Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 19

Döï aùn : Trường liên cấp quốc tế Gateway

Hạng mục: Hệ thống phòng cháy chữa cháy


Địa chỉ : Khu Anh Dũng II, phường Anh Dũng, quận Dương Kinh, TP. Hải Phòng

BIỆN PHÁP THI CÔNG

CÔNG TRÌNH : TRƯỜNG LIÊN CẤP QUỐC TẾ GATEWAY


ĐỊA ĐIỂM : KHU ANH DŨNG II, PHƯỜNG ANH DŨNG, QUẬN DƯƠNG
KINH, THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG
CHỦ ĐẦU TƯ : CÔNG TY CỔ PHẦN THƯƠNG MẠI NGỌC HÀ
NHÀ THẦU : CÔNG TY CỔ PHẦN KỸ THUẬT CÔNG TRÌNH HÀ NỘI
HẠNG MỤC : HỆ THỐNG PHÒNG CHÁY CHỮA CHÁY

Hà Nội, Năm 2019


Döï aùn : Trường liên cấp quốc tế Gateway
Hạng mục: Hệ thống phòng cháy chữa cháy
Địa chỉ : Khu Anh Dũng II, phường Anh Dũng, quận Dương Kinh, TP. Hải Phòng

BIỆN PHÁP THI CÔNG

CÔNG TRÌNH : TRƯỜNG LIÊN CẤP QUỐC TẾ GATEWAY


ĐỊA ĐIỂM : KHU ANH DŨNG II, PHƯỜNG ANH DŨNG, QUẬN DƯƠNG
KINH, THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG
CHỦ ĐẦU TƯ : CÔNG TY CỔ PHẦN THƯƠNG MẠI NGỌC HÀ
NHÀ THẦU : CÔNG TY CP KỸ THUẬT CÔNG TRÌNH HÀ NỘI
HẠNG MỤC : HỆ THỐNG PHÒNG CHÁY CHỮA CHÁY

BAN QUẢN LÝ DỰ ÁN NHÀ THẦU THI CÔNG

Hà Nội, ngày tháng năm 2019


Döï aùn : Trường liên cấp quốc tế Gateway
Hạng mục: Hệ thống phòng cháy chữa cháy
Địa chỉ : Khu Anh Dũng II, phường Anh Dũng, quận Dương Kinh, TP. Hải Phòng

BIỆN PHÁP THI CÔNG


LẮP ĐẶT HỆ THỐNG PHÒNG CHÁY CHỮA CHÁY

I.PHẠM VI CÔNG VIỆC:

Phương pháp này được áp dụng chung cho công tác thi công lắp đặt hệ thống chữa cháy và báo
cháy. Công việc được thực hiện dựa trên lịch trình xây dựng và bản vẽ chi tiết lắp đặt.
Trong quá trình thi công chúng tôi tuân theo các tiêu chuẩn, quy phạm sau:
 Nghị định số 15/2013/NĐ-CP ngày 06/02/2013 của chính phủ về quản lý chất lượng công
trình xây dựng
 Thông tư số 10/2013/TT/BXD ngày 25/07/2013 quy định chi tiết một số nội dung về quản lý
chất lượng công trình.
 TCVN 4055:2012 Công trình xây dựng. Tổ chức thi công
 TCVN 4086:1985 An toàn điện trong xây dựng -Yêu cầu chung.
 TCVN 4756:1989 Quy phạm nối đất và nối không các thiết bị điện.
 TCVN 5308:1991 Quy phạm an toàn kỹ thuật trong xây dựng.
 TCVN 5760:1993 Hệ thống chữa cháy.Yêu cầu chung về thiết kế, lắp đặt và sử dụng.
 TCVN 6160:1996 Phòng cháy chữa cháy. Nhà cao tầng. Yêu cầu thiết kế.
 TCVN 5738:2001 Hệ thống báo cháy tự động – Yêu cầu chung.
 TCVN 2622:1995 Phòng cháy cho nhà và công trình- yêu cầu thiết kế.
TCVN 6305:2007 Phòng cháy và chữa cháy hệ thống sprinkler tự động.
II. PHẦN AN TOÀN CHUNG.
- Khi vào làm việc công nhân phải có giấy khám sức khỏe gần nhất của bệnh viện.
- Mang dây an toàn toàn thân và móc đúng qui định khi lên cao. Toàn bộ thời gian làm việc
trên cao phải móc dây an toàn vào những điểm cố định.
- Khoanh vùng bằng dây cảnh báo phía dưới khu vực thi công và bảng cảnh báo.
- Toàn bộ thiết bị đồ dùng thi công trên cao phải được cột vào những vị trí cố định tránh việc
rơi rớt dụng cụ xuống dưới.
- Đối với công tác hàn trên cao tuyệt đối tuân thủ an toàn về thiết bị điện, máy móc phải được
đồng ý kiểm định của Ban An Toàn Lao Động. Trong quá trình hàn phải trang bị đồ bảo hộ
toàn thân, phải có biện pháp che tránh xỉ hàn và có bình chữa cháy đặt tại khu vực hàn.
- Giàn giáo sử dụng để thi công trên cao phải được lắp đặt đúng theo quy định, đầy đủ gông
dọc theo phương đứng và gông xiên, bánh xe phải có khóa. Tùy theo chiều cao thi công để
lắp giàn giáo cho đúng quy định.
Döï aùn : Trường liên cấp quốc tế Gateway
Hạng mục: Hệ thống phòng cháy chữa cháy
Địa chỉ : Khu Anh Dũng II, phường Anh Dũng, quận Dương Kinh, TP. Hải Phòng

- Phổ biến biện pháp thi công và huấn luyện an toàn lao động cho công nhân trước khi thi
công.
III.THAM KHẢO:
 Chấp thuận vật tư: Các loại ống cấp nước chữa cháy nước, ống luồn dây báo cháy, cáp báo cháy
và phụ kiện các loại …. đã được phê duyệt.
 Các bản vẽ mặt bằng hệ thống chữa cháy và báo cháy, mặt cắt và chi tiết lắp đặt phải được tư
vấn dự án phê duyệt.
 Đánh giá sắp xếp công việc theo tiến độ các khu riêng biệt.
IV. TRÌNH TỰ CÔNG VIỆC:
1. Công tác chuẩn bị:
1.1. Chuẩn bị bản vẽ thi công:
 Chuẩn bị bản vẽ đã ký duyệt bởi tư vấn.
- Bản vẽ Shop drawing khu vực thi công.
- Bản vẽ chi tiết lắp đặt cho từng khu vực
1.2. Khảo sát mặt bằng:
 Khảo sát bàn giao mặt bằng trước khi thi công.
 Giăng dây cảnh báo khu vực thi công.
 Trước khi treo ống lên phải hoàn thiện việc treo ty trên xà gồ và các giá đỡ ống trên các cột.
1.3. Chuẩn bị vật tư, thiết bị và dụng cụ thi công:
- Chuẩn bị vật tư : Ty gắn giá treo đã được duyệt. Ống thép được chuyển đến từng tầng cần thi
công, và gia công, sơn tại tầng đó trước khi lắp đặt. Các vật tư phụ kèm theo như đai giữ ống,
bulong, nối ty… Ống ghen luồn dây báo cháy kèm vật tư phụ.
- Chuẩn bị thiết bị: Hệ giàn giáo được lắp đặt sẵn đúng quy định, sử dụng dây an toàn toàn thân.
- Chuẩn bị dụng cụ thi công: Máy hàn điện, các loại máy khoan máy cắt, cà lê, mỏ nết…
-Tất cả trang thiết bị phải được sự kiểm tra và được sự cho phép sử dụng của giám sát an toàn .
1.4. Chuẩn bị nhân sự:
 Giám sát kỹ thuật, giám sát an toàn.
 Công nhân có sức khỏe, có kinh nghiệm thi công, đã được huấn luyện ATLĐ.
2. Biện pháp thi công hệ thống chữa cháy :
2.1. Quy trình hàn ống chữa cháy:

2.1.1. Công tác chuẩn bị:


Döï aùn : Trường liên cấp quốc tế Gateway
Hạng mục: Hệ thống phòng cháy chữa cháy
Địa chỉ : Khu Anh Dũng II, phường Anh Dũng, quận Dương Kinh, TP. Hải Phòng

1) Chuẩ n bị biê ̣n pháp an toàn:


- Kiể m tra an toàn thiết bi ̣điện ( máy hàn điện, máy mài, máy cắt, máy ren ) : Tất cả máy
móc thi công phải được ban an toàn kiểm tra và dán tem an toàn định kỳ.
- Trang phục bảo hộ lao động, giầy, nón, mặt nạ hàn, găng tay hàn ….
- Phải có biện pháp phòng chống cháy nổ tại khu vực hàn như : trang bị bình chữa cháy di
động, sử dụng tôn, vải chống cháy để che chăn xỉ hàn khi hàn tại những khu vực có
nhiều vật liệu dễ cháy như xăng dầu, vải, sợi, bông…….
2) Công nhân tham gia hàn ống phải là những người có chứng chỉ nghề hàn và phải tham gia
một buổi huấn luyện an toàn công tác hàn và test mẫu hàn do ban chỉ huy tổ chức.
3) Chuẩ n bi ̣vâ ̣t tư :
- Ống thép, phu ̣ kiê ̣n nối ố ng ( co, tê, giảm, đầu nối ống… ) : Ống và phụ kiện phải được
vệ sinh sạch sẽ bằng giẻ lau, giấy nhám để đảm bảo không có bất cứ dị vật nào bám trên
bề mặt ống.
Ống nổi sử dụng trong công trình này là ống thép tráng kẽm.
- Que hàn : Loại que hàn sử dụng trong công trình là que hàn Cacbon thấp. Que hàn khi
đưa ra sử dụng phải hoàn toàn khô. Nếu bị ướt hoặc môi trường hàn có độ ẩm cao thì
phải có biện pháp sấy khô que hàn.
4) Thiết bị, dụng cụ thi công :
- Máy hàn điện, máy mài tay, máy ren ống, máy cắt ống.
- Mặt nạ hàn, găng tay hàn….

2.1.2. Quy trình hàn nối ống chữa cháy :

Quy trình này áp dụng cho việc hàn nối thắng hai ống chữa cháy với nhau, size từ DN65 đến
DN125.

Quy trình này chỉ áp dụng đối với ống thép tráng kẽm.

 Công tác chuẩn bị trước khi hàn :

- Ống trước khi hàn sẽ được sơn 1 lớp sơn lót (đối với phần ống trục đi nổi ) hoặc được
bảo ôn bằng 2 lớp bitum, 1 lớp vải quấn toàn bộ phần ống trừ phần chừa ra để hàn (đối
với ống đi ngầm dưới đất).

- Kê ống lên con lăn hoặc giá đỡ.

 Tiến hành mài phay hai đầu ống. Khi mài ống phải chú ý : Đầu ống sau khi mài phải tạo 1
góc 300 so với phương thẳng đứng;

 Quy trình hàn nối ống :


1) Bước 1: Hàn chấm boong hai đầu ống. Sử dụng thước Livo để kiểm tra độ thẳng của cây
ống. Khi hàn chấm boong phải đảm bảo độ hở giữa hai mép ống từ 0.5mm – 1.5mm.
2) Bước 2: Sau khi kiểm tra độ thẳng của ống, ta tiến hành hàn quấn ống
Döï aùn : Trường liên cấp quốc tế Gateway
Hạng mục: Hệ thống phòng cháy chữa cháy
Địa chỉ : Khu Anh Dũng II, phường Anh Dũng, quận Dương Kinh, TP. Hải Phòng

3) Bước 3: Sau khi hàn xong, vệ sinh mối hàn và kiểm tra chất lượng mối hàn.
4) Bước 4 : Để mối hàn nguội hẳn rồi mới tiến hành sơn lớp lót và hoàn thiện (đối với ống đi
nổi) .
 Một số chú ý trong quá trình hàn nối ống chữa cháy :
Mối hàn phải đảm bảo dày hơn độ dày ống.
Không được hàn khi trời mưa để đảm bảo chất lượng mối hàn.
Que hàn sử dụng trong công trình là que hàn cacbon thấp, có tiết diện là 2.5mm2 hoặc 3.2mm2.

Hình ảnh vát 2 đầu ống

2.1.3. Quy trình hàn nối ống với mặt bích :

Quy trình này áp dụng cho việc hàn nối ống sắt tráng kẽm chữa cháy với mặt bích lắp van, size
từ DN65 đến DN125

 Công tác chuẩn bị trước khi hàn :

- Ống trước khi hàn sẽ được sơn 1 lớp sơn lót (đối với phần ống trục đi nổi ) hoặc được
bảo ôn bằng 2 lớp bitum, 1 lớp vải quấn toàn bộ phần ống trừ phần chừa ra để hàn (đối
với ống đi ngầm dưới đất).

- Kê ống lên con lăn hoặc giá đỡ.

- Tiến hành mài phay đầu ống cần hàn với phụ kiện. Khi mài ống phải chú ý : Đầu ống
sau khi mài phải tạo 1 góc 300 so với phương thẳng đứng;

- Nếu mặt bích có lớp sơn chống gỉ thì cũng phải mài sạch lớp sơn chống gỉ đó, tại điểm
kết nối với ống cần hàn.

 Quy trình hàn nối ống với mặt bích lắp van :
Bước 1: Hàn chấm boong ống với mặt bích. Sử dụng thước ke vuông và thước Livo để
kiểm tra độ vuông góc của ống với mặt bích.
Döï aùn : Trường liên cấp quốc tế Gateway
Hạng mục: Hệ thống phòng cháy chữa cháy
Địa chỉ : Khu Anh Dũng II, phường Anh Dũng, quận Dương Kinh, TP. Hải Phòng

Bước 2: Sau khi kiểm tra độ vuông góc của ống và mặt bích, ta tiến hành hàn quấn ống. Ta
phải tiến hành hàn 2 lớp trong và ngoài để đảm bảo khả năng chịu áp lực của mối hàn.
Bước 3: Sau khi hàn xong, vệ sinh mối hàn và kiểm tra chất lượng mối hàn.
Bước 4 : Để mối hàn nguội hẳn rồi mới tiến hành sơn lớp lót và hoàn thiện (đối với ổng đi
nổi)

Hình ảnh hàn nối ống với mặt bích lắp van.

 Một số chú ý trong quá trình hàn ống chữa cháy với mặt bích lắp van :
Không được hàn khi trời mưa để đảm bảo chất lượng mối hàn.
Que hàn sử dụng trong công trình là que hàn cacbon thấp, có tiết diện là 2.5mm2 hoặc 3.2mm2.
Khi hàn chấm boong, phải đảm bảo đầu ống ngập sâu vào hết 2/3 độ dày mặt bích.

2.2. Quy trình sơn ống chữa cháy :


2.2.1. Chuẩn bi biê
̣ ṇ pháp an toàn :
- Chuẩn bị khu vực sơn ống. Khu vực sơn ống phải có biện pháp cách ly bụi sơn với môi
trường xung quanh, tránh bụi bẩn bám lên bề mặt ống khi sơn chưa khô và không được
để sơn làm hư hại đến các phần hoàn thiện xung quanh ( Căng bạt cách ly ).
- Giá sơn ống, kiń h đeo mắ t, khẩu trang an toàn cho công tác sơn.
- Kiể m tra an toàn thiế t bị điê ̣n ( máy phun sơn, máy mài, máy cắt ) : Tất cả máy móc thi
công phải được ban an toàn kiểm tra và dán tem an toàn định kỳ.
- Trang phục bảo hộ lao động, giầy, nón vv.
- Công nhân tham gia quá trình sơn ống phải được huấn luyện an toàn khi sơn và phải
tuân thủ theo quy trình sơn ống này.
Döï aùn : Trường liên cấp quốc tế Gateway
Hạng mục: Hệ thống phòng cháy chữa cháy
Địa chỉ : Khu Anh Dũng II, phường Anh Dũng, quận Dương Kinh, TP. Hải Phòng

2.2.2. Chuẩn bi vâ
̣ ̣t tư:
- Ống thép, phu ̣ kiê ̣n nối ố ng ( co, tê, giảm, đầu nối ống… ) : Ống và phụ kiện phải được
vệ sinh sạch sẽ bằng giẻ lau, giấy nhám để đảm bảo không có bất cứ dị vật nào bám trên
bề mặt ống.
Toàn bộ ống sử dụng trong công trình này là ống thép tráng kẽm.
- Toàn bộ ống sẽ được gia công hoàn chỉnh ( lắp ráp hết phụ kiện ) trước khi đưa lên giá
sơn ống.
- Thiết bị, dụng cụ thi công : Máy phun sơn, máy mài tay, mặt nạ phòng độc.
2.2.3. Quy trình sơn ống chữa cháy (đối với phần ống đi nổi) :

* Đối với phần ống đi nổi

Ống chữa cháy sau khi vệ sinh, gia công xong sẽ được đưa lên giá đỡ để tiến hành sơn theo quy
trình sau :
- Bước 1: Sơn bằng sơn nhãn hiệu Đại Bàng. Lớp sơn này có tác dụng tạo 1 lớp kết nối
giữa lớp kẽm trên bề mặt ống với lớp sơn hoàn thiện.
- Bước 2: Sau 4h, khi lớp sơn sơn đầu tiên khô ta tiến hành sơn lớp 2 hoàn thiện màu đỏ
tươi, nhãn hiệu Đại Bàng. Mỗi lớp cách nhau 4h.
- Bước 3: Để khô ít nhất trong vòng 4h mới được đưa ra công trường lắp đặt.
* Đối với phần ống đi ngầm dưới đất

Ống chữa cháy sau khi vệ sinh, gia công xong sẽ được đưa lên giá đỡ để tiến hành sơn theo quy
trình sau :
- Bước 1: Sơn phủ lớp bitum lên trên bề mặt ống. Lớp sơn này có tác dụng tạo 1 lớp kết
nối giữa lớp kẽm trên bề mặt ống với lớp sơn hoàn thiện.
- Bước 2: Sau khi sơn xong lớp sơn 1 lên bề mặt ống, dùng vải quấn toàn bộ lên phần bề
mặt ống đã được sơn bitum lớp 1.
- Bước 3: Sau khi đã tiến hành quấn vải ta tiếp tục sơn 1 lớp bitum tiếp theo lên phần vải
vừa được cuốn..
 Một số chú ý trong quá trình sơn ống chữa cháy:
Tất cả các bước sơn ống trên đều được tiến hành bằng máy phun sơn để đảm bảo chất lượng
và thẩm mỹ của các lớp sơn.
Trong quá trình vận chuyển và thi công bên ngoài công trường, nếu bị trầy xước ta sẽ tiến hành
sơn giặm lại bằng cọ sơn.
Tất cả các lớp sơn phải để khô đúng theo thời gian quy đinh thì mới được tiếp tục sơn lớp tiếp
theo hoặc mang ra thi công.
2.3. Thi công lắp đặt giá treo ống chữa cháy

2.3.1. Lắp đặt ty treo, giá đỡ


Döï aùn : Trường liên cấp quốc tế Gateway
Hạng mục: Hệ thống phòng cháy chữa cháy
Địa chỉ : Khu Anh Dũng II, phường Anh Dũng, quận Dương Kinh, TP. Hải Phòng

Khoảng cách tối đa


Kiểu ống Kích thước ống
Phương ngang Phương đứng

DN 15A~40 2000 3000


DN 50 2500 3000
Ống thép
DN 65~125 3000 3000
DN 150~500 3000 3000

Bảng 1: Khoảng cách giá đỡ cho ố ng nằ m ngang và thẳ ng đứng

KT Ống Ống đơn Từ hai ống trở lên

Ty treo Thép hình Ty treo Thép hình

DN 15~32 10 N/A 2 x 10 V-30x30

DN 40~65 10 N/A 2 x 10 V-40x40

DN 80~100 10 V-50x50 2 x 10 V-50x50

DN 125~250 10 V-50x50 2 x 10 C-80 x 40

Bảng 2: Kích thước ty treo và thép góc


2.3.2. Ống nằm ngang
Döï aùn : Trường liên cấp quốc tế Gateway
Hạng mục: Hệ thống phòng cháy chữa cháy
Địa chỉ : Khu Anh Dũng II, phường Anh Dũng, quận Dương Kinh, TP. Hải Phòng

2.3.3. Ống trục đứng

2.4. Thi công lắp đặt ống chữa cháy:


Sau khi lắp đặt xong giá đỡ ống và ty treo (đối với ổng nổi) hoặc sau khi đào xong mương chôn
ống (đối với phần ống đi ngầm) ta tiến hành việc lắp đặt ống. Việc lắp đặt ống được tiến hành theo
các bước cụ thể, theo trình tự từ ống chính đến ống nhánh. Trong quá trình vận chuyển ống phải
chú ý bảo vệ các sản phẩm đã hoàn thiện khác như nền, sơn nước… Có biện pháp kê lót khi tập kết
ống trên các tầng thi công. Dọn dẹp vệ sinh sau mỗi buổi thi công.
2.4.1. Đối với đường ống đi nổi :
*Bước 1
Ống chữa cháy được tập kết tại các tầng cần thi công (cần phải kê cao hơn mặt sàn 200mm, có
biện pháp bảo vệ phía bên dưới).
*Bước 2
Döï aùn : Trường liên cấp quốc tế Gateway
Hạng mục: Hệ thống phòng cháy chữa cháy
Địa chỉ : Khu Anh Dũng II, phường Anh Dũng, quận Dương Kinh, TP. Hải Phòng

Ống chữa cháy được gia công cắt, hàn nối phụ kiện thành các đoạn theo bản vẽ Shop đã được
duyệt. Sau đó ống được sơn hoàn thiện theo quy trình sơn ống ở trên.
*Bước 3
Công nhân vận chuyển để đưa ống lên vị trí đã định trước, cùm cố định ống với giá đỡ ống sau
đó bắt bulong và xiết tạm ốc để tránh rơi ống. Sử dụng livo, thước ke để hàn gá đính các đoạn
ống lại với nhau.
Sau đó 1 thợ hàn theo sau sẽ tiến hành hàn hoàn thiện tất các các mối đã gá đính đó.
Kết thúc hoàn thiện việc đi ống cấp nước chữa cháy trong nhà.
2.4.2. Đối với ống đi ngầm:
*Bước 1
- Đưa ống vào vị trí mương đặt ống
*Bước 2
- Công nhân sử dụng dây móc vào 2 đầu đoạn ống và tiến hành hạ ống xuống mương
*Bước 3
- Liên kết ống với ống chữa cháy mạch vòng bằng mối hàn.
2.4.3. Đối với ống đi âm trong tường:

*Bước 1
- Lấy dấu vị trí của các đoạn ống đi âm trong tường, tiến hành cắt đục các vị trí đã lấy dấu vệ
sinh sạch khu vực làm việc.
*Bước 2
- Lắp đặt ống vào các vị trí, tiến hành hàn đính cố định các đoạn ống lại, sau khi hàn đính cố
định các đoạn ống tiến hành hàn hoàn thiện, sơn hoàn thiện.
*Bước 3
- Xây chèn các phần lỗ đã đục, phía ngoài dùng lưới để ghim lại trước khi trát hoàn trả mặt
bằng để tránh các vết nứt.
2.5. Thi công lắp đặt hệ thống van chữa cháy :
2.5.1. Van kết nối kiểu mặt bích :
- Đánh dấu vị trí lắp đặt van theo bản vẽ shop đã được duyệt.
- Vệ sinh đầu ống, mài vát mép
- Hàn mặt bích vào đầu ống đã được vệ sinh. Khi hàn phải chú ý chiều của các lỗ mặt bích sao
cho tay van phải quay lên hoặc quay ngang.
Döï aùn : Trường liên cấp quốc tế Gateway
Hạng mục: Hệ thống phòng cháy chữa cháy
Địa chỉ : Khu Anh Dũng II, phường Anh Dũng, quận Dương Kinh, TP. Hải Phòng

- Đưa van vào vị trí cần lắp đặt, lồng gioăng cao su vào, sử dụng chìa khóa phù hợp để xiết
bulong. Khi xiết bulong phải xiết đối xứng từng cặp một. Gioăng cao su cũng phải được vệ sinh
sạch sẽ, tránh để bụi bẩn bám vào gây rò rỉ.

2.5.2. Van kết nối kiểu ren :


- Đánh dấu vị trí lắp đặt van theo bản vẽ shop đã được duyệt.
- Vệ sinh đầu ống.
- Tạo ren hai đầu ống bằng máy tiện ren. Vệ sinh các bavia và dầu mỡ còn sót lại trong ống sau
khi ren.
- Đưa van vào vị trí, sử dụng mỏ lết răng để vặn van vào ống. Khi vặn chú ý chỉ vặn vừa chắc tay
và để cho tay van ở vị trí nằm ngang hoặc thẳng đứng.
Chú ý : Trước khi lắp đặt van phải quấn cao su non vào đầu ren ống để tăng khả năng chịu áp
cho điểm kết nối.
Döï aùn : Trường liên cấp quốc tế Gateway
Hạng mục: Hệ thống phòng cháy chữa cháy
Địa chỉ : Khu Anh Dũng II, phường Anh Dũng, quận Dương Kinh, TP. Hải Phòng

2.6. Thi công lắp đặt tủ chữa cháy :

- Lấy dấu vị trí của tủ.


- Cắt đục tường đưa tủ vào vị trí lắp đặt (tủ âm tường).
- Xây chèn cố định tủ vào đúng vị trí.
- Ghim lưới vào vị trí giáp mối, chát hoàn thiện khu vực cắt đục.
- Dùng nilon bọc lại các phần hở của tủ để đảm báo chất lượng khi bàn giao đưa vào sử dụng
Döï aùn : Trường liên cấp quốc tế Gateway
Hạng mục: Hệ thống phòng cháy chữa cháy
Địa chỉ : Khu Anh Dũng II, phường Anh Dũng, quận Dương Kinh, TP. Hải Phòng

2.7. Thi công lắp đặt bơm chữa cháy :


- Định vị vị trí bệ bê tông bơm theo bản vẽ.
- Tiến hành đổ bệ bơm.
- Khoan lỗ bắt bulong để cố định bơm.
- Đưa bơm lên bệ, xiết bulong cố định bơm.
- Tiến hành lắp đặt đường ống và van theo chiều từ bơm ra.
- Lắp đặt các thiết bị phụ trợ và cảm biến.
- Tiến hành chạy thử và kiểm tra.

3. Biện pháp test áp cho hệ thống chữa cháy :


3.1. Công tác chuẩn bị :

* Chuẩ n bi ̣biện pháp an toàn :


- Chuẩn bị khu vực test áp. Phải có biện pháp cảnh báo cách ly khu vực test áp như : giăng
dây cảnh báo, dán biển cảnh báo khu vực test áp lực cao nguy hiểm, có người trực tại khu
vực test áp. Khu vực test áp phải là khu vực trống trải, ít người qua lại để dễ dàng thao tác
khi xảy ra sự cố.
- Kiể m tra an toàn thiế t bi ̣điê ̣n ( máy bơm nước, máy bơm áp lực ) : Tất cả máy móc thi công
phải được ban an toàn kiểm tra và dán tem an toàn định kỳ.
- Trang phục bảo hộ lao động, giầy, nón vv.
- Công nhân tham gia quá trình test áp lực phải được huấn luyện an toàn và phải tuân thủ
theo quy trình test áp này.
* Chuẩ n bi ̣vâ ̣t tư :
Chuẩn bị đầy đủ dụng cụ test áp bao gồm :
- Đồng hồ đo áp lực.
- Máy bơm nước và máy bơm áp.
- Cụm van bơm và xả áp khẩn cấp ( bao gồm 3 van bi DN25 và các phụ kiện kèm theo).
- Dụng cụ chứa nước bơm áp và dây bơm áp.
- Kiểm tra nguồn lấy nước bơm áp.
Döï aùn : Trường liên cấp quốc tế Gateway
Hạng mục: Hệ thống phòng cháy chữa cháy
Địa chỉ : Khu Anh Dũng II, phường Anh Dũng, quận Dương Kinh, TP. Hải Phòng

- Cụm van xả khí tự động ( bao gồm 1 van xả khí và 1 van chặn ). Cụm van này phải được lắp
đặt trên đường ống cần test áp trước khi tiến hành test áp. Van chặn này phải luôn luôn mở,
và chỉ đóng khi có sự cố xảy ra.
3.2. Quy trình test áp :
Toàn bộ đường ống của hệ thống chữa cháy sau khi lắp đặt hoàn thiện sẽ được thử kín bằng
nước ở áp suất 9 bar trong vòng 3h. Sai số cho phép là 5%. ( Áp dụng tiêu chuẩn CP52-1990
và NFPA 13 )

- Đối với đường ống trong nhà : ta sẽ tiến hành test áp 1 lần duy nhất sau khi lắp đặt hoàn
thiện toàn bộ đường ống nhánh và ống chính của từng tầng.

- Đối với đường ống cấp nước chữa cháy đi ngầm: ta sẽ tiến hành test áp từng đoạn theo
tiến độ lắp đặt.Sau khi test áp xong mới được lấp đất chôn ống.

Quy trình test áp lực bao gồm các bước sau :


+ Bước 1: Cách ly khu vực test áp với các khu vực khác. Gắn cụm van cách ly và đồng hồ áp
vào vị trị thích hợp. Kiểm tra toàn bộ đường ống trước khi bơm nước vào đường ống.
+ Bước 2: Sử dụng máy bơm để bơm nước vào hệ thống. Sau khi đường ống đầy nước, sử dụng
máy bơm áp để tăng áp lực cho đường ống.
+ Bước 3: Khi hệ thống đạt 3-6 kg/cm2 thì ngừng bơm trong 10-15’, tiến hành xả khí ở điểm
cuối, để hệ thống ổn định rồi tiến hành bơm áp tiếp.
+ Bước 4: Quan sát đồng hồ áp lực, khi nào đạt mức áp suất cần test thì ngừng bơm. Tiến hành
niêm phong van, đồng hồ áp lực ( để tránh việc bơm thêm áp vào hệ thống ) chụp hình và ghi nhận
lại số liệu.
+ Bước 5 : Sau 3h, kiểm tra đồng hồ áp lực, nếu dung sai của áp lực không quá 5% thì qui trình
thử áp xem như đã đạt và phải được CĐT và TVGS kiểm tra. Nếu không đạt yêu cầu, phải kiểm tra
lại toàn bộ hệ thống, sửa chữa các vị trí bị rò rỉ. Sau đó thực hiện lại công việc một lần nữa với quy
trình như trên.
 Một số chú ý trong quá trình test áp hệ thống chữa cháy :
Thời gian và khu vực test áp phải được thông báo cho CĐT và TVGS trước ít nhất 1 ngày bằng
phiếu yêu cầu nghiệm thu và biên bản nghiệm thu.
Trong quá trình test áp luôn luôn phải có người trực để xử lý sự cố xảy ra.

3.3. Quy trình xả áp lực sau khi test và khi xảy ra sự cố:

Trước khi xả áp, ta phải chuẩn bị đầy đủ dụng cụ bao gồm ống xả mềm, xô đựng nước, giẻ lau,
chổi…
+ Bước 1: Đối với ống chính, ta sử dụng ống mềm nối với cụm van bơm áp, kéo tới điểm xả
gần nhất để xả áp và nước ra khỏi đường ống.
+ Bước 2: Trong quá trình xả áp nếu nước bị rò rỉ ra khu vực xung quanh, phải sử dụng chổi,
giẻ lau để vệ sinh ngay khu vực đó.
Döï aùn : Trường liên cấp quốc tế Gateway
Hạng mục: Hệ thống phòng cháy chữa cháy
Địa chỉ : Khu Anh Dũng II, phường Anh Dũng, quận Dương Kinh, TP. Hải Phòng

+ Bước 3 : Trong quá trình test áp nếu xảy ra sự cố ( gãy ống, bể ống mềm, rò rỉ….), ngay lập
tức ta phải tắt máy bơm, đóng van bơm áp lại, nối ống mềm vào cụm van và xả áp ra. Sau đó vệ sinh
lại khu vực xảy ra sự cố.
3.4. Quy trình nghiệm thu test áp :
Khi tiến hành bơm áp ổn định xong, mời Ban QLDA kiểm tra, chụp hình, dán niêm phong
đồng hồ và van bơm áp.
Sau 3h, tiến hành mời Ban QLDA nghiệm thu áp lần 1. Nếu không đạt thì phải tiến hành sửa
chữa và lặp lại quá trình trên rồi mời nghiệm thu lần 2.

4. Biện pháp thi công hệ thống báo cháy :


4.1. Lắp đặt ống ghen cứng đi nổi:
- Dựa vào bản vẽ shop thi công, xác định vị trí lăp đặt đầu báo cháy ( tại các vị trí lắp đặt đầu báo
cháy dùng hộp chia ngả).
- Dùng khoan bê tông khoan lỗ, bắt kẹp định vị ống vào trần bê tông.
- Lắp đặt ống ghen cứng nối các hộp chia ngả với nhau.
- Tại các vị trí qua dầm ông được đi qua bằng cách uốn kiểu vai bò.
4.2. Kéo dây điện trong ống ghen cứng trong tường:
- Dựa vào bản vẽ shop và hệ thống ống ghen đã được đi sẵn, tiến hành luồn dây điện ngay sau khi
lắp đặt ống ghen cứng tại các phòng
- Sử dụng hệ giàn giáo đã được lắp đặt sẵn và tiến hành kéo dây.
- Tiến hành đo cách điện và đo kiểm tra dây kéo đúng theo thiết kế sau khi kéo xong.
- Các dây chờ lắp thiết bị phải được cuộn lại gọn gàng.
4.3. Lắp đặt đầu báo cháy :
- Kiểm tra đầu báo trước khi lắp đặt.
- Định vị vị trí lắp đặt đầu báo theo bản vẽ shop đã được duyệt.
- Khoan bắt đế đầu báo vào trần. Đối với trần thạch cao thì phải sử dụng tắc kê bướm, còn đối với
trần bê tông sử dụng tắc kê nhựa. Chú ý sử dụng loại đế phù hợp với loại đầu báo
- Tiến hành đấu nối dây vào đầu báo theo đúng sơ đồ đấu dây của thiết bị.
Döï aùn : Trường liên cấp quốc tế Gateway
Hạng mục: Hệ thống phòng cháy chữa cháy
Địa chỉ : Khu Anh Dũng II, phường Anh Dũng, quận Dương Kinh, TP. Hải Phòng

CHI TIẾT LẮP ĐẶT ĐẦU BÁO CHÁY


- Quá trình kéo dây hoặc lắp thiết bị hoàn tất.
4.4. Lắp đặt tổ hợp nút nhấn, chuông đèn:
- Định vị vị trí lắp đặt hộp tổ hợp chuông, đèn, nút nhấn báo cháy .
- Cắt đục tường để lắp hộp tổ hợp chuông đèn nút nhấn.
- Dùng nilon bọc bảo vệ vỏ tổ hợp để chờ lắp đặt hoàn thiện.
- Sau khi đã hoàn thành việc xây dựng tiến hành lắp đặt thiết bị theo đúng sơ đồ nguyên lý của hệ
thống.
4.5. Lắp đặt tủ trung tâm báo cháy :
- Xác định vị trí tủ trung tâm báo cháy theo bản vẽ.
- Kiểm tra các thông số của tủ có đúng với yêu cầu thiết kế hay không.
- Định vị lỗ khoan để treo tủ. Sử dụng livo để căn chỉnh độ thẳng. Cao độ lắp đặt tim tủ cách sàn
hoàn thiện là 1,2m.
- Tiến hành lắp đặt máng hoặc ống và kéo dây tín hiệu của các loop về tủ trung tâm.
- Đo kiểm tra thông mạch các dây tín hiệu.
Döï aùn : Trường liên cấp quốc tế Gateway
Hạng mục: Hệ thống phòng cháy chữa cháy
Địa chỉ : Khu Anh Dũng II, phường Anh Dũng, quận Dương Kinh, TP. Hải Phòng

- Đấu nối các dây tín hiệu vào tủ trung tâm theo sơ đồ đấu nối và sơ đồ nguyên lý.
- Lắp bộ ắc quy 24 VDC.
- Đo kiểm tra nguồn 220V, đo cách điện, chạm đất.
- Tiến hành đóng điện cấp nguồn cho tủ.
- Tiến hành chạy thử, sửa lỗi của hệ thống và thiết bị.

V. Nghiệm thu :

Các hạng mục sau khi hoàn tất sẽ được báo cáo và nghiệm thu theo trình tự như sau:
* Nghiệm thu từng phần:
 Phiếu yêu cầu nghiệm thu của nhà thầu gửi Ban QLDA
 Biên bản nghiệm thu hạng mục có sự chấp thuận của Giám sát hạng mục đồng ý và cho
phép thi công phần hạng mục tiếp theo.
* Nghiệm thu tổng thể:
 Phiếu yêu cầu nghiệm thu của nhà thầu gửi Ban QLDA( theo mẫu ).
 Biên bản nghiệm thu hạng mục (theo mẫu).
 Biên bản nghiệm thu lắp đặt tĩnh thiết bị (theo mẫu).
 Biên bản nghiệm thu thiết bị chạy thử đơn động không tải (theo mẫu).
 Biên bản nghiệm thu thiết bị chạy thử liên động không tải (theo mẫu).
Döï aùn : Trường liên cấp quốc tế Gateway
Hạng mục: Hệ thống phòng cháy chữa cháy
Địa chỉ : Khu Anh Dũng II, phường Anh Dũng, quận Dương Kinh, TP. Hải Phòng

 Biên bản nghiệm thu thiết bị chạy thử liên động có tải (theo mẫu).
 Biên bản nghiệm thu hoàn thành hạng mục giai đoạn xây lắp (theo mẫu).
Biên bản nghiệm thu hoàn thành hạng mục công trình hoặc công trình để đưa vào sử dụng
(theo mẫu).

You might also like