AChO DE

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 123

Olympic

Hóa học Áo

OLYMPIC HÓA HỌC ÁO 1


Mục lục
Phụ lục 1: Hằng số và các công thức cần thiết .......................................................... 3
Phụ lục 2: Bảng tuần hoàn đơn giản ........................................................................... 5
Năm 2001 ....................................................................................................................... 6
Năm 2002 ..................................................................................................................... 14
Năm 2003 ..................................................................................................................... 22
Năm 2004 ..................................................................................................................... 30
Năm 2005 ..................................................................................................................... 37
Năm 2006 ..................................................................................................................... 46
Năm 2007 ..................................................................................................................... 56
Năm 2008 ..................................................................................................................... 65
Năm 2009 ..................................................................................................................... 75
Năm 2010 ..................................................................................................................... 86
Năm 2011 ..................................................................................................................... 98
Năm 2012 ................................................................................................................... 108

OLYMPIC HÓA HỌC ÁO 2


Phụ lục 1: Hằng số và các công thức cần thiết
Số Avogadro NA = 6,0221  1023 mol–1
Hằng số Boltzmann kB = 1,3807  10–23 J∙K–1
Hằng số khí R = 8,3145 J∙K–1∙mol–1 = 0,08205 atm.L.K-1.mol-1
Vận tốc ánh sáng c = 2,9979  108 m∙s–1
Hằng số Planck h = 6,6261  10–34 J∙s
Hằng số Faraday: F = 96485 C mol–1
Tích số ion của nước Kw = = 1,0×10-14 tại 250C

Áp suất chuẩn p = 1 bar = 105 Pa = 750 mm Hg


Áp suất khí quyển 1 atm = 1,013  105 Pa = 760 mm Hg = 760 torr
Không độ C 273,15 K

- 1 nanometer (nm) = 10–9 m


- 1 picometer (pm) = 10–12 m
- 1 N = 1 kg.m.s-1
- 1 electron volt (eV) = 1,602210–19 J = 96485 J∙mol–1
- Khối lượng electron, me = 9,10938215  10–31 kg
-
Năng lượng của một lượng tử ánh sáng có E = hc / 
bước sóng 
Năng lượng của 1 mol photon E = hcNA / 
Phương trình trạng thái khí lý tưởng pV = nRT
Định luật Lambert-Beer: I0
A  log10   cl
I
Năng lượng Gibbs G = H-TS
Công thức liên hệ giữa hằng số cân bằng  Go 
và năng lượng Gibbs chuẩn. K = exp   
 RT 
 

OLYMPIC HÓA HỌC ÁO 3


Công thức liên hệ giữa năng lượng Gibbs Go =  nFEo
chuẩn và sức điện động chuẩn (emf)
Phương trình Faraday Q = it
Phương trình Arrhenius k = Ae−Ea /RT
Phương trình Nernst RT cox
E  Eo  ln
zF cred
Phương trình Clapeyron cho quá trình dp H
=
chuyển pha dT TV
Phương trình Clausius-Clapeyron cho quá dlnp H
trình chuyển pha có sự tham gia của hơi
=
dT RT2
Phương trình mô tả sự phụ thuộc của năng a
lượng Gibbs của phản ứng vào nồng độ và G = Go  RTln prod ,
areag
áp suất
Với chất trong dung dịch, a = c /
(1 mol/l)
Với chất khí, a = p / (1 bar)
Phương trình tốc độ phản ứng bậc không [A] = [A]o - kt
Phương trình tốc độ phản ứng bậc một ln [A] = ln [A]o - kt
Phương trình tốc độ phản ứng bậc hai (loại 1 1
1)   kt
[A] [A 0 ]
Định luật Bragg về nhiễu xạ sin  = n/2d
Thể tích khối cầu có bán kính R 4 3
V R
3
Diện tích khối cầu có bán kính R S = 4R2
Phương trình đường tròn x2 + y2 = R2
Diện tích đường tròn S = πR2
Chu vi đường tròn L = 2πR

OLYMPIC HÓA HỌC ÁO 4


Phụ lục 2: Bảng tuần hoàn đơn giản
1 18

1 2
H He
1.01 2 13 14 15 16 17 4.00

3 4 5 6 7 8 9 10
Li Be B C N O F Ne
6.94 9.01 10.81 12.01 14.01 16.00 19.00 20.18

11 12 13 14 15 16 17 18
Na Mg Al Si P S Cl Ar
22.99 24.30 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 26.98 28.09 30.97 32.06 35.45 39.95

19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36
K Ca Sc Ti V Cr Mn Fe Co Ni Cu Zn Ga Ge As Se Br Kr
39.10 40.08 44.96 47.87 50.94 52.00 54.94 55.85 58.93 58.69 63.55 65.38 69.72 72.64 74.92 78.96 79.90 83.80

37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54
Rb Sr Y Zr Nb Mo Tc Ru Rh Pd Ag Cd In Sn Sb Te I Xe
85.47 87.62 88.91 91.22 92.91 95.96 - 101.07 102.91 106.42 107.87 112.41 114.82 118.71 121.76 127.60 126.90 131.29

55 56 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86

Cs Ba 57-71 Hf Ta W Re Os Ir Pt Au Hg Tl Pb Bi Po At Rn
132.91 137.33 178.49 180.95 183.84 186.21 190.23 192.22 195.08 196.97 200.59 204.38 207.2 208.98 - - -

87 88 104 105 106 107 108 109 110 111


89-
Fr Ra 103 Rf Db Sg Bh Hs Mt Ds Rg
- - - - - - - - - -

57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71
La Ce Pr Nd Pm Sm Eu Gd Tb Dy Ho Er Tm Yb Lu
138.91 140.12 140.91 144.24 - 150.36 151.96 157.25 158.93 162.50 164.93 167.26 168.93 173.05 174.97

89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103


Ac Th Pa U Np Pu Am Cm Bk Cf Es Fm Md No Lr
- 232.04 231.04 238.03 - - - - - - - - - - -

OLYMPIC HÓA HỌC ÁO 5


Năm 2001

Câu 1
Pha
A. Giản đồ pha đơn giản
a) Trạng thái tập hợp nào là khả dĩ đối với CO2 ở áp suất thường?
b) Để CO2 chuyển sang trạng thái lỏng thì áp suất bé nhất là bao nhiêu ?
c) Đến nhiệt độ nào thì CO2 lạnh đến mức chuyển sang trạng thái ngưng tụ?
d) Ở nhiệt độ nào xảy ra sự cân bằng giữa nước đá khô (CO2(s)) và khí CO2(g) ở áp suất
thường?
e) Một bình cứu hoả chứa CO2 lỏng. Nhiệt độ cuối cùng mà bình cứu hỏa có thể đạt đến
là bao nhiêu?

Giản đồ pha của CO2

OLYMPIC HÓA HỌC ÁO 6


B. Điểm sôi của etanol
Áp suất hơi của etanol ở 60.0°C là 46.7 kPa. Nhiệt hóa hơi của etanol là HV = 862 J/g
trong khoảng 60°C và điểm sôi của nó.
a) Tính điểm sôi của etanol ở 1013 mbar.
b) Tính entropy hóa hơi SV ở điểm sôi.

Câu 2
Nhiệt động học và cân bằng hóa học
A. Nhiệt sinh
Tính nhiệt sinh của axit nitrơ (HNO2) trong dung dịch nước ở điều kiện đẳng tích đẳng áp
khi sử dụng các số liệu sau ở 25.00°C.
a. NH4NO2(s)  N2(g) + 2H2O(l) H(kJ) = -300.4
b. 2H2(g) + O2(g)  2H2O(l) H(kJ) = -569.2
c. N2(g) + 3H2(g) + aq  2NH3(aq) H(kJ) = -170.8
d. NH3(aq) + HNO2(aq)  NH4NO2(aq) H(kJ) = -38.08
e. NH4NO2(s) + aq  NH4NO2(aq) H(kJ) = +19.88

B. Cân bằng hóa học


Halogen tạo thành những hợp chất liên halogen có khả năng bền và kém bền. Một trong
số những hợp chất đó là brom clorua (BrCl), chất này bị phân huỷ thành nguyên tố ở
500°C. Hằng số cân bằng cho phản ứng ở nhiệt độ đó là KC = 32 nếu lúc đầu ta phân
huỷ 2 mol BrCl.
Bây giờ chúng ta sẽ xét hệ chứa 0,25 mol/L của tất cả các chất tham gia.
a) Viết phương trình phản ứng phân huỷ.
b) Sử dụng tính toán để chứng minh hỗn hợp mô tả ở trên không phải ở trạng thái cân
bằng.
c) Trong điều kiện này, cân bằng chuyển dịch theo chiều nào ?
d) Tính năng lượng cần thiết để hỗn hợp phản ứng đạt đến cân bằng ?
e) Cho biết giá trị KP và KX của phản ứng.
f) Tính nồng độ cân bằng của các chất trong hỗn hợp nếu ta bắt đầu tiến hành thí nghiệm
với hỗn hợp đã cho ở trên.

OLYMPIC HÓA HỌC ÁO 7


Câu 3
Động hóa học
Dinitơ pentoxit phân huỷ thông qua phản ứng sau để tạo thành nitơ dioxit và oxy:
2 N2O5  4 NO2 + O2
a) Vẽ hai công thức cộng hưởng của dinitơ pentoxit trong đó có thể hiện các điện tích
hình thức.
b) Viết biểu thức tốc độ phản ứng tương ứng với phương trình phản ứng đã cho.
Cơ chế của phản ứng phân hủy như sau:
1 N2O5 ‡ˆ ˆˆk ˆ1ˆ †ˆ NO2  NO3
k

1

 2 NO2  NO3 
k2
 NO2  O2  NO
 3 NO  N2O5 
k2
 3NO2
c) Tìm biểu thức tốc độ phản ứng đúng khi áp dụng nguyên lý phỏng định trạng thái dừng
cho NO và NO3.
Năng lượng hoạt hóa của phản ứng phân hủy ở 300 K là EA = 103 kJ.
d) Ở nhiệt độ nào thì tốc độ phản ứng tăng gấp hai lần ?. Biết các chất lúc này có cùng
nồng độ đầu, như vậy EA trở thành hằng số và thừa số trước mũ A không thay đổi.

Câu 4
Điện hóa học
A. Độ dẫn điện
Dung dịch axit metanoic (axit fomic) có giá trị độ dẫn điện riêng là = 7.52 mScm-1. Dung
dịch chứa 9,55% axit fomic về khối lượng và có khối lượng riêng là = 1.02 gcm-3. Để
tính toán thì cho các giá trị sau:
-Na+) = 90.5 Scm2mol-1
0(HCOO

0(HCl) = 380.5 Scm2mol-1


0(NaCl) = 109 Scm2mol-1
a) Tính độ dẫn điện tới hạn 0 của axit metanoic
b) Viết phản ứng proton phân axit metanoic.
c) Tính độ điện ly α của dung dịch đang khảo sát.
d) Tính pKa của axit metanoic.

OLYMPIC HÓA HỌC ÁO 8


B. Điện tổng hợp phức chất
Hướng dẫn tổng hợp phức chất Triphenylphosphonitetraclorocobantat(II):
Trong một tế bào điện hóa có chứa 1g triphenylphosphin được hòa tan trong 40 mL
axetonitrin và 2.5 mL dung dịch HCl bão hòa. Một điện cực platin được sử dụng để làm
catot. Điện cực coban đã được cân và gắn vào tế bào điện hóa để làm anot. Hai điện
cực này được nối với nhau bằng dây dẫn có đi qua một ampe kế. Qúa trình điện phân
xảy ra trong vòng 90 phút. Dung dịch màu xanh thu được khi kết thúc điện phân được
cho bay hơi. Chất màu xanh thu được thì được hoà tan vào một lượng nhỏ axetonitrin,
sau đó cô bay hơi đến khi còn khoảng 5 mL thì kết tinh trong tủ lạnh. Tinh thể thu được
có màu xanh sáng đã được lọc, rửa bằng ete và tiến hành làm khô sau đó đen cân. Điện
cực coban cũng được làm khô và đem cân.
Một sinh viên đã làm thí nghiệm trên và thu được các số liệu sau:
Khối lượng anot trước khi điện phân: mtrước = 10.542 g
Khối lượng anot sau khi điện phân: msau = 10.440 g
Khối lượng sản phẩm: mphức = 1.015 g
Thời gian điện phân: t = 90 ph
Cường độ dòng điện: I = 100 mA
a) Viết phản ứng xảy ra trên các điện cực (dạng ion)
b) Viết công thức của phức?
c) Tính hiệu suất của phản ứng dựa trên khối lượng sản phẩm và lượng coban sử dụng
ban đầu
d) Tính hiệu suất dòng điện !

Câu 5
Phức của coban
A. Thuyết Pauling
Thêm dung dịch KOH vào dung dịch muối Co2+ thì xuất hiện một kết tủa màu xanh. Khi
sử dụng nồng độ cao của KOH thì một phức spin cao với số phối trí 6 đã được tạo thành.
a) Viết và cân bằng phản ứng ion của sự tạo thành kết tủa và phức chất.
b) Tên hệ thống của phức là gì?
c) Viết cấu hình electron của phức dưới dạng ô lượng tử và cho biết kiểu lai hóa của
nguyên tố trung tâm.

OLYMPIC HÓA HỌC ÁO 9


B.Thuyết trường tinh thể
Phức ion bis(terpyridyl)coban(II)-ion tồn tại ở nhiệt độ phòng, một phần là phức spin cao,
còn một phần là phức spin thấp tùy thuộc vào ion cầu ngoại ClO4-/Cl-/NCS-/Br-.
a) Viết công thức hình học ba chiều của phức!
b) Dựa vào thuyết trường tinh thể hãy vẽ giản đồ các mức năng lượng thể hiện phức
spin cao và spin thấp
c) Tính momen từ (đơn vị là manheton Bohr) đối với hai loại phức này
Xét phức sau: [Co(CN)6]3-, [Co(CO3)2(NH3)2]-, [Co(CO3)3]3- và [Co(NO2)6]3-. Màu sắc của
các phức này là: xanh, vàng nhạt, cam và xanh da trời (sắp xếp không theo thứ tự)
d) Viết tên các phức và ghi màu tương ứng đối với phức đó và sử dụng bảng sau:

Công thức Tên Màu sắc

Câu 6
Hóa học hữu cơ
Tổng hợp Linalool
Linalool (C10H18O) là một terpen xuất hiện trong cây quế, cây de vàng hay tinh dầu hoa
của cây cam. Nó thường được sử dụng để làm hương liệu
Hợp chất này có thể được tổng hợp từ ba hợp phần là A, B và C.
- 2-methylbut-3-en-2-ol (D) được sử dụng để điều chế A. D được chuyển hóa thành dẫn
xuất brom A bằng cách dùng HBr (48 %) thông qua sự chuyển vị allylic:
D 
HBr 48%
chuyÓn vÞallylic
A
A có khối lượng phân tử M (A) = 149 g/mol và cho ba tín hiệu trên phổ 1H NMR:
1 = 5,49 ppm (J = 8 Hz, 1 H), 2 = 3,95 ppm (J = 8 Hz, 2 H) và 3 = 1,75 ppm (6 H).

OLYMPIC HÓA HỌC ÁO 10


- Để tổng hợp B, este axetoaxetat (etyl-3-oxobutanoat) phản ứng với A trong sự có mặt
của bazơ mạnh để tạo thành E. Cho E phản ứng với NaOH, sau đó sản phẩm được đun
nóng với HCl để tạo thành chất B:
1.) NaOH/H2O
O O
C2H5O-Na+/C2H5OH 2.) HCl/H2O,
+ A E B
O

- Bước cuối cùng là ghép mạch. Một tiểu phân C2 (M = 26 g/mol) được sử dụng để phản
ứng trước tiên với HBr (aq) để tạo F, chất này được chuyển hóa bằng cách cho tác dụng
với Mg trong ete để cho G. G phản ứng với B để cho sản phẩm H, từ H ta dễ dàng thu
được Linalool khi thuỷ phân trong môi trường axit.
HBr Mg +B H+/H2O
C F G H Linalool
Ether
a) Viết CTCT của A, B, C, D, E, F, G, H và linalool.
b) Đối với các tín hiệu 1H NMR 1, 2 và 3 thì có thể tồn tại những vân nào ?
c) Viết tên IUPAC của B và linalool.
d) Hợp chất G thuộc về nhóm hợp chất nào?
e) Cho biết tên của cơ chế phản ứng G + B.
f) Bằng ngôn ngữ của tổng hợp hữu cơ hãy cho biết tên của hai giai đoạn chuyển từ E
về B.
g) Vẽ trạng thái chuyển tiếp không ion trong bước chuyển hóa este axetoaxetat thành E.

Câu 7
Hóa sinh học
Chất ức chế enzym trypsin lấy ở tủy lợn (BPTI)
BPTI là một polypeptide chứa 58 amino axit (AA).
Hình bên cho thấy một phần của cấu trúc xoắn  và cấu trúc lớp
-sheet, và cũng có phần có cấu trúc khung sườn không được ưu
tiên. Điểm quan trọng trong cấu trúc của BPTI là sự có mặt của ba
liên kết cầu disunfua.
A.
a) Threonin là một AA có hai nguyên tử C bất đối. Hãy vẽ tất cả
các cấu dạng có thể có của Threonin và gọi tên chúng theo danh
pháp hệ thống.

OLYMPIC HÓA HỌC ÁO 11


b) Đánh số các cấu trúc trên và hãy chỉ các cặp chất là đồng phân lập thể của nhau.
c) Tính điếm đẳng điện của AA glutamic và vẽ công thức của chất đó ứng với điểm đẳng
điện này.
pK (-COOH) = 2.2 pK (-NH3+) = 9.7 pK (mạch nhánh) = 4.3

B. Cấu trúc sơ cấp


Sự sắp xếp các aminoaxit của BPTI từ 1-37 được cho ở trang bên.
Hãy tìm sự sắp xếp các AA 38 đến AA 58 khi sử dụng các thông tin sau:
Sau khi bẻ gãy các liên kết disunfua, trong một thí nghiệm thì BPTI bị phân cắt bởi enzym
(cắt ở nhóm cacboxyl của lysin và arginin). Trong một thí nghiệm khác thì BPTI bị cắt
mạch bởi 2-Nitro-5-thioxyanobenzoat (cắt ở nhóm amino của cystein). Sự sắp xếp các
AA trong các chuỗi bị cắt trên đã được xác định.
Như vậy arginin và các dãy peptit sau đã được xác định:
(Hướng dẫn: AA 38 và 39 chỉ được tìm thấy một lần trong peptit. Nó là một phần của các
mảnh dài hơn đã được xác định ở trước đó)
(1) Thr-Cys-Gly-Gly-Ala
(2) Cys-Arg-Ala-Lys-Arg-Asn-Asn-Phe-Lys-Ser-Ala-Glu-Asp
(3) Cys-Met-Arg-Thr
(4) Ser-Ala-Glu-Asp-Cys-Met-Arg
(5) Ala-Lys
(6) Asn-Asn-Phe-Lys
(7) Cys-Gly-Gly -Ala

Arg-1 Pro-2 Asp-3 Phe–4 Cys-5 Leu-6 Glu-7 Pro-8 Pro-9 Tyr-10
Thr-11 Gly-12 Pro-13 Cys-14 Lys-15 Ala-16 Arg-17 Ile-18 Ile-19 Arg-20
Tyr-21 Phe-22 Tyr-23 Asn-24 Ala-25 Lys-26 Ala-27 Gly-28 Leu-29 Cys-30
Gln-31 Thr-32 Phe-33 Val-34 Tyr-35 Gly-36 Gly-37 -38 -39 -40
-41 -42 -43 -44 -45 -46 -47 -48 -49 -50
-51 -52 -53 -54 -55 -56 -57 -58

a) Gọi tên các mảnh sinh ra khi phân cắt mạch (chỉ đối với AA 38-58).
b) Đặt các AA bị mất vào bảng trên.
c) Vẽ CTCT của dipeptit Ala-Lys.
d) Có bao nhiêu mảnh sinh ra khi cắt mạch bằng BrCN?

OLYMPIC HÓA HỌC ÁO 12


C. Cấu trúc bậc 2
Cho giản đồ Ramachandranplot và các giá trị sau:

Phi  Psi 

Tyr - 21 - 96,66 149,81

Arg - 53 - 67,79 - 36,00

a) Nêu định nghĩa về góc xoắn  sử dụng công thức


Newman.
b) Loại cấu trúc bậc hai nào mà bạn có thể tìm thấy đối
với vùng
1. Tyr-21?
2. Arg-53?

OLYMPIC HÓA HỌC ÁO 13


Năm 2002
Câu 1
Lớp phủ điện hóa
Nguyên lý cơ bản của việc tạo thành lớp phủ điện hóa của thiết bị là chọn thiết bị đó làm
catot của bình điện phân. Công ty Solutia có trụ sở ở Werndorf gần Graz ở Áo đã tổng
hợp được một loại nhựa tan trong nước.
Vật cần phủ đã mang sẵn loại nhựa tổng hợp và nước đã chứa 20% một polymer hữu
cơ mang nhóm RNH3+-. Quá trình làm sạch catot trước khi phủ đã phân cực hóa catot.
Chỉ trong vòng vài phút đã tạo thành một lớp phủ đủ dày trên vật cần phủ.
Trong một phòng thí nghiệm thì một tấm kim loại (10x20cm) được phủ bằng cách nhúng
vào một bình điện phân 2 lít. Trong một thí nghiệm điện phân thì người ta sử dụng hiệu
điện thế 295 V trong vòng 2 phút để thu được một lớp phủ dày 20 µm. pH lúc bắt đầu
điện phân là 7.0. Điện lượng cần cho quá trình điện phân này là Q = 20 As.
a) Viết phản ứng xảy ra ở catot (Cho rằng ion ankylamoni vẫn mang điện!)
b) Dựa vào câu a), hãy cho biết pH lúc kết thúc điện phân?
c) Ngạc nhiên thay pH không thay đổi! Giải thích.

Câu 2
Giải phổ
Dưới đây là bản phổ 1H-NMR và phổ khối lượng của một chất X chưa biết.

OLYMPIC HÓA HỌC ÁO 14


a) Vẽ cấu trúc chất này và gọi tên nó theo danh pháp IUPAC.
b) Viết công thức các mảnh đã được xác định trên phổ khối lượng.
c) Gắn các pic NMR cho những nguyên tử hydro tương ứng của chất này.

Câu 3
Hóa học phong phú của hợp chất bo
1. Bo là một nguyên tố rất thú vị do cấu trúc đặc biệt của nó, hóa học phức tạp của nó và
những ứng dụng khác nhau của nó (hợp chất bo được dùng nhiều trong bột giặt, trong
thủy tinh và tơ bo trong công nghệ aviation).
Nguyên tố này có thể được tổng hợp theo nhiều cách khác nhau. Bo vô định hình với độ
tinh khiết chưa cao có thể nhận được bằng phản ứng giữa dibo trioxit với magie nguyên
tố. Bo rất tinh khiết được điều chế bằng cách bốc hơi hóa học (CVD) hỗn hơp bo triclorua
và hydro ở 1300°C trên dây tungsten.
a) Viết và cân bằng hai phản ứng tổng hợp đã mô tả.
b) Nguyên tố hàng xóm nào (trên bảng tuần hoàn) có tính chất gần bo nhất? Giải thích
điều đó!
2. Ngày nay có hơn 200 hợp chất nhị nguyên bo – kim loại đã được biết rõ, nó có những
tính chất thú vị không chỉ về hệ số tỉ lượng mà còn về cấu trúc. Rất nhiều các borua có
tính cứng cao, trơ hóa học và bền nhiệt nên được ứng dụng nhiều làm vật chịu nhiệt
trong công nghiệp, để làm lớp phủ các tuabin, làm mũi cho tên lửa hay làm tấm chắn
nhiệt đối với các điện cực làm việc ở nhiệt độ cao.

OLYMPIC HÓA HỌC ÁO 15


Beri borua có cấu trúc florit ngược. Nguyên tử bo lúc này kết tinh ở mạng lưới lập phương
tâm mặt và trong đó tất cả các hốc tứ diện đã bị chiếm bởi các nguyên tử beri. Khoảng
cách ngắn nhất giữa hai nguyên tử bo là 329 pm.
a) Vẽ nguyên tử bo vào ô mạng cơ sở ở bên phải. Ngoài
ra hãy vẽ thêm vào ô một hốc tứ diện ở trung tâm mà ở
đó một nguyên tử beri đã chiếm chỗ.
b) Có thể tồn tại bao nhiêu hốc tứ diện? Cho biết công
thức thực nghiệm của hợp chất này? Và cho biết trong ô
mạng cơ sở chứa bao nhiêu đơn vị có công thức thực
nghiệm đã nêu?
c) Số phối trí của bo và beri trong tinh thể này là bao
nhiêu?d) Tính hằng số mạng a0 của ô mạng cơ sở.
e) Tính khối lượng riêng của borua!
f) Độ dài liên kết B và Be là bao nhiêu?
g) Một số borua chứa các đơn vị B2. Vẽ giản đồ MO của B2.
3. Xét các hợp chất giữa bo và hydro, thường gọi là các boran, có thể phân loại các boran
này dựa trên cấu trúc của chúng thành ba loại chính:
 closo: các đa diện phẳng xếp kín
 nido (từ chữ latin nidus = tổ): các đa diện phẳng hở
 arachno (từ chữ Hy lạp arachniou = mạng nhện): mạng lưới các đa diện
Sử dụng định luật Wade hãy tính số electron có trong mỗi kiểu cấu trúc. Từ kết quả này
ta có thể xác định được kiểu cấu trúc
Tổng số electron =
Tổng số electron của nguyên tử tạo mạng (nguyên tử bo)
+ Số electron mà nhóm thế hay phối tử cho
+ Số electron gây ra do điện tích
– 2 electron đối với liên kết giữa các nguyên tử phân nhóm chính tạo mạng (ứng
với liên kết ở nguyên tử đầu mạng hay cặp e không liên kết)
Số electron Cấu trúc
2n + 2 closo
2n + 4 nido
2n + 6 arachno
n = số nguyên tử bo

OLYMPIC HÓA HỌC ÁO 16


Viết vào bảng dưới tổng số electron tham gia vào mạng, tên cấu trúc nó mang và tên hệ
thống của các boran tổng hợp này.
Công
Số electron tạo mạng Cấu trúc Tên gọi
thức
B5H9
B6H12
B10H14
B8H82-

Để tổng hợp boran đơn giản nhất [diboran(6)] thì có nhiều cách khác nhau. Một trong số
các cách đó là phản ứng khử bo triflorua bằng natri hydrua hay phản ứng giữa natri
bohydrua với iot, ở trường hợp này sản phảm phụ là hydro phân tử và natri iodua.
a) Viết và cân bằng các phản ứng xảy ra!
b) Bạn có thể tìm thấy trong các boran tính chất liên kết như thế nào?

Câu 4
Nhiệt động học và cân bằng hóa học của sự tổng hợp axetandehit
Axetandehit (Etanal) có thể được tổng hợp bằng cách dehydro hóa etanal bằng xúc tác
đồng ở nhiệt độ cao.
a) Viết và cân bằng phản ứng xảy ra.
Sử dụng các giá trị nhiệt động dưới đây để tính toán:
C2H5OH CH3CHO H2
ΔHo298 -235 kJ/mol -166 kJ/mol -
So298 283 J/mol.K 264 J/mol.K 131mol.K
b) Tính ΔGo298 và KP của phản ứng ở 25°C.
c) Tại sao phản ứng không thể thực hiện được ở nhiệt độ này và áp suất chung là p G =
1.0 bar?
d) Liệu việc tăng áp suất có phải là một giải pháp tốt không? Giải thích.
e) Tính KP của phản ứng ở pG = 1,0 bar, nếu 99% lượng etanol đã được chuyển hóa
thành sản phẩm. (hướng dẫn: Giả sử ban đầu chỉ có 1,0 mol etanol.)
f) Tính nhiệt độ mà ở đó 99% lượng etanol đã chuyển hóa hết. Để đơn giản có thể cho
rằng các giá trị nhiệt động không phụ thuộc nhiệt độ.

OLYMPIC HÓA HỌC ÁO 17


g) Cho biết ở nhiệt độ đã xác định ở câu f) thì phản ứng xảy ra theo chiều nào nếu ban
đầu ta có 1,0 mol mỗi chất tham gia. Chứng minh bằng tính toán.

Câu 5
Một phức chất thú vị của coban
Trong bài tập này chúng ta sẽ khảo sát ion phức [CoCl(NH3)5]2+.
a) Cho biết số oxy hóa của Co.
b) Đọc tên ion phức này theo danh pháp hệ thống.
c) Vẽ cấu trúc của ion phức này.
d) Viết công thức của phức nhận được khi thay thế hai phân tử amoniac bằng Cl-.
e) Trong trường hợp sau chất này có thể có bao nhiêu đồng phân?
f) Gọi tên các đồng phân đó
Ion phức [CoCl(NH3)5]2+ tạo màu đỏ trong dung dịch (c = 0.0200 mol/L) với độ truyền qua
là T = 7.50% nếu tiến hành đo quang ở bước sóng 520 nm trong cuvet 1 cm.
g) Tính hệ số hấp thụ mol của phức này.
[Co(NH3)5Cl]2+ có thể bị khử bởi Fe2+ trong môi trường axit để cho Co2+.
h) Viết và cân bằng phản ứng xảy ra.
Phản ứng tuân theo quy luật động học bậc hai:
2
d Co(NH3 )5 Cl 2 2
  k exp . Co(NH3 )5 Cl . Fe(H2O)6 
dt
Để đơn giản hóa việc khảo sát ta có thể dùng lượng rất lớn [Fe(H2O)6]2+ so với nồng độ
ion phức [Co(NH3)5Cl]2+.
i) Trong trường hợp này bậc phản ứng có thay đổi. Trường hợp này gọi là gì?
j) Viết biểu thức định luật phản ứng mới
Trong một thí nghiệm động học thì ta lấy 10.0 mL dung dịch [Co(NH 3)5Cl]2+ đem trộn với
10.0 mL dung dịch [Fe(H2O)6]2+ (c = 0.300 mol/L, lấy rất dư). Người ta ghi lại các giá trị
thực nghiệm sau:
t (ph) 10 20 40 60 
E 1.15 0.875 0.558 0.410 0.283
k) Bằng tính toán hãy xác định bậc phản ứng mà bạn đã nêu ra ở câu i) là chính xác và
tính hằng số vận tốc đối với biểu thức vận tốc đã viết ở câu j) và đối với phản ứng bậc
hai. Biết nồng độ của ion phức tỉ lệ tuyến tính với E - E.
l) Tại sao phản ứng không bao giờ đạt đến độ hấp thụ 0?

OLYMPIC HÓA HỌC ÁO 18


Câu 6
Tổng hợp hữu cơ và hóa lập thể
Trong tinh dầu hoa nhài người ta tìm được rất nhiều chất có mùi, một trong số chúng là
metyldihydrojasmonat X có cấu trúc như sau:

a) Phân tử này có bao nhiêu trung tâm bất đối?


b) Đánh dấu các trung tâm này bằng dấu hoa thị (*).
c) Vẽ tất cả các cấu hình có thể có.
d) Xác định cấu hình tuyệt đối ở các tâm bất đối theo quy tắc CIP.
e) Cho biết mối quan hệ giữa các đồng phân lập thể này.
f) Proton nào sẽ có bước chuyển dịch hóa học lớn nhất (về phía trường thấp nhất) trên
phổ 1H-NMR, và proton nào có độ chuyển dịch hóa học nhỏ nhất (về phía trường cao
nhất). Có thể dự đoán các proton này sẽ bị tách thành bao nhiêu vạch?
Một con đường tổng hợp metyldihydrojasmonat được tiến hành như sau:
xiclopentanon  A   pentanal  B 
base m¹ nh
C
 D  C10H16O 
 o
C 
H ,t

D cho kết tủa với 2,4-dinitrophenylhydrazin nhưng không phản ứng với thuốc thử Tollens’.
Khi có xúc tác axit mạnh, đặc thì D đồng phân hóa thành E (chuyển vị allylic).

1. OH-
COOCH3 CH3ONa/CH3OH OH-
E + H2C F G
2. H+
COOCH3
(C15H24O5)
+, to
H3OH
+/erhitzen
+ CH3OH/H+
G H X
Methyldihydrojasmonat

a) Vẽ cấu trúc các chất A, B, C, D, E, F, G và H.


b) Loại phản ứng chuyển hóa A + B qua C để tạo thàn D gọi là kiểu phản ứng nào?
c) Phản ứng chuyển E thành F gọi là phản ứng gì?
d) Dãy tổng hợp này có thể tạo thành một đồng phân lập thể duy nhất không?

OLYMPIC HÓA HỌC ÁO 19


Câu 7
Hemoglobin
Một phân tử hemoglobin có thể vận chuyển được 4 phân tử oxy.
Sự phân ly của Hb tuân theo phương trình Hill:
[Hb]  [O2 ]n
Hb(O2)n  Hb + n O2 KD   8.15  10  5
[Hb(O2 )n ]
Trong trường hợp của hemoglobin thì hệ số Hill có giá trị 2.80.
Độ bão hòa  chỉ ra những trung tâm hấp phụ đã bị oxy chiếm giữ. Nó được định nghĩa
pnO2
bằng biểu thức:   n
p O2  K D
Trong máu đi qua động mạch (trước khi vào phổi) p(O2) = 0.0533 bar, trong máu ở tĩnh
mạch sau khi ra khỏi phổi thì p(O2) = 0.133 bar.
a) Tính độ bão hòa của hemoglobin trong máu ở tĩnh mạch và động mạch.
Một lít máu chứa 150 g hemoglobin. Hemoglobin có khối lượng phân tử vào khoảng
64500 g/mol.
b) Sử dụng giá trị độ bão hòa hãy tính thể tích O2 có thể chứa trong một lít máu ở tĩnh
mạch (nhiệt độ cơ thể là 37°C và áp suất 1 bar).
c) Có bao nhiêu phần trăm oxy được giải phóng trong cơ thể?
Trung bình một người trưởng thành cần 8000 kJ năng lượng cho một ngày. Sự oxy hóa
sinh học mỡ tiêu tốn 400 kJ năng lượng cho mỗi mol oxy.
d) Tính lượng máu mà tim cần phải bơm (lít/phút) nếu cho rằng tổng năng lượng sinh ra
chỉ để oxy hóa chất béo. Giả thiết rằng lượng máu trong động mạch và tĩnh mạch có
thành phần như đã tính ở trên.
Polypeptit Hemoglobin bao gồm bốn đoạn mạch ở dạng 22. Ở hai đoạn mạch - chứa
141 aminoaxit và hai đoạn mạch -chứa 146 aminoaxit.
Thứ tự sắp xếp các aminoaxit trong hemoglobin đã được biết rõ. Bằng cách sắp xếp một
hemoglobin bệnh S thì người ta đã hiểu rõ nguyên do căn bệnh về tế bào.
Sử dụng xian bromua để cắt đoạn mạch polypeptit - thì ta thu được hai phần tương ứng
gồm 55 và 91 aminoaxit. Trong phần tiếp theo ta sẽ nghiên cứu thứ tự sắp xếp các
aminoaxit trong đoạn mạch nhỏ hơn.

OLYMPIC HÓA HỌC ÁO 20


Mẫu đoạn mạch nhỏ hơn được chia thành bảy phân mảnh nhỏ và sử dụng một số tác
nhân khác nhau thì bảy mảnh nhỏ này sẽ bị chia thành các mảnh nhỏ hơn. Bằng cách
dùng phương pháp thoái Edman thì mỗi mảnh nhỏ này đã cho ra thứ tự sắp xếp các
aminoaxit. Tuy nhiên phương pháp này chỉ cho phép nhận diện được 10 aminoaxit đầu
tiên, còn đối với những mảnh có nhiều hơn 10 aminoaxit thì phần không nhận diện được
được ký hiệu bằng các đường lượn sóng ở cuối mạch.
Kết quả:
1) trypsin: FFESFGDLST~, LLVVYPWTQR, SAVTALWGK, VHLTPVEK, VNVDEVGGEA~
2) S-proteaza: FFESFGDLST~, LLVVYPWTQR, VHLTPVEKSA~
3) chymotrypsin: ESF, F, GDLSTPDAVM, GKVNVDEVGG~, PW, TQRF, VHLTPVEKSA~
4) V8-proteaza: ALGRLLVVYP~, AVM, E, KSAVTALWGK~, LSTPD, SFGD, VGGE, VHLTPVE
5) Asp-N-proteaza: D, DAVM, DLSTP, EALGRLLVVY~, EKSAVTALWG~, ESFG, EVGG, VHLTPV
6) pepsin: F, FES, FGDLSTPDAV, VHLTPVEKSA~, WGKVNVDEVG~, WTQR, YP
7) endoproteinaza: SAVTALWGK, VHLTPVEK, VNVDEVGGEA~

Thủy phân hoàn toàn cho các aminoaxit với lượng như sau:
A D E F G H K L M N P Q R S T V W Y
4 3 4 3 5 1 2 6 1 1 3 1 2 3 4 9 2 1

e) Aminoaxit nào phải nằm ở cuối mạch?


f) Mảnh nhỏ nào sẽ phải nằm ở đầu mạch? Giải thích.
g) Sự thay đổi aminoaxit ở vị trí 6 được cho là nguyên nhân gây bệnh. Hãy cho biết
aminoaxit đó là aminoaxit nào và gọi tên nó.
h) Cho biết thứ tự sắp xếp hoàn chỉnh các aminoaxit trong mạch này.
Thông tin thêm: Các tác nhân cắt mạch:
Trypsin: K, R
S-proteaza: R
chymotrypsin: F, W, Y
V8-proteaza: D, E
Asp-N-proteaza: D, E
pepsin: F, W, Y
endoproteinaza: K
xianbromua : M

OLYMPIC HÓA HỌC ÁO 21


Năm 2003
Câu 1
Lớp phủ điện hóa
Ion xianua thường gặp trong phức chất ở dạng phối tử một càng. Trong bài này chúng
ta sẽ khảo sát phức phối trí sáu của Co3+ với phối tử CN- .
a) Viết công thức và gọi tên phức.
b) Vẽ giản đồ sự tách mức năng lượng trong phân tử phức.
c) Phức này là phức spin cao hay spin thấp? Tính momen từ của phức ở đơn vị
manheton Bohr.
d) Tính năng lượng bền hóa trường tinh thể LFSE! ( o = 401 kJ/mol; P = 251 kJ/mol).
e) Khi thay thế ba phối tử bằng ba ion clo thì phức mới nhận được có tên gì và có công
thức như thế nào?
f) Vẽ tất cả các đồng phân không đối quang có thể có của phức ở câu e). Thêm các tiếp
đầu ngữ vào trước tên gọi để nhận biết.

Câu 2
Quá trình sản xuất phân bón
Một khoáng chất A phân hủy ở 1000°C. 44% (m/m) khối lượng khoáng chất ban đầu
được chuyển hóa thành khí B (khối lượng riêng ở điều kiện thường là = 1.94 kgm-3). Chất
rắn D phản ứng với than cốc trong lò điện để cho một chất rắn khác E và một chất khí
G, có cùng số electron với anion xianua.
Sản phẩm E dễ dàng thủy phân tạo thành khí J dễ cháy. Bên cạnh đó một sản phẩm phụ
K được tạo thành. Nó dễ dàng chuyển hóa thành chất E bằng nitơ ở 1000 – 1100°C,
phản ứng này thu nhiệt mạnh. Như vậy nhiệt độ của phản ứng sẽ giảm xuống nếu quá
trình này tiếp tục xảy ra. Trong phản ứng đó ngoài cacbon nguyên tố ta còn thu được
một chất rắn L chứa 15% (m/m) cacbon về khối lượng và 35% (m/m) nitơ về khối lượng
cũng như một ion kim loại cho một đơn vị công thức.
Thủy phân L cho hợp chất K và trung gian M, chất này phản ứng ngay với CO2 và nước
để tạo thành hợp chất A và một chất rắn Q:
2 L + 2 H2O  K + M
M + H2O + CO2  A + 2 Q
Chất Q có hai đồng phân, một đồng phân có cấu trúc đối xứng còn đồng phân còn lại thì
không. Chỉ đồng phân không có cấu trúc đối xứng tồn tại bền và cho các vạch hấp thụ
trên phổ IR trong vùng từ 2220 đến 2260 cm-1.

OLYMPIC HÓA HỌC ÁO 22


Chất Q được sử dụng để sản xuất phân bón. Sự thủy phân nó dẫn đến sự tạo thành hợp
chất R. R được sử dụng làm phân bón. Vào năm 1828 thì Friedrich Wöhler đã tổng hợp
thành công chất này bằng cách nhiệt phân muối T. Thủy phân R cho hai hợp chất khí B
và X. Chất thứ hai có mùi đặc trưng.
Một hướng khác để tổng hợp Q là phản ứng giữa một liên halogen giả Z và một hợp chất
X. Sản phẩm phụ của phản ứng này là hydro clorua.
a) Viết công thức phân tử tất cả các chất từ A đến Z!
b) Vẽ hai cấu trúc Lewis có thể có của chất Q và xác định chất nào tồn tại bền bằng cách
khoanh tròn vào cấu trúc tương ứng!
c) Viết và cân bằng tất cả các phản ứng xảy ra.
d) Chất E có cấu trúc kiểu NaCl, trong đó các cation chiếm vị trí của anion clo trong mạng
tinh thể NaCl và anion của E chiếm cứ các hốc bát diện. Khối lượng riêng của E được
xác định là 2.22 gcm-3. Tính khoảng cách giữa hai cation trong E ở đơn vị pm!

Câu 3
Chiết tách penicillin
Penicillin V là một trong số các sản phẩm chính của Sandoz ở Kundl (Tyrol). Một công
đoạn quan trọng trong quá trình sản xuất penicillin chính là chiết tách nó từ hỗn hợp lên
men. Dịch chiết này được tách ra bằng cách dùng butyl axetat. Nó có hệ số phân bố K D
= 48.00. Penicillin (chính xác hơn là axit penicillanic một nấc HP) bị điện ly trong dung
dịch nước với pKA = 2.75. Như vậy tỉ lệ phân bố D phụ thuộc vào pH của dung dịch.
a) Đưa ra mối quan hệ giữa tỉ lệ phân bố D với nồng độ H+.
b) Tính tỉ lệ phân bố D khi giá trị pH lần lượt là 1.00, 2.00, 3.00, 4.00 và 5.00.
c) Vẽ đồ thị thể hiện mối tương quan giữa D và vùng pH từ 1 đến 5.
d) Nồng độ của penicillin trong dung dịch nước ở thùng lên (250 m 3) bằng 3.00 kg/m3,
pH đo được là 2.00. Tính thể tích của butyl axetat cần thiết nếu biết rằng 99.0% lượng
penicillin cần phải được tách ra chỉ trong vòng một giai đoạn. Nếu không tính được giá
trị D ở câu b), có thể sử dụng giá trị KD thay cho D.
e) Tính tổng thể tích của butyl axetat, nếu 99.0% lượng penicillin được chiết tách trong
vòng 5 bước bằng những lượng thể tích như nhau.
f) Để đạt đến giá trị pH cần thiết là pH = 2.00 thì người ta dùng axit sunfuric đặc. Cần bao
nhiêu mol H2SO4 để khi thêm vào 1L nước thì thu được giá trị này? Có thể bỏ qua sự tự
phân ly của nước và cho rằng đầu tiên tất cả lượng H 2SO4 đã chuyển hóa thành HSO4-
(H2SO4: pKA1 = -3, pKA2 = 1.92).
g) Axit sunfuric được dùng để axit hóa hỗn hợp lên men (250 m 3) có nồng độ 96% ( =
1830 g/l). Cần bao nhiêu thể tích axit sunfuric để đạt đến giá trị pH = 2.00 dựa vào kết

OLYMPIC HÓA HỌC ÁO 23


quả tính ở câu f). Có thể bỏ qua tất cả các phản ứng phụ có thể xảy ra trong thùng lên
men.

Câu 4
A. Nhiệt động học phản ứng phân hủy amoni clorua
Amoni clorua phân hủy ở nhiệt độ cao để cho ra hai chất khí.
Trong một bình kín chứa chất rắn NH4Cl ở 427°C thì phản ứng đạt cân bằng, ở đó áp suất
hơi đo được là 608 kPa. Ở 459°C thì người ta xác định được áp suất cân bằng lúc này là
1115 kPa.
a) Viết và cân bằng phản ứng phân hủy.
b) Tính áp suất riêng phần của từng sản phẩm khí ở 427°C và 459°C.
c) Tính giá trị KP tương ứng ở hai nhiệt độ.
d) Giá trị năng lượng tự do chuẩn của phản ứng ở 427°C là bao nhiêu?
e) Tính entanpy và entropy chuẩn của phản ứng ở 427°C nếu cho rằng những giá trị này
không phụ thuộc vào nhiệt độ trong khoảng từ 400°C đến 500°C.

B. Entropy của cacbon oxit


Cacbon oxit là phân tử hai nguyên tử dị hạch có momen lưỡng cực nhỏ. Ở 0K thì nó
được xác định là có hai cấu trúc tinh thể khác nhau và như vậy nó có entropy điểm không.
Bảng sau cho một số dữ kiện về cacbon oxit:
tonc tos HS HV Cp

-205°C -192°C 938 J/mol 5910 J/mol 30 J/mol.K

a) Tính entropy ở điểm không của CO.


b) Tính entropy của CO ở nhiệt độ sôi và nhiệt độ nóng chảy CO.
c) Tính entropy chuẩn của cacbon oxit ở 298 K, cho rằng giá trị nhiệt dung riêng không
thay đổi trong khoảng nhiệt độ từ 10 đến 298 K. Tổng lượng entropy giữa 0 và 10 K có
thể được cho là bằng nhau và bằng 1.6 J/mol.K.

OLYMPIC HÓA HỌC ÁO 24


Câu 5
Bệnh gout
Bệnh Gout thường có nguồn gốc từ chứng sỏi thận, vốn là sản phẩm của các tinh thể axit
uric. Lý do ở đây là nồng độ axit uric quá cao trong lượng urine của các bệnh nhân này
có liên quan đến môi trường pH thấp (5 – 6).
Lý do của chứng bệnh này có thể là do sự tăng lên sự sản xuất axit uric và (hay là) sự
giảm lượng axit uric trong thận. Để có một cái nhìn tốt hơn thì người ta tiến hành một thí
nghiệm với axit uric đánh dấu. Axit uric đánh dấu được tiêm vào máu của người bị bệnh
gout (GP) và tiêm vào trong máu của người bình thường (NM) để đối chứng. Axit uric có
đánh dấu được trộn lẫn với axit uric trong cơ thể người và cả hai đều tham gia vào quá
trình trong urine. Lượng axit uric phóng xạ trong urine phụ thuộc vào quá trình lưu trú đã
được ghi lại.
20.0 mg axit uric đánh dấu được tiêm vào GP và NM, nó chiếm 1.00% tổng lượng axit
uric trong GP và 2.50% trong NM .
a) Tính lượng axit uric tự nhiên hiện diện trong GP và NM.
Đồ thị sao đây chỉ ra sự giảm nồng độ của axit uric phóng xạ trong quá trình lưu trú:

% axit uric
phóng xạ

2,0

1,0

NM

GP
20 40 60 80 100

t (h)

a) Nhìn kỹ hơn vào đồ thị thì có thể xác định được bậc phản ứng. Đánh dấu x vào ý
đúng. Phản ứng của chúng ta là

OLYMPIC HÓA HỌC ÁO 25


A. Bậc 1, do sự giảm ở đây theo quy luật hàm mũ.
B. Bậc 2, do axit uric phản ứng với các chất khác.
C. Bậc 1, do thời gian bán hủy không phụ thuộc nồng độ.
D. Bậc không, do nồng độ chất phản ứng không thay đổi.
b) Viết biểu thức định luật tốc độ phản ứng cho sự phóng xạ của axit uric.
c) Tính hằng số tốc độ của phản ứng cho mỗi người.
d) Tính tốc độ đầu của sự phóng xạ axit uric (mg/h) đối với mỗi người bệnh.
e) Lý do tại sao lượng axit lại tăng ở GP? Chọn câu trả lời đúng:
A. Sự sản xuất axit uric tăng lên, thận làm việc bình thường.
B. Sự phóng xạ axit uric giảm do chức năng của thận.
C. Sự sản xuất axit uric tăng và thận làm việc bất thường.
D. Không có sự khác biệt giữa GP và NM.

Câu 6
Tổng hợp Haloperidol
Haloperidol là một loại thuốc an thần mạnh, đặc biệt được dùng nhiều trong việc điều trị
chứng thần kinh phân liệt cũng như các chứng bệnh khác về thần kinh. Nó được dùng
để giúp bệnh nhân cai rượu, hoặc cai nghiện.
Để tổng hợp thành công thì cần có hai mảnh G và J, hai chất này sẽ kết hợp với nhau để
cho ra sản phẩm cuối cùng.
G được tổng hợp theo sơ đồ:

Cl2, AlCl3 KMnO4 + SOCl2 + CH3OH


A B - HCl, - SO2
C - HCl
D

2 MgBr + 2 HBr NH3


D E benzoyl peroxide
F - 2 HBr
G

Để hoàn thành dãy chuyển hóa này thì cần có một số thông tin sau:

OLYMPIC HÓA HỌC ÁO 26


 Dữ kiện phổ 1H-NMR của A: s(3H) ở  = 2.35 ppm, d(2H) ở 6.95 ppm, d(2H) ở 7.2
ppm.
 B có công thức phân tử C7H5ClO2.
 Kết quả phân tích nguyên tố của D: M = 170.5; 56.3% C, 4.11% H, 20.8% Cl, còn lại
O.
 Bước chuyển D – E: Phản ứng Grignard với 2 mol etenylmagiebromua
 Bước chuyển E – F: cộng 2 mol HBr trái Markovnikov
 Công thức phân tử F: C11H13Br2ClO
 Bưosc chuyển F – G: đóng vòng bằng NH3 để tạo thành dẫn xuất piperidine.

Sự tổng hợp chất J và phản ứng giữa J với G xảy ra theo sơ đồ:

F
+G
H AlCl3
J Haloperidol (C21H23FClNO2)

Để hoàn thành dãy chuyển hóa này cần có một số thông tin sau:
 H hấp thụ trên phổ IR trong vùng 1800 cm-1, trong phổ MS xuất hiện ba tín hiệu (ở
vùng có khối lượng phân tử lớn nhất) với tỉ lệ cường độ 9:6:1, một ở m/e = 140, một
ở m/e = 142 và tín hiệu thứ ba ở m/e = 144. Phổ 1H-NMR cho các tín hiệu sau: t(2H)
ở 3.55 ppm, t(2H) ở 3.09 ppm, m(2H) ở 2.15 ppm.
 Bước chuyển H – J: Sản phẩm chính là sản phẩm thế para. J phản ứng được với 2,4-
dinitrophenylhydrazin và trơ với nước.

Câu hỏi:
a) Viết cấu trúc các chất từ A đến J và haloperidol trong các ô tương ứng.
b) Tại sao phải sử dụng benzoyl peroxit trong phản ứng từ E – F?
c) Nếu không có benzoyl peroxit trong phản ứng chuyển từ E – F thì cấu trúc sản phẩm
thu được sẽ như thế nào?
d) Cho biết tên loại phản ứng của phản ứng G + J  haloperidol?
e) Ở phản ứng chuyển hóa D – E thì dung môi sử dụng phải có tính chất như thế nào?

OLYMPIC HÓA HỌC ÁO 27


A F

B G

C H

D J

E haloperidol

OLYMPIC HÓA HỌC ÁO 28


Câu 7
Tổng hợp tripeptit
Bài này sẽ khảo sát sự tổng hợp tripeptit Leu-Ala-Val từ những aminoaxit tương ứng.
Bên cạnh các aminoaxit cần thiết sẽ có một số tác nhân sau được cung cấp:
Boc2O (di-tert-butyl dicacbonate), metanol, DCC (dixiclohexylcacbodiimit), axit triflo
axetic, natri hydroxit.
a) Đề nghị một sơ đồ để có thể tổng hợp được chính xác tripeptit yêu cầu (đối với
aminoaxit và tác nhân cho sẵn có thể dùng các ký hiệu viết tắt).
b) Có thể có bao nhiêu tripeptit mạch thẳng chứa ba aminoaxit cần có thể được tạo thành
nếu không sử dụng nhóm bảo vệ trong quá trình tổng hợp?
c) Vẽ cấu hình của tripeptit này bằng các nét đậm nhạt, lưu ý rằng aminoaxit được sử
dụng trong quá trình tổng hợp này là aminoaxit thiên nhiên.
Ala R1 = -CH3; Val R2 = -CH(CH3)2; Leu R3 = -CH2-CH(CH3)2
d) Vẽ công thức chiếu Fischer của một aminoaxit bất kỳ.
e) Nếu chúng ta sử dụng serin (R4 = -CH2OH) làm nguyên liệu đầu thay cho leuxin thì sẽ
gặp phải khó khăn nào?
A. Serin phản ứng quá chậm trong điều kiện phản ứng.
B. Serin không thể đưa vào mạch do có dạng hình học không thuận lợi.
C. Nhóm OH trong Serin cần phải được bảo vệ từ trước.
D. Serin sẽ tách nước trong điều kiện phản ứng.

OLYMPIC HÓA HỌC ÁO 29


Năm 2004
Câu 1
Một kim loại quan trọng trong kỹ thuật
Kim loại M trong tự nhiên chủ yếu chỉ tồn tại dưới dạng hợp chất, chủ yếu là khoáng vật
ortho silicate với công thức chung là Mx(SiO4)y, và còn ở dưới dạng oxit. Oxit của nó có
nhiều dạng thù hình và thường có kiểu mạng tinh thể đơn tà biến dạng với số phối trí
CNmetal = 7. Ở nhiệt độ cao hơn 1100°C thì mạng tinh thể của nó chuyển sang cấu trúc
tứ phương. Ở nhiệt độ trên 2000°C thì nó lại mang cấu trúc lập phương biến dạng. Cấu
trúc mạng lưới của kiểu tinh thể sau cùng tương tự như kiểu florit, trong đó ion kim loại
tạo ô mạng lập phương tâm diện với hằng số mạng a 0 = 507 pm. Anion oxit chiếm các
hốc tứ diện. Cấu trúc này có thể được bền hóa ở nhiệt độ phòng bằng cách sử dụng
CaO. Khối lượng riêng của oxit kim loại tinh khiết (cấu trúc lập phương) trong câu hỏi này
là 6.27 g·cm-3.
1.1. Vẽ cấu trúc ô mạng cơ sở của oxit này.
1.2. Cho biết công thức thực nghiệm của oxit.
1.3. Cho biết số oxy hóa của kim loại trong oxit
1.4. Số oxy hóa của kim loại trong oxit thì đồng nhất với số oxy hóa của kim loại trong
khoáng silicat. Vậy công thức thực nghiệm của silicat là?
1.5. Ở trên đã đề cập đến kim loại nào? Tính toán chứng minh.
1.6. Viết cấu hình electron của kim loại.
1.7. Cho biết số phối trí của cation và anion trong oxit
1.8. Tính ái lực electron EAH° của oxy (O(g) + 2 e- → O2-(g)) dựa trên các dữ kiện nhiệt
động học dưới đây:
thăng hoaH°(M) = 609 kJ·mol-1; In(M/Mn+) = 7482 kJ·mol-1; phân lyH°(O2) = 498 kJ·mol-1;
tinh thểH°(M-oxit) = -10945 kJ·mol-1; sinhH°(M-oxit) = -1100 kJ·mol-1;
Để sản xuất kim loại này cần dùng hai phản ứng. Ở phản ứng thứ nhất thì khoáng silicat
sẽ được cacbo – clo hóa, tức là xảy ra phản ứng giữa silicat và cacbon trong khí quyển
clo ở nhiệt độ cao. Như vậy sẽ tạo thành clorua kim loại (số oxy hóa của kim loại không
đổ) cùng với cacbon oxit và silic tetraclorua. Ở phản ứng thứ hai sau khi loại bỏ sản phẩm
phụ thì clorua kim loại bị khử bằng magie. Thủy phân clorua kim loại này sẽ cho oxit kim
loại đã được mô tả kỹ ở trên.
1.9. Viết các phản ứng xảy ra trong quá trình điều chế kim loại.
1.10. Viết phương trình phản ứng thủy phân clorua kim loại này.

OLYMPIC HÓA HỌC ÁO 30


Người ta đã biết một dãy các phức halogenua bền của kim loại M với các số phối trí lần
lượt là 6, 7 và 8. Giờ chúng ta sẽ xem xét một phức phối trí 6 [MCl 2F4]m+/-, trong đó kim
loại có số oxy hóa giống như những chất đã được nói ở trên.
1.11. Xác định điện tích và tên gọi của ion phức này.
1.12. Với ion phức này thì có thể có bao nhiêu đồng phân (bao gồm đồng phân cấu tạo
và lập thể)? Vẽ cấu trúc của một cặp đối quang.

Câu 2
Hợp chất SN có thể dùng làm chất dẫn điện một chiều và chất siêu dẫn
Polysunfupolynitrua (polythioazyl) (SN)x là một hợp chất có màu đỏ đồng, thể hiện khả
năng dẫn điện rất tốt ở hướng song song với trục chính của tinh thể (tức là nó chỉ có thể
dẫn điện theo một hướng) và ở nhiệt độ dưới 0,33 K nó trở thành chất siêu dẫn. Chất
này có thể được tổng hợp bằng con đường như sau:
Ở bước đầu tiên người ta điều chế disunfudiclorua bằng cách thổi khí clo qua lưu huỳnh
nóng chảy ở 240°C. Ở bước thứ hai disunfudiclorua phản ứng với clo và amoniac trong
dung môi CCl4 ở khoảng nhiệt độ từ 20-50°C để tạo thành tetrasunfutetranitrua.
2.1. Viết các phương trình phản ứng xảy ra.
2.2. Tetrasunfutetranitrua có cấu trúc vòng. Viết cấu trúc của nó.
Tetrasunfutetranitua có dạng tinh thể màu cam, trên 130°C sẽ bị phân hủy nổ khi va đập
để tạo thành các nguyên tố. Trong phản ứng đó có tạo thành trung gian sunfunitrua SN
có đời sống ngắn, chất này có thể đóng vai trò như một phối tử tạo phức, ví dụ
[RuCl4(H2O)NS]-.
2.3. Vẽ giản đồ obitan phân tử của SN!
2.4. Cho biết bậc liên kết và momen từ của phân tử này (đơn vị µB)!
2.5. Cho biết tên của phức đã được lấy làm ví dụ? (Phối tử SN tên là: thionitrosyl)
Nếu cho tetrasunfutetranitrua tiếp xúc với bột bạc ở nhiệt độ 300°C trong chân không thì
sẽ tạo thành disunfudinitrua. Chất này chỉ bền vững ở nhiệt độ thấp và sẽ bị polymer hóa
chậm ở nhiệt độ phòng để tạo thành (SN)x.
2.6. S2N2 có tính thơm. Vẽ hai cấu trúc cộng hưởng của chất này.
2.7. Vẽ giản đồ Frost-Musulin cho chất thơm này và xác định bậc liên kết π của nó!

OLYMPIC HÓA HỌC ÁO 31


Câu 3
Động hóa học
Vào năm 1824 nhà hóa học Đức Friedrich Wöhler đã lật đổ lý thuyết triết học “lực sống”,
là một lực bí ẩn của cuộc sống, luôn tồn tại trong các chất hữu cơ. Lý thuyết này cho
rằng con người không thể tổng hợp được chất hữu cơ từ chất vô cơ mà không có sự trợ
giúp của thần thánh. Thế nhưng Wöhler đã làm được điều đó bằng cách tổng hợp ure
bằng cách đơn giản là đun nóng amonixianat:
NH4OCN  H2NCONH2
Hơn 150 năm sau phản ứng này được nghiên cứu kỹ hơn trên khía cạnh động học. Các
dữ kiện thực nghiệm cho ở bảng dưới cho biết thông tin về thời gian phản ứng. Thực
nghiệm được tiến hành bằng cách hòa tan 30.0 g amonixianat trong nước rồi pha loãng
đến 1.00 L.
t (ph) 0 20 50 65 150
m (ure) (g) 0 9,40 15,9 17,9 23,2

3.1. Tính nồng độ của amonixianat ở từng thời điểm trên.


3.2. Tính toán chứng minh phản ứng có bậc hai và tìm giá trị hằng số tốc độ.
3.3. Hãy tính toán 30 phút khối lượng amonixianat còn lại là bao nhiêu?
Enzym là các protein có khả năng xúc tác đặc hiệu. Bảng sau cho thấy tốc độ đầu của
phản ứng hình thành oxy xúc tác enzym khi dùng những nồng độ đầu khác nhau của cơ
chất.
[S] (mol/L) 5.0·10-2 1.7·10-2 1.0·10-2 5.0·10-3 3.0·10-3
v (dm3/ph) 1.66·10-5 1.24·10-5 9.52·10-6 6.25·10-6 4.26·10-6

3.4. Sử dụng phương pháp Lineweaver và Burke để chứng minh quá trình trên phụ thuộc
tuyến tính vào phương trình Michaelis-Menten.
3.5. Vẽ đồ thị 1/v phụ thuộc 1/[S].
3.6. Sử dụng đồ thị hãy tính hằng số Michaelis-Menten của phản ứng.

OLYMPIC HÓA HỌC ÁO 32


Câu 4
Nhiệt động học và cân bằng hóa học
ÖCW là một công ty của Áo (Weissenstein, Carinthia) chuyên sản xuất H2O2 theo phương
pháp antraquinon. Vấn đề quan trọng nhất của phương pháp này chính là sản xuất hydro
rất tinh khiết từ metan và hơi nước. Như vậy ở bước đầu tiên (quá trình cân bằng) thì tạo
thành cacbon oxit, chất này sẽ phản ứng tiếp với hơi nước ở bước thứ hai.
4.1. Viết các phương trình phản ứng xảy ra.
Giờ chúng ta sẽ xét phản ứng tạo thành cacbon oxit và hydro. Phản ứng này là phản ứng
thuận nghịch nên sẽ dẫn đến cân bằng hóa học.
4.2. Sử dụng các giá trị nhiệt động hãy tính hằng số cân bằng KP (p: bar) ở 100°C, nước
lúc này có thể xem là chất khí. Cho rằng RHo và RSo sẽ không phụ thuộc nhiệt độ trong
khoảng nhiệt độ từ 298 đến 373 K.
Bình phản ứng (V = 3.00 m3) được nạp đầy 6.40 kg metan, 7.20 kg hơi nước, 11.2 kg
cacbon oxit và 2,4 kg hydro ở 100°C.
4.3. Tính phần mol của từng khí trong hỗn hợp.
4.4. Tính áp suất chung và áp suất riêng phần của từng khí trong bình phản ứng.
4.5. Bằng tính toán hãy cho biết cân bằng dịch chuyển theo chiều nào. Được sử dụng
thêm kết quả ở câu 4.2.
Một bình phản ứng khác được nạp đầy bằng metan và water theo tỉ lệ mol 1:1. Bình được
đóng kín và đun nóng đến 900°C. Trong sự có mặt của chất xúc tác thì cân bằng được
xác lập và áp suất chung lúc đó là 20.0 bar.
4.6. Sử dụng các giá trị nhiệt động hãy tính giá trị hằng số cân bằng KP (p: bar) ở 900°C.
Lưu ý rằng lúc này RHo và RSo phụ thuộc vào nhiệt độ nhưng nhiệt dung mol thì không.
4.7. Sử dụng giá trị KP ở câu 4.6 hãy xác định % chuyển hóa của metan khi đạt đến cân
bằng. Nếu không làm được câu 4.6 thì có thể sử dụng giá trị KP = 4000 để tính toán.

OLYMPIC HÓA HỌC ÁO 33


Câu 5
Hóa học hữu cơ
Hợp chất bixiclo C (81,82 % C, 6,06 % H) là một sản phẩm trung gian trong quá trình
tổng hợp hai đồng phân cấu tạo E và K. Sự tổng hợp C được biểu diễn bằng sơ đồ sau:

Cl COOEt NaOEt, EtOH 1. NaOH/H2O 1. PCl3


+ A B C
COOEt 2. H+, H2O 2. AlCl3
3. heat
5.1. Viết cấu trúc của A,B và C vào các ô tương ứng trong phiếu trả lời.
Con đường tổng hợp các đồng phân E và K được biểu diễn như sau:
1. CH3MgBr H2SO4
C D E
2. H+,H2O -H2O

N , H+ 1. CH3I NaBH4
H H2SO4
C F G H K
-H2O 2. H+,H2O, - -H2O
N
H

5.2. Viết cấu trúc của D, E, F, G, H và K vào các ô tương ứng trong phiếu trả lời.
E tham gia vào một phản ứng hiếm gặp của một hydrocacbon: tạo muối natri khi có mặt
NaNH2 .
5.3. Vẽ cấu trúc của anion tương ứng (L) vào ô tương ứng.
5.4. Cho biết những ý sau đây đúng hay sai:
 E tuân thủ quy tắc Hückel
 L có tính thơm
 Giá trị pKA của E lớn hơn toluen
 E có màu
E tạo thành epoxit khi cho tác dụng với MCPBA (= axit m-cloperbenzoic), chất này sau
đó tác dụng với NaOH để chuyển thành diol N.
5.5. Viết tất cả các đồng phân cấu hình có thể có của N và xác định cấu hình tuyệt đối ở
các tâm quang hoạt dựa trên quy tắc CIP.

OLYMPIC HÓA HỌC ÁO 34


Đánh dấu vào ô đúng trong phiếu trả lời về mối quan hệ của các đồng phân lập thể này.
Nếu E phản ứng với OsO4/H2O2 thì tạo thành diol O.
5.6. Vẽ tất cả các đồng phân cấu hình có thể có của O vào ô tương ứng trong phiếu trả
lời và chọn ý đúng về mối quan hệ giữa các đồng phân lập thể của O và N.
E phản ứng với bazơ (ví dụ butylliti) và benzene cacbandehit rồi sau đó loại nước sẽ thu
được sản phẩm P, chất này tồn tại ở hai đồng phân lập thể có nhiệt độ sôi khác nhau.
5.7. Vẽ hai cấu trúc lập thể của P vào những ô tương ứng. Ký hiệu chỉ dẫn lập thể đúng
cho các đồng phân này.
Có một phổ 1H-NMR như sau. Tín hiệu ở  = 11.8 ppm biến mất khi thêm D2O.
5.8. Phổ này của chất nào? (ghi câu trả lời vào ô tương ứng trong phiếu trả lời)

Câu 6
Lipit - một phần của màng tế bào và chất chuyển năng lượng quan
trọng

OLYMPIC HÓA HỌC ÁO 35


Vai trò quan trọng của lipit là góp phần vào sự tạo thành màng tế bào và đóng vai trò
chất tạo nhũ. Lòng đỏ trứng được sử dụng nhiều làm chất tạo nhũ trong nhiều lĩnh vực
khác nhau, nó nhũ hóa cả pha ưa nước lẫn pha kị nước chẳng hạn như trong việc làm
bánh mì cũng như thêm vào sơm tempera (để sơn biển quảng cáo). Chất có vai trò chính
ở đây là lecithin chiếm 1/10 trong lòng đỏ trứng.
6.1. Một loại lecithin được tạo thành từ axit panmitic (axit hexadecanoic), axit linoleic
((9Z,12Z)-octadeca-9,12-dienoic) vàd cholin ((2-hydroxyetyl)-trimetylamoni). Đề nghị một
cấu trúc có thể có của lecithin.
6.2. Phân tử lecithin có dạng hình trụ với độ dài 1.7 nm. Chất này có thể tạo thành dạng
tổ hợp nào? Chọn ý đúng trong tờ phiếu trả lời, lưu ý rằng có thể có nhiều hơn một đáp
án đúng.
6.3. Axit linoleic acid cùng với lecithin được dùng để tổng hợp ATP trong quá trình trao
đổi chất. Đưa ra tất cả các phản ứng trong quá trình tạo thành 1 mol axetyl-CoA từ 1 mol
axit linoleic. Các phương trình buộc phải ghi rõ cấu trúc của các dẫn xuất của axit linoleic
cũng như ghi rõ các ký hiệu viết tắt của ngành Hóa sinh đối với các chất khác.
Một vai trò quan trọng khác của lipit là khả năng cung cấp năng lượng cho cơ thể, đặc
biệt là lúc cơ thể đã sử dụng hết các nguồn năng lượng sẵn có. Nghiên cứu một vận
động viên chạy đường dài cho ta các dữ liệu sau:
 Anh ta sử dụng 7.50·1021 phân tử ATP / giây để tạo thành nguồn năng lượng cần
thiết.
 Cho rằng chất béo trong cơ thể vận động viên hoàn toàn là các triglyxerit. Bên
cạnh đó ta giả thiết rằng 30 % tổng số axit béo là axit panmitic, 15 % axit stearic
(axit octadecanoic), 45 % axit oleic (axit Z-octadec-9-enoic) và 10 % axit linoleic
(%mol/mol).
 Vận tốc trung bình của vận động viên là 12 km/h.
 Sự chuyển hóa một mol glycerol tạo thành 18.5 mol ATP.
6.4. Hoàn tất bảng thông tin về các axit béo đã cho trong tờ phiếu trả lời.
6.5. Có bao nhiêu phân tử ATP được sinh ra trong quá trình chuyển hóa thoái phân 10.0
kg mỡ cơ thể có thành phần đã được đề cập ở trên?
6.6. Tính khoảng cách mà người vận động viên đã chạy được để sử dụng hết 10.0 kg
mỡ cơ thể có thành phần đã cho. Giả thiết sự chuyển hóa chất béo chỉ xảy ra sau hai giờ
từ khi anh ta bắt đầu chạy và từ thời điểm đó toàn bộ năng lượng của anh ta chỉ được
cung cấp bằng con đường chuyển hóa thoái phân chất béo.

OLYMPIC HÓA HỌC ÁO 36


Năm 2005
Câu 1
Hóa học của nguyên tố "Nữ hoàng Sắc đẹp"
Nguyên tố Me, được đặt tên là Nữ hoàng Sắc đẹp do những hợp chất của nó có màu
sắc sặc sỡ thì thuộc về nhóm các nguyên tố d.
Người ta tổng hợp Me bắt đầu từ A là oxit của nó. Quặng tương ứng chịu sự oxy hóa
trong điều kiện nóng chảy và sau đó đun nóng với muối kim loại kiềm và cuối cùng Me
được thu nhận bằng cách ngâm chiết nguyên tố.
Oxit A chứa 43.98 % Oxy về khối lượng. Trong hợp chất này thì Me thể hiện số oxy hóa
lẻ. Me cũng được sinh ra khi cho oxit A phản ứng với Ca kim loại ở at 950°C .
1.1. Đó là nguyên tố nào? Hãy chứng minh điều đó bằng cách tính toán.
1.2. Viết cấu hình electron lớp ngoài cùng của nguyên tố đó ở trạng thái cơ bản.
1.3. Viết công thức và gọi tên oxit A
1.4. Viết và cân bằng phản ứng giữa oxit đó và Ca.
Trong qúa trình tinh chế thì nguyên tố này được cho vào NaCl nóng chảy để làm một
điện cực (dung dịch lỏng chứa ion Me3+ của nguyên tố đó). Sử dụng hiệu điện thế 60 V,
kim loại tinh khiết được kết tủa lại trên điện cực tantan. Khối lượng của điện cực kim loại
trước khi điện phân là 500 g. Sau 16.0 hours thì qúa trình điện phân xảy ra với cường độ
dòng điện là 50.0 A.
1.5. Cho biết kim loại làm anot và catot trong qúa trình tinh chế.
1.6. Tính khối lượng kim loại kết tủa bằng cách sử dụng những giá trị cho ở trên, nếu
hiệu suất qúa trình là 90.0%.
1.7. Tính độ tinh khiết (%) của kim loại thô đã được sử dụng trong qúa trình điện phân.
Nguyên tố Me có cấu tạo mạng tinh thể lập phương tâm khối. Sử dụng phổ tia X để khảo
sát cấu trúc phân tử thì khi ta sử dụng tia X có bước sóng λ = 71.1 pm thì nó sẽ bị nhiễu
xạ ở mặt phẳng (111). Góc nhiễu xạ bậc 1 này có giá trị là 11.7°.
1.8. Tính hằng số mạng a0 của ô mạng cơ sở
1.9. Tính bán kính nguyên tử của nguyên tố Me.
1.10. Tính khối lượng riêng của nguyên tố Me.
Xử lý oxit lưỡng tính A với dung dịch natri hydroxit bão hòa, thì ta thu được một muối B,
đồng hình với dạng orthophotphat và kết tinh ở dạng decahydrat.
Thêm axit vào dung dịch rất loãng của muối này thì anion sẽ bị proton hóa để cho ta axit
liên hợp của nó. Thêm một proton khác thì sẽ dẫn đến sự tách ra hai phân tử nước. Nếu
tiếp tục thêm thì ta thu được một cation C có màu vàng nhạt.
1.11. Viết công thức của muối B.

OLYMPIC HÓA HỌC ÁO 37


1.12. Viết công thức của cation C?
Cation C có thể bị khử từng bước. Lấy của nó một electron thì cation D màu xanh da trời
được tạo thành, tiếp theo đó là cation E màu xanh lá cây và cuối cùng là cation F. Trong
trường hợp đầu thì có sự bứt ra một nguyên tử oxy. Thế khử chuẩn cho tất cả các bước
đề cập đến ở trên và thế khử về kim loại Me là (trong môi trường axit):
E°(C/D) = 1.00 V
E°(D/E) = 0.359 V
E°(E/F) = -0.256 V
E° (F/Me) = -1.186 V
1.13. Viết CTCT của các cation D, E và F .
1.14. Viết bán phản ứng cho cặp oxy hóa - khử C/D
1.15. Vẽ giản đồ Frost cho tất cả các dạng của nguyên tố Me đã đề cập đến ở trên.
1.16. Trong số các dạng trên thì dạng nào bền vững nhất ?
1.17. Có bao nhiêu tiểu phân không bền vững khi bị deproton hóa?
Nguyên tố Me cho thấy nhiều số phối trí khác nhau và các số oxy hóa khác nhau trong
các phức chất.
Ví dụ:
1) [Me(bipyr)3]+
2) [Me(CO)6]-
3) [MeO(O2)2ox]3-
4) [MeOCl2(N(CH3)3)2]

1.18. Vẽ giản đồ MO của ligand hai càng là anion peroxo!


1.19. Cho biết bậc liên kết và tính chất từ của anion này.
1.20. Cho biết tên hệ thống của phức số 2 và 3.
1.21. Xác định số oxy hóa của nguyên tử trung tâm trong tất cả các phức. Đồng thời sử
dụng thuyết VSEPR để xác định dạng hình học của phân tử, đồng thời cho biết luôn phức
nào là bất đối.
1.22. Tìm nhóm đối xứng đối với phức có số phối trí 4 với cấu dạng bền nhất của nó.

OLYMPIC HÓA HỌC ÁO 38


Câu 2
Sự tiến bộ trong Hóa lý
6.0 mol hydro được đun nóng đẳng tích. Khí được nén lại từ áp suất 100 kPa ở 0.0°C
đến áp suất gấp 2,5 lần. Nhiệt dung đẳng tích của hydro là CV = 20.56 J/mol.K.
2.1. Nhiệt độ đạt được sau khi nén ?
2.2. Tính biến thiên entropy trong qúa trình này.
2.3. Tính nhiệt dung trong qúa trình đẳng áp.
1.0 L argon được làm lạnh đẳng áp từ điều kiện thường xuống nhiệt độ thấp hơn 50 K
so với ban đầu. Một biểu thức gần đúng đối với khí đơn nguyên tử: C V = (3/2)R J/mol.K
2.4. Lượng nhiệt khí đó hấp thụ là bao nhiêu ?
2.5. Tính thể tích cuối cùng sau khi làm lạnh.
2.6. Tính biến thiên nội năng của hệ.
Khảo sát phản ứng sau: CH3CHO(l) + ½ O2(g) → CH3COOH(l)
2.7. Tính nhiệt phản ứng ở 20°C sử dụng các giá trị sau cũng được xác định ở 20°C:
(1) H2(g) + ½ O2(g) → H2O(l) ΔH = -286.2 kJ
(2) 2 C(s) + 2 H2(g) + O2(g) → CH3COOH(l) ΔH = -486.0 kJ
(3) 2 C(s) + H2(g) → C2H2(g) ΔH = +229.6 kJ
(4) C2H2(g) + H2O(l) → CH3CHO(l) ΔH = -138.1 kJ
Entanpy tự do chuẩn của phản ứng đồng phân hóa borneol (C10H17OH) thành isoborneol
ở trạng thái khí ở 503 K bằng +9.4 kJ/mol. Bạn có một hỗn hợp gồm 0.15 mol borneol và
0.30 mol isoborneol sau đó đun nóng đến 503 K.
2.8. Xác định chiều của phản ứng.
Đối với phản ứng: BrO3-(aq) + 5 Br-(aq) + 6 H+(aq) → 3 Br2(aq) + 3 H2O(l)
Tốc độ đầu được đo bằng bằng sự thay đổi nồng độ chất ban đầu. Các giá trị của thí
nghiệm được cho ở bảng dưới:
Thí Nồng độ chất ban đầu (mol/L) v0
nghiệm (mol BrO3-/L.s)
BrO3- Br- H+
1 0.10 0.10 0.10 1.2·10-3
2 0.20 0.10 0.10 2.4·10-3
3 0.10 0.30 0.10 3.5·10-3
4 0.20 0.10 0.15 5.4·10-3
2.9. Viết biểu thức định luật tốc độ phản ứng.

OLYMPIC HÓA HỌC ÁO 39


Một hỗn hợp phóng xạ có chứa hai chất. Sau 1293 ngày thì chất 1 có độ phóng xa cao
gấp 3.7 lần so với chất 2. Hằng số phân rã của chất 2 có giá trị là λ2 = 0.0029 d-1.
Biết độ phóng xạ ban đầu của hai chất phóng xạ là như nhau.
2.10. Tính hằng số phân rã của chất 1.
2.11. Tính chu kỳ bán huỷ của cả hai chất.
Hằng số tốc độ phản ứng C2H5Br(g) → C2H4(g) + HBr(g)
có giá trị là k = 2.0·10-5 s-1 ở 650 K. Năng lượng hoạt hóa của phản ứng E A = 225.5
kJ/mol.
2.12. Tính nhiệt độ mà ở đó tốc độ phản ứng tăng gấp ba lần.
Để xác định sự phụ thuộc của nhiệt độ vào áp suát hơi của n-propanol thì dãy thí nghiệm
sau được tiến hành, kết qủa thu được như sau:
T (K) 313 333 353 373
P (kPa) 6.69 19.60 50.13 112.32
Trả lời các câu hỏi sau bằng cách sử dụng đồ thị (vẽ ra)
2.13. Entanpy bay hơi.
2.14. Nhiệt độ sôi của n-propanol ở 1013 mbar,
2.15. Áp suất mà ở đó n-propanol sôi ở 45°C.

Câu 3
Sự phân hủy của đá vôi
Ở 25.0°C và áp suất tiêu chuẩn p(CO2) = 1.00 bar 0.8304 L CO2 được hoà tan vào 1,00L
nước.
3.1. Tính nồng độ mol của CO2 hòa tan.
3.2. Tính hằng số Henry của CO2 ở 25.0°C.
3.3. Tính nồng độ mol của CO2 hòa tan trong nước mưa, nếu phần thể tích của CO2 trong
khí quyển là 380 ppm hôm nay và áp suất khí quyển có giá trị là 1.00 bar.
Một phần của CO2 hòa tan phản ứng với nước để tạo thành axit cacbonic. Hằng số cân
bằng của phản ứng này là K=1.67·10-3, trong biểu thức của KA thì nồng độ của nước
được xem như là hằng số và được nằm trong biểu thức K.
3.4. Tính nồng độ của axit cacbonic hòa tan trong nước mưa ? Chú ý rằng nồng độ của
CO2 không thay đổi trong qúa trình này.

OLYMPIC HÓA HỌC ÁO 40


Đối với hằng số phân ly nấc thứ nhất thì [H2CO3]* được sử dụng thay cho nồng độ thực
của axit cacbonic. [H2CO3]* là tổng nồng độ của axit cacbonic hòa tan và nồng độ của
khí cacbonic hòa tan CO2.
Các giá trị KA: KA1 = 4.45·10-7 and KA2 = 4.84·10-11.
3.5. Tính pH của nước mưa. Bỏ qua sự tự proton phân của nước cũng như nấc phân ly
thứ hai của axit cacbonic.
Lưu ý: Giá trị [H2CO3]* luôn là một hằng số
Năm 1960, phần thể tích của CO2 trong khí quyển chỉ là 320 ppm.
3.6. Tính pH của nước mưa vào thời điểm này (tất cả các điều kiện khác đều như câu
3.5.).
Đá vôi (CaCO3) có tích số tan là KL=4.70·10-9.
3.7. Tính độ tan của đá vôi trong nước tinh khiết. Giả sử rằng cacbonat hay
hydrocacbonat đều không thể phản ứng tạo ra axit cacbonic.
Tính độ tan của đá vôi trong nước mưa trong điều kiện hiện nay. Như trên đã nói thì
trị của [H2CO3]* luôn là một hằng số. Để giải quyết được bài này hãy làm theo các bước
sau:
3.8. Viết các ion mà ta vẫn chưa xác định được nồng độ và được yêu cầu phải tính.
3.9. Viết ra tất cả các biểu thức toán học cần thiết để tính các giá trị này.
3.10. Xác đinh biểu thức cuối cùng chỉ chứa [H3O+] như là một ẩn số.
Phương trình bậc cao này rất khó để có thể giải được chính xác. Ta có thể giả sử rằng
pH của dung dịch này là pH = 8.26.
3.11. Tính độ tan của đá vôi trong nước mưa bằng cách sử dụng thông tin cuối cùng.

OLYMPIC HÓA HỌC ÁO 41


Câu 4
Tổng hợp natri diclofenac
Diclofenac là một hóa chất phi steroit rất quan trọng, đây là một
loại thuốc giảm đau, chống thấp khớp quan trọng, là thành phần COO-
chính trong rất nhiều các loại dược phẩm thương mại (Ví dụ: Na+
Voltaren). Cấu trúc của tác nhân hoạt động chỉ ra rằng chất này NH
là một dẫn xuất thế vòng thơm của axit axetic thế: Cl Cl

Chất này được tổng hợp từ anilin theo chuỗi phản ứng sau:

NH2 O O
HNO3/H2SO4 Cl2/FeCl3
O C
A B

1)NaNO2
Zn/HCl
2) H3PO2,
+ Br OH-, heat heat
G F E D
-HBr

O
+ Cl
Cl

- HCl

NaOH in
AlCl3 als Kat. C2H5OH/H2O
H I diclofenac-sodium

Ta có thể được biết thêm một số thông tin sau để bổ sung cho qúa trình tổng hợp:
 A có CTPT là C8H9ON
 B là sản phẩm mononitro hóa.
 Phổ 1H-NMR và MS của chất B:

OLYMPIC HÓA HỌC ÁO 42


3

2 2

OLYMPIC HÓA HỌC ÁO 43


 Trong bước chuyển B  C thì hai nguyên tử hydro đã bị thay thế.
 Phổ 1H-NMR và MS của chất F:

OLYMPIC HÓA HỌC ÁO 44


 Chất H có cùng loại nhóm chức với chất A.
 Phản ứng H  I là một qúa trình nội phân tử.
 Phản ứng E  F và I  sản phẩm cuối cùng có chung một cơ chế.

Trả lời tất cả các câu hỏi sau và hoàn thành bài tập (trong tờ phiếu trả lời):
4.1. Viết CTCT các chất từ A đến I trong các ô tương ứng.
4.2. Chỉ ra proton ở δ = 2.10 ppm tương ứng với proton nào trong phổ của B (dùng mũi
tên chỉ)
4.3. Vị trí nào ở vòng benzen bị thế ? Để trả lời câu hỏi này thì hãy nhìn vào phổ của các
proton ở vòng thơm trong các bản phổ cho sẵn.
4.4. Viết CTCT của mảnh có m/z = 42 (pic cơ bản của phân tử) trong phổ MS của B.
4.5. Các pic m/z 161,163 và 165 nhận được như để chỉ ra rằng trong đó có một nguyên
tố đặc biệt, đó là nguyên tố nào và có bao nhiêu trong phân tử?
4.6. A và H thuộc loại hợp chất nào?
4.7. Phản ứng H  I là phản ứng kiểu nào?

Câu 4
Hóa học lập thể của đường
Trong mỗi bước của sự thoái phân các andozơ (gọi là thoái phân Wohl) một nguyên tử
C cùng với nhóm thế của nó bị loại ra từ nhóm andehit. Một hexozơ A chịu phản ứng
thoái phân Wohl hai lần dẫn đến sự tạo thành pentozơ B và tetrozơ C. Ba monosaccarit
A, B và C đều được xử lý với HNO3, để thu được các axit dicaboxylic tương ứng:
 Từ A ta nhận được một axit dicacboxylic không quang hoạt
 Từ B ta nhận được một axit dicacboxylic quang hoạt
 Từ C ta nhận được axit tactric quang hoạt, axit - (2R,3R)-dihydroxybutan-1,4-dioic
Trả lời các câu hỏi sau và hoàn tất việc giải bải tập này (trong tờ phiếu trả lời)
5.1. Vẽ công thức chiếu Fischer của các monosaccarit A, B và C.
5.2. Xếp A, B và C vào dãy D- hay L- ?
5.3. Xác định các trung tâm bất đối của A (cấu trúc mạch hở), và sử dụng danh pháp R,
S để xác định cấu hình tuyệt đối. Ghi vào công thức của A (đã xác định ở 5.1.).
5.4. Vẽ dạng ß-pyranozơ của hexozơ A bằng công thức chiếu Haworth và cả ở cấu dạng
ghế. Xác định cấu hình tuyệt đối của C1 bằng danh pháp R, S.

OLYMPIC HÓA HỌC ÁO 45


Năm 2006
Câu 1
Ba nguyên tố thú vị
Cả ba nguyên tố được nhắc đến trong câu hỏi này không liên quan gì đến nhau và mỗi
nguyên tố đều có một sự thú vị riêng. Mối quan hệ duy nhất giữa chúng là khối lượng
phân tử lập thành một cấp số cộng.
Nguyên tố nhẹ nhât trong số chúng, từ giờ gọi là „A“ chỉ tồn tại trong tự nhiên dưới dạng
hợp chất với oxy. Dạng nguyên tố của nó đã được phân lập lần đầu tiên bởi Joseph Louis
Gay-Lussac và Louis Thénard vào năm 1811. Hiện nay „A“ được sản xuất bằng cách
dùng than cốc khử oxit của nó. „A“ ở dạng tinh khiết chỉ có thể được tạo thành bằng cách
cho „A“ thô phản ứng với HCl rồi khử sản phẩm tương ứng với H2.
Nguyên tố „A“ tạo nên một dãy các hợp chất với hydro kiểu tương tự ankan. Nếu thay
thế hai nguyên tử hydro bằng hai nguyên tử clo và hai nguyên tử hydro còn lại bằng hai
nhóm metyl trong hợp chất nhẹ nhất của dãy hydrua này thì khi thủy phân chất đó sẽ thu
được sản phẩm rất có giá trị để tổng hợp chất dẻo.
Hợp chất của nguyên tố „A“ với oxy bao gồm các khối tự diện được sắp xếp trong mạng
tinh thể dưới dạng các tứ diện đơn, nhóm hay mạch dài. Các tứ diện này còn có thể tạo
thành mạng ba chiều. Một loại khoáng có màu xanh da trời đậm rất đẹp có tên là lazurite
hay lapis lazuli thường được dùng làm đá quý có cấu trúc ba chiều này, ở đó ba trong số
sáu nguyên tử „A“ được thế bởi nhôm. Còn màu xanh da trời do ion S3- gây ra. Tỉ lệ giữa
các tứ diện với ion S3- là 6:1. Dạng cation của khoáng này chứa các ion natri. Lapis lazuli
luôn đi kèm với một loại đá được biết rất rõ khác. Nếu một mẫu bột nghiền mịn của lapis
lazuli được xử lý bằng axit clohydric loãng thì sẽ tạo thành một hỗn hơp khí trong đó có
một khí có mùi trứng thối và khí còn lại làm đục nước vôi. Ngoài ra còn quan sát thấy sự
xuất hiện kết tủa lưu huỳnh trong dung dịch.
1.1. „A“ là nguyên tố nào?
1.2. Dãy hợp chất của „A“ với hydro có tên gọi chung là gì? Công thức chung của dãy
hợp chất này là gì?
1.3. Cho biết công thức và tên gọi của sản phẩm sinh ra khi thủy phân hợp chất „clometyl“
của nguyên tố „A“?
1.4. Viết và cân bằng phản ứng trùng ngưng của sản phẩm. Tên thương mại của sản
phẩm này là gì?
1.5. Ký hiệu chunng của những hợp chất giữa A với oxy thường là [A xOy]n. Hãy xác định
mối quan hệ giữa x, y và điện tích n từ những dữ kiện của đề bài!
1.6. Cho biết công thức của hợp chất với oxy của „A“, nếu biết rằng 4 tứ diện liên kết với
nhau qua các đỉnh chung và cation là ion bạc.

OLYMPIC HÓA HỌC ÁO 46


1.7. Viết công thức của khoáng lapis lazuli?
1.8. Loại đá nào đi kèm với lapis lazuli? Giải thích lý do bằng cách viết phương trình phản
ứng!
1.9. Viết và cân bằng phương trình ion giải thích sự tạo thành lưu huỳnh và khí có mùi
khó ngửi khi hòa tan bột khoáng lapis lazuli trong dung dịch axit clohydric.
1.10. Vẽ công thức Lewis của ion trisunfua và cho biết dạng hình học của nó!
Nguyên tố thứ hai „X“ có tên bắt nguồn từ tiếng Hy Lạp là thần mặt trăng và đã được
Berzelius tìm ra năm 1817. Nguyên tố này có ba dạng thù hình đã được biết là dạng đen,
xám và đỏ. Nó được sản xuất trong công nghiệp bằng cách chiết lấy phần bùn thải khi
tiến hành điện phân dung dịch muối đồng.
Hai oxit của nguyên tố này đã được nghiên cứu kỹ, trong đó phần trăm khối lượng của
nguyên tố lần lượt là 71.16% và 62.19%. Oxit với số oxy hóa thấp của nguyên tố này
phản ứng với nước để tạo thành một axit yếu HaXOb. Khi cho oxit với số oxy hóa cao
hơn của nguyên tố này phản ứng với nước thì thu được một axit có tính hút ẩm rất mạnh
có công thức HcXOd. Thế chuẩn của cặp XOdx-/XOby- ở pH = 0 là E° = 1.15 V.
Nguyên tố này có thể tạo thành các cation có dạng tương ứng là X42+, X82+ và X102+ bền
vững trong các muối phức. Thêm vào đó muối của X22— cũng đã được biết, ví dụ như
Na2X2.
1.11. X là nguyên tố nào? Tính toán chứng minh.
1.12. Cho biết công thức hai oxiaxit của X
1.13. Trong hai cặp sau đây thì có thể dùng cặp nào để oxy hóa XOby- ở pH = 0. Viết
phương trình phản ứng xảy ra.
E°(Fe3+/Fe2+) = 0.771 V
E°(MnO4-/Mn2+) = 1.510 V (ở pH = 0)
1.14. Ion X42+ có cấu trúc phẳng. Chứng minh nó có tính thơm, và vẽ giản đồ Frost-
Musulin của nó. Hãy cho biết bậc liên kết π của cation này.
Nguyên tố thứ ba „Z“ được tìm thấy trong tự nhiên dưới dạng khí đơn nguyên tử, lần đầu
tiên được tìm ra bởi Ramsay và các đồng sự vào năm 1898. Nó tạo thành một dãy các
hợp chất với flo ở dạng ZF2, ZF4 và ZF6. Thủy phân hexaflorua thu được hợp chất giữa
nguyên tố này và oxy, chất này phát nổ ở 25°C.
1.15. „Z“ là nguyên tố nào?
1.16. Xác định số oxy hóa của „Z“ trong ba hợp chất flo.
1.17. Cho biết dạng hình học của ba hợp chất florua của „Z“.
1.18. Viết phương trình phản ứng thủy phân ZF6!
1.19. Đặc điểm chung về khả năng liên kết của ba nguyên tố trong các hợp chất của
chúng là gì?

OLYMPIC HÓA HỌC ÁO 47


Câu 2
Hóa lý
A. Một cân bằng dị thể trong pha khí
Xét phản ứng cháy của graphit (C) trong oxy ở 1000°C để tạo thành cacbon oxit.
2.1. Viết và cân bằng phản ứng với hệ số cân bằng cực tiểu. Chỉ ra trạng thái của chất
bằng cách sử dụng ký hiệu (r) cho chất rắn, (l) cho chất lỏng và (k) cho chất khí.
Trong một bình kín mà trong đó nắp bình được di chuyển tự do (p = constant) thì một
cân bằng đã được thiết lập với KP = 1.5×1018 (ở 1000°C).
2.2. Viết biểu thức KP cho phản ứng trên.
2.3. Tính entanpy năng lượng tự do ΔGΘ ở 1000°C.
Bình đuợc nạp đầy bằng cách thêm vào khí oxy (p(O2) = 1.00 bar) và CO (p(CO) = 0.130
bar), rồi niêm kín và đun nóng đến 1000°C.
2.4. Tính tỉ số phản ứng và trạng thái mà ở đó phản ứng xảy ra tự phát.
Nhiệt phản ứng đo được khi đạt đến cân bằng là ΔH = -225 kJ.
2.5. Tính biến thiên entropy ΔS.

B. Một phản ứng phân hủy


Thời gian bán hủy của phản ứng phân hủy dinitơoxit (N2O) để tạo thành các nguyên tố
thì tỉ lệ nghịch đảo với nồng độ đầu c0 của N2O.
2.6. Viết phương trình phản ứng phân hủy.
Ở hai nhiệt độ khác nhau thì các chu kỳ bán hủy phụ thuộc vào áp suất đầu p 0 (N2O).
T (°C) 694 757
P0 (kPa) 39.2 48.0
t (s) 1520 212
2.7 . Từ p0 hãy tính nồng độ đầu c0 (mol/L) của N2O ở các nhiệt độ khác nhau.
2.8. Tính hằng số tốc độ phản ứng (L×mol-1×s-1) ở các thời điểm đó.
2.9. Tính năng lượng hoạt hóa của phản ứng trong vùng nhiệt độ 694°C – 757°C.
2.10. Vẽ hai cấu trúc cộng hưởng của phân tử N2O.
2.11. Dựa vào mô hình VSEPR hãy cho biết dạng hình học của N 2O?
2.12. Cho biết nhóm điểm đối xứng của phân tử này.

OLYMPIC HÓA HỌC ÁO 48


C. Sự bay hơi của chất lỏng
Một chất lỏng có mùi dễ chịu có thành phần khối lượng các nguyên tố là 52.2% C và
13.0% H, phần còn lại là oxy. Phổi khối lượng của chất này không có tín hiệu ở vùng m/z
> 90. Chất này đã được điều chế từ cách đây ngàn năm trước bằng phản ứng khử kị khí
trong dung dịch bão hòa.
2.13. Chúng ta đang nói đến chất nào? Viết cấu trúc và gọi tên nó.
2.14. Vẽ công thức chiếu Newman cho cấu dạng bền nhất của chất đó.
Áp suất hơi của chất lỏng này là p60 = 46.7 kPa ở 60°C, và p70 = 72.2 kPa ở 70°C. Giá trị
trung bình của entanpy hóa hơi giữa 60°C và nhiệt độ sôi có giá trị ΔHV = 862 J.g-1.
2.15. Tính giá trị nhiệt độ sôi trung bình của chất lỏng này.
2.16. Tính entropy hóa hơi của chất lỏng này.
2.17. Tính hằng số nghiệm sôi của chất lỏng.
Hòa tan 5.00 g andehit vanilic (4-hydroxy-3-metoxybenzencacbandehit) vào 100 g hợp
chất này.
2.18. Tính áp suất hơi của dung dịch ở 60°C?

Câu 3
Hóa học của crom
A. Cân bằng hóa học
Một vấn đề quan trọng để tách các cation ra khỏi nhau chính là sự tách các cation bari
và stronti. Điều này có thể thực hiện được bằng cách sử dụng giá trị độ tan khác nhau
các muốu cromat của chúng. Nồng độ của cromat trong dung dịch có thể được điều chỉnh
bằng cách chỉnh pH, như vậy sự tách ra có thể được hoàn toàn. Cân bằng “cromat –
dicromat” dưới đây biểu diễn sự phụ thuộc nồng độ cromat vào pH:
2 H+ + 2 CrO42- ⇌ Cr2O72- + H2O K = 1.50×1015
Ở đây, K đã chứa sẵn nồng độ không đổi của (55.56 mol/L)
Giá trị tích số tan của các muối là:
KS(BaCrO4) = 8.5×10-11
KS(SrCrO4) = 3.6×10-5
3.1. Tính độ tan của BaCrO4 và SrCrO4 trong môi trường bazơ mạnh, lúc này trong dung
dịch chỉ tồn tại anion CrO42- .
3.2. pH của dung dịch chứa 0.10 mol/L K2Cr2O7 được điều chỉnh về 3.00 bằng cách sử
dụng hệ đệm axit axetic/natri axetat. Tính nồng độ của Cr2O72- và CrO42- trong dung dịch
đó.

OLYMPIC HÓA HỌC ÁO 49


3.3. Thêm vào đó hãy tính giá trị nồng độ cực tiểu của Ba 2+ và Sr2+ trong dung dịch này
vào thời điểm mà sự kết tủa phân đoạn các cromat bắt đầu xảy ra.
3.4. Để pha chế hệ đệm thì axit axetic đem dùng có nồng 0.10 mol/L. Tính khối lượng
natri axetat cần thiết để chỉnh pH = 3.00. Hằng số axit của axit axetic là K a = 1.78×10-5.

B. Hóa học của quá trình oxy hóa – khử


Tên nguyên tố được đặt là crom do sự đa sắc trong các hợp chất của các ion crom. Sơ
đồ sau đây thể hiện một giản đồ Latimer chưa hoàn chỉnh của crom và màu sắc một số
các hợp chất của nó. Các giá trị thế điện cực được lấy ở pH = 0.

+0.293

0.55 1.34 0.408


Cr2O72   Cr (V )   Cr ( IV ) 
x
[Cr ( H 2O)6 ]3  [Cr ( H 2O)6 ]2 
y
 Cr
cam do la cay tim da troi

-0.744

3.5. Tính giá trị của x và y.


3.6. Liệu Cr(IV) có thể dị ly thành Cr(III) và Cr(VI)? Khẳng định câu trả lời bằng tính toán
cụ thể.
3.7. Viết bán phản ứng của cặp Cr2O72-/Cr3+ và tính sự giảm thế của cặp này khi pH tăng
lên một đơn vị ở 298 K. Cho rằng nồng độ của các tiểu phân chứa crom được giữ không
đổi.

C. Hóa học phức chất


Có cả ngàn những hợp chất có màu đơn nhân. Nhưng cũng tồn tại những phức đa nhân
có màu của crom. Một phức màu tím đỏ chứa ion [CrCl2(ox)2]3—.
3.8. Cho biết số phối trí của nguyên tử trung tâm trong phức này.
3.9. Phức này có cấu trúc hình học như thế nào?
3.10. Cho biết tên của ion phức này?
3.11. Trong phức có thể tồn tại những loại đồng phân lập thể nào?

OLYMPIC HÓA HỌC ÁO 50


Câu 4
Ancaloit Tropan
Ancaloit tropan cũng như atropin, hyoscyamin hay cocain là các este của các axit thơm
với các tropanol. Cấu trúc cơ bản của các tropanol là tropan, một amin bixiclo có tên
IUPAC là 8-metyl-8-aza-bixiclo[3.2.1]octan:

N 1

4.1.1. Hãy hoàn tất việc đánh số trong cấu trúc của tropan.
4.1.2. Vẽ cấu trúc của 3-tropanol.

Sự cắt mạch hyoscyamine tạo thành 3-tropanol và axit (S)-tropic. Trong sự phân tích cấu
trúc axit tropic thì có một số dữ liệu như sau:
 Axit tropic dễ bị oxy hóa bằng K2Cr2O7/H2SO4.
 Axit hydrotropic được tổng hợp từ axit tropic theo sơ đồ sau :

- H2O H2/Ni
tropic acid C9H8O2 hydrotropic acid

 Kết quả phân tích thành phần khối lượng các nguyên tố trong axit hydrotropic cho
kết quả 72.0 % C và 6.67 % H, còn lại là O.
 Phổ 1H-NMR của axit hydrotropic cho 4 tín hiệu:
δ = 1.50 ppm, 3 H (d);
δ = 3.71 ppm, 1 H (q);
δ = 7.25-7.31 ppm, 5H (m);
δ = 11.67 ppm, 1 H (s, rộng);

4.2.1. Cho biết công thức phân tử của axit hydrotropic.


4.2.2. Cho biết cấu trúc của axit hydrotropic.
4.2.3. Hãy đề nghị cấu trúc của axit tropic.
4.2.4. Vẽ cấu trúc của axit (S)-tropic acid.
4.2.5. Từ đó hãy đề nghị công thức của hyoscyamine.

OLYMPIC HÓA HỌC ÁO 51


Sản phẩm oxy hóa 3-tropanol là tropinon, cấu trúc của chất này đã được xác định lần
đầu tiên bởi Sir Robert Robinson vào năm 1917 theo sơ đồ dưới đây:

CHO N
O NCH3 O =
+ CH3NH2 +
CHO O
tropinone
Quá trình tổng hợp này là sử dụng phản ứng Mannich hai lần: bước đầu tiên của phản
ứng này là tạo thành bazơ Mannich.
4.3.1. Đề nghị một cơ chế phản ứng giữa andehit sucxinic với một mol metylamin để tạo
thành imin (phản ứng xảy ra trong môi trường axit) và imin sau đó sẽ phản ứng với enol
của propanon (axeton) để tạo thành bazơ Mannich.
Phản ứng giữa amin bậc ba tropinon với benzyl bromua cho ra hai muối amoni bậc bốn
A và B

N
+ C6H5CH2Br A + B
both C15H20NOBr
O

A và B là các đồng phân lập thể của nhau.


4.4.1. Vẽ cấu trúc của A và B.
4.4.2. Giữa chúng có mối quan hệ như thế nào?
4.4.3. Phản ứng trên xảy ra theo cơ chế nào?
Sự oxy hóa tropinon bằng CrO3 trong axit H2SO4 đặc nóng cho axit tropinic (C8H13O4N).
Axit tropinic có đương lượng trung hòa là 94 ± 1, nó không phản ứng với Br 2 trong CCl4
và có chứa nhóm chức amin bậc ba.
4.5.1. Vẽ cấu trúc của axit tropinic.

OLYMPIC HÓA HỌC ÁO 52


Nếu sử dụng dimetyleste của axit 3-oxopentanoic thay cho propanon đã được dùng trong
phản ứng tổng hợp của Robinson thì thu được dieste C của tropinon, chất này là một sản
phẩm trung gian quan trọng trong quá trình tổng hợp bộ khung cocain.
Sơ đồ dưới đây chỉ ra quá trình tổng hợp cocaine:

O
OMe
N 1 equivalent NaOH - CO2
D E
- MeOH then H+
O
MeO O

C
NaBH4
O
OMe
N +?
C6H5 F
- HCl
O
cocaine

4.6.1. Vẽ cấu trúc của các hợp chất D,E và F.


(Chú ý hợp chất C chứa hai nhóm ß-xetoeste).
4.6.2. Tác nhân nào đã được sử dụng trong bước chuyển từ F  cocaine?
Cocaine tự nhiên có cấu trúc như sau:
N COOMe

O C6H5

H O

4.7.1. Đánh dấu * vào các trung tâm quang hoạt trong công thức trên.
4.7.2. Cocain có thể tồn tại bao nhiêu đồng phân lập thể về mặt lý thuyết?
4.7.3. Xác định cấu hình tuyệt đối (R hay S) vào một trong các trung tâm quang hoạt.

OLYMPIC HÓA HỌC ÁO 53


Câu 5
Peptit và phổ khối lượng
5.1. Vẽ cấu trúc tripeptit Leu-Val-Ser (cho rằng tripeptit này được tạo thành từ các
aminoaxit thiên nhiên)!
Thứ tự sắp xếp của một pentapeptit chứa năm aminoaxit hác nhau có thể được xác định
dựa trên phổ khối lượng. Để phân tích tốt những giá trị thu được thì giả thiết rằng trong
quá trình pphaan tích thì peptit tồn tại ở cấu trúc lưỡng cực và các mảnh thu được chỉ
thuộc về các phân tử tương ứng (không có thêm nguyên tử nào khác). Mặt khác cũng
xem như sự cắt mạch chỉ xảy ra ở liên kết peptit. Để tiện phân tích hãy sử dụng tờ dữ
liệu về aminoaxit, trong đó cho sẵn công thức phân tử, công thức cấu tạo và khối lượng
phân tử các aminoaxit.
Phân tích phổi khối lượng cho thấy sự xuất hiện các pic sau:
71, 73, 131, 147, 188, 204, 218, 259, 278, 349, 351, 406, 422, 537, 610.
5.2. Sự phân tích được tiến hàng bằng phổ kế thời gian bay (MALDI-TOF MS). Protein
được cấp cho một năng lượng là 3.00×10-15 J bằng cách gia tốc trong trường cao thế.
Năng lượng này được chuyển hoàn toàn thành động năng. Xác định thời gian bay đối
với toàn phân tử peptit (M = 610 g/mol), nếu cho rằng khối phổ kế có một đường ống bay
với chiều dài 2.50 m?
Trả lời những câu hỏi sau và khẳng định thêm bằng tính toán:
5.3. Dựa vào các mảnh khối lượng đã cho hãy xác định ba aminoaxit ở một vị trí bất kỳ
trong mạch.
5.4. Cho biết đầu N và đuôi C là aminoaxit nào?

OLYMPIC HÓA HỌC ÁO 54


Câu 6
Mặt trời
Mặt trời có đường kính 1.392×106 km và có khối luợng riêng trung bình là 1.408 g/cm 3.
Nó chứa 73.46% hydro về khối lượng. Mặt trời được cung cấp năng lượng hoàn toàn
dựa vào phản ứng nhiệt hạch chuyển hydro thành heli:
4 11H  42 He2  2 01e  2  e
Sự giải phóng ra một hạt nhân heli đi kèm với việc sinh ra 26.72 MeV năng lượng. Như
vậy năng lượng mặt trời sản sinh ra là 3.846×1026 J/s. Hạt nhân 11H có khối lượng nguyên
tử tương đối là 1.0078 u.
6.1. Tính khối lượng mặt trời.
6.2. Từ năng lượng sản ra của toàn mặt trời hãy tính khối lượng của hydro tham gia vào
phản ứng nhiệt hạch trong 1s.
6.3. Sử dụng lượng hydro đã có sẵn thì trong vòng bao nhiêu năm nữa mặt trời vẫn còn
chiếu xạ với cường độ không đổi?
6.4. Tính khối lượng hao hụt trong mỗi giây đối với việc tạo ra năng lượng bằng phản
ứng nhiệt hạch của hydro.
6.5. Khoảng cách trung bình từ trái đất đến mặt trời vào khoảng 1.496×108 km. Tính năng
lượng chiếu xạ của mặt trời đến 1.0 m 2 bề mặt trái đất (= hằng số mặt trời). Cho rằng
toàn bộ năng lượng chiếu xạ đều đi qua quỹ đạo trái đất.

OLYMPIC HÓA HỌC ÁO 55


Năm 2007
Câu 1
Từ kim loại rất phổ biến đến xanh Thénards
Kim loại trong câu hỏi này được điều chế bằng phương pháp điện phân. Sử dụng cường
độ dòng 30000 A (Hiệu suất dòng điện 90%) trong 10 giờ thì thu được 90.6 kg kim loại
này. Ở dạng tinh khiết thì mạng tinh thể của nó có dạng lập phương tâm khối. Khi nhiễu
xạ bằng phương pháp phổ tia X bằng cách sử dụng hơi đồng X (λ = 154 pm) để chiếu xạ
vào mặt phẳng (1 1 1) thì xác định được góc nhiễu xạ bậc một là 19.3°.
1.1. Kim loại được hỏi là kim loại nào ? Chứng minh bằng tính toán.
1.2. Tính hằng số mạng a0 của ô mạng cơ sở.
1.3. Tính khối lượng riêng của kim loại.
Ở 750-800°C thì kim loại phản ứng với clo để sinh ra một chất rắn không màu, dễ hútẩm
và tồn tại ở dạng dime qua hai cầu là hai nguyên tử clo. Chất này thuỷ phân cho ra một
hydroxit lưỡng tính khó tan và phản ứng thủy phân giải phóng ra HCl(k). Hydroxit này có
tính lưỡng tính và tạo được phức bát diện hydroxo ở pH cao.
1.4. Viết công thức cấu tạo của dime
1.5. Viết và cân bằng phản ứng thuỷ phân muối clorua này.
1.6. Viết công thức và gọi tên phức hydroxo đã đề cập ở trên.
Nguyên tố X tạo ra nhiều khoáng chất có màu rất đẹp, thành phần các khoáng chất này
có chứa một kim loại hóa trị hai và oxy gọi là các spinel. Trong một cấu trúc spinel điển
hình thì ion oxit tạo mạng tinh thể lập phương tâm mặt với 12,5% số hốc tứ diện bị chiếm
bởi kim loại M còn 50% số hốc bát diện bị chiếm bởi kim loại X. Các spinel được dùng
làm chất màu trong sản xuất gốm sứ hay trong hóa phân tích vì các màu sắc của chúng.
Một ví dụ về spinel là xanh Thénards, nó là một loại chất nhuộm với kim loại hóa trị hai ở
đây là coban.
Dưới những điều kiện nhất định thì cũng tồn tại cấu trúc spinel "ngược", trong đó số hốc
tứ diện và bát diện không thay đổi nhưng kim loại M ở đây chiếm hốc bát diện còn kim
loại X chiếm hốc tứ diện theo tỉ lệ 1 : 1. So sánh tổng năng lượng bền hóa trường tinh
thể của mỗi ion kim loại trong ô mạng cơ sở. Điều này là hoàn toàn cần thiết để có thể
dự đoán được rằng cấu trúc spinel trong khoáng vật là cấu trúc spinel bình thường hay
cấu trúc spinel ngược.
1.7. Trong mạng tinh thể lập phương tâm mặt có bao nhiêu hốc bát diện và tứ diện ?
1.8. Cho biết công thức thực nghiệm của xanh Thénards
1.9. Bằng tính toán hãy dự đoán cấu trúc spinel của khoáng sắt – crom là cấu trúc spinel
bình thường hay spinel ngược (Fe2+: spin cao; Cr3+: spin thấp).

OLYMPIC HÓA HỌC ÁO 56


Câu 2
Hóa học của một nguyên tố phi kim có nhiều dạng thù hình

Các phân tử từ A đến L ở sơ đồ trên bắt nguồn từ Y chỉ chứa oxy và có thể có hydro.
Hợp chất B là một chất có tầm quan trọng trong kỹ thuật, nó ngưng tụ để cho một chất
rắn giống nước đá ở nhiệt độ dưới 17°C. Nó là nguyên liệu cơ bản để tổng hợp một axit
mạnh H. Hợp chất B không thể được điều chế trực tiếp bằng cách đốt cháy trực tiếp
nguyên tố Y mà chỉ có thể bằng cách oxy hóa có xúc tác hợp chất A là một khí có mùi
khó chịu. Khí này khi phản ứng với nước sẽ tạo thành một axit có độ mạnh vừa phải, nó
không thể được phân lập thành dạng tự do từ dung dịch nước. Nếu khí A phản ứng với
magie hydroxit thì thu được dung dịch chứa ion D. Công ty Lenzing AG sử dụng dung
dịch này để sản xuất xenlulô bằng phương pháp sôi. Bằng cách gắn axit Lewis A vào
bazơ Lewis E thì thu được ion F. Muối kali của F được dùng để tẩy uế, khi kết hợp với
nước thì sẽ tạo ra khí A.
Hợp chất A có thể phản ứng với tác nhân khử mạnh để cho axit G. Anion của axit G có
tính khử mạnh trong dung dịch kiềm và có khả năng tạo kết tủa bạc từ dung dịch bạc
nitrat.
Trong sơ đồ trên thì nếu ta điện phân anion của hợp chất H sẽ thu được hợp chất I có
công thức H2Y2O8. Thủy phân hợp chất I thì sau khi loại bỏ axit H sẽ thu được axit Caro
J. Anion K tạo được một phức phổ biến với bạc
2.1. Y là nguyên tố nào ?
2.2. Viết công thức các chất từ A đến L.
2.3. Tiểu phân nào bị oxy hóa trong quá trình điện phân H tạo thành I?
2.4. Theo thuyết VSEPR thì dạng hình học của ion E là gì ?.
2.5. Cho biết góc liên kết của tiểu phân E.

OLYMPIC HÓA HỌC ÁO 57


Câu 3
Nhiệt động học và điện hóa học
Xét hai pin nhiên liệu sau:
+: CH3OH | H+(aq) | O2 -
+: CH4 | H+(aq) | O2 -
3.1. Viết và cân bằng các phản ứng cháy.
Yêu cầu bạn phải xác định xem loại pin nào trong hai pin nhiên liệu này tốt hơn bằng
cách xem xét các vấn đề sau đây
(1) Thế cân bằng của pin (= thế điện cực chuẩn khi pin làm việc)
(2) Điện năng cần cung cấp để pin hoạt động (tính cho mỗi mol oxy)
(3) Điện năng cần cung cấp để pin hoạt động (tính cho khối lượng các chất phản ứng)
(4) Hiệu suất nhiệt động (thermodynamics efficiency)
Đối với các tính toán bạn phải sử dụng các giá trị năng lượng sau đây
Chất ΔsHo298 (kJ/mol) So298 (J/mol.K)
CH3OH -239 127
CH4 -74.9 186
O2 0 205
CO2 -394 214
H2O -286 70.0

3.1. Tính biến thiên entanpy, entropy và entanpy tự do ở điều kiện chuẩn của mỗi tế bào
cho một mol "nhiên liệu".
3.2. Tính thế điện cực chuẩn khi pin làm việc ở mỗi tế bào. Từ đó cho biết tế bào nào làm
việc hiệu qủa hơn?
3.3. Tính điện năng cần cung cấp để pin hoạt động khi nồng độ các chất đều ở điều kiện
chuẩn, điện năng tính theo 1 mol O2. Từ đó cho biết tế bào nào làm việc hiệu qủa hơn ?
3.4. Tính điện năng cần cung cấp để pin hoạt động khi nồng độ các chất đều ở điều kiện
chuẩn, điện năng tính theo khối lượng chất phản ứng. Từ đó cho biết tế bào nào làm việc
hiệu qủa hơn
3.5. Tính hiệu suất nhiệt động của mỗi tế bào điện hóa. Từ đó cho biết tế bào nào làm
việc hiệu qủa hơn ?

OLYMPIC HÓA HỌC ÁO 58


Câu 4
Động học
Bằng cách oxy hóa glucozơ trong thực phẩm thì oxy sẽ bị khử thành nước nhưng một
lượng nhỏ lại bị khử tạo thành gốc tự do O2-. Để huỷ diệt gốc tự do nguy hiểm này thì
enzym superoxiddismutaza SOD đóng vai trò quan trọng. Enzym này được ký hiệu là E
và xúc tác cho phản ứng sau:
2O2  2H 
E
 O2  H2O2

Người ta khảo sát phản ứng này trong một dung dịch đệm có pH = 9.1. Nồng độ đầu của
SOD có giá trị [E]0 = 0.400·10-6 M. Tốc độ đầu v0 của phản ứng trên được đo ở nhiệt độ
phòng bằng cách sử dụng những nồng độ đầu khác nhau của anion gốc tự do O 2- .
c0(O2-) mol/L 7.69·10-6 3.33·10-5 2.00·10-4
v0 mol/L·s 3.85·10-3 1.67·10-2 0.100
4.1. Xác định bậc phản ứng ứng với biểu thức tốc độ v = k·[O2-]n.
4.2. Xác định hằng số tốc độ k.
Phản ứng trên có cơ chế được đề nghị như sau:

k1
O2- + E O2 + E -

k2 nhanh
O2- + E- O22- + E E + H2O2
2 H+

4.3. Xây dựng biểu thức tốc độ cho cơ chế này, cho rằng k2 > k1. Xác định xem biểu thức
tốc độ mới có khớp với biểu thức tốc độ ở câu 4.1 hay không. Biết E - rất không bền cho
nên [E-] là hằng định trong một khoảng thời gian ngắn.
4.4. Sử dụng nguyên lý nồng độ dừng cho E -, hãy tính giá trị hai hằng số tốc độ k1 và k2
nếu biết rằng k2 lớn gấp đôi k1.

Câu 5
Anion iodua
a) Trong hóa học phân tích
Một phương pháp phân tích quan trọng đối với hợp chất chì(II) cũng như ion iodua là tạo
kết tủa điển hình PbI2. Tích số tan của muối rất khó tan này được xác định vào khoảng
8.30.10-9.

OLYMPIC HÓA HỌC ÁO 59


5.a.1. Tính nồng độ mol của các ion Pb2+ và I- trong dung dịch bão hòa PbI2.
Để chuẩn bị cho phân tích lượng vết thì người ta đã chuẩn bị sẵn dung dịch kali iodua
(dung dịch A) 0,100M. Bây giờ việc cần phải làm của chúng ta là cần phải chuẩn bị 100
mL dung dịch chì nitrat (dung dịch B) có nồng độ thích hợp.
5.a.2. Tính khối lường chì (II) nitrat nhỏ nhất để tạo thành dung dịch B để sao cho dung
dịch B này có thể tạo được kết tủa khi phản ứng với cùng một thể tích dung dịch A. Thêm
PbI2 rắn vào dung dịch natri iodua có nồng độ 0.1 M.
5.a.3. Tính nồng độ cân bằng của ion Pb2+ trong dung dịch này bằng cách sử dụng các
phép tinh gần đúng.
5.a.4. Nếu không sử dụng các phép tính gần đúng này thì nồng độ ion Pb2+ trong dung
dịch này là bao nhiêu ? Để giải quyết được bài toán này thì phải áp dụng phương pháp
Newton. So sánh kết qủa thu được với kết qủa cấu 5.a)3..
b) Trong ngành y dược
Hai đồng vị phóng xạ 123I và 131I ở dạng muối natri iodua đều được dùng trong chẩn đoán
và nghiên cứu tuyến giáp. 123I thể hiện khả năng đoạt electron với chu kỳ bán huỷ là 13.3
giờ. 131I phân huỷ β- với chu kỳ bán huỷ là 8.07 ngày.
5.b.1. Viết các phản ứng phân rã ứng với mỗi đồng vị.
5.b.2. Tính độ phóng xạ của 123I bằng đơn vị Becquerel cho mỗi kg natri iodua-123I. Tính
khối lượng phân tử khi biết rằng khối lượng của hạt nhân iot bằng đúng khối lượng phân
tử của iot.
123Idùng để nghiên cứu chứng cường tuyến giáp. Trong phương pháp này thì người ta
đưa một lượng iot phóng xạ vào trong cơ thể rồi một thời gian ngắn sau sự phân rã phóng
xạ được đo bằng một gamma – camera. Kết qủa thu được cho phép ta có kết luận về
lượng iot nhận được trong tuyến giáp và như vậy có thể kết luận về hiện trạng căn bệnh.
Người ta thường đưa vào cơ thể bệnh nhân lượng natri iodua có độ phóng xạ ban đầu
là 10.0 MBq.
5.b.3. Tính khối lượng natri iodua đưa vào cơ thể bệnh nhân nếu biết rằng toàn bộ lượng
iot đều là 123I.
Các dược phẩm có tính phóng xạ luôn được nhận trực tiếp theo yêu cầu của công ty yêu
cầu tại bộ phận sản xuất. Công ty này luôn giao hàng có hoạt tính phóng xạ đúng lượng
yêu cầu ở thời điểm xác định. Như vậy họ phải giao một mẫu có độ phóng xạ là 37 MBq
cho mỗi mL mẫu đưa vào vào giữa trưa ngày thứ ba.
5.b.4. Tính khối lượng của natri iodua vào lúc 16.00 của một ngày trước ngày giao hàng
là bao nhiêu (một lần nữa lại cho rằng toàn bộ lượng iot đều là hạt nhân 123I)?

OLYMPIC HÓA HỌC ÁO 60


Câu 6
Hóa lập thể và tính chất phổ
Toàn bài này tập trung vào nghiên cứu chất 3-clo-4-flo-1,1-dimetylxiclohexan.
6.1. Vẽ công thức cấu tạo của hợp chất này và đánh dấu * vào các trung tâm bất đối.
6.2. Hợp chất này chứa 14 nguyên tử H. Có bao nhiêu tín hiệu khác nhau (các pic đa
được coi là một tín hiệu) sẽ được tìm thấy trên phổ 1H-NMR?
6.3. Nguyên tử H nào sẽ cho tín hiệu có độ chuyển dịch hóa học thấp nhất ?
6.4. Tín hiệu này sẽ bị tách thành bao nhiêu vạch phổ ?
6.5. Nguyên tử H nào sẽ cho tín hiệu có độ chuyển dịch hóa học cao nhất?
6.6. Chất này tồn tại bao nhiêu đồng phân lập thể?
6.7. Vẽ công thức ba chiều của chất này bằng cách sử dụng các nét đậm và đường
chấm. Biết rằng vòng xiclohexan là vòng lục giác phẳng và hầu hết các trung tâm bất đối
đều có cấu hình R.
6.8. Vẽ công thức ba chiều của chất này bằng cách sử dụng các nét đậm và đường chấm
trong đó vòng xiclohexan tồn tại ở cấu dạng ghế.
6.9. Vẽ công thức chiếu Newman của chất này khi ta nhìn chất theo trục liên kết C-6 →
C-1 và C-4 → C-3.

Câu 7
Tổng hợp và khảo sát cấu trúc của một axit béo hiếm gặp
Từ thành phần axit béo của tuberculosis bacillus, bên cạnh các sản phẩm khác thì có thể
thu được đồng phân quay trái là axit-(R)-tuberculostearic K bằng cách thủy phân, Cấu
trúc của axit này có thể được xác định bằng cách tổng hợp axit raxemic tuberculostearic
Công thức cấu tạo của K là:
COOH

7.1. Gọi tên IUPAC của axit tuberculostearic.


7.2. Vẽ công thức không gian của axit-(R)-tuberculostearic.
Qúa trình sau đây được dùng để tổng hợp axit raxemic:

OLYMPIC HÓA HỌC ÁO 61


PBr3
A (C10H21Br)
OH

COOEt NaOEt + A 1. OH-, H2O


B (C12H24O2)
COOEt in EtOH 2. H+, 
+ C2H5OH
B + SOCl2 C D (C14H28O2)

LiAlH4 PBr3
D E F (C12H25Br)

Ether EtOOC-(CH2)5CHO CrO3


F + Mg G H I
dann H+, H2O

ete
Zn/HCl 1. OH-, H2O
I J K
2. H+

Phản ứng chuyển từ G đến H chỉ xảy ra ở nhóm andehit.


7.3. Vẽ công thức cấu tạo các chất từ A – J.
7.4. Có một chất được mô tả như sau. Ba tín hiệu trên phổ 1H-NMR cho các tỉ lệ tương
ứng về cường độ là 6:2:4 ứng với δ = 1.28 ppm (t). δ = 3.36 ppm (s) và δ = 4.20 ppm (q).
Hợp chất nào ở dãy trên phù hợp với mô tả?
Trong phản ứng thủy phân axit béo của tuberculosis bacillus thì thu được một axit khác
là axit mycolipenic L (C27H52O2) là nguyên nhân gây ra một loại bệnh lao khi đưa vào cơ
thể động vật. Cấu trúc của axit này được xác định bằng các phương pháp kinh điển. Nó
bao gồm một đoạn mạch thẳng CH3(CH2)17- (viết tắt là R- ) và phần khác là nhóm phân
tử –C8H14-COOH. Trong nhóm này có ba nhóm metyl.
7.5. Ngoài nối đôi ở nhóm cacboxyl thì hãy cho biết có bao nhiêu nối đôi trong axit
mycolipenic?

OLYMPIC HÓA HỌC ÁO 62


Để xác định cấu trúc của axit thì người ta thực hiện dãy phản ứng sau đây
O
O3
L R-C5H10-COOH +
oxidative COOH
reprocessing M

C6H5
+ 2 Äquiv. C6H5MgBr H+, 
methylester of M R-C5H10 C6H5 R-C18H19
OH -H2O N

O3 O
N a keton R-C5H9O +
oxidative C6H5 C6H5
reprocessing O

iodoform reaction
P COOH
O CHI3 + an acid R

7.6. Viết công thức cấu tạo các hợp chất O, M và N ?


7.7. Vẽ công thức cấu tạo của axit mycolipenic.
7.8. Trong L có bao nhiêu trung tâm bất đối?
7.9. Có tất cả bao nhiêu đồng phân lập thể?
7.10. Một trong số các hợp chất ở dãy thứ hai có cường độ hấp thụ mạnh của nhóm
C=O-trong phổ IR ở 1667 cm-1. Đó là hợp chất nào? Giải thích lý do của sự lựa chọn này.

Câu 8
Thoái phân axit béo
Quá trình tổng hợp một axit béo A trải qua vài bước thoái phân sau đây
H S
ATP CoA
HS-CoA AMP + PP
O

A B C D
-oxidation -oxidation

OLYMPIC HÓA HỌC ÁO 63


H3C S S
CoA H3C CoA
ATP
HS-CoA AMP + PP O O

D E F G
-oxidation -oxidation

H3 C S
CoA
O 2 HS-CoA

G H I
-oxidation hydrolysis

Trong phản ứng chuyển B thành C thì quá trình oxy hóa β không khả thi, ở phản ứng
chuyển C thành D chỉ xảy ra quá trình oxy hóa ω-.
Hợp chất I ở cuối dãy tổng hợp có thành phần phân tích nguyên tố như sau: 49.30 % C,
6.91 % H, 43.79 % O.
Phổ 1H-NMR của chất I cho các tín hiệu sau: một vân đơn ở 12.2 ppm (2 H), một vân đa
ở 2.6 ppm (2 H), và một vân đôi ở 1.0 ppm (6 H). Phổ 13C-NMR của chất I cũng cho ba
tín hiệu ở 176 ppm, 41 ppm, và 13 ppm.
8.1. Vẽ công thức cấu tạo cho các chất từ A đến I. Đối với công thức của coenzym A hãy
sử dụng ký hiệu „HS-CoA“.
Từ I chúng ta biết thêm rằng nó tồn tại ở dạng meso.
Chất gồm ba trung tâm bất đối, trong đó đầu gần đầu ω có cấu hình R.
8.2. Vẽ công thức cấu trúc của A.

OLYMPIC HÓA HỌC ÁO 64


Năm 2008
Câu 1
Một kim loại màu sáng
Kim loại X có màu trắng bạc trong câu hỏi có khối lượng riêng là ρ = 4.506 g/cm3 (ở nhiệt
độ phòng) có vai trò rất quan trọng trong công nghiệp hàng không dân dụng và hàng
không vũ trụ cũng như là chế tác các dụng cụ phòng thí nghiệm. Bột mịn của kim loại này
cháy với ngọn lửa trắng sáng và như vậy nó được dùng làm chất tạo ánh sao trong các
phòng kín hay được dùng trong kỹ nghệ làm pháo hoa ít khói. Ở 883°C kim loại này
chuyển đổi cấu trúc tinh thể từ cấu trúc lục phương tâm mặt thành cấu trúc lập phương
tâm khối. Trong quá trình này thì khối lượng riêng giảm xuống một giá trị 5.60% so với
trước. Bán kính nguyên tử kim loại là 144.8 pm.
1.1. Cho biết số phối trí của kim loại trong cấu trúc lục phương tâm mặt và lập phương
tâm khối.
1.2. Tính hằng số mạng đối với cấu trúc lâp phương tâm khối ở nhiệt độ cao.
1.3. Xác định kim loại X bằng cách tính khối lượng phân tử từ kết quả câu 1.2.
Giản đồ ở trang sau cho thấy khả năng phản ứng của kim loại cũng như là khả năng tổng
hợp rất nhiều hợp chất khác nhau của nó. Thêm vào đó là các thông tin về các hợp chất
từ câu A đến G như sau:
 Hợp chất A, vật liệu đầu cho sự tổng hợp nguyên tố X trong công nghệ chứa
31,6% oxy cùng với X và sắt với tỉ lệ phân tử là 1:1.
 Hợp chất B chứa nguyên tố ở trạng thái oxy hóa cao nhất ở trạng thái liên kết với
một hạt nhân khác tạo thành cation hai nguyên tử Z
 Hợp chất C đựơc dùng để tạo màu trắng trong công nghiệp phẩm màu
 Hợp chất D là một chất lỏng bốc khói khi tiếp xúc với không khí, thuỷ phân nó cho
hợp chất C và trong quá trình tổng hợp chất F nó sẽ phản ứng với một axit Lewis
 Trong bước chuyển hợp chất D thành hợp chất E có một giai đoạn thay đổi số oxy
hóa.
 Hợp chất G được dùng làm thuốc thử để nhận biết nguyên tố X.

Giản đồ Latimer của các tiểu phân khác nhau của nguyên tố này như sau:

OLYMPIC HÓA HỌC ÁO 65


E
Mg

Al / THF
khử bằng H2O H2SO4
H2SO4 đặc C/Cl2 D
A X B C
than cốc
M ≈ 190 g/mol

H2O2 + 2 P(C2H5)3
H2O

G F

1.4. Viết công thức các chất từ A đến G.


1.5. Dạng hình học của chất F là gì?
1.6. Muối của ion X2+ chỉ bền ở trạng thái rắn và sẽ bị oxy hóa trong nước. Viết phản ứng
xảy ra.
1.7. Tại sao kim loại này có khả năng chống ăn mòn tốt?

Câu 2
Phân tích quặng sắt
Lựơng sắt chứa trong hematit (oxit sắt (III) trong quặng) có thể được xác định bằng
phương pháp chuẩn độ oxy hóa khử. Để phân tích 4.00 g bột quặng hematit thì quặng
được xử lý với axit clohydric đặc. Lọc bỏ phần không tan, phần dung dịch cho tác dụng
với chất khử và dung dịch sau phản ứng được rửa kỹ để cho tất cả ion sắt trong dịch lọc
đã bị khử xuống ion sắt (II). Dung dịch sau phản ứng (pH = 0) được chuẩn độ với chất
chuẩn dicromat (c = 0.100 mol/L). Thể tích tiêu tốn hết 33.74 mL.
2.1. Viết và cân bằng phản ứng giữa oxit sắt với axit clohydric.
2.2. Chọn tác nhân phù hợp trong số các tác nhân sau để khử xuống Fe(II): bromua,
nitrit, sunfit, kẽm (tác nhân khử Jones), dung dịch muối thiếc (II).
2.3. Viết và cân bằng phản ứng chuẩn độ oxy hóa khử.
2.4. Tính phần trăm khối lượng oxit sắt (III) trong mẫu.
2.5. Tính hằng số cân bằng của phản ứng chuẩn độ.
2.6. Tính thế khử ở điểm tương đương của phản ứng chuẩn độ ở các điều kiện đã cho.

OLYMPIC HÓA HỌC ÁO 66


2.7. Chất chỉ thị oxy hóa khử nào sau đây là phù hợp để xác định điểm tương đương ?
Giải thích lý do của sự lựa chọn đó.
Sắt phenanthroline ( xanh nhạt / đỏ – E° = 1.14V), ferroin (xanh da trởi / đỏ cam – E° =
1.06V), indigocarmin (xanh da trời/vàng – E° = 0.29V), methylen xanh (xanh/không màu
– E° = 0.53V), nilblue sunfat (tím/không màu – E° = 0.41V)
2.8. Ion clorua có thể bị oxy hóa trong quá trình chuẩn độ này không? Giải thích.
Một quá trình khả thi khác để xác định lượng sắt (II) trong dung dịch là chuẩn độ với dung
dịch kali permanganet. Để tránh sự nhiễu gây ra bởi ion clo thì người ta thêm vào 10,0
mL tác nhân Reinhardt-Zimmermann. Đây là dung dịch gồm mangan(II) sunfat trong hỗn
hợp axit sunfuric và axit photphoric nồng độ cao.
2.9. Tính giá trị pH bé nhất mà ở đó clorua có thể gây nhiễu đến sự chuẩn độ bằng
permanganat (Tất cả các ion khác gây ảnh hưởng đến thế chuẩn đều có hoạt độ a = 1).
2.10. Khi thêm mangan(II) sunfat vào thì thế khử của tiểu phân mangan có số oxy hóa
cao sẽ biến đổi như thế nào ?
2.11. Axit photphoric có ảnh hưởng gì?

Câu 3
Nhiệt động học và động học
A. Áp dụng nguyên lý thứ nhất của nhiệt động học
Nhiệt cháy chuẩn (298K) của saccarozơ và etanol - sản phẩm cháy là CO2(k) và H2O(l):
∆RHo(C12H22O11) = -5645 kJ/mol; ∆RHo(C2H6O) = -1368 kJ/mol;
Nhiệt hòa tan (hòa tan vào nước) của saccarozơ và etanol cho ở 298 K:
∆SOLHo(C12H22O11) = 5.0 kJ/mol; ∆SOLHo(C2H6O) = -10 kJ/mol;
Sự lên men kị khí của saccarozơ trong dung dịch sinh ra etanol và cacbon dioxit.
3.1. Viết và cân bằng các phản ứng của tất cả các quá trình đã nêu. Sử dụng các ký hiệu
(r), (l), (aq) cho „rắn“, „lỏng“, „dung dịch nước".
3.2. Tính entanpy phản ứng chuẩn cho quá trình lên men này.

B. Áp dụng nguyên lý thứ hai của nhiệt động học và vài quan sát động học
Bây giờ chúng ta sẽ quan sát phản ứng phân hủy NO2 tạo thành NO và oxy ở 10°C dưới
ảnh hưởng động học và nhiệt động học.
3.3. Viết và cân bằng phản ứng phân huỷ này. Sử dụng các hệ số cân bằng nhỏ nhất là
số nguyên

OLYMPIC HÓA HỌC ÁO 67


Bảng sau cho biết tốc độ đầu của phản ứng phụ thuộc vào các nồng độ đầu khác nhau
của NO2:
[NO2]0 (mol/L) 0.010 0.012 0.014 0.016
V0 (mol/L.s) 5,40.10-5 7,78.10-5 1,06‧10-4 1,38‧10-4

3.1. Xác định bậc của phản ứng và tính toán hằng số vận tốc.
Nếu chúng ta quan sát phản ứng ở cân bằng thay vì ở thời điểm đầu thì sẽ xuất hiện câu
hỏi khác. Sử dụng các gía trị này để trả lời các câu hỏi sau:
∆sHo(NO2) = 33.2 kJ/mol; ∆sHo(NO) = 90.3 kJ/mol;
So(NO2) = 241 J/mol; So(NO) = 211 J/mol; So(O2) = 205 J/mol;
3.2. Tính ∆RHo, ∆RSo và ∆RGo ở 10°C (các đại lượng có thể xem như không phụ thuộc
nhiệt độ).
3.3. Nhiệt độ nhỏ nhất cần đạt đến để cân bằng dịch chuyển về phía phải là bao nhiêu?
(Cho biết các thông số nhiêt động học được xem như độc lập với nhiệt độ)
3.4. Ở 10oC thì cân bằng trong các hệ sau đây sẽ dịch chuyển theo chiều nào: a) Chỉ duy
nhất NO2, b) Chỉ NO và O2, c) Tất cả các chất đều có áp suất là pi = 1.0 bar được đặt
trong bình kín?
3.5. Tính áp suất riêng phần cực đại của oxy ở 500 K nếu p(NO 2) = 1.0 bar và p(NO) =
0.010 bar và phản ứng xảy ra tự phát theo chiều thuận (Các thông số có thể được xem
như là độc lập hoàn toàn với nhiệt độ)?

Câu 4
Động học
Quá trình thủy phân p-nitrophenylaxetat (PNA) phụ thuộc thời gian để tạo thành p-
nitrophenol (PNP) và axit axetic có thể được khảo sát dựa vào độ hấp thụ UV ở 398nm
bởi vì các hợp chất có nhóm nitrophenyl cho một dải hấp thụ mạnh (nhưng khác biệt
nhau) ở bước sóng này
Một dung dịch PNA (c0 = 1.0‧10-4 mol/L) đựơc khảo sát thủy phân ở 25°C trong môi
trường đệm photphat. Độ hấp thụ quang của dung dịch được ghi lại (dãy đo 1)
Sự khảo sát được lặp lại với cùng nồng độ đầu ở T = 30° C (dãy đo 2).
Ở điểm cuối phản ứng thì dung dịch đạt đến trị số hấp thụ mol không thay đổi được ký
hiệu với t = ∞. Tất cả các cuvet đo mẫu đều có độ dày 1.00 cm.

OLYMPIC HÓA HỌC ÁO 68


t (s) 300 900 1500 3000 4500 6000 ∞
dãy đo 1, A 0.152 0.377 0.553 0.886 1.100 1.244 1.456
dãy đo 2, A 0.307 0.558 0.757 1.092 1.278 1.384 1.512

4.1. Viết và cân bằng phản ứng thuỷ phân PNA.


4.2. Tính hệ số hấp thụ đối với PNP ở 398 nm từ dãy đo 1.
Do sự hấp thụ ứng với cả hai tiểu phân (PNA và PNP), chúng ta phải để ý rằng (A ∞-At)
ứng với nồng độ của PNA.
4.3. Chứng minh hệ thức sau: (A∞-At) =[ε(PNP) - ε(PNA)].c(PNA) ε…hệ số hập thụ
4.4. Xác định bậc của phản ứng và tính hằng số vận tốc dựa vào đồ thị vẽ ứng với dãy
đo 1 bằng cách kiểm tra biểu thức vận tốc bậc không, một và hai (vẽ đồ thị trong giấy vẽ
đồ thị được phát sẵn).
4.5. Bằng cách nào để đưa phản ứng này về cùng bậc với phương trình thủy phân?
4.6. Tính hằng số vận tốc ứng với dãy đo thứ hai (tính tối đa ba giá trị của k rồi lấy trị
trung bình).
4.7. Tính năng lượng hoạt hóa của phản ứng này.

Câu 5
Xác định sắt
Để phân tích Fe2+ thì người ta dùng 2,2´-bipyridine (bipyr):
Fe2+ + 3 bipyr ⇌ [Fe(bipyr)3]2+ K = 1017.58

Phức hấp thụ ở λmax=520 nm và có hệ số tắt mol phân tử là ε = 8.377‧103 L‧mol-1‧cm-1.


Chúng ta sẽ tính toán giá trị độ hấp thụ của phức nếu chúng ta khảo sát bằng cuvet 1.000
cm. Nồng độ đầu của dung dịch đo trước khi đạt đến cân bằng là c(Fe2+) = 1.000‧10-4
mol/L và c(bipyr) = 2.667‧10-4 mol/L.
5.1. Các nồng độ đã chọn có khả thi để xác định chính xác nồng độ Fe2+không? Tick vào
ô đúng trong tờ phiếu trả lời.
5.2. Sử dụng các thông tin có sẵn hãy tính toán gần đúng nồng độ cân bằng của phức
màu mà không cần phải khảo sát nồng độ cân bằng.
5.3. Sử dụng định luật tác dụng khối lượng để đề xuất một phương trình tính toán chính
xác, sử dụng x như là giá trị nồng độ phức màu chưa biết. Sử dụng các giá trị có sẵn để
sao cho x là biến số duy nhất của phương trình này.

OLYMPIC HÓA HỌC ÁO 69


Giải phương trình ở câu 5.3 với những sự gần đúng toán học khả thi nhất. Kết quả tốt sẽ
đến khi ta ứng dụng phương pháp lặp: Tức là sự lặp đi lặp lại sẽ được tiến hành cho đến
khi đạt được một giá trị gần đúng chấp nhận được (ở đây ta có thể sử dụng giá trị đầu
từ giá trị tính được ở câu 5.2), sau đó sử dụng kết quả tính được để tính một giá trị x
khác đến khi đạt được giá trị chấp nhận được theo cùng một cách làm.
5.4. Tiến hành lặp hai bước đầu tiên và từ đó tính nồng độ của phức màu với giá trị càng
chính xác càng tốt.
5.5. Tính giá trị mật độ quang. Các em có thể sử dụng đáp số ở câu 5.2. hay 5.4.

Câu 6
Đệm photphat
Các dung dịch đệm thường phải mua với giá rất cao, đặc biệt là các phòng thí nghịêm
phải sử dụng lượng lớn. Công ty AustroBioGen đã tiến hành các biện pháp phân tích để
có thể xây dựng chính xác thành phần dung dịch được sử dụng nhiều nhất trong kỹ thuật
hóa sinh để có thể tự sản xuất ra dung dịch đệm. Thông tin duy nhất họ có được từ các
nhà sản xuất hóa chất là danh sách các hóa chất đựoc dùng để điều chế dụng dịch đệm
trong câu hỏi này: Axit photphoric (nồng độ 85%), natri dihydrophotphat dihydrat, dinatri
hydrophotphat heptahydrat, trinatri photphat dodecahydratate.
Dung dịch đệm có giá trị pH là 6.50. Hằng số axit của axit photphoric là pK A1 = 2.23
pKA2=7.21, và pKA3=12.32.
Đầu tiên tổng lượng photpho trong các chất được xác định bằng phương pháp chuân đọ
pemanganat. Sau đó axit hóa hệ đệm bằng cách thêm vào axit axetic, sau đó thêm vào
amoni clorua và photphat lúc này được kết tủa hoàn toàn định lượng bằng cách thêm
vào dung dịch uranyl(VI) axetat để tạo muối khó tan uranyl amoni photphat (NH4UO2PO4).
Ở bước kế tiếp thì muối uranyl tinh khiết được khử bằng đĩa nhôm trong axit sunfuric để
tạo thành urani(IV). Ở bước cuối thì urani(IV) sẽ được chuẩn độ lại với kali pemanganat,
lúc này urani(IV) sẽ bị oxy hóa để tạo lại UO22+.
6.1. Viết và cân bằng phản ứng cuối
6.2. Để chuẩn độ 10.00 mL dung dịch đệm cần 13.34 mL dung dịch kali pemanganat
(c=0.0200 mol/L). Tính tổng lượng photpho có trong các tiểu phân chứa photpho.
6.3 Bây giờ tính lại nồng độ của từng cấu tử chứa photpho trong dung dịch đệm. Cho
rằng ở pH đã cho thì có một vài tiểu phân chứa P hiện diện với nồng độ rất bé nên có thể
bỏ qua được. Dựa vào sự gần đúng này hãy xác định nồng độ của các tiểu phân có chứa
P còn lại trong dung dịch. Sử dụng các giá trị này để tính toán nồng độ của các tiểu phân
có chứa P mà ta đã bỏ qua trước đó. Kiểm tra độ phù hợp của kết quả với các câu trả
lời trước đó (sự chênh lệch phải bé hơn 2%) .

OLYMPIC HÓA HỌC ÁO 70


Bất lợi chính của dung dịch đệm này là sự kết tủa khi có sự xuất hịên ion canxi trong
dung dịch dưới dạng apatit Ca3(PO4)2. Tích số tan của apatit là 1.00‧10-26.
6.4. Tính nồng độ lớn nhất mà ion canxi được phép có mặt trong dung dịch đệm này
6.5. 2.00 g NaOH rắn được thêm vào 1 lít dung dịch đệm này. Tính giá trị pH của dung
dịch sau phản ứng cũng như tính nồng độ của tổng lượng các ion khác có mặt trong dung
dịch bằng cách sử dụng các ước lượng gần đúng.

Câu 7
Hóa học của terpen
Để xác định cấu trúc của một hydrocacbon quang hoạt A thì người ta tiến hành dãy phản
ứng sau đây:

OH
H2
G H +
cat
limonene

H2 cat H2SO4

1. O3 I2, OH- KMnO4 H2


A B C E D
2. H2O2/H+ hot cat
CHI3
HBr

F
Ngoài ra còn có các thông tin sau:
 Tất cả các quá trình hydro hóa đều xảy ra đến cùng
 Trong quá trình ozon phân chỉ thu được duy nhất một sản phẩm
 B là axit monocacboxylic. C là axit dicacboxylic mạch hở.

OLYMPIC HÓA HỌC ÁO 71


 Phổ 1H-NMR của chất D cho tín hiệu: δ= 1.2 ppm (d, 6H), δ= 2.8 ppm (m, 1H), δ=
4.8 ppm (s, rộng, 1H), δ= 6.8 ppm (d, 2H), and 7.1 ppm (d, 2H).
 F không quang hoạt.

7.1. Vẽ công thức cấu tạo các chất từ A - H trong các ô tương ứng ở phiếu trả lời.
Tiến trình sinh tổng hợp các terpen vòng có thể được bắt đầu từ terpen mạch hở. Geraniol
và nerol là các terpen mạch hở điển hình. Sự khác biệt giữa chính chính là sự phân bố
hình học ở một nối đôi:

OH

geraniol nerol OH

Cơ chế của qúa trình vòng hóa của nerol để tạo thành α-terpineol xảy ra trong môi trường
axit được biểu diễn như sau. Xác định cấu trúc của các tiểu phân trung gian cũng như
các tác nhân còn thiếu trong sơ đồ (K+, L+, và M+ là các trung gian hoạt động(.

H+ -H2O cyclisation ?
K+ L+ M+
?
OH OH

α –terpineol
7.2. Xác định dạng hình học đúng đối với nối đôi trong các cấu trúc của geraniol và nerol.
7.3. Vẽ cấu trúc của các tiểu phân trung gian hoạt động K+, L+, và M+ cũng như viết công
thức của các tác nhân phản ứng ?/? vào các ô tương ứng trong phiếu trả lời.
7.4. Đánh dấu hoa thị vào các trung tâm bất đối trong phân tử α-terpineole trong phiếu
trả lời.
Nếu 1 mol nước (H+) được thêm vào α-terpineole thì tạo thành N (C10H20O2). Dưới hiệu
lực của xúc tác axit thì ete vòng O được tạo thành từ N. O, còn có tên là eucalyptole, là
thành phần hữu cơ chính trong loại cây eucalyptus.
7.5. Vẽ công thức cấu trúc của N và O vào các ô tương ứng trong phiếu trả lời.

OLYMPIC HÓA HỌC ÁO 72


Tiểu phân trung gian M+ (C10H17+) là một ion carbonium có một vai trò quan trọng trong
quá trình tổng hợp các terpen hai vòng như borneol và camphor.

OH O

borneol camphor

7.6. Vẽ cơ chế tạo thành borneol từ M+.

Câu 8
Tổng hợp vitamin C
Qúa trình tổng hợp vitamin C là một trong số các quá trình tổng hợp hợp chất thiên nhiên
đầu tiên trên quy mô công nghiệp. Quy trình này được đưa ra lần đầu tiên vào năm 1934
bởi Thaddeus Reichenstein và hiện nay đã đựơc biết đến rộng rãi trên toàn thế giới. Ở
giai đoạn đầu của quá trình tổng hợp là sự tổng hợp sobozơ từ D-glucose theo sơ đồ
sau:

CHO
H OH
HO H H2/ Ni Acetobacter suboxidans
D-Sorbit Sorbose
H OH (oxidiert spezifisch OH-Gruppen am C5)
H 5 OH
CH2OH Sự oxy hóa chỉ xảy ra ở nhóm OH- thuộc C5

8.1. Vẽ cấu trúc của D-sorbit và sản phẩm cuối sobozơ ở dạng công thức chiếu Fischer
mạch hở.
8.2. Cho biết sobozơ thuộc dãy D- hay dãy L-.
8.3. Cho biết mối quan hệ lập thể giữa D- và L-sobozơ?
8.4. Vẽ cấu trúc của D-sorbose dưới dạng công thức chiếu Harworth.
8.5. Gọi tên IUPAC (bao gồm các mô tả lập thể) đối với cấu trúc mạch hở của D-sobozơ.
Ở bước thứ hai thì sobozơ sinh ra từ bước thứ nhất sẽ được cho phản ứng với axeton
trong môi trường axit để bảo vệ các nhóm OH- đặc hiệu. Sobozơ phản ứng ở dạng vòng
α-L-sobo-furanozơ để tạo sản phẩm “diaxetonide“.

OLYMPIC HÓA HỌC ÁO 73


8.6. Vẽ công thức chiếu Haworth của diaxetonide.
Tiếp theo nhóm CH2OH- tự do bị oxy hóa bởi NaOCl (hay KMnO4), nhóm bảo vệ sẽ bị
loại bỏ trong môi trường axit ở bước tiếp sau và cho sản phẩm axit-2-xetoglutaric với cấu
trúc như sau:
COOH
O
HO H
H OH
HO H
CH2OH

Dạng xetoaxit tạo thành lacton vòng X (este vòng năm cạnh) một cách tự phát bằng
cách tách đi phân tử nước. X chuyển vị để tạo thành C.
HO O

HO O

HO H
CH2OH
Vitamin C
8.7. Vẽ công thức cấu trúc của lacton X.
8.8. Mối quan hệ giữa chất X và vitamin C là gì ?
8.9. Đánh dấu vào các trung tâm bất đối trong cấu trúc của vitamin C. Có thể tồn tại bao
nhiêu đồng phân lập thể?
8.10. Vitamin C không chứa nhóm axit nào nhưng nó lại được xem như là axit. Nó là một
axit hai nấc với giá trị pKA là 4,2 và 11,8. Nhóm chức nào đã phản ứng để gây ra tính
axit? Khoanh vòng các nhóm đó trong cấu trúc của vitamin C.
8.11. Vẽ cấu trúc của bazơ liên hợp sau bước proton phân thứ nhất.
8.12. Axit ascorbic là một chất khử tốt và sẽ bị oxy hóa trong quá trình tương ứng. Vẽ
cấu trúc sản phẩm khi tiến hành oxy hóa axit ascorbic.

OLYMPIC HÓA HỌC ÁO 74


Năm 2009
Câu 1
Kỷ niệm 200 năm ngày mất Joseph Haydn
Vào năm Joseph Haydn mất (1809) thì Sir Humphry Davy đã tìm ra một nguyên tố kim
loại A. Sơ đồ dưới đây sẽ đưa ra một số phương thức để tổng hợp nguyên tố này và một
số hợp chất của nó.

+ O2/T, p
E

D
+ O2/500°C, Điện phân nóng B
2bar chảy muối

C + Al/ T cao
J
A + C/1000°C
Lò quay
+ N2/T
- CO2/T + H2SO4

F I
+ H2O
H + CO2
+ H2O
+ HNO3

G K

 B là hợp chất chứa clo của A. Khi điện phân nóng chảy muối B trong một ngày với
cường độ dòng điện 10000 A và hiệu suất dòng 85 % thì thu được 522.6 kg nguyên
tố A.
 C là chất rắn màu trắng chứa oxy của A với hàm lượng oxy là 10,4 %.
 Trong một đơn vị công thức thì so với C chất D chứa lượng oxy nhiều gấp đôi còn E
gấp bốn lần. Hợp chất D được sử dụng làm chất khơi mào trong kỹ thuật nhiệt luyện
và trong quá trình nhiệt nhôm (phản ứng từ C cho A).
 F là hợp chất được tạo thành từ hai nguyên tố khác nhau.
 Hợp chất G cũng có màu trắng, ít tan trong nước nhưng dễ tan hơn những chất đồng
dạng khác trong họ chất này. Nó được tạo thành bằng cách cho nguyên tố phản ứng
với nước.
 H tạo ra khí có khối lượng phân tử 44 g/mol khi phản ứng với.
 Chất I có cấu trúc mạng tinh thể kiểu NaCl và bao gồm hai nguyên tố.

OLYMPIC HÓA HỌC ÁO 75


 Hợp chất J được tìm thấy trong tự nhiên, nó được ứng dụng nhiều trong công nghiệp
giấy. Sự tổng hợp I từ J được tiến hành trong lò nung ở 1000 – 1200°C bằng cách
khử với than cốc, trong quá trình này có sự tạo thành cacbon oxit.
 Trong phản ứng tạo thành I từ B, và I từ G đều có sự thoát ra một khí có mùi trứng
thối.
 Phản ứng từ K tạo thành J được dùng nhiều trong phân tích định tính.
1.1. Cho biết công thức và tên của các hợp chất được ký hiệu từ A đến K? Sự xác định
chất A buộc phải tính toán chứng minh.
1.2. Bậc liên kết của anion trong hợp chất E là bao nhiêu? Giải thích dựa vào thuyết MO.
1.3. Cho biết tên thường của phản ứng chuyển từ F sang G?
1.4. Viết phương trình phản ứng tạo thành C từ A.
1.5. Tính tích số tan của chất G dựa vào các dữ kiện điện hóa sau:
An+/A(s) E° = -2.92 V; G(s)/A(s) E° = -2.99 V;
Davy tạo ra nguyên tố A bằng cách điện phân theo phương pháp tạo hỗn hống. Trong
phương pháp này thì nguyên tố được kết tủa dưới dạng hỗn hống trên catot thủy ngân.
9 năm sau phát hiện này thì Ogg đã trả lời câu hỏi có chăng ion thủy ngân (I) chứa một
hay nhiều nguyên tử thủy ngân. Để làm được điều này thì ông sử dụng việc đo suất điện
động của pin galvani sau:
Hg(s)│Hg(I)-nitrat (c = 0.05M)∥ Hg(I)-nitrat (c = 0.5M) │Hg(s)
Giá trị suất điện động đo được là 0.030 V.
1.6. Xác định thành phần của ion thủy ngân (I).
Nguyên tố A được dùng để chế tạo vật liệu siêu dẫn. Vật liệu siêu dẫn này ngoài kim loại
A còn có Cu, Y và oxy. Thành phần định lượng của đồng trong chất siêu dẫn này được
xác định bằng phương pháp chuẩn độ iot. Sau khi thêm iot vào dung dịch chứa ion đồng
(II) nó sẽ bị khử để tạo một lượng nhỏ ion đồng (I):
2 Cu2+ + 3 I- ⇌ 2 Cu+ + I3-
Các ion này được tạo thành cùng với một lượng lớn chất khó tan đồng (I0 iodua.
1.7. Tính hằng số cân bằng của phản ứng trên dựa vào các giá trị thế chuẩn sau:
Cu2+/Cu+ E° = 0.153 V; I3-/I- E° = 0.536 V

OLYMPIC HÓA HỌC ÁO 76


Câu 2
Hóa học phức chất của một nguyên tố quan trọng có nhiều màu sắc
Phức kali xiano K1 của nguyên tố A có momen từ đo được là µ = 3.8 B.M. Hợp chất này
cho thấy một dải hấp thụ d-d ở 26700 cm-1. Sự khử ion A2O72- (có màu cam trong dung
dịch nước) bằng etanol trong môi trường axit sẽ tạo thành ion trung tâm của phức xiano.
Phức K1 này có thể bị khử bằng kali trong amoniac lỏng để tạo phức xiano K 2, trong đó
số phối trí không thay đổi. Khi thay thế toàn bộ các phối tử trong K2 bằng ammoniac thì
momen từ của phức K3 thu được sẽ tăng đến giá trị µ = 4.9 B.M..
2.1. A là nguyên tố nào ?
2.2. Viết công thức và gọi tên phức K1.
2.3. Vẽ sự chiếm cứ các mức năng lượng obitan d của K1 và xác nhận lại điều này bằng
cách tính toán và so sánh với giá trị momen từ đã cho ở đề bài.
2.4. Tính năng lượng tách mức trường tinh thể ∆ (kJ/mol) với phức K1.
2.5. Nếu ion trung tâm không đổi còn phối tử lần lượt là H2O, Cl- và F- thì sự giảm mức
năng lượng tách mức trường tinh thể ∆ sẽ như sau: 158 kJ/mol, 182 kJ/mol và 208 kJ/mol.
Gắn từng giá trị này đố với các phối tử tương ứng.
2.6. Viết công thức và gọi tên phức K2.
2.7. Vẽ sự chiếm cứ các mức năng lượng obitan d của K 2 và K3 và hãy chỉ ra trong mỗi
trường hợp phức sẽ là spin cao hay spin thấp.
2.8. Phức với số oxy hóa thấp của ion trung tâm cho thấy một cấu trúc bát diện biến dạng.
Tên của hiệu ứng gây ra sự kiện đó là gì?
2.9. Cho biết dạng hình học của phức A(acac)2? Lưu ý đến câu 2.8.

Câu 3
Nhiệt hóa học
A. Một chất từ Indonesia
Borneol là một chất có mùi cay được phân lập từ cây camphor Borneo và Sumatra. Ở
230°C chất này sẽ đồng phân hóa để cho iso-Borneol. Biến thiên năng lượng tự do chuẩn
của phản ứng này đo được là  R GT  9.4 kJ.

OH OH

OLYMPIC HÓA HỌC ÁO 77


3.1. Đánh dấu hoa thị vào các trung tâm bất đối của Borneol.
3.2. Borneol có bao nhiêu đồng phân lập thể?
3.3. Tính hằng số cân bằng của quá trình đồng phân hóa này ở 230°C.
3.4. Tính biến thiên entanpy tự do của phản ứng ∆RGT trong hệ thống hỗn hợp gồm 0.15
mol Borneol và 0.30 mol Isoborneol ở áp suất chung 800 mbar. Chiều phản ứng lúc này
sẽ như thế nào?
3.5. Tính toán lượng mỗi chất ở thời điểm cân bằng nếu biết ban đầu đã đưa 7.50 g
Borneol và 14.0 g iso-Borneol vào một bình kín có thể tích V = 5.0 L rồi đun nóng đến
230°C.
3.6. Dữ kiện nào đã cho không cần thiết cho tính toán?

B. Hằng số cân bằng


Hằng số cân bằng của phản ứng: 2 C3H6(k) ⇄ C2H4(k) + C4H8(k)
ở trong khoảng nhiệt độ từ 400 K đến 410 K có thể được biểu diễn bằng phương trình:
1088 1.51 105
lnK  1.04  
T T2
3.7. Tính các giá trị ∆RGoT, ∆RHoT và ∆RSoT của phản ứng ở 400 K. Có thể giả thiết rằng
∆RHoT và ∆RSoT là hằng số trong khoảng nhiệt độ đang xét.

Câu 4
Động học
A. Trạng thái dừng
Phản ứng cộng aldol của axeton (propanon) được xúc tác bởi base có sự tạo thành trung
gian cacbanion từ axeton, phản ứng này là thuận nghịch. Cacbanion này sẽ phản ứng
với phân tử axeton thứ hai để tạo thành sản phẩm. Cơ chế đơn giản hóa được biểu diễn
như sau:

O k1 O
+ B HB+ +
H3C CH3 k2 H3C CH2

O O k3
+ P
H3C CH2 H3C CH3

OLYMPIC HÓA HỌC ÁO 78


4.1. Tìm biểu thức vận tốc cho sự tạo thành sản phẩm P. Sau đó áp dụng nguyên lý nồng
độ ổn đinh để tính nồng độ cacbanion. Sử dụng ký hiệu HA cho axeton và A - cho
cacbanion.

B. Enzym
Nghiên cứu phản ứng enzym ATPaza tác dụng lên ATP ở 20°C với nồng độ enzym [E] 0
= 20 nmol/L. Thí nghiệm động học bắt đầu từ 0.800 μmol/L ATP, sau 10s thì lượng hiện
diện chỉ 0.703 μmol/L. Ở thí nghiệm thứ hai thì nồng độ ATP giảm từ 3.00 μmol/L xuống
2.83 μmol/L trong cùng khoảng thời gian.
4.2. Tính tốc độ đầu của phản ứng xúc tác enzym.
4.3. Tính hằng số Michaelis-Menten và tốc độ cực đại của phản ứng.
4.4. Xác định số luân chuyển của enzyme?

C. Phản ứng bậc 2


1-Bromopropan phản ứng với ion thiosulfat theo phương trình

+ S2O32- + Br-
Br SSO3
Để nghiên cứu động học của phản ứng này thì sẽ khả thi nếu chuẩn S 2O32- bằng dung
dịch iot trong khoảng thời gian phản ứng. Cách làm như sau được coi là tốt nhất. Chuẩn
độ 2.00 mL dung dịch thiosunfat sử dụng trong thí nghiệm cần 12.2 mL dung dịch iot có
nồng độ c = 5.00·10-3 mol/L. 20.0 mL dung dịch thiosunfat được trộn lẫn với 20.0 mL
dung dịch bromopropan có cùng nồng độ đầu, và cùng lúc đó khởi động đồng hồ bấm
giờ. Dung dịch sau đó được đưa ngay lập tức vào một buret. Sau 20 gây thì lấy 10.0 mL
dung dịch này đưa rất nhanh vào bình chuẩn độ trong chậu nước đá để ngừng phản ứng.
Dung dịch này được chuẩn bằng dung dịch iot thấy tốn hết 16.0 mL. Sau 50 giây thí
nghiệm được lặp lại, với việc lấy lần thứ hai 10.0 mL dung dịch thì lượng dung dịch iot
cần cho lúc này là 9.35 mL.
4.5. Tính nồng độ của ion thiosunfat sau 20 s và 50 s.
4.6. Bằng tính toán hãy chứng minh phản ứng có bậc hai và tính hằng số tốc độ trung
bình từ ba giá trị riêng rẽ thu được.

OLYMPIC HÓA HỌC ÁO 79


Câu 5
Lại tiếp tục là amoniac!
Quy trình tổng hợp amoniac theo Haber-Bosch đã sử dụng 1.4 % lượng năng lượng mà
toàn thế giới sản xuất được.
5.1. Viết phản ứng tổng hợp ammoniac từ các nguyên tố.
Hằng số cân bằng của phản ứng này là KP = 1.40·10-5 ở nhiệt độ 500°C.
5.2. Lấy các chất theo đúng hệ số tỉ lượng là 1.00 mol nitơ và 3.00 mole hydro phản ứng
với nhau ở áp suất 350 bar. Tính áp suất riêng phần của các chất khác nhau sau khi cân
bằng được thiết lập.
Trong môi trường nước thì các thông số chất lượng nước cần phải được đo nhiều lần.
Với quá trình loại nitơ của các sản phẩm hữu cơ thì có sự tạo thành amoniac. Nếu giá trị
pH quá cao thì amoniac sẽ được giải phóng, chất độc này sẽ ảnh hưởng nguy hiểm đến
các loài cá.
5.3. Một người chăm sóc sinh vật biển cố gắng giữ các thông số nước trong bể hải dương
100 L của anh ta giá trị pH là 8.00 và nồng độ amoniac là 1.00 mg/L. Tính nồng độ của
ion amoni! Có thể bỏ qua tương tác với các chất khác. Biết amoniac là một base yếu có
trị pKB là 4.75.
5.4. Bằng cách thêm vào một chất hóa học đặc biệt thì người chăm sóc sinh vật biển có
thể hạ pH đến giá trị 7.00. Nồng độ amoniac trong nước lúc này (mg/L) là bao nhiêu?

Câu 6
Hexokinza
Hai loại protein hexokinaza của người đã được nghiên cứu dựa vào sự khác nhau của
chúng. Với sự trợ giúp của phổ khối liên tiếp thì có thể phân mảnh một cách chọn lọc
các ion có giá trị cao để thu nhận được các thông tin về cấu trúc. Trong quá trình khảo
sát thì xảy ra quá trình phân mảnh sau đây:

OLYMPIC HÓA HỌC ÁO 80


Các phân mảnh của Các phân mảnh của
phân tử A (m/z): phân tử B (m/z):
a1 = 88 a2 = 244.1
x1 = 132 a3 = 373.2
c2 = 289.1 x2 = 189
a3 = 315.1 c4 = 531.3
x5 = 594.2 a5 = 601.3
c6 = 659.2 a7 = 814.4
x8 = 936.3 c8 = 946.4

Bảng aminoaxit (với các ký hiệu viết tắt và khối lượng phân tử ở đơn vị g/mol):
Glyxin Alanin Serin Prolin Valin Threonin Xystein Leuxin Isoleuxin Asparagin

Gly Ala Ser Pro Val Thr Cys Leu Ile Asn
75.0 89.0 105.0 115.1 117.1 119.1 121.0 131.1 131.1 132.1

OLYMPIC HÓA HỌC ÁO 81


Asparagin Lysin Glutamin Glutamin Methionin Histidin Phenyl- Arginin Tyrosin Trypto-
alanin phan

Asp Lys Gln Glu Met His Phe Arg Tyr Trp
133.0 146.1 146.1 147.1 149.1 155.1 165.1 174.1 181.1 204.1

Biểu thức toán học để tính tổng khối lượng của các aminoaxit trong phân mảnh a n được
cho như sau: An = m(an) + 45 + (n-1)·18
6.1. Tại sao lại xuất hiện hai con số 45 và 18 trong công thức?
6.2. Lập luận xác định Cn và Xn.
6.3. Tính toán các khối lượng giả thiết của các phân mảnh a n, cn và xn.
Mỗi phần trong hai phần của của hai phân tử hexokinaza đều chứa 8 aminoaxit, trong đó
có 5 aminoaxit giống nhau. Chúng chỉ khác nhau ở ba vị trí và không chứa leuxin.
6.4. Xây dựng cấu trúc sơ cấp của hai octapeptit này!

Câu 7
Thuốc trị ho
Cấu trúc của salbutamol và clobutinol được tạo thành dựa trên bộ khung adrenaline và
chúng thuộc về nhóm ß-sympathomimetica. Cả hai loại dược phẩm này đều được dùng
làm thuốc trong dược phẩm dựa trên khả năng chống co thắt và đồng hóa và được dùng
trong thể thao dưới sự kiểm soát nghiêm ngặt.

OH
H
N
HO

HO OH N
Cl
Salbutamol Clobutinol

OLYMPIC HÓA HỌC ÁO 82


Quá trình tổng hợp salbutamol bắt đầu từ axit salyxilic và đi qua các bước phản ứng cơ
bản:

COOH
N
OH (CH3CO)2O AlCl3 Br2 (CHCl3) H
A B C D

LiAlH4

H2/Pd-C
Salbutamol E

Để xác định cấu trúc các chất từ A – E sẽ có thêm một số thông tin sau
 A là một chất thuốc giảm đau hiệu quả.
 Phản ứng từ A đến B là sự chuyển vị; đó là sự axyl hóa Friedel-Crafts trong đó A
cũng chính là tác nhân axyl hóa. B là đồng phân của A và phản ứng dương tính với
Fe3+ cũng như 2,4-DNPH.
 C cho hai pic phân tử trên phổ khối ở m/z 258 và m/z 260.
 Trong phản ứng chuyển C thành D HBr bị tách ra.
 Bước cuối cùng tạo thành salbutamol là phản ứng loại nhóm bảo vệ ở amin và giải
phóng toluen.
7.1. Xác định cấu trúc các chất từ A – E.
7.2. Cơ chế nào xảy ra khi chuyển C thành D?
7.3. Phổ 1H-NMR của salbutimol được cho ở dưới. Hãy gán các tín hiệu trên phổ với các
proton tương ứng trong công thức bằng cách viết các giá trị độ dịch chuyển hóa học δ
cho các proton tương ứng. Biết pic rộng ở vùng 4.60 ppm biến mất khi nhỏ thêm D 2O.
Tín hiệu trong vùng 4.42 – 4.47 ppm là của 3 proton (2+1). Các proton trong vùng thơm
không cần xem xét đến.
7.4. Quá trình tổng hợp trên chỉ cho hỗn hợp raxemic, trong khi đối quang có dược tính
là đồng phân (R)-salbutamol. Hãy vẽ cấu trúc lập thể của (R)-salbutamol.

OLYMPIC HÓA HỌC ÁO 83


Clobutinol cũng là một loại thuốc ngừa cảm lạnh khác, nó đã bị loại bỏ khỏi các quầy
thuốc vào năm 2007 do các phản ứng phụ.
Sự tổng hợp chất này bắt đầu từ toluen và butan-2-on. Quá trình này chỉ sử dụng tác
nhân vô cơ và các tác nhân hữu cơ có 1 hay 2 nguyên tử cacbon. Bỏ qua các chi tiết về
lập thể.

Cl2 SO2Cl2, AIBN + H


Toluen F G J
FeCl3 10 h, heat
C7H7Cl

+ HCHO + K
Butan-2-on (L)
HCl
O N

HCl
J + (L) M Clobutinol-hydrochlorid
O N N
a salt, can not be isolated

Cho thêm một số thông tin sau trong quá trình tổng hợp clobutinol:
 Trong sự tổng hợp chất F có sự tạo thành sản phẩm phụ và nó được tách ra ngay
sau đó.

OLYMPIC HÓA HỌC ÁO 84


 G chỉ cho 2 tín hiệu trên phổ 1H-NMR (δ = 7.33 ppm, 4H (s) và δ = 4.55ppm, 2H(s);
còn trên phổ 13C-NMR cho 5 tín hiệu khác nhau, 4 trong vùng C - sp2 từ δ = 128-
136 ppm và 1 tín hiệu ở δ = 45 ppm.
 AIBN là ký hiệu viết tắt của chất azobisisobutyronitrin và là chất khơi mào cho phản
ứng gốc tự do.
7.5. Xác định cấu trúc của F, G, H, J, K, M và N
7.6. Cho biết tên phản ứng giữa butan-2-on với HCHO + K để tạo thành L?
7.7. Cơ chế nào đã xảy ra trong phản ứng tạo thành F?
7.8. Cơ chế nào đã xay ra trong phản ứng tạo thành G?
7.9. Đánh dấu vào các tâm bất đối trong clobutinol bằng dấu hoa thị.
7.10. Clobutinol có bao nhiêu đồng phân lập thể? Các đồng phân này có mối quan hệ
như thế nào?

OLYMPIC HÓA HỌC ÁO 85


Năm 2010
Câu 1
Một số thông tin về bốn kim loại
Bài tập dài này sẽ liên quan đến bốn kim loại có vai trò rất quan trọng trong kỹ thuật.
Chúng không ở quá xa nhau trong bảng hệ thống tuần hoàn. Với mỗi kim loại sẽ có
những câu hỏi về lĩnh vực hóa phân tích và hóa lý.
Chúng ta đang khảo sát những kim loại nào?
Để trả lời câu hỏi này sẽ cần đến những thông tin sau:
 Tổng khối lượng mol của các kim loại là 227 g.
 Oxit cực kỳ quan trọng của kim loại  chứa ≈40 % oxy về khối lượng, và nó chính
là chất tạo màu trắng quan trọng nhất trong công nghiệp.
 Kim loại  cũng được sử dụng trong công nghiệp hàng không.
 Kim loại  thể hiện nhiều số oxy hóa khác nhau trong các hợp chất. Dung dịch
nước các hợp chất của chúng có những màu sắc tương ứng như sau:
 Me(+2)…….không màu
 Me(+3)…….nâu sáng
 Me(+4)…….đen
 Me(+6)…….xanh lá cây
 Me(+7)…….tím
 Kim loại  thể hiện tính sắt từ ở nhiệt độ phòng.
 Khi tiếp xúc trực tiếp với kim loại  sẽ có một số người bị dị ứng
 Kim loại  là kim loại duy nhất có sunfua không màu và không tan (KSP = 2·10-24).
Cần đến 10 L nước để hòa tan được 1,375 ng sunfua không màu của kim loại này.
1.1. Xác định các kim loại từ  đến .
1.2. Lập luận và tính toán chứng minh

Khảo sát kim loại 


Ngày nay kim loại  chủ yếu được sản xuất dựa trên phương pháp do W. Kroll đề xuất
(1932). Theo đó tetraclorua của kim loại này được khử bằng magie kim loại. Tetraclorua
đó được điều chế bằng cách cho khoáng chất quan trọng nhất chứa kim loại đó (FeO3)
phản ứng với cacbon và clo ở 900°C. Kim loại thô được sản xuất từ phản ứng này được
tinh chế bằng cách hòa tan trong cường thủy (3 mol HCl + 1 mol HNO 3) rồi cho nóng
chảy trong khí quyển argon.
Mỗi năm toàn thế giới sản xuất được 100000 tấn kim loại này.

OLYMPIC HÓA HỌC ÁO 86


1.3. Viết các phương trình phản ứng xảy ra trong quá trình điều chế tetraclorua trên. Biết
rằng sản phẩm phụ là sắt(III) clorua và cacbon oxit.
1.4. Viết phương trình phản ứng của phương pháp Kroll.
1.5. Trong dung dịch cường toan thì clo, NOCl và nước là sản phẩm sinh ra từ HCl và
HNO3. Viết phản ứng xảy ra.
1.6. Nếu ban đầu có 1.0 tấn quặng để sản xuất kim loại  với hiệu suất bước đầu là
85% và của phương pháp Kroll là 95 % thì lượng kim loại thu được là bao nhiêu? Tính
toán chứng minh.
1.7. Thể tích clo cần để phản ứng với 1.0 tấn quặng theo phản ứng ở câu 1.3. là bao
nhiêu nếu lấy theo đúng hệ số tỉ lượng? (p = 1,0 bar)? Tính toán chứng minh.

Khảo sát kim loại 


Kim loại  là ngôi sao trong hóa học các chất oxy hóa khử.
Có thể oxy hóa được rất nhiều chất bằng cách sử dụng một tiểu phân có khả năng oxy
hóa của kim loại này (O4-). Trong quá trình đó nó chuyển thành 2+.
Phản ứng oxy hóa cũng có thể được tiến hành trong môi trường bazơ, tuy nhiên sản
phẩm cuối lúc này là O2.
Tiểu phân O42- dị ly thành O4- và O2.
1.8. Viết phương trình phản ứng dị ly.
1.9. Viết phương trình phản ứng diễn ra giữa O4- và C2O42- trong môi trường axit.
1.10. Viết phương trình phản ứng diễn ra giữa O4- và BaO2 trong môi trường bazơ.
1.11. Cần 15.3 mL dung dịch O4- (c = 0,0200 mol/L) để chuẩn dung dịch kali oxalat
monohydrat trong môi trường axit. Tính khối lượng muối kali trong mẫu.

Khảo sát kim loại 


Kim loại  kết tinh ở mạng tinh thể lập phương tâm diện và có khối lượng riêng 8.91
g·cm-3.
1.12. Có bao nhiêu nguyên tử kim loại  trong ô mạng cơ sở?
1.13. Tính độ dài cạnh ô mạng.
1.14. Góc nhiễu xạ cực đại bậc hai thu được khi chiếu tia X đến mặt phẳng [111] trong ô
mạng cơ sở của  là 20.38°. Xác định năng lượng tia X chiếu tới (keV).

OLYMPIC HÓA HỌC ÁO 87


Khảo sát kim loại 
Cation (2+) của kim loại  tạo phức hexaquo trong dung dịch nước. Một trong số các
ligand nước có thể trao đổi với OH- trong một cân bằng nhanh.
Sử dụng kỹ thuật phân tích động học bằng laser trong khoảng thời gian nano giây nhận
được các giá trị động học của phản ứng (c0(phức aquo) = c0(OH-) = 0.0050 mol/L) ở bảng
sau.
t(ns) 40 80 120 160 200
ct (mmol/L) 3.57 2.78 2.27 1.92 1.67
1.15. Viết phương trình phản ứng trao đổi ligand.
1.16. Tính bậc phản ứng và vận tộc phản ứng.
1.17. Xác định chu kỳ bán hủy của phản ứng.
Khảo sát các kim loại, oxit của chúng và khả năng phản ứng của chúng với C và CO:
C và CO khử được nhiều oxit kim loại, mặc dù khả năng khử của chúng phụ thuộc mạnh
vào nhiệt độ. Thêm vào đó các chất khử này liên kết với nhau qua một cân bằng.
2 CO ⇄ CO2 + C ΔRHO = -172.5 kJ và ΔRSO = -176.5 J/K
1.18. Ở nhiệt độ nào cân bằng dịch chuyển theo chiều từ trái sang phải (hay ngược lại)
nếu cho rằng các giá trị nhiệt động không phụ thuộc nhiệt độ. Tính toán chứng minh.

Hoàn toàn khả thi khi trong những điều kiện nhiệt độ và áp suất khác nhau có tồn tại một
điều kiện ở đó CO2 phân hủy trực tiếp thành C và O2 mà không tạo thành CO. Phản ứng
này xảy ra ở 1 bar và 400°C:
CO2 ⇄ O2 + C ΔRHO = 283.3 kJ và ΔRSO = -13 J/K
1.19. Ở điều kiện đó phản ứng xảy ra theo chiều nào? Tính toán chứng minh.
1.20. Ở giá trị tỉ số phản ứng nào thì phản ứng dịch chuyển hoàn toàn về phía phải? Tính
toán chứng minh.
Giản đồ Ellingham là một công cụ hữu hiệu để xác định khả năng khử oxit kim loại của
các tiểu phân chứa C, ở đó ΔRGO / mol O2 là hàm phụ thuộc nhiệt độ đối với các khả
năng khử oxit kim loại khác nhau của các tiểu phân chứa C.
1.21. Giản đồ này được xây dựng dựa trên phương trình nhiệt động cơ bản nào?
1.22. Sử dụng giản đồ hãy xác định nhiệt độ nhỏ nhất để khử các oxit của các kim loại
 đến bằng cacbon và gọi tên sản phẩm oxy hóa.
1.23. Ở nhiệt độ nào thì cacbon (bị khử thành CO) là tác nhân khử tốt nhất?

OLYMPIC HÓA HỌC ÁO 88


1.24. Điểm gãy trên đồ thị Me/MeOx xuất hiện do bước vào nhiệt độ chuyển pha của kim
loại. Giải thích tại sao hệ số góc của các đường này tăng mạnh trong trường hợp kim
loại bốc hơi. Chọn một trong các ý sau:
A. ΔRGθ trở nên âm hơn.
B. Do khi kim loại ở dạng khí thì entropy giảm mạnh.
C. Do khi kim loại ở dạng khí thì entropy tăng mạnh.
D. Giá trị ΔRHθ thay đổi lớn.

Câu 2
Cân bằng ion
A. Khảo sát kẽm hydroxit
Kẽm(II)-hydroxit có tích số tan KSP =1.80·10-17.
2.1. Tính độ tan của kẽm(II)-hydroxit trong nước.

OLYMPIC HÓA HỌC ÁO 89


2.2. Tính giá trị pH của dung dịch bão hòa kẽm(II)-hydroxit, bỏ qua khả năng tạo phức
trong dung dịch.
Cho các thế khử chuẩn sau:
[Zn(OH)4]2- + 2 e- ⇌ Zn(s) + 4 OH- E° = -1.285 V

Zn2+ + 2e- ⇌ Zn(s) E° = -0.762 V


2.3. Tính hằng số tạo phức tetrahydroxozincat(II) từ Zn2+ và OH-.
2.4. Tính độ tan của kẽm(II)-hydroxit ở pH 9.58 nếu bỏ qua khả năng tạo phức
tetrahydroxozincat(II).
2.5. Tính độ tan của kẽm(II)-hydroxit ở pH 9.58 nếu tính đến khả năng tạo phức
tetrahydroxozincat(II).
2.6. So sánh kết quả 2.4, và 2.5, Nhận xét.
B. Giới hạn của phương trình đệm
Phương trình Henderson-Hasselbalch thường được dùng để tính pH của dung dịch đệm.
Để thu được phương trình này thì luận điểm chủ yếu là axit và bazơ đệm phải yếu để có
thể đơn giản hóa. Trong bài tập này chúng ta sẽ khảo sát phạm vi áp dụng của phương
trình này. Biết pKA của axit dicloaxetic là 1.290.
2.7. Áp dụng phương trình Henderson-Hasselbalch, hãy tính pH của dung dịch hỗn hợp
axit dicloaxetic và natri dicloaxetat với nồng độ mỗi chất là 0.100 mol/L.
Tiếp theo chúng ta sẽ kiểm tra kết quả câu 2.7 bằng cách khảo sát dung dịch axit
dicloaxetic có nồng độ 0.100 mol/L (thể tích 1L)
2.8. Tính pH của dung dịch này (bỏ qua sự phân ly của nước và cho rằng hoạt độ các
ion là 1). Bên cạnh đó hãy xác định nồng độ các ion tồn tại trong dung dịch.
Lúc này cho vào 0.1 mol natri dicloaxetat rắn để dịch chuyển cân bằng.
2.9. Tính pH của dung dịch mới bằng cách không áp dụng lại những giả định gần đúng
đã sử dụng. Sai số thu được giữa giả định gần đúng Henderson-Hasselbalch so với nồng
độ chính xác của ion H3O+-là bao nhiêu (%)?

Câu 3
Khảo sát lý thuyết các polyen vòng
Các mức năng lượng trong polyen vòng có công thức CNHN có thể được tính bằng cách
áp dụng công thức sau:
2·k·π
Ek = α + 2 · β · cos ( )
N

Với k = 0, ±1, ±2, ..., ±(N-1)/2 cho N lẻ, và k = 0, ±1, ±2, ..., N/2 cho N chẵn.

OLYMPIC HÓA HỌC ÁO 90


OLYMPIC HÓA HỌC ÁO 91
3.1. Tính các mức năng lượng của cation xicloheptratrienyl (ở dạng biểu thức α và β).

+
3.2. Vẽ giản đồ MO của cation xicloheptatrienyl và gắn các giá trị năng lượng tương ứng
vào giản đồ. Điền các electron π vào giản đồ này. Cho biết nó có tính thơm hay không.
3.3. Tính chênh lệch năng lượng giữa HOMO và LUMO, nếu biết β = -3.40 eV?
3.4. Tính số sóng của ánh sáng gây nên sự kích thích phân tử.

Câu 4
Hóa học của phức crom
Ion Cr3+ có khả năng tạo phức mạnh với số phối trí 6 (Điều này cũng đúng cho ion Cr 2+
trong bài tập này). Ở đây sẽ xét một số phức của crom.
Thêm từ từ amoniac vào dung dịch muối Cr(III) dẫn đến sự tạo thành kết tủa nhầy màu
xám xanh ngậm nước Cr(OH)3. Cr(OH)3 là một chất lưỡng tính, phản ứng với axit cho
một phức màu tím A còn khi phản ứng với dung dịch NaOH cho phức màu xanh lá cây
B.
4.1. Cho biết công thức của các ion phức A và B.
4.2. Viết phương trình phản ứng giữa Cr(OH)3 với axit và bazơ.
4.3. Màu của dung dịch phức A và B khác nhau. Chọn giải thích đúng trong các ý sau
đây.
- Phức Cr(III) nghịch từ.
- Các ligand tách mức trường bát diện khác nhau.
- Các ligand liên kết với nhau bằng phản ứng axit - bazơ.
Ion phức A có tính axit (pKs = 3.95). Bazơ liên hợp của ion này dễ dime hóa bằng cách
sử dụng các cầu hydroxo để tạo thành ion phức X có công thức [Cr2(OH)2(H2O)8]a∓
4.4. Viết phản ứng điện ly.
4.5. Vẽ cấu trúc phức X và xác định điện tích a∓ của ion phức này.
Phức amin của Cr3+ đã được khảo sát kỹ, chẳng hạn như phức triammintriclorocrom(III)
C. Khi thêm ion oxalat vào C (-O-CO-CO-O-; ký hiệu „ox“) thì các ligand một răng sẽ lần
lượt bị thay thế bằng các ligand hai răng „ox“ để cuối cùng thu được phức D có một Cl -
và một NH3 đã bị thay thế bằng một „ox“.
4.6. Viết công thức của ion phức C và D.

OLYMPIC HÓA HỌC ÁO 92


4.7. Vẽ cấu trúc của hai ion phức C và D.
4.8. Xác định các cặp đồng phân quang học trong hai phức C và D.
Ion phức A bị khử bởi hỗn hống kẽm để cho ion phức Cr 2+ kém bền màu xanh da trời
(bước sóng hấp thụ cực đại λ = 700 nm).
4.9. Vẽ hai khả năng điền electron vào các obitan d trong phức Cr2+ theo thuyết trường
tinh thể.
4.10. Tính momen từ của hai phức này.
4.11. Tính năng lượng bền hóa trường tinh thể LFSE của mỗi phức bằng hai đơn vị Δo
và Dq, kể thêm năng lượng ghép cặp spin (P) nều cần.

OLYMPIC HÓA HỌC ÁO 93


Câu 5
Hóa học của terpen
Cadinen là terpen được phân lập từ cây bách xù và hay gặp trong tinh dầu của một số
cây họ tiêu. Hợp chất quan trọng nhất trong họ cadinen là ß-cadinene. ß-cadinen có thể
bị dehydrat hóa bằng lưu huỳnh để thu được cadalin (C15H18) có thể được tổng hợp theo
sơ đồ sau.

O
1. + ZnBrCH2COOC2H5 H+, H2O, 
A B
2. H+, H2O (C14H22O3 ) - C2H5OH, -H2O (C12H16O2)

carvone
isomerisation

HBr LiAlH4 + C2H5OH/H+


E D C
F
(C12H17Br) (C12H16O2)
(C12H18O) (C14H20O2)
a derivate of benzene

-
+ CH3CH(COOC2H5)2 Na+

1. ester cleavage SOCl2


G COOH
H
(C20H30O4)
2. decarboxilation (C15H21OCl)

AlCl3

+S, heat NaBH4


J I
(C15H22O) (C15H20O)

cadaline

Hướng dẫn:
 ZnBrCH2COOC2H5 phản ứng như một tác nhân Grignard để cho sản phẩm cộng
1,2.
 Không thể phân lập được [ B ], nó bị đồng phân hóa tức khắc.
 Phổ 1H-NMR của một chất được cho ở trang sau.
 Phổ IR của chất I cho một pic nhọn và mạnh ở 1680 cm -1.
 Phổ MS ở trang sau ứng với một chất trong sơ đồ này

OLYMPIC HÓA HỌC ÁO 94


Phổ 1H-NMR của chất D:

Phổ khối lượng:

5.1. Vẽ cấu trúc của các chất A, B, C, D, E, F, G, H, I, và J


5.2. Gán các tín hiệu trên phổ 1H-NMR vào các nguyên tử H tương ứng.
5.3. Phổ MS cho trên của chất nào?
5.4. Cho biết cơ chế phản ứng F → G?
5.5. Cho biết cơ chế phản ứng H → I?

OLYMPIC HÓA HỌC ÁO 95


Cadalin là một dẫn xuất của naphtalen. Hydro hóa hoàn toàn naptalen cho hai dẫn xuất
decahydronaphtalen còn gọi là các decalin.
5.6. Vẽ cấu trúc của cis-decalin và trans-decalin.
5.7. Vẽ cấu dạng ghế của hai chất này.
Vòng decalin đánh số như sau:
5 4
4a
6 3

7 2
8a
8 1
Tên IUPAC của ß-cadinene là:
(1S,4aR,8aS)-1-Isopropyl-4,7-dimetyl-1,2,4a,5,8,8a-hexahydronaphtalen
5.8. Vẽ cấu trúc của ß-cadinen.
5.9. ß-cadinen thuộc nhóm terpen nào?
Ngày nay ß-cadinen được tổng hợp từ α-bisabolene trong sự có mặt của
axit. Phản ứng giữa 1 mol α-bisabolene và 1 mol peroxiaxit chỉ tạo thành
một epoxit duy nhất. Ozon phân khử α-Bisabolen thu được một hỗn hợp
sản phẩm.
5.10. Vẽ cấu trúc của epoxitt.
5.11. Vẽ cấu trúc của các sản phẩm thu được khi ozon phân khử α- -Bisabolene
Bisabolen.

Câu 6
Hóa học saccarit
Một phản ứng quan trọng để nhận diện monosaccarit cũng như xác định cấu hình tuyệt
đối ở các tâm bất đối chính là phản ứng tạo thành các osazon. Trong phản ứng giữa 1
mol D-lyxose với 1 mol phenylhydrazine (C6H5NHNH2) tạo thành chất A, phản ứng tiếp
với 1 mol phenylhydrazin cho B, chất này phản ứng với 1 mol phenylhydrazine tạo
osazon C.
Phản ứng giữa D-lyxose với hydro xianua cho hai chất D1 và D2. Xử lý chúng với Ba(OH)2
và đun nóng cho hai γ-lacton E1 và E2. Khử E1 và E2 thu được hai monosaccarit F1 và F2.

OLYMPIC HÓA HỌC ÁO 96


H O

HO H
A B C
HO H
H OH
CH2OH
D-Lyxose

D1 + D2 E1 + E2 F 1 + F2

6.1. Vẽ công thức chiếu Fischer cho các chất từ A-C.


6.2. Vẽ công thức chiếu Fischer cho các đường cho cùng một osazon như D-lyxose
6.3. Vẽ công thức chiếu Fischer cho D1 và D2 .
6.4. Vẽ công thức Haworth cho hai lacton E1 và E2.
6.5. Vẽ công thức Haworth cho hai monosaccarit F1 và F2.
6.6. Monosaccarit nào trong số F1 và F2 có cấu hình R ở C-2. Xác định cấu hình tuyệt đối
cho các tâm bất đối theo quy tắc CIP.
6.7. Vẽ công thức Haworth của disaccarit 4--D-xxxpyranosyl-α-D-glucopyranosid.
(lưu ý: xxx…tự chọn một monosaccarit bất kỳ)

OLYMPIC HÓA HỌC ÁO 97


Năm 2011
Câu 1
Hóa lý
A. Phản ứng quan trọng trong công nghiệp
Một cách để sản xuất hydro công nghiệp là phản ứng giữa metan với hơi nước siêu nóng
ở 800°C:
CH4(k) + 2 H2O(k) ⇌ CO2(k) + 4 H2(k)
Cho biết một số dữ liệu nhiệt hóa học sau đây:

ΔRHo298 = 164.9 kJ ΔRSo298 = 172.5 J‧K-1

CP (CH4) = 35.31 CP (H2O) = 33.58 CP (CO2) = 37.11 CP (H2) = 28.82


J‧mol-1‧K-1 J‧mol-1‧K-1 J‧mol-1‧K-1 J‧mol-1‧K-1

1.1. Cân bằng sẽ chuyển dịch về chiều nào ở điều kiện chuẩn? Tính toán chứng minh.
1.2. Cân bằng sẽ chuyển dịch về chiều nào tạo 800oC nếu i) các giá trị nhiệt động không
phụ thuộc nhiệt độ và ii) các giá trị nhiệt động phụ thuộc nhiệt độ.

B.Chuyện gì xảy ra khi hòa tan thạch cao?


Canxi sunfat (thường gọi là thạch cao) là chất tan kém trong nước. Sự phụ thuộc của độ
tan vào nhiệt độ khá bất thường khi so với các muối khác.
Dung dịch bão hòa CaSO4 chứa 0,67g/l ở 25oC và 0,22g/l ở 80oC.
1.3. Vậy dung dịch sẽ ấm lên hay lạnh đi khi hòa tan thạch cao? Chứng minh bằng cách
tính entanpy hòa tan trong khoảng nhiệt độ đã cho.

C. Tuổi thọ của “pin”


Ion Fe3+ tác dụng với ion I- cho Fe2+ và I2
2 Fe3+(dd) + 2 I-(dd) ⇄ 2 Fe2+(dd) + I2(dd)
Giả sử rằng, chúng ta có thể tạo ra được một pin điện từ hai bán phản ứng Fe 3+/Fe2+ và
I2/2I- - một nữa pin (điều này không dễ dàng đạt được)
1.4. Một bóng đèn 100W có thể hoạt động bao lâu (theo lý thuyết), nếu nồng độ ban đầu
trong pin như sau
[Fe3+] = [I-] = 0.10 mol‧L-1; [Fe2+] = [I2] = 1.0‧10-3 mol‧L-1

OLYMPIC HÓA HỌC ÁO 98


Eo(Fe3+/Fe2+) = +0,77 V; Eo(I2/2 I-) = +0,62 V
D. Tốc độ xà phòng hóa
Trong phòng thí nghiệm hóa lý, một sinh viên đang giải quyết các vấn đề động học như
sau. Thêm 255 mg etyl propanoat vào 50,0 ml nước, thêm 100 mg natri hidroxit vào 50,0
ml nước khác. Sau đó, trộn cả hai dung dịch vào nhau và bấm giờ. Thể tích dung dịch
lúc này là chính xác 100,0 mL.
Các phản ứng xảy ra:

O O
+ OH- + C2H5OH
O O

Theo thời gian, pha nước lần lượt tách ra khỏi phản ứng, và nồng độ của ion hydroxit
được xác định bằng chuẩn độ với HCl. Ở 20oC, đã thu được dữ liệu sau đây:
Sau 5.00 phút: [OH-] = 15.5‧10-3 mol‧L-1

Sau 10.0 phút: [OH-] = 11.3‧10-3 mol‧L-1

Sau 20.0 phút: [OH-] = 7.27‧10-3 mol‧L-1


1.5. Bằng tính toán, hãy chứng minh phản ứng xà phòng hóa este là một phản ứng bậc
2, tính hằng số tốc độ trung bình của phản ứng.
1.6. Sau bao lâu thì 75% este đã phản ứng?

E. Phá hủy tầng ozon


Nguyên tử clo đi vào tầng bình lưu từ các hợp chất của clo làm phá hủy tầng ozon. Có
thể mô tả quá trình phá hủy này bằng bốn phản ứng đơn giản như sau: (đây không phải
quá trình thực sự xảy ra).
Cl2 → 2 Cl k1
Cl + O3 → ClO + O2 k2
ClO + O3 → Cl + 2 O2 k3
2 Cl → Cl2 k4
]
1.7. Rút ra phương trình biểu diễn vận tốc tiêu thụ ozon theo thời gian (v = − 𝑑[𝑂
𝑑𝑡
3
), bằng
cách sử dụng nguyên lý trạng thái dừng cho hai tiểu phân ClO và Cl.Phương trình này
chỉ nên chứa biến là nồng độ ozon và khí clo.

F. Nồi áp suất

OLYMPIC HÓA HỌC ÁO 99


Trong việc chuẩn bị bữa ăn bằng cách sử dụng nước sôi, nó chỉ có thế nóng lên đến
100oC. nếu bình đựng nước mở nắp. Có một tình trạng hoàn toàn khác biệt khi sử dụng
nồi áp suất, có nghĩa là bình đựng nước được đóng kín.
Tính áp suất ít nhất một nồi áp suất phải có nếu muốn nấu thịt bò trong nước ở 130 oC.
Tos(H2O) tại 1.013 bar: 100°C; ΔHV(H2O) = 40.7 kJ‧mol-1

G. Phopho
Photpho là một nguyên tố có nhiều dạng thù hình. Trong bài tập này, bạn phải tìm CTPT
của một trong những dạng thù hinh của phopho. Để làm được điều này, hòa tan 150,2
mg nguyên tố trong 50,0 ml xiclohexan. Điểm nóng chảy của xiclohexan tinh khiết là
6,2oC, của dung dịch mới thu được là 5,58oC.
KS (C6H12) = 20.2 K‧kg‧mol-1; d (C6H12) = 0.780 g‧mL-1
1.9. Tìm CTPT của dạng thù hình của photpho.
1.10. Phác họa dạng thù hình trong không gian 3 chiều.

H. Giản đồ pha của lưu huỳnh


Giản đồ pha của lưu huỳnh được biểu diễn dưới đây có một chút khó khăn hơn so với
trạng thái tinh khiết bình thường. Sử dụng nó để trả lời các câu hỏi tương ứng. Lưu ý
rằng trên trục áp suất không chia tỷ lệ.

OLYMPIC HÓA HỌC ÁO 100


1.11. Nhiệt độ cần phải nung nóng lưu huỳnh để nó trở thành chất lỏng ở 1400 bar?
1.12. Nếu lưu huỳnh được nung nóng từ từ lên 96oC (ở áp suất bình thường) sẽ xảy ra
một quá trình chuyển pha, đó là quá trình nào ?
1.13. Biến thiên entropy của lưu huỳnh thay đổi như thế nào trong quá trình biến đổi đã
đề cập ở trên. Đánh dấu vào câu trả lời dưới đây:
 S tăng lên rất nhiều.
 S giảm đi rất nhiều.
 S không thay đổi nhiều.
 Không thể xác định được
1.14. Cho biết các dữ liệu về điểm ba của lưu huỳnh?
1.15. Nếu lưu huỳnh rắn được đun nóng từ từ bắt đầu từ nhiệt độ phòng, nó sẽ nóng
chảy ở 120oC. Còn nếu đun nóng nhanh lưu huỳnh sẽ nóng chảy ở 114 – 115oC. Giải
thích vì sao?

Câu 2
Sơ đồ phản ứng hóa vô cơ
Các phương trình sau đây không chứa bất kỳ hệ số cân bằng nào. Tất cả các phản ứng
xảy ra trong môi trường khan nước.

A + B D
C E + F
G
H + I + J

F + K L + M

I + N M + Q

 A là một kim loại kiềm được tìm thấy chủ yếu trong quặng spodumene. Được sử
dụng để sản xuất ắc quy.
 B là một nguyên tố được phát hiện năm 1772 bởi Daniel Rutherford. Nguyên tố
này cũng là chất nền của phản ứng có xúc tác enzim nitrogenase sinh ra trong
một số vi khuẩn (rhizobia) của cây họ đậu.
 C có khối lượng phân tử 34.83 g‧mol-1.
 D là nguyên tố duy nhất mà phương trình Schrödinger có thể giải chính xác.

OLYMPIC HÓA HỌC ÁO 101


 E là muối của A, và phản ứng mãnh liệt với nước.
 F là một muối có khối lượng phân tử 7.95 g‧mol-1.
 G là một muối có 2 nguyên tố khác nhau, oxi chiếm 69,62% về khối lượng.
 H là một hợp chất mà dung dịch nước của nó có tính base rất mạnh .
 I là một hợp chất không bền, khi đun nóng, phát nổ sinh ra A và B.
 J là một chất khí có mùi hăng, 131 triệu tấn được sản xuất trong năm 2010 trên
toàn thế giới.
 K là một muối sử dụng như chất xúc tác trong phản ứng thế electrophile.
 L là một tác nhân khử quan trọng trong hóa học hữu cơ.
 N là một chất khí, có mùi hăng, dễ dàng hòa tan trong nước sinh ra một chất điện
ly mạnh..
 Q là một axit yếu.
2.1. Xác định các chất từ A đến Q.

Câu 3
Photphat trong nước thải
Nước thải của một nhà máy xử lý nước thải có pH = 7,88 và chứa tổng lượng photpho
nguyên tố là 2,0 mg trong 1 lít gồm axit photphoric, dihydrophotphat, hidrophotphat và
photphat. Hằng số axit của axit photphoric: pKa1 = 2.23; pKa2 = 7.21; pKa3 = 12.32.
3.1. Các dạng nào của phopho có nồng độ cao nhất ở pH đã đề cập ở trên
3.2. Tính nồng độ của 2 dạng ở câu 3.1.
Để làm sạch nước thải, một số dung dịch muối kim loại được thêm vào trước khi đưa
nước vào xử lý nước thải sinh học. Việc đưa các muối này vào nhằm làm kết tủa lượng
lớn photphat. Chủ yếu sử dụng Fe3+. Tích số tan của FePO4 T = 9.91·10-16.
3.3. Tính lượng Fe3+ phải thêm vào một lít nước thải để giảm hàm lượng photpho từ 2,0
mg/l xuống 0,5 mg/l. Giả sử tất cả photpho đều nằm ở dạng ion phophat.
Trong một số trường hợp axit photphoric ngưng tụ cho axit polyphotphoric với CTPT
chung có dạng Hn+2PnO3n+1. Axit pyrophotphoric là một axit poly photphoric với n = 2, axit
triphotphoric với n = 3.
3.4. Xác định CTCT của 2 axit đó
Để xác định độ dài chuỗi axit polyphotphoric, nó có thể được chuẩn độ bằng dung dịch
natri hydroxit. Axit polyphotphoric có tính chất như sau: Chỉ có một trong hai nhóm –OH
tại mỗi đầu của phân tử là axit yếu, tất cả các nhóm –OH khác trong phân tử là axit mạnh.
Trong phương pháp chuẩn độ axit, hai loại khác nhau của nhóm –OH có thể được chuẩn
độ riêng biệt bằng cách sử dụng hai chỉ thị axit-bazơ khác nhau.

OLYMPIC HÓA HỌC ÁO 102


Chúng ta hãy xem xét một axit triphotphoric (n = 3). Chuẩn độ với dung dịch NaOH loãng
có nồng độ xác định, 16,8 ml dung dịch đã được sử dụng để đạt đến điểm tương đương
đầu tiên và cần 28 ml để đạt đến điểm tương đương thứ hai.
3.5. Mỗi nhóm –OH cần tốn bao nhiêu ml dung dịch NaOH để chuẩn độ?
Một axit polyphotphoric được chuẩn độ. Để đạt được điểm tương đương đầu tiên cần
dùng 30,4 ml, để đạt được điểm tương đương thứ hai thì cần 45,6 ml.
3.6. Xác định công thức của axit polyphotphoric

Câu 4
Siêu axit
Theo định nghĩa, một siêu axit phải mạnh hơn axit sunfuric 100%. Siêu axit mạnh nhất là
axit flo antimonic, hỗn hợp của SbF5 và HF mà khi trộn phản ứng với nhau:
2 HF + SbF5 ⇌ H2F+ + SbF6-
Axit flo sulphonic HSO3F là một siêu axit thường được sử dụng. Để tăng thêm tính axit,
nó cũng được trộn với SbF5 tạo dung dịch thường được gọi là “axit ma thuật”. Nó có khả
năng hòa tan được nến parafin. Trong hỗn hợp này, một mol SbF5 phản ứng với hai mol
HSO3F tương tự ví dụ trên.
4.1. Viết phương trình tạo “axit ma thuật”!
Ion H2F+ từ axit flo sulphonic có thể proton hóa rất nhiều bazơ yếu.
4.2. Viết phương trình phản ứng cho sự proton hóa cacbon oxit. Viết tất cả các cấu trúc
cộng hưởng có thể có của sản phẩm chứa có cacbon
Ion SbF6- cũng có thể được tạo thành trong phản ứng của xenon(II) florua với SbF5. Trong
trường hợp này ion XeF+ sẽ xuất hiện.
4.3. Viết phương trình phản ứng
Ion XeF+ có thể phản ứng với khí Xe và phân tử SbF5 để cho ion Xe2+.
4.4. Viết phương trình phản ứng
4.5. Vẽ giản đồ MO của Xe2+, cho biết bậc liên kết và từ tính của ion này.

OLYMPIC HÓA HỌC ÁO 103


Câu 5
Phức plantin
Nhiều phức halogen platinat có các phối tử halogen khác nhau đã được tổng hợp trong
những năm gần đây. Chúng ta hãy bắt đầu từ phức bát diện ion [PtBr6]2- và thay thế phối
tử Br- bằng phối tử Cl- từng bước một.
5.1. Viết tất cả công thức phức chất có chứa cả hai nguyên tố brom-clo, và xác định các
đồng pân lập thể (nếu có)
5.2. Cho một ví dụ trong số đó là đồng phân cis, một ví dụ là đồng phân “fac”
5.3. Xác định số oxi hóa của Pt trong hợp chất [PtBr6]2-, tên của ion phức, và viết viết cấu
hình e của phân lớp 5d, 6s và 6p của Pt ứng với số oxi hóa này.
5.4. Ion phức nêu trong câu 5.3. là phức spin thấp. Mô tả sự phân bố electron trên các
mức năng lượng t2g- và eg-. Bạn có xác định được từ tính của phức?
Phức kim loại-cacbonyl là phức của kim loại chuyển tiếp với phối tử cacbon oxit. Vào
năm 1868, phức [Pt(CO)2Cl2] đã được tổng hợp.
5.5. Kiểm tra bằng cách tính toán quy tắc 18e có được tuân thủ trong phức này hay
không.
Phức cacbonyl kim loại được biết đến nhiều nhất là phức của sắt với cacbon oxit. Nó
được sản xuất bằng cách cho bột sắt mịn phản ứng với CO.
Fe + nCO ⇌ [Fe(CO)n]

OLYMPIC HÓA HỌC ÁO 104


5.6. Dựa vào quy tắc 18e, xác định n.
5.7. Vẽ cấu trúc của phức cacbonyl sắt
Khi chiếu xạ phức này với tia UV, [Fe(CO)n] biến đổi cho một phức cacbonyl hai nhân
[(CO)3Fe-μ(CO)3-Fe(CO)3] và thoát ra một khí.
5.8. Viết phương trình phản ứng.
5.9. Vẽ cấu trúc phức hai nhân đó, biết trong phức có chứa một liên kết Fe-Fe.

Câu 6
Frontalin - pheromone của bọ cánh cứng

4 6
5 O
2
3 O 1
8
7
(-)-Frontalin

“Frontalin” là một pheromone dẫn dụ của bọ cánh cứng. Nó được phân lập và xác định
lần đầu tiên vào năm 1969 từ 6500 con bọ cánh cứng (dendroctonus brevicomis). Kể từ
đó, nhiều nhóm nhà hóa học hữu cơ đã tiến hành tổng hợp “Frontalin”. Một trong những
chuỗi tổng hợp được mô tả dưới đây:

COOC2H5 ? 1. KOH/H2O
+ Cl A B
COOC2H5 in EtOH
trong EtOH 2. HAc,  (C6H10O2)
- CO2

LiAlH4

1. + CH3MgI 1. TsCl/Pyridin
E D C
(C8H14O) 2. H+/H2O (C7H11N) 2. NaCN/DMSO (C6H12O)

MCPBA

hợp chất trung gian đóng vòng O


F H+
khôngvia
bền cyclisation O
(C8H14O2) unstable intermediate
(C8H16O3)

OLYMPIC HÓA HỌC ÁO 105


Một số gợi ý:
 B phản ứng với dung dịch NaHCO3 cho một chất khí và làm đổi màu dung dịch
KMnO4 lạnh.
 D cho thấy dải hấp thụ đặc trưng 2200 cm -1 trong phổ IR. E có dải hấp thụ mạnh
tại 1710 cm-1.
 Epoxit F được hình thành khi E tác dụng với MCPBA (axit m-cloperbenzoic) mà
khi xử lý với axit loãng sẽ thu được frontalin qua một trung gian hở không bền .
6.1. Chất nào được nhắc đến trong dấu chấm hỏi trên mũi tên trong bước đầu tiên của
quá trình tổng hợp
6.2. Xác định cấu trúc A, B, C, D, E, F và chất trung gian không bền.
6.3. Xác định số tâm bất đối trong “frontalin” và đánh dấu * vào tâm bất đối đó
Phổ 1H-NMR của frontalin được trình bày dưới đây. Có ba khu vưc được đánh dấu.

a
b

6.4. Gắn các tín hiệu được đánh dấu a, b và c vào các proton tương ứng của “frontalin”.
Do đó, kết hợp các chữ cái với số thứ tự nguyên tử C mà H đang đính vào gây ra các tín
hiệu đó.
K. Mori phát hiện ra rằng chỉ có một dạng, cụ thể (-)-Frontalin, có hoạt tính sinh học.
4 6
5 O
2 (-)-Frontalin
3 O 1
8
7
6.5. Xác định cấu hình tuyệt đối của các tâm bất đối xứng của (-)-Frontalin.
6.6. Xác định tên IUPAC của (-)-frontalin.
Năm 1997, Nishimura and Mori xây dựng một quy trình đơn giản để tổng hợp bất đối (-)-
frontalin được trình bày ở dưới đây. Bước quyết định là khử bất đối ß-xetoeste bằng xúc
tác vi sinh cho ß-hydroxyeste với cấu hình mong muốn.
(PCC là viết tắt của pyridini cloocromat)

OLYMPIC HÓA HỌC ÁO 106


O OH OH
yeast, sugar LDA
2

H2O 1 CH3I
COOEt COOEt COOEt

CrO3

LiAlH4 MCPBA
J H G
Baeyer-Villinger
(C7H16O3) (C9H14O4)
oxidation
a triol
O
+
(-)-frontalin

H+,
O +
PC PC H2O
O
HO L CH3MgBr M N
K
6.7. Xác định cấu hình tuyệt đối C1 và C2 trong ß-hydroxyeste.
6.8. Xác định cấu trúc các hợp chất G, H, J, L, M và N.
Trong phản ứng chuyển J → K, propanon (axeton) phản ứng với triol.
6.9. Loại hợp chất nào được tạo ra
6.10. Vì sao phải thực hiện bước J → K? Đánh dấu vào câu trả lời đúng
 Axeton cần thiết cho sản phẩm cuối cùng.
 Axeton làm thay đổi lập thể.
 Axeton cung cấp hai nhóm metyl cho frontalin.
 Axeton giúp bảo vệ hai nhóm chức -OH.
 Làm mức tiêu thụ PCC tăng lên.
6.11. Vẽ cấu trúc của (+)-frontalin.
6.12. Mối quan hệ lập thể của nó với (-)-Frontalin là gì?

OLYMPIC HÓA HỌC ÁO 107


Năm 2012
Câu 1
Nguyên tố Bo
A. Chuyển hóa hạt nhân của bo.
Trong phương pháp BNCT (boron neutron capture cancer therapy – điều trị ung thư bằng
cách bắt hạt nhân bo) thì các nhà vật lý trị liệu sử dụng luận điểm đồng vị bền 10B có tiết
diện bắt neutron rất lớn. 10B được đưa vào tế bào ung thư sau đó chiếu xạ. Nếu hạt nhân
10B bắt được neutron nó sẽ ngay lập tức phân rã thành đồng vị Li và hạt α. Cả hai đều

có động năng được nhận từ phản ứng hạt nhân và di chuyển khoảng 10 µm, vốn dĩ là
đường kính của tế bào. Có nghĩa là chúng chỉ tấn công vào tế bào ung thư mà thôi.
1.1. Viết phản ứng bắt neutron tạo thành các hạt nhân mới. Chú ý đến số khối của mỗi
đồng vị.
Neutron cũng có thể bị các nguyên tố khác tóm được, chẳng hạn 14N. Hạt nhân này sẽ
giải phóng một proton và tạo thành một hạt nhân phóng xạ X.
1.2. Viết phản ứng xảy ra.
1.3. X có quá nhiều electron nên bản thân nó cũng có tính phóng xạ. Cho biết kiểu phân
rã của hạt nhân con X.
Xác suất bắt neutron của một hạt được xác định bởi tiết diệt bắt σ (đơn vị 1 barn = 10-24
cm2). σ càng lớn thì khả năng bắt thành công càng cao. Tiết diện bắt của 10B vào khoảng
3838 barn, so với 14N chỉ 1.83 barn. Tuy nhiên hàm lượng 14N trong cơ thể chỉ 0.042 g‧g-
1, còn của 10B chỉ là 10-6 g‧g-1.
1.4. Xác định xác suất tương đối của sự bắt neutron của hai hạt nhân 14N và 10B, được
định nghĩa bằng tỉ lệ (bắt bởi 14N)/(bắt bởi 10B). Lưu ý đến tiết diện bắt và hàm lượng của
mỗi đồng vị trong tự nhiên.
Trong một quá trình trị liệu thì người ta chiếu xạ một tế bào ung thư của một bệnh nhân.
Quá trình này sinh ra 32P như một sản phẩm của quá trình chiếu xạ neutron liên tục. 32P
phân rã với chu kỳ bán hủy 14.3 ngày. Ngay sau khi chiếu xạ tổng hoạt độ của 32P trong
cơ thể bệnh nhân là A = 0.10 Bq.
1.5. Có bao nhiêu nguyên tử 32P trong cơ thể bệnh nhân sau khi chiếu xạ?
B. Phân tích một hợp chất của bo.
Bo và photpho tạo những hợp chất nhị nguyên có công thức BP và B 12P2. BP được tạo
thành ở 900-1000°C từ bo và photpho trắng P4. Nó rất cứng, trơ hóa học và bền nhiệt.
Trong đó nguyên tử bo tạo mạng tinh thể lập phương tâm diện còn các nguyên tử P
chiếm cứ các hốc tứ diện. Độ dài liên kết BP đo được là 196 pm.

OLYMPIC HÓA HỌC ÁO 108


1.6. Vẽ ô mạng cơ sở của BP.
1.7. Cho biết có bao nhiêu đơn vị BP trong ô mạng cơ sở.
1.8 . Tính hằng số mạng của ô mạng.
1.9. Tính khối lượng riêny ρ của BP.
Chiếu xạ tia X có bước sóng λ = 72 pm vào một mẫu BP. Góc Bragg thu được là 2θ =
15.60° đối với mặt phẳng phản xạ đầu tiên (111).
1.10. Tính hằng số mạng tinh thể a từ những dữ kiện phân tích tia X.
C. Một hợp chất khác của bo
Một hợp chất thú vị khác của bo là magie borua MgB x siêu dẫn ở nhiệt độ dưới 37 K
(khám phá năm 2001). Người ta quan sát thấy các nguyên tử B tạo mạng tinh thể lục
phương như graphit nhưng các lớp được xếp tương thích với nhau. Ở giữa các lớp bo
là những nguyên tử Mg, một nguyên tử kẹp giữa hai lập phương.
1.11. Đề nghị công thức của magie borua ứng với những mô tả trên.
1.12. Nếu xem MgBx như hợp chất ion thì công thức của anion sẽ là Bxx–. Vẽ giản đồ MO
của của Bxx–. Xác định bậc liên kết và từ tính của phân tử (thuận từ / nghịch từ) dựa trên
giản đồ.
D. Sơ đồ phản ứng
Có sơ đồ phản ứng sau đây.
D
A B C
-H2O
+P4

+H2O +HF
D

+LiAlH4 +J
F E

+ G
-H2
H
+J

K I

 Muối của axit Lewis A và sản phẩm ngưng tụ của nó là nguồn nguyên liệu tự nhiên
quan trọng nhất của nguyên tố C.

OLYMPIC HÓA HỌC ÁO 109


 B là oxit của nguyên tố C với oxy chiếm 68.95% khối lượng.
 C có một số dạng thù hình. Trong tất các các trường hợp khối cơ sở là một thập
nhị diện đều bao gồm mười hai nguyên tử của nguyên tố đó.
 F là hợp chất đơn giản nhất của nguyên tố C với nguyên tố nhẹ nhất có thể phân
lập được.
 G có khối lượng phân tử 117.16 g/mol
 I là một bazơ của một kim loại nhẹ được tạo thành khi điện phân nóng chảy muối.
 J là một halogen có khối lượng phân tử 70.9 g/mol.
 H là một trihalogenua của nguyên tố I. H chỉ hiện diện ở dạng dime trong pha khí.
 K tạo thành từ 2 phân tử F và theo định luật Wade thì hình dạng của nó khiến
người ta liên tưởng đến một con nhện tám chân.
1.13. Xác định cấu trúc các chất từ A đến K.
1.14. Vẽ cấu trúc không gian của dime H.
1.15. Kiểu liên kết đặc biệt trong phân tử F gọi là gì?
1.16. Cho biết tên K.

Câu 2
Phức Plantin
Các phức chất của platin hóa trị II với công thức chung [PtX2(amin)2] đã tạo ra được một
mối quan tâm lớn lao trong cộng đồng khoa học về liệu pháp trị ung thư do hoạt tính sinh
học của nó. Hợp chất được biết đến nhiều nhất và sử dụng rộng rãi nhất là “Cisplatin“
với công thức [PtCl2(NH3)2]. Tất cả các phức platin từ câu 2.1. đến 2.5. đều vuông phẳng.
2.1. Đọc tên hệ thống của “Cisplatin“.
2.2. Vẽ tất các các đồng phân có thể có của phức này.
2.3. Cấu hình electron nào (chỉ xét phân lớp d ngoài cùng) của nguyên tử trung tâm
trong phức chất? Cho biết điện tích của phức.
Thay thế hai ligand NH3 bằng phối tử hai càng diamonoethane (H2N-CH2-CH2-NH2, ký
hiệu „en“, hay được viết dạng N-N) và một ligand Cl được thay thế bằng một Br.
2.4. Vẽ các cấu trúc có thể có của phức mới.
Ligand „en“ có thể bị biến đổi, chẳng hạn metyl hóa.

N or NH2 or NH2
H2N H2N H2N
dmen S-pn R-pn

OLYMPIC HÓA HỌC ÁO 110


2.5. Vẽ cấu trúc 3D tất cả các đồng phân có thể có của các chất sau:
[PtBrCl(dmen)] [PtBrCl(S-pn)] [PtBrCl(R-pn)]
Bên cạnh đó các phức Pd cũng có cấu hình vuông phẳng, ví dụ. [Pd(SCN)2{P(CH3)3}2]
2.6. Vẽ cấu trúc 3D tất cả các đồng phân có thể có của phức này. Lưu ý đến đồng phân
nhóm chức.
Glycinate (H2N-CH2-COO-, „gly“, hay N-O) cũng là một ligand hai càng. Nó tạo phức
vuông phẳng với Cu2+ nhưng lại tạo phức tứ diện với Zn2+.
2.7. Vẽ cấu trúc 3D tất cả các đồng phân có thể có của phức Cu hoặc phức Zn glycinate
và cho biết chúng có quang hoạt hay không.

Câu 3
Động học
1. Chuyện người ngoài hành tinh
Bạn nhận nhiệm vụ do thám một hành tinh ở xa, vốn đã bị những người ngoài hành tinh
chiếm cứ. Thật không may sự xuất hiện của bạn khiến bầu khí quyển của hành tinh bị
phá hủy. Phản ứng này có bậc một với chu kỳ bán hủy 13 giờ. Mỗi cá thể, cả người ngoài
hành tinh hay con người đều phải rời khỏi hành tinh khi bầu khí quyển hành tinh chỉ còn
15%.
3.1. Còn lại bao nhiêu thời gian cho người ngoài hành tinh và loài người?
2. Chuyện Trái đất
Phản ứng thủy phân Etyl este của axit propaonic xảy ra theo phương trình:
CH3CH2COOCH2CH3 + OH- → CH3CH2COO- + CH3CH2OH
Các thông số động học ban đầu được cho trong bảng:
Thí nghiệm [Ester] (mol/L) [OH-] (mol/L) v (mmol/L‧s)

1 0.0450 0.300 1.09


2 0.0900 0.300 2.15
3 0.0900 0.150 1.11
3.2. Viết biểu thức tốc độ phản ứng và tính hằng số tốc độ.
3. Các oxit của ni tơ
Phản ứng 2 NO + O2  2 NO2 ở pha khí xảy ra theo cơ chế sau:

OLYMPIC HÓA HỌC ÁO 111


2NO ‡ˆ ˆˆk ˆ1ˆ †ˆ N2O2
k

1

N2O2  O2 
k2
 2NO2
Với k1 ≈ k-1>>k2.
3.3. Xác định biểu thức vận tốc cho quá trình hình thành NO2 ở dạng
1 d NO2  a b c
 k.NO .O2  .NO2 
2 dt
Bằng cách xác định a, b, và c.
d O2  2
Một biểu thức động học khác cho phản ứng trên có dạng:  k 3 .NO2  .O2 
dt
Có thể đơn giản hóa biểu thức này nếu ở thời điểm ban đầu lượng NO nhiều gấp đôi so
với O2.
d O2  x
3.4. Chứng minh rằng biểu thức tốc độ sẽ có dạng  k '3 .O2  , và tìm mối quan
dt
hệ giữa k3 và k’3. Cho biết giá trị của x?
3.5. Tích phân biểu thức tốc độ ở câu 3.4. để chứng minh nồng độ của O2 thay đổi theo
thời gian::
1 1
2
 2
 2.k '3 .t
O2  O2 0
Động học phản ứng pha khí thường được theo dõi bằng cách đo áp suất chung của hỗn
hợp khí, vốn thay đổi theo thời gian. Trong trường hợp này áp suất riêng phần của oxy
phụ thuộc vào áp suất chung theo biểu thức:
2
p  O2   pchung  p0, chung
3
Thay vì dùng [O2] ở mol/L, có thể dùng p(O2) ở Pa như nồng độ oxy vậy.
3.6. Đưa ra công thức chung thể hiện mối quan hệ giữa áp suất riêng phần vào nồng độ
mol.
Các giá trị động học ứng với hỗn hợp 2:1-của hai khí NO và O2 ở 298 K được trình bày
ở bảng sau:
t (s) 0 60 120 180 240 300
Ptổng ×10-4 (Pa) 1.350 1.105 1.060 1.030 1.015 1.005
p(O2) ×10-4 (Pa)
1/p2(O2) ×108 (Pa-2)

3.7. Hãy xác định các giá trị còn thiếu trong bảng trên và chứng minh bằng đồ thị biểu
thức tốc độ ở câu 3.5. là đúng. Xác định k‘3.

OLYMPIC HÓA HỌC ÁO 112


Câu 4
Nhiệt động học và cân bằng hóa học
Tổng hợp hydro trong công nghiệp
Một phương pháp tổng hợp hydro ở quy mô công nghiệp chính là chuyển hóa metan
bằng hơi nước siêu nóng ở 1100 K để thu được hydro và cacbon oxit.
4.1. Viết phản ứng xảy ra cho quá trình thuận nghịch này.
Trong việc tính toán các giá trị nhiệt động học có thể cho rằng các khí đều lý tưởng. Có
thể bỏ qua sự phu thuộc giữa ΔH- và ΔS- vào nhiệt độ.
Biết hằng số cân bằng của phản ứng trên ở 298 K: K P = 1.45‧10-25, và ở 1580 K: KP =
2.66‧104.
4.2. Tính ΔRHθ1100, ΔRSθ1100, ΔRGθ1100, và KP ở 1100 K.
Cho rằng ban đầu hỗn hợp có 1.00 mol CH4 và 1.00 mol H2O. Sau khi cân bằng được
thiết lập thì áp suất trong bình là 1.60 bar.

OLYMPIC HÓA HỌC ÁO 113


4.3. Tính phần trăm chuyển hóa CH4 ở 1100 K dựa trên KP. Nếu không tính được câu
4.2, có thể dùng giá trị KP = 30.0.
Giờ hãy nhìn vấn đề ở một góc độ khác. Cho 1.00 mol CH 4 và 1.00 mol H2O nước vào
bình chứa thể tích không đổi ở 400 K, sao cho áp suất chung là 1.60 bar rồi đun nóng
bình đến 1100 K.
4.4. Áp suất chung của bình sau khi đun (trước khi đạt cân bằng) là bao nhiêu?
4.5. Tính áp suất riêng phần của metan và nước ở 1100 K trước khi thiết lập cân bằng.
4.6. Hãy tính áp suất riêng phần của các khí và áp suất chung lúc cân bằng.
4.7. Hãy tính phần trăm chuyển hóa của CH4 ở 1100 K, nếu biết rằng lượng phản ứng tỉ
lệ với áp suất riêng phần.

Câu 5
Hydro peroxit
Hydro peroxit, H2O2, là một hợp chất đa chức năng rất thú vị, ngoài ra nó cũng có rất
nhiều ứng dụng kỹ thuật. Hydro peroxit là một axit yếu (pKA = 11.65).
5.1. Tính pH của dung dịch nước hydro peroxit có nồng độ 0.100 mol/L!
Tính chất oxy hóa – khử của nó rất được quan tâm, bởi nó vừa có tính khử vừa có tính
oxy hóa rất mạnh. Hydro peroxit có khả năng oxy hóa I- thành I2.
Có các giá trị thế chuẩn sau:
I2 + 2 e - ⇌ 2 I - Eo1 = +0.535 V

H2O2 + 2 H+ + 2e- ⇌ 2 H2O Eo2 = +1.763 V


5.2. Viết phản ứng xảy ra giữa I- và H2O2.
5.3. Tính thế chuẩn của phản ứng xảy ra ở câu 5.2.
5.4. Tính biến thên entanpy chuẩn và hằng số cân bằng của phản ứng ở câu 5.2. tại
điều kiện chuẩn.
Hydro peroxit cũng đóng vai trò chất khử. Thế khử tương ứng là:
O2 + 2H+ + 2e- ⇌ H2O2 Eo3 = +0.695 V
5.5. Viết phản ứng khử hydro peroxit bằng kali pemanganat trong dung dịch thuốc tím.
5.6. Hydro peroxit có xu hướng dị phân để thu được nước và oxy. Từ các giá trị đã cho
hãy tính thế của phản ứng dị ly này ở điều kiện chuẩn.
Để tránh phản ứng dị phân tự phát thì bình thường những dung dịch hydro peroxit thương
mại đều phải có thêm chất ổn định. Thêm vào đó hydro peroxit phải được tinh chế khỏi
các ion tạp có khả năng xúc tác cho phản ứng dị phân. Một ví dụ là ion Fe3+. Trong trường

OLYMPIC HÓA HỌC ÁO 114


hợp này Fe3+ đầu tiên bị hydro peroxit khử về Fe2+ và sau đó ion này bị hydro peroxit oxy
hóa để trở lại Fe3+. Fe3+ + e- ⇌ Fe2+ Eo4 = +0.77 V
5.7. Viết các phản ứng xảy ra và tính thế chuẩn cũng như biến thiên entanpy chuẩn của
mỗi phản ứng.
5.8. Tại sao ion Fe3+ có thể xúc tác cho phản ứng này? Giải thích ngắn gọn.
5.9. Thế chuẩn của xúc tác phải nằm trong vùng nào để có thể xúc tác theo cách tương
tự?

Câu 6
Sỏi thận
Để giải bài tập này cần biết các dữ kiện sau:
Tích số tan của canxi oxalat: KLP = 2.32·10-9
Hằng số axit của axit oxalic: pKA1 = 1.25 và pKA2 = 3.81
Hằng số tạo phức: Ca2+ + Cit3- ⇌ [CaCit]- K = 1.88·103
Sói thận là bệnh trao đổi chất có thể được gây ra do nhiều nguyên nhân khác nhau.
Khoảng 65% trường hợp mắc sỏi thận đều có chất canxi oxalat, CaC 2O4. Lý do cơ bản
của lượng oxalat tăng cao có vẻ như do bệnh lý di truyền về sự quá trình trao đổi glyoxylat
trong gan dẫn đến việc tăng mạnh lượng oxalat trong máu. Một cách khác để dẫn đến
tăng lượng oxalat chính là việc tiêu thụ những thực phẩm có nhiều oxalat cũng dẫn đến
sỏi thận. Lượng oxalat tăng dẫn đến việc tạo thành chất khó tan canxi oxalat do phản
ứng với ion canxi. Các oxalat này kết tủa trong thận tạo thành sỏi thận.
Cây đại hoàng có hàm lượng axit oxalic và oxalat rất cao. 100 g cây có khoảng 460 mg
axit oxalic. pH của nó vào khoảng 7 – 8 trong ruột non.
6.1. Axit oxalic tồn tại ở dạng nào trong ruột non? Giải thích!
6.2. Tính khối lượng ion canxi cần thiết để kết tủa toàn bộ lượng axit oxalic dưới dạng
canxi oxalat? Cho rằng phản ứng tạo kết tủa xảy ra hoàn toàn.
6.3. Nồng độ canxi oxalat trong huyết tương vào khoảng 1.20 mmol/L. Tính nồng độ cực
đại của ion oxalat trong huyết tương trước khi có sự kết tủa canxi oxalat (dưới dạng sỏi
thận)? Lưu ý pH của huyết tương nằm trong khoảng 7.35 - 7.45, và cho rằng chỉ có một
dạng oxalat tồn tại trong điều kiện này.
Một phương pháp để làm tăng độ tan của canxi oxalat chính là đưa vào cơ thể thuốc có
chưa natri xitrat. Ion xitrat tạo thành phức tan với ion canxi nên tránh khả năng tạo kết
tủa canxi oxalat.

OLYMPIC HÓA HỌC ÁO 115


Nồng độ xitrat trong huyết tương vào khoảng 120 µmol/L, coi như đó là tổng các dạng
xitrat tồn tại trong cơ thể. Có thể cho rằng tổng nồng độ các dạng chứa canxit trong dung
dịch và trong phức lại là 1.20 mmol/L.
6.4. Xác định nồng độ oxalat cực đại trong trường hợp này nếu cho rằng các điều kiện
khác cũng như ở câu 6.3?
Một khả năng khác làm giảm sỏi thận hẳn là giảm pH. Xác định nồng độ cực đại của
oxalat ở pH 3,81, và 6,3 trước khi xảy ra sự kết tủa của canxi oxalat? Nếu không tìm
được lượng oxalat ở câu 6,3 có thể dùng giá trị [C2O42-] = 2.0‧10-6 mol/L.

Câu 7
Tổng hợp carbosugar và axit shikimic qua con đường norbornyl
Hợp chất F là một nguyên liệu đầu rất thú vị để tổng hợp các MeO OMe
xiclopentan polyhydroxyl hóa cũng như tổng hợp carbosugar và
axit shikimic. Sơ đồ 1 dưới đây mô tả quá trình tổng hợp trung
F
gian F:

OH
170oC + Cl2, 
2 B KOH
dicyclopentadiene C D
A room t. C5H6 MeOH
C5Cl6 C7H6O2Cl4

[4+2]-cycloaddition 1. H2SO4, MeOH


D + E F
OAc 2. Na/NH3, in EtOH

Cho biết thêm một số thông tin của sơ đồ 1:


 Phổ 1H-NMR của D chỉ cho một tín hiệu (singlet).
 Phổ 13C-NMR của D cho 4 tín hiệu
7.1. Vẽ cấu trúc của A, B, C, D, và E vào các ô tương ứng.
7.2. Phản ứng A → B có tên gì?
7.3. Phản ứng D → E hay được gọi bằng tên gì?
7.4. F có hai nhóm metoxy. Như vậy nó mang nhóm chức nào?
7.5. Nhóm OH trong hợp chất hai vòng F ở vị trí lập thể nào?

OLYMPIC HÓA HỌC ÁO 116


Sơ đồ 2 dưới đây chỉ ra sự chuyển hóa F thành hai lacton cần thiết để tổng hợp
carbosugar và axit shikimic.

O O
O
MeO OMe
O
?
CH3I, NaH OsO4, NMO Aceton, H+
G H I J OMe
Baeyer-Villiger-
Oxidation O
OH

F O O
O

OMe
K

7.6. Vẽ cấu trúc các chất G, H, và I (với đầy đủ lập thể).


7.7. Tác nhân nào được sử dụng để chuyển hóa I thành J hoặc Ky?
K được chuyển thành tetraaxetat của một cacbosugar ở bước cuối. Ba giai đoạn sau đây
là cần thiết:

H+ OAc
O O
LiAlH4 in MeOH/H2O Ac2O/Pyridin AcO
O
L M
O H+, H2O
AcO OMe
OMe
K AcO
N

7.8. Vẽ cấu trúc lập thể của L và M.


K được chuyển hóa thành axit shikimic “bảo vệ”. Những giai đoạn cần thiết được cho ở
sơ đồ sau:
O
COOMe 1. H+ COOMe
O O ? in MeOH/H2O
O
O 2. Ac2O/Pyridin
O
OMe HO ( - 1 H2O ) AcO OMe
OMe
OAc
K O
P
7.9. Tác nhân nào được sử dụng để chuyển hóa K thành O? Phản ứng này được gọi tên
là gì?
7.10. Xác định cấu hình tuyệt đối của các tâm bất đối trong P theo quy tắc CIP.

OLYMPIC HÓA HỌC ÁO 117


Cầu lacton trong hai chất J và K có thể được tạo thành nếu cho vinyl axetat phản ứng
với chất Q (C5H4O2) theo kiểu cộng vòng [4+2] đã được mô tả ở sơ đồ 1.

Q + ?
OAc

7.11. Cho biết cấu trúc Q?


7.12. Vẽ cấu trúc các sản phẩm tạo thành.
COOH
Axit shikimic tự nhiên có cấu trúc như sau:

HO OH
OH

7.13. Mối quan hệ lập thể giữa chất này và sản phẩm P (không bảo vệ) là gì?
Quy trình sinh tổng hợp axit shikimic đóng vai trò quan trọng để tổng hợp các aminoaxit
thơm như tyrosin và phenylalanin. Trong quá trình này axit chorismic được tạo thành từ
axit shikimic qua một số giai đoạn rồi axit này tham gia chuyển vị Claisen để tạo thành
axit prephenic R. Tách CO2 và H2O của chất này và gắn thêm nhóm amin vào để thu
được phenylalanin.
NH2
COOH
COOH
Claisen-
R
rearrangement
O COOH
OH

chorismic acid prephenic acid phenylalanine


7.14. Vẽ cấu trúc lập thể đúng của R.

OLYMPIC HÓA HỌC ÁO 118


Câu 8
Chymotrypsin
Chymotrypsin cắt liên kết peptit. Hình vẽ sau cho thấy cơ chế xúc tác phản ứng phân cắt
peptit xúc tác chymotrypsin.
Chymotrypsin có hai điểm đặc biệt trong cấu trúc:
 Trong lỗ oxy-Anion có một nguyên tử oxy tích điện âm.
 Trong lỗ ưa nước có một nhóm amin kích thước lớn ưa nước.
Các bước cắt mạch được mô tả như sau:
1. Cố định cơ chất.

2. Một trung gian tứ diện không bền có nguyên tử oxy âm điện (oxy – anion) được tạo
thành.

OLYMPIC HÓA HỌC ÁO 119


3. Liên kết peptit bị cắt, giải phóng sản phẩm 1 và tạo thành trung gian axyl – enzym.

4. Nước được thêm vào trung gian và một trung gian cacbon tứ diện có nguyên tử oxy
mang điện âm không bền khác được hình thành.

OLYMPIC HÓA HỌC ÁO 120


5. Liên kết giữa sản phẩm 2 và enzym bị đứt.

6. Enzym được giải phóng và tách loại sản phẩm 2.


Trong câu hỏi này chủ yếu đánh trắc nghiệm, đánh đúng được một điểm, đánh sai bị trừ
một điểm. Trong một câu hỏi không có điểm âm.
8.1. Ở ví dụ đã cho nhóm phenyl của phenylalanin bị nối vào đầu ưa nước. Hãy đánh
vào aminoaxit thích hợp thay cho phenylalanin.
 methionine
 aspartate
 glycine
 isoleucine
 arginine
8.2. Ở bước 2 là giai đọan cộng nucleophin vào phân tửu cơ chất. Nguyên tử nào của
aminoaxit nào trong chymotrypsin đóng vai nucleophin?
8.3. Nguyên tử hydro của nhóm OH trong Ser-195 bị tách ra ở bước 2, mặc dù nhóm OH
có pKA tương đối cao. Lý do của việc này là gì?
 His-57 đảm nhận vai bazơ nên có khả năng nhận proton.
 pKA cao nên dễ tách proton.
 Tính axit tăng do tạo cầu hydro với Gly-193.
 Tương tác trong đầu ưa nước làm tăng tính phân cực của nối đôi C=O.
8.4. Vai trò của aminoaxit Asp-102 trong phản ứng cắt mạch peptit là gì?
 Tăng pH.
 Làm bền hóa điện tích dương của His-57 sau bước 2.
 Bền hóa vị trí của Gly-193.
 Sửa lại vị trí của His-57 bằng tương tác van der Waals.

OLYMPIC HÓA HỌC ÁO 121


Este p-pitrophenyl axetat có thể bị thủy phân bằng chymotrypsine tạo thành p-nitrophenol
và axit axetic. Nồng độ nitrophenol (mol/mol enzym) trong phản ứng được cho bởi đồ thị
sau

8.5. Đánh vào tất cả các khả năng có thể phù hợp với sơ đồ trên:
 Phản ứng có bậc hai.
 Thời gian phản ứng càng dài, phản ứng càng chậm.
 Phản ứng xảy ra rất nhanh cho đến khi một phần ba lượng enzym tham gia
phản ứng.
 Phản ứng xảy ra rất nhanh cho đến khi mọi phân tử enzym đều đã bị chiếm.
 Phản ứng chậm đi sau một phút.
 Phản ứng tăng tốc sau một phút.
 Tốc độ phản ứng không phụ thuộc nồng độ enzym.
 Lúc đầu phản ứng xảy ra nhanh, nhưng sau đó chậm dần khi các tâm xúc tác
của enzym bị chiếm.
 Phản ứng 1-3 xảy ra nhanh hơn phản ứng 4-5.
 Phản ứng 1-3 xảy ra chậm hơn phản ứng 4-5.

OLYMPIC HÓA HỌC ÁO 122

You might also like