Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 97

ĐẠI HỌC KINH TẾ

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG


KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH
---------- ------------

Quản Trị Chiến Lược

FORD MOTOR
COMPANY
Lớp : 42k02.3

GVHD : PGS.TS Nguyễn Thanh Liêm

SVTH : Đào Thị Thanh Thảo


Đỗ Quý Nam
Nguyễn Thái Phát
Nguyễn Quốc Hưng

Đà Nẵng, Ngày tháng năm 2019


Quản trị chiến lược PGS.TS: Nguyễn Thanh Liêm

Mục lục
Lời Mở Đầu ................................................................................................................... 4
A. TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY VÀ LỊCH SỬ CHIẾN LƯỢC ..................... 5
I. GIỚI THIỆU CÔNG TY. .......................................................................... 5
1. HENRY FORD: ..................................................................................... 5
2. FORD MOTOR COMPANY. ................................................................ 7
II. LỊCH SỬ CHIẾN LƯỢC .......................................................................... 8
1. CHIẾN LƯỢC “ DÂN CHỦ HÓA Ô TÔ” CỦA HENRY FORD (
1903-1980) ...................................................................................................... 8
2. GIAI ĐOẠN 1980-2001 ........................................................................12
3. GIAI ĐOẠN 2001-2008 ........................................................................16
III. KẾT LUẬN TOÀN BỘ LỊCH SỬ CHIẾN LƯỢC: ............................... 19
B. PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG BÊN NGOÀI .............................................. 20
1. Tuyên bố viễn cảnh: ..............................................................................20
2. Tuyên bố sứ mệnh: ................................................................................20
I. GIỚI HẠN NGHIÊN CỨU .................................................................... 21
II. CÁC SỰ KIỆN, DỮ LIỆU MỚI TRONG MÔI TRƯỜNG TOÀN
CẦU… .................................................................................................................. 21
III. NHỮNG YẾU TỐ VÀ KHUYNH HƯỚNG THAY ĐỔI MẠNH
MẼ NHẤT CỦA NGÀNH ................................................................................... 27
1. Những chiếc xe rộng rãi hơn ( SUV ) dần thay thế dòng sedan. .............28
2. Xe động cơ điện thay thế động cơ đốt trong...........................................30
3. Cuộc cách mạng công nghệ trên những chiếc xe....................................32
5. Ô tô bay sẽ là phương tiện thay thế trong tương lai. .........................34
6. Kết luận về những khuynh hướng thay đổi mạnh mẽ trong môi trường
toàn cầu. .........................................................................................................36
IV. ẢNH HƯỞNG, CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC ....................................... 36
1. Ảnh hưởng.............................................................................................36
2. Cơ hội:...................................................................................................37
3. Thách thức: ............................................................................................38
V. MÔI TRƯỜNG VĨ MÔ ........................................................................... 39
1. Môi trường kinh tế ở Mỹ .......................................................................39

Page 2
Quản trị chiến lược PGS.TS: Nguyễn Thanh Liêm

2. Văn hoá, xã hội. .....................................................................................43


3. Khoa học và công nghệ..........................................................................44
VI. PHÂN TÍCH NGÀNH VÀ CẠNH TRANH ........................................... 46
1. Định nghĩa ngành ..................................................................................46
2. Đặc điểm ngành: ....................................................................................47
3. Mô hình 5 lực lượng cạnh tranh .............................................................48
4. Các nhóm chiến lược. ............................................................................54
5. Phân tích chu kì ngành ...........................................................................55
6. Năng lực then chốt trong ngành ............................................................56
7. Các yếu tố dẫn dắt sự thay đổi trong ngành...........................................57
8. Kết luận ................................................................................................58
C. PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG BÊN TRONG ............................................. 59
I. Phân tích chiến lược hiện tại. .................................................................. 59
1. Chiến lược cấp công ty ..........................................................................59
2. Chiến lược toàn cầu ...............................................................................66
3. Chiến lược cấp đơn vị kinh doanh .........................................................74
4. Chiến lược chức năng ............................................................................76
II. Thực thi chiến lược .................................................................................. 85
1. Cơ cấu tổ chức .......................................................................................85
2. Hệ thống kiểm soát ................................................................................87
III. Thành tựu chiến lược. .............................................................................. 88
1. Thành tựu thị trường ..............................................................................88
2. Thành tựu tài chính ................................................................................90
IV. Điểm mạnh và điểm yếu .......................................................................... 93
1. Điểm mạnh ............................................................................................93
2. Điểm yếu ...............................................................................................93
V. Phân tích SWOT. ..................................................................................... 94
Trích dẫn nguồn tham khảo thông tin:............................................................... 96

Page 3
Quản trị chiến lược PGS.TS: Nguyễn Thanh Liêm

Lời Mở Đầu
Một trong bốn hãng sản xuất xe đứng đầu thế giới, Ford Motor Company,
trong những năm trở lại đây thường xuyên xuất hiện trên các phương tiện thông
tin đại chúng với những tin tức về sự bất ổn trong tình hình hoạt động. Tuy vậy,
từ những ngày đầu mới thành lập đến nay, với sự lãnh đạo của gia đình nhà
Ford, không ai có thể phủ nhận đẳng cấp của Ford về chất lượng sản phẩm và
chất lượng dịch vụ phục vụ khách hàng.
Ford motor được coi là nhà cách mạng trong hoạt động sản xuất hàng loạt.
Họ đã đưa nhân loại đi nhanh hơn và xa hơn. “Trong thế kỉ 20, hãng Ford motor
đã đưa cả thế giới chuyển động trên 4 bánh xe với sự ra đời của mẫu T và dây
chuyền lắp ráp tự động” theo lời của Bill Ford.
Không chỉ được công nhận tại thị trường Mỹ, Ford còn mang đẳng cấp của
mình đến với nhiều khu vực và nhiều quốc gia trên toàn thế giới. Sự thành công
đó bắt nguồn từ sự tận tâm của lực lượng lao động, các bộ phận, phòng ban của
mỗi chi nhánh, bên cạnh đó không thể không kể đến óc lãnh đạo tài tình với các
chiến lược, chiến thuật kinh doanh và marketing của những nhà lãnh đạo tài ba,
là đầu tàu cho sự đi lên của Ford.

Nắm bắt được điều đó, nhóm nghiên cứu đã thực hiện đề tài “ Quản trị chiến
lược của Ford motor company”.

Page 4
Quản trị chiến lược PGS.TS: Nguyễn Thanh Liêm

A. TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY VÀ LỊCH SỬ


CHIẾN LƯỢC

I. GIỚI THIỆU CÔNG TY.

1. HENRY FORD:
Henry Ford là người cha đẻ của ngành công nghiệp ô tô. Ông là người khởi
xướng việc áp dụng dây chuyền lắp ráp công nghiệp để sản xuất sản phẩm với
giá cả phải chăng nhất. Mở màng cho cuộc cách mạng trong sản xuất công
nghiệp trên toàn thế giới và còn ảnh hưởng sâu sắc đến nền văn minh hiện đại.
Ngay từ nhỏ đã có niềm đam mê mãnh liệt với các loại máy móc và mong muốn
thay đổi thế giới với một thứ có thể di chuyển con người đến những đâu mà họ
thích. Henry Ford cho rằng: “Đam mê là một trong số ít những tài sản quý giá
của con người. Một người quyết đoán có thể thành công trong hầu hết mọi việc
mà anh ta theo đuổi, nhưng nếu không đam mê những việc đó thì thành công
cũng không mấy ý nghĩa”. Ông đã chứng minh những lời mình nói bằng cả cuộc

Page 5
Quản trị chiến lược PGS.TS: Nguyễn Thanh Liêm

đời, bằng những thành tựu liên tục cho niềm đam mê của mình đó là sản xuất ô
tô phục vụ đại chúng và bằng lý tưởng và nguyên tắc sản xuất phục vụ xã hội.
Với chiến lược kinh doanh kinh điển của một cá nhân sáng tạo đã làm thay đổi
thế giới nhưng lại ít được biết đến trong 40 năm đầu cuộc đời ông.
Trong suốt những năm đầu tiên, ông là người dẫn dắt và vận hành công ty.
Chính bởi vậy các tư tưởng và triết lý của ông vẫn một phần nào đó ảnh hưởng
đến công ty ngày hôm nay. 5 triết lí kinh doanh của ông là:
+ Can đảm đi theo kiến thức và tầm nhìn của mình
Vào năm 33 tuổi khi đang làm việc tại công ty chế tạo máy thì Ford nhận
được một lời đề nghị hấp dẫn từ chính ông chủ của mình. Ford được ông chủ đề
cử lên vị trí cao hơn với điều kiện phải từ bỏ đam mê cá nhân của mình. Điều
này khiến Ford phải đứng trước sự lựa chọn cơ hội thăng tiến đang rộng mở hay
niềm say mê ô tô của mình. Cuối cùng, Ford đã chọn ô tô và thôi việc, nhưng
thực ra “tôi chẳng có sự lựa chọn nào hết bởi tôi biết rằng chính ô tô sẽ mang lại
thành công cho tôi” Ford nói
+ Không để ai khác quyết định kinh doanh
Vào năm 40 tuổi, Ford lập ra công ty Ford Motor Company. Công ty huy
động được số vốn là 100.000 USD, và Ford sở hữu 1/4 cổ phần của công ty.
Trong năm đầu tiên, công ty đã sản xuất hơn 1.700 chiếc xe và có tiếng tốt nhờ
tính đáng tin cậy. Sang năm thứ hai, do áp lực từ các cộng sự, Ford nâng giá
bán. Công ty bán được ít xe hơn. Ông nhận ra cần phải có quyền sỡ hữu để toàn
quyền kiểm soát, và ông dùng thu nhập có được từ bán hàng để tăng cổ phần
của mình lên 50% và sau đó lên 100%. Từ đó về sau, chính thành công của công
ty đã minh chứng sự đúng đắn của việc không để người khác thay mình ra các
quyết định kinh doanh của Henry Ford.
+ Bán nhiều sản phẩm với giá thấp hơn tốt hơn bán số lượng ít với giá cao
Yếu tố quan trọng trong sự thành công của công ty Ford Motor Company
chính là giá thành thấp với chất lượng cao. Henry Ford rất ghét ý tưởng làm cho
chiếc xe trở thành dắt đỏ. Thay vào đó, chiến lược của ông là định giá dựa trên
chi phí sản xuất. Có nghĩa là, nếu các nhà máy của ông có thể hoạt động ngày
càng hiệu quả hơn thì người tiêu dùng, khách hàng sẽ được lợi. Henry Ford
nói:“Nếu bạn bán được sản phẩm chất lượng cao với giá rẻ, bạn sẽ tìm thấy
nhu cầu sản phẩm cao hơn đến mức có thể gọi là toàn cầu” .
+ Trả lương cao và công bằng với nhân viên

Page 6
Quản trị chiến lược PGS.TS: Nguyễn Thanh Liêm

Henry Ford tin rằng lương cao làm tăng sự ổn định của lực lượng lao động
và giúp đỡ con người tập trung làm việc vì gia đình họ được hỗ trợ đầy đủ về
vật chất.
+ Mục tiêu cao nhất không phải là “lợi nhuận"
Ford chú trọng vào việc tập trung, sự quan tâm vào từng chi tiết của sản
phẩm để có thể tạo ra sự kết nối với khách hàng nhằm thiết lập mối quan hệ lâu
dài với họ. Ông quan niệm rằng một công ty không phải chỉ là cỗ máy sản sinh
ra tiền mà phải mang lại một điều gì đó để làm cho cuộc sống con người trở nên
tốt hơn, nếu làm được điều này thì lợi nhuận tự nhiên sẽ đến.

2. FORD MOTOR COMPANY.


- Ford là tập đoàn ôtô đa quốc gia của Hoa Kì và là một trong 5 nhà sản
xuất xe ô tô lớn thứ 5 trên thế giới theo số lượng xe bán ra toàn cầu. Ford được
thành lập bởi Henry Ford vào năm 1903.
- Logo và slogan:

“ Go further” _ “Tiến xa hơn nữa”


- Trụ sở chính: Dearborn, Michigan, Hoa Kỳ.
- Môi trường kinh doanh: toàn cầu.
- Ngành sản xuất: máy móc tự động.
- Sản phẩm: Xe hiệu suất là chính, ngoài ra còn có thêm phụ tùng ô tô.
- Trong lịch sử phát triển, những năm đầu của Ford có nhiều mẫu xe được
khách hàng ưa chuộng, đáng kể để nhất là 2 mẫu xe Model T và Model A bởi
giá thành sản phẩm và chất lượng của chúng, cũng như việc 2 mẫu xe trên đã
thay đổi cách thức sử dụng phương tiện đi lại của con người vào thời điểm lúc
bấy giờ.

Page 7
Quản trị chiến lược PGS.TS: Nguyễn Thanh Liêm

II. LỊCH SỬ CHIẾN LƯỢC

1. CHIẾN LƯỢC “ DÂN CHỦ HÓA Ô TÔ” CỦA


HENRY FORD ( 1903-1980)

1.1 VIỄN CẢNH:


“ I will build a motor car for the multitude. It shall be large enough for the
family, but small enough for the unskilled individual to operate easily and care
for, and it shall be light in weight and it may be economical in maintenance. It
will be built of honest materials, by the best workmen that money can hire, after
the simplest designs that modern engineering can devise. But it shall be so low
in price that the man of moderate means may own one and enjoy with his family
the blessings of happy hours spent in God's great open spaces.
Henry Ford (1903)
Dịch: Tôi sẽ chế tạo một chiếc xe ô tô cho nhiều người. Nó sẽ đủ lớn cho
gia đình, nhưng đủ nhỏ để cá nhân không có kỹ năng vận hành dễ dàng và chăm
sóc, và nó sẽ nhẹ và có thể tiết kiệm chi phí. sẽ được xây dựng bằng những vật
liệu trung thực, bởi những người thợ giỏi nhất mà tiền có thể thuê, sau những
thiết kế đơn giản nhất mà kỹ thuật hiện đại có thể tạo ra. Nhưng nó sẽ có giá
thấp đến mức người đàn ông bình thường có thể sở hữu một chiếc và được gia
đình chúc phúc những giờ hạnh phúc trong không gian mở tuyệt vời của Chúa.

Page 8
Quản trị chiến lược PGS.TS: Nguyễn Thanh Liêm

1.2 BỐI CẢNH:


Bước vào thế kỉ đầu XX, ngành công nghiệp ô tô đã bước vào thị trường
vận tải cho sự giàu có. Tuy nhiên, ô tô vẫn là một thứ đồ chơi xa xỉ đối với
nhiều người. Một số ít người thuộc giới thượng lưu tại thời điểm đó là một
nhóm ưa thích mạo hiểm; họ bất chấp đi ra ngoài mặc cho thời tiết khắc nghiệt,
thậm chí họ còn không được bảo vệ bởi thân xe khép kín hoặc là xe có thể thay
đổi mui ở trên. Mỗi một người trong cộng đồng đều biết rằng ai đã sở hữu chiếc
xe nào và ngay lập tức những chiếc xe trở thành một biểu tượng của danh tính
và địa vị của họ.
Đến năm 1906, một chiếc xe bao gồm một xi-lanh, ba mã lực, lái xiên, bẻ
cong, hay chỉ đơn thuần là một chiếc xe ngựa . Nó được bán với giá $ 650 và
hạn chế về số lượng, nó chỉ phù hợp đối với những người Mỹ thuộc tầng lớp
trung lưu trở lên.
Trong bối cảnh đó, vấn đề trung tâm của công nghệ ô tô sẽ là thiết kế tiên
tiến với mức giá vừa phải và chi phí vận hành thấp trên một chiếc xe. Có lẽ, nó
sẽ là một thành tựu tuyệt vời của Mỹ. Henry Ford đã thực hiện giấc mơ về chiếc
xe hơi sẽ có mặt trên khắp các nẻo đường, và thay thế những chiếc xe ngựa.
1.3 CÁC HÀNH ĐỘNG CHIẾN LƯỢC:
Ford quyết định việc định giá sản phẩm của mình sẽ dựa trên chi phí sản
xuất, có nghĩa là nếu các nhà máy của Ford có thể hoạt động ngày càng hiệu quả
hơn thì người tiêu dùng hay khách hàng sẽ được lợi. Ford đã thay đổi quan niệm
“ những chiếc xe giành cho người giàu có ” bằng cách quảng cáo tính hữu dụng
của những chiếc xe hơi hãng Ford. Xe cũng được bán ra nhờ việc dễ điều khiển,
dễ sử dụng, và từ đó có câu: “Bất kể ai cũng có thể lái một chiếc Ford”.
Đầu năm 1913, Ford quyết định sử dụng dây chuyền lắp ráp tự động nhằm
tiết kiệm thời gian sản xuất để có thể giảm chi phí sản xuất xuống mức thấp
nhất có thể. Việc sản xuất theo dây chuyền tự động đã cho phép Ford giảm đáng
kể chi phí sản xuất trên một chiếc xe, giảm giá từ $800 xuống $350.
Đồng thời vào giai đoạn đầu của thế kỷ 20, phần lớn công nhân là những
người di cư, không có tay nghề, thường làm việc 9 giờ mỗi ngày với mức lương
là 2,38$. Do khả năng kém của công nhân nên số người bị từ chối sau thời gian
thử việc lên rất cao, công ty Ford đã phải tuyển chọn 100 công nhân trong số
963 người để duy trì số công nhân trong nhà máy.Ông Henry Ford phải liên tục
tiêu tiền vào việc huấn luyện kỹ thuật ngắn hạn. Ford quyết định khắc phục điều
này bằng cách tháng 01/1914 Ford quyết định tăng lương lên gấp đôi cho nhân
viên từ $2,38 lên $5 một ngày điều này làm tăng cam kết của họ với công việc
mà họ đảm nhiệm từ đó nâng cao tính hiệu quả công việc và năng suất lao động,

Page 9
Quản trị chiến lược PGS.TS: Nguyễn Thanh Liêm

cũng như giảm chi phí sản xuất để giảm giá sản phẩm không những thế mức
lương mới của công nhân công ty Ford đã khiến chính những người công nhân
trở thành khách hàng mua xe hơi của công ty.
Năm 1911, công ty bắt đầu nhanh chóng mở rộng ra nước ngoài, với việc
mở các nhà máy lắp ráp ở Ireland (1917), Anh và Pháp với mục đích đưa những
chiếc xe Ford ra toàn cầu nhưng giá của những chiếc xe sẽ không quá cao so với
những chiếc xe sản xuất tại Mỹ. Tiếp theo là mở rộng tại Đan Mạch (1923),
Đức (1925), Áo (1925), và Argentina (1925). Một nhà máy đã được mở tại Nhật
Bản (1925) tại Yokohama và Nam Phi (1924) và Úc (1925) với tư cách là công
ty con của Ford Canada do các quy tắc thuế quan ưu đãi. Đến cuối năm 1919,
Ford đã sản xuất 50% tổng số xe hơi tại Hoa Kỳ và 40% tất cả các loại xe của
Anh; vào năm 1920, một nửa số xe hơi ở Mỹ là Model Ts.
Năm 1919, Edsel Ford trở thành chủ sở hữu của Ford, sự quan tâm của ông
đối với thiết kế thẩm mỹ đã mang đến cho công ty một chiều hướng mới, thúc
đẩy công ty sản xuất những chiếc xe đẹp cũng như thiết thực ví dụ như dòng xe
Mecury.
Trong khi Modal T thống trị ngành công nghiệp ô tô từ năm 1908 đến đầu
những năm 1920, đến giữa thế kỉ đã có sự cạnh tranh khốc liệt từ các nhà sản
xuất ô tô khác. Đến 1927, Ford liên tục mất thị phần vào GM và Chrysler, vì
các đối thủ trong và ngoài nước khác bắt đầu cung cấp những chiếc ô tô tươi
hơn với các tính năng sáng tạo hơn và các tùy chọn sang trọng. GM có một loạt
các mô hình từ tương đối rẻ đến sang trọng, khai thác tất cả các mức giá trong
phổ, trong khi những người ít giàu hơn đã mua Model Ts đã qua sử dụng . Các
đối thủ cạnh tranh cũng mở ra thị trường mới bằng cách mở rộng tín dụng cho
người mua hàng, vì vậy người tiêu dùng có thể mua những chiếc ô tô đắt tiền
này bằng các khoản thanh toán hàng tháng. Ford ban đầu chống lại cách tiếp cận
này, khẳng định những khoản nợ như vậy cuối cùng sẽ gây tổn hại cho người
tiêu dùng và nền kinh tế nói chung.
Sau khi chiếc Modal T thứ 15 triệu ra khỏi dây chuyền lắp ráp vào ngày
26/5/1927, Ford đã đóng cửa các nhà máy trên toàn thế giới để giành 6 tháng
trang bị lại các nhà máy và hoàn thiện thiết kế của một chiếc xe mới cũng có tên
là Modal A để kỉ niệm chiếc xe đầu tiên của mình. Đây là chiếc xe đầu tiên có
logo Blue Oval mang tính biểu tượng và có nhiều tính năng sáng tạo như kình
chắn gió Safety Glass. Đến năm 1931 Ford đã bán được hơn 5 triệu mẫu xe bất
chấp những khó khăn của cuộc đại suy thoái.
Bươc vào năm 1936, Ford bắt đầu bán dòng Lincoln Zephyr. Nó được thiết
kế để bán với múc giá giữa Ford V8 De Luxe và những chiếc xe sang trọng cao

Page
10
Quản trị chiến lược PGS.TS: Nguyễn Thanh Liêm

cấp do Lincol cung cấp. Kiểu dáng đẹp, khí động học của Lincol – zephyR đã
giúp thương hiệu thành công về doanh số. Trong thời điểm này, Ford tham gia
vào sản xuất xe jeep phục vụ cho quân đội. Triết lý của Edsel Ford khác hẳn với
cha của mình, ông muốn lợi dụng cuộc chiến tranh để kiếm lợi từ nó.
Năm 1945, cháu trai của Henry Ford là HenryFord II lên nắm giữ quyền
điều hành công ty đã tổ chức lại hệ thống quản lý tài chính rối rắm của công ty
và khôi phục lại văn hóa công ty bằng cách thuê các nhà quản lý trẻ tài năng. Để
chuẩn bị cho những thách thức toàn cầu cảu thế giới sau chiến tranh
Trong những năm 1950-1960, Ford đã bắt đầu đa dạng hóa các mẫu xe
của mình để thâm nhập vào nhiều phân khúc thị trường khác nhau. Ford giới
thiệu chiếc Thunderbird nhấn mạnh sự thoải mái và tiện lợi hơn tính thể thao.
Ford đã thực hiện hơn 31.000 bài kiểm tra va chạm trên toàn thế giới. Trong
những năm gần đây, Ford cũng đã sử dụng thử nghiệm sự cố ảo để tối đa số
lượng và tính sẵn có của dữ liệu sự cố. Song song với thử nghiệm vật lý, các mô
phỏng sự cố giúp Ford thu thập nhiều dữ liệu hơn. Đầu năm 1959, Ford thành
lập chi nhánh dịch vụ tài chính để công ty có thể cũng cấp các khoản vay, cho
thuê và hạn mức tín dụng cuae Ford và các đại lý khác.
Bước vào những năm 1960, Mustang ra đời với sự kết hợp của mui xe dài,
sàn ngắn, giá phải chăng và các tùy chọn tùy chỉnh. Mustang là một thành công
lớn, và ngày nay nó vẫn là một trong những chiếc xe bán chạy nhất trong lịch
sử. Và nó nhanh chóng trở thành một biểu tượng văn hóa của người Mỹ, một
huyền thoại của nền công nghiệp xe hơi Mỹ.
Năm 1976, Ford của Châu Âu giới thiệu Ford Fiesta. Chiếc hatchback
subcompact trở thành mẫu xe dẫn độc cầu trước thành công ở thị trường quốc
tế đầu tiên của công ty. Với 870 triệu đô la, ngân sách phát triển của nó cũng
lớn nhất trong lịch sử của Ford. Hơn nữa, Ford đã xây dựng một nhà máy khổng
lồ ở Almusafes, Tây Ban Nha, gần Valencia, để sản xuất xe hơi. Các khoản đầu
tư đã được đền đáp và Fiesta đã phá vỡ kỉ lục doanh số một năm của Mustang
năm 1965. Từ 1978 đến 1981, Ford cũng đã bán Fiesta Châu Âu tại Bắc Mỹ.
Mãi đến năm 2009, Ford mới bắt đầu bán Fiesta ở Mỹ.
1.4 THÀNH TỰU CHIẾN LƯỢC:
- Thành tựu chiến lược của giai đoạn là sản xuất chi phí thấp với việc sử
dụng dây chuyền lắp ráp tự động, chính sách ưu đãi cho đội ngũ nhân viên tốt
khuyến khích nhân viên làm việc như tăng lương gấp đôi, giảm số giờ làm việc.

- Model T là mẫu xe thịnh hành nhất tại Mỹ trong suốt 19 năm (15 triệu
chiếc đã được tiêu thụ)

Page
11
Quản trị chiến lược PGS.TS: Nguyễn Thanh Liêm

- Năm 1921, sản phẩm của Ford Motor chiếm 55% tổng lượng xe hơi đầu
ra trên toàn nước Mỹ.

- Ford motor đã đưa ra những mẫu xe làm thay đổi suy nghĩ của con người
về một chiếc xe không chỉ dành cho giới thượng lưu mà nó còn phù hợp cho tất
cả mọi người dựa trên giá thấp và dễ sử dụng. Bắt đầu là mẫu T và đến gần cuối
giai đoạn là chiếc Ford Mustang đã trở thành huyền thoại của Ford cũng như
huyền thoại của nền công nghiệp xe hơi Mỹ. Mustang nổi tiếng nhờ sự phá cách
và đi trước thời đại và nó đại diện cho thời hoàng kim của ngành công nghiệp
xe hơi Mỹ.

 KẾT LUẬN:
- Ford có được thành công trong việc sử dụng xây chuyền lắp ráp và sản
xuất xe chi phí thấp, chính sách khuyến khích cho nhân viên như tăng lương lên
gấp đôi và giảm giờ làm viêc. Biến nhân viên trở thành khách hàng trung thành
của mình.
- Ford đã hoàn thiện được tầm nhìn của công ty. Tạo đựng được lợi thế
cạnh tranh thông qua việc áp dụng sản xuất kiểu dây chuyền để giảm giá thành
của sản phẩm. Ford đã mở rộng thị trường sang Châu Âu.
- Bên cạnh đó, những sản phẩm của Ford đạt được những thành tựu như
Mustang trở thành biểu tượng của người dân Mỹ và chiếc Fiesta bán chạy ở thị
trường Châu Âu
- Tuy nhiên, Ford còn phải đối mặt với nhiều thách thức do nhu cầu khách
hàng thay đổi chóng mặt. Và chịu nhiều áp lực từ các đối thủ cạnh tranh.
- Trong giai đoạn này, đã xuất hiện những đối thử cạnh tranh khiến Ford
mất dần thị phần của mình vào tay các đối thủ.
- Triết lí kinh doanh của Ford về mục tiêu cao nhất không phải là lợi
nhuận đã được khẳng định.
2. GIAI ĐOẠN 1980-2001

2.1 TUYÊN BỐ SỨ MỆNH:


“Ford Motor Company is a worldwide leader in automotive and financial
products and services. Our mission is to improve continually our products and
services to meet our customers’ needs, allowing us to prosper as a business and
to provide a reasonable return for our stockholders, the owners of the business”.
Phillip Cadewell, 1980

Page
12
Quản trị chiến lược PGS.TS: Nguyễn Thanh Liêm

Dịch:
Ford Motor Company là công ty hàng đầu thế giới về các sản phẩm và dịch
vụ tài chính và ô tô. Nhiệm vụ của chúng tôi là cải tiến liên tục các sản phẩm và
dịch vụ của mình để đáp ứng nhu cầu của khách hàng, cho phép chúng tôi phát
triển như một doanh nghiệp và mang lại lợi nhuận hợp lý cho các cổ đông và
chủ doanh nghiệp.
2.2 BỐI CẢNH :
- Dưới sức ép của cạnh tranh giữa các đối thủ, Ford đã không ngừng cải
tiến và đưa ra những sản phẩm và dịch vụ mới để đáp ứng với nhu cầu của
khách hàng, đem lại lợi nhuận nhiều hơn cho cổ đông và doanh nghiệp. Mở
rộng thị trường và quy mô sản xuất.
- Những năm 1990 đã thể hiện một sự thay đổi khác trong sở thích của
khách hàng, khi chiếc xe bốn bánh cỡ trung bình, hậu duệ của xe jeep trong Thế
chiến II, trở nên vô cùng phổ biến. Cơn sốt SUV được tạo dựng bởi giá nhiên
liệu ổn định vào giữa những năm 1980. Vào đầu thế kỷ 21, hầu hết các nhà sản
xuất đều giới thiệu những mẫu xe nhỏ hơn, giống xe hơi crossover, một xu
hướng tăng cường trong thập kỷ đầu tiên của thế kỷ đó khi chi phí xăng dầu
tăng lên làm giảm sự ưa chuộng cho những chiếc SUV cỡ lớn.

2.3 CÁC HÀNH ĐỘNG CHIẾN LƯỢC:


- 1980: Ford ra mắt chiếc Escort thế hệ thứ ba với thiết kế tiện nghi, an
toàn, tinh tế, xử lý, hiệu suất, chức năng, yêu cầu môi trường, sự hài lòng của
người lái và giá cả.
- 1982: Ford giới thiệu mẫu xe Ford Sierra được thiết kế với ngoại thất và
nội thất riêng, kết thúc sản xuất chiếc Cortina / Taunus mạnh mẽ sau 20 năm và
bốn thế hệ.
-1983: Ford ra mắt Thunderbird được thiết kế lại. Trong một sự thay đổi
mô hình, Granada đã ngừng hoạt động ở Bắc Mỹ, thay vào đó là một mô hình
đổi mới được đổi tên thành LTD.
- 1984: Ford tempo được giới thiệu, thay thế cho Ford Fairmont / Mercury
Zephyr.
- 1985: Ford Scorpio do Ford của Châu Âu ra mắt. Thay thế Granada là
sản phẩm kích thước đầy đủ.
- 1986: Ford của châu Âu ra mắt thế hệ thứ hai của gia đình xe van. Ford
Capri ngừng sản xuất.
- 1987: Ford mua lại Aston Martin Lagonda và Hertz Rent-a-Car .

Page
13
Quản trị chiến lược PGS.TS: Nguyễn Thanh Liêm

- 1988: Ford Festiva , được xây dựng tại Hàn Quốc bởi Kia được giới
thiệu.
- 1989: Ford mua lại Jaguar . Mazda MX-5 Miata được tiết lộ. Fiesta thế hệ
thứ ba được ra mắt tại châu Âu - và tự khẳng định là thế hệ Fiesta bán chạy nhất
cho đến nay - 1 triệu chiếc trong vòng chưa đầy hai năm. Mua lại Associates
First Capital Corporation, một công ty tài chính. Vào năm 1998, nó được dành
cho các cổ đông của Ford.
- 1990: Ford Aerostar là Xe tải của năm của Motor Trend, trong khi
Lincoln Town Car là Xe của năm của Motor Trend. Thương hiệu Merkur ngừng
sản xuất ô tô. Ford của châu Âu ra mắt Escort thế hệ thứ tư.
- 1991: Ford Explorer được giới thiệu, biến chiếc SUV giải trí và nông
thôn truyền thống thành một phương tiện gia đình phổ biến.
- 1992: Ford Aerostar và Ford Taurus / Mercury Sable được thiết kế
lại; Ford Taurus trở thành chiếc xe bán chạy nhất của Mỹ, thay thế cho Honda
Accord. Ford của Châu Âu công bố Ford Mondeo thế hệ đầu tiên , sản phẩm
đầu tiên của nền tảng CDW27 toàn cầu
- 1992: Ra mắt Ford Crown Victoria và Mercury Grand Marquis được thiết
kế lại , những chiếc xe mui kín kích thước đầy đủ mới đầu tiên trong 13
năm; Ford Country Squire / Mercury Colony Park wagon ngừng hoạt động.
- 1993: Ford ra mắt Mondeo tại châu Âu và công bố các sản phẩm phái
sinh ở Bắc Mỹ - Ford Contour và Mercury Mystique
- 1994: Ford Tempo và Mercury Topaz bị ngừng sản xuất - thay thế bằng
Ford Contour và Mercury Mystique * 1994: Ford Aspire thay thế Festiva, trở
thành chiếc xe đầu tiên trong phân khúc cung cấp túi khí kép tiêu chuẩn và ABS
4 bánh tùy chọn.
- 1995: Mẫu xe V8 dẫn động cầu trước đầu tiên của Ford được giới thiệu,
chiếc Lincoln Continental chạy bằng động cơ V8 4.6L . Ford của châu Âu ra
mắt Fiesta thế hệ thứ tư. Mẫu xe minivan Ford Windstar dẫn động cầu trước
mới được giới thiệu. Aerostar vẫn còn trong sản xuất. Ford Explorer được thiết
kế lại, hiện đã có các tính năng an toàn tiêu chuẩn như túi khí kép, ABS 4 bánh
như trang bị tiêu chuẩn.
- 1996: Ford chứng nhận tất cả các nhà máy ở 26 quốc gia đạt chất
lượng ISO 9000 và tiêu chuẩn môi trường ISO 14001 . Jaguar XJS trang bị
động cơ V12 bị ngừng sản xuất. Ford Taurus và Mercury Sable được thiết kế lại
gây tranh cãi được thiết kế lại. Việc ngừng hoạt động của Chevrolet Caprice rời
khỏi thị trường đội xe đầy đủ kích thước cho Ford Crown Victoria . Ford tăng
cổ phần đầu tư vào Tập đoàn Mazda đang gặp khó khăn lên mức kiểm
soát 33,4%.
- 1997: Chiếc SUV 4 cửa kích thước đầy đủ được Ford Expedition giới
thiệu thay thế cho Ford Bronco . Giới thiệu Mercury Mountaineer . Ford Escort

Page
14
Quản trị chiến lược PGS.TS: Nguyễn Thanh Liêm

và Mercury Tracer được thiết kế lại cũng được giới thiệu. Việc sản xuất Ford
Aerostar kết thúc, cùng với Ford thăm dò , Ford Thunderbird, Mercury Cougar,
Mazda MX-6 và Ford Aspire , mà không cần thay thế ngay lập tức. Thiết kế lại
điêu khắc của chiếc bán tải F-150 bán chạy nhất của Ford, vượt qua tranh cãi để
lập kỷ lục doanh số.
- 1998: Lincoln Navigator tạo ra lớp SUV hạng sang trong nước. Mark
VIII đang trong năm cuối cùng, giới thiệu đèn pha HID, giữa năm mô hình năm
1996.
- 1998: Focus thay thế chiếc Escort cũ ở châu Âu và nhanh chóng trở thành
một trong những chiếc xe bán chạy nhất của phân khúc. Được ra mắt tại Bắc
Mỹ cho năm mô hình 2000.
- 1999: Ford mua lại bộ phận xe Volvo từ Volvo . Bill Ford trở thành Chủ
tịch Hội đồng quản trị, thay thế Jacques Nasser . Một chiếc Mercury Cougar thể
thao nhỏ hơn được giới thiệu lại với hệ dẫn động cầu trước. Đội đua Jaguar
Racing Formula One được thành lập, với sự lãnh đạo của Jackie Stewart . Ford
chia các mẫu xe bán tải cỡ lớn của mình thành hai mẫu riêng biệt (mẫu đầu tiên
làm như vậy) với sự ra mắt của Ford F-Series Super Duty (F-250 - F-550). Ford
Excursion (dựa trên Super Duty) được giới thiệu, và có sự khác biệt là chiếc
SUV lớn nhất được bán ở bất cứ đâu.
- 2000: Ford mua thương hiệu Land Rover từ BMW . Lincoln LS và Jaguar
S-Type được giới thiệu, cùng với một chiếc Ford Taurus và Mercury Sable
được làm mới. Lincoln LS trở thành chiếc xe xu hướng của năm 2000 . Hộ tống
bị ngưng ở châu Âu. Nền tảng vận chuyển thế hệ thứ ba được ra mắt tại châu
Âu.
2.4 THÀNH TỰU CHIẾN LƯỢC

Thành tự chiến lược có được trong giai đoạn này thực hiện các cuộc sát
nhập nhượng quyền với các thương hiệu danh tiếng đa dạng hóa hoạt động kinh
doanh, gây dựng được sự trung thành của khách hàng nhiều hơn. Hoàn thành
được một phần mục tiêu đã đặt ra về việc cải thiện chất lượng, tuy nhiên việc đa
dạng hóa kinh doanh trong những năm cuối của giai đoạn này làm cho công ty
xa rời mục tiêu ban đầu.
 Kết luận:
Từ những hành động chiến lược trên cho thấy, Ford không ngừng thay đổi
mẫu mã, đa dạng hóa các sản phẩm của mình. Tuy nhiên, trong những năm cuối
giai đoạn thì hành động lệch so với mục tiêu ban đầu đó là sát nhập nhượng
quyền với các thương hiệu danh tiếng.
Hành động này gây dựng được sự trung thành của khách hàng nhiều hơn.
Hoàn thành được một phần mục tiêu đã đặt ra về việc cải thiện chất lượng. Từ
đó, tạo dựng được lợi thế cạnh tranh so với các đối thủ.

Page
15
Quản trị chiến lược PGS.TS: Nguyễn Thanh Liêm

Giai đoạn này vẫn đi theo triết lí kinh doanh của Henry Ford.
3. GIAI ĐOẠN 2001-2008

3.1 TUYÊN BỐ VIỄN CẢNH

“Our vision is to become the world’s leading consumer company for


automotive products and servies. Morethan, using advanced technology and
new business models so that personal mobility remains viable in a crowded
world”
William Clay Ford,2001
Dịch: Tầm nhìn của chúng tôi là trở thành công ty người tiêu dùng hàng
đầu thế giới trong sản phẩm và dịch vụ ô tô, sử dụng công nghệ tiên tiến và các
mô hình kinh doanh mới để di chuyển cá nhân tiếp tục đứng vững trong một thế
giới đông đúc.
3.2 TUYÊN BỐ SỨ MỆNH

“We are a global family with a proud heritage, passionately committed to


providing a personal mobility for people around the world. We anticipate
consumer needs and deliver outstanding products and services that improve
people’s lives.”

William Clay Ford, 2001


Dịch:
Chúng tôi là một gia đình toàn cầu với di sản đầy tự hào, với một cam kết
mạnh mẽ sẽ cung cấp một chiếc ô tô cá nhân cho người trên toàn thế giới.
Chúng tôi dự đoán trước nhu cầu của khách hàng và chuyển những thứ đáng
chú ý vào sản phẩm và dịch vụ của mình, những thứ làm cải thiện cuộc sống
của con người.
3.3 BỐI CẢNH:

- Sự xâm nhập của nhiều đối thủ cạnh tranh ở các nước Châu Âu với
những mẫu xe tinh gọn, nhiều tính năng vượt trội. Nhu cầu và đòi hỏi của khách
hàng ngày càng cao, với thiết kế xe nhỏ gọn, tiện lợi. Hơn nữa, cuộc khủng
hoảng xăng dầu làm cho ngành ô tô của Mỹ rơi vào khó khăn. Đặc biệt đối với
Ford, điều này khiến cho việc sử dụng các loại xe tải nhẹ và SUV gặp bất lợi
khi sử dụng nhiên liệu, và là một nguyên nhân dẫn tới giảm lượng cầu ở Hoa Kỳ
đối với loại xe này.

Page
16
Quản trị chiến lược PGS.TS: Nguyễn Thanh Liêm

3.4 HÀNH ĐỘNG CHIẾN LƯỢC:


- Năm 2001, Bill Ford đã sa thải Tổng Giám đốc Jacques Nasser và đảm
nhiệm luôn cả vai trò này để mở rộng đường thực hiện cuộc cách mạng xanh tại
Ford. Kể từ lúc đó cho đến năm 2006, ông luôn phải đấu tranh để đưa Ford đi
theo hướng phát triển các dòng ôtô tiết kiệm nhiên liệu và xe lai. Khi ấy, Ford
chủ yếu được biết đến với dòng xe bán tải (pickup) và xe “cơ bắp” Mustang có
khả năng sinh lợi hơn.

- 2002: Lincoln Continental ngừng hoạt động sau khoảng năm mươi năm
hoạt động.Jaguar X-Type được giới thiệu (Jaguar AWD đầu tiên). Việc sản xuất
xe hộ tống kết thúc ở châu Âu, đánh dấu sự kết thúc của tên Escort sau một quá
trình sản xuất 24 năm. Việc sản xuất Ford Transit Connect bắt đầu tại Ford-
Otosan ở Thổ Nhĩ Kỳ .
- 2003: Kỷ niệm 100 năm của Ford Motor Company. Các Ford GT được
phát hành, cùng với phiên bản Centennial giới hạn của một số xe Ford.
- 2004: Đội đua Jaguar bán cho Red Bull GmbH . Doanh số của Ranger sụt
giảm, mất danh hiệu là chiếc bán tải nhỏ gọn bán chạy nhất. Các Ford Escape
Hybrid , là người đầu tiên xăng-điện hybrid SUV, được giới thiệu. Thiết kế lại
chính của Ford F-150 và giới thiệu Lincoln Mark LT . Những
chiếc minivan Ford Freestar và Mercury Monterey được giới thiệu, thay thế
cho Ford Windstar và Mercury Villager .
- 2005: Ford Mustang được thiết kế lại với kiểu dáng retro gợi nhớ đến
những năm 1960. Các Ford Five Hundred , Mercury Montego , và Ford
Freestyle được giới thiệu. Việc sản xuất Mercury Sable kết thúc và việc sản
xuất Ford Taurus chỉ giới hạn ở việc cho thuê xe, taxi và các đội xe khác.
- Chủ tịch Bill Ford đã yêu cầu Chủ tịch Bộ phận Ford Châu Mỹ mới được
bổ nhiệm Mark Fields để phát triển một kế hoạch đưa công ty trở lại có lợi
nhuận. Fields lập ra Kế hoạch, được đặt tên là Con đường phía trước. "Con
đường phía trước" bao gồm thay đổi kích thước công ty để phù hợp với thực tế
thị trường, loại bỏ một số mô hình không có lợi và kém hiệu quả, củng cố dây
chuyền sản xuất, đóng cửa 14 nhà máy và cắt giảm 30.000 việc làm.
- Năm 2007 chiến lược One Ford của Alan được thông qua. Với One Ford,
khoảng 85% bộ phận của Focus được thiết kế chung cho tất cả các khu vực trên
thế giới. Điều này giúp Ford tiết kiệm được rất nhiều chi phí bởi Công ty không
cần phải sản xuất nhiều mẫu xe để dành riêng cho từng thị trường như trước đây
nữa. Và cũng hướng đến mục tiêu khôi phục lại công ty đang trên đà đi xuống
nhờ tiết kiệm được chi phí và tăng sự chuyên môn hóa trong sản xuất. Năm
2007, Alan chủ trì việc bán Jaguar và Land Rover cho Tata Motor , Ấn độ.Và
sau đó cũng bán Aston Martin cho một Công ty liên doanh của Anh và Kuwait.
Giảm số cổ phần của Ford tại Mazda từ 33% xuống còn 13%, bán dòng xe

Page
17
Quản trị chiến lược PGS.TS: Nguyễn Thanh Liêm

Volvo cho Geely, khai tử dòng xe hạng sang Mercury để tập trung nguồn lực
phát triển dòng xe Lincoln sao cho đủ sức cạnh tranh với các thương hiệu cao
cấp của nước ngoài.
- Với việc bán các thương hiệu đã giúp Ford tập trung sản xuất các sản
phẩm chính của mình cũng như đi theo mục tiêu tinh gọn bộ phận sản xuất
trong chiến lược One Ford.
3.5 THÀNH TỰU CHIẾN LƯỢC

- Triết lí kinh doanh về mục tiêu trên hết của Ford không phải hướng đến
lợi nhuận mà hướng đến sự phục vụ cộng đồng lại một lần nữa được khẳng định
qua sự thành công trong giai đoạn này. Cùng với đó là việc sản xuất bền vững
gắn với bảo vệ môi trường đã được thực hiện hóa trong các giai đoạn sản xuất
của Ford.
- Vào năm 2003 công ty được xếp hạng là nhà sản xuất xe tải lớn nhất thế
giới và là nhà sản xuất xe hơi lớn thứ 2 có hoạt động tại hơn 30 quốc gia trên
toàn cầu.

 Kết luận:
- Vào thời điểm năm 2005, ngành công nghiệp ô tô Mỹ gặp khó khăn tài
chính sâu sắc khi giá xăng tăng, trong khi những chiếc xe của Ford không đặt
tiêu chí tiêt kiệm nhiên liệu lên hàng đầu, điều này dẫn đến Ford tụt giảm doanh
số và lợi nhuận. Chiến lược của Bill Ford làm cho trái phiếu của Ford đã bị hạ
cấp xuống tình trạng rác, do chi phí chăm sóc sức khỏe cao của Hoa Kỳ với lực
lượng lao động già cỗi, giá xăng dầu tăng cao, làm xói mòn thị phần và phụ
thuộc quá nhiều vào doanh số bán đang bị giảm dần.
- So với mục tiêu và sứ mệnh đề ra thì giai đoạn này đã hoàn thành. Ford
đã và đang từng bước tiến gần đến với tầm nhìn dài hạn mà công ty đã đặt ra.
- Giá trị công ty được tăng lên thông qua việc vượt qua khủng hoảng mà
không sử dụng gói hỗ trợ của chính phủ.
- Tích lũy được kinh nghiệm trong việc sản xuất: tinh gọn bộ máy bên cạnh
đó hướng đến sản xuất một sản phẩm chung cho toàn cầu.
- Triết lí kinh doanh về mục tiêu trên hết của Ford không phải hướng đến
lợi nhuận mà hướng đến sự phục vụ cộng đồng lại một lần nữa được khẳng định
qua sự thành công trong giai đoạn này. Cùng với đó là việc sản xuất bền vững
gắn với bảo vệ môi trường đã được thực hiện hóa trong các giai đoạn sản xuất
của Ford.

Page
18
Quản trị chiến lược PGS.TS: Nguyễn Thanh Liêm

III. KẾT LUẬN TOÀN BỘ LỊCH SỬ CHIẾN LƯỢC:


- Công ty đã và đang hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực sản xuất máy
móc tự động như ô tô và thiết bị phụ tùng ô tô, ngoài ra công ty còn cung cấp
các dịch vụ tài chính ô tô,cho thuê xe dịch vụ xe.
- Triết lí mà Ford đã theo đuổi trong suốt những giai đoạn này là mục tiêu
cao nhất mà công ty hướng đến không phải là lợi nhuận.
- Mục đích cốt lõi của Ford là hướng đến phục vụ cộng đồng, đem đến
những chiếc xe an toàn cho tất cả mọi người. Niềm tin của Ford được gây dụng
từ mục đích cốt lõi của công ty.
- Tôn chỉ của công ty:
+ Chất lượng đi đầu tiên.
+ Khách hàng là trọng tâm của tất cả mọi thứ chúng tôi làm.
+ Liên tục cải tiến là điều cần thiết cho sự thành công của chúng tôi.
+ Sự tham gia của nhân viên là cách sống của chúng ta.
+ Các đại lý và nhà cung cấp là các đối tác của chúng tôi.
+ Liêm chính là không bao giờ thỏa hiệp.
- Các kỹ năng, khả năng đặc biệt trong kinh doanh đã phát triển và sử
dụng để tạo lợi thế đó là:
+ Áp dụng công nghê dây chuyền sản xuất để giảm chi phí.
+ Nghiên cứu theo đuổi công nghệ mới trong việc chế tạo các động cơ
hoạt động hiệu quả.
- Trong thế kỷ 20 thì Ford hướng đến sản xuất xe với chi phí thấp cũng
như đa dạng thương hiệu để tạo lợi thế cạnh tranh. Tuy nhiên trong thế kỉ 21,
việc tinh giảm bộ máy và các thương hiệu là cách mà Ford tạo lợi thế so với đối
thủ.
- Sự phổ biến của chiếc xe Model T trong quá khứ là một thành tựu to lớn
của Ford. Cùng với đó Ford là công ty duy nhất trong nhóm Big three vượt qua
cuộc khủng hoảng 2008-2010 mà không đến cứu trợ của chính phủ.

Page
19
Quản trị chiến lược PGS.TS: Nguyễn Thanh Liêm

B. PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG BÊN NGOÀI


 Tuyên bố sứ mệnh, viễn cảnh của Ford Motor năm 2008

1. Tuyên bố viễn cảnh:

“To becom the world's leading consumer company for automotive


products and services. People working together as a lean, global enterprise to
make people’s lives better through automotive and mobility leadership.”
(2008, Alan Mullaly)
Dịch:
“Trở thành công ty hàng đầu thế giới cho người tiêu dùng trong sản phẩm
và dịch vụ ô tô. Mọi người làm việc cùng nhau như những người dẫn đầu, một
doanh nghiệp toàn cầu để làm cho cuộc sống của con người tốt đẹp hơn thông
qua dẫn đầu về ô tô và sự thay đổi”

2. Tuyên bố sứ mệnh:
Tuyên bố sứ mệnh của Ford là One Team. One Plan. One Goal. Tuyên bố
về nhiệm vụ này còn được gọi là nhiệm vụ One Ford, một phần trong kế hoạch
của One Ford, được công bố vào năm 2008 dưới sự lãnh đạo của CEO Alan
Mulally. Ford giải thích rằng hình thức mở rộng của tuyên bố sứ mệnh của mình
như sau:
“One Team. One Plan. One Goal.”
One Team: “People working together as a lean, global enterprise for
automotive leadership, as measured by: Customer, Employee, Dealer, Investor,
Supplier, Union/Council, and Community Satisfaction.”
One Plan: “Aggressively restructure to operate profitably at the current
demand and changing model mix; Accelerate development of new products our
customers want and value; Finance our plan and improve our balance sheet;
Work together effectively as one team.”
One Goal: “An exciting viable Ford delivering profitable growth for all.”
(2008, Alan Mulally)
Dịch:
Một đội – Một kế hoạch – Một mục tiêu
Một đội:
Con người làm việc với nhau như một tập đoàn toàn cầu trong việc dẫn
đầu ô tô,được chứng minh thông qua: Khách hàng, nhân viên, đại lý, nhà đầu tư,
nhà cung cấp, Công đoàn và sự hài lòng của cộng đồng.

Page
20
Quản trị chiến lược PGS.TS: Nguyễn Thanh Liêm

Một kế hoạch:
Tích cực tái cơ cấu để hoạt động có lãi ở các nhu cầu hiện tại và thay đổi
mô hình hỗn hợp; Đẩy mạnh phát triển sản phẩm mới cho khách hàng của
chúng tôi muốn và mức giá hợp lí. Kế hoạch tài chính của chúng tôi và cải thiện
bảng cân đối của chúng tôi. Làm việc với nhau một cách hiệu quả trong một đội
Một mục tiêu: Một công ty Ford vững vàng mang đến lợi ích phát triển cho
tất cả

I. GIỚI HẠN NGHIÊN CỨU


Chúng tôi nghiên cứu ảnh hưởng của môi trường đến ngành công nghiệp
sản xuất ô tô ở khu vực Mỹ và toàn cầu. Mốc thời gian chúng tôi sử dụng để
nghiên cứu là từ năm 2008 đến nay.

II. CÁC SỰ KIỆN, DỮ LIỆU MỚI TRONG MÔI


TRƯỜNG TOÀN CẦU
 Cuộc khủng hoảng ngành chế tạo ô tô Hoa Kỳ 2008-2010
Khủng hoảng ngành chế tạo ô tô 2008-2010 ở Hoa Kỳ đã gây ra tình trạng
các hãng chế tạo ô tô ở Hoa Kỳ rơi vào khó khăn kinh doanh do không tiêu thụ
được hàng hóa và do khó tiếp cận tín dụng cho kinh doanh. Cuộc khủng hoảng
này là hậu quả của khủng hoảng tín dụng nhà ở thứ cấp và khủng hoảng tài
chính Hoa Kỳ 2007-2009. Tình hình khủng hoảng của ngành chế tạo ô tô Hoa
Kỳ thể hiện rõ nhất qua tình hình kinh doanh của Detroit's Big Three từ quý IV
năm 2007. Tháng 2 năm 2008, GM thông báo rằng năm 2007 hãng bị lỗ 38,7 tỷ
dollar (trước khi trừ thuế và phần trả nợ). Ford có mức lỗ kinh doanh trong năm
2007 là 2,723 tỷ dollar. Sang năm 2008, tình hình kinh doanh càng tồi tệ hơn.
Doanh số của 3 hãng chế tạo ô tô lớn nhất nước này trong năm 2008 giảm
xuống mức thấp ngang hồi thập niên 1950. Tám tháng đầu năm 2008, Chrysler
bị lỗ tới 400 triệu dollar. GM bị lỗ trước thuế 4,2 tỷ dollar chỉ riêng trong quý
III năm 2008, trong khi Ford lỗ 2,75 tỷ dollar.

Trước tình hình kinh doanh bị khủng hoảng, ba hãng chế tạo xe lớn nhất
Hoa Kỳ đều thực hiện thu hẹp sản xuất, tái cơ cấu và xin chính phủ cho vay cứu
trợ. GM đã tuyên bố đóng cửa 4 nhà máy của mình ở Hoa Kỳ hồi đầu tháng 7
năm 2008, cho nghỉ việc khoảng 10.000 lao động của các nhà máy này. Đây là
các nhà máy sản xuất các loại xe tải và xe SUV. Đồng thời, hãng này tuyên bố
có thể bán bộ phận sản xuất xe Hummer. Sau khi Quốc hội Hoa Kỳ bác bỏ đề
nghị cứu viện ngành chế tạo ô tô, GM tuyên bố sẽ đóng cửa 20 nhà máy khác ở
Bắc Mỹ. Ngoài ra, các chi phí cho quảng cáo bao gồm cả cắt hợp đồng quảng

Page
21
Quản trị chiến lược PGS.TS: Nguyễn Thanh Liêm

cáo đã thực hiện 9 năm nay với Tiger Woods và ngừng tài trợ cho giải Super
Bowl, và đầu tư dự án mới đều bị cắt giảm. Trong khi đó, Ford dự kiến sẽ đóng
cửa một số cơ sở sản xuất của mình tại Bắc Mỹ, châu Âu và Philippines. Còn
Chrysler tuyên bố tạm ngừng sản xuất tại tất cả các nhà máy của mình.
Để vượt qua khủng hoảng, tái cơ cấu doanh nghiệp là chiến lược chủ đạo.
GM dự tính từ bỏ một số nhãn hiệu và bán cổ phần của mình ở các hãng chế tạo
ô tô khác, chẳng hạn như GM Deawoo, Hummer, Pontiac, Saab Automobile.
Ford có kế hoạch bán các bộ phận sản xuất loại xe Jaguar, Land Rover, Ranger,
Volvo. Còn Chrysler thì đi tìm người mua mình. Đặc biệt, các hãng chế tạo ô tô
Hoa Kỳ ngày càng quan tâm hơn tới loại xe nhỏ và ít tiêu hao nhiên liệu, bao
gồm cả dòng xe concept, xe chạy bằng điện. Từ giữa năm 2008, ba hãng xe lớn
nhất của Hoa Kỳ bắt đầu chiến dịch vận động xin Quốc hội và chính phủ cho
vay tiền. Mặc dù cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu 2008 làm cho nhiều
hãng chế tạo ô tô trên thế giới điêu đứng, song vẫn có những hãng nước ngoài
tranh thủ tình cảnh khủng hoảng của các hãng ô tô Hoa Kỳ mà tìm cách mua lại
cổ phần. Về phần mình, các hãng ô tô Mỹ cũng muốn bán tài sản của mình để
tăng cường khả năng thanh khoản.
- Năm 2014, ghi nhận số lượng ô tô bị thu hồi kỉ lục của một loạt các hãng
xe lơn như: General motors, Honda motor, Fiat và Chrysler,… Lý do của chiến
dịch thu hồi là do lỗi bộ phận đánh lửa, lỗi túi khí, bình xăng bắt lửa, hệ thống
lái,… Chưa bao giờ ngành công nghiệp ôtô thế giới lại chứng kiến số lượng xe
thu hồi kỷ lục đến vậy. Chỉ tính riêng tại thị trường Mỹ, lượng xe bị thu hồi đã
vượt ngưỡng 60,5 triệu chiếc, gần gấp đôi so với kỷ lục 30,8 triệu chiếc thiết lập
năm 2004. Hai vấn đền lớn nhất khiến lượng xe bị thu hồi kỷ lục là lỗi đánh lửa
của General Motors (GM) và lỗi túi khí của Takata. Riêng GM đã thu hồi 27
triệu xe du lịch và xe tải tại Mỹ năm nay, nhiều hơn bất kỳ hãng xe nào khác.
Vấn đề mà GM gặp phải là lỗi đánh lửa, dẫn đến 42 trường hợp tử vong và 58
trường hợp chấn thương.

- Mặc dù gặp rắc rối với vấn nạn thu hồi, nhưng không thể phủ nhận 2014
là một năm kinh doanh thành công ngoài mong đợi của các nhà sản xuất xe hơi
tại thị trường Mỹ. Những yếu tố đóng góp quan trọng vào doanh số kỷ lục là sự
phục hồi của nền kinh tế Mỹ cũng như giá nhiên liệu sụt giảm mạnh.

- Thị trường xe sang tiếp tục tăng trưởng: Năm 2014 chứng kiến sự bùng
nổ của thị trường xe sang với điển hình là sự tăng trưởng của bộ ba đến từ nước
Đức BMW, Audi và Mercedes-Benz. Hãng xe hơi xứ Bavaria đứng đầu phân
khúc với hơn 1,63 triệu xe được bán tới tay người tiêu dùng qua 11 tháng đầu
năm 2014 (tăng 9% so với cùng kỳ). Audi giữ vị trí thứ 2 khi đạt doanh số hơn
1,59 triệu xe (tăng 10,1%) và vượt luôn tổng doanh số của cả năm 2013 (1,575

Page
22
Quản trị chiến lược PGS.TS: Nguyễn Thanh Liêm

triệu xe). Trong khi đó, thương hiệu ngôi sao ba cánh đứng thứ 3 với lượng xe
bán ra đạt hơn 1,48 triệu xe (tăng 12,4% so với cùng kỳ). BMW giữ vị trí số 1
phân khúc xe sang toàn cầu kể từ khi vượt Mercedes-Benz vào năm 2005. Audi
đứng thứ 2 từ năm 2011. Cả Audi và Mercedes đều có kế hoạch để vượt BMW,
dẫn đầu thị trường xe sang vào cuối thập kỷ này.

- Tháng 1/2014, Fiat hoàn tất hợp đồng mua lại số cổ phần trị giá 3,65 tỷ
USD của Chrysler từ VEBA (Voluntary Employee Beneficiary Association),
Quỹ chăm sóc sức khỏe công nhân nghỉ hưu, thuộc hiệp hội công nhân trong
ngành sản xuất ôtô Mỹ UAW (United Automobile Workers). Sở hữu Chrysler,
một trong ba đại gia của ngành xe hơi Mỹ bên cạnh Ford và GM, giúp Fiat trở
thành một trong những hãng xe lớn và sở hữu nhiều thương hiệu con nhất thế
giới.

- “Ông vua” làng công nghệ Google đã chính thức tham gia vào một sân
chơi mới, đó là sản xuất xe hơi. “Xế hộp” đầu tiên của Google là xe tự lái.

- Năm 2015 Volkswagen bị phát hiện dối trá trong các cuộc kiểm tra về
mức độ gây ô nhiễm ở Mỹ. Hãng này đã lắp đặt một phần mềm tinh vi mà giới
truyền thông gọi là “thiết bị nói dối” vào mô-đun điều khiển điện tử của các
mẫu xe chạy nhiên liệu diesel sản xuất. Ở một khía cạnh khác, sự kiện này có
thể lại là sự khởi đầu của kỷ nguyên ô tô điện.

- Toyota là hãng xe đầu tiên đưa pin nhiên liệu vào một mẫu xe thương
mại, sản xuất rộng rãi là Mirai 2016, trong khi nhiều hãng xe khác vẫn đang đắn
đo. Với giá bán 57.000 USD, Mirai có khả năng vận hành ngang ngửa với nhiều
mẫu xe dùng động cơ đốt trong. Với bình nhiên liệu đầy, Mirai có thể vận hành
liên tục trên quãng đường 480 km.

- Những chiếc xe điều khiển bằng cử chỉ không còn đơn thuần xuất hiện
trong các bộ phim khoa học viễn tưởng, bởi ở thế hệ mới nhất của dòng sedan
7-Series, BMW đã ứng dụng công nghệ này. Những chiếc sedan hạng sang này
được trang bị một loạt cảm biến để ghi nhận cử chỉ từ người điều khiển và đưa
ra những phản hồi mong muốn. Hiện tại, BMW đã lập trình trước cho 7-Series 6
tác vụ có thể điều khiển bằng cử chỉ. Tuy nhiên, hãng này đang phát triển thêm
nhiều tính năng khác.

- Năm 2016, “ xe xanh” tiếp tục là hướng đi chủ đạo của ngành. Công nghệ
hybrid dần không còn là ý tưởng mới lạ, độc đáo hay… thời trang, mà đã dần
trở thành một khái niệm phổ biến, cần phải có đối với bất cứ hãng xe nào. Cùng

Page
23
Quản trị chiến lược PGS.TS: Nguyễn Thanh Liêm

với đó, những hướng đi mới về các mẫu xe chạy bằng pin nhiên liệu (hydro
hoặc hoàn toàn bằng điện), dù có những đòi hỏi nhất định về cơ sở hạ tầng,
nhưng cũng đã trở thành một trong những tiêu chí quan trọng đối với thị trường
ôtô toàn cầu trong năm 2016 này.

- Sau màn ra mắt ấn tượng của chức năng “Lái Tự động” trên mẫu xe của
hãng xe điện Tesla. Hãng xe Mỹ này cho biết sẽ chính thức đưa công nghệ xe tự
lái hoàn toàn vào đời sống trong 2 năm tới. Ngoài ra, một số nhà sản xuất ô tô
lớn trên thế giới như Audi, Mercedes, Ford cũng bắt đầu nhảy vào nghiên cứu
phát triển công nghệ tự động lái mặc dù hiện tại pháp luật ở các nước tiên tiến
chưa cho phép những chiếc xe tự lái được lăn bánh trên đường.
- Apple và Google là hai cái tên nổi bật nhất trong việc cung cấp công
nghệ kết nối điện thoại thông minh với xe hơi. Hiện hai hãng này đã hợp tác với
General Motors (GM) để nâng cao hệ thống thông tin giải trí cho bốn thương
hiệu con của GM (trong đó có Chevrolet). Ngoài ra, sẽ có thêm Honda và
Volkswagen chuẩn bị trang bị hai giao diện smartphone này cho các mẫu xe của
mình trong thời gian tới đây.
- Tháng 10/2016, hãng xe Nhật công bố thông tin hoàn tất thương vụ mua
lại 34% cổ phần của đồng hương Mitsubishi. Liên minh Renault-Nissan có thêm
thành viên, vươn lên trở thành thế lực mới trong ngành công nghiệp ôtô toàn
cầu. Đồng thời đe dọa đến ông lớn General Motors (GM), tập đoàn hiện đứng
thứ ba thế giới về doanh số tiêu thụ.
- Ngày 6/3/2017, GM cho biết hoàn tất thương vụ bán đứt mảng kinh
doanh tại châu Âu cho ngân hàng Pháp BNP Paribas và PSA, tập đoàn sở hữu
hai thương hiệu Citroen và Peugoet. Theo đó, Opel và Vauxhall hợp nhất với
PSA để tạo nên hãng xe lớn thứ hai châu Âu chỉ sau gã khổng lồ Volkswagen
(Đức).
- Tháng 10/2017, nhà máy cuối cùng của công ty Holden ở Australia đã
đóng cửa. Công ty này, hiện thuộc sở hữu của tập đoàn General Motors, đã sản
xuất ôtô trong hơn 100 năm. Đương nhiên, thương hiệu Holden chưa bị loại bỏ,
song những chiếc xe gắn thương hiệu này sẽ không còn được gọi là xe sản xuất
tại Australia nữa – những chiếc xe gắn thương hiệu này bán tại Australia sẽ là
các phiên bản Chevrolet và Opel sản xuất tại Hàn Quốc và châu Âu.
- Theo số liệu công bố của JATO Dynamics, một chuyên trang dữ liệu về
ngành ô tô: ngành công nghiệp ô tô đã tăng trưởng trong năm 2017 với 86,05
triệu chiếc xe (bao gồm cả xe du lịch và xe thương mại) đã được bán ra. Đây là
mức tăng đáng kể khi bán ra hơn 2,05 triệu chiếc so với năm 2016, tăng 2,4%
và tổng doanh thu ngành công nghiệp xe hơi thế giới nửa đầu năm 2018 đạt 44
triệu chiếc, tăng 3,6% so với cùng kỳ năm 2017.

Page
24
Quản trị chiến lược PGS.TS: Nguyễn Thanh Liêm

+ Dòng xe SUV đóng góp đáng kể vào sự sôi động của thị trường khi
chiếm thị phần lớn nhất ở Trung Quốc, Bắc Mỹ và châu Âu (ba thị trường lớn
nhất), có điều nó lại không được chuộng tại khu vực châu Á - TBD, Nhật Bản,
Hàn Quốc và Mỹ Latinh.
+ Các dòng xe sedan nhỏ gọn vẫn là phân khúc phổ biến nhất ở khu vực
châu Á - TBD và Mỹ Latinh , trong khi xe đô thị cỡ nhỏ chiếm phần lớn ở thị
trường Nhật Bản. Điều này cho thấy cho thấy cơ hội của dòng SUV vẫn có khả
năng mở rộng thị phần ở các thị trường này. Nhưng nguồn thúc đẩy động lực
tăng trưởng của ngành công nghiệp ô tô chủ yếu vẫn là châu Âu, châu Á - TBD
(trừ Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc) và đáng chú ý là Mỹ Latinh. Trái với
sự tăng trưởng chậm ở các thị trường quan trọng như Mỹ, Anh, Mexico, Hàn
Quốc và Trung Quốc thì các thị trường như Nga, Thái Lan và Argentina đều có
mức tăng trên 13%.
+ Thị trường châu Á - TBD (trừ Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc)
được có mức tăng trưởng nhờ doanh thu tăng ở Ấn Độ, Thái Lan, New Zealand
và Singapore, trong khi khu vực Mỹ Latinh được hưởng lợi từ tình hình kinh tế
cải thiện ở Braxin.
+ Braxin đóng góp đáng kể cho sự tăng trưởng của ngành công nghiệp ô tô
thế giới với mức tăng lượng xe bán được lên 9,4%. Ấn Độ vẫn tiếp tục đà tăng
trưởng nhanh với mức tăng 8,8%. Do đó trong năm nay hoặc năm sau, Ấn Độ
có thể nhanh chóng vượt qua Đức để giành vị trí thứ 4 về thị trường ô tô lớn
nhất thế giới.
- Nếu như trước đây, wagon, sedan hay hatchback là những phân khúc
"thống lĩnh" thị trường thì càng ngày, người tiêu dùng càng có xu hướng chuyển
sang những dòng xe đa dụng như CUV, SUV… Theo công ty nghiên cứu thị
trường IHS Market, tỷ lệ khách hàng Mỹ trung thành với crossover và SUV
tăng từ 53% (năm 2012) lên 66% (tháng 4/2017). Chỉ riêng 4 tháng đầu năm
qua, 2/3 số người sở hữu xe sedan đã chuyển sang mua một chiếc crossover
hoặc SUV mới. Không Riêng Mỹ mà tại Hàn Quốc, xe thể thao đa dụng cũng
được ưa chuộng hơn, trong đó có phân khúc SUV hạng sang. Ngày 27/8, Hiệp
hội các nhà sản xuất - nhập khẩu ô tô nước này công bố số liệu cho thấy lượng
tiêu thụ xe SUV đang trên đà đi lên.
- Theo dự báo của các hãng nghiên cứu, ngành công nghiệp ôtô sẽ phát
triển theo bốn xu hướng chính gồm tự động hóa, kết nối, xe điện và chia sẻ xe
như một dịch vụ. Các công nghệ mới như trí thông minh nhân tạo (Artificial
Intelligence – AI), dữ liệu lớn (Big Data), điện toán đám mây (Cloud
Computing) và Internet kết nối vạn vật (IoT) không chỉ góp phần định hình lại
ngành công nghiệp truyền thống này mà còn khiến những sản phẩm “trong mơ”
đến gần hơn với hiện thực. Có thể nói, khi các đại diện của ngành công nghiệp
sản xuất xe ô tô của Đức như BMW, Daimler và Volkswagen đang tìm cách

Page
25
Quản trị chiến lược PGS.TS: Nguyễn Thanh Liêm

“thích nghi” với ô tô điện thì những chiếc xe điện Tesla của Mỹ đã lăn bánh trên
các con đường ở nước Đức, đặt ra sự thách thức không nhỏ đối với ngành công
nghiệp được xem là một trong những biểu tượng của quốc gia châu Âu này.
+ BMW công bố kế hoạch sản xuất hàng loạt xe điện vào năm 2020. Giám
đốc điều hành Harald Krueger cho biết các nhà máy của hãng đã sẵn sàng nếu
nhu cầu sử dụng xe chạy pin "cất cánh".
+ Ngày 16/11, "đồng hương" Volkswagen (VW) cùng đối tác Trung Quốc
cho biết từ nay đến năm 2025 sẽ phát triển và sản xuất 40 mẫu xe hybrid và xe
điện tại thị trường ô tô lớn nhất thế giới. Những sản phẩm đầu tiên dự kiến ra
mắt ngay trong năm 2018.
+ Trước đó, Mazda, Toyota và Denso chính thức bắt tay thành lập liên
minh phát triển xe điện có tên gọi C.A.Spirit. Toyota đầu tư số tiền gần 90
nghìn USD và nắm giữ 90% cổ phần. Denso, Mazda chia đôi số cổ phần còn lại.
+ Tại Triển lãm ô tô Frankfurt, hãng điện tử Samsung ra mắt bộ pin đa
chức năng dành cho xe điện với phạm vi tới 700km. Mới đây, bốn "đại gia ô tô"
bao gồm BMW, Ford, Daimler và Volkswagen cũng ký kết thỏa thuận thành lập
liên doanh để phát triển một mạng lưới trạm sạc xe điện công suất 350kW ở khu
vực châu Âu.
+ Tesla vẫn chứng tỏ là một đối thủ "đáng gờm" trên thị trường xe điện.
Đầu tháng 7, mẫu xe điện "giá rẻ" Model 3 đầu tiên chính thức xuất xưởng tại
nhà máy của hãng ở California, Mỹ. Tesla đặt mục tiêu sản xuất 500 nghìn xe
Model 3 mỗi năm. Trước đó, vào thời điểm ra mắt cách đây hơn 1 năm, Tesla
Model 3 đã tạo "cơn sốt" với hơn 325.000 đơn đặt hàng chỉ trong 1 tuần, thậm
chí mẫu xe được ví như "iPhone của ngành công nghiệp ô tô". Tại Mỹ, phương
tiện có mức giá 35.000 USD chưa tính đến các khoản ưu đãi, thấp hơn nhiều giá
bán của "người anh em" Model S hay Model X.
+ Màn ra mắt Semi đánh dấu cột mốc mới của Tesla với chiếc xe tải điện
lớn nhất từng được phát triển. Mẫu xe sở hữu ngoại hình khác biệt mang đậm
tính tương lai. Thay vì gương chiếu hậu thông thường, Semi được trang bị các
camera quan sát xung quanh giúp loại bỏ điểm mù. Đặc biệt, tính năng
Autopilot có khả năng kích hoạt phanh khẩn cấp, duy trì làn đường, đảm bảo an
toàn khi vận hành trên đường cao tốc. Chiếc xe tải hạng nặng cần 5 giây để tăng
tốc từ 0-100km/h, phạm vi hoạt động 800km.

Page
26
Quản trị chiến lược PGS.TS: Nguyễn Thanh Liêm

+ Bên cạnh xe điện, mảng xe tự lái cũng "sôi động" không kém. Tại Triển
lãm ô tô Frankfurt, Audi thu hút sự chú ý khi "trình làng" concept xe tự lái
Aicon cấp độ cao nhất. Xe sở hữu khoang nội thất hiện đại và không có sự xuất
hiện của vô-lăng hay ghế lái mà chỉ có ghế ngồi dành cho hành khách. Màn
hình cảm ứng chạy quanh thân xe giúp việc điều khiển các tính năng trở nên dễ
dàng. Audi cho biết xe đi được quãng đường 800km sau mỗi lần sạc.

+ Vào khoảng cuối tháng 10, hãng xe Nhật Nissan bất ngờ thử nghiệm
công nghệ tự lái ProPilot thế hệ mới trên đường phố Tokyo với sự tham gia của
mẫu Infiniti Q50. Hệ thống bao gồm các camera, sonar, radar, máy quét laser
cùng bản đồ có độ phân giải cao. Theo nhà sản xuất, xe có thể vận hành tự động
trên cao tốc hay trong phố kể từ thời điểm người lái nhập điểm đến.

III. NHỮNG YẾU TỐ VÀ KHUYNH HƯỚNG THAY ĐỔI


MẠNH MẼ NHẤT CỦA NGÀNH
- Sản xuất ô tô là một ngành lâu đời và có khả năng đem lại lợi nhuận cao
cho doanh nghiệp, cùng với đó là nhu cầu về việc sở hữu xe hơi của người dân
ở các nước phát triển là cực kì lớn, vì thế mức độ cạnh tranh của ngành là rất
cao. Trong vài năm trở lại đây, xu hướng mua bán, sát nhập các hãng ô tô trên
thế giới đang diễn ra một cách mạnh mẽ. Nó đem đến một diện mạo mới cho
ngành sản xuất ô tô. Một mặt các hoạt động mua bán, sát nhập góp phần làm hồi
sinh các hãng xe trong tình trạng phá sản nhưng mặt khác, nó cũng khiến cho
một số thương hiệu xe hơi biến mất khỏi thị trường. Việc mua bán, sát nhập của
các hãng xe nổi tiếng thế giới đã và đang tạo ra những sự thay đổi tích cực trong
ngành sản xuất ô tô thế giới. Bên cạnh đó, nó cũng mang đến không ít khó khăn,
thách thức với những hãng xe nhỏ hoặc còn non trẻ. Nếu không có chiến lược
phát triển độc đáo và táo bạo thì rất có thể những hãng xe nhỏ hoặc mới thành
lập sẽ trở thành "miếng mồi ngon" cho những "ông lớn" trong ngành sản xuất ô
tô.

Page
27
Quản trị chiến lược PGS.TS: Nguyễn Thanh Liêm

1. Những chiếc xe rộng rãi hơn ( SUV ) dần thay thế dòng
sedan.

- Biểu đồ trên cho thấy sự gia tăng nhanh chóng doanh số của phân khúc
SUV trên toàn cầu.
- Sự phổ biến của SUV tiếp tục tăng ở hầu hết các thị trường trên thế
giới. Khi nền kinh tế toàn cầu nguội dần sau những căng thẳng thương mại và
sự tăng trưởng chậm lại của Trung Quốc, ngành công nghiệp xe hơi tìm kiếm
những cách thức mới để mở rộng kinh doanh. Sự thay đổi từ xe hơi truyền
thống sang SUV đã bắt đầu từ 7 năm trước và vẫn đang diễn ra mạnh mẽ. Người
tiêu dùng trên toàn thế giới rõ ràng đang gửi thông điệp rằng SUV là phương
tiện họ muốn lái. SUV rất phổ biến ở Mỹ, Trung Quốc, Canada và Nga, nhưng
vẫn bị tụt lại phía sau các phân khúc khác ở Mỹ Latinh, Nhật Bản và Ấn Độ.
Trong năm năm qua, người tiêu dùng ở Mỹ đã nhanh chóng chuyển khỏi những
chiếc xe hơi và hướng tới những chiếc SUV hấp dẫn hơn. Sự ra đời của những
chiếc SUV nhẹ hơn và tiết kiệm nhiên liệu hơn đã dẫn đến nhu cầu rất lớn cho
phân khúc này. Những chiếc SUV nhẹ hơn, hấp dẫn hơn và tiết kiệm nhiên liệu
hơn đang chiến thắng trong cuộc chiến chống lại những chiếc xe hơi và điều này
sẽ chỉ tăng tốc nếu giá nhiên liệu bắt đầu tăng trở lại.
- Theo những nghiên cứu thị trường của các hãng xe, khách hàng đang tìm
đến phân khúc SUV vì nhiều lí do, từ nội thất rộng rãi cho đến thiết kế ngoại
thất đẹp mắt. Một chiếc SUV đa dụng có thể di chuyển dễ dàng trên mọi địa
hình, chở được nhiều người và đồ đạc hơn những vẫn hiệu quả. Khách hàng
mua Suv hầu hết có gia đình từ 4 thành viên trở lên và có nhiều hoạt động
cùng nhau như thể thao, du lịch. Bên cạnh đó các nhà sản xuất ô tô đang tìm

Page
28
Quản trị chiến lược PGS.TS: Nguyễn Thanh Liêm

mọi cách để làm cho những chiếc SUV tiêu thụ ít nhiên liệu hơn, chẳng hạn như
sử dụng các thiết kế hiệu quả hơn về mặt khí động học và áp dụng các công
nghệ tiết kiệm nhiên liệu. Theo các chuyên gia trong ngành, SUV nói chung là
loại xe an toàn nhất trong số các phương tiện chở người. Nếu một chiếc SUV cỡ
lớn va chạm với một xe con, chiếc SUV có thể chịu ít hư hại hơn. Các chuyên
gia cũng nhận định rằng SUV ngày nay bảo vệ người ngồi trên xe hiệu quả hơn
do được trang bị nhiều công nghệ tiên tiến, đơn cử như Chevrolet Trailblazer
trang bị công nghệ an toàn chủ động thông minh: gồm cảnh báo va chạm sớm,
cảnh báo điểm mù, cảnh báo xe lệch làn, cảnh báo phương tiện cắt ngang phía
sau, khung xe sử dụng thép siêu cứng…
- Qua thời gian, các kiểu thiết kế xe đã trở nên phổ biến. Đầu tiên là các
mẫu sedan, sau đó khách hàng lại chuộng các mẫu mui trần, rồi hatchback và
giờ là SUV. Điều đó khiến các hãng siêu xe và xe siêu sang đã thay đổi cách
phát triển các dòng xe của mình. SUV hiện trở thành xu hướng thống trị thị
trường. Nhiều hãng xe tỏ ra sốt sắng và sớm đề ra định hướng chiến lược đầu tư
cho phân khúc xe đa dụng. Ví dụ rõ nhất là Ford, hãng phổ thông có thế mạnh
về SUV cho biết đến 2020, có khoảng 13 sản phẩm xe gầm cao trong danh mục
sản phẩm, nhiều hơn bất cứ đối thủ nào khác. Thậm chí trong thời gian tới, Ford
dự kiến chỉ còn Focus Active và Mustang là những mẫu xe con còn tồn tại ở thị
trường Bắc Mỹ. Trong 2018, Hyundai đang thực hiện những bước phát triển
cho Palisade, mẫu SUV 8 chỗ cạnh tranh Ford Explorer. Hãng xe đồng hương
Kia cũng đang nghiên cứu mẫu SUV mới, lấy cảm hứng từ concept Telluride ra
mắt hồi 2016. Subaru bắt đầu bán SUV 7 chỗ mới Ascent, đối thủ của Toyota
Highlander.
- Sức hút của SUV thậm chí thuyết phục các hãng không có truyền thống
sản xuất xe gầm cao tham gia. Thị trường xe hơi trong 2015 chứng kiến màn ra
mắt của Jaguar F-Pace. Một năm sau là sự xuất hiện của Maserati Levante.
Aston Martin xác nhận mẫu SUV đầu tiên của hãng đã có kế hoạch sản xuất.
- Ở thế giới xe siêu sang, xe đa dụng đắt đỏ để off-road không còn là ý
tưởng điên rồ trong vài năm trở lại đây. Hãng Anh quốc Bentley ra mắt
Bentayga giá từ 230.000 USD tại Mỹ vào 2015 với không ít sự hoài nghi.
Nhưng doanh số tích cực của mẫu SUV đắt nhất thế giới vào thời điểm đó cho
thấy, việc gia nhập cuộc chơi xe đa dụng của Bentley không hề liều lĩnh. Kỳ
vọng doanh số khoảng 3.500 xe nhưng Bentayga còn làm tốt hơn khi có mặt
trên thị trường. Thống kê thường niên của hãng mẹ Volkswagen trong 2016,
thương hiệu siêu sang tiêu thụ 11.298 xe, tăng trưởng 9% so với 2015 và phần
lớn nhờ Bentayga. Riêng mẫu SUV đầu tiên của hãng đã lăn khỏi dây chuyền
sản xuất số lượng 5.586 xe. Hãng nghiên cứu thị trường IHS, Mỹ dự đoán,
Bentayga có thể đạt mốc 6.000 xe tiêu thụ trước 2020.
 Khi thị hiếu của khách hàng thành hình và trở thành xu hướng
chung, các hãng xe khó hoặc thậm chí là không thể thờ ơ trước xu hướng này.

Page
29
Quản trị chiến lược PGS.TS: Nguyễn Thanh Liêm

Ngay cả Lamborghini, Ferrari, Bentley, Rolls-Royce cũng phải sản xuất SUV
nếu không muốn bị bỏ lại trong cuộc đua.
"Một chiếc SUV từ Ferrari ư? Trước hết hãy bắn tôi đi", Sergio
Marchionne, CEO Ferrari kiêm chủ tịch tập đoàn Fiat-Chrysler, đáp trả cứng
rắn, đập tan tin đồn hãng siêu xe ngựa chòm Italy phát triển SUV cạnh tranh đối
thủ đồng hương Lamborghini. Phát biểu của vị lãnh đạo Ferrari
với Bloomberg xuất hiện vào tháng 2/2016.
Gần hai năm sau tại triển lãm Detroit, Mỹ (tháng 1/2018), cũng chính
CEO Marchionne tiết lộ với AutoExpress: "SUV đầu tiên của Ferrari có thể đến
vào cuối 2019 hoặc đầu 2020. Nhưng chiếc xe phải được thiết kế và cầm lái
đúng chất Ferrari".
2. Xe động cơ điện thay thế động cơ đốt trong.
- Với sự ô nhiễm môi trường ngày càng cao cùng với nguồn nhiên liệu hóa
thạch ngày càng khan hiếm thì ngành công nghiệp chế tạo ô tô đang đứng trước
một cuộc chuyển đổi lớn, từ ô tô truyền thống chạy bằng động cơ đốt trong sang
động cơ điện. Trước đây cũng có nhiều cuộc nhiên cứu về những nguồn nhiên
liệu có thể thay thế cho xăng dầu trên một chiếc ô tô như hydro, xăng sinh học,
điện, etanol,… và đặc biệt là chiếc ô tô thể thao Quant e-Sportlimousine chạy
hoàn toàn bằng nước muối đã được cấp giấy phép chạy trên đường ở chậu Âu.

- Một trong những nguồn gây ô nhiễm môi trường nhiều nhất là khói bụi từ
xe chạy xăng. Theo thống kê của Royal College of Physicians, mỗi năm có
khoảng 40.000 người trên thế giới chết do bụi và khí thải từ các phương tiện
giao thông. Giải pháp được nhiều người quan tâm nhất hiện nay là thay thế ôtô
truyền thống bằng xe điện. Ô tô điện đang dần trở thành lựa chọn của nhân loại
nói chung, thay thế cho các loại ô tô sử dụng nhiên liệu hóa thạch truyền thống.
Yên tĩnh, không khí thải, mạnh mẽ và đặc biệt là không phụ thuộc vào xăng/dầu
khiến cho xe điện đang là xu hướng thay đổi của chính ngành công nghiệp xe
hơi hiện tại.

-Nhiều quốc gia châu Âu hiện đã cấm xe chạy dầu diesel tại các trung tâm
thành phố. Hiện tại các hãng sản xuất xe châu Âu đang tận dụng động cơ tiết
kiệm nhiên liệu để đáp ứng các quy định khí thải ngày càng ngặt nghèo của khu
vực. Nhiều doanh nghiệp trong số đó bắt đầu tìm kiếm các phương án thay thế,
và xe điện chính là một trong số đó. “Doanh số bán xe điện sẽ tăng nhanh sau
năm 2020, chúng tôi dự đoán nhu cầu sẽ tăng theo cấp số nhân. Cần hai năm
nữa các phương tiện giao thông sử dụng điện mới thu hút được thêm nhiều thị
phần. Đây là điều tất yếu, bởi người tiêu dùng chưa có nhiều sự lựa chọn và ta
chưa có cơ sở hạ tầng đáng tin cậy phục vụ cho việc sạc xe. Điều này sẽ thay
đổi trong ba đến năm năm tới,”Bratzel nhận định.

Page
30
Quản trị chiến lược PGS.TS: Nguyễn Thanh Liêm

- Tesla là công ty đi đầu trong việc nghiên cứu và phát triển ô tô chạy bằng
điện và đã bán ra thị trường như Model X và Model S. Hiện xe điện chỉ chiếm
1% thị trường ôtô toàn cầu. Nhiều nước phát triển như Na Uy, Hà Lan, Thụy
Điển, Pháp... đã đặt mục tiêu cấm xe hơi truyền thống vào năm 2040. GM và
Ford hứa hẹn sẽ ra mắt tổng cộng 30 mẫu xe điện tính tới 2030. Volvo cho biết
sẽ chỉ sản xuất xe điện và hybrid từ năm 2019. Các dòng xe điện cũng liên tục
được cải thiện về chất lượng và giá cả. Mỹ có các chính sách khuyến khích
người dùng mua ôtô điện như tín dụng thuế, đậu xe miễn phí và làn ưu tiên.
Trung Quốc và Đan Mạch áp dụng chính sách trợ giá khi mua xe điện với các
mức lần lượt là 23% và 49%. Tháng 9/2017, Trung Quốc tuyên bố sẽ cấm hoàn
toàn việc bán xăng và dầu diesel trong tương lai. Nước này đang cố gắng tăng
gấp đôi sản lượng xe điện với tham vọng chiếm lĩnh thị trường toàn cầu. Các
hãng sản xuất của Trung Quốc đã phát triển khoảng 100 mẫu xe hơi điện, bỏ xa
những nước còn lại.

- Tại Paris Moto Show năm 2018 chứng kiến sự ra mắt của các dòng xe
điện mới, đe dọa vị thế hàng đầu của Tesla. Dù tương lai đầy hứa hẹn, cuộc
cách mạng ô tô điện vẫn chưa thực sự bùng nổ, bởi còn đó những rào cản nội –
ngoại tồn tại. Audi và Mercedes đã ra mắt các mẫu xe điện mới và đó có thể là
đối thủ đáng gớm đối với Tesla. Các nhà chế tạo ôtô toàn cầu có kế hoạch chi
300 tỷ USD cho công nghệ xe điện trong 5-10 năm tới, với một nửa khoản đầu
tư này sẽ được đầu tư vào thị trường Trung Quốc, qua đó đẩy nhanh tiến trình
chuyển dịch của ngành ôtô khỏi các nguồn nhiên liệu hóa thạch. Các chính sách
nhằm cắt giảm lượng khí thải CO2 mà chính phủ các nước đưa ra là động lực
chủ chốt thúc đẩy khoản đầu tư khổng lồ nói trên, trong đó phần lớn là của tập
đoàn Volkswagen AG (Đức). Kế hoạch đầu tư này sẽ giúp phát triển các tiến bộ
công nghệ, vốn đã giúp cải thiện giá và chất lượng pin để các dòng xe điện trở
nên hấp dẫn hơn đối với người tiêu dùng.

Page
31
Quản trị chiến lược PGS.TS: Nguyễn Thanh Liêm

3. Cuộc cách mạng công nghệ trên những chiếc xe

- Hơn 100 năm trước, từ khi chiếc xe hiệu Ford Model T ra đời đến nay thì
ngành ô tô đã có những cải tiến vượt bậc.
-Với mức sống ngày càng cao đòi hỏi nhu cầu của người sử dụng xe ô tô
ngày càng đa dạng hơn, không chỉ kiểu dáng, mẫu mã, mà còn phải bền và tiết
kiệm năng lượng, giảm khí thải, có tính an toàn cao cũng như các tính năng
khác liên quan đến công nghệ để phù hợp với nhu cầu. Các công nghệ cao được
các nhà sản xuất hợp tác với nhau và được sử dụng chung cho các bên trước đây
ví dụ như: động cơ 4 xi lanh, hệ truyền động cơ, hệ thống Hybrid xăng-điện tiết
kiệm nhiên liệu…Việc áp dụng các công nghệ mới, tính năng mới được xem là
yếu tố sống còn của công ty để không bị đào thải khỏi ngành.

Page
32
Quản trị chiến lược PGS.TS: Nguyễn Thanh Liêm

- Trong những năm qua, các nhà sản xuất ô tô đã không ngừng đổi mới
công nghệ, giới thiệu những dòng xe tiết kiệm nhiên liệu, giảm phát thải, thân
thiện với môi trường. Ford giới thiệu về công nghệ EcoBoost, hãng Fuso giới
thiệu về công nghệ Canter E-cell Zero CO2, Toyota giới thiệu về công nghệ
Hybrid hay công nghệ Phev của Mitshubishi.
- Nếu trước đây, các yếu tố quyết định sự khác biệt của những chiếc xe là
động cơ, hộp số, bộ dẫn động, vô lăng điều khiển và xăng dầu… thì ngày nay,
ôtô giống như một chiếc máy tính. Phần mềm và điện đã thay thế chức năng của
các yếu tố cơ học, con người và nhiên liệu. Điều đó khiến cho ôtô không còn là
cỗ máy bốn bánh thuần cơ khí mà được trang bị hàng loạt các ứng dụng công
nghệ giúp lái xe an toàn hơn, đem lại trải nghiệm mới cho người dùng. Theo dự
báo của các hãng nghiên cứu, ngành công nghiệp ôtô sẽ phát triển theo bốn xu
hướng chính gồm tự động hóa, kết nối, xe điện và chia sẻ xe như một dịch vụ.
Các công nghệ mới như trí thông minh nhân tạo (Artificial Intelligence – AI),
dữ liệu lớn (Big Data), điện toán đám mây (Cloud Computing) và Internet kết
nối vạn vật (IoT) không chỉ góp phần định hình lại ngành công nghiệp truyền
thống này mà còn khiến những sản phẩm “trong mơ” đến gần hơn với hiện thực.
- Những chiếc xe ngày nay được trang bị rất nhiều công nghệ tiên tiến giúp
hỗ trợ người lái làm cho chiếc xe trở nên hấp dẫn và hiện đại có thể kể đến như:
tính năng lùi tự động vào gara BMW, Mecerdes, …, tính năng cảnh báo va
chạm của Ford, Volvo, GM,…, camera 360 giúp người lái có thể quan sát được
tất cả các hướng khi ngồi trong xe, hay mới đây hãng Lexus của Toyota đang
cho thử nghiệm chiếc xe không cần gương chiếu hậu mà thay vào đó là 2 màn
hình ở trong xe giúp người lái có thể dễ dàng quan sát hơn,…
4. Phát triển xe tự lái và chia sẻ xe
- Cùng với xe điện, các công nghệ tự lái cũng là một trong những xu hướng
chủ đạo của ngành công nghiệp xe hơi trong những năm qua. Với sự phát triển
của công nghệ này, các chuyên gia cho rằng viễn cảnh chúng ta được giải phóng
hoàn toàn trong khi di chuyển đang đến rất gần. Không chỉ chứng kiến sự tham
gia của các tên tuổi trong lĩnh vực xe hơi, rất nhiều ‘ông lớn’ công nghệ như
Google hay các công ty chuyên cung cấp dịch vụ di chuyển dựa trên nền tảng
công nghệ như Uber cũng đang dành sự quan tâm đặc biệt tới xe tự lái và đã đầu
tư hàng tỷ đô-la để sớm đưa xe tự lái đến với người tiêu dùng. Thậm chí, những
ý tưởng về các cuộc đua dành cho loại xe này cũng đã xuất hiện với rất nhiều sự
thú vị và khác biệt. Hơn thế nữa, xe tự lái, các dịch vụ di động sẽ mang đến sự
thay đổi lớn chưa từng có và ngành công nghiệp truyền thống này có thể bị “phá
vỡ”. Một trong những sự đóng góp quan trọng nhất của công nghệ trí thông
minh nhân tạo và Internet kết nối vạn vật là làm cho các mẫu xe ô tô trở nên an
toàn hơn thông qua khả năng giao tiếp với nhau (Vehicle-to-Vehicle – V2V)
giúp làm giảm tai nạn và tăng khả năng giao tiếp giữa con người với phương

Page
33
Quản trị chiến lược PGS.TS: Nguyễn Thanh Liêm

tiện. Thế nhưng, sự phát triển vượt trội của công nghệ đang quay lại đe dọa
ngành sản xuất ô tô truyền thống.
- Cả Ford và BMW đều đang lên kế hoạch triển khai các phương tiện tự lái
vào năm 2021, Trong khi đó, Tesla cũng đã đề cập đến việc thiết lập một mạng
lưới xe tự lái, còn Uber cũng đang thúc đẩy những nỗ lực phát triển loại phương
tiện của tương lai này, bất chấp việc hãng vừa phải giải quyết một vụ tai nạn
liên quan đến xe tự lái khiến một phụ nữ tại bang Arizona thiệt mạng. Nhà sản
xuất ô tô lớn nhất Mỹ là General Motors (GM) cũng đã có một đơn vị phát triển
xe tự lái - Cruise mà công ty mua lại hồi năm 2016.
- Dự đoán đến năm 2030 sẽ có hơn 70% ô tô mới sẽ có tính năng tự lái và
15% xe sẽ tự động hoàn toàn. Các hãng xe hơi danh tiếng, các hãng công nghệ
hàng đầu đã và đang tiến hành thử nghiệm để cho ra mắt các sản phẩm thương
mại trong vài năm tới. Theo dự đoán của các chuyên gia, chỉ khoảng 10 tới 15
năm nữa, xe tự hành sẽ là phương tiện giao thống chính, đồng thời khiến phần
lớn các phương tiện truyền thống bị xóa sổ. Các hãng đang đầu tư vào xe tự lái
đặc biệt như công ty về công nghệ Google, hãng xe điện Tesla, Audi,
Mercedes-Bens, Volvo, GM, Honda,…đa số các hãng xe đang đi vào thử
nghiệm và sẽ được bán ra thị trường trong những năm xắp tới.

- Bên cạnh đó việc chia sẻ xe với nhau cũng là một trong những khuynh
hương mới. Những người sống trong thành phố khá lâu sẽ nhận thấy việc sở
hữu một chiếc xe ngày càng trở nên đắt đỏ và không hiệu quả. Chia sẻ xe hay
nói cách khác là đi xe chung đang được ưa chuộc ở các thành phố lớn. Có 2 loại
hình chia sẻ xe đó là xe chung và xe thuê. Xe chung có nghĩa là nhiều hành
khách đều sử dụng chung 1 chiếc xe của các hãng như Uber, Grab, LyA…. Xe
thuê là một xe được xử dụng bởi nhiều người hay nói cách khác là cho thuê xe
tự lái, gồm các hãng Car2go, ZipCar,… Các nhà sản xuất ô tô cũng đang theo
đuổi xu thế này điển hình như GM đầu tư 500 triệu USD cho LyA, Volkswagen
đầu tư 300 triệu USD cho Gett, Ford mua đứt Chariot. Theo dự đoán đến năm
2030, xe chung sẽ chiếm 26% tổng quãng đường các xe di chuyển trên toàn cầu.

5. Ô tô bay sẽ là phương tiện thay thế trong tương lai.

- Việc chúng ta di chuyển bằng những chiếc xe trên mặt đất dần trở nên
khó khăn khi sự phát triển đô thị hóa đã làm hệ thống giao thông ngày càng hạn
hẹp. Ông Lawrence Krauss (nhà vật lý lý thuyết và vũ trụ học thuộc trường đại
học Arizona ) cho rằng sự bùng nổ phương tiện giao thông trên mặt đất trong
tương lai chính là lý do để ô tô bay phát triển, sử dụng tuyến đường mới hàng
không nhưng lại không phải quá lệ thuộc vào các chuyến bay dân dụng. Ô tô
bay sẽ tối ưu hóa việc điều khiển cũng như tăng độ an toàn cho tài xế, tiết kiệm
thời gian di chuyển dành cho mỗi người dân.

Page
34
Quản trị chiến lược PGS.TS: Nguyễn Thanh Liêm

- Ô tô bay thực chất là những chiếc xe được thiết kế cơ bản là mô hình của
những chiếc ô tô nhưng được trang bị, lắp thêm đôi cánh và động cơ đẩy giúp
người tham gia giao thông dễ dàng vượt qua những quãng đường dài hay những
đoạn đường ách tắc giao thông mà không lo mất thời gian. Hơn nữa, những
chiếc ô tô bay này còn có thể bay là là trên mặt nước và dễ dàng hạ cánh cũng
như thu gọn đôi cánh khi tiếp tục là chiếc ô tô đi trên đường nhựa. Khái niệm ô
tô bay thực ra không quá xa lạ với nhiều người, đặc biệt là những nhà nghiên
cứu khoa học. Từ khoảng nửa thế kỷ trước, ước mơ chế tạo ra những chiếc ô tô
bay đã là niềm ao ước của các nhà khoa học cũng như những nhà sản xuất, chế
tạo. Tuy nhiên, tại thời điểm đó, việc chế tạo ra sản phẩm mới chỉ dừng lại ở
việc lên ý tưởng và phác thảo lên giấy vẽ bởi con người còn thiếu nhiều trang
thiết bị cần thiết để biến giấc mơ thành hiện thực. Vì vậy, việc thực hiện chế tạo
ra những chiếc ô tô bay đành phải gác lại. Đến nay, mơ ước hoàn thiện sản
phẩm này vẫn chưa hề dừng lại. Cụ thể, ý tưởng điên rồ nhưng mang tính đột
phá về việc hoàn thiện những chiếc ô tô bay là của nhà vật lý học Lawrence
Krauss, nhà vật lý lý thuyết và vũ trụ học thuộc trường đại học Arizona. Khi
tham gia một hội nghị quốc gia được tổ chức vào tháng 2/2014 với chủ đề "khoa
học viễn tưởng tầm nhìn thay đổi tương lai", Lawrence đã đưa ra đề xuất về ý
tưởng chiếc ô tô bay dành cho tương lai và đang tiếp tục cố gắng hoàn thiện để
đưa nó vào thực tiễn.
- Ô tô bay là phương tiện cá nhân dành cho gia đình với trình điều khiển
khác biệt với máy bay, ô tô bay vẫn sử dụng vô lăng như ô tô thông thường.
Một điều quan trọng hơn là ô tô bay hoàn toàn giữ nguyên dáng vẻ truyền thống
của ô tô và hoàn toàn có thể chạy trên đường nhựa khi tiếp đất. Ô tô bay sẽ được
kết nối với internet để điều hướng và hỗ trợ lái cho tài xế.
- Trong quá khứ, việc nghĩ đến việc một chiếc xe có thể bay trên trời có lẽ
chỉ có trên phim viễn tưởng. Tuy nhiên, điều đó đã dần xuất hiện ở thực tế khi
hiện nay đã xuất hiện những mẫu xe biết bay ngoài đời thực và có thể tới tay
người tiêu dùng trong 3 năm tới.
- Hà Lan là quốc gia đã sản xuất thành công PAL-V Liberty Pioneer
Edition ( ứng cử viên số một trong làng xe bay ), chiếc xe bay đầu tiên trên thế
giới. Được trưng bày mẫu tại Triển lãm xe hơi tại Geneva năm nay, theo dự
kiến của công ty PAL-V, trong năm tới sẽ có giao mẫu xe mang tên PAL-V
Liberty Pioneer Edition đầu tiên đến khách hàng. Do đặc thù đây là dòng xe bay
nên nhà sản xuất sử dụng hầu hết các vật liệu của ngành hàng không như Nhôm,
Carbon để hạn chế trọng lượng cho chiếc xe.

Page
35
Quản trị chiến lược PGS.TS: Nguyễn Thanh Liêm

- 20/4/2017 tại hội chợ triển lãm xe hơi ở Monaco, hãng AeroMobil trình
làng mẫu thiết kế thương mại của dòng xe hơi bay do hãng sản xuất, đồng thời
tuyên bố bắt đầu nhận đơn đặt hàng trước với sản phẩm này.
- Ngoài ra còn có nhiều công ty ô tô truyên thống cũng đang đầu tư và phát
triển, liên kết với các công ty khác để phát triển loại hình này điển hình là liên
minh Audi, Airbus và Italdesign đã bắt đầu dự án tạo ra mẫu xe mang tên
Pop.Up Next vừa có khả năng linh hoạt thích nghi với điều kiện giao thông
trong đô thị. Việc phối hợp giữa một hãng xe danh tiếng là Audi và hãng máy
bay Airbus đã tạo ra một chiếc xe với công nghệ hàng không hàng đầu thế giới.

6. Kết luận về những khuynh hướng thay đổi mạnh mẽ trong


môi trường toàn cầu.
- Theo dự đoán đến năm 2030, thị trường ô tô có giá trị 6,7 nghìn tỉ USD
có thể bị chi phối bỏi các yếu tố:

+ Xe tự lái: Đến năm 2030, hơn 70% ô tô mới sẽ có tính năng tự lái, 15% ô
tô có tính năng tự lais hoàn toàn.

+ Kết nối con người với chiếc xe, áp dụng công nghệ kĩ thuật tiên tiến để
tạo ra sự trải nghiệm mới mẻ của khách hàng trên chiếc xe

+ Những chiếc xe SUV đa dụng, tiết kiệm nhiên liệu và sử dụng năng
lượng xanh thay thế cho nhiên liệu hóa thạch.

+ Tạo ra những chiếc xe làm thay đổi hình thức di chuyển của con người,
như xe tự lái, ô tô bay.

IV. ẢNH HƯỞNG, CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC

1. Ảnh hưởng
- Ô tô điện tiếp tục phát triển:
+ Đây là điều dễ hiểu và cũng liên tục được các hãng xe chú trọng và phát
triển trong thời gian những năm trước.
+Từ những chiếc xe giá rẻ cho tới những dòng sản phẩm cao cấp và thậm
chí là những siêu xe hypercar, EV đang ngày càng xây chắc vị thế của mình trên
thị trường. Trong khi đó, nhu cầu từ thị trường dành cho xe điện cũng đang gia
tăng theo cấp số nhân, đối lập với sự lụi tàn của những chiếc xe sử dụng động
cơ đốt trong ICE truyền thống. Và rất nhiều thương hiệu đã công khai kế hoạch
khai tử công nghệ động lực vốn đã có từ hơn 1 thế kỷ trước.

Page
36
Quản trị chiến lược PGS.TS: Nguyễn Thanh Liêm

- Các mẫu xe SEDAN chết dần:


+ Xe sedan sẽ không còn xuất hiện trên thị trường ô tô thế giới? Nghe có
vẻ khó tin, nhưng các con số cho thấy điều ngược lại. Doanh số sedan tại Mỹ đã
sụt giảm nghiêm trọng những năm gần đây, khi người mua xe chuyển hướng
sang những chiếc SUV hay xe tải nhẹ. Sự suy giảm này không chỉ ở 1 vài hãng,
mà đã lan rộng ra toàn thị trường.

+ 2018 là một năm thê lương đối với sedan, và 2019 thậm chí còn tệ hơn
thế, khi mà người ta ngày càng yêu thích xe gầm cao. Vì vậy, 2019 có thể sẽ là
năm sụp đổ của đế chế sedan.
- Công nghiệp ô tô tăng trưởng chậm lại:
+ Các vấn đề thuế quan và giá nhiên liệu tăng sẽ làm giảm doanh số bán ra
ô tô. Bên cạnh đó, năm 2019 còn chịu tác động bởi tác nhân khác như chuẩn khí
thải mới của các nước, cũng như việc đầu tư vào công nghệ ô tô hiện đại, như
xe tự hành, xe lai xăng điện và xe chạy hoàn toàn bằng điện.

2. Cơ hội:

- Xu hướng: Thị trường ngày càng ưa chuộng các mẫu xe đa dụng SUV
nhiều hơn là loại xe SEDAN. Các dòng xe bán tải, thể thao, SUV là các mẫu xe
bán chạy nhất trong thời gian những năm vừa qua

Page
37
Quản trị chiến lược PGS.TS: Nguyễn Thanh Liêm

- Thị trường xe ô tô vẫn đang rất phát triển, nhất là ở các khu vực châu Á
vẫn đang hướng tới nhu cầu sử dụng dòng xe SUV nhưng dòng xe này vẫn chưa
được bán ra nhiều tại đây.

- Công nghệ hybrid và xe chạy hoàn toàn bằng điện là một thị trường mới
và tiềm năng đối với các hãng xe trên thế giới hiện nay.

- Các hãng xe truyền thống có nhiều ưu thế để phát triển các công nghệ
mới hơn nhờ vào tiềm lực và năng lực cạnh tranh của mình. Đầu tư và phát triển
các dòng xe sử dụng năng lượng sạch và các dòng xe tiết kiệm nhiên liệu phù
hợp với thị hiếu của khách hàng.

3. Thách thức:
- Thị trường xe ô tô điện ngày càng phát triển và trong tương lai có thể
thay thế hoàn toàn xe xăng vì những tiện dụng của nó đem lại cho con người và
môi trường. Bằng chứng là các công ty lớn trên thế giới đã gia nhập vào thị
trường ô tô như Google với các phát minh ô tô điện. Vì thế, các công ty phải
nghiên cứu và mở rộng qua thị trường này nếu muốn phát triển trong tương lai

- Mặc dù độ tiện dụng của xe đã rất tốt nhưng cần phải bắt kịp những tiện
ích cao hơn: xe tự lái, điều khiển thông minh trong xe bằng tay,.... Cuộc sống
của con người càng ngày càng cao, kéo theo đó là những mong muốn về trải
nghiệm khi đi xe ô tô cũng khác đi. Họ không đơn thuần chỉ muốn lên một
chiếc xe 4 bánh để đi lại mà thêm vào đó, họ muốn những trải nghiệm tốt nhất
trong suốt cuộc hành trình. Vì vậy, các công ty phải luôn áp dụng các kĩ thuật
khoa học công nghệ hiện đại vào các sản phẩm của mình để đáp ứng nhu cầu
khách hàng.
- Các hãng xe tên tuổi đang cạnh tranh trên thị trường vô cùng gay gắt.
Thêm vào đó, các hãng xe mới cũng cho thấy tiềm năng của mình khi thâm
nhập vào thị trường ô tô. Mặc dù trong những năm vừa qua vẫn chưa có sự xuất
hiện đáng kể nào của các hãng xe mới ở thị trường ô tô nhưng trong tương lai,
nhất là dòng xe sang và xe điện đang được phát triển thì sẽ có những đối thủ rất
tiềm năng trong lĩnh vực này.
- Việc gia tăng xe lượng xe lưu thông gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến
môi trường cũng như đẩy nhanh quá trình biến đổi khí hậu, điều này có thể là
ảnh hưởng nghiêm trọng đến các công ty trong ngành ô tô.

Page
38
Quản trị chiến lược PGS.TS: Nguyễn Thanh Liêm

V. MÔI TRƯỜNG VĨ MÔ
Ford motor company là một công ty sản xuất ô tô lâu đời, được thành lập
và hoạt động chủ yếu ở Mỹ. Nền kinh tế Hoa Kỳ phát triển nhờ nguồn tài
nguyên thiên nhiên giàu có, hệ thống cơ sở hạ tầng phát triển đồng bộ và năng
suất lao động cao, có nên khoa học công nghệ tiên tiến, quân sự vượt trội.
Những ngành công nghiệp chính bao gồm dầu mỏ, thép, ô tô, máy móc xây
dựng, hàng không, máy nông nghiệp, viễn thông, hoá chất, điện tử, chế biến
thực phẩm, hàng tiêu dùng, gỗ, và khai khoáng. Và ngành công nghiệp sản xuất
chế tạo ô tô là một trong những ngành có giá trị cao bậc nhất, ngành này được
ước tính trị giá khoảng 2 nghìn tỉ đô la trên toàn ngành. Ngành ô tô tại Mỹ đang
được dẫn đầu bởi doanh số của 3 ông lớn “ Big three” General Motors (GM),
Ford và Chrysler.

Ô tô là ngành chế tạo lớn nhất của Mỹ, tuyển dụng (trực tiếp và gián tiếp)
khoảng 8 triệu lao động. Đây cũng là một trong những lĩnh vực xuất khẩu lớn
nhất của nền kinh tế Mỹ, với kim ngạch xuất khẩu ô tô đạt 137,7 tỷ USD trong
năm 2015, tăng gấp đôi so với mức của năm 2009.

1. Môi trường kinh tế ở Mỹ


Mỹ có nền kinh tế hỗn hợp, các tập đoàn và công ty tư nhân có vai trò quan
trọng trong khi Chính phủ có xu hướng hạn chế tác động vào nền kinh tế. Tổng
sản phẩm quốc nội (GDP) năm 2013 khoảng 17.080 nghìn tỷ USD, chiếm
khoảng 20% GDP toàn thế giới; GDP theo đầu người là khoảng 50.207 USD.
Trong cơ cấu kinh tế, dịch vụ chiếm khoảng 79,7%, công nghiệp 19,1%, nông
nghiệp 1,2%.

Tăng trưởng kinh tế ở Mỹ tăng đều đặn trên dưới 2%/năm trong suốt từ
năm 2013 đến nay. Nền kinh tế Mỹ luôn dẫn đầu trong các khoản đầu tư trực
tiếp và tài trợ cho nghiên cứu và phát triển. Chi tiêu tiêu dùng chiếm 71% GDP

Page
39
Quản trị chiến lược PGS.TS: Nguyễn Thanh Liêm

năm 2013. Hoa Kỳ có thị trường tiêu dùng lớn nhất thế giới, với chi tiêu trung
bình hộ gia đình lớn gấp 5 lần tại Nhật Bản. Thị trường lao động Mỹ đã thu hút
người nhập cư từ khắp nơi trên thế giới và tỷ lệ nhập cư ròng tại đây luôn nằm
trong mức cao nhất thế giới. Hoa Kỳ nằm trong bảng xếp hạng một trong các
quốc gia có nền kinh tế cạnh tranh và hoạt động hiệu quả nhất theo các báo cáo
của Ease of Doing Business, Báo cáo cạnh tranh toàn cầu và các báo cáo khác.

Tiêu dùng cá nhân đóng góp 2/3 cho nền kinh tế Mỹ và cho thấy sự ổn
định trong vài năm gần đây. Nó cũng tăng nhanh hơn so với thu nhập sau thuế
và hậu quả là người dân không tiết kiệm được nhiều.

Chi tiêu cá nhân đang tăng nhanh hơn so với thu nhập
Đường màu xanh: Tăng trưởng chi tiêu cá nhân
Đường màu hồng: Tăng trưởng thu nhập

Theo biểu đồ trên ta thầy hầu như mức tăng trưởng thu nhập đều cao hơn
mức tăng trưởng chi tiêu cá nhân. Cùng với mức tăng trưởng của nền kinh tế và
mức giá ô tô hiện nay ở Mỹ thì với mức tăng trưởng thu nhập như trên, người
dân hoàn toàn có thể sở hữu một chiếc ô tô tùy vào thu nhập của mình.

Page
40
Quản trị chiến lược PGS.TS: Nguyễn Thanh Liêm

Lãi suất:

+Năm 2013: Cục Dự trữ liên bang Mỹ (FED) bắt đầu thu hẹp chương trình
nới lỏng định lượng (QE) cụ thể chỉ bơm vào thị trường 75 tỷ USD giảm 10 tỷ
so với năm 2012 và nỗ lực duy trì mức lãi suất siêu thấp (0-0,25%) cho đến khi
tỷ lệ thất nghiệp giảm sâu xuống dưới 6,5% hay lạm pháp ước tính tiếp tục thấp
hơn mục tiêu dài hạn 2%.
+Năm 2014: FED tiến hành mua 15 tỷ USD trái phiếu cuối cùng và kết
thúc chương trình QE. Tập trung đưa mức lạm pháp đạt mức mục tiêu 2% và
tiếp tục cải thiện môi trường lao động với tỷ lệ thất nghiệp giảm xuống mức 5%.
Đầu tư doanh nghiệp tăng 7,2%, chỉ tiêu của người tiêu dùng tăng lên, kim
ngạch xuất khẩu tăng 11% vượt xa mức nhập khẩu 1,7%; thâm hụt thương mại
được thu hẹp 1,3%.
+Năm 2015: Việc Ngân hàng Trung Ương Trung Quốc phá giá đồng nhân
dân tệ, cùng hàng loạt yếu tố như giá dầu giảm, đồng USD tăng giá khiến tỷ lệ
lạm pháp ở mức thấp gần 0% và hành động tạm dừng kế hoạch tăng lãi suất lên
mức 0,25% của FED đã khiến lãi suất khó có thể tăng cao như trước cuộc
khủng hoảng.

 Sau khi giữ mức lãi suất thấp kỉ lục của mình trong nhiều năm. Mỹ
đã tăng lãi suất của mình lên khoảng 0,25%/ năm vì lí do nền kinh tế đang
trên đà tăng trưởng, thu nhập người dân ngày càng tăng cao, tỷ lệ thất nghiệp
thấp. Mặc dù lãi suất tăng nhưng vẫn là một khoảng rất nhỏ và được hầu hết
người dân đồng ý. Bên cạnh đó, với mức lãi suất khoảng 1-2%/ năm thì
người dân vẫn thoải mái trong các chi tiêu cá nhân của mình.

Page
41
Quản trị chiến lược PGS.TS: Nguyễn Thanh Liêm

Tỷ lệ lạm phát ở Mỹ đang tăng lên trong thời gian gần đây. Nhưng đây
không phải là mối quan tâm đến người dân trong nước. Với chính sách tăng lãi
suất, tỷ lệ lạm phát sẽ được giữ trong khoảng 2% . Tỷ lệ lạm phát ở Mỹ có xu
hướng thay đổi nhiều vì thế nền kinh tế của Mỹ tương đối bất ổn, rủi ro lớn hơn,
tạo nên những thách thức trong hoạt động kinh doanh. Sự mất ổn định của lạm
phát sẽ gây khó khăn cho doanh nghiệp sản xuất. Mặc dù tăng nhưng tỷ lệ lạm
phát này vẫn ở mức thấp so với thế giới. So với các dữ liệu thống kê về chi tiêu
của người dân trong nước và mức lạm phát thì sức mua vẫn đang là rất lớn. Có
thể giá sẽ giảm nhẹ nhưng không ảnh hưởng nhiều đến nhu cầu tiêu dùng của
người dân

Hiện nay, đồng $ đang là đồng tiền phổ biến nhất và được sử dụng nhiều
nhất trong các cuộc giao dịch quốc tế. Bên cạnh đó, đồng đola vẫn đang là một
trong những đồng tiền của giá trị nhất trên thế giới. Đồng đola cao sẽ làm cho
các công ty gặp chút khó khăn trong việc bán hàng ra các nước và tăng mối đe
dọa từ các đối thủ cạnh tranh nước ngoài nhưng ở thị trường nội địa, giá của

Page
42
Quản trị chiến lược PGS.TS: Nguyễn Thanh Liêm

một số dòng ô tô của các hãng vẫn ở mức chấp nhận được để người tiêu dùng
có thể mua và sở hữu xe theo ý thích của mình.

 Kết luận:
Cơ hội: Hoa Kỳ hiện nay không phải là nước đứng đầu về kinh tế, nhưng vẫn
là nước nằm trong khối kinh tế phát triển hàng đầu thế giới. Trước một loại
hàng hóa có giá trị lớn như một chiếc ô tô thì với thu nhập bình quân của người
dân và mức lãi suất gần như bằng không thì người dân Mỹ vẫn có thể sở hữu
một chiếc xe phù hợp với điều kiện kinh tế của mình. Việc giảm lãi suất giúp
cho doanh nghiệp tiếp cận với nguồn vốn chi phí thấp hơn, hoạt động sản xuất
kinh doanh được đẩy mạnh, từ đó thúc đẩy nền kinh tế phục hồi, tạo hiệu ứng
tích cực cho hoạt động kinh doanh sản xuất ô tô. Các công ty dễ dàng vay vốn,
tìm kiếm nhà đầu tư để phát triển sản phẩm và mở rộng thị trường
Đe dọa: Tỷ lệ lạm phát ở Mỹ có xu hướng thay đổi nhiều vì thế nền kinh tế của
mỹ tương đối bất ổn, rủi ro lớn hơn, tạo nên những thách thức trong hoạt động
kinh doanh. Sự mất ổn định của lạm phát sẽ gây khó khăn cho doanh nghiệp
trong việc đưa ra các dòng sản phẩm mới.

2. Văn hoá, xã hội.

Toàn cầu hoá không chỉ mang các quốc gia gần lại với nhau về kinh tế và
chính trị mà còn cả về văn hoá, nhận thức, và một số điều khác.
Xu hướng quan niệm ngày nay tại các quốc gia đã dần thay đổi một phần
khác với truyền thống ngày xưa, hội nhập và bị ảnh hưởng dần bởi các phần còn
lại trên thế giới. Ngày nay khi khoa học công nghệ giữ một vị trí quan trọng
trong đời sống thì các vật dụng hiện đại nhỏ gọn, tiết kiệm đang ngày càng trở
nên được ưa chuộng hơn nhất là khi mà kinh tế toàn cầu đang trong tình trạng
khủng hoảng như hiện nay. Xu hướng thích những vật dụng to, đồ sộ, và tốn
nhiều xăng hay nhiều chi phí đã dần bị thu hẹp lại và chỉ xuất hiện ở một số
quốc gia như Mỹ…. Hầu hết người tiêu dùng ưa chuông sản phẩm tiết kiệm về
chi phí, nhỏ nhắn xinh xắn, tiện dụng. Cuộc suy thoái vừa qua ở Mỹ là bằng
chứng cho điều này. Các loại xe của ngành sản xuất xe của Mỹ trước kia ưa
chuộng là mấy thì trong thời kỳ khủng hoảng phải nằm phủ tuyết trắng xoá
trong kho vì không thể tiêu thụ được. Người dân Mỹ vôn dĩ hào phóng và không
ngại vay mượn nay khi chịu tác động nặng từ cụôc suy thoái kinh tế đã hạn chế
chi tiêu, tiết kiệm ở mức tối đa. Họ đã chuyển dịch từ những chiếc xe to lớn, chi
phí cao sang những chiếc xe nhỏ gọn, tiết kiệm chi phí của Nhật sản xuất.
Với nhận thức trình độ ngày càng cao, con người càng đặt nặng vấn đề yếu
tố môi trường, sức khoẻ lên hàng đầu. Những sản phẩm xanh, thân thiện với

Page
43
Quản trị chiến lược PGS.TS: Nguyễn Thanh Liêm

môi trường đang là những sản phẩm được ưa chuộng hơn. Yếu tố xanh sạch, có
lợi cho sức khoẻ được các nhà sản xuất, kinh doanh chọn là khiá cạnh mạnh để
quảng cáo, nâng cao danh tiếng của mình. Boeing, nhà sản xuất máy bay nổi
tiếng của Mỹ, cũng đang cố gắng hết sức quảng bá hình ảnh của mình như là
một nhà sản xuất những chiếc máy bay thân thiện với môi trường chạy bằng các
nguyên vật liệu tự nhiên như dầu mè.
 Kết luận: Trước đây xu hướng sử dụng các loại xe to lớn, mạnh mẽ và
đầy cơ bắp của người Mỹ đã dần bị thu hẹp lại và dần được thay thế bởi
những chiếc xe nhỏ gọn và tiết kiệm nhiên liệu.
Cơ hội: Thị trường xe với thiết kế nhỏ gọn, tiết kiệm nhiên liệu tiếp tục phát
triển trong tương lai. Các dòng xe điện, xe chạy bằng nhiên liệu xanh có tiềm
năng cao.
Thách thức: Những dòng xe với thiết kế lớn, chạy hoàn toàn bằng xăng ít được
ưa chuộng hơn.

3. Khoa học và công nghệ

Thế kỷ 21 và các thế kỷ về sau, dù thời gian nào đi nữa thì khoa học công
nghệ luôn đóng một vai trò quan trọng đối với tri thức nhân loại con người. Đặc
biệt Hoa Kỳ nước luôn đi đầu trong lĩnh vực nghiên cứu và sáng tạo công nghệ
khoa học thì cuộc đua ở đây càng khốc liệt hơn. Sự cạnh tranh về công nghệ
diễn ra trên khắp các thị trường đặc biệt thị trường ô tô. Muốn dẫn đầu, muốn
thành công, các hãng ô tô không những phải luôn đổi mới, từ thiết kế, kiểu
dáng, các thông số kỹ thuật mà còn phải đổi mới cả công nghệ.
Mỗi cuộc cách mạng khoa học, mỗi phát minh sáng chế mới là mỗi chià
khoá mở ra một cách cửa mới, các thách thức mới cho con người nói chung và
cho các ngành kinh doanh nói riêng.
Nhiều công nghệ sản xuất mới dần được ra đời thay thế lẫn nhau. Nếu
trước kia xe hơi chạy bằng hơi nước, rồi đến hệ thống diesel thì nay công nghệ
hybrid lên ngôi nhưng về sau rồi sẽ lai được thay thế bằng các công nghệ khác
tiên tiến hơn phù hợp hơn với lựa chọn, nhu cầu, xu hướng tiêu dùng, xu hướng
ước muốn của khách hàng.
Xu hướng phát triển khoa học công nghệ ngày nay phục vụ, hỗ trợ giúp xu
hướng suy nghĩ con người ngày nay thành hiện thực. Đó là phải thân thiện với
môi trường, thân thiện với người dùng, nhỏ gọn, tiện dụng và gây sự thích thú.
Nguồn nguyên liệu tự nhiên như năng lượng mặt trời, năng lượng gió, sức
nước… được các nhà khoa học, con người trên thế giới khuyến khích và ưa
chuộng. Thế kỷ 21 là thời gian mà các con chip, sự tự động hoá lên ngôi. Mạng

Page
44
Quản trị chiến lược PGS.TS: Nguyễn Thanh Liêm

lưới website, internet là một điều không thể thiếu trong cuộc sống, chi phối gần
như mọi hoạt động con người. Các phát minh khoa học tạo nên các sản phẩm có
thể gần gũi, chia sẻ tâm tư tình cảm với con người rất được ưa chuộng, hấp dẫn,
đáng quan tâm.
Sự kết hợp giữa công nghệ và môi trường sẽ là những xu hướng chính
thống trị làng xe hơi toàn cầu những năm tới. Ngành công nghiệp ô tô trị giá 2
nghìn tỷ đô la Mỹ đang trải qua một cuộc chuyển đổi mạnh mẽ khi xe ô tô điện
bắt đầu thay thế cho xe có động cơ đốt trong. Mặc dù xe điện hay xe lai điện
(plug-in hybird electric vehicle - PHEV) hiện mới chỉ chiếm khoảng 1% tổng số
xe hơi được sản xuất hàng năm nhưng đây có thể là sự khởi đầu của một cuộc
“cách mạng xe điện”. Có rất nhiều lý do để tin vào sự phát triển của ngành xe
điện trong tương lai:
- Thứ nhất, chi phí về công nghệ đã giảm đáng kể, với chi phí cho pin đã
giảm chỉ bằng 20% so với chi phí cách đây năm năm. Ngoài ra, những đổi mới
về công nghệ cũng như dung lượng pin ngày càng lớn xuất hiện ở Trung Quốc
đã tác động tích cực cho việc giảm giá.
- Thứ hai, những trạm sạc điện đang phát triển ở nhiều nơi tại Trung Quốc,
Mỹ và một số quốc gia phát triển trên thế giới.
- Một lý do nữa là chi phí vận hành xe điện rẻ hơn so với xe có động cơ đốt
trong thậm chí cả khi giá xăng dầu đã giảm trong thời gian gần đây. Khi chi phí
công nghệ thấp kéo giá ban đầu của các loại xe điện xuống, ngang với các loại
xe chạy bằng động cơ đốt trong nhưng chi phí vận hành lại thấp hơn tạo ra một
ngành công nghiệp xe điện đầy hấp dẫn.
Hiện nay, Tesla của Elon Musk và nhiều nhà sản xuất ô tô như General
Motors đang nỗ lực biến ô tô điện trở thành một mặt hàng tiêu dùng hấp dẫn.
Những doanh nghiệp như Uber hay Lyft đang biến việc vận chuyển thành một
dịch vụ theo yêu cầu và Waymo đang thử nghiệm những phương tiện hoàn toàn
tự động trên đường phố California và Arizona.
 Kết luận: Tóm lại, trong môi trường kinh doanh phát triển đa dạng
và sức cạnh tranh cao như thế này thì khoa học công nghệ là một công cụ đắc
lực, yếu tố sống còn giúp cho các nhà sản xuất tạo nên lợi thế cạnh tranh cho
mình trong thời kì mới này. Ngành sản xuất ô tô hướng đến sử dụng công nghệ
sản xuất ra những chiếc xe hơi công nghệ cao, thông minh, có tính tự động hóa
cao, tăng khả năng hoàn thiện sản phẩm.
Cơ hội: Năm bắt và ứng dụng các công nghệ tiên tiến nhằm gia tăng giá trị
của sản phẩm, gia tăng lợi thế cạnh tranh, cung ứng nhu cầu khách hàng bằng
nhiều sản phẩm và dịch vụ tốt hơn.

Page
45
Quản trị chiến lược PGS.TS: Nguyễn Thanh Liêm

Đe dọa: Nếu không ứng dụng công nghệ kịp thời để sản xuất đáp ứng nhu
cầu thị trường thì sẽ bị tụt hậu so với các đối thủ khác.

 Cơ hội và thách thức cho ngành ô tô Mỹ


 Cơ hội:
- Việc giảm lãi suất giúp cho doanh nghiệp tiếp cận với nguồn vốn chi phí
thấp hơn, hoạt động sản xuất kinh doanh được đẩy mạnh, tạo hiệu ứng tích cực
cho hoạt động kinh doanh sản xuất ô tô.
- Các công ty dễ dàng vay vốn, tìm kiếm nhà đầu tư để phát triển sản phẩm
và mở rộng thị trường.
- Thị trường xe tại Mỹ tiếp tục phát triển với các dòng xe tinh gọn, tiết
kiệm nhiên liệu hoặc được sử dụng bằng năng lương xanh, thân thiện với môi
trường.
- Áp dụng khoa học công nghệ tiên tiến để tăng khả năng hoàn thiện sản
phẩm. Các hãng xe Mỹ đang đứng trước cơ hội rất lớn để thay đổi mình trước
những chạy đua về công nghệ trên những chiếc xe của mình.
 Thách thức
- Sự bất ổn của lạm phát gây khó khăn cho việc sản xuất kinh doanh của
ngành ô tô.
- Những dòng xe to lớn, tiêu tốn nhiều nhiên liệu sẽ dần bị thay thế bởi các
dòng xe nhỏ gọn và tiết kiệm nhiên liệu.
- Bên cạnh sự phát triển về công nghệ thì các hãng sản xuất phải tiêu tốn
một số tiền khá lớn cho việc nghiên cứu và phát triển để đem lại thành công cho
công ty của mình.

VI. PHÂN TÍCH NGÀNH VÀ CẠNH TRANH

1. Định nghĩa ngành

Ngành công nghiệp ô tô được xem là một ngành sản xuất vật chất, cung
cấp phương tiện đi lại và vận chuyển tối ưu nhằm đảm bảo mạch máu lưu thông,
thúc đẩy kinh tế phát triển. Ngành công nghiệp ô tô bao gồm các công ty cung
cấp các sản phẩm ô tô và phụ tùng ô tô phục vụ cho việc đi lại vận chuyển. Ở
Hoa kỳ nếu phân loại sản phẩm xe ô tô theo khung xe và động cơ gồm có: xe
thể thao, xe thể thao tiện ích, dòng xe đa dụng lai , xe bán tải và xe gia đình, xe
tải thể thao đa dụng, xe buýt.

Page
46
Quản trị chiến lược PGS.TS: Nguyễn Thanh Liêm

Hiện tại có 30 doanh nghiệp sản xuất xe ô tô lớn nhỏ của Mỹ. Top 4 các
hãng sản xuất của Mỹ là General Motors, Ford Motor, Chrysler, Tesla.
Đây là một ngành rộng lớn với rất nhiều thương hiệu trên toàn thế giới. Vì
vậy để dễ dàng phân tích và tìm hiểu kĩ hơn về môi trường ngành mà Ford hoạt
động, nhóm nghiên cứu giới hạn lại thời gian cũng như phạm vi ngành công
ngiệp ô tô này.
 Thời gian: từ năm 2008 đến nay
 Phạm vi nghiên cứu tại Hoa Kỳ

2. Đặc điểm ngành:

Ngành công nghiệp ô tô trên toàn thế giới bao gồm nhiều nhà sản xuất,
không có sản xuất thống trị duy nhất. Và ở thị trường Mỹ cũng vậy, không có
nhà sản xuất thống trị duy nhất chỉ có một vài nhà sản xuất lớn mới chiếm thị
phần cao như GM, FORD, CHRYSLER,..
- Nhắc đến ngành công nghiệp ô tô người ta nhớ ngay đến con người đã
từng làm nên huyền thoại nước Mỹ-Henry Ford. Ông là người sáng lập nên
ngành công nghiệp xe hơi của Mỹ và cũng là người đặt viên gạch đầu tiên gây
dựng nên ngành công nghiệp ô tô thế giới khi ông sáng lập nên Tập đoàn Ford
vào năm 1903, biến giấc mơ về những chiếc xe hơi của hàng triệu người thành
hiện thực. Với việc cho ra đời “những chiếc xe với giá mà không ai là không thể
sở hữu một chiếc”. Henry Ford là người đầu tiên sản xuất ô tô hàng loạt trên
quy mô lớn và chính từ đây ngành công nghiệp ô tô nước Mỹ nói riêng và
ngành công nghiệp ô tô thế giới nói chung bắt đầu hình thành và chuẩn bị cho
một quá trình phát triển với tốc độ chóng mặt. Cũng giống như nhiều ngành
công nghiệp khác của Mỹ, ngành công nghiệp ô tô Mỹ hình thành và phát triển
chủ yếu dựa vào các nhà tư bản lớn với những tập đoàn khổng lồ như General
Motor, Ford, Chrysler,...Ngành công nghiệp ô tô Mỹ phát triển theo định hướng
của thị trường tự do, Chính phủ tham gia rất ít và có thể nói là hầu như không
tham gia có chăng chỉ là những chính sách khuyến khích thương mại, đầu tư và
cạnh tranh. Cho đến nay ngành công nghiệp ô tô của Mỹ vẫn khẳng định vị trí
số một thông qua vị trí và thị phần của mình. Suốt một thế kỷ qua từ khi ngành
công nghiêp ô tô ra đời cho đến nay, các hãng ô tô của Mỹ luôn chiếm vị trí số
một xét về mọi mặt, đứng đầu là General Motor và vị trí thứ hai thuộc về Ford.
Ngành công nghiệp ô tô Mỹ nhanh chóng phát triển gắn liền với tốc độ phát
triển mạnh mẽ và quá trình quốc tế hoá của các tập đoàn ô tô khổng lồ diễn ra
sâu rộng khắp các quốc gia trên thế giới.
- Ngành công nghiệp đã trải qua hai thời kỳ chính: thời kỳ sản xuất hàng
loạt và thời kỳ sản xuất theo nhu cầu của khách hàng. Ở giai đoạn sản xuất hàng
loạt, Người Mỹ luôn dẫn đầu trong đó đi tiên phong là Herry Ford người đã mở
màn cho sản xuất ô tô hàng loạt trên quy mô lớn. Nhưng bước sang thời kỳ sản

Page
47
Quản trị chiến lược PGS.TS: Nguyễn Thanh Liêm

xuất theo nhu cầu khác hàng, Người Mỹ phải đối mặt với nhiều thách thức đó là
cạnh tranh không ngừng với các đối thủ.
- Vào 2008, gã khổng lồ sản xuất ô tô đã lỗ 39 tỷ đô la hàng năm trong
năm 2007, đây là khoản lỗ lớn nhất từ trước đến nay đối với bất kỳ nhà sản xuất
ô tô nào. Thất bại khổng lồ này phản ánh sự sụt giảm trong nền kinh tế Mỹ và
nhường lại thị phần cho các thương hiệu nước ngoài, chủ yếu là Toyota Nhật
Bản
- Chrysler cũng rơi vào tình trạng thua lỗ, và cùng với GM, cả hai đều
tuyên bố phá sản, đã nhận được tổng cộng $ 24,9 tỷ trong "giải cứu" tiền vay từ
TARP, một trích quỹ để giúp các doanh nghiệp lớn khác nhau mà bị thiệt hại do
suy thoái kinh tế . Tuy nhiên, Ford đã không yêu cầu các quỹ cứu trợ vì họ đã
dành ra một quỹ dự trữ 25 tỷ đô la để giúp nó vượt qua giai đoạn khó khăn. Có
tranh chấp về số tiền chính xác mà GM và Chrysler và các công ty con của họ
nhận được bằng tiền cứu trợ. Nhiều nguồn đáng tin cậy khác nhau đã báo cáo số
tiền khác nhau.
- Liên minh Công nhân United Auto, trong một nỗ lực vào năm 2007 để
giúp ngành công nghiệp đang gặp khó khăn, đã đồng ý trong các cuộc đàm phán
hợp đồng, nhượng bộ và trả lại tiền lương và lợi ích sức khỏe.
- Đầu năm 2012, nền kinh tế Mỹ có dấu hiệu phục hồi khiêm tốn. Con số
thất nghiệp giảm xuống còn 8,3%, theo cụ thống kê lao động của chính phủ .
Thật kỳ diệu, cũng vào năm 2012, giống như một con phượng hoàng trỗi dậy từ
đống tro tàn của chính mình, ngành công nghiệp ô tô Mỹ dường như đang hồi
phục sau những tai ương tài chính. GM đã công bố là 7,6 tỷ đô la, mức cao nhất
được báo cáo bởi công ty. Chrysler công bố lợi nhuận $ 183 triệu, lợi nhuận
ròng đầu tiên kể từ khi phá sản. Rõ ràng, gói cứu trợ của ngành công nghiệp ô tô
của chính phủ Hoa Kỳ đã có hiệu quả. Chrysler đã trả lại 7.6 tỷ đô la cho các
khoản vay của chính phủ, cùng với GM, công ty cũng đã hoàn trả đầy đủ cho
chính phủ, với lãi suất và nhiều năm trước ngày đáo hạn.
3. Mô hình 5 lực lượng cạnh tranh

3.1 Sản phẩm thay thế:


- Sản phẩm và dịch vụ thay thế là những sản phẩm, dịch vụ có thể thỏa
mãn nhu cầu tương đương với các sản phẩm dịch vụ trong ngành. Trên thực tế,
không có nhiều sản phẩm thay thế được coi là mối đe doạ nghiêm trọng đến ô
tô. Hiện tại, có 1 số sản phẩm thay thế được cho ô tô ví dụ như xe máy, xe đạp,
xe bus, tàu ngầm, máy bay, tàu thuyền, ô tô điện, taxi.
- Đặc điểm các sản phẩm thay thế:

Page
48
Quản trị chiến lược PGS.TS: Nguyễn Thanh Liêm

+ Ở Mỹ đa phần người dân sử dụng ô tô, xe máy đối với họ là một Phương
tiện chỉ dành cho nhưng người muốn thể hiện bản thân, các giá trị của họ. Chính
vì thế ở Mỹ định giá xe máy khá là cao.
+ Các phương tiện công cộng như xe bus, máy bay, tàu thuyển: Việc sử
dụng các phương tiện công cộng ở Mỹ cũng khá phổ biến, tuy nhiên lợi ich đem
lại từ mỗi phương tiện là khác nhau. Máy bay thì giá khá cao và giới hạn thời
gian, điểm đến. Tàu thuyền, chỉ sử dụng khi tham gia giao thông đường thủy. xe
Bus, tiết kiệm chi phí và bảo vệ môi trường nhưng lại không thể mang lại sự
riêng tư và cá nhân.
+ Xe đạp: Là phương tiện thân thiện với môi trường, giúp rèn luyện thể lực
và giá thành rất thấp. Tuy nhiên thì giới hạn lại xe đạp chỉ có thể dung để di
chuyển các khoảng cách nhỏ và ngắn chứ không thể dung để di chuyển xa trong
các chuyến picnic,dã ngoại hay về quê thăm bạn bè, người thân

 Kết luận: Lực các sản phẩm thay thế là yếu.


3.2 Đối thủ cạnh tranh tiềm tàng:
- Đánh giá nguy cơ nhập cuộc của các đối thủ cạnh tranh tiềm tàng: Các
đối thủ này bao gồm các công ty hiện không cạnh tranh trong ngành nhưng có
khả năng làm điều đó nếu muốn. Họ có thể đe dọa đến thị phần của các công ty
hiện có trong ngành.
Đối với ngành ô tô rào cản gia nhập ngành là:
- Quy mô kinh tế: Những công ty ô tô có từ lâu như Ford, GM, … họ có
quy mô lớn, đầu tư trang thiết bị hiện đại, sản xuất sản phẩm với số lượng lớn
do đó giảm được chi phí đáng kể trên một đơn vị sản phẩm. Doanh nghiệp
muốn nhập ngành sẽ phải đầu tư quy mô xấp xỉ như các công ty trên mới có thể
cạnh tranh được.
- Sự trung thành nhãn hiệu: Sản phẩm của ngành công nghiệp ô tô tại Mỹ
được xem là khá thông dụng trong mắt người tiêu dùng. Các sản phẩm này có
nhiều sự khác biệt về động cơ về thiết kế, hiệu suất hoạt động….Khách hàng
đến với sản phẩm với sự quan tâm về thiết kế, hiệu suất, tiện ích khi sử dụng,
cũng như về những giá trị mà nó đem lại cho những sử dụng. Kèm theo đó là
các chính sách tín dụng dành cho khách hàng ưu đãi hấp dẫn. Chính vì vậy, sự
trung thành về nhãn hiệu trong ngành này là cao. Ví dụ cụ thể nghiên cứu mới
đây nhất trong năm 2016 của hãng Experian Automotive và tạp chí Forbes chủ
yếu tập trung phân tích về mức độ tin tưởng và lòng trung thành của khách hàng
đối với các mẫu xe. Kết quả nghiên cứu cho thấy, Range Rover xếp ở vị trí đầu
tiên với tỷ lệ khách hàng trung thành lên đến 48,2%. Sau khi tiến hành phân tích
dựa vào số liệu của hãng nghiên cứu Experian Automotive cung cấp, tạp chí

Page
49
Quản trị chiến lược PGS.TS: Nguyễn Thanh Liêm

Forbes vừa công bố Top 10 mẫu xe có lượng khách hàng trung thành cao nhất
trên toàn cầu. Cuộc khảo sát này được tiến hành qua điện thoại năm nay là lần
thứ 15, do Brand Keys, một công ty tư vấn của Mỹ thực hiện với các khách
hàng trong độ tuổi từ 18 đến 65. Mặc dù trải qua nhiều cuộc khủng hoảng về
kinh tế nhưng Ford vẫn luôn chiếm được vị trí trong lòng của khách hàng bởi
các sản phẩm dịch vụ mà nó đem lại.
- Kiến thức và Công nghệ: Ý tưởng và Kiến thức cung cấp lợi thế cạnh
tranh so với những người khác khi được cấp bằng sáng chế, ngăn chặn người
khác sử dụng nó và do đó tạo ra rào cản gia nhập
- Chi phí chuyển đổi: Ngành ô tô có chi phí chuyển dổi cao. Do phần lớn
khách hàng ít có khả năng thay đổi quyền sử dụng bất cứ một sản phẩm nào của
nhà cung cấp nào mà đáp ứng được nhu cầu của họ, do mất nhiều chi phí, do
đặc tính của ngành nhiều sự khác biệt về nhu cầu và chức năng. Mặt khác, kiểm
soát quyền sở hữu cao nên sản phẩm của ngành khó bắt chước và đánh cắp bản
quyền. Bởi vậy mà vấn đề chi phí chuyển gây khó khăn nhiều cho khách hàng.
- Đòi hỏi về vốn: Ngành sản xuất kinh doanh ô tô cần lượng vốn ban đầu
rất lớn và khả năng thu hồi vốn chậm. Đây cũng là một rào cản không nhỏ cho
hãng mới.
- Bất lợi về chi phí khác không liên quan đến qui mô: đối thủ cũ thường
nắm giữ: bản quyền sản phẩm, bản quyền bằng phát minh, bí mật, nguồn
nguyên liệu giá rẻ, vị trí thuận lợi, sự trợ cấp của CP, kinh nghiệm nên tạo ra
thách thức cho người mới
- Chính sách của chính phủ: Mặc dù công việc của chính phủ là bảo tồn thị
trường cạnh tranh tự do, nhưng nó hạn chế cạnh tranh thông qua các quy định
và hạn chế. Ở Mỹ các nhà sản xuất ô tô không chỉ thiết kế các phương tiện thân
thiện với môi trường, tiết kiệm nhiên liệu, mà họ còn thực hiện các tiêu chuẩn
của nhà máy để giảm thiểu tối đa những ảnh hưởng đến môi trường. Từ việc
giảm tiêu thụ năng lượng và sử dụng nước, tái chế chất thải sản xuất phương
tiện, đến xây dựng các cơ sở thân thiện với môi trường. Ngoài những chính sách
về quản lý môi trường, chính phủ Mỹ còn hỗ trợ cho các công ty lớn trong
ngành để loại bỏ phí thuế quan ở các quốc gia của TPP.

 Kết luận: từ những yếu tố trên có thể thấy rào cản gia nhập ngành
ô tô có lực mạnh, việc này dẫn đến các đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn có lực yếu
3.3 Năng lực thương lượng của khách hàng:
- Đặc điểm của ngành ô tô Mỹ là hãng nào cũng có showroom riêng của
họ, vì vậy nên đa số khách hàng là người tiêu dùng cuối.

Page
50
Quản trị chiến lược PGS.TS: Nguyễn Thanh Liêm

- Ở mỹ có rất nhiều hãng xe đáp ứng tốt yêu cầu của người mua nên khách
hàng có nhiều lựa chọn, tính cạnh tranh giữa các hãng cao để thu hút khách
hàng.
- Giá xe hơi thì luôn không quá chênh lệch so với thu nhập và luôn có
những chương trình tín dụng.
- Đa phần các gia đình ở Mỹ đều có một chiếc xe ô tô, việc sự dụng xe ô tô
ở Mỹ đã phổ cập từ rất lâu. Khách hàng khá hiểu biết về ô tô.
- Khách hàng có thể dễ dàng tìm kiếm thông tin cần thiêt về chiếc ô tô phù
hợp với bản thân: Nhãn hiệu, đại lý, giá, thuế, khuyến mãi, hậu mãi, dịch vụ
chăm sóc khách hàng.

 kết luận: Năng lực thương lượng của khách hàng là mạnh
3.4 Năng lực thương lượng nhà cung cấp:
- Sản xuất ô tô đòi hỏi hàng ngàn bộ phận. Một số lượng lớn các nhà cung
cấp là cần thiết để sản xuất tất cả các bộ phận để tạo ra một chiếc xe. Có rất
nhiều nhà cung cấp trong ngành công nghiệp ô tô. Theo truyền thống, khả năng
thương lượng của các nhà cung cấp rất thấp.

- Tuy nhiên, đóng góp của các nhà cung cấp ô tô đã tăng từ 56% vào năm
1985 lên khoảng 82%. Các nhà sản xuất ô tô đang trở nên giống như các nhà lắp
ráp và ít giống như các nhà sản xuất. Ngoài các động cơ vẫn phân biệt người
khổng lồ với các nhà sản xuất ô tô ít được biết đến, hầu hết các bộ phận hiện
được sản xuất bởi các nhà cung cấp.
- Trong thập kỷ qua, các nhà sản xuất ô tô đã mở rộng đáng kể tại các thị
trường quốc tế tại các quốc gia mới nổi, Mỹ Latinh, Trung Quốc và Châu Á -

Page
51
Quản trị chiến lược PGS.TS: Nguyễn Thanh Liêm

Thái Bình Dương. Để có một cơ sở cung cấp đáng tin cậy, họ khuyến khích các
nhà cung cấp châu Âu và Mỹ thành lập các nhà máy của riêng họ tại các thị
trường mới nổi này.
- Kết quả là, các nhà cung cấp lớn đã tăng trưởng. Các nhà cung cấp đã trở
thành toàn cầu. Các nhà sản xuất ô tô tập trung vào việc xây dựng mạng lưới đại
lý, tiếp thị và chức năng bán hàng.
- Hợp tác chặt chẽ với các nhà sản xuất, các nhà cung cấp dành một khoản
tiền đáng kể cho nghiên cứu. Bosch là nhà cung cấp lớn nhất trên toàn cầu. Đã
dành 9,9% doanh thu cho nghiên cứu và phát triển, hoặc R & D, vào năm 2013.
Ngược lại, General Motors ( GM ) đã dành 3,5% doanh thu cho R & D.
- Các nhà cung cấp lớn nhất cung cấp các sản phẩm tương tự cho các
thương hiệu khác nhau. Nhà cung cấp ô tô lớn thứ ba thế giới là Johnson
Controls ( JCI ). Nó cung cấp pin và giải pháp chỗ ngồi cho các thương hiệu lớn
như Ford ( F ), Toyota ( TM ) và Volkswagen. Sức mạnh thương lượng của các
nhà cung cấp lớn tăng lên khi các nhà sản xuất ô tô trở nên phụ thuộc nhiều hơn
vào ít nhà cung cấp hơn.
 Kết luận: năng lực thương lượng của nhà cung cấp là yếu.
3.5 Cạnh tranh trong ngành
- Hiện tại ở Mỹ có 30 doanh nghiệp sản xuất và cung ứng các loại xe ô tô
cho thị trường. Dưới đây là thông kê thị phần của các công ty trong ngành ô tô ở
Mỹ.

Page
52
Quản trị chiến lược PGS.TS: Nguyễn Thanh Liêm

- Các nhà sản xuất ô tô đang tính toán với một hiện trạng không bền vững:
Họ có quá nhiều nhà máy sản xuất ô tô mà người Mỹ không muốn nữa. Đó là lý
do tại sao GM ( GM ) đang đóng cửa bốn nhà máy ở Mỹ và Ford ( F ) đang
trong quá trình tái tổ chức lớn.
- Các nhà máy ô tô của Mỹ có khả năng sản xuất thêm 3 triệu xe hơi, SUV
và xe tải hơn mức họ có thể bán.
- Các nhà sản xuất ô tô nước ngoài vận hành 19 nhà máy lắp ráp ô tô tại
Hoa Kỳ, và con số đó tiếp tục tăng lên. Volvo đã mở một nhà máy vào đầu năm
nay. Toyota và Mazda đang cùng nhau xây dựng một nhà máy mới ở
Alabama . BMW đang trong quá trình mở rộng nhà máy ở Nam Carolina, đã là
nhà máy lớn nhất thế giới và họ cũng đang xem xét bổ sung một nhà máy động
cơ tại Hoa Kỳ.
- Các nhà máy giảm chi phí vận chuyển và thời gian giao hàng cho các
khách hàng Mỹ. Họ cũng giảm rủi ro biến động tỷ giá hối đoái. Và họ đã giúp
tăng gấp đôi thị phần của các nhà sản xuất ô tô nước ngoài tại thị trường Mỹ
trong 30 năm qua - hơn một nửa số xe được bán tại Hoa Kỳ hiện được sản xuất
bởi các nhà sản xuất ô tô nước ngoài.
- Việc giành thị phần cho các thương hiệu nước ngoài đã đến từ các nhà
sản xuất ô tô Mỹ. Năm 1988, khi Toyota mở nhà máy tại Kentucky bắt đầu
bùng nổ xây dựng, GM, Ford và Chrysler đã kiểm soát 74% thị trường
Mỹ. Ngày nay, ba người đó chỉ chiếm 44% thị trường.
- Thị hiếu thay đổi của người tiêu dùng cũng đã góp phần vào tình trạng dư
cung. Sự thay đổi tương đối đột ngột trong sở thích của người mua xe hơi từ xe
hơi truyền thống sang xe SUV và xe tải đã khiến một số nhà máy chế tạo ô tô có
công suất lớn hơn mức cần thiết để đáp ứng nhu cầu. Một số nhà máy SUV
đang thực sự căng thẳng cho công suất.
- Doanh số ô tô đã tăng về cơ bản theo đường thẳng từ năm 2010 đến năm
2016, nâng doanh số hơn hai phần ba. Nhưng người Mỹ không mua nhiều xe
như trước đây.
- Doanh số ô tô Mỹ đã giảm 5% trong năm ngoái. Doanh số bán hàng đến
hết tháng 9 năm nay cao hơn một chút, nhưng ngay cả khi họ đạt được mức tăng
hẹp trong năm nay, nó sẽ không trở lại kỷ lục của năm 2016.
- Nhập khẩu là một nguồn cạnh tranh cho các nhà máy Hoa Kỳ - nhưng
không phải là nguồn lớn nhất. Phần lớn xe ô tô được bán ở Hoa Kỳ được sản
xuất tại Hoa Kỳ.
- Các nhà sản xuất ô tô nước ngoài đã chế tạo 5,2 triệu xe kết hợp tại Hoa
Kỳ vào năm ngoái. Đó là khoảng một triệu xe nhiều hơn so với vào nước từ các
nhà máy Mexico và Canada cộng lại - và gần gấp đôi số xe đã được nhập khẩu

Page
53
Quản trị chiến lược PGS.TS: Nguyễn Thanh Liêm

từ châu Á đến Mỹ năm ngoái. Đó là nhiều hơn gấp bốn lần so với tất cả hàng
nhập khẩu từ châu Âu.
- Hầu hết các phương tiện đến từ châu Á và châu Âu là mẫu xe, không phải
SUV. Vì vậy, khi người Mỹ cắt giảm việc mua ô tô, họ có khả năng cắt giảm
một số hàng nhập khẩu ở nước ngoài đến Hoa Kỳ.
- Rào cản rời bỏ ngành lớn: Công nghệ, vốn đầu tư bỏ ra lớn nên không
dễ dàng rời bỏ ngành Các chính sách ràng buộc với người lao động, thủ tục
pháp lí hành chính rườm rà. Chi phí chuyển đổi lớn.
 Kết luận: Cạnh tranh trong ngành mạnh
 Kết luận chung cho 5 lực lượng cạnh tranh:
- Sản phẩm thay thế: Lực yếu và ít thay đổi.
- Đối thủ cảnh tranh tiềm tàng: Lực yếu và ít thay đổi.
- Năng lực thương lượng khách hàng: Lực mạnh và ít thay đổi.
- Năng lực thương lượng nhà cung cấp: Lực yếu và có xu hương tăng.

- Ganh đua trong ngành: Lực mạnh và có xu hướng tăng.


4. Các nhóm chiến lược.
Cao

Ford
Độ đa dạng sản phẩm

GM

Chryles

Audi

BMW

Mercedes

Thấp Giá
Cao

Page
54
Quản trị chiến lược PGS.TS: Nguyễn Thanh Liêm

- Nhóm chiến lược bao gồm các đối thủ cạnh tranh có các điều kiện và cách
tiếp cận cạnh tranh tương tự nhau trong thị trường: FORD MOTOR
COMPANY, GENERAL MOTOR, FIAT CHRYSLER, TOYOTA
MOTOR,…và nhiều công ty khác.
- Ngoài ra còn nhiều doanh nghiệp có ít phân khúc kinh doanh trong ngành
như: Audi, BMW, Mercedes ...
- Nhóm các công ty có độ đa dạng sản phẩm cao: Bao gồm các công ty có phạm
vi hoạt động trên toàn cầu đại diện có mặt trên 100 quốc gia. Nhóm này thâm
nhập vào thị trường quốc tế chủ yếu bằng chiến lược chi phí sản xuất thấp, chất
lượng trung bình, phục vụ nhiều đối tượng nhằm mở rộng qui mô và phát triển
thương hiệu của mình trên toàn cầu. Các công ty này thực hiện nhiều cuộc
nghiên cứu nhưng chủ yếu là về các dòng xe, đáp ứng nhiều hơn nữa nhu cầu ở
phân khúc bình dân. Các công ty này có xu hướng cạnh tranh về giá cung cấp
những dịch vụ đi kèm với sản phẩm như dịch vụ tài chính, dịch vụ sữa chữa bảo
hành.
- Nhóm có độ đa dạng sản phẩm thấp và giá thành cao: Bao gồm các công ty có
phạm vi hoạt động tại một phân khúc nhất định hay những phân khúc nhỏ là
tầng lớp có thu nhập cao, đại diện có công BMW, Audi, Mercedes, Aston
Martin,...với chất lượng cao. Nhóm này là đại diện cho những công ty hướng tới
khách hàng đẳng cấp, tầng lớp thượng lưu trong ngành công nghiệp ô tô. Các
công ty này có xu hướng mang lại sản phẩm độc đáo khẳng định giá trị mà nó
mang lại cho khách hàng.

*Kết luận:
- Nhóm 1 tập trung vào đa dạng sản phẩm, tính hấp dẫn của ngành cao khi mức
chất lượng vừa phải và độ bao phủ lớn, nhu cầu tiêu dùng ngày càng tăng chất
lượng luôn được đặt lên hàng đầu trong việc phục vụ tàng lớp trung lưu. Bên
cạnh đó cũng có những đe dọa từ các công ty sản xuất ô tô từ châu Á nơi có
nguồn nhân lực dồi dào chi phí sản xuất thấp hơn và công nghệ cũng đang ngày
càng được cải thiện.
- Còn đối với nhóm 2 phục vụ tập trung vào khách hàng có thu nhập cao, nhằm
khẳng định đẳng cấp của khách hàng. Chỉ tập trung vào độ độc đáo về thiết kế,
chất lượng cao cấp.

5. Phân tích chu kì ngành

Page
55
Quản trị chiến lược PGS.TS: Nguyễn Thanh Liêm

chênh lệch giữa cung và cầu của ngành


80

70

60

50

40

30

20

10

0
2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018

Lượng cungLượng cầu Lượng Cầu

Ngành công nghiệp ô tô đang ở trong giai đoạn “bão hòa gần như vô hạn”
trong chu kỳ ngành của nó bởi vì sản phẩm của nó là thiết yếu với cuộc sống
của con người. Từ năm 2008-2018 tốc độ tăng trưởng trung bình của ngành rơi
vào khoảng 2,1%, con số tương đối thấp. Chính điều này nói lên ngành đang ở
trong giai đoạn bão hòa. Tuy nhiên ngành có khả năng trở lại thời kỳ tăng
trưởng khi có một đổi mới về khoa học và công nghệ, với xu hướng công nghệ
mạnh mẽ nhất hiện nay là xử dụng năng lượng xanh, điều này có thể dẫn tới
một giai đoạn tăng trưởng trở lại của ngành.

6. Năng lực then chốt trong ngành


Trong ngành công nghiệp ô tô ở Mỹ, các nhân tố then chốt trong ngành là:
- Năng lực và trình độ kỹ thuật của nhân viên ở trình độ cao: Trong ngành
ô tô, nguồn nhân lực chất lượng cao là yếu tố quan trọng ảnh hưởng trực tiếp
đến năng lực sản xuất công ty, nguồn nhân lực trình độ cao đảm bảo dây chuyền
sản xuất được vận hành tốt và áp dụng nhiều thành tựu tiến bộ khoa học vào
sản xuất.
- Dây chuyền sản xuất hoàn chỉnh, tối giản và năng suất cao. Việc dây
chuyền sản xuất được hoàn chỉnh và tối ưu rất cần thiết bởi nó giữ cho nguồn
cung sản phẩm được ổn định và có chất lượng tốt, bên cạnh đó tối giản dây
chuyền sản xuất còn cho phép công ty kiểm soát đầu vào của nguyên vật liệu và

Page
56
Quản trị chiến lược PGS.TS: Nguyễn Thanh Liêm

giảm giá thành sản phẩm để cạnh với các công ty khác. Luôn cải tiến công nghệ
để duy trì cạnh tranh với các đối thủ.
- Khả năng sản xuất linh hoạt: sản xuất ra nhiều sản phẩm, đa dạng mẫu
mã nhưng vẫn giữ được mức chi phí phấp nhất để đưa ra thị trường những chiếc
xe có giá tốt và cạnh tranh trong nhiều phân khúc khác nhau.
- Các dịch vụ chăm sóc khách hàng mang lại tiện ích tối đa đối với khách hàng
về các dịch vụ hậu mãi, bảo hành bảo dưỡng.
 Các nhà sản xuất phải đặc biệt quan tâm đến các năng lực then chốt trên
để duy trì được lợi thế cạnh tranh bền vững đối với các đối thủ.

7. Các yếu tố dẫn dắt sự thay đổi trong ngành


 Sự thay đổi nhu cầu của người mua sản phẩm và cách thức sử dụng:
- Những năm trở lại đây các dòng xe như SUV, bán tải, Crossover và
hybricds được người dùng ưa chuộng về tính đa dụng cũng như thiết kế đẹp mắt
đang là nhu cầu dài dạn của người tiêu dùng đối với các hãng xe. Các hãng xe
trong ngành cũng đang tập trung mạnh vào các dòng xe đó để phù hợp với thị
hiếu của người tiêu dùng hơn.
- Bên cạnh các dòng xe chạy bằng động cơ đốt trong thì nguy cơ ô nhiễm
môi trường ngày càng cao, một số quốc gia trên thế giới đang khuyến khích sử
dụng những chiếc xe bằng điện để thân thiện với môi trường cũng như giảm bớt
khí thải. Tesla là công ty đi đầu về việc nghiên cứu phát triển và sản xuất xe
100% chạy bằng điện, và hiện nay Ford và GM cũng đang đầu tư hàng tỉ đô la
vào việc nghiên cứu sản xuất các dòng xe này.
 Cải tiến sản phẩm, thay đổi công nghệ:

- Tính khốc liệt của cạnh tranh tăng lên, cùng vơi mức độ cải tiến. Các
công ty cố gắng giành được lợi thế cạnh tranh so với các đối thủ cạnh tranh
khác nhau bằng cách dẫn đầu về giá có thể nhắc đến GM, hay dẫn đầu về chất
lượng có thể nhắc đến Ford, dẫn đầu về độ bền có thể nhắc đến các dòng xe của
Toyota… tác động của cải tiến tăng cao trong tình hình phát triển hiện nay.
- Mỹ cũng là quốc gia đi đầu trong công nghệ kĩ thuật, hiện nay những
chiếc xe không đơn thuần là một phương tiện sử dụng chỉ để đi lại mà nó còn có
rất nhiều cái hay trong một chiếc xe. Nó tích hợp nhiều công nghệ mới và hiện
đại, ví dụ như hỗ trợ người lái, tự động lùi chuồng, cảnh báo va chạm khi gặp
chướng ngại vật,… Đó là sự phát triên của công nghệ mà mọi công ty trong
ngành đều phải cố gắng phát triển để không bị các đối thủ lấn át.
 Toàn cầu hóa và cấu trúc ngành:
- Sự dịch chuyển các thị trường quốc gia đến toàn cầu đã làm tăng thêm sự
ganh đua mang tín cạnh tranh ở nhiều ngành và ngành công nghiệp ô tô cũng

Page
57
Quản trị chiến lược PGS.TS: Nguyễn Thanh Liêm

không ngoại trừ. Một số lượng lớn các công ty đấu tranh với các công ty khác
giành thị phần từ quốc gia này sang quốc gia khác như Toyota là công ty của
Nhật, Fiat là một công ty của Ý đã mua lại Chryler của Mỹ và chiếm thị phần
không nhỏ trên thị trường Mỹ hay nói cách khách hai công ty này cũng là một
trong những nhà dẫn đạo tại thị trường Mỹ. Sự ganh đua này đã làm cho tất cả
các công ty hướng đến việc cực đại hóa hiệu quả, chất lượng, trách nhiệm với
khách hàng và khả năng cải tiến. Có thể thấy rõ trong thị trường ngành ô tô tại
Mỹ các hãng sản xuất luôn cố gắng cho ra những sản phẩm mới cải thiện chất
lượng hiệu suất, đưa ra các chính sách tín dụng nhằm thu hút sự chú ý của
khách hàng như GM, FORd, TOYOTA,… liên tục đưa ra sản phẩm mới hoặc
sản phẩm được cải thiện hàng năm. Kể từ khi Honda đã mở nhà máy đầu tiên tại
Hoa Kỳ vào năm 1982, gần như mỗi lớn của châu Âu, Nhật Bản, và sản xuất ô
tô Hàn Quốc đã sản xuất xe tại một hoặc nhiều nhà máy lắp ráp tại Hoa Kỳ.
General Motors, Ford, Fiat, Chrysler, Honda, Toyota, Nissan, Hyundai, Kia,
BMW, Mercedes-Benz, Mazda, Mitsubishi, Subaru, Volkswagen, và Tesla tất
cả đều có cơ sở sản xuất tại Hoa Kỳ. Ngoài ra, nhiều nhà sản xuất cũng có nhà
máy động cơ và truyền tải và đang tiến hành nghiên cứu và phát triển, thiết kế
và thử nghiệm tại Hoa Kỳ.
8. Kết luận
 Các khuynh hướng thay đổi:
+ Do vấn đề ô nhiễm môi trường và sự biến động của giá nhiên liệu nên
khuynh hướng mới sẽ nhắm đến xe hybrid, xe điện và xe sử dụng nguồn nhiên
liệu xanh.
+ Nhu cầu của khách hàng ngày càng cao với các dòng xe đa dụng, rộng
rãi, đi được trong nhiều địa hình, thiết kế đẹp mắt nên khuynh hướng ngày càng
hướng đến các dòng xe SUV, crossover và bán tải.
+ Cách nhìn của khách hàng ngày càng khác về một chiếc xe, họ không
chỉ nghĩ một chiếc xe đơn thuẩn chỉ để di chuyển đi lại mà con hơn thế nữa. Họ
muốn chiếc xe của họ trang bị nhiều công nghệ, nhiều tính năng mới hiện đại.
 Cơ hội và thách thức:

Page
58
Quản trị chiến lược PGS.TS: Nguyễn Thanh Liêm

- Cơ hội:
+ Thị trường Xe Hybrid và xe điện là thị trường tiềm năng cho các hãng xe
lớn nhắm vào trong tương lại.
+ Các hãng xe cũng cải tiến nhiều hơn về các dòng SUV, bán tải để đáp
ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng.
+ Việc ứng dụng nhiều công nghệ tiên tiến tích hợp trong xe cũng là cơ hội
lớn để các hãng xe hướng đến phát triển mạnh mẽ.
+ Phát triển công nghệ ô tô mới như xe tự lái.
- Thách thức:
+ Các nhà sản xuất phải đương đầu với những thử thách lớn. Họ hiểu rằng,
với thế mạnh về phần cứng, họ sẽ khó có thể thực hiện cú nhảy từ động cơ đốt
sang động cơ điện, từ có tài xế sang không người lái. Họ phải đầu tư một số tiền
rất lớn để phát triển những cái đó và phải đối mặt với các đối thử cạnh tranh
đáng gờm của các hãng của nước ngoài.
+ Các yêu cầu của khách hàng về chất lượng sản phẩm, công nghệ ngày
càng gia tăng.
+ Những người trẻ tuổi ngày nay đang lái xe ít hơn các thế hệ trược. Điều
này có nghĩ là ít quan tâm đến ô tô và có thể dẫn đến doanh số bán xe ít hơn tại
1 thời điểm nào đó trong tương lai.

C. PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG BÊN TRONG

I. Phân tích chiến lược hiện tại.

1. Chiến lược cấp công ty

1.1 tập trung vào lĩnh vực kinh doanh đơn lẻ

Page
59
Quản trị chiến lược PGS.TS: Nguyễn Thanh Liêm

160,000

140,000

120,000

100,000

80,000 Automotive
Ford Credit
60,000

40,000

20,000

0
2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018

Biểu đồ trên thể hiện doanh thu theo 2 lĩnh vực hoạt động chính của Ford
Motor Company từ 2008-2018 ( Đơn vị tính: Triệu USD)

Ban đầu công ty tập trung vào hoạt động sản xuất và phân phối các loại
xe, sau đó công ty mở rộng thêm dịch vụ tài chính. Công ty tín dụng Ford Motor
là công ty con dịch vụ tài chính của Ford. Đây là nhà cung cấp hàng đầu các sản
phẩm và dịch vụ tài chính ô tô trên toàn cầu cho các đại lý của Ford và Lincoln
và khách hàng của họ. Ford Credit được thành lập vào năm 1959 và hỗ trợ bán
hàng của Ford và Lincoln thông qua các sản phẩm và dịch vụ dành riêng cho đại
lý, cũng như một loạt các kế hoạch và chương trình tài chính và dịch vụ mạnh
mẽ để đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng.Tuy nhiên, việc sản xuất và phân
phối sản phẩm vẫn là hoạt động chính.

Từ những báo cáo tài chính thức của công ty nguồn thu nhập của Ford chủ
yếu thu về từ hoạt động kinh doanh xe ôtô, với tỉ lệ trên tổng doanh thu luôn đạt
trên 94%, phần còn lại là từ dịch vụ tài chính khác. Trong đó dịch vụ tài chính
khác bao gồm Ford nắm cổ phần ở một số công ty, đầu tư tài chính, cho thuê
kho bãi văn phòng,..
Công ty đã dành toàn bộ nguồn lực của mình về công nghệ, tài chính,
nhân sự và năng lực cạnh tranh cốt yếu để đầu tư, phát triển hoạt động sản xuất
và kinh doanh ô tô.

1.2 Hội nhập dọc

Page
60
Quản trị chiến lược PGS.TS: Nguyễn Thanh Liêm

Sản xuất, chế


Nghiên cứu,
tạo trung gian Lắp ráp
thiết kế

Khách hàng cuối


Phân phối
cùng

Mô hình chuỗi giá trị của ngành

Ford Motor Company là công ty sản xuất ô tô hàng đầu thế giới. Hiện nay
Ford có hơn 4000 nhà cung ứng và gần 100 nhà máy lắp ráp từ Bắc Mỹ đến
Châu Âu.

Trong giai đoạn trước, khi tình hình kinh tế thế giới suy thoái thường
xuyên và sâu rộng dẫn đến việc thiếu thốn nguyên vật liệu làm đình trệ quá trình
sản xuất, Ford theo đuổi việc hội nhập dọc ngược chiều, kiểm soát và sở hữu
gần như toàn bộ chuỗi cung ứng của mình. Công ty chạy than đá, sở hữu các mỏ
quặng sắt, các đồn điền cao su, nhà máy cưa, đường sắt, tàu lửa,…. Họ cố gắng
dự trữ nguyên vật liệu và sản xuất tất cả các linh kiện cấu thành trong chuỗi giá
trị trong một thời gian dài.
Nhưng trong giai đoạn hiện nay Ford đã đi vào một cách thức tổ chức hoạt
động kinh doanh mang tính chiến lược, đúng vị trí của mình trong chuỗi giá trị
gọi là mô hình kinh doanh mua hàng chiến lược “Aligned Business Framework”
(ABF). Theo mô hình này, Ford thỏa thuận với các nhà cung cấp được lựa chọn
để tăng cường hợp tác và phát triển một mô hình kinh doanh bền vững. Ford
thực hiện chiến lược mua các bộ phần đó từ các nhà cung cấp độc lập bên ngoài
thay vì phải sản xuất ra tất cả các bộ phận của một chiếc xe, công ty chỉ tự sản
xuất những bộ phận quan trọng như động cơ xe có khả năng tiết kiệm nhiên liệu
cao,… Các bộ phận mà Ford đã mua từ bên ngoài là: thân xe, nội thất, bánh xe,
lốp xe, hệ thống truyền động,…Việc hợp tác với các nhà cung cấp linh kiện tạo
ra mạng lưới cung cấp đạt hiệu quả về chất lượng cũng như số lượng, phát triển
mối quan hệ bền vững đôi bên cùng có lợi. Điều này giúp Ford có sự linh hoạt

Page
61
Quản trị chiến lược PGS.TS: Nguyễn Thanh Liêm

hơn, giúp giảm cơ cấu chi phí và tăng lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp trên
thị trường.

1.3 cách thức phát triển công ty.

1.3.1 Liên minh chiến lược

Thời đại ngay nay, trước sức ép cạnh tranh mạnh mẽ từ các đối thủ trong
ngoài ngành, thuộc hay khác quốc gia nhờ sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật, lợi
thế của từng nước… và một số sức ép từ chính trị như hàng rào thuế …, sức ép
từ xã hội như vấn đề môi trường … thì vần đề liên minh chiến lược không còn
là một chuyện mới mẻ. Một quy luật tồn tại của cuộc sống đó là phải quan hệ,
tiếp xúc với nhau. Trong cạnh tranh cũng vậy. Tuy hoạt động trong cùng một
ngành nhưng không phải lúc nào cũng luôn là đối thủ, cũng phải cạnh tranh
nhau với nguyên lý một mất một còn. Nhiều khi hợp tác bắt tay cũng là một
trong các chiến lược rất tốt mà bất kể công ty nào nhất là các công ty quốc gia
nên và phải cân nhắc thực hiện.
Liên minh ở đây được hiểu ra trên hai khía cạnh đó là trong ngành và khác
ngành. Đây cũng là một chiến lược mà tập đoàn Ford Motor sử dụng. Liên minh
giúp cho công ty kết hợp nguồn lực sẵn có của mình với hoạt động phân phối, thâm
nhập và mở rộng thị trường phân phối của mình, học hỏi thêm kinh nghiệm sản xuất
và hoạt động từ các công ty liên minh để có thể tập trung vào lĩnh vực sản xuất ô tô.
1.3.1.1 Liên minh hợp tác khác ngành

Ford Motor đã tạo mối quan hệ, liên minh với một số các tập toàn, công ty
lớn khác ngành như:

Page
62
Quản trị chiến lược PGS.TS: Nguyễn Thanh Liêm

Sau những lúc thua lỗ hàng tỷ USD gần 2.7 tỷ USD trong những năm 2007
- 2008, bằng quyết định sáng suốt bắt tay với ông trùm lĩnh vực phần mềm
Microsolf, Ford Motor đã dần lấy lại vị thế của mình. Hệ thống SYNC trong
phiên bản xe Ford Focus là kết quả của sự liên minh này đã đem về cho cả Ford
và Microsolf những khoản doanh thu lớn, làm thoả mãn ước muốn sự quan tâm
cuả khách hàng qua hàng loạt các chức năng như nghe nhạc, tìm kiếm địa chỉ
qua vệ tinh, gửi thông tin đường bộ, nhận và nhắn tin SMS… và nhất là hệ
thống này còn có thể báo trước cho người lái biết khu vực nào đang bị ùn tắc xe
và đưa ra chỉ dẫn tốt nhất về hướng đi mới, một chức năng rất được khách hàng
ưa chuộng. Doanh số bán hàng của những chiếc Ford Focus đã tăng lên đáng kể
22.5% so với cùng kỳ năm 2007. Còn với Microsolf trong tương lai dù ở bất kỳ
đâu thì bạn vẫn không thể thoát khỏi các thông tin quảng cáo.

Page
63
Quản trị chiến lược PGS.TS: Nguyễn Thanh Liêm

Liên minh Ford và Sony cũng là một ví dụ hùng hồn khác về sự thành công
của Ford. Bằng cách liên minh với Sony, tập đoàn Ford đã nhanh chóng lấy
lòng được nhiều khách hàng trẻ tại khu vực Bắc Mỹ với những chiếc xe trang bị
thiết bị Sony Xplod.
 Mục đích liên minh: Bằng cách bắt tay hợp tác với các tập đoàn
lớn khác, Ford nâng cao chất lượng sản phẩm, hạ thấp giá thành, đáp ứng triệt
để, tối ưu các nhu cầu ước muốn của khách hàng. Hai bên liên minh đều có lợi
khi sản phẩm của mình được giới thiệu rộng rãi dựa vào danh tiếng của nhau,
tận dụng lợi thế của nhau để bù đắp, xây dựng, phát triển lợi thế cho chính mình
nhằm tăng cường sức cạnh tranh trên trường quốc tế và ở từng quốc gia.
1.3.1.2 Liên minh hợp tác cùng ngành

Những diễn biến thị trường thế giới ngày nay như sáp nhập, chia tách, bán
mua đang tạo nên một trào lưu "lai tạp" sản phẩm giữa các hãng, nghĩa là động
cơ của hãng này, hộp số của hãng kia và ngược lại. Trên thực tế, xu hướng này
đang trở nên phổ biến bởi còn rất ít nhà sản xuất tự mày mò làm từ cái nhỏ nhất
đến cái lớn nhất để lắp ráp thành xe. Nếu làm theo cách cũ và truyền thống thì
chi phí và cái giá trả cho những sản phẩm đó quá cao mà rào cản bắt chược thì
càng ngày càng thấp và dễ bị phá vỡ, sự chắc chăn về tính hiện đại của công
nghệ ấy qua một thời gian để đủ thu hồi vốn và kiếm lãi là quá rủi ro. Do đó, dù
nhiều khi có “một mất một còn” thì vẫn phải liên minh những lúc cần thiết.
Trước kia để cạnh tranh và phát triển những thị trường mới, hãng xe
Mazda (Nhật) đã bán 15% vốn của mình cho Ford. Sau đó Mazda đã bị lâm vào
tình trạng khủng khoảng tài chính. Do vậy, ngày 31 tháng 3 năm 1999, Ford đã
trở thành cổ đông chính với tỷ lệ nắm giữ lên đến 33,4% và nắm giữ quyền điều
hành. Liên minh Ford – Mazda bắt đầu từ đó.
Sự hợp tác đã giúp cho Ford sản xuất một số model dựa trên các model của
Mazda như chiếc Probe, model mới nhất là Escort (Bắc Mỹ) và Mercury
Tracear và chiếc hợp tác sản xuất Escape/Mazda Tribute. Năm 1979 nổi bật với
sự kiện Ford bán những model của Mazda tại Châu Á và Úc dưới cái tên như
Laser và Telstar. Những model này thay thế các model của Ford châu Âu được
bán trong những năm 70. Ford cũng sử dụng các model của Mazda để chiếm
lĩnh thị trường Nhật bản. Tại đây, nhà phân phối là công ty Autorama đã bán
những chiếc xe này, cùng với các model của Ford Mỹ và Ford châu Âu. Những
model thiết kế thời kỳ này không còn được sản xuất vào đầu thế kỷ 21 nữa khi
Ford thay thế chiếc Laser bằng chiếc Focus và chiếc Telstar bằng chiếc Mondeo
của hãng.

Page
64
Quản trị chiến lược PGS.TS: Nguyễn Thanh Liêm

Ford và Mazda đã đi đến hợp tác mang ý nghĩa hơn dựa trên nền tảng chia
sẻ. Ford đã sử dụng các lợi điểm Mazda như thế nào thì ngựơc lại Mazda cũng
như thế. Mazda đã bán những chiếc xe hơi được xây dựng trên các model của
Ford như chiếc Mazda 121 dựa trên chiếc Ford Fiesta. Nhờ sự giúp sức của
Ford, Mazda dần tiến sâu vào đất Mỹ phát triển các loại động cơ tốt hơn với các
mẫu xe hiện đại hơn. Hãng đã dành tâm huyết cho hai sản phẩm là RX-7 và 626
để mở rộng thương hiệu trên nước Mỹ. Họ xây dựng một nhà máy ôtô của Mỹ
(nay là AutoAlliance International) để sản xuất chiếc 626 và Ford đã hỗ trợ rất
nhiều cho dự án này.
Hiện tại Ford vẫn đang liên minh hợp tác chặt chẽ với Mazda dưới tên gọi
Auto Alliance (một liên minh nổi tiếng chỉ sau liên minh lâu đời NUMMI (New
United Motor Manufacturing Inc) nhất thế giới, đóng tại Fremont, California,
giữa General Motors và "khắc tinh" Toyota; tròn 23 tuổi và là nơi cho ra đời
những chiếc Pontiac, Toyota Tacoma và Toyota Corolla) xúc tiến sản xuất các
mẫu xe như Mazda 2, Mazda 3, Mazda 6 những chiếc xe dựa trên kiểu thiết kế
của Ford Fiesta và Ford Focus và những chiếc Mustang huyền thoại. Liên minh
này tiếp tục duy trì bằng các kế hoạch đầu tư hàng tỷ USD vào các nhà máy liên
doanh sản xuất tại Thái Lan, Trung Quốc và Mỹ. Với liên minh hợp tác này hai
hãng sẽ giúp nhau phát triển xây dựng những loại động cơ tốt và mới hơn, các
loại sản phẩm của mình, cùng nhau duy trì và sống sót bất chấp cuộc khủng
hoảng kinh tế toàn cầu.
Mặc dù chiến đấu "sứt đầu mẻ trán" trên thương trường nhưng Ford và GM
cũng đã bắt tay nhau phát triển hệ truyền động 6 cấp. Và gần đây đã có nhiều
thông tin cho hay hai ông trùm hàng đầu của Mỹ dự định liên kết hợp tác sau
khi cuộc thương lượng đàm phán của hãng Renault-Nissan (Pháp) với GM và
Ford thất bại gần đây. Hai hãng này muốn hợp tác với nhau để cải tổ hiệu quả
sản xuất sau cuộc khủng hoảng vừa qua.
Trước sự ra đời và phát triển của công nghệ hybrid, các nhà quản trị cấp
cao của Ford đã tuyên bố chung chung: “Chúng tôi gặp gỡ thường xuyên với
những nhà sản xuất ôtô khác để thảo luận về rất nhiều chủ đề liên quan tới lợi
ích chung.” Một số thông tin nói rằng Ford muốn đàm phán để có thể sử dụng
công nghệ hybrid của Toyota dù thực tế là Ford đã trả tiền mua dây truyền sản
xuất bộ dẫn động của Escape Hybrid bởi nó tương tự như hệ thống Hybrid
Synergy Drive của Toyota.
 Mục đích liên minh: Ngày nay công nghiệp xe hơi là một chiếc
bánh béo bở mà các ông trùm lớn không muốn bỏ, các đối thủ cạnh tranh mới
muốn chen chân vào. Là một trong những ngành mũi nhọn của các quốc gia để
cạnh tranh nhau. Những ông trùm lớn của ngành công nghiệp nặng này đó là
GM, Ford, Honda, Toyota, Hyundai-Kia, Nissan, Volkswagen, DaimlerChrysler

Page
65
Quản trị chiến lược PGS.TS: Nguyễn Thanh Liêm

… và các hãng xe mới nổi từ Trung Quốc và Ấn Độ… Liên minh trong ngành
là một điều không thể thiếu và cực kỳ gay cấn không chỉ đối với Ford mà còn
với tất cả các công ty, tập đoàn đa quốc gia khác.
Kết luận: Bằng cách bắt tay hợp tác với các tập đoàn lớn khác trong liên
minh chiến lược, Ford nâng cao chất lượng sản phẩm, hạ thấp giá thành, triệt để
tận dụng các đặc điểm của đối tác hợp tác trong việc giải quyết những hạn chế
trong tính đáp ứng, tối ưu các nhu cầu ước muốn của khách hàng. Hai bên liên
minh đều có lợi khi sản phẩm của mình được giới thiệu rộng rãi dựa vào danh
tiếng của nhau, tận dụng lợi thế của nhau để bù đắp, xây dựng, phát triển lợi thế
cho chính mình nhằm tăng cường sức cạnh tranh trên trường quốc tế và ở từng
quốc gia.
2. Chiến lược toàn cầu

2.1 Sự xuất hiện trên toàn cầu:

- Theo báo cáo doanh thu của công ty thì công ty có mặt trên hầu hết các
thị trường trên thế giới. Nhưng trong đó có 4 thị trường lớn là Nam Mỹ, Bắc
Mỹ, châu Âu, châu Á.

 Thị trường Bắc Mỹ:

Page
66
Quản trị chiến lược PGS.TS: Nguyễn Thanh Liêm

Bắc Mỹ
120

100
93.5 96.6
91.9 92.6
86.5
Đơn Vị: Billion USD

80 79.9 82.4
75

60
Bắc Mỹ

40

20

0
2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018

Thị trường Bắc Mỹ là một trong những thị trường lớn của Ford với doanh
số xe luôn bán ra ở mức cao và đem lại phần trăm doanh thu lớn cho công ty.

 Thị trường Nam Mỹ:

Nam Mỹ
12
11 10.8
10 10.1
8.8
Đơn Vị: Billion USD

6 5.8 5.8
5.3 Nam Mỹ
4.8
4

0
2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018

Thị trường tại Nam Mỹ đã thay đổi rất nhiều trong những năm vừa qua. Cụ
thể, doanh thu tại thị trường này đã giảm mạnh và chạm mức ở năm 2016 với
4,8 tỷ đô la.

 Thị trường châu Âu:

Page
67
Quản trị chiến lược PGS.TS: Nguyễn Thanh Liêm

Châu Âu
40

35
33.8
30 31.3
Đơn Vị: Million USD

29.5 28.5 29.7


27.3 28.2
26.6
25

20
Châu Âu
15

10

0
2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018

Thị trường châu Âu cũng chiếm một phần lớn trong doanh thu của Ford. Doanh
thu của công ty ở thị trường này luôn nằm ở khoảng 25-30% tổng doanh thu của
công ty.

 Thị trường châu Á:

Châu Á
16

14 14.1

12 12 12.4
Đơn Vị: Million USD

10.3 10.7 10.7


10

8 8.4
7.4 Châu Á
6

0
2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018

- Thị trường châu Á liên tục phát triển và đem lại doanh thu cho Ford trong
những năm trở lại đây. Tại năm 2017, thị trường châu Á đã đem lại doanh thu
14,1 tỷ đô la cho công ty và luôn ở mức trên 10 tỉ đô trong 5 năm gần nhất.

 Kết luận:

Page
68
Quản trị chiến lược PGS.TS: Nguyễn Thanh Liêm

- Cùng với tuyên bố sứ mệnh và các số liệu về doanh số của mình, Ford đã
có mặt trên hầu hết các thị trường trên thế giới và mới nhất là ở các khu vực
châu Á.

- Qua số liệu trên các biểu đồ, chúng ta có thể thấy được có một sự dịch
chuyển từ châu Mỹ sang các khu vực châu Á. Điều này dễ hiểu vì châu Á là một
thị trường tiềm năng đối với ngành ô tô trên toàn thế giới, trong khi đó mặc dù
châu Mỹ là thị trường lớn nhất của công ty nhưng thị trường này đang trong
thời kì bão hòa và rất khó để có thể phát triển.

2.2 Chiến lược để thâm nhập và cạnh tranh trong môi


trường quốc tế
Với các điều kiện cạnh tranh gay gắt, để tồn tại trong thị trường toàn cầu
các công ty phải khai thác những sự tiết kiệm chi phí trên cở sở kinh nghiệm và
tính kinh tế của vị trí, chuyển giao các khả năng gây khác biệt trong công ty, và
đồng thời quan tâm đến sức ép của việc đáp ứng địa phương. Hơn nữa, trong
công ty xuyên quốc gia hiện đại, các khả năng gây khác biệt không chỉ tập trung
ở chính quốc mà còn có thể phát triển ở bất kỳ các hoạt động trên toàn thế giới
của công ty.

Với công ty ô tô như Ford, công ty luôn phải đối mặt với sức ép giảm chi
phí cao và sức ép đáp ứng địa phương cao thì công ty sẽ chọn lựa chiến lược
thâm nhập là chiến lược xuyên quốc gia. Về bản chất, các công ty theo đuổi một
chiến lược xuyên quốc gia đang cố gắng đạt được đồng thời cả lợi thế chi phí
thấp và khác biệt, Ford motor company đã thực hiện chiến lược này từ trước đến
nay thông qua việc đẩy đường cong kinh nghiệm của mình xuống mức thấp nhất
và thực hiện tính kinh tế vị trí

Bằng chiến lược xuyên quốc gia sẽ giúp Ford Motor phát triển trên thị
trường thế giới trong hoàn cảnh này. Ford Motor vẫn tiếp tục theo con đường
cạnh tranh chung chính đó là chiến lược khác biệt hoá tập trung để tạo nên sự
khác biệt, thích thú, một nét cảm hứng chỉ có ở Ford trong khách hàng.
Ford Motor với bốn nhãn hiệu chính đó là Ford, Lincoln, và các loại sản
phẩm chính như xe hơi, xe hybrid, xe tải … nhằm phục vụ khách hàng của
mình. Hiện tại các loại xe mang nhãn hiệu Ford được tập trung sản xuất theo
chiến lược chi phí thấp nhằm cạnh tranh với các mặt hàng tương xứng của các
đối thủ khác như Toyota, General Motor, Honda…. Mặt khác Ford vẫn có
những sự khác biệt riêng lớn bao trùm. Đó là sự tin cậy trong khách hàng trong

Page
69
Quản trị chiến lược PGS.TS: Nguyễn Thanh Liêm

loại hàng xe tải chuyên chở, dòng F và E-series mặt hàng được cho là thế mạnh
của Ford khó có thể cạnh tranh qua các năm. Đó là dòng nhãn hiệu hạng sang
cao cấp như Lincoln, ở cả Châu Mỹ, Châu Âu và khu vực Trung Đông…. Đó là
đẳng cấp thú vị, phong cách độc đáo mà Ford đem lại cho khách hàng của mình.
Trên đây chính là nên tảng cơ sở Ford theo đuổi con đường cạnh tranh
chung là khác biệt tập trung và chiến lược xuyên quốc gia để xây dựng lợi thế
cạnh tranh với các đối thủ đàn em khác trong ngành ngay tại Mỹ và các nước
trên toàn thế giới. Phần giá nhỉnh hơn giữa các sản phẩm của Ford với đối thủ
cạnh tranh đó chính là phần bù cho điểm vốn có mà Ford muốn mang lại.

2.3 Sức ép khi dịch chuyển:

2.3.1 Sức ép giảm chi phí:

Ngày nay khi khoa học công nghệ phát triển vượt bậc, nước Mỹ đã không
còn giữ vị trí bá chủ về khoa học hay kinh tế, thì đồng nghĩa các ngành chủ đạo
nhất ngành ô tô của Mỹ phải chịu một sức ép cạnh tranh rất lớn từ các quốc gia
mới phát triển sau như Nhật, Hàn Quốc, Trung Quốc…. Nhận định rằng các đối
thủ cạnh tranh đáng gờm nhất đối với các hãng xe của Mỹ đó là Nhật. Các hãng
xe Toyota, Honda dần càng phát huy sức cạnh tranh của mình đánh vào khía
cạnh giá thành sản phẩm, giá bán thấp nhưng đầy đủ các chức năng tiện nghi
không thua kém gì và nhiều khi còn vượt trội hơn so với Ford Motor của Mỹ.
Đó chính là sức ép rất lớn buộc ông trùm Ford phải cân nhắc. Đã có một khoảng

Page
70
Quản trị chiến lược PGS.TS: Nguyễn Thanh Liêm

thời gian vì cứ mãi bám trụ theo chiến lựơc cũ, ngủ quên trên chiến thắng Ford
đã để các địch thủ đàn em tận dụng lợi thế người đi sau cũng với khả năng mạnh
mẽ của mình đã vượt qua mặt, khiến Ford liên tiếp gặp thất bại và chịu nhiều
khoản lỗ nặng.
Ngày nay các đàn em, đối thủ của Ford liên tục đa dạng hoá các loại sản
phẩm của mình, giảm đáng kể chi phí sản xuất tối đa từ đó cho ra mức giá cạnh
tranh gắt gao với hàng loạt các sản phẩm đa dạng. Điều này đã và đang gây sức
ép cạnh tranh rất lớn lên ông trùm xe motor Ford.
2.3.2 Sức ép thích nghi địa phương.

Một yếu tố thứ hai bất kể công ty đa quốc gia nào một khi đã bước chân ra
thị trường đều phải suy nghĩ kỹ về điều này. Philip Kotler cho rằng quan niệm
sai lầm khi nghĩ rằng nhu cầu, ước muốn khách hàng thế giới cũng như là khách
hàng nội địa là yếu tố giết chế sự thành công của công ty. Do đó với Ford cũng
vậy. Đã qua rồi thời gian người tiêu dùng chịu ảnh hưởng của quan niệm cứ to
cứ đồ sộ mới là đẹp là uy lực. Ngày nay, ngay cả chính khu vực phương tây, nơi
nguồn gốc xuất phát của quan niệm to mới đẹp, cùng với thế giới đã chuyển
sang quan niệm nhỏ nhắn xinh xắn, gọn nhẹ, tiện dụng, thanh lịch mới là đẹp.
Quan niệm này càng mạnh hơn và gây áp lực hơn đối với bất kỳ nhà sản xuất tại
các quốc gia Phương Đông nhất là Nhật Bản, Hàn Quốc …. Những nhà sản xuất
nào muôn đặt chân, phát triển duy trì tại những thị trường này họ buộc phải thay
đổi và thích nghi với thị trường đó. Một ví dụ khác đơn giản hơn về sự thích
nghi theo từng vị trí địa lý, ý thích, xu hướng con người ở từng điạ phương đó là
vị trí tay lái thuận. Nếu như tại Mỹ khách hàng thuận lái tay trái thì ngay tại
Anh thuộc khối EU thì ngược lại thuận lái bên tay phải. Nếu như tại Mỹ khí hậu
tương đối lạnh, máy sưởi là yếu tố quan trọng trong xe thì tại những xứ nóng
điển hình như là Việt Nam hay các quốc gia Châu Phi thì xem ra yếu tố máy
sưởi trong xe hoá ra lại thừa. Do đó, Ford với lĩnh vực sản xuất xe chịu áp lực
về thích nghi khu vực ở mức tương đối cao.

2.4 Lí do và lợi ích dịch chuyển:

2.4.1 Lí do dịch chuyển:


- Nhiều thị trường tiềm năng để phát triển, chẳng hạn ở thị trường châu Á
thì nhu cầu của người dân mua ô tô nhiều, dân số đông.

- Công ty lớn và đủ mạnh để phát triển ra toàn cầu

Page
71
Quản trị chiến lược PGS.TS: Nguyễn Thanh Liêm

- Thị trường hiện tại của công ty đã bão hòa, khó phát triển thêm

- Nhận thu nhập lớn hơn từ các khả năng gây khác biệt

- Giảm chi phí nhờ vào tính kinh tế vị trí, tính kinh tế quy mô và học tập
2.4.2 Lợi ích dịch chuyển:
- Sự dịch chuyển các khả năng gây khác biệt: là khả năng cho phép công ty
đạt được sự vượt trội về hiệu quả, chất lượng, sự cải tiến và đáp ứng khách
hàng. Cho phép công ty hạ thấp chi phí của việc tạo giá trị và/hoặc thực hiện
các hoạt động tạo giá trị theo những cách thức mà có thể dẫn đến sự khác biệt
và định giá tăng thêm. Chẳng hạn như Ford Motor Company, công ty có dây
chuyền sản xuất cải tiến và với chiến lược "One Ford" là 85% của mọi chiếc xe
đều giống nhau, điều này giúp công ty có thể hạ thấp chi phí của sản phẩm mình
và đưa ra thị trường ở những nơi mà công ty thâm nhập. Điều này giúp công ty
có được lợi thế cạnh tranh về giá cả và làm nổi bật chiến lược của công ty

- Tính kinh tế vị trí: là lợi ích phát sinh từ việc phân bố các hoạt động tạo
giá trị vào vị trí tối ưu cho hoạt động ấy ở bất cứ đâu có thể trên thế giới. Điều
đó giúp công ty hạ thấp chi phí cho việc sáng tạo giá trị, và giúp công ty có
được ưu thế chi phí thấp, hay cho phép công ty gây khác biệt cho hoạt động
cung cấp sản phẩm của nó và có cơ hội đòi hỏi một mức giá tăng thêm. Ở Ford
Motor Company, công ty đã xây dựng các nhà máy của mình tại các thị trường
lớn và tiềm năng khi công ty thâm nhập, điều này giúp cho công ty tiết kiệm
được chi phí nhập khẩu ô tô trực tiếp, chi phí vận chuyển và có thể dùng được
nguồn nhân công giá rẻ ( điển hình là ở các khu vực châu Á). Nhờ vậy công ty
sẽ sản xuất được các sản phẩm với giá thành thấp và có được ưu thế từ đó.

- Tính kinh tế qui mô và học tập: dây là yếu tố cần thiết để giảm chi phí
xuống mức thấp nhất cần đầu tư lớn hơn so với việc chỉ đáp ứng trong nước.
Đường cong kinh nghiệm thể hiện sự giảm một cách có hệ thống chi phí sản
xuất theo chu kỳ sống của sản phẩm, và sự dịch chuyển nhanh xuống phía dưới
đường cong kinh nghiệm nhanh nhất xuống phía dưới cho phép công ty hạ thấp
chi phí của sự sáng tạo giá trị. Điều này đặc biệt xuất hiện trong ngành công
nghiệp ô tô. Vì thực tế là hầu hết các hiệu ứng học tập và tính kinh tế của quy
mô phát sinh từ việc phân bổ chi phí cố định của việc tạo lập năng lực sản xuất
cho khối lượng đầu ra lớn. Để có thể tiết kiệm chi phí, các công ty phải mở rộng
thị trường ra toàn cầu để có thể sản xuất một lượng nhiều nhất có thể để có thể
tiết kiệm chi phí và dịch chuyển đường cong xuống phía dưới nhanh nhất để
thiết lập cho mình vị thế chi phí thấp

Page
72
Quản trị chiến lược PGS.TS: Nguyễn Thanh Liêm

2.5 Phương thức thâm nhập thị trường:


Bao gồm 3 phương thức chính:

- Xuất khẩu:

+ Bằng cách xuất khẩu, công ty có khả năng thực hiện tính kinh tế vị trí và
đường cong kinh nghiệm. Công ty có thể đẩy nhanh đường cong kinh nghiệm
của mình xuống mức thấp nhất để có được lợi thế chi phí rẻ, sau đó đem xuất
khẩu ra bên ngoài quốc gia để có được lợi thế cạnh tranh

+ Nhược điểm:

* Chi phí vận chuyển cao

* Các rào cản thương mại: bao gồm các chính sách của từng quốc gia, thuế
có thể ảnh hưởng đến sản phẩm của công ty

* Các vấn đề đại lý marketing địa phương: các yếu tố như nhu cầu, cơ sở
hạ tầng của mỗi quốc gia khác nhau sẽ tác động đến marketing của công ty ở
mỗi nơi sẽ khác nhau

- Liên doanh:

+ Thông qua liên doanh, công ty có được các hiểu biết của đối tác đối
phương. Chia sẻ các chi phí, rủi ro.

+ Bất lợi:

* Không có khả năng thực hiện phối hợp chiến lược toàn cầu: trong khi
liên doanh với các công ty địa phương, công ty sẽ rất khó trong việc thực hiện
các chiến lược đơn lẻ của mình để có thể chiếm thị phần ở nơi đó

* Không thể thực hiện được tính kinh tế vị trị và đường cong kinh nghiệm:
vì phải phụ thuộc vào đối tác và không thể kiếm soát hoàn toàn công nghệ, công
ty sẽ rất khó có thể thực hiện được tính kinh tế vị trị cũng như đẩy đường cong
kinh nghiệm xuống mức thấp nhất để tạo dựng lợi thế cạnh tranh

- Đầu tư trực tiếp

+ Ví dụ như tại Anh, Ford mở 7 chi nhánh và có 550 đại lý bán lẻ của mình
trên khắp nước để phân phối sản phẩm của mình. Hoặc như tại châu Á (Thái
Lan), Ford tiến hành liên doanh với Mazda để phân phối các dòng xe cỡ nhỏ

Page
73
Quản trị chiến lược PGS.TS: Nguyễn Thanh Liêm

của mình. Hoặc tại thị trường Việt Nam, Ford nhập khẩu xe mình qua Thái Lan
rồi sau đó nhập khẩu tiếp vào Việt Nam.

+ Bằng cách này, công ty có thể bảo vệ công nghệ của mình. Có khả năng
thực hiện sự phối hợp chiến lược của công ty mẹ đề ra. Bên cạnh đó, công ty
còn có thể dễ dàng thực hiện tính kinh tế vị trí và dường cong kinh nghiệm.

+ Bất lợi: Chi phí để đầu tư trực tiếp là khá cao với rất nhiều chi phí khác
nhau. Với chi phí cao đó, rủi ro khi đầu tư trực tiếp vào một quốc gia cũng rất
cao. Nếu công ty không thể chiếm thị phần ở quốc gia mà công ty đã đầu tư trực
tiếp thì gần như công ty sẽ mất toàn bộ chi phí đã bỏ ra tại thị trường đó

3. Chiến lược cấp đơn vị kinh doanh


Dựa vào những bản báo cáo của Ford và các hành động của hãng. Có thể
phân chia thành 3 SBU dựa trên phân khúc sản phẩm là: Trucks (Xe bán tải),
SUVs (xe thể thao đa dụng) và Cars.
3.1 Trucks (Xe bán tải)
Trucks hay xe bán tải là dòng xe có thế mạnh nhất của Ford. Doanh số
mang lại của dòng xe Trucks khoảng 42% trên tổng số 2,6 triệu chiếc xe được
bán ra tại Mỹ. Những chiếc xe được ưa chuộng nhất thuộc F150 series, ví dụ
như: F150 King ranch, F150 Platinum, F150 Limited, F150 Raptor,…
Trong phân khúc này ở Mỹ, Ford 41 năm liền đạt số xe bán ra nhiều nhất.
Ford rất mạnh tay trong việc trang bị những công nghệ mới nhất, hiện đại nhất
của mình vào những dòng xe bán tải, vì vậy hãng luôn được khách hàng đánh
giá cao về công nghệ trên những chiếc xe, điển hình như mẫu F150 Platinum
được trang bị hộp số tự động 10 cấp nhưng trong cùng tầm giá thì những chiếc
xe của các nhà sản xuất khác chỉ có 5 số mà thôi. Bên cạnh đó, Ford có công
nghệ dành riêng cho những chiếc xe của hãng là “Sync”, giúp cho người lái có
tiện ích và giá trị đi kèm lớn như camera trước, sau, toàn cảnh 360, hệ thống giữ
lái, tự động tìm điểm đỗ và đỗ xe tự động,… Ford luôn là người đi đầu trong
làng công nghệ trên những chiếc xe.
Các phiên bản của dòng xe Trucks cũng được Ford quan tâm nhiều về thiết
kế nội, ngoại thất. về ngoại thất, dòng xe Trucks mang trên mình thiết kế mạnh

Page
74
Quản trị chiến lược PGS.TS: Nguyễn Thanh Liêm

mẽ đậm chất cơ bắp. Trên các bản Regular Cab, kích thước các chiều dài x rộng
x cao đạt 5316 x 2029 x 1918 (mm), chiều dài cơ sở 3109 mm. Trong khi đó
bản Supercab có chiều dài (5890 mm) và chiều dài cơ sở (3683 mm) đều nhỉnh
hơn đôi chút, chiều rộng và chiều cao giữ nguyên. Về thiết kế từ đầu xe, thân xe
cho tới đuôi xe đều có những điểm nhấn riêng mạnh mẽ đầy nam tính. Về nội
thất, các mẫu xe Trucks được bài trí một cách tươm tất, thiết kế cabin 2 chỗ hết
sức rộng rãi với đầy đủ không gian trên đầu cũng như không gian để chân.
Về tổng quan, những chiếc xe bán tải của Ford thành công bởi rất nhiều
yếu tố như: sự đa dạng, đa dụng, vận hành ổn, lịch sử lâu đời cùng thiết kế hợp
nhãn.
3.2 SUVs (xe thể thao đa dụng)
Những chiếc SUV bề thế luôn là một phần không thể thiếu của Ford, hãng
xe Mỹ có bề dày lịch sử hơn 100 năm. Đã từ lâu, khách hàng trên toàn thế giới
đã tin tưởng lựa chọn những mẫu SUV của Ford vì sự bền bỉ, an toàn và khả
năng vượt đèo dốc ưu việt. Ở Mỹ, Dòng xe SUV cũng mang lại doanh số hơn
1,1 triệu chiếc chiếm khoảng 33% số lượng xe được bán ra trong năm 2018,
tăng hơn 300 ngàn chiếc so với năm 2017. Không chỉ tại Mỹ, mà xu hướng sử
dụng xe SUV đang tăng trên toàn thế giới.
Dòng xe SUV được thiết kế với thân xe được tạo thành từ những đường
nét khỏe khoắn, phía dưới là bộ la zăng có kích thước 17-20 inch. Ngay đuôi xe
là cụm đèn hậu được bo tròn đẹp mắt. Các mẫu SUV cũng được trang bị những
công nghệ hiện đại và tiện ích cùng với rất nhiều cảm biến hỗ trợ cho người lái
giữ làn đường, tự động tìm điểm đỗ và đỗ xe tự động, các công nghệ về camera
cũng được tích hợp đầy đủ. Hệ thống an toàn trên những chiếc SUV của ford
được đánh giá cao với những tính năng nổi bật như: cân bằng điện tử, cảm biến
đỗ xe, hỗ trợ đỗ xe chủ động, khởi hành ngang dốc, kiểm soát áp suất lốp, và 7
túi khí. Bên cạnh đó cũng được trang bị hệ thống điều hòa tự động 2 vùng khí
hậu, các thiết bị giải trí bao gồm: đầu CD, màn hình cảm ứng 8 inch, điều khiển
bằng giọng nói SYNC 3 ra lệnh chọn bài hát qua USB, Radio, dàn âm thanh 10
loa.
3.3 Cars
Những loại xe khác chiếm 25% tổng doanh số bán được tại Mỹ năm 2018,
bao gồm các dòng Fiesta, focus, các mẫu xe đầu kéo, xe khách, xe hạng sang
của Lincoln. Các dòng xe giá rẻ chủ yếu được quan tâm về giá cả, độ hữu dụng
và tiết kiệm nhiên liệu chứ chưa được trang bị nhiều công nghệ như những
chiếc xe SUV, Trucks hay những chiếc xe hạng sang thuộc bên Lincoln.

Page
75
Quản trị chiến lược PGS.TS: Nguyễn Thanh Liêm

Về những chiếc xe hạng sang của Ford thuộc Lincoln sản xuất đa số đều
mang dòng MK. Vì đặc tính là những chiếc xe hạng nên được đầu tư rất nhiều
về công nghê, thiết kế cho đến độ sang trọng. Tuy nhiên giá những dòng xe
sang khá là cao và không phải ai cũng có đủ khả năng để chi trả nên doanh số
thường không cao.

4. Chiến lược chức năng

4.1 Sản xuất


Cách đây rất lâu, năm 1913 mẫu xe Model T của Ford ra đời cũng chiếc xe
lần đầu tiên trên thế giới sử dụng phương pháp sản xuất hàng loạt theo khối
lượng lớn mà Henry Ford đã sản xuất lắp ráp trên dây chuyền tốn kém. Nhờ vậy
mà công ty đã thực hiện được việc phân công lao động tốt hơn và chuyên môn
hóa làm tăng năng xuất lao động. Ford đã làm giảm chi phí cố định chế tạo một
chiếc ô tô giảm từ 3000 USD xuống còn 900 USD và đó là tính kinh tế quy mô
mà Ford đã áp dụng cũng như là theo đuổi triết lí “dân chủ hóa ô tô” của mình.
Ford motor từng là công ty mà cái gì cũng quá nhiều: từ thương hiệu, mẫu
mã đến máy móc, khung gầm xe, nhà xưởng và con người. Khi Alan Mulally
đảm nhiệm chức tổng giám đốc điều hành của Ford vào năm 2016, sau 1 năm kế
hoạch One Ford đã được đưa ra và bắt đầu thực hiện. Kế hoạch này đã tinh giản
sự phức tạp xuống mức thấp nhất. Điều này giúp Ford tiết kiệm được rất nhiều
chi phí bởi tập đoàn không cần phải sản xuất nhiều mẫu xe để dành riêng cho
từng thị trường như trước đây nữa. Bên cạnh đó là việc tinh giảm bộ máy, cơ
cấu lại tổ chức one plan, one team, loại bỏ, bán lại những mẫu xe không phù
hợp, phát triển các dòng sản phẩm toàn cầu có tính cạnh tranh cao cũng như tận
dụng nguồn nhân lực toàn cầu, rút ngắn thời gian đưa sản phẩm ra thị trường
với chi phí thấp nhất. Nhờ đó, ngay lập tức đưa thương hiệu Ford ngoạn mục
thoát khỏi thời kỳ suy thoái, hồi sinh một cách ấn tượng, thị phần cũng như lợi
nhuận tăng nhanh chóng, trở thành thương hiệu ôtô được tin cậy nhất tại Mỹ và
nhiều thị trường khác trong thời gian qua.

Hiện nay Ford có các nhà máy sản xuất tại: Canada, Mexico, Anh, Đức,
Brazil, Argentina, Australia, và nhiều nước khác trong đó có cả những nước ở
khu vực Nam Phi. Và trụ sở chính là ở Mỹ.
Sau khi vượt qua giai đoạn khủng hoảng kinh tế năm 2008-2010, Ford
giường như đã vực dậy sau những mất mát từ cuộc khủng hoảng đó và tinh
giảm lại bộ máy hoạt động của công ty dưới chiến lược One Ford giám đốc điều
hành Alan Mulally. Giai đoạn từ 2013-2015 nhận thấy nhu cầu thị trường ô tô
Mỹ tăng mạnh Ford Motor đã liên tục đầu tư và mở rộng nhà máy cũng như
phát triển các dây chuyền sản xuất nhằm nâng cao năng suất sản xuất. Nhưng

Page
76
Quản trị chiến lược PGS.TS: Nguyễn Thanh Liêm

vào năm 2016 sau khi nhận thấy nhu cầu có sự sụt giảm trong tương lai Ford lại
quyết định tạm dừng kế hoạch đầu tư và mở rộng của mình thay vào đó là kế
hoạch cắt giảm và tạm dừng hoạt động của một số nhà máy, đồng thời dự đoán
nhu cầu người tiêu dùng trong phân khúc xe SUV sẽ tăng trong tương lai Ford
đã đầu tư khôi phục lại dây chuyền sản xuất mẫu xe này để đáp ứng nhu cầu
trong tương lai. Và đến năm 2018 thì Ford đã cắt giảm một số dòng ô tô thuộc
phân khúc xe du lịch cỡ nhỏ tại Mỹ và tập trung vào dòng xe gầm cao như
SUV, bán tải, Crosser. Và hiện tại dòng xe SUV và bán tải đang là 2 dòng xe
chủ đạo trong sản xuất của Ford. Với bối cảnh hồi phục sau đợt tái cơ cấu đầy
khó khăn Ford đã quyết định chi tiền để đầu tư vào mở rộng các nhà máy nhằm
hỗ trợ các chiến lược và mục tiêu đã đề ra.
- Năm 2012 Ford mở rộng sản xuất tại Trung Quốc cụ thể là Ford và liên
doanh Changan Ford Mazda Automobile (CFMA) đầu tư xấp xỉ 600 triệu USD
để xây dựng nhà máy lắp ráp “Trùng Khánh 3” có công suất sản xuất 250.000
chiếc xe/năm. Đồng thời, CFMA cũng đang tăng cường công suất tại nhà máy
“Trùng Khánh 2” lên 100.000 chiếc, đưa tổng công suất hàng năm của Ford tại
Trung Quốc lên 350.000 chiếc.
- Đầu năm 2013, Ford đầu tư 200 triệu USD để mở rộng nhà máy sản xuất
động cơ tại Mỹ nhằm nâng công suất sản xuất động cơ sử dụng công nghệ
EcoBoost trên toàn cầu với kỳ vọng sẽ tăng gấp đôi được doanh số động cơ
trang bị công nghệ EcoBoost tiết kiệm nhiên liệu. Tháng 10/2013, Ford hăng
say đầu tư và mở rộng với mục tiêu mỗi nhà máy của hãng trên Thế giới có khả
năng sản xuất linh hoạt 4 mẫu xe vào năm 2017.
-Năm 2014, Ford mở thêm ba nhà máy mới. Trong đó có 2 nhà máy đặt tại
Trung Quốc và một nhà máy đặt tại Nam Mỹ. Hai nhà máy ở Trung Quốc gồm
một nhà máy lắp ráp xe và một nhà máy sản xuất động cơ để đáp ứng nhu cầu
của khách hàng tại khu vực Đông Nam Á.
- Năm 2015 hãng chế tạo xe hơi Ford công bố đầu tư trên 2,5 tỷ USD để
mở rộng nhà máy sản xuất động cơ và trục truyền chuyển động tại các bang
miền Bắc và miền trung Mexico. Trong tổng số vốn 2,5 tỷ USD, Ford sẽ dành
1,3 tỷ USD cho quá trình mở rộng và nâng cao công suất nhà máy chế tạo động
cơ của Ford tại bang Chihuahua, miền Bắc Mexico và hơn 1,2 tỷ USD tập trung
vào dây chuyền lắp ráp và chế tạo phụ tùng và trục truyền chuyển động cho các
loại xe của Ford hiện đang liên doanh với Công ty Getrag tại bang
Guanajuato.Với số vốn đầu tư mới này, Ford sẽ tạo thêm 3.800 việc làm mới và
đóng góp đáng kể vào sự phát triển năng động của ngành chế tạo ôtô Mexico.
- Cũng trong năm 2015 trước nhu cầu ngày càng tăng về dòng bán tải
Ranger ở thị trường Châu Á Thái Bình Dương, Ford đã phải đầu tư thêm 254
triệu USD để nâng cao năng suất của nhà máy tại Thái Lan.
- Năm 2016, dự đoán sức tiêu thụ của thị trường ô tô Mỹ trong năm 2017
tới sẽ giảm nhẹ cùng sự cạnh tranh ngày càng tăng từ các hãng đối thủ Ford

Page
77
Quản trị chiến lược PGS.TS: Nguyễn Thanh Liêm

quyết định cắt giảm sản xuất hàng loạt mẫu xe và tạm thời đóng cửa một số nhà
máy nhằm giảm lượng xe tồn kho và cân đối cung cầu.
- Năm 2017 Ford bổ nhiệm giám đốc điều hành mới Jim Hackett. Động
thái đầu tiên của Jim Hackett là cắt giảm 14 tỷ USD chi phí, giảm một số mẫu
xe và tập trung nguồn lực của công ty vào các dòng xe tải, SUV và xe điện.
- Tháng 4.2018, Ford khiến làng ô tô thế giới bất ngờ khi công bố việc
ngừng sản một số dòng ô tô cỡ nhỏ thuộc phân khúc xe du lịch tại thị trường
Mỹ. "Không kèn không trống", ngay sau đó Ford đã lặng lẽ dừng sản xuất các
mẫu Fiesta, Fusion, Taurus và dòng van C-Max ở nhà máy Michigan. Riêng
dòng Focus sẽ được điều chỉnh thành Crossover. Như vậy, mẫu xe này cùng với
dòng Mustang, sẽ là hai mẫu xe du lịch truyền thống hiếm hoi còn sót lại trong
danh mục sản phẩm của Ford tại Mỹ. Chính sách này được đưa ra bởi Giám đốc
điều hành Jim Hackett nhằm hướng tới mục tiêu cắt giảm tối đa chi phí và thay
đổi theo xu hướng lựa chọn của người tiêu dùng vốn đang chuộng xe bán tải, xe
đa dụng gầm cao như SUV, Crossover… Trong năm 2018, giá cổ phiếu của
Ford đã liên tục biến động.
Cùng với đó là Ford thực hiện chiến lược mua các bộ phần đó từ các nhà
cung cấp độc lập bên ngoài thay vì phải sản xuất ra tất cả các bộ phận của một
chiếc xe, công ty chỉ tự sản xuất những bộ phận quan trọng như động cơ xe có
khả năng tiết kiệm nhiên liệu cao,… Các bộ phận mà Ford đã mua từ bên ngoài
là: thân xe, nội thất, bánh xe, lốp xe, hệ thống truyền động,…Có thể thấy rằng
Ford có chiến lược mua rất các bộ phận từ các nhà cung cấp bên ngoài. Công ty
chỉ tự sản xuất những bộ phân quan trọng như động cơ của xe, bởi vì động cơ
của xe được coi như là một trái tim của chiếc xe. Việc mua các bộ phận của xe
từ nhà cung cấp bên ngoài đem lại cho Ford sự linh hoạt hơn, giúp giảm cơ cấu
chi phí và tăng lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường.
- Sự linh hoạt: Việc đặt mua các bộ phận, linh kiện từ các nhà cung cấp
độc lập sẽ giúp cho công ty có thể chủ động linh hoạt trong việc chuyển đổi đơn
đặt hàng giữa các nhà cung cấp trong tình huống cần thiêt.
- Giảm chi phí: Nếu công ty tự mình sản xuất hầu hết các bộ phận của xe
thì sẽ làm tăng chi phí về cơ cấu của công ty, bởi vì xe ô tô là một sản phẩm đòi
hỏi sự phức tạp của thiết kế, công nghệ với gần 15.000 chi tiết hợp thành.
- Sự bù trừ: khi thực hiện việc mua ngoài từ các nhà cung cấp độc lập ở các
quốc giá khác thì công ty có thể giành được đơn mua hàng từ chính quốc gia đó.
Hiện Ford có 1200 nhà cung cấp độc lập ở hơn 60 quốc gia trên thế giới.
 Với chiến lược One Ford , Ford đã tiết kiệm được rất nhiều chi phí
bởi công ty không cần phải sản xuất nhiều mẫu xe để dành riêng cho từng thị
trường như trước đây nữa. Chiến lược này cho phép Ford sản xuất được nhiều
mẫu xe hơi hơn trên cùng 1 dây chuyền và chuyển sản xuất từ mẫu này sang

Page
78
Quản trị chiến lược PGS.TS: Nguyễn Thanh Liêm

mẫu khác vơi thời gian nhanh chóng hơn nhiều so với quá khứ. Những quyết
định chiến lược ở trên cho thấy công ty muốn tạo dựng sự vượt trội về hiệu quả.
4.2 Nghiên cứu và phát triển R&D

- Năm 2013, Ford hợp tác với công ty FEV Kỹ thuật của Đức nghiên cứu
và sản xuất động cơ EcoBoost với cam kết đem lại hiệu quả về tiết kiệm nhiên
liệu lên đến 30% và lượng khí thải nhà kính giảm 15%. Động cơ Ford
EcoBoost 1.0L đã được bình chọn là Động cơ Quốc tế của năm 2017 ở hạng
mục “Động cơ dưới 1.0L tốt nhất” lần thứ 6 liên tiếp. Trong thời gian này Ford
cũng đang nghiên cứu phát triển hệ thống kiểm soát hành trình Dynamic Cruise
Control thế hệ mới. Công nghệ kiểm soát hành trình DDC mới này sẽ giúp giảm
10% lượng tiêu thụ nhiên liệu.
- Cuối năm 2013, Ford tuyên bố đến năm 2017, sẽ có 70% dòng xe của
Ford tại thị trường Bắc Mỹ sẽ được trang bị công nghệ Auto Start- Stop (tự
động tắt bật máy). Giúp các dòng xe của Ford sẽ cải thiện lượng tiêu thụ nhiên
liệu khoảng 3,5% đồng thời trong điều kiện giao thông tắc nghẽn như tại các
thành phố lớn, xe được trang bị công nghệ này sẽ giảm lượng tiêu thụ nhiên liệu
khoảng 10% bên cạnh đó nó cũng làm giảm thiểu lượng CO2 thải ra môi trường.
Hành động này của đánh dấu sự cố gắng trong việc làm tăng hiệu quả sử dụng
nhiên liệu của các dòng xe.
- Ngày 23/6/2015, Ford tuyên bố sẽ đẩy mạnh phát triển phương tiện tự
hành, hãng đang hợp tác với hãng in 3D “Carbon3D” có trụ sở tại Thung lũng
Silicon để sản xuất các linh phụ kiện ô tô chất lượng cao. Đồng thời, Ford cũng
khởi động chương trình phát triển “Thiết bị công nghệ thông minh đeo tay” và
sẽ sớm có mặt trên các đồng hồ thông minh. Cùng lúc, Ford cũng công bố tính
năng Cảnh báo tiền va chạm với Công nghệ Phát hiện Người đi bộ đã được
trang bị trên Ford Mondeo tại thị trường Châu Âu và x`xcó mặt trên một mẫu xe
của Ford tại Mỹ trong năm 2016. Đây là sự tiếp nối trong kế hoạch Ford cho ra
mắt các tính năng thông minh trên hầu hết các mẫu xe của hãng trên phạm vi
toàn cầu đến năm 2019.
Các tính năng trợ lái là một phần quan trọng để củng cố năng lực của công nghệ
bán tự hành đang ngày càng được cải tiến, nhất là khi Ford đang tiếp tục nâng
cấp các chức năng cảm biến, thuật toán và các thiết bị truyền động trên xe nhằm
tạo ra một công nghệ lái hoàn toàn tự động mới.
- Dự án thứ 3 trong năm 2015 được Ford phát triển là tiện ích mở rộng của
ứng dụng di động MyFord®, ưng dụng di động này đã sẽ cung cấp cho người
dùng khả năng kiểm tra tình trạng pin và trạng thái sạc pin cho các xe điện và xe
điện hybrid chỉ với một chiếc đồng hồ thông minh trên cổ tay trước khi bắt đầu
hành trình và thậm chí có khả năng tìm ra điểm người lái đậu xe lúc trước.

Page
79
Quản trị chiến lược PGS.TS: Nguyễn Thanh Liêm

- Hãng dự kiến sẽ ra mắt hệ thống kết nối giải trí SYNC® 3 hoàn toàn mới
trên các mẫu xe Ford Escape, Fiesta, F-150, Mustang và Transit 2016 tại thị
trường Bắc Mỹ. SYNC 3 có tốc độ xử lí nhanh hơn, trang bị công nghệ nhận
diện giọng nói, màn hình cảm ứng trực quan tương tự điện thoại thông minh và
giao diện đồ họa thân thiện hơn.
- Năm 2016, với những tinh chỉnh về thiết kế nội/ngoại thất, công nghệ đi
kèm, phiên bản nâng cấp của chiếc SUV Ford Escape 2017 đã chính thức ra mắt
tại triển lãm công nghệ Mobile World Congress, Barcelona.
- Năm 2018 Ford cho biết sẽ đầu tư 4 tỷ USD tới năm 2023 vào Ford
Autonomous Vihicles- bộ phận chuyên phát triển xe tự lái mà hãng vừa thành
lập và dự kiến đi vào sản xuất trong vòng 3 năm tới.
- Ngày nay, theo xu thế phát triển lĩnh vực xe tự lái được các hãng xe cũng
như các tập đoàn công nghệ quan tâm. Lĩnh vực xe tự lái cũng có cũng đã ghi
nhận những thành công bước đầu của các hãng xe, có thể kể đến như: Audi
trang bị khả năng tự lái cấp độ 3 (level 3 SAE) cho chiếc Audi A8, Jaguar Land
Rover thử nghiệm thành công xe tự lái trong điều khiện đường phố công cộng
tại Anh trên chiếc Range Rover Sport v.v. Hãng Ford cũng đang triển khai dự
án xe tự lái cho riêng mình. Trong quá trình nghiên cứu và phát triển xe tự lái,
các chuyên gia của Ford nhận thấy việc “giao tiếp” giữa người, xe tự lái và các
phương tiện khác chưa thực sự hiệu quả, là nguyên nhân của một số tai nạn.
Theo đó, Ford đã đưa ra ý tưởng về một loại đèn được gắn phía trước để giúp
cho người đi bộ, hay các phương tiện khác hiểu được chiếc xe tự lái đang định
làm gì, điều này góp phần thay đổi hành vi của mọi người để thích ứng với
những chiếc xe tự lái trong điều kiện giao thông thực tế. Loại đèn của Ford
được gọi là “AV light bar” hay "AV light signal" có ba kiểu sáng khác nhau
tương ứng với 3 trang thái hoạt của xe bao gồm: Xe sắp dừng (khi hai chùm ánh
sáng trắng di chuyển hai bên), xe đang hoạt động (đèn sáng liên tục) và xe
chuẩn bị di chuyển (đèn sáng và chớp tắt liên tục).
 Từ trước đến nay, có thể nói Ford luôn là một trong những công ty
chế tạo luôn đi đầu về các công nghệ mới từ việc nghiên cứu phát triển nhằm
tạo ra những sản phẩm toàn cầu hóa phù hợp với nhu cầu của khách hàng. Ford
luôn theo đuổi chiến lược nghiên cứu và phát triển nhằm tạo ra sản phẩm mới
theo xu hướng toàn cầu hóa, thu nhỏ công nghệ và tích hợp các ứng dụng tiện
ích của công nghệ thông tin trong sản phẩm. Điều này chứng tỏ công ty đang cố
gắng đạt được sự vượt trội và cải tiến trong giai đoạn 2008 đến nay.
4.3 Nguồn nhân lực hiệu quả

- Đội ngũ lao động là một bộ phận không thể thiếu góp phần cho sự đi lên
của Ford. Henry Ford cùng với tập đoàn của ông ngay từ những ngày đầu đã rất
quan tâm đến những hoạt động hỗ trợ cho công nhân viên. Coi trọng đội ngũ lao
động là một triết lý hoạt động tiến bộ mang lại nhiều ảnh hưởng tốt đẹp cho

Page
80
Quản trị chiến lược PGS.TS: Nguyễn Thanh Liêm

công ty. Để thực hiện chiến lược toàn cầu mà mình đã đặt ra thì Ford đã gây
dựng được mối quan hệ giữa khách hàng và nhà cung cấp trên toàn cầu và cần
phải thấu hiểu được nhu cầu của họ. Sở hữu và duy trì một lực lượng lao động
đa quốc gia chính là chìa khóa để giải quyết vấn để giải quyết vấn đề này. Bởi
vậy ngay từ khi thành lập Ford đã luôn coi trọng xây dựng một đội ngũ nhân
viên toàn cầu chất lượng cao, cộng tác hiệu quả, và mang lại những sản phẩm
toàn cầu chất lượng đồng đều và ổn định tại các thị trường của Ford trên toàn
thế giới. Ford chú trọng trong việc duy trì tính công bằng bởi nếu có sự phân
biệt đối xử thì cả nhân viên lẫn công ty đều chịu thiệt thòi. Với nguyên tắc
“Tôn trọng mỗi một nhân viên”, Ford luôn cố gắng để làm cho nhân viên thực
sự cảm thấy mình là quan trọng đối với công ty, luôn tích cực lắng nghe ý kiến
của mọi nhân viên và đối xử chân thành, tin cậy với mỗi nhân viên. Điều này đã
làm cho nhân viên của Ford tích cực với công việc hơn và gắn bó với công ty
hơn. Đến nay thì trước cuộc cắt giảm lượng lớn nhân sự trên toàn cầu thì Ford
có hơn 200.000 nhân viên trên toàn cầu, trong đó có 1 nữa ở Bắc Mỹ.
- Trong cuộc khủng hoảng năm 2008, GM và Chryler đã phá sản, còn Ford
thì không. Bí quyết nằm ở đội ngũ nhân viên cực kì trung thành, Chủ tịch Bill
Ford đã chia sẻ câu chuyện của mình, tại sao tập đoàn này không bị phá sản.
Ông nói rằng các nhân viên – những người lo sợ cho tương lai của công ty đã
tình nguyện làm việc không lương. “Tôi sẽ ghi nhớ khoảnh khắc đó tới lúc chết.
Bạn có thể vẫn nhớ những ngày đen tối của cuộc khủng hoảng năm 2008, 2 đối
thủ cạnh tranh chính tại Mỹ của chúng tôi là GM và Chrysler đã phá sản. Chúng
tôi thì không. Tại sao chúng tôi không phá sản? Nhiều người có thể nghĩ là do
chúng tôi đã đưa ra những quyết định đúng đắn, nhưng không, tất cả là nhờ
nhân viên của chúng tôi. Họ không rời bỏ chúng tôi trong thời khắc khó khăn
đó. Tôi bị ngập trong email và thư từ nhân viên với nội dung kiểu, 'Bill, đừng từ
bỏ. Chúng ta có thể vượt qua được. Chúng tôi sẽ không để ông phải gánh vác
một mình'. Điều kỳ lạ nhất là những thông điệp này được xếp theo thứ tự từ trên
xuống, tức là từ các lãnh đạo cho tới nhân viên. Các nhân viên của tôi vẫn làm
việc, cả thứ 7, chủ nhật cho tới tận 1-2 giờ sáng mà không được nhận hoặc đòi
hỏi bất kỳ khoản tiền làm thêm giờ nào, thậm chí dù không chắc là ngày mai họ
liệu còn có việc nữa hay không. Thực tế, một vài trong số đó sáng ngày hôm sau
đã không còn việc làm. Tuy nhiên họ vẫn sẵn sàng làm để giúp công ty vượt
qua. Điều đó thật kỳ diệu! Nhất là khi công ty cuối cùng cũng có thể trả hết các
khoản nợ và có thể tuyển lại tất cả những người nhân viên tuyệt vời ấy”.

Với câu chuyện của mình, Bill muốn gửi lời khuyên cho chúng ta rằng:
"Một công ty không nên chỉ là nơi trả tiền lương. Đây phải là nơi cho nhân viên
của mình một thứ gì đó hơn thế. Sẽ thật dễ dàng để bắt kịp những công nghệ

Page
81
Quản trị chiến lược PGS.TS: Nguyễn Thanh Liêm

mới: Phần mềm, phần cứng, mô hình kinh doanh, tất cả những thứ đó đều rất
quan trọng. Nhưng nếu không xây dựng được một văn hóa tốt, bạn sẽ chỉ có
những nhân viên tạm thời, họ không cần phải suy nghĩ nhiều khi đến với một
công ty khác hay một ý tưởng khác lớn hơn".

- Kể từ khi thay thể cho huyền thoại Alan Mulally ở vị trí giám đốc điều
hành, Fields đã có chiến lược rất rõ ràng về việc sẽ đặt những nhân sự nào vào
các vị trí quan trọng tại Nhà Kính - tên gọi trụ sở của Ford. Trong suốt thời gian
điều hành, Mulally đã xây dựng nên văn hóa "One Ford Plan" nơi mọi thành
viên của Ford đều gắn bó với mục tiêu phát triển chung của hãng. Văn hóa này
giúp Ford ổn định được bộ máy nhân sự. Vì vậy, Fields không có ý định sẽ điều
chỉnh nền văn hóa đó. Ông quyết định giữ nguyên phần đông bộ máy điều hành
cao cấp và chỉ hoán đổi hai vị trí giữa Giám đốc marketing toàn cầu Jim Farley
và Giám đốc điều hành khu vực châu Âu Stephen ODell. Biên tập viên Joann
Muller đã phân tích: "Điều thú vị là cách Fields đặt dấu ấn của mình lên công ty
bằng cách một mặt mang về những nguồn lực hỗ trợ từ bên ngoài, mặt khác vẫn
tiến cử những nhân viên trung thành để điều hành công việc hằng ngày của
Ford. Đây là một chiến lược nhân sự thông minh, giúp vừa bảo toàn sức mạnh
của những nhân sự cũ mà vẫn thổi được luồng gió mới vào bên trong công ty".

- Công ty Ford từng công khai tài khoản với nhân viên, cách làm này khiến
cho nhân viên hết sức cảm động. Trên thực tế, cách làm này chắc chắn làm này
sinh sức tập hợp lớn mạnh cho nhân viên. Nó làm cho nhân viên tự đáy lòng
cảm thấy sự lỗ lãi của công ty có liên quan mật thiết tới lợi ích của bản thân, sự
phồn vinh cường thịnh của công ty chính là vinh dự của họ. Sự chia sẻ thành
công đó khiến cho sĩ khí của họ càng tăng lên, hơn nữa còn khơi dậy tình cảm
phấn khởi xông lên phía trước của họ. Đây chính là sự kỳ diệu của mối quan hệ
thẳng thần chân thành. Thẳng thắn chân thành với nhân viên, tôn trọng từng
nhân viên một, đây là cách làm của Ford đối với lực lượng lao động của mình

 Với việc tạo dựng một môi trường làm việc tốt và chế độ lương
thưởng tốt đến như vậy, Ford đã thu hút được một lực lượng lao động giỏi. Bên
cạnh đó Ford còn tạo ra một văn hóa làm việc sáng tạo trong công việc cho tất
cả nhân viên. Điều này cho thấy Ford hướng đến sự vượt trội về hiệu quả.

Page
82
Quản trị chiến lược PGS.TS: Nguyễn Thanh Liêm

4.4 Chiến lược marketing

 Khi nói đến bất kỳ một chiếc lược nào mang tầm vóc quốc tế thì tất
cả phải đề cập đó là sự thích nghi hay không thích nghi với yếu tố địa phương
và sức ép cạnh tranh. Và trước khi chiến lược One Ford ra đời thì Ford đã và
đang thực hiện chiến lược địa phương hóa. Ví dụ như:
- Xu hướng tiêu dùng của người Mỹ về mặt hàng xe cộ là một yếu tố thông
dụng, họ thay đổi xe như thay áo. Họ thích những gì to, đồ sộ, kềnh càng. Còn
xu hướng tiêu dùng của Châu Âu thì lại khác. Họ là những người yêu chuộng
nét đẹp của sự nhỏ nhắn xinh xắn, nét đẹp của sự sang trọng lịch lãm, hay sự cá
tính thông qua những chiếc xe thể thao, sự cá tính thông qua đẳng cấp mà họ có
được khi sử dụng sản phẩm ấy. Còn đối với người Châu Á, họ cũng giống như
người Châu Âu ở điểm yêu thích sự nhỏ nhắn, xinh xắn. tuy vậy ở họ, quan
niệm ăn chắc mặc bền, chất lượng là yếu tố hàng đầu là điều đã ghi sâu trong
tâm trí. Điều này càng thể hiện rõ ở các quốc gia như Nhật Bản hay các quốc
gia đang phát triển như Việt Nam, Lào….
- Mỗi vùng, mỗi quốc gia, mỗi nên văn hoá sẽ có sự khác nhau riêng vốn
có do vị trí địa lý tự nhiên, do tốc độ phát triển nền kinh tế, do nhận thức, quan
niệm sống khác nhau. Tuy vậy, tổng quan toàn thể sẽ có những nét chung và
tương đồng. Cụ thể như thời gian lúc này đây khi mà môi trường là yếu tố hàng
đầu được quan tâm và nhất là sau giai đoạn của đại suy thoái vừa qua, toàn thế
giới đã có nét tương đồng chung dễ dàng nhận thấy. đó là mối quan tâm lớn về
sức khoẻ của mẹ tự nhiên, đó là xu hướng tiêu dùng ngày càng tiết kiệm dần sao
cho có lợi nhất. Người Mỹ ngay lúc này đây đã có sự thay đổi trong tiêu dùng,
họ đã chuyển sang những sản phẩm mang tính tiết kiệm hơn, tuy đã được hỗ trợ
rất nhiều từ chính phủ Mỹ nhưng họ chi tiêu vẫn rất dè dặt.
Dựa trên nét tương đồng và nét khác biệt và chiến lựơc cạnh tranh xuyên
quốc gia của Ford. Tập đoàn Ford Motor đã chọn cho mình chiến lược
marketing quốc tế vừa có nét chung và vừa có nét riêng tuỳ theo mỗi quốc gia,
mỗi khu vực, sản phẩm mà Ford đặt chân, mang đến. Chiến lược này của Ford
một phần thể hiện qua những câu slogan mà hãng đã đưa ra. Tuỳ vào khu vực,
tuỳ vào nhãn hiệu sản phẩm thế nào mà những câu slogan này có sự thay đổi.
Nhìn chung thì cái mà Ford muốn truyền tài đến khách hàng của mình đó là một
sự khác biệt, một sự mới mẻ, một cảm giác thích thú chỉ có ở Ford. Nhưng cái
cảm giác thích thú khác biệt ấy sẽ thay đổi tuỳ theo từng vùng, từng miền, khu
vực và từng loại nhãn hiệu, loại sản phẩm mà khách hàng lựa chọn tại Ford
Motor.
 Nhưng khi cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu làm rung chuyển
ngành công nghiệp ô tô thế giới vào năm 2008-2009 và dự báo sự tuột dốc

Page
83
Quản trị chiến lược PGS.TS: Nguyễn Thanh Liêm

trong doanh số kể từ cuộc đại khủng hoảng, CEO Mulally đã quyết định thay
đổi chiến lược sản xuất để có thể quản lí được chi phí đó là: từ chiến lược địa
phương hóa sang chiến lược toàn cầu hóa hay còn gọi là One Ford. Cụ thể đó
là đẩy mạnh quy mô sản xuất toàn cầu, chuyển đổi sản xuất theo địa phương
hóa thành sản xuất theo nền tảng chung.
- Với mỗi quốc gia, khu vực, Ford sẽ có những chiến lược marketing về
sản phẩm cho riêng từng nơi, xây dựng trên nền tảng tiêu chuẩn chung về công
nghệ, mức độ an toàn, thước đo sự hài lòng, tính nhân sinh được kiểm tra và
công nhận hàng năm trên toàn thế giới. Ford xây dựng những tiêu chí cơ bản,
tiêu chuẩn hóa quá trình công nghệ sản xuất của mình để xây dựng giá trị cốt lõi
cơ bản rồi từ đó tùy theo mỗi vùng Ford sẽ bổ sung, đổi mới những sản phẩm
phù hợp nhất cho từng vùng, theo gu sở thích, nhu cầu của người tiêu dùng ở
đây.
- Hình thức phân phối chính của Ford là thiết lập các chi nhánh, đại lý bán
lẻ trên khắp các nước với hệ thống kênh phân phối dọc, các chi nhánh, đại lý
này sẽ chịu sự kiểm soát chặt chẽ của công ty mẹ. Ngoài ra Ford còn kết hợp
với tập đoàn UPS Logistic Group để tiến hành việc vận chuyển sản phẩm giữa
các công ty con với nhau và giữa công ty con và công ty mẹ tại Mỹ.
- Ford nhận thấy việc đưa ra một mức giá thống nhất ở khắp mọi nơi sẽ
không phải là một chiến lược khôn ngoan nên Ford đã lựa chọn cho mình chiến
lược giá căn cứ vào chi phí đối với từng nước và chi phí đối với từng nhu cầu
đòi hỏi của khách hàng.
Một trong những điểm chủ chốt trong chiến dịch marketing truyền thông
xã hội của Ford là việc công ty mang đến cho những khách hàng hiện tại và
khách hàng tương lai, một cơ hội để trải nghiệm Ford theo cái cách mà họ chưa
từng trải nghiệm, và được trao thưởng vì điều đó. Trước khi công bố mẫu xe
Explorer 2011, Ford đã tạo ra một trang Facebook cung cấp những hình ảnh hậu
trường và video phỏng vấn với hàng ngũ thiết kế cũng như kỹ sư trưởng của
nhóm sản xuất nên mẫu xe này. Một ví dụ khác là trang Ford Social của hãng
mang đến cho khách hàng những dịp giành vé tham dự những sự kiện lớn trong
ngành công nghiệp xe hơi hay thậm chí là cho phép khách hàng đề xuất quan
điểm cho các tính năng mới của xe.
"Sự ràng buộc là rất quan trọng. Hãy dành thời gian quan hoài và tán tụng
những khách hàng của bạn", Scott Monty - Giám đốc Social Media toàn cầu của
Ford Motor đã chia sẻ.
- Bên cạnh đó Ford cũng tập trung sáng tạo trong các quảng cáo của mình.
Năm 2016 hãng xe Mỹ đã gây ấn tượng với câu chuyện ly hôn trong quảng cáo
của mình. Ly hôn là đề tài ít khi được nhắc đến trong các clip quảng cáo bởi nó
quá gai góc và u ám. Tuy nhiên, trong dự án mới nhất của mình, Ford đã kể lại
câu chuyện đầy tính nhân văn về gia đình. Một cậu bé nhất quyết không chịu ra

Page
84
Quản trị chiến lược PGS.TS: Nguyễn Thanh Liêm

khỏi xe chơi ném tuyết với bố và chị gái chỉ để phản kháng lại quyết định ly hôn
của bố mẹ. Mọi thứ tưởng chừng như đã tan vỡ nhưng trải qua nhiều khủng
hoảng và khó khăn, họ mới nhận ra rằng mình cần nhau hơn bao giờ hết và cùng
nhau nhìn về một tương lai tương sáng hơn. Và trong mọi giai đoạn thăng trầm
của gia đình ấy, Ford luôn là bạn đồng hành kề bên, nó đưa con người ta rời xa
nhau rồi lại mang họ quay trở về với nhau.
- Về phân phối: Hình thức phân phối chính của Ford là thiết lập các chi
nhánh, đại lý bán lẻ trên khắp các nước với hệ thống kênh phân phối dọc, các
chi nhánh, đại lý này sẽ chịu sự kiểm soát chặt chẽ của công ty mẹ. Ngoài ra
Ford còn kết hợp với tập đoàn UPS Logistic Group để tiến hành việc vận
chuyển sản phẩm giữa các công ty con với nhau và giữa công ty con và công ty
mẹ tại Mỹ.
 Ford luôn cho thấy những sự thay đổi để luôn làm mình mới mẽ để
thích nghi với môi trường trong chiến lược toàn cầu và luôn đem đến những cái
nhìn tốt nhất đối với khách hàng của mình theo triết lí “Nếu chúng ta không
hướng đến khách hàng thì xe của cũng ta cũng vậy”. Với những quyết định
chiến lược cho thấy Ford mong muốn tạo vượt trội trong việc đáp ứng nhu cầu
của khách hàng.

II. Thực thi chiến lược

1. Cơ cấu tổ chức

Page
85
Quản trị chiến lược PGS.TS: Nguyễn Thanh Liêm

Cơ cấu tổ chức của công ty Ford Motor được chia theo các thị trường trong
khu vực. Các đặc điểm khác của cơ cấu tổ chức này dựa trên phạm vi toàn cầu
và bản chất kinh doanh của Ford
Cơ cấu tổ chức của công ty Ford Motor là cơ cấu nhiều bộ phận, dựa trên
sự cần thiết để kiểm soát hoạt động theo điều kiện thị trường khu vực, các tính
năng chính của cơ cấu tổ chức của Ford:
 Đơn vị địa lí khu vực: Ford đã chia địa lý lớn trong cơ cấu tổ chức
của nó. Đồng thời, cấu trúc theo địa lý sẽ phù hợp với chiến lược bành
trướng của công ty ra thị trường toàn cầu.Thông thường, các công ty toàn
cầu hoạt động của mình chia thành nhiều vùng mỗi lục địa hay tiểu lục địa.
Tuy nhiên, cơ cấu tổ chức của Ford được chia thành ba đơn vị địa lý khu
vực đó bao gồm tất cả các thị trường trên khắp thế giới. Một tác dụng tiềm
năng của tính năng này của cơ cấu tổ chức là việc dễ dàng tích hợp các
chiến lược kinh doanh. Một VP điều hành đứng đầu mỗi bộ phận.

Page
86
Quản trị chiến lược PGS.TS: Nguyễn Thanh Liêm

 Nhóm chức năng toàn cầu: Cơ cấu tổ chức của công ty Ford Motor
cũng có các nhóm chức năng, có một đại diện cho một chức năng kinh doanh
cụ thể. Một phó Chủ tịch đứng đầu mỗi nhóm.
Với cơ cấu nhiều bộ phận sẽ mang lại nhiều lợi thế cho Ford như: nâng cao
khả năng kiểm soát tài chính ở cấp công ty, tăng khả năng kiểm soát chiến lược,
cho phép công ty vượt qua giới hạn về tổ chức đối với sự tăng trưởng. Cơ cấu
này có thể đưa khả năng sinh lợi của công ty đến đỉnh cao mới, chúng cho phép
công ty điều hành phức hợp nhiều loại chiến lược cấp công ty khác nhau.
2. Hệ thống kiểm soát

2.1 Kiểm soát chất lượng:


Công ty thực hiện kiểm soát chặt chẽ trong suốt các hoạt động của mình để
đảm bảo sản phẩm và các dịch vụ luôn đáp ứng các mức độ tốt nhất về đảm bảo
chất lượng sản phẩm, dịch vụ cùng với những giải pháp phù hợp. Ô tô là sản
phẩm được sản xuất theo quy trình đáp ứng tiêu chuẩn, cung cấp một mức độ
chất lượng với truy xuất nguồn gốc đầy đủ. Tất cả các cơ sở sản xuất có hệ
thống quản lý chất lượng được công nhận tiêu chuẩn ISO 9001:2008. Công
nhận này được tích cực duy trì và quản lý, đảm bảo một hệ thống trưởng thành
và đầy đủ chức năng. Ford Motor Company cam kết các nguyên tắc đảm bảo
chất lượng, do đó làm tăng sự tin cậy của khách hàng thông qua việc chuyển
giao cho các yêu cầu tiêu chuẩn chất lượng.

2.2 Kiểm soát tài chính:


Khi giá cổ phiếu của Ford không tăng và và hệ số P/E liên tục âm trong
suốt 4 năm 2006-2009, một sự phàn nàn của cổ đông rằng chi phí phát triển sản
phẩm và giá xe ô tô lên quá cao. Công ty đã từng bước giảm chi phí và đẩy thu
nhập trên vốn đầu tư và giá cổ phiếu của công ty lên. Cuối cùng, giá cổ phiếu
của công ty tăng lên vào cuối năm 2009 và được xem là báo hiệu tốt

Vào ngày 31 tháng 12 năm 2013, công suất cam kết của Ford Tín dụng chủ
yếu bao gồm các cơ sở tín dụng không có bảo đảm với các tổ chức tài chính, các
đường dây bảo mật được bảo đảm bằng tài sản từ các ống dẫn giấy thương mại
do ngân hàng tài trợ và các tổ chức tài chính khác, và phân bổ các cam kết thuộc
cơ sở tín dụng doanh nghiệp.

Trong quá trình kinh doanh thông thường, hoạt động của công ty chịu rủi
ro thị trường toàn cầu, bao gồm cả ảnh hưởng của những thay đổi trong tỷ giá
hối đoái, giá hàng hóa nhất định và lãi suất. Để quản lý những rủi ro này, công

Page
87
Quản trị chiến lược PGS.TS: Nguyễn Thanh Liêm

ty tham gia hợp đồng phái sinh hiệu quả cao. Từ đó cho thấy FORD chỉ quản lý
danh mục đầu tư thông qua các chỉ số hoạt động tài chính, điều này giúp cho
FORD có thể đánh giá được hiệu quả hoạt động của các công ty mặc dù không
trực tiếp quản lý. Quá trình này đôi khi gặp phải những khó khăn trong việc
thiếu sót và làm hỏng kế hoạch từ trên xuống trong một môi trường thay đổi
nhanh chóng.

III. Thành tựu chiến lược.

1. Thành tựu thị trường


- Từ khi thành lập đến nay Ford đã trở thành một trong những công ty lớn
nhất và mang lại nhiều lợi nhuận nhất trên toàn thế giới. Ford cũng là một trong
số ít các công ty có thể trụ vũng được sau cuộc đại suy thoái kinh tế toàn
cầu.Trong suốt quá trình 100 năm nay, hãng được các thành viên trong gia đình
Ford lãnh đạo.

- Hiện tại Ford Motor là nhà sản xuất ô tô lớn thứ 5 trên thế giới và đứng
thứ 2 tại Hoa Kì về doanh số bán hàng. Ford đã thực hiện nhiều hoạt động để
mở rộng thị trường và hiện nay luôn là một trong những nhà sản xuất ô tô đi đầu
trong việc đổi mới và phát triển sản phẩm mới. Có thể nói từ trước đến nay Ford
luôn là người dẫn đầu trong việc nghiên cứu phát triển, cải tiến về công nghệ ô
tô.

Page
88
Quản trị chiến lược PGS.TS: Nguyễn Thanh Liêm

Biểu đồ trên mô tả giá trị thương hiệu của các hãng ô tô trên thế giới năm 2018 (tính bằng tỉ
Đô la Mỹ)

- Nhãn hiệu của Ford luôn khẳng định là thương hiệu xe hơi giá trị
bậc nhất của Mỹ và nằm ở vị trí thứ 4 trong bảng xếp hạng giá trị thương hiệu
của các hãng ô tô trên toàn thế giới.

- Hiện tại, Jato Dynamics đã cung cấp 10 mẫu xe bán chạy nhất tại 10 thị
trường ôtô lớn mạnh nhất thế giới năm 2018. Ford luôn là cái tên được gọi đầu
tiên với dòng xe F-Series ( 909330 chiếc tại thị trường Mỹ). Ford F Series có rất
nhiều phiên bản khác nhau, từ phiên bản bán tải XL 2 cửa đến Limited sang
trọng, và thậm chí là phiên bản hiệu suất cao Raptor với công suất tối đa 450 mã
lực và mô-men xoắn cực đại 510 lb-ft.

2014 2015 2016 2017 2018


Total $ 144,077 $ 149,558 $ 151,800 $ 156,776 $ 160,338
revenues
Bảng trên cho thấy tổng doanh thu của Ford luôn tăng theo từng năm.

Page
89
Quản trị chiến lược PGS.TS: Nguyễn Thanh Liêm

2017 2018
Bắc Mỹ 100 100
Nam Mỹ 14 12
Châu âu 54 54
Trung đông và Châu Phi 3 4
Châu Á Thái Bình Dương 23 22
Tổng số ô tô 194 191
Bảng trên thể hiện số lượng xe bán ra ở từng khu vực năm 2017-2018 ( Đơn vị: Nghìn
chiếc)

- Số lượng xe bán ra của Ford có sự ổn định và tăng trưởng trong năm gần
đây. Tuy nhiên, số lượng bán ở các khu vực có sự thay đổi, khu vực châu Á và
Bắc Mỹ theo chiều hướng gia tăng trong khi khu vực Châu Âu và Nam Mỹ có
chiều hướng giảm. Số lượng bán của Ford tập trung vào 2 thị trường Bắc Mỹ và
Châu Âu là chính.

- Ford được xem là một trong những công ty lãnh đạo về công nghệ với
việc nghiên cứu và cho ra đời nhiều công nghệ cũng như chế tạo sản phẩm mới
như:
+ Hiện nay, Ford đã cho ra đời thế hệ thứ 4 của động cơ Ecoboost và tiếp
tục cải tiến. Và Ecoboost 1.0L trở thành niềm tự hào của Ford với 8 giải thưởng
về động cơ trên toàn cầu trong 5 năm liền, kể từ ra đời vào năm 2012.
+ Năm 2015, Ford đã được vinh danh bởi Viện Ethisphere - cho năm thứ
sáu liên tiếp - là một trong những “công ty đạo đức kinh doanh tốt nhất thế
giới”
+ Theo bảng xếp hạng mới nhất của Navigant Research, tập đoàn Ford
motor là công ty dẫn đầu trong bảng xếp hạng với các chiến lược và công việc
mà hãng đã tiến hành trong việc phát triển dòng xe tự lái.
+ Ford đang tiên phong trong việc ứng dụng các công nghệ tiên tiến nhất
vào các sản phẩm Chất lượng, Xanh, An toàn và Thông minh.
2. Thành tựu tài chính

Page
90
Quản trị chiến lược PGS.TS: Nguyễn Thanh Liêm

Doanh Thu
180,000

160,000 156,776 160,338


149,558 151,800
146,917 144,077
140,000 136,264 134,252
128,954
120,000

100,000

80,000

60,000

40,000

20,000

0
2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018

Doanh Thu

Doanh thu của công ty liên tục tăng từ năm 2010-2018. Trung bình tăng 8-
10% / năm. Doanh thu công ty luôn trên mức 130 tỉ $/ năm và tăng lên trên mức
160 tỉ $ vào năm 2018

Lợi Nhuận
9000

8000
7757
7155 7325
7000
6561
6000
5665
5000
4600
4000
3695
3000

2000 2021

1000 1259

0
2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018

Lợi Nhuận

Lợi nhuận của công ty tăng giảm thất thường. Cụ thể lợi nhuận của công ty
đạt đỉnh là trên 7 tỉ $ vào năm 2017 và giảm xuống đáy ở mức 1,2 tỉ $ vào năm
2015. Điều này có thể do các hoạt động tái đầu tư hoặc đầu tư mới của công ty,
chi phí của công ty tăng.

Page
91
Quản trị chiến lược PGS.TS: Nguyễn Thanh Liêm

ROE
60
56.3
50
45.7
40
35.1
30
25.7
21.8
20
15.8
13.4
10 10.3
5.03
0
2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018

ROE

Thông số ROE (lợi nhuận trên vốn chủ) thay đổi liên tục trong 8 năm qua,
công ty đạt đỉnh vào năm 2010 ở mức 56,3% và thấp nhất vào năm 2014 với
khoảng 5%. Mặc dù thay đổi liên tục nhưng công ty vẫn luôn giữ được mức trên
10% ( ngoài trừ năm 2014)

ROA
7

6 5.9

4 3.99
3.3
3 2.96 3

2 1.9
1.34 1.44
1
0.59
0
2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018

ROA

Thông số ROA ( tỉ suất sinh lợi trên tài sản) của công ty cũng thay đổi liên
tục trong khoảng thời gian trên. Cao nhất là khoảng 6% vào năm 2013 và thấp
nhất là vào năm 2014 với khoảng 0,6%.

Page
92
Quản trị chiến lược PGS.TS: Nguyễn Thanh Liêm

IV. Điểm mạnh và điểm yếu


Qua phân tích có thể thấy được rằng, Ford đã có được thành tựu thị trường và tài
chính nổi bật. Tuy nhiên, với thị trường ngày một cạnh tranh gay ghét thì Ford cũng
có những điểm mạnh và hạn chế riêng:

1. Điểm mạnh
- Có vị thế lớn mạnh, đứng thứ 2 tại thị trường Mỹ và đứng thứ 5 trên thế
giới về bán sản phẩm, có phạm vi hoạt động lớn trên toàn cầu. Giá trị thương
hiệu đứng thứ 4.

- Có lượng khách hàng trung thành với thương hiệu nhiều.

- Là công ty hàng đầu về nghiên cứu phát triển công nghệ. Chuyên môn
cao về sản xuất và tiếp thị xe thương mại hạng nhẹ, đặc biệt là xe bán tải.

- Doanh thu của công ty liên tục tăng lên qua các năm chứng tỏ công ty
vẫn hoạt động rất tốt.

- Các thông số trên thị trường của Ford được đánh giá cao, thể hiện tính
hấp dẫn của công ty trên thị trường chứng khoán.
-Ford có một danh mục sản phẩm khổng lồ giúp giảm sự phụ thuộc vào
một phạm vi sản phẩm. Các sản phẩm của họ bao gồm xe nhỏ, vừa, lớn, cao
cấp, xe tải; xe buýt / xe tải (bao gồm cả xe tải nhỏ); xe bán tải cỡ lớn; xe thể
thao đa dụng (SUV); và phương tiện cho các phân khúc trung bình / nặng.

2. Điểm yếu
- Phụ thuộc nhiều về doanh số bán của dòng xe bán tải.

- Thị phần của công ty có sự thay đổi và không ổn định

- Danh tiếng của Ford là một thương hiệu bảo thủ, lười thay đổi, khiến cho
việc tiếp thị tới người tiêu dùng trẻ tuổi trở nên khó khăn hơn.

- Phụ thuộc nhiều vào thị trường ở Mỹ và Châu Âu.

Page
93
Quản trị chiến lược PGS.TS: Nguyễn Thanh Liêm

V. Phân tích SWOT.

CƠ HỘI
O1: Thị trường xe tiết
kiệm nhiên liệu thân thiện
môi trường như Hybrib và
ĐE DỌA
xe điện đang phát triển
mạnh mẽ. T1: Doanh số bán xe ít hơn
O2: Phát triển các công đối với những tầng lớp trẻ
nghệ ô tô mới như xe tự tuổi.
lái. T2: Tiêu tốn nhiều chi phí
O3: Ứng dụng nhiều công về việc nghiên cứu phát
nghệ tiên tiến, hiện đại triển để bắt kịp các đối thủ
tích hợp trên chiếc xe. cạnh tranh.
O4: Phát triển dòng xe
SUV, bán tải để phù hợp
với nhu cầu của người tiêu
dụng.

ĐIỂM MẠNH
S1: Vị trí vững chắc trên S3O2O3
thi trường Mỹ và thế giới. S3S4T1
Công nghệ ô tô mới, chẳng Phát triên công nghệ xe tự
S2: Lượng khách hàng lớn hạn như xe hơi tự lái hoặc
và lòng trung thành cao. lái và chia sẻ xe. Tạo ra thị
xe tự điều khiển. Đây có trường mới cho xe cộ và
S3: Công ty hàng đầu về thể làm tăng nhu cầu cho
phát triển công nghệ kĩ tài chính phương tiện.
các mô hình mới và bán S3T2
thuật. hàng. Ford là nhà tiên
S4: Ford có doanh mục sản Ford dành nhiều R & D và
phong cho việc nghiên cứu cam kết thực hiện và cải
phẩm đa dạng. phát triển xe tự lái. thiện hiệu suất của các
S3O1 phương tiện bao gồm hiệu
quả nhiên liệu, an toàn, sự
Xu hướng bảo vệ môi hài lòng của khách hàng và
trường với việc áp dụng phát triển sản phẩm mới .
công nghệ hiện đại: công
ty đã và đang phát triển
cho ra thị trường các dòng
xe bảo vệ môi trường hiện
nay như cá dòng xe chạy
bằng điện thay vì xăng..
hay là các dòng xe có mức
độ giảm khí khải ra môi
trường thấp. Những chiếc

Page
94
Quản trị chiến lược PGS.TS: Nguyễn Thanh Liêm

xe nhiên liệu thay thế của


Ford, đặc biệt là C-Max
Electric và Fusion
hybrid, không phụ thuộc
vào động cơ diesel. Ford
đang tiếp thị một phiên bản
hybrid cắm điện C-Max.
S4O4
Ford có một số mẫu xe
phổ biến, bao gồm xe bán
tải F150, xe tải làm việc
của Transit Connect,
Fusion sedan và Explorer
SUV.

ĐIỂM YẾU W3O4 W3T2


Tập trung nhiều hơn nữa Chuyển dịch sang thị
W1: Phụ thuộc nhiều về vào khả năng sản xuất trường Châu Á, đặc biệt là
doanh số bán xe của dòng nhằm nâng cao sản lượng Trung Quốc và Ấn độ, bên
xe bán tải. và giảm chi phí xản xuất cạnh đó cần phải tăng năng
W2: Danh tiếng thương để có thể cạnh tranh với suất để cạnh tranh với các
hiệu thấp đối với người đối thủ hiện tại lẫn cả đối đối thủ.
tiêu dùng trẻ tuổi. thủ mới xuất hiện tại châu W1W2T1
W3: Phụ thuộc nhiều vào Á. Xe bán tải có sức hấp dẫn
thị trường Mỹ và Châu Âu rất hạn chế bên ngoài thị
trường Bắc Mỹ. Thay đổi
chiến lược tiếp thị đến đến
gần hơn với khách hàng trẻ
tuổi ở các khu vực khác.

Page
95
Quản trị chiến lược PGS.TS: Nguyễn Thanh Liêm

Trích dẫn nguồn tham khảo thông tin:


https://vi.wikipedia.org/wiki/Ford
https://vi.wikipedia.org/wiki/Henry_Ford
http://www.tgm.vn/5-triet-ly-kinh-doanh-cua-henry-ford/
https://en.wikipedia.org/wiki/Ford_Model_T
http://www.fordtranhungdao.net/one-ford-chien-luoc-dot-pha-cua-the-ky-21-46.html
http://thegioixeford.com.vn/chi-tiet/EcoBoost-dong-co-cua-the-ky-21.html
http://autodaily.vn/2014/11/an-tuong-dong-xe-one-ford-tai-vietnam-motor-show-
2014/
http://www.otoxemay.vn/tin-moi/ford-van-la-hang-xe-dao-duc-nhat-the-gioi
https://en.wikipedia.org/wiki/Alexander_Trotman,_Baron_Trotman
http://text.123doc.org/document/2563139-tieu-luan-mon-quan-tri-chien-luoc-thuc-thi-
chien-luoc.htm
http://www.bc.edu/bc_org/rvp/pubaf/chronicle/v4/S21/CEO.html
https://books.google.com.vn/books?id=1e_FjpDvMKkC&pg=PA316&dq=Ford+moto
r&hl=vi&sa=X&ved=0ahUKEwj_t77S6YPPAhVKRI8KHXP-
B2sQ6AEILDAD#v=onepage&q=trotman&f=false
https://en.wikipedia.org/wiki/Jacques_Nasser
http://www.autonews.com/article/20011015/SEO/110150788/where-jacques-nasser-
went-wrong
http://tuanvietnam.net/2009-12-14-bai-hoc-tu-cu-say-chan-cua-toyota
http://panmore.com/ford-motor-company-vision-statement-mission-statement
http://www.otoxehoi.info/thread-mot-ford-one-ford
http://nhipcaudautu.vn/lanh-dao/ceo-the-gioi/chia-khoa-cua-alan-mulally-3259791/
http://www.ford.com.vn/engineering/ecoboost/
https://en.wikipedia.org/wiki/Ford_Sync
http://www.forbes.com/sites/sarahcaldicott/2014/06/25/why-fords-alan-mulally-is-an-
innovation-ceo-for-the-record-books/#4028c1a3779b
http://qz.com/431078/how-ford-ceo-alan-mullaly-turned-a-broken-company-into-the-
industrys-comeback-kid/
http://corporate.ford.com/homepage.html
www.theleadermaker.com/core-values-ford-motor-company
http://hanoiford.com.vn/one-ford-chien-luoc-kinh-doanh-than-ky-cua-hang-xe-my-
7027/

Page
96
Quản trị chiến lược PGS.TS: Nguyễn Thanh Liêm

http://autodaily.vn/2016/08/ford-dat-muc-tieu-ra-mat-xe-tu-hanh-hoan-toan-vao-nam-
2021/
http://www.thesaigontimes.vn/64289/Nganh-cong-nghiep-o-to-Thai-Lan-thiet-hai-
lon-vi-lu-lut.html
http://www.tienphong.vn/cong-nghe/do-hoa-con-so-ky-luc-ve-su-nong-len-cua-trai-
dat-792601.tpo
http://tapchitaichinh.vn/tai-chinh-quoc-te/nhan-dinh-du-bao/no-cong-chau-au-bao-
dong-tu-nhung-con-so-49677.html
http://vov.vn/kinh-te/buc-tranh-kinh-te-toan-cau-nam-2016-qua-lang-kinh-quoc-te-
464740.vov
https://sites.google.com/site/vnggenergy/buctranhthegioi
https://www.statista.com/statistics/198488/us-and-global-motor-vehicle-production-
since-1999/
http://www.businessinsider.com/us-auto-industry-set-new-sales-record-2016-1
http://marketrealist.com/2014/06/must-know-investors-guide-toyota-motor-
corporation/
http://www.vtc.vn/5-hang-o-to-lon-nhat-trung-quoc-d190176.html
http://www.vtc.vn/5-hang-o-to-lon-nhat-trung-quoc-d190176.html
https://www.stock-analysis-on.net/NYSE/Company/Ford-Motor-
Co/Ratios/Profitability
https://www.stock-analysis-on.net/NYSE/Company/Ford-Motor-
Co/Ratios/Profitability
https://www.statista.com/

Page
97

You might also like