GHJDVG

You might also like

Download as doc, pdf, or txt
Download as doc, pdf, or txt
You are on page 1of 493

Kế toán vốn bằng tiền

 Định nghĩa kế toán vốn bằng tiền (Tiền mặt và Tiền gửi ngân hàng).
Tài khoản sử dụng vốn bằng tiền (Tiền mặt và Tiền gửi ngân hàng).
 Kết cấu tài khoản vốn bằng tiền và Sơ đồ tóm tắt hạch toán kế toán.
 Chứng từ kế toán sử dụng trong một số trường hợp của một số nghiệp vụ kinh tế phát sinh liên quan đến tài
khoản vốn bằng tiền
 Làm bài tập về tài khoản vốn bằng tiền của một số nghiệp vụ kinh tế phát sinh chủ yếu
 Thực hành viết phiếu thu, phiếu chi tiền mặt và Viết UNC và Viết Sec; Viết giấy nộp tiền vào ngân sách Nhà
Nước

Để giúp các bạn chưa biết gì về kế toán có thể tự học kế toán, An Tâm gửi đến các bạn bài viết rất chi tiết và cụ thể bằng
hình ảnh minh họa buổi học 1+2 (Kế toán tiền mặt và Tiền gửi ngân hàng) của Lớp kế toán sơ cấp và Lớp kế toán Tổng hợp thực
hành do thầy Hải Bủi trực tiếp giảng dạy từ cách sử dụng Tài khoản-Chứng từ-Ghi sổ bằng những ví dụ bằng hình ảnh nên các
bạn rất dễ hiểu. Nội dung cụ thể của buổi 1+2 như sau:
1.Định nghĩa
2. Nhiệm vụ của kế toán vốn bằng tiền
3. Tài khoản sử dụng và tính chất từng tài khoản
4. Trình tự luân chuyển chứng từ kế toán thu chi tiền mặt, tiền gửi ngân hàng
5. Các nghiệp vụ kinh tế phát sinh chủ yếu
6. Sơ đồ tóm tắt nghiệp vụ kinh tế phát sinh
7. Bài tập vận dụng và bài giải
I. ĐỊNH NGHĨA
Vốn bằng tiền:
Vốn bằng tiền là một bộ phận vốn lưu động trong doanh nghiệp là lượng tài sản tồn tại trực tiếp dưới hình thái giá trị. Căn
cứ vào phạm vi sử dụng vốn bằng tiền được chia thành:
Tiền mặt (TK111)
Tiền gửi ngân hàng (TK112)
Tiền đang chuyển (TK113)
Dựa vào những chứng từ trên kế toán tiến hành ghi sổ và theo dõi biến động của những tài khoản này.Mọi nghiệp vụ kinh
tế phát sinh của công ty liên quan đến tiền mặt (TK 111), tiền gửi ngân hàng (TK112) và tiền đang chuyển (TK113) thì kế toán có
nhiệm vụ lập chứng từ phát sinh của nghiệp vụ này (bao gồm: phiếu thu-phiếu chi, viết sec, lập ủy nhiệm chi…)
II. NHIỆM VỤ KẾ TOÁN VỐN BẰNG TIỀN
Phải theo dõi dòng tiền thu vào và dòng tiền chi ra của Tiền mặt (TK111) và tiền gửi ngân hàng (TK112). Khi có chênh
lệch giữa sổ kế toán tiền mặt (TK111) với sổ của thủ quỹ và sổ kế toán tiền gửi ngân hàng (TK112) với sổ phụ ngân hàng thì kế
toán cần tìm ra nguyên nhân chênh lệch và điều chỉnh kịp thời.
Kiểm soát hóa đơn, chứng từ đầu vào sao cho Hợp pháp, hợp lý, hợp lệ để được tính vào chi phí được trừ khi tính thuế
TNDN
Hướng dẫn cho các phòng ban về quy định của hóa đơn chứng tư cũng như cách lập các biểu mẫu
Lập báo cáo thu chi hằng ngày, báo cáo tiền gửi ngân hàng hằng ngày để gửi theo yêu cầu của Giám đốc.
Liên hệ với ngân hàng nơi làm việc (về rút tiền, trả triền… cuối tháng lấy sổ phụ ngân hàng và chứng từ ngân hàng..)
Nguyên tắc bất kiêm nhiệm, kế toán vốn bằng tiền không nên kiêm thủ quỹ
Phải tổ chức theo dõi tiền gửi ngân hàng tại từng ngân hàng theo VND và theo Ngoại tệ
Sử dụng tiền tệ thống nhất là đồng Việt Nam
Ở những doanh nghiệp có ngoại tệ nhập quỹ tiền mặt hoặc gửi vào Ngân hàng phải quy đổi ngoại tệ ra Đồng Việt Nam
theo tỷ giá hối đoái tại ngày giao dịch (Tỷ giá hối đoái giao dịch thực tế, hoặc tỷ giá giao dịch bình quân trên thị trường ngoại tệ
liên ngân hàng do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm phát sinh) để ghi sổ kế toán
Khi tiến hành nhập, xuất quỹ tiền mặt kế toán phải lập phiếu thu, phiếu chi và có đủ chữ ký của người nhận, người giao,
người cho phép nhập, xuất quỹ theo quy định của chế độ chứng từ kế toán.
Ghi chú: Thủ quỹ chịu trách nhiệm quản lý và nhập, xuất quỹ tiền mặt. Hàng ngày thủ quỹ phải kiểm kê số tồn quỹ tiền
mặt thực tế, đối chiếu số liệu sổ quỹ tiền mặt và sổ kế toán tiền mặt. Nếu có chênh lệch, kế toán và thủ quỹ phải kiểm tra lại để
xác định nguyên nhân và kiến nghị biện pháp xử lý chênh lệch
III. TÀI KHOẢN SỬ DỤNG VÀ TÍNH CHẤT TỪNG TÀI KHOẢN
1. Tài khoản sử dụng
Nhóm tài khoản 11 – Vốn bằng tiền, có 3 tài khoản:
Tài khoản 111 – Tiền mặt
Tài khoản 111 có 3 TK cấp 2:
Tài khoản 1111 – Tiền Việt Nam
Tài khoản 1112 – Ngoại tệ
Tài khoản 1113 – Vàng, bạc, kim khí quý, đá quý
Tài khoản 112 – Tiền gửi Ngân hàng;
Tài khoản 112 – Tiền gửi ngân hàng có 3 TK cấp 2
Tài khoản 1121 – Tiền Việt Nam
Tài khoản 1122 – Ngoại tệ
Tài khoản 1123 – Vàng, bạc, kim khí quý, đá quý
Lưu ý: Đối với tiền gửi ngân hàng thì kế toán cần mở tài khoản chi tiết theo từng ngân hàng để tiện cho việc theo dõi, cụ
thể như sau:
11211: Tài khoản VND tại ngân hàng ACB
11212: Tài khoản VND tại ngân hàng VCB
11213: Tài khoản VND tại ngân hàng HSBC
11221: Tài khoản USD tại VCB
Tài khoản 113 – Tiền đang chuyển.
Tài khoản 113 có 2 TK cấp 2
Tài khoản 1131 – Tiền Việt Nam
Tài khoản 1132 – Ngoại tệ
2. Tính chất từng tài khoản
Tài khoản 111 – Tiền mặt
Bên Nợ
Thể hiện tiền tăng trong kỳ do bán hàng thu bằng tiền mặt, khách hàng ứng trước tiền hàng bằng tiền mặt, rút tiền gửi ngân
hàng nhập quỹ tiền mặt, ….Chứng từ để ghi vào bên Nợ TK 111 là phiếu thu kèm theo chứng từ gốc là hợp đồng mua bán, hóa
đơn tài chính, phiếu bán hàng, phiếu chi bên mua, Séc rút tiền…
Bên Có
Thể hiện tiền giảm trong kỳ do chi tiền thanh toán tiền hàng cho nhà cung cấp, trả lương, đóng BH, nộp tiền mặt vào tài
khoản ngân hàng, chi tiền tạm ứng cho nhân viên …Chứng từ để ghi vào bên Có TK 111 là phiếu chi kèm theo chứng từ gốc là
hóa đơn tài chính, giấy giới thiệu, phiếu thu của nhà cung cấp, CMND, Hợp đồng, giấy đề nghị tạm ứng, Giấy đề nghị thanh toán
tạm ứng, giấy nộp tiền vào tài khoản …
Số dư cuối kỳ: Bên nợ thể hiện số tiền còn tồn tại quỹ
Chứng từ minh họa
Phiếu thu
Phiếu chi
Tài khoản 112 – Tiền gửi ngân hàng
Bên Nợ
Thể hiện tiền tăng trong kỳ do bán hàng thu bằng tiền gửi ngân hàng, khách hàng ứng trước tiền hàng bằng tiền gửi ngân
hàng, rút tiền mặt nộp vào tài khoản ngân hàng, lãi tiền gửi ngân hàng ….Chứng từ để ghi vào bên Nợ TK 112 là Giấy báo có
kèm theo giấy nộp tiền vào tài khoản, ủy nhiệm chi của bên mua….
Bên Có
Thể hiện tiền giảm trong kỳ do chuyển tiền thanh toán tiền hàng cho nhà cung cấp, trả lương, đóng BH, rút tiển gửi ngân
hàng nhập quỹ tiền mặt …Chứng từ để ghi vào bên Có TK 112 là Giấy báo nợ kèm theo chứng từ gốc là ủy nhiệm chi, lệnh chi
tiền, Sec rút tiền…
Số dư cuối kỳ: Bên nợ thể hiện số tiền còn tồn tại tài khoản ngân hàng.
Chứng từ minh họa
Giấy báo nợ
Giấy báo có
Tài khoản 113- Tiền đang chuyển

Bên Nợ:
Làm thủ tục chuyển tiền từ tài khoản của Ngân hàng A sang Ngân hàng B nhưng chưa nhận được giấy báo có của ngân
hàng B.
Bên Có
Nhận được giấy báo có của ngân hàng là tiền đã vào tài khoản ngân hàng
Số dư cuối kỳ: bên nợ thể hiện số tiền còn đang chuyển cuối kỳ mà chưa vào tài khoản
IV. TRÌNH TỰ LUÂN CHUYỂN CHỨNG TỪ KẾ TOÁN THU CHI TIỀN MẶT, TIỀN GỬI NGÂN HÀNG.
Để việc lập phiếu thu – phiếu chi, ủy nhiệm chi hợp pháp, theo đúng chế độ kế toán, người đứng đầu bộ phận kế toán của
công ty cần phải quy định các chứng từ tương ứng kèm theo để những yêu cầu thanh toán không phù hợp sẽ được nhận biết và xử
lý kịp thời. Các kế toán viên mặc nhiên căn cứ vào đó mà áp dụng.
Trình tự luân chuyển chứng từ kế toán thu chi tiền mặt, tiền gửi ngân hàng như sau:
1. Bộ phận kế toán tiền tiếp nhận đề nghị thu – chi (có thể là kế toán tiền mặt hoặc kế toán ngân hàng) Chứng từ kèm theo
yêu cầu chi tiền (phiếu chi, ủy nhiệm chi) có thể là: Giấy đề nghị thanh toán, giấy đề nghị tạm ứng, giấy thanh toán tiền tạm ứng,
thông báo nộp tiền, hoá đơn, hợp đồng, … Chứng từ kèm theo yêu cầu thu tiền (phiếu thu) có thể là: Giấy thanh toán tiền tạm
ứng, hoá đơn, hợp đồng, biên bản thanh lý TSCĐ, biên bản góp vốn, …
2. Kế toán tiền mặt (kế toán ngân hàng) đối chiếu các chứng từ và đề nghị thu – chi, đảm bảo tính hợp lý, hợp lệ (đầy đủ
phê duyệt của phụ trách bộ phận liên quan và tuân thủ các quy định, quy chế tài chính của Công ty cũng như tuân thủ theo quy
định về Hóa đơn chứng từ của pháp luật về Thuế). Sau đó chuyển cho kế toán trưởng xem xét.
3. Kế toán trưởng kiểm tra lại, ký vào đề nghị thanh toán và các chứng từ liên quan.
4. Phê duyệt của Giám đốc hoặc Phó Giám đốc: Căn cứ vào các quy định và quy chế tài chính, quy định về hạn mức phê
duyệt của Công ty, Giám đốc hoặc Phó Giám đốc được ủy quyền xem xét phê duyệt đề nghị thu – chi. Các đề nghị chi/mua sắm
không hợp lý, hợp lệ sẽ bị từ chối hoặc yêu cầu làm rõ hoặc bổ sung các chứng từ liên quan.
5. Lập chứng từ thu – chi: Sau khi thực hiện kiểm tra sự đầy đủ của những chứng từ có liên quan thì kế toán tiến hành lập
Phiếu thu-Phiếu chi hoặc Ủy nhiệm chi
Đối với giao dịch tiền mặt tại quỹ: Kế toán tiền mặt lập phiếu thu, phiếu chi.
Đối với giao dịch thông qua tài khoản ngân hàng: Kế toán ngân hàng lập uỷ nhiệm chi.
6. Ký duyệt chứng từ thu – chi: Sau khi lập xong chuyển cho kế toán trưởng ký duyệt- Kế toán trưởng ký vào Phiếu thu
hoặc Phiếu chi và Ủy nhiệm chi trước khi chuyển cho Giám đốc hoặc Phó giám đốc được ủy quyền để ký duyệt
7. Sau đó Phiếu thu và phiếu chi kèm theo chứng từ gốc sẽ chuyển cho thủ tũy để tiến hành thu tiền và chi tiền. Thủ quỹ
giữ lại 1 liên phiếu thu tiền và 1 liên phiếu chi. Bộ chứng từ phiếu thu và phiếu chi kèm theo chứng từ gốc sẽ trả lại cho kế toán.
Nếu đây là giao dịch với ngân hàng thì sau khi Ủy nhiệm chi được lập 2 liên thì kế toán ngân hàng đến ngân hàng để giao dịch và
ngân hàng sẽ đóng dấu vào Ủy nhiệm chi và trả lại cho kế toán
8. Sau khi bộ chứng từ đã hoàn thành thì kế toán dựa vào đó mà tiến hành ghi vào sổ sách kế toán và lưu chứng từ kế toán
(Phiếu thu+Phiếu Chi+Ủy nhiệm chi và những chứng từ khác có liên quan)
V. CÁC NGHIỆP VỤ KINH TẾ PHÁT SINH CHỦ YẾU
TÀI KHOẢN 111
1. Thu tiền bán sản phẩm, hàng hoá, cung cấp lao vụ, dịch vụ nhập quỹ tiền mặt của đơn vị:
Trường hợp bán sản phẩm, hàng hoá, cung cấp dịch vụ thuộc đối tượng chịu thuế GTGT tính theo phương pháp khấu trừ
và doanh nghiệp nộp thuế GTGT tính theo phương pháp khấu trừ, kế toán phản ánh doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ theo
giá bán chưa có thuế GTGT. Kế toán dựa vào hóa đơn tài chính mà công ty xuất cho khách hàng và phiếu thu hạch toán như sau:
Nợ TK 111 – Tiền mặt (Tổng giá thanh toán)
Có TK 3331 – Thuế GTGT phải nộp (33311) trên hóa đơn lấy chỗ dòng thuế
Có TK 511 – Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ (Giá bán chưa có thuế GTGT lấy trên hóa đơn)
Khi bán sản phẩm, hàng hoá, cung cấp dịch vụ không thuộc đối tượng chịu thuế GTGT, hoặc thuộc đối tượng chịu thuế
GTGT tính theo phương pháp trực tiếp, kế toán phản ánh doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ là tổng giá thanh toán. Kế toán
dựa vào phiếu thu và hóa đơn tài chính ghi nhận nghiệp vụ sau:
Nợ TK 111 – Tiền mặt
Có TK 511 – Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ (Tổng giá thanh toán)
2. Khi phát sinh các khoản doanh thu hoạt động tài chính, các khoản thu nhập khác thuộc đối tượng chịu thuế GTGT tính
theo phương pháp khấu trừ và doanh nghiệp nộp thuế GTGT tính theo phương pháp khấu trừ (như: Thu lãi đầu tư ngắn hạn, dài
hạn, thu về thanh lý, nhượng bán TSCĐ,…) bằng tiền mặt nhập quỹ, Kế toán dựa vào phiếu thu và hóa đơn tài chính (nếu có), ghi
nhận nghiệp vụ sau:
Nợ TK 111- Tiền mặt (Tổng giá thanh toán)
Có TK 3331- Thuế GTGT phải nộp (33311). Số thuế trên hóa đơn
Có TK 515- Doanh thu hoạt động tài chính (Giá chưa có thuế GTGT. Lấy trên hóa đơn).
Có TK 711- Thu nhập khác (Giá chưa có thuế GTGT, Lấy trên hóa đơn ).
3. Khi phát sinh các khoản doanh thu hoạt động tài chính, các khoản thu nhập khác thuộc đối tượng chịu thuế GTGT và
doanh nghiệp nộp thuế GTGT tính theo phương pháp trực tiếp hoặc không thuộc đối tượng chịu thuế GTGT bằng tiền mặt, khi
nhập quỹ, Kế toán dựa vào phiếu thu ghi nhận nghiệp vụ sau:
Nợ TK 111 – Tiền mặt
Có TK 515 – Doanh thu hoạt động tài chính
Có TK 711 – Thu nhập khác.
4. Rút tiền gửi Ngân hàng về nhập quỹ tiền mặt; vay dài hạn, ngắn hạn, vay khác bằng tiền mặt (Tiền Việt Nam hoặc ngoại
tệ), Kế toán dựa vào Phiếu thu và các chứng từ khác có liên quan đến ngân hàng ghi nhận nghiệp vụ sau:
Nợ TK 111 – Tiền mặt (1111, 1112). (Dựa vào giấy rút tiền)
Có TK 112 – Tiền gửi Ngân hàng (1121, 1122) (Dựa vào Giấy rút tiền)
Có các TK 311, 341,… (Nếu vay ngân hàng thì sẽ có giấy nhận tiền)
5. Thu hồi các khoản nợ phải thu và nhập quỹ tiền mặt của doanh nghiệp, Kế toán dựa vào phiếu thu và các chứng từ khác
có liên quan ghi nhận nghiệp vụ sau:
Nợ TK 111 – Tiền mặt (1111, 1112)
Có TK 131 – Phải thu của khách hàng
Có TK 136 – Phải thu nội bộ
Có TK 138 – Phải thu khác (1388)
Có TK 141 – Tạm ứng.
6. Thu hồi các khoản đầu tư ngắn hạn, các khoản ký cược, ký quỹ hoặc thu hồi các khoản cho vay nhập quỹ tiền mặt, Kế
toán dựa vào phiếu thu và các chứng từ khác có liên quan ghi nhận nghiệp vụ sau:
Nợ TK 111 – Tiền mặt (1111, 1112)
Có TK 121 – Đầu tư chứng khoán ngắn hạn; hoặc
Có TK 128 – Đầu tư ngắn hạn khác
Có TK 138 – Phải thu khác
Có TK 144 – Cầm cố, ký quỹ, ký cược ngắn hạn
Có TK 244 – Ký quỹ, ký cược dài hạn
Có TK 228 – Đầu tư dài hạn khác.
7. Nhận khoản ký quỹ, ký cược của các đơn vị khác bằng tiền mặt, ngoại tệ, ghi, Kế toán dựa vào phiếu thu và các chứng
từ khác có liên quan, ghi nhận nghiệp vụ sau:
Nợ TK 111 – Tiền mặt (1111, 1112)
Có TK 338 – Phải trả, phải nộp khác (Khoản ký quỹ, ký cược ngắn hạn)
Có TK 344 – Nhận ký quỹ, ký cược dài hạn.
8. Các khoản thừa quỹ tiền mặt phát hiện khi kiểm kê chưa xác định rõ nguyên nhân, ghi, Kế toán dựa vào phiếu thu và
biên bản kiểm kê quỹ, tiến hành ghi nhận như sau:
Nợ TK 111 – Tiền mặt
Có TK 338 – Phải trả, phải nộp khác (3381).
9. Khi nhận được vốn góp bằng tiền mặt của các thành viên góp vốn, Kế toán dựa vào phiếu thu và biên bản góp vốn để
ghi nhận như sau:
Nợ TK 111 – Tiền mặt
Có TK 411 – Nguồn vốn kinh doanh.
10. Xuất quỹ tiền mặt gửi vào tài khoản tại Ngân hàng, Kế toán dựa vào phiếu chi và Giấy nộp tiền của ngân hàng ghi nhận
như sau:
Nợ TK 112 – Tiền gửi Ngân hàng
Có TK 111 – Tiền mặt.
11. Xuất quỹ tiền mặt mua chứng khoán ngắn hạn, dài hạn hoặc đầu tư vào công ty con, đầu tư vào công ty liên kết, góp
vốn liên doanh, Kế toán dựa vào phiếu chi và các chứng từ khác có liên quan để gh nhận nghiệp vụ sau:
Nợ TK 121 – Đầu tư chứng khoán ngắn hạn
Nợ TK 221 – Đầu tư vào công ty con
Nợ TK 222 – Vốn góp liên doanh
Nợ TK 223 – Đầu tư vào công ty liên kết
Nợ TK 228 – Đầu tư dài hạn khác
Có TK 111 – Tiền mặt.
12. Xuất quỹ tiền mặt đem đi ký quỹ, ký cược, Kế toán dựa vào phiếu chi và hợp đồng liên quan ghi nhận như sau:
Nợ TK 144 – Cầm cố, ký quỹ, ký cược ngắn hạn
Nợ TK 244 – Ký quỹ, ký cược dài hạn
Có TK 111 – Tiền mặt.
13. Xuất quỹ tiền mặt chi cho hoạt động đầu tư XDCB, chi sửa chữa lớn TSCĐ hoặc mua sắm TSCĐ phải qua lắp đặt để
dùng vào sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ thuộc đối tượng chịu thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ, Kế toán dựa vào
phiếu chi và hóa đơn tài chính ghi nhận nghiệp vụ sau:
Nợ TK 241 – XDCB dở dang
Nợ TK 133 – Thuế GTGT được khấu trừ (1332)
Có TK 111 – Tiền mặt.
14. Xuất quỹ tiền mặt mua nguyên liệu, vật liệu, công cụ, dụng cụ, hàng hóa về nhập kho để dùng vào sản xuất, kinh doanh
hàng hóa, dịch vụ thuộc đối tượng chịu thuế GTGT tính theo phương pháp khấu trừ (Theo phương pháp kê khai thường xuyên),
Kế toán dựa vào phiếu chi và Hóa đơn tài chính ghi:
Nợ TK 152 – Nguyên liệu, vật liệu
Nợ TK 153 – Công cụ, dụng cụ
Nợ TK 156 – Hàng hoá (Giá mua chưa có thuế GTGT)
Nợ TK 157 – Hàng gửi đi bán
Nợ TK 133 – Thuế GTGT được khấu trừ (1331)
Có TK 111 – Tiền mặt.
15. Xuất quỹ tiền mặt thanh toán các khoản nợ phải trả, Kế toán dựa vào phiếu chi và các chứng từ khác có liên quan (Hợp
đồng nợ đến hạn, bảng lương…) ghi nhận các nghiệp vụ sau:
Nợ TK 311 – Vay ngắn hạn
Nợ TK 315 – Nợ dài hạn đến hạn trả
Nợ TK 331 – Phải trả cho người bán
Nợ TK 333 – Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước
Nợ TK 334 – Phải trả người lao động
Nợ TK 336 – Phải trả nội bộ
Nợ TK 338 – Phải trả, phải nộp khác
Có TK 111 – Tiền mặt.
16. Doanh nghiệp nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ khi mua nguyên vật liệu sử dụng ngay vào sản xuất, kinh
doanh hàng hoá, dịch vụ thuộc đối tượng chịu thuế GTGT tính theo phương pháp khấu trừ bằng tiền mặt phát sinh trong kỳ, Kế
toán dựa vào phiếu chi và hóa đơn tài chính ghi:
Nợ các TK 621, 623, 627, 641, 642,…
Nợ TK 133 – Thuế GTGT được khấu trừ (1331)
Có TK 111 – Tiền mặt.
17. Xuất quỹ tiền mặt sử dụng cho hoạt động tài chính, hoạt động khác, Kế toán dựa vào phiếu chi và hóa đơn tài chính
(nếu có) ghi như sau
Nợ các TK 635, 811,…
Nợ TK 133 – Thuế GTGT được khấu trừ (nếu có)
Có TK 111 – Tiền mặt.
18. Các khoản thiếu quỹ tiền mặt phát hiện khi kiểm kê chưa xác định rõ nguyên nhân, Kế toán dựa vào biên bản kiểm kê
quỹ tiền mặt ghi:
Nợ TK 138 – Phải thu khác (1381)
Có TK 111 – Tiền mặt.
19. Nộp tiền thuế môn bài , Công ty được ngân hàng cấp có giấy nộp tiền vào Ngân sách nhà nước, kế toán dựa vào phiếu
chi và chứng từ có liên quan, ghi nhận nghiệp vụ sau:
Nợ TK 3338 (thuế khác)
Có TK 111 (tiền mặt)
(Sau đó hạch toán tiếp nghiệp vụ chi phí của thuế môn bài)
Nợ TK 642: Chi phí quản lý doanh nghiệp
Có TK 3338: thuế khác
Bài học thêm những nghiệp vụ kinh tế phát sinh của tiền mặt
TÀI KHOẢN 112
1. Xuất quỹ tiền mặt gửi vào tài khoản tại Ngân hàng, Kế toán dựa vào phiếu chi và Giấy nộp tiền vào ngân hàng ghi:
Nợ TK 112 – Tiền gửi Ngân hàng (ghi cụ thể ngân hàng mà Cty gửi tiền vào)
Có TK 111 – Tiền mặt.
2. Nhận được giấy báo Có của Ngân hàng về số tiền đang chuyển đã vào tài khoản của doanh nghiệp, kế toán dựa vào giấy
Báo có và Sổ phụ ngân hàng ghi:
Nợ TK 112 – Tiền gửi Ngân hàng (Ghi cụ thể tài khoản của ngân hàng mà nhận tiền)
Có TK 113 – Tiền đang chuyển.
3. Nhận được tiền ứng trước hoặc khi khách hàng trả nợ bằng chuyển khoản, căn cứ giấy báo Có của Ngân hàng và sổ phụ
ngân hàng, ghi:
Nợ TK 112 – Tiền gửi Ngân hàng (ghi cụ thể ngân hàng mà nhận tiền)
Có TK 131 – Phải thu của khách hàng. (Ghi cụ thể đối tượng chi tiết)
4. Thu hồi các khoản tiền ký quỹ, ký cược bằng tiền gửi Ngân hàng, Kế toán dựa vào giấy báo có, sổ phụ ngân hàng và
chứng từ khác có liên quan ghi:
Nợ TK 112 – Tiền gửi Ngân hàng (ghi cụ thể ngân hàng mà nhận tiền)
Có TK 144 – Cầm cố, ký quỹ, ký cược ngắn hạn
Có TK 244 – Ký quỹ, ký cược dài hạn.
5. Nhận vốn góp liên doanh, vốn góp cổ phần do các thành viên góp vốn chuyển đến bằng chuyển khoản, Kế toán dựa vào
giấy báo có và sổ phụ ngân hàng ghi:
Nợ TK 112 – Tiền gửi Ngân hàng (ghi cụ thể ngân hàng mà nhận tiền)
Có TK 411 – Nguồn vốn kinh doanh.
6. Nhận ký quỹ, ký cược ngắn hạn, dài hạn bằng tiền gửi Ngân hàng, Kế toán dựa vào giấy báo có, sổ phụ ngân hàng và
chứng từ khác có liên quan ghi:
Nợ TK 112 – Tiền gửi Ngân hàng (ghi cụ thể ngân hàng mà nhận tiền)
Có TK 344 – Nhận ký quỹ, ký cược dài hạn
Có TK 338 – Phải trả, phải nộp khác (3388).
7. Thu hồi các khoản đầu tư ngắn hạn bằng chuyển khoản, Kế toán dựa vào Giấy báo có và sổ phụ ngân hàng và chứng từ
khác có liên quan ghi:
Nợ TK 112 – Tiền gửi Ngân hàng (ghi cụ thể ngân hàng mà nhận tiền)
Có TK 121 – Đầu tư chứng khoán ngắn hạn (Giá vốn)
Có TK 128 – Đầu tư ngắn hạn khác
Có TK 515 – Doanh thu hoạt động tài chính (lãi)
8. Thu tiền bán sản phẩm, hàng hóa, cung cấp dịch vụ hoặc thu từ hoạt động tài chính, hoạt động khác bằng chuyển khoản.
8.1. Đối với doanh nghiệp nộp thuế GTGT tính theo phương pháp khấu trừ thuế, khi bán sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ và
thu từ các hoạt động khác thuộc đối tượng chịu thuế GTGT tính theo phương pháp khấu trừ bằng tiền gửi Ngân hàng, Kế toán
dựa vào Giây báo có, hóa đơn tài chính, Giấy báo có và sổ phụ ngân hàng ghi:
Nợ TK 112 – Tiền gửi Ngân hàng (Tổng giá thanh toán), (ghi cụ thể ngân hàng mà nhận tiền)
Có TK 511 – Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ (Giá bánchưa có thuế GTGT)
Có TK 3331 – Thuế GTGT phải nộp (33311).
Có TK 515- Doanh thu hoạt động tài chính
Có TK 711 – Thu nhập khác
8.2. Thu tiền bán sản phẩm, hàng hóa, cung cấp dịch vụ và các khoản thu từ hoạt động tài chính, hoạt động khác không
thuộc đối tượng chịu thuế GTGT hoặc thuộc đối tượng chịu thuế GTGT tính theo phương pháp trực tiếp bằng tiền gửi Ngân hàng,
kế toán dựa vài giấy báo có ngân hàng và sổ phụ ngân hàng và hóa đơn tài chính ghi:
Nợ TK 112 – Tiền gửi Ngân hàng (ghi cụ thể ngân hàng mà nhận tiền)
Có TK 511 – Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ (Tổng giá thanh toán)
Có TK 515 – Doanh thu hoạt động tài chính
Có TK 711 – Thu nhập khác.
9. Thu lãi tiền gửi Ngân hàng, kế toán dựa vào Giấy báo có ngân hàng và sổ phụ ngân hàng ghi:
Nợ TK 112 – Tiền gửi Ngân hàng (ghi cụ thể ngân hàng mà nhận tiền)
Có TK 515 – Doanh thu hoạt động tài chính.
10. Rút tiền gửi Ngân hàng về nhập quỹ tiền mặt, Kế toán dựa vào phiếu thu; giấy báo nợ và chứng từ rút tiền của NH
(Séc) và sổ phụ ngân hàng ghi:
Nợ TK 111 – Tiền mặt
Có TK 112 – Tiền gửi Ngân hàng. (ghi cụ thể ngân hàng mà chi trả tiền)
11. Chuyển tiền gửi Ngân hàng đi ký quỹ, ký cược (dài hạn, ngắn hạn). Kế toán dựa vào giấy báo nợ, sổ phụ ngân hàng và
chứng từ liên quan ghi:
Nợ TK 244 – Ký quỹ, ký cước dài hạn
Nợ TK 144 – Cầm cố, ký quỹ, ký cược ngắn hạn
Có TK 112 – Tiền gửi Ngân hàng. (ghi cụ thể ngân hàng mà chi trả tiền)
12. Chuyển tiền gửi ngân hàng đi đầu tư tài chính ngắn hạn, Kế toán dựa vào giấy báo nợ, sổ phụ ngân hàng và các chứng
từ khác có liên quan ghi:
Nợ TK 121 – Đầu tư chứng khoán ngắn hạn
Nợ TK 128 – Đầu tư ngắn hạn khác
Có TK 112 – Tiền gửi Ngân hàng (ghi cụ thể ngân hàng mà chi trả tiền)
13. Trả tiền mua vật tư, công cụ, hàng hóa về dùng vào hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ thuộc đối tượng
chịu thuế GTGT tính theo phương pháp khấu trừ bằng chuyển khoản, ủy nhiệm chi hoặc séc, Kế toán dựa vào Giấy báo nợ, hóa
đơn tài chính và sổ phụ ngân hàng và chứng từ khác có liên quan ghi:
Nợ TK 152 – Nguyên liệu, vật liệu
Nợ TK 153 – Công cụ, dụng cụ
Nợ TK 156 – Hàng hóa
Nợ TK 157 – Hàng gửi đi bán
Nợ TK 133 – Thuế GTGT được khấu trừ (1331)
Có TK 112 – Tiền gửi Ngân hàng (ghi cụ thể ngân hàng mà chi trả tiền)
14. Trả tiền mua TSCĐ, BĐS đầu tư, đầu tư dài hạn, chi phí đầu tư XDCB phục vụ cho sản xuất, kinh doanh hàng hóa,
dịch vụ thuộc đối tượng chịu thuế GTGT tính theo phương pháp khấu trừ bằng chuyển khoản, Kế toán dựa vào giấy báo nợ, hóa
đơn tài chính và sổ phụ ngân hàng ghi:
Nợ TK 211 – TSCĐ hữu hình
Nợ TK 213 – TSCĐ vô hình
Nợ TK 217 – Bất động sản đầu tư
Nợ TK 221 – Đầu tư vào công ty con (Nếu chiếm từ 51% vốn góp)
Nợ TK 222 – Vốn góp liên doanh (Mỗi bên 50% vốn góp)
Nợ TK 223 – Đầu tư vào công ty liên kết (từ 21% đến 49% vốn góp)
Nợ TK 228 – Đầu tư dài hạn khác (Từ 20% vốn góp trở xuống)
Nợ TK 241 – XDCB dở dang
Nợ TK 133 – Thuế GTGT được khấu trừ (1332 – nếu có),…
Có TK 112 – Tiền gửi Ngân hàng (ghi cụ thể ngân hàng mà chi trả tiền)
15. Thanh toán các khoản nợ phải trả bằng chuyển khoản, Kế toán dựa vào giấy báo nợ; sổ phụ ngân hàng và chứng từ tính
lãi để ghi:
Nợ TK 311 – Vay ngắn hạn
Nợ TK 315 – Nợ dài hạn đến hạn trả
Nợ TK 331 – Phải trả cho người bán
Nợ TK 333 – Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước
Nợ TK 336 – Phải trả nội bộ
Nợ TK 338 – Phải trả, phải nộp khác
Nợ TK 341 – Vay dài hạn
Nợ TK 342 – Nợ dài hạn,…
Có TK 112 – Tiền gửi Ngân hàng (ghi cụ thể ngân hàng mà chi trả tiền)
16. Trả vốn góp hoặc trả cổ tức, lợi nhuận cho các bên góp vốn, chi các quỹ doanh nghiệp,… bằng tiền gửi Ngân hàng, Kế
toán dựa vào giấy báo nợ, biên bản trả lại vốn, trả vốn góp, sổ phụ ngân hàng ghi:
Nợ TK 411 – Nguồn vốn kinh doanh
Nợ TK 421 – Lợi nhuận chưa phân phối
Nợ các TK 414, 415, 418,…
Có TK 112 – Tiền gửi Ngân hàng. (ghi cụ thể ngân hàng mà chi trả tiền
17. Thanh toán các khoản chiết khấu thương mại, giảm giá hàng bán, hàng bán bị trả lại thuộc đối tượng chịu thuế GTGT
tính theo phương pháp khấu trừ và doanh nghiệp nộp thuế GTGT tính theo phương pháp khấu trừ cho người mua bằng chuyển
khoản, Kế toán dựa vào giấy báo nợ, hóa đơn giảm giá, hóa đơn hàng bán bị trả lại hóa đơn chiết khấu thương mại, sổ phụ ngân
hàng ghi:
Nợ TK 521 – Chiết khấu thương mại
Nợ TK 531 – Hàng bán bị trả lại
Nợ TK 532 – Giảm giá hàng bán
Nợ TK 3331- Thuế GTGT phải nộp (33311)
Có TK 112 – Tiền gửi Ngân hàng. (ghi cụ thể ngân hàng mà chi trả tiền)
18. Chi bằng tiền gửi Ngân hàng liên quan đến các khoản chi phí sử dụng máy thi công, chi phí sản xuất chung, chi phí bán
hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp, chi phí hoạt động tài chính, chi phí khác thuộc đối tượng chịu thuế GTGT tính theo phương
pháp khấu trừ, Kế toán dựa vào giấy báo nợ, hóa đơn tài chính và sổ phụ ngân hàng ghi:
Nợ TK 623 – Chi phí sử dụng máy thi công
Nợ TK 627 – Chi phí sản xuất chung
Nợ TK 641 – Chi phí bán hàng
Nợ TK 642 – Chi phí quản lý doanh nghiệp
Nợ TK 635 – Chi phí tài chính
Nợ TK 811 – Chi phí khác
Nợ TK 133 – Thuế GTGT được khấu trừ (1331)
Có TK 112 – Tiền gửi Ngân hàng. (ghi cụ thể ngân hàng mà chi trả tiền)
VI. SƠ ĐỒ TÓM TẮT NGHIỆP VỤ KINH TẾ PHÁT SINH
1. Sơ đồ kế toán tiền mặt
2.Sơ đồ kế toán tiền gửi ngân hàng
VII. BÀI TẬP VẬN DỤNG VÀ BÀI GIẢI
Nghiêp vụ 1:
Ngày 01/01/2014 bán hàng hóa – điện thoại Nokia 1200 theo hóa đơn số 0001234 số lượng 20 cái, giá bán 600.000
đồng/cái chưa thuế GTGT 10%, thuế GTGT 10%. Khách hàng đã thanh toán bằng tiền mặt theo phiếu thu số PT1401001.
Giải
Kế toán lập chứng từ: Phiếu thu số PT1401001, hóa đơn GTGT 0001234
Bộ chứng từ ghi sổ: Phiếu thu số PT1401001, hóa đơn GTGT 0001234, hợp đồng kinh tế, biên bản bàn giao hàng hóa,
phiếu xuất kho hàng hóa.
Phiếu thu số PT1401001

Hóa đơn GTGT 0001234


Dựa vào chứng từ là phiếu thu kèm theo chứng từ gốc: Hợp đồng kinh tế, hóa đơn GTGT số 0001234, biên bản bàn giao
hàng hóa, phiếu xuất kho hàng hóa. Kế toán sẽ hạch toán như sau:
Nợ TK 1111: 13.200.000 đồng (Tổng giá thanh toán)
Có TK 5111: 12.000.000 đồng (Giá bán chưa có thuế GTGT)
Có TK 33311: 1.200.000 đồng (Thuế GTGT phải nộp)
Sau khi xác định được nghiệp vụ hạch toán như trên, kế toán tiến hành ghi sổ sách như sau:
Ghi sổ Nhật ký chung

Ghi sổ cái TK 1111 – Tiền mặt VNĐ


Ghi sổ cái TK 33311- Thuế GTGT đầu ra phải nộp
Ghi sổ cái TK 5111 – Doanh thu bán hàng hóa
Nghiệp vụ 2 :
Ngày 01/01/2014 bán thanh lý ô tô Isuzu theo hóa đơn số 0001235 giá bán chưa thuế 240.000.000 đồng, thuế GTGT 10%.
Công ty đã nhận được giấy báo có ngân hàng ACB nội dung: Công ty TNHH Thành Đạt thanh toán tiền mua xe theo hóa đơn đơn
số 0001235 ngày 01/01/2014.
Giải
Kế toán lập chứng từ: Hóa đơn GTGT số 0001235
Bộ chứng từ ghi sổ: Giấy báo có số BC1401001, hợp đồng kinh tế, hóa đơn GTGT 0001235, biên bản bàn giao xe, quyết
định thanh lý xe, biên bản thanh lý xe.
Giấy báo có ngân hàng ACB số BC1401001

Hóa đơn GTGT 0001235


Dựa vào bộ chứng từ trên kế toán tiến hành hạch toán như sau:
Nợ TK 11211: 264.000.000 đồng -Tiền VNĐ ngân hàng ACB CN Quận 3 (Tổng giá thanh toán)
Có TK 711: 240.000.000 đồng (Giá bán chưa thuế trên hóa đơn)
Có TK 33311: 24.000.000 đồng (Thuế GTGT đầu ra)
Sau khi xác định được nghiệp vụ hạch toán như trên, kế toán tiến hành ghi sổ sách như sau:
Ghi sổ Nhật ký chung

Ghi vào sổ cái TK 11211 – Tiền VNĐ tại ngân hàng ACB CN Quận 3
Ghi vào sổ cái tài khoản 711 – Thu nhập khác
Ghi vào sổ cái TK 33311 – Thuế GTGT đầu ra
Nghiệp vụ 3:
Ngày 01/01/2014 Rút tiền gửi ngân hàng ACB nhập quỹ tiền mặt phiếu thu số PT1401002
Giải
Kế toán lập chứng từ: Séc rút tiền, phiếu thu số PT1401002
Bộ chứng từ ghi sổ: Phiếu thu số PC1401002, giấy báo nợ ngân hàng ACB, Séc rút tiền.
Phiếu thu số PT1401002
Séc rút tiền
Giấy báo nợ ngân hàng ACB
Dựa theo phiếu thu và bộ chứng từ kèm theo kế toán hạch toán như sau:
Nợ TK 1111: 100.000.000 đồng
Có TK 11211: 100.000.000 đồng
Sau khi xác định được nghiệp vụ hạch toán như trên kế toán tiến hành ghi sổ như sau
Ghi sổ Nhật ký chung
Ghi vào sổ cái TK 1111 – Tiền mặt VNĐ
Ghi vào sổ cái TK 11211 – Tiền VND tại ngân hàng ACB CN Quận 3
Nghiệp vụ 4:
Ngày 04/01/2014 nhận được giấy báo có Ngân hàng ACB nội dung: công ty Thành công thanh toán công nợ 165.000.000
đồng
Giải
Bộ chứng từ ghi sổ: Giấy báo có ngân hàng ACB số BC1401002
Giấy báo có ngân hàng ACB số BC1401002
Dựa theo giấy báo có kế toán hạch toán như sau:
Nợ TK 11211: 165.000.000 đồng
Có TK 131: 165.000.000 đồng
Sau khi đã xác định được nghiệp vụ hạch toán như trên kế toán tiến hành ghi sổ
Ghi sổ Nhật ký chung
Ghi sổ cái TK 11211 – Tiền VNĐ tại ngân hàng ACB CN Quận 3
Ghi sổ cái TK 131 – Phải thu khách hàng
Ghi sổ chi tiết TK 131 – Phải thu khách hàng – Công ty Thành Công
Nghiệp vụ 5:
Ngày 06/01/2014 công ty TNHH An Tâm nhận lại số tiền đặt cọc 3 năm thuê nhà của Nguyễn Văn Mười 90.000.000 (Công
ty An Tâm đã đặt cọc khi thuê nhà năm 2011, do năm 2014 công ty An Tâm quyết định chuyển địa điểm kinh doanh không thuê
nhà của ông Nguyễn Văn Mười nữa)
Giải
Kế toán lập chứng từ: Phiếu thu số PT1401003
Bộ chứng từ ghi sổ: Phiếu thu số PT1401002 kèm hợp đồng thuê văn phòng
Phiếu thu số PT1401002
Kế toán dựa vào chứng từ là phiếu thu kèm hợp đồng thuê nhà hạch toán như sau:
Nợ TK 1111: 90.000.000 đồng
Có TK 244: 90.000.000 đồng
Sau khi xác định được nghiệp vụ hạch toán như trên kế toán tiến hành ghi vào sổ sách
Ghi vào sổ Nhật ký chung
Ghi vào sổ cái TK 1111 – Tiền mặt VND
Ghi vào sổ cái TK 244 – Ký quỹ ký cược dài hạn
Ghi vào sổ chi tiết TK 244 – Ký quỹ, ký cược dài hạn – Nguyễn Văn Mười
Nghiệp vụ 6:
Ngày 06/01/2014 nhận được giấy báo có của ngân hàng ACB nội dung Nguyễn Văn A góp vốn kinh doanh số tiền
800.000.000 đồng.
Giải
Bộ chứng từ ghi sổ: Giấy báo có ngân hàng ACB số BC1401002, biên bản góp vốn.
Giấy báo có ngân hàng ACB số BC1401002
Dựa vào giấy báo có ngân hàng ACB kế toán hạch toán như sau:
Nợ TK 11211: 800.000.000 đồng
Có TK 4111: 800.000.000 đồng
Sau khi đã xác định được nghiệp vụ hạch toán như trên kế toán tiến hành ghi sổ sách kế toán:
Ghi sổ Nhật ký chung
Ghi sổ cái TK 11211 – Tiền VNĐ – Ngân hàng ACB CN Quận 3
Ghi sổ cái TK 4111 – Vốn đầu tư chủ sở hữu
Nghiệp vụ 7:
Ngày 07/01/2014 Kế toán Lê Thanh Thủy lập phiếu chi số PC1401001 chi tiền mặt nộp tiền vào tài khoản ngân hàng ACB
100.000.000đ
Giải
Kế toán lập chứng từ: Phiếu chi số PC1401001
Bộ chứng từ: Phiếu chi số PC1401001, Giấy nộp tiền vào tài khoản ngân hàng
Phiếu chi số PC1401001
Giấy nộp tiền vào tài khoản ngân hàng ACB
Dựa vào chứng từ phiếu chi và giấy nộp tiền vào TK Ngân hàng ACB kế toán hạch toán như sau:
Nợ TK 11211: 100.000.000 đồng
Có TK 1111: 100.000.000
Sau khi đã xác định nghiệp vụ hạch toán như trên kế toán tiến hành ghi sổ
Ghi sổ nhật ký chung
Ghi sổ cái 11211 – Tiền VND – Ngân hàng ACB – CN Quận 3
Ghi sổ cái 1111- Tiền mặt VNĐ
Nghiệp vụ 8:
Ngày 07/01/2014 chi tiền mặt 80.000.000 đồng đặt cọc tiền thuê văn phòng 4 năm theo hợp đồng thuê nhà số
01/2014/HĐTN cho Nguyễn Anh Châu
Giải
Kế toán lập chứng từ: Phiếu chi số PC1401002
Bộ chứng từ ghi sổ: Phiếu chi số PC1401002, hợp dồng thuê nhà
Phiếu chi số PC1401002

Dựa vào Phiếu chi kế toán hạch toán như sau:


Nợ TK 244: 80.000.000 đồng
Có TK 1111: 80.000.000 đồng
Sau khi đã xác định được nghiệp vụ hạch toán như trên kế toán tiến hành ghi vào sổ sách
Ghi vào sổ Nhật ký chung
Ghi vào sổ cái TK 1111 – Tiền mặt VND
Ghi vào sổ cái TK 244 – Ký quỹ, ký cược dài hạn
Ghi vào sổ chi tiết TK 244 – Ký quỹ, ký cược dài hạn – Nguyễn Anh Châu
Nghiệp vụ 9:
Ngày 10/01/2014 Vay ngắn hạn ngân hàng VCB về nhập quỹ tiền mặt số tiền 300.000.000đồng theo phiếu thu số
PT1401004
Giải
Kế toán lập chứng từ: phiếu thu số PT1401004
Bộ chứng từ ghi sổ: Phiếu thu số PT1401004, hợp đồng vay ngân hàng VCB
Phiếu chi số PT1401004

Dựa vào phiếu thu số PT1401004 kế toán hạch toán như sau:
Nợ TK 1111: 300.000.000 đồng
Có TK 311: 300.000.000 đồng
Sau khi đã xác định được nghiệp vụ hạch toán như trên kế toán tiến hành ghi vào sổ sách
Ghi sổ nhật ký chung
Ghi sổ cái TK 1111 – Tiền mặt
Ghi sổ cái TK 311 – Vay ngắn hạn
Ghi sổ chi tiết TK 311 – Vay ngắn hạn – Ngân hàng Vietcombank
Nghiệp vụ 10:
Ngày 14/01/2014 chi tiền mặt tạm ứng cho nhân viên Trần Hùng nguyên vật liệu hàng: 10.000.000đ theo phiếu chi số
PC1401003
Giải
Kế toán lập chứng từ: Phiếu chi số PC1401003 02 liên
Bộ chứng từ ghi sổ: Phiếu chi số PC1401003, giấy đề nghị tạm ứng số 01/2014/TU
Phiếu chi số PC1401003
Giấy đề nghị tạm ứng số 01/2014/TU
Dựa vào bộ chứng từ trên kế toán hạch toán như sau:
Nợ TK 141: 10.000.000 đồng
Có TK 1111: 10.000.000 đồng
Sau khi xác định nghiệp vụ hạch toán như trên kế toán tiến hành ghi sổ:
Ghi sổ nhật ký chung
Ghi sổ cái 1111- Tiền mặt VND
Ghi sổ cái TK 141- Tạm ứngGhi sổ cái TK 141- Tạm ứng
Ghi sổ chi tiết 141 – Tạm ứng – Trần Hùng
Nghiệp vụ 11:
Ngày 17/01/2014 chi tiền mặt nộp thuế môn bài năm 2014 số tiền 1.000.000đ.
Giải
Kế toán lập chứng từ: phiếu chi số PC1401004, tờ khai thuế môn bài, bảng kê nộp thuế mẫu 01/BKNT (Công ty ABC nộp
thuế tại Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam – CN Nam Sài Gòn được KBNN ủy nhiệm thu.)
Bộ chứng từ: phiếu chi số PC1401004, tờ khai thuế môn bài, bảng kê nộp thuế mẫu 01/BKNT
Phiếu chi số PC1401004
Tờ khai thuế môn bài
Bảng kê nộp thuế mẫu 01/BKNT
Dựa vào bộ chứng từ trên kế toán hạch toán:
Nợ TK 6425 : 1.000.000
Có TK 1111: 1.000.000
Sau khi xác định nghiệp vụ hạch toán như trên kế toán tiến hành ghi sổ như sau
Ghi sổ nhật ký chung
Ghi sổ cái TK 6425 – Chi phí quản lý doanh nghiệp – Thuế, phí và lệ phí
Ghi sổ cái TK 1111 – Tiền mặt -VND
Ghi sổ cái TK 3338 – Các loại thuế khác
Nghiệp vụ 12:
Ngày 18/01/2014 Chi tiền mua hàng hóa – Giấy Ecxel A4 theo hóa đơn số 0000323 số lượng 150 ram, đơn giá chưa thuế
60.000 đồng, thuế GTGT 10% 900.000 đồng. Đã thanh toán bằng tiền gửi ngân hàng ACB.
Giải
Kế toán lập chứng từ: Ủy nhiệm chi thanh toán, phiếu nhập kho số NK1401001
Bộ chứng từ ghi sổ: Phiếu nhập kho số NK1401001, hóa đơn số 0000323, biên bản bàn giao hàng hóa, Ủy nhiệm chi ngân
hàng ACB, giấy báo nợ ngân hàng ACB số BN1401002
Phiếu nhập kho số NK1401001
Hóa đơn GTGT số 0000323
Biên bản bàn giao hàng hóa
Ủy nhiệm chi ngân hàng ACB

Giấy báo nợ ngân hàng ACB


Định khoản nghiệp vụ kinh tế phát sinh:
Nợ TK 1561: 9.000.000 đồng
Nợ TK 1331: 900.000 đồng
Có TK 11211: 9.900.000 đồng
Sau khi xác định nghiệp vụ hạch toán như trên kế toán tiến hành ghi sổ như sau:
Ghi sổ nhật ký chung
Ghi sổ cái TK 11211 – Tiền VND tại ngân hàng ACB
Ghi sổ cái TK 1561 – Giá mua hàng hóa
Ghi sổ cái 1331 – Thuế GTGT đầu vào được khấu trừ
Ghi sổ chi tiết 1561 – Giá mua hàng hóa – giấy Excel A4
BÀI TẬP THAM KHẢO THÊM
Bài tập 1:
Cty ABC là Cty thương mại, chuyên kinh doanh máy vi tính (Được thành lập trong tháng 1/2014 do 2 thành viên Góp vốn
là Nguyễn Văn A và Nguyễn Thị B), trong kỳ tháng 1/2014 có phát sinh các nghiệp vụ kinh tế phát sinh sau:
1. Ngày 3/1/2014. Cty Nhận tiền góp vốn bằng tiền mặt của ông Nguyễn Văn A 100.000.000 đồng
Giải:
Chứng từ: Phiếu thu có đầy đủ chữ ký
Ghi sổ kế toán:
Ghi sổ nhật ký chung
Nợ TK 1111: 100.000.000 đồng
Có TK 4111: 100.000.000 đồng
Ghi sổ cái tài khoản 1111 và 4111
2. Ngày 4/1/2014 . Cty nhận tiền góp vốn bằng tiền gửi Ngân hàng tại Ngân hàng ACB với số tiền 120.000.000 đồng của
bà Nguyễn Thị B
Giải:
Chứng từ: Giấy báo có Ngân hàng và Sổ phụ ngân hàng
Ghi sổ kế toán
Ghi sổ nhật ký chung
Nợ TK 1121 ACB: 120.000.000 đồng
Có TK 4111: 120.000.000 đồng
Ghi sổ cái tài khoản TK1121 và 4111
3. Ngày 4/1/2014. Cty đặt cọc tiền thuê nhà cho chủ nhà Là Nguyễn Văn Mười số tiền 30.000.000 đồng với thời hạn thuê
là 3 năm bằng tiền mặt. Sau 3 năm thì nếu không tiếp tục thuê sẽ trả lại tiền cọc.
Giải:
Chứng từ: hợp đồng và phiếu chi+Biên nhận tiền
Ghi sổ kế toán
Ghi sổ nhật ký chung
Nợ TK 244: 30.000.000 đồng
Có TK 1111: 30.000.000 đồng
Ghi sổ cái TK 244 và sổ cái TK 1111
Sau đó là ghi sổ chi tiết 244 ghi rõ đối tượng là Nguyễn Văn Mười.
4. Ngày 5/1/2014. Cty mua đồ dùng văn phòng tại nhà sách Nguyễn văn Cừ, Nhà sách Nguyễn Văn cừ xuất hóa đơn GTGT
cho Cty với giá chưa VAT là 4.000.000 đồng và VAT là 10%: 400.000 đồng. Cty trả bằng tiền mặt
Giải
Chứng từ: Phiếu chi và hóa đơn tài chính của nhà sách Nguyễn văn Cừ
Ghi sổ kế toán:
Ghi sổ nhật ký chung
Nợ TK 642 hoặc 641: 4.000.000 đồng
Nơ TK 1331: 400.000 đồng
Có TK 1111: 4.400.000 đồng
Ghi vào sổ cái TK 642; sổ cái TK 1331 và sổ cái TK 1111
5. Ngày 6/1/2014 Cty trả tiền thuê văn phòng cho chủ nhà bằng tiền mặt, Chủ nhà đã xuất hóa đơn cho Cty với giá là
15.000.000 đồng /tháng (Đây là hóa đơn bán hàng nên không có thuế GTGT).
Giải:
Chứng từ:
Phiếu chi+Hóa đơn bán hàng
Ghi sổ sách kế toán
Ghi sổ Nhật ký chung
Nợ TK 642 hoặc 641: 15.000.000 đồng
Có TK 1111: 15.000.000 đồng
Ghi vào sổ cái TK 642; 641 và 1111
6. Ngày 8/1/2014 Cty trà tiền cho Phong Vũ bằng chuyển khoản tại Ngân hàng ACB với số tiền là 50.000.000 đồng
Giải
Bộ chứng từ: UNC
Ghi sổ sách kế toán
Ghi sổ Nhật ký chung
Nợ TK 331 (Phong vũ): 50.000.000 đồng
Có TK 1121 ACB: 50.000.000 đồng
Ghi vào sổ cái TK 331 và TK 1121
Ghi vào sổ chi tiết của TK 331 đối tượng chi tiết là công ty Phong Vũ
7. Ngày 9/1/2014 Cty bán hàng thu bằng tiền gửi ngân hàng của khách hàng với số tiền là 220.000.000 đồng ( máy tính
Dell, số lượng 10 cái, đơn giá 20.000.000 đồng/cái chưa bao gồm thuế GTGT, thuế GTGT 10%). Giả sử công ty tính giá xuất kho
theo phương pháp bình quân gia quyền
Giải
Bộ chứng từ:
Giấy báo có của NH, Hóa đơn đầu ra, Hợp đồng kinh tế, biên bản giao nhận hàng
Ghi sổ kế toán:
Ghi sổ nhật ký chung, ghi 2 nghiệp vụ
Nghiệp vụ 1: doanh thu bán hàng
Nơ TK 1121 HSBC: 220.000.000 đồng
Có TK 5111: 200.000.000 đồng
Có TK 33311: 20.000.000 đồng
Nghiệp vụ 2: Giá vốn hàng bán
Nợ TK 6321: 150.000.000 đồng
Có TK 1561 : 150.000.000 đồng
Ghi sổ cái TK 1121, 5111, 33311, 6321, 1561.
Bài tập 2:
Một doanh nghiệp thương mại áp dụng phương pháp kê khai thường xuyên hàng tồn kho, tính thuế GTGT theo phương
pháp khấu trừ, trong kỳ có tình hình như sau:
1. Bán hàng thu tiền mặt 22.000.000 đồng, trong đó thuế GTGT 2.000.000 đồng
Giải:
Bộ chứng từ:
Phiếu thu, hóa đơn đầu ra, hợp đồng kinh tế, biên bản giao nhận hàng
Ghi sổ kế toán:
Ghi sổ Nhật ký chung:
Nợ TK 1111: 22.000.000 đồng
Có TK 33311: 2.000.000 đồng
Có TK 5111: 20.000.000 đồng
Ghi sổ cái các TK 1111, 33311, 5111.
2. Đem tiền mặt gởi vào ngân hàng ACB 30.000.000đ, chưa nhận được giấy báo Có.
Giải:
Bộ chứng từ:
Phiếu chi, giấy nộp tiền vào tài khoản ngân hàng ACB
Ghi sổ kế toán:
Ghi sổ Nhật ký chung
Nợ TK 1131: 30.000.000 đồng
Có TK 1111: 30.000.000 đồng
Ghi sổ cái các TK 1131, 1111
3.1 Thu tiền mặt do bán TSCĐ hữu hình 13.000.000 đồng, trong đó thuế GTGT 1.300.000 đồng.
Giải:
Bộ chứng từ:
Phiếu thu, hóa đơn tài chính, hợp đồng kinh tế, biên bản giao nhận hàng
Ghi sổ kế toán:
Ghi sổ Nhật ký chung:
Nợ TK 1111: 14.300.000 đồng
Có TK 33311: 1.300.000 đồng
Có TK 711: 13.000.000 đồng
Ghi sổ cái các TK 1111, 33311, 711
3.2 Chi phí vận chuyển để bán TSCĐ trả bằng tiền mặt 220.000 đồng, trong đó thuế GTGT
20.000 đồng
Giải:
Bộ chứng từ:
Phiếu chi, hóa đơn vận chuyển, biên bản hoàn thành vận chuyển
Ghi sổ kế toán:
Ghi sổ Nhật ký chung:
Nợ TK 811: 200.000 đồng
Nợ TK 1331: 20.000 đồng
Có TK 1111: 220.000 đồng
Ghi sổ cái các TK 811, 1331, 1111
4. Chi tiền mặt vận chuyển hàng hóa đem bán 300.000 đồng
Giải:
Bộ chứng từ:
Phiếu chi, hóa đơn vận chuyển, biên bản hoàn thành vận chuyển
Ghi sổ kế toán:
Ghi sổ Nhật ký chung
Nợ TK 6418: 300.000 đồng
Có TK 1111: 300.000 đồng
Ghi sổ cái các TK 6418, 1111
5. Chi tiền mặt tạm ứng cho nhân viên A mua hàng 10.000.000 đồng
Giải:
Bộ chứng từ:
Phiếu chi, giấy đề nghị tạm ứng
Ghi sổ kế toán
Ghi sổ Nhật ký chung:
Nợ TK 141: 10.000.000 đồng
Có TK 1111: 10.000.000 đồng
Ghi sổ cái các TK 141, 1111
Ghi sổ chi tiết TK 141 – nhân viên A
6. Nhận được giấy báo có của NH ACB về số tiền gởi ở nghiệp vụ 2.
Giải:
Bộ chứng từ:
Giấy báo có ngân hàng ACB
Ghi sổ kế toán:
Ghi sổ Nhật ký chung
Nợ TK 1121 ACB: 30.000.000 đồng
Có TK 1131: 30.000.000 đồng
Ghi sổ cái các TK 1121ACB, 1131
7. Vay ngắn hạn NH ACB về nhập quỹ tiền mặt 100.000.000 đồng
Giải:
Bộ chứng từ:
Phiếu thu và hợp đồng vay
Ghi sổ kế toán:
Ghi sổ Nhật ký chung
Nợ TK 1111: 100.000.000 đồng
Có TK 311: 100.000.000 đồng
Ghi sổ cái các TK 1111, 311
Ghi sổ chi tiết TK 311 – ngân hàng ACB
8.1 Mua vật liệu X nhập kho giá chưa thuế 50.000.000đ, thuế suất thuế GTGT 10%, đã thanh toán bằng TGNH VCB
Giải:
Bộ chứng từ:
Ủy nhiệm chi, giấy báo nợ ngân hàng VCB, hóa đơn tài chính
Ghi sổ kế toán:
Ghi sổ Nhật ký chung
Nợ TK 1521: 50.000.000 đồng
Nợ TK 1331: 5.000.000 đồng
Có TK 1121 VCB: 55.000.000 đồng
Ghi sổ cái các TK 1521, 1331, 1121 VCB
Ghi sổ chi tiết 1521 – vật liệu X
8.2 . Chi phí vận chuyển, bốc dỡ vật liệu mua vào 440.000 đồng trả bằng tiền mặt, trong đó thuế GTGT 40.000 đồng
Giải:
Bộ chứng từ:
Phiếu chi, hóa đơn vận chuyển
Ghi sổ kế toán
Ghi sổ Nhật ký chung
Nợ TK 1521: 400.000 đồng
Nợ TK 1331: 40.000 đồng
Có TK 1111: 440.000 đồng
Ghi vào sổ cái các TK 1521, 1331, 1111
Ghi sổ chi tiết 1521 – vật liệu X
9. Chi tiền mặt mua văn phòng phẩm về sử dụng ngay 360.000 đồng
Giải:
Bộ chứng từ:
Phiếu chi, hóa đơn mua văn phòng phẩm
Ghi sổ kế toán
Ghi sổ Nhật ký chung
Nợ TK 6428: 360.000 đồng
Có TK 1111: 360.000 đồng
Ghi sổ cái TK 1111, 6428
10. Nhận giấy báo có lãi tiền gửi không kì hạn ở ngân hàng 16.000.000 đồng của Ngân hàng ACB
Giải:
Bộ chứng từ
Giấy báo có ngân hàng ACB
Ghi sổ kế toán:
Ghi sổ Nhật ký chung
Nợ TK 1121 ACB: 16.000.000 đồng
Có TK 515: 16.000.000 đồng
Ghi sổ cái TK 1121ACB, 515
11. Chi TGNH MHB để trả lãi vay NH 3.000.000 đồng
Giải:
Bộ chứng từ:
Giấy báo nợ ngân hàng MHB
Ghi sổ kế toán:
Ghi sổ Nhật ký chung
Nợ TK 635: 3.000.000 đồng
Có TK 1121 MHB: 3.000.000 đồng
Ghi sổ cái các TK 1121 MHB, 635
12. Rút TGNH HSBC về nhập quỹ tiền mặt 25.000.000 đồng
Giải:
Bộ chứng từ:
Giấy báo nợ ngân hàng HSBC, phiếu thu, Séc rút tiền.
Ghi sổ kế toán:
Ghi sổ Nhật ký chung
Nợ TK 1111: 25.000.000 đồng
Có TK 1121 HSBC: 25.000.000 đồng
Ghi sổ cái các TK 1111, 1121 HSBC
13. Chi tiền mặt thanh toán lương tháng 01 cho nhân viên 20.000.000 đồng
Giải:
Bộ chứng từ:
Phiếu chi, bảng chấm công, bảng lương, phiếu lĩnh lương.
Ghi sổ kế toán:
Ghi sổ Nhật ký chung
Nợ TK 3341: 20.000.000 đồng
Có TK 1111: 20.000.000 đồng
Ghi vào sổ cái các TK 3341, 1111
Kế toán tài sản cố định; Khấu hao TSCĐ; CCDC; Chi phí trả trước

 Khái niệm Tài sản cố định. Khấu hao tài sản cố định. Giới thiệu thông tư về khấu hao tài sản cố định
 Khái niệm về CCDC; Chi phí trả trước ngắn hạn và dài hạn
 Tài khoản để theo dõi tài sản cố định;Khấu hao tài sản cố định; CCDC và Chi phí trả trước ngắn hạn và dài
hạn.
 Kết cấu của tài khoản và Sơ đồ tóm tắt hạch toán kế toán.
 Chứng từ kế toán để ghi nhận tăng và ghi nhận giảm của những tài khoản trên trong một số trường hợp cụ thể
liên quan đến tài sản cố định, chi phí trả trước ngắn hạn và dài hạn, công cụ dụng cụ (Ví dụ tăng do mua trả ngay, mua
chịu, tăng do đầu tư góp vốn, tăng do tự sản xuất….)
 Thực hành làm bài tâp

 Khi các anh chị được tuyển làm vị trí kế toán tài sản cố định của Công ty các anh chị phải làm những công
việc gì?.
 Hiện tại kế toán đang còn nhằm lẫn về phân biệt sự khác nhau giữa Tài sản cố định và Công cụ dụng cụ? Cách
quản lý và theo dõi tài sản cố định và CCDC sao cho không bị thất thoát tài sản của Công ty.
 Những khoản chi phí nào thì được cộng vào giá trị của tài sản cố định mua vào và những chi phí nào thì không
cộng vào mà hạch toán thẳng vào chi phí trong kỳ.
 Kế toán sử dụng những chứng từ gì để ghi tăng cũng như ghi giảm tài sản cố định và trích khấu hao tài sản cố
định?.

Do đó, qua bài học này, sẽ giúp các anh chị giải quyết được những câu hỏi trên.

 Nhiệm vụ của kế toán tài sản cố định cần làm những công việc gì?.
 Phân biệt TSCĐ hữu hình và Công Cụ dụng cụ, vô hình, TSCĐ thuê tài chính
 Nguyên giá tài sản cố định là gì? Được cấu tạo bởi những khoản chi phí gì?
 Chứng từ dùng để hạch toán kế toán trong các trường hợp tăng giảm tài sản cố định cũng như khấu hao tài sản
cố định
Biết cách quản lý tài sản cố định đúng theo quy định của chế độ kế toán và pháp luật thuế để chi phí khấu hao

được tính vào chi phí hợp lý khi quyết toán thuế TNDN.

1. Định nghĩa:
a. TSCĐ hữu hình: Để được ghi nhận là TSCĐ hữu hình, thì tài sản đó phải thỏa mãn đồng thời 4 tiêu chuẩn sau:

Có hình thái vật chất và thuộc sở hữu của doanh nghiệp (thông qua hóa đơn đầu vào, hợp đồng mua bán, giấy

chứng nhận quyền sử dụng)
 Tham gia vào nhiều chu kỳ kinh doanh của doanh nghiệp.
 Có thời gian sử dụng trên 1 năm
 Có giá trị từ 30.000.000 đồng trở lên (theo TT45từ 10/06/2013).
 Ví dụ: nhà xưởng, văn phòng, máy móc thiết bị có giá trị trên 30.000.000 triệu đồng
b. TSCĐ vô hình: Tiêu chuẩn ghi nhận TSCĐ vô hình giống như các tiêu chuẩn ghi nhận TSCĐ hữu hình, nhưng TSCĐ
vô hình thì không có hình thái vật chất.
Ví dụ: bằng phát minh sáng chế, bản quyền tác giả, quyền sử dụng đất…
c. TSCĐ thuê tài chính

 Là tài sản mà bên cho thuê có sự chuyển giao phần lớn rủi ro và lợi ích gắn liền với quyền sở hữu tài sản cho
bên thuê. Tổng số tiền thuê của loại tài sản quy định tại hợp đồng thuê tài chính ít nhất phải tương đương với giá trị
của tài sản đó tại thời điểm ký kết hợp đồng.
 Đối với doanh nghiệp đi thuê: phải trích khấu hao TSCĐ đi thuê như TSCĐ thuộc sở hữu của doanh nghiệp
theo quy định hiện hành. Và thực hiện đúng theo hợp đồng. Đồng thời chi phí thuê TSCĐ được hạch toán vào chi phí
kinh doanh trong kỳ.
 Đối với doanh nghiệp cho thuê: không trích khấu hao tài sản mà thực hiện theo hợp đồng cho thuê.

2. Nhiệm vụ của Kế toán TSCĐ

 Quản lý và theo dõi số lượng tài sản cố định để không bị thất thoát bằng cách mở thẻ tài sản cố định. Mỗi tài
sản cố định phải dán mã.
 Ngoài ra, kế toán cần lập Biên bản kiểm kê TSCĐ nhằm xác định số lượng. Tuy nhiên, tùy theo tính chất của
tài sản mà quy định kiểm kê vào cuối năm hay đột xuất.
 Trích khấu hao đầy đủ chi phí vào những bộ phận có liên quan của những tài sản tham gia vào SXKD.
 Bộ chứng từ của tài sản phải được lưu tại thẻ tài sản cố định (Vì phục vụ cho nhiều năm)
 Khi bàn giao tài sản cố định cho bộ phận nào sử dụng phải có biên bản bàn giao để quản lý tính hiện hữu của
tài sản.

3. Kết cấu tài khoản, chứng từ sử dụng, ghi sổ kế toán:


3.1 Tài khoản: 211 – TSCĐ hữu hình Gồm các loại sau:

 Nhà cửa vật kiến trúc(2111)


 Máy móc thiết bị (2112)
 Phương tiện vận chuyển (TK 2113)
 Thiết bị dụng cụ quản lý (TK 2114)
 Tài khoản (TK 2115) – Cây lâu năm, súc vật làm việc và cho sản phẩm: Phản ánh giá trị các loại TSCĐ là các
loại cây lâu năm (Cà phê, chè, cao su, vườn cây ăn quả…) súc vật làm việc (Voi, bò, ngựa cày kéo…) và súc vật nuôi
để lấy sản phẩm (Bò sữa, súc vật sinh sản…).
 TSCĐ khác (TK 2118)
NỢ TK 211 (Nguyên giá TSCĐ): tài sản cố định trong doanh nghiệp tăng trong kỳ được hình thành từ nhiều nguồn khác
nhau:

 Mua trả ngay, mua trả chậm


 Tự xây dựng
 Tự sản xuất
 Nhận góp vốn

Do đó, mỗi kiểu hình thành sẽ có các cách xác định nguyên giá khác nhau.
Trường hợp 1: Tăng do mua trả ngay, mua trả chậm
Trường hợp 1.1: Mua hàng trong nước
a.Xác định nguyên giá:

b. Chứng từ sử dụng:

 Hợp đồng mua bán,


 Hoá đơn tài chính của việc mua tài sản
 Hoá đơn vận chuyển tài sản,
 Lệ phí trước bạ (nếu có),
 Phiếu xuất kho, Biên bản bàn giao tài sản giữa bên bán và bên mua
 Giấy báo nợ ngân hàng.

c. Ví dụ 1:
Ngày 01/01/2014, Công ty An Tâm mua 1 xe ô tô tải của công ty ABC với giá mua 160,000,000 đồng, giá chưa có VAT,
chưa trả tiền người bán. Biết rằng DN áp dụng theo tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ
Khi mua hàng, công ty ABC sẽ xuất Hóa đơn tài chính, kèm theo Biên bản giao hàng để gửi đến kế toán như sau:
 Dựa vào bộ chứng từ nêu trên, kế toán sẽ thực hiện việc định khoản theo bút toán sau:

Nợ 211 – TSCĐ HH 160,000,000


Nợ 133 – Thuế GTGT khấu trừ 16,000,000
Có 331 – Phải trả người bán 176,000,000

Việc ghi nhận này sẽ được ghi vào các loại sổ sách, gồm: sổ Nhật ký chung, Sổ cái các tài khoản 211, 133, và
331 như sau:
Đồng thời, đối với Tài khoản 331, kế toán cần phải theo dõi chi tiết từng đối tượng nhà cung cấp, do đó cần lập Sổ chi tiết
cho tài khoản này như sau:
 Tài sản cố định có dạng hình thái vật chất giống như Hàng tồn kho. Vì vậy, để theo dõi về mặt số lượng từng
loại tài sản không bị thất thoát kế toán sẽ mở mỗi tài sản cố định thành một cái thẻ tài sản cố định.
 Đối với Mã TSCĐ, kế toán có thể đặt mã như sau:
+ Phần 1: lấy các chữ cái đầu tiên của nhóm tài sản cố định
+ Phần 2: số thứ tự trong nhóm tài sản cố định đó
Ví dụ: PTVT01: Xe ô tô thứ nhất trong nhóm phương tiện vận tải.
 Cuối tháng, kế toán cần trích khấu hao cho tài sản này. Tùy theo bộ phận nào sử dụng tại công ty mà kế toán
sẽ ghi nhận vào chi phí của bộ phận đó. Việc trích khấu hao dựa trên thời gian sử dụng hữu ích của tài sản. Vấn đề này
đã được quy định tại TT45 (ngày 10/06/2013) (download TT45)

Ví dụ:

o Phương tiện vận tải đường bộ trích khấu hao từ 6 – 10 năm


o Nhà cửa loại kiên cố sẽ được trích từ 25 – 50 năm

Giả sử trong trường hợp này, kế toán sẽ ước tính xe ô tô có thể được sử dụng trong 6 năm. Do đó, kế toán lập ra Bảng trích
khấu hao tài sản, làm căn cứ ghi sổ kế toán:
Khi đó, kế toán cuối tháng dựa vào Bảng khấu hao TSCĐ sẽ định khoản như sau:
Nợ 641 – Chi phí bán hàng 2,222,222
Có 214 – Khấu hao TSCĐ 2,222,222
Đồng thời ghi vào sổ nhật ký chung bút toán khấu hao cuối kỳ, và sổ cái tài khoản 641, 214.
Trường hợp 1.2: Mua hàng nhập khẩu
Ví dụ: Ngày 5/1/2014, Công Ty An Tâm nhập khẩu máy móc chuyên dụng cho hoạt động công ty trị giá 170,000,000 đồng.
Biết máy này chịu thuế Nhập khẩu 10%, và không có thuế Tiêu thụ đặc biệt.
– Khi công ty An Tâm nhập khẩu máy móc từ Singapore về, bộ phận Logistic sẽ chịu trách nhiệm lập Tờ khai hải quan, ví
dụ như sau:
 Dựa vào tờ khai trên, kế toán ghi nhận tăng TSCĐ tại công ty:

Nợ 211 – TSCĐ HH 170,000,000


Có 331 – Phải trả người bán 170,000,000

Đồng thời ghi vào sổ Nhật ký chung, Sổ cái tài khoản 211, 331 và theo dõi chi tiết theo đối tượng của tài
khoản 331.
 Khi nhập khẩu hàng hóa, công ty phải đóng thuế GTGT hàng nhập khẩu, khi đó, kế toán lập Giấy nộp tiền vào
ngân sách nhà nước, giả sử công ty nộp theo hình thức chuyển khoản theo mẫu sau:
 Dựa vào chứng từ này, kế toán hạch toán phần thuế GTGT như sau:

Nợ 133 – Thuế GTGT khấu trừ 18,700,000


Có 33312 – Thuế GTGT hàng nhập khẩu 18,700,000

 Công ty cũng đã chuyển khoản để thanh toán số tiền thuế này, nên kế toán ghi nhận như sau:

Nợ 33312 – Thuế GTGT hàng nhập khẩu 18,700,000


Có 112 – Tiền gửi ngân hàng 18,700,000

 Dựa vào tờ khai hải quan, thuế Nhập khẩu sẽ được ghi nhận vào nguyên giá TSCĐ, và được hạch toán theo
bút toán:

Nợ 211 – TSCĐ HH 17,000,000


Có 3333 – Thuế Nhập khẩu 17,000,000

 Từng bút toán trên đều được lần lượt ghi nhận vào Sổ Nhật ký chung, sổ cái tất cả các tài khoản 133, 33312,
112, 211, 3333 như trường hợp trên.
 Đồng thời, cuối kỳ, kế toán cũng sẽ lập Bảng khấu hao TSCĐ, phân bổ khấu hao và được tính vào chi phí cho
bộ phận sử dụng.
 Giả sử máy chuyên dụng được khấu hao trong 10 năm. Khi đó, kế toán sẽ căn cứ trên Bảng tính khấu hao, và
ghi nhận theo bút toán sau:

Nợ 627 – Chi phí sản xuất chung 1,870,000


Có 214 – Hao mòn TSCĐ 1,870,000
Sau đó, sẽ ghi vào sổ Nhật ký chung, sổ cái các tài khoản 641, 214, như ví dụ Trường hợp 1.1.
Trường hợp 2: Tài sản tăng do Công ty thuê ngoài xây dựng hoặc tự Xây dựng
a. Xác định nguyên giá
Nguyên giá TSCĐ HH hoàn thành do đầu tư xây dựng cơ bản hoàn thành theo phương thức giao thầu là giá quyết toán
công trình xây dựng theo quy định, cùng với các chi phí khác liên quan trực tiếp, và lệ phí trước bạ (nếu có).
b. Chứng từ sử dụng

 Biên bản nghiệm thu và hoàn thành


 Biên bản quyết toán công trình
 Hồ sơ hoàn công đưa vào sử dụng
 Hóa đơn đầu vào của việc xây dựng
 Hợp đồng về xây dựng

c. Ví dụ:
Công ty TNHH An Tâm tính thuế VAT theo phương pháp khấu trừ, giao thầu cho công ty xây lắp ABC chịu trách nhiệm
xây dựng thêm 1 nhà xưởng cho công ty. Sau mỗi công đoạn hoàn thành, công ty ABC đều xuất hóa đơn cho doanh nghiệp An
Tâm như sau:

 Giai đọan 1: Giá trị công tác xây dựng 900.000.000 (giá chưa VAT)
 Giai đoạn 2: Gía trị công tác trang trí: 100.000.000 (giá chưa VAT)
Cuối tháng, công trình hoàn thành bàn giao cho công ty B.
Giả sử, ngày 01/01/2014, công ty ABC hoàn thành giai đoạn 1 và xuất hóa đơn cho công Ty An Tâm như sau:
 Căn cứ hóa đơn công ty ABC xuất như trên, kế toán Công ty An Tâm tuần tự ghi sổ như sau:

Bước 1: Ghi vào Sổ Nhật ký chung.


Bước 2: Ghi vào sổ cái và sổ chi tiết của từng tài khoản
Đối với tài khoản 331, đây là tài khoản phải theo dõi chi tiết theo từng đối tượng. do đó kế toán phải mở sổ chi tiết theo
từng đối tượng để theo dõi như sau.
Đến ngày 15/01/2014, công ty ABC tiếp tục hoàn thành giai đoạn 2, và xuất hóa đơn cho công ty như sau:
 Căn cứ vào hóa đơn Cty ABC xuất, kế toán Công Ty An Tâm thực hiện định khoản như sau:

Nợ 241 – Xây dựng cơ bản dở dang 100,000,000


Nợ 133 – Thuế GTGT khấu trừ 10,000,000
Có 331 – Phải trả người bán 110,000,000
Tương tự như giai đoạn 1, ở giai đoạn 2, kế toán tiếp tục ghi nhận vào sổ nhật ký chung, sổ cái tài khoản 241,133,và 331
nghiệp vụ giao thầu xây dựng.

Giả sử theo hợp đồng giữa 2 bên, công trình gồm 2 giai đoạn, và khi hoàn tất giai đoạn 2, cũng là hoàn thành
công trình bàn giao. Khi đó, hai bên sẽ lập Quyết toán công trình và lập Biên bản nghiệm thu công trình:
Kế toán dựa vào Biên bản và Quyết toán công trình, sẽ kết chuyển toàn bộ tài khoản 241 – Đầu tư xây dựng
cơ bản của cả 2 giai đoạn vào tài khoản 211, tăng TSCĐ thuộc sở hữu của công ty.

Nợ 211 – TSCĐ HH 1,000,000,000


Có 241 – Xây dựng cơ bản dở dang 1,000,000,000

Khi đó, kế toán cũng sẽ ghi nhận vào Sổ nhật ký chung nghiệp vụ này, sổ cái tài khoản 211, 241; đồng thời lập

thẻ TSCĐ như Trường hợp 1.
Cuối kỳ, kế toán phải lập Bảng khấu hao TSCĐ cho Tài sản nhà xưởng này, theo khung thời gian khấu hao

như TT45.

Theo TT 45, nhà cửa vật kiên cố sẽ được trích khấu hao từ 25-50 năm.
Do đó, kế toán có thể ước tính, và trích khấu hao cho tài sản nhà xưởng của công ty với thời gian giả sử là 30 năm, để lập
ra Bảng khấu hao.
Căn cứ vào Bảng khấu hao, kế toán sẽ ghi vào Sổ nhật ký chung, sổ cái tài khoản 214 và tài khoản chi phí có liên quan (TK
641;642;627).
Trường hợp 3: Tài sản tăng do Cty tự sản xuất (Tiêu dùng nội bộ)
a. Xác định nguyên giá.
Tài sản cố định tự sản xuất tức là sản phẩm do công ty sản xuất, mà được xuất ra cho chính công ty sử dụng.
Nguyên giá TSCĐ là giá bán sản phẩm và các chi phí lắp đặt, chạy thử, chi phí trực tiếp liên quan đến việc đưa TSCĐ vào
sử dụng.
b. Chứng từ sử dụng

 Phiếu đề xuất xuất tiêu dùng nội bộ của phòng ban, có sự xét duyệt của Ban lãnh đạo
 Phiếu xuất kho
 Biên bản bàn giao
 Hóa đơn GTGT

c. Ví dụ:
Ngày 1/1/2014, Công ty An Tâm sản xuất máy lạnh với giá bán ra thị trường là 40,000,000 đồng/1 máy (giá chưa có VAT).
Theo yêu cầu của Phòng kinh doanh, công ty cần xuất ra 1 máy lạnh đặt trong phòng làm việc, và đã đựơc Ban giám đốc ký duyệt
yêu cầu. Máy lạnh với giá xuất kho là 30,000,000 đồng. Công ty hạch toán theo phương pháp VAT khấu trừ.
Giải:
Khi Phòng kinh doanh có nhu cầu sử dụng máy lạnh, đồng thời gửi đề xuất lên Ban Giám đốc, sau khi được phê duyệt, Ban
Giám đốc công ty sẽ gửi Lệnh điều động đến Phòng kho, yêu cầu xuất hàng gửi đến Phòng kinh doanh:
 Nhận được lệnh điều động từ cấp trên, Thủ kho lập Phiếu xuất kho đi cùng hàng hóa gửi đến Phòng kinh
doanh:
Phiếu này sẽ được lập thành 3 liên, 1 liên gửi đến PKD, 1 liên lưu tại Phòng kho do Thủ kho giữ, 1 liên sẽ được chuyển
đến Kế toán kho. Kế toán kho căn cứ vào Lệnh điều động, kèm PXK do Thủ kho chuyển đến, sẽ ghi nhận vào Sổ sách hàng tồn
kho theo Giá xuất kho (tính theo 1 trong 4 phương pháp sau: Nhập trước xuất trước, Nhập sau xuất trước, Thực tế đích danh,
Bình quân gia quyền), ghi nhận theo bút toán sau:
Nợ 632 – Giá vốn 30,000,000
Có 155 – Thành phẩm 30,000,000
Tương tự như trường hợp 1, kế toán kho cũng sẽ ghi nhận vào sổ Nhật ký chung, Sổ cái tài khoản 632, 155, đồng thời ghi
nhận vào sổ chi tiết Hàng tồn kho mặt hàng Máy lạnh.

 Sau đó, tiếp tục chuyển đến bộ phận Kế toán bán hàng để xuất hóa đơn, việc xuất hóa đơn sẽ được ghi nhận
theo giá bán ra của mặt hàng máy lạnh trên thị trường:
Và doanh thu sẽ được ghi nhận vào doanh thu nội bộ của công ty, đồng thời, do đây là hàng hóa thỏa các điều
kiện của TSCĐ nên kế toán ghi nhận tăng TSCĐ, theo bút toán sau:

Nợ 211 – TSCĐ HH 40,000,000


Có 512 – Doanh thu nội bộ 40,000,000
Bút toán này kế toán cũng ghi nhận vào sổ sách kế toán tương tự như Trường hợp 1, gồm sổ Nhật ký chung, sổ cái các tài
khoản có liên quan. Riêng đối với TSCĐ, kế toán cũng đồng thời lập Thẻ theo dõi TSCĐ.

Đối với Thuế GTGT tại công ty, do đồng thời ở vai trò người mua và người bán hàng hóa, kế toán sẽ hạch
toán bút toán sau:

Nợ 133 – Thuế GTGT khấu trừ 4,000,000


Có 3331 – Thuế GTGT phải nộp 4,000,000

Cuối kỳ, kế toán dựa vào TT 45, ước tính thời gian sử dụng hữu ích của TSCĐ. Đồng thời, kế toán lập Bảng
trích khấu hao cho tất cả TSCĐ có tại công ty, và ghi nhận các bút toán chi phí khấu hao phân bổ vào các bộ phận có
liên quan (tương tự Trường hợp 1).

Trường hợp 4: Tăng do nhận góp vốn


a. Xác định nguyên giá
Nguyên giá TSCĐ nhận vốn góp liên doanh là giá trị theo đánh giá thực tế của của Hội đồng giao nhận, Các chi phí mà bên
nhận phải chi ra tính đến thời điểm đưa TSCĐ vào trạng thái sẵn sàng sử dụng như: chi phí vận chuyển, bốc dỡ, lắp đặt, chạy thử,
lệ phí trước bạ..
b. Chứng từ sử dụng

 Biên bản góp vốn sản xuất kinh doanh, hợp đồng liên doanh, liên kết
Biên bản định giá tài sản của Hội đồng giao nhận vốn góp của các bên góp vốn

 Hoặc văn bản định giá của tổ chức có chức năng định gía theo quy định của Pháp luật, kèm theo Bộ hồ sơ
nguồn gốc của tài sản.

c. Ví dụ:
Ngày 15/01/2014, Công ty An Tâm nhận được vốn góp của công ty liên doanh B là một tài sản trị giá 500,000,000 đồng
theo Biên bản góp vốn số 03/2014. Theo định giá của Hội đồng thẩm định, xác nhận giá trị tài sản góp vốn là 500,000,000 đồng.
 Dựa vào bộ chứng từ này, cùng với bộ hồ sơ nguồn gốc tài sản, kế toán ghi nhận tăng tài sản tại công ty như
sau:

Nợ 211 – TSCĐ HH 500,000,000


Có 411 – Nguồn vốn kinh doanh 500,000,000

Tương tự như trường hợp 1, kế toán cũng sẽ ghi nhận vào sổ sách kế toán gồm: sổ Nhật ký chung, sổ cái tài

khoản 211, 411. Và lập thẻ theo dõi TSCĐ.
Cuối kỳ, căn cứ vào TT45, ước tính thời gian sử dụng hữu ích của tài khoản, để lập Bảng khấu hao TSCĐ, và
phân bổ khấu hao vào chi phí các bộ phận sử dụng tài sản.

CÓ TK 211 : giảm TSCĐ trong công ty có các trường hợp:

 Nhượng bán TSCĐ


 Thanh lý TSCĐ

Trường hợp 1: Giảm do nhượng bán TSCĐ:


a. Định nghĩa:
TSCĐ nhượng bán là những tài sản không cần dùng hay xét thấy sử dụng không hiệu quả.
b. Chứng từ sử dụng:

 Lập hội đồng thẩm định giá


 Thông báo công khai và tổ chức đấu giá
 Có hợp đồng mua bán
 Biên bản giao nhận tài sản cố định
 Hóa đơn tài chính

c. Ví dụ:
Ngày 15/01/2014, Công Ty An Tâmnhượng bán cho doanh nghiệp ABC một toà nhà làm việc. Toà nhà có nguyên giá
900,000,000đ, đã khấu hao lũy kế 100,000,000đ. Theo giá trị thị trường (giá đánh giá 2 bên) tòa nhà có trị giá 1,200,000,000 đ và
2 bên đồng ý giá mua là 1.200.000.000 đ (chưa VAT, VAT là 10%). Hai bên đã đồng ý mua bán và ký hợp đồng nhưng chưa thanh
toán tiền.
Giải:

Khi có quyết định về việc nhượng bán TSCĐ, công ty sẽ lập ra Ban thẩm định giá cho tài sản đó, biên bản này
tương tự trường hợp thẩm định giá TS vừa nhận góp vốn.
Khi 2 bên công ty đồng ý với giá được đưa ra, kế toán sẽ xuất hóa đơn tài chính, và ghi nhận doanh thu cho
trường hợp này:
Kế toán dựa vào hóa đơn tài chính và các hồ sơ có liên quan (Biên bản định giá, , bàn giao…)
Ghi nhận các bút toán sau:
Bút toán 1:
Nợ 131 – Phải thu khách hàng 1,320,000,000
Có 711 – Thu nhập khác 1,200,000,000
Có 3331 – Thuế GTGT phải nộp 120,000,000
Khi đó, kế toán sẽ ghi nhận vào sổ Nhật ký chung, sổ cái tài khoản 131, 711, 3311.
Đồng thời sẽ theo dõi chi tiết theo đối tượng khách hàng của tài khoản 131.
Bút toán 2: Việc nhượng bán TSCĐ sẽ làm giảm TS, khi đó kế toán ghi nhận theo bút toán sau:
Nợ 811 – Giá trị còn lại 800,000,000
Nợ 214 – Hao mòn TSCĐ 100,000,000
Có 211 – TSCĐ HH 900,000,000
Bút toán này cũng đồng thời được ghi vào các loại sổ sách sau: sổ Nhật ký chung, sổ cái tài khoản 811, 214 và 211.
⇒ Trường hợp 2: Giảm do thanh lý TSCĐ
a. Định nghĩa:
TSCĐ thanh lý là những TSCĐ hư hỏng, không thể tiếp tục sử dụng được, những TSCĐ lạc hậu về kỹ thuật hoặc không
phù hợp với yêu cầu sản xuất, kinh doanh.
b. Chứng từ sử dụng:
Khi có TSCĐ thanh lý, đơn vị phải ra quyết định thanh lý, thành lập Hội đồng thanh lý TSCĐ. Hội đồng thanh lý TSCĐ có
nhiệm vụ tổ chức thực hiện việc thanh lý TSCĐ theo đúng trình tự, thủ tục, trong chế độ quản lý tài chính và lập Biên bản thanh
lý TSCĐ theo mẫu quy định. Biên bản lập thành 2 bản, 1 bản chuyển cho phòng kế toán theo dõi ghi sổ, 1 bản giao cho bộ phận
quản lý, sử dụng TSCĐ.
c. Ví dụ:
Ngày 15/01/2014, Công ty An Tâm có quyết định thanh lý một nhà kho với nguyên giá 200,000,000 đồng, đã khấu hao
được 180,000,000 đồng. Chi phí tiền mặt khi thanh lý là 1,000,000đồng. Thu nhập bán phế liệu thu ngay bằng tiền mặt là
5,500,000 đồng, trong đó VAT 10%.
Giải
Khi có quyết định thanh lý tài sản không còn sử dụng được, Ban Giám đốc công ty thành lập Ban thanh lý, và lập Biên bản
thanh lý gửi đến kế toán quản lý TSCĐ:
Khi đó, kế toán thực hiện các bút toán ghi sổ như sau:

 Bút toán 1: Về giá trị thu hồi sau khi thanh lý tài sản:

Nợ 111 – Tiền mặt 5,500,000


Có 711 – Thu nhập khác 5,000,000
Có 3331 – Thuế GTGT phải nộp 500,000

 Bút toán 2: Kế toán ghi giảm TSCĐ khi đã được thanh lý:

Nợ 214 – Hao mòn TSCĐ 180,000,000


Nợ 811 – Chi phí khác 20,000,000
Có 211 – TSCĐ HH 200,000,000

Bút toán 3: Trong quá trình thanh lý, tại doanh nghiệp có phát sinh chi phí, do đó, kế toán ghi nhận vào sổ
như sau:

Nợ 811 – Chi phí khác 1,000,000


Có 111 – Tiền mặt 1,000,000
Tương tự như những trường hợp trên, các bút toán trên sẽ được ghi nhận vào sổ sách kế toán, gồm Sổ nhật ký chung, sổ cái
các tài khoản liên quan, và ghi giảm TSCĐ trong Thẻ theo dõi TSCĐ.
3.2 TSCĐ vô hình:
Các nghiệp vụ tăng giảm liên quan đến TSCĐ vô hình tương tự như TSCĐ hữu hình.
3.3 TSCĐ thuê tài chính:
Nghiệp vụ phát sinh liên quan đến tài sản cố định thuê tài chính, các anh chị vui lòng xem TT105/2013 ngày 4/11/2003.
(download TT105)

4. Khấu hao TSCĐ


4.1 Nguyên tắc thực hiện:

 Về nguyên tắc, mọi TSCĐ, BĐS đầu tư hiện có của doanh nghiệp có liên quan đến sản xuất, kinh doanh (gồm
cả tài sản chưa dùng, không cần dùng, chờ thanh lý) đều phải trích khấu hao theo quy định hiện hành. Khấu hao TSCĐ
dùng trong sản xuất, kinh doanh và khấu hao BĐS đầu tư hạch toán vào chi phí sản xuất, kinh doanh trong kỳ; khấu
hao TSCĐ chưa dùng, không cần dùng, chờ thanh lý hạch toán vào chi phí khác (tk811).
 Các trường hợp đặc biệt không phải trích khấu hao (như TSCĐ dự trữ, TSCĐ dùng chung cho xã hội…),
doanh nghiệp phải thực hiện theo chính sách tài chính hiện hành. Đối với TSCĐ dùng cho hoạt động sự nghiệp, dự án
hoặc dùng vào mục đích phúc lợi thì không phải trích khấu hao tính vào chi phí mà chỉ tính hao mòn TSCĐ
 Thời gian khấu hao của tài sản cố định dựa vào thời gian sử dụng hữu ích của tài sản nhưng để tránh chênh
lệch chi phí khấu hao giữa thuế và kế toán thì thường kế toán chọn thời gian khấu hao căn cứ vào thông tư 45 năm
2013. (10/06/2013).=> Những tài sản trước đây (trước 10/06/2013) mà có giá trị nhỏ hơn 30 triệu thì kết chuyển vào
chi phí trả trước ngắn hạn và dài hạn để phân bổ với thời gian là không quá 3 năm (36 tháng).

4.2 Phương pháp khấu hao


Căn cứ khả năng đáp ứng các điều kiện áp dụng quy định cho từng phương pháp trích khấu hao TSCĐ, doanh nghiệp đựơc
lựa chọn các phương pháp phù hợp với từng loại tài sản cố định.
Có 3 phương pháp:
Phương pháp 1: khấu hao theo đường thẳng (khấu hao các năm đều nhau)

 Thời gian trích khấu hao: là thời gian cần thiết mà doanh nghiệp thực hiện việc trích khấu hao TSCĐ để thu
hồi vốn đầu tư TSCĐ.
 Thời gian trích cho mỗi TSCĐ đã được quy định tại TT45/2013.

Ví dụ:

 Phương tiện vận tải đường bộ trích khấu hao từ 6 – 10 năm


 Nhà cửa loại kiên cố sẽ được trích từ 25 – 50 năm

Phương pháp 2: Khấu hao theo số dư giảm dần (khấu hao những năm đầu là lớn và giảm dần theo thời gian).
Hệ số điều chỉnh xác định theo thời gian trích khấu hao của tài sản cố định được quy định như sau:
Phương pháp 3: Khấu hao theo số lượng sản phẩm (mục đích là hạch toán chi phí khấu hao đúng và đủ)
Tài sản sử dụng phương pháp khấu hao này phải thỏa mãn đồng thời các điều kiện sau:

 Trực tiếp liên quan đến việc sản xuất sản phẩm
 Xác định được tổng số lượng, khối lượng sản phẩm sản xuất theo công suất thiết kế của tài sản
 Công suất sử dụng thực tế bình quân tháng trong năm tài chính không thấp hơn 100% công suất thiết kế.

4.3 Kết cấu tài khỏan sử dụng: TK 214


Tài khỏan này dùng để phản ánh tình hình tăng giảm hao mòn và giá trị hao mòn lũy kế của các loại TSCĐ và bất động sản
đầu tư trong quá trình sử dụng do trích khấu hao TSCĐ, BĐS đầu tư.
Bên nợ: Giá trị hao mòn TSCĐ, BĐS đầu tư giảm do TSCĐ, BĐS đầu tư thanh lý, nhượng bán, điều động cho đơn vị
khác, góp vốn liên doanh,…
Bên có: Giá trị hao mòn TSCĐ, BĐS đầu tư tăng do trích khấu hao TSCĐ, BĐS đầu tư.
Số dư đầu kỳ và cuối kỳ bên có: Giá trị hao mòn luỹ kế của TSCĐ, BĐS đầu tư hiện có ở đơn vị.

 Tài khoản 214 – Hao mòn TSCĐ, có 4 tài khoản cấp 2:


 Tài khoản 2141 – Hao mòn TSCĐ hữu hình
 Tài khoản 2142 – Hao mòn TSCĐ thuê tài chính
 Tài khoản 2143 – Hao mòn TSCĐ vô hình:
 Tài khoản 2147 – Hao mòn BĐS đầu tư

4.4 Chứng từ sử dụng: Bảng khấu hao TSCĐ


Cuối mỗi kỳ, kế toán sẽ lập ra Bảng khấu hao TSCĐ để thực hiện việc trích khấu hao cho từng tài sản sử dụng trong doanh
nghiệp. Từ đó kế toán có thể quản lý đựơc tình hình sử dụng tài sản, giá trị còn lại, cũng như chi phí khấu hao cho từng bộ phận
sử dụng tài sản.
4.5 Một số lưu ý:

 Trước khi trích khấu hao thì đơn vị phải thông báo cho cơ quan thuế về các loại tài sản doanh nghiệp đang sử
dụng sẽ được thực hiện việc trích khấu hao theo phương pháp nào.
 Do TSCĐ có hình thái vật chất giống Hàng tồn kho. Do đó, đối với Hàng tồn kho kế toán sẽ mở Sổ chi tiết,
còn đối với TSCĐ thì chúng ta sẽ mở thẻ theo dõi TSCĐ.
 Quyền sử dụng đất lâu dài thì không trích khấu hao. Riêng đối với quyền sử dụng đất có thời hạn thì kế toán
cần phải trích khấu hao như những tài sản cố định khác.
 Doanh nghiệp cho thuê TSCĐ hoạt động phải trích khấu hao đối với TSCĐ cho thuê.
 Việc trích hay thôi trích khấu hao TSCĐ phải đựơc thực hiện bắt đầu từ ngày mà TSCĐ tăng hoặc giảm.

4.6 Nghiệp vụ phát sinh:


Định kỳ (Cuối tháng) dựa vào bảng trích khấu hao tài sản cố định, và phân loại các bộ phận sử dụng tài sản đó, kế toán sẽ
ghi nhận vào chi phí riêng cho từng bộ phận, và hạch toán như sau:
Nợ TK 623 – Chi phí sử dụng máy thi công (6234)
Nợ TK 627 – Chi phí sản xuất chung (6274)
Nợ TK 641 – Chi phí bán hàng
Nợ TK 642 – Chi phí quản lý doanh nghiệp
Có TK 214 – Hao mòn TSCĐ (TK cấp 2 phù hợp).

5. Sơ đồ tóm tắt các nghiệp vụ phát sinh về TSCĐ: (download sơ đồ tóm tắt)
Việc theo dõi TSCĐ khá phức tạp, do đó kế toán cần phải căn cứ vào thông tư quy định, nhằm hạn chế những sai sót về
công tác quản lý, hay khấu hao TSCĐ. Hy vọng qua bài học này sẽ giúp các có cài nhìn tổng quan về nhiệm vụ kế toán tài sản cố
định và giúp cho các bạn thấy được công việc của kế toán tài sản cố định cần làm những công việc gì.
Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương

 Khái niệm tiền lương và cách tính lương của một số trường hợp cụ thể
 Các dạng hợp đồng lao động (Hợp đồng lao động trên 3 tháng và Hợp đồng lao động dưới 3 tháng). Xây dựng
hệ thống thang bảng lương đóng BHXH; Xây dựng hệ thống thang bảng lương thu nhập; Xây dựng quy chế tiền lương
và tiền thưởng.
 Tài khoản để theo dõi sự biến động của tiền lương và các khoản trích theo lương
 Kết cấu của tài khoản; Sơ đồ tóm tắt hạch toán kế toán
 Chứng từ kế toán để ghi nhận tăng và ghi nhận giảm của những tài khoản trên trong một số trường hợp cụ thể

Nội dung của chuyên đề “Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương”

1. Định nghĩa
2. Nhiệm vụ
3. Tài khoản và kết cấu
4. Chứng từ sử dụng
5. Các nghiệp vụ kinh tế phát sinh liên quan đến tiền lương
6. Sơ đồ tóm tắt nghiệp vụ kinh tế phát sinh liên quan đến tiền lương
7. Ví dụ cụ thể về tiền lương và các khoản trích theo lương và bài giải

1.Định nghĩa:
a.Tiền lương: là khoản tiền công mà người sử dụng lao động trả cho người lao động trên cơ sở hợp đồng lao động được ký
kết.
Lưu ý: tiền lương có thể trả theo ngày, tuần, tháng và theo sản phẩm.
b.Các dạng hợp đồng lao động:
Theo Luật lao động 2012, điều 22 có quy định như sau:

 Hợp đồng lao động không xác định thời hạn


 Hợp đồng lao động xác định thời hạn từ 12 đến 36 tháng
 Hợp đồng lao động thời vụ hoặc theo 1 công việc nhất định có thời gian nhỏ hơn 12 tháng

Lưu ý: Đối với hợp đồng lao động có xác định thời hạn, khi đã hết hạn theo hợp đồng mà người lao động vẫn tiếp tục làm
việc thì trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày lao động hết hạn, 2 bên phải ký kết hợp đồng lao động mới, nếu không ký kết hợp
đồng mới thì:

 HĐLĐ có thời hạn 12-36 tháng sẽ trở thành HĐLĐ không xác định thời hạn
 HĐLĐ thời vụ hay công việc có thời gian nhỏ hơn 12 tháng thì sẽ trở thành HĐLĐ có xác định thời hạn là 24
tháng.
Trường hợp 2 bên ký HĐLĐ mới là HĐLĐ có xác định thời hạn thì cũng chỉ được ký thêm 1 lần, sau đó nếu người lao
động vẫn tiếp tục làm việc thì phải ký kết HĐLĐ không xác định thời hạn.
c.Các khoản trích theo lương: (gồm BHXH, BHYT, BHTN)
Các khoản trích theo lương là những khoản bảo hiểm bắt buộc mà người lao động và người sử dụng lao động phải nộp cho
Nhà nước đối với HĐLĐ từ 3 tháng trở lên.
Tuy nhiên, đối với công ty có số lao động dưới 10 người mà có HĐLĐ từ 3 tháng trở lên thì không tham gia BHTN
(Theo Điều 2 của Luật BHXH ngày 29/06/2006)

2.Nhiệm vụ của kế toán tiền lương:

 Hạch toán đúng và đủ chi phí tiền lương theo từng tháng, (gồm tiền lương, tiền phép năm, tiền thưởng, tiền
quà ….). vào đúng từng bộ phận có liên quan (Chi phí tiền lương của nhân công trực tiếp: Tk 622; Chi phí tiền lương
của sản xuất chung : Tk 627; Chi phí tiền lương của bộ phận bán hàng: Tk 641; Chi phí tiền lương của bộ phận quản
lý: TK 642) và đồng thời trích các khoản chi phí BHXH, BHYT, BHTN theo lương
 Kiểm tra sự có thực của nhân sự nhân lương cũng như kiểm tra lại cách tính toán lương của phòng nhân sư.
 Tính toán thuế TNCN đúng đủ và phù hợp theo quy định của pháp luật về thuế TNCN khi tính toán tiền lương
 Hoàn thiện bộ hồ sơ chứng từ của tiền lương để đủ cơ sở chắc chắn tính vào chi phí hợp lý khi quyết toán thuế
TNDN

3.Tài khoản sử dụng và kết cấu của tài khoản:


3.1 Tài khoản sử dụng

 Tài khoản tiền lương phải trả cho người lao động: 334
 Các khoản trích theo lương:

Bảo hiểm xã hội: TK 3383


Bảo hiểm y tế: TK 3384
Bảo hiểm thất nghiệp: TK 3389
Thuế TNCN phải nộp: TK 3335
Ngoài những tài khoản trên thì trong phần tiền lương và các khoản trích theo lương còn khoản kinh phí công đoàn mà
Công ty phải chịu 2% trên tổng quỹ lương đóng BHXH hàng tháng. TK 3382
3.2Kết cấu tài khoản:
4.Chứng từ sử dụng:
a.Tài khoản tiền lương:
BÊN có: Thể hiện khoản tiền lương phải trả cho người lao động của Công ty. Để ghi nhận khoản tiền lương phải trả này,
kế toán dựa vào các chứng từ sau:
Bảng lương

Tuy nhiên, để lập được bảng lương, kế toán dựa vào quy chế tiền lương và thưởng của Công ty, Bảng chấm
công, Hợp đồng lao động và phụ lục hợp đồng lao động

Một bộ hồ sơ hoàn chỉnh của chứng từ tiền lương gồm:

 Hồ sơ nhân sự (gồm Đơn xin việc, Sơ yếu lý lịch, Giấy khám sức khỏe)
 Hợp đồng lao động và phụ lục hợp đồng lao động thể hiện tổng thu nhập của người lao động. Đồng thời công
ty cần phải xây dựng hệ thống thang bảng lương cơ bản để đóng BHXH.
 Quy chế tiền lương và tiền thưởng của công ty được lập cho từng năm (nếu có thay đổi)

Lưu ý một số trường hợp đặc thù:

 Nếu là lao động trong thời gian thử việc thì để được tính vào chi phí hợp lý khi quyết toán thuế TNDN cần có
thư mời tuyển dụng, và cần thể hiện rõ thời gian thử việc là mấy tháng, hoặc là hợp đồng lao động thử việc và phải
khấu trừ 10% thuế TNCN trong thời gian thử việc nếu mỗi lần trả từ 2 triệu đồng. Nếu không muốn thu thuế TNCN
thì người lao động đó làm biểu mẫu cam kết số 23, cam kết thu nhập của cá nhân trong 1 năm không quá 108 triệu
(đối với độc thân), hoặc (108 triệu + 3,6 triệu/ng/tháng * số tháng nuôi dưỡng cho 1 người) thì không phải thu thuế
10%.
 Đối với hợp đồng lao động từ 3 tháng trở lên thì thu thuế TNCN theo biểu thuế lũy tiến từng phần và thuộc
diện phải tham gia bảo hiểm bắt buộc.
 Đối với hợp đồng lao động thời vụ dưới 3 tháng, và mỗi lần trả cho người lao động từ 2 triệu đồng trở lên thì
phải thu lại 10% thuế TNCN cho dù có hay không có MST. Tuy nhiên, nếu cá nhân đó có MST TNCN và có biểu mẫu
cam kết số 23, cam kết thu nhập của cá nhân trong 1 năm không quá 108 triệu (đối với độc thân), hoặc (108 triệu + 3,6
triệu/ng/tháng * số tháng nuôi dưỡng cho 1 người) thì không phải thu thuế 10%. Download biểu mẫu cam kết số 23:
35. Bản cam ket 23.CK-TNCN

BÊN nợ: Thể hiện các khoản giảm trừ tiền lương của người lao động (gồm BHXH, BHYT, BHTN, thuế TNCN) và Chi
tiền trả cho người lao động. Để ghi nhận các khoản giảm trừ này, kế toán sử dụng các chứng từ sau

 Bảng lương
 Ủy nhiệm chi nếu thanh toán lương qua tài khoản ngân hàng
 Phiếu chi nếu công ty chi lương bằng tiền mặt

b.Các khoản trích theo lương:


BÊN có: Thể hiện các khoản BHXH, BHYT, BHTN phải nộp cho nhà nước. Kế toán dựa vào chứng từ kế toán sau để ghi
vào bên có của các khoản trích theo lương.

 Dựa vào bảng lương để hạch toán phần BHXH, BHYT, BHTN mà người lao động chịu.
 Bảng tính toán phần BHXH, BHYT, BHTN mà người sử dụng lao động chịu.
 Thông báo đối chiếu Bảo hiểm và các chứng từ chứng minh việc tham gia BHXH.

BÊN nợ: Thể hiện khoản tiền BHXH đã trả cho kỳ. Kế toán dựa vào UNC, Giấy nộp tiền vào ngân sách nhà nước để tiến
hành hạch toán.
Tỷ lệ trích BHXH, BHYT và BHTN của người lao động và người sử dụng lao động như sau:

5.Nghiệp vụ kinh tế phát sinh liên quan đến tiền lương và các khoản trích theo theo lương. Kế tóan tiến hành hạch toán các
nghiệp vụ sau:
Bút toán 1: Tiền lương phải trả cho cán bộ công nhân viên

 Nợ chi phí (622,627,641,642)


 Có 334

Bút toán 2: Các khoản khấu trừ theo lương

 Nơ 334
 Có 3383
 Có 3384
 Có 3389

Bút toán 3: thuế TNCN phải nộp mà người lao động chịu

 Nơ 334
 Có 3335

Bút toán 4: Khoản BHXH, BHYTvà BHTN mà Cty chịu


 Nợ chi phí (622,627,641,642)
 Có 3383
 Có 3384
 Có 3389

Bút toán 5: (nếu có)


Khoản kinh phí công đoàn (nếu nộp) mà cty chịu như sau:

 Nơ Chi phí (622,627,641,642)


 Có 3382

Bút toán 6: Khoản trích BHXH, BHYT, BHTN mà Cty gánh chịu

 Nơ chi phí (TK 622,627,641,642)


 Có 3383
 Có 3384
 Có 3389

Bút toán 7: Tạm ứng lương đợt 1

 Nơ 334
 Có 111,112

Bút toán 8: Nộp thuế TNCN, Nộp BHXH, BHYT, BHTN


 Nợ 3335
 Nợ 3383,3384,3389
 Có 111,112

6. Sơ đồ tóm tắt quy trình hạch toán tiền lương và các khoản trích theo lương như sau:
Các bạn có thể download bằng file excel: Sơ đồ hạch toàn tài sản cố định và kế toán các khoản trích theo lương

7. Bài tập ứng dụng


Anh chị hãy dưa vào bảng lương của tháng 1/2014 theo file đính kèm, Hãy làm theo yêu cầu sau:

 Hãy hạch toán những nghiệp vụ kinh tế phát sinh trên bằng các định khoản nợ có
 Sau đó, hãy tiến hành ghi vào các loại sổ có liên quan (Sổ nhật ký chung, sổ cái, Sổ chi tiết)
 Download bảng lương: Bảng lương ap1dung5 10/7/2013

Giải:
Cuối tháng, kế toán dựa vào Bảng lương, tiến hành định khoản các nghiệp vụ kinh tế phát sinh theo như sơ đồ chữ T bên
dưới
Lưu ý: Các bạn sau khi thực hiện nghiệp vụ định khoản như trên kế toán tiến hành ghi nhận vào sổ nhật ký chung, sổ cái
và sổ chi tiết có liên quan. Việc ghi sổ như thế nào các bạn có thể xem lại chi tiết cách ghi sổ của Buổi 3 “Kế toán tài sản cố định’
để hiễu rõ cách ghi nhận từng loại sổ cái nhé”

8.Đọc thêm: Về quy trình tham gia BHXH lần đầu


Bước 1:

 Đăng ký khai trình sử dụng lao động


 Hệ thống thang bảng lương nộp cho phòng lao động Quận
Bước 2: chuẩn bị hồ sơ gồm:

1. Hợp đồng lao động (1 bản)


2. Khai trình sử dụng lao động đã được Phòng lao động thông qua
3. Hệ thống thang bảng lương đã được Phòng lao động chấp thuận
4. Bản sao giấy đăng ký kinh doanh
5. Công văn giải trình việc chậm tham gia BHXH nếu có mẫu D01b-TS
6. Tờ khai tham gia BHXH, BHYT mẫu A01-TS (2 bản/người)
7. Danh sách lao động tham gia BHXH, BHYT mẫu D02-TS (3 bản)
8. Phiếu giao nhận hồ sơ mẫu 101 (2 bản)
9. Phiếu đăng ký tham gia BHXH, BHYT mẫu 01DKBB (3 bản)

Lưu ý: Ví dụ cụ thể về cách lập các biểu mẫu trên , mình sẽ trình bày riêng cho các bạn 1 mục riêng nhé. Các bạn đón đọc,
mình sẽ viết nhanh thôi
Kế toán hàng tồn kho

 Khái niệm hàng tồn kho


 Khái niệm về giá gốc hàng tồn kho; Giá trị thuần có thể thực hiện được.
 Tài khoản sử dụng và Kết cấu của tài khoản; Sơ đồ tóm tắt hạch toán kế toán.
 Chứng từ kế toán sử dụng trong một số trường hợp tăng và giảm hàng tồn kho.

 Thế nào là hàng tồn kho? Giá gốc hàng tồn kho là gì? Giá trị thuần có thể thực hiện được của hàng tồn kho
 Doanh nghiệp sản xuất thì sử dụng những tài khoản nào để theo dõi hàng tồn kho và doanh nghiệp thương mại
thì sử dụng những tài khoản để theo dõi kế toán hàng tồn kho?
 Kết cấu của tài khoản hàng tồn kho và chứng từ sử dụng để ghi sổ kế toán hàng tồn kho là gồm những gì?
 Biết dựa vào những chứng từ kế toán nào để hạch toán đúng tài khoản.
 Biết cách tổ chức công tác kế toán và luân chuyển chứng từ của hàng tồn kho. Biết tác nghiệp với thủ kho
cũng như những phòng ban có liên quan.

Nội dung của chuyên đề “Kế toán hàng tồn kho”

1. Định nghĩa
2. Nhiệm vụ của kế toán hàng tồn kho
3. Tài khoản sử dụng và sổ sách kế toán
4. Kết cấu của từng tài khoản
5. Các nghiệp vụ kinh tế phát sinh chủ yếu
6. Sơ đồ tóm tắt nghiệp vụ kinh tế phát sinh
7. Bài tập vận dụng và bài giải

A. Định nghĩa
Hàng tồn kho: doanh nghiệp mua về để sản xuất ra thành phẩm; mua hàng hoá để bán mà đang lưu kho(Tức là hàng tồn
kho đó đang ở trong kho) , Cụ thể hàng tồn kho tồn tại dưới các dạng sau:

 NVL (152); CCDC (153); Thành phẩm (155);


 Thành phẩm dở dang (154),
 Hàng mua đang đi đường (151),
 Hàng gửi đi bán (157).

Ví dụ: về hàng tồn kho của từng loại hình doanh nghiệp như sau:
Đối với doanh nghiệp sản xuất đường thì hàng tồn kho của DN này là:

 Nguyên vật liệu để làm nên đường: Mía


 Và những công cụ dụng cụ (có giá nhỏ hơn 30 triệu) tham gia vào quá trình sản xuất đường
 Thành phẩm: là sản phẩm đường được tạo ra từ mía
 Thành phẩm dở dang (tức là những sản phẩm chưa hoàn thành, hay còn gọi là chi phí sản xuất kinh doanh dở
dang).

Đối với Doanh nghiệp thương mai bán máy tính như Công ty Phong Vũ thì hàng tồn kho là hàng hóa gồm các loại máy ví
tính (Sony, Lenovo, Delll…và linh kiện máy tính (Do Phong Vũ là DN thương mại nên hàng tồn kho chỉ có là Hàng hóa mà
không có nguyên vật liệu).
Giá gốc hàng tồn kho: là toàn bộ chi phí mà doanh nghiệp bỏ ra để có được hàng tồn kho về trạng thái sẵn sàng sản xuất
và sẵn sàng để bán.

Tóm tắt Giá gốc: Giá mua phải trả nhà cung cấp + Thuế nhập khẩu và thuế tiêu thụ đặc biệt + Những

khoản chi phí có liên quan đến hàng tồn kho để đưa hàng tồn kho về trạng thái sẵn sàng sản xuất và sẵn sàng để bán
(như chi phí vận chuyển, bốc xếp hàng tồn kho…). Những chi phí phát sinh sau này như thuê kho để chứa hàng thì
không phải cộng vào giá gốc của hàng tồn kho mà hạch toán vào chi phí hoạt động trong kỳ (tức hạch toán vào chi phí
quản lý doanh nghiệp hoặc chi phí sản xuất chung)
B. Nhiệm vụ của kế toán hàng tồn kho

 Theo dõi được việc nhập xuất hàng tồn kho theo đúng từng loại nguyên vật liệu, thành phẩm, hàng hoá một
cách chính xác thông qua các chứng từ phiếu nhập kho và phiếu xuất kho để theo dõi trong sổ chi tiết của hàng tồn
kho
 Để theo dõi được từng loại hàng tồn kho thì kế toán đặt mỗi loại nguyên vật liệu; hàng hóa; thành phẩm thành
mỗi mã hàng hoá mã nguyên vật liệu, mã thành phẩm để quan lý. Mỗi một mã hàng sẽ được theo dõi tại sổ chi tiết của
từng mã hàng hoá, mã thành phẩm và mã nguyên vật liệu, cụ thể ví dụ một sổ chi tiết theo dõi của một loại hàng hóa
như sau:
Tổ chức hạch toán hàng tồn kho theo một trong các phương pháp phù hợp (Kê khai thường xuyên hay Kiểm kê định kỳ),
tuỳ thuộc vào loại hình DN sao cho việc quản lý hàng tồn kho được dễ dàng.

 Kê khai thường xuyên: là nhập hàng và xuất hàng đều theo dõi hàng ngày. Tức là tại 1 thời điểm bất kỳ thì
luôn biết được số lượng hàng tồn trong sổ sách là bao nhiêu
Kiểm kê định kỳ: khi nhập hàng thì có theo dõi nhưng khi xuất hàng thì không theo dõi trong sổ sách. Do đó sẽ

không biết được số lượng tồn kho theo sổ sách tại một thời điểm bất kỳ mà phải đợi đến cuối kỳ (cuối tháng) tiến hành
kiểm kê thì sẽ tính được số lượng xuất ra sử dụng trong kỳ

Tổ chức công tác kiểm kê định kỳ (Tháng, Quý, Năm). Khi kết thúc kiểm kê tiến hành lập biên bản kiểm kê và phân ra
những loại hàng tồn kho chậm luân chuyển, hư hỏng, hết hạn sử dụng và đưa ra giải pháp và có chữ ký xác nhận của những
người có liên quan. Đối chiếu số liệu giữa kiểm kê thực tế và sổ sách để tìm hiểu nguyên nhân chênh lệch và điều chỉnh kịp thời.
Nếu

Chênh lệch thiếu: giữa kiểm kê so với sổ sách, Kế toán tiến hành điều chỉnh sổ sách về đúng thực tế và tìm
hiểu nguyên nhân chênh lệch để có biện pháp xử lý
Chênh lệch thừa: giữa kiểm kê so với sổ kế toán tiến hành điều chỉnh sổ sách cho khớp với thực tế để từ đó
tìm hiểu nguyên nhân và xử lý kịp thời.

Mọi trường hợp thừa hay thiếu phải tiến hành điều chỉnh cho đúng với thực tế kiểm kê
Lựa chọn phương pháp giá xuất hàng tồn kho theo một trong 4 phương pháp

 Nhập trước xuất trước (FiFo)


 Nhập sau xuất trước (LiFo)
 Bình quân gia quyền (Cuối tháng hoặc liên hoàn)
 Thực tế đích danh
Hướng dẫn thủ kho mở thẻ kho để theo dõi hàng tồn kho theo từng mã hàng cũng như việc ghi nhận nhập xuất hàng tồn
kho trên thẻ kho theo từng mã hàng. Mã hàng của thủ kho theo dõi phải thống nhất với mã hàng của Kế toán theo dõi. Cụ thể mẫu
của thẻ kho của một mặt hàng như sau:

Thường xuyên kiểm tra đối chiếu với thủ kho về mặt số lượng, nhập hàng cũng như xuất hàng
Cuối tháng phải lập bảng tổng hợp nhập xuất kho để gửi cho các bộ phận có liên quan đến kho,cụ thể bảng tổng hợp NXT:
C. Tài khoản sử dụng và sổ sách kế toán
Để theo dõi tăng và giảm hàng tồn kho, kế toán sử dụng các tài khoản sau:

 TK 152 (Nguyên vật liệu)


 TK 153 (Công cụ, dụng cụ đã học ở bài Kế toán tài sản cố định)
 TK 154 (Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang)
 TK 155 (Thành phẩm)
 TK 156 (Hàng hóa)
 TK 151 (Hàng mua đang đi đường)
 TK 157 (Hàng gửi đi bán)

Về mặt sổ sách thì kế toán sử dụng 2 loại sổ sách để theo dõi


 Sổ cái thì theo dõi mặt giá trị của từng loại hàng tồn kho (gồm sổ cái 151,152,153,154,155,156,157).
 Tương ứng với từng sổ cái của từng loại hàng tồn kho, kế toán sẽ mở theo dõi chi tiết từng loại hàng tồn kho
(nguyên vật liệu, hàng hoá, thành phẩm để theo dõi cả mặt số lượng và mặt giá trị, hàng gửi đi bán, hàng hàng đang đi
trên đường).
 Nguyên tắc: tổng giá trị của sổ chi tiết phải bằng tổng giá trị của sổ cái của từng loại hàng tồn kho. Để nhìn
thấy tổng quát của tất cả những mặt hàng chi tiết gồm hàng tồn kho tồn đầu kỳ (SL, ĐG, TT) , nhập trong kỳ và xuất
trong kỳ, tồn cuối kỳ của từng loại NVL, Thành phẩm, hàng hoá kế toán sẽ lập Bảng tổng hợp nhập xuất tồn của từng
loại hàng tồn kho.

D. Kết cấu tài khoản + Chứng từ sử dụng


Kết cấu tài khoản:
Chứng từ sử dụng: Chứng từ sử dụng của hàng tồn kho là dùng để ghi vào sổ sách kế toán Bên Nợ (Phát sinh tăng) và
Bên có (Phát sinh giảm) là gồm những chứng từ gì:
TH1: Chứng từ dùng để ghi sổ sách kế toán bên Nợ
Bên nợ của tài khoản hàng tồn kho (Hay còn gọi giá gốc của hàng tồn kho) : Thể hiện phát sinh hàng tồn kho mua vào tăng
trong kỳ.
Kế toán dựa vào Chứng từ kế toán nào? để ghi nhận bên nợ Hàng tồn kho:
 Hợp đồng, biên bản kiểm hàng có sự xác nhận giữa bên mua và bên bán,
 Phiếu xuất kho bên bán, biên bản kiểm tra chất lượng hàng
 Hoá đơn tài chính (Hóa đơn GTGT hoặc hóa đơn bán hàng) hoặc hoá đơn lẻ, Bảng kê thu mua hàng hoá

TH2: Chứng từ dùng để ghi sổ sách kế toán Bên Có


Bên có của sổ sách hàng tồn kho: Thể hiện hàng tồn kho xuất ra để sản xuất; xuất ra để sử dụng; xuất ra để bán
Kế toán dựa vào Chứng từ nào để ghi nhận vào bên có của hàng tồn kho:
Phiếu đề nghị bán hàng; Phiếu đề nghị cung cấp vật tư; Biên bản giao nhận hàng; Hóa đơn tài chính (GTGT Hoặc hóa đơn
bán hàng)
Trường hợp 1: Trường hợp xuất hàng tồn kho (hàng hoá hoặc thành phẩm) để bán
Trường hợp khách hàng mua hàng hóa trả TIỀN MẶT:

 Khi có phiếu đề nghị xuất hàng tồn kho ra để bán, => Kế toán thanh toán sẽ lập phiếu thu (3 liên) đồng thời
tiến hành lập hóa đơn tài chính (GTGT hoặc bán hàng)
 Khách hàng ký nhận vào phiếu thu (1 liên thủ quỹ giữ để ghi sổ), 1 liên kế toán thanh toán lưu
 Khách hàng đem phiếu thu tiền và hóa đơn tài chính đến kho để kế toán kho lập phiếu xuất kho và nhận hàng
và xuất trình bộ chứng từ cho bảo vệ để kiểm hàng khi ra cổng

Trường hợp khách hàng mua hàng hóa là MUA CHỊU:

 Căn cứ vào hợp đồng giữa 2 bên ký kết,


 Căn cứ vào phiếu đề nghị bán hàng của phòng bán hàng chuyển qua cho kế toán theo dõi công nợ và kế toán
bán hàng=>kế toán bán hàng tiến hành xuất hoá đơn tài chính và chuyển cho khách hàng để xuống kho nhận hàng .
 Kế toán kho căn cứ hoá đơn tài chính, lập phiếu xuất kho kèm theo biên bản giao nhận hàng (nếu có) để
chuyển cho khách hàng.Ra cổng bảo vệ, khách hàng xuất trình cho bảo vệ bộ chứng từ của việc bán hàng để bảo vệ
cho ra cổng.

Trường hợp 2: Trường hợp xuất hàng tồn kho (nguyên vật liệu) để SẢN XUẤT
Căn cứ vào phiếu đề nghị xuất nguyên vật liệu ra để sản xuất, kế toán kho lập phiếu xuất (gồm 3 liên) để chuyển cho thủ
kho xuất hàng. Kế toán kho lưu 1 phiếu xuất kho kèm theo phiếu đề nghị xuất vật tư để ghi sổ kế toán
KẾ TOÁN TÍNH GIÁ XUẤT KHO NHƯ THẾ NÀO?

 Xuất hàng tồn kho theo một trong 4 phương pháp:


 Fifo (Nhập trước, xuất trước),
 Lifo (Nhập sau , xuất trước),
 BQGQ (Bình quân gia quyền cuối kỳ, liên hoàn),
 Thực tế đích danh.

Giải thích từng phương pháp tính giá xuất kho:

 Phương pháp FiFo (Nhập trước xuất trước): Là khi xuất kho thì hàng nào nhập trước thì phải lấy đơn giá của
lô hàng nhập trước để tính giá xuất kho trước. Sau khi hết lô hàng nhập trước thì mới tiếp tục lấy đơn giá của lô hàng
tiếp theo của lô hàng trước đó.
 Phương pháp LiFo (Nhập sau xuất trước): Là khi xuất kho thì hàng nào nhập sau khi xuất kho lấy đơn giá của
lô hàng nhập sau để tính giá xuất kho trước, sau khi lấy hết lô hàng của nhập sau xuất trước xong thì mới lấy đơn giá
của lô hàng nhập trước đó.
 Phương pháp Bình quân gia quyền (Cuối tháng, Liên hoàn):

+ Đơn giá bình quân gia quyền cuối tháng là hàng ngày xuất kho thì không tính đơn giá xuất kho hàng ngày mà đợi cuối
tháng mới tính đơn giá xuất kho một lần.
Công thức tính đơn giá xuất kho theo Bình quân gia quyền cuối tháng như sau:

+ Đơn giá bình quân gia quyền liên hoàn là từng lần xuất kho phải tính đơn giá xuất kho. Công thức tính cũng giống như
công thức tính đơn giá bình quân gia quyền cuối tháng

 Phương pháp thực tế đích danh: Thực tế xuất mặt hàng nào thì giá mua vào của mặt hàng đó giá bao nhiêu khi
bán ra thì tính giá xuất kho của chính mặt hàng ban đầu luôn.

Ví dụ cụ thể về trường hợp xuất hàng tồn kho theo phương pháp nhập sau xuất trước (LiFo) về 1 trường hợp tính giá
xuất kho của Sổ chi tiết 1 mặt hàng như sau:
E. CÁC NGHIỆP VỤ KINH TẾ PHÁT SINH CHỦ YẾU NHƯ SAU:
E. 1 CÁC NGHIỆP VỤ LIÊN QUAN ĐẾN HÀNG HOÁ (Tài khoản sử dụng 156)
I. BÊN NỢ 156
1. Mua vào trong nước
Dựa vào hoá đơn GTGT của bên bán xuất, kế toán hạch toán như sau:
Nợ 156 (Ghi sổ cái 156 và ghi sổ chi tiết theo từng mặt hàng):
Nợ 133 (Thuế GTGT đầu vào được khấu trừ) Nếu có
Có 331 (Phải trả nhà cung cấp) hoặc Có 111 (Tiền mặt) hoặc Có 112 (Tiền gửi ngân hàng)
Giả sử với hóa đơn tài chính trên được thanh toán bằng tiền mặt kế toán hạch toán như sau:

 Nơ 156 (Hàng hóa): 300.000


 Có 111 (Tiền mặt): 300.000

(Nếu có phát sinh chi phí vận chuyển hàng thì cộng vào trị giá hàng hoá luôn mà không được hạch toán trực tiếp vào chi
phí bán hàng hoặc chi phí Quản lý).
Sau khi xác định được nghiệp vụ hạch toán như trên, kế toán tiến hành ghi sổ sách như sau:

 Sổ nhật ký chung ghi nghiệp vụ trên vào


 Sổ cái của tài khoản 156
 Sổ cái của tài khoản 111

Sau đó kế toán phân tích là do đây là hàng hóa có theo dõi chi tiết theo từng mặt hàng nên tiến hành mở sổ chi tiết theo
từng mặt hàng bên trên là sổ chi tiết của mặt hàng nẹp sàn và dây nút (Nếu mà chưa trả tiền thì phải mở sổ chi tiết theo dõi của
đối tượng phải trả cụ thể cho người bán), cụ thể ghi sổ chi tiết của 2 mặt hàng này và ghi sổ như sau:
2. Nếu nhập khẩu từ nước ngoài
Dựa vào tờ khai hải quan, kế toán hạch toán như sau:
 Nơ 156 (Hàng hóa).
 Có 331 (Phải trả cho đơn vị bán )

Đồng thời hạch toán thuế nhập khẩu phải nộp (thuế nhập khẩu tính vào giá trị hàng tồn kho) và thuế tiêu thụ đặc biệt (nếu
có). Số liệu để ghi nghiệp vụ này cũng lấy trên tờ khai.

 Nợ 156 (Hàng hóa).


 Có 3333 (Thuế nhập khẩu)
 Có 3332 (Thuế tiêu thụ đặc biệt)

Giả sử với Tờ khai trên thì kế toán tiến hành hạch toán như sau:

 Nơ 156 (Hàng hóa). : 9,142.35*20,828=190,416,866


 Có 331 (Phải trả cho đơn vị bán ): = 190,416,866

(Với tờ Khai trên Do mặt hàng này không chịu thuế TTĐB và thuế nhập khẩu nên trên tờ khai hai loại thuế này bằng
không nên không hạch toán nghiệp vụ về thuế nhập khẩu và thuế tiêu thụ đặc biệt).
Sau khi hạch toán được nghiệp vụ trên, kế toán tiến hành ghi vào các loại sổ sau:

 Sổ nhật ký chung của nghiệp vụ trên


Sổ cái 156 và 331

 Sau đó kế toán mổ Sổ chi tiết hàng hóa là Gỗ xẻ để theo dõi và đồng thời mở Sổ chi tiết phải trả người bán
(TK 331) là Cty American Lumber Company để theo dõi chi tiết .
Khi nộp tiền thuế GTGT hàng nhập khẩu, kế toán dựa vào chứng từ nộp thuế tiến hành hạch toán 2 nghiệp vụ như sau:
Nghiệp vụ 1: Thuế GTGT được khấu trừ

 Nợ 133 (Thuế GTGT được khấu trừ) :


 Có 33312 (Thuế GTGT của hàng nhập khẩu) :

Nghiệp vụ 2: Là nộp tiền các loại thuế

 Nợ 3332 (Thuế tiêu thụ đặc biệt) (Nếu có)


 Nợ 3333 (Thuế nhập khẩu) (Nếu có)
 Nợ 33312 (Thuế GTGT hàng nhập khẩu)
 Có 111 (Tiền mặt), hoặc 112 (Tiền gửi ngân hàng)

Với tờ khai và giấy nộp tiền như trên thì do hàng hóa này không chịu thuế tiêu thụ đặc biệt và không chịu thuế nhập khẩu,
nên kế toán tiến hành hạch toán 2 nghiệp vụ sau:
Nghiệp vụ 1: Thuế GTGT hàng nhập khẩu được khấu trừ

 Nợ 133 (Thuế VAT đầu vào): 59.191.208


 Có 33312 (Thuế GTGT hàng nhập khẩu): 59.191.208

Nghiệp vụ 2: Nộp thuế GTGT hàng nhập khẩu

 Nợ 33312 (Thuế GTGT hàng nhập khẩu): 59.191.208


 Có 111 (Tiền mặt) 59.191.208
Sau khi hạch toán được nghiệp vụ trên, kế toán tiến hành ghi vào các loại sổ sau:

 Sổ nhật ký chung của nghiệp vụ trên


 Sổ cái 133;33312;111

II. BÊN CÓ 156 (bán ra)


Khi Cty xuất bán hàng hoá cho khách hàng, kế tóa lập hóa đơn tài chính,
Kế toán Dựa vào hóa đơn này và này kế toán hạch toán 2 bút toán sau:
Bút toán 1: Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ

 Nợ 131 (Phải thu khách hàng), hoặc Nợ 111, hoặc Nợ 112


 Có 511 (Doanh thu bán hàng hóa và cung cấp dịch vụ )
 Có 3331 (Thuế GTGT đầu ra).

Bút toán 2: Giá vốn hàng bán

 Nợ 632 (Giá vốn hàng bán: theo từng mặt hàng)


 Có 156 (Hàng hoá)

(Cty phải áp dụng một trong 4 phương pháp tính giá xuất kho của hàng tồn kho là FiFo; LiFo; Bình quân gia quyền và
Thực tế đích danh thì mới có thể ghi được số tiền vào bút toán số 2).
Giả sử với hóa đơn đầu ra trên mà đã thu tiền mặt thì kế toán tiến hành hạch toán như sau:
Bút toán 1: doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ

 Nợ 111( Tiền mặt): 407.000


 Có 511 (Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ): 370.000
 Có 3331 (Thuế VAT đầu ra phải nộp): 37.000

Bút toán 2: Giá vốn hàng bán: Giả sử đơn vị đang sử dụng tính giá xuất kho theo phương pháp bình quân gia quyền cuối
kỳ. Kế toán dựa vào hóa đơn và phiếu xuất kho, kế toán tiến hành hạch toán như sau:

 Nợ 632 (Giá vốn hàng bán): 300.000


 Có 156 (Hàng hóa): 300.000

Sau khi hạch toán được 2 bút toán trên thì Kế toán tiến hành ghi vào các loại sổ sau:
 Sổ nhật ký chung của 2 nghiệp vụ trên
 Rồi từ đó ghi vào sổ cái 111;511;3331;632;156
 Tiếp theo là ghi vào chi tiết của tài khoản 156 của 2 mặt hàng đã bán trên hóa đơn như sau:
E. 2 CÁC NGHIỆP VỤ LIÊN QUAN ĐẾN NGUYÊN VẬT LIỆU (Tài khoản sử dụng 152)
I. BÊN NỢ 152
1. Mua vào trong nước
Dựa vào hoá đơn GTGT của bên bán xuất về việc bán nguyên vật liệu, kế toán hạch toán như sau
 Nơ 152 (Ghi sổ cái 152 và ghi sổ chi tiết theo từng loại NVL)
 Nơ 133 (Thuế GTGT đầu vào được khấu trừ)
 Có 331 (Phải trả người bán) hoặc Có 111 (Tiền Mặt) hoặc Có 112 (Tiền gửi Ngân hàng)

(Nếu có phát sinh chi phí vận chuyển NVL về đến kho thì cộng vào trị giá NVL luôn mà không được hạch toán trực tiếp
vào chi phí trong kỳ. Nếu mua nhiều loại nguyên vật liệu thì phân bổ chi phí vận chuyển đó vào giá gốc cho từng mặt hàng theo
tiêu thức trị giá nguyên vật liệu mua vào).
2. Nếu nhập khẩu tư nước ngoài thì
Dựa vào tờ khai hải quan, kế toán hạch toán như sau:

 Nơ 152 (Ghi sổ cái 152 và ghi sổ chi tiết theo từng mặt hàng)
 Có 331 (Phải trả cho đơn vị bán )
 (Tỷ giá lấy tỷ giá trên tờ khai hàng nhập khẩu và trị giá nguyên tệ lấy trên tờ khai)

Đồng thời hạch toán thuế nhập khẩu phải nộp, số liệu để ghi nghiệp vụ này cũng lấy trên Tờ khai nhập khẩu

 Nợ 152 (Ghi sổ cái 152 và ghi sổ chi tiết theo từng mặt hàng)
 Có 3333 (Thuế nhập khẩu, nếu có)
 Có 3332 (Thuế TTĐB, nếu có)

Khi nộp tiền thuế GTGT hàng nhập khẩu và thuế NK, kế toándựa vào chứng từ nộp thuế tiến hành hạch toán 2 nghiệp vụ
như sau:
Nghiệp vụ 1: Thuế GTGT hàng nhập khẩu được khấu trừ
 Nợ 133 (Thuế GTGT được khấu trừ)
 Có 33312 (Thuế GTGT của hàng nhập khẩu)

Nghiệp vụ 2: Ghi nhận bút toán nộp thuế GTGT hàng nhập khẩu

 Nợ 3332 (Thuế tiêu thụ đặc biệt)


 Nợ 3333 (Thuế nhập khẩu)
 Nợ 33312 (Thuế GTGT hàng nhập khẩu)
 Có 111 (Tiền mặt), hoặc 112 (Tiền gửi ngân hàng)

Lưu ý: Về cách mở sổ sách kế toán để ghi vào bên Nợ 152 cũng hạch toán tương tư như CÁC NGHIỆP VỤ KINH TẾ
PHÁT SINH LIÊN QUAN ĐẾN HÀNG HÓA BÊN NỢ 156. Các bạn xem cách hạch toán bên trên nhé
II. BÊN CÓ 152
Xuất NVL ra để sản xuất sản phẩm
Căn cứ vào Phiếu xuất kho nguyên vật liệu ra để sản xuất, tiến hành hạch toán
 Nợ 621 (Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp)
 Có 152 (Nguyên vật liệu xuất ra để sản xuất,
 (Ghi chú, giá xuất kho Nguyên vật liệu sử dụng một trong 4 phương pháp: LiFo, FiFo, BQGQ, và Thực tế
đích danh để ghi vào bên có 152)
Lưu ý: Về cách mở sổ sách kế toán để ghi vào bên Có 152 cũng hạch toán tương tư như CÁC NGHIỆP VỤ KINH TẾ
PHÁT SINH LIÊN QUAN ĐẾN HÀNG HÓA BÊN CÓ 156
E. 3KẾ TOÁN VỀ THÀNH PHẨM (Tài khoản sử dụng 155)
I. Bên nợ 155
Nhập kho: Khi nhập kho thành phẩm, kế toán dựa vào phiếu tính giá thành và phiếu báo thành phẩm hoàn thành tức là
phiếu nhập kho thành phẩm để tiến hành hạch toán như sau:

 Nợ 155 (Thành phẩm)


 Có 154 (Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang)

II. Bên có 155


 Bán thành phẩm ra bên ngoài cho khách hàng, kế toán sẽ xuất hóa đơn tài chính. Kế toán sẽ dựa vào phiếu
xuất kho và hóa đơn tài chính để tính giá xuất kho của hàng tồn kho theo 1 trong 4 phương pháp. Cách hạch toán và
cách làm cũng tương tự như bên có của 156. Các bạn em bên có của 156 để làm tương tự cho 155 nhé.
Về xuất thành phẩm hoặc hàng hoá ra để tiêu dùng nội bộ. Tiêu dùng nội bộ tức là xuất thành phẩm ra cho các
bộ phận trong công ty sử dụng

Ví dụ: Cty sản xuất quạt, xuất quạt ra cho bộ phận kinh doanh sử dụng), kế toán dựa vào bộ chứng từ xuất kho (gồm phiếu
xuất kho, hoá đơn tài chính), tiến hành hạch toán 3 bút toán như sau:
Bút toán 1: Nợ 641 (Chi phí bán hàng)
Có 512 (Doanh thu tiêu thụ nội bộ, ghi theo giá bán). Nghiệp vụ này dựa vào hóa đơn tài chính mà Cty xuất theo giá bán
thị trường. Tên người mua và tên người bán đều đứng tên Công ty
Bút toán 2: Nợ 632 (Giá vốn hàng bán, ghi theo giá vốn)
Có 155 (Thành phẩm). Nghiệp vụ này được ghi nhận là tính giá xuất kho của hàng tồn kho théo trong 4 phương pháp
Bút toán 3: Nợ 133 (Thuế GTGT được khấu trừ)
Có 3331 (Thuế GTGT đầu ra phải nộp). Nghiệp vụ này được ghi nhận dựa vào hóa đơn tài chính để ghi nhận vào. Và Cty
không phải nộp thuế vì đầu vào bằng đầu ra.
E. 4 KẾ TOÁN VỀ CÔNG CỤ, DỤNG CỤ (Tài khoản sử dụng 153)
I. Bên nợ 153:
TH1 : Mua trong nước. Mua công cụ dụng cụ về nhập kho, dựa vào hoá đơn tài chính (HĐ GTGT hoặc hóa đơn bán hàng)
của bên bán hoặc hoá đơn bán lẻ, kế toán hạch toán như sau:
 Nợ 153 (Công cụ, dụng cụ)
 Nợ 133 (Thuế VAT đầu vào) (nếu có)
 Có 111 (Tiền mặt), hoặc 112 (Tiền gửi ngân hàng), hoặc 331 (Phải trả người bán)

(Nếu có phát sinh những khoản chi phí vận chuyển liên quan đến công cụ dụng cụ thì hạch toán vào giá gốc của CCDC
tức bên nợ 153)
TH2: Nhập khẩu
Kế toán dựa vào Tờ Khai hải quan, tiến hành hạch toán 2 nghiệp vụ sau:
Nghiệp vụ 1

 Nợ 153 (Công cụ, dụng cụ)


 Có 331 (Phải trả người bán)

Nghiệp vụ 2: Thuế Nhập khẩu và thuế tiêu thụ đặc biệt (nếu có)

 Nợ 153 (Công cụ, dụng cụ)


 Có 3332 (Thuế tiêu thụ đặc biệt)
 Có 3333 (Thuế nhập khẩu)

II. Bên có 153:


Xuất Công cụ, dụng cụ (Phiếu xuất kho) ra để phục vụ cho bộ phận sản xuất hoặc bộ phận bán hàng hoặc bộ phận quản lý
và phân bổ nhiều kỳ kế toán.
 Nợ 142 (Chi phí trả trước ngắn hạn dưới 1 năm), hoặc
 Nợ 242 (Chi phí trả trước dài hạn trên 1 năm)
 Nợ 133 (Thuế GTGT được khấu trừ)
 Có 153 (Công cụ, dụng cụ)

Đồng thời, cuối tháng dựa vào bảng phân bổ chi phí trả trước ngắn hạn và dài hạn để hạch toán cho từng bộ phận có liên
quan.

 Nợ 627 (Chi phí sản xuất chung) hoặc 641 (Chi phí bán hàng), hoặc 642 (Chi phí quản lý doanh nghiệp)
 Có 142, hoặc 242 (bằng trị giá xuất kho/thời gian phân bổ)
 (Theo quy định của thuế TNDN (TT123) hiện hành thì thời gian phân bổ của CCDC không quá 2 năm ).
 Đã có 1 chuyên đề về kế toán CCDC chuyên đề riêng của buổi 3 “Kế toán công cụ, dụng cụ và chi phí trả
trước ngắn hạn và dài hạn”. Các anh chị tham khảo để đọc thêm cho hiểu nhé.

E. 5 KẾ TOÁN HÀNG GỬI ĐI BÁN (TK 157)

 Chỉ phản ánh vào Tài khoản 157 “Hàng gửi đi bán” trị giá của hàng hóa, thành phẩm đã gửi đi cho khách
hàng, gửi bán đại lý, ký gửi, gửi cho các đơn vị cấp dưới hạch toán phụ thuộc để bán, dịch vụ đã hoàn thành bàn giao
cho khách hàng theo hợp đồng kinh tế hoặc đơn đặt hàng, nhưng chưa được xác định là đã bán (Chưa được tính là
doanh thu bán hàng trong kỳ đối với số hàng hóa, thành phẩm đã gửi đi, dịch vụ đã cung cấp cho khách hàng).
 Hàng hóa, thành phẩm phản ánh trên tài khoản này vẫn thuộc quyền sở hữu của đơn vị, kế toán phải mở sổ chi
tiết theo dõi từng loại hàng hoá, thành phẩm, từng lần gửi hàng từ khi gửi đi cho đến khi được xác định là đã bán.

I. Bên nợ 157
Xuất hàng hoá hoặc thành phẩm xuống cho khách hàng, cho đại lý bán đúng giá hưởng hoa hồng hoặc cho đơn vị trực
thuộc của Công ty mà sử dụng chung hóa đơn của Cty , kế toán sử dụng phiếu xuất kho hàng gửi đi bán đại lý hoặc phiếu xuất
kho kiêm vận chuyển nội bộ (đối với chi nhánh hoặc cửa hàng) hoặc phiếu xuất kho đối với khách hàng.
Kế toán hạch toán như sau:

 Nợ 157 (Hàng gừi đi bán)


 Có 156 (Hàng hóa); 155 (Thành phẩm)

II.Bên có 157:
Khi đại lý bán hàng hoá được, tiến hành lập bảng kê hóa đơn mà đại lý bán được gửi về Cty thì Cty tiến hành xuất hoá đơn
hàng hoá đã bán ra cho đại lý và hạch toán như sau

 Nợ 1111,112,131 (Phải thu của đại lý)


 Có 511 (Doanh thu bán hàng hoá)
 Có 3331 (Thuế VAT đầu ra phải nộp).
 Đồng thời hạch toán giá vốn hàng đã bán
 Nợ 632 (Giá vốn hàng bán)
 Có 157 (Hàng gửi đi bán)

Số tiền hoa hồng phải trả cho đơn vị nhận bán hàng đại lý hưởng hoa hồng, ghi:

 Nợ TK 641 – Chi phí bán hàng (Hoa hồng đại lý chưa có thuế GTGT)
 Nợ TK 133 – Thuế GTGT được khấu trừ (1331)
 Có các TK 111, 112, 131, …

E.6 VỀ HÀNG HOÁ MUA ĐANG ĐI ĐƯỜNG (TK 151)


Hàng hóa, vật tư được coi là thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp nhưng chưa nhập kho, bao gồm:

Hàng hóa, vật tư mua ngoài đã thanh toán tiền hoặc đã chấp nhận thanh toán nhưng còn để ở kho người bán, ở
bến cảng, bến bãi hoặc đang trên đường vận chuyển;
 Hàng hóa, vật tư mua ngoài đã về đến doanh nghiệp nhưng đang chờ kiểm nghiệm, kiểm nhận nhập kho.

Hàng ngày, khi nhận được hóa đơn mua hàng, nhưng hàng chưa về nhập kho, kế toán chưa ghi sổ mà tiến hành đối chiếu
với hợp đồng kinh tế và lưu hóa đơn vào tập hồ sơ riêng: “Hàng mua đang đi đường”.

 Trong tháng, nếu hàng về nhập kho, kế toán căn cứ vào phiếu nhập kho và hóa đơn mua hàng ghi sổ trực tiếp
vào các Tài khoản 152 “Nguyên liệu, vật liệu”, Tài khoản 153 “Công cụ, dụng cụ”, Tài khoản 156 “Hàng hóa”.
 Nếu cuối tháng hàng vẫn chưa về thì căn cứ hóa đơn mua hàng ghi vào Tài khoản 151 “Hàng mua đang đi
đường”.
Hạch toán nghiệp vụ hàng đang đi trên đường.

 Khi mua hàng hoá mà hàng hoá đó đã thuộc sở hữu của Cty nhưng trong tháng hàng chưa về đến kho. Kế toán
tiến hành lưu hồ sơ là Hàng đang đi trên đường. Đến cuối tháng nếu hàng vẫn chưa về đến kho Kế toán dựa vào các
chứng từ chứng minh hàng hoá đó thuộc sở hữu của Cty (gồm hoá đơn GTGT, biên bảng giao nhận hàng hoá ).Tiến
hành hạch toán

– Nợ 151 (Hàng mua đang đi đườn)


– Nợ 133 (nếu có)
– Có 111,112 hoặc 331

Đến cuối tháng Khi hàng về đến kho, tiến hành thủ tục nhập kho, kế toán dựa vào phiếu nhập kho cùng các
chứng từ có liên quan, hạch toán như sau:

– Nợ 156 (Hàng hóa ),152 (Nguyên vật liệu) ,153 (Công cụ, dụng cụ)..
– Có 151 (Hàng đang đi trên đường )
F. Hàng tồn kho trình bày trên bảng cân đối kế toán gồm có 2 mục:

 Hàng tồn kho và


 Dự phòng giảm giá hàng tồn kho
Lưu ý: Để lập dự phòng hàng tồn kho kế toán phải so sánh giữa giá gốc và giá trị thuần có thể thực hiện được. Nếu giá trị
thuần có thể thực hiện được nhỏ hơn giá gốc thì hàng tồn kho phải được trính bày theo giá trị thuần có thể thực hiện được. Tức
lúc này phải lập dự phòng

H.Tóm tắt sơ đồ nghiệp vụ kinh tế phát sinh


Sơ đồ tóm tắt nghiệp vụ kinh tế phát sinh sẽ giúp cho các bạn biết các nghiệp vụ của hàng tồn kho gồm mua trong nước,
mau ngước ngoài, xuất ra để sản xuất va xuất ra để bán thì được hạch toán như thế nào…thì đã được tóm tắt trong sơ đồ. Các bạn
Download về nhé.: So do ke toan hang ton kho
G.Bài tập và Bài giải
Bài tập kế toán hàng tồn kho sẽ giúp cho các anh chị nhớ lại các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trên được hạch toán trong thực
tế như thế nào. Để giúp cho các anh chị tự học kế toán tốt chúng tôi đã viết bài giải kèm theo để các anh chị tiện theo dõi.

 Download Bài tập


 Download Bài giải
Bài tập thực hành lý thuyết; Bài tập thực hành trên chứng từ thực tế
 Bài tập lý thuyết
Cty A là Cty sản xuất, hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên.Trong tháng 5/2013, có các
nghiệp vụ sau (đơn vị tính ngàn đồng)
1. Thu mua NVL chính A đã về đến kho và đã nhập kho, chưa trả tiền cho người bán. Số tiền phải trả ghi trên hoá đơn chưa
VAT là 50.000 (đơn giá là 5.000 và Số lượng là 10), thuế GTGT 5.000,
2. Chi phí thu mua, vận chuyển số NVL chính A trên về kho: 4.400 gồm cả thuế 10% (trị giá chưa VAT là 4.000 và VAT là
400). Toàn bộ thanh toán bằng tiền mặt
3. Mua công cụ dụng cụ đã nhập kho chưa trả tiền cho người bán. Giá hoá đơn chưa thanh toán 24.200 (cả thuế GTGT
10%). Vậy trị giá chưa VAT là 22.000 và VAT là 2.200. Đồng thời xuất kho công cụ dụng cho bộ phận bán hàng sử dụng với thời
gian phân bổ là 24 tháng.
4. Xuất số lượng là 3 của Nguyên vật liệu A ra để sản xuất thành phẩm B. Biết rằng tồn kho đầu kỳ của NVL A với số
lượng là 5 tương ứng trị giá là 30.000=> Đơn giá đầu kỳ của NVL A là 6.000. Đơn vị sử dụng phương pháp giá xuất kho nguyên
vật liệu theo phương pháp bình quân gia quyền cuối tháng để tính giá xuất kho. Hãy hạch toán nghiệp vụ xuất nguyên vật liệu A
để sản xuất sản phẩm B.
5.Trong tháng đơn vị nhập kho thành phẩm với số lượng là 10 thành phẩm và giá thành của 1 sản phẩm B là 6.600.
6. Trong tháng đơn vị đã bán ra được 7 thành phẩm với giá bán là 6.900/sản phẩm chưa VAT cho khách hàng Nguyễn Văn
Y và thuế suất VAT là 10% đã thu bằng tiền mặt là 50% phần còn lại cho khách hàng nợ. Biết rằng không có thành phẩm tồn đầu
kỳ. Đơn vị sử dụng phương pháp giá xuất kho thành phẩm theo phương pháp bình quân gia quyền cuối kỳ.
7. Trong kỳ đơn vị có gửi thành phẩm đến đơn vị K để bán hàng dùm, với số lượng là 3 đơn vị.
Yêu cầu: Anh Chị hãy thực hiện định khoản những nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong kỳ và cho biết từng nghiệp
vụ đó sử dụng chứng từ gì để hạch toán và ghi vào những loại sổ nào.
 Bài tập thực hành trên chứng từ thực tế
Dựa vào hoá đơn đầu ra, đầu vào của Cty Lộc Thu trong tháng 10/2013, tiến hành ghi sổ chi tiết và sổ cái của hàng tồn
kho theo từng loại hàng hoá, đồng thời lập bảng tổng hợp nhập xuất tồn kho. Biết rằng đơn vị hạch toán hàng tồn kho theo
phương pháp kê khai thường xuyên và xuất hàng tồn kho theo phương pháp bình quân gia quyền cuối tháng.
Bài tập thực hành lý thuyết; Bài tập thực hành trên chứng từ thực tế
 Bài tập lý thuyết
Cty A là Cty sản xuất, hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên.Trong tháng 5/2013, có các
nghiệp vụ sau (đơn vị tính ngàn đồng)
1. Thu mua NVL chính A đã về đến kho và đã nhập kho, chưa trả tiền cho người bán là Cty C. Số tiền phải trả
ghi trên hoá đơn chưa VAT là 50.000 (đơn giá là 5.000 và Số lượng là 10), thuế GTGT 5.000,
Giải:
Hạch toán
Nợ 152: 50.000
Nợ 133: 5.000
Có 331 (Cty C): 55.000
Ghi Sổ
Nhật ký chung
Sổ cái 133,331,152
Sổ chi tiết của nguyên Vật liệu chính A; Sổ chi tiết phải trả người bán C
Chứng từ sử dụng:

Phiếu nhập kho+Hóa đơn tài chính

2. Chi phí thu mua, vận chuyển số NVL chính A trên về kho: 4.400 gồm cả thuế 10% (trị giá chưa VAT là 4.000
và VAT là 400). Toàn bộ thanh toán bằng tiền mặt

Giải
Hạch toán
Nợ 152: 4000
Nợ 133: 400
Có 111: 1.400

Ghi sổ:
NCK
Sổ cái 152; Sổ 133; Sổ 111
Sổ chi tiết của NVL chính A

Chứng từ:
Hóa đơn và phiếu chi tiền mặt
3. Mua công cụ dụng cụ đã nhập kho chưa trả tiền cho người bán. Giá hoá đơn chưa thanh toán cho Cty ABC
24.200 (cả thuế GTGT 10%). Vậy trị giá chưa VAT là 22.000 và VAT là 2.200. Đồng thời xuất kho công cụ dụng cho bộ
phận bán hàng sử dụng với thời gian phân bổ là 24 tháng.

Giải:
Hạch toán
Nơ 153: 22.000
Nợ 133: 2.200
Có 331(Cty ABC) : 24.200

Khi xuất kho CCDc cho bộ phận bán hàng


Nơ 242: 22.000
Có 153: 22.000

Định kỳ thì phân bổ vào chi phí bán hàng theo Bảng phân bổ chi phí trả trước dài hạn.
Ghi sổ
Sổ NCK
Sổ cái 153;133;331
Đồng thời ghi sổ chi tiết 331 Cty ABC và Sổ chi tiết CCDC

Chứng từ
Hóa đơn GTGT
Bảng phân bổ chi phí trả trước dài hạn
Phiếu xuất kho

4. Xuất số lượng là 3 Nguyên vật liệu A ra để sản xuất thành phẩm B. Biết rằng tồn kho đầu kỳ của NVL A với
số lượng là 5 tương ứng trị giá là 30.000=> Đơn giá đầu kỳ của NVL A là 6.000. Đơn vị sử dụng phương pháp giá xuất
kho nguyên vật liệu theo phương pháp bình quân gia quyền cuối tháng để tính giá xuất kho. Hãy hạch toán nghiệp vụ
xuất nguyên vật liệu A để sản xuất sản phẩm B.
Giải:
Đơn giá xuất kho NVL=(Trị giá tồn đầu kỳ+Trị giá nhập trong kỳ)/(Số lượng tồn đầu kỳ+Số lượng nhập trong
kỳ)=(30.000+50.000+4.000)/(5+10)=5.600

Hạch toán:
Nợ 621(B): 5.600*3=16.800
Có 152: 5.600*3=16.800

Ghi sổ:
NCK
Sổ cái 621;152
Sổ chi tiết NVL A

Chứng từ:
Phiếu xuất kho NVL A

5. Trong tháng đơn vị nhập kho thành phẩm với số lượng là 10 thành phẩm và giá thành của 1 sản phẩm B là
6.600. Biết rằng đơn vị không có chi phí SXKD dở dang cuối kỳ
Giải:
Trị giá thành phẩm nhập kho=6.600*10=66.000
Hạch toán
Nơ 155: 66.000
Có 154: 66.000

Ghi sổ :
NCK ; sổ cái 154 và 155
Sổ chi tiết 155 thành phẩm B

Chứng từ ghi sổ:


Phiếu báo thành phẫm hoàn thành +Phiếu nhập kho thành phẩm

6. Trong tháng đơn vị đã bán ra được 7 thành phẩm với giá bán là 6.900/sản phẩm chưa VAT cho khách hàng
Nguyễn Văn Y và thuế suất VAT là 10% đã thu bằng tiền mặt là 50% phần còn lại cho khách hàng nợ. Biết rằng không có
thành phẩm tồn đầu kỳ. Đơn vị sử dụng phương pháp giá xuất kho thành phẩm theo phương pháp bình quân gia quyền cuối
kỳ.

Giải:
Giá vốn hàng bán: (Trị giá thành phẩm tồn đầu kỳ+Trị giá thành phẩm nhập trong kỳ)/(Số lượng TP tồn đầu +Số lượng
TP nhập trong kỳ).=(0+66.000)/(0+10)=6.600
Hạch toán bán hàng ghi 2 nghiệp vụ
Hạch toán doanh thu
Nợ 111: 26.565
Nơ 131: 26.565
Có 511: 48.300
Có 3331: 4.830

Đồng thời hạch toán giá vốn


Nợ 632: 6.600*7=46.200
Có 155:46.200

Ghi sổ
Sổ NKC;Sổ cái 111;131;511;3331

Chứng từ
Là hóa đơn tài chính+Phiếu xuất kho
7. Trong kỳ đơn vị có gửi thành phẩm đến đơn vị K để bán hàng dùm, với số lượng là 3 đơn vị.
Giải:
Đơn vị dùm phiếu xuất kho để hạch toán (Căn cứ vào hợp đồng ký kết giữa Cty va đơn vị K)
Nợ 157: 3*6.600=19.800
Có 155:3*6.600=19.800
Ghi sổ:
NCK; Sổ cái 157;155;
Sổ chi tiết 157 và sổ chi tiết 155

Chứng từ: Phiếu xuất kho+Biên bản bàn giao thành phẩm gửi bán

Yêu cầu: Anh Chị hãy thực hiện định khoản những nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong kỳ và cho biết từng nghiệp
vụ đó sử dụng chứng từ gì để hạch toán và ghi những loãi sổ nào
 Bài tập thực hành trên chứng từ thực tế
Dựa vào hoá đơn đầu ra, đầu vào của Cty Lộc Thu trong tháng 10/2013, tiến hành ghi sổ chi tiết và sổ cái của hàng tồn
kho theo từng loại hàng hoá, đồng thời lập bảng tổng hợp nhập xuất tồn kho. Biết rằng đơn vị hạch toán hàng tồn kho theo
phương pháp kê khai thường xuyên và xuất hàng tồn kho theo phương pháp bình quân gia quyền cuối tháng.
Kế toán bán hàng và các khoản giảm trừ doanh thu + Doanh thu hoạt động tài chính + Chi phí tài chính + Kế toán
các khoản thu nhập khác + Chi phí khác

 Khái niệm về doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ


 Khái niệm về doanh thu tiêu dùng nội bộ
 Khái niệm về các khoản giảm trừ doanh thu
 Khái niệm Doanh thu tài chính+Chi phí tài chính
 Khái niệm về các khoản thu nhập khác+Chi phí khác
 Tài khoản sử dụng và Kết cấu của tài khoản; Sơ đồ tóm tắt hạch toán kế toán.
 Chứng từ kế toán sử dụng của một số nghiệp vụ kinh tế chủ yếu liên quan đến việc bán hàng và giảm trừ
doanh thu; Cũng như chứng từ sử dụng của một số nghiệp vụ về thu nhập khác và chi phí khác+Doanh thu tài chính và
chi phí tài chính

Kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành

 Khái niệm giá thành


 Tập hợp chi phí để tính giá thành
 Các phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ (theo chi phí nguyên vật liệu trực tiếp; theo ước lượng
sản phẩm hoàn thành tương đương)
 Các phương pháp tính giá thành (Theo đơn đặt hàng; Theo tỷ lệ; Theo Z kế hoạch)

Kế toán các nghiệp vụ cuối kỳ + Kết chuyển xác định KQKD


 Thực hiện các bút toán cuối kỳ (Gồm bút toán phân bổ chi phí trả trước ngắn hạn; Phân bổ chi phí trả trước
dài hạn; Bút toán tiền lương và các khoản trích theo lương;Bút toán kết chuyển thuế VAT đầu vào và đầu ra; Các bút
toán về điều chỉnh cuối kỳ gồm tiền, hàng tồn kho, tài sản cố định nếu có. Cộng với các nghiệp vụ về đối chiếu công
nợ, các bút toán lập dự phòng)
 Thực hiện các bút toán kết chuyển chi phí và kết chuyển doanh thu để xác định kết quả kinh doanh

Nội dung gồm những phần sau:

1. Các bút toán cuối kỳ (Tháng)

2. Các bút toán kết chuyển (Tháng)

3. Khóa sổ và lập bảng cân đối số phát sinh, những thủ thuật cần kiểm tra trước khi lập báo cáo tài chính.

4. Hướng dẫn lập Báo cáo tài chính (Bảng cân đối kế toán; Báo cáo Kết quả kinh doanh; Lưu chuyển tiền tệ và Thuyết minh báo
cáo tài chính)

Câu hỏi: Kế toán là công việc kiểm soát thường xuyên hàng ngày các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong kỳ và đã được ghi sổ
hàng ngày. Như vậy cuối kỳ (Tháng) kế toán cần làm hạch toán vào trong sổ sách những nghiệp vụ kinh tế nào để đủ dữ liệu từ
đó khóa sổ và lập những báo cáo gửi cho Ban Tổng giám đốc cũng như cho Cơ quan chức năng.
Trả lời: Cuối tháng kế toán cần ghi vào trong sổ sách những nghiệp vụ sau:

– Ghi sổ các nghiệp vụ cuối tháng như tính lương, trích các khoản theo lương, trích khấu hao TSCĐ, phân bổ chi phí trả trước
ngắn hạn và dài hạn; Kiểm kê hàng tồn kho; tài sản cố định và quỹ tiền mặt cũng như hạch toán trích trước chi phí và lập dự
phòng…

– Tiếp theo kế toán thực hiện bút toán kết chuyển doanh thu và thu nhập khác (Loại 5 và loại 7) vào tài khoản loại 9, kết chuyển
chi phí (Loại 6 và loại 8) vào tài khoản loại 9 để xác định kết quả kinh doanh.

– Cuối cùng, kế toán thực hiện việc khóa sổ các tài khoản từ loại 1 đến loại 9 xác định số dư cuối kỳ từng tài khoản lập Bảng cân
đối số phát sinh.

– Dựa vào sổ cái, sổ chi tiết các tài khoản kết hợp với Bảng cân đối số phát sinh kế toán lập các Báo cáo tài chính ( 4 mẫu biểu:
Bảng cân đối kế toán, Bảng báo cáo kết quả kinh doanh, Bảng lưu chuyển tiền tệ, Bảng thuyết minh báo cáo tài chính) để nộp cho
Cơ quan chức năng cũng như Cho Ban Tổng giám đốc và đồng thời lập những báo cáo quản trị theo yêu cầu của Ban Tổng giám
đốc.

I.BÚT TOÁN CUỐI KỲ (CUỐI THÁNG)


– Bút toán cuối kỳ (tháng): là những bút toán cuối kỳ (tháng) kế toán phải thực hiện để ghi vào sổ sách kế toán đầy đủ trước khi
lập Báo cáo tài chính và các báo cáo quản trị. Các bút toán cuối kỳ (tháng) bao gồm những bút toán sau:

+ Hạch toán tiền lương và các khoản trích theo lương

+ Hạch toán Phân bổ chi phí trả trước ngắn hạn và dài hạn, trích khấu hao tài sản cố định

+ Kiểm kê hàng tồn kho, tài sản cố định, kiểm kê quỹ tiền mặt…và xử lý chênh lệch thừa và thiếu khi kiểm kê. (tùy vào từng
doanh nghiệp mà việc kiểm kê có thể thực hiện theo tháng, quý, năm hoặc đột xuất khi có chênh lệch)

+ Tập hợp chi phí và tính giá thành (nếu đơn vị có tính giá thành)

+ Đối chiếu công nợ xem có chênh lệch để điều chỉnh kịp thời, cấn trừ công nợ ( tùy vào từng đơn vị việc đối chiếu công nợ có
thể là cuối tháng, cuối quý, cuối năm hay đối chiếu đột xuất khi có chênh lệch).

+ Khấu trừ giữa 133 và 3331 (Chỉ áp dụng cho doanh nghiệp kê khai thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ). Giữa 2 tài khoản
này thì chỉ có 1 tài khoản có số dư. Có thể kết chuyển cuối tháng hoặc cuối quý tùy theo doanh nghiệp kê khai thuế GTGT theo
tháng hay theo quý.
+ Lên ngân hàng in sổ phụ ngân hàng (Và lấy giấy báo nợ, báo có) đối chiếu số dư cuối kỳ trên sổ phụ tài khoản theo từng ngân
hàng với số dư cuối kỳ trên sổ kế toán tiền gửi ngân hàng.

+ Trích lập dự phòng nếu có (Nợ phải thu khó đòi và lập dự phòng hàng tồn kho cũng như lập dự phòng tài chính)

+ Trích trước chi phí (nếu có)

NỘI DUNG CHI TIẾT TỪNG BÚT TOÁN CUỐI KỲ (THÁNG)

1. Hạch toán tiền lương và các khoản trích theo lương:

Cuối tháng kế toán dựa vào Hợp đồng lao động, phụ lục hợp đồng lao động, báng chấm công, quy chế tài chính, quy chế lương
thưởng của công ty để lập Bảng lương tháng.

Mẫu bảng lương tháng 01/2014 Công ty An Tâm


Dựa vào bảng lương kế toán tiến hành ghi sổ các nghiệp vụ sau:

Nghiệp vụ 1: Cuối tháng kế toán hạch toán tiền lương phải trả cho người lao động theo từng bộ phận (lấy dữ liệu trên bảng lương
cột (11) Tổng thu nhập theo từng bộ phận tương ứng)
Nợ TK 622 – Chi phí nhân công trực tiếp

Nợ TK 6231 – Chi phí sử dụng máy thi công

Nợ TK 6271 – Chi phí sản xuất chung

Nợ TK 6411 – Chi phí bán hàng

Nợ TK 6421 – Chi phí quản lý doanh nghiệp

Có TK 334 – Phải trả người lao động (3341, 3348).

Cụ thể với Bảng lương tháng 01/2014 công ty An Tâm:Ngày 31/01/2014 dựa theo bảng lương tháng 01/2014 kế toán hạch toán
tiền lương phải trả cho người lao động trong các loại sổ sách kế toán có liên quan (Sổ nhật ký chung và sổ cái TK 6421, 6411,
622, 3341), ghi:

Nợ TK 6421: 130.350.000 đồng


Nợ TK 6411: 29.700.000 đồng

Nợ TK 622: 31.700.000 đồng

Có TK 3341: 191.750.000 đồng

Nghiệp vụ 2: Khấu trừ lương người lao động tiền Bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp ( khoản bảo hiểm người
lao động chịu) (lấy dữ liệu trên bảng lương cột (15) BHXH, (16) BHYT, (17) BHTN)

Nợ TK 3341 – Phải trả người lao động (3341)

Có TK 3383 – Bảo hiểm xã hội (8% x lương cơ bản trên Hợp đồng)

Có TK 3384 – Bảo hiểm y tế (1,5% x lương cơ bản trên Hợp đồng)

Có TK 3389 – Bảo hiểm thất nghiệp (1% x lương cơ bản trên Hợp đồng)
Cụ thể với Bảng lương tháng 01/2014 công ty An Tâm:Ngày 31/01/2014 dựa bảng lương tháng 01/2014 kế toán hạch toán
khấu trừ lương các khoản BHXH, BHYT vào sổ Nhật ký chung, sổ cái các TK 3341, 3383, 3384; ghi:

Nợ TK 3341: 1.401.250 đồng

Có TK 3383: 1.180.000 đồng

Có TK 3384: 221.250 đồng

(Do Cty dưới 10 người lao động nên ko tham gia Bảo hiểm thất nghiệp. Tuy nhiên kể từ 1/1/2015 trở đi thì Công ty cho dù có 1
người lao động mà có ký hợp đồng lao động từ 3 tháng trở lên cũng bắt buộc tham gia bảo hiểm thất nghiệp ).

Cuối tháng kế toán dựa vào Bảng lương lập Bảng trích các khoản theo lương BHXH, BHYT, BHTN, KPCD như bảng bên dưới:

Mẫu bảng trích theo lương BHXH, BHYT, KPCD tháng 01/2014 công ty An Tâm
Nghiệp vụ 3: Ngày 31/1/2014, Kế toán dựa vào bảng các khoản trích theo lương hạch toán nghiệp vụ trích bảo hiểm xã hội, bảo
hiểm y tế và kinh phí công đoàn vào chi phí sản xuất, kinh doanh theo từng bộ phận (khoản bảo hiểm công ty chịu) (lấy dữ liệu
cột (13), (14), (15), (16) Các khoản giảm trừ công ty chịu và cột bộ phận) như sau:
3.1 Trích theo lương bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp và kinh phí công đoàn bộ phận trực tiếp sản xuất vào
sổ Nhật ký chung, sổ cái các TK 622, 3383, 3384, 3382

Nợ TK 622 – Chi phí nhân công trực tiếp

Có TK 3382 – Kinh phí công đoàn (2% x lương cơ bản trên Hợp đồng)

Có TK 3383 – Bảo hiểm xã hội (18% x lương cơ bản trên Hợp đồng)

Có TK 3384 – Bảo hiểm y tế (3% x lương cơ bản trên Hợp đồng)

Có TK 3389 – Bảo hiểm thất nghiệp (1% x lương cơ bản trên Hợp đồng)

Theo bảng các khoản trích theo lương tháng 01/2014 Công ty An Tâm: Ngày 31/01/2014, kế toán dựa vào bảng lương và bảng
các khoản trích theo lương kế toán ghi sổ nghiệp vụ trích theo lương bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, và kinh phí công đoàn vào
bộ phận trực tiếp sản xuất (TK 622)

Nợ TK 622: 1.081.000 đồng


Có TK 3383: 846.000 đồng

Có TK 3384: 141.000 đồng

Có TK 3382: 94.000 đồng

3.2 Trích theo lương bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và kinh phí công đoàn bộ phận sử dụng máy thi công

Nợ TK 6231 – Chi phí sử dụng máy thi công (6231)

Có TK 3382 – Kinh phí công đoàn (2% x lương cơ bản trên Hợp đồng)

Có TK 3383 – Bảo hiểm xã hội (18% x lương cơ bản trên Hợp đồng)

Có TK 3384 – Bảo hiểm y tế (3% x lương cơ bản trên Hợp đồng)

Có TK 3389 – Bảo hiểm thất nghiệp (1% x lương cơ bản trên Hợp đồng)
3.3 Trích theo lương bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp và kinh phí công đoàn bộ phận quản lý sản xuất

Nợ TK 6271 – Chi phí sản xuất chung (6271)

Có TK 3382 – Kinh phí công đoàn (2% x lương cơ bản trên Hợp đồng)

Có TK 3383 – Bảo hiểm xã hội (18% x lương cơ bản trên Hợp đồng)

Có TK 3384 – Bảo hiểm y tế (3% x lương cơ bản trên Hợp đồng)

Có TK 3389 – Bảo hiểm thất nghiệp (1% x lương cơ bản trên Hợp đồng)

3.4 Trích theo lương bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp và kinh phí công đoàn bộ phận bán hàng

Nợ TK 6411 – Chi phí bán hàng (6411)

Có TK 3382 – Kinh phí công đoàn (2% x lương cơ bản trên Hợp đồng)
Có TK 3383 – Bảo hiểm xã hội (18% x lương cơ bản trên Hợp đồng)

Có TK 3384 – Bảo hiểm y tế (3% x lương cơ bản trên Hợp đồng)

Có TK 3389 – Bảo hiểm thất nghiệp (1% x lương cơ bản trên Hợp đồng)

Theo bảng các khoản trích theo lương tháng 01/2014 Công ty An Tâm: Ngày 31/01/2014, Kế toán dựa vào bảng lương và các
khoản trích theo lương kế toán hạch toán trích theo lương bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, và kinh phí công đoàn bộ phận bán
hàng (TK 6411) vào sổ Nhật ký chung và sổ cái các TK 6411, 3383, 3384, 3382

Nợ TK 6411: 1.081.000 đồng

Có TK 3383: 846.000 đồng

Có TK 3384: 141.000 đồng

Có TK 3382: 94.000 đồng


3.5 Trích theo lương bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp và kinh phí công đoàn bộ phận quản lý doanh nghiệp

Nợ TK 642 – Chi phí quản lý doanh nghiệp (6421)

Có TK 3382 – Kinh phí công đoàn (2% x lương cơ bản trên Hợp đồng)

Có TK 3383 – Bảo hiểm xã hội (18% x lương cơ bản trên Hợp đồng)

Có TK 3384 – Bảo hiểm y tế (3% x lương cơ bản trên Hợp đồng)

Có TK 3389 – Bảo hiểm thất nghiệp (1% x lương cơ bản trên Hợp đồng)

Theo bảng các khoản trích theo lương tháng 01/2014 Công ty An Tâm: Ngày 31/01/2014, dựa vào bảng các khoản trích theo
lương kế toán hạch toán trích theo lương bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và kinh phí công đoàn bộ phận quản lý doanh nghiệp
(TK 6421) vào sổ Nhật ký chung và sổ cái các TK 6421, 3383, 3384, 3382

Nợ TK 6421: 1.230.500 đồng


Có TK 3383: 963.000 đồng

Có TK 3384: 160.500 đồng

Có TK 3382: 107.000 đồng

Nghiệp vụ 4: Cuối tháng dựa vào Bảng lương kế toán tiến hành hạch toán nghiệp vụ khấu trừ lương thuế TNCN (lấy dữ liệu cột
(20) Thuế TNCN phải nộp trên bảng lương)

Nợ TK 3341 – Phải trả người lao động

Có TK 3335 – Thuế thu nhập cá nhân

Dựa vào bảng lương tháng 01/2014 công ty An Tâm: kế toán hạch toán thuế TNCN tháng 01/2014

Nợ TK 3341: 24.517.288 đồng

Có TK 3335 : 24.517.288 đồng


Nghiệp vụ 5: Tùy theo quy định từng công ty tiền lương sẽ được thanh toán vào cuối tháng hoặc thanh toán trong tháng sau. Khi
thanh toán lương kế toán lập phiếu chi lương (nếu chi lương bằng tiền mặt, Ủy nhiệm chi ( nếu chi lương bằng tiền gửi ngân
hàng). Dựa vào phiếu chi hoặc ủy nhiệm chi thanh toán tiền lương cho người lao động kế toán tiến hành ghi sổ Nhật ký chung và
sổ cái các TK 3341, 1111, 1121.

Nợ TK 334 – Phải trả người lao động (3341, 3348)

Có TK 1111- Tiền mặt VND

Hoặc Có TK 1121 – Tiền gửi ngân hàng VND ( Nếu là tiền gửi ngân hàng thì cần theo dõi rõ tiền gửi tại ngân hàng nào , ví dụ :
11211 – tiền VNĐ tại ngân hàng ACB; 11212 – tiền VNĐ tại ngân hàng VCB)

Nghiệp vụ 6: Đối với tiền bảo hiểm phát sinh tháng nào thì công ty phải nộp chậm nhất là ngày cuối cùng tháng đó. Hình thức
đóng bảo hiểm: chuyển khoản tiền BH từ tài khoản công ty sang tài khoản cơ quan Bảo hiểm (không nộp bằng tiền mặt). Dựa vào
Ủy nhiệm chi nộp tiền BH xã hội, BH y tế, BH thất nghiệp cho cơ quan Bảo hiểm quản lý, kế toán tiến hành ghi sổ Nhật ký
chung và sổ cái các TK 3383, 3384, 3389, 1121.

Nợ TK 3383 – Bảo hiểm xã hội


Nợ TK 3384 – Bảo hiểm y tế

Nợ TK 3389 – Bảo hiểm thất nghiệp

Có TK 1121 – Tiền gửi ngân hàng (Ghi rõ ngân hàng nào)

Nghiệp vụ 7: Dựa vào Phiếu chi hoặc Ủy nhiệm chi nộp kinh phí công đoàn cho Liên đoàn lao động quản lý , kế toán ghi sổ
Nhật ký chung và sổ cái các TK 3382, 1111, 1121

Nợ TK 3382 – Kinh phí công đoàn

Có TK 1111 – Tiền mặt VND

Hoặc Có TK 1121- Tiền gửi ngân hàng VND (Ghi rõ ngân hàng nào)

Nghiệp vụ 8: Dựa vào chứng từ nộp thuế TNCN (Phiếu chi hoặc ủy nhiệm chi kẹp chung giấy nộp tiền vào ngân sách nhà nước)
kế toán ghi sổ nghiệp vụ nộp thuế TNCN vào sổ Nhật ký chung và sổ cái các TK 3335, 1111, 1121
Nợ TK 3335 – Thuế TNCN

Có TK 1111 – Tiền mặt VND

Hoặc Có TK 1121- Tiền gửi ngân hàng VND (Ghi rõ ngân hàng nào)

Lưu ý: Sau khi hạch toán xong thì cuối tháng 1/2014 tài khoản 3341 phải còn số dư là 111.831.464 tổng tiền lương còn phải trả
(nếu thanh toán lương vào ngày cuối tháng thì tài khoản 3341 có số dư bằng không).

Tóm tắt, Sơ đồ kế toán Tiền lương theo Quyết định 15/2006


Tóm tắt, Sơ đồ kế toán các khoản trích theo lương theo Quyết định 15/2006
2. Phân bổ chi phí trả trước ngắn hạn và dài hạn, trích khấu hao TSCĐ:

2.1 Phân bổ chi phí trả trước ngắn hạn và dài hạn

Khi tăng TSCĐ, công cụ dụng cụ trong kỳ (do mua mới, do góp vốn, xây dựng, biếu tặng …) hoặc những chi phí có tính chất
phục vụ cho nhiều kỳ kế toán. Kế toán có trách nhiệm theo dõi thông tin TSCĐ, công cụ dụng cụ và những khoản chi phí có tính
chất phục vụ cho nhiều kỳ kế toán trên 1 file excel để theo dõi: Tên TS,tên công cụ dụng cụ; nguyên giá, thời gian khấu hao, ngày
tính khấu hao TSCĐ, bộ phận sử dụng tài khoản …vào bảng phân bổ chi phí trả trước ngắn hạn 142, dài hạn 242, bảng tính khấu
hao TSCĐ. Cuối tháng kế toán dựa vào phân bổ chi phí trả trước ngắn hạn 142, dài hạn 242, Bảng trích khấu hao TSCĐ 214 để
hạch toán vào chi phí của những bộ phận có liên quan tại Công ty.

Cuối tháng kế toán tiến hành lập bảng phân bổ chi phí trả trước ngắn hạn -142 như hình sau.

Mẫu bảng phân bổ chi phí trả trước ngắn hạn 142 tháng 01/2014 Công ty An Tâm
Nghiệp vụ 1: Dựa vào bảng phân bổ chi phí trả trước ngắn hạn kế toán ghi sổ nghiệp vụ phân bổ chi phí trả trước ngắn hạn 142
(lấy dữ liệu cột Phân bổ vào chi phí tháng 01/2014 theo từng bộ phận tương ứng) để ghi vào sổ sách kế toán như sau:
Nợ TK 623 – Chi phí sử dụng máy thi công

Nợ TK 627 – Chi phí sản xuất chung

Nợ TK 641 – Chi phí bán hàng

Nợ TK 642 – Chi phí quản lý doanh nghiệp

Có TK 142 – Chi phí trả trước ngắn hạn. (sử dụng TK 142 khi thời gian phân bổ từ 2 tháng đến 12 tháng)

Với bảng phân bổ chi phí trả trước ngắn hạn tháng 01/2014 công ty An Tâm : Ngày 31/01/2014 kế toán dựa vào Bảng phân bổ
chi phí trả trước ngắn hạn tháng 01/2014 kế toán ghi sổ nghiệp vụ phân bổ chi phí trả trước ngắn hạn bộ phận quản lý vào sổ
Nhật ký chung và sổ cái các TK 142, 6423 như sau

Nợ TK 6423: 833.333 đồng

Có TK 142: 833.333 đồng


Cuối tháng kế toán tiến hành lập bảng phân bổ chi phí trả trước dài hạn -242 như hình sau:

Mẫu bảng chi phí phân bổ dài hạn thàng 01/2014 Công ty An Tâm
Nghiệp vụ 2: Dựa vào bảng phân bổ chi phí trả trước dài hạn kế toán ghi sổ nghiệp vụ phân bổ chi phí trả trước dài hạn 242 (lấy
dữ liệu cột Phân bổ vào chi phí tháng 01/2014 theo từng bộ phận tương ứng ) để ghi vào sổ sách kế toán như sau:

Nợ TK 623 – Chi phí sử dụng máy thi công

Nợ TK 627 – Chi phí sản xuất chung

Nợ TK 641 – Chi phí bán hàng

Nợ TK 642 – Chi phí quản lý doanh nghiệp

Có TK 242 – Chi phí trả trước dài dạn ( sử dụng TK 242 khi thời gian phân bổ từ 13 tháng đến 36 tháng là theo quy định của
thông tư 78)

Với bảng phân bổ chi phí trả trước dài hạn tháng 01/2014 công ty An Tâm: Ngày 31/01/2014 kế toán dựa vào Bảng phân bổ
chi phí trả trước dài hạn tháng 01/2014 ghi sổ nghiệp vụ phân bổ chi phí trả trước dài hạn vào sổ Nhật ký chung và sổ cái các TK
242, 6423 như sau:
Nợ TK 6423: 1.458.333 đồng

Có TK 242: 1.458.333 đồng

* Cuối tháng kế toán tiến hành lập bảng trích khấu hao TSCĐ.
Nghiệp vụ 3: Dựa vào bảng trích khấu hao TSCĐ đã lập kế toán ghi sổ nghiệp vụ trích khấu hao TSCĐ vào chi phí sản xuất,
kinh doanh,chi phí khác (lấy dữ liệu trên cột Mức khấu hao tháng 1/2014 theo từng bộ phân tương ứng), như sau:

Nợ TK 623 – Chi phí sử dụng máy thi công (6234)


Nợ TK 627 – Chi phí sản xuất chung (6274)

Nợ TK 641 – Chi phí bán hàng (6414)

Nợ TK 642 – Chi phí quản lý doanh nghiệp (6424)

Nợ TK 811 – Chi phí khác

Có TK 214 – Hao mòn TSCĐ (TK cấp 2 phù hợp).

Với bảng phân bổ khấu hao tài sản cố định tháng 01/2014 công ty An Tâm: Ngày 31/01/2014 kế toán dựa vào Bảng khấu hao
TSCD tháng 01/2014 ghi sổ nghiệp vụ trích khấu hao TSCD đưa vào chi phí bộ phận sử dụng TS ( ghi sổ Nhật ký chung và sổ
cái các TK 6414, 2141), như sau:

Nợ TK 6414: 5.471.111 đồng

Có TK 2141: 5.471.111 đồng


Sơ đồ Tóm tắt nghiệp vụ của tài khoản 214: Khấu hao TSCĐ

3. Kiểm kê hàng tồn kho, tài sản cố định, kiểm kê quỹ tiền mặt…và xử lý chênh lệch thừa và thiếu.

3.1 Kiểm kê hàng tồn kho:


– Kiểm tra thực tế nguyên vật liệu, thành phẩm, bán thành phẩm, sản phẩm dở dang tồn kho tại kho của Công ty tại thời điểm
ngày kiểm kê. Thông qua việc kiểm kê, đánh giá tình hình quản lý nguyên vật liệu tại kho cũng như tình trạng thực tế của hàng
tồn kho. Tùy vào từng công ty kiểm kê hàng tồn kho định kỳ cuối mỗi tháng, quý, năm hoặc kiểm tra đột xuất khi hàng tồn kho
có tình trạng bất thường.

– Quy trình kiểm kê hàng tồn kho:

+ Bước 1: Công ty ban hành Quyết định kiểm kê hàng tồn kho

+ Bước 2: Thành lập Hội đồng kiểm kê hàng tồn kho, trong đó Chủ tịch Hội Đồng kiểm kê là Giám đốc/Tổng Giám Đốc. Hội
đồng kiểm kê luôn luôn bao gồm kế toán (kế toán quản lý sổ sách hàng tồn kho) và thủ kho ( quản lý số lượng hàng tồn kho thực
tế) và những thành viên tham gia kiểm kê khác.

+ Bước 3: Tiến hành kiểm kê.

Hội đồng kiểm kê sẽ dựa vào số lượng hàng tồn kho trên sổ sách ( số liệu trên Bảng Tổng hợp nhập xuất tồn hàng tồn kho trong
sổ sách của kế toán) để đối chiếu với số lượng tồn kho thực tế. Phương pháp kiểm kê: cân, đếm, đo …

+ Bước 4: Lập báo cáo kiểm kê


Sau khi kiểm kê, Hội đồng kiểm kê tiến hành lập biên bản kiểm kê để báo cáo kết quả kiểm kê. Biên bản kiểm kê có chữ ký củ
những người có liên quan đến kiểm kê.

Mẫu biên bản kiểm kê vật tư, công cụ, sản phẩm, hàng hóa quả kiểm kê như sau:

Mẫu biên bản kiểm kê vật tư, công cụ, sản phẩm, hàng hóa
– Kết quả kiểm kê hàng tồn kho: có 3 trường hợp sau

+ Số lượng hàng tồn kho trên sổ sách khớp đúng với số lượng hàng tồn kho thực tế (ĐỦ).

+ Sô lượng hàng tồn kho trên sổ sách nhiều hơn số lượng hàng tồn kho thực tế (CHÊNH LỆCH THIẾU).

+ Số lượng hàng tồn kho trên sổ sách ít hơn số lượng hàng tồn kho trên thực tế (CHÊNH LỆCH THỪA).

– Kế toán xử lý chênh lệch thiếu và thừa hàng tồn kho:

Nghiệp vụ 1: Chênh lệch thiếu hàng tồn kho chưa xác định được nguyên nhân:

Dựa vào biên bản kiểm kê, kế toán điều chỉnh số liệu trên sổ sách về đúng với số liệu thực tế kiểm kê (điều chỉnh số lượng hàng
tồn kho trên sổ sách giảm xuống bằng số lượng tồn thực tế), kế toán ghi sổ như sau:

Nợ TK 1381 – Tài sản thiếu chờ xử lý

Có TK 152 – Nguyên liệu, vật liệu


Có TK 155 – Thành phẩm

Có TK 1561 – Hàng hóa

Theo như biên bản kiểm kê hàng tồn kho tháng 01/2014 công ty An Tâm: Ngày 31/01/2014 kế toán điều chỉnh số lượng mặt
hàng sơn A003 trên sổ sách 22 giảm xuống số lượng thực tế 20, kế toán hạch toán bút toán điều chỉnh trên sổ Nhật ký chung và
sổ cái TK 1381, 1561 như sau:

Nợ TK 1381(Tài sản thiếu chờ xử lý): 700.000 đồng

Có TK 1561- Sơn A003: 700.000 đồng

Xác định được nguyên nhân, căn cứ vào quyết định xử lý theo từng trường hợp sau:

– Do bên bán giao hàng thiếu, bên bán tiếp tục giao số hàng còn thiếu, căn cứ vào chứng từ bên bán giao hàng thêm, kế toán hạch
toán:

Nợ TK 152 (Nguyên vật liệu), 155 (Thành phẩm), 1561( Hàng hóa)
Có TK 1381 (Tài sản thiếu chờ xử lý)

– Nếu thiếu hàng tồn kho do lỗi cá nhân quy trách nhiệm bồi thường thiệt hại (trừ lương hoặc bồi thường bằng tiền) kế toán hạch
toán:

Nợ TK 1388 (Phải thu khác), 1111 (Tiền mặt), 334 (Phải trả người lao động)

Có TK 1381 (Tài sản thiếu chờ xử lý)

– Nếu hàng tồn kho thiếu không xác định được nguyên nhân kế toán tiến hành dựa vào quyết định xử lý của Ban tổng giám đốc
để tiến hành hạch toán chi phí khác

Nợ TK 811 (Chi phí khác)

Có TK 1381 (Tài sản thiếu chờ xử lý)

Nghiệp vụ 2: Chênh lệch thừa hàng tồn kho chưa xác định được nguyên nhân:
Dựa vào biên bản kiểm kê kế toán điều chỉnh số liệu trên sổ sách về đúng với số liệu trên thực tế kiểm kê,(điều chỉnh số lượng
hàng tồn kho trên sổ sách tăng lên bằng số lượng tồn thực tế), kế toán ghi sổ như sau:

Nợ TK 152 – Nguyên liệu, vật liệu

Nợ TK 155 – Thành phẩm

Nợ TK 1561 – Hàng hóa

Có TK 3381 – Tài sản thừa chờ xử lý chưa rõ nguyên nhân

Theo như biên bản kiểm kê hàng tồn kho tháng 01/2014 công ty An Tâm: Ngày 31/01 kế toán điều chỉnh số lượng mặt hàng
sơn A002 trên sổ sách 10 tăng lên số lượng thực tế 11, kế toán hạch toán bút toán điều chỉnh vào sổ Nhật ký chung và sổ cái các
TK 1561, 3381 như sau:

Nợ TK 1561- Sơn A002: 400.000 đồng

Có TK 3381: 400.000 đồng


Khi xác định được nguyên nhân, căn cứ vào quyết định xử lý theo từng trường hợp sau:

– Do nhà cung cấp giao thừa hàng, quyết định trả lại hàng cho nhà cung cấp, kế toán hạch toán:

Nợ TK 3381 (Tài sản thừa chờ xử lý)

Có TK 152 (Nguyên vật liệu),155 (Thành phẩm),1561 (Hàng hóa)

– Do nhà cung cấp giao thừa hàng, quyết định mua lại toàn bộ hàng giao thừa của nhà cung cấp (nhà cung cấp phải xuất hóa đơn
bổ sung)

Nợ TK 3381 (Tài sản thừa chờ xử lý)

Nợ TK 1331: Thuế hàng thừa (nếu có)

Có TK 331: Số tiền hàng thừa cần thanh toán (cần chi tiết cho từng nhà cung cấp)

– Hàng thừa không xác định được nguyên nhân, dựa vào quyết định xử lý của Ban lãnh đạo kế toán tiến ghi tăng thu nhập khác
Nợ TK 3381 (Tài sản thừa chờ xử lý)

Có TK 711 (Thu nhập khác)

3.2 Kiểm kê TSCD:

– Việc kiểm kê tài sản cố định thường được thực hiện vào cuối năm tài chính (do TSCD có giá trị , hình thái vật chất lớn, ít biến
động) nhằm báo cáo cho người quản lý biết được số lượng tài sản hiện có, tình hình quản lý, hiệu quả sử dụng của từng tài sản để
đưa ra những quyết định như sửa chữa, nâng cấp, điều chuyển hay thay thế tài sản phù hợp với năng lực tài chính, chính sách đầu
tư của doanh nghiệp hay chính sách quản lý tài sản Nhà nước hiện hành.

– Quy trình kiểm kê tài sản:

Bước 1: Công ty ban hành Quyết định kiểm kê TSCĐ

Bước 2: Thành lập Hội đồng kiểm kê tài sản của đơn vị bao gồm:

+ Giám đốc, thủ trưởng đơn vị làm Chủ tịch Hội đồng kiểm kê
+ Trưởng các bộ phận trực tiếp sử dụng tài sản;

+ Trưởng phòng quản lý tài sản;

+ Kế toán trưởng, kế toán tài sản (hoặc kế toán kho, thủ kho nếu kiểm kê kho vật liệu…)

+ Các thành viên tham gia kiểm kê khác

Bước 3: Tiến hành kiểm kê tài sản

+ Ban kiểm kê tiến hành kiểm kê TSCD tại các bộ phận trực tiếp sử dụng vào thời điểm kết thúc năm tài chính hoặc thời điểm cụ
thể nhằm phục vụ cho mục đích quản lý TSCD tại doanh nghiệp hoặc theo quy định hiện hành của nhà nước.

Bước 4: Xử lý số liệu, lập biên bản kiểm kê

Căn cứ kết quả kiểm kê tài sản thực tế tại đơn vị, Hội đồng kiểm kê tài sản tổng hợp, xử lý số liệu kiểm kê, đối chiếu giữa bộ
phân quản lý, bộ phận sử dụng và kế toán theo bảng biểu phù hợp với dặc điểm tài sản, mục đích kiểm kê nhưng phải đảm bảo
các nội dung chủ yếu để đánh giá tình hình quản lý, sử dụng tài sản nội bộ gồm:
+ Chênh lệch số lượng, giá trị giữa sổ sách và thực tế:

+ Tài sản cần sửa chữa, nâng cấp, điều chuyển nội bộ…

+ Tài sản cần thanh lý: do hư hỏng, chi phí sửa chữa lớn, tiêu hao nhiều nhiên liệu, năng lượng, không hiệu quả …

Mẫu biên bản kiểm kê TSCD công ty An Tâm


Bước 5: Dựa vào báo cáo kiểm kê đưa ra đánh giá, nhận xét

+ Đánh giá tình hình quản lý tài sản trong tổ chức nói chung

+ Số liệu chênh lệch giữa kiểm kê thực tế và số liệu theo dõi của các bộ phận: nguyên nhân, lý do, biện pháp khắc phục;
+ Lập kế hoạch sửa chữa, nâng cấp, bảo trì, điều chuyển: trên cơ sở nguyên nhân cụ thể do bộ phận trực tiếp sử dụng tài sản báo
cáo.

+ Thống kê, phân loại tài sản đề nghị thanh lý: trên cơ sở nguyên nhân cụ thể do bộ phận trực tiếp sử dụng tài sản báo cáo.

Bước 6: Kiến nghị:

+ Nhận định chế độ quản lý tài sản nội bộ;

+ Chế độ luân chuyển, lưu giữ hồ sơ giữa các bộ phận;

+ Chế độ bảo trì, bảo hành, sửa chữa tài sản;

+ Thực hiện kiến nghị của kỳ kiểm kê trước;

+ Kiến nghị xử lý chênh lệch số liệu;

+ Giao trách nhiệm thực hiện, khắc phục


+ Khác

Bước 7: Báo cáo

+ Báo cáo chủ sở hữu tài sản về kết qủa kiểm kê

+ Chuyển báo cáo, kết quả điều hành của chủ sở hữu tài sản đến các bộ phận liên quan.

Kế toán xử lý chênh lệch thừa và thiếu của tài sản cố định cũng giống như cách xử lý chênh lệch thừa và thiếu của hàng tồn
kho

3.3 Kiểm kê quỹ tiền mặt:

Tùy vào yêu cầu quản lý từng công ty mà việc kiểm kê quỹ tiền mặt định kỳ cuối mỗi tháng, quý, năm hoặc kiểm tra đột xuất khi
quỹ tiền mặt có tình trạng bất thường.

Quy trình kiểm kê quỹ tiền mặt


Bước 1: Công ty ban hành Quyết định kiểm kê tiền mặt

Bước 2:

Thành lập Hội đồng kiểm kê tiền mặt. Chủ tịch hội đồng kiểm kê là Giám đốc/ Tổng giám đốc. Hội đồng kiểm kê phải có mặt kế
toán vốn bằng tiền ( Kế toán quản lý số liệu trên sổ sách), thủ quỹ ( thủ quỹ quản lý số tiền tồn thực tế tại quỹ của doanh nghiệp)
và các thành viên khác tham gia kiểm kê

Bước 3: Tiến hành kiểm kê

Hội đồng kiểm kê tiến hành đếm số tiền còn tồn thực tế tại quỹ đối chiếu với sổ quỹ tiền mặt của kế toán vốn bằng tiền.

Bước 4: Lập biên bản kiểm kê báo cáo kết quả kiểm kê. Kết quả kiểm kê có 3 trường hợp

+ Trường hợp 1: Số tiền tồn tại quỹ thực tế khớp đúng với số tiền tồn trên sổ quỹ tiền mặt của kế toán vốn bằng tiền (ĐỦ)

+ Trường hợp 2: Số tiền tồn tại quỹ thực tế ít hơn số tiền tồn trên sổ quỹ tiền mặt của kế toán vốn bằng tiền ( CHÊNH LỆCH
THIẾU)
+ Trường hợp 3: Số tiền tồn tại quỹ thực tế nhiều hơn số tiền tồn trên sổ quỹ tiền mặt của kế toán vốn bằng tiền (CHÊNH LÊCH
THỪA)

Mẫu biên bản kiểm kê quỹ tháng 01/2014 công ty An Tâm

Kế toán ghi sổ điều chỉnh chênh lệch thừa, thiếu tiền mặt tại quỹ như sau:
Nghiệp vụ 1: Chênh lệch thiếu tiền mặt chưa xác định được nguyên nhân:

Dựa vào biên bản kiểm kê kế toán điều chỉnh số liệu trên sổ sách về đúng với số liệu thực tế kiểm kê (điều chỉnh số liệu tiền mặt
trên sổ sách giảm xuống bằng số liệu tiền mặt tồn thực tế tại quỹ), kế toán ghi sổ như sau:

Nợ TK 1381 – Tài sản thiếu chờ xử lý

Có TK 1111 – Tiền mặt

Nghiệp vụ 2: Chênh lệch thừa tiền mặt chưa xác định được nguyên nhân:

Dựa vào biên bản kiểm kê kế toán điều chỉnh số liệu trên sổ sách về đúng với số liệu trên thực tế kiểm kê,(điều chỉnh số liệu tiền
mặt trên sổ sách tăng lên bằng số liệu tiền mặt tồn thực tế tại quỹ), kế toán ghi sổ như sau:

Nợ TK 1111 – Tiền mặt

Có TK 3381 – Tài sản thừa chờ xử lý


Nghiệp vụ 3: Xử lý chênh lệch thừa và thiếu, sau khi biết được nguyên nhân chênh lệch (ví dụ như chênh lệch thiếu tiền do thủ
quỹ mượn tiền mà không thông báo; Hoặc Có 1 phiếu chi bỏ sót mà kế toán quên ghi sổ. Hoặc chênh lệch thừa là do có một số
tiền thủ quỹ có nhập quỹ mà Kế toán ko ghi sổ….. Dựa vào những nguyên nhân trên thì Ban tổng giám đốc sẽ ra những quyết
định xử lý phù hợp. Kế toán dựa vào những quyết định xử lý đó để tiền hành hạch toán cho phù hợp như sau:

+ Trừ vào lương của người lao động

Nợ 1388 (Phải thu khác)

Nơ 334 (Phải trả người lao động)

Có 1381: Tài sản thiếu chờ xử lý

+Hạch toán lại 1 phiếu chi bi bỏ sót hoặc không rõ nguyên nhân nên xử lý vào thu nhập khác

Nợ 3381: Tài sản thừa chờ xử lý

Có 1111: Tiền mặt


Có 711: Thu nhập khác

4. Tập hợp chi phí và tính giá thành (nếu đơn vị có tính giá thành)

4.1 Quy trình tính giá thành

Bài học kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành, các bạn đã được học trong Buổi 7: Kế toán tập hợp chi phi và tính giá thành.
Với buổi học 8910, chúng tôi chỉ nhắc lại để cho các bạn tiện theo dõi.

Sơ đồ quy trình tính giá thành theo quyết định 15


– Cách hạch toán và tập hợp chi phí tính giá thành

+ Khi xuất nguyên vật liệu chính, vật liệu phụ, nhiên liệu cho phân xưởng sản xuất để sản xuất sản phẩm, ghi:

Nợ 621: Chi phí nguyên vật liệu

Có 152: Giá thực tế VL xuất dùng


+ Nếu nhận vật liệu về không nhập kho mà xuất trực tiếp:

Nợ 621: Chi phí nguyên vật liệu

Nợ 1331 (Thuế GTGT của hàng hóa dịch vụ mua vào)

Có Tk liên quan 1111,1121, 331

+ Phản ánh giá trị VL xuất dùng không hết nhập lại kho:

Nợ 152: Giá trị nguyên vật liệu

Có 621: Chi phí nguyên vật liệu

+ Khi xuất vật liệu để dùng chung cho phân xưởng sản xuất hay phục vụ cho công tác quản lý phân xưởng, ghi:

Nợ TK 627 – Chi phí sản xuất chung


Có TK 152 – Nguyên liệu, vật liệu.

+ Cuối tháng, Kết chuyển chi phí NVL trực tiếp theo từng đối tượng để tính giá thành vào cuối kỳ hạch toán:

Nợ 154: Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang

Có 621: Chi phí nguyên vật liệu

+ Khi tính ra tiền lương phải trả cho công nhân trực tiếp sản xuất, công nhân phục vụ và nhân viên quản lý phân xưởng, ghi:

Nợ TK 622 – Chi phí nhân công trực tiếp

Nợ TK 6271- Chi phí sản xuất chung

Có TK 334 – Phải trả CNV.

+ Khi trích bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, Bảo hiểm thất nghiệp và kinh phí công đoàn được tính vào chi phí sản xuất kinh
doanh (Cty chịu(, ghi:
Nợ TK 622 – Chi phí nhân công trực tiếp

Nợ TK 6271 – Chi phí sản xuất chung

Có TK 338 (3382;3383;3384;3389) – Phải trả phải nộp khác.

+ Khi trích hảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp phần được trừ vào tiền lương phải trả của cán bộ công nhân
viên, ghi:

Nợ TK 334 – Phải trả CNV

Có TK 338 (3383;3384;3389) – Phải trả phải nộp khác.

+ Khi xuất công cụ, dụng cụ cho phân xưởng sản xuất, ghi:

Nợ TK 6273 – Chi phí sản xuất chung

Có TK 153 – Công cụ, dụng cụ.


+ Trường hợp giá trị công cụ dụng cụ xuất dùng có giá trị lớn cần phải tính vào chi phí sản xuất kinh doanh của nhiều kỳ khác
nhau, ghi:

(1) Nợ TK 142;242 – Chi phí trả trước ngắn hạn và chi phí trả trước dài hạn

Có TK 153 – Công cụ, dụng cụ (100% giá trị).

(2) Nợ TK 6273 – Chi phí sản xuất chung

Có TK 142;242 – Chi phí trả trước ngắn hạn và dài hạn.

+ Khấu hao TSCĐ đang dùng ở phân xưởng sản xuất, ghi:

Nợ TK 6274 – Chi phí sản xuất chung

Có TK 2141 – Hao mòn TSCĐ.


+ Đối với các chi phí khác có liên quan gián tiếp đến hoạt động của phân xưởng sản xuất như chi phí sửa chữa thường xuyên tài
sản cố định, chi phí điện nước, tiếp khách, ghi:

Nợ TK 627 – Chi phí sản xuất chung

Nợ 1331 -Thuế GTGT

Có TK 111, 112, 331.

+ Khi trích trước tiền lương nghỉ phép của công nhân sản xuất trực tiếp nhân viên quản lý phân xưởng trong kỳ kế toán (nếu có),
ghi:

Nợ TK 622 – Chi phí NC trực tiếp

Nợ TK 627 – Chi phí SX chung

Có TK 335 – Chi phí phải trả.


+ Khi trích trước chi phí sửa chữa lớn tài sản cố định (nếu có) đang dùng ở phân xưởng sản xuất, ghi:

Nợ TK 627 – Chi phí sản xuất chung

Có TK 335 – Chi phí phải trả.

+ Cuối kỳ, kết chuyển các chi phí nguyên vật liệu trực tiếp chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung sang tài khoản Chi
phí SXKD dở dang để tổng hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm, ghi.

Nợ TK 154 – Chi phí SXKD dở dang

Có TK 621 – Chi phí NVL trực tiếp

Có TK 622 – Chi phí NC trực tiếp

Có TK 627 – Chi phí sản xuất chung.

+ Nếu có phế liệu thu hồi nhập kho hoặc thu sản phẩm phụ, ghi:
Nơ TK 155- Sản phẩm phụ

Nợ TK 152 – Nguyên liệu, vật liệu

Có TK 154 – Chi phí SXKD dở dang.

+ Giá thành sản xuất thực tế của những sản phẩm hoàn thành nhập kho trong kỳ, ghi:

Nợ TK 155 – Thành phẩm

Có TK 154 – Chi phí SXKD dở dang.

+ Trường hợp sản phẩm hoàn thành.không nhập kho, mà được giao ngay cho khách hàng tại phân xưởng, ghi:

Nợ TK 632 – Giá vốn hàng bán

Có TK 154 – Chi phí SXKD dở dang.


– Trình tự tập hợp chi phí và tính giá thành

+ Bước 1: Tập hợp các chi phí có liên quan trực tiếp cho từng đối tượng tính giá thành theo 3 khoản mục: Chi phí nguyên vật liệu
trực tiếp (CPNVLTT), Chi phí nhân công trực tiếp (CPNCTT), Chi phí SX chung (CP SXC)

+ Bước 2: Phân bổ chi phí SXC, CPNCTT mà không tập hợp riêng được cho từng đối tượng tính giá thành theo một trong những
tiêu thức phân bổ như (Theo chi phí nguyên vật liệu trực tiếp…)

+ Bước 3: Cuối kỳ tính giá thành, Kế toán sử dụng một trong các phương pháp tính giá thành (Phương pháp giản đơn; Phương
pháp hệ số; Phương pháp tỷ lệ…) để có cách tính giá thành cho phù hợp với từng loại hình doanh nghiệp.

+ Bước 4: Xác định sản phẩm hoàn thành trong kỳ và sản phẩm dở dang cuối kỳ của kỳ tính giá thành

+ Bước 5: Đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ theo một trong các phương pháp phù hợp (Theo chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
hoặc theo Phương pháp ước lượng sản phẩm hoàn thành tương đương..).

+ Bước 6: Tính giá thành của từng loại sản phẩm hoàn thành trong kỳ
Lưu ý: Thông thường thì chi phí nguyên vật liệu trực tiếp-621tập hợp theo dõi theo từng đối tượng (từng loại sản phẩm ) riêng
được. Những chi phí không tập hợp riêng cho từng đối tượng được thì tiến hành phân bổ theo tiêu thức hợp ( phân bổ theo chi phí
nguyên vật liệu tực tiếp). Trong trường hợp không tập hợp chi phí nguyên vật liệu riêng được thì lúc này kế toán sẽ sử dụng các
phương pháp tính giá thành cho phù hợp với đặc điểm của Cty như Phương pháp hệ số và phương pháp tỷ lệ…

Ví dụ 1 : Công ty X có 1 phân xưởng sản xuất 3 sản phẩm A, B, C.

Chi phí phát sinh trong tháng 01/2014 kế toán tập hợp như sau:

Chi phí nguyên vật liệu trưc tiếp cho từng loại sản phẩm kế toán dựa vào Phiếu xuất kho nguyên vật liệu tập hợp chi phí
nguyên vật liệu riêng từng sản phẩm

+ Sản phẩm A – 621A: 300.000.000 đồng

+ Sản phẩm B – 621B: 400.000.000 đồng

+ Sản phẩm C – 621C: 500.000.000 đồng


Chi phí nhân công trực tiếp sản xuất toàn phân xưởng là 150.000.000 đồng

Chi phí sản xuất chung của phân xưởng 200.000.000 đồng

=> Chi phí nhân công và chi phí sản xuất chung không theo dõi riêng cho từng loại sẩn phẩm –> Vậy kế toán phải phân bổ chi
phí nhân công trực tiếp và chi phí sản xuất chung theo chi phí nguyên vật liệu trực tiếp sản xuất.

Giải: Bước 1+2

Để tính được giá thành từng loại sản phẩm kế toán phải tập hợp riêng 621, 622, 627 cho từng loại sản phẩm A, B, C. Kế toán
phân bổ chi phí nhân công trực tiếp và chi phí sản xuất chung cho từng loại sản phẩm theo tỉ lệ chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
như sau:
Kế toán hạch toán chi phí 621-CP nguyên vật liệu trực tiếp, 622 – CP nhân công trực tiếp, 627 – CP sản xuất chung phát sinh cho
từng loại sản phẩm như sau:

Chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ của sản phẩm A:

Nợ TK 154A: 387.500.000 đồng

Có TK 621A: 300.000.000 đồng

Có TK 622A: 37.500.000 đồng


Có TK 627A: 50.000.000 đồng

Chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ của sản phẩm B:

Nợ TK 154B: 516.666.667 đồng

Có TK 621B: 400.000.000 đồng

Có TK 622B: 50.000.000 đồng

Có TK 627B: 66.666.667 đồng

Chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ của sản phẩm C:

Nợ TK 154C: 645.833.333 đồng

Có TK 621C: 500.000.000 đồng


Có TK 622C: 62.500.000 đồng

Có TK 627C: 83.333.333 đồng

+ Bước 5: Đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ (xác định trị giá của sản phẩm chưa hoàn thành trong kỳ.)

Có hai phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ:

– Phương pháp 1: Đánh giá sản phẩm dở dang theo chi phí Nguyên vật liệu trực tiếp.

+ Phương pháp này phù hợp với những DN mà chi phí NVL chiếm tỷ trọng lớn trong giá thành sản phẩm

+ Theo phương pháp này giá trị sản phẩm dở dang chỉ tính phần chi phí nguyên vật liệu chính trực tiếp hoặc chi phí nguyên vật
liệu trực tiếp, còn các khoản chi phí khác tính cả cho sản phẩm hoàn thành.

+ Công thức tính giá trị sản phẩm dở dang cuối kỳ theo phương pháp nguyên vật liệu trục tiếp
– Phương pháp 2: Đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ theo phương pháp ước lượng sản phẩm hoàn thành tương đương. Theo
phương pháp này kế toán sẽ tính giá trị sản phẩm dở dang cuối kỳ theo từng khoản mục chi phí:

Giá trị sản phẩm dở dang cuối kỳ = Giá trị SPDD cuối kỳ theo khoản mục chi phí nguyên vật liệu trực tiếp

+ Giá trị SPDD cuối kỳ theo khoản mục chi phí nhân công trực tiếp

+ Giá trị SPDD cuối kỳ theo khoản mục chi phí sản xuất chung.

+ Đối với CPSX bỏ vào một lần từ đầu quy trình công nghệ như chi phí NVL chính trực tiếp hoặc chi phí NVL trực
tiếp thì tính chi phí nguyên vật liệu cho sản phẩm hoàn thành và sản phẩm dở dang đều như nhau ( trong sản phẩm hoàn thành và
sản phẩm dở dang thì tỷ lệ chi phí nguyên vật liệu là 100%). Theo công thức sau:
+ Đối với những chi phí khác bỏ dần vào quá trình sản xuất như sau : Chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung
được tính theo khối lượng sản phẩm hoàn thành tương đương. Công thức như sau:

Trong đó:

– Khối lượng sản phẩm hoàn thành tương = Số lượng sản phẩm dở dang x Mức độ hoàn thành

– Mức độ hoàn thành là tỷ lệ hoàn thành của sản phẩm dở dang so với thành phẩm

Theo như ví dụ 1 trên:


– Chi phí sản xuất dở dang đầu kỳ:

+ Chi phí sản xuất dở dang đầu kỳ SPA 20.000.000 đồng

+ Chi phí sản xuất dở dang đầu kỳ SPB 10.000.000 đồng

+ Chi phí sản xuất dở dang đầu kỳ SPC 40.000.000 đồng

– Cuối tháng số liệu sản phẩm hoàn thành nhập kho, sản phẩm dở dang cuối kỳ:

+ Sản phẩm hoàn thành nhập kho: 100 sản phẩm A, 120 sản phẩm B, 130 sản phẩm C

+ Sản phẩm dở dang cuối kỳ: 10 sản phẩm A, 20 sản phẩm B, sản phẩm C không có dở dang cuối kỳ.

Biết công ty đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ theo phương pháp nguyên vật liệu trực tiếp ( chi phí nguyên vật liệu được bỏ
ngay từ đầu quy trình sản xuất)

Yêu cầu: Đánh giá chi phí sản phẩm dở dang theo phương pháp nguyên vật liệu trực tiếp
Giải bước 5:

+ CPSX dở dang cuối kỳ SPA = (20.000.000 + 300.000.000)/(100 + 10) x 10 = 29.090.909 đồng

+ CPSX dở dang cuối kỳ SPB = (10.000.000 + 400.000.000)/(120 + 20) x 20 = 58.571.429 đồng

+ CPSX dở dang cuối kỳ SPC = 0 đồng

Bước 6: Tính giá thành sản phẩm hoàn thành trong kỳ theo công thức sau:

Theo như ví dụ 1: kế toán tiến hành tính giá thành sản phẩm A, sản phẩm B, sản phẩm C như sau:

Giá thành sản phẩm A tháng 01/2014


Giá thành SPA = 20.000.000 + 387.500.000 – 29.090.909 = 378.409.091 đồng

Giá thành đơn vị SPA = 378.409.091/ 100 = 3.784.091đồng/ sản phẩm

Giá thành sản phẩm B tháng 01/2014

Giá thành SPB = 10.000.000 + 516.666.667 – 58.571.429 = 468.095.238 đồng

Giá thành đơn vị SPB = 468.095.238/ 120 = 3.900.794 đồng/ sản phẩm

Giá thành sản phẩm C tháng 01/2014

Giá thành SPC = 40.000.000 + 645.833.333 – 0 = 685.833.333 đồng

Giá thành đơn vị SPC = 685.833.333/130 = 5.275.641 đồng/ sản phẩm

Kế toán lập thẻ tính giá thành cho từng sản phẩm
Thẻ tính giá thành sản phẩm A tháng 01/2014

Thẻ tính giá thành sản phẩm B tháng 01/2014


Thẻ tính giá thành sản phẩm C tháng 01/2014
5. Đối chiếu công nợ xem có chênh lệch để điều chỉnh kịp thời, cấn trừ công nợ

Câu hỏi: Mục đích của đối chiếu công nợ là gì?

Trả lời:

– Kế toán công nợ cần kiểm tra chi tiết công nợ của từng khách hàng và công nợ phải trả nhà cung cấp theo từng chứng từ phát
sinh công nợ, hạn thanh toán, số tiền đã quá hạn, báo cho bộ phận bán hàng, cán bộ thu nợ và cán bộ quản lý cấp trên

– Định kỳ làm Biên bản đối chiếu công nợ gửi cho khách hàng và nhà cung cấp để đối chiếu công nợ. Tùy vào từng doanh
nghiệp, việc gửi biên bản đối chiếu công nợ có thể thực hiện định kỳ hàng tháng, hàng quý, cuối năm hoặc khi có sự sai lệch
công nợ để từ đó tiến hành điều chỉnh kịp thời.

=> Vậy mục đích của việc đối chiếu công nợ là nhằm khẳng định lại số tiền ghi trên sổ sách là đã đúng hay chưa. Việc đối chiếu
này các bạn có thể làm biên bản đối chiếu công nợ vào bất kỳ thời gian nào chứ không phải bắt buộc là cuối mỗi tháng.

Mẫu biên bản đối chiếu công nợ tháng 01/2014 Công ty An Tâm
6. Kết chuyển giữa 133 và 3331 (Chỉ áp dụng với doanh nghiệp kê khai thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ)

– Doanh nghiệp kê khai thuế GTGT theo tháng thì hạch toán nghiệp vụ kết chuyển TK 133 và 3331 vào ngày cuối tháng đó.

– Doanh nghiệp kê khai thuế GTGT theo quý thì hạch toán nghiệp vụ kết chuyển TK 133 và 3331 vào ngày cuối của quý đó.

=>Vậy, cuối tháng hoặc cuối quý kế toán tiến hành kết chuyển thuế đầu GTGT vào TK 133 với thuế GTGT đầu ra TK 3331. Kế
toán thực hiện bút toán kết chuyển như sau:

Nợ TK 3331- Thuế GTGT đầu ra phải nộp

Có TK 133 – Thuế GTGT đầu vào được khấu trừ

– Lưu ý:

+ Số liệu để ghi vào nghiệp vụ trên lấy số thuế của TK có số thuế nhỏ hơn giữa TK 133 và 3331

+ Sau khi kết chuyển thì thuế chỉ 1 TK còn số dư 133 hoặc 3331.
* Nếu sau khi kết chuyển tài khoản 133 có số dư bên Nợ thì trong kỳ tính thuế đó công ty còn số thuế GTGT chưa khấu trừ hết.
Trên tờ khai thuế giá trị gia tăng mẫu 01GTGT của kỳ tính thuế đó sẽ tồn tại chỉ tiêu 41 – Thuế GTGT chưa khấu trừ hết kỳ này

* Nếu sau khi kết chuyển tài khoản 3331 có số dư bên Có thì trong kỳ tính thuế đó công ty có số thuế GTGT phải nộp. Trên tờ
khai thuế giá trị gia tăng mẫu 01GTGT của kỳ tính thuế đó sẽ tồn tại chỉ tiêu 40 – Số thuế GTGT còn phải nộp trong kỳ

Vậy: Số liệu trên sổ cái TK 133 – Thuế GTGT đầu vào được khấu trừ và số liệu trên số cái TK 3331 – Thuế GTGT đầu ra phải
nộp phải khớp đúng với số liệu trên tờ khai thuế GTGT hàng tháng hoặc hàng quý về số phát sinh cũng như số dư cuối kỳ (tháng,
quý).

– Thời hạn nộp tờ khai thuế và nộp tiền thuế GTGT

+ Doanh nghiệp kê khai thuế GTGT theo tháng thì ngày chậm nhất để nộp tờ khai và nộp tiền thuế GTGT (nếu có) là ngày 20 của
tháng sau.

+ Doanh nghiệp kê khai thuế GTGT theo quý thì ngày chậm nhất để nộp tờ khai và nộp tiền thuế GTGT (nếu có) là ngày 30 của
tháng đầu quý sau.
– Ví dụ minh họa: hướng dẫn kết chuyển thuế GTGT cuối tháng 01/2014 công ty An Tâm ( công ty An Tâm kê khai thuế GTGT
theo tháng), theo hình sau:
7. Cuối tháng lên ngân hàng lấy sổ phụ, in giấy báo nợ và giáy báo có làm chứng từ để ghi sổ kế toán.

Cuối tháng kế toán ra ngân hàng rút sổ phụ, giấy báo nợ và giấy báo có về hạch toán trong sổ sách kế toán của tiền gửi ngân
hàng. Sau đó, đối chiếu sổ phụ ngân hàng và sổ kế toán tiền gửi ngân hàng: số dư đầu tháng, số phát sinh nợ, số phát sinh có, số
dư cuối kỳ trên sổ phụ ngân hàng phải khớp đúng với sổ tiền gửi ngân hàng của kế toán.

II. BÚT TOÁN KẾT CHUYỂN CUỐI KỲ (tháng)

Là những bút toán cuối tháng kết chuyển tài khoản loại 5,7 Doanh thu, loại 6,8 Chi phí vào tài khoản loại 9 để xác định kết quả
kinh doanh lãi hoặc lỗ từ đó xác định thuế TNDN phải nộp và tính được lãi sau thuế

Cụ thể: cuối tháng kế toán thực hiện các bút toán kết chuyển doanh thu và chi phí như sau:

Nghiệp vụ 1: Cuối tháng kế toán ghi sổ bút toán kết chuyển các khoản giảm trừ doanh thu (chiết khấu thương mại, hàng bán bị
trả lại, giảm giá hàng bán, thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp, thuế xuất khẩu…) vào tài khoản doanh thu, ghi:

Nợ TK 511 – Doanh thu bán hàng hóa và cung cấp dịch vụ (5111, 5112, 5113)
Có TK 521 – Chiết khấu thương mại

Có TK 531 – Hàng bán bị trả lại

Có TK 532 – Giảm giá hàng bán

Nghiệp vụ 2: Sau đó kết chuyển doanh thu TK 511,512,515, thu nhập khác TK 711 vào tài khoản TK 911 – xác định kết quả kinh
doanh, ghi:

Nợ TK 511 – Doanh thu bán hàng hóa và cung cấp dịch vụ (5111, 5112, 5113)

Nợ TK 512 – Doanh thu bán hàng nội bộ

Nợ TK 515 – Doanh thu hoạt động tài chính

Nợ TK 711 – Thu nhập khác

Có TK 911 – Xác định kết quả kinh doanh


Nghiệp vụ 3: Cuối tháng kế toán ghi sổ bút toán kết chuyển chi phí tài khoản 632,641,642,635,811, 821 vào tài khoản 911 – xác
định kết quả kinh doanh, ghi:

Nợ TK 911 – Xác định kết quả kinh doanh

Có TK 632 – Giá vốn hàng bán

Có TK 635 – Chi phí tài chính

Có TK 641 – Chi phí bán hàng

Có TK 642 – Chi phí quản lý doanh nghiệp

Có TK 811 – Chi phí khác

Sau khi kết chuyển doanh thu và chi phí, nếu:

+ Doanh thu > Chi phí (bên Có TK 911 > bên Nợ TK 911) –> Lãi, kế toán hạch toán như sau:
Nợ TK 911 – Xác định kết quả kinh doanh

Có TK 4212 – Lợi nhuận chưa phân phối năm nay

+ Doanh thu < Chi phí ( bên Nợ TK 911 > bên Có TK 911) –> Lỗ, kế toán hạch toán như sau:

Nợ TK 4212 – Lợi nhuận chưa phân phối năm nay

Có TK 911 – Xác định kết quả kinh doanh

Lưu ý: Cuối quý và cuối năm: kế toán tổng hợp doanh thu và chi phí 3 tháng trong quý và cả năm

–> Xác định lợi nhuận kế toán trước thuế của quý = Doanh thu – Chi phí

–> Xác định thuế TNDN phải nộp trong quý theo công thức sau:

Thuế TNDN = Thu nhập tính thuế x Thuế suất thuế TNDN
Thu nhập tính thuế = Lợi nhuận kế toán trước thuế (1) + Chi phí không được trừ theo luật thuế (2) – Thu nhập miễn thuế (3) –
Các khoản lỗ năm trước, các quý trước chuyển sang (4)

Trong đó:

– Chỉ tiêu (1) Lợi nhuận kế toán trước thuế = Doanh thu thực tế trên sổ sách kế toán – Chi phí thực tế trên sổ sách kế toán. Lấy
chỉ tiêu số 50 trên báo cáo kết quả kinh doanh

– Chỉ tiêu (2) Chi phí không được trừ theo luật thuế

Theo thông tư 78/2014/TT-BTC có hiệu lực từ ngày 02/08/2014 áp dụng cho kỳ tính thuế năm 2014 chi phí được trừ theo luật
thuế phải đáp ứng đủ những điều kiện sau:

+ Khoản chi thực tế phát sinh liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

+ Khoản chi có đử hóa đơn, chứng từ hợp pháp theo quy định của pháp luật. Nếu khoản chi đó mua hàng hóa dịch vụ mà có hóa
đơn từng lần có giá trị từ 20 triệu đồng trở lên ( giá đã bao gồm thuế GTGT) khi thanh toán phải có chứng từ thanh toán không
dùng tiền mặt.
=> Vậy những khoản chi không đáp ứng được những điều kiện trên, là chi phí không được trừ khi tính thuế TNDN

Ví dụ cụ thể một vài trường hợp của chỉ tiêu số 2 như sau:Chi phí bị phạt thuế, chi phí tiền thuê xe không có hóa đơn tài
chính; Chi phí khấu hao tài sản cố định không có hóa đơn tài chính…

– Chỉ tiêu (3)- Thu nhập miễn thuế theo thông tư 78/2014/TT-BTC

+ Thu nhập từ trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản của tổ chức được thành lập theo Luật hợp tác xã

+ Thu nhập từ hoạt động dạy nghề dành riêng cho người dân tộc thiểu số, người tàn tật, trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn,
đối tượng tệ nạn xã hội..

+ Thu nhập từ việc thực hiện dịch vụ kỹ thuật trực tiếp phục vụ nông nghiệp gồm: Tưới, tiêu nước; cày, bừa đất; nạo vét kênh,
mương nội đồng; dịch vụ phòng trừ sâu, bệnh cho cây trồng, vật nuôi; dịch vụ thu hoạch sản phẩm nông nghiệp

+ Thu nhập từ việc thực hiện hợp đồng nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ
+ Thu nhập từ hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ của doanh nghiệp có số lao động là người khuyết tật, người sau
cai nghiện ma tuý, người nhiễm HIV bình quân trong năm chiếm từ 30% trở lên trong tổng số lao động bình quân trong năm của
doanh nghiệp

+ Thu nhập được chia từ hoạt động góp vốn, mua cổ phần, liên doanh, liên kết kinh tế với doanh nghiệp trong nước, sau khi bên
nhận góp vốn, phát hành cổ phiếu, liên doanh, liên kết đã nộp thuế thu nhập doanh nghiệp theo quy định của Luật Thuế thu nhập
doanh nghiệp, kể cả trường hợp bên nhận góp vốn, phát hành cổ phiếu, bên liên doanh, liên kết được miễn thuế, giảm thuế..

Ví dụ cụ thể của chỉ tiêu số 3 như sau: Công ty A góp vốn vào Công ty B năm 2014, kết thúc năm tài chính 2014 thì năm 2015
Cty B chia lợi nhuận sau thuế cho Công ty A là 20 triệu thì Công ty A sẽ hạch toán khoản lợi nhuận sau thuế này vào tài khoản
bên Vó 515. Như vậy khi quyết toán thuế TNDN năm 2015 tại Công ty A thì Công ty A sẽ không tính phần thu nhập 20 triệu này
vào thu nhập tính thuế của năm 2015.

– Chỉ tiêu (4): Lỗ từ các năm trước chuyển sang

+ Lỗ phát sinh trong kỳ tính thuế là số chênh lệch âm về thu nhập chịu thuế. Lỗ phát sinh để chuyển sang những kỳ sau kế toán
lấy dữ liệu trên tờ khai quyết toán thuế TNDN mẫu 03/TNDN của năm phát sinh lỗ chỉ tiêu C1 (TN chịu thuế) – C2 (TN miễn
thuế)
+ Thời gian chuyển lỗ tính liên tục không quá 5 năm, kể từ năm tiếp sau năm phát sinh lỗ. Quá thời hạn 5 năm kể từ năm tiếp sau
năm phát sinh lỗ, nếu số lỗ phát sinh chưa chuyển hết thì sẽ không được chuyển vào thu nhập của các năm tiếp theo.

Ví dụ: Năm 2009 trên tờ khai quyết toán thuế TNDN mẫu 03/TNDN chỉ tiêu C1-C2 = (200.000.000) đồng. Số lỗ của năm 2009
200.000.000 đồng sẽ được chuyển lỗ liên tục vào 5 năm: năm 2010, 2011, 2012, 2013, 2014

+ Doanh nghiệp tạm thời chuyển lỗ vào thu nhập chịu thuế của các quý của năm sau khi lập tờ khai tạm nộp quý và chuyển chính
thức vào năm sau khi lập tờ khai quyết toán thuế năm. (tức là được chuyển lỗ của năm trước vào các quý năm sau).

+ Doanh nghiệp có số lỗ giữa các quý trong cùng một năm tài chính thì được bù trừ số lỗ của quý trước vào các quý tiếp theo của
năm tài chính đó. Khi quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp, doanh nghiệp xác định số lỗ của cả năm và chuyển toàn bộ và liên
tục số lỗ vào thu nhập chịu thuế của những năm tiếp sau năm phát sinh lỗ theo quy định nêu trên.

+ Từ quý 4/2014 các doanh nghiệp không phải nộp tờ khai thuế TNDN tạm tính quý, nếu như doanh nghiệp có số thuế TNDN
phải nộp trong quý thì lập giấy nộp tiền vào ngân sách nhà nước hoặc bảng kê nộp thuế để nộp thuế TNDN quý đó. Thời hạn nộp
thuế TNDN tạm tính quý chậm nhất là ngày 30 của tháng đầu quý sau (ví dụ: thuế TNDN quý 1/2014 thì chậm nhất là ngày
30/04/2014 phải nộp thuế)

+ Thời hạn nộp tờ khai quyết toán thuế TNDN và số thuế TNDN phải nộp thêm nếu có là ngày 31/3 năm sau (90 ngày sau khi kết
thúc năm dương lịch)
Ví dụ minh họa về tính thu nhập tính thuế:

Công ty TNHH An Tâm quý 4/2014 số liệu trên sổ sách kế toán như sau:

– Doanh thu quý 4/2014 (tháng 10, 11, 12) : 220.000.000 đồng bao gồm:

+ Doanh thu bán hàng hóa và cung cấp dịch vụ (TK 5111): 200.000.000 đồng

+ Doanh thu hoạt động tài chính (TK 515): 10.000.000 đồng

+ Thu nhập khác (TK 711): 10.000.000 đồng

– Trong quý 4/2014 phát sinh khoản giảm giá hàng bán cho công ty X 10.000.000, thuế GTGT 10%

– Chi phí quý 4/2014 (tháng 10, 11, 12): 130.000.000 đồng bao gồm:

+ Giá vốn hàng bán (TK 632): 50.000.000 đồng


+ Chi phí bán hàng (TK 641): 20.000.000 đồng

+ Chi phí quản lý doanh nghiệp (TK 642) : 30.000.000 đồng

+ Chi phí tài chính (TK 635): 20.000.000 đồng

+ Chi phí khác (TK 811): 10.000.000 đồng

– Trong quý 4/2014 công ty có chi tiền mua văn phòng phẩm 2.000.000 không có hóa đơn, kế toán đã hạch toán nghiệp vụ này
vào sổ sách kế toán.

– Lỗ năm 2012: 50.000.000, đã chuyển lỗ năm 2013 40.000.000, quý 3/2014 lỗ 10.000.000 đồng

– Yêu cầu: Xác định thuế thu nhập doanh nghiệp công ty tạm nộp trong quý 4/2014.

Giải

– Doanh thu trên sổ sách kế toán = 200.000.000 + 10.000.000 + 10.000.000 = 220.000.000 đồng
– Các khoản giảm trừ doanh thu (giảm giá hàng bán công ty X) : 10.000.000 đồng

– Doanh thu thuần = Doanh thu – các khoản giảm trừ doanh thu = 220.000.000 – 10.000.000

= 210.000.000 đồng

– Chi phí trên sổ sách kế toán = 50.000.000 + 20.000.000 + 30.000.000 + 20.000.000 + 10.000.000

= 130.000.000 đồng

–> Lợi nhuận kế toán trước thuế = 210.000.000 – 130.000.000 = 80.000.000 đồng

– Chi phí không được trừ theo luật thuế (chi phí không có hóa đơn): 2.000.000 đồng

– Chuyển lỗ của các năm trước, quý trước sang quý 4: 20.000.000 đồng bao gồm:

+ Lỗ năm 2012 còn 10.000.000 đồng chưa chuyển hết


+ Lỗ quý 3/2014 : 10.000.000 đồng

– Công ty không có thu nhập miễn thuế.

Thu nhập tính thuế = 80.000.000 + 2.000.000 – 20.000.000 (10.000.000+10.000.000)– 0 = 58.000.000 đồng

– Thuế suất thuế TNDN năm 2014 dựa vào doanh thu năm 2013 ( Doanh thu năm 2013 căn cứ vào chỉ tiêu mã số (01) và chỉ
tiêu mã số (08) trên phụ lục kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh 03-1A/TNDN kèm theo tờ khai quyết toán thuế TNDN mẫu
03/TNDN của năm 2013.)

+ Nếu doanh nghiệp năm 2013 doanh thu 12 tháng trên 20 tỷ đồng ( Doanh nghiệp năm 2013 hoạt động không đủ 12 tháng thì
doanh thu bình quân 1 tháng từ trên 1.67 tỷ đồng) năm 2014 áp dụng mức thuế suất thuế TNDN là 22%.

+ Nếu doanh nghiệp năm 2013 doanh thu 12 tháng không quá 20 tỷ đồng( Doanh nghiệp hoạt động không đủ 12 tháng thì doanh
thu bình quân 1 tháng không quá 1.67 tỷ đồng) năm 2014 áp dụng mức thuế suất thuế TNDN là 20%.

+ Đối với doanh nghiệp mới thành lập năm 2014 thì kê khai thuế TNDN tạm tính theo mức thuế suất 22%. Kết thúc năm tài
chính nếu doanh thu bình quân của các tháng trong năm không vượt quá 1,67 tỷ đồng thì doanh nghiệp quyết toán thuế TNDN
phải nộp của năm tài chính theo thuế suất 20%.
=>Vậy với ví dụ trên thì năm 2013 doanh thu 12 tháng năm 2013 của công ty An Tâm là 15.000.000.000 đồng –> công ty An
Tâm áp dụng mức thuế suất 20% cho năm 2014

Thuế TNDN tạm tính quý 4/2014 = 58.000.000 x 20% = 11.600.000 đồng

Thuế TNDN năm 2014 chậm nhất là ngày 30/01/2015 công ty An Tâm phải nộp thuế

Lưu ý: Kể từ quý 4/2014 thì không phải làm tờ khai tạm tính thuế TNDN nữa mà vẫn phải tính ra số thuế TNDN tạm nộp hàng
quý. Kể từ 1/1/2016 trở đi thì thuế suất thuế TNDN là 20% cho tất cả các loại hình doanh nghiệp)

– Kế toán hạch toán thuế TNDN quý 4/2014 như sau:

+ Thuế TNDN tạm tính quý 4/2014, ghi:

Nợ TK 8211: 11.600.000 đồng – Chi phí thuế TNDN hiện hành

Có TK 3334: 11.600.000 đồng – Thuế thu nhập doanh nghiệp


+ Đem tiền đi nộp thuế :

Nợ TK 3334: 11.600.000 đồng

Có TK 1111 : 11.600.000 đồng

Cuối năm 31/12 hàng năm

– Cuối năm tài chính, căn cứ vào số thuế thu nhập doanh nghiệp thực tế phải nộp theo tờ khai quyết toán thuế mẫu 03/TNDN

+ Nếu số thuế thu nhập doanh nghiệp thực tế phải nộp trong năm trên tờ khai quyết toán mẫu 03/TNDN lớn hơn số thuế thu nhập
doanh nghiệp tạm phải nộp của 4 quý, kế toán phản ánh bổ sung số thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành còn phải nộp, ghi sổ
sách như sau:

Nợ TK 8211 – Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành

Có TK 3334 – Thuế thu nhập doanh nghiệp.


+ Khi nộp thuế thu nhập doanh nghiệp vào NSNN, ghi:

Nợ TK 3334 – Thuế thu nhập doanh nghiệp

Có TK 1111 – Tiền mặt VND

Có TK 1121 – Tiền gửi ngân hàng VND

+ Nếu số thuế thu nhập doanh nghiệp thực tế phải nộp trong năm trên tờ khai quyết toán mẫu 03/TNDN nhỏ hơn số thuế thu nhập
doanh nghiệp tạm phải nộp, kế toán ghi giảm chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành, ghi:

Nợ TK 3334 – Thuế thu nhập doanh nghiệp

Có TK 8211 – Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành.

– Cuối năm kế toán, kết chuyển chi phí thuế thu nhập hiện hành, ghi:

+ Nếu TK 8211 có số phát sinh Nợ lớn hơn số phát sinh Có thì số chênh lệch, ghi:
Nợ TK 911 – Xác định kết quả kinh doanh

Có TK 8211 – Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành.

+ Nếu TK 8211 có số phát sinh Nợ nhỏ hơn số phát sinh Có thì số chênh lệch, ghi:

Nợ TK 8211 – Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành

Có TK 911 – Xác định kết quả kinh doanh

Sơ đồ bút toán kết chuyển doanh thu và chi phí xác định lợi nhuận
Diễn giải:
(1) Bán hàng hóa và cung cấp dịch vụ

(1a) Các khoản giảm trừ doanh thu: chiết khấu thương mại, giảm giá hàng bán, hàng bán bị trả lại

(1b) Cuối kỳ kết chuyển các khoản giảm trừ doanh thu từ TK 521, 531, 532 vào TK doanh thu 511

(2) Cuối kỳ kết chuyển doanh thu từ TK 511, 512, 515, 711 sang TK 911

(3) Cuối kỳ kết chuyển chi phí từ TK 632, 641, 642, 635, 811 sang TK 911

(4) Thuế TNDN hiện hành phải nộp

Xác định chi phí thuế TNDN hiện hành theo công thức:

Thuế TNDN = Thu nhập tính thuế x thuế suất thuế TNDN

Thu nhập tính thuế = Lợi nhuận kế toán trước thuế


+ Chi phí không được trừ theo luật thuế

– Các khoản lỗ năm trước

– Thu nhập miễn thuế

Trong đó: Lợi nhuận kế toán trước thuế = Doanh thu (2) – Chi phí (3)

Nếu như Lợi nhuận kế toán trước thuế + chi phí không được trừ – TN miễn thuế < 0 –> Lỗ –> Doanh nghiệp không phải nộp thuế
TNDN.

(5) Kết chuyển chi phí thuế TNDN hiện hành TK 8211 vào TK 911 xác định lợi nhuận chưa phân phối

(6) Nếu Doanh thu > Chi phí –> lãi , kế toán hạch toán lợi nhuận chưa phân phối, ghi:

Nợ TK 911 – Xác định kết quả kinh doanh

Có TK 4212 – Lợi nhuận kế toán chưa phân phối


(7) Nếu Doanh thu < Chi phí –> Lỗ, kế toán hạch toán lợi nhuận chưa phân phối, ghi:

Nợ TK 4212 – Lợi nhuận kế toán chưa phân phối

Có TK 911 – Xác định kết quả kinh doanh

Lưu ý: Sau khi thực hiện bút toán kết chuyển doanh thu và chi phí xác định kết quả kinh doanh trên tài khoản từ loại 5 đến tài
khoản loại 9 Tổng số phát sinh bên Nợ và Tổng số phát sinh bên có bằng nhau –> Tài khoản từ lọa 5 đến loại 9 không còn số dư
cuối kỳ.

III. Khóa sổ và lập bảng cân đối số phát sinh cũng như những thủ thuật cần kiểm tra trước khi lập báo cáo tài chính

1. Cuối tháng, sau khi thực hiện bút toán cuối tháng và bút toán kết chuyển, kế toán tiến hành khóa sổ kế toán từ tài khoản loại 1
đến TK loại 9 xác định số dư đầu kỳ, tổng số phát sinh nợ, tổng số phát sinh có, số dư cuối kỳ trên từng tài khoản. Sau đó

– Kế toán lập bảng Cân đối số phát sinh tháng dựa vào sổ kế toán từ tài khoản loại 1 đến tài khoản loại 9.

– Dựa vào bản g Cân đối số phát sinh kết hợp với sổ cái, sổ chi tiết các tài khoản kế toán lập Báo cáo tài chính
Lưu ý: Báo cáo tài chính gồm 4 biểu mẫu: Bảng cân đối kế toán; Kết quả kinh doanh; Lưu chuyển tiền tệ và Thuyết minh báo
cáo tài chính là cuối mỗi năm mới lập 1 lần. Và Thời hạn lập là 90 ngày kể từ ngày kết thúc năm tài chính và lập xong thì nộp cho
Cơ quan thuế qua mạng. Còn cuối mỗi tháng thì tùy theo mỗi công ty có lập báo cáo tài chính hay không là do nội bộ của Công ty
quy định

2. Kiểm tra, đối chiếu sổ sách trước khi lập báo cáo tài chính

– Kiểm tra sổ nhật ký chung: Tổng phát sinh bên nợ và bên có tại thời điểm cuối tháng phải bằng nhau, nếu không bằng nhau
nghĩa là có một hoặc nhiều bút toán đã nhập chỉ nhập bên nợ hoặc bên có. Bạn phải phải kiểm tra lại và nhập đủ số liệu vào sổ
NKC.

– Xem bảng cân đối số phát sinh có tất cả 6 cột thì tổng số dư và số phát sinh của 2 cột đầu kỳ ; 2 cột phát sinh trong kỳ và 2 cột
cuối kỳ phải bằng nhau. Xem từng tài khoản từ loại 1 đến loại 4 có phải tính chất của từng tài khoản đã đúng chưa (có nghĩa là
tính chất nợ và có của tài khoản). Xem tài khoản từ loại 5 đến loại 9 thì không được có số dư đầu kỳ và cuối kỳ.

– Đối chiếu từng sổ cái với sổ chi tiết của cùng 1 tài khoản (Về mặt nguyên tắc thì Sổ cái của 1 tài khoản và Tổng các số chi tiết
của cùng 1 tài khoản phải bằng nhau về Số dư đầu kỳ; Số phát sinh trong kỳ và Số dư cuối kỳ)

– Đồng thời đối chiếu số liệu sổ cái của từng tài khoản với các chứng từ kế toán khác có liên quan (Ví dụ như đối chiếu bảng
khấu hao tài sản cố định với tài khoản 211 và 214…).
– Đối chiếu 111 với Sổ quỹ và biên bản kiểm kê quỹ. Tài khoản tiền trên sổ quỹ và sổ kế toán 111 không thể nào có số dư âm
hoặc có số dư bên có

– Đối chiếu sổ 112 của từng ngân hàng (Cả VND và USD) với Sổ phụ từng ngân hàng, số liệu giữa số kế toán và sổ phụ của từng
ngân hàng phải khớp nhau. Nếu không khớp nhau thì tìm hiểu nguyên nhân và xử lý kịp thời

– Đối chiếu Bảng tổng hợp NXT với sổ cái hàng tồn kho (156;152;155;153…) cả về số đầu kỳ, nhập trong kỳ, xuất trong kỳ và
số dư cuối kỳ . (Lưu ý hàng tồn kho thì không thể nào có số dư âm, không có số dư bên có). Đối chiếu từng sổ cái với sổ chi tiết
của cùng 1 tài khoản hàng tồn kho theo nguyên tắc số dư trên sổ cái phải bằng tổng số dư trên các sổ chi tiết. Hàng tồn kho bắt
buộc phải có biên bản kiểm kê hàng tồn kho cuối năm và chúng ta phải tiến hành đối chiếu giữa biên bản kiểm kê và sổ liệu trên
sổ sách. Còn tháng hoặc quý có kiểm kê hay không là tùy vào mỗi loại hình doanh nghiệp mà có những đặc điểm khác nhau. Khi
có sự chênh lệch thì tiến hành tìm hiểu nguyên nhân và điều chỉnh số liệu sổ sách về thực tế.

– Đối chiếu giữa Bên xuất của tài khoản thành phẩm (TK 155) hoặc hàng hóa (Tk 156) trong bảng tổng hợp nhập xuất tồn với tài
khoản bên nợ 632 có khớp không nhau không? Và đối chiếu bên xuất của tài khoản nguyên vật liệu với tài khoản bên nợ 621 phải
khớp nhau về mặt số tiền hay không? Về mặt nguyên tắc là khớp nhau.

– Đối chiếu giữa sổ 133, 3331 với Tờ khai thuế GTGT, giữa 2 tài khoản này chỉ có duy nhất 1 tài khoản có số dư. Và giữa Tờ
khai và sổ cái (TK 133 và TK 3331) phải khớp nhau nếu không khớp nhau thì tìm hiểu nguyên nhân chênh lệch để điều chỉnh.
– Số dư của tài khoản 142;242 phải bằng với số liệu trên cột giá trị còn lại trên bảng phân bổ của 142 và 242. Và phát sinh bên có
của tài khoản 142 và 242 phải bằng với số phân bổ trong Bảng phân bổ 142 và 242.

– Số dư của tài khoản 211;213;214 phải bằng số dư cuối kỳ trên bảng phân bổ khấu hao tài sản cố định. Và số khấu hao bên có
của tài khoản 214 phải bằng với bảng phân bổ khấu hao của tài sản cố định

– Đối chiếu Giữa Sổ cái của đối tượng phải thu (131;1388;136…với Bảng tổng hợp công nợ phải thu cũng như giữa sổ cái của
đối tượng phải trả 331;336;338 với Bảng tổng hợp công nợ phải trả)=> 2 số liệu này phải khớp nhau. (Ngoài ra các bạn còn phải
đối chiếu các tài khoản công nợ phải thu và phải trả này với biên bản đối chiếu công nợ với khách hàng và nhà cung cấp để tìm
hiểu nguyên nhân chênh lệch và điều chỉnh kịp thời)

– Tài khoản 334 nếu còn số dư thì phải biết nó là số dư của khoản phải trả tiền lương tháng mấy để kịp thời điều chỉnh

– Tài khoản 3383;3384;3389 phải được đối chiếu với biên bản đối chiếu BHXH, BHYT, BHTN mà được nhận định kỳ hàng
tháng , nếu có sai lệch phải biết nguyên nhân để điều chỉnh kịp thời hoặc đợi kỳ sau phải điều chỉnh

– Tài khoản doanh thu (TK 511;512) phải khớp với doanh số bán ra trên Phụ lục 01-1 bán ra của tờ khai thuế GTGT hàng tháng,
nếu không khớp thì thường là trên bảng kê cao hơn chẳng hạn là do có những khoản xuất hóa đơn mà hạch toán vào 711 (ví dụ
như thanh lý, nhượng bán tài sản cố định….)
– Tài khoản giá vốn 632 phải khớp với bảng tổng hợp nhập xuất tồn đầu ra (phần bên xuất của tài khoản 155 và tài khoản 156).

– Các tài khoản từ loại 5 đến loại 9 phát sinh bên nợ phải bằng phát sinh bên có và không có số dư cuối kỳ.

IV. LẬP BÁO CÁO TÀI CHÍNH

1. Hệ thống mẫu các báo cáo tài chính: Gồm 4 biểu mẫu:

– Bảng cân đối kế toán

– Bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh

– Báo cáo lưu chuyển tiền tệ

– Thuyết minh báo cáo tài chính

2. Mục đích Báo cáo tài chính:


– Báo cáo tài chính (BCTC) dùng để cung cấp thông tin về tình hình tài chính, tình hình kinh doanh và các luồng tiền của DN,
đáp ứng yêu cầu quản lý của Doanh nghiệp, Cơ quan Nhà nước và nhu cầu hữu ích của người sử dụng (Nhà đầu tư, Ngân hàng..)
trong việc đưa ra các quyết định kinh tế.

– BCTC phải cung cấp những thông tin của một Doanh nghiệp về:

+ Tài sản và nguồn hình thành tài sản (gồm nguồn phải trả là bao nhiêu và nguồn vốn chủ sở hữu là bao nhiêu) của doanh nghiệp
tại một thòi điểm bất kỳ (Trên Bảng cân đối kế toán).

+ Kết quả lãi hoặc lỗ của công ty (Gồm doanh thu; Giá vốn; Chi phí; Thu nhập khác), tại một thời kỳ trên Bảng Báo cáo kết quả
kinh doanh.

– Ngoài các thông tin về Tài sản; Nợ phải trả; Vốn chủ sở hữu; Doanh thu; Chi phí doanh nghiệp còn phải cung cấp các thông tin
khác MÀ KHÔNG TRÌNH BÀY trong Bảng cân đối kế toán và Kết quả kinh doanh thì được trình bày trong “Bản thuyết minh
báo cáo tài chính” gồm:

+ Các chính sách kế toán được sử dụng dùng để ghi nhận các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong kỳ

+ Giải thích thêm các chỉ tiêu tổng hợp được trình bày trên Bảng cân đối kế toán và trên Báo cáo kết quả kinh doanh
3. Trách nhiệm lập và trình bày báo cáo tài chính

– Tất cả các doanh nghiệp thuộc các ngành, các thành phần kinh tế đều phải lập và trình bày báo cáo tài chính năm

– Đối với DNNN, các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán còn phải lập báo cáo tài chính giữa niên độ dạng đầy
đủ.

– Công ty mẹ và tập đoàn phải lập báo cáo tài chính hợp nhất giữa niên độ và báo cáo tài chính hợp nhất vào cuối kỳ kế toán năm

4. Yêu cầu lập và trình bày báo cáo tài chính

– Trung thực và hợp lý

– Lựa chọn và áp dụng các chính sách kế toán phù hợp theo quy định của chuẩn mực kế toán

– Cung cấp thông tin đáng đáng tin cậy, khi:

– Trình bày trung thực, hợp lý tình hình tài chính và tình hình kết quả KD của DN:
+ Phản ảnh bản chất hơn là hình thức

+ Trình bày khách quan, không thiên vị

+ Tuân thủ nguyên tắc thận trọng

+ Trình bày đầy đủ trên mọi khía cạnh trọng yếu

+ Việc lập báo cáo tài chính phải căn cứ vào số liệu sau khi khoá sổ kế toán năm. Báo cáo tài chính phải được lập đúng nội dung,
phương pháp và trình bày nhất quán giữa các kỳ kế toán. Báo cáo tài chính phải được người lập, kế toán trưởng và người đại diện
theo pháp luật của đơn vị kế toán ký, đóng dấu của đơn vị.

5. Thời gian nộp và nơi nộp Báo cáo tài chính

5.1 Thời hạn nộp báo cáo tài chính

– Đối với doanh nghiệp nhà nước


Đơn vị kế toán phải nộp báo cáo tài chính năm chậm nhất là 30 ngày kể từ ngày kết thúc kỳ kế toán năm; đối với Tổng công ty
nhà nước chậm nhất là 90 ngày

– Đối với các loại doanh nghiệp khác

Đơn vị kế toán là doanh nghiệp tư nhân và công ty hợp danh phải nộp báo cáo tài chính năm chậm nhất là 30 ngày, kể từ ngày kết
thúc kỳ kế toán năm; đối với các đơn vị kế toán khác, thời hạn nộp báo cáo tài chính năm chậm nhất là 90 ngày;

– Đơn vị kế toán trực thuộc nộp báo cáo tài chính năm cho đơn vị kế toán cấp trên theo thời hạn do đơn vị kế toán cấp trên quy
định.

5.2 Nơi nộp báo cáo tài chính


6. Hướng dẫn lập Báo cáo tài chính

6.1 Hướng dẫn lập bảng Cân đối kế toán (Mẫu B01-DN)

– Khái niệm: Bảng cân đối kế toán là 1 báo cáo tài chính, phản ánh tổng quát toàn bộ giá trị tài sản hiện có và nguồn hình thành
tài sản của doanh nghiệp tại một thời điểm nhất định.

– Ý nghĩa của phương trình cân bằng trong bảng cân đối kế toán:
Trong bảng cân đối kế toán thì Tổng tài sản (Chỉ tiêu 270 trên bảng cân đối kế toán BẰNG tổng nguồn vốn (Chỉ tiêu 440 trên
bảng cân đối kế toán). Vì sao tổng tài sản bằng tổng nguồn vốn.?

Ví tài sản được hình thành từ những nguồn nào ( hay tài sản đó ở đâu mà có). Ví dụ: Mua 1 tài sản cố định bằng vốn chủ sỡ hữu
hoặc công ty không đủ tiền phải đi vay để mua TSCĐ ( vay là một khoản nợ phải trả)

Kết cấu bảng Cân đối kế toán:

– Bảng cân đối kế toán gồm 5 cột

+ Cột STT

+ Cột chỉ tiêu (tài sản, nguồn vốn)

+ Cột mã số mặc định ( không phải số TK trong danh mục hệ thống tài khoản)

+ Cột Thuyết minh;


+ Cột số năm nay (Hoặc tháng này, quý này)

+ Cột số năm trước (Hoặc tháng trước, quý trước)

– Bảng cân đối kế toán được chia thành hai phần theo kết cấu dọc: phần trên là “Tài sản”, phần dưới là “Nguồn vốn”.

+ Đối với phần tài sản thì trình bày phần tài sản theo tính thanh khoản giảm dần (Tức là Tiền, khoản phải thu, hàng tồn kho….Tài
sản cố định). Đối với phần nguồn vốn thì trình bày khoản phải trả trước rồi sau đó mới đến nguồn vốn chủ sỡ hữu (Nợ ngắn hạn,
nợ dài hạn, vốn chủ sỡ hữu).

+ Trong từng phần (Tài sản hoặc phần nguồn vốn) được chia thành 02 loại, trong các loại được chia thành các mục, trong các
mục được chi tiết thành các khoản…

+ Ngoài phần kết cấu chính, Bảng cân đối kế toán có phần phụ: Các chỉ tiêu chi tiết ngoài Bảng cân đối kế toán.

+ Chữ ký của người lập, Kế toán trưởng và Giám đốc

Cơ sở Lập bảng cấn đối kế toán


+ Căn cứ vào Số dư đầu năm (đầu tháng hoặc đầu quý) và số dư cuối năm (Số dư cuối tháng hoặc cuối quý) của Sổ cái từ TK loại
1 đến TK loại 4;

+ Căn cứ vào Số dư đầu năm (đầu tháng hoặc đầu quý) và số dư cuối năm (Số dư cuối tháng hoặc cuối quý) của sổ kế toán chi
tiết Từ TK loại 1 đến TK loại 4;

+ Căn cứ vào Bảng cân đối kế toán năm trước; Bảng cân đối kế toán tháng trước hoặc Bảng cân đối kế toán quý trước

Cụ thể cách lập từng chỉ tiêu như sau:

+ Cột (3): Mã số. Đây là mã số có sẵn không phải là mã tài khoản trong bảng danh mục hệ thống tài khoản. các bạn vẫn giữ
nguyên

+ Cột (4): Thuyết minh. Bạn sẽ xem trong Bản thuyết minh báo cáo tài chính năm các chỉ tiêu được đánh dấu trên bảng cân đối
kế toán sẽ được giải thích chi tiết trên bảng Thuyết minh báo cáo tài chính.

+ Cột (6): Số năm trước. Lấy dữ liệu cột số (4) – (cột năm nay) tương ứng với từng chỉ tiêu trên bảng cân đối kế toán năm trước.
+ Cột (5): Số năm nay. Số liệu để ghi vào cột này lấy số dư cuối kỳ trên sổ cái và sổ chi tiết kết hợp với bảng cân đối số phát sinh
từ tài khoản loại 1 đến tài khoản loại 4 tương ứng với từng chỉ tiêu theo hướng dẫn trong bảng sau:
Lưu ý: Sau khi lập bảng cân đối kế toán thì chỉ tiêu 270 Tổng cộng tài sản = Chi tiêu 440 Tổng cộng nguồn vốn .Nếu 2 chỉ tiêu
này chưa bằng nhau –> Bảng cân đối kế toán bị lập sai.

6.2 Hướng dẫn lập bảng Kết quả hoạt động kinh doanh (Mẫu B02-DN)

– Khái niệm:

Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh là BCTC tổng hợp, phản ánh tổng quát tình hình và kết quả hoạt động kinh doanh trong
một kỳ kế toán của doanh nghiệp chi tiết theo từng hoạt động SXKD (bán hàng và cung cấp dịch vụ; hoạt động tài chính và hoạt
động khác).

– Kết cấu của báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh
BCKQHĐKD của doanh nghiệp trình bày được nội dung cơ bản về chi phí, doanh thu của từng hoạt động như sau:

+ Hoạt động bán hàng và cung cấp dịch vụ.

+ Hoạt động tài chính (Tiền lãi, tiền ban quyền, cổ tức và lợi nhuận được chia…).

+ Chi phí, thu nhập khác.

– Cơ sở lập Báo cáo kết quả kinh doanh

+ Căn cứ vào kết quả kinh doanh năm trước (Tháng trước, Quý trước)

+ Căn cứ vào sổ cái của tài khoản từ loại 5 đến tài khoản loại 9 để lập

Cụ thể cách lập từng chỉ tiêu như sau:

+ Cột (2): Chỉ tiêu – bao gồm tên các chỉ tiêu trong báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh
+ Cột (3): Mã số – Đây là mã mặc định

+ Cột (4): Thuyết minh. Bạn sẽ xem trong Bản thuyết minh báo cáo tài chính năm các chỉ tiêu được đánh dấu trên bảng kết quả
hoạtt động kinh doanh sẽ được giải thích chi tiết trên bảng Thuyết minh báo cáo tài chính.

+ Cột (6): Số năm trước. Lấy dữ liệu cột số 5 (cột năm nay) tương ứng với từng chỉ tiêu trên bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh
doanh năm trước.

+ Cột (5) Số năm nay. Số liệu để ghi vào cột này là số phát sinh trên sổ cái các tài khoản từ loại 5 đến loại 9 tương ứng với từng
chỉ tiêu trên báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh theo hướng dẫn bảng sau:
6.3 Hướng dẫn lập bảng Lưu chuyển tiền tệ (Mẫu B03-DN)

– Báo cáo lưu chuyển tiền tệ:

Thể hiện dòng tiền vào (Dòng thu) và dòng tiền ra (Dòng chi) của doanh nghiệp cho từng hoạt động (Gồm hoạt động sản xuất
kinh doanh; Hoạt động đầu tư; Hoạt động tài chính), thể hiện dòng thu chi của từng hoạt động

+ Hoạt động kinh doanh: Là các hoạt động tạo ra doanh thu chủ yếu của doanh nghiệp và các hoạt động khác không phải là các
hoạt động đầu tư hay hoạt động tài chính.

+ Hoạt động đầu tư: Là các hoạt động mua sắm, xây dựng, thanh lý, nhượng bán các tài sản dài hạn và các khoản đầu tư khác
không thuộc các khoản tương đương tiền.

+ Hoạt động tài chính: Là các hoạt động tạo ra các thay đổi về quy mô và kết cấu của vốn chủ sở hữu và vốn vay của doanh
nghiệp.

– Phương pháp lập bảng lưu chuyển tiền tệ: có 2 phương pháp
+Báo cáo lưu chuyển tiền tệ theo phương pháp trực tiếp

+Báo cáo lưu chuyển tiền tệ theo phương pháp gián tiếp.

=>Doanh nghiệp được chọn lựa để lập bảng lưu chuyển tiền tệ theo phương pháp trực tiếp hoặc gián tiếp.

Hướng dẫn lập Bảng lưu chuyển tiền tệ theo phương pháp trực tiếp: Việc lập báo cáo lưu chuyển tiền tệ được căn cứ vào:

* Báo cáo lưu chuyển tiền tệ năm trước

* Các tài liệu kế toán như: sổ cái TK 111 “ Tiền mặt”, 112 “ Tiền gửi ngân hàng”, 113 “ Tiền đang chuyển”.

Cụ thể cách lập từng chỉ tiêu theo phương pháp trực tiếp như sau:

Cột (2): Chỉ tiêu – bao gồm tên các chỉ tiêu trong báo cáo lưu chuyển tiền tệ

Cột (3): Mã – đây là mã mặc định


Cột (4): Thuyết minh. Bạn sẽ xem trong Bản thuyết minh báo cáo tài chính năm các chỉ tiêu được đánh dấu trên bảng lưu chuyển
tiền tệ sẽ được giải thích chi tiết trên bảng Thuyết minh báo cáo tài chính.

+ Cột (6): Số năm trước. Lấy dữ liệu cột số (5)-(cột năm nay) tương ứng với từng chỉ tiêu trên bảng báo cáo lưu chuyển tiền tệ
năm trước.

+ Cột (5) Số năm nay. Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này được lấy trên cái TK 111, 112, 113, tương ứng với từng chỉ tiêu theo hướng
dẫn ở bảng hướng dẫn sau:
Lưu ý: Sau khi làm xong bảng Báo cáo lưu chuyển tiền tệ kế toán sẽ đối chiếu lại với Bảng cân đối kế toán như sau:
+ Chỉ tiêu 60 – Tiền và tương tiền đầu kỳ ở cột số năm nay trên Bảng lưu chuyển tiền tệ phải khớp đúng với chỉ tiêu 110 – Tiền
và tương đương tiền ở cột số năm trước trên bảng Cân đối kế toán

+ Chỉ tiêu 70 – Tiền và tương đương tiên cuối kỳ cột năm nay trên bảng Lưu chuyển tiền tệ phải khớp đúng với chỉ tiêu 110 –
Tiền và tương tiền trên bảng Cân đối kế toán cột năm nay

+ Chỉ tiêu 70 – Tiền và tương đương tiền cuối kỳ cột năm trước phải bằng chỉ tiêu 60 – Tiền và tương đương tiền đầu kỳ cột năm
nay

Hướng dẫn lập bảng lưu chuyển tiền tệ theo phương pháp gián tiếp

– Cơ sở lập phương pháp gián tiếp

Lưu chuyển tiền tệ theo gián tiếp được lập từ lợi nhuận kế toán trước thuế chỉ tiêu số 50 trên báo cáo kết quả hoạt động SXKD
mẫu B02 -DN, sau đó điều chỉnh các doanh thu và chi phí không phải bằng tiền.

– Bảng lưu chuyển tiền tệ theo phương pháp gián tiếp gồm 3 hoạt động:
+ Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động kinh doanh

Số liệu lấy từ Lợi nhuận kế toán trước thuế điều chỉnh với :

* Điều chỉnh những khoản chi phí không thực chi bằng tiền: ví dụ chi phí khấu hao TSCD, chi phí dự phòng . Khi điều chỉnh
(loại bỏ ) những khoản chi phí này làm cho lợi nhuận kế toán trước thuế ( lợi nhuận thực thu bằng tiền ) tăng.

* Điều chỉnh các khoản doanh thu không thực thu bằng tiền: ví dụ lãi chênh lệch tỷ giá hối đoái chưa thực hiện đã ghi nhận vào
báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh trong kỳ. Điều chỉnh ( loại bỏ) những khoản doanh thu này làm cho lợi nhuận kế toán
trước thuế ( lợi nhuận thực thu bằng tiền ) giảm.

* Điều chỉnh tăng giảm hàng tồn kho, tăng giảm khoản phải thu, tăng giảm khoản phải trả

+ Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động đầu tư và lưu chuyển thuần từ hoạt động tài chính : Phương pháp lập giống phương pháp
trực tiếp dựa trên sổ kế toán TK 111, 112, 113

– Giải thích về tường hợp ghi âm hay ghi dương của trường hợp tăng giảm hàng tồn kho, tăng giảm khoản phải thu hoặc tăng
giảm khoản phải trả hay tăng giảm chi phí trả trước ngắn hạn hoặc dài hạn.
Ta có phương trình: Tài sản = Nợ phải trả + Vốn chủ sở hữu

TSLĐ + TSCĐ = NPT + VCSH

TM + KPT + HTK = NPT + VCSH – TSCĐ

TM = NPT + VCSH – TSCĐ – KPT – HTK (1)

+ Tăng giảm hàng tồn kho:

Chênh lệch hàng tồn kho = Tổng số dư cuối kỳ trên sổ kế toán các TK hàng tồn kho – Tổng số dư đầu kỳ trên sổ kế toán các TK
hàng tồn kho

* Chênh lệch hàng tồn kho > 0 –> Tổng số dư đầu kỳ > Tổng số dư cuối kỳ –> Hàng tồn kho tăng. Vậy theo công thức (1):

TM = NPT + VCSH – TSCĐ – KPT – HTK


–> Hàng tồn kho tăng thì làm tiền giảm (GHI ÂM CHÊNH LỆCH). Ví dụ nghiệp vụ chi tiền mặt mua nguyên vật liệu –> hàng
tồn kho tăng, tiền mặt giảm

* Ngược lại, chênh lệch hàng tồn kho < 0 –> Tổng số dư đầu kỳ < Tổng số dư cuối kỳ –> Hàng tồn kho giảm –> Tiền tăng (GHI
DƯƠNG CHÊNH LỆCH). Ví dụ nghiệp vụ bán hàng hóa thu ngay bằng tiền mặt –> hàng tồn kho giảm, tiền tăng.

+ Tăng giảm các khoản phải thu

* Chênh lệch các khoản phải thu = Tổng số dư cuối kỳ trên sổ kế toán các TK phải thu – Tổng số dư đầu kỳ trên sổ kế toán các
TK phải thu

* Chênh lệch các khoản phải thu > 0 –> Tổng số dư cuối kỳ > Tổng số dư đầu kỳ –> Các khoản phải thu tăng. Vậy theo công
thức (1):

TM = NPT + VCSH – TSCĐ – KPT – HTK

–> Các khoản phải thu tăng thì tiền giảm (GHI ÂM CHÊNH LỆCH). Ví dụ bán hàng chưa thu tiền ( doanh nghiệp đang bị người
mua chiếm dụng vốn)
* Ngược lại: chênh lệch các khoản phải thu < 0 –> Tổng số dư cuối kỳ < Tổng số dư đầu kỳ — > các khoản phải thu giảm –> tiền
tăng (GHI DƯƠNG CHÊNH LỆCH). Ví dụ thu tiền công nợ tháng trước –> Khoản phải thu giảm và tiền thu vể tăng.

+ Tăng giảm các khoản phải trả:

* Chênh lệch các khoản phải trả = Tổng số dư cuối kỳ trên sổ kế toán các TK phải trả – Tổng số dư đầu kỳ trên sổ kế toán các TK
phải trả

* Chênh lệch các khoản phải trả > 0 –> Tổng số dư cuối kỳ > Tổng số dư dầu kỳ –> Các khoản phải trả tăng. Vậy theo công thức
(1):

TM = NPT + VCSH – TSCĐ – KPT – HTK

–> Khi các khoản phải trả tăng thì tiền tăng (GHI DƯƠNG CHÊNH LỆCH). Ví dụ nghiệp vay ngắn hạn ngân hàng bằng tiền mặt
–> tiền mặt tăng và nợ phải trả ngân hàng tăng.

* Ngược lại: chênh lệch các khoản phải trả < 0 –> Tổng số dư cuối kỳ > Tổng số dư đầu kỳ –> Các khoản phải trả giảm –> tiền
giảm (GHI ÂM CHÊNH LỆCH) . Ví dụ nghiệp vụ thanh toán tiền hàng cho nhà cung cấp bằng tiền mặt –> tiền giảm, phải trả
nhà cung cấp cũng giảm.
– Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động đầu tư ( cách lập giống phương pháp lập bảng lưu chuyển tiền tệ theo phương pháp trực
tiếp dựa trên sổ kế toán TK 111, 112, 113)

– Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động tài chính ( cách lập giống với phương pháp lập bảng lưu chuyển tiền tệ theo phương pháp
trực tiếp dựa trên sổ kế toán TK 111, 112, 113)

Hướng dẫn lập bảng lưu chuyển tiền tệ theo phương pháp gián tiếp

– Căn cứ lập bảng lưu chuyển tiền tệ theo phương pháp gián tiếp:

+ Sổ sách kế toán

+ Báo cáo lưu chuyển tiền tệ năm trước

+ Bảng cân kế toán

+ Bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh


+ Sổ cái TK 111, 112, 113

– Cách lập bảng lưu chuyển tiền tệ theo phương pháp gián tiếp cụ thẻ như sau:

+ Cột 1: số thứ tự

+ Cột 2: Các chỉ tiêu : phản ánh các tên các chỉ tiêu trong bảng lưu chuyển tiền tệ

+ Cột 3: Mã số mặc định

+ Cột 4: Thuyết minh. Chỉ tiêu 70 – Tiền và tương đương tiền cuối kỳ sẽ được diễn giải chi tiết trên thuyết minh báo cáo tài chính
tại mục VII.34.

+ Cột 6: Số năm trước. Lấy số liệu trên bảng lưu chuyển tiền tệ năm trước cột năm nay tương ứng với từng chỉ tiêu trên bảng lưu
chuyển tiền tệ.

+ Cột 5: Số năm nay. Được hướng dẫn chi tiết theo bảng sau:
7. Hướng dẫn lập bảng thuyết minh báo cáo tài chính (Mẫu B09-DN)

Khái niệm:

Bản thuyết minh báo cáo tài chính là một bộ phận hợp thành không thể tách rời của báo cáo tài chính doanh nghiệp dùng để mô tả
mang tính tường thuật hoặc phân tích chi tiết các thông tin số liệu đã được trình bày trong Bảng Cân đối kế toán, Báo cáo kết quả
hoạt động kinh doanh, Báo cáo lưu chuyển tiền tệ cũng như các thông tin cần thiết khác theo yêu cầu của các chuẩn mực kế toán

Kết cấu bảng Thuyết minh báo cáo tài chính

Phần I: Đặc điểm hoạt động của doanh nghiệp:

– Hình thức sở hữu vốn: là công ty cổ phần, công ty TNHH, công ty hợp doanh hay doanh nghiệp tư nhân

– Lĩnh vực kinh doanh: nêu rõ là sản xuất công nghiệp, kinh doanh thương mại, dịch vụ, xây lắp hoặc tổng hợp nhiều lĩnh vực
kinh doanh
– Tổng số công nhân viên và lao động khác: nêu số lượng lao động bình quân trong năm của doanh nghiệp kể cả lao động đăng
ký trong quỹ lương và lao động thuê ngoài

– Đặc điểm hoạt động của doanh nghiệp trong năm tài chính có ảnh hưởng đến báo cáo tài chính: nêu rõ rang những sự kiện về
môi trường pháp lý, diễn biến thị trường, đặc điểm hoạt động kinh doanh, quản lý, tài chính, thay đổi quy mô… có ảnh hưởng
đến báo cáo tài chính doanh nghiệp

Phần II: Chính sách kế toán áp dụng tại doanh nghiệp

– Niên độ kế toán năm nêu rõ kỳ kế toán năm theo năm dương lịch bắt đầu từ ngày 01/01 đến ngày 31/12. Nếu doanh nghiệp có
năm tài chính khác với năm dương lịch thì ghi rõ ngày bắt đầu và ngày kết thúc của kỳ kế toán

– Đơn vị tiền tệ sử dụng trong kế toán: ghi rõ là Đồng việt nam, hoặc một đơn vị tiền tệ khác được lựa chọn theo quy định của
Luật kế toán

– Chế độ kết toán áp dụng : nêu rõ doanh nghiệp áp dụng chế độ kế toán doanh nghiệp nhỏ và vừa

– Hình thức kế toán áp dụng: nêu rõ hình thức kế toán doanh nghiệp áp dụng là Nhật ký chung, chứng từ ghi sổ hoặc hình thức
kế toán trên máy vi tính…
– Phương pháp kế toán hàng tồn kho:

+ Nguyên tắc ghi nhận hàng tồn kho: nêu rõ rang hàng tồn kho được ghi nhận theo giá gốc hoặc theo giá trị thuần có thể thực
hiện được

+ Phương pháp tính giá trị hàng tồn kho cuối năm: nêu rõ doanh nghiệp áp dụng phương pháp nào trong bốn phương pháp tính
giá trị hàng tồn kho (bình quân gia quyền, nhập trước, xuất trước; nhập sau, xuất trược hay tính theo giá đích danh)

+ Phương pháp hạch toán kế toán hàng tồn kho: nêu rõ doanh nghiệp ấp dụng phương pháp kê khai thường xuyên hay phương
pháp kiểm kê định kỳ

– Phương pháp khấu hao tài sản cố định đang áp dụng: nêu rõ là áp dụng phương pháp khấu hao đường thằng, phương pháp
khấu hao theo số dư giảm dần hoặc phương pháp khấu hao theo số lượng sản phẩm

– Nguyên tắc ghi nhận chi phí đi vay: nêu rõ chi phí đi vay ghi nhận vào chi phí tài chính trong năm khi phát sinh hay được vốn
hóa và phân bổ chi phí đi vay theo phương pháp nào

– Nguyên tắc ghi nhận chi phí phải trả: Nêu rõ các khoản chi phí chưa chi nhưng được ước tính để ghi nhận vào chi phí sản
xuất, kinh doanh trong năm là những khoản chi phí nào? Cơ sở để xác định giá trị của những chi phí đó.
– Nguyên tắc và phương pháp ghi nhận các khoản dự phòng phải trả:

+ Nguyên tắc ghi nhận dự phòng phải trả: nêu rõ các khoản dự phòng phải trả đã ghi nhận là thỏa mãn hay không thỏa mãn các
điều kiện quy địnht rong Chuẩn mực kế toán số 18 “các khoản dự phòng, tài sản và nợ tiềm tang”

+ Phương pháp ghi nhận dự phòng phải trả: nêu rõ các khoản dự phòng phải trả được lập thêm (Hoặc hoàn nhập) theo số chênh
lệch lớn hơn (hoặc nhỏ hơn) giữa số dự phòng phải trả lập năm nay so với dự phòng phải trả đã lập năm trước chưa sử dụng đang
ghi trên Sổ kết toán

– Nguyên tắc ghi nhận chênh lệch tỷ giá hối đoái: nêu rõ ghi nhậnn theo tỷ giá nào? Nguyên tắc ghi nhận vào doanh thu hoặc
chi phí tài chính hay ghi nhận vào vốn chủ sở hữu…

– Nguyên tắc và phương pháp ghi nhận doanh thu:

+ Doanh thu bán hàng: nêu rõ việc ghi nhận doanh thu bán hàng của doanh nghiệp có tuân thủ đầy đủ 5 điều kiện ghi nhận doanh
thu quy định tại Chuẩn mực kế toán số 14 hay không? Doanh thu bán hàng được xác định theo giá hợp lý của các khoản tiền đã
thu hoặc sẽ thu được theo nguyên tắc kế toán dồn tích. Các khoản nhận trước của khách hàng nêu rõ không ghi nhận là doanh thu
trong năm. Trường hợp bán hàng trả chậm thì nêu rõ phần ghi nhận là doanh thu trong năm. Trường hợp bán hàng trả chậm thì
nêu rõ phần lãi trả chậm được hoãn lại ở khoản mục “Doanh thu chưa thực hiện” và sẽ ghi nhận vào doanh thu hoạt động tài
chính khi đến hạn thu được khoản lãi tiền vay
+ Doanh thu cung cấp dịch vụ: nêu rõ việc ghi nhận doanh thu cung cấp dịch vụ có tuân thủ đầy đủ 4 điều kiện ghi nhận doanh
thu cung cấp dịch vụ quy định tại Chuẩn mực kế toán số 14 hay không? Phần công việc đã hoàn thành của dịch vụ cung cấp được
xác định theo phương pháp nào (trong ba phương pháp được quy định tại Chuẩn mực kết oán số 14 nói trên)

+Doanh thu cung cấp dịch vụ: nêu rõ việc ghi nhận doanh thu cung cấp dịch vụ có tuân thủ đầy đủ 2 điều kiện ghi nhận doanh
thu hoạt động tài chính quy đinh tại Chuẩn mực kế toán số 14 hay không?

Phần III: Thông tin bổ sung cho các khoản mực trình bày trong Bảng cân đối kế toán

Trong phần này doanh nghiệp cần phải trình bày và phân tích chi tiết các số liệu đã được trình bày trong Bảng cân đối kế toán để
giúp người sử dụng báo cáo tài chính hiểu rõ hơn nội dung các khoản mục tài sản, nợ phải trả và vốn chủ sở hữu khác.

– Đơn vị tính giá trị trình bày trong Phần III là đơn vị tính được sử dụng trong Bảng cân đối kế toán. Số liệu ghi vào cột “số năm
trước” được lấy từ cột “số năm nay” trong bảng thuyết minh báo cáo tài chính năm trước.

– Số liệu ghi vào cột “Cuối năm” được lập trên cơ sở số liệu lấy từ:

+ Bảng cân đối kế toán năm nay


+ Sổ cái tài khoản với bảng cân đối số phát sinh.

+ Sổ và thẻ kế toán chi tiết hoặc Bảng tổng hợp chi tiết có liên quan

– Cụ thể cách lập như sau:

01.Tiền và tương đương tiền:

Phản ánh chi tiết từng loại tiền và tương đương tiền của doanh nghiệp theo số đầu năm và số cuối năm.

+ Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này căn cứ sổ chi tiết TK 111, 112, 121 ( chi tiết tương đương tiền)

02. Hàng tồn kho:

+ Chỉ tiêu này phản ánh từng loại hàng tồn kho cuối năm của doanh nghiệp

+ Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này căn cứ vào số dư Nợ của TK 152, 153 154, 155, 156 và TK 157 trên sổ cái các TK 152, 153,
154, 155, 156 và 157
03. Tình hình tăng, giảm tài sản cố định hữu hình:

Chỉ tiêu này phản ánh tình hình tăng giảm tài sản cố định hữu hình theo nhóm, TSCĐ theo nguyên giá, giá trị hao mòn lũy kế và
giá trị còn lại.

+ Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này căn cứ trên sổ chi tiết TSCĐ

04.Tình hình tăng giảm TSCĐ vô hình:

+ Chỉ tiêu này phản ánh tình hình tăng giảm TSCĐ vô hình theo nhóm, TSCĐ vô hình theo nguyên giá, giá trị hao mòn lũy kế và
giá trị còn lại.

+ Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này căn cứ trên sổ chi tiết TSCĐ

05. Tình hình tăng, giảm các khoản đầu tư vào đơn vị khác:

+ Phản ánh chi tiết tình hình tăng, giảm các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn, dài hạn theo từng nội dung đầu tư
+ Số liệu để ghi vào chỉ tiêu căn cứ trên sổ chi tiết TK 121 và 221

06. Thuế và các khoản phải nộp nhà nước:

+ Phản ánh chi tiết theo từng loại thuế mà doanh nghiệp phải thực hiện trong năm.

+ Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này căn cứ số chi tiết TK 333

07. Tình hình tăng, giảm nguồn vốn chủ sở hữu:

+ Chỉ tiêu này phản ánh tình hình tăng giảm nguồn vốn chủ sở hữu theo từng nội dung vốn.

+ Cơ sở số liệu để lập chỉ tiêu này căn cứ trên sổ chi tiết các TK 411, 418, 419 và 421

Phần IV: Thông tin bổ sung cho các khoản mục trình bày trong Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh

– Phần này, DN phải trình bày và phân tích chi tiết các số liệu đã được trình bày trong báo cáo kết quả hoạt dộng kinh doanh để
giúp người sử dụng báo cáo tài chính hiểu rõ hơn nội dung của các khoản mục doanh thu, chi phí.
– Số liệu để ghi vào cột “ số năm trước” được lấy từ cột “ số năm nay “ trên bản thuyết minh báo cáo tài chính năm trước.

– Số liệu ghi vào cột “ số năm nay” được lập trên cơ sở số liệu lấy từ:

+ Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm nay

+ Sổ cái các tài khoản kết hợp với bảng cân đối số phát sinh

+ Sổ và thẻ kế toán chi tiết hoặc bảng tổng hợp chi tiết có liên quan

08. Chi tiết doanh thu và thu nhập khác

+ Chỉ tiêu này phản anh doanh thu chi tiết trong năm của doanh nghiệp theo từng hoạt động tạo ra doanh thu và thu nhập.

09. Điều chỉnh các khoản tăng, giảm thu nhập chịu thuế TNDN
+ Căn cứ vào quy luật thuế TNDN cuối năm kế toán doanh nghiệp xác định các khoản thu nhập không phải chịu thuế, chi phí
không được trừ vào thu nhập chịu thuế và số lỗ của năm trwuocs được phép trừ vào lợi nhuận để xác định khoản thu nhập chịu
thuế của doanh nghiệp.

10. Chi phí SXKD theo yếu tố:

+ Căn cứ vào chi phí sản xuất, kinh doanh theo từng yếu tố phát sinh trong năm để ghi vào cột “Nam nay” ở từng chỉ tiêu phù
hợp.

+Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này được căn cứ vào sổ kế toán chi tiết của TK 154, 631, 642, 142, 242

+ Các ngành sản xuất đặc thù thì yếu tố chi phí có thể khác nhau, hoặc được cụ thể hóa yếu tố “ Chi phí dịch vụ mua ngoài”, “
Chi phí khác bằng tiền”.

Phần V: Thông tin bổ sung cho các khoản mục trong Báo cáo lưu chuyển tiền tệ:
– Phần này, doanh nghiệp phải trình bày và phân tích các sổ liệu đã được thể hiện trong báo cáo lưu chuyển tiền tệ để giúp người
sử dụng hiểu rõ hơn các yếu tố ảnh hưởng đến lưu chuyển tiền trong năm của doanh nghiệp.

– Số liệu để ghi vào cột “ số năm trước” được lấy từ cột “ số năm nay” trên báo cáo lưu chuyển tiền tệ năm trước

– Số liệu ghi vào cột “ số năm nay” được lập trên cở sở số liệu lấy từ:

+ Báo cáo lưu chuyển tiền tệ năm nay

+ Sổ cái tài khoản kết hợp với bảng cân đối số phát sinh

+ Sổ và thẻ kê toán chi tiết hoặc Bảng tổng hợp chi tiết có liên quan

Phần VI: Những thông tin khác

– Phần này, doanh nghiệp phải trình bày những thông tin quan trọng khác ( nếu có ) ngoài những thông tin đang trình bày trong
những phần trên nhằm cung cáp các thông tin mô tả bằng lời hoặc số liệu theo quy định của các chuẩn mực kế toán cụ thể nhằm
giúp cho người sử dụng hiểu báo cáo tài chính của doanh nghiệp trình bày trung thực và hợp lý.
– Khi trình bày thông tin thuyết minh ở phần này, tùy theo yêu cầu và đặc điểm thông tin theo quy định từ điểm 1 đến điểm 7 của
phần này, doanh nghiệp có thể đưa ra biểu mẫu chi tiết, cụ thể một cách phù hợp và những thông tin so sánh cần thiết

– Ngoài những thông tin phải trình bày theo quy định từ phần III đến phần VI doanh nghiệp được trình bày thêm các thông tin
khác nếu xét thấy cần thiết cho người sử dụng báo cáo tài chính của doanh nghiệp

7 .Ví dụ minh họa lập Báo cáo tài chính công ty An Tâm năm 2014.

Dựa vào bảng Cân đối số phát sinh công ty An Tâm năm 2014 hãy lập:

+ Bảng cân đối kế toán

+ Bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh

+ Bảng lưu chuyển tiền tệ theo phương pháp trực tiếp

+ Bảng thuyết minh Báo cáo tài chính


Bảng Cân Đối kế toán năm 2014 Công ty An Tâm – Đã giải
Hướng dẫn lập bảng Cân đối kế toán công ty An Tâm 2014

– Cột số năm trước: lấy số liệu trên bảng Cân đối kế toán năm 2013 cột số năm nay tương ứng với từng chỉ tiêu ( hoặc lấy số dư
đầu kỳ từng tài khoản trên sổ cái TK tương ứng với từng chỉ tiêu trên bảng cân đối kế toán)

– Cột số năm nay: lấy số dư cuối kỳ trên sổ cái và sổ chi tiết từ TK loại 1 đến loại 4 kết hợp với bảng cân đối số phát sinh

Lưu ý: Đối với bài tập lập bảng Cân đối kế toán công ty An Tâm thay vì lấy số dư cuối kỳ trên sổ cái từng TK để đưa vào các chỉ
tiêu trên bảng Cân đối kế toán, để đơn giản các bạn lấy số dư cuối kỳ trên bảng Cân đối số phát sinh.

Cụ thể như sau:

+ Chi tiêu 110 Tiền và các khoản tương đương tiền = Chỉ tiêu 111 + 112

= 764.859.644 + 0 = 764.859.644 đồng

Trong đó:
Chỉ tiêu 111 – Tiền = Số dư cuối kỳ bên Nợ trên sổ cái TK 111 + TK 112 + TK 113

= 493.478.129 + 271.381.515 = 764.859.644 đồng

+ Chỉ tiêu 130 Các khoản phải thu ngắn hạn = Chỉ tiêu 131 + 132 + 133 + 134 + 135 + 139

= 9.618.732.635 + 3.143.369.301 = 12.762.101.936 đồng

Trong đó:

Chỉ tiêu 131 – Phải thu khách hàng = Tổng số dư cuối kỳ bên Nợ trên sổ chi tiết TK 131 theo từng đối tượng = 9.618.732.635
đồng

Chỉ tiêu 132 – Trả trước cho người bán = Tổng số dư cuối kỳ bên Nợ trên sổ chi tiết TK 331 theo từng đối tượng =
3.143.369.301 đồng

+ Chỉ tiêu 140 Hàng tồn kho = Chỉ tiêu 141 + 149 = 10.213.826.913 + 0 = 10.213.826.913 đồng
Trong đó

Chỉ tiêu 141 – Hàng tồn kho = Tổng số dư cuối kỳ bên Nợ các TK 151 + 152 + 153 +154 +155 +156 + 157 = 1.773.993.155 +
8.439.833.758 = 10.213.826.913 đồng

+ Chỉ tiêu 150 Tài sản ngắn hạn khác = Chỉ tiêu 151 +152 +154 +158 = 142.739.739 + 8.125.000 = 150.864.739 đồng

Trong đó:

Chỉ tiêu 151 – Chi phí trả trước ngắn hạn = Số dư cuối kỳ bên Nợ trên sổ cái TK 142 = 142.739.739 đồng

Chỉ tiêu 154 – Thuế và các khoản phải thu nhà nước = Số dư cuối kỳ bên Nợ trên sổ cái các TK
3331+3332+3333+3334+3335+3336+3337+3338+3339 = 8.125.000 đồng

+ Chỉ tiêu 210 Các khoản phải thu dài hạn = Chỉ tiêu 211 +212+ 213 + 218 +219 = 215.000.000 đồng

Trong đó
Chỉ tiêu 218 – Phải thu dài hạn khác = Số dư cuối kỳ bên Nợ TK 1388 + 244 + 3388

= 215.000.000 đồng

+ Chỉ tiêu 220 – Tài sản cố định = Chỉ tiêu 221 + 224 + 227 + 230

Trong đó

Chỉ tiêu 221 – Tài sản cố định hữu hình = Chỉ tiêu 222 + Chỉ tiêu 223

= 2.425.115.621 + (664.419.806) = 1.760.695.815 đồng

• Chỉ tiêu 222 – Nguyên giá = Số dư cuối kỳ bên Nợ trên sổ cái TK 211 ( 2111, 2112, 2113, 2114, 2115, 2118) = 688.699.985 +
1.704.535.636 + 31.880.000 = 2.425.115.621 đồng

• Chỉ tiêu 223 – Giá trị hao mòn lũy kế = Số dư cuối kỳ bên Có trên sổ cái TK 2141 ghi âm trong ngoặc ( ) = (664.419.806)
đồng
+ Chỉ tiêu 260 – Tài sản dài hạn khác = Chỉ tiêu 261 + 262 +268 = 104.256.611 đồng

Trong đó

Chỉ tiêu 261 – Chi phí trả trước dài hạn = Số dư cuối kỳ bên Nợ trên sổ cái TK 242 = 104.256.611 đồng

+ CHỈ TIÊU 270 TỔNG CỘNG TÀI SẢN = CHỈ TIÊU 100 + CHỈ TIÊU 200

= 23.891.653.232 + 2.079.952.426 = 25.971.605.658 đồng

Chỉ tiêu 100 = Chỉ tiêu 110 + 120 + 130 + 140 + 150 = 764.859.644 + 0 + 12.762.101.936 + 10.213.826.913 + 150.864.739 =
23.891.653.232 đồng

Chỉ tiêu 200 = chỉ tiêu 210 + 220 + 240 + 250 + 260 = 215.000.000 + 1.760.695.815 + 104.256.611 = 2.079.952.426 đồng

+ Chỉ tiêu 310 – Nợ ngắn hạn = Chỉ tiêu 311 + 312 + 313+…. + 319 + 320 + 323

= 6.380.735.001 + 3.263.102.067 + 926.503.000 + 249.733.942 + 114.053.248 = 10.934.127.258 đồng


Trong đó:

Chỉ tiêu 311 – Vay và nợ ngắn hạn = Số dư cuối kỳ bên Có trên sổ TK 311 chi tiết theo từng đối tượng = 5.814.059.001 +
566.676.000 = 6.380.735.001 đồng

Chỉ tiêu 312 – Phải trả người bán = Tổng số dư cuối kỳ bên có trên sổ chi tiết TK 331 theo từng đối tượng = 3.263.102.067
đồng

Chỉ tiêu 313 – Người mua trả tiền trước = Tổng số dư cuối kỳ bên Có trên sổ chi tiết TK 131 theo từng đối tượng =
926.503.000 đồng

Chỉ tiêu 314 – Thuế và các khoản phải nộp nhà nước = Số dư cuối kỳ bên Có TK 333 ( 3331, 3332, 3333, 3334, 3335, 3336,
3337, 3338, 3339) = 249.551.992 + 181.950 = 249.733.992 đồng

Chỉ tiêu 319 – Các khoản phải trả phải nộp khác = Số dư cuối kỳ bên Có TK 3382 + Số dư cuối kỳ bên có TK 3383 + Số dư cuối
kỳ bên có TK 33881 = 86.748.980 + 7.014 268 + 20.290.000 = 114.053.248 đồng

+ Chỉ tiêu 410 – Vốn chủ sở hữu = Chỉ tiêu 411 +412+ .. + 421 + 422
= 16.800.000.000 + (1.762.521.600) = 15.037.478.400 đồng

Trong đó:

Chỉ tiêu 411 – Vốn đầu tư của chủ sỡ hữu = Số dư cuối kỳ bên có trên sổ cái TK 411

= 16.800.000.000 đồng

Chỉ tiêu 420 – Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối = (1.762.521.600) đồng (lỗ)

TK 421 có số dư bên Nợ hoặc bên Có nếu :

+ TK 421 có số dư bên Nợ (lỗ) ghi âm trong ngoặc ( )

+ TK 421 có số dư bên Có (lãi) ghi dương

+ CHỈ TIÊU 440 – TỔNG CỘNG NGUỒN VỐN = CHỈ TIÊU 300 + CHỈ TIÊU 400
= 10.934.127.258 + 15.037.478.400 = 25.971.605.658 đồng

KẾT QUẢ CUỐI CÙNG TRÊN BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN

CHỈ TIÊU 270 TỔNG CỘNG TÀI SẢN = CHỈ TIÊU 440 TỔNG CỘNG NGUỒN VỐN

= 25.971.605.658 đồng

Bảng Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm 2014 công ty An Tâm – Đã giải
Hướng dẫn lập bảng Báo cáo kết quả kinh doanh

– Cột số năm trước: lấy số liệu trên bảng Báo cáo kết quả kinh doanh năm trước cột năm nay

– Cột số năm nay: lấy số liệu trên sổ cái TK từ loại 5 đến TK loại 9 (hoặc lấy số liệu trên bảng Cân đối số phát sinh TK loại 5
đến TK loại 9) như sau:

+ Chỉ tiêu 01 – Doanh thu bán hàng hóa và cung cấp dịch vụ:

Lấy Tổng số phát sinh Bên Có trên sổ cái TK 5111, TK 5112, TK 5113

= 6.764.203.888 + 25.377.373.300 + 37.280.000 = 32.178.857.188 đồng

+ Chỉ tiêu 02 – Các khoản giảm trừ doanh thu = 0 ( trong kỳ không phát sinh các khoản giảm trừ doanh thu)

+ Chỉ tiêu 10 – Doanh thu thuần về bán hàng hóa và cung cấp dịch vụ = chỉ tiêu 01 (doanh thu bán hàng hóa và cung cấp
dịch vụ) – Chỉ tiêu 02 (Các khoản giảm trừ doanh thu)
= 32.178.857.188 – 0 = 32.178.857.188 đồng

+ Chỉ tiêu 11 – Giá vốn hàng bán

Lấy số liệu trên sổ cái TK 632 nghiệp vụ kết chuyển giá vốn hàng bán trong kỳ:

Nợ TK 911: 28.967.784.402 đồng

Có TK 632: 28.967.784.402 đồng

+ Chỉ tiêu 20 – Lợi nhuận gộp về bán hàng hóa và cung cấp dịch vụ = Chỉ tiêu 10 – Chỉ tiêu 11

=32.178.857.188 – 28.967.784.402 = 3.211.072.786 đồng

+ Chỉ tiêu 21 – Doanh thu hoạt động tài chính

Lấy số liệu trên sổ cái TK 515 nghiệp vụ kết chuyển doanh thu hoạt động tài chính trong kỳ:
Nợ TK 515: 5.595.756 đồng

Có TK 911: 5.595.756 đồng

+ Chỉ tiêu 22 – Chi phí tài chính

Lấy số liệu trên sổ cái TK 635 nghiệp vụ kết chuyển chi phí tài chính trong kỳ:

Nợ TK 911: 838.655.029 đồng

Có TK 635: 838.655.029 đồng

+ Chỉ tiêu 24- Chi phí bán hàng: 0 đồng

+ Chỉ tiêu 25 – Chi phí quản lý kinh doanh

Lấy số liệu trên sổ cái TK 642 nghiệp vụ kết chuyển chi phí quản lý kinh doanh trong kỳ:
Nợ TK 911: 2.163.671.222 đồng

Có TK 642: 2.163.671.222 đồng

+ Chỉ tiêu 30 – Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh = chỉ tiêu 20 + ( chỉ tiêu 21- chỉ tiêu 22) + ( chỉ tiêu 24 + chỉ tiêu
25) = 3.211.072.786 + (5.595.756 – 838.655.029 ) + (0 + 2.163.671.222 ) = 214.342.291 đồng

+ Chỉ tiêu 31 – Thu nhập khác: 0 đồng

+ Chỉ tiêu 32 – Chi phí khác: 0 đồng

+ Chỉ tiêu 40 – Lợi nhuận khác = chỉ tiêu 31 -chỉ tiêu 32 = 0 đồng

+ Chỉ tiêu 50 – Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế = chỉ tiêu 30 + chỉ tiêu 40

= 214.342.291 + 0 = 214.342.291 đồng

+ Chỉ tiêu 51 – chi phí thuế TNDN hiện hành


Lấy số liệu trên tờ khai quyết toán thuế TNDN mẫu 03/TNDN chỉ tiêu E – Tổng số thuế TNDN phải nộp trong kỳ

Cách tính thuế TNDN theo công thức sau:

Thuế TNDN = Thu nhập tính thuế x Thuế suất

Thu nhập tính thuế = Lợi nhuận kế toán trước thuế + Chi phí không hợp lý theo luật thuế – Các khoản lỗ năm trước – Thu nhập
miễn thuế

Trong đó:

+ Lợi nhuận kế toán trước thuế: 214.342.291 đồng

+ Chi phí không hợp lý theo luật thuế : 0 đồng

+ TN chịu thuế = Lợi nhuận kế toán trước thuế + Chi phí không hợp lý = 214.342.291 + 0

= 214.342.291 đồng
chuyển lỗ năm 2014 là 214.342.291 đồng.+ Năm 2013 công ty lỗ 1.976.863.892 (lấy số liệu chỉ tiêu C1-C2 trên tờ khai quyết
toán thuế TNDN mẫu 03/TNDN năm 2013). Năm 2014 TN chịu thuế 214.342.291 đồng

+ Công ty không có thu nhập miễn thuế

năm 2014 công ty áp dụng mức thuế suất 22%+ Thuế suất thuế TNDN năm 2014 căn cứ vào doanh thu năm 2013:
27.581.142.551 đồng, năm 2013 doanh thu trên 20 tỷ

TN tính thuế = 214.342.291 + 0 – 214.342.291 -0 = 0 đồng

=> Năm 2014 công ty không phải đóng thuế TNDN

Số lỗ năm 2013 còn chuyển sang kỳ sau là 1.762.521.601 đồng

Chi phí thuế TNDN hiện hành = 0 đồng

+ Chỉ tiêu 60 – Lợi nhuận kế toán sau thuế TNDN = 214.342.291 đồng
Lập bảng Lưu chuyển tiền tệ công ty An Tâm 2014 theo phương pháp trực tiếp:

Dựa vào : + Sổ cái TK 1111 – Tiền măt VND

+ Sổ cái TK 11211 – Tiền VND tại ngân hàng Á Châu – PGD Hàm Tử

+ Sổ cái TK 11212 – Tiền VND tại ngân hàng Sacombank TP HCM.

Yêu cầu: Hãy lập bảng lưu chuyển tiền tệ năm 2014 theo phương pháp trực tiếp.

Sổ cái TK 1111 – Tiền mặt VND


Sổ cái TK 11211 – Tiền VND ngân hàng Á Châu – PGD Hàm Tử

Sổ cái TK 11212 – Tiền VND ngân hàng Sacombank TP HCM


Bảng Lưu chuyển tiền tệ theo phương pháp trực tiếp công ty An Tâm năm 2014 – Đã giải
Hướng dẫn lập bảng lưu chuyển tiền tệ năm 2014 theo phương pháp trực tiếp

– Cột số năm trước: lấy dữ liệu trên Bảng lưu chuyển tiền tệ năm 2013 cột số năm nay

– Cột số năm nay: lấy số liệu trên sổ cái TK 1111 – Tiền mặt, sổ cái TK 11211 – Tiền VND ngân hàng Á Châu – PGD Hàm Tử,
sổ cái TK 11212 – Tiền VND ngân hàng Sacombank TP HCM

Cụ thể như sau:

+ Chỉ tiêu 01- Thu tiền bán hàng, cung cấp dịch vụ và kinh doanh: lấy số liệu trên sổ cái TK 1111, 11211, 11212 các nghiệp
vụ Ghi nợ TK 1111, 11211, 11212 đối ứng với có các TK 511, 131, 33311.

* Trên sổ cái TK 1111 – Tiền mặt VND lấy số liệu ở các nghiệp vụ sau:

Ngày 27/07/2014 công ty Phát Đạt thanh toán tiền hàng

Nợ TK 1111: 13.200.000 đồng (1)


Có TK 131(Phát Đạt) : 13.200.000 đồng

Ngày 30/10/2014 Công ty Thanh Tùng thanh toán tiền hàng bằng tiền mặt:

Nợ TK 1111: 16.365.990 đồng (2)

Có TK 131 (Thanh Tùng): 16.365.990 đồng

* Trên sổ cái TK 11211 – tiền VND ngân hàng Á Châu – PGD Hàm tử lấy số liệu các nghiệp vụ sau:

Ngày 10/07/2014 Công ty Thuận Phát thanh toán công nợ bằng tiền gửi ngân hàng

Nợ TK 11211 : 10.388.636.213 đồng (3)

Có TK 131 (Thuận Phát): 10.388.636.213 đồng

Ngày 11/07/2014 Công ty Nhật Minh thanh toán công nợ bằng tiền gửi ngân hàng
Nợ TK 11211: 15.575.774.076 đồng (4)

Có TK 131 (Nhật Minh): 15.575.774.076 đồng

* Trên sổ cái TK 11212 – Tiền VND ngân hàng Sacombank TP HCM lấy số liệu tại các nghiệp vụ sau:

Ngày 08/04/2014 công ty Thanh Hòa thanh toán công nợ bằng tiền gửi ngân hàng:

Nợ TK 11212: 30.054.337.441 đồng (5)

Có TK 131 (Thanh Hòa) : 30.054.337.441 đồng

=> Số liệu điền vào chỉ tiêu 01 = số liệu nghiệp vụ (1)+(2)+(3)+(4)+(5)

= 13.200.000 +16.365.990 +10.388.636.213 +15.575.774.076 +30.054.337.441

= 56.048.313.720 đồng
+ Chỉ tiêu 02 – Tiền chi trả chi người cung cấp hàng hóa và dịch vụ (Ghi â m ): lấy số liệu trên sổ cái các TK 1111, 11211,
11212 các nghiệp vụ ghi Nợ TK 152, 153, 156, 1331, 627, 641, 642/ Có TK 1111, 11211, 11212

* Trên sổ cái TK 1111 – Tiền mặt VND lấy số liệu các nghiệp vụ sau:

Ngày 18/02/2014 chi tiền mặt mua hàng hóa theo hóa đơn số 0001234

Nợ TK 1561: 14.000.000 đồng (6)

Nợ TK 1331: 1.400.000 đồng

Có TK 1111: 15.400.000 đồng

Ngày 21/03/2014 chi tiền mặt mua văn phòng phẩm theo hóa đơn số 0001531

Nợ TK 6423: 420.300 đồng (7)

Có TK 1111: 420.300 đồng


Ngày 25/03/2014 chi tiền chi phí tiếp khách theo hóa đơn số 0002881

Nợ TK 6427: 2.760.000 đồng (8)

Có TK 1111: 2.760.000 đồng

Ngày 10/04/2014 Chi tiền mua máy photo Canon theo hóa đơn số 0012131

Nợ TK 142: 15.500.000 đồng (9)

Nợ TK 1331: 1.550.000 đồng

Có TK 1111: 17.050.000 đồng

Ngày 26/06/2014 chi tiền mặt thanh toán tiền hàng theo hóa đơn số 0004887 cho công ty An Nhân

Nợ TK 331(An Nhân): 19.800.000 đồng (10)


Có TK 1111: 19.800.000 đồng

* Trên sổ cái TK 11211 – Tiền VND tại ngân hàng Á Châu – PGD Hàm Tử lấy số liệu tại các nghiệp vụ sau:

Ngày 10/07/2014 thanh toán tiền cho công ty Thiên Nga theo hóa đơn 0011421 ngày 09/12/2013

Nợ TK 331(Thiên Nga): 21.845.496.213 đồng (11)

Có TK 11211: 21.845.496.213 đồng

Ngày 10/07/2014 Phí chuyển tiền:

Nợ TK 6427: 330.000 đồng (12)

Có TK 11211: 330.000 đồng

Ngày 25/09/2014 Thanh toán tiền hàng cho công ty Lộc Phát 0002563
Nợ TK 331 (Lộc Phát): 7.998.507.574 đồng (13)

Có TK 11211: 7.998.507.574 đồng

Ngày 25/09/2014 Phí chuyển tiền:

Nợ TK 6427: 220.000 đồng (14)

Có TK 11211: 220.000 đồng

* Trên sổ cái TK 11212 – Tiền VND ngân hàng Sacombank TP HCM lấy số liệu tại các nghiệp vụ sau:

Ngày 12/07 Thanh toán tiền hàng cho công ty JSE

Nợ TK 331 (JSE) : 20.835.000.000 đồng (15)

Có TK 11212: 20.835.000.000 đồng


Ngày 12/07/2014 Phí chuyển tiền:

Nợ TK 6427: 330.000 đồng (16)

Có TK 11211: 330.000 đồng

Ngày 14/07/2014 Thanh toán tiền hàng cho công ty Đại Phát:

Nợ TK 331 (Đại Phát): 5.820.225.924 đồng (17)

Có TK 11212: 5.820.225.924 đồng

Ngày 14/07/2014 Phí chuyển tiền:

Nợ TK 6427: 220.000 đồng (18)

Có TK 11211: 220.000 đồng


Ngày 12/08/2014 toán tiền hàng cho công ty Hùng Cường

Nợ TK 331 (Hùng Cường): 25.000.000 đồng (19)

Có TK 11212: 25.000.000 đồng

Ngày 12/08/2014 Phí chuyển tiền:

Nợ TK 6427: 110.000 đồng (20)

Có TK 11211: 110.000 đồng

=> Số liệu điền vào chỉ tiêu 02 = số liệu nghiệp vụ (06) + (07) + (08) + (09) + (10) + (11) + (12) + (13) + (14) + (15) + (16) + (17
)+ (18) + (19) + (20)

= 15.400.000 + 420.300 + 2.760.000 + 17.050.000 + 19.800.000 + 21.845.496.213 + 330.000 + 7.998.507.574 + 220.000 +


20.835.000.000 + 330.000 + 5.820.225.924 + 220.000= 56.580.870.011 đồng
+ Chỉ tiêu 03 – Tiền chi cho người lao động (Ghi âm), lấy số liệu ở nghiệp vụ:

Ngày 05/08/2014 chi tiền lương nhân viên : 65.000.000 đồng

Nợ TK 3341: 65.000.000 đồng

Có TK 1111: 65.000.000 đồng

+ Chỉ tiêu 05 – Chi tiền nộp thuế TNDN, lấy số liệu nghiệp vụ:

Ngày 25/04/2014 chi tiền nộp thuế thu nhập doanh nghiệp quý 1/2014:

Nợ TK 3334: 26.157.995 đồng

Có TK 1111: 26.157.995 đồng

CHỈ TIÊU 20 -LƯU CHUYỂN TIỀN THUẦN TỪ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH
= chỉ tiêu 01 + 02 + 03 + 04 + 05 + 06 + 07

= 56.048.313.720 + (56.580.870.011) + (65.000.000) + (26.157.995) = (623.714.286) đồng

+ Chỉ tiêu 27 – Tiền thu lãi cho vay, cổ tức, lợi nhuận được chia, lấy số liệu nghiệp vụ:

* Trên sổ cái TK 11211 – Tiền VND ngân hàng Á Châu – PGD Hàm Tử

Ngày 31/12/2014 Lãi tiền gửi ngân hàng

Nợ TK 11211: 1.496.213 đồng

Có TK 515: 1.496.213 đồng

* Trên sổ cái TK 11212 – Tiền VND ngân hàng Sacombank TP HCM

Ngày 31/12/2014 lãi tiền gửi ngân hàng


Nợ TK 11212: 225.924 đồng

Có TK 515: 225.924 đồng

Số liệu điền vào chỉ tiêu 27 = 1.496.213 + 225.924 = 1.722.137 đồng

CHỈ TIÊU 30 LƯU CHUYỂN TIỀN THUẦN TỪ HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ

= Chỉ tiêu 21 + 22 + 23 + 24 + 25 + 26 + 27

= 1.722.137 đồng

+ Chỉ tiêu số 31 – Thu tiền từ phát hành cổ phiếu, nhận vốn góp của chủ sở hữu lấy số liệu ở nghiệp vụ:

Ngày 01/01/2014 Nguyễn Văn Tùng góp vốn kinh doanh

Nợ TK 1111: 150.000.000 đồng


Có TK 4111: 150.000.000 đồng

CHỈ TIÊU 40 LƯU CHUYỂN TIỀN THUẦN TỪ HOẠT ĐỘNG TÀI CHÍNH

= Chỉ tiêu 31+ 32 +33 + 34 + 35 +36

= 150.000.000 đồng

CHỈ TIÊU 50 – LƯU CHUYỂN TIỀN THUẦN TRONG KỲ

Lưu chuyển tiền thuần trong kỳ = Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động kinh doanh ( chỉ tiêu 20)

+ Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động đầu tư ( chỉ tiêu 30)

+ Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động tài chính (chỉ tiêu 40)

= (623.714.286) + 1.722.137 + 150.000.000 = (471.992.149) đồng


+ CHỈ TIÊU 60 – TIỀN VÀ TƯƠNG ĐƯƠNG TIỀN ĐẦU KỲ lấy số liệu chỉ tiêu 70 – Tiền và tương đương tiền cuối kỳ bảng
lưu chuyển tiền tệ năm 2013 ( hoặc lấy tổng số dư đầu kỳ trên sổ cái TK 111, 112) : 1.236.851.793 đồng

+ CHỈ TIÊU 61 – ẢNH HƯỞNG CỦA THAY ĐỔI TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI QUY ĐỔI NGOẠI TỆ = 0 đồng

+ CHỈ TIÊU 70 – TIỀN VÀ TƯƠNG ĐƯƠNG TIỀN CUỐI KỲ = CHỈ TIÊU 50 + CHỈ TIÊU 60 + CHỈ TIÊU 61 =
(471.992.149) + 1.236.851.793 + 0 = 764.859.644 đồng

Kiểm tra:

Chỉ tiêu 70 tiền và tương đương tiền cuối kỳ cột năm nay trên bảng Lưu chuyển tiền tệ năm 2014 phải bằng chỉ tiêu 110 – Tiền và
tương đương tiền cột năm nay trên bảng Cân đối kế toán năm 2014 764.859.644 đồng –> bảng Lưu chuyển tiền tệ lập đúng

Bảng Thuyết minh báo cáo tài chính công ty An Tâm năm 2014- Đã giải
Hướng dẫn lập Phần I, II, III, IV

Về cách lập thuyết minh báo cáo tài chính, các bạn cần phải đọc chuẩn mực kế toán có liên quan của từng phần (Ví dụ chuẩn mực
kế toán hàng tồn kho; Chuẩn mực kế toán tài sản cố định..và Chuẩn mực trình bày báo cáo tài chính) để các bạn có lập và trình
bày thuyết minh báo cáo tài chính một cách trung thực và hợp lý nhất. Dưới gốc độ bài viết này, chúng tôi chỉ cho bạn những
bước cơ bản nhất để các bạn có được đầy đủ một bộ báo cáo tài chính gồm có thuyết minh báo cáo tài chính để gửi cho thuế

– Phần I: Đặc điểm hoạt động của doanh nghiệp lấy thông tin trong giấy phép kinh doanh để nhập vào

– Phần II: Ghi rõ niên độ kế toán, đơn vị tiền tệ sử dụng trong doanh nghiệp

– Phần III: Các chế độ kế toán áp dụng tại doanh nghiệp: giữ nguyên si không sửa lại

– Phần IV: Chích sách kế toán thì Các bạn nên tham khảo các Báo cáo tài chính của những công ty lên sàn có cùng ngành ngề để
làm theo và có chọn lọc. Múc đích của chính sách kế toán là nêu ra nguyên tắc và phương pháp được sử dụng để hạch toán và ghi
sổ trong kế toán (Ví dụ như nguyên tắc xác định nguyên giá của tài sản cố định của công ty là gì? Phương pháp khấu hao được sử
dụng tại công ty là phương pháp nào; Kế toán tính giá xuất kho hàng tồn kho là theo phương pháp nào; nguyên tắc lập dự phòng
hàng tồn kho cũng như lập dự phòng nợ phải thu kho đòi là gì? Nguyên tắc ghi nhận doanh thu của đơn vị là gì. Mà chính sách kế
toán thường là sử dụng những thuật ngữ về kế toán nên chỉ có người trong nghề mới am hiểu rõ về chính sách kế toán
Cụ thể một vài chính sách kế toán mà được liệt kê tại phần IV của thuyết minh báo cáo tài chính như sau:

– Nguyên tắc ghi nhận các khoản tiền và các khoản tương đương tiền

– Phương pháp chuyển đổi các đồng tiền khác ra đồng tiền sử dụng trong kế toán.

– Nguyên tắc ghi nhận hàng tồn kho:

– Phương pháp tính giá trị hàng tồn kho.

– Phương pháp hạch toán hàng tồn kho. Phương pháp lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho. Nguyên – tắc ghi nhận và khấu hao
TSCĐ và bất động sản đầu tư:

– Nguyên tắc ghi nhận TSCĐ (hữu hình, vô hình, cho thuê tài chính).

– Phương pháp khấu hao TSCĐ ( hữu hình, vô hình, thuê tài chính).

– Nguyên tắc ghi nhận và khấu hao bất động sản đầu tư
– Nguyên tắc ghi nhận bất động sản đầu tư.

– Phương pháp khấu hao bất động sản đầu tư

– Kế toán các khoản đầu tư tài chính:

Hướng dẫn lập Phần V – Thông tin bổ sung cho các khoản mục trình bày trong bảng Cân đối kế toán
Hướng dẫn:
– Cột 31/12/2013 ( cột số năm trước) lấy dữ liệu trên bảng Thuyết minh báo cáo tài chính năm 2013

– Cột 31/12/2014 (cột số năm nay) lấy dữ liệu trên trên sổ sách kế toán năm 2014, cụ thể như sau:

Chỉ tiêu 01 – Tiền: phản ánh chi tiết từng loại tiền của doanh nghiệp gồm tiền mặt – 111, tiền gửi ngân hàng – 112 , tiền đang
chuyển – 113.

+ Tiền mặt lấy số dư cuối kỳ bên Nợ trên sổ cái TK 1111: 493.478.129 đồng

+ Tiền gửi ngân hàng = 243.916.835 + 27.464.680 = 271.381.515 đồng

* Tiền gửi ngân hàng Á Châu lấy số dư cuối kỳ bên Nợ trên sổ cái TK 11211: 243.916.835 đồng

* Tiền gửi ngân hàng Sài Gòn Thương Tín lấy số dư cuối kỳ bên Nợ trên sổ cái TK 11212: 27.464.680 đồng

Cộng: 493.478.129 + 271.381.515 = 764.859.644 đồng


Chỉ tiêu 04 – Hàng tồn kho: Phản ánh số liệu từng mặt hàng tông kho của doanh nghiệp bao gồm: nguyên vật liệu – 152, công
cụ dụng cụ -153, chi phí SXKD dở dang – 154, thành phẩm – 155, hàng hóa -156)

+ Nguyên vật liệu chính lấy số dư cuối kỳ bên Nợ trên sổ cái TK 152: 1.773.993.155 đồng

+ Hàng hóa lấy số dư cuối kỳ bên Nợ trên sổ cái TK 156: 8.439.833.758 đồng

Cộng: 1.773.993.155 + 8.439.833.758 = 10.213.826.913 đồng

Chỉ tiêu 05 – Các khoản thuế phải thu ( bao gồm các khoản thuế nộp thừa vào ngân sách nhà nước lấy số dư cuối kỳ bên Nợ
TK 333 (3331, 3332, 3333, 3334, 3335, 3336, 3337, 3338, 3339)

+ Thuế TNDN lấy số dư cuối kỳ bên Nợ trên sổ cái TK 3334: 8.125.000 đồng

Cộng: 8.125.000 đồng

Chỉ tiêu 07 – Phải thu dài hạn khác: Lấy dữ liệu trên sổ chi tiết TK 244 – Ký quỹ, ký cược dài hạn, cụ thể như sau
+ Chi tiền ký quỹ phế liệu Cần Thơ: lấy số dư cuối kỳ bên Nợ trên sổ chi tiết TK 244CANTHO: 40.000.000 đồng

+ Chi tiền ký quỹ tổng lô phế liệu HĐ 2012: Lấy số dư cuối kỳ bên Nợ trên sổ chi tiết TK 244HD2012: 25.000.000 đồng

+ Chi tiền ký quỹ Công ty Pepsico phế liệu: lấy số dư cuối kỳ bên Nợ trên sổ chi tiết TK 244PEPSICO: 140.000.000 đồng

+ Chi tiền ký quỹ miếng chai hóa đơn 7030: lấy số dư cuối kỳ bên Nợ trên sổ chi tiết TK 244HD7030: 10.000.000 đồng

Cộng= 40.000.000 + 25.000.000 + 140.000.000 + 10.000.000 = 215.000.000 đồng ( số dư cuối kỳ trên sổ cái TK 244 – Ký quỹ,
ký cược dài hạn)

Chỉ tiêu 08 – Tình hình tăng giảm TSCD hữu hình: phản ánh tình hình tăng giảm TSCD theo nhóm ( nguyên giá, giá trị hao
mòn lũy kế, giá trị còn lại) lấy dữ liệu trên sổ cái TK 211 (2111- Nhà cửa vật kiến trúc, 2112 – máy móc thiết bị, 2113 – phương
tiện vận tải truyền dẫn, 2114 – Thiết bị dụng cụ quản lý, 2115 – Cây lâu năm, súc vật làm việc và cho sản phẩm, 2118- TSCD
khác). Lấy số liệu trên sổ kế toán TSCD hoặc lấy dữ liệu trên bảng Khấu hao TSCD

Bảng khấu hao TSCD hữu hình công ty An Tâm năm 2014
Nhóm máy móc thiết bị : lấy dữ liệu trên sổ kế toán TSCD hoặc lấy dữ liệu trên bảng Khấu hao TSCD

Nguyên giá TSCD hữu hình

+ Số dư đầu năm: lấy số liệu dòng Tổng cộng cột 6 – Nguyên giá TSCD đầu kỳ: 840.077.768 đồng

+ Giảm TSCD trong năm (ghi âm) lấy số liệu dòng Tổng cộng cột 13 – Nguyên giá giảm trong năm: (151.377.783) đồng

+ Số dư cuối năm = Số dư đầu năm + Giảm TSCD trong năm = 840.077.768 + (151.377.783) = 688.699.985 đồng

Giá trị hao mòn lũy kế:

+ Số dư đầu năm: lấy số liệu dòng Tổng cộng cột 10 – Khấu hao đầu năm : 207.383.731 đồng

+ Khấu hao trong năm: lấy số liệu dòng Tổng cộng cột 11- Mức khấu hao trong năm 2014: 127.827.323 đồng

+ Giảm khấu hao trong năm (Ghi âm) lấy số liệu dòng Tổng cộng cột 14 – Khấu hao giảm trong năm: 51.877.716 đồng
+ Số dư cuối năm = Số dư đầu năm + Khấu hao trong năm + Giảm khấu hao do không đáp ứng theo Thông tư 45/2013 =
207.383.731 + 127.827.323 – 51.877.716 = 283.333.338 đồng

Giá trị còn lại của TSCD hữu hình

+ Tại ngày đầu năm = Số dư đầu năm nguyên giá máy móc thiết bị – Số dư đầu năm giá trị hao mòn lũy kế máy móc thiết bị =
840.077.768 – 207.383.731 = 632.694.037 đồng

+ Tại ngày cuối năm = Số dư cuối năm Nguyên giá máy móc thiết bị – Số dư cuối năm giá trị hao mòn lũy kế máy móc thiết bị =
688.699.985 – 283.333.338 = 405.366.647 đồng

Nhóm Phương tiện vận tải: lấy dữ liệu trên sổ kế toán TSCD hoặc lấy dữ liệu trên bảng Khấu hao TSCD

Nguyên giá TSCD hữu hình

+ Số dư đầu năm: lấy số liệu dòng Tổng cộng cột 6 – Nguyên giá TSCD đầu kỳ: 1.738.535.636 đồng

+ Giảm TSCD trong năm (ghi âm) lấy số liệu dòng Tổng cộng cột 13 – Nguyên giá giảm trong năm: (34.000.000) đồng
+ Số dư cuối năm = Số dư đầu năm + Giảm TSCD trong năm = 1.738.535.636 + (34.000.000) = 1.704.535.636 đồng

Giá trị hao mòn lũy kế:

+ Số dư đầu năm: lấy số liệu dòng Tổng cộng cột 10 – Khấu hao đầu năm : 149.330.603 đồng

+ Khấu hao trong năm: lấy số liệu dòng Tổng cộng cột 11- Mức khấu hao trong năm 2014: 234.233.619 đồng

+ Giảm khấu hao trong năm (Ghi âm) lấy số liệu dòng Tổng cộng cột 14 – Khấu hao giảm trong năm: (19.518.181) đồng

+ Số dư cuối năm = Số dư đầu năm + Khấu hao trong năm + Giảm khấu hao do không đáp ứng theo Thông tư 45/2013 =
149.330.603 + 234.233.619 + (19.518.181) = 372.230.889 đồng

Giá trị còn lại của TSCD hữu hình

+ Tại ngày đầu năm = Số dư đầu năm nguyên giá Phương tiện vận tải – Số dư đầu năm giá trị hao mòn lũy kế Phương tiện vận tải
= 1.738.535.636 – 149.330.603 = 1.589.205.033 đồng
+ Tại ngày cuối năm = Số dư cuối năm Nguyên giá Phương tiện vận tải – Số dư cuối năm giá trị hao mòn lũy kế phương tiện vận
tải = 1.704.535.636 – 372.230.889 = 1.332.304.747 đồng

– Nhóm Thiết bị quản lý: lấy dữ liệu trên sổ kế toán TSCD hoặc lấy dữ liệu trên bảng Khấu hao TSCD

Nguyên giá TSCD hữu hình

+ Số dư đầu năm: lấy số liệu dòng Tổng cộng cột 6 – Nguyên giá TSCD đầu kỳ: 85.616.370 đồng

+ Giảm TSCD trong năm (ghi âm) lấy số liệu dòng Tổng cộng cột 13 – Nguyên giá giảm trong năm: (53.736.370) đồng

+ Số dư cuối năm = Số dư đầu năm + Giảm TSCD trong năm = 85.616.370 + (53.736.370) = 31.880.000 đồng

Giá trị hao mòn lũy kế:

+ Số dư đầu năm: lấy số liệu dòng Tổng cộng cột 10 – Khấu hao đầu năm : 16.437.685 đồng

+ Khấu hao trong năm: lấy số liệu dòng Tổng cộng cột 11- Mức khấu hao trong năm 2014: 11.936.076 đồng
+ Giảm khấu hao trong năm (Ghi âm) lấy số liệu dòng Tổng cộng cột 14 – Khấu hao giảm trong năm: (19.518.181) đồng

+ Số dư cuối năm = Số dư đầu năm + Khấu hao trong năm + Giảm khấu hao do không đáp ứng theo Thông tư 45/2013 =
16.437.685 + 11.936.076 + (19.518.181) = 8.855.380 đồng

Giá trị còn lại của TSCD hữu hình

+ Tại ngày đầu năm = Số dư đầu năm nguyên giá Thiết bị quản lý – Số dư đầu năm giá trị hao mòn lũy kế Thiết bị quản lý =
85.616.370 – 16.437.685 = 69.178.685 đồng

+ Tại ngày cuối năm = Số dư cuối năm Nguyên giá Thiết bị quản lý – Số dư cuối năm giá trị hao mòn lũy kế Thiết bị quản lý =
31.880.000 – 8.855.380 = 23.024.420 đồng

Bảng phân bổ chi phí trả trước dài hạn tháng 12/2014 Công ty An Tâm
Chỉ tiêu 14 – Chi phí trả trước dài hạn: lấy dữ liệu trên bảng Phân bổ chi phí trả trước dài hạn cuối năm 2014 cột Giá trị còn
lại

+ Điện thoại Nokia (3 cái): 60.000.000 đồng

+ Máy lạnh : 20.000.000 đồng

+ Quạt gió ( 2 cái): 10.000.000 đồng

+ Tiền thuê nhà trả trước: 14.156.611 đồng

Cộng = 60.000.000 + 20.000.000 + 10.000.000 + 14.156.611 = 104.256.611 đồng

Chỉ tiêu 15 – Nợ và vay ngắn hạn: lấy số dư cuối kỳ trên sổ chi tiết tài khoản 311- Vay ngắn hạn theo từng đối tượng

+ Vay ngân hàng Á Châu: lấy số dư cuối kỳ trên sổ chi tiết TK 311ACB: 5.814.059.001 đồng

+ Vay ngân hàng Kỹ Thương Việt Nam: lấy số dư cuối kỳ trên sổ chi tiết TK 311TECHCOMBANK: 566.676.000 đồng
Cộng = 5.814.059.001 + 566.676.000 = 6.380.735.001 đồng

Chỉ tiêu 16 – Thuế và các khoản phải nộp nhà nước: Phản ánh chi tiết theo từng loại thuế mà doanh nghiệp phải thực hiện
trong năm, lấy số liệu trên sổ kế toán TK 333 (3331, 3332, 3333, 3334, 3335, 3336, 3337, 3338, 3339)

+ Thuế giá trị gia tăng: lấy số dư cuối kỳ trên sổ kế toán TK 3331: 249.551.992 đồng

+ Thuế thu nhập cá nhân: lấy số dư cuối kỳ trên sổ kế toán TK 3335: 181.950 đồng

Cộng: 249.551.992 + 181.950 = 249.733.942 đồng

Chỉ tiêu 18- Các khoản phải trả phải nộp ngắn hạn khác: lấy số liệu trên sổ kế toán các TK 3382, 3383, 3384, 33881, 3389 cụ
thể như sau:

+ Kinh phí công đoàn: lấy số dư cuối kỳ trên sổ kế toán tài khoản 3382: 86.748.980 đồng

+ Bảo hiểm xã hội: lấy số dư cuối kỳ trên sổ kế toán tài khoản 3383: 7.014.268 đồng
+ Đoàn phí: lấy số dư cuối kỳ trên sổ kế toán tài khoản 33881: 20.290.000 đồng

Cộng: 86.748.980 + 7.014.268 + 20.290.000 = 114.053.248 đồng

Chỉ tiêu 22 – Vốn chủ sở hữu : Chỉ tiêu này phản ánh tình hình tăng giảm nguồn vốn chủ sở hữu theo từng nội dung vốn, số liệu
để lập chỉ tiêu này căn cứ trên sổ chi tiết các TK 411, 418, 419 và 421 cụ thể như sau:

a. Bảng đối chiếu biến động vốn chủ sở hữu


b. Chi tiết vốn đầu tư của chủ sở hữu: giải thích chi tiết nguồn hình thành vốn chủ sỏ hữu do các thành viên góp vốn
16.800.000.000 đồng.

c. Các giao dịch về vốn với các chủ sở hữu và phân phối cổ tức, chia lợi nhuận

Vốn đầu tư chủ sở hữu

+ Vốn góp đầu năm: lấy số dư đầu kỳ bên Có trên sổ kế toán TK 411: 16.800.000.000 đồng

+ Vốn góp tăng trong năm: trong năm không có nghiệp vụ tăng vốn góp

+ Vốn góp cuối năm = Vốn góp đầu năm + Vốn góp tăng trong năm = 16.800.000.000 + 0 = 16.800.000.000 đồng ( số dư cuối kỳ
trên sổ kế toán TK 411 năm 2014)

Hướng dẫn Phần VI : Thông tin bổ sung cho các khoản mục trình bày trong Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh
– Cột 31/12/2013 ( cột sô năm trước) lấy dữ liệu trên bảng Thuyết minh Báo cáo tài chính năm 2013

– Cột 31/12/2014 ( cột số năm nay) lấy dữ liệu trên sổ sách kế toán các tài khoản có liên quan, cụ thể như sau:

Chỉ tiêu 25 – Tổng doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ: lấy số liệu trên sổ kế toán TK 511 – Doanh thu bán hàng hóa và
cung cấp dịch vụ ( chi tiết 5111 – doanh thu bán hàng hóa, 5112 – Doanh thu bán thành phẩm, 5113 – Doanh thu cung cấp dịch
vụ) cụ thể như sau:

+ Doanh thu bán hàng hóa 5111: lấy tổng số phát sinh bên Có trên sổ kế toán tài khoản 5111 : 6.764.203.888 đồng

+ Doanh thu bán thành phẩm 5112: lấy tổng số phát sinh bên Có trên sổ kế toán tài khoản 5112 : 25.377.373.300 đồng

+ Doanh thu cung cấp dịch vụ 5113: lấy tổng số phát sinh bên có TK 5113 trên sổ kế toán tài khoản 5113 : 37.280.000 đồng

Cộng = 6.764.203.888 + 25.377.373.300 + 37.280.000 = 32.178.857.188 đồng ( Tống số phát sinh bên Có TK 511)

Chỉ tiêu 27 – Giá vốn hàng bán: Lấy số liệu trên sổ kế toán tài khoản 632 cụ thể như sau:
+ Giá vốn hàng bán hàng hóa: lấy tổng số phát sinh bên Nợ trên sổ kế toán TK 6321 : 6.264.490.467 đồng

+ Giá vốn hàng bán thành phẩm: Lấy tổng số phát sinh bên Nợ trên sổ cái TK 6322: 22.703.293.935 đồng

Cộng: 6.264.490.467 + 22.703.293.935 = 28.967.784.402 đồng ( Tổng só phát sinh bên Nợ trên sổ cái TK 632)

Chỉ tiêu 26 – Doanh thu hoạt động tài chính: lấy tổng số phát sinh bên Có trên sổ cái TK 515 – Doanh thu hoạt động tài chính,
cụ thể như sau:

+ Lãi tiền gửi: Lấy Tổng số phát sinh bên Có TK 5151 – Lãi tiền gửi: 5.595.756 đồng

+ Chênh lệch tỷ giá hối đoái : 0 đồng

Cộng = 5.595.756 + 0 = 5.595.756 đồng

Chỉ tiêu 28 – Chi phí tài chính: Lấy tổng số phát sinh bên Nợ trên sổ kế toán TK 635 – Chi phí hoạt động tài chính, cụ thể như
sau:
+ Chi phí lãi vay ngân hàng: Lấy tổng số phát sinh bên Nợ TK 6351 – Chi phí lãi vay ngân hàng = 838.655.029 đồng

Cộng: 838.655.029 đồng

Chỉ tiêu 30 – Chi phí thuế TNDN hiện hành

+ Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế = Doanh thu trên sổ kế toán các TK 511,512,515,711 – Chi phí trên sổ sách kế toán các
TK 632,641,642,635,811 = 214.342.292 đồng

+ Các khoản điều chỉnh tăng thu nhập kế toán khi xác định thu nhập tính thuế Loại chi phí —-( các khoản điều chỉnh tăng
thu nhập là những khoản chi phí kế toán đã ghi vào sổ sách ( hạch toán trên sổ sách tài khoản loại 6, 8) nhưng theo luật thuế (theo
thông tư 78) những chi phí này không được thuế chấp nhận do không đủ điều kiện ghi nhận là chi phí được trừ theo Thông tư 78>
Lợi nhuận kế toán trước thuế tăng ( điều chỉnh tăng lợi nhuận kế toán trước thuế)

Trong năm 2014 công ty không phát sinh các khoản chi phí điều chỉnh tăng thu nhập của kế toán (Thu nhập của kế toán chính là
lợi nhuận của kế toán trước thuế )

+ Tổng thu nhập chịu thuế = Lợi nhuận kế toán trước thuế – Các khoản điều chỉnh tăng thu nhập kế toán
= 214.342.292 -0 = 214.342.292 đồng

+ Lỗ từ các năm trước chuyển sang: Chuyển lỗ những năm trước sang năm 2014 đúng bằng thu nhập chịu thuế năm 2014:
214.342.292 đồngcác năm trước đang lỗ (1.976.863.892) đồng, năm 2014 thu nhập chịu thuế 214.342.292 đồng

+ Thu nhập tính thuế Thu nhập tính thuế = 0 năm 2014 không phải đóng thuế TNDN= Lợi nhuận kế toán trước thuế + Chi phí
không được trừ theo luật thuế – Lỗ các năm trước – Thu nhập miễn thuế = 214.342.292 – 214.342.292 = 0 đồng

+ Tổng chi phí thuế TNDN hiện hành = 0 đồng ( do công ty năm 2014 Thu nhập tính thuế =0 đồng)

+ Lợi nhuận sau thuế TNDN = Lợi nhuận kế toán trước thuế – Thuế TNDN hiện hành = 214.342.292 -0 = 214.342.292 đồng

Hy vọng, bài viết này sẽ giúp ích rất nhiều cho các bạn là sinh viên chuyên ngành kế toán, những người đang tự học kế toán
online có một tài liệu hữu ích để có thể tự học kế toán về PHẦN LẬP BÁO CÁO TÀI CHÍNH.

CHÚC CÁC BẠN HỌC TỐT

Lập báo cáo tài chính


 Mục đích của Báo cáo tài chính
 Ý nghĩa của từng báo cáo tài chính cũng như trách nhiệm lập và trình bày báo cáo tài chính
 Cách lập báo cáo tài chính (Gồm bảng cân đối kế toán, Kết quả kinh doanh, Lưu chuyển tiền tệ, Thuyết minh báo cáo
tài chinh) trên bộ báo cáo tài chính thực tế của Công ty.
 Giải bài tập lập báo cáo tài chinh và giải đáp các vướng mắc của học viên

Phần 2: Chính sách thuế + Hóa đơn chứng từ + Khai báo thuế

Hóa đơn – chứng từ – thuế môn bài

 Các bước về khai thuế ban đầu khi doanh nghiệp đã được thành lập+Thuế môn bài
 Khởi tạo hóa đơn và thông báo phát hành hóa đơn. và các trường hợp xử lý khi thay đổi địa chỉ kinh doanh dẫn đến
thay đổi cơ quan quản lý thuế hoặc không thay đổi cơ quan quản lý thuế
 Cách phân biệt hóa đơn tài chính và chứng từ khác
 Các chỉ tiêu bắt buộc và không bắt buộc trên hóa đơn tài chính; Như thế nào là hợp đơn bất hợp pháp và hóa đơn hợp
lệ
 Lập báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn hàng quý (BC26) và Báo cáo mất hóa đơn (BC21)
 Cách viết hóa đơn (Viết hóa đơn trong trường hợp số mặt hàng mua nhiều hơn số dòng trên hóa đơn….và các trường
hợp về hóa đơn như: mất hóa đơn, hủy hóa đơn và điều chỉnh hóa đơn).
 Thời gian nộp của tất cả các tờ khai của từng sắc thuế (Môn bài, VAT, PIT, CIT).
 Hướng dẫn Cài đặt phần mềm HTKK, Phần mềm ảo Cute PDF; JAVA để Kê khai thuế online
 Nếu một ngày nào đó bạn bắt tay vào làm cho một doanh nghiệp mới toanh chỉ vừa thành lập, chưa kê khai thuế ban
đầu, chưa có hóa đơn tài chính, tất cả chưa bắt đầu vào làm. Bạn sẽ thực hiện điều gì và thực hiện điều gì trước?
 Để giúp doanh nghiệp tránh những sai sót và thuận lợi ngay từ bước đầu, dưới đây là những thủ tục cần thiết khi kê
khai thuế ban đầu:

Hồ sơ chuẩn bị:

1. Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (Bản sao y có công chứng) (2 Bộ)

2. Bản sao công chứng CMND của Giám đốc (2 Bộ)

Quyết định bổ nhiệm Tổng giám đốc hay Giám đốc. Trường hợp Giám đốc là Chủ tịch HĐTV thì bổ sung thêm biên bản HĐTV
thay cho quyết định bổ nhiệm Giám đốc kèm biên bản cuộc họp Hội đồng thành viên hoặc Hội đồng quản trị về việc bổ nhiệm ai
làm Giám đốc/Tổng giám đốc (2 Bộ)

Ví dụ: Công ty TNHH Tư vấn và đào tạo Intelink thành lập ngày 16/05/2014 (Ngày trên Giấy đăng ký kinh doanh), loại hình
doanh nghiệp: Công ty TNHH 2 thành viên là Bà Lai Thị Thùy An (được bổ nhiệm Giám đốc) và Ông Nguyễn Trần Hương (Chủ
tịch HĐTV)
4. Quyết định bổ nhiệm Kế toán trưởng hay Phụ trách kế toán
5. Bản đăng ký phương pháp tính thuế giá trị gia tăng (Mẫu 06/GTGT theo TT 156/2013/TT-BTC ngày 06/11/2013 của Bộ Tài
Chính)
6. Bản đăng ký Phương pháp trích khấu hao TSCĐ
Ghi chú: Doanh nghiệp mới thành lập đầu tư, mua sắm tài sản cố định, máy móc, thiết bị có giá trị từ 1 tỷ đồng trở lên (không
bao gồm ôtô chở người từ 9 chỗ ngồi trở xuống) mới được áp dụng tính thuế theo phương pháp khấu trừ.

7. Bản đăng ký thực hiện hình thức kế toán theo QĐ 15/2006/QĐ-BTC (Trường hợp doanh nghiệp sử dụng quyết định 15 làm
cam kế áp dụng chế độ kế toán ban hành theo QĐ 15/2006/2006/QĐ bình ổn trong vòng 2 năm

Đăng ký hồ sơ ban đầu

Sau khi doanh nghiệp chuẩn bị đầy đủ hồ sơ doanh nghiệp cần:

 Doanh nghiệp liên hệ Cục thuế tỉnh để nhận “thông báo về cơ quan thuế quản lý và mục lục ngân sách” và đăng ký kê
khai thuế qua mạng. Tại Cục TP HCM thì liên hệ trực tiếp tại Tổ đăng ký thuế, Phòng kê khai kế toán thuế, Cục Thuế
TP HCM 140 Nguyễn Thị Minh Khai, Phường 6, Quận 3) để hướng dẫn chi tiết”
 Sau khi có giấy “Thông báo về cơ quan thuế quản lý và mục lục ngân sách”, doanh nghiệp đến Chi cục thuế tại nơi đặt
trụ sở, gặp bộ phận một cửa (Phòng tuyên truyền và hỗ trợ người nộp thuế) để nộp bộ hồ sơ kê khai thuế ban đầu. Tại
đây cán bộ thuế sẽ soạn Biên bản ghi nhận đăng ký thuế ban đầu với doanh nghiệp
 Sau đó doanh nghiệp tiến hành kê khai thuế môn bài (kê khai thuế qua mạng)
 Đối với doanh nghiệp mới thành lập, căn cứ vào Giấy phép kinh doanh nếu ngày thành lập sau 30/06 của năm thì
trong năm đầu tiên chỉ khai và nộp thuế bằng 50% so với biểu thuế môn bài cả năm. Đây là loại thuế kê khai theo năm
nên thời hạn kê khai là tháng đầu tiên của năm sau. Còn những doanh nghiệp mới thành lập thì kê khai trong thời hạn
30 kể từ ngày có giấy phép
 Các tổ chức kinh tế nộp thuế môn bài căn cứ vào vốn đăng ký ghi trong Giấy chứng nhận ĐKDD hoặc Giấy phép đầu
tư. Cụ thể mức thuế môn bài theo biểu thuế như sau (TT 42/2003)

Ví dụ: Công ty TNHH tư vấn và đào tạo Intelink mới thành lập 16, có vốn đăng ký là 100 triệu đồng thì mức thuế môn bài năm
2014 là 1 triệu đồng. Trước ngày 30/5 Công ty Intelink nộp tờ khai thuế môn bài (qua mạng) cho Chi cục Quận 3
 Khi làm việc lần đầu tiên xong, doanh nghiệp tiến hành làm “Đề nghị sử dụng hóa đơn (Tự in/đặt in), sau 5 ngày nhận
đơn Chi cục Thuế xuống xác minh địa điểm kinh doanh và có ý kiến về việc đăng ký sử dụng hóa đơn của doanh
nghiệp.

Ghi chú: Sau khi doanh nghiệp hoàn thành thủ tục đăng ký với cơ quan thuế thì doanh nghiệp phải lập hệ thống thang bảng
lương, đăng ký lao động gửi lên phòng Lao động TBXH Quận và làm hồ sơ đăng ký bảo hiểm ban đầu

Về phần hệ thống thang bảng lương, đăng ký lao động và đăng ký bảo hiểm, chúng tôi sẽ có bài viết chuyên sâu về vấn đề này để
các bạn tiện theo dõi

Mẫu biểu: HO SO DANG KY THUE BAN DAU

Câu hỏi 1: Công ty mới thành lập hoạt động chưa đủ 12 tháng thì nộp báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn theo tháng hay theo
Quý? Và nếu nộp theo tháng rồi thì cuối mỗi quý có phải nộp Báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn theo Quý?

Trả lời 1: Theo Điều 27 của TT39/2014/TT-BTC ngày 31/3/2014 (Về hóa đơn)

 Riêng doanh nghiệp mới thành lập, doanh nghiệp sử dụng hóa đơn tự in, đặt in có hành vi vi phạm không được sử
dụng hóa đơn tự in, đặt in, doanh nghiệp thuộc loại rủi ro cao về thuế thuộc diện mua hoá đơn của cơ quan thuế theo
hướng dẫn tại Điều 11 Thông tư này thực hiện nộp Báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn theo tháng.
 Thời hạn nộp Báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn theo tháng chậm nhất là ngày 20 của tháng tiếp theo. Việc nộp Báo
cáo tình hình sử dụng hóa đơn theo tháng được thực hiện trong thời gian 12 tháng. Hết thời hạn trên, cơ quan thuế
kiểm tra việc báo cáo tình hình sử dụng hoá đơn và tình hình kê khai, nộp thuế để thông báo doanh nghiệp chuyển
sang Báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn theo quý. Trường hợp chưa có thông báo của cơ quan thuế, doanh nghiệp tiếp
tục báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn theo tháng.

Theo như CV 2010/TCT-TVQT ngày 30 tháng 5 năm 2014 hướng dẫn thực hiện một số nội dung của TT39 thì

 Trường hợp doanh nghiệp nộp báo cáo tình hình sử dụng hoá đơn theo tháng thì doanh nghiệp không phải nộp báo cáo
tình hình sử dụng hoá đơn theo quý.

Câu hỏi 2: Mẫu biểu báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn theo tháng hay theo quý thì có giống nhau không và thời gian nộp? Cách
kê khai mẫu biểu như thế nào?

Trả lời 2: Mẫu biểu kê khai theo tháng và theo quý thì giống nhau đều sử dụng Mẫu BC26/AC

 Thời gian nộp theo quý: Quý I nộp chậm nhất là ngày 30/4; Quý II nộp chậm nhất là ngày 30/7, Quý III nộp chậm
nhất là ngày 30/10 và Quý IV nộp chậm nhất là ngày 30/01 của năm sau
 Thời gian nộp thep tháng: Thời gian nộp báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn theo tháng là từ ngày 1 đến ngày 20 của
tháng tiếp theo.
 (Ghi chú Tháng hay Quý có sử dụng hóa đơn hay không đều phải làm báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn).
– Mẫu biểu báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn theo mẫu BC26/AC

Hướng dẫn sử dụng mẫu BC26/AC trên theo từng chỉ tiêu như sau:
 Để việc lập báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn theo mẫu quy định tại Quyết định số 2905/QĐ-BTC ngày 9 tháng 11
năm 2010 của Bộ Tài chính được chính xác thuận lợi. Đề nghị các doanh nghiệp lưu ý một số vấn đề sau.

I) Thông tin chung

 Các thông tin kê khai theo đăng ký thuế, gồm các thông tin sau:
o Chỉ tiêu [1] Tên tổ chức, cá nhân
o Chỉ tiêu [2] Mã số thuế
o Chỉ tiêu [3] Địa chỉ
 Người đại diện theo pháp luật;
 Hoặc cấp phó của người đại diện theo pháp luật trong trường hợp người đại diện theo pháp luật giao cho cấp phó của
mình ký thay (thuộc lĩnh vực được phân công phụ trách);
 Ngày lập báo cáo: kê khai theo định dạng ngày/tháng/năm nhưng không được lớn hơn ngày hiện tại.
 Người lập biểu: kê khai họ và tên người lập biểu

II) Thông tin chi tiết:

1) Chỉ tiêu [1]số thứ tự: kê khai số thứ tự tăng dần

2) Chỉ tiêu [2] tên loại hóa đơn: Tên hóa đơn đơn vị đang sử dụng; Hóa đơn giá trị gia tăng; Phiếu xuất kho kiêm vận chuyển
nội bộ,; Vé xe khách…
3) Chỉ tiêu [3] Ký hiệu mẫu hóa đơn: Ký hiệu mẫu số hóa đơn là thông tin thể hiện ký hiệu tên loại hóa đơn, số liên, số thứ tự
mẫu trong một loại hóa đơn ( một loại hóa đơn có thể có nhiều mẫu ). Cụ thể:

Ký hiệu mẫu hóa đơn theo quy định tại Nghị định số 89/2002/NĐ-CP :

 01GTKT-3LL; 01GTKT-3LL-01; 03PXK-3Ll; 02GTTT-3LL…

Ký hiệu mẫu hóa đơn theo quy định tại Nghị định 51/2010/NĐ-CP.

 01GTKT3/001; 02GTTT3/001; 03XKNB3/001…

4) Chỉ tiêu [4] Ký hiệu hóa đơn: Ký hiệu hóa đơn là dấu hiệu phân biệt hóa đơn bằng hệ thống chữ cái tiếng Việt và năm phát
hành hóa đơn:

Ví dụ:

+ Ký hiệu hóa đơn theo quy định tại Nghị định 89/2002/NĐ-CP: AA/2010B, AB/2009B; AH/2005T; …

+ Hóa đơn theo quy định tại Nghị định số 51/2010/NĐ-CP.


 Đối với hóa doanh nghiệp tự in, đặt in thì nhập ký hiệu hóa đơn tương tự như Thông báo phát hành: AB/11P; AQ/11T;
QH/11E….
 Đối với hóa đơn mua của CQT thêm 02 ký tự đầu ký hiệu gọi là mã hóa đơn do Cục Thuế in, phát hành. 01AA/11P….
( hóa đơn do Cục thuế Hà Nội in, phát hành )

5) Số tồn đầu kỳ, mua/phát hành trong kỳ:

 Chỉ tiêu [5] (Tổng số): Chỉ tiêu này tự động: Tính theo công thức [5] = (([7] – [6]) + 1) + (([9] – [8]) + 1)
 Số tồn đầu kỳ: Cột số 6 và cột số 7 lấy số liền tồn của cuối tháng trước hoặc cuối quý trước để ghi vào
 Số mua/ phát hành trong kỳ: Cột số 8 và cột 9 là số hóa đơn mà đơn vị mua phát hành trong quý hoặc trong tháng báo
cáo

Chú ý: Nếu trên cùng một dòng thì Từ số – Đến số phải kê khai liên tiếp, nếu không liên tiếp thì phải tách dòng.

Lưu ý: Số mua/ phát hành trong kỳ ( chỉ tiêu [8]: [9] ): Được tính trên báo cáo là số hóa đơn đơn vị đã mua/ thông báo phát hành
với cơ quan thuế theo ngày đơn vị mua/ký thông báo phát hành gửi cơ quan thuế không được tính theo ngày đơn vị bắt đầu sử
dụng.

Ví dụ: Ngày mua/ký thông báo phát hành: 26/3/2011;

Ngày bắt đầu sử dụng: 01/04/2011.=>Số mua/phát hành trong kỳ được tính trong báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn quý I/2011.
6) Số sử dụng, xoá bỏ, mất, huỷ trong kỳ

Từ cột số 10 đến cột số 12 là phần mềm HTKK tự động tính cho chúng ta dựa trên số liệu của cột 13 (số lượng hóa đơn đã sử
dụng).+14 (số lượng xóa bỏ)+16 (số lượng mất)+18 (số lượng hủy)

6.1 Số lượng đã sử dụng

Chỉ tiêu [13] (Số lượng đã sử dụng): là số lượng hóa đơn đã lập (không bao gồm số lượng xoá bỏ, mất, huỷ trong kỳ) và nhỏ hơn
hoặc bằng chỉ tiêu [5] (Tổng số tồn đầu kỳ, mua/phát hành trong kỳ).

6.2 Số xoá bỏ

 Chỉ tiêu [14] (Số lượng): số lượng các hóa đơn xoá bỏ trong quý hoặc tháng. Cột này tự động sau khi chúng ta kê khai
vào cột số 15.
 Chỉ tiêu [15] (Số): kê các số hóa đơn lập sai phải xoá bỏ không giao cho khách được trong kỳ và nằm trong khoảng
của chỉ tiêu {[10], [11]} và không được trùng nhau, giao nhau

Lưu ý: Số hóa đơn xoá bỏ được kê khai trong chỉ tiêu [15] bao gồm:
 Số hóa đơn đã lập chưa giao cho người mua phát hiện sai, người bán gạch chéo các liên và lưu giữ số hóa đơn lập sai.
 Số hóa đơn đã lập và giao cho người mua, phát hiện sai phải huỷ bỏ, ngưòi bán và người mua lập biên bản thu hồi các
liên của số hóa đơn đã lập sai. Người bán gạch chéo các liên và lưu số hóa đơn đã lập.

6.3 Hóa đơn mất ( hoặc cháy, hỏng ):

 Chỉ tiêu [16] (Số lượng): số lượng các hóa đơn mất (hoặc cháy, hỏng) trong quý hoặc tháng, cột này là tự động sau khi
chúng ta ghi vào cột số 17
 Chỉ tiêu [17] (Số): kê các số hóa đơn bị mất (hoặc cháy, hỏng) trong quý và nằm trong khoảng của chỉ tiêu {[10], [11]}
và không được trùng nhau, giao nhau

6.4 Hóa đơn huỷ:

 Chỉ tiêu [18] (Số lượng): số lượng các hóa đơn huỷ trong quý hoặc tháng, cột này là tự động sau khi chúng ta ghi vào
cột số 19
 Chỉ tiêu [19] (Số): kê các số hóa đơn huỷ trong quý và nằm trong khoảng của chỉ tiêu {[10], [11]} và không được
trùng nhau, giao nhau.

Lưu ý: Hóa đơn được kê trong chỉ tiêu [19]:

Những số hóa đơn không còn giá trị sử dụng, khi thay đổi mẫu và phải thành lập hội đồng huỷ theo quy định tại Điều 27 Thông
tư 153/2010/TT-BTC và phải:
 Lập Bảng kiểm kê hóa đơn cần hủy ghi chi tiết; tên hóa đơn, ký hiệu mẫu số hóa đơn, số lượng hóa đơn huỷ ( từ số …
đến số… hoặc kê chi tiết từng số hóa đơn nếu số hóa đơn cần huỷ không liên tục).
 Lập Hội đồng hủy hóa đơn. Hội đồng huỷ hóa đơn phải có đại diện lãnh đạo, đại diện bộ phận kế toán của tổ chức.
 Phân biệt hóa đơn xóa bỏ và hủy

Chú ý: cách kê khai các chỉ tiêu [15], [17], [19]:

 Trong cùng một loại hóa đơn, mẫu hóa đơn và ký hiệu hóa đơn thì dữ liệu giữa các dòng không được giao nhau, trùng
nhau.
 Nếu là các Số không liên tiếp kê khai dưới dạng liệt kê thì được ngăn cách nhau bằng dấu (;)

Ví dụ: 8;12;22 (3 số)

 Nếu là các số liên tiếp trong 1 khoảng thì kê khai dưới dạng khoảng và sử dụng dấu (-).

Ví dụ: 51-100 (50 số)

7) Tồn cuối kỳ

Cột 20;21;22 được từ động sau khi chúng ta nhập hết dữ liệu Tồn đầu kỳ (cột 6;7); Số mua, phát sinh trong kỳ (cột 8,9); Số sử
dụng, xóa bỏ, mất hủy (Cột 10;11;12) => Phần mềm tự động tính ra số tồ cuối kỳ.
Lưu ý:

Số hóa đơn trên các chỉ tiêu sau: [6]; [7]; [8] ;[9]; [10 ]; [ 11]; [ 15]; [ 17]; [19]; [ 20 ]; [ 21]. NNT không phải kê khai đủ 7 ký tự
hoặc là được quyền kê khai đủ 7 chữ số

VD: Số hóa đơn 0000001-> kê khai trên báo cáo 1 hoặc 0000001;

Số hóa đơn 0001000 -> kê khai trên báo cáo 1000; hoặc 0001000 …

Ví dụ cụ thể VỀ BÁO CÁO TÌNH HÌNH SỬ DỤNG HÓA ĐƠN bằng hình ảnh minh họa

Anh chị hãy kê khai BC26 của Quý 2/2013 với tình hình sử dụng hoá đơn của Quý 2/2013 như sau: (BÁO CÁO TÌNH HÌNH SỬ
DỤNG HOÁ ĐƠN).

 Tồn đầu kỳ với mẫu hoá đơn là 01GTKT3/001; ký hiệu hoá đơn TH/12P với còn lại hoá đơn là từ 0000025-0000050;
 Trong kỳ (quý 2/2013) có mua 3 quyển hoá đơn GTGT với mẫu là 01GTKT3/001 ; ký hiệu hoá đơn TH/13P; và số
hoá đơn từ 0000001-0000150
 Số hoá đơn sử dụng trong kỳ như sau:
Đã sử dụng hết 26 tờ hoá đơn của đầu kỳ Quý 2/2013 (Tức là sử dụng hết mẫu hoá đơn là 01GTKT3/001; ký hiệu hoá đơn
TH/12P với còn lại hoá đơn là từ 0000025-0000050 ). Đồng thời sử dụng mẫu hoá đơn mua vào (Tức là sử dụng mẫu hoá đơn
mà có ký hiệu TH/13P) trong kỳ là 23 tờ (0000001-0000002; và từ 0000004-000006; và từ 0000008-0000025) và mất 2 tờ hoá
đơn 0000003 và 1 tờ hoá đơn 0000007).

 Người ký trên Tờ khai là Nguyễn Văn Tèo Em. Người lập biểu Nguyễn Văn A

Giải:

Bước 1: Vào phần mềm HTKK 3.2.4, chọn như dòng mau đỏ bên dưới
Bước 2: Chọn quý 2/2013
Bước 3: Thực hiện kê khai vào từng chỉ tiêu theo hướng dẫn cách kê khai như trên, và kết quả ra như bảng dưới đây
Lưu ý:Hóa đơn thu cước dịch vụ viễn thông, hóa đơn tiền điện, hóa đơn tiền nước, hóa đơn thu phí dịch vụ của các ngân hàng,
vé vận tải hành khách của các đơn vị vận tải, các loại tem, vé, thẻ và một số trường hợp khác theo hướng dẫn của Bộ Tài chính
không phải báo cáo đến từng số hoá đơn mà báo cáo theo số lượng (tổng số) hoá đơn. Cơ sở kinh doanh phải hoàn toàn chịu trách
nhiệm trước pháp luật về tính chính xác của số lượng hoá đơn còn tồn đầu kỳ, tổng số đã sử dụng, tổng số xoá bỏ, mất, huỷ và
phải đảm bảo cung cấp được số liệu hoá đơn chi tiết (từ số…đến số) khi cơ quan thuế yêu cầu.

 Mẫu báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn của doanh nghiệp dịch vụ viễn thông; điện, nước;Ngân hàng; Vận tải hành
khách;
Hướng dẫn mẫu BC26/AC như trên
 Mã loại hóa đơn: các bạn chọn mã loại hóa đơn gồm các mã loại sau: 01GTKT;02GTTT;03XKNB;04HGDL;07KPTQ
 Tên hóa đơn (cột 2): tự động nhảy khi bạn chọn mã loại
 Ký hiệu mẫu (cột 3): thì bạn thêm vào chỗ đủ 11 ký tự: ví dụ 01GTKT3/001
 Hình thức hóa đơn(cột 4): các bạn chọn hình thức gồm có 3 chữ: P;E;T
 Số lượng tồn đầu kỳ (cột 5): lấy số lượng tồn cuối của quý trước để ghi vào
 Số lượng mua, phát hành trong kỳ (cột 6): số lượng hóa đơn mà tăng trong quý
 Sử dụng (cột 7): số đã sử dụng mà không kể xóa bỏ, hủy và mất hóa đơn.
 Xóa bỏ (cột 8): Là hóa đơn viết sai và xóa bỏ và viết lại hóa đơn mới cho khách hàng
 Mất (cột 9): Lấy toàn bộ hóa đơn mà bị mất để ghi vào đây
 Hủy (cột 10): là hóa đơn mà hủy tức là không phải sử dụng và không phải xóa bỏ. Các bạn xem bài phân biệt giữa hóa
đơn xóa bỏ và hóa đơn hủy để ghi vào cột này.
 Cộng (cột 11): Cộng tổng cộng từ cột 7 đến cột 10
 Tồn cuối kỳ (cột 12): Cột 5 (tồn đầu kỳ)+Cột 6(mua trong kỳ)-Cột 11 (số lượng sử dụng+mất+xóa bỏ+hủy)

Ví dụ minh họa cho trường hợp trên như sau:

Các bạn hãy làm báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn Quý 2/2014 của Cty vận tại hành khách abc với mã số liệu là 0301795712
với ngày lập báo cáo sử dụng hóa đơn là ngày 20/7/2014. Biết số liệu như sau:

 Người đại diện theo pháp luật : Nguyễn Văn Tèo Em


 Ngươi lập biểu: Huỳnh Trung Cang
 Số lượng tồn quý 1/2014 là 150 tờ (từ 0000001-0000150).
 Số lượng phát trong trong quý 2/2014 là 300 tờ (từ 0000151-0000450)
 Số lượng sử dụng trong kỳ 200 tờ (từ tờ hóa đơn 0000001-0000200)
 Số lượng mất là 2 tờ (0000201 và 0000202)
 Số lượng xóa bỏ 1 tờ (0000203)

Yêu cầu: các bạn hãy lập báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn của công ty trên.

Giải

Bước 1: Chọn thẻ hóa đơn, chọn báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn như bên dưới
Bước 2: Chọn quý 2/2014, như hình bên dưới
Bước 3: thực hiện kê khai theo hướng dẫn trên và kết quả như sau
Thuế GTGT

Phần 1: Chính sách thuế GTGT (Cập nhật chính sách thuế mới nhất về thuế GTGT).

 Khái niệm thuế GTGT. Phân biệt kê khai thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ và Kê khai thuế GTGT theo phương
pháp trực tiếp.
 Các trường hợp phải xuất hóa đơn GTGT (Bán hàng hóa, Cung cấp dịch vụ, Biếu tặng, Khuyến mại, Bán bất động
sản, Xây dựng….). Rủi ro của việc xuất hóa đơn GTGT không đúng thời điểm. Rủi ro của việc mua hóa đơn để hóa
giải chi phí không có hóa đơn chứng từ và biện pháp thực hiện
 Các trường hợp không phải xuất hóa đơn GTGT (như luân chuyển tài sản giữa các chi nhánh với nhau; các khoản thu
về bồi thường, góp vốn bằng tài sản).
 Điều kiện để một hóa đơn đủ điều kiện khấu trừ VAT đầu vào
 Trường hợp kê khai thuế GTGT của những Doanh nghiệp có chi nhánh hạch toán phụ thuộc và chi nhánh hạch toán
độc lập thì như thế nào?

You might also like