Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 17

Đồ án kỹ sư kỳ 20181

ĐỀ TÀI : THIẾT KẾ PHÂN XƯỞNG ALKYL HÓA XÚC TÁC LỎNG, NĂNG SUẤT 270.000
TẤN/NĂM.
GVHD: PGS. TS Đào Quốc Tùy
THÀNH VIÊN NHÓM : NGUYỄN THỊ THÚY NGA – 20143129- Nhóm trưởng
ĐẶNG DANH KHÁNH – 20142282
TRỊNH NGỌC LINH - 20142618

BẢNG TIẾN ĐỘ LÀM VIỆC


Nội dung đã Nhận xét của
Tuần Nội dung công việc Kí xác nhận
thực hiện GV

3 Lên kế hoạch làm đồ án

Tổng quan
- Giới thiệu và quá trình
phát triển của quá trình
4 ankyl hóa
- Vai trò của quá trình ankyl
hóa trong lọc dầu

Tổng quan
- Nguyên liệu của quá trình
5 ankyl hóa
- Sản phẩm của quá trình
ankyl hóa
Tổng quan
- Cơ sở hóa học của quá
trình alkyl hóa
6 - Các phản ứng phụ trong
quá trình ankyl hóa
- Giới thiệu về các xúc tác,
so sánh các xúc tác
7 Tổng quan

Page|1
- Các thông số ảnh hưởng
tới quá trình ankyl hóa :
nồng độ iso butan, nhiệt
độ, nồng độ axit, khả năng
khuấy trộn và các yếu tố
khác.
Công nghệ sản xuất ankyl
hóa
- Đưa ra các công nghệ và
8
lựa chọn công nghệ
- Thuyết minh sơ đồ mình
chọn

9
Tính toán cân bằng vật chất
11

12
Tính cân bằng nhiệt lượng
13

14
Tính toán thiết bị chính
15

16 Vẽ sơ đồ công nghệ bằng


CAD
Vẽ thiết bị chính
17

Xem lại, hoàn chỉnh lại đồ


18
án

Page|2
PHẦN I. TỔNG QUAN VỀ QUÁ TRÌNH ALKYL HÓA
1. Giới thiệu và quá trình phát triển của quá trình ankyl hóa
Quá trình ankyl hóa là một quá trình quan trọng trong nhà máy lọc dầu nhằm chế biến
các olefin nhẹ và các izobutan thành cấu tử xăng có giá trị cao nhất đó là izo-parafin mà
chủ yếu là izo-octan. Alkylat nhận được là cấu tử tốt nhất để pha trộn tạo xăng cao cấp cho
nhà máy lọc dầu vì nó có trị số octan cao và độ nhạy nhỏ (RON >= 96, MON >= 94), áp
suất hơi thấp. Điều đó cho phép chế tạo được xăng theo bất kỳ công thức pha trộn nào.
Ngoài ra, khi alkyl hóa benzen bằng olefin nhẹ ta cũng thu được alkyl benzen có trị số octan
cao dùng để pha chế xăng hoặc tổng hợp hóa dầu và hóa học.
Quá trình alyl hóa được UOP phát hiện năm 1932 và đến năm 1939, quá trình này được
thương mại hóa và đã có sáu phân xưởng alkyl hóa đi vào hoạt động với công suất 3525
BDP thùng/ngày.
Trong chiến tranh thế giới thứ hai, quá trình alkyl hóa đóng vai trò rất quan trọng trong
việc cung cấp cấu tử pha trộn xăng có trị số octan cao cho nhiên liệu máy bay. Tới năm
1946, tổng cộng có 59 phân xưởng alkyl hóa đã hoạt động, sản xuất 169.000 BDP.
Sau chiến tranh thế giới thứ hai, yêu cầu về nhiên liệu hàng không giảm mạnh cùng với
nhu cầu về trị số octan cho xăng moto chưa cao nên khoảng 50% nhà máy alkyl hóa phải
đóng cửa.
Đến năm 1950 cuộc chiến tranh Nam- Bắc Triều Tiên nổ ra, nhu cầu về xăng cho hàng
không lại bắt đầu tăng caodo vậy một lần nữa công nghệ alkyl hóa lại được thúc đẩy. Lượng
alkylat được sản xuất trong thời điểm này vào khoảng 250.000 BDP. Khi cuộc chiến tranh
Triều Tiên kết thúc nhu cầu về nhiên liệu hàng không lại giảm nhưng lúc này nhưng lúc
này nhu cầu về xăng có trị số octan cao cho moto và oto tăng mạnh do đó quá trình alkyl
hóa vẫn tiếp tục phát triển.
Đầu những năm 1980 khi mà chì bắt đầu bị loại bỏ khỏi xăng, lượng alkylat sản xuất ra
vào khoảng 1.000.000 BDP. Gần đây, khi một số nghiên cứu chỉ ra những tác động xấu mà
MTBE gây ra đối với sức khỏe của con người tạo ra xu hướng loại trừ MTBE ra khỏi xăng,
lượng alkylat được sản xuất ra trên thế giới là 1.600.000 BDP. Đến năm 2005, lượng alkylat
được sản xuất ra trên toàn thế giới là 2.200.000 BDP.

Page|3
2. Vai trò và vị trí của quá trình alkyl hóa trong lọc hóa dầu:
Ankyl hóa là một quá trình tinh chế quan trọng cho quá trình sản xuất ankylat, là một
thành phần để pha chế xăng có trị số octan cao. Sản phẩm ankylat là hỗn hợp của các
hydrocacbon có trị số octan MON là 90-95 và RON là 93-98. Do có chỉ số octan cao và áp
suất hơi thấp nên ankylat được coi là một thành phần pha trộn cho xăng. Vì vây, phân xưởng
ankyl hóa đóng vai trò quan trọng trong nhà máy lọc hóa dầu.
Bảng 1: so sánh một số chỉ tiêu của các loại xăng khác nhau
Alkylat FCC naphta Reformate Poly
gasoline

Aromatic, 0 29 63 0
LV%

Olefin, LV% 0 29 1 95

T50, 0F 216 220 256 236

T90,0F 289 366 334 346

RON 93,2 92,1 97,7 94,4

MON 91,1 80,7 87,4 81,9

S,ppmW 26 756 55 125

3. Nguyên liệu và sản phẩm của quá trình alkyl hóa


3.1. Nguyên liệu của quá trình
Nguyên liệu của quá trình alkyl hóa trong công nghiệp là phân đoạn butan, buten nhận
được từ quá trình hấp phụ, phân chia khí cracking là chủ yếu. Phân đoạn này chứa 80 đến
85% C4, phần còn lại là C3 và C5.[1]
Bảng 2 : Thành phần các cấu tử tiêu biểu trong trong phân đoạn C4 của quá trình
FCC và từ quá trình nahphtha steam cracking [2]

Steam
Cấu tử FCC
cracking
Iso- butan 37 2
Iso- buten 15 26
Page|4
1-Buten 12 14
1,3-Butadien < 0.5 43
n- Butan 13 6
Trans--Buten 12 5
Cis-2-Buten 11 4

Propan và n- butan trong nguyên liệu không tham gia vào phản ứng nhưng sự có mặt
của chúng ảnh hưởng đến quá trình bởi vì chúng chiếm thể tích vùng phản ứng và làm giảm
nồng độ izo- butan, làm giảm nồng độ xúc tác. Do đó để cải thiện quá trình alkyl hóa cần
phải tách sâu hơn các n- paraffin nhờ các cột tách propan và butan.
Trong nguyên liệu cũng cần chứa ít etylen và nhất là butadiene bởi vì khi tiếp xúc với
xúc tác axit chúng sẽ tạo thành các polyme hòa tan trong axit làm giảm nồng độ axit. Ngoài
ra các hợp chất oxy, nito, lưu huỳnh trong nguyên liệu cũng dễ tác dụng với axit gây tiêu
hao nguyên liệu.
Hàm lượng và thành phần olefin trong nguyên liệu có ảnh hưởng quyết định đến chất
lượng sản phẩm. Khi alkyl hóa izo-butan bằng olefin, sự ảnh hưởng của chúng đến các chỉ
tiêu của quá trình được trình bày ở bảng 2.

Bảng 3. Ảnh hưởng của nguyên liệu đến hiệu suất sản phẩm [1]

C3H6(40%)
Chỉ tiêu C3H6 C4H8 C5H10
C4H8(60%)

Hiệu suất alkylat so với


178 174 172 160
olefin %V

Tiêu hao Izo-butan,%V 127 117 111 96

RON( alkylat sạch) 8992 9295 94 97 90 93

RON(+ 0,8 ml TEP/l) 101,5 103 103,5 105 104,2 106,3 103103,6

MON 87 90 90 93 92 94 90 92

3.1.1. Tính chất hóa lý của nguyên liệu


III.1.1.1 Iso- butan

Page|5
Công thức phân tử : C4H10

- Một số tính chất chất vật lý của izo-butan: [2]


+ Nhiệt độ nóng chảy: – 145,0 oC
+ Nhiệt độ sôi – 11,72 oC
20
+ Tỷ khối d 4 : – 0,6030

+ Nhiệt độ tới hạn: 134,5oC


+ Áp suất tới hạn: 3,58 MPa
+ Giới hạn nồng độ hỗn hợp nổ với không khí (%):
Giới hạn trên: 8,4%
Giới hạn dưới: 1,8%
- Tính chất hóa học của izo-butan:
+ Trong izo-butan chỉ chứa các liên kết i
+ Phân tử izo-butan chỉ chứa các liên kết C – C và C – H là loại liên kết không phân
cực hoặc rất ít phân cực. Vì vậy ở izo-butan phản ứng xảy ra chủ yếu qua con đường phân
cắt liên kết theo kiểu đồng li, nghĩa là qua hình thành các gốc tự do.
+ Trong các phản ứng ở izo-butan chất phản ứng có thể tấn công vào liên kết C – H
(phản ứng thế) hoặc vào liên kết C – C (cắt mạnh cacbon).
- Ứng dụng:
Izo-butan được dùng làm nguyên liệu sản xuất xăng alkylat và cao su tổng hợp...
3.1.1.2. Buten
- Công thức cấu tạo phân tử: C 4 H8
- Công thức cấu tạo:

Page|6
- Tính chất vật lý:
Ở nhiệt độ thường buten là chất khí không màu, dễ cháy ở điều kiện nhiệt độ phòng và
áp suất khí quyển. Chúng không tan trong nước mà tan trong các dung môi hữu cơ như
rượu, ete, hydrocacbon...
Bảng 4 . Một số tính chất hóa lý của olefin [2]

Cis-2- Trans-2-
Tính chất Đơn vị 1 Butene Iso-Buten
Buten Butene

Nhiệt độ nóng chảy (101.3


o
C -185.35 -138.92 -105.53 -140.34
kPa)

Nhiệt độ sôi
o
C -6.25 3.72 0.88 -6.9
(101.3 kPa)

Nhiệt độ tới hạn o


C 146.45 162.43 155.48 144.75

Áp suất tới hạn MPa 4.02 4.20 4.10 4.00

Độ nhớt ở 0oC, 101kPa kg/m3 2.582 2.591 2.591 2.582

Áp suất hơi bão hòa ở 0oC kPa 127.3 87.9 98.4 130.3

Giới hạn cháy nổ với


không khí ở 20oC và %V 1.6 - 9.3 1.7 – 9.7 1.7 – 9.7 1.8 – 8.8
101.3kPa

- Tính chất hóa học của buten:


+ Bản chất đặc điểm của liên kết đôi C = C. Có đầy đủ các tính chất của olefin
+ Các phản ứng quan trọng nhất đối với alken là phản ứng cộng phản ứng oxy hóa và
phản ứng trùng hợp.
- Phương pháp điều chế buten:
Page|7
Cracking xúc tác để sản xuất xăng và olefin thu được như sản phẩm phụ. Ngoài ra còn
từ quá trình dehydro hóa, oligome hóa và quá trình chuyển không cân đối
- Ứng dụng:
Trùng hợp izo-buten cho các sản phẩm có thể dùng làm dầu nhờn hoặc làm vật liệu cách
điện và làm các màng mỏng. Đồng trùng hợp izo-buten với một lượng nhỏ izopren hoặc
butadien cho loại cao su butyl có thể lưu hóa được và rất ít thoát khí, vì vậy dùng để sản
xuất các loại xăm cho xe vận tải.

3.2. Sản phẩm của quá trình


Sản phẩm thu được gồm:
+ Alkylat nhẹ dùng làm hợp phần pha chế xăng có chất lượng cao.
+ Alkylat nặng (ts = 170  300oC) dùng làm nhiên liệu diezen.
+ Hỗn hợp khí hydrocacbon no dùng làm nhiên liệu.

Bảng 5: Tính chất của xăng alkylate thu được [3]


Xăng alkylate
MON 90 - 94
RON 92 - 97
RVP ( bar) 0.55
Aromatic (%V) 0.4
Olefin (%V) 0.5

Các thành phần chính trong quá trình alkyl hóa iso- butan bằng các olefin C3 và C4 như
ở bảng 5. Các cấu tử có giá trị nhất là izo octan, trong đó cấu tử chuẩn là 2,2,4- trimetyl
pentan có trị số ON là 100…[1]
Bảng 6: Ảnh hưởng của olefin đến sản phẩm của quá trình alkyl hóa iso- butan [3]

Olefin Sản phẩm RON MON


Propylene 2,3-dimethyl pentane 91 89
2,4- dimethyl pentane 83 84

Page|8
Iso-butene 2,2,4-trimetyl pentane 100 100
1- Butene 2,3-dimetyl hexane 71 79
2.4-dimetyl hexane 65 70
2- Butene 2,2,3- trimetyl pentane 109.6 99.9
2,2,4- trimetyl pentane 100 100
2,3,4- trimetyl pentane 103 96
2,3,3- trimetyl pentane 106 99

4. Cơ sở hóa học của quá trình alkyl hóa izobutan bằng butylen
Trong công nghiệp dầu mỏ, sản phẩm alkyl hóa trước hết là dùng để chế tạo xăng. Vì
vậy, cơ sở của quá trình về cơ bản là phản ứng tác dụng của izobutan với butylen khi có
mặt xúc tác là các axit mạnh để tạo ra izo- octan- cấu tử có giá trị nhất của xăng. Phản ứng
xảy ra theo cơ chế ion cacboni:

R-CH2-CH=CH2 + H+ ↔ R∙CH2- + CH- CHơi


Thời gian tồn tại của ion cacboni dao động trong khoảng thời gian nhất định, phụ
thuộc vào cấu trúc, các hiệu ứng riêng và khả năng solvat của nó.
Sự tạo thành ion cacboni cũng tuân theo quy tắc nhất định. Khi tác dụng của H+ với
olefin thẳng thì ưu tiên tạo thành ion cacboni bậc 2 hơn là ion cacboni bậc 1. Chẳng hạn:

CH3 – CH2 - CH = CH2 + H+ ↔ CH3- CH2- +CH – CH3 (bậc 2)


CH3 – CH2 – CH = CH2 + H+ ↔ CH3 – CH2 – CH2 - +CH2 (bậc 1)
Nếu olefin có cấu trúc nhánh với liên kết đôi ở vị trí β sẽ cho ion cacboni bậc 3 nhiều
hơn ion cacboni bậc 2:

Page|9
Điều này chứng minh bằng các số liệu nhiệt tạo thành của các ion cacboni, ΔH ở bảng
1:
Bảng 7: Nhiệt phản ứng tạo thành các ion cacboni
Ion cacboni ΔH, kJ/mol
CH3+ 1100
CH3 - +CH2 941
CH3 – CH2 - +CH2 907
CH3- +•CH – CH2 798
CH3 – CH2- CH2 - +CH2 869
CH3- CH2 - +CH – CH3 760
(CH3)3C+ 697

Độ bền của ion cacboni có thể xếp theo thứ tự giảm dần như sau:
Ion bậc 3 > Ion bậc 2 > ion bậc 1
Áp dụng trong công nghiệp ankyl hóa izobutan bằng buten, ta có các phản ứng dưới
đây:
C4H8 + H+ → +
C4H9* (giai đoạn tạo ra ion cacboni)
Izo- C4H10 + +C4H9* → n- C4H10 + izo- +C4H9 (1)

Izo- +C4H9 + C 4H 8 → izo - +C8H17 (2)


Izo- C8H17 + iso- C4H10 → izo- C8H18 + izo- +C4H9 (3)
izo- +C4H9 lại tiếp tục tham gia phản ứng (2)
Trong đó ion + C4H9* là loại có cấu trúc bất kì.
Nếu nguyên liệu là phân đoạn C4, ta có các phản ứng sau:

Page|10
Page|11
Các ion izo- octan này có khả năng trao đổi ion hydrit với izo butan để tạo thành sản
phẩm izo- octan. Tất nhiên, riêng đối với buten 1 và 2 trong điều kiện alkyl hóa nó có thể
trùng hợp tạo hydrocacbon nặng làm giảm nồng độ của xúc tác. Ngoài ra, còn có các phản
ứng phụ khác như:
- Polyme hóa : 2C3H6 → C6H12
- Chuyển hydro: 2 izo- C4H10 + C6H12 → C8H18 + C6H14
- Oligome hóa: C8H18 + C4H8 → C12H26 → C20H42
- Phản ứng phân bố lại: 2C8H18 → C7H14 + C9H20
- Cracking : C12H26 → C7H14 + C5H12 → izo- C4 + C8H18
Từ cơ sở hóa học của quá trình alkyl hóa izo – butan bằng butylen, ta thấy rõ thực chất
của quá trình là phải tạo thành ion izo- +C4H9 mà phản ứng chính đó là sự chuyển ion hydrit
ở izo- C4H10. Chỉ có các axit mạnh mới có hoạt tính xúc tác thúc đẩy tốc độ vận chuyển ion
hydrit. Do vậy,xúc tác alkyl hóa trong công nghiệp thường là axit sunfuric hay HF. Tốc độ
vận chuyển H+ giảm xuống khi nồng độ axit giảm. Trong công nghiệp vẫn phổ biến các quá
trình phản ứng với xúc tác axit trên.
5. Xúc tác của quá trình ankyl hóa

Page|12
5.1 Xúc tác axit lỏng
Để thuận lợi về mặt nhiệt động học cũng như giảm thiểu đến mức tối thiểu các sản phẩm
phụ, phản ứng alkyl hóa được tiến hành tại nhiệt độ thấp nhất có thể. Điều này có thể thực
hiện được bằng cách sử dụng lượng lớn các xúc tác là axit mạnh; mà cụ thể trên thế giới từ
lâu đã lựa chọn giữa H2SO4 và HF.
Bảng 8. Tính chất đặc trưng của các xúc tác axit mới

PROPERTY HF H2SO4

Khối lượng phân tử 20.01 98.08


Nhiệt độ sôi (°C) 19.4 290
Nhiệt độ nóng chảy (°C) 82.8 10.4
Trọng lượng riêng (𝑑415 ) 0.99 1.84
Độ nhớt (cP) 0.256 (0°C) 33 (15°C)
Độ axit Hammett (-Ho)* 10 11.1

Độ axit của hai hợp chất này tương đương nhau khi chúng mang các vết của tạp chất.
Các xúc tác được sử dụng phải gần như nguyên chất, kể từ khi phản ứng alkyl hóa đòi hỏi
độ axit mạnh để đạt được động học thỏa mãn về mặt kinh tế.
Nhìn chung, HF alkylate có trị số octan cao hơn nhờ các phản ứng dịch chuyển hydro;
tuy nhiên, mặt kinh tế của quá trình cần được phân tích khi mà lượng tiêu thụ isobutane
càng lớn thì lượng xúc tác tiêu thụ càng bé khi sử dụng HF. Trong khi vận hành, axit bị làm
bẩn bởi nước và các vật chất hữu cơ hòa tan, khiến giảm độ axit tổng; trong những điều
kiện như vậy, độ hòa tan của isobutane cao hơn (0.4% khối lượng trong H2SO4 và 3.6%
khối lượng trong HF).
Nhiệt độ của quá trình phụ thuộc vào loại axit. Tính chất oxy hóa của H2SO4 đưa ra
nhiệt độ nói chung nhỏ hơn 12oC. Tuy nhiên, độ nhớt của axit tăng mạnh khi giảm nhiệt
độ, điều này giới hạn khoảng nhiệt độ có lợi 2-12oC (5oC là phù hợp nhất). HF không phải
một chất oxy hóa nên nhiệt độ phù hợp có thể nằm trong khoảng 20-50oC (thông thường
giữa 30-40°C), điều này làm đơn giản hệ thống làm mát thiết bị phản ứng.
Áp suất phản ứng được giữ ở mức đủ khả năng giữ môi trường phản ứng ở pha lỏng.
Trong cả hai trường hợp, lượng dư isobutane phải được sử dụng để tránh polymer hóa
olefin; lượng dư isobutane được tuần hoàn trở lại sau khi phân tách khỏi sản phẩm alkylate.
Page|13
Môi trường phản ứng bao gồm hai pha: pha axit (pha liên tục) và pha hydrocacbon (pha
phân tán). Các hydrocacbon phản ứng là những chất hòa tan vào pha axit. Đặc trưng vật lý
của axit tại nhiệt độ quá trình đòi hỏi quá trình khuấy trộn hiệu quả hơn trong trường hợp
của H2SO4. Thực tế, một trong những sự khác biệt lớn nhất giưa alkyl hóa HF và H2SO4
là xử lý xúc tác axit.
Hoạt tính axit giảm dần theo thời gian do bị pha loãng, sự tạo thành ASO và tích tụ tạp
chất. Axit HF có thể được phân tách để loại bỏ nước và ASO. H2SO4 phải được tháo khỏi
phân xưởng và tái sinh bằng cách phân hủy hoàn toàn axit thành SO2-SO3 và ngưng tụ
chúng lại thành H2SO4. Quá trình tái sinh có thể được thực hiện ở trong hoặc ngoài nhà
máy lọc dầu ở địa điểm cách biệt. Do những lý do được đề cập ở trên, tiêu thụ H2SO4
thường cao hơn nhiều so với HF, mặc dù HF có thể hình thành hỗn hợp đẳng phí với nước,
dẫn đến mất mát axit.

Bảng 9. Hiệu suất và trị số octan của sản phảm quá trình alkyl hóa H2SO4
Nguyên liệu Propylene Butenes Amylenes
Hiệu suất (vol C5/vol olefin) 1.45-1.78 1.74 1.57
Tiêu thụ i-C4 (vol/vol olefins) 1.27-1.32 1.14 1
Tiêu thụ xúc tác (kg/t C5) 137-171 51-102 102-171
MON 88-90 92-94 88-90
RON 89-92 94-98 90-92

Bảng 10. Hiệu suất và trị số octan của sản phảm quá trình alkyl hóa HF

Nguyên liệu 𝐶3= 1-𝐶4= 2-𝐶4= i-𝐶4= 𝐶3= +𝐶4= 𝐶5=

Hiệu suất (vol C5/vol olefin) 1.76 1.73 1.77 1.78 1.79 1.63
Tiêu thụ i-C4 (vol/vol olefins) 1.36 1.1 1.14 1.28 1.28 1
MON 92 94.4 97.8 95.9 93.7 91.5
RON 90 91.6 94.6 93.4 90.8 90

Bảng 9 và bảng 10 minh họa ảnh hưởng của cả loại xúc tác axit và olefin đối với hiệu suất
và chất lượng alkylate. Như đã đề cập ở trên, tạp chất trong nguyên liệu ảnh hưởng lớn
đến hiệu suất, thành phần của alkylate tạo thành và axit, đặc biệt trong trường hợp xúc tác
H2SO4. Đối với cúc tác axit HF, tiêu thụ thường ít hơn 1 kg/t do xúc tác được tái sinh
bằng chưng tách đơn giản.

5.2. Xúc tác rắn

Page|14
Mặc dù kinh nghiệm cho thấy các nhà máy alkyl hoá, chưa kể đến loại axit được sử
dụng, có thể vận hàn han toàn và ít mối nguy hại; xúc tác axit cho quá trình trở thành đối
tượng chỉ trích trong những thập kỷ gần đây.
HF rất dễ bay hơi (nhiệt độ sôi 19.5oC) và sinh ra sương mù nguy hiểm nếu xảy ra sự cố
rò rỉ. Các nhà máy lọc dầu dùng phân xưởng alkyl hóa H2SO4 cần phải vận chuyển lượng
lớn xúc tác đã sử dụng ra khỏi nhà máy để tái sinh, từ đây tạo nên những mối nguy khi vận
chuyển. Cả hai loại axit đậm đặc được chứa trong thép cacbon và trở nên rất ăn mòn khi
pha loãng với nước.
Công nghiệp lọc dầu đã phát triển một số phương pháp để xử lý những vấn đề này. Cùng
lúc đó, các nhà sản xuất xúc tác và các nhà bản quyền đã phát triển, trong một vài trường
hợp đã thương mại hóa, xúc tác axit pha rắn. Xúc tác axi trắn từ lâu đã được nghiên cứu;
chún gbao gồm zeolite tro đổi, nhựa trao đổi ion như Amberlyst, perfluoropolymers với
nhóm axit sunfuric , siêu axit rắn (nhôm oxit được clo hóa, zirconia được sulphate hóa) và
siêu axit lỏng cố định trên chất rắn.
Các ví dụ xúc tác rắn được trợ bởi axit mạnh là: nhôm oxit (hoặc zeolite)/BF3,
silica/CF3SO3H, silica/SbF5. Hầu như các xúc tác này đều có bản quyền và rất ít thông tin
về thành phần được đưa ra. Xúc tác rắn có thể cải thiện an toàn và chi phí sản xuất, tuy
nhiên có xu hướng giảm hoạt tính nhanh chóng dưới điều kiện alkyl hóa do lắng đọng cóc
và hợp chất nặng trên bề mặt xúc tác. Đốt các hydrocacbon nặng dưới nhiệt độ cao nhanh
chóng phá hủy hoạt tính của xúc tác.
Để giải quyết vấn đề giảm hoạt tính, vài công ty đã phát triển các các loại thiết bị phản
ứng mới và hệ thống tái sinh mới dựa vào quá trình giải hấp hydrocacbon nặng bằng cách
sử dụng dòng hydro. Một cách tiếp cận khác là sử dụng lưu chất siêu tới hạn để làm môi
trường phản ứng; ví dụ CO2 siêu tới hạn được tìm thấy rất tốt trong việc loại bỏ cốc trên bề
mặt xuc tác.
Vài công ty đã đưa ra các phụ gia đặc biệt có thể giảm khả năng HF tạo sương mù. Quá
trình tái sinh H2SO4 on-site đã xuất hiện để loại bỏ quá trình vận chuyển xúc tác đã sử dụng
và đã tái sinh; mặc dù công nghệ này đã có mặt nửa thế kỷ, chỉ rất ít các nhà máy lọc dầu
vận hành quá trình tái sinh on-site.

Page|15
Page|16
Tài liệu tham khảo
1. Công nghệ chế biến dầu mỏ
2. Ullmann ‘s Encyclopedia of Industrial Chemistry
3. Petroleum refining conversion processs - Technip

Page|17

You might also like