Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 17

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA

Môn học: Đường lối cách mạng của đảng cộng sản
Việt Nam.
Chủ đề: Phân tích tác động của quá trình hội nhập quốc
tế đối với văn hóa tương thân tương ái của dân tộc Việt Nam.

GVHD: Nguyễn Hữu Kỷ Tỵ

Nhóm: 21
Lớp: A07-B
Nhóm sinh viên:
STT Họ và tên MSSV Ghi chú
58 Trịnh Đức Minh 1612058 Trưởng nhóm
2 Lê Minh Hậu 1610975
3 Nguyễn Thanh Lý 1511925
55 Trương Hoàng Vũ 1714024
5 Trương Văn Lâm 1611757
134 Lê Thanh Đức Trí 1513659
I. Giới thiệu chung về văn hóa:
Văn hóa là sản phẩm của con người; là hệ quả của sự tiến hóa nhân loại.
Nhờ có văn hóa mà con người trở nên độc đáo trong thế giới sinh vật và khác
biệt so với những con vật khác trong thế giới động vật. Tuy nhiên, để hiểu về
khái niệm “văn hóa” đến nay vẫn còn nhiều ý kiến khác nhau, do đó có những
định nghĩa khác nhau về Văn hóa.
Năm 1952, A.L. Kroeber và Kluckhohn xuất bản quyển sách Culture, a
critical review of concept and definitions [Văn hóa, điểm lại bằng cái nhìn phê
phán các khái niệm và định nghĩa], trong đó tác giả đã trích lục khoảng 160
định nghĩa về văn hóa do các nhà khoa học đưa ra ở nhiều nước khác nhau.
Điều này cho thấy, khái niệm “Văn hóa” rất phức tạp.
Năm 1871, E.B. Tylor đưa ra định nghĩa “Văn hóa hay văn minh, theo nghĩa
rộng về tộc người học, nói chung gồm có tri thức, tín ngưỡng, nghệ thuật,
đạo đức, luật pháp, tập quán và một số năng lực và thói quen khác được con
người chiếm lĩnh với tư cách một thành viên của xã hội”. Theo định nghĩa này
thì văn hóa và văn minh là một; nó bao gồm tất cả những lĩnh vực liên quan
đến đời sống con người, từ tri thức, tín ngưỡng đến nghệ thuật, đạo đức,
pháp luật… Có người ví, định nghĩa này mang tính “bách khoa toàn thư” vì
đã liệt kê hết mọi lĩnh vực sáng tạo của con người. Hồ Chí Minh cho rằng “Vì
lẽ sinh tồn cũng như mục đích của cuộc sống, loài người mới sáng tạo và
phát minh ra ngôn ngữ, chữ viết, đạo đức, pháp luật, khoa học, tôn giáo, văn
học, nghệ thuật, những công cụ cho sinh hoạt hằng ngày về mặt ăn, ở và các
phương thức sử dụng. Toàn bộ những sáng tạo và phát minh đó tức là văn
hóa”. Với cách hiểu này, văn hóa sẽ bao gồm toàn bộ những gì do con người
sáng tạo và phát minh ra. Phạm Văn Đồng cho rằng “Nói tới văn hóa là nói
tới một lĩnh vực vô cùng phong phú và rộng lớn, bao gồm tất cả những gì
không phải là thiên nhiên mà có liên quan đến con người trong suốt quá trình
tồn tại, phát triển, quá trình con người làm nên lịch sử… (văn hóa) bao gồm
cả hệ thống giá trị: tư tưởng và tình cảm, đạo đức với phẩm chất, trí tuệ và
tài năng, sự nhạy cảm và sự tiếp thu cái mới từ bên ngoài, ý thức bảo vệ tài
sản và bản lĩnh của cộng đồng dân tộc, sức đề kháng và sức chiến đấu bảo
vệ mình và không ngừng lớn mạnh”. Theo định nghĩa này thì văn hóa là
những cái gì đối lập với thiên nhiên và do con người sáng tạo nên từ tư tưởng
tình cảm đến ý thức tình cảm và sức đề kháng của mỗi người, mỗi dân tộc.
Trong những năm gần đây, một số nhà nghiên cứu ở Việt Nam và kể cả ở
nước ngoài khi đề cập đến văn hóa, họ thường vận dụng định nghĩa văn hóa
do UNESCO đưa ra vào năm 1994. Theo UNESCO, văn hóa được hiểu theo
hai nghĩa: nghĩa rộng và nghĩa hẹp. Theo nghĩa rộng thì “Văn hóa là một phức
hệ- tổng hợp các đặc trưng diện mạo về tinh thần, vật chất, tri thức và tình
cảm… khắc họa nên bản sắc của một cộng đồng gia đình, xóm làng, vùng,
miền, quốc gia, xã hội… Văn hóa không chỉ bao gồm nghệ thuật, văn chương
mà còn cả lối sống, những quyền cơ bản của con người, những hệ thống giá
trị, những truyền thống, tín ngưỡng…”; còn hiểu theo nghĩa hẹp thì “Văn hóa
là tổng thể những hệ thống biểu trưng (ký hiệu) chi phối cách ứng xử và giao
tiếp trong cộng đồng, khiến cộng đồng đó có đặc thù riêng”…
Nhìn chung, các định nghĩa về văn hóa hiện nay rất đa dạng. Mỗi định nghĩa
đề cập đến những dạng thức hoặc những lĩnh vực khác nhau trong văn hóa.
Như định nghĩa của Tylor và của Hồ Chí Minh thì xem văn hóa là tập hợp
những thành tựu mà con người đạt được trong quá trình tồn tại và phát triển,
từ tri thức, tôn giáo, đạo đức, ngôn ngữ,… đến âm nhạc, pháp luật… Còn
các định nghĩa của F. Boas, Nguyễn Đức Từ Chi, tổ chức UNESCO… thì
xem tất cả những lĩnh vực đạt được của con người trong cuộc sống là văn
hóa. Chúng mình cho rằng, văn hóa là sản phẩm của con người được tạo ra
trong qua trình lao động (từ lao động trí óc đến lao động chân tay), được chi
phối bởi môi trường (môi tự nhiên và xã hội) xung quanh và tính cách của
từng tộc người. Nhờ có văn hóa mà con người trở nên khác biệt so với các
loài động vật khác; và do được chi phối bởi môi trường xung quanh và tính
cách tộc người nên văn hóa ở mỗi tộc người sẽ có những đặc trưng riêng.
Với cách hiểu này cùng với những định nghĩa đã nêu thì văn hóa chính là
nấc thang đưa con người vượt lên trên những loài động vật khác; và văn hóa
là sản phẩm do con người tạo ra trong quá trình lao động nhằm mục đích
sinh tồn.

II. Tác động đến quá trình hội nhập và phát triển:
1. Tác động tích cực:

+ Đoàn kết tương thân, tương trợ nhau trong sinh hoạt, học tập.

Ví dụ: Hoạt động của đội chúng ta cùng tiến-đh Bách Khoa, quán cơm
2000đ,…

+ Giúp đỡ nhau chống lại thiên tai, dịch bệnh, chiến tranh.

Ví dụ: Các chiến dịch hướng về miền trung, 3 nước đông dương chung sức
chống lại đế quốc thực dân.

+ Nâng cao dân trí, nâng cao chất lượng cuộc sống.

Ví dụ: Xây dựng trường học ở vùng cao, Mở lớp học tình thương dành cho
các gia đình có hoàn cảnh khó khăn.

+ Hỗ trợ nhau phát triển kinh tế, xã hội, xây dựng công trình giao thông.

Ví dụ: Hợp tác, cùng nhau xây dựng đường bê tông, cầu nơi địa phương…

2. Tác động tiêu cực:

+ Sự vô cảm của một số thành phần trong xã hội.

Ví dụ: Hàng chục người sẵn sàng cản trở giao thông chỉ để xem người khác
bị tai nạn như thế nào nhưng không một ai gọi cấp cứu

+ Làm từ thiện trá hình.


Ngoài ra, còn nhiều tiêu cưc khác như:

+Lợi dụng, lừa đảo, chiếm đoạt các nguồn quỹ từ thiên nhằm thỏa mãn lợi
ích cá nhân

+Gian lận trong thi cử: trao đổi, chép bài, thi hộ,nâng điểm

3. Nguyên nhân dẫn đến các tác động tiêu cực:

-Chủ quan:

+ Do lối sống thực dụng, ích kỉ, lòng tham.

+ Do sự thờ ơ, thụ động và lười biếng.

+ Ý thức kém hoặc cố tình tỏ ra kém.

-Khách quan:

+ Sự quan tâm của các cơ quan chức năng đến những vấn đề trên vẫn còn
khá lỏng lẻo.

+ Pháp luật hiện hành vẫn chưa kịp cập nhật, bổ sung những vấn đề mới về
đạo đức .

4. Giải pháp của nhà nước:

+ Cần phải theo dõi, giám sát kỹ càng hơn những hoạt động liên quan đến
vấn đề đạo đức để có thể cập nhật kịp thời vào đạo luật và có những hình
phạt thích đáng

+ Sự can thiệp kịp thời của lực lượng chức năng để củng cố niềm tin của
người dân

+ Nhà nước cũng được vận hành bởi con người, vì vậy chính sự thay đổi
tích cực về mặt ý thức của người dân trong xã hội cũng góp phần tạo nên
một đất nước tốt đẹp hơn.
III. Ý kiến, nhận xét và giải pháp

1. Ý kiến và nhận xét

1.1. Tinh thần tương thân tương ái của dân tộc ta trong giai đoạn trước:

- Song hành cùng bề dày lịch sử, nét văn hóa truyền thống tương thân tương
ái luôn được dân tộc ta gìn giữ, phát huy, trở thành niềm tự hào của toàn
dân tộc.

- Việt Nam- một dân tộc chịu nhiều tác động của thiên nhiên khắc nhiệt (mưa
bão, lũ lụt,... triền miên, gây nhiều tổn thất to lớn); một dân tộc gánh chịu sự
tàn phá khốc liệt của hàng loạt cuộc chiến tranh xuyên suốt các chặng
đường lịch sử; một quốc gia có xuất phát điểm thấp nhưng luôn ý thức
chuyển mình và phát triển từng ngày, thì trong tiến trình đó, truyền thống
đoàn kết, tương trợ giúp đỡ lẫn nhau không dừng ở mức độ ý thức, tinh
thần của con người mà nó đã trở thành một trong những bản năng sinh tồn,
ăn sâu vào suy nghĩ và thể hiện một cách tự nhiên trong mọi hoạt động sống
hàng ngày của mỗi người dân Việt Nam.

“Nhiễu điều phủ lấy giá gương;

Người trong một nước phải thương nhau cùng”

- Tình dân tộc, nghĩa đồng bào là vô cùng thiêng liêng. Tình nghĩa nồng
thắm ấy đã in sâu vào trái tim khối óc người Việt Nam, tạo nên bản sắc
dân tộc. Trên chặng đường mấy nghìn năm xây dựng và bảo vệ Tổ quốc
thân yêu, nhân dân ta đã phát huy cao độ lòng yêu nước thương nòi thành
truyền thống quý báu. Truyền thống ấy đã trở thành tiếng hát, lời ca mang
ý nghĩa giáo dục sâu sắc.
- Trong nhìn nhận về đường lối của Đảng và Nhà nước trong các thời kỳ,
bằng việc xác định văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội, vừa là mục
tiêu, vừa là một động lực của phát triển. Đảng ta sớm ý thức về tầm quan
trọng của văn hóa nói chung và tinh thần tương thân tương ái, giúp đỡ lẫn
nhau nói riêng, luôn có ý thức tạo điều kiện để phát huy tinh thần ấy, phát
triển và lan rộng nó, tạo thành nguồn sức mạnh to lớn giúp cả dân tộc
vượt qua những giai đoạn khó khăn nhất.Tại phiên họp đầu tiên của Chính
phủ Lâm thời nước Việt Nam Dân chủ Cộng Hòa diễn ra ngày 3/9/1945,
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đưa ra 6 vấn đề cấp bách, trong đó theo Người
quan trọng nhất là: “phát động phong trào tăng gia sản xuất để chống nạn
đói, mở ngay một cuộc lạc quyên gạo để giúp đỡ người nghèo”.

- Tuy nhiên, chúng ta cần thẳng thắng nhìn nhận một điều là cùng với sự
phát triển của xã hội, nét văn hóa tương thân tương ái của dân tộc ở một
khía cạnh nào đó đang dần bị mai một, biến tướng.
- Cuộc chiến tranh đi qua, bên cạnh những đau thương, mất mát về người
và của mà nhân dân phải gánh chịu, chúng ta còn phải đối diện với việc
chiến tranh đã làm xáo trộn đời sống tinh thần của dân tộc: hơn ngàn năm
đô hộ của phương Bắc phần nào làm phai mờ các nét văn hóa của dân tộc
ta, chế độ thực dân đế quốc đã hủ hóa dân tộc Việt Nam bằng những thói
xấu, lười biếng, gian xảo, tham ô, ... Hơn ai hết, chúng ta cần nghiêm túc
nhìn nhận và nghiêm túc khắc phục chúng.

1.2. Tinh thần tương thân tương ái trong thời kỳ hội nhập:

- Lịch sử đã sang trang, ngày hôm nay, chúng ta không thể mãi lay hoay về
câu chuyện quá khứ, mà hãy nhìn về những tác động của quá trình hội nhập
quốc tế đối với văn hóa Việt Nam trong giai đoạn hiện nay.

- Hội nhập quốc tế, cho phép dân tộc ta có cơ hội học hỏi, giao lưu với nhiều
nền văn minh tiên tiến trên Thế giới; đồng thời, chúng ta có dịp quảng bá
các giá trị truyền thống, nét văn hóa tốt đẹp của dân tộc mình với toàn nhân
loại.

- Tiếp cận với với khoa học- công nghệ tiên tiến Thế giới giúp đời sống vật
chất của con người tiện nghi hơn, đầy đủ hơn; mọi nhu cầu, ước muốn dễ
dàng đạt được hơn, ... từ đó, chất lượng cuộc sống được nâng cao. Trong
cuộc sống hiện nay, con người có điều kiện để thể hiện sự quan tâm, giúp
đỡ và san sẻ phần khó khăn với những người xung quanh không may rơi
vào cảnh ngộ éo le, bất hạnh. Đâu đó giữa cuộc sống bộn bề, ta vẫn bắt
gặp những hình ảnh thật đời thường nhưng thật đẹp về nghĩa cử tương trợ,
giúp đỡ mà con người dành cho nhau. Thông tin kết nối liên tục, nhanh
chóng tạo điều kiện để ta kịp thời biết đến những mảnh đời bất hạnh trên
mọi miền Tổ quốc, hay thông tin về những vùng phải gánh chịu thiên tai,
dịch bệnh và kịp thời có hành động tương trợ, giúp đỡ nhau. Xa hơn là giúp
đỡ và đồng hành cùng các dân tộc anh em trên toàn Thế giới - những nơi
xảy ra chiến tranh, bạo loạn, ...

- Thế nhưng, ở một góc độ khác, chính sự dễ dàng đạt được nhu cầu vật
chất ấy lại khiến lối sống và suy nghĩ của con người ngày càng thực dụng,
thích hưởng thụ (một bộ phận bạn trẻ lười lao động, học tập, có tâm lý học
để đối phó với giáo viên, với các kỳ thi, đặt nặng kết quả mà không chú trọng
quá trình,...),vị kỷ cá nhân, tham lam; thờ ơ, vô cảm, dửng dưng với những
người xung quanh mình, công nghệ phát triển giúp kết nối những người ở
cách xa nửa vòng Trái đất, nhưng tại khiến những người ngồi cạnh bên
nhau lại trở nên xa cách. Nhiều người không có ý thức nhìn nhận nỗi bất
hạnh của người khác mà cảm thông (hiện nay không khó để bắt gặp hình
ảnh nhiều người bàng quan, dửng dưng hay thậm chí hiếu kỳ chụp ảnh,
quay phim, livestream trước những cảnh người khác đang bị tai nạn giao
thông, đứng trước ngưỡng cửa thập tử nhất sinh, tha thiết cần một sự giúp
đỡ, hay tại các vụ cháy, các vụ đánh ghen,...); trái lại, phần đông giới trẻ lại
hứng thú, hiếu kỳ với cuộc sống ảo, niềm vui ảo: họ sẵn sàng đốt hàng giờ
vào game, mạng xã hội, sẵn sàng chia sẻ, buông lời bình luận với những
lời lẽ giễu cợt, vô cảm trước những hoàn cảnh, những mảnh đời bất hạnh.

- Ở một mức độ nào đó, ta cho rằng đó chỉ là thái độ sống thực dụng của
một bộ phận người, thế nhưng xã hội là một tập thể lớn có tính ảnh hưởng,
tác động giữa người với người; đến một lúc nào đó, chính thái độ sống lệch
lạc đó sẽ bùng lên thành một cơn đại dịch, phá hủy đời sống tinh thần, ăn
mòn tính nhân văn trong suy nghĩ mỗi con người. Con người là kết quả của
quá trình tiến hóa nhưng lại là sản phẩm của một xã hội. Một xã hội thực
dụng ắt sẽ phôi thai ra những con người vô cảm. Giá trị của mỗi con người
nằm ở mức độ văn minh, văn hóa mà họ thể hiện.

2. Trình bày vấn đề quan tâm và đề xuất giải pháp:

- Phai nhạt về văn hóa, đạo đức, dần đánh mất tinh thần tương thân tương
ái, giúp đỡ lẫn nhau, ...nguyên nhân và tác động đã quá rõ ràng. Thế
nhưng, chúng tôi không thực hiện bài viết này để chỉ trích, để lên án mà
mục đích chúng tôi muốn hướng tới là chỉ ra những tồn tại của nó, làm hồi
chuông cảnh tỉnh cho mọi người, từ đó có giải pháp khắc phục, bắt đầu từ
những việc nhỏ nhất.
- Có thể, tiếng nói của chúng tôi không đủ sức ảnh hưởng để tác động,
làm thay đổi suy nghĩ của cả cộng đồng ngoài kia, nhưng hơn ai hết,
chúng tôi là những sinh viên đang hàng ngày học tập, nghiên cứu; chúng
tôi chứng kiến và cảm nhận rõ rang hơn ai hết một sự thật dửng dưng là
vấn nạn tiếp tay nhau gian lận trong thi cử, báo cáo- biến tướng của tinh
thần “tương thân tương ái” trong việc học tập của sinh viên, vô tình làm
méo mó đi ý nghĩa của nét văn hóa tốt đẹp này. (Đối tượng hướng đến là
sinh viên Đại học Bách Khoa- Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh).

- Sinh viên là một tầng lớp đặc biệt với những đặc điểm riêng của nó, chúng
tôi không đề cập đến cuộc sống hàng ngày mà chỉ đề cập đến việc học của
sinh viên và mục đích không để phê phán, chỉ trích mà để chúng ta cùng
nhìn nhận những ảnh hưởng tiêu cực của vấn nạn trên, từ đó, cùng nhau
tạo nên tiếng nói chung để đề xuất giải quyết. Qua đây, chúng tôi cũng muốn
gửi gắm đến giảng viên, những người làm giáo dục về tâm tư của sinh viên,
về những khó khăn mà sinh viên đang gặp phải.
- Trước hết, chúng ta nhìn nhận những mặt tích cực của tinh thần tương
thân tương ái trong học tập của sinh viên:

+ Các hoạt động trao tặng sách cũ (chương trình diễn ra định kỳ của Câu
lạc bộ Gia sư Đại học Bách Khoa, diễn ra vào đầu mỗi học kỳ), chia sẻ
nguồn tài liệu học tập, ... giúp giảm gánh nặng chi phí học tập, đáp ứng kịp
thời, đầy đủ nguồn tài liệu phục vụ học tập, tra cứu, nhất là các nguồn tài
liệu đắt tiền, quý hiếm hay không còn tái bản.

+ Tổ chức học nhóm, kèm nhau học, ôn tập trước các kỳ thi có tính chất
quyết định (hoạt động của Đội Chúng ta cùng tiến), các group (nhóm) giải
bài tập nhằm giúp nhau cùng tiến bộ.
+ Các bạn học tốt đứng ra soạn nội dung ôn tâp, chia sẻ để mọi người
cùng học (đối với các môn lý luận chính trị) giúp sinh viên có nội dung ôn
tập đầy đủ, tin cậy, đúng trọng tâm, đạt kết quả cao mà mất ít thời gian.

+ Người học trước chia sẻ cho người học sau về các môn học đặc biệt, với
những lưu ý, yêu cầu đặc biệt và về những giáo viên đặc biệt.

- Một vấn đề đang tồn tại là đa số sinh viên dù vô tình hay cố ý, họ đang thể
hiện một cách mập mờ, không phân biệt rạch ròi giữa một bên là tương thân
tương ái, giúp đỡ nhau trong học tập và cùng nhau tiến bộ với một bên là
hành động tiếp tay, hợp tác với nhau gian lận trong phòng thi, sao chép báo
cáo của nhau nhằm đối phó với các yêu cầu của môn học, yêu cầu của
giảng viên nhưng lại không bỏ thời gian học tập, nghiên cứu, ôn tập cẩn
thận, và đằng sau các kết quả khá, tốt đó là một bộ

phận lớn người học không hiểu gì về kiến thức mình học, về nội dung mình
đã trình bày.

- Sau đây, chúng tôi sẽ chỉ ra những tồn tại tiêu cực- những biến tướng của
tinh thần “tương thân tương ái” trong việc học tập của sinh viên:
+ Vấn nạn hay bắt gặp nhất là cho nhau chép bài hoặc đọc bài cho nhau
chép lúc kiểm tra, thi học kỳ hay thậm chí là chụp - gủi đề thi ra ngoài để
“người thân” giải và gửi vào phòng thi. Công nghệ càng hiện đại, càng tiếp
tay cho các hành vi “tương trợ nhau” dể dàng hơn, tinh vi hơn.

+ Dưới áp lực của cường độ làm thí nghiệm, báo cáo dày đặt, sinh viên sẵn
sàng chia sẻ, copy (sao chép) mẫu báo cáo của nhau thay vì phải ngồi hàng
giờ đọchiểu và soạn thảo nội dung báo cáo. Có trường hợp còn nhận làm
thay báo cáo “giúp” bạn.

+ Đi học hộ, đi thi hộ giúp bạn với “giá cả thương lượng”, điểm danh khống
giúp bạn.
Thử lấy ví dụ:

Chị A là sinh viên y dược, ngày thực hành hôm nay chị A không tham gia và
nhờ người điểm danh giúp, sau này lúc đứng trước bệnh nhân, gặp đúng
ca bệnh liên quan nội dung hôm nay chị không học, thử hỏi số phận bệnh
nhân ấy sẽ ra sao?

Anh B là sinh viên kỹ thuật, hôm nay anh nhờ người khác viết giúp code để
qua môn, sau này trong công việc, nếu anh viết sai chương trình, tính sai
một thông số thì công trình do anh thi công sẽ như thế nào?

- Hơn thế nữa, những hành động tiêu cực ấy sẽ dần hình thành tâm lý ỷ lại,
trông chờ người khác, lười nhát, không tự thân vận động, dần làm thui chột
khả năng tư duy, phán đoán của sinh viên.

- Hơn ai hết, chúng tôi hiểu và thừa nhận sinh viên là đối tượng có cái “tôi”
trong mỗi người khá lớn, biết cách tôn trọng và bảo vệ suy nghĩ của mình,
vì thế không dễ dàng làm thay đổi nhận thức của họ về vấn đề “tương thân
tương ái- tương trợ nhau một cách mù quán và tiêu cực trong học tập”. Do
đó, giải pháp cứng mà chúng tôi đưa ra để giải quyết vấn đề này là: Sinh
viên hãy cùng nhau tạo nên tiếng nói chung buộc cả giáo viên và sinh viên
cùng nhìn nhận lại cách thức dạy và học, cách thức đánh giá thi cử theo
hướng hạn chế hoặc thậm chí triệt tiêu hẳn (nếu có thể) các kiến thức
buộc sinh viên phải thuộc lòng, ghớ một cách máy móc; đổi mới cách ra đề
bài tập lớn, báo cáo theo hướng mỗi sinh viên/ nhóm sinh viên có một chủ
đề riêng biệt, một bộ số liệu riêng biệt và các đề tài ấy chưa từng xuất hiện
trong các khóa học trước.

- Trong nhiều trường hợp, bản thân sinh viên biết việc tiếp tay nhau là không
đúng với tinh thần của tương thân tương ái nhưng họ bị buộc phải làm như
vậy:

+ Đa số báo cáo thí nghiệm, tiểu luận, bài tập lớn lại rơi vào cận kỳ thi cuối
kỳ, nên với một khối lượng lớn công việc và cường độ dày đặt như vậy, sinh
viên không đủ thời gian phân bổ cho các môn học, dẫn đến họ buộc phải
tìm, sao chép (phần lý thuyết dài) và hiệu chỉnh lại từ các báo cáo trước để
rút ngắn thời gian soạn thảo một bài báo cáo mới.

+ Một số môn học có lượng kiến thức, công thức được yêu cầu phải ghi nhớ
nhưng vượt quá khả năng của sinh viên.

+ Chúng ta thử làm một phép toán: nội dung ôn tập của một môn học gồm
5-7 chương, mỗi chương trung bình trên dưới 10 công thức. Yêu cầu cho
bài thi cuối kỳ là sinh viên không được phép dùng tài liệu. Nghĩa là sinh viên
vào phòng thi phải nhồi nhét trong đầu 50-70 công thức kèm theo lưu ý khi
áp dụng của từng công thức. Mỗi học kỳ có từ 2-3 môn học như vậy... Chính
tính chất, yêu cầu cho việc thi cử của môn học này đã vô tình buộc sinh viên
bằng cách này hay cách khác phải nhờ vả vào sự “tương trợ” của người
khác trong phòng thi (tiêu cực nhắc bài nhau trong thi cử).

+ Tuy nhiên, điều đáng nói đằng sau câu chuyện trên là liệu rằng sau khi
qua được những môn học này, chúng ta ghi nhớ được bao nhiêu và nhớ
được bao lâu những kiến thức được học thuộc lòng đó? Đó mới thực sự là
kiến thức, bởi "Kiến thức là cái gì còn lại sau khi người ta đã quên tất cả
những gì học hỏi được."(Selma Lagerlof).

3. Cơ sở nào mà chúng tôi khẳng định giải pháp đó là hữu hiệu?

- Giải pháp đề xuất đổi mới cách thức dạy và học là phù hợp với định
hướng của Đảng và Nhà nước về chỉ đạo đổi mới phương pháp dạy học
và kiểm tra. Thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ XI, đặc biệt là Nghị
quyết Trung ương số 29-NQ/TW ngày 04 tháng 11 năm 2013 về đổi mới
căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá,
hiện đại hoá trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa
và hội nhập quốc tế, giáo dục trong phạm vi cả nước đang thực hiện đổi
mới đồng bộ các yếu tố: mục tiêu, nội dung, phương pháp, hình thức tổ
chức, thiết bị và đánh giá chất lượng giáo dục.

- Dựa trên việc xem xét, phân tích, đánh giá các giải pháp trước đó:

+ Các giải pháp mang tính sách vở chưa xoáy vào việc tuyên truyền, vận
động để người khác thấy và thay đổi nhận thức, sống mẫu mực hơn, thực
tế sau bao nhiêu năm, bao thế hệ thì chúng vẫn dừng ở mức độ là lời vận
động, kêu gọi; mà kêu gọi thì người khác có quyền nghe theo hoặc không
và kết quả là việc tiếp tay nhau gian lận thi cử, kiểm tra, biến chất của tinh
thần tương trợ nhau trong học tập vẫn còn đó và ngày ngày ta vẫn hay
nghe trên báo đài.

+ Tính tham lam, ngại dấn thân nhưng muốn có kết quả tốt, ít tốn công
sức của con người khiến giải pháp kêu gọi, vận động trên là không hiệu
quả. Nên việc vận động, kêu gọi người khác từ bỏ lòng tham lam, nghe
qua tưởng chừng có thể thực hiện được, nhưng đó chỉ là giải pháp tình
thế trong phút chốc. Và khi đứng trước những giây phút buộc ta phải lựa
chọn giữa yêu cầu bạn cho chép bài để qua môn hay sống liêm khiết và
chịu nộp giấy trắng và đồng nghĩa rớt môn, lúc đó phần tham trong ta sẽ
trỗi dậy và buộc ta lựa chọn.

+ Trái lại, đối với sinh viên tiếp tay cho bạn chép bài, gửi báo cáo mẫu cho
bạn tâm lý thỏa hiệp, dễ dãi với suy nghĩ “có qua có lại”, cứ cho rằng mình
đang giúp bạn nhưng vô tình đã hại bạn.

+Chính vì vậy, chúng tôi đề xuất một giải pháp mà trong phạm vi năng lực
của sinh viên hoàn toàn có thể thực hiện được: sinh viên hãy loại bỏ
những hành động tiếp tay nhau một cách mù quáng trong việc học, thi cử,
lâu dài để lại hậu quả xấu.

+ Đối với giảng viên, người làm giáo dục: nhìn nhận rõ hạn chế hiện tại và
thay đổi phương pháp đáng giá, yêu cầu trong các kỳ thi. Xét về góc nhìn
của giảng viên, đây là một phương pháp cứng, bắt buộc sinh viên phải tự
thân vận động, giúp đanh giá đúng năng lực của người học.

4. Khả năng triển khai, đưa giải pháp vào thực tiễn:

- Nhiều sinh viên cùng kiến nghị về cách đánh giá của môn học, cách thức
thi, báo cáo,... trình bày rõ để giảng viên giảng dạy, bộ môn xem xét
hướng điều chỉnh nhằm vừa giảm gánh nặng học tập cho sinh viên, vừa
khắc phục được những hạn chế, khe hở đang tồn tại giúp việc gian lận xảy
ra. Từ đó, bảo đảm mỗi bài làm là kết quả của sản phẩm lao động, học
tập, nghiên cứu, giúp đánh giá đúng năng lực người học.

- Tham gia nghiêm túc cuộc “Khảo sát ý kiến sinh viên về hoạt động giảng
dạy của Giảng viên” thông qua hệ thống E-Learning; trong đó có mục đề
xuất, đóng góp ý kiến về môn học và hoạt động giảng dạy của giảng viên.
Ngoài ra, sinh viên còn được kiến nghị ý kiến của mình trong “Hội nghị
Sinh viên” hàng năm của trường. Kết quả đã thu được nhiều phản hồi tích
cực, giải đáp thỏa đáng, kịp thời và nhiều thay đổi quan trọng từ Nhà
trường, giảng viên giảng dạy.
- Hội nhập quốc tế, giao lưu học hỏi, thúc đẩy phát triển toàn diện về mọi
mặt. Từ đó làm tiền đề cho việc học tập, phát triển năng lực bản thân, giao
lưu học hỏi, trao đổi kinh ngiệm giữa các cá nhân, tổ chức được thuận lợi,
dể dàng hơn. Mặc trái của nó là làm giảm ý thức tự thân vận động, chủ
động sáng tạo trong mọi việc, thui chột dần khả năng giải quyết vấn đề, dể
rơi vào tâm lý ỷ lại, trông chờ, dựa dẫm vào sự giúp đỡ của người khác.

- Tương thân tương ái là một nét văn hóa tốt đẹp của dân tộc ta, hội nhập
quốc tế lại là một xu thế chung - con đường đi lên của toàn xã hội. Nhưng
dù giá nào, chúng ta cũng không được phép vì chạy theo xu thế mà chấp
nhận đánh đổi giá trị truyền thống cao quý.

Vì vậy, khi đứng trước quá trình hội nhập quốc tế, đừng để nét văn hóa
truyền thống bị biến tướng theo chiều hướng tiêu cực làm mai một đi nét
văn hóa tốt đẹp mà ông cha ta từ ngàn năm trước đã gầy dựng nên.
Tài liệu tham khảo:

[1] “Nhiều biến tượng của hoạt động xã hội,” HANOIMOI, 06/01/2018.

[2] http://nhanhoc.hcmussh.edu.vn/?ArticleId=e1f687b2-14d1-417b-b0cf-
8956e0aa5632.

[3] E.B. Tylor, Văn hóa nguyên thủy, Huyền Giang dịch từ tiếng Nga, Tạp
chí Văn hóa Nghệ thuật, Hà Nội, tr, 13.

You might also like