Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 11

GÂY MÊ QUA MẶT NẠ

CN. Nguyễn Thị Kim Cúc

MỤC TIÊU
1) Nêu được chỉ định, kỹ thuật gây mê qua mặt nạ.
2) Nêu được những thuận lợi, bất lợi của gây mê qua mặt nạ mặt so với mặt nạ thanh quản và so
với gây mê nội khí quản.

I. ĐẠI CƢƠNG
Gây mê qua mặt nạ là phương pháp gây mê bằng cách dùng mặt nạ để cung cấp dưỡng khí và
duy trì mê bằng thuốc mê hô hấp, có thể phối hợp với thuốc mê tĩnh mạch, thuốc giảm đau để duy trì
mê.
Gây mê qua mặt nạ có hai loại: gây mê qua mặt nạ mặt và gây mê qua mặt nạ thanh quản.

II. GÂY MÊ QUA MẶT NẠ MẶT (FM - Face Mask – Mask Airway)
A. Chỉ định: Dùng trong những cuộc thủ thuật, phẫu thuật ngắn trên bệnh nhân không có dạ
dày đầy, vùng mổ không cần dùng giãn cơ.
B. Chuẩn bị: Tiêu chuẩn chọn mặt nạ

Mặt nạ kín: vừa kín khít quanh má, mũi và miệng.


Màu trắng trong: có thể quan sát được màu sắc môi và những chất tiết, chất ói mửa ở miệng.
Mùi: ít khó chịu.

C. Kỹ thuật:

Bệnh nhân nằm ngửa cổ, đầu đặt trên gối


như tư thế đặt nội khí quản.
Người thực hiện đứng hoặc ngồi phía trên
đầu bệnh nhân.
Khởi mê bằng thuốc mê tĩnh mạch, hoặc
úp mặt nạ khởi mê bằng thuốc mê hô hấp
ngay từ đầu.
Tay trái cầm mặt nạ: ngón út ở góc hàm,
hai ngón 3 và 4 đặt dọc theo ngành ngang của
xương hàm dưới, ngón trỏ và ngón cái đặt
trước và sau phía trên mặt nạ (hình1).

Hình 1: Kỹ thuật cầm mặt nạ mặt


bằng một tay
Tay phải đặt trên bóng dự trữ để kiểm soát hô hấp của bệnh nhân.Có thể dùng dây ràng đầu để
giữ mặt nạ.

D. Những bệnh nhân khó cầm mặt nạ kín:

Bệnh nhân mập, mặt to, góc xương hàm dưới tù thường rất khó cầm mask. Khắc phục bằng
cách cầm mask 2 tay, cần người phụ để kiểm soát hô hấp qua bóng dự trữ (Hình 2).
Bệnh nhân móm hay bệnh nhân không có răng: má bị cóp vào trong, khoảng cách giữa xương
hàm dưới và xương gà má bị giảm đi khi cầm mask sẽ bị hở vùng má. Khắc phục bằng cách
dùng mask mềm hoặc dùng gạc chêm hai bên má để mask được khít và giảm thoát hơi.
Nghẽn đường thở do rớt lưỡi, đờm nhớt. Thường gặp ở những người lớn tuổi, ngủ ngáy, hút
thuốc lá nhiều. Bệnh nhân thở co kéo, tròng trành,
thở không tương xướng với nhịp của bóng dự trữ,
khi bóp bóng thì áp lực đường thở tăng cao. Xử trí
bằng cách hút đờm nhớt, ngửa cổ và đẩy hàm dưới
ra trước, quay đầu sang bên hoặc đặt ống nâng
lưỡi (airway) để làm thông đường thở.

Hình 2: Kỹ thuật cầm mặt nạ mặt


bằng hai tay

E. Tai biến - biến chứng:

Chấn thương mô mềm của mặt: miệng, hàm dưới, mắt và mũi.
Không che chở được đường thở khi có trào ngược dịch dạ dày vào phổi.
Tắc nghẽn đường thở do đờm nhớt, co thắt thanh phế quản.

III. GÂY MÊ QUA MẶT NẠ THANH QUẢN ( Larynx Mask Airway- LMA)

A. Lịch sử phát minh mặt nạ thanh quản

Vào năm 1981, Bác sĩ Gây Mê Hồi Sức người Anh Archie Brain và cộng sự đã thiết kế
một dụng cụ để thông khí được gọi tên là mặt nạ thanh quản ( MNTQ, LMA: Laryngeal Mask
Airway ). Mặt nạ thanh quản cổ điển ( Classic Laryngeal Mask Airway : c- LMA ) được ra đời từ
sự cải tiến Goldman Dental Mask. Ưu điểm của MNTQ cổ điển này là duy trì được sự thông khí
hiệu quả và tốt hơn so với mặt nạ mặt, cũng như làm tự đôi bàn tay của người gây mê và ít tổn
thương xâm lấn hơn so với khi dùng ống nội khí quản.

Tháng 7 năm 1986, MNTQ được làm từ chất Latex. Tháng 12 năm 1986, MNTQ đầu tiên
được làm từ chất liệu Silicon thì bóng hơi lớn hơn, mềm mại hơn, và căng đều khi bơm hơi, do
đó ôm kín vùng hầu thanh quản hơn, và ít gây dị ứng vì không có chất Latex.

Để khắc phục tình trạng viêm phổi hít khi dùng MNTQ cổ điển trong những năm đầu sử
dụng, nhiều cải tiến tiếp tục được thực hiện. Năm 2000, bác sĩ Archie Brian và cộng sự đã mô tả
và thiết kế mẫu mặt nạ thanh quản Proseal ( Laryngeal Mask Airway Proseal: LMA - P,
MNTQ – P ) dùng như ngày nay.

B. Các loại mặt nạ thanh quản


1. Mặt nạ thanh quản cổ điển
Mặt nạ thanh quản cổ điển ( MNTQ cổ điển, LMA- C: Laryngeal Mask Airway Classic )
gồm 3 phần: phần ống, phần bóng hơi, phần dây bơm.

Ống thông khí

Dây bơm hơi

Bóng hơi

Van bơm hơi

Hình 3: Cấu tạo mặt nạ thanh quản cổ điển


a. Phần ống:
Một đầu của ống nối với bóng hơi, đầu còn lại có gắn raccord chuẩn
b. Bóng hơi:
Có hình dạng đặc biệt, có thể bơm lên hoặc làm xẹp bằng một van ở đầu xa của
dây bơm hơi.
c. Dây bơm hơi:
Có một van, một bóng chứng
Bảng 1: Các thông số về mặt nạ thanh quản cổ điển

Cỡ c-LMA Bệnh Nhân Cân nặng (kg) Thể tích túi hơi (ml)

1 Sơ sinh <5 2,5- 4

1,5 Nhủ nhi 5- 10 7

2 Trẻ em 10 – 20 10

2,5 Trẻ em 20 – 30 14

3 Trẻ em - người lớn 30 – 50 15-20

4 Người lớn 50 -70 30

5 Người lớn 70- 100 40

2. Mặt nạ thanh quản Proseal


Mặt nạ thanh quản Proseal ( LMA- Proseal ) được làm từ chất silicon y học, không
có chất latex
a. Phần thân: có hai đường ống riêng biệt
Một đường thông với thực quản, gọi là ống dẫn ( Drain tube ), ống này tận cùng ở
đầu xa của mặt nạ, qua ống này có thể hút chất dịch trong họng hay đặt ống hút vào
dạ dày.
Một đường ống khác thông với thanh quản gọi là ống hô hấp ( Airway tube ), ống
hô hấp và ống dẫn được gắn song song nhau.
b. Bộ phận chống cắn: ( Bite Block ) được làm với chất liệu cứng hơn bao quanh
thành hai ống và ở 1/3 phần xa hai ống, ngang với cung răng.
c. Bóng hơi: ( Cuff ) mềm, dãn nở đều, úp khít sát lên mặt nạ thanh quản, phần lưng
tì vào tổ chức hầu họng, lòng bóng hơi của mặt nạ thanh quản Proseal sâu hơn lòng
bóng hơi mặt nạ thanh quản cổ điển.
d. Khe để đặt dụng cụ: nằm giữa bóng hơi và phần gốc hai ống, là nơi lắp đầu
phương tiện để đặt hoặc cho đầu ngón tay trỏ hay ngón cái đặt mặt nạ thanh quản
Proseal.
e. Van ( Valve ) một chiều để giữ hơi trong bóng không thoát ra ngoài, đầu gần của
dây dẫn van được nối với túi hơi nhỏ để kiểm tra độ căng, đầu xa của dây nối với
bóng hơi.
Bộ phận chống cắn
Đầu gần của ống dẫn

Ống hô hấp

Bóng hơi

Van

Khe đặt dụng


cụ
Đầu xa của ống dẫn

Hình 4: Cấu tạo mặt nạ thanh quản Proseal


Bảng 2: Các thông số về mặt nạ thanh quản Proseal

Cỡ p-LMA Cân nặng (kg) Thể tích bóng hơi(ml) Cỡ sonde dạ dày ( Fr)

1,5 5-10 7 10

2 10-20 10 10

2,5 20-30 14 14

3 30-50 20 16

4 50-70 30 16

5 >70 40 18

3. Mặt nạ thanh quản Flexible


Mặt nạ thanh quản Flexible ( Mặt nạ thanh quản dễ uốn ) là mặt nạ thanh quản dễ
dàng uốn cong được thiết kế đặc biệt để sử dụng trong các loại phẫu thuật vùng đầu
mặt cổ, chuyên khoa Tai Mũi Họng và phẫu thuật Nha khoa.
Về hình dạng và cấu tạo, mặt nạ thanh quản Flexible giống mặt nạ cổ điển nhưng
ống dẫn được chế tạo với chất liệu dễ dàng uốn cong. Nó gồm có 3 phần: phần ống
thông khí, bóng hơi và dây bơm hơi.
a) Phần ống thông khí: không giống như các loại mặt nạ thanh quản khác, thành
ống thông khí của mặt nạ thanh quản được cấu tạo đặc biệt với các sợi kim loại uốn
vòng tròn trong thành ống làm ống có tính mềm dẻo, linh hoạt và không bị gập góc
hoặc bị xẹp. Vì vậy, không gây cản trở cho Bác Sĩ phẫu thuật trong lúc thao tác.
b) Bóng hơi của mặt nạ thanh quản: có kích thước nhỏ hơn bóng hơi các mặt nạ
thanh quản khác, có thể ấn nhẹ vào được. Điều này làm cho mặt nạ thanh quản phù
hợp với phẫu thuật vùng đầu cổ và bên trong hầu họng.
Mặt nạ thanh quản Flexible có đủ các cỡ như mặt nạ thanh quản khác trừ số 1 à
1,5.
Lựa chọn mặt nạ thanh quản cũng dựa trên trọng lượng bệnh nhân.
Kỹ thuật đặt mặt nạ thanh quản Flexible cũng như cách đặt mặt nạ thanh quản
thông thường.

Ống hô hấp

Dây bơm hơi

Bóng hơi
ì Hình 5: Mặt nạ thanh quản Flexible

4. Mask thanh quản Fastrach


Mặt nạ thanh quản Fasttrach thường dùng để đặt nội khí quản ( gọi là Intubating
Laryngeal Mask Airway Fastrach ) có hình dạng giống như mặt nạ thanh quản cổ
điển nhưng ngắn hơn, có tay cầm bằng kim loại, cấu tạo thuận lợi hợp với sinh lý
vùng hầu để giúp đặt nội khí quản thuận lợi: lòng trong ống lớn hơn, một que ( bar )
thay vì hai que ( bars ) như mặt nạ cổ điển thông thường. Mặt nạ thanh quản Fastrach
có thể gắn một màn hình vào tay cầm để quan sát trực tiếp thanh quản khi đặt nội khí
quả
Hình 6: Mặt nạ thanh quản Fastrach
5. Những mặt nạ thanh quản khác
Mặt nạ thanh quản dùng một lần ( MNTQ Unique ).
Mặt nạ thanh quản dùng chụp cộng hưởng từ ( MRI ) không có van kim loại.
Những loại mặt nạ chưa được dùng phổ biến ở Việt Nam: Double Lumen LMA,
Intubating LMA, Double Cuff LMA, Gastrolaryngeal Mask.

C. Chỉ định sử dụng mặt nạ thanh quản:


Dùng trong những cuộc thủ thuật, phẫu thuật ngắn trên bệnh nhân không có dạ dày đầy,
vùng mổ không cần dùng giãn cơ.
Dùng trong phẫu thuật ngắn thường dưới 2 giờ.
Phẫu thuật về trong ngày.
Dùng thay thế nội khí quản trong những phẫu thuật mà không cần thiết phải dùng ống nội khí
quản.
Dùng thay thế mặt nạ mặt nhằm đảm bảo thông khí hiệu quả hơn, rảnh tay làm việc khác, hạn
chế hít sặc khi có trào ngược.
Dùng trong những trường hợp xử trí đường thở khó được biết trước hoặc không biết trước,
thuận lợi với mặt nạ chuyên dùng để đặt Nội khí quản ( ILMA, LMA – Fastrach ).
D. Chống chỉ định sử dụng mặt nạ thanh quản
Bệnh lý ở miệng, hầu – thanh quản: bướu gây tắc nghẽn hầu, áp xe thanh quản…
Chấn thương đường thở.
Bệnh nhân có yếu tố tăng nguy cơ trào ngược: dạ dày đầy, phụ nữ mang thai trên 14 tuần,
thoát vị hoành.
Những phẫu thuật tăng nguy cơ trào ngược như: phẫu thuật vùng bụng trên, lôi kéo phúc mạc,
tăng áp lực ổ bụng trong mổ nội soi ổ bụng, tư thế Trendelenburg.
Bệnh nhân có áp lực đường thở cao (co thắt thanh khí quản) hay bệnh nhân mập phì có độ
giãn nở lồng ngực kém cần thông khí với áp lực đỉnh thì hít vào > 20cmH 2O.
Phẫu thuật làm tăng áp lực đường thở (phẫu thuật trong lồng ngực).
Phẫu thuật có tư thế không thuận lợi như nằm sấp, nằm nghiêng…
E. GÂY MÊ TOÀN QUA MẶT NẠ THANH QUẢN
1. Chuẩn bị mặt nạ thanh quản
Chọn MNTQ phù hợp: loại MNTQ phù hợp với chỉ định, cỡ MNTQ đúng cho từng lứa tuổi
và cân nặng.
Thử túi hơi trước khi đặt: bơm vào túi hơi một thể tích như quy định và để một lúc xem túi
hơi có bị xì, xẹp không.
Hút xẹp túi hơi: bờ của túi hơi không bị nhăn khi hút xẹp.
Bôi trơn mặt sau của túi hơi.

Hình 7: chuẩn bị MNTQ

2. Chuẩn bị bệnh nhân


Thăm khám tiền mê: hỏi tiền sử, kiểm tra, thăm khám phát hiện những yếu tố góp phần đặt
mask thanh quản khó (giới hạn độ mở miệng, u vùng hầu họng, hở hàm ếch…) hay những chống
chỉ định khi dùng mask thanh quản.
Tiền mê: không cần thiết khi đặt mask thanh quản, nhưng nếu tiền mê sẽ giảm được liều khởi
mê.
Trước khi khởi mê phải kiểm tra lại cỡ mask có phù hợp với bệnh nhân, túi hơi có xì, xẹp
không.
3. Kỹ thuật gây mê với mặt nạ thanh quản
Khởi mê: cho bệnh nhân thở oxygen dự trữ, dùng thuốc khởi mê với Fentanyl 1 -1,5µg/kg +
Propofol 2,5mg/kg trong 30 giây (giảm liều cho bệnh nhân già, bệnh nhân đã được tiền mê, ở trẻ em
liều cao hơn). Thiopental 5 - 6 mg/kg hay Etomidate 0,3mg/kg cũng được dùng nhưng chất lượng
mê để đặt MNTQ không tốt như khi dùng Propofol.
Đặt mặt nạ thanh quản thanh quản.
Duy trì mê bằng thuốc mê bốc hơi hay thuốc mê tĩnh mạch.
Rút mặt nạ thanh quản: Mặt nạ thanh quản che chở một phần nào chất tiết từ hầu nhưng không
ngăn được chất nôn ói từ dạ dày vì vậy chỉ được hút xẹp túi hơi và rút mặt nạ thanh quản khi bệnh
nhân tỉnh có phản xạ hầu họng, phản xạ nuốt, ho hay mở miệng theo lệnh.

4. Kỹ thuật đặt mask thanh quản:


Có nhiều kỹ thuật đặt mask thanh quản nhưng trong bài này trình bày kỹ thuật đặt chuẩn, gồm
các bước sau:
Bệnh nhân nằm ngửa cổ, đầu ở ngang thượng vị của người thực hiện. Bệnh nhân được dẫn mê
với thuốc mê tĩnh mạch.
Người thực hiện dùng tay trái nâng đầu để cổ bệnh nhân ngửa tối đa và miệng mở ra.
Tay phải cầm mask theo kiểu cầm viết, ngón trỏ luồn vào trong mép của túi hơi. Ngón áp út tay
phải đẩy cằm để miệng mở ra và đưa mask vào sâu trong miệng bệnh nhân. Dùng ngón trỏ đè mask
thanh quản trên khẩu cái cứng, vừa đẩy mask vừa giữ áp lực đè trên thành sau của hầu cho đến khi
mask vào đúng vị trí (Hình 8:B, C, D). Vị trí lý tưởng của mask thanh quản: trên là đáy lưỡi, hai bên
là xoang lê, dưới là phần trên của cơ vòng thực quản.
Tay trái giữ đầu ngoài của mask thanh quản, rút
tay phải.Bơm túi hơi với lượng hơi được chỉ dẫn.
Giúp thở, kiểm tra phổi.
Cố định mask bằng băng keo

Hình 8: A.Túi hơi mask thanh quản đã được rút hơi


B. C: Cách đặt mask thanh quản
D. Mask thanh quản ở đúng vị trí
Hình 9: vị trí đúng của MNTQ Hình 10: Cách cố định MNTQ

5. Những thất bại khi đặt mặt nạ thanh quản:


Chọn MNTQ không phù hợp (lớn hay nhỏ quá): đường thở không kín.
Bóng hơi của MNTQ đẩy nắp thanh môn che khuất đường thở (Hình 8).
Bóng hơi của MNTQ bị xoắn.
Bóng hơi vào sâu trong thực quản.
6. Những thuận lợi và bất lợi của MNTQ so với mặt nạ mặt và nội khí quản
Những thuận lợi và bất lợi của MNTQ so với mặt nạ mặt
a) Thuận lợi:
Người gây mê được tự do bàn tay.
Khít hơn so cầm mask mặt (râu, má hóp).
Ít cồng kềnh, bất tiện trong phẫu thuật Tai - Mũi - Họng.
Dễ dàng hơn trong giữ vững đường thở.
Bảo vệ được đàm nhớt đường thở.
Giảm được chấn thương mắt và thần kinh mặt.
Giảm ô nhiễm phòng mổ.

b) Không thuận lợi:


Xâm lấn hơn.
Chấn thương đường thở cao hơn.
Cần có dụng cụ và biết kỹ thuật mới.
Độ mê sâu hơn.
N2O khuyếch tán vào túi hơi.
Có một số chống chỉ định.
Những thuận lợi và bất lợi của MNTQ so với nội khí quản:
a) Thuận lợi:
Ít xâm lấn hơn.

Độ mê để đặt mask thấp hơn.

Rất tốt khi đặt nội khí quản khó.

Ít chấn thương răng và thanh quản.

Ít co thắt thanh và phế quản.

Không cần dùng dãn cơ.

Ít ảnh hưởng trên áp xuất nội não.

Ít nguy cơ đặt nội khí quản vào thực quản hay phế quản.

b) Không thuận lợi:

Nguy hít phải chất ói mửa cao hơn.

Không thuận lợi khi bệnh nhân nằm tư thế sấp hay nghiêng.

Không an toàn trên người mập.

Giới hạn thông khí áp suất dương.

An toàn đường thở kém hơn.

Thoát khí ra ngoài ô nhiễm cao hơn.

Làm tăng thể tích dạ dày do hơi.

Không thể dùng trong một số phẫu thuật (đầu, cổ, lồng ngực)

CÂU HỎI LƢỢNG GIÁ


1. Trình bày chỉ định, chống chỉ định của gây mê qua mặt nạ mặt và mặt nạ thanh quản.
2. Trình bày thuận lợi, bất lợi của gây mê qua mặt nạ mặt thanh quản và mặt nạ mặt.
3. Trình bày thuận lợi, bất lợi của gây mê qua mặt nạ thanh quản và gây mê nội khí quản.

You might also like