Download as doc, pdf, or txt
Download as doc, pdf, or txt
You are on page 1of 44

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI

NGUYỄN THỊ DUNG

NGHIÊN CỨU THÀNH PHẦN HÓA HỌC


VÀ ĐÁNH GIÁ TÁC DỤNG CHỐNG OXY HÓA,
TÁC DỤNG KHÁNG UNG THƯ
CỦA CÂY BÁT GIÁC LIÊN
(Dysosma difformis (Hemsley & E. H. Wilson) T. H.
Wang ex T. S. Ying, Berberidaceae)

ĐỀ CƯƠNG LUẬN VĂN THẠC DƯỢC HỌC

HÀ NỘI 2017
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI

NGUYỄN THỊ DUNG

NGHIÊN CỨU THÀNH PHẦN HÓA HỌC


VÀ ĐÁNH GIÁ TÁC DỤNG CHỐNG OXY HÓA,
TÁC DỤNG KHÁNG UNG THƯ
CỦA CÂY BÁT GIÁC LIÊN
(Dysosma difformis (Hemsley & E. H. Wilson) T. H.
Wang ex T. S. Ying, Berberidaceae)

ĐỀ CƯƠNG LUẬN VĂN THẠC SỸ DƯỢC HỌC

CHUYÊN NGÀNH: DƯỢC LIỆU – DƯỢC HỌC CỔ TRUYỀN


MÃ SỐ: 60720406
Nơi thực hiện đề tài: - Viện Dược liệu

- Trường Đại học Dược Hà Nội

Thời gian thực hiện: từ tháng 3/2017 đến tháng 3/2018

HÀ NỘI 2017
MỤC LỤC

DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT

DANH MỤC BẢNG

DANH MỤC HÌNH

ĐẶT VẤN ĐỀ…………………………………………………………….. 1


Phần 1. TỔNG QUAN…………………………………………………… 2
1.1. TỔNG QUAN VỀ CHI DYSOSMA……………………....................... 2
1.1.1. Vị trí phân loại..................................................................................... 2
1.1.2. Đặc điểm chung chi Dysosma.............................................................. 2
1.1.3. Đặc điểm một số loài thuộc chi Dysosma.......................................... 3
1.2. TỔNG QUAN CÂY BÁT GIÁC LIÊN………………………….........
1.2.1. Đặc điểm thực vật và phân bố…………………………………........
1.2.2. Thành phần hóa học..................................…………………………..
1.2.3.Công dụng, tác dụng và một số bài thuốc...........................................
1.3. CÁC NGHIÊN CỨU VỀ THÀNH PHẦN HÓA HỌC VÀ TÁC DỤNG
DƯỢC LÝ CỦA MỘT SỐ LOÀI KHÁC CÙNG CHI DYSOSMA
(PODOPHYLLUM).........................................................................................
1.3.1. Các nghiên cứu về thành phần hóa học.................................................
1.3.2. Các nghiên cứu về tác dụng dược lý......................................................
1.4. CÁC VẤN ĐỀ CẦN NGHIÊN CỨU
Phần 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU……………...
2.1. NGUYÊN LIỆU NGHIÊN CỨU...............……………………………
2.2. PHƯƠNG TIỆN NGHIÊN CỨU......…………….................................
2.2.1. Thuốc thử, dung môi, hóa chất.……………………………………..
2.2.2. Trang thiết bị và máy móc…………………………………..............
2.2.3. Tế bào thí nghiệm......………………………………………………
2.3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU…………………………………........
2.3.1. Nghiên cứu thành phần hóa học......................................... ……………
2.3.2 Đánh giá tác dụng chống oxy hóa bằng phương pháp dọn gốc tự do
DPPH………………………………………………………………………...
2.3.3 Đánh giá tác dụng gây độc một số dòng tế bào ung thư…………………

2.3.4. Xử lý số liệu…………………………………………………………...
2.4. ĐỊA ĐIỂM NGHIÊN CỨU…………………………………………........
Phần 3. NỘI DUNG VÀ DỰ KIẾN KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC……………
Phần 4. KẾ HOẠCH VÀ KIẾN NGHỊ……………………………………
TÀI LIỆU THAM KHẢO…………………………………………………

DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT


DEPT Distortionless Enhancement by Polarization Transfer
IR Phổ hồng ngoại
MS Phổ khối (Mass Spectroscopy)
1
H-NMR Phổ cộng hưởng từ hạt nhân của proton
13
C-NMR Phổ cộng hưởng từ hạt nhân của 13C
UV Phổ tử ngoại (Ultra Violet Spectroscopy)
LD50 Liều gây chết 50% (Lethal Dose, 50%)
DPPH 1,1-diphenyl-2-picrylhydrazyl
IC50 Nồng độ ức chế 50%
P/đ Phân đoạn

DANH MỤC BẢNG TRANG


Bảng 1.1. Một số chất phân lập được từ một số loài thuộc chi 12
Podophyllum
Bảng 1.2. Hàm lượng Lignan (mg/g rễ/thân rễ khô) của một số 14
loài thuộc chi podophyllum [46]
Bảng 1.3. Tác dụng dược lý của một số loài thuộc chi Dysosma 21

DANH MỤC HÌNH TRANG


Hình 1.1. Cây Bát giác liên 8
Hình 1.2. Một số thành phần hóa học có trong Bát giác liên 9
Hình 2.1. Phần dưới mặt đất của cây Bát giác liên (Dysosma 24
difformis (Hemsley & E. H. Wilson) T. H. Wang
Hình 2.2. Sơ đồ chiết xuất các chất từ phần dưới mặt đất 26
của cây Bát giác liên
ĐẶT VẤN ĐỀ

Bát giác liên hay còn gọi là cây Độc cước liên, Độc diệp nhất chi hoa,
Cước diệp… là loại quý hiếm, phân bố chủ yếu ở những vùng núi cao phía bắc
Việt Nam (Lai Châu, Lào Cai, Yên Bái…). Ở Trung Quốc, Bát giác liên được sử
dụng rất phổ biến trong Y học cổ truyền với các công dụng chữa rắn cắn, sưng
tấy áp xe vú, nhọt độc, đờm ho. Toàn cây Bát giác liên được dùng làm thuốc trừ
phong, tiêu viêm, giải độc tiêu phù, sát trùng với nhiều bài thuốc quý [38], [40].

Ở Việt Nam, Bát giác liên phân bố chủ yếu ở những vùng núi cao như Lào
Cai, Hà Giang, Tuyên Quang [7], Hòa Bình (chợ Bờ), Hà Nội (Ba Vì), Lạng Sơn
(núi Khau Khú) [8], [9] và được sử dụng chủ yếu dựa vào kinh nghiệm để điều
trị ung thư da và mụn cóc [19]. Ngoài ra, Bát giác liên đã có tên trong tài nguyên
dược liệu làm thuốc nhưng ở Việt Nam vẫn chưa có nghiên cứu về thành phần
hóa học và tác dụng dược lý của dược liệu này. Năm 2014, tác giả Cao Thanh
Mai công bố kết quả nghiên cứu đặc điểm thực vật và định tính sơ bộ về thành
phần hóa học của cây Bát giác liên thu tại Ba Vì, Hà Nội [14].

Để có thêm cơ sở khoa học cho việc sử dụng Bát giác liên làm thuốc,
đồng thời phát huy hơn nữa giá trị, vai trò của cây Bát giác liên trong y dược
học, chúng tôi tiến hành đề tài: “ Nghiên cứu thành phần hóa học và đánh giá
tác dụng chống oxy hóa, tác dụng kháng ung thư của cây Bát giác liên
(Dysosma difformis (Hemsley & E. H. Wilson) T. H. Wang ex T. S. Ying, họ
Hoàng liên gai (Berberidaceae)” với các mục tiêu sau:

- Xác định thành phần hóa học từ phần rễ củ cây Bát giác liên.

- Chiết xuất, phân lập và xác định cấu trúc 3 - 4 chất tinh khiết từ phần rễ củ
cây Bát giác liên.

- Đánh giá tác dụng chống oxy hóa và tác dụng gây độc một số dòng tế bào
ung thư trên mô hình In vitro của cao chiết ethanol rễ củ cây Bát giác liên.

1
Phần 1. TỔNG QUAN
1.1. TỔNG QUAN CÂY BÁT GIÁC LIÊN
1.1.1. Vị trí phân loại
Cây Bát giác liên hay còn có tên Độc cước liên, Cước diệp, Pha mỏ (Tày),
quỷ cữu [8] có tên khoa học là Dysosma difformis (Hemsley & E. H. Wilson) T.
H. Wang ex T. S. Ying (tên đồng danh là Dysosma tonkinensis (Gagnepain)
Hiroe; Podophyllum difforme Hemsley & E. H. Wilson; Podophyllum
tonkinense Gagnepain; Podophyllum triangulum Handel-Mazzetti) thuộc họ
Hoàng liên gai (Berberidaceae), bộ Hoàng liên (Ranunculales), lớp Ngọc lan
(Magnoliosida), ngành Ngọc lan (Magnoliophyta) [1], [5], [11].
Theo khung phân loại ngành Ngọc lan, vị trí phân loại của loài Dysosma
difformis được thể hiện như sau [1], [5], [11].
Giới thực vật: Plantae
Ngành Ngọc lan: Magnoliophyta
Lớp Ngọc lan: Magnoliosida
Bộ Hoàng liên: Ranunculales
Họ Hoàng liên gai: Berberidaceae
Chi: Dysosma Woodson
Loài: difformis (Hemsley & E. H. Wilson) T.
H. Wang ex T. S. Ying
1.1.2. Đặc điểm thực vật và phân bố

Cây thảo, cao 15 cm đến 50cm. Thân rễ thường hình trụ, cứng, chia nhiều
đốt, có nhiều rễ nhỏ hình sợi, nhiều xơ. Phần trên mặt đất thẳng, có màu đỏ tía,
nhẵn, đường kính 0,5-1cm. Lá mọc xen kẽ, thường có 1-2 cái, phiến lá hình
khiên chéo, có kích thước khác nhau, chủ yếu không phân thùy. Nhánh trên cùng
với 1 lá (“nhất chi hoa”) nên có dạng cuống dài. Cuống lá khác nhau về chiều
dài, nhẵn, 20-40cm. Mặt trên phiến lá có màu đỏ tía kich thước 5-11 x 7-15cm,
phiến lá mỏng, cả hai bề mặt nhẵn, gốc lá thường tròn. Mép lá rải rác có hoặc rất
ít răng cưa. Hoa mọc từ gần cuống lá, hình lồng đèn. Cụm hoa có từ 2-5 hoa.
Cuống 1-2cm, rủ xuống, phủ một lớp lông trắng mỏng. Cánh đài hình chữ nhật
hoặc mũi mác, dài 2-2,5cm x 2,5cm, bên ngoài có lông, bên trong nhẵn, đỉnh
nhọn.Cánh hoa có màu đỏ tía nhạt hình chữ nhật, 4-5 x 0,8-1cm, nhẵn, đầu tròn.

2
Nhị khoảng 2cm, chỉ nhị 0,8cm. Bao phấn dài khoảng 1,2cm. Nhụy khoảng
0,9cm. Bầu hình nhạc, đầu nhụy có hình khiên. Quả mọng hình cầu, dài 1,7-
2,7cm, khi chín có màu đen, trong chứa nhiều hột [8], [11], .

Mùa hoa : tháng 3-5, mùa quả: tháng 9-10 [7], [8], [5].

Phân bố ở một số tỉnh của Trung Quốc (Quảng Tây, Quý Châu, Hồ Bắc,
Hồ Nam, Tứ Xuyên) và Việt Nam (Lào Cai, Tuyên Quang, Lai Châu, Cao Bằng,
Bắc Cạn, Hà Nội, Hòa Bình, Lạng Sơn) [11], [8], [7].

Bát giác liên là cây đặc biệt ưa ẩm và ưa sáng. Cây mọc rất rải rác dưới
tán rừng, bên khe suối, hốc đá. Độ cao phân bố 1000-1300m. Phần trên mặt đất
lụi hàng năm vào mùa khô. Vào tháng 3, từ phần thân rễ, mọc lên 1-3 chồi, đó là
những thân giả mang lá sau 30-45 ngày, khi lá đạt được độ trưởng thành, cây bắt
đầu ra hoa. Tuy nhiên, trên thực tế nụ hoa đã được hình thành và phát triển gần
như cùng một lúc với lá. Cây tái sinh chủ yếu tự nhiên từ hạt. Thân rễ cũng có
khả năng phân nhánh, sau mỗi năm, phần trên mặt đất tàn lụi, đồng thời tạo
thành một “đốt củ” ở thân rễ. Căn cứ vào số đốt củ trên trục chính của thân rễ,
có thể ước tính được tuổi của cây [8].

Hiện nay, cây Bát giác liên được phân vào loài cây thuốc quý hiếm ở Việt
Nam. Trên thực tế, do khai thác quá mức nên cây đã trở nên cực hiếm, rất nguy
cấp nguy cấp, đã được ghi trong sách đỏ Việt Nam, cần được ưu tiên nghiên cứu
bảo tồn [8], [9], [20] .

3
Hình 1.1. Cây Bát giác liên (sẽ thay lại hình này)
1.2.2. Thành phần hóa học
Các kết quả nghiên cứu trên thế giới đã Có rất ít nghiên cứu công bố và
cho biết về thành phần hóa học chính trong Bát giác liên và có tác dụng dược lý
bao gồm: Một số nghiên cứu chỉ ra cây Bát giác liên có một số thành phần như:
podophyllotoxin (1), 4'-Demethylpodophyllotoxin (2), rutin (3) kaempferol (4),
quercetin (5), quercitrin (6), 4'-Demethyldeoxypodophyllotoxin (7), astragalin
(8), hyperin (9) và β-sitosterol (10) [7], [8], [18]. Bên cạnh đó, cây còn chứa
một số thành phần khác như chất nhựa (2-4%), berberin (11) [5], [7].

Ở Việt Nam, nghiên cứu về cây Bát giác liên nói chung và thành phần hóa
học của loài này nói riêng là một vấn đề mới. Cho đến nay, chỉ có một nghiên
cứu về cây Bát giác liên của tác giả Cao Thanh Mai (2014) đã công bố. Nghiên
cứu đã mô tả được các đặc điểm thực vật và dự đoán mẫu nghiên cứu có thể là
thuộc 1 trong 3 loài: Dysosma pleiantha (Hance) Woodson, Dysosma majoensis

4
(Gagnepain) M. Hiroe, Dysosma difformis (Hemsley & E. H. Wilson) T. H.
Wang ex T. S. Ying (do chưa lấy được quả để xác định chính xác tên); đã mô tả
được đặc điểm vi học đồng thời sơ bộ xác định thành phần hóa học của thân rễ
mẫu nghiên cứu bao gồm: của thân rễ Bát giác liên. Theo đó, kết quả định tính
cho thấy, thân rễ Bát giác liên có chứa: flavonoid, saponin, coumarin, glycosid
tim, đường khử, trong đó nhiều nhất là flavonoid.

Năm 2014, Jie Zhang (Trung Quốc) cùng các cộng sự đã đồng thời xác
định được 5 hợp chất có hoạt tính sinh học từ rễ cây Bát giác liên (Dysosma
difformis) bằng HPLC gồm 4flavonoid (quercetin, kaemferol, rutin và
quercitrin) và một lignan (podophyllotoxin) [18], [24], [25].

Ngoài ra, chưa có thêm bất cứ công bố nào về thành phần hóa học của cây
Bát giác liên (Dysosma difformis ) ở Việt Nam cũng như trên thế giới.

Rutin (3) R1 = Glc (6→1)-Rha R2 = OH


Quercitrin (6) R1 = Rha R2 = OH
Quercetin (5) R1 = H R2 = OH
Kampferol (4) R1 = R2 = H

R1 R2 R3

Podophyllotoxin (1) OH H CH3

4'- H OH H
Demethylpodophyllo
toxin (2)
4'- H H H
Demethyldeoxypodo
phyllotoxin (7)
Hình 1.2. Một số thành phần hóa học có trong Bát giác liên

5
1.2.3. Tác dụng và một số bài thuốc

1.2.3.1. Tác dụng

Hiện nay chưa có bất kỳ nghiên cứu công bố về tác dụng dược lý các phân
đoạn cao chiết xuất từ cây Dysosma difformis. Tuy nhiên, một số thành phần hóa
học phân lập được từ cây Bát giác liên đã được nghiên cứu tác dụng sinh học
trên tim mạch, chống ung thư và chống oxi hóa

Từ Dysosma difformis (Hemley & E. H. Wilson) T. H. Wang ex T. S. Ying


, người ta đã chiết tách một thành phần kết tinh có tác dụng kích thích tim ếch cô
lập, làm tim ngừng đập ở thời kì tâm thu, làm giãn tĩnh mạch máu tai thỏ. Còn
đối với mạch máu chi sau của ếch và mạch máu thận của thỏ, thuốc có tác dụng
gây co bóp nhẹ. Thành phần nhựa của loài có tác dụng gây nôn, tiêu chảy, và
gây tử vong cho mèo thí nghiệm [8], [17].

Chất podophyllotoxin thí nghiệm trên chuột nhắt trắng và chuột cống
trắng với nhiều mô hình gây ung thư thực nghiệm đều có tác dụng ức chế tế bào
ung thư như tế bào ung thư bệnh bạch cầu cấp tính, tế bào adenocarcinoma và
melanoma. Ngoài ra, đối với tế bào ung thư người KB, thuốc cũng có tác dụng
ức chế. Cơ chế tác dụng chủ yếu là ức chế tế bào phân chia tiền kỳ (G2).
Podophyllotoxin dùng bằng đường uống gây tiêu chảy nặng, đau bụng, đi ngoài
ra máu, nghiêm trọng có thể dẫn đến suy sụp kiệt sức. Dùng bằng đường tiêm,
đầu tiên xuất hiện tác dụng kích thích thần kinh trung ương. Về độ độc tính cấp,
thí nghiệm trên chuột nhắt trắng bằng đường tiêm xoang bụng podophyllotoxin
có LD50 = 30-35mg/kg. Do có độc tính quá lớn nên podophyllotoxin không thể
sử dụng trực tiếp trên lâm sàng được. Người ta cải tiến cấu trúc hóa học, dùng
các chất có độ độc thấp hơn và đã được ứng dụng có kết quả trên lâm sàng trong
điều trị một số bệnh ung thư [8], [12].

6
Podophyllum đã được khẳng định là cây thuốc có sử dụng văn hoá dân
gian rộng rãi ở các nền văn hoá Á và Mỹ để điều trị ung thư da và mụn cóc.
Tương tự như vậy, chất chiết xuất của nó đã được chỉ ra như thuốc giải độc
chống lại chất độc hại và tự sát.

Các chất flavonoid bao gồm kaempferol, quercetin, rutin và quercitrin có


nhiều hoạt tính sinh học khác nhau. Chẳng hạn như thuốc kháng virut, kháng
khuẩn, chống viêm, giảm ho, lợi đờm trong viêm phế quản mạn tính, chống ung
thư và các hoạt động chống oxy hoá [8], [13], [18].

1.2.3.2. Một số bài thuốc

Dysosma diformis (Hemley & E. H. Wilson) T. H. Wang ex T. S. Ying

Ung thư vú: Bát giác liên, Hoàng đỗ quyên mỗi vị 15gam, Tử bối kì 30gam,,
ngâm trong 500ml rượu vang trắng trong 7 ngày, ngày uống 2-3 lần, 10-
15ml/lần. Dùng ngoài xoa [8].

1.2.4. Công dụng của Bát giác liên

Tính vị, công năng: Bát giác liên có vị đắng, cay, tính bình, có tác dụng thanh
nhiệt, giải độc, hóa đờm, tán kết, khử ứ, tiêu thũng. Có tiểu độc [8].

Công dụng:

Ở Trung Quốc, Bát giác liên được sử dụng khá phổ biến trong y học cổ
truyền với các công dụng: điều trị vết thương nhiếm độc bắt đầu sưng lên, nhọt,
bệnh tràng nhạc, Herpes zoster, đau họng, loại trừ vết bầm tím, rắn cắn, đờm ho,
suy nhược cơ thể, ho lao, chấn thương, đổ mồ hôi, đổ mồ hôi đêm, lao thương,
ho, hen, nôn ra máu, viêm họng, đau dạ dày [7], [8].

Hiện nay ở Việt Nam, Bát giác liên ít được sử dụng. Một số địa phương
thường dùng Bát giác liên để chữa rắn cắn, sung tấy, áp xe, mụn nhọt, lở ngứa,
sưng yết hầu. Liều dùng: 3-9g sắc nước uống trong ngày, hoặc chế thành hoàn

7
tán. Dùng ngoài cây tươi giã nát đắp tại chỗ hoặc rễ mài lấy nước bôi. Dùng
ngoài không kể liều lượng [7], [8], [5]. Dysosma difformis (Hemsley & E. H.
Wilson) T. H. Wang ex T. S. Ying có công dụng giải đọc gan, tiêu đờm, nhọt,
quai bị, rắn cắn, vết bầm tím, bệnh tràng nhạc [15].

Chú ý: phụ nữ có mang không được dùng.

1.1. TỔNG QUAN VỀ CHI DYSOSMA


1.1.1. Vị trí phân loại
Chi Dysosma thuộc họ Hoàng liên gai (Berberidaceae), bộ Hoàng liên
(Ranunculales), lớp Ngọc lan (Magnoliosida), ngành Ngọc lan (Magnoliophyta)
[1], [5], [11].
Theo khung phân loại ngành Ngọc lan, vị trí phân loại của chi Dysosma
được thể hiện như sau [1], [5], [11].
Giới thực vật: Plantae
Ngành Ngọc lan: Magnoliophyta
Lớp Ngọc lan: Magnoliosida
Bộ Hoàng liên: Ranunculales
Họ Hoàng liên gai: Berberidaceae
Chi: Dysosma
1.1.2. Đặc điểm chung chi Dysosma
Cây thảo, sống lâu năm. Thân rễ bò, nhiều mấu, nhiều rễ con. Phần trên
mặt đất thẳng có lá bắc lớn bao quanh gốc. Lá hình khiên, xẻ sâu hoặc chia 3-9
thùy. Hoa mọc thành cụm hoặc chùm tán. Lá đài 6, thoái hóa. Cánh tràng 6, màu
đỏ tía. Cuống hoa rủ xuống, chiều dài như nhau. Bao phấn hướng trong, tự khai.
Nhụy hoa đơn độc, bầu 1 ô, nhiều lá noãn, đầu nhụy hình cầu. Quả mọng màu
đỏ hoặc tím đỏ. Hạt nhiều, phần thịt quả ít [11].
Theo “Flora of China, Vol. 19” [11], Chi Dysosma có 10 loài phân bố ở
Trung Quốc và Việt Nam. Trung Quốc có 7 loài phổ biến và 3 loài thiểu số.
- 7 loài Dysosma phổ biến ở Trung Quốc:
Dysosma delavayi (Franchet) Hu
Dysosma pleiantha (Hance) Woodson
Dysosma tsayuensis T. S. Ying
Dysosma aurantiocaulis (Handel - Mazzetti) Hu
Dysosma majoensis (Gagnepain) M. Hiroe

8
Dysosma versipellis (Hance) M. Cheng ex T. S. Ying
Dysosma difformis (Hemsley & E. H. Wilson) T. H. Wang ex T. S.
Ying
- 3 loài thiểu số, đang ít nghiên cứu bao gồm [11]:
Podophyllum glaucescens J. M. H. Shaw
Podophyllum hemsleyi J. M. H. Shaw & Stearn
Podophyllum trilobulum J. M. H. Shaw
1.1.3. Đặc điểm một số loài thuộc chi Dysosma
1.1.3.1. Dysosma delavayi (Franchet) Hu
Cây cao 20-25cm. Thân rễ bò, ngắn, rễ xơ. Lá mọc đối, cuống lá màu trắng,
7-10cm, có lông. Mặt dưới phiến lá màu vàng xanh nhạt hoặc màu đỏ tía đậm.
Mặt trên lá nhẵn, chia 4-5 thùy, xẻ sâu đến khoảng giữa lá, thùy hình tam giá,
mép lá có hoặc ít răng cưa, đỉnh nhọn. Mặt trên màu xánh lá đậm, đôi khi xanh
tím, đa số hình cầu, đường kính khoảng 22m, phiến lá mỏng. Mặt dưới, phần
đầu gân lá thường có lông, phần cuối gân lá nhẵn. Cụm hoa mọc ở ngã ba cuống
lá. Hoa gắn ở gốc cuống lá, mỗi cụm 2-6 hoa, hiếm khi có hình tán. Cuống rủ
xuống, dài 1,5-2,5 cm, phủ lông trắng. Hoa lớn, màu đỏ tía. Cánh hoa hình chữ
nhật, 4-6cm, đỉnh tròn tù. Lá đài suy yếu, hình thuôn dài - trứng ngược, kích
thước 2cm, có lông bên ngoài. Nhị dài 3cm, chỉ nhị dẹt, ngắn hơn bao phấn, bao
phấn dính kéo dài, kích thước 9mm. Nhụy hoa ngắn, cao khoảng bằng nửa nhị.
Bầu hình elip. Đầu nhụy lớn, mép gợn sóng. Quả trưởng thành mọng, hình ovan
hoặc elip, kích thước 3-5 x 3-3,5cm, có nhiều hạt màu trắng. Phân bố ở rừng
rậm, nơi ẩm ướt, độ cao 1200-2500m, Trung Quốc (Quý Châu, Tứ Xuyên, Vân
Nam) [11].
1.1.3.2. Dysosma pleiantha (Hance) Woodson
Cây cao 20-80cm. Thân rễ bò, nhiều mẫu, nhiều rễ xơ. Phần trên mặt đất
thẳng, không phân nhánh, nhẵn. Lá mọc đối, nhẵn, hình chân vịt, chia 5-9 thùy,
thùy rộng hình tam giác hoặc hình trứng. Mặt dưới lá màu vàng xanh nhạt, mặt
trên xanh lá thẫm, thường sáng bóng, đa số hình cầu, đường kính khoảng 16-
33cm, phiến lá mỏng. Cuống lá dài 10-28cm. Hoa gắn ở gốc cuống lá. Cánh hoa
hình elip, hình chữ nhật hoặc hình trứng ngược, 6-9 cánh, màu đỏ tía, kích thước
3-4 x 1-1,3cm, chia thành 5-8 bông. Cuống hoa dài 2-4cm, thường rủ đầu, nhẵn.

9
Lá đài thoái hóa hình elip-chữ nhật hoặc hình trứng thuôn dài 1-2 x 0,8cm. Nhị
hoa hình liềm, cong vào trong, dài 2-3cm, chỉ nhị dẹt 7-8mm. Bao phấn dài
1,5cm. Bầu thuôn dài, kích thước 1-3cm, nhiều noãn. Quả mọng màu tím đen,
hình chữ nhật, ovan hoặc elip, kích thước 2 x 3cm [10], [11]. Phân bố ở rừng
rậm, thung lũng, độ cao 400-1600m, Trung Quốc (An Huy, Phúc Kiến, Quảng
Đông, Quảng Tây, Hà Nam, Hồ Bắc, Hồ Nam, Giang Tây, Tứ Xuyên, Đài Loan,
Chiết Giang) [11].
1.1.3.3. Dysosma tsayuensis T. S. Ying
Cây cao khoảng 50-90cm. Thân rễ bò, màu nâu đen, nhiều rễ xơ. Phần
trên mặt đất cao 35-55cm, nhẵn, có góc cạnh, có vảy màu nâu ở gốc. Lá mọc
đối, chân vịt, chia 5-7 thùy. Thùy hình nêm-chữ nhật 8-12 x 4-7cm. Mép lá có
hình răng cưa, phủ lông nhỏ, đỉnh nhọn. Cuống lá gắn ở trung tâm phiến lá, dài
khoảng 11-25cm. Mặt dưới phiến lá màu vàng xanh nhạt, mặt trên màu xanh lá
thẫm, đa số hình cầu, phiến lá mỏng, phiến lá có lông ở cả 2 mặt. Hoa mọc từ
cuống lá, cụm hoa 2-6 hoa. Cuống hoa dài 2-4 cm, nhẵn. Cánh hoa 6 cánh, màu
trắng, hình elip hoặc hình trứng ngược, dài khoảng 2,7-2,8 x 1-1,1cm. Lá đài 6
lá, thoái hóa, hình elip, kích thước 1,2-1,5cm x 5-6cm. Nhị dài 1cm, chỉ nhị dẹt
dài 2mm. Bao phấn hướng trong, noãn nhiều, vòi nhụy đầu nhụy phồng. Quả
mọng màu đỏ, hình trứng-elip, có nhiều hạt. Phân bố ở rừng rậm, độ cao 2500-
3500m, Trung Quốc (Xizang) [11].

1.1.3.4. Dysosma aurantiocaulis (Handel-Mazzetti) Hu

Cây cao 30-50cm, thân rễ màu nâu, ngắn, nhiều rễ xơ. Thân cây thẳng
đứng, màu nhạt, đường kính 3-5cm, nhẵn, có cạnh. Lá mọc xen kẽ, các cuống lá
đều có góc cạnh, chia 5-8 thùy, mép lá rải rác rang cưa. Phiến lá mặt dưới màu
xanh nhạt, mặt trên màu xanh lá cây, đa số dạng hình cầu hoặc hình thận, kích
thước 7-8 x 13-15cm, phiến lá mỏng. Gân lá mặt dưới có phủ một lớp vảy nhỏ,
đôi khi còn có thêm lông, gân mặt trên nhẵn. Hoa đính xa từ góc cuống lá, tụ lại
thành 2-5 hoa trên một chum. Cuống rủ, dài 3-6cm, nhẵn. Cánh hoa màu tím

10
hoặc màu hồng. Lá đài hẹp hình chữ nhật, kích thước 10-12 x 4-5 cm, nhẵn.
Cánh hoa hình trứng ngược hoặc hình cầu, dài 1,4-1,6cm, đầu tròn. Nhị dài
khoảng 8mm, sợi dẹt, ngắn hơn so với bao phấn. Đính bao phấn nối liền. Nhụy
dài khoảng 8mm, vòi nhụy khoảng 1mm, đầu nhụy dạng đĩa, mép gợn sóng, bầu
hình cầu. Quả mọng khi chưa trưởng thành màu xanh nhạt, hình cầu, đường
kính khoảng 8mm, nhiều hạt. Phân bố ở rừng lá rộng rụng lá, độ cao 2300-
3000m, Trung Quốc ( Vân Nam ), Myanmar [11].

1.1.3.5. Dysosma majoensis (Gagnepain) M.Hiroe

Cây cao khoảng 50cm. Thân phẳng, phủ lông. Thân rế nâu, chắc, nhiều
mấu, nhiều rễ con. Lá mọc xen kẽ. Lá chia 3 thùy. Cuống lá 4-20cm, mặt dưới
phiến lá màu xám, tím, phủ lông. Mặt trên màu xanh tối, hình thận hoặc hình
cầu. Lá có đường kính 10-20cm, phiến mỏng, xe 4-6 thùy sâu. Mép lá có rang
cưa. Cụm hoa một chum, đôi khi một tán. Cuống hoa màu trắng xám, dài 1-3cm,
phủ lông dài. Hoa mọc gần cuống lá, mẫu 2-5. Cánh hoa màu đỏ tía, hình elip
hoặc hình mũi mác, dai 2,4-10cm. Đài hoa màu xanh lá cây, hinh elip, kích
thước không đồng đều, kích thước 7-15mm, nhẵn. Chỉ nhị gần như là không có,
đôi khi ngắn hơn bao phấn. Bao phấn dài. Bầu thuôn dài, đầu nhụy hình khiên,
đường kính khoảng 1,5mm. Quả mọng trưởng thành màu đỏ, hình chữ nhật.
Phân bố ở rừng rậm, rừng trúc, độ cao 1300-1800m, Trung Quốc (Quảng Tây,
Quý Châu,Hồ Bắc, Tứ Xuyên, Vân Nam) [11].

Tên loài thường viết sai chính tả là “majorensis” trong tạp chí Trung
Quốc.

1.1.3.6. Dysosma versipellis (Hance) M. Cheng ex T.S.Ying

Cây cao 40-150cm. Thân rễ có nhiều rễ con. Phần trên mặt đất thẳng, màu
xanh nhạt, không phân nhánh, nhẵn. Lá mọc xen kẽ, phiến lá hình cầu, đường
kính khoảng 30cm, mỏng. Mặt trên phiến lá nhẵn, mặt dưới có lông tơ, chia 4-9

11
thùy, có thể xẻ thùy sâu, thùy rộng hình tam giác, hình trứng hoặc hình thuôn dài
2,5-4cm. Cuống lá dưới dài 12-25cm, cuống lá trên dài 1-3cm. Gân lá rõ rang.
Mép lá rang cưa. Hoa mọc gần cuống lá. Cụm hoa từ 5-8 hoa thành chùm.
Cuống rủ xuống, mảnh, có lông. Cánh hoa hình thìa hoặc hình trứng ngược, màu
đỏ, kích thước 2,5-0,8cm, nhẵn. Đài hoa hình chữ nhật-elip, kích thước 0,6-
1,8cm, phủ lông bao phấn kéo dài, nhẵn, nhọn. Bầu nhụy nhẵn, hình elip. Vòi
nhụy ngắn, đầu nhụy hinh khiên. Quả mọng khoảng 4cm, hình elip hoặc ovan
[11]. Thu hái rễ vào mùa thu, mùa đông, lá thu hái vào mùa xuân, trước khi cây
có hoa, dùng tươi hay phơi khô dùng dần [5]. Phân bố ở rừng rậm, tầng bụi, nơi
ẩm ướt và tối gần suối, rung trúc độ cao từ 300-2400m, Trung Quốc (An Huy,
Quảng Đông, Quảng Tây, Quý Châu, Hà Nam, Hồ Bắc, Hồ Nam, Giang Tây,
Sơn Tây, Vân Nam, Chiết Giang) [11]. Ở Việt Nam, cây mọc ở vùng núi cao,
chổ ẩm mát, ven suối Lai Châu, Lào Cai, Hà Giang, Vĩnh Phúc, Hòa Bình, Ninh
Bình, Hà Tây [5].

1.3. CÁC NGHIÊN CỨU VỀ THÀNH PHẦN HÓA HỌC VÀ TÁC DỤNG
DƯỢC LÝ CỦA MỘT SỐ LOÀI KHÁC CÙNG CHI DYSOSMA
(PODOPHYLLUM)

1.3.1. Các nghiên cứu về thành phần hóa học

Các lignan được tìm thấy phổ biến trong giới thực vật; Tuy nhiên, nhóm
aryltetralin chỉ được tìm thấy trong một vài họ thực vật. Chi Podophyllum là
một nguồn phong phú của các lignan 1-aryltetralin-type (Hình. 1) với các hoạt
tính chống ung thư [45]. Trong chi Podophyllum, loài P. peltatum được nghiên
cứu nhiều nhất theo sau là P.hexandrum, P. pleianthum, P. versipelle, P.
delavayi.

Bảng 1.1. Một số chất phân lập được từ một số loài thuộc chi Podophyllum

Tên loài Bộ phận Các chất đã phân lập được TLTK

12
nghiên cứu
P.hexandrum Rễ, thân rễ podophyllotoxin, 4’- 30, 46,
demethylpodophyllotoxin, 71
podophyllotoxin glucoside,
deoxypodophyllotoxin, 4’-
demethylpodophyllotoxin glucoside,
4’-demethylisopicropodophyllone,
podophyllotoxone, 4’-
demethylpodophyllotoxone,
picropodophyllotoxin,
isopicropodophyllone, 4’-
demethyldeoxypodophyllotoxin, α-
peltatin, và β-peltatin, aryltetralin,
astragalin, picropodophyllin, quercetin
P.peltatum Rễ, podophyllotoxin, 4’- 46, 47,
thân rễ demethylpodophyllotoxin, 48, 76
deoxypodophyllotoxin, 4’-
demethyldeoxypodophyllotoxin, β-
peltatin, α-peltatin , podophyl-
lotoxone, 4’-
demethylpodophyllotoxone,
isopicropodophyllone, 4’-
demethylisopicropodophyllone và
dehydropodophyllotoxin
P.pleianthum Rễ, thân rễ Podophyllotoxin, glucoside 4’- 40, 72
demethylpodophyllotoxin,
podophyllotoxin glucoside, 4’-
demethylpodophyllotoxin, 4’-

13
demethyldeoxypodophyllotoxin,
dehydropodophyllotoxin, diphyllin , và
podophyllotoxone, quercetin,
kaempferol, các peltatin,
deoxypodophyllin, astragalin, hyperin,
β-sterol
P.versipelle Rễ podophyllotoxin, α-peltatin, β-peltatin, 49, 50,
podophyllotoxin, podophyllotoxin 51, 73
glucoside, 4’-
demethylpodophyllotoxin, deoxypodo-
phyllotoxin, 4’-
demethyldeoxypodophyllotoxin,
diphyllin , và podophyllotoxone, β-
sitosterol, kaempferol,
picropodophillotoxin 4- O-glucoside,
cleistanthin B, kaempferol 3-O-β-D-
glucopyranoside, 4’-
demethylpodophyllotoxin 4-O-
glucoside, quercetin -3-O-β-D-
glucopyranoside, picropodophillotoxin
4-O-β-D-glucopyranosyl (1→6)-β-D-
glucopyranoside, quercetin,
daucosterol
P.sikkimensis Thân rễ sikkimotoxin 52, 53

Bảng 1.2. Hàm lượng Lignan (mg/g rễ/thân rễ khô) của một số loài thuộc chi
podophyllum [46]

14
Các loài Podophyllum
Lignan P. P. P. P.
hexand peltatu pleianth versip
rum m um elle
Podophyllotoxin (1) 42.7 2.5 1.35 3.2
4’-Demethylpodophyllotoxin (11) 4.5 0.07 0.41 0.14
Deoxypodophyllotoxin (13) 0.17 0.23 0.10 tr
4’-Demethyldeoxypodophyllotoxin (20) 0.10 0.07 0.03 tr
β-peltatin (22) 0.10 3.3 _ 13.5
α-peltatin (21) 0.07 2.5 _ 1.2
Podophyllotoxone (16) 0.57 0.20 0.37 0.11
4’-Demethylpodophyllotoxone (17) 0.13 0.07 0.13 tr
Isopicropodophyllone (19) 0.33 0.07 0.20 _
4’-Demethylisopicropodophyllone (15) 0.07 0.03 0.05 _
1.3.2. Các nghiên cứu về tác dụng dược lý

Các loài Podophyllum hexandrum và Podophyllum peltatum đã được đưa


vào Dược điển của Ấn Độ [26], Dược điển Ayurvedic [27]. Thân rễ và rễ của nó
mang lại một hỗn hợp nhựa gọi là podophyllin có chứa lignan. Năm 1820, nhựa
này được liệt kê trong Được điển Hoa Kỳ như một thuốc tẩy [42], nhưng việc sử
dụng nó đã giảm do tính độc của nó [28]. Tình hình đã thay đổi khi Kaplan vào
năm 1942 đề nghị một chế phẩm có chứa chiết xuất chất cồn của podophyllin
trong dầu khoáng để điều trị bệnh hoa liễu [43]. Từ sự kiện này, đã có một mối
quan tâm mới trong nhựa và tìm kiếm các ứng dụng mới. Các tính chất điều trị
được thể hiện bởi nhựa được quy cho podophyllotoxin và các hợp chất liên quan
của nó.

Podophyllum versipellis (Hance ) M. Cheng ex T. S. Ying: nhóm chất


flavonoid ( quercetin và kaemferol) trong loài đã được chứng minh có tác dụng

15
bảo vệ độc tố do Podophyllotoxin (POD) gây ra. Trên chuột Thụy Sĩ, nhóm sử
dụng cả POD và flavonoid có tỷ lệ tử vong và tổn thương gan thận thấp hơn
đáng kể so với nhóm chỉ dùng POD. Các tác dụng biểu hiện trên lâm sàng:
giảm nồng độ transaminase huyết tương, phosphatase kiềm, lactat
dehydrogenase, ure huyết tương, nồng độ creatinin và tăng nồng độ glutathion
[12], [13].

Việc sử dụng Podophyllum hexandrum, Podophyllum peltatum,


Podophyllum pleianthum, và Podophyllum sikkimensis được bao gồm trong cuộc
khảo sát của Hartwell, một sưu tập của hơn 3.000 loài và cách sử dụng trong dân
gian của chúng đối với bệnh ung thư [29]. Các Podophyllum đã được người dân
Ấn Độ sử dụng trong y học cổ truyền với các mục đích: gây nôn, xổ, gây độc tế
bào và chống ung thư[30]. Cho đến nay, nó đã được kê như là một loại thuốc
điều trị bệnh thiếu máu do thiếu máu cục bộ ở Ấn Độ [31]. Nó đã được sử dụng
với liều nhỏ cho điều trị táo bón mãn tính ( liều cao sẽ gây độc tính) [32]. Các
thân rễ, củ và quả là những phần chủ yếu của cây được sử dụng cho mục đích y
học như điều trị loét, tiêu chảy, rối loạn gan, vết thương, lao và táo bón [31].
Ngoài ra, quả chín được ăn ở một số vùng của dãy Himalaya Ấn Độ để thúc đẩy
sự thụ thai [33]. Nó cũng được sử dụng trong điều trị sốt trong y học cổ truyền
Ấn Độ. Hơn nữa, thân rễ đã được kê toa cho việc điều trị các rối loạn phụ khoa
[28].

Với nền y học cổ truyền của người da đỏ Maine Penobscot, nhựa của cây
Podophyllum peltatum đã được sử dụng để điều trị rắn độc cắn và rễ của nó đã
được sử dụng như một tác nhân tự tử và chất độc [34]. Nhựa cũng được sử dụng
để điều trị ung thư [35] và như một chất bôi trơn [36]. Với những người
Cherokee Ấn Độ, thân rễ và toàn bộ cây đã được sử dụng như một chất tẩy rửa
chậm và một thuốc chống giun sán [37]. Người Mỹ bản địa thì sử dụng để điều
trị một số bệnh da và khối u với dịch chiết từ rễ cây này[39].

16
Podophyllum pleianthum là một trong những loại thảo mộc truyền thống
cổ nhất Trung Quốc. Các chế phẩm dùng thân rễ trong nước hoặc rượu đã được
sử dụng ở Đài Loan và Trung Quốc [40]. Trong y học cổ truyền Trung Quốc,
một số mục đích sử dụng chủ yếu bao gồm điều trị rắn cắn, hạch to, khối u và
các rối loạn khác [38], [40]. Do các tác dụng phụ độc hại, việc sử dụng lâm sàng
của loại cây này như là một loại thuốc chống ung thư đã được giới hạn. Tuy
nhiên, các chuyên gia chăm sóc sức khoẻ vẫn sử dụng nó ở Đài Loan để phục
hồi từ tình trạng sau sinh, đau đầu mãn tính, u xơ gan, đau thắt lưng và các
chứng bệnh khác. Mặt khác, các trường hợp nhiễm độc đã được báo cáo, một số
đã dẫn đến cái chết của con người và động vật [40].

Một số bài thuốc được dùng với loài Dysosma versipellis (Hance ) M.
Cheng ex T. S. Ying:
Bài 1: Điều trị nhọt.
Hoa bát giác và rễ 10gam, hấp rượu, ngâm và đắp lên các khu vực bị tổn
thương [18].
Hoặc: Lá tươi Bát giác liên giã nhỏ, hơ nóng đắp, ngày 1 lần [5].
Bài 2: Chữa bệnh tràng nhạc.
Bát giác liên 50 đến 100gam, 100gam rượu gạo, thêm nước vào sắc [12].
Hoặc: Rễ bát giác liên nghiền thành bột, điều chế với giấm, đắp vào hạch
sưng đau, hoặc dùng thân rễ 30g, sắc nước uống còn bã đắp tại chỗ [8].
Bài 3: Chữa ung thư vú:
Bát giác liên, Hoàng đỗ quyên mỗi vị 15gam, Tử bối kì 30gam,, ngâm
trong 500ml rượu vang trắng trong 7 ngày, ngày uống 2-3 lần, 10-15ml/lần.
Dùng ngoài xoa [8].
Bài 4: Chữa bệnh rắn cắn.
Rượu ngâm thân củ bôi lên vùng tổn thương, cũng có thể dùng bằng
đường uống, 10gam mỗi lần [10].
Hoặc: 6-12g thân rễ Bát giác liên giã nát, lấy nước uống, bã đắp [5].Latex
thu được từ trái non chưa chín của loài này được sử dụng để điều trị các khối u,
trong khi rễ được sử dụng như là một máy lọc máu, điều trị sán, và bổ tim với
liều lượng nhỏ. Nó cũng được sử dụng để điều trị viêm da, dị ứng da cũng như
tăng cường chức năng gan [41].

17
Theo các nghiên cứu hiện đại thì chi Dysosma có nhiều tác dụng đã được
chứng minh như sau:

1.3.2.1. Tác dụng chống ung thư

Deoxypodophyllotoxin (DPPT) được phân lập từ các loài thuộc chi


Podophyllum (P. peltatum, P. pleianthum, P. emodi (còn gọi là P. hexandrum) và
Diphylleia grayi). Nghiên cứu của Sheng Hu và cộng sự (2015) đã chứng minh
tác dụng chống ung thư của DPPT đối với tế bào PCa người (tế bào ung thư
tuyến tiền liệt). Dữ liệu cho thấy rằng DPPT giảm đáng kể sự gia tăng của tế bào
và kích hoạt mức biểu hiện của caspase-3 do sự gia tăng chết tế bào apoptosis
trong các tế bào DU-145. Ngoài ra, điều trị với DPPT giảm đáng kể mức
phosphoryl hóa Akt và kích hoạt đường dẫn tín hiệu XEN (Bax) / phosphatase
và Tensin homolog (PTEN) trong các tế bào DU-145 [79].

Việc điều tra các glycoconjugates bán tổng hợp đã dẫn tới việc khám phá ra
các hợp chất chống ung thư 40-demethylepipodophyllotoxin-D-benzylidene
glucoside (DEPBG, 26), etoposide (VP16,27) và teniposide (VM26, 28) cũng
như etopophos(29) . Thành công lâm sàng của VP16, VM26 và etopophos đã
thu hút sự quan tâm trong việc phát triển các dẫn xuất có hoạt tính chống ung
thư tốt hơn. Ví dụ về một số dẫn chất quan trọng là NK-611 (30), Top 53 (31),
GL-11 (32) và tafluposide (33) [55].

Cơ chế đề xuất về hoạt động chống u bướu của dẫn xuất podophyllotoxin
bao gồm ức chế sự trùng hợp tubulin đối với các podfyllotoxin tương tự hoặc ức
chế DNA topoisomerase II đối với các hợp chất giống etoposide [62].

Podophyllotoxin có thể đảo ngược tubulin, dẫn đến sự ức chế sự hình thành
vi ống trong metaphase của mitosis, tại cùng một vị trí liên kết của colchicine
[62]. Các sản phẩm acetal của podophyllotoxin glucosides và peltatins có cùng
một cơ chế hoạt động [63].

18
Etoposide (21) và teniposide (22) ổn định phức hợp phức hợp enzyme cộng
hóa trị DNA ức chế hoạt tính xúc tác của topoisomerase II không thể đảo ngược.
Các hợp chất này hoạt động trong các giai đoạn S hoặc G2 muộn của chu kỳ tế
bào, ngăn ngừa việc sửa chữa DNA bằng các enzym topoisomerase II [55, 56,
63]. Nó đã được chỉ ra rằng các chất dẫn xuất 3’,4’-catechol của etoposide có
thể được hình thành và oxy hóa đến 3’,4’-ortho-quinone với sự có mặt của
cytochrome P-450 và oxy, peroxidase, hoặc synthase prostaglandin E. Các hợp
chất được tạo thành liên kết ở DNA và điều này có thể góp phần làm tăng hoạt
động của các hợp chất này [54, 56, 58, 63, 64]. Etoposide là một chất chống ung
thư rất hiệu quả và được sử dụng trong điều trị ung thư phổi tế bào nhỏ, ung thư
tinh hoàn và ung thư biểu mô lymphô, thường là trong các liệu pháp kết hợp với
các thuốc chống ung thư khác. Có thể dùng đường uống hoặc tiêm tĩnh mạch.
Cũng có thể dùng tiền thuốc tan trong nước etopophos (etoposide 4-phosphate).
Teniposide có đặc tính chống ung thư tương tự, và mặc dù không được sử dụng
rộng rãi như etoposide, có giá trị trong bệnh thần kinh thần kinh ở trẻ em. [76]

1.3.2.2. Tác dụng kháng virus

Việc điều tra hoạt tính kháng virut của lignan bắt đầu bằng việc sử dụng một
chiết xuất cồn chống lại chứng chuột bạch, một loại bệnh do papillomavirus gây
ra [63]. Một số cơ chế hoạt động kháng virut của lignan đã được đề xuất [58,
59]. Bedows và Hatfield cho thấy rằng podophyllotoxin (1), deoxypodo-
phyllotoxin (13), và β-peltatin (22) hoạt tính chống lại virus sởi (virus RNA) và
virus herpes simplex loại I (HSV-I, virus DNA ). Họ đề xuất rằng hoạt tính này
có thể là do sự phá vỡ các tế bào vi khuẩn gây cản trở sự nhân lên của virus.

Ngoài ra, một số dẫn chất podophyllotoxin từ dịch chiết một số loài
Podophyllum cho thấy sự ức chế sự sao chép HIV do ức chế virus sao chép
ngược [57, 63, 65]. Macrae và cộng sự đánh giá hoạt tính kháng virus của
podophyllotoxin (1), α-peltatin (21), và diphyllin (25)trên cytomegalovirus

19
murine (MCMV, DNA virus) và virus Sindbis (virus RNA). Podophyllotoxin
(241 nM) và α-peltatin (250 nM) cho thấy có sự ức chế tốt đối với virus MCMV
(74 và 85%) và ức chế thấp chống lại virus Sindbis (3 và 5% tương ứng).

Castro et al. Đã tổng hợp một số dẫn xuất podophyllotoxin đã được sửa đổi
ở vòng e và đánh giá chống lại virus herpes simplex loại II (HSV-II). Các hợp
chất (39) và (40) hoạt tính ở lần lượt là 23 và 25 μg / mL.

1.3.2.3. Tác dụng chống oxy hóa

Nghiên cứu trên in vitro của Showkat Ahmad và cộng sự (2013) đã cho
thấy dịch chiết n-hexan của Podophyllum hexandrum có khả năng thu dọn tốt
đối với các gốc tự do DPPH, O 2-, OH- và H2O2 . Ảnh hưởng của dịch chiết n-
hexan của Podophyllum hexandrum tương đương với tác dụng chống oxy hóa
của vitamin E [77].

1.3.2.4. Tác dụng bảo vệ gan

Bằng cách đo các thông số sinh hóa khác nhau (như alanin
aminotransaminase, aspartat aminotransaminase, lactat dehydrogenase trong
huyết thanh và các enzyme chống oxy hóa), Showkat Ahmad và cộng sự (2013)
đã chỉ ra rằng: dịch chiết n-hexan của Podophyllum hexandrum với liều 20, 30
và 50mg/kg-ngày có tác dụng bảo vệ gan trên chuột thí nghiệm, chống lại stress
oxy hóa do CCl4 gây ra bằng cách làm giảm hoạt tính của các enzyme marker
trong huyết thanh, trong khi làm tăng đáng kể glutathion (GSH), glutathion
peroxidase (GPx), glutathion reductase (GR), superoxid dismutase (SOD) và
glutathion-S-transferase (GST) ở các mức khác nhau, phụ thuộc vào liều [77].

1.3.2.5. Các tác dụng khác

Do tác động ức chế miễn dịch rõ nét bởi etoposide và các chất tương tự
podophyllotoxin [66], các nghiên cứu đã dẫn tới sự phát triển của CPH 82

20
(Reumacon®), là hỗn hợp của hai podophyllotoxin glucosides benzylidenated
tương tự, AS 3738 (42 ) (Hình 2). CPH 82 là một thuốc chống huyết khối không
steroid được sử dụng trong điều trị viêm khớp dạng thấp.

Hoạt tính diệt côn trùng của podophyllotoxin và các dẫn xuất của nó, cũng
như các lignan khác, đã được báo cáo [67, 68]. Miyazawa và cộng sự [68], trong
việc tìm kiếm các hợp chất trừ sâu mới từ thực vật, mô tả hoạt tính diệt côn
trùng tốt của podophyllotoxin (1) và acetylpodophyllotoxin được phân lập từ
dịch chiết dichloromethane của thân rễ P. hexandrum (thử trên loài côn trùng
Drosophila melanogaster). Trong một nghiên cứu khác với podophyllotoxin (1)
và deoxypodophyllotoxin (2), Inamori và cộng sự (95% tỷ lệ chết ở 20ppm và tỷ
lệ tử vong 85% ở 500ppm), và hoạt động diệt côn trùng (2) đối với Culex
pipiens molestus (2) đối với ấu trùng của Epilachna sparsa orientalis 90% tỷ lệ
tử vong ở 20 ppm). Trong nghiên cứu của Russell et al. [69], với β-peltatin-A-
metyl ether (44, hình 1) đã dẫn đến 98% tỷ lệ chết của ruồi nhà (Musca
domestica) ở 100ppm trong chế độ ăn uống được xác định về mặt hoá học.

Ethanolic chiết xuất từ thân rễ và rễ của P. hexandrum (4 mg / mL) cho thấy


ức chế AChE in vitro và hoạt động chống oxy hoá (IC50 21.56 μg / mL) [70].

Ngoài ra, một số loài thuộc chi Podophyllum còn có tác dụng diệt nấm,
chống sốt rét [19].

Kết quả nghiên cứu về tác dụng dược lý của một số loài thuộc chi Dysosma
được thể hiện qua bảng 1.3

Bảng 1.3. Tác dụng dược lý của một số loài thuộc chi Dysosma

Tên loài Tác dụng TLTK


P.pleianthum Ức chế khối u, chống ung thư, điều trị rắn 72, 38,
cắn, hạch to, khối u, đau đầu mãn tính, u 40
xơ gan, đau thắt lưng và các chứng bệnh

21
khác
P. hexandrum (rễ,thân rễ) bảo vệ gan, kháng nấm và khả 71, 74,
năng ức chế DNA, RNA và protein tổng 75
hợp, dung bôi vào các vết thương, vết
loét, chống ung thư
P.versipellis Tác dụng bảo vệ gan trên in vivo, điều trị 12, 13
mụn nhọt, ung thư vú, tràng nhạc, chữa
rắn cắn
P.sikkimensis gây nôn, xổ, gây độc tế bào và chống ung 30, 31,
thư, điều trị bệnh thiếu máu do thiếu máu 32, 33
cục bộ, liều nhỏ cho điều trị táo bón mãn
tính ( liều cao sẽ gây độc tính), điều trị
loét, tiêu chảy, rối loạn gan, vết thương,
lao, thúc đẩy sự thụ thai, điều trị các rối
loạn phụ khoa và điều trị sốt trong y học
cổ truyền Ấn Độ.
P. peltatum điều trị rắn độc cắn, ung thư, chống giun 34, 35,
sán, điều trị một số bệnh da và khối u và 37, 39
rễ của nó đã được sử dụng như một tác
nhân tự tử và chất độc
1.3.2.4. Độc tính

Nghiên cứu trên chuột thí nghiệm của Xu X và cộng sự (2013) đã chỉ ra rằng
ngộc dộc cấp tính Dysosma versipellis có thể gây ra sự thay đổi bệnh lý đa cơ
quan. Có mối tương quan chặt chẽ giữa độc tính và liều lượng. Các mô và các
cơ quan đích là não (thần kinh), tim, gan và thận [78]. Và phần lớn các loài của
chi Dysosma (D. difformis , D. majorensis , D. veitchii , D. versipellis, D.
hexandrum) đều có mức độ gây độc trung bình [17].

22
Nghiên cứu của Wei-Fong Kao và cộng sự (1992) đã chỉ ra một số tác dụng
phụ, độc tính có thể gặp phải sử dụng dịch chiết Dysosma pleianthum là: buồn
nôn, nôn mửa, tiêu chảy, đau bụng, giảm tiểu cầu, giảm bạch cầu, xét nghiệm
chức năng gan bất thường, mất điều hòa cảm giác, ý thức thay đổi và ngứa ran
ngoại vi hoặc tê liệt [80].

1.4. CÁC VẤN ĐỀ CẦN NGHIÊN CỨU


Các nghiên cứu trên thế giới đều sử dụng nguồn nguyên liệu là dược liệu
từ Trung Quốc và một số nước châu Mỹ [19]. Qua các tài liệu đã công bố ở
trong nước đã cho thấy, mặc dù theo kinh nghiệm dân gian, Bát giác liên được
dùng để làm thuốc chữa áp xe, giải độc gan, tiêu đờm, nhọt độc, quai bị, rắn cắn,
ung thư da,... nhưng đến nay ở Việt Nam mới chỉ có rất ít nghiên cứu về dược
liệu Bát giác liên được công bố và các nghiên cứu mới tập trung vào đặc điểm
phân bố, sinh học, thực vật, chưa có nghiên cứu sâu về thành phần hóa học và
tác dụng dược lý của loài này.

Vì những lý do trên, chúng tôi tiến hành đề tài này với đối tượng nghiên
cứu là dược liệu Bát giác liên thu tại Hoàng liên, Lào Cai với mục tiêu làm rõ
hơn về thành phần hóa học chính của thân rễ Bát giác liên; đánh giá sơ bộ tác
dụng chống oxy hóa và tác dụng gây độc trên một số dòng tế bào ung thư của
dược liệu, tạo thêm cơ sở khoa học cho việc giải thích công dụng của Bát giác
liên trong y học cổ truyền và định hướng cho việc phát triển thuốc từ dược liệu
này trong y học hiện đại.

23
Phần 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. NGUYÊN LIỆU NGHIÊN CỨU
Đối tượng nghiên cứu là phần dưới mặt đất của cây Bát giác liên thu tại
Hoàng Liên, Lào Cai vào tháng 4 năm 2017. Tên khoa học của loài nghiên cứu
được PGS.TS. Trần Văn Ơn và Thạc sĩ Nghiêm Đức Trọng, Bộ môn Thực vật,
Trường Đại học Dược Hà Nội giám định là Dysosma difformis (Hemsley & E.
H. Wilson) T. H. Wang, tên đồng nghĩa Podophyllum tonkinense (Gagnepain).
(phụ lục 1).

Hình 2.1. Phần dưới mặt đất của cây Bát giác liên (Dysosma difformis (Hemsley
& E. H. Wilson) T. H. Wang
2.2. PHƯƠNG TIỆN NGHIÊN CỨU
2.2.1. Thuốc thử, dung môi, hóa chất
Các thuốc thử, dung môi, hóa chất sử dụng trong nghiên cứu đạt tiêu
chuẩn phân tích đã ghi trong Dược điển Việt Nam IV [6].
Dung môi phân tích, các hóa chất khác đạt tiêu chuẩn phân tích.
2.2.2. Trang thiết bị và máy móc
- Cân kỹ thuật Precisa, cân phân tích Statorius độ chính xác 0,001g.
- Tủ sấy.
- Sắc ký cột Silica gel F254 cỡ hạt 60 - 200µm (Merck), Sephadex LH-20,
sắc ký cột pha đảo (RP-18).
- Máy đo phổ hồng ngoại (IR) FT-IR Spectrophotometer 1650-Perkin
Elmer (Viện Hóa học, VAST).
- Máy đo phổ khối lượng LC/MS/MS - Water - API - ISI (Viện Hóa học,
VAST).
- Máy đo phổ cộng hưởng từ hạt nhân (1H- và 13C-NMR) của hãng
Bruker (500MHz), Viện Hóa học, VAST.
- Trụ quay Rotarod của UgoBrasil

24
- Máy lắc xoáy
- Các dụng cụ thí nghiệm khác thuộc Viện dược liệu, Bộ môn Dược học
cổ truyền và Bộ môn Dược lực - trường Đại học Dược Hà Nội.
2.2.3. Tế bào thí nghiệm

- Các dòng tế bào ung thư được sử dụng là A549 (dòng tế bào ung thư phổi),
Hela (dòng tế bào ung thư cổ tử cung), HepG2 (dòng tế bào ung thư gan),
HCT116 (dòng tế bào ung thư đại tràng), MDA-MB231 (dòng tế bào ung thư
vú), MCF-7 (dòng tế bào ung thư vú), MCF-7/ADR (dòng tế bào ung thư vú đã
khángAdriamycin), MCF-7/TAM(dòng tế bào ung thư vú đã kháng Tamoxifen),
NCI-N87 (dòng tế bào ung thư dạ dày), OVCAR-8 (dòng tế bào ung thư buồng
trứng). Các dòng tế bào được nhận từ Ngân hàng tế bào của Viện Công nghệ
Sinh học Hàn Quốc (Korea Research Institute of Bioscience and Biotechnology)

2.3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU


2.3.1. Nghiên cứu thành phần hóa học
2.3.1.1. Định tính các nhóm hoạt chất trong dược liệu
Định tính các nhóm chất theo tài liệu [3].
2.3.1.2. Nghiên cứu chiết xuất, phân lập các hợp chất
Chiết xuất
Chiết xuất các hoạt chất từ dược liệu bằng ethanol 96% theo phương pháp
chiết nóng. Cất thu hồi dung môi dưới áp suất giảm. Phân đoạn dịch chiết bằng
dung môi công nghiệp có độ phân cực tăng dần n-hexan (Hx), ethyl acetat (EtOAc),
và n-butanol (BuOH).
Xác định hàm ẩm của dược liệu, cao đặc dược liệu
Độ ẩm dược liệu (hoặc cao đặc dược liệu) tính theo công thức:
m1  m 2
X= x 100%
m1
Trong đó:
X: hàm ẩm dược liệu (hoặc cao đặc dược liệu) tính ra phần trăm
m1: khối lượng dược liệu (hoặc cao đặc dược liệu) khi chưa sấy
m2: khối lượng dược liệu (hoặc cao đặc dược liệu) sau khi sấy đến khối
lượng không đổi.
Phân lập
Các phân đoạn được phân lập trên sắc ký cột silica gel pha thường (Merck),
sắc ký cột silica gel pha đảo RP-18, cột Sephadex LH-20. Sắc ký lớp mỏng được

25
thực hiện trên bản mỏng tráng sẵn 60 GF 254 (Merck), RP-18 (Merck). Sắc ký lớp
mỏng dùng để theo dõi vết các chất từ các phân đoạn. Sắc ký đồ được quan sát
dưới đèn tử ngoại ở bước sóng 254nm và 366nm hoặc dùng thuốc thử là dung dịch
H2SO4 10% trong ethanol.
2.3.1.3. Kiểm tra độ tinh khiết của chất phân lập
Kiểm tra độ tinh khiết bằng sắc ký lớp mỏng (soi dưới đèn tử ngoại ở bước
sóng 254nm; 366nm và hơ nóng ở 110oC) với tối thiểu 2 hệ dung môi khác nhau.
Kiểm tra độ tinh khiết bằng sắc ký lỏng hiệu năng cao (HPLC).
2.3.1.4. Xác định cấu trúc các hợp chất phân lập
Xác định cấu trúc các hợp chất phân lập được dựa vào các tính chất hóa lý
(trạng thái, màu sắc, nhiệt độ nóng chảy, độ quay cực,...) và dữ liệu phổ hồng ngoại
(IR), phổ khối (MS), cộng hưởng từ hạt nhân (1H-NMR, 13C-NMR, DEPT), phổ
cộng hưởng từ hạt nhân hai chiều (HMBC, HMQC, COSY, NOESY) và so sánh
với các dữ liệu thu được từ thực nghiệm với các tài liệu đã công bố.
Dược liệu

Chiết với EtOH 90%

Dịch chiết
EtOH

Thu hồi dung môi. Hòa


trong nước Lắc phân đoạn
với n – hexan

P/đoạn n – P/đoạn nước


hexan

Lắc phân đoạn


với ethylacetat

Hình 2.2. Sơ đồ chiết xuất các chất từ phần dưới mặt đất
P/đ EtOAc P/đnước
của cây Bát giác liên

Lắc phân đoạn


với BuOH

26
P/đ BuOH P/đ nước
2.3.2 Đánh giá tác dụng chống oxy hóa bằng phương pháp dọn gốc tự do
DPPH

 Nguyên tắc:

DPPH (1,1- Diphenyl-2-picrylhydrazyl) là một gốc tự do bền, dung dịch


có màu tím, bước sóng cực đại hấp thu tại 517 nm. Các chất có khả năng chống
oxy hóa sẽ trung hòa gốc DPPH, cho sản phẩm khử 1,1- Diphenyl-2-
picrylhydrazin có màu vàng. Làm giảm độ hấp thu tại bước sóng cực đại và màu
của dung dịch phản ứng sẽ nhạt dần, chuyển từ màu tím sang vàng nhạt [43].

Z* + AH = ZH + A*

Diphenylpicrylhydrazyl (gốc tự do) Diphenylpicrylhydrazin

 Chuẩn bị mẫu thử:

Cắn toàn phần và các phân đoạn dịch chiết dược liệu được hòa tan trong
dung môi dimethyl sulfoxid (DMSO) để được dung dịch gốc có nồng độ 10
mg/ml. Dung dịch gốc pha trong DMSO sau đó được pha loãng bằng methanol
để thu được các dung dịch thử có nồng trong khoảng 3-300 µg/ml.

 Tiến hành thí nghiệm:

Thí nghiệm đánh giá tác dụng dọn gốc tự do DPPH được tiến hành trên
đĩa 96 giếng Costar 3596 (Corning, Mỹ). Trên mỗi đĩa 96 giếng gồm có các
giếng chứng và các giếng thử. Lần lượt thêm vào các giếng chứng/thử 20 µl
DMSO/dung dịch thử và 180 µl dung dịch DPPH (100µM trong methanol). Sau

27
khi lắc đều, đĩa được giữ trong bóng tối 30 phút. Sau đó, đo độ hấp thụ của dung
dịch ở bước sóng 517 nm, sử dụng hệ thống máy ELISA (Biotek, Mĩ). Song
song với mỗi mẫu chứng và mẫu thử, có một mẫu trắng của chứng, trắng của thử
được tiến hành trong cùng điều kiện nhưng thay dung dịch DPPH bằng dung
dịch methanol.

Tác dụng dọn gốc tự do DPPH được đánh giá thông qua tỷ lệ giảm mật độ
quang (OD) của mẫu thử so với mẫu chứng:

Trong đó ∆ODchứng = ODchứng - ODtrắng chứng; ∆ODthử = ODthử - ODtrắng thử

Xác định nồng độ có tác dụng dọn 50% gốc tự do DPPH của mẫu thử dựa
trên tỷ lệ phần trăm dọn gốc tự do tại các nồng độ khác nhau (5-6 nồng độ/mẫu),
sử dụng phương pháp hồi quy phi tuyến với mô hình Sigmoidal dose response
trên phần mềm Graphpad Prism 5.

2.3.3. Đánh giá tác dụng gây độc một số dòng tế bào ung thư

Các mẫu chất thử hoạt tính độc tế bào là dịch chiết, phân đoạn dịch chiết.
Độc tính của các chất đối với các dòng tế bào ung thư được thử theo phương
pháp SRB . Cụ thể, tế bào được nuôi cấy ổn định trong tủ nuôi cấy có điều kiện
nhiệt độ 37oC và 5% CO2. Khi đủ lượng tế bào cần cho thí nghiệm tiếp theo thì
thu gom các tế bào lại, hòa đều trong môi trường nuôi cấy ở mật độ 4×10 4 tế
bào/ml rồi chuyển vào đĩa 96 giếng, cho vào mỗi giếng cho 100 μl môi trường.
Sau 24h ổn định trong tủ, thay môi trường nuôi cấy bằng môi trường có chứa
các mẫu thuốc thử được pha ở các nồng độ khác nhau rồi tiếp tục ủ tế bào trong
48h, mỗi nồng độ được lặp lại 4 giếng/lần thử. Trong thời gian ủ, quan sát dưới
kính hiển vi để ghi nhận những sự thay đổi của tế bào. Sau khi ủ với chất thử 48
giờ, cố định tế bào bằng acid tricloroacetic (TCA, 50% w/v) rồi nhuộm màu với

28
thuốc nhuộm sulforhodamin B (0,4% w/v trong dung dịch acid acetic 1%) trong
30 phút. Sau đó rửa 4 lần với dung dịch acid acetic 1%, đĩa nuôi cấy được làm
khô ở nhiệt độ phòng và hòa tan chất màu với 100 μl dung dịch Tris-base 10
mM (pH~10.5). Đo mật độ quang (OD) của dung dịch này ở 540 nm bằng máy
ELISA. Các mẫu thử (mẫu thử chất nghiên cứu) được thực hiện song song với
mẫu trắng (không thử thuốc) và mẫu đối chứng dương (Adriamycin). Mật độ
quang (OD) của dung dịch tỷ lệ thuận với số tế bào sống sót. Độc tính của các
chất được đánh giá thông qua tác dụng ức chế sự tăng trưởng của các tế bào và
được biểu hiện bằng giá trị IC50.
Tác dụng ức chế sự tăng trưởng của các dòng tế bào được tính theo công
thức 100×ODmt/ODtr (%), trong đó ODmt là độ hấp thụ quang của mẫu thử thuốc;
ODtr là độ hấp thụ quang của mẫu không thử thuốc (trắng) có số tế bào sống là
100%). Giá trị IC50 được hiểu là nồng độ mà chất đó ức chế được 50% sự phát
triển của tế bào ung thư so với mẫu trắng (mẫu không thử thuốc) và được tính
toán theo tài liệu . Trong thử nghiệm này, một chất được coi là có tác dụng khi
giá trị IC50< 20 μM (khoảng 10 μg/ml).
2.3.4. Xử lý số liệu
Trong tất cả các thử nghiệm trên, số liệu được xử lý trên phần mềm SPSS
20, kết quả được tính ra Giá trị trung bình M ± SE. (M: giá trị trung bình của
từng thí nghiệm, SE: sai số chuẩn).

Độ tin cậy được đánh giá bởi studen’s t-test, giá trị p<0.05 là có ý nghĩa
thống kê.
2.4. ĐỊA ĐIỂM NGHIÊN CỨU
- Nghiên cứu hóa học tại Khoa Hóa phân tích - Tiêu chuẩn, Viện Dược liệu,
Trung tâm các phương pháp phổ ứng dụng, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ
Việt Nam.
- Đánh giá tác dụng chống oxy hóa và tác dụng gây độc một số dòng tế bào
ung thư: tại ???

29
Phần 3. NỘI DUNG VÀ DỰ KIẾN KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC
3.1. Giải quyết mục tiêu 1: Nghiên cứu thành phần hóa học của mẫu nghiên
cứu
- Chỉ tiêu đánh giá:
+ Kết quả của các phản ứng định tính (chủ yếu dựa vào các phản ứng tạo
màu và tạo tủa)
- Dự kiến kết quả:
+ Biết được các nhóm chất hữu cơ chính trong mẫu nghiên cứu và trong
từng phân đoạn.
3.2. Giải quyết mục tiêu 2: Chiết xuất, phân lập và xác định cấu trúc của 3-
4 chất tinh khiết trong mẫu nghiên cứu
- Chỉ tiêu đánh giá:
+ Dữ liệu phổ cộng hưởng từ hạt nhân (NMR) và phổ khối lượng phun
mù electron (ESI-MS). Phổ khối (MS) khối lượng phân tử m/z.
- Dự kiến kết quả:
+ Chiết xuất, phân lập được các chất và xác định cấu trúc hóa học các
chất phân lập được trong thân rễ Bát giác liên (3- 4 chất).
3.3. Giải quyết mục tiêu 3: Đánh giá tác dụng chống oxy hóa bằng phương
pháp dọn gốc tự do DPPH và tác dụng gây độc một số dòng tế bào ung thư
trên Invitro

3.3.1. Đánh giá tác dụng chống oxy hóa bằng phương pháp dọn gốc tự do
DPPH
- Chỉ tiêu đánh giá: Xác định IC50
- Dự kiến kết quả: Biết được phân đoạn nào có tác dụng chống oxy hóa
trên in vitro.

3.3.2. Đánh giá tác dụng gây độc một số dòng tế bào ung thư trên In vitro.
- Chỉ tiêu đánh giá: Xác định IC50
- Dự kiến kết quả:
3.4. Các kết quả đã đạt được
- Đã thu mẫu, làm tiêu bản và đã xác định được tên khoa học của loài
nghiên cúu.

30
- Sơ bộ xác định mẫu nghiên cứu có rất nhiều hợp chất thuộc nhóm
flavonoid.
- Đã chiết xuất và lắc các phân đoạn của mẫu nghiên cứu.

Phần 4. KẾ HOẠCH VÀ KIẾN NGHỊ


4.1. Kế hoạch triển khai

STT Thời gian Nội dung Ghi chú


1 3 – 7/2017 Đọc tài liệu, xây dựng các phương pháp
nghiên cứu. Xử lý mẫu, giám định tên
khoa học của loài nghiên cứu
2 7- 10/2017 Định tính các nhóm chất hữu cơ chính;
Chiết xuất, phân lập, xác định cấu trúc
các chất trong mẫu nghiên cứu.
3 10/2017- 1/2017 Đánh giá tác dụng chống oxy hóa bằng
phương pháp dọn gốc tự do DPPH và

31
tác dụng gây độc một số dòng tế bào
ung thư trên Invitro của cắn chiết
ethanol từ mẫu nghiên cứu
4 12/2017 – 3/2018 Hoàn thiện, viết luận văn.
4.2. Kinh phí
- Dự kiến kinh phí: 50 triệu đồng

- Dự kiến nguồn cấp kinh phí: Đề tài NCKH ??

4.3. Người hướng dẫn

Dự kiến người hướng dẫn khoa học:


- PGS.TS. Phương Thiện Thương, Viện Dược liệu .

- TS. Bùi Hồng Cường, Trường Đại học Dược Hà Nội.

32
TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tài liệu Tiếng Việt


1. Nguyễn Tiến Bân (1997), Cẩm nang tra cứu và nhận biết các họ thực
vật hạt kín ở Việt Nam, NXB Nông nghiệp, Hà Nội.
2. Bộ môn Dược liệu (2007), Thực tập dược liệu phần kiểm nghiệm bằng
phương pháp kính hiển vi, Trường đại học Dược Hà Nội, Hà Nội.
3. Bộ môn Dược liệu (2007), Thực tập dược liệu phần kiểm nghiệm bằng
phương pháp hóa học, Trường đại học Dược Hà Nội, Hà Nội.
4. Bộ môn Thực vật (2007), Thực tập Thực vật và nhận biết cây thuốc,
Trường đại học Dược Hà Nội, Hà Nội.
5. Võ Văn Chi (1996), Từ điển cây thuốc Việt Nam, NXB Y Học, Thành
phố Hồ Chí Minh.
6. Hội đồng Dược Điển Việt Nam (2009), Dược điển Việt Nam IV, NXB
Y Học, Hà Nội.
7. Đỗ Tất Lợi (2013), Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam, NXB Y
Học, NXB Thời đại, Hà Nội.
8. Viện dược liệu (2006), Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam
tập 1, NXB Khoa học và kỹ thuật, Hà Nội, p. 178-179.
9. Viện Khoa học và công nghệ Việt Nam (2007), Sách đỏ Việt Nam
phần II- Thực vật, NXB Khoa học tự nhiên và công nghệ, Hà Nội.

Tài liệu Tiếng Anh

10. Cullen James (2011), “ The European Garden Flora Flowering


Plants II”, Cambridge University, England, p. 418.
11. Hong Zheng-yi Wu; Peter H. Raven; Deyuan (2011), Flora of China,
Vol. 19, Science Press (Beijing), MBG Press, China.
12. Jiang R. W., et al. (2007), “Lignans from Dysosma versipellis with
inhibitory effects on prostate cancer cell lines”, J Nat Prod, 70(2), p.
283-286.
13. Li J., et al. (2013), “Alleviation of podophyllotoxin toxicity using
coexisting flavonoids froms Dysosma versipellis”, PLOS One, 8(8), p.
e72099.
Tài liệu Tiếng Trung Quốc

Tài liệu thêm:


14, Cao Thanh Mai (2014), “Nghiên cứu đặc điểm thực vật, thành phần
hóa học của cây Bát giác liên, họ Hoàng liên gai (Berberidaceae) thu tại
Ba Vì, Hà Nội”, Khóa luận tốt nghiệp dược sĩ, Trường Đại học Dược Hà
Nội, Hà Nội.
15, Lê Đình Bích, Trần Văn Ơn (2007), Thực vật học, NXB Y học HN, tr
240-241.
16. Võ Văn Chi (2003), Từ điển thực vật thông dụng, tập 1, NXB Khoa học và
Kỹ thuật, tr ??
17. Huyin Huai, Qinqin Dong and Aizhong Liu (2010), “Ethnomedicinal
Analysis of Toxic Plants from Five Ethnic Groups in China”, Ethnobotany
Research & Applications 8, 169-179.
18. Jie Zhang, Shu-Yun Shi, Mi-Jun Peng, Juan Pan, Hui Wan and Chun-Shan
Zhou, (2014), “Simultaneous determination of five active compounds from
Dysosma difformis roots by HPLC”, Journal of Liquid Chromatography &
Related Technologies, 37, 1226–1236,
19. C.G. Silva et al ( 2016), “ Plant Cell Cultures as Producers of Secondary
Metabolites: Podophyllum Lignans as a Model”, (quan trọng)
20. Vũ Anh Tài , Nguyễn Nghĩa Thìn (2014), “ Kết quả điều tra và thống kê các
loài thực vật bị đe dọa ở tỉnh Hà Giang, Việt Nam”, Tạp chí sinh học, tập 36, số
3, 323-329.
21. Zhang, J.; Zhou, C. S.; Liu, S.; Yang, C. Studies on Chemical Constituents in
Root of Dysosma difformis, Chin. Trad. Herb. Drug. 2007, 38, 517-518.
22. Archana, G.; Narasu, M. L. Production of Podophyllotoxin from
Podophyllum hexandrum: Potential Natural Product for Clinically Useful
Anticancer Drugs. Cytotecknology 2000, 34, 17-26.
23. Mustafa, J.; Khan, S. L.; Ma, G.; Walker, L. A.; Khan, I. A. Synthesis and
Anticancer Activities of Fatty Acid Analogs of Podophyllotoxin. Lipids 2004,
39, 167-172.
24. Luo, J.; Zhang, L. Y.; Wan, M. X.; He, S. Z.; Yang, Y. Q. Determination of
Quercetin and Kaempferol in Dysosma Plants by RP-HPLC. Zhongguo
Zhongyao Zazhi 2010, 35, 3021-3023.
25. Zhang, G. H.; Quan, H.; Yuan, L.; Tian, F. Y.; Luo, L. P.; Lan, X. Z. Anlysis
of Podophyllotoxin in Different Parts of Dysosma tsayuensis Ying by HPLC.
Med. Plant 2010, 1, 54-57.
26. The Pharmacopoeia of India (1955) Government of India Press, Calcutta,
The Pharmacopoeia of India.
27. Karnick CR (1994) Pharmacopoeial standards of herbal plants, vol I. Sri
Satguru Publications, New Delhi.
28. Chaurasia OP, Ballabh B, Tayade A, Kumar R, Kumar GP, Singh SB (2012)
Podophyllum L.: an endangered and anticancerous medicinal plant - an
overview. Indian J Tradit Knowl 11 (2): 234-241.
29. Hartwell JL (1971) Plants used against cancer: a survey. Lloydia 34(4): 431-
435.
30. Mulik MB, Laddha KS (2015) Isolation and characterization of aryltetraline
type lignan from roots of Podophyllum emodi. Int J Health Sci Res 5(8): 537-
540.
31. Sharma LK, Kumar A (2007) Traditional medicinal practices of Rajasthan.
Indian J Tradit Knowl 6(3): 531-533.
32. Dymock W, Warden CJH, Hooper D (1890) Pharmacographica indica.
Keegan Paul, London.
33. Kapahi BK (1990) Ethno-botanical investigation in Lahaul (Himachal
Pradesh). J Econ Tax Bot 14(1):49-55
34. Kelly MG, Hartwell JL (1954) The biological effects and the chemical
composition of podophyllin: a review. J Nat Cancer Inst 14(4): 967-1010.
35. Hartwell JL (1967) Plant used against cancer: a survey. Lloydia 30(4): 379-
436.
36. Sanecki KN (1996) The book of herbs. Selectabook, London.
37. Hamel PB, Chiltoskey MU (1975) Cherokee plants. Herald Publishing Co.,
Sylva.
38. Shaw JMH (2002) The genus Podophyllum. Part III. In: Stearn WT, Green
PS, Mathew B (eds) The genus Epimedium and other herbaceous Berberidaceae.
Royal Botanic Gardens, Kew
39. Simpson BB, Ogorzaly M (1995) Medicinal plants. In: Prancan KM, Barter
PW, Lurhs M (eds) Economic botany: plants in our world, 2nd edn. McGraw-
Hill, New York.
40. Karuppaiya P, Tsay HS (2015) Therapeutic values, chemical constituents and
toxicity of Taiwanese Dysosma pleiantha: a review. Toxicol Lett 236:90–97
41. Singh HB, Prasad P, Rai L (2002) Folk medicinal plants in Sikkim
Himalayas of India. Asian Folk Stud 61:295–310
42. Meijer W (1974) Podophyllum peltatum – may apple a potential new cash-
crop plant of Eastern North America. Econ Bot 28:68–72
43. Kaplan IW (1942) Condylomata acuminata. New Orleans Med Surg J
94:388–390.
44. El-Saady M. Badawy et al (2015), “ Chemical constituents of Celosia
argentea va. cristata L. plants as affected by foliar application of putrescine and
alpha-tocopherol”, International Journal of ChemTech Research, vol.8, No.12
pp, 464- 470.
45. Lata H, Moraes RM, Douglas A, Scheffler BE (2002) Assessment of genetic
diversity in Podophyllum peltatum by molecular markers. In: Janick J, Whipkey
A (eds) Trends in new crops and new uses. ASHS Press, Alexandria
46. Jackson DE, Dewick PM (1985) Tumour-inhibitory aryltetralin lignans from
Podophyllum pleianthum. Phytochemistry 24:2407–2409
47. Kofod H, Jørgensen C (1953) Dehydropodophyllotoxin, a new compound
isolated from Podophyllum peltatum L. Acta Chem Scand 8:1296–1297
48. Silva CG (2000) Tissue culture and phytochemical studies of Podophyllum,
Diphylleia and Passiflora species. PhD thesis, University of Nottingham
49. Jiang W, Chen L, Pan Q, Qiu Y, Shen Y, Fu C (2012) An efficient
regeneration system via direct and indirect organogenesis for the medicinal plant
Dysosma versipellis (Hance) M. Chen and its potential as a podophyllotoxin
source. Acta Physiol Plant 34:631–639
50. Jiang R, Zhou J, Hon P, Li S, Zhou Y, Li L, Ye W, Xu H, Shaw P, But PP
(2007) Lignans from Dysosma versipellis with inhibitory effects on prostate
cancer cell lines. J Nat Prod 70:283–286
51. Yang Z, Wu Y, Wu S (2016) A combination strategy for extraction and
isolation of multi-component natural products by systematic two-phase
solventextraction-13C nuclear magnetic resonance pattern recognition and
following conical counter-current chromatography separa-tion:
podophyllotoxins and flavonoids from Dysosma versipellis (Hance) as
examples. J Chromatogr A 1431:184–196
52. Chatterjee R, Chakravarti SC (1952) Resin sikkimensis. I Sikkimotoxin: a
lactone from Podophyllum sikkimensis R Chatterjee et Mukerjee. J Am Pharm
Assoc 41(8):415–419
53. Chatterjee R (1952) Indian Podophyllum. Econ Bot 6(4):342–354
54. Castro MA, del Corral JMM, Gordaliza MM, Zurita AG, de la Puente ML,
Betancur-Galvis LA, Sierra J, San Feliciano A (2003) Synthesis, cytotoxicity
and antiviral activity of podophyllotoxin analogues modified in the E-ring. Eur J
Med Chem 38:899–911
55. Liu L, Tian J, Qian K, Zhao X, Morris-Natschke SL, Yang L, Nan X, Tian X,
Lee K-H (2015) Recent progress on C-4-modified podophyllotoxin analogs as
potent antitumor agents. Med Res Rev 35(1):1–62
56. Liu YQ, Yang L, Tian X (2007) Podophyllotoxin: current perspectives. Curr
Bioact Compd 3:37–66
57. Botta B, Monache GD, Misiti D, Vitali A, Zappia G (2001) Aryltetralin
ligans: chemistry, pharmacology and biotransformations. Curr Med Chem
8:1363–1381
58. Apers S, Vlietink A, Pieters L (2003) Lignans and neolignans as lead
compounds. Phytochem Rev 2:201–207
59. Charlton JL (1988) Antiviral activity of lignans. J Nat Prod 61:1447–1451
60. King ML, Sullivan MM (1946) The similarity of the effect of podophyllin
and colchicine and their use in the treatment of Condylomata acuminata. Science
104:244–245
61. Sullivan BJ, Wechsler HJ (1947) The cytological effects of podophyllin.
Science 105:433
62. Lv M, Xu H (2011) Recent advances in semisynthesis, biosynthesis,
biological activities, mode of action, and structure-activity relationship of
podophyllotoxins: an update (2008–2010). Mini Rev Med Chem 11:901–909
63. Lee K, Xiao Z (2003) Lignans in treatment of cancer and others diseases.
Phytochem Rev 2:341–362
64. Lee KH, Xiao Z (2005) Podophyllotoxins and analogs. In: Cragg GM,
Kingston DGI, Newman DJ (eds) Anticancer agents from natural products, 1st
edn. CRC Press, Boca Raton.
65. Lee CT, Lin VC, Zhang S, Zhu X, VanVliet D, Hu H, Beers SA, Wang ZL,
Cosentino M, Morris-Natschke SL, Lee K (1997) Anti-AIDS agents. 291. Anti-
HIV activity of modified podophyllotoxin derivatives. Bioorg Med Chem Lett
7(22):2897–2902
66. Stahelin H, von Wartburg A (1991) The chemical and biological route from
podophyllotoxin glucoside to etoposide: Ninth Cain Memorial Award Lecture.
Cancer Res 51:1–15
67. Harmatha J, Dinan L (2003) Biological activities of lignans and stilbenoids
associated with plant–insect chemical interactions. Phytochem Rev 2:321–330
68. Russell GB, Singh P, Fenemore PG (1976) Insect control chemicals from
plants III. Toxic lignans from Libocedrus bidwillii. Aust J Biol Sci 29:99–103
69. Rocha MP, Campana PRV, Almeida VL, Silva CG (2015) Berberidaceae
species as source of inhibitors of acetylcholinesterase and antioxidants. Planta
Med 82:PC21
70. MacRae WR, Towers GHN (1984) Biological activities of lignans.
Phytochemistry 23 (6):1207–1220.
71. Ripu M Kun War, Keshab P Shrestha, Rainer W Bussmann (2010),
“Traditional herbal medicine in Far-west Nepal: a pharmacological appraisal”,
Journal of Ethobiology and Ethnomedicine, 6, 35
72. Palaniyandi Karuppaiya, Hsin Sheng Tsay, Fang Chen ( 2016),
“Biosynthesis of Tumor Inhibitory Podophyllotoxin, Quercetin and Kaempferol
from Callogenesis of Dysosma Pleiantha (Hance) Woodson”, World Academy of
Science, Engineering and Technology International Journal of Medical and
Health Sciences Vol:3, No:2.
73. Bài báo tiếng Trung (a Tuấn tải giúp)
74. Goel HC, Prasad J, Sharma A, Singh B: Antitumour and radio-protective
action of Podophyllum hexandrum. Indian Journal of Experimental Biology
1998, 36:583-587.
75. Singh J, Shah NC: Podophyllum: A Review. Current Research on Medicinal
and Aromatic Plants 1994, 16:53-83.
76. Paul M Dewich, 2002, “Medicinal natural products”, 3-135
77. Showkat Ahmad Ganie, Bilal Ahmad Zargar, Akbar Masood, Mohammad
Afzal Zagar, 2013, “Hepatoprotective and Antioxidant Activity of Rhizome of
Podophyllum hexandrum against Carbon Tetra Chloride Induced Hepatotoxicity
in Rats”, Bimed Environ, 26 (3), 209-221.
78. Xu X, Xu MS, Zhu JH, Huang GZ (2013), “Pathological changes in rats
with acute Dysosma versipellis poisoning”, 29 (5), 333-6.
79. Sheng Hu et al (2016), “Anticancer effect of deoxypodophyllotoxin induces
apoptosis of human prostate cancer cells”, Oncology letters, 12, 2918-2923.
80. Wei-Fong Kao et al (1992), “Podophyllotoxin Intoxication: Toxic Effect of
Bajiaolian in Herbal Therapeutics”, Human and Experimental Toxicology, II,
480-487.

You might also like