Download as doc, pdf, or txt
Download as doc, pdf, or txt
You are on page 1of 12

Chương 6: Hệ thống mã hóa khóa động cơ và chống trộm

94

Chương 6:
HỆ THỐNG MÃ HÓA KHOÁ ĐỘNG CƠ
VÀ CHỐNG TRỘM
I. HỆ THỐNG MÃ HÓA KHOÁ ĐỘNG CƠ
1. Khái quát
Hệ thống mã hoá khoá động cơ là một hệ thống chống trộm cho xe. Hệ thống này ngăn không cho
động cơ khởi động bằng cách ngăn cản quá trình đánh lửa và phun nhiên liệu khi bất kỳ một chìa
khoá nào không phải là chìa khoá có mã ID đã được đăng ký trước. Khi đặt chế độ cho hệ thống mã
hoá khoá động cơ, thì đèn chỉ báo an ninh nháy để cho biết hệ thống đã được xác lập. Hệ thống mã
hoá khoá động cơ gồm có một chíp mã chìa khoá, một cuộn dây thu phát tín hiệu, ECU khoá động cơ
và ECU động cơ . v.v. Có hai loại hệ thống mã hoá khoá động cơ, một loại điều khiển bằng ECU độc
lập (ECU khoá động cơ) và loại kia thì điều khiển bằng ECU động cơ có ECU khoá động cơ ở bên
trong.

Hình 1. Sơ đồ tổng quát


2. Các chức năng
2.1. Chức năng xác lập và bỏ chế độ của hệ thống mã hoá khoá động cơ
2.1.1 Xác lập chế độ cho hệ thống mã hoá khoá động cơ
Thời điểm rút chìa khoá điện ra khỏi ổ khoá điện hoặc 20 giây sau khi xoay chìa khoá điện về vị trí
“ACC” hoặc “LOCK”, hệ thống mã hoá khoá động cơ được xác lập, việc đánh lửa khởi động và
phun nhiên liệu không thể thực hiện được.
Khi hệ thống mã hoá khoá động cơ được xác lập chế độ, thì ngay cả khi rút chìa khoá ra khỏi ổ khoá
điện và trực tiếp xoay bằng tô vít dẹt hoặc các dụng cụ tương đương về vị trí START để khởi động
máy khởi động, động cơ cũng không thể khởi động được. Đó là vì hệ thống đánh lửa không làm việc
và nhiên liệu cũng không được phun vào động cơ.

94
Chương 6: Hệ thống mã hóa khóa động cơ và chống trộm
95

Hình 2. Xác lập chế độ mã hoá


2.1.2 Bỏ chế độ của hệ thống mã hoá khoá động cơ
Khi cắm chìa khoá điện ổ khoá thì ECU khoá động cơ và chíp mã chìa khoá nằm trong chìa khoá bắt
đầu giao tiếp với nhau. Sau khi được giao tiếp bắt đầu, nếu mã khởi động đăng ký trong ECU khoá
động cơ và trong chíp mã chìa của nó trùng hợp nhau hai lần liên tục, thì chế độ của hệ thống mã hoá
khoá động cơ được huỷ bỏ làm cho hệ thống đánh lửa bắt đầu làm việc và nhiên liệu được phun vào
động cơ. Kết qủa là động cơ có thể khởi động được.
2.2. Chức năng đăng ký mã khoá
Chức năng đăng ký mã khoá gồm có chức năng đăng ký tự động, đăng ký bổ sung và xoá bỏ má
khoá. Chìa khoá chính đăng ký trong ECU được sử dụng để thực hiện việc đăng ký bổ sung và xoá
bỏ mã khoá.
2.2.1 Đăng ký mã chìa lần đầu
Đây là một hệ thống để đăng ký tự động mã chìa khóa (mã chìa chính và mã chìa phụ) khi thay thế
ECU khoá động cơ. Sau khi thay thế ECU khoá động cơ, bật khoá điện lên vị trí ON làm cho đèn chỉ
báo nhấp nháy. Trong điều kiện đó, tra chìa khoá chính và chìa khoá phụ vào ổ khoá đánh lửa để tự
động đăng ký mã chìa vào ECU.
Trong qúa trình đăng ký lần đầu (đăng ký tự động), mã chìa có thể được đăng ký cho 3 hoặc 4 chìa.
Việc đăng ký lần cuối (chìa thứ 3 hoặc thứ 4) được thực hiện ở chế độ đăng ký mã chìa phụ.
Sau khi đăng ký lần đầu, cho các chế độ có thể mất xấp xỉ 30 phút để thực hiện việc giao tiếp mã ID
giữa ECU khoá động cơ và ECU động cơ.

95
Chương 6: Hệ thống mã hóa khóa động cơ và chống trộm 96

Bắt đầu Đèn báo nháy cho đến khi cắm


chì khoá đầu tiên vào.
Đèn báo sáng lên sau khi đăng
ký mã chìa khóa.

Cắm chìa khoá vào ổ khóa Đèn báo an ninh sáng

Quá trình đăng ký


(Cứ cắm chìa vào sau
Đèn báo an ninh tắt
khoảng 1s sẽ đăng ký xong)

Kết thúc việc đăng ký


Đèn báo an ninh sáng
(Sau khi hoàn thành việc đăng
ký chìa cuối cùng, đèn báo tắt.
Rút chìa khóa ra Và khi rút chìa khóa ra, đèn
báo an ninh sẽ nháy)

Bạn có muốn đăng ký


thêm chìa khác không?

Có Không

Kết thúc

Hình 3. Phương pháp đăng ký chìa lần đầu


2.2.2 Đăng ký mã chìa bổ sung
Đây là chức năng thực hiện việc đăng ký bổ sung mã chìa mới (mã chìa chính và mã chìa phụ) có mã
chìa đã được đăng ký trong ECU. Hình vẽ bên phải cho ta một ví dụ về phương pháp đăng ký bổ
sung đối với loại điều khiển bằng ECU khoá động cơ . Phương pháp đăng ký này được thực hiện nhờ
vận hành khoá điện và thao tác đóng/mở cửa xe phía người lái.
Sự khác nhau giữa chìa chính và chìa phụ
Hai hoặc ba chìa chính và một chìa phụ được xác lập cho chìa khoá điện đối với hệ thống mã hoá
khoá động cơ. Việc đăng ký và xoá bỏ mã chìa chỉ có thể thực hiện bằng chìa khoá chính. Do đó việc
đăng ký chìa chính và chìa phụ là cần thiết. Việc thiết lập chìa chính và chìa phụ cũng được phân loại
theo phương pháp đăng ký.
Khi bị mất tất cả các chìa khoá
Nếu bị mất tất cả các chìa để đăng ký chìa mới thì cần phải thay thế ECU khoá động cơ hoặc ECU
động cơ và tiến hành đăng ký. Ở một số nước, một số xe có chức năng thiết lập lại mã chìa.

Giáo trình: Hệ thống Điện động cơ - 2009 96


Chương 6: Hệ thống mã hóa khóa động cơ và chống trộm
97

Bắt đầu
NHÁY
(Cho đến
khi chìa
khóa đầu Phải chắc chắn ở trong các điều kiện sau:
tiên được - Đóng cửa của người lái
cắm vào) - Không có chìa khóa trong ổ khóa điện

Cắm chìa khóa chính đã được đăng ký


vào ổ khóa điện

TẮT Trong
Bật tắt khóa điện ON/LOCK 5 lần 35s
Mở/Đóng cửa người lái 6 lần

Rút chìa khóa chính ra

Trong
SÁNG 10s
Cắm chìa cần đăng ký mã vào ổ khóa

NHÁY
Sau 60s, chìa khóa sẽ được đăng ký xong
(Đèn báo an ninh sẽ tắt)
TẮT

Kết thúc

Hình 4. Phương pháp đăng ký chìa bổ sung

Hình 5. Khi bị mất tất cả các chìa


3. Các bộ phận
Hệ thống mã hoá khoá động cơ loại điều khiển bằng ECU khoá động cơ gồm có các bộ phận sau đây.

97
Chương 6: Hệ thống mã hóa khóa động cơ và chống trộm 98

Hình 6. Các bộ phận của hệ thống


3.1. Chìa khoá điện (có đặt chíp mã chìa khoá bên trong)
Cuộn dây trong chíp mã chìa lắp bên trong chìa khoá sẽ phản ứng với từ trường được tạo ra bởi cuộn
dây chìa thu phát. Kết quả là chíp mã chìa này được nạp điện và mã ID được truyền đi. Do đó không
cần phải có pin riêng cho chíp mã chìa khoá này.
Các chìa khoá điện được chia ra thành loại chìa nhiều trong một và loại độc lập. Chíp mã chìa khoá
loại độc lập được đặt ngay bộ điều khiển từ xa.
3.2. Cuộn dây chìa thu phát
Cuộn dây chìa thu phát tạo ra từ trường xung quanh ổ khoá điện và nhận mã ID của chìa khoá.
3.3. Bộ khuyếch đại chìa thu phát
Theo tín hiệu từ ECU khoá động cơ, bộ khuyếch đại chìa thu phát cho phép dòng điện đi vào cuộn
dây chìa thu phát và tạo ra từ trường. Bộ khuyếch đại chìa thu phát phát ra mã ID của chìa nhận được
thu bởi cuộn dây chìa thu phát gửi đến ECU khoá động cơ.
3.4. ECU khoá động cơ
ECU khoá động cơ nhận mã ID chìa khoá từ bộ khuyếch đại chìa thu phát đồng thời kiểm tra và so
sánh với mã ID đã đăng ký. Theo kết quả kiểm tra nó sẽ xác định xem động cơ có thể khởi động
được hay không và truyền tín hiệu tới ECU động cơ. ECU này điều khiển đèn chỉ báo an ninh nhấp
nháy/tắt.
3.5. ECU động cơ
Theo tín hiệu cho phép khởi động động cơ từ ECU khoá động cơ, ECU động cơ sẽ tiến hành khởi
động động cơ.
3.6. Công tắc cảnh báo mở khoá bằng chìa

Giáo trình: Hệ thống Điện động cơ - 2009 98


Chương 6: Hệ thống mã hóa khóa động cơ và chống trộm
99
Công tắc này xác định xem chìa có được cắm vào ổ khoá điện hay cha và phát tín hiệu tới ECU khoá
động cơ.
3.7. Đèn báo an ninh
Báo cho người điều khiển biết trạng thái của hệ thống: Đang mã hóa, hủy mã hóa, đăng ký chìa khóa.
4. Nguyên lý hoạt động
4.1. Nguyên lý đặt hệ thống mã hoá khoá động cơ (Loại điều khiển bằng ECU khoá động cơ)
Khi rút chìa khoá điện ra khỏi ổ khoá, công tắc cảnh báo mở khoá bằng chìa sẽ tắt OFF. ECU khoá
động cơ xác định tín hiệu này và thiết lập chế độ khoá cho hệ thống mã hoá khoá động cơ và đèn chỉ
báo an ninh tiếp tục nháy.
Khi tắt chìa khoá điện từ vị trí ON sang vị trí ACC hoặc LOCK và sau khoảng 20 giây ở tình trạng
này, ECU khoá động cơ sẽ xác định điều đó từ cực IG, thiết lập chế độ khoá động cơ và tiếp tục làm
cho đèn chỉ báo an ninh nháy.

Hình 7. Điều khiển mã hóa


4.2. Nguyên lý bỏ chế độ khoá động cơ (loại điều khiển bằng ECU khoá động cơ)
4.2.1 Tra chìa khoá vào ổ khoá điện
Khi cắm chìa khoá điện vào ổ khóa, công tắc cảnh báo mở khoá bằng chìa được bật lên. ECU
khoá động cơ xác định tín hiệu này và nó sẽ cung cấp điện cho bộ khuyếch chìa thu phát qua cực
VC5 và truyền tín hiệu điều khiển thông qua cực TXTC. Kết quả là, dòng điện sẽ đi vào cuộn dây
chìa thu phát và tạo ra từ trường xung quanh ổ khoá điện.

99
Chương 6: Hệ thống mã hóa khóa động cơ và chống trộm 100

Hình 8. Tra chìa khóa vào ổ khóa


4.2.2 Bỏ chế độ khoá động cơ
Khi từ trường được tạo ra xung quanh ổ khoá điện, tín hiệu mã ID được đăng ký trong chíp mã
hoá chìa đặt trong chìa khoá được truyền tới cuộn dây chìa thu phát. Bộ khuyếch đại chìa thu phát
truyền tới cực CODE của ECU khoá động cơ. ECU khoá động cơ kiểm tra mã ID nhận được và so
sánh với mã ID đã đăng ký. Nếu ECU thấy những tín hiệu này phù hợp nhau thì nó sẽ truyền và
nhận các tín hiệu bằng đờng truyền giao tiếp đặc biệt (cực EFIO tới cực EFII) để hướng dẫn việc
cho phép khởi động động cơ cho ECU động cơ và do đó làm cho chế độ khoá động cơ bị huỷ.
4.2.3 Tắt đèn chỉ báo an ninh
Khi ECU khoá động cơ xoá bỏ chế độ khoá động cơ, thì việc điều khiển đèn chỉ báo an ninh nhấp
nháy kết thúc và đèn cũng bị tắt.
Nếu mạch của cực +B của ECU khoá động cơ bị hở mạch, thì việc bật khoá điện làm cho nguồn dự
phòng cung cấp tới ECU khoá động cơ và bắt đầu công việc kiểm tra so sánh mã ID.

Hình 9. Hủy chế độ mã hóa

Giáo trình: Hệ thống Điện động cơ - 2009 100


Chương 6: Hệ thống mã hóa khóa động cơ và chống 101
trộm
II. HỆ THỐNG CHỐNG TRỘM
1. Khái quát
Để phát hiện trộm xe, hệ thống này được thiết kế để
phát ra chuông báo động khi có bất kỳ một cửa nào
hoặc nắp capô của xe bị mở khoá mạnh bất thường
hoặc cực của ắc qui bị tháo ra và sau đó được nối lại
khi tất cả các cửa của xe đã được khoá. Hệ thống báo
động sẽ làm còi kêu một cách gián đoạn và nháy các
đèn pha, đèn hậu và các đèn bên ngoài khác. Đèn chỉ
báo an ninh nháy để chỉ cho những người xung quanh
xe biết xe được trang bị hệ thống chống trộm. Hình 1. Hệ thống chống trộm
- Các thiết bị báo động khác nhau tuỳ theo từng thị
trường.
- Hệ thống chống trộm dùng chức năng của hệ thống khoá cửa.
- Ở một số kiểu xe, hệ thống chống trộm dừng sự hoạt động của rơ le máy khởi động trong khi
thiết bị báo động làm việc và do đó máy khởi động không hoạt động.
Hệ thống chống trộm có 4 trạng thái:
1. Trạng thái không làm việc
Hệ thống chống trộm không làm việc. Do đó không phát hiện được trộm.
2. Trạng thái chuẩn bị làm việc
Đây là thời gian trễ cho tới khi hệ thống đạt được trạng thái báo động. ở trạng thái này nó
cũng không phát hiện được trộm.
3. Trạng thái làm việc
Ở trạng thái này hệ thống chống trộm có thể hoạt động.
4. Trạng thái báo động
Ở trạng thái này, hệ thống phát hiện được trộm và tiếp tục báo động xung quanh xe bằng tín
hiệu ánh sáng và âm thanh khoảng 60 giây. Thiết bị báo động khác nhau tuỳ theo từng loại xe
và từng thị trường bán xe.
Trạng thái làm việc được kích hoạt ngay khi các cửa được đóng và khoá.
Khi hệ thống chuyển từ trạng thái làm việc sang trạng thái báo động thì còi kêu ngay lập tức.
Trạng thái
không làm việc

ĐK B ĐK A

Trạng thái
chuẩn bị làm việc

ĐK E
Trạng thái làm việc

ĐK F ĐK D

Trạng thái báo động


ĐK E
Hình 2. Lược đồ hoạt động của hệ thống
Điều kiện A
101
Chương 6: Hệ thống mã hóa khóa động cơ và chống trộm 102
Khi tất cả các cửa xe, nắp capô và khoang hành lý được đóng lại, tất cả các cửa đã được khoá
bằng bộ điều khiển khoá cửa từ xa, hoặc bằng chìa khóa.
Điều kiện B
1. Bất kỳ một cửa xe đã khoá nào bị mở khoá.
2. Bất kỳ một cửa xe, nắp capô hoặc cửa khoang hành lý nào bị mở ra.
Điều kiện C.
Ở trạng thái chuẩn bị hoạt động, chiếm khoảng 30 giây.
Điều kiện D.
1. Bất kỳ một cửa đã đóng nào bị mở mà không dùng chìa khoá hoặc bộ điều khiển khoá cửa từ
xa.
2. Bất kỳ một cửa đã đóng nào bị mở.
3. Cửa khoang hành lý bị mở mà không dùng chìa khoá.
4. Nắp capô đã đóng bị mở
5. Ắc qui đã ngắt được nối lại
6. Tín hiệu phát hiện là đầu vào của cảm biến phát hiện trộm.
Điều kiện E
1. Các cửa đã khoá bị mở khoá hoặc cửa khoang hành lý đã đóng bị mở bằng bộ điều khiển từ xa
hoặc chìa khóa.
2. Các cửa đã khoá bị mở khoá hoặc cửa khoang hành lý đã đóng được mở bằng chìa khoá.
3. Cắm chìa khoá điện vào ổ khoá và bật lên vị trí ON.
Điều kiện F
Thời gian báo động chiếm khoảng 60 giây.
2. Phương pháp thiết lập chế độ hoạt động của hệ thống chống trộm ở chế độ hoạt động chủ
động và bỏ trạng thái báo động
2.1 Thiết lập chế độ hoạt động của hệ thống chống trộm
1. Rút chìa ra khỏi ổ khoá điện.
2. Đóng tất cả các cửa xe, cửa khoang
hành lý nắp capô trước khi khoá bằng
chìa hoặc bộ điều khiển từ xa. (Từ trạng
thái không làm việc sang trạng thái chuẩn
bị làm việc)
Trạng thái chỉ báo thay đổi khi các cửa
được khoá mà tất cả các cửa xe, cửa
khoang hành lý và nắp capô đã đóng.
Các xe có hệ thống mã hoá khoá động cơ:
từ trạng thái nhấp nháy sang trạng thái
sáng.
Hình 3. Thiết lập chế độ hoạt động
Các xe không có hệ thống mã hoá khoá
động cơ: từ trạng thái tắt sang trạng thái sáng.
3. Hệ thống đạt được trạng thái làm việc trong thời gian khoảng 30 giây sau khi khoá và đèn chỉ báo
thay đổi ngay từ trạng thái nhấp nháy sang trạng thái sáng.
(Trạng thái chuẩn bị hoạt động sang trạng thái hoạt động)
2.2 Huỷ trạng thái báo động
- Mở khoá các cửa đã khoá bằng bộ điều khiển từ xa
- Mở khoá các cửa đã khoá bằng chìa
Tra chìa vào ổ khoá điện và bật lên vị trí ON ở một số xe, máy khởi động không làm việc khi rơle
máy khởi động ngắt. Thậm chí ngay cả khi chìa khoá điện được xoay đến vị trí START.
Phương pháp thiết lập và huỷ chế độ hoạt động của hệ thống chống trộm khác nhau tuỳ theo loại xe
và khu vực do đó phải tham khảo tài liệu hướng dẫn sử dụng.

Giáo trình: Hệ thống Điện động cơ - 2009 102


Chương 6: Hệ thống mã hóa khóa động cơ và chống 103
trộm
3. Các bộ phận

Hình 4. Thành phần của hệ thống chống trộm


Hệ thống chống trộm có các bộ phận sau đây:
3.1. ECU
- ECU chống trộm
- ECU thân xe. Khi ECU này nhận được tín hiệu từ các công tắc và phát hiện trạng thái xe bị trộm,
nó truyền tín hiệu tới thiết bị báo động.
3.2. Thiết bị báo động
- Còi báo động
- Còi xe
- Các đèn pha và đèn hậu Các thiết bị này hoạt động để báo cho xung quanh biết xe đang bị trộm đột
nhập.
- Đèn chỉ báo an ninh Thiết bị này cho biết hệ thống có ở trạng thái làm việc hay không. Hệ thống ở
trạng thái hoạt động, đèn chỉ báo nháy để báo cho xung quanh biết xe được trang bị hệ thống chống
trộm.
- Cụm khoá cửa (mô tơ). Khi hệ thống đạt tới trạng thái báo động và các cửa được mở khoá, thì hệ
thống tự động khoá các cửa.
3.3. Công tắc
- Công tắc cửa xe
- Công tắc nắp capô
- Công tắc cửa khoang hành lý.
Các công tắc này phát hiện trạng thái đóng/mở của mỗi cửa xe, nắp capô và cửa khoang hành lý rồi
truyền tín hiệu tới ECU chống trộm.
- Khoá điện:
Công tắc này xác định trạng thái của khoá điện và truyền tín hiệu tới ECU chống trộm.
- Công tắc cảnh báo mở khoá bằng chìa:
Công tắc này xác định xem chìa khoá có được tra vào ổ khoá điện hay không và truyền tín hiệu tới
ECU chống trộm.

103
Chương 6: Hệ thống mã hóa khóa động cơ và chống trộm 104
- Cụm khoá cửa (công tắc vị trí).
- Công tắc mở cửa khoang hành lý bằng chìa
Các công tắc này phát hiện trạng thái khoá/mở khoá của mỗi cửa và truyền tín hiệu tới ECU chống
trộm.

Hình 5. Vị trí các bộ phận


3.4. Các thiết bị khác
Một số xe có các bộ phận sau đây để điều khiển hệ thống chống trộm.

Hình 6. Các thiết bị khác của hệ thống chống trộm

Giáo trình: Hệ thống Điện động cơ - 2009 104


Chương 6: Hệ thống mã hóa khóa động cơ và chống 105
trộm
Cảm biến phát hiện xâm nhập (cảm biến rađa):
Cảm biến này phát tín hiệu sóng ngắn vào cabin để xác định chuyển động trong ca bin và gửi tín hiệu
tới ECU chống trộm.
Nếu có vật nuôi như mèo trong cabin khi hệ thống ở trạng thái hoạt động, thì cảm biến có thể phát
hiện ra và hoạt động. Chúng ta có thể bỏ chức năng này.
Còi báo động:
Còi này được lắp ngay trong ắc qui và có thể báo động ngay cả khi ắc qui cửa của xe bị tháo ra.
4. Các hoạt động khác của hệ thống chống trộm
4.1. Hoạt động khoá cửa cưỡng bức
Khi hệ thống đạt tới trạng thái báo động và một cửa xe bị mở thì chức năng khoá cửa cưỡng bức sẽ
phát ra tín hiệu khoá cửa để ngăn không cho trộm vào trong xe. Chức năng hoạt động này sẽ kích
hoạt khi tất cả các điều kiện khởi động liệt kê dới đây được thoả mãn và dừng lại khi một trong các
điều kiện dừng xe xuất hiện.
4.1.1 Điều kiện khởi động
- Hệ thống chống trộm ở trạng thái báo động.
- Không có chìa khoá trong ổ khoá điện
- Một trong các cửa xe bị mở khoá
4.1.2 Điều kiện dừng
- Tất cả các cửa xe đều khoá
- Trạng thái báo động kết thúc
- Chìa khoá được tra vào ổ khoá điện
4.2. Chức năng nhớ trạng thái báo động
Khi người lái quay trở lại xe và thiết lập lại hệ thống chống trộm thì chức năng này sẽ làm cho đèn
hậu sáng khoảng 2 giây để báo cho người lái biết rằng hệ thống chống chộm đã hoạt động và đang ở
trạng thái báo động.

105

You might also like