You are on page 1of 6

Chương 1.

MỞ ĐẦU
1.1. Một số khái niệm cơ bản
1.1.1. Khái niệm nguyên tử - phân tử
a. Nguyên tử
Nguyên tử là phần tử nhỏ nhất của một nguyên tố hóa học, tham gia vào thành
phần phân tử của các đơn chất và hợp chất.
Ví dụ: H, Li, O, F.
Mỗi nguyên tử cấu tạo từ một hạt nhân mang điện tích dương và một hay nhiều
điện tử mang điện tích âm quay chung quanh. Đặc trưng quan trọng nhất của nguyên
tử là điện tích dương của hạt nhân. Mỗi loại nguyên tử được đặc trưng bởi một điện
tích hạt nhân xác định, hợp thành nguyên tố hoá học và có cấu trúc vỏ điện tử giống
nhau do đó có các tính chất hóa học giống nhau.
Ở trạng thái cơ bản nguyên tử trung hòa về điện, khi đó tổng số điện tích dương
của hạt nhân bằng tổng số điện tích âm của các điện tử quay chung quanh nó.
Nguyên tử có khả năng cho – nhận một số điện tử ở lớp ngoài cùng để tạo thành
các ion mang điện tích dương hay âm hoặc cũng có thể bị biến dạng của nhiều lớp vỏ
điện tử do tương tác với các nguyên tử khác. Tuy nhiên trong các quá trình hóa học,
hạt nhân nguyên tử luôn được bảo toàn, và nhờ vậy dù có biến đổi thế nào đi nữa,
nhưng nguyên tử luôn luôn có khả năng phục hồi trở lại trạng thái đầu, tức là dưới
dạng trung hòa điện tích.

b. Phân tử
Là phần tử nhỏ nhất của một chất, có khả năng tồn tại độc lập và có đầy đủ tính
chất hóa học đặc trưng cho chất đó.
Nguyên tử của phân tử có thể từ một nguyên tố (đơn chất, ví dụ: O2, H2, P4, ...)
hay nhiều nguyên tố hóa học (hợp chất, như H2O, NH3, CaCO3, ...).

1.1.2. Khái niệm nguyên tử khối, phân tử khối

a. Nguyên tử khối
Là khối lượng của một nguyên tử tính theo đơn vị C.
Ví dụ: Nguyên tử khối của hydrô = 1 đơn vị C
Nguyên tử khối của flo = 9 đơn vị C
b. Phân tử khối
Là khối lượng của một phân tử tính theo đơn vị C.
Ví dụ: Phân tử khối của HCl = 36,5 đơn vị C
1.1.3. Khái niệm nguyên tử gam, phân tử gam, ion gam
a. Nguyên tử gam
Là khối lượng của một mol nguyên tử tính bằng gam (nguyên tử gam và nguyên
tử khối có cùng trị số nhưng khác đơn vị).

1
Ví dụ: Oxi có nguyên tử khối = 16 đ.v C; nguyên tử gam = 16g
b. Phân tử gam
Là khối lượng của một mol phân tử tính bằng gam
Ví dụ: H2SO4 có phân tử khối = 98 đ.v C; phân tử gam = 98g
c. Ion gam (khối lượng mol ion)
Là khối lượng tính bằng gam của một mol ion.
Ví dụ: một ion gam Na+ nặng 23 gam.
1.1.4. Ký hiệu hoá học, công thức hoá học, phương trình hoá học
a. Ký hiệu hoá học
Mỗi nguyên tố được biểu diễn bằng một ký hiệu gọi là ký hiệu hoá học
Ví dụ: Na, O, Ne, Ar
Mỗi một ký hiệu hoá học mang các ý nghĩa:
+ Chỉ nguyên tố hoá học đã cho.
+ Chỉ một nguyên tử của nguyên tố đó.
+ Chỉ một lượng nguyên tố bằng nguyên tử gam của nguyên tố đó.
b. Công thức hoá học
Mỗi chất hoá học được biểu thị bằng một công thức.
Ví dụ: CxHyOz, KMnO4, CH2=CH-COOH
- Công thức tổng quát: biểu thị thành phần nguyên tố của các chất.
- Công thức phân tử: biểu thị thành phần định tính và định lượng của các chất.
- Công thức cấu tạo: biểu diễn thứ tự kết hợp của các nguyên tử trong phân tử.
Một công thức hoá học mang các ý nghĩa :
+ Cho biết tỷ lệ kết hợp các nguyên tử của các nguyên tố trong chất hoá học đó.
+ Chỉ một lượng chất bằng “phân tử gam” của chất đó
c. Phương trình hoá học
Dùng để biểu diễn các phản ứng hoá học.
Ví dụ: 2H2O + O2 = 2H2O
Chất tác dụng ban đầu Sản phẩm
1.1.5. Đơn chất - Hợp chất - Dạng thù hình của một nguyên tố
a. Đơn chất
Là chất mà phân tử của nó chỉ gồm các nguyên tử của một nguyên tốt liên kết
với nhau.
Ví dụ: lưu huỳnh, cacbon
b. Hợp chất
Là chất mà phân tử của nó gồm những nguyên tử của các nguyên tố khác loại
liên kết với nhau.

2
Ví dụ: BaO, H2O, K2Cr2O7, KMnO4
c. Dạng thù hình của một nguyên tố
Là những dạng đơn chất khác nhau của cùng một nguyên tố hoá học.
Ví dụ: ôxi và ôzôn; than chì, kim cương, than vô đình hình.

1. 2. Một số định luật cơ bản


1.2.1. Định luật thành phần không đổi
Một hợp chất dù được điều chế bằng cách nào đi nữa bao giờ cũng có thành
phần xác định, không đổi.
Ví dụ: Nước có thể điều chế bằng nhiều cách khác nhau, song khi phân tích
thành phần người ta đều thấy nước gồm 2 nguyên tố hiđro và oxi với tỷ lệ khối lượng
không đổi.

1.2.2. Định luật tỉ lệ bội


Nếu hai nguyên tố kết hợp với nhau cho một số hợp chất thì ứng với cùng một
khối lượng nguyên tố này, các khối lượng nguyên tố kia tỉ lệ với nhau như những số
nguyên đơn giản.
Ví dụ: Nitơ tạo với oxi năm oxít, nếu ứng với một đơn vị khối lượng nitơ thì
khối lượng của oxi trong các oxít đó lần lượt là: 0,57 : 1,14 : 1,71 : 2,28 : 2,85 = 1 : 2 :
3 : 4 : 5.

1.2.3. Định luật bảo toàn khối lượng


Tổng khối lượng các sản phẩm thu được đúng bằng tổng khối lượng các chất
ban đầu đã tác dụng.
Định luật bảo toàn khối lượng chỉ hoàn toàn chính xác khi các phản ứng hóa
học không kèm theo hiệu ứng nhiệt.

1.2.4. Định luật đương lượng


a. Đương lượng của một nguyên tố
Đương lượng của một nguyên tố là lượng nguyên tố đó có thể kết hợp hoặc thay
thế một mol nguyên tử hiđro trong phản ứng hoá học.
Ví dụ 1: Đương lượng của H là 1,008, của O là 8,0, của C là 3,0, của N là 4,6,
của Al là 9,0, của Na là 23,0...
Khối lượng đương lượng (hay đương lượng khối) của một nguyên tố là khối
lượng tính ra gam của một đương lượng của nguyên tố đó.
Khối lượng đương lượng (kí hiệu là Đ) của nguyên tố được tính từ khối lượng
mol nguyên tử (A) và hoá trị (n) của nguyên tố theo công thức:
A
Ñ =
n
Ví dụ 2: Fe có A = 55,84, ứng với 3 trạng thái hoá trị : 2, 3, 6 có 3 trị số đương
lượng 27,92; 18,61; 9,31.

3
b. Đương lượng của một hợp chất
Đương lượng của một hợp chất là lượng chất đó tương tác vừa đủ với một đương
lượng của hiđro hay của một chất bất kỳ khác
Ví dụ 1: Trong phản ứng giữa CuO và H2:
CuO + H2 → Cu + H2O
thì đương lượng của CuO bằng ½ mol phân tử của CuO.
Khối lượng đương lượng (hay đương lượng khối) của một hợp chất là khối lượng
đương lượng của hợp chất đó tính ra gam.
Khối lượng đương lượng (kí hiệu là Đ) của nguyên tố được tính từ khối lượng
mol nguyên tử (A) và hoá trị (n) của nguyên tố theo công thức:
M
Ñ =
n

trong đó: n có ý nghĩa khác nhau tùy từng loại phản ứng.
* Quy tắc tính đương lượng của 1 số loại hợp chất:
- Đối với phản ứng trao đổi, n là tổng số đơn vị điện tích mà mỗi phân tử hợp chất trao
đổi với các phân tử khác.
+ Với axít, n chính là số ion H+ của phân tử tham gia phản ứng.
+ Với bazơ, n chính là số ion OH- của phân tử tham gia phản ứng.
+ Với muối, n chính là tổng số điện tích của các ion dương hoặc tổng số điện tích
của các ion âm của phân tử tham gia phản ứng.
Ví dụ 2: Đương lượng của H3PO4 trong 3 phản ứng sau:
H3PO4 + 3NaOH → Na3PO4 + 3H2O
H3PO4 + 2NaOH → Na2HPO4 + 2H2O
H3PO4 + 1NaOH → NaH2PO4 + H2O
lần lượt bằng 32,67; 49; 98.
Ví dụ 3: Đương lượng của H2SO4 trong phản ứng sau:
NaCl + H2SO4 → NaHSO4 + HCl
bằng 49.
Ví dụ 4: Đương lượng của NaOH là 40.
Ví dụ 5: Đương lượng của Al2(SO4)3 là 342 : (3×2) = 57
- Đối với phản ứng oxi hoá khử, n là số electron mà một phân tử chất khử cho (hay
một phân tử chất oxi hoá nhận).
c. Định luật đương lượng
Khối lượng của các chất phản ứng tỉ lệ với nhau như tỉ lệ giữa các đương lượng
của chúng, nghĩa là:
mB : mC : mD = ĐB : ĐC : ĐD

4
Ví dụ:
Na2CO3 + CH3COOH → CH3COONa + CO2 + H2O
chỉ cần biết khối lượng xôđa, vì đương lượng của nó trong phản ứng này bằng M/2
(53), còn đương lượng của axít axetic bằng khối lượng phân tử của nó (60). Khi đó ta
có:
mCH 3COOH = ( M Na2CO3 .60) / 53

1.2.5. Định luật tỷ lệ thể tích chất khí


Ở cùng nhiệt độ áp suất, thể tích các khí tham gia phản ứng (chất tác dụng ban
đầu cũng như sản phẩm) tỉ lệ với nhau như những số nguyên đơn giản.
Ví dụ: N2 + 3H2 = NH3
Quan hệ giữa các thể tích chất khí tham gia phản ứng là như sau:
V N 2 : V H 2 : V NH 3 = 1 : 3 : 2

1.2.6. Định luật Avogadro


Ở cùng điều kiện nhiệt độ và áp suất, những thể tích bằng nhau của mọi chất
khí đều chứa cùng một số phân tử (nói khác đi là cùng số mol khí).
1.2.7. Phương trình Clapeyron – Mendeleyer
Mối liên hệ giữa khối lượng m gam một chất khí có khối lượng mol phân tử M
với các tham số nhiệt động p, V, T của khối khí đó được cho bởi phương trình
Clapeyron - Mendeleyer:
m
pV = .R.T
M
trị số R phụ thuộc vào các đơn vị đo:

p V R

atm Lít 22, 4


≈ 0, 082
273

mmHg ml 62400

1.2.8. Áp suất riêng khí - định luật Dalton


Áp suất chung của hỗn hợp các chất khí không tham gia tương tác hóa học với
nhau bằng tổng áp suất riêng của các khí tạo nên hỗn hợp.

5
Câu hỏi và bài tập
1. Phát biểu nội dung, cho ví dụ minh họa các định luật: Thành phần không đổi, bảo
toàn khối lượng, tỷ lệ thể tích chất khí.
Áp dụng:
a. Crom oxit chứa 64%Cr; 31%O về khối lượng. Định công thức tối giản của crom
oxit. Biết Cr (M = 52); O (M = 16).
b. Đốt cháy 13,8 gam một chất hữu cơ được 26,4 gam CO2 và 16,2 gam H2O. Tỷ khối
hơi của hợp chất so với hiđro bằng 23. Định công thức phân tử hợp chất hữu cơ.
c. Nung m gam hỗn hợp X (Fe2O3 và Fe) rồi cho một lường CO (thiếu) qua hỗn hợp
trên. Sau phản ứng thu được 30,2 gam chất rắn và 22 gam CO2. Tính m.
d. Từ 1 Kg FeS2 nguyên chất, điều chế được bao nhiêu lít dung dịch H2SO4 10%
(d = 1,7 g/ml).
2. Phát biểu nội dung định luật Avogadro.
Áp dụng:
a. Xác định thể tích của 2 gam khí hiđro ở điều kiện chuẩn.
b. Tìm khối lượng của 0,56 lít H2; 3,36 lít Cl2; 6,72 lít SO2 ở điều kiện chuẩn.
3. Nêu quy tắc đương lượng gam của một chất trong phản ứng trao đổi, phản ứng oxi
hoá khử. Ý nghĩa.
4. Phát biểu định luật đương lượng và nêu ứng dụng của nó trong tính toán thể tích.
Cho ví dụ.
5. Xác định đương lượng của H3PO4 trong các phản ứng với KOH trong các trường
hợp sau:
H3PO4 + 1KOH → KH2PO4 + H2O
H3PO4 + 2KOH → K2HPO4 + 2H2O
H3PO4 + 3KOH → K3PO4 + 3H2O
6. Ý nghĩa các trị số của phương trình Clapeyron – Mendeleyer.
Áp dụng: Tìm khối lượng khí butan chứa trong 1 bình kín dung tích 25 lít (p =
1,64 atm; t = 87oC).
7. Phát biểu nội dung “Áp suất riêng khí - định luật Dalton”.
Áp dụng: Một bình kín dung tích không đổi chứa hỗn hợp cùng thể tích H2 và
O2 ở 150oC, 1 atm. Đốt cháy hỗn hợp đưa bình về 150oC. Áp suất bình là bao nhiêu?

You might also like