Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 4

SỞ GD&ĐT TP HỒ CHÍ MINH ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA 2019

TRƯỜNG THCS&THPT TRÍ ĐỨC Môn: Hóa Học 12 – MÃ ĐỀ 133


-------- -------- Thời gian làm bài: 50 phút

Cho biết nguyên tử khối của các nguyên tố: H=1; Li=7; Be=9; C=12; N=14; O=16; F=19; Na=23; Mg=24;
Al=27; P=31; S=32; Cl=35,5; K=39; Ca=40; Cr=52; Fe=56; Ni=59; Cu=64; Zn=65; Br=80; Rb=85,5; Sr=88;
Ag=108; I=127; Cs=133; Ba=137; Pb=207
Câu 1: Cấu hình electron của nguyên tử nguyên tố X là 1s22s22p63s23p3. Số hiệu nguyên tử của X là
A. 15. B. 13. C. 27. D. 14.
Câu 2: Axit nào sau đây là axit béo?
A. Axit ađipic. B. Axit glutamic. C. Axit axetic. D. Axit stearic.
Câu 3: Liên kết hóa học trong phân tử Cl2 thuộc loại liên kết
A. ion. B. hiđro.
C. cộng hóa trị không cực. D. cộng hóa trị có cực.
Câu 4: Dung dịch Ala-Gly không phản ứng được với dung dịch nào sau đây?
A. H2SO4. B. NaCl. C. HCl. D. KOH.
Câu 5: Nitơ phản ứng với chất nào sau đây sẽ tạo hợp chất khí?
A. Mg. B. H2. C. Al. D. Ca.
Câu 6: Phương trình hóa học, biểu diễn cho tính oxi hóa của cacbon là
A. 2C + O2  CO2. B. C + CO2  2CO.
t0 t0

C. 3C + 2CuO  2Cu + CO2. D. 2C + Ca  CaC2.


t0 t0

Câu 7: Để khắc chữ, vẽ hình lên thuỷ tinh, ta dùng dung dịch là
A. HBr. B. HCl đặc. C. HF. D. H2SO4 đặc.
Câu 8: Cacbohiđrat nào sau đây thuộc loại monosaccarit?
A. Amilozơ. B. Saccarozơ. C. Glucozơ. D. Xenlulozơ.
Câu 9: Kim loại nào sau đây có độ cứng lớn nhất trong tất cả các kim loại?
A. Vonfram. B. Crom. C. Sắt. D. Đồng.
Câu 10: Dung dịch nào sau đây phản ứng với dung dịch HCl tạo ra chất khí?
A. Ba(OH)2. B. Na2CO3. C. K2SO4. D. Ca(NO3)2.
Câu 11: Cho 12,46 gam alanin phản ứng hết với dung dịch NaOH vừa đủ. Sau phản ứng, khối lượng muối
thu được là
A. 11,15 gam. B. 15,54 gam. C. 17,57 gam. D. 15,68 gam.
Câu 12: Phương trình hóa học nào sau đây không đúng?
A. Cu + 2FeCl3 (dung dịch)  CuCl2 + 2FeCl2.
B. 2Na + 2H2O   2NaOH + H2.
C. Fe + ZnSO4 (dung dịch)   FeSO4 + Zn.
D. H2 + CuO 
o
t
Cu + H2O.
Câu 13: Dung dịch metylamin có tính
A. axit. B. bazơ. C. lưỡng tính. D. trung tính.
Câu 14: Ở điều kiện thường, kim loại nào sau đây phản ứng với nước?
A. Ba. B. Zn. C. Be. D. Fe.
Câu 15: Nước cứng là nước có chứa nhiều các ion
A. Na+ và Mg2+. B. Ba2+ và Ca2+. C. Ca2+ và Mg2+. D. K+ và Ba2+.
Câu 16: Hiện tượng nào sau đây đúng khi cho từ từ dung dịch NH3 đến dư vào ống nghiệm đựng dung dịch
AlCl3?
A. Sủi bọt khí, dung dịch vẫn trong suốt và không màu.
B. Sủi bọt khí và dung dịch đục dần do tạo ra chất kết tủa.
C. Dung dịch đục dần do tạo ra chất kết tủa sau đó kết tủa tan và dung dịch lại trong suốt.
D. Dung dịch đục dần do tạo ra chất kết tủa và kết tủa không tan khi cho dư dung dịch NH3.
Câu 17: Phát biểu nào sau đây là đúng?
A. Hiđro hóa hoàn toàn glucozơ (xúc tác Ni, đun nóng) tạo ra axit gluconic.
B. Xenlulozơ tan tốt trong nước và etanol.
C. Thủy phân hoàn toàn tinh bột trong dung dịch H2SO4, đun nóng, tạo ra glucozơ.
D. Saccarozơ có khả năng tham gia phản ứng tráng bạc.
Câu 18: Cho m gam tinh bột lên men thành ancol etylic với hiệu suất 72%. Toàn bộ lượng khí sinh ra được
hấp thụ hoàn toàn vào dung dịch Ca(OH)2 dư, thu được 45 gam kết tủa. Giá trị của m là
A. 123,750. B. 50,625. C. 61,875. D. 101,250.
Câu 19: Hòa tan hoàn toàn 9,4 gam K2O vào 70,6 gam nước, thu được dung dịch KOH có nồng độ x%. Giá
trị của x là
A. 14. B. 18. C. 22. D. 16.
Câu 20: Dung dịch FeCl3 không tác dụng với kim loại nào dưới đây?
A. Zn. B. Fe. C. Cu. D. Ag.
Câu 21: Để điều chế etyl axetat trong phòng thí nghiệm, người ta lắp dụng cụ như hình vẽ sau:

Hóa chất được cho vào bình 1 trong thí nghiệm trên là
A. CH3COOH và C2H5OH. B. CH3COOH và CH3OH.
C. CH3COOH, CH3OH và H2SO4 đặc. D. CH3COOH, C2H5OH và H2SO4 đặc.
Câu 22: Cho các chất: FeO, FeCO3, Fe2O3, Fe(NO3)2, Fe(OH)2, Fe(OH)3. Số chất bị dung dịch HNO3 loãng
oxi hóa là
A. 4. B. 3. C. 5. D. 6.
Câu 23: Cho 3,6 gam Mg tác dụng với dung dịch HNO3 dư. Cho KOH dư vào dung dịch sau phản ứng thu
được kết tủa. Lọc, nung kết tủa trong không khí cho đến khối lượng không đổi thu được m gam chất rắn. Giá
trị m là
A. 12,0 gam. B. 8,7 gam. C. 6,0 gam. D. 8,0 gam.
Câu 24: X là một este no, đơn chức, có tỉ khối hơi đối với CH4 là 5,5. Nếu đem đun 11,44g este X với 150 ml
dung dịch KOH 1M, sau phản ứng cô cạn dung dịch thu được 13,86g chất rắn khan. Công thức cấu tạo thu
gọn của X là
A. HCOOCH2CH2CH3. B. C2H5COOCH3. C. CH3COOC2H5. D. HCOOCH(CH3)2.
Câu 25: Khử hoàn toàn một lượng Fe3O4 bằng H2 dư, thu được chất rắn X và m gam H2O. Hòa tan hết X
trong dung dịch HCl dư, thu được 1,008 lít khí H2 (đktc). Giá trị của m là
A. 0,72. B. 1,35. C. 1,08. D. 0,81.
Câu 26: Cho 5 gam hỗn hợp X gồm Ag và Al vào dung dịch HCl dư. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu
được 3,36 lít khí H2 (đktc). Phần trăm khối lượng của Al trong X là
A. 54,0%. B. 49,6%. C. 27,0%. D. 48,6%.
Câu 27: Cho dung dich ̣ quỳ tím vào 2 dung dich
̣ sau:
X: H2N-CH2-COOH; Y: HOOC-CH(NH2)- CH2 –COOH. Có hiê ̣n tươ ̣ng gì xảy ra?
A. X và Y đề u không đổ i màu quỳ tim
́ .
B. X làm quỳ tim
́ chuyể n sang màu xanh, Y làm quỳ tim ́ chuyể n màu đỏ.
C. X không đổ i màu quỳ tim
́ , Y làm quỳ tím chuyể n màu đỏ.
D. Cả hai đều làm quỳ chuyể n sang màu đỏ.
Câu 28: Một dung dịch X chứa 0,01 mol Ba2+, 0,01 mol NO3–, a mol OH–, b mol Na+. Để trung hòa lượng
dung dịch X này cần dùng 400 ml dung dịch HCl có pH = 1. Khối lượng chất rắn thu được sau khi cô cạn
dung dịch X nói trên là
A. 3,36 gam. B. 2,56 gam. C. 1,68 gam. D. 3,42 gam.
Câu 29: Cho các phát biểu sau:
(a) Các chất CH3NH2, C2H5OH, NaHCO3 đều có khả năng phản ứng với HCOOH.
(b) Trong một phân tử triolein có 3 liên kết π.
(c) Dung dịch lòng trắng trứng bị đông tụ khi đun nóng.
(d) Poli(metyl metacrylat) được dùng chế tạo thủy tinh hữu cơ.
(e) Ở điều kiện thường, etylamin là chất khí, tan nhiều trong nước.
(g) Tinh bột là đồng phân của xenlulozơ.
Số phát biểu đúng là
A. 3. B. 2. C. 4. D. 5.
Câu 30: Hỗn hợp X gồm Na và Al. Cho m gam X vào nước dư, sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu
được 1,792 lít khí H2 (đktc). Mặt khác, hòa tan hoàn toàn m gam X bằng dung dịch NaOH, thu được 3,136 lít
khí H2 (đktc). Giá trị của m là
A. 3,08. B. 5,08. C. 5,62. D. 4,00.
Câu 31: Cho 0,1 mol hỗn hợp E chứa hai peptit mạch hở, đều được tạo bởi từ một loại α- amino axit có dạng
H2N-CnH2n-COOH gồm tripeptit X (x mol) và hexapeptit Y (y mol). Đốt cháy 0,1 mol E cần dùng 1,89 mol
O2, thu được 2,98 mol hỗn hợp gồm CO2, H2O và N2. Nếu đun nóng x mol X với 400 ml dung dịch KOH 1M,
cô cạn dung dịch sau phản ứng, thu được m gam rắn khan. Giá trị m là
A. 42,80 gam. B. 44,24 gam. C. 36,40 gam. D. 37,84 gam.
Câu 32: Thủy phân hoàn toàn a mol triglixerit X trong dung dịch NaOH vừa đủ. thu được glixerol và m gam
hỗn hợp muối. Đốt cháy hoàn toàn a mol X thu được 1,1 mol CO2 và 1,02 mol H2O. Mặt khác, a mol X tác
dụng tối đa với 0,04 mol Br2 trong dung dịch. Giá trị của m là
A. 17,20. B. 17,16. C. 17,72. D. 17,24.
Câu 33: Tiến hành các thí nghiệm:
(1) Cho AgNO3 vào dung dịch Fe(NO3)2.
(2) Dẫn NH3 qua ống đựng CuO nung nóng.
(3) Cho Al vào dung dịch Fe2(SO4)3 dư.
(4) Cho K vào dung dịch Cu(NO3)2.
Sau khi kết thúc phản ứng, số thí nghiệm có tạo thành kim loại là
A. 3. B. 2. C. 1. D. 4.
Câu 34: Cho m gam hỗn hợp X gồm ba etse đều đơn chức tác dụng tối đa với 400 ml dung dịch NaOH 1M,
thu được hỗn hợp Y gồm hai ancol cùng dãy đồng đẳng và 34,8 gam hỗn hợp muối Z. Đốt cháy hoàn toàn Y,
thu được 5,6 lít khí CO2 (đktc) và 8,1 gam H2O. Giá trị của m là
A. 24,24. B. 25,14. C. 27,70. D. 25,90.
Câu 35: Tiến hành các thí nghiệm sau:
(1) Cho dung dịch Ca(OH)2 vào dung dịch Ca(HCO3)2.
(2) Cho dung dịch HCl đến dư vào dung dịch NaAlO2.
(3) Sục khí CO2 vào dung dịch NaOH.
(4) Sục khí NH3 đến dư vào dung dịch AlCl3.
(5) Sục khí CO2 đến dư vào dung dịch NaAlO2.
(6) Cho Al2O3 tác dụng với dung dịch NaOH.
Sau khi các phản ứng kết thúc, số thí nghiệm thu được sản phẩm có chất kết tủa là
A. 6. B. 3. C. 4. D. 5.
Câu 36: Hỗn hợp X gồm hiđrocacbon A ở thể khí với H2 (dư), có tỉ khối của X so với H2 bằng 4,8. Cho hỗn
hợp X đi qua ống đựng bột niken, nung nóng đến phản ứng hoàn toàn thu được hỗn hợp Y có tỉ khối so với
H2 bằng 8. Công thức phân tử của A là
A. C3H6. B. C4H8. C. C2H2. D. C3H4.
Câu 37: Sục từ từ khí CO2 đến dư vào dung dịch gồm a mol NaOH và b mol Ca(OH)2. Sự phụ thuộc của số
mol kết tủa CaCO3 vào số mol CO2 được biểu diễn theo đồ thị sau:

Tỉ lệ a : b tương ứng là
A. 4 : 3. B. 2 : 3. C. 5 : 4. D. 4 : 5.
Câu 38: Hỗn hợp X gồm Al, Fe2O3, Fe3O4 và CuO, trong đó oxi chiếm 25,39% khối lượng hỗn hợp. Cho m
gam hỗn hợp X tác dụng với 13,44 lít khí CO (đktc), sau một thời gian thu được chất rắn Y và hỗn hợp khí Z
có tỉ khối hơi so với H2 bằng 19. Cho chất rắn Y tác dụng với lượng dư dung dịch HNO3 loãng, thu được dung
dịch T và 10,752 lít khí NO (ở đktc, là sản phẩm khử duy nhất). Cô cạn dung dịch T, thu được 5,184m gam
muối khan. Giá trị của m gần nhất với giá trị nào dưới đây?
A. 57,645. B. 17,300. C. 25,620. D. 38,430.
Câu 39: Hỗn hợp X chứa các este đều mạch hở gồm hai este đơn chức và một este đa chức, không no chứa
một liên kết đôi C=C. đốt cháy hoàn toàn 0,24 mol X cần dùng 1,04 mol O2 thu được 0,93 mol CO2 và 0,8
mol nước. nếu thủy phân X trong NaOH, thu được hỗn hợp Y chứa 2 ancol có cùng số nguyên tử cacbon và
hỗn hợp Z chứa 2 muối. Phần trăm khối lượng của este đơn chức có khối lượng phân tử lớn trong X là
A. 22,7%. B. 15,5%. C. 25,7%. D. 13,6%.
Câu 40: Hòa tan 11,6 gam hỗn hợp A gồm Fe và Cu vào 87,5 gam dung dịch HNO3 50,4%, sau khi kim loại
tan hết thu được dung dịch X và V lít (đktc) hỗn hợp khí B ( gồm hai chất khí có tỉ lệ số mol 3:2). Cho 500
ml dung dịch KOH 1M vào dung dịch X thu được kết tủa Y và dung dịch Z. Lọc lấy Y rồi nung trong không
khí đến khối lượng không đổi thu được 16,0 gam chất rắn. Cô cạn dung dịch Z được chất rắn T. Nung T đến
khối lượng không đổi thu được 41,05 gam chất rắn. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Nồng độ % của
Fe(NO3)3 trong X là
A. 12,20%. B. 13,56%. C. 40,69%. D. 20,20%.

…………………..Hết…………………..

You might also like