Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 5

Họ tên: Lê Ngọc Tính

Lớp: YHCT43
MSSV:1753080108
BÀI TẬP CÁ NHÂN
BÀI 5 : SINH LÝ MẠCH MÁU

Câu 3 : Tìm hiểu sự biến đổi sinh lý của huyết áp ở người trưởng thành trong
ngày ( tăng cao khi nào ,giảm thấp khi nào ? ) Lý giải cơ chế ?
 Biến thiên huyết áp trong ngày: tùy vào công việc đang làm mà huyết áp sẽ
tăng hay giảm. Trung bình thì cặp huyết áp tâm thu/ tâm trương khi ngủ
giảm 10/ 7,6mmHg, khi hoạt động như xem tivi thì tăng 0,3/ 1,1mmHg, khi
nói tăng 6,7/ 6,7mmHg, khi ăn tăng 8,8/ 9,6mmHg, còn khi đi lại tăng nhiều
hơn nữa, 14/ 9,2mmHg. Khi ngủ thì huyết áp giảm khoảng 10 - 20% so với
mức huyết áp ban ngày .

 Huyết áp tăng và huyết áp giảm


 Khối lượng máu trong lòng mạch: Tuy huyết quản có tính đàn hồi nhưng
dung tích cũng chỉ có hạn nên lượng máu nhiều cũng làm huyết áp tăng, nếu
lượng máu giảm thì huyết áp giảm.

 Vai trò mạch máu và sự điều hoà của các thần kinh vận mạch: máu chảy
trong mạch luôn luôn ma sát vào thành mạch, huyết áp động mạch, nhất là
huyết áp tối thiểu chịu ảnh hưởng của sức cản thành mạch này rất nhiều, có
thể nói rằng huyết áp tối thiểu là huyết áp của hệ mạch máu. Vì vậy nếu
động mạch mềm mại dễ chung giãn thì máu dễ qua và huyết áp thấp, còn
trường hợp động mạch cứng rắn, ít chun giãn (ví dụ ở người già) thì sức cản
lớn, huyết áp tăng.

 Cơ chế
 Huyết áp sẽ giảm tự nhiên khi dây thần kinh bao quanh các động mạch giải
phóng ra oxit nitric (NO). Huyết áp và cảm xúc, bởi các dây thần kinh này có
liên kết trực tiếp với não.
 Huyết áp cao có thể gây ra tổn hại nghiêm trọng đến tim, não, mắt và thận,
xảy ra thường xuyên có thể dẫn đến nhồi máu cơ tim, suy tim, đột quỵ, suy
thận, và các tình trạng sức khỏe nghiêm trọng khác.
 Tăng huyết áp được xác định là khi có huyết áp tâm thu từ 140 mm Hg trở
lên và/hoặc huyết áp tâm trương từ 90 mm Hg trở lên. Các mức huyết áp
tâm thu và tâm trương bình thường có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với
chức năng hiệu quả của các cơ quan sinh tồn như tim, não và thận, và đối
với sức khỏe nói chung và trạng thái khỏe mạnh.
Câu 2 :Giải thích sơ đồ đính kèm ở trang sau :
Hiện tượng xuất huyết (hemorrhage) làm giảm thể tích máu lưu thông trong cơ
thể (blood volume), dẫn đến giảm khả năng lưu thông của máu trong tĩnh mạch
(venous return), giảm thể tích nhát bóp (stroke volume) gây ra giảm cung lượng tim
(cardiac output) (với Cung lượng tim = Thể tích nhát bóp x Tần số tim trong một
phút). Giảm cung lượng tim gây giảm áp lực máu động mạch (arterial pressure), từ
đó giảm khả năng đốt cháy các áp cảm thụ quang (thông qua những mạch máu tim
trung tâm), kích thích các hệ thần kinh điều hòa chi phối hoạt động trở lại bình
thường:
- Giảm hoạt động của hệ thần kinh phó giao cảm đối với tim
(parasympathetic activity to heart)  tăng nhịp tim (heart rate)  tăng cung
lượng tim  tăng áp lực máu động mạch trở lại.
- Tăng hoạt động của hệ thần kinh giao cảm đối với tĩnh mạch (sympathetic
activity to veins)  tăng khả năng co mạch máu tĩnh mạch tim (venous
vasoconstriction)  tăng thể tích máu lưu thông trở lại  tăng thể tích nhát bóp
 tăng cung lượng tim  tăng áp lực máu động mạch.
- Giảm hoạt động của hệ thần kinh phó giao cảm đồng thời tăng hoạt động
của hệ thần kinh giao cảm đối với tim (sympathetic activity to heart)  tăng khả
năng co bóp của tim (contractility of heart)  tăng thể tích nhát bóp  tăng
cung lượng tim  tăng áp lực máu động mạch trở lại.
- Tăng hoạt động hệ thần kinh giao cảm đối với các tiểu động mạch
(sympathetic activity to arterioles)  tăng khả năng co mạch của các tiểu động
mạch (arteriolar vasoconstriction) ngoại trừ não (except brain)  tăng khả năng
đề kháng của tổng các mạch máu ngoại biên (total peripheral resistance)  tăng
áp lực máu động mạch.
Khi áp lực máu động mạch giảm còn kích thích làm giảm áp lực máu của các
mao mạch (capillary blood pressure), từ đó dẫn đến hiện tượng giảm lọc (filtration)
và tăng tái hấp thu (reabsorption). Lúc này, gan tăng tổng hợp các protein huyết
tương (synthesis of plasma proteins by liver), kích thích thêm vào quá trình giảm lọc
và tăng tái hấp thu. Sau đó, dịch chuyển từ dịch kẽ thành huyết tương (fluid shift
from interstitial fluid into plasma) tăng lượng huyết tương (plasma volume) 
tăng cung lượng tim  kích hoạt tăng áp lực máu động mạch trở lại.
Tăng co bóp các tiểu động mạch làm giảm lưu lượng máu của thận (renal blood
flow)  giảm lượng nước tiểu thải ra (urine output)  giúp bảo tồn được lượng
huyết tương (conserves plasma volume)  tăng lượng huyết tương  tăng cung
lượng tim  tăng áp lực máu động mạch.
Khi thể tích máu trong cơ thể giảm xuống sẽ kích thích làm tăng tiết hormon
chống lợi tiểu (vasopressin) và tăng hoạt động của hệ thống renin-angiotensin-
aldosterone:
- Khi huyết áp giảm, máu đến thận cũng giảm, làm các tế bào của tổ chức
cận cầu thận bài tiết Renin vào trong máu.
- Dưới tác dụng của Renin, một phân tử protein của huyết tương là
Angiotensinogen chuyển thành Angiotensin I.
- Sau khi hình thành, dưới tác dụng của Converting (còn gọi là enzym
chuyển) (có trong mao mạch phổi) Angiotensin I được chuyển thành Angiotensin
II, đồng thời enzym chuyển lại phá hủy tác dụng Bradykinin (chất gây giãn mạch
rất mạnh).
- Co tiểu động mạch sát với mao mạch. (Tác dụng co mạch của Angiotansin
II mạnh gấp 30 lần so với Noradrenalin).
-Kích thích lớp cầu của tuyến vỏ thượng thận bài tiết Aldosteron để tăng tái
hấp thu ion Natri.
Lúc này, chúng tác động làm giảm lượng nước tiểu thải ra  bảo tồn được
lượng huyết tương  tăng lượng huyết tương  tăng cung lượng tim  tăng áp lực
máu động mạch.
giảm thể tích máu khiến cơ thể tăng cảm giác khát nước để bù lại lượng dịch
cơ thể  tăng lượng huyết tương  tăng cung lượng tim  tăng áp lực máu động
mạch.tr

Câu 1 : Trình bày lại bài học một cách tom tắt bằng cách sử dụng các sơ
đồ hoặc hình ảnh
ĐẶC ĐIỂM CẤU TẠO
CHỨC NĂNG CỦA HỆ
MẠCH Lưu lượng máu

Áp suất máu

HUYẾT ĐỘNG HỌC Sức cản của hệ


mạch

Tính chất sinh lý của


động mạch

TUẦN HOÀN ĐỘNG


MẠCH Huyết áp động mạch

Điều hòa tuần hoàn


động mạch

SINH LÝ MẠCH MÁU

Tính chất sinh lý của


tĩnh mạch

TUẦN HOÀN TĨNH Huyết áp tĩnh mạch


MẠCH

Điều hòa tuần hoàn


tĩnh mạch

Tính chất sinh lý của


mao mạch

Huyết áp mao mạch


TUẦN HOÀN MAO MẠCH

Điều hòa tuần hoàn


mao mạch

Tính chất sinh lý của


bạch mạch
TUẦN HOÀN BẠCH MẠCH
Chức năng bạch
mạch

You might also like