Download as doc, pdf, or txt
Download as doc, pdf, or txt
You are on page 1of 26

Những thủ đoạn của tội phạm lừa đảo

chiếm đoạt tài sản trên địa bàn Hà Nội


và các giải pháp nâng cao hiệu quả
phòng ngừa
Ths Lê Quang Thắng - Khoa Cảnh sát kinh tế - Học viện Cảnh sát nhân dân - Thành phố Hà
Nội là trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội của cả nước. Bên cạnh sự phát triển nhanh
chóng, đây cũng là địa bàn còn tồn tại sự phức tạp của tình hình tội phạm lừa đảo chiếm
đoạt tài sản. Bài viết phân tích thủ đoạn của tội phạm LĐCĐTS trên địa bàn thủ đô, chỉ ra
nguyên nhân của tội phạm này, từ đó đề xuất một số giải pháp phòng ngừa trong thời gian
tới.
02 tháng 03 năm 2018 02:14 GMT+7 0 Bình luận

Thủ đoạn của tội phạm lừa đảo chiếm đoạt tài sản

Hà Nội được xác định là địa bàn có nhiều nguyên nhân, điều kiện để các đối
tượng phạm tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản (LĐCĐTS) lợi dụng hoạt động. Sự phát triển
nhanh chóng của nền kinh tế trong điều kiện công tác quản lý nhà nước nhiều hạn chế,
pháp luật còn nhiều khe hở đặc biệt là trong các lĩnh vực đất đai, tài chính ngân hàng,
quản lý các giao dịch dân sự là điều kiện cho các đối tượng thực hiện hành vi phạm tội.
Trong những năm gần đây, tình hình tội phạm này trên địa bàn thành phố Hà Nội diễn
biến phức tạp, đang có xu hướng gia tăng về số vụ, số đối tượng, quy mô và mức độ
thiệt hại, hoạt động trên nhiều lĩnh vực.
Theo báo cáo tổng kết công tác năm 2017, lực lượng CSKT Công an thành phố
Hà Nội đã phát hiện, điều tra 1.048 vụ án về kinh tế, 90 vụ xâm phạm sở hữu tài sản.
Trong đó, tội phạm LĐCĐTS 65 vụ (chiếm 72,22% tổng số vụ án xâm phạm sở hữu tài
sản), 89 đối tượng, thiệt hại tài sản 22.555 triệu đồng.

Qua nghiên cứu tổng kết tình hình tội phạm LĐCĐTS trên địa bàn thành phố Hà
Nội trong những năm qua cho thấy phương thức thủ đoạn của loại tội phạm này vô
cùng phong phú và đa dạng. Tùy thuộc vào hệ thống quy định về quản lý tài sản trong
từng lĩnh vực kinh tế cụ thể mà đối tượng sẽ thực hiện các thủ đoạn thích hợp. Thủ
đoạn hoạt động của tội phạm LĐCĐTS thể hiện trong một số lĩnh vực như:

Thứ nhất là lừa đảo trong lĩnh vực ngân hàng:


– Đối với đối tượng ngoài ngành ngân hàng, bọn chúng thường sử dụng một số thủ
đoạn sau:

+ Thế chấp khống hàng hóa với khối lượng lớn tuy thực chất chỉ có một ít hàng; lập
hợp đồng kinh tế khống, hợp đồng thuê kho ba bên khống, hóa đơn VAT khống, hóa
đơn VAT giả… trường hợp này thường có sự tiếp tay của cán bộ ngân hàng, sau khi
thế chấp vay được tiền đối tượng sẽ chiếm đoạt khoản tiền đó.

+ Thế chấp ngân hàng bằng hàng hóa hình thành từ vốn vay, ngân hàng giám sát
không chặt chẽ để khách hàng bán tài sản nhưng không trả nợ.

+ Lập hồ sơ, phương án kinh doanh giả, sử dụng tài sản thế chấp không thuộc quyền
sở hữu của mình để móc nối vay tiền ngân hàng.

+ Lợi dụng thuê nhà, thuê đất để kinh doanh rồi dùng giấy tờ sở hữu của chủ nhà, chủ
đất làm giả sang tên cho mình hoặc làm sổ đỏ giả thế chấp vay tiền ngân hàng, chiếm
đoạt.

– Thủ đoạn của các đối tượng là cán bộ ngân hàng:

+ Giả mạo chữ ký của lãnh đạo ngân hàng, kế toán viên, thủ quỹ để làm thủ tục chuyển
tiền cho chi nhánh ngân hàng khác trong hệ thống rồi rút lại tiền.

+ Lợi dụng sơ hở, thiếu cẩn trọng trong công việc của các đồng nghiệp để lồng các
chứng từ chuyển tiền giả mạo vào công văn trình ký.

Thứ hai, lừa đảo trong lĩnh vực tài chính:

– Sử dụng những giấy tờ giả các Tổ chức quốc tế, cơ quan Nhà nước… lừa đảo các tổ
chức, cá nhân trong và ngoài nước về cho vay tín dụng.

– Lập công ty “ma”, tổ hợp “ma” vay tiền, huy động vốn. Hiện nay xuất hiện rất nhiều
những trang web lập nên nhằm mục đích lừa đảo dưới hình thức huy động tài chính đa
cấp.

Thứ ba, lừa đảo trong lĩnh vực bất động sản, chứng khoán:

– Nhận vay hộ vốn ngân hàng bằng sổ đỏ. Thực tế trong những năm qua ở một số
vùng quê, các đối tượng phạm tội lợi dụng nhu cầu vay vốn để sản xuất kinh doanh của
các hộ dân, đặt vấn đề vay hộ với điều kiện những người này phải đưa giấy chứng
nhận quyền sử dụng đất và ký các giấy ủy quyền thế chấp nhà cửa, để bảo lãnh cho
chúng vay vốn. Sau khi rút được tiền của ngân hàng chúng không đưa lại tiền cho họ
và cũng không trả lại sổ đỏ, chỉ sau khi hết hạn vay ngân hàng yêu cầu những người
bảo lãnh phải thanh toán, họ mới biết là mình bị lừa.

– Mang đất đã thế chấp vay vốn ngân hàng ra chia lô để bán.
– Dùng thủ đoạn gian dối, mạo nhận quen biết với các cán bộ quan chức, người có
chức vụ, quyền hạn, làm việc tại các cơ quan Nhà nước, các dự án lớn hứa hẹn và
nhận tiền để “chạy”, lo thủ tục cấp phép cho dự án hoặc gây ảnh hướng với người khác
rồi nhận tiền, nhưng sau đó không làm được việc như đã hứa hẹn, không hoàn trả
được tiền mà chiếm đoạt hoặc bỏ trốn.

– Các đối tượng lừa đảo lợi dụng sự thiếu hiểu biết về thông tin về dự án của các
khách hàng, đưa ra thông tin sai lệch để khách hàng tin là có thật. Sau đó nhận tiền của
khách hàng chiếm đoạt hoặc bỏ trốn.

– Mạo danh nhà đầu tư thứ cấp của các công ty bất động sản lớn để kêu gọi đầu tư,
rao bán nhà và lừa gạt khách hàng.

– Làm giả giấy tờ, tài liệu, các quyết định giao đất của các cơ quan như: UBND thành
phố, Sở tài nguyên môi trường, Sở kế hoạch đầu tư, Sở Quy hoạch kiến trúc lập dự án
“ma” rồi tổ chức huy động vốn hoặc lừa bán căn hộ, nhà “trên giấy” chiếm đoạt tài sản.

– Làm giả giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc làm giả bộ hồ sơ, hợp đồng góp
vốn, mua căn hộ, nhà đất của một chủ đầu tư dự án có thật để thu tiền, chiếm đoạt rồi
bỏ trốn.

– Thuê pháp nhân lập dự án, tự lập bản vẽ thiết kế 1/500, phối cảnh bắt mắt trên một
mảnh đất chưa được các cơ quan chức năng phê duyệt, sau đó vẽ sơ đồ, chia lô đất
thành các suất nhà liền kề và khuếch trương, thông qua các sàn giao dịch BĐS để chào
bán dưới dạng hợp đồng góp vốn, công trình phúc lợi cộng đồng với giá rẻ, thu tiền, rồi
chiếm đoạt của khách hàng.

– Thủ đoạn tung tin các doanh nghiệp đang cổ phần hóa hoặc doanh nghiệp sắp thành
lập để lừa người mua.

Thứ tư, lừa đảo trong lĩnh vực xuất khẩu lao động: Thông qua việc môi giới lao động, tổ
chức đưa lao động đi nước ngoài.

– Lợi dụng quy định của Luật Doanh nghiệp đăng ký thành lập Công ty trách nhiệm hữu
hạn với chức năng xúc tiến việc làm tạo vỏ bọc để thực hiện hành vi lừa đảo chiếm
đoạt tài sản.

– Móc nối, mua chuộc một số cán bộ có chức vụ, quyền hạn, núp bóng dưới danh
nghĩa các cơ quan nhà nước, các trung tâm quốc tế có chức năng xuất khẩu lao động
để lừa đảo.

– Thành lập công ty “ma” sử dụng con dấu giả để LĐCĐTS của người dân có nhu cầu
muốn đi lao động ở nước ngoài.
– Quảng bá xuất khẩu lao động sai với sự thật, dùng hình thức đi du lịch trong thời gian
ngắn hoặc sử dụng visa, thẻ thuyền viên giả để đưa người lao động ra nước ngoài để
LĐCĐTS của họ.

– Tuyển lao động vào công ty hứa sẽ cho đi xuất khẩu lao động, nhưng thực chất chỉ là
đi thăm quan, giới thiệu sản phẩm, tham gia dự triển lãm ở nước ngoài, sau đó bỏ mặc
họ tự tìm việc ở nước ngoài để LĐCĐTS.

– Móc nối với một số phần tử xấu ở nước ngoài để xây dựng “kịch bản” đưa người xuất
khẩu lao động ra nước ngoài chiếm đoạt tài sản.

Bên cạnh những kết quả đã đạt được thời gian qua, thì hoạt động phòng ngừa tội phạm
lừa đảo chiếm đoạt tài sản của lực lượng Cảnh sát kinh tế Công an thành phố Hà Nội
vẫn còn bộc lộ một số hạn chế, thiết sót như: Công tác tuyên truyền chưa thực sự sâu
sát đến quần chúng nhân dân, đặc biệt là những người chủ tài sản, người có trách
nhiệm quản lý, bảo quản tài sản; Công tác nghiệp vụ cơ bản ở một số đơn vị còn mang
tính hình thức, đối phó; Hoạt động điều tra xử lý chưa đủ để răn đe các đối tượng;
Công tác phối hợp trong phòng ngừa tội phạm này có trường hợp còn chưa được tạo
điều kiện thuận lợi…
2. Giải pháp nâng cao hiệu quả công tác phòng ngừa
Để nâng cao hiệu quả công tác phòng ngừa tội phạm LĐCĐTS trên địa bàn thành
phố Hà Nội thời gian tới, tác giả đề xuất một số giải pháp như sau:

Thứ nhất, Hoàn thiện các quy định pháp luật liên quan đến hoạt động phòng ngừa
tội phạm LĐCĐTS. Thông qua hoạt động phòng ngừa, phát hiện, điều tra tội phạm
LĐCĐTS trong những năm qua cho thấy, ở nhiều địa bàn, trong nhiều lĩnh vực kinh tế
còn bộc lộ nhiều bất cập trong công tác quản lý, bảo quản tài sản, đặc biệt là lĩnh vực
ngân hàng và xuất khẩu lao động. Do đó, trước hết, cần hoàn thiện các quy định của
pháp luật trong những lĩnh vực này để hạn chế những sơ hở, thiếu sót mà các đối
tượng phạm tội LĐCĐTS có thể lợi dụng để thực hiện hành vi phạm tội.

Thứ hai, tuyên truyền, nâng cao nhận thức và trách nhiệm của các cơ quan, tổ
chức, doanh nghiệp và công dân trong phòng ngừa tội phạm LĐCĐTS. Xuất phát từ
bản chất hành vi của đối tượng thực hiện hành vi phạm tội LĐCĐTS đó là sử dụng thủ
đoạn gian dối để làm cho người chủ tài sản, người có trách nhiệm quản lý, bảo quản tài
sản tin nhầm mà trao tài sản cho đối tượng để đối tượng chiếm đoạt, vì thế công tác
tuyên truyền phải gắn với những người chủ tài sản, người có trách nhiệm quản lý, bảo
quản tài sản này với những nội dung cụ thể. Đây là nhiệm vụ thiết thực nhất mà công
tác này cần đạt được. Đối tượng thực hiện hành vi phạm tội LĐCĐTS có tinh vi đến đâu
nhưng những người chủ tài sản, người có trách nhiệm quản lý, bảo quản tài sản của
các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp thực hiện nghiêm túc theo các quy định về bảo vệ
tài sản thì đối tượng cũng không thể đạt được mục đích của mình.

Thứ ba, tăng cường công tác nắm tình hình theo địa bàn, lĩnh vực trọng điểm.
Công tác nắm tình hình theo địa bàn, lĩnh vực trọng điểm là hoạt động có ý nghĩa quan
trọng trong hoạt động của lực lượng CSKT và công tác đấu tranh phòng chống tội
phạm LĐCĐTS; được xác định là bước đệm cho tất cả các hoạt động nghiệp vụ khác
của lực lượng CSKT. Chỉ có thể tiến hành công tác nghiệp vụ khác đạt kết quả cao nhất
khi công tác nắm tình hình địa bàn đã được thực hiện một cách nghiêm túc và có khoa
học.

Thứ tư, nâng cao chất lượng công tác điều tra, xử lý tội phạm. Lực lượng Cảnh
sát kinh tế cần nâng cao hơn nữa hiệu quả hoạt động thu thập, xử lý thông tin tài liệu
phản ánh về tội phạm lừa đảo chiếm đoạt tài sản; Sử dụng tốt hệ thống mạng lưới
thông tin trinh sát để phát hiện thông tin kịp thời. Sau khi đã tiếp nhận tin báo, phải
nhanh chóng xác minh, thu thập tài liệu, củng cố chứng cứ buộc tội bằng những hoạt
động như: xác minh qua người báo tin, bị hại, người làm chứng, lấy lời khai ban đầu,
khám xét… tránh để đối tượng tiêu hủy tài liệu chứng cứ cũng như tẩu tán tài sản có
được từ hoạt động phạm tội. Mỗi điều tra viên thuộc lực lượng Cảnh sát kinh tế cần
nâng cao tinh thần trách nhiệm, trau dồi đạo đức nghề nghiệp, kiến thức nghiệp vụ để
có thể phục vụ tốt nhất cho hoạt động điều tra tội phạm lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
Hoạt động điều tra, xử lý tội phạm lừa đảo chiếm đoạt tài sản góp phần làm cho pháp
luật được thực thi một cách nghiêm minh, xử lý đúng người, đúng tội. Hơn nữa, thông
qua hoạt động này còn có tác dụng răn đe các đối tượng khác không tiếp tục thực hiện
hành vi phạm tội tránh hậu quả nghiêm trọng hơn hoặc từ bỏ ý định thực hiện hành vi
phạm tội với những đối tượng đang trong giai đoạn chuẩn bị.

Thứ năm, thực hiện tốt mối quan hệ phối hợp giữa lực lượng CSKT với các lực
lượng trong và ngoài ngành trong phòng ngừa tội phạm LĐCĐTS trên địa bàn thành
phố Hà Nội. Thông qua công tác phối hợp này để chủ động phát hiện sớm tội phạm
LĐCĐTS cũng như xử lý nghiêm những hành vi vi phạm pháp luật, bảo vệ quyền sở
hữu tài sản hợp pháp của công dân.

Giải pháp hạn chế mức độ ẩn của tội phạm lừa đảo chiếm đoạt tài sản
09/02/2019 08:12
(
kiemsat.vn)
Tội phạm ẩn không chỉ là vấn đề thống kê tội phạm, mà còn có ảnh hưởng trực
tiếp tới công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm.
Bình luận tội giết người theo BLHS năm 2015
Bình luận tội giết người theo BLHS năm 2015 (tiếp theo)
Văn bản chứng thực phân chia di sản và nhận di sản là đối
tượng khởi kiện vụ án hành chính và vụ án dân sự
Tội phạm lừa đảo chiếm đoạt tài sản không chỉ gây thiệt hại to lớn về tài sản cho nhà
nước, xã hội và công dân mà còn ảnh hưởng tiêu cực đến tình hình trật tự an toàn xã
hội. Gần đây, hàng loạt những vụ án lừa đảo chiếm đoạt tài sản lớn đã được đưa ra xét
xử trong thời gian vừa qua như: Vụ án Huỳnh Thị Huyền Như lừa đảo chiếm đoạt tài sản
của nhiều ngân hàng và cá nhân với tổng số tiền hơn 4.900 tỷ đồng; vụ án Lê Xuân
Giang, Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty liên kết Việt và đồng phạm lừa đảo chiếm
đoạt 2.000 tỷ đồng của 60.000 người; vụ Chu Minh Ngọc, Giám đốc Công ty Cimco cùng
đồng bọn lập khống hồ sơ mua bán thép để hợp thức hồ sơ vay vốn lừa đảo chiếm đoạt
1.124 tỷ đồng của 7 ngân hàng; vụ Phan Bá Tòng, Giám đốc Công ty TNHH xuất nhập
khẩu thủy sản Thiên Mã có hành vi lừa đảo chiếm đoạt 700 tỷ đồng của các ngân hàng
và khách hàng; vụ Công ty Cổ phần thương mại đầu tư Phúc Gia Bảo lừa đảo chiếm đoạt
178 tỷ đồng.

Các nhà nghiên cứu tội phạm học cũng đã xác định: “Các tội phạm kinh tế là những tội phạm có
độ ẩn cao. Số liệu thống kê về những tội phạm đã được phát hiện, điều tra và xử lý chỉ phản ánh
một phần của tội phạm đã xảy ra, còn một phần quan trọng khác mà cơ quan pháp luật chưa nắm
bắt được, chưa phát hiện được” (*).
Ảnh minh họa (nguồn internet)

Nguyên nhân “ẩn” của tội phạm lừa đảo chiếm đoạt tài sản

Tỷ lệ tội phạm ẩn làm sai lệch đánh giá thực trạng tình hình tội phạm lừa đảo chiếm
đoạt tài sản. Bởi nó sẽ làm sai lệch đi những dự báo tội phạm gây khó khăn cho hoạch
định chính sách, kế hoạch phòng, chống tội phạm. Không chỉ vậy, việc tính toán thiếu
chính xác tỷ lệ tội phạm ẩn còn làm giảm uy tín của các cơ quan bảo vệ pháp luật. Một
bộ phận đối tượng lừa đảo chiếm đoạt tài sản thực hiện hành vi có dấu hiệu tội phạm
nhưng lại chưa bị xử lý hình sự gây bức xúc trong quần chúng nhân dân, làm tăng tỷ lệ
tái phạm tội. Đặc biệt, tội phạm ẩn làm sai lệch nguyên tắc “không thể tránh khỏi sự
trừng phạt của pháp luật đối với các hành vi phạm tội”.

Nghiên cứu về tội phạm lừa đảo chiếm đoạt tài sản, có thể thấy tội phạm này ẩn bởi một
số nguyên nhân như sau:

Thứ nhất, không giống với các tội phạm hình sự khác, hành vi mang tính bạo lực thể
hiện tương đối rõ thì tội phạm kinh tế nói chung, tội phạm lừa đảo chiếm đoạt tài sản nói
riêng, sắc thái “trí lực” giữ vai trò chủ đạo trong hoạt động của tội phạm, đặc biệt với
những đối tượng phạm tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản thuộc chức năng đấu tranh của lực
lượng Cảnh sát kinh tế. Đây là tội phạm thuộc chức năng đấu tranh của cả lực lượng
Cảnh sát hình sự và lực lượng Cảnh sát kinh tế, tuy nhiên, trong phân định phạm vi,
thẩm quyền, lực lượng Cảnh sát kinh tế tiến hành đấu tranh với tội phạm lừa đảo chiếm
đoạt tài sản trong trường hợp đối tượng lợi dụng tư cách pháp nhân, thông qua ký kết
hợp đồng kinh tế. Do vậy, phương thức, thủ đoạn của đối tượng phạm tội lừa đảo chiếm
đoạt tài sản thuộc chức năng đấu tranh của lực lượng Cảnh sát kinh tế thường phức tạp,
đa dạng, tinh vi và khó phát hiện hơn. Hoạt động của các đối tượng thường sử dụng các
nghiệp vụ quản lý kinh tế, thành lập công ty làm “bình phong” cho hoạt động phạm tội.
Đây chính là một trong những nguyên nhân làm gia tăng độ ẩn của tội phạm lừa đảo
chiếm đoạt tài sản.

Thứ hai, khác với một số tội phạm xâm phạm trực tiếp đến quyền nhân thân, tội phạm
lừa đảo chiếm đoạt tài sản xâm phạm đến quyền tài sản. Căn cứ Điều 115 Bộ luật Dân
sự năm 2015 quy định Quyền tài sản là quyền trị giá được bằng tiền, bao gồm quyền tài
sản đối với đối tượng quyền sở hữu trí tuệ, quyền sử dụng đất và các quyền tài sản
khác. Chính vì vậy, hành vi phạm tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản nhiều trường hợp không
được tố giác kịp thời do khó nhận biết hơn, hiểu biết pháp luật của một bộ phận quần
chúng nhân dân còn thấp, chưa có thói quen đối chiếu hành vi và quy phạm pháp luật
hay quần chúng nhân dân không đánh giá được tính nguy hiểm cho xã hội của hành vi
có dấu hiệu lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

Thứ ba, trong một số trường hợp, người bị hại trong các vụ án lừa đảo chiếm đoạt tài
sản cũng có thể có lợi ích liên quan đến tội phạm hoặc có trách nhiệm liên quan đến
việc thất thoát tài sản. Những nguyên nhân này đã làm nảy sinh tâm lý không muốn
hoặc ngần ngại khi tố giác hành vi phạm tội đến cơ quan chức năng. Ví dụ như những vụ
án lừa đảo chiếm đoạt tiền thuế giá trị gia tăng của nhà nước, lừa đảo chiếm đoạt tài
sản của những tập đoàn kinh tế nhà nước… Nhóm nguyên nhân này chủ yếu xuất hiện ở
những bị hại là các cơ quan nhà nước, tài sản bị chiếm đoạt là những tài sản chung,
người có lợi ích hoặc trách nhiệm liên quan là những người có trách nhiệm quản lý, bảo
quản tài sản, như: Nhân viên ngân hàng, thủ kho, thủ quỹ… Đối với nhóm bị hại này nếu
như cơ quan Công an không tự chủ động thu thập thông tin thì hành vi phạm tội sẽ rất
dễ bị ẩn.

Thứ tư, thực tiễn có những trường hợp người bị hại tin rằng cơ quan chức năng không
thể thu hồi được tài sản cho mình, do vậy, họ đã tìm đến các phương thức khác “ngoài
luật pháp”. Một bộ phận người bị hại thiếu hiểu biết pháp luật hoặc do những nguyên
nhân khác làm “nản lòng” họ. Trạng thái tâm lý này cũng là nguyên nhân góp phần làm
gia tăng tỷ lệ ẩn của tội phạm lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

Thứ năm, tình trạng một số văn bản quy phạm pháp luật trong quản lý kinh tế phức tạp,
việc phân biệt giữa tội phạm kinh tế và các tranh chấp kinh tế dân sự khác không phải
là điều dễ dàng. Chẳng hạn như việc xác định thủ đoạn gian dối trong tội phạm lừa đảo
chiếm đoạt tài sản (Điều 174 Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017) với
hành vi lừa dối (được quy định tại Điều 127 Bộ luật Dân sự năm 2015) là vấn đề nảy
sinh nhiều khó khăn, vướng mắc trong thực tiễn. Hay việc xác định thế nào là chiếm
đoạt, thời điểm chiếm đoạt tài sản trong một số tình huống cụ thể cũng gây nhiều tranh
cãi… Những bất cập này dẫn tới việc nhìn nhận, đánh giá hành vi dễ bị phi hình sự hóa
hành vi có dấu hiệu của tội phạm, làm gia tăng tỷ lệ tội phạm ẩn.

Thứ sáu, tỷ lệ ẩn của tội phạm lừa đảo chiếm đoạt tài sản còn có nguyên nhân một phần
từ việc tổ chức tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm chưa hợp lý, những người được
phân công làm nhiệm vụ tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm trình độ yếu. Không phủ
nhận, ở một số đơn vị còn xảy ra tình trạng xem nhẹ việc tiếp nhận tố giác, tin báo về
tội phạm nói chung, tội phạm lừa đảo chiếm đoạt tài sản nói riêng. Việc cán bộ tiếp
nhận tin báo về tội phạm hình thức, không khai thác triệt để tin báo, tố giác gây khó
khăn cho công tác điều tra sau này, thậm chí không còn địa chỉ liên hệ của người báo
tin.

Thứ bảy, hoạt động phòng ngừa và điều tra của cơ quan chức năng còn hạn chế, thiếu
sót; cụ thể, trong hoạt động phòng ngừa, tình trạng đối tượng phạm tội lừa đảo chiếm
đoạt tài sản nằm ngoài diện quản lý nghiệp vụ còn chiếm tỷ lệ cao; công tác tổ chức
nguồn tin chưa được quan tâm đúng mức, phần lớn nguồn tin của các vụ án lừa đảo
chiếm đoạt tài sản hiện nay đưa đến từ những người bị hại; các biện pháp ngăn chặn
chưa được đầu tư nhiều… Đối với hoạt động điều tra, công tác mở rộng vụ án để phát
hiện đường dây phạm tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản còn yếu; chất lượng điều tra còn
hạn chế và tiến độ điều tra còn chậm làm giảm tính răn đe của pháp luật đối với tội
phạm…

Giải pháp hạn chế tỷ lệ ẩn của tội phạm lừa đảo chiếm đoạt tài sản

Từ việc nghiên cứu, xác định những nguyên nhân dẫn đến tỷ lệ ẩn cao của tình trạng tội
phạm lừa đảo chiếm đoạt tài sản trong những năm qua, tác giả đề xuất một số giải pháp
góp phần hạn chế tỷ lệ ẩn của tội phạm lừa đảo chiếm đoạt tài sản thời gian tới như
sau:

Một là, tham mưu, hoàn thiện những quy định của hệ thống pháp luật về tội phạm lừa
đảo chiếm đoạt tài sản, như: Phân định rõ hơn hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản với
những hành vi thuộc về tranh chấp kinh tế, dân sự; hướng dẫn cụ thể về thủ đoạn gian
dối và hành vi chiếm đoạt trong tội phạm lừa đảo chiếm đoạt tài sản; quy định còn mơ
hồ, trừu tượng trong một số lĩnh vực kinh tế liên quan khác, như: Ngân hàng, bất động
sản, chứng khoán, thương mại… Những quy định rõ ràng của hệ thống chính sách pháp
luật tạo thuận lợi cho hoạt động của cơ quan chức năng đấu tranh phòng, chống tội
phạm lừa đảo chiếm đoạt tài sản, góp phần làm giảm tỷ lệ tội phạm ẩn.

Hai là, tăng cường phổ biến, giáo dục kiến thức pháp luật cho người dân. Mục đích của
hoạt động này là nhằm nâng cao ý thức tự bảo quản tài sản cho quần chúng nhân dân,
nhận thức được những thủ đoạn của tội phạm lừa đảo chiếm đoạt tài sản để tránh trở
thành bị hại của loại tội phạm này, hơn thế nữa, quần chúng nhân dân còn có thể cung
cấp thông tin, tố giác tội phạm, kéo giảm tỷ lệ tội phạm ẩn. Nội dung hướng tới việc phổ
biến kiến thức pháp luật hình sự quy định về tội phạm lừa đảo chiếm đoạt tài sản,
những quy định về hợp đồng, tài sản… trong Bộ luật Dân sự.

Ba là, tổ chức tốt công tác vận động quần chúng tố giác tội phạm. Đây được coi là giải
pháp hữu hiệu đối với việc làm giảm tỷ lệ tội phạm ẩn của tội phạm lừa đảo chiếm đoạt
tài sản. Cảnh sát kinh tế có thể thực hiện công tác này bằng nhiều hoạt động khác nhau
như: Phối hợp với các cơ quan báo chí, truyền thông, các tổ chức, hội… để vận động.
Thông qua công tác này, lực lượng Cảnh sát kinh tế sẽ thu thập được nhiều hơn những
thông tin phản ánh về tội phạm lừa đảo chiếm đoạt tài sản, bổ sung tài liệu hỗ trợ việc
phát hiện, quản lý đối tượng cũng như ngăn chặn hoạt động phạm tội của tội phạm.

Bốn là, nâng cao hiệu quả hoạt động tiếp nhận và xử lý tin báo về tội phạm. Xác định
đây là một trong những nguồn thông tin phục vụ cho phát hiện, điều tra tội phạm lừa
đảo chiếm đoạt tài sản, lực lượng Cảnh sát kinh tế cần tổ chức cán bộ hợp lý có trình độ
năng lực, thực hiện đúng quy trình, nâng cao nhận thức cho cán bộ, chiến sĩ thực hiện
công tác này. Từ việc tiếp nhận tin báo bài bản sẽ góp phần làm giảm tỷ lệ ẩn của tội
phạm lừa đảo chiếm đoạt tài sản trong thời gian tới.

Năm là, nâng cao chất lượng tiến hành hoạt động phòng ngừa, điều tra tội phạm lừa đảo
chiếm đoạt tài sản theo chức năng của lực lượng Cảnh sát kinh tế. Mỗi cán bộ, chiến sĩ
Cảnh sát kinh tế cần không ngừng học tập kinh nghiệm, hoàn thiện bản thân, trau dồi
kiến thức pháp luật, nghiệp vụ phục vụ cho công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm
lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Bên cạnh đó, tăng cường mối quan hệ phối hợp với các cơ
quan Viện kiểm sát, Tòa án tiến hành điều tra, xét xử các vụ án lừa đảo chiếm đoạt tài
sản đúng tiến độ, nghiêm minh, đúng người, đúng tội cũng có tác dụng hỗ trợ cho mục
tiêu làm giảm tỷ lệ tội phạm ẩn của tội phạm này./.

Trong thời gian gần đây, trên địa bàn Thành phố xảy ra liên tiếp nhiều vụ lừa đảo qua mạng xã
hội với số tiền thiệt hại rất lớn do các đối tượng là người Viêệt Nam hoăệc nghi vấn là người nước
ngoài thực hiêện với phương thức, thủ đoạn hoạt đôệng như sau: Đối tượng lừa đảo thông qua
các mạng xã hội Facebook, Zalo, Whatsapp, Skype, Tagged.com… làm quen, kết bạn, hứa kết
hôn và bảo lãnh đi nước ngoài, ngỏ ý gửi tặng quà…có giá trị lớn trong đó có nhiều tiền,
vàng….để mua nhà tại Việt Nam, hợp tác làm ăn hoặc ngỏ ý giúp đỡ; kế tiếp chúng cho người
đóng giả là nhân viên giao nhận hàng, hải quan, thuế vụ… thông báo thùng quà biếu bị tạm giữ
vì trong đó có nhiều ngoại tệ, hàng hóa có giá trị… thông báo phải nộp thuế, lệ phí để nhận
hàng hoặc lo lót. Sau đó các đối tượng giả danh này cung cấp cho nạn nhân số tài khoản ngân
hàng để nộp tiền, rồi bọn chúng rút ra để chiếm đoạt. Trên địa bàn Quận 7, từ đầu năm đến
nay đã xảy ra 03 vụ lừa đảo qua mạng xã hội, điển hình như:
Vào khoảng tháng 3/2017 có 01 người đàn ông dùng tên Facebook “Julian Gandel” xin kết bạn
với bà Nguyễn Thị T, sinh năm 1950, ngụ P.Tân Phong, Q7; sau một thời gian nói chuyện qua
mạng Facebook, ông Julian Gandel muốn giúp đỡ cho hoàn cảnh khó khăn của bà T và hứa sẽ
chuyển 100.000 USD cho bà T. Vào ngày 20/3/2017 có 01 người phụ nữ gọi điện thoại cho bà T
tự xưng là nhân viên an ninh hải quan sân bay Tân Sơn Nhất tên Lê Nguyễn Hoàng Oanh báo
bà T có 01 gói hàng đang ở sân bay và đề nghị bà T chuyển 1.300 USD làm phí nhận hàng; nghĩ
đó là gói hàng của ông Julian Gandel chuyển cho bà nên ngày 20/3/2017 bà T ra ngân hàng ACB
chuyển 30.000.000 đồng vào tài khoản số 232258209 tên Lê Nguyễn Hoàng Oanh. Sau đó Oanh
nhắn tin cho bà T là phát hiện có tiền trong gói hàng nên phải đóng thêm phí 150.000.000 đồng
nữa thì mới được nhận hàng, sau đó ngày 21/3/2017 bà T ra ngân hàng BIDV tiếp tục chuyển số
tiền 150.000.000 đồng vào tài khoản số 31810000092118 tên Lê Nguyễn Hoàng Oanh và với
phương thức, thủ đoạn tượng tự đối tượng đã yêu cầu bà T chuyển tiền 02 lần nữa với số tiền là
840.000.000 đồng. Sau khi bà T đã chuyển tổng cộng 1.020.000.000 đồng cho đối tượng Oanh
và chờ một thời gian thấy không nhận được gói quà và không liên lạc được với Oanh và Julian
Gandel, biết mình bị lừa bà T đến cơ quan Công an trình báo.

Dấu hiệu nhận biết:


– Các đối tượng lừa đảo thường đóng giả kỹ sư, bác sỹ, quân nhân Mỹ… đưa các hình ảnh giới
thiệu là thương gia đang sinh sống tại Anh, Mỹ hoặc quân nhân đang chiến đấu tại Afghanistan,
Syria,… ngỏ ý làm quen, kết bạn hứa hẹn kết hôn trên các mạng xã hội như: Facebook, Zalo,
Whatsapp, Skype, Tagged.com…

– Làm quen, kết bạn, hứa kết hôn và bảo lãnh đi nước ngoài, ngỏ ý gửi tặng quà…có giá trị lớn
trong đó có nhiều tiền, vàng… để mua nhà tại Việt Nam, làm từ thiện hoặc đưa ra nhiều lý do
như gia đình người thân bị nạn cần giúp đỡ, ngỏ ý tặng quà, vay mượn để đầu tư kinh doanh…

– Cho người đóng giả là nhân viên giao nhận, hải quan, thuế vụ… thông báo thùng quà biếu bị
tạm giữ vì trong đó có nhiều ngoại tệ, hàng hóa có giá trị… thông báo phải nộp thuế, lệ phí để
nhận hàng hoặc lo lót. Sau đó các đối tượng giả danh này cung cấp cho nạn nhân số tài khoản
ngân hàng để nộp tiền, rồi bọn chúng rút ra để chiếm đoạt.

Từ vụ việc trên, Công an quận đề nghị nhân dân như sau:


– Không nên tin tưởng và liên lạc, giao tiếp với các mối làm quen, kết bạn với người nước ngoài
hoặc người lạ qua mạng xã hội, qua điện thoại…Không trao đổi hoặc làm theo yêu cầu của các
đối tượng giả danh nhân viên giao nhận, hải quan, thuế…

– Không cung cấp số điện thoại riêng, số tài khoản, thẻ tín dụng, thông tin cá nhân cho bất kỳ ai.
Không đứng tên, chuyển giao tài khoản, nhận tiền giúp bất cứ ai.

– Tuyệt đối không chuyển tiền dưới bất cứ hình thức nào khi nghi vấn đối tượng lừa đảo, chiếm
đoạt tài sản (nếu đã chuyển phải báo ngân hàng phong tỏa ngay số tiền đã chuyển).

Cảnh giác với phương thức, thủ đoạn lừa đảo chiếm đoạt tài sản thông qua mạng
xã hội
12/06/2018

Thông qua công tác kiểm sát việc tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo tội phạm
và kiến nghị khởi tố của Viện kiểm sát nhân dân thành phố Lào Cai trong thời gian
vừa qua cho thấy các cơ quan chức năng trên địa bàn liên tiếp nhận nhiều tin báo
về các vụ việc lừa đảo chiếm đoạt tài sản, trong đó Viện KSND thành phố cùng với
cơ quan chức năng đã tiếp nhận, phân loại xử lý 05 tin báo của quần chúng nhân
dân về việc khi thực hiện giao dịch trên mạng xã hội đã bị lừa đảo chiếm đoạt tài
sản bằng phương thức, thủ đoạn: Các đối tượng thực hiện hành vi phạm tội bằng
cách sử dụng các thông tin giả để lập các trang cá nhân trên mạng xã hội (Zalo,
Facebook) kêu gọi mọi người làm từ thiện hoặc đăng quảng cáo bán hàng ưu đãi.
Khi cá nhân có nhu cầu làm từ thiện, hoặc giao dịch mua hàng hóa liên lạc đến, các
đối tượng đã chủ động trao đổi, thỏa thuận trực tiếp trên mạng xã hội (Zalo,
Facebook) và hướng dẫn cá nhân gửi tiền vào một tài khoản ngân hàng đã được
lập sẵn bằng giấy tờ giả hoặc mạo danh; sau khi nhận được tiền các đối tượng
không thực hiện các giao dịch đã thỏa thuận với các cá nhân đồng thời khóa chặn
liên lạc trên mạng xã hội để chiếm đoạt tài sản.
Việc thực hiện hành vi phạm tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản với phương thức
thủ đoạn nêu trên không chỉ gây thiệt hại về tài sản cho người bị hại mà còn ảnh
hưởng đến tình hình trật tự trị an xã hội, mặt khác việc điều, khám phá loại tội phạm
này còn gặp khó khăn nhất định trong việc thu thập tài liệu chứng cứ. Trước tình
hình đó để nâng cao tinh thần cảnh giác trong nhân dân, ngày 28/5/2018 Viện
KSND thành phố Lào Cai đã ban hành thông báo số 320/TB – VKSTP đến Ủy ban
nhân dân các xã, phường trên toàn thành phố, đề nghị chính quyền cơ sở tuyên
truyền sâu rộng trong quần chúng nhân dân đề cao cảnh giác khi tham gia các
giao dịch trên mạng xã hội để không trở thành nạn nhân của loại tội phạm này,
đồng thời tích cực thông tin, tố giác kịp thời đến cơ quan chức năng khi phát hiện
tội phạm.

Cảnh báo nạn lừa đảo qua mạng xã hội tại


Quảng Bình
Chủ Nhật, 17/02/2019, 01:46:35

Thời gian gần đây, nhiều bạn đọc tại Quảng Bình phản ánh, do cả tin nên bị một số đối
tượng xấu lừa đảo qua mạng xã hội với số tiền lớn. Không chỉ thiệt hại nặng về kinh tế, có
người đã quyên sinh khi biết mình bị lừa. Chiêu thức sử dụng mạng xã hội lừa đảo chiếm
đoạt tài sản không mới song đang làm nhiều làng quê tại Quảng Bình hoang mang, bức
xúc, gây ảnh hưởng xấu đến tình hình an ninh - trật tự.
Chị Hoàng Thị T., ở thị trấn Nông trường Việt Trung (huyện Bố Trạch) đến cơ quan
công an gửi đơn tố giác tội phạm về việc mình bị lừa đảo qua mạng xã hội mất gần
hai tỷ đồng. Theo đó, chỉ sau hai tháng trò chuyện qua mạng xã hội Facebook, chị
T. đã quen với một người đàn ông nước ngoài gốc Phi. Đối tượng đã ngỏ lời vay tiền
chị để giải quyết thủ tục dự án ở nước ngoài và hứa hẹn sẽ trả gấp đôi, gấp ba lần số
tiền chị cho vay. Chưa đầy một tháng, chị T. đã chuyển vào tài khoản của đối tượng
số tiền gần hai tỷ đồng, là số tiền chị tích cóp được sau 14 năm đi xuất khẩu lao
động và tiền vay nóng người quen trên địa bàn. Sau thời gian chuy ển tiền cho đ ối
tượng, chị T. chờ đợi để được đối tượng chuyển trả số tiền như đã hứa thì mọi liên
lạc với đối tượng không kết nối được.

Trước Tết Nguyên đán 2019, chị N. ở xã Cảnh Dương, huyện Quảng Trạch quen một
đối tượng nam giới người nước ngoài qua Facebook. Người “bạn trai” trên thế giới
ảo này nói rằng, sẽ chuyển một số quà tặng cùng năm tỷ đồng cho chị, trong đó hai
tỷ đồng để chị mua căn hộ, số còn lại để làm từ thiện. Nhưng để được nhận số tiền
lớn ấy, người bạn kia yêu cầu chị N. phải chuyển tiền nhiều lần với lý do đóng các
loại thuế, phí. Vậy là chị N. dùng hết số tiền tích lũy của mình và vay mượn của
người thân, tổng số gần 500 triệu đồng chuyển cho bạn ảo với lời hứa người kia sẽ
về Quảng Bình đón Tết cùng chị và gia đình.

Tiền chuyển xong, chị N. hồi hộp đợi chờ “bạn trai” nhưng đến ngày hẹn cũng không
thấy, gọi điện, nhắn tin không trả lời. Khi biết mình bị lừa, trong một phút giây thiếu
tỉnh táo, chị N. đã quyên sinh trong sự tiếc thương và ngỡ ngàng của gia đình.
Theo thông tin ban đầu, tại vùng quê biển Cảnh Dương, một số phụ nữ trẻ do nhẹ
dạ, cả tin đã bị lừa tiền khi quen với “bạn trai” người nước ngoài qua Facebook.

Qua tìm hiểu được biết, một số đối tượng người nước ngoài đến Việt Nam du lịch,
cấu kết với đối tượng là người Việt Nam, dùng mạng xã hội để kết bạn, làm quen,
chủ yếu với phụ nữ trẻ. Sau khi kết bạn làm quen qua Facebook và Zalo, các đối
tượng người nước ngoài đặt vấn đề nhờ những người bạn nữ mới quen nhận giúp gói
hàng có giá trị hàng triệu USD từ nước ngoài gửi về. Nếu đồng ý giúp thì sau khi
nhận hàng, các đối tượng sẽ trả thù lao 30% giá trị gói hàng. Sau đó, nh ững đ ối
tượng khác trong nhóm (là người Việt Nam) giả danh là nhân viên các đ ơn v ị
chuyển hàng quốc tế gọi điện thoại tới các bị hại thông báo về cách thức nhận
hàng và để nhận được hàng, thì phải chuyển tiền vào tài khoản của chúng để tr ả
các loại thuế, phí sân bay, thường là từ 5 nghìn đến 10 nghìn USD, thậm chí có
trường hợp lên tới hàng chục nghìn đô-la Mỹ...

Trong thời gian chờ chuyển tiền, các đối tượng người nước ngoài liên tục trò
chuyện, tâm sự bằng tiếng Anh được dịch qua Google, hai bên hẹn hò gặp mặt hoặc
đối tượng hứa hẹn tặng cho người phụ nữ những món quà đắt tiền, những chuy ến du
lịch hấp dẫn để tạo thêm lòng tin. Vì thế, nhiều người không ngần ngại chuy ển tiền
vào các tài khoản mà chúng đã lập sẵn, ít thì vài chục, nhiều thì hàng tr ăm tri ệu
đồng, thậm chí có người đã mất hàng tỷ đồng. Sau khi biết mình bị lừa thì nhiều
nạn nhân trắng tay và lâm vào cảnh nợ nần, không ít người đành “ngậm bồ hòn làm
ngọt” vì biết mình dại dột, cả tin.

Sau khi tiếp nhận đơn tố giác tội phạm của chị Hoàng Thị T. và một số bị hại trên
địa bàn, Công an tỉnh Quảng Bình đã xác lập chuyên án đấu tranh. B ằng các bi ện
pháp nghiệp vụ và tài liệu thu thập được, lực lượng cảnh sát hình sự Công an t ỉnh
đã làm rõ hành vi của các đối tượng. Chỉ trong một thời gian ngắn, Phòng C ảnh sát
hình sự Công an tỉnh Quảng Bình bắt giữ hai đối tượng là Châu Thị Bích H ồng (sinh
năm 1980, trú tại phường Bình San, TP Hà Tiên, Kiên Giang) và Trần Thị Thùy
Hương (sinh năm 1985, trú tại phường 9, quận 8, TP Hồ Chí Minh).

Tại cơ quan điều tra, bước đầu các đối tượng đã thừa nhận hành vi phạm tội của
mình. Hương và Hồng được các đối tượng người nước ngoài đến Việt Nam du lịch
quen biết qua Facebook và Zalo đặt vấn đề đứng tên để mở thẻ ATM tại các ngân
hàng của Việt Nam. Hương đã mở cho một đối tượng bảy thẻ ATM, Hồng mở 13 thẻ
ATM. Sau khi dụ dỗ các nạn nhân là phụ nữ người Việt Nam chuyển tiền để cho
mượn, nhận quà hoặc trả phí thì các đối tượng người nước ngoài cung cấp số tài
khoản và Hương, Hồng đi rút tiền từ ngân hàng và các cây ATM tự động để hưởng
chênh lệch từ 3% đến 5% số tiền rút được.

Theo số liệu thống kê ban đầu của cơ quan chức năng tỉnh Quảng Bình, số tiền mà
các bị hại trên địa bàn chuyển vào tài khoản cho các đối tượng người nước ngoài là
hơn năm tỷ đồng. Nạn nhân phần lớn là phụ nữ ở vùng nông thôn, ít có điều kiện
tiếp cận thông tin, thiếu kinh nghiệm trong sử dụng mạng xã hội và do cả tin cùng
với lòng tham mà dễ trở thành “con mồi” cho các đối tượng lừa đảo tinh vi, xảo
quyệt.
Chiêu thức lừa đảo chiếm đoạt tài sản qua mạng xã hội không mới nhưng do ng ười
dùng thiếu tỉnh táo, dễ bị hấp dẫn bởi lời hứa đường mật của các đối tượng xấu.
Hiện, Công an tỉnh Quảng Bình đang thụ lý một số vụ lừa đảo kiểu này, bước đầu
làm rõ một số phụ nữ ở các tỉnh phía nam tiếp tay cho các đối tượng người nước
ngoài là thủ phạm lừa đảo qua mạng xã hội. Để tránh bị lừa, người dùng mạng xã hội
cần tỉnh táo, tránh các cám dỗ đánh vào lòng tham con người.

Thiếu tướng TỪ HỒNG SƠN


Giám đốc Công an tỉnh Quảng Bình

Cảnh báo tội phạm lừa đảo chiếm đoạt tài sản qua điện
thoại Internet mạo danh công an
20/08/2018

Trong thời gian trước đây các vụ việc giả danh công an lừa đảo qua điện thoại đã từng gây ảnh hưởng
không nhỏ đến các KH có giao dịch tiền gửi tại ngân hàng, gần đây các vụ việc mạo danh lừa đảo có
dấu hiệu phức tạp trở lại. Các đối tượng đã có sự thay đổi phương thức, sử dụng thủ đoạn tinh vi hơn
nhằm đánh lừa và chiếm đoạt tài sản của KH.

Dấu hiệu lừa đảo

 Bịa chuyện KH đang bị điều tra do liên quan đến đường dây mua bán ma túy, rửa tiền, yêu
cầu KH chuyển tiền vào tài khoản ngân hàng để chiếm đoạt.
 Giả danh nhân viên của tổng đài VNPT gọi điện đến số cố định của KH thông báo số điện
thoại đứng tên yêu cầu người dân cung cấp thông tin cá nhân gồm: tên tuổi, địa chỉ và chứng minh
nhân dân để đối chiếu. Sau đó đối tượng sẽ chuyển máy cho họ nói chuyện với kẻ giả danh cán bộ
công an, viện kiểm sát, tòa án… để giải quyết.

Tự xưng là người đại diện của cơ quan pháp luật (Công an, Viện kiểm sát ..) gọi điện thoại thông qua
thiết bị VOIP (gọi thoại qua mạng internet) đến nhà Khách hàng (KH) rồi yêu cầu họ phải ra ngân
hàng mở tài khoản (TK) đứng tên người bị hại, đồng thời đăng ký dịch vụ Internet Banking cho tài
khoản mà mình mở bằng số điện thoại do các đối tượng lừa đảo cung cấp với lý do là để kiểm tra,
xác minh TK. Sau đó các đối tượng yêu cầu KH cung cấp tên đăng nhập (user name) và mã sử dụng
dịch vụ (password Internet Banking) để đăng nhập và chuyển tiền sang tài khoản khác. Đây là thủ
đoạn mới và làm cho KH dễ lầm tưởng rằng tiền vẫn nằm trong TK của mình.

Trước tình hình tội phạm giả danh ngày càng phổ biến, thủ đoạn cao, diễn biến
phức tạp và để ngăn ngừa phương thức lừa đảo nêu trên, KH cần lưu ý những
vấn đề sau :
 Cảnh giác khi nhận được những cuộc điện thoại thông báo KH đang nợ cước điện thoại hoặc
đang bị điều tra …Tuyệt đối không cung cấp thông tin cá nhân như CMND/CCCD, số tài khoản,
số điện thoại di động, tên đăng nhập, mật khẩu E-banking... cho các đối tượng lạ qua điện thoại dù
họ nhân danh bất kỳ cơ quan nào.

 KH khi gặp phải hoặc tiếp nhận các cuộc gọi có dấu hiệu nêu trên, KH cần bình tĩnh, tuyệt
đối không nên thực hiện theo yêu cầu của đối tượng qua điện thoại và cần liên hệ với Cơ quan
công an gần nhất hoặc liên hệ với ĐVKD, Trung tâm dịch vụ KH của ABBANK qua số
ĐT: (028) 38 365 365/18001159 để được tư vấn, hỗ trợ.

 Giải pháp nâng cao hiệu quả đấu tranh với tội phạm sử
dụng công nghệ cao trong bối cảnh toàn cầu hóa
 TS. Hồ Thế Hòe - Đại học An ninh nhân dân, TP. Hồ Chí Minh
 Cuộc cách mạng khoa học - công nghệ phát triển nhanh như vũ bão trên phạm vi toàn cầu kéo theo sự bùng nổ
của công nghệ thông tin, viễn thông với hệ quả là số lượng người sử dụng internet và các thiết bị viễn thông ngày
một gia tăng nhanh chóng. Trên thế giới, có khoảng 1,8 tỷ người (tương đương khoảng 25% dân số toàn cầu) sử
dụng internet. Theo thống kê của Bộ Thông tin và Truyền thông, đến nay, tại Việt Nam có khoảng gần 30 triệu
người sử dụng internet (chiếm 1/3 dân số cả nước, cao hơn nhiều so với mức bình quân của thế giới), 180 nghìn
tên miền Việt Nam (.vn) được đăng ký, 115 triệu thuê bao điện thoại di động, 15 triệu thuê bao điện thoại cố
định. Công nghệ thông tin, viễn thông trở thành một lĩnh vực mà các đối tượng tập trung khai thác, sử dụng để
thực hiện tội phạm. Theo báo cáo của Tổ chức Cảnh sát Hình sự Quốc tế - International Criminal Police
Organization (INTERPOL), tội phạm sử dụng công nghệ cao đang trở thành mối nguy hại lớn trên giới với thiệt
hại gây ra hàng năm khoảng 400 tỷ đô la Mỹ, cao hơn số tiền mà tội phạm buôn bán ma túy thu được và cứ 14
giây lại xảy ra 01 vụ phạm tội sử dụng công nghệ cao.
Ở Việt Nam tội phạm sử dụng công nghệ cao gia tăng nhanh chóng, diễn biến phức tạp và gây ra
nhiều hậu quả nghiêm trọng. Năm 2011, tội phạm sử dụng công nghệ cao xảy ra trên nhiều lĩnh vực
như chính trị, kinh tế - xã hội, tập trung chủ yếu tại các thành phố lớn là Hà Nội, Hồ Chí Minh, Đà
Nẵng và đang lan ra các tỉnh, thành phố khác như: Hải Phòng, Đồng Nai, Bình Dương, Phú Yên...
Phần lớn đối tượng phạm tội là học sinh, sinh viên có kiến thức và đam mê công nghệ thông tin,
một số ít là cán bộ, công chức. Chúng thường tập hợp, liên kết với nhau thông qua các diễn đàn
trên mạng internet (còn gọi là underground hay thế giới ngầm) để chia sẻ công cụ, cách thức, thủ
đoạn phạm tội. Vì vậy, thủ đoạn ngày càng tinh vi, kín đáo và có sự thay đổi phương thức liên tục
nhằm lẩn tránh sự phát hiện của các cơ quan bảo vệ pháp luật. Sự liên kết giữa các đối tượng trong
và ngoài nước ngày càng thể hiện rõ nét. Tội phạm công nghệ cao diễn ra trên cả lĩnh vực an ninh
quốc gia và trật tự, an toàn xã hội, làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến uy tín, hình ảnh của Việt Nam
trong một số lĩnh vực quan hệ kinh tế quốc tế và gây thiệt hại lớn cho các cơ quan, tổ chức, doanh
nghiệp, cá nhân trong và ngoài nước.
 1. Khái quát tình hình tội phạm sử dụng công nghệ cao
 Ở nước ta tội phạm sử dụng công nghệ cao diễn ra trên hầu hết các lĩnh vực của đời sống xã hội.
 Trên lĩnh vực an ninh quốc gia, các thế lực thù địch và phản động quốc tế đã không ngừng tập trung
lợi dụng kênh truyền thông qua mạng internet để xuyên tạc, vu khống chống phá các chủ trương,
đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước, kêu gọi tập hợp lực lượng nhằm mục đích gây rối,
nhất là trước và trong các sự kiện chính trị quan trọng của đất nước, như: Đại hội đại biểu toàn
quốc lần thứ XI của Đảng, bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XIII và Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm
kỳ 2011-2015, tình hình căng thẳng trên Biển Đông…
 Trên lĩnh vực trật tự, an toàn xã hội, năm 2011 tiếp tục được coi là năm “báo động đỏ” của an ninh
mạng Việt Nam với rất nhiều vụ tấn công, phá hoại, lây nhiễm virus, phầm mềm gián điệp, mã tin học
độc hại..., nhằm vào hệ thống mạng của cơ quan, doanh nghiệp, tập đoàn kinh tế của Nhà nước với
mức độ, tính chất ngày càng nghiêm trọng, làm rối loạn hoạt động của hệ thống và lộ lọt thông tin.
Điển hình là vụ hệ thống mạng của Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam bị tin tặc liên tiếp tấn công
bằng nhiều phương thức khác nhau, làm ngưng trệ hoạt động và xóa sạch toàn bộ dữ liệu website;
vụ Công ty Cổ phần Bảo hiểm AAA tại TP. Hồ Chí Minh bị đối tượng tấn công làm tê liệt hệ thống
mạng máy tính, mã hóa dữ liệu, đe dọa tống tiền trên 2 triệu đô la Mỹ.
 Tình trạng sử dụng các thiết bị công nghệ cao đánh cắp thông tin, làm giả thẻ tín dụng để mua vé
máy bay, hàng hóa ở nước ngoài chuyển về Việt Nam tiêu thụ tiếp tục gia tăng, gây thiệt hại hàng
chục tỷ đồng tiền Việt Nam và hàng triệu đô la Mỹ cho nạn nhân. Các tổ chức tội phạm tại
Việt Nam liên kết chặt chẽ với các tổ chức tội phạm ở nước ngoài tạo thành những đường dây tội
phạm sử dụng công nghệ cao hoạt động tinh vi, kín đáo. Trong năm 2011, các cơ quan chức năng
đã phát hiện, điều tra, xử lý 128 đầu mối vụ án, vụ việc có dấu hiệu phạm tội, tăng 66% so với năm
2010, trong đó đã phối hợp đấu tranh với nhiều vụ án lớn, có yếu tố nước ngoài, có vụ việc liên
quan đến hàng nghìn đối tượng. Điển hình như vụ các cơ quan chức năng Việt Nam đã phối hợp với
Bộ An ninh nội địa Hoa Kỳ (ICE) đấu tranh với các đối tượng trong diễn đàn tội phạm mạng với hơn
2.000 thành viên, hoạt động trộm cắp, mua bán thẻ tín dụng và mua hàng chuyển về Việt Nam tiêu
thụ. Cơ quan điều tra đã khởi tố vụ án, khởi tố bị can, bắt khẩn cấp 08 đối tượng, thu giữ hơn 2 tỷ
đồng tiền Việt Nam và 115.000 đô la Mỹ. Bộ An ninh nội địa Hoa Kỳ đã thu giữ của các đối tượng tại
Mỹ hơn 01 triệu đô la Mỹ(1).
 Tình hình lừa đảo trong lĩnh vực thương mại điện tử và thanh toán điện tử gia tăng, dẫn đến tình
trạng nhiều nước không chấp nhận giao dịch qua mạng internet có địa chỉ IP xuất phát từ Việt Nam,
ảnh hưởng nghiêm trọng đến uy tín và hình ảnh của Việt Nam trong lĩnh vực thương mại điện tử nói
riêng và lĩnh vực kinh tế quốc tế nói chung.
 Tình trạng các đối tượng người nước ngoài (Trung Quốc, Đài Loan, Malaysia và một số quốc gia
Châu Phi) nhập cảnh vào Việt Nam sử dụng thiết bị công nghệ cao để lừa đảo, đe dọa tống tiền, làm
giả thẻ tín dụng để chiếm đoạt, trộm cắp tài khoản ngân hàng xảy ra tại nhiều địa phương. Năm
2011, cơ quan chức năng đã phát hiện, điều tra 10 vụ, chuyển cơ quan điều tra khởi tố 11 bị can, thu
giữ hàng trăm thẻ tín dụng giả do các đối tượng nước ngoài vào Việt Nam hoạt động phạm tội(2).
 Điển hình như vụ ngày 6/9/2011, Công an tỉnh Phú Yên phối hợp với Tổng cục An ninh I - Bộ Công
an bắt 59 đối tượng người nước ngoài thuê nhà ở TP. Tuy Hòa, Phú Yên để sử dụng các thiết bị
công nghệ cao lừa đảo tiền qua mạng. Đối tượng mà bọn chúng hướng đến hầu hết là người Hoa
đang sinh sống ở Mỹ, Hàn Quốc, Trung Quốc, Đài Loan. Trong số 62 đối tượng bị tạm giữ có 59
người Trung Quốc và 3 người Việt Nam. Kiểm tra tại 4 địa điểm, cơ quan công an đã tạm giữ 108
điện thoại bàn, 18 laptop, 14 điện thoại di động, 13 bộ đàm, 25 cáp nối mạng, 14 cổng mạng, 6 thiết
bị thu phát sóng ngoài trời và 4 thiết bị thu phát sóng trong nhà. Sáng 17/10/2011, Công an tỉnh
Khánh Hòa phối hợp với Tổng cục An ninh I, Bộ Công an bắt quả tang 24 đối tượng có hành vi sử
dụng công nghệ cao để hoạt động lừa đảo, gồm 20 người Trung Quốc (9 nữ), 3 người Đài Loan
(Trung Quốc) và 01 người Việt Nam.
 Chiều ngày 7/7/2011, Cơ quan An ninh điều tra - Bộ Công an đã triệt phá vụ án lừa đảo quốc tế sử
dụng công nghệ thông tin tại Việt Nam. 99 đối tượng liên quan đến vụ án đã bị bắt giữ trong thời
gian từ ngày 29/6/2011 đến ngày 6/7/2011 (bao gồm 76 người Đài Loan, 23 người Trung Quốc).
Những đối tượng này đã nhập cảnh vào Việt Nam từ đầu tháng 06/2010, lưu trú tại một số khách sạn
ở các quận 7, 8, 12, TP. Hồ Chí Minh. Công an thu giữ 2 bộ thiết bị đường truyền tốc độ cao, 14 bộ
đàm cầm tay, 8 điện thoại wifi (không dây, dùng sim), 37 điện thoại bàn, 7 máy tính xách tay, 2 usb có
dữ liệu. Theo lời khai ban đầu, số đối tượng này sử dụng các phương tiện trên để liên hệ với các cá
nhân, tổ chức ở Trung Quốc, mạo danh là cơ quan chức năng Trung Quốc, yêu cầu nạn nhân cung
cấp số tài khoản hoặc chuyển tiền về tài khoản của họ để phục vụ điều tra, sau đó chiếm đoạt. Thủ
đoạn của bọn tội phạm này là khi đến Việt Nam chia nhỏ thành nhiều nhóm, mỗi nhóm từ 8 - 10 tên
hoạt động độc lập với nhau, được phân công nhằm vào các mục tiêu cụ thể, như tấn công vào hệ
thống ngân hàng và công dân Trung Quốc ở các tỉnh Giang Tô, An Huy, Thượng Hải. Đặc biệt, nhiều
đối tượng cầm đầu băng, nhóm này đều ở nước ngoài và chỉ đạo toàn bộ hoạt động phạm tội qua
mạng. Hiện các cơ quan bảo vệ pháp luật Việt Nam đang phối hợp với cơ quan chức năng của
Trung Quốc, Đài Loan để xử lý nhóm tội phạm trên.
 Lúc 14 giờ ngày 6/4/2012, Công an TP. Hồ Chí Minh đồng loạt kiểm tra 4 địa điểm (gồm 297 -299 Trịnh
Đình Trọng, phường Hòa Thanh, quận Tân Phú; 41 đường số 28, phường Bình Trị Đông B, quận
Bình Tân; 44 đường D1, phường Tân Thới Nhất, quận 12; 9A cư xá Bà Điểm, xã Bà Điểm, huyện Hóc
Môn), bắt giữ 43 người Trung Quốc và Đài Loan đang lên mạng internet lừa đảo các nạn nhân ở
nước ngoài nhằm chiếm đoạt tiền. Thủ đoạn của chúng là liên lạc với nạn nhân ở Thẩm Quyến,
Quảng Châu (Trung Quốc), giả danh cảnh sát, Tòa án đang điều tra một đường dây trộm cắp tài
khoản của nạn nhân. Sau đó, chúng yêu cầu nạn nhân cung cấp mật mã tài khoản ngân hàng để
phục vụ công tác điều tra và ngăn chặn việc rút tiền trong tài khoản của nạn nhân. Khi nạn nhân
cung cấp mật mã tài khoản ngân hàng, thì chúng thông báo cho đồng bọn ở Trung Quốc rút tiền của
nạn nhân rồi chiếm đoạt. Tại hiện trường, cơ quan công an đã thu giữ 17 máy tính xách tay, 2 máy vi
tính để bàn, 24 modem, 109 điện thoại bàn, 35 điện thoại di động, 10 bộ đàm, nhiều kịch bản lừa đảo,
tiền Việt Nam, đô la Mỹ, nhân dân tệ cùng nhiều thiết bị viễn thông khác(3).
 Bên cạnh đó, tình hình tội phạm sử dụng mạng internet để thực hiện các hành vi phạm tội như: Phát
tán văn hóa phẩm đồi trụy, trộm cắp, đánh bạc, cá độ bóng đá, mại dâm, buôn bán trái phép các loại
vũ khí, công cụ hỗ trợ diễn biến phức tạp, là nguyên nhân trực tiếp phát sinh nhiều loại tội phạm
nguy hiểm khác như giết người, cướp tài sản, hiếp dâm, tình trạng các băng nhóm lưu manh côn đồ
chém giết, trả thù, sát hại lẫn nhau.
 2. Nguyên nhân của tình hình tội phạm sử dụng công nghệ cao
 Tội phạm sử dụng công nghệ cao ở Việt Nam có nhiều nguyên nhân, nhưng chủ yếu là:
 Về khách quan, tình hình tội phạm sử dụng công nghệ cao trên thế giới và các nước trong khu vực
có nhiều diễn biến phức tạp. Trong khi đó, đặc thù của loại tội phạm này là tính quốc tế và hội nhập
nhanh, do đó, đã tác động mạnh đến tình hình tội phạm sử dụng công nghệ cao ở trong nước.
 Về chủ quan, công tác quản lý nhà nước về công nghệ thông tin, viễn thông, thương mại điện tử,
thanh toán điện tử và quản lý, vận hành các hệ thống máy tính của nhiều cơ quan, doanh nghiệp và
cá nhân tại Việt Nam còn nhiều sơ hở, phần lớn chưa được bảo mật tốt. Hệ thống pháp luật của
nước ta trong lĩnh vực đấu tranh, xử lý tội phạm sử dụng công nghệ cao chưa đầy đủ và chưa theo
kịp diễn biến tình hình thực tế. Lực lượng chuyên trách phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ
cao còn chưa đáp ứng yêu cầu về số lượng. Đến nay, lực lượng này mới chỉ được thành lập ở Bộ
Công an và Công an ở 3 địa phương là Hà Nội, Cần Thơ và Đồng Nai. Các địa phương còn lại chưa
có đầu mối chuyên trách cho công tác này. Đội ngũ cán bộ cảnh sát phòng, chống tội phạm sử dụng
công nghệ cao đa số còn trẻ, chưa được đào tạo chuyên sâu về chuyên môn, kỹ thuật và nghiệp vụ,
thiếu kinh nghiệm thực tế. Trang thiết bị, phương tiện kỹ thuật mặc dù đã được quan tâm đầu tư,
nhưng vẫn còn thiếu, lạc hậu chưa theo kịp sự thay đổi liên tục của lĩnh vực công nghệ cao dẫn đến
gặp nhiều khó khăn trong triển khai các biện pháp nghiệp vụ để phát hiện, thu thập, bảo quản tài
liệu, chứng cứ.
 3. Một số giải pháp nâng cao hiệu quả công tác đấu tranh với tội phạm sử dụng công nghệ cao
 Tình hình tội phạm sử dụng công nghệ cao tiếp tục diễn biến phức tạp, khó lường với thủ đoạn đa
dạng, xảy ra trên nhiều lĩnh vực như kinh tế, văn hóa - xã hội, an ninh - quốc phòng của đất nước.
Các thế lực thù địch và bọn phản động sẽ tiếp tục lợi dụng internet để tuyên truyền xuyên tạc và tập
hợp lực lượng thực hiện âm mưu, hoạt động chống phá Đảng, Nhà nước. Tình hình mất an toàn
thông tin số tiếp tục diễn biến phức tạp, xuất hiện nhiều nguy cơ đe dọa đến việc ứng dụng công
nghệ thông tin phục vụ phát triển kinh tế - xã hội và đảm bảo an ninh - quốc phòng, nhất là nguy cơ
bị tấn công, lây nhiễm virus trong hệ thống thông tin dẫn đến lộ lọt bí mật quốc gia. Tội phạm người
nước ngoài vào Việt Nam sử dụng thiết bị công nghệ cao để trộm cắp cước viễn thông, sử dụng thẻ
tín dụng giả, lừa đảo, tống tiền sẽ tiếp tục gia tăng; các ổ nhóm, đường dây tội phạm sử dụng công
nghệ cao sau khi bị phát hiện, xử lý mạnh trong thời gian qua sẽ chuyển qua phương thức, thủ
đoạn mới; tình trạng cá độ và đánh bạc qua mạng tiếp tục diễn biến phức tạp. Hoạt động của tội
phạm sử dụng công nghệ cao sẽ ngày càng mang đậm tính chất của tội phạm có tổ chức và tội
phạm xuyên quốc gia.
 Trước tình hình trên, để đấu tranh có hiệu quả với tội phạm sử dụng công nghệ cao trong thời gian
tới, cần tập trung thực hiện tốt một số giải pháp cơ bản sau đây:
 Một là, kịp thời ban hành các chính sách, biện pháp cụ thể đảm bảo an ninh trật tự trong phát triển
các lĩnh vực khoa học - công nghệ nhằm phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao. Trọng tâm
là triển khai thực hiện có hiệu quả Đề án 5 thuộc Chương trình quốc gia phòng, chống tội phạm về
“Đấu tranh phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao”, gắn với thực hiện quy hoạch phát triển
An ninh thông tin số quốc gia đến năm 2020. Triển khai thực hiện các nội dung của Chỉ thị số
897/CT-TTg ngày 10/6/2011 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường triển khai các hoạt động đảm
bảo an toàn thông tin số. Các ngành chức năng cần tăng cường phối hợp trong công tác quản lý
nhà nước và nâng cao ý thức, trách nhiệm phòng ngừa những nguy cơ xâm hại của tội phạm sử
dụng công nghệ cao; gắn công tác đấu tranh phòng, chống loại tội phạm này với các lĩnh vực phát
triển khoa học, kỹ thuật, công nghệ của đất nước.
 Hai là, các cơ quan chức năng tiếp tục rà soát, nghiên cứu và đề xuất hoàn thiện các văn bản quy
phạm pháp luật làm cơ sở pháp lý vững chắc cho công tác đấu tranh với tội phạm sử dụng công
nghệ cao, như: Bộ luật Hình sự, Bộ luật Tố tụng hình sự, pháp luật về xử lý vi phạm hành chính…
Ban hành Luật Tổ chức điều tra hình sự trên cơ sở Pháp lệnh Tổ chức điều tra hình sự năm 2004.
Cần tập trung nghiên cứu, đề xuất bổ sung vào Bộ luật Tố tụng hình sự các quy định có liên quan
đến chứng cứ điện tử, các thủ tục tố tụng hình sự về việc thu thập, bảo quản, phục hồi và giám định
chứng cứ điện tử phù hợp với đặc điểm, tính chất của tội phạm sử dụng công nghệ cao. Nghiên
cứu, đề xuất quy định rõ quyền năng pháp lý của lực lượng cảnh sát phòng, chống tội phạm sử
dụng công nghệ cao trong tố tụng hình sự và thẩm quyền xử phạt hành chính. Cần xây dựng dự
thảo Nghị định về công tác đấu tranh phòng ngừa và chống tội phạm và các hành vi vi phạm khác
trong lĩnh vực sử dụng công nghệ cao trình Chính phủ ban hành. Cần giao cho Bộ Công an chủ trì,
phối hợp với các bộ, ngành hữu quan như Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Tòa án nhân dân tối cao,
Bộ Tư pháp, Bộ Thông tin và Truyền thông, Ngân hàng Nhà nước xây dựng Thông tư liên ngành về
phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao; chủ trì, phối hợp xây dựng Thông tư liên ngành
giữa Bộ Công an, Viện kiểm sát nhân dân tối cao và Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn điều tra,
truy tố, xét xử đối với 05 tội danh liên quan đến lĩnh vực sử dụng công nghệ cao trong Bộ luật Hình
sự năm 1999.
 Ba là, Chính phủ cần giao cho Bộ Công an chỉ đạo công tác xây dựng, phát triển lực lượng cảnh sát
phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao ngang tầm nhiệm vụ trong tình hình mới. Bộ Công
an cần chỉ đạo kiện toàn tổ chức bộ máy và triển khai thành lập các đơn vị cảnh sát phòng, chống
tội phạm sử dụng công nghệ cao trực thuộc các phòng chức năng ở công an các tỉnh, thành phố
trực thuộc trung ương nhằm xây dựng một hệ lực lượng cảnh sát phòng, chống tội phạm sử dụng
công nghệ cao trên phạm vi toàn quốc.
 Bốn là, tăng cường hợp tác quốc tế trong lĩnh vực đấu tranh phòng, chống tội phạm sử dụng công
nghệ cao, tập trung trao đổi thông tin tội phạm, tranh thủ tài trợ các thiết bị kỹ thuật, công nghệ hiện
đại và đào tạo cán bộ trình độ cao. Tăng cường phối hợp với các đơn vị có liên quan để giải quyết
các yêu cầu phát hiện, xác minh, điều tra tội phạm một cách kịp thời, triệt để. Phối hợp với các
ngành chức năng trong các hoạt động triển khai ứng dụng công nghệ, thiết lập hệ thống phòng vệ
để chủ động và nâng cao hiệu quả phòng ngừa tội phạm. Nâng cao ý thức cảnh giác của người
quản lý, sử dụng công nghệ cao. Đồng thời cảnh báo, phòng ngừa việc lạm dụng, thiếu hiểu biết
pháp luật dẫn đến vi phạm pháp luật trong sử dụng công nghệ cao, nhất là giới học sinh, sinh viên.
 Tội phạm sử dụng công nghệ cao gắn liền với sự bùng nổ của công nghệ thông tin và viễn thông.
Cùng với xu thế mới của thời đại, tội phạm sử dụng công nghệ cao sẽ tiếp tục gia tăng. Chính vì
vậy, cần tổ chức thực hiện một cách đồng bộ các giải pháp cơ bản trên đây nhằm nâng cao hiệu quả
cuộc đấu tranh phòng, chống loại tội phạm này.

Tại sao lại khó xử lý những vụ lừa đảo kinh doanh qua mạng? Thứ Sáu,

18/01/2019, 09:43 (GMT+7)

VOVGT - Sự bùng nổ của công nghệ thông tin trong các giao dịch và
thanh toán điện tử đã và đang làm nảy sinh các loại tội phạm công nghệ
cao.
Nghe nội dung chi tiết tại đây:

Lợi dụng sự nhẹ dạ, cả tin của khách hàng trong quá trình mua sắm, nhiều đối tượng xấu đã biến
mạng xã hội trở thành “mảnh đất” màu mỡ để thực hiện các hành vi lừa đảo, chiếm đoạt tài sản.

Những chiêu trò nào khiến người dùng bị lừa?

Tại sao lại khó xử lý những vụ lừa đảo kinh doanh qua mạng?

Sự bùng nổ của công nghệ thông tin làm nảy sinh các loại tội phạm công nghệ cao
Sự bùng nổ của công nghệ thông tin trong các giao dịch và thanh toán điện tử đã và đang làm nảy
sinh các loại tội phạm công nghệ cao. Điển hình là vụ việc đối tượng Phan Chí Trung (23 tuổi, ở Hòa
Hiệp Trung, Đông Hòa, Phú Yên) bị bắt giữ về tội “sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông,
phương tiện điện tử thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản”.

Cụ thể, thông qua facebook, đối tượng này đã gửi cho “con mồi” hình ảnh túi xách, giày dép cao
cấp. Do giá hợp lý nên người mua đã chuyển tiền vào tài khoản người bán. Sau đó, người bán hàng
lấy các lý do như: hàng về chậm, hết hàng, phía nước ngoài đang nghỉ lễ… để không trả hàng cho
người mua. Khi người mua liên lạc yêu cầu trả lại tiền thì bị chặn facebook và cắt cả điện thoại. Chỉ
riêng 7 khách hàng ở Hà Nội đã bị lừa đảo chiếm đoạt số tiền 156 triệu đồng.

Đây chỉ là một trong rất nhiều vụ án lừa đảo bán hàng qua mạng được cơ quan chức năng làm
sáng tỏ. Các chiêu trò lừa đảo phổ biến thường là: đặt hàng, nhận tiền trước nhưng không giao
hàng; giao hàng kém chất lượng, không đúng mẫu mã, hoặc đúng mẫu mã nhưng chất lượng không
đảm bảo; khi khách hàng gọi điện đòi hàng hoặc đổi trả thì khóa sim, chặn, xóa facebook…

Không chỉ có vậy, hình thức lừa đảo phát tán mã độc và trúng thưởng các đồ vật giá trị qua mạng xã
hội, chiếm tài khoản facebook rồi lừa nạp thẻ cào điện thoại, hay việc làm quen qua mạng để lừa
tình,… cũng là những thủ đoạn mà các đối tượng thường sử dụng. Tuy không mới nhưng với hình
thức ngày càng tinh vi, nhiều người vẫn bị mắc bẫy.

Theo Trung tá Nguyễn Đức Thành - Đội Phòng chống tội phạm Công nghệ cao, Phòng Cảnh sát
điều tra tội phạm về quản lý kinh tế và chức vụ, Công an Tp.Đà Nẵng, đơn vị đã nhận được hàng
trăm tin báo của người dùng mạng xã hội bị lừa đảo với những thủ đoạn như trên.

"Chúng tôi cảnh báo người dân, khi làm quen, kết bạn qua mạng xã hội thì không tin vào những tin
nhắn như quà tặng, trúng thưởng xe máy, tiền mặt, hoàn toàn không thực tế. Người dân phải cảnh
giác trước những thủ đoạn như thế, khi đối tượng yêu cầu nộp tiền bằng card điện thoại hoặc
chuyển tiền vào các tài khoản ngân hàng thì không nên thực hiện, phải báo ngay đến cơ quan công
an nơi gần nhất".

Bùng phát lừa đảo nạp thẻ game, thẻ điện thoại

Theo Điều139, Bộ luật hình sư, quy định về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản, người nào bằng thủ đoạn
gian dối chiếm đoạt tài sản của người khác có giá trị từ 2 triệu đồng đến dưới 50 triệu đồng, hoặc
dưới 2 triệu đồng nhưng gây hậu quả nghiêm trọng, hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi
chiếm đoạt, hoặc đã bị kết án về tội chiếm đoạt tài sản, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì
bị phạt cải tạo không giam giữ đến 3 năm, hoặc phạt tù từ 6 tháng đến 3 năm.

Tuy nhiên, khi bị lừa đảo qua mạng xã hội, đa số khách hàng thường có tâm lý e ngại, không tố cáo
vì giá trị không quá lớn, hoặc không biết đến việc: mình có thể tố cáo các hành vi này đến các cơ
quan chức năng. Đó là một trong những nguyên nhân khiến các vụ lừa đảo kinh doanh qua mạng
khó bị xử lý.
Theo Luật sư Trương Thanh Đức - Chủ tịch hội đồng thành viên, Công ty luật Basico - nếu người
dân không phát hiện, tố giác các vụ việc thì cơ quan chức năng sẽ không thể biết và xử lý những
hành vi vi phạm. Do vậy, công tác tuyên truyền, phổ biến kiến thức pháp luật với người dân cần
được tăng cường hơn nữa. Luật sư Trương Thanh Đức bày tỏ:

"Đầu tiên, phải tuyên truyền để người dân biết được là những môi trường mạng rất dễ bị lợi dụng,
rất dễ bị lừa đảo, hành vi nào là hành vi vi phạm pháp luật, và trách nhiệm, quyền lợi, nghĩa vụ của
người dân là phải tố giác, thông báo kịp thời tới cơ quan chức năng. Đặc biệt, các cơ quan chức
năng cũng sẽ phải tập trung hơn, quan tâm hơn đến việc xử lý tội phạm nói chung và tội phạm
mạng nói riêng".

Đồng tình với quan điểm này, Thượng tá Hà Thu Hằng - Phó Trưởng phòng PC50, Công an Tp. Hà
Nội cho rằng, hoạt động lừa đảo chiếm đoạt tài sản thông qua mạng viễn thông ngày càng phức tạp.
Bên cạnh sự vào cuộc của cơ quan chức năng, cần có sự phối hợp của các cơ quan truyền thông
trong việc cảnh báo, nâng cao sự hiểu biết của người dân khi sử dụng mạng xã hội.

"Bộ luật hình sự sửa đổi 2015 có những quy định cụ thể. Chúng tôi đã đấu tranh quyết trấn áp loại
tội phạm này. Thời gian tới, diễn biến của hoạt động lừa đảo qua mạng xã hội này càng phức tạp
tinh vi hơn. Chúng tôi đã xây dựng kế hoạch cụ thể để đấu tranh, đề nghị mọi người dân nêu cao
tinh thần cảnh giác".

Từ ngày 1/1/2019, Luật An ninh mạng chính thức có hiệu lực, các thông tin được phản ánh trên
fakebook nhanh chóng được các lực lượng chức năng giải quyết.

Tuy nhiên, khi mà kẻ xấu đang tìm mọi cách lợi dụng phát triển của internet để lừa đảo chiếm đoạt
tài sản, thì mỗi người phải tự ý thức bảo vệ bản thân.

Trước khi quyết định mua sắm online, khách hàng cần lựa chọn địa chỉ mua sắm uy tín, công khai
rõ địa chỉ, danh tính người bán, rõ ràng, minh bạch cách thức thanh toán. Đặc biệt thận trọng trước
những trang web ảo, không được cấp phép nhưng yêu cầu quá cụ thể, chi tiết các thông tin cá nhân
của khách hàng. Đồng thời, cần nhanh chóng tố giác các hành vi phạm tội đến cơ quan chức năng
để đẩy lùi tội phạm.

Một số thủ đoạn phạm tội mới của tội phạm lừa đảo trong
tình hình hiện nay và giải pháp phòng ngừa
Tạp chí CSND - Thời gian gần đây và hiện tại tội phạm lừa đảo chiếm đoạt tài sản
trên một số lĩnh vực đang diễn biến phức tạp với những phương thức thủ đoạn
mới, tinh vi gây hậu quả nghiêm trọng cho xã hội. Trong phạm vi bài viết này
chúng tôi xin đề cập một số thủ đoạn phạm tội mới mà tội phạm lừa đảo sử dụng
trên một số lĩnh vực của đời sống xã hội hiện nay và giải pháp góp phần phòng
ngừa.
Một là, thủ đoạn lừa đảo chiếm đoạt tài sản trong lĩnh vực ngân hàng, bằng việc đối
tượng phạm tội làm chứng thư bảo lãnh giả của ngân hàng để lừa đảo chiếm đoạt tài
sản khách hàng. Thủ đoạn này được thực hiện như sau: Đối tượng là nhân viên ngân
hàng sử dụng con dấu của ngân hàng để đóng dấu khống lên phôi giấy trắng có in logo
của ngân hàng; giả mạo chữ ký của lãnh đạo ngân hàng để làm chứng thư bảo lãnh
giả; tiếp đó, đối tượng ngoài ngân hàng sử dụng chứng thư bảo lãnh giả để viết tên của
khách hàng. Đây là hình thức phạm tội mới, có sự cấu kết giữa đối tượng ngoài ngân
hàng với nhân viên ngân hàng để lừa đảo chiếm đoạt tiền của khách hàng.
Hai là, thủ đoạn lừa đảo chiếm đoạt tài sản trong lĩnh vực bất động sản đang diễn ra
khá phổ biến tại các thành phố lớn, các khu đô thị đông dân cư với quy mô lớn và thủ
đoạn ngày càng trắng trợn. Lợi dụng nhu cầu về nhà ở của người dân và nhu cầu tích
lũy tài sản thông qua đầu tư bất động sản. Đối tượng phạm tội đã dùng thủ đoạn tạo ra
các dự án “ma” nhằm lừa đảo chiếm đoạt tiền đầu tư, bọn lừa đảo sẵn sàng tạo dựng
ra những dự án với bản thiết kế chi tiết, phối cảnh bắt mắt rồi quảng cáo rộng rãi những
dự án này để càng nhiều người biết càng tốt. Trong một số vụ án, bọn tội phạm cũng
bày ra việc tiến hành các thủ tục xin đầu tư như các dự án thật, tạo ra hoạt động xin
phép đầu tư, kêu gọi đầu tư, nhưng thực tế không bao giờ có những dự án đầu tư đó,
với thủ đoạn này khiến nhiều người cả tin để rồi trao giấy tờ, tài sản cho chúng.
Ba là, thủ đoạn lừa trên trong lĩnh vực chứng khoán, đối tượng phạm tội lừa đảo chủ
yếu là những người làm tại các ngân hàng, tập đoàn kinh tế được phép phát hành cổ
phiếu chứng khoán hoặc những người làm ở các công ty chứng khoán. Lợi dụng nhu
cầu mua bán cổ phiếu của người dân, lợi dụng sơ hở của công ty, tổ chức; lợi dụng vị
trí công việc cùng với lòng tham, các đối tượng này đã làm và bán cổ phiếu giả. Bằng
các thủ đoạn khác nhau, như: đối tượng dùng bộ hồ sơ giao dịch chuyển nhượng cổ
phần thật ngân hàng nào đó mà đối tượng có được mang ra hàng photo scan lại mẫu
dấu, mẫu tên của cán bộ bộ phận chuyển nhượng, sau đó thuê khắc dấu giả để đóng
khống vào các đơn yêu cầu chuyển nhượng cổ phần rồi lừa những người có nhu cầu
mua. Chủ thể có thể bịa ra tên người chuyển nhượng để bán cổ phần không có thật
cho những người cùng làm môi giới trên sàn chứng khoán hoặc khách hàng tham gia
thị trường chứng khoán.
Bốn là, các đối tượng lừa đảo thường tự giới thiệu là nhân viên của một Công ty nhất
định, đến những cơ sở kinh doanh để nhờ đặt biển quảng cáo và giao dịch. Sau khi
được chủ cơ sở đồng ý, bọn chúng sẽ để lại bảng niêm yết giá các mặt hàng, hóa đơn
và số điện thoại để chủ cơ sở liên hệ khi có khách đến mua hàng. Tiếp đó, một đối
tượng trong nhóm sẽ đóng giả khách đến cơ sở kinh doanh trên để hỏi mua các mặt
hàng mà bọn chúng đã đăng ký trước đó. Ban đầu, đối tượng này sẽ đặt chủ cơ sở
kinh doanh lấy một số lượng hàng nhỏ và trả tiền trước để làm tin. Sau khi chủ cơ sở
kinh doanh gọi điện cho Công ty yêu cầu mang thêm hàng đến thì đối tượng đóng giả
tiếp tục đặt mua một số lượng lớn lên đến hàng chục triệu đồng. Do chủ quan, chủ cửa
hàng tiếp tục đặt hàng, đồng thời thanh toán tiền luôn cho số hàng đặt đợt sau này cho
các đối tượng. Đến lúc này, kịch bản lừa đảo kết thúc và chủ cửa hàng không thể liên
lạc với người mua hàng nữa, khi kiểm tra số hàng mà Công ty mang đến chỉ là hàng
giả.
Năm là, lừa đảo qua mạng Internet, do các đối tượng là người nước ngoài chủ yếu là
người ở các nước Châu Phi như: Senegal, Bờ Biển Ngà thực hiện. Thủ đoạn như sau:
Đối tượng gửi tin nhắn, Email qua mạng làm quen sau đó đưa ra thông tin như chúng là
con cái của các gia đình giàu có nhưng bố mẹ đã bị chết trong một tai nạn giao thông
hoặc bị giết,… để lại tài sản thừa kế với số tiền rất lớn hiện đang gửi tại Ngân hàng.
Nhưng do bị mất hết giấy tờ tùy thân nên không thể đứng ra nhận lại số tiền trên và
muốn nhờ người mà chúng làm quen qua mạng đứng ra nhận hộ số tiền đó, đổi lại
người nhận hộ tiền sẽ nhận được 20 % tổng số tiền thừa kế. Hoặc, thời gian gần đây,
một số khách hàng của VNPT - Hà Nội nhận được các cuộc gọi giả mạo nhân viên
công ty nhắc nợ khách hàng hiện đang nợ cước điện thoại với số tiền lớn (từ 7-8 triệu
đồng) yêu cầu thanh toán ngay nếu không sẽ tạm dừng liên lạc và khởi kiện ra tòa. Mục
đích của các cuộc gọi giả mạo là thu thập trái phép không tin cá nhân của khách hàng
(gồm tên, tuổi, địa chỉ, số chứng minh thư nhân dân, hộ khẩu, tài khoản ngân hàng ...),
chiếm đoạt tiền bằng cách cung cấp số tài khoản không phải của VNPT Hà Nội để
khách hàng thanh toán, hoặc hướng dẫn khách hàng bấm số gọi lại và chuyển tiếp
cuộc gọi vào các đầu số dịch vụ giá cước cao để hưởng cước phí gọi đi.

Lừa đảo qua Internet. Ảnh minh họa


Để góp phần đấu tranh phòng, chống với các thủ đoạn phạm tội lừa đảo nêu trên,
chúng tôi xin nêu một số ý kiến sau;
Thứ nhất, trong lĩnh vực ngân hàng, để phòng ngừa trường hợp làm chứng thư bảo
lãnh giả của ngân hàng để lừa đảo chiếm đoạt tài sản khách hàng có thể xảy ra, đòi hỏi
các tổ chức tín dụng tiến hành rà soát và ban hành đầy đủ quy trình quản lý, sử dụng
và bảo quản con dấu tại đơn vị; tăng cường công tác quản lý nhân sự, kiểm tra, giám
sát việc tuân thủ các quy định về quản lý và sử dụng con dấu của ngân hàng.
Thứ hai, trong lĩnh vực chứng khoán, đối tượng có khả năng phạm tội lừa đảo trong
lĩnh vực này đa phần là những người có trình độ kiến thức, có hiểu biết pháp luật, có vị
trí, thậm chí còn giữ chức vụ cao các tổ chức ngân hàng, doanh nghiệp, công ty chứng
khoán. Vì vậy, các cơ quan, tổ chức nêu trên khi tuyển dụng nhân sự, bổ nhiệm cán bộ
vào các vị trí, chức vụ cần tuân thủ nghiêm ngặt về công tác cán bộ; thường xuyên giáo
dục ý thức đạo đức nghề nghiệp, kiểm tra, giám sát hoạt động của họ để kịp thời phát
hiện những sai phạm để có biện pháp ngăn chặn, xử lý.
Thứ ba, trong lĩnh vực bất động sản, tất cả các công ty kinh doanh bất động sản cần
công khai minh bạch các dự án, địa vị pháp lý của các công ty bất động sản, đơn vị liên
doanh góp vốn; khả năng thực hiện dự án; niêm yết giá cả, địa điểm triển khai dự án;
nơi đăng ký và ký hợp đồng góp vốn; quy trình mua bán, chuyển đổi bất động sản; tiến
độ thực hiện dự án; mức và hình thức góp vốn; mức và hình thức nộp thuế; điều kiện
cấp giấy chứng nhận sở hữu bất động sản; trách nhiệm pháp lý trong quá trình thực
hiện dự án.
Thứ tư, trong lĩnh vực công nghệ thông tin, để tránh thiệt hại không đáng có người dân
khi nhận được các cuộc gọi giả mạo nêu trên cần bình tĩnh, không cung cấp thông tin
cá nhân, số tài khoản, không chuyển tiền thanh toán qua ngân hàng vào số tài khoản
không phải của Công ty cung cấp dịch vụ viễn thông, không thực hiện bấm số gọi lại để
tránh phát sinh cước.
Thứ năm, đối với lực lượng Cảnh sát điều tra tội phạm về kinh tế và tham nhũng; Cảnh
sát hình sự, Cảnh sát phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao, lực lượng An
ninh kinh tế, An ninh mạng cần làm tốt công tác điều tra cơ bản, công tác nghiệp vụ
trinh sát nhằm phát hiện kịp thời các biểu hiện làm ăn gian dối của các công ty, doanh
nghiệp; phát hiện hiềm nghi nhằm ngăn chặn kịp thời không để đối tượng lợi dụng
phạm tội lừa đảo. Đồng thời, phối hợp với các lực lượng khác của Ngành, với các cơ
quan hữu quan, chính quyền sở tại, cơ quan truyền thông làm tốt công tác tuyên truyền
để người dân hiểu các phương thức thủ đoạn lừa đảo mới trên các lĩnh vực kinh tế nói
chung, đặc biệt là trong lĩnh vực ngân hàng; bất động sản và chứng khoán, nhằm hạn
chế tới mức thấp nhất tội phạm lừa đảo trong các lĩnh vực này./.

Trong thời gian qua, lãnh đạo Công an tỉnh Hà Giang đã chỉ đạo các đơn vị, Công an các huyện, thành phố
thực hiện tốt các biện pháp tuyên truyền, thông báo phương thức thủ đoạn phạm tội của tội phạm sử dụng
công nghệ cao để lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Tuy nhiên trong thời gian gần đây, với sự phát triển rộng rãi
của mạng Internet, mạng xã hội zalo, facebook…tình hình hoạt động của tội phạm liên quan đến sử dụng
công nghệ cao để lừa đảo chiếm đoạt tài sản tiếp tục có diễn biến phức tạp. Ngày 19/3/2019, lãnh đạo
Công an tỉnh tiếp tục ban hành Công văn số 1017/CV-PC02 thông báo phương thức, thủ đoạn hoạt động
của tội phạm lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Theo đó, nổi lên là một số thủ đoạn:
- Đối tượng tạo tài khoản Facebook, Zalo với các thông tin, địa chỉ, hình ảnh giả mạo, số tài khoản ngân
hàng, số điện thoại không chính chủ để đăng tải các hình ảnh quảng cáo, bán các sản phẩm. Khi người
mua hàng đặt mua sản phẩm, đối tượng sẽ thực hiện các giao dịch qua tin nhắn zalo hoặc facebook, sau
đó cung cấp số tài khoản ngân hàng cho người mua chuyển tiền vào, sử dụng điện thoại lắp sim không
chính chủ gọi cho người mua thông báo xác nhận đơn hàng để nhằm tạo lòng tin. Tuy nhiên, sau khi
người mua hàng chuyển tiền thì đối tượng không giao hàng và chặn mọi liên lạc.
- Đối tượng tạo tài khoản Facebook, Zalo với các thông tin, địa chỉ, hình ảnh giả mạo, sau đó vào mạng xã
hội facebook, zalo, giả là công dân Việt Nam đang sinh sống ở nước ngoài, hỏi mua hàng qua mạng để
gửi cho người nhà đang sinh sống ở Việt Nam. Đối tượng yêu cầu bị hại cung cấp số tài khoản ngân hàng
để chuyển tiền mua hàng và nói sẽ ra ngân hàng để chuyển tiền, tuy nhiên đối tượng nói do chuyển tiền
từ Ngân hàng nước ngoài về Ngân hàng Việt Nam nên yêu cầu bị hại phải làm theo hướng dẫn thì mới
nhận được tiền. Sau đó đối tượng gửi cho bị hại đường link dẫn đến một website, hướng dẫn bị hại truy
cập vào website đó và nhập các thông tin (tên ngân hàng, họ tên chủ tài khoản, dãy số in trên thẻ ATM, tên
truy cập, mật khẩu Internet banking), sau khi có được các thông tin trên đối tượng đã thực hiện các giao
dịch chuyển tiền trong tài khoản của bị hại vào tài khoản mà các đối tượng đã lập sẵn để chiếm đoạt tài
sản.
- Đối tượng tạo website giả có giao diện giống các website như Facebook, Gmail rồi gửi tin nhắn qua
Facebook, Zalo, Sms để thông báo bị hại đã trúng thưởng hoặc nhờ like page… và đề nghị bị hại truy cập
vào website giả. Khi bị hại truy cập vào website giả và nhập các thông tin liên quan đến tài khoản của mình
gồm tên đăng nhập, mật khẩu, mã xác thực thì đối tượng tiến hành chiếm quyền sử dụng tài khoản của bị
hại (hack tài khoản facebook…) và sử dụng tài khoản đã chiếm đoạt được nhắn tin cho bạn bè, người
thân của bị hại để lừa đảo, nhờ chuyển tiền hoặc nạp thẻ điện thoại sau đó chiếm đoạt toàn bộ số tiền.
- Đối tượng là người Việt Nam hoặc câu kết với người nước ngoài thông qua mạng Facebook để làm
quen, hứa hẹn tặng quà, gửi tiền về cho bị hại là các phụ nữ Việt Nam nhẹ dạ, cả tin, sau đó nhóm đối
tượng người Việt Nam có vai trò giả danh nhân viên thuế, hải quan, sân bay... sử dụng sim rác gọi cho bị
hại yêu cầu nộp tiền phí làm thủ tục nhận quà và cung cấp số tài khoản ngân hàng cho bị hại chuyển tiền;
ngay sau khi bị hại chuyển tiền, các đối tượng trực tiếp rút tại cây ATM hoặc chuyển đến tài khoản khác
qua Internet banking để chiếm đoạt, đồng thời tắt máy, thay đổi số điện thoại. Hoạt động của các đối tượng
mang tính chuyên nghiệp cao, có sự phân công vai trò, vị trí từ khi làm quen đến lúc chiếm đoạt được tài
sản của bị hại và đối phó với cơ quan Công an khi bị phát hiện.
Trước tình hình trên, nhằm nâng cao nhận thức, cảnh giác của người dân với các thủ đoạn lừa đảo của tội
phạm để chủ động phòng ngừa, đấu tranh với loại tội phạm trên; lãnh đạo Công an tỉnh đã yêu cầu các
đơn vị nghiệp vụ, Công an các huyện, thành phố: Tăng cường công tác nắm tình hình, khi phát hiện
các vụ việc cần tập trung đấu tranh, làm rõ đối tượng để xử lý theo quy định của pháp luật; mỗi cán
bộ, chiến sĩ thường xuyên nêu cao tinh thần trách nhiệm vận động quần chúng nhân dân và người
thân nâng cao cảnh giác, tự phòng ngừa, tự bảo vệ, khi phát hiện các dấu hiệu của tội phạm nêu
trên, cần kịp thời phản ánh đến cơ quan Công an để được giải quyết.
Nguyên nhân dẫn tới những vụ lừa đảo qua mạng xã hội

Về rất nhiều các vụ lừa đảo chiếm đoạt tài sản bằng thủ đoạn trên, Phóng viên ANTĐ đã có cuộc
trao đổi với Đại úy, TS. Phạm Song Hà, Phó trưởng Bộ môn Tâm lý - Học viện CSND.

PV: Theo tiến sĩ, vì sao các nạn nhân dễ “sập bẫy” tội phạm lừa đảo qua mạng như vậy? Trong khi
đa phần các nạn nhân đều là những người trí thức, có khả năng sử dụng ngoại ngữ tốt để giao
tiếp?

Đại úy, TS. Phạm Song Hà: Nhiều người có trình độ học vấn cao vẫn bị các đối tượng lừa đảo
chiếm đoạt tài sản là do một số nguyên nhân chủ quan và khách quan. Trong đó, nguyên nhân chủ
quan xuất phát từ niềm tin mù quáng của người bị hại, do quá tin tưởng vào đối tượng nên người bị
hại bị đối tượng dẫn dụ và bị chiếm đoạt tài sản.

Để tạo dựng niềm tin, các đối tượng lừa đảo thường lợi dụng một số đặc điểm tâm lý của người bị
hại như: Sự chi phối, ràng buộc của tình cảm, lòng tham của người bị hại, sự thiếu từng trải, vốn
kinh nghiệm sống ít của người bị hại hay sự cô đơn, hoàn cảnh, lối sống đặc biệt của người bị hại…

Theo chuyên gia, phụ nữ thường là đối tượng mà tội phạm nhắm tới, vì họ dễ dàng tin tưởng vào
những lời hứa hẹn mà tội phạm đưa ra khi tiếp cận "con mồi"

PV: Xuất phát từ tâm lý nào mà một người ở Việt Nam lại có thể tin và nghe theo những lời đường
mật của đối tượng ở nước ngoài, chưa từng gặp mặt, thưa tiến sĩ?

Đại úy, TS. Phạm Song Hà: Mặc dù đối tượng lừa đảo người nước ngoài không gặp gỡ người bị
hại tại địa điểm trên thực tế nhưng họ lại có quá trình tiếp xúc, trao đổi lâu dài trên các trang mạng
xã hội. Các tính năng hiện đại như: chat, face time, tin nhắn kèm hình ảnh hoặc ghi âm lời nói…
khiến người bị hại nhầm lẫn, mơ hồ giữa thế giới thực và thế giới ảo.

Về phía người bị hại, họ thường là những người nhẹ dạ cả tin, ít kinh nghiệm sống, có hoàn cảnh
sống cô đơn hoặc có “lối sống ảo”. Quá trình tiếp xúc trên mạng xã hội làm nảy sinh tình cảm yêu
đương ở người bị hại, và chính tình cảm đó lấn át lý trí khiến họ tin tưởng mù quáng vào đối tượng,
bị đối tượng dụ dỗ dẫn tới bị chiếm đoạt tài sản.

PV: Tội phạm nhắm vào nạn nhân là phụ nữ để lừa đảo. Vậy chuyên gia có thể lý giải vì sao các đối
tượng lại chọn “con mồi” là phụ nữ?

Đại úy, TS. Phạm Song Hà: Các đối tượng thường lựa chọn phụ nữ làm “con mồi” vì phụ nữ có
những yếu tố tạo điều kiện thuận lợi mà tội phạm lừa đảo có thể lợi dụng (chúng ta thường gọi là
yếu tố nạn nhân của tội phạm).

Cụ thể như: đặc điểm tâm lý chung của người phụ nữ là sức mạnh của lý trí thường kém hơn so với
đàn ông. Tình cảm lấn át khiến con người thiếu sáng suốt, họ dễ tin người, dễ bị “sập bẫy” tình cảm,
dễ bị lòng tham “làm mờ mắt”, dễ bị dẫn dụ vào cạm bẫy.
Từ tiếp cận tạo niềm tin, chúng sẽ sử dụng chiêu trò gửi quà tặng, hoặc nhờ nhận hàng và được trả
công "hậu hĩnh" để nạn nhân mất cảnh giác

Các đối tượng lừa đảo người nước ngoài thường “lang thang” trên mạng để tìm kiếm “con mồi” là
phụ nữ, đặc biệt là người sống đơn thân vì khi sống cô đơn, thiếu thốn tình cảm họ càng dễ bị dẫn
dụ.

PV: Vậy tiến sĩ có lời khuyên gì cho bạn đọc trong tình huống này?

Đại úy, TS. Phạm Song Hà: Có thể nói, tội phạm lừa đảo hiện nay hoạt động rất tinh vi với những
thủ đoạn khó lường. Do vậy, bản thân mỗi người cần phải tự tìm hiểu, nâng cao tinh thần cảnh giác
trước mọi lời “dụ dỗ” của người lạ, đặc biệt là “bạn chat” để tự phòng vệ cho bản thân. Bởi không
chỉ là lừa đảo tài sản, không ít những vụ tội phạm tiếp cận rồi dẫn dụ, lôi kéo nạn nhân để thực hiện
hành vi nguy hiểm hơn là buôn bán người.

You might also like