Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 22

1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP. HỒ CHÍ MINH

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN




KHOA TRIẾT HỌC

MÔN

GIỚI THIỆU KINH QUR’AN

ĐỀ TÀI

NGUỒN GỐC RA ĐỜI

KINH QUR’AN

GVHD: PGS. TS. THÀNH PHẦN


2

TRÌNH BÀY:

PHẠM THỊ DÂN 1536072068

LÊ CHÍ PHƯỚC 1536072075

BÙI KIM HOANH 1536072024

HUỲNH PHÚC HẢI 1536072072

ĐỖ HỮU HIỀN 1536072073

NGUYỄN THỊ DIỆU LINH 1536072031

NỘI DUNG TRÌNH BÀY

LỜI NÓI ĐẦU

NỘI DUNG

1. BỐI CẢNH LỊCH SỬ Ở Ả RẬP TRƯỚC KHI HÌNH THÀNH


KINH KORAN
1.1. Về chính trị, xã hội, kinh tế, tôn giáo
1.2. Cuộc đời và sự nghiệp của Muhammed
2. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH KINH KORAN
2.1. Các giai đoạn hình thành
2.2. Công việc biên soạn, nội dung sơ lược và các bản dịch kinh
Koran
KẾT LUẬN
TÀI LIỆU THAM KHẢO
3

LỜI NÓI ĐẦU

Thường lệ như chúng ta thấy, sự ra đời của một học thuyết, tư tưởng
hay tôn giáo thường gắn liền với một nhân vật lịch sử nào đó. Kinh Koran
cũng vậy, nguồn gốc ra đời của nó gắn với sự lịch sử thống nhất một khu
vực, gắn liền với một số bộ lạc ở Ả Rập, gắn liền với nhu cầu thời đại,…
đặc biệt nó đi liền với cuộc đời của một người, đó là Muhammad. Kinh
Koran hình thành từ những gì Mohammed tuyên đọc, hay đọc lại những lời
của Thượng Đế mặc khải cho ông khi trao giảng. Những lời tuyên đọc này,
được tập hợp lại thành sách hai mươi năm sau khi Muhammad qua đời.
Kinh Koran ( Coran theo tiếng Việt) được phiên âm từ Qur’an có nguồn
gốc động từ qara’a ( tiếng Ả Rập), nó có nghĩa là “người ta đọc”, khi nó là
danh từ thì có nghĩa là “ sự tuyên đọc”. Nó là cuốn kinh thánh hay nói khác
hơn nó là “kim chỉ nam” của đạo Islam , được viết bằng tiếng Ả Rập.

Để nắm rõ hơn về nguồn gốc ra đời Kinh Koran của đạo Islam, sau đây
nhóm xin trình bày: 1. Bối cảnh lịch sử Ả Rập gồm có: 1.1. Kinh tế, chính
trị, xã hội, tôn giáo; 1.2. Cuộc đời và sự nghiệp của Muhammed. 2. Quá
trình hình thành Kinh Koran gồm có: 2.1.Các giai đoạn hình thành. 2.2.
Công việc biên soạn, nội dung sơ lược và các bản dịch kinh Koran. Sau
cùng là kết luận.
4

1. BỐI CẢNH LỊCH SỬ Ở Ả RẬP

1.1. Về chính trị, xã hội, kinh tế, tôn giáo


Khu vực Cận Đông thời xa xưa, là nơi có nhiều dân tộc Xêmit sinh
sống, trong đó người Ả Rập là một trong những dân tộc này. Theo truyền
thuyết Kinh Thánh của người Do Thái, Abraham là tổ của người Do Thái
và cũng là tổ của người Ả Rập, vì cả hai dân tộc đều bắt nguồn từ các con
trai cùng cha khác mẹ của Abraham là I- sắc và I- smail. Thế kỉ đầu Tây
lịch, những người dân Ả Rập, nông dân và các dân du mục đã định cư rộng
rãi khắp Ả Rập và các vùng đất lân cận như: Mesopotamia, Xyria,
Palestin,… Họ đã được tiếp xúc với kiểu tổ chức nhà nước sơ khai, phần
nào cũng chịu ảnh hưởng chính trị và văn hóa của Vidangtia và Iran.
Vào thế kỷ IV, VI, các nhà nước sơ khai nhỏ ở miền Nam Ả Rập như:
Iêmen, Mecca hay Jatrip,… là những đối tượng luôn được quan tâm, giành
giật đặc biệt của Vidangtia và Iran ở khu vực Tây Á này. Vì chúng được
phân bố ven bờ biển Đỏ, cạnh con đường buôn bán nhộn nhịp, là cầu nối
liền buôn bán giữa vùng Địa Trung Hải với phương Đông, chủ yếu là tiểu
thủ công nghiệp và cho vai nặng lãi. Những đoàn thương buôn với những
đồ như: gia vị, hoa quả, rượu, quần áo và đá quý từ Ấn Độ, hay tơ lụa của
Trung Quốc thường xuyên đi qua Mecca và các trung tâm buôn bán khác.
Thực sự, các con đường buôn bán cũng trải qua miền Bắc Ả Rập, nhưng
nơi đây chịu sự giám sát của các cường quốc rất hùng mạnh đang cạnh
tranh nhau. Do đó, đa số các đoàn buôn đều chọn con đường phía Nam Ả
Rập yên ả và đáng tin cậy, nên nơi đây nhờ đó phát triển hơn. Người Ả Rập
và các bộ lạc du mục sống dựa vào những thương đoàn này, vì họ sẽ bảo kê
cho các thương đoàn đi qua an toàn.
Vào thế kỷ IV, sau khi mở rộng, nhà nước Himiarit ở miền Nam Ả Rập
đã hợp nhất toàn bộ Iêmen. Đến thế kỷ VI, nhà nước Himiarit đã bị nhà
nước Etiôpia, Acsum xâm chiếm, vào năm 570 thì người Etiôpia ( Thiên
5

Chúa giáo)1 đã bị người Iran đuổi khỏi đó. Iran với việc xâm chiếm Iêmen,
thì giờ đây nó đã nắm toàn bộ con đường buôn bán, quá cảnh và hướng nó
theo hướng Bắc. Khi buôn bán ở Nam Ả Rập bị suy thoái, các trung tâm
buôn bán lâm vào khủng hoảng nghiêm trọng, đều này chạm đến lợi ích
của các bộ lạc du mục Ả Rập. Khủng hoảng này thể hiện ở các lĩnh vực
phân hóa giai cấp, phân biệt giàu nghèo và tư tưởng thể hiện rõ rệt. Tầng
lớp quý tộc thị tộc là những người có nhiều đặc quyền và của cải. Trong
các cuộc tranh luận tư tưởng, họ thấy rằng, phải có một tư tưởng mới để
giải quyết căng thẳng và hòa hợp bộ lạc.
Người Ả rập, đặc biệt là những người du mục, họ là những người theo
đa thần giáo. Họ giữ các truyền thống của người Xêmit cổ có nguồn từ
Mesopotaia thời Babilon, hoặc trước thời Babilon. Họ thờ thần mặt trăng
và mặt trời và các thần khác, các lực lượng tự nhiên và tổ tiên đã khuất.
Cho nên, Bái vật giáo đã hình thành ở Nam Ả Rập, nó được thể hiện rõ
nhất là việc thờ những tảng đá lớn. Tảng đá lớn nhất trong những số đó
chính là tảng đá đen nổi tiếng ở thánh đường Caaba “ nghĩa là khối lập
phương”2 ở Mecca. Nó được bao quanh bởi những tảng đá nhỏ hơn, tượng
trưng cho những thần linh của các bô lạc khác, tảng đá đen hình lập phương
này được người Ả Rập coi là biểu tượng tối cao của Thần. Có lẽ đây là
quan niệm khởi điểm về sự tồn tại của Allah ( Thượng đế ) sau này.
Những quan niệm này xuất hiện khá sớm ở Ả Rập, vì nơi đây là nguồn
gốc của các tôn giáo độc thần như Do Thái giáo và Thiên Chúa giáo. Do
Thái giáo hình như đã tồn tại ở Ả Rập trong suốt hành thế kỷ, nhất là các
thành thị. Đặc biệt là những thương gia Do Thái, họ là những người phổ
biến học thuyết của mình tích cực tại Nam Ả Rập, nhất là Medina và
Iêmen. Đến khi người Thiên Chúa giáo xâm chiếm Iêmen, thì ảnh hưởng
của Do Thái giáo bị giảm, nhưng nó lại làm tăng ảnh hưởng của Thiên
Chúa giáo.
1
TS. Đỗ Minh Hợp, TS. Nguyễn Anh Tuấn, TS. Nguyễn Thanh, Ths. Lê Hải Thanh, 2005, Tôn giáo lý luận
xưa và nay, Nxb. Tổng hợp Tp. HCM, tr. 486.
2
Vũ Dương Ninh, 2015, Lịch sử văn minh thế giới, Nxb Giáo dục Việt Nam, tr. 46.
6

Ngoài Do Thái giáo và Thiên Chúa giáo tồn tại ở Nam Ả Rập thì đạo
Giôrôat cũng sâm nhập, ảnh hưởng vào đây từ Iran. Đây là một bước tranh
phức tạp về các tôn giáo và tín ngưỡng, nó đã tác động mạnh mẽ đến các
bộ lạc Ả Rập. Chính những ảnh hưởng văn hóa xa lạ dài lâu đó, thút đẩy họ
tìm tôn giáo của riêng mình, để hợp nhất các tôn giáo trên.
Sau khi các nguồn thu nhập của người Ả Rập và bộ lạc du mục bị suy
giảm, họ đã nhận ra sự yếu kém, sự phân tán và sự thiếu khả năng chống lại
kẻ thù. Chính lúc này là điều kiện để tôn giáo mới xuất hiện.
1.2. Cuộc đời và sự nghiệp của Muhammad
Nhà nước Ả Rập ra đời vào thế kỷ VII. Sự ra đời đó gắn liền với sự xuất
hiện của đạo Islam, do Muhammad là người truyền bá. Muhammad sinh
năm (570 – 632) tại thành Mecca trên bán đảo Ả Rập, từ một bộ lạc có thế
lực. Tên của Muhammad được ông nội của ông đặt cho, nó hàm nghĩa là
“người được ca ngợi”3. Đây có lẽ là mong ước mà ông nội giành cho
Muhammad, vì ông mồ côi cha từ trong bụng mẹ; cha ông để lại cho mẹ
con ông tài sản là 5 con lạc đà, một bầy cừu non và một người hầu gái.
Muhammad đã sống 5 năm tại quê mẹ. Đó là một vùng sa mạc đầy kỳ bí
và mê tín, “ chính vùng đất này đã gieo mầm cho những hoạt động tôn giáo
cuồng nhiệt”4 của Muhammad sau này. Không lâu sau, mẹ và ông nội của
Muhammad cũng qua đời, sau đó ông được người bác ( có sách ghi là chú)
đem về nuôi dưỡng. Năm 12 tuổi, Muhammad cùng với đoàn thương buôn
của bác mình đến Syria. Đây là một trung tâm của Cơ Đốc giáo, nơi đây
Muhammad được tiếp xúc với những mục sư đạo Cơ Đốc, chính những lần
tiếp xúc này ảnh hưởng đến tư tưởng của ông. Muhammad đã nhìn thấy
những ảo ảnh trong sa mạc, thấy sự biến đổi thất thường của những ngôi
sao trên bầy trời, ông đã viếng thăm vài tòa thành nổi tiếng, ông nghe được
nhiều chuyện xảy ra trong sa mạc, được nghe về những chuyện trong Kinh

3
Thích Thánh Nghiêm, Thích Chân Tính ( dịch), 2015, Tôn giáo học so sánh, tr. 471.
4
Sđd, tr. 471.
7

Thánh bởi các học giả Cơ Đốc, rồi lịch sử của Ba Tư và giáo lý của Tiên
giáo. Những kinh nghiệm này, khiến ông phải tư duy, mặc tưởng.
Ở tại Mecca, Muhammad được tham gia nghe những nhà diễn thuyết
giỏi đối đáp, trong đó có tín đồ Do Thái giáo, Cơ Đốc giáo và cả đa thần
giáo. Họ thuyết giảng lưu lót, mỗi người một thuyết, họ công kích lẫn nhau,
chẳng ai nhịn cả. Theo sự quan sát và nhìn nhận của Muhammad, thì giáo
lý của Do Thái và Cơ Đốc giáo cao hơn tìn ngưỡng đa thần của người Ả
Rập. Nên khi ông tự mình sáng lập Islam giáo, ông cũng chọn hai tôn giáo
này làm nền tảng lý thuyết của mình.
Khi Muhammad 15 tuổi, giữa những thị tộc người Ả Rập có sự nội
chiến với nhau trong suốt 4 năm trời. Muhammad đã tham gia những trận
đánh này, trong trận chiến ông học được cách vác súng, cầm gươm, bắn
tên, giết chóc… Kinh nghiệm từ các trận đánh, đã giúp ông thêm kinh
nghiệm lãnh đạo tín đồ của mình sau này trong những trận chiến với các
tôn giáo khác. Khi nội chiến kết thúc, thì ông đã 20 tuổi.
Trong thời trẻ, ông thường được bác mình giao cho nhiệm vụ chăn cừu,
giống như các vị Abraham, Moses và vua David của người Do Thái. Khi
chăn cừu rảnh rỗi, ông thường tưởng tượng và thấy vui vẻ trong sự tưởng
tượng ấy. Muhammad thường nghe thấy tiếng nhạc bên tai của mình, ông
nghĩ rằng tiếng nhạc ấy được phát ra từ nước trời, do đó, ông thường ngồi
yên, mặc tưởng lắng nghe cả ngày lẫn đêm.
Muhammad là người không biết chữ, nhưng ông có kinh nghiệm buôn
bán, kiến thức tôn giáo, cầm binh đánh trận và với vẻ anh tú, thật thà và sự
trung thành của mình. Năm Muhammad 25 tuổi, ông làm thuê cho một góa
phụ tên là Khadija5 40 tuổi, ông thường xuyên dẫn đoàn lạc đà đưa hàng
hóa đến Syria bán. Muhammad luôn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được
giao với thái độ trung thành, không hề gian dối. Chính sự trung thành và vẻ
mặt điển trai, Muhammad đã được lòng Khadija, đều này đưa đến cuộc hôn
nhân giữa hai người.
5
Sđd, tr. 474.
8

Sau khi kết hôn với Khadija, một người góa phụ hơi lớn tuổi, nhưng bà
vẫn sinh cho ông vài đứa con và Muhammad cũng không còn đi buôn bán
như trước nữa, ông có nhiều thời gian hơn vào sự mặc tưởng của mình.
Những linh ứng đầu tiên đến với ông là ông đã nghe tiếng nói của Chúa.

2. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH KINH KORAN

2.1. Các giai đoạn hình thành


- Giai đoạn 1
Vào năm 610, lúc đó Muhammad vừa tròn 40 tuổi, ông thường cầu
nguyện, bố thí và thích tìm đến nơi vắng vẻ một mình để suy tưởng về
Thiên Chúa. Vào đêm thứ Bảy mùa chay Ramadan, Muhammad một mình
leo lên đỉnh núi Hira ở ngoại ô Mecca và tìm đến một cái hang. Bỗng
nhiên, một thiên thần hiện ra với ông và ra lệnh “Hãy thuật lại” (Recite!)
Vào thời đó, ở Ả Rập có nhiều người làm nghề thầy pháp (soothsayers).
Họ thường nhảy múa lên đồng để xuất hồn xuống âm phủ gặp hồn ma
người chết. Sau đó thầy pháp “thuật lại” những điều người chết muốn nói
với thân nhân còn sống. Vì thế khi thiên thần ra lệnh cho Muhammad thuật
lại, ông liền từ chối và trả lời ngay rằng: “Tôi không phải là một thầy
pháp!” (I’m not a reciter!)
Ngay lúc đó, thiên thần ôm choàng lấy Muhammad một cách thân mật
và nói nhỏ nhẹ bên tai ông những lời mặc khải đầu tiên: “Hãy thuật lại
nhân danh Chúa - Là đấng đã tạo ra loài người từ một giọt máu Hãy thuật
lại: Thiên Chúa hào phóng vô cùng Ngài dùng ngòi bút để dạy dỗ loài
người, về những gì loài người chưa biết”.
Muhammad sợ hãi chạy ra khỏi hang và leo lên đỉnh núi với ý định gieo
mình xuống vực để tự tử - Nhưng vừa mới chạy được nửa đường thì nghe
có tiếng nói từ trên trời xuống: “Hỡi Muhammad, con là Sứ giả của Thiên
Chúa. Ta là thiên thần Gabriel đây!” Muhammad đứng trân trân nhìn vị
thiên thần và không thể bước tới bước lui. Muhammad quay mặt đi hướng
9

khác, nhưng dù quay hướng nào cũng vẫn nhìn thấy thiên thần ở trước mặt.
Theo lời kể của Muhammad: vị thiên thần này tự xưng là “Thần linh của
Chân lý”. Nhiệm vụ của ngài là một phương tiện truyền thông của Thiên
Chúa xử dụng để truyền mọi điều của Chúa cho loài người được biết.
Muhammed nghe thiên thần Jibril (Gabriel) giảng giải những điều như vậy,
liền cảm thấy yên lòng nên bỏ ý định tự tử, nhưng dường như còn nghi ngờ
nên ông chưa vội thực hành việc rao giảng.
- Giai đoạn 2
Sau khi trở về nhà, ông thuật lại cho bà Khadija biết những điều lì lạ đã
xảy ra. Ban đầu Bà Khadija đã nghĩ rằng Muhammad có thể đã bị ma ám.
Liền sau đó, bà Khadija dẫn Muhammad đến nhà người anh họ cao niên
của bà là Waraqua. Ông này là một tín đồ Ki Tô Giáo rất thông thạo Thánh
Kinh Tân Ước bằng tiếng Hy Lạp. Khi thấy bà Khadija và Muhammad đến,
Waraqua không tỏ vẻ ngạc nhiên. Ông vui vẻ đón chào: “Thật là một điều
thánh thiện! Thiên Chúa đã ban cho Muhammad một bộ luật lớn như ngài
đã ban cho Thánh Moses xưa kia. Waraqua giải thích cho Muhammad: “Sự
mặc khải của Thiên Chúa cho loài người qua các trung gian là các vị tiên tri
(prophets) có tính cách liên tục từ xưa đến nay: khởi đầu từ tổ tiên loài
người là Adam, sau đó đến Noah, Abraham, Moses, Isaiah, Gioan Baotixita
và Jesus”. Muhammad chấp nhận quan điểm củaWaraqua, nên sau này
Muhammad khẳng định đạo Islam không phải là đạo mới mà chỉ là “Đạo
Thiên Chúa Canh Cải” mà thôi. Và ông không bao giờ tự coi mình là người
lập đạo, không bao giờ tự xưng mình là giáo chủ hoặc là Đấng Cứu Thế.
Ông không công nhận mình có một sứ mạng nào đối với cả thế giới mà chỉ
nhấn mạnh một điều rằng: Ông là tiên tri cuối cùng của Thiên Chúa. Nói
cách khác, sau Muhammad sẽ không có một tiên tri nào cả. Điều này rất
quan trọng đối với Hồi Giáo: Sau khi Muhammad qua đời, tất cả những
người kế vị đều chỉ là những người kế vị với tư cách lãnh đạo Cộng đồng
chứ không ai có thể kế vị với tư cách tiên tri. Điều này ngụ ý: không ai có
10

tư cách sửa đổi giáo lý đạo Hồi hoặc sửa đổi những điều đã ghi trong kinh
Koran.
Muhammad là một người bản tính giản dị, rất ghét lối sống xa hoa phù
phiếm. Ông thường mặc loại quần áo may bằng vải thô. Khi kiếm được
tiền, ông thường chia sẻ rộng rãi với những người nghèo. Ông có khuynh
hướng sống khổ hạnh. Vào thời Muhammad, hai phần ba phụ nữ trong xã
hội là nô lệ. Muhammad muốn đem đến cho họ một niềm hy vọng trong
tôn giáo. Vì thế đa số những tín đồ Hồi Giáo đầu tiên là những người nô lệ,
phụ nữ và những người khốn cùng trong xã hội.
- Giai đoạn 3
Lúc đầu Muhammad không dám đem những điều kì lạ này lan truyền
rộng ra, mà chỉ nói với vợ và một số bạn bè, song sau đó những người bạn
này một đồn mười, mười đồn trăm, chẳng bao lâu đã có rất nhiều người
trong bộ tộc biết đến những lời mặc khải này. Bởi do không biết chữ, nên
toàn bộ những lời dạy được truyền đạt từ ý chỉ của Thượng đế, được
Muhammad kể cho đệ tử của ông ghi chép lại trên những mảnh da thú. Sau
này, sau nhiều lần sắp xếp chỉnh sửa mới được có hệ thống như ngày nay.
- Giai đoạn 4
Năm 616, Muhammad giảng đạo tại đền thờ Kaaba và thuyết phục mọi
người hãy phá bỏ các tượng thần, nhất là 3 tượng nữ thần con của Thiên
Chúa.
Muhammad thuyết giảng rằng: đạo thật của Abraham là chỉ tôn thờ một
Thiên Chúa mà thôi. Thiên Chúa không đẻ con nên không có thần nào là
con trai hay con gái của Thiên Chúa cả! Sự kiện này khiến cho Muhammad
mất hết sự ủng hộ của mọi người. Các tập đoàn thương mại ở Mecca công
khai tuyên bố Muhammad là kẻ thù của quần chúng. Mọi người kết tội
Muhammad đã nhục mạ những vị thần thiêng liêng của họ. Một lẽ dễ hiểu
ở đây, ngoài lí do đức tin thì kĩ nghệ làm tượng thần thánh lúc đó rất thịnh
hành và mang lại nguồn lợi nhuận lớn cho các thương nhân Mecca. Nếu
dân chúng nghe và tin theo, thì những kẻ quyền thế không còn cơ hội trục
11

lợi thêm nữa. Họ bèn hô hào dân chúng nổi lên chống đối. Nhiều người
cuồng tín mang theo vũ khí đi lùng bắt Muhammad. Lúc đó, Muhammad
vội chạy trốn để tránh mặt. Bọn người cuồng tín kéo đến nhà ông chú của
Muhammad là Abu Talib để hành hung ông mặc dù lúc đó ông đã rất già.
Cuối cùng bọn cuồng tín bắt hết những người nô lệ theo Islam trói vào cọc
rồi thiêu sống.
- Giai đoạn 5
Muhammad biết tình hình rất căng thẳng và không thể hòa giải, nên nội
trong đêm hôm đó Muhammad cùng 53 người thân nhân và tín đồ bí mật
lẻn ra khỏi thành phố Mecca đi tỵ nạn tại xứ Abyssinia (tức Ethiopia ngày
nay). Muhammad và mọi người đi theo được vua Negus tiếp kiến và bảo
vệ.
Năm 619, người vợ yêu quí của Muhammad là bà Khadija qua đời. Qua
năm sau, Muhammad lấy cô Sawdah - em dâu của ông Suhayl tù trưởng bộ
lạc Amir, với ý định liên kết quân sự với tù trưởng Amir, nhưng sau này tù
trưởng Amir đã chống lại Muhammad và bị bắt làm tù binh tại Medina.
Trong thời gian này, tại thành phố Yathrib đã có khoảng 100 gia đình
theo Islam. Yathrib là một ốc đảo khá lớn, cách Mecca khoảng 200 dặm về
phia Bắc. Đây là nơi cư ngụ lâu đời của sáu bộ lạc Ả Rập và ba bộ lạc Do
Thái.
Vào tháng 9 năm 622, một phái đoàn 75 người từ Yathrib đến Mecca
mời Muhammad cùng gia đình và các tín đồ Islam di cư về Yathrib để
thành lập cộng đồng Islam giáo đầu tiên. Sau một thời gian ngắn chuẩn bị,
Muhammad và khoảng 100 gia đình Islam giáo bí mật trốn Mecca để di cư
đến Yathrib. Trong số này có gia đình của Abu Bakr. Sau mấy ngày băng
qua những bãi cát sa mạc, đoàn người di cư của Muhammad đã tới ốc đảo
Yathrib, ngày 24 tháng 9 năm 622. Đây là ngày trọng đại trong lịch sử Hồi
Giáo vì đó chính là ngày mở đầu cho cả một kỷ nguyên Islam giáo. Danh từ
Ả Rập gọi cuộc di cư lịch sử này là HIJRA. Thành phố Yathrib nguyên là
tên gọi theo tiếng Hebrew của người Do Thái, nay được đổi tên thành
12

Medina. Tại đây, ông đã dùng tôn giáo để thống nhất các bộ lạc Ả Rập
trước đây luôn luôn thù nghịch nhau. Tôn giáo đã tập họp họ trong một
cộng đồng Islam (umma). Medina đã trở thành khuôn mẫu đầu tiên về
umma mà các người kế vị sau này đã bắt chước để bành trướng đạo Hồi ra
khắp thế giới.
- Giai đoạn 6: (622 – 627)
Trong thời kỳ 5 năm đầu trú ngụ tại Medina, Muhammad và cộng đồng
Islam giáo đầu tiên đã thực hiện rất nhiều cuộc đột kích (raids) nhằm mục
đích tấn công các đoàn lữ hành đi qua sa mạc để cướp lạc đà, ngựa, vũ khí,
hàng hóa và các loại thực phẩm. Cộng đồng Islam tại Medina khó có thể
sống còn nếu không tổ chức các vụ cướp nói trên. Ngoài ra, Muhammad
biết trước những người đa thần giáo ở Mecca sớm muộn cũng sẽ tấn công
cộng đồng Islam giáo tại Medina. Do đó ông phải lo tăng cường binh lực
bằng cách cướp lạc đà, ngựa, vũ khí và tích lũy lương thực.
Muhammad luôn luôn kêu gọi cộng đồng Islam giáo tại Medina phải sẵn
sàng chiến đấu và tích cực tham gia thánh chiến (Jihad). Ý niệm “thánh
chiến” trong Islam giáo không chỉ có nghĩa là “sẵn sàng tử đạo” mà còn có
nghĩa là một “bổn phận thiêng liêng” của mọi tín đồ phải tham gia chiến
đấu trên mọi mặt trận, từ tinh thần đến vật chất, từ kinh tế đến chính trị. Do
đó, các chương trong kinh Koran được viết tại Medina đều mang đậm nét
về chính trị, xã hội, kinh tế và cả về quân sự nữa. “Khi anh gặp những kẻ
không tin đạo gây chiến thì đừng bao giờ quay lưng về phía chúng” (When
you meet those who disbelieve marching for war, then turn not your back
to them - Koran 8:15). Khi viết những câu thơ này, Muhammad đang phải
đối phó với nguy cơ chiến tranh với Mecca. Muốn chiến thắng Mecca thì
trước hết phải tiến hành những cuộc đột kích những chuyến hàng nhỏ của
Mecca để làm suy yếu dần nguồn nhân lực, tài lực của họ. Sau đó tiến đến
những cuộc tấn công lớn để triệt tiêu độc quyền buôn bán của Mecca với
Syria. Khi độc quyền buôn bán đó không còn nữa thì nền kinh tế của
13

Mecca sẽ bị suy sụp. Cuối cùng sẽ có ngày toàn thành phố Mecca bị
Muhammad chinh phục.
Các cuộc phục kích tấn công vào các đoàn lữ hành thương gia ngày càng
nhiều, mang yếu tố quyết liệt đã gây ra nhiều cuộc thánh chiến đẫm máu và
thu lại không ít những chiến lợi phẩm. Khi đoàn quân của Muhammad
chiến thắng trở về, tất cả mọi người Islam giáo ở Medina chạy ra đón mừng
với niềm hân hoan chưa từng có. Bởi vì cứ mỗi lần đoàn quân chiến thắng
trở về, thì tất cả những đồ cướp được (loots) đều phân phát cho tất cả mọi
người.
Trong lúc đó, ba bộ lạc Do Thái tại Medina tỏ ra hết sức lo ngại, vì
những người Ả Rập Islam giáo quá hiếu chiến, hiếu sát sẽ trở thành một
mối nguy hiểm khó lường trong tương lai. Tại Mecca cũng như tại khắp nơi
trên bán đảo Ả Rập, tin tức về trận đánh ở Badr đã làm mọi người phải
bàng hoàng vì sự tổn thất lớn lao về người và của mà Muhammad đã gây ra
cho Mecca. Không riêng gì Mecca, mà cả những bộ lạc Bedouin và Do
Thái cũng phải e dè và chuẩn bị đối phó với Muhammad.
Muhammad và các tín đồ của ông không quan tâm đến những vấn đề nói
trên. Trái lại, mọi người đều cảm thấy rất phấn khởi sau một chiến thắng
lớn hơn dự tưởng. Muhammad càng thêm tin tưởng rằng, Chúa đã phù hộ
một cách đặc biệt cho đoàn quân Islam giáo của ông. Chính Thiên Chúa đã
tiêu diệt người Mecca chứ không phải ông diệt họ. Diệt địch nhân danh
Chúa, là đặc quyền của người Islam giáo. Ông đã diễn đạt những ý trên
trong kinh Koran như sau:
“Anh đã không giết người như anh nghĩ mà là Chúa đã giết họ. Khi anh
quật ngã họ nhưng không phải do anh mà là Chúa đã quật họ. Đó là đặc
quyền mà Chúa đã ban cho những tín đồ của Ngài”.
Mặc dầu thực hiện những hành vi cướp của giết người, nhưng
Muhammad và các tín đồ vẫn tin tưởng mình có chính nghĩa và luôn luôn
được Thiên Chúa phù hộ, cho nên dù cho quân số ít cũng vẫn có thể đánh
14

thắng những kẻ địch đông hơn gấp bội. Kinh Koran viết về điều này như
sau:
“ Nếu quân số của anh chỉ có hai mươi, nhưng đều là những người kiên
cường, các anh sẽ chiến thắng hai trăm địch. Nếu quân số của anh có một
ngàn, các anh sẽ chiến thắng hai ngàn địch. Đó là sự cho phép của Chúa”.
Cái ý nghĩ cho rằng Thiên Chúa đứng cùng phe với mình trong các cuộc
chiến tranh, là một đặc tính trong truyền thống của các đạo thờ Thiên Chúa,
bao gồm cả đạo Do Thái, đạo Ki Tô và đạo Islam.
Sau trận đánh ở Badr, Muhammad biết Mecca sẽ nhất định trả thù bằng
cách kéo quân đến tấn công Medina. Do đó, việc trước tiên ông phải làm là
đối xử tốt với các tù binh.
Sau những tổn thất nặng nề tại Badr, giới lãnh đạo Mecca quyết tâm tăng
cường binh lực để tiêu diệt căn cứ địa Medina của Muhammad. Một mặt
Mecca thu phục các bộ lạc Bedouin thiện chiến làm đồng minh. Mặt khác
Mecca ngấm ngầm liên lạc với ba bộ lạc Do Thái ở Medina làm nội ứng,
dẫn binh tiến vào lãnh địa Medina.
Trong trận này, Muhammad và quân sĩ chỉ mãi lo đối phó với đoàn quân
của Sufyan ở phía trước mặt mà không đề phòng ở phia sau lưng. Bất thần
đoàn cung thủ của Sufyan đã núp sẵn ở những đụn cát phía sau tiến lên bắn
như mưa vào đoàn quân Islam giáo. Sáu mươi lăm quân Islam chết liền tại
chỗ và hàng trăm người khác bị thương, trong đó có Muhammad. Vì
Muhammad bị bất tỉnh nên quân Islam lo rút lui để bảo vệ chủ tướng. Rất
may là quân Mecca tuy đông gấp ba lần quân Islam, nhưng đã không truy
kích. Quân Islam phải để xác đồng đội ở lại chiến trường.
Sau vụ thất trận bi thảm tại Uhud, tinh thần của cả cộng đồng Islam
(Umma) xuống thấp chưa từng thấy. Nhiều tín đồ trước đây đã nghe
Muhammad thuyết giảng là Thiên Chúa đứng về phe của Hồi Giáo: “Hai
mươi người đánh thắng hai trăm - Đó là đặc quyền Chúa ban cho các tín đồ
của Ngài - Koran 8:17”. Nay giáo chủ bị thương bất tỉnh, quân bị chết
nhiều và đoàn quân Islam chưa kịp đánh đã phải rút chạy. Nhiều tín đồ tỏ ý
15

thất vọng và coi trận Uhud là một dấu hiệu cho thấy Thiên Chúa đã bỏ rơi
tiên tri Muhammad.
Mấy hôm sau, Muhamamad phục hồi sức khỏe, ông cho viết lại mấy câu
thơ nhắc nhở tín đồ: “Các tín đồ không nên coi thất bại ở trận Uhud là dấu
hiệu của Thiên Chúa đã ruồng bỏ tiên tri của ngài, hãy coi đó là dịp để xem
ai là tín đồ chân chính và ai không là chân chính” ( Koran 3:13, 3:152).
Trận đánh Uhud ngày 23 tháng 3 năm 625, đã để lại chiến trường 65 xác
người Islam giáo và tại Medina 65 người phụ nữ góa chồng. Vài tháng sau
lại có thêm 50 người nữa bị quân Mecca phục kích giết chết. Kết quả là tại
Medina đã có trên một trăm góa phụ. Đứng trước thảm cảnh này,
Muhammad đã cho viết lại những câu thơ lại nhằm khuyến khích đàn ông
Hồi Giáo lấy thêm vợ:
“Nếu thấy điều đó là tốt cho anh
Hãy lấy thêm hai, ba, bốn vợ”.
“Hãy lấy những người đàn bà không có chồng ở trong cộng đồng của
các người”.
Khi viết những câu thơ có tính cách cổ vũ chế độ đa thê, Muhammad
không hề nghĩ đến chuyện thỏa mãn dục tình một cách ích kỷ mà chỉ nghĩ
đến một nhiệm vụ xã hội. Trong hoàn cảnh xã hội Ả Rập lúc đó, các bà góa
khó có thể sống một mình, vì những người góa cô đơn thường hay bị các kẻ
gian lạm dụng hoặc bắt nạt. Do đó, các góa phụ rất cần phải có người đàn
ông giúp đỡ và che chở.
Tháng 3 năm 627, Mecca huy động 10.000 quân với dự tính phá tan căn
cứ địa Medina của Muhammad. Trong khi đó, Muhammad cũng đã chuẩn
bị đối phó bằng cách mua chuộc một số quân thiện chiến của bộ lạc
Bedouin. Nhờ đó quân số chiến đấu của Muhammad đã lên tới 3000 người.
Điểm lợi nhất cho Muhammad là căn cứ địa Medina được thiên nhiên bảo
vệ ba phía, bằng những sườn núi nham thạch rất dốc. Chỉ còn một phía duy
nhất trống trải là phia Bắc của ốc đảo mà thôi.
16

Vì biết trước việc Mecca sắp tấn công, nên Muhammad đã chuẩn bị lực
lượng rất chu đáo ngênh chiến với quân Mecca và giành thắng lợi.
Cũng trong năm này, Muhammad ra lệnh hành quyết tập thể 700 người
Do Thái tại Medina, vì những người này có âm mưu chống lại ông. Sau vụ
này ông thù ghét người Do Thái và đạo Do Thái, nên ông cho viết lại qui
định cho các tín đồ, khi cầu nguyện phải quay mặt về hướng Mecca, chứ
không phải là Jerusalem như trước.
- Giai đoạn 7: (627 đến 632)
Sau năm năm đầu chiếm cứ Medina (622-627), Muhammad và cộng
đồng Islam giáo đã gây ra nhiều cuộc đột kích đẫm máu, để tấn công các
đoàn thương buôn của Mecca nhằm mục đích cướp ngựa, lạc đà, vũ khí,
tiền bạc và đủ loại hàng hóa vừa để sống còn tại ốc đảo Medina, vừa để
tăng cường lực lượng quân sự. Sau vụ trục xuất bộ lạc Do Thái Bani và vụ
tàn sát bộ lạc Do Thái Aws, danh tiếng của Muhammad được loan đi khắp
vùng và ai cũng phải nể sợ. Các bộ lạc Bedouin trước đây là đồng minh với
Mecca, nay sợ sẽ bị Muhammad trả thù nên tuyên bố không liên kết với
Mecca nữa.
Trong tình hình thuận lợi hiện tại, Muhammad quyết định: Trước hết
thống nhất tất cả các bộ lạc Ả Rập thành một quốc gia. Bộ lạc nào tách rời
sẽ bị trừng phạt. Sau đó sẽ chiếm thành phố Mecca làm thủ đô phát triển
đạo Islam.
Tuy chưa phải là một quốc vương nhưng Muhammad đã cho viết thư và
sửa soạn những món quà quí giá, rồi cử nhiều phái đoàn đến yết kiến các
hoàng đế của đế quốc Byzantine và đế quốc Ba Tư, các vua Ai Cập và
Ethiopia.
Sau đó ông gửi thư đến các bộ lạc Ả Rập, không phân biệt họ theo tôn
giáo nào. Trong thư ông nhấn mạnh: “Đạo Do Thái là đạo của con cháu
Jacob, đạo Islam là đạo của con cháu Ismael. Kinh Thánh Cựu Ước bằng
tiếng Hebrew của Do Thái, Tân Ước bằng tiếng Hy Lạp của Ki Tô Giáo,
Kinh Koran bằng tiếng Arabic là Kinh Thánh của người Ả Rập”. Ông
17

không yêu cầu mọi người theo đạo Islam, nhưng yêu cầu tất cả các bộ lạc Ả
Rập gia nhập “Cộng Đồng Ả Rập”, tương tự như “umma” ở Medina. Sau
thư mời nói trên, nhiều bộ lạc Ả Rập xin gia nhập “umma”, đặc biệt là các
bộ lạc Bedouine. Chỉ còn lại 3 bộ lạc không chịu gia nhập là các bộ lạc
Asad, Thalabah và Sad. Từ cuối năm 627 đến cuối năm 628, Muhammad
mang quân đi tấn công để trừng phạt 3 bộ lạc nói trên.
Cũng trong thời gian này, Muhammad mở những cuộc tấn công các đoàn
thương mại Mecca, với chủ đích phá vỡ hoàn toàn thế độc quyền thương
mại của thành phố này với các xứ phương Bắc. Để chính thức cạnh tranh
với Mecca, Muhammad lập các đoàn lữ hành tải hàng từ Medina đi bán ở
Syria và Ba Tư, sau đó mua các hàng quí hiếm của ngoại quốc đem về
Medina để biến ốc đảo này trở nên một thành phố sầm uất.
Sau khi chiếm thành phố Mecca vào tháng giêng năm 630, Muhammad
sáp nhập quân của thành phố này với quân của Medina để thành lập một
đạo quân Islam giáo lên tới 30.000 người. Tháng 10 năm 630, Muhammad
cùng Abu Sufyan dẫn đoàn quân này đến thành phố Tabuk, cách Medina
250 dặm về phía bắc, tấn công một tiểu quốc của đế quốc Byzantine. Vua
của tiểu quốc này là Yuhunna xin đầu hàng và xin thần phục Muhammad.
Các cộng đồng Ả Rập và Do Thái tại Jarba và Adruh (tức xứ Jordan ngày
nay), đều xin làm chư hầu của Muhammad.
Tháng giêng năm 631, tất cả các bộ lạc trên bán đảo Ả Rập bao la (gấp 8
lần diện tích Việt Nam) đều được đặt dưới sự cai trị của Muhammad.
Đến đầu năm 632, nhiều chiến sĩ Islam giáo cảm thấy mỏi mệt vì những
cuộc chinh chiến liên miên trong nhiều năm qua. Muhammad cổ võ tinh
thần mọi người với lý luận cho rằng những cuộc chinh chiến đó cốt để thực
hiện Ý Chúa (God’s Will). Việc thực hiện ý Chúa trong lịch sử loài người
không bao giờ ngừng nên người Hồi Giáo phải luôn luôn tiếp tục chiến
đấu.
Cuối tháng 2 năm 632, Muhammad yêu cầu mọi người cùng các bà vợ
đưa ông đến viếng đền thờ Kaaba ở Mecca lần cuối cùng. Sau khi viếng
18

Kaaba, ông yêu cầu mọi người đưa ông lên núi Arafat. Tại đây ông giảng
bài giảng giã từ (Farewell Sermon) nhấn mạnh: Mọi tín đồ Islam giáo là
anh em (Muslims are brethen).
Sau đó, Muhammad được đưa trở về Medina. Từ đó, ông bị chứng đau
đầu liên miên. Ngày 18 tháng 6 năm 632, Muhammad trút hơi thở cuối
cùng.
Đó là nguồn gốc ra đời Kinh Koran, kinh ghi chép những lời truyền đạt
lại của Chúa, nó trở thành thánh kinh, là kim chỉ nam cho mọi hoạt động
của các tín đồ Islam giáo.
2.2. Công việc biên soạn, nội dung sơ và các bản dịch kinh Koran
- Công việc biên soạn
Kinh Koran được viết theo lối văn xuôi gieo vần độc đáo và có nội dung
vô cùng phong phú. Tổng cộng có 114 sura; nghĩa đen là dòng hay chương,
gồm 6616 câu thơ. Chương dài nhất có 287 câu thơ, chương ngắn nhất có 3
câu. Phần lớn Kinh Koran (85 chương) được Muhammad cho đệ tử viết tại
Mecca, còn lại 29 chương thì viết tại Medina. Sau khi Muhammad chết vào
năm 632, phần lớn các bản chép tay nói trên bị thất lạc hoặc phân tán rải
rác nhiều nơi. Để đáp ứng nhu cầu của các tín đồ đạo Islam, người có thẩm
quyền đầu tiên đứng ra lo việc này là Abu Bakr (632-634). Abu Bakr giao
cho một thanh niên 22 tuổi tên Zayd đi sưu tầm và gom góp các bản viết
tay của kinh Koran tập trung tại Medina.
Các tài liệu do Zayd thu thập đều được chuyển giao cho vị vua Islam
giáo kế nhiệm là Umar Khattab. Vì quá lo việc quân sự nên vị vua này đã
bỏ quên công việc biên tập kinh Koran. Hậu quả nghiêm trọng, là người ta
truyền miệng những câu thơ của Kinh Koran khác nhau và sự tranh cãi về
tính trung thực của kinh Koran.
Vị vua kế nghiệp thứ ba (the third caliph) là Uthman (644-657) chú tâm
đến việc phục hồi kinh Koran. Năm 652, Uthman thu hồi được thành một
cuốn sách duy nhất. Năm 657, tức 25 năm sau khi Muhammad qua đời, vua
Uthman công bố bản kinh Koran do Zayd biên tập và gọi nó là
19

“MUSHAF” có nghĩa là “Kinh Thánh chính thức của mọi người Islam
giáo”. Kinh Thánh này đươc biên chép thành 4 bản giống nhau để lưu trữ
tại 4 thành phố: Medina, Basra và Kufa (Iraq) và tại Damacus (Syria).
Uthman ra lệnh thiêu hủy toàn bộ các bản viết tay của Muhammad trên
lá cọ và da thú vật. Nhưng lệnh của vua Uthman đã không được thi hành
triệt để, nên ngày nay người ta đã thu thập được 5 bản chính viết trên da
súc vật: 2 bản hiện lưu trữ tại thư viện Taskhent ở Uzebekistan, 1 bản lưu
trữ tại thư viện Tpokabi Thổ Nhĩ Kỳ, 1 bản tại bảo tàng viện London,1 bản
mới tìm thấy tại Yemen năm 1979. Kinh Koran là một bộ luật đầu tiên và
cao nhất của Islam giáo.
- Sơ lược nội dung kinh Koran
Kinh Koran là sự nối kết những dòng tư tưởng về một tôn giáo độc thần
khởi đầu từ Abraham, Moses qua Jesus rồi đến thiên sứ cuối cùng là
Muhammad. Nội dung trong Kinh là những lời phán của Allah: “ Nếu Ta (
Allah) truyền giáng Qur’an này lên một quả núi thì Ngươi ( Muhammad) sẽ
thấy nó hạ mình khiêm tốn và nứt ra làm hai vì khiếp sợ Allah”. ( Q.
59:21)
Chương đầu tiên, Kinh Koran nói về Allah, với những đặc tính siêu việt
của Ngài.
Kinh Koran dạy phải tin có các thiên thần và ma quỉ (Satan), tin các sách
Mặc Khải của đạo Do Thái và Ki Tô cùng các vị thiên sứ, tin có ngày tận
thế và ngày phán xét cuối cùng, tin mọi kẻ chết đều được sống lại, tin có
Thiên Đàng và Hỏa Ngục, tin mọi việc do Thiên Chúa Allah tiền định
nhưng mọi người có ý chí tự do.
Koran đồng thời cũng là một bộ luật đầu tiên và cao nhất của Islam giáo.
Thí dụ cụ thể như sau:
+ Cấm cho vay nặng lãi (Kr. 2:275)
+ Cấm ăn thịt heo, thịt đã cúng các thần khác, cấm ăn máu (tiết canh,
huyết) (Kr. 5:3)
+ Cấm cờ bạc ( Kr 5:90)
20

+ Cấm săn bắn trong thời gian hành hương Mecca (Kr 5:93)
+ Phải ăn chay trong tháng Ramadan ( Kr 2:182)
+ Phải rửa chân tay sạch sẽ trước khi cầu nguyện ( Kr 5:6)
+ Cấm giao hợp với đàn bà có tháng ( Kr 2:221)
Kinh Koran khẳng định quyền ưu thắng của đàn ông ( Kr 4;34) và chính
thức bãi bỏ tục đa phu (polyandre).
Kinh Koran qui định án phạt hết sức nặng nề chống lại bất cứ ai bị kết
án: “Chống Thiên Chúa Allah” hoặc chống “Thiên Sứ Muhammad”. Người
đó sẽ bị đóng đinh vào thập giá hoặc bị chặt hết chân tay ( sura 5).
Tội trộm cũng có thể bị phạt rất nặng. Dù đàn ông hay đàn bà tùy theo
nặng nhẹ nếu bị kết án về tội trộm sẽ bị chặt một tay hay hai tay (Kr 5: 3)
- Các bản dịch kinh Koran
Do nhu cầu truyền bá Islam giáo, đến nay kinh Koran đã được dịch ra
nhiều thứ tiếng trên thế giới. Riêng nhà xuất bản Takrike Tarsile Qur’an,
Inc ở New York đã sưu tập được trên 600 bản dịch khác nhau.
Lịch sử Hồi Giáo ghi nhận rằng, bản dịch kinh Koran đầu tiên trên thế
giới là bản dịch từ tiếng Ả Rập sang tiếng La Tinh, do một người Ý tên là
Peter Venerable thực hiện năm 1143, hiện được lưu giữ tại tu viện Kluny
(Ý). Sau 300 năm, bản dịch viết tay này được đem in và xuất bản tại Rome.
Năm 1616, tại Nuremberg xuất hiện kinh Koran bằng tiếng Hòa Lan
dịch từ bản La Tinh.
Năm 1647, kinh Koran bằng tiếng Pháp được xuất bản tại Paris cũng
dịch từ bản La Tinh.
Năm 1776, tại Petersburg cuốn kinh Koran bằng Nga ngữ được xuất
bản, dịch từ tiếng Pháp.
Đầu thế kỷ 18, một người Anh tên là A.Ross dịch kinh Koran từ tiếng
Pháp sang tiếng Anh và xuất bản lần đầu tại Mỹ năm 1737.
Qua đây có thể thấy sự phát triển mạnh mẽ của việc dịch kinh Koran ra
các thứ tiếng khác nhau, nhằm đáp ứng nhu cầu của bộ phận tín đồ Islam
trên thế giới.
21

KẾT LUẬN
Cũng như bất kỳ một tôn giáo nào khác trên thế giới, song song với quá
trình hình thành và phát triển của các tổ chức, tín đồ,… thì cũng có sự góp
phần của giáo lý, mà điển hình ở đạo Islam chính là Kinh Koran.
Qua sự tìm hiểu và trình bày về bối cảnh lịch sử ở Ả Rập, cũng như quá
trình hình thành Kinh Koran phần nào đã nói lên được tầm quan trọng,
nguồn gốc và sự gắn bó mật thiết của bộ Kinh đối với đời sống của tín đồ
và người dân Ả Rập. Kinh Koran trở thành một thiên kinh đối với tín đồ
Islam giáo nói riêng và người dân Trung Đông nói chung. Kinh Koran
chính là lời mặc khải của Thánh Allah, xúc phạm đến Kinh Koran đồng
nghĩa với việc xúc phạm Thánh Allah.
Với tầm quan trọng và ảnh hưởng to lớn đó, kinh Koran đã trở thành
“kim chỉ nam” cho tất cả các hành động của công dân Ả Rập, khu vực
Trung Đông và tín đồ Islam giáo trên thế giới. Có thể nói, tất cả các hành
động của tín đồ đều dựa vào Kinh Koran, từ việc hành lễ mỗi ngày cho đến
đời sống sinh hoạt và tất cả những điều cấm kỵ được ghi trong Kinh, thì tất
cả các tín đồ Islam và người dân phải tuân thủ theo một cách tuyệt đối. Qua
đó càng thấy rõ được giá trị cốt lõi của Kinh Koran trong đời sống xã hội,
lẫn đời sống tâm linh của tín đồ Islam giáo.
22

TÀI LIỆU THAM KHẢO


1. Malise Ruthven, 2016, Dẫn luận về Hồi giáo, Nxb Hồng Đức
2. Vũ Dương Ninh, 2015, Lịch sử văn minh thế giới, Nxb Giáo dục
Việt Nam
3. TS. Đỗ Minh Hợp, Ts. Nguyễn Anh Tuấn, Ts. Nguyễn Thanh, Ts. Lê
Hải Thanh, 2005, Tôn giáo lý luận xưa và nay, Nxb Tổng hợp Tp.
HCM
4. Thích Thánh Nghiêm, Thích Chân Tính ( dịch), 2015, Tôn giáo học
so sánh
5. Thích Nguyên Hạnh, 2008, Tôn giáo khái niệm và lịch sử, Nxb Tôn
giáo
6. Charlie Nguyễn, Thế Giới Hồi Giáo Xưa và Nay, Tìm hiểu Kinh
Koran truy xuất từ:
https://sachhiem.net/CHARLIE/CN_TGHG/KinhKoran.php
7. Nguyễn Mạnh Cường, 2009, Văn hóa lối sống của người theo Hồi
giáo, Nhà xuất bản văn hóa thông tin & viện văn hóa.

You might also like