Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 6

ỦY BAN NHÂN DÂN QUẬN TÂN BÌNH KIỂM TRA HỌC KỲ II

PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NĂM HỌC 2016 – 2017

MÔN: VẬT LÍ – KHỐI 6

ĐỀ CHÍNH THỨC Thời gian làm bài: 45 phút

(Đề có 01 trang) (Không kể thời gian phát đề)

Câu 1: Vẽ sơ đồ bên dưới vào giấy làm bài và chọn cụm từ thích hợp trong các từ đã cho (sự nóng chảy,
sự bay hơi, sự ngưng tụ, sự đông đặc) rồi điền vào các dấu chấm hỏi (?) trên các mũi tên trong sơ đồ
chuyển thể các chất.

Câu 2: Quan sát hình và cho biết tên cụ thể dụng cụ này là gì? Dùng để làm gì? Ở đâu? Dụng cụ này
được dùng đơn vị nào?

Câu 3:
a) Từ bảng nhiệt độ nóng chảy của các chất, hãy sắp xếp thứ tự chất có nhiệt độ nóng chảy thấp
nhất đến chất có nhiệt độ nóng chảy cao nhất.

Chất Chì Nước đá Rượu Vàng Thủy ngân Đồng


Nhiệt độ nóng chảy (⁰C) 327 0 -117 1064 -39 1083

b) Nếu thả một khối đồng vào chì đang nóng chảy thì khối đồng có bị nóng chảy không? Vì sao?
Câu 4: Bình cầu thủy tinh rỗng bên trong chỉ chứa
không khí. Xoa hai bàn tay vào nhau rồi áp vào
bình cầu thì giọt nước di chuyển sang phải (Hình
bên). Hãy giải thích hiện tượng trên. Từ đó em
hãy nêu kết luận sự nở vì nhiệt của chất khí.
Câu 5: Bánh xe ngựa, xe bò,… bằng gỗ luôn được bọc một vòng sắt bên ngoài để giữ cho các khung gỗ
bên trong được cố định và chắc chắn (H.5a). Để lắp vòng sắt này vào bánh xe, người thợ phải nung nóng
vòng sắt rồi mới lắp vào (H.5b). Sau đó họ dội nước lạnh làm nguội vòng sắt. Em hãy giải thích vì sao
người thợ phải làm như thế.
Hình 5.a Hình 5.b
ĐỀ THI HỌC KÌ II
Môn: Vật Lý 6
Thời gian 45 ph
I/ Trắc nghiệm:(4đ)

Câu 1: Một chồng ly xếp chồng lên nhau, lâu ngày sẽ bị dính chặt lại. Để tách chúng ra, người ta
dùng biện pháp nào?

A. Đổ nước nóng vào ly nước trong cùng.

B. Hơ nóng ly ngoài cùng.

C. Bỏ cả chồng ly vào nước lạnh.

D. Bỏ cả chồng ly vào nước nóng.

Câu2: Khi nóng lên thì cả thủy ngân lẫn thủy tinh làm nhiệt kế đều dãn nở. Tại sao thủy ngân vẫn
dâng lên trong ống nhiệt kế?

A. Do thủy ngân nở vì nhiệt nhiều hơn thủy tinh.

B. Chỉ có thủy ngân nở vì nhiệt.

C. Do thủy tinh co lại.

D. Do thủy ngân nở ra, thủy tinh co lại.

Câu 3: Sự nở vì nhiệt của các chất giảm dần theo thứ tự?

A. Lỏng, rắn, khí. B. Rắn, khí, lỏng.

C. Khí, lỏng, rắn. D. Rắn, lỏng, rắn.

Câu 4: Phát biểu nào sau đây không chính xác?

A. Chất rắn nở ra khi nóng lên.

B. Chất rắn co lại khi lạnh đi.

C. Khi co dãn vì nhiệt, nếu gặp vật cản. Vật rắn sẽ gây ra một lực rất lớn.

D. Sự co dãn vì nhiệt của chất rắn không phụ thuộc bản chất cấu tạo nên vật.

Câu 5: Phát biểu nào sau đây là sai?

A. Ròng rọc cố định giúp làm thay đổi hướng của lực kéo so vớI khi kéo trực tiếp.

B. Ròng rọc động giúp làm trọng lượng của vật nhỏ đi khi kéo vật.

C. Dùng ròng rọc động giúp làm lực kéo vật lên nhỏ hơn trọng lượng của vật.
D. Palăng là một thiết bị gồm nhiều ròng rọc.

Câu 6: 320C = ? oF

A. 00F B. 680F C. 2120F D. 89,60F

Câu 7: Quá trình dãn nở vì nhiệt của các chất diễn ra theo trình tự:

A. Nở ra Nóng lên Nhẹ đi.

B. Nhẹ đi  Nở ra  Nóng lên.

C. Nóng lên  Nở ra  Nhẹ đi.

D. Nóng lên  Nhẹ đi  Nở ra.

Câu 8: Trong nhiệt giai Farenhai (0F), nhiệt độ của nước đá đang tan và nhiệt độ của hơi nước đang
sôi là:

A. 00F và 1000F
B. 320F và 1000F

C. 00F và 2120F
D. 320F và 2120F

II/ Tự Luận:(6 đ)

Câu 1:Lấy một lon nước ngọt từ tủ lạnh ra và đặt trong phòng ấm. Sau một thời gian thấy những giọt
nước lấm tấm ở ngoài thành lon. Để một lúc nữa thì những giọt nước lấm tấm này biến mất. Hãy giải
thích hiện tượng này?
(3đ)

Câu2: Ở 00C thanh ray bằng sắt có chiều dài 15m. Biết rằng khi nhiệt độ tăng thêm 10C thì chiều dài của
thanh sắt tăng thêm 0,00018m . Nếu nhiệt độ tăng lên 300C tính chiều dài của thanh ray lúc đó.
(2 đ)

Câu 3: Vẽ đồ thị biểu diễn sự thay đổi nhiệt của nước. Dựa vào các số liệu sau:
(1 đ)

Thời 0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10
gian(ph)

Nhiệt độ(0C) 250C 350C 450C 550C 650C 730C 800C 900C 950C 1000C 1000C
ĐÁP ÁN THI HỌC KÌ II
MÔN: VẬT LÝ 6
Năm học:2007-2008

Câu 1: Vẽ sơ đồ bên dưới vào giấy làm bài và chọn cụm từ thích hợp trong các từ đã cho (sự nóng chảy,
sự bay hơi, sự ngưng tụ, sự đông đặc) rồi điền vào các dấu chấm hỏi (?) trên các mũi tên trong sơ đồ
chuyển thể các chất.

Bài giải:

Sự nóng chảy

Sự đông đặc

Câu 2: Quan sát hình và cho biết tên cụ thể dụng cụ này là gì? Dùng để làm gì? Ở đâu? Dụng cụ này
được dùng đơn vị nào?

Bài giải: (xem chi tiết giaidethi2 4h.net )


 Tên: nhiệt kế y tế.
 Công dụng: dùng để đo nhiệt độ cơ thể người trong các phòng khám bệnh hoặc bệnh viện.
 Đơn vị dụng cụ này là: 0C (độ C)
Câu 3:
a) Từ bảng nhiệt độ nóng chảy của các chất, hãy sắp xếp thứ tự chất có nhiệt độ nóng chảy thấp
nhất đến chất có nhiệt độ nóng chảy cao nhất.

Chất Chì Nước đá Rượu Vàng Thủy ngân Đồng


Nhiệt độ nóng chảy (⁰C) 327 0 -117 1064 -39 1083
I/Trắc nghiệm:

1B 2A 3C 4D 5B 6D 7C 8D
II.Tự luận:

Câu 1:
- Hơi nước có sẵn trong không khí, gặp thành lon nước ngọt đang lạnh nên ngưng tụ thành
những giọt sương. (1,5 đ)
- Khi nước trong lon hết lạnh, các giọt sương này lại bay hơi .(1,5 đ)
Câu 2:
Giải
Chiều dài của thanh ray tăng thêm.
0,00018 x 30 = 0,0054m 1đ
Chiều dài của thanh ray lúc đó là:
15 + 0,0054 = 15,0054 m 1đ
ĐS: l = 15,0054m

Câu 3:
- Vẽ đúng trục tọa độ 0,5đ
- Xác định đúng các điểm 0,5đ

You might also like