Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 8

I. TỔNG QUAN VỀ FUCOIDAN.

1. Giới thiệu chung về fucoidan.

Fucoidan được Giáo sư Kylin của Đại học Uppsala tại Thụy sĩ khám phá vào năm 1913, ban
đầu được gọi là “Fucoidin” và sau được biết đến với cái tên “Fucoidan” dựa trên
nguyên tắc IUPAC (Nguyên tắc đặt tên quốc tế về đặt tên cho các loại đường).

Fucoidan là một hợp chất được lấy từ phần nhớt chỉ có ở các loại tảo nâu như Kombu,
Mekabu, và Mozuku. Về mặt hóa học, Fucoidan là một hợp chất polysaccharide cao
phân tử với thành phần chính là Fucose. Ngoài Fucose, chuỗi saccharide chứa
Fucoidan còn có các galactose, mannose, xylose và acid glucuronic… và các nhóm
sulfate. Sulfate là một yếu tố quan trọng trong hoạt tính sinh học Fucoidan, các nghiên
cứu cho thấy nhiều nhóm sulfate liên kết thì hoạt tính sinh học sẽ cao hơn và do đó các
nhà nghiên cứu đã chiết xuất được nhiều hơn sulfate trong fucoidan để tăng cường đặc
tính sinh học của nó.

Cấu trúc của fucoidan rong biển là vô cùng phức tạp và không đồng nhất với những thay đổi về
mô hình liên kết, sự phân nhánh, vị trí nhóm sulfate. Đã có
nhiều công trình nghiên cứu nhằm xác định cấu trúc chi tiết của fucoidan được công
bố, nhưng mới chỉ có một vài kết quả nghiên cứu phát hiện được tính quy luật trong cấu trúc của
fucoidan.
Năm 2001, Chevolt và cộng sự
đã phân lập được fucoidan từ rong nâu Ascorphylum nodosum.Fucoidan là một polysacarit
có bộ khung mạch chính là các liên kết luân phiên -L-fucose(13), -L-fucose (1
và nhóm sulfate chủ yếu gắn ở vị trí C-
2 và C-3 của gốc đường L-fucospynanose (hình 1.1)

Hình 1.1: Cấu trúc của một phân đoạn fucoidan


tách và phân lập từ rong nâu A.
nodusum.
Cấu trúc fucoidan từ loài rong Ecklonia kurome đã được công bố năm 1991
bởi Nishino và Nagumo. Cấu trúc phân tử trung bình của fucoidan này chủ yếu được tạo thành
bởi liên kết α-Lfucose(13) với phần lớn nhóm sulfate gắn ở vị trí C-4

Hình 1.2: Cấu trúc phân đoạn của rong E.kurome


Năm 1999, cấu trúc fucoidan của 3 loài rong Cladosiphon Okamuranus
(Chordariales), Chorda filum (Laminariales) và Ascophyllum nodosum
(Fucales) đã được công bố. Cấu trúc fucoidan của rong Cladosiphon okamuranus và
Chorda filum được tạo thành bởi các gốc α-L-fucose(13) lặp lại
đều đặn, với một số nhóm sulfate ở vị trí C-2 (2-O-sulfateation) hoặc vị trí C-4 (4-
O-sulfateation) (hình 1.3).

Hình 1.3: Cấu trúc phân đoạn của rong


Chorda

filum

2.Ứng dụng của fucoidan.

Nhờ sự đa dạng về thành phần và cấu trúc mà fucoidan sở hữu nhiều hoạt
tính sinh học thú vị như: kháng đông tụ máu, kháng huyết khối, kháng virut, chống
kết dính tế bào, chống tạo mạch (antiangiogenic), kháng viêm, kháng u, kháng bổ
thể (anticomplementary), điều biến hệ miễn dịch, v.v... Nhờ vậy, fucoidan đã
trở thành đối tượng thu hút được nhiều sự quan tâm nghiên cứu của các nhà khoa
học trên thế giới với tiềm năng ứng dụng rất lớn trong các lĩnh vực như thực phẩm
chức năng, thực phẩm bổ dưỡng và dược liệu. Cùng với đó số các công trình nghiên

cứu về fucoidan đã tăng vọt trong khoảng hơn 10 năm trở lại đây.Những nghiên cứu trong
suốt thập niên vừa qua đã đưa ra số lượng lớn bằng chứng khoa học về những lợi ích
sức khỏe của fucoidan, một loại polysacarit sulfat hóa giàu fucose từ rong nâu

Hiện nay, trên thị trường đã xuất hiện nhiều loại fucoidan với thành phần, tác dụng và
nhãn mác khác nhau như: LCR fucoidan của Larson Century Ranch, INC, Mỹ có tác
dụng điều trị các bệnh ung thư vú, ruột kết, buồng trứng, cũng như tác dụng chống dị
ứng, chống lão hóa, chống đái tháo đường, giảm cholesterol, loét dạ dày,… Fucoidan
Tongan Limu Moui của công ty AHD International, LLC, Mỹ có tác dụng trị tim
mạch, chống lão hóa, tăng cường miễn dịch, … U-Fucoidan sản phẩm của tập đoàn
Pharmaceutical Grade Nutritional & Dietary Anti-aging Supplements, Mỹ gây ra 20 sự
giáng hóa các tế bào ung thư,… Fucoidan của tập đoàn Qingdao Yijia Huayi Import &
Export Co.,Ltd., Trung Quốc được sử dụng để phục hồi khả năng kháng ung thư, sản
phẩm thuốc kháng virut, điều trị ung thư và tim mạch,… . Sản phẩm Best fucoidan
70% của công ty Doctor’best INC., Mỹ có tác dụng hỗ trợ điều trị ung thư, ngăn ngừa
lão hóa, tăng cường hệ miễn dịch,…. Ở nước ta hiện nay, các sản phẩm fucoidan từ
rong nâu Việt Nam đã xuất hiện trên thị trường dưới dạng thực phẩm chức năng hỗ trợ
điều trị bệnh ung thư và viêm loét dạ dày do Công ty Cổ phần Fucoidan Việt Nam sản
xuất là: FucoUmi, FucoAntiK và Fucogastro. Ngoài ra, fucoidan cũng được sử dụng
như một thành phần chức năng trong sản phẩm sữa chua fucoidan và nước yến
fucoidan của Công ty Sannet Khánh Hòa. Như vậy có thể thấy, fucoidan với rất nhiều
hoạt tính sinh học thú vị cũng như tiềm năng ứng dụng hết sức rộng rãi trong nhiều
lĩnh vực của cuộc sống đang ngày càng thu hút sự quan tâm nghiên cứu mạnh mẽ của
các nhà khoa học trên toàn thế giới.
HOẠT TÍNH SINH HỌC CỦA FUCOIDAN

1. Hoạt tính kháng đông tụ máu và kháng huyết khối

Fucoidan có phổ hoạt tính sinh học rộng và đa dạng, nhưng hoạt tính chống đông máu
của chúng được nghiên cứu sớm nhất. Nishino và cộng sự, đã thử nghiệm 16 hoạt tính
chống đông máu của fucoidan được phân lập từ các loài rong E. Kurome, H.fusiforme,
L.angustata var. longissima kết quả cho thấy hàm lượng sulfate có ảnh hưởng lớn đến
hoạt tính kháng đông tụ máu của fucoidan từ một số loài rong (E.kurome, H.fusiforme,
vv…), hàm lượng sulfate càng cao thì hoạt tính kháng đông tụ càng lớn. Vị trí của các
nhóm sulfate trên các gốc đường cũng rất quan trọng với hoạt tính kháng đông tụ của
fucoidan. Theo các nghiên cứu fucoidan sulfate hóa ở vị trí C-2 hoặc C-2, C-3 thể hiện
hoạt tính kháng đông tụ, trong khi đó nhóm sulfate ở vị trí C-4 không thể hiện hoạt
tính này. Một số nghiên cứu khác cho thấy thành phần đường (fucose, galactose, v.v)
của fucoidan có ảnh hưởng đến hoạt tính chống đông máu .Thành phần axít uronic
không ảnh hưởng trực tiếp lên hoạt tính chống đông máu, nhưng nó gián tiếp làm tăng
hoạt tính chống đông máu của fucoidan thông qua việc làm cho chuỗi đường trở nên
linh động hơn .
Hoạt tính chống huyết khối của fucoidan cũng đã được thử nghiệm in vivo theo mô
hình ngẽn tĩnh mạch và động mạch ở động vật thí nghiệm. Sulfate galactofucan được
phân lập từ rong Spatoglossum schroederi không thể hiện hoạt tính chống đông máu
trên một số thử nghiệm in vitro. Tuy nhiên, nó lại thể hiện hoạt tính kháng huyết khối
mạnh khi thực hiện thí nghiệm in vivo, điều này có thể được giải thích do ảnh hưởng
của yếu tố thời gian đến hoạt tính kháng huyết khối của fucoidan. Như vậy có thể thấy
rằng fucoidan có tiềm năng rất lớn để sử dụng làm thuốc chống đông máu, thuốc
chống huyết khối hoặc thực phẩm chức năng và dược liệu mà hầu như không có tác
dụng phụ [33,70,87]. 17

1. FUCOIDAN TĂNG CƯỜNG CHỨC NĂNG CỦA HỆ MIỄN DỊCH


Fucoidan, một hợp chất thiên nhiên có tính chất kháng u, kháng ung thư. Fucoidan kích
thích sự sản xuất tế bào miễn dịch cần cho sự sống, giúp cơ thể có khả năng chống lại
những kẻ thù như vi khuẩn, virut, nấm, ký sinh trùng và ngay cả các tế bào ung thư.
Fucoidan chứa các đường đặc biệt được gọi là gluconutrients thúc đẩy các tế bào tự diệt
tự nhiên( natural killer- NK) chống tất cả các bệnh. Phòng tuyến bảo vệ hệ miến dịch đầu
tiên của chúng ta là các tế bào NK. Nghiên cứu đã chỉ ra rằng những người sức khỏe yếu
tăng mức sử dụng gluconutrients, số tế bào NK tăng lên làm cho họ có khả năng tự bảo
vệ bản thân nhiều hơn khỏi sự suy nhược của các mô đi kèm bệnh tật, thoái hóa.
Trong một nghiên cứu được tiến hành ở Phòng thí nghiệm Nông học trường đại học
Kagoshima, thử nghiệm được tiến hành trên 5 nhóm chuột có khối u (sarcoma). Những
nhóm này lần lượt được được cho sử dụng “thức ăn bình thường”, “thức ăn trộn với
Fucoidan từ Mozuku, “thức ăn trộn với Fucoidan từ Mekabu”, “thức ăn trộn với chiết xuất
từ sợi nấm Agaricus”, và “thức ăn trộn với hỗn hợp Fucoidan và chiết xuất nấm Agaricus
(Fucoidan – mix)”. Sau 20 ngày, các hoạt động của tế bào NK được đo. Khả năng phục hồi
các chức năng miễn dịch của Fucoidan đã được thử nghiệm trên có thể sống (in vivo).
Fucoidan giúp thúc đẩy sự phục hồi chức năng miễn dịch trên các con chuột bị chiếu xạ.
Fucoidan có thể làm tăng khả năng sản xuất interleukin-1 (IL-1) và interferon-γ (IFN-γ)
trong các thử nghiệm trên cơ thể sống (in vitro), tăng cường các chức năng của tế bào
lympho T, tế bào B, đại thực bào, tế bào sát thủ tự nhiên (NK).

Xét về hoạt tính kháng ung thư,

năm 1990 Noda, Hiroyuki, Amano và các cộng sự đã bắt tay vào nghiên cứu hoạt tính chống ung thư trên 46
loài rong. Năm 1995 qua tạp chí Nghiên cứu chống ung thư (Anticancer Research) các nhà khoa học
đã công bố rằng fucoidan ức chế việc lan truyền ung thư phổi. Dùng chuột thí nghiệm họ đã phát hiện
ra rằng, tiêm fucoidan ngăn chặn ung thư biểu bì phổi lan truyền. Họ đã kết luận rằng những phát
hiện của họ làm xuất hiện khả năng rõ ràng rằng fucoidan có thể có giá trị lâm sàng thực sự trong việc
ngăn chặn ung thư trong cơ thể.

Khả năng kỳ diệu giúp chống lại ung thư của Fucoidan
Rất nhiều nghiên cứu đã cho thấy khả năng hỗ trợ điều trị ung thư của Fucoidan theo
các cách sau:

Kích hoạt hệ miễn dịch, chống hình thành khối u, chống oxi hóa, giúp ngăn ngừa sự
tấn công của gốc oxi hóa.

Ức chế sự hình thành mạch máu mới, nhờ vậy cắt bỏ nguồn cung cấp chất dinh
dưỡng nuôi sống khối u và giảm quá trình di căn.
Kích thích quá trình tự chết Apoptosis của tế bào ung thư.
Trong các yếu tố kể trên, khả năng thúc đẩy tế bào ung thư tự chết theo chu trình
(Apoptosis) là một chức năng đáng chú ý của Fucoidan. Cơ thể con người có khoảng
60 ngàn tỷ tế bào và mỗi tế bào đều có quy định tuổi thọ tối đa. Các tế bào này được
lập trình để tự tái tạo sau khoảng thời gian hoạt động nhất định. Tuy nhiên, tế bào
ung thư lại có khả năng tồn tại “bất tử” trong cơ thể, hơn nữa nó còn liên tiếp sinh
sôi nảy nở mất kiểm soát. Fucoidan giúp kích thích quá trình tự chết của tế bào ung
thư, buộc các tế bào ung thư phải tuân theo quá trình tự chết như bình thường, từ đó
ức chế quá trình tăng trưởng và phát triển của ung thư. Chính điều này đã tạo nên
sức mạnh kỳ diệu của Fucoidan trong cuộc chiến chống ung thư.

2. Kháng khuẩn và kháng virus


Năm 1995, các nhà khoa học Rumani đã công bố rằng fucoidan có khả năng ức chế đáng kể
sự phát triển của các vi khuẩn gram dương (Gr(+)) và vi khuẩn gram âm (Gr(-)), trong khi đó
lại kích thích hệ thống miễn dịch bằng cách tăng cường thực bào (một tế bào nuốt và tiêu
hóa các vi khuẩn và các hạt lạ). Phát hiện này cùng những phát hiện khác đã chỉ ra rằng
fucoidan làm được những việc mà ít thuốc nào có thể làm, đó là diệt vi khuẩn trong khi đó lại
tăng cường hệ miễn dịch.
Tiềm năng của fucoidan chống lại các virút như HIV có lẽ là còn hấp dẫn hơn khả năng kháng
vi khuẩn của nó. Fucoidan được liệt kê là một hợp chất dùng điều trị HIV, fucoidan làm tăng
khả năng sản xuất các dạng interleukin và interferon được tiết ra nhờ các tế bào miễn dịch
giống tế bào T. Nói cách khác, fucoidan tăng cường việc sản xuất interleukins và interferons
kích hoạt các tế bào miễn dịch khác nhau (T cells, NK cells và macrophage - đại thực bào) cần
thiết để đề phòng nhiễm trùng và bệnh tật. Nhờ hiệu ứng này, các nhà khoa học tin rằng
fucoidan có thể cung cấp một sự điều trị rất hiệu quả chống lại các virút gây ra viêm gan, mệt
mãn tính và ngay cả AIDS.
Các nghiên cứu còn đề xuất rằng uống fucoidan bằng đường miệng có thể là hữu ích đối với
những người bị nhiễm trùng virút mãn tính ví dụ như herpes và cytomegalovirus-một loại
virút có thể gây ra các dị tật khi sinh và sẩy thai.

3. Hoạt tính chống oxy hóa

Nó là một chất chống oxy hóa tự nhiên tuyệt vời để ngăn ngừa các bệnh gây ra bởi các
gốc tự do. Tác dụng ức chế sự hình thành các gốc tự do hydroxyl và gốc peoxit của
fucoidan (homofucan) từ F.vesiculosus và fucan (heterofucans) từ Padina gymnospora
đã được nghiên cứu bởi Micheline và cộng sự. Hoạt tính chống oxy hóa liên quan đến
trọng lượng phân tử và hàm lượng sulfate của fucoidan. Các phân đoạn fucoidan từ L.
japonica có khả năng làm mất gốc peoxit và axít hypochlorous tuyệt vời.

4 Giảm lipid máu

Fucoidan là hợp chất có hoạt tính tương tự như axít sialic, nó có thể làm tăng các điện
tích âm của bề mặt tế bào đến mức có hiệu lực với sự tích tụ của cholesterol trong
máu, kết quả làm giảm lượng cholesterol trong huyết thanh. Các nghiên cứu
[73,74,77,130] cho thấy fucoidan từ rong L. japonica giảm đáng kể cholesterol toàn
phần, triglyceride và LDL-C mà không có tác dụng phụ gây tổn hại cho gan và thận.
Hoạt tính giảm lipid máu của fucoidan phụ thuộc vào trọng lượng phân tử của chúng,
trọng lượng phân tử càng thấp thì hoạt tính càng cao [51]

5.Chống viêm

Năm 2007, Cumashi và cộng sự đã nghiên cứu hoạt tính chống viêm của fucoidan thu
nhận được từ chín loài rong nâu. Kết quả cho thấy tất cả fucoidan của 9 loài rong đều
có khả năng ức chế sự tăng số lượng bạch cầu trên mô hình chuột bị 19 viêm, hiệu quả
chống viêm của fucoidan trong mô hình này không bị ảnh hưởng nhiều bởi hàm lượng
của gốc fucose và sulfate cũng như các đặc tính cấu trúc khác của bộ khung mạch
polysacarit của chúng.
6. Góp phần hỗ trợ điều trị viêm loét và các vấn đề dạ dày

Fucoidan còn có thể có ích cho các vấn đề về dạ dày và ruột non. Trong một số nghiên cứu của người
Nhật ở Tokyo, fucoidan được sử dụng trong các đối tượng thử nghiệm có các vần đề về dạ dày
thường gặp. Việc bổ sung fucoidan thích hợp có tác dụng cải thiện hoạt động của đường dẫn dạ dày-
ruột non. Hơn nữa các nhà khoa học mới đây đã công bố rằng fucoidan ngăn chặn sự gắn của
Helicobacteria pylori (một loại vi khuẩn gây loét dạ dày) lên tế bào tạo thành lớp lót dạ dày. Họ đã
phỏng đoán rằng hợp chất fucoidan này có thể thực chất bao phủ bề mặt vi khuẩn làm cho chúng khó
bám vào các tế bào dạ dày

7.Tăng cường chức năng gan

Các nhà khoa học Nhật Bản khám phá ra rằng, fucoidan tìm thấy trong rong nâu làm tăng đáng kể việc
sản xuất một chất được gọi IT-IGF hoặcHGF. Hơn 10 năm trước đây, phòng thí nghiệm nghiên cứu
công nghẹ sinh học ở Nhật , thực hiện việc nghiên cứu cấu tạo xơ của một vài loại rong. Trong khi tiến
hành các nghiên cứu này họ đã phát hiện ra rằng F-fucoidan tìm thấy trong nhiều loài rong Nâu có thể
làm tăng đáng kể việc sản xuất HGF. HGF là một cytokin rất đặc biệt, nó không chỉ kích thích việc tái
tạo các tế bào gan mà đồng thời còn tăng cường việc sản xuất các tế bào da, tế bào cơ tim, sụn. Các
nghiên cứu cho thấy HGF thực hiện một tổ hợp rộng các chức năng sinh hóa và được coi là quan
trọng để tạo thành sẹo và phục hồi các mô cơ thể. Chúng ta còn biết rằng HGF là một protein làm
chậm quá trình lão hóa. Một số nghiên cứu tiền lâm sàng được tiến hành sau 1992 đã phát hiện ra
rằng HGF có thể ngăn chặn viêm gan, điều trị xơ gan, liệt gan, xơ hóa phổi và làm chậm quá trình già
hóa.

You might also like