You are on page 1of 4

Thiết kế hệ thống tự động hóa

Phần 1: MỤC TIÊU CỦA DỰ ÁN


1. Mục tiêu đề tài
Thang máy là một thiết bị chuyên dùng để vận chuyển người, hàng hóa, vật liệu, v.v...
theo phương thẳng đứng hoặc nghiêng một góc nhỏ hơn 15o so với phương thẳng đứng theo
một tuyến đã định sẵn.

Thang máy là một thiết bị vận chuyên đòi hỏi tính an toàn nghiêm ngặt, nó liên quan
trực tiếp đến tài sản và tính mạng con người. Vì vậy, yêu cầu chung đối với thang máy khi
thiết kế, chế tạo, lắp đặt, vận hành, sử dụng và sửa chữa là phải tuân thủ một cách nghiêm
ngặt các yêu cầu về kỹ thuật an toàn được quy định trong các tiêu chuẩn quy trình, quy
phạm.

Trong đề tài này mục tiêu của em cần:

- Tìm hiểu cấu trúc cơ khí của thang máy.

- Xây dựng sơ đồ điện.

- Xác định hệ truyền động và hệ điều khiển.

Từ những mục tiêu trên, cũng như thời gian không nhiều, em sẽ tập trung nghiên cứu
về thang máy sử dụng PLC điều khiển với các thông số cơ bản là:

- Số tầng của tòa nhà: 4

- Chiều cao mỗi tầng: h= 3.6 m

- Tải trọng tối đa của thang máy G=600 Kg

- Khối lượng buồng lái khi không tải: GBTKT = 870 Kg

- Khối lượng đối trọng là mĐT = 1140 Kg

- Tốc độ tối đa: v=0.75 m/s

- Gia tốc a = 1 m/s2

- Đường kính Puli quấn cáp: D = 0.52 m

1
Thiết kế hệ thống tự động hóa

Phần 2: YÊU CẦU CỤ THỂ, CHI TIẾT CỦA DỰ ÁN


2. Yêu cầu công nghệ

Trong đồ án này chúng ta chỉ quan tâm đến thang máy chở người nên yêu cầu về công
nghệ của thang máy trong trường hợp này rất chặt chẽ bởi ngoài sự điều chỉnh về kĩ thuật
chính xác thì vấn đề an toàn và sự thoải mái của người sử dụng thang máy cũng phải được
quan tâm. Một số thông số ảnh hưởng rất trực tiếp đến vấn đề này cần phải được phân tích
một cách kĩ lưỡng. Sau đây ta sẽ xem xét chi tiết về các thông số này.

2.1. Tốc độ

Tốc độ di chuyển của buồng thang quyết định đến năng suất của thang máy và có ý
nghĩa quan trong nhất là đối với các nhà cao tầng. Đối với nhà chọc trời,… Tối ưu nhất
là dùng thang máy cao tốc (v ≈ 3.5 m/s) giảm thời gian quá độ di chuyển trung bình của
thang máy đặt gần bằng tốc độ định mức. Nhưng việc tăng tốc độ lại dẫn đến chi phí
đầu tư tăng.

Tốc độ di chuyển của thang máy có thể tăng bằng cách giảm thời gian mở máy và
hãm máy dẫn tới tăng tốc độ.

2.2. Gia tốc

Vấn đề khó khăn là gia tốc sẽ gây cảm giác khó chịu cho hành khách ( chóng mặt,
đau đầu), thường gia tốc tối ưu a ≤ 2 m/s2.

Độ giật là đại lượng đặc trưng cho tốc độ tăng của gia tốc khi mở máy và độ giảm
của gia tốc hãm, hay nói cách khác là đạo hàm bậc nhất của gia tốc và là đạo hàm bậc
hai đối với vận tốc da/dt. Độ giật có ảnh hưởng lớn tới độ êm của cabin. Khi gia tốc a ≤
2 m/s2 thì độ giật ≤ 20 m/s3.

2.3. Dừng chính xác buồng thang

2
Thiết kế hệ thống tự động hóa

Buồng thang của thang máy cần dừng chính xác so với mặt bằng của tầng cần dừng
sau khi ấn nút dừng (hay gặp lệnh dừng trong mạch điều khiển) là một trong những yêu
cầu quan trọng trong yêu cầu kĩ thuật điều khiển thang máy.

Nếu buồng thang không dừng chính xác sẽ gây ra các hiện tượng: Đối với thang máy
chở người sẽ là cho hành khách ra vào khó khăn, tăng thời gian ra vào dẫn đến giảm
năng suất,…

3. Các yêu cầu đặt ra cho bài toán điều khiển thang máy

Đòi hỏi người thiết kế thang máy phải giải quyết chính xác và triệt để các yêu cầu về
mặt kĩ thuật sau:

- Vị trí buồng máy có thể đặt bên trên hoặc bên dưới đường hầm tùy theo yêu cầu và
diện tích cho phép của buồng máy.

- Ray dẫn hướng được lắp đặt ở hai bên cabin và đối trọng với độ chính xác theo yêu
cầu cần thiết ( đòi hỏi độ chính xác về độ thẳng đứng của ray, khoảng cách các đầu
ray,…

- Cáp nâng cabin và đối trọng phải đảm bảo chịu lực nâng và lực ma sát với puli theo
đúng tiêu chuẩn an toàn cho phép trong lắp đặt thang máy. Có thể dùng cáp thép
hoặc cáp thép có phủ nhựa bên ngoài để kéo cabin thang máy.

- Buồng thang phải được trang bị thêm các bộ phanh bảo vệ phòng khi cáp treo bị
đứt, bị mất điện, khi tốc độ buồng thang vượt quá 20% ÷ 40% tốc độ định mức phanh
sẽ tác động.

- Dưới dáy giếng có bố trí thêm các bộ giảm chấn nhằm tránh hiện tượng va đập quá
mạnh khi công tắc hạn chế hành trình không tác động, hoặc khi thang đứt cáp treo,…
dùng để chống sóc hoặc va chạm mạnh gây ảnh hưởng đến an toàn cho khách.

- Khi thang máy gặp sự cố không mong muốn, hành khách có thể bị mắc kẹt trong
buồng thang. Khi đó cần phải có thiết bị bảo vệ tự động sẽ tác động ngay lập tức, nó

3
Thiết kế hệ thống tự động hóa

được cấp nguồn từ nguồn điện dự phòng. Buồng thang khi đó sẽ được đưa đến tầng
gần nhất và hệ thống cửa sẽ tự động mở ra.

- Các yêu cầu về an toàn, đây là những yêu cầu rất quan trọng ví dụ như thang máy
chỉ được phép vận hành khi cửa tầng và cửa cabin đã đóng, khi thang máy quá tải
phải có đèn, chuông cảnh báo và sẽ không vận hành.

- Các yêu cầu về điều khiển vị trí cabin: khi dừng thang máy đòi hỏi phải dừng chính
xác so với sàn tầng và quá trình hãm sao cho cabin dừng đúng tại sàn tầng với yêu
cầu độ chính xác cao. Do đó phải bố trí các thiết bị bảo vệ liên động các tiếp điểm
hành trình.

- Các yêu cầu về điều khiển gia tốc vận tốc phải đảm bảo sinh lý cho hành khách đi
trên thang máy .

You might also like