Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 3

3.

Các biện pháp can thiệp thương mại mà EU áp dụng cho mặt hàng may mặc:
Chính sách của EU đối với hàng dệt may Việt Nam xuất khẩu sang EU dựa trên cơ sở của
các Hiệp định giữa Cộng đồng châu Âu và Việt Nam về buôn bán hàng dệt may, Hiệp
định hợp tác giữa Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Cộng đồng Châu âu
Những hiệp định này được điều chỉnh thay đổi phụ thuộc vào từng thời kì phát triển kinh
tế của cả hai bên.
+Ngày 15-12-1992 Việt Nam và EU đã ký Hiệp định giữa Cộng đồng châu Âu và Việt
Nam về buôn bán hàng dệt may và áp dụng từ ngày 1-1-1993. Việc này đã tạo hành lang
pháp lý đầu tiên cho việc xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam sang EU. Mặt hàng dệt
may được xuất khẩu sang EU được chia thành 2 loại: mặt hàng xuất khẩu theo hạn ngạch
và mặt hàng tự do xuất khẩu. Hàng dệt may được xuất khẩu sang EU bao gồm 151 chủng
loại hàng trong đó có 46 loại xuất khẩu tự do vào EU và 105 loại xuất khẩu theo hạn
ngạch.
+Từ 1/7/1996 Việt Nam được hưởng hệ thống thuế quan phổ cập (GSP) của EU nên hàng
hóa được nhập khẩu với mức thuế ưu đãi.
+Ngày 7/11/1997 Hiệp định giữa Cộng đồng châu Âu và Việt Nam về buôn bán hàng dệt
may được kí lại, EU đồng ý tăng 40% khối lượng hạn ngạch và cho phép Việt Nam
hưởng chế độ tối huệ quốc ( chế độ này đòi hỏi một quốc gia phải bảo đảm dành cho tất
cả các quốc gia đối tác một chế độ ưu đãi thương mại thuận lợi như nhau. Cụ thể là trong
các điều ước quốc tế về thương mại cũng như luật thương mại quốc gia, đãi ngộ tối huệ
quốc thường được thể hiện dưới dạng quy định cho các sản phẩm hàng hoá dịch vụ có
xuất xứ từ một quốc gia đối tác được hưởng chế độ thương mại "không kém ưu đãi hơn
chế độ ưu đãi nhất" mà quốc gia sở tại dành cho các những sản phẩm hàng hoá dịch vụ
tương tự của bất kỳ quốc gia nào khác). Nhiều mặt hàng dệt may của Việt Nam được
xuất khẩu sang EU với mức thuế suất 0%.) http://www.trungtamwto.vn/chuyen-de/9622-
hiep-dinh-khung-ve-doi-tac-va-hop-tac-toan-dien-giua-viet-nam-va-eu-
+Ngày 3/11/2004 Việt Nam và EU đã ký tắt thỏa thuận hạn ngạch dệt may, từ ngày
1/1/2005 EU đã dỡ bỏ hạn ngạch dệt may cho Việt Nam nên hàng dệt may Việt Nam xuất
khẩu sang Việt Nam không hạn chế về số lượng. http://www.trungtamwto.vn/chuyen-
de/585-hiep-dinh-duoi-hinh-thuc-trao-doi-thu-sua-doi-hiep-dinh-giua-cong-dong-chau-
au-va-viet-nam-ve-buon-ban-hang-det-may
+Ngày 11/1/2007, Việt Nam chính thức tham gia Tổ chức Thương mại Thế giới WTO,
mà ở đó 28 nước thuộc Liên minh châu Âu đều là thành viên của WTO
(https://www.wto.org/english/thewto_e/countries_e/european_communities_e.htm). Từ
đó khung pháp lý về thị trường thương mại dịch vụ giữa Việt Nam và EU được mở hoàn
toàn.
http://www.trungtamwto.vn/chuyen-de/192-van-kien-co-ban-cua-wto
+Ngày 30/05/2005, Liên đoàn sản xuất giày dép Châu Âu (CEC), đại diện cho các nhà
sản xuất chiếm 40% tổng sản lượng giày mũ da của Châu Âu, đã nộp đơn lên Ủy ban
châu Âu yêu cầu cơ quan này tiền hành điều tra chống bán phá giá đối với sản phẩm giày
mũ da của Việt Nam.
Ngày 07/07/2005, Ủy ban Châu Âu ra thông báo chính thức khởi xướng vụ điều tra trên
Công báo của Liên minh Châu Âu theo đó các sản phẩm giày mũ da có xuất xứ từ Việt
Nam được nhập khẩu vào EC sẽ bị điều tra chống bán phá giá. Theo quy định của EU,
trong điều tra chống bán phá giá, Việt Nam chưa được công nhận là nền kinh tế thị
trường (MET), do vậy, giá thông thường trong tính toán biên độ phá giá sẽ được xây
dựng dựa trên những thông tin, số liệu của sản phẩm tương tự với sản phẩm bị điều tra tại
một nước thứ ba (quốc gia thay thế) có nền kinh tế thị trường. Tuy nhiên, Ủy ban châu
Âu có thể cho từng doanh nghiệp bị đơn được hưởng quy chế MET nếu đáp ứng được các
tiêu chí quy định. Trong vụ việc này, không doanh nghiệp Việt Nam nào chứng minh
được với Ủy ban châu Âu rằng mình thỏa mãn các tiêu chí để được hưởng MET. Do đó,
Braxin được EC lựa chọn làm quốc gia thay thế để xác định biên độ phá giá của doanh
nghiệp Việt Nam. Ngày 05/10/2006, Ủy ban châu Âu ra thông báo quyết định áp thuế
chống bán phá giá chính thức đối với sản phẩm giày mũ da nhập khẩu từ Việt Nam và
Trung Quốc với mức thuế suất áp dụng đối với hàng giày mũ da có xuất xứ từ Việt Nam
là 10%. Mức thuế chống bán phá giá này được xem là xác định theo biên độ thiệt hại,
được áp dụng chung cho tất cả các doanh nghiệp (không phân biệt doanh nghiệp được
điều tra hay không được điều tra). Quyết định có hiệu lực trong vòng 2 năm kể từ ngày ra
Thông báo áp dụng biện pháp chống bán phá giá (thay vì 5 năm như thông thường ở EC).
Ngày 16/03/2011, Ủy ban Châu Âu ra thông báo chính thức chấm dứt lệnh áp thuế chống
bán phá giá đối với hàng nhập khẩu giày mũ da của Việt Nam. Theo đó, thuế chống bán
phá giá áp đặt lên các sản phẩm giày mũ da có xuất xứ từ Việt Nam sẽ được dỡ bỏ kể từ
ngày 01/04/2011.
http://chongbanphagia.vn/nhin-lai-vu-kien-chong-ban-pha-gia-doi-voi-giay-mu-da-viet-
nam-tai-eu-n170.html
+Trong Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – EU (EVFTA) (chưa ký kết) có quy định
về yêu cầu hàm lượng nội địa hóa và thuế nhập khẩu:
Theo cam kết trong EVFTA, EU sẽ bỏ thuế nhập khẩu cho nhóm hàng dệt may Việt
Nam, nhưng không bỏ ngay mà tiến hành 7 năm sau khi Hiệp định có hiệu lực. Hiện thuế
suất nhập khẩu bình quân áp dụng với hàng dệt may từ Việt Nam vào EU là 9,6%.
Bởi dệt may cũng là mặt hàng khá nhạy cảm với EU nên Hiệp định đưa ra quy tắc xuất
xứ tương đối nghiêm ngặt. Các mặt hàng dệt may của Việt Nam phải đảm bảo quy chế
chuyển đổi nguồn gốc xuất xứ kép. Cụ thể, để một mặt hàng dệt may Việt Nam được
hưởng ưu đãi thuế quan, thì ít nhất hàng hóa đó phải được sản xuất tại Việt Nam (tiêu
chuẩn xuất xứ đơn là vải có thể được nhập khẩu rồi cắt may tại Việt Nam, tiêu chuẩn kép
là vải phải được sản xuất tại Việt Nam và khâu cắt may cũng tại Việt Nam).
EU cho phép áp dụng quy chế cộng dồn nguồn gốc xuất xứ. Nghĩa là hàng hóa có nguồn
gốc từ các nước đối tác với EU cũng được coi là có nguồn gốc xuất xứ để hưởng ưu đãi.
Cụ thể, trong Hiệp định có nêu rõ việc cho phép sử dụng vải sản xuất tại Hàn Quốc (nước
đã có FTA song phương với EU).
http://www.trungtamwto.vn/chuyen-de/11795-tom-luoc-chung-ve-hiep-dinh-thuong-mai-
tu-do-viet-nam---eu-evfta
Giải thích một khúc của chị vi:
“Dệt may không chịu hạn ngạch nhập khẩu, vấn đề duy nhất với hàng dệt may là phải
chặt chẽ về nguồn gốc xuất xứ, vì chúng tôi ký FTA với Việt Nam chứ không phải nước
nào khác gần Việt Nam” - ông Jean Jacques Bouflet - nguyên Tham tán Công sứ Phái
đoàn EU tại Việt Nam - đã từng nhấn mạnh điều này.
Những yêu cầu xuất xứ kép nêu trên cũng liên quan trực tiếp đến điểm yếu của ngành Dệt
may Việt Nam. Bởi hiện nay có tới gần 75% doanh nghiệp dệt may làm gia công.
https://congthuong.vn/nganh-det-may-quyet-liet-chuyen-minh-don-evfta-69769.html

You might also like