Chuyên đề Nguyên tử Bảng tuần hoàn Hoàn chỉnh

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 120

Trường THPT Chuyên Lý Tự Trọng Năm học: 2017 - 2018

MỤC LỤC

PHẦN 1. MỞ ĐẦU ........................................................................................................3


1.1. Lý do chọn đề tài .....................................................................................................3
1.2. Đối tượng nghiên cứu của đề tài............................................................................3
1.3. Phạm vi nghiên cứu của đề tài...............................................................................3
1.4. Các bước thực hiện đề tài ......................................................................................4
PHẦN 2. NỘI DUNG.....................................................................................................5
2.1. Nguyên tử: ..............................................................................................................5
2.1.1. Cấu tạo nguyên tử: ...............................................................................................5
2.1.1.1. Sơ lược về hình thành khái niệm nguyên tử. ....................................................5
2.1.1.2. Kích thước, khối lượng nguyên tử. ...................................................................6
2.1.2. Hạt nhân: ..............................................................................................................7
2.1.2.1. Sơ lược về cấu tạo. ...........................................................................................7
2.1.2.2. Đồng vị và khối lượng trung bình. ...................................................................7
2.1.2.3. Độ bền...............................................................................................................8
2.1.2.4. Phản ứng hạt nhân ...........................................................................................10
2.1.2.5. Phóng xạ tự nhiên. ............................................................................................11
2.1.2.6. Phân rã hạt nhân và chu kì phân rã. ................................................................12
2.1.3. Vỏ nguyên tử: .......................................................................................................14
2.1.3.1. Cấu tạo vỏ nguyên tử. .......................................................................................14
2.1.3.2. Obitan và bộ bốn số lượng tử ...........................................................................14
2.1.3.3. Cấu hình electron .............................................................................................18
2.1.3.4. Hiệu ứng chắn ..................................................................................................20
2.1.3.5. Quy tắc Slater và năng lượng obitan................................................................20
2.1.3.6. Lưỡng tính sóng hạt ..........................................................................................21
2.1.3.7. Quang phổ nguyên tử .......................................................................................22
2.2. Bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học: ...............................................................24
2.2.1. Cấu tạo bảng tuần hoàn nguyên tố hóa học ......................................................25
2.2.1.1. Chu kỳ. ..............................................................................................................25
2.2.1.2. Nhóm. ................................................................................................................26
2.2.2. Định luật tuần hoàn và các tính chất của nguyên tố hóa học. .........................27
2.2.2.1. Bán kính nguyên tử và ion ................................................................................27
2.2.2.2. Năng lượng ion hóa của nguyên tử. .................................................................30
2.2.2.3. Độ âm điện........................................................................................................31
2.2.2.4. Ái lực electron của nguyên tử ...........................................................................32

Chuyên đề Nguyên tử và Bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học Trang 1
Trường THPT Chuyên Lý Tự Trọng Năm học: 2017 - 2018

2.2.2.5. Tính kim loại, tính phi kim ................................................................................33


2.2.2.6. Số oxi hóa của nguyên tử ..................................................................................33
PHẦN 3. BÀI TẬP .........................................................................................................34
3.1. Các dạng bài tập .....................................................................................................34
3.1.1. Đồng vị và nguyên tử khối trung bình ................................................................34
3.1.2. Độ bền nguyên tử và năng lượng liên kết ...........................................................35
3.1.3. Phóng xạ và phản ứng hạt nhân .........................................................................45
3.1.4. Bước sóng ...........................................................................................................69
3.1.5. Quang phổ ..........................................................................................................73
3.1.6. Bộ bốn số lượng tử .............................................................................................77
3.1.7. Hiệu ứng chắn - năng lượng obitan ...................................................................83
3.1.8. Dựa vào cấu hình electron xác định nguyên tố và vị trí trong bảng tuần hoàn.90
3.1.9. Xác định nguyên tố s, p, d, f, và họ Lantan, Actini .............................................95
3.1.10. Xác định tên nguyên tố dựa vào hóa trị cao nhất trong oxit và hợp chất khí của
hidro.................................................................................................................................97
3.1.11. Năng lượng ion hóa, ái lực electron, độ âm điện, bán kính nguyên tử. ...........102
3.1.12. So sánh tính chất và xác định nguyên tố dựa vào tính chất. ............................106
3.2. Bài tập tổng hợp và giải thích. ...............................................................................110
PHẦN 4. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ......................................................................114
4.1. Kết luận ...................................................................................................................114
4.2. Kiến nghị .................................................................................................................114
PHỤ LỤC .......................................................................................................................115
TÀI LIỆU THAM KHẢO.............................................................................................120

Chuyên đề Nguyên tử và Bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học Trang 2
Trường THPT Chuyên Lý Tự Trọng Năm học: 2017 - 2018

PHẦN 1: MỞ ĐẦU
1.1. Lý do chọn đề tài.
Hóa học Đại cương là một trong những phần quan trọng của môn Hóa học. Trong
đó, các kiến thức về cấu tạo của nguyên tử các nguyên tố và vị trí của nguyên tố đó trong
bảng tuần hoàn là nền tảng cơ bản của Hóa học Đại cương, hỗ trợ cho nhiều dạng bài
khác nhau. Nhưng cũng vì phần nguyên tử và bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học có
rất nhiều khái niệm và công thức tính khác nhau nên nhiều học sinh còn gặp nhiều khó
khăn trong việc tiếp thu kiến thức do nó mang lại. Thêm nữa, đây là phần bài học ở lớp
10 nên khi lên lớp cao hơn và đặc biệt là các kì thi Quốc gia dành cho lớp 11, 12 học sinh
sẽ dễ chủ quan hoặc có thể quên đi phần kiến thức cũ quan trọng này.
Đó cũng là lí do để nhóm chúng em chọn đề tài Nguyên tử và Bảng tuần hoàn
các nguyên tố hóa học nhằm hệ thống lại những kiến thức cơ bản và chuyên sâu của
chuyên đề, sưu tầm các dạng bài tập cơ bản, hay và khó và chỉ ra hướng giải cụ thể giúp
cho học sinh thuận tiện hơn trong việc ghi nhớ và tránh gặp khó khăn trong việc tìm
hướng giải các bài tập.
1.2. Đối tượng nghiên cứu của đề tài.
Chuyên đề sẽ nghiên cứu các đối tượng bao gồm: cấu tạo của nguyên tử, các kiến
thức cơ bản và chuyên sâu về hạt nhân, vỏ nguyên tử của phần Nguyên tử; tính chất của
nguyên tử và sự biến đổi tuần hoàn các tính chất của các nguyên tố trong phần Bảng tuần
hoàn các nguyên tố hóa học.
1.3. Phạm vi nghiên cứu của đề tài.
Chuyên đề nhằm cung cấp các kiến thức cơ bản và cụ thể về cấu tạo của nguyên
tử trong đó bao gồm các đặc tính và sự phức tạp của nguyên tử, và các thuyết (Bohr,
thuyết lượng tử Plank,...), giải thích thế nào là hiện tượng phóng xạ và bản chất phóng xạ,
những nét cơ bản về bảng tuần hoàn, sự thay đổi tuần hoàn các tính chất trong bảng tuần
hoàn... Cung cấp các dạng bài tập thường gặp chuyên sâu hay và khó, những bài có trong
các cuộc thi học sinh giỏi Hóa học kèm lời giải cụ thể, sưu tầm các bài tập tự luyện để
các bạn học sinh có thể dễ dàng nắm được các hướng giải cho từng dạng bài, đặc biệt là
cho các bạn học sinh thi các kì thi Học sinh giỏi hóa học, Olympic 30 tháng 4, Kì thì Hóa
học Hoàng gia Úc, Kì thi chọn đội tuyển học sinh giỏi Hóa học Quốc gia, Kì thi Học sinh
giỏi THPT Hóa học Quốc Gia hay cao hơn là được vào đội tuyển Quốc gia Việt Nam thi
Olympic Hóa học Quốc tế,...

Chuyên đề Nguyên tử và Bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học Trang 3
Trường THPT Chuyên Lý Tự Trọng Năm học: 2017 - 2018

1.4. Các bước thực hiện đề tài.

STT Mốc thời gian Nội dung công việc

1 14/8/2017 – 28/8/2017 Gặp giáo viên hướng dẫn, nhận đề tài

Phân công công việc, sưu tầm tư liệu, viết đề cương và


2 29/8/2017 – 20/9/2017
thông qua giáo viên chỉnh sửa lần 1
Hoàn chỉnh để cương và thông qua giáo viên hướng dẫn,
3 Tháng 10
bắt đầu thiết kế nội dung chuyên đề

4 25/11/2017 Báo cáo đề cương

5 Tháng 11, 12 Hoàn chỉnh phần lý thuyết

6 Tháng 1, 2, 3 Sưu tầm, biên soạn và giải các dạng bài tập

7 Tháng 4 Hoàn chỉnh chuyên đề và báo cáo

Chuyên đề Nguyên tử và Bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học Trang 4
Trường THPT Chuyên Lý Tự Trọng Năm học: 2017 - 2018

PHẦN 2. LÝ THUYẾT
2.1. Nguyên tử:
2.1.1. Cấu tạo nguyên tử:
2.1.1.1. Sơ lược về hình thành khái niệm nguyên tử.
Nguyên tử là đơn vị cơ bản nhất của vật chất chứa một hạt nhân ở trung tâm bao
quanh bởi đám mây tích điện âm là các electron. Hạt nhân nguyên tử là dạng gắn kết hỗn
hợp giữa các proton mang điện tích dương và các nơtron không mang điện (trừ trường
hợp của nguyên tử hiđro, với hạt nhân chỉ chứa 1 proton và không có nơtron), hạt nhân
chiếm một thể tích rất nhỏ. Electron của nguyên tử liên kết với hạt nhân bởi tương tác
điện từ và tuân theo các nguyên lý của cơ học lượng tử. Một nguyên tử chứa số hạt
electron bằng số hạt proton thì trung hòa về điện tích, trong khi số electron nếu nhiều
hoặc ít hơn thì nó mang điện tích âm hoặc dương và gọi là ion. Nguyên tử được phân loại
theo số proton và nơtron trong hạt nhân của nó: số proton xác định tên nguyên tố hóa học,
và số nơtron xác định đồng vị của nguyên tố đó.

Hình 1: Cấu tạo nguyên tử


+ Gọi Z là số proton có trong hạt nhân thì điện tích hạt nhân là Z+, số điện tích hạt nhân
là Z.
+ Z cũng được gọi là số hiệu nguyên tử.
Nguyên tử trung hòa về điện tích nên số proton = số electron hay Z = E.
Đối với 82 nguyên tố đầu trong bảng tuần hoàn ta có công thức:
𝑁
1≤ ≤ 1,5 (trừ nguyên tố H)
𝑍

Chuyên đề Nguyên tử và Bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học Trang 5
Trường THPT Chuyên Lý Tự Trọng Năm học: 2017 - 2018

2.1.1.2. Kích thước, khối lượng nguyên tử.


Kích thước:
Nguyên tử không có bề mặt định rõ, do vậy kích thước của nó thường được xác định
hình thức bằng thuật ngữ bán kính nguyên tử. Đại lượng này đo khoảng cách mở rộng
đám mây electron tính từ hạt nhân. Bán kính nguyên tử còn được tính từ khoảng cách
giữa hai hạt nhân khi hai nguyên tử kết hợp lại theo liên kết hóa học. Bán kính thay đổi
phụ thuộc vị trí của nguyên tử trên bảng tuần hoàn, loại liên kết hóa học, số nguyên tử
hay ion lân cận với nó.
 Nguyên tử được xem như là một khối cầu có đường kính d = 10-10 m = 1 Å.
 Đường kính của hạt nhân nguyên tử còn nhỏ hơn, chỉ khoảng 10-4 Å. Như vậy
đường kính của hạt nhân bé hơn đường kính của nguyên tử 10000 lần.
 Giữa vỏ nguyên tử và hạt nhân có một khoảng không gian trống nên ta xác định
rằng nguyên tử có cấu tạo rỗng.

Hình 2: Kích thước nguyên tử và các hạt trong nguyên tử


Khối lượng:
Khối lượng của một nguyên tử được chia làm 2 loại: khối lượng tương đối và khối
lượng tuyệt đối.

Chuyên đề Nguyên tử và Bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học Trang 6
Trường THPT Chuyên Lý Tự Trọng Năm học: 2017 - 2018

Khi một nguyên tử cho hay nhận electron để biến thành ion thì khối lượng của ion
cũng được tính bằng khối lượng nguyên tử.
2.1.2. Hạt nhân
2.1.2.1. Sơ lược về cấu tạo
Hạt nhân nguyên tử, còn được gọi tắt là hạt nhân, là cấu trúc vật chất đậm đặc (có mật độ
cực lớn - đạt đến 100 triệu tấn trên một centimet khối), chiếm khối lượng chủ yếu (gần
như là toàn bộ) của nguyên tử. Hạt nhân nguyên tử được cấu tạo từ hai loại hạt cơ bản:
hạt proton và hạt nơtron. Proton và nơtron được gọi chung là các hạch tử (nucleon), trong
đó:
+ Proton: là loại hạt mang điện tích +1, có khối lượng bằng 1.672 × 10−27 kg (938.278
1
MeV/c²) và spin + .
2
+ Nơtron: là loại hạt không mang điện tích, có khối lượng bằng 1.675 × 10−27 kg
1
(939.571 MeV/c²) và spin + .
2
2.1.2.2. Đồng vị và khối lượng trung bình.
a/ Đồng vị
Đồng vị là những dạng nguyên tử khác nhau của cùng một nguyên tố mà hạt nhân
nguyên tử của chúng tuy có cùng số proton (Z) nhưng lại khác nhau về số nơtron do đó
dẫn đến số khối (A) khác nhau.
Ký hiệu:
với A là số khối
A Z là số điện tích hạt nhân
ZX
X là ký hiệu nguyên tố hóa học

Chuyên đề Nguyên tử và Bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học Trang 7
Trường THPT Chuyên Lý Tự Trọng Năm học: 2017 - 2018

Các đồng vị được xếp vào cùng 1 ô nguyên tố trong bảng tuần hoàn (cùng số proton)
nên có tính chất hóa học gần giống nhau. Tuy nhiên các đồng vị ở cùng một nguyên tố
hóa học có số nơtron khác nhau nên có một số tính chất vật lí khác nhau.

Hình 3: Các đồng vị của nguyên tố Hidro


Người ta chia đồng vị thành hai loại là đồng vị bền và đồng vị không bền. Hầu hết
các đồng vị không bền có số hiệu nguyên tử lớn hơn 82 (Z > 82), chúng còn được gọi là
các đồng vị phóng xạ.
b/ Khối lượng nguyên tử trung bình 𝐀
Do hầu hết các nguyên tố hóa học trong tự nhiên đều có nhiều đồng vị, nên phải láy khối
lượng nguyên tử trung bình của hỗn hợp các đồng vị. Giả sử có 3 đồng vị:
𝐴1 𝐴2 𝐴3
𝑍𝑋 𝑍𝑋 𝑍𝑋
(x1%) (x2%) (x3%)

𝑥1 𝐴1 + 𝑥2 𝐴2 + 𝑥3 𝐴3
𝐴̅ =
𝑥1 + 𝑥2 + 𝑥3

2.1.2.3. Độ bền
a/ Độ bền
Thể tích của hạt nhân nguyên tử rất nhỏ so với thể tích của nguyên tử, tuy nhiên hạt
nhân lại chiếm hầu hết khối lượng của nguyên tử vì ở đây có các hạch tử (proton và
nơtron).
Các proton cùng mang điện tích dương và ở rất gần nhau, do đó lực đẩy của chúng là rất
mạnh.
Ngoài lực đẩy ra, giữa các hạt proton và proton, giữa các hạt proton và nơtron, giữa các
hạt nơtron còn tồn tại một loại lực là lực hút khoảng cách ngắn.

Chuyên đề Nguyên tử và Bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học Trang 8
Trường THPT Chuyên Lý Tự Trọng Năm học: 2017 - 2018

 Nếu lực đẩy lớn hơn lực hút, hạt nhân sẽ không bền và phân rã, đồng thời phát
các bức xạ.
 Nếu lực hút lớn hơn, hạt nhân sẽ bền vững.
Độ bền của hạt nhân nguyên tử được xác định bằng công thức
𝑁
1≤ ≤ 1,5
𝑍

Những nguyên tử có chứa 2, 8, 20, 50, 82 hay 126 proton hoặc nơtron thường bền
hơn.
Nguyên tử có một số chẵn cả proton lẫn nơtron thường bền hơn nguyên tử có số lẻ cả
proton lẫn nơtron.
Kể từ Poloni (Z = 84) trở đi các nguyên tố đều có tính phóng xạ. Các đồng vị của
Tecnexi (Z = 43) và Prometi (Z = 61) đều là những đồng vị phóng xạ.
Số proton Số nơtron Số lượng các đồng vị bền
Lẻ Lẻ 4
Lẻ Chẵn 50
Chẵn Lẻ 53
Chẵn Chẵn 157
b/ Độ hụt khối
Độ hụt khối (độ hao hụt khối lượng) là sự chênh lệch khối lượng của các hạt với khối
lượng đo được của hạt nhân.
Độ hụt khối được xác định bởi công thức:
∆𝑚 =Z.mp + (A−Z).mn − mX
Nguyên nhân là do các hạt nucleon ở trạng thái riêng rẽ thì không bền, khi kết hợp lại
tạo thành hạt nhân nguyên tử bền thì giải phóng năng lượng dẫn đến sự hao hụt khối
lượng.
c/ Năng lượng liên kết hạt nhân
Năng lượng liên kết hạt nhân là năng lượng cần tiêu tốn để phá vỡ hạt nhân nguyên
tử thành các proton và nơtron.
Độ bền của hạt nhân nguyên tử là đại lượng năng lượng liên kết hạt nhân.
Hạt nhân càng bền thì lượng nhiệt thoát ra càng nhiều.
Công thức:
∆𝐸 = ∆𝑚. 𝑐 2
c: tốc độ ánh sáng ( ≈ 3.108 m/s )
∆𝑚 là độ hụt khối (kg)

Chuyên đề Nguyên tử và Bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học Trang 9
Trường THPT Chuyên Lý Tự Trọng Năm học: 2017 - 2018

∆𝐸 là năng lượng được giải phóng (J) – đặc trưng cho độ bền của hạt nhân nên
được gọi là năng lượng liên kết (Elk)
Năng lượng liên kết riêng (quy về 1 nucleon) đặc trưng cho độ vững bền của hạt
nhân:

𝐸𝑙𝑘
E=
𝐴
Elk là năng lượng liên kết của hạt nhân.
A là số khối nguyên tử.
*Lưu ý: Hạt nhân có năng lượng liên kết riêng càng lớn thì càng bền
2.1.2.4. Phản ứng hạt nhân
Các loại tia phóng xạ

Hình 4: Sự hình thành các tia phóng xạ.


 Tia Alpha (α) chính là hạt nhân nguyên tử 42𝐻𝑒
-Khả năng đâm xuyên kém.
-Khả năng ion hóa rất mạnh, có thể ion hóa chất khí.
 Tia Beta (β)
-Khả năng ion hóa yếu hơn tia α.
-Khả năng đâm xuyên mạnh, có thể xuyên qua vài milimet nhôm.
-Có hai loại tia β
+ Loại phổ biến: tia β- chính là các electron ( −10𝑒 ).
+ Loại hiếm hơn: tia β+ chính là các positron ( +10𝑒 ).
 Tia Gammar (γ)
-Phóng ra những photon có năng lượng rất cao (nhiều triệu electron vôn).
-Khả năng đâm xuyên lớn, có thể xuyên qua 20cm chì.
-Phóng xạ 00𝛾 không làm biến đổi hạt nhân nhưng luôn đi kèm với các phóng xạ α, β.

Chuyên đề Nguyên tử và Bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học Trang 10
Trường THPT Chuyên Lý Tự Trọng Năm học: 2017 - 2018

Hình 5: Khả năng đâm xuyên của các tia phóng xạ.
2.1.2.5. Phóng xạ tự nhiên
Người ta quy ước gọi nguyên tử phóng xạ đầu tiên là nguyên tố mẹ, sản phẩm phóng
xạ là nguyên tố con.
 Phóng xạ kiểu α

Hình 6: Hạt nhân của 240


94𝑈 phóng xạ α
Khi nguyên tử mất đi một hạt α thì phần còn lại có số khối giảm đi 4 đơn vị so với
nguyên tố ban đầu, và số hiệu nguyên tử giảm đi 2 đơn vị so với nguyên tử ban đầu ( dịch
chuyển 2 ô về bên trái bảng tuần hoàn).
Phương trình tổng quát:

𝐴
𝑍𝑋 → 42𝐻𝑒 + 𝐴−4
𝑍−2𝑌

94𝑃𝑢 → 2𝐻𝑒 + 92𝑈


Ví dụ: 240 4 236

Số khối và điện tích được bảo toàn.

Chuyên đề Nguyên tử và Bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học Trang 11
Trường THPT Chuyên Lý Tự Trọng Năm học: 2017 - 2018

Hầu hết các đồng vị phóng xạ đều có Z > 83 (Bitmut) đều phóng xạ theo kiểu α, ví
dụ: Radi-226, Poloni-218,…
 Phóng xạ kiểu β- (electron, −𝟏𝟎𝒆 )
Hạt nhân không bền do thiếu proton, hạt nhân này có thể chuyển nơtron của nó thành
proton, và phóng ra một hạt electron năng lượng cao cùng một phản nơtrino (hoặc
positron).
Khi nguyên tử mất đi 1 electron, số khối của hạt nhân không đổi nhưng số hiệu nguyên tử
tăng lên 1 đơn vị (dịch chuyển 1 ô về bên phải bảng tuần hoàn).
Phương trình tổng quát:
𝐴 0 𝐴
𝑍𝑋 → −1𝑒 + 𝑧+1 𝑌

Ví dụ: 146𝐶 → 147𝑁 + −10𝑒


Các nguyên tố có X < 83 thường không phóng ra hạt 𝛼 mà là hạt β
 Phát xạ positron ( phóng xạ kiểu β+, e+)
Khi hạt nhân quá dư proton so với nơtron, nó có thể phân hủy bằng cách chuyển
proton thành nơtron và phóng ra positron năng lượng cao cùng hạt nơtrino.
Nguyên tử thu được có số điện tích hạt nhân giảm 1 đơn vị, số khối không đổi,
nguyên tố đó đứng trước nguyên tố ba đầu 1 ô trong bảng tuần hoàn.
Phương trình tổng quát:
𝐴 𝐴 0
𝑍𝑋 → 𝑍−1𝑌 + +1𝑒 + 𝛾

Ví dụ: 106𝐶 → 105𝐵 + +10𝑒 + 𝛾


 Sự bắt electron
Khi hạt nhân nguyên tử nặng thiếu electron, nguyên tử sẽ bắt một electron bên ngoài
hạt nhân, khi đó một proton sẽ chuyển thành nơtron và phóng ra một hạt nơtrino.
Số khối không thay đổi, số hiệu nguyên tử giảm 1 đơn vị.
Phương trình tổng quát:
𝐴 0 𝐴
𝑍𝑋 + −1𝑒 → 𝑍−1𝑌 + 𝜸

Ví dụ: 231 0 231


92𝑈 + −1𝑒 → 91𝑃𝑎 + 𝜸
 Phóng xạ kiểu gamma (𝛄)
Phóng ra những photon có năng lượng rất lớn, thường kèm theo các dạng phóng xạ
khác.
Số hiệu nguyên tử cũng như số khối giữ nguyên.
Trong sự phân rã phát ra tia γ không kèm theo sự biến đổi nguyên tử mẹ về mặt hóa
học nhưng làm thay đổi trạng thái vật lí.
2.1.2.6. Phân rã hạt nhân và chu kì phân rã.
a/ Tốc độ phóng xạ

Chuyên đề Nguyên tử và Bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học Trang 12
Trường THPT Chuyên Lý Tự Trọng Năm học: 2017 - 2018

Tốc độ phân rã phóng xạ thường được biểu thị bằng độ phóng xạ, ký hiệu là A. Đó là
phân rã phóng xạ trong 1 đơn vị thời gian.
Độ phóng xạ của một mẫu vật được đo bằng máy đếm Geiger.
Đơn vị phóng xạ là Bq (Becquerel), 1 Bq = 1 phân rã phóng xạ trong 1 giây.
Công thức:
dN
v  kN Trong đó: k: hằng số phóng xạ
dt
N: số nguyên tử tại thời điểm xét
hoặc:
A = k.N

Trong đó: A: độ phóng xạ


N: số hạt nhân phóng xạ
k: hằng số phóng xạ (giây-1, phút-1, giờ-1…)
b/ Hằng số phóng xạ (k)
Hằng số phóng xạ được tính theo công thức:
ln 2 0,693
k 
t1/2 t1/2
Trong đó: k: hằng số phóng xạ (giây-1, phút-1, giờ-1…)
t 1⁄ : chu kì bán hủy (thời gian phân hủy ½ số hạt nhân ban đầu)
2
c/ Chu kì bán bủy (𝐭 𝟏⁄ )
𝟐
Thời gian bán hủy là thời gian cần thiết để một nửa lượng chất ban đầu (hay ½
nguyên tử ban đầu) phân hủy.
Ví dụ: chu kì bán hủy của đồng vị phóng xạ 60
27𝐶𝑜 là 5,2 năm. Điều đó có nghĩa là ban
60
đầu có 1 gam 27𝐶𝑜 thì sau 5,2 năm chỉ còn lại 0,5 gam. Sau 5,2 năm nữa chỉ còn lại 0,25
gam.
Đồng vị phóng xạ Chu kì bán hủy
238
Urani – 238, 92U 4,5.109 năm
14
Cacbon – 14, 6C 5,7.103 năm
90
Stroni – 90, 38Sr 28 năm
131
Iot – 131, 53I 8,1 ngày
214
Bitmut – 214, 83Bi 19,7 phút

Chuyên đề Nguyên tử và Bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học Trang 13
Trường THPT Chuyên Lý Tự Trọng Năm học: 2017 - 2018

214
Poloni – 214, 84Po 1,5.10-4 giây

Chu kì bán hủy của một số đồng vị phóng xạ


Chu kì bán hủy càng nhỏ, đồng vị bị phân hủy càng nhanh và đồng vị càng kém bền.
Ngược lại, chu kì bán hủy càng dài, quá trình phân hủy càng chậm, đồng vị càng bền.
Như vậy, chu kì bán hủy của một nguyên tố phóng xạ là số đo độ bền tương đối của
nguyên tố đó.
Số hạt nhân phóng xạ còn lại là N sau một khoảng thời gian t được xác định theo
công thức:
N = N0.e-kt với N0 là số hạt nhân phóng xạ ban đầu.

Độ phóng xạ A sau một thời gian t được xác định theo công thức:
A = A0.e-kt với A: độ phóng xạ khi có N nguyên tử.
A0: độ phóng xạ đo được khi có N0 nguyên tử.

Vì khối lượng tỉ lệ thuận với số hạt nên khối lượng của chất phóng xạ cũng giảm dần
theo thời gian với cùng một quy luật như số hạt nhân N:
m = m0.e-kt với m0 là khối lượng chất phóng xạ ban đầu.
2.1.3. Vỏ nguyên tử
2.1.3.1.Cấu tạo vỏ nguyên tử
Trong vỏ nguyên tử, các electron chịu lực tác dụng bởi các hạt nhân. Do electron
chuyển động có thể gần hay xa hạt nhân nên năng lượng cần cung cấp để tách 1 electron
phải ở mức khác nhau. Các electron ở gần hạt nhân liên kết với hạt nhân chặt chẽ hơn nên
cần tiêu tốn nhiều năng lượng hơn.
2.1.3.2. Obitan và bộ bốn số lượng tử.

Hình 7: Sự chuyển động cơ bản của electron xung quanh hạt nhân theo mô hình nguyên
tử Bohr

Chuyên đề Nguyên tử và Bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học Trang 14
Trường THPT Chuyên Lý Tự Trọng Năm học: 2017 - 2018

a/ Lớp electron (mức năng lượng)


Trong nguyên tử, các e được sắp xếp thành từng lớp, các lớp được sắp xếp từ gần hạt
nhân ra ngoài. Các e có năng lượng gần bằng nhau được sắp xếp trên cùng 1 lớp.
Những e ở lớp trong liên kết với hạt nhân bền chặt hơn những e ở lớp ngoài. Năng
lượng của e lớp trong thấp hơn năng lượng e ở lớp ngoài. Năng lượng của e chủ yếu phụ
thuộc vào số thứ tự của lớp.
Thứ tự các lớp e được ghi bằng các số nguyên n = 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7.
Lớp e 1 2 3 4 5 6 7
Tên lớp e K L M N O P Q

Lớp K có n = 1 là lớp gần hạt nhân nhất, lớp Q là lớp xa hạt nhân nhất.
b/ Phân lớp electron (phân mức năng lượng).
Mỗi lớp e phân chia thành các phân lớp được kí hiệu bằng các chữ cái viết thường: s,
p, d, f…
Các e trên cùng một phân lớp có năng lượng bằng nhau.
Số phân lớp trong mỗi lớp bằng số thứ tự của lớp đó.Lớp thứ n có n phân lớp e. Tuy
nhiên, trên thực tế, với các nguyên tố đã biết, chỉ có số e điền vào 4 phân lớp: s, p, d và f.
Lớp n Phân lớp
K 1 1s
L 2 2s, 2p
M 3 3s, 3p, 3d
N 4 4s, 4p, 4d, 4f
O 5 5s, 5p, 5d, 5f
P 6 6s, 6p, 6d, 6f
Q 7 7s, 7p, 7d, 7f

c/ Obitan nguyên tử (Atomic orbital: AO).


Trong nguyên tử, các electron chuyển động rất nhanh xung quanh hạt nhân không
theo một quỹ đạo xác định nào. Có thể hình dung sự chuyển động của các electron như
một đám mây điện tích âm. Vùng không gian bao quanh hạt nhân nguyên tử chứa hầu
như toàn bộ điện tích của đám mây được gọi là obitan nguyên tử.

Chuyên đề Nguyên tử và Bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học Trang 15
Trường THPT Chuyên Lý Tự Trọng Năm học: 2017 - 2018

Obitan nguyên tử (Atomic orbital: AO) là khu vực không gian xung quanh hạt nhân
mà tại đó xác suất có mặt ( tìm thấy) electron là lớn nhất, khoảng 90%.

Hình 8: Đám mây electron hình cầu của nguyên tử Hidro


Trong 1 nguyên tử có thể chứa 1 hay nhiều AO. Số lượng và hình dạng các AO phụ
thuộc vào đặc điểm của phân lớp, nhưng mỗi AO chỉ chứa tối đa 2 electron.
Ký hiệu AO:

- Nếu đủ 2 electron thì gọi là các electron đã ghép đôi (thường không tham gia vào việc
tạo thành liên kết hóa học).
- Nếu chỉ chứa 1 electron thì gọi là electron độc thân (có khả năng tham gia vào việc tạo
thành liên kết hóa học).
Phân lớp s p d f
Số AO 1 3 5 7
Hình dạng AO Hình cầu Số 8 nổi Phức tạp Phức tạp

Chuyên đề Nguyên tử và Bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học Trang 16
Trường THPT Chuyên Lý Tự Trọng Năm học: 2017 - 2018

Hình 9: Hình dạng các AO


d/ Các số lượng tử
Trạng thái electron trong nguyên tử được xác định bằng tổ hợp 4 số lượng tử: số
lượng tử chính m, số lượng tử phụ (số lượng tử obitan) l, số lượng tử từ m l và số lượng tử
spin ms.
Số lượng tử chính n:
Nhận giá trị nguyên dương: 1,2,3…
Số lượng tử chính quy định mức năng lượng của 1 electron. Năng lượng của 1
electron phụ thuộc chủ yếu vào giá trị của n (số thứ tự của lớp electron) vì vậy n được gọi
là số lượng tử chính. Số lượng tử chính n có giá trị càng lớp, electron có mức năng lượng
càng cao và liên kết với hạt nhân càng kém chặt chẽ.
Giá trị của n cũng quy định kích thước obitan: n càng lớn kích thước của AO càng
lớn, mật độ electron càng loãng.
Số lượng tử phụ l:
Nhận giá trị nguyên từ: 0  (n -1)
Số lượng tử l quy định hình dạng obitan hay kiểu obitan.
Một giá trị của l ứng với 1 kiểu obitan:

Chuyên đề Nguyên tử và Bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học Trang 17
Trường THPT Chuyên Lý Tự Trọng Năm học: 2017 - 2018

Giá trị của l 0 1 2 3 …


Ký hiệu AO s p d f …
Trong 1 lớp năng lượng của các electron tăng dần theo thứ tự: ns–np–nd-nf.
Số lượng tử từ ml
Nhận các giá trị từ: - l đến + l (kể cả giá trị 0), gồm 2l+1 giá trị.
Số lượng tử từ xác định sự định hướng các obitan trong không gian, mỗi giá trị m ứng
với 1 obitan.
Ví dụ:
l = 0  ml có 1 giá trị (ml = 0)  có 1 AOs.
l = 1  ml có 3 giá trị ( -1, 0 , +1)  có 3 AOp.
l = 2  ml có 5 giá trị ( -2, -1, 0 ,+1, +2 )  có 5 AOd.
l = 3  ml có 7 giá trị ( -3, -2, -1, 0, +1, +2, +3, )  có 7 AOf.
Mỗi obitan được đặc trưng bởi một tổ hợp 3 số lượng tử n, l, ml.
Số lượng tử spin ms
1 1
Nhận 2 giá trị:  hoặc 
2 2
Số lượng tử spin đặc trưng cho chuyển động của electron.
Số lượng tử spin ms có 2 giá trị được tương ứng bằng các mũi tên lên (↑) và mũi tên
xuống (↓) trong 1 AO.
Tóm lại, trạng thái electron trong nguyên tử được biểu diễn bằng bộ 4 số lượng tử (n,
l, ml, ms).
2.1.3.3. Cấu hình electron.
Cấu hình electron dùng để biểu diễn sự phân bố electron trên các phân lớp thuộc các
lớp khác nhau: 1, 2, 3… và trong mỗi lớp theo thứ tự phân lớp s, p, d, f.
Các nguyên lý viết cấu hình:
Nguyên lý vững bền: Ở trạng thái cơ bản, trong nguyên tử các electron chiếm lần
lượt những obitan có mức năng lượng từ thấp đến cao.
Lý thuyết và thực nghiệm cho thấy thứ tự tăng dần năng lượng của các obitan như
sau:
1s < 2s < 3s < 3p < 4s < 3d < 4p < 5s < 4d …

Hình 10: Thứ tự điền electron vào các obitan trong nguyên tử

Chuyên đề Nguyên tử và Bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học Trang 18
Trường THPT Chuyên Lý Tự Trọng Năm học: 2017 - 2018

Nguyên lý W.Pauli (Pauli)


-Số electron tối đa trong một obitan, một phân lớp, một lớp.
-Mỗi obitan chỉ chứa tối đa 2 electron có spin ngược dấu.
-Số electron tối đa trong mỗi phân lớp.
-Ví dụ: Phân lớp s có AO, chứa tối đa 2 electron.
-Số electron tối đa trong mỗi lớp: lớp thứ n chứ tối đa 2n2 electron
Tổng hợp lại ta có bảng sau:
Số electron tối đa Số electron tối đa
Tên lớp Phân lớp Số obitan
trong phân lớp trong một lớp
n=1 s 1 2 2
s 1 2
n=2 8
p 3 6
s 1 2
n=3 p 3 6 18
d 5 10
s 1 2
p 3 6
n=4 32
d 5 10
f 7 14
Quy tắc Hund
Trong cùng 1 phân lớp, các electron được phân bố trên các obitan sao cho số electron
độc thân là tối đa và các electron này phải có chiều tự quay giống nhau.
Ví dụ: N (Z = 7): 1s22s22p3
↑ ↑↓ ↑ ↑ ↑
1s2 2s2 2p3

 Chú ý:
Cần hiểu electron lớp ngoài cùng theo cấu hình electron chứ không phải theo mức
năng lượng. Do đó cần phân biệt “electron lớp” ngoài cùng và “electron có năng lượng
cao nhất”.
Cấu hình electron có thể mở rộng cho cả ion.
Đối với 1 số nguyên tố thường xảy ra hiện tượng “bão hòa gấp” và “bán bão hòa
gấp” đó là hiện tượng một số electron ở phân lớp của lớp ngoài cùng chuyển vào phân lớp
d của lớp phía trong để đạt được cấu trúc bão hòa hay bán bão hòa bền hơn.
ns2(n-1)d4  (n-1)d5ns1
ns2(n-1)d9  (n-1)d10ns1
2.1.3.4. Hiệu ứng chắn
Trong nguyên tử nhiều electron, mỗi electron ngoài việc chịu tác dụng của trường
hạt nhân, còn chịu lực đẩy của các electron khác, nghĩa là mỗi electron chịu tác dụng của

Chuyên đề Nguyên tử và Bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học Trang 19
Trường THPT Chuyên Lý Tự Trọng Năm học: 2017 - 2018

hạt nhân không phải là Z nữa mà giảm đi một đại lượng 𝜎 nào đấy, 𝜎 được gọi là hằng số
chắn.
Có thể nói hiệu ứng chắn đặc trưng cho tương tác đẩy của các lớp electron bên
trong đối với các electron bên ngoài: do lực đẩy của mình, các lớp electron bên trong biến
thành màn chắn làm yếu lực hút giữa hạt nhân với các electron bên ngoài, dẫn đến
electron bị hạt nhân hút bởi điện tích Z* nhỏ hơn điện tích Z vốn có của hạt nhân.
Số đơn vị điện tích hạt nhân hiệu dụng được tính bằng công thức:
Z*= Z – σ
 Hiệu ứng xâm nhập
Hiệu ứng xâm nhập đặc trưng cho khả năng của các electron lớp bên ngoài trong
một khoảng thời gian nhất định nào đó có thể xuất hiện bên trong. Hay có thể nói, các
electron bên ngoài xâm nhập qua lớp electron bên trong gần hạt nhân.
Hiệu ứng xâm nhập làm tăng độ bền liên kết giữa electron bên ngoài với hạt nhân.
Với cùng 1 lớp electron, mức độ xâm nhập electron s là lớn nhất, của electron p yếu hơn
và electron d yếu hơn nữa…
2.1.3.5. Qui tắc Slater và năng lượng obitan
a/ Qui tắc Slater
Để xác định số điện tích hiệu dụng cho một electron trpng 1 nguyên tử, năm 1930
John C.Slater có đề xuất quy tắc bán kinh nghiệm nội dung như sau:
Trước hết, các electron được sắp xếp theo trật tự trong đó các obitan nguyên tử s và p
có cùng giá trị n được xếp chung:
[1s] [2s 2p] [3s 3p] [4s 4p] [4d] [5s 5p] [5d] …
Mỗi nhóm có 1 giá trị hằng số chắn tùy thuộc số lượng tử tử loại electron trong
những nhóm trước được thống kê như sau:
Electron thuộc các Electron thuộc các
Các electron khác
Nhóm nhóm có số lượng nhóm có số lượng
trong cùng nhóm
tử chính n-1 tử chính < n-1
[1s] 0,3
[ns, np] 0,35 0,85 1,00
[nd] hay [nf] 0,35 1,00 1,00

Các bước tiến hành tính σ theo quy tắc Slater như sau:
-Bước 1: Viết cấu hình electron của nguyên tử hoặc ion.
-Bước 2: Sắp xếp các obitan theo thứ tự các lớp từ nhỏ tới lớn.
-Bước 3:Chia các điện tử thành từng nhóm.
-Bước 4: Chọn điện tử khảo sát.
-Bước 5: Tính hiệu ứng chắn σ và Z*.
b/ Năng lượng obitan

Chuyên đề Nguyên tử và Bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học Trang 20
Trường THPT Chuyên Lý Tự Trọng Năm học: 2017 - 2018

Đối với nguyên tử có nhiều electron, mỗi electron có 1 điện tích hiệu dụng khác
nhau, do đó năng lượng của chúng cũng khác nhau. Do đó, Slater đã gán cho mỗi AO
một năng lượng, gọi là năng lượng obitan EAO tính bằng công thức:
𝑍∗ 𝑍∗
EAO = -13,6 ( ∗ )2 (eV) = -2,18,10-18 ( ∗ )2 (J)
𝑛 𝑛

Trong đó n* số lượng tử chính biểu kiến, được tính theo n:


n 1 2 3 4 5 6
n* 1,0 2,0 3,0 3,7 4,0 4,2

Năng lượng obitan của nguyên tử là tổng năng lượng của các điện tử:
Enguyên tử = ∑ 𝐸𝐴𝑂
2.1.3.6. Lưỡng tính sóng hạt
a/ Bản chất sóng của ánh sáng
Ánh sáng lan truyền trong không gian như sự chuyển động của sóng trên mặt nước.
Tốc độ truyền sóng là tốc độ chuyển dời của 1 ngọn sóng, được xác định bằng công
thức:
c = λ. υ
Trong đó: λ là bước sóng của ánh sáng (m).
υ là tần số của ánh sáng (s-1)

Hình 11. Bước sóng của các tia ánh sáng

Chuyên đề Nguyên tử và Bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học Trang 21
Trường THPT Chuyên Lý Tự Trọng Năm học: 2017 - 2018

Hình 12: Thang sóng điện từ


b/ Bản chất hạt của ánh sáng
Bản chất hạt của ánh sáng thể hiện ở hiện tượng quang điện, khi đó ánh sáng như
một dòng hạt photon (lượng tử) có khối lượng, xung lượng xác định.
Mỗi photon ánh sáng mang một năng lượng riêng gọi là lượng tử năng lượng.
Năng lượng này phụ thuộc vào màu sắc của ánh sáng và được xác định dựa vào phương
trình Planck:
ℎ𝑐
E = h.υ hoặc E =
λ
Trong đó: h = 6,625.10 J.s: hằng số Planck
-34

c = 3.108
λ: bước sóng
Ánh sáng có bước sóng càng ngắn, tần số càng cao thì năng lượng của sóng càng lớn.
2.1.3.7. Quang phổ nguyên tử.
a/ Quang phổ nguyên tử
Khí Hidro lỏng khi bị phóng điện, phân tử Hidro phân li thành những nguyên tử, một
số nguyên tử có nội năng dư phát ra những bức xạ, bức xạ này khi đi qua hệ thống lăng
kính và thấu kính bị phân tích thành những tia thành phần và tạo ra những vạch khác
nhau trên kính ảnh hưởng bởi những vị trí xác định.
Quang phổ vạch Hidro được chia thành 3 dãy:
 Dãy Laiman: nằm trong vùng tử ngoại.
 Dãy Banme: một phần nằm trong vùng tử ngoại, một phần nằm trong vùng ánh
sáng thấy được.
 Dãy Pasen: nằm trong vùng hồng ngoại.

Chuyên đề Nguyên tử và Bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học Trang 22
Trường THPT Chuyên Lý Tự Trọng Năm học: 2017 - 2018

Hình 13: Sơ đồ mức năng lượng và quang phổ của Hidro

b/ Mô hình nguyên tử Bohr


Năm 1913, nhà vật lí học N. Bohr đã đề xuất mô hình nguyên tử với nội dung căn
bản dựa trên các tiên đề:
Trong nguyên tử, electron quay xung quanh hạt nhân không phải trên quỹ đạo bất
kì mà trên những quỹ đạo tròn, đồng tâm và có bán kính xác định (gọi là quỹ đạo
dừng hay quỹ đạo lượng tử).
Mỗi quỹ đạo dừng sẽ tương ứng với 1 mức năng lượng xác định (năng lượng của
electron được lượng tử hóa).
Khi hấp thụ năng lượng, electron chuyển từ quỹ đạo có năng lượng thấp sang quỹ
đạo có năng lượng cao. Ngược lại khi chuyển từ quỹ đạo có năng lượng cao về
quỹ đạo có năng lượng thấp nó sẽ phát ra năng lượng dưới dạng các bức xạ.

Hình 14: Mô hình Bohr

Chuyên đề Nguyên tử và Bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học Trang 23
Trường THPT Chuyên Lý Tự Trọng Năm học: 2017 - 2018

ℎ𝑐
∆𝐸 = |Em – En| = h.ν =
λ

En: Trạng thái năng lượng điện tử ở quỹ đạo đầu


Em: Trạng thái năng lượng điện tử ở quỹ đạo cuối
h: Tần số Planck
ν: Tần số bức xạ
Căn cứ vào các tiên đề trên, Bohr đã rút ra được những kết quả sau:
Tính được bán kính quỹ đạo bền, tốc độ và năng lượng electron khi
chuyển động trên quỹ đạo
Thực nghiệm cho thấp phổ phát xạ của nguyên tử Hidro là phổ không liên tục gồm
1
một số vạch khác nhau, người ta có thể xác định được bước sóng λ hay số sóng dựa

vào công thức Balmer:
1 1 1
σ = = RH ( − )
λ 𝑛2 𝑚2

Với n, m là các số nguyên dương (m > n)


Hằng số Rydberg RH = 1,097.107 m-1
13,6
Năng lượng electron trong nguyên tử Hidro: En = - (eV)
𝑛2
(Với n ∈ N*)
ℎ𝑐
Năng lượng của mỗi photon: ε = h.υ =
λ

1 1
ε = hcRH – hcRH = E m - En
𝑛2 𝑚2

Giải thích được bản chất của quang phổ vạch nguyên tử Hidro
Lý thuyết cấu tạo nguyên tử của Bohr giải thích được nguồn gốc xuất hiện của các
vạch quang phổ. Ở điều kiện nhiệt độ thường, đa số electron tồn tại ở mức năng lượng
thấp nhất (n = 1), khi bị kích thích các electron hấp thụ năng lượng từ bên ngoài và
chuyển lên những quỹ đạo xa hạt nhân có năng lượng cao hơn. Các electron không tồn
tại lâu ở trạng thái kích thích, khi các electron chuyển từ quỹ đạo lượng tử xa hạt nhân (
năng lượng Ed ) về quỹ đạo gần nhân ( Ec ) nó sẽ phát ra một tần số.
2.2. Bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học:

Chuyên đề Nguyên tử và Bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học Trang 24
Trường THPT Chuyên Lý Tự Trọng Năm học: 2017 - 2018

Hình 15. Bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học


2.2.1. Cấu tạo bảng tuần hoàn nguyên tố hóa học.
Bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học được xây dựng trên cơ sơ cấu trúc electron
nguyên tử của các nguyên tố.
o Các nguyên tố được sắp xếp theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân của
các nguyên tố.
o Các nguyên tố có cùng số lớp electron được xếp thành một hàng. Mỗi hàng
được gọi là một chu kì.
o Các nguyên tố có cùng số electron hóa trị, do đó có tính chất hóa học tương tự
nhau được xếp thành một nhóm.
Hiện nay hệ thống tuần hoàn gồm khoảng 118 nguyên tố, với 18 nhóm (8 nhóm A và 8
nhóm B) và 7 chu kì (hiện đang được mở rộng thêm).
2.2.1.1 Chu kì
Chu kì là một dãy các nguyên tố mà nguyên tử của chúng có cùng số lớp electron,
được xếp theo chiều tăng dần điện tích hạt nhân.
Bảng tuần hoàn gồm 7 chu kì được đánh số từ 1 đến 7. Số thứ tự của chu kì ứng với
số lớp electron của nguyên tử các nguyên tố trong chu kỳ đó.
Mở đầu chu kỳ là một kim loại điểm hình, cuối là phi kim điển hình và kết thúc bằng
một khí hiếm.
Các chu kỳ 1, 2 và 3 được gọi là chu kỳ nhỏ.
-Chu kỳ 1: chỉ gồm 2 nguyên tố Hidro (H) và Heli (He). Do tính chất độc đáo
của chu kỳ nên ở nguyên tố H bao gồm cả tính chất của 1 nguyên tố mở đầu chu kỳ
là một kim loại. , cả tính chất cuối chu kỳ là một khí hiếm.
-Chu kỳ 2, 3: Tính chất nguyên tố trong chu kỳ biến đổi đều đặn và liên tục.

Chuyên đề Nguyên tử và Bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học Trang 25
Trường THPT Chuyên Lý Tự Trọng Năm học: 2017 - 2018

Các chu kỳ lớn: tính kim loại và phi kim biến đổi chậm hơn chu kỳ nhỏ. Một số tính
chất khác, ví dụ số oxi hóa dương cao nhất lại biến đổi tuần hoàn trong một chu kỳ. Đầu
chu kỳ 4, Kali (K) có số oxi hóa +1, số oxi hóa dương tăng đều đặn đến giữa chu kỳ,
Mangan (Mn) có số oxi hóa cao nhất là +7, sau đó tụt xuống bằng +1 ở Đồng (Cu) rồi lại
tăng đều đến Brom (Br)...
-Chu kỳ 4, 5: mỗi chu kỳ gồm 18 nguyên tố (8 nguyên tố nhóm A và 10
nguyên tố nhóm B).
-Chu kỳ 6: gồm 32 nguyên tố, trong đó 18 nguyên tố tương tự chu kỳ 4,5 và 14
nguyên tố thuộc họ Lantan (các Latanit) xếp phía dưới bên ngoài bảng tuần hoàn.
Có hai đặc điểm chính:
+ Tính kim loại, phi kim biến đổi chậm hơn, nhất là từ Ce (Z = 58) đến Lu
(Z = 71)
+ Các nguyên tố thuộc họ Lantan có tính chất hóa học giống nhau và giống
nguyên tố Lantan.
-Chu kỳ 7: chưa hoàn tất, 14 nguyên tố thuộc họ Actini có tính chất hóa học
giống nhau và giống nguyên tố Actini.
Chu kỳ Các phân lớp nhận điện tử Số nguyên tố trong chu kỳ
1 1s 2
2 2s 2p 8
3 3s 3p 8
4 4s 3d 4p 18
5 5s 4d 5p 18
6 6s 4f 5d 6p 32
7 7s 5f 6d 7p 32
Sự điền điện tử vào các phân lớp
2.2.1.2. Nhóm nguyên tố là tập hợp các nguyên tố mà nguyên tử có cấu hình
electron tương tự nhau, do đó có tính chất hóa học gần giống nhau và được xếp thành
một cột.
Các nguyên tố trong nhóm có số electron hóa trị bằng nhau và bằng số thứ tự của
nhóm.
Trong hệ thống bảng tuần hoàn, các nguyên tố được chia thành 18 nhóm, gồm: 8
nhóm A được đánh số từ IA đến VIIIA, và 8 nhóm B được đánh số từ IB đến VIIIB. Mỗi
nhóm A và B đều gồm 1 cột, riêng nhóm VIIIA gồm 3 cột. Đối với 3 cột này, không chỉ
các nguyên tố thuộc cùng 1 cột mà các nguyên tố thuộc cùng 1 hàng ngang cũng có tính
chất hóa học tương tự nhau.
Nhóm Tên riêng
IA Kim loại kiềm
IIA Kim loại kiềm thổ

Chuyên đề Nguyên tử và Bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học Trang 26
Trường THPT Chuyên Lý Tự Trọng Năm học: 2017 - 2018

VA Họ Picogen
VIA Họ Calcogen
VIIA Họ Halogen
IB Kim loại quý

Phân nhóm
Phân nhóm gồm các nguyên tố có cấu trúc electron lớp ngoài cùng hoặc của những
phân lớp ngoài cùng tương tự nhau. Có 2 phân nhóm:
- Phân nhóm chính (nhóm A): gồm các nguyên tố s và nguyên tố p có cấu hình
electron lớp ngoài cùng là nsx hoặc ns2npx-2 (là những nguyên tố mà electron “cuối
cùng” thuộc phân lớp s hoặc p).
- Phân nhóm phụ (nhóm B): gồm các nguyên tố d và nguyên tố f (là những
nguyên tố mà electron “cuối cùng” thuộc phân lớp d hoặc f).
Chú ý: Khi xét một nguyên tố nhóm A hay nhóm B ta phải dựa vào cấu hình
electron theo năng lượng.
2.2.2. Định luật tuần hoàn và các tính chất của nguyên tố hóa học.
2.2.2.1. Bán kính nguyên tử và ion.
a/ Bán kính nguyên tử
Người ta phân biệt bán kính kim loại và bán kính cộng hóa trị
Bán kính kim loại của một nguyên tố kim loại bằng nửa khoảng cách giữa tâm của
các nguyên tử kim loại ở gần nhau nhất trong mạng lưới tinh thể kim loại.

Hình 16: Bán kính kim loại


Bán kính cộng hóa trị của 1 nguyên tử bằng nửa khoảng cách giữa hạt nhân hai
nguyên tử của cùng một nguyên tố tạo thành liên kết đơn cộng hóa trị.

Hình 17: Bán kính cộng hóa trị

Chuyên đề Nguyên tử và Bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học Trang 27
Trường THPT Chuyên Lý Tự Trọng Năm học: 2017 - 2018

Ví dụ: Phân tử Hidro gồm 2 nguyên tử liên kết với nhau bằng liên kết cộng hóa trị,
khoảng cách giữa 2 hạt nhân nguyên tử là 0,74 Å.
1
 Bán kính nguyên tử Hidro = x 0,74 = 0,37 Å.
2
b/ Sự biến đổi bán kính nguyên tử trong một chu kỳ
Theo chiều tăng của điện tích hạt nhân, bán kính các nguyên tố s, p có khuynh hướng
giảm liên tục.
Nguyên nhân là do trong một chu kỳ số lớp electron là như nhau, hiệu ứng chắn của
các electron lớp bên trong là như nhau; từ trái sang phải số điện tích hiệu dụng hạt nhân
tăng, kết quả là hạt nhân hút electron lớp bên ngoài cùng mạnh hơn nên bán kính nguyên
tử giảm dần.
Theo chiều tăng của điện tích hạt nhân, bán kính các nguyên tố d có khuynh hướng
giảm chậm và không đều, với các nguyên tố f sự thay đổi còn chậm hơn nữa.
Sau lantan là 14 nguyên tố từ 58Ce (182 pm) đến 71Lu (172 pm) bán kính nguyên tử
chỉ giảm 10 pm. Người ta gọi đó là sự co rút Lantan: số điện tích hạt nhân tăng từng đơn
vị, electron tăng thêm lần lượt được điền vào phân lớp 4f (lớp thứ ba tính từ ngoài vào)
bán kính nguyên tử chỉ giảm chút ít.

Hình 18: Bán kính của các nguyên tử s, p (nm)

c/ Sự biến đổi bán kính nguyên tử trong một nhóm


Đối với các nguyên tố nhóm A, từ trên xuống bán kính nguyên tử có khuynh hướng
tăng. Lí do là số lớp lớp electron tăng, hiệu ứng chắn gây bởi các electron tăng dần.
Đối với các nguyên tố nhóm B, khi chuyển từ nguyên tố đầu phân nhóm đến nguyên
tố thứ hai bán kính có tăng lên. Từ nguyên tố thứ hai đến nguyên tố thứ ba lẽ ra bán kính
phải tăng nhưng thực tế lại ít thay đổi. Đó là do sự co rút Lantan của 14 nguyên tố f đã đủ

Chuyên đề Nguyên tử và Bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học Trang 28
Trường THPT Chuyên Lý Tự Trọng Năm học: 2017 - 2018

để bù trừ sự tăng bán kính phải xảy ra khi chuyển từ chu kỳ 5 qua chu kỳ 6, có cấu hình
electron như nhau và có nhiều tính chất tương tự.

Hình 19: Sự biến đổi bán kính nguyên tử theo nhóm


d/ Bán kính ion
Bán kính ion là bán kính của một cation hay một anion. Khi 1 nguyên tử trung hòa về
điện tích nhận electron chuyển thành anion bán kính của nó tăng. Ngược lại khi nguyên
tử mất electron chuyển thành cation bán kính của nó giảm.

Hình 20: Bán kính ion

Chuyên đề Nguyên tử và Bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học Trang 29
Trường THPT Chuyên Lý Tự Trọng Năm học: 2017 - 2018

2.2.2.2. Năng lượng ion hóa của nguyên tử.


Năng lượng ion hóa (I) là năng lượng tối thiểu cần thiết để tách một electron ra khỏi
một nguyên tử tự do ở trạng thái khí có năng lượng thấp nhất. Năng lượng ion hóa luôn
mang dấu dương.
Năng lượng ion hóa càng nhỏ nguyên tử càng dễ nhường electron, do đó tính kim
loại và tính khử của nguyên tố càng mạnh.

Hình 21: Sự biến thiên I1 của các nguyên tố theo điện tích hạt nhân nguyên tử.

Năng lượng ion hóa phụ thuộc vào:


- Điện tích hạt nhân: Z càng lớn  càng giữ chặt electron  I càng lớn.
- Bán kính nguyên tử: bán kính nguyên tử càng nhỏ  càng giữ chặt electron  I càng
lớn.
- Cấu hình electron: cấu hình electron bão hòa  nguyên tử càng bền  I càng lớn,
Sự biến thiên năng lượng ion hóa:
- Theo chu kỳ
+ Từ trái sang phải nói chung I1 tăng do điện tích hạt nhân tăng.
+ Cấu hình bão hòa 1s2 và ns2np6 là bền vững nhất nên có năng lượng ion hóa rất lớn.
+ Các cấu hình s2 p3 là những cấu hình tương đối bền nên có năng lượng ion hóa khá
lớn.
+ Các nguyên tố chuyển tiếp có năng lượng ion ít thay đổi.
- Theo nhóm
+ Trong các nhóm A, từ trên xuống dưới do số lớp electron tăng, bán kính tăng mạnh,
đồng thời hiệu ứng chắn của các lớp bên trong cũng tăng lên nên lực hút giữa hạt nhân
với các electron bên ngoài giảm  I1 giảm.
+ Trong các nhóm B, sự biến đổi I1 không có quy luật chặt chẽ như ở nhóm A.
2.2.2.3. Độ âm điện.

Chuyên đề Nguyên tử và Bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học Trang 30
Trường THPT Chuyên Lý Tự Trọng Năm học: 2017 - 2018

Độ âm điện của một nguyên tử đặc trưng cho khả năng hút electron của nguyên tử
đó khi tạo thành liên kết hóa học.
Độ âm điện càng lớn, tính phi kim của nguyên tố càng mạnh. Ngược lại độ âm điện
càng nhỏ, tính kim loại của nguyên tố càng mạnh.

Hình 22. Sự biến đổi độ âm điện theo Z

Hình 23: Độ âm điện của các nguyên tố nhóm A

Nhận xét:
- Trong một nhóm A, độ âm điện có khuynh hướng giảm dần từ trên xuống dưới.

Chuyên đề Nguyên tử và Bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học Trang 31
Trường THPT Chuyên Lý Tự Trọng Năm học: 2017 - 2018

- Trong một chu kì, độ âm điện có khuynh hướng tăng dần từ trái sang phải (tăng dần
theo chiều tăng của điện tích hạt nhân).

Hình 24: Sự biến đổi độ âm điện giữa các nhóm.

2.2.2.4. Ái lực electron của nguyên tử.


Ái lực electron (E) là đại lượng đặc trưng cho khả năng nhận electron của nguyên tử,
nghĩa là đặc trưng cho tính phi kim của nguyên tố. Ái lực electron là năng lượng tỏa ra
(+) hay thu vào (-) khi kết hợp một electron vào một nguyên tử tự do ở trạng thái khí cho
một ion âm.
X(k) + e → X-(k) ± E
Sự biến thiên ái lực electron:
- Trong một chu kỳ, từ trái sang phải theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân, E
càng âm (trừ khí hiếm).
- Trong một nhóm, từ trên xuống, E càng dương.
Nhận xét:
- E càng âm thì nguyên tử càng dễ nhận electron, tính phi kim và tính oxy hóa của nó
càng mạnh.
- Ái lực electron của một nguyên tử càng dương thì ion âm tạo thành càng bền,
nguyên tử càng có khuynh hướng nhận electron.
- Các halogen có giá trị ái lực electron lớn nhất.
- Các nguyên tố có cấu hình s2, s2p6 hay p3 có giá trị ái lực electron nhỏ nhất, thậm
chí là âm.

Chuyên đề Nguyên tử và Bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học Trang 32
Trường THPT Chuyên Lý Tự Trọng Năm học: 2017 - 2018

2.2.2.5.Tính kim loại, tính phi kim.


Tính kim loại là tính chất của một nguyên tố mà nguyên tử của nó dễ nhường
electron để trở thành ion dương (cation).
Nguyên tử của nguyên tố nào càng dễ nhường electron, tính kim loại của nguyên tố
đó càng mạnh.
Tính phi kim là tính chất của một nguyên tố mà nguyên tử của nó dễ nhận thêm
electron để trở thành ion âm.
Nguyên tử của nguyên tố nào dễ nhận electron, tính phi kim của nguyên tố đó càng
mạnh.
Nhận xét
-Trong một chu kì, đi từ trái sang phải tính kim loại giảm dần, tính phi kim tăng dần.
-Trong một nhóm, đi từ trên xuống tính kim loại tăng dần, tính phi kim giảm dần.
2.2.2.6. Số oxi hóa của nguyên tử.
Giữa số oxi hóa của một nguyên tố và cấu hình electron của nguyên tử của nguyên tố
đó thường có mối liên hệ đơn giản: số oxi hóa của nguyên tố bằng số electron mà nguyên
tử nhường hay nhận để tạo thành ion có cấu hình ns2np6 hay ns2np6nd10.
Số oxi hóa dương cao nhất của một nguyên tố bằng số electron hóa trị của nó và
bằng số thứ tự của nhóm.
Số oxi hóa âm bằng số thứ tự của nhóm trừ đi 8.
Biến thiên số oxi hóa trong bảng tuần hoàn:
- Theo chu kỳ, từ trái sang phải số oxi hóa dương cao nhất thường tăng từ +1 đến +8,
trong khi số oxi hóa âm tăng từ -4 (nhóm IVA) đến -1 (nhóm VIIA).
- Các nguyên tố kim loại chuyển tiếp thường có số oxi hóa thấp nhất +2 và cao nhất
ứng với số nhóm. Ngoài ra có nghiều trường hợp biểu lộ số oxi hóa bất thường.
 Định luận tuần hoàn: “Tính chất của các nguyên tố cũng như thành phần và tính chất
của các đơn chất và hợp chất tạo nên từ các nguyên tử đó biến đổi tuần hoàn theo
chiều tăng của số hiệu nguyên tử.”

Chuyên đề Nguyên tử và Bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học Trang 33
Trường THPT Chuyên Lý Tự Trọng Năm học: 2017 - 2018

PHẦN BA. BÀI TẬP


3.1. Các dạng bài tập.
3.1.1. Đồng vị và nguyên tử khối trung bình.
Tổng quát:
Tìm phần trăm số lượng nguyên tử của các đồng vị bằng các phương pháp như giải hệ
phương trình dựa theo công thức sau:
Ax  By  Cz...
A
100

Trong đó: A, B, C,…: là số khối của các đồng vị


x, y, z,…: là phần trăm của các đồng vị
Ví dụ 1. Nguyên tử khối trung bình của đồng bằng 63,546. Trong tự nhiên, đồng có hai
đồng vị 63 65 63
29Cu và 29Cu. Tính tỉ lệ phần trăm số nguyên tử của đồng vị 29Cu tồn tại trong tự
nhiên.
(Trích Tài liệu chuyên Hóa học 10)
Giải
Hướng dẫn giải:
Đặt phần trăm số lượng của đồng vị 63 65
29Cu là x (%), phần trăm số lượng của 29Cu là y
(%), ta có hệ phương trình:
 x  y  100
  x  y  100  x  72,7
 63x  65y  
M  100  63,546 63x  65y  6354,6  y  27,3
Vậy trong tự nhiên đồng vị 63 65
29Cu chiếm 72,7% và đồng vị 29Cu chiếm 27,3%.
Ví dụ 2. Argon tách ra từ không khí là hỗn hợp ba đồng vị: 99,6% 40Ar; 0,063% 38Ar;
0,337% 36Ar. Tính thể tích 10g Argon điều kiện tiêu chuẩn.
(Trích Tài liệu chuyên hóa học 10)
Giải
Hướng dẫn giải:
Ta có:
99,6.40  0,063.38  0,337.36
M Ar   39,98526
100
m 10
 nAr =   0,25 (mol)  VAr = 0,25.22,4 = 5,6 (l).
M 39,98526
Một số dạng bài khác:

Chuyên đề Nguyên tử và Bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học Trang 34
Trường THPT Chuyên Lý Tự Trọng Năm học: 2017 - 2018

𝐴
1. Đồng trong tự nhiên có 2 đồng vị X1 ( 63 2
29Cu) và X2 ( 29Cu). Nguyên tử khối trung bình
của đồng vị là 63,54. Thành phần phần trăm theo khối lượng của X1 trong CuSO4.5H2O
là 18,43%. Xác định đồng vị X2 của đồng.
(Trích Bài tập Đại cương và vô cơ Hóa học 10)
Giải
Hướng dẫn giải:
Đặt tỉ lệ phần trăm nguyên tử của X1 ( 63 29Cu) là x.
Giả sử n CuSO4 .5H 2O = 1 (mol) => n CuSO4 = 1 (mol) => n X1 = 1.x = x (mol)
63x
% mX1 (CuSO4 .5H2O) = .100%  18, 43%  x  0,73  73%
249,54
=> %X2 = 100% - 73% = 27%
Ta có:
A .%X1  A 2 .%X 2 63.73  A 2 .27
A 1   63.54
100 100
 A 2  65
2. Cho rằng Sb có 2 đồng vị 121Sb và 123Sb , khối lượng nguyên tử trung bình của Sb là
121,75. Hãy tính thành phần trăm về khối lượng của 121 Sb trong Sb2O3.
(Trích Bài tập Đại cương và vô cơ Hóa học 10)
Giải
Hướng dẫn giải:
Đặt phần trăm số lượng của đồng vị 121Sb là x (%), phần trăm số lượng của 123Sb là y
(%), ta có hệ phương trình:
 x  y  100
  x  62,5
 121x  123 y 
A   121,75  y  37,5
100
3.1.2. Độ bền nguyên tử và năng lượng liên kết
Độ bền của hạt nhân nguyên tử được xác định bằng công thức
𝑁
1≤ ≤ 1,5
𝑍

Ví dụ: Nguyên tố Y có tổng số hạt là 24, nguyên tố X có tổng số hạt trong hạt nhân là 19.
Xác định số hiệu nguyên tử của X và Y và công thức XY2. (Biết X và Y là 2 chất khác
nhau)
(Trích Bài tập Đại cương và vô cơ Hóa học 10)
Giải

Chuyên đề Nguyên tử và Bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học Trang 35
Trường THPT Chuyên Lý Tự Trọng Năm học: 2017 - 2018

Ta có: 2pX + nX = 24 → nX = 24 – 2pX


n 24  2p X
1  X  1.5  1   1,5  8,857  p X  8
pX pX
 X là Nitơ (Z = 7) hoặc Oxi (Z = 8)
Mà X có số oxi hóa là -2 → X là Oxi
Ta có: pY + nY = 19 → nY = 19 – pY
n 19  p Y
1  Y  1.5  1   1,5  7,6  p Y  9,5  Y là Flo (Z = 9).
pY pY
Vậy công thức XY2 là OF2.
Bài tập tự luyện
Câu 1: Tổng số hạt proton, nơtron, electron trong 2 nguyên tử kim loại A và B là 142
trong đó tổng số hạt trong A ít hơn tổng số hạt trong B là 22, số hạt mang điện trong B
nhiều hơn A là 12. Tính số p, e, n của A và B (Biết cấu hình electron lớp ngoài cùng của
A và B là ns2).
(Trích Bài tập đại cương và vô cơ Hóa học 10)
Đáp án: A (p = e = n = 20); B ( p = e = 26, n = 30).
Câu 2: Anion X2- được tạo từ 2 nguyên tố A và B có tổng số hạt là 90, hiệu số khối giữa
A và B là 4, tổng số nguyên tử trong X2- là 4 và A, B có số hạt mang điện trong hạt nhân
bằng số hạt không mang điện. Y có công thức R2M có tổng số hạt là 116, tổng hạt trong
M trong Y ít hơn R 20 hạt. Xác định công thức giữa R và aninon X2-.
(Trích Bài tập đại cương và vô cơ Hóa học 10)
Đáp án: Na2CO3.
Đề thi các cấp
Bài 1. Hợp chất tạo bởi anion M3+ và cation X- có tổng số hạt các loại là 196 hạt , trong
đó số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 60 hạt . Số khối của X- nhiều
hơn số khối của M3+ là 8 . Tổng số hạt trong X- nhiều hơn trong M3+ là16 hạt. Xác định vị
trí của M và X trong hệ thống tuần hoàn?
(Đề thi chọn học sinh giỏi tỉnh giải toán trên MTCT môn Hóa Thái Nguyên năm 2011-
2012 khối 10)
Giải
Phân tử MX3 có tổng số hạt p, n, e là 196
→ (2Z1 + N1) + 3(2Z2 + N2) = 196
→ (2Z1 + 6Z2) + (N1 + 3N2) = 196 (1)
Hạt mang điện > Hạt ko mang điện là 60
→ (2Z1 + 6Z2) - (N1 + 3N2) = 60 (2)
Số khối của M < X là 8
→ (Z2 + N2) - (Z1 + N1) = 8

Chuyên đề Nguyên tử và Bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học Trang 36
Trường THPT Chuyên Lý Tự Trọng Năm học: 2017 - 2018

→ (Z2 - Z1) + (N2 - N1) = 8 (3)


Tổng số hạt trong ion M3+ là: 2Z1 + N1 – 3
Tổng số hạt trong ion X- là: 2Z2 + N2 + 1
Tổng số hạt trong ion M3+ < X- là 16
→ 2Z2 + N2 + 1 – (2Z1 + N1 – 3) = 16
→ 2(Z2 – Z1) + N2 - N1 = 12 (4)
Z = 13 → M là Al
Từ (1)(2)(3)(4) ta suy ra: { 1
Z2 = 17 → X là Cl
→ M và X cùng thuộc chu kì 3. M thuộc nhóm IIIA, ô nguyên tố 13. X thuộc nhóm
VIIA, ô nguyên tố 17.
Bài 2. Tổng số hạt proton, nơtron, electron trong nguyên tử của 2 nguyên tố M và X lần
lượt là 82 và 52. M và X tạo thành hợp chất MXa (a: nguyên dương, trong hợp chất MXa
thì X có số oxi hóa bằng -1), tổng số hạt proton trong phân tử của hợp chất MXa bằng 77.
Xác định công thức phân tử MXa.
(Trại hè Hùng Vương lần thứ XII-Đề thi đề xuất lớp 10 trường THPT Chuyên Chu Văn
An Tỉnh Lạng Sơn)
Giải
a) Gọi p, n, e là số hạt cơ bản của X ( p, n, e nguyên dương)
Có: 2p + n = 52  n = 52 - 2p
Ta luôn có p  n  1,524p  p  52-2p  1,524p  14,75  p  17,33.
Vì p nguyên  p = 15, 16, 17.
Cấu hình electron của X là: p = 15: 1s22s22p63s23p3
p = 16: 1s22s22p63s23p4
p = 17: 1s22s22p63s23p5
Trong hợp chất X có số oxi hóa bằng -1 => X là Cl hoặc S
Gọi p’; n’; e’ là số hạt cơ bản của M.
Tương tự ta có n’ = 82 - 2p’  3p’  82  3,524p’
* Xét X là Cl:
Trong MXa có 77 hạt proton  p’ + 17.a = 77  p’ = 77 - 17a  82  77  17.a  82
3,5 3
 2,92  a  3,16
Vì a nguyên  a = 3. Vậy p’ = 26. Do đó M là Fe.
* Xét X là S: Tính tương tự như trên không ra nghiệm thỏa mãn ⇒ Loại
Công thức hợp chất là FeCl3.

Chuyên đề Nguyên tử và Bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học Trang 37
Trường THPT Chuyên Lý Tự Trọng Năm học: 2017 - 2018

Bài 3. M là một nguyên tố có khối lượng mol nguyên tử bằng 63,55 gam. Trong tự nhiên,
M có hai đồng vị hơn kém nhau 2 nơtron trong đó một đồng vị chiếm 72,5% số nguyên
tử. Hạt nhân đồng vị nhẹ của M có số hạt không mang điện nhiều hơn số hạt mang điện 5
hạt. Biết rằng có thể coi giá trị nguyên tử khối bằng với số khối của nguyên tử.
a) Viết cấu hình electron của M, xác định vị trí của M trong bảng hệ thống tuần hoàn (ô,
chu kì, nhóm).
b) M ở trạng thái rắn kết tinh theo kiểu lập phương chặt khít nhất. Tính bán kính nguyên
tử của M (theo Å). Biết khối lượng riêng của M bằng 8,96 g/cm3.
(Kỳ thi chọn học sinh giỏi khu vực mở rộng năm 2011 – 2012 Hóa 10 Hội các trường
trung học phổ thông chuyên duyên hải và đồng bằng bắc bộ)
Giải
a) Gọi số khối, số proton, số nơtron của đồng vị nhẹ lần lượt là A, P, N
Số khối, số proton, số nơtron của đồng vị nặng lần lượt A+2, P, N+2
Trường hợp 1: Đồng vị nặng chiếm 72,5% số nguyên tử
Từ các dữ kiện đã cho, lập được hệ phương trình:
(1-0,725) A + 0,725 (A + 2) = 63,55
N–P=5
P+N=A
⇒ N = 33,55; P = 28,55 (loại)
Trường hợp 2: Đồng vị nhẹ chiếm 72,5% số nguyên tử
Từ các dữ kiện đã cho, lập được hệ phương trình:
0,725A + (1-0,725).(A + 2) = 63,55
N–P=5
P+N=A
⇒ N = 34 ; P = 29.
Cấu hình: 1s22s22p63s23p63d104s1
Vị trí: Ô 29, chu kì 4, nhóm IB
b) Tinh thể lập phương chặt khít nhất có ô mạng kiểu lập phương tâm mặt.
Số mắt của ô mạng: 4
Thể tích ô mạng: (4 × 63,55) / (8,96 × 6,022 × 1023) = 4,71× 10-23 cm3
Độ dài cạnh ô mạng: 3,61 × 10-8 cm
Bán kính của M: 2x3,16x108  4 = 1,28x10-8 cm= 1,28 Å
Bài 4. X,Y là hai phi kim. Trong nguyên tử X, Y có số hạt mang điện nhiều hơn số
hạt không mang điện lần lượt là 14 và 14. Hợp chất A (của X và Y) có công thức XYa
với đặc điểm: X chiếm 21,831% về khối lượng. Tổng số proton là 66, tổng số nơtron là 76.
a) Viết cấu hình electron ở trạng thái cơ bản (dạng chữ và dạng obitan) của X,

Chuyên đề Nguyên tử và Bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học Trang 38
Trường THPT Chuyên Lý Tự Trọng Năm học: 2017 - 2018

Y. Xác định bộ 4 số lượng tử của elctron cuối cùng của X, Y.


b) Viết cấu hình elctron ở trạng thái kích thích (dạng chữ và obitan) của hai
nguyên tử X, Y. Xác định số electron độc thân.
c) Cho hợp chất A vào dung dịch NaOH dư thì thu được dung dịch B có những
chất tan nào ?
(Trại hè Hùng Vương lần thứ XII trường THPT Chuyên Thái Nguyên tỉnh Thái
Nguyên đề thi đề xuất)
Giải
Gọi Z, N lần lượt là số proton, nơtron của nguyên tử X (số p = số e=Z).
- Gọi Z’, N’ lần lượt là số proton, nơtron của nguyên tử Y (số p = số e = Z’).
- Ta có :
2Z  N  14 (1)
2Z' N'  14 (2)

 proton(XY )  Z  Z'.a  66 (3)
 a

 noton(XY )  N  N '.a  76 (4)


 a

(Z  N)  Z  15 (P)
 %X(trong XYa )  .100%  21,831%  Z N  31 (5) 
(1)

66  76  N  16
N ' a 76  N N' 60 Z'  17 (Cl)
Từ (3,4) ta có :     60Z' 51N '  0 (6) 
(2)

Z' a 66  Z Z' 51  N '  20
31
%P(trong PCl a )  .100%  21,831%  a  3
31  37a
Vậy hợp chất A là PCl3.
a. Cấu hình electron ở trạng thái cơ bản :

P có bộ 4 số lượng tử của e cuối cùng là : n=3, l = 1, ml = +1 , ms = +1/2

Cl có bộ 4 số lượng tử của e cuối cùng là : n=3, l = 1, ml = 0 , ms = -1/2

b. Cấu hình electron ở trạng thái kích thích :

Chuyên đề Nguyên tử và Bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học Trang 39
Trường THPT Chuyên Lý Tự Trọng Năm học: 2017 - 2018

P: [Ne]

(n=3) ( 5e độc thân)

c. A(PCl3) + dung dịch NaOH (dư)


PCl3 + 3H2O 
 H3PO3 + 3HCl
HCl + NaOH 
 NaCl + H2O
H3PO3 + 2NaOH   Na2HPO3 + 2H2O
Dung dich B thu được chứa: NaCl, Na2HPO3, NaOH dư.
Bài 5. Một hợp chất cấu tạo từ cation M+ và anion X2– . Trong phân tử M2X có tổng số
hạt p, n, e là 140. Trong đó số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 44 hạt.
Số khối của ion M+ lớn hơn số khối của ion X2- là 23. Tổng số hạt trong ion M+ nhiều
hơn tổng số hạt trong ion X2- là 31.
a) Viết cấu hình electron các ion M+ và X2-.
b) Xác định vị trí của M và X trong bảng tuần tuần hoàn.
(Trại hè Hùng Vương lần thứ XII-Đề thi đề xuất lớp 10 trường THPT Chuyên Bắc Kạn)
Giải
a) Phân tử M2X có tổng số hạt p, n, e là 140
→ 2(2ZM + NM) + (2ZX + NX) = 140 (1)
Hạt mang điện lớn hơn hạt ko mang điện là 44
→ 2(2ZM – NM) + (2ZX – NX) = 60 (2)
Số khối của M lớn hơn của X là 22
→ (ZM + NM) - (ZX + NX) = 22 (3)
Tổng số hạt trong M nhiều hơn X là 31
→ 2(ZM + NM) – (2ZM +NM) = 31 (4)

Chuyên đề Nguyên tử và Bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học Trang 40
Trường THPT Chuyên Lý Tự Trọng Năm học: 2017 - 2018

 ZM  11 (Na)
(1)(2)(3)(4) →  → M2X là Na2He.
 X
Z  2 (He)
⇒ Cấu hình electron của:
Na+: 1s22s22p6
He2-: 1s22s2
b) Vị trí của:
Na (Z = 11): 1s22s22p63s1 : Ô thứ 11, chu kì 3, nhóm IA trong bảng tuần hoàn.
He (Z = 2): 1s2 : Ô thứ 2, chu kì 1, nhóm VIIIA trong bảng tuần hoàn.
Bài 6. Hỗn hợp giữa hai loại bột A và B có ứng dụng rộng rãi trong tàu lặn. Phân tử chất
2
bột A được tạo thành từ các ion X+ và Z2 . Tổng số hạt proton, notron, electron trong
một phân tử A bằng 116, trong đó số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là
36 hạt. Số khối của X lớn hơn số khối của Z là 7 đơn vị. Tổng số hạt proton, notron,
2
electron trong X+ ít hơn trong Z2 là 17 hạt. Phân tử chất bột B được tạo thành từ các ion
 
Y+ và Z2 . Tổng số hạt proton, notron, electron trong Y+ nhiều hơn trong Z2 là 8 hạt và số

hạt mang điện trong Y+ lớn hơn số hạt mang điện trong Z2 là 4 hạt (X, Y, Z là kí hiệu các
nguyên tố chưa biết). Xác định công thức phân tử của A, B và viết phương trình hóa học
biểu diễn ứng dụng nói trên của chúng.
(Đề thi giải toán trên máy tính cầm tay môn Hóa lớp 12 THPT cấp quốc gia năm 2013)
Giải
Công thức A có dạng X2Z2. Do số proton = số electron nên:
4p + 2n +4p’ + 2n’ = 116 (I)
Số hạt mang điện = 4p + 4p’ và số hạt không mang điện = 2n + 2n’, ta có
(4p + 4p’) – (2n + 2n’) = 36 (II)
Số khối của X = p + n và số khối của Z = p’ + n’, ta có:
(p + n) – (p’ + n’) = 7 (III)
2
Tổng số hạt trong X+ = 2p + n - 1 và tổng số hạt trong Z2 = (2p’ + n’).2 + 2, ta có:
2p + n – 1 + 17 = (2p’ + n’).2 + 2 (IV)
Giải hệ (I), (II), (III), (IV) cho p = 11 ứng với Na (X là Na: natri); p’ = 8 ứng với O (Z là
O: oxi) ⇒ n’ = 8
⇒ Công thức A là Na2O2 (Natri peroxit).
Công thức B có dạng YO2.

Tổn số hạt trong Y+ = (2p’’ + n’’ – 1) và tổng số hạt trong O2 = (8 + 8 + 8).2 + 1 = 49, ta
có:
(2p’’ + n’’ – 1) – 8 = 49 ⇒ 2p’’ + n’’ = 58 (V)

Số hạt mang điện trong Y+ = (2p’’ – 1) và trong O2 = (8 + 8).2 + 1 = 33, ta có:

Chuyên đề Nguyên tử và Bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học Trang 41
Trường THPT Chuyên Lý Tự Trọng Năm học: 2017 - 2018

(2p’’ – 1) – 4 = 33 ⇒ p’’ = 19 ứng với K (kali).


⇒ Công thức B là KO2 (Kali superoxit)
Ứng dụng của Na2O2 và KO2: Ứng dụng trong bình lặn và tàu ngầm, làm nguồn cung
cấp oxi.
Na2O2 + 2KO2 + 2CO2 → K2CO3 + Na2CO3 + 2 O 2 ↑
(Theo PTHH, số mol O2 tạo ra = số mol CO2 mất đi ⇒ Thể tích khí không đổi).
Bài 7. Có 2 nguyên tố A, B thông dụng:
a/ Xác định kí hiệu nguyên tử và gọi tên của nguyên tố A biết A là một kim loại có hóa trị
không đổi và tạo được oxit có 47% oxi theo khối lượng trong phân tử.
b/ Xác định kí hiệu nguyên tử và tên gọi của nguyên tố B biết tổng số hạt (nơtron, proton
và electron) có trong một đồng vị bền của A là 52
c/ Dự đoán công thức phân tử của hợp chất X giữa A và B. Giải thích bản chất của liên
kết giữa A và B trong phân tử chất X nếu độ âm điện của A và B lần lượt bằng 1,5 và 3,0
đồng thời cả A và B đều đạt cơ cấu bát tử bền vững.
(Đề thi Olympic 30/4 năm 1997)
Giải
a/ Công thức oxit của A: A2Oy (do A có hóa trị y không đổi)
16y 47
%mO = 
2A  16y 100
 1600y = 94A + 752y
 848y = 94A
 A = 9y
Do A là kim loại nên có hóa trị I, II hoặc III
Hóa trị I II III
M 9 18 27
Kim loại X X Al
Vậy A là kim loại Al.
b/ Theo đề bài ta có: NB + 2ZB = 52
Đây là đồng vị bền của B nên:
N
1≤ ≤ 1,5
P
52  2ZB
 1  1,5
ZB
 14,86 ≤ ZB ≤ 17,3
 ZB = 15, 16, 17
 ZB = 15 (P) => NB = 22

Chuyên đề Nguyên tử và Bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học Trang 42
Trường THPT Chuyên Lý Tự Trọng Năm học: 2017 - 2018

Đồng vị bền của B có M = 31 => NB = 16 (loại)


 ZB = 16 (S) => NB = 20
Đồng vị bền của S có M = 32 => NB = 16 (loại)
 ZB = 17 (Cl) => NB = 18
Đồng vị bền của Cl có M = 35 => NB = 18 (nhận)
Vậy B là 35
17Cl.
c/ Công thức phân tử của hợp chất X giữa A và B là: AlCl3.
Cl
Al
Cl Cl
∆x = xCl – xAl = 3,0 - 1,5 = 1,5 < 1,77 => Liên kết giữa Al và Cl là liên kết cộng hóa trị.
Bài 8. Hợp chất A tạo thành từ cation R+ và anion Q2-. Mỗi ion đều do 5 nguyên tử của 2
nguyên tố tạo nên. Tổng số proton trong R+ là 11, tổng số electron trong Q2- là 50. Xác
định công thức phân tử và gọi tên A, biết hai nguyên tố trong Q2- thuộc cùng phân nhóm,
ở hai chu kỳ liên tiếp.
(Trại hè Hùng Vương lần thứ XII-Đề thi đề xuất lớp 10 trường THPT Chuyên Bắc Kạn)
Giải
R+: 𝑧̅ = 11: 5 = 2,2 → R+ có chứa H → R+ là MHn → M + n = 11. Mỗi ion cấu tạo từ 5
nguyên tử.
n 1 2 3 4
M 10 (Ne, loại) 9 (F, loại) 8 (O, loại) 7 (N, nhận)

Gọi công thức Q2- là BbCc2-, ta có hệ:


𝑏. 𝑍𝐵 + 𝑐. 𝑍𝐶 + 2 = 50
{
𝑏+𝑐 =5
50−2
Mà: ZC - ZB = 8 (do 𝑧̅ = = 9,6 → B ở chu kì 2, C ở chu kì 3 )
5
Giải ra ta được: a = 4, b = 1, ZB = 8, ZC = 16 → Q2- là SO42- → A là (NH4)2SO4.
Bài 9. Cho m gam kim loại X tác dụng vừa đủ với 7,81 gam khí Clor thu được 14,7994
gam muối clorua. Biết kim loại X có 2 đồng vị A và B có đặc điểm:
- Tổng số hạt cơ bản trong 2 nguyên tử A và B bằng 186
- Hiệu số hạt không mang điện của A và B bằng 2
- Một hổn hợp có 360 nguyên tử A và B. Nếu ta thêm vào hổn hợp này 40 nguyên tử
A thì hàm lượng % của nguyên tử B trong hổn hợp sau it hơn trong hổn hợp đầu là 7,3%

Chuyên đề Nguyên tử và Bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học Trang 43
Trường THPT Chuyên Lý Tự Trọng Năm học: 2017 - 2018

1. Xác định giá trị m và tính khối lượng nguyên tử trung bình của kim loại X.
2. Xác định số khối của đồng vị A, B và số proton của X.
(Trại hè Hùng Vương lần thứ XII-Đề thi đề xuất lớp 10 trường THPT Chuyên Bắc Kạn)
Giải

1. Số gam muối clorua theo lý thuyết = 14,7994 (gam)


Số gam kim loại X trong muối : 14,7994 − 7,81 = 6,9894( gam)
Kim loại X có hóa trị x. Muối clorua có công thức XClx.
7,81
nCl trong muối:  0, 22 (mol)
35,5
0, 22
nX trong muối 
x
6,9894 6,9894
MX =  .x  31,77x
0, 22 0, 22
x
Với x = 1 ta có Mx = 31,77 (loại)
Với x = 2 ta có Mx = 63,54 là Cu có hóa trị II
Với x = 3 ta có Mx = 95,31 (loại)
2. Tính số đồng vị A và B trong hỗn hợp. Gọi a là số hạt của đồng vị A, b là số hạt đồng
vị của B.
b.100% b.100%
  7,3%  b  262,8  a  97, 2
360 400
Nếu B – A = 2
 262,8.B  97, 2.A
 A  64
→  360  63,54   (loại do số khối phải là số nguyên
B  A  2 B  64,09

dương).
Nếu cho A – B = 2. Giải ra ta có : B = 63, A = 65
186  2
Tổng số hạt trong B: = 92 ( số e + số p + số n)
2
Số (p) = số (e) trong 1 nguyên tử .
e + p + n = 92 (1)

Chuyên đề Nguyên tử và Bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học Trang 44
Trường THPT Chuyên Lý Tự Trọng Năm học: 2017 - 2018

p + n = A = 63 (2)
(1) - (2) ta có: e = 92 – 63 = 29.
3.1.3. Phóng xạ và phản ứng hạt nhân.
Những điều cần nhớ:
Các công thức tính quan trọng:

A  A0 .e  kt  k .N Trong đó:
N: số hạt nhân phóng xạ (nguyên tử).
N  N 0 .e  kt A: là độ phóng xạ đo được khi có N
nguyên tử (Bq hay Ci).
A0: là độ phóng xạ đo được ban đầu khi
m  m0 .e  kt
có N0 nguyên tử.
k: hằng số phóng xạ (giây-1, phút-1, giờ-
ln 2 0, 693
t1/ 2   1
,…)
k k
t: thời gian phóng xạ (giây, phút, giờ,…)
t1/2: chu kì bán hủy
dN
v  k .N
dt
Một số lưu ý khi làm bài:
-Đối với các bài tập phóng xạ ta cần để ý các dữ liệu của đề cho để tính và đổi cho
đúng đơn vị. Đặc biệt cần vận dụng các công thức cho hợp lí.
-Cần nhớ mối liên hệ giữa số nguyên tử N và khối lượng nguyên tử m để có thể bắc
cầu tính toán ra 1 trong 2 dữ kiện rồi tìm dữ kiện còn lại.
-Cần áp dụng các định luật bảo toàn khối lượng ở một số bài để tính ra được khối
lượng chất phóng xạ ban đầu.
Dạng 1. Xác định chu kì bán hủy.
Ví dụ 1. Một mẫu radon phóng xạ α có độ phóng xạ là 7,0.104 Bq. Sau 6,6 ngày, độ
phóng xạ chỉ còn 2,1.104 Bq. Xác định chu kì bán hủy của đồng vị đó của radon.
(Trích Bài tập Đại cương và vô cơ Hóa học 10)
Giải
Hướng dẫn giải:
A
Ta có: ln = -kt
A0
Mà A = 2,1.104 Bq ; A0 = 7,0.104 Bq ; t = 6,6 ngày

Chuyên đề Nguyên tử và Bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học Trang 45
Trường THPT Chuyên Lý Tự Trọng Năm học: 2017 - 2018

2,1.104
⇒ ln = -k.6,6
7,0.104
ln(0,30) - 1,20
⇔ ln (0,30) = -k.6,6 ⇒ k = - =- = 0,18 (ngày-1)
6,6 6,6
Từ k ta có:
0,693 0,693
t1/2 = = = 3,8 ngày
k 0,18
Vậy chu kì bán hủy của đồng vị radon là 3,8 ngày.
Ví dụ 2. Ban đầu có một mẫu 210Po nguyên chất có khối lượng là 1 gam sau 596 ngày nó
chỉ còn 50 mg nguyên chất. Tính chu kì bán hủy.
(Trích Bài tập Đại cương và vô cơ Hóa học 10)
Giải
Hướng dẫn giải:
Ta có: m = m0.e-kt
Với: m = 50 mg = 0,05 g ; m0 = 1 g ; t = 596 ngày.
⇒ 0,05 = 1.e-k.596 ⇔ k ≈ 5,026.10-3
0,693 0,693
Ta có: t1/2 = = ≈ 137,88 (ngày)
k 5,026.10-3
Dạng 2. Tính thời gian phóng xạ.
Ví dụ 1. Có một loại rác phóng xạ có chu kì bán hủy là 200 năm được chứa trong một
congtainer và chôn sâu xuống lòng đất. Hỏi phải qua thời gian là bao nhiêu năm để độ
phóng xạ đó giảm từ 6,5.1012 phân ra trong một phút xuống còn 3,0.10-3 phân rã trong
một phút để không còn tác hại nữa?
(Trích Tài liệu chuyên Hóa học 10)
Giải
Hướng dẫn giải:
Ta biết rằng: A0 = 6,5.1012 phân rã trong một phút.
A = 3,0.10-3 phân rã trong một phút.
Muốn tính thời gian phóng xạ, ta cần tính k trong hệ thức:
A
ln  kt
A0
0,693 0,693
k   0,00347 (năm-1)
t1/2 200
3,00.103 35,312
 ln 12
 0,00347t  35,312  0,00347t  t   1,02.104 năm
6,50.10 0,00347

Chuyên đề Nguyên tử và Bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học Trang 46
Trường THPT Chuyên Lý Tự Trọng Năm học: 2017 - 2018

Như vậy cần tới hơn 1 vạn năm, sự phân hủy phóng xạ mới đạt tới mức vô hại.
Ví dụ 2. Một mẫu quặng urani chứa 4,64 mg 238U và 1,22 mg 206Pb. Xác định tuổi của
quặng đó. Biết chu kì bán hủy của 238U là 4,51.109 năm.
(Trích Tài liệu chuyên Hóa học 10)
Giải
Hướng dẫn giải:
Khối lượng 238U ban đầu bằng khối lượng 238U còn lại cộng với khối lượng 238U đã bị
phân hủy để tạo thành 206Pb với khối lượng là 1,22 mg.
Để tạo ra lượng 206Pb nói trên, khối lượng 238U phải bị phân hủy là:
 238 mg 238 U 
m 238 U  (1, 22 mg Pb). 
206
206   1, 41 mg U
238

 206 mg Pb 
Như vậy khối lượng 238U ban đầu là:
m 238 U  4,46 mg  1,41 mg  6,05 mg
0,693 0,693 0,693
t1/2  k  9
 1,54.1010 (năm-1)
k t1/2 4,51.10
A0 A kt
ln  kt hay log 0 
A A 2,303
6,05 mg 1,54.1010.t
 log 
4,64 mg 2,303
 log1,30  6,69.1011.t
0,114
t 11
 1,70.109 (năm)
6,69.10
Như vậy, quặng này có tuổi xấp xỉ 1,7 tỉ năm.
Dạng 3. Xác định độ phóng xạ.
Ví dụ: Đồng vị iot – 131 phóng xạ được dùng dưới dạng natri iotua để điều trị ung thư
vòm họng. Nó bị phân hủy theo kiểu β với chu kì bán hủy là 8,05 ngày.
131
53 I  01 e  131
54 Xe
Tính độ phóng xạ trong một phút nếu mẫu vật chứa 1 µg iot – 131.
(Trích Tài liệu chuyên Hóa học 10)
Giải
Hướng dẫn giải:
0,693 0,693
k   0,0861 (ngày-1)
t1/2 8,05

Chuyên đề Nguyên tử và Bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học Trang 47
Trường THPT Chuyên Lý Tự Trọng Năm học: 2017 - 2018

Chuyển đổi hằng số k từ đơn vị ngày-1 sang đơn vị phút-1


0,0861
k  5,98.105 (phút-1)
24.60
Độ phóng xạ A = kN, trong đó N là số nguyên tử phóng xạ. Như vậy, ta cần tìm số mol
iot – 131 có mặt và sau đó chuyển sang số nguyên tử (N) để tìm A.
1 µg = 10-6 g
1,0.106
Số nguyên tử 131
I= .6,023.1023  4,6.1015 (nguyên tử)
131
Như vậy độ phóng xạ A = kN là:
A  kN  (5,98.105 ).(4,6.1015 )  2,8.1011 (phân rã mỗi phút).
Bài tập tự luyện:
Câu 1. Một mảnh gỗ thu được trong hang động – nơi cư trú của người thời cổ ở Nam Mỹ
có độ phóng xạ của cacbon – 14 (đối với mỗi gam cacbon) chỉ bằng 0,636 lần độ phóng
xạ của gỗ mới đẵn ngày nay. Xác định niên đại của mảnh gỗ đó.
(Trích Bài tập đại cương và vô cơ Hóa học 10)
Đáp án: t = 3,74.103 năm.
Câu 2. Năm 1947, người ta tìm thấy bản thảo cuốn kinh Cựu ước của người Do Thái.
Cuốn sách được bọc bằng vải lanh. Độ phóng xạ của cacbon – 14 trong sợ lanh vào
khoảng 11 phân rã phóng xạ trong một phút đối với mỗi gam sợi. Tính tuổi gần đúng của
sợi lanh. Biết chu kì bán hủy của cacbon – 14 là 5730 năm và độ phóng xạ của cacbon –
14 trong vật liệu sống là 14 phân rã/phút.
(Trích Bài tập đại cương và vô cơ Hóa học 10)
Đáp án: Sợi lanh có tuổi khoảng 2000 năm.
90
Câu 3. Stronti – 90 ( 38 Sr ) là một đồng vị phóng xạ có chu kì bán hủy (t1/2) là 28 năm
được sinh ra khi nổ bom nguyên tử. Đó là một đồng vị phóng xạ khá bền và nó có
khuynh hướng tích tụ vào tủy xương nên đặc biệt nguy hiểm cho người và súc vật.
90
Một mẫu 38 Sr phóng ra 2000 phần tử β trong một phút. Hỏi cần phải bao nhiêu năm sự
phóng xạ mới giảm xuống 125 hạt β trong một phút.
(Trích Bài tập đại cương và vô cơ Hóa học 10)
Đáp án: Khoảng 112 năm.
Câu 4. Triti là đồng vị phóng xạ của hiđro, có chu kì bán hủy là 12,3 năm.
3
1 H  10e  23 He
Nếu ban đầu có 1,5 mg đồng vị đó thì sau 49,2 năm còn lại bao nhiêu miligam?
(Trích Bài tập đại cương và vô cơ Hóa học 10)
Đáp án: Còn lại 0,094 mg.

Chuyên đề Nguyên tử và Bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học Trang 48
Trường THPT Chuyên Lý Tự Trọng Năm học: 2017 - 2018

Câu 5. Coban – 60 được dùng trong y học để điều trị một số bệnh ung thư do nó có khả
năng phát ra tia γ để hủy diệt các tế bào ung thư.
Coban – 60 khi phân rã phát ra hạt β và tia γ, có chu kì bán hủy là 5,27 năm.
60
27 Co  60
28 Ni  1 e  0 
0 0

Nếu ban đầu có 3,42 mg Coban – 60 thì sau 30 năm còn lại bao nhiêu?
(Trích Bài tập đại cương và vô cơ Hóa học 10)
Đáp án: Còn lại 0,067 mg Coban – 60.
Câu 6. Tỉ lệ triti so với tổng số nguyên tử hidro trong một mẫu nước sông là 8.10-18. Triti
phân hủy phóng xạ với chu kì bán hủy 12,3 năm. Có bao nhiêu nguyên tử triti trong 10g
mẫu nước sông sau 40 năm.
(Trích Bài tập đại cương và vô cơ Hóa học 10)
Đáp án: Khoảng 5,62.105 nguyên tử.
Câu 7. Ban đầu có một mẫu 210Po nguyên chất khối lượng 1 gam sau 596 ngày nó chỉ còn
50 mg nguyên chất. Tính chu kì bán hủy.
(Trích Bài tập đại cương và vô cơ Hóa học 10)
Đáp án: t1/2 = 137,872 ngày.
Câu 8. Ban đầu (t = 0) có một mẫu phóng xạ X nguyên chất. Ở thời điểm t1 mẫu chất
phóng xạ X còn lại 20% hạt nhân chưa bị phân rã. Đến thời điểm t2 = t1 + 100 (s) số hạt
nhân X chưa bị phân rã chỉ còn lại 5% so với số hạt nhân ban đầu. Tính chu kì bán hủy
của chất phóng xạ đó.
(Trích Bài tập đại cương và vô cơ Hóa học 10)
Đáp án: 49,975 s.
Đề thi các cấp
238
Bài 1. Giả sử đồng vị phóng xạ 92 U phóng ra các hạt α, β với chu kì bán hủy là 5.109
206
năm tạo thành 82 Pb
238
a. Có bao nhiêu hạt α, tạo thành từ 1 hạt 92 U?
206
b. Một mẫu đá chứa 47,6 mg 238 92 U và 30,9 mg 82 Pb . Tính tuổi của mẫu đá
đó.
(Đề thi giải toán trên Máy tính cầm tay cấp tỉnh Tuyên Quang môn Hóa học lớp
12 2009 - 2010)
Giải
a)
238
92 U  206
82 Pb  x 2 He  y 1 e
4 0

Xét số khối: 238 = 206 + 4x → x = 8


Xét số proton: 92 = 82 + 2x ± y → y = 6 (hạt β-, nhận); y = -6 (loại)
⇒ Một hạt U bắn ra 8 hạt alpha.

Chuyên đề Nguyên tử và Bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học Trang 49
Trường THPT Chuyên Lý Tự Trọng Năm học: 2017 - 2018

b) m0 = 47,6.10-3 (g); m = 35,7.10-3 (g)


Ta có: m = m0.e-kt → t ≈ 53,0356 (năm).
Bài 2. Iot – 131 phóng xạ được dùng dưới dạng NaI được dùng để chữa ung thư tuyến
giáp trạng. Chất này phóng xạ β- với chu kỳ bán hủy là 8,05 ngày.
a. Viết phương trình phân rã hạt nhân iot – 131.
b. Nếu mẫu ban đầu chứa 10,0 microgam iot – 131 thì trong mỗi phút bao nhiêu
hạt β- được phóng ra?
(Đề thi giải toán trên Máy tính cầm tay cấp tỉnh Gia Lai môn Hóa học lớp 12
2010 - 2011)
Giải
a)
131
53 I  131
54 Xe  1 e
0

ln 2  m I  ln 2  10.10 6 
b) Ta có: A  kN  . .N A   . .6,023.1023   2,749.1012 (phân
t1/2  131  8,05.24.60  131 
rã mỗi phút)
⇒ Mỗi phút phóng ra 2,749.1012 hạt β-.
Bài 3 . Người ta có thể sử dụng đồng vị phóng xạ để chẩn đoán và điều trị trong y học,
14 3
cũng như phân tích công nghiệp. Một số đồng vị có trong tự nhiên như C6 và T1 (Triti)
14
có thể hình thành do sự bắn phá nguyên tử nitơ N7 trong khí quyển bởi các hạt nơtron
trong các tia vũ trụ.
14 3
a) Viết các phương trình phản ứng hạt nhân cho sự hình thành C6 và T1 khi bắn phá các
14
nguyên tử N7 trong khí quyển bằng nơtron trong tia vũ trụ.
14
b) Có thể sử dụng đồng vị phóng xạ C6 làm tác nhân chính cho phương pháp xác định
14
niên đại bằng C6 .
14 14
Chu kì bán hủy t1/2 của C6 là 5730 năm. Cho biết tốc độ phân rã của C6 trong động vật
và thực vật sống là 16,5 Bq/1 gam Cacbon. Sau khi sinh vật chết đi, tốc độ phân rã (Bq/1
14
gam Cacbon) của C6 trong cơ thể sinh vật giảm dần theo thời gian. Tốc độ phân rã của
C14
6 trong một thuyền gỗ cổ được phát hiện là 10,2 Bq/1 gam Cacbon. Tính tuổi của
thuyền gỗ này.
(Trại hè Hùng Vương lần thứ XII-Đề thi đề xuất lớp 10 trường THPT Chuyên Chu Văn
An Tỉnh Lạng Sơn)
Giải
a) 7N + 0n  6C + 1H
14 1 14 1

14
7N + 10n  31T + 126C

Chuyên đề Nguyên tử và Bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học Trang 50
Trường THPT Chuyên Lý Tự Trọng Năm học: 2017 - 2018

b) N = No e  t

Nếu N = 1/2No, t =  t1 / 2
-λt
Thì 1/2No = No e 1/2

 = 2,303 log 0,5/t1/2 = 0,693/t1/2


14
Cho C6 , λ = 0,693/5730 = 1,2  10-4
-λt
Cũng có: A = Ao e
1.2104 t
10,2 = 16,5 e
Và t = 4008 năm

Bài 4. 32P và 33P đều phóng xạ  với thời gian bán hủy lần lượt bằng 14,3 ngày và 25,3

ngày. Một mẫu phóng xạ đồng thời chứa 32P và 33P có tổng hoạt độ phóng xạ ban đầu 9136,2
Ci. Sau 14,3 ngày, tổng hoạt độ phóng xạ còn lại 4569,7 Ci.
a. Tính % khối lượng của các đồng vị trong mẫu ban đầu.
b. Tính tỷ lệ số nguyên tử các đồng vị ở thời điểm ban đầu.
(Trại hè Hùng Vương lần thứ XII-Đề thi đề xuất lớp 10 trường THPT Chuyên Tỉnh
Lào Cai)
Giải
a. Hằng số tốc độ phân rã của
32
P: λ1 = 0,693/14,3 ngày = 4,85x10-2 ngày -1
33
P: λ 2 = 0,693/25,3 ngày= 2,74x10-2 ngày -1

t=0
0
A32  A33
0
 9136,2 Ci (1)
2 2
t=14,3 ngày
0
A32  e 4,85.10 .14,3
 A33
0
e 2,74.10 .14,3
 4569,7 Ci (2)

→ 0,5 A 032  0,675 A 033  4569,7 Ci (3)


0 0
Giải hệ (1) & (3) rút ra: A 32 = 9127,1 Ci; A 33 = 9,1 Ci

A 032
N( 32 P) λ1 A 032
→ m(32P) = 32x  32  32 (4)
NA NA λ1.N A

Chuyên đề Nguyên tử và Bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học Trang 51
Trường THPT Chuyên Lý Tự Trọng Năm học: 2017 - 2018

A 033
N( 33 P) k2 A 033
m(33P) = 33x  33  33 (5)
NA NA λ 2 .N A

m( 32 P) 32  A 32  λ 2 32  9127,12,74 102
0

Chia (4) cho(5) →    549, 46


m( 33 P) 33  A 033  λ1 33  9,14,85  102

549,46
Vậy % về khối lượng của đồng vị (32P) là :  0,9982  99,82%
549,46  1
% về khối lượng của đồng vị (33P) là 0,18 %.
b. Tỉ lệ số nguyên tử các đồng vị:
9127,3.2,74.102
= 5,6  102
N( 32 P) A32 × λ 2
 = 2
N( P) A33 × λ1
33
9,12.4,85.10

Bài 6.
1.1. Cho dãy phóng xạ sau:
 
    
222
86 Rn   Po   Pb   Bi   Po  ?
Viết các phương trình biểu diễn các phân rã phóng xạ trong dãy trên.
1.2. Ở trong nước của một cái hồ, người ta đo được tốc độ phân rã phóng xạ của đông vị
226
Ra là 6,7 nguyên tử.phút-1.(100lit-1). Qúa trình này tạo ra đồng vị 222Rn có hoạt độ
phóng xạ là 4,2 nguyên tử.phút-1.(100lit-1). Độ phóng xạ của các đồng vị này không thay
đổi theo thời gian, bởi vì một phần 222Rn sinh ra từ quá trình phân rã 226Ra lại bị mất đi
bởi một quá trình không biết tên xảy ra ở trong hồ.
a/ Tính nồng độ của 222Rn (đơn vị mol/lít)
b/ Tính hằng số tốc độ (đơn vị phút-1) của quá trình không biết tên ở t rên. Biết quá trình
này tuân theo định luật tốc độ của phản ứng bậc nhất.
Cho: t1/2(222Rn) = 3,8 ngày; t1/2(226Ra) = 1600 năm; NA= 6,02.1023.
(Trại hè Hùng Vương lần thứ XII-Đề thi đề xuất lớp 10 trường THPT Chuyên Tỉnh Cao
Bằng)
Giải
1.1.
222
86 Rn  218
84 Po + 24 He
218
84 Po  214
82 Pb + 24 He
214
82 Pb  214
83 Bi + 0
1 e
214
83 Bi  214
84 Po + 0
1 e

Chuyên đề Nguyên tử và Bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học Trang 52
Trường THPT Chuyên Lý Tự Trọng Năm học: 2017 - 2018

214
84 Po  210
82 Pb + 24 He
ln 2
222
1.2. a/ t1/2 ( Rn) =  1, 2667.104 (phút 1 )
3,8.24.60
A 4, 2
N( 222 Rn)    33157  nguyên tu 
t1/2 ( Rn) 1, 2667.104
222

33157
C( 222 Rn)= 23
 5,5.1022 (M)
6,02.10 .100
b/ Vì độ phóng xạ của 222Rn không thay đổi theo thời gian nên số nguyên tử 222Rn cũng
không thay đổi theo thời gian (A=k.N)
Do đó số nguyên tử 222Rn được tạo ra từ 226Ra trong một đơn vị thời gian bằng với tổng
số nguyên tử 222Rn bị mất đi trong một đơn vị thời gian từ hai quá trình: một là quá trình
phân rã của 222Rn (222Rn là đồng vị phóng xạ tự nhiên), hai là qua trình không biết tên xảy
ra ở trong hồ.
Gọi k là hằng số tốc độ của quá trình không biết tên xảy ra trong hồ. Ta có
6,7 = k(222Rn).N(222Rn) + k.N(222Rn)
 6,7 = (1,2667.10-4 + k).33157  k = 7,54.10-5 (phút-1)
214
Bài 7. Quá trình phân hủy phóng xạ của 82 Pb xảy ra như sau:
214
82 Pb 
λ1
 214
83 Bi 
λ2
 214
84 Po

a. Viết các phương trình biểu diễn các phân rã phóng xạ nêu trên.
b. Tính số nguyên tử Bi và Po sau 10 phút. Giả thiết rằng ban đầu có 100 nguyên tử
214 214 214
84 Po , chu kì bán hủy của 82 Pb và 83 Bi lần lượt là 26,8 phút và 19,7 phút.
(Trại hè Hùng Vương lần thứ XII-Đề thi đề xuất lớp 10 trường THPT Chuyên Nguyễn Tất
Thành Tỉnh Yên Bái)
Giải
a.
214
82 Pb  214
83 Bi  01 e
214
83 Bi  214
84 Po  01 e
214
b. Gọi số hạt nhân 82 Pb ở t = 0 là N01; tại thời điểm t = 10 phút là N1.
214
Số hạt nhân 83 Bi ở thời điểm t =10 phút là N2
ln 2
1   0,026
26,8

Chuyên đề Nguyên tử và Bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học Trang 53
Trường THPT Chuyên Lý Tự Trọng Năm học: 2017 - 2018

ln 2
2   0,035
19,7
N1  N01.e1.t  100.e0,026.10  77 (nguyên tử)
214 214
Số nguyên tử 82 Pb mất đi bằng số nguyên tử 83 Bi sinh ra là 23 nguyên tử.
214
Số hạt 83 Bi còn lại sau 10 phút:
λ1
N2 = .N1 (1-e-(λ2 -λ1 ).t )
λ 2 -λ1
0,026
N2 = .77(1-e-(0,035-0,026).10) )
0,035-0,026
Suy ra N2 = 19 (nguyên tử)
214
Vậy số nguyên tử 83 Bi mất đi là 23-19=4 (nguyên tử)
214 214
Số nguyên tử 84 Po sinh ra bằng số nguyên tử 83 Bi mất đi là 4 nguyên tử.
210 206 210
Bài 8. Poloni 84 Po là chất phóng xạ α tạo thành hạt nhân 82 Pb . Chu kì bán rã của 84 Po
là 140 ngày. Sau thời gian t = 420 ngày (kể từ thời điểm bắt đầu khảo sát) người ta thu
được 10,3gam chì.
a. Tính khối lượng của poloni tại thời điểm t=0.
b. Tại thời điểm t bằng bao nhiêu thì tỉ lệ giữa khối lượng giữa chì và poloni là 0,8. ‘
(Trại hè Hùng Vương lần thứ XII-Đề thi đề xuất lớp 10 trường THPT Chuyên Sơn La)
Giải
a. Gọi khối lượng Po ban đầu là m0.
mPb Apb A A mPb . APo
Ta có:   mPb  mPo . Pb  m0 .(1   kt ). Pb  m0 
mPo APo APo APo APb .(1   kt )
Thay: mPb=10,3; APb=206; APo=210; k=ln2/T với T=140 → m0=12 gam.
 kt t / T
b. Số hạt Po tại thời điểm t là : N  N 0 .  N 0 .2
t / T
Số hạt Pb tạo thành bằng số hạt Po phân rã : N1  N 0 .(1  2 )
N1.M Pb mPb N1 210.0,8 84 1  2 t / T
Theo bài ra :   0,8     t / T
N .M Po mPo N 206 103 2
84
ln(  1)
t  103 .T  t=120,45 ngày
ln 2

Chuyên đề Nguyên tử và Bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học Trang 54
Trường THPT Chuyên Lý Tự Trọng Năm học: 2017 - 2018

Bài 9. Để xác định lượng máu trong bệnh nhân người ta tiêm vào máu một người một
lượng nhỏ dung dịch chứa đồng vị phóng xạ 24Na ( chu kỳ bán rã 15 giờ) có độ phóng xạ
2Ci. Sau 7,5 giờ người ta lấy ra 1cm3 máu người đó thì thấy nó có độ phóng xạ 502
phân rã/phút. Thể tích máu của người đó bằng bao nhiêu?
(Trại hè Hùng Vương lần thứ XII trường THPT Chuyên Thái Nguyên tỉnh Thái Nguyên
đề thi đề xuất)
Giải
-6 10 4
H0 = 2,10 .3,7.10 = 7,4.10 Bq;
H = 502V phân rã/phút = 8,37V Bq (V thể tích của máu: cm3 )
H
H = H0 2-t/T = H0 2-0,5 => 2-0,5 = = 8,37V 4 => 8,37 V = 7,4.104.2-0,5
H0 7,4.10

7,4.10 4 2 0,5
=> V = = 6251,6 cm3 = 6,25 dm3 = 6,25 lit.
8,37
 
H0 ln 2  2.106.3,7.1010 
Hoặc: kt  ln  .7,5  ln    V  6254,55 cm  6, 25455( L)
3

H 15 502
 .V 
 60 
Bài 10. Sự phân hủy phóng xạ của 232 Th tuân theo phản ứng bậc 1. Nghiên cứu về sự
phóng xạ của thori đioxit, người ta biết chu kì bán hủy của 232 Th là 1,39.1010 năm. Hãy
tính số hạt α bị bức xạ trong 1 giây cho 1 gam thori đioxit tinh khiết.
Cho: tốc độ ánh sáng c = 3.108 m.s-1; hằng số Planck h = 6,625.10-34 J.s; hằng số
Avogađro NA = 6,022.1023 mol-1.
(Đề thi đề nghị chọn học sinh giỏi Trại hè Hùng Vương lớp 10 năm 2015-2016 Trường
THPT Chuyên Lê Quý Đôn)
Giải
Vì thori phân hủy phóng xạ theo phản ứng bậc 1 nên chu kỳ bán hủy được tính theo biểu
thức:
0,693 0,693
t1/2 = hay k =
k t1/2
0,693
Vậy hằng số tốc độ k = 10
= 1,58.10-18 (s-1 ) .
1,39.10 . 365 . 24 . 3600
Trong 264 gam ThO2 tinh khiết chứa 6,022.1023 hạt 232
Th . Vậy trong 1 gam ThO2
6,022.1023 . 1
tinh khiết chứa: = 2,28.1021 hạt 232 Th .
264

Chuyên đề Nguyên tử và Bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học Trang 55
Trường THPT Chuyên Lý Tự Trọng Năm học: 2017 - 2018

Tốc độ phân hủy của Th (trong ThO2) được biểu diễn bằng biểu thức:
dN
v=- = kN
dt
Do vậy số hạt α bị bức xạ trong 1 giây bởi 1 gam thori đioxit tinh khiết sẽ là:
dN
v=- = 1,58.10-18. 2,28.1021 = 3,60.103 (s-1)
dt
Nghĩa là có 3,60.103 hạt α bị bức xạ trong 1 giây.

Bài 11. 32P và 33P đêu phóng xạ β với thời gian bán hủy lần lượt bằng 14,3 ngày và 25,3
ngày. Một mẫu phóng xạ đồng thời chứa 32P và 33P có tổng hoạt độ phóng xạ ban đầu 9136,2
Ci. Sau 14,3 ngày, tổng hoạt độ phóng xạ còn lại 4569,7 Ci.
a. Tính % khối lượng của các đồng vị trong mẫu ban đầu.
b. Tính tỷ lệ số nguyên tử các đồng vị ở thời điểm ban đầu.
(Trại hè Hùng Vương lần thứ XII-Đề thi đề xuất lớp 10 trường THPT Chuyên Tỉnh
Lào Cai)
Giải
a. Hằng số tốc độ phân rã của
0,693
32
P: 1 = = 4,85.10-2 ngày -1
14,3 ngày
0,693
33
P: 2 = = 2,74.10-2 ngày -1
25,3 ngày

t=0
0
A32  A33
0
 9136,2 Ci (1)
2 2
t=14,3 ngày 0
A32 .e 4,85.10 x14,3
 A33
0
.e 2,74.10 x14,3
 4569,7 Ci (2)

→ 0,5 A 032  0,675 A 033  4569,7 Ci (3)


0 0
Giải hệ (1) & (3) rút ra: A32 = 9127,1 Ci; A 33 = 9,1 Ci

A 032
N( 32 P) λ1 A 032
→ m(32P) = 32. = 32. = 32. (4)
NA NA λ1.N A

A 033
N( 33 P) k2 A 033
m(33P) = 33. = 33. = 33. (5)
NA NA λ 2 .N A

Chuyên đề Nguyên tử và Bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học Trang 56
Trường THPT Chuyên Lý Tự Trọng Năm học: 2017 - 2018

0
m( 32 P) 32.A 32 .λ 2 32.9127,1.2,74.10-2
Chia (4) cho(5) → = = = 549,46
m( 33 P) 33.A033 .λ1 33.9,1 .4,85.10-2

549, 46
Vậy % về khối lượng của đồng vị (32P) là :  0,9982  99,82%
549, 46  1
% về khối lượng của đồng vị (33P) là 0,18 %.
b.Tỉ lệ số nguyên tử các đồng vị:
9127,3.2,74.102
N( 32 P)
= 5,6  102
A32 .λ 2
= =
N( 33 P) A33.λ1 9,12.4,85.102
Bài 12. 238
U là đồng vị đầu tiên trong họ phóng xạ urani–rađi, các đồng vị của các
nguyên tố khác thuộc họ này đều là sản phẩm của chuỗi phân rã phóng xạ bắt đầu từ 238U.
Khi phân tích quặng urani người ta tìm thấy 3 đồng vị của urani là 238U, 235U và 234U đều
có tính phóng xạ.
Hai đồng vị 235
U và U có thuộc họ phóng xạ urani–rađi không? Tại sao? Viết phương
234

trình biểu diễn các biến đổi hạt nhân để giải thích.
Điện tích hạt nhân Z của thori (Th), protactini (Pa) và urani (U) lần lượt là 90, 91, 92.
Các nguyên tố phóng xạ tự nhiên có tính phóng xạ  và .
(Kì thi Olympic Hùng Vương - Phú Thọ Đề thi đề nghị môn thi Hóa học lớp 10)
Giải
Khi xảy ra phân rã  , nguyên tử khối không thay đổi. Khi xảy ra 1 phân rã , nguyên tử
khối thay đổi 4u. Như thế, số khối của các đồng vị con cháu phải khác số khối của đồng
vị mẹ 4nu, với n là số nguyên. Chỉ 234
U thoả mãn điều kiện này với n = 1. Trong 2 đồng
vị 234U, 235U, chỉ 234U là đồng vị “con, cháu” của 238U. Sự chuyển hoá từ 238U thành 234U
được biểu diễn bằng các phản ứng hạt nhân sau:
238
92 U Th + α ;
234
90 Th
234
90
234
91 Pa + β ; 234
91 Pa 234
92 U + β

Bài 13. Nguyên tố X (Z = 118) được hình thành khi bắn phá hạt nhân nguyên tố Californi
249 48
( 98 Cf ) bằng hạt nhân ( 20 Ca ). Biết nguyên tố X phân rã α và có số khối A = 294.
a) Viết phương trình phản ứng tổng hợp và phân rã α của nguyên tố X.

Chuyên đề Nguyên tử và Bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học Trang 57
Trường THPT Chuyên Lý Tự Trọng Năm học: 2017 - 2018

b) Viết cấu hình electron nguyên tử của nguyên tố X. Từ đó suy ra vị trí của X trong bảng
tuần hoàn các nguyên tố hóa học.
(Trại hè Hùng Vương lần thứ XII-Đề thi đề xuất lớp 10 trường THPT Chuyên Vĩnh Phúc
Tỉnh Vĩnh Phúc)
Giải
a) Phương trình phản ứng hạt nhân:
249
98 Cf  20
48
Ca  294
118 X  3 0 n
1

294
118 X  290
116Y  2 He
4

b) Cấu hình electron của nguyên tử nguyên tố X : [Rn]5f146d107s27p6 → Nguyên tố X (Z


= 118) có 7 lớp electron nên X thuộc chu kì 7, có 8 electron lớp ngoài cùng, electron cuối
cùng điền vào phân lớp p nên X thuộc nhóm VIIIA (nhóm các nguyên tố khí hiếm).
Bài 14. Urani  238
92 U  có chu kỳ bán rã là 4,5.109 năm. Khi phóng xạ α, urani biến thành

thôri  Th  . Hỏi có bao nhiêu gam Thôri được tạo thành trong 23,8g urani sau 9.109
234
90

năm?
(Trại hè Hùng Vương lần thứ XII trường THPT Chuyên Lê Quý Đôn tỉnh Lai Châu đề
xuất)
Giải
Ta nhận thấy thời gian t = 9.109 bằng hai lần chu kỳ bán rã của urani. Sau thời gian
No No
ấy, số nguyên tử urani còn lại bằng 
N 4
Vậy số nguyên tử urani bị phân rã, đồng thời cũng là số nguyên tử
Thôri được sinh ra là:
No 3
ΔN  N o   N o  0,75.N o
4 4
23,8g urani, chính là 0,1 mol U, có số nguyên tử là:
No  0,1.NA  ΔN  0,075.NA
Số mol Thôri được tạo thành sau 9.109 năm là 0,075 mol ứng với khối lượng
m = 234.0,075 = 17,53 (g)
Bài 15. Khi nghiên cứu mổ miếng gỗ lấy từ hang động của dãy Hy Mã Lạp Sơn người ta
thấy tốc độ phân rã (đối với mỗi gam cacbon) chỉ bằng 0,636 lần tốc độ phân rã trong gỗ
ngày nay. Hãy xác định tuổi của miếng gỗ đó, biết rằng cacbon-14 phóng xạ β với chu kì
bán hủy là 5730 năm.

Chuyên đề Nguyên tử và Bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học Trang 58
Trường THPT Chuyên Lý Tự Trọng Năm học: 2017 - 2018

(Đề thi Olympic 30/4 năm 2008)


Giải
14 14 0
6C + 7N −1e
0,693 0,693
Hằng số phóng xạ: k =  = 1,21.10-4/ năm
t1/2 5730
Số nguyên tử cacbon-14 còn lại (N) so với ban đầu (N0):
N = 0,636N0
N0
Ta có: 2,303.lg  k.t
N
N0
2,303.lg  1, 21.104 .t
0,693N 0
 Tuổi của miếng gỗ: t = 3,74.103 năm = 3740 năm.
Bài 16. 1. a) Urani phân rã phóng xạ thành Radi theo chuỗi sau:
α
238
92𝑈 Th β- Pa β- U α Th α Ra
b) Chuỗi trên tiếp tục phân rã thành đồng vị bền 206
82Pb . Hỏi có bao nhiêu phân rã α và
238 206
phân rã β được phóng ra khi biến 92U thành 82Pb
2. 137 Cs là nguyên tố phóng xạ dùng trong lò phản ứng hạt nhân, có chu kỳ bán hủy là
30,2 năm. Sau bao lâu lượng chất này còn lại 1%.
(Tuyển tập 20 năm đề thi Olympic 30 tháng 4 hóa học 10)
Giải
1. a) Hoàn thành chuỗi phản ứng
92 U  90Th  2 He
238 234 4

234
90 Th  234
91 Pa  01 e
234
91 Pa  234
92 U  01 e
234
92 U Th  42 He
230
90

Th  226
230
90 88 Ra  2 He
4

b) Gọi x: số phân rã α, y: số phân rã β


Mỗi phân rã α làm Z giảm 2, A giảm 4 còn mỗi phân rã β làm Z tăng 1 nên ta có:
238  206  4x
 ⇒ x = 8, y = 6
92  82  2x – y
Vậy có 8 phân rã α và 6 phân rã β được phóng ra.
Hằng số tốc độ của quá trình phân rã hạt nhân:
0,693 0,693
k= = = 0,023 (năm-1)
𝑡1/2 30,2

Chuyên đề Nguyên tử và Bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học Trang 59
Trường THPT Chuyên Lý Tự Trọng Năm học: 2017 - 2018

137
Ta có: t = 2,303 .log 137 Cs  2,303 .log 100
k Cssau 0,023 1
 t = 200,26 (năm)
Bài 17. 32P phân rã –β với chu kỳ bán hủy 14,28 ngày, được điều chế bằng phản ứng giữa
nơtron với hạt nhân 32S.
a) Viết các phương trình phản ứng hạt nhân để điều chế 32P và biểu diễn sự phân rã phóng
xạ của 32P.
b) Có hai mẫu phóng xạ 32P được kí hiệu là mẫu I và mẫu II. Mẫu I có hoạt độ phóng xạ
20 mCi được lưu giữ trong bình đặt tại buồng làm mát có nhiệt độ 10℃. Mẫu II có hoạt
độ phóng xạ 2 µCi bắt đầu được lưu giữ cùng thời điểm với mẫu I nhưng ở nhiệt độ
20℃. Khi hoạt độ phóng xạ của mẫu II chỉ còn 5.10-1 µCi thì lượng lưu huỳnh xuất hiện
trong bình chứa mẫu I là bao nhiêu gam? Trước khi lưu giữ, trong bình không có lưu
huỳnh.
Cho: 1 Ci = 3,7.1010 Bq (1 Bq = 1 phân rã.giây-1); số Avogađro NA = 6,02.1023 mol-1;
hoạt độ phóng xạ A = λ.N (λ là hằng số tốc độ phân rã, N là số hạt nhân phóng xạ ở thời
điểm t).
(Đề thi chọn học sinh giỏi Quốc gia THPT năm 2011 – Ngày thi thứ nhất)
Giải
a) Phương trình phản ứng hạt nhân điều chế 32P:
32
16 S + 01 n  3215 P+ 11 p
và phân rã phóng xạ của 32P:
32
15 P  16
32
S + β-
t/t1/2
A 5.10-1 μCi 1  1 
b)      t = 2.t1/2
A0 2 μCi 4 2
Tốc độ phân rã phóng xạ không phụ thuộc vào nồng độ đầu và nhiệt độ nên sau thời
1
gian đó lượng 32P của mẫu I cũng chỉ còn lại so với lúc đầu.
4
⇒ Độ giảm hoạt độ phóng xạ trong mẫu I là:
3
.20 mCi = 15 mCi = 15.1013 .3,7.1010 Bq = 15.3,7.107 Bq
4
Số hạt nhân đã biến đổi phóng xạ là:
A A.t1/2 15.3,7.107 .14,28.24.3600
N= = = = 9,9.1014 (nguyên tử)
λ ln2 0,693
32.9,9.1014
Khối lượng 32P đã phân rã là: m  = 5,3.10-8 (g) = 5,3.10-2 (μg)
32 23
P 6,02.10

Chuyên đề Nguyên tử và Bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học Trang 60
Trường THPT Chuyên Lý Tự Trọng Năm học: 2017 - 2018

Khi bỏ qua sự hụt khối của phân rã phóng xạ, khối lượng 32S tạo thành đúng bằng
khối lượng 32P đã phân rã: m(32S) = 5,3.10-2 µg.
Bài 18. Sự phân hủy phóng xạ của 232Th tuân theo phản ứng bậc 1.Nghiên cứu về phóng
xạ của thori ddioxxit, người ta biết chu kì bán hủy của 232Th là 1,39.1010 năm. Hãy tính số
hạt α bị bức xạ trong 1 giây cho 1 gam thori ddioxxit tinh khiết.
Cho: tốc độ ánh sang c = 3.108 m.s-1; hằng số Planck h = 6,625.10-34 J.s; hằng số
Avogađro NA = 6,022.1023 mol-1.
(Đề thi chọn học sinh giỏi Quốc gia THPT năm 2012 – Ngày thi thứ nhất)
Giải
Vì thori phân hủy phóng xạ theo phản ứng bậc 1 nên chu kỳ bán hủy:
0,693 0,693 0,693
t1/2 = k= = 10
= 1,58.10-18 (s -1 )
k t1/2 1,39.10 .365.24.3600
Trong 264 gam ThO2 tinh khiết chứa 6,022.1023 hạt 232Th
6,022.1023.1
Vậy trong 1 gam ThO2 tinh khiết chứa:  2,28.1021 hạt 232Th.
264
Số hạt α bị bức xạ trong 1 giây bởi 1 gam thori đioxit tinh khiết là:
dN
v  1,58.1018.2, 28.1021  3,60.10 3 (s -1 ) .
dt
Bài 19. 134Cs và 137Cs là sản phẩm phân hạch của nhiên liệu urani trong lò phản ứng hạt
nhân. Cả hai đồng vị này đều phân rã β.
a) Viết phương trình phản ứng biểu diễn các phân rã phóng xạ của 134Cs và 137Cs.
b) Tính năng lượng (eV) được giải phóng trong phản ứng phân rã phóng xạ của 134Cs.

Cho:
134
55 Cs  133,906700; 134
56 Ba  133,904490 .

(Đề thi chọn đội tuyển Olympic năm 2011 – Ngày thi thứ nhất)
Giải
a) Phương trình phản ứng biểu diễn các phân rã phóng xạ:
134
55 Cs  134
56 Ba  1 e
0 137
55 Cs  137
56 Ba  1 e
0

134
b) Năng lượng thoát ra trong phân rã phóng xạ của 55 Cs :
103
E  m.c 2  (133,906700  133,904490). 23
.(3.108 ) 2
6,022.10
133,30.1013
 E  3,30.10 J  19
 2,06.106 (eV)
1,602.10
Bài 20. Xác định thể tích máu của bệnh nhân bằng phương pháp đo phóng xạ

Chuyên đề Nguyên tử và Bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học Trang 61
Trường THPT Chuyên Lý Tự Trọng Năm học: 2017 - 2018

67
1. Sự biến đổi của hạt nhân 31 Ga (với chu kì bán rã t1/2 = 3,26 ngày) thành hạt nhân bền
67
30 Zn xảy ra khi hạt nhân 67Ga bắt một electron thuộc lớp K của vỏ electron bao xung
quanh hạt nhân. Quá trình này không phát xạ β+.
a) Viết phương trình của phản ứng hạt nhân biểu diễn sự biến đổi phóng xạ của 67Ga.
b) Chùm tia nào được phát ra khi 67Ga phân rã?
2. 10,25 mg kim loại gali đã làm giàu đồng vị 67Ga được sử dụng để tổng hợp m gam
dược chất phóng xạ gali xitrat (GaC6H5O6.3H2O). Hoạt độ phóng xạ của mẫu (m gam)
dược chất là 1,09.108 Bq. Chấp nhận rằng quá trình tổng hợp có hiệu suất chuyển hóa Ga
bằng 100%.
a) Tính khối lượng của đồng vị 67Ga trong m gam dược chất được tổng hợp (cho rằng
67
Ga là đồng vị phóng xạ duy nhất có trong mẫu).
b) Tính hoạt độ phóng xạ của 1 gam dược chất gali xitrat được tổng hợp ở trên.
3. Ngay sau khi tổng hợp, toàn bộ m gam dược chất phóng xạ được hòa tan trong 100 ml
nước cất. Sau 8 giờ, 1 ml dung dịch này được tiêm vào tĩnh mạch bệnh nhân. Sau khi
tiêm 1 giờ, người ta lấy 1 ml mẫu máu của bệnh nhân và đo được hoạt độ phóng xạ 210,2
Bq.
a) Tính hoạt độ phóng xạ theo Bq của liều 1 ml dung dịch gali xitrat khi tiêm vào cơ thể
bệnh nhân.
b) Tính thể tích máu của bệnh nhân ra ml. Giả thiết rằng toàn bộ gali xitrat chỉ phân bố
đều trong máu.
(Đề thi chọn đội tuyển Olympic năm 2012 – Ngày thi thứ nhất)
Giải
1. a)
67
31 Ga  e  67
30 Zn

b) Khi một e từ lớp ngoài chuyển vào vị trí trống của lớp K, nguyên tử phát ra chùm tia X
đặc trưng.
A 1,09.108.78,24.3600
2. a) A  λ.N  N    4,43.1013 (nguyên tử)
λ ln 2
4, 43.1013.67
Khối lượng của Ga trong dược chất: m 
67
23
 4,930.109 (g)
6,02.10
b) Khối lượng của dược chất được tổng hợp:
10, 25.103.296,7
mGaC6H5O6 .3H2O   4,362.102 (g)
69,72
Hoạt độ phóng xạ của 1 g dược chất (hoạt độ phóng xạ riêng):
1,09.108
AS  3
 2,50.109 (Bq.g 1 )
43,62.10

Chuyên đề Nguyên tử và Bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học Trang 62
Trường THPT Chuyên Lý Tự Trọng Năm học: 2017 - 2018

3. a) Hoạt độ phóng xạ ban đầu của 1 ml dung dịch: A0 = 1,09.106 Bq.ml-1


Hoạt độ phóng xạ của liều 1 ml dung dịch khi tiêm:
ln2.t  ln 2.8

 λt
A  A 0 .e  A 0 .e t1/2
 1,09.10 .e
6 3,26.24
 1,015.106 (Bq.ml-1 ) .
 ln 2.1

b) Hoạt độ phóng xạ còn lại sau 1 giờ (1 ml): A’ = 1,015.10 .e 6 3,26.24


 1,006.106 (Bq)
1,006.106
 210, 2  Thể tích máu: V  4,786.10 ml
3

V
Bài 21. Urani tự nhiên có thành phần đồng vị (về khối lượng): 99,274% 238U; 0,7205%
235
U; 0,0055% 234U. Các đồng vị này đều phóng xạ α.
Chu kì bán rã của 238U: t1/2(238U) = 4,47.109 năm.
1.Trong tự nhiên, các đồng vị có mặt trong một chuỗi thoát biến phóng xạ nối tiếp, kết
thúc ở một đồng vị bền của chì có số khối từ 206-208, tạo thành một họ phóng xạ. (Chỉ
có họ neptuni mở đầu bằng 237Np kết thúc bằng 209Bi). Họ phóng xạ mở đầu bằng 238U
gọi là họ urani (cũng là họ urani – rađi), còn học phóng xạ mở đầu bằng 235U gọi là họ
actini.
a) Viết các công thức chung biểu diễn số khối các đồng vị họ urani và họ actini.
b) Trong 4 đồng vị bền của chì: 204Pb, 206Pb, 207Pb và 208Pb, những đồng vị nào thuộc vào
các họ urani và họ actini? 234U có thuộc họ urani không?
c) Sau thời gian đủ dài, các đồng vị con cháu có thời gian bán rã rất ngắn so với đồng vị
mẹ sẽ có hoạt độ phóng xạ bằng hoạt độ phóng xạ của mẹ (cân bẳng thế kỉ). Trong một
mẫu quặng chứa 10,00 gam urani tự nhiên có bao nhiêu gam 226Ra? Chu kì bán rã của
rađi: t1/2(Ra) = 1600 năm.
Giả định rằng các đồng vị phóng xạ không bị rửa trôi hoặc bay hơi.
2.Để chế tạo nhiên liệu cho các nhà máy điện hạt nhân, người ta thủy luyện quặng urani,
tinh chế urani khỏi các tạp chất, làm giàu đồng vị 235U đến khoảng 3-5% (về khối lượng),
rồi chế tạo nhiên liệu ở dạng các viên UO2. Trong kĩ thuật làm gàu đồng vị, hợp chất
dạng khí của urani tự nhiên đi vào hệ thống thiết bị làm giàu sẽ được tách ra thành 2
dòng: Dòng giàu và dòng nghèo đồng vị 235U. Dòng urani nghèo được thải bỏ còn chứa
0,2% 235U.
a) Giả định rằng nhà máy điện hạt nhân dự kiến xây dựng tại Ninh Thuận sẽ sử dụng loại
nhiên liệu có độ làm giàu 4% 235U và mỗi tổ máy công suất 1000 MW tiêu thụ hằng năm
25 tấn nhiên liệu UO2 (tương đương với 22,04 tấn kim loại). Để cung cấp nhiên liệu cho
tổ máy này, hằng năm cần khoảng bao nhiêu tấn urani tự nhiên?
b) Dung dịch thu được khi xử lí quặng urani bằng H2SO4 được kiềm hóa để kết tủa urani.
Trong nước lọc sau kết tủa thường chứa rađi (ở dạng Ra2+). Có thể sử dụng phương pháp
hóa học nào để tách rađi khỏi nước lọc này nhằm bảo vệ môi trường.

Chuyên đề Nguyên tử và Bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học Trang 63
Trường THPT Chuyên Lý Tự Trọng Năm học: 2017 - 2018

(Đề thi chọn đội tuyển Olympic năm 2012 – Ngày thi thứ nhất)
Giải
1. a) Chỉ phóng xạ α mới làm thay đổi số khối và mỗi thoát biến α làm số khối thay đổi 4
đơn vị khối lượng nguyên tử (u). Mỗi chuỗi n phóng xạ α nối tiếp nhau sẽ làm số khối
thay đổi 4n (u). Như vậy có thể có 4 họ phóng xạ với các số khối 4n; 4n + 1; 4n + 2; 4n +
3.
238U thuộc họ urani có số khối A = 4n + 2, 235U thuộc họ actini có số khối A = 4n + 3.
b) 206Pb có số khối A = 4n + 2 thuộc họ urani, là đồng vị của 238U.
207
Pb có số khối A = 4n + 2 thuộc họ actini, là đồng vị của 235U.
234
U thuộc họ urani. Từ 238U cần có 1 phân rã α và 2 phân rã β để tạo ra 234U.
c) 226Ra có số khối thỏa mãn công thức A = 4n + 2, nó là đồng vị của 238U.
Tương quan giữa các chu kì bán rã và thời gian tồn tại của Trái Đất khoảng 1010 năm cho
phép để đạt được cân bằng thế kỉ.
A(238U) = A(226Ra) (A là hoạt độ phóng xạ)
λ238U .N238U  λ226Ra .N226Ra (λ là hằng số tốc độ phân rã, N là số nguyên tử).
ln 2 9,9274 ln 2
 9
. .6, 023.1023  .N 226Ra
4, 47.10 .365.24.3600 238 1600.365.24.3600
 N226Ra  8,99.1015 nguyên tử ⇒ m(226Ra) = 3,37.10-6 g.
2. a) Tỉ lệ đồng vị 235U trong urani tự nhiên = 0,72%. Gọi x là số tấn urani tự nhiên cần
dùng, ta có phương trình:
0,72x 22,04.4 (x  22,04).0, 2
   x  161,06 tấn.
100 100 100
b) Từ kết quả của 1. c) có thể thấy rằng khối lượng 226Ra trong quặng rất nhỏ. Lượng
226
Ra còn lại trong nước lọc cũng phải rất nhỏ đến mức không kết tủa được khi có mặt
ion SO42- (thủy luyện bằng axit sunfuric mà tích số tan của sunfat kiềm thổ khá nhỏ). Tuy
nhiên với nồng độ rất nhỏ như vậy hoạt độ phóng xạ của Ra vẫn còn rất nguy hiểm với
môi trường.
Để tách Ra ra khỏi nước lọc sau khi kết tủa urani, có thể đưa vào nước lọc này dung dịch
BaCl2. Kết tủa BaSO4 sẽ kéo theo RaSO4 vào pha rắn (cộng kết).
Bài 22.
1. Chuỗi phân rã tự nhiên 92 U  82 Pb bao gồm một số phân rã α và β trong một loạt các
238 206

bước kế tiếp.
234 234
a) Hai bước đầu tạo ra 90 Th (t1/2 = 24,10 ngày) và 91 Pa (t1/2 = 6,66 giờ).
Cho:
238 234 234 4 1
U Th Pa He 0 n

Chuyên đề Nguyên tử và Bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học Trang 64
Trường THPT Chuyên Lý Tự Trọng Năm học: 2017 - 2018

Nguyên tử khối 238,05079 234,04360 234,04332 4,00260 1,00867


Hãy viết phương trình phản ứng hạt nhân của hai bước trên trong chuỗi phân rã của 238U
và tính năng lượng theo MeV của mỗi bước phân rã đó.
238 226 226
b) Phân rã kế tiếp của 92 U dẫn đến 88 Ra (t1/2 = 1620 năm). Sau đó, 88 Ra bức xạ α, tạo
222
thành 86 Rn (t1/2 = 3,83 ngày). Nếu 1 thể tích mol của rađon trong điều kiện này là 25,0
lít, thì thể tích của rađon cân bằng bền với 1,00 kg rađi là bao nhiêu?
238
c) Một mẫu phóng xạ của một phân tử trong chuỗi 92 U có hoạt độ giảm 10 lần sau 12,80
ngày. Hãy tìm hằng số phân rã và chu kì bán hủy của nó.
235
2. Trong sự phân hạch do dùng nơtron bắn phá 92 U , cuối cùng thường thu được hai sản
98 136
phẩm bền là 42 Mo và 54 Xe .
a) Những hạt cơ bản nào được phát ra?
b) Tính năng lượng được giải phóng ra trong mỗi phân hạch theo MeV và theo Joules
(Jun).
235
c) Tính năng lượng được giải phóng khi mỗi gam 92 U bị phân hạch theo đơn vị kW-giờ.
Cho:
235 136 98 1
U Xe Mo 0 n
Nguyên tử khối 235,04393 135,90722 97,90551 1,00867
(Đề thi chọn đội tuyển Olympic năm 2013 – Ngày thi thứ nhất)
Giải
1
1. a) Năng lượng của các phân rã: E  m (u).931,5 (MeV.u )
- Bước 1:
238
92 U  23490Th  42 He
E  (mU  mTh  mHe ).931,5  4,28 (MeV)
- Bước 2:
234
90 Th  234
91 Pa  1 e
0

Tương tự ta có:
E  (mTh  mHe ).931,5  0,26 (MeV)
b) Thể tích của Rađon (Rn) ứng với 1,00 kg Ra.
226
88 Ra  226
86 Rn  2 He
4

Tại cân bằng: λ1.N1  λ 2 .N2  A (A là hoạt độ; λ là hằng số phóng xạ; N là số nguyên tử
(hạt nhân), ở đây λ1N1 ứng với Ra còn λ2N2 ứng với Rn).
0,693
- Ứng với 226Ra: λ1 =  1,17.102 (ngày-1)
1620.365

Chuyên đề Nguyên tử và Bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học Trang 65
Trường THPT Chuyên Lý Tự Trọng Năm học: 2017 - 2018

0,693
- Ứng với 222Rn: λ 2   0,181 (ngày-1)
3.83
1000
N1  .6,022.1023  2,66.1024 (hạt nhân)
226
Từ λ1N1 = λ2N2 ta có:
λ1.N1 1,17.106.2,66.1024
N2    1,71.1019 (hạt nhân)
λ2 0,181
1,72.1019
⇒ Số mol 222Rn   2.86.105 (mol)
6,022.1023
5 4
⇒ Thể tích 222Rn: V  2,86.10 .25  7,15.10 (lít)
c) Áp dụng N = No.e-λt (t: thời gian phân rã), ta có:
N1 No .e-λt1
 -λt 2
 eλ(t 2 t1 )
N 2 No .e
ln10 0,693
Mà 10 = eλ.12,80 ngày ⇒ λ   0,179 (ngày-1) và t1/2   3,87 (ngày).
12,89 λ
0 1
2. a) Đặt số hạt β( 1 e ) là a; số hạt nơtron ( 0 n ) là b, ta có:
1
0 n  235
92 U  42 Mo  54 Xe  aβ( 1 e)  b( 0 n)
98 136 0 1

Áp dụng định luật bảo toàn số khối và bảo toàn điện tích, ta có:
1  235  98  136  b  b  2
0  92  42  54  a  a  4
⇒ Có 4 hạt β và 2 hạt nơtron được phát ra.
Phản ứng bắn phá hạt nhân
235
92 U : 01 n  235
92 U  42 Mo  54 Xe  4β  2 0 n
98 136 1

1
Vậy các hạt cơ bản phát ra là β và nơtron 0 n .
b) Áp dụng: E  m.931,5  207,30 (MeV)
 207,30.1,602.1013  3,32.1011 (J)
235
c) Năng lượng tỏa ra khi có 1 gam 92 U phân rã là:
1
6,022.1023.3,32.1011.  8,50.1010 (J)
235
Vì 1 W = 1 J.s và 1kW-giờ = 1000.3600 = 3,6.106 (W.s) = 3,6.106 J
-1

8,50.1010
⇒ Công suất theo kW-giờ = 6
 2,36.104 (kW-giờ).
3,6.10
Bài 23. 32P phân rã β- với chu kì bán rã 14,26 ngày, được ứng dụng nhiều trong y học,
nông nghiệp, sinh học và hóa phân tích.

Chuyên đề Nguyên tử và Bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học Trang 66
Trường THPT Chuyên Lý Tự Trọng Năm học: 2017 - 2018

Để xác định lượng axit H3PO4 được tạo ra trong bình phản ứng R mà không phải tách
toàn bộ lượng H3PO4 ra khỏi R, một dung dịch chứa axit photphoric đã đánh dấu hoàn
toàn (H332PO4 không chứa các đồng vị khác của P) có hoạt độ phóng xạ 394,6.10-4 µCi
được đưa vào R. Sau khi khuấy trộn kĩ để chất đánh dấu phân bố đều trong toàn bộ dung
dịch của R, một thể tích nhỏ của dung dịch được lấy ra khỏi R. Axit photphoric có trong
thể tích nhỏ này được kết tủa định lượng dưới dạng Mg2P2O7 (magie pyrophotphat).
Lượng kết tủa cân nặng 30,6 mg có hoạt độ phóng xạ 3,03.10-4 µCi.
a) Tính hoạt độ phóng xạ riêng của photpho trong dung dịch H332PO4 dùng để đánh dấu
trước khi đưa vào bình phản ứng R.
b) Tính khối lượng photpho có trong kết tủa Mg2P2O7.
c) Tính hoạt độ phóng xạ riêng của P trong kết tủa.
d) Tính khối lượng axit photphoric ban đầu trong bình phản ứng R. (Hoạt độ phóng xạ
riêng ở đây được định nghĩa là hoạt độ phóng xạ của một đơn vị khối lượng chất phóng
xạ.)
Cho biết: 32P = 32; 1 Ci = 3,7.10-10 Bq (phân rã.s-1); 1 µCi = 10-6 Ci.
(Đề thi chọn đội tuyển Olympic năm 2014 – Ngày thi thứ nhất)
Giải
4 4 6
a) A  394,6.10 μCi  394,6.10 .10 .3,7.10  1,46.10 (Bq)
10 3

Khối lượng (mg) 32P có trong mẫu:


At1/2 .1000
m( 32 P)  32. 23
 1,38.1010 (mg)
6,022.10 .ln 2
Hoạt độ phóng xạ riêng của P trong chất đánh dấu, trước khi cho vào bình phản ứng R:
394,6.104
A s1  10
 2,86.108 (μCi.mg(P) 1 )
1,38.10
b) Lượng P có trong 30,6 mg kết tủa Mg2P2O7:
62
m (P)  30,6.  8,54 (mg)
222
c) Hoạt độ phóng xạ riêng của P trong kết tủa Mg2P2O7:
3,03.104
A s2   3,55.105 (μCi.mg(P) 1 )
8,54
d) Chất đánh dấu đã được khuấy trộn để phân bố đều trong bình phản ứng R. Hoạt độ
phóng xạ riêng của bất kì phần dung dịch nào lấy ra từ R cũng bằng hoạt độ phóng xạ
riêng của toàn dung dịch. Hoạt độ phóng xạ riêng của P trong kết tủa Mg2P2O7 cũng
chính là hoạt độ phóng xạ riêng của toàn bộ P trong bình phản ứng sau khi đã trộn thêm
chất đánh dấu.

Chuyên đề Nguyên tử và Bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học Trang 67
Trường THPT Chuyên Lý Tự Trọng Năm học: 2017 - 2018

Khối lượng 32P đánh dấu đã thêm vào bình phản ứng là: 1,38.10-10 mg. Gọi x là khối
lượng (mg) P trong H3PO4 không phóng xạ có trong bình phản ứng (tức là khối lượng
phải xác định), ta có tổng lượng P trong bình phản ứng R sau khi đã đánh dấu là: x +
1,38.10-10 (mg).
Hoạt độ phóng xạ của bình R cũng là hoạt độ mà chất đánh dấu mang vào. Vì thế, hoạt độ
phóng xạ riêng của P trong bình R sau khi đánh dấu là:
394,6.104
As2 
x  1,38.1010
So sánh với kết quả tính As2 ở mục c) ta có:
As2  3,55.105 (μCi.mg(P)1 )
Bỏ qua 1,38.10-10 bên cạnh x, ta được:
394,6.104
5
3,55.10   x  1112 mg  1,112 gam
x
⇒ Khối lượng axit photphoric không phóng xạ có trong bình R = 3,515 gam.
Bài 24. 1. 134Cs và 137Cs là sản phẩm phân hạch của nhiên liệu urani trong lò phản ứng
hạt nhân. Cả hai đồng vị này đều phân rã β-. Viết phương trình phản ứng hạt nhân biểu
diễn các phân rã phóng xạ của 134Cs và 137Cs, tính năng lượng (ra eV) được giải phóng
trong phân rã của 134Cs.
Cho biết: Nguyên tử khối (u) của 55134Cs là 133,906700; 56134Ba là 133,904490.
Số Avogađro NA = 6,02.1023; 1eV = 1,602.10-19J; c = 2,998.108 ms-1
2. Tính năng lượng ion hoá I4 và I5 của nguyên tử 5X
3. Đồng vị phóng xạ 13N có chu kì bán rã là 10 phút, thường được dùng để chụp các bộ
phận trong cơ thể. Nếu tiêm một mẫu 13N có hoạt độ phóng xạ là 40 Ci vào cơ thể, hoạt
độ phóng xạ của nó trong cơ thể sau 25 phút sẽ còn lại bao nhiêu?
(Đề thi Olympic trại hè Hùng Vương lần thứ X khối 10 năm 2014)
Giải
134 134
1. 55Cs → 56Ba + −10e
137 137
55Cs → 56Ba + −10e
Năng lượng thoát ra trong phân rã phóng xạ của 134
55Cs:
ΔE = Δm.c = (133,906700 - 133,904490) (10 : 6,02.1023)( 2,998.108)2(J)
2 -3

= 3,3.10-13 J
= 3,3.10-13 : 1,602.10-19 = 2,06.106 eV
2. 5X
4+
→ 5X5+ + 1e- (I5)
1 0
1s 1s
−13,6.52
E(1s1) = = -340 (eV); E(1s0) = 0 (eV)
12

Chuyên đề Nguyên tử và Bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học Trang 68
Trường THPT Chuyên Lý Tự Trọng Năm học: 2017 - 2018

I5 = 0 – (-340) = 340 (eV)


5X
3+
→ 5X4+ + 1e- (I4)
2
1s 1s1
(5−0,3)2
E(1s2) = -2. 13,6. = - 600,848 (eV); E(1s1) = - 340 (eV)
12
I4 = (-340) – (-600,848) = 260,848 (eV).
3. A = . N0. et = . N
A0 = . N0
−ln2
t1/2
.t
A = A0. et = A0.e
2,5.ln2
= 40. e = 7,071 Ci.

3.1.4. Bước sóng:


a. Cách xác định bản chất sóng:
Tốc độ truyền sóng là tốc độ chuyển dời của 1 ngọn sóng, được xác định bằng công thức:
c = λ. υ
Trong đó: λ là bước sóng của ánh sáng (m).
υ là tần số của ánh sáng (s-1)
Ngoài ra theo giả thuyết của nhà bác học người Pháp Louis de Broglie ta có được hệ thức:
h
λ
mv

Trong đó: λ là bước sóng của vật (m).


h = 6,625.10-34 J.s: hằng số Planck
m là khối lượng vật (kg)
v là tốc độ vật (m.s-1)
Ví dụ: Tần số của vạch màu vàng đậm trong quang phổ của Natri là 5,09.1014 s-1. Tính bước
sóng của ánh sáng đó theo đơn vị nm. (Lấy c = 3.108 m.s-1)
(Trích Bài tập Đại cương và vô cơ Hóa học 10)
Giải
Hướng dẫn giải:
Ta có:
c 3.108
c = λ. υ  λ   14
 5,894.107 (m)  589, 4 (nm)
v 5,09.10
b. Cách xác định bản chất hạt của ánh sáng:
hc
E = h.υ hoặc E =
λ

Chuyên đề Nguyên tử và Bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học Trang 69
Trường THPT Chuyên Lý Tự Trọng Năm học: 2017 - 2018

Trong đó: h = 6,625.10-34 J.s: hằng số Planck


c = 3.108 m.s-1
λ: bước sóng
Ví dụ: Hãy tính khối lượng và năng lượng tương ứng của proton ở bước sóng phát xạ màu đỏ
λ = 6563 Å. (Lấy: h = 6,625.10-34 J.s; c = 3.108 m.s-1)
(Trích Bài tập Đại cương và vô cơ Hóa học 10)
Giải
Hướng dẫn giải:
Ta có:
hc 6,625.1034.3.108
E  10
 3,0284.1019 (J)
λ 6563.10
Bài tập tự luyện:
Câu 1: Định nghĩa thuyết lượng tử Plank? Tính lượng tử dao động phát ra từ ion có
v = 1014 s-1.
(Trích trong Hóa đại cương của Nguyễn Văn Đáng)
Đáp án: 3.10-6 m.
Câu 2: Hãy tính bước sóng λ của sóng liên kết với:
a. Chuyển động của điện tử trong nguyên tử H với v = 106 m/s.
b. Chuyển động của ô tô có khối lượng m = 1 tấn, v = 100 km/h.
Từ kết quả thu được nhận xét tính chất sóng hạt của câu trên.
(Trích trong Bài Tập Hóa Lượng Tử của Nguyễn Thị Phi)
Đáp án: a. 7,274 (Å); b. 2,3854.10-28 (Å).
Câu 3: Bước sóng của một ánh sáng tím là 400 nm. Tính tần số và số sóng của nó.
(Trích trong Bài Tập Hóa Lượng Tử của Nguyễn Thị Phi)
Đáp án: υ = 0,75 s-1
Câu 4: Tần số của vạch màu vàng đậm trong quang phổ của Natri là 5,09.1014 s-1. Tính
bước sóng của ánh sáng đó theo đơn vị nm.
(Trích trong Bài Tập Hóa Lượng Tử của Nguyễn Thị Phi)
Đáp án: λ = 5,894.10-3 nm
Câu 5: Hãy tính khối lượng và năng lượng tương ứng của proton ở bước sóng phát xạ
màu đỏ λ = 6563 Å.
(Trích trong Hóa đại cương của Nguyễn Văn Đáng)
Đáp án: mp = 3,37.10-36 kg; E = 3,03.10-19 J.
Câu 6: Xác định tốc độ và bước sóng De Broglie của electron có động năng là 1 keV
( 1eV = 1,6.10-19 J).
(Trích trong Hóa đại cương của Nguyễn Văn Đáng)
Đáp án: v = 585,476 m/s; λ = 1,24.10-6 m.

Chuyên đề Nguyên tử và Bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học Trang 70
Trường THPT Chuyên Lý Tự Trọng Năm học: 2017 - 2018

Câu 7: Tính bước sóng liên kết với một chùm nơtron v = 4.103 cm/s. Biết khối lượng
nơtron là 1,672.10-27 kg.
(Trích trong Bài Tập Hóa Lượng Tử của Nguyễn Thị Phi)
Đáp án: λ = 9,9074.10-9 m.
Câu 8: Năng lượng ion hóa của một nguyên tử là 5,12.10-18 J. Khi hấp thụ một proton
chưa biết bước sóng, nguyên tử đó bị ion hóa và giải phóng ra electron có tốc độ 3445
km/s. Tính bước sóng của bức xạ tới và năng lượng của proton.
(Trích trong Bài Tập Hóa Lượng Tử của Nguyễn Thị Phi)
Đáp án: λ = 2,111.10-10 m; E = 9,466.10-16 J.
Câu 9: Khi electron trong nguyên tử H chuyển động từ quỹ đạo dừng có năng lượng là
-0,85 eV sang quỹ đạo dừng có năng lượng 13,6 eV thì nguyên tử bức xạ điện từ có bước
sóng là bao nhiêu?
(Trích trong Hóa đại cương của Nguyễn Văn Đáng)
Đáp án: λ = 9,744.10-8 m.
Câu 10: Phát biểu nguyên lý bất định Heisenberg và cho biết hệ quả được rút ra:
a. Tính độ bất định và vị trí electron trong nguyên tử biết ∆v = 106 m/s.
b. Tính độ bất định và vị trí electron trong tia âm cực với v = 106 m/s và độ chính
xác về vận tốc là 0,01%.
c. Tính độ bất định về vận tốc của quả bóng bàn m = 10 g, khi bay vị trí được xác
định chính xác là 0,01mm.
Biết: - Kích thước của electron khoảng 10-13 m, nguyên tử vào khoảng 10-10 m.
- Kích thước của quả bóng bàn khoảng 5 cm.
(Trích trong Hóa đại cương của Nguyễn Văn Đáng)
Đáp án: a) ∆x = 1,16.10-10 m.
b) ∆v = 1,05.10-27 m/s.
Câu 11: Trên cơ sở của nguyên lý bất định Heisenberg, hãy tính độ bất định về vị trí ∆x
rồi cho nhận xét các trước hợp sau:
a. Electron chuyển động với vận tốc khá lớn v = 3.106 m/s, m = 9,1.10-31 kg.
b. Một viên đạn m = 1g, v = 30m/s. Giả sử sai số tương đối hai trường hợp
v
 10 5 .
v
(Trích trong Bài Tập Hóa Lượng Tử của Nguyễn Thị Phi)
Đáp án: a) ∆x = 3,863.10-6 m/s.
b) ∆x = 3,515.10-24 m/s.
Câu 12: Hãy tính bước sóng liên kết DeBroglie cho các trường hợp sau:
a. Một vật có khối lượng 1 gam, chuyển động với vận tốc 1cm/s.
b. Một vật có khối lượng tương tự chuyển động với v = 1000 km/s.

Chuyên đề Nguyên tử và Bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học Trang 71
Trường THPT Chuyên Lý Tự Trọng Năm học: 2017 - 2018

c. Ở nhiệt độ phòng, nguyên tử Heli chuyển động với vHe = 1000 m/s. Cho rằng
mHe = 4,003.
(Trích trong Bài Tập Hóa Lượng Tử của Nguyễn Thị Phi)
Đáp án: a) λ = 6,626.10-29 m.
b) λ = 6,626.10-37 m.
c) λ = 0,997.10-10 m.
Câu 13: Dựa vào thuyết lượng tử Plank, hãy xác định năng lượng (J) và khối lượng (kg)
của proton có bước sóng phát xạ đỏ λđỏ = 6563 Å và phát xạ màu tím λtím = 4400 Å.
(Trích trong Bài Tập Hóa Lượng Tử của Nguyễn Thị Phi)
Đáp án:
Đỏ (E = 3,03.10-19 J; m = 3,365.10-36 kg); Tím (E = 4,52.10-19 J; m = 5,02.10-36 kg)
Câu 14: Tính năng lượng phôtôn ứng với ánh sáng có bước sóng λ1 = 0,768 μm; λ2 =
0,589 μm; λ3 = 0,444 μm.
(Trích trong Bài Tập Hóa Lượng Tử của Nguyễn Thị Phi)
Đáp án: E1 = 2,588.10-16 J; E2 = 3,324.10-16 J; E3 = 4,477.10-16 J.
Đề thi các cấp
Bài 1. Sự phá vỡ các liên kết Cl-Cl trong 1 mol clo đòi hỏi một năng lượng bằng 243 kJ
(năng lượng này có thể sử dụng dưới dạng quang năng). Hãy tính bước sóng của photon
cần sử dụng để phá vỡ liên kết Cl-Cl của phân tử Cl2.
(Trại hè Hùng Vương lần thứ XII-Đề thi đề xuất lớp 10 trường THPT Chuyên Chu Văn
An Tỉnh Lạng Sơn)
Giải
Cl2 + h ν  2Cl
c 243.103
ε = hν = h   4,035.1019 (J/phân tử)
λ 6,022.10 23

h.c 6,625.10-34 . 3.108


 λ= = 19
= 4,925.107 (m) = 492,5 (nm).
ε 4,035.10
Bài 2. Biết năng lượng tối thiểu cần cung cấp để tách cả hai electron ra khỏi nguyên tử
He
ở trạng thái cơ bản là 79,00eV. Khi chiếu một bức xạ có tần số  (s-1 hay Hz) vào
nguyên tử He (cũng ở trạng thái cơ bản) thì thấy có 1 electron thoát ra với vận tốc
1,503.106 m/s. Tính  (Hz).
(Đề thi chọn học sinh giỏi lần VIII môn Hóa học-khối 10 Hội các trường Chuyên vùng
Duyên hải và Đồng bằng Bắc Bộ)
Giải
Theo đề bài có: He  He + 2e ; I1 + I2 = + 79,00 eV
2+

Chuyên đề Nguyên tử và Bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học Trang 72
Trường THPT Chuyên Lý Tự Trọng Năm học: 2017 - 2018

Mặt khác, He+ He2+ + 1e ; I2 = -Ee trong He+


13,6.22
mà He+ là hệ 1 hạt nhân 1 electron  I2    54,4 (eV)
12
 I1, He = 79 – 54,4= 24,60 eV = 3,941.10-18 (J)

1 1 31 18
mv 2 = .9,109.10 .(1,503.10 )  1,029.10 (J)
6 2
Mà Wđ (e) =
2 2
Năng lượng của bức xạ: E = I1 + Wđ (e) = 3,941.10-18 + 1,029.10-18 = 4,97.10-18 (J)
E 4,97.1018
E  h.ν  ν   34
 7,5.1015 (s -1 hay Hz)
h 6,626.10
3.1.5. Quang phổ.
Một số điều cần nhớ:

 Trong mỗi dãy, hiệu giữa hai mức năng lượng càng lớn, năng lượng photon phát ra
càng cao.
 Các công thức tính cần lưu ý:

c
v
λ

E  hv

1  1 1 
σ  R H . 2  2  (Với n và m là những số nguyên, m > n và RH là hằng số
λ n m  Ritbe)

Chuyên đề Nguyên tử và Bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học Trang 73
Trường THPT Chuyên Lý Tự Trọng Năm học: 2017 - 2018

13,6
En  eV
n2

Ví dụ 1: Trong quang phổ phát xạ của nguyên tử hiđro, vạch lục Hβ có bước sóng là
4,86.10-7 m. Tính năng lượng của một photon của ánh sang màu lục đó.
(Trích Tài liệu chuyên Hóa học 10)
Giải
Hướng dẫn giải:
c
Dựa vào phương trình v  , ta có:
λ
c 3,00.108 m/s
v  7
 6,17.1014 s 1
λ 4,86.10 m
Theo phương trình Plăng thì E = hν, vậy:
34 14 1 19
(Ánh sáng lục) E  hv  (6,63.10 J.s).(6,17.10 s )  4,09.10 J/photon
Ví dụ 2: Các mức năng lượng của nguyên tử hiđro được xác định bởi hệ thức sau:
13,6
E n  2 eV
n
Khi nguyên tử hiđro bị ion hóa thì E = 0 (khi đó n = ∞, electron thoát ra khỏi sức hút hạt
nhân).
a) Tính năng lượng ứng với mức cơ bản của nguyên tử hiđro.
b) Người ta xác nhận rằng có bốn vạch thuộc dãy Banme (Balmer) trong quang phổ phát
xạ của nguyên tử hiđro.
Các vạch đó ứng với sự nhảy của electron từ mức năng lượng 3, 4, 5, 6 của nguyên tử về
mức thứ 2.
Tính các độ dài sóng tương ứng. Cho biết: Hằng số Plăng h = 6,62.10-34 J.s-1; tốc độ của
ánh sáng trong chân không c = 3.108 m.s-1
(Trích Tài liệu chuyên Hóa học 10)
Giải
a) Năng lượng ở trạng thái cơ bản
Trạng thái cơ bản ứng với n = 1.
Năng lượng tương ứng với mức đó là:
13,6
E1   2  13,6 eV
1
b) Độ dài sóng của các vạch
Năng lượng của một photon ứng với sự nhảy của electron giữa các mức n’ > 2 và mức
n = 2 là:

Chuyên đề Nguyên tử và Bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học Trang 74
Trường THPT Chuyên Lý Tự Trọng Năm học: 2017 - 2018

ε  hv  E n'  E 2
13, 6 13, 6 1 1 
ε   13, 6.   2 
 4 n' 
2
n' 4
c hc
Độ dài sóng tương ứng λ = bằng λ  . Thay các giá trị bằng số và ε theo jun (với
v ε
1eV = 1,6.10-19 J) ta có:
6, 62.1034.3.108
λ
1 1 
13, 6.1, 6.1019.   2 
 4 n' 
91, 7
λ nm
1 1 
  2
 4 n' 
Bảng sau đây cho giá trị của λ (nm) với n’ = 3, 4, 5, 6
n’ 3 4 5 6
λ (nm) 657 487 435 411

Đề thi các cấp


Bài 1. Trong một thí nghiệm, người ta phóng 1 tia lửa điện qua các nguyên tử hiđro ở áp
suất thấp, các electron bị kích thích lên trạng thái năng lượng cao hơn. Sau khi bị kích
thích, electron nhanh chóng chuyển về mức năng lượng cơ bản (n=1) và bức xạ ra photon
với các bước sóng khác nhau. Tập hợp các bước sóng này gọi là dãy phổ phát xạ của
nguyên tử hiđro. Nếu electron chuyển từ n > 1 về n = 1 ta có dãy lyman. Tính bước sóng
(λ) nhỏ nhất và bước sóng lớn nhất theo nm của dãy phổ. Biết trong hệ một electron, một
hạt nhân, năng lượng của electron được tính theo công thức:
Z2
En = - 13,6. 2 (eV).
n
Cho: h = 6,626.10 J.s ; c = 3.108 m/s.
-34

(Trại hè Hùng Vương lần thứ XII trường THPT Chuyên Tuyên Quang đề xuất)
Giải
E min  E 2  E1  1,63.1218 (J)
hc 6,626.1034.3.108
 λ max   18
 1, 22.107 (m) =122 (nm)
E min 1,63.10
E min  E  E1  2,18.1218 ( J )
hc 6,626.1034.3.108
 λ min    91, 2.109 (m)  91,2 (nm)
E max 2,18.1018
Vậy: 122 nm > λ > 91,2 nm.

Chuyên đề Nguyên tử và Bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học Trang 75
Trường THPT Chuyên Lý Tự Trọng Năm học: 2017 - 2018

Bài 2. Trong một thí nghiệm, người ta ghi được phổ phát xạ (phổ vạch) đối với một ion
giống hiđro (chỉ chứa một electron) ở pha khí. Các vạch phổ của ion khảo sát được biểu
diễn theo hình phổ đồ dưới đây:
A B

λ
Tất cả các vạch phổ thu được đều đặc trưng cho các bước chuyển từ trạng thái kích thích
về trạng thái ứng với n = 3. Căn cứ vào các dữ kiện đã cho, hãy:
a) Cho biết bước chuyển electron nào tương ứng với vạch A và vạch B ghi trên phổ đồ.
b) Giả sử độ dài bước sóng λ = 142,5 nm ứng với vạch B. Tính độ dài bước sóng cho
vạch A theo nm.
Giải
a) Vì bước sóng tỉ lệ nghịch với năng lượng, E = hc/λ, nên vạch quang phổ ở bên phải
của B (ở bước sóng lớn hơn) tương ứng sự chuyển dời về mức năng lượng thấp nhất có
thể, nghĩa là từ n = 4 xuống n = 3. Vạch B tương ứng sự chuyển dời về mức năng lượng
thấp nhất kế tiếp từ n = 5 xuống n = 3 và vạch A tương ứng sự chuyển dời electron từ n
= 6 xuống n = 3.
b) Vì phổ này là dành cho ion một electron nên ta áp dụng công thức:
Z2 19 Z
2
18 Z
2
E  13,6. 2 (eV)  13,6.1,602.10 . 2 (J)  2,179.10 . 2 (J) (1)
n n n
Sử dụng vạch phổ B để xác định Z:
 Z2 Z 2  16Z 2
E53  2,179.1018.  2  2   2,179.1018. (J) (2)
 3 5  9.25
hc 6,626.1034.3,0.108
E53   9
 1,395.1018 (J) (3)
λ 142,5.10
Từ (2) và (3) ta có:
16Z2
2,179.1018.  1,395.1018  Z  3.
9.25
Vậy đó là ion Li2+ với Z = 3.
Sử dụng biểu thức (1) và (3), ta có:
1 1
E 63  2,179.1018.32.  2  2   1, 634.10 18 (J)
3 6 
34
hc 6, 626.10 .3, 0.108
λ  18
 1, 216.107 (m)  121, 6 (nm)
ΔE 1, 634.10

Chuyên đề Nguyên tử và Bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học Trang 76
Trường THPT Chuyên Lý Tự Trọng Năm học: 2017 - 2018

3.1.6. Bộ bốn số lượng tử.


a) Những điều cần nhớ:
Số lượng tử chính n: quy định mức năng lượng của một electron trong nguyên tử
(ứng với số thứ tự của lớp electron đó) và nó nhận các giá trị nguyên.
Số lượng tử phụ l: quy định hình dạng obitan hay kiểu obitan. Ứng với mỗi giá trị
của n thì l nhận các giá trị từ 0 đến (n – 1) và mỗi giá trị l này ứng với một kiểu
obitan như bảng sau:
Giá trị l 0 1 2 3
Ký hiệu AO s p d f

Số lượng tử từ ml: xác định sự định hướng trong không gian của các AO, quy định
số AO trong cùng một phân lớp. Số lượng tử từ ml nhận các giá trị -l...,0,...+l . Mỗi
giá trị của ml ứng với một AO.
1
Số lượng tử spin ms: đặc trưng cho chuyển động của electron, có hai giá trị 
2
1
ứng với mũi tên ↑ và giá trị  ứng với mũi tên ↓ trong một AO.
2
b) Một vài điều lưu ý khi làm bài:
Bộ bốn số lượng tử này chỉ quy định cho một electron trong nguyên tử và các giá
trị của bộ bốn số lượng tử là giá trị nguyên.
Đánh dấu mũi tên chiều quay của electron theo trình tự đánh hết mũi tên ↑ trước
rồi mới đến mũi tên ↓.
Để xác định bộ bốn số lượng tử của một electron, ta dựa vào cách viết cấu tạo
electron theo mức năng lượng
c) Các dạng bài tập:
Dạng 1: Xác định tổ hợp bộ bốn số lượng tử có phù hợp không.
Ví dụ 1: Tổ hợp obitan dưới đây có đúng không? Vì sao?
a) n = 3; l = 3; ml = 0
b) n = 4; l = 1; ml = 0
(Trích Bài tập Đại cương và vô cơ Hóa học 10)
Giải
Hướng dẫn giải:
Theo lý thuyết, ta có ứng với mỗi giá trị của n (n là các giá trị nguyên) thì l nhận các giá
trị từ 0 đến (n – 1) và ml nhận các giá trị từ -l;…0…+l . Do đó:
a) Tổ hợp obitan sai vì l = 3 > (3 – 1)
b) Tổ hợp obitan đúng vì 0 < l = 1 < (4 – 1) và ml = 0 nằm trong khoảng giá trị -1; 0; 1.
Ví dụ 2: Tổ hợp obitan nào dưới đây đúng? Giải thích nếu sai?
a) n = 2; l = 3; ml = 1

Chuyên đề Nguyên tử và Bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học Trang 77
Trường THPT Chuyên Lý Tự Trọng Năm học: 2017 - 2018

b) n = 1; l = 0; ml = -1
c) n = 3; l = 2; ml = +2
(Trích Bài tập Đại cương và vô cơ Hóa học 10)
Giải
Hướng dẫn giải:
a) Tổ hợp obitan này sai vì l = 3 > (2 -1)
b) Tổ hợp obitan này sai vì ml trong trường hợp này chỉ nhận giá trị 0.
c) Tổ hợp obitan này đúng.
Dạng 2 :Xác định nguyên tử với bộ bốn số lượng tử cho trước hoặc tìm bộ bốn số
lượng tử của một electron trong một nguyên tử.
Ví dụ 1: Xác định nguyên tử mà electron cuối cùng có bộ bốn số lượng tử sau đây:
1
n = 3; l = 1; ml = -1; ms = - .
2
(Trích Bài tập Đại cương và vô cơ Hóa học 10)
Giải
Hướng dẫn giải:
n = 3 nên ta có electron cuối cùng nằm ở lớp thứ 3
l = 1 suy ra electron cuối cùng nằm ở phân lớp p

X
ml = -1 nên vị trí electron cuối cùng nằm tại:
-1 0 1
1 ↑↓ ↑ ↑
ms = - nên vị trí tại X, electron có chiều theo mũi tên ↓
2

-1 0 1
Từ đây ta có thể xác định electron cuối cùng có cấu hình là: 3p4
Ta viết được cấu hình electron của nguyên tử là: 1s22s22p63s23p4
→ Z = 16 → Nguyên tử thuộc nguyên tố S.
Ví dụ 2: Viết bộ bốn số lượng tử của electron cuối cùng nguyên tử thuộc nguyên tố Zn.
(Trích Bài tập Đại cương và vô cơ Hóa học 10)
Giải
Hướng dẫn giải:
Cấu hình electron của Zn: 1s22s22p63s23p63d104s2
Electron cuối cùng của Zn có cấu hình electron: 3d10 từ đó ta xác định được bộ bốn số
lượng tử của electron cuối cùng của Zn:
- Electron thuộc lớp thứ 3 → n = 3
- Electron thuộc phân lớp d → l = 2

Chuyên đề Nguyên tử và Bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học Trang 78
Trường THPT Chuyên Lý Tự Trọng Năm học: 2017 - 2018

- Có 10 electron thuộc phân lớp d nên electron cuối cùng nằm tại ô + 2 và electron
cuối cùng có chiều quay ↓
↑↓ ↑↓ ↑↓ ↑↓ ↑↓
-2 -1 0 +1 +2
1
Vậy bộ bốn số lượng tử của electron cuối cùng của Zn là: n = 3; l = 2; ml = +2; ms = -
2
Ví dụ 3: Ba nguyên tố X (Z = 18); Y (Z = 22) ; Z (Z = 19)
Viết cấu hình điện tử của X, Y, Z và xác định bộ bốn số lượng tử của electron cuối cùng
trong cấu hình điện tử nguyên tố X, Y, Z.
Giải
X: 1s22s22p63s23p6
1
Bộ bốn số lượng tử electron cuối cùng: n = 3; l = 1; ml = +1; ms = +
2
Y: 1s22s22p63s23p63d24s2
1
Bộ bốn số lượng tử electron cuối cùng: n = 3; l = 2; ml = -1; ms = +
2
Z: 1s22s22p63s23p64s1
1
Bộ bốn số lượng tử electron cuối cùng: n = 4, l = 0; ml = 0; ms = +
2
Bài tập tự luyện:
Bài 1: Electron cuối cùng của các ion A-, B+, C2-, D2+ đều có cùng bộ bốn số lượng tử
1
trong đó n = 3, l = 1, ml = 0, ms = - . Xác định cấu hình electron của A, B, C và D.
2
Đáp án: A: [Ne]3s 3p 2 5

B: [Ar]4s1
C: [Ne]3s23p4
D: [Ar]4s2
Bài 2: Nguyên tố X có electron cuối cùng ứng với bộ bốn số lượng tử có tổng đại số bằng
2,5. Xác định nguyên tố X, viết cấu hình electron của X.
Đáp án: X có 3 trường hợp:
1. Be (Z = 4): 1s22s2
2. N (Z = 7): 1s22s22p3
3. Na (Z = 11): 1s22s22p63s1
Bài 3: Tổng số proton, nơ tron, electron trong hai nguyên tử của hai nguyên tố M và X
lần lượt bằng 82 và 52. M và X tạo thành hợp chất MXa, trong phân tử của hợp chất đó có
tổng số proton của các nguyên tử bằng 77. Hãy cho biết bộ bốn số lượng tử của electron
cuối cùng của M và X và xác định công thức phân tử MXa.
Đáp án: Bộ bốn số lượng tử của electron cuối cùng của:
1
M: n = 3; l = 2; ml = -2; ms = 
2

Chuyên đề Nguyên tử và Bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học Trang 79
Trường THPT Chuyên Lý Tự Trọng Năm học: 2017 - 2018

1
X: n = 3; l = 1; ml = 0; ms = 
2
⇒ MXa là FeCl3.
Bài 4: Nguyên tử của nguyên tố X có electron cuối cùng ứng với bốn số lượng tử như sau
n = 3; l = 1; ml = 0; ms = -1/2. Hai nguyên tố E, G với ZE < ZG < ZX (Z là điện tích hạt
nhân). Biết rằng:
- Tích số ZE.ZG.ZX = 952
- Tỉ số (ZE + ZX) = 3ZG
Tính ZE, ZG từ đó suy ra nguyên tố E, G.
Đáp án: ZE = 7 ⇒ E là Nitơ (N).
ZG = 8 ⇒ G là Oxi (O).
Đề thi các cấp
Bài 1. Cho A, B là 2 nguyên tố kế tiếp nhau trong cùng một chu kỳ của bảng tuần hoàn
trong đó B có tổng số lượng tử ( n + l ) lớn hơn tổng số lượng tử ( n + l ) của A là 1. Tổng
số đại số của bộ 4 số lượng tử của electron cuối cùng của cation Aa  là 3,5.
1. Xác định bộ bốn số lượng từ của electron cuối cùng trên A, B.
2. Viết cấu hình electron và xác định tên của A, B.
(Trại hè Hùng Vương lần thứ XII-Đề thi đề xuất lớp 10 trường THPT Chuyên Tỉnh
Hà Giang)
Giải
1.Vì 2 nguyên tố kế tiếp nhau trong cùng một chu kỳ nên 2 nguyên tố có cùng số lớp
electron (cùng n ). Mà tổng ( n + l ) của B lớn hơn tổng ( n + l ) của A là 1 nên: Cấu hình
electron lớp ngoài cùng của A, B là:
A: ns2; B: np1
Mặt khác A có 2e ở lớp ngoài cùng  Cation A có dạng A2+. Vậy tổng đại số của 4 số
lượng tử của A2+ là: (n – 1) + 1 + 1 – 1/2= 3,5
Vậy 4 số lượng tử của :
1
A:n=3 l=0 m=0 s=-
2
1
B: n = 3 l=1 m=-1 s=+
2
2. A: 1s22s22p63s2 ( Mg ).
B: 1s22s22p63s23p1 ( Al ).
Bài 2. Lý thuyết lượng tử dự đoán được sự tồn tại của obitan ng ứng với số lượng tử phụ
l = 4 (g là kí hiệu của số lượng tử).
a. Hãy cho biết số electron tối đa mà phân lớp ng có thể có

Chuyên đề Nguyên tử và Bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học Trang 80
Trường THPT Chuyên Lý Tự Trọng Năm học: 2017 - 2018

b. Nguyên tử có electron đầu tiên ở phân mức ng này thuộc nguyên tố có số thứ tự Z
bằng bao nhiêu?
(Trại hè Hùng Vương lần thứ XII-Đề thi đề xuất lớp 10 trường THPT Chuyên Nguyễn Tất
Thành Tỉnh Yên Bái)
Giải
a. Phân mức năng lượng ng ứng với giá trị l = 4 sẽ có 2l + 1 obitan nguyên tử, nghĩa là có
2.4 + 1 = 9 obitan nguyên tử. Mỗi obitan nguyên tử có tối đa 2e. Vậy phân mức năng
lượng ng có tối đa 18e.
b. Cấu hình electron của nguyên tử đó phải có dạng [Rn]7s25f146d107p68s25g1.=>
[Rn]5f145g16d107s27p68s2 => Z = 121.
Bài 3. Cấu hình electron của nguyên tố X có electron ngoài cùng ứng với 4 số lượng tử
sau:
1
n = 6; l = 0; m = 0; s = +
2
Năng lượng ion hóa (I) của nguyên tử X có các giá trị như sau (tính theo kJ/mol):
I1 I2 I3 I4 I5 I6
890 1980 2900 4200 5600 7000
Viết cấu hình electron của X. Cho biết X có thể có những số oxi hóa nào?
(Trại hè Hùng Vương lần thứ XII-Đề thi đề xuất lớp 10 trường THPT Chuyên Bắc Kạn)
Giải
Từ 4 số lượng tử của X suy ra cấu hình e cuối cùng của X là: 6s1. X có thể thuộc nhóm
IA hoặc IB.
Vì năng lượng ion hóa của X biến đổi đều đặn nên các electron trong X có năng lượng
chênh lệch nhau không nhiều. Từ dữ kiện trên suy ra X thuộc nhóm IB
Vậy cấu hình electron của X là [Xe] 4f14 5d10 6s1.
Số oxi hóa có thể có của X là +1; +2; +3.
Bài 4. Cho hai nguyên tố A, B đứng kế tiếp nhau trong bảng tuần hoàn có tổng số (n + l)
bằng nhau: trong đó số lượng tử chính của A lớn hơn số lượng tử chính của B. Tổng đại
số của bộ 4 số lượng tử của electron cuối cùng trên B là 4,5.
a/ Hãy xác định bộ 4 số lượng tử của electron cuối cùng trên A, B.
b/ Hợp chất X tạo bởi A, Cl, O có thành phần phần trăm theo khối lượng lần lượt là
31,83%, 28.98%, 39,18%. Xác định công thức phân tử của A.
(Đề thi Olympic 30/4 năm 2002)
Giải
a/ A, B đứng kế tiếp nhau trong hệ thống bảng tuần hoàn có (n + l) bằng nhau.

Chuyên đề Nguyên tử và Bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học Trang 81
Trường THPT Chuyên Lý Tự Trọng Năm học: 2017 - 2018

nA > nB => cấu hình ngoài cùng


B: np6
A: (n+1)s1
1
 n+1+1– = 4,5
2
 n=3
1
Vậy bộ 4 số lượng tử của A (n = 4, l = 0, m = 0, s = )
2
1
B (n = 3, l = 1, m = 1, s = )
2
b/ Gọi công thức hợp chất X: KxClyOz
31,83 28,98 39,18
 x:y:z= : : =1:1:3
39 35,5 16
Vậy công thức của hợp chất X là KClO3
Bài 5. Nguyên tử của nguyên tố X được bắn phá bằng chùm tia α, tạo nên nguyên tố Y có
1
electron cuối cùng được đặc trưng bởi 4 số lượng tử: n = 2, l = 1, ml = - l, ms = − và
2

đồng thời tách ta một proton. Biết tỉ lệ giữa các bạt không mang điện và mang điện trong
hạt nhân nguyên tử Y là 1,125.
a/ Xác định nguyên tố X, Y và hoàn thành phương trình phản ứng hạt nhân.
b/ Trong điều kiện thích hợp, đơn chất X phản ứng với đơn chất Y tạo thành hợp chất
Z. Viết cấu hình electron của Z theo phương pháp MO-LCAO.
(Đề thi Olympic 30/4 năm 2011 – THPT Chuyên Lý Tự Trọng Cần Thơ)
Giải
1
a/ Nguyên tố Y được đặc trưng bởi bộ 4 số lượng tử: n = 2, l = 1, ml = - l, ms = −
2

↑↓ ↑ ↑
2p
 Y có cấu hình electron: 1s22s22p4
 Y là O (Z = 8)
N
Mặt khác: = 1,125 => N = 9.
Z
 AY = 17.
Ta có: 𝑎𝑏𝑋 + 42𝐻𝑒 → 17
8O + 11H

Chuyên đề Nguyên tử và Bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học Trang 82
Trường THPT Chuyên Lý Tự Trọng Năm học: 2017 - 2018

Vậy: a = 14, b = 7
 X là Nitơ.
14
Phương trình phản ứng hạt nhân: 7N + 42He → 17
8O + 11p
b/ N2 + O2 2NO (Z)
2 2
Cấu hình electron NO: σ1s σ1s σ22s σ∗2 2 2 2 ∗1 ∗1
2s πx πy σz (πx πy ).

3.1.7. Hiệu ứng chắn và năng lượng obitan.


a. Những điều cần nhớ:

Công thức tính điện tích hạt nhân hiệu dụng: Z* = Z - σ


Để tính điện tích hạt nhân hiệu dụng Z*, các AO trong nguyên tử được chia thành các
nhóm theo trật tự:
(1s); (2s, 2p); (3s, 3p); (3d); (4s, 4p); (4d); (4f); (5s, 5p); (5d); …
Để thiết lập biểu thức tính σ, áp dụng các quy tắc sau:
Electron thuộc tất
Các electron Electron thuộc các
cả các nhóm có số
Nhóm khác trong cùng nhóm số lượng tử
lượng tử chính nhỏ
nhóm chính n – 1
hơn n – 1
[1s] 0,3
[ns, np] 0,35 0,85 1,00
[nd] hoặc [nf] 0,35 1,00 1,00

Trình tự các bước tiến hành tính σ theo quy tắc Slater:
- Viết cấu hình electron của nguyên tử hoặc ion đang xét.
- Sắp xếp các obitan theo thứ tự các lớp từ nhỏ đến lớn.
- Chia các obitan trong nguyên tử thành các nhóm.
- Chọn điện tử cần khảo sát.
- Tính hiệu ứng chắn σ theo quy tắc và áp dụng công thức tính Z*.
Dựa vào công thức tính điện tích hiệu dụng trong quy tắc Slater, áp dụng công thức tính
năng lượng obitan EAO:
𝑍∗ 2 𝑍∗ 2
EAO = -13,6 ( ) (eV) = -2,18.10-18 ( ) (J)
𝑛∗ 𝑛∗

n 1 2 3 4 5 6
n* 1,0 2,0 3,0 3.7 4 4,2

Năng lượng của nguyên tử là tổng năng lượng của các điện tử E nguyên tử =∑ EAO
b. Một vài điều lưu ý khi làm bài:

Chuyên đề Nguyên tử và Bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học Trang 83
Trường THPT Chuyên Lý Tự Trọng Năm học: 2017 - 2018

- Mỗi electron thuộc cùng một nhóm với electron khảo sát đóng góp 0,35 đơn vị,
ngoại trừ nhóm 1s đóng góp 0,3 đơn vị. Nếu electron khảo sát thuộc nhóm [s,p] thì
mỗi electron thuộc obitan nguyên tử lớp bên trong đóng góp 0,85 đơn vị, mỗi
obtain lớp sâu hơn đóng góp 1 đơn vị.
- Nếu electron khảo sát thuộc nhóm [d] hay [f], mỗi electron thuộc obitan nguyên tử
thuộc tất cả các nhón bên trong (kể cả khi cùng số lượng tử chính) đều đóng góp 1
đơn vị.
c. Các dạng bài tập:
Dạng 1: Tính hằng số chắn và số đơn vị điện tích hạt nhân hiệu dụng.
Ví dụ 1: Tính hằng số chắn của các electron khác nhau và số đơn vị điện tích hiệu dụng
của nguyên tử C (Z = 6)
(Trích Bài tập Đại cương và vô cơ Hóa học 10)
Giải
Hướng dẫn giải:
Bước 1: Viết cấu hình electron của nguyên tử C và sắp xếp obitan theo thứ tự các lớp từ
nhỏ đến lớn (Z=6)
→ Cấu hình electron C: 1s22s22p2
Bước 2: Chia các obitan thành các nhóm theo trật tự:
→ Có các nhóm (1s) và (2s, 2p)
Bước 3: Chọn điện tử cần khảo sát, tính hiệu ứng chắn theo quy tắc và áp dụng công thức
tìm số đơn vị điện tích hiệu của điện tử đó:
* Chẳng hạn, chọn 1 electron ở nhóm (2s, 2p)
Ta xác định được: đây là electron thuộc nhóm [ns np], có 3 electron cùng nhóm với
electron đang xét và có 2 electron thuộc nhóm có số lượng tử chính bằng n-1.
→Theo công thức
Hằng số chắn của electron đó ở nhóm (2s, 2p) là σ2s2p = 0,35.3 + 0,85.2 = 2,75
→ Theo công thức, ta có Z* = Z – σ = 6 – 2,75 = 3,25
Ví dụ 2: Tính hằng số chắn của các electron khác nhau và số đơn vị điện tích hiệu dụng
của nguyên tử Fe (Z = 26).
(Trích Bài tập Đại cương và vô cơ Hóa học 10)
Giải
Hướng dẫn giải:
Cấu hình electron Fe: 1s22s22p63s23p63d64s2
Ta có:
σ1s = 0,3.1 = 0,3 → Z* = 26 – 0,3 = 25,7
σ2s2p = 0,35.7 + 0,85.2 = 4,15 → Z* = 26 – 4,15 = 21,85
σ3s3p = 0,35.7 + 0,85.8 + 1.2 = 11,25 → Z* = 26 – 11,25 = 14,75
σ3d = 0,35.5 + 1.8 + 1.8 + 1.2 = 19,75 → Z* = 26 – 19,75 = 6,25

Chuyên đề Nguyên tử và Bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học Trang 84
Trường THPT Chuyên Lý Tự Trọng Năm học: 2017 - 2018

σ4s = 0,35.1 + 0,85.14 + 1.8 + 1.2 = 22,25 → Z* = 26 – 22,25 = 3,75


Hằng số chắn của electron đó ở nhóm (2s, 2p) là σ2s2p = 0,35.3 + 0,85.2 = 2,75
→ Theo công thức, ta có Z* = Z – σ = 6 – 2,75 = 3,25
Dạng 2: Tính, so sánh năng lượng obitan, chọn cấu hình electron ở trạng thái cơ
bản:
Ví dụ 1: (Trích Bài tập Đại cương và vô cơ Hóa học 10)
Sử dụng công thức tính năng lượng AO của Slater, hãy so sánh năng lượng của hai cấu
hình electron nguyên tử Coban (Z = 27):
(a).1s22s22p63s23p63d74s2 (b).1s22s22p63s23p63d9
Giải
Hướng dẫn giải:
Bước 1: Xác định những điện tử khác nhau cần so sánh:
Vì (a) và (b) có 1s22s22p63s23p6 giống nhau nên xét 3d74s2 và 3d9 để thấy sự chênh lệch
giữa mức năng lượng obitan của hai cấu hình này.
Bước 2: Tính năng lượng của các điện tử khác nhau của cấu hình (a) và cấu hình (b):
(a): Ta có : E(a) = 2E1s + 8E2s2p + 8E3s3p + 7E3d + 2E4s
 27  20,1 
2

Mà σ3d = 0,35.6 + 1.8 + 1.8 + 1.2 = 20,1 → E3d(a) = 13,6.  = -71,944


 3 
2
 27  23,1 
σ4s = 0,35.1 + 0,85.15 + 1.8 + 1.2 = 23,1 → E4s(a) = 13,6.  ≈ -15,11 (eV)
 3,7 
→ E(a) = 2E1s + 8E2s2p + 8E3s3p + 7.(-71,944) + 2.(-15,11)
= 2E1s + 8E2s2p + 8E3s3p + (-533,828) (eV)
(b): Ta có : E(b) = 2E1s + 8E2s2p + 8E3s3p + 9E3d
 27  20,8 
2

Mà σ3d = 0,35.8 +1.8 + 1.8 + 1.2 = 20,8 → E3d(b) = 13,6.   ≈ -58,09 (eV)
 3 
→ E(b) = 2E1s + 8E2s2p + 8E3s3p + 9.(-58,09)
= 2E1s + 8E2s2p + 8E3s3p + (-522,81) (eV)
Bước 3: So sánh và xác định cấu hình ở trạng thái cơ bản:
Ta có: E(a) < E(b) do có 2E1s + 8E2s2p + 8E3s3p giống nhau và -533,828 < -522,81, vậy
cấu hình (a) là cấu hình của Co ở trạng thái cơ bản.
Ví dụ 2: (Trích Bài tập Đại cương và vô cơ Hóa học 10)
Sử dụng công thức tính năng lượng AO của Slater, hãy so sánh năng lượng của hai cấu
hình electron nguyên tử sau (Z = 25):
(a).1s22s22p63s23p63d7 (b).1s22s22p63s23p63d54s2

Giải

Chuyên đề Nguyên tử và Bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học Trang 85
Trường THPT Chuyên Lý Tự Trọng Năm học: 2017 - 2018

Ta có : E(a) = 2E1s + 8E2s2p + 8E3s3p + 7E2d


= 2E1s + 8E2s2p + 8E3s3p + 7.(-36,28)
= 2E1s + 8E2s2p + 8E3s3p + (-253,97) (eV)
E(b) = 2E1s + 8E2s2p + 8E3s3p + 5E3d + 2E4s
= 2E1s + 8E2s2p + 8E3s3p + 5.(-47,39) + 2.(-12,88)
= 2E1s + 8E2s2p + 8E3s3p + (-267,16)
Vì (-253,97) > (-267,16) → E(a) > E(b)
Bài tập tự luyện:
Bài 1: (Trích Bài tập Đại cương và vô cơ Hóa học 10)
Một trong hai cấu hình electron dưới đây, cấu hình nào là cấu hình của Ni.
(1) 1s22s22p63s23p63d84s2
(2) 1s22s22p63s23p63d1
Giải
Vì (1) và (2) có 1s 2s 2p 3s 3p giống nhau nên xét 3d84s2 và 3d10 để thấy sự chênh lệch
2 2 6 2 6

giữa mức năng lượng obitan của hai cấu hình này.
(1): Ta có : E(a) = 2E1s + 8E2s2p + 8E3s3p + 8E3d + 2E4s
 28  20, 45 
2

Mà σ3d = 0,35.7 + 1.8 + 1.8 + 1.2 = 20,45 → E3d(1) = 13,6.   = -86,137 (eV)
 3 
2
 28  23,95 
σ4s = 0,35.1 + 0,85.16 + 1.8 + 1.2 = 23,95 → E4s(1) = 13,6.   ≈ -16,295
 3,7 
(eV)
→ E(1) = 2E1s + 8E2s2p + 8E3s3p + 8.(-86,137) + 2.(-16,295)
= 2E1s + 8E2s2p + 8E3s3p + (-721,686) (eV)
(2): Ta có : E(2) = 2E1s + 8E2s2p + 8E3s3p + 10E3d
 28  21,15 
2

Mà σ3d = 0,35.9 +1.8 + 1.8 + 1.2 = 21,15 → E3d(2) = 13,6.  ≈ -70,905


 3 
(eV)
→ E(2) = 2E1s + 8E2s2p + 8E3s3p + 10.(-70,905)
= 2E1s + 8E2s2p + 8E3s3p + (-709,05) (eV)
Ta có: E(1) < E(2) do có 2E1s + 8E2s2p + 8E3s3p giống nhau và -721,686 < -709,05.
Vậy cấu hình (1) là cấu hình của Ni ở trạng thái cơ bản.

Bài 2: (Trích Bài tập Đại cương và vô cơ Hóa học 10)


Sử dụng công thức tính năng lượng AO của Slater, hãy tính năng lượng của cả nguyên tử
Cl (Z = 17).

Chuyên đề Nguyên tử và Bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học Trang 86
Trường THPT Chuyên Lý Tự Trọng Năm học: 2017 - 2018

Giải
2 2 6 2 5
Cl (Z = 17): 1s 2s 2p 3s 3p
σ1s = 0,3.1 = 0,3 → Z* = 17 – 0,3 = 16,7
2
 16,7 
→ E1s = 13,6.  = -3792,904 eV
 1 
σ2s2p = 0,35.7 + 0,85.2 = 4,15 → Z* = 17 – 4,15 = 12,85
2
 12,85 
→ E2s2p = 13,6.  = -561,417 eV
 2 
σ3s3p = 0,35.6 + 0,85.8 + 1.2 = 10,9 → Z* = 17 – 10,9 = 6,1
2
 6,1 
→ E3s3p = 13,6.   = -56,228 eV
 3 
ECl = 2E1s + 8E2s2p + 7E3s3p
= 2.(-3792,904) + 8.(-561,417) + 7.(-56,228)
= -12470,74 eV
Bài 3: Tính điện tích hiệu dụng của hạt nhân:
(Trích Bài tập Đại cương và vô cơ Hóa học 10)
Giải
a) Hai nguyên tử Ca và Cu đối với điện tích ngoài cùng 4s.
 Ca (Z = 20): 1s22s22p63s23p64s2
σ4s = 0,35.1 + 0,85.8 + 1.8 + 1.2 = 17,15 → Z* = 20 – 17,15 = 2,85
 Cu (Z = 27): 1s22s22p63s23p63d104s1
σ4s = 0,85.18 + 1.8 + 1.2 = 25,3 → Z* = 29 – 25,3 = 3,7
b) Nguyên tử S đối với điện tích 3s.
 S (Z = 16): 1s22s22p63s23p4
σ3s = 5.0,35 + 8.0,85 + 2.1 = 10,55 ⇒ Z* = 16 – 10,55 = 5,45.
c) Nguyên tử Ti (Z = 22) đối với điện tích 3d.
 Ti (Z = 22): 1s22s22p63s23p63d24s2
σ3d = 1.0,35 + 18.1 = 18,35 ⇒ Z* = 22 – 18,35 = 3,65
Bài 4: Dựa vào công thức tính năng lượng obitan Slater, hãy tính năng lượng ion hóa thứ nhất
và thứ hai của nguyên tử Mg (Z = 12) và nhận xét.
(Trích Bài tập Đại cương và vô cơ Hóa học 10)
Giải
2 2 6 2
Mg (Z = 12): 1s 2s 2p 3s
σ3s = 0,35.1 + 0,85.8 + 1.2 = 9,15 → Z* = 12 – 9,15 = 2,85
2
 2,85 
→ E3s = -13,6.   = -12,274 eV
 3 
Mg  Mg   1 e
Mg+: 1s22s22p63s1

Chuyên đề: Nguyên tử - Bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học Trang 87
Trường THPT Chuyên Lý Tự Trọng Năm học: 2017 - 2018

σ3s (Mg+) = 0,85.8 + 1.2 = 8,8 → Z* = 12 – 8,8 = 3,2


2
 3, 2 
→ E3s = -13,6.   = -15,474 eV
 3 
⇒ I1 = E3s (Mg+) – 2E3s(Mg) = -15,474 – 2.(-12,274) = 9,074 eV.
Mg   Mg 2  1 e
Mg2+: 1s22s22p6
E3s(Mg2+) = 0
⇒ I2 = E3s (Mg2+) – E3s(Mg+) = 0 - (-15,474) = 15,474 eV.
Đề thi các cấp
Bài 1. Viết cấu hình electron của Na (Z = 11) và Mg (Z = 12) ở trạng thái cơ bản? Xác định
năng lượng orbital của các electron hoá trị và từ đó suy ra năng lượng ion hoá thứ nhất và thứ
hai của hai nguyên tử trên, so sánh những giá trị thu được và giải thích sự khác nhau.
(Trại hè Hùng Vương lần thứ XII-Đề thi đề xuất lớp 10 trường THPT Chuyên Bắc Kạn)
Giải
* Ở trạng thái cơ bản,
cấu hình e của 11Na là: 1s22s22p63s1 hay [10Ne]3s1 và của 12Mg là: 1s22s22p63s2 hay [10Ne]3s2
* Năng lượng orbital của electron hoá trị đối với Na:
3s = 2 + (80,85) = 8,8  Z *3s = 11  8,8 = 2,2
2
 E3s =  13,6  2,2  =  7,3 eV
 3 
Năng lượng ion hoá thứ nhất: Na  Na+ + e
I1 = E(Na+)  E(Na) = 0E3s(Na+)  1E3s(Na) =  ( 7,3) = 7,3 eV.
Năng lượng ion hoá thứ hai: Na+  Na2+ + e
Trong Na+: 1s22s22p6
2s = 2p = (20,85) + (70,35) = 4,15  Z *2s = Z *2p = 11  4,15 = 6,85
2
 E2s = E2p =  13,6  6,85  =  159,5 eV
 2 
Trong Na2+: 1s22s22p5
2s = 2p = (20,85) + (60,35) = 3,8  Z *2s = Z *2p = 11  3,8 = 7,2
2
 E2p =  13,6  7, 2  =  176,2 eV
 2 
I2 = 7E(Na2+)  8E(Na+) = 7( 176,2)  8( 159,5) = 42,6 eV
* Năng lượng orbital của electron hoá trị đối với Mg:
3s = 2 + (80,85) + 0,35 = 9,15  Z *3s = 12  9,15 = 2,85

Chuyên đề: Nguyên tử - Bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học Trang 88
Trường THPT Chuyên Lý Tự Trọng Năm học: 2017 - 2018

2
 E3s(Mg) =  13,6  2, 85  =  12,3 eV
 3 
Năng lượng ion hoá thứ nhất: Mg  Mg+ + e
Trong Mg+: 1s22s22p63s1
3s = 2 + (80,85) = 8,8  Z *3s = 12  8,8 = 3,2
2
 E3s(Mg+) =  13,6  3,2  =  15,5 eV
 3 
I1 = 1E3s(Mg+)  2E3s(Mg) = ( 15,5)  2(12,3) = 9,1 eV.
Năng lượng ion hoá thứ hai: Mg+  Mg2+ + e
Trong Mg2+: 1s22s22p6
I2 = E(Mg2+)  E(Mg+) = 0E3s  1E3s =  ( 15,5) = 15,5 eV.
* So sánh: Với Na (I2  6I1) còn với Mg (I2  1,5I1)
* Giải thích: Cấu hình Na+ bão hoà, bền nên sự tách e  Na2+ cần tiêu tốn năng lượng lớn
Cấu hình Mg2+ bão hoà, bền nên sự tách e để Mg+  Mg2+ thuận lợi hơn.
Bài 2. Cho các ion sau đây: He+, Li2+, Be3+.
a) Áp dụng biểu thức tính năng lượng: En = -13,6(Z2/n2) (có đơn vị là eV); n là số lượng
tử chính, Z là số điện tích hạt nhân, hãy tính năng lượng E2 theo đơn vị kJ/mol cho mỗi ion trên
(trong đáp số có 4 chữ số thập phân).
b) Có thể dùng trị số nào trong các trị số năng lượng tính được ở trên để tính năng lượng
ion hóa của hệ tương ứng? Tại sao?
c) Ở trạng thái cơ bản, trong số các ion trên, ion nào bền nhất, ion nào kém bền nhất?
Tại sao?
(Đề thi đề nghị chọn học sinh giỏi Trại hè Hùng Vương lớp 10 năm 2015-2016 Trường
THPT Chuyên Lê Quý Đôn)
Giải
a) Áp dụng biểu thức En = -13,6(Z /n )  E2 = -3,4Z2 (eV) = -328,0063Z2 kJ/mol.
2 2

- Đối với He+: Z = 2  E2 = -1312, 0252 kJ/mol.


- Đối với Li2+: Z = 3  E2 = -2952, 0567 kJ/mol.
- Đối với Be3+: Z = 4  E2 = -5248, 1008 kJ/mol.
b) Theo định nghĩa, năng lượng ion hóa là năng lượng ít nhất để tách 1 electron khỏi hệ ở trạng
thái cơ bản. Với cả 3 ion trên, trạng thái cơ bản ứng với n = 1. Các trị số năng lượng tính được
ở trên ứng với trạng thái kích thích n = 2, do vậy không thể dùng bất cứ trị số E2 nào để tính
năng lượng ion hóa.
c) Mỗi ion đều có 1 electron, cùng ở trạng thái cơ bản, ion có số điện tích hạt nhân Z càng lớn
thì lực hút của hạt nhân tác dụng vào electron càng mạnh, ion càng bền và ngược lại. Như vậy
ion Be3+ có Z = 4 (lớn nhất) bền nhất và ion He+ có Z = 2 (bé nhất) kém bền nhất trong số 3 ion
đã cho.

Chuyên đề: Nguyên tử - Bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học Trang 89
Trường THPT Chuyên Lý Tự Trọng Năm học: 2017 - 2018

3.1.8. Dựa vào cấu hình electron xác định nguyên tố và vị trí trong bảng tuần hoàn
Những điều cần nhớ:
Số thứ tự của nguyên tố là số thứ tự của ô nguyên tố trong bảng tuần hoàn, đúng
bằng số hiệu nguyên tử của nguyên tố đó.
Chu kì là một dãy các nguyên tố mà nguyên tử của chúng có cùng số lớp electron,
được xếp theo chiều tăng dần điện tích hạt nhân. Số thứ tự của chu kì ứng với số lớp
electron của nguyên tử các nguyên tố trong chu kỳ đó.
Nhóm nguyên tố là tập hợp các nguyên tố mà nguyên tử có cấu hình electron tương
tự nhau
 Số thứ tự nhóm A: bằng số e lớp ngoài cùng của nguyên tố
 Số thứ tự nhóm B:
* a + b < 8 thì tổng này là số thứ tự của nhóm.
* a + b = 8 hoặc 9 hoặc 10 thì nguyên tố thuộc nhóm VIIIB.
* |a + b - 10| tổng này là số thứ tự của nhóm.
Phân nhóm nguyên tố gồm các nguyên tố có cấu trúc electron lớp ngoài cùng hoặc
của những phân lớp ngoài cùng tương tự nhau. Có 2 phân nhóm:
-Phân nhóm chính (nhóm A): gồm các nguyên tố s và nguyên tố p có cấu hình
electron lớp ngoài cùng là nsx hoặc ns2npx-2 (là những nguyên tố mà electron
“cuối cùng” thuộc phân lớp s hoặc p).
-Phân nhóm phụ (nhóm B): gồm các nguyên tố d và nguyên tố f (là những nguyên tố
mà electron “cuối cùng” thuộc phân lớp d hoặc f).
Một số điều lưu ý khi làm bài:
- Vì các bài toán xác định nguyên tố và vị trí trong bảng tuần hoàn thường được ghép vào
các dạng bài lớn, nên cần nắm kỹ năng giải như vận dụng bộ bốn số lượng tử, ghi nhớ
cấu tạo của bảng tuần hoàn hóa học, lưu ý các tính chất, đặc điểm của mỗi nhóm, chu
kỳ,…
- Khi viết cấu hình electron để xác định cần viết theo thứ tự lớp, không viết theo mức
năng lượng.
- Khi xác định vị trí cần xác định về: số thứ tự của nguyên tố, chu kỳ và nhóm.
Ví dụ 1: Hai nguyên tố A, B đứng kế tiếp nhau trong cùng một chu kì của bảng tuần hoàn có
tổng số đơn vị điện tích hạt nhân là 25. Xác định vị trí của A, B trong bảng tuần hoàn., biết
ZA > Z B .
- Xác định số hiệu nguyên tử của A, B.
- Viết cấu hình electron của A, B và xác định vị trí của A, B trong bảng tuần hoàn (chu kì,
nhóm)
(Trích Bài tập Đại cương và vô cơ Hóa học 10)
Giải
Hướng dẫn giải:
- Xác định số hiệu nguyên tử của A, B.
Ta có: ZB = ZA + 1

Chuyên đề: Nguyên tử - Bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học Trang 90
Trường THPT Chuyên Lý Tự Trọng Năm học: 2017 - 2018

ZA + ZB = 2ZA + 1 = 25
⇒ ZA = 12, ZB = 13
- Viết cấu hình electron của A, B và xác định vị trí của A, B trong bảng tuần hoàn (chu kì,
nhóm)
A (Z = 12) 1s22s22p63s2 thuộc chu kì 3, nhóm IIA
B (Z = 13) 1s22s22p63s23p1 thuộc chu kì 3, nhóm IIA
Ví dụ 2: Nguyên tố R ở chu kì 4 trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học. Trong một ion
phổ biến sinh ra từ nguyên tử R có các đặc điểm sau: Số electron trên phân lớp p gấp đôi số
electron trên phân lớp s, số electron của lớp ngoài cùng hơn số electron trên phân lớp p là 2.
a) Xác định R. Viết cấu hình electron của nguyên tử R.
b) Xác định vị trí của R trong bảng tuần hoàn.
(Trích Bài tập Đại cương và vô cơ Hóa học 10)
Giải
Hướng dẫn giải:
Vì nguyên tố R ở chu kì 4 nên lớp ngoài cùng của R có phân lớp 4s, có thể có phân lớp 3d, 4p
và R có 1s22s22p63s23p6
Với ion của R: Nếu lớp ngoài cùng của R là 4 thì số electron tối đa là 8 (4s24p6) và số electron
lớp p tối đa lúc này là 18. Suy ra số electron lớp ngoài cùng luôn nhỏ hơn số electron trên phân
lớp p.
Mà theo đề bài: số electron của lớp ngoài cùng hơn số electron trên phân lớp p là 2.
Vậy lớp ngoài cùng của ion R là 3
Ta đặt cấu hình electron của ion R là 1s22s22p63sx3py3dz
Vì số electron trên phân lớp p gấp đôi số electron trên phân lớp s nên ta có:
2(2 + 2 + x) = 6 + y
y = 2 + 2x
x = 1; y = 4 (loại)
x = 2; y = 6 (nhận)
Vậy 1s22s22p63s23p63dz
Số electron phân lớp p lúc này là 6 + 6 = 12.
Mà số electron của lớp ngoài cùng hơn số electron trên phân lớp p là 2.
Suy ra số electron lớp ngoài cùng là 12 + 2 = 14.
Nên phân lớp 3d có 2 electron z = 2.
Vậy R có cấu hình electron là 1s22s22p63s23p63d24s2 ⇒ R là Fe.
Vị trí của R: ô 26, chu kì 4, nhóm VIIIB.
Đề thi các cấp
Bài 1. Tổng số hạt proton, nơtron và electron trong ion X3+ bằng 73. Trong X3+ số hạt mang
điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 17.
a) Viết cấu hình electron của X, X2+, X3+
b) Xác định vị trí ( ô, chu kỳ, nhóm) của nguyên tố X trong bảng tuần hoàn. Giải thích.
Chuyên đề: Nguyên tử - Bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học Trang 91
Trường THPT Chuyên Lý Tự Trọng Năm học: 2017 - 2018

(Đề thi chọn học sinh giỏi lớp 12 THPT tỉnh Hà Nam 2015-2016).
Giải
Tổng p, e, n của X3+ là 73 → 2p + n = 76 (1)
Số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 17
→ 2p – n = 20 (2)
(1)(2) → p = e = 24; n = 28
AO của:
X: 1s22s22p63s23p63d54s1
X2+: 1s22s22p63s23p63d4
X3+: 1s22s22p63s23p63d3
X thuộc ô nguyên tố 24 do có Z = 24.
X thuộc chu kì 4 do electron ngoài cùng điền vào phân lớp 4s.
X thuộc VIB do X có phân lớp 3d và tổng e hóa trị là 6.
Bài 2. Hợp chất X được tạo thành từ các ion đều có cấu hình electron 1s22s22p63s23p6. Trong
một phân tử X có tổng số hạt electron, proton, nơ tron là 164.
a) Hãy xác định X.
b) Hòa tan chất X ở trên vào nước được dung dịch A làm quỳ tím hóa xanh. Xác định công
thức đúng của X và viết PTHH của các phản ứng xảy ra khi cho dung dịch A lần lượt vào từng
dung dịch FeCl3, AlCl3, MgCl2 riêng biệt.
(Đề thi chọn HSG lớp 11 năm học 2010 – 2011 Tỉnh Thái Nguyên)
Giải
a. Gọi M+n và Y-y là các ion tạo nên X, đều có cấu hình electron là 1s22s22p63s23p6.
Cấu hình electron của Y: 1s22s22p63s23p6-y
Trường hợp 1: M+n có n = 1 → cấu hình electron của M: 1s22s22p63s23p64s1
→ M là K → nY + 36 – 2y + (2.19 + 20)y = 164
y 1 2 3 4
nY 72 (loại) 16 (nhận, S) -40 (loại) -90 (loại)
Vậy X là K2S.
Trường hợp 2: M+n có n = 2 → cấu hình electron của M: 1s22s22p63s23p64s2
→ M là Ca → nY + 36 – 2y + (2.20 + 20)y = 164
y 1 2 3 4
18 (nhận, Cl
nY 72 (loại) -38 (loại) -98 (loại)
đồng vị 35)
Vậy X là CaCl2.
b. Hòa tan X thu được dung dịch A làm quỳ hóa xanh vậy X là K2S.
3K2S + 2FeCl3 → 2FeS↓ + 6KCl + S↓
2AlCl3 + 6H2O + 3K2S → 2Al(OH)3↓ + 3H2S↑ + 6KCl
K2S + MgCl2 + 2H2O   2KCl + Mg(OH)2↓ + H2S
Bài 3. Nguyên tử nguyên tố R có tổng số electron ở các phân lớp s là 7.
a) Viết cấu hình electron nguyên tử của R, Xác định tên nguyên tố R.
b) Với R có phân lớp 3d đã bão hoà, hoà tan hoàn toàn m gam một oxit của R trong dung dịch
H2SO4 đặc, nóng sinh ra 0,56 lít (đktc) khí SO2 là sản phẩm khử duy nhất. Hấp thụ toàn bộ
lượng khí SO2 trên vào 2 lít dung dịch KMnO4 thu được dung dịch T (coi thể tích không thay
đổi).Viết các phương trình hoá học.
Chuyên đề: Nguyên tử - Bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học Trang 92
Trường THPT Chuyên Lý Tự Trọng Năm học: 2017 - 2018

(Kì thi chọn học sinh giỏi lớp 12 Hà Nội 2011-2012)


Giải
a. Cấu hình e của R: 1s22s22p63s23p63dx4s1
Với x = 0, cấu hình e của R: 1s22s22p63s23p64s1, vậy R là Kali
Với x = 5, cấu hình e của R: 1s22s22p63s23p63d54s1 vậy R là Crom
Với x = 10, cấu hình e của R: 1s22s22p63s23p63d104s1 vậy R là Cu
b. Với phân lớp 3d đã bão hòa vậy R là Cu, mà oxit của R (Cu) tác dụng với H 2SO4 đặc, nóng
cho ra sản phẩm khử là SO2, vậy Cu trong oxit chưa đạt số oxi hóa dương lớn nhất, vậy oxit là
Cu2O. Các PTHH:
Cu2O + 3H2SO4đ → 2CuSO4 + SO2 + 3H2O
5SO2 + 2KMnO4 + 2H2O → 2H2SO4 + 2MnSO4 + K2SO4
Bài 4. X, Y, R, A, B theo thứ tự là 5 nguyên tố liên tiếp trong Hệ thống tuần hoàn (HTTH) có
tổng số điện tích là 90 (X có số điện tích hạt nhân nhỏ nhất).
a) Xác định điện tích hạt nhân của X, Y, R, A, B. Gọi tên các nguyên tố đó.
b) Viết cấu hình electron của X2−, Y−, R, A+, B2+. So sánh bán kính của chúng và giải thích.
c) Trong phản ứng oxi hoá-khử, X2−, Y− thể hiện tính chất cơ bản gì? Vì sao?
(Đề thi HSG 10 tỉnh Thái Nguyên 2011-2012)
Giải
Gọi Z là số điện tích hạt nhân của X
=> Số điện tích hạt nhân của Y, R, A, B lần lượt là: (Z + 1), (Z + 2), (Z + 3), (Z + 4)
Theo giả thiết:
Z + (Z + 1) + (Z + 2) + (Z + 3) + (Z + 4) = 90
=> Z = 16
 16X; 17Y; 18R; 19A; 20B
 X, Y, R, A, B lần lượt là (S), (Cl), (Ar), (K), (Ca)
b) S2-, Cl-, Ar, K+, Ca2+ đều có cấu hình e: 1s22s22p63s23p6
Số lớp e giống nhau => r phụ thuộc điện tích hạt nhân. Điện tích hạt nhân càng lớn thì bán
kính r càng nhỏ.
rS2- > rCl- > rAr > rK + > rCa 2+
c) Trong phản ứng oxi hóa – khử, ion S2-, Cl- luôn luôn thể hiện tính khử vì các ion này có số
oxi hóa thấp nhất.
Bài 5. Nguyên tử của nguyên tố A có tổng số electron trong các phân lớp p là 7. Nguyên tử của
nguyên tố B có tổng số hạt mang điện nhiều hơn số hạt mang điện của A là 8. Cho đơn chất A
tác dụng với đơn chất B thu được chất X
a. Hòa tan X vào H2O thu được dung dịch có môi trường axit, bazơ hay trung tính? Giải thích
b. Lấy 4,83 gam X.nH2O hoà tan vào nước thu được dung dịch Y. Dung dịch Y tác dụng vừa
đủ với dung dịch chứa 10,2 gam AgNO3. Xác định n.
(Đề dự bị thi HSG cấp TP Hải Phòng 2016-2017)
Giải

Chuyên đề: Nguyên tử - Bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học Trang 93
Trường THPT Chuyên Lý Tự Trọng Năm học: 2017 - 2018

a. Theo đề bài, ta có cấu hình electron nguyên tử của nguyên tố A như sau:
1s22s22p63s23p1 => Z = 13 => A là nhôm (Al)
Ta có tổng số hạt mang điện của A : p + e = 2p = 26
Tổng số hạt mang điện của B là: p’ + e’ = 2p’
=> 2p’ – 26 = 8 <=> p’ = 17
=> B là nguyên tố clo (Cl)
=> X là AlCl3
Khi hòa tan X vào H2O
AlCl3  Al3+ + 3Cl-
Ion Al3+ bị thuỷ phân trong nước
Al3+ + H2O  Al(OH)3 + 3H+
Dung dịch thu được có môi trường axit
10,2
b. n AgNO3 =  0,06 mol
170
Phương trình phản ứng xảy ra:
AlCl3 + 3AgNO3  Al(NO3)3 + 3AgCl 
0,02 0,06

Mà m X.nH2O = n AlCl3 = (133,5 + 18n) = 4,83 g


1
=> n  (4,83  0,02.133,5) = 6
18.0,02
Bài 6. Nguyên tử của nguyên tố X có tổng số hạt các loại là 60, số hạt mang điện trong hạt nhân
bằng số hạt không mang điện. Nguyên tử của nguyên tố Y có 11 electron p. Nguyên tử nguyên tố Z
có 4 lớp electron và 6 electron độc thân.
Cho biết vị trí của các nguyên tố trên trong bảng hệ thống tuần hoàn. So sánh (có giải thích) bán kính
của các nguyên tử và ion X, X2+ và Y-.
(Trại hè Hùng Vương lần thứ XII-Đề thi đề xuất lớp 10 trường THPT Chuyên Hạ Long Tỉnh
Quảng Ninh)
Giải
Xác định vị trí :
2ZX  NX  60 ;ZX  NX  ZX  20 ,
X là canxi (Ca), cấu hình electron của 20Ca : [Ar] 4s2
Cấu hình của Y là 1s22s22p63s23p5 hay [Ne] 3s2 3p5 Y là Cl
Theo giả thiết thì Z chính là crom, cấu hình electron của 24Cr : [Ar] 3d5 4s1

Chuyên đề: Nguyên tử - Bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học Trang 94
Trường THPT Chuyên Lý Tự Trọng Năm học: 2017 - 2018

STT Chu kỳ nguyên Nhóm nguyên


tố tố
Ca 20 4 IIA
Cl 17 3 VIIA
Cr 24 4 VIB
Trật tự tăng dần bán kính nguyên tử: R Ca 2  R Cl   R Ca
Bán kính nguyên tử tỉ lệ với thuận với số lớp electron và tỉ lệ nghịch với số đơn vị điện tích hạt
nhân của nguyên tử đó.
Bán kính ion Ca2+ nhỏ hơn Cl- do có cùng số lớp electron (n = 3), nhưng điện tích hạt nhân
Ca2+ (Z = 20) lớn hơn Cl- (Z = 17). Bán kính nguyên tử Ca lớn nhất do có số lớp electron lớn
nhất (n = 4).
3.1.9. Xác định nguyên tố s, p, d, f; họ Lantan và Actini
Để xác định một nguyên tố bất kì thuộc phân nhóm (khối) nào, ta dựa vào phân lớp mà electron
cuối cùng của nguyên tố đó điền vào.
Lưu ý: Các nguyên tố nhóm f bao gồm họ Lantan và Actini được xếp thành 2 hàng dưới bảng
tuần hoàn.

Ví dụ:
Với Na (Z = 11) 1s22s22p63s1 có electron cuối cùng điền vào phân lớp 3s → Na là nguyên tố s.
Với Br (Z = 35) 1s22s22p63s23p63d104s24p5 có electron cuối cùng điền vào phân lớp 4p → Br là
nguyên tố p.
Với Mn (Z = 25) 1s22s22p63s23p63d54s2 có electron cuối cùng điền vào phân lớp 3d → Mn là
nguyên tố d.
Với Ce (Z = 58) 1s22s22p63s23p63d104s24p64d104f25s25p65d06s2 có electron cuối cùng điền vào
phân lớp 4f (theo Kleshkovski, phân lớp 4f có năng lượng mạnh hơn 6s) → Ce là nguyên tố f,
thuộc họ Lantan.
Bài tập tự luyện
Câu 1: Trình bày ngắn gọn khái niệm nguyên tố s, p, d, f.
(Sưu tầm)
Đáp án: - Nguyên tố s có cấu hình electron ngoài cùng đều là s1 và s2 (nhóm IA và IIA).
- Nguyên tố p gồm nguyên tố có cấu hình electron ngoài cùng là px (1 ≤ x ≤ 6) (nhóm
IIIA, IVA, VA, VIA, VIIA, VIIIA).

Chuyên đề: Nguyên tử - Bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học Trang 95
Trường THPT Chuyên Lý Tự Trọng Năm học: 2017 - 2018

- Nguyên tố d gồm những kim loại chuyển tiếp d gồm 10 cột xếp sát nhau, mỗi cột là
một nhóm B ứng với sự điền vào phân lớp d tương ứng từ 1 đến 10.
- Nguyên tố f gồm các kim loại chuyển tiếp thuộc họ Lantan và Actini xếp dưới bảng
tuần hoàn 2 hàng, mỗi hàng gồm 14 nguyên tố.
Câu 2; Xác định nguyên tố s, p, d, f và viết cấu hình electron ở trạng thái cơ bản của các
nguyên tố có Z lần lượt bằng 34, 41, 47, 64, 54.
(Sưu tầm)
Đáp án: (Z = 34) 1s22s22p63s23p63d104s24p4 → nguyên tố p.
(Z = 41) 1s22s22p63s23p63d104s24p64d45s1 → nguyên tố d.
(Z = 47) 1s22s22p63s23p63d104s24p64d105s1 → nguyên tố d.
(Z = 64) 1s22s22p63s23p63d104s24p64d104f75s25p65d16s2 → nguyên tố f.
(Z = 54) 1s22s22p63s23p63d104s24p64d105s25p6 → nguyên tố p.
Câu 3: Xác định nguyên tố s, p, d, f có F (Z = 9), Ca (Z = 20), Cr (Z = 24), Fe (Z = 26), Cu (Z
= 29), Zn (Z = 30) trong bảng tuần hoàn.
(Sưu tầm)
Đáp án:
F (Z = 9) 1s22s22p5 → nguyên tố p.
Ca (Z = 20) 1s22s22p63s23p64s2 → nguyên tố s.
Cr (Z = 24) 1s22s22p63s23p63d54s1 → nguyên tố d.
Fe (Z = 26) 1s22s22p63s23p63d64s2 → nguyên tố d
Cu (Z = 29) 1s22s22p63s23p63d104s1 → nguyên tố d.
Zn (Z = 30) 1s22s22p63s23p63d104s2 → nguyên tố d.
Câu 4: Viết cấu hình electron của 2 nguyên tố có Z lần lượt bằng 69 và 79. Nguyên tố nào là
nguyên tố d, nguyên tố nào là nguyên tố f, cho biết mối quan hệ giữa chúng?
(Sưu tầm)
Đáp án: (Z = 69) 1s22s22p63s23p63d104s24p64d104f135s25p65d06s2 → Nguyên tố f.
(Z = 79) 1s22s22p63s23p63d104s24p64d104f145s25p65d106s1 →Nguyên tố d.
Hai nguyên tố trên nằm cùng một chu kì do electron lớp ngoài cùng điền vào 6s.
Câu 5: Không nhìn bảng tuần hoàn hãy viết cấu hình e của các nguyên tử có Z lần lượt là 22,
37, 32, 42, 61, 74, 90. Cho biết khối của mỗi nguyên tố, nguyên tố nào là kim loại, á kim, phi
kim.
(Sưu tầm)
Đáp án:
(Z = 22) 1s22s22p63s23p63d24s2 → Nguyên tố d, kim loại chuyển tiếp.
(Z = 37) 1s22s22p63s23p63d104s24p65s1 → Nguyên tố s, kim loại kiềm.
(Z = 32) 1s22s22p63s23p63d104s24p2→ Nguyên tố p, á kim.
(Z = 61) 1s22s22p63s23p63d104s24p64d104f55s25p65d06s2 → Nguyên tố f, họ Lantan.
(Z = 74) 1s22s22p63s23p63d104s24p64d104f145s25p65d46s2 → Nguyên tố d, kim loại chuyển tiếp
(Z = 42) 1s22s22p63s23p63d104s24p64d55s1 → Nguyên tố d, kim loại chuyển tiếp
Chuyên đề: Nguyên tử - Bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học Trang 96
Trường THPT Chuyên Lý Tự Trọng Năm học: 2017 - 2018

(Z = 90) 1s22s22p63s23p63d104s24p64d104f145s25p65d105f06s26p66d27s2 → Nguyên tố f, họ Actini.

3.1.10. Xác định tên nguyên tố dựa vào hóa trị cao nhất trong oxit và hợp chất khí với hidro.
a) Những điều cần nhớ:
Công thức tổng
Nhóm I II III IV V VI VII
quát
Oxit cao
R2O RO R2O3 RO2 R2O5 RO3 R2O7 R2On n = (1…7)
nhất
Hợp chất
khí với RH4 RH3 RH2 RH RH8-n 4 < n < 7
hidro

- Số thứ tự của nhóm = số oxi hoá cao nhất với oxi = số electron lớp ngoài cùng của các
nguyên tố ở nhóm A.
- Hoá trị đối với hiđro = 8 – số thứ tự nhóm của nguyên tố.
b) Ví dụ:
Ví dụ: Nguyên tố R có hóa trị cao nhất trong oxit gấp 3 lần hóa trị trong hợp chất với hiđro.
a. Hãy cho biết hóa trị cao nhất của R trong oxit.
b. Trong hợp chất của R với hiđro có tỉ lệ khối lượng mR : mH = 16 : 1
Không dùng bảng tuần hoàn, cho biết kí hiệu của nguyên tử R.
(Trích Tài liệu chuyên Hóa học 10 Tập một)
Giải
a. Gọi hóa trị cao nhất của R trong oxit là m, hóa trị trong hợp chất với hiđro là n. Ta có: m + n
= 8.
Theo bài: m = 3n. Từ đây tìm được m = 6; n = 2.
b. Công thức hợp chất R với hiđro là H2R. Theo bài: mR : mH = 16 : 1 → R = 32.
Gọi tổng số hạt proton, nơtron của R là P, N. Ta có P + N = 32.
Ta có: P < N < 1,5 P
12,8 < P < 16 P có thể nhận các giá trị 13 14 15 16
Mà R thuộc nhóm VI (hóa trị cao nhất trong oxit bằng VI) nên dựa vào cấu hình electron ta
thấy P = 16 thỏa mãn.
Vậy kí hiệu của nguyên tử R là: S (lưu huỳnh)
Bài tập tự luyện
Bài 1: Một nguyên tố tạo hợp chất khí với hidro có công thức RH3.Nguyên tố này chiếm
25,93% về khối lượng trong oxit bậc cao nhất. Xác định tên nguyên tố.
(Trích Tài liệu chuyên Hóa học 10 Tập một).
Đáp án: R là N.
Bài 2: Hai nguyên tố A và X đều ở chu kì 4, đều tạo được oxit trong đó A và X đều có số oxi
hóa lớn nhất bằng +7. Chỉ có X tạo được hợp chất khí với hidro. Viết cấu hình electron nguyên
tử của A và X.
(Trích Tài liệu chuyên Hóa học 10 Tập một).
Đáp án:
A: 1s22s22p63s23p63d54s2

Chuyên đề: Nguyên tử - Bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học Trang 97
Trường THPT Chuyên Lý Tự Trọng Năm học: 2017 - 2018

X: 1s22s22p63s23p63d104s24p5
Bài 3: Cho biết hai nguyên tố A và B thuộc nhóm A và thuộc hai chu kì liên tiếp trong bảng
tuần hoàn .
A ở lớp ngoài cùng có 6e. Hợp chất (X) của A với hidro trong đó %H = 11,1%(về khối lượng
).Xác định tên A và B .
(Trích Tài liệu chuyên Hóa học 10 Tập một).
Đáp án: A: O; B: S.
Bài 4: Nguyên tử của nguyên tố X có cấu hình electron lớp ngoài cùng là ns2np4. Trong hợp
chất khí của nguyên tố X với hidro, X chiếm 94,12% khối lượng. Phần trăm khối lượng của
nguyên tố X trong oxit cao nhất là?
(Trích Tài liệu chuyên Hóa học 10 Tập một).
Đáp án: 40%
Đề thi các cấp
Bài 1. A, B, C, D, E, F là các hợp chất có oxi của nguyên tố X và khi cho tác dụng với NaOH
đều tạo ra chất Z và H2O. X có tổng số hạt proton và nơtron bé hơn 35, có tổng số oxi hóa
dương cực đại và 2 lần số oxi hóa âm là -1. Hãy lập luận để tìm các chất trên và viết phương
trình phản ứng. Biết rằng dung dịch mỗi chất A, B, C trong dung môi nước làm quỳ tím hóa đỏ.
Dung dịch E, F phản ứng được với dung dịch axit mạnh và bazơ mạnh.
(Đề thi chọn HSG Hóa lớp 12 THPT Lý Thái Tổ Bắc Ninh)
Giải:
Xác định X: p + n < 35 → X thuộc chu kỳ 2 hoặc 3.
Gọi x là số oxi hóa dương cực đại của X; y là số oxi hóa âm của X.
x+ y = 8 x=5
 x + 2 (-y) = -1 → y = 3
→ X là phi kim thuộc nhóm VA → X chỉ có thể là N hoặc P.
Xác định A, B, C, D, E, F.
- A, B, C là axit vì làm quì tím hóa đỏ.
- D, E, F phản ứng được với NaOH tạo chất Z và H2O nên phải là oxit axit hoặc muối axit.
-E, F tác dụng được với axit mạnh và bazơ mạnh nên E, F phải là muối axit.
 X là photpho vì chỉ có photpho mới tạo được muối axit.
Do A, B, C, D, E, F phản ứng được với NaOH tạo chất Z và H2O nên nguyên tố P trong các
hợp chất này phải có số oxi hóa như nhau và cao nhất là +5.
Ta có: A: H3PO4 B: HPO3 C: H4P2O7
D: P2O5 E: NaH2PO4 F: Na2HPO4
Z: Na3PO4
Phương trình phản ứng.
H3PO4 + NaOH → Na3PO4 + H2O
HPO3 + NaOH → Na3PO4 + H2O
H4P2O7+ NaOH → Na3PO4 + H2O

Chuyên đề: Nguyên tử - Bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học Trang 98
Trường THPT Chuyên Lý Tự Trọng Năm học: 2017 - 2018

P2O5+ NaOH → Na3PO4 + H2O


NaH2PO4 + NaOH → Na3PO4 + H2O
Na2HPO4 + NaOH → Na3PO4 + H2O
NaH2PO4 + HCl → NaCl + H3PO4
Na2HPO4 + HCl → NaCl + H3PO4
Bài 2. Hai nguyên tố phi kim X và Y có các oxit thường gặp là XO n, XOm, YOm và YO3 ( với
n, m là các số nguyên dương và đều nhỏ hơn 3). Hỗn hợp Q gồm a mol XO n và b mol XOm có
khối lượng mot trung bình là 40 gam/mol. Hỗn hợp R gồm b mol XOn và a mol XOm có khối
lượng mol trung bình là 32 gam/mol. Tỉ khối của YO3 trên YOm là 1,25.
a) Xác định các chỉ số n, m và tỉ số a/b, biết a < b.
b) Xác định các nguyên tố X, Y và các oxit của chúng.
(Kì thi chọn học sinh giỏi lớp 12 Hà Nội 2011-2012)
Giải

Go ̣i M, M lần lượt là khối lươ ̣ng mol nguyên tử của hai phi kim X và Y.
Theo bài ra ta có hê ̣ PT

a(M  16n)  b(M  16m)  40(a  b) (1)

b(M  16n)  a(M  16m)  32(a  b) (2)
 M '  48
 '  1, 25(3)
 M  16m
- Cộng (1) và (2) ta có: (a + b)(M +16n) + (a+b)(M +16m) = 72(a+b)
=> M+ 8n +8m = 36 (4)
- Lấ y (1) trừ (2) ta có: 16na - 16nb + 16mb - 16ma = 8(a+b)
ab
=> n  m  (5)
2(a  b)
Cách 1: vì a < b => a – b < 0, và từ (5) => n – m < 0 => n < m
=> 1  n < m < 3 => n = 1 và m = 2
ab a 1
=>  1 => 
2(a  b) b 3
Thay m = 2 vào (3) ta có M’ = 32
Thay n = 1 và m = 2 vào (4) ta có M = 12
Cách 2:
Từ (3) ta có: M’=192-80m
m 1 2
M’ 112 32
Kế t luâ ̣n loa ̣i S

Chuyên đề: Nguyên tử - Bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học Trang 99
Trường THPT Chuyên Lý Tự Trọng Năm học: 2017 - 2018

Thay m = 2 vào (4) ta có: M = 20 - 8n


n 1 2
M 12 4
Kế t luâ ̣n C loa ̣i
b) Vâ ̣y nguyên tố X là C, Y là S, các oxit là: CO, CO2,SO2, SO3.
Bài 3. X là nguyên tố thuộc nhóm A, hợp chất với hidro có dạng XH3. Electron cuối cùng trên
nguyên tử X có tổng 4 số lượng tử bằng 4,5 Ở điều kiện thường, XH3 lả một chất khí. Viết công
thức cấu tạo của X.
(Đề thi chọn học sinh giỏi tỉnh Thái Nguyên 2011-2012)
Giải
Vì X thuộc nhóm A, hợp chất với hidro có dạng XH3 nên là nhóm VA (ns2np3).
1
Vậy: l = 1 , ml = +1 , ms = +
2
 n = 4,5 – 2,5 = 2.
Vậy X là Nitơ (1s22s22p3).
Bài 4.
1. Hai nguyên tố X, Y đều tạo hợp chất khí với hiđro có công thức XHa; YHa, phân tử khối của
hợp chất này gấp hai lần phân tử khối của hợp chất kia. Hai hợp chất oxit với hóa trị cao nhất
là X2On, Y2On, phân tử khối của hai oxit hơn kém nhau là 34. Tìm tên hai nguyên tố X và Y
(MX < MY)
2. Phân tử X có công thức ABC. Tổng số hạt mang điện và không mang điện trong X là 82,
trong đó số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 22. Hiệu số khối giữa B và C
gấp 10 lần số khối của A. Tổng số khối của B và C gấp 27 lần số khối của A. Tìm CTPT của X.
(Trại hè Hùng Vương lần thứ XII-Đề thi đề xuất lớp 10 trường PT Vùng cao Việt Bắc)
Giải
1. Hai nguyên tố X và Y có cùng hóa trị trong hợp chất khí với H và công thức oxit cao nhất
nên chúng thuộc cùng 1 nhóm A, do vậy
a + n = 8 ( 1  a  8; 4  n  7 )
Y  a  2(X  a) Y  2X  a
Theo đề  
(2Y 16n)  (2X 16n)  34 2Y  2X  34
 Y = 34- a =34 - (8 - n) = 26 + n
Lập bảng:
n 4 5 6 7

Chuyên đề: Nguyên tử - Bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học Trang 100
Trường THPT Chuyên Lý Tự Trọng Năm học: 2017 - 2018

Y 30 31 (P) 32 33
Chọn n = 5 và a = 3  Y = 31  X = 14.
Vậy X là nito, Y là photpho
2. Theo đề, ta có:
2p A  2p B  2pC  n A  n B  n C  82 p A  p B  pC  26
(2p  2p  2p )  (n  n  n )  22 n  n  n  30 A A  A B  A C  56
 A  A 
  10A A  A B  A C  0
B C A B C B C

A B  A C  10A A A B  A C  10A A 27A  A  A  0
  
   
A B C
 B
A A C 27A A  B
A A C 27A A

A A  2

 A B  37 , Vậy A là H (có pA = 1; nA = 1)
 A  17
 C
p B  p C  25 p B  25  p C
Ta có:  
 C
p  n C  17 n C  17  p C
n  1,5  p  8  p  17
Kết hợp với 1  C B . Vậy C là oxi, B là clo.
p
Hợp chất X là HClO
Bài 5. M và R là các nguyên tố thuộc phân nhóm chính (nhóm A), có thể tạo với hiđro các hợp
chất MH và RH. Gọi X và Y lần lượt là hiđroxit ứng với hóa trị cao nhất của M và R. Trong Y, R
chiếm 35,323% khối lượng. Để trung hòa hoàn toàn 50 gam dung dịch 16,8% X cần 150 ml dung
dịch Y 1M. Xác định các nguyên tố M và R.
(Đề thi đề xuất Trường THPT Chuyên Sơn La Hóa 10 Trại hè Hùng Vương Lần thứ XII)
Giải
Hợp chất với hiđro có dạng RH nên R có thể thuộc nhóm IA hoặc VIIA.
Trường hợp 1 : Nếu R thuộc nhóm IA thì Y có dạng ROH
R 35,323
Ta có :   R  9, 284 (loại do không có nghiệm thích hợp)
17 64,677
Trường hợp 2: R thuộc nhóm VIIA thì Y có dạng HRO4
R 35,323
Ta có :   R  35,5 . Vậy R là nguyên tố clo (Cl).
65 64,677
Do hiđroxit của R (HClO4) là một axit, nên hiđroxit của M phải là một bazơ dạng MOH
Chuyên đề: Nguyên tử - Bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học Trang 101
Trường THPT Chuyên Lý Tự Trọng Năm học: 2017 - 2018

16,8
mX   50gam  8, 4gam
100
MOH + HClO4  XClO4 + H2O
8, 4gam
 n MOH  n HClO 4  0,15L 1mol/L  0,15mol  M  17   56
0,15mol

 M = 39 , vậy M là nguyên tố kali (K).


3.1.11. Năng lượng ion hóa, ái lực electron, độ âm điện, bán kính nguyên tử.
Dạng 1. Năng lượng ion hóa.
Những điều cần nhớ:
Năng lượng ion hóa (I) là năng lượng tối thiểu cần thiết để tách một electron ra khỏi một
nguyên tử tự do ở trạng thái khí có năng lượng thấp nhất. Năng lượng ion hóa phụ thuộc vào
các yếu tố:
-Điện tích hạt nhân: Z càng lớn  càng giữ chặt electron  I càng lớn.
-Bán kính nguyên tử: bán kính nguyên tử càng nhỏ  càng giữ chặt electron  I càng lớn.
-Cấu hình electron: cấu hình electron bão hòa  nguyên tử càng bền  I càng lớn.
Một số điều lưu ý khi làm bài:
- Năng lượng ion hóa luôn mang dấu dương.
- Từ độ chênh lệch năng lượng ion hóa trong một nguyên tử, ta suy ra được cấu hình
electron của nguyên tử đó.
Ví dụ: Dựa vào công thức tính Slater hãy tính năng lượng ion hóa thứ nhất và thứ hai của
nguyên tử Mg (Z = 12) và nhận xét.
(Trích Bài tập Đại cương và vô cơ Hóa học 10)
Giải
2 2 6 2
Mg (Z = 12): 1s 2s 2p 3s
σ3s = 0,35.1 + 0,85.8 + 1.2 = 9,15 → Z* = 12 – 9,15 = 2,85
2
 2,85 
→ E3s = -13,6.   = -12,274 eV
 3 
Mg  Mg   1 e
Mg+: 1s22s22p63s1
σ3s (Mg+) = 0,85.8 + 1.2 = 8,8 → Z* = 12 – 8,8 = 3,2
2
 3, 2 
→ E3s = -13,6.   = -15,474 eV
 3 
⇒ I1 = E3s (Mg+) – 2E3s(Mg) = -15,474 – 2.(-12,274) = 9,074 eV.
Mg   Mg 2  1 e
Mg2+: 1s22s22p6
E3s(Mg2+) = 0

Chuyên đề: Nguyên tử - Bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học Trang 102
Trường THPT Chuyên Lý Tự Trọng Năm học: 2017 - 2018

⇒ I2 = E3s (Mg2+) – E3s(Mg+) = 0 - (-15,474) = 15,474 eV.


Dạng 2. Bán kính nguyên tử:
Những điều cần nhớ:
 Bán kính kim loại của một nguyên tố kim loại bằng nửa khoảng cách giữa tâm của các
nguyên tử kim loại ở gần nhau nhất trong mạng lưới tinh thể kim loại.
 Bán kính cộng hóa trị của một nguyên tử bằng nửa khoảng cách giữa hai hạt nhân hai
nguyên tử của cùng một nguyên tố tạo thành liên kết đơn cộng hóa trị.
 Bán kinh ion bằng khoảng cách giữa 2 hạt nhân của cation và anion ở trong tinh thể
bằng tổng bán kính nguyên tử của cation và anion.
Ví dụ : Tính bán kính:
a) Cộng hóa trị của flo, biết rằng độ dài liên kết trong phân tử F2 0,142nm;
b) Kim loại natri, biết rằng khoảng cách giữa hai tâm nguyên tử natri gần nhau nhất trong tinh
thể natri là 0,372nm;
c) ion Cs+ trong tinh thể CsCl, biết rằng khoảng cách giữa hai tâm ion Cs+ và Cl gần nhau nhất
trong tinh thhể là 0,356nm và bán kính của ion Cl là 0,181.
(Trích Bài tập Đại cương và vô cơ Hóa học 10)
Giải
a) rF = 0,142 :2 = 0,0710 nm;
b) rNa = 0,372 : 2 = 0,186 nm;
c) rcs+ = 0,356 – 0,181 = 0,175 nm.
Dạng 3. Ái lực electron.
Những điều cần nhớ:
Ái lực electron là đại lượng đặc trưng cho khả năng hút electron của nguyên tử. Ái lực electron
là năng lượng tỏa ra (+) hay thu vào (-) khi kết hợp một electron vào một nguyên tử tự do ở
trạng thái khí cho một ion âm.
Ái lực electron phụ thuộc vào:
- Điện tích hạt nhân: Z càng lớn dễ nhận electron E càng âm.
- Bán kính nguyên tử: bán kính càng nhỏ càng dễ nhận electron E càng âm.
- Cấu hình electron: cấu hình electron bão hòa nguyên tử càng bền khó nhận electron E
càng dương.
Một số điều lưu ý khi làm bài:
- Phần lớn các nguyên tố hóa học có E < 0 nhưng các nguyên tố IIA, IIB và các khí trơ có
E > 0.
- Ái lực electron biến thiên trong bảng tuần hoàn (trừ nhóm IIA, VA và VIIIA)
 Trong chu kì, từ trái sang phải, E càng âm.
 Trong phân nhóm chính, từ trên xuống, E càng dương (sự thay đổi không đáng kể)
- Quy ước về dấu:
 Nguyên tử có khuynh hướng thu electron mạnh phản ứng tỏa nhiệt (E < 0)

Chuyên đề: Nguyên tử - Bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học Trang 103
Trường THPT Chuyên Lý Tự Trọng Năm học: 2017 - 2018

 Nguyên tử có ít khuynh hướng thu electron phản ứng phải thu nhiệt (E > 0)
Ví dụ: Tính ái lực thứ nhất và thứ hai của Oxi (Z = 8)
(Trích Bài tập Đại cương và vô cơ Hóa học 10)
Giải
Hướng dẫn giải:
* Ở trạng thái cơ bản,
cấu hình e của 8O là: 1s22s22p4
* Năng lượng orbital của electron hoá trị đối với O:

2p = 2×0,85 + (50,35) = 3,45  z2p = 8  3,45 = 4,55
4,552
 6E2p =  13,6 ×6 =  422,331 eV
4
Ái lực e thứ nhất: O + 1e  O-
Trong O- : 1s22s22p5

2p = 2×0,85 + (60,35) = 3,8  z2p = 8  3,8 = 4,2
4,22
 7E2p =  13,6 ×7 =  419,832 eV
4
A1 = 6E(O)  7E(O-) =  422,331  ( 419,832 ) =  2,499 eV.
Ái lực thứ hai: O- + 1e  O2-
Trong O2-: 1s22s22p6
2s2p = (20,85) + (70,35) = 4,15  Z *2s = Z *2p = 8  4,15 = 3,85
3,852
 8E2p =  13,6 ×8 =  403,172 eV
4
A2 = 7E(O-)  8E(O2-) =  419,832  ( 403,172) =  16,66 eV
Dạng 4. Độ âm điện
Những điều cần nhớ:
Độ âm điện của một nguyên tử đặc trưng cho khả năng hút electron của nguyên tử đó khi tạo
thành liên kết hóa học.
Các công thức tính độ âm điện
Theo Pauling: Giá trị tuyệt đối hiệu độ âm điện giữa hai nguyên tử A và B tính theo
công thức sau:
|  A -  B | 0,102  AB
1
Với  AB  DAB  ( DAB  DB 2 ) tính theo đơn vị kJ.mol-1.
2
DAB – năng lượng phân ly liên kết đơn trong phân tử A-B, kJ.mol-1;
DA 2 và DB 2 - năng lượng phân ly liên kết đơn trong phân tử A-A và B-B, kJ.mol-1.
Theo Mulliken: độ âm điện được tính từ năng lượng ion hóa thứ nhất (I1) và năng lượng
gắn kết electron thứ nhất (Ae 1 ) của của nguyên tử theo nguyên tắc sau:

Chuyên đề: Nguyên tử - Bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học Trang 104
Trường THPT Chuyên Lý Tự Trọng Năm học: 2017 - 2018

I1  Ae1
  0,17
516
I1 và Ae 1 được tính bằng kJ.mol-1.
Theo Allred – Rochow: độ âm điện được tính theo công thức
Z*
  3,59.103  0,744
r2
r – bán nguyên tử cộng hóa trị, pm:
Z* - số đơn vị điện tích hạt nhân hiệu dụng đối với electron ngoài cùng, tính theo quy tắc
Slater, nhưng trừ đi một đại lượng 0,35 (ứng với   0,35 ).
Độ âm điện biến thiên trong bảng tuần hoàn:
Theo chu kì, độ âm điện có khuynh hướng tăng từ trái sang phải.
Theo phân nhóm chính, từ trên xuống, độ âm điện có khuynh hướng giảm.
Ví dụ: Tính độ âm điện của clo theo:
a. Pauling biết rằng năng lượng phân ly liên kết (kJ.mol-1) nhưu sau:
DClF = 245; DF2 = 155; DCl2 = 240. Độ âm điện của Flo là 4,0.
b. Theo Allred – Rochow, biết bán kính cộng hóa trị của clo là 99 pm.
1
a) | χ F  χ Cl | 0,102 DClF  (D F2  D Cl2 )
2
1
|4,0 - χ Cl |  0,102 245  (155  240) = 0,703
2
χ Cl  4,0  0,703  3,3.
b) Cl: 1s22s22p63s23p5
  2  8.0,85  7.0,35  11,25  Z*  17 11,25  5,75
5,75
χ Cl  3,59.103.  0,744  2,85
992
Bài tập tự luyện:
Bài 1: Ghép các giá trị ái lực electron sau vào các nguyên tố ứng với nó: -349 kJ/mol;
-42 kJ/mol; -48 kJ/mol; -53 kJ/mol; 96 kJ/mol với các nguyên tố K, Na, Cl, Al, Ar.
(Trích Bài tập Đại cương và vô cơ Hóa học 10)
Đáp án;
K: -48 kJ/mol
Na: -53 kJ/mol
Cl: -349 kJ/mol
Al: -42 kJ/mol
Ar: 96 kJ/mol
Bài 2: Tính bán kính cộng hóa trị của F, bán kính kim loại cua Au, bán kính của ion Na+ biết
rằng khoảng cách giữa hai nguyên tử F trong phân tử F2 là 0,142 nm, giữa hai nguyên tử Au

Chuyên đề: Nguyên tử - Bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học Trang 105
Trường THPT Chuyên Lý Tự Trọng Năm học: 2017 - 2018

gần nhau nhất trong tinh thể Au là 0,288 nm, giữa hai ion dương và âm gần nhau nhất trong
tinh thể NaCl là 0,281 nm và bán kính của ion Cl- là 0,191nm.
(Trích Bài tập Đại cương và vô cơ Hóa học 10)
Đáp án:
rF = 0,071 nm; rAu = 0,144 nm; rNa+ = 0,1 nm.
Năng lượng của quá trinh: -7,45.10−19 J.
Bài 3. Từ thực nghiệm biết năng lượng ion hóa thứ nhất của Li là I1 = 5,39 eV.
Quá trinh Li hai chiều Li2+ + 2e có E2 = 81,009 eV. Hãy tính:
a) Năng lượng ion hóa I2 của Li.
b) Năng lượng của quá trình Li  Li3  3e
(Trích Bài tập Đại cương và vô cơ Hóa học 10)
Đáp án: a) I2 = 75,619 eV; b) E = 203,41 eV.
3.1.12. So sánh tính chất và xác định nguyên tố dựa vào tính chất.
Một số điều lưu ý khi làm bài.
- Ghi nhớ về tính kim loại, phi kim, tính chất axit – bazo của oxit và hidroxit tương ứng
trong bảng tuần hoàn.(sự tuần hoàn của các tính chất trong bảng tuần hoàn, đặc điểm
nhận biết các tính chất, nguyên tố nào mang tính chất nào)
- Tính chất về sự thay đổi các yếu tố như năng lượng ion hóa, độ âm điện,… cũng có thể
áp dụng vào các bài toán.
- Đây là các dạng bài tổng hợp của bảng tuần hoàn, cần có kĩ năng và kiến thức tốt để làm
bài có hiệu quả.
Ví dụ: Cho ba nguyên tố A, B, C là các kim loại thuộc chu kì 3. A, B, C có năng lượng ion hóa
thứ nhất lần lượt là 495, 8 kJ/mol, 737,7 kJ/mol, 577,5 kJ/mol. Hãy xác định tên các kim loại
A, B, C và giải thích tại sao.
(Trích Bài tập Đại cương và vô cơ Hóa học 10)
Giải
Hướng dẫn giải:
Ba kim loại thuộc chu kì 3 là:
Na ( Z = 11): 1s22s22p63s1
Mg (Z = 12): 1s22s22p63s2
Al (Z = 13): 1s22s22p63s23p1
Vì electron ngoài cùng của Na và Mg đều thuộc phân lớp s nhưng điện tích hạt nhân của Mg
lớn hơn Na nên hạt nhân của Mg tác dụng lực hút lên electron ngoài cùng lớn hơn của Na →
I1(Mg) > I1(Na)
Theo chiều tăng của điện tích hạt nhân, lực liên kết giữa hạt nhân và electron lớp ngoài cùng
tăng, làm cho năng lượng ion hóa nói chung cũng tăng theo
→ I1(Al) > I1(Na).
Nhưng đối với Al và Mg, vì electron ngoài cùng của Al thuộc phân lớp p, mà phân lớp p có

Chuyên đề: Nguyên tử - Bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học Trang 106
Trường THPT Chuyên Lý Tự Trọng Năm học: 2017 - 2018

mức năng lượng cao hơn phân lớp s → lực hút của hạt nhân Al tác dụng lên electron ngoài
cùng nhỏ hơn của Mg → I1(Mg) > I1 (Al) dù điện tích hạt nhân của Al dù lớn hơn của Mg.
Theo thứ tự: I1(Na) < I1(Al) < I1(Mg) → A: Na; B: Al; C: Mg.
Bài tập tự luyện
Bài 1: Hãy cho biết các giá trị năng lượng ion hóa sau ứng với nguyên tố nào trong các nguyên
tố: Be (Z = 4), Al (Z = 13), Fe (Z = 26)
I1 I2 I3 I4

5,95 18,82 28,44 119,96


- Từ năng lượng ion hóa, so sánh các giá trị (I)
Từ bảng số liệu, ta thấy: I4 >>> I3 suy ra để lấy electron thứ tư ra khỏi nguyên tử cần một năng
lượng rất lớn một cách đột ngột. Vậy khi ta lấy electron thứ ba ra khỏi thì cấu hình electron của
nguyên tử này bắt đạt trạng thái bão hòa, nguyên tử bền, điều đó làm cho electron thứ tư lúc
này khó tách ra.
- Viết các cấu hình electron của các nguyên tố đã cho:
Be (Z = 4): 1s22s2 suy ra cấu hình electron bão hòa là 1s2
Al (Z = 13): 1s22s22p63s23p1 cấu hình electron bão hòa 1s22s22p6
Fe (Z = 26): 1s22s22p63s23p63d64s2 cấu hình electron bán bão hòa 1s22s22p63s23p63d5
- Xác định sự thay đổi mức năng lượng ion hóa lớn của các nguyên tố.
Be có I3 >> I2
Al có I4 >> I3
Fe có I3 >> I2
Vậy nguyên tố Al ứng với ứng với các giá trị năng lượng ion hóa đã cho.
Bài 2: Cho 2 nguyên tố X và Y. X thuộc chu kì 2, Y thuộc chu kì 4. Trong bảng dưới đây có
ghi các năng lượng ion hóa liên tiếp In (n = 1, 2, 3, …, 6) của chúng theo kJ/mol, dựa vào các
giá trị đó xác định X và Y.
I1 I2 I3 I4 I5 I6
X 1086 2352 4619 6221 37820 47260
Y 590 1146 4944 6485 8142 10159
(Trích Bài tập Đại cương và vô cơ Hóa học 10)
Giải
(X): I5 >> I4 → I5 có mức năng lượng tăng nhiều và đột ngột → (X) mất đi 4 electron thì đạt
trạng thái bão hòa → số electron lớp ngoài cùng là 4 electron → (X) thuộc nhóm IVA, chu kì 2
→ X là C
(Y): I3 >> I2 → I3 có mức năng lượng tăng nhiều và đột ngột → (Y) mất đi 2 electron thì đạt
trạng thái bão hòa → số electron lớp ngoài cùng là 2 electron → (Y) thuộc nhóm IIA, chu kì 4
→ Y là Ca
Đề thi các cấp

Chuyên đề: Nguyên tử - Bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học Trang 107
Trường THPT Chuyên Lý Tự Trọng Năm học: 2017 - 2018

Bài 1. Hợp chất A được tạo từ cation X+ và anion Y-. Phân tử A chứa 9 nguyên tử, gồm
nguyên tố phi kim, tỉ lệ nguyên tử của mỗi nguyên tố là 2:3:4. Tổng số proton trong A là 42
và trong anion Y- chứa 2 nguyên tố cùng chu kì nhưng thuộc 2 phân nhóm chính liên tiếp.
Viết CTPT, CTCT, gọi tên?
(Trại hè Hùng Vương lần thứ XII-Đề thi đề xuất lớp 10 trường THPT Chuyên Bắc Kạn)
Giải
42
Số proton trung bình của 3 nguyên tố Z   4, 67
9
 Phải có một nguyên tố phi kim Z < 4,67  H (hidro)
 Hai phi kim còn lại có trong Y- ở một chu kì và hai phân nhóm chính liên tiếp nên số proton
tương ứng Z và Z + 1
Xét 3 trường hợp:
36
- A có 2 nguyên tử H: Hoặc 2 + 3Z + 4(Z + 1) = 42  Z= (loại)
7
37
Hoặc 2 + 4Z + 3(Z + 1) = 42  Z= (loại)
7
35
- A có 3 nguyên tử H : Hoặc 3 + 2Z + 4(Z + 1) = 42  Z= (loại)
6
37
Hoặc 3 + 4Z + 2(Z + 1) = 42  Z= (loại)
6
36
- A có 4 nguyên tử H: Hoặc 4 + 3Z + 2(Z + 1) = 42  Z= (loại)
5
Hoặc 4 + 2Z + 3(Z + 1) = 42  Z= 7 (nhận) - nguyên tố nitơ
 Z + 1 = 8 (nguyên tố oxi)  A: H4N2O3 hay NH4NO3 (Amoni nitrat).
Công thức electron A:

Công thức cấu tạo A:

Bài 2. A, B, C, D, E, F là các hợp chất có oxi của nguyên tố X và khi cho tác dụng với NaOH
đều tạo ra chất Z và H2O. X có tổng số hạt proton và nơtron bé hơn 35, có tổng số oxi hóa
Chuyên đề: Nguyên tử - Bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học Trang 108
Trường THPT Chuyên Lý Tự Trọng Năm học: 2017 - 2018

dương cực đại và 2 lần số oxi hóa âm là -1. Hãy lập luận để tìm các chất trên và viết phương
trình phản ứng. Biết rằng dung dịch mỗi chất A, B, C trong dung môi nước làm quỳ tím hóa đỏ.
Dung dịch E, F phản ứng được với dung dịch axit mạnh và bazơ mạnh.
(Trại hè Hùng Vương lần thứ XII, trường THPT Chuyên Hạ Long)
Giải
Ta có: p + n < 35 → X thuộc chu kỳ 2 hoặc 3.
Gọi x là số oxi hóa dương cực đại của X; y là số oxi hóa âm của X.
Ta có: x + y = 8 (1)
y + 2(-x) = -1 (2)
Từ (1) và (2) ta được: x = 3, y = 5
→ X là phi kim thuộc nhóm VA → X chỉ có thể là N hoặc P.
Xác định A, B, C, D, E, F.
- A, B, C là axit vì làm quì tím hóa đỏ.
- D, E, F phản ứng được với NaOH tạo chất Z và H2O nên phải là oxit axit hoặc muối axit.
-E, F tác dụng được với axit mạnh và bazơ mạnh nên E, F phải là muối axit.
 X là photpho vì chỉ có photpho mới tạo được muối axit.
Do A, B, C, D, E, F phản ứng được với NaOH tạo chất Z và H2O nên nguyên tố P trong các
hợp chất này phải có số oxi hóa như nhau và cao nhất là +5.
Ta có: A: H3PO4 B: HPO3 C: H4P2O7
D: P2O5 E: NaH2PO4 F: Na2HPO4
Z: Na3PO4
Phương trình phản ứng.
H3PO4 + NaOH → Na3PO4 + H2O
HPO3 + NaOH → Na3PO4 + H2O
H4P2O7+ NaOH → Na3PO4 + H2O
P2O5+ NaOH → Na3PO4 + H2O
NaH2PO4 + NaOH → Na3PO4 + H2O
Na2HPO4 + NaOH → Na3PO4 + H2O
NaH2PO4 + HCl → NaCl + H3PO4
Na2HPO4 + HCl → NaCl + H3PO4
Chuyên đề: Nguyên tử - Bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học Trang 109
Trường THPT Chuyên Lý Tự Trọng Năm học: 2017 - 2018

Bài 3. Các kết quả tính toán đã chỉ ra khả năng tồn tại của các cation 2 nguyên tử dạng XNe2+
giữa Ne và cation bền X2+. Các cation XNe2+ càng bền khi năng lượng ion hóa thứ hai của X
càng nhỏ so với năng lượng ion hóa thứ nhất của Ne. Trong các nguyên tố có điện tích hạt nhân
từ 3 đến 18, hãy dự đoán:
a) Hai nguyên tố có khả năng nhất cho sự hình thành XNe2+.
b) Hai nguyên tố kém khả năng nhất cho sự hình thành XNe2+.
(Đề thi chọn đội tuyển Olympic năm 2012 – Ngày thi thứ nhất)
Giải
a) Trong khoảng từ Li đến Ar, các nguyên tố nhóm II có năng lượng ion hóa thứ hai khá thấp
(Vì Be+ → Be2+ hoặc Mg+ → Mg+ tạo một lớp ngoài cùng bão hòa, có cấu hình “khí hiếm” 1s2
hay 1s22s22p6). Do đó 2 nguyên tố có khả năng nhất để hình thành XNe+ là Be và Mg.
b) Hai nguyên tố kém có khả năng cho sự hình thành XNe2+ nhất là Li và Na do năng lượng ion
hóa thứ 2 đặc biệt lớn (vì sự tách electron từ lớp vỏ bão hòa).
3.2. Bài tập tổng hợp và giải thích:
Những điều cần nhớ: Ở những bài tập này đòi hỏi chúng ta phải vận dụng tất cả những kiến
thức đã được hệ thống ở trên, các công thức, các tính chất và cả lý thuyết để có thể có phương
hướng giải bài cho hợp lí.
Đề thi các cấp
Bài 1. Vì sao số ôxi hóa của các nguyên tố họ Lantanit phổ biến là +3, nhưng Eu (Z = 63) và
Yb (Z = 70) có số oxi hóa đặc trưng là +2 và Ce (Z = 58) có số oxi hóa đặc trưng là +4 ?
(Trại hè Hùng Vương lần thứ XII-Đề thi đề xuất lớp 10 trường THPT Chuyên Tỉnh Lào Cai)
Giải
Ta có cấu hình electron của các nguyên tử các nguyên tố trên là:
Eu: [Xe]4f76s2 , khi mất đi 2 electron sẽ có cấu hình phân lớp bán bão hòa tương đối bền.
Yb:[Xe]4f146s2, khi mất đi 2 electron sẽ có cấu hình phân lớp bão hòa bền.
Vậy Eu,Yb có số oxi hóa đặc trưng là +2.
Ce : [Xe] 4f15d16s2 : khi mất đi 4 electron sẽ có cấu hình bão hòa của khí hiếm rất bền nên Ce
có số oxi hóa đặc trưng là +4.
Bài 2. X, Y, R, A, B theo thứ tự là 5 nguyên tố liên tiếp trong hệ thống tuần hoàn (HTTH) có
tổng số điện tích là 90 (X có số điện tích hạt nhân nhỏ nhất).
a) Xác định số điện tích hạt nhân của X, Y, R, A, B.
b) Viết cấu hình electron của X2−,Y−, R, A+, B2+. So sánh bán kính của chúng và giải thích.
(Đề thi chọn học sinh giỏi lần VIII môn Hóa học-khối 10 Hội các trường Chuyên vùng Duyên
hải và Đồng bằng Bắc Bộ)
Giải
Gọi Z là số điện tích hạt nhân của X
=> Số điện tích hạt nhân của Y, R, A, B lần lượt

Chuyên đề: Nguyên tử - Bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học Trang 110
Trường THPT Chuyên Lý Tự Trọng Năm học: 2017 - 2018

(Z + 1), (Z + 2), (Z + 3), (Z + 4)


Theo giả thiết
Z + (Z + 1) + (Z + 2) + (Z + 3) + (Z + 4) = 90 => Z = 16
Số điện tích hạt nhân Z: X = 16, Y = 17, R = 18, A = 19, B =20.
b) X2−, Y−, R, A+, B2+ đều có cấu hình e: 1s2 2s2 2p6 3s2 3p6
Số lớp e giống nhau => r phụ thuộc điện tích hạt nhân. Điện tích hạt nhân càng lớn thì bán kính
r càng nhỏ.
rX > rY > rR > rA > rB
Bài 3. Kết quả Hóa học lượng tử cho biết ion M2+ có năng lượng electron ở các mức En (n là số
lượng tử chính) được thể hiện trong bảng sau:
n 1 2 3 4
En (eV) -122,400 -30,600 -13,600 -7,650
a) Tính các giá trị năng lượng trên theo kJ/mol (có trình bày chi tiết đơn vị tính).
b) Hãy giải thích sự tăng dần năng lượng từ E1 đến E4 củ ion M2+.
c) Tính năng lượng ion hóa của ion M2+ (theo eV ) và giải thích.
(Trại hè Hùng Vương lần thứ XII-Đề thi đề xuất lớp 10 trường THPT Chuyên Vĩnh Phúc
Tỉnh Vĩnh Phúc)

Giải

a) 1eV = 1,602.10-19 J x 6,022.1023 mol-1 10-3 kJ/J


= 96,472 kJ/mol.
Vậy: E1 = -122,400eV x 96,472 kJ/mol.eV= -11808,173 kJ/mol;
E2 = -30,600 eVx 96,472 kJ/mol.eV = -2952,043 kJ/mol;
E3 = -13,600eV x 96,472 kJ/mol.eV = -1312,019 kJ/mol;
E4 = -7,650eV x 96,472 kJ/mol.eV = -738,011 kJ/mol.
b) Quy luật liên hệ: Khi Z là hằng số, n càng tăng, năng lượng En tương ứng càng cao
(càng lớn). Giải thích: n càng tăng, số lớp electron càng tăng, electron càng ở lớp xa hạt
nhân, lực hút
hạt nhân tác dụng lên electron đó càng yếu, năng lượng En tương ứng càng cao
(càng lớn), electron càng kém bền.

Chuyên đề: Nguyên tử - Bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học Trang 111
Trường THPT Chuyên Lý Tự Trọng Năm học: 2017 - 2018

c) Sự ion hoá của M2+: M2+ → M3+ + e


Cấu hình electron của M2+ ở trạng thái cơ bản là 1s1.
Vậy I3 = -(E1) = +122,400 eV
→ I3 = 122,400eV
Bài 4. Biết năng lượng ion hoá thứ nhất (I1) của K (Z = 19) nhỏ hơn so với Ca (Z = 20). Ngược
lại năng lượng ion hoá thứ hai (I2) của K lại lớn hơn Ca. Hãy giải thích tại sao có sự ngược
nhau đó?
(Trại hè Hùng Vương lần thứ XII trường PT Vùng Cao Việt Bắc đề xuất)
Giải
K (Z=19): 1s 2s 2p 3s 3p 4s  K+: 1s 2s 2p63s23p6 (Ar)
2 2 6 2 6 1 2 2

Ca (Z=20): 1s22s22p63s23p64s2  Ca+: 1s22s22p63s23p64s1 hay [Ar] 4s1


Khi mất 1 electron thì K+ có cấu hình electron của khí hiếm (Ar) còn Ca+ lại có cấu hình [Ar]
4s1.
Để có năng lượng ion hoá thứ hai, nghĩa là phải bức tiếp electron thì trong trường hợp này năng
lượng cần thiết để làm điều đó đối với Ca tiêu tốn ít hơn so với việc bứt electron của K+ có cấu
hình bền vững [Ar]
Vì vậy I2 của K > Ca mặc dù I1 của K < Ca.
Bài 5. Thực nghiệm cho biết độ dài bán kính của sáu ion theo đơn vị Å như sau 1,71; 1,16;
1,19; 0,68; 1,26; 0,85. Các ion đó đều có cùng số electron. Số đơn vị điện tích hạt nhân Z của
các ion đó trong giới hạn 2 < Z < 18. Hãy xác định các ion đó và gán đúng trị số bán kính cho
từng ion, xếp theo thứ tự tăng dần của các trị số đó. Giải thích sự gán đúng các trị số đó.
(Đề thi chọn học sinh giỏi cấp tỉnh môn Hóa học 10, tỉnh Hà Tĩnh năm 2014 – 2015)
Giải
Vì 2 < Z < 18 nên các ion này là của các nguyên tố thuộc chu kì 2 và 3.
Vì các ion này có cùng tổng số electron nên trong hai chu kì này có các ion sau:
N3-, O2-, F-, Na+, Mg2+, Al3+.
Vì các ion này có cùng số electron nhưng điện tích hạt nhân tăng nên bán kính giảm (số lớp
electron là như nhau, lực hút giữa các electron và hạt nhân tăng lên). Ta có thể lập bảng theo
thứ tự tăng dần như sau:
Ion Al3+ Mg2+ Na+ F- O2- N3-
Bán kính (A0) 0,68 0,85 1,16 1,19 1,26 1,71

Chuyên đề: Nguyên tử - Bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học Trang 112
Trường THPT Chuyên Lý Tự Trọng Năm học: 2017 - 2018

Bài 6. Nguyên tố X (Z = 118) được hình thành khi bắn phá hạt nhân nguyên tố Californi
249 48
( 98 Cf ) bằng hạt nhân ( 20 Ca ). Biết nguyên tố X phân rã α và có số khối A = 294.
a) Viết phương trình phản ứng tổng hợp và phân rã α của nguyên tố X.
b) Viết cấu hình electron nguyên tử của nguyên tố X. Từ đó suy ra vị trí của X trong
bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học.
(Trại hè Hùng Vương lần thứ XII trường THPT Chuyên Vĩnh Phúc đề xuất)

Giải
Phương trình phản ứng hạt nhân:
249
98 Cf  20
48
Ca  294
118 X  3 0 n
1

294
118 X  290
116Y  2 He
4

Cấu hình electron của nguyên tử nguyên tố X : [Rn]5f146d107s27p6 → Nguyên tố X (Z =


118) có 7 lớp electron nên X thuộc chu kì 7, có 8 electron lớp ngoài cùng, electron cuối cùng
điền vào phân lớp p nên X thuộc nhóm VIIIA (nhóm các nguyên tố khí hiếm).

Chuyên đề: Nguyên tử - Bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học Trang 113
Trường THPT Chuyên Lý Tự Trọng Năm học: 2017 - 2018

PHẦN BỐN. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

4.1. Kết luận.


Chuyên đề Nguyên tử và Bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học đã cung cấp cho người
đọc được các kiến thức cần thiết, trọng tâm và chuyên sâu về các vấn đề của cấu tạo của
nguyên tử và các quy luật của bảng tuần hoàn, các tính chất của các nguyên tố; đưa ra được các
kiến thức cần để áp dụng, những công thức và những điều cần lưu ý cho từng dạng bài giúp cho
việc giải bài tập trở nên dễ dàng hơn với cụ thể chúng em đã tổng hợp được tất cả 13 dạng bài
với hơn 100 bài tập đã được hệ thống cụ thể kèm bài giải và đáp án cho mỗi bài.
4.2. Kiến nghị.
Trong quá trình thực hiện chuyên đề, chúng em không tránh khỏi được những sai sót.
Những kiến thức trong chuyên đề vẫn còn khá rộng chưa bao quát được một cách cụ thể nhất
và ở một số dạng bài chúng em vẫn chưa đưa ra được nhiều bài tập tự luyện để hổ trợ cho
người đọc rèn thêm khả năng giải bài.
Chúng em hi vọng chuyên đề được phát triển tiếp sẽ đi sâu hơn vào những bộ đề thi quốc
tế nhiều hơn, đa dạng các dạng bài hơn, bổ sung một số mục hay hơn mà chúng em chưa khai
thác như bước sóng quang điện, các bài tập kết hợp với động năng của nguyên tử…

Chuyên đề: Nguyên tử - Bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học Trang 114
Trường THPT Chuyên Lý Tự Trọng Năm học: 2017 - 2018

PHỤ LỤC

Lịch sử tìm ra định luật tuần hoàn và bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học

Năm 1829, nhà hóa học Đức Dobereiner đã xếp các nguyên tố các nguyên tố tìm ra lúc bấy giờ
thành năm bộ ba. Ông gọi mỗi bộ ba như vậy là một nhóm “tam tố” (triad). Về sau, người ta bắt
đầu gọi các tập hợp nguyên tố này là các nhóm tự nhiên.

Li Ca P S Cl
Na Sr As Se Br
K Ba Sb Te I
Các tam tố của Dobereiner

Năm 1863, nhà hóa học Anh Niulen (Newlands) xếp các nguyên tố theo trọng lượng nguyên tử
tăng dần. Ông nhận thấy sau nguyên tử thứ bảy đến nguyên tố thứ tám có sự lặp lại tính chất
của nguyên tố đầu tương tự luật bát độ (octave) trong âm nhạc. Tuy nhiên cách sắp xếp của ông
chỉ bao gồm được một số nguyên tố.

Năm 1869, nhà hóa học Nga D. Mendeleev đã sắp xếp các nguyên tố tìm ra (khoảng 63 nguyên
tố) theo chiều tăng dần của khối lượng nguyên tử thành một bảng, đồng thời đưa ra định luật
bảo toàn: “Tính chất của các nguyên tố biến đổi tuần hoàn theo chiều tăng của trọng lượng
nguyên tử”

Năm 1871, hệ thống tuần hoàn các nguyên tố đã chính thức được công bố. Trong đó, ông còn
để trống một số ô mà ông cho rằng đó là chỗ của những nguyên tố chưa tìm ra lúc bấy giờ (Sc,
Ga, Ge, Tc,...) đồng thời dự đoán trước những tính chất của một số nguyên tố chưa tìm thấy
trong ô trống đó.

Bảng phân loại tuần hoàn hiện nay dựa trên cấu hình điện tử của các nguyên tố. Trong bảng
này, các nguyên tố được sắp xếp theo chiều tăng dần điện tích hạt nhân nguyên tử và gồm các
hàng ngang (gọi là chu kỳ) và cột đứng (gọi là nhóm).

Chuyên đề: Nguyên tử - Bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học Trang 115
Trường THPT Chuyên Lý Tự Trọng Năm học: 2017 - 2018

Bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học

Nhà hoá học Niels Bohr

Niels Henrik David Bohr (7 tháng 10 năm 1885


– 18 tháng 11 năm 1962) là nhà vật lý học người Đan
Mạch với những đóng góp nền tảng về lý thuyết cấu trúc
nguyên tử và cơ học lượng tử sơ khai, nhờ đó mà ông
nhận Giải Nobel Vật lý năm 1922. Bohr còn là nhà triết
học và tích cực thúc đẩy các hoạt động nghiên cứu khoa
học.
Ông phát triển mô hình Bohr cho cấu trúc nguyên
tử, với đề xuất mới đó là các mức năng lượng
của electron trong nguyên tử bị gián đoạn, và chúng tồn
tại trên những quỹ đạo ổn định quanh hạt nhân nguyên
tử, cũng như có thể nhảy từ một mức năng lượng (hay
quỹ đạo) tới mức khác. Mặc dù sau đó có những mô
hình khác đúng đắn hơn thay thế cho mô hình Bohr,
nhưng những nguyên lý cơ sở của nó vẫn còn giá trị.
Bohr đưa ra nguyên lý bổ sung trong cơ học lượng tử:
rằng thực tại có thể được phân tích theo những tính chất
Niels Henrik David Bohr
mâu thuẫn với nhau, lúc thì hành xử giống như sóng hay
như dòng hạt. Ý niệm về tính bổ sung đã ảnh hưởng đến
tư tưởng của ông trong cả khoa học và triết học.

Chuyên đề: Nguyên tử - Bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học Trang 116
Trường THPT Chuyên Lý Tự Trọng Năm học: 2017 - 2018

Năm 1920, Bohr sáng lập ra Viện Vật lý lý thuyết tại Đại học Copenhagen, mà ngày nay
đổi tên thành Viện Niels Bohr. Các cộng sự của ông bao gồm các nhà vật lý Hans
Kramers, Oskar Klein, George de Hevesy và Werner Heisenberg. Bohr cũng tiên đoán sự tồn
tại của một nguyên tố mới có tính chất giống zirconi, sau này được đặt tên là hafnium, tên gọi
trong tiếng Latin của thủ đô Copenhagen. Trong bảng tuần hoàn, nguyên tố bohrium mang tên
của ông. Năm 1922 Niels Bohr được giải Nobel Vật lý.
Trong thập niên 1930, Bohr giúp đỡ những người trốn chạy khỏi chủ nghĩa phát xít. Sau
khi Đan Mạch bị Đức chiếm đóng, ông đã có cuộc gặp mặt với Heisenberg, lúc đó là người
đứng đầu của Dự án vũ khí hạt nhân Đức. Tháng 9 năm 1943, khi biết tin mình đang bị người
Đức truy bắt, Bohr đã bay sang Thụy Điển. Từ đây, ông bay sang Anh, và gia nhập vào dự án
vũ khí hạt nhân của nước này, nó là phần trách nhiệm của người Anh tham gia vào Dự án
Manhattan. Sau chiến tranh, Bohr kêu gọi quốc tế hợp tác trong vấn đề năng lượng hạt nhân.
Ông tham gia vào quá trình thành lập ra tổ chức CERN và Ủy ban năng lượng nguyên tử Đan
Mạch, trở thành chủ tịch đầu tiên của Viện Vật lý lý thuyết Bắc Âu năm 1957.

Nhà hoá học Dmitri ivanovich Mendeleev

Dmitri Ivanovich Mendeleev (8 tháng 2 năm


1834 – 2 tháng 2 năm 1907), là một nhà hoá
học và nhà phát minh người Nga.
Ông được coi là người tạo ra phiên bản đầu tiên
của bảng tuần hoàn các nguyên tố hoá học, một bước
ngoặt lớn trong lịch sử nghiên cứu hoá học. Sử dụng
bảng tuần hoàn này, ông đã dự đoán các tính chất của
các nguyên tố còn chưa được phát hiện. Ông cũng là
người phát hiện nhiệt độ sôi tới hạn.
Giai đoạn 1859 và 1861, ông làm việc về tính
mao dẫn của các chất lỏng và kính quang
phổ tại Heidelberg. Cuối tháng 8 năm 1861 ông viết
cuốn sách đầu tiên về kính quang phổ. Ngày 4 tháng 4 Dmitri Mendeleev
năm 1862 ông hứa hôn với Feozva Nikitichna
Leshcheva, và họ cưới ngày 27 tháng 4 năm 1862 tại
nhà thờ của Trường Cao đẳng Cơ khí Nikolaev ở
Saint Petersburg.Mendeleev trở thành Giáo sư Hoá học tại Viện Công nghệ Nhà nước Saint
Petersburg và Đại học Nhà nước Saint Petersburg năm 1863. Năm 1865 ông trở thành Tiến sĩ
Khoa học với luận văn "Về những hoá hợp của Nước và Rượu". Ông được bổ nhiệm năm 1867,
và tới năm 1871 đã biến Saint Petersburg thành một trung tâm được quốc tế công nhận trong
lĩnh vực nghiên cứu hoá học. Năm 1876, ông say mê Anna Ivanova Popova và bắt đầu tán tỉnh
bà, năm 1881 ông cầu hôn bà và đe doạ sẽ tự tử nếu bị từ chối. Cuộc li dị của ông với
Leshcheva kết thúc một tháng sau khi ông đã cưới (ngày 2 tháng 4) đầu năm 1882. Thậm chí
sau khi li dị, Mendeleev về kỹ thuật vẫn là một người mắc tội lấy một người khác khi vẫn con
trong hôn nhân; Nhà thờ Chính thống Nga yêu cầu phải có ít nhất 7 năm trước khi tái hôn một
cách hợp pháp. Cuộc hôn nhân của ông và sự tranh cãi xung quanh nó góp phần khiến ông
không thể được chấp nhận vào Viện Hàn lâm Khoa học Nga (dù danh tiếng quốc tế của ông vào
Chuyên đề: Nguyên tử - Bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học Trang 117
Trường THPT Chuyên Lý Tự Trọng Năm học: 2017 - 2018

thời điểm đó). Con gái ông từ cuộc hôn nhân thứ hai, trở thành vợ của nhà thơ Nga nổi
tiếng Alexander Blok. Những người con khác của ông là con trai Vladimir (một thuỷ thủ, ông
tham gia vào Chuyến đi về phía Đông của Nicholas II nổi tiếng) và con gái Olga, từ cuộc hôn
nhân đầu tiên với Feozva, và con trai Ivan và một cặp sinh đôi với Anna.
Dù Mendeleev được các tổ chức khoa học trên khắp châu Âu ca tụng, gồm cả Huy
chương Copley từ Viện Hoàng gia London, ông đã từ chức khỏi Đại học Saint Petersburg ngày
17 tháng 8 năm 1890.
Năm 1893, ông được chỉ định làm Giám đốc Phòng Cân và Đo lường. Chính trong vai
trò này ông đã được giao trách nhiệm hình thành những tiêu chuẩn nhà nước mới cho việc sản
xuất vodka. Nhờ công việc của ông, năm 1894 các tiêu chuẩn mới cho vodka được đưa vào
trong luật Nga và mọi loại vodka phải được sản xuất với nồng độ 40% cồn.
Mendeleev cũng nghiên cứu thành phần của các giếng dầu, và giúp thành lập nhà máy lọc
dầu đầu tiên tại Nga.
Năm 1905, Mendeleev được bầu làm một thành viên của Viện Hàn lâm Khoa học Hoàng
gia Thuỵ Điển. Năm sau Hội đồng Nobel Hoá học đã đề xuất với Viện Hàn lâm Thuỵ Điển
trao Giải Nobel Hoá học năm 1906 cho Mendeleev vì phát minh ra bảng tuần hoàn của ông.
Ban Hoá học của Viện Hàn lâm Thuỵ Điển đã ủng hộ đề xuất này. Viện Hàn lâm sau đó dường
như đã ủng hộ lựa chọn của Uỷ ban như họ đã làm trong hầu hết mọi trường hợp. Không may
thay, tại cuộc họp toàn thể của Viện, một thành viên bất mãn của Uỷ ban Nobel, Peter Klason,
đề xuất tư cách ứng cử viên cho Henri Moissan người được ông ưa thích. Svante Arrhenius, dù
không phải là một thành viên của Uỷ ban Nobel Hoá học, có rất nhiều ảnh hưởng trong Viện và
cũng gây sức ép để loại bỏ Mendeleev, cho rằng bảng tuần hoàn quá cũ để được công nhận sự
khám phá ra nó vào năm 1906. Theo những người thời đó, Arrhenius có động cơ từ sự đố kỵ
của ông với Mendeleev vì Mendeleev chỉ trích lý thuyết phân ly của Arrhenius. Sau những
cuộc tranh cãi nảy lửa, đa số thành viên Viện Hàn lâm bỏ phiếu cho Moissan. Những nỗ lực để
đề cử Mendeleev năm 1907 một lần nữa không thành công bởi sự phản đối kịch liệt của
Arrhenius.

Chuyên đề: Nguyên tử - Bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học Trang 118
Trường THPT Chuyên Lý Tự Trọng Năm học: 2017 - 2018

Nhà bác học Wolfgang Ernst Pauli

Wolfgang Ernst Pauli (25 tháng 4 năm 1900 – 15 tháng


12 năm 1958) là một nhà vật lý người Áo chuyên nghiên
cứu về hạt cơ bản, spin, và đã đưa ra nguyên lý loại trừ
Pauli nổi tiếng. Ông được Giải Nobel Vật lý năm 1945.
Pauli sinh ra ở Viên cha là Wolfgang Joseph Pauli và
mẹ là Berta Camilla Schütz. Tên giữa của ông là theo
tên cha đỡ đầu, nhà vật lý Ernst Mach. Cha của Pauli,
Wolfgang Pauli, Sr. (nguyên là Wolf Pascheles), cha mẹ
có nguồn gốc từ một gia đình Do Thái nổi tiếng ở Praha,
chuyển từ đạo Do Thái sang Công giáo La Mã không
lâu trước khi ông lập gia đình vào năm 1899. Bertha
Schütz lớn lên theo truyền thống Công giáo của mẹ,
nhưng cha bà là nhà văn Do Thái Friedrich Schütz. Mặc Wolfgang Ernst Pauli
dù Pauli lớn lên trong truyền thống Công giáo, cuối
cùng ông và cha mẹ đã rời khỏi nhà thờ công giáo.
Pauli theo học Döblinger-Gymnasium tại Wien, tốt nghiệp loại giỏi vào năm 1918. Chỉ 2 tháng
sau khi tốt nghiệp, cậu bé thiên tài đã xuất bản bài báo khoa học đầu tiên, về lý thuyết tương
đối của Albert Einstein. Ông theo học tại Đại học Ludwig-Maximilians tại München, dưới sự
hướng dẫn của Arnold Sommerfeld, nơi ông nhận bằng tiến sĩ vào tháng 7 năm 1921 cho một
luận văn về cơ học lượng tử của phân tử hydrogen ion hóa.
Sommerfeld yêu cầu Pauli viết bài tóm tắt cho lý thuyết tương đối cho Encyklopaedie der
mathematischen Wissenschaften, một từ điển bách khoa của Đức. Hai tháng sau khi nhận bằng
tốt nghiệp, Pauli đã hoàn thành bài tóm tắt, dài đến 237 trang. Bài đó được khen bởi Einstein;
xuất bản như là một monograph, và là một tài liệu tham khảo chuẩn cho đến ngày hôm nay.
Ông làm trợ lý cho Max Born tại Đại học Göttingen trong thời gian một năm. Sau đó ông
nghiên cứu Vật lý lý thuyết tại Copenhagen mà ngày nay là Viện Niels Bohr.
Vào năm 1928, ông được phong chức giáo sư Vật lý lý thuyết tại ETH Zurich, Thụy Sĩ nơi ông
đã có nhiều đóng góp cho tiến bộ của khoa học. Ông đạt các danh hiệu giáo sư thỉnh giảng
tại Đại học Michigan vào năm 1931, và Institute for Advanced Study tại Princeton, New
Jersey năm 1935. Ông được tặng thưởng Huy chương Lorentz vào năm 1931.
Năm 1931, ông đoạt Huy chương Lorentz.
Vào năm 1934, ông thành hôn với Franciska Bertram. Cuộc hôn nhân này kéo dài đến hết đời
ông. Họ không có con.
Năm 1945, ông nhận giải Nobel Vật lý cho những "đóng góp quyết định thông qua khám phá
năm 1925 một luật mới của tự nhiên, nguyên lý loại trừ hay là nguyên lý Pauli
principle." Albert Einstein là người đã đề cử ông đến giải thưởng này.
Vào năm 1958, Pauli được tặng thưởng Huy chương Max Planck. Cùng năm đó, ông ngã bệnh
vì ung thư thận. Khi trợ lý cuối cùng của ông, Charles Enz, thăm ông tại bệnh viện Rotkreuz
ở Zurich, Pauli hỏi anh ta: "Ông có thấy số phòng không?" Đó là phòng 137. Cả cuộc đời, Pauli
bận tâm suy nghĩ với câu hỏi tại sao hằng số cấu trúc vi mô, một hằng số cơ bản, có giá trị gần
với 1/137. Pauli qua đời ở phòng đó vào 15 tháng 12 năm 1958.

Chuyên đề: Nguyên tử - Bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học Trang 119
Trường THPT Chuyên Lý Tự Trọng Năm học: 2017 - 2018

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] Nguyễn Duy Ái, Đào Hữu Vinh, Tài liệu chuyên hóa học trung học phổ thông Bài tập Đại
cương và vô cơ, Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam, 2014.
[2] Nguyễn Đình Chi, Hóa học đại cương, Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam, 2008.
[3] Nguyễn Đức Chung, Hóa học đại cương, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí
Minh, 2009.
[4] Cao Cự Giác, Bài tập Lí thuyết và thực nghiệm hóa học Tập 1 Hóa học vô cơ, Nhà xuất bản
Giáo dục, 2004.
[5] Cao Cự Giác, Giáo trình bồi dưỡng học sinh giỏi Hóa học trung học phổ thông, Nhà xuất
bản Đại học Vinh, 2016.
[6] Trần Thành Huế, Tư liệu hóa học 10, Nhà xuất bản Giáo Dục, 2008.
[7] Hoàng Nhâm, Hóa học vô cơ Tập 1, Nhà xuất bản Giáo Dục, 2017.
[8] Lê Mậu Quyển, Hóa học đại cương, Nhà xuất bản Giáo Dục Việt Nam, 2012.
[9] Đào Hữu Vinh, Tài liệu chuyên hóa học 10 Tập một, Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam,
2017.
[10] Ban tổ chức kì thi, Tuyển tập 20 năm đề thi Olympic 30 tháng 4 Hóa học 10, Nhà xuất bản
Đại học Quốc gia Hà Nội, 2014.

Chuyên đề: Nguyên tử - Bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học Trang 120

You might also like