Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 40

BÀI 3

KẾ TOÁN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH

Ths. Đàm Thị Kim Oanh


Trường Đại học Kinh tế Quốc dân

v1.0015104224 1
TÌNH HUỐNG KHỞI ĐỘNG: Tăng tài sản cố định do được cấp kinh phí
Ngày 1/3/2015 đơn vị hành chính sự nghiệp NEU được nhà nước cấp kinh phí hoạt động
sự nghiệp cho bằng một tài sản cố định trị giá 400.000.000 đồng; tỷ lệ hao mòn năm là
10%. Chi phí tiếp nhận đơn vị đã chi bằng tiền mặt 5.000.000 đồng.

Đơn vị hành chính sự nghiệp NEU sẽ ghi nhận các thông tin liên quan đến việc
tiếp nhận tài sản cố định cũng như trong quá trình sử dụng tài sản cố định trên
như thế nào?

v1.0015104224 2
MỤC TIÊU
• Hiểu và phân loại được tài sản cố định;
• Trình bày được phương pháp kế toán tăng tài sản cố định;
• Trình bày được phương pháp kế toán giảm tài sản cố định;
• Trình bày được kế toán hao mòn tài sản cố định;
• Trình bày được phương pháp kế toán sửa chữa tài sản cố định.

v1.0015104224 3
NỘI DUNG

Những vấn đề chung về tài sản cố định

Kế toán biến động tài sản cố định

Kế toán khấu hao tài sản cố định

Kế toán sửa chữa tài sản cố định

v1.0015104224 4
1. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ TÀI SẢN CỐ ĐỊNH

1.1. Khái niệm

1.2. Đặc điểm

1.3. Phân loại

1.4. Định giá tài sản cố định

v1.0015104224 5
1.1. KHÁI NIỆM TÀI SẢN CỐ ĐỊNH
• Tài sản cố định là những tài sản, tư liệu lao động có
giá trị đủ lớn (theo quy định hiện hành của Nhà
nước) và thời gian sử dụng dài.
• Thoả mãn đồng thời hai điều kiện sau đều được coi
là tài sản cố định:
 Có thời gian sử dụng từ 1 năm trở lên.
 Có giá trị từ 10.000.000 (mười triệu đồng) trở lên.

v1.0015104224 6
1.2. ĐẶC ĐIỂM TÀI SẢN CỐ ĐỊNH
• Tham gia vào nhiều chu kì sản xuất – kinh doanh, hoạt động.
• Trong quá trình tham gia kinh doanh, hoạt động, giá trị tài sản
cố định bị hao mòn và được chuyển dần vào chi phí kinh doanh
dưới hình thức khấu hao (đối với những tài sản cố định tham
gia sản xuất – kinh doanh) hoặc làm giảm nguồn vốn tương ứng
(đối với những tài sản cố định được dùng cho hoạt động hành
chính sự nghiệp, hoạt động dự án).
• Tài sản cố định giữ nguyên hình thái vật chất ban đầu cho đến
lúc hư hỏng.

v1.0015104224 7
1.3. PHÂN LOẠI TÀI SẢN CỐ ĐỊNH
• Theo hình thái biểu hiện: tài sản cố định hữu hình và tài sản cố
định vô hình.
• Theo nguồn vốn, kinh phí đầu tư tài sản cố định: tài sản cố định
kinh phí và tài sản cố định kinh doanh.
• Theo mục đích sử dụng tài sản cố định:
 Tài sản cố định sử dụng cho hoạt động thường xuyên;
 Dự án;
 Đơn đặt hàng của Nhà nước;
 Mục đích phúc lợi và tài sản cố định quốc phòng, an ninh.

v1.0015104224 8
1.4. ĐỊNH GIÁ TÀI SẢN CỐ ĐỊNH
• Nguyên giá tài sản cố định:
Tài sản cố định mua: Nguyên giá = Giá mua + Thuế NK + Thuế TTĐB + Chi phí trước sử dụng
– Chiết khấu thương mại, giảm giá hàng mua
Tài sản cố định xây dựng cơ bản: Nguyên giá là giá quyết toán công trình.
Tài sản cố định được cấp, điều chuyển: Nguyên giá là giá ghi trên Biên bản giao nhận + Các
Chi phí trước sử dụng.
Tài sản cố định được tặng, viện trợ: Nguyên giá là giá do cơ quan tài chính xác định để ghi
thu, ghi chi ngân sách Nhà nước.
• Giá trị hao mòn: phương pháp khấu hao đều theo thời gian (đường thẳng).
• Giá trị còn lại = Nguyên giá – Giá trị hao mòn

v1.0015104224 9
GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG
Nguyên giá của tài sản cố định = 400.000.000 + 5.000.000 = 405.000.000 đồng

v1.0015104224 10
2. KẾ TOÁN BIẾN ĐỘNG TÀI SẢN CỐ ĐỊNH

2.1. Kế toán tăng tài sản cố định

2.2. Kế toán giảm tài sản cố định

v1.0015104224 11
2. KẾ TOÁN BIẾN ĐỘNG TÀI SẢN CỐ ĐỊNH
Chứng từ kế toán:
• Biên bản giao nhận tài sản cố định (Mẫu C50–HD);
• Biên bản thanh lý tài sản cố định (Mẫu C51–HD);
• Biên bản đánh giá lại tài sản cố định (Mẫu C52–HD);
• Biên bản kiểm kê tài sản cố định (Mẫu C53–HD);
• Biên bản giao nhận tài sản cố định sửa chữa lớn hoàn thành (Mẫu C54–HD);
• Bảng tính hao mòn tài sản cố định (Mẫu C55a–HD);
• Bảng tính và phân bổ khấu hao tài sản cố định (Mẫu C55b–HD).

v1.0015104224 12
2. KẾ TOÁN BIẾN ĐỘNG TÀI SẢN CỐ ĐỊNH

Tài khoản kế toán


TK 211, 213

SDĐK: xxx

Nguyên giá Nguyên giá


TSCĐ TSCĐ
SDCK: xxx

TK 214

SDĐK: xxx

HM HM

SDCK: xxx

v1.0015104224 13
2.1. KẾ TOÁN TĂNG TÀI SẢN CỐ ĐỊNH
• Khi mua tài sản cố định không qua lắp đặt:
 Giá mua và các chi phí trước sử dụng tài sản cố định:
Nợ TK 211, 213: Nguyên giá tài sản cố định
Nợ TK 311 (3113): Thuế GTGT đầu vào
Có TK 111, 112, 312: Thanh toán ngay
Có TK 331: Mua chịu
Có TK 461,462,465,441: Rút dự toán để thanh toán
 Kết chuyển nguồn kinh phí hình thành tài sản cố định:
 TH1: Nếu tài sản cố định sử dụng cho HĐTX, dự án và đơn đặt hàng
Nợ TK 661, 662, 635, 431, 441
Có TK 466
 TH2: Nếu tài sản cố định sử dụng cho hoạt động SXKD
Nợ TK 431, 441
Có TK 411: Ghi tăng NVKD

v1.0015104224 14
2.1. KẾ TOÁN TĂNG TÀI SẢN CỐ ĐỊNH
• Tài sản cố định tăng do mua sắm qua lắp đặt:
 Giá trị thiết bị mua:
Nợ TK 241 (2411), 152, 311 (3113)
Có TK 111, 112, 331, 461, 462, 465, 441
 Chi phí lắp đặt:
Nợ TK 241 (2411)
Có TK 111, 112, 312, 331
 Khi hoàn thành, bàn giao, đưa vào sử dụng:
Nợ TK 211
Có TK 241 (2411)
 Kết chuyển nguồn tương tự như mua sắm tài sản cố định.

v1.0015104224 15
2.1. KẾ TOÁN TĂNG TÀI SẢN CỐ ĐỊNH
• Tài sản cố định do thực hiện đầu tư XDCB:
 Phản ánh chi phí XDCB phát sinh:
Nợ TK 241 (2412), 311 (3113)
Có TK 111, 112, 152, 312, 331, 334
 Khi công trình hoàn thành, bàn giao, sử dụng:
Nợ TK 211
Có TK 241 (2412)
 Kết chuyển nguồn tương tự trường hợp mua tài sản cố định.
• Tài sản cố định tăng do được cấp kinh phí:
 Ghi tăng tài sản cố định được cấp:
Nợ TK 211, 213
Có TK 461, 462, 465
 Kết chuyển nguồn kinh phí hình thành tài sản cố định:
Nợ TK 661, 662, 635
Có TK 466
v1.0015104224 16
GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG
Đơn vị tăng tài sản cố định được cấp kinh phí:
a. Nợ TK 211: 400.000.000
Có TK 4612: 400.000.000
b. Nợ TK 211: 5.000.000
Có TK 111: 5.000.000
c. Nợ TK 6612: 405.0000.000
Có TK 466: 405.000.000

v1.0015104224 17
2.1. KẾ TOÁN TĂNG TÀI SẢN CỐ ĐỊNH (tiếp theo)
• Tài sản cố định tăng do được điều chuyển:
Nợ TK 211, 213: Nguyên giá
Có TK 214: Giá trị hao mòn
Có TK 466, 411: Giá trị còn lại
• Tài sản cố định tăng do được viện trợ, biếu tặng:
 Ghi tăng tài sản cố định:
Nợ TK 211, 213
Có TK 461, 462, 465, 521
 Kết chuyển nguồn:
Nợ TK 661, 662, 635
Có TK 466

v1.0015104224 18
2.2. KẾ TOÁN GIẢM TÀI SẢN CỐ ĐỊNH
a. Giảm do thanh lý, nhượng bán tài sản cố định kinh phí
• Thanh lý, nhượng bán tài sản cố định kinh phí:
 Xoá sổ tài sản cố định kinh phí:
Nợ TK 214: Hao mòn luỹ kế
Nợ TK 466: Giá trị còn lại
Có TK 211, 213: Nguyên giá
 Chi phí thanh lý, nhượng bán:
Nợ TK 511 (5118)
Có TK 111, 112, 152, 331
 Thu nhập từ thanh lý, nhượng bán:
Nợ TK 111, 112, 152, 311 (3111)
Có TK 511 (5118)

v1.0015104224 19
2.2. KẾ TOÁN GIẢM TÀI SẢN CỐ ĐỊNH (tiếp theo)
a. Giảm do thanh lý, nhượng bán tài sản cố định kinh phí (tiếp):
• Khi xử lý chênh lệch thu > chi thanh lý, nhượng bán tài sản cố định:
Nợ TK 511 (5118)
Có TK 461: Được bổ sung kinh phí
Có TK 333 (3338): Phải nộp ngân sách
Có TK 342: Phải nộp cấp trên
Có TK 421 (4211): Chờ xử lý
• Khi xử lý chêch lệch chi > thu thanh lý, nhượng bán tài sản cố định:
Nợ TK 661: Tính vào chi kinh phí
Nợ TK 421 (421): Chờ xử lý
Có TK 511 (5118)

v1.0015104224 20
2.2. KẾ TOÁN GIẢM TÀI SẢN CỐ ĐỊNH (tiếp theo)
b. Giảm do thanh lý, nhượng bán tài sản cố định kinh doanh
• Thanh lý, nhượng bán tài sản cố định kinh doanh:
 Xoá sổ tài sản cố định:
Nợ TK 214: Hao mòn luỹ kế
Nợ TK 511 (5118): Giá trị còn lại
Có TK 211, 213: Nguyên giá
 Chi phí thanh lý, nhượng bán:
Nợ TK 511 (5118)
Có TK 111, 112, 152, 331
 Thu nhập từ thanh lý, nhượng bán:
Nợ TK 111, 112, 152, 311 (3111)
Có TK 511 (5118)

v1.0015104224 21
2.2. KẾ TOÁN GIẢM TÀI SẢN CỐ ĐỊNH (tiếp theo)
b. Giảm do thanh lý, nhượng bán tài sản cố định kinh doanh (tiếp):
• Khi xử lý chênh lệch thu > chi thanh lý, nhượng bán tài sản cố định:
Nợ TK 511 (5118)
Có TK 421 (4212), 411, 431
• Khi xử lý chêch lệch chi > thu thanh lý, nhượng bán tài sản cố định:
Nợ TK 631, 421 (4212), 431, 411
Có TK 511 (5118)
• Khi cấp kinh phí cho cấp dưới bằng tài sản cố định:
 Ghi giảm tài sản cố định đã cấp:
Nợ TK 214: Hao mòn luỹ kế
Nợ TK 341: Giá trị còn lại
Có TK 211, 213: Nguyên giá
 Khi quyết toán kinh phí đã cấp cho cấp dưới, phần kinh phí cấp bằng tài sản cố định
cấp trên ghi:
Nợ TK 466
Có TK 341

v1.0015104224 22
2.2. KẾ TOÁN GIẢM TÀI SẢN CỐ ĐỊNH (tiếp theo)
• Tài sản cố định giảm do điều chuyển cho đơn vị khác:
Nợ TK 214: Hao mòn
Nợ TK 466, 411: Giá trị còn lại
Có TK 211, 213: Nguyên giá
• Tài sản cố định kinh phí bị thiếu mất:
 Xoá sổ tài sản cố định:
Nợ TK 214: Hao mòn
Nợ TK 466: Giá trị còn lại
Có TK 211, 213: Nguyên giá
 Giá trị tài sản cố định thiếu mất phải thu:
Nợ TK 311 (3118): Giá trị còn lại
Có TK 511 (5118)

v1.0015104224 23
2.2. KẾ TOÁN GIẢM TÀI SẢN CỐ ĐỊNH (tiếp theo)
Khi có quyết định xử lý:
• TH 1: Nếu cho phép xoá bỏ số thiệt hại
Nợ TK 511 (5118)
Có TK 311 (3118)
• TH 2: Nếu quyết định thu hồi
Nợ TK 511 (5118)
Có TK 461, 333 (3338), 342
 Khi thu hồi số thiệt hại:
Nợ TK 111, 334
Có TK 311 (3118)

v1.0015104224 24
2.2. KẾ TOÁN GIẢM TÀI SẢN CỐ ĐỊNH (tiếp theo)
• Tài sản cố định kinh doanh bị thiếu, mất:
 Xoá sổ tài sản cố định kinh doanh bị thiếu, mất:
Nợ TK 214: Hao mòn
Nợ TK 311 (3118): Giá trị còn lại
Có TK 211, 213: Nguyên giá
 Khi có quyết định xử lý:
Nợ TK 111, 334, 431, 631, 421 (4212), 411
Có TK 311 (3118)

v1.0015104224 25
3. KẾ TOÁN KHẤU HAO TÀI SẢN CỐ ĐỊNH

3.1. Phương pháp khấu hao tài sản cố định

3.2. Phương pháp kế toán khấu hao

v1.0015104224 26
3.1. PHƯƠNG PHÁP KHẤU HAO TÀI SẢN CỐ ĐỊNH
Nguyên tắc kế toán hao mòn tài sản cố định kinh phí
• Hao mòn tài sản cố định kinh phí được tính theo phương pháp đường thẳng, trên cơ sở
nguyên tắc tròn năm.
• Hao mòn tài sản cố định kinh phí được tính mỗi năm một lần vào tháng 12.
• Công thức tính: Mhm năm = Nguyên giá tài sản cố định/Số năm sử dụng.
• Căn cứ xác định thời gian sử dụng để tính hao mòn: TT số 162/2014/TT–BTC thay thế QĐ số
32/2008/QĐ–BTC ngày 29/5/2008 của Bộ Tài chính.
• Tất cả các tài sản cố định tăng trong năm (do mua sắm, được tiếp nhận, đầu tư xây dựng cơ
bản hoàn thành đưa vào sử dụng… từ tháng 01 đến tháng 12) đến ngày 31/12 của năm đó
đều phải tính và hạch toán hao mòn tài sản cố định theo chế độ quy định.
• Không tính và không hạch toán hao mòn tài sản cố định đối với tất cả các tài sản cố định giảm
trong năm (do điều chuyển, thanh lý, nhượng bán…).
• Tài sản cố định đã tính đủ hao mòn mà vẫn sử dụng thì không tính hao mòn nữa.

v1.0015104224 27
GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG
• Trong trường hợp này, đơn vị hành chính sự nghiệp NEU tăng một tài sản cố định trong năm
do vậy tài sản cố định này sẽ được tính hao mòn cả năm cho năm 2015.
• Mức hao mòn năm 2015 = 405.000.000/10 = 40.500.000 đồng.

v1.0015104224 28
3.1. PHƯƠNG PHÁP KHẤU HAO TÀI SẢN CỐ ĐỊNH (tiếp theo)

Nguyên tắc kế toán khấu hao tài sản cố định kinh doanh
• Tài sản cố định kinh doanh được tính khấu hao theo phương pháp đường thẳng.
• Tài sản cố định kinh doanh được tính khấu hao theo từng tháng trên cơ sở tài sản cố định
tăng, giảm ngày nào thì bắt đầu hoặc thôi tính kể từ ngày đó.
• Tài sản cố định đã khấu hao hết mà vẫn sử dụng thì không được tính khấu hao nữa.

v1.0015104224 29
3.2. PHƯƠNG PHÁP KẾ TOÁN KHẤU HAO TÀI SẢN CỐ ĐỊNH
• Đối với tài sản cố định dùng cho hoạt động sản xuất kinh doanh, định kỳ (tháng, quý) kế toán
tiến hành tính khấu hao và phân bổ vào chi phí sản xuất kinh doanh:
Nợ TK 631:
Có TK 214: Tổng khấu hao phải trích trong kỳ
• Đối với tài sản cố định dùng cho hoạt động sự nghiệp, dự án, cuối niên độ, kế toán xác định
giá trị hao mòn, ghi giảm nguồn kinh phí đã hình thành tài sản cố định:
Nợ TK 466: Ghi giảm nguồn kinh phí
Có TK 214 : Tổng hao mòn phải trích trong kỳ

v1.0015104224 30
GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG
Ngày 31/12/2015, kế toán của đơn vị hành chính sự nghiệp NEU ghi nhận hao mòn cho tài sản cố
định như sau:
Nợ TK 466: 40.500.000
Có TK 214: 40.500.000

v1.0015104224 31
4. KẾ TOÁN SỬA CHỮA TÀI SẢN CỐ ĐỊNH

4.1. Kế toán sửa chữa bảo dưỡng thường xuyên

4.2. Kế toán sửa chữa lớn

4.3. Kế toán nâng cấp tài sản cố định

v1.0015104224 32
4.1. KẾ TOÁN SỬA CHỮA BẢO DƯỠNG THƯỜNG XUYÊN
• Sửa chữa nhỏ, thường xuyên, mang tính bảo dưỡng: tiến hành định kỳ, nhằm duy trì hoạt
động bình thường của tài sản cố định; quy mô chi phí nhỏ.
• Kế toán sửa chữa thường xuyên tài sản cố định:
Nợ TK 661, 662, 631, 635
Có TK 111, 112, 152, 153, 312, 331, 334

v1.0015104224 33
4.2. KẾ TOÁN SỬA CHỮA LỚN
• Tập hợp chi phí sửa chữa lớn phát sinh:
Nợ TK 241 (2413)
Có TK 111, 112, 152, 153, 312, 331, 334
• Quyết toán chi phí khi công việc sửa chữa hoàn thành:
Nợ TK 661, 662, 631, 635, 643
Có TK 241 (2413)

v1.0015104224 34
4.3. KẾ TOÁN NÂNG CẤP TÀI SẢN CỐ ĐỊNH
• Kế toán nâng cấp tài sản cố định:
 Tập hợp chi phí nâng cấp phát sinh:
Nợ TK 241 (2413)
Có TK 111, 112, 152, 153, 312, 331, 334
 Quyết toán chi phí khi nâng cấp hoàn thành:
Nợ TK 211
Có TK 241 (2413)
• Sau nâng cấp, phải xác định lại Mhm tài sản cố định:
 Nguyên giá tài sản cố định sau nâng cấp = Nguyên giá tài sản cố định được nâng cấp +
Chi phí nâng cấp thực tế
 Giá trị tính hao mòn của tài sản cố định sau nâng cấp = Giá trị còn lại của tài sản cố định
được nâng cấp + Chi phí nâng cấp thực tế.

v1.0015104224 35
CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM 1
Ngày 1/3/2015, đơn vị sự nghiệp hành chính có thu ABC mua một tài sản cố định dùng cho
hoạt động kinh doanh nguyên giá 360.000.000 đồng, thời gian sử dụng dự kiến 10 năm.
Đơn vị tính khấu hao theo phương pháp đường thẳng. Hãy tính mức khấu hao của tài sản
trong năm 2015:
A. 27.000.000 đồng
B. 33.000.000 đồng
C. 25.000.000 đồng
D. 30.000.000 đồng
Trả lời:
• Đáp án đúng là: D. 30.000.000 đồng
• Gợi ý: xem lại công thức của phương pháp khấu hao đường thẳng
Mức khấu hao 1 năm = 360.000.000/10 = 36.000.000
Mức khấu hao 1 tháng = 36.000.000/12 = 3.000.000
Do vậy, khấu hao trong năm 2015 = 10 tháng  3.000.000 = 30.000.000 đồng
(Vì trong năm 2015 tài sản này sử dụng 10 tháng).

v1.0015104224 36
CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM 2
Chi phí lắp đặt, chạy thử dây chuyền sản xuất được tính vào:
A. Chi hoạt động sự nghiệp.
B. Chi hoạt động dự án.
C. Giá trị dây chuyền sản xuất.
D. Chi đơn đặt hàng nhà nước.
Trả lời:
• Đáp án đúng là: C. Giá trị dây chuyền sản xuất.
• Gợi ý: Nguyên giá (giá trị ban đầu của tài sản cố định ghi trong sổ kế toán) là toàn bộ các chi
phí mà đơn vị phải bỏ ra để có được tài sản đó và đưa tài sản cố định đó vào vị trí sẵn sàng
sử dụng.
Chi phí lắp đặt, chạy thử là chi phí trước khi dùng.

v1.0015104224 37
BÀI TẬP THỰC HÀNH
Trong năm N tại đơn vị hành chính sự nghiệp ABC có phát sinh các nghiệp vụ liên quan đến tài
sản cố định như sau (đơn vị tính: 1.000 đồng):
• Ngày 5/3 tiếp nhận một thiết bị thuộc dự án cấp, đã bàn giao cho trung tâm 900.000, tỷ lệ hao
mòn 20%/năm.
• Ngày 3/4 rút dự toán kinh phí hoạt động thường xuyên mua máy văn phòng 1.200.000, chi phí
tiếp nhận tài sản cố định bằng tiền mặt 900, tỷ lệ hao mòn năm 20%.
• Ngày 14/7 mua tài sản cố định thuộc đồ dùng quản lý bàn giao cho các bộ phận sử dụng,
chưa trả người bán 45.000, chi phí khác bằng tiền mặt 300, tài sản mua sắm bằng nguồn kinh
phí hoạt động, tỷ lệ hao mòn năm 10%.
• Ngày 10/9 rút dự toán kinh phí hoạt động trả nợ người bán 45.000.
• Ngày 9/10 bộ phận XDCB bàn giao công trình hoàn thành thuộc kinh phí dự án 9.000.000, tỷ
lệ hao mòn năm 8%.
Yêu cầu: Hãy định khoản các nghiệp vụ phát sinh.

v1.0015104224 38
BÀI TẬP THỰC HÀNH

Lời giải:
• NV1: • NV3:
a. Nợ TK 211 : 900.000 a. Nợ TK 211 : 45.300
Có TK 462 : 900.000 Có TK 3311 : 45.000
b. Nợ TK 662 : 900.000 Có TK 111 : 300
Có TK 466 : 900.000 b. Nợ TK 6612 : 45.300
• NV2: Có TK 466 : 45.300
a. Nợ TK 211 : 1.200.900 • NV4:
Có TK 4612 : 1.200.000 a. Nợ TK 3311 : 45.000
Có TK 111 : 900.000 Có TK 4612 : 45.000
b. Có TK 008 : 1.200.000 b. Có TK 008 : 45.000
c. Nợ TK 6612 : 1.200.900 • NV5:
Có TK 466 : 1.200.900 a. Nợ TK 211 : 9.000.000
Có TK 2412 : 9.000.000
b. Nợ TK 662 : 9.000.000
Có TK 466 : 9.000.000
v1.0015104224 39
TÓM LƯỢC CUỐI BÀI
• Miêu tả nguyên tắc tính nguyên giá của tài sản cố định. Nguyên giá tài sản cố định là
toàn bộ các phí tổn cần thiết và hợp lý để hình thành và đưa tài sản cố định vào vị trí
sẵn sàng sử dụng.
• Trình bày được phương pháp kế toán tăng tài sản cố định: Kế toán nghiệp vụ tăng tài
sản cố định hữu hình, kế toán ghi Nợ TK 211, 213 và ghi Có các TK có liên quan.
• Trình bày được phương pháp kế toán giảm tài sản cố định: Kế toán nghiệp vụ giảm tài
sản cố định, kế toán ghi Nợ TK 214, ghi Có TK 211, 213 và ghi Nợ, Có các TK
liên quan khác.
• Phân biệt tính và kế toán hao mòn và khấu hao tài sản cố định. Định kỳ cuối năm kế
toán ghi nhận hao mòn của tài sản cố định dùng cho hoạt động hành chính – sự
nghiệp. Định kỳ (tháng, quý, năm) kế toán ghi nhận khấu hao của tài sản cố định dùng
cho hoạt động sản xuất kinh doanh.
• Tính toán hao mòn và khấu hao tài sản cố định. Theo phương pháp đường thẳng.
• Giải thích kế toán sửa chữa tài sản cố định. Kế toán sửa chữa tài sản cố định gồm sửa
chữa nhỏ, sửa chữa lớn và sửa chữa nâng cấp.

v1.0015104224 40

You might also like