(VNT) Tai Lieu Co So Van Hoa Viet Nam

You might also like

Download as doc, pdf, or txt
Download as doc, pdf, or txt
You are on page 1of 4

ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP.

HCM
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHXH&NV

Môn học : CƠ SỞ VĂN HÓA VIỆT NAM


Hình thức ôn tập : Trắc nghiệm khách quan
Phạm vi ôn tập : Thi kết thúc môn HKI
Người soạn : Vũ Nam Thái
Sinh viên khoa : Văn học và Ngôn ngư

Đây là phần tóm tắt các nội dung chính và trùng lặp trong tài liệu ôn thi, các bạn
tham khảo và ôn kĩ để đạt được kết quả như mong muốn.

1. Văn hóa có các đặc trưng: tính hệ thống, tính lịch sử, tính giá trị, tính nhân
sinh (Trần Ngọc Thêm)
2. Cấu trúc của hệ thống văn hóa: văn hóa nhận thức, văn hóa tổ chức cộng đồng,
văn hóa ứng xử với môi trường tự nhiên, văn hóa ứng xử với môi trường xa
hội (Trần Ngọc Thêm)
3. Phương Đông (văn hóa) là khu vực bao gồm: châu Á, châu Phi, châu Úc
4. Cư dân Nam Á coi trọng thiên nhiên vì thiên nhiên đã có tác động trực tiếp đến:
nghề nghiệp, sức khỏe, nơi ở của họ.
5. Loại hình văn hóa gốc du mục hay gốc nông nghiệp được xác định dựa trên: điều
kiện địa lí và điều kiện sinh sống
6. Loại hình văn hóa gốc nông nghiệp có chứa các đặc trưng: trọng sức mạnh và tư
duy tổng hợp
7. Đặc trưng cơ bản của tư duy người Việt: tính lưỡng phân, tổng hợp, linh hoạt
8. Sự khác biệt giưa văn hóa, văn hiến, văn vật chủ yếu là về: tính giá trị
9. Văn vật là những công trình hiện vật có giá trị lịch sử, những doanh nhân. Đó
là những di tích lịch sử và nhân vật lịch sử.
10. Văn hiến là những nét đẹp về tâm hồn, trí tuệ, phẩm cách của dân tộc đa
được nâng lên thành giá trị tinh thần và mang tính truyền thống
11. Văn minh là khái niệm chỉ trình độ phát triển, thiên về vật chất, có tính quốc
tế, gắn với phương Tây đô thị
12. Chủng Nam Á chính là chủng Bách Việt
13. Chủng Nam Á gồm các nhón: Môn-Khome, Việt-Mường, Tày-Thái, Mèo-Dao,
Chàm
14. Nhóm Chàm gồm các tộc: Chàm, Raglai, Ede, Churu
15. Văn hóa Việt với nhưng giai đoạn nối tiếp gồm: Đông Sơn – Đại Việt – Đại Nam
– Việt Nam
16. Sáu giai đoạn của tiến trỉnh văn hóa Việt Nam gồm: Tiền sử, Văn Lang-Âu Lạc,
chống Bắc thuộc, Đại Việt, Đại Nam, hiện đại
17. Không gian văn hóa phương Bắc cổ đại thuộc vùng: Lưu vực sông Hoàng Hà
18. Không gian văn hóa phương Nam (Đông Nam Á cổ đại) thuộc vùng: Lưu vực
sông Dương Tử
19. Phương Đông cổ đại gồm các trung tâm: Ai Cập, Lưỡng Hà, Ấn Độ, Trung Hoa
20. Văn hóa Việt Nam được chia làm 3 lớp: lớp văn hóa bản địa, lớp văn hóa giao
lưu với Trung Hoa và khu vực, lớp văn hóa giao lưu với phương Tây
21. Văn hóa Đại Việt thuộc lớp văn hóa Giao lưu Trung Hoa với khu vực
22. Văn hóa Đại Nam thuộc lớp văn hóa Giao lưu phương Tây
23. Văn hóa Văn Lng-Âu Lạc thuộc lớp văn hóa Bàn địa
24. Giai đoạn văn hóa Văn Lang-Âu Lạc có các đặc điểm: ngôn ngữ truyền miệng
trở thành công cụ duy nhất bảo lưu và chuyển giao văn hóa dân tộc
25. Đỉnh cao văn hóa Lí-Trần và Lê thuộc giai đoạn văn hóa Đại Việt
26. Trong đời sống tâm linh, người phương Bắc coi trọng, tôn thờ Thần Nước
27. Hình tượng con thuồng luồng trong đời sống tâm linh là biểu tượng của Thần
Nước
28. Tiễn dặm người yêu và Tiếng hát làm dâu là hai truyện thơ tiêu biểu của vùng văn
hóa Tây Bắc
29. Nhưng điệu múa truyền thống của người Thái ở Tây Bắc gọi là Xòe Thái
30. Hội Lồng Tồng là sinh hoạt lễ hội truyền thống của cư dân vùng Việt Bắc
31. Vải chàm là loại vải được sử dụng rộng rãi ở vùng Việt Bắc
32. Đặc điểm của vùng văn hóa Bắc Bộ là: văn hóa với những giai đoạn Đông Sơn,
Đại Việt, Việt Nam nối tiếp phát triển; loại hình nghệ thuật ca hát dân gian
rất đa dạng
33. Tôn thờ Mẹ Lúa (Thần Lúa) là đặc điểm nổi bật trong đời sống tâm linh của người
Tây Nguyên
34. Muốn xác định thuộc tính âm dương của một đối tượng nào đó cần phải dựa vào
riêng chính nó, tiêu chí xem xét, sự so sánh đối chiếu
35. Âm và Dương có mối quan hệ đối lập, qua lại
36. Theo triết lí Âm Dương, phần Dương bao giờ cũng lớn hơn phần Âm và có tỉ lệ
3/2
37. Nhóm yếu tố thuộc tính Âm là ngắn, nhỏ, mềm, yếu, lạnh, thấp, ít
38. Nhóm yếu tố thuộc tính Dương là dài, lớn, cứng, mạnh, nóng, cao, nhiều
39. Theo tự nhiên, hành thủy gồm các nhóm yếu tố: Phương Bắc, mùa Đông, màu
đen, thế đất ngoằn ngoèo
40. Theo tự nhiên, hành mộc gồm các nhóm yếu tố: Phương Đông, mùa Xuân, màu
xanh, thế đất dài
41. Theo tự nhiên, hành hỏa gồm các nhóm yếu tố: Phương Nam, mùa Hạ, màu đỏ,
thế đất nhọn
42. Theo tự nhiên, hành kim gồm các nhóm yếu tố: Phương Tây, mùa Thu, màu
Trắng, thế đất tròn
43. Theo tự nhiên, hành thổ gồm các nhóm yếu tố: Trung tâm, giữa các mùa, màu
vàng, thế đất vuông
44. Hành Thủy trong Ngũ Hành ứng với màu đen, con rùa
45. Hành Hỏa trong Ngũ Hành ứng với màu đỏ, con chim
46. Hành Kim trong Ngũ Hành ứng với màu trắng, con hổ
47. Hành Mộc trong Ngũ Hành ứng với màu xanh, con rồng
48. Hành thổ trong Ngũ Hành ứng với màu vàng, con người
49. Văn hóa phương Nam coi trọng các phương: Đông, Nam, Trung ương
50. Bức tranh Ngũ hổ có 5 con hổ và 5 màu: đỏ, vàng, xanh, trắng, đen
51. Trong xã hội Việt Nam trước đây, Bát quái thường được tầng lớp thường dùng là:
những người theo nho học và thị dân
52. Bốn chòm sao ứng với các hành là: Thanh Long, Chu Tước, Bạch Hổ, Huyền
Vũ
53. Theo chuyển động biểu kiến của mặt trăng quay quanh trái đất, một tháng âm lịch
có: 29,53 ngày
54. Theo chuyển động biểu kiến của quả đất quay quanh mặt trời, một năm dương lịch
có 365,25 ngày
55. Lịch thuần âm là lịch xuất phát từ vùng Lưỡng Hà
56. Lịch thuần dương là lịch xuất phát từ vùng Ai Cập
57. Trong lịch âm dương, các Tiết trong năm thuộc Dương lịch
58. Một năm dương lịch nhiều hơn một năm âm lịch 11 ngày
59. Số lần trăng tròn trong năm nhuần của lịch âm dương là 13 lần
60. Trong hệ can chi, nhưng chi kết hợp được với các can âm gồm: Tí, Dần, Thìn,
Ngọ, Thân, Tuất
61. Trong hệ can chi, nhưng chi kết hợp được với các can dương gồm: Sửu, Mao, Tị,
Mùi, Dậu, Hợi
62. Trong hệ can chi, các chi kết hợp được với các chi âm gồm: giáp, Bính, Mậu,
Canh, Nhâm
63. Trong hệ can chi, các chi kết hợp được với các chi dương gồm: Ất, Đinh, Kỉ,
Tân, Qúy
64. Theo hệ can chi, giờ khởi đầu một ngày là giờ Tí
65. Theo hệ can chi, tháng khởi đầu một tháng là tháng Tí
66. Theo hệ can chi, năm khởi đầu một hoa giáp là năm giáp Tí
67. Theo hệ can chi, năm cuối cùng của một hoa giáp là năm Qúy Hợi
68. Công thức đổi năm Dương lịch ra năm can chi: C = D [ (D – 3) : 60 ]
69. Công thức đổi năm can chi ra năm Dương lịch: D = C + 3 + ( h x 60 )
70. Năm 1785 (Chiến thắng Rạch Gầm, Xoài Mút) tính theo năm can chi là năm Ất Tị
71. Năm 1941 (Bác Hồ về nước) tính theo hệ can chi là năm Tân Tị
72. Nhưng năm 1940, 1880, 1820, 1760 là năm Canh Thìn
73. Nhưng năm 1990. 1980. 1970. 1960 thuộc Can Canh
74. Nhưng năm 1988, 1976, 1964, 1952 thuộc Chi Thìn
75. Hành sinh ra Thổ là hành Hỏa
76. Hành sinh ta Kim là hành Thổ
77. Hành sinh ra Thủy là hành Kim
78. Hành sinh ra Mộc là hành Thủy
79. Hành sinh ra Hỏa là hành Mộc
80. Hành khắc Thổ là hành Mộc
81. Hành khắc Kim là hành Hỏa
82. Hành khắc Thủy là hành Thổ
83. Hành khắc Mộc là hành Kim
84. Hành khắc Hỏa là hành Thủy
85. Tạng phế trong ngũ tạng ứng với Hành Kim và phủ đại tràng
86. Tạng thận trong ngũ tạng ứng với Hành Thủy và phủ bàng quang
87. Tạng can trong ngũ tạng ứng với Hành Mộc và phủ mật
88. Tạng tâm trong ngũ tạng ứng với Hành Hỏa và phủ tiểu tràng
89. Tạng tì trong ngũ tạng ứng với Hành thổ và phủ vị
90. Số Hà Đồ gồm các os61: 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10
91. Hành hỏa trong ngũ hành ứng với Số 2 và phương Nam
92. Xét về nguồn gốc, học thuyết Mác là học thuyết triết phương Tây
93. Tín ngưỡng phồn thực hình thành từ nhu cầu sản sinh sức người, sức của
94. Tín ngưởng phồn thực có trong: tục thờ nõ nường, tục gia gạo, cách đánh trống
đồng
95. Tín ngưỡng sùng bái tự nhiên trong dân gian Việt có đặc điểm: thờ đa thần dưới
hình thức các mẹ
96. Hình tượng Âu Cơ-Lạc Long Quân có nguồn gốc ban đầu từ: chim nước và rồng
97. Tứ bất tử trong tín ngưỡng dân gian gồm: Tản Viên, Thánh gióng, Chủ Đồng
Tử, Liễu Hạnh
98. Tục chèo đò đưa linh theo tín ngưởng là đưa linh hồn người chết sang thế giới
bên kia
99. Nho giáo du nhập Việt Nam từ thời Bắc thuộc
100. Thích ca là Dòng họ
101. Phật giáo du nhập Việt Nam từ đầu thế kỉ thứ nhất
102. Phái Đại thừa còn gọi là Phát Đại Chúng, Bắc Tòng
103. Khuynh hướng Phật giáo thâm nhập đầu tiên vào Việt Nam là Tiểu thừa
104. Cơ cấu bưa ăn truyền thống người Việt: Cơm – Rau – Thủy sản
105. Thức ăn người Việt phân theo âm dương gồm vị: mặn, chua, đắng, cay, ngọt
106. Khi ăn, người Việt ăn theo hình thức ăn chung
107. Loại vải có xuất sứ sớm nhất là tơ tằm
108. Nhà ở người Việt xây dựng dựa theo điều kiện địa lí
109. Cấu trúc nhà người Việt có đặc điểm nóc nhà cao, cửa thấp và rộng
110. Tiếng đế trong sân khấu cổ truyển là biểu tượng đặc tính động, linh hoạt
111. Loại nhạc cụ xuất hợp sớm nhất là phổ biến nhất là bộ gõ
112. Ở nông thôn Việt, phường là một tổ chức nghề nghiệp
113. Ở nông thôn Việt, hội là một tổ chức tự nguyện, theo sở thích
114. Hai đặc trưng cơ bản nông thôn Việt là tính cộng đồng, tính tự trị
115. Sân đình là biểu tượng của tính cộng đồng
116. Lũy tre là biểu hiện của tính tự trị
117. Quyền phân bổ đất đai làng xã thời xưa do làng xa nắm giữ
118. Người trực tiếp quản lí làng xã về hành chính là Lí trưởng
119. Tổ chức xã hội Văn hóa truyền thống coi trọng Làng xa và quốc gia
120. Ở làng xã trước đây, phát luật tồn tại theo hình thức hương ước
121. Trong mối quan hệ với hiện thực, văn hóa Việt coi trọng tính thực tiễn
122. Đặc điểm thuyền chiến Việt là dài và nhiều khoang
123. Giao thông phổ biến trước đây là đi thuyền

Chúc các bạn có một bài thi đạt kết quả cao !

.................................................................................................

You might also like