ÔN TẬP KIM LOẠI

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 6

ÔN THI HK2 – P2

Câu 1: Kim loại dẫn nhiệt kém nhất là


A. Fe B. Ag C. Al D. Cu
Câu 2: Chất nào sau đây không phản ứng với dung dịch NaOH?
A.CO2 B.Cl2 C.CuO D.Al
Câu 3: Trong các kim loại vàng, bạc, đồng nhôm. Kim loại nào dẫn điện tốt nhất?
A. Vàng B. Bạc C. Đồng D. Nhôm
Câu 4: Chất nào sau đây không tác dụng được với dung dịch HNO3 đặc nguội
A.Fe B.Ca C.Mg D.Na
Câu 5: Phát biểu nào sau đây là sai?
A. Na2CO3 là nguyên liệu quan trọng trong sản xuất thủy tinh.
B. NH4HCO3 là bột nở và là thuốc dùng để chữa bệnh dạ dày cho chứng dư axit.
C. Cho các chất sau: Si, CaC2,Al4C3 vào dung dịch NaOH đều có khí thoát ra.
D. Để bảo quản kim loại kiềm người ta ngâm chúng trong dầu hỏa.
Câu 6: Có thể điều chế Ca bằng cách nào?
A. Điện phân nóng chảy CaCl2 . B. Dùng CO hoặc H2 để khử CaO ở nhiệt độ cao.
C. Nhiệt phân CaO ở nhiệt độ rất cao. D. Dùng Na để đẩy Ca ra khỏi muối CaCl2
Câu 7: Công thức hóa học của quặng Xiderit là
A. FeCO3 B. Fe3O4 C. Fe2O3 D. FeO
Câu 8: Chất nào sau đây tác dụng với Cu
A. dung dịch HCl B. dung dịch H2SO4 loãng C. dung dịch CuCl2 D. HNO3 đặc
Câu 9: Cho các dung dịch Fe2(SO4)3 + AgNO3, FeCl2, CuCl2, HCl, CuCl2+HCl, ZnCl2. Nhúng vào mỗi dung
dịch một thanh kim loại Fe, số trường hợp xảy ra ăn mòn điện hóa là
A. 4 B. 3 C. 1 D. 6
Câu 10: Hiện tượng gì xảy ra khi cho H2S lội qua dung dịch FeCl3 (màu vàng)?
A. không hiện tượng gì B. màu vàng mất dần và có kết tủa đen xuất hiện
C. màu vàng mất dần và có kết tủa màu vàng xuất hiện D. màu vàng mất dần và kết tủa màu nâu đỏ xuất hiện
Câu 11: Quặng nào sau đây không phải là quặng của sắt
A. Xiderit B. Pirit C. Apatit D. Hematit
Câu 12: Sản phẩm của phản ứng nhiệt phân hoàn toàn AgNO3 là
A. Ag2O, NO, O2 B. Ag2O, NO2, O2 C. Ag, NO, O2 D. Ag, NO2, O2
Câu 13: Nhân định nào sau đây đúng
A.Quặng Boxit dùng để điều chế kim loại Al.
B.Phèn nhôm có tác dụng làm trong nước vì tạo ra kết tủa Al2(SO4)3.
C.Dung dịch NaHCO3 có môi trường axit.
D.Tất cả các kim loại nhóm IIA đều tác dụng với nước trong điều kiện thường.
Câu 14: Nhận xét nào dưới đây về muối NaHCO3 không đúng ?
A. Muối NaHCO3 là muối axit. B. Muối NaHCO3 không bị phân hủy bởi nhiệt
C. Dung dịch muối NaHCO3 pH >7. D. Ion HCO-3 trong muối có tính chất lưỡng tính
Câu 15: Cho dãy các chất sau: KHCO3, Ba(NO3)2, SO3, KHSO4, K2SO3, K2SO4, K3PO4. Số chất trong dãy
tạo thành kết tủa khi phản ứng với dung dịch BaCl2 là
A. 4 B. 3 C. 2 D. 5
Câu 16: Một hợp kim gồm các kim loại Zn, Fe, Cu. Hóa chất có thể hòa tan hoàn toàn hợp kim thành dung
dịch là
A. dung dịch HCl B. dung dịch NaOH C. HNO3 đặc, nguội D. dung dịch FeCl3
Câu 17: Để chống ăn mòn cho đường ống dẫn dầu bằng thép chôn dưới đất, người ta dùng phương pháp điện
hóa. Trong thực tế, người ta dùng kim loại nào sau đây để làm điện cực hi sinh?
A. Zn B. Sn C. Cu D. Na
Câu 18: Cho a mol NaAlO2 tác dụng với dung dịch chứa b mol HCl, để sau phản ứng thu được kết tủa thì
a 1 a a 1 a
A.  B.  1 C.  1 D.   1
b 4 b b 4 b
Câu 19: Chất rắn X màu đỏ thẫm tan trong nước thành dung dịch màu vàng. Một số chất như S, P, C,
C2H5OH…bốc cháy khi tiếp xúc với X. Chất X là
A. Fe2O3 B. Cu C. P D. Cr2O3
Câu 20: Cho phản ứng giữa lưu huỳnh với Hidro như hình vẽ sau, trong đó ống nghiệm 1 để tạo ra H2,
ống nghiệm thứ 2 dùng để nhận biết sản phẩm trong ống:

Hãy cho biết hiện tượng quan sát được trong ống nghiệm 2 là
A. Có kết tủa đen của PbS. B. Dd chuyển sang màu vàng do S tan vào nước.
C. Có kết tủa trắng của PbS. D. Có cả kết tủa trắng và dung dịch vàng xuất hiện.
Câu 21: Thí nghiệm nào sau đây không xảy ra phản ứng
A. P+H2SO4 đặc nóng B. Cu + Fe2(SO4)3 C. FeSO4 +HNO3 loãng D. Al+HNO3 đ,nguội
Câu 22: Cho bột Al vào trong dung dịch KOH dư, thấy hiện tượng
A. Sủi bọt khí, bột Al không tan hết và thu được dung dịch không màu.
B. Sủi bọt khí, bột Al tan dần đến hết và thu được dung dịch màu xanh lam.
C. Sủi bọt khí, bột Al không tan hết và thu được dung dịch không màu.
D. Sủi bọt khí, bột Al tan dần đến hết và thu được dung dịch không màu.
Câu 23: Các ion cùng tồn tại trong một dung dịch là
A. Ca2 ; H2PO4 , NO3 ,Na B. HCO3 ,OH  , K  , Na C. Fe2 , NO3 , H  , Mg2 D. Fe3 , I  ,Cu2 ,Cl  , H 
Câu 24: Đường là 1 loại gia vị không thể thiếu trong nhà bếp. Khi sản xuất người ta dùng chất nào để tẩy
trắng đường ăn ?
A. CO2 B. SO2 C. SO3 D. C
Câu 25: Công dụng nào sau đây không phải của NaCl?
A. Làm gia vị . B. Điều chế Cl2, HCl, nước Javen.
C. Khử chua cho đất. D. Làm dịch truyền trong y tế.
Câu 26: Có các phát biểu sau:
(1) Tất cả các kim loại kiềm thổ đều tan vô hạn trong nước
(2) Các kim loại kiềm có thể đẩy các kim loại yếu hơn ra khỏi dung dịch muối.
(3) Na+,Mg2+,Al3+ có cùng cấu hình electron và đều có tính oxi hoá yếu.
(4) Kim loại kiềm được dùng nhiều trong tổng hợp hữu cơ.
(5) Cho dung dịch NaOH dư vào dung dịch AlCl3, sau phản ứng thu được dung dịch trong suốt.
Những phát biểu đúng là
A. (3), (4), (5) B. (3), (5) C. (1), (2), (5) D. (1), (3), (4)
Câu 27: Ứng dụng sau đây không phải của Ca(OH)2
A. Chế tạo vữa xây nhà B. Khử chia đất trồng trọt
C. Bó bột khi gãy xương D. Chế tạo clorua vôi là chất tẩy trắng và khử trùng
Câu 28: Nước tự nhiên thường có lẫn lượng nhỏ các muối Ca(NO3)2, Mg(NO3)2, Ca(HCO3)2, Mg(HCO3)2. Có
thể dùng một hóa chất nào sau đây để loại hết liên kết cation trong mẫu nước trên?
A. NaOH B. K2SO4 C. NaHCO3 D. Na2CO3
Câu 29: Có 4 dung dịch riêng biệt: CuSO4, ZnCl2, FeCl3, AgNO3. Nhúng vào mỗi dung dịch một thanh Ni, số
trường hợp xuất hiện ăn mòn điện hóa là
A. 1 B. 2 C. 4 D. 3
Câu 30: Nhúng một lá sắt nhỏ và dư vào dung dịch chứa một trong những chất sau: FeCl3, AlCl3, CuSO4,
Pb(NO3)2, NaCl, HCl, HNO3 loãng, H2SO4 đặc nóng, NH4NO3. Số trường hợp phản ứng tạo muối Fe(II) là
A. 6 B. 5 C. 3 D. 4
Câu 31: Khi điện phân NaCl nóng chảy (điện cực trơ), tại catôt xảy ra
A. sự khử ion Cl-. B. sự oxi hoá ion Cl-. C. sự oxi hoá ion Na+. D.sự khử ion Na+
Câu 32: Hóa chất nào sau đây có thể sử dụng để phân biệt Fe2O3 và Fe3O4 ?
A. dd H 2 SO 4 loãng B. dd NaOH C. dd HNO 3 D. dd HCl
Câu 33: Nước cứng không gây ra tác hại nào dưới đây?
A. Gây ngộ độc nước uống.
B. Gây hao tốn nhiên liệu và không an toàn cho các nồi hơi, làm tắc các đường ống dẫn nước.
C. Làm mất tính tẩy rửa của xà phòng, làm hư hại quần áo.
D. Làm hỏng các dung dịch pha chế, làm thực phẩm lâu chín và giảm mùi vị thực phẩm.
Câu 34: Số phát biểu đúng trong các phát biểu sau:
(a) Khí NO2; SO2 gây ra hiện tượng mưa axít.
(b) Khí CH4; CO2 gây ra hiện tượng hiệu ứng nhà kính.
(c) Ozon trong khí quyển là nguyên nhân chính gây ô nhiễm không khí.
(d) Chất gây nghiện chủ yếu trong thuốc lá là nicotin.
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 35: Dãy các kim loại nào sau đây không được điều chế bằng cách điện phân nóng chảy muối clorua?
A. Al, Ba, Na B. Na, Ba, Mg C. Al, Mg, Fe D. Al, Mg, Na
Câu 36: Cho sơ đồ phản ứng: Al2  SO4 3  X  Y . Cặp chất X, Y nào không thỏa mãn sơ đồ trên? (biết mỗi
mũi tên là một phản ứng)
A. Al2O3 và Al(OH)3. B. Al(OH)3 và NaAlO2.
C. Al(OH) 3 và Al2O3 . D. NaAlO2 và Al(OH)3.
Câu 37: Sản phẩm thu được khi điện phân dung dịch NaCl (điện cực trơ, màng ngăn xốp) là
A. NaOH, O2 và HCl B. Na, H2 và Cl2. C. NaOH, H2 và Cl2. D. Na và Cl2
3 2 2
Câu 38: Phản ứng sau đây tự xảy ra: Zn  2Cr  Zn  2Cr . Phản ứng này cho thấy:
A. Zn có tính khử mạnh hơn Cr2+ và Cr3+ có tính oxi hóa mạnh hơn Zn2+
B. Zn có tính khử yếu hơn Cr2+ và Cr3+ có tính oxi hóa yếu hơn Zn2+.
C. Zn có tính oxi hóa mạnh hơn Cr2+ và Cr3+ có tính khử mạnh hơn Zn2+.
D. Zn có tính oxi hóa yếu hơn Cr2+ và Cr3+ có tính khử yếu hơn Zn2+.
Câu 39: Cho một oxit của Fe tan hoàn toàn trong dung dịch H2 SO4 loãng dư thu được dung dịch X. Nhỏ từ từ
dung dịch KMnO4 vào dung dịch X thấy dung dịch KMnO4 mất màu. Hãy cho biết công thức của oxit đó.
A. FeO B. Fe3O4 C.FeO hoặc Fe3O4. D. Fe2O3
Câu 40: Trường hợp nào sau đây, kim loại bị ăn mòn điện hóa học?
A. Đốt dây sắt trong khí oxi khô. B. Kim loại sắt trong dung dịch HNO3 loãng,
C. Kim loại kẽm trong dung dịch HCl. D. Thép cacbon để trong không khí ẩm.
Câu 41: Thực hiện các thí nghiệm sau:
(1) Cho Fe2O3 vào dung dịch HNO3 loãng dư.
(2) Cho Fe(OH)3 vào dung dịch HCl loãng dư.
(3) Đốt cháy hỗn hợp bột gồm sắt và lưu huỳnh trong điều kiện không có không khí.
(4) Bột bột sắt đến dư vào dung dịch HNO3 loãng.
(5) Sục khí Cl2 vào dung dịch FeCl2.
(6) Cho bột Fe vào lượng dư dung dịch AgNO3.
Sau khi kết thúc phản ứng, số thí nghiệm thu được muối Fe (III) là.
A. 5 B. 4 C. 6 D. 3
Câu 42: Cho các nhận định sau:
(1) Trong các kim loại kiềm, xesi (Cs) có nhiệt độ nóng chảy thấp nhất.
(2) Độ dẫn điện của nhôm (Al) tốt hơn của đồng (Cu).
(3) Những kim loại có độ dẫn điện tốt thì cũng dẫn nhiệt tốt.
(4) Crom (Cr) là kim loại cứng nhất trong các kim loại.
(5) Wonfam (W) có nhiệt độ nóng chảy cao nhất trong các kim loại.
Số nhận định đúng là.
A. 5 B. 3 C. 4 D. 2
Câu 43: Cho các nhận định sau:
(1) Ở điều kiện thường, các kim loại như Na, K, Ca và Ba khử được nước giải phóng khí H2.
(2) Dùng nước để dập tắt các đám cháy magiê.
(3) Cho CrO3 vào dung dịch NaOH loãng dư, thu được dung dịch có màu da cam.
(4) Phèn chua có công thức là Na2SO4.Al2(SO4)3.24H2O.
(5) Trong môi trường kiềm, muối crom (III) bị những chất oxi hóa mạnh oxi hóa thành muối crom (VI).
Số nhận định đúng là.
A. 4 B. 2 C. 3 D. 1
Câu 45: Cho dung dịch HCl loãng, dư lần lượt vào các dung dịch riêng biệt sau: NaOH; NaHCO3; Al2O3; AlCl3;
NaAlO2, (NH4)2CO3. Số trường hợp xảy ra phản ứng là.
A. 5 B. 3 C. 4 D. 2
Câu 46: Thực hiện các thí nghiệm sau:
(1) Sục khí CO2 đến dư vào dung dịch NaAlO2.
(2) Cho dung dịch NaOH đến dư vào dung dịch AlCl3.
(3) Cho dung dịch NH3 đến dư vào dung dịch AlCl3.
(4) Cho dung dịch HCl đến dư vào dung dịch NaAlO2.
(5) Cho dung dịch Fe(NO3)2 vào dung dịch AgNO3.
(6) Cho BaCO3 vào lượng dư dung dịch NaHSO4.
Sau khi kết thúc thí nghiệm, số trường hợp thu được kết tủa là.
A. 5 B. 3 C. 4 D. 6
Câu 47: Cho các nhận xét sau :
(1) Tính chất vật lí chung của kim loại chủ yếu do các electron tự do trong kim loại gây ra.
(2) Các kim loại nhẹ đều có khối lượng riêng nhỏ hơn 5g/cm3.
(3) Tính chất hóa học đặc trưng của kim loại là tính khử.
(4) Gang cũng như thép đều là hợp kim của sắt với cacbon và một số nguyên tố khác.
Số nhận xét đúng là.
A. 4. B. 2. C. 3. D. 1.
Câu 48: Cho các phản ứng sau.
(1) ZnO + C → Zn + CO (2) 2Al + Cr2O3 → Al2O3 + 2Cr
(3) Cu + 2AgNO3 → Cu(NO3)2 + 2Ag (4) Fe2O3 + 3CO → 2Fe + 3CO2
(5) HgS + O2 → Hg + SO2 (6) 2Al2O3l → 4Al + 3O2
Số phản ứng điều chế kim loại bằng phương pháp nhiệt luyện là.
A. 6 B. 4 C. 5 D. 3
Câu 49: Cho một số nhận định về nguyên nhân gây ô nhiễm không khí như sau:
(a) do khí thải từ quá trình quang hợp cây xanh.
(b) do hoạt động của núi lửa.
(c) do khí thải công nghiệp.
(d) do nồng độ cao của các ion như Hg2+, As3+, Pb2+ trong các nguồn nước
Các nhận định đúng là.
A. (a) và (b). B. (b) và (c). C. (c) và (d). D. (a) và (d).
Câu 50: Thực hiện các thí nghiệm sau:
(a) Cho dung dịch AgNO3 vào dung dịch HCl dư. (b) Cho Al2O3 vào dung dịch H2SO4 loãng dư.
(c) Cho Cu vào dung dịch HNO3 loãng dư. (d) Cho dung dịch NaOH vào dd Ca(HCO3)2.
Sau khi kết thúc các phản ứng, số trường hợp thu được chất rắn là.
A. 4. B. 3. C. 2. D. 1.
Câu 51: Thực hiện các thí nghiệm sau:
(1) Cho Fe(II) hiđroxit vào dung dịch HNO3 loãng dư; (2) Cho bột Fe vào dung dịch H2SO4 đặc, nguội;
(3) Cho bột Fe vào lượng dư dung dịch bạc nitrat; (4) Đốt cháy bột Fe trong khí clo;
(5) Cho bột Fe đến dư vào dung dịch HNO3 loãng.
Trong các thí nghiệm trên, số thí nghiệm tạo ra muối Fe(II) là
A. 4. B. 3. C. 1. D. 2.
Câu 52: Thực hiện các thí nghiệm sau:
(a) Điện phân NaOH nóng chảy;
(b) Điện phân dung dịch NaCl bằng điện cực trơ, không màng ngăn xốp;
(c) Cho bột lưu huỳnh tiếp xúc với CrO3;
(d) Cho dung dịch Fe(NO3)2 vào dung dịch NaHSO4;
(e) Đun nóng một mẫu nước cứng tạm thời.
Sau khi kết thúc phản ứng, số thí nghiệm tạo ra chất khí là.
A. 5. B. 4. C. 3. D. 2.
Câu 53: Cho các phát biểu sau:
(a) Nước mềm là nước chứa ít hoặc không chứa các ion HCO3-, Cl- và SO42-.
(b) Dùng dung dịch HCl có thể làm mềm tính cứng của nước cứng tạm thời.
(c) Phương pháp làm mềm tính cứng của nước tạm thời đơn giản nhất bằng cách đun nóng.
(d) Dùng dung dịch Na2CO3 có thế làm mềm tính cứng của nước cứng vĩnh cửu.
(e) Nước có tính cứng toàn phần là nước có cả tính cứng tạm thời và vĩnh cửu.
Số phát biểu đúng là
A. 3. B. 2. C. 5. D. 4.
Câu 54: Cho các phát biểu sau:
(1) Nước cứng là nước có chứa nhiều cation Ca2+, Mg2+.
(2) Để làm mất tính cứng vĩnh cửu của nước ta dùng dung dịch Na3PO4.
(3) Không thể dùng nước vôi để làm mềm nước cứng tạm thời.
(4) Các kim loại K, Ca, Al được điều chế bằng cách điện phân nóng chảy muối clorua tương ứng.
Số phát biểu đúng là
A. 1. B. 3. C. 2. D. 4.
Câu 55: Cho các phát biểu sau:
(a). K2CrO4 có màu da cam, là chất oxi hóa mạnh.
(b). Kim loại Al và Cr đều tan trong dung dịch kiềm đặc.
(c). Kim loại Cr có độ cứng cao nhất trong tất cả các kim loại
(d). Cr2O3 được dùng để tạo màu lục cho đồ sứ, đồ thủy tinh.
(e). Ở trạng thái cơ bản kim loại crom có 6 electron độc thân.
(f). CrO3 là một oxit axit, là chất oxi mạnh, bốc cháy khi tiếp xúc với lưu huỳnh, photpho,…
Số phát biểu đúng là
A. 3 B. 5 C. 4 D. 2
Câu 56: Cho các phát biểu sau
(a) Khí CO2 gây ra hiện tượng hiệu ứng nhà kính.
(b) Khí SO2 gây ra hiện tượng mưa axit.
(c) Khi được thải ra khí quyển, freon (chủ yếu là CFCl3 và CF2Cl2) phá hủy tầng ozon.
(d) Moocphin và cocain là các chất ma túy.
Số phát biểu đúng là:
A. 2. B. 4. C. 3. D. 1.
Câu 57: Cho các phát biểu sau về crom:
(a) Cấu hình electron của crom ở trạng thái cơ bản là [Ar]3d44s2.
(b) Crom có độ hoạt động hóa học yếu hơn sắt và kẽm.
(c) Lưu huỳnh bốc cháy khi tiếp xúc với CrO3.
(d) Khi thêm axit vào muối cromat, dung dịch chuyển từ màu vàng sang màu da cam.
(e) Cr(OH)3 tan trong dung dịch kiềm tạo thành hợp chất cromat.
Số phát biểu đúng là:
A. 4. B. 1. C. 2. D. 3.
Câu 58: Nhiệt phân hoàn toàn 80g một loại quặng đôlômit có lẫn tạp chất trơ, hòa tan chất rắn vào nước dư
thấy còn lại 22,4 gam chất rắn không tan. Thành phần % về khối lượng của tạp chất trong loại quặng nêu trên

A. 8% B. 25% C. 5,6% D. 12%
Câu 59: Sục V lít khí CO2 (đktc) vào 200ml dung dịch Ca(OH)2 1M. sau phản ứng thu được 15 gam kết tủa.
Lọc bỏ kết tủa, cho thêm vài giọt NaOH vào dung dịch lại thấy xuất hiện kết tủa. Giá trị của V là
A. 6,72 B. 2,24 C. 5,60 D. 3,36
Câu 60: Cho hỗn hợp gồm 0,14 mol Mg và 0,01 mol MgO phản ứng vừa đủ với dung dịch HNO3 thu được
0,448 lít (đktc) khí nitơ và dung dịch X. Khối lượng muối trong X là
A. 23 gam. B. 24,5 gam. C. 22,2gam. D. 20,8gam
Câu 61: Chia m gam hỗn hợp X gồm Al, Zn, Mg thành 2 phần bằng nhau:
Phần 1 cho vào dung dịch HCl dư thu được 1,344 lít H2 (đktc).
Phần 2 nung trong không khí đến khối lượng không đổi thu được 3,04 gam chất rắn.
Giá trị của m là
A. 5,12. B. 4,16. C. 2,08. D. 2,56.
Câu 62: Cho 4,32 gam hỗn hợp X gồm Fe, Cu ở dạng bột vào 100 ml dung dịch AgNO3 1M thu được dung
dịch Y và 12,08 gam chất rắn Z. Thêm NaOH dư vào Y, lấy kết tủa nung trong không khí đến khối lượng
không đổi thu được m gam chất rắn. Giá trị của m là
A. 5,6. B. 4. C. 3,2. D. 7,2.
Câu 63: Nung bột Fe2O3 với a gam bột Al trong khí trơ, thu được 11,78 gam hỗn hợp rắn X. Cho toàn bộ X
vào lượng dư dung dịch NaOH, thu được 1,344 lít H2 (đktc). Biết các phản ứng đều xảy ra hoàn toàn. Giá trị
của a là
A. 1,95. B. 3,78. C. 2,43. D. 2,56.
Câu 64: Cho 22 gam dd NaOH 10% vào 5 gam dd axit H3 PO4 39,2%. Muối thu được sau phản ứng là
A. Na2HPO4 và NaH2PO4 B. Na2HPO4. C. NaH2 PO4. D. Na3 PO4 và Na2 HPO4.
Câu 65: Hỗn hợp X gồm Na, Ba, Na2O và BaO. Hòa tan hoàn toàn 21,9 gam X vào nước, thu được 1,12 lít
khí H2 (đktc) và dung dịch Y, trong đó có 5,6 gam NaOH. Hấp thụ hoàn toàn 6,72 lít khí CO2 (đktc) vào Y,
thu được m gam kết tủa. Giá trị cùa m là
A. 39,40. B. 23,64. C. 15,76. D. 21,92.
Câu 66: Cho 27,4g Ba tan hết trong 150ml dung dịch FeSO4 1M, lọc lấy kết tủa rồi nung trong không khí đến
khi khối lượng không đổi còn lại chất rắn có khối lượng là
A. 46,95 B. 12 C. 62,2 D. 45,75
Câu 67: Cho 26 gam hỗn hợp rắn A gồm Ca, MgO, Na2O tác dụng hết với V ml dung dịch HCl 1M (vừa đủ)
thu được dung dịch A trong đó có 23,4 gam NaCl. Giá trị của V là
A. 1200 B. 1080 C. 720 D. 900
Câu 68: Hấp thụ hoàn toàn 0,336 lít CO2 (đktc) vào 200ml dung dịch gồm NaOH 0,1M và KOH 0,1M thu
được dung dịch X. Cô cạn toàn bộ dung dịch X thu được bao nhiêu gam chất rắn khan?
A. 2,58 gam B. 2,22 gam C. 2,31 gam D. 2,44 gam
Câu 69: Chia hỗn hợp X gồm Cu và Fe thành 3 phần bằng nhau. Phần 1 tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng,
dư tạo ra 4,4 lít khí H2 (đktc). Phần 2 cho vào 200ml dung dịch FeCl3 1M, sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn
thấy còn lại 12 gam chất rắn không tan. Cho phần 3 tác dụng hết với Clo thu được m gam chất rắn. Giá trị của
m là
A. 28,4 gam B. 38,9 gam C. 40,4 gam D. 46,0 gam
Câu 70: Để hòa tan hoàn toàn hỗn hợp X gồm 11,2 gam Fe và 4,8 gam Fe 2O3 cần dùng tối thiểu V ml dung
dịch HCl 2M, thu được dung dịch Y .Cho dung dịch AgNO 3 vào dư vào Y thu được m gam kết tủa . Giá trị
của V và m lần lượt là:
A. 290 và 83,23 B. 260 và 102,7 C. 290 và 104,83 D. 260 và 74,62

You might also like