nữa của một bài giảng tốt.
Bài giảng tốt không quan tâm nhiều tới việc nói ra điều gì không
được làm, nhưng gợi ý chúng ta có thể làm gì tốt hơn. Bất luận thế
nào, nếu kêu gọi chú ý tới một điều gì tiêu cực, nó cũng phải cố
gắng vạch ra một giá trị tích cực và hấp dẫn, nếu không nó sẽ bị
mắc kẹt giữa những lời phàn nàn, than vãn, phê bình và trách móc.
Giảng tích cực luôn luôn cống hiến hi vọng, vạch ra tương lai,
không để chúng ta mắc kẹt trong tiêu cực. Tốt biết bao khi các linh
mục, phó tế và giáo dân định kỳ tụ họp lại với nhau để khám phá ra
197

các nguồn hỗ trợ có thể giúp cho việc giảng thuyết hấp dẫn hơn!”
(Bản dịch Việt ngữ của Ủy Ban Loan Báo Tin Mừng thuộc Hội
Đồng Giám Mục Việt Nam).
Các lời khuyên thích hợp của Đức Thánh Cha cần được mọi
người giảng thuyết thuộc nằm lòng. Tuy nhiên, Ngài không đề cập
trực tiếp đến câu hỏi cụ thể của bạn đọc của chúng tôi.
Quan điểm của tôi là bài giảng nên luôn luôn được chuẩn bị
tốt, trong đó có cách trình bày bài giảng nữa. Bài giảng luôn luôn
phải được rao giảng từ trái tim, nhưng không nhất thiết được rao
giảng bởi trái tim và thuộc lòng. Một bài giảng đọc từ giấy cũng có
thể là từ trái tim.
Vì vậy, giả sử rằng bài giảng được chuẩn bị tốt, quyết định
về việc có nên viết nó đầy đủ, viết vài nét chính, hoặc ghi nhận
thuộc lòng trong đầu trước khi giảng, là hoàn toàn phụ thuộc vào
khả năng và thiên hướng của người giảng, các nhu cầu của tín hữu,
và bối cảnh đặc biệt của lễ cử hành.
Một Giám mục hay linh mục có thể lựa chọn cách viết ra và
đọc bài giảng của mình, vì ngài cho rằng độ chính xác của ngôn
ngữ là quan trọng trong bối cảnh nhất định, đặc biệt là nếu sau đó
bài giảng được in ra.
Một số linh mục và phó tế đọc bài giảng của mình, đơn giản
chỉ vì họ có trí nhớ không tốt. Một số người giảng viết ra bài giảng
hoặc vài nét chính, và khi giảng là giảng thuộc lòng, nhưng thỉnh
thoảng mới nhìn vào bài viết mà thôi. Sự hiện diện đơn thuần của
bài giảng giải thoát họ khỏi các lo lắng về thiếu sót hoặc quên điều
cần nói mà thôi.
Một số vị khác, chẳng hạn Giám mục Fulton Sheen (người
Mỹ) nổi tiếng, thích không sử dụng bài giảng viết sẵn. Tuy nhiên,
nên nhớ rằng hình thức này thường đòi hỏi sự chuẩn bị kỹ hơn, để
mọi sự tốt đẹp trong khi giảng. Về quan điểm hùng biện, việc này
có hiệu quả hơn, tạo dễ dàng cho các yếu tố khác, chẳng hạn sự
giao tiếp trực tiếp với thính giả.
Cũng có những người rao giảng từ một bài viết soạn sẵn, và
đã chu toàn việc tiếp xúc này, và hình thức ấy không nên được xem
198

trong bất kỳ cách nào là tốt thứ hai. Các Đức Thánh Cha Biển Đức
và Phanxicô, với phong cách khác nhau, cả hai đều chứng tỏ hình
thức này có thể là một phương pháp giảng hiệu quả nhất.
Điều thường không có hiệu quả là đọc một bài giảng chỉ đơn
giản được tải về từ Internet hoặc một vài nguồn khác. Thậm chí
nếu bài giảng này được đọc tốt, nó cũng thiếu chất lượng của một
kết quả suy niệm cầu nguyện, sự thẩm thấu sứ điệp và xác tín cá
nhân trong sự thật của nó – vốn nhất thiết phải đi qua chặng đường
này, nếu một bài giảng là một sự thông chuyển thật sự đức tin.
Đức Thánh Cha Phanxicô cũng minh họa điểm này như sau:
“144. Nói từ trái tim có nghĩa là trái tim chúng ta không chỉ
phải bừng cháy, mà còn phải được soi sáng bởi sự sung mãn của
mặc khải và bởi con đường mà lời Chúa đã đi qua trong trái tim
của Hội Thánh và dân tộc trung thành của chúng ta trong suốt lịch
sử. Căn tính Kitô hữu của chúng ta, như là vòng tay Cha ôm ấp
chúng ta trong bí tích rửa tội, làm cho chúng ta, như những đứa con
hoang đàng - và những đứa con cưng của Mẹ Maria - ao ước nhận
được một vòng tay khác nữa, vòng tay của Cha nhân từ đang đợi
chúng ta trong vinh quang. Giúp dân chúng cảm nhận rằng họ đang
sống giữa hai vòng tay này là một nhiệm vụ khó khăn nhưng đẹp
đẽ của người rao giảng Tin Mừng” (Bản dịch, như trên). (Zenit.org
1-7-2014)

77. Có được vỗ tay trong bài giảng không?

Hỏi: Các giáo dân trong nhà thờ của chúng tôi thường tự
phát trong phản ứng của họ đối với bài giảng thật hay của cha
giảng lễ. Đôi khi giáo dân trân trọng vỗ tay sau bài giảng, hoặc là
để thông báo là họ đồng ý với linh mục, hoặc để nói lên sự đánh
giá cao của họ đối với bài giảng. Tuy nhiên, có lần một tân linh
mục đến dâng lễ, và điều này đã xảy ra sau khi cha giảng là rằng
cha không hài lòng với việc vỗ tay không thích hợp của họ, và nhắc
nhở họ rằng họ đang tham dự một Thánh Lễ, chứ không xem trình
199

diễn văn nghệ. Từ đó, sự tự phát của giáo dân biến mất; thỉnh
thoảng, người ta mới được nghe tiếng vỗ tay, nhưng người ta buồn
bã cảm nhận một sự ngập ngừng nào đó. Thưa cha, xin cha soi
sáng cho chúng con về sự thích đáng của việc vỗ tay sau bài giảng.
D. B., Denver, Colorado, Mỹ.
Đáp: Trước hết, đó là một dấu hiệu rất hy vọng của sự cải
thiện tổng thể trong chất lượng của bài giảng, mà các tín hữu xem
là đáng vỗ tay.
Sau khi đã nói như thế rồi, tôi nhìn nhận là vị linh mục trẻ đã
đúng khi nói rằng, nói chung, tiếng vỗ tay là không được khuyến
khích trong Thánh Lễ.
Tuy nhiên, đây không phải là một quy tắc tuyệt đối. Bài
giảng của Đức Giáo Hoàng thường kết thúc với tiếng vỗ tay, và
thậm chí đôi khi bị gián đoạn bởi tiếng vỗ tay kéo dài và nhiệt liệt
nữa. Trong thế giới cổ đại, các bài giảng tuyệt vời, chẳng hạn như
bài giảng của thành Âutinh, đã thỉnh thoảng xen kẽ với tiếng vỗ tay
đánh giá cao về phía giáo dân.
Cũng có một số nền văn hóa, mà ở đó việc hoan hô hoặc vỗ
tay là một dấu hiệu tự phát của sự kinh trọng, và thậm chí sự bái
phục nữa. Ví dụ, một số dân nước châu Phi vỗ tay trong lúc truyền
phép, vì đây là cử chỉ truyền thống của họ, được tuân giữ khi nhà
Vua hiện diện, và dường như là tự nhiên khi họ thực hiện việc vỗ
tay như thế, để chào mừng sự hiện diện của Vua các Vua trên bàn
thờ.
Vì vậy, trong khi tôn trọng các sự khác biệt văn hóa, và
không loại trừ đôi khi có một loạt vỗ tay sau một bài giảng gây
cảm hứng đặc biệt, tôi sẽ đồng ý rằng việc thực hành này không
nên được khuyến khích hoặc thường xuyên diễn ra trong khung
cảnh giáo xứ phương Tây.
Trước tiên, truyền thống phụng vụ Rôma thường tiết kiệm và
giản đơn trong các sự biểu lộ cảm xúc ra bên ngoài. Điều này cũng
đúng trong các nền văn hóa Công Giáo, vốn là cởi mở trong việc
biểu lộ lòng đạo đức bình dân, chẳng hạn các cuộc rước kiệu ở
200

châu Mỹ Latinh, bán đảo Iberia và miền nam Ý, nơi mà tiếng vỗ


tay, sự cổ vũ… là các nét diễn tả bình thường.
Sau bài giảng, phụng vụ đề nghị một khoảnh khắc thinh lặng
để suy ngẫm và thẩm thấu sứ điệp bài giảng. Việc vỗ tay dễ dàng
phá vỡ sự tập trung, và làm cho người ta khó thu thập các suy nghĩ
của mình, và khó làm cho họ tập trung vào các câu hỏi chính yếu
để sống Tin Mừng.
Khi tiếng vỗ tay là không phổ biến và cũng không được chờ
đợi, vị linh mục có thể chuẩn bị bài giảng với sự tự do lớn hơn, cả
về đạo lý mà ngài muốn truyền tải, và cách thức tốt nhất để chuyển
đạt cho giáo dân. Nói cách khác, mặc dù ngài luôn luôn cố gắng để
chuẩn bị một bài giảng thật hay từ quan điểm hùng biện, việc
không phải lo lắng về tiếng vỗ tay làm cho ngài ít chịu sự cám dỗ
của phấn đấu nhiều hơn nữa, để làm hài lòng giáo dân hơn là để
hướng dẫn và khuyên khích họ hướng đến sự thánh thiện.
Việc không chờ đợi tiếng vỗ tay cũng giải phóng cả linh mục
và giáo dân khỏi nguy cơ đưa ra sự so sánh tinh tế và không tinh tế
giữa các linh mục với nhau. Chẳng hạn, bài giảng cha X là đúng
giờ; Cha Y được hoan nghênh nhiệt liệt, trong khi rao giảng Cha Z
về luân lý Kitô giáo không được vỗ tay gì cả… Lẽ tất nhiên, tôi hơi
phóng đại, nhưng vấn đề là bất kỳ yếu tố nào có thể gây ra bất hòa
thì nên tránh.
Phản ứng tốt nhất cho một bài giảng có ý tưởng hay và
truyền đạt tốt là một quyết định, để hướng về phía trước và tăng
trưởng với tư cách là Kitô hữu. Nếu điều này là thiếu, thì việc vỗ
tay sau bài giảng chỉ là vu vơ.
Trong cuốn sách “The Spirit of the Liturgy” (Tinh thần của
phụng vụ), Hồng Y Joseph Ratzinger, sau là Giáo Hoàng Biển Đức
XVI, đã viết: “Bất cứ khi nào tiếng vỗ tay nổ ra trong phụng vụ, do
thành quả tốt của con người, đó là một dấu hiệu chắc chắn rằng bản
chất của phụng vụ đã hoàn toàn biến mất, và được thay thế bằng
một thứ giải trí tôn giáo” (trang 198).
Bối cảnh nhận xét của Giáo Hoàng Biển Đức XVI là có liên
quan đến việc vỗ tay, sau cái gọi là bài phụng vũ (múa phụng vụ);
201

nó không trực tiếp nói đến trường hợp hiện tại của việc chúng ta vỗ
tay, như là một dấu hiệu của sự tôn trọng và đồng ý với sứ điệp của
bài giảng. Tuy nhiên, nguyên tắc liên quan việc hoan nghênh thành
quả thuần túy con người của một trong các diễn viên phụng vụ, có
thể là một nguyên tắc theo kinh nghiệm, để quyết định khi nào việc
vỗ tay là thích hợp hay không. (Zenit.org 20-1-2009)

78. Rước Lễ Lần Đầu, có cần trọng thể không?

Hỏi: Cháu gái của tôi sắp được Rước lễ Lần Đầu, và tôi
được biết là cháu sẽ không cần mang áo đầm trắng truyền thống,
cũng không Rước lễ chung với các em cũng sẽ Rước lễ Lần Đầu.
Cha xứ nói cháu có thể tham dự bất cứ thánh lễ nào, và đi lên rước
lễ bình thường. Tôi đã phản đối với cha xứ về việc này, và được
cha trả lời ngắn gọn rằng áo đầm trắng là quá đắt tiền đối với một
số bà mẹ. Tôi không nhắc ở đây các câu hỏi khác mà tôi đã hỏi cha
xứ. Thưa cha, cha xứ có quyền làm như vậy không? – D. S., Woy
Woy, Australia.
Đáp: Có nhiều mức độ phải được giải quyết trong trong câu
hỏi này.
Từ một quan điểm giáo luật, chúng tôi có thể nói rằng, nói
đúng ra, cha xứ có quyền không tổ chức một buổi lễ Rước Lễ Lần
Đầu đặc biệt. Nếu cha đoan chắc rẳng đứa trẻ đã được chuẩn bị tốt
đủ, và đã xưng tội lần đầu rồi, thì ngài có quyền cho phép đứa trẻ
rước lễ trong bất cứ Thánh lễ nào, mà không cần trang phục đặc
biệt hoặc buổi lễ đặc biệt.
Đây là một phần bởi vì, không giống như phép rửa tội hoặc
phép thêm sức, việc Rước Lễ Lần Đầu không phải là một bí tích
riêng biệt, nhưng là sự tham dự vào Hy lễ thánh, như là đỉnh cao
của quá trình khai tâm. Trong hầu hết các Giáo Hội Đông Phương,
cả ba bí tích được ban một lần cho trẻ nhỏ.
Sách Lễ không có một nghi thức đặc biệt hoặc Thánh lễ cho
các em Rước Lễ Lần Đầu, khác với các Thánh lễ khác. Thực ra do
tập tục ở nhiều nơi là cử hành việc Rước Lễ Lần Đầu vào các ngày
202

Chúa Nhật cuối tháng Tư và tháng Năm, vốn thường trùng với các
ngày lễ trọng.
Đồng thời, từ một quan điểm mục vụ, việc thực hành một
buổi cử hành đặc biệt cho trẻ em Rước Lễ Lần Đầu được thiết lập
trong Giáo Hội Latinh, và đã chứng minh giá trị của nó trong nhiều
cách. Trên hết, khi được chuẩn bị tốt, buổi lễ có thể là một kinh
nghiệm rất đặc biệt trong đời sống của một đứa trẻ, và có thể nhấn
mạnh tầm quan trọng của sự tham gia đầy đủ vào đời sống bí tích
của Giáo Hội. Nó cũng có thể là một cơ hội tốt cho sự tái sinh
thiêng liêng cho cả gia đình.
Quả là đúng rằng, khách quan mà nói, việc Rước Lễ Lần Đầu
trong một thánh lễ bình thường của giáo xứ, thay vì trong một buổi
cử hành đặc biệt, cũng cấu thành hành vi chất thể như nhau. Tuy
nhiên, xét về chủ quan, nó dường như thiếu vài hình thức bên ngoài
để nhấn mạnh tầm quan trọng của nó, ý nghĩa sâu xa của nó sẽ bị
mất trên hầu hết các đứa trẻ.
Phải thừa nhận rằng, các yếu tố bên ngoài không phải là trung tâm
của việc chuẩn bị cho Rước Lễ Lần Đầu, vốn phải là trước tiên tín
lý và tinh thần, tất nhiên phải thích ứng với trẻ bảy tuổi. Tuy vậy,
chúng ta không nên bỏ qua các phương thức giúp đứa trẻ đem ý
nghĩa sâu xa này về nhà.
Vì vậy, trong khi biểu lộ sự kính trọng với linh mục, trong
trường hợp này thật là tốt khi báo tin cho Giám mục biết về sự thực
hành mục vụ đặc biết ấy, bởi vì Ngài có thể có một tiêu chuẩn khác
vì lợi ích các linh hồn.
Tuy nhiên, linh mục quản xứ đã đưa ra ánh sáng một khó
khăn mục vụ thực sự. Trong một số xã hội, các khoảnh khắc thiêng
liêng bề ngoài như việc rửa tội và Rước Lễ Lần Đầu đã đôi khi
biến thành các sự kiện xã hội, và làm tăng sự thi đua không lành
mạnh và thiếu tinh thần Kitô giáo giữa các gia đình đang cạnh
tranh cho uy thế và sự phô trương bên ngoài. Thật vậy, đôi khi một
số gia đình đã cảm thấy bị áp lực trong chi phí không cần thiết và
không đủ sức trong các dịp như vậy.
203

Một giải pháp cho vấn đề này là rất phổ biến ở Ý và một số
nước khác. Giáo xứ hoặc cho thuê hoặc bán cho các bậc cha mẹ
một áo trắng tiêu chuẩn dành cho các em chuẩn bị Rước Lễ Lần
Đầu. Áo thường là như nhau cho nam và nữ, mặc dù trong một số
trường hợp các em gái mang thêm một dải buộc đầu màu trắng.
Giải pháp này xóa bỏ mọi sự phân biệt xã hội và nhấn mạnh đến
việc Rước lễ, chứ không đến các yếu tố bề ngoài.
Về dài hạn, khi giải pháp này được áp dụng, các cha mẹ sẽ ưa
thích nó, vì nó giải thoát khỏi các chi phí thái quá, và cũng giúp
cho phép họ tập trung vào các yếu tố chính yếu.
Đây cũng chỉ là một giải pháp khả dĩ cho một khó khăn, vốn
là có thực ở một số nơi. Có thể có các giải pháp khác nữa. Thật là
quan trọng để tìm ra các giải pháp khắc phục các khó khăn, trong
khi vẫn duy trì và nâng cao các yếu tố chứng tỏ sự hiệu quả mục vụ
của chúng.
Tuy nhiên, chúng tôi phải thừa nhận rằng các truyền thống cũ
của trang phục màu trắng đặc biệt cho các trẻ em gái cũng có lợi
thế của nó, đặc biệt là khi trang phục này được gìn giữ cẩn thận và
sử dụng lại trong các gia đình, hoặc được đặc biệt may bởi các
thành viên gia đình.
Tôi biết ít nhất một gia đình, mà trong đó vải áo cưới của mẹ
sau đó được may thành áo rửa tội và áo Rước Lễ Lần Đầu cho con
cái. Đây là một cách thức tuyệt đẹp để tượng trưng cho hoa trái
thiêng liêng đi kèm với hôn nhân của cha mẹ.
Các khó khăn nảy sinh khi các truyền thống như thế bị mất
đi, và do đó người ta nhấn mạnh hơn đến các biểu hiện bên ngoài.
(Zenit.org 15-7-2014)

79. Ban phép lành qua điện thoại được không?

Hỏi: Thưa cha, có đúng là trong cách nào đó cầu nguyện


cho một người qua điện thoại không? Người ta có thể xin một tân
204

linh mục ban phép lành cho mình qua điện thoại không? - O. C.,
Avezzano, Ý.
Đáp: Về việc cầu nguyện, tôi thấy không có lý do tại sao là
không. Nếu chúng ta có thể cầu nguyện cho ai đó từ xa, chẳng hạn
như khi chúng ta lần hạt Mân côi để chỉ ý cho một người bạn hoặc
người thân cần cầu nguyện, thì việc chúng ta cùng đọc với họ cách
nào đó qua điện thoại hoặc các phương tiện truyền thông kỹ thuật,
có thể là một phương tiện để tăng cường hiệu lực ấy từ một quan
điểm chủ quan.
Trong trường hợp linh mục ban phép lành, chúng ta cần phải
phân biệt một số yếu tố. Nếu việc ban phép lành là một lời cầu
nguyện, tôi tin rằng một phép lành đơn giản có thể được trực tiếp
chuyển qua bằng phương tiện điện tử, nếu ý định của linh mục là
để cầu xin phước lành của Thiên Chúa trên người ấy.
Có một số người không đồng ý với quan điểm này, và tin
rằng một việc ban phép lành của loại này được dành riêng cho Đức
Thánh Cha. Các tài liệu là rõ ràng về quyền của Giáo Hoàng để ban
các phép lành như vậy, nhưng không nói gì về các trường hợp
khác.
Khi Đức Thánh Cha ban phép lành “Urbi et Orbi”, bất cứ ai
nhận phép lành này qua việc truyền tải trực tiếp là thực sự được
Giáo Hoàng ban phép lành, và cũng hưởng các lợi ích từ đại xá gắn
liền với phép lành ấy. Phép lành của Giáo Hoàng nhất thiết gắn liền
với ơn đại xá, và chỉ Ngài mới có thể ban mà thôi.
Ơn đại xá này, và cả phép lành nữa, không được nhận lãnh
qua việc truyền tải trễ lại. Như ‘Sách Enchiridion các Ân Xá’ nói:
“Ơn đại xá được ban cho tín hữu nào, không hiện diện vì lý do hợp
lý khi Giáo Hoàng ban phép lành, nhưng theo dõi một cách đạo
đức các nghi thức này qua truyền hình hoặc truyền thanh 'dum
peraguntur', nghĩa là 'trực tiếp khi các nghi thức ấy đang được thực
hiện”.
Tôi tin rằng nguyên tắc phép lành không được ghi âm cũng
sẽ áp dụng cho các giáo sĩ khác, vì họ chỉ có thể ban một phép lành
đơn giản qua điện thoại, máy phát thanh hoặc phương tiện khác.
205

Mặc dù một linh mục có quyền ban phép lành, nhưng việc ban
phép lành, ngay cả trong hình thức đơn giản nhất, là một nghi thức
của Giáo Hội, và các nghi thức đòi hỏi một hình thức tham gia trực
tiếp nào đó.
Một phép lành được ghi âm có thể là một nguồn ân sủng,
cũng giống như việc lần chuỗi Mân côi ghi âm có thể tác động
chúng ta cầu nguyện. Nhưng nó không phải là một nghi thức của
Giáo Hội, và trong trường hợp này, nói cho đúng, nó không đi vào
phạm trù của á bí tích.
Cũng vậy, việc ban phép lành như thế không áp dụng cho các
phép lành cấu thành, vốn đòi hỏi sự hiện diện thể lý của người hoặc
đồ vật được ban phép lành. Các việc ban phép lành ấy chỉ liên quan
đến các người làm việc ở trường học, nghề nghiệp tôn giáo… hoặc
làm phép các đồ vật như chén thánh hoặc tràng hạt.
Một ngoại lệ này là rằng Đức Thánh Cha, trong một số
trường hợp, có thể mở rộng ý định làm phép của mình để làm phép
cho các đồ vật đạo đức, như các huy hiệu và tràng hạt qua đài phát
thanh, truyền hình và Internet, cho những người theo dõi việc
truyền tải trực tiếp.
Điều này không thể được coi đúng cho mọi việc truyền thanh
truyền hình thánh lễ Giáo Hoàng (hiện nay thường là phổ biến
trong kỷ nguyên Internet), và ý định của Ngài thường cần được nói
rõ.
Trong cùng một dòng suy tư này, tôi cũng sẽ nói rằng các
phép lành phụng vụ trong Sách các Phép sẽ không nhất thiết là hiệu
quả như là phép lành, nếu nghi thức ngụ ý một cách tự nhiên sự
hiện diện thể lý của người được chúc lành.
Tuy nhiên, các công thức tương tự có thể được sử dụng như
lời cầu nguyện cho các người đang ở xa. (Zenit.org 22-7-2014)

80. Linh mục giải tội qua điện thoại được không?

Hỏi: Thưa cha, trong một trường hợp khẩn cấp, với một
206

người đang ở giữa sự bất tỉnh và hôn mê nhưng trước đó đã có ý


xưng tội, liệu linh mục có thể làm phép xá giải qua điện thoại cho
người ấy được không? Một linh mục về đến nhà và nhận cú điện
thoại, ngài cho biết đã ban phép xá giải cho người ấy ngay lập tức,
từ khoảng cách xa 6,5km (4 dặm) - Kosher?
Đáp: Ngày 22-7-2014, tôi đã trả lời về việc linh mục có
được ban phép lành qua điện thoại không. Nay một độc giả hỏi một
câu cũng liên quan đến điện thoại, tôi xin trả lời như sau. Tôi nghĩ
rằng chúng ta có hai câu hỏi khác nhau. Một là liệu phép xá giải có
thể ban cho một người không thể thực hiện thực biện bí tích hòa
giải vì nguy cơ gần chết không. Ở đây câu trả lời là được, mặc dù
người ấy cần có nỗ lực để ý thức là linh mục đang ban xá giải cho
mình. Nếu có thể, tốt hơn là nên ban bí tích xức dầu cho người ấy
trong trường hợp như thế; vì bí tích xức dầu thánh cũng có hiệu
quả tha thứ tội lỗi, khi bí tích giải tội không thực hiện được.
Câu hỏi thứ hai là tế nhị hơn: liệu có thể ban phép xá giải từ
xa hoặc từ điện thoại được chăng? Ở đây quan điểm chung là
không thể. Tất cả các bí tích đòi hỏi một hình thức hiện diện vật lý
nào đó giữa thừa tác viên và người lãnh bí tích. Ngay cả luật trừ
cho hôn nhân được ủy nhiệm cũng vẫn đòi hỏi sự hiện diện cá nhân
của người được ủy nhiệm. Tương tự như vậy, một việc xá giải tập
thể trong trường hợp khẩn cấp đòi hỏi sự hiện diện thể lý của
những người lãnh ơn tha thứ tội lỗi.
Điểm này được chứng thực trong văn kiện “Giáo Hội và
mạng Internet” của Hội đồng Tòa thánh về truyền thông xã hội.
Xin trich dẫn:
“Thực tại ảo không thể thay thế cho sự Hiện Diện Thật Sự
của Ðức Kitô trong Thánh Thể, cho thực tại bí tích của các bí tích
khác, và cho việc chia sẻ thờ phượng trong một cộng đoàn nhân
loại máu thịt. Không có bí tích nào trên Internet cả; và cả những
cảm nghiệm tôn giáo, có thể xảy ra ở đó nhờ hồng ân của Thiên
Chúa, cũng không đủ để tách biệt khỏi sự giao tiếp trong thế giới
thực với những anh chị em cùng đức tin”(số 9, bản dịch Việt ngữ
của G. B. Đặng Minh An, Vietcatholic).
207

Đoạn này chỉ cập nhật các giáo huấn trước đây. Ví dụ, việc
ban xá giải qua điện báo đã được công bố là vô hiệu bởi một Ủy
ban Tòa Thánh, và điều này được nói lại ngày 1-7-1884 liên quan
đến điện thoại. Hầu hết các nhà thần học cho rằng một câu trả lời
tiêu cực trong một trường hợp như thế là giáo huấn Công Giáo
vững chắc.
Câu trả lời sẽ vẫn không thay đổi, bởi vì câu hỏi liên quan
đến một người hôn mê gần chết, mà nơi người ấy ấn tín bí tích
hoặc việc xác định sự thống hối trọn vẹn của hối nhân không tham
gia vào.
Câu hỏi về tính vô hiệu xoay quanh bản chất liên vị cốt yếu
của các bí tích. Bí tích không phải là nghi thức ma thuật, nhưng là
cuộc gặp gỡ với Chúa Kitô, mà trong đó thừa tác viên là công cụ
nhân linh của cuộc gặp gỡ liên vị ấy.
Điều này không có nghĩa rằng một người trong trạng thái này
bị tước mọi sự hỗ trợ thiêng liêng. Theo Bộ Giáo Luật, điều 960:
“Việc thú tội cá nhân và toàn vẹn cùng với việc xá giải cấu tạo nên
phương cách duy nhất và thông thường, nhờ đó người tín hữu ý
thức mình có tội nặng được hòa giải với Thiên Chúa và Giáo Hội.
Chỉ sự bất khả kham về thể lý hay luân lý mới chuẩn khỏi cách thú
tội như vậy; trường hợp ấy, người ta có thể lãnh ơn hòa giải bằng
những cách khác” (Bản dịch Việt ngữ của các Linh Mục Nguyễn
Văn Phương, Phan Tấn Thành, Vũ Văn Thiện, Mai Ðức Vinh).
Các phương thức như thế, chẳng hạn là một hành vi thống
hối trọn vẹn (xem Điều 916), được thực hiện rõ ràng trước khi rơi
vào bất tỉnh, và nhiều phương thức khác, vốn không được nói rõ
trong các văn kiện Giáo Hội, nhưng Chúa làm cho chúng đạt tới
hối nhân trong lòng thương xót của Ngài.
Trong ánh sáng này, chúng ta có thể nhớ lại thánh Anphong
Ligouri, trong cuốn sách của ngài về dọn mình chết lành, thích thú
biết bao khi trích dẫn vài câu trong sách Khôn ngoan (3,1-4): “Linh
hồn người công chính ở trong tay Thiên Chúa và chẳng cực hình
nào động tới được nữa. Bọn ngu si coi họ như đã chết rồi; khi họ ra
đi, chúng cho là họ gặp phải điều vô phúc. Lúc họ xa rời chúng ta,
208

chúng tưởng là họ bị tiêu diệt, nhưng thực ra, họ đang hưởng an


bình. Người đời nghĩ rằng họ đã bị trừng phạt, nhưng họ vẫn chứa
chan hy vọng được trường sinh bất tử” (bản dịch Việt ngữ của
Nhóm CGKPV).
Thánh Anphong nói tiếp: “Linh mục thánh Colombière chủ
trương rằng thật là bất khả về luân lý khi một người sống trung
thành với Chúa suốt đời lại chết một cái chết dữ. Và trước thánh
nhân, thánh Âutinh đã nói: “Ai đã sống lành thì không thể chết dữ.
Ai đã chuẩn bị chết thì không sợ chết, dù là đột ngột chăng nữa”
(De Disc. chr., c. 12)”. (Zenit.org 20-8-2014)

81. Câu “Xin Chúa tặng thêm điều chúng con


chẳng dám cầu xin” được hiểu thế nào?

Hỏi: Nhiều người chúng con hơi bối rối với bản dịch Sách
Lễ Rôma về lời nguyện nhập lễ của Chúa Nhật 27 mùa Thường
niên, nhất là về ý nghĩa của câu “Xin Chúa đổ tràn trên chúng con
lòng thương xót của Chúa, để tha thứ những gì lương tâm chúng
con áy náy lo sợ, và tặng thêm điều chúng con chẳng dám cầu
xin”. Thưa cha, ý nghĩa chính xác của “điều chúng con chẳng dám
cầu xin” là gì? Người ta tự hỏi liệu đó có phải là một bản dịch
chính xác của văn bản Latinh không, và nếu như vậy, câu ấy được
hiểu thế nào. Con thấy rằng, lời nguyện nhập lễ này dường như ít
liên quan đến các bản dịch “tương đương năng động” của một
trong các lời nguyện của Chúa Nhật 27 này, trong bản dịch trước
đó. - S. C., Chambersburg, Pennsylvania, Mỹ.
Đáp: Bản dịch đầy đủ của Lời nguyện nhập lễ này là: “Lạy
Thiên Chúa toàn năng hằng hữu, lượng từ ái hải hà của Chúa vượt
quá công phúc và ước mơ của những kẻ kêu cầu. Xin Chúa đổ tràn
trên chúng con lòng thương xót của Chúa, để tha thứ những gì
lương tâm chúng con áy náy lo sợ, và tặng thêm điều chúng con
chẳng dám cầu xin. Chúng cầu xin nhờ Đức Giêsu Kitô con Chúa
là Thiên Chúa và là Chúa chúng con, người hằng sống và hiển trị
209

cùng Chúa, hiệp nhất với Chúa Thánh Thần đến muôn đời” (Bản
dịch Việt ngữ của Ủy ban Phụng tự thuộc Hội Đồng Giám mục
Việt Nam).
Lời nguyện này là rất cổ xưa và được tìm thấy ở hầu hết các
bản thảo đầu tiên của Lễ Rôma, mặc dù vào các ngày Chúa Nhật và
các mùa khác nhau.
Bản gốc Latinh của lời nguyện này là: “Omnipotens
sempiterne Deus qui abundantia pietatis tuae et merita supplicum
excedis et vota; effunde super nos misericordiam tuam, ut dimittas
quae conscientia metuit, et adicias quod oratio non praesumit...”.
Mối quan tâm của bạn đọc này bắt nguồn từ cách dịch câu
“quod oratio non praesumit”.
Bởi vì lời nguyện này cũng được Anh giáo sử dụng trong
cuốn “Sách Kinh Anh giáo” (the Book of Common Prayer), nó có
nhiều bản dịch theo thời gian. Năm 1549, nó được dịch là “xin ban
điều chúng con chẳng dám cầu xin”. Năm 1662, bản dịch trở thành
“xin ban cho chúng con những điều tốt lành mà chúng con không
xứng đáng cầu xin, nhưng nhờ công nghiệp và trung gian của Chúa
Giêsu Kitô...” Bản dịch thứ hai này đi hơi xa bản gốc Latinh một
chút.
Bản dịch của ‘Ủy ban Quốc tế về bản dịch tiếng Anh trong
phụng vụ’ (ICEL) năm 1973 là ít giống với bản gốc Latinh: “Lạy
Cha, tình yêu của Cha vượt quá tất cả các hy vọng và mong ước
của chúng con. Xin tha thứ mọi thiếu sót của chúng con, xin giữ
chúng con trong an bình của Cha, và dẫn chúng con vào con đường
cứu độ...”
Vì vậy, bản dịch này chắc chắn không là một bản dịch chính
xác, mặc dù người ta có thể lập luận rằng Phiên bản Anh giáo năm
1549 (“chẳng dám cầu xin”) nắm bắt tốt hơn ý nghĩa ban đầu.
Về việc giải thích, chúng tôi phải suy tư rằng lời kinh phụng
vụ là một trường cầu nguyện đích thực cho mọi người Công Giáo,
nhưng được soạn thảo trong đặc tính súc tích của truyền thống
Rôma. Lời nguyện trên chắc chắn là hoa quả của việc suy niệm sâu
lắng và kinh nghiệm trong đời sống thiêng liêng, và việc rút ra ý
210

nghĩa đầy đủ của nó cũng có thể là kết quả của sự suy tư thân tình
và kinh nghiệm cá nhân trong cách thức cầu nguyện.
Trước hết, lời nguyện nhắc nhớ rằng sự tiến bộ đường thiêng
liêng là chủ yếu sáng kiến của Thiên Chúa; sự dồi dào tình thương
mến của Chúa “vượt quá các công nghiệp và ước muốn của những
người cầu xin Chúa”. Sự siêu vượt của Chúa là chìa khóa giải thích
cho hai lời khẩn cầu trên.
“Xin tha thứ những gì lương tâm chúng con áy náy lo sợ”.
Tất cả chúng ta có thể có các lĩnh vực mà chúng ta không nhìn vào
thật sát sao – đó là các điều về bản thân mà chúng ta thấy khó đối
mặt. Tuy nhiên, chúng ta có thể xin Thiên Chúa tha thứ ngay cả các
khía cạnh đau đớn của cuộc đời chúng ta, và bởi vì Chúa vượt quá
các công nghiệp và ước muốn của chúng ta, Chúa sẽ dìu dắt chúng
ta để cuối cùng chúng ta thách thức chúng và thắng vượt chúng.
“Xin tặng thêm điều chúng con chẳng dám cầu xin”. Về mặt
thuyết, không có điều gì tốt mà chúng ta không thể cầu xin khi cầu
nguyện. Tuy nhiên, đời sống con người không được sống trong lý
thuyết.
Thánh Âutinh vật lộn rất nhiều với các dục vọng của ngài, và
ngài cầu nguyện để sống khiết tịnh và tiết dục...”nhưng chưa
được”! Cuối cùng, ngài qui phục Chúa qua ân sủng Chúa.
Nhiều linh hồn không dám cầu nguyện cho đủ thứ chuyện,
chẳng hạn, cho ơn đi theo một ơn gọi, cho ơn từ bỏ một số tật xấu
nguy hiểm, cho ơn phục tùng ý Chúa trong mọi sự. Chúng ta không
dám cầu xin bởi vì chúng ta lo sợ rằng Chúa có thể thực sự đáp trả
lời cầu xin của chúng ta. Một lần nữa, lòng thương xót của Chúa
vượt quá các ước muốn và công nghiệp của những ai kêu xin Chúa.
Thật là táo bạo để nghĩ rằng tôi đã nói hết mọi khả năng của
lời cầu xin ngắn gọn nhưng tuyệt vời này, vì vậy tôi dành phần cho
bạn đọc của chúng tôi khám phá sự phong phú mà phụng vụ đã
cung cấp. (Zenit.org 29-7-2014)
211

82. Linh mục rước lễ trước hay sau các tín hữu?

Hỏi: Thưa cha, giáo xứ con đang dùng một điều gọi là
“mô hình phục vụ” trong việc Rước lễ. Đó là linh mục và các thừa
tác viên Thánh thể sẽ rước Mình và Máu Thánh Chúa, sau khi giáo
dân đã rước lễ xong. Linh mục nói rằng điều này là đúng hơn với
cách thức Chúa Kitô cử hành Bữa Tiệc Ly, và đó là việc mà một
người chủ nhà lịch sự và hiếu khách sẽ làm, khi mời khách đến nhà
mình dùng bữa. Linh mục cũng nói rằng Công đồng Vatican II chỉ
“nồng nhiệt và thương yêu” (SC #55) đề nghị sự thực hành về việc
các linh mục rước lễ trước; và trong khi huấn thị Redemptionis
Sacramentum đề cập đến nó như là một sự vi phạm, huấn thị không
liệt kê nó là một lạm dụng nghiêm trọng, vốn cần phải được sửa
chữa ngay lập tức. Con nghĩ rằng “mô hình phục vụ” này không
phải là hoàn hảo, do bản chất hiến tế của Thánh lễ. Liệu việc rước
lễ của linh mục là khác trong mục đích và bản chất so với việc
rước lễ của giáo dân không? -M. B., Columbia, Maryland, Mỹ.
Đáp: Trước tiên, hãy để cho tôi nói rằng “mô hình phục vụ”
đích thực là rằng các thừa tác viên phục vụ giáo dân, bằng cách
cung cấp cho họ phụng vụ của Giáo Hội, như Giáo Hội đã thiết lập.
Nói thêm hay nói bớt điều này, và gọi đó là sự phục vụ, thì chỉ là
một phát minh rỗng. Tôi chắc chắn rằng một số thừa tác viên có thể
là hành động trong đức tin tốt, nhưng đây là một hành động đáng
tiếc, và dường như không sản sinh hoa trái tốt.
Bản văn của Hiến chế Sacrosanctum Concilium về phụng vụ,
số 55, nói: “Rất đáng khuyến khích các tín hữu tham dự Thánh Lễ
cách toàn hảo hơn, bằng cách, sau khi linh mục rước lễ, họ cũng
lãnh nhận Mình Chúa trong cùng một Hy Lễ đó” (Bản dịch Việt
ngữ của Giáo Hoàng Học viện Thánh Piô X Đà Lạt)
Bản văn này không nói thêm gì với lời khuyên giáo dân rước
lễ sau linh mục. Đây chỉ đơn giản là một sự việc giả định. Điểm
được văn kiện Công đồng nói chỉ đề xuất rằng các tín hữu rước
Mình Thánh Chúa được truyền phép trong cùng một thánh lễ, và
không chỉ đơn giản rước Mình Thánh được lưu giữ trong nhà tạm.
212

Việc dùng bản văn này để bênh vực sự lạm dụng nói trên là ít là
một lạm dụng nước đôi, và là một ngụy biện yếu.
Đó là một sự bênh vực kỳ lạ cho một giáo xứ Công Giáo, khi
cố ý chấp nhận một thực tế bất hợp pháp, bởi vì nó không được liệt
kê như là một lạm dụng nghiêm trọng. Không nên có sự lạm dụng
cố ý nào tại bất kỳ giáo xứ Công Giáo nào xứng với danh xưng của
mình.
Nếu vấn đề đã không được rõ ràng, Tòa Thánh đã có các
bước đi gần đây để làm rõ thêm nữa. Trong một “Responsa ad
Dubia Proposta” (Trả lời cho một sự hồ nghi) chính thức, Thánh bộ
Phượng tự và Kỷ luật Bí tích đã trả lời câu hỏi như sau. Chúng tôi
cung cấp ở đây một bản dịch gần đúng với bản gốc Latinh chính
thức, được công bố trong Notitiae 45 (năm 2009), trang 242-243:
“Liệu có là hợp lệ khi linh mục cử hành Thánh lễ rước lễ, sau
lúc toàn thể giáo dân đã rước lễ xong, hoặc khi cho giáo dân rước
lễ và rước lễ cùng lúc với họ không?
“Trả lời: Cả hai đều không hợp lệ”.
Sau câu trả lời chính thức, có một lời giải thích ngắn gọn cho
lý do đằng sau nó. Tóm tắt lập luận này là:
Tất cả các nghi thức truyền thống và sẵn có của Giáo Hội tiên
liệu rằng Giám mục hoặc linh mục rước lễ trước tiên. Sau khi vị cử
hành đã rước lễ, các thừa tác viên khác tùy theo phẩm chức của
mình lần lượt rước lễ, và sau đó đến giáo dân.
Linh mục rước lễ trước tiên, không phải vì một phép xã giao
của con người, nhưng là do phẩm chức và bản chất của thừa tác vụ
của ngài. Ngài hành động nhân danh Chúa Kitô, vì mục đích sự
toàn vẹn của bi tích, và vì ngài chủ tọa buổi cử hành với sự tham
dự của giáo dân: “Như vậy, trong khi liên kết với hành động của
Chúa Kitô Linh Mục, hằng ngày các Linh Mục tự hiến toàn thân
cho Chúa, và trong khi được Mình Chúa Kitô nuôi dưỡng, tự thâm
tâm mình, các ngài tham dự vào tình yêu của Ðấng đã tự hiến làm
lương thực nuôi các tín hữu” (Presbyterorum Ordinis, số 13, Bản
dịch Việt ngữ của Giáo Hoàng Học viện Thánh Piô X Đà Lạt).
213

Cả Sách lễ hiện nay và hình thức ngoại thường đều nói là


linh mục rước lễ trước, mặc dầu có vài sự thay đổi trong các công
thức và thứ tự của các nghi thức.
Cuối cùng, bản văn nhắc lại qui định chính xác của huấn thị
Redemptionis Sacramentum, số 97: “Mỗi khi linh mục cử hành
Thánh Lễ, ngài phải rước lễ tại bàn thờ, vào lúc do Sách Lễ ấn
định. Ngược lại, các vị đồng tế phải rước lễ trước khi đi trao Mình
Thánh Chúa. Linh mục chủ tế hay đồng tế không bao giờ đợi dân
chúng rước lễ xong để mình mới rước lễ (Bản dịch Việt Ngữ của
Hội Đồng Giám Mục Việt Nam).
Thật khó có bản văn nào là rõ ràng hơn thế nữa. (Zenit.org 3-
12-2009)

83. Một linh mục đồng tế có thể chụp ảnh trong


Thánh lễ không?

Hỏi: Trong một lễ truyền chức linh mục, tôi thấy một linh
mục đồng tế rời khỏi bàn thờ. Ngài cầm lấy máy ảnh và chụp ảnh
(không phải một lần, mà là nhiều lần). Có lẽ Giám mục không để ý
việc linh mục chụp ảnh, nhưng điều ấy làm cho tôi khó chịu và bối
rối. Đây có phải là một vấn đề của luật hoặc quy định phụng vụ
không; là sự vi phạm luật chăng; hay là cái gì khác chăng? Đối với
tôi, việc chụp ảnh như thế là không phải chỗ và không thích hợp.
Nhưng nếu cha trả lời là được, thì tôi có thể bỏ qua ngay. - J. P.,
Illinois, Mỹ.
Đáp: Trong số vài tài liệu đề cập đến chủ đề chụp ảnh trong
Thánh lễ, có huấn thị “Eucharisticum Mysterium” (Mầu nhiệm
Thánh thể) ngày 25-5-1967 do Thánh Bộ Nghi lễ công bố. Số 23
của huấn thị nói ngắn về chủ đề này:
“Hãy hết sức chăm lo để bảo đảm rằng việc cử hành phụng
vụ, nhất là Thánh lễ, không bị gây lộn xộn hoặc bị gián đoạn bằng
việc chụp ảnh. Trường hợp có một lý do chính đáng để chụp ảnh,
thì phải kín đáo hết sức, và phải tuân theo các qui định do Đấng
Bản quyền địa phương đặt ra”.
214

Do việc xây dựng tiêu chuẩn và hướng dẫn chính xác thuộc
về Đấng Bản quyền địa phương, nhiều giáo phận đã ban hành các
chỉ thị, đặc biệt liên quan đến đám cưới, lễ rửa tội và các dịp tương
tự, nơi mà người chụp ảnh và người quay phim có thể dễ dàng
thoát khỏi sự kiểm soát.
Không ngạc nhiên, khi không ai đề cập đến việc linh mục
đồng tế chụp ảnh, vì lý do đơn giản là chưa ai nghĩ tới khả năng
này cả.
Một linh mục đồng tế chụp ảnh là rõ ràng vi phạm qui định
về cản trở và làm gián đoạn Thánh lễ, - trong trường hợp này là
Thánh lễ mà chính ngài đang cử hành nữa. Sự việc ngài là một linh
mục đồng tế không hề cất đi điều gì khỏi sự việc rằng Thánh lễ đòi
hỏi sự chú ý đầy đủ và không phân chia của ngài.
Điều này cũng có thể được nói cho các tình huống khác, mà
trong đó linh mục tham gia vào các hoạt động làm cho ngài chia trí
trong Thánh lễ. Chẳng hạn đã một lần tôi nhìn thấy một linh mục
ca trưởng mang dây các phép để tham dự Kinh nguyện Thánh Thể
và cố gắng đồng tế từ bục ca đoàn, đây là việc thực hành rất đáng
ngờ về tính hiệu lực.
Đôi khi việc đồng tế quá đông linh mục có hiệu quả bất lợi
cho nhiều linh mục chúng ta, dẫn đến một sự quên lãng nào đó
rằng chúng ta là ai và chúng ta đang làm gì. Thêm vào đó, máy ảnh
kỹ thuật số phổ biến đã làm cho việc chụp nhiều ảnh gần như là
một phản ứng phản xạ.
Theo kinh nghiệm, một linh mục đừng làm điều gì khác
ngoài những gì ngài phải làm khi một mình cử hành Thánh lễ với
cộng đoàn.
Tôi hy vọng là không linh mục nào lấy máy ảnh hoặc điện
thoại đi động ra trong Thánh lễ Chúa Nhật của Giáo xứ, và bắt đầu
chụp ảnh cả. Nếu điều này là xem ra lố bịch, thì việc chụp ảnh khi
đang đồng tế Thánh lễ cũng là không kém lố bịch.
Với sự dễ dàng hiện nay trong việc chuyển gửi ảnh kỹ thuật
số, thì cũng dễ dàng chỉ định các người chụp ảnh trong các dịp đặc
215

biệt, chẳng hạn lễ truyền chức thánh, và làm cho ảnh chụp được tự
do chuyển đến những ai cần có chúng. (Zenit.org 15-6-2010)

84. Phải truyền phép cả bánh và rượu cho Thánh


lễ

Hỏi: Nếu trong phần truyền phép, sau khi truyền phép bánh
xong, linh mục qua đời hoặc quên truyền phép rượu, liệu chúng
con có Thánh lễ hiệu lực hay không? Con biết rằng bánh lễ đã
truyền phép là Mình Chúa Kitô. Thưa cha, liệu việc truyền phép
rượu tuyệt đối cần thiết cho một Thánh lễ thành sự không? -G. D.,
Chicago, Mỹ.
Đáp: Tôi xin trả lời, một phần dựa vào sách giáo khoa thần
học luân lý và mục vụ của linh mục Henry Davis, Dòng Tên (SJ),
xuất bản năm 1935.
Trung tâm của câu trả lời liên quan đến sự gián đoạn của
Thánh lễ là:
“Khi một linh mục buộc phải gián đoạn Thánh lễ do bệnh tật
hoặc một lý do nghiêm trọng khác, sau khi ngài đã truyền phép một
hay hai hình (bánh và rượu) - và dường như ngài không thể phục
hồi sức khỏe trong vòng một giờ - thì buộc Thánh lễ phải được tiếp
tục cử hành bởi một linh mục khác.
“Trong trường hợp khẩn cấp nghiêm trọng, ngay cả một linh
mục đã bị vạ tuyệt thông, bị huyền chức hoặc vì lý do bất thường
khác, có thể hoàn thành Thánh Lễ này.
“Nếu vị linh mục đầu tiên có thể nói năng được, ngài có thể
rước lễ từ hai hình đã được truyền phép trong Thánh Lễ
“Nếu không có linh mục nào ngay tại đó, các Mình thánh và
chén rượu (dù chưa được truyền phép) nên được đặt trong nhà tạm,
cho đến khi một linh mục đến để hoàn tất Thánh Lễ.
“Khoảng thời gian giữa hai lần truyền phép có thể kéo dài
bao lâu cũng được, nhưng nên càng sớm càng tốt.
216

“Nếu rượu chưa truyền phép bị hỏng, hoặc chắc chắn sẽ bị


hỏng, trước khi một linh mục đển để truyền phép rượu, thì rượu ấy
nên được đổ vào giếng thánh, và được thay thế bằng rượu mới (và
thay cả nước nữa), trước khi linh mục đến.
“Chỉ trong các trường hợp rất hiếm và rất khẩn cấp, các hình
đã được truyền phép của một Thánh lễ gián đoạn có thể được tiêu
thụ ngay. Chẳng hạn nguy cơ gần của sự xúc phạm Mình Máu
Thánh, hoặc sự bất khả khách quan để bảo quản an toàn Mình Máu
Thánh, như trong điều kiện chiến tranh, hoặc một khí hậu mà rượu
vang sẽ chắc chắn bị hỏng, trước khi một linh mục có thể đến để
hoàn thành Thánh Lễ.
“Nếu sự gián đoạn xảy ra trước khi truyền phép, mà không
có linh mục khác tiếp tục cử hành Thánh lễ, và không có Thánh lễ
nào khác vào khoảng thời gian ấy, thì một phó tế, một thầy có chức
giúp lễ, hoặc một thừa tác viên ngoại thường có thể lấy Mình
Thánh từ nhà tạm, và cho giáo dân rước lễ, trong khi sử dụng Nghi
thức Rước lễ ngoài Thánh lễ.
“Nếu sự gián đoạn xảy ra sau khi linh mục đã rước lễ, các
thừa tác viên trên đây sẽ cho giáo dân rước lễ trong khi dùng Nghi
thức như trên”.
Từ những gì đã được nói ở trên, thật là rõ ràng rằng việc
truyền phép rượu là tuyệt đối cần thiết cho một Thánh lễ thành sự.
Và việc linh mục rước lễ là cần thiết cho sự đầy đủ của nó, như là
một dấu hiệu của hy tế. Quả là đúng rằng Chúa Kitô thực sự hiện
diện trong các Bánh Thánh ngay sau lúc truyền phép bánh, nhưng
hy tế của Thánh lễ đòi hỏi truyền phép cả hai hình bánh và rượu.
Nếu một linh mục quên truyền phép rượu trong chén thánh,
và sau đó ngài cho giáo dân rước lễ với các Bánh thánh này, họ vẫn
rước Mình Chúa Kitô, nhưng nói cho chặt chẽ, họ đã không tham
dự vào hy tế của Thánh Lễ. Thậm chí việc này cũng không giống
như việc rước lễ ngoài Thánh lễ, bởi vì Bánh thánh mà họ rước như
thế này là kết quả của một hy tế trọn vẹn.
Nếu điều này xảy ra (linh mục quên truyền phép rượu), thì
phó tế, thầy có chức giúp lễ, hoặc bất cứ ai khác cần nói ngay với
217

linh mục rằng ngài chưa truyền phép rượu. Linh mục sẽ dừng Kinh
nguyện Thánh thể, và truyền phép rượu, trước khi tiếp tục phần còn
lại của Kinh nguyện Thánh Thể. Tốt hơn, ngài nên đọc lại phần thứ
hai của Kinh Nguyện Thánh Thể, vì các lời nguyện chỉ có ý nghĩa
trong sự hiện diện của hy tế đầy đủ. Nếu ngài phát hiện trễ hơn,
chẳng hạn trước khi rước lễ, ngài chỉ cần đọc lại lời truyền phép.
Nếu xảy ra trường hợp là linh mục được cho biết là ngài quên
truyền phép rượu, sau khi Thánh lễ đã hoàn tất, ngài nên hoàn tất
cách riêng tư hy lễ, bằng cách rót rượu và nước vào chén thánh,
truyền phép rượu và sau đó uống Máu Thánh (Sanguis).
Các nguyên tắc cơ bản này có thể được áp dụng trong tình
huống ít xảy ra hơn, đó là khi linh mục trực tiếp truyền phép rượu
trước, mà bỏ qua (do quên) truyền phép bánh. Sự thay đổi trong
thứ tự truyền phép sẽ không làm mất hiệu lực Thánh Lễ.
Không cần phải nói, các sự lơ đãng như thế hầu như không
bao giờ đáng xảy ra, nhưng bản tính con người yếu đuối - và con
người linh mục cũng không là ngoại lệ - có nhiều sự bất toàn và
hạn chế. Vì thế, các chuyện như trên đã xảy ra rồi. (Zenit.org 22-6-
2010)

85. Các tín hữu có buộc làm dấu Thánh giá kép trước
bài Tin Mừng không?

Hỏi: Mới đây tôi đã nghe rằng một số cộng đoàn tu sĩ,
chẳng hạn Dòng Cát Minh, không làm dấu Thánh giá kép trên
trán, trên miệng và trên ngực khi thưa lời “Lạy Chúa, vinh danh
Chúa, Gloria tibi, Domine”, trước khi nghe đọc bài Tin Mừng
trong Thánh lễ. Lý do là luật Dòng của họ xuất hiện trước khi
người ta đưa việc làm dấu thánh giá vào phụng vụ. Trong luật chữ
đỏ hiện nay của Novus Ordo, chỉ có linh mục hay thầy phó tế, bất
cứ ai tuyên đọc Tin Mừng, được hướng dẫn làm dấu Thánh giá mà
thôi. Qui chế Tổng quát Sách lễ Rôma (GIRM) chỉ nhắc đến việc
làm dấu Thánh gia ở ba số: số 134, khi một linh mục cử hành
218

Thánh lễ mà không có thầy phó tế, hướng dẫn các tín hữu làm dấu
Thánh giá. Số 175, khi một phó tế tuyên đọc Tin Mừng, không
hướng dẫn các tín hữu làm dấu Thánh giá. Số 262, khi linh mục cử
hành Thánh lễ chỉ có một người giúp, không nhắc đến việc làm dấu
Thánh giá. Yếu tố cuối cùng của câu khó này: các từ ngữ mà chúng
con được dạy nói kèm theo cử chỉ (ngoài chữ “Gloria tibi,
Domine”) là “Xin cho lời Tin Mừng ở trong tâm trí con, trên môi
con, và trong trái tim con”. Các chữ ở giữa, “trên môi con”, có vẻ
thích hợp về phụng vu cho thừa tác viên công bố Tin Mừng, nhưng
liệu nó có thích hợp về phụng vụ cho cộng đoàn không? Liệu sự
qui chiếu không là vào tai của các người nghe Tin Mừng sao? Liệu
cử chỉ làm dấu Thánh giá này có là cần thiết cho cộng đoàn không,
nếu không, tại sao chúng ta lại làm? - T. D., Madison, bang
Wisconsin, Mỹ.
Đáp: Trong khi tôi không thể xác nhận từ sự hiểu biết riêng
của mình về sự thực hành của các tu sĩ Cát Minh. Không có gì là
bất thường khi các Dòng tu cổ có vài tập tục phụng vụ hợp pháp,
vốn là khác với sự thực hành chung.
Như bạn đọc của chúng ta nêu ra, số 134 của Qui chế Tổng
quát Sách lễ Rôma nhắc rằng các tín hữu làm dấu Thánh giá cùng
với linh mục. Xin trích dẫn:
“134. Tại giảng đài, vị tư tế mở sách và chắp tay đọc: “Chúa
ở cùng anh chị em, Dominus vobiscum”, dân chúng đáp: “Và ở
cùng Cha, Et cum spiritu tuo”, vị tư tế đọc tiếp: “Tin Mừng Chúa
Giêsu Kitô, Lectio sancti Evangelii.”, đưa ngón tay cái làm dấu
trên sách và trên mình, nơi trán, miệng và ngực, mọi người khác
cũng làm như thế. Dân chúng tung hô nói: “Lạy Chúa, vinh danh
Chúa, Gloria tibi, Domine “. Rồi vị tư tế xông hương sách Tin
Mừng, nếu có xông hương (x. các số 277-278). Sau đó, vị tư tế
công bố bài Tin Mừng, và cuối bài thì tung hô: “Ðó là Lời Chúa,
Verbum Domini “, dân chúng đáp: “Lạy Chúa Kitô, ngợi khen
Chúa, Laus tibi, Christe”. Vị tư tế hôn sách và đọc thầm: “Nhờ
những lời Tin Mừng vừa đọc, Per evangelica dicta “ (Bản dịch Việt
219

ngữ của linh mục Phanxicô Xavier Nguyễn Chí Cần, giáo phận
Nha Trang).
Sự chỉ dẫn làm dấu Thánh giá bị bỏ qua, khi nói về thầy phó
tế trong số 175, không có nghĩa là dân chúng cũng bỏ qua việc làm
dấu Thánh giá. Nó chỉ có nghĩa rằng không cần phải lặp lại một chỉ
dẫn vốn đã rõ ràng rồi.
Đối với trường hợp một linh mục cử hành Thánh lễ chỉ có
một người giúp, số 262 nói: “ Ðoạn vị tư tế cúi mình đọc “Lạy
Thiên Chúa toàn năng, xin thanh tẩy, Munda cor meum”, rồi đọc
bài Tin Mừng. Kết bài ngài nói: “Ðó là Lời Chúa, Verbum Domini
“, người giúp thưa: “Lạy Chúa Kitô, ngợi khen Chúa, Laus tibi
Christe “. Vị tư tế hôn sách và đọc thầm: “Nhờ những lời Tin
Mừng, Per evangelica dicta” (bản dịch như trên).
Phải thẳng thắn nói rằng thật là chưa rõ ràng liệu đoạn này
ngụ ý rằng linh mục đơn giản đọc Tin mừng theo cách bình thường
đã được mô tả hai lần trước đó, hoặc liệu ngài phải bỏ qua việc làm
dấu kép trước khi đọc Tin Mừng. Việc giải thích thứ hai chắc là xa
lạ, vì các lời chào ít ý nghĩa hơn với người giúp lệ lại được đưa
vào. Tương tự như vậy, không có chỉ dẫn về cách thức bắt đầu bài
Tin Mừng như thế nào mà không có việc làm dấu Thánh giá kép.
Sẽ là ngớ ngẩn khi người đọc sách đọc “Trích sách ngôn sứ X…”,
còn linh mục bỏ qua lời dẫn vào Tin Mừng. Do đó, tôi cho rằng
linh mục cứ vẫn đọc câu dẫn vào Tin Mừng bình thường, và làm
dấu Thánh giá kép.
Thật đáng nêu ra rằng việc số 134 chỉ dẫn cho dân chúng làm
dấu Thánh giá kép là một điểm mới của ấn bản thứ ba của Sách lễ
Rôma. Nó không được tìm thấy trong số 95 tương ứng của Qui chế
Tổng quát Sách lễ Rôma trong thập niên 1970, mà trong đó cử chỉ
làm dấu Thánh giá chỉ qui định cho thừa tác viên đọc Tin Mừng mà
thôi. Khi nêu ra chỉ dẫn này, Sách Lễ chỉ đơn giản nhìn nhận một
tập quán vốn đã trở thành phổ biến nơi các tín hữu trong nhiều thế
kỷ.
Nguồn gốc của việc làm dấu Thánh giá trên trán và trên ngực
là do người Frank hoặc người Đức, và nó có thể du nhập vào phụng
220

vụ Rôma trong khoảng giữa các năm 800 và 1000. Việc làm dấu
Thánh giá trên môi được đưa vào trễ hơn, nhưng không rõ là khi
nào cách này trở thành một sự thực hành tiêu chuẩn.
Người ta có thể bắt đầu bắt chước cử chỉ của linh mục hay
thầy phó tế ở một số điểm. Dường như không ai biết là nó diễn ra
từ khi nào, nhưng tôi mạo muội đoán rằng chỉ sau khi phụng vụ
Rôma được hoàn toàn thống nhất tiếp theo sau Công đồng Trentô.
Sự thực hành này có thể được củng cố bởi các giáo lý viên dạy cho
thiếu niên các cử chỉ trong Thánh lễ.
Do lịch sử như thế, bất kỳ ý nghĩa thiêng liêng nào gắn liền
với các cử chỉ là cũng có nguồn gốc trễ hơn. Điều này không có
nghĩa rằng chúng là tưởng tượng hay không có cơ sở trong sự thật,
nhưng nó có nghĩa rằng chúng không nhất thiết là các giải thích
duy nhất có thể được. Chúng cũng chia sẻ trong ý nghĩa chung của
dấu Thánh giá, như là việc tuyên xưng đức tin vào Chúa Ba Ngôi
và việc cứu chuộc qua Thánh Giá.
Một ý nghĩa được gợi ý bởi các lời cầu nguyện, mà linh mục
đọc trước và sau khi tuyên đọc Tin Mừng. Trước khi đọc Tin
Mừng, linh mục cúi mình trước bàn thờ và thầm thỉ cầu nguyện:
“Lạy Thiên Chúa Toàn năng, xin tẩy sạch tâm hồn và miệng lưỡi
con, để con có thể công bố Tin mừng của Chúa cho xứng đáng”
(bản dịch Việt ngữ của Ủy ban Phụng tự thuộc HĐGMVN). Các ý
này cũng có trong việc chúc lành cho thầy phó tế: “Xin Chúa ngự
nơi tâm hồn và miệng lưỡi con, để con xứng đáng và đủ tư cách
công bố Tin mừng của Chúa, nhân Danh Cha, + và Con, và Thánh
Thần” (bản dịch như trên). Sau bài Tin Mừng, linh mục hay thầy
phó tế hôn sách Tin Mừng và cầu nguyện: “Nhờ những lời Tin
Mừng vừa đọc, xin Chúa xóa tội chúng con” (bản dịch như trên).
Bằng cách này, khi làm dấu Thánh giá kép, các tín hữu xin
Thiên Chúa chúc phúc cho tâm trí và trái tim họ, để họ sẽ chấp
nhận, ôm trọn sứ điệp Tin mừng vừa được tuyên đọc bởi linh mục
hay thầy phó tế, và đến phiên họ, họ sẽ tự công bố sứ điệp qua đôi
môi và đời sống của họ.
221

Dấu Thánh giá cũng là một lời tuyên xưng đức tin rằng lời
chúng ta đã tiếp nhận là thật sự lời của Chúa Kitô. Thật vậy, chính
Chúa Giêsu nói với chúng ta, và chúng ta muốn rằng ngài chiếm
hữu toàn thể con người ta, tư tưởng, lời nói, tình cảm và việc làm
chúng ta.
Có thể có các diễn giải khác cho cử chỉ làm dấu Thánh giá
này, nhưng như thế là đã đủ để cho thấy rằng ngay cả một cử chỉ
đơn giản như việc làm dấu Thánh giá có thể chứa ý nghĩa thiêng
liêng sâu sắc hơn. (Zenit.org 26-8-2014)

86. Tại sao có nhiều ấn bản Phụng vụ Giờ Kinh bằng


tiếng Anh?

Hỏi: Thưa cha, tại sao các ấn bản khác nhau của Phụng
vụ Giờ Kinh bằng tiếng Anh có các bản khác nhau cho bài đọc? Cụ
thể, bộ Phụng Vụ Giờ Kinh gồm 4 tập có các bài đọc ngắn hơn so
với các bài đọc của ấn bản “Christian prayer” chỉ có một tập.
Điều này đã gây ra sự bối rối cho các bạn hữu của con, vì không
biết phiên bản nào là qui phạm. - C. M., South Bend, bang Indiana,
Mỹ.
Đáp: Đúng là có nhiều lý do.
Trước hết, các quốc gia sử dụng các bản dịch khác nhau cho
bản văn của Thần Vụ. Đôi khi, đó là do vấn đề bản quyền, và đôi
khi chỉ đơn giản là thích phiên bản này hơn phiên bản khác. Tôi tin
rằng đang có các kế hoạch để thực hiện một văn bản chung của
Phụng Vụ Giờ Kinh, cũng giống như các người nói tiếng Anh đã
thực hiện một Sách lễ chung vậy. Tuy nhiên, việc này đang được
tiến hành và cần có thời gian dài để hoàn thành.
Các ngôn ngữ khác được sử dụng bởi nhiều quốc gia cũng có
sự khác biệt tương tự, chẳng hạn như giữa Phụng Vụ Giờ Kinh tại
Tây Ban Nha và trong hầu hết các quốc gia Nam Mỹ.
Ngay cả trong các quốc gia chỉ có một ngôn ngữ, các khác
biệt này vẫn có thể xảy ra, do các thay đổi ở một khu vực phụng vụ
222

chưa hoàn toàn hội nhập vào các nghi thức khác. Ví dụ, tại Ý, Hội
Đồng Giám Mục đã giới thiệu một cuốn Kinh Thánh chính thức
mới, và cùng với sách này, có một Sách bài đọc mới cho mọi thánh
lễ sử dụng cuốn Kinh Thánh mới này. Tuy nhiên, mặc dù việc sử
dụng các phiên bản mới là được phép, đa số các ấn bản in của Thần
Vụ tiếp tục sử dụng các phiên bản Thánh Vịnh và Bài đọc đã có
trước.
Lý do tại sao cần phải mất nhiều thời gian để thích ứng với
Phụng Vụ Giờ Kinh là rất nhiều. Trước hết, sự phức tạp của Thần
Vụ có nghĩa rằng một phiên bản mới cần có thời gian. Ngoài ra,
bởi vì Phụng Vụ Giờ Kinh thường được cầu nguyện và hát chung,
các bài hát trong phiên bản cũ của các Thánh Vịnh cần được điều
chỉnh, và người ta cần phải chuẩn bị mới sách cho việc đệm đàn
nữa.
Các vấn đề kinh tế cũng cần được chú ý tới. Người ta phải
xem xét rằng một phiên bản chính thức mới của Thần Vụ sẽ làm
cho phiên bản cũ trở nên lỗi thời, từ ngày bản mới được chính thức
sử dụng, và không ấn bản nào của chúng còn được in ấn nữa.
Trong khi có thể rằng nhiều linh mục, phó tế và giáo dân có thể
tiếp tục sử dụng phiên bản hiện tại để đọc riêng, việc đọc chung sẽ
nhất thiết đòi hỏi sự sử dụng phiên bản mới. Như ở các quốc gia
khác, nhiều tín hữu của các giáo xứ tại Ý đọc chung một phần của
Thần Vụ trước thánh lễ mỗi ngày, và có một loạt các ấn bản rẻ tiền
của Thần Vụ, nhằm tạo dễ dàng cho việc đọc chung như thế. Đặc
biệt, các tu sĩ của các cộng đoàn tu trì cần có bộ Phụng vụ Giờ
Kinh với đầy đủ bốn tập. Một điều cần cho một giáo xứ hoặc cộng
đoàn tu trì là mua một số Sách bài đọc mới, và một điều khác nữa
là nên mua ngay nhiều bản mới của Thần Vụ.
Mặc dầu có các khó khăn thực tế như vậy, cuối cùng thì
Phụng Vụ Giờ Kinh sẽ được điều chỉnh cho các bản văn mới. Hội
đồng Giám mục cần hào phóng trong việc cho phép sử dụng các
văn bản chính thức, qua việc phân phát miễn phí và sử dụng
phương tiện điện tử. Sự hào phóng này có lẽ sẽ giúp cho việc tiêu
chuẩn hóa của bất cứ phiên bản chính thức mới nào.
223

Liên quan đến thế giới nói tiếng Anh, trước tiên chúng tôi có
thể nói rằng phiên bản chính thức của Phụng Vụ Giờ Kinh là bộ
sách gồm nhiều tập. Một bộ gồm ba tập là phiên bản chính thức
được dùng tại Vương Quốc Anh, Ireland, Australia, New Zealand,
một số nước khác ở châu Á, Châu Phi và vùng Caribê. Một bộ gồm
bốn tập là phiên bản chính thức tại Mỹ và Canada, và có lẽ một số
nước khác nữa. Gần đây, một số nước châu Phi đã xuất bản phiên
bản riêng của họ về Phụng Vụ Giờ Kinh, mà một số người cho là
phiên bản tốt nhất hiện nay.
Bộ một tập của Christian Prayer là một phiên bản giản lược
của ấn bản Thần Vụ tại Mỹ. Tôi tin rằng hiện nay có hai nhà xuất
bản in phiên bản bộ một tập của Thần Vụ trên thị trường. Các ấn
bản này là dành cho các cá nhân giáo dân và nhóm ít người muốn
đọc một phần Thần Vụ, nhất là Giờ Kinh Sáng và Giờ Kinh Chiều.
Một trong các ấn bản này chứa dựng một phiên bản súc tích của
Giờ Kinh Sách cho những ai muốn đọc Giờ Kinh Sách này.
Do không có cuốn nào trên đây bên tay tôi, tôi có thể chỉ
đoán rằng lý do tại sao một số bài đọc lại có thể dài hơn so với bài
đọc trong bộ sách bốn tập, là rằng một bản văn trải ra cho hai ngày
trong bản văn chính thức được cô đọng lại thành một bài duy nhất
trong bộ sách một tập. Bởi vì các nhà xuất bản muốn dành mẫu Giờ
Kinh Sách cho việc đọc riêng tư, họ đã không lo lắng cho sự phù
hợp chặt chẽ với phiên bản chính thức. Các ấn bản một tập là rất có
giá trị trong việc giúp đưa nhiều hạng người Công Giáo đến với
Kinh nguyện chính thức của Giáo Hội, trong một phương cách tiết
kiệm kinh tế có thể so sánh được.
Nhiều người đã khám phá các lợi ích tinh thần cá nhân, vốn
phái sinh từ kho báu của việc tưới rắc mỗi ngày với các khoảnh
khắc cầu nguyện và ngợi khen trong sự kết hiệp với toàn thể Giáo
Hội. Bởi vì đây là kinh nguyện chính thức của Giáo Hội, nó cũng
là sự thực thi chức linh mục vương đế của các tín hữu, và là sự
tham gia tích cực của họ vào phụng vụ của Giáo Hội. (Zenit.org 9-
9-2014)
224

87. Linh mục cử hành lễ an táng cho người Tin lành


được không?

Hỏi: Một linh mục Công Giáo có thể cử hành lễ an táng


cho một người Tin Lành tại một nơi như khuôn viên trường đại học
được không? Theo Bộ Giáo luật, điều 1183.3, “người đã rửa tội và
gia nhập vào một Giáo Hội hay Giáo Ðoàn ngoài Công Giáo,
được an táng theo nghi lễ Giáo Hội” trong một số điều kiện nhất
định. Liệu điều này có hàm ý rằng buổi lễ phải diễn ra trong một
nhà thờ Công Giáo không? - F. D., Montreal, Canada.
Đáp: Điều 1183.3 của Bộ Giáo luật (tương ứng với điều
876.1 của Bộ luật phương Đông và số 120 của Hướng dẫn Đại kết)
nói như sau:
“Tùy theo sự phán đoán khôn ngoan, Bản Quyền sở tại có thể
cho những người đã rửa tội và gia nhập vào một Giáo Hội hay Giáo
Ðoàn ngoài Công Giáo, được an táng theo nghi lễ Giáo Hội, trừ khi
biết rõ ý muốn ngược lại của họ và miễn là không thể có một thừa
tác viên riêng để cử hành” (Bản dịch Việt ngữ của các Linh Mục:
Nguyễn Văn Phương, Phan Tấn Thành, Vũ Văn Thiện, Mai Ðức
Vinh).
Các chuyên viên giáo luật bình luận rằng sự cho phép có thể
được ban, ngay cả khi sự hiệu lực của bí tích rửa tội bị nghi ngờ.
Thừa tác viên không Công Giáo có thể là không sẵn sàng về mặt
thể lý, vì không có vị nào trong khu vực ấy cả. Thừa tác viên này
cũng có thể không sẵn sàng về mặt luân lý, chẳng hạn, nếu vị này
chỉ là trên danh nghĩa một thành viên của một giáo phái nhưng
không thực hành đức tin của mình, trong khi người bà con của ông
là một người Công Giáo ngoan đạo.
Tương tự như vậy, việc cho phép có thể được ban, nếu người
không Công Giáo đã bày tỏ ước muốn trở lại đạo Công Giáo, ngay
cả khi ước muốn này chưa được chính thức hóa bằng việc đăng ký
vào một chương trình học trở lại đạo.
Hướng dẫn Đại kết đưa thêm một điều kiện:
225

“Điều 120. Trong sự phán đoán thận trọng của Đấng Bản
Quyền địa phương, các nghi thức an táng của Giáo Hội Công Giáo
có thể được ban cho các thành viên của một Giáo Hội không Công
Giáo hay Cộng đồng Giáo Hội, trừ khi biết rõ ý muốn ngược lại
của họ và không thể có một thừa tác viên riêng để cử hành, và nếu
các điều khoản chung của Bộ Giáo Luật không cấm đoán việc ấy”.
Các “điều khoản chung” của Giáo luật được nhắc đến là các
điều cấm một tang lễ Công Giáo. Đó là:
“Ðiều 1184: § 1 Nếu họ không tỏ một dấu hiệu thống hối nào
trước khi chết, thì phải từ chối an táng theo nghi lễ Giáo Hội:
1. những người bội giáo, lạc giáo và ly giáo cách tỏ tường;
2. những người chọn hỏa táng thi hài của mình vì những lý
do nghịch với Ðức Tin Kitô Giáo;
3. những tội nhân trống trải khác, mà việc an táng theo nghi
thức Giáo Hội chắc chắn sẽ sinh gương xấu công khai cho các tín
hữu.
§ 2 Khi gặp trường hợp hoài nghi, thì phải hỏi ý kiến Bản
Quyền sở tại và làm theo sự phán quyết của Ngài.
Ðiều 1185: Người nào không được mai táng theo nghi thức
Giáo Hội, thì cũng không được làm lễ quy lăng cho họ”. (Bản dịch
như trên).
Một khi tất cả các điều kiện này được đáp ứng, thì các vấn đề
khác, chẳng hạn như các nghi thức được sử dụng và địa điểm cử
hành lễ an táng, được dành cho “sự phán đoán khôn ngoan” của
Giám mục địa phương.
Bởi vì lễ tang luôn đòi hỏi sự nhạy cảm mục vụ lớn, và mỗi
tình huống có một sự đặc biệt nào đó, nên Giám mục cùng với các
linh mục hữu quan là những người cần quyết định các lựa chọn phù
hợp tốt nhất, vốn tôn trọng ý muốn của người quá cố, gia đình và
tất cả các người khác có liên quan.
Vì lý do này, Giáo Hội đã không cố gắng đưa ra các hướng
dẫn chi tiết cho các trường hợp như thế.
Một trong ít điều kiện nghi thức là, nếu một Thánh Lễ an
táng được cử hành, tên người quá cố không Công Giáo không được
226

đọc lên trong phần Kinh Nguyện Thánh Thể. Điều này là khá hợp
lý, vì một sự đọc tên như vậy có thể hàm ý rằng người quá cố đã
sống hiệp thông trọn vẹn với Giáo Hội Công Giáo. (Zenit.org 16-9-
2014)

88. Khi nào Phó tế phải mặc áo lễ Phó tế?

Hỏi: Thưa cha, con không bao giờ phụ giúp Thánh lễ mà chỉ
mặc áo chùng trắng (alb) và dây Stola (stole). Con nhấn mạnh đến
việc con mặc lễ phục bình thường dành cho phó tế, là áo lễ Phó tế
(dalmatic) của con. Trong nghi thức cho Rước lễ, con có nên hay
không nên mặc áo lễ Phó tế? Liệu lễ phục này này là chỉ dành
riêng trong trường hợp bí tích thôi sao, chẳng hạn bí tích Thánh
thể? Ngoài ra, liệu một phó tế có thể mặc áo lễ Phó tế khi cử hành
phép Rửa tội hoặc chủ sự ban phép hôn phối không? – J. M.,
Tampa, Florida, Mỹ.
Đáp: Bộ lễ phục thích hợp cho một phó tế trong Thánh Lễ là
một áo chùng trắng (với một khăn vai ‘amice’ nếu cần thiết), dây
thắt lưng (cincture), dây Stola mang chéo, và áo lễ Phó tế. Dây
Stola và áo lễ Phó tế cần cùng màu với phụng vụ ngày đó.
Áo lễ Phó tế là một áo dài tới đầu gối, có tay. Nó phát sinh
đầu tiên ở Dalmatia (vì thế có tên là dalmatic), tức nước Croatia
ngày nay, và đã được du nhập vào Rôma trong thế kỷ thứ hai.
Lúc đầu áo lễ Phó tế, là dài tới gót chân, và rộng hơn áo hiện
nay, nhưng không được đón nhận tốt, vì có vẻ thích hợp với phái
nữ hơn. Tuy nhiên sau đó, nó dần trở nên phổ biến nơi các thượng
nghị sĩ Rôma và quan chức Đế quốc, như là áo thay thế cho áo
choàng rộng (toga), và thậm chí được được sử dụng như là lễ phục
riêng cho lễ đăng quang của hoàng đế.
Từ đó, áo đã trở thành một lễ phục riêng cho Giáo Hoàng và
các Giám mục. Cuối cùng nó đã được giới thiệu bởi Giáo Hoàng
Sylvester I như là một Lễ phục cho các phó tế ở Rôma, trong thế
kỷ IV, và dần dần trở thành lễ phục riêng cho các phó tế. Trong
227

một thời gian, đặc biệt là từ thế kỷ IX đến thế kỷ XIV, Giám mục
và thậm chí các linh mục đôi khi mặc áo lễ Phó tế dưới áo lễ ngoài
(chasuble). Việc sử dụng này vẫn tồn tại ngày nay, nhưng chỉ dành
cho Giám mục, khi các ngài có thể mặc áo lễ Phó tế nhẹ bên dưới
áo lễ ngoài, trong các cuộc lễ long trọng, đặc biệt là thánh lễ truyền
chức thánh.
Theo sự thực hành hiện nay, linh mục cử hành thánh lễ theo
hình thức bình thường không bao giờ sử dụng áo lễ Phó tế. Trong
hình thức ngoại thường, có một số buổi lễ trọng thể mà trong đó
một linh mục thay thế một phó tế và mặc áo lễ Phó tế cho phù hợp.
Tương tự như vậy, trong các dịp lễ đặc biệt, Hồng Y phó tế phụ
giúp Giáo hoàng cũng mặc lễ phục Phó tế.
Về việc sử dụng quen thuộc, chúng tôi có thể nói rằng áo lễ
Phó tế là dành cho phó tế, cũng như áo lễ ngoài là dành cho linh
mục. Vì vậy, trong đa số trường hợp, phó tế sẽ sử dụng áo lễ Phó
tế, khi các linh mục sử dụng áo lễ ngoài.
Một ngoại lệ cho quy tắc này là khi một phó tế hộ tống một
Giám mục hoặc linh mục mặc áo chòang (cope) trong một buổi đọc
Các Giờ Kinh Phụng vụ hoặc chầu Thánh Thể.
Như tôi có thể xác định, không có tình huống nghi lễ nào, mà
trong đó một phó tế sử dụng áo lễ Phó tế riêng cho mình. Hình như
rằng phó tế chỉ mang áo lễ Phó tế khi thực hiện chức năng hộ tống
một Giám mục hoặc linh mục mà thôi.
Vì vậy, cũng giống như một linh mục không sử dụng áo lễ
ngoài trong nghi thức cho Rước lễ, phó tế cũng không sử dụng áo
lễ Phó tế như vậy. Điều này cũng có thể được nói cho các cử hành
bí tích và á bí tích khác, chẳng hạn như việc an táng, ngoài Thánh
lễ.
Lễ phục thích hợp cho các buổi lễ, như rửa tội, lễ cưới, lễ an
táng và các dịp tương tự ngoài thánh lễ, là áo chùng trắng (hoặc áo
các phép ‘surplice’ bên ngoài áo Dòng), dây Stola, và áo choàng
với màu phụng vụ thích hợp. Trong hầu hết trường hợp, màu sắc
thích hợp sẽ là màu trắng, mặc dù màu tím có thể được sử dụng
cho lễ an táng. Các lễ phục này thể được sử dụng bởi cả linh mục
228

và phó tế, với sự khác biệt duy nhất là phó tế mang chéo dây Stola.
(Zenit.org 23-9-2014)

CÁC BÍ TÍCH
89. Cần bổ túc nghi thức rửa tội cho hài nhi nguy
tử không?

Hỏi: Có cần thiết bổ túc các nghi thức Rửa tội, sau khi một
người đã lãnh bí tích rửa tội và thêm sức lúc nguy tử, và sau đó đã
khỏe lại không? -J. Q., Dushanbe, Tajikistan
Đáp: Sách nghi thức rửa tội của Giáo Hội có nhiều nghi
thức. Trong số này có nghi thức rửa tội cho trẻ em lúc nguy tử,
khi không có mặt linh mục hoặc phó tế.
Nghi thức dự trù một số lời nguyện mà bất cứ tín hữu Công
giáo nào cũng có thể đọc được. Người làm nghi thức rửa tội cũng
có thể trao áo trắng sau khi rửa tội, đọc lời sau đây:
'N., con đã trở nên tạo vật mới và đã mặc lấy Chúa Kitô.
Chiếc áo trắng này là dấu chỉ tước vị của con. Nhờ lời chỉ bảo và
gương lành của thân nhân giúp đỡ, con hãy mang nó tinh tuyền mãi
cho đến cõi trường sinh'.
Nếu không có mặt thừa tác viên thích hợp để thực hiện các
lời nguyện, hoặc khi nguy tử, một tín hữu Công giáo có thể làm
phép rửa tội sau khi đọc Kinh Tin Kính, hoặc chỉ cần thực hiện
nghi thức quan trọng và công thức của Bí tích rửa tội.
Không có nghi thức rửa tội lúc nguy tử, khi có mặt linh mục
hoặc phó tế. Điều này có lẽ là bởi vì linh mục hoặc phó tế luôn
229

thực hiện các nghi thức đầy đủ. Tuy nhiên các ngài có thể suy xét
nghiêm túc để có thể rút ngắn nghi thức trong trường hợp khẩn cấp,
hoặc khi không thể thực hiện tất cả các nghi thức, ví dụ như khi rửa
tội một trẻ sơ sinh trong lồng ấp.
Theo nghi thức cho trường hợp rửa tội khẩn cấp, có một nghi thức
mang đứa trẻ đã rửa tội đến nhà thờ, sau khi trẻ đã khỏe hẳn. Trong
nghi thức này, linh mục chào đón cha mẹ và người đỡ đầu: “Ngài
khen ngợi họ đã cho con được rửa tội không chậm trễ, tạ ơn Thiên
Chúa và chúc mừng các cha mẹ vì con đã khỏe mạnh lại”. Tuy
nhiên, nghi thức này không bị giới hạn cho trường hợp nguy tử,
vốn gặp khó khăn khi phải đến rửa tội trong nhà thờ.
Sau đó có đối thoại tương tự, như được sử dụng khi cha mẹ
mang con mình đến rửa tội bình thường, nhưng nhìn nhận rằng đứa
trẻ đã là một Kitô hữu. Linh mục làm dấu Thánh giá trên trán đứa
bé; cha mẹ và, người đỡ đầu nếu có mặt, cũng làm dấu Thánh giá
trên trán cho bé nữa.
Tiếp đến là phần Phụng vụ Lời Chúa ngắn, bài chia sẻ ngắn,
lời nguyện tín hữu, kinh cầu các thánh và một bài thánh ca. Nên có
khoảng thinh lặng giữa một trong các phần trên đây.
Sau đó linh mục thực hiện các nghi thức giải thích sau rửa
tội: xức dầu sau rửa tội, trao áo trắng (nếu chưa thực hiện khi rửa
tội trước đây) và trao nến thắp sáng.
Nghi thức kết thúc với một loạt lời cầu và ban phép lành.
Đối với phép Thêm sức, các nghi thức là rất ít, mặc dù không
giống như phép rửa tội, phép Thêm sức đòi hỏi sự có mặt của của
một linh mục. Trong trường hợp nguy tử, chữ đỏ nói: 'Trong
trường hợp đứa trẻ chưa đến tuổi khôn, phép Thêm sức được ban
phù hợp với các nguyên tắc và qui định như ở phép Rửa tội”
Không gì nói về việc đón nhận trong nhà thờ một trẻ sơ sinh
đã được rửa tội và thêm sức lúc nguy tử. Tôi nghĩ rằng có thể thực
hiện nghi thức trên đây vể việc đưa con trẻ vào nhà thờ, tuy nhiên
cần bỏ nghi thức xức dầu sau rửa tội như bình thường, vì nghi thức
Thêm sức được ban ngay sau rửa tội rồi. (Zenit.org 22-1-2013)
230

90. Giáo Hội quy định gì về việc tuyên xưng lại thề
hứa hôn phối?

Hỏi: Ở một số nơi, tôi thấy một số cặp vợ chồng được mời
tuyên xưng lại thề hứa hôn phối trong Thánh Lễ. Thưa cha, Giáo
Hội có quy định gì về cách thức thực hiện việc này không? Việc
này là thích hợp khi nào và nên thực hiện theo hình thức nào? – J.
D., Leeton, Australia.
Đáp: Giáo Hội phổ quát đã không đề xuất bất kỳ nghi thức
nào cho việc tuyên xưng lại thề hứa hôn phối hoặc trong Thánh lễ
hoặc ngoài Thánh Lễ.
Đồng thời, Giáo Hội trao quyền cho các Hội đồng Giám mục
Quốc gia trong việc soạn thảo nghi thức Hôn phối và đệ trình cho
Tòa Thánh phê chuẩn.
Qua tiến trình này, nhiều quốc gia, đặc biệt là ở Bắc Mỹ và
Nam Mỹ, đã đưa vào sách Nghi Thức Hôn phối một nghi thức cho
việc tuyên xưng lại thề hứa hôn phối, đặc biệt là vào các dịp kỷ
niệm Ngân khánh (25 năm) và Kim khánh (50 năm) Hôn phối.
Các nghi thức này có một phân biệt nhỏ nhưng có ý nghĩa,
giữa lời thề hứa ban đầu và lời tuyên xưng lại thề hứa hôn phối. Tại
Mỹ, công thức của lời thề hứa là hơi khác với công thức ban đầu,
để phản ánh một sự canh tân tinh thần. Còn tại Canada, chính lời
giới thiệu của linh mục giải thích ý nghĩa và lý do của việc tuyên
xưng lại thề hứa hôn phối. Cũng có có các khoảnh khắc khác nhau
trong thánh lễ cho việc tuyên xưng lại thề hứa hôn phối. Trong một
số nước, việc tuyên xưng lại thề hứa hôn phối vào dịp Ngân khánh
hoặc Kim khánh được thực hiện sau bài giảng, trong khi ở một số
nước khác, việc này được thực hiện sau lời nguyện hiệp lễ.
Lý do cho các thay đổi nhỏ nhưng có ý nghĩa, là bởi vì một
cách thiết yếu, việc tuyên xưng lại thề hứa hôn phối là không hứa
điều gì mới. Việc tuyên xưng lại thề hứa hôn phối được xem như là
hình thức bí tích, và do đó là chỉ dành riêng cho cùng một cặp vợ
chồng như khi họ nói lời hứa ban đầu. Thông qua sự đồng ý của
họ, hai người hiến dâng cho nhau và đón nhận nhau, thông qua một
231

giao ước vĩnh viễn và không thể đổi thay, để thiết lập hôn phối.
(xem Điều 1057.2 của Bộ Giáo Luật, và Sách Giáo Lý, số 1638).
Quả thật rằng hàng năm người Công giáo tuyên đọc lại lời
hứa rửa tội, các linh mục tuyên đọc lại lời hứa truyền chức và
nhiều tu sĩ tuyên đọc lại lời khấn Dòng. Tuy nhiên, các lời hứa này
là bổ túc cho bí tích, và không tạo nên hình thức bí tích thật sự.
Không ai tuyên đọc lại lời hứa rửa tội hoặc lời hứa truyền chức vì
mục đích sùng đạo cả.
Đây là lý do tại sao các công thức tuyên xưng lại thề hứa hôn
phối cần soạn thảo một cách cẩn thận, và phải tránh bất kỳ sự diễn
tả nào có thể gợi ý sự đổi mới mối dây bí tích ban đầu. Một ví dụ
khá tốt có thể được lấy từ một nghi thức bằng tiếng Anh được sử
dụng trong thập niên 1960:
“Việc tuyên xưng lại thề hứa hôn phối:
“Hai vợ chồng nắm tay phải của nhau và lặp lại theo linh
mục, người chồng đọc trước:
“Anh (em) là T... tái khẳng định lời thề hôn nhân của anh
(em) 25 (hay 50) năm trước đây, và tái hiến dâng đời anh (em)
trong cùng một tinh thần mà anh (em) đã kết hôn với em (anh) là
T..., khi thịnh vượng cũng như lúc gian nan, khi mạnh khỏe cũng
như lúc đau yếu, để yêu thương và tôn trọng em (anh), cho đến khi
cái chết chia lìa chúng ta”.
“Kế đó, người vợ cùng lặp lại công thức, sau đó linh mục nói ...”
Ngoài việc tuyên xưng lại thề hứa hôn phối, Giáo Hội có
nhiều cách khác để tôn vinh sự kiên trung trong đời sống hôn nhân.
Sách Lễ Rôma có ba Thánh lễ đặc biệt cho ngày kỷ niệm, đặc
biệt là cho lễ mừng Ngân khánh và Kim khánh. Sách các Phép
chứa nhiều kinh nguyện đẹp, và lời chúc lành cho các cặp vợ
chồng, cả trong và ngoài Thánh Lễ
Các văn bản này có thể được sử dụng bất cứ nơi nào trên thế
giới, trong khi việc tuyên xưng lại thề hứa hôn phối trong Thánh
Lễ chỉ có thể được sử dụng, ở nơi nào nó được chính thức đưa vào
trong sách nghi thức, hoặc đã được phê chuẩn cách đặc biệt.
232

Từ những gì tôi có thể đánh giá từ sự nhận xét đơn giản, sự


áp dụng việc tuyên xưng lại thề hứa hôn phối dường như phổ biến
nhiều trên khắp châu Mỹ. Tuy nhiên, nó dường như là ít phổ biến ở
châu Âu. (Zenit.org 5-2-2013)

91. Trẻ em viết tội ra giấy và đề tên được không?

Hỏi: Trong giáo xứ chúng tôi, trẻ em thường đều đặn đến
nhà thờ để lãnh bí tích hòa giải. Cha xứ yêu cầu mỗi em phải viết
ra giấy tên của mình và các tội mình đã phạm. Việc này giúp các
em nhớ được tội của mình và đẩy nhanh tiến độ xưng tội của số
lượng đông trẻ em. Tuy nhiên, tôi có phần lo lắng. Một số trang
viết này có thể được các người khác bắt gặp trong nhà thờ. Phụ
huynh có thể tìm thấy trang viết này trong cặp sách của con em họ.
Tôi lo ngại về tính bí mật của Bí tích và lợi ích của người sám hối.
Tôi đã bày tỏ mối quan ngại này, nhưng tình hình vẫn tiếp tục như
thường. Xin cha cho tôi vài lời khuyên về vấn đề này. - D. N.,
Euclid, Ohio, Mỹ.
Đáp: Tôi có thể nói rằng vấn đề này nên được xem xét từ
nhiều khía cạnh khác nhau.
Từ quan điểm của hối nhân, không hề có gì sai về việc chuẩn
bị xưng tội bằng hình thức viết ra giấy. Nhiều hối nhân làm như thế
để khỏi quên sót tội ở tòa giải tội.
Nếu vì một lý do chính đáng người ta không thể nói được, thì
hối nhân có thể viết tội của mình ra giấy và đưa cho cha giải tội. Ví
dụ, trong “Sổ tay thần học luân lý”, linh mục Dòng Tên Thomas
Slater (1855-1928) đã nói rằng:
“Việc xưng tội bằng lời nói không là tuyệt đối cần thiết cho
tính thành sự của bí tích, vì người câm và người không biết ngôn
ngữ của linh mục cũng có thể xưng tội được, hoặc người hấp hối và
không thể nói được, có thể xưng tội bằng dấu hiệu. Hơn nữa, vì lý
do tốt lành, bất cứ ai cũng có thể viết các tội mình ra, trao cho cha
giải tội đọc, và thú tội một cách tổng quát, chẳng hạn nói “Con
xưng thú mọi tội con đã viết ra”.
233

Chẳng hạn việc này có thể xảy ra cho một người có vấn đề về
tâm lý học, vốn cản trở người ấy diễn đạt trọn vẹn bằng lời nói các
tội đã phạm. Cách duy nhất mà người ấy có thể xưng thú đầy đủ
các tội là người ấy viết ra giấy.
Trong tất cả các trường hợp như vậy, phận sự của hối nhân là
phải tiêu hủy những gì đã viết ra, mặc dầu, nói cách chặt chẽ,
người ấy không buộc phải làm như thế. Nghĩa vụ giữ bí mật là
thuộc về linh mục giải tội, chứ không thuộc về hối nhân. Do đó, có
thể quan niệm rằng một số người muốn giữ lại tờ giấy xưng tội, để
sẽ thảo luận cùng các vấn đề ấy, ở một cấp độ khác, với cha linh
hướng của mình.
Tuy nhiên, trong trường hợp của các thiếu niên, tôi tin rằng
họ không nên được yêu cầu, trong bất kỳ trường hợp nào, viết tên
của mình và các tội đã phạm vào trang giấy. Các em không cần
tuyệt đối phải làm như thế, và các em có quyền vô danh tại tòa giải
tội.
Tôi cũng tin rằng việc viết ra các tội chỉ là một gợi ý thực
hành chứ không phải là điều buộc.
Nếu muốn tránh nguy cơ rơi rớt danh sách tội nơi nào đó
trong nhà thờ chẳng hạn, thì tôi nghĩ rằng các cha hay giáo lý viên
có thể giúp đỡ bằng cách cung cấp một hộp kín (như thùng phiếu
chẳng hạn), để các em có thể xé tờ giấy đã viết và bỏ hộp kín ấy,
sau khi đã xưng tội. Toàn bộ các giấy trong hộp này phải được đốt
đi trong thời gian sớm nhất.
Ở một số nơi, hối nhân được khuyến khích viết tội của họ ra,
và sau khi xưng tội, họ đốt tờ giấy ấy trong cái lò dành cho việc
này. Mặc dầu điều này có một giá trị tượng trưng nào đó, nó có thể
dễ dàng làm người ta không chú ý đến ý nghĩa của lời xá giải của
linh mục, vốn là thời điểm bí tích khi mà ân sủng được khôi phục
hoặc gia tăng trọn vẹn.
Khả năng của các hiểu nhầm như thế làm cho tôi lo âu khi
khuyến khích sự thực hành trên.
Thật vậy, có một số trường hợp mà linh mục đã tạo ấn tượng
rằng việc tiêu hủy danh sách các tội làm cho hối nhân nghĩ rằng nó
234

có thể thay thế cho việc xá giải bí tích, do đó gây ra sự nghi ngờ về
tính thành sự của bí tích. (Zenit.org 19-3-2013)

92. Việc kết hôn dân sự và kết hôn tôn giáo được
thực hiện ra sao?

Hỏi: Vị hôn thê của tôi muốn được kết hôn trong Giáo Hội
Công Giáo. Cô ấy là công dân Ireland và tôi là người Mỹ. Chúng
tôi đang có kế hoạch kết hôn ở Ireland, nhưng do các vấn đề di trú,
chúng tôi đã nghĩ đến việc kết hôn dân sự tại Mỹ trước, và sau đó
làm lễ cưới Công Giáo ở Ireland. Chúng tôi lo ngại rằng việc kết
hôn dân sự sẽ ảnh hưởng đến việc công nhận hôn nhân Công Giáo.
Bí tích hôn nhân Công Giáo đầy đủ là rất quan trọng đối với chúng
tôi. Chúng tôi không muốn làm hỏng nó. Tôi xin hỏi liệu Giáo Hội
Công Giáo sẽ cho phép chúng tôi kết hôn dân sự trước khi kết hôn
Công Giáo trong nhà thờ không? - E. U., Arlington, bang
Massachusetts, Mỹ.
Đáp: Một nguyên tắc đầu tiên cần được tuân giữ là Giáo
Hội không công nhận tính hợp lệ của hôn nhân dân sự giữa hai
người Công Giáo. Tất cả người Công Giáo có nghĩa vụ thực hiện
các thủ tục nêu ra trong luật, mặc dù Giám mục có quyền miễn
chuẩn một số yêu cầu trong các trường hợp đặc biệt.
Câu hỏi về cách thức hôn nhân dân sự liên quan đến việc cử
hành bí tích phụ thuộc vào luật pháp của mỗi quốc gia. Nói chung,
có hai khả năng chính yếu dựa vào các luật sau:
Một tình huống là địa điểm mà lễ cưới Công Giáo thường có
các tác dụng dân sự. Đây là trường hợp ở Mỹ, Ireland, Ý và một số
nước khác. Trong mỗi quốc gia, có một quy trình cụ thể cần phải
được thực hiện trước mặt chính quyền, nhưng cuối cùng chỉ có một
lễ kết hôn mà thôi.
Có một số trường hợp trong đó Giáo Hội cử hành một lễ cưới
với tác dụng bí tích mà thôi. Một ví dụ: một đôi lứa, khi đã đi vào
một hôn nhân dân sự, và một lúc nào đó mong muốn bình thường
235

hóa tình trạng của họ trước mặt Thiên Chúa. Bằng cách này, họ sẽ
có thể tham gia đầy đủ vào đời sống Giáo Hội, đặc biệt là có thể trở
lại rước lễ bình thường.
Trong tình huống trên, nơi mà các nghi lễ tôn giáo có tác
dụng dân sự, hôn nhân dân sự là không thực sự là một lựa chọn khả
thi cho người Công Giáo trung tín. Đồng thời, một hôn nhân dân sự
trước đó không là một ngăn trở cho một cặp vợ chồng cử hành hôn
nhân bí tích.
Một tình huống khác phát sinh trong các quốc gia, vốn không
có sự nhìn nhận dân sự cho việc cử hành bí tích hôn nhân. Trong
các trường hợp này, thường có hai “cử hành kết hôn” - một dân sự
và tôn giáo. Đây sẽ là trường hợp ở nhiều nước châu Âu và châu
Mỹ Latinh.
Trong hầu hết các trường hợp, việc kết hôn dân sự đi trước
kết hôn tôn giáo. Khoảng cách giữa hai việc kết hôn này có thể
ngắn vài giờ, vài ngày hoặc thậm chí lâu hơn. Bởi vì Giáo Hội
không công nhận việc kết hôn dân sự, người Công Giáo trung tín
sẽ không sống đời vợ chồng cho đến sau khi cử hành hôn nhân
Công Giáo.
Mặc dù không công nhận hôn nhân dân sự, trong một số
nước, Giáo quyền không cho phép cử hành nghi thức kết hôn Công
Giáo cho đến sau khi hôn nhân dân sự được thực hiện. Điều này
trước tiên là một biện pháp mục vụ để đảm bảo sự bảo vệ hợp pháp
đầy đủ cho hai người, và bảo đảm việc nuôi dưỡng con cái trong
trường hợp đổ vỡ hoặc chia tay của đôi lứa.
Nếu biện pháp này không được thực hiện, một người nam
hoặc một người nữ có thể tự thấy mình bị ràng buộc trong lương
tâm với việc kết hôn, nhưng với các cách thức hạn chế về bồi
thường pháp lý, liên quan đến việc nuôi con, tài sản hay các trách
nhiệm chia sẻ khác bắt nguồn từ cuộc hôn nhân của họ.
Đối với các trường hợp cụ thể của người nêu câu hỏi trên với
chúng tôi, tôi nghĩ rằng nếu ông đã hoàn thành các thủ tục giấy tờ
cần thiết và hợp lệ, thì không có lý do gì tại sao một lễ cưới Công
236

Giáo được công nhận về dân sự ở Ireland lại không được công
nhận hợp pháp tại Mỹ.
Nếu có gì khó khăn đặc biệt, ông cần tham khảo ý kiến của
Giám mục địa phương của mình. (Zenit.org 21-5-2013)

93. Khi nào linh mục vi phạm ấn tích giải tội?

Hỏi: Sau một lớp giáo dục người lớn gần đây, một linh mục
tu sĩ và tôi đã thảo luận về một sự khác biệt trong cách hiểu của
chúng tôi về bản chất của ấn tích giải tội theo Điều 983 và 984 của
Bộ Giáo luật 1983. Ðiều 983: (1) Ấn tích giải tội là điều bất khả vi
phạm; do đó, tuyệt đối cấm chỉ cha giải tội không được tiết lộ về
hối nhân bằng lời nói hay bằng cách nào khác, và vì bất cứ lý do
gì. Ðiều 984: (1) Tuyệt đối cấm chỉ cha giải tội không được xử
dụng những điều biết được trong tòa giải tội để làm hại hối nhân,
cho dù không có nguy cơ tiết lộ (Bản dịch Việt ngữ của các Linh
Mục Nguyễn Văn Phương, Phan Tấn Thành, Vũ Văn Thiện, Mai
Ðức Vinh).
Cả hai chúng tôi đã được đào tạo bài bản trong chủng viện,
và cả hai chúng tôi quyết tâm rao giảng và sống trong sự trung
thành trọn vẹn với giáo huấn Công Giáo đích thực. Câu hỏi đặt ra
là như sau: Một “hối nhân” nói với một linh mục khi xưng tội là
ông đã bỏ thuốc độc vào rượu lễ của cha rồi. Linh mục không
thuyết phục thành công “hối nhân” ác độc này để khắc phục tình
hình, do đó làm cho cha giải tội ở vị thế uống rượu bị độc. Liệu
cho linh mục có được phép dùng điều biết được trong tòa giải tội
để thay đổi quá trình của sự kiện không, để không ai bị ngộ độc do
rượu, cho dù không có nguy cơ tiết lộ?
Một lập luận là rằng việc cha giải tội đã hành động để thay rượu
bằng cách đổ bình rượu đi, và rót rượu vào đầy lại mà không ai
biết, là không phải một sự vi phạm ấn tích giải tội, bởi vì cha
không phản bội “hối nhân”, và cũng không có bất cứ điều gì gây
hại cho “hối nhân”. Còn lập luận ngược lại là cha giải tội không
237

thể dùng điều biết được trong tòa giải tội, vì “hối nhân” trong thực
tế sẽ biết rằng cha giải tội đã làm như vậy, và việc này tạo thành
một sự phản bội với “hối nhân”, và là bất lợi về hậu quả. Trong
thực tế, hành động của cha giải tội có thể làm cho bí tích giải tội là
như ghê tởm cho “hối nhân”, hay làm cho “hối nhân” nói với các
người khác rằng cha X đã vi phạm ấn tích giải tội, điều này cũng
sẽ làm cho bí tích thành ra ghê tởm. Sự nghiên cứu sâu rộng vào
vấn đề dẫn tôi đến gặp một số linh mục-nhà thần học và nhà giáo
luật uy tín, và các vị này cũng có hai lập trường khác nhau, vì vậy
chúng tôi chưa gần gũi hơn với một câu trả lời rõ ràng.
Hơn nữa, theo như tôi có thể biết, Tòa Thánh đã không bao
giờ giải quyết các câu hỏi lẻ tẻ như thế, và chúng tôi không có ý
tưởng liệu kịch bản đầu tiên nào được đưa lên. Phải thừa nhận
rằng, khả năng tình huống như vậy là rất hiếm khi xảy ra, và cuộc
thảo luận là giải quyết nố cực kỳ khó xử. Tuy nhiên, ví dụ trên
được dẫn ra nơi này và nơi nọ - thậm chí trong các chủng viện nữa
- để minh họa cho sự bất khả vi phạm tuyệt đối của ấn tích giải tội,
và nghĩa vụ của linh mục có liên quan đến trường hợp tương tự. -
C. M., Camden, New Jersey, Mỹ
Đáp: Câu hỏi hóc búa cổ điển này của việc giải nố xảy ra
thường như một kịch bản không có người thắng kẻ thua. Tòa
Thánh có lẽ không bao giờ giải quyết một tình huống như vậy, vì
Tòa thánh cung cấp cho sự khả tín của việc suy đoán, và thậm chí
có thể làm cho một số người cố gắng thực sự để lạm dụng bí tích,
bằng cách này hay cách khác.
Thật vậy, điều đầu tiên cần lưu ý là rằng đây là một sự lạm
dụng bí tích. Một người trong trường hợp được mô tả như vậy là rõ
ràng không ăn năn sám hối, và do đó không thể nhận được lời xá
giải, mặc dù ấn tích giải tội được áp dụng, độc lập với lời xá giải.
Trong trường hợp này, không có nguy cơ là bí tích sẽ trở nên ghê
tởm cho hối nhân, vì người đó đã chứng tỏ sự bất kính hoàn toàn
đối với bí tích, qua một nỗ lực lạm dụng ấn tích giải tội. Do đó, có
thể rằng người ấy cần sự giúp đỡ chuyên môn hơn.
238

Một yếu tố khác cần được xem xét là việc sử dụng không rõ
ràng từ ngữ “phản bội” trong câu trả lời, mà sự tìm hiểu của độc
giả của chúng tôi đã phát hiện ra.
“Sự phản bội” (prodere trong tiếng Latinh) được đề cập trong
Giáo luật là một cái gì đó khách quan và ngoại tại. Nó có nghĩa là
tiết lộ tội lỗi và hối nhân, hoặc trực tiếp hoặc gián tiếp cho người
khác biết.
“Sự phản bội” với hối nhân, được đề cập trong một trong các
câu trả lời trên, là một sự phản bội chủ quan trong cảm giác thất
vọng, không sống theo ước vọng, tổn thương tình cảm…
Chỉ có nghĩa đầu tiên mới mang ấn tích giải tội. Việc hối
nhân có thể tức tối vô cùng, khi thấy linh mục không chết do uống
rượu từ chén thánh, không thuộc về vấn đề giáo luật của sự vi
phạm ấn tích giải tội.
Sau khi đã làm rõ như thế, chúng ta có thể thấy rằng, miễn là
linh mục không nói gì hết, sự thay đổi rượu hoặc làm vỡ bình đựng
rượu không hề làm cho người ta nghi ngờ tội lỗi hoặc hối nhân, và
như vậy là không có sự vi phạm ấn tích giải tội. Nếu được hỏi, linh
mục có thể đưa ra một câu trả lời cố ý mơ hồ, chẳng hạn “cha cần
thay rượu mới”, và hành vi của cha sẽ không dẫn đến bất kỳ sự tiết
lộ nào.
Trong một số trường hợp, nó có thể dẫn đến một sự nghi ngờ,
đặc biệt là nếu người đó đã được nhìn thấy đi xưng tội và được biết
là đã làm phiền. Tuy nhiên một nghi ngờ là không phải sự tiết lộ
trực tiếp, và không có gì trong hành vi thay đổi rượu có thể biện
minh cho một sự nghi ngờ cả.
Hơn nữa, cha giải tội (như mọi người khác) có nhiệm vụ bảo
vệ sự sống và sức khỏe của chính mình và của người khác. Nhiệm
vụ này là chắc chắn, và không ngưng lại bởi vì ngài là cha giải tội.
Sự vi phạm bị cáo buộc của ấn tích giải tội là không chắc chắn.
Giữa một nhiệm vụ chắc chắn và một nhiệm vụ không chắc
chắn, chúng ta luôn phải theo cái chắc chắn.
Có thể lập luận rằng nhiệm vụ này là không tồn tại, nếu sự
thực hiện nó kéo theo vi phạm một hành động vô đạo đức về bản
239

chất, chẳng hạn sự vi phạm trực tiếp hoặc gián tiếp của ấn tích giải
tội bởi sự sơ suất đáng khiển trách. Theo quan điểm của nhiều
chuyên viên luân lý lỗi lạc, sự sơ suất đáng khiển trách như vậy chỉ
có thể xảy ra, nếu linh mục phải nói về những gì ngài đã làm cho
người khác, theo một cách nào đó làm cho họ xác định được tội lỗi
và hối nhân.
Một điểm nữa là linh mục cũng biết rằng chất thể của bí tích
Thánh Thể đã bị pha trộn, do đó nó không còn là chất thể hợp lệ
cho hy tế Thánh Lễ nữa. Bởi vì ngài không thể cử hành một cách
có ý thức một Thánh lễ không hợp lệ, ngài cũng sẽ có trách nhiệm
luân lý nhất định để thay thế rượu lễ khác.
Vì tất cả các lý do này, tôi sẽ nói rằng linh mục, trong trường
hợp giả thiết trên đây, sẽ và phải thay rượu lễ khác, trong khi tránh
bất kỳ lời nói nào có thể dẫn đến việc tiết lộ tội lỗi và hối nhân.
(Zenit.org 28-5-2013)

94. Ai ký tên vào chứng chỉ Bí tích Rửa tội?

Hỏi: Tôi là một phó tế vĩnh viễn. Mới đây một người mẹ có
đứa con được tôi rửa tội trước kia hỏi tôi, là tại sao chứng chỉ Bí
Tích Rửa Tội của đứa bé được ký tên bởi cha xứ cũ của chúng tôi,
chứ không phải bởi tôi, trong khi tôi là người rửa tội cho đứa bé
ấy. Tôi đã kiểm tra và hỏi nhiều người, dường như đây là một thực
tế phổ biến trong nhiều nhà thờ trong giáo phận chúng tôi. Thưa
cha, liệu có luật nào nói về ai là người ký tên vào sổ Rửa Tội gốc
hay không? - D. M., Toronto, Canada.
Đáp: Câu hỏi này được trả lời khá nhiều trong Điều 877 § 1
và Điều 878 của Bộ Giáo Luật:
“Điều 877 § 1. Cha Sở nơi cử hành Bí Tích Rửa Tội phải cẩn
thận ghi ngay vào sổ Rửa Tội: tên của người lãnh Bí Tích Rửa Tội,
của thừa tác viên, của cha mẹ, của người đỡ đầu và nếu có, của cả
người làm chứng; nơi và ngày rửa tội, ngày và nơi sinh.
240

“ Ðiều 878. Nếu không phải Cha Sở hay người đại diện Cha
Sở ban Bí Tích Rửa Tội, thì thừa tác viên Bí Tích Rửa Tội, bất cứ
là ai, phải báo cho Cha Sở tại nơi cử hành Bí Tích Rửa Tội biết, để
ngài ghi vào sổ Rửa Tội theo Điều 877 § 1” (Bản dịch Việt ngữ của
các Linh Mục Nguyễn Văn Phương, Phan Tấn Thành, Vũ Văn
Thiện, Mai Ðức Vinh).
Do đó, phù hợp với các điều luật này, phận sự của linh mục
quản xứ là làm sổ rửa tội. Ngài cần ghi tên của thừa tác viên Bí tích
Rửa Tội, nếu bản thân ngài không làm phép rửa tội lần ấy. Ngài
cũng có trách nhiệm gìn giữ sổ Rửa Tội và ghi thêm các sự kiện
khác vào đó, chẳng hạn bí tich Hôn phối, khấn Dòng hoặc được
truyền chức Linh mục.
Cha phó hoặc cha phụ tá thường cũng có năng quyền ghi sổ
Rửa Tội và ký tên vào đó. Các thừa tác viên khác không ký tên vào
sổ Rửa Tội, mặc dù ở một số nơi sổ Rửa Tội có dành chỗ cho thừa
tác viên ấy ký tên.
Lý do đằng sau là Giáo Hội mong muốn một cách tổng quát
rằng cha xứ là người cử hành Bí Tích Rửa Tội. Còn các vị khác cử
hành Bí Tích Rửa Tội là do ủy quyền của Giám mục hoặc cha xứ.
Vì vậy, chẳng hạn Điều 862 đặt ra hạn chế này cho người cử
hành Bí Tích Rửa Tội:
“Ngoại trừ trường hợp cần thiết, không ai được cử hành Bí
Tích Rửa Tội trên lãnh thổ của người khác, dù rằng cho một người
thuộc quyền của mình, nếu không có phép hợp lệ”.
Do đó, ngay cả một Giám mục thường không có thể cử hành
Bí Tích Rửa Tội bên ngoài giáo phận của mình, ngoại trừ trong
trường hợp cần thiết hoặc với sự cho phép. Điều luật này cũng có
thể được xem như một sự áp dụng của Điều 857 § 2, vốn trao ưu
tiên cho nhà thờ giáo xứ địa phương của một người là nơi rửa tội
của người ấy:
“Điều 857 § 1. Ngoài trường hợp cần thiết, nơi thích hợp để
Rửa Tội là nhà thờ hay nhà nguyện.
“§ 2. Theo luật, người lớn phải chịu phép Rửa Tội tại nhà thờ
riêng của giáo xứ, nhi đồng tại nhà thờ xứ của cha mẹ, trừ khi có lý
241

do chính đáng khuyên nhủ cách khác” (bản dịch Việt ngữ, như
trên).
Trong khi tất cả các điều trên có thể là khô cứng và có tính
kỹ thuật, nó là căn cứ cho sự việc rằng một người một được rửa tội
trong Giáo Hội hoàn vũ là một thành viên của một cộng đồng Kitô
hữu cụ thể. Nhà thờ giáo xứ địa phương thường là nơi mà đức tin
cần được nuôi dưỡng, và là nơi mà người ta phát triền đến sự
trưởng thành Kitô giáo.
Thật đúng là tính di động của nhiều xã hội có nghĩa rằng sự
kết nối giữa một người và giáo xứ của người ấy thường là tạm thời.
Tuy nhiên, giáo xứ luôn được mời gọi là sự biểu hiện của Giáo Hội
như là gia đình của Thiên Chúa ở một nơi trên trái đất. Do đó, nó là
trung tâm tự nhiên cho hầu hết các hoạt động cơ bản của đời sống
tinh thần: sinh ra trong Bí Tích Rửa Tội, tăng trưởng nhờ Bí Tích
Thêm Sức, nuôi dưỡng bằng Lời Chúa, Bí Tích Thánh Thể, và
thường thông qua sự phục vụ cho người khác, cam kết dứt khoát
cho những người được mời gọi đến Bí Tích Hôn Phối hoặc thánh
hiến cho Thiên Chúa, chữa lành cho các người đau khổ trong linh
hồn hoặc thể xác, và ra đi với sự an ủi của lời cầu nguyện cộng
đoàn cho người qua đời và các người còn ở lại. (Zenit.org 9-7-
2013)

95. Cần xưng gì khi thường xuyên xưng tội?

Hỏi: Chúng tôi liên tục được dạy bảo đi xưng tội thường
xuyên, và tôi tuân theo lời dạy này. Tuy nhiên, tôi đã bối rối trong
một thời gian dài về tội nào cần phải xưng trên cơ sở thường xuyên
đến với bí tích hòa giải. Tôi chắc chắn biết tội nào là tội trọng và
tội nào là tội nhẹ. Tôi tham dự Thánh Lễ mỗi Chúa Nhật, rước lễ
càng nhiều càng tốt và cố gắng giữ gìn bản thân, để tránh tội lỗi.
Nhưng tôi thường xuyên cảm thấy bản thân mình không biết phải
xưng tội nào trong tòa giải tội, trong khi mong muốn xưng tội trên
cơ sở thường xuyên là ít nhất một lần mỗi tháng. Điều này có vẻ
242

như một cuộc điều tra ngớ ngẩn, nhưng nếu tôi đang nghĩ như thế,
chắc nhiều người khác cũng nghĩ như vậy nữa. - J. C., Miami,
Florida, Mỹ.
Đáp: Mặc dầu đây không phải là một câu hỏi phụng vụ theo
nghĩa chặt chẽ, bạn đọc này có lý khi bạn nhận thấy một khó khăn,
mà nhiều người thực hành xưng tội thường xuyên gặp phải.
Có rất nhiều cách để giải quyết câu hỏi này, mặc dầu bản
chất của mối quan hệ cá nhân của mỗi người đối với Thiên Chúa có
nghĩa rằng bất kỳ câu trả lời chắc chắn nào vẫn là còn thiếu sót.
Tôi đã thấy rằng, ít nhất đối với tôi, đoạn Mt 21, 28-31 là sự
hỗ trợ tuyệt vời trong việc hiểu được các động cơ và xung lực đàng
sau ước muốn xưng tội thường xuyên. Trong đoạn này, người cha
nói với hai con trai của mình đi làm việc trong vườn nho. Một
người chấp nhận nhưng không đi, còn người kia ban đầu từ chối
nhưng sau đó hối hận và đi làm. Cả hai con trai phải xin sự tha thứ
của Cha, người đầu tiên là vì giả hình và bất tuân, người thứ hai là
vì không vâng lời mau mắn và muốn làm vui lòng điều thuộc về
mình.
Việc xưng tội thường xuyên, nhất là khi không có tội trọng
để xưng, là giống như tình trạng của người con thứ hai. Chúng ta
không đáp trả cho tình yêu của Chúa như chúng ta cần làm. Và
chúng ta mong muốn rằng không nên có lỗi gì giữa chúng ta, thậm
chí là sự bất hòa được mang lại bởi sự miễn cưỡng, sự ương ngạnh
và một loạt các thái độ khác, vôn làm xấu đi vẻ đẹp của mối quan
hệ của chúng ta đối với Chúa. Đây là lý do tại sao việc xưng tội về
cơ bản là một hành động của tình yêu: Chúng ta xin sự tha thứ của
các người chúng ta yêu mến. Lời xin lỗi miễn cưỡng là dành cho
các đối thủ hay kẻ thù, chứ không dành cho các người chúng ta yêu
mến.
Trong ánh sáng của mong muốn này, để duy trì vẻ đẹp của
một mối quan hệ hiếu thảo với Chúa, không có khó khăn lớn trong
việc thường xuyên xưng thú các lỗi lầm tương tự. Chúng thường
phản ánh các điểm yếu quen thuộc của chúng ta, vốn chỉ được khắc
phục theo dòng thời gian.
243

Tuy nhiên, có một sự khác biệt trong thứ bậc. Có thể có một
sự xưng đi xưng lại không hoàn hảo, khi một người đã học được từ
thời niên thiếu một danh sách tiêu biểu của tội lỗi và cứ xưng đi
xưng lại, mà không thực sự đi vào chiều sâu của mối quan hệ của
mình đối với Thiên Chúa. Nhưng còn có một sự xưng đi xưng lại
lành mạnh, vốn chính xác nhận ra các điểm yếu quen thuộc của
mình, và phấn đấu để vượt thắng chúng.
Trong trường hợp thứ hai này, cũng đúng là khi linh hồn tiến
triển, tội lỗi dường như là vẫn giống nhau, hay đúng hơn nó là cùng
một gốc nhưng không cùng một vấn đề. Ví dụ, một người có thể
xưng tội lười biếng vì người ấy chạy trốn bất cứ nỗ lực thể chất
hoặc tinh thần nào. Tuy nhiên, người đó đang làm việc dưới sự
thúc đẩy của ân sủng để vượt qua tật xấu này. Một năm sau, người
ấy tiếp tục xưng tội lười biếng, nhưng do thời gian này người ấy
không cỏn phải cố gắng nhiều để bớt lười biếng, và đôi khi còn
thắng vượt nó nữa. Một vài năm sau, con người làm việc chăm chỉ
và chăm chỉ cầu nguyện ấy cũng xưng tội lười biếng, vì nhận thức
mình đã không tận dụng tốt nhất thời gian có sẵn, hoặc làm theo ý
riêng mình, mà chống lại các sáng kiến mới của Chúa Thánh Thần.
Sự nhận thức về tiến bộ này trong sự đơn điệu đều đặn rõ ràng, là
một nguồn an ủi trong việc làm cho sự xưng tội thường xuyên trở
nên một phần của đời sống thiêng liêng của mình.
Một phương pháp hữu ích để tránh sự đơn điệu đều đặn, nhất
là khi một người có cha giải tội thường xuyên, là tập trung mỗi lần
vào một loại tội lỗi thường phạm và xem xét chặt chẽ nó hơn so với
các tội khác. Điều này có thể giúp chúng ta phát triển trong sự tinh
tế của lương tâm. Đồng thời, hối nhân phải cẩn thận để không biến
bí tích hòa giải, nhắm được tha thứ tội lỗi, thành sự linh hướng. Sự
linh hướng là rộng hơn và bao gồm các yếu tố như động cơ, thái
độ, ấn tượng, phản ứng cá nhân đối với ân sủng… Cả hai việc xưng
tội và việc linh hướng đều tốt, nhưng như một quy luật chung,
chúng cần được tách rời nhau hẳn. (Zenit.org 16-7-2013)
244

96. Trong lễ cưới, linh mục được phép nói “Cha


tuyên bố hai con là vợ chồng với nhau” không?

Hỏi: Trong 10 năm qua, tôi đã tham dự nhiều lễ cưới Công


Giáo, và không lần nào nghe vị linh mục nói “Giờ đây cha tuyên
bố hai con là vợ chồng với nhau”. Điều gì sẽ xảy ra cho một lời
tuyên bố đơn giản như thế, và tại sao nó bị cắt khỏi lời thề hôn
phối? - G. B., Richmond, Virginia, Mỹ.
Đáp: Theo tôi đã có thể đoan chắc, công thức đặc biệt này
không bao giờ là một phần trong nghi thức hôn phối Công Giáo
Rôma. Lời này, hoặc các biến thể tương tự, là phần nghi thức của
hôn phối Anh Giáo, hoặc của một số giáo phái Tin Lành khác.
Kể từ khi phương tiện truyền thông không khắt khe với chi
tiết khi nói đến nghi lễ, nhiều người đã thấy và đã nghe cụm từ
được cho là Công Giáo này, trong vô số phim và chương trình
truyền hình. Vì lý do này, họ có thể mong đợi như thế khi tham dự
một lễ cưới Công Giáo thực sự.
Những người Công Giáo cuối cùng có thể nghe một câu
tương tự là người tham dự lễ cưới theo hình thức ngoại thường của
nghi thức Rôma, vốn được sử dụng chung cho đến đầu thập niên
1970. Sau khi đôi hôn phối bày tỏ sự ưng thuận kết hôn, và trước
khi làm phép nhẫn, linh mục nói, “Ego conjúngo vos in
matrimónium. In nómine Patris, et Fílii, et Spíritus Sancti. Amen”
(Cha kết hợp hai con trong bí tích hôn phối. Nhân danh Cha, và
Con và Thánh Thần. Amen).
Với cải cách phụng vụ, lời trên đã được hủy bỏ khỏi nghi
thức hôn phối. Trong số các lý do để hủy bỏ nó là, do việc cử hành
lễ cưới được thực hiện bằng ngôn ngữ địa phương, việc sử dụng
ngôi thứ nhất số ít có thể dễ dàng làm cho người ta hiểu rằng linh
mục hành sử như là thừa tác viên bí tích, tương tự như cách thức
ngài hành sử khi nói “Cha rửa tội cho con” hoặc “Cha tha tội cho
con”. Tuy nhiên, truyền thống Latinh nói rằng chính đôi nam nữ
mới là thừa tác viên của bí tích hôn phối. Sách Giáo Lý nói:
245

“1623. Theo truyền thống Latinh, chính đôi hôn phối là thừa
tác viên ân sủng Ðức Kitô; họ ban bí tích Hôn Phối cho nhau khi
họ bày tỏ sự ưng thuận kết hôn trước mặt Hội Thánh. Trong truyền
thống các Giáo Hội Ðông Phương, linh mục hay Giám mục chủ lễ
làm chứng việc đôi hôn phối trao đổi lời ưng thuận kết hôn
(x.CCEO 817), nhưng lời chúc hôn của các ngài cũng cần thiết để
bí tích thành sự (x. CCEO 828).
“1626. Hội Thánh coi việc hai người bày tỏ sự ưng thuận kết
hôn là yếu tố cần thiết “làm nên hôn nhân” (x. CIC 1057, 1). Thiếu
sự ưng thuận này thì không có hôn nhân.
“1627. Sự ưng thuận là “hành vi nhân linh, trong đó đôi vợ
chồng tự hiến cho nhau và đón nhận nhau” (x. GS 48,1); (x. CIC
1057, 2): “Anh nhận em làm vợ”; “Em nhận anh làm chồng” (x.
OcM 45). Sự ưng thuận này nối kết hai vợ chồng lại với nhau,
được thể hiện trọn vẹn khi hai người “trở nên một thân thể” (x. St
2, 24; Mc 10, 8; Ep 5,31).
“1628. Sự ưng thuận phải là hành vi ý chí của mỗi người
phối ngẫu, không bị cưỡng bức vì bạo lực hay quá sợ hãi do một
nguyên cớ ngoại tại (x. CIC 1103). Không có thế lực nhân loại nào
có thể thay thế sự ưng thuận này (x. CIC 1057, 1) . Thiếu sự tự do,
hôn nhân không thành.
“1630. Linh mục (hay phó tế), chứng giám nghi thức Hôn
Phối, nhân danh Hội Thánh nhận lời ưng thuận của đôi hôn phối và
chúc lành cho họ. Sự hiện diện của thừa tác viên Hội Thánh (và
của những người làm chứng), cho thấy rõ ràng hôn nhân là một bậc
sống trong Hội Thánh.
“1631. Vì lý do này, Hội Thánh thường đòi buộc các tín hữu
phải kết hôn theo thể thức của Hội Thánh (x. CÐ Trentô: DS 1813-
1816; CIC 1108). Qui định này có những lý do sau:
- hôn nhân là một bậc sống trong Hội Thánh, có những nghĩa
vụ và quyền lợi giữa đôi vợ chồng và đối với con cái;
- bí tích Hôn Phối là một hành vi phụng vụ. Do đó, nên cử
hành trong nghi thức phụng vụ công khai của Hội Thánh;
246

- vì hôn nhân là một bậc sống trong Hội Thánh, nên phải có
sự chắc chắn (vì thế buộc phải có những người làm chứng);
- việc công khai bày tỏ sự ưng thuận bảo vệ lời cam kết và
giúp vợ chồng sống chung thủy” (Bản dịch Việt ngữ của các linh
mục Nguyễn Văn Phương, Phan Tấn Thành, Vũ Văn Thiện, Mai
Ðức Vinh).
Vì các lý do này, linh mục không còn sử dụng ngôi thứ nhất
số ít, nhưng tiếp nhận sự ưng thuận của cặp vợ chồng, bằng cách
nói:
“Xin Chúa tỏ lòng nhân hậu chuẩn y sự ưng thuận các con
(...) vừa tỏ bày trước mặt Hội thánh. Và xin Chúa tuôn đổ phúc
lành của Ngài trên các con. Sự gì Thiên Chúa kết hợp, loài người
không được phân ly”. (Zenit.org 18-1-2011)

97. Người đã ly dị tái hôn được rước lễ theo quyền


“tòa trong” không?
Hỏi: Trong cuộc thảo luận gần đây tại một cuộc họp của
giáo hạt, một linh mục tiết lộ rằng ngài đã cho rước lễ các người ly
dị tái hôn theo luật đời, mà không có sắc lệnh tiêu hôn, dựa theo
quyền của “tòa trong”, bất kể hoạt động vợ chồng của họ là như
thế nào. Trong ánh sáng số 1650 của Sách Giáo Lý của Giáo Hội
Công Giáo (CCC), linh mục này đang nói về điều gì vậy? Có điều
gì tôi chưa hiểu chăng? Xin cha nói rõ về vấn đề này. - G. S.,
Florida, Mỹ.
Đáp: Số 1650 của Sách Giáo Lý của Giáo Hội Công Giáo nói
như sau :
“Nhiều người Công Giáo, ở một số quốc gia, đã ly dị và tái
hôn theo luật đời. Giáo Hội trung thành với lời của Ðức Kitô: “Ai
bỏ vợ và cưới người khác, là phạm tội ngoại tình; ai bỏ chồng để
lấy người khác thì cũng phạm tội ngoại tình” (x. Mc 10, 11-12).
Nếu hôn nhân lần đầu đã thành sự, Giáo Hội không thể công nhận
liên kết mới là thành sự. Nếu những người đã ly dị, tái hôn theo
luật đời, họ rơi vào tình trạng khách quan đi ngược lại luật Thiên
Chúa. Vì thế, bao lâu còn sống trong tình trạng này, họ không được
247

rước lễ. Cũng vậy, họ không thể đảm nhận một số trách nhiệm
trong Giáo Hội. Chỉ những người hối hận vì mình đã vi phạm đến
dấu chỉ giao ước và sự trung thành với Ðức Kitô, và cam kết sống
tiết dục trọn vẹn, mới được giao hòa nhờ bí tích Thống Hối” (Bản
dịch Việt ngữ của Ban Giáo lý Tổng Giáo phận Sài Gòn)
Số này phải được bổ túc bởi số sau đây:
“1651. Ðối với những tín hữu đang sống trong hoàn cảnh như
vậy, vẫn giữ đức tin và ao ước giáo dục con cái theo tinh thần Công
Giáo, linh mục và cộng đoàn phải có thái độ ân cần đặc biệt, để họ
đừng coi như bị tách lìa khỏi Giáo Hội và nếp sống tín hữu mà họ
có thể và phải giữ vì đã được rửa tội:
“Họ được mời gọi nghe Lời Chúa, tham dự hy tế thánh lễ,
kiên trì cầu nguyện, góp phần vào các công cuộc bác ái và các sáng
kiến của cộng đoàn để phục vụ công lý, giáo dục con cái trong đức
tin Công Giáo, vun trồng tinh thần sám hối và làm các việc đền tội,
để ngày qua ngày thành khẩn nài xin ân sủng Thiên Chúa (x. Tông
Huấn Gia Ðình 84)” (bản dịch như trên).
Sách Giáo Lý tóm tắt giáo lý lâu đời của Giáo Hội, nhưng
cũng quan tâm đến nhiều cuộc tranh luận trong vài thập kỷ qua.
Trong thực tế, mỗi mục tử phải xử lý vấn đề của một số
người, vì họ đi vào quan hệ hôn nhân ổn định mới trong khi cuộc
hôn nhân phép đạo trước đó vẫn còn tồn tại. Thường hôn nhân thứ
hai kéo dài lâu hơn hôn nhân thứ nhất và có con cái. Đối với nhiều
tín hữu, việc không được rước lễ là nỗi đau của họ.
Các tình huống khó khăn như vậy khiến một số Giám mục và
thần học gia đề nghị giải pháp “tòa trong” hoặc “lương tâm tốt”
cho một số trường hợp đặc biệt của các các cặp vợ chồng ly dị tái
hôn.
Các tác giả của lý thuyết này khác xa nhau về định nghĩa và
sự áp dụng giải pháp đề xuất. Nói tóm lại, đây là một sự đáp trả
mục vụ của một người, với sự giúp đỡ của một linh mục, mà trong
đó con người xác tín vào việc nhận thức về sự vô hiệu của một
cuộc hôn nhân trước, mặc dù một quyết định pháp lý bề ngoài liên
248

quan đến sự hợp lệ này không thể được giải quyết. Vì thế, xác tín
ấy sẽ cho phép quay trở lại với các bí tích.
Tuy nhiên, các ý kiến là khá đa dạng về cách thức áp dụng
giải pháp đề xuất này. Một số tác giả nhấn mạnh rằng giải pháp này
không được ban bởi một linh mục, nhưng chỉ hành động theo sự
hướng dẫn của ngài. Các tác giả khác nói một cách rõ ràng rằng đó
là quyền quyết định của một linh mục, mà không cần nại đến tòa
án.
Tương tự như vậy, một số vị khác lại cho rằng trước khi sử
dụng quyền “tòa trong”, đương sự phải cố gắng chạy đến với tòa
ngoài (tòa án hôn phối), nhưng không có vấn đề gì đang xảy ra do
thủ tục hoặc khó khăn khác. Một vài vị khác lại cho rằng có những
trường hợp mà đương sự có thể quyết định ngay, mà không cần
liên hệ với tòa án, nếu có lý do chính đáng để không làm như vậy.
Các tác giả ủng hộ “giải pháp tòa trong”, cũng nhìn nhận
rằng giải pháp chỉ nên được giới hạn cho một số cặp vợ chồng đã
ly dị và tái hôn mà thôi, và không phải là một sự kiểm tra trắng để
cho phép nhận lãnh trở lại các bí tích.
Trong số các điều kiện được các tác giả này nêu ra, có: họ có
thể nhận các bí tích mà không gây vấp phạm trong cộng đồng; họ
hứa hợp thức hóa hôn nhân sau khi người phối ngẫu cũ qua đời; họ
chứng tỏ sự ổn định lầu bền trong hôn nhân thứ hai; và họ hiểu
rằng việc họ được trở lại với các bí tích không hàm ý có sự thay
đổi trong giáo lý Công Giáo, về sự bất khả phân ly của hôn nhân,
và cũng không cấu thành một quyết định chính thức liên quan đến
việc vô hiệu hoá của cuộc hôn nhân trước.
Chúng tôi đã phải đơn giản hóa lập luận của các tác giả này,
nhưng hy vọng rằng chúng tôi đã không diễn dịch chúng một cách
sai lạc.
Đồng thời, chúng tôi phải nhấn mạnh rằng đây chỉ là các ý
kiến, và không đại diện cho giáo lý Công Giáo về tòa trong.
Giáo huấn chính thức của Giáo Hội về chủ đề này được chứa
trong một số văn bản. Chúng tôi nói đến văn bản quan trọng nhất
cho lập luận của mình.
249

Ngày 11-4-1973: Đức Hồng Y Franjo Seper, Tổng trưởng


Thánh Bộ Giáo Lý Đức Tin (CDF), đã viết thư cho Chủ tịch Hội
đồng Giám mục Công Giáo Mỹ, nói về “các ý kiến mới, vốn phủ
nhận hoặc cố gắng ngờ vực giáo lý của Huấn Quyền Giáo Hội về
sự bất khả phân ly của hôn nhân”. Ngài kết luận với các chỉ dẫn
thiết thực sau đây:
“Về việc lãnh nhận các Bí tích, các Đấng Bản Quyền được
yêu cầu, một đàng nhấn mạnh việc chấp hành kỷ luật hiện hành và,
đàng khác chăm lo cho các mục tử để các ngài quan tâm đặc biệt
đến sự tìm kiếm các người đang sống trong một hôn nhân bất
thường, bằng cách áp dụng cho các trường hợp này, ngoài các
phương cách chính đáng khác, sự thực hành đã được Giáo Hội
chấp thuận ở tòa trong (probatam Ecclesiae praxim in foro
interno)”.
Một số Giám mục đã yêu cầu giải thích rõ ràng thế nào là sự
thực hành đã được Giáo Hội chấp thuận ở tòa trong. Ngày 21-3-
1975, Đức Tổng Giám Mục Jean Hamer, thư ký Thánh Bộ Giáo Lý
Đức Tin, đã trả lời:
“Tôi muốn nói rằng cụm từ này [probata praxis Ecclesiae]
phải được hiểu trong bối cảnh của thần học luân lý truyền thống.
Các cặp vợ chồng [người Công Giáo sống trong hôn nhân bất
thường] có thể được phép nhận lãnh các bí tích với hai điều kiện:
họ cố gắng sống theo các đòi hỏi của nguyên tắc luân lý Kitô giáo,
và họ nhận lãnh các bí tích trong các nhà thờ, mà ở đó không ai
biết họ để họ không gây ra cớ vấp phạm nào”.
Các văn bản này, cộng với Tông huấn “Familiaris
Consortio” của Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II, tạo nên cơ sở của
giáo lý được tìm thấy trong Sách Giáo Lý.
Năm 1994, hai năm sau khi ban hành Sách Giáo Lý, để đáp
ứng với một vài gợi ý rằng có thể có một số trường hợp ngoại lệ
mục vụ cho giáo lý này, và các điều khoản của Giáo luật trong các
trường hợp đặc biệt, Thánh Bộ Giáo Lý Đức Tin đã viết thư cho
các Giám mục trên thế giới “Về việc Rước lễ của các tín hữu Công
Giáo đã ly dị và tái hôn”.
250

Tài liệu này khẳng định lại lập trường của tông huấn
“Familiaris Consortio” và Sách Giáo lý (bao gồm cả hai lý do
được nêu ra ở trên), khi nói thêm: “Cấu trúc của tông huấn và cung
giọng của các từ ngữ trong đó giúp hiểu rõ ràng sự thực hành ấy,
vốn được trình bày như là ràng buộc, không thể được sửa đổi do
các tình huống khác nhau”.
Giáo lý cơ bản này đã được khẳng định một lần nữa trong
Tông huấn năm 2007 “Sacramentum Caritatis”: “Thượng Hội
Đồng Giám Mục căn cứ vào Thánh Kinh (x. Mc 10,2-12) xác định
thực hành của Giáo Hội, không thể cho những người đã ly dị tái
hôn được lãnh nhận các bí tích, chỉ vì tình trạng và điều kiện của
họ nghịch lại cách khách quan sự liên hệ tình yêu giữa Đức Kitô và
Giáo Hội, điều được biểu lộ và hiện thực trong Bí tích Thánh Thể”
(Bản dịch Việt ngữ của Ủy ban Giáo lý Đức tin thuộc Hội Đồng
Giám Mục Việt Nam).
Như vậy, rõ ràng là Tòa Thánh đã loại trừ khả năng của “giải
pháp tòa trong” như là một cách hợp lệ để giải quyết các vấn đề về
tính hợp lệ của hôn nhân. Việc kết hôn là một hành động công
khai, trước mặt Thiên Chúa và trước mặt xã hội, và do đó các câu
hỏi về tính hợp lệ của nó chỉ có thể được giải quyết ở tòa ngoài.
Việc cho phép lãnh nhận các Bí tích chỉ có thể xảy ra trong các
trường hợp được nêu ra trong Sách Giáo Lý.
Tuy nhiên, tất cả các vị Giáo hoàng gần đây đã cảm nhận sâu
sắc nỗi đau đớn của các cặp vợ chồng đang ở trong tình trạng này.
Trong các tháng đầu tiên của triều đại Giáo hoàng của mình, Đức
Thánh Cha Biển Đức XVI đã kêu gọi nghiên cứu thêm điều khó
khăn này.
Đức Thánh Cha Phanxicô cũng đã đề cập đến chủ đề, và đã
kêu gọi các Giám mục đề xuất các sáng kiến có thể sẽ giúp Giáo
Hội cho phép các thành viên ấy dự phần vào Thân Thể Chúa Kitô
một cách tốt hơn.
Tuy nhiên, như một Hồng Y nổi tiếng đã ghi nhận về chủ đề
này: “Đen không thể trở thành trắng được”. Không giải pháp mục
251

vụ nào có thể thay đổi Tin Mừng hoặc giáo huấn đã được thiết lập
của Giáo Hội về sự bất khả phân ly của hôn nhân.
Hoạt động mục vụ quan trọng nhất mà Giáo Hội có thể và
nên làm, là cổ vũ việc huấn luyện Kitô giáo cho các bạn trẻ Công
Giáo, để họ đi vào hôn nhân với ý định hợp tác với ân sủng của
Thiên Chúa, trong việc đưa ra một cam kết suốt đời cho chính họ.
Nói cách khác, giải pháp lâu dài tốt nhất cho việc ly dị và tái hôn là
phải tránh ly dị trước tiên.
Đồng thời, thật là ngây thơ khi nghĩ rằng một số cuộc hôn
nhân sẽ không thất bại, hoặc sẽ không có việc kết hôn không hợp
lệ. Đây là một hệ quả tất yếu của sự yếu đuối con người và sự tự do
của con người. Tương tự như vậy, hiện nay có một số lượng lớn
người Công Giáo ở trong các giải pháp bất thường, họ có nhu cầu
mục vụ cụ thể, và Giáo Hội được thúc đẩy tìm cách giúp đỡ họ,
trong khi vẫn tôn trọng giáo huấn của Chúa Kitô về sự thánh thiện
của hôn nhân .
Đây có lẽ sẽ là tinh thần, mà với nó Đức Thánh Cha
Phanxicô và các Giám mục sẽ tìm hiểu bất cứ con đường nào và
sáng kiến nào thích hợp, để mang lại ánh sáng của Chúa Kitô cho
tất cả các thành viên của Giáo Hội Công Giáo. (Zenit.org 11-2-
2014)

98. Chủng sinh giữ vai trò phó tế được không?

Hỏi: Liệu có là đúng khi một chủng sinh giúp xứ được phép
làm phận vụ của một thầy phó tế trong Thánh lễ không? Thưa cha,
con hỏi như thế vì chuyện đã xảy ra tại giáo xứ của con. Chủng
sinh này, chưa được truyền chức phó tế, đã tham gia vào mọi phần
vụ mà một thầy phó tế thường làm nếu thầy hiện diện ở đó. Trong
bối cảnh này, liệu một giáo dân có thể làm như vậy nếu cha xứ cho
phép không? Quy Chế Tổng Quát Sách Lễ Rôma (GIRM) nói gì về
việc này? Có hướng dẫn nào không, thưa cha? - E. C. , Kabwe,
Zambia.
252

Đáp: Trên nguyên tắc, mỗi thừa tác viên có thể thực hiện các
phận vụ, và chỉ các phận vụ ấy mà thôi, tương ứng với thừa tác vụ
riêng của mình.
Do đó, một chủng sinh không thể thực hiện các phận vụ như
thế, vì chúng chỉ dành riêng cho phó tế hay linh mục. Tuy nhiên,
nếu chủng sinh ấy đã lãnh nhận tác vụ giúp lễ (Acolyte), thì thầy có
thể thực thi các phận vụ mà một thầy có tác vụ giúp lễ có thể làm
khi vắng mặr thầy phó tế.
Quy Chế Tổng Quát Sách Lễ Rôma (GIRM) mô tả các phận
vụ này như sau:
“98. Thầy giúp lễ lãnh tác vụ để phục vụ bàn thờ, giúp vị tư
tế và thầy phó tế. Công việc chính của thầy là chuẩn bị bàn thờ và
các bình thánh; thầy còn là thừa tác viên ngoại thường cho giáo dân
rước lễ.
Trong việc giúp bàn thờ, thầy giúp lễ có những phần vụ riêng
(x. nn. 187-193) mà thầy phải thi hành.
“100. Nếu không có thầy giúp lễ, các thừa tác viên giáo dân
có thể phục vụ bàn thờ và giúp vị tư tế và phó tế. Họ mang thánh
giá, nến, hương, bánh, rượu, nước, và ngay cả được cử cho giáo
dân rước lễ với tính cách thừa tác viên ngoại thường.
“187. Các phần việc mà thầy giúp lễ có thể làm thuộc nhiều
loại khác nhau; lại có nhiều phần việc phải làm cùng một lúc. Vậy
nên phân phối các phần việc đó cho nhiều người. Nhưng nếu chỉ có
một thầy giúp lễ có mặt, thầy sẽ thi hành những gì quan trọng hơn;
còn các việc khác, thì trao cho những người giúp lễ khác.
“Nghi thức đầu lễ
“188. Khi tiến ra bàn thờ, thầy giúp lễ có thể mang thánh giá
đi giữa hai người giúp cầm nến cháy. Khi tới bàn thờ, thầy đặt
thánh giá gần bàn thờ, để thành thánh giá bàn thờ, nếu không thì
đem cất vào nơi xứng đáng. Rồi thầy về chỗ của mình trong cung
thánh.
“189. Trong suốt buổi cử hành, nhiệm vụ của thầy giúp lễ là
đến gần vị tư tế, hoặc phó tế, mỗi khi cần, để đưa sách và giúp các
ngài trong những gì cần thiết. Do đó, nên hết sức dành cho thầy
253

một chỗ thuận tiện, để thầy dễ dàng lo phần việc của mình nơi ghế
ngồi hay tại bàn thờ.
“Phụng vụ Thánh Thể
“190. Nếu không có thầy phó tế, thì sau lời nguyện cho mọi
người, và khi vị tư tế còn ở tại ghế, thầy giúp lễ đặt khăn thánh,
khăn lau chén, chén thánh và Sách Lễ lên bàn thờ. Rồi, nếu cần,
thầy giúp vị tư tế tiếp nhận lễ phẩm do giáo dân dâng tiến, và, nếu
tiện, đưa bánh rượu tới bàn thờ và trao cho vị tư tế. Nếu có xông
hương, chính thầy đưa bình hương cho vị tư tế và giúp ngài xông
hương lễ phẩm, thánh giá và bàn thờ. Rồi thầy xông hương vị tư tế
và giáo dân.
“191. Thầy có thừa tác vụ giúp lễ có thể giúp vị tư tế cho
giáo dân rước lễ, nếu cần, với tư cách một thừa tác viên ngoại
thường. Nếu cho rước lễ dưới hai hình, mà không có thầy phó tế,
thầy cho họ rước Máu Thánh; nếu giáo dân rước lễ theo cách chấm,
thì thầy cầm chén thánh.
“192. Cho rước lễ xong, thầy có thừa tác vụ giúp lễ giúp vị tư
tế hoặc phó tế lau và sắp xếp các bình thánh. Khi không có thầy
Phó tế, thầy giúp lễ mang các bình thánh tới bàn phụ, tráng lau và
sắp xếp các bình thánh tại đó.
“193. Lễ xong, thầy giúp lễ cùng với các thừa tác viên khác,
làm một với phó tế và vị tư tế, trở về phòng thánh theo kiểu đoàn
rước cùng một cách và thứ tự như khi đi ra. (Bản dịch Việt ngữ của
linh mục Phanxicô Xavier Nguyễn Chí Cần, Giáo phận Nha
Trang).
Từ các khoản trên, dường như có thể rằng một chủng sinh
giữ vai trò của một thầy phó tế, mà không nhất thiết phải là trường
hợp trên đây.
Nếu chủng sinh chưa phải là một thầy giúp lễ lãnh tác vụ,
chủng sinh ấy có thể phục vụ bên cạnh linh mục, giúp cha với sách
lễ tại bàn thờ, trao đĩa thánh cho cha, và nếu cần, có thể giúp cha
cho giáo dân rước lễ, với tư cách một thừa tác viên ngoại thường.
254

Nếu chủng sinh đã là một thầy giúp lễ, thì sau đó thầy mang
các bình thánh tới bàn phụ, tráng lau và sắp xếp các bình thánh tại
đó.
Nếu chủng sinh chưa là một thầy giúp lễ, thì chính linh mục
tráng lau các bình thánh.
Tuy nhiên, chủng sinh này không có thể thực hiện bất kỳ
phận vụ nào chỉ dành riêng cho thừa tác viên có chức thánh.
Do đó, trong Phụng Vụ Lời Chúa, chủng sinh không thể đọc
Tin Mừng hay ban bố bài giảng. Huấn thị “Redemptionis
Sacramentum” nói rõ như sau:
“63. Trong buổi cử hành Phụng Vụ thánh, bài đọc Tin Mừng
“là tột đỉnh của phụng vụ Lời Chúa”, theo truyền thống của Giáo
Hội, được dành cho thừa tác viên có chức thánh. Nên, một giáo
dân, kể cả một tu sĩ, không được phép công bố Tin Mừng trong cử
hành Thánh Lễ, kể cả trong các trường hợp khác, mà quy tắc không
có rõ ràng cho phép.
“64. Bài giảng, được ban bố trong cử hành Thánh Lễ và là
thành phần của chính phụng vụ, “thường do chính linh mục chủ tế
hay một linh mục đồng tế mà ngài nhờ đảm trách, hay đôi khi, nếu
là hợp thời, cũng do một phó tế, nhưng không bao giờ do một giáo
dân. Trong những trường hợp đặc biệt và có lý do chính đáng, bài
giảng cũng có thể do một Giám mục hay một linh mục tham dự cử
hành, dù các ngài không thể đồng tế”.
“66. Việc cấm giáo dân giảng trong lúc cử hành Thánh Lễ
cũng liên quan đến các chủng sinh, các sinh viên thần học, đến tất
cả những ai thi hành chức vụ “phụ tá mục vụ”, và đến bất cứ nhóm,
phong trào, cộng đoàn hay hiệp hội giáo dân nào” (Bản dịch Việt
Ngữ của Hội Đồng Giám Mục Việt Nam).
Trong Phụng vụ Thánh Thể, thầy giúp lễ không chuẩn bị
chén thánh, bằng cách rót sẵn rượu và nước vào chén, nhưng chỉ
trao bình rượu và bình nước cho linh mục mà thôi.
Hoặc thầy cũng không giúp linh mục trong việc nâng cao
chén thánh cho phần Vinh tụng ca kết thúc. Chính linh mục, chứ
255

không phải thầy giúp lễ, mời gọi tín hữu chúc bình an cho nhau, và
đọc lời “Lễ xong, chúc anh chị em đi bình an” vào cuối Thánh Lễ.
Nếu linh mục cho phép hoặc bảo chủng sinh thực hiện bất kỳ
chức năng nào dành riêng cho mình, ngài đã phạm sai lầm. Điều
này cũng là thiếu khôn ngoan, nên chủng sinh cần phải từ chối làm
như vậy.
Trong một số trường hợp, thậm chí việc này có thể được coi
là một sự tiếm quyền của các phận vụ thánh, vốn có thể ngăn trở
hoặc trì hoãn sự chấp thuận cho chủng sinh lãnh nhận chức thánh.
(Zenit.org 6-5-2014)

99. Liệu đôi tân hôn phải có sự tháp tùng của cha
mẹ trong cuộc rước không?

Hỏi: Thưa cha, tại Mỹ, liệu cô dâu và chú rể có được tháp
tùng bởi cha mẹ trong cuộc rước vào nhà thờ khi bắt đầu thánh lễ
không? Nghi thức Hôn phối nói rằng “Nếu có cuộc rước vào nhà
thờ, các người giúp lễ đi trước, tiếp theo là vị linh mục, và sau đó
cô dâu và chú rể. Tùy theo tục lệ địa phương, họ có thể được tháp
tùng bởi ít nhất là cha mẹ và hai người làm chứng” (số 20). Trong
chữ đỏ này, phải chăng “tục lệ địa phương” là: tục lệ của giáo xứ,
hoặc tục lệ của Hội Đồng Giám Mục, nơi mà Nghi thức Hôn phối
được phép áp dụng? – A. M., Danville, Virginia, Mỹ.
Đáp: Về tục lệ, Bộ Giáo luật nói như sau:
“Ðiều 23: Một tục lệ do cộng đồng tín hữu du nhập chỉ có
hiệu lực pháp lý một khi được nhà lập pháp chuẩn y, dựa theo
những quy tắc của các điều kiện sau đây.
“Ðiều 24: § 1. Không tục lệ nào trái ngược với thiên luật có
thể có hiệu lực pháp lý.
§2 Tục lệ trái ngược hoặc ở ngoài Giáo Luật (praeter ius
canonicum) cũng không có hiệu lực pháp lý, nếu nó không hợp lý.
Tuy nhiên, tục lệ nào đã bị minh thị bài bác thì không còn phải là
hợp lý nữa.
256

“Ðiều 25: Không tục lệ nào có thể có hiệu lực pháp lý nếu
không được tuân hành do một cộng đồng ít nhất là có khả năng thụ
nhận một luật (iuris), với ý định du nhập luật lệ (legis).
“Ðiều 26: Trừ khi được đặc biệt chuẩn y bởi nhà lập pháp có
thẩm quyền, một tục lệ trái luật hay ngoại luật (praeter legem
canonicam) chỉ đạt được hiệu lực pháp lý nếu đã được tuần hành
hợp lệ trong khoảng thời gian ba mươi năm tròn và không gián
đoạn. Tục lệ trái ngược với một điều luật có kèm khoản ngăn cấm
các tục lệ tương lai thì chỉ có giá trị nếu đã được một trăm năm hay
là đã từ lâu đời.
“Ðiều 27: Tục lệ là nguồn giải thích tốt nhất của luật pháp.
“Ðiều 28: Ðừng kể quy định của điều 5, một tục lệ trái luật
hay ngoại luật (praeter legem) bị thu hồi do một tục lệ hay luật
tương phản. Tuy nhiên, nếu không nói minh thị, thì luật không thu
hồi các tục lệ đã có trăm năm hay lâu đời; cũng như luật phổ quát
không thu hồi các tục lệ địa phương” (Bản dịch Việt ngữ của các
Linh Mục Nguyễn Văn Phương, Phan Tấn Thành, Vũ Văn Thiện,
Mai Ðức Vinh)
Trong khi chúng tôi không thể bình luận cách mở rộng về
Giáo luật, chúng tôi có thể nói rằng thí dụ của các cộng đồng có thể
hình thành tục lệ là: các Giáo Hội quốc gia và địa phương; các tu
hội đời sống thánh hiến và các tỉnh của họ; Phủ giám chức
(prelature) tòng nhân; giáo xứ; các hiệp hội công và các hiệp hội tư
đã nhận được quyền tài phán; các tu viện được chính thức thành
lập; chủng viện... Như vậy, một “tục lệ địa phương” có thể là tục lệ
của một giáo xứ.
Các bản dịch tiếng Anh không luôn luôn phân biệt rõ ràng
giữa “ius” (law, right, justice, luật, quyền, công lý) và “lex” (law,
luật lệ). Nói đúng ra, một cộng đồng không thể giới thiệu một luật
lệ vì đó là đặc quyền của một cơ quan lập pháp. Cộng đồng này chỉ
có thể giới thiệu các qui định, vốn có thể hay không có thể có hiệu
lực pháp lý.
257

Do đó, các chuyên viên giáo luật đôi khi phân biệt giữa tục lệ
pháp lý, mà người tín hữu bắt buộc phải làm theo, và một tục lệ của
thực tế mà không có hiệu lực pháp lý.
Do luật 30 năm hình thành tục lệ, một số Giám mục đã ban
hành các sắc lệnh chung trong năm 2013 nhằm bãi bỏ tất cả các
thực hành, vốn không còn phù hợp với luật phụng vụ và giáo luật.
Điều này đã được thực hiện như một biện pháp phòng ngừa, bởi vì
30 năm đã trôi qua kể từ khi ban hành Bộ Giáo Luật vào năm 1983.
Bằng cách này, các Giám mục đảm bảo rằng không có sự thực
hành lạm dụng có thể được xem là một tục lệ hợp pháp.
Trong một cách tương tự, Tòa Thánh đã đặc biệt cấm một số
lạm dụng phụng vụ. Một lần nữa, điều này loại trừ khả năng lạm
dụng, vốn đòi cho được xem là tục lệ hợp pháp, bởi vì không sự
thực hành cấm đoán nào có thể nhập vào phạm trù này.
Luật chữ đỏ liên quan đến các cặp vợ chồng tham gia vào
cuộc rước vào nhà thờ đã được ban hành lần đầu tiên vào năm
1970. Hôn nhân là một lĩnh vực mà Tòa Thánh trao sự tự do rộng
rãi cho Hội đồng Giám mục Quốc gia, để thiết lập các nghi thức
phù hợp với truyền thống dân tộc, sao cho tương thích với giáo lý
Kitô giáo đích thực và sự thực hành. Trong các nước có các truyền
thống văn hóa đa dạng, các Giám mục thường thấy trước khả năng
các sự sử dụng khác nhau.
Tuy nhiên, phải thừa nhận rằng việc linh mục và đôi tân hôn
cùng được rước đầu thánh lễ đã cần có thời gian dài để được chấp
nhận tại một số nơi, và ngày nay việc rước này vẫn chưa là phổ
quát.
Hình thức nghi thức này nhấn mạnh sự tự do của đôi tân hôn,
khi họ thực hiện giao ước hôn nhân của họ, vốn là một việc cử
hành tôn giáo, và chính đôi tân hôn là thừa tác viên của bí tích hôn
phối của họ.
Việc này cũng tách ra khỏi các lối diễn tả nghi thức, vốn có
thể gợi ý rằng tục lệ hôn nhân là không còn hiện diện trong xã hội
phương Tây, và đã được hoan nghênh trong một thời kỳ khi mà,
258

bằng cách nào đó, cô dâu được cha mẹ mình trao tặng hoặc trao đổi
vì của hồi môn.
Tuy nhiên, ngay cả khi tục lệ ấy, chẳng hạn như của hồi môn,
không còn nữa, lối diễn tả nghi thức của họ thường được giải thích
theo cách thức mới và tích cực hơn. Vì vậy, sự hiện diện của cha
mẹ của đôi tân hôn, chứ không chỉ là thân phụ của cô dâu, có thể
biểu tượng rằng bí tích kết hợp hai gia đình và tạo ra một gia đình
mới.
Việc giải thích lại này cũng có thể xảy ra mà không thay đổi
các nghi thức. Vì vậy, sự tồn tại của tục lệ thân phụ cô dâu dẫn cô
dâu đi tới và trao cho chú rể đang đứng đợi là có thể được, bởi vì
ngày nay không ai còn liên kết hình ảnh này với sự trao đổi của hồi
môn cả. Nó đã có một ý nghĩa khác và lành mạnh hơn trong tâm trí
con người nói chung, và chỉ có các sử gia biết được nguồn gốc của
nó mà thôi.
Tính liên tục của tục lệ trên có lẽ là một ví dụ về một tục lệ
địa phương phổ biến rộng rãi ngoài vòng luật lệ, và nói cho đúng,
là trái với luật lệ. Tuy nhiên, trong trường hợp này, chúng ta đang
đối phó với luật phụng vụ chứ không Giáo luật. Nó không phải là
một tục lệ pháp lý, khi luôn có sẵn nghi thức mới, và không ai buộc
phải tuân theo các thực hành cũ hoặc phải có cuộc rước.
Trong trường hợp của hôn nhân, cũng có thể có các tục lệ
hợp pháp, vốn đã in sâu vào trong một truyền thống dân tộc đặc
biệt và hiện diện mạnh mẽ trong một giáo phận hay giáo xứ. Ngay
cả khi nó không phải là một vần đề luật lệ, tôi nghĩ rằng nhiều linh
mục đã có kinh nghiệm như thế nào về sự cử hành hôn nhân nhạy
cảm. Linh mục cần có sự khéo xử và sự quyết đoán để chấp nhận
những gì có thể được chấp nhận, và giải thích tại sao một số yếu tố
không thể được chấp nhận. (Zenit.org 2-9-2014).
259

Linh mục Edward McNamara


Dòng Đạo Binh Chúa Kitô (LC),
Khoa trưởng Thần học và giáo sư phụng vụ
Đại học Regina Apostolorum
(Nữ Vương các Thánh
Tông Đồ), Rôma

GIẢI ĐÁP THẮC MẮC


PHỤNG VỤ
TẬP 2

Người dịch: Nguyễn Trọng Đa

Thư viện điện tử Công giáo Việt Nam


01. 05. 2017

You might also like