(LSS) (SO SÁNH ÁN LỆ COMMON LAW VÀ CIVIL LAW)

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 2

Bài tập: So sánh án lệ Common Law và Civil Law

Hiện nay, trên thế giới có hai hệ thống pháp luật đó là Common Law và Civil law.
Trong đó, Common Law ra đời từ Anh, còn Civil Law xuất hiện ở các nước Châu
Âu lục địa. Hai trường phái luật này có nhiều điểm khác nhau, điển hình là án lệ.

Trước hết, ta phải hiểu “án lệ” là gì? “Án lệ là tập hợp những quyết định xét xử của
Tòa án đối với những tình huống không được quy định trong luật hoặc quy định
không rõ ràng”. Ở hệ thống pháp luật Common Law, người ta công nhận án lệ là
nguồn luật chính thức, nhưng đối với hệ thống pháp luật Civil Law thì coi án lệ là
nguồn bổ sung. Thẩm phán ở hệ thống Civil Law là các luật gia chuyên nghiệp,
hành nghề thẩm phán suốt đời và họ là những người hướng dẫn pháp luật, họ không
được tạo ra các quy phạm pháp luật. Trong khi đó, hệ thống Common Law thì thẩm
phán được lựa chọn từ các luật sư giỏi và họ được quyền tạo ra các quy phạm pháp
luật mới. Và điểm khác biệt tiếp theo đó là, các quyết định của Tòa án ở hệ thống
Civil Law chỉ trở thành án lệ nếu có sự chấp thuận của các Tòa án tối cao (Tham
chính viện, Tòa phá án và Hội đồng bảo hiến), nếu không có các quyết định này thì
bản án chỉ tạo thành khuynh hướng án lệ chứ không hình thành án lệ.Trong khi đó,
những bản án ở hệ thống Common Law phải là những bản án có tính bắt buộc (Tòa
án tối cao ban hành) thì mới trở thành án lệ và có giá trị pháp lý.
Về thẩm quyền ban hành án lệ của hai hệ thống đều có sự khác nhau rõ nét, cụ thể,
ở hệ thống Common Law thì bất kỳ tòa án nào cũng có thẩm quyền ban hành
(không chỉ là Tòa án cấp cao mà những tóa án cấp thấp hơn cũng được ban hành),
vì vậy mà không thống nhất giữa các cấp; trái lại, ở hệ thống Civil Law chỉ có tòa
án cấp cao nhất mới có thẩm quyền ban hành án lệ (Tòa phá án). Cấu trúc của án lệ
trong Civil Law chỉ ghi các phán quyết của tòa mà không ghi rõ quan điểm của các
thẩm phán hay thành viên hội đồng xét xử, vì vậy mà cấu trúc bản án thường ngắn
gọn; ngược lại, cấu trúc của án lệ trong Common Law không chỉ ghi rõ các tình tiết
và phán quyết của tòa, mà còn ghi ý kiến, quan điểm của thẩm phán và thành viên
hội đồng xét xử nên bản án dài và chi tiết.

Án lệ trong hai hệ thống có chỗ khác nhau tuy nhiên chúng đều có vai trò quan
trọng đối với đời sống, là một phần không thể tách rời trong quá trình hoàn thiện hệ
thống pháp luật. Cho dù án lệ trong hệ thống pháp luật khác nhau và vai trò của án
lệ khác nhau, thì chúng đều là căn cứ để tòa án đưa ra phán quyết cuối cùng.
- Tài liệu tham khảo:
+ Giáo trình Nhập môn luật học
+ Slide bài giảng Luật so sánh
+ https://bom.to/OdkjI

You might also like