You are on page 1of 10

BUỔI 1: NHÓM CÂY CÓ TINH DẦU

A)Họ Hoa Môi (Lamiaceae)


1) Bạc hà – Mentha arvensis L
Bộ phận dùng: Cả cây trừ rễ, tinh dầu, menthol
tách từ tinh dầu bạc hà
Thành phần hóa học: Menthol
Công dụng: Trợ tiêu hóa, tinh dầu trị cảm sốt,
ngạt mũi, sát trùng mạnh, gây tê mát, giảm đau

2) Hoắc hương – Pogostemon cablin


Bộ phận dùng: Lá, tinh dầu
Thành phần hóa học: patchouli alcol
Công dụng: Giải cảm, trị ăn không tiêu, đầu
bụng, nôn, tiêu chảy
Tinh dầu làm chất định hương trong pha chế
nước hoa, tạo mùi thơm pha chế thực phẩm,
thức uống
3) Húng chanh – Plectranthus amboinicus

Bộ phận dùng: Lá và ngọn non


Thành phần hóa học: tinh dầu (hợp chất
phenolic)
Công dụng: Gia vị, trừ đờm, giải cảm, trị ho,
viêm họng

4) Hương nhu tía – Ocinum sanctum L.


Bộ phận dùng: Toàn cây trên mặt đất
Thành phần hóa học: tinh dầu chứa eugenol
Công dụng: Kháng khuẩn, chống viêm, giảm
đau, hạ sốt, trị cảm mạo, đau bụng, nhức đầu.
Eugenol dùng trong nha khoa và tổng hợp
Vanilin
5) Hương nhu trắng – Ocinum gratissinum L.
Bộ phận dùng: Toàn cây trên mặt đất
Thành phần hóa học: Tinh dầu chứa
eugenol
Công dụng: Kháng khuẩn, chống viêm,
giảm đau, hạ sốt, trị cảm mạo, đau bụng,
nhức đầu.
Eugenol dùng trong nha khoa và tổng hợp
Vanilin

6) Ích mẫu – Leonurus heterophyllus


Bộ phận dùng: Phần trên mặt đất hay quả
Thành phần hóa học: tinh dầu,
alkaloid(leonurin), flavonoid(rutin), saponin
Công dụng: Tăng cường trương lực và số lần
co bóp tử cung, tang cường co bóp cơ tim,
tăng tần số và biên độ hô hấp
Tán huyết, lợi tiểu, an thần
Chữa đau bụng kinh
Điều chế Cao Ích Mẫu
7) Kinh giới – Elsholtzia cristata
Bộ phận dùng: Toàn cây trên mặt đất: cành lá
và cụm hoa
Thành phần hóa học: Tinh dầu, trong đó có
cetol của Elsholtzia. Hợp chất flavonoid
Công dụng: Chữa cảm sốt, sởi, cảm cúm,
kháng viêm, thổ huyết, bang huyết, rong huyết,
ỉa ra máu

8) Tía tô – Perilla frutescens


Bộ phận dùng: Lá (tử tô diệp), quả (tử tô tử),
thân (tử tô ngạnh)
Thành phần hóa học: tinh dầu chủ yếu
perillaldehyd
Công dụng:
- Lá trị cảm sốt, nôn mửa
- - Thân cành trị đau ngực, đầy bụng, nôn
mửa khi có thai
- Hạt dùng trị ho, suyễn, tê thấ
B) Họ Cúc (Asteraceae)
9) Đại bi – Blumea balsamifera
Bộ phận dùng: Lá, cành non, rễ, mai hoa
băng phiến
Thành phần hóa học: tinh dầu và mai hoa
băng phiến (borneol)
Công dụng:
- Lá trị cảm sốt, cảm cúm ra mồ hôi,
ho, đờm. đầy bụng không tiêu
- Rễ trị thấp khớp, đau bụng kinh dùng
chung với Ích Mẫu
- Mai hoa băng phiến: sát trùng, tiêu
đàm. Trị cảm sốt, ho lâu ngày, dùng ngoài
điều trị mụn nhọt và lở loét

10) Lức (cúc tần) – Pluchea pteropoda


Bộ phận dùng: Rễ và lá
Thành phần hóa học: Tinh dầu, hợp chất
triterpenoid
Công dụng:
- Rễ trị cảm sốt, nhức đầu, khát nước, tức
ngực
- Lá có hương thơm dùng để xông, chữa đau
mỏi lưng
11) Ngải cứu – Artemisia vulgaris L.
Bộ phận dùng: Toàn cây
Thành phần hóa học: tinh dầu (cineol, borneol,
vulgrin,….), adenin, tanin,…..
Công dụng:
- Làm thuốc điều kinh
- Chữa băng huyết, đau bụng kinh, kinh
không đều
- Trợ tiêu hóa, thuốc châm cứu

C) Họ Hồ tiêu (Piperaceae)
12) Lá lốt – Piper lolot L.
Bộ phận dùng: Toàn cây
Thành phần hóa học: tinh dầu, alkaloid
Công dụng:
- Kháng khuẩn, chống viêm
- Trợ tiêu hóa, chữa tiêu chảy, đau rang, giải
ngộ độc nấm
- Chữa tê thấp, đau lưng
13) Trầu không – Piper betle L.
Bộ phận dùng: Thân, lá, quả
Thành phần hóa học: Tinh dầu, chủ yếu là dẫn
chất phenol: chavibetol, chavicol,….
Công dụng:
- Kháng khuẩn, kháng viêm mạnh
- Dùng ngoài, nước sắc rửa vết loét, mẩn
ngứa, mụn nhọt

D)Họ khác
14) Long não – Cinnamomum camphora L.
Họ Long não (Lauraceae)
Bộ phận dùng: Gỗ và lá
Thành phần hóa học: Tinh dầu (camphor)
Công dụng:
- Chưng cất tinh dầu cung cấp camphor thiên
nhiên
- Camphor kích thích thần kinh trung ương,
kích thích tim và hệ hô hấp, dùng trong hồi sức
cấp cứu
- Tinh dầu dùng sát khuẩn đường hô hấp
15) Ngũ trảo – Vitex negundo L.
Họ Cỏ roi ngựa (Verberaceae)
Bộ phận dùng: Quả, lá, rễ
Thành phần hóa học: tinh dầu, alkaloid,
flavonoid, iridoid
Công dụng:
- Lá trị cảm sốt, nhức đầu, ngạt mũi, nhức
mỏi, phù thủng
- Sắc uống trị tiểu ra máu, viêm ruột, lỵ, cảm
- Dùng ngoài bó gãy xương
- Quả điều kinh, làm ra mồ hôi
- Vỏ trợ tiêu hóa, trị hen suyễn

16) Sả - Cymbopogon citratus Staff.


Họ Lúa (Poaceae)
Bộ phận dùng: Toàn cây, tinh dầu
Thành phần hóa học: Tinh dầu chứa citral
Công dụng:
- Tinh dầu trợ tiêu hóa, làm nước hoa, xà
phòng
- Lá dùng pha nước uống cho mát và tiêu
- Củ có tác dụng thông tiểu tiện, làm ra mồ
hôi, chữa cảm sốt
17) Thiên niên kiện – Homalomena occulta Lour.
Họ Ráy (Araceae)
Bộ phận dùng: Thân rễ
Thành phần hóa học: Tinh dầu chủ yếu
l-linalol
Công dụng:
-Trị phong thấp, đau khớp, nhức mỏi

18) Tràm (khuynh diệp) – Melaleuca leucadendra L.


Họ Sim (Mysteraceae)
Bộ phận dùng: Lá, tinh dầu
Thành phần hóa học: Tinh dầu chủ yếu cineol
Công dụng:
- Lá sắc chữa ho, phỏng, rửa mụn nhọt, vết
thương ngoài da, xông chữa cảm cúm
- Tinh dầu xoa bóp trị đau nhức, tê thấp, sát
trùng ngoài da
19) Địa liền – Kaempferia galangal L.
Họ Gừng (Zingiberaceae)
Bộ phận dùng: Thân rễ
Thành phần hóa học: Tinh dầu, chủ yếu
là cinnamat
Công dụng:
- Trị tiêu chảy, ăn không tiêu, ngực
bụng lạnh đau, tê phù, tê thấp, nhức
đầu, đau rang
- Xoa bóp chữa nhức mỏi, đau lưng

You might also like