Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 50

ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI

V IỆN Đ IỆN
--------

Đề tài: Thiết kế hệ thống sạc ắc quy cho ô tô điện.

Giảng viên hướng dẫn : TS Nguyễn Kiên Trung


Sinh viên thực hiện : Nguyễn Văn Quang
Lớp : CN-KT ĐK TĐH K61
Mã số sinh viên : 2016 6609

Hà Nội,1/6/2019

1
LỜI NÓI ĐẦU
Trong quá trình phát triển của nền công nghiệp, việc quan tâm tới môi trường là
hết sức cần thiết. Một trong những cách đó là thay thế nhưng phương tiện chạy bằng
nhiên liệu hóa thạch bằng phương tiện chạy bằng điện. Điện là nhiên liệu sạch và dồi
dào, sử dụng điện không gây ra khí thải CO2 tác động tới môi trường.
Xe đạp và xe máy điện đang dần trở nên phổ biến. Trong khi đó, nghành ô tô điện
được đánh giá là đầy tiềm năng trong những năm sắp tới. Đây là nghành công nghiệp
còn khá mới mẻ, có rất nhiều điểm tích cực nhưng cũng có những hạn chế cần khắc
phục để có thể phổ biến hơn. Trong ô tô điện thì ắc quy được coi như là trái tim, là một
thành phần rất quan trọng.
Ô tô điện có rất nhiều đề tài hay để tìm hiểu và nghiên cứu. Một trong số đó là :
“Thiết kế bộ sạc sạc ắc quy cho ô tô điện”
Báo cáo đồ án của em gồm những nội dung sau:
1. Khảo sát các loại ắc quy dùng trong ô tô điện.
2. Khảo sát các phương pháp sạc ắc quy Li-ion.
3. Chọn một phương pháp sạc và thiết kế bộ sạc ắc quy theo phương pháp đó.
Em xin chân thành cảm ơn thầy giáo TS Nguyễn Kiên Trung đã nhiệt tình chỉ bảo
để em có thể hoàn thành đồ án này.

Hà Nội, ngày 1 tháng 6 năm 2019

Nguyễn Văn Quang

2
Contents
CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU VỀ Ô TÔ ĐIỆN VÀ ẮC QUY TRONG Ô TÔ ĐIỆN........ 4
1.1. Nhu cầu sử dụng ô tô điện ................................................................................. 4
1.2. Ắc quy ô tô điện hiện nay.................................................................................. 5
Chương 2 : ẮC QUY LITHIUM-ION.......................................................................... 6
2.1. Giới thiệu chung ............................................................................................... 6
2.2. Cấu tạo của ắc quy/ Pin Li-ion .......................................................................... 7
2.2.1. Điện cực dương .......................................................................................... 7
2.2.2. Điện cực âm ............................................................................................... 7
2.2.3. Chất điện ly ................................................................................................ 8
2.3. Nguyên lý hoạt động của ắc quy(Pin) Li-ion ..................................................... 9
Chương 3 ................................................................................................................... 10
CÁC PHƯƠNG PHÁP SẠC CHO ẮC QUY LI-ION ................................................ 10
3.1. Phương pháp sạc dòng điện không đổi, điện áp không đổi .............................. 11
3.2. Phương pháp sạc với 5 mức dòng điện ............................................................ 12
3.3. Phương pháp sạc xung .................................................................................... 13
3.4. Phương pháp sạc tăng áp ................................................................................. 13
Chương 4 ................................................................................................................... 15
THIẾT KẾ MẠCH LỰC VÀ MẠCH ĐIỀU KHIỂN ................................................. 15
4.1. Thiết kế mạch lực............................................................................................ 15
4.2. Thiết kế mạch chỉnh lưu cầu ba pha. ............................................................... 16
4.3. Thiết kế mạch Boost converter ........................................................................ 17
4.3.1 Tính toán mạch Boost ............................................................................... 18
4.3.2Mô hình hóa bộ Boost ............................................................................... 19
4.3.. Thiết kế mạch Buck converter ........................................................................ 21
5.3.1. Tính toán điện cảm L của mạch Buck....................................................... 22
5.3.2. Tính toán điện dung tụ đầu ra C ............................................................... 25
5.3.3. Tính chọn Mosfet và Diode ...................................................................... 26
5.3.4. Mô hình hóa bộ biến đổi Buck ................................................................. 27
5.3.5 Bộ điều khiển điện áp ................................................................................ 29
5.3.6. Bộ điều khiển dòng điện ........................................................................... 32
CHƯƠNG 5: THIẾT KẾ HỆ THỐNG ĐIỀU KHIỂN ............................................... 34
5.2. Lưu đồ điều khiển quá trình sạc ...................................................................... 34
CHƯƠNG 6 :MÔ PHỎNG ........................................................................................ 36
6.1. Mô phỏng mạch lực ........................................................................................ 36
6.1.1. Khối Buck ................................................................................................ 36
6.1.2. Khối tạo xung........................................................................................... 37
6.1.3. Dòng điện và điện áp................................................................................ 39
6.2. Mô phỏng khối điều khiển............................................................................... 44
6.2.1. Mô phỏng đáp ứng của bộ điều khiển điện áp........................................... 45
6.2.1. Mô phỏng đáp ứng của bộ điều khiển dòng điện....................................... 45
KẾT LUẬN ............................................................................................................... 46
TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................... 47

3
CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU VỀ Ô TÔ ĐIỆN VÀ ẮC QUY TRONG Ô TÔ ĐIỆN

1.1. Nhu cầu sử dụng ô tô điện


Việc sử dụng ô tô điện có rất nhiều lợi ích như:
- Hạn chế khí thải CO2 tới môi trường.
- Ô tô điện khi hoạt động sẽ không gây ra tiếng ồn như ô tô chạy động cơ đốt trong.
- Vì không phải tạo ra năng lượng từ đốt nhiên liệu lên nó không hề thải ra môi trường
cacbonic (Co2).
- Điện năng có ở bất cứ đâu và dễ dàng cung cấp.Người sử dụng sẽ dụng ô tô điện sẽ
ít phải bảo dưỡng xe hơn và sẽ tiết kiệm các chi phí bảo dưỡng như thay thế phụ tùng,
thay dầu..

Bên cạnh đó cũng còn nhiều hạn chế, khiến cho việc phát triển ô tô điện gặp nhiều khó
khăn:

- Trở ngại đầu tiên là giá thành sản phẩm rất đắt, có thể lên tới hơn một trăm ngàn đô
la Mỹ tính tới thời điểm 2017.

- Việc không thể di chuyển liên tục quãng đường dài được coi là nhược điệm cực kì
quan trọng, tuy đã nhiều dự án xây dựng các trạm nạp điện nhưng cũng không thể phổ
biến được

- Mất nhiều thời gian để nạp đầy ắc quy cho ô tô điện thường vào khoảng 6-8 giờ
Do những nhược điểm trên thì ở Việt Nam chưa thể phát triển về ô tô điện, ngành
sản xuất ô tô điện tập trung phát triển ở những nước tiên tiến như Mỹ, Nhật, Eu ...

Nhưng việc sử dụng ô tô điện mang giá trị lâu dài, khi mà môi trường ngày càng
được quan tâm. Bởi vậy theo thống kê thì ô tô điện ngày càng được sử dụng nhiều hơn
qua các năm. Đi đôi với việc phát triển ô tô điện là mạng lưới sạc ắc quy cho ô tô điện
cũng được phát triển .

4
H1.1 Dự báo về doanh số bán xe ô tô điện.

1.2. Ắc quy ô tô điện hiện nay.


Ắc quy hay còn gọi là Pin(Battety) là một nguồn điện hóa gồm một hay nhiều tế
bào điện(cell) mắc nối tiếp hay song song với nhau.

Hình 1.2. Sơ đồ ắc quy


Các ắc quy chính hiện nay có trên thị trường là ắc quy dùng điện môi và ắc quy
Lithium. Ắc quy điện môi như ắc quy chì axít là công nghệ cũ nên khá rẻ và vận hành
an toàn hầu như không có cháy nổ. Tuy nhiên do là công nghệ cũ nên mật độ năng
lượng thấp, dẫn đến công suất không lớn. Mặt khác khối lượng và kích thước lại lớn,
tuổi thọ sử dụng thấp và khó tái chế.
Dòng ắc quy(Pin) Lithium-ion là công nghệ mới mang rất nhiều ưu điểm vượt
trội so với dòng ắc quy truyền thống :
5
- Pin Lithium có kích thước và khối lượng nhỏ hơn rất nhiều so với ắc quy dùng
điện môi .
- Pin Li-ion có mật độ năng lượng cao, hiệu ứng nhớ rất nhỏ, có tốc độ xả tự thấp.
- Pin Lithium có kích thước và khối lượng nhỏ hơn rất nhiều so với ắc quy dùng
điện môi.
- Pin Lithium có kích thước và khối lượng nhỏ hơn rất nhiều so với ắc quy dùng điện
môi .
Tuy có là dòng PIN công nghệ mới như PIN Lithium cũng có một số nhược điểm như
sau:
- Chúng đắt nhất so với NiCd và NiMH.
- Chúng có thể bốc cháy hoặc nổ nếu tiếp xúc với nhiệt độ cao
- Nếu như một viên pin được sạc quá nhanh, nó có thể gây đoản mạch dẫn đến cháy nổ
- Họ có tuổi thọ pin ngắn hơn so với pin NiCd và NiMH của cùng một điện áp.
Pin lithium-ion có nhiều ưu điểm và một vài nhược điểm nhưng nó vẫn là loại pin
được sử dụng phổ biến trong các loại ô tô điện hiện nay.

Chương 2 : ẮC QUY LITHIUM-ION


2.1. Giới thiệu chung
Pin Li-ion hay pin lithi-ion, có khi viết tắt là LIB, là một loại pin sạc. Trong quá
trình sạc, các ion Li chuyển động từ cực dương sang cực âm, và ngược lại trong quá
trình xả (quá trình sử dụng).
LIB thường sử dụng điện cực là các hợp chất mà cấu trúc tinh thể của chúng có
dạng lớp, khi đó trong quá trình sạc và xả, các ion Li sẽ xâm nhập và điền đầy khoảng
trống giữa các lớp này, nhờ đó phản ứng hóa học xảy ra. Các vật liệu điện cực có cấu
trúc tinh thể dạng lớp thường gặp dùng cho cực dương là các hợp chất ô xít kim loại
chuyển tiếp và Li, như LiCoO2, LiMnO2, v.v….; dùng cho điện cực âm là graphite.
Dung dịch điện ly của pin cho phép các ion Li chuyển dịch từ cực nọ sang cực kia
nghĩa là có khả năng dẫn ion Li, tuy nhiên, yêu cầu là dung dịch này không được dẫn
điện.

6
LIB thường được dùng cho những thiết bị điện di động, phổ biến nhất là pin sạc
cho các thiết bị điện tử cầm tay. Pin Li-ion có mật độ năng lượng cao, hiệu ứng nhớ rất
nhỏ, và ít bị tự xả. Hiện nay ở các nước phát triển, LIB đang được chú trọng phát triển
trong quân đội, ứng dụng cho các phương tiện di chuyển chạy điện và kĩ thuật hàng
không.
Nó được kì vọng sẽ thay thế cho ắc qui chì trong ô tô, xe máy và các loại xe điện.
Hơn nữa, việc thay thế cho ắc qui chì còn hứa hẹn việc đảm bảo môi trường sạch, nâng
cao an toàn sử dụng do tránh được việc sử dụng dung dịch điện ly chứa axit, và hạn
chế phát thải kim loại nặng ra môi trường, trong khi pin Li-ion vẫn đảm bảo một điện
thế ngang với ắc qui.

2.2. Cấu tạo của ắc quy/ Pin Li-ion


Ắc quy hay còn gọi là Pin Li-ion có cấu tạo gồm 3 thành phần cơ bản là: điện cực
dương, điện cực âm và chất điện phân. Ngoài ra còn một số thành thần khác.

2.2.1. Điện cực dương


Vật liệu dùng làm điện cực dương thường từ LiCoO 2 và LiMnO4. Vật liệu trên cơ
sở là coban thường có cấu trúc pseudo-tetrahedral (giả tứ diện), cho phép ion
liti khuếch tán theo 2 chiều. Đây là những vật liệu lí tưởng có khả năng cung cấp công
suất riêng lớn, công suất riêng theo thể tích lớn, hạn chế hiện tượng tự xả, có điện thế
cao và vòng đời dài. Hạn chế của nó là giá cao do chứa coban là một kim loại hiếm, và
kém bền nhiệt.
Vật liệu cơ sở là mangan có hệ tinh thể lập phương, cho phép ion liti khuếch tán
theo cả ba chiều. Vật liệu này đang được quan tâm bởi mangan rẻ và phổ biến hơn
coban, có hiệu năng cao hơn, vòng đời dài hơn, nếu như một vài hạn chế khác của nó
được khắc phục. Những hạn chế này bao gồm khả năng hòa tan vật liệu mangan trong
dung dịch điện ly, làm điện cực kém bền và giảm công suất pin.Vật liệu cực dương
chứa coban là loại phổ biến nhất, tuy nhiên những vật liệu khác hiện đang được đầu tư
nghiên cứu nhằm hạ giá thành, và tăng công suất pin.
Đến năm 2017, LiFePO4 được kì vọng đem lại ứng dụng cao cho pin kích thước
lớn như các pin dùng cho xe điện nhờ giá rẻ, công suất cao, dù vật liệu này kém dẫn
điện và việc dùng chất phụ gia dẫn điện cacbon là bắt buộc.

2.2.2. Điện cực âm

7
Vật liệu âm cực thường dùng là graphite và các vật liệu cacbon khác. Chúng rất
rẻ và phổ biến cũng như có độ dẫn điện tốt và có cấu trúc cho phép ion liti xen kẽ vào
giữa các lớp trong mạng cacbon, nhờ đó có thể dự trữ năng lượng trong khi cấu trúc
tinh thể có thể phình ra tới 10%. Silicon cũng được dùng như vật liệu âm cực bởi nó
cũng có thể chứa ion liti, thậm chí nhiều hơn cacbon, tuy nhiên khi “chứa” ion
liti, silicon có thể phình ra đến hơn 400% thể tích ban đầu, vì thế phá vỡ kết cấu pin.
Silicon có thể dùng làm điện âm cực tuy nhiên phản ứng của nó với Li có thể gây
nứt gãy vật liệu. Vết nứt này làm những lớp Si bên trong tiếp xúc trực tiếp với dung
dịch điện ly nên có thể bị phân hủy hình thành lớp điện ly rắn giao pha solid
electrolyte interphase (SEI) trên bề mặt Si mới hình thành. Lớp SEI này có thể dày lên
ngăn chặn quá trình khuếch tán của Li+ và làm giảm dung lượng của điện cực cũng
như công suất pin và giảm độ bền của âm cực. Nhiều nỗ lực được thực hiện nhằm
giảm thiểu sự biến đổi cấu trúc do nứt gãy của Si, như tổng hợp Si dưới dạng sợi nano,
ống nano, dạng khối cầu rỗng, hạt nano, các cấu trúc xốp nano.

2.2.3. Chất điện ly


Có bốn loại chất điện li được sử dụng trong Pin Li-ion: chất điện li dạng lỏng,
các chất: điện li dạng gel, chất điện li cao phân tử (polime) và chất điện li dạng gốm.
+ Chất điện li dạng lỏng: là những muối chứa ion Li+ (LiPF6, LiClO4) được hoà tan

các dung môi hữu cơ có gốc carbonate (EC, EMC).
+ Chất điện li dạng gel: là loại vật liệu dẫn ion được tạo ra bằng cách hoà tan muối và
dung môi trong polime với khối lượng phân tử lớn tạo thành gel.
+ Chất điện li dạng polimer: là dung dịch dạng lỏng với pha dẫn ion được hình thành
thông qua sự hoà tan muối Lithium trong vật liệu polime có khốilượng phân tửlớn.
+ Chất điện li dạng gốm: là vật liệu vô cơ ở trong trạng thái rắn có khả năng dẫn ion
Li+.
Mỗi loại chất điện li có các ưu điểm khác nhau. Nhưng nói chung các chất điện li này
phải có khả năng dẫn ion Li+ tốt, độ ổn định cao, ít chịu ảnh hưởng của môi trường
như độ ẩm, không khí …

8
2.3. Nguyên lý hoạt động của ắc quy(Pin) Li-ion
Các chất phản ứng trong phản ứng điện hóa ở pin liti-ion là nguyên liệu điện cực
âm và dương, dung dịch điện ly cung cấp môi trường dẫn cho ion liti dịch chuyển giữa
2 điện cực. Dòng điện chạy ở mạch ngoài pin khi pin chạy.
Ion liti di chuyển ở trong cả hai điện cực trong quá trình phản ứng. Đa phần các
nguyên liệu điện cực hiện nay là các vật liệu cho phép ion liti xâm nhập và giữa mạng
tinh thể, mà không hoặc ít làm xáo trộn vị trí các nguyên tử còn lại trong mạng trong
quá trình xâm nhập liti (lithiation, intercalation/intercalation/insertion process), và
ngược lại ion liti rời khỏi mạng tinh thể (deintercalation/delithiation/extraction
process).
Khi xả, ion liti (mang điện dương) di chuyển từ cực âm (anode), thường là
graphite, C6 trong phản ứng dưới đây, qua dung dịch điện ly, sang cực dương, tại đây
vật liệu dương cực sẽ phản ứng với ion liti. Để cân bằng điện tích giữa 2 cực, cứ mỗi
ion Li dịch chuyển từ cực âm sang cực dương (cathode) trong lòng pin, thì ở mạch
ngoài, lại 1 electron chuyển động từ cực âm sang cực dương, nghĩa là sinh ra dòng
điện chạy từ cực dương sang cực âm.
Khi sạc diễn ra quá trình ngược lại, dưới điện áp sạc, electron bị buộc chạy từ
điện cực dương của pin (nay trở thành cực âm), ion Li tách khỏi cực dương di chuyển
trở về điện cực âm của pin (nay đã đóng vai trò cực dương). Như vậy, pin đảo chiều
trong quá trình sạc và xả. Tên gọi điện cực dương hay âm cần được xác định dựa theo
bản chất của phản ứng và quá trình xảy ra phản ứng mà ta đang theo dõi. Trong bài
viết này (và trong đa phần các bài báo khoa học), cực âm (anode) và cực dương
(cathode) của pin luôn là tên gọi dựa trên trạng thái xả.

9
Hình 2.3. Nguyên lý hoạt động của Pin.

Bán phản ứng tại cực dương (cathode) trong vật liệu dạng lớp LCO được viết
như sau (chiều thuận là sạc, chiều nghịch là xả):

LiCoO2  {\displaystyle \rightleftharpoons }CoO2 + Li+ + e-

Bán phản ứng tại cực âm (anode) trong vật liệu dạng lớp graphite (chiều thuận là
sạc, chiều nghịch là xả):

C6 + Li+ + e-{\displaystyle \rightleftharpoons }


 LiC6

Phản ứng của cả pin (chiều thuận là sạc, chiều nghịch là xả)

C6 + LiCoO2  {\displaystyle \rightleftharpoons } LiC6 + CoO2

Như vậy khi sạc, C60 (anode) bị khử thành C61-, Co3+ bị oxi hóa thành Co4+, và ngược
lại khi xả.

Về cơ bản các phản ứng luôn có giới hạn. Nếu như xả quá mức (nhét thừa ion liti) một
liti coban oxit đã bão hòa sẽ dẫn đến hình thành liti oxit, theo phản ứng một chiều sau:

LiCoO2 + Li+ + e- → Li2O + CoO

Nếu sạc quá thế pin LCO lên trên 5,2 V sẽ dẫn đến hình thành coban IV oxit, theo
phản ứng một chiều sau, điều này đã được kiểm chứng bằng nhiễu xạ tia X.

LiCoO2 → Li+ +e- + CoO2

Chương 3

CÁC PHƯƠNG PHÁP SẠC CHO ẮC QUY LI-ION


Tùy vào mục đính hướng tới và lợi ích chúng mang lại mà chúng ta có 4 cách sạc phổ
biến nhất:
Phương pháp sạc dòng điện không đổi, điện áp không đổi(Trickle charge).
Phương pháp sạc năm mức dòng điện.
10
Phương pháp sạc xung ngắn.
Phương pháp sạc tăng áp.

3.1. Phương pháp sạc dòng điện không đổi, điện áp không đổi
Quá trình điều tiết sạc một tế bào Pin Li-ion và một hệ Pin Li-ion hoàn chỉnh,
bao gồm
nhiều tế bào Pin lắp nối tiếp, tương đối khác biệt.
Đối với một Pin Li-ion được sạc/xả qua hai giai đoạn:
1 – Chế độ dòng điện không đổi: constant current (CC).
2 – Chế độ điện thế không đổi : constant voltage (CV).

Hình 3.1. Quá trình sạc CC-CV.


Quá trình sạc dòng điện không đổi :
CC là quá trình sạc đầu dòng điện sạc vào ắc quy được giữ không đổi. Dòng điện
sạc vào thường phụ thuộc vào dòng điện định mức của từng ắc quy riêng(C). Thường
được lấy bằng C/2 đến C. Thời gian thông thường để kết thúc quá trình sạc ổn dòng
này là 3 giờ.
Các loại ắc quy có nhiệt độ định mức càng cao thì dòng điện chịu được càng lớn,
dẫn đến thời gian sạc sẽ giảm xuống. Nhiệt độ định mức của các loại ắc quy Lithium-
ion từ 45 đến 50 độ C. Trong quá trình sạc ổn dòng, điện áp ở hai đầu của ắc quy sẽ
tăng dần dần. Khi điện áp hai đầu ắc quy bằng điện áp định mức khi đầy (4,2V cho
một cell) thì quá trình sạc ổn dòng sẽ kết thúc. Thông thường quá trình ổn dòng sẽ
phục hồi khoảng 70% dung lượng ắc quy.

11
Quá trình sạc với điện áp không đổi :
Quá trình sạc ổn áp thì điện áp sạc thường được giữ ở điện áp định mức của 1
cell ắc quy Lithium-ion là 4,2V/cell. Quá trình sạc do sức điện động của ắc quy dần
phục hồi về 4,2 V/cell nên làm dòng điện chạy trong ắc quy sẽ giảm dần. Khi dòng
điện trong ắc quy mà nhỏ hơn khoảng 3% C thì có thể kết thúc quá trình sạc ổn áp, qua
đó kết thúc quá trình sạc điện cho ắc quy Lithium-ion. Kết thúc quá trình sạc, ắc quy
phục hồi khoảng 99% dung lượng.
Ưu điểm: Nguyên lý sạc đơn giản, dễ dàng sửa chữa thay thế khi có sự cố.
Nhược điểm: Thời gian sạc mất nhiều thời gian
Giảm tuổi thọ pin.

3.2. Phương pháp sạc với 5 mức dòng điện


Phương pháp được chia làm 5 bước với dòng điện vào khác nhau và giảm dần
theo mức. Trong khi sạc , điện áp của Pin đạt đến giá trị đặt trước thì khi đó bộ sạc
chuyển sang bước tiếp theo. Dòng điện từng bước được đạt giá trị xác định trước.

Hình 3.2. Quá trình sạc với 5 mức dòng điện.


Trong phương pháp này việc xác định các mức dòng điện là cực kì quan trọng,
quyết định đến hiệu quả của phương pháp. Việc xác định được 5 mức dòng điện này là
khó khăn. Người ta dùng phương pháp PSO – tối ưu hạt để xác định 5 mức dòng điện.
Ưu điểm: Tăng thêm tuổi thọ hơn 57%, Giảm 11,2% thời gian sạc so với phương
pháp sạc CC-CV.
Nhược điểm: Phương pháp sạc phức tạp.
Mỗi một loại ắc quy sẽ có 5 mức sạc khác nhau, sẽ có thời gian
sạc khác nhau.
12
3.3. Phương pháp sạc xung
Phương pháp này hướng đến sự phân bố đều các ion trong ắc quy điện phân, qua
đó tăng tốc quá trình sạc và tăng tuổi thọ của ắc quy. Phương pháp này thì việc xác
định tần số sạc là một trong những việc quan trọng nhất, nó quyết định việc thời gian
nhanh hay chậm cho một loại ắc quy Lithium-ion.
Trong khi sạc bằng xung thì điện áp sạc luôn được kiểm tra sao cho luôn thấp
hơn điện áp sạc tối đa cho phép. Các mô hình sạc có thể thay đổi điện áp này bằng
cách thay đổi biên độ và độ rộng xung và khoảng thời gian nghỉ giữa các xung.

Hình 3.4. Mô hình sạc bằng xung.


Tuy nhiên, không có phương pháp cụ thể nào để xác định tần số xung tối ưu,
người ta phải dùng thực nghiệm để xác định.

3.4. Phương pháp sạc tăng áp


Bản chất phương pháp này là CC-CV nhưng có thêm giai đoạn đầu tiên là sạc với
mức điện áp cao, qua đó giảm thời gian sạc nhiều.
Do vậy phương pháp tăng áp là như là một phương pháp sạc nhanh chóng cho
các ắc quy li-ion. Sạc với điện áp tối đa 4,2V hoặc 4,3V khi dòng điện(trên một cell)
giảm dần đến khi ắc quy đầy.
Nguyên lý :
- Mới đầu ắc quy có dung lượng thấp do sử dụng hết.
- Ban đầu điện áp đặt vào là 4.3 V dòng diện ở mức rất cao, lên dến 4,5C.
- Sau đó dòng điện giảm xuống ở mức thấp hơn nhiều.-Thời gian sạc tăng áp khoảng

13
chừng 5 phút.

Đồ thị dung lượng và nhiệt độ Pin ở


các phương pháp.
a) Imax = 4.5 C, Vbmax = 4.2 V.
b) Ibmax = 4.5 C, Vbmax = 4.3 V.
c) Ismax = 1 C, Vsmax = 4.2 V.
Sau đây là một số so sánh phương pháp nạp tăng áp với phương pháp truyền thống :

Chú thích:
a) Sạc áp 4,2(V).
b) Sạc áp 4,3(V).
c) (CC-CV) (1C 4,2V)

Phương pháp này được sử dụng nhiều trên thị trường do có thể sạc nhanh chóng,
khoảng 30% trong 5 phút đầu mà lại không làm giảm quá nhiều tuổi thọ ắc quy. Trong
khi các phương pháp khác gây khó khắn trong tối ưu thuật toán.

14
Chương 4

THIẾT KẾ MẠCH LỰC VÀ MẠCH ĐIỀU KHIỂN


4.1. Thiết kế mạch lực
Mạch sạc ắc quy bao gồm: mạch lực, mạch điều khiển, mạch đo lường.
- Mạch lực: bao gồm chỉnh lưu cầu ba pha diode chỉnh lưu điện áp lưới thành nguồn
một chiều. Sau đó, qua mạch boots để tăng điện áp đến 600V. Cuối cùng, qua mạch
buck giảm áp để tạo điện áp như yêu cầu.
- Mạch điều khiển: điều khiển xung PWM để điều khiển điện áp và dòng điện sạc phù
hợp.
- Mạch đo lường: đo thông số nhiệt độ, điện áp, dòng điện của pin li-ion trong quá
trình sạc. (Trong đồ án này em chỉ đo điện áp và dòng điện).
- Trong phạm vi đồ án, tập trung vào thiết kế mạch DC/DC Buck và điều khiển mạch
nạp.

Hình 4.1. Sơ đồ khối mạch lực

Trong đồ án này em thiết kế bộ sạc với thông số:


Đầu tiên là thông số pin:
P= 60kWh (216MJ)
U=420V
1C= 60k/420 = 143 Ah
Điện trở tương đương: R=420/143=2.94 
Tiếp theo là thông số bộ sạc:
Imax= 4.5C = 643.5 A
Vmax= 430V

15
Có ba quá trình:
Sạc ổn áp 430 V.
Sạc ổn dòng 1C=143 A.
Sạc ổn áp 420 V.
Điện áp đầu vào mạch BUCK là:Vin= 600V
Vout= 420-430V.
Độ đập mạch dòng qua cuộn cảm mạch Buck: iL  10% I L
Độ đập mạch trên đầu ra tụ C một chiều mạch Buck :

v  0.5% V

4.2. Thiết kế mạch chỉnh lưu cầu ba pha.


Bởi vì, tải ắc quy có công suất lớn lên tới 60kW, nên phải chọn sơ đồ ba pha để
tránh làm mất cân bằng điện áp lưới và có chất lượng điện áp chỉnh lưu tốt hơn. Sơ đồ
chỉnh lưu cầu ba pha mà không cần máy biến áp.
Thông số chỉnh lưu cầu ba pha:
Điện áp lưới ba pha: 220V, 50Hz, V  10%V
Điện áp lưới công nghiệp được cho phép dao động trong phạm vi  10% so với giá trị
tiêu chuẩn. Như vậy khi điện áp xuống thấp nhất yêu cầu điện áp chỉnh lưu vẫn đạt
tiêu chuẩn
Điện áp chỉnh lưu lý thuyết :  d ,max  2, 34.U 2  2,34.220  514.8(V )

Điện áp chỉnh lưu thực tế: U d ,max  2,34.(0.9U 2 )  2,34.0,9.220  463.32(V )

Bởi vì khi ắc quy sạc tăng áp, dòng sạc lớn bằng 4.5C=643.5A nên phải chọn công
suất chỉnh lưu lớn hơn công suất mạch buck trong quá trình sạc tăng áp
Ta chọn dòng chỉnh lưu: I d  700 A
Lựa chọn van bán dẫn:
Dòng trung bình qua van trong sơ đồ cầu ba pha:
I d 700
IV    233.33 A
3 3
Điện áp ngược lớn nhất đặt lên van, tính tới trường hợp điện áp nguồn lên cao
nhất, hơn 10% định mức là:

16
U ng ,max  U 2,1
m
 2.U 2,1  6.U 2  6.(220.1,10)  592,8(V )

Giả sử điều kiện mát tự nhiên, van gắn lên tản nhiệt. Khi đó phải chọn van có
dòng cho phép ít nhất là: IV ,av  700 A

Van phải chọn hệ số dự trữ quá điện áp ku  2 , nghĩa là:

U max  2.592,8  1185.6 V 

Có thể chọn diode VS-SD400C12C của Vishay sản xuất, có Vdm  1200 ;
IV ,av  800 A

Vg  1.86V , I dm  15mA . Thông số đầy đủ của diode tìm được trên Internet địa chi:

www.mouser.com.

Tính toán bảo vệ van:


- Áp to mát CB phía đầu vào bảo vệ chống ngắn mạch sơ đồ van.
- Trong sơ đồ cầu không dùng máy biến áp MBA phải lắp thêm các điện
cảm đóng vai trò là điện cảm hạn chế tốc độ tăng dòng di/dt.
- Mắc thêm R và C song song với van bán dẫn để bảo vệ tốc độ tăng điện áp
du/dt.
4.3. Thiết kế mạch Boost converter
Điện áp đầu vào từ chỉnh lưu cầu 3pha, tính cho trường hợp lưới điện xuốn thấp
nhất: Uin= U d ,max  2,34.(0.9U 2 )  2,34.0,9.220  463.32(V )
Điện áp đầu ra: Uo=600V
Bởi vì khi ắc quy sạc tăng áp, dòng sạc lớn bằng 4.5C=643.5A nên phải chọn công
suất Boost lớn hơn công suất mạch buck trong quá trình sạc tăng áp
Ta chọn dòng ra : I  650 A
i  10% I v  0.5%U

17
4.3.1 Tính toán mạch Boost
U in 463.32
Xác định hệ số điều chế: D  1   1  0.228
U out 600

Đối với Boost converter dòng trung bình qua cuộn cảm biểu diễn qua tải:
1 1
IL  Io  .650  842 A
1 D 1  0.228
Vì dòng điện qua lớn nên…
U in
Độ đập mạch dòng điện qua tải: iL  DTs
L
DU in 0, 228.463,32
Nên : L    57  H
f iL 100000.10%.143

Trong khoảng thời gian t x điện áp trên tụ giảm đi U C  U out nên

Io 143
CD  0, 228.  477 C
f U C 100000.0.5%.600

 IL
Dòng điện đỉnh qua van: IV max  I D max  I L   194.25 A
2
Dòng trung bình qua van và diode:
IV  DI L  0, 228.842  192 A ; I D  1  D )  I L  1  0.228  .842  650 A

18
Trong đồ án này, em tập trung thiết kế buck 6 pha, phần nghiên cứu về mạch chỉnh lưu và
boost chỉ nhằm mục đích mô phỏng trên Matlab. Trong thực tế cần thiết kế mạch boost 6 pha.

4.3.2Mô hình hóa bộ Boost

Mô hình đóng cắt bộ Boost

Hình Sơ đồ bộ biến đổi kiểu boost.

(a) Khi khóa H dẫn dòng, điôt D khóa (b) Khi khóa H không dẫn, điôt D dẫn dòng.
Có thể viết được phương trình trạng thái ( với 2 biến trạng thái iL và vC cho sơ đồ 4.2
(a) và 4.2 (b) như sau:
  E   E vC
 iL  L  iL  L  L
  , h1  1   , h2  0 (4.19)
v  vC v  iL  vC
 C RC  C C RC

Biến đổi về dạng ma trận:

(4.20)
Chọn hàm đóng cắt u sao cho khi H dẫn dòng u = 1, khi H không dẫn u = 0. Thay h1 = u,
h2 = 1 – u :

19
(4.21)
Biến đổi ta được mô hình hàm đóng cắt mạch Boost như sau:

(4.21)
Tiến hành trung bình hóa và mô hình trung bình tín hiệu nhỏ:
Tiến hành trung bình hóa ta thay : x1  iL o , x2  vC o , d  u o
vào phương trình trên.

Suy ra hệ trung bình hóa:

(4.22)
Điểm làm việc cân bằng được tính bằng cách cho đạo hàm bên vế phải của hệ trên
bằng 0.

(4.23)
d e hệ số lấp đầy xung ở điểm làm việc cân bằng.

Ta thay biến trạng thái và biến điều khiển có biến động nhỏ :

Vào (4.22) bỏ qua tích của hai biến động nhỏ, thu được:

Biến đổi Laplace:

20
Chúng ta biến đổi được về dạng:

Từ đây, ta suy ra được mô hình hàm truyền giữa điện áp đầu ra và hệ sô điều chế d:

s
 (1  )
vo RHP
Biến đổi được về dạng: Gvd ( s )  
 Gvdo . 2
dS s s 
1  
Qoo  o 

1  D  ;   R 1  D  ; Q  (1  D) R
2
E C
Với: Gvdo  ; o 
1  D 
2 RHP o
LC L L

4.3.. Thiết kế mạch Buck converter


Thông số yêu cầu:
Điện áp đầu vào mạch BUCK là:Vin= 600V
Vout= 420-430V.
Độ đập mạch dòng qua cuộn cảm mạch Buck: iL  10% I L
Độ đập mạch trên đầu ra tụ C một chiều mạch Buck : v  0.5% V

21
Bộ buck là bộ giảm áp chuyển mạch rất đơn giản, chỉ đóng và mở các khóa theo
chu kỳ.
Nguyên tắc hoạt động: khi van dẫn, điện áp chênh lệch giữa ngõ vào và ngõ ra
đặt lên điện cảm, làm dòng điện trong điện cảm tăng dần theo thời gian.
Khi van khóa, cuộn cảm có khuynh hướng duy trì dòng điện qua nó sẽ tạo điện
áp cảm ứng đủ để diode phân cực thuận. Điện áp đặt vào cuộn cảm lúc này ngược dấu
với khi van dẫn và có độ lớn bằng điện áp ngõ ra cộng với điện áp rơi trên diode, khiến
cho dòng điện qua điện cảm giảm dần theo thời gian. Tụ điện ngõ ra có giá trị đủ lớn
để dao động điện áp tại ngõ ra nằm trong giới hạn cho phép.
Ở trạng thái xác lập, dòng điện đi qua điện cảm sẽ thay đổi tuần hoàn, với giá trị
của dòng điện ở cuối chu kỳ trước bằng với giá trị của dòng điện ở đầu chu kỳ sau.

5.3.1. Tính toán điện cảm L của mạch Buck


Khi Mosfet dẫn, dòng không qua diode:
 diL
 L dt  Vin  Vo

C dVC  i  VC
 dt L
R
Khi Mosfet khóa, dòng qua diode:
 diL
 L dt  Vo

C dVC  i  VC
 dt L
R

Hình 4.3. Dạng dòng điện, điện áp của phần tử mạch Buck converter.
22
Với giả thiết Uo=const dòng qua cuộn cảm trong 2 trạng thái đều có dạng tuyến
tính. Trong chế độ xác lập giá trị trung bình của điện áp trên điên cảm trong một chu kì
đóng cắt Ts phải bằng 0.
1 x  1
T t Ts
1 s
UL  
Ts 0
u L dt   
Ts  0
U g  U o  t x   U o dt    (U g  U o )t x  U o (Ts  t x )   0
0  Ts
Ta suy ra được:
tx
Uo  U g  DU g
Ts

Thay số liệu ban đầu Vo = 430 V và Vin = 600 V , khi sạc tăng áp thì ta được:
Vo max 430
Dmax    0.72
Vin 600

Thay số liệu ban đầu Uo=420, R=2.94 Ω và Vin=600 V thì ta được:


Vo 420
D   0.7
Vin 600
t
di 1 x
Ta có L  Vin  Vo nên i   (Vin  Vo ) dt
dt L0

Độ đập mạch dòng điện qua cuộn cảm:


tx DTs T
iL  (U g  U o )  (U g  U o )  s U o (1  D )
Ts L L
Suy ra:

Do dòng điện lên tới 643,5 A ta dùng bộ Buck một pha thì dòng qua cuộn dây quá lớn,
thông thường chỉ thiết kế dòng qua cuộn dây khoảng 100A để đảm bảo kích thước
toàn bộ hệ thống. Do đó ta phải sử dụng bộ Buck 6 pha nên điện cảm của 6 cuộn dây
sẽ bằng nhau( do tính tương đương của mạch Buck 6 pha) và được tính như sau:
L1 = L2 = L3 = L4 = L5 = L6 = L/6=88.1/6=15 (µH).

Bộ Buck 6 pha:

23
Hình 4.4. Bộ buck 6 pha
Ở đây do dòng điện quá lớn lên sẽ sử dụng bộ Buck 6 pha.
Bộ buck 6 pha nguyên lý hoạt động như bộ buck thông thường. Bộ Buck càng nhiều
pha thì do điểm cân bằng là như nhau, độ dao động như nhau, chỉ dịch pha nhau
Ưu điểm của bộ buck nhiều pha là giảm độ đập mạch dòng điện và điện áp.
 Giảm độ đập mạch dòng điện là một trong hai tác dụng lớn nhất của bộ buck nhiều
pha, yêu cầu của bộ sạc cần độ đập mạch dòng điện rất thấp(0.5%) với dòng điện
ra rất lớn.

24
Hình 4.5. Dòng điện qua các cuộn cảm và đầu ra của bộ Buck 3 pha
Giảm độ đập mạch điện áp trên tụ C cũng là yếu tố quan trọng khi ta thiết kế bộ
sạc .

Hình 4.6. Đô đập mạch điện áp trên tụ


5.3.2. Tính toán điện dung tụ đầu ra C

25
Đồ thị trên , ta thấy khi iL  I L tụ được nạp, khi iL  I L tụ phóng điện ra tải. Dòng trung
1
bình để điện áp trên tụ thay đổi một lượng uo trong một nửa chu kì Ts là iL .
4
duo i
Từ công thức: iC  C nên suy ra uo  C t
dt C

1 iL  ton  toff  Ts Ts2U o (1  D ) U o (1  D)


Vậy ta có : uo     i L  
C 4  2  8C 8 LC 8 LCf 2

420.(1  0.7)
 ( 5) 5 2
 8.512 *10( 6) (C)
8.8,811.10 .0, 5%.420.(10 )
5.3.3. Tính chọn Mosfet và Diode
Dòng điện đỉnh qua Mosfet và Diode:

Dòng trung bình qua Mosfer và Diode:

Điện áp ngược lớn nhất đặt lên van là 600.

Thông thường chọn ki , ku từ 2 đến 3 với điều kiện làm mát tự nhiên nhưng để dễ chọn
Mosfet và diode với tần số phát xung lớn , nên em chọn ki , ku =1,8.
Giả sử điều kiện mát tự nhiên, van gắn lên tản nhiệt. Khi đó phải chọn Mosfet và diode
có dòng cho phép ít nhất là:
IV ,av  ki .I v ,max  1.8.108,32  195 A

Mosfet và dioide phải chọn hệ sô điện áp dự trữ ku  1,8

26
U max  1,8.600  1080V

Vậy chọn Mosfet Si 747-IXTL2X180N10T có các thông số: U=100(V),


I=200(A). Do Có Mosfet Công nghệ SIC có điện áp lên tới 1200V nhưng dòng lại chỉ
có mấy chục Ampe nên không thích hợp.

Ta phải mắc nối tiếp 10 Mosfet 747-IXTL2X180N10T để được điện áp là 1000V.


Chọn diode xung (diode Nga chế tạo) BБ -200 các thông số: Ung=1000(V),
Iđm=200(A).
5.3.4. Mô hình hóa bộ biến đổi Buck

Em chọn phương pháp : xây dựng mô hình đóng cắt , tuyến tính hóa và mô hình
trung bình tín hiệu nhỏ.
Chọn mô hình hóa mạch Buck không tính tới tổn hao trên tụ điện và cuộn cảm,
rL  0 , rC  0

Chọn biến trạng thái là dòng qua cuộn cảm iL và điện áp trên tụ vC.
Xây dựng mô hình đóng cắt:
Phương trình trạng thái cho mạch buck:

27
  E vC
 iL  L  L
Trạng thái Mosfet dẫn, diode khóa:   , h1  1
v  iL  vC
 C C RC

  vC
 iL   L
Trạng thái Mosfet khóa, diode dẫn:   , h2  0
v  iL  vC
 C C RC

Viết lại 2 hệ phương trình trên dưới dạng ma trận:


 1    1  
    0   1   0   
i
 L   L  i  L  i 
     L  E  h1        h2
L L

   1 1  vC     1 1  vC  


vC      0    
 C RC    C RC  
Chọn hàm đóng cắt u sao cho khi H dẫn dòng u = 1, khi H không dẫn u = 0. Thay h1
=u, h2 = 1 – u ta có:
 1    1  
    0   1   0   
i
 L   L  i    L  i 
      1  u 
L L
  L E u 
   1 1  vC      1 1   vC  
vC     0    
 C RC    C RC  
Biến đổi được về dạng:
 1  
    0    1
i
 L   L  i 
    L  Eu
L

   1 1  vC    
vC      0
 C RC  
Đây là hàm đóng cắt của mạch Buck.

Tuyến tính hóa và mô hình trung bình tín hiệu nhỏ:


Tiến hành trung bình hóa ta thay : x1  iL o , x2  vC o , d  u o
vào phương trình trên.

Suy ra hệ trung bình hóa:


 x2 Ed
 x1   L  L
 
 x  x1  x2
 2 C RC

Điểm làm việc cân bằng được tính bằng cách cho đạo hàm bên vế phải của hệ trên
bằng 0.

28
 Ed
 x1e  R
 (de là hệ số lấp đầy xung ở điểm làm việc cân bằng. )

 x2 e  Ed

Ta thay biến trạng thái và biến điều khiển có biến động nhỏ vào hệ trung bình hóa ở
trên:
 
 x1  x1  x1e

 x2  x2  x2e
 
 d  d  de

  
trong đó: x1  x1e , x2  x2e , d  d e .

  
x1 , x2 , d là các tín hiệu nhỏ

x1e , x2e , d e là tín hiệu xác lập

Lưu ý điểm làm việc cân bằng và bỏ qua tích tín hiệu nhỏ ta được:
   

 1L x   x 2  E d
  

 Cx x 2 x
 2 1
R
Biến đổi ta được:


 x1  E (RCs  1) d
 RLCs 2  Ls  R
 
 ER d
 x2 
 RLCs 2  Ls  R
Từ đây, ta suy ra được mô hình hàm truyền:
Giữa điện áp đầu ra và hệ số điều chế là:

Giữa dòng điện qua cuộn cảm và hệ số điều chế:

5.3.5 Bộ điều khiển điện áp


Ta có: R=2.94  ; L= 8,81.105 ( H ) , C= 8,5.106 (C) , E=600V;
Thay số liệu vào hàm truyền điện áp ta được:

29
=

Cấu trúc điều khiển trực tiếp điện áp ra cho bộ biến đổi kiểu buck :

Cấu trúc điều khiển trực tiếp bộ biến đổi kiểu buck

Hình 5.3.5 Đồ thị Bode của hàm truyền đạt Gvd(s)


Khi không có bộ bù, theo đồ thị Bode hình 5.3.5 có tần số cắt xấp xỉ 142kHz và độ dự trữ pha là
PM = 2.56o
Ta sẽ thiết kế bộ bù có cấu trúc PID để có tần số cắt đạt được fc = 10kHz (bằng 1/10 tần số phát
xung) và có độ dự trữ pha mong muốn là 55o . Sử dụng cấu trúc điều khiển PID có dạng:

30
Chọn :
1
fc  f x  10( kHz )
10
1
fL  f C  0.5( kHz )
20
Với PM  55o và độ dữ trự pha của hàm truyền đạt (8.10) là DT  2.56o .
Tính pha bộ bù:
Đầu tiên, tính pha của hàm truyền tại fC 10kHz dùng lệnh trong matlab:
[mag1,phase1]=bode(Gvd,2*pi*10e+3);
Pha của bộ bù :  =PM-(phase1+180);
Từ đó suy ra :  = 11.01o
Tần số của điểm không và điểm cực của bộ bù được tính như sau:

f z  fC
(1  sin  )
 10000.
1  sin11.01   8, 24kHz
o

(1  sin  ) 1  sin11.01  o

f z  fC
(1  sin  )
 10000.
1  sin11.01   12,15kHz
o

(1  sin  ) 1  sin11.01  o

Thành phần Kc có giá trị để thỏa mãn biên độ của hệ thống có giá trị bằng 1 ở tần số
cắt fc (đảm bảo tần số cắt của hệ bằng fc ), và hệ số này có thể được xác định thông
qua phần mềm Matlab.
Trong trường hợp này, tần số cắt được chọn là 10kHz thì hệ số Kc 0.037.
Từ các thông số đã tính , ta được bộ điều khiển PID cho hàm tuyền điện áp:
7, 202.108 s 2  0.003946 s  11.69
GPID ( s ) 
1,308.105 s 2  s

Hàm truyền hở của mạch vòng điều khiển điện áp là:


0, 000127 s 2  6,961s  2, 061.104
Ghv ( s)  GPID ( s ).Gvd  s  
2,885.10 14 s 4  3,358.109 s 3  0.0001266 s 2  2.94 s
Ta có đồ thị bobe của hàm truyền hệ hở mới tìm được:

31
Hình 5. 3.4. Đồ thị bode của hàm truyền hệ hở Ghv(s)
Ta thấy, hàm tuyền hệ hở có độ dự trữ pha là 52.1o tại tấn số cắt là 10kHz. Bộ điều khiển
thiết kế đạt tiêu chuẩn.
5.3.6. Bộ điều khiển dòng điện
Ta có: R=2.94  ; L= 8,81.105 ( H ) , C= 8,5.106 (C) , E=600V;
Thay số liệu vào hàm truyền dòng điện ta được:

iL E  RCs  1 0, 01502 s  600
Gid ( s )  
 
d RLCs  Ls  R
2
2, 205.109 s 2  8,811.10 5 s  2.94

Cấu trúc điều khiển điện áp ra cho bộ Buck:

Sử dụng lệnh bode trong phần mềm Matlap để vẽ đồ thị bode của hàm G i(s):

32
Hình 5. 3.5 Đồ thị Bode của hàm Gi(s)
Từ đồ thị ta nhìn thấy, hàm truyền giữa dòng điện qua cuộn cảm và hệ số điều chế d có
độ dự trữ pha là 90o tại tần số cắt là 1, 08.103 kHz.
Sử dụng bộ điều khiển PI làm tăng hệ số khuếch đại ở dải tần số thấp, giảm nhiễu
ở tần số thấp và giảm sai lệch tĩnh. Muốn làm được như vậy thì ta phải đưa thêm 1
điểm “không” nghịch đảo (inverted zero) vào hệ số khuếch đại vòng lặp ở tần số fL.
Để không thay đổi độ dữ trữ pha θ mong muốn ở tần số fc thì fL ≤ fc/20 vì thành
phần I làm giảm độ giữ trữ pha .
Li
Bộ điều khiển PI có dạng: Gci ( s )  K C (1  )
s
f C 10000
Chọn f L    0.5kHz
20 20
Chọn Kc sao cho : Gci (j )  . Gid ( j )   1
C C

2
 
Mà: Gci (j )   K C 1   i   1.001K C
 C 
C

Sử dụng lệnh: [mag,phase]=bode(Gid,2*pi*10000)


Ta được: Gid ( j )  = 140
C

1
 KC   7,14.103
1, 001.140

33
1000
Vậy bộ điều khiển dòng điện : GCi ( s )  7,14.103.(1  )
s
Ta có hàm truyền hệ hở giữa dòng điện và hệ sô điều chế D
0, 0001068s 2  4, 603s  1,341.10 4
Ghi ( s )  Gci ( s ).Gid ( s ) 
2, 2.10 3 s 3  8,81.105 s 2  2, 94 s

Hình 5. 3.6 Đồ thị hàm bode của hàm truyền hệ hở Ghi(s)


Từ đồ thi Bode , ta thấy được hàm truyền hệ hở có độ dự trự pha là 98, 6o . Bộ điều
khiển đạt yêu cầu.
CHƯƠNG 5: THIẾT KẾ HỆ THỐNG ĐIỀU KHIỂN
5.2. Lưu đồ điều khiển quá trình sạc

34
Khi cắm bộ ắc quy vào bộ sạc, đầu tiên kiểm tra ắc quy còn sống hay không,
nhiệt độ từ -100 C đến 550 C, ngoài khoảng này thì không thể sạc điện cho ắc quy được
vì có thể hỏng hóc hay cháy nổ. Khi mà xác định ắc quy còn sống thì ta chạy hai
chương trình song song.
Chương trình sạc và chương trình kiểm tra nhiệt độ ắc quy. Cho điện áp đầu vào
đạt 430V đến bao giờ dòng điện đầu ra giảm còn 3C(khoảng 429 A ) thì chuyển sang
chế độ sạc ổn dòng 1C=143(A). Khi sạc mà nhiệt độ pin > 60 thì chuyển sang sạc ổn
dòng.
Ở quá trình sạc ổn dòng 1C=143(A), điện áp của ắc quy dần phục hồi đến mức
420(V) thì ta ngừng quá trình sạc ổn dòng. Sau khi điện áp ắc quy là 420(V)
và nhiệt độ dưới 600 C ta chuyển sang chế độ sạc ổn áp 420(V). Trong quá trình sạc
với điện áp không đổi 420(V) này sức điện động của ắc quy hồi phục dần, dẫn đến
dòng điện trong ắc quy giảm mạnh, khi giảm đến 3%C( khoảng 4,29A), ắc quy phục
hồi khoảng 97% .

35
Mạch đo dòng áp phản về để điều khiển xung PWM

CHƯƠNG 6 :MÔ PHỎNG


6.1. Mô phỏng mạch lực
6.1.1. Khối Buck

36
Hình 6. 1.1 Sơ đồ khối buck
Do ắc quy có công suất rất lớn, lên tới 60(kWh), bởi vậy thời gian mô phỏng sẽ
rất lâu, nên ở đây em sẽ sử dụng tải tương đương R để kiểm chứng thiết kế mạch lực.
6.1.2. Khối tạo xung
Do tạo xung PWM cho 6 buck nên ở khối tạo xung này cần các xung răng cưa trễ
pha với nhau một góc là 3600/6=600. Tần số các xung đều là 100 (kHz).

37
Hình 6.1 .2 Khối tạo xung
Vì điều khiển 6 Buck nên ta cần khối phát xung răng cưa cũng gồm 6 xung răng cưa
giống nhau về tần số, lệch nhau một góc 600.

Hình 6.1. 3 Hình dạng xung răng cưa


Như vậy chung ta sẽ có 6 đồ thị xung PWM có cùng hệ số điều chế D nhưng bị dịch
pha nhau 1 góc là 600.

38
Hình 6.1.4 Dạng xung PWM của 6 pha
6.1.3. Dòng điện và điện áp

39
Hình 6.1. 5 Dạng dòng điện của 6 pha
Ta thấy dạng dòng điện của 6 pha là tương tự nhau và lệch pha nhau một góc 60 0.

Khi sạc tăng áp ta thấy điện áp ra bám sát giá trị đặt 430 V.

D
Hình6.1.6 Điện áp ra bám 430V
Khi sạc tăng áp thì dạng dòng điện tăng lên rất lớn 643.5A, Ta thấy sai số dòng
điện khá thấp, sai số lớn nhất khoảng 1.6(A) 0.25%. Điều này cho thấy bộ điều khiển
đạt tiêu chuẩn thiết kế.

Hình 6.1.7 Độ đập mạch dòng trước tụ điện.

40
Hình 6.1.8. Độ đập mạch điện áp trên tụ điện
Độ đập mạch điện áp trên tụ điện 4.103 V, sai số không đáng kể.
Nhận thấy thời gian đáp ứng của hệ thống rất nhanh, khả năng bám điện áp đặt rất tốt,
sai số gần như không đáng kể. Vậy bộ điều khiển đáp ứng tiêu chuẩn thiết kế đặt ra.
Khi dòng điện tăng lên 643.5A thì dòng điện qua mỗi van khoảng 108A, van vẫn hoạt động
tốt.

41
Hình 6.1.9. Dạng dòng điện, điện áp mosfet .

Hình 6.1.10 Dạng dòng điện và điện áp của diode.


Khi sạc ổn áp điện áp ra bám sát giá trị đặt 420V

42
Hình 6.1.11. Đồ thị biểu diễn điện áp khi sạc ổn áp 420V
Khi sạc ổn dòng, dòng điện trên cuộn cảm bám sát giá đặt 143A.

Hình 6.1.12 Dòng điện trên cuôn cảm


Dòng điện peak rất lớn đến 600A nhưng chỉ kéo dài rất ngắn nên không ảnh hưởng van và
thiết bị.

43
Nhận thấy thời gian đáp ứng của hệ thống rất nhanh, khả năng bám điện áp đặt
rất tốt, sai số gần như không đáng kể. Vậy bộ điều khiển đáp ứng tiêu chuẩn thiết kế
đặt ra.

6.2. Mô phỏng khối điều khiển

Do bộ ắc quy có công suất lên tới 60(kWh), thời gian mô phỏng rất lớn. Trong khi mô
phỏng để thuận lợi em thay thế ắc quy bằng một tải R tương đương.
Ta có mạch điều khiển dòng điện và điện áp :
Hình 6. 9 Sơ đồ mạch điều khiển điện áp

Hình 6.2. 1 Sơ đồ mạch điều khiển điện áp

44
Hình 6. 2.1 Sơ đồ mạch điều khiển dòng điện .
6.2.1. Mô phỏng đáp ứng của bộ điều khiển điện áp
Ta sẽ cho thay đổi điện áp đặt từ 430(V) xuống 420(V) và lại cho lên 430(V) để kiểm
tra bộ điều khiển điện áp.

Hình 6.2.2 Dạng điện áp đầu ra


Ta thấy điện áp đầu ra bám đúng mức điện áp đặt. Tại thời điểm chuyển mạch, độ đập
mạch lớn, nhưng trong khoảng thời gian rất ngắn, điện áp ra đã ổn định lại. Nên bộ
điều khiển điện áp đáp ứng được yêu cầu.
6.2.1. Mô phỏng đáp ứng của bộ điều khiển dòng điện

45
Cũng giống như mô phỏng bộ điều khiển điện áp, ở đây ta sẽ mô phỏng quá trình
chuyển từ 143(A) lên 643,5(A) và xuống lại mắc 143(A)

Hình 6.2.3. Dạng dòng điện đầu ra


Ta thấy dòng điện bám rất nhanh theo giá trị đặt, tại thời điểm chuyển chế độ, độ đập
mạch lớn nhưng trong thời gian rất ngắn. Bộ điều khiển đạt yêu cầu .

KẾT LUẬN
Sau một thời gian làm đồ án, em thấy đã tích lũy được nhiều kiến. Đề tài” thiết
kế bộ sạc ắc quy cho ô tô điện là đề tài hay và thú vị.
Trong đồ án này em có được những kết quả sau:
o Nghiên cứu sự phát triển của ô tô điện hiện nay
o Nghiên cứu các phương pháp sạc ắc quy
o Thiết kế mạch buck 6 pha
o Thiết kế các bộ điều khiển
o Kiến thức về lý thuyết điều khiển, kỹ năng dùng Matlab
Bên cạnh đó cũng còn nhiều hạn chế:
o Chưa thể mô phỏng mạch Buck 6 pha
o Chưa thể làm ra mạch thật mà chỉ mô phỏng trên matlab

46
Em sẽ cố gắng để nghiên cứu và thực nghiệm để kiểm chứng lý thuyết.
Em gửi lời cảm ơn sâu sắc tới quý thầy cô trong bộ môn Tự động hóa- Trường
đại học Bách Khoa Hà Nội. Đặc biệt là TS Nguyễn Kiên Trung đã trực tiếp hướng
dẫn, chỉ bảo em trong quá trình làm đồ án.

TÀI LIỆU THAM KHẢO


1.Trần Trọng Minh, Vũ Hoàng Phương, “Thiết kế điều khiển cho các bộ biến đổi điện
tử công suất”, bài giảng môn học, 2014.
2.Nguyễn Doãn Phước, “Lý thuyết điều khiển tuyến tính”, nhà xuất bản khoa học và
kĩ thuật, 2009.
3. Trần Trọng Minh,”Giáo trình Điện tử công suất “, Nhà xuất bản giáo dục Việt Nam.
4. Kae Wong, David Evans, “Merits of multiphase buck DC/DC converters in small
form factor applications”, Texas Instruments,2015.

47
48
49
Filename: bao cao do an 2.doc
Directory: G:\Năm III\20182\2TC EE3821 Đồ Án II
Template:
C:\Users\Admin_PC\AppData\Roaming\Microsoft\Templates
\Normal.dotm
Title:
Subject:
Author: User
Keywords:
Comments:
Creation Date: 08-Jun-19 12:15:00 PM
Change Number: 6
Last Saved On: 10-Jun-19 10:12:00 AM
Last Saved By: quang nguyen
Total Editing Time: 2,263 Minutes
Last Printed On: 10-Jun-19 10:12:00 AM
As of Last Complete Printing
Number of Pages: 49
Number of Words: 6,691 (approx.)
Number of Characters: 38,142 (approx.)

You might also like