Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 8

TRẮC NGHIỆM HÓA HỮU CƠ

ThS Nguyễn Hoàng Lương Ngọc

Câu 1. Liên kết sinh ra do lực hút tĩnh điện giữa các điện tích của những ion mang điện tích ngược dấu là...
A. Liên kết cộng hóa trị B. Liên kết hydro C. Liên kết cho nhận D. Liên kết ion
Câu 2. Liên kết ion thuần túy chỉ hình thành giữa các nguyên tử của các nguyên tố có độ âm điện:
A. Giống -nhau B. Rất khác nhau C. Khác nhau không nhiều D. Gần giống nhau
Câu 3. Liên kết phổ biến và quan trong nhất trong hợp chất hữu cơ là:
A. Liên kết cộng hóa trị B. Liên kết hydro C. Liên kết cho nhận D. Liên kết ion
Câu 4. Các hợp chất có liên kết cộng hóa trị thường:
A. Có độ sôi lớn, dễ tan trong nước, dễ bay hơi
B. Dễ tan trong nựớc và phân ly thành ion
C. Ít tan trong nưóc, nếu tan thì không phân ly hoặc rất ít phân ly thành ion.
D. Có nhiệt độ nóng chảy rất cao, có khả năng hoạt động hóa học mạnh.
Câu 5. Có thể phân biệt liên kết cộng hóa trị và liên kết ion bằng các tiêu chí nào?
A. Độ phân cực của liên kết C. Năng lượng liên kết
B. Góc liên kết D. Cả 3 tiêu chí a, b, c
Câu 6. Liên kết hydro là liên kết .... được hình thành bởi lực hút tĩnh điện giữa hydro đã liên kết với nguyên tử cộ
độ ậm điện lớn trong một phân tử với một nguyên tử trong phân tử khác có độ âm điện .... có kích thước......
A. mạnh, nhỏ, bé B. mạnh, bé, lớn C. yếu, lớn, lớn D. yếu, lớn, nhỏ
Câu 7. Liên kết hydro làm ... nhiệt độ sôi và với dung môi làm ... khả năng hòa tan của các chất
A. Tăng, tăng B. Tăng, giảm C. Giảm, giảm D. Giảm, tăng
Câu 8.Trong bảng hệ thông tuần hoàn carbon nằm ở chu kỳ...., phân nhóm ... và có cấu hình điện tử là ....
A. 3, IV, ls22s22p6 C. 2, IV, ls22s22p2
2 2 4
B. 2, V ls 2s 2p D. 3, VI, ls22s22p5
3
Câu 9. Lai hóa sp của nguyên tử carbón có góc lai hóa là ..... còn gọi là lai hóa .....
A. 120°, lai hóa tứ diện C. 109°28’, lai hóa tam giác
B. 180°, lai hóa tam giác D. 109°28’, lai hóa tứ diện
Câu 10. Các orbital lai hóa sp thường xen phủ .... và tạo thành liên kết ...
3

A. theo trục AO của nguyên tử khác, σ


B. theo trục AO của nguyên tử khác, đôi
C. theo trục AO của nguyên tử khác, π
D. bên với orbital p của nguyên tử khác π
Câu 11. Cho các hợp chất có công thức sau hãy chỉ ra bậc của nguyên tử carbon đánh dấu * (C*) của từng chất:
I) H3C -*C(CH3)3 II) H3C - *CH(CH3)2 III) H3C-*CH2 -CH3
A. bậc 4 (I), bậc 3 (II), bậc 2 (III) C. bậc 2 (I), bậc 3 (II), bậc 3 (III)
B. bậc 1 (I), bậc 4 (II), bậc 3 (III) D. bậc 2 (I), bậc 4 (11), bậc 3 (III)
Câu 12: Cho iso-pentan tác dụng với Cl2 theo tỉ lệ mol 1:1, số sản phẩm monoclo tối đa thu được là
A. 2 B. 3 C. 5 D. 4
Câu 13: Muốn điều chế một lượng nhỏ khí metan trong phòng thí nghiệm, người ta có thể sử dụng phản ứng
A. tổng hợp từ Cacbon và Hiđro B. crackinh n-butan.
C. nung natri axetat với vôi tôi xút D. phân huỷ yếm khí hợp chất hữu cơ
Câu 14: Cho 2,2-đimetylbutan tác dụng với Cl2 (askt), số dẫn xuất monoclo tối đa được tạo ra là
A. 2 B. 3 C. 5 D. 4
Câu 15: Công thức đơn giản nhất của một hiđrocacbon là CnH2n+1. Hiđrocacbon đó thuộc dãy đồng đẳng của
A. anken B. ankin C. ankađien D. ankan
Câu 16: Tên gọi của C5H10 (có đồng phân hình học) là
A. Pent-1-en B. 2-metylbut-2-en C. Pent-2-en D. 2-metylbut-1-en
Câu 17: Điều chế etilen trong phòng thí nghiệm có thể sử dụng phương pháp
A. thuỷ phân CaC2. B. đun C2H5OH (xúc tác H2SO4 đặc, 170oC).
C. nhiệt phân CH4 (1500 C, làm lạnh nhanh).
o
D. thuỷ phân Al4C3.
Câu 18: Hiđrat hoá 2 anken chỉ tạo thành 2 ancol. Hai anken đó là
A. 2-metylpropen và but-1-en B. Eten và but-1-en
C. propen và but-2-en D. Eten và but-2-en
Câu 19: Cho các chất sau: CH2=CH-CH2-CH2-CH=CH2, CH2=CH-CH=CH-CH2-CH3, CH2=CH-CH2-CH=CH2,
CH3-C(CH3)=CH-CH3. Số chất có đồng phân hình học là
A. 2 B. 3 C. 1 D. 4
Câu 20: Dãy gồm các chất khi tác dụng với H2O đun nóng, có xúc tác thích hợp, mỗi chất chỉ cho một sản phẩm cộng?
A. CH2=CH2, CH3-CH=CH-CH2-CH3 B. CH2=CH2, CH3-CH=CH2
C. CH2=CH2, (CH3)2C=C(CH3)2 D. CH2=CH2, (CH3)2C=CH-CH3
Câu 21: Trong phân tử hiđrocacbon mạch hở X có 7 liên kết  và 3 liên kết  . Tên gọi của X là
A. Đivinyl B. vinylaxetilen C. butanđien D. isopren.
Câu 22: Số đồng phân của C5H8 tác dụng được với dung dịch AgNO3 trong NH3 dư tạo kết tủa là
A. 1 B. 2 C. 3 D. 4
Câu 23: Hiđro hoá chất X thu được ankan Y. Biết X là monome dùng để tổng hợp cao su isopren. Cho Y tác dụng
với Cl2 (tỉ lệ 1:1) trong điều kiện ánh sáng sẽ thu được tối số dẫn xuất monoclo là
A. 1 B. 2 C. 3 D. 4
Câu 24: Phương pháp điều chế 2-clobutan tinh khiết hơn cả là
A. Butan tác dụng với Cl2, chiếu sáng, tỉ lệ 1:1.
B. But-2-en tác dụng với hiđro clorua
C. But-1-en tác dụng với hiđro clorua
D. Buta-1,3-đien tác dụng với hiđro clorua
Câu 25: Dãy gồm các chất có khả năng tham gia phản ứng trùng hợp tạo polime là
A. etilen, isopren, tolulen, buta-1,3-đien.
B. propilen, vinyl clorua, buta-1,3-đien, propan.
C. etilen, benzen, isopren, axetilen.
D. etilen, isopren, vinyl clorua, stiren.
Câu 26: Cho các chất sau: CH3-CH2-CH=CH2; (CH3)2C=CH-CH3; CH3-CH=CH-CH2-CH3;
CH2=CH-CH=CH-CH3; (-CH2-CH=CH-CH2-)n. Số chất có đồng phân hình học là
A. 3 B. 2 C. 1 D. 4
Câu 27: Khi trùng hợp hiđrocacbon X thu được cao su Buna. X có công thức cấu tạo là
A. C6H5-CH=CH2. B. CH3-CH=CH-CH3.
C. CH2=CH-CH=CH2. D. CH2=C(CH3)-CH=CH2.
Câu 28: Ankin X (C5H8) tác dụng được với dung dịch có chứa AgNO3/NH3. Hiđro hoá hoàn toàn X thu được
isopentan. X có tên gọi là
A. 3-metylbut-1-in B. 2-metylbut-1-in C. pent-1-in D. pent-2-in
Câu 29: Số đồng phân của C6H10 có khả năng tham gia phản ứng với AgNO3/NH3 là
A. 2 B. 3 C. 4 D. 5
Câu 30: Số sản phẩm cộng thu được khi cho isopren tác dụng với Brom (tỉ lệ 1:1) là
A. 1 B. 2 C. 3 D. 4
Câu 31: Hiđrat hoá hỗn hợp các đồng phân mạch hở của C4H8 (xúc tác H+, t0), số ancol thu được là
A. 2 B. 4 C. 3 D. 5
Câu 32: Số đồng phân hiđrocacbon thơm ứng với công thức phân tử C8H10 là
A. 2 B. 4 C. 3 D. 5
Câu 33: Cho 3 chất lỏng benzen, stiren, anilin, đựng trong 3 lọ riêng biệt mất nhãn. Thuốc thử để phân biệt ba
chất lỏng trên là
A. dung dịch phenolphtalein B. giấy quì tím
C. nước brom D. dung dịch NaOH
Câu 34: Công thức tổng quát của một hiđrocacbon có dạng CnH2n+2-2k (k = pi + vòng). Trong các hiđrocacbon sau,
chất có giá trị k lớn nhất là
A. Vinylaxetilen. B. Axetilen. C. Benzen. D. Stiren.
Câu 35: Sử dụng dung dịch Brom làm thuốc thử không thể nhận biết được 2 hiđrocacbon
A. Hexan và stiren. B. Benzen và toluen. C. Propen và benzen. D. Toluen và stiren.
Câu 36: Cho sơ đồ chuyển hoá: glucozơ → X → Y → CH3COOH. Hai chất X, Y lần lượt là
A. CH3CH2OH và CH3CHO B. CH3CH2OH và CH2=CH2
C. CH3CH(OH)COOH và CH3CHO D. CH3CHO và CH3CH2OH
Câu 37: Khi tách nước từ một chất X có công thức phân tử C4H10O tạo thành 3 anken là đồng phân của nhau (tính
cả đồng phân hình học). Công thức cấu tạo thu gọn của X là
A. CH3CH(CH3)CH2OH B. CH3CH(OH)CH2CH3
C. CH3OCH2CH2CH3 D. (CH3)3COH
Câu 38: Thuốc thử dùng nhận biết propan-1,2-điol và propan-1,3-điol là
A. dung dịch AgNO3 trong NH3. B. Dung dịch Brom.
C. Cu(OH)2. D. Na.
Câu 39: Sản phẩm chính của sự đehiđrat hóa 2-metylpentan-3-ol là
A. 4-metylpent-2-en B. 2-metylpent-1-en
C. 2-metylpent-2-en D. 3-metylpent-2-en
Câu 40: Hiđrat hoá (xúc tác H+, to) anken C4H8 (có đồng phân hình học) thì thu được ancol có tên gọi là
A. Butan-1-ol B. Butan-2-ol
C. 2-metylbutan-1-ol D. 2-metylbutan-2-ol
Câu 41: Cho các ancol sau: (CH3)2CH-CH2-OH (X); CH3-CH(OH)-CH2-CH3 (Y); CH3-CH(OH)-CH3 (Z);
(CH3)3C-OH (T). Các ancol khi tách nước (xúc tác H2SO4 đặc, 1700C) chỉ thu được 1 anken duy nhất là:
A. Y, Z, T. B. X, Z. C. X, Y, Z. D. X, Z, T.
Câu 42: Số đồng phân ancol bậc II có công thức phân tử C5H12O là
A. 2. B. 3. C. 4. D. 5.
Câu 43: Khi tách nước từ ancol 3-metylbutan-2-ol, sản phẩm chính thu được là
A. 3-metylbut-1-en B. 2-metylbut-2-en C. 3-metylbut-2-en D. 2-metylbut-3-en
Câu 44: Khi đun nóng hỗn hợp ancol gồm CH3OH và C2H5OH (xúc tác H2SO4 đặc, ở 1400C) thì số ete thu được
tối đa là
A. 1 B. 3 C. 4 D. 2
Câu 45: Số ancol mạch thẳng ứng với công thức C4H10Ox (x ≤ 3) hoà tan được Cu(OH)2 là
A. 2 B. 5 C. 4 D. 3
Câu 46: X là hỗn hợp hai ancol đồng phân có cùng công thức phân tử C4H10O. Đun X với H2SO4 đặc ở 170oC chỉ
thu được một anken duy nhất. Vậy X chứa
A. 2-metylpropan-1-ol và butan-1-ol B. 2-metylpropan-1-ol và 2-metylpropan-2-ol
C. 2-metylpropan-2-ol và butan-2-ol D. Butan-1-ol và butan-2-ol
Câu 47: Ảnh hưởng của nhóm –OH đến gốc C6H5- trong phân tử phenol thể hiện qua phản ứng giữa phenol với
A. H2 (Ni, nung nóng) B. nước Br2 C. dung dịch NaOH D. Na kim loại
Câu 48: Cho các chất có công thức cấu tạo như sau: HO-CH2-CH2-OH (X); HO-CH2-CH2-CH2-OH (Y); HO-
CH2-CH(OH)-CH2-OH (Z); CH3-CH2-O-CH2-CH3 (R); CH3-CH(OH)-CH2-OH (T). Những chất tác dụng với
Cu(OH)2 tạo phức màu xanh lam là
A. Z, R, T B. X, Y, R, T C. X, Y, Z, T D. X, Z, T
Câu 49: Phản ứng không thu được C2H5OH là:
A. C2H4 + H2O (H+, to) B. CH3CHO + H2 (Ni, to)
o
C. C2H5Cl + KOH (t ) D. C2H5Cl + KOH (ancol)
Câu 50: Trong dãy chuyển hoá sau:
C2H6 → C2H5Cl → C2H5OH → CH3CHO → CH3COOH → CH3COOC2H5 → C2H5OH.
Số phản ứng thuộc loại phản ứng oxi hoá - khử là
A. 2. B. 3. C. 4. D. 5.
Câu 51: Cho sơ đồ chuyển hoá sau:
+Br2 (tỉ lệ 1:1) +NaOH đặc dư + axit HCl dư
Toluen X Y Z.
Fe,to to , p
Trong đó X, Y, Z đều là hỗn hợp của các chất hữu cơ. Z có thành phần chính gồm
A. benzyl bromua và o-bromtoluen B. m-metylphenol và o-metylphenol
C. o-metylphenol và p-metylphenol D. o-bromtoluen và p-bromtoluen
Câu 52: Cho các ancol sau: (CH3)2CH-CH2-OH (X); CH3-CH(OH)-CH2-CH3 (Y); CH3-CH(OH)-CH3 (Z);
(CH3)3C-OH (T); (CH3)2C(OH)-CH2-CH3 (V). Số ancol trong dãy trên khi tách nước (xúc tác H2SO4 đặc, 1700C)
thu được hỗn hợp anken là
A. 2 B. 1 C. 3 D. 4
Câu 53: Ứng với công thức phân tử C4H8O2 có thể là
A. Axit no đơn chức B. Anđehit no hai chức C. Ancol no hai chức D. A, B đều đúng
Câu 54: Cho anđehit no, mạch hở có công thức chung là CnHmO2. Mối liên hệ giữa n và m là
A. m = 2n B. m = 2n +2 C. m = 2n - 1 D. m = 2n-2
Câu 55: Để điều chế axit trực tiếp từ anđehit ta có thể dùng chất oxi hóa là
A. dung dịch AgNO3/NH3.
B. Cu(OH)2/OH–, to.
C. O2 (Mn2+, to).
D. dung dịch AgNO3/NH3 hoặc Cu(OH)2/OH–, to.
Câu 56: Anđehit thể hiện tính oxi hoá trong
A. phản ứng cháy. B. phản ứng với dd AgNO3 trong NH3 dư.
C. phản ứng với dung dịch Brom. D. phản ứng với H2 (Ni, to).
Câu 57: Quá trình không tạo ra anđehit axetic là
A. oxi hoá ancol etylic bằng CuO đun nóng B. axetien hợp nước (HgSO4/H2SO4, 800C)
C. xà phòng hoá vinyl axetat D. oxi hoá axit axetic (Mn2+, t0)
Câu 58: Cho các chất sau: CH3-CH2-CHO (1), CH2=CH-CHO (2), (CH3)2CH-CHO (3),
CH2=CH-CH2-OH (4). Những chất phản ứng hoàn toàn với lượng dư H2 (Ni, t0) cùng tạo ra một sản phẩm là
A. (1), (2), (3) B. (1), (2), (4) C. (2), (3), (4) D. (1), (3), (4)
Câu 59: Cho dãy các chất: HCHO, CH3COOH, CH3COOC2H5, HCOOH, C2H5OH, HCOOCH3. Số chất trong dãy
có thể tham gia phản ứng tráng gương là
A. 2 B. 5 C. 4 D. 3
Câu 60: Anđehit vừa có tính oxi hoá vừa có tính khử, thể hiện qua các phản ứng với
A. O2 (Mn2+, t0) và dung dịch AgNO3 trong NH3 dư, đun nóng
B. O2 (Mn2+, t0) và nước Brom.
C. nước Brom và dung dịch AgNO3 trong NH3 dư, đun nóng
D. H2 (Ni, t0) và dung dịch AgNO3 trong NH3 dư, đun nóng

Câu 61: Cho các chất axit propionic (X), axit axetic (Y), ancol etylic (Z), đimetyl ete (T). Dãy các chất xếp theo
chiều tăng dần nhiệt độ sôi là
A. T, X, Y, Z B. T, Z, Y, X C. Z, T, Y X D. Y, T, X, Z
Câu 62: Axit acrylic phản ứng với tất cả các chất trong dãy:
A. Dung dịch brom, Cu(OH)2, phenol, Na.
B. ancol etylic, dung dịch brom, NaOH, NaHCO3.
C. Na, NaOH, dung dịch brom, anđehit axetic.
D. MgO, Ca(OH)2, NaCl, CaCO3.
Câu 63: Nhận biết 3 axit đựng trong 3 lọ mất nhãn gồm: axit axetic, axit fomic, axit acrylic ta có thể sử dụng
nhóm thuốc thử gồm:
A. Na và dung dịch brom B. NaOH và quỳ tím
C. quỳ tím và dung dịch AgNO3/NH3 D. dung dịch AgNO3/NH3 và dung dịch brom
Câu 64: Nguyên nhân gây ra tính bazơ của etyl amin là
A. Nguyên tử N còn có cặp electron tự do. B. Phân tử phân cực.
C. Tan nhiều trong nước. D. Cặp e giữa N và H bị hút mạnh về phía N
Câu 65: Dãy gồm các chất được sắp xếp theo thứ tự tăng dần tính bazơ từ trái sang phải là:
A. NH3 < C6H5NH2 < (CH3)2NH < CH3NH2
B. (CH3)2NH < CH3NH2 < NH3 < C6H5NH2
C. NH3 < C6H5NH2 < CH3NH2 < (CH3)2NH
D. C6H5NH2 < NH3 < CH3NH2 < (CH3)2NH
Câu 66: Etylamin tác dụng với dung dịch muối X tạo kết tủa màu nâu đỏ. X là
A. AlCl3 B. CuSO4 C. Mg(NO3)2 D. FeCl3.
Câu 67: Phát biểu sai là
A. Tính bazơ của anilin yếu hơn NH3 do ảnh hưởng hút electron của nhân benzen lên nhóm NH2
B. Anilin làm quỳ ẩm hoá xanh
C. Anilin ít tan trong nước vì gốc C6H5 là gốc kị nước
D. Nhận biết anilin có thể dùng nước Brom vì tạo kết tủa trắng
Câu 68: Dãy các chất làm quỳ tím ẩm thành xanh là
A. anilin, metyl amin, amoniac B. amoni clorua, metyl amin, natri hiđroxit
C. anilin, amoniac, natri hiđroxit D. metyl amin, amoniac, natri axetat
Câu 69: Cho các hợp chất sau: natri phenolat, ancol benzylic, phenol, phenyl amoniclorua, glixerol, glyxin, metyl
benzoat. Số chất tác dụng được với dung dịch NaOH là
A. 3 B. 2 C. 4 D. 5
Câu 70: Hợp chất hữu cơ A có công thức phân tử C3H9NO2. Cho A tác dụng với dung dịch NaOH, đun nhẹ thu
được muối B và khí C làm xanh quỳ tím ẩm. Nung B với hỗn hợp vôi tôi xút thu được một hiđrocacbon đơn giản
nhất. Công thức cấu tạo thu gọn của A là
A. CH3CH2COONH4 B. CH3COOH3NCH3. C. HCOOH3NCH2CH3 D. HCOOH2N(CH3)2.
Câu 71: Cho các dung dịch sau: natri axetat, axit axetic, anilin, amoni clorua, metylamin, phenol, ancol etylic,
phenylamoni clorua. Số dung dịch có khả năng làm đổi màu quỳ tím là
A. 4 B. 6 C. 3 D. 5
Câu 72: Dung dịch glyxin tác dụng với tất cả các chất trong dãy:
A. HCl, C2H5OH, CH3NH2, C6H5OH B. CH3NH2, H2SO4, CH3CHO, C2H5OH
C. HCl, NaOH, C2H5OH, HCOOCH3. D. HCl, CH3NH2, C2H5OH, CH3COOH
Câu 73: Có 4 dung dịch loãng không màu đựng trong 4 ống nghiệm riêng biệt bị mất nhãn gồm: abumin, glixerol,
CH3CHO, NaOH. Thuốc thử để phân biệt 4 dung dịch trên là
A. HNO3 đặc B. quỳ tím C. phenolphtalein D. CuSO4.
Câu 74: Aminoaxit chứa hai nhóm cacboxyl là
A. axit glutamic B. valin C. lysin D. alanin
Câu 75: Cho dãy các chất: C6H5OH (phenol), C6H5NH2 (anilin), H2NCH2COOH, CH3CH2COOH,
CH3CH2CH2NH2. Số chất trong dãy tác dụng được với dung dịch HCl là
A. 5 B. 2 C. 3 D. 4
Câu 76: Cho các dung dịch sau: NaNO3, CH3COONa, C2H5ONa, NH4Cl, C6H5NH2 (anilin), C3H7NH2, C6H5OK
(kali phenolat), C6H5NH3Cl (phenylamoni clorua), H2N-CH2-COONa. Số dung dịch làm quỳ tím hoá xanh là
A. 3 B. 2 C. 5 D. 4
Câu 77: Một trong những điểm khác nhau của protit so với lipit và glucozơ là
A. Protit luôn là chất hợp chất no B. Protit luôn chứa chức hiđroxyl
C. Protit có khối lượng phân tử lớn hơn D. Protit luôn chứa nitơ
Câu 78: Cho các phát biểu sau:
(1) peptit là hợp chất được hình thành từ 2 đến 50 gốc α amino axit.
(2) Tất cả các peptit đều có phản ứng màu biurê
(3) Từ 3 α amino axit có thể tạo ra tối đa 3 tripeptit khác nhau
(4) Tất cả các peptit đều tham gia phản ứng thuỷ phân.
Phát biểu đúng là
A. (1) và (4) B. (1) và (2) C. (2) và (4) D. (2) và (3)
Câu 79: Cho các hợp chất hữu cơ sau: C2H5OH (a), C6H5ONa (b), H2NCH2COOH (c), CH3COOH (d),
H2NCH2COOCH3 (e), C6H5NH3Cl (f), HCOONH4 (g), C6H5OH (h), CH3COOH3NCH3 (k). Số hợp chất hữu cơ
vừa tác dụng với dung dịch NaOH vừa tác dụng với dung dịch HCl là
A. 3 B. 4 C. 5 D. 6
Câu 80: Cho các phát biểu sau:
(1) dung dịch alanin làm quỳ tím hoá đỏ
(2) axit glutamic làm quỳ tím hoá đỏ
(3) lysin làm quỳ tím hoá xanh
(4) axit ε – aminocaproic là nguyên liệu để sản xuất tơ capron.
Số phát biểu sai là
A. 1 B. 2 C. 3 D. 4
Câu 81: Số đồng phân este có công thức phân tử C4H8O2 là
A. 5 B. 2 C. 4 D. 6
Câu 82: Cho tất cả các đồng phân đơn chức, mạch hở, có cùng công thức phân tử C 2H4O2 lần lượt tác dụng với
Na, NaOH, NaHCO3. Số phản ứng xảy ra là
A. 2 B. 3 C. 4 D. 5
Câu 83: Hợp chất hữu cơ đơn chức A có các tính chất sau: tác dụng với dung dịch NaOH (to); không tác dụng với
Na; có khả năng làm mất màu nước Brom. A là
A. anol etylic B. etyl acrylat C. axit acrylic D. phenol
Câu 84: Cho sơ đồ chuyển hoá sau (mỗi mũi tên là một phương trình phản ứng):
Tinh bột → X → Y → Z → metyl axetat
Chất Y, Z trong sơ đồ trên lần lượt là
A. CH3COOH, CH3OH B. C2H4, CH3COOH
C. C2H5OH, CH3COOH D. CH3COOH, C2H5OH
Câu 85: Mệnh đề không đúng là
A. CH3COOCH=CH-CH3 tác dụng với NaOH tạo muối và anđehit.
B. Trùng hợp CH2=C(CH3)-COOCH3 thu được thuỷ tinh hữu cơ
C. CH2=CH-COOH có khả năng làm mất màu nước brom
D. CH2=CHCOOCH3 và CH3COOCH=CH2 tác dụng với NaOH cho ra cùng một sản phẩm.
Câu 86: Thuỷ phân este có công thức phân tử C4H8O2 (xúc tác H+, to) thu được hai sản phẩm X và Y. Từ X có thể
điều chế trực tiếp Y. Vậy X là
A. Ancol metylic B. Axit fomic C. etyl axetat D. Ancol etylic
Câu 87: Mệnh đề không đúng là
A. CH3CH2CH2COOCH=CH2 cùng dãy đồng đẳng với CH2=CHCOOCH3
B. CH3CH2CH2COOCH=CH2 tác dụng với dung dịch NaOH tạo anđehit và muối
C. CH3CH2CH2COOCH=CH2 tác dụng được với dung dịch Br2
D. CH3CH2CH2COOCH=CH2 có thể trùng hợp tạo polime
Câu 88: Cho các este sau: CH2=CH-COO-CH3 (X), CH3-COO-CH=CH2 (Y), CH3-COO-CH=CH-CH3 (Z), CH3-
COO-CH2-CH=CH2 (T). Các este khi bị thuỷ phân trong dung dịch NaOH, đun nóng tạo ra muối và anđehit là
A. Y, Z B. X, Y, Z C. Y, Z, T D. Z, T
Câu 89: Điều chế este CH3COOC6H5 (phenyl axetat) từ phản ứng giữa
A. axit benzoic và ancol metylic B. axit axetic và phenol
C. axit axetic và ancol benzylic D. anhiđrit axetic và phenol
Câu 90: Phát biểu không đúng là:
A. Chất béo là trieste của glixerol với các axit monocacboxylic có mạch cacbon dài, không phân nhánh
B. Chất béo chứa chủ yếu các gốc no của axit thường là chất rắn ở nhiệt độ phòng
C. Chất béo chứa chủ yếu các gốc không no của axit thường là chất lỏng ở nhiệt độ phòng
D. Phản ứng thuỷ phân chất béo trong môi trường kiềm là phản ứng thuận nghịch
Câu 91: Phát biểu đúng là:
A. Phản ứng giữa axit và ancol khi có H2SO4 đặc là phản ứng một chiều.
B. Tất cả các este phản ứng với dung dịch kiềm luôn thu được sản phẩm cuối cùng là muối và ancol
C. Khi thuỷ phân chất béo luôn thu được C2H4(OH)2.
D. Phản ứng thuỷ phân este trong môi trường axit là phản ứng thuận nghịch
Câu 92: Để chứng minh trong phân tử của glucozơ có nhiều nhóm hiđroxyl, người ta cho dung dịch glucozơ phản ứng
với
A. Cu(OH)2 trong NaOH, đun nóng
B. Kim loại Na
C. Cu(OH)2 ở nhiệt độ thường
D. AgNO3 trong dung dịch NH3, đun nóng
Câu 93: Loại cacbohiđrat có cấu trúc mạch phân nhánh là
A. Amilopectin B. Xenlulozơ C. Amilozơ D. Saccarozơ
Câu 94: Cho 4 gluxit sau: glucozơ (X); mantozơ (Y); saccarozơ (Z); fructozơ (T). Phát biểu không đúng là
A. Cả 4 chất đều hoà tan được Cu(OH)2 tạo phức màu xanh lam.
B. Có 3 chất bị thuỷ phân trong môi trường axit.
C. Có 3 chất có khả năng phản ứng với dung dịch AgNO3/NH3 tạo kết tủa Ag.
D. Cả 4 chất đều có công thức tổng quát chung là Cn(H2O)m.
Câu 95: Sử dụng Cu(OH)2 làm thuốc thử không thể nhận biết cặp chất gồm
A. Glucozơ và mantozơ B. Glucozơ và glixerin
C. Glucozơ và anđehit axetic. D. Glixerin và anđehit axetic.
Câu 96: Phát biểu không đúng là
A. dung dịch mantozơ phản ứng với Cu(OH)2 khi đun nóng cho kết tủa Cu2O
B. Sản phẩm thuỷ phân xenlulozơ (xúc tác axit, đun nóng) có thể tham gia phản ứng tráng gương
C. thuỷ phân (xúc tác axit, đun nóng) sacarozơ cũng như mantozơ đều cho cùng một monosacarit.
D. dung dịch fructozơ hoà tan được Cu(OH)2
Câu 97: Hiện tượng xảy ra không chính xác là
A. Cho Cu(OH)2 vào lòng trắng trứng thấy xuất hiện màu tím xanh
B. Cho dung dịch Iot vào tinh bột thấy xuất hiện màu xanh đặc trưng, đun nóng màu xanh biến mất
C. Cho axit HNO3 đặc vào lòng trắng trứng thấy xuất hiện màu vàng
D. Cho Cu(OH)2 vào saccarozơ xuất hiện màu xanh lam đậm, đun nóng tạo kết tủa đỏ gạch
Câu 98: Cho dãy các chất: glucozơ, xenlulozơ, saccarozơ, tinh bột, mantozơ. Số chất trong dãy tham gia phản
ứng tráng gương là
A. 4 B. 5 C. 2 D. 3
Câu 99: Phát biểu đúng là:
A. Tinh bột và xenlulozơ đều tan tốt trong nước khi đun nóng
B. Tất cả cacbohiđrat đều tham gia phản ứng thuỷ phân
C. Hiđro hoá hoàn toàn glucozơ hay fructozơ đều cho cùng một sản phẩm gọi là sobitol
D. Thuỷ phân saccarozơ và mantozơ tạo ra cùng một sản phẩm là glucozơ.
Câu 100: Gluxit (cacbohiđrat) chỉ chứa hai gốc glucozơ trong phân tử là
A. saccarozơ B. tinh bột C. mantozơ D. xenlulozơ
Câu 101: Cacbohiđrat Z tham gia chuyển hóa:

Z Cu (OH
)2  dung dịch xanh lam 
0
/ OH t
kết tủa đỏ gạch
Vậy Z không thể là
A. Mantozơ B. Frutozơ C. Glucozơ D. Saccarozơ
Câu 102: Dãy gồm các chất khi tác dụng với dung dịch AgNO3 trong NH3 dư, đun nóng đều tạo kết tủa Ag là
A. axit axetic, anđehit axetic, glucozơ, saccarozơ
B. axetilen, anđehit axetic, glucozơ, mantozơ
C. axit fomic, anđehit axetic, glucozơ, saccarozơ
D. axit fomic, anđehit axetic, glucozơ, mantozơ
Câu 103: Có thể sử dụng Cu(OH)2 để nhận biết tất cả các chất trong dãy:
A. ancol etylic, glucozơ, anđehit axetic, glixerol.
B. glucozơ, saccarozơ, anđehit fomic, glixerol.
C. etilenglicol, glucozơ, mantozơ, anđehit axetic.
D. phenol, ancol etylic, glucozơ, glixerol.
Câu 104: Dung dịch saccarozơ không có tính khử nhưng khi đun nóng với dung dịch H2SO4 lại có thể cho phản
ứng tráng gương. Đó là do
A. đã có sự tạo thành anđehit sau phản ứng
B. trong phân tử saccarozơ có chứa chức este đã bị thuỷ phân
C. saccarozơ cho được phản ứng tráng gương trong môi trường axit
D. saccarozơ đã cho phản ứng thuỷ phân tạo một glucozơ và một fructozơ
Câu 105: Tinh bột, xenlulozơ, saccarozơ và mantozơ đều có khả năng tham gia phản ứng
A. hoà tan Cu(OH)2 B. trùng ngưng C. tráng gương D. thuỷ phân

You might also like