3 SILICA GEL (Chị Cúc)

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 68

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA


KHOA KỸ THUẬT HÓA HỌC

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP

TỔNG HỢP VẬT LIỆU SILICA AEROGEL


TỪ TRO TRẤU

SVTH : NGUYỄN THỊ CÚC


MSSV : 61200406
CBHD : PGS. TS. LÊ THỊ KIM PHỤNG
TS. TRẦN TẤN VIỆT
BỘ MÔN : QUÁ TRÌNH & THIẾT BỊ

TP. HỒ CHÍ MINH - 2016

i
Đại Học Quốc Gia Tp.HCM. CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM.
TRƯỜNG ĐH BÁCH KHOA. Độc Lập – Tự Do – Hạnh Phúc.
--------------- -------------
Số: / BKĐT
NHIỆM VỤ LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
KHOA: KỸ THUẬT HÓA HỌC.
BỘ MÔN: QUÁ TRÌNH VÀ THIẾT BỊ.
HỌ VÀ TÊN: NGUYỄN THỊ CÚC MSSV: 61200406
NGÀNH: QUÁ TRÌNH & THIẾT BỊ LỚP: HC12MB
1. Đầu đề luậnvăn: TỔNG HỢP VẬT LIỆU SILICA AEROGEL TỪ TRO TRẤU
2. Nhiệm vụ (yêu cầu về nội dung và số liệu ban đầu):
Nghiên cứu tổng hợp vật liệu silica aerogel từ tro trấu
3. Ngày giao nhiệm vụ luận văn: 15/08/2016.
4. Ngày hoàn thành nhiệm vụ: 23/12/2016.
5. Họ tên người hướng dẫn: Phần hướng dẫn
PGS.TS. LÊ THỊ KIM PHỤNG
TS. TRẦN TẤN VIỆT
Nội dung và yêu cầu luận văn tốt nghiệp đã được thông qua Bộ môn.
Ngày … tháng … năm 2016
CHỦ NHIỆM BỘ MÔN. NGƯỜI HƯỚNG DẪN CHÍNH.

PGS.TS. TRỊNH VĂN DŨNG


PHẦN DÀNH CHO KHOA, BỘ MÔN:
Người duyệt (chấm sơ bộ): -------------------------------
Đơn vị: -------------------------------------------------------
Ngày bảo vệ: ------------------------------------------------
Nơi lưu trữ luận văn: ---------------------------------------

ii
NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN
----------------------------------------------------------------------------------------------------

----------------------------------------------------------------------------------------------------

----------------------------------------------------------------------------------------------------

----------------------------------------------------------------------------------------------------

----------------------------------------------------------------------------------------------------

----------------------------------------------------------------------------------------------------

----------------------------------------------------------------------------------------------------

----------------------------------------------------------------------------------------------------

----------------------------------------------------------------------------------------------------

----------------------------------------------------------------------------------------------------

----------------------------------------------------------------------------------------------------

----------------------------------------------------------------------------------------------------

Tp. HCM, ngày… tháng… năm 2016

iii
NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN PHẢN BIỆN
----------------------------------------------------------------------------------------------------

----------------------------------------------------------------------------------------------------

----------------------------------------------------------------------------------------------------

----------------------------------------------------------------------------------------------------

----------------------------------------------------------------------------------------------------

----------------------------------------------------------------------------------------------------

----------------------------------------------------------------------------------------------------

----------------------------------------------------------------------------------------------------

----------------------------------------------------------------------------------------------------

----------------------------------------------------------------------------------------------------

----------------------------------------------------------------------------------------------------

----------------------------------------------------------------------------------------------------

Tp. HCM, ngày… tháng… năm 2016

iv
LỜI CÁM ƠN

Qua 4 năm học tập và rèn luyện tại trường Trường ĐH Bách Khoa Tp. HCM, được
sự chỉ bảo và giảng dạy nhiệt tình của quý thầy cô, đặc biệt là quý thầy cô khoa Kĩ thuật
Hóa Học đã truyền đạt cho em những kiến thức về lý thuyết và thực hành trong suốt thời
gian học ở trường. Và trong thời gian thực tập tại các nhà máy em đã có cơ hội áp dụng
những kiến thức học ở trường vào thực tế ở nhà máy, đồng thời học hỏi được nhiều kinh
nghiệm. Với những kiến thức đã được học, thực tế tại các nhà máy và sự hướng dẫn của
quý thầy cô, anh chị cùng sự nổ lực của bản thân em đã hoàn thành luận văn tốt nghiệp của
mình.

Để có được kết quả này em xin chân thành gửi lời cám ơn sâu sắc đến Cô PGS.TS Lê
Thị Kim Phụng đã tận tình hướng dẫn em từ những ngày sơ khai định hướng, cô đã dìu dắt,
luôn chia sẻ mọi kiến thức và kinh nghiệm để giúp em có thêm nhiều kiến thức nhất có thể.
Cô luôn tạo mọi điều kiện để em được đi thực tế song song với việc nghiên cứu ở phòng
thí nghiệm.

Em xin gửi lời cám ơn đến thầy TS. Trần Tấn Việt đã hướng dẫn và giúp đỡ em trong
quá trình làm luận văn từ những kiến thức thầy giảng dạy và các công việc kĩ thuật để thực
hiện thí nghiệm.

Em xin cám ơn anh Lê Khắc Duyên luôn bên cạnh dìu dắt, động viên và giúp đỡ em
trong công việc nghiên cứu. Cám ơn anh với những chia sẻ thực tế về kiến thức, kĩ năng và
đồng cảm trong quá trình thực hiện nghiên cứu.

Xin cảm ơn gia đình, quý thầy, cô, anh, chị và bạn bè làm việc tại Viện Kĩ Thuật Nhiệt
Đới và Môi Trường đặc biệt thầy TS. Lê Anh Kiên đã tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất để
em chuyên tâm và hoàn thành bài báo cáo luận văn.

Cuối cùng, em xin chân thành cảm ơn cô PGS.TS Lê Thị Kim Phụng đã tài trợ cho
em thực hiện nghiên cứu và hoàn thành luận văn này.

i
TÓM TẮT LUẬN VĂN

Nước ta là một trong những nước có sản lượng gạo đứng đầu, đi kèm theo đó là một
lượng phế phẩm rất lớn. Với lượng tro trấu hàng năm thải ra, việc nghiên cứu và tái tạo tro
trấu thành những thành phẩm có giá trị kinh tế và thân thiện với môi trường là điều cấp
thiết. Trong tro trấu hàm lượng silica chiếm khoảng 80% nên việc tổng hợp silica từ tro trấu
không những có hiệu quả kinh tế bên cạnh đó là giải quyết về vấn đề môi trường.
Silica aerogel là một trong những vật liệu có gía trị với nhiều ứng dụng khác nhau.
Việc khảo sát, thực nghiệm với các phương pháp đo diện tích bề mặt riêng bằng phương
pháp Braunauner- Emmett- Teller (BET), phân tích cấu trúc vật liệu bằng phương pháp
nhiễu xạ tia X (XRD - X-ray Diffraction), xác định hàm lượng nguyên tố tương ứng trong
vật liệu bằng phương pháp phân tích huỳnh quang tia X (XRF - X-ray Fluorescence), xác
định độ sụt giảm khối lượng của vật liệu qua các giai đoạn thông qua khối lượng nhằm tổng
hợp vật liệu silica có thể đáp ứng với yêu cầu về diện tích bề mặt, độ tinh khiết và cấu trúc
cũng như kích thước của vật liệu tổng hợp.

ii
MỤC LỤC

LỜI CÁM ƠN ............................................................................................................... i

TÓM TẮT LUẬN VĂN ..............................................................................................ii

DANH MỤC CÁC HÌNH ẢNH ................................................................................. vi

DANH MỤC BẢNG BIỂU ..................................................................................... viii

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ............................................................................ ix

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ TRO TRẤU VÀ SILICA AEROGEL.................... 1

1.1 Sơ lược về tro trấu ........................................................................................ 1

1.2 Sơ lược về silica ............................................................................................ 2

1.2.1 Định nghĩa ................................................................................................ 2

1.2.2 Phân loại ................................................................................................... 3

1.3 Sơ lược về silica aerogel ............................................................................... 6

1.3.1 Lịch sử hình thành aerogel ....................................................................... 6

1.3.2 Tính chất của silica aerogel ...................................................................... 7

1.3.3 Ứng dụng của silica aerogel ..................................................................... 9

CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP TỔNG HỢP AEROGEL ........................................ 11

2.1 phương pháp sol-gel ........................................................................................ 12

2.2 Ưu-nhược điểm của phương pháp sol-gel ....................................................... 14

2.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến hóa học sol-gel .................................................... 15

2.4 Quy trình tổng hợp vật liệu Silica aerogel ....................................................... 16

iii
2.4.1 Nguyên liệu và dung dịch ban đầu ........................................................... 17

2.4.2 Gel hóa và già hóa .................................................................................... 17

2.4.3 Trao đổi dung môi, phủ bề mặt ................................................................. 17

2.4.4 Giai đoạn sấy ............................................................................................ 18

2.5 Cơ chế phản ứng tổng hợp silica aerogel........................................................ 25

CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP THỰC NGHIỆM.................................................... 26

3.1 Mục đích thí nghiệm ........................................................................................ 26

3.2 Hóa chất và dụng cụ thí nghiệm ...................................................................... 26

3.3 Quy trình tổng hợp vật liệu Silica aerogel ....................................................... 27

3.4 Các phương pháp phân tích ............................................................................. 33

3.4.1 Xác định độ sụt giảm khối lượng.............................................................. 33

3.4.2 Phương pháp đo diện tích bề mặt BET ..................................................... 33

3.4.3 Phương pháp nhiễu xạ tia X (XRD) ......................................................... 36

1.3.4 Phương pháp huỳnh quang tia X (XRF) ................................................ 37

CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN ............................................................... 38

4.1 Khảo sát quá trình gel hóa ............................................................................... 38

4.1.1 Khảo sát khả năng tạo gel silica từ nguồn nguyên liệu: ........................... 38

4.1.2 Khảo sát môi trường ảnh hưởng lên quá trình tạo gel silica ..................... 39

4.1.3 Khảo sát nồng độ HCl ảnh hưởng lên quá trình tạo gel ........................... 41

4.2 Khảo sát độ sụt giảm khối lượng qua các giai đoạn ........................................ 43

4.3 So sánh độ sụt giảm khối lượng sấy ở điều kiện thường và sấy CO2 siêu tới hạn
........................................................................................................................................ 45

4.4 Khối lượng riêng .............................................................................................. 46


iv
4.5 Phân tích độ tinh khiết vật liệu ........................................................................ 47

4.6 Diện tích bề mặt, kích thước lỗ của silica aerogel ........................................... 47

4.7 So sánh diện tích, kích thước lỗ của vật liệu tổng hợp sấy ở điều kiện thường
có sửa đổi bề mặt và không sửa đổi bề mặt (phủ MTMS) ............................................. 48

4.8 Đường đẳng nhiệt hấp phụ - giải hấp phụ nitơ của carbon aerogel ............... 49

4.9 Phân tích XRD ................................................................................................. 51

CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ............................................................. 52

5.1 Kết luận ............................................................................................................ 52

5.2 Kiến nghị.......................................................................................................... 52

TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................... 53

v
DANH MỤC CÁC HÌNH ẢNH

Hình 1. 1 Cấu trúc silica: a) tinh thể; b) vô định hình ................................................ 3

Hình 1. 2 a) thạch anh; b) tridymit; c) cristobalit ........................................................ 3

Hình 1. 3 Phương thức tập hợp các hạt SiO2 trong silica vô định hình [6] ................. 4

Hình 1. 4 Vật liệu silica aerogel .................................................................................. 6

Hình 1. 5 Phân bố kích thước lỗ xốp ........................................................................... 8

Hình 1. 6 Ứng dụng silica aerogel trong dệt may và cách nhiệt............................... 10

Hình 1. 7 Ứng dụng aerogel trong kính xây dựng ..................................................... 10

Hình 1. 8 Ứng dụng trong thể thao ............................................................................ 11

Hình 2. 1 Các nhóm sản phẩm của phương pháp sol-gel [12] .................................. 13

Hình 2. 2 Sản phẩm của các phương pháp sấy khác nhau [16] ................................. 19

Hình 2. 3 Trạng thái siêu tới hạn của CO2 ................................................................. 20

Hình 2. 5 Hiện tượng mao dẫn................................................................................... 24

Hình 3. 1 phản ứng giữa NaOH và tro trấu ............................................................... 28

Hình 3. 2 Gai đoạn gel hóa ........................................................................................ 29

Hình 3. 3 giai đoạn trao đổi dung môi ....................................................................... 29

Hình 3. 4 Sơ đồ của các phản ứng xảy ra trong quá trình sửa dổi [19] ..................... 30

Hình 3. 5 quá trình sửa đổi bề mặt [19] ..................................................................... 31

Hình 3. 6 a) gel trước sửa dổi bề mặt; b) gel sau sửa đổi bề mặt (phủ MTMS) ........ 31

Hình 3. 7 a)Tủ sấy ở điều kiện thường; b) silica aerogel .......................................... 32

vi
Hình 3. 8 Thiết bị sấy siêu tới hạn ............................................................................. 33

Hình 3. 9 Thiết bị đo diện tích bề mặt BET............................................................... 34

Hình 3. 10 Sơ đồ tia tới và tia phản xạ trên tinh thể .................................................. 36

Hình 3. 11 Phương pháp phân tích huỳnh quang tia X (XRF) .................................. 37

Hình 4. 1 Ảnh hưởng của nồng độ HCl đến độ sụt giảm khối lượng ........................ 44

4. 2 Đồ thị so sánh độ sụt giảm khối lượng trên hai phương pháp sấy ..................... 46

Hình 4. 3 phân bố kích thước lỗ xốp ......................................................................... 48

Hình 4. 4 đường hấp phụ - giải hấp nitơ .................................................................... 50

Hình 4. 5 Phổ XRD của silica aerogel ....................................................................... 51

vii
DANH MỤC BẢNG BIỂU

Bảng 1. 1 Thành phần các hợp chất oxide trong tro trấu.[3] ....................................... 2

Bảng 2. 1 Ưu – nhược điểm của phương pháp sol-gel [11] ...................................... 15

Bảng 2. 2 Điều kiện tới hạn của một số dung môi [17] ............................................. 21

Bảng 2. 3 Sự khác nhau về mật độ, độ khuếch tán, độ nhớt của chất lỏng, khí, chất
lỏng siêu tới hạn điển hình ................................................................................................. 22

Bảng 3. 1: Các hóa chất cần thiết .............................................................................. 26

Bảng 4. 1 khả năng gel hóa của silica gel được tổng hợp với 2 loại tro .................... 38

Bảng 4. 2 Khảo sát độ pH ảnh hưởng lên quá trình gel ............................................. 40

Bảng 4. 3 Ảnh hưởng của nồng độ HCl lên quá trình tạo gel ................................... 41

Bảng 4. 4 độ sụt giảm khối lượng của vật liệu phụ thuộc nồng độ HCl.................... 43

Bảng 4. 5 Độ sụt giảm khối lượng trên hai phương pháp sấy ................................... 45

Bảng 4. 6 Ảnh hưởng phương pháp sấy đến diện tích bề mặt và kích thước lỗ của vật
liệu ...................................................................................................................................... 47

Bảng 4. 7 ảnh hưởng sự biến đổi bề mặt gel lên diện tích bề mặt và đường kính lỗ xốp
............................................................................................................................................ 48

viii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

BET Brannau – Emmett - Teller

MTMS Methyltrimethoxysilane

IUPAC International Union of Pure and Applied Chemistry

SA Silica aerogel

VLMQ Vật liệu mao quản

XRF X-ray Fluorescence

XRD X-ray Diffraction

ix
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ TRO TRẤU VÀ SILICA AEROGEL

1.1 Sơ lược về tro trấu

Kinh tế nông nghiệp luôn tồn tại và phát triển. Nước ta là một trong những nước có sản
lượng gạo đứng đầu, đi kèm theo đó là một lượng phế phẩm rất lớn. Việc xử lí và tận dụng
phế phẩm một cách kinh tế và thân thiện với môi trường là điều cấp thiết, cụ thể hơn là việc
xử lí lượng vỏ trấu thải bỏ ra.

Hiện nay đã có rất nhiều nghiên cứu về vỏ trấu để tận dụng như làm chất đốt, phân bón,
củi trấu, trấu viên, gỗ, thiết bị lọc nước…. Rất nhiều ứng dụng đưa vào thực tế và một trong
những ứng dụng được quan tâm hiện nay là silica trong tro trấu có thể dùng để trộn vào
làm bê tông, gạch bê tông siêu nhẹ không nung để sử dụng trong xây dựng với những tính
năng như nhẹ, cách nhiệt, cách âm, chịu nhiệt…[1] ứng dụng vào dược phẩm, dụng cụ y
khoa, chất phủ hóa học…. Để ứng dụng được vào những lĩnh vực trên chúng ta cần chế tạo
ra silica với kích thước micro và nano tức tạo và thu hồi silica vô định hình cần đưa ra quy
trình và công nghệ thu hồi áp dụng vào thực tế với quy mô lớn nhằm đem lại mọi lợi ích
cho con người.

Vỏ trấu sau khi cháy các thành phần hữu cơ và vô cơ sẽ chuyển hóa thành tro. SiO2 là
chất có tỷ lệ phần trăm về khối lượng cao nhất trong tro, chiếm khoảng 80%-90% [2]. Thành
phần hóa học trong tro trấu tùy thuộc vào điều kiện khí hậu, vị trí địa lý, thành phần hóa
học của đất… Thành phần điển hình các oxide có trong tro trấu được thể hiện Bảng 1.1

1
Bảng 1. 1 Thành phần các hợp chất oxide trong tro trấu.[3]

Hợp chất Phần trăm khối lượng

Silic dioxide (SiO2) 80

Alumina (Al2O3) 3,93

Canxi oxit (CaO) 3,84

Kali oxit (K2O) 1,45

Sunfu trioxit (SO3) 0,78

Natri oxit (Na2O) 0,67

Sắt (III) oxit (Fe2O3) 0,41

Magie oxit (MgO) 0,25

Khối lượng bị mất tại 850 oC 5,56

1.2 Sơ lược về silica

1.2.1 Định nghĩa

Silica ( từ tiếng anh silex) là một oxit của silic có công thức hóa học là SiO2 và nó có
độ cứng cao được biết đến từ thời cổ đại. Phân tử SiO2 không tồn tại dưới dạng đơn lẻ mà
liên kết lại với nhau thành phân tử rất lớn. Silica có hai dạng cấu trúc là dạng tinh thể và vô
định hình.[4]

2
a) b)
Hình 1. 1 Cấu trúc silica: a) tinh thể; b) vô định hình

1.2.2 Phân loại

1.2.2.1 Silica tự nhiên

Silica trong tự nhiên chủ yếu tồn tại dưới dạng tinh thể. Ở điều kiện thường, silica tồn
tại chủ yếu ở các dạng đa hình là thạch anh, triđimit và cristtobalit. Mỗi dạng đa hình có
hai dạng: dạng α bền ở nhiệt độ thấp, dạng β bền ở nhiệt độ cao. Các dạng đa hình bao gồm
các tứ diện SiO4 nối với nhau qua những nguyên tử oxi chung.[5]

Trong tứ diện SiO4, nguyên tử silic nằm ở trung tâm của tứ diện liên kết cộng hóa
trị với bốn nguyên tử oxi nằm ở các đỉnh của tứ diện. Trong cấu trúc của thạch anh góc liên
kết Si-O-Si bằng 150o, tridimit và cristobalit thì góc liên kết Si-O-Si bằng 180o. Đối với
thạch anh, những nhóm tứ diện SiO4 được sắp xếp sao cho các nguyên tử Si nằm trên một
đường xoắn ốc quay phải (dạng α) hoặc quay trái (dạng β) Ngoài ra, trong tự nhiên còn có
một số dạng khác của silic đioxit như mã não và opan. [5]

a) b) c)

Hình 1. 2 a) thạch anh; b) tridymit; c) cristobalit

1.2.2.2 Silica tổng hợp

Phân loại theo phương pháp tổng hợp: phương pháp khô (silica hun khói), phương
pháp ướt (silica sol, silica gel, silica kết tủa). Tùy vào phương pháp tổng hợp mà ta có

3
những loại silica khác nhau. Tuy có tên gọi, cách điều chế khác nhau nhưng chúng có đặc
điểm chung là cấu trúc vô định hình, thành phần chính là SiO2.

Hình 1. 3 Phương thức tập hợp các hạt SiO2 trong silica vô định hình [6]

Silica sol

Là những hạt keo SiO phân tán trong dung dịch thường được điều chế bằng cách cho
2

silicat kim loại kiềm tác dụng với axit ở pH > 8 . Các hạt silica sol có dạng hình cầu, rời
rạc, có đường kính khoảng 4 - 60 nm. Diện tích bề mặt riêng thường nằm trong khoảng 50
- 70 m2.g-1. Màu sắc của silica sol phụ thuộc vào kích thước hạt và nồng độ của SiO : nếu
2

kích thước hạt lớn, nồng độ cao thì có màu đục như sữa, kích thước hạt trung bình thì có
màu trắng đục và gần như trong suốt nếu có kích thức hạt nhỏ. [7]

Silica gel

Những hạt keo sol kết hợp với nhau thành mạng lưới 3 chiều như hình 1.3. Thường
được điều chế bằng cách cho silicat kiềm tác dụng với axit ở pH ~ 4.

Quá trình ban đầu được phát triển bởi Patrick năm 1918, được xem là cơ sở của tất cả
các quá trình tổng hợp silica gel hiện đại. Tùy thuộc vào sức căng bề mặt, bản chất của chất

4
lỏng, áp lực mao quản và tốc độ thoát ẩm sẽ ảnh hưởng đến mức độ co rút của gel khi làm
khô. Nếu dùng cách làm khô thích hợp, ví dụ như siêu tới hạn, thì sự co rút sẽ không đáng
kể, thu được một dạng gel khí có tên là aerogel. [7]

Khi sol được gel hóa thì dung dịch trở nên sệt lại, độ nhớt tăng lên, cứng dần chiếm
hoàn toàn thể tích của sol ban đầu. Các hạt sol liên kết với nhau thành mạng lưới không
gian 3 chiều, giữ lại chất lỏng trong các mao quản. Gel được rửa sạch để loại bỏ các chất
bẩn, sau đó sấy và nung ta sẽ thu được SiO2.
Na2SiO3 + 2HCl → 2NaCl + H2SiO3

H2SiO3 sẽ tự trùng hợp theo phản ứng:

n.H2SiO3 → (SiO2)n + nH2O

Silica kết tủa

Những hạt sol kết hợp với nhau thành những nhóm như hình 1.3. Silica kết tủa được
sản xuất từ những năm 1940. Sản lượng silica kết tủa ở châu Âu năm 2000 là 285,5 nghìn
tấn. [7]

Các hạt sol kết hợp với nhau, kết tủa và tách ra khỏi dung dịch. Silica kết tủa có lỗ
xốp lớn, thường được điều chế bằng cách cho silicat kiềm tác dụng với axit ở pH trung tính.
Phương trình hóa học tương tự như điều chế silica gel.

Silica hun khói

Có cấu trúc hình nhánh, không có mao quản được điều chế bằng cách đốt SiCl4 với
ngọn lửa được tạo ra bằng cách cho H2 phản ứng với O2 trong không khí. [6]

SiCl4 + 2H2 + O2 —— SiO2 + 4HCl

HCl tạo ra được sử dụng để tạo ra SiCl4 theo phản ứng:

Si + 4HCl → SiCl4 + 2H2

Và một phương pháp khác là oxi hóa silic, thường được sử dụng để phủ một lớp silic
đioxit bên ngoài silic:

5
Si + O2 → SiO2

1.3 Sơ lược về silica aerogel

1.3.1 Lịch sử hình thành aerogel

Năm 1931, nhà khoa học Samuel Stephens Kistler (Mỹ) đã dùng kỹ thuật sấy siêu tới
hạn để tạo ra aerogel đầu tiên (thực ra là alcogel do được tạo thành từ gel silica và dung
môi là alcohol). Bằng việc tăng áp suất và nhiệt độ để cho dung môi trong gel trở thành
chất lỏng siêu tới hạn. [8].

Aerogel bắt đầu xuất hiện như một loại gel và được gọi là Alcogel - cái tên này ám
chỉ gel silica (Silic điôxít) và các phân tửi rượu (Alcohol) nằm bên trong các lỗ xốp của nó.
Về cơ bản, chỉ cần cho rượu bay hơi khỏi silica là chúng ta sẽ tạo ra cấu trúc này. Thay vì
chỉ dựa trên sự bốc hơi, gel khô siêu tới hạn (Supercritically) được chế tạo qua các công
đoạn như sau: Điểm siêu tới hạn sẽ làm khô các chất lỏng “alco” khiến một phần của alcogel
biến thành khí, trong khi cấu trúc lỗ xốp của silica vẫn không bị sụp đổ. Acogel rượu đã bị
thay thế bằng khí gọi là Aerogel. Aerogel là loại vật liệu nhẹ, linh hoạt và rất hữu dụng.

Hình 1. 4 Vật liệu silica aerogel

Kỹ thuật tổng hợp của aerogel của Kistler mặc dù hiệu quả nhưng lại khá nguy hiểm
do phải thực hiện ở nhiệt độ và áp suất cao, bên cạnh đó rất tốn kém về thời gian cũng như

6
chi phí. Sau 30 năm được đưa vào sản xuất bởi công ty Monsanto, đến cuối thập niên 70,
quá trình sản xuất đã phải dừng lại do thiếu nhà đầu tư [8].

Mặc dù vậy, không lâu sau đó, các nhà khoa học đã tìm ra được một phương pháp sản
xuất ít độc hại hơn bằng cách sử dụng hợp chất alkoxide (bazo liên hợp của rượu) thay cho
gel silica, ancol được thay thế bằng CO2. Khi quá trình sản xuất trở nên thân thiện với môi
trường và không còn nguy hiểm hay độc hại nữa thì aerogel ngày càng trở nên phổ biến
hơn trong các ngành công nghiệp [8].

1.3.2 Tính chất của silica aerogel

Aerogel là vật liệu trong suốt, có độ xốp cao, lỗ mở, dạng bọt có tỷ trọng thấp. Cấu
trúc gồm các lỗ có kích thước nano và các hạt liên kết với nhau, cũng như mạng cấu trúc
có thể điều chỉnh thông qua một quá trình gọi là sol-gel. [9].

Tính chất xốp,rắn của silica aerogel

Silica aerogel bao gồm các chuỗi liên kết ngang dây chuyền với số lượng lớn các lỗ
chứa đầy không khí. Những lỗ xốp này của aerogel thì rất nhỏ: aerogel tinh khiết có bán
kính lỗ xốp trung bình khoảng 10-100nm, nhưng silica aerogel nói chung có kích thước lỗ
5-70nm, phụ thuộc vào độ tinh khiết và các phương pháp chế tạo(H.1) chiếm 85-99.8%
tổng thể tích aerogel [10].Vì kích thước lỗ xốp nhỏ bất thường và tính xốp cao, aerogel đạt
những tính chất lý, nhiệt,quang và âm thanh đáng chú ý, trong khi điều này dẫn đến sức cơ
học rất thấp. Tính xốp cao khiến aerogel là vật liệu nhẹ nhất được biết đến hiện nay. Nhờ
tính xốp cao dẫn đếnkhối lượng riêng chỉ khoảng 3kg/m3 có thể so sánh với không khí
1,2kg/m3.

7
Hình 1. 5 Phân bố kích thước lỗ xốp

Silica aerogel cũng chịu được áp suất nén cao đến 3bar, nhưng sức bền rất thấp khiến
vật liệu này rất mong manh [10]. Nếu không được giải nước tốt, nước có thể phá hủy cấu
trúc của aerogel bởi sức căng bề mặt trong các lỗ. Trong trường hợp này, aerogel thường
được sử dụng kết hợp với bình chân không, ở đó màng bọc ngăn cản nước và chân không
làm giảm khả năng dẫn nhiệt. Tuy nhiên tính chất bền kém đã được khắc phục đối với
aerogel thương mại bằng cách gắn nó lên một màng sợi.Aerogel có diện tích bề mặt riêng
lớn khoảng 200-1000 m2/g [10].

Tính cách nhiệt

Aerogel có độ dẫn nhiệt rất thấp là do độ đan sườn rắn thấp, độ dẫn khí thấp, sự truyền
bức xạ hồng ngoại thấp. Aerogel cách nhiệt rất tốt, gấp 37 lần so với sợi thủy tinh.

Tính chất quang học

Ánh sáng bị phản xạ bởi silica aerogel xuất hiện màu xanh và ánh sáng được truyền
xuất hiện hơi đỏ. Sự tán sắc ánh sáng này có thể được giải thích bởi số lượng rất lớn hoặc
sự tán xạ Rayleigh và bởi sự tán xạ bên ngoài. Tán xạ Rayleigh là do tương tác với các
thành phần không đồng nhất trong chất rắn, lỏng hoặc các khí ví dụ như các hạt bụi trong
khí quyển,và có ảnh hưởng hơn khi khi kích thước hạt tương đương với độ dài bước sóng
ánh sáng tới.Sự có mặt của một số lượng lỗ xốp xác định bên trong aerogel có thể hoạt động

8
như cái gọi là “ các tâm tán xạ” . Hệ số tán xạ sẽ phụ thuộc vào kích thước của các tâm tán
xạ, trong khi các bước sóng khác nhau sẽ tán xạ với cường độ khác nhau. Silica aerogel có
độ truyền cao trong phổ hồng ngoại. Độ truyền này làm tăng độ dẫn nhiệt tổng thể của silics
aerogel, đặc biệt ở nhiệt độ cao. Nếu khả năng dẫn truyền không được mong muốn. Sự
truyền trực tiếp nửa vùng nhìn thấy có thể bị giảm mạnh đến 50% bằng cách thêm chỉ vài
% isopropanol hoăc các chất cản quang khác vào aerogel [10].

Khả năng truyền âm kém

Khối vật liệu silica aerogel có vận tốc truyền âm thanh thấp hơn cả không khí. Vận
tốc âm thanh xuống đến 40m/s, các sản phẩm thương mại yêu cầu có vận tốc âm khoảng
100m/s. Aerogel dạng hạt thì phản xạ khác thường với âm thanh, tạo thành vật liệu hàng
rào cản âm thanh. Bằng cách kết hợp nhiều lớp với các kích thước hạt khác nhau, làm giảm
mạnh đến 60dB đối với chiều dày khoảng chỉ 7cm [10].

1.3.3 Ứng dụng của silica aerogel

Ngành môi trường: khả năng hấp thu dự trữ và tái sử dụng dầu của aerogel được sử
dụng trong việc xử lí dầu tràn trên biển . Aerogel có thể được dùng làm chất xúc tác hiệu
quả để giảm lượng khí thải nitơ oxit từ khí thải ô tô, hoặc như một chất thân thiện với môi
trường .
Ngành dệt may - sản phẩm giữ ấm cực tốt: tận dụng đặc tính cách nhiệt nên ngành
may mặc đã khai thác những đặc tính vật lý nổi bật của aerogel trong các sản phẩm quần
áo và giày dép để giữ ấm.

9
Hình 1. 6 Ứng dụng silica aerogel trong dệt may và cách nhiệt

Ngành xây dựng: với khả năng cách âm, cách nhiệt, chịu va đập và siêu nhẹ khiến
“khói đóng băng” trở thành loại vật liệu xây dựng lý tưởng cho các công trình cao cấp.
Trong đó, aerogel được sử dụng như lớp cách nhiệt cho các mái nhà bán trong suốt.

Hình 1. 7 Ứng dụng aerogel trong kính xây dựng


Ngành công nghiệp lốp xe: aerogel cũng được áp dụng trong công nghệ làm lốp xe,
và được đề nghị dùng làm lốp cho tàu thám hiểm sao Hỏa. Theo các chuyên gia dự đoán,
lốp xe có bổ sung vật liệu aerogel sẽ dần thay thế cao su truyền thống và tạo nên cuộc cách
mạng lốp xe trong tương lai.

10
Ngành công nghiệp vũ trụ: NASA đã sử dụng aerogel làm kính cửa sổ,vỏ bọc cho các
tàu thám hiểm Mars Pathfinder, Mars Exploration Rover và Stardust; chế tạo quần áo chống
lạnh cho phi hành gia; làm vỏ bọc máy bay; sử dụng trong các lưới bẫy bụi vũ trụ.

Ngành dụng cụ thể thao: Ứng dụng trong sản xuất loại khung vợt siêu nhẹ, rất
dẻo.Ngoài ra còn ứng dụng trong giày cách nhiệt

Hình 1. 8 Ứng dụng trong thể thao

CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP TỔNG HỢP AEROGEL

Phương pháp sol-gel là phương pháp hiện đại nhất để tổng hợp nhiều loại vật liệu kích
thước nanomet dạng bột hoặc màng mỏng với cấu trúc thành phần mong muốn. Theo
phương pháp này, các dung dịch chứa các ion khác nhau được trộn với nhau theo một tỷ lệ
thích hợp, dưới tác động của nhiệt độ, áp suất, các vật liệu nano được kết tủa từ dung dịch
đồng nhất dưới các điều kiện nhất định hoặc phát triển hạt từ thể hơi khi một hóa chất ban
đầu bị phân rã. Sau các quá trình lọc, sấy khô, ta thu được các vật liệu nano. Chúng ta có
thể phân loại các phương pháp hóa học thành hai loại: hình thành vật liệu nano từ pha lỏng
(phương pháp kết tủa từ dung dịch, sol-gel,...) và từ pha khí (phương pháp kết tủa từ khí
hơi, nhiệt phân, nổ điện, đốt laser, …)[11].

Phương pháp sol-gel do R.Roy đề xuất năm 1956, cho phép trộn lẫn các chất ở quy
mô nguyên tử. Chế tạo được vật liệu có hình dạng khác nhau: màng, khối, sợi, bột…[11].

11
Quá trình sol-gel bao gồm phản ứng thủy phân và ngưng tụ của các precursor để tạo
thành sol. Gel được ủ, sấy, nhiệt phân để loại bỏ các gốc hữu cơ và hình thành nên sản
phẩm cuối cùng ở trạng thái rắn[11].

2.1 phương pháp sol-gel

Quá trình hình thành sol – gel là quá trình hình thành dung dịch huyền phù của chất
keo (sol) rồi biến hoá để đông keo lại (gel). Quá trình này được dùng để làm bột mịn có
dạng hình cầu, làm màng mỏng để phủ lên bề mặt, làm gốm sứ thủy tinh, làm các màng
xốp (màng có nhiều lỗ nhỏ). Khi đổ sol vào khuôn, do chuyển hóa từ sol ta có gel ướt, gel
ướt có hình dạng của khuôn. Nếu tiếp tục làm bay hơi hết nước trong gel ta thu được gel
khô. Từ gel khô tiếp tục nhiệt phân, dưới ảnh hưởng của nhiệt độ các hạt liên kết chặt chẽ
với nhau tạo thành gốm đặc. Nếu ở trạng thái gel ướt, ta loại bỏ nước trong điều kiện siêu
tới hạn thì vật liệu chứa rất nhiều lỗ xốp nên khối lượng riêng của vật liệu rất thấp và được
gọi là vật liệu gel khí (aerogel). Điều chỉnh độ nhớt của sol thích hợp, từ sol có thể kéo ra
sợi, sau đó nhiệt phân ta thu được sợi gốm (cấu tạo của sợi là gồm nhiều hạt nhỏ liên kết
lại)[11].

Các nhóm sản phẩm chính từ phương pháp sol-gel gồm :

12
Hình 2. 1 Các nhóm sản phẩm của phương pháp sol-gel [12]

Màng mỏng (thin film): chế tạo màng mỏng có cấu trúc đồng đều với nhiều ứng dụng
trong quang học, điện tử, pin mặt trời….

Gel khối (monolithic gel): được sử dụng để chế tạo oxit đa kim loại các dụng cụ quang
học: gương nóng (hot mirror), gương lạnh (cold mirror), thấu kính và bộ tách tia (beam
splitter)...

Gel khí (aerogel): thu được bằng cách sấy siêu tới hạn gel ướt (wet gel). Gel khí được
ứng dụng trong nhiều lĩnh vực: hấp thụ năng lượng ánh sáng mặt trời (silica aerogel), xúc
tác (alumina Al2O3 aerogel có pha tạp kim loại), chất cách điện, cách nhiệt (silica aerogel);
pin, điện cực (carbon aerogel)…

Hạt nano: đơn thành phần và đa thành phần có kích thước đồng đều có thể thu được
bằng cách tạo kết tủa trong giai đoạn thủy phân và ngưng tụ.

Sợi ceramic: sợi quang chất lượng cao và sợi ceramic cách nhiệt.

13
2.2 Ưu-nhược điểm của phương pháp sol-gel

So với các phương pháp khác, phương pháp sol – gel có thể kiểm soát được tính chất
của gel tạo thành nên kiểm soát được tính chất của sản phẩm. Các yếu tố ảnh hưởng đến
quá trình là: tiền chất sử dụng, dung môi, hàm lượng nước, nồng độ tiền chất, pH, nhiệt
độ… Ngoài ra, phương pháp sol – gel còn có ưu điểm trong việc điều chế chất xúc tác với
độ đồng nhất cao và giá thành sản xuất rẻ, có khả năng cạnh tranh với vật liệu khác[11].

Hiện nay, phương pháp sol – gel là kỹ thuật được sử dụng rộng rãi để tạo ra các vật
liệu khối, màng mỏng có cấu trúc nano, bột có độ mịn cao hoặc dạng sợi có cấu trúc đa tinh
thể hay vô định hình mà các phương pháp khác khó thực hiện được. Ưu điểm của phương
pháp này là rẻ tiền, có thể chế tạo được khối lượng lớn vật liệu và các vật liệu có thể chế
tạo được rất đa dạng (vật liệu vô cơ, hữu cơ, kim loại). Nhưng nhược điểm là hiệu suất
không cao, các hợp chất có thể liên kết với phân tử nước không nhiều[11].

14
Bảng 2. 1 Ưu – nhược điểm của phương pháp sol-gel [11]

Ưu điểm Nhược điểm


+ Có thể tạo ra màng phủ liên kết mỏng để tăng độ dính kết giữa + Sự liên kết
vật liệu kim loại và màng. trong màng yếu.
+ Có thể tạo ra màng dày cung cấp cho quá trình chống ăn mòn. + Có độ thẩm
+ Có thể dễ dàng tạo ra nhiều hình dạng phức tạp cho vật liệu. thấu cao.

+ Có thể sản xuất được những sản phẩm có độ tinh khiết cao. + Rất khó để
điều khiển độ
+ Khả năng thiêu kết ở nhiệt độ thấp, thường ở nhiệt độ 200- xốp của vật liệu.
600oC.
+ Dễ bị rạn nứt
+ Có thể điều khiển cấu trúc các vật liệu. trong quá sấy và
+ Tạo được hợp chất với độ pha tạp lớn. trình nhiệt
phân.
+ Độ khuếch tán đồng đều cao.
+ Chế tạo nano thay đổi thành phần dễ.
+ Làm việc ở nhiệt độ thấp hiệu quả, kinh tế và đơn giản.
2.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến hóa học sol-gel

pH : Các chất hệ keo thường bị ảnh hưởng bởi pH , trong trường hợp của silica aerogel
pH quyết định sự thủy phân của tiền chất silica để hình thành nhóm silanol

Dung môi: Dung môi đóng một vai trò qua trọng giúp cho các hạt nano liên kết lại với
nhau. Kết quả là dung môi đóng một vai trò lớn đảm bảo mạng cấu trúc gel có thể hình
thành

Nhiệt độ :Động học của các phản ứng khác nhau bao gồm việc hình thành các hạt nano
và việc kết hợp chúng lại với nhau, hình thành mạng cấu trúc gel đươc tăng tốc bởi nhiệt
độ.Nhiệt độ ảnh hưởng đến thời gian gel hóa

Thời gian: Thời gian phụ thuộc vào loại gel muốn tổng hợp , các quá trình khác nhau
thì có những khoảng thời gian khác nhau. Thời gian hình thành chậm tốt hơn là so với tạo
gel nhanh, như thế có thể hình thành cấu trúc mạng liên kết từ từ , tạo ra cấu trúc đặc trưng

15
cho gel.Nếu phản ứng xảy ra nhanh thì sẽ xảy ra hiện tượng kết tủa thay vì hình thanh mạng
lưới khung cấu trúc , làm cho gel đục và yếu.

Sự khoấy trộn : Việc khoấy trộn nhằm đảm bảo các phản ứng hóa học trong dung dịch
xảy ra một cách đồng đều , các phân tử đều nhận được một lượng hóa chất cần thiết cho
phản ứng.

2.4 Quy trình tổng hợp vật liệu Silica aerogel

Sơ đồ tổng quát quy trình tổng hợp silica aerogel

Tro trấu

Tạo sol

Gel hóa

Trao đổi dung môi,


sửa đổi bề mặt

Sấy khí quyển Sấy siêu tới hạn Sấy đông


(Xerogel) (Aerogel) khô(Cryogel)

Silica

Sơ đồ 2. 1 Quy trình tổng hợp Silica aerogel bằng phương pháp sol-gel

Quy trình chung để tổng hợp Silica aerogel bằng phương pháp sol-gel gồm có các
bước sau: phản ứng thủy phân và ngưng tụ tạo sol, gel hóa tạo aquagel, giai đoạn trao đổi
dung môi và sửa đổi bề mặt, giai đoạn sấy tạo silica aerogel.

16
2.4.1 Nguyên liệu và dung dịch ban đầu

Tro trấu, dung dịch NaOH, dung dịch HCl.

Ảnh hưởng của pH: Axit HCl hoặc bazo NaOH được coi là chất kiểm soát pH của
dung dịch ban đầu. PH của dung dịch ban đầu ảnh hưởng đến tính chất sản phẩm. Dung
dịch có pH thấp hay cao đều ảnh hưởng đến quá trình gel hóa.

Ảnh hưởng của nồng độ axit HCl: nồng độ HCl sẽ ảnh hưởng đến tốc độ gel hóa của
quá trình, dẫn đến cấu trúc gel hóa hình thành khác nhau.

2.4.2 Gel hóa và già hóa

Rao et al. (2004a) đã nghiên cứu ảnh hưởng của quá trình già hóa gel trên tính chất
của dung dịch natri silicat, tạo aerogel và thấy rằng khi tăng thời gian gel hóa độ co rút sẽ
tăng và sự gia tăng mật độ và độ truyền quang học tăng lên. Để có được silica aerogel trong
suốt với mật độ thấp và kích thước lớn, không bị vỡ cấu trúc, các giai đoạn lão hóa gel phải
đủ dài để các mô đun gel liên kết với nhau tạo aerogel nguyên khối [13].

2.4.3 Trao đổi dung môi, phủ bề mặt

Gel ướt được hình thành chứa đầy nước ở phần rỗng, để được aerogel cần phải loại bỏ
lượng nước này. Thông thường, dung môi nước được thay thế bởi một dung môi hữu cơ có
sức căng bề mặt thấp, hòa tan được nước (như: ethanol, methanol, acetone, isopranol hay
amyl acetate, …) thông qua việc rửa nhiều lần. Dung môi có thể được gia nhiệt trong quá
trình rửa để tăng tốc độ khuếch tán, trao đổi [14].

Khi sấy CO2 siêu tới hạn, việc loại nước rất quan trọng do nước và CO2 không hòa tan
với nhau. Để gel không bị sụt giảm thể tích cần lựa chọn một dung môi phụ thuộc vào tính
chất bay hơi, khả năng hòa tan nước và CO2 [14].

Trong cấu trúc gel, các lỗ xốp có cấu trúc rất nhỏ, để giảm áp suất mao quản (tránh
hiện tượng sụp đổ cấu trúc) thì chất lỏng trong cấu trúc rỗng đó phải có sức căng bề mặt
nhỏ. Nước là dung môi có nhiệt độ sôi cao (100oC), sức căng bề mặt lớn (72x10-3 N/m) do

17
đó khi loại bỏ chúng ra khỏi cấu trúc gel bằng phương pháp sấy rất dễ gây ra hiện tượng
sụp đổ cấu trúc.

Vì vậy để giảm thiểu sự sụp đổ của cấu trúc gel ướt, cần phải lựa chọn dung môi thích
hợp (có sức căng bề mặt và nhiệt độ sôi thấp) thay thế nước trong cấu trúc xốp gọi là trao
đổi dung môi. Dung môi thay thế cần có các đặc điểm:

 Sức căng bề mặt của dung môi thấp, tránh gây hiện tượng mao dẫn khi thay dung môi
bằng không khí.
 Nhiệt độ sôi thấp để dễ dàng tách ra khỏi gel khi sấy ở nhiệt độ thường, nhưng không
được quá thấp vì sẽ gây tổn thất dung môi, dễ cháy và khó thu hồi dung môi (khó
ngưng tụ).
 Dung môi không tác dụng hóa học với gel.
 Độ nhớt của dung môi thấp để rút ngắn thời gian trích ly (độ nhớt nhỏ khuếch tán
nhanh).
 Dung môi không ăn mòn thiết bị, không gây mùi lạ, không gây độc hại.
 Dung môi phải rẻ tiền và dễ mua.

Rất khó có loại dung môi nào đạt được tất cả các yêu cầu, lựa chọn dung môi thay thế
chính là Ethanol.

Sức căng bề mặt thấp: 0,02 N/m

Tỉ trọng : 0,789 g/cm3


Điểm nóng chảy : -114,3°C
Điểm sôi : 78,4°C
Độ nhớt : 1,200 cP ở 20°C
Khả năng hòa tan trong nước : tan hoàn toàn
2.4.4 Giai đoạn sấy

Để tạo thành aerogel thì dung môi bên trong gel ướt phải được thay thế bằng không
khí mà không gây sụp đổ cấu trúc [14].

18
Sự bay hơi dung môi bằng cách gia nhiệt cho gel ướt dễ dẫn đến sụp đổ cấu trúc lỗ
(do thay đổi sức căng bề mặt của dung môi) thu được xerogel. Có thể khắc phục bằng cách
sấy khô với chất lỏng siêu tới hạn để bảo toàn cấu trúc, CO2 thường được sử dụng. Gel
được sấy khô siêu tới hạn được gọi là aerogel; ngoài ra có thể trao đổi dung môi (thay nước
bằng chất lỏng siêu tới hạn có sức căng bề mặt gần bằng không hoặc dung môi khác có sức
căng bề mặt nhỏ) sau đó có thể sấy ở điều kiện thường. Khi dung môi lỏng được lấy ra bằng
phương pháp đông khô (dung môi được đông lạnh, lấy ra bằng cách thăng hoa) gọi là
cryogel [15].

Giai đoạn sấy là một trong những bước quan trọng nhất, vì nó ảnh hưởng đến tính chất
xốp của aerogel. Khi gel được sấy bẳng cách cho bốc hơi, áp suất mao quản tại bề mặt
phân pha lỏng-hơi lớn làm co rút, gãy cấu trúc gel, và silica thu được sau khi nhiệt phân
hầu như không xốp. Đây là lý do tại sao phương pháp sấy lại trở nên phức tạp.

Sấy là một trong những bước quan trọng nhất trong việc tạo ra một aerogel. Để tránh
những sai lầm và tạo ra aerogel chất lượng cao. Cần hiểu rõ về các phương pháp sấy:
phương pháp sấy siêu tới hạn, sấy khí quyển, sấy đông khô.

Gel ướt

Sấy khí quyển Sấy siêu tới hạn Sấy đông khô
(Xerogel) (aerogel) (cryogel)

Hình 2. 2 Sản phẩm của các phương pháp sấy khác nhau [16]

2.4.4.1 Phương pháp sấy siêu tới hạn (supercritical drying)

Đây là phương pháp đầu tiên được Kistler sử dụng để tạo aerogel. Phương pháp này
được sử dụng trong những năm 1940-1980. Kỹ thuật này loại bỏ chất lỏng trong aerogel

19
theo một quy trình được kiểm soát chặt chẽ về nhiệt độ, áp suất. Các dung môi trong gel
ướt được thay thế bằng một chất lỏng siêu tới hạn, khi giảm áp suất sẽ thu được gel khô.

Sức căng bề mặt của chất lỏng siêu tới hạn gần bằng không, cũng như không có mặt
phân cách lỏng – khí, làm tăng đặc tính linh động của dung môi siêu tới hạn nên nó có thể
thâm nhập vào trong chất rắn có lỗ xốp nhỏ hiệu quả hơn chất lỏng, dẫn đến sự chuyển khối
và chiết xuất sẽ nhanh hơn [14].

Khi thay chất lỏng siêu tới hạn bằng không khí (sức căng bề mặt bằng 0) thì không
xảy ra hiện tượng mao dẫn, cấu trúc rắn trong gel sẽ được giữ nguyên[14].

Tuy nhiên: do sử dụng áp suất, nhiệt độ cao gây nguy hiểm, cũng như chi phí sản xuất
khá cao nên aerogel bị lãng quên một thời gian.

Trạng thái siêu tới hạn

Hình 2. 3 Trạng thái siêu tới hạn của CO2

Đối với một chất bình thường, dưới một điều kiện nhất định chúng sẽ tồn tại ở một
trong ba trạng thái: rắn, lỏng, khí. Nếu nén chất khí tới một áp suất đủ cao, chất khí sẽ hóa
lỏng. Tuy nhiên ở một giá trị áp suất nào đó, nếu tăng dần nhiệt độ lên thì chất lỏng không
thể trở về trạng thái khí mà rơi vào vùng đặc biệt gọi là trạng thái siêu tới hạn (supercritical).
Vật chất ở trạng thái này mang nhiều đặc tính của cả chất lỏng và chất khí, nghĩa là dung
môi đó mang tính chất trung gian giữa khí và lỏng , có thể khuếch tán xuyên qua chất rắn
giống như khí và hòa tan nguyên liệu giống như chất lỏng. Thêm vào đó, khi gần tới điểm

20
tới hạn, một sự thay đổi nhỏ về nhiệt độ hay áp suất cũng tạo nên sự thay đổi lớn về mật
độ, làm biến đổi nhiều đặc tính của chất lỏng siêu tới hạn như khả năng hòa tan các chất
[[17] [18].

Trong bảng dưới đây là những điều kiện tới hạn của một số phân tử được sử dụng phổ
biến như những chất lỏng siêu tới hạn.

Bảng 2. 2 Điều kiện tới hạn của một số dung môi [17]

Khối lượng Nhiệt độ tới Áp suất Thể tích riêng


Dung môi phân tử M, hạn Tc , oC tới hạn tới hạn Vc,
g/mol Pc,Mpa cm3/mol

Methanol (CH3OH) 32,04 240 7,90 118


Ethanol (C2H5OH) 46,07 243 6,30 167
Acetone (C3H6O) 58,08 235 4,70 209
2-propanol (C3H7OH) 60,10 235 4,70
Water (H2O) 18,02 374 22,1 56
Carbon dioxide (CO2) 44,01 31 7,30 94
N2 O 44,02 37 7,30 97
Methane (CH4) 16,04 -83 4,60 186
Ethane (C2H6) 30,07 32 4,87 148
Propane (C3H8) 44,09 94 4,25 203
Ethylene (C2H4) 28,05 9 5,04 134
Propylene (C3H6) 42,08 92 4,60 181
Ở trạng thái siêu tới hạn, CO2 có khả năng hòa tan rất tốt các đối tượng cần tách ra
khỏi mẫu ở cả ba trạng thái: rắn, lỏng, khí. Sau quá trình chiết, để thu hồi sản phẩm chỉ cần
giảm áp suất thấp hơn áp suất tới hạn thì dung môi chuyển sang dạng khí ra ngoài còn sản
phẩm được thoát ra ở bình hứng [17].

21
Ưu điểm của phương pháp trích ly siêu tới hạn CO2 (SCO2)

Tính chất hóa lý của SCO2: CO2 ở trạng thái siêu tới hạn có các đặc tính nổi bật [17]:

 Sức căng bề mặt thấp


 Độ linh động cao
 Độ nhớt thấp
 Tỷ trọng xấp xỉ tỷ trọng chất lỏng
 Khả năng hòa tan dễ dàng điều chỉnh bằng nhiệt độ và áp suất

Bảng 2. 3 Sự khác nhau về mật độ, độ khuếch tán, độ nhớt của chất lỏng, khí, chất
lỏng siêu tới hạn điển hình
Tỷ trọng Độ nhớt Độ khuếch tán
(kg/cm3) (10-6 Pas) (mm2/s)
Khí 1 10 1-10
Chất lỏng siêu tới hạn 100-1000 50-100 0,01-0,1
Chất lỏng 1000 500-1000 0,001
So với các dung môi khác [17]:

 Là một chất dễ kiếm, rẻ tiền vì nó là sản phẩm phụ của nhiều ngành công nghệ hóa
chất khác.
 Là một chất trơ, ít có phản ứng kết hợp với các chất cần tách chiết.
 Không bắt lửa, không duy trì sự cháy.
 Không độc với cơ thể, không ăn mòn thiết bị.
 Không còn dung môi dư trong sản phẩm.
 Tách các hoạt chất với hàm lượng cao.
 Không gây ô nhiễm môi trường.
 Là phương pháp có công nghệ cao và an toàn với sản phẩm tự nhiên.
 Có khả năng hòa tan tốt các chất tan hữu cơ ở thể rắn cũng như lỏng, đồng thời cũng
hòa tan lẫn cả các chất thơm dễ bay hơi. Có sự chọn lọc khi hòa tan, không hòa tan

22
các kim loại nặng và dễ điều chỉnh các thông số trạng thái để có thể tạo ra tính chất
lựa chọn khác nhau của dung môi.
 Khi CO2 hóa hơi không để lại cặn độc hại.

Nhược điểm

 Thiết bị cần hoạt động ở nhiệt độ, áp suất tới hạn của dung môi, cần đảm bảo thiết
bị có tính an toàn cao, chi phí đầu tư lớn, giá thành sản phẩm cao.
 Áp dụng điều kiện nghiêm ngặt về an toàn lao động.

Phương pháp sấy ở điều kiện thường

Sấy khô siêu tới hạn, cần thiết bị phức tạp do đó chi phi sản phẩm cao, làm tăng ô
nhiễm môi trường do khí thải trong quá trình sấy. Áp suất cao (lên đến 1000 psi), bất lợi về
mặt chi phí và an toàn.

Để khắc phục nhược điểm và hạn chế tối đa thể tích co rút, thay thế quá trình sấy khô
siêu tới hạn bằng sấy ở điều kiện thường. Tuy nhiên nếu để nước và các chất lỏng phân cực
khác trong cấu trúc gel bay hơi một cách tự nhiên thì sẽ không bao giờ được cấu trúc
aerogel. Do khi các chất phân cực này bay hơi, sức căng bề mặt của các chất lỏng trong
những lỗ xốp lớn đến mức đủ để làm sụp đổ cấu trúc không gian 3 chiều, vì vậy không còn
cấu trúc xốp nữa.

2.4.4.2 Phương pháp sấy ở điều kiện thường

Sấy khô siêu tới hạn, cần thiết bị phức tạp do đó chi phi sản phẩm cao, làm tăng ô
nhiễm môi trường do khí thải trong quá trình sấy. Áp suất cao (lên đến 1000 psi), bất lợi về
mặt chi phí và an toàn[16].

Để khắc phục nhược điểm và hạn chế tối đa thể tích co rút, thay thế quá trình sấy khô
siêu tới hạn bằng sấy ở điều kiện thường. Tuy nhiên nếu để nước và các chất lỏng phân cực
khác trong cấu trúc gel bay hơi một cách tự nhiên thì sẽ không bao giờ được cấu trúc
aerogel. Do khi các chất phân cực này bay hơi, sức căng bề mặt của các chất lỏng trong

23
những lỗ xốp lớn đến mức đủ để làm sụp đổ cấu trúc không gian 3 chiều, vì vậy không còn
cấu trúc xốp nữa [16].

Áp suất mao quản

Còn được gọi là áp suất mao dẫn hay áp suất phụ: đây là độ chênh lệch áp suất giữa
hai pha (vd. pha lỏng và pha khí) gây ra do mặt cong ngăn cách giữa hai pha. Do xu hướng
giảm thể tích mặt ngoài chất lỏng, lực căng bề mặt sẽ tạo ra một áp lực nén lên diện tích
bao bởi đường chu vi giới hạn bề mặt gây ra một áp suất phụ. Giá trị của áp suất mao quản
tính theo công thức Laplaxơ:

2𝜎
∆𝑝 =
𝑅
Trong đó, p là áp suất mao quản; R: bán kính của mặt cong phân cách; σ là hệ số sức
căng mặt ngoài. Nếu mặt cong là lõm (chất lỏng làm ướt mao quản) thì áp suất trong pha
lỏng thấp hơn trong pha khí, chất lỏng dâng lên trong mao quản. Nếu mặt cong là lồi thì
hiện tượng diễn ra ngược lại. Khi R càng nhỏ thì áp suất mao quản (áp suất phụ) càng lớn.

Ống mao dẫn có đường kính rất bé, mặt khum của chất lỏng trong ống mao dẫn cong
nhiều, bán kính mặt khum cong nhỏ nên tạo ra áp suất phụ rất lớn.

Hình 2. 4 Hiện tượng mao dẫn

24
Trao đổi dung môi và sửa dổi bề mặt

Ở đây dung môi được sử dung là ethanol vì sức căng bề mặt thấp (0,02 N/m) và nhiệt
độ sôi thấp (78,4°C) vì vậy giảm được co rút khi sấy ở điều kiện khí quyển. Trao đổi dung
môi tiến hành ít nhất trong 3 ngày (thay mới acetone mỗi ngày) để đảm bảo toàn bộ nước
trong gel được thay thế bằng ethanol.

Ngoài ra để giảm thiểu tác động ảnh hưởng lực của dung môi lên gel cần sửa đổi bề
mặt để bề mặt tiếp xúc với dung môi là kị nước.

Sấy khô trong điều kiện tự nhiên, không cần thiết bị phức tạp, an toàn, dễ vận hành,
chi phí thấp.

2.5 Cơ chế phản ứng tổng hợp silica aerogel

Tổng hợp silica aerogel từ natri silicate ( hay còn gọi là Water- glass)

Phản ứng tạo Natri silicate:

SiO2 + NaOH → Na2SiO3 + H2O

Thủy phân:

Na2SiO3 + H2O + 2HCl → Si(OH)4 + 2NaCl

Ngưng tụ

Silica aerogel được tổng hợp ra từ hóa chất Natri silicate an toàn , ít độc hại. Natri
silicate không thể bị thủy phân hay ngưng tụ khi cho vào nước chúng chỉ hòa tan trong
nước . Tuy nhiên với một ít xúc tác axit sự thủy phân sẽ xảy ra và hình thành nhóm silanol
(Si-OH) .Các silanol này cũng kết hợp với nhau hình thành các cầu nối siloxane.

25
CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP THỰC NGHIỆM

3.1 Mục đích thí nghiệm

Thực hiện thí nghiệm này nhằm tổng hợp silica aerogel từ tro trấu bằng 2 phương
pháp sấy, sấy siêu tới hạn và sấy ở điều kiện thường.

Khảo sát sự ảnh hưởng của pH lên khả năng gel hóa của sản phẩm

Tạo và mang mẫu đi phân tích xác định diện tích bề mặt riêng, thành phần (đo XRF),
cấu trúc, dạng tồn tại của mẫu và đánh giá

3.2 Hóa chất và dụng cụ thí nghiệm

Hóa chất

Bảng 3. 1: Các hóa chất cần thiết

STT Hóa chất Độ tinh khiết

1 Tro

2 NaOH 96%

3 HCl 36,5%

4 Ethanol 96%

5 N-Hexane 98%

6 Nước cất 100%

7 MTMS 95%
(methyltrimethoxysilane)

Dụng cụ

Cân phân tích, cốc thủy tinh ( 250 ml), máy khuấy từ, cá từ, ống trụ 20ml, hũ nhựa (
dùng để làm khuôn ), tủ sấy, giấy bạc, dĩa thủy tinh, bình 3 cổ, bếp gia nhiệp, ống sinh hàn,
nhiệt kế, đũa thủy tinh, ống đông, tủ lạnh, phểu lọc, giấy lọc….

26
3.3 Quy trình tổng hợp vật liệu Silica aerogel

Tro trấu + dd NaOH

Khuấy, đun đun hoàn lưu 105˚C

Gel hóa 4 giờ 30 ˚C, 12 giờ 40 ˚C

Rửa gel bằng nước 2 ngày

Gel ướt

Trao đổi dung môi với ethanol 2 ngày


Chất phủ kị nước
MTMS
Rửa gel bằng n-hexane 12 giờ

Sấy

Silica

Sơ đồ 3. 1 Quy trình tổng hợp silica aerogel

Bước 1: Chuẩn bị dung dịch tạo sol

Tro đen hoặc tro trắng ( tro có nung lại ) cho vào bình ba cổ, tiếp tục cho dd NaOH
sau đó gia nhiệt 105˚C có hoàn lưu trong vòng 2 giờ để thực hiện phản ứng. Dung dịch sau
phản ứng để nguội và lọc thu được dung dịch Natri silicate.

27
Hình 3. 1 phản ứng giữa NaOH và tro trấu

Bước 2: Gel hóa

Sau phản ứng trung hòa, gel hóa 4 giờ ở nhiệt độ phòng và được để trong tủ 40˚C 12
giờ để già hóa.

28
Hình 3. 2 Gai đoạn gel hóa

Bước 3: Trao đổi dung môi

Gel ướt được lấy ra, ghi nhận tình trạng gel, màu sắc, hình dạng, kích thước, khối
lượng. Gel được rửa bằng nước cất 3 giờ một lần và ngâm qua đêm liên tục 2 ngày 2 đêm.
Sau đó thay thế dung môi là ethanol cứ 3 giờ một lần, lần 1,2 với tỉ lệ 50:50 (ethanol :
nước), lần 3 100% là ethanol ngâm tổng cộng 2 ngày.

Hình 3. 3 giai đoạn trao đổi dung môi

29
Bước 4: Phủ bề mặt gel bằng hỗn hợp MTMS và Ethanol với tỉ lệ 1:1.

Giai đoạn này nhằm sửa đổi bề mặt và tăng cường mạng lưới của gel. Gel tạo thành
có các góc Si-OH (nhóm silanol) tự do trên bề mặt. nếu để nguyên các góc Si-OH khi sấy
gel cấu trúc sẽ bị phá vỡ. do đó Si-OH sẽ được thay đổi thành Si-R để ổn định liên kết với
oxi, ngăn cản sự hấp thụ nước. Cũng vì đặc điểm này nên aerogel tổng hợp được mang tính
chất kị nước [19].

Thay nhóm Si-OH bằng các nhóm Si-R giảm sức mạnh tương tác giữa pha rắn và
dung môi, giảm sự dồn nén trong quá trình sấy. Ở đay có thể sử dụng các tiền chất silica để
thay đổi bề mặt như methyltrimethoxysilane (MTMS), trimethylcholorosilane (TMCS),
dimethylcholorosilane (DMCS), hexanemethyldisilazane (HMDZ), triethylorthorsilane
(TEOS)…

Hình 3. 4 Sơ đồ của các phản ứng xảy ra trong quá trình sửa dổi [19]

30
Hình 3. 5 quá trình sửa đổi bề mặt [19]

Tiền chất được sử dụng trong thực nghiệm ở đây là MTMS. MTMS được pha tỉ lệ
1:1 với ethanol phủ lên bề mặt gel trong vong 12 giờ, Sau phủ bề mặt lấy mẫu ngâm n-
hexane nhằm loại bỏ chất phủ còn sót lại. sau ngâm rửa gel bằng n-hexane, gel được đem
đ sấy

a) b)
Hình 3. 6 a) gel trước sửa dổi bề mặt; b) gel sau sửa đổi bề mặt (phủ MTMS)

31
Bước 5: Sấy

Sấy khí quyển

Mục đích giai đoạn này là loại bỏ hoàn toàn dung môi trong gel và thay thế bằng
không khí. Gel sau khi lấy ra khỏi tủ lạnh sấy 110˚C, 1 ngày.

a) b)
Hình 3. 7 a)Tủ sấy ở điều kiện thường; b) silica aerogel
Sấy siêu tới hạn:

Mẫu sấy tại áp suất 100 bar và 40˚C, 4 giờ.

32
Hình 3. 8 Thiết bị sấy siêu tới hạn

3.4 Các phương pháp phân tích

3.4.1 Xác định độ sụt giảm khối lượng

Độ sụt giảm khối lượng của silica aerogel qua từng giai đoạn tổng hợp: gel hóa, trao
đổi dung môi, sửa đổi bề mặt, sấy. Trong đó:
mi − m0
∆m = × 100%, %
m0

Với m0: là khối lượng của gel ban đầu.

mi: là khối lượng của mẫu sau các giai đoạn: trao đổi dung môi, sấy, sửa đổi bề mặt
(sau mỗi giai đoạn ta tiến hành cân mẫu);

3.4.2 Phương pháp đo diện tích bề mặt BET

Phương pháp đo diện tích bề mặt BET được ứng dụng rất phổ biến để xác định diện
tích bề mặt riêng của các vật liệu.
33
Hình 3. 9 Thiết bị đo diện tích bề mặt BET

Nguyên tắc của phương pháp này là sử dụng phương trình BET (Brunauer- Emmet-
Teller) ở dạng:

1 1 C−1 P
= + ( ) (1)
P0 Vm C Vm C P0
V( − 1)
P

Trong đó:

P: áp suất chất bị hấp phụ ở pha khí;

P0 : áp suất hơi bão hòa của chất bị hấp phụ ở trạng thái lỏng tinh khiết cùng nhiệt độ;

V: thể tích chất bị hấp phụ tính cho một gam chất rắn ở áp suất tương đối P⁄P0 tính
bằng cm3;

Vm : thể tích chất bị hấp phụ cần thiết để tạo một lớp đơn phân tử trên toàn bộ bề mặt
S tính bằng cm3;

C: hằng số liên quan đến năng lượng hấp phụ đối với lớp chất bị hấp phụ đầu tiên hay
liên quan đến mức độ tương tác giữa chất hấp phụ và chất bị hấp phụ;
V
θ= : được gọi là phần bề mặt bị hấp phụ;
Vm

34
Xuất phát từ phương trình (1) nếu dựng đồ thị 1⁄[V(P⁄P0 − 1)] phụ thuộc vào P⁄P0
thì đường biểu diễn là một đường thẳng có hệ số góc s và hệ số tự do i được tính như sau:

C−1 1 1
s= (2); i= (3)  Vm = (4)
Vm C Vm C s+i

Nếu ta cho rằng một phân tử bị hấp phụ có mặt cắt ngang che phủ một diện tích ACS
và Vm là thể tích hấp phụ cực đại ứng với sự che phủ đơn lớp trên toàn bộ 1 gam chất hấp
phụ (khi đó thứ nguyên là cm3/g) thì diện tích bề mặt S (m2/g) của chất hấp phụ được tính
như sau:

Vm
S= NA 10−20 (m2 ⁄g) (5)
22414 cs
Trong đó: N = 6,022 × 10−23 : là số Avogadro;

22414: là thể tích chiếm bởi 1 mol phân tử chất bị hấp phụ (cm3);

Nitơ là một chất hấp phụ được sử dụng rộng rãi nhất để xác định diện tích bề mặt và
diện tích bị che phủ Acs = 16,2 (Å)2 .

Trường hợp hay gặp nhất trong kĩ thuật đo bề mặt là hấp phụ nitơ ở 77K (nhiệt độ hóa
lỏng của N2). Nếu Vm được biểu diễn bằng đơn vị cm3/g, bề mặt SBET là m2/g và thừa nhận
tiết diện ngang của một phân tử N2 là 0,162 nm2 thì SBET = 4,35Vm.

Quá trình xác định diện tích bề mặt của các mẫu tổng hợp được tiến hành trên máy
Autochem II 2920. Trước tiên, mẫu vật liệu được làm sạch hơi nước và tạp chất trong dòng
He. Quá trình hấp phụ vật lí được tiến hành trong dòng N2 ở nhiệt độ -170 đến -180oC (sử
dụng N2 lỏng làm chất làm lạnh). Lượng N2 hấp phụ và khử hấp phụ được xác định bằng
detector TCD.

Diện tích bề tích và kích thước lỗ xốp của vật liệu được đo tại Viện Khoa Học Vật
liệu Ứng dụng – Viện Hàn lâm KHCN Việt Nam

35
3.4.3 Phương pháp nhiễu xạ tia X (XRD)

Nhiễu xạ tia X là hiện tượng các chùm tia X nhiễu xạ trên các mặt tinh thể của chất rắn
do tính tuần hoàn của cấu trúc tinh thể tạo nên các cực đại và cực tiểu nhiễu xạ. Kỹ thuật nhiễu xạ
tia X được sử dụng để phân tích cấu trúc chất rắn, vật liệu… [20] Nhiễu xạ tia X đã chứng tỏ được
khả năng ứng dụng rất hiệu quả trong phân tích vi cấu trúc của vật liệu bởi lẽ nó có thể tính toán
được vị trí cũng như cường độ tương đối của tia nhiễu xạ với độ chính xác cao. Do đó có thể so
sánh các giá trị tính toán với các giá trị đo được để xác định các thông số mạng và vì thế xác định
được các loại mạng tinh thể. Ngày nay dựa vào ảnh nhiễu xạ chúng ta đã xác định được hầu hết
cấu trúc của các hợp chất.

Theo lý thuyết cấu tạo tinh thể, mạng tinh thể được xây dựng từ các nguyên tử hay ion
phân bố đều đặn trong không gian theo một trật tự nhất định. Khi chùm tia X tới bề mặt và đi sâu
vào bên trong mạng lưới tinh thể thì mạng lưới này đóng vai trò như một cách tử nhiễu xạ đặc biệt.
Các nguyên tử, ion bị kích thích bởi chùm tia X sẽ thành các tâm phát ra các tia phản xạ.

d
Hình 3. 10 Sơ đồ tia tới và tia phản xạ trên tinh thể

Bước sóng của chùm tia Rơnghen, góc phản xạ và khoảng cách giữa hai mặt phẳng song
song liên hệ với nhau qua phương trình Vuff-Bragg:

2dhkl.sin = n

Trong đó:

 : Bước sóng của chùm tia Rơnghen, m

d : Khoảng cách giữa hai mặt phẳng song song, m

θ : Góc phản xạ, radian

n : Là số nguyên được gọi là bậc nhiễu xạ.

36
Phương trình Vulf - Bragg là phương trình cơ bản để nghiên cứu cấu trúc tinh thể. Căn
cứ vào cực đại nhiễu xạ trên giản đồ (giá trị 2θ), có thể suy ra d theo công thức trên. So sánh giá
trị d vừa tìm được với giá trị d chuẩn sẽ xác định được thành phần cấu trúc mạng tinh thể của chất
cần nghiên cứu.

Phương pháp này được sử dụng rộng rãi để nghiên cứu cấu trúc tinh thể của vật liệu. Từ
hệ thức Vulf- Bragg có thể nhận thấy rằng, góc phản xạ tỉ lệ nghịch với dkhông gian hay khoảng cách

giữa hai nút mạng, nên đối với vật liệu vi tinh thể khoảng cách giữa hai lớp nhỏ hơn 20  , nên góc
quét 2  thường lớn hơn 5 độ. Tuy nhiên, đối với sản phẩm SiO2 thu được có kích thước lớn hơn

20  , nên nhiễu xạ xuất hiện ở góc quét 2  bé hơn 5 độ.

1.3.4 Phương pháp huỳnh quang tia X (XRF)

Tia X được phát ra do kết quả bắn phá vật thể (mẫu) của tia X gọi là huỳnh quang tia X.
Do những huỳnh quang này có năng lượng (hay bước sóng) đặc trưng phụ thuộc vào cấu trúc
nguyên tố, do vậy những nguyên tố có thể được phát hiện nhờ việc đo năng lượng huỳnh quang
(bước sóng) của chúng. Do cường độ huỳnh quang tia X tỷ lệ với hàm lượng nguyên tố tương ứng,
do vậy hàm lượng mỗi nguyên tố có thể được ước lượng qua việc đo cường độ huỳnh quang này.
Phương pháp phân tích này gọi là phân tích huỳnh quang tia X (XRF) .

Hình 3. 11 Phương pháp phân tích huỳnh quang tia X (XRF)

phân tích thành phần các nguyên tố hóa học XRF tại phòng thí nghiệm trọng điểm
Công nghệ Hóa học và Dầu khí, Đại học Bách Khoa TP.HCM

37
CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN

4.1 Khảo sát quá trình gel hóa

Trong quy trình tổng hợp vật liệu silica aerogel, qua các giai đoạn: phản ứng tạo sol,
gel hóa, trao đổi dung môi, sấy.

4.1.1 Khảo sát khả năng tạo gel silica từ nguồn nguyên liệu:

Tro đen được lấy từ nhà máy lương thực Vĩnh Bình (An Giang) sau quá trình đốt trấu
bằng phương pháp truyền thống để sử dụng nhiệt; Tro trắng: tro đen được nung lại 4h tại
600˚C. Với 2 nguồn nguyên liệu trên ta đi khảo sát khả năng tạo gel của 2 nguyên liệu và
đánh giá hiệu quả. Thí nghiệm với điều kiện như nhau, NaOH 1M, HCl 1M, nhiệt độ phản
ứng tạo dung dịch natri silicat tại 105˚C, pH trung hòa 8. Ta có kết quả sau:

Bảng 4. 1 khả năng gel hóa của silica gel được tổng hợp với 2 loại tro

Hiện tượng Hiện tượng


STT Kí hiệu loại tro
sau già hóa sau rửa
1 SA032 tro trắng gel tốt, trắng đục gel tốt, trắng đục
2 SA033 tro trắng gel tốt, trắng đục gel tốt, trắng đục
3 SA042 tro trắng gel cứng, trắng trong gel tốt
4 SA043 tro trắng gel cứng, trắng trong gel tốt
5 SA044 tro trắng gel cứng, trắng đục gel tốt
6 SA045 tro trắng gel cứng, trắng trong gel tốt
7 SA055 tro đen gel, dễ gãy, vàng sụp cấu trúc
8 SA056 tro đen gel, vàng đục gel mềm
9 SA062 tro đen gel tốt, trắng vàng gel mềm
10 SA063 tro đen gel tốt, trắng vàng gel mềm
11 SA064 tro đen gel cứng, vàng đục co rút
12 SA068 tro đen gel mềm, vàng vỡ gel
13 SA069 tro đen gel mềm, vàng vỡ gel

38
Dựa vào kết quả bảng trên ta thấy rằng, các mẫu làm từ hai loại tro đều có khả năng
tạo gel. Tuy nhiên các mẫu làm từ tro trắng tạo gel có cấu trúc vững và tốt hơn so với tro
đen. Nguyên nhân được giải thích do hàm lượng của silica trong tro trắng nhiều hơn và tạp
chất ít hơn so với tro đen. Với lượng silica trong tro đen ít sau khi phản ứng với dung dịch
NaOH tạo dung dịch natri silicat với hàm lượng thấp ảnh hưởng đến quá trình hình thành
các hạt sol trong quá trình trung hòa tạo gel. Ngoài ra có thể hàm lượng thấp nên thời gian
gel hóa chưa đủ để các hạt sol tạo liên kết với nhau, hoặc liên kết chưa đủ để cấu trúc gel
vững dẫn đến không tạo gel hoặc tạo gel rất yếu có thể sụp cấu trúc với tác động bên ngoài.
Với lượng tạp chất lớn song song quá trình phản phứng với bazo, axit sẽ tạo ra một lượng
muối lẫn tạp chất với kích thức hạt khác nhau nên sau quá trình rửa gel các mẫu làm từ tro
đen hầu như cấut rúc bị sụp không giữ nguyên trạng thái ban đầu.

Từ kết quả trên, các thí nghiệm nghiên cứu sau sẽ thực hiện trên tro trắng để thu được
kết quả tốt nhất.

4.1.2 Khảo sát môi trường ảnh hưởng lên quá trình tạo gel silica

Các thí nghiệm ở cùng một điều kiện. Tro trấu sau khi nung lại cho phản ứng với dung
dịch NaOH 1M (105˚C ) thu được dung dịch natri silicat và được trung hòa bằng HCl 1M,
pH trung hòa lần lượt khác nhau thay đổi từ pH 6,7,8,9.

Kết quả thu được bảng sau:

39
Bảng 4. 2 Khảo sát độ pH ảnh hưởng lên quá trình gel

Kí pH sau Hiện tượng Hiện tượng


STT
hiệu trung hòa sau già hóa sau rửa
1 SA028 7 gel tốt, trong đục gel tốt, trắng đục
2 SA029 7 gel tốt, trong đục gel tốt, trắng đục
3 SA030 7 gel tốt, trong đục gel tốt, trắng đục
4 SA031 7 gel yếu, trong đục vỡ gel, trắng đục
5 SA032 8 gel tốt, trắng đục gel tốt, trắng đục
6 SA033 8 gel tốt, trắng đục gel tốt, trắng đục
7 SA034 7 gel yếu, trong đục vỡ gel, trắng đục
8 SA035 7 gel tốt, trong đục gel tốt, trắng đục
9 SA036 6 không gel -
10 SA037 6 gel rất yếu -
11 SA038 7 gel cứng, trắng trong gel tốt
12 SA039 7 gel cứng, trắng trong gel tốt
13 SA040 7 gel cứng, trắng trong gel tốt
14 SA041 7 gel cứng, trắng trong gel tốt, co rút
15 SA042 8 gel cứng, trắng trong gel tốt
16 SA043 8 gel cứng, trắng trong gel tốt
17 SA044 8 gel cứng, trắng đục gel tốt
18 SA045 8 gel cứng, trắng trong gel tốt
19 SA046 9 gel cứng, trắng đục mềm dẻo, gel tốt
20 SA047 9 gel cứng, trắng đục cứng, co rút, dễ vỡ
21 SA048 9 gel cứng, trắng đục gel cứng, co rút
Dựa vào kết quả thu được cho thấy môi trường tạo gel tốt nhất tại pH 7, 8. Ở khoảng
pH lớn hơn 8 lượng axit để xúc tác sự thủy phân nhỏ nên hình thành nhóm silanol (Si-OH)
ít và cách xa nhau nên các nhóm không thực hiện quá trình ngưng tụ tạo gel. Ở khoảng pH
nhỏ hơn 7 vì lượng axit trung hòa nhiều nên phản ứng thủy phân diễn ra nhanh, quá trình
ngưng tụ chưa xảy ra do hàm lượng axit cao. Khảo sát trên để quá trình tạo gel silica tại

40
thời điểm trung hòa cần thực hiện phản ứng sao cho môi trường dung dịch trước giai đoạn
hình thành gel ở khoảng pH 7-8 để tiếp tục các giai đoạn sau của quy trình tao silica aerogel.

4.1.3 Khảo sát nồng độ HCl ảnh hưởng lên quá trình tạo gel

Tro trấu sau khi nung lại cho phản ứng với dung dịch NaOH 1M (105˚C ) thu được
dung dịch natri silicat và được trung hòa bằng HCl với nồng độ mol lần lượt là 0,25 M, 0,5
M, 0,75 M, 1 M, 1,25 M, 1,5 M, 2M. Tính chất sản phẩm thu được sau quá trình tổng hợp
được trình bày trong bảng sau:

Bảng 4. 3 Ảnh hưởng của nồng độ HCl lên quá trình tạo gel

Kí nồng độ pH sau hiện tượng hiện tượng


STT
hiệu axit HCl (M) trung hòa sau già hóa sau rửa
1 SA117 0,25 8 không gel
2 SA118 0,25 8 không gel
3 SA119 0,25 8 không gel
4 SA120 0,5 8 gel yếu
5 SA121 0,5 8 gel yếu
6 SA122 0,5 8 không gel
7 SA070 0,5 8 gel mềm, dễ vỡ, trong
8 SA071 0,5 7 gel mềm, dễ vỡ, trong
9 SA072 0,5 8 gel cấu trúc yếu, trong
10 SA083 0,5 7 gel, bọt khí nhiều, dễ vỡ vỡ, bọt khí, nát
11 SA084 0,5 8 gel, bọt khí, mềm vỡ, bọt khí, nát
12 SA085 0,5 8 gel, bọt khí, dễ vỡ vỡ, bọt khí, nát
13 SA073 0,75 8 gel, dễ vỡ, trong
14 SA074 0,75 8 gel tốt, trong
15 SA075 0,75 7 gel, trong
16 SA086 0,75 7 gel, bọt khí, mềm nát vỡ, bọt khí, nát

41
Kí nồng độ pH sau hiện tượng hiện tượng
STT
hiệu axit HCl (M) trung hòa sau già hóa sau rửa
17 SA087 0,75 7 gel, bọt nhiều, dễ vỡ vỡ, bọt khí, nát
18 SA088 0,75 7 gel, bọt nhiều vỡ, bọt khí, nát
19 SA094 0,75 8 gel mềm dễ vỡ
20 SA096 0,75 8 gel mềm dễ vỡ
21 SA123 0,75 8 gel yếu
22 SA124 0,75 8 gel yếu
23 SA125 0,75 8 gel yếu
24 SA090 1 8 gel, bọt khí nhiều vỡ, bọt khí, nát
25 SA091 1 8 gel, bọt khí ít vỡ, bọt khí, nát
26 SA097 1 8 gel tốt gel tốt
27 SA098 1 8 gel tốt gel tốt
28 SA099 1 8 gel tốt gel tốt
29 SA100 1 8 gel tốt gel tốt
30 SA108 1 8 gel tốt gel tốt
31 SA110 1 8 gel tốt gel tốt
32 SA076 1,25 7 gel cứng, trong
33 SA077 1,25 7 gel cứng, trong
34 SA079 1,25 8 gel cứng, trắng đục
35 SA092 1,25 8 gel, co rút vỡ, bọt khí, nát
36 SA101 1,25 8 gel tốt gel tốt
37 SA102 1,25 8 gel tốt gel tốt
38 SA112 1,25 8 gel tốt, có bọt khí gel tốt
39 SA113 1,25 8 gel tốt gel tốt
40 SA082 1,5 8 gel cứng, trắng đục
41 SA093 1,5 8 gel tốt, bọt khí, co rút vỡ, bọt khí, nát
42 SA103 1,5 8 gel tốt, cấu trúc dễ nứt gel tốt

42
43 SA114 1,5 8 gel tốt, cứng gel tốt
44 SA115 1,5 8 gel tốt, có bọt khí gel tốt
45 SA116 1,5 8 gel tốt, có bọt khí gel tốt
46 SA106 2 8 gel tốt, cấu trúc dễ nứt Gel co rút, nứt
47 SA107 2 8 gel tốt, cấu trúc dễ nứt gel rút, co rút
Sau giai đoạn gel hóa dựa vào cấu trúc, trạng thái của gel ta có kết quả sau: Với nồng
độ HCl 1M và 1,25 M qúa trình tạo gel đạt kết quả tốt nhất; Với nồng dộ 0,25; 0,5; 0,75
sau quá trình già hóa thì không tạo gel hoặc gel rất yếu là do nồng độ HCl loãng và thời
gian gel hóa chưa đủ để xúc tác và phản ứng ngưng tụ hoàn thành. Với nồng đội 1,5M và
2M quá trình hình thành gel rất nhanh vì nồng độ HCl lớn nên quá trình hình thành gel khó
kiểm soát. Quá trình thành gel nhanh nên cấu trúc gel không bên vững dễ gãy vỡ và sụp
cấu trúc. Ở thí nghiệm nồng độ HCl 2M, hiện tượng co rút xảy ra đáng kể là vì lượng gel
tạo quá nhanh hình thành tường chắn dung dịch natri silicat ở trong chưa phán ứng với HCl
hoặc nồng độ chưa đủ để tạo gel. Sau quá trình gel hóa và rửa gel dẫn đến gel bị co rút và
vỡ.

4.2 Khảo sát độ sụt giảm khối lượng qua các giai đoạn

Khảo sát độ sụt giảm khối lượng vật liệu khi sấy ở điều kiện thường

Tiến hành khảo sát ảnh hưởng của nồng độ HCl đến độ sụt giảm khối lượng của silica
aerogel qua từng giai đoạn tổng hợp.

Bảng 4. 4 độ sụt giảm khối lượng của vật liệu phụ thuộc nồng độ HCl

Độ sụt giảm khối lượng, m (%)


Nồng độ
HCl (M) Trao đổi K.lượng sau phủ khối lượng
dung môi MTMS (g) sau sấy (g)
0,75 M 52,67 42,29 79,22
1M 9,89 5,76 81,38
1,25 M 23,08 -0,92 72,02
1,5 M 27,60 -2,85 68,12

43
Khi tiến hành khảo sát độ sụt giảm khối lượng (m) của silica aerogel qua các giai
đoạn; Kết quả cho thấy độ sụt giảm khối lượng sau giai đoạn sấy là lớn nhất. Nguyên nhân
do dung môi trong cấu trúc gel đã bay hơi, nên khối lượng aerogel giảm.

Hình 4.1 thể hiện sự sụt giảm khối lượng trong quá trình tổng hợp silica aerogel qua
từng giai đoạn trao đổi dung môi, phủ bề mặt và sấy với nồng độ HCl khác nhau.

90.00
80.00
70.00
60.00
50.00
∆m (%)

Trao đổi dung môi


40.00
Sau phủ MTMS (g)
30.00
Sau sấy (g)
20.00
10.00
0.00
-10.00 0 1 2 3 4 5
CM HCl

Hình 4. 1 Ảnh hưởng của nồng độ HCl đến độ sụt giảm khối lượng

Dựa vào bảng và đồ thị ta có nhận xét:

Giai trao đổi dung môi: độ sụt giảm khối lượng giữa các mẫu có sự chênh lệch. Mẫu
vật liệu sử dụng HCl 0,75 M có độ sụt giảm khối lượng lớn vì gel hình thành không vững,
gel yếu nên trong quá trình thay đổi dung môi một lượng gel bị hòa tan và rửa trôi theo.
Mẫu vật liệu sử dụng HCl 1M độ sụt giảm khối lượng khá nhỏ chủ yếu là do dung môi
nước trong gel sẽ được thay thế bằng ethanol. Thể tích gel coi như không thay đổi, mà khối
lượng riêng của nước (1 g/cm3) lớn hơn khối lượng riêng của ethanol (0,793 g/cm3). Với
mẫu sử dụng HCl 1,5M độ sụt giảm khối lượng lớn hơn mẫu sử dụng HCl 1M là do cấu

44
trúc hình thành nhanh phản ứng gel hóa chưa hoàn toàn, cấu trúc co rút nên khối lượng
giảm.

Giai đoạn phủ MTMS: Sau trao đổi dung môi bề mặt gel được sửa đổi để đảm bảo cấu
trúc được giữ vững trong giai đoạn sấy. Nên bằng cách phủ MTMS, vì vậy khối lượng gel
tăng nhưng không đáng kể.

Giai đoạn sấy: dung môi trong cấu trúc gel bay hơi hết nên khối lượng gel giảm đáng
kể. Mẫu sử dụng axit HCl có nồng độ càng thấp để trung hòa phản ứng thì cần một lượng
lớn HCl để trung hòa. Lượng axit sử dụng nhiều tức dung môi càng lớn nên độ sụt giảm
khối lượng tăng. Vậy độ sụt giảm khối lượng của silica aerogel giảm dần khi tăng nồng độ
axit. Trong khoảng nồng độ axit tăng dần từ 0,75M đến 1,5M độ sụt giảm khối lượng nhỏ
nhất là 68,12%.

4.3 So sánh độ sụt giảm khối lượng sấy ở điều kiện thường và sấy CO2 siêu tới hạn

Tro trấu nung lại được hòa tan và phản ứng với dung dịch NaOH 1M ở 105˚C có hoàn
lưu, trung hòa dung dịch bằng HCl 1M, pH dung dịch sau trung hòa khoảng 7-8 và xảy ra
quá trình gel hóa, gel được rửa bằng nước, trao đổi dung môi ethanol, sửa đổi bề mặt và
được đem đi sấy ở điều kiện thường và sấy CO2 siêu tới hạn thu được kết quả sau:

Bảng 4. 5 Độ sụt giảm khối lượng trên hai phương pháp sấy

Độ sụt giảm khối lượng, m (%)


sấy ở điều kiện thường sấy CO2 siêu tới hạn

Trao đổi Sau phủ Trao đổi Sau phủ


Sấy Sấy
dung môi MTMS (g) dung môi MTMS (g)

9,89 5,76 81,38 4,3866 3,1119 82,725


Ở mỗi giai đoạn trong cả hai phương pháp, độ sụt giảm khối lượng ở giai đoạn sấy
lớn nhất vì lượng dung môi trong gel được thay thế bằng khí. Ở giai đoạn phủ MTMS độ
sụt giảm khối lượng nhỏ hơn giai đoan trao đổi dung môi tức khối lượng gel sau phủ MTMS
tăng do phản ứng giữa MTMS với bề mặt gel. Độ sụt giảm khối lượng ở hai giai đoạn trao
đổi dung môi và sau sửa đổi bề mặt giữa hai phương pháp có sự chênh lệch. Theo lí thuyết
45
với cùng điều kiện thì độ sụt gảm khối lượng là như nhau. Nhưng trong điều kiện thí nghiệm
thực tế, với nguồn nguyên liệu, điều kiện phản ứng, hóa chất và thao tác ở cả hai lần chưa
đảm báo chính xác và sai số có thế xảy ra.

90
80
70
60
∆m (%)

50
40 Sấy ở điều kiện thường
Sấy CO2 siêu tới hạn
30
20
10
0
Trao đổi dung Sau phủ Sấy
môi MTMS (g)

4. 2 Đồ thị so sánh độ sụt giảm khối lượng trên hai phương pháp sấy

Hình 4.2 biểu thị sự chênh lệch về độ sụt giảm khối lượng của hai phương pháp. Cho
thấy độ sụt giảm chênh lệch không đáng kể, xét ở giai đoạn sấy độ sụt giảm khối lượng của
phương pháp sấy CO2 siêu tới hạn 81,38% lớn hơn so với sấy ở điều kiện thường 82,76%
nhưng không đáng kể, chứng tỏ hiệu quả sấy giữa hai phương pháp gần như nhau. Có thể
thay thế dung môi trong gel bằng không khí.

4.4 Khối lượng riêng

Với phương pháp tính thủ công, ta có thể xác định được khối lượng riêng của vật liệu,
khối lượng riêng của khối và khối lượng riêng đổ đống sau nghiền.
𝑚
Dkhối = = 0,114 g/cm3
𝑉

Dđổ đống = 0,1855 g/cm3

46
So với nghiên cứu của Ting Li và Tao Wang trong bài báo “Preparation of silica
aerogel from rice hull ash by drying at atmospheric pressure, 2008” khối lượng riêng của
silica aerogel thu được có khối lượng riêng là 0,33 g/cm3 [21] .

Đến năm 2015 nhóm nghiên cứu CUI Sheng, YU Shu-wen, LIN Ben-lan, SHEN
Xiao-dong, GU Danming trong bài báo “Preparation of SiO2 Aerogel from Rice Husk Ash”
tổng hợp silica aerogel với khối lượng riêng là 0,0713 g/cm3 .

Với khối lượng riêng đạt khá nhỏ, vật liệu có thể ứng dụng cho nhiều lĩnh vực khác
nhau như xây dựng, vũ trụ…

4.5 Phân tích độ tinh khiết vật liệu

Với vật liệu tổng hợp thu được sau khi đem đo phân tích huỳnh quang tia X (XRF) độ
tinh khiết cho thấy đạt 98,54 % còn lại là 0,84 % Al2O3, 0,16% K2O, 0,23% P2O5. Qua kết
quả phân tích của vật liệu silica aerogel tổng hợp được cho thấy độ tinh khiết cao. Lượng
muối natri sau phản ứng được rửa sạch hoàn toàn, chứng tỏ hiệu quả rửa đảm bảo cho quy
trình tổng hợp vật liệu.

So với các nghiên cứu trên thế giới đã công bố cho thấy độ tinh khiết của silica là từ
khoảng 86% đến khoảng 93% [22], Điều này cho thấy độ tinh khiết của sản phẩm tổng hợp
được bằng phương pháp sol – gel có kết quả tương đồng với thế giới.

4.6 Diện tích bề mặt, kích thước lỗ của silica aerogel

Vật liệu tổng hợp được đo tại Viện Khoa Học Vật liệu Ứng dụng – Viện Hàn lâm
KHCN Việt Nam thu được kết quả sau:

Bảng 4. 6 Ảnh hưởng phương pháp sấy đến diện tích bề mặt và kích thước lỗ của vật liệu

Tính chất Sấy ở điều kiện thường Sấy CO2 siêu tới hạn
S BET, m2/g 208.62 402.49
Đường kính lỗ trung bình (nm) 1.4108 1.4112
V lỗ, cm3/g 0.51 2.07

47
Dựa vào bảng 4.6 có thể thấy diện tích bề mặt của silica aerogel sấy ở điều kiện siêu
tới hạn có diện tích bề mặt gấp đôi diện tích của silica aerogel sấy ở điều kiện thường. Sấy
ở điều kiện thường lực mao quản lớn gây sụp cấu trúc và co rút thể tích nên làm diện tích
bề mặt giảm mạnh. Kích thước lỗ xốp chênh lệch không đáng kể ở cả hai phương pháp.
Thể tích lỗ xốp sấy ở điều kiện siêu tới hạn đạt 2.07 cm3/g gấp bốn lần so với sấy thường
tướng ứng với tỉ lệ cấu trúc vật liệu bị phá vỡ sau sấy.

Hình 4. 3 phân bố kích thước lỗ xốp

Dựa vào đồ thị trên có thể thấy vật liệu silica aerogel có kích thước lỗ phân bố chủ
yếu từ 14 Å đến 30 Å. Đối với silica aerogel sấy bằng CO2 siêu tới hạn tập có kích thước
lỗ xốp nhỏ hơn 20 Å nhiều hơn so với sấy ở điều kiện thường [ [23], [24]].

4.7 So sánh diện tích, kích thước lỗ của vật liệu tổng hợp sấy ở điều kiện thường có
sửa đổi bề mặt và không sửa đổi bề mặt (phủ MTMS)

Bảng 4. 7 ảnh hưởng sự biến đổi bề mặt gel lên diện tích bề mặt và đường kính lỗ xốp

Tính chất Có phủ MTMS Không phủ MTMS


S BET, m2/g 208.62 38,83
Đường kính lỗ trung bình (nm) 1.4108 79,26
V lỗ, cm3/g 0.51 0,186

48
Với kết quả ở bảng cho thấy rằngg giai đoạn sửa đổi bề mặt của gel rất quan trọng,
diện tích bề mặt 208,62 m2/g hơn năm lần so với không sửa đổi 38,83 m2/g chứng tỏ sự ảnh
hưởng lực tương tác giữa dung môi và pha rắn rất lớn, làm cấu trúc không vững, vỡ cấu
trúc, co rút làm ảnh hưởng đến diện tích bề mặt cũng như đường kính lỗ xốp. Nguyên nhân
chính là do các góc Si-OH tăng khả năng liên kết dung môi (nước, ethanol…) làm bề mặt
co rút trong quá trình sấy.

4.8 Đường đẳng nhiệt hấp phụ - giải hấp phụ nitơ của carbon aerogel

Hình dạng của đường đẳng nhiệt hấp phụ và “vòng trễ” thể hiện những đặc điểm về
bản chất và hình dạng mao quản. Các nhà khoa học Brunauer, L. Deming, W. Deming và
Teler (BDDT) đã phân loại các dạng đường đẳng nhiệt hấp phụ - khử hấp tương ứng với
VLMQ khác nhau và đã được chuẩn hóa bởi IUPAC [25].

Theo kết quả đo được ta có đường đẳng nhiệt hấp phụ của silica aerogel thuộc loại III
kiểu vòng trễ H1 [26]. Do đó vật liệu silica aerogel thuộc loại mao quản lớn (đường kính
mao quản > 50 nm). Việc xuất hiện đường cong trễ (đường hấp phụ và giải hấp nitơ không
trùng nhau) được giải thích là do trong trường hợp vật liệu mao quản trung bình, chất bị
hấp phụ thường ngưng tụ khi áp suất còn thấp hơn áp suất áp suất hơi bão hòa P0. Thêm
nữa khi khử hấp phụ sự bay hơi chất lỏng từ mao quản thường xảy ra ở áp suất thấp hơn P0,
và do đó đường khử hấp phụ không trung với đường hấp phụ. Sự sai khác đó là so áp suất
mao quản đã “cản trở” sự hấp phụ của hơi ngưng đúng nhiw ở áp suất hấp phụ. Khi hấp
phụ trong mao quản hình trụ hở hai đầu, thành mao quản được che phủ bởi một màng chất
bị hấp phụ cho đến khi xảy ra ngưng tụ mao quản. Trong quá trình hấp phụ màng lỏng có
dáng kiểu hình trụ. Ngược lại, sau khi xảy ra ngưng tụ mao quản màng lỏng có dáng bán
cầu.

49
25

20
Dung lượng hấp phụ (cm3/g)

15
Sấy điều kiện
thường
10
sấy siêu tới hạn

0
0 0.2 0.4 0.6 0.8 1 1.2

Áp suất tương đối (P/P0)


-5

Hình 4. 4 đường hấp phụ - giải hấp nitơ

Chia đường đẳng nhiệt hấp phụ thành 3 vùng tương ứng với 3 khoảng áp suất tương
đối P/Po: vùng I (P/Po  0,1), vùng II (0,1 < P/Po < 0,6), vùng III (P/Po > 0,6). Vùng I lượng
N2 bị hấp phụ tăng khi áp suất tương đối P/Po tăng, điều này cho thấy vật liệu có chứa lượng
mao quản nhỏ. Vùng II, lượng N2 bị hấp phụ tăng chậm khi tăng tỷ lệ P/Po, sự tăng này cho
thấy vật liệu có chứa mao quản trung bình. Vùng III, lượng N2 tăng rất nhanh theo P/Po,
tính chất này chứng tỏ vật liệu chỉ chứa chủ yếu mao quản lớn.

50
4.9 Phân tích XRD

2500

2000

1500
Cường độ

1000

500

0
0 10 20 30 40 50 60 70 80 90
2 theta

Hình 4. 5 Phổ XRD của silica aerogel

Cấu trúc pha và thành phần pha của silica aerogel đươc đo XRD bằng máy đo nhiễu
xa tia X.

Trên phổ XRD với góc quét 2 từ 5o đến 80o có xuất hiện hai “peak” đặc biệt tại
10,35o và 25,04o đặc trưng cho Stishovite và tinh thể Coesite Chứng tỏ rằng vật liệu silica
aerogel tổng hợp có một phần cấu trúc Stishovite (vô định hình )và tinh thể Coesite . Độ
bán rộng của vạch nhiễu xạ khá lớn cho thấy các hạt tinh thể tổng hợp được rất ít do đó
xem như cấu trúc vô định hình [[27], [28], [29]]

51
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

5.1 Kết luận

 Vật liệu silica aerogel tổng hợp được từ hai phương pháp có diện tích bề mặt tương
đối lớn, 402.49 m2/g với phương pháp sấy CO2 siêu tới hạn và 208.62 m2/g sấy ở
điều kiện thường. Vật liệu có độ tinh khiết cao 98,5% và cấu trúc vô định hình.
Đường kính lỗ trung bình của silica aerogel thu được đạt 1,4 nm.
 Sản phẩm có thể đáp ứng với yêu cầu về diện tích bề mặt, độ tinh khiết và cấu trúc
cũng như kích thước với tính chất trên có thể ứng dụng vào nhiều lĩnh vực.
 Trong quá trình tổng hợp silica aerogel ta có thể rút ra điều kiện tối ưu để có gel tốt
là pH trung hòa ở khoảng 7-8 và nồng độ axit HCl trung hòa là 1-1,25 M.
 Với nguồn nguyên là tro trắng có thể chế tạo được vật liệu hiệu quả hơn tro đen.
Thay đổi hoàn toàn giá trị từ tro trấu phế phẩm thành silica aerogel.
 Khảo sát được độ sụt khối lượng qua các giai đoạn trao đổi dung môi, sửa đổi bề
mặt và sấy. Chứng tỏ khả năng trao đổi dung môi, sửa đổi bề mặt và sấy là khá tốt,
có thể ứng dụng thực tế.
 Thấy được hiệu quả sửa đổi bề mặt của gel với diện tích bề mặt tăng lên gấp năm
lần so với không sửa đổi.

5.2 Kiến nghị

 Thực hiện thêm một số khảo sát về thời gian phản ứng, già hóa đưa tất cả về điều
kiện tối ưu.
 Thực nghiệm đặc trưng một số ứng dụng về tính chất cách nhiệt, kị nước…
 Tính toán kinh tế giữa các phương pháp định hướng với quy mô lớn hơn.

52
TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bách, V.T., Nghiên cứu tận dụng phế thải nông nghiệp làm vật liệu xây dựng.
ĐH kỹ thuật công nghệ TP. HCM, 2010.
2. Nghiên cứu sản xuất Silicagen làm vật liệu hấp phụ. Viện Nghiên cứu Sành
sứ Thủy tinh Công nghiệp, Bộ Công thương, Ngày 04 tháng 03 năm 2009.
3. Prasad, R. and M. Pandey, Rice Hush Ash as a Renewable Source for the
Production of Value Added Silic dioxide Gel and its Application. Department
of Chemical Engineering and Technology, Banaras Hindu University,
Varanasi 221005, India, 2012.
4. Iler and R. K, The chemistry of silic dioxide. a Wiley-Interscience Publication
JOHN WILEY & SONS, 1979.
5. Akhavan and A. C, Quartz Structure. http://www.quartzpage.de, accessed on
13.09.2014, 2014.
6. Bergna, H. E, and W.O. Roberts, Colloidal Silica: Fundamentals and
Applications. CRC Press. United States. 884., 2005.
7. Bergna, H. E, and W.O. Roberts, Colloidal Silica,Fundamentals and
Applications. CRC Press. United States. 884., 2005.
8. Sedlacek, D., Aerogel Synthesis and Application: A thesis submitted in partial
fulfillment of the requirements for the degree of Bachelor of Arts in Physics.
2009.
9. Fricke, J. and T. Tillotson, Aerogels: production, characterization, and
applications. 1997: p. 212.
10. J.Fricke and T.Tillotson, Aerogel: production,characterization, and
applications,Elsevier. 1997.
11. Sumio Sakka, E., Handbook of sol-gel science and technology: Processing
Characterization and Applications. 1: Sol-gel processing.
12. Hạnh, N.N., Slide bài giảng môn Hóa học nano. 2015-2016.
13. Dorcheh, A.S. and M.H. Abbasi, Silica aerogel; synthesis, properties and
characterization. Department of Materials Engineering, Isfahan University of
Technology, Isfahan, Iran, 2007.

53
14. Shaheen, A., Muhtaseb-Al, and R. A, Preparation and Properties of
Resorcinol-Formaldehyde Organic and Carbon Gels. Advance Material,
2013. 2.
15. Moreno-Castilla, C. and F.J. Maldonado-Ho´dar, Review paper-Carbon
aerogels for catalysis applications: An overview. 2005. 43: p. 455.
16. Hüsing, N. and U. Schubert, Aerogels - Airy Materials: Chemistry, Structure,
and Properties. 1998. 37: p. 22.
17. F. Sahena, et al., Application of supercritical CO2 in lipid extraction – A
review,. Journal of Food Engineering, 2009. 95.
18. Sedlacek, D., Aerogel Synthesis and Application April 24, 2009
19. Dorcheh, A.S. and M.H. Abbasi, Silica aerogel; synthesis, properties and
characterization.
20. Quỳ, H.V., Các phương pháp phân tích hiện đại và ứng dụng trong hóa học.
1998.
21. Li, T. and T. Wang, Preparation of silica aerogel from rice hull ash by drying
at atmospheric pressure. 2008.
22. Kalapathy, U., et al., A simple method for production of pure silica from rice
hull ash. 1999.
23. Bangi, U.K.H., et al., Optically transparent silica aerogels based on sodium
silicate by a two step sole-gel process and ambient pressure drying. 2013.
24. Hwang, S.-W., T.-Y. Kim, and S.-H. Hyun, Effect of surface modification
conditions on the synthesis of mesoporous crack-free silica aerogel monoliths
from waterglass via ambient-drying. 2010.
25. Phú, N.H., Hấp phụ và xúc tác trên bề mặt vật liệu vô cơ mao quản. Nhà xuất
bản Khoa Học và Kx thuật Hà Nội, 1998.
26. SING, K.S.W., et al., REPORTING PHYSISORPTION DATA FOR
GAS/SOLID SYSTEMS with Special Reference to the Determination of Surface
Area and Porosity. 1985.
27. Heaney, P.J., et al., Silica - Physical behavior, geochemistry and materials
applications.
28. Shao, Z., et al., Superhydrophobic sodium silicate based silica aerogel
prepared by ambient pressure drying

54
29. Zeng, W. and H. Bai, Swelling-agent-free synthesis of rice husk derived silica
materials with large mesopores for efficient CO2capture. 2014.

55

You might also like