Download as doc, pdf, or txt
Download as doc, pdf, or txt
You are on page 1of 3

ĐỂ THI THỬ QUỐC GIA THỦ KHOA HUÂN- 2019

MÔN HÓA HỌC – SỐ 1

Câu 1: Kim loại dẫn điện tốt nhất là


A. Ag. B. Au. C. Al. D. Cu.
Câu 2: Thạch cao sống có công thức là
A. CaSO4.H2O. B. CaSO4. C. CaCO3. D. CaSO4.2H2O.
Câu 3: Cho Al tan trong dung dịch X tạo ra khí Y nhẹ hơn khí CO. Vậy dung dịch X là
A. H2SO4 đặc nóng. B. HNO3 loãng. C. HNO3 đặc nóng. D. HCl.
Câu 4: Khí gây hiệu ứng nhà kính là
A. H2. B. O2. C. N2. D. CO2.
Câu 5: X là một hợp chất của sắt. Khi X tác dụng với dung dịch HCl dư, thu được dung dịch chứa 2 muối
clorua. Vậy X là
A. FeO. B. Fe3O4. C. Fe(OH)3. D. FeCO3.
Câu 6: Phát biểu sai là
A. Crom(III) hiđroxit có tính lưỡng tính. B. Crom(VI) oxit có tính oxi hóa mạnh.
C. Muối Cr3+ không thể hiện tính khử. D. Crom không tác dụng với H2SO4 đặc nguội.
Câu 7: Este X có công thức C4H6O2. Thủy phân X trong môi trường axit thu được hai sản phẩm đều có khả
năng tham gia phản ứng tráng bạc. Vậy công thức cấu tạo của X là
A. CH2=CH-COO-CH3. B. HCOOCH2CH=CH2. C. HCOOCH=CHCH2. D. CH3COOCH=CH2.
Câu 8: Nhỏ dung dịch Br2 vào dung dịch nào sau đây thì xuất hiện kết tủa trắng ?
A. anilin. B. alanin. C. đimetylamin. D. glyxin.
Câu 9: Phản ứng nào sau đây có phương trình ion thu gọn là: H+ + OH-  H2O ?
A. HCl + NaOH  NaCl + H2O. B. NaOH + NaHCO3  Na2CO3 + H2O.
C. H2SO4 + BaSO4  BaSO4 + 2H2O. D. H3PO4 + 2KOH  K2HPO4 + 2H2O.
Câu 10: Kim loại phản ứng với dung dịch HNO3 thì chắc chắn không tạo ra sản phẩm
A. N2. B. N2O5. C. NO. D. NO2.
Câu 11: Tên gọi của CH3CH2CH(OH)CH3 là
A. butan-2-ol. B. butan-3-ol. C. ancol btylic. D. ancol anlylic.
Câu 12: Khi tách nước butan-2-ol thì thu được tối đa bao nhiêu anken ?
A. 3. B. 1. C. 2. D. 4.
Câu 13: Cho a mol FeS2 và b mol FeCO3 phản ứng với dung dịch HNO3, tạo ra dung dịch chứa một chất tan
duy nhất và thoát ra hỗn hợp NO và CO2. Tỉ lệ a:b bằng
A. 3:1. B. 1:3. C. 2:1. D. 1:2.
Câu 14: Hòa tan hoàn toàn 3,6 gam hỗn hợp MgO và Ca cần lượng vừa đủ m gam dung dịch HCl 7,3%. Giá
trị m là
A. 45. B. 90. C. 135. D. 180.
Câu 15: Phản ứng chứng tỏ ảnh hưởng của nhóm OH đến vòng benzen trong phân tử phenol, ta cho phenol
tác dụng với
A. dung dịch NaOH. B. Na. C. O2. D. dung dịch Br2.
Câu 16: Nhận định sai là
A. Các este nhẹ hơn nước nên không tan trong nước.
B. Chất béo thuộc loại este.
C. Chất béo lỏng chứa chủ yếu các gốc axit béo không no.
D. Tripeptit mạch hở có chứa 2 liên kết peptit.
Câu 17: Một loại mùn cưa chứa 60% xenlulozơ dùng làm nguyên liệu sản xuất ancol etylic. Khi dùng 1 tấn
mùn cưa trên thì sản xuất được bao nhiêu lít ancol 70o ? Biết hiệu suất cả quá trình là 70%, khối lượng
riêng của ancol etylic nguyên chất là 0,8 gam/ml.
A. 298,125 lít. B. 425,926 lít. C. 365,675 lít. D. 542,734 lít.
Câu 18: Đốt cháy hoàn toàn 7,6 gam hỗn hợp X gồm metylamin và etylamin, thu được sản phẩm có chứa
2,24 lít khí N2 (đktc). Mặt khác, cho 7,6 gam X tác dụng với dung dịch HCl dư, thu được m gam muối.
Giá trị m là
A. 11,25. B. 11,15. C. 14,9. D. 14,7.
Câu 19: Thực hiện phản ứng với hai muối X và Y theo sơ đồ:
(1) X (to)  X1 + CO2 (2) X1 + H2O  X2
(3) X2 + Y  X + Y1 + H2O (4) X2 + 2Y  X + Y2 + 2H2O
Hai muối X, Y tương ứng là
A. CaCO3, NaHSO4. B. BaCO3, Na2CO3. C. CaCO3, NaHCO3. D. MgCO3, NaHCO3.
Câu 20: Cho các dung dịch đôi một tác dụng với nhau: NH3, (CH3)2NH, HCl, FeCl3, C6H5NH3Cl. Số cặp chất
xảy ra phản ứng là
A. 4. B. 5. C. 6. D. 7.
Câu 21: Tiến hành các thí nghiệm:
(1) Cho Fe vào dung dịch CuSO4. (2) Cho Cu vào dung dịch Fe(NO3)2.
(3) Cho Ag vào dung dịch Cu(NO3)2. (4) Cho AgNO3 vào dung dịch Fe(NO3)2.
Số thí nghiệm có xảy ra phản ứng là
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 22: Chất A (C5H8O2) tác dụng với dung dịch NaOH, thu được muối của axit hữu cơ B và một chất hữu
cơ D không phản ứng với Na. Số chất phù hợp với A là
A. 6. B. 7. C. 8. D. 10.
Câu 23: Một loại đá vôi chứa 80% CaCO3, còn lại là chất trơ. Nung m gam đá này một thời gian, thu được
0,78m gam chất rắn. Hiệu suất phân hủy CaCO3 là
A. 78,0%. B. 50,0%. C. 62,5%. D. 97,5%.
Câu 24: Nhận xét đúng là
A. Phenyl fomat phản ứng với dung dịch NaOH dư, thu được hỗn hợp hai muối.
B. Anilin tan trong dung dịch NaOH.
C. Isopropylamin là amin bậc hai.
D. Metylamin không phản ứng với phenylamoni clorua.
Câu 25: Cho sơ đồ: +A +B
FeSO4
+C +D
Fe(NO3)2
Fe2O3 Fe FeCl2
A, B, C, D lần lượt là
A. AgNO3, CO, BaCl2, CuSO4. B. CO, AgNO3, CuSO4, BaCl2.
C. CO, CuSO4, BaCl2, AgNO3. D. CO, CuSO4, AgNO3, BaCl2.
Câu 26: Đốt cháy hoàn toàn a mol X là trieste của glixerol với các axit đơn chức mạch hở, thu được b mol
CO2 và c mol H2O, biết b – c = 4a. Hiđro hóa m gam X cần 6,72 lít H2 (đktc), thu được 39 gam Y. Nếu
đun m gam X với dung dịch chứa 0,7 mol NaOH đến phản ứng hoàn toàn, cô cạn dung dịch sau phản ứng
được chất rắn khan có khối lượng
A. 53,2 gam. B. 61,48 gam. C. 57,2 gam. D. 52,6 gam.
Câu 27: Cho dãy các chất: NaHCO3, CO, Al(OH)3, Fe(OH)3, HF, SiO2, Cr2O3, Cl2, NH4Cl. Số chất tác dụng
với dung dịch NaOH loãng ở nhiệt độ thường là
A. 4. B. 5. C. 6. D. 7.
Câu 28: Cho các phán biểu sau:
(1) Thủy phân hoàn toàn vinyl axetat bằng NaOH, thu được natri axetat và anđehit fomic.
(2) Polietilen được điều chế bằng phản ứng trùng ngưng etilen.
(3) Ở điều kiện thường, anilin là chất khí.
(4) Tinh bột thuộc loại polisaccarit.
(5) Khi thủy phân đến tận cùng anbumin (lòng trắng trứng), thu được các α-amino axit.
(6) Trong điều kiện thích hợp, triolein tham gia phản ứng cộng hiđro.
Số phát biểu đúng là
A. 3. B. 4. C. 5. D. 6.
Câu 29: Nung hỗn hợp gồm BaCO3, Fe(OH)3, Al)OH)3, Cu(OH)2 và MgCO3 trong không khí đến khối lượng
không đổi, được hỗn hợp chất rắn X. Cho X vào H2O dư, khuấy đều, được dung dịch Y chứa hai chất tan
và phần rắn Z. Dẫn khí CO dư nung nóng qua Z, được chất rắn E. Các phản ứng xảy ra hoàn toàn. E gồm
A. 1 kim loại và 3 oxit. B. 2 kim loại và 1 oxit. C. 1 kim loại và 2 oxit. D. 2 kim loại và 2 oxit.
Câu 30: Hỗn hợp M gồm hai ancol no, đơn chức, mạch hở X, Y và một hiđrocacbon Z. Khi đốt cháy hoàn
toàn M cần dùng 0,07 mol O2, thu được H2O và 0,04 mol CO2. Công thức phân tử của Z là
A. C2H4. B. C3H6. C. CH4. D. C2H6.
Câu 31: Hỗn hợp X gồm Al và một oxit sắt. Hòa tan hoàn toàn 13,4 gam X trong dung dịch H2SO4 đặc nóng
dư, thu được dung dịch Y chứa 41,4 gam muối và thoát ra 2,8 lít khí SO2 (đktc) là sản phẩm khử duy nhất.
Cho dung dịch NaOH dư vào Y tạo ra m gam kết tủa. Oxit sắt và giá trị m là
A. FeO và 10,70. B. Fe2O3 và 5,35. C. Fe3O4 và 16,05. C. Fe3O4 và 21,25.
Câu 32: Hiđro hóa hoàn toàn chất hữu cơ X mạch hở, thu được ancol Y. Đốt cháy hoàn toàn Y thu được CO2
và H2O theo tỉ lệ mol tương ứng 2:3. Số chất có thể có của X là
A. 3. B. 1. C. 2. D. 4.
Câu 33: Mắc song song bình (1) chứa dung dịch AgNO3với bình (2) chứa dung dịch NaCl. Tiến hành điện
phân với cường độ dòng điện không đổi là 19,3A trong thời gian 25 phút, thấy khối lượng catot bình (1)
tăng 21,6 gam (AgNO3 còn dư) và ở bình (2) có một khí X thoát ra. Thể tích khí X (đktc) là
A. 1,12 lít. B. 2,24 lít. C. 3,36 lít. D. 4,48 lít.
Câu 34: Tripeptit M và tetrapeptit Q đều được tạo ra từ một amino axit X mạch hở chứa 1 nhóm NH2 và 1
nhóm COOH, Phần trăm khối lượng nitơ trong X là 18,667%. Thủy phân không hoàn toàn m gam hỗn
hợp M và Q (tỉ lệ mol 1:1) bằng enzim, thu được 1,89 gam M; 4,62 gam đipeptit và 3,75 gam X. Giá trị m

A. 9,3215. B. 8,7000. C. 58,7250. D. 5,5800.
Câu 35: Cho m gam Na vào 100 ml dung dịch AlCl3 0,5M. Kết thúc phản ứng, khối lượng dung dịch tăng lên
2,4 gam so với ban đầu. Giá trị m gần nhất với
A. 4,13. B. 3,44. C. 2,50. D. 6,20.
Câu 36: Xà phòng hóa hoàn toàn m gam một este đơn chức cần vừa đủ 100 ml dung dịch NaOH 2M. Cô cạn
dung dịch sau phản ứng, thu được chất rắn khan Y và hơi một chất hữu cơ Z. Khi đốt cháy hoàn toàn Y
được Na2CO3, H2O và 6,72 lít khí CO2 (đktc). Z bị oxi hóa thành anđehit T. T tráng bạc theo tỉ lệ mol
nT:nAg=1:4. Giá trị m là
A. 17,6. B. 12,0. C. 14,8. D. 14,6.
Câu 37: Cho 14,16 gam hỗn hợp X gồm Fe, FeO, Fe2O3. Chia X thành 3 phần bằng nhau. Khử hoàn toàn
phần I bằng H2 dư, thu được 3,92 gam Fe. Phần II tác dụng với dung dịch CuSO4 dư, thu được 4,96 gam
chất rắn. Hòa tan hết phần III trong HCl vừa đủ, thu được dung dịch Y. Y tác dụng với dung dịch AgNO3
dư, tạo ra m gam chất rắn. Giá trị m là
A. 22,96. B. 25,12. C. 26,20. D. 28,36.
Câu 38: Hỗn hợp E gồm 3 peptit mạch hở X, Y, Z có tỉ lệ mol tương ứng 2:3:4. Thủy phân hoàn toàn 35,97
gam E thu được sản phẩm chỉ gồm 0,29 mol A và 0,18 mol B. Biết tổng số liên kết peptit trong E bằng 16.
A và B là các amino axit no, có 1 nhóm NH2 và 1 nhóm COOH. Đốt cháy hoàn toàn m gam E, thu được
N2, 0,74 mol CO2 và a mol H2O. Giá trị a gần nhất với
A. 0,65. B. 0.67. C. 0.69. D. 0,72.
Câu 39: Cho hỗn hợp gồm Al và Zn tác dụng với 500 ml dung dịch gồm AgNO3 a mol/l và Cu(NO3)2 b mol/l
(a : b = 2 : 1), thu được m gam hỗn hợp chất rắn Y và dung dịch Z. Cho Y tác dụng với dung dịch HNO3
đăc nóng dư, thu được 4,032 lít khí NO2 (đktc) là sản phẩm khử duy nhất. Cho Z tác dụng với dung dịch
NaOH dư, lọc lấy phần kết tủa đem nung nóng đến khối lượng không đổi, thu được 2,4 gam chất rắn duy
nhất. Giá trị m gần nhất với số
A. 12. B. 16. C. 14. D. 10.
Câu 40: Hai chất hữu cơ đều chứa C, H, O. Mỗi chất chỉ chứa một loại nhóm chức. MX = 76, Y là hợp chất
thơm. Cho 1,14 gam X tác dụng với Na dư, thu 3,36 ml khí (đktc). Chất Z (có công thức phân tử trùng
với công thức đơn giản nhất) được tạo thành khi cho X tác dụng với Y. Đốt cháy hoàn toàn 1,12 gam Z
cần 1,288 lít O2 (đktc), thu được CO2 và H2O theo tỉ lệ mol tương ứng 11:6. Mặt khác, 4,48 gam Z tác
dụng vừa đủ với 200 ml dung dịch NaOH 0,2M. Số công thức cấu tạo phù hợp của Z là
A. 5. B. 6. C. 9. D. 10.

You might also like