Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 109

Present Simple

(Hiện tại đơn)


1. Giới thiệu về động từ To be
* Động từ To be là động từ đặc biệt và rất phổ biến trong tiếng Anh. Tuy nhiên để hiểu
đúng về động từ To be là điều không hề đơn giản đối với người học, đặc biệt là những
người mới bắt đầu học tiếng Anh.
* Động từ To be gây khó cho người học ở chỗ không hề có khái niệm tương đương với
nó trong tiếng Việt mà ta chỉ có thể hiểu nó nôm na với 3 nghĩa thông dụng là ‘thì’, ‘là’,
‘ở’ như trong các trường hợp sau đây:

1) To be với nghĩa ‘thì’: khi theo sau nó là tính từ


- I am humorous. – Tôi thì hài hước.
- She is beautiful. – Cô ấy thì xinh.
- They are intelligent. – Họ thì thông minh.
Tuy nhiên, khi dịch sang tiếng Việt ta thường bỏ chữ ‘thì’ đi. Do đó, trong những câu có
động từ To be và sau nó là 1 tính từ thì ta thường không dịch nghĩa của To be nữa. Có
thể hiểu những ví dụ trên là ‘Tôi hài hước’, ‘Cô ấy xinh.’ , ‘Họ thông minh.’

2) To be với nghĩa ‘là’: khi theo sau nó là danh từ


- I am a teacher. – Tôi là một giáo viên.
- Peter is an engineer. – Peter là một kĩ sư.
- We are students. – Chúng tôi là sinh viên.

3) To be với nghĩa ‘ở’: khi theo sau nó là cụm từ chỉ nơi chốn
- He is in the kitchen. – Anh ấy ở trong bếp.
- They are in the classroom. – Họ ở trong phòng học.

2. Thì hiện tại đơn


2.1. Cấu trúc thì hiện tại đơn
2.1.1. Hiện tại đơn với động từ To be
- Động từ To be ở hiện tại đơn có 3 biến thể là am/is/are, trong đó: I - am; He/She/It -
is; We/You/They – are
- Trong các cấu trúc sau, S là dạng viết tắt của Subject nghĩa là ‘chủ ngữ’

- I am a student. (Tôi là học sinh.)


Câu khẳng định S + am/is/are - She is very beautiful. (Cô ấy thật xinh đẹp.)
- We are at home. (Chúng tôi ở nhà.)
S + am/is/are + not - I’m not a student. (Tôi không phải là học sinh.)
Câu phủ định (Viết tắt: isn’t, aren’t) - She isn’t very beautiful. (Cô ấy không xinh lắm.)
- We aren’t at home. (Chúng tôi không ở nhà.)
- Are you a student? (Bạn có phải là học sinh
Am/Is/Are + S…?
không?)
Câu nghi vấn Yes, S + am/is/are.
- Is she beautiful? (Cô ấy có xinh không?)
No, S + 'm not/isn't/aren't.
- Are you at home? (Các bạn có ở nhà không?)

2.1.2. Hiện tại đơn với động từ thường


V-infi là dạng viết tắt của Verb infinitive nghĩa là ‘động từ nguyên thể’ (là dạng thức
động từ không chia, giữ nguyên hình thức như trong từ điển)
S + V(s/es) She goes to school by bus every
Câu khẳng định (I,We,You,They + V-infi) day. (Hàng ngày cô ấy đến trường
(He,She,It + Vs/es) bằng xe buýt.)
She doesn’t go to school by bus every
S + do/does + not + V-infi
Câu phủ định day. (Hàng ngày cô ấy không đến
(Viết tắt: don’t, doesn’t)
trường bằng xe buýt.)
Do/Does + S + V-infi…? Does she go to school by bus every
Câu nghi vấn Yes, S + do/does. day? (Hàng ngày cô ấy có đến trường
No, S + don’t/doesn’t. bằng xe buýt không?)

+ Chủ ngữ là I/You/We/They => do, He/She/It => does


Lưu ý: Trong các cấu trúc, khi chủ ngữ là danh từ số ít hoặc danh từ không đếm được
=> động từ được chia tương tự như với 'He,She,It'; khi chủ ngữ là danh từ số nhiều =>
động từ được chia tương tự như với 'We,You, They'
Quy tắc này được áp dụng cho tất cả các cấu trúc sẽ được học về sau
2.2. Cách sử dụng thì hiện tại đơn:
2.2.1. diễn đạt thói quen hoặc hành động lặp đi lặp lại ở hiện tại.
Với cách diễn đạt này, trong câu thường có các trạng từ chỉ thời gian:
+ 'every day/week/month/year...' (hàng ngày/tuần/tháng/năm...), thường đứng cuối câu
+ ‘once a week, twice a month, …’ (mỗi tuần một lần, mỗi tháng hai lần, …), thường
đứng cuối câu
+ hoặc các trạng từ tần suất (adverb of frequency): always (luôn luôn), usually/
normally (thường xuyên), often (thường), sometimes (thỉnh thoảng, đôi
khi), seldom/hardly/hardly ever/rarely/occasionally (hiếm khi), never (không bao
giờ). Các trạng từ tần suất đứng sau To be và đứng trước các động từ thường.
Ví dụ:
- I go to work from Monday to Friday every week. (Hàng tuần tôi đi làm từ thứ
hai đến thứ sáu.)
- John visits his parents once a month. (John thường về thăm bố mẹ cậu ấy
mỗi tháng một lần.)
- She doesn't often get up early. (Cô ấy không thường dậy sớm.)

2.2.2. diễn đạt trạng thái cố định, lâu dài


Ví dụ:
- I live in New York City. (Tôi sống ở thành phố New York.)
- Sandra works in National Bank. (Sandra làm việc ở Ngân hàng Quốc gia.)
2.2.3. diễn đạt sự thật hiển nhiên, chân lý
Ví dụ:
- I have two elder sisters and one younger brother. (Tôi có hai chị gái và một
em trai.)
- The sun rises in the East. (Mặt trời mọc ở phía Đông.)

2.2.4. diễn đạt sự việc sẽ xảy ra trong tương lai theo thời gian biểu hay lịch trình
Ví dụ:
- The train leaves at 9 a.m. tomorrow morning. (Chuyến tàu sẽ rời đi vào lúc 9
giờ sáng mai.)
- The movie starts at 8 p.m. tonight. (Bộ phim sẽ bắt đầu lúc 8 giờ tối nay.)

2.2.5. diễn đạt cảm xúc, cảm giác, quan điểm


Ví dụ:
- I like my Spanish teacher very much. (Tôi rất thích giáo viên tiếng Tây Ban
Nha của tôi.)
- He doesn’t want to live far from his family. (Anh ấy không muốn sống xa gia
đình.)
- I think she is a good teacher. (Tôi nghĩ rằng cô ấy là một giáo viên tốt.)
2.3. Cách chia động từ ngôi 3 số ít của thì hiện tại đơn: V-s/es
- Thông thường chỉ cần thêm ‘s’ vào sau động từ.
- Tuy nhiên có các trường hợp ngoại lệ sau:
+ Thêm ‘es’ vào các động từ kết thúc bằng ‘s’, ‘ch’, ‘sh’, ‘x’, ‘z’ hoặc ‘o’:
kiss kisses
watch watches
wash washes
mix mixes
buzz buzzes
go goes

+ Với động từ kết thúc bằng ‘phụ âm + y’, bỏ ‘y’ và thêm ‘ies’
try trie + s tries
cry crie + s cries
study studie + s studies

+ Với những động từ kết thúc bằng ‘nguyên âm + y’, chỉ cần thêm ‘s’.
buy buy + s buys
play play + s plays
enjoy enjoy + s enjoys

+ Ngoại lệ
have => has
Present Continuous
(Hiện tại tiếp diễn)
Thì hiện tại tiếp diễn được sử dụng khá phổ biến trong tiếng Anh với nghĩa là ‘đang...’
1. Cấu trúc thì hiện tại tiếp diễn

We are learning English now.


Câu khẳng định S + am/is/are + V-ing (Bây giờ chúng tôi đang học
tiếng Anh.)
Câu phủ định S + am/is/are + not + V-ing We aren’t learning English now.
(Viết tắt: ‘m not, isn’t, aren’t) (Bây giờ chúng tôi không đang
học tiếng Anh.)
Câu nghi vấn Am/Is/Are + S + V-ing? Are you learning English now?
=> Yes, S + am/is/are. Yes, we are.
=> No, S + am/is/are + not. (Các bạn có đang học tiếng Anh
không? – Có.)

Lưu ý: Động từ To be am/is/are được chia tương ứng theo chủ ngữ của câu tương tự
như với thì hiện tại đơn.
2. Cách dùng thì hiện tại tiếp diễn
2.1. diễn đạt hành động đang xảy ra tại thời điểm nói
Trong câu thường có các trạng từ: now, right now, at the moment, at present... (hiện
tại, bây giờ, ngay lúc này)
Ví dụ:
- They are doing the housework at the moment. (Bây giờ họ đang làm việc nhà.)
- Please keep quiet! The baby is sleeping. (Xin hãy giữ yên lặng! Đứa bé đang ngủ.)
- I’m not wearing a hat. It’s not too sunny today. (Tôi đang không đội mũ. Trời hôm
nay không quá nắng.)

2.2. diễn đạt hành động đang trong tiến trình, xảy ra xung quanh thời điểm nói
chứ không nhất thiết chính xác ngay lúc nói
Ví dụ:
- (Ann and David are having dinner at a restaurant.) (Ann và David đang ăn tối trong
một nhà hàng.)
Ann said "I'm studying to become a fashion stylist." (Ann nói rằng: "Mình đang học
để trở thành một nhà thiết kế thời trang.")
David said "I'm studying to become an architect." (David nói: "Mình đang học để
trở thành một kiến trúc sư.")
=>Trong ví dụ trên, Ann và David đang ăn tối tại nhà hàng, họ không đang học vào thời
điểm nói, tuy nhiên việc học của họ là một quá trình lâu dài xảy ra xung quanh thời điểm
họ nói chuyện (hôm qua, ngày mai và thậm chí là nhiều năm trước và sau thời điểm họ
nói chuyện), nên các câu vẫn được chia ở thì hiện tại tiếp diễn.

2.3. diễn đạt kế hoạch trong tương lai gần


Ví dụ:
- I’m having a party this Saturday. (Tôi sẽ có một bữa tiệc vào thứ bảy tuần này.)
- She is travelling to London next week. (Tuần tới cô ấy sẽ đi Luân Đôn.)

2.4. dùng với ‘always’ hoặc ‘constantly’ để diễn đạt điều gì đó gây khó chịu cho
người nói (dùng như hiện tại đơn nhưng mang nghĩa tiêu cực)
Ví dụ:
- Thomas is always coming to class late. (Thomas cứ luôn đi học muộn.)
- I don't like them because they are constantly complaining. (Tôi không thích bọn họ
vì bọn họ cứ luôn phàn nàn.)

2.5. diễn đạt tình huống đang thay đổi


Ví dụ:
- The population of the world is rising very fast. (Dân số thế giới đang tăng rất nhanh.)
- My English is getting better. (Tiếng Anh của tôi đang tốt dần lên.)
3. Quy tắc chính tả cho động từ dạng V-ing
Quy tắc V-infinitive V-ing
work working
Đa số các động từ => thêm ‘ing’
play playing
ngay sau các động từ đó
open opening
Những động từ kết thúc bằng 1 phụ dance dancing
âm + ‘e’ => bỏ ‘e’ thêm ‘ing’ make making
see seeing
Những động từ kết thúc bằng ‘ee’,
dye dyeing
‘ye’, ‘oe’=> giữ nguyên thêm ‘ing’
canoe canoeing
Những động từ kết thúc bằng ‘ie’=> lie lying
chuyển ‘ie’ thành ‘y’ rồi thêm ‘ing’ die dying
shop shopping
Những động từ 1 âm tiết, kết thúc sit sitting
bằng 1 nguyên âm + 1 phụ âm =>
gấp đôi phụ âm rồi thêm ‘ing’
Lưu ý: Không áp dụng với các phụ fix fixing
âm ‘x, y, w’ play playing
plow plowing
travel travelling (BE)
Những động từ hai âm tiết kết thúc traveling (AE)
bằng 1 nguyên âm + phụ âm ‘l’=>
gấp đôi phụ âm ‘l’ rồi thêm ‘ing’ (quy
tắc này chỉ áp dụng cho Anh-Anh. BE: British English
Anh-Mỹ vẫn giữ nguyên thêm ‘ing’) AE: American
English
Những động từ kết thúc bằng ‘c’ => panic panicking
thêm ‘k’ trước khi thêm ‘ing’ traffic trafficking
Những động từ 2 âm tiết, kết thúc begin beginning
bằng 1 nguyên âm + 1 phụ âm và transfer transferring
trọng âm rơi vào âm cuối => gấp
đôi phụ âm rồi thêm ‘ing’
4. Dấu hiệu nhận biết thì hiện tại tiếp diễn
 Các từ, cụm từ chỉ thời gian thường sử dụng trong thì hiện tại tiếp diễn: ‘now, right
now, at the moment, at this moment, at present, currently’ với nghĩa ‘bây giờ, hiện
tại’
 ‘Look!: Nhìn kìa!, Listen!: Nghe nào!’ dùng để thu hút sự chú ý của người nghe,
cũng là các dấu hiệu giúp nhận biết câu tiếp sau đó ở thì hiện tại tiếp diễn.
Ví dụ:
- Look! Daddy is waving his hands. (Nhìn kìa! Bố đang vẫy tay kìa.)
- Listen! The children are singing in the garden. (Nghe nào! Bọn trẻ đang hát ở trong vườn
đấy.)
5. Những động từ không dùng với thì hiện tại tiếp diễn
* Động từ chỉ giác quan: hear (nghe thấy), see (nhìn thấy), smell (có mùi), taste (có
vị)…
* Động từ chỉ cảm xúc: love (yêu), hate (ghét), like (thích), dislike (không thích), want
(muốn), wish (ước)…
* Động từ chỉ trạng thái hay sự sở hữu: look (trông có vẻ), seem (dường như), appear
(có vẻ như), have (có), own (sở hữu), belong to (thuộc về), need (cần)…
* Động từ chỉ hoạt động trí tuệ: agree (đồng ý), understand (hiểu), remember (nhớ),
know (biết)
Past Simple
(Quá khứ đơn)
1. Cấu trúc thì quá khứ đơn
1.1. Quá khứ đơn với động từ To be
Động từ To be ở quá khứ đơn có 2 biến thể là was/were, vẫn mang nghĩa ‘thì, là,
ở’ tương tự như ở thì hiện tại đơn, trong đó: I/He/She/It - was; We/You/They – were
Mark was at home yesterday.
Câu khẳng định S + was/were…
(Hôm qua Mark ở nhà.)
S + was/were + not… Mark wasn’t at home yesterday.
Câu phủ định
(Viết tắt: wasn’t, weren’t) (Hôm qua Mark không ở nhà.)
Was/Were + S + …? Was Mark at home yesterday?
Câu nghi vấn => Yes, S + was/were. - Yes, he was.
=> No, S + wasn’t/weren’t. (Hôm qua Mark có ở nhà không? – Có.)

1.2. Quá khứ đơn với động từ thường


Động từ thường ở quá khứ đơn có hai dạng:
+ V-ed: động từ theo quy tắc cấu tạo bằng cách thêm ‘ed’ vào sau động từ nguyên
thể (xem phần 4)
+ PS* là dạng viết tắt của Past Simple: chúng là các động từ bất quy tắc có hình thức
ở quá khứ khác hoàn toàn so với động từ nguyên thể. Tham khảo cột số 2 trong Bảng
một số động từ bất quy tắc thông dụng
They went to work last Sunday.
Câu khẳng định S + V-ed/PS*…
(Chủ nhật tuần trước họ đi làm.)
S + did + not + V-infi… They didn’t go to work last Sunday.
Câu phủ định
(Viết tắt: didn’t) (Chủ nhật tuần trước họ không đi làm.)
Did they go to work last Sunday?
Did + S + V-infi…?
- No, they didn’t.
Câu nghi vấn => Yes, S + did.
(Chủ nhật tuần trước họ có đi làm không?
=> No, S + didn’t.
– Không.)

2. Cách sử dụng thì quá khứ đơn


2.1. diễn đạt một hành động đã xảy ra và chấm dứt hoàn toàn trong quá khứ (không
còn ảnh hưởng đến hiện tại).
Ví dụ:
- Last year, I traveled to Singapore with my family.
(Năm ngoái, tôi đã tới Singapore cùng gia đình tôi.)
- Mary bought her new watch in the US.
(Mary đã mua chiếc đồng hồ mới của cô ấy ở Mỹ.)

2.2. liệt kê một chuỗi hành động trong quá khứ


Ví dụ:
- Yesterday, I finished work, walked to the beach and enjoyed the dinner there.
(Hôm qua, tôi hoàn thành công việc, đi bộ ra biển và thưởng thức bữa tối ở đó.)
- He arrived at the airport at 8, checked into the hotel at 9, and visited my family at
11. (Anh ấy đến sân bay lúc 8 giờ, nhận phòng khách sạn lúc 9 giờ và ghé thăm gia đình
tôi lúc 11 giờ.)
3. Dấu hiệu nhận biết thì quá khứ đơn
Người học thường nhận biết câu ở thì quá khứ đơn qua các trạng ngữ:
- yesterday (hôm qua): yesterday morning, yesterday afternoon…
- ago (cách đây): two days ago, four months ago…
- last (trước/ngoái): last week, last month, last year, last summer, last Christmas…
- in the past (trong quá khứ)
- in + 1 mốc thời gian trong quá khứ: in 2000, ….
4. Cách thêm đuôi –ed sau động từ thường có quy tắc
- Các động từ thông thường => thêm ‘ed’ vào phía cuối:
enjoy => enjoyed (thích)
want => wanted (muốn)
need => needed (cần)

- Động từ tận cùng là -e => chỉ thêm ‘d’


like => liked (thích)
love => loved (yêu)
live => lived (sống)
- Động từ tận cùng là ‘y’ nhưng trước đó là một phụ âm => chuyển ‘y’ thành ‘i’
sau đó thêm ‘ed’
study => studied (học)
bully => bullied (bắt nạt)

- Động từ một âm tiết tận cùng là phụ âm, trước đó là nguyên âm duy nhất =>
gấp đôi phụ âm rồi thêm ‘ed’
stop => stopped (dừng)
plan => planned (lên kế hoạch)
Ngoại lệ: một số động từ hai âm tiết cũng theo quy tắc trên
prefer => preferred (thích hơn)
occur => occurred (xảy ra)
5. Cấu trúc ‘used to + V’
- Cấu trúc này diễn tả thói quen ai đó từng làm gì trong quá khứ, mà ở hiện tại không còn
thực hiện nữa, thường dịch là ‘trước đây thường, đã từng’.
- Cấu trúc
Câu khẳng định S + used to + V
Câu phủ định S + did not (didn’t) + use to + V
Câu nghi vấn Did + S + use to + V?
Ví dụ:
- My brother used to smoke a lot 3 years ago. He doesn’t smoke any
more. (Cách đây 3 năm, anh trai tôi thường hay hút thuốc rất nhiều. Giờ anh ấy
không hút thuốc nữa.)
- I didn’t use to take a bus to school but now I often go to work by bus. (Ngày
trước tôi không thường đi xe buýt đi học nhưng giờ tôi thường đi xe buýt đi làm.)
- Did you use to join any clubs at school? (Cậu có thường tham gia câu lạc
bộ nào đó khi còn đi học không?)
Past Continuous
(Quá khứ tiếp diễn)
1. Cấu trúc thì quá khứ tiếp diễn
I was working at 10 a.m. yesterday.
Câu khẳng định S + was/were + V-ing (Lúc 10 giờ sáng qua tôi đang làm
việc.)
I wasn’t working at 10 a.m. yesterday.
S + was/were + not + V-ing
Câu phủ định (Lúc 10 giờ sáng qua tôi không đang
(Viết tắt: wasn’t, weren’t)
làm việc.)
Were you working at 10 a.m.
Was/Were + S + V-ing?
yesterday? – Yes, I was.
Câu nghi vấn => Yes, S + was/were.
(Lúc 10 giờ sáng qua bạn có đang làm
=> No, S + wasn’t/weren’t.
việc không? – Có.)

Lưu ý: Động từ To be chia theo các chủ ngữ tương tự như ở thì quá khứ đơn.
2. Cách sử dụng thì quá khứ tiếp diễn
Thời quá khứ tiếp diễn:
2.1. diễn tả sự việc đang xảy ra tại một thời điểm cụ thể trong quá khứ
Ví dụ:
- Tom was writing his essay at 8 p.m. last night. (Tom đang viết bài tiểu luận vào
lúc 8 giờ tối qua)
- My mother was cooking dinner at 6 p.m. yesterday. (Mẹ tôi đang nấu bữa tối
vào lúc 6 giờ tối qua)

2.2. diễn tả một hành động đang xảy ra trong quá khứ thì một hành động khác
xen ngang vào, trong đó hành động xen vào được chia thời quá khứ đơn
Ví dụ:
- I saw Mary when I was talking with some foreign friends in the cafe’. (Tôi đã
nhìn thấy Mary khi đang nói chuyện với vài người bạn ngoại quốc ở quán cà phê)
- I lost my keys when I was walking along the beach yesterday.( Tôi mất chìa
khóa khi đang đi dạo dọc bãi biển ngày hôm qua)

2.3. diễn đạt hai hay nhiều hành động cùng song song xảy ra tại một thời điểm
trong quá khứ
Ví dụ:
- While Jane was doing her English exercises, her sister was practicing
French. (Trong khi Jane đang làm bài tập Tiếng Anh thì chị gái cô ấy thực hành tiếng
Pháp.)
- Tom was playing with the children in the garden while Jenny was preparing
dinner. (Tom chơi với lũ trẻ trong vườn trong khi Jenny thì chuẩn bị bữa tối.)

3. Phân biệt quá khứ đơn & quá khứ tiếp diễn
Quá khứ đơn Quá khứ tiếp diễn
- Diễn tả hành động xảy ra và đã kết thúc ở quá - Diễn tả hành động đang xảy ra
khứ. tại một thời điểm cụ thể trong
VD: Mary had a good time at the party. (She went quá khứ
home.) VD: Mary was having a good
Mary đã rất vui vẻ ở bữa tiệc. (Cô ấy đã về time when I arrived at the party.
nhà) (Mary was still at the party when
I arrived.)
Mary đang rất vui vẻ khi tôi đến
bữa tiệc. (Mary vẫn ở bữa tiệc
khi tôi tới)
- Diễn tả các hành động nối tiếp nhau trong quá - Diễn đạt hai hành động cùng
khứ song song xảy ra trong quá khứ
VD: When Mary finished her English course, she VD: While Jane was doing her
went to live in England. (Mary hoàn tất khóa học English exercises, her sister was
Tiếng Anh và chuyển đến sống ở Anh) practicing French. (Trong khi
Jane đang làm bài tập Tiếng Anh
thì chị gái cô ấy thực hành tiếng
Pháp)

Present Perfect
(Hiện tại hoàn thành)
1. Cấu trúc thì hiện tại hoàn thành
Thì hiện tại hoàn thành sử dụng trợ động từ have, trong đó: I/We/You/They – have,
He/She/It - has
I have read that book
already.
Câu khẳng định S + have/has + P2*
(Tôi đã đọc cuốn sách đó
rồi.)
I haven’t read that book yet.
S + have/has + not + P2*
Câu phủ định (Tôi vẫn chưa đọc cuốn sách
(Viết tắt: haven’t/hasn’t)
đó.)
Have you read that book
Have/Has + S + P2? yet?
Câu nghi vấn => Yes, S + have/has. - Yes, I have.
=> No, S + haven’t/hasn’t. (Bạn đọc cuốn sách đó
chưa? – Rồi.)

*P2 là dạng viết tắt của Past Participle: phân từ quá khứ của các động từ.
- Chúng thường có dạng V-ed tương tự như hình thức ở thì quá khứ đơn
Ví dụ: watch => watched (xem)
listen => listened (nghe)
visit => visited (thăm)
- Tuy nhiên cũng có rất nhiều động từ bất quy tắc. Tham khảo các động từ bất quy tắc
này ở cột thứ 3 Bảng một số động từ bất quy tắc thông dụng
Ví dụ: go => gone (đi)
fly => flew (bay)
see => seen (nhìn)
2. Cách sử dụng thì hiện tại hoàn thành
Thời hiện tại hoàn thành:
2.1. diễn tả hành động xảy ra trong quá khứ không xác định rõ thời điểm. Trong
cách sử dụng này ta không dùng các trạng từ chỉ thời gian như trong thì quá khứ đơn.
Ví dụ:
- I have met him recently. (Gần đây tôi có gặp anh ta.)
- Have you had breakfast? – No, I haven’t. (Cậu ăn sáng chưa? – Chưa.)

2.2. diễn tả hành động xảy ra trong quá khứ nhưng kết quả vẫn còn ở hiện tại
Ví dụ:
- Susan has lost her mobile phone. She can’t contact anyone now.
(Susan bị mất điện thoại rồi. Giờ cô ấy không thể liên lạc với ai được.)
- The boy hasn’t finished his homework yet. His mother doesn’t allow him to watch
TV now. (Cậu bé vẫn chưa làm xong bài tập về nhà. Bây giờ mẹ cậu không cho phép cậu
xem tivi nữa.)

2.3. diễn tả hành động vừa mới xảy ra, thường đi với trạng từ 'just' mang nghĩa 'vừa
mới' hoặc trạng từ 'already' mang nghĩa 'vừa xong', 'rồi'.
Ví dụ:
- I have already had breakfast. (Tôi vừa ăn sáng xong.)
- She has just sent me the report of the meeting. (Cô ấy vừa mới gửi cho tôi bản
báo cáo cuộc họp.)
* Trạng từ just luôn đứng trước động từ chính; already có thể đứng trước động từ chính
hoặc đứng ở cuối câu.

2.4. diễn tả hành động bắt đầu từ trong quá khứ và kéo dài tới hiện tại, thường đi
với các trạng từ ‘since’mang nghĩa ‘kể từ’ và ‘for’ mang nghĩa ‘trong/được (bao lâu)’
Ví dụ:
- She has worked as a doctor for over 20 years. (Cô ấy đã làm bác sĩ được 20
năm rồi.)
- They have lived in Los Angeles since 2008. (Họ đã sống ở Los Angeles từ năm
2008.)
- Peter has worked for ABC Company since he graduated from the
university. (Peter làm việc cho công ty ABC kể từ khi cậu ấy tốt nghiệp đại học.)
- We haven’t seen each other over the last few months. (Chúng tôi đã không gặp
nhau trong vài tháng trở lại đây.)

2.5. diễn đạt trải nghiệm, kinh nghiệm, thường được dùng với trạng từ ‘ever’ mang
nghĩa ‘đã từng’ hay ‘never’mang nghĩa ‘chưa từng’
Ví dụ:
- Tom has never been to Vietnam before. (Trước đây Tom chưa từng đến Việt
Nam.)
- Have you ever met him? – Yes, I have. (Cậu đã gặp anh ta bao giờ chưa? –
Mình gặp rồi.)
* Ngoài cách diễn đạt trải nghiệm, kinh nghiệm với ever và never, ta cũng có thể
dùng cấu trúc sau:
+ …be + the first/second time + S + have/has + P2
+ …be + so sánh nhất + danh từ + S + have/has + P2
Ví dụ:
- This is the first time I have been to Korea. (Đây là lần đầu tiên tôi tới Hàn Quốc.)
- This is the second time she has eaten Italian food. (Đây là lần thứ hai cô ấy ăn đồ
ăn Ý.)
- She is the most intelligent girl I have ever met. (Cô ấy là cô gái thông minh nhất tôi
từng gặp.)
3. Dấu hiệu nhận biết thì hiện tại hoàn thành
Thì hiện tại hoàn thành thường được dùng với các trạng từ sau:
- just: vừa mới
- already: đã xong
- for + 1 khoảng thời gian: trong (bao lâu)
- since + 1 mốc thời gian cụ thể/mệnh đề ở quá khứ đơn: kể từ (khi)…
- recently/lately: gần đây, mới đây
- ever: đã từng/never: chưa từng
- yet: vẫn, chưa (dùng trong câu phủ định và nghi vấn)
- so far/up to now/up till now/up to the present: cho đến bây giờ
- in/over the last/past (…) days/weeks/months/years: trong (…)
ngày/tuần/tháng/năm trở lại đây
4. Phân biệt giữa ‘been to’ và ‘gone to’
‘gone to’ – đã đi và chưa về
‘been to’ – đã đi và đã quay trở về
Ví dụ:
- Sarah has gone to Italy for her vacation. (Sarah đã đến Ý cho kì nghỉ của cô ấy.)
=> Hiện giờ Sarah vẫn đang ở Ý, chưa trở về.
- David is back in England now. He has been to Italy. (David đã trở về Anh rồi. Anh ta đã
ở Ý.)
=> David đã đi Ý và đã quay trở về Anh.
5. Phân biệt giữa hiện tại hoàn thành và quá khứ đơn
Hiện tại hoàn thành Quá khứ đơn
diễn đạt hành động xảy ra trong quá diễn đạt hành động đã xảy ra và chấm dứt
khứ nhưng kết quả vẫn còn ở hiện tại hoàn toàn trong quá khứ, không còn ảnh
VD: Mary has lost her key. She is still hưởng đến hiện tại.
looking for it now. VD: Mary lost her key yesterday.
(Mary làm mất chìa khóa. Bây giờ cô ấy (Hôm qua Mary đã làm mất chìa khóa.)
vẫn đang tìm.) => Chúng ta không biết bây giờ cô ấy đã
tìm thấy chưa.
diễn đạt hành động xảy ra trong quá khứ diễn đạt hành động xảy ra trong quá khứ
không xác định rõ thời điểm có xác định rõ thời điểm
VD: I have had breakfast already. (Tôi đã VD: I had breakfast an hour ago. (Tôi đã
ăn sáng rồi.) ăn sáng cách đây 1 giờ rồi.)

Present Perfect Continuous


(Hiện tại hoàn thành tiếp diễn)
1. Cấu trúc thì hiện tại hoàn thành tiếp diễn
(+) Câu khẳng định: S + have/has + been + V-ing
VD: I have been waiting for her for an hour.
(Tôi đã đợi cô ấy được 1 giờ rồi.)

(-) Câu phủ định: S + have/has + not + been + V-ing


VD: I haven’t been waiting for her for an hour.
(Tôi chưa đợi cô ấy được 1 giờ.)

(?) Câu nghi vấn: Have/has + S + been + V-ing?

=> Yes, S + have/has./ No, S +


haven’t/hasn’t.

VD: Have you been waiting for her for an hour? – Yes, I have.
(Bạn đã đợi cô ấy được 1 giờ chưa?- Rồi.)
2. Cách sử dụng thì hiện tại hoàn thành tiếp diễn
Thì hiện tại hoàn thành tiếp diễn:
2.1. diễn đạt hành động đã bắt đầu trong quá khứ và vừa chấm dứt ở thời điểm
gần hiện tại (nhìn thấy kết quả của hành động)
Trong cách sử dụng này, hành động trong quá khứ mới kết thúc thường là nguyên
nhân dẫn đến kết quả ở hiện tại
Ví dụ:
- You’re out of breath. Have you been running? (Trông cậu như hết hơi ấy. Cậu
vừa mới chạy phải không?)
- Her eyes look wet. Has she been crying? (Mắt cô ấy trông ướt quá. Cô ấy vừa
khóc à?)
- I’m exhausted. I have been working for 12 hours without any break. (Tôi kiệt sức
rồi. Tôi đã làm việc trong 12 tiếng không nghỉ.)

2.2. diễn đạt hành động bắt đầu trong quá khứ và kéo dài liên tục đến hiện tại, có
thể tiếp diễn ở tương lai. Thường dùng với câu hỏi ‘How long’ (được bao lâu
rồi), ‘since’ và ‘for’
Ví dụ:
- How long have you been waiting for me? (Cậu đợi mình bao lâu rồi?)
- I have been waiting for you for two hours. (Mình đợi cậu được hai giờ rồi.)
- How long has Christine been working here? (Christine làm việc ở đây được bao
lâu rồi?)
- She has been working here since 2010. (Cô ấy làm việc ở đây từ năm 2010.)
3. Phân biệt hiện tại hoàn thành tiếp diễn và hiện tại hoàn thành
Hiện tại hoàn thành tiếp diễn Hiện tại hoàn thành
Chú ý đến bản thân hành động, việc Chú ý đến kết quả của hành động chứ
hành động đó đã hoàn thành hay chưa không quan tâm đến bản thân hành động
không quan trọng đó, điều quan trọng là hành động đã
được hoàn thành
VD: VD:
Laura’s hands are dirty. She has been The house looks tidy. Laura has cleaned
cleaning the house. the house.
(Tay Laura bẩn. Cô ấy đang dọn dẹp nhà (Ngôi nhà trông thật sạch sẽ. Laura vừa
cửa.) dọn dẹp xong.)
Nói về hành động đã diễn ra trong bao Nói về số lượng hoặc số lần đã thực hiện
lâu (how long) hành động (how many)

VD: VD:
Tom has been reading for three hours. Tom has read 50 pages of the novel.
(Tom đã đọc sách được 3 giờ rồi.) (Tom đã đọc được 50 trang tiểu thuyết.)

Past Perfect
(Quá khứ hoàn thành)
1. Cấu trúc quá khứ hoàn thành
(+) Câu khẳng định: S + had + P2
VD: Mary had completed the report by 10 o’clock last night.
(Mary đã hoàn thành xong bản báo cáo vào lúc 10 giờ đêm qua.)

(-) Câu phủ định: S + had not/hadn’t + P2


VD: Mary hadn’t completed the report by 10 o’clock last night.
(Đến 10 giờ đêm qua Mary vẫn chưa hoàn thành xong bản báo cáo.)

(?) Câu nghi vấn: Had + S + P2?


=> Yes, S + had./ No, S + hadn’t.
VD: Had Mary completed the report by 10 o’clock last night?
(Vào lúc 10 giờ đêm qua Mary đã hoàn thành bản báo cáo chưa?)
Chú ý:
P2 là dạng viết tắt của Past Participle: phân từ quá khứ của các động từ.
- Chúng thường có dạng V-ed tương tự như hình thức ở thì quá khứ đơn
- Tuy nhiên cũng có rất nhiều động từ bất quy tắc. Tham khảo các động từ bất quy tắc
này ở cột thứ 3 Bảng một số động từ bất quy tắc thông dụng
2. Cách sử dụng thì quá khứ hoàn thành
2.1. diễn đạt một hành động xảy ra và hoàn tất trước một hành động khác trong
quá khứ, trong câu thường có 2 hành động.
Ví dụ:
- He had run 3km around the lake before he went to school. (Anh ấy đã chạy 3km
quanh hồ trước khi đi đến trường.)
- When I arrived at the party, Sarah had already gone home. (Khi tôi tói bữa tiệc,
Sarah đã về nhà rồi.)
- The police came when the robber had gone away. (Cảnh sát đến khi tên trộm đã
chạy thoát.)

2.2. diễn đạt một hành động xảy ra và hoàn tất trước một thời điểm xác định
trong quá khứ.
Ví dụ:
- I had finished doing my homework by 10 last night. (Tôi đã hoàn thành bài tập
về nhà lúc 10 giờ tối qua.)
- We had eaten dinner before 8 o’clock last night. (Chúng tôi đã ăn tối trước 8 giờ
tối qua.)

2.3. diễn đạt một hành động bắt đầu từ trong quá khứ và tiếp diễn cho đến khi có
một hành động khác xảy ra trong quá khứ
Ví dụ:
- By the time Dave finished his studies, he had been in London for seven
years. (Vào lúc Dave hoàn thành xong việc học thì cậu ấy đã ở London được 7 năm.)
- We had had that car fo fifteen years by the time it broke down. (Chúng tôi đã sở
hữu chiếc xe đó được 15 năm tính đến lúc nó bị hỏng.)
3. Dấu hiệu nhận biết thì quá khứ hoàn thành
Thì quá khứ hoàn thành thường được dùng với các trạng từ/trạng ngữ sau: until
then (cho tới lúc đó), by + 1 thời điểm (vào lúc), by the time + 1 mệnh đề (vào
lúc), prior to that time (trước lúc đó), before (trước khi),after (sau khi), when (khi)...
4. Phân biệt quá khứ hoàn thành và quá khứ đơn
- Khi hai hành động cùng xảy ra trong quá khứ, sử dụng thì quá khứ hoàn
thành cho hành động xảy ra trước và quá khứ đơn cho hành động xảy ra sau.

She had spent 5 years practicing karate before she attended the tournament. (Cô ấy đã
dành ra 5 năm tập luyện karate trước khi tham gia giải đấu.)

- Khi nhấn mạnh hành động đã kết thúc trong quá khứ, sử dụng thì quá khứ
hoàn thành; khi diễn tả một chuỗi hành động liên tiếp trong quá khứ, sử
dụng quá khứ đơn
“Was Sam in the room when you arrived?” “No, he had already left.” (Sam có ở trong
phòng khi cậu đến không? - Không, cậu ấy đã đi rồi.)
But: “Was Sam there when you arrived?” “Yes, but he left right then.” (Nhưng: Sam có
ở đây khi cậu đến không? - Có nhưng cậu vừa đi rồi.)
Past Perfect Continuous
(Quá khứ hoàn thành tiếp diễn)
1. Cấu trúc thì quá khứ hoàn thành tiếp diễn
(+) Câu khẳng định: S + had + been + V-ing
VD: I had been waiting there for an hour when she finally arrived.
(Khi cô ấy đến thì tôi đã đợi ở đó được 1 giờ.)

(-) Câu phủ định: S + had not/hadn’t + been + V-ing


VD: I hadn’t been waiting there for an hour when she finally arrived.
(Khi cô ấy đến thì tôi chưa đợi ở đó được 1 giờ.)

(?) Câu nghi vấn: Had + S + been + V-ing?


=> Yes, S + had./ No, S + hadn’t.
VD: Had you been waiting there for an hour when she finally arrived?
(Khi cô ấy đến thì cậu đã đợi ở đó được 1 giờ chưa?)
2. Cách sử dụng thì quá khứ hoàn thành tiếp diễn
Thì quá khứ hoàn thành tiếp diễn:
2.1. diễn đạt một hành động nào đó đã diễn ra trong bao lâu trước khi một hành
động khác xảy ra trong quá khứ
Ví dụ:
- When she arrived, I had been waiting for two hours. (Khi cô ấy đến, tôi đã đợi cô
ấy được 2 tiếng rồi.)
- Christ had been smoking for 20 years when he finally gave it up. (Christ đã hút
thuốc được 20 năm vào lúc anh ta bỏ thuốc.)

2.2. diễn đạt một hành động xảy ra trước một hành động khác trong quá khứ để
thể hiện quan hệ nguyên nhân – kết quả. Hành động xảy ra trước (nguyên nhân)
được chia ở quá khứ hoàn thành tiếp diễn, hành động xảy ra sau (kết quả) được chia ở
quá khứ đơn.
Ví dụ:
- Kevin was tired because he had been jogging. (Kevin mệt vì cậu ấy vừa chạy
xong.)
- Catherine gained weight because she had been overeating. (Catherine tăng cân
vì cô ấy đã ăn quá nhiều.)
3. Phân biệt quá khứ hoàn thành tiếp diễn và quá khứ tiếp diễn
Nếu không có các cụm từ chỉ khoảng thời gian như 'for five minutes, for two
weeks,…', nhiều người Anh chọn cách sử dụng quá khứ tiếp diễn thay cho quá
khứ hoàn thành tiếp diễn.
- Quá khứ tiếp diễn nhấn mạnh hành động bị ngắt quãng
- Quá khứ hoàn thành tiếp diễn nhấn mạnh khoảng thời gian trước một hành
động khác trong quá khứ
Ví dụ:
- When I went out, it was raining. (Khi tôi ra ngoài thì trời đang mưa.)
- When I went out, it had been raining for an hour. (Khi tôi ra ngoài thì trời đã mưa
được 1 giờ đồng hồ.)

Future Simple
(Tương lai đơn)
1. Tương lai đơn với ‘will’
1.1. Cấu trúc
Thì tương lai đơn sử dụng trợ động từ ‘will’ với nghĩa ‘sẽ…’ ‘Will’ đi với tất cả các chủ
ngữ không phân biệt số ít, số nhiều.
I will help you with your homework.
Câu khẳng định S + will + V-infi
(Tôi sẽ giúp bạn làm bài tập.)
I won’t help you with your homework.
Câu phủ định S + will not/won’t + V-infi
(Tôi sẽ không giúp bạn làm bài tập.)
Will + S+ V-infi? Will you help me with my homework?
Câu nghi vấn => Yes, S + will. - Yes, I will.
=> No, S + won’t. (Bạn sẽ giúp tôi làm bài tập chứ? - Ừ.)

Lưu ý: trong câu khẳng định, will có thể được viết tắt thành ’ll.
VD: I will = I’ll, She will = She’ll…
1.2. Cách sử dụng
Thì tương lai đơn với ‘will’:
1.2.1. diễn tả hành động sẽ xảy ra trong tương lai, mà không đề cập hay quan tâm
là có dự định hay sắp xếp hay không.
Ví dụ:
- I will send you the information soon. (Tôi sẽ gửi thông tin cho anh sớm.)
- Sandy won’t do all the housework herself. (Sandy sẽ không tự mình làm hết việc
nhà đâu.)

1.2.2. diễn tả quyết định được đưa ra ngay tại thời điểm nói
Ví dụ:
- Dave: I’m really hungry. – Kate: I’ll make some sandwiches for you.
(Dave: Mình đói quá. – Kate: Mình sẽ làm cho cậu vài chiếc sandwich.)
=> Hành động của Kate ‘làm bánh sandwich cho Dave’ không hề có trong dự định từ
trước, đó là quyết định ngay tại thời điểm nói sau khi thấy Dave kêu đói. Trong các tình
huống đưa ra quyết định ngay lúc nói, ta luôn dùng thì tương lai đơn với ‘will’

1.2.3. diễn đạt lời hứa


Ví dụ:
- I promise I won’t tell anyone your secret. (Mình hứa sẽ không nói với ai bí mật
của cậu đâu.)
- Thank you for lending me the money. I’ll pay you back this weekend. (Cảm ơn
cậu đã cho mình mượn tiền. Mình sẽ trả lại cậu vào cuối tuần.)

1.2.4. diễn đạt đề nghị


Ví dụ:
- That bag looks heavy. I’ll help you with it. (Cái túi đó trông có vẻ nặng đấy. Để
mình giúp cậu.)

1.2.5. diễn đạt yêu cầu


Ví dụ:
- Will you close the door, please? (Cậu đóng cửa vào được không?)

1.2.6. diễn đạt phỏng đoán, dự báo cho tương lai


Ví dụ:
- She will probably come to the party tomorrow. (Có thể cô ấy sẽ tới bữa tiệc ngày
mai.)
- I think Tom will like the present we bought for him. (Mình nghĩ rằng Tom sẽ thích
món quà bọn mình mua cho cậu ấy.)

1.3. Will & Shall


Ngoài cách diễn đạt với will, tương lai đơn cũng có thể được dùng với shall, tuy
nhiên shall chỉ được dùng với chủ ngữ I và We, không dùng shall cho các chủ ngữ
khác. Trong văn phạm anh ngữ hiện đại người ta ít sử dụng shall trong câu khẳng định
và phủ định mà chỉ dùng nó trong câu hỏi lịch sự khi muốn đưa ra đề nghị, gợi ý với các
chủ ngữ I,we
Ví dụ:
- That bag looks heavy. Shall I help you? (Cái túi đó trông có vẻ nặng. Mình giúp
cậu được chứ?)
- Shall we take a trip together? (Chúng ta đi du lịch cùng nhau chứ?)
1.4. Dấu hiệu nhận biết
Thì tương lai đơn thường được nhận biết qua các trạng từ/trạng ngữ sau:
- tomorrow (morning/afternoon/evening/night): ngày mai, sáng mai, chiều mai, tối
mai…
- next week/month/year/summer…: tuần tới, tháng sau, năm sau, mùa hè tới…
- someday: một ngày nào đó
- in the future: trong tương lai
2. Tương lai gần với ‘be going to’
2.1. Cấu trúc
- Thì tương lai gần sử dụng cấu trúc ‘be going to’ với nghĩa ‘sắp/định …’
- Theo sau cấu trúc be going to, ta dùng động từ nguyên thể V-infi. Động từ To
be chia theo chủ ngữ như các thời hiện tại thông thường.

We are going to buy a new car.


Câu khẳng định S + be going to + V-infi.
(Chúng tôi định mua một chiếc xe mới.)

We aren’t going to buy a new car.


Câu phủ định S+ be not going to + V-infi. (Chúng tôi không định mua một chiếc xe
mới.)
Are you going to buy a new car?
Be + S + going to + V-infi?
- Yes, I am.
Câu nghi vấn => Yes, S + be.
(Các cậu định mua một chiếc xe mới à?
=> No, S + be not.
- Đúng vậy.)
2.2. Cách sử dụng thì tương lai gần với 'be going to'
2.2.1. diễn đạt dự định, kế hoạch trong tương lai hoặc một quyết định đã sẵn có
Ví dụ:
- The Browns are going to spend their holiday on the beach. (Gia đình Brown sẽ
đi nghỉ ở biển.)
- Mary is going to have a barbecue this weekend. (Mary sẽ có một bữa tiệc
nướng ngoài trời vào cuối tuần này.)
2.2.2. đưa ra một phỏng đoán cho tương lai dựa trên sự việc hiện tại.
Trong cách sử dụng này, người nói cảm thấy chắc chắn về điều phỏng đoán do có tình
huống hiện tại làm cơ sở
Ví dụ:
- The sky is so cloudy. I think it’s going to rain. (Trời nhiều mây quá. Tôi nghĩ trời
sắp mưa rồi.)
=> Hiện tại trời nhiều mây, do đó theo suy luận logic thì rất có thể trời sắp mưa. Đây là
một phỏng đoán có cơ sở và hoàn toàn có thể xảy ra. Với những trường hợp tương
tự thế này ta sử dụng cấu trúc ‘be going to’
2.3. Phân biệt ‘be going to V’ với thì hiện tại tiếp diễn ‘be + V-ing’
* Có thể sử dụng cả hai cấu trúc ‘be + Ving’ và ‘be going to V’ để diễn tả một kế
hoạch trong tương lai. Hầu như không có sự khác biệt nào giữa hai cấu trúc này.
Chúng đều mang nghĩa ‘sắp/định làm gì’
VD: I am going to visit Halong Bay = I am visiting Halong Bay. (Tôi sẽ đi tham quan vịnh
Hạ Long.)

* Tuy nhiên, cấu trúc ‘be + Ving’ được sử dụng đặc biệt phổ biến hơn với các trạng
từ tonight, tomorrow, this weekend, … để chỉ tương lai gần hơn, dự định chắc chắn
hơn. ‘be going to V’ có thể được dùng với tương lai xa hơn một chút. Trong văn nói, ta
có thể sử dụng hai cấu trúc này tương đương nhau.
VD:
- I’m having a birthday party this weekend. (Tôi sẽ tổ chức tiệc sinh nhật vào cuối
tuần này.)
- I’m going to have a birthday party next month. (Tháng sau tôi sẽ tổ chức tiệc
sinh nhật.)
* Thời hiện tại tiếp diễn KHÔNG được sử dụng khi đưa ra dự đoán
Future Continuous
(Tương lai tiếp diễn)
1. Cấu trúc thì tương lai tiếp diễn
I will be having dinner at 7 o’clock tonight.
Câu khẳng định S + will be + V-ing
(Lúc 7 giờ tối nay tôi sẽ đang ăn tối.)
Câu phủ định S + will not be + V-ing I won’t be having dinner at 7 o’clock tonight.
(Lúc 7 giờ tối nay tôi sẽ không đang ăn tối.)
Will you be having dinner at 7 o’clock tonight?
Will + S + be + V-ing?
- No, I won’t.
Câu nghi vấn => Yes, S + will.
(Lúc 7 giờ tối nay cậu có đang ăn tối không?
=> No, S + won’t.
– Không.)

2. Cách sử dụng thì tương lai tiếp diễn


2.1. diễn đạt hành động sẽ đang diễn ra ở một thời điểm cụ thể hay một khoảng
thời gian trong tương lai
Ví dụ:
- He’ll be watching the football match on TV at 8 o’clock tonight.
(Cậu ấy sẽ đang xem trận bóng đá trên tivi lúc 8 giờ tối nay.)
- We’ll be working hard all day tomorrow.
(Ngày mai chúng ta sẽ phải làm việc chăm chỉ cả ngày.)
2.2. diễn đạt một hành động đang xảy ra trong tương lai thì có một hành động
khác xen vào, hành động xen vào ở thì hiện tại đơn.
Ví dụ:
- I’ll be waiting for you when your bus arrives.
(Khi xe buýt của cậu đến thì mình sẽ đang đợi cậu.)
* Chú ý: Trong cách sử dụng này, thì tương lai tiếp diễn kết hợp với một mệnh đề trạng
ngữ chỉ thời gian (hành động xen ngang),động từ trong mệnh đề này luôn được chia
ở thì hiện tại đơn, không dùng thì tương lai đơn.
Future Perfect
(Tương lai hoàn thành)
1. Cấu trúc tương lai hoàn thành
(+) Câu khẳng định: S + will + have + P2
VD: I will have completed my English course by the end of this month.
(Cuối tháng này tôi sẽ hoàn thành khóa học tiếng Anh.)

(-) Câu phủ định: S + will not/won’t + have + P2


VD: I won’t have completed my English course by the end of this month.
(Đến cuối tháng này tôi vẫn chưa hoàn thành xong khóa học tiếng Anh.)

(?) Câu nghi vấn: Will + S + have + P2?


=> Yes, S + will./ No, S + won’t.
VD: Will you have completed your English course by the end of this month?
(Đến cuối tháng này cậu đã hoàn thành xong khóa học tiếng Anh chưa?)
2. Cách sử dụng tương lai hoàn thành
Thì tương lai hoàn thành:
2.1. diễn tả một hành động sẽ hoàn tất trước một thời điểm trong tương lai
Ví dụ:
- It’s 4 p.m. now. I will have finished teaching this class by 5 o’lock.
(Bây giờ là 4 giờ chiều. Tôi sẽ kết thúc bài giảng vào lúc 5 giờ.)
- By the end of this year, they will have finished building this building.
(Họ sẽ hoàn thành xong việc xây dựng tòa nhà này vào cuối năm nay.)
Lưu ý: ‘by 5’clock’ hay ‘by the end of this year’ trong các ví dụ trên là những cụm
trạng ngữ chỉ thời điểm cụ thể trong tương lai, tuy nhiên cần lưu ý rằng để nói chính
xác giờ trong thì tương lai hoàn thành ta dùng giới từ ‘by’ chứ không dùng giới
từ ‘at’ để chỉ giờ như thông thường
2.2. diễn tả một hành động sẽ hoàn tất trước một hành động khác trong tương lai
Ví dụ:
- I will have been in London for 4 years by the time I leave.
(Tính đến lúc tôi rời đi thì tôi sẽ ở Luân Đôn được 4 năm.)
- By the time Dave gets home, Laura will have cleaned the entire house.
(Đến lúc Dave về đến nhà thì Laura sẽ lau dọn xong toàn bộ ngôi nhà rồi.)
- Will Suzy have learnt enough Chinese to communicate before she moves to
Beijing?
(Suzy sẽ học đủ tiếng Trung để giao tiếp trước khi cô ấy chuyển đến Bắc Kinh
chứ?)
3. Dấu hiệu nhận biết tương lai hoàn thành
Thì tương lai hoàn thành thường dùng các trạng ngữ với ‘by’
- by then: tính đến lúc đó
- by this October, by tomorrow…: tính đến tháng 10 năm nay, tính đến mai
- by the end of this week/month/year: tính đến cuối tuần này/tháng này/năm nay
- by the time + 1 mệnh đề ở thì hiện tại đơn
Ngoài ra ‘before’ và 'when' cũng hay được dùng trong mệnh đề trạng ngữ chỉ thời gian
Future Perfect Continuous
(Tương lai hoàn thành tiếp diễn)
1. Cấu trúc thì tương lai hoàn thành tiếp diễn
Thì tương lai hoàn thành tiếp diễn là một thì rất ít được sử dụng trong văn nói, trong
văn viết đôi khi người viết sử dụng với mục đích nhấn mạnh tính liên tục của hành động
trong tương lai. Tuy nhiên, đây là một thì không phổ biến và rất hiếm khi được dùng.
(+) Câu khẳng định: S + will + have + + been + V-ing
VD: By the end of this year, Thomas will have been working in National Bank for ten
years.
(Tính đến cuối năm nay Thomas sẽ làm việc ở Ngân hàng Quốc gia được 10
năm.)

(-) Câu phủ định: S + will not/won’t + have + been + V-ing


VD: By the end of this year, Thomas won’t have been working in National Bank for
ten years.
(Tính đến cuối năm nay Thomas vẫn chưa làm việc ở Ngân hàng Quốc gia được
10 năm.)

(?) Câu nghi vấn: Will + S + have + been + V-ing?


=> Yes, S + will./ No, S + won’t.
VD: Will Thomas have been working in National Bank for ten years by the end of this
year?
(Đến cuối năm nay Thomas đã làm việc ở Ngân hàng Quốc gia được 10 năm
chưa?
2. Cách sử dụng thì tương lai hoàn thành tiếp diễn
Thì tương lai hoàn thành tiếp diễn:
2.1. nhấn mạnh tính liên tục của hành động so với một thời điểm nào đó trong
tương lai
Ví dụ:
- By the end of this month, I will have been learning French for a year.
(Tính đến cuối tháng này thì tôi sẽ học tiếng Pháp được một năm.)

2.2. nhấn mạnh tính liên tục của hành động so với một hành động khác trong
tương lai
Ví dụ:
- When I get my degree, I will have been studying at Cambridge for four years.
(Tính đến khi tôi lấy bằng thì tôi sẽ học ở Cambridge được 4 năm.)
Trong ví dụ trên, việc ‘học ở Cambridge’ của tôi là hành động kéo dài liên tiếp trong 4
năm liền tính đến khi ‘tôi lấy bằng’, do đó câu sẽ được chia ở tương lai hoàn thành
tiếp diễn.
- They will have been talking with each other for an hour by the time I get home.
(Đến lúc tôi về đến nhà thì họ sẽ nói chuyện với nhau được một giờ rồi.)
Tương tự như ví dụ phía trên, việc ‘họ nói chuyện với nhau’ sẽ diễn ra liên tiếp trong 1
giờ tính đên khi ‘tôi về nhà’, do đó hành động nói chuyện của họ sẽ được chia ở thì
tương lai hoàn thành tiếp diễn.
3. Dấu hiệu nhận biết thì tương lai hoàn thành tiếp diễn
Thì tương lai hoàn thành tiếp diễn cũng thường dùng các trạng ngữ với ‘by’ tương tự
như thì tương lai hoàn thành
- by then: tính đến lúc đó
- by this October,…: tính đến tháng 10 năm nay
- by the end of this week/month/year: tính đến cuối tuần này/tháng này/năm nay
- by the time + 1 mệnh đề ở thì hiện tại đơn
Ngoài ra ‘when’ cũng hay được dùng trong mệnh đề trạng ngữ chỉ thời gian
4. Phân biệt thì tương lai hoàn thành tiếp diễn với tương lai hoàn thành
Tương tự như trong trường hợp giữa hiện tại hoàn thành tiếp diễn và hiện tại hoàn
thành.
- Nếu muốn nhấn mạnh vào tính liên tục của hành động tính đến một thời điểm cụ
thể trong tương lai hoặc so với một hành động nào đó trong tương lai thì ta dùng
thì tương lai hoàn thành tiếp diễn.
- Nếu muốn nhấn mạnh vào kết quả của hành động tính đến một thời điểm cụ thể
trong tương lai hoặc so với một hành động nào đó trong tương lai thì ta dùng thì tương
lai hoàn thành.
Do đó, trong nhiều tình huống ta có thể sử dụng cả hai thì đều đúng, nó phụ thuộc vào
mục đích nhấn mạnh của người viết.
Action Verbs and State Verbs
(Động từ hành động và động từ tri giác)
1. Động từ hành động
Động từ hành động là những động từ miêu tả các hoạt động, quá trình của chủ thể.
Chúng là những động từ có thể chia ở bất kì dạng thức nào (đơn, tiếp diễn)
Ví dụ:
- speak: nói - develop: phát triển
- run: chạy - grow: lớn lên, phát triển, tăng thêm
- listen: nghe - extend: mở rộng
- laugh: cười - improve: cải tiến
- learn: học - change: thay đổi
2. Động từ tri giác
Động từ tri giác là những động từ miêu tả tình trạng của chủ thể. Chúng là những động
từ không có dạng V-ing (không được chia ở các thì tiếp diễn). Chúng bao gồm các
loại sau:
know biết understand hiểu
doubt nghi ngờ suppose cho rằng
Động từ chỉ suy nghĩ, wish ước think nghĩ
quan điểm agree đồng ý mind ngại, phiền

seem dường như see thấy


hear nghe thấy look trông có vẻ),
Động từ chỉ ý thức, sound nghe có vẻ smell có mùi
nhận thức taste có vị recognise nhận ra

want muốn need cần


like like love yêu
Động từ chỉ tình cảm hate ghét prefer thích hơn

have có own sở hữu


Động từ chỉ sự sở possess sở hữu include bao gồm
hữu belong thuộc về

exist tồn tại be thì, là, ở


Động từ chỉ trạng fit vừa depend phụ thuộc
thái
3. Một số động từ vừa là động từ thường vừa là động từ tri giác
Lưu ý: Trong các ví dụ sau đây, hầu hết các động từ với ý nghĩa của động từ thường
được để dạng tiếp diễn, với ý nghĩa của động từ tri giác để dạng đơn để giúp người học
phân biệt rõ các tầng nghĩa khác nhau của cùng một động từ.
Động từ Động từ thường Động từ tri giác
= cư xử (một cách bất thường) = thì, là, ở
He is being rude these days. (Dạo - He is very polite normally. (Anh
này anh ta thô lỗ quá.) ấy thường rất lịch sự.)
=> Với ý nghĩa này của động từ ‘to - He is a friend of mine. (Anh ấy là
be be’, ta hiểu rằng đây không phải là một người bạn của tôi.)
đặc điểm hay bản tính của chủ - He is in the living room with my
thể, mà chỉ là chủ thể hành động, father. (Anh ấy đang ở trong
cư xử một cách khác thường trong phòng khách với bố tôi.)
một thời gian ngắn vì lý do gì đó.
= xem xét, cân nhắc (~ consider) = tin là, nghĩ rằng (~ believe)
I’m thinking of buying a new car. I think that she is suitable for this
think (Tôi đang cân nhắc về việc mua position.
một chiếc xe mới.) (Tôi nghĩ rằng cô ấy phù hợp với vị
trí này.)
= chạm vào, sờ (~ touch) = nhận thấy
Helen is feeling her son’s I feel that we should go home now.
feel
forehead. (Helen đang sờ trán con (Mình thấy rằng chúng ta nên về
trai mình.) nhà thôi.)
= nếm = có vị
My mother is tasting the soup in The soup tastes very delicious.
the kitchen. (Món canh có vị rất ngon.)
taste (Mẹ tôi đang nếm món canh ở
trong bếp.)
= ngửi = có mùi
The little girl is smelling the flowers These flowers smell sweet.
smell in the garden. (Những bông hoa này có mùi thơm
(Cô bé đang ngửi những bông hoa ngọt ngào.)
trong vườn.)
= ăn, uống, tắm = có
- Suzy is having dinner now. We have two little cats.
(Bây giờ Suzy đang ăn tối.) (Chúng tôi có hai con mèo nhỏ.)
have - We are having some coffee. I have nothing to do now.
(Chúng tôi đang uống cà phê.) (Bây giờ tôi không có gì để làm.)
- Tom is having a bath.
(Tom đang tắm.)
= gặp (~meet) = hiểu, xem xét
Tom is seeing his new boss this - I see what you mean.
afternoon. (Mình hiểu ý cậu.)
(Chiều nay Tom sẽ gặp ông chủ - Do you want to go to the cinema
see mới của anh ta.) with us this weekend? – Ah, let me
see.
(Cậu muốn đi xem phim cùng bọn
mình cuối tuần này không? – À, để
mình xem đã nhé.)
= nhìn = trông có vẻ
look
Laura is looking out of the window. You look tired today.
(Laura đang nhìn ra ngoài cửa sổ.) (Hôm nay trông cậu có vẻ mệt.)
= tận hưởng, thưởng thức = thích (~like)
I’m enjoying this piece of music. I enjoy listening to music.
enjoy (Tôi đang thưởng thức đoạn nhạc (Tôi thích nghe nhạc.)
này.)
= cân = nặng, có trọng lượng
The salesperson is weighing the The watermelon weighs 3 kilos.
weigh watermelon (Quả dưa hấu nặng 3 kí lô.)
(Người bán hàng đang cân quả
dưa hấu.)
= mong = nghĩ rằng, cho rằng
expect I’m expecting her letter. (Tôi đang I expect that she is tired.
mong thư của cô ấy.) (Tôi nghĩ rằng cô ấy mệt.)
= rẽ = chuyển sang, bước sang
We are turning left soon. (Chúng She turns 20 this December.
turn
ta sẽ rẽ trái sớm thôi.) (Tháng 12 này cô ấy sẽ bước sang
tuổi 20.)
=ở = giữ, duy trì
John is staying at home today. She always stays calm in every
stay
(Hôm nay John ở nhà.) situation. (Cô ấy luôn giữ bình tĩnh
trong mọi tình huống.)
= xuất hiện = dường như
He is appearing on Broadway Thomas appears disappointed
appear tonight. (Anh ấy sẽ xuất hiện trên about the result of the test.
sân khấu kịch Broadway vào tối (Thomas dường như rất thất vọng
nay.) về kết quả kiểm tra.)
Trên đây là một số động từ thông dụng vừa có ý nghĩa của động từ thường và vừa có ý
nghĩa của động từ tri giác. Tuy các ví dụ với động từ thường được để ở thì tiếp diễn
nhưng ta đều hiểu rằng chúng được chia ở tất cả các thì.
Questions
(Các loại câu hỏi)
1. Câu hỏi dạng đảo (Yes/No question)
1.1. Câu hỏi xác định
Câu hỏi dạng đảo hay còn gọi là câu hỏi ‘có - không’ là dạng câu hỏi mà câu trả lời
là có (Yes) hoặc không (No). Trong dạng câu hỏi này, các trợ động từ (auxiliary
verbs: Be, Do, Have) hay động từ khuyết thiếu (modal verbs: will, can, may,
should,…) được đảo lên đầu câu, trước chủ ngữ.
Be/ Do/ Have/ Modals + S + (V)…?
Yes, S + Be/ Do/ Have/ Modals.
 No, S + Be/ Do/ Have/ Modals + not.
Ví dụ:
- Are you married?  Yes, I am. (Cậu kết hôn chưa?  Rồi, mình kết hôn rồi.)
- Do they live near here?  No, they don’t.
(Họ sống gần đây không?  Không, họ không sống gần đây.)
- Did she go to the cinema last night?  Yes, she did.
(Tối qua cô ấy có đi xem phim không?  Có, cô ấy có đi xem.)
- Have you seen this movie before?  No, I haven’t.
(Trước đây cậu đã xem bộ phim này chưa?  Chưa, mình chưa xem.)
- Will Dave be here tomorrow?  Yes, he will.
(Ngày mai Dave sẽ ở đây chứ? - Ừ, cậu ấy sẽ ở đây.)
- Can Rosy speak French?  No, she can’t.
(Rosy có biết nói tiếng Pháp không?  Không, cô ấy không biết.)
1.2. Câu hỏi phủ định
Câu hỏi phủ định được thành lập bằng cách thêm not (n’t) vào sau trợ động từ.
Cách sử dụng câu hỏi phủ định:
* để diễn đạt sự ngạc nhiên (vì điều gì đó không xảy ra hoặc không đúng như suy
nghĩ/mong đợi của người nói)
Ví dụ:
- Isn’t he a doctor? (Chẳng phải anh ấy là bác sĩ sao?)
- Didn’t you see Martha at the party last night? (Tối qua cậu không gặp Martha ở
bữa tiệc sao?)
- Haven’t you been to Paris before? (Cậu vẫn chưa tới Paris trước đây à?)
* khi người nói đang mong đợi người nghe đồng ý với mình (như dạng câu hỏi đuôi
sẽ học phần sau)
Ví dụ:
- Isn’t it a lovely day? (= It is a lovely day, isn’t it?)
(Hôm nay chẳng phải là một ngày đẹp trời sao?)
 Người nói mong đợi người nghe đồng ý với mình rằng hôm nay là một ngày đẹp trời
Cách trả lời cho câu hỏi phủ định: Tương tự như câu trả lời cho câu hỏi xác định
nhưng thường bổ sung thêm lời giải thích phía sau.
Don’t you like chocolate? (Cậu không thích sô cô la sao?)
- No, I don’t. I don’t like chocolate. (Không, mình không thích sô cô la.)
- Yes, I do. I like chocolate. (Có, mình có thích sô cô la.)
2. Câu hỏi lấy thông tin / câu hỏi có từ nghi vấn (Wh-question)
Câu hỏi lấy thông tin là câu hỏi bắt đầu bằng các từ nghi vấn (question words) được liệt
kê trong bảng sau đây:
Từ để hỏi Chức năng (Nghĩa) Ví dụ

What is your name?


Hỏi thông tin (gì, cái gì)
(Tên bạn là gì?)
What
What? I can’t hear you.
Yêu cầu nhắc lại (gì cơ)
(Gì cơ? Tôi không nghe rõ bạn.)
What did you do that for?
What…for Hỏi lý do (tại sao, để làm gì)
(Bạn làm thế để làm gì?)
When were you born?
(Bạn sinh ra khi nào?)
When/What Hỏi thời gian (When: khi nào,
What time did you leave home
time bao giờ/What time: mấy giờ)
yesterday?
(Hôm qua bạn rời khỏi nhà lúc mấy giờ?)
Where Hỏi nơi chốn (ở đâu) Where do you live?
(Bạn sống ở đâu?)
Hỏi lựa chọn (cái nào, người Which colour do you like?
Which
nào) (Bạn thích màu nào?)
Who opened the door?
Who Hỏi người, làm chủ ngữ (ai)
(Ai đã mở cửa ra vậy?)
Whom did you see yesterday?
Whom Hỏi người, làm tân ngữ (ai)
(Hôm qua bạn đã gặp ai thế?)
Whose is this car?
Whose Hỏi sở hữu (của ai, của cái gì)
(Chiếc xe này là của ai vậy?)
Why do you say that?
Why Hỏi lý do (tại sao)
(Sao cậu lại nói vậy?)
Why don’t we go out tonight?
Why don’t Gợi ý (tại sao không) (Sao tối nay bọn mình không đi chơi
nhỉ?)
How does this work?
How Hỏi cách thức (như thế nào)
(Cái này hoạt động như thế nào?)
How far is Hai Phong from Hanoi?
How far Hỏi khoảng cách (bao xa) (Khoảng cách từ Hải Phòng đến Hà Nội
là bao xa?)
How long will it take to fix my car?
How long Hỏi độ dài về thời gian (bao lâu)
(Sẽ mất bao lâu để sửa cái ô tô của tôi?)
Hỏi số lượng + N đếm được How many cars are there?
How many
(bao nhiêu) (Có bao nhiêu chiếc ô tô?)
Hỏi số lượng + N không đếm How much money do you have?
How much
được (bao nhiêu) (Bạn kiếm được bao nhiêu tiền?)
How old are you?
How old Hỏi tuổi (bao nhiêu tuổi)
(Bạn bao nhiêu tuổi?)
2.1. Câu hỏi cho chủ ngữ
Khi từ để hỏi đóng vai trò là chủ ngữ của câu, ta không dùng trợ động từ mà sau từ để
hỏi là động từ đã được chia.
Who/What/… + V + …?

Ví dụ:
- Who wants some coffee? (Ai muốn cà phê nào?)
- What happened to you yesterday?
(Hôm qua có chuyện gì xảy ra với cậu vậy?)
- How many people came to the party last night?
(Bao nhiêu người đã tới bữa tiệc tối qua?)
- Which bus goes to the city centre?
(Chiếc xe buýt nào đi tới trung tâm thành phố vậy?)

2.2. Câu hỏi cho tân ngữ


Khi từ để hỏi đóng vai trò là tân ngữ của câu, sau chúng là trợ động từ + chủ ngữ + động
từ chính
Who/Whom/What/… + auxiliary + S + V…?

Ví dụ:
- Whom did you see at Jane’s birthday party?
(Cậu đã gặp ai ở bữa tiệc sinh nhật Jane vậy?)
- What are you doing at the moment?
(Bây giờ cậu đang làm gì thế?)
Lưu ý: ‘Who’ có thể được dùng để hỏi cho cả chủ ngữ và tân ngữ. ‘Whom’ chỉ được
dùng để hỏi về tân ngữ. Nếu trong câu hỏi tân ngữ có động từ + giới từ  với câu hỏi
‘Who’: giới từ để sau động từ như bình thường; với câu hỏi ‘Whom’ chúng ta có thể đưa
giới từ lên trước ‘whom’ trong lối văn trang trọng
Ví dụ:
Who do you want to speak to? (Ông muốn nói chuyện với ai?)
= Whom do you want to speak to?
= To whom do you want to speak? (formal)

2.3. Câu hỏi cho bổ ngữ (when, where, how, why, what for…)
When/Where/How/Why… + auxiliary verb+ S + V +...?

Ví dụ:
- When will you finish this work? (Khi nào cậu sẽ hoàn thành việc này?)
- Where are you going now? (Cậu đang đi đâu vậy?)
- How did Tom go to work this morning? His car had been broken down.
(Sáng nay Tom đi làm bằng gì thế? Xe cậu ấy bị hỏng rồi mà.)
- Why don’t you wake me up, Mom? I will be late for school.
(Sao mẹ không đánh thức con? Con sẽ bị muộn học mất.)

2.4. Câu hỏi phức


Câu hỏi phức là câu hỏi có chứa trong nó một câu hỏi khác (câu hỏi nhỏ). Câu hỏi phức
thường bắt đầu bằng ‘Do you know’ (Bạn có biết…), ‘Can you tell me’ (Bạn có thể nói
cho tôi…), ‘Do you have any idea’ (Bạn có biết…)
Lưu ý: Động từ ở câu hỏi nhỏ để sau chủ ngữ, không đảo trợ động từ lên trước chủ ngữ
như câu hỏi bình thường. Nếu câu hỏi nhỏ là câu hỏi dạng đảo thì dùng if/whether
Ví dụ:
Câu hỏi thường Câu hỏi phức
What time is it? Do you know what time it is?
Why did Laura come home late? Do you know why Laura came home late?
Where can I find Bob? Can you tell me where I can find Bob?
Did anyone see you? Do you know if anyone saw you?
3. Câu hỏi đuôi (Tag question)
* Câu hỏi đuôi là câu hỏi ngắn được thêm vào cuối câu trần thuật. Chúng được dùng
để kiểm chứng điều gì đó có đúng hay không, thường được dịch là ‘phải không’
* Câu hỏi đuôi được chia làm hai thành phần tách biệt nhau bởi dấu phẩy (,) theo quy
tắc sau:
+ Sử dụng trợ động từ giống như ở mệnh đề chính để làm phần đuôi câu hỏi. Nếu
trong mệnh đề chính không có trợ động từ thì dùng do/does/did thay thế.
+ Thời của động từ ở đuôi phải theo thời của động từ ở mệnh đề chính.
+ Đại từ ở phần đuôi để ở dạng đại từ nhân xưng chủ ngữ (I, we, you, they, he, she,
it)
Ví dụ:
- You like reading books, don’t you? (Cậu thích đọc sách, phải không?)
- She often goes shopping in this supermarket, doesn’t she?
(Cô ấy thường đi mua sắm ở siêu thị này, phải không?)
- They went out together last night, didn’t they?
(Tối qua họ đi chơi cùng nhau, phải không?)

+ Nếu mệnh đề chính ở khẳng định thì phần đuôi ở phủ định và ngược lại.
Ví dụ:
Tom hasn’t got a car, has he? (Tom không có ô tô phải không?)

+ Chủ ngữ là các đại từ bất định chỉ người


(everyone/everybody/someone/somebody/anyone/anybody/noone/
nobody, none, neither…) phần đuôi để là ‘they’
Ví dụ:
Someone has broken your vase, hasn’t they? (Ai đó đã làm vỡ lọ hoa của cậu phải
không?

+ Chủ ngữ là các đại từ bất định chỉ vật (something/everything/anything,


nothing) phần đuôi để là ‘it’
Ví dụ:
Nothing is impossible, isn’t it? (Không gì là không thể, phải không?)

+ Nếu chủ ngữ trong mệnh đề chính ở dạng phủ định (no one, nobody,
nothing) hoặc trong mệnh đề chính có chứa trạng từ phủ định (never, rarely,
seldom, occasionally,…) phần đuôi để ở dạng khẳng định.
Ví dụ:
- No one loves me, do they? (Chẳng có ai yêu tôi cả, phải không?)
- They never go swimming, do they? (Họ chẳng bao giờ đi bơi phải không?)

Các trường hợp đặc biệt của câu hỏi đuôi


+ Với mệnh đề chính ‘I’m…’ đuôi là ‘aren’t I?’
VD: I’m crazy, aren’t I?

+ Câu mệnh lệnh  đuôi ‘will you?’


VD: Close the door, will you?

+ Let:
Rủ ai cùng làm gì: Let’s go to the cinema, shall we?
Xin phép làm gì: Let me use your dictionary, will you?
Đề nghị giúp ai làm gì: Let me help you cook dinner, may I?
Modal Verbs
(Động Từ Khuyết Thiếu)

1. Định nghĩa động từ khuyết thiếu


Động từ khuyết thiếu là những động từ đặc biệt. Chúng được gọi là ‘khuyết thiếu’ vì
chúng không có đầy đủ tất cả các biến thể ở các thì và bản thân chúng không thể đi
cùng với chủ ngữ để tạo nên một câu hoàn chỉnh. Chúng luôn đi cùng một động từ
chính để bổ sung thông tin về mặt chức năng cho động từ chính trong câu.
2. Đặc điểm động từ khuyết thiếu
- Động từ khuyết thiếu luôn được theo sau bởi một động từ nguyên thể không ‘to’
VD: I can swim. (Tôi có thể bơi.)
I can to swim.

- Không có ‘s’ ở ngôi thứ 3 số ít như các động từ thường khác


VD: He can speak French. (Anh ấy có thể nói Tiếng Pháp.)
He cans speak French.

- Chỉ được dùng ở hai thì là thì hiện tại và quá khứ
VD: Tom can play the guitar. (Tom có thể chơi ghi ta.)
Tom could play the guitar at the age of 10. (Tom có thể đánh đàn ghi ta khi mới
10 tuổi.)

- Thêm ‘not’ ngay sau động từ khuyết thiếu để hình thành thể phủ định.
VD: Susan cannot/can’t drive. (Susan không thể lái xe.)
3. Các động từ khuyết thiếu hay gặp
3.1. Can & Could: có thể
Lưu ý: Dạng phủ định của ‘can’ là ‘cannot’ viết liền, hoặc viết tắt ‘can’t’, không viết ‘can
not’
Can Could

- Diễn tả một khả năng ở hiện tại - Diễn tả một khả năng ở quá khứ
Ví dụ: Ví dụ:
I can speak a little Chinese. (Tôi có thể nói He could swim when he was five. (Anh ta
một chút Tiếng Trung.) có thể bơi khi anh ta mới 5 tuổi.)

- Dùng như một câu hỏi để xin phép, đề - Diễn tả sự xin phép, đề nghị, yêu cầu
nghị, yêu cầu ai đó làm gì nhưng nó mang tính lịch sự hơn so
với ‘Can’
Ví dụ: Ví dụ:
- Can I turn on the television? (Tôi có thể - Could I borrow your pen? (Tôi có thể
bật ti vi không?) mượn bút của bạn không?)

- ‘Be able to’ có thể dùng thay thế cho - ‘Be able to’ có thể dùng thay thế cho
‘can’ với nghĩa ‘có thể’. ‘could’ để chỉ khả năng trong quá khứ
+ ‘can’ chỉ được dùng ở hiện tại + ‘could’ được dùng để chỉ khả năng nói
+ ‘be able to’ có thể dùng ở tất cả các thì. chung
+ ‘Was/were able to’ được dùng để chỉ
Ví dụ: khả năng của một người nào đó trong
- I can/am able to swim. (Tôi biết bơi.) một tình huống cụ thể
- I haven’t been able to sleep recently.
(Gần đây tôi không thể ngủ được.) Ví dụ:
- A hundred year from now people will be They didn’t want to come with us at first
able to visit Mars. (Một trăm năm nữa con but in the end we were able to persuade
người có thể thăm sao Hỏa.) them. (Lúc đầu họ không muốn đến với
chúng tôi, nhưng cuối cùng chúng tôi đã
có thể thuyết phục được họ.)

Ngoài ra, ‘could’ còn được sử dụng trong các trường hợp sau:
- Diễn tả một khả năng ở tương lai
Ví dụ:
It could rain tomorrow. (Trời có thể sẽ mưa vào ngày mai.)
- Diễn tả sự gợi ý
Ví dụ:
You could spend your vacation in Hawaii. (Bạn có thể đi nghỉ ở Hawaii.)
3.2. May & Might: có thể, có lẽ
May Might
- Diễn tả sự xin phép thỉnh cầu - Diễn tả sự xin phép thỉnh cầu (mang
tính lịch sự hơn ‘may’)
Ví dụ: Ví dụ:
- May I take this book? (Tôi có thể lấy Might I use your phone? (Tôi có thể sử
cuốn sách này không?) dụng điện thoại của bạn được không?)

- Diễn tả một khả năng có thể xảy ra - Diễn tả một khả năng có thể xảy ra (ít
có khả năng xảy ra hơn so với ‘May’)
Ví dụ:
Ví dụ:
Where is John? - I don’t know. He might
It may rain tonight.(Tối nay trời có thể
go out with his friends. (John ở đâu rồi? -
mưa.)
Tôi không biết, cậu ấy có thể đi chơi với
bạn cậu ấy rồi.)

3.3. Will & Would: sẽ


* Will: tham khảo các cách sử dụng của ‘will’ tại bài 9 (Future Simple – Tương lai
đơn) tại đây
* Would được dùng trong cách trường hợp sau:
+ ‘Would’ là dạng quá khứ của ‘will’ với nghĩa ‘sẽ’ trong lối nói gián tiếp
Ví dụ:
She said she would phone me on Sunday. (Cô ấy nói rằng cô ấy sẽ gọi cho tôi vào chủ
nhật.)

- Diễn tả lời yêu cầu, đề nghị mang tính lịch sự


Ví dụ:
Would you pay me in cash, please? = Would you please pay me in cash? (Vui lòng
thanh toán bằng tiền mặt.)

- ‘Would you like/love/prefer + V-infi…?’ diễn tả một lời mời mang tính lịch sự hơn
‘Will’
Ví dụ:
Would you like/love/prefer to drink a cup of tea? (Bạn có muốn uống một tách trà
không?)

- ‘Would like/love/prefer + V-infi’ được dùng để diễn đạt mong muốn một cách
lịch sự (lịch sự hơn ‘want’). ‘Would’ thường được viết tắt thành ’d
Ví dụ:
I’d like to try this pair of shoes. (Tôi muốn thử đôi giày này.)

- ‘Would you mind + V-ing?’ diễn tả một yêu cầu hoặc đề nghị một cách lịch sự
Ví dụ:
Would you mind closing the door? (Bạn có thể đóng cửa vào được không?)

- Diễn tả điều mong đợi hay dự đoán về tình huống có thể xảy ra
Ví dụ:
The show would be great. (Chương trình sẽ tuyệt lắm đây.)
3.4. Must/ Have to: phải
Must Have to
- Diễn tả sự bắt buộc đến từ phía - Diễn tả sự bắt buộc do tình thế hoặc
người nói (thể hiện cảm xúc và mong sự kiện bên ngoài (như nội quy, quy
ước của người nói) định, mệnh lệnh của ai….)

Ví dụ: Ví dụ:
I must phone her. I haven’t phoned her You have to pass the exam or the
for ages. (Tôi phải gọi cô ấy.Đã lâu rồi tôi university will not accept you. (Bạn phải
không gọi cho cô ấy.) vượt qua kì thì không thì nhà trường sẽ
không chấp nhận bạn.)

Tuy nhiên, ‘must’ chỉ dùng được ở hiện ‘Have to’ được dùng ở tất cả các thì
tại và tương lai
Ngoài ra, ‘Must’ còn được dùng trong các trường hợp sau:
- Dùng cho các chỉ dẫn, quy tắc, luật lệ
Ví dụ:
Applications for the job must be received by 20 November. (Tất cả các đơn xin việc phải
được nhận trước ngày 20/11.)
- Diễn tả một suy luận hợp lý và chắc chắn
Ví dụ:
He must be very tired after such enormous work. (Anh ấy chắc hẳn là rất mệt sau nhiều
công việc như vậy.)
- Must not/mustn’t: diễn tả một sự cấm đoán
Ví dụ: You must not walk on the grass. (Bạn không được phép dẫm lên cỏ.)
* Lưu ý: Nếu muốn diễn đạt sự không cần thiết, ta dùng ‘don’t have to’
3.5. Shall: sẽ
- Dùng trong câu hỏi xin ý kiến hoặc lời khuyên
Ví dụ:
Where shall we go now? (Giờ chúng ta sẽ đi đâu?)
- Diễn tả sự gợi ý với ‘Shall we…?’
Ví dụ:
Shall we go to the cinema? (Chúng ta đi xem phim nhé.)
- Diễn tả lời đề nghị với ‘Shall I…?’
Ví dụ:
Shall I help you with this box? (Tôi giúp bạn với cái hộp này nhé?)
3.6. Should: nên
- Diễn tả một lời khuyên, một việc tốt nên làm
Ví dụ:
You should study hard. (Con phải học hành chăm chỉ.)
You shouldn’t stay up late. (Con không nên thức muộn.)
- Dùng để hỏi hoặc nêu ý kiến về một việc gì đó thường đi kèm với ‘I think/I don’t
think/Do you think?’
Ví dụ:
I think you should not do that. (Tôi nghĩ bạn không nên làm điều đó.)
- Diễn tả một điều gì đó không đúng hoặc không như mong đợi
Ví dụ:
The price on this packet is wrong. It says 65 pence but it should be 50.(Giá ghi trên gói
hàng này sai rồi.Nó ghi là 65 xu nhưng nó chỉ nên là 50 xu thôi.)
- Diễn tả một suy đoán hoặc kết luận việc gì đó có thể xảy ra
Ví dụ:
She’s been studying very hard, so she should pass her examination. (Cô ấy đã học
hành rất chăm chỉ, vì vậy cô ấy có thể sẽ thi đậu thôi.)
3.7. Ought to (được dùng như ‘should’): nên (Dạng phủ định: ought not to)
- Diễn tả một lời khuyên, một việc tốt nên làm
Ví dụ:
You ought to revise your lesson. (Bạn nên ôn lại bài học đi.)
- Dùng để hỏi hoặc nêu ý kiến về một việc gì đó thường đi kèm với ‘I think/I don’t
think/Do you think?’
Ví dụ:
It’s a serious problem. How ought we to deal with it? (Đó là một vấn đền nghiêm
trọng.Chúng ta nên làm như thế nào để giải quyết nó?)
- Diễn tả một điều gì đó không đúng hoặc không như mong đợi
Ví dụ: He said that this cat is hers but it ought to be theirs. (Anh ấy nói con mèo là của
cô ấy nhưng nó là của họ.)
- Diễn tả một việc rất có khả năng xảy ra
Ví dụ:
If she left home at 8 a.m, she ought to be here by now. (Nếu cô ấy rời nhà lúc 8h, thì
bây giờ có ấy nên phải ở đây rồi.)
3.8. Had better (’d better): Nên (Dạng phủ định: had better not)
- Diễn tả lời khuyên trong những trường hợp cụ thể
Ví dụ:
It’s late. You’d better go. (Muộn rồi đấy. Bạn nên đi đi.)
* Lưu ý: ‘had better’ có ý nghĩa tương tự như ‘should’ và ‘ought to’ với nghĩa
là ‘nên’ khi đưa ra lời khuyên. Tuy nhiên, chúng cũng không hoàn toàn giống nhau:
+ ‘should’ và ‘ought to’ được dùng cho tất cả các tình huống khi đưa ra lời khuyên
chung chung
+ ‘had better’ chỉ được dùng cho tình huống cụ thể và có ý nghĩa mạnh hơn ‘should’ và
‘ought to’ (người nói nhận thấy hành động là rất cần thiết và mong muốn hành động sẽ
được thực hiện)
Ví dụ:
The film starts at 8:30. You’d better go now or you’ll be late. (Bộ phim bắt đầu lúc 8:30.
Bạn nên đi bây giờ nếu không thì bạn sẽ bị muộn.)
3.9. Need: cần
‘Need’ vừa là động từ thường vừa là động từ khuyết thiếu
* ‘Need’ là động từ thường, được dùng như các động từ thường khác:
Need + to V/Noun
Ví dụ:
- She needs some help now. (Bây giờ cô ấy cần sự giúp đỡ.)
- I need to complete this report soon. (Tôi cần hoàn thành bản báo cáo này sớm.)
- You don’t need to hurry. We still have enough time. (Bạn không cần vội đâu. Chúng ta
vẫn còn đủ thời gian.)
- Do I need to report to Mr. Brown? (Tôi có cần báo cáo với ông Brown không?)

* ‘Need’ là động từ khuyết thiếu, không thêm ‘s’ khi đi với chủ ngữ ngôi 3 số ít,
thường dùng trong câu phủ định và câu hỏi.

Câu khẳng định S + need + V-infi


Câu phủ định S + needn’t + V-infi
Câu nghi vấn Need + S + V-infi?

Ví dụ:
- That shirt isn’t dirty. You needn’t wash it.
(Cái áo sơ mi đó không bẩn đâu. Cậu không cần giặt đâu nhé.)
- Need I fill in this form? (Tôi có cần điền vào mẫu này không?)
Gerund and To-infinitive
(Danh Động Từ và Động Từ Nguyên Mẫu có ‘to’)
1. Danh động từ
1.1. Dạng thức
Danh động từ là một danh từ được hình thành bằng cách thêm đuôi “-ing” vào sau 1
động từ.

1.2. Cách sử dụng


Danh động từ:
+ Làm chủ ngữ trong câu:
Ví dụ:
Learning English is very interesting. (Học tiếng Anh rất thú vị.)

+ Làm bổ ngữ cho động từ:


Ví dụ:
Her hobby is listening to music. (Sở thích của cô ấy là nghe nhạc.)

+ Làm tân ngữ cho động từ:


Ví dụ:
Mary enjoys reading books. (Mary thích đọc sách.)

+ Sau giới từ (in, on, at, of, for, ...) và liên từ (after, before, when, while,...):
Ví dụ:
- I’m interested in listening music. (Tôi thích nghe nhạc.)
- When climbing the tree, he fell down. (Khi đang trèo cây, anh ấy bị ngã.)

+ Làm bổ ngữ cho một số động từ sau:

admit (thừa nhận) forgive (tha thứ)


avoid (tránh) keep (giữ)
appreciate (đánh giá) mind (ngại)
advise (khuyên) miss (lỡ)
delay (trì hoãn) postpone (trì hoãn)
deny (từ chối) practice (thực hành)
consider (xem xét) risk (nguy hiểm)
finish (kết thúc) stop (dừng)
imagine (tưởng tượng) remember (nhớ)
like (thích) forget (quên)
enjoy (thích) regret (hối tiếc)
love (yêu) suggest (gợi ý)
detest (ghê tởm) propose (đề xuất)
try (thử)

Ví dụ:
- He admitted stealing his mother’s money. (Anh ta thừa nhận đã lấy trộm tiền của mẹ
anh ta.)
- She suggests going to the cinema. (Cô ấy gợi ý đi xem phim.)

+ Dùng trong một số cấu trúc đặc biệt sau:


- It's no use / It's no good...: vô ích để làm gì
Ví dụ:
It is no good/ use persuading him. (Thật vô ích để thuyết phục anh ta.)

- There's no point (in)...: vô ích để làm gì


Ví dụ:
There is no point in watching this movie. (Thật vô ích để xem bộ phim này.)

- It's (not) worth ...: (không) đáng để làm gì


Ví dụ:
It is worth reading this book. (Thật đáng để đọc cuốn sách này.)

- Have difficulty (in) ...: khó khăn trong việc gì


Ví dụ:
I have difficulty in speaking English. (Tôi gặp khó khăn trong việc nói Tiếng Anh.)

- It's a waste of time/ money ...: tốn thời gian/tiền bạc để làm gì
Ví dụ:
It’s a waste of time going to the cinema. (Thật tốn thời gian để đến rạp chiếu phim.)

- Spend time/money ...: dành thời gian/tiền bạc làm gì


- Waste time/money….: lãng phí thời gian/tiền bạc làm gì
Ví dụ:
They spend 3 hours doing this exercise. (Họ dành 3 tiếng để làm bài tập này.)

- Be/ get used to ...: quen với việc gì


Ví dụ:
He is/gets used to getting up late. (Anh ta quen với việc dậy muộn.)

- Do/ Would you mind ...?: ngại/phiền làm gì


Ví dụ:
Do you mind writing this essay for me? (Bạn có phiền viết giúp tôi bài văn này không?)

- Be busy doing something: bận làm gì


Ví dụ:
She’s busy talking on the phone. (Cô ấy bận nói chuyện điện thoại.)

- What about ...? / How about ...?: gợi ý làm gì


Ví dụ:
What/How about going to zoo? (Đi sở thú thì thế nào?)

- Can’t stand/bear/help doing sth…: không thể nhịn/chịu được


Ví dụ:
I can’t stand laughing. (Tôi không thể nhịn được cười.)

- Go + V-ing (go shopping, go swimming...)


Ví dụ:
My class goes camping every summer. (Lớp tôi đi cắm trại mỗi mùa hè.)
2. Động từ nguyên mẫu có ‘To’
2.1. Dạng thức
Động từ nguyên mẫu có ‘to’ là hình thức động từ được giữ nguyên dạng và theo sau
từ ‘to’.

2.2. Cách sử dụng


- Dùng làm chủ ngữ trong câu:
Ví dụ:
To learn English well is not so difficult. (Để học Tiếng anh giỏi không quá khó.)

- Dùng làm bổ ngữ cho chủ ngữ


Ví dụ:
The most important thing for you now is to learn hard. (Điều quan trọng với bạn bây giờ
là phải học tập chăm chỉ.)

- Dùng làm tân ngữ của một số động từ, tính từ:
Ví dụ
- He wants to learn English. (Anh ấy muốn học Tiếng Anh.)
- I am pleased to hear that you have passed your exam. (Tôi rất vui khi nghe thấy rằng
bạn đã đỗ kì thi.)

+ Dùng sau một số động từ sau:


agree (đồng ý) happen (xảy ra)
appear (xuất hiện) hope (hi vọng)
arrange (sắp xếp) learn (học)
attempt (nỗ lực) manage (quản lí)
ask (hỏi) plan (kế hoạch)
decide (quyết định) prepare (chuẩn bị)
fail (thất bại) promise (hứa hẹn)
afford (đủ khả năng) prove (chứng minh)
forget (quên) refuse (từ chối)
seem (dường như) remember (nhớ)
tend (có xu hướng) want (muốn)
threaten (đe dọa) mean (có ý định)
expect (mong đợi) encourage (khuyến khích)
hesitate (do dự)

+ Dùng sau một số tính từ sau:


(un)able ((không) có thể) furious (tức giận)
anxious (lo lắng) grateful (biết ơn)
difficult (khó khăn) proud (tự hào)
easy (dễ dàng) safe (an toàn)
hard (khó khắn) sorry (hối tiếc)
reluctant (do dự) dangerous (nguy hiểm)
good (tốt) certain (chắc chắn)
happy (vui vẻ) scared (sợ hãi)
pleased (hài lòng/ vui vẻ) right (đúng)
delighted (vui vẻ) worthy (đáng, có giá)
(im)possible ((không) có thể) wonderful (tuyệt vời)
ready (sẵn sàng)

- Dùng sau hình thức bị động của một số động từ (ngoại trừ từ ‘let’)
Ví dụ:
- We were made to work overtime yesterday. (Chúng tôi bị bắt làm thêm giờ hôm qua.)
- I am let go out by my father. (Tôi được bố tôi cho đi chơi.)

- Dùng sau một số động từ được theo sau bởi tân ngữ:
advise (khuyên) invite (mời)
allow (cho phép) order (yêu cầu)
ask (yêu cầu) permit (cho phép)
consider (xem xét) persuade (thuyết phục)
encourage (khuyến khích) remind (nhắc nhở)
expect (mong đợi) tell (nói)
find (nhận thấy) urge (thúc giục)
forbid (cấm) request (yêu cầu)
force (ép buộc) want (muốn)
help (giúp) wish (ước)
instruct (hướng dẫn)

Ví dụ:
The doctor advised us to take a holiday for a rest. (Bác sĩ khuyên chúng tôi nên có 1 kì
nghỉ để nghỉ ngơi.)

- Dùng sau tân ngữ là các từ để hỏi (trừ why):


Ví dụ:
We completely didn’t know what to do at that time. (Chúng tôi hoàn toàn không biết phài
làm gì vào lúc đó.)
3. Một số động từ có thể đi cùng với cả động từ nguyên thể và V-ing
- Stop doing sth: dừng làm gì (dừng hẳn)
Stop to do sth: dừng lại để làm việc gì
Ví dụ:
My father decided to stop smoking. (Bố tôi quyết định bỏ hút thuốc.)
Tom stopped at the roadside to smoke because he was sleepy. (Tom dừng lại bên lề
đường để hút thuốc vì anh ấy đang buồn ngủ.)

- Remember/forget/regret to do sth: nhớ/quên/tiếc sẽ phải làm gì (ở hiện tại – tương


lai)
Remember/forget/regret doing sth: nhớ/quên/tiếc đã làm gì (ở quá khứ)
Ví dụ:
- Remember to send this letter for me. (Nhớ gửi lá thư này cho tôi nhé.)
- Don’t forget to buy flowers for our party tonight. (Đừng quên để mua hoa cho bữa tiệc
tối nay nhé.)
- I regret to inform you that the train was cancelled. (Tôi rất tiếc để thông báo với bạn rằng
chuyến tàu đã bị trì hoãn.)
- She will never forget meeting the Queen. (Cô ấy sẽ không bao giờ quên là đã gặp nữ
hoàng.)
- He regrets leaving school early. It is the biggest mistake in his life. (Anh ấy hối tiếc đã
bỏ học sớm. Đó là sai lầm lớn nhất cuộc đời anh ấy.)

- Try to do sth: cố gắng làm gì


Try doing sth: thử làm gì
Ví dụ:
- I try to pass the exam. (Tôi cố gắng để vượt qua kì thi.)
- You should try unlocking the door with this key. (Bạn nên thử mở cửa với cái chìa khóa
này xem.)

- Like doing sth: thích làm gì đó theo sở thích


Like to do sth: làm việc đó vì nó là tốt và cần thiết
Ví dụ:
- I like watching TV. (Tôi thích xem ti vi.)
- I want to have this job. I like to learn English. (Tôi muốn làm công việc này. Tôi muốn
học Tiếng Anh.)

- Prefer doing sth to doing sth else


Would prefer/ prefer to do sth rather than (do) sth else thích làm gì hơn làm gì
Prefer/ Would prefer sth to sth

Ví dụ:
- I prefer driving to traveling by train. (Tôi thích lái xe hơn đi tàu.)
- I would prefer/prefer to drive rather than travel by train. (Tôi thích lái xe hơn đi tàu.)
- I would prefer/prefer a car to a train. (Tôi thích đi ô tô hơn là đi tàu.)

- Need to do sth: cần làm gì


Need doing sth: cần được làm gì (= need to be done)
Ví dụ:
- I need to go to school today. (Tôi cần đi học ngày hôm nay.)
- Your hair needs cutting. (= Your hair needs to be cut.) (Tóc của bạn nên được cắt đi.)

- Used to do sth: đã từng/thường làm gì trong quá khứ (bây giờ không làm nữa)
Be/Get used to doing sth: quen với việc gì (ở hiện tại)
Ví dụ:
- I used to get up early when I was young. (Tôi đã từng dậy sớm khi tôi còn nhỏ.)
- I’m used to getting up early. (Tôi quen với việc dậy sớm.)

- Advise/allow/permit/recommend + Object + to do: khuyên/cho phép/ đề nghị ai làm


gì.
Advise/allow/permit/recommend + doing: khuyên/cho phép, đề nghị làm gì.
Ví dụ:
- He advised me to apply at once. (Anh ấy khuyên tôi nộp hồ sơ ngay.)
- He advised applying at once. (Anh ấy khuyên nộp hồ sơ ngay.)
- They don’t allow us to park here. (Họ không cho phép chúng ta đỗ xe ở đây.)
- They don’t allow parking here. (Họ không cho phép đỗ xe ở đây.)

- See/hear/smell/feel/notice/watch + Object + Ving: cấu trúc này được sử dụng khi


người nói chỉ chứng kiến 1 phần của hành động.
See/hear/smell/feel/notice/watch + Object + V: cấu trúc này được sử dụng khi người
nói chứng kiến toàn bộ hành động.
Ví dụ:
- I see him passing my house every day. (Tôi thấy anh ta đi qua nhà tôi hàng ngày.)
- We saw him leave the house. (Chúng tôi nhìn thấy anh ta bỏ nhà đi.)
Conditional Sentences
(Câu Điề u Kiê ̣n)
1. Định nghĩa câu điều kiện
Câu điề u kiện là câu dùng để nêu lên một giả thiết về một sự việc, mà sự việc đó chỉ có
thể xảy ra khi điều kiện được nói đến xảy ra. Câu điều kiện gồm có hai phần (hai mệnh
đề) và thường đượ c hiể u theo nghiã là: ‘Nế u …….......…thì ………………..’
 Mệnh đề điều kiện (còn gọi là mệnh đề If) là mệnh đề phụ
 Mệnh đề kết quả là mệnh đề chính
Ví dụ: If it rains, I will stay at home. (Nếu trời mưa, tôi sẽ ở nhà.)
Mệnh đề điều kiện: ‘If it rains’ - mệnh đề chính: ‘I will stay at home’
Vi ̣ trí của 2 mệnh đề có thể đượ c thay đổ i, nế u mệnh đề If đứng trước thì dấ u phẩy sẽ
đượ c dùng để ngăn cách giữa 2 mệnh đề . Nế u mệnh đề If đứng sau, ta không cầ n
dùng dấ y phẩy.
2. Các câu điề u kiê ̣n cơ bản
2.1. Câu điề u kiê ̣n loại 1
Câu điề u kiện loại 1 là câu diễn tả hành động có thể xảy ra ở hiện tại hoặc tương lai
nếu điều kiện ở mệnh đề ‘If’được thỏa mãn.
Cấ u trúc
If + S + V (hiê ̣n tại đơn), S + will/can/may + V (nguyên mẫu)

Ví dụ:
- If you eat a lot, you will be fatter. (Nế u bạn ăn nhiề u, bạn sẽ béo hơn.)
- I will get high marks if I study hard. (Tôi sẽ đạt được nhiề u điể m cao nế u tôi học tập
chăm chỉ.)
+ Lưu ý: Một số cấu trúc khác được dùng như câu điều kiện loại 1.
In case/As long as/So long as/Provided that/Providing that S + V (hiê ̣n tại đơn),
S + will/may/can/should + V (nguyên mẫu).
(Miễn là ………...................., thì …………………………)

Ví dụ:
Provided that you work hard, you will get good result. (Miễn là bạn chăm chỉ, bạn sẽ đạt
được kế t quả tố t.)
Unless = If not: Unless + S + V (hiê ̣n tại đơn), S + will/can/may + V (nguyên mẫu)
(Nếu không……………………, thì………………………….)

Ví dụ:
Unless you hurry, you will be late. (Nế u bạn không nhanh, bạn sẽ bi ̣ muộn.)

2.2. Câu điề u kiê ̣n loại 2


Câu điề u kiện loại 2 là câu điề u kiện diễn tả hành động không có thật ở hiện tại, mà chỉ
là một giả thiết, một ước muốn trái ngược với thực tế ở hiện tại.
Cấ u trúc
If + S + were/V(quá khứ), S+ would/could/might + V (nguyên mẫu)

+ Lưu ý: Với dạng câu điề u kiên này, tấ t cả các chủ ngữ gồ m cả số nhiề u, số it́ ta đề u
dùng were cho động từ to be.
Ví dụ:
- If I were you, I would take that job. (Nế u tôi là bạn, tôi sẽ nhận công việc đó – thực tế
thì tôi không thể là bạn.)
- If pigs had wings, they could fly. (Nế u lợn có cánh, thì chúng có thể bay.)
+ Lưu ý:
- Một số cấu trúc khác được dùng như câu điều kiện loại 2.
Supposed/Supposing that S + V (quá khứ), S + would/could/might + V (nguyên mẫu)
(Giả sử……………………….., thì……………………………)

Ví dụ:
Supposed that I took this job, what would I do? (Giả sử tôi nhận công việc này, tôi sẽ
phải làm gì?)
- Để nhấ n mạnh vào danh từ, ta còn có cấu trúc:

If it weren’t for + Noun, S + would/could/might + V(nguyên mẫu)


Nếu không vì ........................., thì .....................................
Ví dụ:
If it weren’t for my mother’s encouragement, I could not finish my study. (Nế u không vì
sự khích lệ của mẹ tôi, tôi không thể hoàn thành được việc học của mình.)
2.3. Câu điề u kiê ̣n loại 3
Câu điề u kiện loại 3 là câu điề u kiện không thể xảy ra trong quá khứ, chỉ mang tính giả
thiết, ước muốn cho một điều không có thật trong quá khứ.
Cấ u trúc
If + S + had + PII, S + would/could/might/should + have + PII

Ví dụ:
- If I had come to the party last night, I would have met him. (Nế u tôi đế n bữa tiệc tố i
qua, tôi đã có thể gặp anh ấ y - thực tế là tôi không đế n và không thể gặp anh ta.)
- She would have taken me to the movie theater if I had been here yesterday. (Cô ấ y đã
đưa tôi đi xem phim ngày hôm qua nế u tôi ở đây.)
+ Lưu ý: Cấu trúc câu khác được dùng như câu điều kiện loại 3
If it hadn’t been for/but for + Noun, S + would/could/might/should + have + PII
Nếu không vì ............................................, thì .................................................
Ví dụ:
If it hadn’t been for your help, I would have quit my job. (Nế u không vì sự giúp đỡ của
bạn, thì tôi đã bỏ việc rồ i.) (Thực tế là bạn đã giúp đỡ và tôi đã không bỏ việc)
3. Các dạng đă ̣c biê ̣t của câu điề u kiê ̣n
3.1. Câu điề u kiê ̣n loại 0 (zero)
Câu điề u kiện loại 0 là câu dùng để diễn tả những điều luôn đúng, chân lí hay sự thật
hiể n nhiên.
Cấ u trúc:

If + S + V (hiê ̣n tại), S + V(hiê ̣n tại)

Ví dụ:
If you do not water the trees, they die. (Nế u bạn không tưới nước cho cây, chúng sẽ
chế t.)
If you heat ice, it melts. (Nếu bạn làm nóng đá lên, nó sẽ tan ra.)

3.2. Câu điề u kiê ̣n hỗn hợp


Cấ u trúc:
If + S+ had + PII (before), S + would/could/might + V (nguyên mẫu) (now).

(Giá như trước đây …………………., thì bây giờ …………………………)


Ví dụ:
If I hadn’t married him before, I would not be miserable now. (Nế u như tôi không
cưới anh ta thì bây giờ tôi đã không khổ thế này.)
4. Câu ‘Wish’ và ‘If only’
Câu wish (ước) và câu If only (giá mà) cũng đượ c dùng để chỉ sự mong ước ở hiện
tại, quá khứ và tương lai như các loại câu điề u kiện ở trên.
4.1. Hiê ̣n tại
Cấ u trúc:
S + wish + S + were/V(quá khứ)
If only +S+ were/V(quá khứ)

Ví dụ:
- I wish I were rich. (Tôi ước tôi giàu.)
- If only I didn’t have to go out today. (Giá mà tôi không phải ra ngoài hôm nay.)

4.2. Quá khứ


Cấ u trúc:
S + wish + S + had + PII
If only + S + had + PII

Ví dụ:
- I wish I had not failed the exam last year. (Tôi ước tôi không bi ̣ trượt kì thi năm ngoái.)
- If only I had passed the exam last year. (Giá mà tôi đỗ kì thi năm ngoái.)

4.3. Tương lai


Cấ u trúc:
S+ wish + S + would/could/might + V (nguyên mẫu)
If only + S + would/could/might + V (nguyên mẫu)

Ví dụ:
- She wishes she would be a singer in the future. (Cô ấ y ước sẽ trở thành ca si ̃ trong
tương lai.)
- If only she would be a singer in the future. (Giá mà cô ấ y sẽ trở thành bác si ̃ trong
tương lai.)
- He wishes he would not have to do homework. (Anh ấ y ước không phải làm bài tập về
nhà)
Pronouns (Đại Từ)
1. Định nghĩa đại từ
Đại từ là từ thay thế cho danh từ, tránh sự lặp lại danh từ.
2. Phân loại đại từ
2.1. Đại từ nhân xưng

Đại từ nhân xưng chủ ngữ Đại từ nhân xưng tân ngữ

I Me

You You

We Us

They Them

He Him

She Her

It It

+ Đại từ nhân xưng chủ ngữ


- I, we, you, they, he, she, it
- Vị trí: Đứng trước động từ, làm chủ ngữ trong câu.
Ví dụ:
I like English. (Tôi thích Tiếng Anh.)

+ Đại từ nhân xưng tân ngữ


- Me, us, you, them, him, her, it
- Vị trí: Đứng sau động từ làm tân ngữ cho động từ hoặc sau giới từ làm tân ngữ cho
giới từ.
Ví dụ:
She doesn’t like him. (Cô ấy không thích anh ta.)

2.2. Đại từ sở hữu

Đại từ nhân xưng chủ


Tính từ sở hữu Đại từ sở hữu
ngữ

I My Mine

You Your Yours


We Our Ours

They Their Theirs

He His His

She Her Hers

It Its x

Đại từ sở hữu dùng để thay thế cho cụm tính từ sở hữu + danh từ: mine, ours, yours,
theirs, his, hers
(Tính từ sở hữu: my, our, your, their, his, her, its)
Lưu ý: It không có đại từ sở hữu

Ví dụ:
My car is more expensive than hers (= her car) is. (Xe ô tô của tôi đắt hơn xe của cô
ấy.)

2.3. Đại từ phản thân/ Đại từ nhấn mạnh

Đại từ nhân xưng Đại từ phản thân/ nhấn


chủ ngữ mạnh

I Myself

You Yourself/ Yourselves

We Ourselves

They Themselves

He Himself

She Herself

It Itself

+ Đại từ phản thân:


Đại từ phản thân phản chiếu lại chủ ngữ của câu: myself, yourself, himself, herself,
itself, ourselves, yourselves, themselves. Nói cách khác, đại từ phản thân được dùng
khi chủ ngữ và tân ngữ của hành động cùng là một đối tượng. Đại từ phản thân thường
đứng sau động từ.
Ví dụ:
- They cannot look after themselves. (Họ không thể chăm sóc bản thân họ.)
- I'm annoyed with myself. (Tôi cảm thấy tức giận với chính bản thân mình.)

+ Đại từ nhấn mạnh


Đại từ nhấn mạnh có cùng hình thức với đại từ phản thân, được dùng để nhấn mạnh
một danh từ hoặc đại từ. Đại từ nhấn mạnh thường đứng ngay sau từ được nhấn mạnh
và có nghĩa là "chính người đó, chính vật đó".
Ví dụ:
- She herself did it. (Cô ấy đã tự mình làm việc đó.)
- I spoke to the president himself. (Tôi đã nói chuyện với chính ngài tổng thống.)

2.4. Đại từ chỉ định


Đại từ chỉ định dùng để chỉ định cụ thể người hoặc vật được nói đến: this, that, these,
those
+ This: đây, cái này, người này (chỉ người/vật ở khoảng cách gần người nói)
+ That: đó, kia, cái đó/kia, người đó/kia (chỉ người/vật ở khoảng cách xa người nói)
+ These: đây, những cái này, những người này (chỉ những người/vật ở khoảng cách
gần người nói)
+ Those: đó, kia, những cái đó/kia, những người đó/kia (chỉ những người/vật ở khoảng
cách xa người nói)

Ví dụ:
This is my friend. (Đây là bạn tôi.)
That is my bag. (Đó là chiếc túi của tôi.)
These are my brothers. (Đây là các anh trai của tôi.)
Those are my shoes. (Kia là những chiếc giày của tôi.)

2.5. Đại từ nghi vấn


Là đại từ đùng để đặt câu hỏi lấy thông tin: who, whom, whose, which, what

Ví dụ:
- Who is the mother of that boy? (Ai là mẹ của cậu bé đó?)
- What do you want? (Bạn muốn gì?)

2.6. Đại từ quan hệ


Đại từ quan hệ là đại từ giới thiệu một mệnh đề quan hệ: who, whom, whose, which,
that
Ví dụ:
- The person who phoned me last night is my boyfriend. (Người mà gọi cho tôi tối qua là
bạn trai của tôi.)

- I like the magazines which/that are about fashion. (Tôi thích những tạp chí về thời
trang.)

2.7. Đại từ bất định


Đại từ bất định thay thế cho người, vật cụ thể với nghĩa chung chung, không cụ thể:

- Nhóm kết hợp với some: something (một cái gì đó), someone/somebody (một ai đó).
- Nhóm kết hợp với any: anything (bất cứ cái gì), anyone/anybody (bất cứ ai).
- Nhóm kết hợp với every: everything (mọi thứ), everyone/everybody (mọi người).
- Nhóm kết hợp với no: nothing (không một cái gì), no one/nobody (không một ai).
- Nhóm độc lập gồm các từ: all (tất cả), one (một), none (không), other (cái
khác), another (cái khác), much (nhiều), less (ít), (a) few (ít), (a)
little (ít), enough (đủ), each (mỗi), either (cái này hay cái kia), neither (không cái nào).

Ví dụ:
- The doctor said there was nothing wrong with me. (Bác sĩ nói tôi không có vấn đề gì
cả.)
- Everybody in our class is intelligent. (Tất cả mọi người trong lớp tôi đều thông minh.)
- Someone phoned me last night. (Ai đó đã gọi tôi tối qua.)

2.8. Đại từ đối ứng


Đại từ đối ứng được dùng khi từng đối tượng trong hai hay nhiều đối tượng đang hành
động theo cùng một cách đối với bên kia: each other, one another (lẫn nhau)
Ví dụ:
- Tom and Mary love each other. (Tom và Mary yêu nhau.)
- They are blaming one another. (Họ buộc tội nhau.)
Article (Mạo Từ)
1. Định nghĩa mạo từ
Mạo từ là từ dùng trước danh từ và cho biết danh từ ấy đề cập đến một đối tượng xác
định hay không xác định.
2. Phân loại mạo từ
2.1. Mạo từ không xác định: a/an

a + danh từ bắt đầu bằng phụ âm


an + danh từ bắt đầu bằng nguyên âm (u, e, o, a, i)
Lưu ý: phụ âm hay nguyên âm ở đây là cách phát âm chứ không phải cách viết.
Ví dụ: Một số từ trong cách viết bắt đầu bằng nguyên âm ‘u’ nhưng phát âm lại là /j/
như ‘university’ /juːnɪˈvəːsɪti/=> ta vẫn dùng mạo từ ‘a’ trước đó

Ví dụ:
a pen, an apple, a cup, an orange

Cách sử dụng của mạo từ ‘a/an’:


+ Dùng cho danh từ đếm được số ít chưa xác định cụ thể, mới nhắc tới lần đầu
tiên

Ví dụ:
- I have a cat. (Tôi có một con mèo.)
- I want to buy a pen. (Tôi muốn mua một cái bút.)

+ Dùng cho danh từ làm bổ ngữ chỉ nghề nghiệp

Ví dụ:
- He is a doctor. (Anh ấy là một bác sĩ.)
- She is an actress. (Cô ấy là một nữ diễn viên.)

+ Dùng trong các cụm chỉ số lượng

Ví dụ:
A lot of (nhiều), a couple (cặp, đôi), a dozen (một tá), a quarter (một phần tư), a half
of (một nửa), a cup of/ a glass of (một tách/một cốc)

2.2. Mạo từ xác định: the


Dùng cho danh từ xác định đếm được hoặc không đếm được.

Những trường hợp được dùng ‘the’ Những trường hợp không dùng ‘the’
+ Khi vật thể là duy nhất hoặc được
xem là duy nhất
Ví dụ:
the Sun, the Moon, the world, the earth,

+ Trước một danh từ đã được đề cập
trước đó
Ví dụ:
I saw a beggar in the street. The
beggarlooked miserable.
+ Trước một danh từ được xác định
bằng một cụm từ hoặc mệnh đề
Ví dụ:
The girl in red dress is my sister. (Cô gái
trong chiếc váy đỏ là em gái tôi.)
The day when we got married. (Ngày khi
chúng ta kết hôn.)

+ Trước so sánh cực cấp (most, best,


first, second, only,…)
Ví dụ:
The first day (ngày đầu tiên)
The best way (cách tốt nhất)

+ The + danh từ số ít = danh từ chỉ


nhóm
Ví dụ:
- The fast food is not good for our
health. (Đồ ăn nhanh thì không tốt cho
sức khỏe.)

+ The + tính từ = danh từ chỉ lớp


người
Ví dụ:
The poor (người nghèo)
The rich (người giàu)

+ The + tính từ chỉ quốc tịch


Ví dụ:
- The Vietnamese, the Japanese, ...
- The French are famous for their food.
(=the French people)
(Người Pháp nổi tiếng về các món ăn
của họ.)

+ The + danh từ riêng chỉ biển, sông,


quần đảo, dãy núi, rừng, tên gọi số
nhiều của các nước, sa mạc, miền
Ví dụ:
The Pacific, the Nile, the United States,
the Alps, the Middle East, the Sahara,
the Amazon,…
+ The + họ (số nhiều) = gia đình
Ví dụ:
The Browns (gia đình Brown)
The Smiths (gia đình Smith)

+ The + hệ thống, dịch vụ


Ví dụ:
The cinema, the theater, the radio, ...
+ The + nhạc cụ
Ví dụ:
The piano, the guitar, ...
Nouns (Danh Từ)
1. Định nghĩa danh từ
Danh từ là từ chỉ tên người, vật (con vật, sự vật), địa điểm, nghề nghiệp, trạng thái, khái
niệm, hoạt động…
Danh từ có thể giữ chức năng như một chủ ngữ, tân ngữ, bổ ngữ trong câu.
2. Phân loại danh từ
2.1. Danh từ đếm được và không đếm được

a. Danh từ đếm được: là danh từ mà ta có thể đếm được số lượng của chúng bằng
các số đếm (1,2,3, …)

- Danh từ đếm được số ít: là danh từ đếm được với đơn vị số đếm là 1
Luôn theo sau một từ hạn định: a/an/the/one/this/that/my/ his/her…

Ví dụ:
a dog, a house, an apple, an orange, the car, the book, one TV, this bag, that hat, my
bedroom.

- Danh từ đếm được số nhiều: là danh từ đếm được với đơn vị số đếm là 2,3,4,…

+ Danh từ số nhiều thường được cấu tạo bằng cách thêm “s” vào sau danh từ số ít:

Ví dụ:
dogs, houses, pens, doctors, keys, mobiles,…

+ Lưu ý: cũng có những trường hợp đặc biệt không theo quy tắc này:

+ Danh từ kết thúc bằng “ch, sh, s, x”  thêm “es” khi chuyển sang số nhiều
Ví dụ:
A box boxes
A watch  watches
A bus  buses
A fish  fishes

+ Danh từ kết thúc bằng phụ âm + “y” bỏ “y” thêm “ies”


Ví dụ:
One baby  babies
One lady  ladies
One butterfly  butterflies

+ Danh từ kết thúc bằng phụ âm + “o”  thêm “es”


Ví dụ:
A potato  potatoes
A tomato  tomatoes
Cũng có những ngoại lệ :
A photo  photos
A piano  pianos

+ Danh từ kết thúc bằng “f, fe”  bỏ “f, fe” thêm “ves”
Ví dụ:
A wolf  wolves
A wife  wives

Ngoại lệ: a roof  roofs, a safe  safes

+ Danh từ số nhiều có hình thức khác hoàn toàn với số ít hoặc hình thức giống hệt số ít
Ví dụ:

A child  children A deer  deer


A tooth  teeth A sheep  sheep
A foot  feet A man  men
A mouse  mice A woman  women
A fish  fish/fishes A person  people

b. Danh từ không đếm được: là danh từ không thể đếm được mà phải nhờ đến một
định lượng khác để xác định số lượng cho nó.

Ví dụ:
milk, rice, money, oil, wine, beer, water, powder,…
2.2. Danh từ cụ thể và danh từ trừu tượng

a. Danh từ cụ thể: là danh từ chỉ những gì hữu hình, những gì mà chúng ta có thể cảm
thấy trực tiếp qua các giác quan (có thể nhìn, nghe, sờ, ngửi… thấy)

Ví dụ:
table, chair, cat, dog, river, house, car, bicycle…

b. Danh từ trừu tượng: là danh từ chỉ những khái niệm, tình trạng, trạng thái, cảm
xúc, cảm giác, mà ta chỉ có thể hình dung, cảm nhận chứ không thể sờ vào được.

Ví dụ:
love, beauty, peace, war, sadness, happiness,…

2.3. Danh từ riêng, danh từ chung và danh từ tập hợp


a. Danh từ riêng: là danh từ chỉ tên riêng của người, vật, địa danh hoặc sự kiện

Ví dụ:
John, Mary, Kitty, Pooh, Vietnam, The Great Walls,…

b. Danh từ tập hợp: là danh từ chỉ một nhóm, đoàn thể, tập hợp của người, vật (sự
vật, con vật)

Ví dụ:
our class, my family, the police, the young, the old, a flock of birds, a group of people,…

c. Danh từ chung: là danh từ để gọi chung những tập hợp mà trong đó có những
người hay vật tương tự

Ví dụ:
dogs, tigers, women, men, …
3. Hình thức (Dấu hiệu nhận biết của danh từ)
Danh từ có thể được nhận biết qua các hậu tố sau đây:
-ance: importance, finance, performance…
-ence: independence, difference, reference, …
-sion: discussion, decision, explosion, …
-tion: information, production, distribution, …
-ment: environment, development, agreement, …
-dom: freedom, wisdom, kingdom,…
-ship: friendship, hardship, scholarship, …
-ness: happiness, sadness, willingness, ...
-ity: ability, possibility, responsibility, activity, …
-ing: writing, speaking, listening, building, …
-ism: tourism, journalism, Buddhism, …
-age: advantage, village, marriage…
-al: refusal, removal, proposal…

Một số hậu tố chỉ người


-ant: account  accountant -ee: employ  employee
participate  participant train  trainee
apply  applicant interview  interviewee
-or: supervise  supervisor -ist: dental dentist
contribute  contributor science scientist
contract contractor journal journalist
-er: manage manager -ian: music  musician
speak speaker library  librarian
part  partner
4. Vị trí của danh từ
- Sau mạo từ ‘a, an, the’ và các từ hạn định ‘some, any, many, much, a few, few…’
Ví dụ:
- I am looking for a computer. (Tôi đang tìm một cái máy tính.)
- Some people don’t like the fast food. (Một vài người không thích đồ ăn nhanh.)

- Sau tính từ
Ví dụ:
He is a successful man. (Anh ấy là một người đàn ông thành công.)

- Sau tính từ sở hữu (my/your/his/her/their/our/its ...)


Ví dụ:
- Sarah is my coworker. (Sarah là đồng nghiệp của tôi.)
- Jeannie’s husband is a policeman. (Chồng của Jeannie là cảnh sát.)

- Sau giới từ (in, on, at, of, for, ......)


Ví dụ:
- They offer a variety of services. (Họ cung cấp rất nhiều các loại dịch vụ.)
- I am interested in books. (Tôi rất thích sách.)
5. Chức năng của danh từ
5.1 Làm chủ ngữ cho một câu
Ví dụ:
Musician plays the piano. (Nhạc sĩ chơi piano.)
Mai is a student of Faculty of English Education. (Mai là sinh viên khoa Sư phạm Tiếng
Anh.)

5.2. Làm tân ngữ một động từ


- Làm tân ngữ trực tiếp cho một động từ:
Ví dụ:
He bought a book. (Anh ấy đã mua một cuốn sách.)
- Làm tân ngữ gián tiếp cho một động từ:
Ví dụ:
Tom gave Mary flowers. (Tom đã tặng hoa cho Mary.)

5.3. Làm tân ngữ cho một giới từ


Ví dụ:
I will speak to the president about it. (Tôi sẽ nói chuyện với hiệu trưởng về điều đó.)

5.4. Làm bổ ngữ cho chủ ngữ


Danh từ có thể làm bổ ngữ cho chủ ngữ khi đứng sau các động từ nối hay liên kết
như: become, be, seem, ....
Ví dụ:
- I am a teacher. (Tôi là một giáo viên)
- He became the president one year ago. (Ông ta đã trở thành tổng thống cách đây một
năm.)

5.5. Làm bổ ngữ cho tân ngữ


Danh từ có thể làm bổ ngữ cho tân ngữ khi nó đứng sau một số động từ như:
make (làm/chế tạo), elect (lựa chọn/bầu), call (gọi (điện thoại)), consider (xem xét),
appoint (bổ nhiệm), name (đặt tên), declare (tuyên bố), recognize (công nhận) ....
Ví dụ:
Board of directors elected her father president. (Hội đồng quản trị đã bầu bố cô ấy làm
chủ tịch.)
Adjectives (Tính Từ)
1. Định nghĩa tính từ
Tính từ là từ dùng để chỉ tính chất, tính cách, màu sắc, trạng thái, mức độ, phạm
vi…của người hoặc vật. Tính từ bổ nghĩa cho danh từ, đại từ và liên động từ.
2. Phân loại tính từ
Tính từ được chia làm 2 loại: tính từ mô tả và tính từ giới hạn.

2.1.Tính từ mô tả
Là các tính từ được dùng để mô tả màu sắc, kích cỡ, chất lượng, tính chất, tính cách,
chất liệu, mục đích, nguồn gốc… của người hoặc vật.

Ví dụ:
- Colors (màu sắc): blue, green, red, pink, white, black…
- Size (kích cỡ): big, small, huge, tiny, large…
- Shape (hình dạng): round, square, triangle, rectangle…
- Age (tuổi tác): new, old, ancient,…
- Quality (opinion) (chất lượng): nice, good, bad, …
- Characteristic (opinion) (tính chất): interesting, boring, humorous, funny, important, …
- Material (chất liệu): wooden, woolen, steel, iron,…
- Purpose (mục đích): dinning, cutting, …
- Origin (nguồn gốc): Vietnamese, British, Japanese,…

2.2. Tính từ giới hạn


Là tính từ được dùng để đặt giới hạn cho danh từ mà nó bổ nghĩa, bao gồm: tính từ chỉ
số lượng, số đếm, số thứ tự, khoảng cách, sở hữu, chỉ định…

Ví dụ:
- Quantitative (số lượng): a few, few, a little, little, much, many, some, several, all…
- Cardinal (số đếm): one, two, three, ...
- Ordinal (số thứ tự): first, second, third,…
- Distance (khoảng cách): near, far
- Possessive (sở hữu): my, our, your, their, his, her, its
- Demonstrative (chỉ định): this, that, these, those, other, another, the other
- Distributive (phân bổ): each, every, both, either, neither
3. Hình thức (Dấu hiệu nhận biết của tính từ)
Tính từ có thể nhận biết qua các hậu tố sau:
- ant: important, elegant, fragrant…
- al: economical, physical, ideal, …
- able: valuable, comparable, considerable,…
- ible: responsible, possible, flexible,…
- ive: protective, constructive, productive,…
- ous: mountainous, poisonous, humorous,…
- ic: athletic, economic, specific,…
- y: happy, wealthy, heavy,…
- ly: friendly, lovely, early…
- ful: useful, careful, harmful,…
- less: useless, careless, harmless, …
- ing: interesting, boring, exciting,…
- ed: interested, bored, excited,…

Lưu ý: Sự khác biệt giữa tính từ đuôi ‘ing’ và ‘ed’


- ‘ing’: dùng để mô tả người, vật hoặc sự việc tạo ra cảm xúc (mang nghĩa chủ động).
- ‘ed’: dùng để mô tả trạng thái hoặc cảm xúc của một người đối với người, sự vật, sự
việc nào đó (mang nghĩa bị động)
Ví dụ:
- This man is boring. He makes her bored. (Chàng trai này nhàm chán lắm. Anh ta làm
cho cô ấy thấy chán nản.)
- She is an interesting writer, and I’m very interested in her books. (Cô ấy là một tác giả
rất thú vị, và tôi rất thích những cuốn sách của cô ấy.)
4. Chức năng và vị trí của tính từ
+ Tính từ bổ nghĩa cho danh từ và đứng trước danh từ mà nó bổ nghĩa
Ví dụ:
beautiful house, expensive car, informative report…
+ Tính từ bổ nghĩa cho chủ ngữ và thường đứng sau các liên động từ: be, seem,
look, feel, appear, taste, smell, stay, sound, get, become, remain, go, turn, ...
Ví dụ:
She seems unhappy. (Cô ấy dường như không vui.)

+ Tính từ bổ nghĩa cho tân ngữ và đứng ngay sau tân ngữ. Một số động từ đặc
trưng thường được dùng trong trường hợp này: keep, make, find…
Ví dụ:
- I found it useful. (Tôi thấy nó rất hữu ích)
- Don’t make it more confusing. (Đừng có làm nó trở nên rối rắm hơn nữa.)

+ Tính từ được dùng như danh từ


Một số tính từ được dùng như danh từ để chỉ một tập hợp người hoặc một khái niệm
thường có ‘the’ đi trước.

Ví dụ:
the poor, the blind, the rich, the deaf, the sick, the handicapped, the good, the old, ...

The rich do not know how the poor live. (Người giàu không biết người nghèo sống như
thế nào.)

+ Tính từ được dùng trong các cụm từ diễn tả sự đo lường


Ví dụ:
- The road is 5 kms long. (Con đường này dài 5 km.)
- A building is ten storeys high. (Tòa nhà này cao 10 tầng.)

+ Tính từ được dùng để bổ nghĩa cho các đại từ bất định: something, anything,
nothing, everything, someone, anyone, everyone…
Ví dụ:
- I have something important to tell you. (Tôi có việc quan trọng muốn nói với bạn.)
- Let’s go somewhere romantic for dinner. (Hãy đến chỗ nào lãng mạn để ăn tối đi.)

5. Thứ tự của tính từ trong cụm tính từ trước danh từ


Khi có nhiều tính từ bổ nghĩa cho danh từ và đứng trước danh từ, tính từ được sắp xếp
theo vị trí sau:

OSSACOMP
Opinion - Size - Shape - Age - Color - Origin - Material - Purpose + NOUN
Ví dụ:
- a nice small new white British wooden dining table.
Opinion Size Age Color Origin Material Purpose Noun
(một cái bàn ăn bằng gỗ của Anh màu trắng, mới, nhỏ và đẹp.)
6. Tính từ ghép.
Tính từ ghép là tính từ được thành lập bằng cách kết hợp hai hay nhiều từ lại với nhau
và được dùng như một tính từ duy nhất.
6.1. Cách viết
Khi các từ được kết hợp với nhau để tạo thành tính từ kép, chúng có thể được viết:
- thành một từ duy nhất:
life + long = lifelong (suốt đời)
car + sick = carsick (say xe)
- thành hai từ có dấu nối (-) ở giữa
world + famous = world-famous (nổi tiếng khắp thế giới)
duty + free = duty-free (miễn thuế)

6.2. Cấu tạo của tính từ ghép


- Danh từ + tính từ:
snow-white (trắng như tuyết)
homesick (nhớ nhà)
- Tính từ + danh từ:
long-distance (đường dài)
second-hand (cũ, mua lại)
- Danh từ + phân từ
handmade (làm bằng tay)
heartbroken (đau lòng)
- Phó từ + phân từ
well-known (nổi tiếng)
outspoken (thẳng thắn)
- Tính từ + tính từ
blue-black (xanh đen)
dark-brown (nâu đậm)
- Tính từ + phân từ
easy-going (thoải mái, dễ chịu)
ready-made (làm sẵn)

6.3. Tính từ kép bằng dấu gạch ngang


Lưu ý: danh từ trong cụm tính từ kép luôn ở dạng số ít

Ví dụ:
- A four-year-old girl = The girl is four years old.
(Một bé gái 4 tuổi= Bé gái này 4 tuổi.)
A four-years-old girl
- A ten-storey building = The building has ten storeys.
(Một tòa nhà 10 tầng= Tòa nhà này có 10 tầng.)
A ten-storeys building
Adverbs (Trạng Từ)
1. Định nghĩa trạng từ
Trạng từ là từ được dùng để cung cấp thông tin về nơi chốn, thời gian, hoàn cảnh, cách
thức, nguyên nhân, mức độ… cho một động từ, một tính từ hoặc một trạng từ khác.
2. Phân loại trạng từ
2.1. Trạng từ chỉ cách thức
Diễn tả cách thức một hành động được thực hiện, dùng để trả lời câu hỏi ‘How- như thế
nào’.

Ví dụ:
- He runs fast. (Anh ấy chạy nhanh.)
- She sings beautifully. (Cô ấy hát hay.)

2.2. Trạng từ chỉ thời gian


Diễn tả thời gian hành động được thực hiện, dùng để trả lời với câu hỏi ‘When- khi
nào’.
Các trạng từ chỉ thời gian có thể là: now (bây giờ), then (lúc đó), at the moment (bây
giờ), yesterday (ngày hôm qua), ....

Ví dụ:
- I want to do the exercise now! (Tôi muốn làm bài tập bây giờ.)
- She didn’t go to work yesterday. (Hôm qua cô ấy không đi làm.)

2.3. Trạng từ chỉ tần suất


Diễn tả mức độ thường xuyên của một hành động, dùng để trả lời câu hỏi ‘How often-
có thường xuyên không’.
Các trạng từ chỉ tần suất có thể là: always (luôn luôn), usually (thường thường),
often (thỉnh thoảng), sometimes (thỉnh thoảng), rarely/occasionally/seldom/hardly (hiếm
khi), never (không bao giờ)....

Ví dụ:
- John is always on time. (John luôn luôn đúng giờ.)
- Sandy often gets up early in the morning. (Sandy thường dậy sớm vào buổi sáng.)

2.4. Trạng từ chỉ nơi chốn


Diễn tả hành động diễn ra ở đâu hoặc gần xa thế nào, dùng để trả lời cho câu hỏi
‘Where- ở đâu’.
Một số trạng từ nơi chốn thông dụng là: here (ở đây), there (ở đó), out (bên ngoài),
away (xa), everywhere (mọi nơi), somewhere (đâu đó), above (trên), below (dưới),
along (dọc theo), around (xung quanh), ...

Ví dụ:
- I am standing here. (Tôi đang đứng ở đây.)
- The children are playing upstairs. (Bọn trẻ đang chơi trên lầu.)

2.5. Trạng từ chỉ mức độ


Diễn tả mức độ (ít, nhiều…), cho biết hành động diễn ra đến mức độ nào.
Một số trạng từ mức độ thường gặp: too (quá), absolutely (tuyệt đối), completely (hoàn
toàn), entirely (hết thảy), greatly (rất là), exactly (quả thật), extremely (vô cùng),
perfectly (hoàn toàn), slightly (hơi), quite (hoàn toàn),rather (khá là).

Ví dụ:
- This food is very bad. (Đồ ăn này dở quá.)
- She speaks English too quickly for me to follow. (Cô ấy nói quá nhanh tới mức mà tôi
không thể nghe hết những gì cô ấy nói.)

2.6. Trạng từ nghi vấn


Là những trạng từ đứng đầu câu dùng để hỏi.
Các trạng từ thường gặp trong trường hợp này là: when (khi nào), where (ở
đâu), why (tại sao), how (như thế nào)

Ví dụ:
When are you going to take it? (Khi nào bạn đến để lấy nó?)
Why didn't you go to school yesterday? (Tại sao bạn không đi học ngày hôm qua?)

2.7. Trạng từ quan hệ


Là những trạng từ dùng để nối hai mệnh đề với nhau. Chúng có thể diễn tả địa
điểm (where), thời gian (when)hoặc lí do (why).

Ví dụ:
I remember the day when I met her on the beach. (Tôi vẫn nhớ cái ngày mà tôi gặp cô
ấy ở bãi biển.)
3. Hình thức (Dấu hiệu nhận biết của trạng từ)
- Thông thường, các trạng từ có thể được hình thành bằng cách thêm đuôi “-ly” vào
sau các tính từ mô tả.

Ví dụ:
beautiful  beautifully (đẹp, hay)
careful carefully (cẩn thận)
fluent fluently (trôi chảy)
quiet quietly (yên lặng, yên tĩnh)
Lưu ý: cũng có những trường hợp không theo quy tắc trên:
- Tận cùng bằng đuôi “ly” nhưng là tính từ:

Ví dụ:
lovely (đáng yêu)
friendly (thân thiện)
ugly (xấu xí)
lonely (cô đơn)

- Trạng từ có hình thức hoàn toàn khác tính từ

Ví dụ:
Goodwell (tốt)

- Một số trạng từ có cùng hình thức với tính từ


Hard (chăm chỉ)
Late (muộn, trễ)
Wrong (sai)
Early (sớm)
Fast (nhanh)
Near (gần)
Right (đúng)
4. Vị trí và Chức năng của trạng từ
4.1. Trạng từ bổ nghĩa cho động từ thường: có thể đứng trước hoặc đứng sau
động từ

Ví dụ:
- My friend sings very well. (Cô ấy hát rất hay.)
- I quickly walked toward the door. (Tôi nhanh chóng đi về phía cửa lớn.)

4.2. Trạng từ bổ nghĩa cho tính từ: đứng trước tính từ

Ví dụ:
- She is very beautiful. (Cô ấy rất xinh.)
- Your answers are totally/completely correct. (Đáp án của bạn hoàn toàn chính xác.)

4.3. Trạng từ bổ nghĩa cho một trạng từ khác: đứng trước trạng từ đó

Ví dụ:
- He always works extremely hard. (Anh ấy luôn luôn làm việc chăm chỉ.)
- This horse runs incredibly fast. (Con ngựa này chạy rất nhanh.)
4.4. Trạng từ bổ nghĩa cho cả câu: đứng đầu câu hoặc cuối câu
Những trạng từ thường dùng trong trường hợp này là: Luckily (may mắn),
Unluckily (không may), Fortunately (May thay), Unfortunately (không may),
Tomorrow (ngày mai), Yesterday (hôm qua), ….

Ví dụ:
Fortunately, no one was injured in the accident. (May thay, không ai bị thương trong vụ
tai nạn.)
C0 mparisons of Adjectives and Adverbs

(Các dạng so sánh của tính từ và trạng từ)


1. So sánh bằng – Comparison of equality
So sánh bằng là câu so sánh giữa hai người hoặc hai vật về một đặc điểm hoặc tính
chất nào đó tương tự nhau mà ta thường dịch là ‘như’ hoặc ‘bằng’. Với câu so
sánh bằng, chúng ta dùng được cả tính từ ngắn và tính từ dài, trạng từ ngắn và
trạng từ dài.
Câu khẳng định as + adj/adv + as
Câu phủ định not as/so + adj/adv + as

Ví dụ:
- She is as tall as her mother. (Cô ấy cao như mẹ cô ấy.)
- Tom works as hard-working as his father. (Tom làm việc vất vả như bố anh ấy.)
- My dress isn’t as/so beautiful as hers. (= her dress) (Chiếc váy của tôi không đẹp như
chiếc váy của cô ấy.)
- She doesn’t run as/so quickly as her sister. (Cô ấy chạy không nhanh bằng chị cô ấy.)

+ Lưu ý: Cấu trúc so sánh ngang bằng cũng có thể được sử dụng đối với danh từ, nhưng
cần đảm bảo rằng danh từ đó phải có các tính từ tương đương.
VD: height – tall, weight – heavy/light, size – large, length – long/short,…
Khi đó, ta dùng cấu trúc:
(not) the same + (noun) + as

Ví dụ:
- He is the same height as his brother. (Anh ấy cao như anh trai anh ấy.)
- My car is the same size as yours. (Xe ô tô của tôi to bằng xe của bạn.)
2. So sánh hơn/kém - Comparatives
So sánh hơn/kém là câu so sánh giữa hai người hoặc hai vật có tính chất hơn hoặc
kém nhau. Với câu so sánh hơn/kém, chúng ta phải chia ra 2 loại là tính từ/trạng từ
ngắn và tính từ/trạng từ dài.
2.1. So sánh hơn với tính từ/ trạng từ ngắn
+ Tính từ ngắn là tính từ có 1 âm tiết.
Ví dụ: cold  colder
thick  thicker
cool  cooler
+ Tuy nhiên với những tính từ hoặc trạng từ có 2 âm tiết nhưng tận cùng bằng 5
đuôi ‘y, le, er, ow, et’ cũng được coi như tính từ ngắn.
Ví dụ: happy  happier
simple simpler
clever cleverer
narrow narrower
quiet  quieter

Cấu trúc:
adj/adv + -er + than

Ví dụ:
- Today is colder than yesterday. (Hôm nay lạnh hơn hôm qua.)
- He runs faster than his friend. (Anh ấy chạy nhanh hơn bạn của anh ấy.)
Quy tắc thêm -er đối với tính từ/trạng từ ngắn:
 Thông thường, ta chỉ cần thêm -er vào sau tính từ/trạng từ ngắn.
hard => harder, soft => softer, …
 Nếu tính từ kết thúc bằng -y, ta đổi -y thành -i sau đó thêm -er.
happy => happier, early => earlier, …
 Nếu tính từ/trạng từ kết thúc bằng -e, ta chỉ cần thêm -r vào sau tính từ/trạng
từ đó.
late => later, nice => nicer, …
 Nếu tính từ/trạng từ kết thúc bằng một phụ âm, trước đó là một nguyên âm đơn,
ta gấp đôi phụ âm cuối rồi thêm –er.
big => bigger, hot => hotter, … (Quy tắc này không áp dụng với tính từ ‘slow’ –
‘slower’)

Các tính từ/trạng từ bất quy tắc:


 good / well => better
 bad / badly => worse
 far => farther (xa hơn – khoảng cách) / further (xa hơn nữa, thêm nữa)
 little => less
 many / much => more

2.2. So sánh hơn với tính từ/ trạng từ dài


Tính từ hoặc trạng từ dài là những tính từ hay trạng từ có từ âm tiết trở lên:
beautiful, expensive, fluently, ……
more + adj/adv + than

Ví dụ:
-This watch is more expensive than that one. (Chiếc đồng hồ này đắt hơn chiếc đồng hồ
kia)
- My bag is less beautiful than yours. (=your bag) (Cái túi của tôi không đẹp bằng túi của
bạn.)
Lưu ý:
Thay vì dùng cấu trúc so sánh như trên, ta có thể sử dụng cấu trúc câu:
Of the two + noun (plural form), the comparative.

Ví dụ:
Of the two pens, this one is cheaper. (Trong hai cái bút, cái này rẻ hơn)
Khi muốn nhấn mạnh mức độ hơn của tính/trạng từ, ta có thể thêm các cụm
từ ‘a little, a little bit, much, even, far’ trước các từ/ cụm từ so sánh.
Ví dụ:
-This chair is a little more comfortable than that chair. (Cái ghế này thoải mái hơn cái
ghế kia một chút.)
- Travelling by train is much cheaper than travelling by plane. (Đi du lịch bằng tàu thì rẻ
hơn đi du lịch bằng máy bay rất nhiều.)

2.3. So sánh kém của tính/trạng từ


Khi muốn so sánh người này/vật này kém hơn người kia/vật kia, ta sử dụng cấu trúc so
sánh kém sau:
less + adj/adv + than

Lưu ý: So sánh kém với ‘less’ thường được dùng với các tính từ, trạng từ dài
Ví dụ:
- Ho Chi Minh City is less crowded than Hanoi. (Thành phố Hồ Chí Minh ít đông đúc
hơn Hà Nội.)
- Tom is less hard-working than his sister. (Tom ít chăm chỉ hơn chị gái anh ta.)
3. So sánh nhất - Superlatives
Cũng giống như so sánh hơn/ kém, so sánh nhất cũng có 2 loại là so sánh với tính
từ/trạng từ ngắn và tính từ/trạng từ dài.
3.1. So sánh nhất với tính từ/trạng từ ngắn
Cấu trúc:

the + adj/adv+ est

Ví dụ:
- Lan is the shortest in my class. (Lan là người thấp nhất trong lớp tôi)
- Hung is the smartest person in my group. (Hùng là người thông minh nhất trong nhóm
tôi)

3.2. So sánh hơn nhất với tính từ/trạng từ dài


Cấu trúc:
the most + adj/adv

Ví dụ:
- My father drives the most carefully in my family. (Bố tôi lái xe cẩn thận nhất trong
gia đình tôi)
- My sister is the most careful person I know. (Chị gái tôi là người cẩn thận nhất mà
tôi từng gặp.)

3.3. So sánh kém nhất


the least + adj/adv

Ví dụ:
- This movie is the least interesting of all. (Bộ phim này ít thú vị nhất trong tất cả)
Tương tự như ‘less’, ‘the least’ thường được dùng với tính/trạng dài

3.4. Lưu ý:
- Thay vì dùng các cấu trúc so sánh nhất như trên, ta có thể sử dụng cấu trúc
câu:
In/Of the + Noun (plural form), The superlative

Ví dụ:
- Of these 3 boys, Jame is the fastest. (Trong 3 cậu con trai này, Jame là người nhanh
nhất)
- In my class, Huong speaks English the most fluently. (Trong lớp tôi, Hương là người
nói Tiếng Anh trôi chảy nhất)
́ h từ và trạng từ bấ t quy tắ c
4. Một số tin

So sánh hơn kém So sánh hơn nhấ t

good/well better the best

bad/badly worse the worst

much/many more the most


little less the least

old older/elder the oldest/the eldest

far farther/further the farthest/ the furthest

5. Các câu so sánh đă ̣c biê ̣t


5.1. So sánh cấp tiến
Cấu trúc:
- adj-er and adj-er
- more and more +adj/adv ……. càng ngày càng …….
- less and less + adj/adv
Ví dụ:
The weather is hotter and hotter. (Thời tiế t càng ngày càng nóng.)
The price is more and more expensive. (Giá cả càng ngày càng đắ t.)

5.2. So sánh bội số


Cấ u trúc:
Số lầ n + as + adj/adv + as
many/ much +N
Ví dụ:
- Gas is twice as expensive as petrol. (Ga đắ t gấ p đôi xăng.)
- She earns five times as much money as her parents.(Cô ấ y kiế m tiề n nhiề u gấ p 5 lầ n
bố mẹ cô ấ y.)

5.3. So sánh kép


Cấ u trúc:
The + comparative + S + V, the + comparative + S + V

Chú ý:
- Ở 2 vế của câu so sánh, ta có thể sử dụng các loại tin
́ h từ/trạng từ khác nhau.

Ví dụ:
- The more difficult the exercise is, the more interested I’m . (Bài tập càng khó, tôi càng
hứng thú.)
- The richer he is, the more selfish he is. (Càng giàu, anh ấ y càng ích kỷ.)
- The more she eats, the fatter she is. (Cô ấ y càng ăn, cố ấ y càng béo.)
Determiners (Từ Hạn Định)
1. Định nghĩa từ hạn định
Các từ hạn định hay còn được gọi là các từ chỉ định là những từ thường được đặt
trước các danh từ xác định để chỉ một người/sự việc/sự vật cụ thể hoặc đặc biệt được
đề cập đến.
2. Phân loại từ hạn định
2.1. Các loại từ hạn định xác định
Là từ hạn đinh dùng để nói về người/sự việc/sự vật cụ thể mà cả người nói lẫn người
nghe đều biết chính xác về người/sự việc/sự vật đó.

2.1.1. Mạo từ xác định: the (dùng với danh từ đếm được và không đếm được)
Ví dụ:
- The girl walks the dog in the park. (Cô gái đi dạo cùng con chó trong công viên.)
- Please would you pass the salt? (Làm ơn đưa giúp lọ muối.)

2.1.2. Các từ chỉ định: this, that, these, those


- ‘this’ và ‘that’: dùng với danh từ đếm được số ít và không đếm được
- ‘these’ và ‘those’: chỉ dùng với danh từ đếm được số nhiều

Ví dụ:
- This apple is beautiful. (Quả táo này đẹp quá.)
- These books are too heavy for me to carry. (Mấy quyển sách này nặng quá tôi không
khiêng nổi.)

2.1.3. Các tính từ sở hữu: my, your, his, her, its, our, their
Ví dụ:
- It wasn't my fault. (Không phải lỗi của tôi.)
- Your mother is driving me crazy. (Mẹ anh đang làm tôi phát điên lên đây này.)

2.2. Các loại từ hạn định không xác định


Các từ hạn định không xác định nói về người/sự việc/sự vật khi người nói và người
nghe không biết chính xác về người/sự việc/sự vật đó.

2.2.1. Mạo từ không xác định: a, an (chỉ dùng với danh từ đếm được, số ít)
Ví dụ:
There were three men and a woman. (Có ba người đàn ông và một người phụ nữ.)
It’s an orange. (Đó là một quả cam.)

2.2.2. Các từ hạn định chung

a. Dùng với danh từ đếm được:


a few: một vài/ few: ít lots of/a lot of: nhiều
many: nhiều a large/great number of: số lượng lớn
some: một vài one/two/three/...: số đếm (1,2,3,...)
any: bất cứ most: hầu hết
enough: đủ all: tất cả
another (+ danh từ số ít): một cái khác both: cả hai
each: mỗi
other (+ danh từ số nhiều): nhiều cái every: mỗi, mọi
khác which/what/who/...: các từ để hỏi (cái
either: có nào/cái gì/của ai/...)
neither: không
plenty of: nhiều

Ví dụ:
- Which doctor did you see? (Bạn đã gặp bác sĩ nào thế?)
- A large number of invitations have been sent. (Một số lượng lớn giấy mời đã được gửi
đi.)
- You can park on either side of the street. (Bạn có thể đỗ xe ở cả hai bên lề đường.)

b. Dùng với danh từ không đếm được:


a little: một chút/ little: ít a great deal of/a large amount of: nhiều
much: nhiều most: hầu hết
some: một ít all: tất cả
any: bất cứ which/what/who/...: các từ để hỏi (cái
enough: đủ nào/cái gì/của ai/...)
lots of/ a lot of: nhiều
plenty of: nhiều

Ví dụ:
- Which time suits you better - 12.30 or one o'clock? (Lúc nào thì bạn rảnh- 12:30 hay
1h thế?)
- She has spent a great deal of time/a large amount of time in Europe. (Cô ấy đã có một
khoảng thời gian rất lâu ở Châu Âu.)
- There is a lot of rice. (Có rất nhiều gạo.)

2.3. Một số cặp/nhóm từ hạn định dễ gây nhầm lẫn


+ much, many, a lot of/lots of/ plenty of: nhiều
Với danh từ đếm được số nhiều Với danh từ không đếm được
many much
a large number of a large amount of
a great number of a great deal of
plenty of plenty of
a lot of a lot of
lots of lots of
Ví dụ:
- I do not have much money. (Tôi không có nhiều tiền.)
- Have you got many friends? (Anh có nhiều bạn bè không?)
- We spent a lot of money. (Chúng tôi đã tiêu nhiều tiền.)
- He has a lot of friends. (Anh ta có rất nhiều bạn.)
+ few, a few, little, a little
Với danh từ đếm được số nhiều Với danh từ không đếm được
a few (một vài) a little (một chút, một ít)
few (ít) little (ít)

Ví dụ:
- Gary has little time for other things. (Gary hầu như không có thời gian cho những việc
khác.)
- Vicky has few friends in London. (Vicky có rất ít bạn ở Luân Đôn.)
- He spoke a little English, so we were able to communicate with him. (Anh ta có thể nói
một chút Tiếng Anh vì vậy chúng ta có thể nói chuyện với anh ta.)
- Things are not going so well for her. She has a few problems. (Mọi thứ đang tiến triển
không tốt lắm với cô ấy. Cô ấy có một vài vấn đề.)

+ Some, any: dùng cho cả danh từ đếm được và không đếm được
Some: thường dùng trong câu khẳng định, trước danh từ đếm được số nhiều hoặc
danh từ không đếm được
Any: thường dùng trong câu phủ định hoặc nghi vấn, trước danh từ đếm được số
nhiều và danh từ không đếm được
Someone/Somebody (một ai đó), something (một cái gì đó)
Anyone/anybody (bất cứ ai), anything (bất cứ cái gì đó)
Ví dụ:
- We bought some flowers. (Chúng tôi mua một vài bông hoa.)
- We didn’t buy any flowers. (Chúng tôi không mua bông hoa nào cả.)
- Someone wants to see you. (Có ai đó muốn gặp anh đấy.)
- You can have anything you want for your birthday present. (Con có thể được bất cứ
thứ gì con muốn để làm quà sinh nhật cho con.)

Lưu ý: ‘Some’ được dùng trong câu nghi vấn khi:


- người hỏi mong đợi câu trả lời ‘Yes’ từ người nghe:
Ví dụ:
What’s wrong with your eye? Have you got something in it? (Mắt bạn bị sao thế? Bạn bị
cái gì đó lọt vào mắt phải không?)
- trong câu hỏi đề nghị hoặc yêu cầu
Ví dụ:
Would you like some tea? (Bạn có muốn uống trà không?)

+ Both/ Both of (cả hai), Neither/ Neither of (cả hai không), Either/ Either of (một
trong hai): dùng với 2 người, 2 vật
Both + danh từ đếm được số nhiều
Neither + danh từ số ít
Either + danh từ số ít
Ví dụ:
- Both restaurants are very good. (Cả 2 nhà hàng này đều rất ngon.)
- Neither restaurant is expensive. (Không có nhà hàng nào đắt cả.)
- We can go to either restaurant. (Chúng ta có thể đến một trong hai nhà hàng.)

Both of, Neither of, Either of + the/these/those/my/his/... + danh từ số nhiều


Ví dụ:
- Both of these restaurants are very good. (Cả 2 nhà hàng này đều rất ngon.)
- Neither of the restaurants is expensive. (Không có nhà hàng nào đắt cả.)
- We can go to either of those restaurants. (Chúng ta có thể đến một trong hai nhà
hàng.)

+ Each, every
Each: mỗi, từng - dùng cho các sự vật, sự việc như những phần tử rời rạc
Every: mọi - dùng cho các sự vật, sự việc như một nhóm.
Everyone/everybody (mọi người), everything (mọi thứ)
Ví dụ:
- There are 44 students in my class. Each student comes from different place. (Có 44
học sinh trong lớp tôi. Mỗi người đến từ một nơi khác nhau.)
- Carol loves readings. She has read every book in the library. (Carol thích đọc sách. Cô
ấy đã đọc mọi quyển sách trong thư viện.)
- Everybody looks tired today. (Hôm nay mọi người đều có vẻ mệt.)

+ All/All of (tất cả), No/None of (không), Most/Most of (hầu hết)


All, No, Most + danh từ số nhiều
Ví dụ:
- All cars have wheels. (Tất cả xe hơi đều có bánh xe.)
- Most people like Tom but some don’t. (Hầu hết mọi người đều thích Tom nhưng có
một vài người không.)
- I have got no money. (Tôi không có tiền.)

All of/ Most of + the/ these/those/my/her/ ....+ danh từ số nhiều


None of + the/this/that/these/those/… + danh từ số nhiều/danh từ không đếm
được
Ví dụ:
- All of the people at the party were very friendly. (Tất cả mọi người ở bữa tiệc đều rất
thân thiện.)
- Most of my friends live in London. (Hầu hết các bạn của tôi đều sống ở Luân Đôn.)
- None of this money is mine. (Không có đồng nào trong số tiền này là của tôi.)
Passive Voice (Câu Bi ̣ Động)

1. Giới thiệu chung câu bị động


Câu bị động là loại câu được sử dụng khi chúng ta muốn nhấn mạnh vào bản thân một
hành động, chủ thể thực hiện hành động hay tác nhân gây ra hành động đó không quá
quan trọng.
Cấ u trúc
Câu chủ động S1 V O
Câu bị động S2 TO BE PII

Khi chuyển từ câu chủ động sang câu bị động, chú ý những điểm sau:
Tân ngữ trong câu chủ động (O) => chủ ngữ trong câu bị động (S2)
Động từ trong câu bị động luôn ở dạng: TO BE + PII (TO BE chia theo
chủ ngữ mới của câu bị động cho hợp ngôi/thời)
Chủ ngữ trong câu chủ động => đưa ra phía sau động từ và thêm 'by'
phía trước (hoặc có thể lược bỏ đi)·

Ví dụ:
- They planted a tree in the garden. (Họ đã trồ ng một cái cây ở trong vườn.)
S1 V O
A tree was planted in the garden (by them). (Một cái cây được trồ ng ở trong vườn (bởi
họ).)
S2 be V (PII)

Lưu ý:
- Nếu S trong câu chủ động là: they, people, everyone, someone, anyone, etc
=> được bỏ đi trong câu bị động

Ví dụ:
- Someone stole my motorbike last night. (Ai đó lấy trộm xe máy của tôi đêm
qua.)
=> My motorbike was stolen last night. (Xe máy của tôi đã bị lấy trộm đêm qua.)

- Nếu là người hoặc vật trực tiếp gây ra hành động thì dùng 'by', nhưng gián
tiếp gây ra hành động thì dùng 'with'

Ví dụ:
- The bird was shot by the hunter. (Con chim bị bắ n bởi người thợ săn.)
- The bird was shot with a gun. (Con chim bị bắn bởi một khẩ u súng)
2. Bảng chia câu chủ động sang câu bị động ở các thì
Thì Chủ động Bi ̣ động
Hiện tại đơn S + V(s/es) + O S + am/is/are + P2
Hiện tại tiế p diễn S + am/is/are + V-ing + O S + am/is/are + being + P2
Hiện tại hoàn thành S + have/has + P2 + O S + have/has + been + P2
Quá khứ đơn S + V(ed/Ps) + O S + was/were + P2
Quá khứ tiế p diễn S + was/were + V-ing + O S + was/were + being + P2
Quá khứ hoàn thành S + had + P2 + O S + had + been + P2
Tương lai đơn S + will + V-infi + O S + will + be + P2
Tương lai hoàn thành S + will + have + P2 + O S + will + have + been + P2
Tương lai gầ n S + am/is/are going to + V- S + am/is/are going to + be + P2
infi + O
Động từ khuyế t thiế u S + ĐTKT + V-infi + O S + ĐTKT + be + P2
3. Bi ̣ động ở dạng câu hỏi
3.1. Câu hỏi Yes/No
B1: Chuyển từ câu hỏi sang câu khẳng định
Did Mary take my purse? (Có phải Mary đã lấ y cái ví của tôi không?)
Mary took my purse. (Mary đã lấ y cái ví của tôi.)
B2: Chuyển câu khẳng định trên sang câu bị động
My purse was taken by Mary. (Cái ví của tôi đã bi ̣ lấ y bởi Mary.)
B3: Chuyển câu bị động trên về dạng nghi vấn bằng cách chuyển trợ động từ lên
trước chủ ngữ.
Was my purse taken by Mary? (Có phải cái ví của tôi đã bi ̣ lấ y bởi Mary không?)
Ví dụ:
- Is Mary going to take my purse? (Mary sẽ lấ y cái ví của tôi chứ?)
Mary is going to take my purse. (Mary sẽ lấ y cái ví của tôi.)
My purse is going to be taken by Mary. (Cái ví của tôi sẽ được lấ y bởi Mary.)
Is my purse going to be taken by Mary? (Có phải cái ví của tôi sẽ được lấ y bởi Mary?)

3.2. Câu hỏi có từ để hỏi Wh-question


B1. Chuyển từ câu hỏi sang câu khẳng định
What did Mary take? (Mary lấ y cái gì thế ?)
Mary took what. (Mary lấ y cái gì.)
B2. Chuyển câu khẳng định trên sang bị động
What was taken by Mary. (Cái gì được lấ y bởi Mary.)
B3. Chuyển câu bị động thành câu hỏi, lúc này giữ nguyên vị trí vì What đã là chủ
ngữ trong câu
What was taken by Mary? (Cái gì được lấ y bởi Mary?)

Ví dụ:
Who took Mary to school? (Ai đã đưa Mary đến trường?)
 Mary was taken to school by who. (Mary được đưa đế n trường bởi ai.)
 Who was Mary taken to school by?/ By whom was Mary taken to school?
(Mary được ai đưa đế n trường?)
4. Các dạng đặc biệt của câu bị động
4.1. Bi ̣ động với những động từ có 2 tân ngữ
Một số đông từ đượ c theo sau nó bởi hai tân ngữ như: give (đưa), lend (cho
mượ n), send (gửi), show (chi)̉ , buy (mua), make (làm), get (cho), … thì ta sẽ có 2 câu
bi ̣ động.
Ví dụ:
I gave him an apple. (Tôi đã cho anh ấy một quả táo.)
O1 O2
 An apple was given to him. (Một quả táo đã được trao cho anh ta.)
 He was given an apple by me. (Anh ta đã được tôi trao cho một quả táo)

+ Lưu ý: Khi dùng câu bi ̣ động loại này, ta phải thêm giới từ ‘to’ hoặc ‘for’ trước tân
ngữ chỉ người

- Dùng ‘to’ khi các động từ là: give, lend, send, show, ….
Ví dụ:
John will give me this book. (John sẽ đưa tôi cuố n sách này.)
This book will be given to me by John. (Cuố n sách này sẽ được đưa cho tôi bởi
John.)

- Dùng ‘for’ khi các động từ là: buy, make, get, …..
Ví dụ:
He bought her a rose. (Anh ấ y mua cho cô ấ y một bông hoa hồ ng.)
A rose was bought for her. (Một bông hoa hồ ng sẽ được mua cho cô ấ y.)

4.2. Bị động với các động từ chỉ quan điểm, ý kiến


Một số động từ chỉ quan điểm ý kiến thông dụng
là: think/say/suppose/believe/consider/report…(nghĩ rằng/nói rằng/cho rằng/tin
rằng/xem xét rằng/thông báo rằng….)
Cấ u trúc
Chủ động S1 + think/believe... + that + S2 + V2
It is thought/believed …. + that + S2 + V2
S2 + to be + thought/believed + to V2 (1)
Bị động
to have PII (của V2) (2)
be + V-ing (của V2) (3)

Chú thích:
(1) Khi V2 trong câu chủ động ở hiện tại đơn hoặc tương lai đơn
Ví dụ:
People believe that 13 is an unlucky number. (Mọi người tin rằng 13 là con số
không may mắn.)
 It is believed that 13 is an unlucky number.
13 is believed to be an unlucky number.
(13 được tin là một con số không may mắn.)

(2) Khi V2 trong câu chủ động ở hiện tại hoàn thành, quá khứ đơn hoặc
quá khứ hoàn thành
Ví dụ:
People think he stole his mother’s money. (Mọi người nghĩ anh ta lấy cắp tiền
của mẹ anh ta.)
 It is thought that he stole his mother’s money.
He is thought to have stolen his mother’s money.
(Anh ta được nghĩ rằng đã lấy cắp tiền của mẹ anh ta.)

(3) Khi V2 trong câu chủ động ở hiện tại tiếp diễn, quá khứ tiếp diễn
Ví dụ:
Everybody thinks that he is living in the US now. (Mọi người nghĩ rằng hiện giờ
anh ta đang sống ở Mỹ.)
 It is thought that he is living in the US now.
 He is thought to be living in the US now.
(Anh ta được cho là hiện đang sống ở Mỹ.)

4.3. Câu mệnh lệnh ở bị động


Cấ u trúc
Chủ động V+O
Let + O + be + PII
Bị động
S + should/must + be + PII

Ví dụ:
- Clean the house! (Dọn nhà đi)
 Let the house be cleaned. (Ngôi nhà này nên được dọn dẹp.)
= The house should be cleaned. (Ngôi nhà này nên được dọn dẹp.)
- Don’t throw books away! (Đừng có vứt sách đi!)
 Let not books be thrown away. (Sách không được phép vứt đi.)
= Don't let books be thrown away. (Đừng để sách bị vứt đi.)
= Books mustn’t be thrown away. (Sách không được phép vứt đi.)

4.4. Bị động với các động từ ‘have/get’


Cấ u trúc
Chủ động Have + Sb + V+ St
Get + Sb + to V + St
Bị động Have/Get + St + PII

Chú thích: Sb là dạng viết tắt của ‘somebody’ nghĩa là ‘ai đó’; St là dạng viết tắt của
‘something’ nghĩa là ‘cái gì đó’. Trong cấu trúc trên có thể hiểu ‘have sb V st’ hoặc ‘get
sb to V st’ là ‘bảo/nhờ ai đó làm gì’
Ví dụ:
- She has me write this letter. (Cô ấy nhờ tôi viết lá thư này.)
 She has this letter written by me. (Lá thư này được cô ấy nhờ tôi viết.)
- My father gets me to read this newspaper. (Bố tôi nhờ tôi đọc tờ báo này.)
 My father gets newspaper read by me. (Tờ báo này được bố tôi nhờ tôi đọc.)

4.5. Bi ̣ động với các động từ chỉ giác quan


Các động từ giác quan là các động từ chỉ nhận thức của con người như: see (nhìn),
hear (nghe), watch (xem), look (nhin ̀ ), notice (nhâ ̣n thấ y), ….
Trong những cấ u trúc sau đây, những động từ này đượ c gọi là gọi ‘Vp’
4.5.1. Cấ u trúc: S + Vp + Sb + Ving. (nhìn/xem/nghe… ai đó đang làm gì)
Ai đó chứng kiến người khác làm gì và chỉ thấy 1 phần của hành động hoặc 1 hành
động đang diễn ra bị 1 hành động khác xen vào.
Chủ động S + Vp + Sb + V-ing
Bị động S(sb) + to be + PII (of Vp) + V-ing

Ví dụ:
- He watched them playing football. (Anh ta nhìn thấ y họ đang đá bóng.)
They were watched playing football. (Họ được nhìn thấ y đang đá bóng.)

4.5.2. Cấu trúc : S + Vp + Sb + V. (nhìn/xem/nghe ai đó làm gì)


Ai đó chứng kiến người khác làm gì từ đầu đến cuối.
Chủ động S + Vp + Sb + V
Bị động S(sb) + to be + PII (of Vp) + to + V

Ví dụ:
- I heard her cry. (Tôi nghe thấ y cô ấ y khóc.)
 She was heard to cry. (Cô ấ y được nghe thấ y là đã khóc.)

4.6. Bị động với cấu trúc câu ‘It’s one’s duty to V’


Cấ u trúc
It’s one’s duty + to + V
Chủ động
(nhiệm vụ của ai để làm gì)
Bị động S + to be + supposed + to + V

Ví dụ:
- It is your duty to make tea. (Nhiệm vụ của bạn là pha trà.)
 You are supposed to make tea. (Nhiệm vụ của bạn là pha trà.)
- It was their duty to study Chinese. (Nhiệm vụ của họ là học tiếng Trung.)
 They were supposed to study Chinese. (Nhiệm vụ của họ là học tiếng Trung.)

4.7. Bị động với cấu trúc câu ‘It’s impossible to V’


Cấ u trúc
It’s impossible + to + V + St
Chủ động
(Không thể làm gì)
Bị động S + can’t + be + PII

Ví dụ:
- It is impossible to turn on the TV. (Nó thật là không thể để bật cái ti vi này lên.)
 The TV can’t be turned on. (Cái ti vi không thể bật lên được.)

4.8. Bị động với cấu trúc câu ‘It’s necessary to V’


Cấ u trúc
It is necessary + to + V st
Chủ động
(Cần thiết để làm gì)
Bị động S + should/must + be + PII

Ví dụ:
- It is necessary to finish this project on time. (Nó rất cần thiết để hoàn thành cái dự án
này đúng giờ.)
 This project should/must be finished on time. (Cái dự án này nên được/phải được
hoàn thành đúng thời hạn.)

4.9. Bi ̣ động với động từ ‘need’ (cầ n)


Cấ u trúc
Chủ động Need + to + V
Bị động Need + V-ing/ to be + PII

Ví dụ:
- This exercise needs to be done/ doing. (Bài tập này cầ n được hoàn thành.)
- Your hair needs to be cut/ cutting. (Tóc của bạn cầ n được cắ t.)
Clauses and Sentence Structures
(Mệnh Đề và Cấu Trúc Câu)
1. Các loại mệnh đề trong tiếng Anh
1.1.Định nghĩa
- Mệnh đề là một nhóm từ có chứa ít nhất một chủ từ và một động từ đã chia theo chủ
từ (chia theo ngôi và số).
- Mệnh đề thường được xem là thành phần của câu.
- Một câu có thể gồm 1 hoặc nhiều mệnh đề.

1.2. Phân loại mệnh đề


1.2.1. Mệnh đề độc lập
+ Là mệnh đề có thể đứng một mình như một câu đơn. Ý nghĩa của nó không phụ thuộc
vào một mệnh đề nào khác trong câu.
+ Trong câu có thể có hai hoặc nhiều mệnh đề độc lập, chúng được nối với nhau bằng
các liên từ kết hợp.

Liên từ kết hợp: FANBOYS (For - vì, bởi vì; And - và; Nor - cũng không; But -
nhưng; Or - nếu không thì; Yet - nhưng, tuy nhiên; So - do đó, vì thế)

Ví dụ:
- John thought he had a good chance to get the job, for his father was on the company’s
board of trustees. (John nghĩ rằng anh ta có cơ hội để nhận công việc đó vì bố anh ta làm
trong ban quản trị của công ty.)

- The life in the country is peaceful, and the air here is fresh and pure. (Cuộc sống ở quê
rất yên bình và không khí cũng rất trong lành.)

- I gave him my phone number, but he didn’t contact me. (Tôi đã đưa số điện thoại của
tôi cho anh ta nhưng anh ta không hề liên lạc với tôi.)

+ Nếu trong câu có nhiều mệnh đề có quan hệ chính phụ, mệnh đề độc lập đóng vai trò
là mệnh đề chính.

Ví dụ:
When I came, she was listening to music. (Khi tôi đến cô ấy đang nghe nhạc.)

1.2.2. Mệnh đề phụ thuộc


+ Là mệnh đề không thể đứng một mình để tạo thành câu đơn có nghĩa.
+ Nó luôn đứng trong câu có nhiều mệnh đề và ý nghĩa của nó phụ thuộc vào mệnh đề
chính trong câu.

Ví dụ:
- When he won the lottery, he decided to buy a new car. (Khi anh ấy thắng xổ số, anh ấy
đã mua một chiếc ô tô mới.)
- The girl who is talking to Tom is his girlfriend. (Cô gái người mà đang nói chuyện với
Tom là bạn gái của anh ấy.)

Các loại mệnh đề phụ thuộc:


+ Mệnh đề danh ngữ : Tìm hiểu bài 27
+ Mệnh đề tính ngữ/mệnh đề quan hệ: Tìm hiểu bài 28
+ Mệnh đề trạng ngữ: Tìm hiểu bài 29
2. Cấu trúc câu
2.1. Câu đơn
Câu đơn là câu chỉ có duy nhất 1 mệnh đề độc lập trong câu (chỉ có một chủ ngữ và một
động từ).

Ví dụ:
- She is a teacher. (Cô ấy là một giáo viên.)
- They work in a well-known company. (Họ làm việc trong một công ty rất nổi tiếng.)

2.2. Câu ghép


Câu ghép là câu gồm hai hay nhiều mệnh đề độc lập được nối với nhau bởi các liên từ
kết hợp như: FANBOYS (for, and, nor, but, or, yet, so) hoặc dấu chấm phẩy (;), hoặc
trạng từ nối ‘however, therefore’ và dấu (;)

Ví dụ:
- She is nice and she is also beautiful. (Cô ấy tốt và cô ấy cũng xinh nữa.)

- The company had an excellent year, so they gave everyone a bonus. (Công ty năm nay
làm ăn rất tốt vì vậy công ty đã thưởng cho tất cả mọi người.)

- Tom likes reading novels; however, his brother likes reading short stories. (Tom thích
đọc tiểu thuyết nhưng anh trai anh ta lại thích đọc truyện ngắn.)

2.3. Câu phức


Câu phức là câu gồm ít nhất một mệnh đề chính và một mệnh đề phụ. Các mệnh đề
được nối với nhau bởi các liên từ phụ thuộc: which, who, although, despite, if, since …
Ví dụ:
- Although he tried really hard, he failed to finish his work on time.
Mệnh đề phụ Mệnh đề chính
(Mặc dù anh ấy cố gắng rất nhiều, anh ấy vẫn không hoàn thành bài tập đúng hạn.)

- Whenever she overeats, she gets a stomachache.


Mệnh đề phụ Mệnh đề chính
(Bất cứ khi nào ăn quá nhiều, cô ấy sẽ bị đau dạ dày.)
2.4. Câu ghép phức hợp
Câu ghép phức hợp là một câu gồm ít nhất 2 mệnh đề độc lập (mệnh đề chính) và ít
nhất một mệnh đề phụ. Những mệnh đề này được liên kết với nhau bởi các liên từ độc
lập như ‘but, so, and,…’ và liên từ phụ thuộc như ‘who, because, although,…’

Ví dụ:
- John, who visited us last month, won the lottery ticket, and he took a short vacation.
Mệnh đề phụ thuộc liên từ độc lập

Mệnh đề độc lập Mệnh đề độc lập


(John, người mà thăm chúng ta tháng trước, thắng sổ xố và anh ta đã có một kì nghỉ
ngắn.)
Nominal Clause (Mê ̣nh Đề Danh Ngữ)
1. Định nghĩa mệnh đề danh ngữ
- Mệnh đề danh ngữ là một mệnh đề phụ đóng vai trò như một danh từ trong câu.
Trong câu, danh từ có thể làm nhiệm vụ gì thì mệnh đề danh ngữ cũng có thể làm
nhiệm vụ đó.
- Mệnh đề danh ngữ không thể tách khỏi mệnh đề chin ́ h để đứng độc lập như một câu-
2. Đặc điểm của mê ̣nh đề danh ngữ
Mệnh đề danh ngữ thường bắ t đầ u bằ ng:
- that: là, sự thật là
- các từ để hỏi lấ y thông tin (Wh-words): what (ever), when (ever), where
(ever), who (ever), why, how, whose, whom (ever)…
- whether, if: liệu có hay không

Hình thức của mệnh đề danh ngữ: Wh-words/that/whether/if + S + V hoặc Wh-


words/that/whether/if + V
+ Lưu ý:
Khi dùng “whether” ta có thể thêm “or not”.
Ví dụ:
I don’t know whether she knows me or not.
= I don’t know whether she knows me.
(Tôi không biế t liệu cô ta có biế t tôi hay không.)
3. Chức năng của mê ̣nh đề danh ngữ
3.1. Làm chủ ngữ trong câu
Ví dụ:
- That he loves her makes me sad. (Việc anh ấ y yêu cô ta làm tôi buồ n.)
- What you did is well-done. (Những gì bạn đã làm rấ t tố t.)
- Where she lives is a secret. (Nơi cô ấy ở là một bí mật.)

3.2. Làm tân ngữ của động từ


Ví dụ:
- He knows what he should do to improve his language. (Anh ấ y biế t anh ấ y
nên làm gì để cải thiện ngôn ngữ của mình.)Ví dụ:
- Could you tell me where I can buy a bag? (Anh có thể cho tôi biế t tôi có thể
mua 1 cái túi ở đâu không?)

3.3. Làm tân ngữ cho giới từ


Ví dụ:
- I’m interested in what my teacher is speaking. (Tôi hứng thú với những gì cô
giáo tôi đang nói.)
- They are excited about how I can cook that dish in just 30 minutes. (Họ rất
hào hứng về cách mà tôi có thể nấu món ăn đó chỉ trong 30 phút.)

3.4. Bổ ngữ cho chủ ngữ


Ví dụ:
- The topic is what we should do to protect the environment. (Chủ đề là
chúng ta nên làm gì để bảo vệ môi trường.)
- What makes me happy is that you pass your exam. (Điề u làm mẹ vui là con
đã vượt qua kì thi.)

3.5. Bổ ngữ cho tin ́ h từ


Ví dụ:
She is sad that she cannot speak English. (Cô ấ y buồ n rằ ng cô ấ y không nói
được Tiế ng Anh.)
4. Rút gọn mê ̣nh đề danh ngữ
4.1. Rút gọn dùng ‘to-V’
Mệnh đề danh ngữ có thể rút gọn trong trường hợ p nó là mê ̣nh đề làm tân ngữ trong
câu và mê ̣nh đề chính và mê ̣nh đề danh ngữ phải có chung chủ ngữ.
Khi đó mệnh đề danh ngữ đượ c rút gọn thành:
Wh-words/That/If/Whether + to V

Ví dụ:
- She doesn’t know whether she will continue or stop.
= She doesn’t know whether to continue or stop.
(Cô ấ y không biế t liệu cô ấ y nên tiế p tục hay dừng lại.)
- Could you tell me when I should come back here?
= Could you tell me when to come back here?
(Bạn có thể cho tôi biế t khi nào tôi nên quay lại đây không?)

4.2. Rút gọn dùng ‘V-ing’ (chỉ áp dụng được với các động từ V1 được theo sau bởi V-
ing)
Mệnh đề danh ngữ thường bắt đầu bởi ‘that’. Khi đó mệnh đề danh ngữ được rút
gọn thành:
S + V1 + V-ing
Ví dụ:
Tom admitted that he had problems at school.
Tom admitted having problems at school.
Adjective Clause - Relative Clause
(Mệnh Đề Tính Ngữ - Mệnh Đề Quan Hệ)
1. Định nghĩa mệnh đề tính ngữ ( mệnh đề quan hệ )
Mệnh đề tính ngữ (mệnh đề quan hệ) giữ chức năng như một tính từ, dùng để bổ nghĩa
cho danh từ, và được đặt ngay sau danh từ.
2. Đặc điểm mệnh đề tính ngữ ( mệnh đề quan hệ )
Mệnh đề tính ngữ thường bắt đầu bằng một đại từ quan hệ: who, whom, whose, which,
that hoặc một trạng từ quan hệ: when, where, why.

Ví dụ:
- The boy who is talking to Jim is my cousin. (Cậu bé người mà đang nói chuyện với Jim
là anh họ tôi.)
- Tom, whom we met yesterday, comes from the US. (Tom, người mà chúng ta gặp ngày
hôm qua, đến từ nước Mỹ.)
3. Phân loại mệnh đề tính ngữ/ mệnh đề quan hệ
Mệnh đề quan hệ xác định/giới hạn Mệnh đề quan hệ không xác
(Defining relative clauses) định/không giới hạn
(Non-defining relative clauses)
- Đây là loại mệnh đề cần thiết vì nó - Đây là loại mệnh đề bổ sung thêm
cung cấp thông tin, xác định cho thông tin cho danh từ đứng trước nó, tuy
danh từ đứng trước nó, không có nó nhiên thông tin này không quan trọng,
Định
câu sẽ không đủ nghĩa. không có nó câu vẫn đủ nghĩa.
nghĩa
- Trước danh từ thường có ‘the’ - Trước danh từ thường có: ‘this, that,
these, those, my, his’ ... hoặc danh từ là
tên riêng
- The man who keeps the school - That man, whom you saw yesterday, is
library is Mr. Green. (Người đàn ông Mr. Pike. (Người đàn ông đó, người mà
người mà trông thư viện trường là bạn nhìn thấy ngày hôm qua là ông
ông Green.) Pike.)
Ví dụ Nếu ta bỏ mệnh đề quan hệ who đi, Nếu ta bỏ mệnh đề quan hệ whom đi,
thì câu chỉ còn là ‘Người đàn ông là câu vẫn có nghĩa là ‘Người đàn ông đó
ông Green.’ – câu không rõ nghĩa vì là ông Pike.’ – câu vẫn đầy đủ nghĩa.
ta không hiểu ‘người đàn ông’ là
người nào.
- Không dùng dấu phẩy trong mệnh - Mệnh đề quan hệ không xác định được
đề quan hệ xác định. tách khỏi mệnh đề chính bằng dấu phẩy.

- Có thể thay thế các đại từ quan - Ta không dùng THAT trong mệnh đề
hệ ‘who, whom, which’ bằng ‘that’ quan hệ không xác định.
VD: Do you see the cat which/that is VD: - Ms. Brown, who/whom we studied
lying on the roof? (Bạn có thấy con English with, is a very nice teacher.
mèo đang nằm trên mái nhà không?) Ms. Brown, that we studied English with,
Lưu ý is a very nice teacher.
- Các đại từ quan hệ ‘who, whom,
which, that’ làm tân ngữ trong MĐQH
xác định (sau nó là danh từ/đại từ làm
chủ ngữ)có thể lược bỏ
VD: The expensive car (which/that) I
bought last month has broken
down.(Chiếc xe hơi đắt tiền mà tôi
mua tháng trước đã hỏng rồi.)

4. Các đại từ quan hệ và trạng từ quan hệ

4.1.WHO: Đại từ quan hệ chỉ người, làm chủ ngữ hoặc tân ngữ trong mệnh đề quan hệ

Ví dụ:
The people who live around my house are very friendly. (Mọi người sống ở quanh nhà tôi
rất thân thiện.)

4.2. WHOM: Đại từ quan hệ chỉ người, làm tân ngữ trong mệnh đề quan hệ

Ví dụ:
- Mary fell in love with the man whom she met at the party yesterday. (Mary đã phải lòng
chàng trai người mà cô ấy gặp ở bữa tiệc ngày hôm qua.)

4.3. WHICH: Đại từ quan hệ chỉ vật (đồ vật, con vật, sự vật), làm chủ ngữ hoặc tân ngữ.

Ví dụ:
- The dress which she bought yesterday is very expensive.( Cái váy mà cô ấy mua ngày
hôm qua rất đắt.)
- The cat which I love so much was stolen. (Con mèo mà tôi rất thích bị mất rồi.)

4.4. THAT: Đại từ quan hệ chỉ người hoặc vật, có thể thay thế
cho who/whom/which trong mệnh đề quan hệ xác định, làm chủ ngữ hoặc tân ngữ.
Ví dụ:
- I don’t like the TV that you bought yesterday. (Tôi không thích cái ti vi cái mà bạn mua
ngày hôm qua.)
- The university that she likes is very famous. (Trường đại học mà cô ấy thích rất nổi
tiếng.)

4.5. WHOSE: Đại từ quan hệ chỉ sự sở hữu, thay thế cho một tính từ sở hữu làm chủ
ngữ hoặc tân ngữ.

Ví dụ:
- Do you know the boy whose mother is a nurse? (Bạn có biết cậu bé mà mẹ cậu ta là y
tá không?)
- The table whose leg broke is 20 years old. (Cái bàn cái mà chân của nó bị gãy đã 20
năm rồi.)

4.6. WHEN (= on/in which): Trạng từ quan hệ chỉ thời gian, đứng sau danh từ chỉ thời
gian, bổ nghĩa cho danh từ đó. Đôi khi có thể thay when bằng on/in which tùy vào danh
từ phía trước mà nó bổ nghĩa.

Ví dụ:
I still remember the day when we first met each other. (Anh vẫn nhớ ngày đầu tiên mà
chúng ta gặp nhau.)

4.7. WHERE (= at/in which): Trạng từ quan hệ chỉ địa điểm, đứng sau danh từ chỉ nơi
chốn và bổ nghĩa cho danh từ đó.

Ví dụ:
London is the city where/in which I want to visit. (Luân Đôn là thành phố mà tôi muốn đến
thăm.)

4.8. WHY (= for which): Trạng từ quan hệ chỉ nguyên nhân, thường theo sau bổ nghĩa
cho danh từ ‘the reason’.

Ví dụ:
That is the reason why I decided to get married to him. (Đó là lí do vì sao mà tôi quyết
định cưới anh ấy.)
5. Cách rút gọn mệnh đề quan hệ
5.1. Các mệnh đề quan hệ với ‘who, which, that’ làm chủ ngữ có thể được rút gọn
bằng một phân từ.

 MĐQH ở dạng chủ động  V-ing


Ví dụ:
- The man who is waiting for you outside is very handsome.
The man waiting for you outside is very handsome.
(Người đàn ông mà đang đợi bạn ở ngoài rất đẹp trai.)

 MĐQH ở dạng bị động  V-ed


Ví dụ:
- The car which was left in front of our house last night belongs to my neighbour.
The car left in front of our house last night belongs to my neighbour.
(Cái ô tô mà được để trước nhà chúng tôi tối qua là của nhà hàng xóm tôi.)

5.2. Rút gọn bằng dạng ‘to-V’

+ Khi danh từ đứng trước có các chữ sau: only, last, first, second…

Ví dụ:
She is the only one who can help you.
She is the only one to help you.
(Cô ấy là người duy nhất có thể giúp bạn.)

+ Khi V là ‘have’
Ví dụ:
I have a lot of work that I need to do.
I have a lot of work to do.
(Tôi có rất nhiều việc để làm.)

Chú ý:
+ Chủ ngữ của hai mệnh đề khác nhau  thêm cụm ‘for sbd’ trước to V

Ví dụ:
We have some books that the children can read.
We have some books for the children to read.
(Chúng tôi có vài quyển sách cho bọn trẻ đọc.)

+ Trước đại từ quan hệ có giới từ  đưa giới từ xuống cuối câu

Ví dụ:
We have a hook on which we can hang our coats.
We have a hook to hang our coats on.
(Chúng tôi có một cái móc để treo áo choàng.)

+ Khi đầu câu có ‘Here/There’


Ví dụ:
There are 6 letters which have to be written today.
There are 6 letters to be written today.
(Có 6 chữ cái được viết ngày hôm nay.)

5.3. Khi mệnh đề quan hệ có dạng S (who/which) + be + Noun/ Noun Phrase/ Prep
Phrase  bỏ who/which + be

Ví dụ:
Do you like the book which is on the table?
 Do you like the book on the table?
(Bạn có thích cuốn sách ở trên bàn không?)
Adverbial Clause
(Mê ̣nh Đề Trạng Ngữ)
1. Định nghĩa mênh đề trạng ngữ
Mệnh đề trạng ngữ là mệnh đề có chức năng ngữ pháp của một trạng ngữ (bổ nghiã
cho một mệnh đề khác). Các mệnh đề trạng ngữ thường đượ c gọi là mệnh đề phụ (là
những mệnh đề không diễn tả đượ c một ý trọn vẹn và không thể đứng độc lập.)
Ví dụ:
When I finish studying, I will go abroad. (Khi tôi học xong, tôi sẽ ra nước ngoài.)
Nếu chỉ để mệnh đề trạng ngữ ‘When I finish studying’, thì câu sẽ không rõ nghĩa.
2. Phân loại mệnh đề trạng ngữ
2.1. Mê ̣nh đề trạng ngữ chỉ thời gian
Mệnh đề trạng ngữ chỉ thời gian thường bắ t đầ u bằ ng các từ:
Once (Một khi) Once you understand this problem, you will find no difficulty.
(Một khi bạn hiể u được vấ n đề này, bạn sẽ không thấ y nó khó
nữa.)
When (Khi) When she comes back, she will buy food.
(Khi cô ấ y về , cô ấ y sẽ mua thức ăn.)

As soon as (Ngay sau As soon as I finish the homework, I will go to sleep.


khi) (Ngay sau khi làm xong bài tập, tôi sẽ đi ngủ.)

While (Khi/Trong khi) While I was in China, I went out a lot.


(Khi tôi ở Trung Quố c, tôi đi chơi rấ t nhiề u.)

́ h cho
By the time (Tin By the time I came home, everyone had slept.
tới lúc) (Tính cho tới khi tôi về tới nhà, mọi người đã đi ngủ hế t rồ i.)

As (Khi) Someone called me as I was taking bath.


(Ai đó đã gọi tôi khi tôi đang tắ m.)

Since (Từ khi) I have lived here since I was 10 years old.
(Tôi số ng ở đây từ khi tôi 10 tuổ i.)

Before (Trước khi) She had known the truth before I told her.
(Cô ấ y đã biế t sự thật trước khi tôi nói cho cô ấ y.)

After (Sau khi) He came after the train had left.


(Anh ấ y tới sau khi con tàu rời đi.)

Till/Until (Cho tới khi) I will stay here till/until he comes back.
(Tôi sẽ ở lại đây cho tới khi anh ấ y quay lại.)

During + N/V- During my stay, I find him very naughty.


ing (Trong suôt) (Trong suố t thời gian tôi ở đây, tôi thấ y cậu bé rấ t nghich.)
̣

Just as (Ngay khi) Just as he entered the house, he saw a thief.


(Ngay khi bước vào nhà, anh ta nhìn thấ y một tên trộm.)

Whenever (Bấ t cứ khi Whenever you are free, we will practice speaking English.
nào) (Bấ t cứ khi nào bạn rảnh, chúng ta sẽ thực hành nói Tiế ng Anh.)

No sooner …. than …. No sooner had he gone out than he came back.


(Vừa mới…. thì đã…) (Anh ta vừa mới ra ngoài thì đã đi về .)

Hardly/Scarcely … Hardly/Scarcely had she had a shower when the phone rang.
when …. (Cô ấ y vừa mới đi tắ m thì điện thoại reo.)
(Vừa mới …thì đã…)

2.2. Mê ̣nh đề trạng ngữ chỉ nơi chố n


Where (Ở đâu) I like to go where you like.
(Anh sẽ đi nơi mà em muố n.)
Anywhere (Bấ t cứ đâu) I do not like to go anywhere there is a swimming pool.
(Tôi không thích đi bấ t cứ nơi nào mà có bể bơi.)

Wherever (Bấ t cứ đâu) You can sit wherever you like.
(Bạn có thể ngồ i bấ t cứ chỗ nào bạn thích.)

Everywhere (tất cả mọi I want to shop everywhere there is sale.


nơi) (Tôi muố n mua hàng ở tất cả những nơi có giảm giá.)

2.3. Mê ̣nh đề trạng ngữ chỉ cách thức


- As/ Just as: như là/ giố ng như là
Ví dụ:
He loves flowers as/just as women love. (Anh ấ y thích hoa cũng như phụ nữ thích hoa
vậy.)

- As if/As though: như thể là


+ Điề u kiê ̣n có thật: As if/As though + S + V (hiện tại)
It looks as if/as though it is going to rain. (Trông như thể là trời sắ p mưa.)
+ Điề u kiê ̣n không có thật ở hiê ̣n tại: As if/As though + S + Were/V (quá khứ)
He dresses as if/as though it were in winter even in the summer.
(Anh ta mặc cứ như là mùa đông dù đang là mùa hè.)
+ Điề u kiê ̣n không có thật ở quá khứ: As if/As though + S + had + PII
He looked as if/as though he had collected the money.
(Anh ta nhìn cứ như thể là anh ta bắ t được tiề n.)

2.4. Mê ̣nh đề trạng ngữ chỉ nguyên nhân


- Because/Since/As: vì
Because/since/as he is tired, he stays at home. (Vì anh ấ y mệt, anh ấ y ở nhà.)
- Now that/ In that/Seeing that: vì rằ ng
Now that I am in a foreign country, I visit my home once a year.
(Vì rằ ng giờ tôi đang ở nước ngoài, tôi thăm nhà chỉ một lầ n một năm.)
- On account of the fact that/ because of the fact that/ due to the fact that: vì sự
thật là/ vì thự c tế là
On account of the fact that his leg is broken, he cannot play football.
(Vì thực tế là chân anh ta bi ̣ gãy, anh ấ y không thể chơi đá bóng.)
- For: vì
They cannot go out, for it rains heavily. (Họ không thể ra ngoài vì trời mưa to.)

2.5. Mê ̣nh đề trạng ngữ chỉ kế t quả


- So + Adj/Adv + that: quá ……đế n nỗi mà…
So + many/much/ (a) few/ (a) little + N + that
Ví dụ:
- He is so intelligent that he can do all the difficult exercises. (Anh ấ y giỏi tới mức mà
anh ấ y có thể làm được tấ t cả những bài tập khó.)
- There are so many students that there are not enough chairs. (Có nhiề u học sinh tới
mức mà không có đủ ghế để ngồ i.)

- Such + (a/an) + Adj + N + that: quá ….đế n nỗi mà…


It was such a cold day that I just want to stay at home. (Trời lạnh đế n nỗi mà tôi chỉ
muố n ở nhà.)

- So: vì vậy


I do not have any money, so I cannot buy a television. (Tôi không có tiề n vì vậy tôi
không thể mua được một cái ti vi.)
- Therefore/Consequently/As a result/As a consequence/With the result that: vì
vậy
I got up late, with the result that I missed my bus. (Tôi dậy muộn vì vậy tôi bi ̣ lỡ xe buýt.)
+ Lưu ý: Với các trạng từ chỉ kế t quả ‘Therefore/Consequently/As a result/ As a
consequence’, ta dùng giữa dấ u chấ m phẩy (;) và dấu phẩy (,) hoặc đứng đầ u câu rồ i
dùng dấ y phẩy (,).
She is not a good student; therefore, she cannot get good marks. (Cô ấ y không phải
học sinh giỏi vì vậy có ấ y không có nhiề u điể m tố t.)

2.6. Mê ̣nh đề trạng ngữ chỉ mục đić h


- So that/ in order that/ in case/ for fear that: để mà, trong trường hợp, phòng khi
He learns English so that he can get a better job. (Anh ấ y học Tiế ng Anh để mà anh ấ y
có thể kiế m được công việc tố t.)
+ Lưu ý: Nế u chủ ngữ của cả hai mệnh đề giố ng nhau, ta có thể giản lượ c:
So as (not) to/In order (not) to/ (not) to + V
Ví dụ:
- He works hard so that he can buy a new house.
= He works hard so as to/in order to/to buy a new house.
(Anh ấ y làm việc chăm chỉ để mà anh ấ y có thể mua được một ngôi nhà mới.)
- You had better take an umbrella in case it might rain.
(Cậu nên cầm theo 1 chiếc ô phòng khi trời có thể mưa.)

2.7. Mê ̣nh đề trạng ngữ chỉ sự nhượng bộ


- Though/Even though/ Although: mặc dù
Although he is tired, he goes to work. (Mặc dù anh ấ y mệt, anh ấ y vẫn đi làm.)
Although she is a beautiful girl, no one loves her.
(Mặc dù cô ấ y rấ t xinh, không ai yêu cô ấy.)

- In spite of the fact that /In spite of + V-ing/N: mặc dù


In spite of the fact that his leg is broken, he goes out. (Mặc dù chân anh ấ y bi ̣ gãy, anh
ấ y vẫn đi chơi.)

- Despite the fact that/ Despite of + V-ing/N: mặc dù


Despite of the fact that it is raining, they play soccer. (Mặc dù trời mưa, họ vẫn đá
bóng.)

- Adj/Adv + As/Though + S + V: mặc dù


Carefully as/though he drives, he has an accident. (Mặc dù anh ta lái xe cẩ n thận, anh
ấ y vẫn gặp tai nạn.)

- No matter + what/who/when/where/why/how (+adj/adv) + S + V: mặc dù, bất kể


Whatever/ whoever/ whenever/ wherever/ however + S + V: mặc dù, bất kể
- No matter who you are, I love you. (Cho dù em là ai, anh cũng vẫn yêu em.)
- Whatever you said, I believe you. (Cho dù em nói gì, anh cũng tin em.)

2.8. Mê ̣nh đề trạng ngữ chỉ sự tương phản


- While/ Whereas: trong khi
Many people like pork, while/whereas others do not. (Có rấ t nhiề u người thích thiṭ lợn
trong khi nhiề u người lại không.)

2.9. Mê ̣nh đề trạng ngữ chỉ sự so sánh


- So sánh bằ ng: As + adj/adv + as
He is as tall as his brother. (Anh ấy cao như anh trai anh ấy.)
- So sánh hơn kém:
+ Tính từ ngắ n: short Adj/Adv + er + than
Today is colder than yesterday. (Hôm nay lạnh hơn hôm qua.)
+Tính từ dài: more/less + long Adj/Adv + than
This watch is more expensive than that one. (Chiếc đồng hồ này đắt hơn chiếc đồng hồ
kia)
- So sánh hơn nhấ t: the most/least + Adj/Adv
My father drives the most carefully in my family. (Bố tôi lái xe cẩn thận nhất trong gia
đình tôi)

2.10. Mê ̣nh đề trạng ngữ chỉ điể u kiê ̣n


Bắt đầu bằng: if, unless, as/so long as

Ví dụ:
- If you don’t come, I will go without you. (Nếu bạn không đến, tôi sẽ đi.)
- Unless you learn hard, you can’t pass your exam. (Nếu bạn không học chăm chỉ, bạn
sẽ không vượt qua kì thi được.)
- As long as you are hardworking, you will finish it. (Miễn là bạn chăm chỉ, bạn sẽ hoàn
thành nó.
Conjunctions (Liên Từ)
1. Định nghĩa liên từ
Liên từ là các từ dùng để nối các từ loại, cụm từ hay mệnh đề trong câu.
2. Phân loại liên từ
2.1. Liên từ kết hợp
- Liên từ kết hợp dùng để nối các từ, cụm từ cùng loại hoặc những mệnh đề ngang
hàng nhau (tính từ với tính từ, danh từ với danh từ …).
- Các liên từ kết hợp có thể là:
I love trees and flowers. (Tôi yêu cây và hoa.)
And (và)
But (nhưng)
She is very rich but mean. (Cô ấy rất giàu nhưng keo kiệt.)

She works hard, so she deserves it. (Cô ấy làm việc chăm chỉ vì vậy
So (vì vậy)
cô ấy xứng đáng điều đó.)

Nor (cũng I don’t like banana nor orange. (Tôi không thích chuối mà cũng không
không) thích cam.)

You can go there by bike or by bus. (Bạn có thế đến đó bằng xe đạp
Or (hoặc)
hoặc xe buýt.)

Yet (tuy She said she didn’t love him, yet he still loved her. (Cô ấy nói rằng cô
nhiên) ấy không yêu anh ta tuy nhiên anh ta vẫn yêu cô ấy.)

She cannot go shopping, for it is raining. (Cô ấy không thể ra ngoài


For (vì)
mua sắm vì trời đang mưa.)

+ Lưu ý: Khi các liên từ nối hai mệnh đề trong một câu, ta cần thêm dấu phẩy (,) sau
mệnh đề thứ nhất trước liên từ.
He loves watching films, but his mother hates it. (Anh ấy thích xem phim nhưng mẹ anh
ta thì ghét.)

2.2. Tương liên từ


- Một vài liên từ thường kết hợp với các từ khác để tạo thành các tương liên từ. Chúng
thường được sử dụng theo cặp để liên kết các cụm từ hoặc mệnh đề có chức năng
tương đương nhau về mặt ngữ pháp.
- Các tương liên từ có thể là :
Not only …..but I like playing not only volleyball but also basketball. (Tôi thích
also Không chỉ chơi không chỉ bóng chuyền mà cả bóng rổ nữa.)
…..mà còn
Not .... but The winner is not Tom but Peter. (Người chiến thằng không
không phải ..... mà là phải Tom mà là Peter.
....
As .... as She is as beautiful as her mother. (Cô ấy cũng đẹp như mẹ
như cô ấy.)
Both ….and Both my parents and I like travelling. (Cả bố mẹ tôi và tôi đều
cả … và thích đi du lịch.)
Either …..or I want either a sandwich or a pizza. (Tôi muốn một chiếc
hoặc ….hoặc sandwich hoặc một chiếc pizza.)
Neither ….nor He drinks neither wine nor beer. (Anh ấy không uống rượu
không ….cũng không cũng không uống bia.)
Whether ….Or I haven’t decided whether to go abroad to study or stay at
liệu có ….hay không home. (Tôi vẫn chưa quyết định có đi học ở nước ngoài hay
ở nhà.)
No sooner No sooner had they gone out than it rained heavily. (Họ vừa
….than vừa mới mới ra ngoài thì trời mưa.)
….thì đã
Hardly/Scarcely Hardly/Scarcely had I received the bachelor degree when I
….when was employed. (Tôi vừa mới nhận được bằng đại học thì tôi
vừa mới….thì đã đã được tuyển dụng.)

2.3. Liên từ phụ thuộc


- Liên từ phụ thuộc dùng để kết nối các từ, cụm từ hoặc mệnh đề có chức năng khác
nhau - mệnh đề phụ với mệnh đề chính trong câu.
- Liên từ phụ thuộc thường đứng đầ u mệnh đề phụ thuộc.

2.3.1. Liên từ chỉ thời gian


- Các liên từ chỉ thời gian có thể là:
Once Once you understand this problem, you will find no difficulty.
(Một khi) (Một khi bạn hiể u được vấ n đề này, bạn sẽ không thấ y nó khó
nữa.)
When When she comes back, she will buy food.
(Khi) (Khi cô ấ y về , cô ấ y sẽ mua thức ăn.)
As soon as As soon as I finish the homework, I will go to sleep.
(Ngay sau khi) (Ngay sau khi làm xong bài tập, tôi sẽ đi ngủ.)
While While I was in China, I went out a lot.
(Khi/Trong khi) (Khi tôi ở Trung Quố c, tôi đi chơi rấ t nhiề u.)
By the time By the time I came home, everyone had slept.
(Tính cho tới lúc) (Khi tôi về tới nhà, mọi người đã đi ngủ hế t rồ i.)
As Someone called me as I was taking a bath.
(Khi) (Ai đó đã gọi tôi khi tôi đang tắ m.)
Since I have lived here since I was 10 years old.
(Từ khi) (Tôi số ng ở đây từ khi tôi 10 tuổ i.)
Before She had known the truth before I told her.
(Trước khi) (Cô ấ y đã biế t sự thật trước khi tôi nói cho cô ấ y.)
After He came after the train had left.
(Sau khi) (Anh ấ y tới sau khi chuyến tàu rời đi.)
Till/Until I will stay here till/until he comes back.
(Cho tới khi) (Tôi sẽ ở lại đây cho tới khi anh ấ y quay lại.)
During +N/V- During my stay, I find him very naughty.
ing (Trong suôt) (Trong suố t thời gian tôi ở đây, tôi thấ y thằng bé rấ t nghich.)
̣
Just as Just as he entered the house, he saw a thief.
(Ngay khi) (Ngay khi bước vào nhà, anh ta nhìn thấ y một tên trộm.)
Whenever Whenever you are free, we will practice speaking English.
(Bấ t cứ khi nào) (Bấ t cứ khi nào bạn rảnh, chúng ta sẽ thực hành nói Tiế ng Anh.)
No sooner ….than …. No sooner had she gone out than he came.
(Vừa mới…. thì đã…) (Cô ấy vừa đi ra ngoài thì anh ta tới.)
Hardly/Scarcely … Hardly/Scarcely had she had a shower when the phone rang.
when …. (Cô ấ y vừa mới đi tắ m thì điện thoại reo.)
(Vừa mới …thì đã…)

2.3.2. Liên từ chỉ nơi chốn


Where I don’t know where she lives.
(Ở đâu) (Tôi không biết cô ấy sống ở đâu.)

Anywhere I can go anywhere you like.


(Bấ t cứ đâu) (Tôi có thể tới bất cứ nơi nào bạn muốn.)
Wherever You can sit wherever you like.
(Bấ t cứ đâu) (Bạn có thể ngồ i bấ t cứ chỗ nào bạn thích.)

2.3.3. Liên từ chỉ cách thức


- As/ Just as: như là/ giố ng như là
Ví dụ:
He loves flowers as/just as women love. (Anh ấ y thích hoa cũng như là phụ nữ thích
hoa vậy.)
- As if/As though: như thể là
Ví dụ:
He dresses as if/as though it were in winter even in the summer.
(Anh ta mặc cứ như là mùa đông dù đang là mùa hè.)

2.3.4. Liên từ chỉ lý do


- Because/Since/As: vì
- Now that/ In that/Seeing that: vì rằ ng + S+V
- For: vì
Ví dụ:
- Now that I am in a foreign country, I visit my home once a year. (Vì rằ ng giờ tôi đang ở
nước ngoài, tôi chỉ về thăm nhà được 1 năm 1 lần.)
- Because/since/as he is tired, he stays at home. (Vì anh ấ y mệt, anh ấ y ở nhà.)
- They cannot go out, for it rains heavily. (Họ không thể ra ngoài vì trời mưa to.)

+ Ngoài ra, ta còn có các liên từ có cách diễn đạt khác như:
- Because of/ Due to/ On account of + V-ing/N:
Ví dụ:
- Because of being tired, he didn’t go to the school. (Vì bị mệt, anh ta không đi học.)
- On account of a storm, the show is postponed. (Vì có bão, chương trình bị hoãn lại.)

2.3.5. Liên từ chỉ kết quả


- So + Adj/Adv + that: quá ……đế n nỗi mà
So + many/much/ (a) few/(a) little + N + that:
Ví dụ:
- He is so intelligent that he can do all the difficult exercises.(Anh ấ y giỏi tới mức mà anh
ấ y có thể làm được tấ t cả những bài tập khó.)
- There are so many students that there are not enough chairs. (Có nhiề u học sinh tới
mức mà không có đủ ghế để ngồ i.)

- Such + (a/an) + Adj + N + that: quá ….đế n nỗi mà


It was such a cold day that I just want to stay at home. (Trời lạnh đế n nỗi mà tôi chỉ
muố n ở nhà.)

- So: vì vậy


I don’t have any money, so I cannot buy a television. (Tôi không có tiề n vì vậy tôi không
thể mua được một cái ti vi.)

Một số trạng từ liên kết hay dùng với nghĩa tương tự:
- Therefore/Consequently/As a result/ As a consequence/ With the result that: vì
vậy
I got up late, with the result that I missed my bus. (Tôi dậy muộn vì vậy tôi bi ̣ lỡ xe buýt.)

2.3.6. Liên từ chỉ mục đích


- So that/ In order that: để mà
He learns English so that he can get a better job. (Anh ấ y học Tiế ng Anh để anh ấ y có
thể kiế m được công việc tố t.)
Lưu ý: Ngoài ra ta còn có thể dùng cấ u trúc
So as (not) to / In order (not) to/ (not) to + V
He works hard so that he can buy a new house.
= He works hard so as to/in order to/to buy a new house.
(Anh ấ y làm việc chăm chỉ để anh ấ y có thể mua được một ngôi nhà mới.)

2.3.7. Liên từ chỉ sự nhượng bộ


- Though/Even though/ Although + S + V: mặc dù
Although he is tired, he goes to work. (Mặc dù anh ấ y mệt, anh ấ y vẫn đi làm.)
Although she is a beautiful girl, no one loves her. (Mặc dù cô ấ y rấ t xinh, không ai yêu
cô ấy.)

- In spite of/Despite + Ving/N: mặc dù


In spite of his broken leg, he goes out. (Mặc dù chân anh ấ y bi ̣ gãy, anh ấ y vẫn đi chơi.)
Despite raining, they play soccer. (Mặc dù trời mưa, họ vẫn đá bóng.)

2.3.8. Liên từ chỉ sự tương phản


-While/ Whereas: trong khi
Many people like meat, while/whereas others do not. (Có rấ t nhiề u người thích thiṭ lợn
trong khi nhiề u người lại không.)

2.3.9. Liên từ chỉ điề u kiê ̣n


Tham khảo bài 17 về câu điều kiện hoặc bài 29 về mệnh đề trạng ngữ

2.3.10. Liên từ chỉ so sánh


- as….as: giống như
She sings as beautifully as her mother. (Cô ấy hát hay như mẹ cô ấy.)
- than: so với
He runs faster than his friend. (Anh ấy chạy nhanh hơn bạn của anh ấy)
This watch is more expensive than that one. (Chiếc đồng hồ này đắt hơn chiếc đồng hồ
kia.)

Chú ý:
Ngoài liên từ, chúng ta cũng có thể dùng các trạng từ liên kết để nối các mệnh đề
với nhau:
- Besides: bên cạnh đó
- Consequently: do đó
- Furthermore/Moreover: hơn nữa, vả lại
- Hence: do đó
- However/nevertheless/yet: tuy nhiên
- Therefore/thus: vì thế
- On the other hand: mặt khác
Prepositions (Giới Từ)
1. Định nghĩa giới từ
Giới từ là từ chỉ sự liên quan giữa các từ loại trong cụm từ, trong câu. Những từ loại
thường đi sau giới từ là danh từ, đại từ và V-ing.
Ví dụ:
- I went into the room. (Tôi đi vào trong phòng.)
- The book is on the table. (Cuốn sách ở trên mặt bàn.)
2. Phân loại giới từ
2.1. Giới từ chỉ thời gian
Giới từ Cách dùng Ví dụ
at 5 o’clock, at night, at noon, at
Chỉ thời điểm lunchtime, at sunset, at the
At (tại) weekend (Anh – Anh)....
Nói về các kì nghỉ at Christmas, at Easter....
In (vào, Chỉ một khoảng thời gian dài: in September, in winter, in 2015,
trong) tháng, mùa, năm, thế kỉ… in 20th century ....
in the morning, in the afternoon,
Các buổi trong ngày
....
Khoảng thời gian bao lâu để làm gì in one week, in one hour, ....
Các ngày trong tuần hoặc ngày on Monday, on Tuesday, on
tháng trong năm June 25th, ...
On (vào) on Christmas day, on Monday
Chỉ ngày trong kì nghỉ hay các
morning, on the weekend (Anh –
buổi trong ngày cụ thể
Mỹ)...

Một số giới từ chỉ thời gian khác:


- Since: kể từ + mốc thời gian (since 2013, ....)
- For: trong/được… + khoảng thời gian (for 5 years, ....)
- Ago: trước đây, cách đây (2 years ago, ...)
- Before: trước (before 2010, ...)
- After: sau khi (after I got married, ...)
- To: kém (quarter to ten (9:45), ....)
- Past: hơn (ten past nine (9:10), ...)
- From-To/until/till: từ ....đến (from Monday to/till/until Friday, ...)
- During: trong suốt (during the war, ....)

2.2. Giới từ chỉ địa điểm, vị trí


Giới từ Cách dùng Ví dụ
at home, at the station, at
Chỉ một địa điểm cụ thể
the cinema, at the
theatre....
At
at work, at school, at
Chỉ nơi làm việc, học tập kindergarten, at hospital...

in the room, in the


Chỉ vị trí bên trong building, in the park, ....

in Paris, in France, ....


Thành phố, đất nước
In Dùng với phương tiện đi lại bằng xe
hơi, taxi in a car, in a taxi

in the South, in the North,


Dùng chỉ phương hướng và một số
in the middle, in the
cụm từ chỉ nơi chốn
back/front of...
Chỉ vị trí trên bề mặt on the table, on the wall,
On ...
Chỉ nơi chốn hoặc số tầng (nhà) on the farm, on the floor
on a bus, on a train, on a
Phương tiện đi lại công cộng, cá nhân
bike, ....
on the left, on the right, ...
Dùng trong các cụm từ chỉ vị trí
Các giới từ chỉ địa điểm khác:
- By/next to/beside: bên cạnh (by/next to/beside the house, ...)
- Under: bên dưới và có tiếp xúc với bề mặt ở bên dưới (under the table, ...)
- Below: bên dưới và không tiếp xúc bề mặt bên dưới (below the surface, ...)
- Over: qua (over the bridge, over the wall, ...)
- Above: bên trên có khoảng cách (above my head, ...)
- Across: ngang qua (across the street, ....)
- Through: xuyên qua (through the tunnel, ....)
- Towards: hướng tới (go 5 steps towards the house, ....)
- Onto: bên trên (jump onto the table, ...)
- Into: bên trong (walk into the room, ...)
- From: từ (from the window, ...)
- In front of: trước (in front of the house, ...)
- Behind: đằng sau (behind the garden, ...)
- Between/among: ở giữa

2.3. Giới từ chỉ sự chuyển dịch

- To: chỉ hướng tiếp cận tới người,vật,địa điểm ( go to the airport, ...)
- Into: tiếp cận và vào bên trong vật,địa điểm (get into the car, ....)
- From: chỉ nguồn gốc xuất xứ (From Vietnam, ....)
- Across: ngang qua (across the river, ...)
- Along: dọc theo (along the road, ...)
- Round, around: quanh ( around the park, ...)
2.4. Một số loại giới từ khác
- Tác nhân hay phương tiện: by (bằng, bởi), with (bằng)
- I go to school by bus. (Tôi tới trường bằng xe buýt.)
- You can see it with a microscope. (Anh có thể quan sát nó bằng kính hiển vi.)

- Sự đo lường, số lượng: by (theo, khoảng)


They sell eggs by the dozen. (Họ bán trứng theo tá.)

- Sự tương tự: like (giống)


She looks a bit like Queen Victoria. (Trông bà ấy hơi giống nữ hoàng Victoria.)

- Sự liên hệ hoặc đồng hành: with (cùng với)


She lives with her uncle and aunt. (Cô ấy sống cùng với chú thím.)

- Sự sở hữu: with (có), of (của)


We need a computer with a huge memory. (Chúng tôi cần một máy tính có bộ nhớ thật
lớn.)
3. Vị trí của giới từ
3.1. Sau to be, trước danh từ
The pen is in my bag. (Cái bút ở trong cặp của tôi.)

3.2. Sau động từ


Giới từ có thể liền sau động từ, có thể bị 1 từ khác chen giữa động từ và giới từ.

Ví dụ:
- I live in Ho Chi Minh. (Tôi sống ở thành phố Hồ Chí Minh.)
- I have an air-conditioner, but I only turn it on in summer. (Tôi có máy lạnh, nhưng tôi
chỉ bật nó lên vào mùa hè.)

Các động từ được theo sau bởi một số giới từ thông dụng:

- apologise TO sb FOR st: xin lỗi ai về điều gì


VD: When I realised I was wrong, I apologised to him for my mistake. (Khi tôi nhận ra là
tôi sai, tôi đã xin lỗi anh ta về lỗi lầm của mình.)

- apply FOR a job/a place at university: xin việc/xin học đại học
VD: I think this job would suit you. Why don’t you apply for it?(Tôi nghĩ công việc này
hợp với bạn đấy. Tại sao bạn không nộp đơn xin đi.)

- care ABOUT sb/st: quan tâm đến ai/cái gì


VD: He is very selfish. He doesn’t care about other people. (Anh ta rất ích kỷ. Anh ta
chẳng quan tâm đến ai cả.)

- take care OF sb/st: chăm sóc, trông coi


VD: Have a nice holiday. Take care of yourself. (Đi nghỉ vui vẻ nhé. Hãy nhớ bảo trọng
đấy!)

- complain TO sb ABOUT sb/st: phàn nàn


VD: We complained to the manager of the restaurant about the food. (Chúng tôi đã
phàn nàn với người quản lý nhà hàng về thức ăn.)

- concentrate ON st: tập trung


VD: Don’t look out the window. Concentrate on your work. (Đừng nhìn ra ngoài cửa sổ.
Hãy tập trung vào công việc đi.)

- consist OF st: gồm, bao gồm


VD: We had an enormous meal. It consisted of seven courses. (Chúng tôi đã ăn một
bữa linh đình. Nó gồm có bảy món.)

- depend ON sb/st: lệ thuộc, tùy thuộc


VD: “What time will you arrive?” “I don’t know. It depends on the traffic.”
(“Bạn sẽ đến vào lúc mấy giờ?” “Tôi không biết nữa. Điều đó còn tùy thuộc vào tình
trạng giao thông”.)

- invite sb TO a party/a wedding/...: mời ai đến dự tiệc/tiệc cưới/...


VD: Have you been invited to any parties recently? (Gần đây bạn có được mời đến dự
bữa tiệc nào không?)

- prefer sb/st TO sb/st: thích ai/cái gì hơn ai/cái gì


VD: I prefer tea to coffee. (Tôi thích trà hơn cà phê.)

- translate (a book, ...) FROM one language INTO another one: dịch (1 cuốn sách)
từ ngôn ngữ này sang ngôn ngữ khác
VD: His books have been translated into many languages. (Sách của anh ấy đã được
dịch sang nhiều thứ tiếng.)

3.3. Sau tính từ

Ví dụ:
- I’m not worried about living in a foreign country. (Tôi không lo lắng về việc sống ở
nước ngoài.)
- He is angry with you. (Anh ấy giận bạn.)

Các tính từ được theo sau bởi một số giới từ thông dụng:
- nice/ kind/ good/ generous/ mean/ stupid/ silly/ intelligent/ clever/ sensible/ ... OF
sb to do st:
VD: Thank you. It was nice of you to help me. (Cám ơn. Bạn thật tử tế đã giúp đỡ tôi.)
- angry/ annoyed/ furious ABOUT st/ WITH sb for doing st: tức giận
VD: They were angry with me for not inviting them to the party. (Họ tức giận vì tôi đã
không mời họ đến dự tiệc.)
- delighted/ pleased/ satisfied WITH st: hài lòng
VD: I was delighted/ pleased with the present you gave me. (Tôi rất thích/hài lòng với
món quà bạn đã tặng tôi.)
- disappointed/ bored/ fed up WITH st/ doing st: thất vọng, chán nản
VD: You get bored/ fed up with doing the same thing every day. (Bạn chán ngán vì ngày
nào cũng phải làm cùng một công việc đó.)
- surprised/ shocked/ amazed/astonished AT/BY st: ngạc nhiên
Everybody was surprised/ shocked at/by the news. (Mọi người ai cũng sửng sốt/ ngạc
nhiên vì tin đó.)
- afraid/ frightened/terrified/scared OF st: sợ
VD: “Are you afraid of dogs?” “Yes, I’m terrified of them.”
(“Bạn có sợ chó không?” “Có, tôi sợ chúng lắm.”)
- aware/ concious OF st: ý thức
VD: “Did you know they were married?” “No, I wasn’t aware of that.”
(“Bạn có biết họ đã cưới nhau không?” “Không, tôi không biết chuyện đó.”)

- good/ bad/ excellent/ brilliant AT (doing) st: giỏi về cái gì


VD: I’m not good at repairing things. (Tôi không giỏi chữa đồ lắm.)
- impressed BY/WITH sb/st: ấn tượng
VD: I wasn’t very impressed by/with the film. (Tôi không có ấn tượng gì nhiều về bộ
phim đó.)
- famous FOR st: nổi tiếng
VD: Viet Nam is famous for Ao dai. (Việt Nam nổi tiếng về Áo dài.)
- responsible FOR st: chịu trách nhiệm về ...
VD: Who was responsible for all that noise last night? (Ai chịu trách nhiệm tất cả về
những tiếng ồn ào tối ngày hôm qua?)
- different FROM sb/st: khác với
VD: The film was quite different from what I expected. (Bộ phim hoàn toàn khác với
những gì tôi mong đợi.)
- interested IN st: thích, quan tâm đến
VD: Are you interested in art and architecture? (Bạn có quan tâm đến nghệ thuật và
kiến trúc không?)
- capable/ incapable OF st: có khả năng/không đủ khả năng làm gì
VD: I’m sure you are capable of passing the examination. (Tôi tin chắc rằng bạn có khả
năng vượt qua kỳ thi.)
- tired OF st/ doing st: chán cái gì
VD: Come on, let’s go! I’m tired of waiting. (Nào, ta đi thôi! Tôi chán cảnh chờ đợi lắm
rồi.)
Reported Speech
(Câu Trực Tiếp - Gián Tiếp)
1. Định nghĩa câu trực tiếp
- Câu trự c tiế p là câu tường thuật lại nguyên văn nghiã và lời của người nói. Câu
trự c tiế p đượ c trić h trong dấ u ngoặc kép (“....”).
Ví dụ: The mother says to the boy “You should go to bed early.”
(Người mẹ nói với đứa con trai “Con nên đi ngủ sớm”.)

- Câu gián tiế p là câu tường thuật lại nghiã của người nói mà không cầ n giữ
nguyên văn. Khi chuyể n sang câu gián tiế p, ta phải bỏ dấ u ngoặc kép.
Ví dụ: The mother says to the boy that he should go to bed early.
(Người mẹ nói với đứa con trai rằ ng cậu ta nên đi ngủ sớm.)
2. Cách đổi từ câu trực tiếp sang gián tiếp
- Đổi chủ ngữ và các đại từ nhân xưng khác trong câu trực tiếp cho phù hợp với
câu gián tiếp mới
- Biến đổi các đại từ chỉ định, trạng ngữ chỉ thời gian và địa điểm theo quy tắc (bảng
kèm theo dưới đây)
- Lùi động từ ở câu trực tiếp lại một thì so với lúc ban đầu (khi các động từ giới thiệu
(say, tell…) ở quá khứ)
- Nế u các động từ giới thiệu ở thì hiện tại đơn thì khi chuyể n sang câu gián tiế p ta
giữ nguyên thi.̀

Ví dụ:
Lan says “I am a student.” (Lan nói “Tôi là 1 học sinh”.)
Lan says (that) she is a student. (Lan nói cô ấ y là 1 học sinh.)

- Nế u câu trự c tiế p diễn tả 1 sự thự c hiể n nhiên luôn luôn đúng thì ta giữ nguyên
thi.̀

Ví dụ:
Teacher said “The earth goes around the sun.” (Cô giáo nói “Trái đấ t quay quanh
mặt trời”.)
Teacher said the earth goes around the sun. (Cô giáo nói trái đấ t quay quanh
mặt trời.)

Bảng đổi động từ


Câu trực tiế p Câu gián tiế p
S + V(e,es) S + V(ed)
S + am/ is/ are + Ving S + was/ were + Ving
S + have/ has + PII S + had + PII
S + have/ has + been +
S + had + been + Ving
Ving
S + Ved S + had + PII
S + was/ were + Ving S + had + been + Ving
S + will/ can/ may/ must + S + would/ could/ might/ had
V to + V

Ví dụ:
He said “I met her at Nam’s party.” (Anh ấ y nói “Tôi gặp cô ấ y ở bữa tiệc của
Nam”.)
He said he had met her at Nam’s party. (Anh ấ y nói anh ấ y gặp cô ấ y ở bữa tiệc
của Nam.)

Các trạng ngữ chỉ thời gian, điạ điểm


Câu trực tiế p Câu gián tiế p
Now Then
Ago Before
This That
These Those
Here There
Today That day
Last week/ month/ The previous week/ month/ year/…..
year/….. The week/ month/ the year/…before
Next week/ month/….. The following week/month/ ……
Tomorrow The next day/ The following day
Yesterday The day before/ The previous day

Ví dụ:
- Nam said “My mother is planting trees now.” (Nam nói “Bây giờ mẹ tôi đang
trồ ng cây”.)
Nam said his mother was planting trees then. (Nam nói mẹ cậu ấ y đang trồng
cây lúc đó.)

- She said “I will go to Ha Long next summer.” (Cô ấ y nói “Tôi sẽ đi Hạ Long mùa
hè tới”.)
She said she would go to Ha Long the following summer. (Cô ấ y nói cô ấy sẽ đi
Hạ Long mùa hè tới.)

3. Câu hỏi trong lời nói gián tiếp


Có thể dùng động từ trần thuật: “want to know, be interested to know,
wonder” thay cho “ask”
Câu hỏi trong lời nói gián tiếp được chia làm loại:
3.1. Câu hỏi bắt đầu với các trợ động từ: Ta thêm if/whether
Ví dụ:
"Does John understand music?" he asked. (Anh ta hỏi: “John có hiểu âm nhạc
không?)
He asked if/whether John understood music. (Anh ta hỏi liệu John có hiểu âm
nhạc không.)

3.2. Câu hỏi bắt đầu với who, whom, what, which, where, when, why, how: Các
từ để hỏi trên sẽ được giữ nguyên trong câu gián tiếp
Ví dụ:
"What is your name?" he asked. (Anh ta hỏi: “Bạn tên là gì?)
He asked me what my name was. (Anh ta hỏi tôi xem tên tôi là gì.)

3.3. Các dạng đặc biệt của câu hỏi trong lời nói gián tiếp
a. Shall/ would dùng để diễn tả đề nghị, lời mời:
Ví dụ:
"Shall I bring you some tea?" Tom asked. (Tom hỏi: “Tôi mang cho bạn chút trà
nhé?”)
Tom offered to bring me some tea. (Tom đề nghị mang cho tôi chút trà.)
"Shall we meet at the theatre?" John asked. (John hỏi: “Bọn mình gặp nhau ở nhà
hát nhé?”)
 John suggested meeting at the theatre. (John gợi ý gặp nhau ở nhà hát.)

b. Will/would dùng để diễn tả yêu cầu:


Ví dụ:
“Will you help me, please?” he asked. (“Bạn sẽ giúp tôi chứ?” Anh ấy hỏi.)
He asked me to help him. (Anh ấy yêu cầu tôi giúp anh ấy.)
“Will you lend me your dictionary?” he asked. (“Bạn sẽ cho tôi mượn cuốn từ điển
của bạn chứ?” Anh ấy hỏi.)
He asked me to lend him my dictionary. (Anh ấy yêu cầu tôi cho anh ấy mượn
cuốn từ điển của tôi.)
4. Câu mệnh lệnh và câu yêu cầu trong lời nói gián tiếp.
Ví dụ:
“Keep quiet!” he said. (Anh ấy nói: “Trật tự!”)
He told me to keep quiet. (Anh ấy yêu cầu tôi trật tự.)
“Listen to me, please!” she said. (Cô ấy nói: “Nghe tôi nào!”)
He asked me to listen to her. (Cô ấy yêu cầu tôi lắng nghe cô ấy.)
5. Câu cảm thán trong lời nói gián tiếp.
Ví dụ:
“What a lovely dress!” she said. (Cô ấy nói: “Chiếc váy dễ thương quá!”)
 She exclaimed that the dress was lovely. (Cô ấy thốt lên rằng chiếc váy rất dễ
thương.)
She exclaimed that the dress was a lovely one. (Cô ấy thốt lên rằng chiếc váy đó
là một chiếc rất dễ thương.)
6. Các hình thức hỗn hợp trong lời nói gián tiếp.
Lời nói trực tiếp có thể bao gồm nhiều hình thức hỗn hợp: câu khẳng định, câu hỏi,
câu mệnh lệnh, câu cảm thán:
Ví dụ:
She asked, "Can you play the piano?” and I said “No.”
(Cô ấy hỏi: “Bạn có biết chơi piano không? và tôi trả lời “Không.”)
 She asked me if could play the piano and I said that I could not.
( Cô ấy hỏi tôi liệu tôi có biết chơi piano không và tôi nói rằng tôi không biết.)
Inversion (Đảo Ngữ)
1. Định nghĩa đảo ngữ
- Đảo ngữ là hình thức đảo ngược vị trí thông thường của chủ ngữ và động từ trong
câu.
- Đảo ngữ được dùng để nhấn mạnh một thành phần nào đó hoặc một ý nào đó trong
câu.
Ví dụ:
I have never seen such a beautiful cat.
 Never have I seen such a beautiful cat.
(Tôi chưa bao giờ nhìn thấ y một con mèo đẹp như thế .)
Đảo trạng từ ‘never’ lên đầu câu để nhấn mạnh trạng từ này.
2. Các trường hợp dùng đảo ngữ
2.1. Đảo ngữ với ‘No’ và ‘Not’
Cấu trúc
No + N + Auxiliary + S + V-infi
Not any + N + Auxiliary + S + V-infi

Ví dụ:
- No more money will I lend you. (Tôi sẽ không cho bạn vay thêm ít tiề n nào đâu.)
- Not any money will I lend you. (Tôi sẽ không cho bạn vay ít tiề n nào đâu.)

2.2. Đảo với các trạng từ phủ đinh ̣


Các trạng từ phủ đinḥ là: never (không bao giờ), hardly= scarcely= seldom= hardly
ever (hiế m khi), little (rất ít, hầu như không),….
Cấu trúc

Never/ Rarely/ Seldom/ Hardly ever/... + Auxiliary + S + V

Ví dụ:
- Seldom does she receive good marks. (Cô ấ y hiế m khi đạt được điể m cao.)
- Hardly did they go to the school late. (Hiế m khi họ đi học muộn.)

2.3. Đảo trong các cụm từ so sánh về thời gian
Cấu trúc
No sooner + had + S+ PII + than + S + V-ed
Hardly/ Scarcely/ Barely + had + S + PII + when + S + V-ed
(Vừa mới ….. thì đã…….)

Ví dụ:
- No sooner had they come than it rained heavily. (Họ vừa mới đế n thì trời đã mưa.)
- Hardly/ Scarcely/ Barely had the train left when it exploded. (Con tàu vừa mới rời đi thì
đã nổ .)

2.4. Đảo trong các cụm từ bắ t đầ u bằ ng ‘Only’
- Only after + N/V-ing, : Chỉ sau khi
Only after reading the lesson again did I understand it. (Chỉ sau khi đọc lại bài tôi mới
hiể u nó.)
- Only later: Chỉ sau này
Only later did I trust her. (Chỉ sau này tôi mới tin cô ấ y.)
- Only once: Chỉ một lần
Only once did I do that work. (Chỉ một lầ n tôi làm việc đó.)
- Only then: Chỉ đến lúc đó
Only then did he let her know. (Chỉ đế n lúc đó anh ấ y mới cho cô ta biế t.)
- Only when + S+ V: Chỉ đến khi
- Only when the teacher explained the lesson again did I understand it. (Chỉ đế n khi cô
giáo giảng lại bài tôi mới hiể u.)
- Only if + S + V: Chỉ nếu
Only if you have a ticket do they let you come in. (Chỉ nế u bạn có vé họ mới cho bạn
vào.)
- Only by + N/V-ing : Chỉ bằng cách
Only by practicing everyday can you speak English well. (Chỉ bằ ng cách luyện tập hàng
ngày bạn mới có thể nói Tiế ng Anh tố t.)
- Only with + N/V-ing: Chỉ với
Only with a knife can you cut these apples. (Chỉ với một con dao bạn có thể cắ t những
quả táo này.)
- Only in this/that way: Chỉ bằng cách này/đó
Only in this way has he been successful. (Chỉ bằ ng cách này anh ấ y đã thành công.)

2.5. Đảo ngữ với các cụm từ có “No”


- At no time: chưa từng bao giờ
At no time did she know that her boyfriend is rich man. (Chưa từng bao giờ cô ấ y biế t
rằ ng bạn trai cô ấ y là một người đàn ông giàu có.)
- On no condition: tuyê ̣t đố i không
On no condition must you tell him what happened. (Bạn tuyệt đố i không được nói với
anh ấ y những gì đã xảy ra.)
- On no account: không vì bấ t cứ lí do gì
On no account do you let the prisoner leave. (Không vì bấ t cứ một lí do gì bạn được cho
tội phạm chạy mấ t.)
- Under/ in no circumstances: trong bất cứ hoàn cảnh nào cũng không
Under/In no circumstances do you steal things from other people. (Trong bấ t cứ hoàn
cảnh nào bạn cũng không được lấ y cắ p đồ của người khác.)
- For no reason: Không vì bấ t kì lí do gì
For no reason can you leave this job. (Không vì bấ t cứ lí do nào mà bạn có thể bỏ công
việc này.)
- In no way: Không còn cách nào
In no way is this problem solved. (Không còn cách nào để giải quyế t vấ n đề này.)

2.6. Đảo với câu ‘Not only ….but also’


Not only + Auxiliary + S + V but S also + V

Ví dụ:
Not only did he talk in the class but he also copied from his friend. (Anh ấ y không chỉ
nói chuyện trong lớp mà còn chép bài của bạn.)

2.7. Đảo ngữ với Not until/till (then/later)


Cấu trúc

Not until/till + Clause/adv of time + Auxiliary + S + V


Not until/till then/later + Auxiliary + S + V
Ví dụ:
- Not until I asked her did I know where I was. (Mãi cho đế n tận khi tôi hỏi cô ấ y tôi mới
biế t mình ở đâu.)
- Not until later did I recognize him. (Mãi cho đế n sau này tôi mới nhận ra anh ta.)
2.8. Đảo trong các câu điề u kiê ̣n
2.8.1. Câu điề u kiê ̣n loại 1
Cấu trúc
If clause = Should + S + V
Ví dụ:
- Should she come late, she will miss the train. (Nếu cô ấy đến muộn, cô ấy sẽ bị lỡ
chuyến tàu.)

2.8.2. Câu điề u kiê ̣n loại 2


Cấu trúc
If clause = Were S + to-V
If clause = Were + S

Ví dụ:
- Were I you, I would love him. (Nế u tôi là bạn, tôi sẽ yêu anh ấ y.)
- Were I to know her, I would invite her to my house for dinner. (Nế u tôi biế t cô ấ y, tôi sẽ
mời cô ấ y về nhà ăn tố i.)

2.8.3. Câu điề u kiê ̣n loại 3


Cấu trúc
If clause = Had + S+ PII
Ví dụ:
Had she told me, I would have come to the party. (Nế u cô ấ y nói với tôi, tôi sẽ đế n bữa
tiệc.)

2.9. Đảo trong câu ‘so…that’ và ‘such…that’


Cấu trúc
So + Adj/ Adv + V + S + that + Clause
Such + to be + N + that + Clause
Ví dụ:
- The rain was so heavy that we stayed at home.
 So heavy was the rain that we stayed at home.
(Trời mưa to tới nỗi mà chúng tôi phải ở nhà.)

- It was such a heavy box that he could not lift it.


 Such was a heavy box that he could not lift it.
(Cái hộp nặng tới nỗi mà anh ta không thể nhấ c nó.)

+ Lưu ý: Trong trường hợp BE SO MUCH/GREAT đổi thành SUCH BE NOUN

- The force of the storm was so great that trees were uprooted.
 Such was the force of the storm that trees were uprooted.
(Cơn bão mạnh tới mức mà nó làm cho nhiều cây bị bật rễ.)

2.10. Đảo ngữ với So/ Neither


- So: dùng trong câu khẳ ng đinh,
̣ đứng đầ u câu và đảo ngữ
I like banana and so does he. (Tôi thích chuố i và anh ấ y cũng thế .)
- Neither: dùng trong câu phủ đinh,
̣ đứng đầ u câu và đảo ngữ
She isn’t beautiful and neither am I. (Cô ấ y không xinh và tôi cũng thế .)

2.11. Đảo ngữ trong các trạng ngữ chỉ điạ điể m
- Khi câu có một từ hoặc một cụm trạng từ chỉ phương hướng hoặc vị trí thì nội động từ
được đảo lên trước chủ ngữ.
- Đưa nguyên động từ ra trước chủ ngữ, không cần mượn trợ động từ (chỉ áp dụng khi
chủ ngữ là danh từ)

Ví dụ:
- Under the table was lying a sleeping dog. (Dưới gầm bàn là một con chó đang nằm
ngủ.)
- On the wall is the photo of my family. (Trên tường là bức ảnh gia đình tôi.)
Subjunctive
(Thức Giả Định)
1. Định nghĩa thức giả định
Câu giả định hay còn gọi là câu cầu khiến là loại câu đối tượng thứ nhất muốn đối tượng
thứ hai làm một việc gì. Câu giả định có tính chất cầu khiến chứ không mang tính ép
buộc như câu mệnh lệnh. Trong câu giả định, người ta dùng dạng nguyên thể không
có ‘to’ của các động từ sau một số động từ chính mang tính cầu khiến. Thường
có ‘that’ trong câu giả định trừ một số trường hợp đặc biệt.
2. Câu giả định dùng ‘would rather’ và ‘that’
2.1. Diễn tả sự việc đối lập với thực tế ở hiện tại
Động từ sau chủ ngữ hai sẽ chia ở thì quá khứ, ‘to be’ phải chia là ‘were’ ở tất cả các
ngôi.

S1 + would rather that + S2 + were (not)/ V (quá khứ đơn)

Ví dụ:
- Henry would rather that his girlfriend worked in the same department as he
does. (Henry muốn bạn gái của anh ta làm việc cùng phòng với anh ta.)
- Jane would rather that it were not winter now. (Jane ước bây giờ không phải là mùa
đông.)

2.2. Diễn tả sự việc trái ngược với thực tế ở quá khứ


Động từ sau chủ ngữ hai sẽ chia ở dạng quá khứ hoàn thành. Nếu muốn thành lập thể
phủ định dùng ‘hadn’t + PII’.
S1 + would rather that + S2 + had (hadn’t) + PII

Ví dụ:
- Bob would rather that Jill had gone to class yesterday. (Bob muốn Jill đi học ngày hôm
qua.)
- Bill would rather that his wife hadn’t divorced him. (Bill muốn vợ anh ta không ly hôn
với anh ta.)

3. Câu giả định dùng với các động từ sau

to advise (that): khuyên to propose (that): đề xuất


to ask (that): yêu cầu to recommend (that): đề nghị
to command (that): bắt buộc to request (that): yêu cầu
to demand (that):yêu cầu to suggest (that): gợi ý
to desire (that): mong ước to urge (that): khẩn thiêt
to insist (that): khăng khăng to move (that):di chuyển

S1 + V + that + S2+ V-infi

Ví dụ:

- We urge that he leave now. (Chúng tôi giục anh ấy đi bây giờ.)
- Donna requested Frank come to the party. (Donna yêu cầu Frank đến bữa tiệc.)
- The doctor suggested that his patient stop smoking. (Bác sĩ gợi ý bệnh nhân của ông
ấy nên bỏ hút thuốc.)

4. Câu giả định dùng với tính từ

It is best (that): tốt nhất


It is crucial (that): có tính chất quyết định
It is desirable (that): khát khao
It is essential (that): cần thiết
It is imperative (that): cấp bách, khẩn thiết
It is important (that): quan trọng
It is recommended (that): gợi ý, đề xuất
It is urgent (that): khẩn thiết
It is vital (that): quan trọng, sống còn
It is a good idea (that): tốt
It is a bad idea (that): tệ
It + be + Adj + that + S + V-infi

Ví dụ:
- It is necessary that he find the books. (Nó rất cần thiết rằng anh ta phải tìm được cuốn
sách.)
- It was urgent that she leave at once. (Nó thật khần thiết rằng cô ấy phải rời đi ngay lập
tức.)
- It is important that you remember this question. (Nó rất quan trọng rằng bạn phải nhớ
câu hỏi này.)

Lưu ý: Trong một số trường hợp có thể dùng danh từ tương ứng với các tính từ ở trên
theo công thức sau.

It + be + Noun + that + S + V-infi

Ví dụ:
It is a recommendation from a doctor that the patient stop smoking. (Đó là một gợi ý từ
bác sĩ rằng bệnh nhân nên bỏ hút thuốc.)

5. Câu giả định dùng với ‘It is time’

- It's time (for sb) to do sth : đã đến lúc phải làm gì (thời gian vừa vặn)
Ví dụ:
It is time for me to get to the airport. (Đã đến lúc tôi phải ra sân bay rồi - Tôi sẽ đến sân
bay kịp giờ.)

- It’s time/ It’s high time/It’s about time + Subject + V (quá khứ đơn): đến lúc để
làm gì (nhấn mạnh vào thời gian)
Ví dụ:
It’s high time I left for the airport. (Đã đến lúc tôi phải ra sân bay rồi - Tôi sẽ bị muộn
mất.)

You might also like