Đề 9 - Ms Hoa TOEIC

You might also like

Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 119

Đại học Bách Khoa Tp.

HCM
Khoa Cơ Khí 1
Bộ môn Kỹ Thuật Dệt May

CHƯƠNG 4: THUỐC NHUỘM THEO PHÂN


LỚP KỸ THUẬT
Nội dung 2

• Phân loại thuốc nhuộm theo


1 phạm vi sử dụng

• Tên gọi thuốc nhuộm- Cơ


2 chế liên kết TN với vật liệu

• Các loại thuốc nhuộm cụ


3 thể
1. Phân loại thuốc nhuộm theo phạm vi sử dụng3
•Để tiện cho việc tra cứu và sử dụng người ta đã lập nên từ điển
thuốc nhuộm, tiếng Anh gọi là Color Index, viết tắt là CI.
• Dùng phương pháp phân lớp kỹ thuật dựa vào tính chất công nghệ
sử dụng chúng để nhuộm in hoa các sản phẩm dệt, da, giấy, vật liệu
cao phân tử và các vật liệu khác.
•Theo cách phân lớp này thì những thuốc nhuộm tuy được xếp cùng
một lớp theo phân lớp hoá học có thể nằm ở các lớp khác nhau theo
phân lớp kỹ thuật.
1. Phân loại thuốc nhuộm theo phạm vi sử dụng4
•Những lớp thuốc nhuộm theo phân lớp kỹ thuật gồm:
- thuốc nhuộm trực tiếp;
- thuốc nhuộm axit;
- thuốc nhuộm hoạt tính;
- thuốc nhuộm bazơ - cation;
- thuốc nhuộm cầm màu;
- thuốc nhuộm hoàn nguyên tan và không tan;
- thuốc nhuộm lưu huỳnh;
- thuốc nhuộm azo không tan;
- thuốc nhuộm phân tán;
- thuốc nhuộm oxi hoá (anilin đen);
- thuốc nhuộm pigment
2. TÊN GỌI CỦA THUỐC NHUỘM 5

•Chưa có qui định gọi tên thuốc nhuộm riêng của nước ta,
chúng ta phải dùng tên gọi của các nước và hãng sản xuất
thuốc nhuộm thế giới.
•Tên gọi của thuốc nhuộm gồm ba phần:
- Phần thứ nhất: viết cả chữ, chỉ tên lớp thuốc nhuộm theo
phân lớp kỹ thuật như: trực tiếp, axit, hoạt tính... Nếu như
không dùng các từ trên mà dùng tên riêng của hãng sản
xuất thì phải hiểu nó thuộc về lớp thuốc nhuộm nào. Thí dụ:
procion, cibacron (hoạt tính), terasil (phân tán);
2. TÊN GỌI CỦA THUỐC NHUỘM 6

- Phần thứ hai: viết cả chữ, thường là các tính từ để chỉ màu
của thuốc nhuộm: xanh lam (blue), đỏ (red), vàng (yellow)
màu kép như: gold orange (da cam - vàng kim) red - violet
(tím đỏ), jade - green (xanh lục-sẫm)
- Phần thứ ba: được viết bằng chữ cái và chữ số để chỉ sắc và
cường độ của sắc
B: chỉ sắc xanh lam (từ chữ blue (Anh), bleu (Pháp), blau
(Đức);
R: chỉ sắc đỏ (cũng từ chữ red (Anh), rouge (Pháp), rot
(Đức);
G: chỉ sắc vàng (gelb (Đức)).
2. TÊN GỌI CỦA THUỐC NHUỘM 7

- Để chỉ cường độ của sắc màu người ta thường dùng hai chữ
cái liền nhau như: BB, RR, GG, hoặc đặt chữ số trước các chữ
cái như: 2B, 3B, 6B, 2R, 5R.
-A: chỉ rằng thuốc nhuộm inđigosol được sản xuất từ thuốc
nhuộm algol (do hãng Durand của Thuỵ Sĩ sản xuất) có độ bền
màu kém hơn inđanthrene, thí dụ, indigosol green AB;
-D: chỉ rằng thuốc nhuộm có khả năng bị bóc màu, phá màu từ
chữ dischargeable(dùng cho thuốc nhuộm trực tiếp, hoạt tính,
azo không tan và inđigo). Khi có chữ D đứng sau tên gọi của
thuốc nhuộm hoàn nguyên thì có nghĩa là sản phẩm ở dạng bột
mịn phân tán cao;
2. TÊN GỌI CỦA THUỐC NHUỘM 8

-Sau tên gọi của thuốc nhuộm còn có các con số như: 150%,
200%, 300% thì có nghĩa rằng những sản phẩm này có hàm
lượng thuốc nhuộm nguyên chất cao hơn mẫu chuẩn là 1,5, 2
và 3 lần.
-CI disperse red 60 hay CI disperse blue 79 v.v., thì những chỉ
số 60, 79 là số hiệu màu của nó trong Color Index của mục
thuốc nhuộm phân tán.
3. CƠ CHẾ LIÊN KẾT TN VỚI VẬT LIỆU 9

3.1. Liên kết ion


-Được thực hiện giữa các gốc mang màu tích điện âm của
thuốc nhuộm (axit, trực tiếp) và các tâm tích điện dương của
vật liệu.
-Trong môi trường axit các nhóm amin tự do chuyển thành
muối và phân ly làm cho vật liệu tích điện dương
3. CƠ CHẾ LIÊN KẾT TN VỚI VẬT LIỆU 10

3.1. Liên kết ion


-Trong nước phân tử thuốc nhuộm cũng phân ly và ion mang
màu tích điện âm như sau:

Điều chỉnh tốc độ nhuộm bằng cách điều chỉnh trị số pH của dung dịch
nhuộm.
3. CƠ CHẾ LIÊN KẾT TN VỚI VẬT LIỆU 11

3.2. Liên kết cộng hoá trị


-Được thực hiện chủ yếu ở thuốc nhuộm hoạt tính với các loại
vật liệu có chứa các nhóm hyđroxyl và nhóm amin (xơ
xenlulo, len, tơ tằm, xơ polyamit, da và lông thú) .
->Màu của vật liệu nhuộm bằng thuốc nhuộm hoạt tính có độ
bền cao với nhiều chỉ tiêu, trước hết là với gia công ướt
3. CƠ CHẾ LIÊN KẾT TN VỚI VẬT LIỆU 12

3.3. Liên kết hyđro


-Được thực hiện giữa các nhóm định chức của xơ và thuốc
nhuộm như: nhóm hyđroxyl, nhóm amin, nhóm amit và nhóm
cacboxyl.
-Năng lượng của một mối liên kết hyđro không lớn
nhưng tổng năng lượng của nhiều liên kết hyđro của cả phân
tử thuốc nhuộm với vật liệu thì đáng kể.
-Liên kết hyđro có vai trò để cố định thuốc nhuộm trên vật
liệu.
3. CƠ CHẾ LIÊN KẾT TN VỚI VẬT LIỆU 13

3.4. Liên kết Van der Waals


- Được thực hiện ở hầu hết các lớp thuốc nhuộm khi tương tác
với vật liệu.
-Tuỳ theo loại thuốc nhuộm (có cực hay không có cực) và loại
vật liệu (ưa nước hay kỵ nước) và tuỳ theo mức độ tiếp cận
giữa phân tử thuốc nhuộm và vật liệu mà lực liên kết phân tử
sẽ là chính hay chỉ có ý nghĩa nhất định
3. CƠ CHẾ LIÊN KẾT TN VỚI VẬT LIỆU 14

3.5. Lực tương tác kỵ nước


- Phát sinh giữa các gốc hyđrocacbon của thuốc nhuộm và vật
liệu không có cực khi tiếp cận với nhau
-VD:nhuộm các xơ tổng hợp ky nước bằng thuốc nhuộm phân
tán.
-Xơ tổng hợp được xem là dung dịch rắn của thuốc nhuộm
phân tán.
4. CÁC LOẠI THUỐC NHUỘM CỤ THỂ 15

4.1. Thuốc nhuộm trực tiếp


4.1.1. Đặc điểm về cấu tạo
- Là thuốc nhuộm tự bắt màu (supstantip)
-Là những hợp chất màu hoà tan trong nước, có khả năng tự
bắt màu vào một số vật liệu một cách trực tiếp nhờ các lực hấp
phụ trong môi trường trung tính hoặc kiềm.
-Tất cả được sản xuất dưới dạng muối natri của axit sunfonic
hay cacboxylic hữu cơ
4. CÁC LOẠI THUỐC NHUỘM CỤ THỂ 16

4.1. Thuốc nhuộm trực tiếp


4.1.1. Đặc điểm về cấu tạo
Tổng quát là: Ar−SO3Na
(Ar là gốc hữu cơ mang màu của thuốc nhuộm).
4. CÁC LOẠI THUỐC NHUỘM CỤ THỂ 17

4.1. Thuốc nhuộm trực tiếp


4.1.1. Đặc điểm về cấu tạo
Khả năng tự bắt màu của thuốc nhuộm trực tiếp phụ thuộc vào
ba yếu tố:
-Phân tử thuốc nhuộm phải chứa một hệ thống mối liên kết nối
đôi cách không dưới 8 kể từ đầu nhóm trợ màu này đến đầu
nhóm trợ màu kia.
-Phân tử thuốc nhuộm phải thẳng
-Phân tử thuốc nhuộm phải có cấu tạo phẳng
4. CÁC LOẠI THUỐC NHUỘM CỤ THỂ 18

4.1. Thuốc nhuộm trực tiếp


4.1.1. Đặc điểm về cấu tạo
Khả năng tự bắt màu của thuốc nhuộm trực tiếp phụ thuộc vào
các yếu tố sau:
-Phân tử thuốc nhuộm phải chứa một hệ thống mối liên kết nối
đôi cách không dưới 8 kể từ đầu nhóm trợ màu này đến đầu
nhóm trợ màu kia.
-Phân tử thuốc nhuộm phải thẳng
-Phân tử thuốc nhuộm phải có cấu tạo phẳng
-Phải chứa một số nhóm chức nhất định, chủ yếu là nhóm
hydroxyl và nhóm amin (−OH, −NH2)
4. CÁC LOẠI THUỐC NHUỘM CỤ THỂ 19

4.1. Thuốc nhuộm trực tiếp


4.1.1. Đặc điểm về cấu tạo
Thuốc nhuộm trực tiếp được chia thành các nhóm sau:
-Thuốc nhuộm trực tiếp azo, trong phân tử chứa một hoặc
nhiều nhóm azo(−N=N−), chiếm đại bộ phận các thuốc nhuộm
trực tiếp.
-Thuốc nhuộm trực tiếp là dẫn xuất của đioxazin;
- Thuốc nhuộm trực tiếp là dẫn xuất của phtaloxianin.
4. CÁC LOẠI THUỐC NHUỘM CỤ THỂ 20

4.1. Thuốc nhuộm trực tiếp


4.1.1. Đặc điểm về cấu tạo
Thuốc nhuộm trực tiếp được chia thành các nhóm sau:
-Thuốc nhuộm trực tiếp azo, trong phân tử chứa một hoặc
nhiều nhóm azo(−N=N−), chiếm đại bộ phận các thuốc nhuộm
trực tiếp.
-Thuốc nhuộm trực tiếp là dẫn xuất của đioxazin;
- Thuốc nhuộm trực tiếp là dẫn xuất của phtaloxianin.
4. CÁC LOẠI THUỐC NHUỘM CỤ THỂ 21

4.1. Thuốc nhuộm trực tiếp


-Nhiệt độ nhuộm tối ưu của thuốc nhuộm trực tiếp trong
khoảng từ 75oC đến 95oC tuỳ thuộc vào mỗi màu và mỗi loại
vật liệu.
- Độ hấp phụ tối ưu được xác định khi nhuộm sợi bông đã làm
bóng ở nhiệt độ tối ưu với dung tỷ bằng 40 khi có mặt 15%
muối ăn.
4. CÁC LOẠI THUỐC NHUỘM CỤ THỂ 22

4.1. Thuốc nhuộm trực tiếp


-Có đủ gam màu từ vàng đến đen, màu tương đối tươi.
-Nhiều thuốc nhuộm trực tiếp kém bền màu với giặt và ánh
sáng. Độ bền màu và ánh màu của nhiều thuốc nhuộm trực
tiếp sẽ thay đổi khi nhuộm cho các vật liệu khác nhau.
4. CÁC LOẠI THUỐC NHUỘM CỤ THỂ 23

4.1. Thuốc nhuộm trực tiếp


-Để nâng cao độ bền màu (cầm màu, hãm màu) cho vật liệu
nhuộm bằng thuốc nhuộm trực tiếp người ta dùng các biện
pháp khác nhau.
+Dùng các chế phẩm từ nhựa cao phân tử tích điện trái dấu với
thuốc nhuộm
+Muối kim loại nặng
4. CÁC LOẠI THUỐC NHUỘM CỤ THỂ 24

4.1. Thuốc nhuộm trực tiếp


-Các chế phẩm cầm màu cho vật liệu nhuộm bằng thuốc
nhuộm trực tiếp được các hãng sản xuất và sử dụng phổ biến
trong ngành dệt gồm có: muối copratin II, muối copratin TS,
coprantex B, Sapamin, Sapamin A, Sapamin CH, Sapamin
BCH, Sapamin ,Tinofix B, Tinofix LW …
4. CÁC LOẠI THUỐC NHUỘM CỤ THỂ 25

4.1. Thuốc nhuộm trực tiếp


4.1.2. Phạm vi sử dụng
-Để nhuộm trong ngành dệt (vải sợi bông, hàng dệt kim từ
bông, lụa, vixco, lụa tơ tằm, sợi polyamit, sợi đay và các sợi
libe);
-Để nhuộm giấy, nhuộm các sản phẩm từ tre nứa, mãnh trúc; -
-Để nhuộm da thuộc và chế mực viết.
4. CÁC LOẠI THUỐC NHUỘM CỤ THỂ 26

4.1. Thuốc nhuộm trực tiếp


4.1.2. Phạm vi sử dụng
-Khi nhuộm theo phương pháp tận trích thành phần máng
nhuộm gồm có:
+thuốc nhuộm (1 - 4% so với vật liệu)
+ Natri cacbonat (2 - 4 g/l)
+Chất ngấm (1 - 2 g/l)
+Dung tỷ nhuộm từ 5 - 8
+ Nhiệt độ :85 - 95oC trong thời gian 60 - 90 ph.
+Muối ăn :15 - 20 g/l đưa vào máy nhuộm sau khi tiến hành
nhuộm được 45 - 50 ph.
+Cầm màu bằng một trong các chế phẩm thích hợp ở 60 -
70oC trong 15 ph.
4. CÁC LOẠI THUỐC NHUỘM CỤ THỂ 27

4.1. Thuốc nhuộm trực tiếp


4.1.2. Phạm vi sử dụng
-Khi nhuộm vải tơ tằm, phải khống chế trị số pH để không ảnh
hưởng đến độ bền của tơ (pH = 8 - 8,5), ít phải dùng muối ăn
và không cần hãm màu.
-Khi nhuộm vixco, không phải dùng muối ăn và không cần
hãm màu
4. CÁC LOẠI THUỐC NHUỘM CỤ THỂ 28

4.2. Thuốc nhuộm axit


-Là hoà tan trong nước ,để nhuộm len, tơ tằm và xơ polyamit,
một số được dùng để nhuộm lông thú và nhuộm da.
-Chúng bắt màu vào xơ trong môi trường axit, thuốc nhuộm
thì có phản ứng trung tính.
- Đa số thuốc nhuộm axit nhuộm về nhóm azo, số ít hơn là dẫn
xuất của antraquinon, triarylmetan, xanten …
4. CÁC LOẠI THUỐC NHUỘM CỤ THỂ 29

4.2. Thuốc nhuộm axit


-Theo tính chất kỹ thuật thuốc nhuộm axit được chia thành ba
nhóm:
+ thuốc nhuộm axit thông thường;
+thuốc nhuộm axit cầm màu;
+ thuốc nhuộm axit chứa kim loại.
4. CÁC LOẠI THUỐC NHUỘM CỤ THỂ 30

4.2. Thuốc nhuộm axit


-Nó được gắn màu hay giữ lại trên vật liệu bằng mối liên kết
ion .
-Ngoài ra, chúng cũng được liên kết với vật liệu bằng lực Van
der Waals, liên kết hyđro và liên kết phối trí, nhưng những lực
liên kết này không mạnh.
4. CÁC LOẠI THUỐC NHUỘM CỤ THỂ 31

4.2. Thuốc nhuộm axit


4.2.1. Thuốc nhuộm axit thông thường
-Có gam màu rất rộng, màu thuần sắc và tươi, độ bền màu với
gia công ướt cao nhưng độ bền màu với ánh sáng chỉ đạt cấp
trung bình.
+Thuốc nhuộm azo axit : thường gặp loại monoazo và điazo
• Để nâng cao độ hoà tan của thuốc nhuộm người ta đưa thêm
vào phân tử của chúng các SO3Na->tăng độ đều màu nhưng sẽ
làm giảm ái lực của thuốc nhuộm.
4. CÁC LOẠI THUỐC NHUỘM CỤ THỂ 32

4.2. Thuốc nhuộm axit


4.2.1. Thuốc nhuộm axit thông thường
•Thuốc nhuộm axit antraquinon
-Thuốc nhuộm axit loại này có độ bền màu cao hoặc rất cao
với giặt và ánh sáng, màu tươi và thuần sắc
-Thuốc nhuộm có thể tạo phức với ion kim loại làm cho màu
bền hơn
4. CÁC LOẠI THUỐC NHUỘM CỤ THỂ 33

4.2. Thuốc nhuộm axit


4.2.1. Thuốc nhuộm axit thông thường
•Thuốc nhuộm axit là dẫn xuất của triarylmetan
-Thuốc nhuộm axit thuộc về loại này không nhiều, chỉ có các
màu xanh lam, xanh lục và màu tím là có ý nghĩa hơn cả,
chúng chứa ít nhất hai nhóm natri sunfonat.
4. CÁC LOẠI THUỐC NHUỘM CỤ THỂ 34

4.2. Thuốc nhuộm axit


4.2.1. Thuốc nhuộm axit thông thường

Xơ polyamit cũng được nhuộm bằng thuốc nhuộm axit nhưng khả
năng bắt màu yếu hơn so với len và tơ tằm nên người ta sản xuất
một số thuốc nhuộm axit dùng riêng cho xơ polyamit
4. CÁC LOẠI THUỐC NHUỘM CỤ THỂ 35

4.2. Thuốc nhuộm axit


4.2.2. Thuốc nhuộm axit crom(thuốc nhuộm axit cầm màu)
-Vừa có các tính chất như thuốc nhuộm axit thông thường vừa
có khả năng tạo phức với muối kim loại, chủ yếu là muối crom
-Để nhuộm len nhất là các mặt hàng cần có độ bền màu cao
với ma sát và ánh sáng), nhuộm da thuộc, lông thú và còn
được dùng để nhuộm bề mặt kim loại (nhôm) để trang
trí.
4. CÁC LOẠI THUỐC NHUỘM CỤ THỂ 36

4.2. Thuốc nhuộm axit


4.2.2. Thuốc nhuộm axit crom(thuốc nhuộm axit cầm màu)
-Để cầm màu người ta thường dùng muối kali bicromat, còn
các muối khác của crom thì ít dùng hơn.
-Việc cầm màu có thể thực hiện trước khi nhuộm, sau khi
nhuộm hoặc nhuộm và crom hoá đồng thời
4. CÁC LOẠI THUỐC NHUỘM CỤ THỂ 37

4.2. Thuốc nhuộm axit


4.2.3. Thuốc nhuộm axit chứa kim loại
• Gồm thuốc nhuộm chứa kim loại 1:1 và 1:2
• Để tạo phức với phân tử thuốc nhuộm người ta dùng các
ion kimloại có điện tử vòng ngoài chưa bão hoà, như:
crom, niken, coban, đồng.
4. CÁC LOẠI THUỐC NHUỘM CỤ THỂ 38

4.2. Thuốc nhuộm axit


4.2.3. Thuốc nhuộm axit chứa kim loại
• Việc lựa chọn kim loại để tạo phức phụ thuộc vào cấu tạo
hoá học của thuốc nhuộm
• Để tạo phức kiểu 1:1, dùng chủ yếu crom hoá trị ba vì nó
tạo phức bền với môi trường axit mạnh(3 - 3,5).
• Với loại phức 1:2, ngoài crom người ta còn dùng coban.
4. CÁC LOẠI THUỐC NHUỘM CỤ THỂ 39

4.2. Thuốc nhuộm axit


4.2.3.1 Thuốc nhuộm axit chứa kim loại 1:1
• Lần đầu tiên được hãng Ciba của Thuỵ Sĩ sản xuất vào năm
1924 với tên gọi là neolan.
• Dễ hoà tan trong nước, dễ đều màu, màu tươi và bắt màu
vào vật liệu trong môi trường axit mạnh
• Khi thuốc nhuộm này liên kết với vật liệu thì các phân tử
nước sẽ tách ra nhường chỗ cho các nhóm chức của vật liệu
liên kết với crom.
4. CÁC LOẠI THUỐC NHUỘM CỤ THỂ 40

4.2. Thuốc nhuộm axit


4.2.3.2 Thuốc nhuộm axit chứa kim loại 1:2
• Để tạo cho thuốc nhuộm có độ hoà tan cần thiết người ta
đưa vào phân tử của chúng các nhóm ưa nước như:
sunfamit (−SO2NH2), metylsunfon (−SO2CH3); chỉ giữ lại
một phần nhóm natri sunfonat .
• Liên kết với các vật liệu từ protein (len, tơ tằm, da thuộc,
lông thú) bằng liên kết ion, liên kết hidro và liên kết Van
der Waals trong môi trường axit yếu (pH = 5 - 6) và ngay
cả môi trường trung tính .
4. CÁC LOẠI THUỐC NHUỘM CỤ THỂ 41

4.2. Thuốc nhuộm axit


• Thuốc nhuộm axit chứa kim loại 1:1 thuộc loại dễ hoà tan
trong nước (độ hoà tan tối đa đến 400 g/l) và dễ đều màu
• Thuốc nhuộm axit chứa kim loại 1:2 thì khó hoà tan trong
nước hơn và thuộc loại khó đều màu nên phải dùng các
chất trợ nhuộm cần thiết mới có thể đạt được độ đều màu
cao.
• Cả hai loại thuốc nhuộm này đều ít nhạy cảm với nước
cứng và các ion kim loại có trong nước như: đồng sắt, crom
4. CÁC LOẠI THUỐC NHUỘM CỤ THỂ 42

4.3. Thuốc nhuộm hoạt tính


• Là những hợp chất màu mà trong phân tử của chúng có
chứa các nhóm nguyên tử có thể thực hiện mối liên kết hoá
trị với vật liệu.
• Có độ bền màu cao với gia công ướt,ma sát.
• Có đủ gam màu, màu tươi và thuần sắc, công nghệ nhuộm
đa dạng và không quá phức tạp.
• Được sử dụng để nhuộm và in hoa cho các vật liệu xenlulo,
tơ tằm, len, vật liệu từ xơ polyamit.
4. CÁC LOẠI THUỐC NHUỘM CỤ THỂ 43

4.3. Thuốc nhuộm hoạt tính


4.3.1. Cấu tạo hoá học và tính chất chung
4. CÁC LOẠI THUỐC NHUỘM CỤ THỂ 44

4.3. Thuốc nhuộm hoạt tính


4.3.1. Cấu tạo hoá học và tính chất chung
• S - nhóm tạo cho phân tử thuốc nhuộm có độ hoà tan cần
thiết trong nước, thường gặp hơn cả là các nhóm: −SO3Na,
−COONa, −SO2CH3. Riêng thuốc nhuộm phân tán hoạt
tính thì phân tử của nó không có nhóm cho tính tan;
• R - phần mang màu của phân tử thuốc nhuộm,
• T−X - nhóm hoạt tính có cấu tạo khác nhau, được đưa vào
các hệ thống mang màu
khác nhau;
• X - nguyên tử (hay nhóm) phản ứng, trong điều kiện
nhuộm nó sẽ tách khỏi phân tửthuốc nhuộm
4. CÁC LOẠI THUỐC NHUỘM CỤ THỂ 45

4.3. Thuốc nhuộm hoạt tính


• S - nhóm tạo cho phân tử thuốc nhuộm có độ hoà tan cần
thiết trong nước, thường gặp hơn cả là các nhóm: −SO3Na,
−COONa, −SO2CH3. Riêng thuốc nhuộm phân tán hoạt
tính thì phân tử của nó không có nhóm cho tính tan;
• R - phần mang màu của phân tử thuốc nhuộm,
• T−X - nhóm hoạt tính có cấu tạo khác nhau, được đưa vào
các hệ thống mang màu
khác nhau;
• X - nguyên tử (hay nhóm) phản ứng, trong điều kiện
nhuộm nó sẽ tách khỏi phân tửthuốc nhuộm
• T - nhóm mang nguyên tử (hay nhóm) phản ứng, nó làm
nhiệm vụ liên kết giữa thuốc nhuộm với xơ
4. CÁC LOẠI THUỐC NHUỘM CỤ THỂ 46

4.3. Thuốc nhuộm hoạt tính


• X không có ảnh hưởng gì đến màu sắc nhưng đôi khi cũng
có ảnh hưởng đến độ hoà tan của thuốc nhuộm. Những
nguyên tử này thường là: −Cl, −SO2, −OSO3H,
−NR3,−CH=CH2,…
• Nhóm T sẽ đóng vai trò quyết định tốc độ phản ứng nên
việc lựa chọn nhóm T cho phù hợp là một yếu tố quan
trọng.
• “Nhóm cầu nối” giữa phần S−R và T−X của thuốc
nhuộm cũng có ý nghĩa quan trọng,dùng các nhóm: −NH−,
−NH−CH−,−SO2−N− làm cầu nối.
4. CÁC LOẠI THUỐC NHUỘM CỤ THỂ 47

4.3. Thuốc nhuộm hoạt tính


4. CÁC LOẠI THUỐC NHUỘM CỤ THỂ 48

4.3. Thuốc nhuộm hoạt tính


• Khi tiếp xúc với vật liệu thuốc nhuộm hoạt tính sẽ tham gia
đồng thời vào hai phản ứng: với vật liệu và phản ứng thủy
phân.
4. CÁC LOẠI THUỐC NHUỘM CỤ THỂ 49

4.3. Thuốc nhuộm hoạt tính


• Thuốc nhuộm đã bị thủy phân không có khả năng liên kết
hoá học với vật liệu nữa,chỉ bám vào mặt ngoài bằng lực
hấp phụ không mạnh nên không đủ độ bền màu cần thiết
-> Phải giặt sạch phần thuốc nhuộm này để đạt độ bên màu
của thuốc nhuộm.
4. CÁC LOẠI THUỐC NHUỘM CỤ THỂ 50

4.3. Thuốc nhuộm hoạt tính


• Để hạn chế đến mức thấp nhất phản ứng thủy phân, cần
chọn thuốc nhuộm theo yêu cầu sau:
- Phải bền khi bảo quản ở trạng thái khô và trong dung dịch;
- Có khả năng phản ứng cao trong điều kiện nhuộm êm dịu và
phải đạt yêu cầu tốc độ cao của sản xuất.
- Độ bền của mối liên kết giữa thuốc nhuộm và vật liệu
không ảnh hưởng đến điều kiện xử lý hoá học và sử dụng
sản phẩm;
- Có ái lực cao đối với xơ sợi, dễ giặt ra khỏi vật liệu phần
thuốc nhuộm đã bị thủy phân.
4. CÁC LOẠI THUỐC NHUỘM CỤ THỂ 51

4.3. Thuốc nhuộm hoạt tính


• Những thông số kỹ thuật cần thiết khi nhuộm bằng thuốc
nhuộm hoạt tính là:
- Nhiệt độ, trị số pH
- Thời gian nhuộm, nồng độ chất điện ly, nồng độ chất trợ và
chất xúc tác.
4. CÁC LOẠI THUỐC NHUỘM CỤ THỂ 52

4.3. Thuốc nhuộm hoạt tính


• Để phân loại thuốc nhuộm hoạt tính, người ta dùng các chỉ
tiêu chính sau đây:
- Theo cấu tạo hoá học (chủ yếu là theo nhóm phản ứng);
- Theo cơ chế nhuộm: thế nucleophin hay cộng nucleophin;
- Theo công nghệ nhuộm: nhuộm nguội, nhuộm nóng (phương
pháp tận trích), nhuộm cuộn ủ (bán liên tục), nhuộm ngấm hấp
hoặc gia nhiệt khô (phương pháp liên tục)
- Theo mức độ giặt sạch phần thuốc nhuộm đã bị thủy phân.
4. CÁC LOẠI THUỐC NHUỘM CỤ THỂ 53

4.3. Thuốc nhuộm hoạt tính


4.3.2. Những thuốc nhuộm hoạt tính thông thường
a. Thuốc nhuộm điclotriazin
• Cuối tên gọi của mỗi màu thường có chữ M, chữ K hoặc
chữ X
• Phần mang màu (R) của thuốc nhuộm điclotriazin thường
là gốc màu azo, antraquinon và gốc phtaloxianin. Cầu nối
giữa gốc S−R và T−X thường là nhóm −NH−
4. CÁC LOẠI THUỐC NHUỘM CỤ THỂ 54

4.3. Thuốc nhuộm hoạt tính


4.3.2. Những thuốc nhuộm hoạt tính thông thường
b. Thuốc nhuộm monoclotriazin
• Chúng tham gia phản ứng với các nhóm định chức của xơ ở
nhiệt độ cao (80oC), hoặc nếu ở nhiệt độ thấp hơn thì phải
tiến hành trong môi trường kiềm mạnh
-> Trong tên gọi thường có thêm chữ H nghĩa là nóng (heat).
• Ở nhiệt độ cao ái lực của thuốc nhuộm giảm, nhưng khả
năng khuếch tán lại tăng lên.
4. CÁC LOẠI THUỐC NHUỘM CỤ THỂ 55

4.3. Thuốc nhuộm hoạt tính


4.3.2. Những thuốc nhuộm hoạt tính thông thường
c. Thuốc nhuộm hoạt tính là dẫn xuất của pirimiđin
4. CÁC LOẠI THUỐC NHUỘM CỤ THỂ 56

4.3. Thuốc nhuộm hoạt tính


4.3.2. Những thuốc nhuộm hoạt tính thông thường
d. Thuốc nhuộm hoạt tính vinylsunfon
• Nhóm phản ứng của thuốc nhuộm là este của axit sunfuric
và hyđroxyletylsunfon có dạng tổng quát như sau:

• Tạo thành liên kết ete giữa thuốc nhuộm và xơ.


4. CÁC LOẠI THUỐC NHUỘM CỤ THỂ 57

4.3. Thuốc nhuộm hoạt tính


4.3.2. Những thuốc nhuộm hoạt tính thông thường
d. Thuốc nhuộm hoạt tính vinylsunfon
4. CÁC LOẠI THUỐC NHUỘM CỤ THỂ 58

4.3. Thuốc nhuộm hoạt tính


4.3.2. Những thuốc nhuộm hoạt tính thông thường
d. Thuốc nhuộm hoạt tính vinylsunfon
• Hoạt độ của thuốc nhuộm vinylsunfon lớn hơn thuốc
nhuộm monoclotriazin nhưng lại thấp hơn hoạt độ của
thuốc nhuộm điclotriazin
• Nên dùng phương pháp nhuộm liên tục hoặc phương pháp
bán liên tục (ngấm ép cuộn ủ)
4. CÁC LOẠI THUỐC NHUỘM CỤ THỂ 59

4.3. Thuốc nhuộm hoạt tính


4.3.2. Những thuốc nhuộm hoạt tính thông thường
e. Thuốc nhuộm hoạt tính có nhóm phản ứng là 2,3-
đicloquinoxalin
• Có khả năng phản ứng tương tự như thuốc nhuộm
điclotriazin
• Chỉ có một nguyên tử clo trong dị vòng tham gia phản ứng
nên không có khả năng tạo thành cầu bắc ngang giữa các
mạch xơ sợi.
• Ái lực của thuốc nhuộm với xơ tương tự như thuốc nhuộm
triazin.
4. CÁC LOẠI THUỐC NHUỘM CỤ THỂ 60

4.3. Thuốc nhuộm hoạt tính


4.3.2. Những thuốc nhuộm hoạt tính thông thường
e. Thuốc nhuộm hoạt tính có nhóm phản ứng là 2,3-
đicloquinoxalin
4. CÁC LOẠI THUỐC NHUỘM CỤ THỂ 61

4.3. Thuốc nhuộm hoạt tính


4.3.2. Những thuốc nhuộm hoạt tính thông thường
g. Thuốc nhuộm hoạt tính chức vòng etylenimin
• Tên thương phẩm là levafix
4. CÁC LOẠI THUỐC NHUỘM CỤ THỂ 62

4.3. Thuốc nhuộm hoạt tính


4.3.2. Những thuốc nhuộm hoạt tính thông thường
h. Thuốc nhuộm hoạt tính là dẫn xuất của 2-clobenthiazol
-Tên thương phẩm là reatex
- Ngoài nguyên tử cacbon và nitơ còn có nguyên tử lưu
huỳnh.
4. CÁC LOẠI THUỐC NHUỘM CỤ THỂ 63

4.3. Thuốc nhuộm hoạt tính


Theo tính chất kỹ thuật ,có ba nhóm:
- Nhóm nhuộm nguội, trong tên gọi có chữ M hay chữ X, đa
số thuộc về thuốc nhuộm điclotriazin, chúng có khả năng phản
ứng cao, phải nhuộm trong môi trường kiềm yếu và ở nhiệt độ
thấp (25 - 30oC);
- Nhóm nhuộm nóng, trong tên gọi thường có chữ H, đa số
thuộc về nhóm vinylsunfon, một số là thuốc nhuộm
monoclotriazin, pH=10 - 11, ở nhiệt độ 60oC;
- Nhóm nhuộm nhiệt độ cao trong tên gọi không có ký hiệu gì
đặc biệt hoặc có chữ HT, đa số thuộc về nhóm monoclotriazin,
chúng có khả năng phản ứng thấp so với hai nhóm trên,
nhuộm 70 - 90oC trong môi trường kiềm mạnh hơn.
4. CÁC LOẠI THUỐC NHUỘM CỤ THỂ 64

4.3. Thuốc nhuộm hoạt tính


Dựa vào khả năng giặt sạch phần thuốc nhuộm đã bị thủy phân
còn bám lại trên vải, thuốc nhuộm hoạt tính được chia làm bốn
nhóm:
- Nhóm I: dễ giặt sạch, không dây màu sang nền trắng;
- Nhóm II: có mức giặt sạch trung bình, dây màu chút ít sang
nền trắng;
- Nhóm III: khó giặt sạch, đây màu sang nền trắng nhiều;
- Nhóm IV: rất khó giặt sạch, bắt màu mạnh sang nền trắng
(loại này không thích hợp để in hoa).
4. CÁC LOẠI THUỐC NHUỘM CỤ THỂ 65

4.3. Thuốc nhuộm hoạt tính


• Phần lớn thuốc nhuộm hoạt tính được dùng cho xơ xenlulo,
phần để nhuộm len, tơ tằm và xơ polyamit chỉ chiếm 4,5 -
5% tổng số thuốc nhuộm hoạt tính.
4. CÁC LOẠI THUỐC NHUỘM CỤ THỂ 66

4.3. Thuốc nhuộm hoạt tính


• Phần lớn thuốc nhuộm hoạt tính được dùng cho xơ xenlulo,
phần để nhuộm len, tơ tằm và xơ polyamit chỉ chiếm 4,5 -
5% tổng số thuốc nhuộm hoạt tính.
4. CÁC LOẠI THUỐC NHUỘM CỤ THỂ 67

4.3. Thuốc nhuộm hoạt tính


• Thuốc nhuộm hoạt tính thường được sản xuất ở dạng bột
và được ổn định bằng chất đệm để ngăn ngừa chúng tự
động thủy phân nhóm hoạt tính khi bảo quản.
• Đểtránh hiện tượng bốc bụi khi sản xuất và sử dụng người
ta đưa vào thuốc nhuộm thành phẩm chất chống bốc bụi
như: dùng các loại dầu khoáng thích hợp, nhũ tương của
polyetylsiloxan.
4. CÁC LOẠI THUỐC NHUỘM CỤ THỂ 68

4. 4. Thuốc nhuộm bazơ – cation


4.4.1. Thuốc nhuộm bazơ
- Là những hợp chất màu có cấu tạo khác nhau, hầu hết là
các muối clorua, oxalat hoặc muối kép của bazơ hữu cơ
- Có đủ gam màu, màu tươi thuần sắc và cường độ mâu rất
mạnh
- Màu kém bền với giặt và ánh sáng nên được dùng để nhuộm
một số sản phẩm dệt từ xơ xenlulo,nhuộm lụa tơ tằm để trang
trí, để nhuộm giấy và dùng làm mực in trong công nghiệp in
4. CÁC LOẠI THUỐC NHUỘM CỤ THỂ 69

4. 4. Thuốc nhuộm bazơ – cation


4.4.1. Thuốc nhuộm bazơ
- Dễ hoà tan trong nước, khi hoà tan chúng phân ly
thành hai ion: cation là ion mang màu, anion không mang
màu.
- Do ái lực của thuốc nhuộm bazơ với xenlulo rất thấp muốn
sử dụng chúng để nhuộm vải may mặc thì phải cầm màu,
nhưng khi cầm màu thì độ tươi màu lại giảm đi.
4. CÁC LOẠI THUỐC NHUỘM CỤ THỂ 70

4. 4. Thuốc nhuộm bazơ – cation


4.4.1. Thuốc nhuộm bazơ
a. Loại điaminotriarylmetan
4. CÁC LOẠI THUỐC NHUỘM CỤ THỂ 71

4. 4. Thuốc nhuộm bazơ – cation


4.4.1. Thuốc nhuộm bazơ
b. Loại triaminođiphenylmetan
4. CÁC LOẠI THUỐC NHUỘM CỤ THỂ 72

4. 4. Thuốc nhuộm bazơ – cation


4.4.1. Thuốc nhuộm bazơ
c. Loại triaminotriarylmetan
4. CÁC LOẠI THUỐC NHUỘM CỤ THỂ 73

4. 4. Thuốc nhuộm bazơ – cation


4.4.1. Thuốc nhuộm bazơ
d. Thuốc nhuộm bazơ là dẫn xuất của xanten
4. CÁC LOẠI THUỐC NHUỘM CỤ THỂ 74

4. 4. Thuốc nhuộm bazơ – cation


4.4.2. Thuốc nhuộm cation
• Muối amoni bậc bốn với dạng tổng quát là R1NR3Cl−,
- R1, R3 là các gốc alkyl hay aryl khác nhau.
- Phần mang màu của thuốc nhuộm có thể là các gốc
triphenylmetan, thuốc nhuộm metin và azo, dẫn xuất
antraquinon và phức của đồng-phtaloxianin.
4. CÁC LOẠI THUỐC NHUỘM CỤ THỂ 75

4. 4. Thuốc nhuộm bazơ – cation


4.4.2. Thuốc nhuộm cation
a. Thuốc nhuộm cation mang điện tích dương ở
mạch nhánh
• Về cấu tạo những thuốc nhuộm này gần giống như thuốc
nhuộm phân tán, nhưng khác ở chỗ chúng có mạch nhánh
chứa nhóm amoni bậc bốn, nhờ đó mà thuốc nhuộm hoà
tan trong nước và có tính bazơ cần thiết.
4. CÁC LOẠI THUỐC NHUỘM CỤ THỂ 76

4. 4. Thuốc nhuộm bazơ – cation


4.4.2. Thuốc nhuộm cation
b. Thuốc nhuộm cation mang điện tích dương ở nhóm mang
màu
- Nhóm thuốc nhuộm này có màu tươi hơn cả và có khả năng
nhuộm màu rất cao.
4. CÁC LOẠI THUỐC NHUỘM CỤ THỂ 77

4. 4. Thuốc nhuộm bazơ – cation


4.4.2. Thuốc nhuộm cation
c. Thuốc nhuộm cation tạo thành điện tích dương khi
nhuộm
- Những thuốc nhuộm loại này không tích điện dương trong
môi trường trung tính và kiềm yếu, nó giống như thuốc
nhuộm phân tán.
- Khi có mặt axit cần thiết trong dung dịch nhuộm xơ PAN
thì phân tử thuốc nhuộm sẽ kết hợp proton và trở nên tích
điện dương
4. CÁC LOẠI THUỐC NHUỘM CỤ THỂ 78

4. 4. Thuốc nhuộm bazơ – cation


4.4.2. Thuốc nhuộm cation
- Được sản xuất ở dạng bột và dạng lỏng
- Thuốc nhuộm cation có tốc độ bắt màu khác nhau, thường
được chia làm ba nhóm: bắt màu nhanh, bắt màu chậm và
bắt màu trung bình.
- Tốc độ bắt màu vào xơ PAN của chúng khác nhau là do
chúng khác nhau về: cấu tạo hoá học, tính bazơ, độ phân
cực của phân tử thuốc nhuộm và đặc điểm của anion
4. CÁC LOẠI THUỐC NHUỘM CỤ THỂ 79

4.5. Thuốc nhuộm hoàn nguyên


4.5.1. Đặc điểm chung
- Là những hợp chất màu hữu cơ không hoà tan trong
nước.
- Tất cả đều chứa các nhóm xeton trong phân tử và có dạng
tổng quát là R=C=O.
- Khi bị khử dạng không tan này sẽ chuyển về dạng lâycô axit,
nó chưa tan trong nước nhưng tan trong kiềm và chuyển thành
dạng lâycô bazơ. Do có ái lực lớn với xơ và hoà tan trong
nước nên nó hấp phụ rất mạnh vào xơ xenlulo, mặt khác nó lại
dễ bị thủy phân và oxi hoá về dạng không tan ban đầu.
4. CÁC LOẠI THUỐC NHUỘM CỤ THỂ 80

4.5. Thuốc nhuộm hoàn nguyên


4.5.1. Đặc điểm chung
4. CÁC LOẠI THUỐC NHUỘM CỤ THỂ 81

4.5. Thuốc nhuộm hoàn nguyên


4.5.1. Đặc điểm chung
- Có đủ màu; màu tươi ánh
- Có độ bền màu cao với gia công ướt, với ánh sáng và khí
quyển; chỉ có độ bền màu với ma sát là không cao lắm
- Được dùng chủ yếu để nhuộm các chế phẩm từ xơ xenlulo
hoặc thành phần xenlulo trong các loại vải pha
4. CÁC LOẠI THUỐC NHUỘM CỤ THỂ 82

4.5. Thuốc nhuộm hoàn nguyên


4.5.1. Đặc điểm chung
Theo cấu tạo hoá học thuốc nhuộm hoàn nguyên được chia
thành hai phân nhóm:
- thuốc nhuộm inđigoit gồm inđigo và dẫn xuất của nó;
- thuốc nhuộm hoàn nguyên đa vòng.
4. CÁC LOẠI THUỐC NHUỘM CỤ THỂ 83

4.5. Thuốc nhuộm hoàn nguyên


4.5.2. Thuốc nhuộm hoàn nguyên inđigoit
a. Inđigo thực vật
-Thành phần chủ yếu của chất màu chứa trong các loài cây họ
chàm là Inđican.
-Để tách inđigo ra từ thân và lá chàm người ta thường dùng
phương pháp vi sinh dưới hình thức ủ cho lên men.
4. CÁC LOẠI THUỐC NHUỘM CỤ THỂ 84

4.5. Thuốc nhuộm hoàn nguyên


4.5.2. Thuốc nhuộm hoàn nguyên inđigoit
a. Inđigo thực vật
4. CÁC LOẠI THUỐC NHUỘM CỤ THỂ 85

4.5. Thuốc nhuộm hoàn nguyên


4.5.2. Thuốc nhuộm hoàn nguyên inđigoit
a. Inđigo thực vật
-Inđigo là một hợp chất hoá học có thể tách ra ở dạng thuần
khiết có màu xanh sẫm,
-Không tan trong nước, rượu, ete và benzen, khó tan trong
axeton và axit axetic
-Tan được trong phenol, nitrobenzen và anilin ở nhiệt độ sôi.
- Ở 290oC inđigo bắt đầu bốc hơi và có màu đỏ tím, ở 390 -
392oC nó bị nóng chảy và nhiệt hủy.
4. CÁC LOẠI THUỐC NHUỘM CỤ THỂ 86

4.5. Thuốc nhuộm hoàn nguyên


4.5.2. Thuốc nhuộm hoàn nguyên inđigoit
b. Inđigo tổng hợp và dẫn xuất của nó
-Inđigo chỉ có một màu lam sẫm, để mở rộng gam màu người
ta đã tổng hợp các dẫn xuất của inđigo hay gọi là inđigoit.
- Bằng cách đưa nhóm thế khác nhau vào phân tử inđigo sẽ
nhận được các màu khác nhau.
- Inđigo có nhiều hợp chất chứa nguyên tử lưu huỳnh trong
phân tử gọi là thioinđigo.
4. CÁC LOẠI THUỐC NHUỘM CỤ THỂ 87

4.5. Thuốc nhuộm hoàn nguyên


4.5.2. Thuốc nhuộm hoàn nguyên inđigoit
b. Inđigo tổng hợp và dẫn xuất của nó
-Dễ bị khử hơn các thuốc nhuộm hoàn nguyên đa vòng.
- Yêu cầu nồng độ kiềm thấp hơn so với thuốc nhuộm hoàn
nguyên đa vòng.
4. CÁC LOẠI THUỐC NHUỘM CỤ THỂ 88

4.5. Thuốc nhuộm hoàn nguyên


4.5.3. Thuốc nhuộm hoàn nguyên đa vòng
-Đa số là dẫn xuất của antraquinon
-Điều kiện khử mạnh hơn, nhuộm trong môi trường kiềm
mạnh hơn và dung dịch lâycô bazơ kém ổn định hơn, dễ bị
thủy phân và oxi hoá về dạng không tan ban đầu hơn.
-Có đủ gam màu, màu của chúng tươi, có độ bền màu cao với
gia công ướt và ánh sáng, riêng độ bền màu với ma sát không
cao .
4. CÁC LOẠI THUỐC NHUỘM CỤ THỂ 89

4.5. Thuốc nhuộm hoàn nguyên


4.5.3. Thuốc nhuộm hoàn nguyên đa vòng
4. CÁC LOẠI THUỐC NHUỘM CỤ THỂ 90

4.5. Thuốc nhuộm hoàn nguyên


4.5.3. Thuốc nhuộm hoàn nguyên đa vòng
4. CÁC LOẠI THUỐC NHUỘM CỤ THỂ 91

4.5. Thuốc nhuộm hoàn nguyên


4. CÁC LOẠI THUỐC NHUỘM CỤ THỂ 92

4.5. Thuốc nhuộm hoàn nguyên


4. CÁC LOẠI THUỐC NHUỘM CỤ THỂ 93

4.5. Thuốc nhuộm hoàn nguyên


-Quá trình khử và hoà tan thuốc nhuộm hoàn nguyên
thuộc loại phản ứng dị thể
-Tốc độ của phản ứng này phụ thuộc nhiều vào chất khử, nhiệt
độ, trị số pH và đặc biệt là kích thước hạt thuốc nhuộm.
-Kích thước hạt càng nhỏ, thuốc nhuộm được nghiền càng
mịn, độ phân tán hạt càng cao thì nó càng được khử nhanh và
hoàn toàn.
4. CÁC LOẠI THUỐC NHUỘM CỤ THỂ 94

4.5. Thuốc nhuộm hoàn nguyên


4.5.4. Thuốc nhuộm hoàn nguyên tan

-Thuốc nhuộm hoàn nguyên tan dùng để nhuộm các loại vải, sợi từ xơ
xenlulo ,tơ tằm, len, xơ polyamit và một vài loại xơ khác bằng công nghệ
thích hợp.
-Do có màu tươi và công nghệ đơn giản nên thuốc nhuộm hoàn nguyên
tan được dùng phổ biến để in hoa.
-Nhược điểm chủ yếu của loại thuốc nhuộm này là khó nhuộm được màu
đậm và giá thành cao.
4. CÁC LOẠI THUỐC NHUỘM CỤ THỂ 95

4.6. Thuốc nhuộm lưu huỳnh


-Màu kém tươi và độ bền màu với ánh sáng không cao
-Giá thành sản xuất thấp.
-Thuốc nhuộm dạng lỏng cũng chứa sẵn chất khử và
các chất phụ trợ khác nữa khi nhuộm được dễ dàng.
4. CÁC LOẠI THUỐC NHUỘM CỤ THỂ 96

4.7. Thuốc nhuộm phân tán


4.7.1. Đặc điểm chung và cấu tạo hoá học
-Là những hợp chất màu không tan trong nước do không chứa
các nhóm cho tính tan như −SO3Na, −COONa.
-Chúng có độ hoà tan rất thấp trong nước và phải sử dụng ở
dạng huyền phù hay phân tán với kích thước hạt trong khoảng
0,2 - 2 μm, được dùng để nhuộm loại xơ nhân tạo ghét nước.
4. CÁC LOẠI THUỐC NHUỘM CỤ THỂ 97

4.7. Thuốc nhuộm phân tán


4.7.1. Đặc điểm chung và cấu tạo hoá học
-Độ hoà tan của thuốc nhuộm phân tán trong nước rất thấp
+ Ở 25oC chỉ tiêu này của đa số thuốc nhuộm chỉ vào khoảng
0,2 - 8 mg/l,
+Ở 80oC độ hoà tan của chúng cũng chỉ đạt tới 50 - 350 mg/l
là tối đa.
4. CÁC LOẠI THUỐC NHUỘM CỤ THỂ 98

4.7. Thuốc nhuộm phân tán


4.7.1. Đặc điểm chung và cấu tạo hoá học
Theo phân lớp kỹ thuật thuốc nhuộm phân tán có thể chia
thành ba phân nhóm sau:
- loại thông thường và có thể điazo hoá sau nhuộm;
- loại chứa trong phân tử nguyên tử kim loại;
- loại phân tán hoạt tính, có thể liên kết vôi xơ bằng liên kết
hoá trị.
4. CÁC LOẠI THUỐC NHUỘM CỤ THỂ 99

4.7. Thuốc nhuộm phân tán


4.7.2. Thuốc nhuộm phân tán loại thông thường và loại có thể
điazo hoá sau nhuộm:
-Thuốc nhuộm loại này được chia thành các nhóm: gốc azo,
gốc antraquinon, gốc nitrođiphenylamin và các dẫn xuất của
naphtoquinon.
-Trong số những thuốc nhuộm phân tán đã biết rõ cấu tạo hoá
học thì 35% có gốc azo, chủ yếu là monoazo; 27% là các dẫn
xuất của antraquinon; 5% là dẫn xuất của nitrophenylamin.
4. CÁC LOẠI THUỐC NHUỘM CỤ THỂ 100

4.7. Thuốc nhuộm phân tán


4.7.2. Thuốc nhuộm phân tán loại thông thường và loại có thể
điazo hoá sau nhuộm:
4. CÁC LOẠI THUỐC NHUỘM CỤ THỂ 101

4.7. Thuốc nhuộm phân tán


4.7.3. Thuốc nhuộm phân tán chứa kim loại
-Thuốc nhuộm phân tán chứa kim loại 1:2 dùng để nhuộm xơ
polyamit có cấu tạo gần giống như thuốc nhuộm axit chứa kim
loại 1:2 , khác với thuốc nhuộm axit ở chỗ chúng không chứa
các nhóm tạo cho thuốc nhuộm tính tan.
4. CÁC LOẠI THUỐC NHUỘM CỤ THỂ 102

4.7. Thuốc nhuộm phân tán


4.7.3. Thuốc nhuộm phân tán chứa kim loại
-Thuốc nhuộm phân tán chứa kim loại 1:1 được sản xuất ở
dạng bột mịn phân tán cao.
-Chúng kém thuốc nhuộm phân tán loại thông thường ở khả
năng đều màu và khả năng che phủ cấu trúc không đều của xơ
polyamit, nhưng vượt hẳn chúng về độ bền với gia công ướt,
ánh sáng, độ bền với ma sát rất khá.
4. CÁC LOẠI THUỐC NHUỘM CỤ THỂ 103

4.7. Thuốc nhuộm phân tán


4.7.4. Thuốc nhuộm phân tán hoạt tính
-Không chứa nhóm cho tính tan ở phần mang màu, cũng được
sản xuất ở dạng bột mịn phân tán cao, nhưng có chứa nhóm
phản ứng.
-Trong điều kiện nhuộm chúng sẽ thực hiện liên kết hoá trị với
xơ và nằm lại trên xơ vừa ở dạng không tan trong nước vừa
liên kết hoá trị với xơ.
4. CÁC LOẠI THUỐC NHUỘM CỤ THỂ 104

4.7. Thuốc nhuộm phân tán


4.7.4. Thuốc nhuộm phân tán hoạt tính
4. CÁC LOẠI THUỐC NHUỘM CỤ THỂ 105

4.7. Thuốc nhuộm phân tán


4.7.4. Thuốc nhuộm phân tán hoạt tính
-Lúc đầu thuốc nhuộm này hoà tan trong nước nhờ chứa các
nhóm este sunfonat.
-Trong quá trình nhuộm nhóm này sẽ tách ra để liên kết với xơ
vừa theo cơ chế của thuốc nhuộm hoạt tính vừa theo cơ chế
của thuốc nhuộm phân tán.
4. CÁC LOẠI THUỐC NHUỘM CỤ THỂ 106

4.7. Thuốc nhuộm phân tán


-Trong phân tử chứa các nhóm: −NH2, −NHR2, −NR1R2,
−OH, −OR (R có thể là gốc alkyk, aryl, alkylhiđroxyl);
- Trung tính hoặc có tính bazơ yếu.
-Có khối lượng phân tử không lớn (250 - 300) ,kích thước
phân tử nhỏ và cấu tạo không phức tạp.
- Nhiệt độ nóng chảy của thuốc nhuộm tương đối cao (150 -
300oC);
-Các hạt thuốc nhuộm có cấu trúc tinh thể (đôi khi là vô định
hình).
4. CÁC LOẠI THUỐC NHUỘM CỤ THỂ 107

4.7. Thuốc nhuộm phân tán


-Cùng một thuốc nhuộm sẽ có độ bền màu khác nhau khi
nhuộm cho các xơ khác nhau.
-Các dẫn xuất của aminoazobenzen chứa ít nhóm thế sẽ có độ
bền màu với ánh sáng trên xơ tổng hợp vào loại trung bình;
còn các thuốc nhuộm phân tán có gốc điazo, dẫn xuất của
nitrođiphenylamin và antraquinon thì có độ bền màu cao với
ánh sáng.
- Khi đưa vào phân từ thuốc nhuộm các nguyên tử
halogen thì độ bền màu với ánh sáng của thuốc nhuộm tăng
lên
4. CÁC LOẠI THUỐC NHUỘM CỤ THỂ 108

4.7. Thuốc nhuộm phân tán


-Cùng một thuốc nhuộm sẽ có độ bền màu khác nhau khi
nhuộm cho các xơ khác nhau.
-Các dẫn xuất của aminoazobenzen chứa ít nhóm thế sẽ có độ
bền màu với ánh sáng trên xơ tổng hợp vào loại trung bình;
còn các thuốc nhuộm phân tán có gốc điazo, dẫn xuất của
nitrođiphenylamin và antraquinon thì có độ bền màu cao với
ánh sáng.
- Khi đưa vào phân từ thuốc nhuộm các nguyên tử
halogen thì độ bền màu với ánh sáng của thuốc nhuộm tăng
lên
4. CÁC LOẠI THUỐC NHUỘM CỤ THỂ 109

4.7. Thuốc nhuộm phân tán


-Những thuốc nhuộm monoazo có cấu tạo đơn giản bắt đầu
thăng hoa ở ngay nhiệt độ 135 - 170oC
-Các thuốc nhuộm điazo có khối lượng phân tử lớn hơn nên
bắt đầu thăng hoa ở 160 - 180oC.
4. CÁC LOẠI THUỐC NHUỘM CỤ THỂ 110

4.8. Thuốc nhuộm azo không tan


-Tên gọi khác như: thuốc nhuộm lạnh, thuốc nhuộm đá và
thuốc nhuộm naphtol;
-Là những hợp chất có chứa nhóm azo trong phân tử nhưng
không chứa các nhóm có tính tan như −SO3Na, −COONa.
-Để nhuộm vật liệu dệt ,người ta phải tổng hợp chúng trực tiếp
trên vải từ hai loại hợp chất trung gian có tên gọi là thành phần
azo (R−OH) và thành phần điazo (R1−N≡NCl)
4. CÁC LOẠI THUỐC NHUỘM CỤ THỂ 111

4.8. Thuốc nhuộm azo không tan


4. CÁC LOẠI THUỐC NHUỘM CỤ THỂ 112

4.8. Thuốc nhuộm azo không tan


-Có độ bền màu cao với gia công ướt, còn độ bền màu với ánh
sáng và ma sát thì không cao lắm.
-Thuốc nhuộm này vẫn được sử dụng vì công nghệ nhuộm
đơn giản, giá thành thấp, màu của thuốc nhuộm tươi.
4. CÁC LOẠI THUỐC NHUỘM CỤ THỂ 113

4.8. Thuốc nhuộm azo không tan


4. CÁC LOẠI THUỐC NHUỘM CỤ THỂ 114

4.8. Thuốc nhuộm azo không tan


-Gam màu của thuốc nhuộm azo không tan thiếu màu vàng,
xanh lam thuần khiết và xanh da trời.
- Màu của chúng chỉ đạt cấp trung bình và khá với tác dụng
của gia công ướt,ma sát và ánh sáng; thua các chi tiêu này của
thuốc nhuộm hoạt tính và hoàn nguyên.
4. CÁC LOẠI THUỐC NHUỘM CỤ THỂ 115

4.9. Thuốc nhuộm pigment


4.9.1. Đặc điểm chung
-Là những hợp chất màu có cấu tạo hoá học khác nhau có đặc
điểm chung là không tan trong nước do trong phân tử không
chứa các nhóm cho tính tan (−SO3H, −COOH), hoặc các nhóm
này bị chuyển về dạng muối bari, canxi không tan trong nước
-Một số pigment hữu cơ tuy không tan trong nước nhưng hoà
tan trong một số dung môi hữu cơ được dùng để nhuộm dầu
mỡ, xăng, sáp.
4. CÁC LOẠI THUỐC NHUỘM CỤ THỂ 116

4.9. Thuốc nhuộm pigment


4.9.1. Đặc điểm chung
-Đa số pigment có độ bền màu cao với ánh sáng và bền với
nhiệt độ cao: không bị di tản để bắt màu sang phần vật liệu để
trắng, có khả năng bao phủ cao và thuần sắc, tươi màu.
-Được nghiền siêu mịn, có kích thước hạt nhỏ hơn 1 μm, được
-sản xuất ở dạng phân tán cao hoặc bột nhão chứa 15 - 25%
pigment nguyên chất, phần còn lại là các phụ gia.
4. CÁC LOẠI THUỐC NHUỘM CỤ THỂ 117

4.9. Thuốc nhuộm pigment


4.9.1. Đặc điểm chung
4. CÁC LOẠI THUỐC NHUỘM CỤ THỂ 118

4.9. Thuốc nhuộm pigment


4.9.1. Đặc điểm chung
4. CÁC LOẠI THUỐC NHUỘM CỤ THỂ 119

4.9. Thuốc nhuộm pigment


-Phương pháp in pigment được sử dụng rất phổ biến để in hoa
vải và nhiều loại sản phẩm dệt vì công nghệ đơn giản và có thể
in cho bất kỳ loại vải và sản phẩm dệt.

You might also like