Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 293

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - LUẬT

PGS.TS. NGUYỄN THỊ HỒNG NHUNG


ThS. HUỲNH THỊ NAM HẢI
LÊ HOÀI NAM

TÀI LIỆU HỌC TẬP

LUẬT TỐ TỤNG DÂN SỰ


(CÂU HỎI, TÌNH HUỐNG VÀ BẢN ÁN)

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH – 2019


LỜI GIỚI THIỆU

Môn học Luật tố tụng dân sự trong chương trình cử nhân luật là một môn học cần thiết và
quan trọng nhằm giúp người học hiểu rõ quy trình tố tụng giải quyết vụ việc dân sự tại Tòa án
Việt Nam. Đây là môn học có hàm lượng kiến thức lớn, đòi hỏi người học phải có sự tìm
hiểu, nghiên cứu kỹ lưỡng và thấu đáo nhằm hiểu rõ và nắm vững các quy định của Bộ luật
Tố tụng dân sự năm 2015 hiện hành.
Để đáp ứng nhu cầu học tập và nghiên cứu của sinh viên và những ai có quan tâm, nhóm
tác giả đã biên soạn Sách bài tập này nhằm giúp người đọc nắm bắt được những nội dung cơ
bản của môn học Luật Tố tụng dân sự, thông qua hệ thống đa dạng các câu hỏi như câu hỏi tự
luận, câu hỏi trắc nghiệm, câu hỏi nhận định đúng sai, bài tập tình huống và các bản án có liên
quan trực tiếp đến nội dung cần nghiên cứu. Đặc biệt, các bản án được tuyển chọn trong Sách
là các bản án có thật và phục vụ cho việc nghiên cứu các vấn đề về tố tụng.
Sách bài tập được thiết kế theo từng chương, tương ứng với cấu trúc của Giáo trình Luật
tố tụng dân sự của Trường Đại học Kinh tế - Luật, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí
Minh, theo hướng các câu hỏi và bài tập của từng chương trong Sách bài tập phục vụ trực tiếp
cho những nội dung lý thuyết được trình bày trong các chương tương ứng trong Giáo trình.
Với những câu hỏi và bài tập trong Sách bài tập này, nhóm tác giả hy vọng sẽ giúp người
học có thể hiểu rõ, áp dụng và đánh giá tốt hơn các quy định pháp luật về trình tự thủ tục giải
quyết vụ việc dân sự tại Tòa án, đáp ứng được phần nào nhu cầu học tập, tìm hiểu của sinh
viên hoặc những ai có quan tâm đến pháp luật tố tụng dân sự của nước Cộng hòa xã hội chủ
nghĩa Việt Nam.
Xin trân trọng cảm ơn!
Nhóm tác giả
MỤC LỤC

CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ LUẬT TỐ TỤNG DÂN SỰ ................. 1


1.1 Câu hỏi tự luận ......................................................................................................... 1
1.2 Câu hỏi trắc nghiệm ................................................................................................. 1
1.3 Câu hỏi nhận định đúng/sai và giải thích ................................................................. 3
CHƯƠNG 2: CHỦ THỂ CỦA QUAN HỆ PHÁP LUẬT TỐ TỤNG DÂN SỰ ............ 5
2.1 Câu hỏi tự luận ......................................................................................................... 5
2.2 Câu hỏi trắc nghiệm ................................................................................................. 5
2.3 Câu hỏi nhận định đúng/sai và giải thích ................................................................. 8
2.4 Bình luận bản án .................................................................................................... 10
1. Bản án số 01 ........................................................................................................... 10
2. Bản án số 02 ........................................................................................................... 31
3. Bản án số 03 ........................................................................................................... 47
4. Bản án số 04 ........................................................................................................... 55
5. Bản án số 05 ............................................................................................................ 63
CHƯƠNG 3: THẨM QUYỀN CỦA TÒA ÁN NHÂN DÂN ........................................ 67
3.1 Câu hỏi tự luận ....................................................................................................... 67
3.2 Câu hỏi trắc nghiệm ............................................................................................... 67
3.3 Câu hỏi nhận định đúng/sai và giải thích ............................................................... 71
3.4 Bài tập tình huống .................................................................................................. 71
3.5 Bình luận bản án .................................................................................................... 72
1. Bản án số 01 ........................................................................................................... 73
2. Bản án số 02 ........................................................................................................... 77
CHƯƠNG 4: ÁN PHÍ, LỆ PHÍ VÀ CHI PHÍ TỐ TỤNG ............................................. 83
4.1 Câu hỏi tự luận ....................................................................................................... 83
4.2 Câu hỏi trắc nghiệm ............................................................................................... 83
4.3 Câu hỏi nhận định đúng/sai và giải thích ............................................................... 86
4.4 Bài tập tình huống .................................................................................................. 87
4.5 Bình luận bản án .................................................................................................... 89
1. Bản án số 01 ........................................................................................................... 89
2. Bản án số 02 ........................................................................................................... 98

i
3. Bản án số 03 ......................................................................................................... 115
4. Bản án số 04 ......................................................................................................... 128
CHƯƠNG 5: THỜI HẠN TỐ TỤNG VÀ THỦ TỤC CẤP, TỐNG ĐẠT, THÔNG
BÁO VĂN BẢN TỐ TỤNG............................................................................................ 134
5.1 Câu hỏi tự luận ..................................................................................................... 134
5.2 Câu hỏi trắc nghiệm ............................................................................................. 135
5.3 Câu hỏi nhận định đúng/sai và giải thích ............................................................. 137
5.4 Bài tập tình huống ................................................................................................ 138
CHƯƠNG 6: CHỨNG CỨ VÀ CHỨNG MINH ......................................................... 141
6.1 Câu hỏi tự luận ..................................................................................................... 141
6.2 Câu hỏi trắc nghiệm ............................................................................................. 142
6.3 Câu hỏi nhận định đúng/sai và giải thích ............................................................. 144
6.4 Bài tập tình huống ................................................................................................ 144
6.5 Bình luận bản án .................................................................................................. 148
1. Bản án số 01 ......................................................................................................... 148
2. Bản án số 02 ......................................................................................................... 157
3. Bản án số 03 ......................................................................................................... 162
4. Bản án số 04 ......................................................................................................... 168
5. Bản án số 05 ......................................................................................................... 182
6. Bản án số 06 ......................................................................................................... 202
7. Bản án số 07 ......................................................................................................... 209
CHƯƠNG 7: BIỆN PHÁP KHẨN CẤP TẠM THỜI ................................................. 217
7.1 Câu hỏi tự luận ..................................................................................................... 217
7.2 Câu hỏi trắc nghiệm ............................................................................................. 217
7.3 Câu hỏi nhận định đúng/sai và giải thích ............................................................. 220
7.4 Bài tập tình huống ................................................................................................ 221
CHƯƠNG 8: TẠM ĐÌNH CHỈ VÀ ĐÌNH CHỈ GIẢI QUYẾT VỤ ÁN DÂN SỰ .... 223
8.1 Câu hỏi tự luận ..................................................................................................... 223
8.2 Câu hỏi trắc nghiệm ............................................................................................. 224
8.3 Câu hỏi nhận định đúng/sai và giải thích ............................................................. 226
8.4 Bài tập tình huống ................................................................................................ 227

ii
8.5 Bình luận bản án .................................................................................................. 228
1. Bản án số 1 ........................................................................................................... 230
2. Bản án số 2 ........................................................................................................... 235
CHƯƠNG 9. THỦ TỤC GIẢI QUYẾT SƠ THẨM VỤ ÁN DÂN SỰ ...................... 239
9.1 Câu hỏi tự luận ..................................................................................................... 239
9.2 Câu hỏi trắc nghiệm ............................................................................................. 239
9.3 Câu hỏi nhận định đúng/sai và giải thích ............................................................. 244
9.4 Bình luận bản án .................................................................................................. 246
CHƯƠNG 10. THỦ TỤC XÉT XỬ PHÚC THẨM VỤ ÁN DÂN SỰ ....................... 251
10.1 Câu hỏi tự luận ..................................................................................................... 251
10.2 Câu hỏi trắc nghiệm ............................................................................................. 251
10.3 Câu hỏi nhận định đúng/sai và giải thích ............................................................. 258
10.4 Bình luận bản án .................................................................................................. 259
CHƯƠNG 11. THỦ TỤC XÉT LẠI BẢN ÁN, QUYẾT ĐỊNH ĐÃ CÓ HIỆU
LỰC PHÁP LUẬT .......................................................................................................... 265
11.1 Câu hỏi tự luận ..................................................................................................... 265
11.2 Câu hỏi trắc nghiệm ............................................................................................. 265
11.3 Câu hỏi nhận định đúng/sai và giải thích ............................................................. 269
11.4 Bình luận bản án .................................................................................................. 270
1. Bản án số 01 ......................................................................................................... 272
2. Bản án số 02 ......................................................................................................... 277
CHƯƠNG 12. THỦ TỤC GIẢI QUYẾT VIỆC DÂN SỰ ........................................... 282
12.1 Câu hỏi tự luận ..................................................................................................... 282
12.2 Câu hỏi trắc nghiệm ............................................................................................. 282
12.3 Câu hỏi nhận định đúng/sai và giải thích ............................................................. 286
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................... 288

iii
CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ LUẬT TỐ TỤNG DÂN SỰ
Mục tiêu bài học:
- Phân biệt được vụ án dân sự và việc dân sự
- Hiểu và phân tích được các nguyên tắc cơ bản của luật tố tụng dân sự
1.1 Câu hỏi tự luận
1) Hãy phân biệt vụ án dân sự và việc dân sự?
2) Nguyên tắc của luật tố tụng dân sự là gì? Ý nghĩa của các nguyên tắc của luật tố
tụng dân sự?
3) Nguyên tắc tuân thủ pháp luật trong tố tụng dân sự có vai trò và ý nghĩa như thế
nào?
4) Hãy trình bày và phân tích nguyên tắc quyền yêu cầu Tòa án bảo vệ quyền và lợi
ích hợp pháp?
5) Nguyên tắc Hội thẩm nhân dân tham gia xét xử vụ án dân sự có ý nghĩa gì? Hãy
cho biết ngoại lệ của nguyên tắc này?
6) Hãy cho biết một số trường hợp ngoại lệ của nguyên tắc Tòa án xét xử tập thể?
7) Hãy cho biết Tòa án có nghĩa vụ chứng minh hay không? Vì sao?
8) Làm thế nào để đảm bảo nguyên tắc bảo đảm sự vô tư, khách quan, trong tố tụng
dân sự?
9) Việc sử dụng tiếng nước ngoài để trình bày trước Tòa án có vi phạm nguyên tắc
tiếng nói, chữ viết dùng trong tố tụng dân sự hay không? Vì sao?
10) Nguyên tắc kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong tố tụng dân sự được thực hiện
như thế nào? Hãy cho biết quan điểm cá nhân của bạn về nguyên tắc này?
11) Trình bày và phân tích nguyên tắc bảo đảm tranh tụng trong xét xử? Hãy cho
biết quan điểm cá nhân của bạn về việc thực hiện nguyên tắc này về mặt lý luận và
thực tiễn?
12) Phân tích nguyên tắc bảo đảm quyền bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương
sự?
13) Theo bạn, nguyên tắc giám đốc việc xét xử trong tố tụng dân sự có làm ảnh
hưởng đến nguyên tắc xét xử độc lập và chỉ tuân theo pháp luật của Thẩm phán và
Hội thẩm nhân dân hay không? Vì sao?
1.2 Câu hỏi trắc nghiệm

1
Lưu ý: Chọn 1 đáp án chính xác nhất
14) Tòa án được quyền từ chối giải quyết vụ việc dân sự vì:
a) Vụ việc dân sự đã được giải quyết bằng một bản án, quyết định của Tòa án
b) Chưa được quy định trong luật
c) Chưa được quy định trong văn bản hướng dẫn
d) Bị đơn đã rời khỏi nơi cư trú
15) Khi chưa có điều luật để áp dụng, Tòa án sẽ giải quyết vụ việc dân sự dựa
trên:
a) Bất kỳ tập quán nào tại nơi xảy ra tranh chấp
b) Tập quán bất kỳ trên lãnh thổ Việt Nam có liên quan đến tranh chấp
c) Cả hai câu trên đều sai
d) Cả hai câu trên đều đúng
16) Hội thẩm nhân dân tham gia vào giai đoạn nào:
a) Chuẩn bị xét xử
b) Xét xử sơ thẩm
c) Phiên hòa giải
d) Phiên kiểm tra công khai chứng cứ
17) Chủ thể nào sau đây có trách nhiệm chứng minh:
a) Nguyên đơn và bị đơn
b) Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan
c) Nguyên đơn; bị đơn có yêu cầu phản tố; người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan
có yêu cầu độc lập
d) Các câu trên đều sai
18) Khi chưa có điều luật để áp dụng, Tòa án sẽ giải quyết vụ việc dân sự dựa
trên:
a) Tập quán, tương tự pháp luật, các nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự, án lệ,
lẽ công bằng
b) Tương tự pháp luật, các nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự, tập quán, án lệ,
lẽ công bằng
c) Các câu trên đều sai
d) Các câu trên đều đúng

2
19) Việc hòa giải trong tố tụng dân sự là:
a) Bắt buộc
b) Khuyến khích
c) Các câu trên đều sai
d) Các câu trên đều đúng
20) Tòa án không được từ chối giải quyết vụ án vì lý do:
a) Chưa có nhân sự có thẩm quyền giải quyết
b) Chưa có điều luật để áp dụng
c) Cả hai câu trên đều sai
d) Cả hai câu trên đều đúng
21) Thành phần Hội đồng xét xử sơ thẩm vụ việc dân sự bao gồm:
a) 1 Thẩm phán và 2 Hội thẩm nhân dân
b) 1 Thẩm phán
c) 2 Thẩm phán và 3 Hội thẩm nhân dân
d) Các câu trên đều đúng
22) Tiếng nói và chữ viết dùng trong tố tụng dân sự là:
a) Tiếng Việt và tiếng dân tộc
b) Tiếng Việt và tiếng nước ngoài
c) Tiếng Việt
d) Các câu trên đều đúng
23) Viện kiểm sát có quyền tham gia vào:
a) Tất cả các phiên tòa sơ thẩm đối với vụ án dân sự
b) Tất cả các phiên họp sơ thẩm đối với việc dân sự
c) Các câu trên đều sai
d) Các câu trên đều đúng
24) Chế độ xét xử 2 cấp được hiểu như sau:
a) Sơ thẩm và giám đốc thẩm
b) Sơ thẩm và chung thẩm
c) Sơ thẩm và phúc thẩm
d) Các câu trên đều sai
1.3 Câu hỏi nhận định đúng/sai và giải thích

3
25) Tòa án được quyền từ chối giải quyết vụ việc dân sự vì lý do chưa có văn bản
hướng dẫn thi hành luật.
26) Vụ việc dân sự chưa có điều luật để áp dụng là vụ việc dân sự thuộc phạm vi điều
chỉnh của pháp luật dân sự nhưng tại thời điểm Tòa án xét xử thì các quy định đó hết
hiệu lực.
27) Khi chưa có điều luật áp dụng, Tòa án được quyền áp dụng tập quán trong giải
quyết vụ việc dân sự nếu tập quán đó không trái với các nguyên tắc cơ bản của pháp
luật dân sự.
28) Đương sự có quyền thu thập chứng cứ và có trách nhiệm giao nộp chứng cứ cho
Tòa án.
29) Chỉ có luật sư mới có quyền bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự.
30) Hòa giải là yêu cầu bắt buộc trong tất cả các vụ việc dân sự.
31) Hội thẩm nhân dân có quyền tham gia tất cả các phiên tòa sơ thẩm giải quyết vụ
việc dân sự.
32) Khi xét xử vụ việc dân sự, Thẩm phán có quyền quyết định cao hơn Hội thẩm
nhân dân.
33) Tòa án xét xử theo nguyên tắc tập thể trong tất cả các vụ việc dân sự.
34) Viện kiểm sát được quyền tham gia tất cả các phiên tòa giải quyết vụ việc dân
sự để thực hiện trách nhiệm kiểm tra, giám sát việc tuân theo pháp luật của Tòa án.
35) Phúc thẩm là một cấp xét xử trong tố tụng dân sự.
36) Tòa án không có quyền yêu cầu cơ quan thi hành án thông báo về tiến độ và kết
quả thi

4
CHƯƠNG 2: CHỦ THỂ CỦA QUAN HỆ PHÁP LUẬT TỐ TỤNG DÂN SỰ
Mục tiêu bài học:
- Kể tên và trình bày được chức năng, nhiệm vụ những chủ thể tiến hành tố tụng
dân sự
- Kể tên và trình bày được quyền và nghĩa vụ của những chủ thể tham gia tố tụng
dân sự
- Trình bày được hệ thống tổ chức của Tòa án nhân dân
- Trình bày được hệ thống tổ chức của Viện kiểm sát nhân dân
- Trình bày và phân tích được các trường hợp thay đổi người tiến hành tố tụng
2.1 Câu hỏi tự luận
1) Chủ thể của quan hệ pháp luật tố tụng dân sự gồm những chủ thể nào?
2) Kể tên những chủ thể tiến hành tố tụng dân sự?
3) Kể tên những chủ thể tham gia tố tụng dân sự?
4) Trình bày hệ thống tổ chức của Tòa án nhân dân?
5) Trình bày hệ thống tổ chức của Viện kiểm sát nhân dân?
6) Việc xét xử sơ thẩm thuộc thẩm quyền của Tòa án nhân dân cấp nào?
7) Việc xét xử phúc thẩm thuộc thẩm quyền của Tòa án nhân dân cấp nào?
8) Kể tên và trình bày nhiệm vụ và chức năng của những người có thẩm quyền tiến
hành tố tụng dân sự?
9) Trình bày và phân tích các trường hợp phải thay đổi người tiến hành tố tụng?
10) Như thế nào là bị đơn có yêu cầu phản tố? Cho ví dụ minh họa?
11) Trình bày năng lực pháp luật và năng lực hành vi của đương sự?
12) Đương sự có thể đồng thời là người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương
sự không?
13) Trình bày điều kiện là người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự?
2.2 Câu hỏi trắc nghiệm
Lưu ý: Chọn 1 đáp án chính xác nhất
14) Chủ thể của quan hệ pháp luật tố tụng dân sự bao gồm:
a) Cơ quan tiến hành tố tụng
b) Người tham gia tố tụng
c) Người tiến hành tố tụng
d) Các câu trên đều sai

5
15) Cơ quan tiến hành tố tụng dân sự theo quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự
bao gồm:
a) Tòa án nhân dân và Viện kiểm sát nhân dân
b) Tòa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân, Cơ quan thi hành án
c) Tòa án nhân dân
d) Viện kiểm sát nhân dân và Cơ quan thi hành án
16) Về cơ cấu tổ chức, Tòa án nhân dân tối cao có:
a) Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao; bộ máy giúp việc; cơ sở đào tạo,
bồi dưỡng
b) Thẩm phán cấp cao; cơ sở đào tạo, bồi dưỡng
c) Bộ máy giúp việc Tòa án nhân dân tối cao; cơ sở đào tạo, bồi dưỡng
d) Các câu trên đều sai
17) Cơ cấu tổ chức của Tòa án nhân dân cấp cao gồm:
a) Ủy ban Thẩm phán Tòa án nhân dân cấp cao; Tòa hình sự; Tòa dân sự; Tòa hình
chính; Tòa kinh tế; Tòa lao động; Tòa gia đình và người chưa thành niên; Tòa
chuyên trách khác
b) Ủy ban Thẩm phán Tòa án nhân dân cấp cao; Tòa hình sự; Tòa dân sự; Tòa hình
chính; Tòa kinh tế; Tòa lao động; Tòa gia đình và người chưa thành niên; Tòa
chuyên trách khác; bộ máy giúp việc
c) Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân cấp cao; Tòa hình sự; Tòa dân sự; Tòa
hình chính; Tòa kinh tế; Tòa lao động; Tòa gia đình và người chưa thành niên;
Tòa chuyên trách khác
d) Thẩm phán Tòa án nhân dân cấp cao; Tòa hình sự; Tòa dân sự; Tòa hình chính;
Tòa kinh tế; Tòa lao động; Tòa gia đình và người chưa thành niên; Tòa chuyên
trách khác
18) Nhân sự trong Tòa án nhân dân cấp cao gồm có:
a) Chánh án, các Phó Chánh án, Chánh tòa, các Phó Chánh tòa
b) Thẩm phán, Thẩm tra viên, Thư ký Tòa án, công chức khác và người lao động
c) Cả hai câu trên đều đúng
d) Cả hai câu trên đều sai
19) Người có thẩm quyền tiến hành tố tụng trong Tòa án nhân dân bao gồm:
a) Chánh án Tòa án nhân dân, Thẩm phán, Chánh tòa, Thư ký Tòa; Hội thẩm nhân

6
dân
b) Chánh án Tòa án nhân dân, Thẩm phán; Hội thẩm nhân dân
c) Chánh án Tòa án nhân dân, Thẩm phán, Thẩm tra viên, Thư ký Tòa án; Hội thẩm
nhân dân
d) Các câu trên đều sai
20) Người có thẩm quyền tiến hành tố tụng trong Viện kiểm sát nhân dân bao
gồm:
a) Thi hành viên; Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân; Kiểm sát viên; Kiểm tra
viên
b) Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân; Kiểm sát viên
c) Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân; Kiểm sát viên; Kiểm tra viên
d) Các câu trên đều đúng
21) Thẩm phán phải được thay đổi khi:
a) Đồng thời là đương sự, người đại diện của đương sự
b) Đã từng xét xử vụ việc dân sự này
c) Cả hai câu trên đều đúng
d) Cả hai câu trên đều sai
22) Hội thẩm nhân dân phải được thay đổi khi:
a) Là người thân thích của Thẩm phán trong cùng một Hội đồng xét xử
b) Là người thân thích của luật sư bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị đơn
c) Cả hai trường hợp trên đều đúng
d) Cả hai trường hợp trên đều sai
23) Thẩm quyền thay đổi người tiến hành tố tụng thuộc về:
a) Chánh án Tòa án nhân dân
b) Chánh án Tòa án nhân dân tối cao
c) Thẩm phán
d) Các câu trên đều đúng
24) Thẩm quyền thay đổi Kiểm sát viên thuộc về:
a) Trước khi mở phiên tòa hoặc phiên họp, việc thay đổi Kiểm sát viên thuộc về
thẩm quyền của Viện trưởng Viện kiểm sát cùng cấp
b) Tại phiên tòa, phiên họp, việc thay đổi Kiểm sát viên thuộc về thẩm quyền của
Thẩm phán

7
c) Cả hai câu trên đều đúng
d) Cả hai câu trên đều sai
25) Đương sự trong vụ án dân sự bao gồm:
a) Nguyên đơn, bị đơn, người yêu cầu, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan
b) Nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan
c) Nguyên đơn, bị đơn, người yêu cầu, bị đơn có yêu cầu phản tố
d) Nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập
26) Chủ thể có năng lực hành vi tố tụng dân sự khi:
a) Từ đủ 18 tuổi trở lên
b) Từ đủ 15 tuổi trở lên đối với các vụ việc có liên quan đến quan hệ lao động hoặc
quan hệ dân sự
c) Cả hai câu trên đều đúng
d) Cả hai câu trên đều sai
2.3 Câu hỏi nhận định đúng/sai và giải thích
27) Tòa án nhân dân tối cao có thẩm quyền xét xử phúc thẩm đối với các vụ việc
dân sự có kháng cáo, kháng nghị đã được Tòa án nhân dân cấp tỉnh xét xử sơ
thẩm.
28) Số lượng thành viên Ủy ban Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao không quá
mười bảy người và không dưới mười ba người.
29) Tòa chuyên trách chỉ có ở Tòa án nhân dân cấp cao và Tòa án nhân dân cấp tỉnh.
30) Chánh Tòa là người có thẩm quyền tiến hành tố tụng.
31) Người đứng đầu Tòa án nhân dân là Chánh Tòa.
32) Hội thẩm nhân dân tham gia tiến hành tố tụng ở tất cả các giai đoạn xét xử sơ
thẩm vụ việc dân sự nhằm thực hiện nguyên tắc Tòa án xét xử tập thể.
33) Thư ký Tòa án là người ghi chép lại diễn biến phiên tòa xét xử vụ việc dân sự
nên không phải là người tiến hành tố tụng
34) Viện trưởng Viện kiểm sát là người tổ chức, chỉ đạo và phân công Kiểm sát viên
tham gia kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong quá trình giải quyết vụ việc dân sự và
không phải là người tiến hành tố tụng.
35) Kiểm tra viên là người giúp việc cho Kiểm sát viên trong việc thực hành quyền
công tố và kiểm sát hoạt động tư pháp theo sự phân công của Viện trưởng Viện kiểm
sát.

8
36) Người tiến hành tố tụng phải được thay đổi khi có căn cứ rõ ràng cho rằng họ
không thể vô tư trong khi làm nhiệm vụ.
37) Người tiến hành tố tụng phải được thay đổi khi họ là người thân thích với một
người tiến hành tố tụng khác trong cùng Tòa án.
38) Đương sự trong việc dân sự bao gồm nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi,
nghĩa vụ liên quan.
39) Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trong vụ án dân sự là người không thực
hiện việc khởi kiện như nguyên đơn, không bị kiện như bị đơn, nhưng sự tham gia
của họ là cần thiết nhằm làm rõ vụ việc cần chứng minh.
40) Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trong vụ án dân sự có yêu cầu phản tố
khi họ có yêu cầu ngược lại với nguyên đơn hoặc bị đơn.
41) Người từ đủ 18 tuổi trở lên là người có năng lực hành vi tố tụng dân sự đầy đủ.
42) Đại diện của đương sự bao gồm đại diện theo pháp luật và đại diện theo ủy quyền.
43) Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự là người đại diện theo ủy
quyền của đương sự.
44) Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự có thể là công dân Việt
Nam bất kỳ có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, chưa bị kết án hoặc đã bị kết án
nhưng đã được xóa án tích.
45) Người thân của đương sự không thể là người làm chứng trong vụ việc dân
sự.
46) Chi phí cho người làm chứng do đương sự yêu cầu chịu.
47) Người thân thích của đương sự không được làm người giám định trong vụ
việc việc dân sự đó.
48) Người đại diện của đương sự không thể đồng thời là người phiên dịch cho
đương sự trong vụ việc dân sự đó.

9
2.4 Bình luận bản án
GỢI Ý NGIÊN CỨU:
1. Đọc các nội dung tại Chương 2 Giáo trình Luật tố tụng dân sự.
2. Tóm tắt nội dung bản án.
3. Hãy cho biết việc xác định tư cách tố tụng của các đương sự trong các bản
án là đúng quy định pháp luật không?
1. Bản án số 01
TÒA ÁN NHÂN DÂN CẤP CAO TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Bản án số 06/2019/DS-PT Ngày 08-01 - 2019
V/v tranh chấp quyền sử dụng đất; yêu cầu vô hiệu hợp đồng chuyển nhượng quyền
sử dụng đất; hủy quyết định cá biệt, hủy giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, đòi
quyền sử dụng đất

NHÂN DANH NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
TÒA ÁN NHÂN DÂN CẤP CAO TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

- Thành phần Hội đồng xét xử phúc thẩm gồm có:


Thẩm phán – Chủ tọa phiên tòa: Bà Đinh Ngọc Thu Hương
Các Thẩm phán: Ông Nguyễn Văn Hùng

Ông Đặng Văn Thành


- Thư ký phiên tòa: Ông Lê Đỗ Hồng Quân - Thư ký Tòa án nhân dân cấp cao tại
Thành phố Hồ Chí Minh.
- Đại diện Viện Kiểm sát nhân dân cấp cao tại Thành phố Hồ Chí Minh:
Bà Phạm Thị Thanh Tuyết - Kiểm sát viên tham gia phiên toà.
Ngày 08 tháng 01 năm 2019 tại trụ sở Tòa án nhân dân cấp cao tại Thành phố Hồ
Chí Minh, xét xử phúc thẩm công khai vụ án thụ lý số: 260/2018/TLPT- DS ngày 08
tháng 8 năm 2018 về “Tranh chấp quyền sử dụng đất; yêu cầu vô hiệu hợp đồng
chuyển nhượng quyền sử dụng đất; hủy quyết định cá biệt, hủy giấy chứng nhận
quyền sử dụng đất, đòi quyền sử dụng đất”.
Do Bản án dân sự sơ thẩm số 25/2018/DS-ST ngày 01 tháng 6 năm 2018 của Toà án
nhân dân tỉnh Long An bị kháng cáo.
10
Theo Quyết định đưa vụ án ra xét xử phúc thẩm số: 1357/2018/QĐ-PT ngày 05
tháng 9 năm 2018 giữa các đương sự:
Nguyên đơn: Ông Lâm Tòng T, sinh năm: 1944 (Có mặt);
Địa chỉ: Số A6/29, Ấp 1A, xã V, huyện B, Thành phố Hồ Chí Minh.
Người đại diện hợp pháp của nguyên đơn: Ông Kim Ron T1, sinh năm: 1976, là đại
diện theo ủy quyền (Văn bản ủy quyền ngày 23 tháng 3 năm 2016) (Có mặt)
Địa chỉ cư trú: Số 200/19, đường N, phường T2, quận T3, Thành phố Hồ Chí Minh.
Địa chỉ liên hệ: Số 200/9, đường N, phường T2, quận T3, Thành phố Hồ Chí Minh.
Bị đơn:
Ông Thái Văn Trí T4, sinh năm: 1967 (Vắng mặt);
Bà Nguyễn Thị Huỳnh M, sinh năm: 1967 (Vắng mặt);
Ông Nguyễn Hiền H, sinh năm: 1985 (Vắng mặt);
Cùng địa chỉ: Số 900/3,Tỉnh lộ 10, phường B1, quận B2, Thành phố Hồ Chí Minh.
Bà Nguyễn Quỳnh N1, sinh năm: 1986 (Vắng mặt);
Địa chỉ: A9 lầu 3, chung cư H1, số 31 đường T5, phường B3, quận B2, Thành phố
Hồ Chí Minh.
Người đại diện hợp pháp của ông T4, bà M, bà N1: Ông Lê Anh M1, sinh năm: 1969
là đại diện theo ủy quyền (Văn bản ủy quyền cùng ngày 07/4/2016 và văn bản ngày
09/9/2016); Địa chỉ: Số 86, đường H2, Phường 15, quận T6, Thành phố Hồ Chí
Minh.
Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan:
Ủy ban nhân dân huyện Đ, tỉnh Long An (Có đơn xin vắng mặt). Địa chỉ: Ô 7 khu B,
thị trấn H3, huyện Đ, tỉnh Long An.
Người đại diện hợp pháp của Ủy ban nhân dân huyện Đ, tỉnh Long An: Ông Nguyễn
Minh T7, Phó Chủ tịch.
Văn phòng Công chứng Đ(Có đơn xin vắng mặt).
Địa chỉ trụ sở: Ấp Bình Tiền 1, xã Đ1, huyện Đ, tỉnh Long An.
Người đại diện hợp pháp của Văn phòng Công chứng: Ông Trần Văn C, Trưởng văn
phòng (đơn xin vắng mặt ngày 12/9/2018).
Ông Nguyễn Văn S, sinh năm: 1968 (Xin vắng mặt). Địa chỉ: Ấp 2, xã Đ2, huyện Đ,
tỉnh Long An.

11
Người làm chứng: Ông Phạm Văn G, sinh năm: 1964 (Vắng mặt); Địa chỉ: Ấp 4, xã
Đ2, huyện Đ, tỉnh Long An.
Người kháng cáo:Bà Nguyễn Thị Huỳnh M, bà Nguyễn Quỳnh N1, ông Nguyễn
Hiền H, ông Thái Văn Trí T4 là các bị đơn.
NHẬN ĐỊNH CỦA TÒA ÁN:
Trong các đơn khởi kiện được Tòa án nhân dân huyện Đ nhận vào ngày
29/01/2016 và các lời khai trong quá trình tham gia tố tụng tại Tòa án, nguyên
đơn ông Lâm Tòng T cũng như người đại diện hợp pháp của nguyên đơn ông
Kim Ron T1 trình bày:
Do có nhu cầu đầu tư xây dựng nhà xưởng làm cơ sở sản xuất thuốc Đông y dược
nên vào năm 2011 ông Lâm Tòng T có nhờ ông Thái Văn Trí T4 là người làm công
cho ông T liên hệ tìm đất ở huyện Đ, theo đó ông T có nhận chuyển nhượng quyền
sử dụng đất của một số người, cụ thể như sau:
Nhận chuyển nhượng quyền sử dụng 1.061m2 đất lúa thuộc thửa số 363 tờ bản đồ số
6 đất tọa lạc tại Ấp 2, xã Đ2, huyện Đ, tỉnh Long An của bà Võ Thị Yến P và ông Lê
Chí N2 theo hợp đồng chuyển nhượng số 2697 ngày 22/3/2011. Ngày 07/4/2011 ông
Lâm Tòng T được Ủy ban nhân dân huyện Đ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng
đất.
Nhận chuyển nhượng quyền sử dụng 7.378m2 đất lúa thuộc các thửa đất số 249, 250,
271, 272 tờ bản đồ số 01, diện tích đất này cũng tọa lạc tại Ấp 2, xã Đ2, huyện Đ,
tỉnh Long An của ông Quách Gia K và bà Trương Thị Kim L theo hợp đồng chuyển
nhượng quyền sử dụng đất số 2275 ngày 12/3/2011. Ngày 23/3/2011 ông Lâm Tòng
T được Ủy ban nhân dân huyện Đ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
Do toàn bộ các thửa đất ông T nhận chuyển nhượng là đất lúa, nên sau khi làm thủ
tục chuyển nhượng xong, ông Thái Văn Trí T4 có cho ông T biết để thuận tiện cho
việc xây dựng nhà ở và nhà xưởng thì phải làm thủ tục chuyển mục đích từ đất lúa
sang đất ở. Do không hiểu biết pháp luật nên ông T có nhờ ông T4 hướng dẫn, ông
T4 đã nhờ ông Nguyễn Văn S là người chuyên làm dịch vụ liên quan đến nhà đất lập
thủ tục chuyển mục đích. Để thực hiện việc chuyển mục đích dùm cho ông T, ông T4
và ông S đã tiến hành tách thửa cho nhiều người đồng thời với việc chuyển mục đích
sang đất ở.

12
Ngày 13/4/2011 ông T lập thủ tục tách quyền sử dụng cho ông Thái Văn Trí T4
300m2 đất tại một phần thửa 249 và 272 bằng hợp đồng chuyển nhượng quyền sử
dụng đất số 4202, hợp đồng này được Văn phòng Công chứng Đ công chứng. Ngày
18/5/2011 Ủy ban nhân dân huyện Đ ban hành Quyết định số 7335/QĐ-UBND cấp
giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với
đất đối với 300m2 đất thửa số 595 tờ bản đồ số 01 và cùng ngày 18/5/2011 ông Thái
Văn Trí T4 được Ủy ban nhân dân huyện Đ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
số BE 629509.
Ngày 06/12/2011 ông Tl ập thủ tục tách quyền sử dụng cho ông Thái Văn Trí T4
468m2 đất thuộc một phần thửa 363 bằng hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng
đất số 15798, hợp đồng này được Văn phòng Công chứng Đ công chứng. Ngày
19/01/2012, Ủy ban nhân dân huyện Đ ban hành Quyết định số 892/QĐ-UBND cấp
giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất
và chuyển mục đích cho ông Thái Văn Trí T4. Ngày
19/01/2012 ông Thái Văn Trí T4 được Ủy ban nhân dân huyện Đ cấp giấy chứng
nhận quyền sử dụng đất số BI 356638 thửa số 1198 tờ bản đồ số 6 diện tích 168m 2
loại đất trồng lúa và giấy chứng nhận quyền sử dụng đất số BI 356639 thửa số 1199
diện tích 300m2 đất ở tại nông thôn.
Ngày 13/4/2011 ông Tl ập thủ tục tách quyền sử dụng cho bà Nguyễn Thị Huỳnh M
là vợ của ông Thái Văn Trí T4 300m2 đất tại một phần thửa 249 và 272 bằng hợp
đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất số 4200, hợp đồng này được Văn phòng
Công chứng Đ công chứng. Ngày 18/5/2011, Ủy ban nhân dân huyện Đ ban hành
Quyết định số 7333/QĐ-UBND cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở
hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất và chuyển mục đích cho bà Nguyễn Thị Huỳnh
M, cùng ngày bà M được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất số BE 629511 diện
tích 300m2 đất ở tại nông thôn thửa số 593 tờ bản đồ số 1.
Ngày 13/4/2011 ông T lập thủ tục tách quyền sử dụng cho bà Nguyễn Quỳnh N1 là
con của ông Thái Văn Trí T4 300m2 đất tại một phần thửa 249 và 272 bằng hợp đồng
chuyển nhượng quyền sử dụng đất số 4203, hợp đồng này được Văn phòng Công
chứng Đ công chứng. Ngày 18/5/2011, Ủy ban nhân dân huyện Đ ban hành Quyết
định số 7336/QĐ-UBND cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà

13
ở và tài sản gắn liền với đất và chuyển mục đích cho bà Nguyễn Quỳnh N1, cùng
ngày 18/5/2011 bà N1 được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất số BE 629507
diện tích 300m2 đất ở tại nông thôn thửa số 592 tờ bản đồ số 1.
Ngày 13/4/2011 ông T lập thủ tục tách quyền sử dụng cho ông Nguyễn Hiền H là
con của ông Thái Văn Trí T4 300m2 đất tại một phần thửa 249 và 272 bằng hợp đồng
chuyển nhượng quyền sử dụng đất số 4201, hợp đồng này được Văn phòng Công
chứng Đ công chứng. Ngày 18/5/2011, Ủy ban nhân dân huyện Đ ban hành Quyết
định số 7337/QĐ-UBND cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà
ở và tài sản gắn liền với đất và chuyển mục đích cho ông Nguyễn Hiền H, cùng ngày
18/5/2011 ông H được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất số BE 629508 diện
tích 300m2 đất ở tại nông thôn thửa số 591 tờ bản đồ số 1.
Thực tế toàn bộ các hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất này chỉ là giả tạo
nhằm chuyển mục đích sử dụng đất, không có việc giao nhận tiền, bản chính giấy
chứng nhận quyền sử dụng đất này vẫn do ông T giữ và ông T vẫn là người sử dụng
đất. Ông T đã yêu cầu ông T4, bà M, bà N1, ông H chuyển trả lại quyền sử dụng đất
nhưng họ không thực hiện. Ngoài các phần diện tích đất trên thì ông T còn nhờ một
số người khác đứng tên dùm nhiều thửa đất của ông T nhưng họ đã chuyển trả lại cho
ông T, chỉ còn lại các thửa đất này.
Sau khi nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất và chuyển mục đích sử dụng, ông T
đã tiến hành san lấp mặt bằng và xây dựng nhà xưởng tại các thửa đất số 592, 593 và
595, còn các thửa đất khác vẫn để trống. Người trực tiếp thi công Sn lấp và xây dựng
là ông Nguyễn Văn S. Nhà xưởng này ông T đã cho Công ty P1(viết tắt là Công ty
P1) thuê, thời hạn thuê từ ngày 10/5/2014 cho đến ngày 10/5/2019. Tuy nhiên vào
tháng 3/2017 nhà xưởng bị cháy nên Công ty P1 không còn thuê nhà xưởng nữa.
Ông T khởi kiện yêu cầu Tòa án tuyên bố các hợp đồng chuyển nhượng quyền sử
dụng đất giữa ông Lâm Tòng T với ông Thái Văn Trí T4 với bà Nguyễn Thị Huỳnh
M với bà Nguyễn Quỳnh N1 và với ông Nguyễn Hiền H là vô hiệu, hủy quyết định
cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và hủy giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
mà Ủy ban nhân dân huyện Đ đã cấp cho ông Thái Văn Trí T4, bà Nguyễn Thị
Huỳnh M, bà Nguyễn Quỳnh N1 và ông Nguyễn Hiền H tại các thửa đất số 1198,
1199, 591, 592, 593, 595 để ông Lâm Tòng T được quyền kê khai cấp giấy chứng

14
nhận quyền sử dụng đất đối với các thửa đất trên.
Trong đơn phản tố ngày 30/6/2016 và các lời khai trong quá trình tham gia tố tụng
tại Tòa án, bị đơn ông Thái Văn Trí T4 cũng như người đại diện hợp pháp của ông
T4 là ông Lê Anh M1, ông Lê Anh M1 đồng thời đại diện cho bà Nguyễn Thị Huỳnh
M, Nguyễn Quỳnh N1 trình bày:
Ông Thái Văn Trí T4 và ông Lâm Tòng T là anh em kết nghĩa, từng có mối quan hệ
làm ăn với nhau, nhưng không có tranh chấp với nhau về vấn đề tiền bạc.
Ông Thái Văn Trí T4 cùng vợ là bà Nguyễn Thị Huỳnh M và hai con là Nguyễn
Quỳnh N1, Nguyễn Hiền H có ký hợp đồng nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất
của ông Lâm Tòng T đúng như ông Tcùng người đại diện hợp pháp của ông Ttrình
bày đối với các thửa đất số 1198, 1199, 591, 592, 593,
595. Hợp đồng này hoàn toàn đúng quy định của pháp luật được công chứng bởi Văn
phòng Công chứng Đ, người đứng ra làm dịch vụ chuyển quyền và chuyển mục đích
sử dụng đất là ông Nguyễn Văn S, ông T4 đã trả tiền cho ông S, các hợp đồng này
không phải là hợp đồng giả tạo, ông T4 bà M bà N1 và ông H đã trả cho ông T
80.000.000 đồng, có lập biên nhận giao nhận tiền do mỗi bên giữ một bản nhưng đã
làm mất không còn. Các thửa đất số 592, 593, 595 ông T đã cất nhà xưởng, các thửa
đất còn lại thì vẫn để trống. Việc ông T cất nhà xưởng là do ông T mượn đất của ông
T4 bà M bà N1 vào năm 2012, người bỏ tiền ra cất nhà xưởng là ông T và ông T cho
thuê, hiện nhà xưởng đã bị cháy, bên thuê đã không còn thuê nữa. Các bị đơn đã làm
tăng giá trị quyền sử dụng đất, khi san lấp mặt bằng thì ông T4 bà M bà N1 có tiến
hành san lấp, người trực tiếp thực hiện là ông S. Tuy nhiên ông T4, bà M, bà N1
không có yêu cầu vấn đề công sức cũng như là tiền san lấp trong vụ án này, trường
hợp có yêu cầu sẽ khởi kiện trong vụ án khác.
Trước yêu cầu khởi kiện của ông T yêu cầu vô hiệu các hợp đồng chuyển nhượng
quyền sử dụng đất, hủy các quyết định cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, hủy
giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, xác định quyền sử dụng đất của ông T thì ông
T4 bà M bà N1 không đồng ý. Đồng thời ông T4 có yêu cầu phản tố yêu cầu ông T
tháo dỡ nhà xưởng trên thửa đất số 595 diện tích là 70m2 để trả đất cho ông T4. Sau
khi tiến hành đo đạc thực tế, người đại diện hợp pháp của ông T4 là ông Lê Anh M1
xác định lại diện tích nhà xưởng yêu cầu tháo dỡ để trả đất là 66.2m2 tại vị trí A theo

15
Mảnh trích đo bản đồ địa chính số 392-2016 của Công ty TNHH P2 được Chi nhánh
Văn phòng đăng kí đất đai tại huyện Đ phê duyệt ngày 30/9/2016. Đối với các giấy
chứng nhận quyền sử đất sau khi nhận chuyển nhượng xong do có nhu cầu chuyển
nhượng đất cho người khác nên ông T4 bà M bà N1 đã giao giấy chứng nhận quyền
sử dụng đất cho ông T giữ dùm, nên các bị đơn có yêu cầu ông T trả lại giấy chứng
nhận quyền sử dụng đất nhưng chỉ có bà N1 ông H làm đơn yêu cầu còn những bị
đơn khác thì không làm đơn. Ngoài ra các bị đơn không có yêu cầu nào khác.
Trong biên bản ngày 10/10/2017, người đại diện hợp pháp của ông Thái Văn Trí T4,
bà Nguyễn Quỳnh N1, ông Nguyễn Hiền H là ông Lê Nhật H4 trình bày:
Ông H4 thừa nhận nội dung trình bày của ông Lê Anh M1, không đồng ý với yêu cầu
khởi kiện của ông Lâm Tòng T đồng thời yêu cầu ông T trả lại cho bà N1 ông H giấy
chứng nhận quyền sử dụng đất mà Ủy ban nhân dân huyện Đ cấp cho ông H và bà
N1.
Trong các văn bản cùng ngày 15/4/2106 và các văn bản cùng ngày 16/02/2017
người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan Ủy ban nhân dân huyện Đ trình bày:
Ngày 19/01/2012 Ủy ban nhân dân huyện Đ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
cho ông Thái Văn Trí T4 tổng diện tích là 468m2 gồm thửa 1199 diện tích 300m2 đất
ONT, thửa 1198 diện tích 168m2 loại đất LUA tờ bản đồ số 2 là căn cứ vào hợp đồng
chuyển nhượng quyền sử dụng đất giữa ông T và ông T4 số công chứng 15798,
quyển số 05TP/CC-SCC/HĐGD do Văn phòng Công chứng Đ công chứng ngày
06/12/2011. Ngày 18/5/2011 Ủy ban huyện Đ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng
đất cho ông T4 với diện tích 300m2 tại thửa 595 loại đất ONT căn cứ vào hợp đồng
chuyển nhượng quyền sử dụng đất giữa ông T và ông T4 số 4202, quyển số
02TP/CC-SCC/HĐGD do Văn phòng Công chứng Đ công chứng ngày 13/4/2011.
Ngày 18/5/2011 Ủy ban nhân dân huyện Đ có cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng
đất cho bà Nguyễn Quỳnh N1 tại thửa số 592 diện tích 300m2 loại đất ONT căn cứ
vào hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất giữa ông T và bà N1 số 4203,
quyển số 02TP/CC-SCC/HĐGD do Văn phòng Công chứng Đ công chứng ngày
13/4/2011. Ngày 18/5/2011 Ủy ban nhân dân huyện Đ có cấp giấy chứng nhận quyền
sử dụng đất cho ông Nguyễn Hiền H với diện tích 300m2 tại thửa số 591 loại đất
ONT căn cứ vào hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất giữa ông T và ông H

16
số 4201, quyển số 02TP/CC-SCC/HĐGD do Văn phòng Công chứng Đ công chứng
ngày 13/4/2011. Ngày 18/5/2011 Ủy ban nhân dân huyện Đ có cấp giấy chứng nhận
quyền sử dụng đất cho bà Nguyễn Thị Huỳnh M với diện tích 300m2 tại thửa số 593
loại đất ONT căn cứ vào hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất giữa ông T và
bà M số 4200, quyển số 02TP/CC-SCC/HĐGD do Văn phòng Công chứng Đ công
chứng ngày 13/4/2011.
Ủy ban nhân dân huyện Đ đã cung cấp các tài liệu có liên quan đến việc cấp giấy
chứng nhận quyền sử dụng đất của các bị đơn đề nghị Tòa án giải quyết theo quy
định của pháp luật đồng thời Ủy ban xin vắng mặt trong quá trình Tòa án giải quyết
vụ án.
Trong văn bản ngày 15/10/2016, văn bản ngày 29/5/2017 người có quyền lợi nghĩa
vụ liên quan Văn phòng Công chứng Đ trình bày:
Vào ngày 06/12/2011 và ngày 13/4/2011 Văn phòng Công chứng Đ có nhận được
yêu cầu công chứng hai hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất giữa ông Lâm
Tòng T và ông Thái Văn Trí T4, cụ thể là ông T chuyển nhượng cho ông T4 một
phần thửa số 363 tờ bản đồ số 6 diện tích 468m2 với giá chuyển nhượng là
50.000.000 đồng và một phần thửa số 249, 272 tờ bản đồ số 1 diện tích 300m2 với
giá chuyển nhượng là 20.000.000 đồng.
Vào ngày 13/4/2011 Văn phòng Công chứng Đ có nhận yêu cầu công chứng hợp
đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất giữa ông Lâm Tòng T với bà Nguyễn Quỳnh
N1, ông Nguyễn Hiền H và bà Nguyễn Thị Huỳnh M, cụ thể ông T chuyển nhượng
cho bà N1 một phần thửa số 249, 272 tờ bản đồ số 1 diện tích 300m2 với giá chuyển
nhượng là 20.000.000 đồng; ông T chuyển nhượng cho ông H một phần thửa đất số
249 và 272 tờ bản đồ số 1 giá chuyển nhượng là 20.000.000 đồng; ông T chuyển
nhượng cho bà M một phần thửa 249, 272 diện tích 300m2 với giá chuyển nhượng là
20.000.000 đồng.
Việc công chứng các hợp đồng nêu trên đúng theo trình tự quy định của pháp luật về
công chứng, chứng thực. Vào thời điểm công chứng, các đương sự không yêu cầu
công chứng viên xác minh, thẩm định thửa đất và tài sản trên đất. Văn phòng Công
chứng Đ đề nghị Tòa án giải quyết vụ án theo quy định của pháp luật đồng thời yêu
cầu Tòa án giải quyết vụ án vắng mặt Văn phòng Công chứng Đ.

17
Trong văn bản ngày 13/10/2017 người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan ông Nguyễn
Văn S trình bày:
Ông Lâm Tòng T là người bỏ tiền ra nhận chuyển nhượng các thửa đất số 248 diện
2.172m2; thửa 249 diện tích 2.128m2; thửa số 272 diện tích 2.883m2; thửa số 250
diện tích 67m2; thửa số 271 diện tích 2.246m2; thửa số 363 diện tích 1.061m2. Tất cả
các thửa đất này đều tọa lạc tại Ấp 2, xã Đ2, huyện Đ.
Tại thời điểm ông T và con gái của ông T là Lâm Mỹ L1 đứng tên quyền sử dụng đất
thì mục đích sử dụng là đất lúa, ông T muốn chuyển mục đích sử dụng các thửa đất
trên sang đất ONT nên có nhờ ông T4 đến gặp ông S để tư vấn và làm thủ tục
chuyển mục đích sử dụng đất. Ông S đã tư vấn và làm thủ tục chuyển mục đích sử
dụng đất do ông T và bà L1 đứng tên bằng hình thức tách thành từng thửa có diện
tích 300m2 theo quy định của Ủy ban nhân dân tỉnh Long An và cho người đứng tên
trong hợp đồng chuyển nhượng để làm thủ tục chuyển mục đích sử dụng đất. Sau khi
được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho chuyển mục đích xong thì ký chuyển
quyền trả đất lại cho ông Lâm Tòng T. Trong số những người được tách thửa thì ông
T4 đứng tên các thửa đất 595, 598, 1198, 1199; bà Nguyễn Thị Huỳnh M đứng tên
các thửa đất 593, 596; bà Nguyễn Quỳnh N1 đứng tên các thửa đất 592, 600; ông
Nguyễn Hiền H đứng tên các thửa đất 591, 599.
Ông S đã nhận toàn bộ hồ sơ của ông T và giao lại cho ông Phạm Văn G là người
trực tiếp làm thủ tục chuyển mục đích sử dụng đất tại cơ quan có thẩm quyền. Sau
khi làm dịch vụ xong ông S đã nhận đủ tiền dịch vụ và chuyển trả toàn bộ hồ sơ bản
chính cho ông T. Đối với nhà xưởng được cất trên các thửa đất vào năm 2011 và năm
2012 thì cũng do ông S là người nhận thầu xây dựng với giá là 4.100.000.000 đồng,
cho đến nay giữa ông T và ông S không còn nợ tiền của nhau và ông S không có
tranh chấp gì với ông T, đồng thời ông S yêu cầu Tòa án các cấp giải quyết vụ án
vắng mặt ông S.
Trong văn bản ngày 23/8/2017 người làm chứng ông Phạm Văn G trình bày:
Ông là người môi giới làm dịch vụ nhà đất tại Đức Hòa. Ông có biết ông S
và ông T cũng như việc ông S tư vấn cho ông T tách thửa chia diện tích đất ra 300m2
để chuyển mục đích sử dụng. Ông T lập thủ tục chuyển nhượng cho người khác đứng
tên sau khi chuyển mục đích sẽ chuyển trả trở lại. Ông S và ông T4 nhờ rất nhiều

18
người đứng tên trong đó có ông G, vợ ông G, anh chị em và vợ ông S nhưng tất cả đã
ký trả lại cho ông T sau khi thực hiện xong thủ tục chuyển mục đích sử dụng sang
đất ONT. Còn ông T4 cùng vợ ông T4 là bà M và hai con ông T4 là H và N1 đến nay
không trả lại cho ông T, cụ thể những người này được cấp giấy chứng nhận quyền sử
dụng đất tại các thửa đất số 1198, 1199, 591, 592, 593, 595, 596, 598, 599 và 600 tờ
bản đồ số 1. Tất cả các
hồ sơ do ông G là người trực tiếp đi làm từ thủ tục chuyển nhượng, chuyển mục đích,
nộp thuế. Ông T là người mua đất và trả tiền phí dịch vụ cho ông S và ông
Ông T4 chỉ là người làm công cho ông T và hưởng giá trị chênh lệch từ việc chuyển
nhượng đất.
Ngày 08/3/2016 Tòa án nhân dân huyện Đ thụ lý các vụ án riêng biệt giữa ông Lâm
Tòng T với ông Thái Văn Trí T4, giữa ông Lâm Tòng T với bà Nguyễn Thị Huỳnh
M, giữa ông Lâm Tòng T với bà Nguyễn Quỳnh N1, giữa ông Lâm Tòng T với ông
Nguyễn Hiền H.
Ngày 19/10/2016 Tòa án nhân dân huyện Đ có quyết định chuyển các vụ án do có
liên quan đến quy định tại Khoản 4 Điều 34 Bộ luật tố tụng dân sự 2015.
Ngày 28/11/2016 Toà án nhân dân tỉnh Long An thụ lý vụ án. Ngày 18/5/2017 và
23/8/2017 Tòa án nhân dân tỉnh Long An ra quyết định nhập các vụ án tranh chấp
giữa ông Lâm Tòng T và các bị đơn bà Nguyễn Thị Huỳnh M, bà Nguyễn Quỳnh
N1, ông Nguyễn Hiền H vào vụ án tranh chấp giữa ông T và ông T4.
Bản án dân sự sơ thẩm số 25/2018/DS-ST ngày 01 tháng 6 năm 2018 của Toà án
nhân dân tỉnh Long Anđã quyết định:
Chấp nhận yêu cầu khởi kiện của ông Lâm Tòng T đối với ông Thái Văn Trí T4, bà
Nguyễn Thị Huỳnh M, bà Nguyễn Quỳnh N1, ông Nguyễn Hiền H về việc “Tranh
chấp quyền sử dụng đất; yêu cầu vô hiệu hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng
đất; hủy quyết định cá biệt và hủy giấy chứng nhận quyền sử dụng đất”.
Vô hiệu hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất số 4202 ngày 13/4/2011 giữa
ông Lâm Tòng T và ông Thái Văn Trí T4 chuyển nhượng một phần thửa đất số 249
và 272 được Văn Phòng Công chứng Đ công chứng.
Hủy Quyết định số 7335/QĐ-UBND ngày 18/5/2011 của Ủy ban nhân dân huyện Đ
cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền

19
với đất đối với 300m2 đất thửa số 595 tờ bản đồ số 01 cho ông Thái Văn Trí T4.
Hủy Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất số BE 629509 ngày 18/5/2011 do Ủy ban
nhân dân huyện Đ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho ông Thái Văn Trí T4.
Vô hiệu hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất số 15798 ngày 06/12/2011 giữa
ông Lâm Tòng T và ông Thái Văn Trí T4 chuyển nhượng một phần thửa đất số 363
được Văn Phòng Công chứng Đ công chứng.
Hủy Quyết định số 892/QĐ-UBND ngày 19/01/2012 của Ủy ban nhân dân huyện Đ
cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền
với đất đối với 168m2 đất thửa số 1198, 300m2 đất thửa số 1199 tờ bản đồ số 6 cho
ông Thái Văn Trí T4.
Hủy Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất số BI 356638 thửa số 1198 tờ bản đồ số 6
diện tích 168m2 loại đất trồng lúa và giấy chứng nhận quyền sử dụng đất số BI
356639 thửa số 1199 diện tích 300m2 đất ở tại nông thôn do Ủy ban nhân dân huyện
Đ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho ông Thái Văn Trí T4.
Vô hiệu hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất số 4200 ngày 13/4/2011 giữa
ông Lâm Tòng T và bà Nguyễn Thị Huỳnh M chuyển nhượng một phần thửa đất số
249 và 272 được Văn Phòng Công chứng Đ công chứng.
Hủy Quyết định số 7333/QĐ-UBND ngày 18/5/2011 của Ủy ban nhân dân huyện Đ
cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền
với đất đối với 300m2 đất thửa số 593 tờ bản đồ số 1 cho bà Nguyễn Thị Huỳnh M.
Hủy Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất số BE 629511 diện tích 300m2 đất ở tại
nông thôn thửa số 593 tờ bản đồ số 1 do Ủy ban nhân dân huyện Đ cấp giấy chứng
nhận quyền sử dụng đất cho bà Nguyễn Thị Huỳnh M.
Vô hiệu hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất số 4203 ngày 13/4/2011 giữa
ông Lâm Tòng T và bà Nguyễn Quỳnh N1 chuyển nhượng một phần thửa đất số 249
và 272 được Văn Phòng Công chứng Đ công chứng.
Hủy Quyết định số 7336/QĐ-UBND ngày 18/5/2011 của Ủy ban nhân dân huyện Đ
cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền
với đất đối với 300m2 đất thửa số 592 tờ bản đồ số 1 cho bà Nguyễn Quỳnh N1.
Hủy Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất số BE 629507 diện tích 300m 2 đất ở tại
nông thôn thửa số 592 tờ bản đồ số 1 do Ủy ban nhân dân huyện Đ cấp giấy chứng

20
nhận quyền sử dụng đất cho bà Nguyễn Quỳnh N1.
Vô hiệu hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất số 4201 ngày 13/4/2011 giữa
ông Lâm Tòng T và ông Nguyễn Hiền H chuyển nhượng một phần thửa đất số 249
và 272 được Văn Phòng Công chứng Đ công chứng.
Hủy Quyết định số 7337/QĐ-UBND ngày 18/5/2011 của Ủy ban nhân dân huyện Đ
cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền
với đất đối với cho ông Nguyễn Hiền H.
Hủy Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất số BE 629508 diện tích 300m2 đất ở tại
nông thôn thửa số 591 tờ bản đồ số 1 do Ủy ban nhân dân huyện Đ cấp giấy chứng
nhận quyền sử dụng đất cho ông Nguyễn Hiền H.
Bác yêu cầu phản tố của ông Thái Văn Trí T4 yêu cầu ông Lâm Tòng T tháo dỡ
66.2m2 nhà xưởng đã bị cháy để trả quyền sử dụng 66.2m2 đất cho ông Thái Văn Trí
T4 tại thửa đất số 595 tờ bản đồ số 1.
Ông Lâm Tòng T được tiếp tục sử dụng và liên hệ với cơ quan quản lý nhà nước về
đất đai để đăng ký cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đối với các thửa đất số
1198, 1199 cùng tờ bản đố số 6; 591, 592, 593, 595 cùng tờ bản đồ số 1 tọa lạc tại xã
Đ2, huyện Đ, tỉnh Long An.
Ngoài ra, bản án sơ thẩm còn tuyên về chi phí xem xét, thẩm định tại chỗ, định giá,
chi phí đo đạc, án phí dân sự sơ thẩm và quyền kháng cáo theo quy định pháp luật.
Ngày 11/6/2018, bà Nguyễn Thị Huỳnh M, bà Nguyễn Quỳnh N1, ông Nguyễn Hiền
H, ông Thái Văn Trí T4 kháng cáo toàn bộ bản án sơ thẩm, đề nghị cấp phúc thẩm
sửa án sơ thẩm theo hướng không chấp nhận yêu cầu của ông Lâm Tòng T, chấp
nhận yêu cầu khởi kiện của ông, bà.
Tại phiên tòa phúc thẩm, ông Nguyễn Hiền H kháng cáo nhưng vắng mặt.
Người đại diện theo ủy quyền của bà Nguyễn Thị Huỳnh M, bà Nguyễn Quỳnh N1,
ông Thái Văn Trí T4 là ông Lê Anh M1 vẫn giữ nguyên yêu cầu kháng cáo nhưng đề
nghị hủy án sơ thẩm vì vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng, cụ thể không đưa đầy
đủ người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan tham gia tố tụng; xác định tranh chấp
quyền sử dụng đất mà không hòa giải tại địa phương, vượt quá yêu cầu khởi kiện khi
tuyên nguyên đơn được quyền sử dụng đất ở trong khi việc chuyển nhượng là đất lúa,
thu thập chứng cứ không đầy đủ như trong việc định giá đất. Về nội dung không xem

21
xét các chứng cứ đầy đủ như bị đơn có bỏ ra 200 triệu đồng san lấp đất ông S đã
nhận, có xác nhận và việc nguyên đơn yêu cầu bị đơn chuyển nhượng lại đất với giá
20 triệu đồng.
Người đại diện theo ủy quyền của nguyên đơn đề nghị y án sơ thẩm.
Người khởi kiện vẫn giữ nguyên yêu cầu khởi kiện, các đương sự không tự thỏa
thuận được với nhau về việc giải quyết vụ án.
Kiểm sát viên tham gia phiên tòa phát biểu ý kiến của Viện kiểm sát về việc tuân theo
pháp luật trong quá trình giải quyết vụ án ở giai đoạn phúc thẩm:
Thẩm phán - Chủ tọa phiên tòa và Hội đồng xét xử đã thực hiện đúng theo quy định
của Bộ luật tố tụng dân sự; các đương sự tham gia tố tụng chấp hành đúng quyền và
nghĩa vụ theo quy định của Bộ luật tố tụng dân sự.
Về nội dung: Án sơ thẩm đã nhận định nguồn gốc các thửa đất số 363, 249, 250, 271
và 272 là đất trồng lúa do ông Lâm Tòng T nhận chuyển nhượng hợp pháp từ các chủ
đất khác và đã được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, sau đó ông T lập Hợp
đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất cho ông T4, bà M, bà N1 và ông H. Các
Hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất giữa ông Tvới ông T4, bà M, bà N1 và
ông H được lập thành văn bản có công chứng chứng thực. Về hình thức của hợp
đồng đã tuân thủ đúng theo quy định của pháp luật. Tuy nhiên, trên thực tế không có
việc giao nhận tiền, không có việc giao nhận đất. Đất hiện vẫn do ông T quản lý và
sử dụng; Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất vẫn do ông T giữ. Bị đơn khai đã thanh
toán tiền chuyển nhượng cho mỗi thửa đất là 20.000.000 đồng, có biên nhận giao tiền
nhưng đã làm mất. Ngoài ra, bị đơn trình bày tiền xây xưởng, san lấp mặt bằng là của
bị đơn nhưng không xuất trình được các chứng cứ chứng minh cho lời trình bày trên.
Vì vậy, lời trình bày của bị đơn là không có cơ sở. Căn cứ Quyết định xử phạt vi
phạm hành chính ngày 18/4/2011 thì người đứng ra san lấp mặt bằng các thửa đất số
249, 272, 250, 271 là ông T, không phải là ông T4. Ông T cũng là người đứng ra xây
dựng nhà xưởng trên các thửa đất số 592, 593 và 595. Người đại diện hợp pháp của
các bị đơn thừa nhận hiện tại, ông T là người quản lý, sử dụng cho thuê và trực tiếp
thu tiền thuê nhà xưởng. Ngoài ra, hồ sơ vụ án thể hiện lời khai của ông Nguyễn Văn
S và ông Phạm Văn G thể hiện: Hai ông cũng được ông T nhờ đứng tên dùm hai thửa
đất để chuyển mục đích sử dụng từ đất lúa sang đất ở là 300m2 cùng lúc ông T nhờ

22
ông T4 và vợ con ông T4 đứng tên. Ông S và ông G đã chuyển lại sổ đất cho ông T
sau khi hoàn tất thủ tục chuyển mục đích. Chỉ có ông T4, vợ và con ông T4 không
thực hiện đúng thỏa thuận nên phát sinh tranh chấp. Hai ông khẳng định các thửa đất
trên đều là đất của ông T bỏ tiền ra mua của các hộ dân và ông T đã được cấp sổ đỏ.
Vì vậy, lời trình bày của ông T cho rằng chỉ nhờ vợ, hai con ông T4 và ông T4 đứng
tên dùm các thửa đất để chuyển mục đích sử dụng, sau đó chuyển lại quyền sử dụng
đất cho ông T là có cơ sở, phù hợp với lời trình bày của ông S, ông G, phù hợp với
quy định tại Điều 7 và Điều 8 Quyết định số 33/2006/QĐ-UBND ngày 25/7/2006
của Ủy ban nhân dân tỉnh Long An quy định về hạn mức giao, công nhận quyền sử
dụng một số loại đất trên địa bàn tỉnh Long An, thì tối thiểu mỗi người chỉ được
chuyển mục đích sang đất ở là 300m2 và phù hợp với các chứng cứ khác trong hồ sơ.
Do đó, Bản án sơ thẩm tuyên hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất giữa ông
T với ông T4, bà M, bà N1, ông Hl à giả tạo nên vô hiệu, tuyên hủy các Giấy chứng
nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà và tài sản trên đất của UBND huyện Đ
cấp cho ông T4, bà M, bà N1, ông H là có căn cứ, đúng quy định pháp luật. Ông Lâm
Tòng T được quyền liên hệ cơ quan chức năng, làm thủ tục để được cấp giấy chứng
nhận quyền sử dụng đất quyền sở hữu nhà và tài sản trên đất đối với các thửa đất
trên. Đề nghị Hội đồng xét xử không chấp nhận đơn kháng cáo của bà Nguyễn Thị
Huỳnh M, bà Nguyễn Quỳnh N1, ông Nguyễn Hiền H, ông Thái Văn Trí T4, giữ
nguyên án sơ thẩm.
Tòa án cấp sơ thẩm đã xác định đúng quan hệ pháp luật tranh chấp, thụ lý và giải
quyết vụ án đúng thẩm quyền theo quy định của Bộ luật tố tụng dân sự.
Xét kháng cáo của ông Nguyễn Hiền H: Ông H đã được triệu tập hợp lệ lần hai tham
gia phiên tòa nhưng vắng mặt nên Hội đồng xét xử đình chỉ xét xử phúc thẩm đối với
yêu cầu kháng cáo của ông H.
Xét kháng cáo của bà Nguyễn Thị Huỳnh M, bà Nguyễn Quỳnh N1, ông Thái Văn
Trí T4, Hội đồng xét xử nhận thấy:
[3.1] Nguồn gốc thửa đất số 363 loại đất trồng lúa tờ bản đồ số 6 diện tích 1.061m 2
ông Lâm Tòng T đã nhận chuyển nhượng từ bà Võ Thị Yến P và ông Lê Chí N2
bằng hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất số 2697 ngày 22/3/2011; thửa đất
số 249, 250, 271 và 272 loại đất trồng lúa tờ bản đồ số 1 ông Tđã nhận chuyển

23
nhượng của ông Quách Gia K và bà Trương Thị Kim L theo hợp đồng chuyển
nhượng quyền sử dụng đất số 2275 ngày 12/3/2011. Sau khi ông T được cấp giấy
chứng nhận quyền sử dụng đất, ông T đã lập hợp đồng chuyển nhượng quyền sử
dụng đất cho một số người, trong đó có ông T4, bà M, bà N1, ông H.
[3.2] Hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất giữa ông T với ông T4 bà M bà
N1, ông H đã hoàn tất về thủ tục nhưng trên thực tế không có việc giao nhận tiền,
không có việc giao nhận đất. Ông Lê Anh M1 đại diện cho ông T4 trình bày cho rằng
ông T4 đã trả cho ông T số tiền chuyển nhượng cho mỗi thửa đất có diện tích 300m2
là 20.000.000 đồng, biên nhận giao tiền do ông T4 giữ nhưng đã làm mất nên không
xuất trình được chứng cứ có thanh toán tiền chuyển nhượng. Hiện tại đất vẫn do ông
T quản lý, san lấp sử dụng cất nhà xưởng cho thuê và ông T là người trực tiếp thu
tiền thuê. Người đại diện hợp pháp của các bị đơn trình bày cho rằng ông T4 bà M bà
N1 ông H sau khi nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất đã cho ông T mượn đất lại
cùng ông T tiến hành san lấp nhưng không có chứng cứ chứng minh và cũng không
có chứng cứ nào khác cho thấy có việc giao đất từ ông T sang cho các bị đơn. Theo
Quyết định xử phạt vi phạm hành chính ngày 18/4/2011 thì người đứng ra san lấp
mặt bằng các thửa đất số 249, 272, 250, 271 là ông T không phải là ông T4. Ông T
cũng là người đứng ra xây dựng nhà xưởng trên các thửa đất số 592, 593 và 595
được người đại diện hợp pháp của ông T4, bà M và bà N1 thừa nhận.
[3.3] Lời trình bày của ông T phù hợp với lời khai của ông Nguyễn Văn S, ông Phạm
Văn G tại đơn tường trình và cam kết ngày 23/8/2017, phù hợp với các giấy tờ giao
nhận tiền dịch vụ, đó là việc ông T theo đề xuất của ông T4 và ông S đã tiến hành
tách quyền sử dụng đất ra làm nhiều diện tích cho nhiều người đứng tên để nhằm
chuyển mục đích sử dụng đất, vì mỗi người chỉ được chuyển mục đích sang đất ở là
300m2. Lời trình bày này phù hợp với quy định tại Điều 7 và Điều 8 Quyết định số
33/2006/QĐ-UBND ngày 25/7/2006 của Ủy ban nhân dân tỉnh Long An quy định về
hạn mức giao, công nhận quyền sử dụng một số loại đất trên địa bàn tỉnh Long An,
theo đó các xã của huyện Đ được quy định hạn mức giao đất ở cho mỗi hộ gia đình,
cá nhân để xây dựng nhà ở là không quá 300m2. Đồng thời, bản thân ông G và vợ
cũng đứng tên dùm cho ông T sau khi chuyển nhượng và chuyển mục đích đã chuyển
trả lại cho ông T. Ông S và ông G là người đứng ra làm các thủ tục chuyển nhượng

24
quyền sử dụng đất, thủ tục chuyển mục đích và đóng thuế theo yêu cầu của ông T.
Căn cứ vào các biên lai nộp thuế tại các cơ quan có thẩm quyền xác định người trực
tiếp nộp thuế là ông G, ông G trình bày đã nhận làm dịch vụ từ ông S và ông T4, sau
khi làm dịch vụ xong, thì ông G có liên hệ với ông T4 để nhận tiền làm dịch vụ
nhưng ông T4 cho rằng trách nhiệm trả tiền là của ông T nên ông G đã liên hệ trực
tiếp để nhận tiền từ ông T được thể hiện bằng giấy đề nghị trả tiền dịch vụ nhà, đất
ngày 30/10/2016, lời trình bày này phù hợp với lời khai của người đại diện hợp pháp
của bị đơn là nhà xưởng do ông S là người trực tiếp xây dựng và ông S nhận tiền từ
ông T4 và nhà xưởng này thuộc quyền sở hữu của ông T. Sau khi lập thủ tục chuyển
nhượng và chuyển mục đích, ông G đã giao lại các giấy chứng nhận quyền sử dụng
đất cho ông T, người đại diện hợp pháp của các bị đơn cho rằng đã gửi bản chính
giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho ông T chuyển nhượng dùm tuy nhiên lời
khai này cũng không đủ cơ sở vì ông T không phải là người làm dịch vụ chuyển
nhượng đất, không có chức năng môi giới đất, các đại diện cho bị đơn không chứng
minh các thỏa thuận nhờ chuyển nhượng dùm đất như giá, điều kiện chuyển nhượng,
thanh toán; từ đó cho thấy việc chuyển nhượng nhưng bên nhận chuyển nhượng chưa
nhận giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho mình và cho đến khi ông T khởi kiện
thì bà N1 ông H mới có yêu cầu đòi lại giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
[3.4] Tòa án cấp sơ thẩm chấp nhận yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn, không chấp
nhận yêu cầu phản tố của bị đơn là có căn cứ, đúng pháp luật. Đại diện bị đơn cho
rằng Tòa án cấp sơ thẩm vi phạm thủ tụng tố tụng là không có cơ sở vì UBND xã Đ2
đã tiến hành hòa giải vào ngày 10/9/2015 và ngày 17/9/2015 và có tờ trình yêu cầu
ông T nộp đơn tranh chấp ra Tòa án (Bút lục 294-296). Ông Lâm Tòng T tranh chấp
hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất với các bị đơn, trình bày cho rằng
nguồn tiền nhận chuyển nhượng là của ông T không có liên quan đến các ông Khưu
Duy T8, Mã Vĩnh L2, Tiêu Văn L3, Trần Văn D, Kim Ron T1 và những người này
cũng có lời khai xác định không có liên quan đến quyền sử dụng đất tranh chấp và
không có yêu cầu trong vụ án nên Tòa án cấp sơ thẩm không đưa họ vào tham gia vụ
án với tư cách là người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan. Hiện tại trên phần diện tích
đất tranh chấp nhà xưởng do ông Lâm Tòng T xây dựng cho Công ty P1 thuê đã bị
cháy, không còn giá trị sử dụng, được xác định theo biên bản xem xét thẩm định tại

25
chỗ ngày 16/8/2017 của Tòa án nhân dân tỉnh Long An và Công văn số 057/CV-
SIVC-LA-2017 ngày 18/8/2017 của Công ty K1, Công ty P1 không còn thuê nhà
xưởng và người đại diện hợp pháp của Công ty là ông Mai Xuân B4 có lời khai
không có yêu cầu gì trong vụ án nên Tòa án cấp sơ thẩm không đưa Công ty P1 vào
tham gia tố tụng. Đồng thời ông T cùng người đại diện cho ông T xác định quyền sử
dụng đất tranh chấp và các tài sản trên đất đã bị hư hỏng là tài sản riêng của ông T
không có liên quan đến Công ty H5 do ông Lâm Tòng T là chủ sở hữu và cũng
không có tài liệu nào chứng minh có liên quan đến tài sản doanh nghiệp nên Tòa án
cấp sơ thẩm không đưa Công ty H5 vào tham gia tố tụng là có căn cứ.
[3.5] Về chi chí san lấp mặt bằng: Ông T4 chưa chứng minh được là người đứng ra
san lấp mặt bằng, mặc dù trong quá trình Tòa án cấp sơ thẩm thu thập chứng cứ và
tại phiên tòa sơ thẩm người đại diện cho các bị đơn là ông Lê Anh M1 và ông Lê
Nhật H4có trình bày ông T4 có đưa tiền vào san lấp mặt bằng là hơn 200.000.000
đồng nhưng chỉ không đồng ý với yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn không yêu cầu
nguyên đơn hoàn trả số tiền này nên Tòa án cấp sơ thẩm không xem xét và sẽ được
giải quyết trong vụ án khác khi có yêu cầu là có căn cứ.
[3.6] Các phần khác của án sơ thẩm về chi phí đo đạc, định giá, chi phí xem xét thẩm
định tại chỗ, án phí: Hội đồng xét xử giữ nguyên như án sơ thẩm.
Ông T4, bà M, bà N1, kháng cáo nhưng không đưa ra được tình tiết mới làm thay đổi
nội dung vụ án. Do đó Hội đồng xét xử phúc thẩm không chấp nhận kháng cáo của
ông T4, bà M, bà N1 như ý kiến của đại diện Viện kiểm sát nhân dân cấp cao tại
Thành phố Hồ Chí Minh tham gia phiên tòa đề nghị.
Về án phí phúc thẩm: Ông T4, bà M, bà N1, ông H mỗi người phải chịu án phí
300.000 đồng.
Vì các lẽ trên;
QUYẾT ĐỊNH:
Căn cứ khoản 3 Điều 296, khoản 1và khoản 5 Điều 308 của Bộ luật tố tụng dân sự
năm 2015;
Căn cứ các Điều 26, Điều 34, 147, 227, 228, 229 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015;
Điều 32 Luật tố tụng hành chính 2015;
Căn cứ Điều 122, 127, 129, 137 Bộ luật Dân sự 2005; Điều 132 Bộ luật

26
Dân sự 2015; Điều 50, Điều 105 Luật Đất đai năm 2003; Điều 166, Điều 167 Điều
203 Luật Đất đai 2013; Điều 27 Pháp lệnh án phí, lệ phí Tòa án; Điều 27 Nghị quyết
326/2016/UBTVQH14 ngày 30 tháng 12 năm 2016 của Ủy ban thường vụ Quốc hội
hướng dẫn về về án phí, lệ phí Tòa án.
Đình chỉ xét xử phúc thẩm đối với yêu cầu kháng cáo của ông Nguyễn Hiền H.
Không chấp nhận yêu cầu kháng cáo của bà Nguyễn Thị Huỳnh M, bà Nguyễn
Quỳnh N1 và ông Thái Văn Trí T4. Giữ nguyên Bản án dân sự sơ thẩm số
25/2018/DS-ST ngày 01 tháng 6 năm 2018 của Toà án nhân dân tỉnh Long An.
Chấp nhận yêu cầu khởi kiện của ông Lâm Tòng T đối với ông Thái Văn Trí T4, bà
Nguyễn Thị Huỳnh M, bà Nguyễn Quỳnh N1, ông Nguyễn Hiền H về việc “Tranh
chấp quyền sử dụng đất; yêu cầu vô hiệu hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng
đất; hủy quyết định cá biệt và hủy giấy chứng nhận quyền sử dụng đất”.
Vô hiệu hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất số 4202 ngày 13/4/2011 giữa
ông Lâm Tòng T và ông Thái Văn Trí T4 chuyển nhượng một phần thửa đất số 249
và 272 được Văn Phòng Công chứng Đ công chứng.
Hủy Quyết định số 7335/QĐ-UBND ngày 18/5/2011 của Ủy ban nhân dân huyện Đ
cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền
với đất đối với 300m2 đất thửa số 595 tờ bản đồ số 01 cho ông Thái Văn Trí T4.
Hủy Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất số BE 629509 ngày 18/5/2011 do Ủy ban
nhân dân huyện Đ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho ông Thái Văn Trí T4.
Vô hiệu hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất số 15798 ngày 06/12/2011 giữa
ông Lâm Tòng T và ông Thái Văn Trí T4 chuyển nhượng một phần thửa đất số 363
được Văn Phòng Công chứng Đ công chứng.
Hủy Quyết định số 892/QĐ-UBND ngày 19/01/2012 của Ủy ban nhân dân huyện Đ
cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền
với đất đối với 168m2 đất thửa số 1198, 300m2 đất thửa số 1199 tờ bản đồ số 6 cho
ông Thái Văn Trí T4.
Hủy Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất số BI 356638 thửa số 1198 tờ bản đồ số 6
diện tích 168m2 loại đất trồng lúa và giấy chứng nhận quyền sử dụng đất số BI
356639 thửa số 1199 diện tích 300m2 đất ở tại nông thôn do Ủy ban nhân dân huyện
Đ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho ông Thái Văn Trí T4.

27
Vô hiệu hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất số 4200 ngày 13/4/2011 giữa
ông Lâm Tòng T và bà Nguyễn Thị Huỳnh M chuyển nhượng một phần thửa đất số
249 và 272 được Văn Phòng Công chứng Đ công chứng.
Hủy Quyết định số 7333/QĐ-UBND ngày 18/5/2011 của Ủy ban nhân dân huyện Đ
cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền
với đất đối với 300m2 đất thửa số 593 tờ bản đồ số 1 cho bà Nguyễn Thị Huỳnh M.
Hủy Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất số BE 629511 diện tích 300m 2 đất ở tại
nông thôn thửa số 593 tờ bản đồ số 1 do Ủy ban nhân dân huyện Đ cấp giấy chứng
nhận quyền sử dụng đất cho bà Nguyễn Thị Huỳnh M.
Vô hiệu hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất số 4203 ngày 13/4/2011 giữa
ông Lâm Tòng T và bà Nguyễn Quỳnh N1 chuyển nhượng một phần thửa đất số 249
và 272 được Văn Phòng Công chứng Đ công chứng.
Hủy Quyết định số 7336/QĐ-UBND ngày 18/5/2011 của Ủy ban nhân dân huyện Đ
cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền
với đất đối với 300m2 đất thửa số 592 tờ bản đồ số 1 cho bà Nguyễn Quỳnh N1.
Hủy Qiấy chứng nhận quyền sử dụng đất số BE 629507 diện tích 300m 2 đất ở tại
nông thôn thửa số 592 tờ bản đồ số 1 do Ủy ban nhân dân huyện Đ cấp giấy chứng
nhận quyền sử dụng đất cho bà Nguyễn Quỳnh N1.
Vô hiệu hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất số 4201 ngày 13/4/2011 giữa
ông Lâm Tòng T và ông Nguyễn Hiền H chuyển nhượng một phần thửa đất số 249
và 272 được Văn Phòng Công chứng Đ công chứng.
Hủy Quyết định số 7337/QĐ-UBND ngày 18/5/2011 của Ủy ban nhân dân huyện Đ
cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền
với đất đối với cho ông Nguyễn Hiền H.
Hủy giấy chứng nhận quyền sử dụng đất số BE 629508 diện tích 300m2 đất ở tại
nông thôn thửa số 591 tờ bản đồ số 1 do Ủy ban nhân dân huyện Đ cấp giấy chứng
nhận quyền sử dụng đất cho ông Nguyễn Hiền H.
Bác yêu cầu phản tố của ông Thái Văn Trí T4 yêu cầu ông Lâm Tòng T tháo dỡ
66.2m2 nhà xưởng đã bị cháy để trả quyền sử dụng 66.2m2 đất cho ông Thái Văn Trí
T4 tại thửa đất số 595 tờ bản đồ số 1.
Ông Lâm Tòng T được tiếp tục sử dụng và liên hệ với cơ quan quản lý nhà nước về

28
đất đai để đăng ký cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đối với các thửa đất số
1198, 1199 cùng tờ bản đố số 6; 591, 592, 593, 595 cùng tờ bản đồ số 1 tọa lạc tại xã
Đ2, huyện Đ, tỉnh Long An.
Về chi phí xem xét, thẩm định tại chỗ, định giá và chi phí đo đạc: Ông Thái Văn Trí
T4, ông Nguyễn Hiền H, bà Nguyễn Thị Huỳnh M, bà Nguyễn Quỳnh N1 phải chịu
là 16.650.000 đồng. Ông Lâm Tòng T đã nộp 9.300.000 đồng, ông Thái Văn Trí T4
đã nộp 7.350.000 đồng. Ông T4, bà M, bà N1, ông H mỗi người còn phải nộp tiếp
2.325.000 đồng để hoàn trả lại cho ông T.
Về án phí dân sự sơ thẩm:
Ông Thái Văn Trí T4, bà Nguyễn Thị Huỳnh M, bà Nguyễn Quỳnh N1, ông Nguyễn
Hiền H mỗi người phải chịu 200.000 đồng án phí không giá ngạch đối với tranh chấp
về quyền sử dụng đất.
Ông Thái Văn Trí T4 phải chịu 400.000 đồng án phí do hợp đồng chuyển nhượng
quyền sử dụng đất bị vô hiệu và 6.345.270 đồng án phí đối với yêu cầu đòi đất được
khấu trừ vào số tiền tạm ứng án phí mà ông T4 đã nộp là 3.500.000 đồng theo biên
lai thu số 0008682 ngày 21/7/2016 của Chi cục Thi hành án dân sự huyện Đ. Ông T4
còn phải nộp tiếp 3.245.270 đồng.
Bà Nguyễn Thị Huỳnh M, bà Nguyễn Quỳnh N1, ông Nguyễn Hiền H mỗi người
phải chịu 200.000 đồng án phí do hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất bị vô
hiệu.
Ông Lâm Tòng T không phải chịu án phí. Hoàn trả tiền tạm ứng án phí đã nộp là
800.000 đồng theo các biên lai thu số 0008590, 0008591, 0008592, 0008593 cùng
ngày 04/3/2016 của Chi cục Thi hành án dân sự huyện Đ.
5. Về án phí dân sự phúc thẩm: Ông Thái Văn Trí T4, bà Nguyễn Thị Huỳnh M, bà
Nguyễn Quỳnh N1, ông Nguyễn Hiền H mỗi người phải chịu 300.000 đồng nhưng
được cấn trừ vào số tiền 300.000 đồng ông Thái Văn Trí T4 đãtạm nộp án phí theo
Biên lai thu tiền số 0001407, số tiền 300.000 đồng bà Nguyễn Thị Huỳnh M đã tạm
nộp án phí theo Biên lai thu tiền số 0001408, số tiền 300.000 đồng bà Nguyễn Quỳnh
N1 đã tạm nộp án phí theo Biên lai thu tiền số 0001410, số tiền 300.000 đồng ông
Nguyễn Hiền H đã tạm nộp án phí theo Biên lai thu tiền số 0001409 của Cục Thi
hành án dân sự tỉnh Long An. Ông Thái Văn Trí T4, bà Nguyễn Thị Huỳnh M, bà

29
Nguyễn Quỳnh N1, ông Nguyễn Hiền H đã nộp đủ án phí dân sự phúc thẩm.
Trường hợp bản án được thi hành theo quy định tại Điều 2 Luật Thi hành án dân sự
thì người được thi hành án dân sự, người phải thi hành án dân sự có quyền thỏa thuận
thi hành án, quyền yêu cầu thi hành án, tự nguyện thi hành án hoặc bị cưỡng chế thi
hành án theo quy định tại các điều 6, 7 và 9 Luật Thi hành án dân sự; thời hiệu thi
hành án được thực hiện theo quy định tại Điều 30 Luật Thi hành án dân sự.
Bản án phúc thẩm có hiệu lực thi hành kể từ ngày tuyên án.

Nơi nhận: TM. HỘI ĐỒNG XÉT XỬ PHÚC THẨM


TANDTC (1) THẨM PHÁN – CHỦ TỌA PHIÊN TÒA
VKSND cấp cao tại Tp. HCM (1); (Đã ký tên và đóng dấu)
TAND tỉnh Long An (1);
VKSND tỉnh Long An (1);
Cục THADS tỉnh Long An (1);
Đương sự (9)
- Lưu VP (3), HS (2), (20b)
Đinh Ngọc Thu Hương

30
2. Bản án số 02
TÒA ÁN NHÂN DÂN CẤP CAO TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Bản án số: 215/2018/DS-PT Ngày 14 - 8 - 2018


V/v: “Hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất;
Huỷ giấy chứng nhận quyền sử dụng đất”.
NHÂN DANH
NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

TÒA ÁN NHÂN DÂN CẤP CAO TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

- Thành phần Hội đồng xét xử phúc thẩm gồm có:


Thẩm phán - Chủ tọa phiên tòa: Bà Huỳnh Thanh Duyên
Các Thẩm phán: Ông Trương Văn Bình Ông Đặng An Thanh
- Thư ký phiên tòa: Bà Phạm Minh Trang -Thư ký Tòa án nhân dân cấp cao tại
Thành phố Hồ Chí Minh.
- Đại diện Viện Kiểm sát nhân dân cấp cao tại Thành phố Hồ Chí Minh tham gia
phiên tòa: Ông Cao Minh Trí - Kiểm sát viên.
Ngày 14 tháng 8 năm 2018 tại trụ sở Tòa án nhân dân cấp cao tại Thành phố Hồ Chí
Minh xét xử phúc thẩm công khai vụ án thụ lý số: 400/2017/TLPT-DS ngày 23 tháng
11 năm 2017 về việc “Hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất và tài sản gắn
liền với đất; Huỷ giấy chứng nhận quyền sử dụng đất”.
Do Bản án dân sự sơ thẩm số 82/2017/DS-ST ngày 12 tháng 09 năm 2017 của Tòa
án nhân dân tỉnh Tiền Giang bị kháng cáo;
Theo Quyết định đưa vụ án ra xét xử phúc thẩm số 1001/2018/QĐ-PT ngày 16 tháng
7 năm 2018 giữa các đương sự:
- Nguyên đơn: Công ty Cổ phần Dược phẩm C.
Đại diện theo pháp luật: Ông Nguyễn Quốc B, sinh năm 1984 – Chức vụ: Tổng giám
đốc.

31
Địa chỉ: Quốc lộ 1, phường x, thị xã C, tỉnh Tiền Giang.
Đại diện theo ủy quyền: Ông Nguyễn Văn C, sinh năm 1962. Theo văn bản ủy quyền
lập ngày 15-8-2017 (có mặt).
Địa chỉ: 445/1, Phường x, thị xã C, tỉnh Tiền Giang.
Người bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của nguyên đơn: Luật sư Nguyễn Văn T, thuộc
Đoàn Luật sư tỉnh Tiền Giang (có mặt).
- Bị đơn: Bà Võ Thị Tuyết G, sinh năm 1975 (có mặt).
Địa chỉ thường trú: số 387D, khu x, thị trấn C, huyện C, tỉnh Tiền Giang. Địa chỉ tạm
trú: tổ 20, khu x, thị trấn C, huyện C, tỉnh Tiền Giang.
Đại diện theo ủy quyền: Ông Trần Việt C, sinh năm 1956. Theo văn bản ủy quyền
lập ngày 17-8-2016 (có mặt).
Địa chỉ: 932, T, phường x, quận x, thành phố Hồ Chí Minh.
- Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan:
Anh Tạ Anh K, sinh năm 1996 (vắng mặt).
Địa chỉ: 387D, khu x, thị trấn C, huyện C, tỉnh Tiền Giang.
Đại diện theo ủy quyền: Ông Trần Việt C, sinh năm 1956. Theo văn bản ủy quyền
lập ngày 17-8-2016 (có mặt).
Địa chỉ: 932, T, phường x, quận x, thành phố Hồ Chí Minh.
Bà Phạm Thị Thu V, sinh năm 1968 (xin vắng mặt).
Địa chỉ: số 387D, khu x, thị trấn C, huyện C, tỉnh Tiền Giang.
Bà Phạm Thanh H, sinh năm 1970 (vắng mặt).
Địa chỉ: số 223A, tổ x, khu x, thị trấn C, huyện C, tỉnh Tiền Giang. Đại diện theo uỷ
quyền: Ông Nguyễn Văn C (có mặt).
4.Ủy ban nhân dân tỉnh T.
Đại diện theo pháp luật: Ông Lê Văn H – Chức vụ: Chủ tịch.
Địa chỉ trụ sở: Số 23, đường 30/4, phường x, thành phố M, tỉnh Tiền Giang (vắng mặt).
Ông Phạm Thành L, sinh năm 1966 (vắng mặt).
Địa chỉ: tổ 11, khu x, thị trấn C, huyện C, tỉnh Tiền Giang.
Bà Võ Thị N, sinh năm 1937 (xin vắng mặt).
Địa chỉ: số 213, tổ x, khu x, thị trấn C, huyện C, tỉnh Tiền Giang.

32
Bà Võ Thị M, sinh năm 1977 (xin vắng mặt).
Địa chỉ: khu x, thị trấn C, huyện C, tỉnh Tiền Giang.
Đại diện theo uỷ quyền của ông L, bà N, bà M: ông Trần Việt C (có mặt).
Phòng công chứng Nhà nước số x, huyện C.
Đại diện theo pháp luật: Bà Trình Thị Minh H – Trưởng phòng (vắng mặt).
Phòng công chứng M huyện Cái Bè.
Đại diện theo pháp luật: Ông Nguyễn Văn C - Trưởng phòng (vắng mặt).
NỘI DUNG VỤ ÁN:
* Theo đơn khởi kiện, các bản tự khai và tại các phiên hoà giải, ông Nguyễn Văn
C là đại diện theo ủy quyền của nguyên đơn trình bày:
Ngày 19-12-2012, Công ty Cổ phần dược phẩm C (sau đây gọi tắt là Công ty/Công
ty C), đại diện theo pháp luật khi đó là bà Nguyễn Thị M, chức vụ giám đốc và bà Võ
Thị Tuyết G ký hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền trên đất
là thửa đất số 2155, diện tích 500m2, cùng các tài sản gắn liền trên đất gồm 01 ngôi
nhà cấp 4, vách tường, nền gạch bông, mái tol và các loại cây kiểng, tọa lạc tại tổ 20,
khu x, thị trấn C, huyện C, tỉnh Tiền Giang do bà Võ Thị Tuyết G đứng tên giấy
chứng nhận quyền sử dụng đất số H00028 do Ủy ban nhân dân huyện C cấp ngày 01-
02-2005. Hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất được Phòng công chứng Nhà
nước số x huyện C, tỉnh Tiền Giang chứng thực số 1812, quyển số 04 TP/CC-
SCC/HĐGD ngày 19-12-2012. Giá chuyển nhượng là 1,3 tỷ đồng được trừ vào số
tiền trên 04 tỷ đồng mà Phạm Thị Thu V chiếm dụng của Công ty. Khi trừ số tiền
này, phía Công ty có làm biên bản trừ nợ và hiện Công ty đang giữ biên bản này.
Ngoài hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất giữa Công ty và bà G, bà V thì
hai bên còn có biên bản thỏa thuận là gia đình bà G phải giao nhà, đất, cây kiểng trên
đất cho Công ty.
Vào thời điểm ký hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất thì hộ bà G gồm có
02 thành viên là bà G và bà V. Nguồn gốc đất là của bà V và đất cũng được nhà nước
cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho bà Giàu đại diện hộ đứng tên. Việc bà G
cho rằng đất này có nguồn gốc từ nhận thừa kế của cha mẹ là không đúng. Vì vậy,
việc bà V, bà G ký hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất cho Công ty là hợp

33
pháp. Hơn nữa, khi sang nhượng đất, bà G có dẫn đại diện phía Công ty xem nhà, tủ,
bàn ghế trong nhà.
Sau khi ký hợp đồng, Công ty đã được Ủy ban nhân dân tỉnh Tiền Giang cấp giấy
chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất
số CT 01070 ngày 09-01-2013 đứng tên là Công ty cổ phần dược phẩm C. Khi phía
Công ty làm thủ tục chuyển nhượng quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở xong,
đáng lẽ bà G phải có nghĩa vụ bàn giao kịp thời, đầy đủ diện tích đất, ngôi nhà và các
tài sản khác trên đất cho Công ty tiếp nhận quản lý đưa vào sử dụng theo thỏa thuận
và cam kết khi ký hợp đồng, nhưng bà G không thực hiện nghĩa vụ giao nhà, đất và
các tài sản gắn liền với đất cho Công ty.
Hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất được ký kết giữa bà Võ Thị Tuyết G và
bà Phạm Thanh H thực chất là hợp đồng vay tiền, bà H yêu cầu bà G, bà V ký hợp
đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất để đảm bảo và bà G đã trả tiền xong cho bà
H vào cuối năm 2012.
Công ty cổ phần dược phẩm C yêu cầu bà Võ Thị Tuyết G thực hiện hợp đồng
chuyển nhượng quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất lập ngày 19/12/2012,
giao toàn bộ diện tích đất, ngôi nhà và tài sản khác trên đất tại thửa 2155, tờ bản đồ
số TTC1, tọa lạc tại khu x, thị trấn C, huyện C, tỉnh Tiền Giang cho Công ty quản lý,
sử dụng.
Sau khi Toà án tiến hành đo đạc thực tế diện tích thửa đất thì nhận thấy một phần
diện tích căn nhà của bà Võ Thị Tuyết G nằm ngoài diện tích đất tranh chấp
(113,6m²), ông yêu cầu công nhận phần diện tích nhà là tài sản của công ty do lúc
thoả thuận chuyển nhượng hai bên có thoả thuận luôn phần nhà này.
Ngày 14/6/2017, ông Nguyễn Văn C có đơn xin rút một phần yêu cầu khởi kiện về
phần tài sản khác trong căn nhà, chỉ yêu cầu giao toàn bộ diện tích đất, căn nhà và tài
sản khác trên đất tại thửa 2155, tờ bản đồ TTC1, tọa lạc tại khu x, thị trấn C, huyện
C, tỉnh Tiền Giang cho Công ty C.
* Bị đơn, bà Võ Thị Tuyết G trình bày:
Bà sống độc thân và bà Phạm Thị Thu V (bà V là em ruột của anh rể bà và công tác
tại Công ty Cổ phần Dược phẩm C) cũng sống độc thân nên bà V đến ở nhờ nhà của

34
bà. Vào năm 2005, bà V tự ý lấy sổ hộ khẩu của bà đi đăng ký nhập vào hộ khẩu của
bà, lúc đó bà không biết nhưng thời gian sau bà phát hiện và có hỏi bà V tại sao nhập
vào hộ khẩu của bà mà không hỏi ý kiến của bà thì bà V trả lời nhập hộ khẩu để có
tên sau này làm việc Công ty mới được khen thưởng nên bà không có ý kiến gì.
Bà là chủ sử dụng thửa đất số 2155, tờ bản đồ TTC5, diện tích 500m 2, tọa lạc tại khu
x, thị trấn, huyện C, tỉnh Tiền Giang, có nguồn gốc của mẹ bà là bà Võ Thị N tặng
cho năm 2005, được Ủy ban nhân dân huyện C cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng
đất số H00028 ngày 01-02-2005 do bà đại diện hộ đứng tên.
Ngày 02-10-2012, do cần vốn làm ăn, nên bà thỏa thuận chuyển nhượng quyền sử
dụng đất và căn nhà vật kiến trúc trên đất cho bà Phạm Thanh H với giá 950.000.000
đồng, hợp đồng đã được văn phòng công chứng M, xã A, huyện C, tỉnh Tiền Giang
chứng thực số 162, quyển 01/2012. Toàn bộ giấy tờ có liên quan, hợp đồng chuyển
nhượng quyền sử dụng đất số 162 do bà H cất giữ để làm thủ tục chuyển quyền sang
tên.
Vào ngày 07-10-2012 bà Nguyễn Thị M, Chủ tịch hội đồng quản trị - giám đốc Công
ty; ông Nguyễn Văn C, phó tổng giám đốc Công ty; anh H kế toán trưởng; chị Tuyết
P trưởng phòng kế toán Công ty Calapharco cùng với bà V đến nhà bà hỏi mượn sổ
hộ khẩu và giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của bà với lý do bà V chiếm dụng
tiền của Công ty. Bà không đồng ý nhưng họ năn nỉ và yêu cầu bà cho Công ty mượn
xem để giúp bà V vì bà V có tên trong hộ khẩu của bà. Bà có đến nhà bà H mượn lại
các giấy tờ mà bà H đang giữ đem về cho bà M, ông C xem. Bà M, ông C hẹn mượn
đem về Công ty ít ngày sau sẽ trả lại, nhưng lại cất giữ luôn.
Sau đó, bà đòi lại giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nhưng bà M, ông C hẹn để
Công ty xem xét trả lời nhiều lần nhưng cũng không trả lại cho bà. Công ty hướng
dẫn cho ông Phạm Thành L là anh của bà V làm giấy xác nhận sang nhượng quyền
sử dụng đất, quyền sở hữu nhà với bà, giá 1.500.000.000 đồng, làm giấy xác nhận về
việc ông L mượn bà V số tiền là 1.200.000.000 đồng, giấy cam kết của ông L cam
kết trả nợ cho bà V. Các giấy này ông L, bà V và bà ký tên nộp cho Công ty và Công
ty cũng nhờ bà làm giấy cam kết, sang nhượng quyền sử dụng đất và nhà cho ông
Phạm Thành L, giá chuyển nhượng là 1.500.000.000 đồng; mục đích làm những việc

35
này được bà M, ông C nói là làm cho có hình thức để giải quyết nội bộ trong việc bà
V lợi dụng tín nhiệm chiếm đoạt tiền của Công ty.
Đến ngày 19-12-2012, bà V điện thoại báo với bà là ông C kêu bà buổi chiều đến
Phòng công chứng số x huyện C gặp bà M để trả lại giấy chứng nhận quyền sử dụng
đất. Trong buổi chiều ngày 19-12-2012, bà đến Phòng công chứng số x huyện C thì
gặp bà M, ông H kế toán trưởng Công ty, họ nhờ bà ký hợp đồng chuyển nhượng
quyền sử dụng đất với Công ty giống như hợp đồng mà bà đã ký với bà H, nhưng
không có tiền, bà M tự định giá là 1.300.000.000 đồng để giúp cho bà V khỏi ở tù.
Phía Công ty nói rằng sẽ không sang tên qua cho Công ty mà chỉ làm cho có hình
thức để phía Công ty có căn cứ giải quyết công việc nội bộ cho bà V không bị khởi
tố, bảo bà đừng lo sợ về việc này. Vì tin tưởng bà M và muốn giúp bà V nên bà tin
lời bà M, ký tên vào hợp đồng để lấy các giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lại. Sau
khi bà ký hợp đồng xong, bà M báo với bà là về Công ty sắp xếp công việc rồi trở lại
trả cho bà giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nhưng bà chờ bà M tại phòng công
chứng số x đến chiều mà bà Một cũng không trở lại trả cho bà nên bà về nhà. Sau đó,
bà tiếp tục đòi lại giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, nhưng được ông C hẹn nhiều
lần không trả, đến ngày 25-12-2012 ông C đến nhà bà trả lại bà 02 giấy chứng nhận
phô-tô, 01 giấy của bà đứng tên, 01 giấy chứng nhận quyền sử dụng đất mới do Công
ty Cổ phần dược phẩm C đứng tên được Ủy ban nhân dân tỉnh Tiền Giang cấp ngày
09-01-2013.
Bà hỏi ông C hứa với bà là ký hợp đồng để có hình thức, Công ty không sang tên
nhưng tại sao lại sang tên cho Công ty đứng tên quyền sử dụng đất và yêu cầu Công
ty phải trả cho bà 1.300.000.000 đồng thì ông C nói đã cấn trừ công nợ của bà V
chiếm dụng tiền Công ty. Ông C nói với bà rằng cứ tìm người bán đất, Công ty sẽ
sang tên lại. Bà có khóc vì không biết làm thế nào để trả lại giấy chứng nhận quyền
sử dụng đất cho bà H thì ông C bỏ về.
Đến ngày 03-3-2013, ông C cùng ông S là cán bộ cảnh sát điều tra công an tỉnh Tiền
Giang đến nhà bà, kê biên nhà và đất, buộc bà giao cho Công ty Cổ phần dược phẩm
C, buộc bà ra khỏi nhà. Trước việc áp đảo của ông C, Công ty Cổ phần dược phẩm
C, ông S và ông Đ cảnh sát điều tra công an tỉnh Tiền Giang, bà có trình bày là bà

36
không có nhận tiền nhưng tại sao lại buộc bà giao nhà, đất thì được ông C trả lời là
cấn trừ công nợ của bà V. Đến ngày 06-3-2013, ông C cùng 02 nhân viên Công ty
đến nhà bà đăng bảng bán nhà đất, đuổi bà ra khỏi nhà, ông C hứa cho bà 01 tháng
tiền thuê nhà nếu không ra thì sẽ bị cưỡng chế. Lúc này, bà điện thoại gọi báo cho bà
H biết thì bà H đem hợp đồng đã ký kết với bà đến, bà H và ông C đôi co qua lại, sau
đó ông C bỏ về.
Đối với hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất mà ký kết với bà H được Phòng
công chứng M, huyện C chứng thực nên đã có hiệu lực pháp luật ngày 02-10- 2012;
Ngày 19-12-2012 Phòng công chứng số x huyện C lại tiếp tục chứng thực hợp đồng
cùng thửa đất nêu trên do bà chuyển nhượng quyền sử dụng đất cho Công ty C là
không có cơ sở pháp lý và không đúng theo quy định pháp luật. Hơn nữa hộ khẩu
thường trú của bà đăng ký tại 387D, tổ x, khu x, thị trấn C, đất và nhà tại tổ 20, khu
x, thị trấn C, huyện C, tỉnh Tiền Giang.
Nay bà có yêu cầu phản tố đề nghị xác định hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng
đất số 1812 do Phòng công chứng số x huyện C chứng thực ngày 19/12/2012 giữa bà
và Công ty cổ phần dược phẩm C do bà Nguyễn Thị M làm đại diện ký kết là hợp
đồng không có giá trị pháp lý, yêu cầu hủy giấy chứng nhận quyền sử dụng đất số
CT01070 do Ủy ban nhân dân tỉnh Tiền Giang cấp ngày 09/01/2013 cho Công ty cổ
phần C đứng tên và buộc Công ty cổ phần dược phẩm C đến cơ quan có thẩm quyền
lập thủ tục chuyển quyền sử dụng đất phần đất tranh chấp cho bà.
Đối với yêu cầu của phía nguyên đơn bà không đồng ý vì nguồn gốc phần đất này là
của mẹ bà là bà N tặng cho. Tại bản án hình sự số 55/2013/HSST ngày 27-9- 2013
của Tòa án nhân dân tỉnh Tiền Giang đã tách phần dân sự này ra thành vụ kiện khác,
chưa được giải quyết. Phía Công ty cho rằng bà V và bà thỏa thuận bán nhà cho
Công ty là không đúng. Hơn nữa, quá trình bán nhà giữa G, bà V với Công ty là vi
phạm pháp luật vì cùng một mảnh đất lại bán cho 02 người, bán cho bà H vào tháng
02-2012, bán cho Công ty tháng 10-2012. Giấy tờ bán nhà của Công ty không có thể
hiện bàn giao tiền là chưa thực hiện nghĩa vụ tài chính của hợp đồng cũng không có
việc bàn giao nhà nên quy trình mua bán nhà chưa hoàn chỉnh. Do đó, bà không đồng
ý giao nhà, đất cho Công ty.

37
* Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập, bà Phạm Thanh H và
đại diện theo uỷ quyền là ông Nguyễn Văn C trình bày:
Vào ngày 02-10-2012, bà Phạm Thị Tuyết G đã chuyển nhượng cho bà thửa đất số
2155, tờ bản đồ số TTC5, diện tích 500m2, mục đích sử dụng: CNL (V) và căn nhà
kiên cố, vách tường, mái lợp tole, nền lót gạch men, xây dựng trên thửa đất này. Nhà
chưa được cấp chứng nhận quyền sở hữu nhà ở. Đất và nhà cùng tọa lạc tại khu 4, thị
trấn C, huyện C, tỉnh Tiền Giang theo giấy chứng nhận quyền sử dụng đất số phát
hành AB076475, số vào sổ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất H00028, do Ủy
ban nhân dân huyện C cấp cho bà Võ Thị Tuyết G đứng tên ngày 01-02-2005. Giá trị
chuyển nhượng theo hợp đồng là 950.000.000 đồng và bà đã giao đủ số tiền là
950.000.000 đồng cho bà Tuyết G (có biên nhận kèm theo).
Sau khi ký hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất, do bà chưa có tiền để nộp
các khoản thuế nên chưa làm các bước thủ tục còn lại để được cấp giấy chứng nhận
quyền sử dụng đất, thì bà G đến nhà bà xin hỏi mượn lại giấy chứng nhận quyền sử
dụng đất bản chính để xem. Do tin tưởng nên bà đồng ý cho bà G mượn lại và bà G
đã không trả lại nên bà không thể làm thủ tục các bước còn lại để được cấp giấy
chứng nhận quyền sử dụng đất đã gây thiệt hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của bà.
Sau đó bà biết việc bà G mượn lại giấy chứng nhận quyền sử dụng đất bản chính là
nhằm để ký hợp đồng khác chuyển nhượng thửa đất này cho Công ty C. Đến ngày
18- 3-2013, bà có làm đơn yêu cầu bà G trả lại giấy cho bà gửi đến Ủy ban nhân dân
thị trấn C và đưa ra hòa giải 02 lần, nhưng bà Phạm Thị Thu V vắng mặt không có lý
do, nên cuộc hòa giải không thực hiện được nên chuyển đến Tòa án nhân dân huyện
Cái Bè thụ lý giải quyết. Trong thời gian Tòa án thụ lý giải quyết vụ án thì bà G
thương lượng với bà sẽ liên hệ cơ quan có thẩm quyền lập thủ tục chuyển nhượng
quyền sử dụng đất nêu trên cho bà đứng tên hoặc hoàn trả tiền lại cho bà. Do đó,
ngày 05-6- 2013 bà tự nguyện làm đơn rút lại yêu cầu khởi kiện và được Tòa án nhân
dân huyện Cái Bè chấp nhận, ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ án dân sự.
Sau khi bà rút lại đơn khởi kiện cho đến nay thì bà G không thực hiện cam kết như
đã thỏa thuận. Nay Công ty Cổ phần dược phẩm C khởi kiện tranh chấp quyền sử
dụng đất với bà G, quyền và lợi ích hợp pháp của bà bị thiệt thòi nên bà có yêu cầu

38
độc lập, yêu cầu giải quyết như sau:
Không chấp nhận hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất số 1812, do Văn
phòng công chứng số x tỉnh Tiền Giang chứng thực ngày 19-12-2012 giữa bên
chuyển nhượng là bà Võ Thị Tuyết G và bên nhận chuyển nhượng là Công ty dược
phẩm C huyện C do bà Nguyễn Thị M đại diện.
Thu hồi hủy bỏ giấy chứng nhận quyền sử dụng đất số phát hành BK 294214, số vào
sổ cấp giấy chứng nhận: CT01070, do Ủy ban nhân dân tỉnh Tiền Giang cấp ngày
09-01-2013 do Công ty Cổ phần dược phẩm C huyện C đứng tên.
Buộc bà Võ Thị Tuyết G thực hiện hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất, lập
hồ sơ theo quy định pháp luật giao thửa đất số 2155, tờ bản đồ TTC5, diện tích
500m2, mục đích sử dụng CLN (V) và căn nhà kiên cố (vách tường, mái lợp tole, nền
lót gạch men) đã xây dựng trên thửa đất này, chưa được cấp giấy chứng nhận quyền
sở hữu nhà ở, cùng các công trình phụ khác, thửa đất tọa lạc khu x, thị trấn C, huyện
C, tỉnh Tiền Giang, theo giấy chứng nhận quyền sử dụng đất số AB075475, số vào sổ
cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất H00028, do Ủy ban nhân dân huyện C cấp
ngày 01-02-2005 cho bà ngay sau khi án có hiệu lực pháp luật.
Tại biên bản hoà giải ngày 10/4/2017, ông C là đại diện theo uỷ quyền của bà H trình
bày: Về phần diện tích căn nhà 113,6m² nằm ở thửa đất giáp ranh với diện tích đất
tranh chấp, trước đây phần đất này là của bà Võ Thị M, nay đã chuyển nhượng cho
bà H, phía bà H yêu cầu xem xét, công nhận quyền sử dụng đất cho bà. Bà H cam kết
sẽ cung cấp bản sao có công chứng hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất giữa
bà và bà Võ Thị M.
* Những người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trình bày:
Tại bản ghi ý kiến ngày 16-12-2013 và bản tự khai, bà Phạm Thị Thu V đã trình bày:
Thửa đất số 2155, tọa lạc tại khu 4, thị trấn C do bà Võ Thị Tuyết G đứng tên chủ sở
hữu, nguồn gốc là do mẹ ruột của bà G cho bà G có từ năm 2005. Mẹ ruột bà và mẹ
ruột bà G là sui gia (anh ruột bà là anh rể của bà G), vì vậy bà sinh sống cùng gia
đình bà G tại nhà đất tọa lạc tại khu x, thị trấn C.
Đến tháng 9-2012, bà có chiếm dụng tiền của Công ty C và bị đình chỉ công việc,
chuyển hồ sơ đến phòng PC46 Công an tỉnh tiền Giang điều tra. Do vậy, bà thương

39
lượng với bà G là lấy nhà đất tại khu x, thị trấn C do bà G đứng tên để khắc phục hậu
quả cho Công ty C để phía Công ty sẽ giải quyết xử lý nội bộ. Phía Công ty cam kết
rằng, cho dù có ra công chứng hợp đồng mua bán, nhưng Công ty vẫn cho bà và bà G
tiếp tục ở tại nhà này và nếu có người mua thì bà và bà G vẫn có quyền bán. Vì vậy,
bà đã thuyết phục bà G ký tên công chứng hợp đồng chuyển nhượng, vì bà nghĩ sẽ
được Công ty giải quyết xử lý nội bộ, bản thân bà G thì muốn giúp bà không bị truy
tố trách nhiệm hình sự.
Thực tế bà G hoàn toàn không nhận số tiền 1.300.000.000 đồng từ phía Công ty
Công ty muốn lấy tài sản nói trên để cấn trừ vào số tiền mà bà đã chiếm dụng của
Công ty.
Riêng các vấn đề giấy tờ liên quan đến bà Phạm Thanh H, bà hoàn toàn không có ý
kiến.
Bà có đơn xin vắng mặt trong suốt quá trình giải quyết vụ án.
- Đại diện Ủy ban nhân dân tỉnh Tiền Giang, ông Văn Đình T trình bày: Giấy chứng
nhận quyền sử dụng đất số BK294214, số vào sổ cấp giấy chứng nhận CT 04070
ngày 09-01-2013, diện tích 500m2 tọa lạc khu x, thị trấn C, huyện C, tỉnh Tiền Giang
cấp cho Công ty Cổ phần dược phẩm C là hợp pháp. Việc cấp giấy chứng nhận
quyền sử dụng đất cho Công ty C là đúng quy định pháp luật. Ông vẫn giữ nguyên ý
kiến như nội dung của công văn số 2635/UBND-TD ngày 11/6/2014 của Ủy ban
nhân dân tỉnh Tiền Giang và có đơn xin vắng mặt trong các phiên hoà giải và xét xử
của vụ án.
Tại bản tự khai, ông Phạm Thành L trình bày:Bà Võ Thị Tuyết G là em vợ của ông, bà
Phạm Thị Thu V là em ruột của ông, bà V công tác tại Công ty Cổ phần dược phẩm C.
Do bà V chiếm dụng tiền của Công ty nên tháng 10-2012, bà M, bà V đến nhà ông và
bà G để bà M hướng dẫn cho ông làm bản cam kết có mượn của bà V số tiền
1.200.000.000 đồng, làm bản đã nhận tiền sang nhượng đất, nhà cho bà V với số tiền
1.500.000.000 đồng và làm giấy cam kết mỗi tháng ông phải trả cho Công ty thay cho V
số tiền 30.000.000 đồng. Phía bà G cũng làm giấy cam kết bán nhà, đất cho ông với giá
chuyển nhượng là 1.500.000.000 đồng. Toàn bộ giấy tờ nêu trên do bà M hướng dẫn
cho ông và bà V, bà G làm với lý do để bà M đem về Công ty hợp thức hóa giấy tờ,

40
nhằm giải quyết nội bộ việc V nợ tiền của Công ty. Sự thật giữa ông, bà G và bà V
không có liên quan gì đến tiền bạc, nợ nần, cũng như việc mua bán nhà, đất của bà G.
Tại bản tự khai và các phiên hoà giải, bà Võ Thị N và đại diện theo uỷ quyền là ông
Nguyễn Văn T trình bày: Bà N có cho Võ Thị Tuyết G 500m2 đất tại thửa số 2155 và bà
G đã được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất vào năm 2005 tại tổ 20, khu x, thị
trấn C, huyện C là nguồn gốc đất của bà cho. Bà G sau đó có xây một căn nhà cấp 04 có
diện tích 132m² nhưng không nằm trong phần đất 500m² đã được cho mà lấn sang phần
đất của bà N. Vào tháng 02/2014, bà N đã tặng cho bà Võ Thị M là con gái bà phần đất
có diện tích 4.994,7m² ( trong đó có bao gồm căn nhà cấp 4 diện tích 132m²). Nay bà N
yêu cầu được lấy lại căn nhà cấp 4, diện tích 132m² đã xây trên phần đất bà đã cho bà
M quản lý, sử dụng.
Tại Công văn số 50/CV-PCC3 ngày 15/8/2016 của Phòng công chứng số x và tại các
biên bản hoà giải, đại diện theo ủy quyền của Phòng công chứng Nhà nước số x là
anh Nguyễn Văn N trình bày: Về yêu cầu khởi kiện của các bên, Phòng công chứng
Nhà nước số x không có ý kiến gì. Về trình tự, thủ tục công chứng hợp đồng chuyển
nhượng quyền sử dụng đất số 1812, chứng thực ngày 19/12/2012 giữa Công ty C và
bà Võ Thị Tuyết G được thực hiện theo đúng quy định của pháp luật.
Tại biên bản hoà giải ngày 10/4/2017, đại diện theo ủy quyền của Văn phòng Công
chứng M, ông Nguyễn Văn U trình bày: Hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất
số 2162 ngày 02/10/2012 giữa bà Võ Thị Tuyết G và bà Phạm Thanh H lập tại phòng
công chứng M được thực hiện theo đúng quy định pháp luật về công chứng. Phòng
công chứng M có đơn xin xét xử vắng mặt cho đến khi giải quyết xong vụ án.
- Anh Tạ Anh K và bà Võ Thị M dù đã được Toà án tống đạt hợp lệ nhưng vẫn không
có ý kiến gì về nội dung vụ án và vắng mặt không lý do trong suốt quá trình giải
quyết vụ án.
Tại Bản án dân sự sơ thẩm số 82/2017/DS-ST ngày 12 tháng 09 năm 2017 của Tòa
án nhân dân tỉnh Tiền Giang đã quyết định như sau:
Tuyên xử:
Chấp nhận yêu cầu khởi kiện của Công ty Cổ phần dược phẩm C.
Buộc bà Võ Thị Tuyết G (cùng các thành viên trong hộ) có trách nhiệm giao căn nhà

41
và tài sản khác gắn liền với đất (theo biên bản định giá ngày 21/3/2017) tại thửa đất
số 2155 và 500m2 đất (theo đo đạc thực tế 452,1m2) tại thửa số 2155 tọa lạc tại Khu
x, thị trấn C, huyện C, tỉnh Tiền Giang theo giấy chứng nhận quyền sử dụng đất,
quyền sở hữu nhà ở số BK294214, vào sổ số CT01070 do Ủy ban nhân dân tỉnh Tiền
Giang cấp cho Công ty Cổ phần dược phẩm C vào ngày 09/01/2013. Thực hiện khi
án có hiệu lực pháp luật. (Phần đất có tứ cận theo sơ đồ kèm theo)
Đình chỉ yêu cầu khởi kiện của Công ty cổ phần dược phẩm C về việc đòi bà Võ Thị
Tuyết G trả các tài sản khác trong nhà.
Không chấp nhận toàn bộ yêu cầu phản tố của bà Võ Thị Tuyết G về việc:
Tuyên bố hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất số 1812 do Phòng công chứng
số x huyện C chứng thực ngày 19/12/2012 giữa bà và Công ty cổ phần dược phẩm C
do bà Nguyễn Thị M là Chủ tịch Hội đồng quản trị làm đại diện là hợp đồng không
có giá trị pháp lý.
Hủy giấy chứng nhận quyền sử dụng đất số CT01070, Ủy ban nhân dân tỉnh Tiền
Giang cấp ngày 09/01/2013 cho Công ty cổ phần dược phẩm C đứng tên.
Buộc Công ty cổ phần dược phẩm C đến Cơ quan có thẩm quyền lập thủ tục chuyển
quyền sử dụng đất số 2155, diện tích 500m2 gắn liền với đất có một căn nhà, tọa lạc
tổ 20, khu x, thị trấn C, huyện C, tỉnh Tiền Giang sang cho bà Võ Thị Tuyết G.
Không chấp nhận yêu cầu khởi kiện độc lập của bà Phạm Thanh H về việc: Không
chấp nhận hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất số 1812, do
Văn phòng công chứng số x tỉnh Tiền Giang chứng thực ngày 19-12-2012 giữa bên
chuyển nhượng là bà Võ Thị Tuyết G và bên nhận chuyển nhượng là Công ty dược
phẩm C huyện C do bà Nguyễn Thị M đại diện.
Thu hồi hủy bỏ giấy chứng nhận quyền sử dụng đất số phát hành BK 294214, số vào
sổ cấp giấy chứng nhận: CT01070, do Ủy ban nhân dân tỉnh Tiền Giang cấp ngày 09-
01-2013 do Công ty Cổ phần dược phẩm C huyện C đứng tên.
Buộc bà Võ Thị Tuyết G thực hiện hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất, lập
hồ sơ theo quy định pháp luật giao thửa đất số 2155, tờ bản đồ TTC5, diện tích
500m2, mục đích sử dụng CLN (V) và căn nhà kiên cố (vách tường, mái lợp tole, nền
lót gạch men) đã xây dựng trên thửa đất này, chưa được cấp giấy chứng nhận quyền

42
sở hữu nhà ở, cùng các công trình phụ khác, thửa đất tọa lạc khu x, thị trấn C, huyện
C, tỉnh Tiền Giang, theo giấy chứng nhận quyền sử dụng đất số AB075475, số vào sổ
cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất H00028, do Ủy ban nhân dân huyện C cấp
ngày 01-02-2005 cho bà ngay sau khi án có hiệu lực pháp luật.
Buộc bà Võ Thị Tuyết G có nghĩa vụ hoàn trả cho bà Phạm Thanh H số tiền
950.000.000 đồng (chín trăm năm mươi triệu đồng) và bồi thường thiệt hại cho bà H
số tiền là 400.733.270 đồng (bốn trăm triệu bảy trăm ba mươi ba ngàn hai trăm bảy
mươi đồng), tổng cộng số tiền là 1.350.733.270 đồng (một tỷ ba trăm năm mươi triệu
bảy trăm ba mươi ba ngàn hai trăm bảy mươi đồng). Thực hiện khi án có hiệu lực
pháp luật.
Ngoài ra, bản án sơ thẩm còn quyết định về án phí, về nghĩa vụ thi hành án và thông
báo quyền kháng cáo theo quy định của pháp luật.
Ngày 12/9/2017, bị đơn là bà Võ Thị Tuyết G kháng cáo toàn bộ Bản án dân sự sơ thẩm số
82/2017/DS-ST ngày 12 tháng 09 năm 2017 của Tòa án nhân dân tỉnh Tiền Giang.
Ngày 20/9/2017, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan là bà Phạm Thanh H kháng
cáo toàn bộ Bản án dân sự sơ thẩm số 82/2017/DS-ST ngày 12 tháng 09 năm 2017 của
Tòa án nhân dân tỉnh Tiền Giang, yêu cầu công nhận Hợp đồng chuyển nhượng quyền sử
dụng đất ngày 02/10/2012 tại Phòng Công chứng M được ký giữa tôi và chị Võ Thị
Tuyết G.
Ngày 20/9/2017, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan là bà Võ Thị M kháng cáo
toàn bộ Bản án dân sự sơ thẩm số 82/2017/DS-ST ngày 12 tháng 9 năm 2017 của Tòa án
nhân dân tỉnh Tiền Giang.
Ngày 25/9/2017, Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Tiền Giang kháng nghị phúc thẩm số
1377/QĐKNPT-VKS-DS, quyết định: Kháng nghị toàn bộ Bản án dân sự sơ thẩm số
82/2017/DS-ST ngày 12 tháng 9 năm 2017 của Tòa án nhân dân tỉnh Tiền Giang theo thủ
tục phúc thẩm. Đề nghị Tòa án nhân dân cấp cao tại Thành phố Hồ Chí Minh xét xử phúc
thẩm vụ án theo hướng hủy toàn bộ bản án sơ thẩm nêu trên.
Tại phiên tòa phúc thẩm hôm nay:
Bị đơn bà Võ Thị Tuyết G kháng cáo yêu cầu huỷ hợp đồng chuyển nhượng quyền
sử dụng đất với nguyên đơn.

43
Người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan bà Phạm Thanh H, Võ Thị M yêu cầu huỷ
hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất giữa bị đơn với nguyên đơn.
Tại phiên toà phúc thẩm Bị đơn, Người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan kháng cáo
vẫn giữ nguyên yêu cầu kháng cáo.
Luật sư bảo vệ quyền và lợi ích cho nguyên đơn phát biểu: Đề nghị Hội đồng xét xử
giữ nguyên bản án sơ thẩm với lý do: Mặc dù giấy chứng nhận quyền sử dụng đất bà
G còn đứng tên, nhưng thực tế là phần đất này thuộc quyền sử dụng của bà V, sở dĩ
chưa chuyển quyền sử dụng đất là do các bà còn cùng hộ khẩu; bà G đã giao toàn bộ
giấy tờ liên quan đến phần đất trên để cho nguyên đơn tiến hành thủ tục chuyển
nhượng theo quy định pháp luật; có cả cam kết chuyển giao tài sản của bà G. Từ đó,
đủ cơ sở chứng minh bà G đã tự nguyện chuyển quyền sử dụng đất mà không bị dụ
dỗ, ép buộc. Mặc dù trên phần đất có một phần căn nhà nằm trên đất của bà Mười,
nhưng toà án cấp sơ thẩm đã tách ra giải quyết thành vụ án khác khi có yêu cầu.
Đại diện Viện Kiểm sát nhân dân cấp cao tại phiên toà phát biểu:
+ Về tố tụng: Hội đồng xét xử và các đương sự đều thực hiện đúng quy định của Bộ
luật tố tụng dân sự.
+ Về nội dung: Đề nghị huỷ bản án sơ thẩm với những lý do:
Không có chứng cứ chứng minh là bà G nhận tiền chuyển nhượng từ nguyên đơn;
không có chứng cứ chứng minh bà G đồng ý cấn trừ nợ của bà V với nguyên đơn. Từ
đó, Ủy ban nhân dân cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho nguyên đơn là
không đúng quy định của pháp luật.
Hợp đồng ký kết giữa bà G và bà H được ký kết trước nguyên đơn.
Phiếu xác nhận kết quả đo đạc diện tích xây dựng căn nhà nằm ngoài giấy chứng
nhận quyền sử dụng đất của công ty là 74,9m2, toà sơ thẩm cho rằng không liên quan
là không đúng.
Không có chứng cứ chứng minh có thoả thuận chuyển nhượng tài sản gắn liền với
đất. Do đó, đề nghị Hội đồng xét xử chấp nhận kháng nghị của Viện trưởng Viện
kiểm sát nhân dân tỉnh Tiền Giang huỷ bản án sơ thẩm.
Sau khi nghiên cứu các tài liệu, chứng cứ có trong hồ sơ, vụ án được thẩm tra tại
phiên tòa, căn cứ kết quả tranh luận tại phiên tòa, nghe lời phát biểu của luật sư, đại

44
diện Viện kiểm sát, đương sự.
NHẬN ĐỊNH CỦA TOÀ ÁN
- Về tố tụng: Về quan hệ tranh chấp, về thẩm quyền, về thời hiệu, về việc xét
xử vắng mặt các đương sự đã được Toà án cấp sơ thẩm tiến hành các thủ tục theo
quy định tại Điều 186; Điều 187; Điều 188; Điều 26; khoản 2 Điều 35; điểm a
khoản 1
Điều 37 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 như nhận định của Toà án cấp sơ thẩm là
có căn cứ.
- Về nội dung: Xét diện tích 500m2 đất thuộc thửa số 2155 (thực tế đo đạc
452,1m2) tại khu x, thị trấn C, tỉnh Tiền Giang theo giấy chứng nhận quyền sử dụng
đất và quyền sở hữu nhà số BK 294214, vào sổ CT01070 do Uỷ ban nhân dân tỉnh
Tiền Giang cấp cho Công ty C có nguồn gốc của cha mẹ bà G để lại cho bà G, bà G
được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất vào năm 2005, cũng trong năm 2005
bà V có mối quan hệ sui gia với gia đình bà G (em của anh rể bà G) đến nhà bà G ở
và nhập hộ khẩu vào sổ hộ khẩu gia đình bà G. Ngày 19/12/2012 bà G ký hợp đồng
chuyển nhượng diện tích đất trên cho nguyên đơn để cấn trừ vào số tiền bà V đã
chiếm dụng của nguyên đơn, nguyên đơn đã được cấp giấy chứng nhận quyền sử
dụng đất và quyền sở hữu nhà ngày 09/01/2013. Toà án cấp sơ thẩm đã chấp nhận
yêu cầu của nguyên đơn buộc bà G và các thành viên trong hộ tiếp tục thực hiện hợp
đồng, giao tài sản cho nguyên đơn. Xét thấy trong quá trình giải quyết vụ án toà án
cấp sơ thẩm đã không làm rõ một số vấn đề sau:
+ Bà G có bị nguyên đơn dụ dỗ, lừa dối khi ký kết hợp đồng chuyển nhượng quyền
sử dụng đất ngày 19/12/2012 vì bà đã biết rõ bà đã ký hợp đồng chuyển nhượng cho
bà H ngày 02/10/2012 hay không?
+ Nguyên đơn cho rằng bà V có tờ tường trình là đã lấy tiền của công ty về mua lại
phần đất trên của bà G và có đầu tư tài sản trên đất, nhưng Toà án cấp sơ thẩm không
làm rõ có hay không việc bà V đã mua và đầu tư trên đất?
+ Không làm rõ giữa nguyên đơn và bà G có thoả thuận chuyển nhượng cả các tài
sản khác gắn liền với phần đất trên hay không?
+ Ngoài ra theo phiếu xác nhận kết quả đo đạc thì căn nhà của bà G mà Toà án cấp

45
sơ thẩm chấp nhận cho nguyên đơn được chuyển nhượng thì có 74,9m2 đất thuộc
thửa đất của bà Võ Thị M, mặc dù Toà sơ thẩm có đưa bà M vào tham gia tố tụng,
nhưng Toà án cấp sơ thẩm lại tách ra giải quyết thành vụ án khác là giải quyết chưa
triệt để vụ án, sẽ không khả thi trong quá trình thi hành án.
Do một số thiếu sót trên của cấp sơ thẩm mà cấp phúc thẩm không thể khắc phục tại
phiên toà phúc thẩm, nên Hội đồng xét xử chấp nhận kháng nghị của Viện trưởng
Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Tiền Giang, chấp nhận một phần kháng cáo của bà G, bà
H, bà M, huỷ bản án sơ thẩm, chuyển hồ sơ về cho Toà án cấp sơ thẩm giải quyết lại
theo thủ tục chung.
Do bản án sơ thẩm bị huỷ nên bà G, bà H, bà M không phải chịu án phí dân sự phúc
thẩm.
Án phí dân sự sơ thẩm và các chi phí tố tụng khác sẽ được giải quyết lại khi giải
quyết sơ thẩm lại vụ án.
Bởi các lẽ trên.
QUYẾT ĐỊNH
Căn cứ Khoản 3 Điều 308; Khoản 3 Điều 148 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015.
- Chấp nhận kháng nghị số 1377/QĐKNPT-VKS-DS ngày 25/9/2017 của Viện
trưởng Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Tiền Giang.
- Chấp nhận một phần kháng cáo của bà Võ Thị Tuyết G, bà Phạm Thanh H,
bà Võ Thị M.
- Huỷ bản án sơ thẩm số 82/2017/DS-ST ngày 12/9/2017 của Toà án nhân dân
tỉnh Tiền Giang.
- Chuyển hồ sơ về cho Toà án cấp sơ thẩm giải quyết lại theo thủ tục chung.
- Án phí dân sự phúc thẩm: Bà Võ Thị Tuyết G, bà Phạm Thanh H, bà Võ Thị
M không phải chịu án phí dân sự phúc thẩm. Được nhận lại tiền tạm ứng án phí
kháng cáo đã nộp theo các biên lai số 002136 ngày 12/9/2017, số 002151 ngày
25/9/2017, số 002152 ngày 25/9/2017 tại Cục thi hành án dân sự tỉnh Tiền Giang.
- Án phí dân sự sơ thẩm và các chi phí tố tụng khác sẽ được xác định khi giải
quyết lại sơ thẩm vụ án.
Bản án phúc thẩm có hiệu lực pháp luật kể từ ngày tuyên án.

46
3. Bản án số 03
TÒA ÁN NHÂN DÂN CẤP CAO TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Bản án số 53/2018/DS-PT Ngày 11 - 4 - 2018


V/v Tranh chấp đòi quyền sử dụng đất và yêu cầu hủy giấy chứng nhận quyền sử
dụng đất
NHÂN DANH
NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

TÒA ÁN NHÂN DÂN CẤP CAO TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

- Thành phần Hội đồng xét xử phúc thẩm gồm có:


Thẩm phán - Chủ tọa phiên tòa: Ông Đặng Văn Thành
Các Thẩm phán: Ông Đặng Văn Ý
Ông Phạm Văn Công
- Thư ký phiên tòa: Bà Tiếu Phương Quyền, Thư ký Tòa án nhân dân cấp cao tại
Thành phố Hồ Chí Minh.
- Đại diện Viện Kiểm sát nhân dân cấp cao tại Thành phố Hồ Chí Minh: Ông
Nguyễn Văn Đức - Kiểm sát viên tham gia phiên tòa.
Ngày 11 tháng 4 năm 2018 tại trụ sở Tòa án nhân dân cấp cao tại Thành phố Hồ Chí
Minh xét xử phúc thẩm công khai vụ án thụ lý số 336/2017/TLPT- DS ngày 09 tháng
11 năm 2017 về việc “Tranh chấp đòi quyền sử dụng đất và yêu cầu hủy giấy chứng
nhận quyền sử dụng đất”.
Do Bản án dân sự sơ thẩm số 56/2017/DS-ST ngày 29 tháng 9 năm 2017 của Tòa án
nhân dân tỉnh Long An bị kháng cáo.
Theo Quyết định đưa vụ án ra xét xử số 159/2018/QĐ-PT ngày 15 tháng 01 năm
2018 giữa các đương sự:
- Nguyên đơn: Ông Phan Văn T, sinh năm 1954 (có mặt)
Đại diện theo ủy quyền: Bà Phan Thị Kim C, sinh năm 1984 (có mặt) Cùng địa chỉ:
số 118, ấp C1, xã C2, huyện C, tỉnh Long An.
(Theo văn bản ủy quyền ngày 21/01/2016)
47
- Bị đơn: Ông Nguyễn Phạm Huỳnh N, sinh năm 1985 (có mặt) Trú tại: số 117, ấp
C1, xã C2, huyện C, tỉnh Long An.
Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị đơn: Luật sư Nguyễn Thị U, thuộc
Đoàn Luật sư tỉnh Long An (có mặt)
- Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan:
1/ Bà Phạm Thị H, sinh năm 1962
2/ Bà Nguyễn Phạm Huỳnh M, sinh năm 1986 3/ Bà Nguyễn Phạm Huỳnh M1, sinh
năm 1991
4/ Cháu Nguyễn Phạm Thị Kim N1, sinh năm 2003 5/ Cháu Nguyễn Phạm Thị Kim
G, sinh năm 2003
Cùng trú tại: số 117, ấp C1, xã C2, huyện C, tỉnh Long An.
- Đại diện theo pháp luật của hai cháu Nguyễn Phạm Thị Kim N1, sinh năm 2003 và
Nguyễn Phạm Thị Kim G, sinh năm 2003 là bà Phạm Thị H, sinh năm 1962.
6. Ủy ban nhân dân huyện C, tỉnh Long An. Địa chỉ: huyện C, tỉnh Long An.
Đại diện theo pháp luật: Ông Phạm Chí T1 - Chủ tịch.
- Người kháng cáo: Bị đơn, ông Nguyễn Phạm Huỳnh N và người có quyền lợi,
nghĩa vụ liên quan, bà Phạm Thị H.
NỘI DUNG VỤ ÁN:

* Nguyên đơn, ông Phan Văn T trình bày:


Vào khoảng năm 1990, bà Phạm Thị H (là vợ ông Nguyễn Văn H1 và là mẹ của ông
Nguyễn Phạm Huỳnh N) có đến hỏi ông T và vợ ông T là bà Phạm Thị A cho một
phần đất để cất nhà ở có chiều ngang khoảng 5m, chiều dài khoảng 17-18m, diện
tích khoảng 90m2. Bà H là cháu ruột của vợ ông T (kêu vợ ông T bằng Cô), khi cho
bà H ở nhờ, ông T có nói khi nào con ông lớn thì bà H phải trả lại để con ông T ở.
Năm 2003, nhà bà H xuống cấp, ông T có đòi lại đất nhưng bà H mới sinh con,
không còn chỗ ở nào khác nên xin vợ chồng ông T cho ở thêm một thời gian nữa, vợ
chồng ông T đồng ý. Sau đó, bà H xây nhà lại, tiếp tục ở. Đến năm 2011, ông T
khiếu nại, Ủy ban nhân dân (UBND) xã C2 hòa giải ngày 17/6/2011, bà H thừa nhận
phần đất này của gia đình ông T nhưng bà H cho rằng, bà không còn đất nơi nào để ở
nên không đồng ý trả lại đất cho ông T. Tại biên bản hòa giải ngày 23/6/2011, bà H
48
trình bày nếu ông T đồng ý cho bà H
tiếp tục sử dụng đất thì bà H sẽ trả cho ông T 5 triệu đồng, nhưng khi nào có tiền thì
bà H mới trả, ông T không đồng ý.
Căn cứ Mảnh trích đo địa chính do Công ty Trách nhiệm hữu hạn (TNHH) đo đạc
nhà đất Hưng Phú đo vẽ ngày 10/4/2017 và được Chi nhánh Văn Phòng đăng ký đất
đai tại huyện C duyệt ngày 17/4/2017, ông T yêu cầu ông N trả 113,2m2, loại đất
ONT, thuộc một phần thửa số 1901, tờ bản đồ số 03, tọa lạc tại ấp C1, xã C2, huyện
C, tỉnh Long An.
Ngoài ra, ông T yêu cầu hủy một phần Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đối với
thửa số 1901 do Ủy ban nhân dân huyện C cấp cho ông Nguyễn Văn H1 vào ngày
29/3/1997 và hủy toàn bộ Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đối với thửa số 1901
do Ủy ban nhân dân huyện C cấp cho ông Nguyễn Phạm Huỳnh N vào ngày
04/11/2013.
* Bị đơn, ông Nguyễn Phạm Huỳnh N trình bày:
Ông là con của ông Nguyễn Văn H1 và bà Phạm Thị H, phần đất này là của cha ông
Nguyễn Văn H1 (chết năm 2005) để lại. Sau khi ông H1 chết, ông Nguyễn Văn X và
bà Lương Thị L (là cha mẹ của ông H1) cùng với bà Phạm Thị H (mẹ ông N) và các
em của ông N đã lập văn bản phân chia tài sản thừa kế, giao cho ông N toàn quyền
sử dụng thửa đất số 1901.
Đến năm 2013, ông N được UBND huyện C cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng
thửa số 1901 có diện tích 208m2. Nay ông N không đồng ý trả lại cho ông T
113,2m2, thuộc một phần thửa 1901 và không đồng ý hủy Giấy chứng nhận quyền sử
dụng đất đã cấp cho ông N cũng như giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đã cấp cho
ông H1 trước đây đối với thửa 1901.
* Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan, bà Phạm Thị H trình bày:
Bà H xác định phần đất có diện tích 113,2m2, thuộc một phần thửa 1901 là của ông
Phan Văn T nhưng vào khoảng năm 1990, bà H có đến xin ông T cho ở nhờ, bà H dự
định cất một cái nhà sàn trên phần đất này để ở (vì lúc đó phần đất này là cái ao
trũng) rồi ông T nói, nếu bà có tiền đổ đất từ trước ra sau thì ông T cho bà H ở luôn,
không đòi lại nữa.
Sau đó, bà H đổ khoảng 120 xe đất (mỗi xe 5m3) và cất nhà ở trên phần đất này cho
49
đến nay. Nay bà H và gia đình không đồng ý trả lại phần đất này cho ông T, vì ông T
đã cho gia đình bà H ở ổn định từ năm 1990 đến nay.
Tại Bản án dân sự sơ thẩm số 56/2017/DS-ST ngày 29 tháng 9 năm 2017, Tòa án
nhân dân tỉnh Long An quyết định:
1. Chấp nhận yêu cầu khởi kiện của ông Phan Văn T về việc yêu cầu ông Nguyễn
Phạm Huỳnh N trả 113,2m2 đất, loại đất ONT, thuộc một phần thửa số 1901, tờ bản
đồ số 03, tọa lạc tại ấp C1, xã C2, huyện C, tỉnh Long An.
Buộc ông Nguyễn Phạm Huỳnh N, bà Phạm Thị H, bà Nguyễn Phạm Huỳnh M, bà
Nguyễn Phạm Huỳnh M1, cháu Nguyễn Phạm Thị Kim N1 và cháu Nguyễn Phạm
Thị Kim G có nghĩa vụ liên đới hoàn trả cho ông Phan Văn T 113,2m2 đất, loại đất
ONT, thuộc một phần thửa số 1901, tờ bản đồ số 03, tọa lạc tại ấp C1, xã C2, huyện
C, tỉnh Long An.
(Diện tích tứ cận đối với diện tích 113,2m2 đất, loại đất ONT, thuộc một phần thửa
số 1901 theo Mảnh trích đo địa chính do Công ty TNHH đo đạc nhà đất Hưng Phú
đo vẽ ngày 10/4/2017 và được Chi nhánh Văn Phòng đăng ký đất đai tại huyện C
duyệt ngày 17/4/2017)
2. Chấp nhận yêu cầu khởi kiện của ông Phan Văn T về việc yêu cầu hủy giấy
chứng nhận quyền sử dụng đất.
Hủy một phần Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đối với thửa số 1901 do ủy ban
nhân dân huyện C cấp cho ông Nguyễn Văn H1 vào ngày 29/3/1997 (do ông H1
được cấp nhiều thửa đất trong đó có thửa số 1901) và hủy toàn bộ Giấy chứng nhận
quyền sử dụng đất đối với thửa số 1901 do Ủy ban nhân dân huyện C cấp cho ông
Nguyễn Phạm Huỳnh N vào ngày 04/11/2013.
3. Thẩm quyền đăng ký, kê khai quyền sử dụng 113,2m2 đất nói trên theo quy định
của pháp luật về đất đai. Ông Phan Văn T có quyền và nghĩa vụ đến cơ quan Nhà
nước có thẩm quyền đăng ký, kê khai quyền sử dụng phần đất còn lại thuộc thửa số
1901 theo quy định của pháp luật về đất đai. Phần đất còn lại của thửa số 1901 hiện
do phía ông T đang quản lý sử dụng và không có tranh chấp với ông Nguyễn Phạm
Huỳnh N.
4. Ông Phan Văn T có nghĩa vụ hoàn trả cho ông Nguyễn Phạm Huỳnh N, bà Phạm

50
Thị H, bà Nguyễn Phạm Huỳnh M, bà Nguyễn Phạm Huỳnh M1 28.133.820 đồng
tiền giá trị các tài sản trên phần đất 113,2m2 tranh chấp và
36.000.000 đồng, tiền chi phí đổ đất san lấp nền, tổng cộng là 64.133.820 đồng.
5. Ông Phan Văn T được quyền sở hữu các tài sản trên đất gồm. Nhà phụ 1, Nhà
chính 2 và Nhà tiền chế 3 theo Chứng thư thẩm định giá số 35/17/05/2017/TĐG LA -
BĐS ngày 17/5/2016 của Công ty cổ phần thương mại dịch vụ và tư vấn Hồng Đức
và Biên bản xem xét, thẩm định tại chỗ ngày 15/12/2016.
Ngoài ra, Tòa án cấp sơ thẩm còn quyết định về án phí, quyền kháng cáo theo quy
định của pháp luật.
Ngày 13/10/2017, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan, bà Phạm Thị H và ông
Nguyễn Phạm Huỳnh N kháng cáo yêu cầu bác đơn khởi kiện.
Tại Quyết định kháng nghị số 121/QĐKNPT-VKS-DS ngày 12/10/2017 Viện trưởng
Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Long An kháng nghị phúc thẩm, đề nghị Tòa án nhân
dân cấp cao tại Thành phố Hồ Chí Minh hủy bản án sơ thẩm.
Tại phiên tòa phúc thẩm, bị đơn, ông Nguyễn Phạm Huỳnh N; người có quyền lợi,
nghĩa vụ liên quan, bà Phạm Thị H do ông N đại diện, giữ nguyên kháng cáo yêu cầu
bác đơn khởi kiện của nguyên đơn.
Đại diện Viện kiểm sát rút toàn bộ Quyết định kháng nghị số 121/QĐKNPT-VKS-
DS ngày 12/10/2017 Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Long An, nên đình chỉ
xét xử phúc thẩm đối với nội dung kháng nghị theo quy định tại khoản 3 Điều 284
Bộ luật tố tụng dân sự 2015.
Luật sư bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị đơn trình bày: Tòa án cấp sơ thẩm
buộc ông N, bà H và các người liên quan có trách nhiệm liên đới hoàn trả cho ông
Phan Văn T 113,2m2 đất, loại đất ONT, thuộc một phần thửa số 1901, tờ bản đồ số
03, tọa lạc tại ấp C1, xã C2, huyện C, tỉnh Long An, là không phù hợp vì:
- Chưa làm rõ nguồn gốc đất tranh chấp, vì đất của ông B, là cha của ông T cho
ông H1, bà H từ năm 1989. Ông H1 và bà H đã san lấp đất, làm nhà ở sử dụng ổn
định, đã kê khai đăng ký và được cấp quyền sử dụng đất năm 1997, đã sử dụng trên
20 năm nay ông T mới khiếu nại đòi đất, nên ông N và bà H không đồng ý trả đất.
Hơn nữa, gia đình bà H là hộ nghèo, nhưng Tòa án cấp sơ thẩm chưa xem xét đến
điều kiện về nhà ở của bà H.
51
- Ông T đòi đất nhưng không có giấy tờ gì, còn gia đình bà H đã san lấp, cất nhà và
sử dụng ổn định, làm nghĩa vụ cho Nhà nước, đã được cấp giấy chứng nhận quyền
sử dụng đất năm 1997, theo chủ trương chính sách và pháp luật về đất đai nên không
trả lại đất cho chủ cũ.
- Phần diện tích là 208m2 là trọn thửa 1901 tờ bản đồ số 03 theo giấy chứng nhận
của ông N nhưng chỉ buộc trả lại 113,2m2 chưa xác minh làm rõ phần diện tích còn
lại là thiếu sót.
- Đề nghị Hội đồng xét xử chấp nhận kháng cáo của bà H, ông N, sửa bản án sơ
thẩm, không chấp nhận yêu cầu khởi kiện của ông Phan Văn T.
Đại diện của nguyên đơn, bà Phan Thị Kim C tranh luận, bà H không có bà con thân
thuộc với ông B nên nêu lý do ông B cho đất cho ông H1 và bà H là vô lý.
Đại diện Viện kiểm sát phát biểu: Về tố tụng, Hội đồng xét xử và các đương sự tuân
thủ các quy định của Bộ luật tố tụng dân sự. Về nội dung, bà H đã thừa nhận đất của
ông T nên Tòa án cấp sơ thẩm buộc ông N và gia đình phải trả lại đất là có căn cứ,
đúng pháp luật.
NHẬN ĐỊNH CỦA TÒA ÁN:
[1] Về tố tụng:
[1.1] Theo đơn khởi kiện ngày 27/9/2016, ông Phan Văn T khởi kiện đòi trả lại diện
tích khoảng 90 m2 đất ( đo đạc thực tế 113,2m2) nằm trong diện tích 208 m2 thửa
1901 tờ bản đồ số 3 tọa lạc tại ấp C1, xã C2, huyện C, tỉnh Long An, đã cho bà H,
ông H1 mượn ở nhờ, cất nhà trên đất.
[1.2] Về nguồn gốc, diện tích 113,2m2 đất thuộc một phần thửa số 1901 có nguồn
gốc của gia đình ông Phan Văn T. Vào năm 1994, ông T cho vợ chồng ông Nguyễn
Văn H1 và bà Phạm Thị H (là cha mẹ của ông N) ở nhờ trên phần đất này vì ông H1
và bà H không có đất ở và có quan hệ họ hàng với vợ chồng ông T.
[1.3] Đến năm 1997, ông H1 đăng ký kê khai và được UBND huyện C cấp giấy
chứng nhận quyền sử dụng thửa đất số 1901 với diện tích là 208 m2 đất.
[1.4] Năm 2005, ông H1 chết, không để lại di chúc. Đến ngày 17/12/2010, các đồng
thừa kế của ông H1 thỏa thuận phân chia tài sản thừa kế, được Văn phòng Công
chứng C công chứng ngày 17/12/2010, thống nhất giao cho ông N được toàn quyền

52
sử dụng thửa số 1901.
[1.5] Đến năm 2013, ông N đăng ký kê khai và được UBND huyện C cấp giấy chứng
nhận quyền sử dụng thửa đất số 1901 với diện tích là 208m2.
[1.6] Quá trình hòa giải tranh chấp đất đai tại địa phương, ông T và bà H là các bên
tranh chấp về đất đai và UBND xã C2, huyện C, tỉnh Long An đã hòa giải tại biên
bản ngày 17/6/2011; ngày 23/6/2011; ngày 11/8/2016 ( BL.60).
[1.7] Trong trường hợp này, quyền và nghĩa vụ đòi quyền sử dụng đất phát sinh giữa
ông T với bà H và ông Nguyễn Văn H1 nên cần hướng dẫn ông T khởi kiện bà H và
ông H1 tranh chấp đòi quyền sử dụng đất. Theo đó, phải xác định bà H và những
người thừa kế của ông H1 tham gia tố tụng với tư cách là bị đơn, mới phù hợp với
quan hệ pháp luật đang tranh chấp.
[1.8] Các đồng thừa kế hàng thứ nhất theo pháp luật của ông H1 còn có cha, mẹ của
ông H1 là ông Nguyễn Văn X (chết năm 2016) và bà Lương Thị L, sinh năm 1935,
còn sống nhưng Tòa án cấp sơ thẩm không đưa bà Liên tham gia tố tụng với tư cách
người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan, là thiếu sót, vi phạm khoản 4 Điều 68 Bộ luật
tố tụng dân sự 2015.
[1.9] Nhà đất tranh chấp được vợ chồng ông Nguyễn Phạm Huỳnh N và bà Võ Thị
Ngọc P thế chấp tại Ngân hàng Q chi nhánh Phòng giao dịch Cần Giuộc để vay tiền
theo Hợp đồng tín dụng số 06/17/HĐTD/1903-3994 ngày 16/01/2017 thời hạn vay là
60 tháng. Việc xem xét yêu cầu hủy bỏ giấy chứng nhận quyền sử dụng đất mà ông N
đứng tên liên quan đến tính hợp pháp của hợp đồng thế chấp và hợp đồng tín dụng tại
Ngân hàng Q. Do đó, bà Võ Thị Ngọc P, Ngân hàng Q là người có quyền lợi, nghĩa
vụ liên quan trong vụ án.
[1.10] Tòa án cấp sơ thẩm không đưa bà P và Ngân hàng Q tham gia tố tụng với tư
cách người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan, là thiếu sót vi phạm khoản 4 Điều 68 Bộ
luật tố tụng dân sự 2015.
[2] Về nội dung:
[2.1] Việc bà H, ông H1 cất nhà ở trên đất tranh chấp là có sự đồng ý của ông T. Gia
đình ông H1, bà H đã cất nhà ở từ năm 1994 đến nay. Bà H là chủ hộ còn ông N tách
hộ năm 2012, bà H đang sống tại nhà và đất đang tranh chấp nhưng đứng tên giấy
chứng nhận quyền sử dụng đất là ông Nguyễn Phạm Huỳnh N theo giấy chứng nhận
53
quyền sử dụng đất số BP775597 ngày 4/11/2013. Tòa án cấp sơ thẩm buộc bà H phải
trả lại đất nhưng chưa xem xét điều kiện về nhà ở của bà H và gia đình là thiếu sót.
[2.2] Các bên thống nhất phần diện tích 113,2m2 đất nói trên trước đây là ao trũng,
phải đổ đất san lấp nền để cất nhà ở. Theo ông T thì có đổ đất khoảng 30 xe (mỗi xe
04 m3), còn theo bị đơn khoảng 120 xe (mỗi xe 04 m3) và chưa xác định giá tiền cho
mỗi xe đất là bao nhiêu. Tòa án cấp sơ thẩm không yêu cầu các bên cung cấp tài liệu
để chứng minh và tham khảo giá trị của mỗi xe đất, mà quyết định bên ông T phải
bồi thường 36.000.000 đồng là chưa có căn cứ, không bảo đảm quyền lợi cho ông T.
[2.3] Do Tòa án cấp sơ thẩm có vi phạm nghiêm trọng về thủ tục tố tụng ảnh hưởng
đến quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự và việc thu thập chứng cứ và chứng
minh chưa được thực hiện đầy đủ mà tại phiên tòa phúc thẩm không thể thực hiện bổ
sung được. Hội đồng xét xử phúc thẩm hủy bản án sơ thẩm chuyển hồ sơ vụ án cho
Tòa án cấp sơ thẩm giải quyết lại vụ án theo thủ tục sơ thẩm.
[3] Bà H và ông N không phải chịu án phí dân sự phúc thẩm.
Vì các lẽ trên;
Căn cứ khoản 3 Điều 284; khoản 3 Điều 308 Bộ luật tố tụng dân sự 2015.
QUYẾT ĐỊNH:
- Đình chỉ xét xử phúc thẩm đối với Quyết định kháng nghị số 121/QĐKNPT-
VKS-DS ngày 12/10/2017 của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Long An.
- Chấp nhận một phần kháng cáo của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan, bà
Phạm Thị H và bị đơn, ông Nguyễn Phạm Huỳnh N.
1/ Hủy Bản án dân sự sơ thẩm số 56/2017/DS-ST ngày 29 tháng 9 năm 2017 của Tòa
án nhân dân tỉnh Long An và chuyển hồ sơ vụ án cho Tòa án cấp sơ thẩm giải quyết
lại vụ án theo thủ tục sơ thẩm.
2/ Hoàn lại cho bà Phạm Thị H, ông Nguyễn Phạm Huỳnh N, mỗi người
300.000 đồng tiền tạm ứng án phí dân sự phúc thẩm, đã nộp theo biên lai thu số
0009908 và số 0009907 ngày 16/10/2017 của Cục Thi hành án dân sự tỉnh Long An.
Bản án phúc thẩm có hiệu lực pháp luật kể từ ngày tuyên án.

54
4. Bản án số 04
TOÀ ÁN NHÂN DÂN CẤP CAO TẠI HÀ NỘI

Quyết định giám đốc thẩm


Số: 19 /2018/DS-GĐT
Ngày 15 tháng 3 năm 2018 V/v tranh chấp hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng
đất
NHÂN DANH
NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
ỦY BAN THẨM PHÁN
TÒA ÁN NHÂN DÂN CẤP CAO TẠI HÀ NỘI

Thành phần Ủy ban Thẩm phán Tòa án nhân dân cấp cao tại Hà Nội gồm có:
- Chủ toạ phiên toà: Ông Ngô Anh Dũng – Thẩm phán cao cấp;
- Các thành viên: Ông Ngô Tiến Hùng – Thẩm phán cao cấp; Ông Nguyễn Văn
Sơn – Thẩm phán cao cấp.
Thư ký phiên tòa: Bà Nguyễn Thị Hương - Thư ký Toà án
Đại diện Viện kiểm sát nhân dân cấp cao tại Hà Nội tham gia phiên tòa: Ông Lê
Đỗ Quyên – Kiểm sát viên cao cấp
Ngày 15 tháng 3 năm 2018, tại trụ sở Tòa án nhân dân cấp cao tại HN, mở phiên tòa
giám đốc thẩm xét xử vụ án dân sự “Tranh chấp hợp đồng chuyển nhượng quyền sử
dụng đất” giữa các đương sự:
1. Nguyên đơn: Ông Trịnh Văn Q, sinh năm 1958; bà Trần Thị L, sinh năm 1970.
Cùng trú t i: Xóm B, xã T, huyện Đ, tỉnh Thái Nguyên.
2. Bị đơn: Ông Trịnh Văn H, sinh năm 1964; bà Lê Thị T, sinh năm 1966. Cùng trú
t i: Xóm B, xã T, huyện Đ, tỉnh Thái Nguyên.
3. Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan: Chi cục Thi hành án dân sự huyện Đ,
tỉnh Thái Nguyên; đại diện theo pháp luật: Ông Nguyễn Quang T, Chi cục trưởng
Chi cục Thi hành án dân sự huyện Đ, tỉnh Thái Nguyên.
NỘI DUNG VỤ ÁN:
Nguyên đơn là ông Trịnh Văn Q, bà Trần Thị L trình bày:
Ngày 05/3/2008, vợ chồng ông chuyển nhượng cho vợ chồng ông Trịnh Văn H, bà

55
Lê Thị T 90 m2 đất thổ cư thuộc thửa đất số 5, Tờ bản đồ QH, đã có giấy chứng nhận
quyền sử dụng đất do Uỷ ban nhân dân huyện Đ cấp ngày 26/6/1999 đứng tên ông
(nay l thửa 505, Tờ bản đồ địa chính số 23), tại xóm B, xã T, huyện Đ, tỉnh Thái
Nguyên. Thỏa thuận chuyển nhượng với giá 120.000.000 đồng, bên nhận chuyển
nhượng có trách nhiệm làm các thủ tục chuyển quyền sử dụng đất tại cơ quan Nhà
nước có thẩm quyền. Vợ chồng ông H, bà T đã thanh toán cho vợ chồng ông được
60.000.000đ và hẹn khi nào sang tên sẽ trả số tiền 60.000.000đ còn lại, thời hạn trả
tiền cuối cùng là ngày 15/4/2015. Tuy nhiên, ông H, bà T đã không trả số tiền
còn lại và làm 01 nhà tạm trên diện tích đất trên. Đến năm 2012, ông H, bà T bị
ông Phùng Văn H1, bà Ngô Thị H2 khởi kiện về việc Tranh chấp quyền sử dụng
đất trong đó có diện tích đất vợ chồng ông đã chuyển nhượng cho ông H, bà T nêu
trên. Tại vụ án này ông tham gia với tư cách là người có quyền lợi, nghĩa vụ liên
quan nhưng ông xác định không liên quan gì đến vụ án của ông H1, bà H2 và vợ
chồng ông H, bà T nên không có yêu cầu gì. Tòa án nhân dân huyện Đ và Toà án
nhân dân tỉnh Thái Nguyên đã xác định việc chuyển nhượng quyền sử dụng đất
thửa 505, Tờ bản đồ số 23, diện tích 90 m2 giữa vợ chồng ông H, bà T và vợ chồng
ông H1, bà H2 là vô hiệu và buộ c ông H1, bà H2 trả cho ông H, bà T giấy chứng
nhận quyền sử dụng đất của thửa đất này. Năm 2015, Chi cục Thi hành án dân sự
huyện Đ kê biên thửa đất 505 để thi hành nghĩa vụ của ông H, bà T. Nay vợ chồng
ông, bà cho rằng việc kê biên trên của Chi cục thi hành án huyện Đ là không đúng
quy định. Do vậy ông, bà khởi kiện đề nghị Tòa án tuyên bố hợp đồng chuyển
nhượng quyền sử dụng đất giữa vợ chồng ông và vợ chồng ông H, bà T vào ngày
05/3/2008 là vô hiệu. Buộc ông H, bà T trả lại diện tích đất trên và giấy chứng
nhận quyền sử dụng đất cho vợ chồng ông, ông sẽ có trách nhiệm trả lại cho ông H,
bà T số tiền 60.000.000đ. Về tài sản là nhà tạm trên đất ông đề nghị ông H, bà T
tháo dỡ để trả lại đất cho vợ chồng ông.
Bị đơn là ông Trịnh Văn H, bà Lê Thị T trình bày:
Ông, bà nhất trí với lời trình bày của ông Q, bà L về việc chuyển nhượng quyền
sử dụng đất nêu trên. Quá trình giải quyết vụ án, vợ chồng ông không đồng ý yêu
cầu tuyên hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất giữa vợ chồng ông với vợ
chồng ông Q l vô hiệu và đề nghị Toà án giải quyết theo quy định của pháp luật.
Tuy nhiên, tại phiên tòa sơ thẩm, vợ chồng ông đã chấp nhận yêu cầu khởi kiện của

56
nguyên đơn. Vợ chồng ông không có yêu cầu phản tố, về tài sản trên đất là nhà tạm
trường hợp phải trả đất cho ông Q, bà L vợ chồng ông cũng nhất trí tháo dỡ.
Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trình bày:
Chi cục Thi hành án dân sự huyện Đ đã thụ lý giải quyết hồ sơ thi hành án đối với
Bản án dân sự phúc thẩm số 31/2013/DS-PT ngày 28/6/2013 của Tòa án nhân dân
tỉnh Thái Nguyên, người yêu cầu thi hành án là bà Ngô Thị H2, người phải thi hành
án là ông Trịnh Văn H và bà Lê Thị T với số tiền 825.000.000đ và lãi suất chậm thi
hành án. Để thi hà nh bản án trên, Chi cục Thi hành án dân sự huyện Đ đã ra
Quyết định thi hành án số 211 ngày 03/01/2014 theo đơn yêu cầu của ông H1, bà
H2, theo đó đã tạm giữ Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất số: P491042 do Uỷ
ban nhân dân huyện Đ cấp ngày 26/6/1999 mang tên Trịnh Văn Q và 01 hợp đồng
chuyển nhượng quyền sử dụng đất đối với thửa đất trên. Cơ quan thi hành án đã
thông báo cho ông H, bà T thi hành nghĩa vụ thi hành án. Tuy nhiên, hết thời gian
thông báo theo luật định nhưng ông H, bà T không thi hà nh nghĩa vụ trả nợ nên
Chi cục Thi hành án dân sự huyện Đ tiến hành kê biên quyền sử dụng đất số thửa
505, Tờ bản đồ 23, diện tích 90 m 2 có trong Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
số P491042 mang tên ông Trịnh Văn Q để thi hành đối với nghĩa vụ trả nợ của
ông H, bà T. Ngày 29/12/2015, Chi cục Thi hành án dân sự huyện Đ nhận được
Thông báo thụ lý vụ án số 38/2015/TLST- DS ng y 29/12/2015 về việc ông Q, bà
L khởi kiện ông H, bà T trong đó có nội dung đề nghị hủy hợp đồng chuyển
nhượng quyền sử dụng thửa đất Chi cục Thi hành án dân sự huyện Đ đã kê biên.
Ng y 15/01/2016, Chi cục Thi hành án xác minh Tòa án nhân dân huyện Đ và được
Tòa án cung cấp việc ông Trịnh Văn Q, bà Trần Thị L có đơn khởi kiện đề nghị
Tòa án tuyên bố hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất lập ngày 05/3/2008
giữa ông Q, bà L với ông H, bà T l vô hiệu. Ngày 18/01/2016, Chi cục Thi hành án
dân sự huyện Đ ra quyết định hoãn thi hành án đối với ông Trịnh Văn H và bà Lê
Thi Tám. Chi cục thi hành án dân sự huyện Đ đề nghị Tòa án căn cứ quy định
pháp luật để giải quyết yêu cầu của ông Q, bà L đúng thời gian, đảm bảo trách
nhiệm và nghĩa vụ thi hành án của ông H, bà T tại Bản án số 31/2013/DS-PT
ngày 28/6/2013 của Tòa án nhân dân tỉnh Thái Nguyên, bảo vệ quyền và lợi ích
hợp pháp cho ông Hoàng, bà Hạt. Trong quá trình giải quyết vụ án, nếu các
đương sự có thỏa thuận để thanh toán tiền giữa ông Q, bà L với ông H, bà T thì Tòa

57
án kịp thời thông báo cho Chi cục Thi hành án dân sự huyện Đ được biết để Chi
cục Thi hà nh án có kế hoạch thu hồi số tiền mà ông H, bà T phải thực hiện nghĩa
vụ đối với ông H1, bà H2. Chi cục thi hành án dân sự huyện Đ không có yêu cầu
độc lập gì.
Tại Bản án dân sự sơ thẩm số 23/2016/DSST ngày 15/8/2016, Tòa án nhân dân
huyện Đ đã quyết định:
Tuyên bố: Hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất giữa ông Trịnh Văn Q, bà
Trần Thị L với ông Trịnh Văn H và bà Lê Thị T lập ngày 05/3/2008 vô hiệu.
Buộc ông Trịnh Văn H và bà Lê Thị T phải có trách nhiệm trả cho ông Q, bà L 90m2
đất thổ cư thuộc thửa đất số 5, Tờ bản đồ QH nay là thửa 505, Tờ bản đồ 23 và 01
giấy chứng nhận quyền sử dụng đất số P491042 do Uỷ ban nhân dân huyện Đ cấp
ngày 26/6/1999 mang tên ông Trịnh Văn Q đồng thời phải tháo dỡ tài sản trên đất là
01 nhà tạm có diện tích 90m2 để trả lại mặt bằng cho ông Q,bà L.
Ông Trịnh Văn Q và bà Trần Thị L có trách nhiệm thanh toán trả cho vợ chồng ông
Trịnh Văn H và bà Lê Thị T số tiền l : 60.000.000đ.
Ngoài ra, Tòa án còn quyết định về án phí về quyền kháng cáo của các đương sự.
Sau khi xét xử sơ thẩm, Chi cục Thi hành án dân sự huyện Đ kháng cáo toàn bộ bản
án sơ thẩm.
Tại Quyết định kháng nghị số 03/QĐKN/VKS-DS ngày 30/8/2016, Viện kiểm sát
nhân nhân huyện Đ đã kháng nghị bản án sơ thẩm nêu trên.
Tại Bản án dân sự phúc thẩm số 59/2016/DS-PT ngày 30/12/2016, Tòa án nhân dân
tỉnh Thái Nguyên quyết định:
Hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất giữa ông Trịnh Văn Q, bà Trần Thị L
với ông Trịnh Văn H và bà Lê Thị T lập ngày 05/3/2008 vô hiệu.
Buộc ông Trịnh Văn H và bà Lê Thị T phải có trách nhiệm trả ông Trịnh Văn Q,
bà Trần Thị L 90m2 đất thổ cư thuộc thửa đất số 5, Tờ bản đồ QH (nay l thửa 505,
Tờ bản đồ 23) và 01 giấy chứng nhận quyền sử dụng đất số P491042 do Uỷ ban
nhân dân huyện Đ cấp ngày 26/6/1999 mang tên ông Trịnh Văn Q. Đồng thời phải
tháo dỡ toàn bộ tài sản trên đất là 01 nhà tạm có diện tích 90m2 để trả lại mặt
bằng cho ông Q, bà L.
Ông Trịnh Văn Q và Bà Trần Thị L có trách nhiệm thanh toán trả cho vợ chồng ông
Trịnh Văn H và bà Lê Thị T, số tiền là : 60.000.000đ.

58
Ngoài ra, Tòa án còn quyết định về án phí và nghĩa vụ chậm thi hành án.
Sau khi xét xử phúc thẩm, bà Ngô Thị Hạt có đơn đề nghị xem xét bản án phúc thẩm
nêu trên theo thủ tục giám đốc thẩm.
Chi cục Thi hành án dân sự huyện Đ có Công văn số 177/CV-CCTHA ngày
29/03/2017 đề nghị Chánh án Toà án nhân dân cấp cao tại Hà Nội xem xét lại bản
án phúc thẩm trên theo trình tự giám đốc thẩm.
Tại Quyết định số 60/2017/KN-DS ngày 30/10/2017, Chánh án Tòa án nhân dân cấp
cao tại HN kháng nghị Bản án dân sự phúc thẩm số 59/2016/DSPT ngày 30/12/2016
của Tòa án nhân dân tỉnh Thái Nguyên; đề nghị Ủy ban thẩm phán Tòa án nhân dân
cấp cao tại HN xét xử giám đốc thẩm hủy Bản án dân sự phúc thẩm nêu trên và Bản
án dân sự sơ thẩm số 23/2016/DS-ST ngày 15/8/2016 của Tòa án nhân dân huyện Đ,
tỉnh Thái Nguyên; giao hồ sơ vụ án cho Tòa án nhân dân huyện Đ, tỉnh Thái Nguyên
để xét xử sơ thẩm theo quy định của pháp luật.
Tại phiên tòa giám đốc thẩm, đại diện Viện kiểm sát nhân dân cấp cao tại HN đề
nghị Ủy ban Thẩm phán Tòa án nhân dân cấp cao tại HN chấp nhận kháng nghị của
Chánh án Tòa án nhân dân cấp cao tại Hà Nội.
NHẬN ĐỊNH CỦA TÒA ÁN:
[1] Ngày 05/3/2008, vợ chồng ông Trịnh Văn Q, bà Trần Thị L ký hợp đồng
chuyển nhượng cho vợ chồng ông Trịnh Văn H, bà Lê Thị T quyền sử dụng 90m2 đất
tại thửa số 5, Tờ bản đồ QH (nay là thửa 505, Tờ bản đồ số 23) địa chỉ tại xóm Bãi
Cải, xã Tiên Hội, huyện Đ, tỉnh Thái Nguyên với giá 120.000.000 đồng (đất được
cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đứng tên ông Q năm 1999), hợp đồng có xác
nhận của Ủy ban nhân dân xã Tiên Hội; vợ chồng ông H, bà T đã trả được
60.000.000 đồng và giữ giấy chứng nhận quyền sử dụng thửa đất nêu trên, hai bên
thỏa thuận khi nào làm xong thủ tục thì trả số tiền còn lại. Sau khi nhận chuyển
nhượng đất, vợ chồng ông H, bà T đã xây dựng nhà ở trên thửa đất nhận chuyển
nhượng. Ngày 27/9/2008, vợ chồng ông H, bà T lập văn bản thỏa thuận chuyển
nhượng 02 thửa đất cho vợ chồng bà Ngô Thị H2, ông Phùng Văn H (trong đó có
thửa đất số 505, Tờ bản đồ số 23 đứng tên ông Q nêu trên) với giá 400.000.000 đồng.
Tuy nhiên, việc chuyển nhượng quyền sử dụng đất giữa vợ chồng ông H, bà T với vợ
chồng ông H1, bà H2 không thực hiện được do vợ chồng ông H, bà T không hợp tác.
Do đó, ông H1, bà H2 khởi kiện yêu cầu Tòa án buộc vợ chồng ông H, bà T thực

59
hiện việc chuyển nhượng 02 thửa đất nêu trên. Tại Bản án dân sự phúc thẩm số
31/2013/DS-PT ngày 28/6/2013, Tòa án nhân dân tỉnh Thái Nguyên quyết định: Giao
dịch chuyển nhượng quyền sử dụng đất thể hiện trong “Giấy thỏa thuận việc chuyển
nhượng quyền sử dụng đất” lập ngày 27/9/2008 về “Hợp đồng chuyển nhượng quyền
sử dụng đất” (hợp đồng không ghi ngày, tháng về lô đất số 36, Tờ bản đồ quy hoạch,
diện tích 115m2) giữa vợ chồng ông H, bà T với vợ chồng ông H1, bà H2 l vô hiệu.
Buộc vợ chồng ông H, bà T có trách nhiệm thanh toán trả cho vợ chồng ông H1, bà
H2 số tiền 825.000.000 đồng. Ông H1, bà H2 phải có trách nhiệm trả cho ông H, bà
T 01 Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất số AL 811005, cấp ngày 11/3/2008 mang
tên ông H, bà T; 01 Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất số P491042, cấp ngày
26/6/1999 mang tên ông Q; 01 hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất giữa vợ
chồng ông Q, bà L và vợ chồng ông H, bà T (hợp đồng theo mẫu quy định có xác
nhận của Ủy ban nhân dân xã Tiên Hội, huyện Đ là bản gốc). Sau khi Bản án dân sự
phúc thẩm số 31/2013/DS-PT ngày 28/6/2013 có hiệu lực, vợ chồng ông H1, bà H2
có đơn yêu cầu thi hành án nhưng do vợ chồng ông H, bà T không tự nguyện thi
hành và không còn tài sản nào khác (trừ thửa đất số 505, Tờ bản đồ số 23 nêu trên)
nên Chi cục Thi hành án dân sự huyện Đ, tỉnh Thái Nguyên đã kê biên thửa đất số
505, Tờ bản đồ số 23 để đảm bảo việc thi hành án.
Sau khi cơ quan thi hành án kê biên thửa đất trên, ngày 08/12/2015 vợ chồng ông Q,
bà L khởi kiện đề nghị Tòa án tuyên bố hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất
lập ngày 05/3/2008 giữa ông Q, bà L với ông H, bà T là vô hiệu. To án cấp sơ thẩm
vàTòa án cấp phúc thẩm đã chấp nhận yêu cầu khởi kiện của ông Q, bà L, xác định
hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất ngày 05/3/2008 vô hiệu, buộc ông H, bà
T tháo dỡ nhà trả lại đất cho ông Q, bà L, đồng thời buộc vợ chồng ông Q, bà L trả
lại số tiền 60.000.000 đồng cho vợ chồng ông H, bà T.
[2] Như vậy, trước khi vợ chồng ông Q, bà L khởi kiện yêu cầu vợ chồng ông H, bà
T trả lại thửa đất số 505, Tờ bản đồ số 23 thì thửa đất này đã được Chi cục Thi hành
án dân sự huyện Đ, tỉnh Thái Nguyên kê biên để đảm bảo việc thi hành nghĩa vụ trả
tiền cho vợ chồng ông H1, bà H2. Theo quy định tại Khoản 1 Điều 6 Thông tư liên
tịch số 14/2010/TTLT-BTP-TANDTC-VKSNDTC ngày 26/7/2010 của Bộ Tư pháp,
Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao hướng dẫn một số vấn đề
về thủ tục thi hành án dân sự và phối hợp liên ngành trong thi hành án dân sự

60
“Kể từ thời điểm có bản án, quyết định sơ thẩm mà người phải thi hành án bán,
chuyển đổi, chuyển nhượng, tặng cho, thế chấp, bảo lãnh, cầm cố tài sản của mình
cho người khác, không thừa nhận tài sản là của mình mà không sử dụng khoản
tiền thu được để thi hành án thì tài sản đó vẫn bị kê biên để thi hành án, trừ
trường hợp pháp luật có quy định khác”. Do đó, tại thời điểm xảy ra tranh chấp
giữa vợ chồng ông Q, bà L với vợ chồng ông H, bà T thì vợ chồng ông H1, bà H2
có quyền, lợi ích liên quan trực tiếp đến thửa đất số 505, Tờ bản đồ số 23. Chi cục
Thi hành án dân sự huyện Đ đã có văn bản đề nghị đưa vợ chồng ông H1, bà H2
vào tham gia tố tụng với tư cách là người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan nhưng
Tòa án không đưa vợ chồng ông H1, bà H2 vào tham gia tố tụng là vi phạm
nghiêm trọng pháp luật tố tụng, ảnh hưởng đến quyền, lợi ích hợp pháp của vợ
chồng ông H1, bà H2.
[3] Đối với tranh chấp hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất giữa vợ chồng
ông Q, bà L với vợ chồng ông H, bà T: Thấy rằng, thửa đất tranh chấp được cấp giấy
chứng nhận quyền sử dụng đất đứng tên ông Q năm 1999; việc chuyển nhượng giữa
hai bên được lập thành văn bản có xác nhận của Ủy ban nhân dân xã Tiên Hội; ông
H, bà T đã thanh toán ½ tiền chuyển nhượng và giữ giấy chứng nhận quyền sử dụng
đất; sau khi ký hợp đồng, bên nhận chuyển nhượng đã sử dụng, xây nhà ở ổn định.
Do đó, theo quy định tại Nghị quyết 02/2004/NQ-HĐTP ngày 10/8/2004 của
Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao và Bộ luật dân sự năm 2005, Tòa án
cấp sơ thẩm và Tòa án cấp phúc thẩm xác định hợp đồng chuyển nhượng quyền sử
dụng đất ngày 05/3/2008 vô hiệu là chưa đủ căn cứ vững chắc. Hơn nữa, do Tòa án
không đưa vợ chồng ông H1, bà H2 vào tham gia tố tụng nên khi tuyên bố hợp đồng
vô hiệu Tòa án không giải quyết đồng thời hậu quả hợp đồng vô hiệu là ảnh hưởng
đến quyền, lợi ích hợp pháp của ông H1, bà H2.
Vì các lẽ trên,
QUYẾT ĐỊNH:
Căn cứ vào điểm a, khoản 1 Điều 337; khoản 3 Điều 343; Điều 345 Bộ luật tố tụng
dân sự 2015.
Hủy toàn bộ Bản án dân sự phúc thẩm số 59/2016/DSPT ngày 30/12/2016 của Tòa án
nhân dân tỉnh Thái Nguyên và hủy toàn bộ Bản án dân sự sơ thẩm số 23/2016/DSST
ngày 15/8/2016 của Tòa án nhân dân huyện Đ, tỉnh Thái Nguyên về vụ án “Tranh

61
chấp hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất” giữa nguyên đơn là ông Trịnh Văn
Q, bà Trần Thị L với bị đơn là ông Trịnh Văn H, bà Lê Thị T; người có quyền lợi,
nghĩa vụ liên quan là Chi cục Thi hành án dân sự huyện Đ.
Giao hồ sơ vụ án cho Tòa án nhân dân huyện Đ, tỉnh Thái Nguyên xét xử lại theo thủ
tục sơ thẩm.

62
5. Bản án số 05
TÒA ÁN NHÂN DÂN CẤP CAO TẠI HÀ NỘI

Quyết định giám đốc thẩm


Số: 25/2017/KDTM-GĐT
Ngày 11/9/2017
V/v “tranh chấp HĐTD”
NHÂN DANH
NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
ỦY BAN THẨM PHÁN
TÒA ÁN NHÂN DÂN CẤP CAO TẠI HÀ NỘI
Thành phần Ủy ban Thẩm phán Tòa án nhân dân cấp cao tại Hà Nội gồm có:
- Chủ tọa phiên tòa: Ông Ngô Anh Dũng - Thẩm phán cao cấp;
- Các thành viên: Ông Vũ Mạnh Hùng - Thẩm phán cao cấp;
Ông Nguyễn Vinh Quang - Thẩm phán cao cấp.
Thư ký phiên tòa: Bà Nguyễn Thị Hương, Thư ký Tòa án nhân dân cấp cao tại Hà
Nội.
Đại diện Viện kiểm sát nhân dân cấp cao tại Hà Nội tham gia phiên tòa: Ông
Phạm Văn Hòa, Kiểm sát viên cao cấp.
Ngày 11 tháng 9 năm 2017, tại trụ sở Tòa án nhân dân cấp cao tại Hà Nội mở phiên
tòa giám đốc thẩm xét xử vụ án kinh doanh thương mại “Tranh chấp Hợp đồng tín
dụng” giữa các đương sự:
Nguyên đơn: Ngân hàng A
Trụ sở: 108 phố T, quận H, thành phố Hà Nội
Bị đơn: - Ông Đại Văn T1, sinh năm 1948
- Bà Nguyễn Thị P, sinh năm 1953
Cùng trú quán: Khu 3 thôn Đ, thị trấn Y, tỉnh Vĩnh Phúc.
NỘI DUNG VỤ ÁN:
Theo những tài liệu tại hồ sơ, vụ án có nội dung như sau:
Ngân hàng A - Chi nhánh B (sau đây gọi tắt là ngân hàng) cho vợ chồng ông Đại Văn
T1, bà Nguyễn Thị P vay vốn theo Hợp đồng tín dụng số
13500075/1913/HĐTDHM/NHCT 262 ngày 25/12/2013 và Hợp đồng tín dụng số
15.19.0007/2015/HĐTDHM/NHCT 262 ngày 13/3/2015 với số tiền đã giải ngân là

63
5.000.000.000 đồng.
Tài sản đảm bảo cho khoản vay là quyền sử dụng đất và tài sản trên đất của gia
đình ông T, bà P theo Hợp đồng thế chấp tài sản số 2 là 11.26.0097A/HĐTC
ngày 27/7/2011 và văn bản bổ sung Hợp đồng thế chấp tài sản số 02/VBSĐBS/2015
ngày 27/02/2015 gồm:
+ Tài sản 01: Quyền sử dụng 90m2 đất ở, thửa đất 31 tờ bản đồ 05 theo Giấy chứng
nhận quyền sử dụng đất số DD924978 do Ủy ban nhân dân huyện H cấp ngày
22/6/2004 đứng tên chủ hộ Đại Văn T1 và tài sản gắn liền với đất là 01 nhà xây 3,5
tầng tường gạch, sàn bê tông cốt thép, diện tích xây dựng 300m2 và các công trình
phụ trợ.
+ Tài sản 02: Quyền sử dụng 99m2 đất (50m2 đất ở, 49m2 đất vườn) thửa đất số 511.2
tờ bản đồ 03 theo Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất số BB171892 do Ủy ban nhân
dân huyện H, tỉnh Vĩnh Phúc cấp ngày 25/11/2010 đứng tên vợ ông Đại Văn T1 và
tài sản gắn liền với đất là 01 nhà cấp 4 tường gạch, mái tôn diện tích 50m2 và các
công trình phụ trợ.
+ Tài sản 03: Quyền sử dụng 282m2 đất (200m2 đất ở, 82m2 đất vườn) thửa đất 597
tờ bản đồ số 4 theo Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất số A488501 do Ủy ban nhân
dân huyện H, tỉnh Vĩnh Phúc cấp ngày 20/01/1991 đứng tên ông Đại Văn T1 và tài
sản gắn liền với đất là 01 nhà cấp 4 diện tích 80m2 và toàn bộ công trình phụ trợ.
Do ông Đại Văn T1, bà Nguyễn Thị P vi phạm nghĩa vụ thanh toán, ngân hàng khởi
kiện đòi nợ.
Tại quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự số
02/2016/QĐST/KDTM ngày 15/01/2016 của Tòa án nhân dân huyện H, tỉnh Vĩnh
Phúc đã công nhận sự thỏa thuận của các đương sự như sau:
Tính đến hết ngày 06/01/2016 vợ chồng ông T, bà P còn nợ Ngân hàng tổng số tiền
gốc và lãi là 5.456.254.167 đồng. Trong đó nợ gốc là 05 tỷ đồng, lãi trong hạn là
352.663.333 đồng và nợ lãi quá hạn là 103.590.834 đồng. Ngân hàng đồng ý cho ông
T, bà P trả dần tiền nợ gốc trong hạn 03 năm:
Năm 2016 trả 01 tỷ đồng nợ gốc (chia 4 đợt, mỗi đợt 250 triệu đồng vào các ngày
30/3; 30/6; 30/9 và ngày 30/12/2016.
Năm 2017 trả 02 tỷ đồng nợ gốc (chia 4 đợt, mỗi đợt 500 triệu đồng vào các ngày
30/3; 30/6; 30/9 và 30/12/2017).
Năm 2018 trả 02 tỷ đồng nợ gốc và tiền lãi (chia 4 đợt, mỗi đợt 500 triệu đồng vào

64
các ngày 30/3; 30/6; 30/9 và 30/12/2018.
Sau khi ông T, bà P trả xong toàn bộ nợ gốc thì Ngân hàng mới thu tiền nợ lãi. Ngân
hàng chỉ xét miễn giảm lãi khi đã trả hết nợ gốc cho ngân hàng.
Nếu ông T, bà P không trả được nợ một trong các kỳ hạn nêu trên thì Ngân hàng có
quyền yêu cầu Cơ quan thi hành án dân sự phát mại tài sản 3 bảo đảm để đảm bảo
việc thu hồi nợ theo Hợp đồng thế chấp và văn bản sửa đổi bổ sung Hợp đồng thế
chấp. Nếu số tiền bán tài sản bảo đảm không đủ để thu hồi nợ thì ông T, bà P vẫn
phải trả số tiền nợ gốc và nợ lãi theo Hợp đồng tín dụng cho đến khi trả hết toàn bộ
nợ cho ngân hàng.
Ngoài ra, quyết định còn quyết định về án phí kinh doanh thương mại sơ thẩm.
Ngày 01/11/2016, anh Đại Văn T2, Đại Văn T3, Đại Văn H2 (Đại Tuấn H2) - là con
ông T, bà P có đơn đề nghị giám đốc thẩm. Ngày 28/12/2016, Viện kiểm sát nhân
dân tỉnh Vĩnh Phúc có Công văn số 1613/BCDS-VKS đề nghị xem xét lại theo thủ
tục giám đốc thẩm đối với quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự
(nêu trên).
Tại Quyết định kháng nghị số 04/KNGĐT-VC1-KDTM ngày 18/4/2017, Viện trưởng
Viện kiểm sát nhân dân cấp cao tại Hà Nội đã kháng nghị đối với Quyết định công
nhận sự thỏa thuận của các đương sự số 02/2016/QĐST-KDTM ngày 15/01/2016 của
Tòa án nhân dân huyện H, tỉnh Vĩnh Phúc, đề nghị Ủy ban thẩm phán Tòa án nhân
dân cấp cao tại Hà Nội xét xử giám đốc thẩm hủy quyết định công nhận sự thỏa
thuận của các đương sự nêu trên, giao hồ sơ vụ án cho Tòa án nhân dân huyện H
giải quyết lại vụ án theo quy định của pháp luật.
Tại phiên tòa giám đốc thẩm, đại diện Viện kiểm sát nhân dân cấp cao tại Hà Nội vẫn
giữ nguyên nội dung kháng nghị.
NHẬN ĐỊNH CỦA TÒA ÁN
Căn cứ vào các tài liệu có trong hồ sơ vụ án thể hiện:
[1] Quyền sử dụng đất thửa số 31 tờ bản đồ 05 theo Giấy chứng nhận quyền sử
dụng đất số Đ924978 do Ủy ban nhân dân huyện H cấp ngày 22/6/2004 và tài sản
gắn liền với đất đứng tên chủ hộ Đại Văn T.
Quyền sử dụng thửa đất số 5112 tờ bản đồ 03 diện tích 99m2 theo Giấy chứng nhận
quyền sử dụng đất số BB 171892 do Ủy ban nhân dân huyện H cấp ngày 25/11/2010
và tài sản gắn liền với đất đứng tên hộ gia đình ông Đại Văn T1.
Theo bản sao công chứng sổ hộ khẩu 620 mang tên chủ hộ Đại Văn T, do các con

65
ông T cung cấp thể hiện: Thời điểm 03/3/2010 hộ ông T có 07 nhân khẩu ông Đại
Văn T1, bà Nguyễn Thị P; con trai Đại Văn T1, con dâu Phạm Thị H4, con trai Đại
Tuấn H2, con dâu Ngô Thị H5, con gái Đại Thị Thúy H1.
Tài liệu xác minh tại Công an thị trấn Yên Lạc thể hiện từ 2001 đến năm 2012 hộ gia
đình ông Đại Văn T1 gồm 09 nhân khẩu là ông Đại Văn T1, bà Nguyễn Thị P, anh
Đại Văn T2, anh Đại Văn T3, chị Đại Thị H1, anh Đại Văn H2, chị Đại Thị H3, chị
Phạm Thị H4 (con dâu) và Đại Thị Q (cháu).
Như vậy, tại thời điểm ông T, bà P đem thế chấp quyền sử dụng đất và tài sản trên
đất tại thửa đất số 31 và thửa số 511.2 nêu trên để bảo đảm cho khoản vay tại ngân
hàng vào năm 2011, khi đó hộ gia đình ông T, bà P còn có các con của ông bà.
[2] Ngoài ra, còn có một số tài liệu thể hiện anh Đại Văn T2, Đại Văn T3, Đại Tuấn
H2 có đóng góp tiền mua đất và mua nguyên vật liệu để làm nhà ở.
[3] Quá trình giải quyết vụ án, Tòa án cấp sơ thẩm không yêu cầu các đương sự
cung cấp sổ hộ khẩu bản chính hoặc bản sao có công chứng, chứng thực hợp lệ để
làm cơ sở xem xét tính hợp pháp của Hợp đồng thế chấp tài sản giữa các bên, mà
chấp nhận bản photocopy không có giá trị pháp lý làm căn cứ giải quyết vụ án là
thiếu sót, không đúng quy định của pháp luật.
[4] Mặt khác, Tòa án cấp sơ thẩm không đưa các con của ông T, bà P vào tham gia
tố tụng với tư cách là người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan, không làm rõ công sức
đóng góp của họ đối với số tài sản đem thế chấp tại ngân hàng là thu thập và đánh
giá chứng cứ chưa đầy đủ, vi phạm nghiêm trọng quy định tại khoản 2 Điều 56;
khoản 2 Điều 83; khoản 1 Điều 85; Điều 16 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2004 (được
sửa đổi bổ sung năm 2011) ảnh hưởng đến quyền và lợi ích của những người liên
quan.
Vì các lẽ trên, căn cứ điểm a, khoản 1 Điều 337; khoản 3 Điều 343; Điều 345 Bộ luật
tố tụng dân sự
QUYẾT ĐỊNH:
Hủy toàn bộ Quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự số
02/2016/QĐST-KDTM ngày 15/01/2016 của Tòa án nhân dân huyện H, tỉnh Vĩnh
Phúc về vụ án tranh chấp hợp đồng tín dụng giữa nguyên đơn: Ngân hàng A, bị đơn
là ông Đại Văn T1 và bà Nguyễn Thị P.
Giao hồ sơ vụ án về Tòa án nhân dân huyện H, tỉnh Vĩnh Phúc để giải quyết lại vụ án
theo đúng quy định của pháp luật.

66
CHƯƠNG 3: THẨM QUYỀN CỦA TÒA ÁN NHÂN DÂN
Mục tiêu bài học:
- Hiểu được ý nghĩa của việc xác định thẩm quyền của Tòa án nhân dân
- Trình bày và phân tích nguyên tắc xét xử ở 2 cấp sơ thẩm và phúc thẩm của Tòa án
nhân dân
- Hiểu và áp dụng được quy định về thẩm quyền xét xử của Tòa án trong giải quyết
vụ việc dân sự
- Trình bày được các trường hợp và thủ tục chuyển vụ việc dân sự cho Tòa án khác
- Hiểu được các trường hợp tranh chấp về thẩm quyền của Tòa án và trình bày được
cách thức giải quyết khi có tranh chấp về thẩm quyền của Tòa án.
3.1 Câu hỏi tự luận
1) Trình bày ý nghĩa của việc xác định thẩm quyền của Toà án nhân dân?
2) Trình bày và phân tích nguyên tắc xét xử ở 2 cấp sơ thẩm và phúc thẩm của Tòa
án nhân dân?
3) Trình bày thẩm quyền của Tòa án trong việc giải quyết các vụ việc dân sự?
4) Phân tích thẩm quyền của Tòa án trong việc giải quyết các vụ việc kinh doanh,
thương mại?
5) Trình bày và phân tích thẩm quyền của Tòa án trong việc giải quyết các vụ việc
lao động và hôn nhân, gia đình?
6) Trình bày thẩm quyền giải quyết vụ việc dân sự của Tòa án nhân dân cấp huyện
và Tòa án nhân dân cấp tỉnh?
7) Thẩm quyền của Tòa án theo lãnh thổ là gì? Tranh chấp đất đai thuộc thẩm quyền
của Tòa án nào?
8) Trình bày quy định về chuyển vụ việc dân sự cho Tòa án khác? Khi có tranh
chấp về thẩm quyền của Tòa án thì giải quyết như thế nào?
9) Trường hợp nào nguyên đơn được quyền chọn Tòa án để giải quyết vụ việc dân
sự của mình?
10) Hãy xác định thẩm quyền của Tòa án trong giải quyết vụ việc dân sự có yếu tố
nước ngoài?
3.2 Câu hỏi trắc nghiệm
Lưu ý: Chọn 1 đáp án chính xác nhất
11) Những vụ việc dân sự sau không thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án:

67
a) Tranh chấp về thừa kế
b) Yêu cầu thuận tình ly hôn
c) Chia tài sản sau khi ly hôn
d) Khai nhận di sản thừa kế
12) Tranh chấp về thừa kế tài sản gồm:
a) Yêu cầu Tòa án buộc người thừa kế thực hiện nghĩa vụ về tài sản do người chết
để lại
b) Yêu cầu chia di sản thừa kế xác nhận quyền thừa kế của mình hoặc bác bỏ quyền
thừa kế của người khác
c) Cả hai câu trên đều đúng
d) Cả hai câu trên đều sai
13) Những vụ việc nào sau đây không phải thuộc thẩm quyền giải quyết vụ việc
dân sự của Tòa án:
a) Tranh chấp về bồi thường thiệt hại do áp dụng biện pháp ngăn chặn hành chính
không đúng
b) Yêu cầu bồi thường thiệt hại được giải quyết trong vụ án hành chính
c) Tranh chấp đất đai theo quy định của pháp luật về đất đai
d) Một số tranh chấp liên quan đến hoạt động nghiệp vụ báo chí
14) Tranh chấp về kinh doanh, thương mại không phải là:
a) Các tranh chấp giữa công ty với các thành viên của công ty;
b) Các tranh chấp giữa công ty với người quản lý trong công ty trách nhiệm hữu hạn
hoặc thành viên hội đồng quản trị, giám đốc, tổng giám đốc trong công ty cổ phần
c) Các tranh chấp về quyền sở hữu trí tuệ
d) Tranh chấp giữa người chưa phải là thành viên công ty nhưng có giao dịch về
chuyển nhượng phần vốn góp với công ty, thành viên công ty
15) Khi Tòa án nhân dân cấp huyện có các Tòa chuyên trách, thì Tòa dân sự
Tòa án nhân dân cấp huyện có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm các
vụ việc sau:
a) Vụ việc về dân sự, kinh doanh, thương mại, lao động giữa các tổ chức, cá nhân
trong nước
b) Vụ việc về hôn nhân và gia đình
c) Cả hai câu trên đều đúng

68
d) Cả hai câu trên đều sai
16) Tòa án nhân dân cấp tỉnh có thẩm quyền:
a) Giải quyết các vụ việc dân sự theo thủ tục sơ thẩm, phúc thẩm trong phạm vi
thẩm quyền của mình
b) Giải quyết theo thủ tục giám đốc thẩm và tái thẩm các vụ việc dân sự đã được
giải quyết bằng bản án có hiệu lực của Tòa án nhân dân cấp huyện
c) Cả hai câu trên đều đúng
d) Cả hai câu trên đều sai
17) Tòa án nhân dân cấp tỉnh có thẩm quyền:
a) Tranh chấp chuyển giao công nghệ giữa cá nhân, tổ chức với nhau và đều có
mục đích lợi nhuận
b) Tranh chấp về bồi thường thiệt hại do áp dụng biện pháp ngăn chặn hành chính
không đúng theo quy định của pháp luật về cạnh tranh
c) Cả hai câu trên đều đúng
d) Cả hai câu trên đều sai
18) Đối với tranh chấp về bất động sản, thẩm quyền giải quyết vụ việc dân sự
thuộc về:
a) Tòa án nơi có bất động sản đó
b) Tòa án nơi bị đơn cư trú
c) Tòa án theo sự lựa chọn của nguyên đơn
d) Các câu trên đều đúng
19) Đối với yêu cầu không công nhận bản án, quyết định dân sự, hôn nhân và
gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động của Tòa án nước ngoài không có yêu
cầu thi hành tại Việt Nam, Tòa án có thẩm quyền giải quyết là:
a) Tòa án nơi người gửi đơn cư trú, làm việc, hoặc có trụ sở
b) Tòa án nơi bị đơn cư trú, làm việc, hoặc có trụ sở
c) Cả hai câu trên đều đúng
d) Cả hai câu trên đều sai
20) Đối với yêu cầu tuyên bố văn bản công chứng vô hiệu, Tòa án có thẩm
quyền giải quyết là:
a) Tòa án nơi phòng công chứng, văn phòng công chứng đã thực hiện công chứng có
trụ sở

69
b) Tòa án nơi bị đơn cư trú
c) Cả hai câu trên đều đúng
d) Cả hai câu trên đều sai
21) Việc xét tính hợp pháp của cuộc đình công thuộc về thẩm quyền của:
a) Tòa án nhân dân cấp huyện
b) Tòa án nhân dân cấp tỉnh
c) Cả hai câu trên đều đúng
d) Cả hai câu trên đều sai
22) Việc giải quyết tranh chấp phát sinh trong hoạt động kinh doanh, thương
mại giữa cá nhân, tổ chức có đăng ký kinh doanh với nhau và đều có mục đích
lợi nhuận thuộc về thẩm quyền của:
a) Tòa án nhân dân cấp huyện
b) Tòa án nhân dân cấp tỉnh
c) Cả hai câu trên đều đúng
d) Cả hai câu trên đều sai
23) Vụ án ly hôn có liên quan đến chia tài sản là bất động sản khi ly hôn thuộc
thẩm quyền giải quyết của:
a) Tòa án nơi có bất động sản đó
b) Tòa án nơi bị đơn cư trú
c) Cả hai câu trên đều đúng
d) Cả hai câu trên đều sai
24) Việc chuyển vụ việc dân sự cho Tòa án khác xảy ra khi:
a) Không có nhân sự để giải quyết
b) Các bên đã thỏa thuận chọn một Tòa án khác để giải quyết
c) Sau khi thụ lý vụ việc dân sự, Tòa án phát hiện thấy vụ việc không thuộc thẩm
quyền giải quyết của mình.
d) Các câu trên đều đúng
25) Tranh chấp về thẩm quyền giữa các Tòa án nhân dân cấp huyện thuộc các
tỉnh khác nhau thuộc về thẩm quyền giải quyết của:
a) Chánh án Tòa án nhân dân cấp tỉnh
b) Chánh án Tòa án nhân dân cấp cao
c) Chánh án Tòa án nhân dân tối cao

70
d) Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp cao
3.3 Câu hỏi nhận định đúng/sai và giải thích
26) Tòa án không có thẩm quyền giải quyết tranh chấp kinh doanh, thương mại nếu
các đương sự đã thỏa thuận chọn Trọng tài thương mại để giải quyết.
27) Việc nhập vụ án chỉ được thực hiện trong trường hợp có nhiều quan hệ pháp luật
cần giải quyết và nếu giải quyết riêng biệt thì không hợp lý.
28) Tranh chấp về thẩm quyền xảy ra khi các đương sự trong cùng một vụ việc gửi
đơn khởi kiện, đơn yêu cầu đến nhiều Tòa án có thẩm quyền khác nhau để giải quyết.
29) Việc chuyển vụ việc dân sự cho Tòa án khác chỉ xảy ra trước khi Tòa án thụ lý
vụ việc dân sự.
30) Tòa án nơi có trụ sở vủa doanh nghiệp có thẩm quyền giải quyết yêu cầu hủy bỏ
nghị quyết của đại hội đồng cổ đông.
31) Việc giải quyết thuận tình ly hôn thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án nơi cư
trú của con chưa thành niên.
32) Việc yêu cầu tuyên bố văn bản công chứng vô hiệu thuộc thẩm quyền giải quyết
của Tòa án nơi cư trú của công chứng viên đã xác nhận văn bản công chứng.
33) Tranh chấp về sở hữu trí tuệ thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án nhân dân
cấp tỉnh.
34) Tòa gia đình và người chưa thành niên Tòa án nhân dân cấp huyện có thẩm quyền
giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những vụ việc về hôn nhân và gia đình có yếu tố nước
ngoài tại khu vực biên giới.
35) Tranh chấp phát sinh giữa một bên là cá nhân không đăng ký kinh doanh với một
bên là tổ chức có đăng ký kinh doanh là tranh chấp kinh doanh, thương mại.
36) Tranh chấp về quyền tác giả giữa các cá nhân, tổ chức với nhau và đều có mục
đích lợi nhuận là tranh chấp kinh doanh, thương mại.
37) Ly hôn là việc dân sự và thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa gia đình và người
chưa thành niên.
3.4 Bài tập tình huống
38) Công ty TNHH XYZ có trụ sở tại quận Bình Tân, TP. HCM có hợp đồng cho
thuê đất tọa lạc tại quận Thủ Đức, TP. HCM với Công ty cổ phần ABC có trụ sở tại
Hà Lan và chi nhánh tại Quận 7, TP. HCM. Tranh chấp phát sinh, Công ty XYZ khởi
kiện Công ty ABC ra tòa. Tòa án có thẩm quyền giải quyết tranh chấp trong trường

71
hợp này là Tòa án nào?
39) Chị A và anh B kết hôn năm 2015 cùng cư trú tại quận 10, Thành phố Hồ Chí
Minh. Đến đầu năm 2017, hai bên nảy sinh mâu thuẫn nên anh B dọn ra ở riêng tại
quận Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí Minh. Sau vài tháng, chị A nộp đơn ra Toà xin ly
hôn. Xác định Tòa án có thẩm quyền giải quyết?
3.5 Bình luận bản án
GỢI Ý NGHIÊN CỨU:
1. Đọc các nội dung tại Chương 3 Giáo trình Luật tố tụng dân sự.
2. Tóm tắt nội dung bản án.
3. Hãy cho biết quan điểm của các anh/chị về việc xác định thẩm quyền giải quyết
của Toà án trong các bản án?

72
1. Bản án số 01
TÒA ÁN NHÂN DÂN CẤP CAO TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Quyết định giám đốc thẩm Số: 175/2017/DS-GĐT Ngày: 18-9-2017


V/v Tranh chấp quyền sử dụng đất.

NHÂN DANH
NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

ỦY BAN THẨM PHÁN


TÒA ÁN NHÂN DÂN CẤP CAO TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Thành phần Ủy ban Thẩm phán gồm có:


Thẩm phán chủ tọa phiên tòa: Ông Huỳnh Sáng Và các thẩm phán: Ông Lê Thành Văn
Ông Nguyễn Hữu Ba.
Thư ký phiên tòa: Ông Nguyễn Minh Hùng - Thẩm tra viên Tòa án.
Đại diện Viện Kiểm sát nhân dân cấp cao tại Thành phố Hồ Chí Minh tham gia phiên tòa:
Ông Nguyễn Gia Viễn – Kiểm sát viên
Ngày 18 tháng 9 năm 2017, tại trụ sở Tòa án nhân dân cấp cao tại Thành phố Hồ Chí
Minh mở phiên tòa giám đốc thẩm xét xử vụ án dân sự về việc “Tranh chấp quyền sử
dụng đất”, giữa các đương sự là:
Nguyên đơn: Ông L, sinh năm 1942.
Địa chỉ cư trú: ấp 7, xã V, huyện L, tỉnh Hậu Giang.
Bị đơn: Bà T, sinh năm 1966.
Địa chỉ cư trú: ấp 8, xã V, huyện L, tỉnh Hậu Giang.
Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan:
Ông D
Địa chỉ cư trú: ấp 8, xã V, huyện L, tỉnh Hậu Giang..
Bà P, Ông T2, Ông N, Bà J, Ông N cùng ủy quyền cho nguyên đơn ông L. Địa chỉ cư trú:
ấp 7, xã V, huyện L, tỉnh Hậu Giang.
Anh Th, Ông Q cùng ủy quyền bị đơn Bà T.

73
Địa chỉ: ấp T, xã V, huyện G, tỉnh Kiên Giang.
NỘI DUNG VỤ ÁN:
Nguyên đơn ông L đồng thời đại diện theo ủy quyền của người có quyền lợi, nghĩa vụ
liên quan bà P, ông T2, ông N, bà J, ông N cùng trình bày:
Năm 1977 chính quyền ấp 8, xã V, huyện L, tỉnh Hậu Giang có quản lý đất ruộng
của bà C vợ lớn của ông DK. Sau đó, bà C về Hỏa Lựu cư trú, chính quyền lấy lại
phần đất của bà C cấp cho ông BH tại thửa 384, diện tích 6.789m2 đất tọa tạc tại ấp
7, xã V, huyện L, tỉnh Hậu Giang. Ông L có phần đất ruộng tại ấp 8, xã V, huyện L,
tỉnh Hậu Giang diện tích khoảng 6.789m2 nhưng phần đất của ông L có thổ cư, ông
BH là người ấp 8 không có thổ cư để ở nên chính quyền thỏa thuận với ông L đổi đất
với ông BH. Khi đổi đất xong ông L canh tác phần đất đến năm 1981 đất được đưa
vào tập đoàn. Năm 1991 có lệnh trả về đất gốc, bà C không nhận đất mà yêu cầu ông
L trả thành quả lao động cho bà C. Ông L trả thành quả cho con bà C là bà TP và con
rễ ông DS, có chính quyền xác nhận.
Năm 1997 bà TH (vợ kế ông DK) và con là bà T ngang nhiên chiếm phần đất của
ông. Ông khiếu nại đến chính quyền giải quyết nhưng không thành. Năm 2007 ông
khởi kiện bà TH đến Tòa án nhân dân huyện Long Mỹ yêu cầu bà TH trả phần đất,
trong quá trình giải quyết vụ án bà TH chết nên Tòa án không giải quyết được vụ án.
Sau đó, bà T thừa kế nhận phần đất của bà TH nên ông tiếp tục khởi kiện.
Yêu cầu bà T trả lại phần đất đã lấn chiếm, diện tích 3.789m2 tại thửa 384.
Bị đơn bà T đồng thời được người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan ông Th, ông Q
cùng ủy quyền trình bày:
Nguồn gốc đất tranh chấp là của ông S khai phá từ năm 1959. Ông S cho lại ông DK
là cha dượng của bà T 05 công đất ruộng (tầm 03m) canh tác. Ông DK có vợ lớn là
bà C, sau đó ông DK ly hôn với bà C, về sống chung với bà TH. Khi ông DK ly hôn
với bà C, ông K chia phần đất thành hai phần, một phần cho bà C là 2,5 công, một
phần cho bà TH là 2,5 công. Bà TH canh tác đến năm 1981 đất được đưa vào tập
đoàn. Năm 1987, Nhà nước có lệnh trả lại đất gốc cho chủ sở hữu nên bà TH nhận lại
phần đất canh tác. Khi bà TH chết phần đất giao lại cho bà T canh tác. Nay bà T yêu
cầu được tiếp tục ổn định phần đất canh tác và yêu cầu cấp giấy chứng nhận quyền
sử dụng đất.
Tại Bản án dân sự sơ thẩm số 108/2013/DS-ST ngày 17/6/2013 của Tòa án nhân dân

74
huyên Long Mỹ tuyên xử:
Chấp nhận yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn ông L đồng thời được người có quyền lợi,
nghĩa vụ liên quan bà P, ông T2, ông N, bà J, ông N cùng ủy quyền.
Buộc bị đơn bà T đồng thời được người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan ông Th, ông Q cùng
ủy quyền, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan D trả lại phần đất diện tích 3.557,8m2 tại
thửa 384 cho ông L (trong đó ngang giáp kinh thủy lợi là 17,60m; dài giáp ông Đinh Văn
Khánh là 211,00m; ngang giáp Dương Đức Hòa là 16,10m, có lược đồ giải thửa kèm theo).
Ngoài ra, Bản án còn tuyên về án phí dân sư sơ thẩm, chi phí thẩm định, đo đạc định giá tài
sản và quyền kháng cáo của các đương sự theo quy định của pháp luật.
Ngày 19/6/2013 bà T có đơn kháng cáo. Tại Bản án dân sự phúc thẩm 109/2014/DSPT ngày
28/5/2014 của Tòa án nhân dân tỉnh Hậu Giang.
Chấp nhận kháng cáo của bà T. Tuyên xử: Hủy án sơ thẩm Đình chỉ xét xử phúc thẩm.
Ngày 22/7/2014 ông L có đơn đề nghị xem xét theo trình tự thủ tục giám đốc thẩm bản án
phúc thẩm nêu trên.
Tại Quyết định số 03/2016/KNGĐT-VC3 ngày 22/12/2016, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân
dân cấp cao tại Thành phố Hồ Chí Minh đã kháng nghị bản án dân sự phúc thẩm số
109/2014/DSPT ngày 28/5/2014 của Tòa án nhân dân tỉnh Hậu Giang. Đề nghị Ủy ban thẩm
phán Tòa án nhân dân cấp cao tại Thành phố Hồ Chí Minh xét xử giám đốc thẩm hủy toàn
bộ bản án dân sự phúc thẩm nêu trên giao hồ sơ vụ án cho Tòa án nhân dân tỉnh Hậu Giang
giải quyết phúc thẩm lại theo quy định của pháp luật.
Tại phiên tòa hôm nay, đại diện Viện kiểm sát nhân dân cấp cao tại thành phố Hồ Chí Minh
đề nghị Ủy ban Thẩm phán Tòa án nhân dân cấp cao tại thành phố Hồ Chí Minh chấp nhận
kháng nghị của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp cao tại Thành phố Hồ Chí Minh.
NHẬN ĐỊNH CỦA TÒA ÁN:
Nguồn gốc đất tranh chấp: Năm 1977 chính quyền ấp 8, xã V có quản lý đất ruộng
của bà C (vợ lớn của ông DK), sau đó bà C về xã Hỏa Lựu cư trú, chính quyền lấy lại
phần đất của bà C cấp lại cho ông BH tại thửa 384, diện tích 6.789m2 đất tọa lạc tại
ấp 7, xã V. Ông L có phần đất ruộng tại ấp 8, xã V có diện tích khoảng 6.789m2
nhưng phần đất của ông L có thổ cư, ông BH là người ấp 8 không có thổ cư để ở nên
chính quyền thỏa thuận với ông L đổi đất của ông BH. Khi đổi đất xong ông L canh
tác đến năm 1981 đất được đưa vào tập đoàn. Năm 1991 có lệnh trả đất gốc, bà C
không nhận đất mà yêu cầu ông L trả thành quả lao động cho bà C. Ông L trả thành

75
quả cho con bà C là bà TP và con rể là DS, có chính quyền xác nhận.
Năm 1997 bà TH (là vợ kế ông DK) và con là bà T chiếm phần đất của ông. Ông
khiếu nại đến chính quyền địa phương giải quyết. Sau đó bà TH chết nên Tòa án
không giải quyết được, bà T thừa kế phần đất của bà TH nên ông L tiếp tục khởi
kiện.
Nguyên đơn ông L khởi kiện quyền sử dụng đất nêu trên, Tòa án nhân dân huyện L
M thụ lý giải quyết là thuộc thẩm quyền quy định tại Điều 25 Bộ luật Tố tụng dân sự
2004 sửa đổi bổ sung 2011 và khoản 1 Điều 136 Luật đất đai 2003 quy định “Tranh
chấp về quyền sử dụng đất mà đương sự có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc
có một trong các loại giấy tờ quy định tại khoản 1, 2 và 5 Điều 50 của Luật này và
tranh chấp về tài sản gắn liền với đất thì do Tòa án nhân dân giải quyết”. Theo Luật
đất đai năm 2013 quy định về thẩm quyền giải quyết của Tòa án trong trường hợp:
Tranh chấp đất đai mà đương sự có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; không có
giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc có một trong các loại giấy tờ quy định tại
Điều 100 của Luật này và tranh chấp về tài sản gắn liền với đất thì do Tòa án nhân
dân giải quyết” (khoản 1, 2 Điều 203 Luật đất đai 2013).
Tòa án nhân dân tỉnh Hậu Giang hủy bản án sơ thẩm và đình chỉ vụ án là không có
căn cứ, sai lầm nghiêm trọng trong việc áp dụng pháp luật.
Vì các lẽ trên;
QUYẾT ĐỊNH:
Căn cứ vào Điều 343 và Điều 345 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015.
Chấp nhận Kháng nghị số 03/2016/KNGĐT-VC3 ngày 22/12/2016 của Viện trưởng
Viện Kiểm sát nhân dân cấp cao tại Thành phố Hồ Chí Minh.
Hủy Bản án dân sự phúc thẩm số 109/2014/DSPT ngày 28/5/2014 của Tòa án nhân
dân tỉnh Hậu Giang về vụ án “Tranh chấp quyền sử dụng đất” giữa nguyên đơn ông
L với bị đơn bà T.
Chuyển hồ sơ vụ án cho Tòa án nhân dân tỉnh Hậu Giang xét xử phúc thẩm lại theo
đúng quy định của pháp luật.
Quyết định giám đốc thẩm này có hiệu lực pháp luật kể từ ngày Hội đồng giám đốc
thẩm ra quyết định.

76
2. Bản án số 02
TÒA ÁN NHÂN DÂN CẤP CAO TẠI HÀ NỘI

Quyết định giám đốc thẩm


Số: 105/2017/DS-GĐT
Ngày 23 tháng 10 năm 2017
V/v Tranh chấp hợp đồng dân sự

NHÂN DANH NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

ỦY BAN THẨM PHÁN


TÒA ÁN NHÂN DÂN CẤP CAO TẠI HÀ NỘI

Thành phần Ủy ban Thẩm phán Tòa án nhân dân cấp cao gồm có:
Chủ tọa phiên tòa: - Ông Ngô Tiến Hùng – Phó Chánh án, Thẩm phán cao cấp;
Các thành viên: - Ông Vũ Mạnh Hùng - Thẩm phán cao cấp;
- Ông Nguyễn Văn Sơn - Thẩm phán cao cấp.
Thư ký phiên tòa: Bà Nguyễn Thị Hương – Thẩm tra viên, Tòa án nhân dân cấp cao
tại Hà Nội.
Đại diện Viện kiểm sát nhân dân cấp cao tại Hà Nội tham gia phiên tòa: Bà Vũ Thị
Thúy – Kiểm sát viên cao cấp.
Ngày 23 tháng 10 năm 2017, tại trụ sở Tòa án nhân dân cấp cao tại Hà Nội mở phiên
tòa giám đốc thẩm xét xử vụ án dân sự “Tranh chấp hợp đồng dân sự” giữa các đương
sự:
Nguyên đơn: Ông Nguyễn Xuân Đ, sinh năm 1975 và bà Nguyễn Hồng M, sinh năm
1979; đều trú tại: Số 115 hẻm 1/62/23 phố B, phường K, quận T, thành phố Hà Nội.
Bị đơn: Công ty trách nhiệm hữu hạn A; trụ sở tại: Số 151/BT 05/97 phố B, phường
H, quận H, thành phố Hải Phòng; do ông Trần Trung K, Giám đốc công ty làm đại
diện theo pháp luật.
Người đại diện hợp pháp: ông Nguyễn Văn T; địa chỉ: Tòa nhà C, số 117 phố T,
quận C, thành phố Hà Nội (Văn bản ủy quyền số 0107/UQ-HT ngày 01/7/2014).
NỘI DUNG VỤ ÁN:

77
Theo đơn khởi kiện và các lời khai trong quá trình giải quyết vụ án nguyên đơn trình
bày: Giữa ông Nguyễn Xuân Đ, bà Nguyễn Hồng M và Công ty trách nhiệm hữu hạn
A do ông Trần Trung K làm giám đốc có ký với nhau Biên bản góp vốn xây dựng
nhà máy sản xuất xi măng trắng vào ngày 09/11/2008 với các nội dung: Công ty A
góp 70% tổng vốn xây dựng, ông Nguyễn Xuân Đ góp 30% tổng vốn xây dựng và
phân chia lợi nhuận theo tỷ lệ vốn góp.
Thực hiện biên bản thỏa thuận góp vốn đã ký, hai bên tiến hành xây dựng Nhà máy
sản xuất xi măng trắng tại thôn Q, thị trấn M, huyện T, thành phố Hải Phòng vào
cuối năm 2008. Ngày 20/8/2010 hai bên tiến hành lập bảng quyết toán tổng hợp chi
phí đầu tư xây dựng xưởng nghiền xi măng trắng kiêm giấy chứng nhận góp vốn đã
ghi nhận tổng số vốn đầu tư xây dựng là 13.778.261.583 đồng, trong đó phía Công ty
TNHH A góp 70%, ông Nguyễn Xuân Đ góp 30% tương ứng với số tiền
4.191.925.100 đồng. Toàn bộ số tiền này đã được ông Đ góp đủ.
Sau khi xưởng sản xuất xi măng trắng đi vào hoạt động, ông Đ có đề nghị Công ty A
ghi nhận phần vốn góp của mình để ông Đ trở thành thành viên của Công ty A và
phải được thể hiện trên giấy đăng ký kinh doanh của Công ty với tỷ lệ 30% giá trị
đầu tư xây dựng tương ứng số tiền đã bỏ ra đầu tư nhưng Công ty A không chấp
nhận. Do vậy ông Đ đề nghị ông Trần Trung K xin rút phần vốn góp 30% và đề nghị
Công ty A trả lãi từ thời điểm góp vốn đến khi được thanh toán theo lãi xuất ngân
hàng. Ngày 30/8/2010 Công ty A và ông Nguyễn Xuân Đ đã lập Biên bản thỏa thuận
góp vốn kiêm giấy chứng nhận góp vốn thay thế biên bản ngày 09/11/2008 với
những nội dung: ông Đ đã góp đủ vốn góp là 4.191.925.100đ; thời hạn góp vốn: 01
năm kể từ ngày 30/8/2010 đến ngày 30/8/2011; Công ty A phải trả số vốn góp
4.191.925.100đ cho ông Nguyễn Xuân Đ khi hết thời hạn góp vốn và phải trả tiền lãi
với lãi xuất là 1,5%/tháng tính từ ngày 30/8/2010 cho đến khi nhận được số tiền gốc
và lãi.
Khi hết thời hạn góp vốn theo thỏa thuận, ông Đ đề nghị Công ty A trả phần vốn góp
và tiền lãi phát sinh theo thỏa thuận nhưng Công ty A từ chối thanh toán và đưa ra lý
do nhà máy hoạt động kém hiệu quả hoặc khi nào bán được nhà máy sẽ trả tiền. Ông
Đ cho rằng lý do Công ty A đưa ra là trái với thỏa thuận tại Biên bản lập ngày
30/8/2010, vì vậy ông Đ và vợ là Nguyễn Hồng M khởi kiện yêu cầu Tòa án buộc
Công ty A phải trả các khoản tiền là: tiền góp vốn 4.191.925.100đ mà ông Đ đầu tư

78
xây dựng nhà máy sản xuất xi măng trắng cùng Công ty A, tiền lãi đối với khoản nợ
gốc theo như thỏa thuận giữa hai bên là 1,5%/tháng từ ngày 30/8/2010 đến ngày khởi
kiện là 2.263.000.000đ. Tổng cộng buộc Công Ty A phải trả cho ông Đ số tiền là
6.454.925.100đ. Riêng đối với khoản tiền lãi nguyên đơn đề nghị bị đơn phải trả cho
đến khi trả hết nợ gốc.
Đại diện bị đơn là Công ty A trình bày: Công ty thừa nhận việc góp vốn xây dựng nhà
máy xi măng năm 2008 của ông Đ với tỷ lệ 30%, tương ứng với số tiền
4.191.925.100đ, Công ty góp 70%. Tháng 4/2010 nhà máy đi vào hoạt động, thời gian
đầu việc làm ăn thuận lợi, sản phẩm làm ra tiêu thụ hết nên lợi nhuận Công ty A chia
cho ông Đ theo tỷ lệ vốn góp là 30%. Nhưng khi thấy nhà máy bắt đầu có dấu hiệu làm
ăn kém hiệu quả thì ông Đ có ý định rút vốn, ông Kiên không đồng ý và nói với ông Đ
khi nào bán được nhà máy thì sẽ hoàn trả tiền vốn góp cho ông Đ số tiền theo tỷ lệ góp
vốn ban đầu là 30%. Đối với khoản lãi mà nguyên đơn nêu Công ty A không chấp nhận
với lý do hai bên cùng nhau đầu tư sản xuất với mục đích lời ăn, lỗ chịu theo tỷ lệ vốn
góp của từng bên. Việc nguyên đơn căn cứ vào Biên bản thỏa thuận kiêm giấy chứng
nhận góp vốn lập ngày 30/8/2010 yêu cầu Công ty A phải thanh toán khoản tiền lãi phát
sinh là không có căn cứ, ông Kiên khẳng định không ký thỏa thuận gì với ông Đ và cho
rằng biên bản thỏa thuận ngày 30/8/2010 là giả mạo, đề nghị Tòa án giám định xác định
tính hợp pháp của của biên bản này.
Tại Bản án dân sự sơ thẩm số 01/2013/DSST ngày 16/9/2013 Tòa án nhân dân quận
H, thành phố Hải Phòng đã quyết định:
Buộc Công ty trách nhiệm hữu hạn A phải trả cho ông Nguyễn Xuân Đ tổng số tiền
là 5.861.359.270đ, trong đó nợ gốc là 4.191.925.100đ, tiền lãi tính đến ngày
16/9/2013 là 1.669.434.170đ. Đới với khoản tiền Công ty trách nhiệm hữu hạn A
phải trả cho ông Nguyễn Xuân Đ như nêu trên, Công ty trách nhiệm hữu hạn A phải
tiếp tục chịu khoản lãi kể từ ngày 16/9/2013 đối với khoản nợ gốc cho đến khi thánh
toán xong, theo mức lãi xuất bằng 150% của lãi xuất cơ bản do Ngân hàng nhà nước
công bố.
Ngoài ra án sơ thẩm còn tuyên án phí, quyền kháng cáo theo quy định của pháp luật.
Sau khi xét xử sơ thẩm, cả nguyên đơn và bị đơn đều có đơn kháng cáo đối với bản
án dân sự sơ thẩm nêu trên.
Tại phiên tòa phúc thẩm đại diện nguyên đơn xút toàn bộ nội dung kháng cáo. Bị đơn

79
giữ nguyên nội dung kháng cáo.
Tại Bản án dân sự phúc thẩm số 37/2014/DSPT ngày 25/7/2014 Tòa án nhân dân
thành phố Hải Phòng quyết định:
Chấp nhận yêu cầu kháng cáo của Công ty TNHH A: Không công nhận giá trị pháp lý
của Biên bản thỏa thuận kiêm giấy chứng nhận góp vốn ngày 30/8/2010 và Bảng quyết
toán tổng hợp chi phí đầu tư xây dựng xưởng nghiền xi măng trắng kiêm giấy chứng
nhận góp vốn tại thôn Q, thị trấn M, huyện T, thành phố Hải Phòng ngày 20/8/2010.
Không chấp nhận yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn ông Nguyễn Xuân Đ, bà
Nguyễn Hồng M về việc yêu cầu Công ty TNHH A phải thực hiện nghĩa vụ trả nợ
cho ông Nguyễn Xuân Đ và bà Nguyễn Hồng M tổng số tiền 5.629.086.463đ là số
tiền góp vốn và lãi theo Biên bản thỏa thuận góp vốn kiêm giấy chứng nhận góp vốn
ngày 30/8/2010.
Ngoài ra án phúc thẩm còn tuyên về án phí.
Sau khi xét xử phúc thẩm, ông Nguyễn Xuân Đ có đơn đề nghị xem xét bản án dân
sự phúc thẩm nêu trên theo trình tự giám đốc thẩm.
Tại Quyết định số 39/2017/KN-DS ngày 03/7/2017, Chánh án Tòa án nhân dân cấp cao
tại Hà Nội kháng nghị đối với Bản án dân sự phúc thẩm số 37/2014/DS-PT ngày
25/7/2014 của Tòa án nhân dân thành phố Hải Phòng và đề nghị Ủy ban Thẩm phán
Tòa án nhân dân cấp cao tại Hà Nội xét xử giám đốc thẩm đề nghị hủy toàn bộ bản
án dân sự phúc thẩm nêu trên và Bản án dân sự sơ thẩm số 01/2013/DS-ST ngày
16/9/2013 của Tòa án nhân dân quận H; giao hồ sơ vụ án cho Tòa án nhân dân quận
H, thành phố Hải Phòng xét xử lại theo thủ tục sơ thẩm.
Tại phiên toà giám đốc thẩm, đại diện Viện kiểm sát nhân dân cấp cao tại Hà Nội đề
nghị Ủy ban Thẩm phán Toà án nhân dân cấp cao tại Hà Nội chấp nhận kháng nghị
của Chánh án Tòa án nhân dân cấp cao tại Hà Nội.
NHẬN ĐỊNH CỦA TÒA ÁN:
Ngày 09/11/2008, ông Nguyễn Xuân Đ và Công ty trách nhiệm hữu hạn A (sau đây
gọi tắt là Công ty A) ký Biên bản góp vốn, theo đó Công ty A góp 70%, ông Đ góp
30% trên tổng số vốn xây dựng để xây dựng xưởng sản xuất xi măng trắng tại Hải
Phòng; việc chia lợi nhuận dựa trên vốn góp và được hạch toán 01 tháng/lần sau khi
đối chiếu số liệu sổ sách kế toán.
Quá trình thực hiện hợp đồng, theo trình bày của ông Đ thì ông đã góp vốn theo đúng

80
thỏa thuận với số tiền 4.191.925.100 đồng (theo các phiếu thu đề ngày 09/11/2008,
30/3/2009, 28/8/2009, 22/9/2009 và Bảng tổng hợp số tiền ông Đ đã chi mua vật tư
xây dựng xưởng nghiền xi măng có xác nhận của Công ty A) và đã được Công ty A
thừa nhận. Thực tế, xưởng sản xuất đã được xây dựng, đưa vào hoạt động, ông Đ
cũng đã được chia một phần lợi nhuận. Đến năm 2010 thì phát sinh tranh chấp giữa
hai bên, theo ông Đ trình bày do Công ty A không đồng ý ghi nhận phần vốn góp của
ông trên giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh nên ông đề nghị được rút vốn và hai
bên đã lập Biên bản thỏa thuận góp vốn kiêm giấy chứng nhận góp vốn ngày
30/8/2010, với nội dung: ông Nguyễn Xuân Đ góp 30% vốn vào Công ty A (số tiền
4.191.925.100 đồng); lãi suất 1,5%/tháng tính từ ngày 30/8/2010 cho đến khi ông Đ
nhận lại được số tiền gốc và lãi đã góp. Công ty A không thực hiện thỏa thuận trên
nên ông Đ đã khởi kiện yêu cầu Tòa án buộc Công ty A phải trả lại tiền, vốn góp và
lãi suất cho ông. Còn Công ty A cho rằng Biên bản thỏa thuận ngày 30/8/2010 là giả
mạo và chỉ đồng ý trả lại ông Đ tiền vốn góp sau khi bán được xưởng sản xuất.
Như vậy, giữa Công ty A và ông Đ tuy không ký hợp đồng chính thức, nhưng nội
dung các điều khoản tại biên bản góp vốn và lời khai thừa nhận của hai bên đều thể
hiện có việc ký kết và thực hiện giao dịch góp vốn xây dựng xưởng sản xuất xi măng
trắng và phân chia lợi nhuận. Giao dịch được hai bên xác lập chính là hợp đồng hợp
tác kinh doanh theo quy định tại Luật Đầu tư và việc ký kết, thực hiện hợp đồng này
là hợp pháp. Do đó, cần phải xác định về bản chất hai bên tranh chấp về khoản tiền bị
đơn có nghĩa vụ thanh toán cho nguyên đơn trong quá trình thực hiện hợp đồng hợp
tác kinh doanh theo quy định tại Luật Đầu tư. Quan hệ pháp luật có tranh chấp trong
vụ án phải xác định là “Tranh chấp hợp đồng hợp tác kinh doanh”; việc xác lập và
thực hiện hợp đồng đều vì mục đích lợi nhuận nên đây là vụ án kinh doanh thương
mại thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án theo quy định tại điểm m khoản 1 Điều
29 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2004, sửa đổi bổ sung năm 2011.
Về đường lối giải quyết đối với vụ án này, Tòa án cần phải đánh giá chính xác tính
hợp pháp của Biên bản thỏa thuận góp vốn kiêm giấy chứng nhận góp vốn ngày
30/8/2010, nếu biên bản này là hợp pháp, phản ánh đúng ý chí của các bên đương sự
thì xác định đây là thỏa thuận mới trong việc thực hiện hợp đồng hợp tác kinh doanh
năm 2008. Còn nếu biên bản này không hợp pháp thì Tòa án cần thu thập các tài liệu,
chứng cứ có liên quan, đồng thời căn cứ vào thỏa thuận giữa hai bên về việc phân chia

81
lợi nhuận cũng như trách nhiệm chịu rủi ro trong kinh doanh và áp dụng pháp luật
trong lĩnh vực đầu tư để giải quyết thỏa đáng quyền, lợi ích hợp pháp cho của các bên
đương sự.
Tòa án cấp sơ thẩm nhận định Biên bản thỏa thuận góp vốn kiêm Giấy chứng nhận
góp vốn ngày 30/8/2010 là hợp pháp và căn cứ vào nội dung biên bản này để xác định
hai bên thống nhất khoản tiền đầu tư của ông Đ là khoản vay của Công ty A; xác định
quan hệ pháp luật có tranh chấp trong vụ án là “Tranh chấp hợp đồng dân sự” và áp
dụng các quy định của Bộ luật dân sự 2005 (các Điều 280, 290, 471, 474, 476) để giải
quyết vụ án là không đúng với bản chất của vụ án, có sai lầm trong việc áp dụng pháp
luật. Còn Tòa án cấp phúc thẩm nhận định Biên bản thỏa thuận góp vốn kiêm Giấy
chứng nhận góp vốn ngày 30/8/2010 không được lập trên cơ sở tự nguyện của hai
bên nên không hợp pháp để quyết định không chấp nhận yêu cầu khởi kiện của
nguyên đơn về việc buộc bị đơn phải thực hiện nghĩa vụ trả nợ theo Biên bản thỏa
thuận góp vốn kiêm chứng nhận góp vốn ngày 30/8/2010, đồng thời có nhận định về
quan hệ góp vốn giữa hai bên “nếu hai bên có yêu cầu sẽ được thụ lý giải quyết theo
thẩm quyền bằng vụ án khác” cũng là không đúng pháp luật, không đảm bảo quyền,
lợi ích hợp pháp cho các đương sự.
Vì các lẽ trên,
QUYẾT ĐỊNH:
Căn cứ vào điểm a khoản 1 Điều 337; Điều 342, khoản 3 Điều 343 và Điều 345 Bộ
luật tố tụng dân sự 2015;
1. Hủy Bản án dân sự phúc thẩm số 37/2014/DS-PT ngày 25/7/2014 của Tòa án
nhân dân thành phố Hải Phòng và Bản án dân sự sơ thẩm số 01/2013/DS-ST ngày
16/9/2013 của Tòa án nhân dân quận H, thành phố Hải Phòng về vụ án “Tranh chấp
hợp đồng dân sự”, giữa nguyên đơn là ông Nguyễn Xuân Đ và bà Nguyễn Hồng M
với bị đơn là Công ty trách nhiệm hữu hạn A.
2. Giao hồ sơ vụ án cho Tòa án nhân dân quận H, thành phố Hải Phòng để xét xử lại
theo quy định của pháp luật.

82
CHƯƠNG 4: ÁN PHÍ, LỆ PHÍ VÀ CHI PHÍ TỐ TỤNG
Mục tiêu bài học:
- Hiểu được ý nghĩa của án phí, lệ phí Tòa án và các chi phí tố tụng khác
- Phân biệt được án phí, lệ phí Tòa án và các chi phí tố tụng khác
- Phân biệt được các trường hợp miễn, giảm, không phải nộp án phí, lệ phí Tòa án
- Kể tên được các loại chi phí tố tụng khác
- Xác định được nghĩa vụ nộp tạm ứng án phí, tạm ứng lệ phí Tòa án và tạm ứng chi
phí tố tụng khác
- Xác định được nghĩa vụ nộp án phí, lệ phí Tòa án và chi phí tố tụng khác
- Tính được tạm ứng án phí, tạm ứng lệ phí Tòa án
- Tính được án phí, tạm ứng lệ phí Tòa án phải nộp
4.1 Câu hỏi tự luận
1) Trình bày khái niệm và ý nghĩa của án phí, lệ phí Tòa án?
2) Tiền tạm ứng án phí, tạm ứng lệ phí là gì và ý nghĩa của nó? Cách xác định tiền
tạm ứng án phí, tạm ứng lệ phí Tòa án?
3) Khi nào miễn, giảm án phí, lệ phí Tòa án? Sự khác nhau giữa miễn, giảm án phí,
lệ phí với không phải nộp án phí, lệ phí Tòa án?
4) Ngoài án phí, lệ phí Tòa án, đương sự có thể nộp các loại chi phí tố tụng gì? Ý
nghĩa của việc nộp các chi phí tố tụng này?
5) Hãy xác định nghĩa vụ nộp án phí, lệ phí sơ thẩm Tòa án?
6) Hãy xác định nghĩa vụ nộp án phí, lệ phí phúc thẩm Tòa án?
4.2 Câu hỏi trắc nghiệm
Lưu ý: Chọn 1 đáp án chính xác nhất
7) Các loại án phí, lệ phí Tòa án gồm có:
a) Án phí, lệ phí dân sự sơ thẩm
b) Án phí, lệ phí dân sự phúc thẩm
c) Cả hai câu trên đều đúng
d) Cả hai câu trên đều sai
8) Lệ phí dân sự không phải là:
a) Lệ phí giải quyết tranh chấp về dân sự của Tòa án
b) Lệ phí yêu cầu Tòa án giải quyết việc dân sự
c) Lệ phí cấp bản sao bản án của Tòa án

83
d) Lệ phí cấp bản sao quyết định của Tòa án
9) Thời hạn nộp tiền tạm ứng án phí dân sự sơ thẩm là:
a) 15 ngày kể từ ngày người có nghĩa vụ nhận được giấy báo của Tòa án về việc
nộp tiền
b) 10 ngày kể từ ngày người có nghĩa vụ nhận được giấy báo của Tòa án về việc
nộp tiền
c) 5 ngày kể từ ngày người có nghĩa vụ nhận được giấy báo của Tòa án về việc nộp
tiền
d) Các câu trên đều sai
10) Thời hạn nộp tiền tạm ứng án phí dân sự phúc thẩm là:
a) 5 ngày kể từ ngày người kháng cáo nhận được giấy báo của Tòa án cấp sơ thẩm
về việc nộp tiền
b) 10 ngày kể từ ngày người kháng cáo nhận được giấy báo của Tòa án cấp sơ thẩm
về việc nộp tiền
c) 10 ngày kể từ ngày người kháng cáo nhận được giấy báo của Tòa án phúc thẩm
về việc nộp tiền
d) 15 ngày kể từ ngày người kháng cáo nhận được giấy báo của Tòa án phúc thẩm
về việc nộp tiền
11) Thời hạn nộp tiền tạm ứng lệ phí dân sự sơ thẩm là:
a) 15 ngày kể từ ngày người có nghĩa vụ nhận được giấy báo của Tòa án về việc
nộp tiền
b) 10 ngày kể từ ngày người có nghĩa vụ nhận được giấy báo của Tòa án về việc
nộp tiền
c) 5 ngày kể từ ngày người có nghĩa vụ nhận được giấy báo của Tòa án về việc nộp
tiền
d) Không có câu nào đúng
12) Đối với tranh chấp chia tài sản chung khi vợ chồng ly hôn, nghĩa vụ nộp án
phí dân sự sơ thẩm như sau:
a) Bị đơn chịu án phí dân sự sơ thẩm
b) Nguyên đơn chịu án phí dân sự sơ thẩm không phụ thuộc vào việc Tòa án chấp
nhận yêu cầu của nguyên đơn hay không
c) Mỗi bên chịu một nửa án phí dân sự sơ thẩm

84
d) Không có câu nào đúng
13) Câu nào sau đây sai:
a) Nguyên đơn phải chịu án phí dân sự sơ thẩm đối với yêu cầu của nguyên đơn
không được Tòa án chấp nhận
b) Bị đơn phải chịu án phí dân sự sơ thẩm đối với yêu cầu của nguyên đơn không
được Tòa án chấp nhận
c) Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập phải chịu án phí dân
sự sơ thẩm đối với yêu cầu của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan không được
Tòa án chấp nhận
d) Trong vụ án ly hôn, nguyên đơn phải chịu án phí dân sự sơ thẩm
14) Trong trường hợp Tòa án hòa giải thành trước khi mở phiên tòa, việc nộp
án phí dân sự sơ thẩm được xác định như sau:
a) Các bên không phải đóng án phí
b) Nguyên đơn phải đóng án phí
c) Các bên phải đóng 100% mức án phí
d) Các bên phải đóng 50% mức án phí
15) Nếu đương sự rút kháng cáo trước phiên tòa phúc thẩm, thì:
a) Nguyên đơn phải chịu 50% mức án phí dân sự phúc thẩm
b) Bị đơn phải chịu 100% mức án phí dân sự phúc thẩm
c) Người kháng cáo phải chịu 50% mức án phí dân sự phúc thẩm
d) Người kháng cáo phải chịu 100% mức án phí dân sự phúc thẩm
16) Đương sự không phải nộp án phí phúc thẩm khi:
a) Tòa án cấp phúc thẩm giữ nguyên bản án sơ thẩm
b) Tòa án cấp phúc thẩm sửa bản án sơ thẩm
c) Cả hai câu trên đều đúng
d) Cả hai câu trên đều sai
11) Nếu các đương sự thỏa thuận được với nhau về việc giải quyết vụ án tại
phiên tòa phúc thẩm thì:
a) Nguyên đơn chịu toàn bộ án phí dân sự phúc thẩm
b) Bị đơn chịu toàn bộ án phí dân sự phúc thẩm
c) Người kháng cáo chịu toàn bộ án phí dân sự phúc thẩm
d) Đương sự chịu 50% án phí dân sự phúc thẩm

85
12) Những trường hợp sau không phải nộp tiền tạm ứng án phí, tạm ứng lệ phí,
án phí, lệ phí Tòa án:
a) Viện kiểm sát kháng nghị bản án của Tòa án theo thủ tục phúc thẩm
b) Người lao động kiện đòi tiền lương
c) Người yêu cầu cấp dưỡng
d) Người yêu cầu bồi thường về tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm
13) Người nộp tiền tạm ứng chi phí ủy thác tư pháp ra nước ngoài là:
a) Nguyên đơn
b) Bị đơn có yêu cầu
c) Người kháng cáo
d) Các câu trên đều đúng
14) Đối với yêu cầu chia tài sản chung thì nghĩa vụ chịu chi phí xem xét, thẩm
định tại chỗ được xác định như sau:
a) Người có yêu cầu chịu
b) Nguyên đơn chịu
c) Mỗi đương sự chịu theo tỷ lệ tương ứng với phần tài sản mình được chia
d) Các câu trên đều đúng
15) Khi Tòa án xét thấy cần thiết và ra quyết định trưng cầu giám định, nghĩa
vụ chịu chi phí giám định thuộc về:
a) Người yêu cầu trưng cầu giám định
b) Người không chấp nhận yêu cầu giám định
c) Người thua kiện phải chịu chi phí giám định
d) Các câu trên đều sai
4.3 Câu hỏi nhận định đúng/sai và giải thích
17) Đương sự phải nộp tạm ứng án phí và án phí khi Tòa án xem xét lại bản án theo
thủ tục giám đốc thẩm và tái thẩm.
18) Đối với việc dân sự, tạm ứng lệ phí sơ thẩm bằng với lệ phí sơ thẩm.
19) Nguyên đơn phải nộp án phí sơ thẩm nếu yêu cầu công nhận việc thuận tình ly
hôn không được Tòa án chấp nhận.
20) Nguyên đơn rút đơn khởi kiện trước khi mở phiên tòa phúc thẩm và được bị đơn
đồng ý thì các đương sự không phải chịu án phí dân sự sơ thẩm và án phí dân sự phúc
thẩm.

86
21) Khi Tòa án xét thấy cần thiết và ra quyết định định giá tài sản, kết quả định giá
chứng minh quyết định định giá tài sản của Tòa án là không có căn cứ, nghĩa vụ chịu
chi phí định giá tài sản thuộc về bị đơn.
22) Chi phí làm chứng trong vụ án dân sự do người có yêu cầu chịu.
23) Chi phí luật sư trong vụ án dân sự do người có yêu cầu chịu.
24) Chi phí phiên dịch trong vụ án dân sự do Tòa án chịu.
25) Nguyên đơn trong vụ án dân sự phải nộp tiền tạm ứng chi phí giám định.
26) Trường hợp tự mình yêu cầu giám định, nếu kết quả giám định chứng minh yêu
cầu của người đó là có căn cứ thì chi phí giám định do bị đơn chịu.
27) Trường hợp đình chỉ giải quyết vụ án do nguyên đơn rút đơn khởi kiện thì nguyên
đơn phải chịu chi phí giám định.
28) Nếu nguyên đơn rút đơn khởi kiện tại phiên tòa phúc thẩm và được bị đơn đồng
ý thì các đương sự không phải chịu án phí dân sự sơ thẩm.
29) Nếu Tòa án cấp phúc thẩm hủy bản án dân sự sơ thẩm bị kháng cáo tại phiên tòa
để xét xử sơ thẩm lại thì người kháng cáo chỉ phải chịu 50% mức án phí dân sự phúc
thẩm.
30) Trường hợp các bên thuận tình ly hôn, vợ, chồng có thể thỏa thuận về việc chịu
lệ phí dân sự sơ thẩm.
31) Nguyên đơn trong vụ án dân sự không phải chịu án phí dân sự sơ thẩm nếu yêu
cầu của nguyên đơn được Tòa án chấp nhận một phần.
32) Người yêu cầu giám định phải trả phí giám định.
4.4 Bài tập tình huống
Chị A và anh B kết hôn năm 2015 cùng cư trú tại quận 10, Thành phố Hồ Chí Minh.
Đến đầu năm 2017, hai bên nảy sinh mâu thuẫn nên anh B dọn ra ở riêng tại quận Thủ
Đức, Thành phố Hồ Chí Minh. Sau một thời gian, chị A nộp đơn ra Toà xin ly hôn.
Trong đơn, chị A yêu cầu được nhận 1/2 trị giá căn nhà mà anh chị đang sở hữu
chung, được trực tiếp nuôi con (bé C 3 tuổi) và yêu cầu anh A cấp dưỡng cho bé C
mỗi tháng 1.000.000 đồng. Còn anh A yêu cầu được nuôi con.
Toà xử cho hai anh chị được ly hôn và giải quyết phần tài sản như sau: chị A và anh
B mỗi người được hưởng ½ giá trị căn nhà. Chị A được giữ căn nhà nên sẽ thanh
toán ½ giá trị căn nhà cho anh B (biết rằng căn nhà trị giá một tỷ đồng). Chị A là
người trực tiếp nuôi con. Anh B có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con chung mỗi tháng là

87
1.000.000 đồng. Hỏi:
a) Xác định Toà án có thẩm quyền giải quyết?
b) Xác định người nộp tạm ứng án phí, tạm ứng lệ phí? Xác định số tiền tạm ứng
án phí, tạm ứng lệ phí mà đương sự phải nộp (biết rằng đương sự không thuộc trường
hợp được giảm, miễn, không phải nộp tiền tạm ứng án phí, lệ phí)?
c) Xác định số tiền án phí, lệ phí mà đương sự phải nộp?

88
4.5 Bình luận bản án
GỢI Ý NGHIÊN CỨU:
1. Đọc các nội dung tại Chương 4 Giáo trình Luật tố tụng dân sự.
2. Tóm tắt nội dung bản án.
3. Trình bày cách tính án phí trong từng bản án.
1. Bản án số 01
TÒA ÁN NHÂN DÂN CẤP CAO TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Bản án số: 29/2019/DS-PT Ngày 22 – 01 – 2019


V/v tranh chấp quyền sử dụng đất.
NHÂN DANH
NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
TÒA ÁN NHÂN DÂN CẤP CAO TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Thành phần Hội đồng xét xử phúc thẩm gồm có:
Thẩm phán - Chủ tọa phiên tòa: Ông Đỗ Đình Thanh
Các thẩm phán: Ông Nguyễn Văn Hùng Ông Võ Văn Khoa
Thư ký phiên toà: Bà Trần Thị Kim Yến – Thư ký Toà án nhân dân cấp cao tại Thành
phố Hồ Chí Minh.
Đại diện Viện kiểm sát nhân dân cấp cao tại Thành phố Hồ Chí Minh tham gia phiên
toà: Ông Phạm Công Minh – Kiểm sát viên.
Ngày 22 tháng 01 năm 2019, tại trụ sở Tòa án nhân dân tỉnh An Giang, Tòa án nhân
dân cấp cao tại Thành phố Hồ Chí Minh xét xử phúc thẩm công khai vụ án dân sự
phúc thẩm thụ lý số: 433/2018/TLPT-DS ngày 19 tháng 11 năm 2018 về tranh chấp
quyền sử dụng đất.
Do Bản án dân sự sơ thẩm số 68/2018/DS-ST ngày 21 tháng 8 năm 2018 của Tòa án
nhân dân tỉnh An Giang bị kháng cáo.
Theo Quyết định đưa vụ án ra xét xử phúc thẩm số 1914/2018/QĐ-PT ngày 26 tháng
12 năm 2018; giữa các đương sự:
Nguyên đơn:
Ông Bùi Văn Đ, sinh năm 1952; Cư trú tại: Xã M, huyện C, tỉnh An Giang; (vắng
mặt).
Bà Bùi Thị L, sinh năm 1964; Cư trú tại: Xã H, huyện P, tỉnh An Giang;

89
(vắng mặt).
Bà Bùi Thị L1, sinh năm 1966; Cư trú tại: Xã P, huyện P, tỉnh An Giang;
(vắng mặt).
Ông Bùi Công H, sinh năm 1969; Cư trú tại: Xã P, huyện P, tỉnh An Giang; (vắng
mặt).
Ông Bùi Văn Út H1, sinh năm 1971; Cư trú tại: Xã P, huyện P, tỉnh An Giang; (vắng
mặt).
Ông Bùi Văn N, sinh năm 1973; Cư trú tại: Số 30, Tổ 2, ấp Hưng Hòa, Xã P, huyện
P, tỉnh An Giang; (có mặt).
Người đại diện theo ủy quyền của nguyên đơn ông Bùi Văn Đ, bà Bùi Thị L, bà Bùi
Thị L1, ông Bùi Công H và ông Bùi Văn Út H1 (được ủy quyền theo Giấy ủy quyền
ngày 11/01/2018): Ông Bùi Văn N, sinh năm 1973; Cư trú tại: Số 30, Tổ 2, ấp H, Xã
P, huyện P, tỉnh An Giang; (có mặt).
Bị đơn:
Bà Trần Thị Bé H2 (Trần Thị H2), sinh năm 1954; Cư trú tại: Tổ x, ấp H, Xã P,
huyện P, tỉnh An Giang; (vắng mặt).
Bà Trần Thị Kim B (Trần Thị C), sinh năm 1959; (vắng mặt).
Ông Trần Văn H3, sinh năm 1965; (vắng mặt).
Cùng Cư trú tại: Tổ X1, ấp H, Xã H, huyện P, tỉnh An Giang.
Ông Trần Văn N1, sinh năm 1970; Cư trú tại: Số 27, Tổ 1, ấp H, Xã H, huyện P, tỉnh
An Giang; (có mặt).
Người đại diện theo ủy quyền cho các bị đơn bà Trần Thị Bé H2, bà Trần Thị Kim B,
ông Trần Văn H3 (được ủy quyền theo Giấy ủy quyền ngày 16/01/2018): Ông Trần
Văn N1, sinh năm 1970; Cư trú tại: Số 27, Tổ 1, ấp H, Xã H, huyện P, tỉnh An
Giang; (có mặt).
Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan: Ủy ban nhân dân huyện P, tỉnh An Giang;
Người đại diện theo ủy quyền (được ủy quyền Giấy ủy quyền số 07/GUQ- UBND
ngày 31/01/2018): Ông Đỗ Thanh T1 – Phó Trưởng phòng Tài nguyên và Môi
trường huyện P, (xin vắng mặt).
Địa chỉ: Số 155A đường H, ấp T, thị trấn P, huyện T, tỉnh An Giang.
Người kháng cáo: Nguyên đơn ông Bùi Văn N.
NỘI DUNG VỤ ÁN:

90
- Theo đơn khởi kiện và quá trình giải quyết vụ án, đồng nguyên đơn ông Bùi Văn
Đ, bà Bùi Thị L, bà Bùi Thị L1, ông Bùi Công H, ông Bùi Văn Út H1 và ông Bùi Văn
N trình bày:
Nguồn gốc đất đang tranh chấp là của ông Bùi Văn S và bà Bùi Thị C1 (cha mẹ các
nguyên đơn) mua lại của người dân tại địa phương, cất nhà sinh sống ổn định hơn 50
năm, diện tích đất sử dụng cố định từ trước đến nay ngang 14m x dài 66m tọa lạc tại
Tổ 02, ấp H, Xã P, huyện P, tỉnh An Giang.
Đến năm 2000, Nhà nước có chủ trương cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
(được viết tắt là GCNQSDĐ) cho các hộ dân đã sử dụng đất ổn định, thì phát sinh
tranh chấp giữa hộ của cha mẹ các nguyên đơn và hộ ông Trần Văn D do không
thống nhất ranh đất nên việc yêu cầu cấp GCNQSDĐ chưa được thực hiện.
Đến năm 2008, sau khi cha các nguyên đơn chết, các nguyên đơn làm thủ tục để
được cấp giấy thì phát sinh tranh chấp do hộ ông Trần Văn D không đồng ý ký xác
nhận ranh đất. Lúc này, hộ nguyên đơn được biết hộ ông Trần Văn D đã được cấp

GCNQSDĐ vào năm 2001 tại tờ bản đồ số 29, thửa 42, diện tích 691m2. Việc hộ
ông Trần Văn D tự ý làm thủ tục và được cấp GCNQSDĐ thì hộ các nguyên đơn
không hề hay biết và trong diện tích đất mà hộ ông Trần Văn D được cấp GCNQSDĐ
có một phần đất trên đó có một góc nhà mà gia đình các nguyên đơn sử dụng từ trước
đến nay. Các nguyên đơn cho rằng, trong thời gian dài, phía bị đơn đã lấn chiếm của
gia đình nguyên đơn phần đất giáp mặt lộ ngang 0,5 m chạy dài đến cuối diện tích

ngang 1,5 m, tổng diện tích 66 m2.


Nay, các nguyên đơn yêu cầu các bị đơn (là đồng thừa kế của ông Trần Văn
trả lại phần đất bị lấn chiếm nằm trong diện tích đất mà ông D được cấp giấy là 66

m2 (ngang trước 0,5 m, ngang sau 1,5 m, dài 66m) và yêu cầu hủy GCNQSDĐ số
02469 QSDĐ/cC do Ủy ban nhân dân huyện P, tỉnh An Giang đã cấp cho ông Trần
Văn D để điều chỉnh lại cho đúng với hiện trạng người đang sử dụng đất.
- Tại Bản tự khai vào ngày 21/01/2018 và quá trình giải quyết vụ án, bị đơn ông
Trần Văn N1 trình bày:
Nguồn gốc đất là do cha ông là Trần Văn D để lại, các anh chị của ông thống nhất
giao cho ông quản lý, trong đó có phần đất mà nguyên đơn yêu cầu gia đình ông phải
trả. Khi Nhà nước thực hiện chủ trương kê khai đăng ký để cấp giấy cho những hộ

91
dân đã sử dụng đất ổn định thì cha ông là Trần Văn D đã thực hiện việc kê khai và
được Ủy ban nhân dân huyện P cấp GCNQSDĐ số 02469 QSDĐ/cC với diện tích

742,3m2 vào ngày 03/12/2001.


Trước đây, do cha ông với ông Bùi Văn S (cha các nguyên đơn) đã thỏa thuận được
ranh đất nên cha ông kê khai và được cấp GCNQSDĐ; thời điểm cha ông đi kê khai
để được cấp giấy thì phía gia đình ông Bùi Văn S không ai đứng ra ngăn cản, hay
phản đối gì.
Thời gian gần đây, chính quyền địa phương có chủ trương mở rộng lộ giới vướng
vào căn nhà của ông Bùi Văn N (căn nhà này do cha mẹ ông N để lại) nên ông N có
thực hiện việc di dời nhà ra phía sau và có lấn qua phần ranh đất của ông, nhưng vì
tình làng nghĩa xóm nên ông không phản đối gì; ngược lại, phía ông N lại khởi kiện
cho rằng hộ ông lấn chiếm. Ông không đồng ý với yêu cầu của các nguyên đơn đòi

phía gia đình ông phải trả lại phần đất với diện tích 66m2, vì đất cha ông đã sử dụng
ổn định lâu dài và được Cơ quan có thẩm quyền cấp GCNQSDĐ theo đúng quy định
pháp luật, ông khẳng định không có lấn qua phần đất của gia đình ông N.
Các bị đơn khác gồm các ông, bà Trần Thị Bé H2, bà Trần Thị Kim B, ông Trần Văn
H3 đều đã thực hiện việc ủy quyền tham gia tố tụng cho ông Trần Văn N1: không có
văn bản trình bày ý kiến.
- Người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan là Ủy ban nhân dân huyện P đã có Công
văn số 253/UBND-TNMT ngày 31/01/2018 với nội dung:
Thực hiện chủ trương đo đạc cấp GCNQSDĐ đại trà trên địa bàn xã P. Trên cơ sở
đơn xin đăng ký cấp GCNQSDĐ của ông Trần Văn D được Hội đồng xét duyệt cấp
GCNQSDĐ xã P xét duyệt ngày 10/10/2001, lập thủ tục đề nghị Ủy ban nhân dân

huyện P cấp GCNQSDĐ cho ông Trần Văn D với diện tích 742,3m2, thửa số 49, tờ
bản đồ số 29. Ngày 03/12/2001, ông Trần Văn D được Uỷ ban nhân dân huyện P cấp

GCNQSDĐ với diện tích 742,3m2, thửa số 49, tờ bản đồ số 29. Nguồn gốc đất là của
cha ông D là ông Trần Văn N2 để lại năm 1960. Do đó, về trình tự, thủ tục cấp

GCNQSDĐ số 02469 QSDĐ/cC cho hộ ông Trần Văn D với diện tích 742,3m2, thửa
số 49, tờ bản đồ số 29 được thực hiện theo đúng quy định pháp luật.
Tại Bản án dân sự sơ thẩm số: 68/2018/DS-ST ngày 21/8/2018, Tòa án nhân dân
tỉnh An Giang đã quyết định:

92
Căn cứ vào các Điều 26, 34, 37, khoản 1 Điều 39, Điều 147, khoản 1 Điều 228, Điều
271 và 273 của Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015; Nghị quyết số
326/2016/UBTVQH14 ngày 30/12/2016 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội quy định
về mức thu, miễn, giảm, thu, nộp, quản lý và sử dụng án phí và lệ phí Tòa án;
Xử: Không chấp nhận yêu cầu của đồng nguyên đơn là các ông, bà: Bùi Văn Đ, Bùi
Thị L, Bùi Thị L1, Bùi Công H, Bùi Văn Út H1 và Bùi Văn N về việc khởi kiện đòi
đồng bị đơn gồm các ông, bà: Trần Thị Bé H2, Trần Thị Kim B, Trần Văn H3 và

Trần Văn N1 trả phần đất diện tích 66m2 (sáu mươi sáu mét vuông) và hủy
GCNQSDĐ số 02469 QSDĐ/cC do Ủy ban nhân dân huyện P cấp cho ông Trần Văn
D vào ngày 03/12/2001 (kèm bản đồ hiện trạng).
Ngoài ra, Tòa án cấp sơ thẩm còn quyết định về chi phí tố tụng, án phí dân sự sơ
thẩm và thông báo về quyền kháng cáo theo quy định của pháp luật.
Ngày 28/8/2018, nguyên đơn ông Bùi Văn N có đơn kháng cáo bản án dân sự sơ
thẩm với lý do Tòa án cấp sơ thẩm xét xử không công bằng theo pháp luật đất đai.
Tại phiên tòa phúc thẩm, nguyên đơn ông Bùi Văn N vẫn giữ nguyên kháng cáo yêu
cầu Tòa án cấp phúc thẩm xét xử lại vụ án theo hướng chấp nhận yêu cầu khởi kiện
của các nguyên đơn.
Kiểm sát viên tham gia phiên tòa phát biểu quan điểm của Viện kiểm sát về việc tuân
theo pháp luật trong quá trình giải quyết vụ án ở giai đoạn phúc thẩm: Thẩm phán -
Chủ tọa phiên tòa và Hội đồng xét xử đã tiến hành các thủ tục tố tụng giải quyết vụ
án đảm bảo đúng quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự; những người tham gia tố tụng
tại phiên tòa đã thực hiện quyền và chấp hành nghĩa vụ đúng theo quy định của Bộ
luật Tố tụng dân sự.
Về kháng cáo của nguyên đơn ông Bùi Văn N: Diện tích đất tranh chấp có nguồn gốc
là của ông Trần Văn N2 để lại cho con là ông Trần Văn D. Ông D sử dụng và đã
được cấp GCNQSDĐ hợp pháp. Các nguyên đơn cho rằng, phía bị đơn đã lấn chiếm
của gia đình các nguyên đơn phần đất giáp mặt lộ ngang 0,5 m chạy dài đến cuối
diện tích ngang 1,5 m, nên yêu cầu các bị đơn (là đồng thừa kế của ông Trần Văn D)
trả lại phần đất này, nhưng không đưa ra được các tài liệu, chứng cứ chứng minh. Do
đó, đề nghị Hội đồng xét xử phúc thẩm không chấp nhận kháng cáo của nguyên đơn
ông Bùi Văn N; giữ nguyên bản án sơ thẩm.

93
NHẬN ĐỊNH CỦA TÒA ÁN:
Đơn kháng cáo của nguyên đơn ông Bùi Văn N nộp trong thời hạn và đúng thủ tục
theo quy định của pháp luật nên hợp lệ; được xem xét theo thủ tục phúc thẩm như
sau:
Về tố tụng:
Tòa án cấp sơ thẩm đã xác định đúng quan hệ pháp luật tranh chấp, thụ lý và giải
quyết vụ án đúng thẩm quyền và thủ tục theo quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự.
Về nội dung:
[2.1] Các nguyên đơn khởi kiện yêu cầu các bị đơn (là đồng thừa kế của ông Trần

Văn D) phải trả lại phần đất lấn chiếm, theo đo đạc thực tế, có diện tích 66 m2 với
kích thước chiều ngang giáp mặt lộ 0,52 m, chiều ngang cuối đất 1,51 m, chiều dài
65,34 m (diện tích đất tranh chấp).

[2.2 Tuy nhiên, diện tích đất tranh chấp lại nằm trong diện tích đất 742,3 m 2 thuộc
thửa đất số 49, tờ bản đồ 29 xã P, đã được Ủy ban nhân dân huyện P cấp GCNQSDĐ
cho hộ ông Trần Văn D vào ngày 03/12/2001.
[2.2a] Trong hồ sơ cấp GCNQSDĐ cho ông Trần Văn D do Văn phòng đăng ký đất
đai Chi nhánh huyện P cung cấp, có Biên bản đo đạc xác định ranh giới sử dụng đất
của ông Trần Văn D vào ngày 02/11/1999, thể hiện người lân cận là ông Bùi Văn S
(cha của ông Bùi Văn N) đã ký tên hộ giáp hướng Đông (BL 90). Theo đó đã có cơ
sở xác định, ông Bùi Văn S đã thống nhất ranh đất với ông Trần Văn D để ông D
đăng ký và được Ủy ban nhân dân huyện P cấp GCNQSDĐ.
[2.2b] Tại Công văn số 253/UBND-TNMT ngày 31/01/2018 của Ủy ban nhân dân
huyện P đã xác định về trình tự, thủ tục cấp GCNQSDĐ số 02469 QSDĐ/cC, thửa

đất số 49, tờ bản đồ 29, diện tích 742,3 m2 cấp cho hộ ông Trần Văn D được thực
hiện đúng theo quy định pháp luật.
[2.3] Theo Sơ đồ hiện trạng khu đất được Văn phòng đăng ký đất đai chi nhánh Phú
Tân lập ngày 05/6/2018 thì có góc nhà tại điểm số 20 của nguyên đơn nằm trên một
phần diện tích đất tranh chấp, có hình tam giác cân, có 2 cạnh dài, mỗi cạnh 5,38 m,

cạnh đáy 0,3 m, diện tích là 0,78m2. Nguyên đơn ông Bùi Văn N cho rằng, nhà này
của nguyên đơn đã được xây dựng trên 50 năm là không có cơ sở. Vì, trong quá trình
giải quyết vụ án tại Tòa án cấp sơ thẩm, các đương sự đều thống nhất xác định: Sau

94
năm 2001, chính quyền địa phương có chủ trương mở rộng đường nông thôn thì nhà
của cha nguyên đơn, cha bị đơn và các căn nhà lân cận đều phải di dời về phía sau.
Như vậy, việc dịch chuyển nhà của nguyên đơn là sau khi ông Trần Văn D được cấp

GCNQSDĐ, đã lấn sang đất của bị đơn diện tích là 0,78m2.


Do các bị đơn không có yêu cầu phản tố đòi nguyên đơn dỡ phần nhà lấn chiếm để

trả lại 0,78m2 đất này, nên Tòa án cấp sơ thẩm không xem xét trong vụ án này là
đúng theo quy định tại Điều 5 của Bộ luật Tố tụng dân sự.
[2.4] Chính vì vậy, Tòa án cấp sơ thẩm đã quyết định không chấp nhận yêu cầu của
đồng nguyên đơn ông Bùi Văn Đ, bà Bùi Thị L, bà Bùi Thị L1, ông Bùi Công H, ông
Bùi Văn Út H1 và ông Bùi Văn N về việc khởi kiện đòi đồng bị đơn bà Trần Thị Bé
H2, bà Trần Thị Kim B, ông Trần Văn H3 và ông Trần Văn N1 trả phần đất diện tích

66m2 và hủy GCNQSDĐ số 02469 QSDĐ/cC do Ủy ban nhân dân huyện P cấp cho
ông Trần Văn D vào ngày 03/12/2001, là có căn cứ, đúng quy định pháp luật. Do đó,
Hội đồng xét xử phúc thẩm thống nhất với quan điểm đề nghị của Kiểm sát viên
tham gia phiên tòa, không chấp nhận kháng cáo của nguyên đơn ông Bùi Văn N; giữ
nguyên bản án sơ thẩm.
Các quyết định khác của bản án sơ thẩm không có kháng cáo, kháng nghị đã có hiệu
lực pháp luật kể từ ngày hết thời hạn kháng cáo, kháng nghị.
Ông Bùi Văn N phải chịu án phí dân sự phúc thẩm theo quy định của Nghị quyết số:
326/2016/UBTVQH14 ngày 30/12/2016 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.
Vì các lẽ trên;
QUYẾT ĐỊNH:
Căn cứ khoản 1 Điều 308 của Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015.
- Không chấp nhận kháng cáo của nguyên đơn ông Bùi Văn N; Giữ nguyên Bản án
dân sự sơ thẩm số 68/2018/DS-ST ngày 21/8/2018 của Tòa án nhân dân tỉnh An
Giang:
Căn cứ các Điều 26, Điều 34, Điều 37, khoản 1 Điều 39, Điều 147, khoản 1 Điều
228, Điều 271 và 273 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015;
Căn cứ Nghị quyết số 326/2016/UBTVQH14 ngày 30/12/2016 quy định về mức thu,
miễn, giảm, thu, nộp, quản lý và sử dụng án phí và lệ phí Tòa án;
Xử:

95
+ Không chấp nhận yêu cầu của đồng nguyên đơn là các ông, bà: Bùi Văn Đ, Bùi
Thị L, Bùi Thị L1, Bùi Công H, Bùi Văn Út H1 và Bùi Văn N về việc khởi kiện đòi
đồng bị đơn gồm các ông, bà: Trần Thị Bé H2, Trần Thị Kim B, Trần Văn H3 và

Trần Văn N1 trả phần đất diện tích 66m2 (sáu mươi sáu mét vuông) và hủy
GCNQSDĐ số 02469 QSDĐ/cC do Ủy ban nhân dân huyện P cấp cho ông Trần Văn
D vào ngày 03/12/2001 (kèm bản đồ hiện trạng).
+ Về chi phí tố tụng:
Chi phí cho việc thẩm định, đo đạc là 900.000 đồng. Buộc đồng nguyên đơn là các
ông, bà: Bùi Văn Đ, Bùi Thị Lệ, Bùi Thị L1, Bùi Công H, Bùi Văn Út H1 và Bùi
Văn N, do ông Bùi Văn N đại diện có trách nhiệm hoàn trả 900.000 (chín trăm ngàn)
đồng tiền tạm ứng chi phí trên cho đồng bị đơn bà Trần Thị Bé H2, bà Trần Thị Kim
B, ông Trần Văn H3 và ông Trần Văn N1 do ông Trần Văn N1 là người đại diện
nhận.
Kể từ ngày người được thi hành án có đơn yêu cầu thi hành án, nếu người phải thi
hành án chậm trả số tiền nêu trên thì hàng tháng người phải thi hành án còn phải
chịu lãi theo mức lãi suất quy định tại khoản 2 Điều 468 Bộ luật Dân sự 2015 đối với
số tiền chậm trả tương ứng với thời gian chậm thi hành án.
+ Về án phí dân sự sơ thẩm:
Đồng nguyên đơn: Ông Bùi Văn N, ông Bùi Văn Đ, ông Bùi Công H, ông Bùi Văn
Út H1, bà Bùi Thị L1 và bà Bùi Thị L cùng phải chịu 300.000 (ba trăm ngàn) đồng,
nhưng được trừ vào số tiền 300.000 (ba trăm ngàn) đồng tạm ứng án phí dân sự sơ
thẩm đã nộp theo Biên lai thu số 0004386 ngày 03/01/2018 của Cục Thi hành án dân
sự tỉnh An Giang; Các nguyên đơn đã nộp đủ án phí dân sự sơ thẩm.
- Án phí dân sự phúc thẩm: Ông Bùi Văn N phải chịu 300.000 đồng, nhưng được trừ
vào số tiền 300.000 đồng tạm ứng án phí dân sự phúc thẩm ông N đã nộp theo Biên
lai thu số 0009995 ngày 28/8/2018 của Cục Thi hành án dân sự tỉnh An Giang; Ông
N đã nộp đủ án phí dân sự phúc thẩm.
Trường hợp bản án được thi hành theo quy định tại Điều 2 Luật thi hành án dân sự
thì người được thi hành án, người phải thi hành án có quyền thỏa thuận thi hành án,
quyền yêu cầu thi hành án, tự nguyện thi hành án hoặc bị cưỡng chế thi hành án theo
quy định tại các Điều 6, 7, 9 Luật thi hành án dân sự; thời hiệu thi hành án được thực

96
hiện theo quy định tại Điều 30 Luật thi hành án dân sự.
Bản án phúc thẩm có hiệu lực kể từ ngày tuyên án là ngày 22 tháng 01 năm 2019./.

97
2. Bản án số 02
TÒA ÁN NHÂN DÂN CẤP CAO THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Bản án số: 276/2018/DS-PT
V/v:“ Tranh chấp HĐCNQSD đất, yêu cầu hủy hợp đồng tặng cho, hủy GCN QSD đất”

NHÂN DANH
NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

TÒA ÁN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH


Thành phần Hội đồng xét xử phúc thẩm gồm có: Thẩm phán – Chủ tọa phiên tòa:
Ông Lê Thành Văn. Các Thẩm phán: Ông Phan Văn Yên
Ông Phạm Trí Tuấn
Thư ký Tòa án ghi biên bản phiên tòa: Bà Ức Minh Thanh Thúy- Thư ký Tòa án
nhân dân cấp cao tại thành phố Hồ Chí Minh.
- Đại diện Viện kiểm sát nhân dân cấp cao tại Thành phố Hồ Chí Minh: Ông
Nguyễn Kim Đoạn - Kiểm sát viên tham gia phiên tòa.
Ngày 17 tháng 9 năm 2018 tại trụ sở Tòa án nhân dân cấp cao tại Thành phố Hồ Chí
Minh, xét xử phúc thẩm công khai vụ án dân sự thụ lý số 242/2017/DSPT ngày 03
tháng 10 năm 2017 về việc:“ Tranh chấp HĐCNQSD đất, yêu cầu hủy hợp đồng
tặng cho, hủy GCN QSD đất”.
Do có kháng cáo của bị đơn, nguyên đơn và người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan
đối với Bản án dân sự sơ thẩm số: 36/2017/DS-ST ngày 09/8/2017 của Tòa án nhân
dân tỉnh Long An.
Theo Quyết định đưa vụ án ra xét xử số 857/2018/QĐ-PT ngày 02/01/2018, giữa:
- Nguyên đơn:
Bà Trương Thị Thủy Tr, sinh năm 1966; (Có mặt)
Ông Hoàng H, sinh năm 1967; (Có mặt)
Cùng địa chỉ: Đường số 7, phường T, quận B1, Thành phố Hồ Chí Minh.
Người đại diện theo ủy quyền của nguyên đơn: Ông Phạm Lộc H, sinh năm 1962.
Địa chỉ: đường T1, Phường 6, Quận 4, Thành phố Hồ Chí Minh. Văn bản ủy quyền
ngày 03/12/2015. (Có mặt)
- Bị đơn:
Anh Nguyễn Hồng Đ, sinh năm 1979; (Có mặt)
Chị Đỗ Thụy Phương Th, sinh năm 1985; (Vắng mặt)

98
Cùng hộ khẩu thường trú: đường N, Phường 12, quận B, Thành phố Hồ Chí Minh.
Cùng tạm trú: Ấp L, xã L1, huyện C, tỉnh Long An.
Người đại diện hợp pháp theo ủy quyền của chị Th: Anh Nguyễn Hồng Đ. (Giấy ủy
quyền ngày 10/5/2016).
- Người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan:
Ông Nguyễn Tấn Th1, sinh năm 1956; (Có mặt)
Bà Phạm Thị Q, sinh năm 1958; (Có mặt)
Cùng địa chỉ: Ấp L, xã L1, huyện C, tỉnh Long An.
Anh Trương Thái Ch, sinh năm 1980; (Vắng mặt)
Địa chỉ: đường số 2, phường T, quận B1, Thành phố Hồ Chí Minh.
Bà Lê Thị Anh Đ, sinh năm 1963;
Địa chỉ: đường Tr, phường 15, quận Ph, Thành phố Hồ Chí Minh.
Người đại diện hợp pháp theo ủy quyền của bà Lê Thị Anh Đ: Anh Trương Thái Ch.
Ông Nguyễn Văn Ch1, sinh năm 1953;
Hộ khẩu thường trú: ấp 4, xã B2, huyện B2, Thành phố Hồ Chí Minh. Tạm trú: Ấp L,
xã L1, huyện C, tỉnh Long An.
Bà Nguyễn Thị H2, sinh năm 1951.
Địa chỉ định cư: N0 09 Th Road A MA 01720 USA.
Người diện theo ủy quyền của ông Ch1 và bà H2: Ông Huỳnh Văn T, sinh năm 1973.
Địa chỉ thường trú: Khu 8, thị trấn C, huyện C, tỉnh Long An. Văn bản ủy quyền
chứng thực ngày 14/02/2017.
Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của ông Ch1: Luật sư Lê Công T
- Đoàn Luật sư thành phố Hồ Chí Minh. (Có mặt)
Những cá nhân và tổ chức có quyền và nghĩa vụ liên quan trong vụ án không có
kháng cáo nên cấp phúc thẩm không triệu tập.
NỘI DUNG VỤ ÁN:
Theo nguyên đơn trình bày trong quá trình khởi kiện:
Ngày 15/10/2014, vợ chồng bà Trương Thị Thủy Tr, ông Hoàng H cùng với vợ
chồng anh Nguyễn Hồng Đ, chị Đỗ Thụy Phương Th ký kết hợp đồng đặt cọc và hứa
mua bán đất số: 03/HĐMB/2014. Theo hợp đồng, vợ chồng anh Đ, chị Th đồng ý
bán cho bà Tr và ông H 03 thửa đất cùng tọa lạc tại xã L1, huyện C, tỉnh Long An
gồm: thửa đất số 1600, TBĐ số 01, diện tích 2.894m2, loại đất ở nông thôn; thửa đất
số 2396, TBĐ số 01, diện tích 150m2, loại đất ở nông thôn; thửa đất 2395, TBĐ số
01, diện tích 256m2, loại đất trồng cây hàng năm khác. Tổng diện tích là 3.300m2 với

99
giá 2.575.758 đồng/m2 thành tiền được làm tròn là 8.500.000.000 đồng. Tất cả 03
thửa đất nêu trên do anh Đ đứng tên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (Viết tắt
QSDĐ). Ngày 18/10/2014, ông H, bà Tr đặt cọc cho anh Đ số tiền 50.000.000 đồng.
Ngày 22/10/2014, vợ chồng bà Trương Thị Thủy Tr, ông Hoàng H cùng với vợ
chồng anh Nguyễn Hồng Đ, chị Đỗ Thụy Phương Th đến Văn phòng Công chứng Đ
ký hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất đối với 03 thửa đất nêu trên theo quy
định của pháp luật.
Ngày 13/11/2014, bà Trương Thị Thủy Tr và ông Hoàng H được Ủy ban nhân dân
huyện C cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đối với 03 thửa đất nêu trên như
sau: Giấy số BX 291708, thửa đất số 1128 (thửa cũ 1600), diện tích 2.894m2, loại đất
ở nông thôn; Giấy số BX 291707, thửa đất số 1129 (thửa cũ 2396), diện tích 150m 2,
loại đất ở nông thôn và giấy số BX 291706, thửa đất số 1130 (thửa cũ 2395), diện
tích 256m2, loại đất trồng cây hàng năm khác, cùng tờ bản đồ số 7, xã L1, huyện C,
tỉnh Long An.
Quá trình nhận chuyển nhượng đất, vợ chồng bà Tr, ông H đã trả tiền cho bên vợ
chồng anh Đ, chị Th như sau: Ngày 18/10/2014, đặt cọc số tiền
đồng; Ngày 21/10/2014, trả cho Ngân hàng Ngoại thương - Chi nhánh B số tiền vốn
vay cùng lãi suất là 6.429.871.085 đồng thay cho vợ chồng anh Đ, chị Th có sự đồng
ý giữa các bên và ngày 31/10/2014, trả số tiền 1.770.128.000 đồng.
Sau khi được đứng tên các thửa đất trên, vợ chồng bà Tr, ông H thuê Công ty tiến
hành đo đạc kiểm tra diện tích đất nhằm thiết kế xây dựng tài sản trên đất thì phát
hiện 03 thửa đất do vợ chồng anh Đ, chị Th chuyển nhượng lại bị thiếu diện tích so
với giấy chứng nhận. Bà Tr đã báo cho anh Đ biết sự việc trên và anh Đ xác nhận lại
bằng miệng là đất bán cho bà Tr thiếu so với giấy tờ và các bên không thương lượng
được với nhau.
Vợ chồng bà Trương Thị Thủy Tr, ông Hoàng H yêu cầu Tòa án giải quyết buộc vợ
chồng anh Nguyễn Hồng Đ, chị Đỗ Thụy Phương Th tiếp tục thực hiện hợp đồng
chuyển nhượng quyền sử dụng đất. Cụ thể, giao thêm diện tích đất là 1.742m2 cho
đúng với hợp đồng chuyển nhượng là 3.300m2 (03 thửa đất có diện tích thực tế là
1.558m2) hoặc trả bằng giá trị được tính như sau 1.742m2 x 2.575.758 đồng/m2 thành
tiền là 4.486.970.436 đồng.
Bị đơn anh Nguyễn Hồng Đ trình bày:
Về nguồn gốc của các thửa đất số: 1600, 2396 và 2395 - tương ứng là các thửa đất
mới số: 1128, 1129 và 1130, cùng tờ bản đồ số 07, xã L1, huyện C, tỉnh Long An -

100
do anh Đ đứng tên giấy chứng nhận là của cụ nội Nguyễn Văn Lân để lại cho cha
tên Nguyễn Văn Ch1 vào năm 2007. Cùng năm 2007, ông Ch1 tặng cho lại cho anh
Đ và anh Đ được Ủy ban nhân dân (UBND) huyện C cấp giấy chứng nhận quyền sử
dụng đất. Đất do ông bà để lại nên anh Đ không biết diện tích thực tế của từng thửa
đất là bao nhiêu, chỉ biết diện tích theo giấy chứng nhận quyền sử dụng đất sau đó
chuyển nhượng cho vợ chồng bà Trương Thị Thủy Tr, ông Hoàng H.
Về hợp đồng chuyển nhượng đất: Khi anh Đ ký hợp đồng chuyển nhượng quyền sử
dụng 03 thửa đất nêu trên cho bà Tr, ông H thì các bên thỏa thuận giá trị toàn bộ của
03 thửa đất là 8.500.000.000 đồng chứ không thỏa thuận giá trị mỗi m2 đất là bao
nhiêu tiền.
Đối với tiền chuyển nhượng đất do phía bên bà Tr đã trả là 8.249.699.085 đồng.
Trong đó, anh Đ chỉ sở hữu được số tiền là 50.000.000 đồng là số tiền nhận khi ký
hợp đồng đặt cọc. Còn lại các khoản tiền gồm: 1.100.000.000 đồng, anh Đ nhận từ bà
Tr sau đó mang về giao cho ông Nguyễn Văn Ch1; 6.429.871.085 đồng bà Tr trực
tiếp trả cho Ngân hàng Ngoại thương – Chi nhánh B để lấy giấy chứng nhận quyền
sử dụng đất đang thế chấp để đảm bảo khoản vay nợ của Công ty TNHH TM DV N
của ông Nguyễn Văn Ch1 tại Ngân hàng. Sự việc này có sự đồng ý 03 bên gồm bà
Tr, anh Đ và đại diện Ngân hàng; 450.000.000 đồng, bà Tr trực tiếp đưa cho ông
Nguyễn Tấn Th1 để vợ chồng ông Th1 di dời nhà trên đất đi nơi khác. Do trước đó
anh Đ có thỏa thuận với vợ chồng ông Th1 bà Q là dở nhà giao đất sẽ giao cho ông
Th1, bà Q số tiền 500.000.000 đồng.
Qua yêu cầu khởi kiện của vợ chồng bà Tr, ông H cho rằng anh Đ chuyển nhượng
đất thực tế bị thiếu diện tích so với diện tích giấy chứng nhận là 1.742m2 (3.300m2 –
1.558m2 (diện tích đo đạc thực tế) = 1.742m2) anh Đ không đồng ý. Vì khi chuyển
nhượng là chuyển nhượng tính thửa đất, chứ không có tính diện tích nên không đồng
ý giao đủ diện tích của 03 thửa cộng lại là 3.300m2 hoặc hoàn trả lại tiền như bên bà
Tr, ông H yêu cầu.
Đối với hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất nêu trên không yêu cầu Tòa án
xem xét hủy hợp đồng vì anh Đ đã dọn đồ ra khỏi nhà để giao đất cho phía bà Tr rồi
và bà Tr tiến hành đo đạc lại đất thấy thiếu mới kiện anh Đ.
Bị đơn chị Đỗ Thụy Phương Th trình bày tại biên bản ghi lời khai của Tòa án như
sau: Nguồn gốc các thửa đất mà vợ chồng chị Th, anh Đ ký hợp đồng chuyển
nhượng cho vợ chồng bà Tr, ông H là do ông bà để lại cho anh Đ và anh Đ được
đứng tên giấy trước khi chị Th với anh Đ là vợ chồng. Khi ký hợp đồng chuyển

101
nhượng quyền sử dụng đất cho vợ chồng bà Tr, ông H, chị Th có cùng anh Đ ký tên
vào Hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất vì theo yêu cầu của Văn phòng
công chứng. Các thửa đất này là tài sản riêng của anh Đ, chị Th chỉ ký tên chứ không
có nhận bất kỳ số tiền nào từ việc chuyển nhượng đất nên chị Th không đồng ý cùng
anh Đ liên đới trả tiền lại cho bà Tr, ông H đối với phần diện tích đất cho rằng giao
thiếu.
Những người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan trình bày:
Ông Nguyễn Tấn Th1 trình bày: Ông Th1 là chú ruột của anh Đ. Vợ chồng ông Th1
và bà Q có 01 căn nhà nằm trên một phần của diện tích đất mà anh Đ đã chuyển
nhượng cho vợ chồng bà Tr, ông H. Trước đây, để thuận tiện cho việc chuyển
nhượng đất, phía anh Đ cùng phía bà Tr, ông H do bà Đ và anh Ch làm môi giới có
thỏa thuận sẽ trả cho vợ chồng ông Th1, bà Q số tiền là 500.000.000 đồng để vợ
chồng ông Th1, bà Q di chuyển nhà đi nơi khác. Số tiền này được lấy từ tiền chuyển
nhượng đất và phía bà Đ, anh Ch sẽ có trách nhiệm giao cho vợ chồng ông Th1. Hiện
nay, ông Th1 chỉ mới nhận được số tiền 450.000.000 đồng từ anh Ch, còn lại
50.000.000 đồng chưa giao, nên vợ chồng ông Th1, bà Q chưa giao đất, mặc dù nhà
đã tháo dở xong. Do đó, tranh chấp giữa vợ chồng bà Tr, ông H với anh Đ thì ông
Th1 không có ý kiến. Còn đối với số tiền còn lại 50.000.000 đồng sau này bên ông
Th1 với bên bà Tr thỏa thuận sau, nếu không thỏa thuận được thì sẽ kiện vụ án khác.
Anh Trương Thái Ch cũng đồng thời là người đại diện theo ủy quyền cho chị Lê Thị
Anh Đ trình bày như sau: Trước đây, anh Ch cùng với chị Đ là người môi giới mua
bán đất giữa bên mua là vợ chồng bà Tr, ông H và bên bán là vợ chồng anh Đ, chị
Th. Tiền hoa hồng đã nhận từ anh Đ trả theo thỏa thuận là 200.000.000 đồng. Không
có việc thỏa thuận như ông Th1 trình bày là anh Ch và chị Đ có trách nhiệm đưa cho
vợ chồng ông Th1 số tiền 500.000.000 đồng. Hiện nay, do việc mua bán đất giữa vợ
chồng bà Tr, ông H với vợ chồng anh Đ, chị Th bị thiếu diện tích đất so với Hợp
đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất đã ký, nên anh Ch cùng chị Đ tự nguyện
hoàn trả lại số tiền hoa hồng là 100.000.000 đồng cho bà Tr, ông H và đã trả xong.
Để vợ chồng bà Tr, ông H trừ bớt lại số tiền mà vợ chồng anh Đ, chị Th có trách
nhiệm trả lại.
Quá trình giải quyết vụ án:
Ngày 24/3/2015 bà Trương Thị Thủy Tr, ông Hoàng H nộp tạm ứng án phí khởi kiện
ra Tòa án.
Tại bản án dân sự sơ thẩm số 46/2015/DS-ST ngày 18/9/2015 của Toà án nhân dân

102
huyện C căn cứ Khoản 3 Điều 25; Điểm a Khoản 1 các Điều 33, 35; Điều 131;
Khoản 1 Điều 199 và Điều 202 và Điều 245 Bộ luật tố tụng dân sự; Điều 697, 699,
700, 701 và Điều 702 Bộ luật dân sự năm 2005; Điều 27 Pháp lệnh án phí lệ phí Tòa
án, tuyên xử:
Chấp nhận toàn bộ yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn vợ chồng bà Trương Thị Thủy
Tr, ông Hoàng H đối với bị đơn vợ chồng anh Nguyễn Hồng Đ, chị Đỗ Thụy Phương
Th.
1. Buộc vợ chồng anh Nguyễn Hồng Đ, chị Đỗ Thụy Phương Th có trách nhiệm liên
đới hoàn trả lại số tiền chuyển nhượng đất do giao thiếu diện tích cho vợ chồng bà
Trương Thị Thủy Tr, ông Hoàng H là 4.383.970.436 đồng.
Vợ chồng bà Trương Thị Thủy Tr, ông Hoàng H được quyền sử dụng 03 thửa đất số:
1128, 1129 và 1130 cùng tờ bản đồ số 7, xã L1, huyện C, tỉnh Long An và có trách
nhiệm liên hệ cơ quan Nhà nước có thẩm quyền để điều chỉnh lại diện tích đất được
ghi trên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho phù hợp với diện tích đất thực tế,
theo Mãnh trích đo địa chính số 01-2015 ngày 27/7/2015 của Công ty TNHH PTĐT
M đo và được Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất huyện C duyệt ngày 12/8/2015.
Ngoài ra, Tòa án cấp sơ thẩm còn tuyên về nghĩa vụ chậm thi hành án, chi phí đo
đạc, án phí, quyền kháng cáo, quyền thỏa thuận thi hành án.
Ngày 30/9/2015, anh Nguyễn Hồng Đ và chị Đỗ Thị Phương Th kháng cáo với nội
dung yêu cầu bác đơn khởi kiện của nguyên đơn.
Ngày 02/10/2015, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Long An kháng nghị với
nội dung yêu cầu sửa án sơ thẩm, chỉ buộc bị đơn trả nguyên đơn 4.136.668.782
đồng.
Tại bản án dân sự phúc thẩm số 117/2016/DS-PT ngày 11/5/2016 của Tòa án nhân
dân tỉnh Long An Căn cứ khoản 3 Điều 275 và Điều 277 Bộ luật tố tụng dân sự
2004, được sửa đổi, bổ sung năm 2011.
Hủy bản án sơ thẩm số: 46/2015/DS-ST ngày 18 tháng 9 năm 2015 của Toà án nhân
dân huyện C.
Giao hồ sơ vụ án cho Tòa án nhân dân huyện C để giải quyết theo thẩm quyền.
Về chi phí xem xét thẩm định tại chỗ, định giá, án phí sẽ được Tòa án xử lý khi giải
quyết lại vụ án.
Về án phí phúc thẩm: Nguyễn Hồng Đ và Đỗ Thị Phương Th không phải chịu án phí
phúc thẩm. Hoàn trả cho Nguyễn Hồng Đ, Đỗ Thị Phương Th đồng tiền tạm ứng án
phí phúc thẩm theo biên lai thu số 0006841 ngày 30/9/2015 của Chi cục Thi hành án

103
dân sự huyện C.
Ngày 27/7/2016 Tòa án nhân dân huyện C thụ lý lại vụ án.
Ngày 18/8/2016 anh Nguyễn Hồng Đ có đơn phản tố yêu cầu hủy hợp đồng chuyển
nhượng quyền sử dụng đất giữa vợ chồng anh và vợ chồng bà Tr, ông H, hủy quyết
định cá biệt của Ủy ban nhân dân huyện C là ba giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
đã cấp cho bà Trương Thị Thủy Tr. Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu buộc
những người nhận tiền phải trả lại cho bà Tr, ông H. Ngoài ra, trên đất có một căn
nhà do cô ruột là bà Nguyễn Thị H2 việt kiều Mỹ bỏ tiền ra xây.
Ngày 28/9/2016 Tòa án nhân dân huyện C có quyết định số 05/2016/QĐST-DS
chuyển vụ án cho Tòa án nhân dân tỉnh Long An.
Ngày 14/10/2016 Tòa án nhân dân tỉnh Long An thụ lý giải quyết theo thủ tục sơ
thẩm.
Ngày 18/10/2016 anh Nguyễn Hồng Đ nộp tạm ứng án phí yêu cầu hủy các hợp đồng
chuyển nhượng quyền sử dụng đất giữa vợ chồng anh và vợ chồng bà Tr.
Ngày 02/3/2017 bà Nguyễn Thị H2 có “Đơn yêu cầu” hủy giao dịch dân sự giữa vợ
chồng anh Đ với vợ chồng bà Tr; hủy hợp đồng tặng cho giữa ông Ch1 và anh Đ vì
việc chuyển nhượng trên đất có căn nhà của bà H2 nhưng không được sự đồng ý của
bà. Diện tích đất có nhầm lẫn, không thực hiện được. Ông Ch1 chỉ tặng cho quyền sử
dụng đất cho anh Đ không tặng cho nhà.
Ngày 17/3/2017 bà H2 thông qua người đại diện nộp tạm ứng án phí yêu cầu độc lập.
Ngày 11/4/2017 Tòa án nhân dân tỉnh Long An tiến hành hòa giải và công khai
chứng cứ. Các bên không yêu cầu gì thêm và không cung cấp chứng cứ gì mới.
Ngày 02/8/2017 ông Nguyễn Văn Ch1 có “Đơn khởi kiện” yêu cầu hủy hợp đồng
tặng cho ngày 02/7/2007 giữa ông Ch1 và anh Nguyễn Hồng Đ.
Các nguyên đơn do ông Hiền đại diện giữ nguyên yêu cầu khởi kiện, buộc anh Đ và
ông Ch1 cùng những người sống trên đất như ông Th1, bà Q giao đất phần theo diện
tích thực tế. Đối diện tích đất thiếu yêu cầu anh Đ hoàn trả giá trị theo hợp đồng, sau
khi trừ khoản tiền bà Tr đã nhận còn 4.202.669.521 đồng. Riêng căn nhà trên đất là
không hợp pháp, chưa có quyền sở hữu nên khi chuyển nhượng đất không đề cập đến
nhà phía ông Ch1, anh Đ mặc nhiên chuyển nhượng luôn nhà nên không đặt ra vấn
đề. Hơn nữa, nhà và đất này thế chấp vay tiền tại Ngân hàng nên bà Tr tin tưởng ở
việc thẩm định của Ngân hàng. Việc vay nợ đã quá hạn trả, bà Tr đã trả tiền để giải
chấp. Nay bên chuyển nhượng lại đặt ra vấn đề nhà, do hợp đồng chuyển nhượng đất
không thể hiện có tài sản nên có phần lỗi của bên bà Tr, bà Tr, ông H đồng ý trả giá

104
trị theo giá của cơ quan thẩm định trước đây.
Anh Đ không chấp nhận yêu cầu khởi kiện của các nguyên đơn. Việc chuyển nhượng
đất là theo thửa, diện tích theo giấy chứng nhận, không quy giá trị theo m2. Anh
không nhận toàn bộ giá trị chuyển nhượng nên buộc anh hoàn rả phần đất do thiếu
anh không đồng ý. Quyền sử dụng đất này ông nội để lại cho cha, cha để lại cho anh.
Căn nhà trên đất là nhà thờ, có tiền cô ruột gởi về xây dựng. Anh Đ giữ nguyên yêu
cầu phản tố hủy giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và hủy hợp đồng chuyển
nhượng do có đối tượng không thể thực hiện là căn nhà của bà H2.
Ông T đại diện cho bà H2 không rút yêu cầu độc lập. Ông T xác định bà H2 là người
bỏ tiền ra xây căn nhà trên đất ở vào năm 2001 dùng làm vào việc thờ cúng. Việc
ông Ch1 lập hợp đồng tặng cho anh Đ quyền sử dụng đất trên có căn nhà làm ảnh
hưởng đến quyền lợi ích của bà H2. Sau đó anh Đ lại chuyển nhượng toàn bộ quyền
sử dụng đất trên có căn nhà cho bà Tr nên đề nghị vô hiệu các hợp đồng này và hủy
các giấy chứng nhận quyền sử dụng đất liên quan đến phần căn nhà.
Đại diện cho ông Ch1 Ông T đề nghị chấp nhận yêu cầu của bà H2. vì căn nhà không
phải của ông Ch1. Ông Ch1 không tặng cho anh Đ căn nhà vì nhà không thuộc quyền
sở hữu của ông mà là của bà H2. Ông cũng yêu cầu hủy hợp đồng tặng cho, hủy giấy
chứng nhận quyền sử dụng đất.
Tại bản án dân sự sơ thẩm số 36/2017/DS-ST ngày 09/8/2017, Tòa án nhân dân tỉnh
Long An đã quyết định:
Áp dụng Khoản 3 Điều 26; Khoản 3 Điều 35; Điều 147, Điều 157, Điều 165 và Điều
227 Bộ luật tố tụng dân sự 2015; Khoản 4 Điều 32 Luật tố tụng hành chính; các Điều
217, Điều 122 Bộ luật dân sự 2015;
Căn cứ Điều 245; Điều 697, 699, 700, 701 và Điều 702 Bộ luật dân sự năm 2005;
Điều 357 Bộ luật dân sự 2015; Điều 27 Pháp lệnh án phí lệ phí Tòa án; Nghị quyết
326/2016/UBTVQH14 ngày 30 tháng 12 năm 2016 của Ủy ban thường vụ Quốc hội
về án phí, lệ phí Tòa án.
Tuyên xử:
Chấp nhận một phần yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn vợ chồng bà Trương Thị
Thủy Tr và ông Hoàng H đối với bị đơn vợ chồng anh Nguyễn Hồng Đ, chị Đỗ Thụy
Phương Th về việc “tranh chấp hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất”.
Buộc vợ chồng anh Nguyễn Hồng Đ, chị Đỗ Thụy Phương Th có nghĩa vụ hoàn trả
lại số tiền giá trị diện tích đất chuyển nhượng thiếu cho vợ chồng bà Trương Thị
Thủy Tr, ông Hoàng H là 4.202.669.521 đồng (Bốn tỉ hai trăm lẻ hai triệu sáu trăm

105
sáu mươi chín ngàn năm trăm hai mươi mốt đồng).
Vợ chồng bà Trương Thị Thủy Tr, ông Hoàng H có nghĩa vụ trả cho anh Nguyễn
Hồng Đ và chị Đỗ Thụy Phương Th số tiền 542.793.200 đồng. (Năm trăm bốn mươi
hai triệu bảy trăm chín mươi ba ngàn hai trăm đồng).
Vợ chồng bà Trương Thị Thủy Tr, ông Hoàng H được quyền sử dụng 03 thửa đất số:
1128, 1129 và 1130 cùng tờ bản đồ số 7, đất tọa lạc xã L1, huyện C, tỉnh Long An và
căn nhà trên đất có kết cấu theo biên bản định giá ngày 10/3/2016.
Đất có diện tích, vị trí, tứ cận theo Mãnh trích đo địa chính số 01-2015 ngày
27/7/2015 của Công ty TNHH PTĐT M đo vẽ và được Văn phòng đăng ký quyền sử
dụng đất huyện C duyệt ngày 12/8/2015.
Buộc ông Nguyễn Văn Ch1, vợ chồng anh Nguyễn Hồng Đ giao diện tích đất và căn
nhà trên trên đất có kết cấu theo biên bản định giá ngày 10/3/2016 cho vợ chồng bà
Tr, ông H.
Buộc vợ chồng ông Nguyễn Văn Th1, bà Phạm Thị Q tháo dở, di dời tài sản là căn
nhà thuộc quyền sở hữu có kết cấu theo biên bản định giá ngày 10/3/2016 để giao
diện tích đất cho vợ chồng bà Tr và ông H.
Bà Trương Thị Thủy Tr và ông Hoàng H có quyền liên hệ cơ quan Nhà nước có
thẩm quyền để kê khai, đăng ký, điều chỉnh diện tích đất thực tế được giao. Theo
Mãnh trích đo địa chính số 01-2015 ngày 27/7/2015 của Công ty TNHH PTĐT M đo
và được Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất huyện C duyệt ngày 12/8/2015.
Bác yêu cầu phản tố của anh Nguyễn Hồng Đ, chị Đỗ Thụy Phương Th đối với bà
Trương Thị Thủy Tr, ông Hoàng H về việc “yêu cầu hủy hợp đồng chuyển nhượng
quyền sử dụng đất và hủy giấy chứng nhận quyền sử dụng đất”.
Không hủy giấy chứng nhận quyền sử dụng đất số BX 291708, thửa đất số 1128
(thửa cũ 1600), diện tích 2.894m2, loại đất ở nông thôn; Giấy số BX 291707, thửa đất
số 1129 (thửa cũ 2396), diện tích 150m2, loại đất ở nông thôn và giấy số BX 291706,
thửa đất số 1130 (thửa cũ 2395), diện tích 256m2, loại đất trồng cây hàng năm khác,
cùng tờ bản đồ số 7, xã L1, huyện C, tỉnh Long An.
Bác yêu cầu khởi kiện của bà Nguyễn Thị H2 đối với bà Trương Thị Thủy Tr, ông
Hoàng H về việc “yêu cầu hủy hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất, hợp
đồng tặng cho quyền sử dụng đất” và “ tranh chấp quyền sở hữu nhà ở”.
Xác định quyền sở hữu nhà có kết cấu theo biên bản định giá ngày 10/3/2016 cho bà
Trương Thị Thủy Tr và ông Hoàng H.
Ngoài ra, bản án sơ thẩm còn tuyên về án phí, về quyền kháng cáo; quyền yêu cầu thi

106
hành án cho các đương sự.
Ngày 21/8/2017, ông Nguyễn Hồng Đ và bà Đỗ Thuỵ Phương Thuỳ kháng cáo toàn bộ án
sơ thẩm cho rằng: diện tích ghi trong giấy chứng nhận quyền sử dụng đất mà đương sự
giao dịch với bà Tr, ông H là bán theo thửa chứ không bán theo m2, diện tích nhà trên đất là
của cô Nguyễn Thị H2 từ Mỹ gửi về xây dựng, vợ chồng anh chị không có quyền bán, hợp
đồng chuyển nhượng có sự nhầm lẫn, không có sự thoả thuận của người thứ 3. Đề nghị
cấp phúc thẩm bác yêu cầu khởi kiện, sửa án sơ thẩm, huỷ họp đồng chuyển nhượng đất,
ông trả lại tiền cho nguyên đơn.
Ngày 23/8/2017, ông Nguyễn Văn Ch1 kháng cáo đề nghị huỷ án sơ thẩm.
Ngày 23/8/2017, ông Nguyễn Tấn Th1, bà Phạm Thị C kháng cáo cho rằng chỉ mới nhận
450.000.000 đồng, còn 50.000.000 đồng bà Tr chưa chuyển nên không đồng ý tháo dỡ nhà
như án sơ thẩm tuyên.
Ngày 23/8/2017, đại diện theo uỷ quyền của nguyên đơn kháng cáo đề nghị cấp phúc thẩm
tuyên xử tiếp tục giữ nguyên quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời.
Tại phiên toà phúc thẩm, những người kháng cáo vẫn giữ nguyên yêu cầu kháng cáo. Các
bên không tự thương lượng hoà giải được, Toà phúc thẩm tiến hành giải quyết theo trình
tự phúc thẩm.
Ý kiến của Luật sư và quan điểm của đại diện Viện kiểm sát:
Luật sư bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho ông Nguyễn Văn Ch1 cho rằng: theo giấy
chứng nhận quyền sử dụng đất của Uỷ ban nhân dân huyện C cấp cho ông Đ 3 thửa với
diện tích là 3.300m2. Ông Đ bán cho ông H và bà Tr toàn bộ diện tích được cấp, ông Đ đã
bàn giao toàn bộ giấy tờ, bà Tr và ông H cũng đã được Uỷ ban nhân dân huyện cấp giấy
chứng nhận quyền sử dụng đất với diện tích 3.300m2. Việc đo đạc thực tế thiếu so với
giấy, lỗi này không phải của ông Đ, mà đây là lỗi của cơ quan chức năng, việc buộc ông Đ
phải trả lại số tiền tương ứng với số đất thiếu là không đúng, mặt khác bản thân ông Ch1
làm giấy tặng cho quyền sử dụng đất chứ không tăng cho tài sản trên đất (căn nhà), việc
ông Đ bán cả tài sản của ông Ch1 có trên đất là không đúng, cấp sơ thẩm cũng chưa làm rõ
căn nhà trên đất là của ai? Của ông Ch1 hay của bà H2 vì bà Hương có yêu cầu quyền sở
hữu căn nhà trên đất. Đề nghị Hội đồng xét xử huỷ án sơ thẩm, giao hồ sơ về cấp sơ thẩm
điều tra, xét xử lại.
Quan điểm của đại diện Viện kiểm sát nhân dân cấp cao:
Bản án sơ thẩm đánh giá, phân tích từng yêu cầu của nguyên đơn, bị đơn, người có quyền
lợi, nghĩa vụ liên quan, các quan hệ giao dịch, giá cả và giải quyết có lợi cho bị đơn và
người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan, nên kháng cáo của bị đơn và người có quyền lợi,

107
nghĩa vụ liên quan là không có cơ sở chấp nhận.
Nguyên đơn kháng cáo yêu cầu phúc thẩm sửa án sơ thẩm xác định tiếp tục duy trì áp dụng
biện pháp khẩn cấp tạm thời để đảm bảo thi hành án là có cơ sở chấp nhận.
Bởi các lẽ trên, Viện kiểm sát nhân dân cấp cao tại Thành phố Hồ Chí Minh đề nghị Hội
đồng xét xử phúc thẩm áp dụng khoản 2 Điều 308 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015, xử:
bác yêu cầu kháng cáo của bị đơn, kháng cáo của người có quyền và nghĩa vụ liên quan.
Chấp nhận một phần kháng cáo của nguyên đơn, sửa án sơ thẩm, duy trì quyết định áp
dụng biên pháp khẩn cấp tạm thời.
NHẬN ĐỊNH CỦA TÒA ÁN:
Căn cứ vào các chứng cứ có trong hồ sơ vụ án, lời trình bày của các bên đương sự,
quan điểm của Luật sư và quan điểm của đại diện Viện kiểm sát, Hội đồng xét xử
phúc thẩm xét thấy:
Toà án cấp sơ thẩm chấp nhận một phần yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn, không
chấp nhận yêu cầu phần tố của phía bị đơn và không chấp nhận yêu cầu độc lập của
người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan là có căn cứ, đúng pháp luật, bởi các lẽ sau;
Xét về hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất: Ngày 15/10/2014, vợ chồng ông
Nguyễn Hồng Đ, bà Đỗ Thuỵ Phương Th làm hợp đồng đặt cọc và hứa mua bán đất
với vợ chồng ông Hoàng H và bà Trương Thị Thuỷ Tr. Theo đó, ông Đ, bà Th đồng
ý bán cho ông H bà Tr 3 thửa đất tại xã L1, huyện C, tỉnh Long An với tổng diện tích
là 3.300m2 với số tiền là 8.500.000.000 đồng, bà Tr, ông H đã đưa cho ông Đ, bà Th
số tiền 8.249.699.058 đồng (bao gồm 50.000.000 đồng tiền đặt cọc, 6.429.871.086
trả thay cho vợ chồng ông Đ ở ngân hàng để lấy giấy CNQSD đất đang thế chấp và
1.770.128.000 đồng tiền mặt trực tiếp) ông H, bà Tr đã được uỷ ban nhân dân huyện
C cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
Khi tiến hành đo đạc trên thực tế để xây dựng công trình thì diện tích đất thực tế chỉ
có 1.558m2 chứ không phải 3.300m2 như hai bên giao dịch mua bán, diện tích đất
thiếu là 1.742m2.
Toà án cấp sơ thẩm chấp nhận yêu cầu của ông H, bà Tr, buộc ông Đ bà Th trả lại
cho ông H, bà Tr 4.202.699.521 đồng tương ứng với 1.742m2 đất thiếu là có căn cứ,
đúng pháp luật.
Bản thân ông Đ cũng như luật sư của ông Đ lập luận rằng diện tích đất thiếu so với
giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là lỗi của uỷ ban nhân dân huyện C, ông Đ chỉ
bán thửa chứ không bán m2, ông H bà Tr đã được nhà nước cấp giấy chứng nhận
quyền sử dụng đất, ông không còn trách nhiệm, ông không đồng ý trả lại tiền cho

108
ông H bà Tr tương ứng với diện tích đất thiếu.
Lập luận của luật sư và bị đơn là trái với đạo đức xã hội và không phù hợp với chứng
cứ có tại hồ sơ, bởi lẽ: Ngay tại Điều 2 hợp đồng đặt cọc và hứa bán đất đã ghi rõ: “
Bên A đồng ý bán cho bên B 03 thửa đất tại xã L, huyện C, tỉnh Long An với tổng
diện tích 3.300m2 trong đó (đất thổ cư 2894m2 + đất thổ cư 150 m2 + đất trồng cây
lâu năm 256m2) với tổng giá trị là: 8.5000.000.000 đồng”.
Qua đây cho thấy bên A bán cho bên B diện tích đất cụ thể là 3.300m2 với số tiền là
8.500.000.000 đồng. Bên B bỏ ra 8,5 tỷ đồng để mua 3.300m2 chứ không phải mua 3
thửa đất không có diện tích cụ thể như lập luận của bị đơn. Như vậy, 8,5 tỷ x
3.300m2 = 2.576.758/m2. Ông Đ, bà Th chỉ giao được 1.558m2 tương ứng với số
tiền là 4.013.030.964 đồng trong khi ông Đ, bà Th đã nhận số tiền là 8.249.699.085
đồng, như vậy ông Đ, bà Th nhận số tiền nhiều hơn so với diện tích đất thực tế có
giao là 4.236.668. 212 đồng. Tuy nhiên, trên thực tế sau khi bán được đất, ông Đ trả
cho ông Ch và bà Đ là những người môi giới với số tiền là 200.000.000 đồng. Do có
tranh chấp hợp đồng nên ông Ch, bà Đ đã trả lại 100.000.000 đồng, số tiền này ông
H, bà Tr đã nhận nên trừ vào số tiền ông Đ, bà Th phải trả là 4.136.668.221 đồng.
Toà án cấp sơ thẩm không lấy số tiền thực nhận trừ số tiền phải trả cho anh Hải, chị
Trường (4.236.668.221 đồng – 100.000.000 đồng), để buộc ông Đ, bà Th trả lại số
tiền nhận thừa, mà lấy diện tích đất giao thiếu 1.742m2 x đơn giá 2.575.757/m2 để
buộc ông Đ, bà Th trả cho ông H bà Tr số tiền 4.202.669.521 đồng là không đúng.
Do đó, cần phải sửa nội dung này.
Đối với yêu cầu phản tố của bị đơn yêu cầu huỷ hợp đồng chuyển nhượng quyền sử
dụng đất và huỷ giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cấp cho ông H bà Tr, xét thấy:
Uỷ ban nhân dân huyện C cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho ông H, bà Tr
trên cơ sở hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất giữa vợ chồng ông Đ, bà Th
với ông H bà Tr. Hợp đồng có công chứng, chứng thực, thể hiện sự tự nguyện của
các bên khi giao kết, hợp đồng không vi phạm pháp luật và đạo đức xã hội. Do đó,
việc yêu cầu phản tố của bị đơn là không có căn cứ nên không chấp nhận.
Từ những phân tích trên, bác toàn bộ yêu cầu kháng cáo của ông Nguyễn Hồng Đ và
bà Đỗ Thuỵ Phương Th.
Xét kháng cáo của ông Nguyễn Tấn Th1 cho rằng chỉ mới nhận 450.000.000 đồng ,
còn 50.000.000 đồng ông H, bà Tr chưa chuyển trả cho ông. Toà sơ thẩm buộc ông
dọn nhà đi ông không đồng ý. Xét thấy, ông Th1 được ông Đ cho cất nhà trên đất
ông Đ đứng tên chủ quyền. Trong hợp đồng đặt cọc và hứa bán đất giữa ông Đ, bà

109
Thùy với ông H, bà Tr có chữ ký của ông Th1, các bên tự thoả thuận ông Đ sẽ trả
trực tiếp cho ông Th1 500.000.000 đồng trong số tiền 8,5 tỷ đồng mua đất, thực tế
ông Th1 đã nhận được 450.000.000 đồng, còn 50.000.000 đồng.
Đối với căn nhà của ông Th1 trên đất, theo biên bản định giá ngày 10/5/2016 thì nhà
của ông Th1 có giá trị còn lại là 55.944.000 đồng và một bức tường rào có giá trị là
13.440.000 đồng. Hiện tại ông Th1 đã tháo dỡ nhà đi chỉ còn đất trống. Năm mươi
triệu còn lại như phân tích ở trên sẽ nằm trong số 8,5 tỷ đồng (giá trị hợp đồng), do
không có đủ diện tích đất giao theo như hợp đồng nên phát sinh tranh chấp, đất nhà
nước đã cấp cho ông H, bà Tr, ông Th1 đã tháo dỡ nhà đi theo như cam kết, để ông
Th1 có điều kiện tìm chỗ ở mới nên buộc ông H, bà Tr trả cho ông Th1 50.000.000
đồng, còn lại trả như cam kết. Do đó, chấp nhận yêu cầu kháng cáo của ông Th1.
Xét yêu cầu kháng cáo của ông Nguyễn Văn Ch1: theo đơn kháng cáo cũng như tại
phiên toà phúc thẩm ông Ch1 cho rằng ông làm hợp đồng tặng cho 3 thửa đất cho
con là Nguyễn Hồng Đ với mục đích trong coi nhà thờ cúng ông bà. Ông không cho
nhà và tài sản trên đất, căn nhà trên đất là của chị ông là bà Nguyễn Thị H2 xây
dựng. Việc Đức chuyển nhượng tài sản trên đất là không đúng, đề nghị huỷ hợp
đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất và giấy chứng nhận quyền sử dụng đất mà
Uỷ ban nhân dân huyện C cấp cho ông H, bà Tr. Bà Nguyễn Thị H2 có đơn kháng
cáo có cùng nội dung như ông Nguyễn Văn Ch1.
Xét thấy: diện tích đất mà Uỷ ban nhân dân huyện C cấp giấy chứng nhận quyền sử
dụng đất cho ông Nguyễn Văn Ch1 trước đây cũng như sau này cấp cho ông Nguyễn
Hồng Đ chỉ là đất ở nông thôn và đất trồng cây hàng năm, không có chứng nhận
quyền sở hữu tài sản như nhà cửa hay công trình gì trên đất. Căn nhà ông Ch1, bà H2
cho rằng xây dựng làm nhà thờ cúng, thực tế các bản ảnh cho thấy đây không phải là
nhà ở, bản thân ông Ch1, bà H2 tự xây một cái nhà thờ không được cơ quan chức
năng cho phép xây dựng, do không phải là nhà ở nên không có số nhà hay tên gọi,
địa chỉ cụ thể, bản thân ông Ch1 cũng không ở và không có hộ khẩu tại đây. Do
không phải là nhà ở nên trong hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất không
nêu có căn nhà, hay có cam kết thanh toán như trường hợp căn nhà của ông Nguyễn
Tấn Th1. Tuy không phải là nhà nhưng cấp sơ thẩm vẫn tiến hành định giá trên dưới
200.000.000 đồng để buộc ông H, bà Tr thanh toán là đã có xem xét như một căn nhà
hiện hữu đang có trên đất, việc thanh toán số tiền đó cho ai, mỗi người bao nhiêu là
quan hệ nội bộ trong gia đình ông Đ, ông Ch1, bà H2. Cũng cần phân tích thêm khi
ông Đ (con ông Ch1) giao dịch chuyển nhượng diện tích đất trên, ông Ch1 biết, vì

110
khoản tiền trả qua ngân hàng là khoản nợ của Công ty TNHH MTV N của ông Ch1
nên việc ông Ch1 nói ông không biết là không đúng. Chỉ đến khi bà Tr, ông H khởi
kiện ra tòa và có việc sốt đất ở các vùng ven Thành phố Hồ Chí Minh ông Ch1 mới
khai nại trên đất có căn nhà của chị ông bà H2 ở Mỹ gởi tiền về xây dựng, bán đất
chứ không có bán nhà. Lời khai nại và yêu cầu cảu ông Ch1 là không có căn cứ; khi
ông Ch1 làm hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất cho con ông Nguyễn Hồng Đ, bà
H2 không có ý kiến gì, nay yêu cầu hủy hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất với lý
do đây là đất của cha mẹ bà và đồng thời tranh chấp quyền sở hữu nhà ở với lập luận
tiền do bà bỏ ra xây dựng. Yêu cầu này như phân tích ở trên là không có căn cứ, bản
thân ông Ch1, bà H2 cố tình khai nại trình bày các vấn đề không phù hợp với chứng
cứ có tại hồ sơ. Thể hiện tại biên bản lấy lời khai ngày 7/9/2015 (Bl 130) và biên bản
làm việc với công an huyện C ngày 26/12/2014 (bl 115 & 116) ông Đ thừa nhận số
tiền nhận đặt cọc 50 triệu đồng và số tiền 1.100.000.000 đồng nhận của bà Tr, ông H,
ông Đ mang về đưa cho ông Ch1 614.000.000 đồng, bà H2 500.000.000 đồng. Do
đó, lời khai nại việc ông Đ sang nhượng đất ông Ch1, bà H2 không biết là không có
căn cứ. Từ phân tích trên bác toàn bộ kháng cáo của ông Ch1, bà H2.
Đối với yêu cầu kháng cáo của đại diện theo ủy quyền của nguyên đơn: Ngày
18/4/2017 Tòa án nhân dân tỉnh Long An ra quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp
tạm thời số 06/2017/QĐ-APBPKCTT phong tỏa tài sản đó là diện tích đất thuộc thửa
1598 tờ bản đồ số 01 tọa lạc tại ấp L, xã L1 huyện C, tỉnh Tiền Giang mà Ủy ban
nhân dân huyện C cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho ông Nguyễn Hồng Đ.
Trong phần nhận định của bản án sơ thẩm (trang 15) có nêu: “…Riêng quyết định áp
dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời số 06/2017/QĐ-BPKCTTT ngày 18/4/2017 của
Tòa án nhân dân tỉnh Long An vẫn có hiệu lực pháp luật”. Tuy nhiên, trong phần
quyết định tòa án cấp sơ thẩm không tuyên tiếp tục duy trì quyết định áp dụng biện
pháp khẩn cấp tạm thời để đảm bảo thi hành án là thiết sót. Do đó, chấp nhận kháng
cáo của của đại diện ủy quyền của nguyên đơn, cần duy trì quyết định áp dụng biện
pháp khẩn cấp tạm thời mà cấp sơ thẩm đã quyết định để đảm bảo thi hành án.
Do kháng cáo không được chấp nhận nên ông Nguyễn Hồng Đ và bà Đỗ Thụy
Phương Th phải chịu án phí phúc thẩm. Đối với ông Nguyễn Văn Ch1 và bà Nguyễn
Thị H2 là người trên 60 tuổi, áp dụng nghị quyết 326/2016/UBTVQH 14 ngày
30/02/2016 nên được miễn án phí phúc thẩm. Đối với tranh chấp quyền sở hữu nhà
(miếu thờ) không phải tranh chấp dân sự nên bà H2 không phải chịu án phí khi tòa
không công nhận quyền sở hữu đối với yêu cầu của bà. Do, kháng cáo được chấp

111
nhận nên ông Nguyễn Văn Th1, ông Hoàng H và bà Trương Thị Thủy Tr không phải
chịu án phí phúc thẩm. Hoàn trả lại cho các đương sự tiền tạm ứng án phí phúc thẩm
đã nộp.
Vì các lẽ trên;
QUYẾT ĐỊNH:
Căn cứ Khoản 2 Điều 308 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015:
Không chấp nhận yêu cầu kháng cáo của ông Nguyễn Hồng Đ, bà Đỗ Thụy Phương
Th, ông Nguyễn Văn Ch1, bà Nguyễn Thị H2. Chấp nhận yêu cầu kháng cáo của đại
diện theo ủy quyền của nguyên đơn, yêu cầu kháng cáo của ông Nguyễn Văn Th1.
Sửa án sơ thẩm số36/2017/DS-ST ngày 09/8/2017 của Tòa án nhân dân tỉnh Long
An.
Áp dụng các Điều 237, 699; 700; 701 và Điều 702 Bộ luật dân sự 2005; Điều 357 Bộ
luật dân sự 2015; pháp lệnh án phí, lệ phí. Nghị quyết 326/2016/UBTVQH 14 ngày
30/12/2016 của Ủy ban thường vụ Quốc Hội.
Tuyên xử:
Chấp nhận một phần yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn vợ chồng bà Trương Thị
Thủy Tr và ông Hoàng H đối với bị đơn vợ chồng anh Nguyễn Hồng Đ, chị Đỗ Thụy
Phương Th về việc “Tranh chấp hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất”.
Buộc vợ chồng anh Nguyễn Hồng Đ, chị Đỗ Thụy Phương Th có nghĩa vụ hoàn trả
lại cho ông Hoàng H và bà Trương Thị Thủy Tr số tiền là 4.136.668.221 đồng ( Bốn
tỷ một trăm ba mươi sáu triệu sáu trăm sáu mươi tám nghìn hai trăm hai mươi mốt
đồng).
Vợ chồng bà Trương Thị Thủy Tr, ông Hoàng H có trách nhiệm thanh toán cho anh
Nguyễn Hồng Đ và chị Đỗ Thụy Phương Th số tiền 542.793.200 đồng. (Năm trăm
bốn mươi hai triệu bảy trăm chín mươi ba ngàn hai trăm đồng).
Vợ chồng bà Trương Thị Thủy Tr, ông Hoàng H được quyền sử dụng 03 thửa đất số:
1128, 1129 và 1130 cùng tờ bản đồ số 7, đất tọa lạc xã L1, huyện C, tỉnh Long An và
căn nhà trên đất có kết cấu theo biên bản định giá ngày 10/3/2016.
Đất có diện tích, vị trí, tứ cận theo Mãnh trích đo địa chính số 01-2015 ngày
27/7/2015 của Công ty TNHH PTĐT M đo vẽ và được Văn phòng đăng ký quyền sử
dụng đất huyện C duyệt ngày 12/8/2015.
Buộc ông Nguyễn Văn Ch1, vợ chồng anh Nguyễn Hồng Đ giao diện tích đất và căn
nhà trên trên đất có kết cấu theo biên bản định giá ngày 10/3/2016 cho vợ chồng bà
Tr, ông H.

112
Buộc vợ chồng ông Nguyễn Văn Th1, bà Phạm Thị Q tháo dở, di dời tài sản là căn
nhà thuộc quyền sở hữu có kết cấu theo biên bản định giá ngày 10/3/2016 để giao
diện tích đất cho vợ chồng bà Tr và ông H (đã tháo dỡ xong). Buộc ông Hoàng H và
bà Trương Thị Thủy Tr có nghĩa vụ trả cho ông Nguyễn Văn Th1 và bà Phạm Thị Q
số tiền là 50.000.000 đồng.
Bà Trương Thị Thủy Tr và ông Hoàng H có quyền liên hệ cơ quan Nhà nước có
thẩm quyền để điều chỉnh lại giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đã được cấp trước
đây cho đúng với diện tích đất thực tế . Theo Mãnh trích đo địa chính số 01-2015
ngày 27/7/2015 của Công ty TNHH PTĐT M đo và được Văn phòng đăng ký quyền
sử dụng đất huyện C duyệt ngày 12/8/2016.
Bác yêu cầu phản tố của anh Nguyễn Hồng Đ, chị Đỗ Thụy Phương Th đối với bà
Trương Thị Thủy Tr, ông Hoàng H về việc yêu cầu hủy hợp đồng chuyển nhượng
quyền sử dụng đất và hủy giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của Ủy ban nhân dân
huyện C đã cấp cho ông Hoàng H và bà Trương Thị Thủy Tr gồm: BX 291706 và
BX 291708 cấp ngày 13/11/2014.
Bác yêu cầu độc lập của bà Nguyễn Thị H2 về việc “yêu cầu hủy hợp đồng chuyển
nhượng quyền sử dụng đất” giữa ông Nguyễn Hồng Đ, bà Đỗ Thụy Phương Th với
bà Trương Thị Thủy Tr, ông Hoàng H, đồng thời cũng bác yêu cầu hủy hợp đồng
tặng cho “quyền sử dụng đất” và “ tranh chấp quyền sở hữu nhà ở”.
Về chi phí đo đạc, định giá, thẩm định tại chỗ: Ông Nguyễn Hồng Đ và bà Đỗ Thụy
Phương Th phải chịu toàn bộ tiền chi phí đo đạc, định giá, thẩm định tại chỗ số tiền
là: 8.380.000 đồng, ông Đ và bà Thùy đã nộp 1.850.000 đồng. Còn phải nộp
6.530.000 đồng, lấy số tiền 6.530.000 đồng ông Đ, bà Thùy nộp để trả lại cho ông H,
bà Tr đã tạm ứng trước đó.
Về án phí:
Án Phí phúc thẩm:
Ông Nguyễn Hồng Đ và bà Đỗ Thụy Phương Th mỗi người phại chịu
300.000 đồng án phí phúc thẩm, chuyển số tiền tạm ứng án phí (theo biên lai thu số
0009782 và biên lai thu số 0009781 ngày 21/8/2017 của Cục thi hành án dân sự tỉnh
Long An) thành án phí phúc thẩm.
Hoàn trả cho bà Nguyễn Thị H2, ông Nguyễn Văn Ch1 mỗi người 300.000 đồng tiền
tạm ứng án phí phúc thẩm đã nộp (theo biên lai thu số 0009803 và biên lai thu số
0009804 ngày 23/8/2017 của Cục thi hành án dân sự tỉnh Long An).
Hoàn trả cho ông Nguyễn Văn Th1 và bà Phạm Thị Q mỗi người 300.000 đồng tiền

113
tạm ứng án phí phúc thẩm đã nộp (theo biên lai thu số 0009806 và biên lai thu số
0009807 ngày 24/8/2017 của Cục thi hành án dân sự tỉnh Long An).
Hoàn trả cho ông H và bà Tr 600.000 đồng số tiền tạm ứng án phí phúc thẩm đã nộp
(theo biên lai thu số 0009808 ngày 24/8/2017 của Cục thi hành án dân sự tình Long
An, do ông Phạm Lộc H nộp thay).
5.2 Án phí có giá ngạch:
Anh Nguyễn Hồng Đ, chị Đỗ Thụy Phương Th phải chịu án phí dân sự có giá ngạch
là 112.050.136 đồng được trừ số tiền đã nộp 400.000 đồng (theo biên lai thu số
0000388 và 200.000 đồng theo biên lai thu số 0000389 cùng ngày 18/10/2016 của
Cục Thi hành án dân sự tỉnh Long An) còn phải nộp số tiền là 111.999.736 đồng.
Bà Nguyễn Thị H2 không phải chịu án phí có giá ngạch. Hoàn trả cho bà Nguyễn Thị
H2 300.000 đồng số tiền tạm ứng và 12.850.000 đồng tiền tạm ứng có giá ngạch
(theo biên lai thu số 0000716 và theo biên lai thu số 0000717 cùng ngày 17/3/2017
của Cục Thi hành án dân sự tỉnh Long An).
Bà Trương Thị Thủy Tr, ông Hoàng H không phải chịu án phí có giá ngạch. Hoàn trả
cho ông H, bà Tr số tiền tạm ứng án phí đã nộp là 112.306.000 đồng ( theo biên lai
thu số 0006401 ngày 24/3/2015 của Chi cục Thi hành án dân sự huyện C).
Trường hợp bản án, quyết định được thi hành theo quy định tại Điều 2 Luật thi hành
án dân sự thì người được thi hành án dân sự, người phải thi hành án dân sự có quyền
thỏa thuận thi hành án, quyền yêu cầu thi hành án, tự nguyện thi hành án hoặc bị
cưỡng chế thi hành án theo quy định tại các Điều 6,7 và 9 Luật thi hành án dân sự,
thời hiệu thi hành án được thực hiện theo quy định tại Điều 30 Luật thi hành án dân
sự.
Bản án phúc thẩm có hiệu lực pháp luật kể từ ngày tuyên án.

114
3. Bản án số 03
TÒA ÁN NHÂN DÂN CẤP CAO TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Bản án số 341/2018/DS-PT Ngày 15-11-2018


V/v tranh chấp quyền sử dụng đất
NHÂN DANH NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

TÒA ÁN NHÂN DÂN CẤP CAO TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

- Thành phần Hội đồng xét xử phúc thẩm gồm có: Thẩm phán - Chủ tọa phiên tòa:
Bà Trần Thị Hòa Hiệp. Các Thẩm phán: Ông Hoàng Thanh Dũng.
Bà Phạm Thị Duyên.
- Thư ký phiên tòa: Bà Nguyễn Thị Bích Phượng - Thư ký Tòa án nhân dân cấp cao
tại Thành phố Hồ Chí Minh.
Đại diện Viện Kiểm sát nhân dân cấp cao tại Thành phố Hồ Chí Minh:
Ông Bùi Minh Nghĩa - Kiểm sát viên tham gia phiên toà.
Ngày 15 tháng 11 năm 2018 tại trụ sở Tòa án nhân dân cấp cao tại Thành phố Hồ
Chí Minh xét xử phúc thẩm công khai vụ án thụ lý số: 364/2017/TLPT-DS ngày 14
tháng 11 năm 2017 về việc “tranh chấp đòi tài sản là quyền sử dụng đất”.
Do Bản án dân sự sơ thẩm số 10/2016/DS-ST ngày 14 tháng 9 năm 2016 của Toà án
nhân dân tỉnh Tây Ninh bị kháng cáo.
Theo Quyết định đưa vụ án ra xét xử phúc thẩm số 1571/2018/QĐ-PT ngày 29 tháng
10 năm 2018 giữa các đương sự:
Nguyên đơn: Bà Hồ Thị C; cư trú tại: ABQ, NM 87108, USA; địa chỉ: Số 40C, ấp
A1, xã A2, Thành phố A3, tỉnh Đồng Nai (có mặt).
Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bà C: Luật sư Hoàng Lam Thụy C1 –
Đoàn luật sư Thành phố Hồ Chí Minh (có mặt).
Bị đơn:
Ông Hồ Thanh P; cư trú tại: 100941 Westminster CA 928431 USA; địa chỉ: Khu phố
4/9B, thị trấn G, huyện G, Tây Ninh (vắng mặt).
Đại diện theo ủy quyền của bị đơn theo văn bản ủy quyền ngày 31/3/2016: Ông
Nguyễn Cao C3; cư trú tại: Số 01, Trần Quý Khoách, phường A4, Quận 1, Thành
phố Hồ Chí Minh (có mặt).

115
Bà Hồ Thị Kim P1; cư trú tại: Số 5 Lê Hồng Phong, khu phố A5, thị trấn G, huyện G,
Tây Ninh (có mặt).
Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan:
Ông Đỗ Mạnh L; cư trú tại: Số 05 Lê Hồng Phong, khu phố A5, thị trấn G, huyện G,
Tây Ninh (có mặt).
Bà Phạm Thị N; cư trú tại: 2539 S UTICA ST DENVER, CO 80219 –
5638; địa chỉ: Khu phố 4/9 B, thị trấn G, huyện G, tỉnh Tây Ninh (vắng mặt).
Ngân hàng X - Chi nhánh G, tỉnh Tây Ninh (có văn bản xin xét xử vắng mặt).
Địa chỉ: Ô 2/24 ấp A6, thị trấn G, huyện G, tỉnh Tây Ninh. Người kháng cáo: nguyên
đơn là bà Hồ Thị C.
NỘI DUNG VỤ ÁN:
Theo đơn khởi kiện, trong quá trình cung cấp chứng cứ và tại phiên tòa sơ thẩm bà
Hồ Thị C và người đại diện theo ủy quyền của bà C trình bày:
Cha bà C là cụ Hồ Văn T chết năm 1981, mẹ là cụ Nguyễn Thị L1 chết năm 1985. Khi
chết không để lại di chúc. Ngày 15/7/1976, cụ T cụ L1 có làm bảng tương phân chia đều
cho các con mỗi người ngang 4m, dài 43m đất tọa lạc tại khu phố 4/9 AB Nội Ô thị trấn
G, huyện G, tỉnh Tây Ninh. Phần đất này bà Hồ Thị Y đứng tên giấy chứng nhận quyền
sử dụng đất. Anh em bà căn cứ vào tờ tương phân để chia đất cha mẹ bà để lại cho anh
chị em. Phần đất 4m ngang của bà nằm kế nhà thờ.
Ngày 13/7/2010 giữa bà C (còn gọi là C em), bà Y, bà C chị (còn gọi là C Cải) có làm tờ
tự thuận. Bà Y, C chị và bà có ký tên vào tờ tự thuận với nội dung từ chối nhận phần đất
thổ cư diện tích 567,8m2 do cha mẹ để lại. Nhưng thực chất là bán đất cho ông P để ông P
(cha chị P1) giao lại tiền cho bà, bà Y và bà C chị. Ngày 15/7/2010 bà có ký tên vào Tờ
bán đất nội bộ, nội dung bán đất cho chị P1 với giá 3,5 tỷ đồng/3 phần (của bà, C chị và
bà Y) trong đó phần của bà có giá trị là 1.116.000.000 đồng nhưng sau đó chị P1 không
trả tiền cho bà. Bà C thừa nhận có nhận của chị P1 10 cây vàng SIC nhưng số vàng này
không phải là vàng ông P chị P1 trả cho bà vào việc chuyển nhượng đất mà bà cho rằng
bà C chị mượn của con bà là anh Nguyễn Hữu B nhiều lần 10 cây vàng để chi phí đi
thưa kiện ông P nên bà C chị nhờ ông P, chị P1 trả nợ cho anh Bình 10 cây vàng.
Tại phiên tòa sơ thẩm, bà C và người đại diện bà C yêu cầu chị P1 trả cho bà C các
khoản theo giấy mượn tiền là 750.000.000 đồng + 495.000.000 đồng (tiền lãi ) +
365.000.000 đồng (trị giá 10 cây vàng SJC) = 1.610.000.000 đồng. Nếu chị P1 không
đồng ý trả 1.610.000.000 đồng thì trả lại cho bà C diện tích 177,3 m2 đất tọa lạc tại khu

116
phố 4/9 AB Nội Ô thị trấn G, huyện G, tỉnh Tây Ninh.
Bị đơn là chị Hồ Thị Kim P1 trình bày:
Chị là con ruột của ông Hồ Thanh P, ngày 02/8/2011 ông Hồ Thanh P có tặng cho chị
phần đất diện tích 567,8 m2 đất tọa lạc tại khu phố 4/9 AB Nội Ô thị trấn G, huyện G,
tỉnh Tây Ninh. Năm 2011 chị đi Mỹ nên không làm thủ tục chuyển quyền được, đến
năm 2014 khi về Việt Nam chị làm thủ tục chuyển quyền sử dụng đất xong. Hiện giấy
chứng nhận quyền sử dụng đất diện tích 567,8 m2 đất tọa lạc tại khu phố 4/9 AB Nội Ô
thị trấn G, huyện G, tỉnh Tây Ninh chị đang đứng tên quyền sử dụng đất.
Nguồn gốc phần đất chị được tặng cho là do ông bà nội chị để lại, trước kia do bà Y đứng

nо/
tên đất (nhưng đất này được ông bà nội chia cho bà Y. Bà Y nhận của bà Trang Thị H 60
cây vàng (tiền đặt cọc) để mua phần đất tranh chấp. Ông P biết được nên ngăn cản, vì là
đất tổ tiên để lại nên ông P đưa cho bà H 60 cây vàng (tiền bà H đã đưa cho bà C chị) để
mua lại đất đã đặt cọc. Sau khi bà Y ký hợp đồng tặng cho ông P diện tích đất tọa lạc tại
khu phố 4/9 AB Nội ô thị trấn G, huyện G, tỉnh Tây Ninh, chị có hỗ trợ cho bà Y
3.500.000.000 đồng để nuôi các cô. Bà Y trừ đi chi phí mà bà Y, bà C chị (Cải), bà C chi
ra cho việc đi kiện cha chị (ông P) cụ thể: bà Y chi ra 8 cây vàng, bà C Cải 25 cây, bà C
10 cây thành tiền là 1.214.750.000 đồng nên 3.500.000.000 đồng - 1.214.750.000 đồng
= 2.285.250.000 đồng, chia cho ba người mỗi người 761.750.000 đồng; bà Y yêu cầu chị
đưa cho bà C 761.000.000 đồng và 10 cây vàng SJC. Ngày 15/7/2010 chị P1 đưa cho bà
C số tiền 11.750.000 đồng; ngày 17/8/2010 đưa cho bà C
50.000.000 đồng để chữa bệnh tại Bệnh viện Đồng Nai; ngày 19/11/2010 ông P và ông Đ
có giao cho bà C 10 cây vàng SJC trị giá 356.000.000 đồng. Số tiền 3,5 tỷ đồng chị P1
có hỗ trợ để nuôi các cô nên phần bà C còn lại 700.000.000 đồng bà C không chịu nhận,
chị còn giữ lại.
Bà C yêu cầu chị trả cho bà số tiền 1.610.000.000 đồng. Nếu chị không đồng ý trả
1.610.000.000 đồng thì trả lại cho bà C diện tích 177,3 m2 đất tọa lạc tại khu phố 4/9 AB
Nội ô thị trấn G, huyện G, tỉnh Tây Ninh, chị không đồng ý. Chị còn giữ 700.000.000
đồng mà bà Y yêu cầu chị hỗ trợ cho bà C nhưng bà C không nhận thì chị xem như
700.000.000 đồng tương đương với 24,5 cây vàng, giá vàng ngày 14/9/2016 là
36.330.000 đồng/cây X 24,5 cây = 890.085.000 đồng. Chị đồng ý giao cho bà C
890.085.000 đồng vì chị không thiếu nợ bà C, bà C cũng không lấy tiền nên chị chưa
giao cho bà C.
Việc người đại diện bà C và người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của nguyên đơn

117
cho rằng chị giao cho bà C 10 cây vàng rồi mượn lại là có, giấy mượn tiền chị viết trước
khi chị giao vàng cho bà C. Sau khi chị đồng ý hỗ trợ cho bà Y 3.500.000.000 đồng bà
Y đồng ý trừ chi phí của bà từng bỏ ra, phần bà C bỏ ra 10 cây vàng và 761.000.000
đồng nên chị mới làm giấy.
Bị đơn ông Hồ Thanh P và người đại diện theo ủy quyền của ông Hồ Thanh P trình bày:
Cha mẹ ông P chết không để lại di chúc. Phần đất bà Y đứng tên là do bà Y sống chung
với cha mẹ từ nhỏ đến lớn. Khi cha mẹ chết, bà Y sống trên đất, xin được cấp giấy và đã
được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Sau khi bà Y được cấp giấy chứng nhận
thì bà Y làm thủ tục tặng cho ông, phần đất có diện tích 567,8 m2 đất tọa lạc tại khu phố
4/9 AB Nội Ô thị trấn G, huyện G, tỉnh Tây Ninh. Việc tặng cho ông đã được cấp giấy
chứng nhận quyền sử dụng đất vào năm 2010, cùng năm 2010 ông P tặng cho chị Hồ
Thị Kim P1 (con), đến năm 2014 chị Hồ Thị Kim P1 được cấp giấy chứng nhận quyền
sử dụng đất. Ông không đồng ý với yêu cầu của bà C vì ông nhận tặng cho từ bà Y. Sau
đó ông tặng cho lại chị P1 theo đúng quy định của pháp luật, ông P biết việc chị P1 hỗ trợ
các cô nhưng không tham gia. Ông P cũng không giao dịch với bà C nên không chấp
nhận với yêu cầu của bà C.
Ngày 15/7/2010 bà Hồ Thị C (C em) có ký tên vào tờ tự thuận với nội dung từ chối
nhận di sản phần thừa kế của bà đối với phần đất có diện tích 567,8m2 đất tọa lạc tại khu
phố 4/9 AB Nội Ồ thị trấn G, huyện G, tỉnh Tây Ninh.
Ngày 30/6/2011 bà Hồ Thị Y được UBND huyện G cấp giấy chứng nhận quyền sử
dụng đất số CH00156 (CM) diện tích 567,8m2 thửa 105, tờ bản đồ số 34 đất tọa lạc tại
khu phố 4, Nội ô thị trấn G, huyện G tỉnh Tây Ninh, bà C cũng không khiếu nại. Bà C
khởi kiện đòi diện tích 177,3m2 đất tọa lạc tại khu phố 4/9 AB Nội ô thị trấn G, huyện
G, tỉnh Tây Ninh ông không đồng ý, ông chỉ đồng ý cho chị P1 hỗ trợ cho bà C số tiền
890.085.000 đồng.
Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan - anh Đỗ Mạnh L trình bày: Anh thống nhất với
ý kiến của chị P1. Không chấp nhận yêu cầu đòi lại giá trị quyền sử dụng đất của bà C,
đồng ý hỗ trợ cho bà C số tiền 890.085.000 đồng.
Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan bà Nết trình bày tại biên bản lấy lời khai ngày
27/6/2016:
Bà là vợ ông Hồ Thanh P (mẹ của chị P1), phần đất đang tranh chấp, bà C khởi kiện tại
Tòa án nhân dân tỉnh Tây Ninh là phần đất gia tộc mà ông Hồ Thanh P được thừa kế từ
ông bà cha mẹ ông P, bà không có bất kỳ quyền lợi, nghĩa vụ liên quan về việc tranh

118
chấp.
Theo công văn số 397/2016/CV-CNTN ngày 08/9/2016, Ngân hàng X chi nhánh Tây
Ninh trình bày: Căn cứ vào Hợp đồng thuê quyền sử dụng đất được lập tại phòng công
chứng số 2 tỉnh Tây Ninh, ngày 30/11/2011 giữa ông Hồ Thanh P, bà Phạm Thị N và
Sacombank, số công chứng 209, quyển số 01TP/CC- SCC/HĐGD (Hợp đồng) và các
chứng từ, hóa đơn giao nhận tiền thuê quyền sử dụng đất gữa Sacombank và ông P bà
Nết.
Ngân hàng ký kết hợp đồng thực hiện đúng thủ tục pháp lý theo quy định của pháp luật.
Trong thời gian thuê, Ngân hàng không vi phạm các điều khoản trong hợp đồng nên
Ngân hàng yêu cầu được tiếp tục thực hiện hợp đồng.
Tại Bản án dân sự sơ thẩm số 10/2016/DS-ST ngày 14 tháng 9 năm 2016, Toà án
nhân dân tỉnh Tây Ninh quyết định:
Căn cứ Điều 256 Bộ luật Dân sự 2005; Điều 26, Điều 147 Bộ luật Tố tụng dân sự
2015; Pháp lệnh án phí, lệ phí Tòa án. Tuyên xử:
1/ Chấp nhận một phần yêu cầu khởi kiện của bà Hồ Thị C về việc “Tranh chấp đòi
lại tài sản là quyền sử dụng đất” đối với ông Hồ Thanh P và chị Hồ Thị Kim P1.
2/ Chị Hồ Thị Kim P1, anh Đỗ Mạnh L có trách nhiệm giao cho bà Hồ Thị C số tiền
890.085.000 đồng (Tám trăm chín mươi triệu không trăm tám mươi lăm nghìn đồng).
3/ Chị Hồ Thị Kim P1 được quyền tiếp tục sử dụng phần đất có diện tích 177,3 m2
nằm trong diện tích 567,8 m2 theo giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (đo thực tế là
499,5 m2) đất tọa lạc tại khu phố 4, Nội Ô thị trấn G, huyện G, tỉnh Tây Ninh, đất
thuộc thửa 105, tờ bản đồ số 34, theo giấy chứng nhận quyền sử dụng đất số CH
01109 (CN) do UBND huyện Tân Châu cấp cho Bà Hồ Thị Kim P1 đứng tên quyền
sử dụng đất. Đất có tứ cận:
Đông giáp đất bà Hồ Thị Kim P1 dài 19,0m + 9,30m +14,96m. Tây giáp đất bà Hồ
Kim P1 dài 19,0m +9,41m+ 17,2m.
Nam giáp đất ông Lê Hữu H1 dài 2,90m +l,69m. Bắc giáp đường xuyên Á (Quốc lộ
22B) dài 4m. Trên đất có:
Một căn nhà diện tích 161 m2; diện tích sử dụng 348 m2; cấp hạng xây dựng: nhà cấp
2C; kết cấu xây dựng: móng cột bê tông cốt thép, tường xây gạch xi măng, tô trát
matit, có sơn nước, nền gạch men 0,6 x0,6; trần nhà bê tông, mái bê tông, cửa chính
là cửa cuốn. Tỷ lệ chất lượng còn lại: 90%.
Nhà kho: Diện tích xây dựng 7m2; cấp hạng xây dựng: nhà cấp 4A; kết cấu xây dựng:

119
móng cột đà xây gạch và xi măng, tường xây gạch xi măng, tô trát matit, có sơn
nước; nền gạch men; trần nhà tôn lạnh; mái lợp tôn; cửa chính: cửa khung sắt, dán
tấm kẽm. Tỷ lệ chất lượng còn lại: 85%.
Tường rào dài 100 m, cao 2.5 m (kết cấu tường được xây gạch 10 cm, có tô, cột
tường hai bên 20 cm, tường rào phía sau cột 30 cm và sân tráng xi măng).
Sân tráng xi măng: kết cấu xi măng và đá; diện tích: 320m2.
4/ Hợp đồng thuê đất giữa ông Hồ Thanh P, bà Phạm Thị N với Ngân hàng X (số
công chứng 209 ngày 30/11/2011) được tiếp tục thực hiện.
5/ Chi phí đo đạc, định giá: Bà Hồ Thị C phải chịu 20.000.000 đồng (Hai mươi triệu
đồng) tiền chi phí đo đạc định giá, ghi nhận bà C đã nộp xong.
Ngoài ra, Tòa án cấp sơ thẩm còn quyết định về án phí, quyền kháng cáo, trách
nhiệm thi hành án theo quy định của pháp luật.
Ngày 28/9/2016, bà Hồ Thị C có đơn kháng cáo yêu cầu Tòa án cấp phúc thẩm sửa
bản án sơ thẩm, chấp nhận đơn khởi kiện của bà C, buộc bị đơn trả lại cho bà phần
đất có diện tích 177,3m2 tọa lạc tại khu phố 4/9 Nội Ô thị trấn G, huyện G, tỉnh Tây
Ninh hoặc liên đới thanh toán cho bà giá trị quyền sử dụng phần diện tích đất này
theo kết quả định giá do Tòa án cấp sơ thẩm thực hiện với số tiền 2.454.274.100
đồng.
Ngày 03/10/2016, bà C có đơn kháng cáo bổ sung yêu cầu Tòa án cấp phúc thẩm
chia 50% phần lợi tức thu nhập có được từ việc bị đơn đã dùng quyền sử dụng đất
của bà để ký hợp đồng thuê với Ngân hàng X từ năm 2010 cho đến nay.
Tại phiên tòa phúc thẩm:
Nguyên đơn bà Hồ Thị C kháng cáo toàn bộ bản án sơ thẩm, yêu cầu Tòa án cấp
phúc thẩm sửa bản án sơ thẩm theo hướng buộc bị đơn ông Hồ Thanh P và bà Hồ Thị
Kim P1 trả lại cho bà C phần đất có diện tích 177,3m2 tọa lạc tại khu phố 4/9 Nội ô
thị trấn G, huyện G, tỉnh Tây Ninh hoặc liên đới thanh toán cho bà giá trị quyền sử
dụng của phần đất nêu trên theo kết quả định giá tài sản mà Tòa án cấp sơ thẩm đã
thực hiện với số tiền là 2.454.274.100 đồng. Ngoài ra, nguyên đơn còn yêu cầu bị
đơn trả tiền lãi theo mức lãi suất 9%/năm đối với số tiền chậm thanh toán tính đến
ngày 14/9/2016 và yêu cầu chia 50% lợi nhuận thu được từ việc bị đơn cho Ngân
hàng X thuê đất từ năm 2010 đến nay.
Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của nguyên đơn là Luật sư Hoàng Lam
Thụy C1 trình bày: Kháng cáo của bà C là có cơ sở vì hồ sơ thể hiện nguồn gốc đất

120
là của ông T và bà L1 phân chia cho các con. Tổng diện tích đất là 567,8m2 trong đó
bà C được chia là 177,3m2, điều này thể hiện trong tờ di chúc của bà L1 năm 1983 và
Tờ tương phân năm 1976. Tờ tự thuận ngày 13/7/2010 (bút lục 05) không có giá trị
pháp lý để bác quyền của bà C vì tài liệu này là bản photo nên không có giá trị chứng
cứ. Bà P1 đã xác định có mua đất của bà C nên bà P1 cho rằng bà C không có đất là
mâu thuẫn các chứng cứ có trong hồ sơ, như vậy bà C có đất và bà P1 có nhận đất
của bà C. Hoàn toàn chưa có việc bà P1 trả tiền cho bà C, tại phiên tòa hôm nay chủ
tọa đã hỏi bà P1 tiền giao dịch với bà C như trong hồ sơ thể hiện là tiền gì, bà P1 đã
khẳng định tiền đó không liên quan gì đến việc chuyển nhượng đất này, nghĩa là bà
P1 chưa trả đồng tiền nào cho bà C. Án sơ thẩm xác định bà P1 nợ tiền của bà C
nhưng sơ thẩm xác định sai số tiền và không tuyên lãi suất cho bà C cũng là không
đúng, vì bà P1 chậm thanh toán nên căn cứ Bộ luật Dân sự 2005 lãi suất cơ bản là
9% năm, căn cứ Tờ bán đất nội bộ ngày 15/7/2010 thì bà bị đơn đã chậm thanh toán
đến ngày 14/9/2016, cả tiền gốc và lãi đã vượt quá nhiều lần số tiền sơ thẩm tuyên.
Bị đơn chậm thực hiện nghĩa vụ thanh toán tiền cho nguyên đơn, nguyên đơn không
có chỗ ở nên nguyên đơn yêu cầu hủy việc mua bán đó và trả lại đất cho nguyên đơn,
nếu nguyên đơn không được đứng tên quyền sử dụng đất ở thì nguyên đơn nhận lại
tiền theo định giá mà Tòa án cấp sơ thẩm đã xác định.
Bị đơn ông Hồ Thanh P có ông Nguyễn Cao C3 là người đại diện theo ủy quyền và
bị đơn bà Hồ Thị Kim P1 đề nghị Hội đồng xét xử không chấp nhận kháng cáo của
nguyên đơn, giữ y bản án sơ thẩm vì không có văn bản nào của bà Y thể hiện ông P
có trách nhiệm thanh toán 3,5 tỷ cho những người khác, có 2 tờ tự thuận đều do bà C
cung cấp, còn 10 cây vàng thì sơ thẩm đã làm rõ bà C không chứng minh được 10
cây vàng nhận của bà P1 là từ khoản nợ nào để cấn trừ nợ. Tại phiên tòa hôm nay và
sơ thẩm, bà C vẫn giữ nguyên yêu cầu quyền sử dụng đất nhưng bà C không chứng
minh được có quyền sử dụng đối với phần đất này nên yêu cầu của bà C là không có
cơ sở
Đại diện Viện kiểm sát nhân dân cấp cao tại Thành phố Hồ Chí Minh trình bày
quan điểm:
Về tố tụng: Thẩm phán và Hội đồng xét xử thực hiện đúng quy định của pháp luật tố
tụng. Các đương sự thực hiện quyền, nghĩa vụ theo đúng quy định pháp luật. Đơn
kháng cáo của nguyên đơn trong hạn luật định.
Về nội dung: Ngày 15/10/2010 bà Hồ Thị V, bà Hồ Thị Y, bà Hồ Thị M, bà Hồ Thị

121
C (chị) và bà Hồ Thị C (em) làm tờ tự thuận với nội dung từ chối phần thừa kế phần
diện tích 567,8m2 đất giao cho ông Hồ Thanh P được quyền thừa kế vĩnh viễn. Phía
nguyên đơn cho rằng thực chất bà Y, bà C (chị) chuyển nhượng đất cho ông P với giá
3.500.000.000 đồng/3 người. Nguyên đơn xuất trình “Tờ bán đất nội bộ ngày
15/7/2010” nhưng là bản photo, không xuất trình được bản chính; phía bị đơn không
thừa nhân có việc chuyển nhượng trên nên không có căn cứ để khẳng định bà Y, bà
C (chị) và bà C (em) chuyển nhượng đất trên cho ông P. Tại phiên tòa sơ thẩm, bà
P1 không thừa nhận việc chuyển nhương đất nhưng lại thừa nhận có hỗ trợ cho bà C
(em), bà Y, bà C (chị) số tiền 3.500.000.000 đồng để dưỡng già. Sau khi trừ đi các
chi phí mà bà Y, bà C (chị), bà C (em) thưa kiện tổng cộng 43 cây, giá vàng là
28.250.000 đồng/cây thì số tiền còn lại chia đều cho 03 người làz 761.750.000
đồng/người. Bà P1 cho rằng đã trả cho bà C được 3 lần tiền, số tiền bà P1 còn nợ lại
là 700.000.000 đồng. Tại phiên tòa sơ thẩm, bà P1 đồng ý trả bà C (em) 24,5 cây
vàng SJC tương đương 700.000.000 đồng còn thiếu (giá vàng tại thời điểm xét xử sơ
thẩm là 36.330.000 đồng/cây x 24,5 cây = 890.085.000 đồng là có lợi cho nguyên
đơn). Nguyên đơn kháng cáo yêu cầu sửa án sơ thẩm buộc bị đơn trả cho nguyên đơn
phần đất diện tích 177,3m2 hoặc liên đới thanh toán cho bà giá trị quyền sử dụng
phần đất đó theo kết quả định giá tại sơ thẩm là 2.454.274.100 đồng là không có cơ
sở, đề nghị Hội đồng xét xử không chấp nhận kháng cáo của nguyên đơn, giữ nguyên
bản án sơ thẩm. Đối với yêu cầu chia 50% phần lợi túc thu nhập được từ việc bị đơn
đã dùng quyền sử dụng đất để ký hợp đồng cho Ngân hàng X thuê từ năm 2010 cho
đến nay là vượt quá yêu cầu khởi kiện ban đầu nên không có cơ sở xem xét.
NHẬN ĐỊNH CỦA TÒA ÁN:
Căn cứ các tài liệu, chứng cứ trong hồ sơ vụ án đã được thẩm tra tại phiên tòa phúc
thẩm, căn cứ vào kết quả tranh luận tại phiên tòa, Hội đồng xét xử xét:
Về tố tụng:
Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan bà Phạm Thị N và Ngân hàng X – Chi nhánh
G, tỉnh Tây Ninh (có ông Nguyễn Quốc H2 là người đại diện hợp pháp) đều có đơn
đề nghị xét xử vắng mặt. Căn cứ khoản 2 Điều 296 Bộ luật Tố tụng dân sự năm
2015, Toà án tiến hành phiên toà phúc thẩm xét xử vắng mặt những người tham gia
tố tụng trên.
Về nội dung vụ án:
[2.1] Phần đất tranh chấp có diện tích 177,3m2 tọa lạc tại: KP 4/9 AB Nội ô thị trấn

122
G, huyện G, tỉnh Tây Ninh nằm trong phần đất có diện tích 567,8m2 thuộc quyền sử
dụng của cụ Hồ Văn T và cụ Nguyễn Thị L1.
Xét cụ Hồ Văn T chết năm 1981 và cụ Nguyễn Thị L1 chết năm 1985. Cụ T và cụ L1
có 07 (bảy) người con gồm: Bà Hồ Thị V, bà Hồ Thị Y, bà Hồ Thị M, bà Hồ Thị E,
bà Hồ Thị C (chị), bà Hồ Thị C (em) và ông Hồ Thanh P. Ngày 15/7/1976, ông T và
bà L1 có lập bảng tương phân để chia phần đất có diện tích 567,8m2 cho 03 người
con là bà C (chị), bà C (em) và bà Y, trong đó, phần đất mà bà C (em) được hưởng
thừa kế có diện tích 177,3m2 tọa lạc tại KP 4/9 Nội ô thị trấn G, huyện G, tỉnh Tây
Ninh.
Ngày 30/6/2011, Ủy ban nhân dân huyện G, tỉnh Tây Ninh cấp Giấy chứng nhận
quyền sử dụng đất số CH00156 (CM) cho bà Hồ Thị Y đại diện đứng tên đối với
phần đất có diện tích 567,8m2, thửa 105, tờ bản đồ số 34 tọa lạc tại Khu phố 4, Nội ô
thị trấn G, huyện G, tỉnh Tây Ninh.
Ngày 07/7/2011, bà Y làm Hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất trên cho ông Hồ
Thanh P. Ngày 13/7/2011, ông P được Ủy ban nhân dân huyện G, tỉnh Tây Ninh cấp
Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất số CH00786 (CN).
[2.2] Xét lời trình bày của bà Hồ Thị C (em) cho rằng vào 13/7/2010, bà Y, bà C
(chị) và bà C (em) có lập tờ tự thuận, theo đó, các bà từ chối nhận phần đất có diện
tích 567,8m2 do cha mẹ để lại nhưng thực chất là để bán đất cho ông P. Ngày
15/7/2010, các bà có lập tờ bán đất nội bộ với nội dung bán phần đất có diện tích
567,8m2 cho bà Hồ Thị Kim P1 với giá 3.500.000.000 đồng. Mặc dù bà P1 không
thừa nhận việc mua bán đất nhưng bà thừa nhận việc bà Y có ký hợp đồng tặng cho
quyền sử dụng đất cho ông P và ông P đã tặng lại cho bà nên bà đồng ý hỗ trợ cho bà
Y, bà C (chị) và bà C (em) tổng số tiền là 3.500.000.000 đồng để dưỡng già. Tại Biên
bản lấy lời khai ngày 08/9/2015, bà C (em) xác nhận phần bà được hưởng là 10 cây
vàng SJC và số tiền 761.750.000 đồng.
[2.3] Bà Hồ Thị Kim P1 khai nhận vào các ngày 15/7/2010 và 17/8/2010, bà có đưa
cho bà C số tiền lần lượt là 11.750.000 đồng và 50.000.000 đồng nhưng do tin tưởng
nên những lần giao tiền này, bà không làm biên nhận. Tuy nhiên, bà C không thừa
nhận lời khai này của bà P1. Theo quy định tại khoản 1 Điều 6 Bộ luật Tố tụng dân
sự: “Đương sự có quyền và nghĩa vụ chủ động thu nhập, giao nộp chứng cứ cho Toà
án và chứng minh cho yêu cầu của mình là có căn cứ và hợp pháp”; khoản 5 Điều 70
Bộ luật Tố tụng dân sự quy định về nghĩa vụ cung cấp tài liệu, chứng cứ, chứng minh

123
của đương sự để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình khi tham gia tố tụng và
theo khoản 2 Điều 91 Bộ luật Tố tụng dân sự thì: “Đương sự phản đối yêu cầu của
người khác đối với mình phải thể hiện bằng văn bản và phải thu thập, cung cấp, giao
nộp cho Tòa án tài liệu, chứng cứ để chứng minh cho sự phản đối đó”. Các quy định
này cho thấy các bên đương sự có nghĩa vụ cung cấp các chứng cứ chứng minh cho
sự phản đối của mình. Do bà P1 không đưa ra được chứng cứ chứng minh về việc đã
giao số tiền 61.750.000 đồng nên Hội đồng xét xử không chấp nhận lời trình bày này
của bà P1.
[2.4] Đối với 10 cây vàng SJC mà bà P1 nhờ ông P và ông Đ giao cho bà C vào ngày
19/11/2010, Hội đồng xét xử xét thấy: Bà C (em) thừa nhận việc bà có nhận của bà
P1 10 cây vàng SJC nhưng đây là tiền bà C (chị) mượn tiền của con trai bà là ông
Nguyễn Hữu B nên đã nhờ bà P1 trả lại cho bà để bà đưa lại cho ông
Qua xem xét lời khai của bà C (chị) thì không có sự việc như bà C (em) trình bày. Bà
C (em) không cung cấp được chứng cứ chứng minh và không được bà P1 thừa nhận
nên Hội đồng xét xử có cơ sở xác định bà C có nhận của bà P1 10 cây vàng SJC.
[2.5] Xét giao dịch chuyển quyền sử dụng đất sang tên bà P1 đã hoàn thành và bà P1
đã được Ủy ban nhân dân huyện G, tỉnh Tây Ninh cấp Giấy chứng nhận quyền sử
dụng đất. Đồng thời, bà P1 đã thực hiện xong một phần nghĩa vụ. Để đảm bảo tính
ổn định của các quan hệ dân sự, Hội đồng xét xử nhận thấy cần buộc bà P1 tiếp tục
thực hiện nghĩa vụ trả cho bà C (em) số tiền là 761.000.000 đồng.
[2.6] Tại phiên tòa sơ thẩm cũng như tại phiên tòa phúc thẩm, bà Hồ Thị Kim P1 và
ông Đỗ Mạnh L tự nguyện hỗ trợ cho bà C (em) số tiền tương đương 24,5 cây vàng
SJC, quy đổi tại thời điểm xét xử sơ thẩm là:
36.330.000 đồng/cây x 24,5 cây = 890.085.000 đồng
Xét thấy, việc hỗ trợ của bà P1 và ông Long là tự nguyện, không trái đạo đức xã hội
và quy định của pháp luật nên Hội đồng xét xử ghi nhận.
[2.7] Đối với yêu cầu kháng cáo của nguyên đơn về lãi suất chậm trả theo mức
9%/năm và yêu cầu chia 50% tiền thuê đất, Hội đồng xét xử xét thấy:
Qua các tài liệu có trong hồ sơ thể hiện tại giai đoạn sơ thẩm, bà C không có yêu cầu
về tiền lãi suất cũng như không yêu cầu bị đơn chia 50% phần lợi nhuận có được từ
việc cho thuê đất. Vì vậy, Toà án cấp sơ thẩm không giải quyết các yêu cầu này của
bà C là phù hợp luật định. Căn cứ Điều 293 Bộ luật Tố tụng dân sự: “Toà án cấp
phúc thẩm chỉ xem xét lại phần của bản án sơ thẩm, quyết định của Toà án cấp sơ

124
thẩm có kháng cáo, kháng nghị hoặc có liên quan đến việc xem xét nội dung kháng
cáo, kháng nghị”. Xét các nội dung kháng cáo bổ sung này của nguyên đơn là vượt
quá yêu cầu khởi kiện ban đầu và không thuộc phạm vi xét xử phúc thẩm nên Hội
đồng xét xử không xem xét.
[2.8] Đồng thời, theo đơn khởi kiện ngày 17/6/2013 và lời trình bày của nguyên đơn
trong suốt quá trình giải quyết vụ án, nguyên đơn bà Hồ Thị C khởi kiện ông Hồ
Thanh P và bà Hồ Thị Kim P1 yêu cầu trả lại cho bà giá trị quyền sử dụng đất, theo
kết luận định giá là 2.454.274.100 đồng, nếu không trả lại thì yêu cầu trả cho bà phần
đất có diện tích 177,3m2 tọa lạc tại KP 4/9 Nội ô thị trấn G, huyện G, tỉnh Tây Ninh.
Ngoài ra, bà Hồ Thị Kim P1 không có yêu cầu công nhận quyền sử dụng đất và tài
sản trên đất cũng như các bên đương sự không yêu cầu giải quyết về việc thuê đất
giữa ông Hồ Thanh P, bà Phạm Thị N với Ngân hàng X. Tuy nhiên, tại phần Quyết
định của Bản án dân sự sơ thẩm số 10/2016/DS-ST ngày 14/9/2016, Tòa án cấp sơ
thẩm đã xem xét giải quyết các quan hệ dân sự trên. Theo quy định tại khoản 1 Điều
5 Bộ luật Tố tụng dân sự: “Đương sự có quyền quyết định việc khởi kiện, yêu cầu
Tòa án có thẩm quyền giải quyết vụ việc dân sự. Tòa án chỉ thụ lý giải quyết vụ việc
dân sự khi có đơn khởi kiện, đơn yêu cầu của đương sự và chỉ giải quyết trong phạm
vi đơn khởi kiện, đơn yêu cầu đó”. Như vậy, Tòa án cấp sơ thẩm đã giải quyết vụ án
vượt quá yêu cầu khởi kiện của đương sự, cần nghiêm túc rút kinh nghiệm về những
thiếu sót như phân tích trên.
Về án phí dân sự phúc thẩm: Bà Hồ Thị C không phải chịu theo quy định của pháp
luật.
Vì các lẽ trên;
QUYẾT ĐỊNH:
Căn cứ khoản 2 Điều 308 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015;
Chấp nhận một phần kháng cáo của nguyên đơn bà Hồ Thị C. Sửa bản án sơ

Áp dụng: Khoản 1 Điều 5, Khoản 1 Điều 6, Điều 26, khoản 5 Điều 70, khoản 2
Điều 91, Điều 147 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015;
Điều 256 Bộ luật Dân sự năm 2005;
Pháp lệnh án phí, lệ phí Toà án;
Luật Thi hành án dân sự.
Nghị quyết số 326/2016/UBTBQH ngày 30/12/2016 của Uỷ ban Thường vụ Quốc

125
hội quy định về mức thu, miễn, giảm, nộp, quản lý và sử dụng án phí, lệ phí Toà án.
Tuyên xử:
1/ Chấp nhận một phần yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn bà Hồ Thị C. Buộc bà Hồ
Thị Kim P1 và ông Đỗ Mạnh L có trách nhiệm trả cho bà Hồ
Thị C số tiền 890.085.000 (tám trăm chín mươi triệu không trăm tám mươi lăm)
đồng.
Thi hành ngay khi án có hiệu lực pháp luật tại Cơ quan thi hành án dân sự có thẩm
quyền.
Kể từ ngày người được thi hành án có đơn yêu cầu thi hành án, nếu người phải thi
hành án chậm thi hành án thì hàng tháng, người phải thi hành án còn phải chịu tiền
lãi theo mức lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố, tương ứng
với số tiền và thời gian chậm thi hành án.
2/ Về chi phí đo đạc, định giá: Bà Hồ Thị C phải chịu 20.000.000 (hai mươi triệu)
đồng. Ghi nhận bà C đã nộp xong.
3/ Về án phí dân sự sơ thẩm:
Bà Hồ Thị C phải chịu 58.925.673 (năm mươi tám triệu chín trăm hai mươi lăm
nghìn sáu trăm bảy mươi ba) đồng nhưng được khấu trừ vào số tiền tạm ứng án phí
đã nộp là 17.000.000 (mười bảy triệu) đồng theo Biên lai thu số 0008047 ngày
22/7/2014 của Cục Thi hành án dân sự tỉnh Tây Ninh. Bà Hồ Thị C còn phải nộp tiếp
41.925.673 đồng (bốn mươi mốt triệu chín trăm hai mươi lăm nghìn sáu trăm bảy
mươi ba) đồng.
Bà Hồ Thị Kim P1 và ông Đỗ Mạnh L phải chịu 38.702.550 (ba mươi tám triệu bảy
trăm lẻ hai nghìn năm trăm năm mươi) đồng án phí dân sự sơ thẩm.
4/ Về án phí dân sự phúc thẩm:
Bà Hồ Thị C không phải chịu. Hoàn lại cho bà Hồ Thị C số tiền tạm ứng án phí đã
nộp là 200.000 (hai trăm ngàn) đồng theo Biên lai thu số 0000015 ngày 28/9/2016
của Cục Thi hành án dân sự tỉnh Tây Ninh.
Trường hợp bản án, quyết định được thi hành theo quy định tại Điều 2 Luật Thi hành
án dân sự thì người được thi hành án dân sự, người phải thi hành án dân sự có quyền
thỏa thuận thi hành án, quyền yêu cầu thi hành án, tự nguyện thi hành án hoặc bị
cưỡng chế thi hành án theo quy định tại các Điều 6, 7 và 9 Luật Thi hành án dân sự;
thời hiệu thi hành án được thực hiện theo quy định tại Điều 30 Luật Thi hành án dân
sự.

126
Bản án phúc thẩm có hiệu lực pháp luật kể từ ngày tuyên án./.

127
4. Bản án số 04
TÒA ÁN NHÂN DÂN CẤP CAO TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Bản án số: 10/2019/DS-PT Ngày: 09 - 01 - 2019.
V/v: Tranh chấp “Yêu cầu quyền về lối đi qua”
NHÂN DANH NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

TÒA ÁN NHÂN DÂN CẤP CAO TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

- Hội đồng xét xử phúc thẩm gồm có:


Thẩm phán – Chủ tọa phiên tòa: Ông Phan Đức Phương.
Các Thẩm phán: Ông Nguyễn Hữu Ba. Ông Trần Xuân Minh.
- Thư ký phiên tòa: Bà Mai Thị Thu Trang - Thư ký Tòa án nhân dân cấp cao tại
Thành phố Hồ Chí Minh.
- Đại diện Viện kiểm sát nhân dân cấp cao tại Thành phố Hồ Chí Minh tham gia
phiên tòa: Ông Nguyễn Hữu Hậu - Kiểm sát viên.
Ngày 09 tháng 01 năm 2019, tại trụ sở Tòa án nhân dân cấp cao tại Thành phố Hồ
Chí Minh xét xử phúc thẩm công khai vụ án dân sự thụ lý số: 262/2018/TLPT-DS
ngày 08 tháng 08 năm 2018 về việc tranh chấp “Yêu cầu quyền về lối đi qua”. Do
Bản án dân sự sơ thẩm số 29/2018/DS-ST ngày 21 tháng 6 năm 2018 của Tòa án
nhân dân tỉnh Tiền Giang bị kháng cáo.
Theo Quyết định đưa vụ án ra xét xử phúc thẩm số: 1900/2018/QĐPT ngày 17 tháng
12 năm 2018, giữa các đương sự:
- Nguyên đơn: Ông Bùi Tấn S (có mặt).
Cư trú tại: Tổ 10, khu phố ML, phường NM, thị xã CL, tỉnh Tiền Giang.
- Bị đơn: Bà Nguyễn Thị Đ (vắng mặt).
Cư trú tại: Tổ 10, khu phố ML, phường NM, thị xã CL, tỉnh Tiền Giang.
Người đại diện theo ủy quyền: Ông Nguyễn Văn D (theo giấy ủy quyền ngày
24/7/2018 - có mặt).
Cư trú tại: 125/3 LTK, tổ 10, khu phố 8, Phường 5, thành phố MT, tỉnh Tiền Giang.
Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan:
Bà Nguyễn Thị Kim H (có mặt).
Bà Nguyễn Thị Kim H1 (vắng mặt).
Ông Nguyễn Văn B (vắng mặt).

128
Bà H, Bà H1 và ông B cùng cư trú tại: Tổ 10, khu phố ML, phường NM, thị xã CL,
tỉnh Tiền Giang.
Bà Nguyễn Thị Kim H2 (vắng mặt);
Cư trú tại: 826 S Lindberg Cir Wichit A KS67207 USA.
Người đại diện theo ủy quyền của bà H2: Bà Nguyễn Thị Kim H, Cư trú tại: Tổ
10, khu phố ML, phường NM, thị xã CL, tỉnh Tiền Giang (theo văn bản ủy quyền
ngày 12/11/2017- có mặt).
Người kháng cáo: Bị đơn, bà Nguyễn Thị Đ.
NỘI DUNG VỤ ÁN:
Nguyên đơn, ông Bùi Tấn S trình bày: Ông S được UBND huyện CL cấp giấy
chứng nhận quyền sử dụng đất đối với thửa số 638, tờ bản đồ số 11, tọa lạc khu phố
ML, phường NM, thị xã CL. Giáp với thửa 638 là thửa 585 thuộc quyền sử dụng của
bà Đ. Do thửa 638 nằm phía sau thửa 585 nên khoảng năm 1994, gia đình bà Đ đã
đồng ý cho Ông S mở lối đi có diện tích khoảng 20m2 (ngang 01m, dài 20m) qua
thửa số 585 để vào thửa 638. Quá trình sử dụng, Ông S đã làm đường và bắc cầu bê
tông qua con kênh. Đây là lối đi duy nhất ra đường lộ. Nay, bà Đ ngăn cản và rào
lưới B40 không cho gia đình ông sử dụng lối đi trên. Vì vậy, Ông S yêu cầu Tòa án
buộc hộ bà Đ dỡ bỏ hàng rào và mở lối đi theo đo đạc thực tế 20,9m2 tại thửa số 585
nêu trên để gia đình Ông S sử dụng.
Bị đơn, bà Nguyễn Thị Đ trình bày: Thửa đất số 585 thuộc quyền sử dụng của gia
đình bà Đ. Trước khi chết năm 1994, chồng bà (ông Nguyễn Văn H4) có cho Ông S
nhờ lối đi trên và Ông S chỉ bắc cầu trâm bầu đi tạm. Khi Ông S làm cầu xi măng thì
bà Đ không đồng ý vì phần đất này có chiều rộng rất hẹp, bà đã cho con để chuẩn bị
cất nhà. Nhưng khi đó, vợ Ông S nói khi nào cần sẽ trả lại. Như vậy, Ông S tự làm
đường, cầu bê tông không hỏi ý kiến bà. Vì vậy, bà Đ không đồng ý yêu cầu khởi
kiện của Ông S. Nếu Ông S có nhu cầu thì bà Đ đồng ý mở lối đi trên phần đất bà ở
hướng Tây theo sơ đồ đo đạc ngày 02/02/2018 và Ông S có nghĩa vụ hoàn trả giá trị
đất theo giá thị trường.
- Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trình bày:
Bà Nguyễn Thị Kim H1, Nguyễn Thị Kim H2 và Nguyễn Văn B thống nhất trình bày:
Các ông, bà thống nhất với ý kiến của bà Đ.
Nguyễn Thị Kim H, trình bày: Ngoài lối đi nhờ trên thì trước đây, Ông S còn có 02
lối đi khác ra lộ là đi qua đất bà Nguyễn Thị T (đối diện đất Ông S) và đi qua đất ông

129
Tư H3 là anh ruột Ông S (kế bên phần đất của Ông S). Lối đi mà Ông S yêu cầu nằm
trên phần đất có chiều rộng chỉ 05m do bà Đ đã cho để chuẩn bị cất nhà, Bà H đã làm
hàng rào theo khuôn viên nên Bà H không đồng ý yêu cầu của Ông S và thống nhất
với ý kiến của bà Đ về việc tự nguyện mở lối đi hướng Tây cho Ông S như sơ đồ đo
đạc.
Tại bản án dân sự sơ thẩm số 29/2018/DS-ST ngày 21/6/2018 của Tòa án nhân dân
tỉnh Tiền Giang quyết định:
Căn cứ vào Điều 26, Điều 35, khoản 1 Điều 227, khoản 1 Điều 147 Bộ luật Tố tụng
Dân sự; Điều 254 Bộ luật dân sự; Khoản 2 Điều 26 của Nghị quyết số:
326/2016/UBTVQH14 ngày 30/12/2016 của Ủy ban thường vụ Quốc hội quy định
về mức thu, miễn, giảm, thu, nộp, quản lý và sử dụng án phí và lệ phí Tòa án, Tuyên
xử:
Chấp nhận yêu cầu khởi kiện của ông Bùi Tấn S.
Buộc bà Nguyễn Thị Đ và các thành viên trong hộ bà Đ gồm Nguyễn Thị Kim H,
Nguyễn Thị Kim H1, Nguyễn Thị Kim H2 và Nguyễn Văn B mở lối đi có chiều rộng
01m, chiều dài cạnh 3,52m + 17,50m diện tích 20,9m2 thửa số 585, tờ bản đồ số 11,
diện tích 720m2 tọa lạc khu phố ML, phường NM, thị xã CL theo giấy chứng nhận
quyền sử dụng đất số H01843 do Ủy ban nhân dân huyện CL cấp ngày 10/9/2007
cho hộ bà Nguyễn Thị Đ (có sơ đồ kèm theo).
Ghi nhận sự tự nguyện của ông Bùi Tấn S bồi hoàn cho hộ bà Nguyễn Thị Đ số tiền
44.328.900 đồng. Thực hiện khi án có hiệu lực pháp luật.
Kể từ ngày bà Đ có đơn yêu cầu thi hành án, nếu Ông S chậm thực hiện số tiền trên
thì Ông S còn phải chịu lãi tương ứng với số tiền và thời gian chậm thực hiện theo
quy định tại khoản 2 Điều 468 Bộ luật Dân sự.
Tiếp tục duy trì Quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời số: 05/2017/QĐ-
BPKCTT ngày 29/8/2017 của Tòa án nhân dân tỉnh Tiền Giang đến khi bản án có
hiệu lực pháp luật.
Ngoài ra, bản án sơ thẩm còn quyết định về án phí và quyền kháng cáo theo quy định
của pháp luật.
Ngày 21/6/2018, bị đơn, bà Nguyện Thị Đ kháng cáo đề nghị không chấp nhận yêu
cầu khởi kiện của nguyên đơn.
Tại phiên tòa phúc thẩm, đại diện ủy quyền của bà Đ trình bày: Chồng bà là ông H4
chết năm 1994 nhưng năm 1995 thì Ông S mới đi nhờ lối đi trên. Các bên có thỏa

130
thuận miệng là khi nào gia đình bà Đ cần sử dụng thì Ông S sẽ trả lại. Năm 2000, bà
Đ đồng ý cho Ông S làm đường, cầu bê tông nhưng với điều kiện khi nào cần thì
Ông S sẽ trả lại. Bản án sơ thẩm buộc bà Đ mở lối đi có diện tích 20,9m2 là không
hợp lý. Vì Ông S vẫn có thể mở lối đi khác qua đất của ông Huyện (anh Ông S), lối
đi này, Ông S đã sử dụng trước khi sử dụng lối đi qua đất của bà Đ.
Ông S trình bày: Trước đây có sử dụng lối đi qua đất ông Huyện. Mặc dù là anh em
nhưng lại có mâu thuẫn nên ông H4 (chồng bà Đ) mới đồng ý cho mở lối đi như hiện
nay. Quá trình đi nhờ, Ông S có làm đường, cầu bê tông, gia đình bà Đ có biết nhưng
không phản đối và tiếp tục cho đi nhờ.
Viện kiểm sát nhân dân cấp cao tại Thành phố Hồ Chí Minh có ý kiến: Các đương sự
xác nhận Ông S sử dụng lối đi hiện tranh chấp từ năm 1994. Khi còn sống thì chồng
bà Đ (ông H4) có đồng ý cho đi nhờ, sau khi ông H4 chết thì gia đình bà Đ vẫn cho
đi nhờ, Ông S đã làm đường, cầu bê tông. Như vậy, lối đi trên đã hình thành trên 30
năm, đất của Ông S bị vây bọc bởi các bất động sản liền kề nên Tòa án cấp sơ thẩm
chấp nhận yêu cầu của Ông S là đúng quy định tại Điều 245 Bộ luật Dân sự. Vì vậy,
đề nghị Hội đồng xét xử bác kháng cáo của bà Đ, giữ nguyên bản án sơ thẩm.
NHẬN ĐỊNH CỦA TÒA ÁN:
Căn cứ vào các tài liệu, chứng cứ có trong hồ sơ vụ án, kết quả tranh tụng tại phiên
tòa và ý kiến của Viện kiểm sát nhân dân cấp cao tại Thành phố Hồ Chí Minh, Hội
đồng xét xử nhận thấy:
[1] Về thủ tục tố tụng: Ông Bùi Tấn S khởi kiện yêu cầu bà Đ mở lối
đi vào khu đất của Ông S. Trong vụ án này có đương sự là bà Nguyễn Thị Kim H2
đang cư trú tại Hoa Kỳ. Vì vậy, Tòa án nhân dân tỉnh Tiền Giang xác định quan hệ
pháp luật tranh chấp là “Tranh chấp yêu cầu quyền về lối đi qua” và giải quyết vụ án
là đúng quy định tại Điều 26, 37 của Bộ luật Tố tụng dân sự. Bà Đ kháng cáo đúng
quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự nên vụ án được xem xét theo trình tự phúc
thẩm.
[2] Xét kháng cáo của bà Đ, thấy rằng:
[2.1] Ông S được quyền sử dụng thửa đất số 638, tờ bản đồ số 11, diện tích 2.591m2.
Căn cứ phiếu xác nhận kết quả đo đạc hiện trạng thửa đất ngày 02/2/2018, được bà Đ
xác nhận thì diện tích đất thuộc quyền sử dụng của Ông S bị vây bọc bởi bất động
sản liền kề.
[2.2] Các đương sự thừa nhận Ông S đã sử dụng lối đi hiện tranh chấp từ trước năm

131
1994. Việc sử dụng lối đi trên được chồng bà Đ là ông Nguyễn Văn H4 đồng ý. Sau
khi ông H4 chết thì bà Đ vẫn tiếp tục cho Ông S sử dụng làm lối đi trên, gia đình
Ông S đã làm đường và cầu bê tông, gia đình bà Đ cũng biết và không hề ngăn cản.
Tại biên bản thẩm định ngày 31/01/2018 và phiếu xác nhận kết quả hiện trạng thửa
đất ngày 02/02/2018 thể hiện từ phần đất của Ông S ra đường huyện 56 qua lối đi
ở hướng Đông là gần và thuận tiện hơn.
[2.3] Diện tích lối đi được mở qua phần đất của bà Đ là 20,9m2, theo Chứng thư thẩm
định giá số 1814/00511/TGG, ngày 17/4/2018 của Công ty Cổ phần giám định thẩm
định Sài Gòn thì giá trị đất là 2.121.000 đồng/m2. Tại phiên tòa sơ thẩm, Ông S tự
nguyện thanh toán cho hộ gia đình bà Đ 44.328.900 đồng (=20,9m2 x 2.121.000
đồng/m2).
Vì vậy, Tòa án cấp sơ thẩm chấp nhận yêu cầu khởi kiện của Ông S, đồng thời buộc
Ông S có nghĩa vụ thanh toán cho bà Đ 44.328.900 đồng là có căn cứ, đúng pháp
luật.
[3] Bà Đ kháng cáo nhưng không có căn cứ chứng minh nên Hội đồng xét xử
thống nhất ý kiến của Viện kiểm sát, bác kháng cáo của bà Đ, giữ nguyên bản án sơ
thẩm. Bà Đ phải chịu án phí dân sự phúc thẩm.
Vì các lẽ trên,
QUYẾT ĐỊNH:
Căn cứ khoản 1 Điều 308, Điều 26, 37 Bộ luật Tố tụng dân sự; Điều 254 Bộ luật dân
sự; Nghị quyết số 326/2016/UBTVQH14 ngày 30/6/2016 của Ủy ban Thường vụ
Quốc hội;
1. Không chấp nhận kháng cáo của bà Nguyễn Thị Đ.
2. Giữ nguyên Bản án sơ thẩm số 29/2018/DS-ST ngày 21/6/2018 của Tòa án
nhân dân tỉnh Tiền Giang.
3. Chấp nhận yêu cầu khởi kiện của ông Bùi Tấn S.
4. Buộc bà Nguyễn Thị Đ và các thành viên trong hộ bà Đ gồm Nguyễn Thị Kim
H, Nguyễn Thị Kim H1, Nguyễn Thị Kim H2 và Nguyễn Văn B mở lối đi có chiều
rộng 01m, chiều dài cạnh 3,52m + 17,50m diện tích 20,9m2 thửa số 585, tờ bản đồ số
11, diện tích 720m2 tọa lạc khu phố ML, phường NM, thị xã CL theo giấy chứng
nhận quyền sử dụng đất số H01843 do Ủy ban nhân dân huyện CL cấp ngày
10/9/2007 cho hộ bà Nguyễn Thị Đ, có vị trí như sau:
- Hướng Đông giáp đất ông Huỳnh Tấn Nhựt cạnh 3.52m +17.50m.

132
- Hướng Tây giáp phần đất còn lại của bà Nguyễn Thị Đ.
- Hướng Nam giáp kênh công cộng cạnh 01m.
- Hướng Bắc giáp đường huyện 56 cạnh 01. (Có sơ đồ kèm theo)
5. Ghi nhận sự tự nguyện của ông Bùi Tấn S bồi hoàn cho hộ bà Nguyễn Thị Đ
số tiền 44.328.900 (Bốn mươi bốn triệu ba trăm hai mươi tám ngàn chín trăm) đồng.
Kể từ ngày bà Đ có đơn yêu cầu thi hành án, nếu Ông S chậm thanh toán số tiền trên
thì Ông S còn phải chịu lãi tương ứng với số tiền và thời gian chậm thanh toán theo
quy định tại khoản 2 Điều 468 Bộ luật Dân sự.
6. Tiếp tục duy trì Quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời số:
05/2017/QĐ-BPKCTT ngày 29/8/2017 của Tòa án nhân dân tỉnh Tiền Giang.
7. Về án phí:
- Án phí sơ thẩm:
Bà Nguyễn Thị Đ phải chịu 300.000 (Ba trăm ngàn) đồng án phí dân sự sơ thẩm.
Ông Bùi Tấn S không phải chịu và được hoàn lại 300.000 (Ba trăm ngàn) đồng theo
biên lai thu số 002117 ngày 28/8/2017 của Cục Thi hành dân sự tỉnh Tiền Giang.
- Án phí phúc thẩm: Bà Nguyễn Thị Đ phải chịu 300.000 (Ba trăm ngàn)
đồng, khấu trừ 300.000 đồng tiền tạm ứng án phí đã nộp theo biên lai thu số 00572
ngày 21/6/2018 của Cục Thi hành án dân sự tỉnh Tiền Giang, bà Đ đã nộp đủ.
8. Về hiệu lực của bản án: Bản án phúc thẩm có hiệu lực pháp luật kể từ ngày
tuyên án (ngày 09 tháng 01 năm 2019)./.

133
CHƯƠNG 5: THỜI HẠN TỐ TỤNG VÀ THỦ TỤC CẤP, TỐNG ĐẠT, THÔNG
BÁO VĂN BẢN TỐ TỤNG
Mục tiêu bài học:
- Phân biệt được sự khác nhau giữa thời hạn tố tụng trong dân sự và thời hạn tố tụng
trong tố tụng dân sự.
- Xác định được cách tính thời điểm bắt đầu, thời điểm kết thúc và những lưu ý cần
thiết khi tính thời hạn trong tố tụng dân sự.
- Phân biệt được thời hiệu khởi kiện và thời hiệu yêu cầu.
- Hiểu được khái niệm, ý nghĩa của việc cấp, tống đạt, thông báo văn bản tố tụng.
- Nắm được chủ thể nào có nghĩa vụ thực hiện việc cấp, tống đạt, thông báo văn bản
tố tụng.
- Trình bày được trình tự, thủ tục các phương thức cấp, tống đạt và thông báo văn
bản tố tụng như phương thức trực tiếp, phương thức bằng phương tiện điện tử, niêm yết
công khai và phương thức thông báo trên phương tiện thông tin đại chúng.
5.1 Câu hỏi tự luận
1. Phân biệt sự khác nhau giữa thời hạn trong tố tụng dân sự và thời hạn trong dân
sự?
2. Trình bày khái niệm về thời hiệu khởi kiện vụ án dân sự và thời hiệu yêu cầu
giải quyết việc dân sự?
3. Thời hiệu khởi kiện vụ án dân sự và thời hiệu yêu cầu giải quyết việc dân sự
được thực hiện theo quy định của pháp luật. Nếu trường hợp pháp luật không có quy
định về thời hiệu khởi kiện vụ án dân sự và thời hiệu yêu cầu giải quyết việc dân sự
thì giải quyết như thế nào?
4. Khi giải quyết vụ việc dân sự, nếu hết thời hiệu khởi kiện vụ án dân sự và hết
thời hiệu yêu cầu giải quyết việc dân sự thì đây có phải là căn cứ pháp lý để toà án
trả lại đơn khởi kiện? (So sánh quy định tại Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2004 (sửa
đổi, bổ sung năm 2011) và quy định tại Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015).
5. Trình bày cách tính thời hạn trong tố tụng dân sự?
6. Tại sao việc cấp, tống đạt, thông báo văn bản tố tụng lại mang ý nghĩa quan trọng
trong giải quyết vụ việc dân sự?
7. Như thế nào là cấp văn bản tố tụng, tống đạt văn bản tố tụng và thông báo văn
bản tố tụng?

134
8. Trình bày trình tự thủ tục của việc cấp, tống đạt, thông báo văn bản tố tụng trực
tiếp đến người có liên quan? (Biểu thị bằng sơ đồ).
9. “Địa chỉ nơi cư trú của người bị kiện, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan”
quy định tại Điểm e, Khoản 1 Điều 192 BLTTDS năm 2015 được xác định như thế
nào?
10. Trường hợp sau khi thụ lý vụ án, Toà án không tống đạt được thông báo về việc
thụ lý vụ án do bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan không còn cư trú, làm
việc hoặc không có trụ sở tại địa chỉ mà nguyên đơn cung cấp thì giải quyết như thế
nào?
5.2 Câu hỏi trắc nghiệm
Lưu ý: Chọn 1 đáp án chính xác nhất
1. Khi thời hạn bắt đầu bằng một sự kiện thì ngày xảy ra sự kiện là ngày bắt
đầu để tính thời hạn
a) Nhận định trên đúng
b) Nhận định trên sai
c) A, B đúng
d) A, B sai
2. Chọn nhận định sai
a) Khi thời hạn tính bằng ngày thì thời hạn kết thúc tại thời điểm kết thúc ngày cuối
cùng của thời hạn.
b) Khi thời hạn tính bằng tuần thì thời hạn kết thúc tại thời điểm kết thúc ngày
tương ứng của tuần cuối cùng của thời hạn.
c) Khi thời hạn tính bằng tháng thì thời hạn kết thúc tại thời điểm kết thúc ngày
tương ứng của tháng cuối cùng của thời hạn; nếu tháng kết thúc thời hạn không có
ngày tương ứng thì thời hạn kết thúc vào ngày tiếp theo của tháng tiếp theo đó.
d) Khi thời hạn tính bằng năm thì thời hạn kết thúc tại thời điểm kết thúc ngày,
tháng tương ứng của năm cuối cùng của thời hạn.
3. Thời hiệu khởi kiện không áp dụng trong trường hợp nào sau đây?
a) Yêu cầu bảo vệ quyền nhân thân
b) Tranh chấp về quyền sử dụng đất theo quy định Luật đất đai
c) Yêu cầu tuyên bố giao dịch dân sự vô hiệu do giả tạo
d) Tất cả đều sai

135
4. Khi một trong các bên đương sự yêu cầu Toà án áp dụng quy định về thời
hiệu khởi kiện, thời hiệu yêu cầu giải quyết việc dân sự thì Toà án sẽ giải quyết
như thế nào?
a) Chấp nhận yêu cầu của đương sự trong mọi trường hợp
b) Không chấp nhận yêu cầu của đương sự trong mọi trường hợp
c) Chấp nhận yêu cầu của đương sự nếu bản ản sơ thẩm chưa được tuyên
d) Không chấp nhận yêu cầu của đương sự nếu vụ án đã được thụ lý
5. Điểm a, Khoản 1, Điều 17 Nghị Quyết số 326/2016/UBTVQH14 quy định về
mức thu, miễn, giảm, thu, nộp, quản lý và sử dụng án phí và lệ phí toà án có
quy định: “Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được thông báo của
Tòa án về việc nộp tiền tạm ứng án phí dân sự sơ thẩm, nguyên đơn, bị đơn có yêu
cầu phản tố đối với nguyên đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu
cầu độc lập phải nộp tiền tạm ứng án phí và nộp cho Tòa án biên lai thu tiền tạm
ứng án phí”. Nếu ngày 8/3/2019 là ngày nguyên đơn nhận được thông báo của
Toà án về việc nộp tiền tạm ứng án phí dân sự sơ thẩm thì ngày cuối cùng của
thời hạn nộp tiền tạm ứng là ngày nào?
a) Ngày 15/3/2019 b) Ngày 16/3/2019 c) Ngày 17/3/2019 d) Ngày 18/3/2019
6. Theo quy định của Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015, người nào không có
quyền thực hiện việc cấp, tống đạt, thông báo văn bản tố tụng?
a) Người tiến hành tố tụng được giao nhiệm vụ
b) Uỷ ban nhân dân cấp xã nơi người tham gia tố tụng dân sự cư trú hoặc cơ quan,
tổ chức nơi người tham gia tố tụng dân sự làm việc khi Toà án có yêu cầu
c) Người của văn phòng Thừa phát lại
d) Người thân thích của đương sự
7. Nơi cư trú của cá nhân là:
a) Nơi đăng ký tạm trú
b) Nơi đăng ký thường trú
c) Nơi người đó thường xuyên sinh sống
d) Cả 3 đáp án trên đều đúng
8. Có bao nhiêu phương thức cấp, tống đạt, thông báo văn bản tố tụng dân sự?
a) 3
b) 4

136
c) 5
d) 6
9. Việc niêm yết công khai văn bản tố tụng cho đương sự ở nước ngoài sẽ được
niêm yết ở đâu?
a) Tại trụ sở cơ quan đại diện nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở nước
ngoài
b) Tại trụ sở Toà án đang giải quyết vụ việc
c) Tại nơi cư trú cuối cùng của đương sự tại Việt Nam
d) Có thể chọn 1 trong 3 nơi nêu trên để tiến hành niêm yết văn bản tố tụng
10. Điền vào chỗ trống: “Trường hợp người được cấp, tống đạt, thông báo vắng
mặt thì người thực hiện việc cấp, tống đạt, thông bảo phải lập biên bản và giao
cho………có đủ năng lực hành vi dân sự cùng nơi cư trú với họ hoặc………..để
thực hiện việc ký nhận hoặc điểm chỉ và yêu cầu người này cam kết giao lại tận
tay ngay cho người được cấp, tống đạt, thông báo”.
a) Người đại diện theo pháp luật – trưởng công an xã tại nơi cư trú
b) Người đại diện theo uỷ quyền - tổ trưởng tổ dân phố
c) Người thân thích – tổ trưởng tổ dân phố
d) Người thân thích – trưởng công an xã tại nơi cư trú
5.3 Câu hỏi nhận định đúng/sai và giải thích
1. Thời hiệu khởi kiện vụ án dân sự được tính từ ngày quyền và lợi ích hợp pháp
của người đó bị xâm phạm.
2. Thời hạn tố tụng dân sự không chỉ được xác định bằng một đơn vị thời gian cụ
thể như giờ, ngày, tuần, tháng và năm.
3. Thời hiệu yêu cầu tuyên bố giao dịch dân sự vô hiệu là 2 năm hoặc có thể dài
hơn.
4. Trong trường hợp người có quyền khởi kiện, người có quyền yêu cầu là người
chưa thành niên nhưng tạm thời chưa có người đại diện thì thời gian chờ kiếm người
đại diện sẽ vẫn tính vào thời hiệu khởi kiện, thời hiệu yêu cầu giải quyết việc dân sự.
5. Thời hạn trong dân sự và thời hạn trong tố tụng dân sự không đồng nhất với
nhau.
6. Trường hợp bị đơn đã uỷ quyền hợp lệ cho người đại diện tham gia tố tụng thì
Toà án tống đạt văn bản tố tụng cho cả bị đơn và người đại diện của bị đơn.

137
7. Thủ tục thông báo trên phương tiện thông tin đại chúng chỉ được thực hiện khi
đã thực hiện xong việc tống đạt bằng phương thức trực tiếp và niêm yết công khai
nhưng không đạt được hiệu quả.
8. Đương sự có quyền nhận các văn bản tố tụng bằng phương tiện điện tử nếu báo
trước cho Toà án và cung cấp đầy đủ địa chỉ thư điện tử cho Toà án.
9. Bản án sơ thẩm có hiệu lực pháp luật của Toà án giải quyết vụ án dân sự bảo vệ
quyền lợi người tiêu dùng do tổ chức xã hội tham gia bảo vệ người tiêu dùng khởi
kiện phải được niêm yết công khai tại trụ sở Toà án và bắt buộc công bố công khai
trên một trong các báo hàng ngày của trung ương trong ba số liên tiếp.
10. Bất cứ người nào cố ý huỷ hoại văn bản tố tụng của Toà án thì sẽ tuỳ theo tính
chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật, xử phạt hành chính hoặc bị truy cứu trách
nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.
5.4 Bài tập tình huống
1. Ngày 08/3/2016, anh A có cho chị B mượn một khoản tiền là 500 triệu đồng để
chị B mở cửa hàng bán quần áo trẻ em. Thời hạn chị B cam kết trả lại tiền cho anh A
là hết tháng 06/2016. Nhưng đến ngày 01/7/2016, chị B chỉ trả lại cho anh A số tiền là
200 triệu đồng và hứa số tiền còn lại 300 triệu đồng sẽ cố gắng trả sau 5 tháng nữa.
Vì có mối quan hệ họ hàng thân thích nên anh A đồng ý. Đến ngày 10/3/2019, vì cần
tiền gấp để kinh doanh nên anh A yêu cầu chị B trả anh số tiền còn lại, nhưng chị B
không trả. Do đó, anh đã khởi kiện ra Toà án để yêu cầu chị B trả anh số tiền còn lại
là 300 triệu đồng. Nhưng, Toà án đã từ chối giải quyết vụ án với lý do thời hiệu khởi
kiện đã hết. Hỏi:
a) Việc Toà án từ chối giải quyết với lý do thời hiệu khởi kiện đã hết là đúng hay
sai? Vì sao?
b) Giả sử, ngày 01/7/2016 chị B chỉ trả 200 triệu đồng và không hứa hẹn gì thêm,
nhưng mãi đến ngày 10/7/2019 anh B mới khởi kiện ra Toà yêu cầu chị B trả lại số
tiền 300 triệu đồng còn lại. Nếu Toà án vẫn từ chối giải quyết vụ án với lý do thời
hiệu khởi kiện đã hết là đúng hay sai? Vì sao?
c) Giả sử, Toà án thụ lý giải quyết vụ án nhưng thời hiệu khởi kiện trong tình huống
trên đã hết và chị B yêu cầu Toà án áp dụng thời hiệu khởi kiện để giải quyết
(được biết yêu cầu của chị B đưa ra trước phiên toà xét xử sơ thẩm). Vậy, Toà án sẽ
giải quyết như thế nào trong trường hợp này?

138
2. Ông A và bà B là hai vợ chồng và có 3 người con chung là C, D, E. Ngày
10/1/1989, ông A và bà B mất trong một vụ tai nạn giao thông. Tài sản chung để lại

cho các con là 1 căn nhà với diện tích 500m2. Đến ngày 25/4/2019, các con của ông
bà nộp đơn yêu cầu Toà án chia thừa kế. Hỏi, thời hiệu khởi kiện trong tình huống
trên còn hay hết? Vì sao?
3. Anh A và chị B giao kết hợp đồng vay tiền với tổng giá trị là 3 tỷ đồng. Đến hạn
trả nợ, chị B không thực hiện nghĩa vụ nên anh A khởi kiện ra Toà yêu cầu chị B trả
số tiền vay 100 triệu đồng kèm theo lãi phát sinh. Trong đơn khởi kiện, anh A ghi địa
chỉ của người bị kiện (chị B) là 136 Nguyễn Xí, Phường 26, Quận Bình Thạnh, Hồ Chí
Minh. Toà án thụ lý vụ án và tiến hành tống đạt văn bản tố tụng cần thiết cho phía bị
đơn tại địa chỉ được ghi trong đơn khởi kiện nhưng khi đến địa bàn, Công an Phường
26 thông báo là chị B đã không ở đây hơn hai tháng và không thông báo cho Công an
biết là đi đâu. Vì không tống đạt được văn bản tố tụng cho phía bị đơn nên Toà án đã
ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ án. Hỏi:
a) Việc Toà án ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ án với lý do không tống đạt
được văn bản tố tụng cho phía bị đơn nêu trên là đúng hay sai? Vì sao?
b) Giả sử, tống đạt văn bản tố tụng được cho phía bị đơn nhưng sau khi thụ lý vụ
án phát sinh thêm người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan mới là bà C. Toà án yêu cầu
nguyên đơn cung cấp địa chỉ nơi cư trú của bà C để Toà án tống đạt văn bản tố tụng
nhưng nguyên đơn không cung cấp. Vì thế, Toà án ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ
án với lý do nguyên đơn không cung cấp địa chỉ của người có quyền lợi, nghĩa vụ
liên quan để Toà tống đạt văn bản tố tụng. Toà giải quyết như vậy là đúng hay sai?
Vì sao?
4. Ngày 08/11/2017, Văn phòng Thừa phát lại quận Tân Bình có đến địa chỉ Lầu
4, số 9 Công Trường Lam Sơn, phường Bến Nghé, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh
để tống đạt văn bản tố tụng cho ông Ngô Sỹ H. Nhưng do ông Ngô Sỹ H vắng mặt
và không có người nhận thay nên Văn phòng Thừa phát lại quận Tân Bình đã lập
biên bản về việc không tống đạt được văn bản tố tụng với chữ ký của Cán bộ tư
pháp và xác nhận của Phó Chủ tịch phường Bến Nghé, Quận 1, Thành phố Hồ Chí
Minh.
Lần tống đạt thứ 2, ngày 05/12/2017, Văn phòng Thừa phát lại quận Tân Bình tiếp
tục tống đạt văn bản tố tụng cho ông Ngô Sỹ H. Vì ông Ngô Sỹ H lại không có mặt ở

139
nơi cư trú nên Văn phòng Thừa phát lại quận Tân Bình tiếp tục lập văn bản về việc
không tống đạt được văn bản tố tụng với chữ ký của Cán bộ tư pháp và xác nhận của
Phó Chủ tịch phường Bến Nghé, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh. Sau đó chuyển
sang niêm yết văn bản tố tụng. Toà án nhân dân quận Tân Bình niêm yết 03 văn bản
sau: Quyết định hoãn phiên toà số 408/QĐST; Quyết định xét xử số 301/QĐXXST-
DS đưa vụ án ra xét xử vào ngày 20/12/2017 và Giấy triệu tập đương sự tham gia
phiên toà lúc 08 giờ ngày 24/12/2017 tại 03 địa điểm là Lầu 04, số 09 Công trường
Lam Sơn, phường Bến Nghé, Quận 1; UBND phường Bến Nghé, Quận 1 và Toà án
nhân dân quận Tân Bình.
Theo bạn, trình tự thủ tục cấp, tống đạt, thông báo văn bản tố tụng như trên đã đúng
với quy định pháp luật tố tụng dân sự chưa? Vì sao?
5. Anh A và chị B kết hôn vào năm 2010. Năm 2015, vợ chồng phát sinh mẫu thuẫn
về vấn đề không có con với nhau được. Đến tháng 01/2016, chị B tự ý bỏ nhà đi, anh
A và gia đình đã đi tìm kiếm nhiều nơi nhưng vẫn không có tin tức gì. Ngày
08/7/2016, anh A nộp đơn lên Toà để yêu cầu Toà án giải quyết việc ly hôn với chị
B. Hỏi:
a) Sau thời hạn bao lâu và trình tự thủ tục thông báo tìm kiếm như thế nào để tuyên
bố một người mất tích theo quy định pháp luật?
b) Giả sử, sau khi đã có quyết định tuyên bố chị B mất tích, Toà án tiến hành giải
quyết yêu cầu ly hôn của anh A với chị B. Trong trường hợp này, Toà án có thực hiện
thủ tục cấp, tống đạt, thông báo văn bản tố tụng cho chị B hay không? Nếu có thì là
phương thức nào? Vì sao?

140
CHƯƠNG 6: CHỨNG CỨ VÀ CHỨNG MINH
Mục tiêu bài học:
- Phân tích được các thuộc tính cơ bản của chứng cứ.
- Xác định được các loại nguồn của chứng cứ.
- Nắm được khái niệm và ý nghĩa của chứng minh trong tố tụng dân sự.
- Xác định được chủ thể chứng mình và nghĩa vụ chứng minh trong tố tụng dân sự.
- Trình bày được trình tự, thủ tục của các hoạt động chứng minh bao gồm cung cấp
chứng cứ, thu thập chứng cứ và đánh giá chứng cứ.
- Bình luận được các vấn đề về việc đánh giá chứng cứ trên thực tế của Toà án thông
qua việc bình luận các bản án.
6.1 Câu hỏi tự luận
1. Chứng cứ là gì? Các thuộc tính cơ bản của chứng cứ? Thuộc tính nào của chứng
cứ là quan trọng nhất?
2. Trình bày các cách phân loại chứng cứ?
3. Nguồn của chứng cứ bao gồm những tài liệu nào? So với quy định của Bộ luật
Tố tụng dân sự năm 2004 (sửa đổi, bổ sung năm 2011) thì Bộ luật Tố tụng dân sự
năm 2015 bổ sung thêm bao nhiêu trường hợp được xem là nguồn của chứng cứ?
4. Những chủ thể nào có nghĩa vụ chứng minh trong tố tụng dân sự? Cho ví dụ cụ
thể?
5. Băng ghi âm hoặc ghi hình thu được từ hành vi ghi âm lén, quay phim lén có
được công nhận là chứng cứ hay không? Vì sao?
6. Lấy ví dụ cho trường hợp những tình tiết, sự kiện rõ ràng mà mọi người đều biết
theo quy định tại Điểm a, Khoản 1, Điều 92 BLTTDS 2015?
7. Việc giao nộp chứng cứ của đương sự diễn ra ở giai đoạn nào của quá trình tố
tụng dân sự? Hãy đưa ra nhận định về quy định này trong luật?
8. Toà án có thể tiến hành thu thập tài liệu, chứng cứ được hay không? Nếu có, đó
là các biện pháp nào?
9. Trường hợp yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân cung cấp tài liệu, chứng cứ nhưng
cơ quan, tổ chức, cá nhân đang quản lý, lưu giữ tài liệu, chứng cứ không cung cấp thì
sẽ bị xử lý như thế nào?
10. Theo quy định tại Khoản 3, Điều 208 BLTTDS 2015: “Đối với vụ án hôn nhân

141
và gia đình liên quan đến người chưa thành niên, trước khi mở phiên họp kiểm tra
việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ và hoà giải giữa các đương sự thì Thẩm
phán, Thẩm tra viên được Chánh án Toà án phân công phải thu thập tài liệu, chứng
cứ để xác định nguyên nhân của việc phát sinh tranh chấp. Khi xét thấy cần thiết,
Thẩm phán có thể tham khảo ý kiến của cơ quan quản lý nhà nước về gia đình, trẻ
em…”. Vậy, cơ quan quản lý nhà nước về gia đình, trẻ em là cơ quan nào?
6.2 Câu hỏi trắc nghiệm
Lưu ý: Chọn 1 đáp án chính xác nhất
1. Đặc điểm nào không phải là đặc điểm của chứng cứ trong vụ việc dân sự?
a) Mang tính khách quan
b) Mang tính hợp lý
c) Mang tính liên quan
d) Mang tính hợp pháp
2. Văn bản, tài liệu nào sau đây được xem là chứng cứ?
a) Bản sao hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất
b) Băng ghi âm về toàn bộ việc thoả thuận vay tài sản giữa ông A và bà B
c) Lời khai của người từ đủ 6 tuổi đến dưới 15 tuổi
d) Vi bằng
3. Việc giao nộp tài liệu, chứng cứ để chứng minh cho yêu cầu của mình có căn
cứ là:
a) Quyền của đương sự
b) Nghĩa vụ của đương sự
c) Quyền và nghĩa vụ của đương sự
d) Tuỳ trường hợp cụ thể để xác định là quyền hay nghĩa vụ của đương sự
4. Chủ thể nào dưới đây có nghĩa vụ chứng minh?
a) Đương sự
b) Toà án
c) Viện kiểm sát
d) Cả 3 chủ thể trên
5. Chủ thể nào có trách nhiệm bảo quản tài liệu, chứng cứ?
a) Toà án
b) Đương sự

142
c) Người thứ ba bất kỳ
d) Cả 3 chủ thể trên
6. Việc lấy lời khai của chủ thể nào dưới đây theo luật định không phải có mặt
của người đại diện hợp pháp của chủ thể được lấy lời khai
a) Đương sự là người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi
b) Người làm chứng là người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi
c) Người làm chứng là người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự
d) Tất cả đều sai
7. Trong trường hợp nguời làm chứng bị người khác đe doạ, cưỡng ép để cung
cấp chứng cứ sai sự thật, ảnh hưởng đến quyền lợi của đương sự thì giải quyết
như thế nào?
a) Toà án buộc bên có hành vi đe doạ, cưỡng ép chấm dứt hành vi. Nếu hành vi đó
có dấu hiệu tội phạm thì Toà án yêu cầu Viện kiểm sát xem xét về trách nhiệm hình
sự. Người làm chứng không chịu trách nhiệm.
b) Toà án buộc bên có hành vi đe doạ, cưỡng ép chấm dứt hành vi. Người làm
chứng phải bồi thường thiệt hại nếu có thiệt hại xảy ra từ việc cung cấp chứng cứ sai
sự thật.
c) Người làm chứng phải chịu hoàn toàn mọi trách nhiệm trước pháp luật.
d) Tất cả đều sai.
8. Điền vào chỗ trống: “Trong trường hợp đương sự giao nộp tài liệu, chứng
cứ bằng tiếng dân tộc, tiếng nước ngoài thì phải gửi kèm……… bằng tiếng việt
và phải…….. đối với bản dịch”.
a) Bản dịch – có xác nhận của cơ quan có thẩm quyền
b) Bản gốc – công chứng, chứng thực
c) Bản dịch – công chứng, chứng thực
d) Bản gốc – có xác nhận của cơ quan có thẩm quyền
9. Tập quán có được xem là nguồn của chứng cứ theo quy định pháp luật tố
tụng hiện hành
a) Có
b) Không
c) Cả hai đều đúng
d) Cả hai đều sai

143
10. Toà án tiến hành biện pháp đối chất giữa các đương sự với nhau, giữa đương
sự với người làm chứng để tiến hành thu thập tài liệu, chứng cứ khi nào?
a) Khi đương sự có yêu cầu
b) Khi người làm chứng có yêu cầu
c) Khi xét thấy cần thiết phải tiến hành đối chất để làm rõ tính tiết vụ việc
d) A và C đúng
6.3 Câu hỏi nhận định đúng/sai và giải thích
1. Toà án có thể tiến hành mọi biện pháp cần thiết để thu thập tài liệu, chứng cứ
nhằm giải quyết tốt nhất vụ việc dân sự.
2. Đương sự có quyền yêu cầu Toà án thu thập tài liệu, chứng cứ hiện đang do cơ
quan, tổ chức khác nắm giữ.
3. Thư ký toà án có quyền lấy lời khai của đương sự.
4. Việc lấy lời khai của đương sự và người làm chứng không chỉ được tiến hành tại
trụ sở Toà án.
5. Tài liệu phô tô là chứng cứ trong Tố tụng dân sự.
6. Trong vụ án bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, nghĩa vụ chứng minh thuộc về tổ
chức, cá nhân kinh doanh hàng hoá, dịch vụ.
7. Đương sự nếu không cung cấp đầy đủ tài liệu, chứng cứ để chứng minh cho yêu
cầu của mình thì Toà án sẽ không thụ lý giải quyết vụ việc dân sự.
8. Người lao động khởi kiện vụ án do người sử dụng lao động đơn phương chấm
dứt hợp đồng lao động trái pháp luật thì nghĩa vụ chứng minh thuộc về người sử dụng
lao động.
9. Chứng cứ trong vụ việc dân sự là những gì có thật và được đương sự giao nộp
cho Toà án.
10. Tài liệu, chứng cứ nào có trong hồ sơ vụ án thì Toà án phải thông báo cho đương
sự.
6.4 Bài tập tình huống
1. Ông A và bà B có hai người con chung là C, D. Năm 2018 ông A, bà B chết

không để lại di chúc. Hai ông bà có một ngôi nhà trên mảnh đất 500m2 tại quận M,
Thành phố H. Sau khi 2 ông bà chết, C chiếm cả nhà và đất đó. D khởi kiện C ra Tòa
án yêu cầu chia thừa kế. Do giấy tờ bị thất lạc nên để chứng minh yêu cầu của mình,

144
D có làm văn bản yêu cầu cơ quan quản lý nhà đất của địa phương cung cấp bản sao
trích lục bản đồ địa chính và các tài liệu liên quan đến nhà đất nói trên nhưng cơ quan
này từ chối không cung cấp vì lý do chỉ có nghĩa vụ cung cấp khi Tòa án yêu cầu. Sau
đó D có đơn yêu cầu Tòa án thu thập chứng cứ tại cơ quan quản lý nhà đất nhưng Tòa
án không chấp nhận với lý do Tòa án không có nghĩa vụ thu thập chứng cứ. Hỏi:
a) Việc cơ quan quản lý nhà đất ở địa phương từ chối không cung cấp tài liệu xác
định quyền sở hữu ngôi nhà là đúng hay sai? Vì sao?
b) Việc Tòa án không chấp nhận yêu cầu của D, E về việc tiến hành thu thập chứng
cứ là đúng hay sai? Tại sao?
2. Vợ chồng cụ Bùi Khắc L (chết năm 1998) và cụ Nguyễn Thị T (chết năm 2001)
có 10 người con chung gồm: ông Bùi Tiến T, ông Bùi Tiến Đ, ông Bùi Tiến D, ông
Bùi Tiến C, bà Bùi Thị Q2, ông Bùi Tiến H, bà Bùi Thị T, bà Bùi Thị C, bà Bùi Thị
V và bà Bùi Thị S. Ngoài ra, cụ Lâm còn có một người con riêng là bà Bùi Thị Q1.
Nhà đất tại 61B, quận H, Hà Nội do hai cụ mua của ông Trần Công L và bà Hoàng
Thị Đ năm 1951; văn tự đoạn mãi năm 1954. Năm 1986, hai cụ đã đăng ký tại Sở
nhà đất Hà Nội quyển số 4, tờ 38, Giấy chứng nhận bằng khoán điền thổ số 638 đứng
tên cụ L và cụ T. Năm 1987, hai cụ xây nhà 04 tầng như hiện nay.
Ông T là con cả trong gia đình nhưng xuất cảnh từ năm 1979 sang Vương quốc Anh
sinh sống. Còn ông D, ông C, ông Đ (chết năm 2003, có vợ là bà L) sinh sống với hai
cụ từ nhỏ, đến khi lập gia đình riêng thì vẫn ăn ở sinh hoạt tại 61B, quận H. Thực tế,
các gia đình ông D, ông C và bà L đều đã tách sổ hộ khẩu, sửa lại nhà và ở ổn định
cho đến khi có tranh chấp. Năm 2008, ông T xuất trình di chúc ngày 18/9/1992 và
cho rằng đây là di chúc của cụ L và cụ T với nội dung cho ông toàn bộ nhà và đất tại
61B, quận H, Hà Nội, yêu cầu chia di sản thừa kế của hai cụ và buộc gia đình ông D,
ông C và bà L chuyển đi nơi khác để trả lại nhà.
Tuy nhiên, ông D, ông C và bà L (trước khi xét xử phúc thẩm) xác định hai cụ chết
không để lại di chúc; bản di chúc ngày 18/9/1992 do ông T xuất trình là giả mạo, nên
không chấp nhận yêu cầu trả lại nhà.
Xét về hình thức của di chúc: Di chúc ngày 18/9/1992 được lập thành văn bản, có chữ
ký của cụ L, cụ T; có xác nhận của ông Phạm Minh N - Phó Chủ tịch Ủy ban nhân
dân phường L, được đóng dấu của Ủy ban nhân dân phường L, dán Tem lệ phí của
Sở tài chính Hà Nội. Tại biên bản xác minh ngày 28/11/2011, ông N khẳng định cụ L

145
và cụ T có đến Uỷ ban phường xin xác nhận di chúc và hai cụ đã ký vào bản di chúc
trước sự chứng kiến của chính quyền địa phương, sau đó ông N xác nhận chữ ký của
hai cụ; ông đã xem lại bản di chúc và xác nhận đúng chữ ký của ông N trong bản di
chúc này.
Bên cạnh đó, tại Kết luận giám định số 2015/C54-P5 ngày 12/8/2013, Viện Khoa học
hình sự, Bộ Công an thì chữ ký “L” trong di chúc 18/9/1992 do ông T xuất trình với
tài liệu mẫu là chữ ký “L” trong Hợp đồng đổi nhà năm 1966 (do ông T cung cấp) và
chữ ký “L” trong Giấy khai sinh năm 1962 (do ông D cung cấp) là không đủ cơ sở
kết luận người ký; còn chữ ký “L” trong di chúc với chữ ký “L” trong “Đơn gửi
UBXDCB thành phố Hà Nội và Sở lao động thành phố Hà Nội” ngày 10/6/1988 và
“Đơn gửi giám đốc công ty kiến trúc I ĐS” ngày 14/6/1988 (do ông D xuất trình) là
không phải một người ký ra.
Ông D, ông C khai cụ T không biết chữ nên không thể ký chữ “T” như trong di chúc
ngày 18/9/1992 do ông T xuất trình. Ngoài ra, ông Nguyễn Trọng P (em ruột cụ T),
ông Nguyễn Văn Tr (chồng bà S) cũng có lời khai về việc cụ T không biết chữ; tuy
nhiên lời khai của bà C lại xác nhận cụ T đã học qua lớp xóa mù chữ. Được biết,
trước khi có bản di chúc ngày 18/9/1992 thì đã có bản di chúc ngày 17/9/1992. Hỏi:
Nếu bạn là Thẩm phán xét xử trong vụ việc trên, phán quyết cuối cùng bạn đưa ra là
gì? Vì sao?
3. Ngày 30/11/2007, ông Lê P, bà Võ Thị Hồng G ký kết hợp đồng chuyển nhượng
quyền sử dụng đất và tài sản trên đất với ông Lê T, bà Đặng Thị Thanh H (vợ chồng
anh trai của ông P) hai thửa đất số 94, số 98 với diện tích 10.880m2 và toàn bộ tài
sản có trên đất với giá 50.000.000 đồng. Ông P và và G trình bày rằng năm 2007, do
kinh doanh thua lỗ, lo sợ những chủ nợ xiếc nợ nên vợ chồng ông bà đã lập hợp đồng
chuyển nhượng nói trên. Trên thực tế thì vợ chồng ông bà không nhận bất cứ khoản
tiền nào về việc sang nhượng đất, nên hợp đồng trên là giả tạo.
Ông T và bà H trình bày rằng năm 2007 do làm ăn thua lỗ nên vợ chồng em trai ông
là ông P, bà G đã chuyển nhượng cho vợ chồng ông lô đất diện tích 10.880m2 và
toàn bộ tài sản có trên đất với giá 350.000.000đ, tiền đã được trả cho ông P. bà G 2
lần, lần 1 trả 150.000.000đ , lần 2 trả 200.000.000đ, việc trả tiền hai bên không làm
giấy tờ, biên nhận với nhau, nhưng giá tiền chuyển nhượng ghi trong hợp đồng là
20.000.000đ để tránh tiền thuế đất. Vợ chồng ông là người nộp thuế chuyển quyền sử

146
dụng đất và đã làm thủ tục đăng ký quyền sử dụng đất mới được UBND huyện C,
tỉnh Đắk Lắk cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất số AK.574481 ngày 25/01/2008
đối với thửa đất số 98 tờ bản đồ số 12, diện tích 8.300m2; và giấy chứng nhận quyền
sử dụng đất số Ak574403 ngày 25/1/2008 đối với thửa đất số 94, tờ bản đồ số 12,
diện tích 2.580m2. Vì vậy, hợp đồng chuyển nhượng trên là hợp pháp.
Ngày 15/5/2017, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp cao tại Đà Nẵng có Quyết
định kháng nghị giám đốc thẩm số 37/2017/KN-DS-VC2, đề nghị Uỷ ban Thẩm phán
Toà án nhân dân cấp cao tại Đà Nẵng xét xử giám đốc thẩm huỷ hai bản án sơ thẩm,
phúc thẩm, giao hồ sơ cho Toà án nhân dân huyện C xét xử sơ thẩm lại, với nhận
định:
“Hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất ngày 30/11/2007 giữa vợ chồng ông
P, bà G với vợ chồng ông T, bà H là hợp đồng giả tạo, nhằm trốn tránh nợ, phù hợp
với các tài liệu, chứng cứ sau:
- Giấy cam đoan do ông P. bà G viết ngày 06/9/2009 có nội dung: “Tôi tên Lê P,
sinh năm 1976. Nay tôi làm giấy này cam đoan rằng tôi sẽ đưa với số tiền
100.000.000 đồng (một trăm triệu đồng chẵn) để trả nợ cho anh, chị là Lê T, sinh
năm 1969; Đặng Thị Thanh H, sinh năm 1969, với điều kiện phải rút sổ đỏ từ Ngân
hàng về và tự sang tên lại cho vợ chồng tôi”. Giấy cam đoan, ông T, bà H viết thêm:
(người sẽ được nhận tiền) và ký tên.
- Lời khai của nhân chứng Huỳnh Thị Thi H:”…Hôm đó chị H gọi điện nói tôi và
chị L đến chơi cùng nấu ăn có cả vợ chồng G về. Ngày đó khi ăn uống xong chị H và
thím G nói là hai chị em mình tính sổ nợ… chị H nói chị L tính giúp em… Thím G nói
đau đầu lắm, chị với chị H ghi giùm em đi. Liền lúc đó chị L đọc cho tôi là H ghi sổ
công nợ, thời gian từ ngày chị G, P ra đi đến nay…”
Hỏi: Nếu là Thẩm phán xét xử trong vụ việc trên, bạn có đồng ý với căn cứ kháng
nghị của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp cao tại Đà Nẵng không? Vì sao?
4. Nhà chị A và nhà anh B liền kề nhau. Anh B sửa nhà, sau đó nhà chị A bị nứt.
Theo chị A, nhà chị bị nứt là do việc sửa nhà của anh B gây ra. Chị yêu cầu anh bồi
thường 50 triệu đồng nhưng anh không đồng ý vì cho rằng nhà chị B bị nứt là do
được xây dựng trên nền móng yếu. Chị A đã khởi kiện anh B đến tòa án có thẩm
quyền, yêu cầu anh B phải bồi thường thiệt hại là 50 triệu đồng.
Hỏi: Giả sử Tòa án chấp nhận yêu cầu khởi kiện của chị A và ra quyết định thụ lý vụ

147
án, những hoạt động thu thập chứng cứ nào có thể được tiến hành sau đó để làm rõ
các tình tiết vụ án, phục vụ cho quá trình xét xử?
6.5 Bình luận bản án
GỢI Ý NGHIÊN CỨU:
1. Đọc các nội dung tại Chương 6 Giáo trình Luật tố tụng dân sự.
2. Tóm tắt nội dung các bản án bên dưới.
3. Trình bày ý kiến anh/chị đối với nhận định liên quan đến việc đánh giá tài liệu,
chứng cứ của Toà án.
4. Các ý kiến đánh giá khác (nếu có).
1. Bản án số 01
TÒA ÁN NHÂN DÂN TỐI CAO
Quyết định giám đốc thẩm Số: 02 /2017/DS - GĐT
Ngày: 15/02/2017
V/v tranh chấp chia thừa kế
NHÂN DANH
NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

HỘI ĐỒNG THẨM PHÁN TÒA ÁN NHÂN DÂN TỐI CAO


Thành phần Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao gồm có 16 thành viên tham
gia xét xử, do ông Nguyễn Hòa Bình, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao làm Chủ tọa
phiên tòa.
Thư ký phiên tòa: Bà Tô Thị Kim Nhung, Thẩm tra viên Tòa án nhân dân tối cao.
Đại diện Viện kiểm sát nhân dân tối cao tham gia phiên tòa: Ông Lê Thành Dương,
Kiểm sát viên.
Ngày 15/02/2017, tại trụ sở Tòa án nhân dân tối cao mở phiên tòa giám đốc thẩm xét
xử vụ án dân sự “Tranh chấp chia thừa kế” giữa các đương sự:
Nguyên đơn: Ông Bùi Tiến T, sinh năm 1952; Địa chỉ: phường Đ, quận B, thành phố Hà
Nội.
Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của nguyên đơn: Bà Phạm Thị H - Luật sư Công
ty Luật hợp danh Hùng V thuộc Đoàn luật sư thành phố Hà Nội.
Bị đơn:
2. Ông Bùi Tiến D, sinh năm 1962;
148
3. Ông Bùi Tiến C, sinh năm 1964;
4. Bà Vũ Thu L, sinh năm 1967;
Cùng địa chỉ: phường L, quận H, thành phố Hà Nội.
Người bảo về quyền và lợi ích hợp pháp của bị đơn: Bà Nguyễn Thị Hằng N và bà
Nguyễn Thị Phương L - Luật sư của Văn phòng luật sư Hằng N thuộc Đoàn luật sư
thành phố Hà Nội.
Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan:
1. Bà Bùi Thị Q1, sinh năm 1946;
Địa chỉ: thôn T, xã T, huyện T, tỉnh Thái Bình.
2. Bà Bùi Thị Q2, sinh năm 1949; Địa chỉ: quận H, thành phố Hà Nội;
3. Bà Bùi Thị T, sinh năm 1951;
Địa chỉ: phố V, quận H, thành phố Hà Nội.
4. Bà Bùi Thị Ch, sinh năm 1954;
Địa chỉ: phố K, quận H, thành phố Hà Nội.
5. Bà Bùi Thị V, sinh năm 1956; Địa chỉ: quận Đ, thành phố Hà Nội.
6. Ông Nguyễn Văn T (chồng bà S);
7. Chị Nguyễn Hoàng A (con bà S);
Cùng địa chỉ: phố C, quận H, thành phố Hà Nội.
8. Chị Nguyễn Mai A (con bà S), sinh năm 1983;
Địa chỉ: phố H, phường H, quận H, thành phố Hà Nội.
9. Chị Bùi Bảo N, sinh năm 1989;
10. Chị Bùi Hoàng Y, sinh năm 1988;
Cùng địa chỉ: phường L, quận H, thành phố Hà Nội.
11. Bà Nguyễn Thị Kim B, sinh năm 1966;
12. Chị Bùi Diệu L;
Cùng địa chỉ: phường L, quận H, thành phố Hà Nội.
13. Bà Trần Thị Mai C (người thuê cửa hàng tại 61B phố L); Địa chỉ: phố L, phường
L, quận H, thành phố Hà Nội.
14. Ông Bùi Tiến H, sinh năm 1967; Địa chỉ: Vương quốc Anh.
NỘI DUNG VỤ ÁN:
Tại đơn khởi kiện ngày 28/7/2008 và quá trình tố tụng, nguyên đơn là ông Bùi Tiến

149
T trình bày:
Cha ông là cụ Bùi Khắc L (chết năm 1998), mẹ ông là cụ Nguyễn Thị T (chết năm
2001). Cụ L và cụ T có 10 người con chung gồm: ông Bùi Tiến T, ông Bùi Tiến Đ
(chết năm 2003), ông Bùi Tiến D, ông Bùi Tiến C, bà Bùi Thị Q2, ông Bùi Tiến H,
bà Bùi Thị T, bà Bùi Thị C, bà Bùi Thị V và bà Bùi Thị S (chết năm 1992). Ngoài ra,
cụ L còn có một người con riêng là bà Bùi Thị Q1. Di sản của các cụ để lại là nhà đất
tại 61B phường L, quận H, thành phố Hà Nội mang bằng khoán điền thổ số 638.
Ngày 18/9/1992, hai cụ đã đến Ủy ban nhân dân phường L lập di chúc cho ông được
toàn quyền sở hữu ngôi nhà này. Việc lập di chúc đã được ông Phạm Minh N, Phó
chủ tịch Ủy ban nhân dân phường L ký và xác nhận.
Năm 1998, cha ông mất; mẹ ông vẫn ở trên ngôi nhà này. Khi đó ông là con trai
trưởng đứng ra sắp xếp cho các em của ông là ông Đ, ông C và ông D chỗ ở trong
nhà này. Năm 2001, mẹ ông mất; nhà trên vẫn do gia đình các em của ông ở. Sau khi
mẹ ông chết, ông Đ giao cho ông bản di chúc ngày 18/9/1992 có nội dung cha mẹ
cho ông được toàn quyền sở hữu ngôi nhà số 61B vì ông đã bỏ tiền ra xây ngôi nhà
này. Ông đã thông báo cho các em trong gia đình và vẫn để cho các em ở cho đến
năm 2007, ông photo di chúc gửi cho các em của ông và yêu cầu thực hiện theo di
chúc của cha mẹ để lại nhưng các em của ông không đồng ý. Từ khi mẹ ông mất các
khoản thuế của ngôi nhà trên đều do ông nộp. Nay ông khởi kiện đề nghị chia thừa
kế theo di chúc ngày 18/9/1992 của cha mẹ ông đối với căn nhà 61B, quận H, thành
phố Hà Nội; buộc gia đình các em là ông D, ông C và bà L phải chuyển đi nơi khác
để trả lại nhà cho ông.
Bị đơn là các ông, bà:
1. Ông Bùi Tiến D trình bày: Ông là con cụ L và cụ T, ông sinh ra và lớn lên tại
ngôi nhà này. Cha mẹ ông chết đúng như ông T trình bày, khi chết không để lại di
chúc. Cha mẹ có 11 người con.
Về tài sản: nhà gạch 2 tầng, tại 61B mua năm 1951, năm 1987 xây lại thành nhà 4
tầng như hiện nay, tiền xây nhà là do cha mẹ bỏ ra chứ không phải tiền của ông T.
Năm 1988, ông Bùi Tiến C kết hôn với bà H (ly hôn năm 2006) và được cha mẹ cho
ở toàn bộ tầng 3. Năm 1989, ông kết hôn với bà Nguyễn Thị Kim B, được cha mẹ
cho ở tầng 2. Năm 1991, ông Bùi Tiến Đ kết hôn với bà Vũ Thu L được cha mẹ cho
ở tầng 1 cùng cha mẹ. Tầng 4 để thờ cúng. Năm 1995, cha mẹ chia tầng 1 thành 3

150
phần, ông C được 8m2, ông Đ được 9,4m2 và ông được 10m2. Cha mẹ chuyển lên ở
tầng 2 cùng vợ chồng ông Đ cho đến khi chết. Việc chia nhà cho các con chỉ nói
miệng không lập thành văn bản nhưng các gia đình đã ăn riêng, ở ổn định từ đó đến

nay và đã có hộ khẩu riêng. Hiện tại ông C đang sử dụng 18m2 tầng 3 và 8m2 tầng 1;

ông sử dụng 17m2 tầng 3 và 10m2 tầng 1; bà L sử dụng toàn bộ tầng 2 và 9,4m2
tầng 1.
Quá trình sử dụng: năm 1995, ông đã sửa chữa cửa hàng tầng 1 hết khoảng
45.000.000 đồng, sửa tầng 3 hết 60.000.000 đồng. Năm 2001, ông và ông C, ông Đ
mỗi người đóng góp 10.000.000 đồng để sửa chữa lại tầng 4 của căn nhà này.
Về bản di chúc ngày 18/9/1992, đến cuối năm 2007 khi xẩy ra mâu thuẫn anh em;
ông T mới đưa ra cho ông biết. Ông không đồng ý với di chúc và cho rằng di chúc là
giả mạo vì di chúc không có người làm chứng, không có công chứng, di chúc có tẩy
xóa ở dòng thứ 9 (năm cấp chứng minh thư nhân dân), năm sinh của mẹ ông khai
không đúng với sổ hộ khẩu, số chứng minh thư của mẹ ông không có trong di chúc,
mẹ ông không biết chữ nên không thể ký được như thế. Nếu đúng là di chúc thật của
bố mẹ thì ông sẽ di dời khỏi nhà mà không đòi hỏi gì; đề nghị được tiếp tục quản lý,
sử dụng phần diện tích đang ở vì ông đã được bố mẹ chia cho từ lâu; đề nghị Tòa án
không chấp nhận yêu cầu khởi kiện của ông T. Sau khi định giá, ông có sửa sang hết
khoảng 500.000.000 - 600.000.000 đồng, ông thừa nhận có nhà tại quận B. Trường
hợp Tòa án chấp nhận yêu cầu của ông T, ông không yêu cầu ông T thanh toán giá trị
phần ông sửa chữa nhà tại 61B.
2. Ông Bùi Tiến C trình bày: ông thống nhất với lời trình bày của ông D. Ông bổ
sung thêm quá trình sử dụng: năm 1995, ông đã cải tạo bếp tầng 1 thành cửa hàng
hết khoảng 20.000.000 đồng, năm 1997 sửa chữa tầng 3 hết khoảng
35.000.000 đồng. Hiện tại gia đình ông không có chỗ ở nào khác.
3. Bà Vũ Thu L trình bày: Bà kết hôn với ông Bùi Tiến Đ năm 1991, bà với ông Đ có
một con chung là cháu Bùi Diệu L. Bà thống nhất với lời trình bày của ông D. Ngoài ra

bà bổ sung thêm về quá trình sử dụng: năm 1995, vợ chồng bà được cha mẹ cho 9,4m2
tầng 1 cải tạo thành cửa hàng hết khoảng 20.000.000 đồng. Năm 1997, cải tạo tầng 2
làm phòng kinh doanh Karaoke hết 50.000.000 đồng. Hiện bà và con gái đang quản lý

151
tầng 2 và 9,4m2 tầng 1. Bà có nguyện vọng được tiếp tục quản lý sử dụng các diện tích
như hiện nay vì bố mẹ đã cho từ lâu và không có chỗ ở nào khác.
Trong quá trình xét xử sơ thẩm ông D, ông C, bà L thống nhất không đồng ý với ý
kiến của ông T trả nhà, không yêu cầu xem xét chi phí sửa chữa nhà. Tuy nhiên, sau
khi xét xử sơ thẩm, bà L không kháng cáo và thừa nhận di chúc ngày 18/9/1992 do
ông T xuất trình là đúng của cụ L và cụ T.
Những người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan là các bà Bùi Thị C, Bùi Thị Q1, Bùi
Thị T, Bùi Thị V và Bùi Thị Q2 (con cụ L, cụ T) thống nhất trình bày: Về các con
của cụ L và cụ T đúng như nguyên đơn và bị đơn trình bày; nhà đất tại số 61B là của
cha mẹ; năm 1987 xây lại thành nhà 4 tầng như hiện nay là tiền của ông T gửi về.
Trước khi cha mẹ chết có để lại di chúc ngày 18/9/1992 cho ông T toàn quyền sở hữu
ngôi nhà số 61B. Nay ông T khởi kiện các bà không có ý kiến gì và đề nghị được xét xử
vắng mặt.
Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan là ông Bùi Tiến H (con cụ L, cụ T): hiện đang
cư trú tại Vương quốc Anh, Tòa án đã có công văn gửi Bộ Tư pháp, Bộ Ngoại giao,
Đại sứ quán Việt Nam tại Vương quốc Anh về việc tống đạt các văn bản tố tụng cho
ông H. Đại sứ quán Việt Nam đã có Công văn số 07 ngày 30/12/2009 trả lời cho Tòa
án là đã tống đạt theo địa chỉ và niêm yết công khai 03 tháng, nhưng ông H không có
mặt nên không có lời khai của ông H.
Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan là bà Bùi Thị S (con cụ L, cụ T, chết năm 1992),
người thừa kế của bà S gồm chồng là ông Nguyễn Văn T và các con là chị Nguyễn
Hoàng A, chị Nguyễn Mai A trình bày: Ông T và chị Hoàng A không biết gì về di
chúc do ông T xuất trình; gia đình ông D, ông C và bà L đã ở trên nhà đó từ lâu. Đề
nghị Tòa án xét xử theo pháp luật.
Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan là chị Bùi Diệu L (con của ông Đ, bà L) trình
bày: Chị sinh ra và lớn lên tại nhà số 61B, chị không biết việc ông bà nội để lại di
chúc. Nay có việc khởi kiện chia thừa kế nhà 61B, chị có nguyện vọng được tiếp tục
ở lại ngôi nhà này. Sau khi xét xử sơ thẩm, chị không kháng cáo và thừa nhận di
chúc ngày 18/9/1992 là đúng sự thật.
Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan là bà Nguyễn Thị Kim B (vợ ông Bùi Tiến
D) trình bày: Bà thống nhất lời khai như ông D. Nhà ở và nhà kinh doanh ở tầng 1 có

152
sửa chữa nhưng do chồng bà quyết định. Bà đề nghị giải quyết theo pháp luật.
Người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan chị Bùi Hoàng Y (con ông Bùi Tiến C) trình
bày: chị thống nhất với lời khai của ông C.
Người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan là bà Trần Mai C (người thuê cửa hàng) trình
bày: Bà là người thuê cửa hàng tại số 61B, sau khi thuê bà có sửa chữa cửa hàng. Bà
đề nghị được tiếp tục kinh doanh, trường hợp không được thuê nữa thì bà xin được
thanh toán số tiền đã đầu tư vào cửa hàng.
Tại Bản án dân sự sơ thẩm số 42/2012/DSST ngày 31/8/2012, Tòa án nhân dân thành
phố Hà Nội quyết định:
1, Chấp nhận yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn là ông Bùi Tiến T xin chia thừa kế
theo di chúc nhà số 61B, quận H, thành phố Hà Nội đối với ông Bùi Tiến D, ông Bùi
Tiến C, bà Vũ Thu L.
2, Xác định nhà số 61B, quận H, thành phố Hà Nội là tài sản thuộc quyền sở hữu của
vợ chồng cụ Bùi Khắc L và cụ Nguyễn Thị T.
3, Xác định thời điểm mở thừa kế của cụ Bùi Khắc L là ngày 23/10/1998; thời điểm
mở thừa kế của cụ Nguyễn Thị T là năm 2001.
4, Xác định di chúc của cụ Bùi Khắc L và cụ Nguyễn Thị T lập ngày 18/9/1992 có
chữ ký và chữ viết họ tên của cụ Bùi Khắc L và cụ Nguyễn Thị T và có xác nhận của
chính quyền địa phương là hợp pháp.
Buộc gia đình ông Bùi Tiến D phải chuyển toàn bộ tài sản về tổ 8, cụm 2, phường P,
quận B, thành phố Hà Nội để trả lại diện tích mà gia đình đang sử dụng cho ông T.
Ông C, bà L, chị Bùi Hoàng Y, chị Bùi Diệu L được quyền lưu cư tại nhà số 61B
trong thời hạn 06 tháng kể từ khi bản án có hiệu lực pháp luật. Khi hết thời hạn lưu
cư thì gia đình bà L, gia đình ông C phải chuyển toàn bộ tài sản đem đi để trả lại nhà
cho ông T, việc kinh doanh của bà L, bà C khi hết thời hạn 06 tháng cũng phải chuyển
toàn bộ tài sản đi chỗ khác để trả lại nhà cho ông T…
Ghi nhận sự tự nguyện của ông D, ông C, bà L không yêu cầu ông T thanh toán số
tiền các ông bà đã bỏ ra để sửa chữa nhà tại số 61B, quận H, thành phố Hà Nội…
Ngày 12/9/2012, ông Bùi Tiến D, ông Bùi Tiến C, bà Nguyễn Thị Kim B có đơn
kháng cáo.
Tại Bản án dân sự phúc thẩm số 168/2013/DS-PT ngày 12/9/2013, Tòa phúc thẩm
Tòa án nhân dân tối cao tại Hà Nội quyết định:

153
Giữ nguyên bản án sơ thẩm.
Sau khi xét xử phúc thẩm, ông Bùi Tiến D, ông Bùi Tiến C và bà Nguyễn Thị Kim B
có đơn đề nghị giám đốc thẩm.
Tại Quyết định số 46/2016/KN-DS ngày 12/4/2016, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao
kháng nghị Bản án dân sự phúc thẩm số 168/2013/DSPT ngày 12/9/2013 của Tòa phúc
thẩm Tòa án nhân dân tối cao tại Hà Nội. Đề nghị Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân
dân tối cao xét xử giám đốc thẩm theo hướng hủy Bản án dân sự phúc thẩm số
168/2013/DSPT ngày 12/9/2013 của Tòa phúc thẩm Tòa án nhân dân tối cao và Bản án
dân sự sơ thẩm số 42/2012/DSST ngày 31/8/2012 của Tòa án nhân dân thành phố Hà
Nội; giao hồ sơ vụ án cho Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội xét xử sơ thẩm lại theo
đúng quy định của pháp luật.
Tại phiên tòa giám đốc thẩm, Đại diện Viện kiểm sát nhân dân tối cao đề nghị Hội
đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao chấp nhận Kháng nghị của Chánh án Tòa
án nhân dân tối cao.
NHẬN ĐỊNH CỦA TÒA ÁN:
Vợ chồng cụ Bùi Khắc L (chết năm 1998) và cụ Nguyễn Thị T (chết năm 2001) có
10 người con chung gồm: ông Bùi Tiến T, ông Bùi Tiến Đ, ông Bùi Tiến D, ông Bùi
Tiến C, bà Bùi Thị Q2, ông Bùi Tiến H, bà Bùi Thị T, bà Bùi Thị C, bà Bùi Thị V và
bà Bùi Thị S. Ngoài ra, cụ Lâm còn có một người con riêng là bà Bùi Thị Q1. Nhà
đất tại 61B, quận H, Hà Nội do hai cụ mua của ông Trần Công L và bà Hoàng Thị Đ
năm 1951; văn tự đoạn mãi năm 1954. Năm 1986, hai cụ đã đăng ký tại Sở nhà đất
Hà Nội quyển số 4, tờ 38, Giấy chứng nhận bằng khoán điền thổ số 638 đứng tên cụ
L và cụ T. Năm 1987, hai cụ xây nhà 04 tầng như hiện nay. Như vậy, có thể khẳng
định nhà 61B là tài sản sở hữu hợp pháp của vợ chồng cụ L và cụ T. Ông T là con cả
trong gia đình nhưng xuất cảnh từ năm 1979 sang Vương quốc Anh sinh sống. Còn
ông D, ông C, ông Đ (chết năm 2003, có vợ là bà L) sinh sống với hai cụ từ nhỏ, đến
khi lập gia đình riêng thì vẫn ăn ở sinh hoạt tại 61B, quận H. Thực tế, các gia đình
ông D, ông C và bà L đều đã tách sổ hộ khẩu, sửa lại nhà và ở ổn định cho đến khi có
tranh chấp. Năm 2008, ông T xuất trình di chúc ngày 18/9/1992 và cho rằng đây là di
chúc của cụ L và cụ T với nội dung cho ông toàn bộ nhà và đất tại 61B, quận H, Hà
Nội, yêu cầu chia di sản thừa kế của hai cụ và buộc gia đình ông D, ông C và bà L
chuyển đi nơi khác để trả lại nhà.

154
Tuy nhiên, ông D, ông C và bà L (trước khi xét xử phúc thẩm) xác định hai cụ chết
không để lại di chúc; bản di chúc ngày 18/9/1992 do ông T xuất trình là giả mạo, nên
không chấp nhận yêu cầu trả lại nhà.
Xét về hình thức của di chúc: Di chúc ngày 18/9/1992 được lập thành văn bản, có
chữ ký của cụ L, cụ T; có xác nhận của ông Phạm Minh N - Phó Chủ tịch Ủy ban
nhân dân phường L, được đóng dấu của Ủy ban nhân dân phường L, dán Tem lệ phí
của Sở tài chính Hà Nội. Tại biên bản xác minh ngày 28/11/2011, ông N khẳng định
cụ L và cụ T có đến Uỷ ban phường xin xác nhận di chúc và hai cụ đã ký vào bản di
chúc trước sự chứng kiến của chính quyền địa phương, sau đó ông N xác nhận chữ
ký của hai cụ; ông đã xem lại bản di chúc và xác nhận đúng chữ ký của ông N trong
bản di chúc này.
Tuy nhiên, tại Kết luận giám định số 2015/C54-P5 ngày 12/8/2013, Viện Khoa học
hình sự, Bộ Công an thì chữ ký “L” trong di chúc 18/9/1992 do ông T xuất trình với
tài liệu mẫu là chữ ký “L” trong Hợp đồng đổi nhà năm 1966 (do ông T cung cấp) và
chữ ký “L” trong Giấy khai sinh năm 1962 (do ông D cung cấp) là không đủ cơ sở
kết luận người ký; còn chữ ký “L” trong di chúc với chữ ký “L” trong “Đơn gửi
UBXDCB thành phố Hà Nội và Sở lao động thành phố Hà Nội” ngày 10/6/1988 và
“Đơn gửi giám đốc công ty kiến trúc I ĐS” ngày 14/6/1988 (do ông D xuất trình) là
không phải một người ký ra. Do đó, chưa đủ cơ sở kết luận về chữ ký của cụ L trong
di chúc do ông T xuất trình có đúng là chữ ký của cụ L hay không.
Ông D, ông C khai cụ T không biết chữ nên không thể ký chữ “T” như trong di chúc
ngày 18/9/1992 do ông T xuất trình. Ngoài ra, ông Nguyễn Trọng P (em ruột cụ T),
ông Nguyễn Văn Tr (chồng bà S) cũng có lời khai về việc cụ T không biết chữ; tuy
nhiên lời khai của bà C lại xác nhận cụ T đã học qua lớp xóa mù chữ. Như vậy, lời
khai đang có mâu thuẫn nhưng chưa được làm rõ. Lẽ ra, Tòa án cấp sơ thẩm và Tòa
án cấp phúc thẩm phải thu thập tài liệu chứng cứ để làm rõ cụ T có biết chữ không và
chữ ký của cụ T (nếu có) để giám định. Từ đó mới có căn cứ xác định chữ ký “T”
trong di chúc mà ông T xuất trình có phải là chữ ký của cụ T hay không. Nếu Cụ T
không biết chữ thì việc lập di chúc phải có người làm chứng theo quy định tại khoản
3 Điều 14 Pháp lệnh về thừa kế ngày 10/9/1990.
Di chúc ngày 18/9/1992 thay thế cho bản di chúc ngày 17/9/1992. Tuy nhiên, Tòa án
cấp sơ thẩm và Tòa án cấp phúc thẩm chưa thu thập bản di chúc ngày 17/9/1992 là

155
thiếu sót trong việc thu thập, đánh giá chứng cứ.
Tòa án cấp sơ thẩm và Tòa án cấp phúc thẩm chưa làm rõ những vấn đề nêu trên, chỉ
căn cứ vào di chúc ngày 18/9/1992 do ông T xuất trình để chấp nhận yêu cầu chia thừa
kế theo di chúc đối với di sản của cụ L và cụ T; buộc gia đình ông D, ông C và bà L
phải chuyển đi nơi khác để trả lại nhà là chưa đủ cơ sở.
Hộ gia đình ông D, ông C và bà L đã ở từ năm 1988, có sửa chữa nhà ở và sửa chữa
cửa hàng ở tầng 1 của căn nhà đang tranh chấp. Lẽ ra ông D, ông C và bà L được
thanh toán giá trị phần sửa chữa này, nhưng Tòa án cấp sơ thẩm và Tòa án cấp phúc
thẩm chưa làm rõ ý kiến của các ông bà trên về việc có từ chối nhận phần giá trị đã
sửa chữa và công sức quản lý di sản không và nếu Tòa án chấp nhận yêu cầu của ông
Th thì có yêu cầu thanh toán giá trị sửa chữa và công sức hay không mà chỉ căn cứ
vào việc ông D, ông C và bà L không đồng ý với yêu cầu chia thừa kế, không yêu
cầu tính giá trị phần sửa chữa để không giải quyết phần tài sản đã sửa chữa và công
sức của các bị đơn là chưa bảo đảm quyền lợi chính đáng của đương sự.
Vì các lẽ trên,
QUYẾT ĐỊNH:
Căn cứ khoản 2 Điều 337, khoản 3 Điều 343 và Điều 345 của Bộ luật tố tụng dân sự,
Nghị quyết 103/2015/QH13 ngày 25/11/2015 của Quốc hội về việc thi hành Bộ luật
tố tụng dân sự,
1. Chấp nhận Kháng nghị số 46/2016/KN-DS ngày 12/4/2016 của Chánh án Tòa án
nhân dân tối cao.
2. Hủy Bản án dân sự phúc thẩm số 168/2013/DSPT ngày 12/9/2013 của Toà phúc
thẩm Tòa án nhân dân tối cao tại Hà Nội và hủy Bản án dân sự sơ thẩm số
42/2012/DSST ngày 30,31/8/2012 của Toà án nhân dân thành phố Hà Nội về vụ án
“Tranh chấp chia thừa kế” giữa nguyên đơn là ông Bùi Tiến T với bị đơn là ông Bùi
Tiến D, ông Bùi Tiến C, bà Vũ Thu L; 14 người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan
khác.
3. Giao hồ sơ vụ án cho Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội xét xử sơ thẩm theo
đúng quy định của pháp luật.

156
2. Bản án số 02
TÒA ÁN NHÂN DÂN CẤP CAO TẠI HÀ NỘI

Quyết định giám đốc thẩm Số: 22/2018/DS - GĐT


Ngày 12 tháng 4 năm 2018
Về vụ án “Tranh chấp hợp đồng mua bán tài sản”
NHÂN DANH NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
ỦY BAN THẨM PHÁN
TÒA ÁN NHÂN DÂN CẤP CAO TẠI HÀ NỘI

Thành phần Ủy ban Thẩm phán Tòa án nhân dân cấp cao gồm có:
Chủ tọa phiên tòa: Ông Ngô Anh Dũng-Thẩm phán cao cấp;
Các thành viên: Ông Ngô Tiến Hùng-Thẩm phán cao cấp;
Ông Vũ Mạnh Hùng-Thẩm phán cao cấp;
Thư ký phiên toà: Bà Nguyễn Bảo Thoa – Thư ký Toà án nhân dân cấp cao tại Hà
Nội.
Đại diện Viện kiểm sát nhân dân cấp cao tại Hà Nội tham gia phiên tòa:
Ông Đỗ Văn Hữu - Kiểm sát viên cao cấp.
Ngày 12 tháng 4 năm 2018, tại trụ sở Tòa án nhân dân cấp cao tại Hà Nội, mở phiên
tòa giám đốc thẩm để xét xử vụ án “Tranh chấp hợp đồng mua bán tài sản”, giữa các
đương sự:
Nguyên đơn: Ông Diệm Quang T, sinh năm 1964; trú tại: Tổ 15, phường C, thành
phố T, tỉnh Thái Nguyên.
Bị đơn: Công ty Cổ phần; địa chỉ: Số 423A đường P, tổ 25, phường P, thành phố T,
tỉnh Thái Nguyên;
Người đại diện theo pháp luật là bà Cù Thủy O, sinh năm 1963; chức vụ: Giám đốc
công ty.
Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan:
Ông Đào Đức H, sinh năm 1981; trú tại: Số 423A đường P, tổ 25, phường P, thành
phố T, tỉnh Thái Nguyên.
NỘI DUNG VỤ ÁN:
Tại đơn khởi kiện ngày 25/12/2013 và quá trình tố tụng, nguyên đơn là ông Diệm

157
Quang T trình bày:
Năm 2011, ông làm vườn ươm cây giống tại tổ 15, phường C, thành phố T với 02
loại chè là Phúc Vân Tiên và giống chè LDP1. Ông đã bán cây chè cho Công ty Cổ
phần cây giống Thái Nguyên (sau đây viết tắt là Công ty) số lượng là 653.520 cây.
Trong đó giống chè Phúc Vân Tiên số lượng 298.320 cây với giá 570đồng/cây, còn
giống chè LDP1 số lượng 355.200 cây, giá 560đồng/cây (giao cây tại vườn nhà ông).
Thành tiền cả hai loại là 368.954.400 đồng. Ông đã giao đủ cây giống và nhận được
300.619.200 đồng còn lại là 68.335.200 đồng Công ty chưa trả cho ông. Theo ông
được biết số tiền Công ty còn nợ ông là do ông Đào Đức H là Cán bộ của Công ty đã
ký nhận tiền với Công ty và chiếm đoạt số tiền này. Việc mua bán giữa ông với Công
ty không có lập văn bản mà thỏa thuận miệng. Nay, ông khởi kiện đề nghị Công ty
trả cho ông 68.335.200 đồng và 7.000.000 đồng tiền thuê Luật sư và tiền lãi trên số
tiền chậm thanh toán theo lãi suất của Ngân hàng, tiền đi lại trong 04 năm là
48.000.000 đồng.
Bị đơn là Công ty Cổ phần, người đại diện theo pháp luật là bà Cù Thủy O trình
bày:
Năm 2011, Công ty có mua cây chè giống của hộ ông T với giá như ông T trình bày,
nhưng địa điểm giao nhận tại các hộ nông dân trồng chè và trung tâm cụm xã, thị
trấn trong phạm vi tỉnh Thái Nguyên. Hoặc giá giảm 100đồng/cây nếu giao tại các
nhà vườn thì Công ty chịu chi phí vận chuyển bốc dỡ. Việc thỏa thuận là thỏa thuận
miệng. Sau đó ông T và ông H thực hiện. Do giao cây tại vườn nên công ty đã trả đủ
300.619.200 đồng, còn 68.335.200 đồng là tiền chi phí vận chuyển, bốc xếp Công ty
đã giao cho ông H là người trực tiếp thuê xe, bốc xếp. Do đó, không chấp nhận yêu
cầu khởi kiện của ông T.
Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan là ông Đào Đức H trình bày: Lý do ông nhận
68.335.200 đồng là do trước khi thực hiện công việc ông đã thỏa thuận với ông T
như trình bày của phía bị đơn. Do ông T giao cây tại vườn do đó số tiền nêu trên là
tiền chi phí vận chuyển, bốc xếp cây. Do đó, ông không nhất trí với yêu cầu của ông
T.
Tại Bản án dân sự sơ thẩm số 30/2015/DSST ngày 23/9/2015, Tòa án nhân dân thành
phố T, tỉnh Thái Nguyên, quyết định:
Chấp nhận một phần yêu cầu khởi kiện của ông Diệm Quang T đối với Công ty Cổ

158
phần. Buộc Công ty Cổ phần phải trả cho ông Diệm Quang T số tiền là 68.335.200
đồng.
Kể từ khi án có hiệu lực pháp luật, ông T có đơn yêu cầu thi hành án, nếu Công ty Cổ
phần không thanh toán số tiền trên thì hàng tháng còn phải trả cho ông T số tiền lãi
theo mức lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước quy định tương ứng với thời gian
chưa thi hành án.
Ngoài ra, Tòa án còn tuyên về án phí và các quyền, nghĩa vụ khác cho các đương sự.
Ngày 07/10/2015, bà Cù Thủy O có đơn kháng cáo toàn bộ bản án nêu trên.
Ngày 07/10/2015, ông Diệm Quang T có đơn kháng cáo buộc bị đơn phải trả thêm
cho ông 7.000.000 đồng tiền thuê luật sư và chi phí đi lại và lãi suất do chậm trả tiền
là 48.000.000 đồng.
Tại Bản án dân sự phúc thẩm số 23/2016/DSPT ngày 27/5/2016, Tòa án nhân dân
tỉnh Thái Nguyên, quyết định:
Bác toàn bộ yêu cầu khởi kiện của ông Diệm Quang T đối với Công ty Cổ phần về
việc yêu cầu Công ty Cổ phần phải trả cho ông Diệm Quang T số tiền là
68.335.200 đồng, tiền thuê luật sư 7.000.000 đồng, tiền lãi theo lãi suất Ngân hàng,
tiền chi phí đi lại trong 4 năm 48.000.000 đồng.
Ngoài ra, Tòa án cấp sơ thẩm còn quyết định về án phí theo quy định của pháp luật.
Ngày 08/9/2016, ông Diệm Quang T có đơn đề nghị theo thủ tục giám đốc thẩm xem
xét lại toàn bộ bản án dân sự phúc thẩm nêu trên.
Tại Quyết định số 45/KNGĐT-VC1-DS ngày 23/11/2016, Viện trưởng Viện kiểm sát
nhân dân cấp cao tại Hà Nội kháng nghị Bản án dân sự phúc thẩm số 23/2016/DS-PT
ngày 27/5/2016 của Tòa án nhân dân tỉnh Thái Nguyên; Đề nghị Ủy ban Thẩm phán
Tòa án nhân dân cấp cao tại Hà Nội xét xử giám đốc thẩm hủy Bản án dân sự phúc
thẩm nêu trên và Bản án dân sự sơ thẩm số 30/2015/DS-ST ngày 23/9/2015 của Tòa
án nhân dân thành phố T. Giao hồ sơ vụ án cho Tòa án nhân dân thành phố T xét xử
sơ thẩm lại theo đúng quy định của pháp luật.
Tại phiên toà giám đốc thẩm, đại diện Viện kiểm sát nhân dân cấp cao tại Hà Nội giữ
nguyên quyết định kháng nghị và đề nghị hủy Bản án dân sự phúc thẩm số
23/2016/DS-PT ngày 27/5/2016 của Tòa án nhân dân tỉnh Thái Nguyên và Bản án
dân sự sơ thẩm số 30/2015/DS-ST ngày 23/9/2015 của Tòa án nhân dân thành phố T.
Giao hồ sơ vụ án cho Tòa án nhân dân thành phố T xét xử sơ thẩm lại theo đúng quy

159
định của pháp luật.
NHẬN ĐỊNH CỦA TÒA ÁN:
[1] Quá trình giải quyết vụ án ban đầu ông T cho rằng chữ ký tại “Bản kê thu mua
hàng hóa mua vào không có hóa đơn ngày 14/12/2011”, trong đó ghi giá chè loại
LVT 560đ/cây; chè LDP1 570đ/cây là do ông T ký, còn bản kê thu mua hàng hóa
mua vào không có hóa đơn ngày 14/12/2011, trong đó ghi giá chè cả hai loại
460đ/cây không phải do ông T ký. Sau đó, ông T phủ nhận lời khai này và xác định
cả hai chữ ký trong hai bản kê trên đều không phải do ông ký. Tại Kết luận giám
định số 153/C54-P5 ngày 20/7/2015 của Viện khoa học hình sự xác định: Chữ ký
“Tuyến” tại 02 “Bản kê thu mua hàng hóa mua vào không có hóa đơn ngày
14/12/2011” do cùng một người ký, ông T đã khiếu nại việc này và đề nghị giám
định lại. Ngày 17/8/2017, Viện kiểm sát nhân dân cấp cao tại Hà Nội có Quyết định
số 344/QĐ-VC1-V2 trưng cầu giám định chữ ký trong 02 “Bản kê thu mua hàng hóa
mua vào không có hóa đơn ngày 14/12/2011”. Theo kết luận giám định số 374/C54-
P5 ngày 20/9/2017 của Viện khoa học hình sự thì 6/8 chữ ký do ông T cung cấp
không trùng với chữ ký trong 02 “Bản kê thu mua hàng hóa mua vào và không có
hóa đơn ngày 14/12/2011”.
Do vậy, việc Tòa án cấp sơ thẩm căn cứ vào các chứng từ thanh toán ghi thanh toán
cho ông T, nhưng Công ty Cổ phần lại giao 68.335.200 đồng cho ông H, khi không
có sự đồng ý của ông T để buộc Công ty Cổ phần phải thanh toán cho ông T số tiền
trên, cũng như Tòa án cấp phúc thẩm căn cứ vào lời khai của Công ty Cổ phần cũng
như của người làm chứng và Kết luận giám định số 153/C54-P5 ngày 20/7/2015, để
bác yêu cầu của ông T trong hai văn bản trên là chưa đủ cơ sở vững chắc.
[2] Về việc thanh toán tiền khoản 68.335.200 đồng thì toàn bộ các chứng từ thanh
toán đều thể hiện Công ty Cổ phần thanh toán số tiền này cho ông T, nhưng người
nhận là ông H. Trong hồ sơ vụ án không có tài liệu nào thể hiện việc ông T ủy quyền
cho ông H nhận tiền của Công ty Cổ phần. Nên Công ty tự ý chuyển giao tiền cho
ông H là không đúng.
Công ty Cổ phần và ông H đều cho rằng số tiền 68.335.200 đồng là tiền ông H chi
phí cho việc vận chuyển, nhưng trong hồ sơ thể hiện có 02 khoản chi không phải chi
cho mục đích vận chuyển ví dụ: Chi cho Phòng Nông nghiệp Võ Nhai 6.535.200
đồng; chi cán bộ trực tiếp thực hiện 2.983.200 đồng. Mặt khác, việc kê khai xe đi vận
160
chuyển cây chè có mâu thuẫn cụ thể: Giấy biên nhận ngày 06/12/2011, ghi ông Đào
Đức Chính là chủ xe tải BKS 20L-3860, nhận vận chuyển 653.520 cây giá
75đ/cây=49.014.000 đồng, tiền bốc xếp 653.520 cây giá 15đ/cây=9.802.000 đồng và
tổng hai khoản tiền này là 58.816.800 đồng. Còn Bảng tổng hợp số lượng cây ngày
02/11/2011, nội dung ghi về việc vận chuyển từ ngày 28/8/2011 đến ngày
02/11/2011 là 18 lần số lượng 653.520 cây, gồm các xe có BKS 20K-9230; 20L-
9593; 20L4243; 20L-3860, những vấn đề nêu trên chưa được Tòa cấp phúc thẩm làm
rõ, nhưng đã xác định toàn bộ số tiền 68.335.200đ ông H đã nhận là chi phí vận
chuyển là không phù hợp với tình tiết khách quan của vụ án.
[3] Với vi phạm nghiêm trọng về tố tụng và việc thu thập, đánh giá chứng cứ chưa đầy
đủ của Tòa án cấp sơ thẩm và phúc thẩm như đã nêu trên, Hội đồng giám đốc thẩm xét
thấy kháng nghị của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp cao tại Hà Nội là có căn
cứ.
Vì các lẽ trên, căn cứ điểm a khoản 1 Điều 337, khoản 3 Điều 343, khoản 2 Điều 345
Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015.
QUYẾT ĐỊNH:
1. Huỷ toàn bộ Bản án dân sự phúc thẩm số 23/2016/DS-PT ngày 27/5/2016 của
Tòa án nhân dân thành tỉnh Thái Nguyên và Bản án dân sự sơ thẩm số 30/2015/DS-
ST ngày 23/9/2015 của Tòa án nhân dân thành phố T, tỉnh Thái Nguyên về vụ án
“Tranh chấp hợp đồng mua bán tài sản”, giữa nguyên đơn là ông Diệm Quang T với
bị đơn là Công ty Cổ phần; Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan là ông Đào Đức
H.
2. Giao hồ sơ vụ án cho Toà án nhân dân thành phố T, tỉnh Thái Nguyên để xét xử
sơ thẩm lại theo đúng quy định của pháp luật.

161
3. Bản án số 03
TÒA ÁN NHÂN DÂN CẤP CAO TẠI HÀ NỘI

Quyết định giám đốc thẩm


Số: 51/2017/DS-GĐT
Ngày 21 tháng 6 năm 2017
V/v tranh chấp hợp đồng vay tài sản
NHÂN DANH NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

ỦY BAN THẨM PHÁN


TÒA ÁN NHÂN DÂN CẤP CAO TẠI HÀ NỘI

Thành phần Uỷ ban Thẩm phán Toà án nhân dân cấp cao gồm có: Chủ toạ phiên
toà: Ông Vũ Mạnh Hùng- Thẩm phán cao cấp;
Các Thẩm phán: Ông Ngô Tiến Hùng- Thẩm phán cao cấp;
Ông Nguyễn Văn Sơn- Thẩm phán cao cấp.
Thư ký phiên toà: Bà Nguyễn Bảo Thoa- Thư ký Toà án nhân dân cấp cao tại Hà
Nội.
Đại diện Viện kiểm sát nhân dân cấp cao tại Hà Nội tham gia phiên tòa: Bà Trần
Thị Ngọc- Kiểm sát viên cao cấp.
Ngày 21 tháng 6 năm 2017, tại trụ sở Tòa án nhân dân cấp cao tại Hà Nội, mở phiên
tòa giám đốc thẩm để xét xử vụ án dân sự “Tranh chấp hợp đồng vay tài sản” giữa các
đương sự:
Nguyên đơn: Chị Phạm Thị D sinh năm 1972; trú tại: Nhà số 13, phố N, tổ 15,
phường K, thành phố T, tỉnh Thái Bình.
Bị đơn: Ông Nguyễn Đức K sinh năm 1951; trú tại: Nhà số 02, phố N, tổ 33, phường
Đ, thành phố T, tỉnh Thái Bình.
NỘI DUNG VỤ ÁN:
Tại đơn khởi kiện ngày 21/5/2014 và quá trình tố tụng nguyên đơn là chị Phạm Thị

162
D trình bày:
Tháng 8 năm 2012, ông Nguyễn Đức K có nhu cầu mua nhà ở Hà Nội nên hỏi vay
tiền của chị. Chị thế chấp tài sản là nhà đất của gia đình tại Ngân hàng để vay
500.000.000đ và vay thêm 150.000.000đ của bạn để đưa ông K vay lại. Ông K viết
giấy biên nhận vay của chị tổng số tiền là 650.000.000 đồng, thời hạn 3 tháng từ
ngày 30/8/2012 đến ngày 30/11/2012, lãi suất 4%/tháng nhưng sau đó ông K không
trả nợ. Nay chị đề nghị Tòa án buộc ông K trả chị 650.000.000 đồng tiền vay và tiền
lãi tính từ ngày 30/8/2012 đến ngày 30/11/2014 với lãi suất 1,3%/tháng.
Tại phiên toà sơ thẩm ngày 06/01/2015, chị D yêu cầu ông K phải trả nợ gốc và lãi
tính từ ngày 30/8/2012 đến ngày 30/12/2014 với lãi suất 1,3%/tháng x 28 tháng =
236.600.000 đồng, không yêu cầu trả lãi đối với ngày lẻ của tháng tính đến ngày xử
xử sơ thẩm.
Ngoài ra, từ năm 2011 đến năm 2013, chị D cho ông K vay 139.000.000 đồng và
4.500 EUR (tương đương 135.000.000 đồng); tổng là 274.000.000 đồng, hai bên
không viết giấy vay nhưng chị D có ghi vào sổ theo dõi cá nhân của chị. Ông K đã
trả cho chị 270.000.000 đồng; còn 4.000.000 đồng, chị không yêu cầu ông K trả tiếp.
Bị đơn là ông Nguyễn Đức K trình bày:
Ông và chị D có quan hệ quen biết từ lâu. Tháng 8 năm 2012, ông và chị D bàn với
nhau hai người cùng chung tiền để mua một mảnh đất ở C, Hà Nội với giá
1.700.000.000 đồng mục đích để kinh doanh (hiện tại mảnh đất do anh Nguyễn Anh
M là con trai của ông đang quản lý, sử dụng). Chị D góp 650.000.000 đồng, ông góp
số tiền còn lại. Ông có viết giấy biên nhận vay tiền như chị D trình bày nhưng lãi
suất thỏa thuận là 40%/tháng. Do thị trường bất động sản xuống giá, nhà đất không
bán được nên chị D không đồng ý mua chung đất với ông nữa mà đòi lại tiền.
Ngày 18/7/2013, ông đã trả chị D 270.000.000 đồng và ngày 28/12/2013, ông trả tiếp
50.000.000 đồng, tổng hai lần là 320.000.000 đồng, khi trả nợ hai bên không viết
giấy biên nhận.
Tại thời điểm chị D tố cáo ông lừa đảo tới Cơ quan Công an tỉnh Thái Bình, chị D
thừa nhận ông đã trả chị D 270.000.000 đồng. Nay chị D cho rằng khoản tiền

163
270.000.000 đồng ông đã trả cho chị D là trả cho khoản vay 139.000.000 đồng và
4.500 EUR thì ông không đồng ý. Vì đây là khoản tiền ông không vay của chị D mà
do chị D tự viết vào sổ của chị.
Trước đó, chị D đề nghị ông để lại mảnh đất ở C của ông cho chị D với giá 350 triệu
đồng (tại thời điểm ông nhận chuyển nhượng của người khác là 240 triệu đồng). Chị
D trả ông 4.500 EUR và hơn 100 triệu đồng là tiền mua đất của ông mà không phải
là tiền ông vay của chị D.
Tại Bản án dân sự sơ thẩm số 01/2015/DS-ST ngày 06/01/2015, Tòa án nhân dân
thành phố T quyết định:
Buộc ông Nguyễn Đức K phải trả cho chị Phạm Thị D số tiền nợ gốc là
650.000.000đ và tiền lãi là 236.600.000đ. Tổng cả gốc và lãi là 886.800.000đ.
Ngày 21/01/2015, ông K kháng cáo toàn bộ bản án sơ thẩm.
Ngày 04/02/2015, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tỉnh T ban hành Quyết định
số 03/QĐKNPT-VKS kháng nghị bản án dân sự sơ thẩm nêu trên, đề nghị Toà án
nhân dân tỉnh T xét xử phúc thẩm, sửa bản án dân sự sơ thẩm nêu trên về cách tính
lãi suất và tính án phí sơ thẩm.
Tại Bản án dân sự phúc thẩm số 11/2015/DS-PT ngày 13/4/2015, Toà án nhân dân
tỉnh T quyết định:
Không chấp nhận đơn kháng cáo của ông Nguyễn Đức K.
Chấp nhận kháng nghị của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tỉnh T.
Xử buộc ông Nguyễn Đức K phải trả cho chị Phạm Thị D, số tiền nợ gốc là
650.000.000 đồng và tiền lãi là 236.600.000 đồng. Tổng cả gốc và lãi là 886.600.000
đồng.
Ngày 13/7/2015, ông Nguyễn Đức K có đơn đề nghị xét lại theo thủ tục giám đốc
thẩm bản án dân sự phúc thẩm. Tại Công văn số 65/CV-CCTHADS ngày 01/11/2016
và Công văn số 340/CCTHADS ngày 29/8/2016, Chi cục thi hành án thành phố T,
tỉnh Thái Bình đề nghị Toà án cấp cao tại Hà Nội xem xét giám đốc thẩm bản án dân
sự phúc thẩm nêu trên.
Tại Quyết định số 19/KN-DS ngày 06/3/2017, Chánh án Tòa án nhân dân cấp cao tại

164
Hà Nội kháng nghị Bản án dân sự phúc thẩm số 11/2015/DS-PT ngày 13/4/2015 của
Tòa án nhân dân tỉnh Thái Bình đề nghị Uỷ ban Thẩm phán Toà án nhân dân cấp cao
tại Hà Nội xét xử giám đốc thẩm hủy bản án dân sự phúc thẩm nêu trên và hủy Bản
án dân sự sơ thẩm số 01/2014/DS-ST ngày 06/01/2015 của Toà án nhân dân thành
phố T, tỉnh Thái Bình; giao hồ sơ vụ án cho Tòa án nhân dân thành phố T, tỉnh Thái
Bình xét xử lại theo thủ tục sơ thẩm theo quy định của pháp luật.
Tại phiên toà giám đốc thẩm, đại diện Viện kiểm sát nhân dân cấp cao tại Hà Nội đề
nghị Ủy ban Thẩm phán Toà án nhân dân cấp cao tại Hà Nội chấp nhận kháng nghị
của Chánh án Toà án nhân dân cấp cao tại Hà Nội.
NHẬN ĐỊNH CỦA TOÀ ÁN:
[1] Theo Giấy vay ngày 30/8/2012, ông Nguyễn Đức K vay của chị Phạm Thị D
650.000.000 đồng, thời hạn 03 tháng từ ngày 30/8/2012 đến ngày 30/11/2012, lãi
40%/tháng. Ông K thừa nhận giấy vay nêu trên là do ông viết và ký, ông có nhận
của chị D 650.000.000 đồng và cho rằng số tiền này là chị D góp vốn để đầu tư nhà
đất cùng ông. Ông K không đưa ra được chứng cứ chứng minh việc chị D góp
650.000.000 đồng là để đầu tư nhà đất cùng ông K nên Tòa án cấp sơ thẩm và Tòa án
cấp phúc thẩm xác định ông K vay của chị D 650.000.000 đồng là có căn cứ.
[2] Trong quá trình giải quyết vụ án tại Toà án cấp sơ thẩm, ông K xác định đã trả
chị D 320.000.000 đồng (ngày 18/7/2013 trả 270.000.000 đồng, ngày 28/12/2013 trả
50.000.000 đồng) nên đề nghị được đối trừ vào số tiền ông K đã nhận (650.000.000
đồng). Chị D thừa nhận tháng 6 năm 2013 ông K trả chị 270.000.000 đồng nhưng
cho rằng ông K trả cho khoản vay 274.000.000 đồng (gồm 135.000.000 đồng của
nhiều lần vay và 4.500 EUR tương đương 135.000.000 đồng). Chị D xuất trình sổ
ghi chép cá nhân của chị D để chứng minh về việc ông K vay 274.000.000 đồng. Tuy
nhiên, sổ ghi chép của chị D không có chữ ký của ông K và ông K xác định ngoài
khoản tiền 650.000.000 đồng tại Giấy vay ngày 30/8/2012 thì ông không vay chị D
khoản tiền nào khác.
Mặt khác, tại giai đoạn phúc thẩm, ông K xuất trình văn bản xác nhận của ông Đỗ
Quang P có nội dung ông P chứng kiến việc ông K trả tiền cho chị D 320.000.000

165
đồng (lần 01 vào tháng 8/2013 trả 270.000.000 đồng; lần 02 vào tháng 12/2013 trả
50.000.000 đồng). Ông K thừa nhận ông có nhận của chị D 4.500 UER và hơn
100.000.000 đồng nhưng cho rằng số tiền này là chị D trả cho ông do chị D đã
chuyển nhượng một xuất đất tại C của ông. Chị D cũng thừa nhận chị có giới thiệu
cho cậu của chị là ông K1 nhận chuyển nhượng đất của ông K với giá 495.000.000
đồng, chị nhận của ông K1 300.000.000 đồng và đã đưa lại cho ông K để ông K đầu
tư nhím.
Như vậy, thực tế có việc ông K nhận của chị D 4.500 UER và hơn 100.000.000
đồng; có việc chị D nhận tiền của người nhận chuyển nhượng đất của ông K trả; ông
K có xuất trình tài liệu để chứng minh cho việc ông trả cho chị D 320.000.000 đồng
(trong đó có 270.000.000 đồng chị D thừa nhận đã nhận của ông K nhưng cho rằng
ông K trả cho khoản vay 274.000.000 đồng và 50.000.000 đồng chị D không thừa
nhận). Do đó, cần phải thu thập chứng cứ để làm rõ ngoài khoản vay 650 triệu đồng
tại Giấy vay ngày 30/8/2012 thì ông K còn vay 274.000.000 đồng như chị D trình
bày hay không? Có hay không việc chị D đã trả cho ông K tiền nhận chuyển nhượng
đất của ông K và số tiền trả là bao nhiêu (nếu có)? Có hay không việc ông K đã trả
cho chị D 320.000.000 đồng và có sự chứng kiến của ông P (trên cơ sở triệu tập ông
P để lấy lời khai của ông P và tiến hành giám định sim điện thoại do ông K xuất
trình)? Cần làm rõ số tiền 4.500 UER và hơn 100.000.000 đồng mà ông K nhận của
chị D là tiền ông K vay của chị D hay là tiền chị D trả ông K do chuyển nhượng đất
của ông K cho ông K1. Từ đó mới có đủ cơ sở để xác định có hay không việc ông K
đã trả nợ cho chị D đối với số tiền vay 650.000.000 đồng tại Giấy vay ngày
30/8/2012.
[3] Tòa án cấp sơ thẩm cho rằng không có tài liệu chứng cứ chứng minh việc vay
và thanh toán số tiền 270.000.000 đồng là thanh toán cho khoản nợ nào, không có
giấy thanh toán đối trừ nên không đối trừ nghĩa vụ trả nợ cho ông K trong khi chị D
đã nhận 270.000.000 đồng của ông K là không đúng. Tòa án cấp phúc thẩm nhận
định ông K không cung cấp được chứng cứ ký nhận trả nợ của chị D và văn bản
xác nhận chứng kiến sự việc của ông P chỉ là bản pho to nên không chấp nhận kháng

166
cáo của ông K trong khi chưa làm rõ các vấn đề nêu trên là thu thập và đánh giá
chứng cứ chưa toàn diện, từ đó buộc ông K phải trả 650.000.000 đồng tiền vay gốc
và 236.600.000 đồng tiền lãi là chưa đủ cơ sở vững chắc.
Vì các lẽ trên,
QUYẾT ĐỊNH:
Căn cứ vào điểm a khoản 1 Điều 337, khoản 3 Điều 343, khoản 1, khoản 2 Điều 345
Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015;
[1]. Huỷ toàn bộ Bản án dân sự phúc thẩm số 11/2015/DS-PT ngày 13/4/2015 của
Tòa án nhân dân tỉnh Thái Bình và Bản án dân sự sơ thẩm số 01/2015/DS-ST ngày
06/01/2015 của Toà án nhân dân thành phố T, tỉnh Thái Bình về vụ án “Tranh chấp
vay tài sản” giữa nguyên đơn là bà Phạm Thị D với bị đơn là ông Nguyễn Đức K.
[2]. Giao hồ sơ vụ án cho Toà án nhân dân thành phố T, tỉnh Thái Bình xét xử theo
thủ tục sơ thẩm lại theo quy định của pháp luật.

167
4. Bản án số 04
TÒA ÁN NHÂN DÂN TỐI CAO
HỘI ĐỒNG THẨM PHÁN

Quyết định giám đốc thẩm


Số: 02/2016/DS-GĐT
Ngày 05/10/2016
Về vụ án Xin ly hôn và chia tài sản chung khi ly hôn
NHÂN DANH NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
HỘI ĐỒNG THẨM PHÁN TÒA ÁN NHÂN DÂN TỐI CAO
Với Hội đồng giám đốc thẩm gồm có mười ba thành viên tham gia xét xử, do ông
Bùi Ngọc Hòa, Phó Chánh án Tòa án nhân dân tối cao làm Chủ tọa phiên tòa.
Đại diện Viện kiểm sát nhân dân tối cao tham gia phiên tòa là ông Lê Thành Dương -
Kiểm sát viên cao cấp Viện kiểm sát nhân dân tối cao.
Thư ký Tòa án ghi biên bản phiên tòa là bà Nguyễn Thị Việt Hà, Thẩm tra viên Tòa
án nhân dân tối cao.
Ngày 05 tháng 10 năm 2016, tại trụ sở Tòa án nhân dân tối cao đã mở phiên tòa giám
đốc thẩm xét xử vụ án Xin ly hôn và chia tài sản chung khi ly hôn giữa các đương sự:
Nguyên đơn: Bà Lý Kim C, sinh năm 1972; trú tại Khu phố L, thị trấn T, huyện T,
tỉnh Tây Ninh.
Bị đơn: Ông Trần Văn Q, sinh năm 1971; trú tại khu phố L, thị trấn T, huyện T, tỉnh
Tây Ninh.
Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan:
1. Ngân hàng TMCP C - trụ sở chi nhánh KCN T, tỉnh Tây Ninh: ấp A, xã A,
huyện T, tỉnh Tây Ninh.
2. Ngân hàng TMCP S-trụ sở chi nhánh T- Phòng giao dịch T; địa chỉ: khu phố L,
huyện T, tỉnh Tây Ninh.
3. Ủy ban nhân dân huyện T, tỉnh Tây Ninh.
4. Anh Trần Lý N sinh năm 1992; trú tại đường T, phường M, quận T, thành phố
Hồ Chí Minh.
5. Ngân hàng TMCP A - Phòng giao dịch T; địa chỉ: khu công nghiệp T, ấp A, xã
A, huyện T, tỉnh Tây Ninh.
168
6. Trần Ngọc A, sinh năm 1957; trú tại khu phố L, thị trấn T, huyện T, tỉnh Tây
Ninh.
7. Lý Thị Kim C, sinh năm 1967; trú tại đường N, phường P, quận T, thành phố
Hồ Chí Minh.
8. Ông Nguyễn Đức H, sinh năm 1979; trú tại khu phố 1, phường T, thành phố B,
tỉnh Đồng Nai.
9. Bà Trần Thị B, sinh năm 1965; trú tại ấp A, xã A, huyện T, tỉnh Tây
Ninh.
10. Bà Lâm Ngọc T, sinh năm 1987; trú tại ấp T, thị trấn G, huyện G, tỉnh
Tây Ninh.
11. Bà Lý Tú Q, sinh năm 1962; trú tại đường L, phường T, quận T, thành phố Hồ
Chí Minh.
12. Bà Bùi Thanh N, sinh năm 1973; trú tại thị trấn G, huyện G, tỉnh Tây
Ninh.
13. Bà Nguyễn Thị Thúy N, sinh năm 1969; trú tại ấp H, xã A, huyện T,
tỉnh Tây Ninh.
14. Bà Lê Thị T, sinh năm 1952; trú tại khu phố G, thị trấn T, tỉnh Tây
Ninh.
15. Ông Lý Ngọc Q, sinh năm 1969; trú tại khu phố L, thị trấn T, huyện T, tỉnh
Tây Ninh.
NHẬN THẤY:
Tại đơn xin ly hôn ngày 19/6/2012 và trong quá trình giải quyết vụ án, ngU đơn là
bà Lý Kim C trình bày: Bà lấy ông Q năm 1991, đến năm 1992 đăng ký kết hôn, về
phụ giúp gia đình chồng kinh doanh vàng. Tháng 10/1992, vợ chồng thuê kios ở chợ
để kinh doang vàng riêng nhưng vẫn ở chung. Năm 1994, vợ chồng đăng ký kinh
doanh mua bán vàng, do ông Q đứng tên; khoảng năm 1996 vợ chồng cất nhà ở riêng
đến nay. Tháng 4/2012 vợ chồng sống ly thân do ông Q vi phạm về lối sống đạo đức,
quan hệ bất chính, đánh đập bà, ông Q đi sống ở chỗ khác, nay thấy tình cảm không
còn, bà xin ly hôn. Vợ chồng có 02 con chung là Trần Lý N (nam) sinh năm 1992,
hiện đang du học ở Mỹ và Trần Lý Mỹ U (nữ) sinh năm 2000, hiện đang học Trường
Quốc tế Mỹ tại thành phố Hồ Chí Minh. Nếu được ly hôn, bà xin nuôi cả 02 con
chung, yêu cầu ông Q góp tiền nuôi dưỡng 02 con chung như đã cùng ký cam kết với
169
bà khi gửi các con đi du học. Tiền học phí anh N 01 năm là 49.000 USD, sinh hoạt
phí là 40.000 USD, học phí sau đại học từ 80.000 USD đến 100.000 USD/năm. Cháu
U học phí 243.000.000 đồng/năm, sinh hoạt phí 200.000.000 đồng/năm, số tiền 02
con học xong đại học bên Mỹ là 3.000.000 USD. Số tiền trên bà đề nghị được trừ vào
tài sản chung của vợ chồng. Tại lời khai ngày 8/4/2013, bà C tính tiền một mình bà
đã phải chi phí cho 2 con ăn học từ khi ly thân đến ngày khai là 1.388.114.000 đồng.
Về tài sản chung: Vợ chồng có số vàng đã kê biên ngày 11/7/2012 là 264 lượng vàng
24K và 890 lượng vàng 18K, tất cả là vàng nữ trang dây, nhẫn và tiền mặt là
540.000.000 đồng. Từ lời khai ngày 10/10/2012 trở về sau, bà C cho rằng ngày
11/7/2012 cơ quan Thi hành án xuống kê biên vàng, do đang kinh doanh nên lúc đó
có vàng trơn, vàng đính kèm đá, tem thun, họ chỉ ước định trọng lượng vàng, khi cân
đã cân luôn cả đá, tem thun nhưng đến lượt kê biên lần hai ngày 27/9/2012 (để lấy
2/3 số lượng vàng kê biên lần 1) thì cơ quan Thi hành án lại bỏ tem thun, đá ra rồi
mới cân và lại bắt bà chịu số tem thun, đá của toàn bộ số vàng kê biên lần một làm
thiệt hại trên 30 lượng vàng, đề nghị Tòa án xem xét lại phần này.
Về nhà đất:
- Vợ chồng có nhà đất 03 tầng tại 17B Chợ M, huyện T, tỉnh Tây Ninh đã được cấp
giấy chứng nhận quyền sử dụng đất năm 2002 do bà đứng tên. Tại Biên bản đối chất
ngày 26/7/2012, bà C xác định nhà đất trên đứng tên bà, do khi làm thủ tục cấp giấy
chứng nhận, ông Q từ chối, có văn bản hay không bà không nhớ, nên đây là tài sản
riêng của bà. Sau đó, từ lời khai ngày 03/4/2013 trở về sau, bà C xác định nhà đất
trên là tài sản chung vợ chồng.

- Nhà 02 tầng tại số 07B/1 Chợ M, huyện T, tỉnh Tây Ninh làm nhờ trên đất 24m2
của chị gái bà là Lý Tú Q xây dựng năm 1996, khi đó vợ chồng chưa có nhà nên
mượn đất của bà Q, vợ chồng không mua đất của bà Q như ông Q khai. Trước đây
cho bà Trần Thị B thuê nhà, nhưng đã hết hợp đồng vào tháng 6/2014, hiện đang
đóng cửa.
- Vợ chồng thuê từ năm 2012 của Ban quản lý chợ T 02 kios, thời hạn 05 năm, giá
100.000.000 đồng/05 năm, đã cho bà Trần Lý Ngọc A thuê lại 01 căn giá
100.000.000 đồng đã nhận tiền, còn 01 căn đang kinh doanh.
- Nhà đất 04 tầng tại đường L, phường T, quận T, thành phố Hồ Chí Minh đã được

cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất năm 2009 (diện tích 76m2, xây dựng 64m2)
170
đứng tên cả hai vợ chồng, trước đây cho bà Lý Thị Kim C thuê nhưng đã hết hợp
đồng tháng 5/2014, đã trả lại tiền cọc cho người thuê
21.00.00 đồng.
- Tiền gửi tiết kiệm các Ngân hàng C chi nhánh T 40.000 USD và 450.000.000
đồng tính đến tháng 5/2014; Ngân hàng TMCP A chi nhánh T gốc và lãi là
45.000.000 đồng; Ngân hàng S chi nhánh T gốc và lãi là 3.374.000 đồng.
- Vợ chồng có gửi Ngân hàng S 2.100.000.000 đồng và gửi Ngân hàng TMCP A
2.400.000.000 đồng, tổng là 4.500.000.000 đồng, nhưng bà đã rút hai khoản tiền này
vào ngày 11/7/2012 gửi cho cháu N để cháu mua nhà và ô tô theo sự đồng ý của cả
ông Q trước đó, bà không có gì chứng minh việc bà thỏa thuận với ông Q gửi tiền
cho cháu N. Bà gửi tiền bằng cách nhờ người ở bên Mỹ về Việt Nam, bà chuyển tiền
cho họ và sau đó họ sang Mỹ chuyển tiền cho cháu N, họ không làm giấy biên nhận
và nay bà không có địa chỉ vì họ đều đã về Mỹ. Sau đó tại lời khai ngày 18/10/2012,
bà C khai bà gửi tiền sang Mỹ nhờ bà M, bà H ở Việt Nam có người thân ở bên Mỹ
chuyển tiền hộ. Bà yêu cầu không tính số tiền này vào tài sản chung vợ chồng. Nay
bà vẫn đồng ý cho con số tiền 1/2 của bà, nếu ông Q không đồng ý cho nữa thì đòi
cháu N phần của ông Q.
- Nhà, đất tại đường T, phường M, quận T, thành phố Hồ Chí Minh do vợ chồng
mua năm 2011, tiền mua do vợ chồng làm ra, giấy tờ nhà đất cấp năm 2011 đứng tên

bà (đất 170,09m2, xây dựng nhà 03 tầng). Từ lời khai ngày 26/7/2012 trở về sau, bà
C xác định nhà, đất tại đường T mua do tiền của vợ chồng làm ra, nhưng khi làm thủ
tục đứng tên ông Q đã ký văn bản xác nhận đây là tài sản riêng của bà. Ông Q biết bà
là người có nhiều công sức, dòng họ bên bà có đóng góp tiền bạc vào sự nghiệp làm
ăn của vợ chồng nên ông Q mới đồng ý cho bà đứng tên riêng. Do đó, đây là tài sản
riêng của bà. Nhà, đất này trước đây cho thuê nhưng đã hết hợp đồng tháng 3/2014,
bà đã trả lại tiền cọc cho người thuê 30.000.000 đồng.
- Về nợ: Tại đơn xin ly hôn và lời khai ngày 16/7/2012, bà C trình bày vợ chồng
không nợ ai, người khác có nợ vợ chồng gồm tiệm vàng K thiếu 850.000.000 đồng,
anh chồng Trần Văn K nợ 700.000.000 đồng, có giấy nợ bà đang giữ, bà không yêu
cầu những người nợ trả bà, vợ chồng không thiếu nợ ai.
Sau đó, ngày 10/10/2012, bà C khai vợ chồng nợ trước ngày kê biên lần một (ngày
11/7/2012) ông C (tức Lâm Ngọc T) 32 chỉ 25 phân vàng 18K từ năm 2000, nợ tiệm
171
vàng K.S (chưa cung cấp được địa chỉ) 14,66 lượng. Tại lời khai ngày 3/4/2013, bà C
lại khai ngoài khoản vợ chồng nợ như trên, bà phải trả hụi chết tính từ khi kê biên lần
một đến khi kết thúc hụi, gồm bà Lê Thị T
60.00.00 đồng, bà Bùi Thanh N (tự T) 780.000.000 đồng, bà Nguyễn Thị Thúy
N nợ hụi sống của bà 39.000.000 đồng; sau khi cấn trừ hụi sống còn phải đóng hụi
chết là 801.000.000 đồng. Việc bà hốt hụi ông Q có biết và cùng bà sử dụng số tiền
đó. Trước đây, bà không trình bày có nợ chung vì tinh thần khủng hoảng nên không
thể nhớ hết (Biên bản phiên tòa sơ thẩm). Các khoản nợ trên bà đã trả xong, nhưng
yêu cầu được khấu trừ vào tài sản chung.
Tài sản chung bà đề nghị trừ tiền phải nuôi cháu N đến hết học đại học là
2.935.442.100 đồng, nuôi cháu U 7.033.049.540 đồng, trừ chi phí sinh hoạt, học phí
cho 2 con từ khi kê biên đến nay, trừ chi phí cho 2 con tổng là 4.065.000.000 đồng,
(khi xét xử phúc thẩm bà C đề nghị được trừ chi phí cho hai con là 5.068.000.000
đồng), trừ khoản nợ hụi 801.000.000 đồng vào tài sản chung, còn lại chia cho hai vợ
chồng, chia cho bà 2 phần vì bà nhận nuôi cháu U bị bệnh thận phải chữa lâu dài chi
phí chữa bệnh cao, ông Q một phần, tiền đã chuyển cho cháu N không tính vào tài
sản chung, đất Chợ M trả lại bà Q, bà xin nhận nhà Chợ M, đồng ý giao nhà tại
đường L (thành phố Hồ Chí Minh) cho ông Q sở hữu, nhà đất tại đường T, phường
M, quận T, thành phố Hồ Chí Minh thuộc quyền sở hữu riêng của bà, các tài sản
khác chia theo pháp luật.
Sau khi xét xử sơ thẩm (lần 2), tại Đơn kháng cáo bổ sung ngày 08/10/2014, bà C
cho rằng từ tháng 6/2013 đến khi bà viết đơn, bà vay của bà Bùi Thanh N (tự T) tổng
số tiền 4.250.000.000 đồng để trang trải cuộc sống và nuôi các con ăn học vối lãi
suất 3%/tháng, đề nghị trừ tiền lãi bà phải trả bà N là 127.500.000 đồng/tháng, nhân
với thời gian từ khi vay đến nay (khi xét xử sơ thẩm lần hai) vào khối tài sản chung
vợ chồng trước khi phân chia.
Bị đơn là ông Trần Văn Q trình bày: Ông thống nhất với lời khai bà C về quan hệ
hôn nhân và con chung. Do bà C thường xU nói chuyện điện thoại với bạn bè ở nước
ngoài ông không đồng ý, bà C hay chửi tục ông, nên ông tự vệ đánh lại bà C, bị công
an bắt phạt cảnh cáo cả ông và bà C, dẫn đến mâu thuẫn vợ chồng, hai người đã sống
ly thân từ tháng 3/2012 đến nay, ông nhất trí ly hôn.
Về con chung: Ông xin nuôi cả 2 con. Về phí sinh hoạt của con, ông không biết, đề
172
nghị giải quyết theo pháp luật (BL 641).
Về tài sản: Vợ chồng có tài sản chung như bà C thừa nhận, có tiền vàng như đã kê
biên, bà C đã rút 4.500.000.000đ để tẩu tán tài sản. Khi kê biên vàng bà C đã giấu
bớt 15 lượng vàng và nhiều triệu đồng. Sau khi kê biên, bà C vẫn kinh doanh vàng có
lãi 200.000.000đ/tháng, cho thuê nhà ở thành phố Hồ Chí Minh 29.000.000đ/tháng.
Ngoài ra, ông Q còn khai những vấn đề sau:
- Khoản tiền bà C rút tiết kiệm 4.500.000.000 đồng ông không đồng ý cho anh N
như bà C khai.
- Về nợ: Lúc đầu Ông Q khai có một số người nợ vợ chồng ông tiền, ngoại tệ (có
số lượng cụ thể). Từ lời khai ngày 8/4/2013 (BL 640) trở về sau ông Q lại khai không
ai nợ vợ chồng ông và vợ chồng ông cũng không nợ ai, khoản nợ hụi 801.000.000đ
và nợ ông Chín Đệ mà bà C khai ông không nhất trí trả.
- Về nhà, đất tại đường đường T, phường M, quận T, thành phố Hồ Chí Minh:
Tiền mua nhà là của vợ chồng, do ông bận buôn bán nên khi mua ông làm giấy ủy
quyền cho bà C đứng tên. Văn bản từ chối tài sản do ông ký bị vô hiệu vì nhà ở thành
phố Hồ Chí Minh nhưng công chứng tại huyện T là không đúng quy định về công
chứng. Việc làm giấy để bà C đứng tên sở hữu nhà là để thuận tiện cho việc kinh
doanh, đây là tài sản chung của vợ chồng.
- Phần đất tại số 07B/1 Chợ M, huyện T, trước đây bà Q mua của Ban quản lý
chợ, đến đầu năm 1994, bà Q bán lại cho vợ chồng giá 3 cây vàng, do là chị em nên
không làm giấy tờ, đưa vàng cũng không có giấy tờ, hiện đất này vẫn chưa được cấp
“sổ đỏ”, sau khi mua đất xong vợ chồng xây dựng nhà.
Các tài sản trên có được là do vợ chồng buôn bán vàng lấy thương hiệu vàng T.L để
kinh doanh. Đây là thương hiệu do cha mẹ ông sáng lập từ năm 1957, khi cưới cha
mẹ cho vốn 10 lượng vàng và truyền nghề kinh doanh vàng cho vợ chồng ông. Vì
vậy, ông đề nghị được hưởng 60% tài sản, xin được nhận nhà 17B Chợ M, tài sản
khác giải quyết theo pháp luật.
Người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan:
- Anh Trần Lý N trình bày (ngày 15/10/2012): Anh học tại Mỹ từ năm 2008, có giấy
cam kết của cha mẹ bảo đảm tài chính cho anh du học, hiện anh đang học đại học
năm thứ 2; ông Q, bà C có đồng ý cho anh tiền mua nhà, mua xe bên Mỹ; anh đã
nhận 4.500.000.000 đồng để mua nhà, mua xe nhưng chưa mua nhà vì chưa đủ tiền,
173
xe thì chưa có bằng lái. Trước đây ở nhà anh có phụ giúp cha mẹ kinh doanh vàng,
đề nghị chia tài sản của cha mẹ làm 4 phần, 2 anh em được 2 phần. Anh yêu cầu cha,
mẹ tiếp tục gửi tiền để anh hoàn thành khóa học.
- Đại diện Ngân hàng V chi nhánh khu công nghiệp T do ông Nguyễn Văn Châu
trình bày: Bà C có gửi 450.000.000 đồng; 40.000 USD và tiền lãi của hai số tiền nêu
trên.
- Đại diện Ngân hàng TMCP A trình bày: Bà C có gửi tại Ngân hàng
1.700.000.000 đồng, tiền lãi phát sinh đến ngày 27/10/2012 là 52.475.742 đồng. Sau
đó, bà C có vay của Ngân hàng 1.700.000.000 đồng; sau khi thu nợ xong số tiền còn
lại là 40.434.075 đồng; tính đến thời điểm tháng 6/2014 tổng tiền gốc, lãi là
45.304.008 đồng.
- Bà Trần Lý Ngọc A trình bày: Ngày 15/4/2012, bà thuê 01 kios của vợ chồng bà
C thời hạn 05 năm, giá thuê là 100.000.000 đồng. Bà yêu cầu được thực hiện hết hợp
đồng, hết thời hạn bà sẽ trả lại kios cho người được giao quản lý.
- Bà Lý Tú Q trình bày: Phần đất tại 07B/1 Chợ Mới, thị trấn T, Tây Ninh thuộc
quyền sử dụng của bà, bà cho vợ chồng bà C mượn để làm nhà ở. Nay họ ly hôn, bà
đồng ý sẽ trả giá trị căn nhà này theo giá thẩm định của cơ quan chU môn.
- Bà Nguyễn Thị Thúy N trình bày ngày 23/11/2012: Ngày 4/8/2011 (âm lịch), vợ
chồng bà C có tham gia chơi hụi do bà làm chủ, mãn hụi vào ngày 4/2/2013 âm lịch,
hiện tại bà C vẫn đóng tiền hụi hàng tháng cho bà, bà không có yêu cầu gì.
- Bà Lê Thị T trình bày ngày 30/11/2012: Vợ chồng bà C có tham gia chơi hụi do
bà làm chủ, hụi đã mãn lâu nên bà không nhớ ngày tháng, hiện, tại vợ chồng bà C
không còn nợ tiền hụi gì, bà không có yêu cầu gì.
- Bà Bùi Thanh N (tự T) trình bày ngày 01/11/2012: Vợ chồng bà C có tham gia
chơi hụi do bà làm chủ, tham gia chơi 3 dây; dây 01 khui ngày tháng nào bà không
nhớ, mãn hụi vào ngày 01/8/2012; dây 02 khui ngày 20/3/2012, bà C là người trực
tiếp tham gia chơi, bà C đã hốt hụi vào các ngày 20/5/2012 và 20/6/2012; dây 03
khui ngày 10/2/2012, bà C đã hốt hụi vào các ngày 10/5/2012 và 10/6/2012; hiện tại
bà C vẫn đóng hụi cho bà bình thường nên bà không yêu cầu gì.
Tại Bản án hôn nhân gia đình phúc thẩm số 17/2013/DSPT ngày 13/9/2013, Tòa
phúc thẩm Tòa án nhân dân tối cao tại thành phố Hồ Chí Minh quyết định:
Hủy toàn bộ bản án sơ thẩm số 08/2013/HNGĐ-ST ngày 29/5/2013 của Tòa án nhân
174
dân tỉnh Tây Ninh do vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng; giao hồ sơ cho Tòa án
cấp sơ thẩm giải quyết lại.
Tại Bản án hôn nhân gia đình sơ thẩm số 12/2014/HNGĐ-ST ngày 25/7/2014,
Tòa án nhân dân tỉnh Tây Ninh quyết định:
1- Về quan hệ hôn nhân: Công nhận thuận tình ly hôn của bà Lý Kim C với ông
Trần Văn Q.
2- Về con chung:
- Cháu Trần Lý N sinh năm 1992, đã trưởng thành, có khả năng lao động, nên không
chấp nhận yêu cầu của anh N và bà C yêu cầu ông Q phải cấp dưỡng chi phí học tập
và sinh hoạt phí đến khi học xong đại học tại Mỹ.
Giao bà Lý Kim C được tiếp tục chăm sóc, giáo dục, nuôi dưỡng cháu Trần Lý Mỹ
U. Ông Q cấp dưỡng nuôi con mỗi tháng 4.000.000 đồng cho đến khi cháu U đủ 18
tuổi.
Ông Q được quyền thăm nom con chung, không ai được quyền ngăn cản. 3- Về tài
sản chung:
Tổng giá trị tài sản chung của ông Q, bà C là 54.966.388.000 đồng. Sau khi khấu trừ
chi phí học tập, sinh hoạt của hai con chung, chi phí điều trị bệnh của ông Q, trả lại
tiền cọc thuê 02 căn nhà, tổng cộng là 3.614.367.000 đồng, còn lại là
51.352.021.000 đồng; mỗi người được hưởng tài sản chung trị giá 25.676.010.000
đồng.
Bà C và ông Q mỗi người được nhận tài sản chung trị giá là 25.676.010.000 đồng.
Bà Lý Kim C được quyền sở hữu, sử dụng.

+ 01 căn nhà và phần đất có tổng diện tích 81,6m2 thuộc thửa đất số 430 157, tờ
bản đồ số 2, nhà đất tọa lạc tại đường L, phường T, quận T, thành phố Hồ Chí Minh.
Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất do ông Q và bà C cùng đứng tên chuyển nhượng
ngày 18/4/2005 (tU tứ cận cụ thể).

+ 01 căn nhà và phần đất có diện tích 170,9m2 thuộc thửa đất số 125, tờ bản đồ số
112, nhà đất tọa lạc tại đường T, phường M, quận T, thành phố Hồ Chí Minh. Giấy
chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở do bà Lý Kim C đứng tên ngày
28/4/2011 do UBND quận T, thành phố Hồ Chí Minh cấp (tU tứ cận cụ thể) và tất cả
các vật dụng trong nhà tại đường T, phường M, quận T, thành phố Hồ Chí Minh.

175
+ Trị giá 01 căn nhà cấp 3C, 2 tầng, kết cấu tường gạch, sàn, mái bê tông cốt thép.
Nhà tọa lạc tại số 7B/1 Chợ M, thị trấn T, huyện T, tỉnh Tây Ninh (nhà xây trên đất
của bà Lý Tú Q).
+ 1/3 số vàng được kê biên ngày 11/7/2012 giao bà C quản lý, cụ thể là 302 lượng 4
chỉ 4 phân 2 ly vàng 18K và 82 lượng 5 chỉ 1 phân 4 ly vàng 24K.
+ 03 xe máy: 01 xe spacy Nhật, 01 xe Spacy Việt Nam, 01 xe Suzuki bà C đang quản
lý.
+ Tiền mặt bà C đang quản lý là 4.500.000.000 đồng (bà C rút Ngân hàng ngày
11/7/2012) và 540.000.000 đồng (số tiền kê biên ngày 11/7/2012).
+ Bà C được sử dụng 01 căn kios đang cho vợ chồng bà Anh thuê (đã lấy tiền xong),
sau khi hết hợp đồng cho thuê với bà Anh, bà C được tiếp tục đề nghị Ban quản lý
chợ T cho thuê lại.
Tổng giá trị tài sản bà C được nhận là 30.097.561.000 đồng, khấu trừ chi phí học
tập, sinh hoạt của hai con chung, chi phí điều trị bệnh của ông Q, trả lại tiền cọc
thuê 02 căn nhà, tổng cộng là 3.614.367.000 đồng, còn lại 26.483.194.000 đồng.
- Ông Trần Văn Q được quyền sở hữu, sử dụng:

+ Căn nhà cấp 2B 04 tầng và phần đất có tổng diện tích 57,6m2 thuộc thửa số 26, tờ
bản đồ số 21, nhà đất tọa lạc tại 17B Chợ M, thị trấn T, huyện T, tỉnh Tây Ninh, giấy
chứng nhận quyền sử dụng đất do bà C đứng tên số 00021 QSDĐ/143/2002/HĐ-CN
do UBND huyện T, tỉnh Tây Ninh cấp (tU tứ cận cụ thể) và tất cả các vật dụng trong
nhà 17B Chợ M, thị trấn T, huyện T, tỉnh Tây Ninh.
+ 01 xe máy Wave S ông Q đang sử dụng, biển kiểm soát 70L1-12666 do
ông Lý Ngọc Quyền đứng tên giấy chứng nhận đăng ký xe và 01 kios còn lại.
+ 2/3 tổng số vàng được kê biên ngày 11/7/2012 là 587 lượng 5 chỉ 5 phân 8 ly vàng
18K và 163 lượng 4 chỉ 8 phân 6 ly vàng 24K, hiện số vàng đang được tạm giữ tại
Kho bạc Nhà nước tỉnh Tây Ninh.
+ Tổng số tiền còn gửi tại các Ngân hàng V-Chi nhánh T, Ngân hàng TMCP A-
Phòng giao dịch T, Ngân hàng S-Phòng giao dịch T, tổng cộng là 1.463.554.000
đồng.
Tổng giá trị tài sản ông Q được nhận là 24.868.825.000 đồng.
- Bà C có nghĩa vụ thanh toán cho ông Q 93.080.000 đồng chi phí điều trị bệnh
và 878.224.000 đồng tiền chênh lệch tài sản. Tổng là 971.304.000 đồng.
176
- Bà Lý Tú Q phải thanh toán cho bà C giá trị căn nhà là 53.250.000 đồng. Bà Q
được sở hữu nhà, đất tại 7B/1 Chợ M, thị trấn T, huyện T, tỉnh Tây Ninh.
Ngày 29/7/2014, bà Lý Kim C kháng cáo không đồng ý quyết định của bản án sơ
thẩm.
Ngày 15/8/2014, ông Trần Văn Q kháng cáo yêu cầu chia lại phần tài sản chung.
Ngày 07/8/2014, anh Trần Lý N kháng cáo yêu cầu xem xét trách nhiệm của ông Q
trong việc bảo trợ tài chính về việc anh đi du học tại Mỹ tại bản cam kết tài chính
ngày 15/12/2007.
Tại Bản án hôn nhân gia đình phúc thẩm số 01/2015/HNGĐ-PT ngày
23/01/2015, Tòa phúc thẩm Tòa án nhân dân tối cao tại thành phố Hồ Chí Minh
quyết định: Sửa một phần án sơ thẩm về phần trợ cấp nuôi con, giữ ngU quyết định
của án sơ thẩm về phần chia tài sản chung:
- Về con chung: Có 02 con chung.
+ Trần Lý N, sinh năm 1992, đã trưởng thành, có khả năng lao động, nên không
chấp nhận yêu cầu của bà C, anh N yêu cầu ông Q phải cấp dưỡng chi phí học tập
và sinh hoạt phí cho đến khi học xong Đại học tại Mỹ.
+ Trần Lý Mỹ U, sinh ngày 01/6/2000. Giao cho bà Lý Kim C được tiếp tục trông
nom, chăm sóc, giáo dục, nuôi dưỡng, ông Q cấp dưỡng nuôi con mỗi tháng
6.000.000 (sáu triệu) đồng cho đến khi cháu U đủ 18 tuổi.
Ông Q được quyền thăm nom con chung, không ai được quyền ngăn cản.
- Phần tài sản chung giữ ngU quyết định của án sơ thẩm.
Sau khi xử phúc thẩm, trong thời hạn quy định, bà Lý Kim C có Đơn đề nghị xem
xét giám đốc thẩm đối với bản án phúc thẩm nêu trên.
Tại Quyết định số 05/KN-HNGĐ ngày 29-7-2016, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao
đã kháng nghị bản án dân sự phúc thẩm nêu trên; đề nghị Hội đồng Thẩm phán Tòa
án nhân dân tối cao xét xử giám đốc thẩm, hủy một phần Bản án phúc thẩm nêu trên
và Bản án sơ thẩm số 12/2014/HNGĐ-ST ngày 25/7/2014 của Tòa án nhân dân tỉnh
Tây Ninh; giao hồ sơ vụ án cho Tòa án nhân dân tỉnh Tây Ninh xét xử sơ thẩm lại
theo quy định của pháp luật.
Tại phiên tòa giám đốc thẩm, Đại diện Viện kiểm sát nhân dân tối cao nhất trí kháng
nghị của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao.
XÉT THẤY:
177
Tòa án cấp sơ thẩm, phúc thẩm giải quyết về phần quan hệ hôn nhân, giao nuôi con
chung là có căn cứ, không có khiếu nại.
Ngoài những tài sản hai bên đã thống nhất và được Tòa án cấp sơ thẩm, phúc thẩm
quyết định, nay bà C còn đề nghị xem xét lại, thấy rằng:
- Đối với số vàng kê biên ngày 11/7/2012: Theo Biên bản kê biên tài sản là vàng
đang do bà C kinh doanh ngày 11/7/2012 thì số lượng vàng 24K là 246 lượng, vàng
18K là 890 lượng và 540.000.000 đồng tiền mặt; bà C, ông Q đều ký vào biên bản
này; nội dung biên bản không thể hiện số vàng kê biên có tem, thun hay có gắn hột
vào vàng, vàng trắng; số lượng vàng kê biên được giao cho bà C quản lý. Sau khi kê
biên, một số lời khai của bà C khai về tài sản chung vẫn xác nhận vợ chồng có số
vàng như đã kê biên và còn khai sau khi kê biên bà vẫn tiếp tục kinh doanh mua bán
vàng. Như vậy vàng kê biên giao cho bà C quản lý để vẫn kinh doanh bình thường,
nên vàng đã có sự thay đổi về số lượng và chủng loại. Bà C không chứng minh được
vàng kê biên giao cho bà có cả tem thun, vàng trắng nên Tòa án cấp sơ thẩm, phúc
thẩm xác định số vàng kê biên đã giao cho bà C quản lý là tài sản chung của vợ
chồng là phù hợp.
- Về số tiền 4.500.000.000 đồng: Bà C thừa nhận số tiền này là tài sản chung của
bà và ông Q, bà đã rút từ Ngân hàng ngày 11/7/2012 gửi cho anh Trần Lý N để mưa
xe, mua nhà ở bên Mỹ. Bà C không chứng minh được việc bà rút tiền gửi cho anh N
có sự đồng ý của ông Q. Ông Q không chấp nhận cho anh N khoản tiền này. Đây là
tài sản chung do vợ chồng tạo lập, bà C không có quyền tự mình định đoạt, nên Tòa
án cấp sơ thẩm, phúc thẩm xác định số tiền này là tài sản chung vợ chồng là có cơ sở.
- Về nhà đất tại đường T, phường M, quận T, thành phố Hồ Chí Minh: Nhà đất
này bà C làm thủ tục mua bán vào tháng 3/2011, giấy tờ sở hữu cấp cho bà C đứng
tên ngày 28/4/2011. Bà C cho rằng ngày 01/4/2011 ông Q đã ký “Tờ cam kết tài sản
riêng” có nội dung xác nhận tài sản nêu trên thuộc sở hữu riêng của bà, có xác nhận
của cơ quan Công chứng nên đây là tài sản riêng của bà. Ông Q đề nghị xác định tài
sản tranh chấp là của chung vợ chồng. Căn cứ lời khai của bà C xác định tiền mua tài
sản tranh chấp là do vợ chồng tạo ra; bà C cũng thừa nhận khi làm thủ tục mua bán
phải ra Ngân hàng giao dịch, Ngân hàng yêu cầu phải cả hai vợ chồng đứng tên hoặc
người chồng xác nhận đây là tài sản riêng của người vợ, nên ông Q mới làm giấy
cam kết cho bà đứng tên một mình (BL 353). Lời khai của ông Q trong hồ sơ phù
178
hợp với lời khai của bà
B. Như vậy, ý chí của ông Q và bà C khi làm thủ tục mua bán thực chất vẫn thừa
nhận với nhau tài sản mua là của chung vợ chồng, việc làm cam kết của ông Q chỉ là
hình thức để hợp pháp hóa thủ tục cho bà C thực hiện việc mua bán, không phải ông
Q và bà C đã thống nhất xác định đây là tài sản do bà C tạo lập riêng. Tòa án cấp sơ
thẩm, phúc thẩm xác định nhà, đất này là tài sản chung vợ chồng là có căn cứ. Kháng
nghị có nội dung xác định nhà đất nêu trên thuộc tài sản riêng của bà C là chưa đánh
giá đúng bản chất các chứng cứ trong hồ sơ, nên không có cơ sở chấp nhận.
- Về chi phí cho học tập, sinh hoại của hai con chung là Trần Lý N và Trần Lý
Mỹ U: Anh N đi du học ở Mỹ năm 2008 (học cấp 3) do được sự cam kết về tàì chính
của cha mẹ là ông Q, bà C. Tại “Giấy bảo trợ tài chính” ngày 15/12/2007 có nội
dung, ông Q, bà C sẵn sàng chu cấp tiền bạc cho con là Trần Lý N suốt quá trình học
tập tại Mỹ. Theo xác nhận của Trường đại học nơi anh N đang theo học thì đến cuối
năm 2015 anh N học xong đại học. Bà C đề nghị ông Q cùng chu cấp đến khi anh N
học xong cả sau đại học. Theo quy định của pháp luật, anh N sinh năm 1992, đến khi
Tòa án cấp sơ thẩm xét xử (năm 2014) thì anh N là người đã thành niên. Theo quy
định của Luật hôn nhân và gia đình thì anh N không thuộc diện được cha mẹ cấp
dưỡng sau khi cha mẹ ly hôn. Giấy bảo trợ tài chính ngày 15/12/2007 có nội dung
xác nhận ông Q, bà C sẵn sàng chu cấp tiền bạc cho anh N suốt quá trình du học tại
Mỹ chỉ là sự tự nguyện của ông Q, bà C, không phải là nghĩa vụ theo quy định của
pháp luật. Giấy bảo trợ tài chính nêu trên không xác định cụ thể bố mẹ sẽ chu cấp
tiền nuôi anh N đến thời gian nào. Các chi phí học tập sinh hoạt tại Mỹ là cao vượt
quá nhiều lần tại Việt Nam. Nay ông Q và bà C ly hôn, ông Q không đồng ý cấp tiền
thêm cho anh N học tại Mỹ nữa, nên không thể buộc ông Q cấp tiền cho anh N học
nốt khóa học như bà C và anh N yêu cầu. Vì vậy, Tòa án cấp sơ thẩm, phúc thẩm tính
chi phí học tập, sinh hoạt cho anh N đến thời điểm xét xử sơ thẩm lần hai (năm
2014), buộc ông Q chịu 1/2 chi phí là đã đảm bảo quyền lợi của anh N.
Đối với cháu U đến nay vẫn chưa thành niên. Theo lời khai của các đương sự, cháu
U đang học ở Trường Quốc tế Mỹ tại thành phố Hồ Chí Minh. Thực tế, bà C đã phải
nộp các khoản tiền chi phí cho việc học tập sinh hoạt của cháu U tại Trường từ khi bà
C và ông Q sống ly thân. Lẽ ra, về sinh hoạt phí thì theo mức trung bình tại địa
phương, nhưng còn về tiền đóng học phí phải xác minh làm rõ tại Trường các khoản
179
chi phí trong việc học tập của cháu U một tháng là bao nhiêu tiền, khi cho cháu U
học tại đây cha mẹ có cam kết gì không, để làm căn cứ xác định nghĩa vụ của ông Q
đối với con chưa thành niên phù hợp pháp luật. Tòa án cấp sơ thẩm và phúc thẩm
chưa thu thập chứng cứ về nội dung nêu trên, chỉ căn cứ vào lời khai của bà C ngày
08/4/2013 để tính bình quân chi phí học tập, sinh hoạt hàng tháng của cháu U là chưa
đủ cơ sở.
- Về việc phân chia hiện vật là nhà đất: Trong số các bất động sản của bà C, ông
Q tạo lập có nhà đất tại 17B Chợ M, huyện T, tỉnh Tây Ninh, đã được cấp Giấy

chứng nhận quyền sử dụng đất ngày 18/3/2002 đứng tên bà C (diện tích đất 57,6m2).
Căn cứ lời khai của bà C, ông Q có cơ sở xác định đây là tài sản chung do vợ chồng
tạo lập trong thời kỳ hôn nhân. Cả bà C, ông Q đều có nguyện vọng được nhận nhà
đất này sử dụng. Thực tế, bà C, ông Q đã trực tiếp kinh doanh vàng tại căn nhà này
từ khi xây dựng nhà (khoảng năm 1996) đến khi ly thân (tháng 4/2012) và chỉ lấy
thương hiệu vàng Thới Lai của cha mẹ ông Q (cụ T) để làm bảng hiệu kinh doanh,
còn gia đình cụ T vẫn kinh doanh nơi khác. Sau khi bà C có đơn ly hôn, ngày
28/9/2012 ông Q đã có Đơn thông báo tạm ngừng kinh doanh. Sau đó bà C đã làm
thủ tục và ngày 03/10/2012 bà C đã được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh
nghiệp tư nhân có tên Doanh nghiệp tư nhân vàng bạc Lý Kim C để tiếp tục kinh
doanh vàng tại địa chỉ nêu trên. Sau khi vợ chồng mâu thuẫn, chỉ có bà C trực tiếp
kinh doanh vàng tại đây, ông Q đã đi nơi khác sinh sống. Khi ly hôn, bà C trực tiếp
nuôi cháu U (hiện đang bị bệnh thận). Lẽ ra, cần xem xét giao nhà đất trên cho bà C
sở hữu để tiếp tục kinh doanh tạo thu nhập, giao cho ông Q sở hữu nhà đất khác là tài
sản chung tại thành phố Hồ Chí Minh vẫn đảm bảo được quyền lợi của ông Q mà lại
bảo vệ được quyền lợi chính đáng của bà C trong sản xuất, kinh doanh tạo điều kiện
cho bà C nuôi con chưa thành niên. Tòa án cấp sơ thẩm, phúc thẩm giao căn nhà 17B
Chợ M cho ông Q sở hữu là chưa phù hợp với quy định của Luật hôn nhân và gia
đình.
- Về số tiền nợ hụi 801.000.000 đồng, bà C yêu cầu được trừ vào tài sản chung.
Thực tế, bà C có tham gia chơi hụi do các bà Nguyễn Thị Thuý Nga, bà Bùi Thanh
Nga, bà Lê Thị Thảo làm chủ hụi.
Tại thời điểm tháng 11/2012, lời khai của các chủ hụi xác định bà C vẫn đang đóng
hụi chết (nghĩa là các dây hụi đã khui trước thời điểm Tòa án lấy lời khai các chủ hụi
180
và bà C đã hốt hụi trước thời điểm các chủ hụi khai báo với Tòa án, khi Tòa án đang
giải quyết ly hôn bà C vẫn phải đóng hụi chết). Lẽ ra, Tòa án cấp sơ thẩm, phúc thẩm
phải làm rõ bà C hốt các dây hụi trên vào thời điểm nào, được bao nhiêu tiền, khoản
tiền hốt hụi đó được tiêu dùng vào việc gì, trên cơ sở chứng cứ đó, căn cứ quy định
của pháp luật xác định số tiền bà C đóng hụi chết là nợ chung hay nợ riêng. Tòa án
cấp sơ thẩm, phúc thẩm chưa làm rõ vấn đề này nhưng không chấp nhận yêu cầu của
bà C là không phù hợp.
Vì các lẽ trên, căn cứ vào khoản 3 Điều 343; Điều 345 Bộ luật tố tụng dân sự 2015;
QUYẾT ĐỊNH:
Huỷ một phần về phần cấp dưỡng nuôi con, về phần giải quyết tài sản, nợ, đối với
Bản án dân sự phúc thẩm số 01/2015/HNGĐ-PT ngày 23-01-2015 của Tòa phúc
thẩm Tòa án nhân dân tối cao tại thành phố Hồ Chí Minh và đối với Bản án hôn nhân
gia đình sơ thẩm số 12/2014/HNGĐ-ST ngày 25-7-2014 của Tòa án nhân dân tỉnh
Tây Ninh về vụ án Xin ly hôn và chia tài sản chung khi ly hôn, giữa nguyên đơn là bà
Lý Kim C với bị đơn là ông Trần Văn Q và những người có quyền lợi, nghĩa vụ liên
quan khác.
Giao hồ sơ vụ án cho Tòa án nhân dân tỉnh Tây Ninh xét xử lại theo thủ tục sơ thẩm
về phần nội dung bị hủy theo quy định của pháp luật.

181
5. Bản án số 05
TÒA ÁN NHÂN DÂN TỐI CAO
HỘI ĐỒNG THẨM PHÁN
------------------------
Quyết định giám đốc thẩm
Số: 14/2016 ngày 02/8/2016
Vụ án tranh chấp hợp đồng tín dụng.
NHÂN DANH NƯỚC CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
HỘI ĐỒNG THẨM PHÁN TAND TỐI CAO

Với Hội đồng giám đốc thẩm gồm có 15 (mười lăm) thành viên tham gia xét xử, do
ông Nguyễn Hòa Bình, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao làm Chủ tọa phiên tòa.
Đại diện Viện kiểm sát nhân dân tối cao tham gia phiên tòa: Ông Phương Hữu Oanh,
Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân tối cao.
Thư ký Tòa án ghi biên bản phiên tòa: Bà Nguyễn Thị Hà, Thẩm tra viên Tòa án
nhân dân tối cao.
Nguyên đơn: Ngân hàng thương mại cổ phần V; địa chỉ: 47 phố T, thành phố S, tỉnh
S; do bà Kiều Vũ Thụy U làm đại diện theo Giấy ủy quyền số 14/UQ-PC.10 ngày
23/3/2010 của Chủ tịch HĐQT Ngân hàng thương mại cổ phần V.
Bị đơn: Công ty TNHH Thương mại Dịch vụ K; địa chỉ: 11A phố H, phường A,
Quận B, Thành phố Hồ Chí Minh; do bà Nguyễn Thị A - Giám đốc Công ty làm đại
diện.
Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan:
1. Ngân hàng N; địa chỉ: phố N, quận T, thành phố Hà Nội (địa chỉ hiện nay: phố L,
quận B, thành phố Hà Nội); do bà Nguyễn Thị P - Giám đốc Chi nhánh A làm đại diện
theo Quyết định số 1069/QĐ-HĐQT-PC ngày 13/7/2011 của Chủ tịch Hội đồng quản trị
Ngân hàng N.
2. Công ty TNHH Đ; địa chỉ: ấp K, xã KB, huyện T, tỉnh Bình Dương; do ông
Nguyễn Hồ T - Giám đốc Công ty làm đại diện.
3. Công ty TNHH thương mại dịch vụ V; địa chỉ: phố X, phường A, quận T,
Thành phố Hồ Chí Minh.
4. Công ty cổ phần đầu tư kinh doanh phát triển P; địa chỉ: phố C, phường B, quận

182
T, Thành phố Hồ Chí Minh.
5. Ông Nguyễn Hồ T, sinh năm 1965; địa chỉ: phố H, phường B, quận N, Thành
phố Hồ Chí Minh.
6. Bà Nguyễn Thị A, sinh năm 1964; địa chỉ: phố H, phường B, quận N, Thành
phố Hồ Chí Minh.
7. Bà Vương Kiều Y, sinh năm 1966; địa chỉ: phố T, phường B, quận M, Thành
phố Hồ Chí Minh; ủy quyền cho ông Phạm S làm đại diện theo Giấy ủy quyền ngày
7/3/2012.
8. Ông Nguyễn Văn M, sinh năm 1947; địa chỉ: đường C, phường M, quận B,
Thành phố Hồ Chí Minh.
9. Bà Võ Thị B, sinh năm 1952; địa chỉ: đường C, phường M, quận B, Thành phố
Hồ Chí Minh.
Ông M, bà B đều ủy quyền cho ông Nguyễn H làm đại diện theo Giấy ủy quyền ngày
22/12/2011,
NHẬN THẤY
Theo Đơn khởi kiện đề ngày 29/11/2011 của nguyên đơn và các tài liệu chứng cứ có
trong hồ sơ vụ án thì thấy:
Ngân hàng thương mại cổ phần V (sau đây viết tắt theo tên giao dịch là Ngân hàng
V) cho Công ty TNHH Thương mại Dịch vụ K (sau đây viết tắt là Công ty K) vay
vốn theo các hợp đồng tín dụng sau:
Hợp đồng tín dụng trung - dài hạn số 42DN/HĐTD.VB.HCM.09 ngày
21/8/2009: Thực hiện hợp đồng, các bên ký kết 03 Phụ lục hợp đồng và Khế ước
nhận nợ số 172DN/KUNN.VB.HCM.09 ngày 21/8/2009 để giải ngân số tiền
980.000.000 đồng (Giải ngân bằng Phiếu chuyển khoản và Ủy nhiệm chi ngày
21/8/2009);
Hợp đồng tín dụng trung - dài hạn số 48DN/HĐTD.VB.HCM.09 ngày
05/10/2009: Thực hiện hợp đồng, các bên ký kết 04 Phụ lục hợp đồng tín dụng và
Khế ước nhận nợ số 212DN/KUNN.VB.HCM.09 ngày 05/10/2009 để giải ngân số
tiền 900.000.000 đồng (Giải ngân bằng Phiếu chuyển khoản và Ủy nhiệm chi ngày
05/10/2009);
Hợp đồng tín dụng trung - dài hạn số 57DN/HĐTD.VB.HCM.09 ngày
08/12/2009: Thực hiện hợp đồng, các bên ký kết 01 Phụ lục hợp đồng tín dụng và

183
Khế ước nhận nợ số 57DN/KUNN.VB.HCM.09-01 ngày 11/01/2010 để giải ngân số
tiền 1.284.000.000 đồng (Giải ngân bằng Phiếu chuyển khoản và Ủy nhiệm chi ngày
11/01/2010);
Hợp đồng cấp tín dụng hạn mức số CHCM.HDDN.11.14 ngày 02/03/2011: Việc
giải ngân được thực hiện theo 11 Khế ước nhận nợ: số CHCM.HDDN.11.14-40 ngày
04/5/2011 với số tiền 29.999.850.000 đồng; số CHCM.HDDN.11.14-41 ngày
04/5/2011 với số tiền 6.700.000.000 đồng; số CHCM.HDDN.11.14-43 ngày
06/5/2011 với số tiền 3.299.884.000 đồng; số CHCM.HDDN.11.14-49 ngày
13/5/2011 với số tiền 7.866.000.000 đồng; số CHCM.HDDN.11.14-50 ngày
13/5/2011 với số tiền 3.980.000.000 đồng; số CHCM.HDDN.11.14-51 ngày
14/5/2011 với số tiền 7.500.000.000 đồng; số CHCM.HDDN.11.14-54 ngày
17/5/2011 với số tiền 4.000.000.000 đồng; số CHCM.HDDN.11.14-55 ngày
17/5/2011 với số tiền 3.700.000.000 đồng; số CHCM.HDDN.11.14-57 ngày
19/5/2011 với số tiền 5.000.000.000 đồng; số CHCM.HDDN.11.14-59 ngày
20/5/2011 với số tiền 9.100.000.000 đồng; số CHCM.HDDN.11.14-62 ngày
25/5/2011 với số tiền 19.999.512.000 đồng;
Hợp đồng cấp tín dụng hạn mức số CHCM.HDDN.11.16 ngày 02/03/2011 (Việc
giải ngân được thực hiện theo 8 Khế ước nhận nợ: số CHCM.HDDN.11.16-02 ngày
13/4/2011 với số tiền 5.775.000.000 đồng; số CHCM.HDDN.11.16-03 ngày
14/4/2011 với số tiền 9.500.000.000 đồng; số CHCM.HDDN.11.16-04 ngày
16/4/2011 với số tiền 3.000.000.000 đồng; số CHCM.HDDN.11.16-05 ngày
18/4/2011 với số tiền 6.287.000.000 đồng; số CHCM.HDDN.11.16-06 ngày
23/4/2011 với số tiền 6.841.000.000 đồng; số CHCM.HDDN.11.16-08 ngày
13/5/2011 với số tiền 10.000.000.000 đồng; số CHCM.HDDN.11.16-09 ngày
13/5/2011 với số tiền 4.097.000.000 đồng; số CHCM.HDDN.11.16-10 ngày
19/5/2011 với số tiền 7.866.000.0000 đồng);
Hợp đồng hạn mức cấp tín dụng số CHCM.HDK.11.04 ngày 26/5/2011: Thực
hiện hợp đồng, Công ty K và Ngân hàng V đã ký kết Hợp đồng cấp tín dụng hạn mức
số CHCM.HDTD.11.41 ngày 27/5/2011 với hạn mức tín dụng 120.705.000.000
đồng, thời gian vay 12 tháng và Hợp đồng cấp tín dụng hạn mức số
CHCM.HDTD.11.42 ngày 27/5/2011 với hạn mức tín dụng 489.297.000.000 đồng,
thời gian vay 12 tháng. Việc giải ngân được thực hiện theo 3 Khế ước nhận nợ: số

184
CHCM.HDTD.11.41-01 ngày 30/5/2011 với số tiền 23.000.000.000 đồng; số
CHCM.HDTD.11.42-01 ngày 31/5/2011 với số tiền 14.300.000.000 đồng và số
CHCM.HDTD.11.42-02 ngày 01/6/2011 với số tiền 9.999.884.000 đồng).
Theo các hợp đồng tín dụng thì lãi suất trong hạn được quy định trong từng khế ước
nhận nợ cụ thể; lãi suất quá hạn bằng 150% lãi suất trong hạn. Các khế ước nhận nợ
đều quy định lãi suất vay được điều chỉnh 01 tháng hoặc 03 tháng/lần; lãi suất trong
hạn sẽ được điều chỉnh trong toàn bộ thời gian vay thực tế của bên vay, kể cả thời
gian vượt quá thời hạn vay (nếu bên vay không trả nợ đúng hạn). Khi đến ngày trả lãi
theo các kỳ hạn đã thỏa thuận, nếu Bên được cấp tín dụng không trả lãi đúng hạn và
không được Ngân hàng V cơ cấu lại thời hạn trả nợ lãi thì toàn bộ số dư nợ gốc của
khoản vay đó bị chuyển sang nợ quá hạn với lãi suất vay trong hạn quy định trong
hợp đồng hoặc khế ước nhận nợ. Bên được cấp tín dụng phải chịu phạt chậm trả lãi
vay tính trên số tiền lãi vay chậm trả và số ngày chậm trả với lãi suất phạt.
Để bảo đảm nghĩa vụ thanh toán của Công ty K, vợ chồng ông Nguyễn Hồ T và bà
Nguyễn Thị A thế chấp 07 khối tài sản: (1) Bất động sản tại số
11A, đường H, phường B, quận N, TPHCM; 2) Bất động sản tại số 11B đường H,
phường B, quận N, TPHCM; 3) Bất động sản tại số 374 Đường C, phường M, quận
B, TPHCM; 4) Bất động sản tại thửa đất số 1061 tờ bản đồ số 12 , phường T, quận
M, TPHCM; 5) Bất động sản tại thửa đất số 71 tờ bản đồ số 37, xã K, huyện T, tỉnh
Bình Dương; 6) Bất động sản tại thửa đất số 799 tờ bản đồ số 38, xã K, huyện T,
tỉnh Bình Dương; 7) Bất động sản tại thửa đất số 526 tờ bản đồ số 38, ấp K, xã K,
huyện T, tỉnh Bình Dương); vợ chồng ông Nguyễn Văn M và bà Yõ Thị B thế chấp 02
khối tài sản: (8) Bất động sản tại thửa đất số 1229 tờ bản đồ số 12 (theo tài liệu
02/CT-UB), phường T, quận M, TPHCM; 9) Bất động sản tại 410/48 Đường C,
phường M, quận B, TPHCM); bà Yương Kiều Y thế chấp 04 khối tài sản: (10) Bất
động sản tại thửa đất số 04 (B) tờ bản đồ số 1, phường P, thị xã T, tỉnh Bình Dương;
11) Bất động sản tại Thửa đất số 04 tờ bản đồ số 1, phường P, thị xã T, tỉnh Bình
Dương; 12) Bất động sản tại thửa đất số 47 (117), 47-48 (119),
48 (120), 48 (121) tờ bản đồ số 22, phường P, thị xã T, tỉnh Bình Dương; 13) Bất
động sản tại thửa đất số 199 tờ bản đồ số 22, phường P, thị xã T, tỉnh Bình Dương);
ông Nguyễn Hồ T, bà Nguyễn Thị K và Công ty TNHH Đ (sau đây viết tắt là Công
ty Đ) còn có chứng thư bảo lãnh với Ngân hàng V về việc chịu trách nhiệm trả nợ

185
thay cho Công ty K hoặc đồng ý vô điều kiện để Ngân hàng V xử lý tài sản bảo đảm
trong trường hợp Công ty K không thực hiện đúng nghĩa vụ trả nợ cho Ngân hàng V;
Các khoản phải thu phát sinh từ hợp đồng bán sim, thẻ cào của Công ty K với bên mua
hàng được Ngân hàng N - Chi nhánh A (sau đây viết tắt là Ngân hàng N) phát hành 04
Bảo lãnh thanh toán (Thư bảo lãnh số 188/BL.NHNoAS.11 ngày 01/04/2011 bảo lãnh
thanh toán 10.000.000.000 đồng, hiệu lực từ 01/4/2011 đến 31/5/2011 (sau đây viết
tắt là Thư bảo lãnh số 188); Thư bảo lãnh số 239/BL.NHNoAS.11 ngày 27/04/2011
bảo lãnh thanh toán 7.000.000.000 đồng, hiệu lực từ 27/4/2011 đến 30/6/2011 (sau
đây viết tắt là Thư bảo lãnh số 239); Thư bảo lãnh số 240/BL.NHNoAS.11 ngày
27/04/2011 bảo lãnh thanh toán 8.000.000.000 đồng, hiệu lực từ 27/4/2011 đến
30/6/2011 (sau đây viết tắt là Thư bảo lãnh số 240); Thư bảo lãnh số
330/BL.NHNoAS.11 ngày 01/06/2011 bảo lãnh thanh toán 10.000.000.000 đồng,
hiệu lực từ 01/6/2011 đến 30/8/2011 (sau đây viết tắt là Thư bảo lãnh số 330).
Do Công ty K vi phạm nghĩa vụ thanh toán nên Ngân hàng V khởi kiện yêu cầu
Công ty K phải trả nợ theo các Hợp đồng tín dụng tính đến hết ngày 20/6/2012 gồm:
nợ vốn 180.451.830.105 đồng; nợ lãi trong hạn 4.358.279.752 đồng; nợ lãi quá hạn
60.744.037.022 đồng; phạt chậm trả lãi 1.428.489.597 đồng; tổng số là
246.982.636.476 đồng và toàn bộ lãi phát sinh trên dư nợ vốn tương ứng kể từ ngày
21/6/2012 cho đến ngày trả hết nợ gốc theo mức lãi suất nợ quá hạn (150% mức lãi
suất trong hạn) quy định tại Hợp đồng tín dụng và Khế ước nhận nợ tương ứng.
Nếu Công ty K không thực hiện thanh toán các khoản nợ trên thì Ngân hàng N phải
thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh đã được Công ty K chuyển nhượng quyền thụ hưởng cho
Ngân hàng V theo các Thư bảo lãnh với số tiền 44.129.102.735 đồng, trong đó bao
gồm số tiền nợ gốc của nghĩa vụ bảo lãnh là 34.993.318.000 đồng và tiền lãi phát sinh
do chậm thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh tính từ ngày Ngân hàng N phải thực hiện nghĩa
vụ thanh toán theo các Thư bảo lãnh cho đến ngày 20/6/2012 theo mức lãi suất nợ
quá hạn 25,5%/năm, số tiền lãi phải trả là 9.135.784.735 đồng; lãi tiếp tục được tính
trên số nợ gốc nghĩa vụ thanh toán tương ứng theo mức lãi suất nợ quá hạn
25,5%/năm từ ngày 21/6/2012 đến khi hoàn tất nghĩa vụ thanh toán.
Ngân hàng V còn yêu cầu Tòa án tuyên phát mại các tài sản bảo đảm để thu hồi nợ
(gồm 7 khối tài sản do bà A và ông T đứng tên chủ sở hữu; 02 khối tài sản do bà Bvà
ông M đứng tên chủ sở hữu; 04 khối tài sản do bà Yđứng tên chủ sở hữu).

186
Đồng thời, yêu cầu bà A, ông T, Công ty Đ thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh bằng cách
thanh toán ngay cho Ngân hàng V toàn bộ các khoản nợ trong trường hợp Công ty K
không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ. Trường hợp bà A, ông T, Công
ty Đ không thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh thì đề nghị cho phát mại ngay tất cả các tài sản
thuộc sở hữu của bà A, ông T, Công ty Đ để thu hồi nợ cho Ngân hàng V.
Bị đơn trình bày:
1. Về quan hệ hợp đồng tín dụng và số dư nợ vốn và lãi:
Công ty K xác nhận có ký các hợp đồng tín dụng hạn mức với Ngân hàng V để vay
vốn kinh doanh sim và thẻ cào nạp tiền điện thoại di động. Hợp đồng hạn mức tín
dụng sau cùng được ký kết vào ngày 26/5/2011, với tổng hạn mức cấp tín dụng là
620.000.000.000 đồng. Tổng số dư nợ gốc chưa thanh toán theo tạm tính là
180.000.000.000 đồng. Công ty K đề nghị được đối chiếu số dư nợ với Ngân hàng V.
Việc Công ty K không thể thanh toán số nợ của Ngân hàng V vì một mặt do tình hình
thị trường kinh doanh thẻ cào có nhiều khó khăn, doanh nghiệp bị thua lỗ do chạy gói
hàng cuối năm 2010 của công ty bưu chính viễn thông (2.550 tỷ đồng), nhưng về
khách quan, do phía Ngân hàng V đã ngưng giải ngân, không tiếp tục cho vay đến hạn
mức 620.000.000.000 đồng như đã cam kết. Vì vậy, vòng xoay vốn lưu động bị cắt
đứt, việc kinh doanh của Công ty K bị đình trệ hoàn toàn và Công ty đã phải ngưng
họat động từ ngày 26/5/2011 đến nay.
Về các khoản tiền lãi, Công ty K cho rằng Ngân hàng V chỉ có thể tính lãi khoản vay
đến ngày 26/05/2011, vì đến thời điểm này, khi bà Y đưa 04 lô đất tại Bình Dương
vào thế chấp theo Hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất ngày 26/5/2011 là để Công
ty K được tiếp tục nhận vốn vay, nhưng sau khi nhận thế chấp tài sản thì Ngân hàng
V lại không thực hiện giải ngân khoản vay như đã cam kết. Ngân hàng V đã vi phạm
hợp đồng tín dụng nên không có quyền tính lãi đối với Công ty K từ thời điểm
26/05/2011.
Công ty K xác nhận đã chuyển nhượng quyền thụ hưởng các Thư bảo lãnh của Ngân
hàng N cho Ngân hàng V, gồm 04 Thư bảo lãnh: Thư bảo lãnh số 188, được chuyển
nhượng ngày 01/04/2011; Thư bảo lãnh số 239, được chuyển nhượng ngày
27/04/2011; Thư bảo lãnh số 240, được chuyển nhượng ngày 27/04/2011; Thư bảo
lãnh số 330, được chuyển nhượng ngày 03/06/2011. Nhưng Thư bảo lãnh số 330 đã
thay thế cho Thư bảo lãnh số 188, nên chỉ còn 03 Thư bảo lãnh là số 239, 240 và

187
330.
2/ Về việc xử lý tài sản bảo đảm:
- Hiện nay do Công ty K không có khả năng thanh toán các khoản nợ đến hạn, vì
vậy Công ty K đề nghị cho xử lý các các tài sản đảm bảo đối với các hợp đồng thế
chấp tài sản theo quy định của pháp luật để thu hồi nợ cho Ngân hàng V. Công ty K
đề nghị việc xử lý tài sản đảm bảo phải thực hiện tại Trung tâm đấu giá tài sản thành
phố H nhằm đảm bảo việc đấu giá được khách quan, trung thực, đúng pháp luật và
đạt được giá cao nhất nhằm thu hồi công nợ cho Ngân hàng V, giảm dư nợ cho Công
ty K.
- Đối với tài sản thế chấp là 04 thửa đất tại thị xã T thuộc quyền sử dụng của bà
Y, Công ty K yêu cầu không xử lý, trả lại tài sản thế chấp cho bà Y, bởi thực chất khi
nhận thế chấp tài sản này Ngân hàng V đã không giải ngân số tiền cho vay. Trước
đây, bà Y cũng đã có văn bản phản đối việc này.
- Căn nhà 410/18 Đường C, Quận B, Thành phố Hồ Chí Minh và miếng đất

65m2 ở Quận M, Thành phố Hồ Chí Minh là tài sản do bố mẹ của bà A cho mượn để
thế chấp. Hiện nay, vì lý do nhân đạo, do tuổi đã cao, sức khỏe và tinh thần của ông
M và bà B không ổn định nên Công ty K đề nghị xem xét cho xác định riêng khoản
nợ gốc của khế ước nhận nợ mà tài sản này đảm bảo để gia đình thân nhân ông Minh,
bà B trả nợ vay để giải chấp các tài sản này.
Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trình bày:
- Công ty Đ tham gia tố tụng trong vụ án với tư cách là người có quyền lợi, nghĩa
vụ liên quan vì có hợp đồng mua bán hàng hóa với Công ty K. Nguyên đơn không
xác định yêu cầu cụ thể nào đối với Công ty Đ trong vụ kiện này nên Công ty Đ
không có trách nhiệm tài sản gì trong vụ kiện.
Công ty Đ xác nhận Ngân hàng N có phát hành 4 Thư bảo lãnh thanh toán cho Công
ty Đ để thực hiện nghĩa vụ thanh toán đối với Công ty K theo Hợp đồng mua bán số
01/2011/HĐMB-KA-DUCHOA ngày 02/01/2011 như Công ty K trình bày nhưng
Thư bảo lãnh số 330 đã thay thế cho thư bảo lãnh số 188, nên Ngân hàng N chỉ còn
bảo lãnh cho Công ty Đ 03 thư bảo lãnh là: Thư bảo lãnh số 239, Thư bảo lãnh số
240 và Thư bảo lãnh số 330.
- Ngân hàng N trình bày: Ngân hàng N đã phát hành 04 Thư bảo lãnh thanh toán cho
Công ty Đ thực hiện nghĩa vụ thanh toán đối với Công ty K theo Hợp đồng mua bán
188
số 01/2011/HĐMB-KA-DUCHOA ngày 02/01/2011. Tuy nhiên, Thư bảo lãnh số
330 đã thay thế cho Thư bảo lãnh số 188 nên Ngân hàng N chỉ còn bảo lãnh cho
Công ty Đ theo 03 Thư bảo lãnh là: số 239, số 240 và số 330.
Ngân hàng N khẳng định không phát hành Thư bảo lãnh vay vốn cho Công ty K,
không liên quan và không có trách nhiệm đối với các khoản nợ tiền vay theo các Hợp
đồng tín dụng giữa Công ty K với Ngân hàng V. Do đó, Ngân hàng N không chấp
nhận yêu cầu của Ngân hàng V về việc buộc Ngân hàng N thanh toán số tiền
44.129.102.735 đồng và tiền lãi phát sinh cho Ngân hàng V.
- Bà Nguyễn Thị A cam kết chịu trách nhiệm về các hợp đồng bảo lãnh do Bà ký
kết và đồng ý phát mại các tài sản thế chấp (do bà và chồng bà là ông Hồ T cùng
đứng tên chủ quyền) để Ngân hàng V thu hồi nợ.
- Ông Nguyễn Hồ T cam kết chịu trách nhiệm đối với các hợp đồng thế chấp tài sản
đã ký và đồng ý phát mại các tài sản thế chấp (do ông đứng tên và cùng với vợ ông là
bà A đứng tên chủ quyền) để Ngân hàng V thu hồi nợ.
- Ông Nguyễn Văn M và bà Yõ Thị B thừa nhận trách nhiệm bảo lãnh, nhưng có
nguyện vọng cho xác định riêng khoản nợ gốc của khế ước nhận nợ mà tài sản này
bảo đảm để gia đình trả nợ và giải chấp các tài sản này.
- Bà Vương Kiều Y với tư cách là người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đã có đơn
yêu cầu độc lập. Bà thừa nhận có ký kết Hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất để
bảo lãnh cho Công ty K vay vốn theo Hợp đồng tín dụng số CHCM.HDK.11.04 ngày
26/5/2011. Tổng trị giá tài sản thế chấp là 54.764.000.000 đồng. Tuy nhiên, bà yêu
cầu Tòa án hủy hợp đồng thế chấp nêu trên và yêu cầu Ngân hàng V phải trả lại toàn
bộ hồ sơ giấy tờ về những tài sản đã thế chấp mà Ngân hàng V đang giữ vì sau khi
ký kết Hợp đồng thế chấp thì cả bà và Công ty K mới biết Ngân hàng V đã lừa bà và
Công ty K, thực tế Ngân hàng V đã không giải ngân một khoản tiền nào cho Công ty
K theo Hợp đồng hạn mức cấp tín dụng số CHCM.HDK.11.04 ngày 26/5/2011 giữa
Ngân hàng V và Công ty K, do đó không làm phát sinh nghĩa vụ của người bảo lãnh.
Tại Bản án kinh doanh, thương mại sơ thẩm số 871/2012/KDTM-ST ngày 20/6/2012,
Tòa án nhân dân thành phố Hồ Chí Minh quyết định:
1- Chấp nhận yêu cầu của Ngân hàng TMCP V, buộc Công ty TNHH TM DV K có
trách nhiệm thanh toán cho Ngân hàng TMCP V số nợ của các Hợp đồng tín dụng tính
đến ngày 20/06/2012 là 246.982.636.476 đồng, bao gồm:

189
- Nợ vốn: 180.451.830.105 đồng
- Nợ lãi trong hạn: 4.358.279.752 đồng
- Nợ lãi quá hạn: 60.744.037.022 đồng
- Phạt chậm trả lãi: 1.428.489.597 đồng
Lãi được tiếp tục tính trên số nợ vốn từ ngày 21/6/2012 cho đến khi Công ty K trả hết
nợ vốn theo mức lãi suất 25,5%/năm.
Thời hạn thanh toán ngay sau khi bản án có hiệu lực pháp luật.
Quá hạn mà Công ty TNHH TM DV K không thanh toán đầy đủ các khoản nợ trên
thì áp dụng các biện pháp tài sản sau đây:
1- Ngân hàng N phải thanh toán cho Ngân hàng TMCP V khoản tiền theo 03 Thư
bảo lãnh đã được Công ty TNHH TM DV K chuyển nhượng cho Ngân hàng TMCP V
quyền thụ hưởng của bên nhận bảo lãnh với số tiền 31.366.750.780 đồng, trong đó
tiền nợ gốc của nghĩa vụ bảo lãnh là 24.993.434.000 đồng, tiền lãi phát sinh do
chậm thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh là 6.373.316.780 đồng . Ngân hàng N phải tiếp tục
trả lãi cho Ngân hàng TMCP V trên số nợ gốc của số tiền nghĩa vụ bảo lãnh từ ngày
21/6/2012 cho đến khi trả hết số tiền nợ gốc của nghĩa vụ bảo lãnh, theo mức lãi suất
nợ quá hạn là 25,5%/năm.
2- Phát mãi các tài sản thế chấp theo quy định của pháp luật hiện hành để Ngân
hàng TMCP V thu hồi nợ:
2.1) Bất động sản tọa lạc tại địa chỉ đường H, phường B, quận N, TPHCM theo
Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất số AC, vào sổ số H do UBND Quận N, TPHCM
cấp ngày 28/04/2006, chủ sở hữu là bà Nguyễn Thị K và ông Nguyễn Hồ T.
2.2) Bất động sản tọa lạc tại địa chỉ số 11B Đường H, phường B, quận N, TPHCM
theo Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn
liền với đất số BC, vào sổ số CH do UBND Quận N, TPHCM cấp ngày 23/08/2010,
chủ sở hữu là bà Nguyễn Thị A và ông Nguyễn Hồ T.
2.3) Bất động sản tọa lạc tại địa chỉ số 374 Đường C, phường M, quận B, TPHCM
theo Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở do UBND
TPHCM cấp ngày 19/09/2002, cập nhật thay đổi chủ sử dụng ngày 21/09/2007, chủ
sở hữu là bà Nguyễn Thị K, ông Nguyễn Hồ T.
2.4) Bất động sản tọa lạc tại địa chỉ thửa đất số 1061 tờ bản đồ số 12 , phường T,
quận M, TPHCM theo Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất số X, vào sổ số
190
4BQSDĐ/1139.QLĐT 12 do UBND Quận M, TPHCM cấp ngày 17/12/2003, chủ sở
hữu là bà Nguyễn Thị A và ông Nguyễn Hồ T.
2.5) Bất động sản tọa lạc tại địa chỉ thửa đất số 71 tờ bản đồ số 37, xã K, huyện T,
tỉnh Bình Dương theo Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất số AP, vào sổ số H do
UBND huyện T, tỉnh Bình Dương cấp ngày 24/09/2009, chủ sở hữu là bà Nguyễn
Thị A và ông Nguyễn Hồ T.
2.6) Bất động sản tọa lạc tại địa chỉ thửa đất số 799 tờ bản đồ số 38, xã K, huyện T,
tỉnh Bình Dương theo Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất số AP, vào sổ số H do
UBND huyện T, tỉnh Bình Dương cấp ngày 24/09/2009, chủ sở hữu là bà Nguyễn
Thị A và ông Nguyễn Hồ T.
2.7) Bất động sản tọa lạc tại địa chỉ thửa đất số 526 tờ bản đồ số 38, ấp K, xã K,
huyện T, tỉnh Bình Dương theo Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất số AP do
UBND huyện T, tỉnh Bình Dương cấp ngày 23/10/2009, chủ sở hữu là bà Nguyễn Thị
A và ông Nguyễn Hồ T.
2.8) Bất động sản tọa lạc tại địa chỉ thửa đất số 1229 tờ bản đồ số 12 (theo tài liệu
02/CT-UB), phường T, quận M, TPHCM theo giấy chứng nhận quyền sử dụng đất số
AB, vào sổ số H do UBND Quận M, TPHCM cấp ngày 02/03/2005, cập nhật thay đổi
tài sản gắn liền với đất ngày 08/10/2008, cập nhật thay đổi thông tin chủ sử dụng
ngày 21/11/2008, chủ sở hữu là bà Võ Thị B và ông Nguyễn Văn M.
2.9) Bất động sản tọa lạc tại địa chỉ 410/48 đường C, phường M, quận B, TPHCM
theo giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở do UBND TPHCM
cấp ngày 03/08/2001, chủ sở hữu là bà Võ Thị B và ông Nguyễn Văn M.
2.10) Bất động sản tọa lạc tại thửa đất số 04 (B) tờ bản đồ số 1, phường P, thị xã T,
tỉnh Bình Dương theo giấy chứng nhận quyền sử dụng đất vào sổ số 7 QSDĐ/PC do
UBND thị xã T, tỉnh Sông Bé (nay thuộc tỉnh Bình Dương) cấp ngày 06/09/1996, cập
nhật thay đổi chủ sở hữu ngày 31/05/2006, chủ sở hữu là bà Vương Kiều Y.
2.11) Bất động sản tọa lạc tại thửa đất số 04 tờ bản đồ số 1, phường P, thị xã T, tỉnh
Bình Dương theo giấy chứng nhận quyền sử dụng đất vào sổ số …/CN QSDĐ/PC do
UBND thị xã T, tỉnh Bình Dương cấp ngày 24/02/1999, cập nhật thay đổi chủ sở hữu
ngày 31/05/2006, chủ sở hữu là bà Vương Kiều Y.
2.12) Bất động sản tọa lạc tại thửa đất số 47 (117), 47-48 (119), 48 (120), 48 (121)
tờ bản đồ số 22, phường P, thị xã T, tỉnh Bình Dương theo giấy chứng nhận quyền sử

191
dụng đất số V… vào sổ số …/CN QSDĐ/H do UBND thị xã T, tỉnh Bình Dương cấp
ngày 16/07/2002, cập nhật thay đổi chủ sở hữu ngày 31/05/2006, chủ sở hữu là bà
Yương Kiều Y.
2.13) Bất động sản tọa lạc tại thửa đất số 199 tờ bản đồ số 22, phường P, thị xã T,
tỉnh Bình Dương theo giấy chứng nhận quyền sử dụng đất số AH vào sổ số H do
UBND thị xã T, tỉnh Bình Dương cấp ngày 23/07/2007, chủ sở hữu là bà Vương Kiều
Y.
3- Bác yêu cầu độc lập của bà Vương Kiều Y về việc hủy hợp đồng thế chấp
quyền sử dụng đất của người thứ ba số CHCM.HĐTC.11.131 ngày 26/5/2011 giữa
bà Vương Kiều Y với Ngân hàng TMCP V và việc buộc Ngân hàng TMCP V phải trả
lại cho bà Vương Kiều Y toàn bộ hồ sơ giấy tờ về những tài sản đã thế chấp của hợp
đồng thế chấp số CHCM.HĐTC.11.131 ngày 26/5/2011 mà Ngân hàng TMCP V
đang giữ.
Ngoài ra, Tòa án cấp sơ thẩm còn quyết định về án phí, quyền thi hành án và quyền
kháng cáo của đương sự theo quy định của pháp luật.
Ngày 03/7/2012, Ngân hàng V có đơn kháng cáo bản án sơ thẩm. Ngày 02/7/2012,
Công ty K có đơn kháng cáo bản án sơ thẩm.
Ngày 02/7/2012, bà Yương Kiều Y có đơn kháng cáo bản án sơ thẩm. Ngày 02/7/2012,
Ngân hàng N có đơn kháng cáo bản án sơ thẩm.
Tại Bản án kinh doanh, thương mại phúc thẩm số 76/2013/KDTM-PT ngày
01/4/2013, Tòa phúc thẩm Tòa án nhân dân tối cao tại Thành phố Hồ Chí Minh quyết
định:
1/Chấp nhận một phần kháng cáo của Ngân hàng N và một phần kháng cáo của bà
Vương Kiều Y; không chấp nhận kháng cáo của Ngân hàng thương mại cổ phần V và
không chấp nhận kháng cáo của Công ty trách nhiệm hữu hạn thương mại dịch vụ K;
sửa bản án kinh doanh, thương mại sơ thẩm số 871 ngày 20/06/2012 của Toà án
nhân dân thành phố Hồ Chí Minh như sau:
1.1 /Chấp nhận yêu cầu của Ngân hàng thương mại cổ phần V, buộc Công ty trách
nhiệm hữu hạn thương mại dịch vụ K phải thanh toán số tiền nợ của các hợp đồng
tín dụng đã ký kết, tính đến ngày 20/06/2012, là 246.982.636.476 đồng, bao gồm các
khoản tiền như sau:
- Nợ vốn: 180.451.830.105 đồng;

192
- Nợ tiền lãi trong hạn: 4.358.279.752 đồng;
- Nợ tiền lãi quá hạn: 60.744.037.022 đồng;
- Nợ tiền phạt chậm trả lãi: 1.428.489.597 đồng.
Công ty trách nhiệm hữu hạn thương mại dịch vụ K còn phải tiếp tục trả tiền lãi cho
Ngân hàng thương mại cổ phần V, số tiền lãi được tính trên số nợ vốn, kể từ ngày
21/06/2012 trở đi cho đến khi Công ty trách nhiệm hữu hạn thương mại dịch vụ K trả
hết số nợ vốn theo lãi suất 25,5%/năm.
Quá hạn mà Công ty trách nhiệm hữu hạn thương mại dịch vụ K không thanh toán
đầy đủ các khoản nợ nêu trên cho Ngân hàng thương mại cổ phần V, thì áp dụng các
biện pháp tài sản như sau:
a/ Trong trường hợp Công ty trách nhiệm hữu hạn thương mại dịch vụ K không
thanh toán đầy đủ các khoản nợ đối với Ngân hàng thương mại cổ phần V thì Ngân
hàng N phải thanh toán cho Ngân hàng thương mại cổ phần V khoản tiền theo 03
Thư bảo lãnh đã được Công ty trách nhiệm hữu hạn thương mại dịch vụ K chuyển
nhượng cho Ngân hàng thương mại cổ phần V quyền thụ hưởng của bên nhận bảo
lãnh, gồm có Thư bảo lãnh số 239/BL.NHNoAS.11 ngày 27/04/2011 với số tiền là
6.999.412.500 đồng; Thư bảo lãnh số 240/BL.NHNoAS.11 ngày 27/04/2011 với số
tiền là 7.994.137.500 đồng và Thư bảo lãnh số 330/BL.NHNoAS.11 ngày 01/06/2011
với số tiền 9.999.884.000 đồng; tổng cộng số tiền nợ gốc của nghĩa vụ bảo lãnh là
24.993.434.000 đồng.
b/ Phát mãi các tài sản đã thế chấp theo quy định của pháp luật hiện hành để Ngân
hàng thương mại cổ phần V thu hồi nợ, gồm có:
- Bất động sản tọa lạc tại địa chỉ đường H, phường B, quận N, thành phố Hồ
Chí Minh theo Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất số AC, vào sổ số H do Ủy ban
nhân dân quận N, Thành phố Hồ Chí Minh cấp ngày 28/04/2006, chủ sở hữu là bà
Nguyễn Thị A và ông Nguyễn Hồ T;
- Bất động sản tọa lạc tại địa chỉ số 11B Đường H, phường B, quận N, thành
phố Hồ Chí Minh theo Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và
tài sản khác gắn liền với đất số BC, vào sổ số CH do Ủy ban nhân dân quận N,
Thành phố Hồ Chí Minh cấp ngày 23/08/2010, chủ sở hữu là bà Nguyễn Thị A và
ông Nguyễn Hồ T.
- Bất động sản tọa lạc tại địa chỉ số 374 Đường C, phường M, quận B, Thành

193
phố Hồ Chí Minh theo Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở
do Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh cấp ngày 19/09/2002, cập nhật thay
đổi chủ sử dụng ngày 21/09/2007, chủ sở hữu là bà Nguyễn Thị K và ông Nguyễn Hồ
T.
- Bất động sản tọa lạc tại địa chỉ thửa đất số 1061 tờ bản đồ số 12, phường T,
quận M, Thành phố Hồ Chí Minh theo giấy chứng nhận quyền sử dụng đất số X, vào
sổ số BQSDĐ/1139.QLĐT 12 do Ủy ban nhân dân quận M, Thành phố Hồ Chí Minh
cấp ngày 17/12/2003, chủ sở hữu là bà Nguyễn Thị K và ông Nguyễn Hồ T.
- Bất động sản tọa lạc tại địa chỉ thửa đất số 71 tờ bản đồ số 37, xã K, huyện T,
tỉnh Bình Dương theo giấy chứng nhận quyền sử dụng đất số AP, vào sổ số H do Ủy
ban nhân dân huyện T, tỉnh Bình Dương cấp ngày 24/09/2009, chủ sở hữu là bà
Nguyễn Thị A và ông Nguyễn Hồ T.
- Bất động sản tọa lạc tại địa chỉ thửa đất số 799 tờ bản đồ số 38, xã K, huyện T,
tỉnh Bình Dương theo giấy chứng nhận quyền sử dụng đất số AP, vào sổ số H do Ủy
ban nhân dân huyện T, tỉnh Bình Dương cấp ngày 24/09/2009, chủ sở hữu là bà
Nguyễn Thị K và ông Nguyễn Hồ T.
- Bất động sản tọa lạc tại địa chỉ thửa đất số 526 tờ bản đồ số 38, ấp K, xã K,
huyện T, tỉnh Bình Dương theo giấy chứng nhận quyền sử dụng đất số AP do Ủy ban
nhân dân huyện T, tỉnh Bình Dương cấp ngày 23/10/2009, chủ sở hữu là bà Nguyễn
Thị A và ông Nguyễn Hồ T.
- Bất động sản tọa lạc tại địa chỉ thửa đất số 1229 tờ bản đồ số 12 (theo tài liệu
02/CT-UB), phường T, quận M, thành phố Hồ Chí Minh theo giấy chứng nhận quyền
sử dụng đất số AB, vào sổ số H do Ủy ban nhân dân quận M, Thành phố Hồ Chí
Minh cấp ngày 02/03/2005, cập nhật thay đổi tài sản gắn liền với đất ngày
08/10/2008, cập nhật thay đổi thông tin chủ sử dụng ngày 21/11/2008, chủ sở hữu là
bà Võ Thị B và ông Nguyễn Văn M.
- Bất động sản tọa lạc tại địa chỉ 410/48 Đường C, phường M, quận B, Thành
phố Hồ Chí Minh theo giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở
do Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh cấp ngày 03/08/2001, chủ sở hữu là bà
Võ Thị B và ông Nguyễn Văn M.
- Bất động sản tọa lạc tại thửa đất số 04 tờ bản đồ số 1, phường P, thị xã T, tỉnh
Bình Dương theo giấy chứng nhận quyền sử dụng đất vào sổ số CN QSDĐ/PC do Ủy

194
ban nhân dân thị xã T, tỉnh Bình Dương cấp ngày 24/02/1999, cập nhật thay đổi chủ
sở hữu ngày 31/05/2006, chủ sở hữu là bà Vương Kiều Y.
- Bất động sản tọa lạc tại thửa đất số 199 tờ bản đồ số 22, phường P, thị xã T,
tỉnh Bình Dương theo giấy chứng nhận quyền sử dụng đất số AH, vào sổ số H do Ủy
ban nhân dân thị xã T, tỉnh Bình Dương cấp ngày 23/07/2007, chủ sở hữu là bà
Vương Kiều Y.
1.2 Hủy một phần hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất của người thứ ba mang số
CHCM-HĐTC 11.131 ngày 26/05/2011 ký kết giữa Ngân hàng thương mại cổ phần
V – chi nhánh thành phố Hồ Chí Minh, Công ty trách nhiệm hữu hạn thương mại
dịch vụ K và bà Vương Kiều Y liên quan đến tài sản bảo đảm là tài sản thế chấp số
01 và tài sản thế chấp số 03 (xác định theo thứ tự liệt kê tại hợp đồng thế chấp quyền
sử dụng đất của người thứ ba mang số CHCM-HĐTC 11.131 ngày 26/05/2011), cụ

thể là: Tài sản thế chấp số 01 là phần đất có diện tích 990,1m2 thuộc thửa số 04(B)
tờ bản đồ số 01 phường P, thị xã T, tỉnh Sông Bé (nay là tỉnh Bình Dương) và tài sản

thế chấp số 03 là phần đất có diện tích 377,41m2 thuộc các thửa số 47(117), 47-
48(119), 48(120) và 48(121) tờ bản đồ số 22, khu 1, phường P, thị xã T, tỉnh Bình
Dương; trả lại cho bà Vương Kiều Y quyền sử dụng hợp pháp đối với 02 phần đất
này.
Ngân hàng thương mại cổ phần V phải trả lại toàn bộ các giấy tờ liên quan đến
quyền sử dụng hợp pháp của 02 phần đất nêu trên cho bà Vương Kiều Y (các giấy tờ
được liệt kê tại hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất của người thứ ba mang số
CHCM-HĐTC 11.131 ngày 26/05/2011).
2/ Các phần khác của bản án sơ thẩm không có kháng cáo, kháng nghị đã có hiệu
lực pháp luật.
Ngoài ra, Tòa án cấp phúc thẩm còn quyết định về án phí, về hiệu lực của bản án
phúc thẩm và quyền thi hành án.
Sau khi xét xử phúc thẩm, Ngân hàng V, Ngân hàng N, ông Trần Đình Tiệp và bà
Nguyễn Thị Kim Hồng có đơn đề nghị kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm bản
án phúc thẩm nêu trên.
Tại Quyết định kháng nghị số 10/2016/KN-KDTM ngày 07/3/2016, Chánh án Tòa án
nhân dân tối cao đề nghị Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao xét xử giám
đốc thẩm theo hướng hủy toàn bộ Bản án kinh doanh, thương mại phúc thẩm số
195
76/2013/KDTM-PT ngày 01/4/2013 của Tòa phúc thẩm Tòa án nhân dân tối cao tại
thành phố Hồ Chí Minh và hủy toàn bộ Bản án kinh doanh, thương mại sơ thẩm số
871/2012/KDTM-ST ngày 20/6/2012 của Tòa án nhân dân thành phố Hồ Chí Minh;
giao hồ sơ vụ án cho Toà án nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh xét xử sơ thẩm lại
theo đúng quy định của pháp luật.
Tại phiên tòa giám đốc thẩm, đại diện Viện kiểm sát nhân dân tối cao nhất trí với Quyết
định kháng nghị của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao,
XÉT THẤY
Trong quá trình giải quyết vụ án, Ngân hàng V đã xuất trình được đầy đủ tài liệu,
chứng cứ để chứng minh cho yêu cầu đối với số nợ gốc 180.451.830.105 đồng và lãi
trong hạn, lãi quá hạn theo các Hợp đồng tín dụng. Do đó, Tòa án cấp sơ thẩm và
Tòa án cấp phúc thẩm chấp nhận yêu cầu khởi kiện của Ngân hàng V, buộc Công ty
K phải thanh toán số nợ gốc 180.451.830.105 đồng, nợ lãi trong hạn 4.358.279.752
đồng và nợ lãi quá hạn 60.744.037.022 đồng là có căn cứ.
Đối với số tiền phạt chậm trả lãi thì thấy rằng: Tòa án cấp sơ thẩm và Tòa án cấp
phúc thẩm căn cứ vào điểm 12.2 Điều 12 của các Hợp đồng tín dụng đã được Công
ty K và Ngân hàng V ký kết: “Khi đến ngày trả lãi theo các kỳ hạn đã thỏa thuận,
nếu Bên được cấp tín dụng không trả lãi đúng hạn và không được Ngân hàng V cơ
cấu lại thời hạn trả nợ lãi thì toàn bộ số dư nợ gốc của khoản vay đó bị chuyển sang
nợ quá hạn với lãi suất vay trong hạn quy định trong hợp đồng hoặc khế ước nhận
nợ. Bên được cấp tín dụng phải chịu phạt chậm trả lãi vay tính trên số tiền lãi vay
chậm trả và số ngày chậm trả với lãi suất phạt theo công thức sau: Số tiền phạt = Số
tiền lãi chậm trả X lãi suất phạt (150% lãi suất vay trong hạn) X số ngày chậm trả
/30. Số ngày chậm trả được tính từ ngày kế tiếp của ngày đến hạn trả lãi vay cho đến
ngày khoản vay được tính lãi suất nợ quá hạn hoặc đến ngày Bên được cấp tín dụng
trả hết phần lãi vay vi phạm” để chấp nhận yêu cầu của Ngân hàng V buộc Công ty
K phải trả tiền phạt chậm trả lãi 1.428.489.597 đồng (tính đến ngày 20/6/2012) là
không đúng vì buộc Công ty K phải chịu thêm khoản tiền lãi tính trên số tiền lãi
chậm trả là lãi chồng lãi.
Về trách nhiệm chịu lãi do chậm thi hành án: Trong quá trình thực hiện hợp đồng,
Ngân hàng V có điều chỉnh lãi suất cho vay theo thỏa thuận của các bên tại các hợp
đồng tín dụng khi có quy định về việc điều chỉnh mức lãi suất của Ngân hàng Nhà

196
nước. Cho nên, Tòa án cấp sơ thẩm tuyên “…Lãi được tiếp tục tính trên số nợ vốn từ
ngày 21/6/2012 cho đến khi Công ty K trả hết nợ vốn theo mức lãi suất
25,5%/năm…”; còn Tòa án cấp phúc thẩm tuyên “…Công ty trách nhiệm hữu hạn
thương mại dịch vụ K còn phải tiếp tục trả tiền lãi cho Ngân hàng thương mại cổ
phần V, số tiền lãi được tính trên số nợ vốn, kể từ ngày 21/06/2012 trở đi cho đến khi
Công ty trách nhiệm hữu hạn thương mại dịch vụ K trả hết số nợ vốn theo lãi suất
25,5%/năm…” đều là không đúng.
Đối với tài sản thế chấp là 7 khối tài sản là bất động sản do bà Nguyễn Thị K và ông
Nguyễn Hồ T đứng tên chủ sở hữu, sử dụng; 02 khối tài sản là bất động sản do bà Võ
Thị B và ông Nguyễn Văn M đứng tên chủ sở hữu, sử dụng; đều để bảo đảm cho
toàn bộ khoản nợ của Công ty K tại Ngân hàng V. Các hợp đồng thế chấp đã được
công chứng, đăng ký giao dịch bảo đảm, nội dung hợp đồng không trái pháp luật nên
hợp pháp. Tòa án cấp sơ thẩm và Tòa án cấp phúc thẩm đều tuyên xử lý tài sản thế
chấp của ông Nguyễn Hồ T, bà Nguyễn Thị K, ông Nguyễn Văn M và bà Võ Thị B
trong trường hợp Công ty K không thực hiện nghĩa vụ trả nợ là có căn cứ.
Riêng đối với tài sản thế chấp của bà Vương Kiều Y thì thấy: Ngày 26/5/2011, bà
Vương Kiều Y ký kết Hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất của người thứ ba số
CHCM.HĐTC.11.131 để thế chấp quyền sử dụng 04 thửa đất tại phường P, thị xã T,
tỉnh Bình Dương do bà Y đứng tên chủ quyền để bảo đảm cho khoản vay của Công
ty K tại Ngân hàng V; tổng trị giá tài sản thế chấp theo định giá là 54.764.000.000
đồng.
Tại Điều 2 của Hợp đồng thế chấp có quy định về nghĩa vụ được bảo đảm như sau:
“Nghĩa vụ được bảo đảm của TSTC bao gồm một phần các nghĩa vụ trả nợ của Bên
vay/Bên được cấp tín dụng với Ngân hàng V (gồm nợ gốc, lãi trong hạn, lãi quá hạn,
phí, các khoản khác phải trả) theo các hợp đồng tín dụng/hợp đồng cấp tín dụng,
bảo lãnh số CHCM.HDK.11.04 ngày 26/5/2011 và tất cả các hợp đồng sửa đổi, bổ
sung, phụ lục hợp đồng, khế ước nhận nợ, các cam kết của Bên vay/ Bên được cấp
tín dụng khi được Ngân hàng V cấp tín dụng dưới hình thức khác (chiết khấu, cấp thẻ
tín dụng, mở L/C…) và các cam kết khác của Bên vay/Bên được cấp tín dụng với
Ngân hàng V…Các nghĩa vụ được bảo đảm là các nghĩa vụ của Bên vay/Bên được
cấp tín dụng với Ngân hàng V bao gồm cả các nghĩa vụ phát sinh trước hoặc sau
thời điểm ký kết hợp đồng này”. Hợp đồng thế chấp đã được công chứng và đăng ký

197
giao dịch đảm bảo.
Theo Biên bản làm việc đề ngày 24/5/2011 giữa bà Y với đại diện Ngân hàng V về
trách nhiệm của bên bảo lãnh thì khi làm thủ tục thế chấp, bà Y có cam kết “1. Đã
được nhân viên của Ngân hàng V tư vấn và hoàn toàn hiểu rõ về trách nhiệm và
nghĩa vụ của mình khi dùng tài sản bảo lãnh cho bên vay…”. Trong khi bản thân bà
Y cũng làm cán bộ trong ngành Ngân hàng (lời khai của bà Y tại phiên tòa phúc
thẩm). Đồng thời, ông Nguyễn Văn H (chồng bà Y) cũng đã ký Bản cam kết ngày
25/5/2010 và Văn bản thỏa thuận tài sản riêng ngày 14/2/2008 (tài liệu này đều có
công chứng, chứng thực) cũng đều xác định các tài sản mà bà Y thế chấp tại Ngân
hàng V là tài sản riêng của bà Y.
Quá trình thực hiện Hợp đồng hạn mức cấp tín dụng số CHCM.HDK.11.04 ngày
26/5/2011, Ngân hàng V đã giải ngân 47.299.884.000 đồng cho Công ty K theo 03
Khế ước nhận nợ số CHCM.HDTD.11.41-01 ngày 30/5/2011; số
CHCM.HDTD.11.42-01 ngày
31/5/2011 và số CHCM.HDTD.11.42-02 ngày 01/6/2011. Cho nên, trình bày của
Công ty K và bà Y cho rằng đã bị Ngân hàng V lừa ký hợp đồng thế chấp, sau khi
nhận thế chấp tài sản của bà Y thì Ngân hàng V không giải ngân số tiền cho vay theo
Hợp đồng hạn mức cấp tín dụng số CHCM.HDK.11.04 ngày 26/5/2011 nên không
phát sinh nghĩa vụ bảo lãnh là không có cơ sở để chấp nhận. Do đó, Tòa án cấp sơ
thẩm chấp nhận yêu cầu khởi kiện của Ngân hàng V về việc xử lý tài sản bảo đảm
của bà Y trong trường hợp Công ty K không thực hiện hoặc thực hiện nghĩa vụ
không đầy đủ với Ngân hàng V theo hợp đồng tín dụng, đồng thời bác yêu cầu độc
lập của bà Yvề việc hủy hợp đồng thế chấp là có cơ sở; còn Tòa án cấp phúc thẩm
chấp nhận một phần yêu cầu độc lập của bà Y để hủy một phần của hợp đồng thế
chấp là không đúng.
Về việc thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh của Ngân hàng N thì thấy: Công ty K thế chấp
cho Ngân hàng V các khoản phải thu phát sinh từ Hợp đồng mua bán hàng hóa số
01/2011/HĐMB-KA-DUCHOA ngày 02/01/2011 giữa Công ty K và Công ty Đ theo
Hợp đồng thế chấp số CHCM.HĐTC.11.79 ngày 31/03/2011 và các Phụ lục Hợp đồng
thế chấp (Hợp đồng thế chấp đã được đăng ký giao dịch đảm bảo theo quy định). Các
khoản phải thu này được bảo lãnh bằng các Bảo lãnh thanh toán do Ngân hàng N phát
hành (Bên nhận bảo lãnh là Công ty K).

198
Thực tế, Ngân hàng N đã phát hành 04 Bảo lãnh thanh toán gồm Thư bảo lãnh số
188, Thư bảo lãnh số 239, Thư bảo lãnh số 240, Thư bảo lãnh số 330 để Công ty Đ
thực hiện nghĩa vụ thanh toán đối với Công ty K theo Hợp đồng mua bán số
01/2011/HĐMB-KA-DUCHOA ngày 02/01/2011.
Tại các Bảo lãnh thanh toán trên đều ghi “Thư bảo lãnh này có thể chuyển nhượng.
Khi chuyển nhượng phải thông báo bên nhận chuyển nhượng cho Ngân hàng N – Chi
nhánh A được biết, bên nhận chuyển nhượng được kế thừa tất cả các quyền của bên
thụ hưởng và/hoặc bên nhận bảo lãnh theo thư bảo lãnh thanh toán này” và Ngân
hàng N có cam kết trong vòng 02 ngày làm việc kể từ khi nhận được yêu cầu thanh
toán bằng văn bản sẽ chuyển trả toàn bộ số tiền theo đúng yêu cầu thanh toán.
Ngay sau khi nhận được Bảo lãnh thanh toán, Công ty K đã chuyển nhượng quyền thụ
hưởng các Bảo lãnh thanh toán nêu trên cho Ngân hàng V. Trong hồ sơ có các Biên
bản thỏa thuận về việc chuyển nhượng Thư bảo lãnh giữa 3 bên là Ngân hàng V, Công
ty Đ và Công ty K; trong quá trình giải quyết vụ án, các bên đương sự cũng đều xác
nhận về việc chuyển nhượng này; chính Ngân hàng N cũng đã biết và có xác nhận
đồng ý về việc chuyển nhượng này.
Như vậy, việc chuyển nhượng này là hợp pháp nên với tư cách là bên thụ hưởng
quyền của bên nhận bảo lãnh thì Ngân hàng V có quyền yêu cầu Ngân hàng N thực
hiện nghĩa vụ bảo lãnh theo các Bảo lãnh thanh toán đã phát hành trong trường hợp
Công ty Đ không thực hiện thanh toán theo đúng Hợp đồng mua bán với Công ty K.
Tuy nhiên, quá trình giải quyết vụ án, Công ty K, Công ty Đ và Ngân hàng N đều
xác định Thư bảo lãnh số 330 đã thay thế cho Thư bảo lãnh số 188 và việc thay thế
này đã được Công ty K và Công ty Đ thông báo bằng Văn bản cho Ngân hàng V biết
(cụ thể là Văn bản số 08/CV ngày 8/8/2011 của Công ty K gửi Ngân hàng V, Công
văn ngày 24/6/2011 của Công ty Đ gửi Ngân hàng V).
Trong khi đó, Ngân hàng V cho rằng 04 Bảo lãnh thanh toán nêu trên đều đã được Công
ty K chuyển nhượng hợp pháp cho Ngân hàng V; Thư bảo lãnh số 188 và số 330 tồn tại
độc lập, không có việc thay thế. Chính Ngân hàng N cũng xác nhận sự tồn tại của Thư
bảo lãnh số 188 tại Công văn số 133/NHNoAS- KHKD ngày 3/6/2011 (Công văn phát
hành sau ngày phát hành Bảo lãnh thanh toán số 330) là Ngân hàng N xác nhận đã nhận
được yêu cầu thanh toán đối với Thư bảo lãnh số 188 và cam kết chậm nhất ngày
30/7/2011 nếu Công ty Đ, Công ty K không thực hiện nghĩa vụ thanh toán theo Thư bảo

199
lãnh số 188 thì Ngân hàng N sẽ thanh toán.
Nhưng Tòa án cấp sơ thẩm và phúc thẩm chưa làm rõ mâu thuẫn lời khai giữa các
đương sự như đã nêu trên; chưa làm rõ xác nhận ngày 01/4/2011 của Ngân hàng N là
đồng ý việc chuyển nhượng Thư bảo lãnh số 188 thì Thư bảo lãnh số 188 được phát
hành để bảo lãnh thanh toán cho lô hàng hoặc phụ lục hợp đồng mua bán nào đã được
Công ty K và Công ty Đ ký kết, thực hiện; nếu có việc thay thế Bảo lãnh thanh toán thì
vì lý do gì mà Ngân hàng N không thể hiện nội dung thay thế tại Thư bảo lãnh số 330
hoặc có văn bản thông báo cho các bên liên quan về việc thay thế này; tại sao đến ngày
03/6/2011 Ngân hàng N vẫn xác nhận với Ngân hàng V sẽ thanh toán cho Thư bảo lãnh
số 188; cũng chưa thu thập chứng cứ chứng minh thực tế có việc “Ngân hàng V đã thu
tiền thanh toán nhầm”, “Ngân hàng V không chấp nhận tu chỉnh chứng thư khi chứng
thư hết thời hạn”, mà đã xác định Thư bảo lãnh số 330 đã thay thế cho Thư bảo lãnh số
188 là chưa đủ cơ sở vững chắc.
Về nghĩa vụ bảo lãnh của Công ty Đ, ông Nguyễn Hồ T, bà Nguyễn Thị A theo các
Chứng thư bảo lãnh thì thấy rằng: Cá nhân ông Nguyễn Hồ T và bà Nguyễn Thị A đã
ký nhiều Chứng thư bảo lãnh cam kết chịu trách nhiệm trả các khoản nợ của Công ty
K tại Ngân hàng V. Ngày 25/5/2011, Công ty Đ (do ông Nguyễn Hồ T đại diện) có lập
Chứng thư bảo lãnh cam kết chịu trách nhiệm trả các khoản nợ của Công ty K tại
Ngân hàng V. Tòa án cấp sơ thẩm không chấp nhận yêu cầu của Ngân hàng V về việc
buộc bà Nguyễn Thị A, ông Nguyễn Hồ T và Công ty Đ thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh
trong trường hợp Công ty K không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ
để thu hồi nợ cho Ngân hàng V; sau khi xét xử sơ thẩm, Ngân hàng V có kháng cáo về
vấn đề này nhưng Tòa án cấp phúc thẩm không xem xét, nhận định về vấn đề này
cũng là có sai sót. Khi giải quyết lại vụ án, Tòa án cần xem xét nghĩa vụ bảo lãnh của
Công ty Đ, ông Nguyễn Hồ T, bà Nguyễn Thị A theo đúng quy định tại Điều 361 Bộ
luật dân sự.
Vì các lẽ trên, căn cứ vào điểm b khoản 2 Điều 337, khoản 3 Điều 343 và Điều 345
Bộ luật tố tụng dân sự, Nghị quyết số 103/2015/QH13 ngày 25/11/2015 của Quốc
hội về việc thi hành Bộ luật tố tụng dân sự.
QUYẾT ĐỊNH:
1. Chấp nhận Quyết định kháng nghị số 10/2016/KN-KDTM ngày 07/3/2016 của
Chánh án Tòa án nhân dân tối cao.

200
2. Hủy toàn bộ Bản án kinh doanh, thương mại phúc thẩm số 76/2013/KDTM-PT
ngày 01/4/2013 của Tòa phúc thẩm Tòa án nhân dân tối cao tại thành phố Hồ Chí
Minh và hủy toàn bộ Bản án kinh doanh, thương mại sơ thẩm số 871/2012/KDTM-
ST ngày 20/6/2012 của Tòa án nhân dân thành phố Hồ Chí Minh về vụ án “Tranh
chấp hợp đồng tín dụng” giữa nguyên đơn là Ngân hàng thương mại cổ phần V với bị
đơn là Công ty TNHH thương mại dịch vụ K và người có quyền lợi, nghĩa vụ liên
quan là Ngân hàng N, Công ty TNHH Đ, Công ty TNHH thương mại dịch vụ V,
Công ty cổ phần đầu tư kinh doanh P, ông Nguyễn Hồ T, bà Nguyễn Thị A, bà
Vương Kiều Y, ông Nguyễn Văn M, bà Võ Thị B.
3. Giao hồ sơ vụ án cho Toà án nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh xét xử lại theo
thủ tục sơ thẩm đúng quy định của pháp luật.

201
6. Bản án số 06
TÒA ÁN NHÂN DÂN CẤP CAO TẠI ĐÀ NẴNG
-------------
Quyết định giám đốc thẩm
Số: 32/2017/DS-GĐT
Ngày 05/7/2017
V/v: Tranh chấp quyền sử dụng đất, yêu cầu tháo dỡ công trình lấn chiếm và trả lại
không gian trên đất.

NHÂN DANH
NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
ỦY BAN THẨM PHÁN
TÒA ÁN NHÂN DÂN CẤP CAO TẠI ĐÀ NẴNG
- Thành phần Ủy ban Thẩm phán Tòa án nhân dân cấp cao gồm có:
Chánh án - Chủ tọa phiên tòa: Ông Nguyễn Anh Tiến;
Các Thẩm phán: Ông Đặng Kim Nhân và ông Phạm Tấn Hoàng.
- Thư ký phiên tòa: Ông Trịnh Ninh Bình - Thư ký Tòa án.
- Đại diện Viện Kiểm sát nhân dân cấp cao tại Đà Nẵng tham gia phiên tòa: Ông
Nguyễn Thế Vinh - Kiểm sát viên cao cấp.
Ngày 05/7/2017, tại trụ sở Tòa án nhân dân cấp cao tại Đà Nẵng mở phiên tòa giám
đốc thẩm xét xử vụ án dân sự “Tranh chấp quyền sử dụng đất, yêu cầu tháo dỡ công
trình lấn chiếm và trả lại không gian trên đất”, giữa các đương sự:
Nguyên đơn: Ông Lê K, sinh năm 1936 và bà Nguyễn Thị T, sinh năm 1935; trú tại ,
thôn T, xã N, huyện T, tỉnh Quảng Ngãi.
Bị đơn: Ông Lê N, sinh năm 1950 và bà Trịnh Thị B, sinh năm 1955; trú tại xóm 1,
thôn T, xã N, huyện T, tỉnh Quảng Ngãi.
Người có quyền, nghĩa vụ liên quan: Ủy ban nhân dân huyện T, tỉnh Quảng Ngãi,
NỘI DUNG VỤ ÁN:
Tại Đơn khởi kiện ngày 24/02/2015 và quá trình giải quyết vụ án, nguyên đơn là vợ
chồng ông Lê K, bà Nguyễn Thị T trình bày: Năm 1977, Ông Bà có mua một mảnh
đất của ông Phan T để làm nhà ở, có tứ cận như sau: Đông giáp Hợp tác xã mua bán
N, Tây giáp nhà thờ L, Nam giáp đường liên xã, Bắc giáp vườn nhà họ L. Năm

202
1990, Ông Bà chuyển nhượng lại cho vợ chồng ông Lê N, bà Trịnh Thị B một phần
diện tích (ngang 05 m x dài 38 m). Quá trình vợ chồng ông N, bà B xây dựng nhà thì
gia đình Ông Bà có người bị đau, không ở nhà thường xuyên nên ông N, bà B đã xây
phần ô văng lấn sang không gian trên đất của Ông Bà với diện tích (rộng 0,29m x dài
13m) x 2 tầng với tổng diện tích là 7,54 m2 và phần mái hiên rộng 0,87 m, dài 08 m.
Đã nhiều lần Ông Bà yêu cầu ông N, bà B tháo dỡ trả lại phần không gian lấn chiếm
để Ông Bà xây dựng nhà nhưng ông N, bà B không tháo dỡ. Sự việc đã được Ủy
ban nhân dân xã N giải quyết nhưng không thành. Nay Ông Bà khởi kiện yêu cầu
Tòa án giải quyết buộc ông N, bà B tháo dỡ toàn bộ phần ô văng, mái che xây dựng
lấn chiếm theo như kết luận tại Biên bản xem xét thẩm định tại chỗ ngày 23/7/2015.
Bị đơn là vợ chồng ông Lê N, bà Trịnh Thị B trình bày: Việc Ông Bà nhận chuyển
nhượng đất của vợ chồng ông K, bà T đúng như ông K, bà T trình bày. Khi giao đất
thì ông K phá hàng chè (có chiều rộng 1m) ngăn cách đất của ông K với đất do Hợp
tác xã N quản lý, giao luôn cho Ông Bà để Ông Bà xây dựng nhà trên đó. Năm 1990,
Ông Bà xây dựng một quán (kích thước rộng 5m x dài 6m) thì hai bên phát hiện
chiều rộng đất của Ông Bà dư 1m so với chiều rộng 12m khi chuyển nhượng. Do đó,
ông K và Ông Bà thống nhất để 1m chiều rộng từ trước ra sau làm lối đi chung cho
hai gia đình. Vì ông K không có tiền nên thống nhất để Ông Bà đục tường giữa hai
nhà, gác đà gỗ, lợp mái tôn, nền lối đi tráng xi măng và hai bên cùng sử dụng từ năm
1990 đến nay không có tranh chấp. Năm 2000, khi xây dựng thêm tầng nhà thì Ông
Bà có làm ô văng (kích thước rộng 0,29m x dài 13 m) đua ra ở phía trên theo đúng
phần diện tích lối đi phía dưới. Nay Ông Bà không chấp nhận yêu cầu của nguyên
đơn đòi Ông Bà dỡ bỏ phần xây dựng phía trên lối đi chung.
Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan: Ủy ban nhân dân huyện T trình bày: Năm
2002, ông Lê K được Ủy ban nhân dân huyện T cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng
đất số vào sổ 02449/QSDĐ công nhận có quyền sử dụng 308m2 đất, thửa 209, tờ bản
đồ 09, xã N. Trước đó, vào năm 1990, vợ chồng ông K, bà T viết Giấy chuyển
nhượng cho vợ chồng ông N, bà B một phần diện tích đất (kích thước rộng 5m x dài
38m). Năm 1993 khi Nhà nước đo vẽ thực tế thì diện tích đất vợ chồng ông N, bà B
đang sử dụng là 193m2, ghi sổ số thửa 840, tờ bản đồ số 09 và năm 2005, vợ chồng
ông N, bà B được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất diện tích 193m2. Ngày
20/12/2011, vợ chồng ông N, bà B được cấp đổi Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
số vào sổ CH 01527 ghi lại số thửa là 329, tờ bản đồ số 10 với diện tích 210,9m 2 là

203
tăng 17,9m2 so với diện tích được cấp quyền sử dụng năm 2005.
Theo bản đồ khu vực đất có tranh chấp thì không thể hiện có lối đi chung giữa đất
của hộ ông K và đất của hộ ông N. Việc cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
ngày 20/12/2011 cho vợ chồng ông N, bà B là không đúng với diện tích ban đầu,
không đúng quy định tại điểm d khoản 2 Điều 106 Luật Đất đai năm 2013, nên đề
nghị Tòa án xem xét, quyết định.
- Tại Bản án dân sự sơ thẩm số 06/2016/DS-ST ngày 18/02/2016, Tòa án nhân dân
huyện Tư Nghĩa, tỉnh Quảng Ngãi quyết định:
Áp dụng Điều 25, khoản 1 Điều 32a, Điều 33, Điều 35 Bộ luật tố tụng dân sự năm
2004, sửa đổi, bổ sung năm 2011; Điều 164, 169, 184, 255, 256, 265, 266, 272 của
Bộ luật dân sự.
Tuyên xử:
Hủy Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đã cấp cho ông Lê N, bà Trịnh Thị B do
UBND huyện T ký ngày 20/12/2011, số phát hành BH 173527, số vào sổ CH 01527,
thuộc thửa đất số 329, tờ bản đồ số 10 xã N, huyện T, tỉnh Quảng Ngãi diện tích
210,9 m2, mục đích sử dụng đất: đất ở nông thôn. UBND huyện T có trách nhiệm
xem xét cấp đổi lại Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho ông Lê N, bà Trịnh Thị
B theo đúng quy định của pháp luật.
Chấp nhận yêu cầu khởi kiện của ông Lê K, bà Nguyễn Thị T, buộc ông Lê N, bà
Trịnh Thị B phải tháo dỡ phần xây dựng lấn chiếm không gian trên phần đất của
ông Lê K, bà Nguyễn Thị T tại thửa đất số 209, tờ bản đồ số 9 đo vẽ năm 1993 nay là
thửa số 330, tờ bản đồ số 10 xã N đo vẽ năm 2010 để trả lại phần không gian bị lấn
chiếm cho ông Lê K, bà Nguyễn Thị T; cụ thể:
- Buộc ông Lê N, bà Trịnh Thị B phải tháo dỡ phần dư ra có chiều rộng 0,29 m,
chiều dài 13 m, diện tích 3,77 m2 tại phần ô văng phía Tây tầng 1 của nhà ông N, bà
B;
- Buộc ông Lê N, bà Trịnh Thị B phải tháo dỡ phần dôi ra có chiều rộng 0,29 m,
có chiều dài 13 m, diện tích 3,77 m2 tại phần ô văng phía Tây tầng 2 của nhà ông N,
bà B;
- Buộc ông Lê N, bà Trịnh Thị B phải tháo dỡ phần mái hiên (lợp bằng tôn kẽm,
gác đà gỗ) đã xây dựng dư ra từ mép đường nhựa liên xã đi vào giữa nhà ông K, bà T
(cạnh đông) nhà ông N, bà B (cạnh tây) có chiều rộng 0,87 m (tính từ tây sang đông),
chiều dài 8m (tính từ nam ra bắc) diện tích 6,96 m2.

204
Về tiền chi phí định giá: Công nhận sự tự nguyện của ông Lê K, bà Nguyễn Thị T về
việc tự chịu 1.000.000 đồng tiền chi phí định giá.
Tòa án cấp sơ thẩm còn quyết định về nghĩa vụ chậm thi hành án, án phí và thông
báo quyền kháng cáo.
- Ngày 02/3/2016, vợ chồng ông N, bà B kháng cáo.
- Tại Bản án dân sự phúc thẩm số 72/2016/DS-PT ngày 20/7/2016, Tòa án nhân
dân tỉnh Quảng Ngãi quyết định:
Không chấp nhận kháng cáo của ông Lê N, bà Trịnh Thị B;
Sửa bản án dân sự sơ thẩm số 06/2016/DS-ST ngày 18/02/2016 của Tòa án nhân dân
huyện Tư Nghĩa, tỉnh Quảng Ngãi.
Áp dụng Điều 26, Điều 34; khoản 1 Điều 147, khoản 2 Điều 148 Bộ luật tố
tụng dân sự năm 2015; các Điều 164, 169, 184, 255, 259, 266, 267 Bộ luật dân sự;
Điều 203 Luật đất đai; Pháp lệnh án phí, lệ phí Tòa án.
Tuyên xử:
1. Chấp nhận yêu cầu khởi kiện của ông Lê K, bà Nguyễn Thị T.
- Buộc ông Lê N, bà Trịnh Thị B phải trả cho ông Lê K, bà Nguyễn Thị T 20,8 m2
đất; trong đó: Đất nhà tạm 5,9 m2, đất dưới ô văng 3,5 m2, đất trống 11,4 m2.
- Buộc ông Lê N, bà Trịnh Thị B phải tháo dỡ phần diện tích nhà tạm có gác đà
gỗ và mái tôn (trên diện tích 5,9 m2 đất của hộ ông Lê K).
- Buộc ông Lê N, bà Trịnh Thị B phải tháo dỡ phần diện tích của hai ô văng tầng
1 và tầng 2 ở phía tây nhà ông N, bà B, có diện tích lấn chiếm là
3,5 m2 (3,5 m2 x 2 tầng = 7 m2); trong đó: chiều dài lấn chiếm là 13,1m (đoạn từ 20-
21 và 17-18); Chiều ngang lấn chiếm 0,27m (đoạn từ 18-20 và 21-17) và trả lại 3,5
m2 đất dưới ô văng cho ông K, bà T.
Phần diện tích đất ông N, bà B phải trả cho ông K, bà T và phần các công trình buộc
phải tháo dỡ có sơ đồ bản vẽ cụ thể kèm theo và là một bộ phận không tách rời của
bản án dân sự phúc thẩm.
2. Hủy Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác
gắn liền với đất số BH 173527, số vào sổ cấp Giấy chứng nhận CH 01527, ngày
20/12/2011 của Ủy ban nhân dân huyện T đã cấp cho ông Lê N, bà Trịnh Thị B.
Tòa án cấp phúc thẩm còn quyết định chi phí đo đạc, định giá, án phí.
- Ngày 10/8/2016, vợ chồng ông N, bà B có đơn đề nghị xem xét theo thủ tục
giám đốc thẩm đối với bản án phúc thẩm nêu trên.
205
- Tại Kháng nghị giám đốc thẩm số 30/2017/KN-DS ngày 10/5/2017, Chánh án
Tòa án nhân dân cấp cao tại Đà Nẵng đề nghị Ủy ban Thẩm phán Tòa án nhân dân
cấp cao tại Đà Nẵng xét xử giám đốc thẩm hủy Bản án dân sự phúc thẩm số
72/2016/DS-PT ngày 20/7/2016 của Tòa án nhân dân tỉnh Quảng Ngãi; và Bản án
dân sự sơ thẩm số 06/2016/DS-ST ngày 18/02/2016 của Tòa án nhân dân huyện Tư
Nghĩa, tỉnh Quảng Ngãi ; giao hồ sơ vụ án cho Tòa án nhân dân huyện Tư Nghĩa, tỉnh
Quảng Ngãi để xét xử lại theo thủ tục sơ thẩm.
- Tại phiên tòa giám đốc thẩm, đại diện Viện kiểm sát nhân dân cấp cao tại Đà Nẵng
đề nghị Hội đồng xét xử giám đốc thẩm chấp nhận kháng nghị của Chánh án Tòa án
nhân dân cấp cao tại Đà Nẵng.
NHẬN ĐỊNH CỦA TÒA ÁN:
+ Diện tích đất vợ chồng ông N, bà B nhận chuyển nhượng của vợ chồng ông K, bà
T theo Giấy mua bán có diện tích 190m2 (5mx38m). Tuy nhiên, theo Giấy chứng
nhận quyền sử dụng đất số BH 173527 của UBND huyện T cấp ngày 20/12/2011 thì
vợ chồng ông N, bà B được cấp quyền sử dụng 210,9 m2; còn theo kết quả đo đạc
thực tế ngày 11/5/2016 là 237,1 m2. Như vậy, diện tích đất vợ chồng ông N, bà B
hiện đang sử dụng trên thực tế là dư so với diện tích đất nhận chuyển nhượng và dư so
với diện tích được cấp quyền sử dụng trong giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
Căn cứ nội dung Giấy cho đất thổ cư vĩnh viễn ngày 01/02/1976 (vợ chồng ông T,
bà S chuyển nhượng cho vợ chồng ông K, bà T “diện tích 12 thước đông tây tứ cận y
như cựu khế”- bút lục 39) và căn cứ tứ cận trên thực tế thì có cơ sở xác định đất của
vợ chồng ông K có kích thước 12mx38m = 456 m2. Năm 1990, vợ chồng ông K, bà
T chuyển nhượng cho vợ chồng ông N, bà B 190m2 nên còn khoảng 266 m2 (456m2 -
190m2). Tuy nhiên, theo Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của Ủy ban nhân dân
huyện T cấp cho ông K, bà T ngày 26/12/2002 thì ông K, bà T có quyền sử dụng 308
m2 và theo kết quả đo đạc ngày 11/5/2016 thì vợ chồng ông K đang sử dụng 322,4 m2.
Như vậy, diện tích đất vợ chồng ông K, bà T đang sử dụng là thừa so với diện tích
nhận chuyển nhượng của vợ chồng ông T, bà S và thừa so với diện tích được cấp
quyền sử dụng trong Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
Trong trường hợp này, lẽ ra khi giải quyết vụ án, Tòa án cần làm rõ lý do các thửa
đất mà vợ chồng ông K, bà T và vợ chồng ông N, bà B hiện đang sử dụng trên thực
tế dư so với diện tích nhận chuyển nhượng và diện tích được cấp quyền sử dụng
trong Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thì mới đủ cơ sở giải quyết vụ án.

206
+ Quá trình giải quyết vụ án, đại diện Ủy ban nhân dân huyện T trình bày đất của
Hợp tác xã mua bán N không bị lấn chiếm, nhưng không xuất trình được tài liệu thể
hiện HTX có quyền sử dụng bao nhiêu m2 đất, diện tích đất thực tế hiện nay còn bao
nhiêu. Tòa án cấp sơ thẩm và Tòa án cấp phúc thẩm chưa làm rõ diện tích đất hiện
nay HTX N đang sử dụng có bị thiếu hay không? Theo ông N, bà B trình bày thì diện
tích đất thực tế Ông Bà đang sử dụng dư là do sử dụng cả diện tích đất trồng chè làm
hàng rào (hàng chè rộng 1m). Như vậy, cần đưa Hợp tác xã N vào tham gia tố tụng
để làm rõ kích thước, hình thể, diện tích đất của Hợp tác xã N mua bán là bao nhiêu,
hiện trạng sử dụng hiện nay như thế nào, thực tế có bị lấn chiếm hay không? Ý kiến
của Ủy ban nhân dân huyện T về phần diện tích đất tăng thêm này như thế nào? Làm
rõ phần diện tích đất và công trình xây dựng mà ông N, bà B đang sử dụng mà có
tranh chấp là thuộc phần đất của ai, có phải do ông N, bà B lấn chiếm đất của ông K,
bà T hay là ông N, bà B xây dựng trên phần đất 1 m ngang mà các bên thỏa thuận để
sử dụng chung? Từ đó mới có cơ sở kết luận ông N, bà B có lấn chiếm đất của ông
K, bà T hay không, để có thể buộc ông N, bà B phải tháo dỡ các công trình lấn
chiếm, trả lại phần diện tích đất lấn chiếm cho ông K, bà T.
Trong khi chưa làm rõ các vấn đề trên, nhưng Tòa án cấp sơ thẩm và Tòa án cấp
phúc thẩm đã xác định vợ chồng ông N, bà B xây dựng lấn chiếm đất của vợ chồng
ông K, bà T, để buộc vợ chồng ông N tháo dỡ phần xây dựng thêm là chưa đủ cơ sở.
+ Mặt khác, quá trình giải quyết vụ án, các đương sự chưa có yêu cầu Tòa án giải
quyết hủy giấy chứng nhận quyền sử dụng đất do UBND huyện T cấp cho vợ chồng
ông N, bà B. Tuy nhiên, Tòa án cấp sơ thẩm căn cứ vào Điều 32a Bộ luật tố tụng dân
sự năm 2004 (sửa đổi, bổ sung năm 2011) tuyên hủy Giấy chứng nhận quyền sử
dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất số BH 173527 của Ủy
ban nhân dân huyện T cấp cho ông Lê N, bà Trịnh Thị B là vượt quá yêu cầu khởi
kiện của đương sự, không đúng với quy định tại Điều 32a và Thông tư liên tịch số
01/2014/TTLT-TANDTC- VKSNDTC-BTP ngày 06/01/2014; còn Tòa án cấp phúc
thẩm cho rằng khi xét xử phúc thẩm thì Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 đã có hiệu
lực pháp luật, nên Tòa án phúc thẩm áp dụng quy định tại Điều 34 Bộ luật tố
tụng dân sự năm 2015, tuyên hủy giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nêu trên cũng
là không đúng quy định tại khoản 4 Điều 34 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015, khoản
4 Điều 32 Luật tố tụng hành chính năm 2015.
Vì các lẽ trên;

207
QUYẾT ĐỊNH:
Căn cứ vào điểm a khoản 1 Điều 337; khoản 3 Điều 343 và Điều 345 của Bộ luật tố
tụng dân sự năm 2015;
1- Hủy toàn bộ Bản án dân sự phúc thẩm số 72/2016/DS-PT ngày 20/7/2016 của
Tòa án nhân dân tỉnh Quảng Ngãi và Bản án dân sự sơ thẩm số 06/2016/DS-ST ngày
18/02/2016 của Tòa án nhân dân huyện Tư Nghĩa, tỉnh Quảng Ngãi về vụ án dân sự
“Tranh chấp quyền sử dụng đất; yêu cầu tháo dỡ công trình lấn chiếm và trả lại
không gian trên đất” giữa nguyên đơn là vợ chồng ông Lê K và bà Nguyễn Thị T với
bị đơn là vợ chồng ông Lê N và bà Trịnh Thị B; người có quyền lợi, nghĩa vụ liên
quan là Ủy ban nhân dân huyện T, tỉnh Quảng Ngãi.
2- Giao hồ sơ vụ án cho Tòa án nhân dân huyện Tư Nghĩa, tỉnh Quảng Ngãi để xét
xử sơ thẩm lại theo đúng quy định của pháp luật.
Quyết định giám đốc thẩm có hiệu lực pháp luật kể từ ngày Hội đồng giám đốc thẩm
ra quyết định.

208
7. Bản án số 07
TOÀ ÁN NHÂN DÂN TỐI CAO
Quyết định giám đốc thẩm
Số: 08/2017/DS-GĐT
Ngày 13 tháng 4 năm 2017 V/v hủy kết quả bán đấu giá, đòi bồi thường thiệt hại và
đòi tài sản là quyền sử dụng đất.
NHÂN DANH
NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

HỘI ĐỒNG THẨM PHÁN TÒA ÁN NHÂN DÂN TỐI CAO

- Thành phần Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao:
Hội đồng giám đốc thẩm gồm có 13 thành viên tham gia xét xử, do ông Nguyễn Hòa
Bình – Chánh án Tòa án nhân dân tối cao làm chủ tọa phiên tòa.
- Thư ký phiên tòa: Bà Nguyễn Thị Hà, Thẩm tra viên Tòa án nhân dân tối cao.
- Đại diện Viện kiểm sát nhân dân tối cao tham gia phiên tòa:
Ông Lê Thành Dương - Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân tối cao.
Ngày 13 tháng 4 năm 2017, tại trụ sở Tòa án nhân dân tối cao mở phiên tòa giám đốc
thẩm xét xử vụ án dân sự “Hủy kết quả bán đấu giá, đòi bồi thường thiệt hại và đòi
tài sản là quyền sử dụng đất” giữa các đương sự:
1. Nguyên đơn: Ông Nguyễn Văn V, sinh năm 1941; Địa chỉ: ấp T, xã T, huyện H,
tỉnh Tây Ninh.
2. Bị đơn: Ngân hàng T
Địa chỉ: quận H, thành phố Hà Nội.
Người đại diện hợp pháp của bị đơn:
- Bà Lý Đàm Mai L; trú tại phường 3, thị xã T, tỉnh Tây Ninh (Văn bản ủy quyền
ngày 18 tháng 4 năm 2013).
- Ông Đỗ Thanh N; trú tại quận H, thành phố Hà Nội (Văn bản ủy quyền ngày 18
tháng 4 năm 2013).
3. Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan:
- Bà Ngô Thị V, sinh năm 1958;

209
Địa chỉ: xã L, huyện H, tỉnh Tây Ninh.
- Công ty trách nhiệm hữu hạn thương mại L;
Địa chỉ: xã L, huyện H, tỉnh Tây Ninh.
Người đại diện hợp pháp của Công ty trách nhiệm hữu hạn thương mại L: Ông Nguyễn
Hoàng D trú tại xã L, huyện H, tỉnh Tây Ninh (Văn bản ủy quyền ngày 10 tháng 01 năm
2012).
- Hội đồng bồi thường hỗ trợ tái định cư công trình nâng cấp cải tạo Quốc lộ 22B,
huyện H, tỉnh Tây Ninh.
Người đại diện hợp pháp của Hội đồng bồi thường hỗ trợ tái định cư công trình nâng
cấp cải tạo Quốc lộ 22B: Ông Huỳnh Ngọc M (Văn bản ủy quyền ngày 14 tháng 7 năm
2013).
NỘI DUNG VỤ ÁN:
Tại đơn khởi kiện ngày 15/4/2005 và quá trình tố tụng, nguyên đơn ông Nguyễn Văn
V trình bày:
Tháng 4/1996 ông vay Ngân hàng T (viết tắt là Ngân hàng) 100.000.000 đồng, thế

chấp 7.700m2 đất tại xã T, huyện H, tỉnh Tây Ninh. Do ông không có tiền trả nợ
nên Ngân hàng khởi kiện ra Tòa án. Tại Quyết định công nhận sự thỏa thuận của
các đương sự số 199/HGT ngày 21/8/1997, Tòa án nhân dân huyện H, tỉnh Tây
Ninh quyết định ông có trách nhiệm trả Ngân hàng gốc và lãi là 136.343.300 đồng.
Sau khi có quyết định nêu trên của Tòa án, ông không tự nguyện thi hành nên ngày
13/3/1998 Đội Thi hành án huyện H (nay là Chi cục Thi hành án dân sự huyện H)
tiến hành bán đấu giá phần đất thế chấp nêu trên thông qua Trung tâm bán đấu giá tài
sản tỉnh Tây Ninh..Sau hai lần bán đấu giá thành nhưng người mua đều bỏ cọc và
không mua, Đội Thi hành án huyện H giao tài sản cho Ngân hàng tổ chức bán đấu
giá. Tại phiên đấu giá ngày 18/6/2002 do Ngân hàng tổ chức thì bà Ngô Thị V trúng
với giá 385.000.000 đồng. Ngân hàng thu nợ gốc và lãi ông phải trả là 235.061.000
đồng, chi phí cưỡng chế và chi phí khác là 9.140.000 đồng; còn lại 140.798.000 đồng
Ngân hàng bàn giao cho Đội Thi hành án huyện H để dùng toàn bộ tiền này thi hành
nghĩa vụ trả nợ của ông trong các vụ án khác.

Ngày 30/8/2002, Ngân hàng đo và giao cho bà V 7.700m2 đất, còn lại giao cho ông

943,6m2 đất. Nay ông yêu cầu hủy kết quả bán đấu giá ngày 18/6/2002 của Ngân
hàng nêu trên; nếu không hủy giao dịch bán đấu giá thì yêu cầu Ngân hàng bồi

210
thường thiệt hại cho ông.
Bị đơn là Ngân hàng do ông Trương Hồng N đại diện trình bày: Việc tổ chức bán
đấu giá được tiến hành theo đúng quy định của pháp luật, nên Ngân hàng không đồng
ý với yêu cầu khởi kiện của ông V.
Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan là bà Ngô Thị V trình bày: Bà mua đấu giá đúng
pháp luật. Bà đề nghị bác yêu cầu khởi kiện của ông V và yêu cầu ông V tháo dỡ nhà, tài
sản trên phần đất phía trước mặt tiền đất của bà trúng đấu giá.
Tại Bản án dân sự sơ thẩm số 30/2006/DSST ngày 30/6/2006, Tòa án nhân dân tỉnh
Tây Ninh quyết định: Không chấp nhận yêu cầu của ông V về hủy kết quả bán đấu giá
ngày 18/6/2002 và yêu cầu Ngân hàng bồi thường thiệt hại.
Ngày 02/7/2006, ông V kháng cáo.
Tại Bản án dân sự phúc thẩm số 476/2006/DSPT ngày 10/11/2006, Tòa phúc thẩm
Tòa án nhân dân tối cao tại thành phố Hồ Chí Minh quyết định: Giữ nguyên bản án
sơ thẩm.
Tại Quyết định số 632/2009/DS-KN ngày 09/11/2009, Chánh án Tòa án nhân dân tối
cao kháng nghị Bản án dân sự phúc thẩm nêu trên; đề nghị Hội đồng Thẩm phán Tòa
án nhân dân tối cao xét xử giám đốc thẩm, hủy Bản án dân sự phúc thẩm và Bản án
dân sự sơ thẩm nêu trên.
Tại Quyết định Giám đốc thẩm số 14/2011/QĐ-GĐT ngày 23/3/2011, Hội đồng
Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao đã hủy Bản án dân sự sơ thẩm, Bản án dân sự
phúc thẩm nêu trên; giao hồ sơ về Tòa án nhân dân tỉnh Tây Ninh giải quyết lại theo
thủ tục sơ thẩm theo đúng quy định của pháp luật.
Trong quá trình giải quyết giám đốc thẩm đối với vụ án trên, ngày 10/5/2007, bà V

có đơn khởi kiện yêu cầu ông V tháo dỡ tài sản để trả 282,8m2 đất giáp Quốc lộ
22B (phần đất bà V mua đấu giá) và yêu cầu được nhận
26.122.00 đồng (tiền bồi thường từ việc thu hồi đất làm Quốc lộ 22B). Vụ án
đã được xét xử sơ thẩm và phúc thẩm. Tại Bản án dân sự phúc thẩm số
163/2009/DS-PT ngày 10/6/2009, Tòa phúc thẩm Tòa án nhân dân tối cao tại thành
phố Hồ Chí Minh buộc ông V tháo dỡ nhà, tài sản để trả đất cho bà V; ông V được
nhận tiền đền bù đất là 26.122.000 đồng; đồng thời, Ngân hàng hỗ trợ thêm cho ông
V 9.703.937 đồng (ông V đã nhận). Sau đó, vụ án này có kháng nghị tái thẩm của
Chánh án Tòa án nhân dân tối cao; Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao đã
xét xử giám đốc thẩm, hủy toàn bộ Bản án phúc thẩm và Bản án sơ thẩm nêu trên;
211
giao hồ sơ cho Tòa án cấp sơ thẩm xét xử sơ thẩm lại theo đúng quy định của pháp
luật.
Sau khi thụ lý lại, Tòa án nhân dân tỉnh Tây Ninh đã nhập 02 vụ án nêu trên để giải
quyết.
Tại Bản án dân sự sơ thẩm số 04/2013/DS-ST ngày 24/4/2013, Tòa án nhân dân tỉnh
Tây Ninh quyết định:
Không chấp nhận yêu cầu khởi kiện của ông V về yêu cầu hủy bỏ việc đấu giá tài sản
ngày 18/6/2002 của Ngân hàng T và yêu cầu Ngân hàng bồi thường thiệt hại.

Bà V được tiếp tục sử dụng phần đất có diện tích qua đo đạc thực tế 7.151,6m2 thuộc
thửa đất số 65, tờ bản đồ số 8, tại xã T, huyện H, tỉnh Ninh (đất có tứ cận như quyết
định trong Bản án sơ thẩm).
Chấp nhận toàn bộ yêu cầu phản tố của bà V; buộc ông V phải di dời toàn bộ tài

sản, cây cối và nhà trên phần đất có diện tích 116,1m2 thuộc lộ giới quy hoạch quốc
lộ 22B tại số 848, tổ 9, xã T, huyện H, tỉnh Tây Ninh.
Buộc ông V phải di dời các tài sản là nhà tắm, cây xanh, hàng rào để giao trả diện

tích 172,2m2 đất thuộc thửa số 65, tờ bản đồ số 8, tại xã T, huyện H, tỉnh Tây Ninh
lại cho bà V. Ghi nhận bà V đồng ý hỗ trợ cho ông V số tiền
26.122.500 đồng tiền đền bù, giải tỏa, ông V đã nhận xong.
Ngoài ra, Tòa án cấp sơ thẩm còn quyết định về án phí, chi phí đo đạc định giá và
tuyên quyền kháng cáo của các đương sự.
Ngày 07/5/2013, ông V kháng cáo toàn bộ Bản án dân sự sơ thẩm nêu trên.
Tại Bản án dân sự phúc thẩm số 237/2013/DSPT ngày 30/7/2013, Tòa phúc thẩm
Tòa án nhân dân tối cao tại thành phố Hồ Chí Minh quyết định: Bác kháng cáo của
nguyên đơn ông Nguyễn Văn V và giữ nguyên quyết định của Bản án sơ thẩm.
Ngày 11/10/2013, ông V có đơn đề nghị xem xét theo thủ tục giám đốc thẩm đối với
Bản án dân sự phúc thẩm nêu trên.
Tại Quyết định số 82/2016/KN-DS ngày 01/7/2016, Chánh án Tòa án nhân dân tối
cao kháng nghị Bản án dân sự phúc thẩm số 237/2013/DSPT ngày 30/7/2013 của
Tòa phúc thẩm Tòa án nhân dân tối cao tại thành phố Hồ Chí Minh; đề nghị Hội
đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao xét xử giám đốc thẩm hủy Bản án dân sự
phúc thẩm nêu trên và hủy Bản án dân sự sơ thẩm số 04/2013/DSST ngày 24/4/2013
của Tòa án nhân dân tỉnh Tây Ninh; giao hồ sơ cho Tòa án nhân dân tỉnh Tây Ninh

212
xét xử sơ thẩm lại với lý do:
- Đội Thi hành án huyện H không đo đạc, kê biên, định giá diện tích đất tương
ứng với nghĩa vụ trả nợ của ông V để giao Ngân hàng đấu giá mà giao toàn bộ diện
tích đất của ông V cho Ngân hàng và Ngân hàng đấu giá diện tích đất quá lớn so với
nghĩa vụ của ông V phải thanh toán (đấu giá được 385 triệu đồng trong khi nghĩa vụ
phải thanh toán chỉ có 235 triệu đồng) là không đúng quy định về thủ tục bán đấu
giá quy định tại khoản 3 Điều 29 Pháp lệnh thi hành án dân sự năm 1993.

- Năm 2002, Ngân hàng tổ chức bán đấu giá tài sản đối với 7.700m2 đất của ông
V nhưng không tổ chức định giá mà căn cứ vào biên bản định giá ngày 13/3/1998
của Đội Thi hành án huyện H để lấy giá khởi điểm là 300.882.000 đồng là không
đúng với quy định tại điểm 4 phần II Thông tư số 02/2002/TTLT- NHNN-BTP ngày
5/2/2002 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và Bộ Tư pháp hướng dẫn Quyết định
149/2001/QĐ-TTg ngày 05/10/2001 của Thủ tướng Chính phủ về thủ tục bán tài sản
bảo đảm.
- Ngân hàng không đo đạc đất trước khi đấu giá mà tiến hành bán đấu giá

7.700m2 đất theo giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cấp cho ông V năm 1995; sau

khi bán đấu giá xong mới đo giao cho bà V 7.700m2 đất, phần còn lại 943m2 đất
giao cho ông V là không đúng về thủ tục bán đấu giá theo quy định tại Pháp lệnh thi
hành án dân sự năm 1993.
Tại phiên toà giám đốc thẩm, đại diện Viện kiểm sát nhân dân tối cao đề nghị Hội
đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao chấp nhận kháng nghị của Chánh án Tòa
án nhân dân tối cao.
NHẬN ĐỊNH CỦA TÒA ÁN:

[1] Tháng 4/1996 ông Nguyễn Văn V thế chấp 7.700m2 đất tại xã T, huyện H,
tỉnh Tây Ninh cho Ngân hàng T (viết tắt là Ngân hàng) để vay 100.000.000 đồng.
Do ông V không có tiền trả nợ nên Ngân hàng khởi kiện ra Tòa án. Tại Quyết định
công nhận sự thỏa thuận của các đương sự số 199/HGT ngày 21/8/1997, Tòa án
nhân dân huyện H, tỉnh Tây Ninh quyết định buộc ông V có trách nhiệm trả Ngân
hàng tiền gốc và lãi là 136.343.300 đồng. Sau khi có quyết định nêu trên của Tòa án,
ông V không tự nguyện thi hành nên ngày 13/3/1998 Đội Thi hành án huyện H (nay
là Chi cục Thi hành án dân sự huyện H) tiến hành bán đấu giá phần đất thế chấp nêu
trên thông qua Trung tâm bán đấu giá tài sản tỉnh Tây Ninh..Sau hai lần bán đấu giá
213
thành nhưng người mua đều bỏ cọc và không mua, căn cứ khoản 2 Điều 34 Pháp
lệnh Thi hành án dân sự năm 1993 quy định: “… Đối với tài sản không bán được,
Chấp hành viên yêu cầu người được thi hành án nhận;…” và theo điểm đ, mục 2,
phần IV Thông tư liên ngành số 12/2001/TTLN ngày 26/2/2001 của Bộ Tư pháp và
Viện kiểm sát nhân dân tối cao quy định: “Đối với tài sản đã đưa ra bán đấu giá ít
nhất 2 lần nhưng không bán được thì cơ quan thi hành án yêu cầu người được thi
hành án nhận để thi hành”, Đội Thi hành án huyện H đã giao tài sản cho Ngân hàng
và Ngân hàng bán đấu giá là đúng pháp luật.
[2] Trước khi thế chấp phần đất nêu trên cho Ngân hàng, năm 1995 ông V được cấp

giấy chứng nhận quyền sử dụng diện tích 7.700m2, nhưng theo Biên bản đo đạc ngày
30/6/1999 của Đội Thi hành án huyện H, Phòng Địa chính huyện H và chính quyền

địa phương thì thực tế đất của ông V có diện tích 8.767m2. Lẽ ra, Đội Thi hành án
huyện H phải đo đạc, kê biên, định giá diện tích đất tương ứng với nghĩa vụ trả nợ
của ông V nằm trong phần đất ông V được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
năm 1995, còn phần đất thừa giao lại cho ông V. Tuy nhiên, Đội Thi hành án huyện
H không đo đạc, kê biên, định giá diện tích đất tương ứng với nghĩa vụ trả nợ của
ông V mà giao toàn bộ phần đất của ông V cho Ngân hàng để bán đấu giá là không
đúng với quy định tại khoản 3 Điều 29 Pháp lệnh thi hành án dân sự năm 1993.
[3] Sau khi nhận đất, Ngân hàng không định giá diện tích đất tương ứng với nghĩa

vụ trả nợ của ông V để xác định phần đất đấu giá, mà lại đấu giá toàn bộ 7.700m2 đất
là vượt quá so với nghĩa vụ trả nợ của ông V (đấu giá được 385.000.000 đồng trong
khi nghĩa vụ trả nợ chỉ có 235.000.000 đồng). Như vậy, việc đấu giá phần đất vượt
quá so với nghĩa vụ trả nợ của ông V là không đúng quy định của Pháp lệnh thi hành
án dân sự năm 1993. Đồng thời, trước khi bán đấu giá, Ngân hàng không đo đạc để
xác định chính xác kích thước phần đất đấu giá, mà chỉ khi đấu giá xong mới đo đạc
để giao cho bà V giao 15,7m/16,7m mặt đường cho bà V - người trúng đấu giá; còn

trả lại cho ông V 01m mặt đường làm lối đi vào diện tích đất 943m2 bên trong là
quá hẹp, không đảm bảo quyền lợi cho ông V.
[4] Mặt khác, ngày 18/6/2002, Ngân hàng tổ chức bán đấu giá tài sản đối với

7.700m2 đất của ông V nhưng không tổ chức định giá mà căn cứ vào biên bản định
giá ngày 13/3/1998 của Đội Thi hành án huyện H để lấy giá khởi điểm là
300.882.000 đồng. Theo điểm 4 phần II Thông tư số 02/2002/TTLT-NHNN- BTP
214
ngày 05/02/2002 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và Bộ Tư pháp hướng dẫn
Quyết định 149/2001/QĐ-TTg ngày 05/10/2001 của Thủ tướng Chính phủ về thủ tục
bán tài sản bảo đảm… quy định: Hội đồng xử lý tài sản có nhiệm vụ, quyền hạn sau
đây: a) xác định giá khởi điểm để tự bán đấu giá công khai tài sản bảo đảm trên thị
trường trên cơ sở giá thị trường tại thời điểm bán.
[5] Như vậy, quy định của pháp luật về lấy giá khởi điểm để đấu giá là giá thị
trường tại thời điểm bán. Ngân hàng tổ chức bán tài sản ngày 18/6/2002 nhưng
không tổ chức định giá mà căn cứ vào biên bản định giá ngày 13/3/1998 của Đội Thi
hành án huyện H để lấy giá khởi điểm là 300.882.000 đồng là không đúng pháp luật.
[6] Đối chiếu quy định của điều luật nêu trên thì giao dịch bán đấu giá giữa Ngân
hàng với bà V là giao dịch vô hiệu. Tuy nhiên, sau khi trúng đấu giá, bà V đã nhận
và sử dụng đất ổn định, đã san lấp mặt bằng, cất nhà trên đất này; đồng thời trong
giao dịch đấu giá, bà V là người mua ngay tình. Do đó, khi xét xử lại Tòa án cần áp
dụng Điều 147- Bộ luật dân sự năm 1995 để giải quyết; theo đó, cần công nhận giao
dịch bán đấu giá giữa Ngân hàng và bà V, nhưng phải xác định lại giá đất theo giá thị
trường tại thời điểm bán đấu giá; trên cơ sở đó xem xét mức độ lỗi của Ngân hàng
trong việc không định giá tài sản khi đấu giá theo quy định pháp luật; từ đó buộc
Ngân hàng có trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho ông V về chênh lệch giá tại thời
điểm bán đấu giá phần đất nêu trên và tiền lãi của khoản tiền chênh lệch giá kể từ
thời điểm bán đấu giá tài sản cho đến khi xét xử sơ thẩm lại.
[7] Quá trình giải quyết, Tòa án cấp sơ thẩm, Tòa án cấp phúc thẩm không xem xét
toàn diện các chứng cứ, dẫn đến nhận định không phù hợp với tình tiết khách quan
của vụ án; từ đó không chấp nhận yêu cầu khởi kiện của ông V, không buộc Ngân
hàng có trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho ông V là không đúng với quy định của
pháp luật.
Vì các lẽ trên,
QUYẾT ĐỊNH:
Căn cứ khoản 2 Điều 337, khoản 3 Điều 343, Điều 345 Bộ luật tố tụng dân sự. 1- Chấp
nhận Quyết định kháng nghị số 82/2016/KN-DS ngày 01/7/2016
của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao.
2- Hủy Bản án dân sự phúc thẩm số 237/2013/DSPT ngày 30/7/2013 của Tòa phúc
thẩm Tòa án nhân dân tối cao tại thành phố Hồ Chí Minh và hủy Bản án dân sự sơ
thẩm số 04/2013/DS-ST ngày 24/4/2013 của Tòa án nhân dân tỉnh Tây Ninh.
215
3- Giao hồ sơ vụ án cho Tòa án nhân dân tỉnh Tây Ninh xét xử lại theo thủ tục sơ
thẩm đúng quy định của pháp luật.

216
CHƯƠNG 7: BIỆN PHÁP KHẨN CẤP TẠM THỜI
Mục tiêu bài học:
- Phân tích được đặc điểm của các biện pháp khẩn cấp tạm thời.
- Trình bày điều kiện áp dụng và phân loại được các biện pháp khẩn cấp tạm thời có
áp dụng biện pháp bảo đảm và các biện pháp khẩn cấp tạm thời không áp dụng biện pháp
bảo đảm.
- Xác định được chủ thể có quyền yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời.
- Nắm được thẩm quyền, thủ tục áp dụng, thay đổi và huỷ bỏ các biện pháp khẩn cấp
tạm thời.
- Hiểu được hậu quả pháp lý nếu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời không đúng.
7.1 Câu hỏi tự luận
1. Trình bày đặc điểm của biện pháp khẩn cấp tạm thời?
2. Ý nghĩa của việc áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời là gì?
3. Biện pháp khẩn cấp tạm thời được áp dụng trong các thời điểm nào của quá trình
giải quyết vụ việc dân sự?
4. Các biện pháp khẩn cấp tạm thời áp dụng ngay không bắt buộc áp dụng biện
pháp bảo đảm gồm những biện pháp nào? Các biện pháp khẩn cấp tạm thời chỉ được
áp dụng khi người yêu cầu thực hiện biện pháp bảo đảm gồm những biện pháp nào?
5. Khi áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời không đúng mà gây thiệt hại thì chủ
thể nào có trách nhiệm bồi thường?
6. Phân biệt sự khác nhau giữa ba biện pháp khẩn cấp tạm thời sau: 1) Phong toả tài
khoản tại ngân hàng, tổ chức tín dụng khác, kho bạc nhà nước; 2) Phong toả tài sản ở
nơi gửi giữ; 3) Phong toả tài sản của người có nghĩa vụ.
7. Trình bày trình tự thủ tục áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời?
8. Toà án tự mình ra quyết định áp dụng biện pháp khẩp cấp tạm thời trong những
trường hợp nào?
9. Toà án ra quyết định huỷ bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời đã được áp dụng trong
những trường hợp nào?
10. Quyết định áp dụng, thay đổi, huỷ bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời có thể bị
kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm không? Vì sao?
7.2 Câu hỏi trắc nghiệm
Lưu ý: Chọn 1 đáp án chính xác nhất

217
1. Chủ thể nào có quyền yêu cầu cáp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời?
a) Cơ quan, tổ chức, cá nhân khởi kiện vụ án dân sự
b) Đương sự
c) Người đại diện hợp pháp của đương sự
d) Toà án
2. Cấm thay đổi hiện trạng tài sản đang tranh chấp là:
a) Cấm người đang chiếm hữu hoặc giữ tài sản đang tranh chấp có hành vi tháo gỡ
tài sản đang tranh chấp
b) Cấm người đang chiếm hữu hoặc giữ tài sản đang tranh chấp có hành vi lắp ghép
tài sản đang tranh chấp
c) Cấm người đang chiếm hữu hoặc giữ tài sản đang tranh chấp có hành vi xây
dựng thêm trên tài sản đang tranh chấp
d) Cả 3 đáp án trên đều đúng
3. Điều kiện áp dụng biện pháp buộc thực hiện trước một phần nghĩa vụ cấp
dưỡng là:
a) Phải cung cấp tài liệu chứng cứ kèm theo
b) Việc giải quyết vụ án có liên quan đến vấn đề hôn nhân và gia đình
c) Việc không cấp dưỡng sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khoẻ, đời sống của
người được cấp dưỡng
d) Người yêu cầu phải làm đơn gửi đến Toà án có thẩm quyền
4. Công ty A có đơn yêu cầu Tòa án áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời
phong tỏa tài khoản năm trăm triệu đồng tại Ngân hàng Z của Công ty B. Phán
quyết nào sau đây của Toà án là trái pháp luật?
a) Chấp nhận phong toả tài khoản của Công ty B tại Ngân hàng Z với số tiền là 600
triệu đồng
b) Chấp nhận phong toả tài khoản của Công ty B tại Ngân hàng Z với số tiền là 500
triệu đồng
c) Chấp nhận phong toả tài khoản của Công ty B tại Ngân hàng Z với số tiền là 400
triệu đồng
d) Không chấp nhận yêu cầu phong toả tài khoản của Công ty B tại Ngân hàng Z
5. Các biện pháp khẩn cấp tạm thời mới được quy định thêm trong Bộ luật Tố
tụng dân sự năm 2015 là:

218
a) Kê biên tài sản đang tranh chấp, cấm tiếp xúc với nạn nhân bạo lực gia đình và
bắt giữ tàu bay, tiền biển để bảo đảm giải quyết vụ án
b) Cấm tiếp xúc với nạn nhân bạo lực gia đình, tạm dừng việc đóng thầu và các
hoạt động có liên quan đến việc đấu thầu và bắt giữ tàu bay, tàu biển để bảo đảm giải
quyết vụ án
c) Cấm tiếp xúc với nạn nhân bạo lực gia đình, tạm dừng việc đóng thầu và các
hoạt động có liên quan đến việc đấu thầu và phong toả tài sản của người có nghĩa vụ
d) Cấm tiếp xúc với nạn nhân bạo lực gia đình, buộc thực hiện trước một phần nghĩa
vụ cấp dưỡng và bắt giữ tàu bay, tàu biển để bảo đảm giải quyết vụ án
6. Chọn nhận định đúng
a) Người nào yêu cầu Toà án áp dụng biện pháp phong toả tài sản tại ngân hàng, tổ
chức tín dụng khác, kho bạc nhà nước thì phải nộp bảo đảm bằng một khoản tiền
tương đương với tổn thất xảy ra do áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời không đúng
b) Người nào yêu cầu Toà án áp dụng biện pháp cho thu hoạch hoa màu hoặc sản
phẩm, hàng hoá khác thì phải nộp bảo đảm bằng một khoản tiền tương đương với tổn
thất có thể phát sinh do áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời không đúng
c) Người nào yêu cầu Toà án áp dụng biện pháp bắt giữ tàu bay, tàu biển để bảo
đảm giải quyết vụ án thì phải nộp bảo đảm bằng một khoản tiền tương đương với tổn
thất có thể phát sinh do áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời không đúng
d) Người nào yêu cầu Toà án áp dụng biện pháp phong toả tài sản của người có
nghĩa vụ thì phải nộp bảo đảm bằng một khoản tiền tương đương hoặc nhỏ hơn so
với tổn thất có thể phát sinh do áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời không đúng
7. Đương sự nộp đơn áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời trước khi mở phiên
toà thì Thẩm phán được phân công giải quyết vụ án phải xem xét, giải quyết
trong thời hạn bao nhiêu lâu?
a) 03 ngày
b) 04 ngày làm việc
c) 03 ngày làm việc
d) 03 ngày, trừ thứ bảy và chủ nhật
8. Đối với trường hợp yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời theo quy
định tại Khoản 2, Điều 111 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 thì Thẩm phán được
Chánh án Toà án phân công giải quyết đơn yêu cầu trong thời hạn bao lâu

219
phải đưa ra quyết định áp dụng hay không áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm
thời?
a) 02 ngày làm việc
b) 02 ngày
c) 48 giờ làm việc
d) 48 giờ
9. Hiệu lực của quyết định áp dụng, thay đổi, huỷ bỏ biện pháp khẩn cấp tạm
thời là:
a) Có hiệu lực sau 03 ngày kể từ ngày đưa ra quyết định
b) Có hiệu lực thi hành ngay
c) Có hiệu lực sau 02 ngày kể từ ngày đưa ra quyết định
d) Tất cả đều sai
10. Chủ thể nào có trách nhiệm tổ chức thi hành quyết định áp dụng, thay đổi
và huỷ bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời?
a) Cơ quan thi hành án
b) Toà án
c) Viện kiểm sát
d) Đương sự
7.3 Câu hỏi nhận định đúng/sai và giải thích
1. Yêu cầu bồi thường thiệt hại do yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời
không đúng được giải quyết trong cùng vụ án dân sự mà Toà án đang giải quyết.
2. Biện pháp khẩn cấp tạm thời được áp dụng trong trường hợp một bên cố tình tẩu
tán tài sản để trốn tránh thực hiện nghĩa vụ là biện pháp cấm thay đổi hiện trạng tài
sản đang tranh chấp.
3. Thẩm quyền ra quyết định áp dụng biện pháp cấm xuất cảnh đối với người có
nghĩa vụ thuộc về Thẩm phán đang thụ lý giải quyết vụ án dân sự.
4. Toà án không thể tự mình ra quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời
nếu không có yêu cầu của đương sự.
5. Khi người yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời đề nghị huỷ bỏ biện
pháp khẩn cấp tạm thời đã được áp dụng thì Toà án phải ra quyết định huỷ bỏ ngay
lập tức.
6. Thời điểm phát sinh quyền yêu cầu Toà án áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời

220
là sau khi Toà án thụ lý vụ án dân sự.
7. Các biện pháp khẩn cấp tạm thời không được quy định trong giải quyết việc dân
sự.
8. Toà án chỉ có thể tự mình ra quyết định áp dụng một trong các biện pháp khẩn
cấp tạm thời được quy định tại Khoản 1, 2, 3, 4 và 5 Điều 114 Bộ luật Tố tụng dân sự
năm 2015 tại cùng một thời điểm.
9. Văn bản thông báo của Thẩm phán về việc không ra quyết định áp dụng, thay
đổi, huỷ bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời phải được gửi ngay cho Viện kiểm sát cùng
cấp.
10. Quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời có liên quan đến tài sản có đăng
ký quyền sở hữu, quyền sử dụng thì Toà án phải gửi bản sao quyết định áp dụng biện
pháp khẩn cấp tạm thời cho cơ quan quản lý đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng.
7.4 Bài tập tình huống
1. Bà Nguyễn Thị B có thoả thuận cho ông Đào Văn C mượn số tiền là 1 tỷ đồng
để kinh doanh và thời hạn trả là trong vòng 06 tháng. Sau thời hạn trên, ông C không
trả tiền cho bà B mà có còn dấu hiệu trì hoãn. Bên cạnh đó, bà B phát hiện là ông C
đang treo biển rao bán căn nhà là tài sản duy nhất của mình. Hỏi:
a) Để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình, bà B có quyền yêu cầu Toà án áp
dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời hay không? Căn cứ pháp lý?
b) Trình bày trình tự, thủ tục Toà án xem xét đơn yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn
cấp tạm thời theo quy định pháp luật tố tụng dân sự?
c) Những biện pháp khẩn cấp tạm thời nào có thể được xem xét trong trường hợp
này?
2. Ông A có nghĩa vụ nợ với bà B là 100 triệu đồng nhưng ông A không chịu trả
nợ. Được biết ông A có một tài khoản ngân hàng tại Ngân hàng cổ phần Công
thương Việt Nam (Vietin Bank) với giá trị 3 tỷ đồng. Vì nhận thấy dấu hiệu tẩu tán
từ ông A nên bà B đã làm đơn yêu cầu toà án áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời là
phong toả tài khoản ngân hàng của ông A. Hỏi:
a) Biện pháp khẩn cấp tạm thời là phong toả tài khoản ngân hàng của ông A có phù
hợp trong tình huống trên không? Vì sao?
b) Giả sử Toà đồng ý với biện pháp khẩn cấp tạm thời trên nhưng Toà yêu cầu
phong toả mọi giao dịch liên quan đến tài khoản của ông A. Vậy yêu cầu của Toà là

221
đúng hay sai? Vì sao?
c) Giả sử sau khi có quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời từ Toà án, ông
A tự nguyện thực hiện nghĩa vụ nợ thì thủ tục huỷ bỏ quyết định áp dụng biện pháp
khẩn cấp tạm thời như thế nào?
3. Anh N có cho anh K ở nhờ và trông nom căn nhà trên đường Đỗ Xuân Hợp,
Quận 9. Sau một thời gian ở nhờ, anh K đã thực hiện được thủ tục hợp thức hoá căn
nhà đứng tên mình. Biết được việc anh K làm thủ tục đứng tên chủ sở hữu căn nhà
nên anh N đã khởi kiện ra Toà yêu cầu anh K phải trả lại căn nhà trên cho mình. Vì
lo sợ anh K sẽ bán căn nhà cho người khác nên anh N đã làm đơn yêu cầu Toà án áp
dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời là cấm chuyển dịch quyền đối với căn nhà trên
cùng với đơn khởi kiện. Toà án chấp nhận yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm
thời của anh N. Hỏi:
a) Việc yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời cùng lúc với nộp đơn khởi kiện
trong tình huống trên có đúng với quy định pháp luật tố tụng?
b) Anh/Chị hãy cho nhận xét về quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời
của Toà án trong trường hợp trên?
c) Anh N có phải thực hiện biện pháp bảo đảm khi đưa ra yêu cầu áp dụng biện
pháp khẩn cấp tạm thời trong trường hợp trên không? Vì sao?

222
CHƯƠNG 8: TẠM ĐÌNH CHỈ VÀ ĐÌNH CHỈ GIẢI QUYẾT VỤ ÁN DÂN SỰ
Mục tiêu bài học:
- Phân biệt được khái niệm, đặc điểm và hậu quả pháp lý giữa tạm đình chỉ và đình
chỉ giải quyết vụ án dân sự.
- Nắm được các căn cứ để ra quyết định tạm đình chỉ và đình chỉ giải quyết vụ án
dân sự.
- Phân biệt được sự hậu quả pháp lý giữa quyết định đình chỉ giải quyết vụ án và
quyết định đình chỉ xét xử phúc thẩm ở giai đoạn phúc thẩm.
8.1 Câu hỏi tự luận
1. Hãy trình bày các đặc điểm về điều kiện áp dụng, chủ thể áp dụng và cấp xét xử
của tạm đình chỉ và đình chỉ giải quyết vụ án dân sự?
2. So sánh tạm đình chỉ giải quyết vụ án dân sự và đình chỉ giải quyết vụ án dân sự
cấp sơ thẩm?
3. Đang thụ lý giải quyết, Toà án phát hiện đương sự có dấu hiệu bị bệnh tâm thần
thì Toà án sẽ giải quyết như thế nào?
4. Nếu trong trường hợp nguyên đơn rút toàn bộ yêu cầu khởi kiện, hoặc đã được
triệu tập hợp lệ lần thứ hai mà vẫn vắng mặt không có lý do chính đáng và trong vụ
án đó có yêu cầu phản tố của bị đơn, yêu cầu độc lập của người có quyền và nghĩa vụ
liên quan thì giải quyết như thế nào?
5. Phân biệt đình chỉ xét xử phúc thẩm vụ án dân sự và đình chỉ giải quyết vụ án
dân sự ở giai đoạn phúc thẩm?
6. Khi có quyết định đình chỉ giải quyết vụ án dân sự, đương sự có quyền khởi kiện
yêu cầu Toà án giải quyết lại vụ án dân sự đó hay không?
7. Điều 622 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định:“Trường hợp không có người thừa
kế theo di chúc, theo pháp luật hoặc có nhưng không được quyền hưởng di sản, từ
chối nhận di sản thì tài sản còn lại sau khi đã thực hiện nghĩa vụ về tài sản mà không
có người nhận thừa kế thuộc về Nhà nước”. Bên cạnh đó, theo quy định tại Điểm a,
Khoản 1, Điều 217 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 thì Toà án ra quyết định đình chỉ
giải quyết vụ án dân sự trong trường hợp nguyên đơn hoặc bị đơn là cá nhân đã chết
mà quyền, nghĩa vụ của họ không được thừa kế.
Từ hai quy định trên, có quan điểm cho rằng trong trường hợp cá nhân chết thì sẽ
luôn có Nhà nước kế thừa tài sản, đồng nghĩa với việc Nhà nước sẽ kế thừa quyền và

223
nghĩa vụ tố tụng nên trường hợp quy định tại Điểm a, Khoản 1, Điều 217 Bộ luật Tố
tụng dân sự năm 2015 sẽ không thể xảy ra được.
Ý kiến của Anh/Chị đối với quan điểm trên như thế nào?
8. Tiền tạm ứng án phí sẽ được xử lý như thế nào trong trường hợp Toà án đình chỉ
giải quyết vụ án dân sự?
9. Trình bày thẩm quyền ra quyết định tạm đình chỉ giải quyết vụ án dân sự, quyết
định tiếp tục giải quyết vụ án dân sự, quyết định đình chỉ giải quyết vụ án dân sự theo
quy định pháp luật?
10. Trường hợp bị đơn rút yêu cầu phản tố nhưng nguyên đơn rút một phần yêu cầu
khởi kiện thì Toà án có ra quyết định đình chỉ đối với các phần yêu cầu đã rút hay
không?
8.2 Câu hỏi trắc nghiệm
Lưu ý: Chọn 1 đáp án chính xác nhất
1. Toà án sẽ ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ án dân sự trong trường hợp
nào sau đây?
a) Cơ quan, tổ chức đã hợp nhất, sáp nhập, chia, tách, giải thể mà chưa có cơ quan,
tổ chức, cá nhân kế thừa quyền và nghĩa vụ tố tụng.
b) Hết thời hiệu khởi kiện
c) Đã có quyết định của Toà án mở thủ tục phá sản đối với doanh nghiệp, hợp tác
xã là một bên đương sự trong vụ án mà việc giải quyết có liên quan đến nghĩa vụ, tài
sản của doanh nghiệp, hợp tác xã đó.
d) B và C đúng
2. Trong trường hợp Toà án thụ lý giải quyết vụ án tranh chấp liên quan đến
xác định quyền sử dụng đất nhưng chưa được tiến hành hoà giải tại cơ sở thì
Toà án phải giải quyết như thế nào?
a) Đình chỉ giải quyết vụ án
b) Tạm đình chỉ giải quyết vụ án và chờ kết quả hoà giải tại cơ sở
c) Tiếp tục giải quyết vụ án bình thường và thực hiện thủ tục hoà giải cho các bên
d) Tất cả đều sai
3. Trình tự thủ tục nào là đúng theo quy định pháp luật tố tụng dân sự đối với
trường hợp tạm đình chỉ giải quyết vụ án dân sự vì lý do cần đợi kết quả xử lý
văn bản quy phạm pháp luật có liên quan đến việc giải quyết vụ án có dấu hiệu

224
trái với Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Uỷ
ban thường vụ Quốc hội, văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan nhà nước
cấp trên?
a) Tạm đình chỉ  Thông báo cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền liên quan 
Sau 01 tháng kể từ thời điểm thông báo nếu không có phản hồi thì tiếp tục giải quyết
theo thủ tục chung
b) Chánh án Toà án đang giải quyết vụ án kiến nghị cơ quan nhà nước có thẩm
quyền xem xét sửa đổi, bổ sung hoặc bãi bỏ văn bản liên quan  Ra quyết định tạm
đình chỉ  Sau 01 tháng kể từ thời điểm nhận được kiến nghị, nếu không có phản
hồi thì tiếp tục giải quyết theo thủ tục chung
c) Chánh án Toà án nhân dân tối cao kiến nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền
xem xét sửa đổi, bổ sung hoặc bãi bỏ văn bản liên quan  Ra quyết định tạm đình
chỉ  Sau 01 tháng kể từ thời điểm nhận được kiến nghị, nếu không có phản hồi thì
tiếp tục giải quyết theo thủ tục chung
d) Chánh án Toà án nhân dân tối cao kiến nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền
xem xét sửa đổi, bổ sung hoặc bãi bỏ văn bản liên quan  Ra quyết định tạm đình
chỉ  Sau 01 tháng kể từ thời điểm ra quyết định tạm đình chỉ, nếu không có phản
hồi thì tiếp tục giải quyết theo thủ tục chung
4. Trong thời hạn bao lâu kể từ ngày lý do tạm đình chỉ giải quyết vụ án không
còn theo quy định tại Điều 214 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 thì Toà án phải
ra quyết định tiếp tục giải quyết vụ án dân sự?
a) 03 ngày
b) 03 ngày làm việc
c) 05 ngày làm việc
d) 05 ngày
5. Toà án cấp phúc thẩm ra quyết định đình chỉ xét xử phúc thẩm trong trường
hợp nào sau đây?
a) Người kháng cáo rút toàn bộ kháng cáo
b) Viện kiểm sát rút một phần kháng nghị
c) Cả 2 đáp án trên đều đúng
d) Cả 2 đáp án trên đều sai
6. Trong trường hợp tạm đình chỉ giải quyết vụ án dân sự thì tiền tạm ứng án

225
phí xử lý như thế nào?
a) Trả lại cho đương sự
b) Vẫn giữ nguyên và sẽ được xử lý khi Toà án tiếp tục giải quyết vụ án
c) Trả lại một nửa cho đương sự
d) Tuỳ trường hợp cụ thể mà Toà án sẽ xác định số tiền cụ thể trả lại cho đương sự
7. Sau khi ra quyết định đưa vụ án ra xét xử, Viện kiểm sát rút toàn bộ kháng
nghị thì Thẩm quyền ra quyết định đình chỉ xét xử phúc thẩm thuộc về chủ thể
nào?
a) Thẩm phán được phân công làm chủ toạ phiên toà
b) Chánh án toà án của cấp toà án đang thụ lý
c) Chánh án toà án nhân dân tối cao
d) Hội đồng xét xử
8. Hậu quả pháp lý của việc tạm đình chỉ giải quyết vụ án dân sự là gì?
a) Xoá tên trong sổ thụ lý
b) Thẩm phán được phân công giải quyết vụ án dân sự trước đó có trách nhiệm đôn
đốc, theo dõi để khắc phục lý do dẫn đến tạm đình chỉ giải quyết vụ án dân sự
c) Tiền tạm ứng án phí xung vào công quỹ
d) Đương sự không có quyền kháng cáo theo thủ tục phúc thẩm đối với quyết định
tạm đình chỉ giải quyết vụ án dân sự
9. Hậu quả pháp lý của việc đình chỉ giải quyết vụ án dân sự là gì?
a) Xoá tên trong sổ thụ lý vụ án vụ án
b) Đương sự không có quyền khởi kiện lại
c) Tiền tạm ứng án phí xung vào công quỹ
d) Tiền tạm ứng án phí trả lại cho đương sự
10. Trong thời hạn bao lâu kể từ ngày ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ án
dân sự, Toà án phải gửi quyết định đó cho đương sự, cơ quan, tổ chức, cá nhân
khởi kiện và Viện kiểm sát?
a) 03 ngày làm việc
b) 04 ngày làm việc
c) 05 ngày làm việc
d) 07 ngày làm việc
8.3 Câu hỏi nhận định đúng/sai và giải thích

226
1. Trong trường hợp đình chỉ giải quyết vụ án do nguyên đơn rút đơn khởi kiện
hoặc nguyên đơn đã được triệu tập hợp lệ lần thứ hai mà vẫn vắng mặt thì phải có sự
đồng ý của bị đơn, người có quyền và nghĩa vụ liên quan.
2. Quyết định đình chỉ giải quyết vụ án dân sự và quyết định đình chỉ xét xử phúc
thẩm vụ án có thể bị kháng cáo, kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm.
3. Chỉ có Toà án mới có thẩm quyền ra quyết định tạm đình chỉ giải quyết vụ án
dân sự.
4. Điểm khác nhau cơ bản giữa tạm đình chỉ và đình chỉ giải quyết vụ án dân sự là
hậu quả pháp lý của nhau.
5. Tại phiên tòa phúc thẩm, nếu nguyên đơn rút đơn khởi kiện thì Hội đồng xét xử
ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ án dân sự.
6. Quyết định tạm đình chỉ giải quyết vụ án dân sự là tiền đề để ra quyết định đình
chỉ giải quyết vụ án dân sự.
7. Trong mọi trường hợp, nếu người chưa thành niên mà chưa xác định được người
đại diện theo pháp luật thì Toà án sẽ tạm đình chỉ giải quyết vụ án dân sự.
8. Đối với vụ án được xét xử lại theo thủ tục sơ thẩm sau khi có quyết định giám
đốc thẩm, tái thẩm mà Toà án quyết định đình chỉ giải quyết vụ án thì Toà án phải
giải quyết luôn hậu quả của việc thi hành án.
9. Người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự khi tham gia tố tụng mà không có
người đại diện hợp pháp thì Toà án sẽ ra quyết định tạm đình chỉ giải quyết vụ án
dân sự.
10. Trường hợp người kháng cáo rút một phần kháng cáo thì Hội đồng xét xử ra một
quyết định đình chỉ riêng đối với các vấn đề đã rút và tiếp tục xét xử vụ án đối với
các vấn đề còn lại bình thường.
11. Quyết định đình chỉ giải quyết vụ án dân sự có thể đưa ra ở cấp xét xử sơ thẩm,
phúc thẩm hay thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm.
8.4 Bài tập tình huống
1. Nguyên đơn là Công ty cổ phần Q khởi kiện Công ty trách nhiệm hữu hạn T và
việc xét xử đang ở giai đoạn phúc thẩm. Theo Biên bản phiên toà phúc thẩm ngày
26/11/2013 thì tại phiên toà các đương sự có mặt đầy đủ theo giấy triệu tập của Toà
án. Tuy nhiên, Hội đồng xét xử đã ra quyết định hoãn phiên toà với lý do là thu
thập, bổ sung thêm chứng cứ. Sau đó, vào ngày 26/2/2014, phiên toà được mở lại,

227
Công ty trách nhiệm hữu hạn T có mặt nhưng Công ty cổ phần Q và người bảo vệ
quyền và lợi ích hợp pháp của Cong ty Q vắng mặt mà không có lý do chính đáng.
Vì vậy, Hội đồng xét xử ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ án với lý do nguyên đơn
được triệu tập hợp lệ lần thứ hai mà vắng mặt.
Hỏi, quyết định của Hội đồng xét xử trong trường hợp trên là đúng hay sai? Vì sao?
2. Anh A là chủ sở hữu căn nhà tại Quận 1 và có cho chị B thuê để ở trong thời hạn
01 năm. Sau thời hạn 01 năm, chị B còn thiếu tiền nhà phải thanh toán là 20 triệu
đồng, tương đương với 02 tháng tiền nhà chưa thanh toán cho anh A. Chị B có đơn
yêu cầu đòi anh A phải thanh toán cho mình tiền sửa chữa trần nhà bị hư hỏng trong
lúc thuê là 10 triệu đồng. Tại phiên toà sơ thẩm, vì nguyên đơn là anh A rút toàn bộ
yêu cầu khởi kiện nên Toà án ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ án dân sự. Hỏi:
a) Quyết định đình chỉ giải quyết vụ án dân sự của Toà án trong trường hợp trên có
đúng với quy định của pháp luật không? Vì sao?
b) Giả sử, vụ án trên được xét xử ở cấp phúc thẩm và phía bị đơn là chị B không
đưa ra yêu cầu phản tố như trên. Nếu nguyên đơn rút đơn khởi kiện tại phiên toà phúc
thẩm thì Hội đồng xét xử phúc thẩm có được quyền ra quyết định huỷ bản án sơ thẩm
và đình chỉ giải quyết vụ án hay không? Vì sao?
3. Toà án nhân dân huyện X đang tạm đình chỉ giải quyết vụ án dân sự về tranh
chấp quyền sử dụng đất giữa ông H và bà K. Toà viện dẫn căn cứ pháp lý là Điểm d,
Khoản 1, Điều 214 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 với lý do cần đợi ý kiển trả lời
từ phía Uỷ ban nhân dân huyện X về việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
cho ông H (nguyên đơn). Trong thời gian tạm định chỉ giải quyết vụ án, ông H và bà
K thoả thuận được với nhau về việc giải quyết vụ án nên ông H nộp đơn cho Toà để
rút toàn bộ yêu cầu khởi kiện. Được biết, bà K không có yêu cầu phản tố, vụ án đang
được xét xử ở cấp sơ thẩm. Hỏi, nếu Anh/Chị là Thẩm phán được phân công thụ lý
giải quyết vụ án trên, Anh/Chị sẽ giải quyết như thế nào?
8.5 Bình luận bản án
GỢI Ý NGHIÊN CỨU:
1. Đọc các nội dung tại Chương 8 Giáo trình Luật tố tụng dân sự.
2. Tóm tắt nội dung hai bản án bên dưới.
3. Trình bày ý kiến của anh/chị liên quan đến nhận định của Toà đối với quyết định
giải quyết vụ án và quyết định đình chỉ xét xử phúc thẩm tại hai bản án.

228
4. Các ý kiến đánh giá khác (nếu có).

229
1. Bản án số 1
TÒA ÁN NHÂN DÂN CẤP CAO TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Quyết định giám đốc thẩm


Số: 360/2018/DS-GĐT
Ngày: 22/11/2018
V/v tranh chấp về HĐ MBTS và HĐ vay TS
NHÂN DANH
NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
ỦY BAN THẨM PHÁN
TÒA ÁN NHÂN DÂN CẤP CAO TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Thành phần Ủy ban Thẩm phán Tòa án nhân dân cấp cao gồm có:
Thẩm phán – Chủ tọa phiên tòa: ông Huỳnh Sáng Các Thẩm phán:
2. Ông Võ Văn Cường
3. Ông Phạm Trung Tuấn
Thư ký phiên tòa: ông Trần Ngọc Tuấn – Thẩm tra viên
Đại diện Viện Kiểm sát nhân dân cấp cao tại Thành phố Hồ Chí Minh tham gia phiên
tòa: bà Nguyễn Thị Thanh – Kiểm sát viên.
Ngày 22 tháng 11 năm 2018, tại trụ sở Tòa án nhân dân cấp cao tại Thành phố Hồ Chí
Minh mở phiên tòa giám đốc thẩm xét xử vụ án dân sự về “Tranh chấp về hợp đồng
mua bán tài sản và hợp đồng vay tài sản” giữa các đương sự:
1. Nguyên đơn: ông A, sinh năm 1964 và bà B, sinh năm 1963. Địa chỉ: đường M,
phường N, thành phố P, tỉnh Vĩnh Long.
2. Bị đơn: ông C, sinh năm 1972 và bà D, sinh năm 1957. Địa chỉ: đường M, phường
N, thành phố P, tỉnh Vĩnh Long.
NỘI DUNG VỤ ÁN:
Nguyên đơn ông A và bà B trình bày:
Năm 2012, ông bà mua xe ô-tô cũ của vợ chồng ông C, bà D nhiều lần, trong đó có 05
xe ô-tô (mang biển kiểm soát: 64H – 4414, 64H – 3966, 64H – 5638, 64H
230
– 6535 và 64H - 6537) hai bên giao dịch khi xe đang thế chấp cho ngân hàng. Khi giải
chấp, ông C, bà D bán xe ô-tô cho người khác nhưng chưa trả lại tiền cho ông bà. Ngoài
ra, ông C, bà D có vay tiền của ông bà để làm ăn nhưng chưa trả. Cộng hai khoản, ông
C, bà D nợ của ông bà 1.307.000.000 đồng.
Ngày 19/12/2014, ông C lập tờ thỏa thuận (có công chứng) cam kết trong thời hạn 24
tháng, kể từ ngày 01/02/2015, trả hết cho ông bà số nợ 1.310.000.000 đồng và
226.000.000 đồng lãi, nhưng ông C không thực hiện. Vì vậy, ông bà yêu cầu Tòa án
tuyên bố vô hiệu các hợp đồng mua bán các xe ô-tô nêu trên giữa các bên, buộc ông C,
bà D liên đới trả lại cho ông bà 1.307.000.000 đồng và khoản tiền lãi.
Bị đơn ông C trình bày:
Giữa vợ chồng ông với ông A có giao dịch mua bán xe ô-tô và vay tiền như lời ông A
trình bày là đúng. Theo Bản thỏa thuận cam kết trả nợ ngày 19/12/2014, ông thừa nhận
các khoản giao dịch với ông A được thực hiện trong thời kỳ hôn nhân, ông và bà D có
nợ ông A 1.307.000.000 đồng, nhưng bà D cho rằng đã trả cho ông A 515.000.000 đồng
nên ông đề nghị trừ khoản này ra. Số tiền còn lại, ông đồng ý liên đới với bà D trả nợ
cho ông A.
Bị đơn bà D trình bày:
Bà chỉ tham gia giao dịch với ông A số tiền 515.000.000 đồng nhưng đã trả cho ông A.
Các khoản khác do ông C giao dịch riêng với ông A nên bà không chấp nhận yêu cầu
khởi kiện của ông A buộc bà liên đới với ông C trả nợ cho ông A.
Tại Bản án dân sự sơ thẩm số 34/2017/DS-ST ngày 16/5/2017, Tòa án nhân dân thành
phố Vĩnh Long, tỉnh Vĩnh Long quyết định:
Tuyên bố vô hiệu hợp đồng mua bán các xe ô-tô mang biển kiểm soát: 64H – 4414, 64H
– 3966, 64H – 5638, 64H – 6535 và 64H – 6537 giữa ông A với ông C và
bà D.
Buộc ông C và bà D liên đới trả cho ông A và bà B 1.502.872.800 đồng, trong đó tiền
giao dịch mua bán xe ô-tô 780.000.000 đồng, tiền vay 487.100.000 đồng và tiền lãi
235.772.800 đồng.
Buộc ông C trả cho ông A và bà B 60.000.000 đồng, trong đó tiền vốn
40.00.00 đồng và tiền lãi 20.000.000 đồng.
Không chấp nhận yêu cầu của ông A, bà B đòi ông C, bà D trả tiền lãi vượt quá quy
231
định: 367.227.200 đồng.
Ngoài ra, bản án còn tuyên về chi phí giám định, án phí và quyền kháng cáo. Không
đồng ý với bản án sơ thẩm, ông C và bà D đã làm đơn kháng cáo.
Tại Quyết định Đình chỉ xét xử phúc thẩm vụ án dân sự số 15/2017/QĐ-PT ngày
22/9/2017, Tòa án nhân dân tỉnh Vĩnh Long quyết định:
Đình chỉ xét xử phúc thẩm vụ án dân sự thụ lý số 84/2017/TLPT-DS ngày 03/7/2015 về
việc “Tranh chấp về hợp đồng mua bán tài sản và hợp đồng vay tài sản” giữa nguyên
đơn là ông A, bà B với bị đơn là ông C, bà D.
Bản án dân sự sơ thẩm số 34/2017/DS-ST ngày 16/5/2017 của Tòa án nhân dân thành
phố Vĩnh Long có hiệu lực kể từ ngày ra quyết định này.
Ngày 02/10/2017, bị đơn bà D có đơn đề nghị xem xét quyết định đình chỉ xét xử phúc
thẩm và bản án dân sự sơ thẩm nêu trên theo thủ tục giám đốc thẩm.
Tại Quyết định Kháng nghị số 120/QĐKNGĐT-VKS-DS ngày 06/7/2018, Viện trưởng
Viện Kiểm sát nhân dân cấp cao tại Thành phố Hồ Chí Minh kháng nghị bản án dân sự
sơ thẩm và quyết định đình chỉ xét xử phúc thẩm nêu trên, đề nghị Ủy ban Thẩm phán
Tòa án nhân dân cấp cao tại Thành phố Hồ Chí Minh xét xử giám đốc thẩm hủy quyết
định phúc thẩm và bản án sơ thẩm, giao hồ sơ vụ án cho Tòa án nhân dân thành phố
Vĩnh Long, tỉnh Vĩnh Long xét xử sơ thẩm lại.
Tại phiên tòa, đại diện Viện Kiểm sát nhân dân cấp cao tại Thành phố Hồ Chí Minh rút
một phần kháng nghị đối với việc đề nghị hủy quyết định phúc thẩm, đề nghị Ủy ban
Thẩm phán chấp nhận kháng nghị của Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân cấp cao tại
Thành phố Hồ Chí Minh, hủy bản án sơ thẩm để giải quyết lại theo thủ tục sơ thẩm.
NHẬN ĐỊNH CỦA TÒA ÁN:
[1] Đối với quyết định phúc thẩm: Bị đơn kháng cáo bản án sơ thẩm. Tòa án cấp phúc
thẩm đã nhiều lần triệu tập hợp lệ bị đơn và đại diện hợp pháp của bị đơn đến phiên tòa,
nhưng những người này vắng mặt không vì sự kiện bất khả kháng hoăc trở ngại khách
quan nên Tòa án đã ra quyết định đình chỉ xét xử phúc thẩm là có căn cứ. Vì vậy, chấp
nhận việc rút một phần kháng nghị của Viện Kiểm sát đối với việc đề nghị hủy quyết
định phúc thẩm.
[2] Đối với bản án sơ thẩm: Nguyên đơn, bị đơn (ông C) đều thừa nhận vào năm 2012,
giữa các bên có việc mua bán xe ô-tô và vay tiền. Giữa ông A và ông C đã thực hiện
232
việc đối chiếu, xác nhận nợ tại Bản thỏa thuận (có công chứng) ngày 19/12/2014. Theo
đó, ông C chịu trách nhiệm cá nhân trả cho ông A 1.310.000.000 đồng. Bà D cho rằng
bà không liên quan đến số nợ trên vì bà và ông C đã ly hôn vào ngày 02/01/2014 (BL số
86), trước thời điểm ông A và ông C ký Bản thỏa thuận nêu trên. Như vậy, ông A đã
đồng ý chuyển nghĩa vụ chung của vợ chồng (ông C, bà D) thành nghĩa vụ riêng của
ông C. Tòa án cấp sơ thẩm buộc ông C, bà D liên đới trả nợ cho ông A là không đúng.
Viện Kiểm sát đề nghị hủy bản án sơ thẩm để xét xử sơ thẩm lại là không cần thiết mà
chỉ cần sửa bản án sơ thẩm theo hướng buộc ông C có nghĩa vụ trả nợ cho ông A, bà B
là phù hợp.
[3] Ngoài ra, Tòa án cấp sơ thẩm tính án phí sơ thẩm đối với khoản nợ nêu trên cũng
chưa chính xác gây bất lợi cho đương sự nên sửa lại phần án phí này.
Vì các lẽ trên,
QUYẾT ĐỊNH:
Căn cứ Điều 337, Điều 343, Điều 347, Điều 349 của Bộ luật Tố tụng dân sự,
1. Chấp nhận một phần Kháng nghị số 120/2018/QĐKNGĐT-VKS-DS ngày 06 tháng
7 năm 2018 của Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân cấp cao tại Thành phố Hồ Chí
Minh. Đình chỉ xét xử giám đốc thẩm đối với phần kháng nghị Quyết định Đình chỉ xét
xử phúc thẩm vụ án dân sự số 15/2017/QĐ-PT ngày 22/9/2017 của Tòa án nhân dân
tỉnh Vĩnh Long.
2. Sửa một phần Bản án dân sự sơ thẩm số 34/2017/DS-ST ngày 16/5/2017 của Tòa
án nhân dân thành phố Vĩnh Long, tỉnh Vĩnh Long về vụ án “Tranh chấp về hợp đồng
mua bán tài sản và hợp đồng vay tài sản” giữa nguyên đơn là ông A và bà B với bị đơn
là ông C và bà D.
Buộc ông C trả cho ông A và bà B 1.502.872.800 (một tỷ năm trăm lẻ hai triệu tám trăm
bảy mươi hai ngàn tám trăm) đồng, trong đó tiền mua bán xe ô-tô 780.000.000 (bảy
trăm tám mươi triệu) đồng, tiền vay 487.100.000 (bốn trăm tám mươi bảy triệu một
trăm ngàn) đồng và tiền lãi 235.772.800 (hai trăm ba mươi lăm triệu bảy trăm hai mươi
hai ngàn tám trăm) đồng.
Án phí sơ thẩm: Buộc ông C chịu 57.086.184 (năm mươi bảy triệu không trăm tám
mươi sáu ngàn một trăm tám mươi bốn) đồng.
3. Các quyết định khác của bản án sơ thẩm tiếp tục có hiệu lực pháp luật.
233
4. Quyết định giám đốc thẩm có hiệu lực pháp luật kể từ ngày ra quyết định./.

234
2. Bản án số 2
TÒA ÁN NHÂN DÂN CẤP CAO TẠI ĐÀ NẴNG
Quyết định giám đốc thẩm
Số: 78/2018/DS-GĐT
Ngày 25/10/2018
V/v Tranh chấp hợp đồng vay tài sản

NHÂN DANH
NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

ỦY BAN THẨM PHÁN


TÒA ÁN NHÂN DÂN CẤP CAO TẠI ĐÀ NẴNG
- Thành phần Ủy ban Thẩm phán Tòa án nhân dân cấp cao gồm có:
Thẩm phán - Chủ tọa phiên tòa: Ông Lê Tự.
Các Thẩm phán: Ông Đặng Kim Nhân và ông Phạm Việt Cường.

- Thư ký phiên tòa: Bà Nguyễn Thị Nga – Thư ký Tòa án.


- Đại diện Viện kiểm sát nhân dân cấp cao tại Đà Nẵng tham gia phiên tòa:
Bà Bùi Thị Dung - Kiểm sát viên.

Ngày 25 tháng 10 năm 2018, tại trụ sở Tòa án nhân dân cấp cao tại Đà Nẵng mở phiên
tòa giám đốc thẩm xét xử vụ án dân sự: “Tranh chấp hợp đồng vay tài sản”; giữa các
đương sự:
* Nguyên đơn: Ông Trần Văn S và bà Nguyễn Thị H Trú tại: Thôn Đ, xã C, huyện
C1, tỉnh Quảng Trị.
* Bị đơn: Ông Trần T và bà Trần Thị N.
Trú tại: Thôn Đ, xã C, huyện C1, tỉnh Quảng Trị.
NỘI DUNG VỤ ÁN
Tại Quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự số 03/2013/QĐST-DS ngày
26/3/2013, Tòa án nhân dân huyện C1, tỉnh Quảng Trị đã quyết định:
235
“Công nhận sự thỏa thuận của các đương sự ông Trần Văn S và bà Nguyễn Thị H bị
đơn ông Trần T và bà Trần Thị N:
- Ông Trần T và bà Trần Thị N có nghĩa vụ trả nợ cho ông Trần Văn S và bà Nguyễn
Thị H số tiền vay tại Hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất lập ngày 28 tháng 11 năm
2011 là 800.000.000 đồng.
- Ông Trần T và bà Trần Thị N phải chịu 18.000.000 đồng án phí dân sự sơ thẩm.
- Ông Trần Văn S và bà Nguyễn Thị H không phải chịu án phí dân sự sơ thẩm, hoàn
trả lại cho ông Trần Văn S và bà Nguyễn Thị H 18.000.000đ tiền tạm ứng án phí dân sự
sơ thẩm đã nộp theo biên lai số 001987 ngày 06/3/2013 của Chi cục Thi hành án dân sự
huyện C1, tỉnh Quảng Trị.
- Trường hợp ông Trần T và bà Trần Thị N không thực hiện nghĩa vụ trả nợ thì ông
Trần Văn S và bà Nguyễn Thị H có quyền yêu cầu xử lý tài sản thế chấp theo quy định
của pháp luật.”
Ngày 18/3/2015, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao ra Quyết định kháng nghị số
49/2015/KN-DS đối với Quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự số
03/2013/QĐST-DS ngày 26/3/2013 của Tòa án nhân dân huyện C1, đề nghị Uỷ ban
Thẩm phán Tòa án nhân dân tỉnh Quảng Trị xét xử giám đốc thẩm hủy toàn bộ Quyết
định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự số 03/2013/QĐST-DS ngày 26/3/2013.
Uỷ ban Thẩm phán Tòa án nhân dân tỉnh Quảng Trị tiến hành xét xử giám đốc thẩm và
ra Quyết định giám đốc thẩm số 01/2015/DSST-GĐT ngày 28/5/2015, hủy toàn bộ
Quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự số 03/2013/QĐST-DS ngày
26/3/2013 và giao hồ sơ vụ án cho Tòa án nhân dân huyện C1 giải quyết lại theo trình tự
sơ thẩm.
Ngày 01/7/2015, Tòa án nhân dân huyện C1 thụ lý lại vụ án và thông báo cho nguyên
đơn nộp tiền tạm ứng án phí sơ thẩm nhưng nguyên đơn không nộp. Do đó, Tòa án
nhân dân huyện C1 ra Quyết định đình chỉ giải quyết vụ án dân sự số 13/2015/QĐST-
DS ngày 30/9/2015, quyết định:
“1. Đình chỉ giải quyết vụ án dân sự thụ lý số 14/2015/TLST-DS ngày
01/7/2015, về việc: “ Tranh chấp hợp đồng vay tài sản”; giữa:

236
- Nguyên đơn: Ông Trần Văn S và bà Nguyễn Thị H...
- Bị đơn: Ông Trần T và bà Trần Thị N...
2. Nguyên đơn có quyền khởi kiện yêu cầu Tòa án giải quyết lại vụ án theo quy định
của pháp luật.
3. Nguyên đơn không phải chịu án phí dân sự sơ thẩm.
4. Quyết định này có thể bị kháng cáo, kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm theo quy
định của pháp luật tố tụng dân sự.”
Ngày 27/5/2016, Chi cục Thi hành án dân sự huyện C1 có văn bản số 162/BC-THA kiến
nghị Tòa án nhân dân cấp cao tại Đà Nẵng xem xét hủy Quyết định đình chỉ giải quyết
vụ án dân sự số 13/2015/QĐST-DS ngày 30/9/2015 của Tòa án nhân dân huyện C1; với
lý do: Việc đình chỉ vụ án không giải quyết hậu quả của việc đã thi hành án là trái quy
định của pháp luật.
Ngày 18/5/2018, Chánh án Toà án nhân dân cấp cao tại Đà Nẵng có Quyết định kháng
nghị giám đốc thẩm số 60/2018/KN-DS, đề nghị Ủy ban thẩm phán TAND cấp cao tại
Đà Nẵng xét xử giám đốc thẩm hủy toàn bộ Quyết định chỉ giải quyết vụ án dân sự số
13/2015/QĐST-DS ngày 30/9/2015 nêu trên.
Tại phiên tòa giám đốc thẩm, đại diện Viện kiểm sát nhân dân cấp cao tại Đà
Nẵng đề nghị Hội đồng xét xử giám đốc thẩm chấp nhận kháng nghị của Chánh án Tòa
án nhân dân cấp cao tại Đà Nẵng.
NHẬN ĐỊNH CỦA TÒA ÁN
[1] Tòa án nhân dân huyện C1 tiến hành thụ lý giải quyết lại vụ án và thông báo cho
nguyên đơn nộp tiền tạm ứng án phí sơ thẩm nhưng nguyên đơn không nộp. Căn cứ
vào quy định tại điểm c khoản 1 Điều 168 và điểm i khoản 1 Điều 192 Bộ luật Tố tụng
dân sự năm 2004, Tòa án nhân dân huyện C1 ra Quyết định đình chỉ giải quyết vụ án
dân sự số 13/2015/QĐST-DS ngày 30/9/2015.
[2] Tuy nhiên, sau khi Quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự số
03/2013/QĐST-DS ngày 26/3/2013 có hiệu lực pháp luật, các đương sự trong vụ án đã
thi hành án. Theo Công văn số 162/BC-THA ngày 27/5/2016 của Chi cục Thi hành án
dân sự huyện C1 và văn bản trình bày ý kiến của ông Trần T, Trần Thị N, các đương sự

237
đã thi hành:
- Bị đơn Trần T -Trần Thị N đã chuyển giao các giấy tờ về quyền sử
dụng đất cho nguyên đơn Trần Văn S - Nguyễn Thị H theo hợp đồng thế chấp quyền sử
dụng đất và tài sản gắn liền với đất ngày 28/11/2011.
- Bị đơn Trần T và Trần Thị N đã nộp tiền án phí dân sự sơ thẩm là 5.000.000 đồng.
[3] Vụ án được giải quyết lại theo thủ tục sơ thẩm sau khi có quyết định giám đốc thẩm
và các đương sự đã thi hành án. Việc đã thi hành án của các đương sự
gây khó khăn cho việc cưỡng chế thi hành bản án khác của Chi cục Thi hành án dân sự
huyện C1 và không bảo đảm quyền lợi của các đương sự. Lẽ ra, khi quyết định đình chỉ
giải quyết vụ án, Tòa án nhân dân huyện C1 phải giải quyết hậu quả của việc thi hành án
và giải quyết tiền án phí mà bị đơn Trần T - Trần Thị N đã nộp. Quyết định đình chỉ giải
quyết vụ án số 13/2015/QĐST-DS ngày 30/9/2015 của Tòa án nhân dân huyện C1
không giải quyết hậu quả của việc đã thi hành án và tiền án phí nêu trên.
Vì các lẽ trên;
QUYẾT ĐỊNH:
Căn cứ điểm a khoản 1 Điều 337; khoản 3 Điều 343 và khoản 2 Điều 345 Bộ luật Tố
tụng dân sự năm 2015;
1. Chấp nhận quyết định kháng nghị số 60/2018/KN-DS 18/5/2018 của Chánh án Toà
án nhân dân cấp cao tại Đà Nẵng.
2. Hủy toàn bộ Quyết định đình chỉ giải quyết vụ án dân sự số 13/2015/QĐST-DS
ngày 30/9/2015 của Tòa án nhân dân huyện C1, tỉnh Quảng Trị; về việc: “Tranh chấp
hợp đồng vay tài sản”; giữa:
Nguyên đơn: Ông Trần Văn S và bà Nguyễn Thị H.
Bị đơn: Ông Trần T và bà Trần Thị N.
3. Giao hồ sơ vụ án cho Tòa án nhân dân huyện C1, tỉnh Quảng Trị để giải quyết lại
theo thủ tục sơ thẩm.

238
CHƯƠNG 9. THỦ TỤC GIẢI QUYẾT SƠ THẨM VỤ ÁN DÂN SỰ
Mục tiêu bài học:
- Hiểu được các quy định về thủ tục khởi kiện, thụ lý vụ án dân sự cũng như các
trường hợp trả lại đơn khởi kiện.
- Nắm được quy định về thời hạn chuẩn bị xét xử, các hoạt động chuẩn bị xét
xử sơ thẩm.
- Nắm được khái niệm, ý nghĩa, trình tự thủ tục của phiên tòa sơ thẩm.
- Nắm được khái niệm, ý nghĩa, đặc điểm, phạm vi, điều kiện áp dụng thủ tục
rút gọn giải quyết vụ án dân sự; thủ tục chuyển vụ án giải quyết theo thủ tục rút gọn
sang giải quyết theo thủ tục thông thường.
- Phân biệt được trình tự quyết sơ thẩm vụ án dân sự theo thủ tục thông thường
và rút gọn.
9.1 Câu hỏi tự luận
1. Hãy trình bày và phân tích các điều kiện khởi kiện vụ án dân sự theo quy định
của Bộ luật tố tụng dân sự 2015.
2. Hãy phân tích các trường hợp Tòa án trả lại đơn khởi kiện theo quy định của Bộ
luật tố tụng dân sự 2015.
3. Thủ tục rút gọn giải quyết vụ án dân sự là gì? Hãy trình bày đặc điểm, ý nghĩa
của thủ tục rút gọn trong giải quyết vụ án dân sự.
4. Hãy trình bày và phân tích các điều kiện áp dụng thủ tục rút gọn giải quyết quyết
vụ án dân sự.
5. Hãy trình bày và phân tích những tình tiết mới làm cho Tòa án ra quyết định
chuyển vụ án sang giải quyết theo thủ tục thông thường theo quy định của Bộ luật tố
tụng dân sự 2015.
6. Hòa giải vụ án dân sự là gì? Hãy trình bày ý nghĩa, nguyên tắc tiến hành hòa giải
theo quy định của pháp luật tố tụng dân sự hiện nay.
9.2 Câu hỏi trắc nghiệm
Lưu ý: Chọn 1 đáp án chính xác nhất
7. Quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự có hiệu lực:
a. Ngay sau khi được ban hành
b. Sau khi hết thời hạn kháng cáo, kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm
c. Theo quyết định của Tòa án
239
d. Theo thỏa thuận của đương sự
8. Hội đồng xét xử tiến hành nghị án:
a. Tại phòng xử án
b. Tại phòng họp
c. Tại phòng nghị án
d. Tại phòng nghị luận
9. Vụ án dân sự nào sau đây thuộc vụ án dân sự không được hòa giải theo quy
định của pháp luật tố tụng dân sự:
a. Yêu cầu đòi bồi thường gây thiệt hại đến tài sản của Nhà nước
b. Đương sự là vợ hoặc chồng trong vụ án ly hôn là người mất năng lực hành vi dân
sự
c. Bị đơn đã được Toà án triệu tập hợp lệ đến lần thứ hai mà vẫn cố tình vắng mặt
d. Đương sự không thể tham gia hoà giải được vì có lý do chính đáng
10. Thành phần Hội đồng xét xử sơ thẩm vụ án dân sự theo thủ tục thông
thường gồm:
a. 01 Thẩm phán và 02 Hội thẩm nhân dân
b. 03 Thẩm phán và 02 Hội thẩm nhân dân
c. 01 Thẩm phán
d. 03 Thẩm phán
11. Việc xét xử sơ thẩm vụ án dân sự theo thủ tục rút gọn được tiến hành bởi:
a. Hội đồng xét xử gồm 01 thẩm phán và 02 hội thẩm
b. Hội đồng xét xử gồm 03 thẩm phán
c. 01 thẩm phán
d. a, b, c sai
12. Vụ án dân sự nào sau đây là vụ án dân sự không tiến hành hòa giải được
theo quy định:
a. Đương sự không thể tham gia hòa giải được vì có lý do chính đáng
b. Một trong các đương sự đề nghị không tiến hành hòa giải
c. a, b đúng
d. a, b sai
13. Nhận định nào sau đây đúng:
a. Quyết định công nhận sự thoả thuận của các đương sự chỉ có thể bị kháng nghị
240
theo thủ tục giám đốc thẩm nếu có căn cứ cho rằng sự thoả thuận đó là do bị nhầm
lẫn, lừa dối, đe dọa, cưỡng ép hoặc vi phạm điều cấm của luật, trái đạo đức xã hội
b. Quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự không bị kháng cáo, kháng
nghị theo thủ tục phúc thẩm
c. a, b đúng
d. a, b sai
14. Trường hợp tại phiên tòa sơ thẩm nguyên đơn rút toàn bộ yêu cầu khởi
kiện, nhưng bị đơn vẫn giữ nguyên yêu cầu phản tố của mình thì:
a. Tòa án ra quyết định tạm đình chỉ giải quyết vụ án dân sự
b. Tòa án ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ án dân sự
c. Tòa án xác định lại địa vị tố tụng của đương sự và tiếp tục giải quyết
d. a, b, c sai
15. Trong trường hợp nguyên đơn rút toàn bộ yêu cầu khởi kiện tại phiên tòa
sơ thẩm thì Tòa án:
a. Chấp nhận việc rút yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn nếu bị đơn đồng ý
b. Chấp nhận việc rút yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn nếu bị đơn đồng ý và ra
quyết
định đình chỉ giải quyết vụ án dân sự
c. Ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ án dân sự
d. Ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ án nếu bị đơn không có yêu cầu phản tố,
người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan không có yêu cầu độc lập
16. Tòa án xét xử vắng mặt tất cả những người tham gia tố tụng khi:
a. Nguyên đơn, người đại diện hợp pháp của nguyên đơn có đơn đề nghị xét xử
vắng mặt
b. Bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan; người đại diện hợp pháp của bị
đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có đơn đề nghị xét xử vắng mặt hoặc đã
được triệu tập hợp lệ lần thứ hai mà vẫn vắng mặt
c. Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của nguyên đơn, bị đơn, người có quyền
lợi, nghĩa vụ liên quan có đơn đề nghị xét xử vắng mặt hoặc đã được triệu tập hợp lệ
lần thứ hai mà vẫn vắng mặt
d. a, b, c đúng
17. Trong trường hợp vụ tranh chấp đã được tiến hành hòa giải cơ sở thì:
241
a. Tòa án có thể không thực hiện thủ tục hòa giải trước khi mở phiên tòa sơ thẩm
b. Tòa án mở phiên hòa giải trước khi mở phiên tòa sơ thẩm trong trường hợp
đương sự có yêu cầu
c. Tòa án có trách nhiệm mở phiên hòa giải trước khi mở phiên tòa sơ thẩm trừ
trường hợp thuộc vụ án không được hòa giải và không tiến hành hòa giải được
d. Tòa án không phải mở phiên hòa trước khi mở phiên tòa giải nếu được sự đồng ý
của bị đơn
18. Trong trường hợp có lý do chính đáng, thời hạn mở phiên tòa sơ thẩm có
thể được gia hạn thêm:
a. 01 tháng
b. 02 tháng
c. 03 tháng
d. 04 tháng
19. Trong trường hợp Toà án triệu tập hợp lệ lần thứ nhất mà đương sự vắng
mặt không có lý do chính đáng và không có đơn đề nghị xét xử vắng mặt thì:
a. Hội đồng xét xử ra quyết định hoãn phiên toà
b. Toà án ra quyết định tạm đình chỉ giải quyết vụ án dân sự
c. Toà án ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ án dân sự
d. Toà án vẫn tiến hành xét xử vắng mặt họ
20. Nhận định nào sau đây đúng:
a. Đương sự có quyền kháng cáo theo thủ tục phúc thẩm khi không đồng ý với
quyết
định công nhận sự thỏa thuận của đương sự của Tòa án
b. Viện kiểm sát có quyền kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm đối với quyết định
công nhận sự thỏa thuận của đương sự
c. Quyết định công nhận sự thỏa thuận của đương sự có thể bị kháng nghị theo thủ
tục giám đốc thẩm
d. Quyết định công nhận sự thỏa thuận của đương sự có thể bị kháng nghị theo thủ
tục tái thẩm
21. Nhận định nào sau đây đúng:
a. Tòa án có trách nhiệm tổ chức hòa giải trước phiên tòa sơ thẩm đối với tất cả các
vụ án
242
b. Tòa án có trách nhiệm tổ chức hòa giải trước phiên tòa sơ thẩm đối với tất cả các
vụ án để các đương sự thoả thuận với nhau về việc giải quyết vụ án, trừ những vụ án
không được hòa giải, không tiến hành hòa giải được và những vụ án được giải quyết
theo thủ tục rút gọn
c. Tòa án có trách nhiệm tổ chức hòa giải trước phiên tòa sơ thẩm đối với những vụ
án
được giải quyết theo thủ tục rút gọn
d. Tòa án có trách nhiệm tổ chức hòa giải trước phiên tòa sơ thẩm đối với tất cả các
vụ án để các đương sự thoả thuận với nhau về việc giải quyết vụ án, trừ những vụ án
không được hòa giải hoặc không tiến hành hòa giải được
22. Vụ án dân sự được áp dụng thủ tục rút gọn để giải quyết khi:
a. Vụ án có tình tiết đơn giản, quan hệ pháp luật rõ ràng, đương sự đã thừa nhận
nghĩa vụ; tài liệu, chứng cứ đầy đủ, bảo đảm đủ căn cứ để giải quyết vụ án và Tòa án
không phải thu thập tài liệu, chứng cứ
b. Các đương sự đều có địa chỉ nơi cư trú, trụ sở rõ ràng. Không có đương sự cư trú
ở nước ngoài, tài sản tranh chấp ở nước ngoài, trừ trường hợp đương sự ở nước ngoài
và đương sự ở Việt Nam có thỏa thuận đề nghị Tòa án giải quyết theo thủ tục rút gọn
hoặc các đương sự đã xuất trình được chứng cứ về quyền sở hữu hợp pháp tài sản và
có thỏa thuận thống nhất về việc xử lý tài sản
c. a và b
d. a hoặc b
23. Trong trường hợp áp dụng thủ tục rút gọn để giải quyết vụ án dân sự thì
Tòa án:
a. Không có trách nhiệm phải tiến hành hòa giải
b. Chỉ tiến hành hòa giải tại phiên tòa
c. Chỉ tiến hành hòa giải trước khi mở phiên tòa sơ thẩm
d. a, b, c sai
24. Nhận định nào sau đây đúng:
a. Đương sự có quyền yêu cầu Tòa án áp dụng thủ tục rút gọn để giải quyết vụ án
dân sự
b. Chỉ những vụ án thỏa mãn các điều kiện theo quy định pháp luật mới được giải
quyết theo thủ tục rút gọn
243
c. Thủ tục rút gọn giải quyết vụ án dân sự được áp dụng theo yêu cầu của đương sự
và theo quy định của pháp luật
d. a, b, c sai
25. Trong trường hợp theo quy định phiên tòa sơ thẩm bắt buộc phải có sự
tham gia của Viện Kiểm sát mà Kiểm sát viên vắng mặt thì Hội đồng xét xử:
a. Phải hoãn phiên tòa
b. Phải tạm dừng phiên tòa
c. Vẫn tiếp tục xét xử
d. Vẫn tiếp tục xét xử nếu tất cả người tham gia tố tụng đồng ý
9.3 Câu hỏi nhận định đúng/sai và giải thích
26. Trong giai đoạn chuẩn bị xét xử sơ thẩm vụ án dân sự nếu xuất hiện tình tiết mới
làm cho vụ án đã thụ lý theo thủ tục thông thường đủ điều kiện để giải quyết theo thủ
tục rút gọn thì Tòa án ra quyết định chuyển vụ án sang giải quyết theo thủ tục rút
gọn.
27. Quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự có hiệu lực thi hành ngay
và không được kháng cáo, kháng nghị dưới bất kỳ hình thức nào.
28. Thủ tục hòa giải trong giải quyết vụ án dân sự theo thủ tục thông thường và thủ
tục rút gọn được thực hiện tương tự nhau.
29. Tòa án xét xử vắng mặt tất cả những người tham gia tố tụng khi nguyên đơn có
đơn đề nghị xét xử vắng mặt.
30. Trường hợp một trong các đương sự trong vụ án dân sự đề nghị không tiến hành
hòa giải thì được xem là vụ án không được hòa giải.
31. Hội đồng xét xử sơ thẩm tất cả các vụ án dân sự đều gồm một Thẩm phán và hai
Hội thẩm nhân dân.
32. Đối với vụ án lao động thì Hội đồng xét xử sơ thẩm bắt buộc phải có Hội thẩm
nhân dân là người đã hoặc đang công tác trong tổ chức đại diện tập thể lao động hoặc
người có kiến thức về pháp luật lao động.
33. Trong thời hạn chuẩn bị xét xử sơ thẩm vụ án dân sự theo thủ tục rút gọn, Tòa án
không phải tiến hành hòa giải để các đương sự thoả thuận với nhau về việc giải quyết
vụ án.
34. Bị đơn có quyền đưa ra yêu cầu phản tố trước thời điểm mở phiên tòa xét xử sơ
thẩm.
244
35. Tất cả người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan khi tham gia tố tụng đều có quyền
yêu cầu độc lập.
36. Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có quyền đưa ra yêu cầu độc lập trước
thời
điểm có quyết định mở phiên tòa xét xử sơ thẩm.
37. Tổ chức đại diện tập thể lao động chỉ có quyền khởi kiện vụ án lao động khi
được người lao động ủy quyền theo quy định của pháp luật.
38. Thẩm phán có quyền trả lại đơn khởi kiện khi vụ án không thuộc thẩm quyền
giải quyết của Tòa án.
39. Khi hết thời hạn theo quy định mà người khởi kiện không nộp biên lai thu tiền
tạm
ứng án phí cho Tòa án thì Thẩm phán có quyền trả lại đơn khởi kiện.
40. Vụ án ly hôn có đương sự là vợ hoặc chồng là người mất năng lực hành vi dân
sự là một trong những trường hợp thuộc vụ án dân sự không được hòa giải.
41. Trong phiên hòa giải trước khi mở phiên tòa xét xử sơ thẩm các đương sự thoả
thuận được với nhau về vấn đề phải giải quyết trong vụ án dân sự thì Tòa án ra quyết
định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự.
42. Phiên tòa xét xử sơ thẩm luôn được tổ chức tại trụ sở Tòa án.
43. Trong trường hợp Tòa án triệu tập hợp lệ lần thứ nhất mà đương sự có người
vắng mặt thì Hội đồng xét xử luôn phải hoãn phiên tòa.
44. Trường hợp người làm chứng vắng mặt tại phiên tòa sơ thẩm thì Hội đồng xét xử
vẫn tiến hành xét xử.
45. Trường hợp người phiên dịch vắng mặt tại phiên tòa sơ thẩm mà không có người
khác thay thế thì Hội đồng xét xử quyết định hoãn phiên tòa.
46. Người dưới 15 tuổi không được vào phòng xử án, trừ trường hợp được Tòa án
triệu tập tham gia phiên tòa.
47. Tại phiên tòa sơ thẩm, nếu các đương sự thoả thuận được với nhau về việc giải
quyết vụ án và thoả thuận của họ là tự nguyện, không vi phạm điều cấm của luật và
không trái đạo đức xã hội thì Hội đồng xét xử lập biên bản hòa giải thành để ghi nhận
sự thoả thuận của các đương sự về việc giải quyết vụ án.
48. Trong quá trình xét xử sơ thẩm, Hội đồng xét xử có quyền quyết định hoãn phiên
tòa trong trường hợp cần phải xác minh, thu thập bổ sung tài liệu, chứng cứ mà nếu
245
không thực hiện thì không thể giải quyết được vụ án và không thể thực hiện được
ngay tại phiên tòa.
49. Trong trường hợp các đương sự thống nhất đề nghị Tòa án tạm ngừng phiên tòa
xét xử sơ thẩm để họ tự hòa giải thì Hội đồng xét xử có quyền quyết định tạm đình
chỉ xét xử.
50. Kiểm sát viên tham gia phiên tòa chỉ có quyền phát biểu ý kiến về việc tuân theo
pháp luật tố tụng của Thẩm phán, Hội đồng xét xử, Thư ký phiên tòa và của người
tham gia tố tụng trong quá trình giải quyết vụ án kể từ khi thụ lý cho đến trước thời
điểm Hội đồng xét xử nghị án.
9.4 Bình luận bản án
GỢI Ý NGHIÊN CỨU:
1. Đọc các nội dung tại Chương 9 Giáo trình Luật tố tụng dân sự.
2. Nghiên cứu các quy định tại Phần thứ hai về Thủ tục giải quyết vụ án tại tòa
án cấp sơ thẩm.
3. Tóm tắt nội dung bản án và cho biết quan điểm của các anh/chị về các vấn đề
sau đây:
- Việc Tòa án cấp sơ thẩm ra Quyết định công nhận sự thỏa thuận của các
đương sự sau khi một trong số các đương sự có văn bản xin thay đổi ý kiến
về nội dung thỏa thuận trong thời hạn 07 ngày, kể từ ngày lập biên bản hòa
giải thành có vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng không? Hãy nêu căn cứ
pháp lý và lập luận của anh/chị về vấn đề trên.
- Các bình luận khác, nếu có.

246
Bản án:
TÒA ÁN NHÂN DÂN CẤP CAO TẠI HÀ NỘI

Quyết định giám đốc thẩm Số: 26/2017/HNGĐ-GĐT


Ngày: 24/11/2017
V/v: “Hôn nhân và gia đình”

NHÂN DANH
NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

ỦY BAN THẨM PHÁN


TÒA ÁN NHÂN DÂN CẤP CAO TẠI HÀ NỘI

Thành phần Ủy ban Thẩm phán Tòa án nhân dân cấp cao gồm có:
Chủ tọa phiên tòa: Bà Trần Thị Thu Hiền. Các thành viên: - Ông Trần Văn
Tuân.
- Ông Ngô Hồng Phúc.
Thư ký phiên toà: Bà Hoàng Thị Thu Thảo - Thư ký Toà án.
Đại diện Viện kiểm sát nhân dân cấp cao tại Hà Nội tham gia phiên tòa:
Ông Đỗ Văn Hữu - Kiểm sát viên.
Ngày 24 tháng 11 năm 2017, tại trụ sở Tòa án nhân dân cấp cao tại Hà Nội xét xử
giám đốc thẩm vụ án về “Hôn nhân và gia đình” giữa các đương sự:
- Nguyên đơn: Ông Nguyễn Xuân T; sinh năm 1958; cư trú tại: Xóm VĐ, xã
HV, huyện H, tỉnh HT.
- Bị đơn: Bà Bùi Thị U; sinh năm 1955; cư trú tại: Xóm VĐ, xã HV, huyện H,
tỉnh HT.
NỘI DUNG VỤ ÁN:
Theo đơn khởi kiện đề ngày 05/01/2017 và các lời khai tại Tòa án, nguyên đơn là
Ông Nguyễn Xuân T trình bày:
Ông kết hôn với bà Bùi Thị U có đăng ký kết hôn ngày 11/02/1980 tại Ủy ban
nhân dân xã HV, huyện H, tỉnh HT. Vợ chồng chung sống hạnh phúc được
khoảng 10 năm thì nảy sinh mâu thuẫn do tính tình không hợp, đời sống hôn nhân
247
không có hạnh phúc. Vợ chồng đã sống ly thân từ năm 2012, ông không còn tình
cảm với bà U nên yêu cầu tòa án giải quyết cho ly hôn.
Về con chung: Vợ chồng có 4 con chung là Nguyễn Thị K, sinh năm 1980;
Nguyễn Thị Minh, sinh năm 1984; Nguyễn B, sinh năm 1985; Nguyễn Thị Hoa S,
sinh năm 1987 đều đã trưởng thành nên không yêu cầu tòa án giải quyết.
Về quan hệ tài sản: Không yêu cầu Tòa án giải quyết. Bị đơn là bà Bùi Thị U
trình bày:
Bà thống nhất với ông T về thời gian và điều kiện kết hôn. Vợ chồng sống tình
cảm, hòa thuận đến gần đây thì ông T không chung thủy, có tình cảm với người
phụ nữ khác nên mới xảy ra mâu thuẫn. Nay ông T yêu cầu ly hôn bà không đồng
ý và mong muốn ông suy nghĩ lại để vợ chồng đoàn tụ.
Vợ chồng có 4 con chung như ông T trình bày và đều đã trưởng thành nên không
yêu cầu tòa án giải quyết.
Không yêu cầu tòa án giải quyết tài sản chung.
Ngày 16/01/2017, Tòa án nhân dân huyện H, tỉnh HT lập Biên bản ghi nhận sự tự
nguyện ly hôn và hòa giải thành của các đương sự.
Ngày 18/01/2017, bà U có đơn xin thay đổi ý kiến về việc thuận tình ly hôn, bà
không đồng ý ly hôn với ông T. Tòa án nhân dân huyện H đã nhận đơn thay đổi ý
kiến của bà U ngày 19/01/2017.
Tại Quyết định công nhận thuận tình ly hôn và sự thỏa thuận của các đương sự số
04/2017/QĐST-HNGĐ ngày 24/01/2017 của Tòa án nhân dân huyện H, tỉnh HT
đã quyết định:
Công nhận sự thuận tình ly hôn giữa Ông Nguyễn Xuân T và bà Bùi Thị U.
Công nhận sự thoả thuận giữa các đương sự về con chung đều đã trưởng thành
nên không yêu cầu Tòa án giải quyết;
Về quan hệ tài sản không yêu cầu Tòa án giải quyết.
Ngoài ra, Tòa án cấp sơ thẩm còn công nhận thỏa thuận về án phí.
Tại Văn bản kiến nghị số 08/2017/KN-DS ngày 27/3/2017 của Chánh án Tòa án
nhân dân tỉnh HT đề nghị Tòa án nhân dân cấp cao tại Hà Nội xem xét theo thủ
tục giám đốc thẩm đối với Quyết định công nhận thuận tình ly hôn và sự thỏa
thuận của các đương sự nêu trên.
Tại Quyết định số 10/2017/KN-HNGĐ ngày 26/7/2017, Chánh án Tòa án nhân
248
dân cấp cao tại Hà Nội đã kháng nghị Quyết định công nhận thuận tình ly hôn và
sự thỏa thuận của các đương sự số 04/2017/QĐST-HNGĐ của Tòa án nhân dân
huyện H, tỉnh HT; đề nghị Ủy ban Thẩm phán Toà án nhân dân cấp cao tại Hà
Nội xét xử giám đốc thẩm theo hướng huỷ toàn bộ Quyết định công nhận thuận
tình ly hôn và sự thỏa thuận của các đương sự số 04/2017/QĐST-HNGĐ của Tòa
án nhân dân huyện H, tỉnh HT; giao hồ sơ vụ án cho Tòa án nhân dân huyện H,
tỉnh HT xét xử sơ thẩm lại theo đúng quy định của pháp luật.
Tại phiên toà giám đốc thẩm, đại diện Viện kiểm sát nhân dân cấp cao tại Hà Nội
đề nghị Hội đồng xét xử Ủy ban Thẩm phán Toà án nhân dân cấp cao tại Hà Nội
chấp nhận kháng nghị giám đốc thẩm của Chánh án Tòa án nhân dân cấp cao tại
Hà Nội.
NHẬN ĐỊNH CỦA TÒA ÁN:
[1]Ông Nguyễn Xuân T kết hôn với bà Bùi Thị U có đăng ký kết hôn ngày
11/02/1980 tại Ủy ban nhân dân xã HV, huyện H, tỉnh HT trên cơ sở cả hai cùng
tự nguyện nên đây là hôn nhân hợp pháp, được pháp luật tôn trọng và bảo vệ. Quá
trình chung sống vợ chồng phát sinh mâu thuẫn và đã sống ly thân từ năm 2012,
ông T không còn tình cảm với bà U nên yêu cầu tòa án giải quyết cho ly hôn. Bà
U thì cho rằng ông T không chung thủy, có tình cảm với người phụ nữ khác nên
mới xảy ra mâu thuẫn nên bà không đồng ý ly hôn và mong muốn ông suy nghĩ
lại để vợ chồng đoàn tụ. Ông, bà đều không yêu cầu tòa án giải quyết về con
chung và tài sản chung.
[2] Tòa án nhân dân huyện H, tỉnh HT thụ lý, giải quyết vụ án đến phiên hòa giải
lần 2 ngày 16/01/2017 lập biên bản ghi nhận sự tự nguyện ly hôn và hòa giải
thành của các đương sự đúng theo trình tự, thủ tục quy định tại Bộ luật tố tụng
dân sự. Tuy nhiên, ngày 18/01/2017 (03 ngày kể từ ngày lập biên bản hòa giải
thành) bà U có đơn xin thay đổi ý kiến về việc thuận tình ly hôn, bà không đồng ý
ly hôn với ông T. Tòa án nhân dân huyện H đã nhận đơn thay đổi ý kiến của bà
vào ngày 19/01/2017 nhưng vẫn căn cứ biên bản ghi nhận sự tự nguyện ly hôn và
hòa giải thành của các đương sự lập ngày 16/01/2017 để ban hành Quyết định
công nhận thuận tình ly hôn và sự thỏa thuận của các đương sự số
04/2017/QĐST-HNGĐ ngày 24/01/2017 là vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng
quy định tại khoản 1 Điều 212 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 “Hết thời hạn 07
249
ngày kể từ ngày lập biên bản hòa giải thành mà không có đương sự nào thay đổi
ý kiến về sự thỏa thuận đó thì Thẩm phán chủ trì phiên hòa giải … phải ra quyết
định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự”. Vi phạm của Tòa án đã làm
cho đương sự không thực hiện được quyền, nghĩa vụ tố tụng của mình dẫn đến
quyền, lợi ích hợp pháp của họ không được bảo vệ theo đúng quy định của pháp
luật.
Vì các lẽ trên;
QUYẾT ĐỊNH:
Căn cứ vào điểm a khoản 1 Điều 337, Điều 342, khoản 3 Điều 343, Điều 345 Bộ
luật tố tụng dân sự năm 2015.
1. Chấp nhận Kháng nghị giám đốc thẩm số 10/2017/KN-HNGĐ ngày
26/7/2017 của Chánh án Tòa án nhân dân cấp cao tại Hà Nội.
2. Hủy toàn bộ Quyết định Công nhận thuận tình ly hôn và sự thỏa thuận của
các đương sự số 04/2017/QĐST-HNGĐ ngày 24/01/2017 của Tòa án nhân dân
huyện H, tỉnh HT đối với vụ án “Hôn nhân và gia đình” giữa nguyên đơn là Ông
Nguyễn Xuân T với bị đơn là bà Bùi Thị U.
3. Giao hồ sơ vụ án cho Tòa án nhân dân huyện H, tỉnh HT xét xử lại theo thủ
tục sơ thẩm đúng quy định của pháp luật.

250
CHƯƠNG 10. THỦ TỤC XÉT XỬ PHÚC THẨM VỤ ÁN DÂN SỰ
Mục tiêu bài học:
- Hiểu được khái niệm, ý nghĩa của xét xử phúc thẩm.
- Phân biệt được kháng cáo vào kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm.
- Nắm được những công việc thuộc thẩm quyền của Tòa án cấp sơ thẩm trong
giải quyết vụ án dân sự theo thủ tục phúc thẩm.
- Phân biệt được trình tự phúc thẩm vụ án dân sự theo thủ tục thông thường và
rút gọn.
- Nắm được thủ tục phúc thẩm đối với quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm.
10.1 Câu hỏi tự luận
1. Xét xử phúc thẩm là gì? Hãy trình bày ý nghĩa của xét xử phúc thẩm?
2. Hãy trình bày sự khác nhau giữa kháng cáo và kháng nghị phúc thẩm?
3. Hãy trình bày và phân tích thẩm quyền của Hội đồng xét xử phúc thẩm?
10.2 Câu hỏi trắc nghiệm
Lưu ý: Chọn 1 đáp án chính xác nhất
4. Thành phần Hội đồng xét xử phúc thẩm vụ án dân sự theo thủ tục thông
thường gồm:
a. 01 Thẩm phán và 02 Hội thẩm nhân dân
b. 02 Thẩm phán và 03 Hội thẩm nhân dân
c. 03 Thẩm phán
d. 05 Thẩm phán
5. Đối tượng của kháng cáo, kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm gồm:
a. Bản án sơ thẩm chưa có hiệu lực pháp luật
b. Các quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm trong quá trình giải quyết vụ án dân sự
chưa có hiệu pháp luật
c. a, b đúng
d. a, b sai
6. Trong trường hợp nguyên đơn rút đơn khởi kiện tại phiên tòa phúc thẩm

được bị đơn đồng ý thì Hội đồng xét xử phúc thẩm:
a. Ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ án dân sự
b. Ra quyết định đình chỉ xét xử phúc thẩm và bản án sơ thẩm có hiệu lực pháp luật
251
c. Ra bản án phúc thẩm sửa bản án sơ thẩm và đình chỉ giải quyết vụ án
d. Ra quyết định hủy bản án sơ thẩm và đình chỉ giải quyết vụ án
7. Viện kiểm sát rút kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm thì có quyền kháng
nghị lại không?
a. Không có quyền kháng nghị lại
b. Không có quyền kháng nghị lại, chỉ có thể kiến nghị
c. Có quyền kháng nghị lại
d. Có quyền kháng nghị lại, nếu thời hạn kháng nghị vẫn còn
8. Trước khi bắt đầu phiên tòa phúc thẩm, người kháng cáo có quyền:
a. Thay đổi, bổ sung kháng cáo
b. Thay đổi, bổ sung kháng cáo nhưng không được vượt quá phạm vi kháng cáo
ban
đầu
c. Thay đổi, bổ sung kháng cáo nhưng không được vượt quá phạm vi kháng cáo
ban
đầu, nếu thời hạn kháng cáo đã hết
d. a, b, c sai
9. Tòa án có quyền ra quyết định chuyển vụ án giải quyết theo thủ tục rút gọn
sang giải quyết theo thủ tục thông thường trong giai đoạn tố tụng nào sau đây:
a. Trong giai đoạn chuẩn bị xét xử sơ thẩm vụ án dân sự
b. Trong giai đoạn chuẩn bị xét xử sơ thẩm vụ án dân sự và tại phiên tòa xét xử sơ
thẩm vụ án dân sự
c. Trong giai đoạn giải quyết sơ thẩm lẫn phúc thẩm vụ án dân sự
d. a, b, c sai
10. Quyết định sơ thẩm chưa có hiệu lực pháp luật nào sau đây là đối tượng
của kháng cáo, kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm:
a. Quyết định công nhận sự thỏa thuận của đương sự
b. Quyết định tạm đình chỉ giải quyết vụ án dân sự
c. Quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời
d. a, b, c đúng
11. Thẩm quyền xem xét kháng cáo quá hạn thuộc về:
a. Tòa án cấp sơ thẩm
252
b. Tòa án cấp phúc thẩm
c. Viện kiểm sát cùng cấp với Tòa án cấp sơ thẩm
d. Viện kiểm sát cùng cấp với Tòa án cấp phúc thẩm
12. Nếu tại phiên tòa phúc thẩm các đương sự thoả thuận được với nhau về
việc giải quyết vụ án thì:
a. Hội đồng xét xử phúc thẩm ra bản án phúc thẩm sửa bản án sơ thẩm, công nhận
sự thoả thuận của các đương sự
b. Hội đồng xét xử phúc thẩm ra bản án phúc thẩm hủy bản án sơ thẩm, ra quyết
định công nhận sự thoả thuận của các đương sự
c. Hội đồng xét xử phúc thẩm sửa bản án sơ thẩm, công nhận sự thoả thuận của
các
đương sự
d. Hội đồng xét xử phúc thẩm hủy bản án sơ thẩm, ra quyết định công nhận sự thoả
thuận của các đương sự
13. Trong trường hợp vụ án dân sự được giải quyết theo thủ tục thông thường,
thời hạn kháng cáo theo thủ tục phúc thẩm đối với bản án sơ thẩm là:
a. 07 ngày, kể từ ngày tuyên án; hoặc nhận được bản án; hoặc kể từ ngày được niêm
yết
b. 10 ngày, kể từ ngày tuyên án; hoặc nhận được bản án; hoặc kể từ ngày được niêm
yết
c. 15 ngày, kể từ ngày tuyên án; hoặc nhận được bản án; hoặc kể từ ngày được niêm
yết
d. 30 ngày, kể từ ngày tuyên án; hoặc nhận được bản án; hoặc kể từ ngày được niêm
yết
14. Trong trường hợp vụ án dân sự được giải quyết theo thủ tục thông thường,
thời hạn kháng nghị của Viện kiểm sát cùng cấp theo thủ tục phúc thẩm đối với
bản án sơ thẩm là:
a. 07 ngày, kể từ ngày tuyên án; hoặc nhận được bản án; hoặc kể từ ngày được niêm
yết
b. 07 ngày, kể từ ngày tuyên án; hoặc nhận được bản án
c. 15 ngày, kể từ ngày tuyên án; hoặc nhận được bản án; hoặc kể từ ngày được niêm
yết
253
d. 15 ngày, kể từ ngày tuyên án; hoặc nhận được bản án
15. Trong trường hợp vụ án dân sự được giải quyết theo thủ tục thông thường,
thời hạn kháng nghị của Viện kiểm sát cấp trên theo thủ tục phúc thẩm đối với
bản án sơ thẩm là:
a. 15 ngày, kể từ ngày tuyên án; hoặc nhận được bản án; hoặc kể từ ngày được niêm
yết
b. 15 ngày, kể từ ngày tuyên án, hoặc từ ngày Viện kiểm sát cùng cấp nhận được
bản án
c. 01 tháng, kể từ ngày tuyên án; hoặc nhận được bản án; hoặc kể từ ngày được
niêm yết
d. 01 tháng, kể từ ngày tuyên án, hoặc từ ngày Viện kiểm sát cùng cấp nhận được
bản án
16. Trong trường hợp vụ án dân sự được giải quyết theo thủ tục thông thường,
thời hạn kháng cáo theo thủ tục phúc thẩm đối với quyết định tạm đình chỉ,
đình chỉ giải quyết vụ án dân sự là:
a. 07 ngày, kể từ ngày ra quyết định; hoặc ngày nhận được quyết định; hoặc kể từ
ngày
được niêm yết
b. 07 ngày, kể từ ngày nhận được quyết định; hoặc kể từ ngày được niêm yết
c. 10 ngày, kể từ ngày ra quyết định; hoặc ngày nhận được quyết định; hoặc kể từ
ngày
được niêm yết
d. 10 ngày, kể từ ngày nhận được quyết định; hoặc kể từ ngày được niêm yết
17. Trong trường hợp vụ án dân sự được giải quyết theo thủ tục thông thường,
thời hạn kháng nghị của Viện kiểm sát cấp trên theo thủ tục phúc thẩm đối với
quyết định tạm đình chỉ, đình chỉ giải quyết vụ án dân sự là:
a. 10 ngày, kể từ ngày ra quyết định; hoặc ngày nhận được quyết định; hoặc kể từ
ngày
được niêm yết
b. 10 ngày, kể từ ngày nhận được quyết định; hoặc kể từ ngày được niêm yết
c. 10 ngày, kể từ ngày Viện kiểm sát cấp trên nhận được quyết định
d. 10 ngày, kể từ ngày Viện kiểm sát cùng cấp nhận được quyết định
254
18. Trước khi bắt đầu phiên tòa phúc thẩm, người kháng cáo:
a. Không có quyền thay đổi, bổ sung kháng cáo
b. Có quyền thay đổi, bổ sung kháng cáo mà không bị giới hạn bởi phạm vi kháng
cáo ban đầu
c. Có quyền thay đổi, bổ sung kháng cáo nhưng không được vượt quá phạm vi
kháng cáo ban đầu
d. Có quyền thay đổi, bổ sung kháng cáo nhưng không được vượt quá phạm vi
kháng cáo ban đầu, nếu thời hạn kháng cáo, kháng nghị đã hết
19. Tại phiên tòa phúc thẩm, Viện kiểm sát đã kháng nghị:
a. Không có quyền thay đổi, bổ sung kháng nghị
b. Có quyền thay đổi, bổ sung kháng nghị nhưng không được vượt quá phạm vi
kháng nghị ban đầu, nếu thời hạn kháng nghị đã hết
c. Có quyền thay đổi, bổ sung kháng nghị mà không bị giới hạn bởi phạm vi kháng
nghị ban đầu
d. Có quyền thay đổi, bổ sung kháng nghị nhưng không được vượt quá phạm vi
kháng nghị ban đầu
20. Đương sự được quyền bổ sung tài liệu, chứng cứ nào sau đây trong giai
đoạn chuẩn bị xét xử phúc thẩm:
a. Tài liệu, chứng cứ mà Tòa án cấp sơ thẩm đã yêu cầu giao nộp nhưng đương sự
không cung cấp, giao nộp được vì có lý do chính đáng
b. Tài liệu, chứng cứ mà Tòa án cấp sơ thẩm không yêu cầu đương sự giao nộp
hoặc
đương sự không thể biết được trong quá trình giải quyết vụ việc theo thủ tục sơ thẩm
c. a, b đúng
d. a, b sai
21. Trường hợp người kháng cáo rút toàn bộ kháng cáo hoặc Viện kiểm sát rút
toàn bộ kháng nghị trước khi Tòa án cấp phúc thẩm ra quyết định đưa vụ án ra
xét xử phúc thẩm thì:
a. Thẩm phán được phân công làm chủ tọa phiên tòa ra quyết định đình chỉ xét xử
phúc thẩm
b. Thẩm phán được phân công làm chủ tọa phiên tòa ra quyết định đình chỉ xét xử
phúc thẩm, bản án, quyết định sơ thẩm có hiệu lực pháp luật từ ngày Tòa án cấp phúc
255
thẩm ra quyết định đình chỉ xét xử phúc thẩm
c. Thẩm phán được phân công làm chủ tọa phiên tòa ra quyết định đình chỉ giải
quyết vụ án dân sự
d. Thẩm phán được phân công làm chủ tọa phiên tòa ra quyết định đình chỉ giải
quyết vụ án dân sự, hủy bản án, quyết định sơ thẩm của Tòa án cấp sơ thẩm
22. Tại phiên tòa phúc thẩm, nếu các đương sự thoả thuận được với nhau về
việc giải quyết vụ án và thoả thuận của họ là tự nguyện, không vi phạm điều
cấm của luật và không trái đạo đức xã hội thì Hội đồng xét xử phúc thẩm:
a. Lập biên bản hòa giải thành
b. Ra quyết định công nhận sự thỏa thuận giữa các đương sự
c. Ra bản án phúc thẩm công nhận sự thoả thuận của các đương sự
d. Ra bản án phúc thẩm sửa bản án sơ thẩm, công nhận sự thoả thuận của các đương
sự
23. Thẩm quyền nào sau đây thuộc thẩm quyền của Hội đồng xét xử phúc
thẩm:
a. Sửa bản án sơ thẩm
b. Hủy bản án sơ thẩm và đình chỉ giải quyết vụ án
c. Hủy bản án sơ thẩm, hủy một phần bản án sơ thẩm và chuyển hồ sơ vụ án cho
Tòa án cấp sơ thẩm giải quyết lại vụ án theo thủ tục sơ thẩm
d. a, b, c đúng
24. Hội đồng xét xử phúc thẩm sửa một phần hoặc toàn bộ bản án sơ thẩm nếu
Tòa án cấp sơ thẩm quyết định không đúng pháp luật trong trường hợp nào sau
đây:
a. Việc thu thập chứng cứ và chứng minh đã được thực hiện đầy đủ và theo đúng
quy
định
b. Việc thu thập chứng cứ và chứng minh chưa được thực hiện đầy đủ ở cấp sơ thẩm
nhưng tại phiên tòa phúc thẩm đã được bổ sung đầy đủ
c. a, b đúng
d. a, b sai
25. Hội đồng xét xử phúc thẩm hủy bản án sơ thẩm, hủy một phần bản án sơ
thẩm và chuyển hồ sơ vụ án cho Tòa án cấp sơ thẩm giải quyết lại vụ án theo
256
thủ tục sơ thẩm khi thuộc trường hợp nào sau đây:
a. Việc thu thập chứng cứ và chứng minh không theo đúng quy định hoặc chưa
được thực hiện đầy đủ mà tại phiên tòa phúc thẩm không thể thực hiện bổ sung được
b. Thành phần của Hội đồng xét xử sơ thẩm không đúng quy định hoặc có vi phạm
nghiêm trọng khác về thủ tục tố tụng ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của
đương sự
c. a, b đúng
d. a, b sai
26. Thời hạn kháng cáo đối với bản án của Tòa án cấp sơ thẩm theo thủ tục rút
gọn là:
a. 07 ngày, kể từ ngày tuyên án; hoặc từ ngày bản án được giao cho đương sự; hoặc
từ ngày bản án được niêm yết
b. 10 ngày, kể từ ngày tuyên án; hoặc từ ngày bản án được giao cho đương sự; hoặc
từ ngày bản án được niêm yết
c. 15 ngày, kể từ ngày tuyên án; hoặc từ ngày bản án được giao cho đương sự; hoặc
từ ngày bản án được niêm yết
d. 01 tháng, kể từ ngày tuyên án; hoặc từ ngày bản án được giao cho đương sự; hoặc
từ ngày bản án được niêm yết
27. Thời hạn kháng cáo đối với quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm theo thủ tục
rút gọn là:
a. 07 ngày, kể từ ngày tuyên án; hoặc từ ngày quyết định được giao cho đương sự;
hoặc từ ngày quyết định được niêm yết
b. 07 ngày, kể từ ngày tuyên án; hoặc từ ngày quyết định được giao cho đương sự;
hoặc từ ngày quyết định được niêm yết
c. 15 ngày, kể từ ngày tuyên án; hoặc từ ngày quyết định được giao cho đương sự;
hoặc từ ngày quyết định được niêm yết
d. 01 tháng, kể từ ngày tuyên án; hoặc từ ngày quyết định được giao cho đương sự;
hoặc từ ngày quyết định được niêm yết
28. Thời hạn kháng nghị đối với bản án, quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm
theo thủ tục rút gọn của Viện kiểm sát cùng cấp là:
a. 07 ngày, kể từ ngày nhận được bản án, quyết định
b. 10 ngày, kể từ ngày nhận được bản án, quyết định
257
c. 15 ngày, kể từ ngày nhận được bản án, quyết định
d. 01 tháng, kể từ ngày nhận được bản án, quyết định
29. Thời hạn kháng nghị đối với bản án, quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm
theo thủ tục rút gọn của Viện kiểm sát cấp trên trực tiếp là:
a. 07 ngày, kể từ ngày nhận được bản án, quyết định
b. 10 ngày, kể từ ngày nhận được bản án, quyết định
c. 15 ngày, kể từ ngày nhận được bản án, quyết định
d. 01 tháng, kể từ ngày nhận được bản án, quyết định
10.3 Câu hỏi nhận định đúng/sai và giải thích
30. Quyết định đình chỉ xét xử phúc thẩm vụ án dân sự chưa có hiệu lực thi hành
ngay khi ra quyết định và có thể bị kháng cáo, kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm.
31. Tòa án cấp phúc thẩm luôn xem xét lại toàn bộ bản án sơ thẩm, quyết định của
Tòa án cấp sơ thẩm khi có kháng cáo, kháng nghị.
32. Kiểm sát viên được phân công tham gia phiên tòa phúc thẩm vắng mặt thì Hội
đồng xét xử không hoãn phiên tòa mà vẫn tiến hành xét xử.
33. Tại phiên tòa phúc thẩm, nếu nguyên đơn rút đơn khởi kiện thì Hội đồng xét xử
phúc thẩm ra quyết định hủy bản án sơ thẩm và đình chỉ giải quyết vụ án.
34. Tất cả quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm trong quá trình giải quyết vụ án dân
sự đều có thể bị kháng cáo, kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm.
35. Bản án sơ thẩm, quyết định tạm đình chỉ giải quyết vụ án dân sự, quyết định
đình chỉ giải quyết vụ án dân sự của Tòa án cấp sơ thẩm là đối tượng của kháng cáo,
kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm.
36. Bản án sơ thẩm, quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm hoặc những phần bản án sơ
thẩm, quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm bị kháng cáo, kháng nghị thì chưa được đưa
ra thi hành.
37. Tòa án có thẩm quyền tiếp nhận đơn kháng cáo theo thủ tục phúc thẩm là Tòa
án cấp phúc thẩm.
38. Tòa án cấp sơ thẩm đã ra bản án, quyết định sơ thẩm bị kháng cáo là Tòa án có thẩm
quyền xem xét kháng cáo quá hạn.
39. Tòa án cấp phúc thẩm đình chỉ xét xử phúc đối với những phần của vụ án mà người
kháng cáo đã rút kháng cáo.
40. Việc xem xét kháng cáo quá hạn do 01 Thẩm phán tiến hành.
258
41. Tòa án phải mở phiên tòa phúc thẩm để xem xét quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm
bị kháng cáo, kháng nghị.
10.4 Bình luận bản án
GỢI Ý NGHIÊN CỨU:
1. Đọc các nội dung tại Chương số 10 Giáo trình Luật tố tụng dân sự.
2. Nghiên cứu các quy định tại Phần thứ ba về Thủ tục giải quyết vụ án tại tòa án cấp
phúc thẩm.
3. Tóm tắt nội dung bản án và cho biết quan điểm của các anh/chị về các vấn đề sau
đây:
- Trong trường hợp bị đơn có yêu cầu phản tố thì thủ tục được thực hiện như thế
nào? Hãy nêu căn cứ pháp lý và lập luận của anh/chị về vấn đề trên.
- Anh/chị hãy bình luận nội dung quyết định của Tòa án cấp phúc thẩm.
Bản án:
TÒA ÁN NHÂN DÂN CẤP CAO TẠI ĐÀ NẴNG

Quyết định giám đốc thẩm


Số: 91/2018/DS-GĐT Ngày 29-11-2018
V/v Tranh chấp hợp đồng vay tài sản.

NHÂN DANH
NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

ỦY BAN THẨM PHÁN


TÒA ÁN NHÂN DÂN CẤP CAO TẠI ĐÀ NẴNG

- Thành phần Ủy ban Thẩm phán Tòa án nhân dân cấp cao gồm:
Thẩm phán - Chủ tọa phiên tòa: Ông Lê Tự.
Các Thẩm phán: Ông Vũ Thanh Liêm và ông Nguyễn Thanh Long.

- Thư ký phiên tòa: Bà Trịnh Thị Hằng - Thư ký Tòa án.


- Đại diện Viện kiểm sát nhân dân cấp cao tại Đà Nẵng tham gia phiên tòa: Bà
Bùi Thị Dung - Kiểm sát viên.
259
Ngày 29/11/2018, tại trụ sở Tòa án nhân dân cấp cao tại Đà Nẵng mở phiên tòa giám
đốc thẩm xét xử vụ án “Tranh chấp hợp đồng vay tài sản”, giữa các đương sự:
- Nguyên đơn: Ông Lê Thành C, sinh năm: 1966, bà Phạm Thị Như H, sinh năm:
1967; địa chỉ: số 11A/2 đường L, phường 2, thành phố T, tỉnh Phú Yên.
- Bị đơn: Ông Võ Hương Q, sinh năm: 1958, bà Lê Thị Hồng T, sinh năm:
1961; địa chỉ: số 163 T, thị trấn C, huyện S, tĩnh Phú Yên.
NỘI DUNG VỤ ÁN:
Theo Đơn khởi kiện đề ngày 20/7/2017 và quá trình giải quyết vụ án, nguyên đơn
ông Lê Thành C, bà Phạm Thị Như H trình bày:
Vợ chồng ông Võ Hương Q, bà Lê Thị Hồng T có vay của vợ chồng ông C, bà H
tổng số tiền 2.150.000.000 đồng, cụ thể: Ngày 13/4/2015, ông Q vay 150.000.000
đồng; ngày 01/6/2015 ông Q bà T vay 180.000.000 đồng; ngày 12/9/2015 bà T vay
200.000.000 đồng; ngày 28/6/2016 bà T vay 1.620.000.000 đồng. Những lần vay
này, các bên đều lập giấy vay tiền. Riêng số tiền 30.000.000 đồng ông Q vay ngày
24/5/2016 (âm lịch) do bị đơn không xác nhận nên nguyên đơn tự nguyện rút yêu cầu
số tiền này. Quá trình vay tiền, tháng 8 năm 2016, vợ chồng ông Q, bà T đã trả được
100.000.000 đồng, số tiền còn lại, mặc dù ông C, bà H đòi nhiều lần nhưng ông Q, bà
T vẫn không trả. Nay vợ chồng ông C, bà H yêu cầu Tòa buộc vợ chồng ông Q, bà T
cùng có trách nhiệm trả số tiền 2.020.000.000 đồng và không yêu cầu tính lãi.
Bị đơn ông Võ Hương Q, bà Lê Thị Hồng T trình bày:
Ông Q thừa nhận ngày 13/4/2015 và ngày 01/6/2015, ông Q có viết giấy vay vợ chồng
ông C, bà H số tiền 250.000.000 đồng nhưng đã trả xong. Số tiền còn lại bà T vay của
vợ chồng ông C, bà H hình thành từ lâu, ông Q không biết và bà T cũng không mang
tiền về nhà mà thực chất là để trả nợ gốc, tiền lãi vay, tiền huê cho bà H. Do đó, ông Q
không đồng ý cùng bà T trả số tiền mà bà T đã vay của vợ chồng ông C, bà H. Còn bà T
thì thừa nhận có vay của vợ chồng ông C, bà H số tiền 1.870.000.000 đồng để trả nợ
gốc, tiền lãi và tiền huê cho vợ chồng ông C, bà H. Từ khi vay đến nay, vợ chồng bà T
đã trả cho ông C, bà H với tổng số tiền 2.731.950.000 đồng. Việc trả nợ được thực hiện
bằng hình thức chuyển qua thẻ ATM, trả qua ngân hàng, tiệm vàng, nộp tiền lãi mà bà
H vay của Công ty tài chính VPB FC, trả trực tiếp cho vợ chồng ông C, bà H. Nay vợ
chồng ông Q, bà T xác định không còn nợ vợ chồng ông C, bà H nữa vì vợ chồng bà T
260
đã trả quá nhiều tiền cho vợ chồng ông C, bà H.
Tại bản án dân sự sơ thẩm số 27/2017/DS-ST ngày 13/9/2017, Tòa án nhân dân
huyện Sơn Hòa, tỉnh Phú Yên quyết định:
Căn cứ các Điều 26, Điều 35, Điều 92, khoản 1 Điều 147 của Bộ luật tố tụng dân sự.
Điều 463, khoản 1 Điều 466 và Điều 469 của Bộ luật dân sự. Điều 27, 37 Luật hôn
nhân và gia đình.
Tuyên xử:
1. Chấp nhận một phần yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn vợ chồng ông Lê Thành
C bà Phạm Thị Như H.
2. Buộc bị đơn vợ chồng ông Võ Hương Q bà Lê Thị Hồng T cùng có trách nhiệm
trả đủ 150.000.000 đồng cho nguyên đơn vợ chồng ông Lê Thành C bà Phạm Thị
Như H.
3. Buộc bị đơn bà Lê Thị Hồng T có nghĩa vụ trả đủ 1.870.000.000 đồng cho
nguyên đơn vợ chồng ông Lê Thành C bà Phạm Thị Như H.
Ngày 26/9/2017, ông Võ Hương Q, bà Lê Thị Hồng T kháng cáo toàn bộ bản án sơ
thẩm.
Ngày 29/9/2017, ông Lê Thành C, bà Phạm Thị Như H kháng cáo yêu cầu vợ chồng
ông Võ Hương Q, bà Lê Thị Hồng T cùng có trách nhiệm trả nợ số tiền
1.870.000.000 đồng.
Tại bản án dân sự phúc thẩm số 21/2018/DS-PT ngày 29/3/2018, Tòa án nhân
dân tỉnh Phú Yên quyết định:
Căn cứ khoản 2 Điều 308 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015;
Chấp nhận kháng cáo của nguyên đơn, không chấp nhận kháng cáo của bị đơn. Sửa
quyết định của bản án sơ thẩm.
Áp dụng Điều 463, khoản 1 Điều 466 và Điều 469 Bộ luật dân sự năm 2015. Tuyên
xử:
1. Chấp nhận yêu cầu của vợ chồng ông Lê Thành C, bà Phạm Thị Như H theo đơn
khởi kiện ngày 20/7/2017.
2. Buộc vợ chồng ông Võ Huơng Quý, bà Lê Thị Hồng T phải có trách nhiệm trả
cho vợ chồng ông Lê Thành C, bà Phạm Thị Như H 2.020.000.000đ (được khấu trừ
558.470.000đ) nên còn phải trả 1.461.530.000đ (Một tỷ bốn trăm sáu mươi mốt triệu
năm trăm ba mươi nghìn đồng) về khoản tranh chấp hợp đồng vay tài sản.
261
3. Về án phí:
Bị đơn vợ chồng ông Võ Hương Q, bà Lê Thị Hồng T phải chịu 55.846.000đ án phí
dân sự sơ thẩm và 300.000đ tiện án phí dân sự phúc thẩm. Đã nộp 300.000đ tiền tạm
ứng án phí dân sự phúc thẩm tại biên lai thu tiền số 0000750 ngày 27/9/2017 của
Chi cục thỉ hành án dân sự huyện Sơn Hòa nên còn phải nộp 55.846.000đ.
Ngày 25/5/2018, ông Võ Hương Q, bà Lê Thị Hồng T có đơn đề nghị xem xét theo
thủ tục giám đốc thẩm đối với bản án dân sự phúc thẩm nêu trên.
Tại Quyết định kháng nghị số 90/2018/QĐKNGĐT-VKS-DS ngày 07/8/2018, Viện
trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp cao tại Đà Nẵng đề nghị Ủy ban Thẩm phán Tòa án
nhân dân cấp cao tại Đà Nẵng xét xử giám đốc thẩm hủy bản án phúc thẩm sè
21/2018/DS-PT ngày 29/3/2018 của Tòa án nhân dân tỉnh Phú Yên và bản án dân sự
sơ thẩm số 27/2017/DS-ST ngày 13/9/2017 của Tòa án nhân dân huyện Sơn Hòa, tỉnh
Phú Yên; giao hồ sơ vụ án cho Tòa án nhân dân huyện Sơn Hòa, tỉnh Phú Yên giải
quyết sơ thẩm lại.
Tại phiên tòa giám đốc thẩm, đại diện Viện kiểm sát nhân dân cấp cao tại Đà Nẵng
đề nghị Ủy ban Thẩm phán Tòa án nhân dân cấp cao tại Đà Nẵng chấp nhận kháng
nghị của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp cao tại Đà Nẵng.
NHẬN ĐỊNH CỦA TÒA ÁN:
[1] Nguyên đơn yêu cầu bị đơn trả các khoản nợ vay tại các giấy vay tiền: giấy vay

tiền ngày 13/4/2015, ông Q vay 150.000.000 đồng; ngày 01/6/2015 ông Q, bà T
vay 150.000.000 đồng; ngày 12/9/2015 bà T vay 200.000.000 đồng; ngày 28/6/2016
bà T vay 1.620.000.000 đồng. Nguyên đơn thừa nhận bị đơn đã trả được
2.020.000.000 đồng
[2] Tại phiên hòa giải ngày 22/8/2017 và phiên tòa sơ thẩm ngày 13/9/2017, nguyên
đơn khai số tiền nợ vay hình thành từ thời điểm năm 2000 (bút lục 87), bà Thu mượn
nhiều lần, sau đó viết thành một giấy mượn tiền. Tại biên bản đối chất ngày
09/3/2018, nguyên đơn xác nhận: “Số tiền nợ của bị đơn phát xuất từ giấy mượn tiền
nhiều lần và nhiều tờ. Sau đó bị đơn yêu cầu ghi lại thành một tờ chính và bị đơn hủy
hết các tờ kia”. Bị đơn cho rằng khoản nợ hình thành từ năm 2000, từ tiền vay gốc,
tiền nợ huê chuyển qua, tiền lãi vay cộng dồng. Như vậy, giấy vay số tiền
1.620.000.000 đồng ghi nhận nhiều lần vay tiên đã có từ trước ngày 28/6/2016.
[3] Về trả nợ vay, bị đơn xuất trình tài liệu chứng cứ chứng minh đã trả cho vợ
262
chồng ông Q, bà H nhiều lần qua tiệm vàng, chuyển vào tài khoản ngân hàng, Tòa
án cấp sơ thẩm không thừa nhận việc trả nợ này trong khi chưa làm rõ mối quan hệ
giữa việc trả nợ này với các giấy mượn tiền trên là thiếu sót.
[4] Tòa án cấp phúc thẩm khi xem xét kháng cáo của bị đơn, chấp nhận khấu trừ
558.470.000 đồng, trong đó gồm các khoản: Chuyển trả cho ông C số tiền
551.900.000 đồng vào số tài khoản 460120xxxx từ 15/4/2015 đến ngày 09/3/2017 và
tiền nộp vào Công ty tài chính V 6.570.000đ, là chấp nhận một phần nội dung kháng
cáo của bị đơn, sửa bản án sơ thẩm, nhưng tuyên ở phần quyết định không chấp nhận
kháng cáo của bị đơn là mâu thuẫn, đồng thời buộc bị đơn chịu án phí dân sự phúc
thẩm 300.000đ là không đúng quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều 29 Nghị quyết
326/2016/NQ-UBTVQH ngày 30/12/2016 quy định về mức thu, miễn, giảm, thu,
nộp, quản lý và sử dụng án phí, lệ phí Tòa án.
[5] Mặt khác, tại phiên tòa phúc thẩm bị đơn cho rằng đã trả nợ cho nguyên đơn qua
02 tiệm vàng 62.700.000 đồng, đồng thời xuất trình 03 tài liệu thể hiện bà T có giao
tiền cho tiệm vàng K để chuyển tiệm vàng T cho ông C nhận với số tiền 45.200.000
đồng (bút lục 142, 143, 144). Vợ chồng ông C, bà H thừa nhận có nhận tiền chuyển
trả qua tiệm vàng nhưng không nhớ số tiền bao nhiêu và đồng ý khấu trừ những
khoản tiền có chữ ký của nguyên đơn (bút lục 87, 335). Tuy nhiên, quá trình giải
quyết vụ án Tòa án không đưa đại diện tiệm vàng T vào tham gia tố tụng với tư
cách là người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan để làm rõ vợ chồng ông Q, bà T đã
chuyển trả cho vợ chồng ông C, bà H bao nhiêu tiền và xem xét khấu trừ là thiếu sót
[6] Về giấy mượn tiền ngày 28/6/2016 (bút lục 14): Tại biên bản hòa giải ngày
22/8/2017, bà T thừa nhận có mượn của ông C, bà H số tiền 1.620.000.000 đồng,
nhưng không mang về nhà mà dùng để đóng tiền huê (hụi), tiền lãi cho bà H. Nguyên
đơn cho rằng trong số tiền 1.620.000.000 đồng có tiền lãi của số tiền ông Q vay (bút
lục 36.S). Mặt khác, tại 2 giấy mượn tiền ngày 28/6/2016 (1.620.000.000 đồng) và
ngày 12/9/2015 (200.000.000 đồng) thì người vay là bà Lê Thị Hồng T; tuy nhiên,
Tòa án cấp phúc thẩm chưa làm rõ hai khoản tiền này có được bà T sử dụng nhằm
đáp ứng nhu cầu thiết yếu của gia đình hay không (khoản 2 Điều 37 Luật Hôn nhân
và gia đình năm 2014). Tòa án cấp phúc thẩm nhận định bị đơn sử dụng tiền vay
vào mục đích kinh doanh phục vụ nhu cầu của gia đình nhưng không chỉ rõ kinh
doanh lĩnh vực gì và dựa trên những tài liệu chứng cứ nào. Khi giải quyết lại vụ án,
263
Tòa án cần làm rõ số tiền bà T vay của ông C, bà H, bà T có dùng cho nhu cầu thiết
yếu của gia đình hay không để có cơ sở buộc ông Q cùng có trách nhiệm hoặc mình
bà T trả số tiền 1.620.000.000 đồng cho ông C, bà H
[7] Về đơn phản tố của bị đơn lập ngày 8/8/2017 có nội dung không phù hợp với quy
định tại khoản 2 Điều 200 Bộ luật tố tụng dân sự. Theo quy định tại Điều 202 Bộ luật
tố tụng dân sự, thủ tục yêu cầu phản tố được thực hiện tương tự thủ tục khởi kiện của
nguyên đơn. Tòa án cấp sơ thẩm không hướng dẫn bị đơn sửa đổi đơn phản tố để
xem xét thụ lý hoặc trả lại đơn là chưa thực hiện đúng quy định tại Điều 192, 193,
200, 202 của Bộ luật Tố tụng dân sự.
[8] Quyết định kháng nghị số 90/2018/QĐKNGĐT- VKS-
DS ngày 07/8/2018 của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp cao tại Đà Nẵng, hủy
toàn bộ bản án dân sự phúc thẩm và bản án dân sự sơ thẩm nêu trên để xét xử lại
theo thủ tục sơ thẩm.
Vì các lẽ trên;
QUYẾT ĐỊNH:
Căn cứ điểm a khoản 1 Điều 337; Điều 343, Điều 345 Bộ luật Tố tụng dân
1. Hủy toàn bộ bản án dân sự phúc thẩm số 21/2018/DS-PT ngày 29/3/2018 của
Tòa án nhân dân tỉnh Phú Yên và bản án dân sự sơ thẩm số 27/2017/DS-ST ngày
13/9/2017 của Tòa án nhân dân huyện S, tỉnh Phú Yên;
2. Giao hồ sơ vụ án cho Tòa án nhân dân huyện xét xử lại.

264
CHƯƠNG 11. THỦ TỤC XÉT LẠI BẢN ÁN, QUYẾT ĐỊNH ĐÃ CÓ HIỆU LỰC
PHÁP LUẬT
Mục tiêu bài học:
- Phân biệt được khái niệm, ý nghĩa của thủ tục giám đốc thẩm và tái thẩm.
- Hiểu và phân tích được các căn cứ kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm và tái
thẩm.
- Phân biệt được thủ tục giám đốc thẩm và tái thẩm.
- Nắm được quy định về thủ tục đặc biệt xem xét lại quyết định của Hội đồng Thẩm
phán Tòa án nhân dân tối cao.
11.1 Câu hỏi tự luận
1. Hãy trình bày khái niệm, ý nghĩa, tính chất của giám đốc thẩm.
2. Hãy trình bày và phân tích các căn cứ kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm theo quy
định của pháp luật tố tụng dân sự hiện nay.
3. Hãy trình bày khái niệm, ý nghĩa và tính chất của tái thẩm.
4. Hãy trình bày và phân tích các căn cứ kháng nghị theo thủ tục tái thẩm.
5. Hãy trình bày và phân tích cơ sở của thủ tục đặc biệt xem xét lại quyết định của Hội
đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao.
11.2 Câu hỏi trắc nghiệm
Lưu ý: Chọn 1 đáp án chính xác nhất
6. Chủ thể nào sau đây có quyền kháng nghị theo thủ tục tái thẩm:
a. Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trường Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh
b. Chánh án Tòa án nhân dân cấp cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh
c. Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp cao, Chánh án Tòa án nhân dân cấp cao
d. Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp cao, Chánh án Tòa án nhân dân cấp tỉnh
7. Chủ thể nào sau đây có quyền yêu cầu, kiến nghị, đề nghị xem xét lại quyết định của
Hội đồng Thẩm phán Toà án nhân dân tối cao:
a. Ủy ban thường vụ Quốc hội
b. Ủy ban pháp luật của Quốc Hội
c. a, b đúng
d. a, b sai
8. Đối tượng của kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm là:
a. Bản án, quyết định của Tòa án cấp phúc thẩm
265
b. Bản án, quyết định của Tòa án cấp tỉnh và Tòa án cấp cao
c. Bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật
d. Bản án, quyết định của Tòa án
9. Bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật bị kháng nghị theo thủ tục
giám đốc thẩm trong trường hợp nào sau đây:
a. Kết luận trong bản án, quyết định không phù hợp với những tình tiết khách quan của vụ
án gây thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự
b. Có vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng làm cho đương sự không thực hiện được
quyền, nghĩa vụ tố tụng của mình, dẫn đến quyền, lợi ích hợp pháp của họ không được bảo
vệ theo đúng quy định của pháp luật
c. Có sai lầm trong việc áp dụng pháp luật dẫn đến việc ra bản án, quyết định không đúng,
gây thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự, xâm phạm đến lợi ích công cộng,
lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của người thứ ba
d. a, b, c đúng
10. Thời hạn để đương sự đề nghị bằng văn bản với người có thẩm quyền kháng nghị
theo quy định để xem xét kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm trong trường hợp phát
hiện có vi phạm pháp luật trong bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp
luật là:
a. 01 năm, kể từ ngày bản án, quyết định của Tòa án có hiệu lực pháp luật
b. 01 năm, kể từ ngày phát hiện được căn cứ cho việc kháng nghị
c. 03 năm, kể từ ngày bản án, quyết định của Tòa án có hiệu lực pháp luật
d. 03 năm, kể từ ngày phát hiện được căn cứ cho việc kháng nghị
11. Người có thẩm quyền kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm gồm:
a. Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao
b. Chánh án Tòa án nhân dân cấp cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp cao
c. a, b đúng
d. a, b sai
12. Thời hạn kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm là:
a. 01 năm, kể từ ngày bản án, quyết định của Tòa án có hiệu lực pháp luật
b. 01 năm, kể từ ngày có đề nghị bằng văn bản của đương sự về việc xem xét kháng nghị
đối với bản án, quyết định của Tòa án có hiệu lực pháp luật
c. 03 năm, kể từ ngày bản án, quyết định của Tòa án có hiệu lực pháp luật
266
d. 03 năm, kể từ ngày có đề nghị bằng văn bản của đương sự về việc xem xét kháng nghị
đối với bản án, quyết định của Tòa án có hiệu lực pháp luật
13. Thời hạn kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm được gia hạn trong trường hợp
nào sau đây:
a. Đương sự có đơn đề nghị bằng văn bản về việc xem xét kháng nghị đối với bản án,
quyết định của Tòa án có hiệu lực pháp luật
b. Đương sự đã có đơn đề nghị theo quy định và sau khi hết thời hạn kháng nghị theo thủ
tục giám đốc thẩm đương sự vẫn tiếp tục có đơn đề nghị
c. Bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật có vi phạm pháp luật theo quy
định
d. a, b, c đúng
14. Khi nhận được quyết định rút toàn bộ kháng nghị của người đã kháng nghị, Tòa
án giám đốc thẩm sẽ:
a. Ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ án dân sự
b. Ra quyết định đình chỉ việc xét xử giám đốc thẩm
c. Ra quyết định giữ nguyên bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật bị
kháng nghị
d. Ra quyết định hủy bỏ quyết định kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm
15. Chủ thể nào sau đây có thẩm quyền giám đốc thẩm bản án, quyết định đã có hiệu
lực pháp luật:
a. Ủy ban Thẩm phán Tòa án nhân dân cấp cao, Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối
cao
b. Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân cấp cao, Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối
cao
c. Ủy ban Thẩm phán Tòa án nhân dân cấp cao, Ủy ban thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao
d. a, b, c sai
16. Bản án, quyết định của Tòa án nhân dân cấp cao bị kháng nghị theo thủ tục giám
đốc thẩm thuộc thẩm quyền giám đốc thẩm của:
a. Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao
b. Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân cấp cao
c. Ủy ban thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao
d. Ủy ban Thẩm phán Tòa án nhân dân cấp cao
267
17. Hội đồng xét xử giám đốc thẩm không có thẩm quyền nào sau đây:
a. Không chấp nhận kháng nghị và giữ nguyên bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực
pháp luật
b. Hủy bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật và giữ nguyên bản án, quyết
định đúng pháp luật của Tòa án cấp dưới đã bị hủy hoặc bị sửa
c. Hủy bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật và đình chỉ giải quyết vụ án
d. a, b, c sai
18. Căn cứ nào sau đây không phải là căn cứ để kháng nghị theo thủ tục tái thẩm:
a. Mới phát hiện được tình tiết quan trọng của vụ án mà đương sự đã không thể biết
được trong quá trình giải quyết vụ án
b. Có sai lầm trong việc áp dụng pháp luật dẫn đến việc ra bản án, quyết định không đúng,
gây thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự, xâm phạm đến lợi ích công cộng,
lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của người thứ ba
c. Có cơ sở chứng minh kết luận của người giám định, lời dịch của người phiên dịch không
đúng sự thật hoặc có giả mạo chứng cứ
d. Bản án, quyết định hình sự, hành chính, dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh,
thương mại, lao động của Tòa án hoặc quyết định của cơ quan nhà nước mà Tòa án căn cứ
vào đó để giải quyết vụ án đã bị hủy bỏ
19. Thời hạn kháng nghị theo thủ tục tái thẩm là:
a. 01 năm, kể từ ngày người có thẩm quyền kháng nghị biết được căn cứ để kháng nghị
theo thủ tục tái thẩm
b. 03 năm, kể từ ngày người có thẩm quyền kháng nghị biết được căn cứ để kháng nghị
theo thủ tục tái thẩm
c. 01 năm, kể từ ngày bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật
d. 03 năm, kể từ ngày bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật
20. Hội đồng xét xử tái thẩm không có thẩm quyền nào sau đây:
a. Không chấp nhận kháng nghị và giữ nguyên bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật
b. Hủy bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật để xét xử sơ thẩm lại
c. Hủy bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật và giữ nguyên bản án, quyết
định đúng pháp luật của Tòa án cấp dưới đã bị hủy hoặc bị sửa
d. Hủy bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật và đình chỉ giải quyết vụ án
21. Quyết định của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao giải quyết việc xem
268
xét lại quyết định của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao được thông qua
khi:
a. Được ít nhất ½ tổng số thành viên của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao
biểu quyết tán thành
b. Được ít nhất 2/3 tổng số thành viên của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao
biểu quyết tán thành
c. Được ít nhất 3/4 tổng số thành viên của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao
biểu quyết tán thành
d. Được tất cả thành viên của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao biểu quyết tán
thành
22. Tòa án có thẩm quyền giám đốc thẩm phải mở phiên tòa để xét xử vụ án theo thủ
tục giám đốc thẩm trong thời hạn:
a. 04 tháng, kể từ ngày nhận được kháng nghị kèm theo hồ sơ vụ án
b. 03 tháng, kể từ ngày nhận được kháng nghị kèm theo hồ sơ vụ án
c. 02 tháng, kể từ ngày nhận được kháng nghị kèm theo hồ sơ vụ án
d. 01 tháng, kể từ ngày nhận được kháng nghị kèm theo hồ sơ vụ án
23. Hội đồng xét xử giám đốc thẩm ra quyết định sửa một phần hoặc toàn bộ bản án,
quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật khi:
a. Tài liệu, chứng cứ trong hồ sơ vụ án đã đầy đủ, rõ ràng; có đủ căn cứ để làm rõ các tình
tiết trong vụ án
b. Việc sửa bản án, quyết định bị kháng nghị không làm ảnh hưởng đến quyền, nghĩa vụ
của cơ quan, tổ chức, cá nhân khác
c. a và b
d. a hoặc b
11.3 Câu hỏi nhận định đúng/sai và giải thích
24. Trường hợp kết luận trong bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật không phù hợp
với những tình tiết khách quan của vụ án gây thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của
đương sự thì có thể bị kháng nghị theo thủ tục tái thẩm.
25. Chánh án Tòa án nhân dân cấp cao có quyền kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm bản
án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án nhân dân cấp cao.
26. Người đã kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm bản án, quyết định đã có hiệu lực
pháp luật có quyền yêu cầu tạm đình chỉ thi hành bản án, quyết định đó cho đến khi có
269
quyết định giám đốc thẩm.
27. Người có thẩm quyền kháng nghị bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa
án có quyền quyết địn hoãn thi hành bản án, quyết định để xem xét việc kháng nghị theo thủ
tục giám đốc thẩm.
28. Hội đồng xét xử giám đốc thẩm không có quyền xem xét phần quyết định của bản án,
quyết định đã có hiệu lực pháp luật không bị kháng nghị hoặc không liên quan đến việc
xem xét nội dung kháng nghị.
29. Quyết định giám đốc thẩm có hiệu lực pháp luật kể từ ngày Hội đồng giám đốc thẩm ra
quyết định và có giá trị chung thẩm.
30. Người đã kháng nghị bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật theo thủ tục tái thẩm
có quyền quyết định tạm đình chỉ thi hành bản án, quyết định đó cho đến khi có quyết định
tái thẩm.
31. Ủy ban thường vụ Quốc hội có quyền kiến nghị Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân
tối cao xem xét lại quyết định của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao.
32. Khận được kiến nghị của Ủy ban tư pháp của Quốc hội thì Hội đồng Thẩm phán Tòa
án nhân dân tối cao phải mở phiên họp để xem xét lại quyết định của Hội đồng Thẩm phán
Tòa án nhân dân tối cao.
33. Phiên họp xem xét lại quyết định của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao
phải có sự tham gia của ít nhất ¾ tổng số Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao.
34. Trường hợp những bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật về cùng một vụ án dân
sự cùng thuộc thẩm quyền giám đốc thẩm của Tòa án nhân dân cấp cao và Tòa án nhân dân
tối cao thì Tòa án nhân dân cấp cao có thẩm quyền giám đốc thẩm toàn bộ vụ án.
35. Người có thẩm quyền kháng nghị chỉ thực hiện việc kháng nghị bản án, quyết định của
Tòa án đã có hiệu lực pháp luật khi có một trong các căn cứ theo quy định khi có đơn đề
nghị của đương sự.
11.4 Bình luận bản án
GỢI Ý NGHIÊN CỨU:
1. Đọc các nội dung tại Chương số 11 Giáo trình Luật tố tụng dân sự.
2. Nghiên cứu các quy định tại Phần thứ năm về Thủ tục xét lại bản án, quyết định đã
có hiệu lực pháp luật.
3. Tóm tắt nội dung bản án và cho biết quan điểm của các anh/chị về các vấn đề sau
đây:
270
- Anh/chị hãy nêu quan điểm của mình đối với Quyết định kháng nghị tái thẩm số
14/KNTT-VC1-DS ngày 03/4/2017 (Bản án số 1).
- Anh/chị hãy nêu quan điểm của mình đối với Quyết định công nhận sự thỏa thuận
Quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự số 88/2006/QĐ-DSST
ngày 26/12/2006 (Bản án số 2).
- Hãy nêu căn cứ pháp lý và lập luận của anh/chị về Quyết định kháng nghị số
67/2018/KN-DS ngày 10/9/2018 (Bản án số 2).

271
1. Bản án số 01
TÒA ÁN NHÂN DÂN CẤP CAO TẠI HÀ NỘI

Quyết định giám đốc thẩm Số: 61/2018/DS-GĐT Ngày: 05-10-2018


V/v: Tranh chấp hợp đồng vay tài sản.

NHÂN DANH
NƯỚC CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
ỦY BAN THẨM PHÁN
TOÀ ÁN NHÂN DÂN CẤP CAO TẠI HÀ NỘI

- Thành phần Ủy ban Thẩm phán Tòa án nhân dân cấp cao tại Hà Nội gồm có:
11 thành viên tham gia xét xử, do ông Phạm Văn Hà - Chánh án Tòa án nhân dân
cấp cao tại Hà Nội làm Chủ tọa phiên tòa.
Đại diện Viện kiểm sát nhân dân cấp cao tại Hà Nội: Ông Phạm Văn Hòa, Kiểm
sát viên.
Thư ký phiên tòa: Bà Nguyễn Bảo Thoa, Thư ký Tòa án nhân dân cấp cao tại Hà
Nội.
Ngày 05-10-2018, tại trụ sở, Tòa án nhân dân cấp cao tại Hà Nội mở phiên tòa Giám
đốc thẩm xét xử vụ án dân sự về việc: "Tranh chấp hợp đồng vay tài sản", giữa:
Nguyên đơn: Anh Nguyễn Duy M, sinh năm 1958. Nơi cư trú: Phố Y, xã T, huyện
M, tỉnh Vĩnh Phúc (nay là thành phố Hà Nội).
Bị đơn: Anh Nguyễn Trọng M1, sinh năm 1976 và vợ là chị Nguyễn Thị H, sinh
năm 1979. Nơi cư trú: Xóm B, xã M, huyện M, tỉnh Vĩnh Phúc (nay là thành phố Hà
Nội).
NỘI DUNG VỤ ÁN:
Theo đơn khởi kiện ngày 01/8/2006 và các lời khai trong quá trình giải quyết vụ án,
nguyên đơn anh Nguyễn Duy M trình bày: Do có mối quan hệ quen biết, cuối năm
2003, vợ chồng anh Nguyễn Trọng M1 và chị Nguyễn Thị H có đặt vấn đề vay anh
số tiền 260.000.000đ, thời điểm này anh đang làm cán bộ tín dụng và do tin tưởng
nên anh đã nhất trí cho vay. Hết hạn, anh M1 và chị H khất nợ đến ngày 16/12/2004
sẽ trả, xong đến ngày hẹn cũng không trả. Ngày 06/01/2005 anh lại lên nhà đòi, vợ
272
chồng anh M1 chị H hứa đến ngày 16/01/2005 sẽ trả 80.000.000đ, xong cũng không
thực hiện. Một thời gian sau anh lên nhà thì thấy mọi người nói anh M1 đã bị đi
tù. Nay anh M khởi kiện, đề nghị Tòa án buộc vợ chồng anh M1 và chị H phải trả
cho anh 260.000.000đ gốc và lãi tính từ tháng 01/2005. Lãi suất tính theo quy định
của pháp luật.
Bị đơn - anh Nguyễn Trọng M1 trình bày: Giữa anh và anh M có mối quan hệ làm ăn
và trao đổi tiền tệ, có mối quan hệ tin tưởng và thân thiết nên việc làm ăn được thanh
toán sòng phẳng, không liên quan đến vợ con; khi giao dịch không cần phải lập giấy
tờ biên nhận hay tài sản thế chấp. Từ năm 2000, lúc thì anh đến nhà anh M lấy tiền,
ngược lại anh M cũng đến nhà anh lấy tiền, mỗi lần từ vài chục triệu đến hàng trăm
triệu. Năm 2004, anh bị khởi tố về tội đánh bạc, anh M lo mất tiền nên đã ép anh
phải tự viết giấy nhận nợ số tiền 260.000.000đ, chữ ký của vợ anh trong giấy biên
nhận nợ là do bị anh M ép buộc. Sau khi viết giấy vay nợ, năm 2004 anh đã trả đủ
anh M 260.000.000đ, ngày tháng trả không nhớ. Khi trả vì tin tưởng nên không bắt
anh M phải viết giấy biên nhận tiền. Anh chỉ xác nhận còn nợ anh M 30.000.000đ là
khoản lợi nhuận khi kinh doanh tiền với nhau. Do vậy anh không nhất trí với yêu cầu
khởi kiện của anh M.
Bị đơn - chị Nguyễn Thị H là vợ anh Nguyễn Trọng M1 trình bày: Chị không quen
biết với anh Nguyễn Duy M, chị gặp anh M một lần vào tháng 01/2004 khi anh M
vào ép buộc chị phải ký vào giấy nhận nợ; nội dung giấy nhận nợ như thế nào chị
không biết vì anh M gập đôi tờ giấy và buộc chị ký, khi đó còn có 05 người khác đi
cùng anh M tay cầm gậy gộc. Sự việc này chị không báo chính quyền địa phương
nhưng có nhiều người biết. Chị không vay nợ gì anh M, còn chồng chị có vay nợ hay
không chị không biết. Do vậy chị không nhất trí với yêu cầu khởi kiện của anh M.
- Ngày 05/12/2006, Tòa án nhân dân huyện M thụ lý vụ án. Theo đề nghị của anh
Nguyễn Duy M, ngày 30/01/2007 Tòa án nhân dân huyện M ra Quyết định áp dụng
biện pháp khẩn cấp tạm thời số 01/2007/QĐ-BPKCTT, nội dung: "Kê biên 01 nhà
tường xây đổ mái bằng và diện tích đất ở, đất vườn 295m2 hiện anh Nguyễn Trọng
M1 và chị Nguyễn Thị H đang ở tại Xóm G, thôn H, xã M, huyện M, tỉnh Vĩnh Phúc
(tờ bản đồ số 17, danh pháp 299 đo đạc 1991, thửa 449) để đảm bảo thi hành án" .
- Tại bản án dân sự sơ thẩm số 36/2007/DS-ST ngày 26/10/2007 của Tòa án nhân
dân huyện M và bản án dân sự phúc thẩm số 08/2008/DS-PT ngày 25/01/2008 của
273
Tòa án nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc đều xác định nghĩa vụ thanh toán của vợ chồng anh
Nguyễn Trọng M1, chị Nguyễn Thị H với anh Nguyễn Duy M. Quyết định buộc vợ
chồng anh Nguyễn Trọng M1, chị Nguyễn Thị H thanh toán tổng số 313.625.000đ
gồm 260.000.000đ tiền gốc và 53.625.000đ tiền lãi tính từ ngày 12/01/2005 đến ngày
xét xử sơ thẩm; đồng thời tiếp tục duy trì quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm
thời số 01/2007/QĐ-BPKCTT ngày 30/01/2007 của Tòa án nhân dân huyện M để
đảm bảo thi hành án. Ngoài ra, Tòa án hai cấp còn quyết định về án phí, quyền yêu
cầu thi hành án theo quy định của pháp luật.
Theo công văn 319/VKSTC-C1(P3) ngày 15/6/2017 của Cơ quan điều tra Viện kiểm
sát nhân dân tối cao: Chi cục Thi hành án dân sự huyện M đã tiến hành kê biên bổ
sung đối với một số tài sản khác trên nhà đất đã kê biên rồi tiến hành định giá, bán
đấu giá đối với toàn bộ nhà đất và tài sản khác trên đất kê biên của gia đình anh M1
và chị H đang ở cho người mua trúng đấu giá là ông Trần Mạnh Hà. Số tiền bán đấu
giá đã được chi trả cho nghĩa vụ thi hành án của anh M1 và chị H. Tuy nhiên đến nay
chưa bàn giao được tài sản bán đấu giá cho người mua trúng đấu giá là ông Trần
Mạnh Hà.
Tại Quyết định kháng nghị theo thủ tục tái thẩm số 14/KNTT-VC1-DS ngày
03/4/2017, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp cao tại Hà Nội đề nghị Ủy ban
thẩm phán Tòa án nhân dân cấp cao tại Hà Nội hủy bản án dân sự phúc thẩm số
08/2008/DS-PT ngày 25/01/2008 của Tòa án nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc và bản án dân
sự sơ thẩm số 36/2007/DS-ST ngày 26/10/2007 của Tòa án nhân dân huyện M, giao
hồ sơ vụ án cho Tòa án nhân dân huyện M xét xử sơ thẩm lại theo quy định của pháp
luật với lý do: Quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời số 01/2007/QĐ-
BPKCTT ngày 30/01/2007 của Tòa án nhân dân huyện M kê biên tài sản nhà, đất của
hộ gia đình trong đó có bà C để đảm bảo việc thi hành án của vợ chồng anh Nguyễn
Trọng M1 là không đúng; tòa án hai cấp không đưa bà C vào tham gia tố tụng là vi
phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng.
Tại phiên họp ngày 05/10/2018: Đại diện Viện kiểm sát nhân dân cấp cao tại Hà Nội
giữ nguyên Quyết định kháng nghị nêu trên.
NHẬN ĐỊNH CỦA TÒA ÁN:
[1] Về mặt hình thức: Quyết định kháng nghị số 14/KNTT-VC1-DS ngày 03/4/2017
của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp cao tại Hà Nội là kháng nghị theo thủ
274
tục tái thẩm nhưng kháng nghị lại căn cứ Điều 326, Điều 331, khoản 2 Điều 332 Bộ
luật Tố tụng dân sự 2015 là các quy định về kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm
để kháng nghị tái thẩm là không chính xác.
[2] Bản án dân sự sơ thẩm số 36/2007/DS-ST ngày 26/10/2007 của Tòa án nhân dân
huyện M và bản án dân sự phúc thẩm số 08/2008/DS-PT ngày 25/01/2008 của Tòa
án nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc đã xác định quan hệ pháp luật cần giải quyết trong vụ án:
"Tranh chấp hợp đồng vay tài sản" là chính xác. Trong vụ án này, anh Nguyễn Duy M
là người cho vay tài sản (tiền) và là người khởi kiện; anh Nguyễn Trọng M1 và chị
Nguyễn Thị H là người vay tài sản, đến hạn nhưng không thực hiện nghĩa vụ trả nợ và
là người bị anh Nguyễn Duy M khởi kiện. Do vậy, Tòa án nhân dân huyện M và Tòa án
nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc xác định tư cách tham gia tố tụng của anh Nguyễn Duy M là
nguyên đơn; anh Nguyễn Trọng M1 và chị Nguyễn Thị H là bị đơn là đúng quy định tại
khoản 2, 3 Điều 56 Bộ luật tố tụng Dân sự năm 1995. Bà Nguyễn Thị C (mẹ anh
Nguyễn Trọng M1) không liên quan đến việc vay nợ nên không thể xác định bà C là
đương sự trong vụ án. Vì vậy, Quyết định kháng nghị tái thẩm cho rằng Tòa án cấp sơ
thẩm và phúc thẩm không đưa bà Nguyễn Thị C vào tham gia tố tụng là vi phạm
nghiêm trọng thủ tục tố tụng không được Hội đồng xét xử chấp nhận.
[3] Khoản 1 Điều 352 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 quy định một trong các căn
cứ để kháng nghị theo thủ tục tái thẩm là: "Mới phát hiện được tình tiết quan trọng
của vụ án mà đương sự đã không thể biết được trong quá trình giải quyết vụ án".
Trong vụ án này, bà Nguyễn Thị C không được xác định là "đương sự" do vậy không
thỏa mãn căn cứ để kháng nghị theo thủ tục tái thẩm.
[4] Bản án dân sự sơ thẩm số 36/2007/DS-ST ngày 26/10/2007 của Tòa án nhân dân
huyện M và bản án dân sự phúc thẩm số 08/2008/DS-PT ngày 25/01/2008 của Tòa
án nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc đã xác định đúng quan hệ pháp luật cần giải quyết, xác
định đúng và đủ các đương sự trong vụ án, việc giải quyết về nội dung chính xác và
bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của các đương sự.
[5] Do Quyết định kháng nghị tái thẩm số 14/KNTT-VC1-DS ngày 03/4/2017 của
Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp cao tại Hà Nội không thỏa mãn các căn cứ
để kháng nghị theo thủ tục tái thẩm, việc viện dẫn quy định của pháp luật không
chính xác nên Hội đồng xét xử không có căn cứ để chấp nhận.
Vì các lẽ trên,
275
QUYẾT ĐỊNH:
Căn cứ khoản 1 Điều 343 Bộ luật Tố tụng dân sự
1. Không chấp nhận Quyết định kháng nghị theo thủ tục tái thẩm số 14/KNTT-
VC1-DS ngày 03/4/2017 của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp cao tại Hà
Nội.
2. Giữ nguyên bản án dân sự sơ thẩm số 36/2007/DS-ST ngày 26/10/2007 của Tòa
án nhân dân huyện M và bản án dân sự phúc thẩm số 08/2008/DS-PT ngày
25/01/2008 của Tòa án nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc.

276
2. Bản án số 02
TÒA ÁN NHÂN DÂN CẤP CAO TẠI ĐÀ NẴNG

Quyết định tái thẩm Số: 91/2018/DS-TT Ngày 29-11-2018


V/v Tranh chấp quyền sử dụng đất

NHÂN DANH
NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

ỦY BAN THẨM PHÁN


TÒA ÁN NHÂN DÂN CẤP CAO TẠI ĐÀ NẴNG

- Thành phần Ủy ban Thẩm phán Tòa án nhân dân cấp cao gồm:
Thẩm phán - Chủ tọa phiên tòa: Ông Lê Tự.
Các Thẩm phán: Ông Vũ Thanh Liêm và ông Nguyễn Thanh Long.

- Thư ký phiên tòa: Bà Trịnh Thị Hằng - Thư ký Tòa án.


- Đại diện Viện kiểm sát nhân dân cấp cao tại Đà Nẵng tham gia phiên tòa:
Ông Trần Thanh Tuấn - Kiểm sát viên.

Ngày 29/11/2018, tại trụ sở Tòa án nhân dân cấp cao tại Đà Nẵng mở phiên tòa tái
thẩm xét xử vụ án “Tranh chấp quyền sử dụng đất”, giữa các đương sự:
1. Nguyên đơn: Cụ Phan Bá P, sinh năm: 1933; địa chỉ: thôn D, xã TA, huyện N,
tỉnh Quảng Nam.
2. Bị đơn: Ông Phan Quang C, sinh năm: 1962; địa chỉ: thôn A, xã T1, huyện N,
tỉnh Quảng Nam.
3. Người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan:
3.1. Cụ Phan Như H, sinh năm: 1931; địa chỉ: tổ 06, phường H1, quận H2, thành phố
Đà Nẵng.
3.2. Cụ Phan Đình B, 72 tuổi; địa chỉ: thôn N1, xã B1, huyện B2, tỉnh Quảng Ngãi.
3.3. Ông Phan Công B1, sinh năm 1958; địa chỉ: khối 2, thị trấn N, huyện N, tỉnh

277
Quảng Nam.
3.4. Cụ Phan Thị T, 82 tuổi; địa chỉ: thôn 6, xã T2, huyện N, tỉnh Quảng Nam.
3.5. Cụ Phan Thị Q, 78 tuổi; địa chỉ: thôn 6, xã T2, huyện N, tỉnh Quảng Nam.
NỘI DUNG VỤ ÁN:
Tại Đơn khởi kiện đề ngày 24/11/2006 và quá trình giải quyết vụ án, nguyên đơn cụ
Phan Bá P trình bày:
Thửa đất số 457, tờ bản đồ số 7, diện tích 3.575m2 tọa lạc tại thôn An Tây, xã T1,
huyện N, tỉnh Quảng Nam do ông Phan Quang C đang quản lý, sử dụng là của tộc
Phan. Khi cụ Phan Q1 là cha của ông C cưới vợ, do không có nơi ở nên tộc Phan
đồng thuận cho cụ Q1 làm nhà để ở và trông nom nhà thờ. Ngày 10/9/1972, cụ P là
trưởng tộc nên đại diện cho tộc Phan giao hai bản trích lục thửa đất trên, có số hiệu
28, diện tích 05 sào 01 thước 06 tấc và số hiệu 19, diện tích 02 sào 09 thước 02 tấc
cho cụ Q1; đến ngày 29/3/1977, cụ Q1 làm giấy nhận trích lục nêu trên (bl 15). Do
thời điểm đăng ký, kê khai, cụ P bị ốm, ông C là người trực tiếp đăng ký, kê khai nên
ngày 31/12/2001, Ủy ban nhân dân huyện N, tỉnh Quảng Nam đã cấp Giấy chứng
nhận quyền sử dụng đất cho ông Lê Quang C. Nay cụ P yêu cầu Toà án giải quyết
buộc ông C phải trả toàn bộ diện tích đất nêu trên cho tộc Phan.
Bị đơn ông Phan Quang C trình bày:
Thửa đất số 457, tờ bản đồ số 7, diện tích 3.575m2 tọa lạc tại thôn An Tây, xã T1, huyện
N, tỉnh Quảng Nam có nguồn gốc của cha ông C là cụ Phan Q1. Đến năm 1992, cụ Q1
chết nên diện tích đất này ông C trực tiếp đăng ký, kê khai và được Ủy ban nhân dân
huyện N cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất vào ngày 31/12/2001. Nay cụ P đại
diện cho tộc Phan khởi kiện yêu cầu ông C trả lại toàn bộ diện tích đất nêu trên cho tộc
Phan, ông C không đồng ý mà chỉ đồng ý chuyển nhượng lại cho tộc Phan diện tích đất
1.575m2.
Tại Quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự số 88/2006/QĐ-DSST
ngày 26/12/2006, Tòa án nhân dân huyện N công nhận:
“Ông Phan Quang C đồng ý chuyển nhượng cho tộc Phan - Người đại diện là ông
Phan Bá P, ông Phan Như H, ông Phan Đình B, ông Phan Công B1, bà Phan Thị T
và bà Phan Thị Q sử dụng diện tích 1575m2 đất, trong đó có 100m2 đất ở và 1457m2
đất vườn lâu dài tại tờ bản đồ số 7, số thửa 457 (có sơ đồ bản vẽ kèm theo).
Vị trí:
278
- Đông giáp phần nhà và đất của ông Phan Quang C.
- Tây giáp phần nhà và đất của ông Phạm Duy.
- Nam giáp đất còn lại của ông Phan Quang C.
- Bắc giáp đất ruộng của ông Nguyễn Hiệp.”
Ngày 24/9/2015, ông Phạm Duy (trú tại tại thôn An Hải Đông, xã T1, huyện N, tỉnh
Quảng Nam) có đơn đề nghị kháng nghị theo thủ tục tái thẩm đối với Quyết định
công nhận sự thỏa thuận của các đương sự nêu trên với lý do: Toà án nhân dân huyện N
công nhận chuyển nhượng diện tích 1575m2 đất tại thửa số 457, tờ bản đồ số 7 giữa
ông C và tộc Phan chồng lên một phần diện tích đất tại thửa số 456, tờ bản đồ số 7 của
cha ông là cụ Phạm Ước và cô ông là cụ Phạm Thị Say.
Tại Quyết định kháng nghị số 67/2018/KN-DS ngày 10/9/2018, Chánh án Tòa án nhân
dân cấp cao tại Đà Nẵng kháng nghị Quyết định công nhận sự thỏa thuận của các
đương sự số 88/2006/QĐ-DSST ngày 26/12/2006 của Tòa án nhân dân huyện N; đề
nghị Ủy ban Thẩm phán Tòa án nhân dân cấp cao tại Đà Nẵng xét xử thẩm hủy
Quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự nêu trên.
Tại phiên tòa tái thẩm, đại diện Viện kiểm sát nhân dân cấp cao tại Đà Nẵng đề nghị
Ủy ban Thẩm phán Tòa án nhân dân cấp cao tại Đà Nẵng chấp nhận kháng nghị của
Chánh án Tòa án nhân dân cấp cao tại Đà Nẵng.
NHẬN ĐỊNH CỦA TÒA ÁN:
[1] Trong quá trình sử dụng đất, ông Phạm Duy (con cụ Ước, cháu cụ Say) là người
quản lý, sử dụng thửa đất liền kề với thửa đất 457, tờ bản đồ số 7 cho rằng: thửa đất
456, tờ bản đồ số 7 tọa lạc tại thôn An Tây, xã T1, huyện N, tỉnh Quảng Nam hiện gia
đình ông đang quản lý, sử dụng; nhưng quá trình giải quyết tranh chấp quyền sử dụng
đất giữa tộc Phan với ông C, Tòa án đã công nhận một phần diện tích đất của thửa đất
số 456 cho tộc Phan (thuộc quyền sử dụng của tộc Phan) làm ảnh hưởng đến quyền và
lợi ích hợp pháp của gia đình ông.
[2] Theo Công văn số 45/UBND-TTr ngày 17/01/2017 của Ủy ban nhân dân huyện
N, diện tích 1.575m2 đất tại thửa đất số 457, tờ bản đồ số 7 mà Tòa án nhân dân huyện
N đã công nhận cho tộc Phan có khoảng 240m2 thuộc thửa số 456, tờ bản đồ số 7 của
cụ Phạm Ước và cụ Phạm Thị Say.
[3] Quá trình giải quyết tranh chấp giữa ông C và tộc Phan, Tòa án đã không biết có
sự chồng lấn một phần diện tích đất tại thửa 456 nên đã công nhận sự thỏa thuận giữa
279
ông C và tộc Phan đối với diện tích 1.575m2 tại thửa đất số 457, tờ bản đồ số 7 (theo
hồ sơ cở sở dữ liệu đất đai làm cơ sở cho việc cấp mới, cấp đổi Giấy chứng nhận
quyền sử dụng đất xã T1 được Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Quảng Nam phê
duyệt ngày 30/10/2015 thì thửa đất 456 là thửa 132, thửa 457 là hai thửa 114 và 124
tờ bản đồ số 19).
[4] Việc công nhận chuyển nhượng diện tích đất nêu trên giữa tộc Phan
và ông Lê Quang C đã làm ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của cụ Ước và
cụ Say. Đây là tình tiết mới mà Tòa án và các đương sự không thể biết được.
[5] Tòa án nhân dân huyện N công nhận sự thoả thuận “Ông Phan Quang C đồng ý
chuyển nhượng cho tộc Phan - Người đại diện là ông Phan Bá P, ông Phan Như H,
ông Phan Đình B, ông Phan Công B1, bà Phan Thị T và bà Phan Thị Q sử dụng diện
tích 1575m2 đất” là không đúng. Đây là vụ án tranh chấp về quyền sử dụng đất, Tòa
án có quyền xác định diện tích đất tranh chấp thuộc quyền sử dụng của nguyên đơn
hoặc bị đơn. Các đương sự có quyền thỏa thuận với nhau về việc giải quyết vụ án,
nhưng nội dung thỏa thuận phải trong phạm vị đơn khởi kiện về tranh chấp quyền sử
dụng đất; theo đó, có thể thỏa thuận xác định ai có quyền sử dụng diện tích đất đang
tranh chấp. Việc thỏa thuận “đồng ý chuyển nhượng quyền sử dụng đất” là không
nằm trong phạm vi khởi kiện ban đầu và vi phạm quy định tại Điều 106 Luật Đất đai
năm 2003, vì thửa đất số 457 đang tranh chấp, người sử dụng đất không có quyền
chuyển nhượng.
[6] Mặt khác, các đương sự thỏa thuận “đồng ý chuyển nhượng quyền sử dụng đất”
là không đúng pháp luật, vì thỏa thuận chuyển nhượng quyền sử dụng đất là xác lập
một hợp đồng dân sự; theo đó, người sử dụng đất chuyển giao đất và quyền sử dụng
đất cho người được chuyển nhượng sử dụng, bên chuyển giao đất và quyền sử dụng
đất được quyền số tiền tương đương với giá trị quyền sử dụng đất theo thỏa thuận
của các bên. Việc giao kết hợp đồng dân sự phải thuân theo các nguyên tắc quy định
tại Điều 389 Bộ luật Dân sự năm 2005. Theo quy định pháp luật đất đai và nguyên
tắc tự do giao kết hợp đồng, Tòa án không có quyền công nhân các đương sự thỏa
thuận chuyển nhượng quyền sử dụng đất.
[7] Vì vậy, cần chấp nhận Quyết định kháng nghị số 67/2018/KN-DS ngày 10/9/2018
của Chánh án Tòa án nhân dân cấp cao tại Đà Nẵng, hủy quyết định
công nhận sự thỏa thuận nêu trên để giải quyết sơ thẩm lại
280
pháp luật.
Vì các lẽ trên;
QUYẾT ĐỊNH:
Căn cứ khoản 2 Điều 356 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015;
1. Hủy toàn bộ Quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự số
88/2006/QĐ-DSST ngày 26/12/2006 của Tòa án nhân dân huyện N, tỉnh Quảng Nam;
2. Giao hồ sơ vụ án cho Tòa án nhân dân huyện N, tỉnh Quảng Nam để giải quyết
lại theo thủ tục sơ thẩm.

281
CHƯƠNG 12. THỦ TỤC GIẢI QUYẾT VIỆC DÂN SỰ
Mục tiêu bài học:
- Nắm và phân tích được khái niệm, đặc trưng của việc dân sự.
- Phân biệt được thủ tục giải quyết vụ án dân sự với thủ tục giải quyết việc dân
sự.
- Nắm được trình tự, thủ tục giải quyết sơ thẩm, phúc thẩm việc dân sự.
- Nắm được một số thủ tục giải quyết việc dân sự cụ thể gồm thủ tục xác định
năng lực hành vi dân sự của cá nhân; Thủ tục giải quyết yêu cầu thông báo tìm kiếm
người vắng mặt, tuyên bố một người mất tích hoặc đã chết; Thủ tục yêu cầu tuyên bố
văn bản công chứng vô hiệu; Thủ tục giải quyết các yêu cầu về hôn nhân và gia đình;
Thủ tục công nhận kết quả hòa giải thành ngoài Tòa án.
12.1 Câu hỏi tự luận
1. Hãy trình bày khái niệm, đặc trưng của việc dân sự.
2. Hãy trình bày và phân tích điểm khác nhau giữa thủ tục giải quyết vụ án dân
sự với thủ tục giải quyết việc dân sự.
3. Theo quy định của pháp luật tố tụng dân sự hiện nay, thành phần giải quyết việc
dân sự được quy định như thế nào? Hãy phân tích quy định nêu trên.
4. Hãy trình bày và phân tích những trường hợp Tòa án trả lại đơn yêu cầu giải
quyết việc dân sự.
5. Hãy trình bày các quy định về thủ tục công nhận kết quả hòa giải thành ngoài
Tòa án theo quy định của pháp luật tố tụng dân sự hiện nay.
12.2 Câu hỏi trắc nghiệm
Lưu ý: Chọn 1 đáp án chính xác nhất
6. Trường hợp đương sự yêu cầu công nhận kết quả hòa giải thành ngoài Tòa
án thì Tòa án:
a. Trả lại đơn yêu cầu vì yêu cầu công nhận kết quả hòa giải thành ngoài Tòa án
không thuộc thẩm quyền của Tòa án
b. Tòa án nơi người yêu cầu cư trú, làm việc có thẩm quyền giải quyết
c. Tòa án có thẩm quyền giải quyết là Tòa án mà đương sự lựa chọn
d. a, b, c sai
7. Thành phần giải quyết việc dân sự gồm:
a. 01 Thẩm phán hoặc tập thể gồm 01 Thẩm phán và 02 Hội thẩm nhân dân
282
b. 01 Thẩm phán hoặc tập thể gồm 02 Thẩm phán và 02 Hội thẩm nhân dân
c. 01 Thẩm phán hoặc tập thể gồm 03 Thẩm phán
d. Tập thể gồm 03 Thẩm phán hoặc tập thể gồm 05 Thẩm phán
8. Việc sửa đổi, bổ sung đơn yêu cầu giải quyết việc dân sự được thực hiện
trong thời hạn:
a. 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được yêu cầu
b. 03 ngày, kể từ ngày nhận được yêu cầu
c. 07 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được yêu cầu
d. 07 ngày, kể từ ngày nhận được yêu cầu
9. Trong trường hợp hết thời hạn sửa đổi, bổ sung đơn yêu cầu giải quyết việc
dân sự mà người yêu cầu không sửa đổi, bổ sung đơn yêu cầu thì Thẩm phán:
a. Tiến hành thủ tục thụ lý việc dân sự
b. Trả lại đơn yêu cầu và tài liệu, chứng cứ kèm theo cho người yêu cầu
c. Ra quyết định tạm đình chỉ giải quyết việc dân sự
d. Ra quyết định đình chỉ giải quyết việc dân sự
10. Tòa án không được trả lại đơn yêu cầu giải quyết việc dân sự trong trường
hợp nào sau đây:
a. Sự việc người yêu cầu yêu cầu đã được Tòa án hoặc cơ quan nhà nước có thẩm
quyền giải quyết
b. Việc dân sự không thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án
c. Người nộp đơn yêu cầu không phải là người có quyền yêu cầu
d. Người yêu cầu không sửa đổi, bổ sung đơn yêu cầu trong thời hạn quy định
11. Thời hạn chuẩn bị xét đơn yêu cầu giải quyết việc dân sự là:
a. 01 tháng, kể từ ngày Tòa án thụ lý đơn yêu cầu
b. 02 tháng, kể từ ngày Tòa án thụ lý đơn yêu cầu
c. 03 tháng, kể từ ngày Tòa án thụ lý đơn yêu cầu
d. 04 tháng, kể từ ngày Tòa án thụ lý đơn yêu cầu
12. Thời hạn mở phiên họp để giải quyết việc dân sự là:
a. 07 ngày, kể từ ngày ra quyết định mở phiên họp
b. 10 ngày, kể từ ngày ra quyết định mở phiên họp
c. 15 ngày, kể từ ngày ra quyết định mở phiên họp
d. 30 ngày, kể từ ngày ra quyết định mở phiên họp
283
13. Trước khi mở phiên họp giải quyết việc dân sự, việc thay đổi Thư ký phiên
họp thuộc thẩm quyền của chủ thể nào sau đây:
a. Chánh án của Tòa án đang giải quyết việc dân sự đó quyết định
b. Chánh án Tòa án trên một cấp trực tiếp quyết định
c. Thẩm phán được phân công giải quyết việc dân sự đó quyết định
d. Hội đồng giải quyết việc dân sự quyết định
14. Tại phiên họp giải quyết việc dân sự, việc thay đổi Kiểm sát viên thuộc
thẩm quyền của chủ thể nào sau đây:
a. Viện trưởng Viện kiểm sát cùng cấp quyết định
b. Thẩm phán, Hội đồng giải quyết việc dân sự quyết định
c. Viện trưởng Viện kiểm sát cấp trên trực tiếp quyết định
d. a, b, c sai
15. Thời hạn kháng cáo quyết định giải quyết việc dân sự là:
a. 07 ngày, kể từ ngày Tòa án ra quyết định; hoặc kể từ ngày đương sự nhận được
quyết
định giải quyết việc dân sự hoặc kể từ ngày quyết định đó được thông báo, niêm yết
b. 10 ngày, kể từ ngày Tòa án ra quyết định; hoặc kể từ ngày đương sự nhận được
quyết
định giải quyết việc dân sự hoặc kể từ ngày quyết định đó được thông báo, niêm yết
c. 15 ngày, kể từ ngày Tòa án ra quyết định; hoặc kể từ ngày đương sự nhận được
quyết
định giải quyết việc dân sự hoặc kể từ ngày quyết định đó được thông báo, niêm yết
d. 1 tháng, kể từ ngày Tòa án ra quyết định; hoặc kể từ ngày đương sự nhận được
quyết
định giải quyết việc dân sự hoặc kể từ ngày quyết định đó được thông báo, niêm yết
16. Thời hạn kháng nghị quyết định giải quyết việc dân sự của Viện kiểm sát
cùng cấp là:
a. 10 ngày, kể từ ngày Tòa án ra quyết định
b. 10 ngày, kể từ ngày Tòa án ra quyết định; hoặc kể từ ngày nhận được quyết định
c. 15 ngày, kể từ ngày Tòa án ra quyết định
d. 15 ngày, kể từ ngày Tòa án ra quyết định; hoặc kể từ ngày nhận được quyết định
17. Thời hạn kháng nghị quyết định giải quyết việc dân sự của Viện kiểm sát
284
cấp trên trực tiếp là:
a. 07 ngày, kể từ ngày Tòa án ra quyết định
b. 10 ngày, kể từ ngày Tòa án ra quyết định
c. 15 ngày, kể từ ngày Tòa án ra quyết định
d. 30 ngày, kể từ ngày Tòa án ra quyết định
18. Thời hạn chuẩn bị xét kháng cáo, kháng nghị quyết định giải quyết việc dân
sự là:
a. 10 ngày, kể từ ngày Tòa án nhận kháng cáo, kháng nghị
b. 15 ngày, kể từ ngày Tòa án nhận kháng cáo, kháng nghị
c. 01 tháng, kể từ ngày Tòa án nhận kháng cáo, kháng nghị
d. 02 tháng, kể từ ngày Tòa án nhận kháng cáo, kháng nghị
19. Thời hạn mở phiên họp phúc thẩm giải quyết việc dân sự là:
a. 10 ngày, kể từ ngày ra quyết định mở phiên họp
b. 15 ngày, kể từ ngày ra quyết định mở phiên họp
c. 01 tháng, kể từ ngày ra quyết định mở phiên họp và không được gia hạn
d. 01 tháng, kể từ ngày ra quyết định mở phiên họp và có thể được gia hạn nhưng
không quá 01 tháng
20. Chủ thể có quyền yêu cầu hủy bỏ quyết định tuyên bố một người mất năng
lực hành vi dân sự là:
a. Chính người đã bị Tòa án tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự
b. Người có quyền, lợi ích liên quan
c. Cơ quan, tổ chức hữu quan
d. a, b, c đúng
21. Trong trường hợp giải quyết yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn, thỏa
thuận nuôi con, chia tài sản khi ly hôn mà sau khi hòa giải, vợ, chồng đoàn tụ
thì Thẩm phán:
a. Lập biên bản hòa giải thành
b. Ra quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự
c. Ra quyết định đình chỉ giải quyết yêu cầu của họ
d. Trả lại đơn yêu cầu cho họ
22. Trong trường hợp giải quyết yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn, thỏa
thuận nuôi con, chia tài sản khi ly hôn mà hòa giải đoàn tụ không thành thì
285
Thẩm phán:
a. Lập biên bản về việc hòa giải không thành
b. Ra quyết định mở phiên tòa giải quyết việc dân sự
c. Ra quyết định mở phiên họp giải quyết việc dân sự
d. Ra quyết định công nhận thuận tình ly hôn và sự thỏa thuận của các đương sự
theo quy định
23. Trường hợp hòa giải đoàn tụ không thành thì Thẩm phán ra quyết định
công nhận thuận tình ly hôn và sự thỏa thuận của các đương sự khi có điều kiện
nào sau đây:
a. Hai bên thực sự tự nguyện ly hôn
b. Hai bên đã thỏa thuận được với nhau về việc chia hoặc không chia tài sản chung,
việc trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con
c. Sự thỏa thuận phải bảo đảm quyền lợi chính đáng của vợ, con
d. Cả a, b và c
24. Chủ thể nào sau đây không có quyền yêu cầu tuyên bố văn bản công chứng
vô hiệu:
a. Trưởng phòng công chứng
b. Người yêu cầu công chứng
c. Người làm chứng
d. Cơ quan nhà nước có thẩm quyền
25. Theo quy định của pháp luật tố tụng dân sự hiện nay, việc công nhận kết
quả hòa giải thành ngoài Tòa án cần thỏa mãn điều kiện nào sau đây:
a. Các bên tham gia thỏa thuận hòa giải có đầy đủ năng lực hành vi dân sự và là
người có quyền, nghĩa vụ đối với nội dung thỏa thuận hòa giải
b. Một hoặc cả hai bên có đơn yêu cầu Tòa án công nhận
c. Nội dung thỏa thuận hòa giải thành của các bên là hoàn toàn tự nguyện, không vi
phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội, không nhằm trốn tránh nghĩa vụ
với Nhà nước hoặc người thứ ba
d. a, b, c đúng
12.3 Câu hỏi nhận định đúng/sai và giải thích
26. Kết quả hòa giải thành ngoài Tòa án không được Tòa án công nhận sẽ không
có giá trị pháp lý.
286
27. Quyết định công nhận hoặc không công nhận kết quả hòa giải thành ngoài
Tòa án của Tòa án cấp sơ thẩm có thể bị kháng cáo, kháng nghị theo thủ tục phúc
thẩm.
28. Sự khác nhau căn bản giữa vụ án dân sự với việc dân sự là việc dân sự không
có yếu tố tranh chấp.
29. Hết thời hạn sửa đổi, bổ sung đơn yêu cầu mà người yêu cầu không sửa đổi,
bổ sung đơn yêu cầu thì Thẩm phán ra quyết định đình chỉ giải quyết việc dân sự.
30. Trường hợp người yêu cầu giải quyết việc dân sự rút đơn yêu cầu thì Tòa án
ra quyết định đình chỉ giải quyết việc dân sự.
31. Kiểm sát viên Viện kiểm sát cùng cấp không tham gia phiên họp sơ thẩm giải
quyết việc dân sự thì Tòa án phải hoãn phiên họp.
32. Tại phiên họp giải quyết việc dân sự, việc thay đổi Kiểm sát viên do Viện
trưởng Viện kiểm sát cùng cấp quyết định.
33. Trong quá trình giải quyết việc dân sự, Tòa án không có trách nhiệm hòa giải
để đương sự thỏa thuận với nhau về việc giải quyết việc dân sự.
34. Khi giải quyết yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn, thỏa thuận nuôi con và
chia tài sản khi ly hôn, Tòa án không phải mở phiên họp giải quyết.
35. Pháp luật tố tụng dân sự không quy định về thời hạn yêu cầu Tòa án công
nhận kết quả hòa giải thành ngoài Tòa án.

287
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ luật Dân sự năm 2015
2. Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2004 (sửa đổi, bổ sung năm 2011)
3. Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015
4. Luật tổ chức Toà án nhân dân năm 2014
5. Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân năm 2014
6. Nghị quyết số 103/2015/QH13 về hướng dẫn thi hành Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015
Nghị quyết số 02/2016/NQ-HĐTP hướng dẫn thi hành một số quy định của Nghị quyết
103/2015/QH13
7. Nghị quyết số 04/2016/NQ-HĐTP hướng dẫn một số quy định Bộ luật Tố tụng dân sự
năm 2015 về gửi, nhận đơn khởi kiện, tài liệu, chứng cứ và cấp, tống đạt, thông báo văn
bản tố tụng bằng phương tiện điện tử
8. Nghị Quyết số 326/2016/NQ-UBTVQH14 quy định về mức thu, giảm, thu, quản lý và
sử dụng án phí và lệ phí toà án
9. Nghị quyết số số 04/2017/NQ-HĐTP hướng dẫn một số quy định tại Khoản 1 và Khoản
3 Điều 192 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 về trả lại đơn khởi kiện, quyền nộp đơn khởi
kiện lại vụ án
10. Nghị quyết số 01/017/NQ-HĐTP ban hành một số biểu mẫu trong tố tụng dân sự
11. Giải đáp số 01/2017/GĐ-TANDTC một số vấn đề nghiệp vụ, ngày 07 tháng 4 năm
2017
12. Nguyễn Thị Hồng Nhung (2016), Giáo trình Luật Tố tụng dân sự, Nxb. Đại học Quốc
gia Thành phố Hồ Chí Minh
13. Nguyễn Thị Hồng Nhung (2017), Sách chuyên khảo Bình luận khoa học những điểm
mới của Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015, Nxb. Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí
Minh

288

You might also like