Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 4

II.

Phương pháp quản trị rủi ro lãi suất:


1. Quản trị độ lệch tiền tệ:
a) Độ lệch tiền tệ( GAP): là sự khác biệt giữa tài sản Có nhạy cảm lãi suất(
TNCLS) và tài sản Nợ nhạy cảm lãi suất( NNCLS).
Xem xét về độ lệch tiền tệ của tài sản và nợ để đo lường rủi ro lãi suất là phương
pháp nhằm vào mục tiêu thu nhập trong ngắn hạn.
Độ lệch tiền tệ( GAP) = TS Có nhạy cảm với lãi suất – TS Nợ nhạy cảm với lãi
suất
𝑇à𝑖 𝑠ả𝑛 𝑛ℎạ𝑦 𝑐ả𝑚
Hệ số nhạy cảm = =1
𝑁ợ 𝑛ℎạ𝑦 𝑐ả𝑚

Các trạng thái tiền tệ:


 Nếu tài sản nhạy cảm( TSNC) > Nợ nhạy cảm( NNC): Nhạy cảm tài sản( Hệ
số nhạy cảm lớn hơn 1 và độ lệch tiền tệ lớn hơn 0).
 Nếu TSNC < NNC: Nhạy cảm Nợ ( Hệ số nhạy cảm nhỏ hơn 1 và độ lệch tiền
tệ nhỏ hơn 0).
 Nếu TSNC= NNC: Cân bằng( Hệ số nhạy cảm bằng 1 và độ lệch tiền tệ bằng
0)
Tài sản nhạy cảm với lãi suất bao gồm:
 Tiền gửi các TCTD ngắn hạn
 Chứng khoán đầu tư ngắn hạn
 Cho vay:
 Lãi suất biến đổi
 Cho vay ngắn hạn
Tài sản nợ nhạy cảm với lãi suất bao gồm:
 Tiền gửi có kì hạn:
 Ngắn
 Có lãi suất biến đổi
 Vay trên thị trường tiền tệ:
 Ngắn hạn
 Có lãi suất biến đổi
b) Biến động thu nhập lãi ròng:

∆𝑁𝐼𝐼 = 𝐺𝐴𝑃 × ∆𝑖
Trong đó:
 ∆𝑁𝐼𝐼: Biến động thu nhập lãi ròng
 𝐺𝐴𝑃: Độ lệch tiền tệ
 ∆𝑖: Biến động lãi suất

Ví dụ: Ngân hàng VPBank có khoản tiền gửi huy động trong 3 năm trị giá 16.648.513
triệu đồng trả gốc và lãi cuối kì và một khoản cho vay trong cùng thời gian nhưng
giá trị chỉ có 5.008.590 triệu đồng, cũng hoàn trả gốc và lãi cuối kì. Điều gì sẽ xảy
ra cho VPBank nếu sau đó lãi suất thị trường tăng lên khiến cho cả lãi suất tiền vay
và tiền gửi đều tăng?
Trong ví dự trên, ta thấy mặc dù tài sản và nợ của ngân hàng có cùng cấu trúc thời
hạn( tức là cùng độ nhạy cảm lãi suất), nhưng về giá trị thì tồn tại khoảng cách chênh
lệch giữa giá trị tài sản và giá trị khoản nợ
(GAP= 5.008.590 - 16.648.513= -11.639.923). Sự xuất hiện độ lệch tiền tệ khác 0
cho thấy sự bất cân xứng trong giá trị tài sản và giá trị nợ, điều này sẽ dẫn đến hậu
quả là khi lãi suất thay đổi, thu nhập lãi có mức biến đông khác với chi phí lãi. Trong
ví dụ trên, độ lệch tiền tệ âm( hay nói cách khác đi là ngân hàng nhạy cảm với tài
sản nợ), nếu giả định lãi suất thị trường tăng lên thì thu nhập lãi và chi phí lãi của
ngân hàng đều tăng, nhưng thu nhập lãi từ tài sản sẽ tăng ít hơn mức tăng của chi
phí lãi, dẫn đến thu nhập lãi ròng( NII) của ngân hàng giảm đi, tức là gân hàng gặp
phải tổn thất do sự biến động của lãi suất. Cũng tương tự vậy, ta thấy ngân hàng sẽ
tổn thất trong trường hợp lãi suất thị trường giảm và độ lệch tiền tệ giữa tài sản và
nợ của ngân hàng là dương( nhạy cảm tài sản Có).
c) Quan hệ độ lệch, lãi suất và lợi nhuận:
Tình hình GAP Lãi suất Lợi nhuận
>0 Tăng Tăng
( TSNC> NNC) Giảm Giảm
<0 Tăng Giảm
( TSNC< NNC) Giảm Tăng
=0 Tăng Không thay đổi
( TSNC= NNC) Giảm Không thay đổi
d) Biện pháp quản trị
Tình hình GAP Rủi ro Biện pháp quản trị
Nhạy cảm tài sản( độ lệch Lãi suất giảm Giảm tài sản nhạy cảm
tích cực Tăng nợ nhạy cảm
Nhạy cảm Nợ( độ lệch tiêu Lãi suất tăng Tăng tài sản nhạy cảm
cực) Giảm nợ nhạy cảm

e) Những hạn chế của mô hình.


 Chỉ đề cập đến giá trị sổ sách của tài sản mà không đề cập đến giá trị thị trường
của tài sản.
 Phản ánh sai lệch thông tin cơ cấu tài sản trong cùng một kì hạn.
 Kì hạn tài sản chưa phản ánh đúng thực tế:
 Những khoản tín dụng dài có thể được thu hồi và tái đầu tư.
 Trái phiếu trên sổ sách phản ánh thời hạn phát hành, thực tế có thể ít
hơn.
2. Quản trị độ lệch thời lượng.
Thời lượng của một tài sản là thước đo thời gian tồn tại luồng tiền của tài sản này,
được tính trên cơ sở các giá trị hiện tại của nó.
Mô hình thời lượng( Duration) đo lường độ nhạy cảm của tài sản có và tài sản nợ
đối với lãi suất khá hoàn hảo, bởi vì nó đề cập đến yếu tố thời lượng của tất cả các
luồng tiền cũng như kì hạn đến hạn của tài sản nợ và tài sản có, nó còn dựa trên cấu
trúc tài sản và nợ là phương pháp hướng tới mục tiêu giá trị kinh tế.
a) Mối quan hệ giữa độ lệch, lãi suất và giá trị vốn.
𝐺𝐴𝑃𝐷 Lãi suất Giá trị ròng

>0 Tăng Giảm


(𝐷𝐴 > k𝐷𝐿 ) Giảm Tăng
<0 Tăng Tăng
(𝐷𝐴 < k𝐷𝐿 ) Giảm Giảm
=0 Tăng Không thay đổi
(𝐷𝐴 = k𝐷𝐿 ) Giảm Không thay đổi
b) Biện pháp quản trị.
Độ lệch Rủi ro Biện pháp quản trị
( thời lượng)
Dương Lãi suất tăng Rút ngắn 𝐷𝐴
Nâng cao 𝐷𝐿

Âm Lãi suất giảm Nâng cao 𝐷𝐴


Rút ngắn 𝐷𝐿

c) Một số hạn chế của quản trị bằng mô hình thời lượng.
 Tìm kiếm nguồn vốn hay tài sản phù hợp là khó khăn làm cho việc cân
xứng 2 vế bảng cân đối là tốn kém
 Thực tế khách hàng hoàn trả trước hạn trì hoãn trả nợ làm cho việc tính
toán thời lượng tài sản mất chính xác.

You might also like