Fire Trucks

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 43

I.

Điều kiện làm việc và yêu cầu:


1.1. Điều kiện làm việc:
- Làm việc trong các tình huống cần tính cơ động cao.
- Xe thuộc dạng ưu tiên nên cần trang bị còi đèn ưu tiên.
- Xe chữa cháy khó tiếp cận địa điểm cần chữa cháy do đặc điểm đường xá Việt Nam là
nhiều đường hẻm.
- Ngoài các thiết bị chuyên dùng chữa cháy, xe chữa cháy loại lớn còn có trang bị thêm
thang cứu hộ. Nên cần phải bố trí chung sao cho đạt TCVN và TCN.
- Tùy theo tình trạng chat nên sẽ cần áp suất phun khác nhau. Nên ta phải có nhiều lăng
phun để đảm bảo hiệu quả chữa cháy cao nhất.
- Cần trang bị ống mềm để lính cứu hộ tiếp cận những địa điểm cháy mà xe chữa cháy
không lưu thông vào được.
- Cần phải điều chỉnh được áp suất của nước phun ra từ vòi phun để có thể đưa nước
tiếp cận đến các nguồn cháy.
- Công suất bơm lớn nên cần lựa chọn phương án dẫn động bơm cho phù hợp.
- Việc liên kết thùng chuyên dùng với xe cơ sở khó khăn. Nên cần phải có phương pháp
liên kết đặc biệt.
- Do phải làm công tác cứu hộ nên ngoài phải chở các thiết bị chữa cháy thì còn phải
đảm bảo chở được 3-5 người lính cứu hộ.
- Cần có khả năng hút nước từ các nguồn nước khác nhau.
- Khả năng thông qua cao.

1.2. Yêu cầu:


- Xe cần đảm bảo Moment xoắn lớn để tăng tốc trong đường xá thành phố.
- Khi làm nhiệm vụ, các thiết bị phải điều khiển nhẹ nhàng.
- Có kết cấu phù hợp, thuận tiên cho việc di chuyển trong công tác chữa cháy để có
thể kịp thời dập tắt các đám cháy xảy ra nghiêm trọng.
- Phải kiểm soát được lưu lượng nước của vòi phun để đảm bảo áp suất phun cho quá
trình chữa cháy.
- Ngoài việc bố trí bồn chứa nước chữa cháy và bơm nước. Cần phải có không gian để
chứa thiết bị chuyên cứu hộ cứu nạn như rìu, ống thở,…
- Thiết bị chuyên dùng (gồm bồn chở nước chữa cháy và bơm nước) có khối lượng
lớn. Khi thiết kế phải đảm bảo đạt TCVN và TCN.
- Áp lực nước đủ để dập tắt được đám cháy.
- Thùng xe đảm bảo kín khít, không rò rỉ.
- Bơm hút nước nhanh.
- Ngoài tính cơ động còn có tính việt dã cao ( địa hình rừng, núi,,..).
- Dễ dàng bảo trì bảo dưỡng, vệ sinh xe.

1
- Cần phải có một số dạng vòi phun khác nhau để đảm bảo hiệu quả chữa cháy.
- Yêu cầu chung: Có tính thẫm mỹ, giá thành hợp lý, tuổi thọ cao, làm việc êm, dễ sửa
chữa, thay thế và bảo dưỡng động cơ, hoạt động ổn định.

II. Phương án – Lựa chọn phương án:


2.1. Các loại xe chữa cháy:
2.1.1.Xe bơm chữa cháy:

Hình 2.1: Xe bơm chữa cháy [Nguồn: Chú thích số[1]]


- Kết cấu:
 Xe nền có tải trọng nhỏ, có tính cơ động cao
 Trên xe được gắn 1 hoặc nhiều bơm, có nguồn công suất riêng
 Xe được tận dụng chở vòi hoặc các thiết bị hỗ trợ cho hoạt động chữa cháy.
 Vì vậy xe chữa cháy loại này chỉ là phương tiện chở bơm với nguồn công
suất riêng.Khi cháy xảy ra, bơm được nối với nguồn nước ngay tại nơi xảy
ra cháy
- Ưu điểm:
 Xe có kết cấu đơn giản.
 Áp dụng cho nơi đường xá chật hẹp.
 Có thể sản suất trong nước.
 Dễ sử dụng, bảo trì, bão dưỡng.
- Nhược điểm:
 Do xe chỉ chở thiết bị công tác nên phụ thuộc vào các loại xe chữa cháy
khác.

2
 Xe không có nguồn nước sẵn nên không thể sử dụng ở những nơi không có
nguồn nước.

2.1.2.Xe chữa cháy có bồn nước:

Hình 2.2: Xe chữa cháy có bồn nước [Nguồn: Chú thích số[1]]
- Kết cấu:
 Xe nền có tải trọng lớn dùng để chuyên chở bồn chứa nước chữa cháy.
 Trên xe được gắn 1 bơm ly tâm, dẫn động từ trục trích công suất từ động cơ.
 Xe được trang bị đầy đủ các thiết bị phục vụ cho công tác chữa cháy, có khả
năng vận chuyển các cán bộ chiến sĩ chữa cháy.

- Ưu điểm:
 Có tính cơ động cao, có thể chủ động về nguồn nước cũng như các thiết bị
phục vụ công tác chữa cháy.
 Có khả năng hoạt động độc lập trong một khoảng thời gian nhờ vào nguồn
nước trong bồn.
 Xe chữa cháy loại này có thể áp dụng cho những nơi chưa có mạng lới trụ
nước tốt.
- Nhược điểm:
 Ngoài việc bố trí thiết bị chuyên dùng, xe còn phải bố trí thêm thùng nước
nên kết cấu phức tạp hơn.
 Giá thành cao do chủ yếu là nhập khẩu từ nước ngoài.

3
 Trong điều kiện ở nước ta thì việc sử dụng loại xe này gặp khá nhiều khó
khăn. Đặc biệt là ở những khu dân cư đông đúc, đường xá chật hẹp.

2.1.3.Xe chữa cháy có bồn nước và bồn hóa chất:

Hình 2.3: Xe chữa cháy có bồn nước và hóa chất [Nguồn: Chú thích số[2]]
- Kết cấu:
 Xe loại này thường có tải trọng lớn hơn xe chữa cháy có bồn nước.
 Vì trên xe ngoài bồn chứa nước ra còn có bồn chứa hóa chất để tăng khả
năng dập tắt dám cháy.
 Có hệ thống trộn hóa chất với nước theo những tỷ lệ khác nhau phụ thuộc
vào người điều khiển.
- Ưu điểm:
 Khả năng dập tắt ngọn lửa cao hơn so với phương pháp chữa cháy bằng
nước thông thường.
 Có thể áp dụng cho những nơi chưa có mạng lưới trụ nước tốt.
 Dập tắt được các đám cháy nghiêm trọng như cháy hóa chất,…
- Nhược điểm:
 Kết cấu phức tạp.
 Giá thành vật liệu hóa chất dùng để chữa cháy cao.
 Chủ yếu nhập khẩu từ nước ngoài.

4
2.1.4.Xe chữa cháy có bồn nước (hoặc bồn hóa chất) và có thang
cứu hộ:

Hình 2.4: Xe chữa cháy có bồn nước và thang cứu hộ [Nguồn: Chú thích số[1]]
- Kết cấu:
 Xe chữa cháy loại này có yêu cầu cao về tính ổn định tỉnh khi đang chữa
cháy vì trên xe có hệ thống thang trượt.
 Nhờ hệ thống thang trượt này mà xe có khả năng đưa nạn nhân trên cao
xuống đất an toàn và giúp cho lính cứu hỏa tiếp cận ngọn lửa tốt hơn.
 Có cụm hệ thống thủy lực để điều khiển thang trượt.
- Ưu điểm:
 Dập tắt đám cháy tốt do lính cứu hỏa có thể chủ động tiếp cận nguồn cháy
với khoảng cách hợp lý hơn.
 Có thể sử dụng để đưa nạn nhân trong đám cháy ra ngoài an toàn (Đặc biệt
là các tòa nhà cao tầng như chung cư).
- Nhược điểm:
 Xe có kết cấu phức tạp. (Vừa phải có cụm hệ thống thủy lực để điều khiển
nâng hạ thang và vừa phải có cụm chi tiết bơm và thùng nước để chữa
cháy).
 Xe cồng kềnh nên việc di chuyển đến nơi đang cháy tốn nhiều thời gian hơn.
 Bảo trì – bảo dưỡng tốn nhiều công sức hơn.
 Giá thành xe khá cao và chủ yếu nhập khẩu từ nước ngoài.

2.2. Lựa chọn xe cơ sở và lựa chọn thùng chuyên dùng:


2.2.1.Lựa chọn xe cơ sở:
- Các vấn đề cần quan tâm khi chọn xe cơ sở:

5
 Các kích thước liên quan đến việc tính bền bồn chứa và gối đỡ liên quan đến
bố trí hệ thống đường ống nước.
 Tính năng kỹ thuật của xe nền có liên quan đến việc chọn dạng truyền động,
chọn bơm, bố trí bơm.
 Giá thành xe cơ sở phù hợp với loại xe cần thiết kế.
- Các thông số kỹ thuật khi chọn xe cơ sở:
 Công suất cực đại và moment xoắn cực đại lơn phù hợp cho vận hành các
thiết bị chuyên dùng trong chữa cháy.
 Khả năng vượt dốc cao tương thích với nhiều loại địa hình di chuyển tạo nên
khả năng cơ động cao cho xe.

2.2.2.Lựa chọn bồn nước:


- Đặc điểm cấu tạo của bồn chứa:
 Kết cấu đơn giản.
 Đảm bảo kín khít, không rò rỉ trong quá trình di chuyển và quá trình thực
hiện chuyên dùng.
 Kích thước gọn dễ dàng bố trí trên xe.
 Dễ sơn, bảo quản phía trong.
- Loại tiết diện của bồn nước:
A. Tiết diện tròn:
- Ưu điểm:
 Tính toán đơn giản.
 Gia công dễ dàng.
- Nhược điểm:
 Trọng lượng bồn đầy nước cao, dễ gây mất ổn định cho xe
 Bố trí trên xe khó
 Hình dạng không đẹp, không tận dụng được chiều ngang của xe.
B. Tiết diện hình Ellipse:
- Ưu điểm:
 Khi chứa đầy nước có trọng tâm thấp hơn bồn có tiết diện hình tròn tăng độ
ổn định khi di chuyển, bố trí trên xe dê dàng hơn.
- Nhược điểm:
 Hao vật liệu hơn khi gia công so với bồn hình dạng tròn có cùng thể tích.
 Việc tính toán phức tạp.

6
C. Tiết diện hình chữ nhật:
- Ưu điểm:
 Chế tạo và tính toán đơn giản.
 Tận dụng được chiều ngang của xe.
- Nhược điểm:
 Hao tốn nhiều vật liệu.
 Do có thành chuyển tiếp nên dễ gây tập trung ứng suất, do đó thành bồn phải
dày lên.
D. Tiết diện hình thang:
- Ưu điểm:
 Tận dụng được chiều ngang của xe.
 Trọng tâm của thùng khi đầy nước thấp, do đó tăng tính ổn định của xe.
 Với kích thước dài rộng cao bằng với elip thì hình thang cho dung tích lớn
hơn.
 Dễ bố trí trên xe hơn phù hợp cho loại e có cabin vuông.
 Tính toán đơn giản hơn so với elip.
- Nhược điểm:
 Là tiết diện cần gia công với nhiều vật liệu nhất.
 Qua phân tích các loại bồn, ta chọn loại bồn có tiết diện ngang trên cơ sở
hình thang.

 Ngoài những ưu điểm đã nêu, trong quá trình tính toán nhờ diện tích của tiết diện
có tỉ lệ lớn so với các loại bồn khác, giúp ta rút ngắn được chiều dài bồn, tạo thuận
lợi cho việc bố trí trọng tâm của bồn so với khoảng cách tâm cầu sau để phân bố
tải trọng lên hai cầu hợp lý.

2.3. Lựa chọn phương án:


- Xe cơ sở có chassis trung chiều dài cở 6,5m tải trọng cho phép chở 4040
kg.
- Thùng chứa có tiết diện hình thang đáy hình elip
- Bơm chữa cháy được lắp đặt ngay sau cabin đôi và được liên kết với đầu ra
của hộp số thông qua trục các đăng của truyền lực chính và cặp bánh răng
ăn khớp của bộ trích công suất.
- Chassis xe cơ sở liên kết với thùng chuyên dùng thông qua bulong quang
và bát chống xô.
- Bơm được dùng là bơm ly tâm.
- Trích công suất từ động cơ.

7
III. Thiết kế bố trí chung:
3.1. Bố trí chung kích thước:

Hình 3.1: Kích thước cơ bản của xe cơ sở [Nguồn: Chú thích số[12]]

8
Hình 3.1: Bố trí chung kích thước xe chữa cháy [Nguồn: Chú thích số[13]]

3.2. Tính toán sơ bộ bồn:


3.2.1.Tính toán thông số tổng thể của bồn nước:
A. Tính toán thông số kết cấu tiết diện bồn:
- Ta lựa chọn sử dụng bồn có tiết diện bồn là hình thang với ưu điểm là không giảm
thể tích quá lớn so với tiết diện hình chử nhật và hạ thấp trọng tâm bồn.

Hình 3.2: Cắt mặt cắt bồn chứa


D  Db 
Std  l H  Dl .h (m2) (3.1)
2 4

9
Std  1.3 (m2)
- Trong đó:
Dl = 1.1 (m) chiều dài đáy lớn
Db = 1 (m) chiều dài đáy bé
H = 1 (m) chiều cao hình thang
h = 0.375 (m) chiều cao trục nhỏ
B. Tính toán khối lượng bồn chứa:
- Khối lượng bồn chứa được tính bằng cách chia thành các mặt : 01 mặt trước (hình
thang, 01 mặt sau (hình thang), 01 mặt đáy (hình chữ nhật), 01 mặt trên (hình chữ
nhật) , 02 mặt hông (hình chữ nhật).
- Lưu ý rằng chiều dày bồn  tại các mặt khác nhau có thể khác nhau. Vì bồn chứa
chỉ có nhiệm vụ chứa nước và không nén nên phần lớn lực do trọng lượng nước gây
ra tập trung vào phần đáy bồn hơn các mặt hông (vốn có áp suất tăng theo chiều sâu
bồn).

Hình 3.3: Giá trị áp suất tác dụng lên thành thay đổi theo độ sâu [Nguồn: Chú
thích số[6]]
- Vì lý do này nên khi thiết kế ta nên tăng chiều dày  ở đáy bồn hơn các ở các mặt
khác. Các thông số chiều dày thường chọn ở đáy bồn là từ 4 mm , còn đối với các
mặt bên là 3.5 mm. Đây là thông số kinh nghiệm quan trọng giúp chúng ta ước lượng
được khối lượng bồn một cách gần đúng (mà vẫn có thể đảm bảo bền bồn chứa)
ngay cả khi chưa tính toán kỹ thuật.
- Vì tính toán sơ bộ là quá trình lặp nên nếu giá trị bề dày kinh nghiệm đưa ra không
đảm bảo bền, ta phải lặp lại quá trình tính sơ bộ để thay đổi thông số.
- Tính toán thể từng mặt:
Vt  Std . t (m3) (3.2)
Vt  0.004 (m3)
- Trong đó:
Vt thể tích mặt trước (m3)
 t : bề dày mặt trước

10
Vs  Std . s (m3) (3.3)

Vs  0.004 (m3)

- Trong đó:
Vs thể tích mặt sau (m3)
 s : bề dày mặt sau (m)

 D  Db 
2

Vh  H   l  .L. h (m )
2 3
(3.4)
 2 

Vh  0.0079 (m3)
- Trong đó:
Vh thể tích mặt hông (m3)
 h : bề dày mặt hông (m)

 D   D  D 
Vd   3  l  h    3 l  h  l  3h   .L. d (m3) (3.5)
  2   2  2  

Vd  0.0182 (m3)
- Trong đó:
Vd thể tích mặt đáy (m3)
 d : bề dày mặt đáy (m)

Vtr  Db .L. tr (m3) (3.6)

Vtr  0.00532 (m3)


- Trong đó:
Vtr thể tích mặt trên (m3)
 tr : bề dày mặt trên (m)
- Tổng thể tích bồn:
Vb  Vt  Vs  2Vh  Vtr  Vd (m3) (3.7)

Vb  0.0485 (m3)
- Dung tích bồn chứa:
Vnc  Std .L  Vb (m3) (3.8)
Vnc  2.046 (m ) 3

- Tính khối lượng bồn:

11
Gbo  Vb . s (kg) (3.9)

Gb  381,08 (kg)
- Trong đó
Gbo Khối lượng của bồn chứa (kg)
 s = 7850 (kg/ m3) khối lượng riêng của thép
- Tính khối lượng của nước chứa trong bồn (lúc đầy nước):
Gnc  Vnc . nc (kg) (3.10)

Gnc  2046,2 (kg)


- Trong đó
Gnc Khối lượng của nước (kg)
 nc = 1000 (kg/ m3) khối lượng riêng của nước
- Tổng khối lượng xe:
Gtong  Gxcs  Gbo  Gnc  Gn  2Gc.hong  Gc.sau  Gb  Gdd (kg) (3.11)

Gtong  5687.33 (kg)

- Trong đó
Gn :khối lượng của các chiến sĩ chữa cháy và tài xế (kg)

Xe có cabin đôi và được thiết kế chở được 5 người , với trọng lượng trung bình
của nam giới là 65 (kg).
Gc.hong = 10 (kg) khối lượng của cản hông
Gc.sau = 10 (kg) khối lượng của cản sau
Gbom :khối lượng của các bơm (kg)

Đối với khối lượng bơm dựa trên kinh nghiệm nằm trong khoảng 90÷150(kg), ở
đây chọn 95 (kg) khối lượng bơm sẽ được xác định chính xác ở phần tính toán kỹ thuật
sau khi ta đã xác định được các thông số cơ bản của bơm.
Gdd :khối lượng của các thiết bị hỗ trỡ chữa cháy (kg)

Đối với thiết bị hỗ trợ thì xe được để mang theo 300(kg) bao gồm các đường ống ,
bình chữa cháy, thiết bị cứu hộ, v.v.

3.2.2.Tính tọa độ trọng tâm xe cứu hỏa:


- Trọng lượng của xe cứu hỏa chia làm các thành phần chính : xe cơ sở ( Gxcs ), thùng
chuyên dùng ( Gt ), tài xế và lính cứu hỏa ( Gn ), bơm ( Gb ).

12
Hình 3.4: Bố trí chung về khối lượng [Nguồn: Chú thích số[5]]
- Lấy B làm gốc tọa độ thì :
Bảng 3.1: Tọa độ trọng tâm của các thành phần trọng lượng xe
Tên X Y Z Trọng lượng
Xe cơ sở 2.359 0.997 0.833 Gxcs
Thùng chuyên dùng xt 0.997 1.755 Gt
Tài xế và lính cứu hỏa 1.382 0.997 1.861 Gn
Bơm 3.365 0.997 1.861 Gb
Đồ dùng 5.35 0.997 1.861 Gdd
Cản hông 3.084 0.997 0.723 Ghong
Cản sau 6.735 0.997 1.93 Gsau
- Trong đó : Đối với xe cơ sở là được chọn dựa trên phần chọn phương án (chassis cở
trung) thì dựa trên catalogue mà nhà sản suất cung cấp, ta có được khối lượng xe cơ sở,
cũng như vị trí tọa độ trọng tâm của nó.
- Ta chọn phân tải trọng cầu trước và cầu sau khi đầy tải là 0.25:0.75. Từ đó ta tính được
vị trí tọa độ trọng tâm cần đạt khi đầy tải .Bằng cách giải hệ phương trình:
x1  x2  3.87
25x1  75x2  0

13
- Từ đó ta có vị trí tọa độ trọng tâm là x = a + x1 = 4.01 (m)
- Mặt khác tọa độ trọng tâm toàn bộ xe theo chiều dọc, lấy điểm xa nhất của đầu xe làm
gốc là :
-
2510.2,359  2427,3xt  325.1,382  94.3,365  300.5,35  20.3, 084  10.6, 735
x (m)
5687,33

(3.12)
- Như vậy ta xác định được vị trí đặt thùng nước : xt= 5.935 (m)
- Tọa độ trọng tâm toàn bộ xe theo chiều cao, lấy mặt phẳng tiếp xúc bánh xe với mặt
đường làm gốc là:
Gxcs z1  Gt z2  Gn z3  Gb z4  2Gc.hong z6  Gc.sau z7  Gdd z5
z (m) (3.13)
Gt

z = 1.14 (m)

3.2.3.Bố trí chung công năng :


- Đối với xe chửa cháy đã chọn thì trong các trường hợp làm việc chủ yếu là đứng yên
tại chổ và sử dụng trích công suất để dẫn động bơm nên không có yếu tố làm ảnh
hưởng đến ổn định xe khi làm việc chuyên dùng.
- Sử dụng cabin đôi để có thể gia tăng khả năng chuyên chở các chiến sĩ, do vậy ta phải
thiết kế chỗ ngồi, cũng như không gian để chứa các trang thiết bị cá nhân trong cabin.

Hình 3.5: Bố trí trong cabin [Nguồn: Chú thích số14]]

14
- Ngoài ra ta cũng phải bố trí không gian để chứa các thiết bị chữa cháy, cứu hộ, và vì
cần phải thao tác được nhanh chóng trong trường hợp khẩn cấp nên ta sẽ bố trí các
khoan này dọc theo chiều dài thùng.

Hình 3.6: Bố trí khoan để các thiết bị chữa cháy [Nguồn: Chú thích số[15]]

- Bố trí đường ống dẫn nước.

Hình 3.7: Sơ đồ đường ống [Nguồn: Chú thích số[15]]

15
- Bố trí trích công suất: Do hộp số của xe cơ sở đặt khá xa so với bơm nên ta sử trục các
đăng của truyển lực chính để dẫn động cho đầu vào của bộ trích công suất. Ngoài ra,
bơm cũng nằm cao hơn so với trục các đăng nên ở đây ta sử dụng 1 cặp bánh răng ăn
khớp để truyền động. Việc cặp bánh răng ăn khớp này có sử dụng tỷ số truyền khác 1:1
hay không dựa vào việc lựa chọn bơm sẽ được tính ở phần sau. Mặt khác vì bộ trích
công suất luôn được dẫn động bằng trục các đăng nên phải có cơ cấu gài khớp để khi
không sử dụng bơm thì bánh răng ở trục trích công suất chỉ quay trơn để không làm ảnh
- hưởng đến các tính năng động học của xe.

Hình 3.7: Bố trí bộ trích công suất [Nguồn: Chú thích số[15]]

- Đối với xe cứu hỏa thì có phải đó đồng hồ đo áp suất trước và sau bơm ly tâm. Mục
đích thứ nhất là để người điều khiển xác định được áp suất ở bồn chứa để có thể biết
liệu có còn đủ nước để tiếp tục hoạt động không. Thứ hai là xác định xem áp suất hiện
tại (sau bơm) là bao nhiêu.

Hình 3.8: Sơ đồ đường ống [Nguồn: Chú thích số[9]]

16
IV. Thiết kế kỹ thuật:
4.1. Tính toán bơm:
4.1.1.Tính toán chiều cao và cự ly phun của vòi phun:

Hình 4.1: Quỹ đạo phun xiên


- Phương trình chuyển động của nước bắn xiên là:

x  (v0 .cos  ).t


1 (4.1)
y  h  (v0 .sin  ).t  gt 2
2
- Tại điểm rơi, y=0

v02  g 2 .l 2 2 gh 
 tan   . 1  1  4  2 
g.l  v0 v0 
g 2 .l 2 2 gh
 1 4  2  0 (4.2)
v0 v0
v0
l . v0 2  2 gh
g

17
v0 v0
 smax  . v0 2  2 gh khi và chỉ khi tan   (4.3)
g v0 2  2 gh

- Vậy tầm xa:

v0 2 .sin(2 )
L
g (4.4)
- Chiều cao mà nước phun được:

v0 2 .sin 2 ( )
H
2g (4.5)
- Giả sử chiều cao cực đại đạt được là 15m, ta có:
v0  2Hg  17,16 m / s

4.1.2.Tính toán công suất bơm:

Hình 4.2: Sơ đồ tính toán áp suất phun


- Theo định luật Becnoulli, ta có:

p1 V12 p2 V22
H b  z1     z2     hl (4.6)
 2g  2g
- Trong đó:
 Hb là cột áp bơm.
 Z1=1,8m z2=1,3m
 Tại vị trí mặt cắt p1=0, v1=0, p2=0, v2=v0 =1716 m/s
 Dòng chảy rối nên α=1
 hl là tổn thất cột áp.

18
l.v 2 v2
hl  hldd  hlcb  .   Kcb . (4.7)
D.2 g 2g
v.D 17,16.50.103
Re    8,58.105
 0,01.10 4


- hệ số nhám tuyệt đối của vải   0, 012 , nên hệ số nhám tương đối  0, 00024 , tra
D
giản đồ Moody suy ra λ= 0,02.
- hệ số tổn thất gồm từ bình vào ống, qua van ( 3 van), chữ T ( nhánh chính) chữ T
( nhánh phụ) , van cổng mở 100% :
  0,5  3.2  0, 4  1,5  0, 2  8, 6

- Thay vào công thức (4.7) suy ra hl=249,14m


- Thay vào công thức (4.6) ta được: Hb = 263m
- Từ đó ta tính được công suất bơm:
Nb   .Q.H b
N  .0, 052 m3
 9,81.10 3 .17,16.
3
.263m
m 4 s
 86,93kW  116, 6 HP
 Dựa vào đồ thị ta tiến hành chọn bơm với lưu lượng bơm là 2,04 m3/p, công suất
bơm là 125HP tương ứng với số vòng quay của bơm là 5000 v/p.

19
Hình 4.3: Đồ thị chọn bơm theo tiêu chuẩn của hãng Darley (USA) [Nguồn: Chú thích
số[17]]
- Bởi vì ne max = 3100v/p nên ở bộ trích công suất sẽ có cặp bánh răng ăn khớp với tỷ
số truyền i=1,6.
 Tính toán bộ truyền bánh răng:
Giá trị
Đơn
Tên gọi Ký hiệu Công thức Bánh
vị Bánh bị dẫn
dẫn

Số răng Z1 , Z1’ 32 20

Z1'
Tỷ số truyền i i= 0,625
Z1

Môđun pháp tuyến mn mm 4

Bước pháp tuyến tn mm tn = . mn 12,56

20
Góc nghiêng răng 1 độ 0

mn .Z
Đường kính vòng chia d mm d= 128 80
Cos

Đường kính vòng đỉnh da mm da = d+2 mn 136 88

Đường kính vòng đáy df mm df = d-2,5 mn 118 70

Chiều cao răng h mm H = 2,25 mn 9

Chiều rộng vành răng B mm B = (7 ÷ 8,6) mn 30

Góc ăn khớp n độ 20

4.2. Tính toán bền cho các chi tiết:


4.2.1.Tính toán bền liên kết giữa thùng chuyên dùng và xe cơ sở:
- Việc liên kết giữa thùng chuyên dùng và xe cơ sở ta sẽ sử dụng quang Bu- lông.

Hình 4.4: Quang bu-lông và biễu diễn các lực


- Gọi các thông số sau :
Fms : Là lực ma sát từ quang bu lông tạo ra giữa thùng xe và chassis
Fqt max : Là lực quán tính lớn nhất khi xe phanh gấp

21
- Ta có các công thức tính Fms và Fqt max như sau :
Fms  (Pqbl .2.n   mg ). f (4.9)
- Trong đó:
Pqbl : Lực ép cho phép của bu lông quang
n : Số bu lông quang
 m : Tổng khối lượng bao gồm thùng + khung phụ + hàng hóa
f : hệ số ma sát khô giữa cao su và kim loại
Fqt max   m  a p max
- Trong đó thì :
Fqt max : Lực quán tính lớn nhất khi xe phanh lại
a p max : Gia tốc cực đại khi phanh
g : Gia tốc trọng trường
- Để đảm bảo thùng chuyên dùng và khung phụ không bị xê dịch trong quá trình xe di
chuyển thì phải thõa điều kiện sau:
Fms  Fqt max (4.10)
4.2.2.Đường ống công nghệ:

Hình 4.8: Sơ đồ đường ống công nghệ [Nguồn: Chú thích số[9]]
- Trong đó:

22
- Nguyên lý hoạt động:
 Bơm mồi tạo độ chân không hút nước vào đường ống. Nước từ thùng chứa
và từ vòi hút đi qua lọc vào bơm li tâm thông qua các van điều khiển. Sau
đó, nước được bơm đến hộp tạo foam rồi theo đường ống tới vòi phun.
 Khi áp suất nước do bơm cung cấp lớn hơn giá trị áp suất cho phép thì van
an toàn sẽ mở và nước được dẫn về thùng chứa.

23
V. Kiểm tra động học – động lực học:
5.1. Tải trọng phân bố lên các cầu:

Hình 5.1: Phân bố tải trọng lên các cầu


- Từ hình vẽ trên, ta có các phương trình cân bằng sau:

M C  2Fz1.a  4Fz 2 .b  0

F z  2Fz1  4Fz 2  mg  0

 2Fz1.a  b  mg  2Fz1   0

mgb
 Fz1   6974 N
2 b  a 
(5.1)

 a 
 Fz 2  mg    10461N (5.2)
 4  a  b  

- Tải trọng phân bố lên cầu trước là 25% thỏa điều kiện tải phân bố lên cầu trước không
nhỏ hơn 20%

24
5.2. Kiểm tra độ ổn định của xe cứu hỏa:
- Kiểm tra độ ổn định của xe để đảm bảo cho xe không bị trượt khi khởi động và khi di
chuyển trên đường dốc.

5.2.1.Khi ô tô khởi động:

Hình 5.2: Các thành phần lực khi xe khởi động


- Khi xe khởi động sẽ chịu các thành phần lực như trên hình, trong đó :
Fz : phản lực mặt đường tác dụng lên 1 bánh xe, do tải trọng trên 2 cầu tạo ra

Fx : lực kéo xe di chuyển

Fqt : lực quán tính của xe

Ff : lực cản lăn

 : hệ số bám giữa mặt đường và bánh xe

- Các phương trình cân bằng lực là :


- Các phương trình cân bằng lực là :

25
F z  2Fz1  4Fz 2  mg  0

F x  2 Fx1  4 Fx 2  Fqt  2 Ff 1  4 Ff 2  0
x x
 2 Fx1  4 Fx 2  ma  2.Fz1 .  4.Fz 2 .
rw rw

x
 2 Fx1  4 Fx 2  ma   2 Fz1  4 Fz 2  (5.3)
rw

- Theo điều kiện bám:


Fx   Fz

x
 ma   2 Fz1  4 Fz 2     2 Fz1  4 Fz 2 
rw

 x 
 ma       2 Fz1  4 Fz 2 
 rw 

 x 
 a      g  6,7 m/ s2 (5.4)
 rw 

Hình 5.3: Biểu đồ tốc độ tại các tay số [Tài liệu tham khảo số[2]]
- Đồ thị đặc tính ngoài động cơ :
Dựa vào công thức Lây Đecman:

26
 n  ne 
2
 ne  
3

Ne  N max a e
 b   c   (5.5)
 nN  nN   nN  
Trong đó :
Ne , ne : công suất hữu ích của động cơ và số vòng quay của trục khủyu ứng với
một điểm bất kì của đồ thị đặc tính ngoài
N max , nN : công suất có ích cực đại và số vòng quay tương ứng
Các hệ số thực nghiệm : a= 0,5 b=1,5 c=1
Momen xoắn của động cơ tính theo công thức :
104 N e
Me 
1, 047ne

ĐỒ THỊ ĐẶC TÍNH NGOÀI


ĐỘNG CƠ
Me Ne
NE (KW), ME (NM)

Me(max) =
450 413.36
Me Me = 351.69
400

350

300

250

200
Ne(max) = 110
150

100
Ne
50

0
0 500 1000 1500 2000 2500 3000 3500
N (VÒNG/PHÚT)

Hình 5.4: Đồ thị đường đặc tính ngoài động cơ[Nguồn: Chú thích số[16]]
- Lập đồ thị nhân tố động lực học:
+ công thức tính hệ số nhân tố động lực học ( D )
Pk  Pw
D (5.6)
Ga

- Trong đó :
 Pk : Lực kéo tiếp tuyến ở bánh xe chủ động
 Pw:Lực cản gió

27
Đồ thị nhân tố động lực học
0.4
Nhân tố động lực học D

0.35

0.3

0.25

0.2

0.15

0.1

0.05
0.018 A 118
0
0 20 40 60 80 100 120 140
Vận tốc (km/h)

Hình 5.5: Đồ thị nhân tố động lực học [Nguồn: Chú thích số[16]]
- Lực kéo tiếp tuyến ở bánh xe chủ động :
Mk
Fk  (5.7)
r

28
ĐỒ THỊ LỰC KÉO
PK, PC (N)
20000
Pk1
18000

16000

14000

12000 Pk
10000

8000
Pk
6000

4000 Pk
Pk5 Vmax=118
P
2000

0
0 20 40 60 80 100 120 140
VẬN TỐC (KM/H)

Hình 5.6: Đồ thị lực kéo [Nguồn: Chú thích số[16]]


- Gia tốc của ô tô có thể xác định nhờ đồ thị đặc tính động lực theo công thức sau:
g
J   D   . (5.8)
i
- Trong đó :
 D – nhân tố động lực học
  - hệ số cản tổng cộng của đường
  i - hệ số tính đến ảnh hưởng của các khối lượng quay
- Xác định được sự tăng tốc của ô tô qua đồ thị j  f  v 

29
ĐỒ THỊ GIA TỐC
1.2
Gia tốc J (m/s2)
J1 J2
1

0.8

J3
0.6

J4
0.4

J5
0.2

0
0 5 10 15 20 25 30 35
Vận tốc V (m/s)

Hình 5.7: Đồ thị gia tốc tại từng tay số [Nguồn: Chú thích số[16]]
- Thời gian tăng tốc của ô tô từ vận tốc v1 đến vận tốc v2 được xác định theo công
thức :
v2
1
t   dv   t j (5.9)
v1
j
- Trong đó:
 t j - thời gian tăng tốc của xe ở từng tay số
 j – gia tốc ô tô

30
ĐỒ THỊ THỜI GIAN TĂNG TỐC t
160

Thời gian tăng tốc t (s)


140

120

100

80

60

40

20

0
0 5 10 15 20 25 30 35
Vận tốc (m/s)

Hình 5.8: Đồ thị quan hệ giữa vận tốc và thời gian[Nguồn: Chú thích số[16]]
- Sau khi lập được đồ thị biểu diễn quan hệ phụ thuộc giữa thời gian tăng tốc và vận
tốc chuyển động của ô tô, ta có thể xác định được quãng đường tăng tốc của ô tô đi
được ứng với thời gian đó.
- Quãng đường tăng tốc của ô tô từ vận tốc v1 đến vận tốc v2 xác định bằng công
thức :

v2
S   vdt   Si (5.10)
v1

- Từ đó xây dựng được đồ thị quan hệ giữa thời gian và quãng đường tăng tốc :

31
ĐỒ THỊ QUÃNG ĐƯỜNG TĂNG TỐC
3500

Quãng đường tăng tốc S (m)


3000

2500

2000

1500

1000

500

0
0 5 10 15 20 25 30 35
Vận tốc (m/s)

Hình 5.9: Đồ thị quan hệ giữa vận tốc, thời gian và quãng đường[Nguồn: Chú
thích số[16]]
- Thời gian tăng tốc từ lúc khởi hành đến khi đi hết quãng đường 200m:
t   ti  21s  20  0, 4G  20  0, 4  5,6873  22,3s ; G là khối lượng toàn bộ
(tấn).

32
5.2.2.Khi xe lên dốc:

Hình 5.8. Các thành phần lực tác dụng khi xe lên dốc
- Phương trình cân bằng lực:

F z  2Fz1  4Fz 2  mg cos  0 (5.11)

F x  2Fx1  4Fx 2  mg sin   Fqt  Fw  2Ff 1  4Ff 2  0 (5.12)

- Theo điều kiện trượt :


Fx   Fz (5.13)

x x
 mg sin   ma  Fw  2 Fz1  4 Fz 2    2 Fz1  4 Fz 2 
r r
x x
 mg sin   ma  Fw  2 Fz1  4 Fz 2    2 Fz1  4 Fz 2 
r r

 x 
 mg sin   ma  0,5Cw Av 2  mg cos    
 rw 

 x  0,5 Cw Av 2
 a  g cos       g sin    3,332 m/ s2 (5.14)
 rw  m

- Theo điều kiện lật :

33
Fz1  0 (5.15)

 M  0  mgb cos( )  mgh.sin( )  ma.h F .hw w

mgb.cos   mgh.sin   Fw .hw


a  4,88m / s 2 (5.16)
m.h

34
VI. Thiết kế công nghệ:
6.1. Quy trình công nghệ sản xuất:
6.1.1.Tình hình sản xuất lắp ráp xe chữa cháy ở Việt Nam:
- Xe cơ sở : chủ yếu nhập từ nước ngoài được lắp ráp ở việt nam, xe được sơn màu đỏ
phù hợp với yêu cầu phòng cháy chữa cháy ở Việt Nam.
- Thùng chuyên dùng: đã thiết kế và gia công tại nhà máy ở việt nam
- Thiết bị chuyên dùng: các thiết bị chính như bơm li tâm, bơm mồi, bộ trích công
suất, lăng giá nhập từ nước ngoài, các linh kiện thiết bị kẻm như còi hú, đèn ưu tiên,
loa phóng thanh được sản xuất ở việt nam

6.1.2.Tham khảo xe chữa cháy HINO 2,5 khối:


- Bơm chính (Bơm ly tâm):
Bơm nước chữa cháy KSP 750
Model KSP 750
Xuất xứ Nhập khẩu từ hãng Darley của Mỹ theo tiêu chuẩn
nhà sx
Lưu lượng  Đạt 2.839 lít/phút tại áp suất 10.3bar
 Đạt 1.987 lít/phút tại áp suất 13.8bar
 Đạt 1.419 lít/phút tại áp suất 17.2bar

Kích thước 1. 18"L x 14"W x 22"H, 215 lbs. (98 kg)

Cánh bơm Bằng hợp kim đồng, sử dụng công nghệ đúc chân
không, làm giảm các khuyết tật của sản phẩm khi
đúc.
Cánh bơm sau khi đúc được gia công tinh lần cuối,
đảm bảo độ chính xác cao, làm tăng hiệu suất và
tuổi thọ của bơm.
Cánh bơm được cân bằng động, giúp cho bơm hoạt
động êm hơn, làm giảm các lực va đập tác dụng lên
trục chính và các ổ bi.
Trục bơm Bằng thép không gỉ, được gia công với độ chính
xác cao, có khả năng chống ăn mòn và mài mòn.

35
Thân bơm Bằng vật liệu thép đúc, giúp bơm luôn cứng vững,
ổn định trong quá trình làm việc, đạt độ chính xác
cao sau khi gia công.
Thiết bị Các phớt và zoăng bao kín có kết cấu tinh tế và được
Zoăng phớt làm bằng vật liệu phi kim đặc biệt nên có thể bù
được các kích thước đã bị mòn của phớt, do vậy kéo
dài tuổi thọ của bơm và người sử dụng không cần
phải căn chỉnhphớt.
Kết cấu luôn kín khít, giúp bơm đạt áp suất và hiệu
suất cao.
Truyền động Thông qua bộ trích công suất PTO từ động cơ của
xe nền với thiết kế hợp lý, giúp cho việc truyền động
được êm ái, đạt hiệu suất cao.
Vị trí lắp đặt của PTO phù hợp với các đường truyền
lực các đăng, giúp nâng cao hiệu quả tăng tốc của
bơm.
Van an toàn Trên bơm chính có lắp một hệ thống van an toàn,
cho phép cài

- Bơm mồi:
Kiểu Bơm chân không cánh gạt, cánh bơm được làm bằng
vật liệu phi kim đặc biệt có khả năng tự bôi trơn, điều
này rất thuận tiện cho quá trình sử dụng.
Dẫn động Dẫn động bơm điện 24V
Kết cấu  Bao gồm: Môtơ điện truyền động đến bơm
cánh gạt, làm quay bơm với tốc độ cao để tạo
Bơm mồi (là nên khả nănghút.
một hệ thống
của bơm Thông qua van điều khiển kép giúp cho việc hút
KSP750) nước trở nên dễ dàng

 Có trang bị một đồng hồ báo áp suất âm giúp


cho người sử dụng có được thông tin của hệ
thống khihút.

Chiều sâu hút 8 m

36
Thời gian hút 20-28 giây
được nước

- Bộ trích công suất PTO:


Nhãn hiệu SP, nhập khẩu từ itailia có CO, CQ nhà
Bộ trích công suât PTO
sản xuất
1 Tỷ số truyền 1.613
2 Số bánh răng ăn khớp 3
3 Cơ cấu ly hợp Ăn khớp bánh răng
4 Hệ thống dẫn động ăn khớp Hệ thống khí nén điều khiển bằng van điện từ
5 Dầu bôi trơn Dầu hộp số
6 Hệ thống làm mát cho PTO Dùng nước của bơm chính để làm mát
7 Vật liệu vỏ PTO Gang cầu

- Lăng Giá:
Lăng giá Nhật bản – Việt Nam liên doanh với Đức
1 Kiểu Điều khiển bằng tay, có khả năng phun nước, hỗn
hợp nước và Foam chữa cháy
2 Góc quay của lăng giá ở mặt 3600
phẳng nằm ngang (độ)
3 Góc quay của lăng giá ở mặt - 450 ¸ + 900
phẳng thẳng đứng (độ)
4 Lưu lượng phun 3.800 lít/phút
Tầm phun xa tối đa của lăng
giá khi có bọt trong điều kiện
5 45
tiêu chuẩn(m)
6 Cửa vào 3’’

37
7 Cửa ra 2’’
8 Vật liệu Hợp kim nhôm
9 Áp suất Max 13.7bar

- Họng xả, họng hút:

Họng xả, họng hút


Họng xả: có khớp nối nhanh theo TCVN
- Đường kính (mm) 65 (chất liệu ống inox 304, đạt tiêu chuẩn SCH
1 10 (Tiêu chuẩn
ống áp lực)
- Số lượng (chiếc) 02
- Vị trí Phía sau xe và hai bên
Họng hút: có khơp nối nhanh theo TCVN5 và tiêu chuẩn SCH 10 (Tiêu chuẩn
ống áp lực)

2 - Đường kính (mm) 125


- Số lượng (chiếc) 01
- Vị trí Phía sau xe
Họng xả từ bơm đến lăng giá Dùng cho lăng phun chữa cháy
- Đường kính (mm) 65mm. Ống inox 304 (Tiêu chuẩn ống áp lực
3 SCH10)
- Số lượng (chiếc) 01
- Vị trí Nóc xe

6.1.3.Quy trình công nghệ sản xuất vỏ lơm li tâm:


1) Phân tích chức năng nhiệm vụ của vỏ bơm: chủ yếu là chứa nước công tác để
bánh công tác quay tạo ra áp suất lớn để đẩy nước ra.
2) Phân tích tính công nghệ trong kết cấu của chi tiết vỏ bơm: chi tiết là dạng hộp có
đặc điểm là nhiều vách, nhiều gân có độ dày mỏng khác nhau, có nhiều phần lồi
38
lõm khác nhau. Nên phải gia công chính xác cao để thực hiện mối ghép với kết
cấu tua bin
3) Xác định dạng sản xuất: dựa vào công thức tính toán sản lượng trong năm mà
chọn dạng sản xuất:
 Sản xuất đơn chiếc
 Sản xuất hàng loạt
 Sản xuất hàng khối
4) Chọn phôi và phương pháp chế tạo
 Chọn phôi: chọn vât liệu đảm bảo cơ tính tốt, đồng đều, không nứt
khuyết tật, lẫn cát xỉ,..(ví dụ như Gang Xám 15-32)
 Phương pháp chế tạo: do chi tiết có nhiều gân, góc lượn phức tạp nên ta
chọn phương pháp đúc dùng mẫu kim loại, khuôn cát. Phương pháp này
có độ chính xác và năng suất cao, lượng dư do gia công cắt gọt nhỏ
5) Thiết kế bản vẽ chế tạo lồng phôi: bản vẽ rất quan trọng vì nó ảnh hưởng đến việc
chọn phương pháp gia công, chọn dạng dụng cụ cắt, xác định được các dung sai
cho phép khi gia công.

Hình 6.1: Bản vẽ thiết kế lồng phôi [Nguồn: Chú thích số[11]]
6) Thiết kế quy trình công nghệ gia công chi tiết:
 Xác định đường lối công nghệ: được xác định theo nguyên tắc phân tán
nguyên công
 Chọn phương pháp gia công: tùy theo bề mặt, vật liệu đã chọn, dung
sai cho phép mà ta chọn phương pháp gia công như phay, tiện doa,...

39
 Lập quy trình công nghê gia công chi tiết
7) Thiết kế cho các nguyên công: bao gồm việc tính toán lựa chon cơ cấu định vị,
kẹp chặt ,gá đặt, chọn máy, chọn dao,...
- Kết luận: tự đánh giá lại ưu nhược điểm của quy trình công nghệ trong việc đảm bảo
năng suất, chất lượng, và giá thành của việc chế tạo sản phẩm.

6.2. Quy trình kiểm tra:


- Bao gồm việc kiểm tra từng nguyên công từng công đoạn ,gồm máy móc ,thiết bị
kiểm tra, trình độ người kiểm tra.

VII. Tính kinh tế trong thiết kế:


- Chi phí cố định: nhà xưởng, nước, điện,…
- Chi phí nguyên vật liệu đầu vào.
- Chi phí cho lực lượng lao động.
- Chi phí vận chuyển, phân phối, quảng cáo sản phẩm.
- Chi phí bảo trì, bảo dưỡng.

40
Tài liệu tham khảo:

1. Nguyễn Hữu Hường, Ô tô chuyên dùng, NXB Đại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh,
2011.
2. Reza N. J., Vehicle dynamics, Riverdale, 2008.
3. Nguyễn Hữu Lộc, Giáo trình cơ sở thiết kế máy, NXB Đại học Quốc gia TP Hồ
Chí Minh, 2016.

41
Chú thích nguồn trích dẫn:
[1] http://thongtinantoan.com/web/vi/news/Thiet-bi-PCCC/Cau-tao-xe-chua-chay-1444/
[2]https://www.google.com/url?sa=i&source=images&cd=&ved=2ahUKEwiFx9PY69be
AhXDPXAKHeRDC7sQjB16BAgBEAQ&url=http%3A%2F%2Fxeotochuyendung.net
%2Fsan-pham%2Fxe-tiep-nuoc-chua-chay.aspx&psig=AOvVaw3BY1-YLpjqG-
VveN3jMeN_&ust=1542386521773882
[3] https://123doc.org//document/3541540-thiet-ke-quy-trinh-cong-nghe-gia-cong-vo-
bom-ly-tam.htm
[4] http://luanvan.net.vn/luan-van/luan-van-khai-thac-he-thong-truyen-dong-va-bo-phan-
cong-tac-tren-xe-cuu-hoa-zil-131-
7775/?fbclid=IwAR1tMHduKJ3ym9CnjLNEkfsmID8IQpP15BbNNVmgyUZkwSrK91
W-tJUqHAI
[5] https://www.firstinarchitecture.co.uk/wp-content/uploads/2017/03/FIA-CAD-
Blocks-Fire-Elements
[6] http://timtailieu.vn/tai-lieu/bai-giang-co-luu-chat-nguyen-thi-bay-43318/
[7] https://www.slideshare.net/Leovnuf/thit-k-hp-phn-phi-vi-sai-c-vi-sai-v-khp-ma-
st-iu-khin-in-t
[8] https://www.otosaigon.com/threads/hu-hong-thuong-gap-cua-he-thong-lam-
mat.4398366/
[9] https://www.nfpa.org/Codes-and-Standards
[10] https://truonglongauto.com/bo-trich-cong-suat-pto-.html
[11] https://123doc.org/document/3541540-thiet-ke-quy-trinh-cong-nghe-gia-cong-vo-
bom-ly-tam.htm?fbclid=IwAR1LqdwZUblNv-
AgA7DdgeAxzBDkqFao7Vxwuem0X6ApDJu4p8wJqxwjjuw
[12] https://www.hino.com.au/300/specifications/
[13] https://www.firstinarchitecture.co.uk/free-cad-blocks-fire/
[14] https://animagraffs.com/fire-engine/?fbclid=IwAR3uWlP5YIgEsOWLaXIx-
JOVTXFFzyxpuS8Vdw7bQrmqD5SIf_QpnnIxUH8
[15] https://animagraffs.com/fire-engine/?fbclid=IwAR3uWlP5YIgEsOWLaXIx-
JOVTXFFzyxpuS8Vdw7bQrmqD5SIf_QpnnIxUH8

42
[16] http://luanvan.net.vn/luan-van/do-an-thiet-ke-o-to-khach-giuong-nam-42-cho-tren-
co-so-satxi-xe-thaco-kb120se-23118/?fbclid=IwAR1pbR-
EIywFVettV4x7gf8QU_1id89RTemHPDu0xNvDeZJ1Og_2wQmVrKo
[17]https://www.darley.com/documents/guides/pumps/performance_curves/KS_Series_C
452.pdf

43

You might also like