Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 4

Hiệu ứng Hall

Hiệu ứng Hall


Bởi:
Wiki Pedia

Cơ chế

Cơ chế hiệu ứng Hall trên một thanh Hall kim loại. 1: electron. 2: thanh Hall. 3: nam
châm. 4: từ trường. 5: nguồn điện. Màu đỏ trên thanh Hall thể hiện sự tập trung của điện
tích dương, còn màu xanh, ngược lại, là nơi tập trung điện tích âm. Trên các hình B, C,
D, chiều của nguồn điện và/hoặc từ trường được đổi ngược.

Hiệu ứng Hall được giải thích dựa vào bản chất của dòng điện chạy trong vật dẫn điện.
Dòng điện này chính là sự chuyển động của các điện tích (ví dụ như electron trong kim
loại). Khi chạy qua từ trường, các điện tích chịu lực Lorentz bị đẩy về một trong hai phía
của thanh Hall, tùy theo điện tích chuyển động đó âm hay dương. Sự tập trung các điện
tích về một phía tạo nên sự tích điện trái dầu ở 2 mặt của thanh Hall, gây ra hiệu điện
thế Hall.

Công thức liên hệ giữa hiệu thế Hall, dòng điện và từ trường là:

VH = (IB)/(den)

với VH là hiệu thế Hall, I là cường độ dòng điện, B là cường độ từ trường, d là độ dày
của thanh Hall, e là điện tích của hạt mang điện chuyển động trong thanh Hall, và n mật
độ các hạt này trong thanh Hall.

Công thức này cho thấy một tính chất quan trong trong hiệu ứng Hall là nó cho phép
phân biệt điện tích âm hay dương chạy trong thanh Hall, dựa vào hiệu thế Hall âm hay
dương. Hiệu ứng này lần đầu tiên chứng minh rằng, trong kim loại, electron chứ không
phải là proton được chuyển động tự do để mang dòng điện. Điểm thú vị nữa là, hiệu ứng
cũng cho thấy trong một số chất (đặc biệt là bán dẫn), dòng điện được mang đi bởi các
lỗ trống điện tử (có điện tích tổng cộng là dương) chứ không phải là electron đơn thuần.

Khi từ trường lớn và nhiệt độ hạ thấp, có thể quan sát thấy hiệu ứng Hall lượng tử, thể
hiện sự lượng tử hóa điện trở của vật dẫn.

1/4
Hiệu ứng Hall

Với các vật liệu sắt từ, điện trở Hall bị tăng lên một cách dị thường, được biết đến là
hiệu ứng Hall dị thường, tỷ lệ với độ từ hóa của vật liệu. Cơ chế vật lý của hiệu ứng này
hiện vẫn còn gây tranh cãi.

Ứng dụng

Hiệu ứng Hall được sử dụng chủ yếu trong các thiết bị đo, đầu dò. Các thiết bị này
thường phát ra tín hiệu rất yếu và cần được khuếch đại. Đầu thế kỷ 20, các máy khuếch
đại dùng bóng chân không quá tốn kém, nên các đầu đo kiểu này chỉ được phát triển từ
khi có công nghệ vi mạch bán dẫn. Ngày nay, nhiều "đầu dò hiệu ứng Hall" chứa sẵn
các máy khuếch đại bên trong.

Đo cường độ dòng điện

Đầu đo dòng điện dùng hiệu ứng Hall, có sẵn khuếch đại. Đường kính 8 mm.

Hiệu ứng Hall nhạy cảm với từ trường, mà từ trường được sinh ra từ một dòng điện bất
kỳ, do đó có thể đo cường độ dòng chạy qua một dây điện khi đưa dây này gần thiết bị
đo. Thiết bị có 3 đầu ra: một dây nối đất, một dây nguồn để tạo dòng chạy trong thanh
Hall, một dây ra cho biết hiệu thế Hall. Phương pháp đo dòng điện này không cần sự
tiếp xúc cơ học trực tiếp với mạch điện, hầu như không gây thêm điện trở phụ của máy
đo trong mạch điện, và không bị ảnh hưởng bởi nguồn điện (có thể là cao thế) của mạch
điện, tăng tính an toàn cho phép đo. Có vài cách để đưa dây điện mang dòng vào gần
thiết bị đo như sau:

Cuốn dòng cần đo

Dòng điện cần đo có thể được cuốn quanh thiết bị đo. Các độ nhạy ứng với các cường độ
dòng điện khác nhau có thể được thay đổi bằng số vòng cuốn quanh thiết bị đo. Phương
pháp này thích hợp cho các ampe kế lắp vĩnh cửu vào cùng mạch điện.

Kẹp vào dòng cần đo

Thiết bị được kẹp vào dây dẫn điện. Phương pháp này dùng trong kiểm tra đo đạc, không
lắp vĩnh cửu cùng mạch điện.

Tính nhân

Về cơ bản ứng dụng này dựa vào công thức của hiệu ứng Hall: hiệu thế Hall là tích của
cường độ dòng điện (tỷ lệ với hiệu điện thế áp dụng lên thanh Hall, nhờ định luật Ohm)
với cường độ từ trường (có thể được sinh ra từ một cuộn cảm, tỷ lệ với hiệu điện thế áp
dụng lên cuộn cảm).

2/4
Hiệu ứng Hall

Đo công suất điện

Công suất tiêu thụ của một mạch điện là tích của cường độ dòng điện và hiệu điện thế
trên mạch. Vậy có thể đo công suất này bằng cách đo dòng điện (như mô tả ở trên) đồng
thời với việc dùng hiệu điện thế của mạch điện để nuôi dòng qua thanh Hall. Phương
pháp như vậy có thể được cải tiến để đo công suất dòng điện xoay chiều trong sinh hoạt
dân dụng. Nó thường chính xác hơn các thiết bị truyền thông và ít gây cản trở dòng điện

Xác định vị trí và chuyển động

Hiệu ứng Hall có thể dùng để xác định vị trí cơ học. Các thiết bị kiểu này không có một
chi tiết cơ học chuyển động nào và có thể được chế tạo kín, chịu được bụi, chất bẩn, độ
ẩm, bùn lầy... Điều này giúp các thiết bị này có thể đo đạc vị trí tiện hơn dụng cụ quang
học hay cơ điện.

Khởi động ô-tô

Khi quay ổ khóa khởi động ô-tô, một nam châm gắn cùng ổ khóa quay theo, gây nên
thay đổi từ trường, được cảm nhận bởi thiết bị dùng hiệu ứng Hall. Phương pháp này
tiện lợi vì nó không gây hao mòn như phương pháp cơ học khác.

Dò chuyển động quay

Việc dò chuyển động quay tương tự như trên rất có ích trong chế tạo hệ thống hãm
phanh chống trượt nhạy bén hơn của ô-tô, giúp người điều khiển xe dễ dàng hơn.

Lịch sử khám phá

Năm 1878, Edwin Herbert Hall, khi đang là sinh viên của trường Đại học Johns
Hopkins, đọc quyển sách "Luận về thuyết Điện từ" viết bởi James Clerk Maxwell. Ông
đã thắc mắc với giáo sư của mình là Henry Rowland về một nhận xét của Maxwell rằng
"lực điện từ đặt lên dây dẫn không tác dụng trực tiếp lên dòng điện mà tác động lên dây
dẫn mang dòng điện đó". Rowland cũng nghi ngờ tính xác thực của kết luận đó nhưng
những kiểm tra bằng thực nghiệm của ông đã không mang lại kết quả phản bác.

Hall quyết định tiến hành nhiều thí nghiệm và cũng đã thất bại. Cuối cùng, ông làm lại
thí nghiệm của Rowland, nhưng thay thế dây dẫn kim loại trong thí nghiệm này bằng
một lá vàng mỏng. Hall đã nhận thấy từ trường làm thay đổi sự phân bố điện tích trong
lá vàng và làm lệch kim của điện kế nối với các mặt bên của nó. Thí nghiệm đã không
chỉ thỏa mãn thắc mắc của Hall về nhận xét của Maxwell, mà đã khẳng định bản chất
dòng điện trong kim loại.

3/4
Hiệu ứng Hall

Ngày nay, ta biết là điều kiện thí nghiệm thời ấy chỉ tạo được từ trường yếu và hiệu ứng
chỉ quan sát được khi kim loại dẫn điện rất tốt như vàng. Hall đã đi đúng hướng khi sử
dụng vàng trong thí nghiệm của mình, để khám phá ra một hiệu ứng cơ bản trong vật lý
chất rắn hiện đại.

Phát hiện này cũng đã mang lại cho Hall một vị trí tại trường Đại học Harvard. Công
trình của ông được xuất bản năm 1879. Năm 1881, sách của Maxwell được tái bản lần
hai với chú thích: "Ông Hall đã phát hiện rằng một từ trường ổn định có thể làm thay đổi
chút ít sự phân bố dòng điện trong phần lớn các dây dẫn, vì vậy tuyên bố của Maxwell
chỉ được xem như là gần đúng."

Hiệu ứng Hall không chỉ được ứng dụng trong nhiều ngành công nghệ từ cuối thế kỷ 20,
mà còn là tiền đề cho các khám phá tương tự cùng thời kỳ này như hiệu ứng Hall lượng
tử, một hiệu ứng đã mang lại giải thưởng Nobel vật lý cho người khám phá ra nó.

4/4

You might also like