Download as doc, pdf, or txt
Download as doc, pdf, or txt
You are on page 1of 12

Một số hợp chất phân lập từ phần dưới mặt đất của cây bát

giác liên (Podophyllum tonkinense Gagnepain,


Berberidaceae) trồng ở Sa Pa, Lào Cai
Nguyễn Thị Dung1, Bùi Hồng Cường1, Phương Thiện Thương2
1
Viện Dược liệu
2
Trường Đại học Dược Hà Nội
E-mail: dungdkh65@gmail.com
Summary
From the ethanol extracts of the roots and rhizomes of Podophyllum tonkinense
(Gagnepain) collectted in Lao Cai province (North Vietnam), 5 compounds (1-5) were
isolated by chromatographic methods; and identified by NMR, UV and MS as: α-peltatin
(1), quercetin (2), rutin (3), kaemferol (4), nicotiflorin (5). The compound 1, 2 were
isolated from the roots and rhizomes of Podophyllum tonkinense (Gagnepain) for the first
time.
Keywords: Podophyllum tonkinense, α-peltatin, quercetin, rutin, kaemferol,
nicotiflorin
Đặt vấn đề
Cây bát giác liên hay còn gọi là cây độc cước liên, độc diệp nhất chi hoa, …, phân bố
chủ yếu ở một số tỉnh của Trung Quốc và Việt Nam. Ở Trung Quốc, cây bát giác liên
được sử dụng trong Y học cổ truyền với các công dụng chữa rắn cắn, sưng tấy, áp xe vú,
nhọt độc, đờm ho. Ở Việt Nam, cây bát giác liên được dùng chủ yếu dựa vào kinh
nghiệm. Đặc biệt, người dân ở một số địa phương đã dùng bát giác liên cùng với hoàng
đỗ quyên và tử bối kì trong một bài thuốc để chữa ung thư vú [2].
Trên thế giới, đã có nhiều nghiên cứu về các loài Podophyllum, trong đó, chủ yếu là
nghiên cứu về các thành phần ligan và tác dụng chống ung thư của chúng. Từ các chất
phân lập được ở một số loài Podophyllum, người ta đã cải tiến cấu trúc, tạo ra một loạt
các chất có hoạt tính tốt trên lâm sàng để điều trị ung thư phổi tế bào nhỏ, ung thư tinh
hoàn, ung thư biểu mô lymphô, …như etoposid, teniposid [6].
Tuy bát giác liên đã được dùng làm thuốc [2] nhưng ở Việt Nam vẫn chưa có nghiên
cứu về thành phần hóa học và tác dụng dược lý của dược liệu này. Để có thêm cơ sở khoa
học cho việc sử dụng bát giác liên làm thuốc, đồng thời phát huy hơn nữa giá trị, vai trò
của cây bát giác liên trong y dược học, nhóm nghiên cứu tiến hành chiết xuất, phân lập và
xác định một số thành phần hóa học chính từ phần dưới mặt đất của cây bát giác liên
(Podophyllum tonkinense) thu hái tại Sa Pa, Lào Cai.
Nguyên liệu và phương pháp nghiên cứu
Nguyên liệu
Mẫu cây bát giác liên được thu hái vào tháng 4 năm 2017 tại Sa Pa, Lào Cai. Mẫu
thực vật đã được Viện Dược liệu và Bộ môn Thực vật – Trường Đại học Dược Hà Nội
giám định là Dysosma difformis (Hemsley & E. H. Wilson) T. H. Wang, tên đồng nghĩa
Podophyllum tonkinense (Gagnepain).
Hóa chất, thiết bị
- Sắc ký lớp mỏng: sử dụng bản mỏng nhôm tráng sẵn silica gel 60 F254 Merck, độ
dày 0,2 mm. Sau khi triển khai sắc ký, bản mỏng được kiểm tra bằng đèn tử ngoại ở bước
sóng 254, 366 nm sau đó hiện màu bằng thuốc thử H2SO4 10% trong ethanol.
- Sắc ký cột: sắc ký cột sử dụng silica gel cỡ hạt 0,063-0,200 nm (Merck) và cỡ hạt
0,040-0,063 nm (Merck) với các loại cột sắc ký có kích cỡ khác nhau.
- Phổ cộng hưởng từ hạt nhân NMR được ghi trên máy Bruker Avance 500MHz tại
Viện Hóa học, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam.
- Phổ khối ESI-MS đo trên máy Varian Agilent 1100 LC-MSD tại khoa Hóa phân
tích và tiêu chuẩn, Viện Dược liệu.
- Nhiệt độ nóng chảy đo trên máy SMP10 BioCote.
Phương pháp chiết xuất và phân lập
Mẫu thân rễ và rễ bát giác liên (3,5 kg) sau khi rửa sạch, phơi khô, thái nhỏ được
chiết nóng với ethanol 96% ở nhiệt độ 65oC (chiết 3 lần, mỗi lần 4 giờ). Dịch chiết được
gộp lại và cất loại dung môi dưới áp suất giảm thu được 490 g cao chiết ethanol.
Lấy 400 g cao chiết phân tán trong nước cất (0,5 lít) và chiết phân bố bằng n-hexan
và ethyl acetat (mỗi dung môi 3 lần, mỗi lần 0,5 lít). Các phân đoạn n-hexan, ethyl acetat
được cất loại dung môi dưới áp suất giảm để thu được cắn các phân đoạn tương ứng n-
hexan (8,9 g) và ethyl acetat (51,6 g).
Tiến hành phân lập cắn chiết EtOAc (51,6 g) trên cột sắc ký silica gel pha thường
(200 g, đường kính cột 10 cm; chiều dài 1 m), rửa giải với hệ dung môi hexan/aceton với
tỷ lệ aceton tăng dần từ 0% đến 100% thu được 7 phân đoạn ký hiệu là PĐ1 – PĐ7.
Từ phân đoạn PĐ3 (500 mg) được đưa lên cột silica gel pha đảo RP-18 (50 g, đường
kính cột 2 cm, chiều dài 80 cm) sử dụng hệ dung môi MeOH/H 2O (1/1) thu được 3 phân
đoạn PĐ3.1 đến PĐ3.3. Phân đoạn PĐ4 (400 mg) gộp cùng với phân đoạn PĐ3.2 (45
mg), rồi được tinh chế bằng cột silica gel pha đảo RP-18 sử dụng hệ dung môi
MeOH/H2O (1/1) làm pha động thu được lần lượt hai chất là BGL1 (6 mg) và BGL2 (9
mg).
Phân đoạn PĐ6 (500 mg) được tinh chế bằng cột silica gel pha đảo RP-18 sử dụng
hệ dung môi MeOH/H2O với các tỷ lệ (1/2; 1/1; 2/1; v/v) thu được chất BGL3 (15 mg).
Phân đoạn PĐ2 (500mg) được tinh chế bằng cột silica gel pha đảo RP-18 sử dụng
hệ dung môi MeOH/H2O với các tỷ lệ (1/2; 1/1; 2/1; v/v) thu được chất BGL4 (12 mg).
Phân đoạn PĐ6 (500mg) được đưa lên cột silica gel pha đảo RP-18 (50 g, đường
kính cột 2 cm, chiều dài 80 cm) sử dụng hệ dung môi MeOH/H 2O (3/7) thu được 3 phân
đoạn PĐ6.1 đến PĐ6.3. Phân đoạn PĐ6.3 tiếp tục được tinh chế bằng cột silica gel pha
thường sử dụng hệ dung môi Dichlomethan/MeOH (6/1) làm pha động thu được BGL5
(65 mg).
Kết quả và bàn luận
Kết quả phân lập và phân tích cấu trúc các chất
Chất BGL1
Thể chất: bột vô định hình, màu vàng nâu
Nhiệt độ nóng chảy: 229-230oC
Phổ UV: λ max= 321nm và 258 nm
Phổ ESI-MS (m/z): 399,0 [M-H]- tương ứng với khối lượng phân tử là M=400.
Phổ 1H-NMR (500 MHz, CD3OD) và 13C-NMR (125 MHz, CD3OD): xem bảng 1
Bảng 1. Đối chiếu phổ 13C, 1H-NMR của BGL1 với dữ liệu
Vị trí Chất BGL1 Chất α-Peltatin
δH* δC *
δH# [3] δC* [7]
(số H, độ bội, J=Hz) (số H, độ bội, J=Hz)
-OCH2O- 5,89 (1H, d, 1,5) 102,32 5,96 (1H, d, 1,4) 102,3
5,88 (1H, d, 1,5) 5,94 (1H, d, 1,4)
1 - 120,43 - 120,4
2 - 133,13 - 133,1
3 6,12 (1H, s) 103,24 6,24 (1H, s) 103,2
4 - 148,64 - 148,6
5 - 139,26 - 139,4
6 - 135,54 - 135,3
7 3,20 (1H, dd, 16,5; 5,0) 27,82 3,20 (1H, m) 27,8
2,48 (1H, dd, 16,0; 11,5) 2,50 (1H, m)
8 2,65 (1H, m) 33,91 2,7 (m) 33,8
9 4,49 (1H, dd, 8,0; 7,5) 73,97 4,48 (1H, dd, 8,6; 6,2) 73,9
4,00 (1H, dd, 10,5; 8,5) 4,00 (1H, dd, 10,5; 8,6)
1’ - 133,41 - 133,4
2’, 6’ 6,38 (2H, s) 109,38 6,37 (2H, s) 109,2
3’, 5’ - 148,49 - 148,4
4’ - 134,48 - 134,4
7’ 4,52 (1H, d, 4,5) 45,01 4,60 (1H, d, 3,7) 44,9
8’ 2,78 (1H, dd, 14,0; 5,0) 48,49 2,7 (m) 48,3
-COO- - 178,11 - 178,1
OCH3 3,73 (6H, s) 56,74 3,79 (6H, s) 56,8
56,7
*
: Đo trong CD3OD, #: Đo trong CDCl3
Chất BGL2
Thể chất: Tinh thể vô định hình, màu vàng
Nhiệt độ nóng chảy: 316-318oC.
Phổ UV: λ max= 291,5 nm; 258,5 nm và 202 nm
Phổ ESI-MS (m/z): 301,0 [M-H]- tương ứng với khối lượng phân tử là M=302.
Phổ 1H-NMR (500 MHz, CD3OD) và 13C-NMR (125 MHz, CD3OD) : xem bảng 2
Bảng 2. Đối chiếu phổ 13C, 1H-NMR của BGL2 với dữ liệu
Vị trí Chất BGL2 Chất Quercetin [1]
δH* δ C* δH* δ C*
(số H, độ bội, J=Hz) (số H, độ bội, J=Hz)
2 - 148,0 - 148,0
3 - 137,3 - 137,2
4 - 177,4 - 177,3
5 - 162,5 - 162,5
6 6,20 (1H, d, 2,0) 99,3 6,19 (1H, d, 2,0) 99,2
7 - 165,6 - 165,6
8 6,41 (1H, d, 2,5) 94,4 6,40(1H, d, 2,0) 94,4
9 - 158,3 - 158,2
10 - 104,5 - 104,5
1’ - 124,4 - 124,1
2’ 7,75 (1H,d, 2,0) 116,1 7,75 (1H, d, 2,0) 115,9
3’ - 146,2 - 146,2
4’ - 148,8 - 148,7
5’ 6,91 (1H, d, 8,5) 116,1 6,90 (1H, d, 8,5) 116,2
6’ 7,65 (1H, dd, 8,5; 2) 121,7 7,65 (1H, dd, 2,0; 8,5) 121,6
*
: Đo trong CD3OD
Hợp chất BGL3
Thể chất: bột vô định hình, màu vàng nhạt
Nhiệt độ nóng chảy: 195oC
Phổ UV: λ max= 358 nm; 257 nm và 204,5 nm.
Phổ ESI-MS (m/z): 609,0 [M-H]- tương ứng với khối lượng phân tử là M=610.
Phổ 1H-NMR (500 MHz, CD3OD) và 13C-NMR (125 MHz, CD3OD): xem bảng 3
Bảng 3. Đối chiếu phổ 13C, 1H-NMR của BGL3 với dữ liệu
Vị trí Chất BGL3 Chất Rutin [5]
δH* δ C* δH* δC*
(số H, độ bội, J=Hz) (số H, độ bội, J=Hz)
2 - 158,52 - 158,52
3 - 135,64 - 135,62
4 - 179,43 - 179,44
5 - 162,99 - 162,98
6 6,23 (1H, d, 2,0) 99,95 6,20 (1H, d, 2,0) 99,95
7 - 166,01 - 166,01
8 6,42 (1H, d, 2,0) 94,87 6,40 (1H, d, 2,0) 94,87
9 - 159,34 - 159,35
10 - 105,65 - 105,66
1’ - 123,15 - 123,15
2’ 7,69 (1H, d, 2,5) 117,70 7,66 (1H, d, 2,1) 117,69
3’ - 145,84 - 145,84
4’ - 149,80 - 149,81
5’ 6,90 (1H, d, 8,5) 116,06 6,87 (1H, d, 8,5) 116,06
6’ 7,65 (1H, dd, 2,5; 8,5) 123,56 7,62 (1H, dd, 2,1; 8,5) 123,55
1’’ 5,13 (1H, d, 7,5) 104,72 5,10 (1H, d, 7,7) 104,69
2’’ 3,49 (m) 75,73 3,46 (1H, dd, 7,7; 8,9) 75,74
3’’ 3,43 (m) 78,20 3,40 (1H, t, 8,9) 78,20
4’’ 3,29 (m) 71,41 3,26 (1H, t, 8,9) 71,42
5’’ 3,35 (m) 77,23 3,32 (1H, ddd, 1,2; 6,1; 8,9) 77,25
6’’ 3,83 (1H, dd, 1,5; 11,0) 68,56 3,80 (1H, dd, 1,2; 11,0) 68,56
3,41 (m) 3,38 (1H, dd, 6,1; 11,0)
1’’’ 4,54 (1H, d, 1,5) 102,42 4,51 (1H, d, 1,5) 102,42
2’’’ 3,65 (1H, dd, 1,5; 3,5) 72,11 3,62 (1H, dd, 1,5; 3,4) 72,12
3’’’ 3,53 (1H, dd, 3,5; 9,5) 72,26 3,53 (1H, dd, 3,4; 9,6) 72,26
4’’’ 3,31 (m) 73,95 3,27 (1H, t, 9,6) 73,94
5’’’ 3,47 (m) 69,71 3,44 (1H, dq, 6,2; 9,6) 69,71
6’’’ 1,14 (3H, d, 6,0) 17,87 1,11 (3H, d, 6,2) 17,87
*
: Đo trong CD3OD
Hợp chất BGL4
Thể chất: Tinh thể vô định hình, màu vàng
Nhiệt độ nóng chảy: 276 – 278oC
Phổ UV: λ max= 366 nm; 324 nm và 266 nm.
Phổ ESI-MS (m/z): 285,0 [M-H]- tương ứng với khối lượng phân tử là M=286.
Phổ 1H-NMR (500 MHz, CD3OD) và 13C-NMR (125 MHz, CD3OD): xem bảng 4
Bảng 4. Đối chiếu phổ 13C, 1H-NMR của BGL4 với dữ liệu
Vị trí Chất BGL4 Chất Kaempferol [4]
δH* δ C* δH# δ C#
(số H, độ bội, J=Hz) (số H, độ bội, J=Hz)
2 - 148,08 - 147,4
3 - 137,12 - 136,3
4 - 177,38 - 176,5
5 - 162,52 - 161,3
6 6,20 (1H, d, 2,0) 99,28 6,19 (1H, br s) 98,8
7 - 165,58 - 164,5
8 6,41 (1H, d, 2,0) 94,48 6,43 (1H, br s) 94,1
9 - 158,28 - 156,8
10 - 104,56 - 103,7
1’ - 123,75 - 122,3
2’ 6’ 8,10 (2H, d, 9,0) 130,68 8,04 (2H, d, 8,8) 130,1
3’ 5’ 6,92 (2H, d, 9,0) 116,31 6,92 (2H, d, 8,8) 116,1
4’ - 160,56 - 159,8
OH - 12,47 (1H, s, 5-OH) -

*
: Đo trong CD3OD, #: Đo trong DMSO-d6
Hợp chất BGL5
Thể chất: Bột vô định hình, màu vàng
Nhiệt độ nóng chảy: 195-200oC.
Phổ UV: λ max= 349,5 nm; 293,5 nm và 266,5 nm.
Phổ ESI-MS (m/z): 593,0 [M-H]- tương ứng với khối lượng phân tử là M=594.
Phổ 1H-NMR (500 MHz, CD3OD) và 13C-NMR (125 MHz, CD3OD): xem bảng 5
Bảng 5. Đối chiếu phổ 13C, 1H-NMR của BGL5 với dữ liệu
Vị trí Chất BGL5 Chất Nicotiflorin [5]
δH* δC* δH* δC*
(số H, độ bội, J=Hz) (số H, độ bội, J=Hz)
2 - 161,49 - 161,5
3 - 135,51 - 135,5
4 - 179,35 - 179,4
5 - 162,98 - 163,0
6 6,23 (1H, d, 2,0) 100,12 6,21 (1H, d, 1,8) 100,0
7 - 166,46 - 166,0
8 6,41 (1H, br s) 95,02 6,40 (1H, d, 1,8) 94,9
9 - 158,58 - 158,6
10 - 105,55 - 105,7
1’ - 122,76 - 122,8
2’ 6’ 8,09 (2H, d, 9,0) 132,36 8,05 (2H, d, 9,0) 132,4
3’ 5’ 6,91 (2H, d, 9,0) 116,14 6,89 (2H, d, 9,0) 116,1
4’ - 159,35 - 159,4
1’’ 5,14 (1H, d, 7,5) 104,65 5,12 (1H, d, 7,3) 104,6
2’’ 3,45 (1H, m) 75,77 3,43 (1H, dd, 7,3, 8,8) 75,8
3’’ 3,42 (1H, m) 78,16 3,40 (1H, t, 8,8) 78,1
4’’ 3,27 (1H, m) 71,45 3,24 (1H, t, 8,8) 71,5
5’’ 3,35 (1H, m) 77,21 3,32 (1H, ddd, 1,0, 6,1, 77,2
8,8)
6’’ 3,82 (1H, dd, 1,5, 11,0) 68,57 3,80 (1H, dd, 1,0, 12,5) 68,6
3,37 (1H, dd, 6,1, 12,5)
1’’’ 4,54 (1H, d, 1,0) 102,42 4,51 (1H, d, 1,5) 102,4
2’’’ 3,65 (1H, br d, 1,5) 72,08 3,62 (1H, dd, 1,5, 3,2) 72,1
3’’’ 3,54 (1H, dd, 3,5, 9,5) 72,30 3,51 (1H, dd, 3,2, 9,5) 72,3
4’’’ 3,30 (1H, m) 73,90 3,27 (1H, t, 9,5) 73,9
5’’’ 3,46 (1H, m) 69,72 3,44 (1H, dq, 6,1, 9,5) 69,7
6’’’ 1,15 (3H, d, 6,5) 17,91 1,11 (3H, d, 6,1) 17,9
*
: Đo trong CD3OD.
OH OH
5' 5'

1 1'
1' 3' HO O 3'
HO O 8
8 7 9 2 OH
7 9 OH
2'' OH 4''
6 10 3 3''
3 5 4
6 10 HO OH
5 O O
6''
OH 1'' 5'' O
4
OH O
6''' 5'''
OH O H3C 1'''
O
HO 2'''
4''' 3'''
HO
OH

α-Peltatin (1) Quercetin (2) Rutin (3)


OH
3'

1' 5'
HO O
8
7 9 2
2'' OH 4''
6 10 3 3''
5 4 HO OH
O O
6''
1'' 5'' O
OH O
OH 6''' 5'''
3' 1'''
H3C O
HO 2'''
4''' 3'''
1' 5' HO
HO O OH
8
7 9 2

6 10 3
5 4
OH

OH O

Kaemferol (4) Nicotiflorin (5)


Hình 1. Tổng hợp các chất phân lập được
Bàn luận và xác định hợp chất
Hợp chất 1: thu được dưới dạng vô định hình màu vàng nâu. Phổ khối ESI-MS
cho đỉnh ion tại m/z: 399,0 [M-H]- cho biết công thức phân tử của BGL1 là C21H20O8.
Phổ 1H-NMR cho biết cấu trúc của có 6 proton thuộc về 2 nhóm methoxy δH 3,73
(6H, s); 2 proton ghép cặp germinal thuộc về 1 nhóm methylenedioxy δH 5,89 (1H, d, J =
1,5 Hz), 5,88 (1H, d, J = 1,5 Hz); 3 proton thơm δH 6,12 (1H, s, H-3), 6,38 (2H, s, H-
2’,6’); và các proton aliphatic δH 2,48 ~ 4,49 bao gồm 2 nhóm methylen (H-7, 9), 3 nhóm
methin (H-8, 7’, 8’) (Bảng 1), gợi ý BGL1 có cấu trúc của một lignan nhóm aryltetralin.
Tín hiệu δC 178,11 trên phổ 13C-NMR cho biết cấu trúc BGL1 có một vòng lacton trong
phân tử. Dữ liệu phổ của BGL1 có sự tương đồng rõ nét với các podophillotoxin. Hằng số
ghép cặp J7’,8’ = 4,5 Hz cho biết cấu hình cis, J8,8’ = 14,0 Hz cho biết cấu hình trans. Bằng
[3] [7]
các suy đoán về phổ kết hợp với tham khảo tài liệu , , BGL1 được kết luận là α-
peltatin.
Hợp chất 2: thu được dưới dạng bột vô định hình màu vàng. Phổ khối ESI-MS cho
đỉnh ion tại m/z: 301,0 [M-H]- cho biết công thức phân tử của BGL2 là C15H10O7.
Phổ 1H-NMR của BGL2 đặc trưng cho cho cấu trúc của một flavonoid, với nhóm tín
hiệu 3 proton cộng hưởng spin dạng ABX đặc trưng cho vòng B của khung flavon tại δH
7,75 (1H, d, J=2,0 Hz, H-2’), 7,65 (1H, dd, J=2,0; 8,5 Hz, H-6’); 6,91 (1H, d, J=8,5 Hz,
H-5’) cho biết nhóm hydroxyl (OH) tại vị trí C-3’ và C-4’, 2 proton thơm thuộc về vòng A
tương tác meta tại δH 6,20 (1H, d, J=2,0 Hz, H-6), 6,41 (1H, d, J=2,5 Hz, H-8) cho biết
nhóm OH tại C-5 và C-7.
Phổ 13C-NMR và DEPT xác nhận suy luận từ phổ 1H-NMR với 15 tín hiệu cacbon
với độ chuyển dịch đặc trưng của khung flavon. Nhóm cacbonyl đặc trưng tại δ C 177,4
(C-4), hai tín hiệu CH điển hình với vị trí C-6, C-8 của vòng A tại δ C 99,3 và δC 94,4, các
tín hiệu đặc trưng vòng B lần lượt là δ C 124,4 (C-1’); 116,1 (C-2’); 146,2 (C-3’); 148,8
(C-4’); 116,1 (C-5’); 121,7 (C-6’).
[1]
Từ những lập luận về phổ và so sánh với các tài liệu đã công bố , hợp chất BGL2
được kết luận là quercetin.
Hợp chất 3: thu được dưới dạng bột vô định hình, màu vàng nhạt. Phổ khối ESI-MS
cho đỉnh ion tại m/z: 609,0 [M-H]- cho biết công thức phân tử của BGL3 là C27H30O16. Dữ
liệu phổ NMR của BGL3 (bảng 3) có sự tương đồng mạnh mẽ với phổ của hợp chất
BGL2 (bảng 2), ngoại trừ việc BGL3 có thêm sự hiện diện của 2 đơn vị đường. Các đơn
vị đường này được xác định lần lượt là glucose thông qua tín hiệu proton anomer δH 5,13
(1H, d, J = 7,5 Hz, H-1’’), cacbon anomer δC 104,72 (C-1’’), rhamnose thông qua tín hiệu
cacbon anomer δC 102,42 (C-1’’’), proton anomer δH 4,54 (1H, d, J = 1,5 Hz, H-1’’’), tín
[5]
hiệu doublet δH 1,14 (3H, d, J = 6,0 Hz, H-6’’’) và so sánh với tài liệu tham khảo . Tín
hiệu 13C-NMR của cacbon vị trí C-6’’ (δC 68,56) đã bị dịch chuyển khoảng 7-8 ppm về
phía trường thấp so với phổ của glucose [5], cho phép xác định C-1’’’ của khung rhamnose
gắn với khung glucose tại vị trí C-6’’; tín hiệu của cacbon vị trí C-2 (δC 158,52) đã dịch
chuyển khoảng 10 ppm về trường thấp so với quercetin (bảng 2), cho phép dự đoán mạch
đường gắn vào nhân quercetin tại vị trí C-3. Kết hợp dữ liệu phổ cộng với tham khảo tài
liệu [5], BGL3 được xác định là rutin.
Hợp chất 4: thu được dưới dạng tinh thể vô định hình, màu vàng. Phổ khối ESI-MS
cho đỉnh ion tại m/z: 285,0 [M-H]- cho biết công thức phân tử của BGL4 là C15H10O6. Phổ
13
C-NMR của BGL4 cho 13 tín hiệu cacbon, trong đó tín hiệu δC 130,68 và 116,31 cao
gấp đôi các tín hiệu còn lại, cho phép xác định có 2 cặp cacbon đối xứng, gợi ý cấu trúc
BGL4 là một flavonoid. Phổ 1H-NMR của BGL4 cho cặp tín hiệu doublet tại δH 6,20
(1H, d, J = 2,0 Hz), 6,41 (1H, d, J = 2,0 Hz) đặc trưng cho proton H-6, H-8 của vòng
thơm A của nhân flavonoid, cặp tín hiệu δH 8,10 (2H, d, J = 9,0 Hz), 6,92 (2H, d, J = 9,0
Hz) đặc trưng cho vòng B thế para. Dựa vào các dữ liệu phổ kết hợp tham khảo tài liệu [4],
BGL4 được xác định là kaempferol.
Hợp chất 5: Hợp chất BGL5 thu được dưới dạng bột vô định hình màu vàng. Phổ
khối ESI-MS cho đỉnh ion tại m/z: 593,0 [M-H]- cho biết công thức phân tử của BGL5 là
C27H30O15. Dữ liệu phổ NMR của BGL5 (bảng 5) có sự tương đồng mạnh mẽ với phổ của
hợp chất BGL4 (bảng 4), ngoại trừ việc BGL5 có thêm sự hiện diện của 2 đơn vị đường.
Các đơn vị đường này được xác định lần lượt là glucose thông qua tín hiệu proton anomer
δH 5,14 (1H, d, J = 7,5 Hz, H-1’’), cacbon anomer δ C 104,65 (C-1’’), rhamnose thông qua
tín hiệu cacbon anomer δC 102,42 (C-1’’’), proton anomer δH 4,54 (1H, d, J = 1,0 Hz, H-
1’’’), tín hiệu doublet δH 1,15 (3H, d, J = 6,5 Hz, H-6’’’) và so sánh với tài liệu tham khảo
[5]
. Tín hiệu 13C-NMR của cacbon vị trí C-6’’ (δ C 68,57) đã bị dịch chuyển khoảng 7-8
[5]
ppm về phía trường thấp so với phổ của glucose , cho phép xác định C-1’’’ của khung
rhamnose gắn với khung glucose tại vị trí C-6’’; tín hiệu của cacbon vị trí C-2 (δ C 161,49)
đã dịch chuyển khoảng 10 ppm về trường thấp so với kaempferol (bảng 4), cho phép dự
đoán mạch đường gắn vào nhân kaempferol tại vị trí C-3. Kết hợp dữ liệu phổ cộng với
[5]
tham khảo tài liệu , BGL5 được xác định là kaempferol 3-rutinosid hay có tên khác là
nicotiflorin.
Kết luận
Đã sử dụng phương pháp chiết nóng với dung môi EtOH 96% và bằng phương pháp
sắc ký cột phân lập được 5 hợp chất từ phần dưới mặt đất của cây bát giác liên trồng tại
Sa Pa, Lào Cai. Xác định cấu trúc các hợp chất phân lập được thông qua kết quả đo nhiệt
độ nóng chảy, phổ tử ngoại – khả kiến, phổ khối, phổ cộng hưởng từ hạt nhân và so sánh
với các dự liệu công bố của các hợp chất liên quan đã xác định được cấu trúc 5 hợp chất
phân lập đó là α-peltatin (1), quercetin (2), rutin (3), kaemferol (4), nicotiflorin (5). Trong
đó, hợp chất α-peltatin và nicotiflorin lần đầu tiên phân lập được từ loài Podophyllum
tonkinense (Gagnepain).
Tài liệu tham khảo
1. Lê Quốc Thắng, Trịnh Thị Thuỷ, Trần Văn Sung (2012), “Các hợp chất flavonoid và
flavonoid glucosid từ cây Lãnh công Ba Vì”, Tạp chí Hóa học, 50(1), pp.77-81.
2. Viện Dược liệu (2006), Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam, tập 1, NXB Khoa
học và kỹ thuật, Hà Nội.
3. Broomhead, A. Jane, and Paul M. Dewick (1990), "Aryltetralin lignans from Linum
flavum and Linum capitatum", Phytochemistry, 29(12), pp. 3839-3844.
4. Ibrahim, Amany, et al. (2008), "Microbial metabolism of biologically active secondary
metabolites from Nerium oleander L.", Chemical and Pharmaceutical Bulletin, pp.1253-
1258.
5. Kazuma, Kohei, Naonobu Noda, and Masahiko Suzuki (2003), "Malonylated flavonol
glycosides from the petals of Clitoria ternatea", Phytochemistry, 62(2), pp.229-237.
6. Paul M Dewich (2002), “Medicinal natural products”, pp.3-135.
7. Peng Ling-fang, Lu Li-he, Yang Li-guo, Lu Xue-ping, Cui Tao, Zhu Zhao-yun (2016),
“A new biflavone from Dysosma versipellis [J]”, Acta Pharmaceutica Sinica, 51(8),
pp.1281-1284.

You might also like